You are on page 1of 18

4.

Sinh thái văn hoá của Julian Steward


- Theo Steward, muốn hiểu được tổ chức xã hội của các nhóm người thì đầu tiên ông mô tả môi trường bao
gồm những yếu tố gì.
Vd: Khi nghiên cứu về người Cơ-ho thì đầu tiên phải miêu tả nguồn lực, môi trường ở đó là gì. Khí hậu nắng
mưa như thế nào, có nguồn lực đất đai, nước ra sao. Sau đó mới xem họ sử dụng nguồn lực đó như thế nào,
tiếp đến là xem cách họ sử dụng nguồn lực đó dưới dạng thức chính trị xã hội. Cuối cùng là chứng minh
dạng thức chính trị này liên quan như thế nào. Đó là quá trình con người sử dụng các công nghệ.
- 1930s ở các nhóm chính trị xã hội thổ dân lưu vực cao nguyên:
+ Miêu tả môi trường, các nguồn lực quan trọng và miêu tả cách người dân sử dụng các nguồn lực đó như
thế nào.
+ Miêu tả các dạng thức chính trị xã hội và tìm hiểu chúng liên quan như thế nào với công nghệ, môi trường
và phân bố nguồn lực.
- Cách tiếp cận của ông dựa trên việc phân tích mối liên hệ giữa văn hoá và môi trường. Ông đưa ra giả
thuyết rằng các nhóm người sống trong các điều kiện tự nhiên tương tự sẽ phát triển được công nghệ tương
tự, và sự tương đồng về công nghệ này sẽ dẫn đến sự tương đồng trong chính thể chính trị và xã hội.
Vd: Trong các nền nông nghệ cổ đại, tưới tiêu là giải pháp được chọn để đối mặt với môi trường khô hạn.
5. Duy vật văn hoá
- Tiếp cận chức năng trong nhân học, nhấn mạnh chức năng và nguồn gốc.
- Quan điểm: Đời sống xã hội là đáp ứng với vấn đề vật chất thực tiễn tồn tại => Có thể nghiên cứu thực
tiễn.
- Các vấn đề nhấn mạnh: Công nghệ, kinh tế (thực phẩm), môi trường và dân số theo hướng tiến hoá, gắn
với khoa học phương Tây.
- Duy vật văn hoá là văn hoá phục vụ cho đời sống vật chất của con người, gọi là duy vật văn hoá, đáp ứng
như cầu vật chất tồn tại thực tiễn của con người. Những gì con người tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu tồn tại
vật chất của con người sẽ được gọi là duy vật văn hoá. Tôn giáo cũng là một loại văn hoá tồn tại để đáp ứng
như cầu của con người.
- Marvin Harris: Techno – enviroment materialism, tức thiết chế văn hoá có thể được giải thích bằng kết quả
(payoff) trực tiếp (calories trong thực phẩm), sau đó đến nơi ở rồi mới tới yếu tố tâm lý và xã hội.
- Chức năng của văn hoá là để phục vụ cho nhu cầu sản xuất vật chất của con người. Harris ảnh hưởng từ
Mác nên ông cũng nhấn mạnh đến yếu tố công nghệ, tìm kiếm thực phẩm, môi trường và dân số theo thuyết
tiến hoá. Trong bài đọc “Bò thiêng theo hướng duy vật văn hoá” thì Harris dựa trên giả định rằng các điều
kiện vật chất hay phương thức sản xuất quyết định hành vi và suy nghĩ của con người, Theo các tiếp cận này,
nhiệm vụ chính cảu các nhà nhân học là tìm các giải thích sự tương đồng và khách biệt giữa hành vi và cách
suy nghĩ của các nhóm người. Harris và các đồng sự xem các nhân tố vật chất có vai trò quyết định.
6. Sự lựa chọn duy lý:
- Phổ biến trong kinh tế học và kinh tế chính trị.
- Tính toán dựa trên mục tiêu, thông tin.
- Trong nhân học sinh thái, sự lựa chọn duy lý được sử dụng để xem xét xem duy lý tỏng kinh tế họ có đúng
ở mọi trường hợp khác nhau trên toàn cầu không (tính toàn cầu và địa phương).
- Duy lý: không nhổ cỏ, trồng đa canh.
Vd: Khi nghiên cứu sinh thái thì quan sát thấy người dân trồng các loại cây xen canh để bổ sung cho nhau.
Trồng đậu xen với trồng bắp sẽ làm cho đất tốt hơn. Vậy thì cái duy lý phải đặt trong bối cảnh sinh thái ở đó.
7. Sinh thái chính trị
- 1970 – 1990: Mâu thuẫn, liên minh, thương thảo hằng ngày liên quan đến các vấn đề về sinh thái như bất
bình đẳng giới, sắc tộc,...
- Quản lý nguồn lực: Rừng, rác thải, nước, đất,...
- Cộng đồng nhỏ và hiện đại hoá.
- Bảo tồn và khai thác.
- Hạn chế: Xem yếu thế là nạn nhân.
Vd: Tranh chấp nguồn lực đất đai ở Tây Nguyên hay tranh chấp nguồn nước ở sông Mê Kông.
8. Sinh thái lịch sử
- Quan điểm của các triều đại về vấn đề môi trường, thiên tai như thế nào chính là lịch sử môi trường. Ngoài
ra còn quan tâm đến vấn đề lịch sử cảnh quan, đó là nguyên cứu sự tương tác giữa con người và môi trường
xem con người tác động vào môi trường ra sao để biến đổi môi trường tự nhiên thành môi trường nhân văn.
Vd: Các thành phố trước đây là vùng đầm lầy, con người đến khai phá và biến đổi cảnh quan như hiên jnay.
Lịch sử sinh thái nghiên cứu sự thay đổi về cảnh quan của môi trường nhân văn, nhấn mạnh tác động của
con người để môi trường.
Vd: Để định nghĩa nông thôn và thành thị, người ta phân biệt giữa mật độ dân số, cơ sở hạ tầng, nghề
nghiệp,... Nhưng ở góc độ lịch sử môi trường thì sẽ nhìn nhận từ việc cỏ dại ở thành phố rất ít, chú trọng vào
sự tương tác hai chiều giữa con người và môi trường. Các chủ đề được quan sát nhiều là cảnh quan, lịch sử
sáng tạo của con người, cỏ dại trong thành phố và đồng ruộng.
- Nhấn mạnh đến sự thay đổi.
9. Hậu hiện đại
- Là giai đoạn con người dựa vào khoa học để thoát khỏi thần học. Khi làm vậy người ta hướng đến sự thật,
hướng đến chân lý. Chân lý thì luôn đúng, nhưng nó gắn liền với 1 khuôn mẫu vì nó là chân lý, nó chỉ như
vậy chứ không thể mở rộng thêm, không được nghĩ khác đi.
- Khoa học là chủ quan, diễn giải văn hoá là chủ quan. Thoát ra khỏi cái khuôn khổ thì người ta có thể phá
cách, nghi ngờ chân lý. Họ lật lại những vấn đề về khoa học, chân lý trước đây được cho là khách quan
nhưng bây giờ thì không khách quan => Sự đối thoại với nhau.
- Không ảnh hưởng nhiều đến nghiên cứu sinh thái vì con người thực sự quan tâm đến các vấn đề nhu cầu
thực phẩm, nơi ở, sống chết => Thích nghi theo nhiều cách.
Tri thức bản địa về môi trường
- Theo thời gian, văn hoá đã tích luỹ và phân loại các kiến thức về môi trường của họ. Các kiến thức này
thường không được viết ra mà chủ yếu truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Khoa học phương Tây: Thực nghiệm phải có phương pháp cụ thể, sẽ có lần thử sai và cần có sự quan sát.
- Các nền văn hoá khác cũng nhận thức được thực tại trong thế giới.

CHƯƠNG II: SINH THÁI VĂN HOÁ VÀ TỔ CHỨC XÃ HỘI


1. Giới thiệu về giáo dục môi trường, sinh thái học văn hoá
- Hoạt động giáo dục môi trường: Trong quan hệ giữa con người và tự nhiê, hoạt động giáo dục môi trường
đóng vai trò quan trọng đặc biệt.
- Giáo dục môi trường là làm cho mỗi người và cộng đồng hiểu được bản chất của môi trường tự nhiên và
nhân tạo để nhằm giải quyết các vấn đề môi trường và quản lý chất lượng của môi trường.
- Giáo dục môi trường hiện đang trở thành trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi cá nhân, cộng đồng và toàn xã hội.
Sinh thái học văn hoá
- Nghiên cứu mối quan hệ thống nhất và tương tác giữa tự nhiên và xã hội. Trên cơ sở đó đề ra những yêu
cầu, định hướng về mặt văn hoá trong các hoạt động sống của con người liên quan đến môi trường, thế giới
tự nhiên nói chung.
- Nhấn mạnh đến sự thích nghi của con người đối với môi trường và sự thích nghi đó được chúng ta gọi là
văn hoá.
- Để hiểu văn hoá như là một cơ chế thích nghi thì trước hết phải hiểu quá trình sinh tồn của con người. Sinh
tồn là một phức hệ bao gồm: Nguồn lực, kỹ thuật – công nghệ, tổ chức chính trị - xã hội, hình thái cư trú và
các khía cạnh khác.
- Nguồn lực sẽ bao gồm vị trí địa lý, tài nguyên thiên nghiên (đất, khí hậu, nước, sinh vật, biển, khoáng sản),
hệ thống tài sản quốc gia, nguồn lực con người, hệ thống chính trị xã hội, thị trường. Tất cả các nguồn lực
được khai thác để sử dụng cho mục đích phát triển đôi với các hoạt động sản xuất được là nguồn lực. Mỗi xã
hội có những nguồn lực riêng.
Vd: Xã hội săn bắt hái lượm có nguồn lực đơn giản, xã hội hiện đại có đa dạng các nguồn lực.
Vd: Kinh tế - xã hội có nguồn lực dân số và nguồn lao động, vốn, thị trường, khoa học - kỹ thuật và công
nghệ, chính sách và xu thế phát triển.
- Kỹ thuật: Cách con người thao tác, thực hiện.
Vd: Kỹ thuật sử dụng cung tế, đánh bắt, gặt lúa, đào củ.
- Công nghệ: Tích luỹ khối kiến thức được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Công nghệ hiện nay là
công nghệ hiện đại.
Vd: Công nghệ điện ảnh.
- Tổ chức: Từ các nhóm người, gia đình, dòng họ, nhà máy, xí nghiệp.
- Dạng thức cư trú: Cư trú thành làng, xã, từng nhóm một.
Vd: Làng đóng của miền Bắc và làng mở của miền Nam, cư trú ở nông thông hay thành thị, cư trú tập trung
hay rải rác.
- Các khía cạnh của hình thức sống.
Vd: Vấn đề tinh thần, tôn giáo.
2. Các khả năng của con người
- Khả năng của con người gắn liền với sự phát triển của bộ não. Sự gia tăng kích thước bộ não và độ phức
tạp của nó theo thời gian rõ ràng là chỉ báo cho sự gia tăng của khả năng con người nhưng kết quả quan
trọng của sự phát triển này là hành động có suy nghĩ, sự gia tăng tính xã hội và thông minh của con người
chứ không phải là hành động theo bản năng.
- Sự phát triển của bộ não là do lao động sáng tạo của con người.
- Lao động là hành động có suy nghĩ, tư duy của con người.
- Qua quá trình tích luỹ kinh nghiệm và khả năng tư duy của con người làm cho bộ não của con người ngày
càng phát triển.
- Về mặt sinh học, con người rất yếu đuối so với các loài động vật khác, nhưng nhờ sự phát triển của bộ não
con người mà con người còn có khả năng thích nghi về mặt văn hoá.
- Con người có 2 hành vi: Hành vi bản năng và hành vi được học hỏi.
Hành vi bản năng và hành vi được học hỏi
- Tranh luận về việc yếu tố sinh học tác động hành vi của con người tới đâu.
- Để nói đến bất kỳ hành vi nào của con người thì cần phải hiểu hành vi bản năng và hành vi được học hỏi có
liên quan đến cặp phạm trì văn hoá và tự nhiên nào không?
- Khi nói đến tự nhiên là nói đến yếu tố sinh học. Đó là hành vi bản năng.
Vd: Con người biết khóc, biết cười, biết ngồi, có hệ thống thanh quản, đổ mổ hôi khi nóng để điều hoà thân
nhiệt. Đây là sự thích nghi về mặt sinh học của con người.
- Nhân học cho rằng văn hoá chi phối hành vi của con người chứ không phải là yếu tố sinh học, yếu tố tự
nhiên, yếu tố bản năng hay yếu tố di truyền.
Vd: Những đứa trẻ bị bỏ rơi, cô lập có thể dẫn đến tự kỷ và phát triển không bình thường, không hoà nhập
được với xã hội. Đó là do chịu sự ảnh hưởng và tác động của môi trường xã hội. Hoặc những người được
dưỡng dục từ thời thơ ấu sẽ đặt nền móng cho những khuynh hướng cá nhân và tính cách của họ sau này.
Chẳng hạn, họ ngại ngùng khi đứng trước đám đông, hay cảm thấy tội lỗi khủng khiếp khi làm sai một điều
nhỏ nhặt. Đó là vì họ nhớ lại những tổn thương mà bản thân đã phải trải qua.
- Có những quan điểm cực đoan như văn hoá là do con người học hỏi nhưng thực chất có những yếu tố bản
năng chi phối, vì mỗi người khác nhau về khả năng học hỏi.
- Ngôn ngữ là do học hỏi. Cấu trúc thanh quản cho phép con người phát ra nhiều âm tahnh khác nhau nhưng
với mỗi ngôn ngữ con người chỉ sử dụng một số khả năng.
Vd: Người nói tiếng Anh không phát âm được một số từ trong tiếng Việt.
Tính xã hội
- Con người phải học hỏi văn hoá nhiều năm mới có thể tự bảo vệ và tìm kiếm thức ăn. Bản năng không giúp
họ được. Con người không có văn hoá sẽ rất yếu đuối.
- Sức khoẻ tâm lý con người phụ thuộc vào tính xã hội: Cô độc và dễ chết nếu không có mối quan hệ xã hội
dù là vật chất được đáp ứng đầy đủ.
- Con người khác với con vật ở điểm dù có tính xã hội nhưng lại cần tính tự chủ để kiểm soát cuộc sống và
nếu bị ép buộc sẽ rất khó chịu.
- Nghịch lý: Tính xã hội và sự tự do.
- Một số loài động vật cũng có khả năng xã hội, nhưng khác với con người là chúng không có khả năng tư
duy. Con người muốn phát triển bình thường thì phải phát triển trong một xã hội.
Vd: Một đứa trẻ nếu đem vào rừng nuôi sẽ không thể trở thành con người theo đúng nghĩa là có văn hoá, nó
chỉ phát triển phần con và sinh tồn theo bản năng.
- Đời sống xã hội chính là cơ chế để truyền đạt văn hoá từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng nhiều hình thức
khác nhau.
- Văn hoá giúp con người thích nghi với môi trường.
Các nhu cầu cơ bản của con người
- Văn hoá giúp con người thích nghi được với thế giới tự nhiên để sinh tồn, được hình thành dựa trên các
nhu cầu và mong muốn của con người.
- Theo Malinowski, văn hoá tồn tại để đáp ứng các nhu cầu của con người, nhấn mạnh đến nhu cầu của cá
nhân, bao gồm cả nhu cầu sinh học như ăn uống, tình dục,... và các nhu cầu thứ cấp như âm nhạc, tính duy lý
cá thể (tương trợ lẫn nhau là nguyên tắc của quan hệ xã hội) và sự căng thẳng giữa nhu cầu cá nhân với quy
ước xã hội.
- Tuy con người có nhu cầu giống như nhưng văn hoá lại khác nhau là do các yếu tố sinh học môi trường,
yếu tố tâm lý, nguồn gốc lịch sử tộc người chi phối.
ĂN UỐNG => SỨC KHOẺ => TÁI SẢN XUẤT => ĐƯỢC BẢO VỆ => KÍCH THÍCH VÀ THAY ĐỔI
=> ĐỜI SỐNG XÃ HỘI => KIỂM SOÁT CUỘC SỐNG
3. Văn hoá như một cơ chế thích nghi
- Văn hoá là yếu tố quan trọng chi phối đến hành vi của con người, mặc dù yếu tố sinh học, yếu tố tự nhiên
có tác động đến hành vi của con người.
- Cơ chế chính để con người thích nghi với môi trường là văn hoá qua công nghệ (khả năng làm và sử dụng
công cụ) và các tổ chức (kinh tế, chính trị, xã hội) => Linh động và nhanh nhẹn.
- Văn hoá như một cơ chế thích nghi thể hiện qua yếu tố công nghệ, kỹ thuật và đặc biệt là yếu tố tổ chức.
Khi văn hoá thích nghi, nó sẽ trở thành di sản, là tài sản của tộc người đó. Kiến thức sẽ được truyền từ đời
này sang đời khác, gọi là tri thức bản địa. Tri thức bản địa chính là tập hợp một phần văn hoá đã được thích
nghi của nhóm người, tộc người đó đối với môi trường.
- Mỗi nền văn hoá có sự thích nghi sinh thái riêng.
Vd: Phương Tây thiên về thực nghiệm và có phương pháp cụ thể, trong khi tư duy phương Đông nông
nghiệp gắn với tư duy tổng hợp nhiều hơn.
- Phong tục tập quán cũng là cái con người thích nghi, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác và hình
thành một hợp phần của xã hội.
- Để giải quyết cần có các thiết chế và tổ chức để duy trì trật tự xã hội.
4. Tri thức tộc người và nghiên cứu về việc sử dụng tri thức tộc người
- Tri thức tộc người/tri thức bản địa hay tri thức địa phương là nền tảng cơ bản cho việc thiết lập các quyết
định liên quan đến địa phương trên mọi lĩnh vực của cuộc sống đương đại, bao gồm quản lý các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, dinh thưỡng, thức ăn, y tế, giáo dục và trong các hoạt động xã hội và cộng đồng. Tri
thức bản địa còn cung cấp các chiến lượng nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra cho cộng đồng địa phương.
- Roy Ellen và Holly Harris đưa ra một số các đặc điểm về tri thức bản địa như sau:
+ Tri thức bản địa mang tính địa phương, bắt nguồn từ một địa điểm cụ thể, là một tập hợp của các kinh
nghiệm có được từ những con người sống tại địa điểm đó.
+ Tri thức bản địa là những tri thức được truyền miệng, hoặc được chuyển giao thông qua các hình thức mô
phỏng hoặc mô tả.
+ Tri thức bản địa là hệ quả của các gắn kết thực tế trong đời sống hằng ngày và liên tục được củng cố bằng
các kinh nghiệm, các lần thử, các lỗi và các thử nghiệm cẩn trọng.
+ Tri thức bản địa có thể liên tục thay đổi, được tạo ra và tái tạo, được khám phá và bị mất đi mặc dù dường
như nó thường được thể hiện trong một trạng thái tĩnh.
+ Tri thức bản địa được chia sẻ ở một mức độ lớn hơn rất nhiều so với các loại tri thức bản địa khác, bao
gồm cả tri thức khoa học.
Ethnoscience/ethnoecology
- Là khoa học của một nhóm người. Khoa học dân tộc được hiểu là kiến thức con người thích nghi với vùng
sinh thái đó như thế nào. Kiến thức về thực vật học dân tộc học, động vật học dân tộc học, y học dân tộc
học,... cũng như các hình thức phân loại khác, tạo nên mối liên hệ.
- Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, người phương Tây đi nghiên cứu các nền văn hoá khác phương tây và gọi
đó là ethnoscience/ethnoecology => Sự phân loại khác với khoa học.
Vd: 1950s, nhóm người ở Micronesia đi biển hành trình dài và họ sử dụng sao, các dòng hải lưu, sóng biển
để định vị. Ngoài ra, các nghiên cứu về đất đai, cây cối, rừng và đồng ruộng, chữa bệnh của các dân tộc. Các
kiến thức về phân loại đất (đất phèn, đất mặn, đất đồng) xem chúng thích hợp để trồng cây gì, thời tiết, quan
sát mặt trăng, nghe tiếng chim bìm bịp kêu,...
Ethnobiology
- Là nghiên cứu khoa học về cách các sinh vật được sử dụng bởi các nền vă hoá khác nhau của loài người.
Nghiên cứu các mối quan hệ năng động giữa con người, quần thể sinh vật và môi trường từ quá khứ đến hiện
tại.
Vd: Nghiên cứu về chế độ ăn sẽ quan sát con người ăn ăn những loại cây, con, củ gì. Công trình nghiên cứu
về “Các món ăn của người Xơ Đăng” quan sát cách người dân bản địa phân loại ngũ cốc, khoai, đậu phộng,
thực vật và cách họ chế biến những nguyên liệu đó. Nghiên cứu về vấn đề đó để thấy sự thích nghi với sinh
thái của cộng đồng này như thế nào.
- Đối với những tộc người có sự riêng biệt như ở vùng Tây Nguyên thì tính khu biệt của tộc người cao, các
nhà nghiên cứu sẽ nghiên cứu về chế độ ăn và hệ thống phân loại các món ăn đó. Nhưng ở thành phố là
trung tâm, nơi hội tụ của nhiều dòng người di cư, nhiều loại hàng hoá từ nhiều nơi nên tính khu biệt thấp,
dẫn đến sự thích nhi sinh thái không rõ ràng.
- Phân loại chức năng các loại cây, động vật (làm bánh, nấu ăn, chữa bệnh,...).
Vd: Ở miền Bắc ngày trước dùng khổ qua để tắm và chữa bệnh (vấn đề về sức khoẻ), còn ở miền Nam dùng
để ăn. Ở mỗi vùng miền, mỗi dân tộc sẽ có cách phân loại khác nhau.
- Các tương tác con người – sinh vật – môi trường trên khắp thế giới được ghi lại và nghiên cứu trong thời
gian ngắn, ở các nền văn hoá khác nhau nhằm tìm kiếm lời giải cho 2 câu hỏi:
1. Xã hội loài người sử dụng thiên nhiên như thế nào và theo cách nào?
2. Xã hội loài người nhìn nhận tự nhiên như thế nào và theo cách nào?
Ethnobotany
- Chuyên nghiên cứu về sự phân loại bản địa và việc sử dụng thực vật cảu một cùng và công dụng thực tế
của chúng thông qua kiến thức truyền thống về văn hoá và con người địa phương.
- Nhà nhân học sẽ cố gắng ghi lại các phong tục địa phương liên quan đến việc sử dụng thực tế hệ thực vật
địa phương cho nhiều khía cạnh của cuộc sống.
Vd: Thực vật dùng để làm thuốc, thực phẩm, rượu và quần áo.
- Chú trọng nghiên cứu vai trò của thực vật trong văn hoá và thực hành của con người, cách con người sử
dụng và biến đổi thực vật như thế nào. Nó liên quan đến kiến thức bản địa về phân loại thực vật, canh tác và
sử dụng làm thực phẩm, thuốc men, công cụ, vải, nơi trú ẩn,...
Vd: Ở Trà Vinh dùng gỗ dầu, cây tre làm vật liệu xây dựng.
- Hiểu biết về sự phân bố, mùa vụ, dược tố, tính bền vững.
Vd: Các loại cây, củ có ở mỗi vùng lại có mỗi loại khác nhau, một số cây thu hoạch theo mùa.
- Hiện nay, các loại cây ăn trái được trồng quanh năm do con người áp dụng các kỹ thuật, nên cần lưu ý rằng
Ethobotany chỉ chú trọng vào các yếu tố tự nhiên, các loại cây mọc theo mùa không dùng đến kỹ thuật hiện
đại.
- Canh tác nương rẫy và xã hội nông nghiệp có cách phân loại cây khác nhau.
Vd: Ở xã hội nông nghiệp trồng cây theo hình thức chuyên canh, người trồng lúa chỉ biết về lúa, còn những
người canh tác nương rẫy sẽ có hiểu biết về thực vật đa dạng hơn vì phải trồng nhiều loại cây cùng một lúc.
Ethnozoology
- Nghiên cứu về mối quan hệ qua lại trong quá khức và hiện tại giữa nền văn hoá của con người và động vật
trong môi trường của họ, bao gồm việc phân loại và đặt tên cho các dạng động vật học, kiến thực văn hoá, sử
dụng động vật hoang dã và vật nuôi.
- Nghiên cứu dân tộc học liên quan đến tầm quan trọng của kiến thức đối với sự hiểu biết của con người về
động vật trong xã hội loài người. Tài nguyên động vật đóng nhiều vai trò khác nhau trong đời sống con
người suốt chiều dài lịch sử và tầm quan trọng của chúng đối với con người không chỉ mang tính thực dụng
mà còn là văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật và triết học. Các kiến thức này bao gồm:
+ Các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật đã được sử dụng đặc biệt để làm thực phẩm, quần áo, dụng cụ, đồ
chơi, ngoài ra còn dùng cho mục đích tôn giáo và ma thuật. Nhiều nền văn hoá liên kết sức mạnh siêu nhiên
mạnh mẽ giữa thế giới động vật và con người, bao gồm cả thần thoại và mối liên hệ với động vật, vật tổ, tổ
tiên hoặc ma thuật và các vị thần động vật.
+ Chu kỳ sinh trưởng và tái sản xuất, giết thịt.
Vd: Con trâu dùng làm sức kéo và thức ăn.
+ Công dụng: Thực phẩm, da, xương, chất độc.
+ Ngoài các động vật có xương sống thì còn dùng đến côn trùng. Một số dân tộc ăn côn trùng trong khi số
khác thì không. Các loại bọ thường ăn là dế, bọ cạp, mối, nhện, ve sầu,...
Ethnomedicine
- Nghiên cứu hoặc so sánh y học cổ truyền dựa trên các hợp chất có hoạt tính sinh hoạc trong thực vật và
động vật, được thực hành bởi các nhóm dân tộc khác nhau, đặc biệt là những người ít tiếp cận với thuốc tây
như người bản địa.
- Phân loại và sử dụng thực vật, động vật và các chất khác để chữa bệnh.
- Kiến thức văn hoá của một xã hội về quản lý sức khoẻ và phương pháp điều trị ốm đau và bệnh tật, bao
gồm quy trình phù hợp về văn hoá để tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và các dấu hiệu, triệu chứng bệnh
được xác định theo văn hoá gây lo ngại về sức khoẻ.
- Các hệ thống dân tộc học thường liên quan chặt chẽ với các hệ thống tín ngưỡng và thực hành tôn giáo.
Chữ bệnh có thể bao gồm các nghi lễ và phương pháp điều trị tự nhiên rút ra từ môi trường địa phương.
- Những người chữa bệnh bằng y học dân tộc sở hữu kiến thức về cả cách chữa bệnh và cách gây hại bằng
các phương tiện vật lý và đôi khi là siêu hình.
- Ethnomedicine không tập trung vào y học truyền thống mà thay vào đó cho phép so sánh các hệ thống y tế
giữa các nền văn hoá.
- Kết hợp cả Đông và Tây y là khuynh hướng hiện nay.
Vd: Trong quá trình chữa ung thư cần kết hợp cả Đông và Tây y. Tây y chữa dứt các triệu chứng còn Đông y
chữa về lâu dài. Trong đời sống hằng ngày có thể dùng các con vật như thằn lằn để chữa hen suyễn, các loại
thực vật như ngải cứu để chữa cảm cúm.
- Ethnomedicine nhằm mục đích nghiên cứu cách con người thích nghi với môi trường với những loại thực
vật, động vật gì và cách họ dùng loại đó để chữa bệnh ra sao.
5. Một số nghiên cứu điển hình
Nghi lễ - tôn giáo: Marvin Harris và Roy Rappaport
- Lễ hội giết lợn nhằm duy trì sinh thái, việc thực hành phụ hệ cũng vậy.
- Lợn ngoài mục đích được sử dụng để ăn thì còn được đem chia cho đồng minh, những người đã hỗ trợ họ
trong cuộc chiến giành lãnh thổ. Vì sau chiến tranh số lượng lợn còn quá ít nên không đủ phân phát. Lẽ ra
sau khi được ông bà phù hộ thì phải trả lễ lúc chiến đấu xong, nhưng vì số lợn làm lễ không đủ nên phải chờ
tới lúc lợn thật nhiều thì mới tổ chức trả lễ một lần.
- Tác giả cho rằng nghi lễ giết lợn nhằm mục đích điều chỉnh cân bằng sinh thái. Lợn được xem là vốn quý
đối với cư dân bộ lạc. Người dân ở đây nuôi và tích luỹ theo thời gian, đến lúc số lượng lợn vượt quá sức tải
của môi trường sẽ làm mất cân bằng sinh thái, lợn bắt đầu cạnh tranh thức ăn của con người và làm ô nhiễm
môi trường, đó cũng là lúc người ta làm nghi lễ giết lợn.
- Nghi lễ giết lợn là nghi lễ để tạ ơn tổ tiên, tạ ơn những người đồng minh đã hỗ trợ trong cuộc chiến. Tuy
nhiên khi xem xét kỹ thì sẽ thấy đây là một sự thích nghi sinh thái của người dân bộ lạc nhằm giải quyết vấn
đề cân bằng sinh thái.
- Người Ấn không ăn thịt bò để bảo vệ bò và duy trì cân bằng sinh thái.
- Trong công trình nghiên cứu “Lợn dành cho tổ tiên”, Rappaport tập trung vào các mối tương tác giữa con
người và môi trường sinh thái ở cấp độ địa phương mà không đặt nó vào trong bối cảnh kinh tế, xã hội và
chính trị rộng lớn hơn. Vì không quan tâm đến các yếu tố kinh tế, chính trị bên ngoài nên cách tiếp cận này
bị chỉ trích là ủng hộ cách tiếp cận truyền thống, tạo điều kiện cho sự “ngu dốt” và “phi lý” của người dân
địa phương, và là nguyên nhân chính của sự suy thái môi trường trên toàn thế giới.
- Trong bài đọc “Bò thiêng ở Ấn Độ”, Marvin Harris nghiên cứu về nghi lễ không ăn bò, thờ thần bò. Nhưng
đây không phải là sự thích nghi về mặt siêu nhiên hay sự thích nghi về mặt tinh thần, mà là sự thích nghi về
mặt sinh thái.
Tổ chức xã hội: Marcell Mauss, Julian Steward, Terry Tambo
- Tổ chức xã hội được xem là cách để con người thích nghi với sinh thái, với mục đích chính là đáp ứng nhu
cầu tái sản xuất.
Vd: Gia đình để duy trì nòi giống, dòng họ để bành trướng sức ảnh hưởng. Dòng họ là cách để đảm bảo về
nhu cầu tái sản xuất và phát triển tổ chức.
- Marcell Mauss nghiên cứu về quà tặng của con người, chứng minh việc trao đổi quà tặng, đồ vật giữa các
nhóm người nhằm xây dựng mối quan hệ tốt với nhau. Các hoạt động kinh tế của những xã hội cổ xưa cho
thấy điểm chung là chúng đều được dùng như một hoạt động chính, tập trung vào trao đổi qua lại.
- Những món quà này không bao giờ miễn phí. Món quà ngoài chính giá trị của nó còn bao gồm nhiều giá trị
khác về danh dự, địa vị, hoặc một sự thách thức đối với người nhận quà. Chính mối quan hệ giữa món quà
và người nhận đã tạo ra nghĩa vụ “đáp trả” của người nhận.
- Julian Steward với tác phẩm “Các nhóm người phụ hệ”.
- Terry Rambo nghiên cứu về làng ở miền Bắc và làng ở miền Nam. Miền Bắc là nơi tụ cư sớm nhất cả
nước. Theo thời gian dân số ngày càng tăng lên, mọi người bắt đầu dựa vào nhau để sống, nhà nào cũng có
đất công để đảm bảo ai cũng sống được. Họ thường dựa vào thân tộc, dòng họ và tổ chức làng xã để sống.
Do vậy người miền Bắc rất ghét dân ngụ cư, những người này thường bị miệt thị, không có nơi cư trú, sống
ngoài rìa của xã hội. Chỉ có dân chính cư mới có thể sống trong làng.
- Việc cướp bóc xảy ra quá nhiều khiến người dân phải tụ lại và xây dựng cổng làng để ngăn chặn người
ngoài xâm nhập. Đây là sự thích nghi với môi trường sống đầy bất trắc, biến động.
- Truyền thống nông thôn Bắc bộ được tổ chức theo hình thức cố kết khép kín, mật độ dân số cao, kéo theo
sự thiếu hụt về đất trồng trọt. Đất chật người đông, mức độ an ninh kém, thiên nhiên khắc nghiệt đòi hỏi con
người phải xây dựng thành các cộng đồng cư dân cố kết.
Các nghiên cứu về hình thái xã hội (Social morphology)
- Không chỉ miêu tả mà còn giải thích nền tảng vật chất của xã hội như dạng thức cư trú, quy mô và mật độ
cư trú, cách phân bố dân số.
- Người Eskimo có hình thái xã hội thay đổi theo mùa trong năm => Các hình thức vật chất của các nhóm
người tác động đến các dạng thức hành động tập thể khác nhau.

CHƯƠNG III: SINH THÁI VĂN HOÁ CỦA JULIAN STEWARD


- J. Steward quan tâm đến những đặc tính chung của các nền văn hoá cách xa nhau về địa lý. Về tiến hoá
luận, ông phê phán thuyết tiến hoá đơn hệ của Morgan và thuyết tiến há chung của L. White. Theo ông, mỗi
nền văn hoá có cách tiến hoá khác nhau tuỳ thuộc vào những điều kiện đặc thù của nền văn hoá đó.
- Để chứng minh điều này, ông tiến hành nghiên cứu so sánh các cách tiến hoá của nhiều nền văn hoá qua
phân tích quá trình phát triển lịch sử của mỗi nền văn hoá. Ông đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của
môi trường tỏng sự biến đổi mang tính tiến hoá của văn hoá. Ông gọi nghiên cứu của mình là sinh thái học
văn hoá (cultural ecology) và nghiên cứu văn hoá theo lập trường của tiến hoá đa hệ.
Mối liên hệ giữa sinh thái văn hoá và Tiến hoá luận
- Steward cho rằng lý thuyết tiến hoá luận về cơ bản là hữu ích.
- Tiến hoá luận cho rằng trong xã hội có nhiều tổ chức xã hội khác nhau, phát triển từ thấp đến cao, từ đơn
giản đến phức tạp. Trước đây tiến hoá luận lý giải là do sự phát triển từ thấp đến cao, chủ yếu là về trí não
con người, tư duy của con người, và luôn luôn phải đi theo quy luật từng bước một, phải có thứ gọi là nấc
thang xã hội. Từ mông muội tới dã man rồi mới đến văn minh, mỗi bước đi thì nó lại có thấp, giữa và cao.
- Steward cho rằng thực tế có sự đa dạng, phức tạp về mặt xã hội và xã hội rõ ràng là tiến hoá nhưng nó là do
thích nghi với môi trường. Ông cho rằng nền văn hoá ở những môi trường giống nhau sẽ có khuynh hướng
phát triển theo chiều hướng giống nhau.
- Thuyết tiến hoá đa hệ của Steward tuy có vẻ hoàn toàn đối lập với thuyết tiến hoá chung của L. White
nhưng thực tế lại có không ít điểm tương đồng, đó là cùng tiếp nhận quan điểm về tiến hoá, cùng chú trọng
kỹ thuật, xem đó là chìa khoá để hiểu tính đa dạng của văn hoá và tổ chức xã hội.
- Thuyết tiến hoá đa hệ của Steward là sự bổ sung cần thiết cho quan điểm tiến hoá trong văn hoá, trong đó
những quan điểm và phương pháp nghiên cứu về sinh thái văn hoá, về những đặc điểm có tính quy luật của
biến đổi văn hoá thực sự có đóng góp lớn cho ngành nhân loại học văn hoá.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu của sinh thái học văn hoá hướng đến việc làm rõ mối quan hệ giữa văn hoá và
môi trường từ quan điểm coi con người là thể tồn tại thích ứng với môi trường thông qua văn hoá, đến lượt
mình, văn hoá chịu tác động lớn của các loại tài nguyên môi trường do con người sử dụng. Giữa văn hoá và
môi trường có sự tương tác.
Tổ chức xã họi về nghề săn bắt hái lượm
- Bài đọc “Tổ chức xã họi về nghề săn bắt hái lượm” cho thấy đa số những xã hội sống bằng săn bắt và hái
lượm thuộc chế độ phụ hệ.
- Môi trường cụ thể tác động đến hệ thống thân tộc của những xã hội cùng một cấp độ như cấp độ bầy đàn,
sống bằng săn bắt hái lượm.
- Steward chú trọng luận điểm sự thích nghi với môi trường cụ thể. Ông cho rằng xã hội sống bằng nghề săn
bắt hái lượm có tài nguyên cụ thể là thú săn thường không nhiều, vì những loài thú này thường sống rải rác,
không đủ để nuôi một số lượng dân lớn, chỉ đủ cho một lượng dân nhỏ sống theo bầy đàn và dịch chuyển
theo nguồn thức ăn có thể hái lượm theo mùa được như rau, củ, quả. Mỗi nhóm trung bình sẽ có từ 30 – 50
người du cư là chính. Trong xã hội này có sự phân chia lao động, nữ hái lượm còn nam thì săn bắt.
- Xã hội phụ hệ cần sức lực từ nam giới để săn thú, trong bối cảnh đó thì con trai lớn lên sẽ về bên nhà vợ.
Cốt lõi của xã hội chính là quan hệ giữa mẹ và con gái, còn con trai đến tuổi là đi mất, do đó hình thành
điểm mấu chốt để phát triển chế độ mẫu hệ. Hệ thống thân tộc phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên, cùng một
cấp độ hợp nhất đã đi theo 2 con đường khác nhau tuỳ thuộc vào môi trường.
- Người theo chế độ phụ hệ sống thích nghi với môi trường khô hạn, trong khi người theo chế độ mẫu hệ
sống trong môi trường nhiều thú săn.
Cấp độ nhà nước
- Steward cho rằng nhà nước ra đời để thích nghi với môi trường.
- Nhà nước ra đời gắn liền với những nên văn minh đầu tiên trên thế giới bên những vùng có sông lớn (TQ,
Ai Cập, Mexico), hình thành trung ương tập quyền. Về mặt mội trường thì những vùng này tương đối khô
hạn, thiếu nước. Khi này xuất hiện những nhóm sống bằng nông nghiệp, đòi hỏi phải có những công trình
thuỷ nông quy mô lớn để ngăn lụt hiệu quả, cùng một nguồn lực lớn để phân bổ, khai thác, quản lý nó.
- Từ những nhu cầu trên đã ra đời nhà nước tập quyền. Cần phải có một nhà nước trung ương tương đối
mạnh để xây dựng hệ thống đê trong nông nghiệp của những nhà nông ở nhiều địa điểm khác nhau, đưa
những người không có trách nhiệm vào khuôn khổ chung. Trong bối cảnh đó đã hình thành nhà nước.
Phương pháp sinh thái văn hoá
- Phân tích sự tương liên giữa môi trường tự nhiên và các kỹ thuật sử dụng để khai thác và xử lý nguồn tài
nguyên này.
Vd: Ở những lưu vực sông thích hợp để trồng lúa, từ đó phát triển những kỹ thuật về thuỷ lợi, đê điều.
- Phân tích cách xã hội tổ chức công việc (làm theo cá nhân hay nhóm) liên quan đến các hoạt động sinh tồn
và kinh tế gắn với nguồn tài nguyên.
Vd: Làm nông nghiệp sẽ tổ chức xã hội theo làng xã, trong quá trình làm việc sẽ làm theo nhóm.
- Truy nguồn sự ảnh hưởng qua lại giữa 2 hiện tượng này tới các yếu tố khác của văn hoá.
Vd: Sau khi hình thành hệ thống quyền lực, nhà nước sẽ hình thành tôn giáo. Các yếu tố văn hoá như thờ
nước, thờ lúa chỉ xuất hiện sau khi con người có một hệ thống xã hội hoàn chỉnh và có nhận thức rõ ràng về
tác động của thiên nhiên tới đời sống của mình.
Hạt nhân văn hoá
- Những gì liên quan đến thực hành sinh tồn, trực tiếp là hạt nhân văn hoá.
Vd: Hạt nhân văn hoá của người Việt là nông nghiệp lúa nước, với cốt lõi là văn minh nông nghiệp lúa nước.
Nó gồm sinh kế trồng lúa, kỹ thuật trồng, làm thuỷ lợi, tổ chức xã hội. Để có thể thực hiện những công việc
này thì con người phải tổ chức nhóm, từ nhóm hình thành nên nhà nước. Mở rộng ra hơn là các yếu tố tôn
giáo, nghệ thuật. Khi này sinh kế là hạt nhân, còn yếu tố tôn giáo, nghệ thuật là phần bên ngoài.
- Cách chúng ta quản lý nguồn lực sẽ quyết định hình thức tổ chức xã hội phù hợp để sử dụng nguồn lực đó.
Vd: Phương thức sản xuất nguyên thuỷ => phong kiến (nhà nước trung ương tập quyền) => tư bản chủ nghĩa
(các nhà máy, xí nghiệp) => xã hội chủ nghĩa (làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu)
CHƯƠNG IV: NHÂN HỌC SINH THÁI MỚI/NHÂN HỌC MÔI TRƯỜNG
1. Nhân học sinh thái cũ và đơn vị phân tích
- Trong những năm 1960, khái niệm “sinh thái học văn hoá” (cultural ecology) trở nên phổ biến, gắn với tên
tuổi của các nhà nhân học người Mỹ như Julian Steward, Roy Rappaport. Nhìn trên phạm vi toàn cầu, ĐH
Columbia được coi là cái nôi của hướng tiếp cận này.
- Điểm chung của các nhà sinh thái học văn hoá là tìm hiểu vai trò của văn hoá trong việc giúp các cộng
đồng địa phương tối đa hoá khả năng thích ứng của mình với môi trường tự nhiên mà không gây ra tác động
đối với tự nhiên, làm suy thoái môi trường tự nhiên. Thay vì tập trung nghiên cứu các thực hành văn hoá, các
nhà sinh thái học văn hoá ở giai đoạn này quan tâm đến mối quan hệ giữa hệ thống sản xuất, đặc điểm nhân
khẩu và điều kiện môi trường tự nhiên.
- Đối tượng nghiên cứu của các nhà sinh thái học văn hoá là những cộng đồng có quy mô dân số nhỏ, cư trú
khá biệt lập với các xã hội khác và có nền kinh tế thiên về tự cung, tự cấp. Thông điệp họ muốn gửi gắm là
cách cộng đồng địa phương, qua quá trình thích nghi, đã tạo dựng cho mình những tri thức quan trọng, giúp
họ tồn tại một cách hài hoà với môi trường tự nhiên.
- Đơn vị cơ bản của nhân học sinh thái vào những năm 1960 là quần thể sinh thái và hệ sinh thái (ecological
popilation & the ecosytem), là những đơn vị riêng biệt có thể tách rời.
- Rappaport định nghĩa quần thể sinh thái là một khối các tổ chức hữu cơ có chung một tập hợp những
phương thức cách biệt mà bằng những phương cách đó chúng duy trì một tập hợp chung những mối quan hệ
vật chất trong khuôn khổ hệ sinh thái mà chúng tham gia vào.
- Rappaport cũng miêu tả đặc điểm của các quần thể sinh thái là các nhóm người khai thác các nguồn tự
nhiên một cách hoàn toàn, hoặc gần như hoàn toàn, trong những khu vực được phân ranh giới nhất định mà
những thành viên các nhóm khác bị loại ra khỏi ranh giới đó.
- Rappaport định nghĩa hệ sinh thái là tổng hợp các cơ thể sống và các chất không sống (non – living
subtances) kết hợp cùng nhau trong sự trao đổi vật chất trong một phần được phân định ranh giới nào đó của
sinh quyển.
Vd: Tsembaga Maring, một nhóm người địa phương gồm 200 bộ tộc sông ở New Guinea.
- Harris chia văn hoá của một cộng đồng thành ba bộ phận: Cơ sở hạ tầng, cấu trúc và cơ sở thượng tầng.
Ông cho rằng cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng quan trọng đến cơ chế thích nghi với môi trường tự nhiên của mỗi
cộng đồng.
- Hướng tiếp cận mới trong giai đoạn 1980 – 1990 tập trung vào hành vi ở cấp độ cá nhân hay tổ chức xã hội
trong việc đưa ra các quyết định sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
2. Toàn cầu hoá, hiện đại hoá
- Hiện nay không có những hệ sinh thái biệt lập và tất cả con người cùng tham gia vào một hệ thống thế giới
chung. Trong bối cảnh của sự gia tăng dân số, sự lan truyền thông tin, hình cảnh, con người, thương mại và
các tổ chức giữa các dân tộc, các hệ thống giao thông và truyền thông công nghệ cao hiện nay đã thách thức
nhiều giả định của ngành nhân học sinh thái cũ.
3. Nhân học sinh thái mới
- Giai đoạn giữa 1990 đến nay, thuật ngữ “nhân học môi trường” trở nên phổ biến. Sự thay đổi về thuật ngữ
phản ánh đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu. Trong những giai đoạn trước, các nhà nhân học
tập trung nghiên cứu những cộng đồng nhỏ lẻ, biệt lập, tìm hiểu phương thức ứng phó của họ với môi trường
tự nhiên theo cái nhìn lịch đại, nhấn mạnh mối quan hệ qua lại giữa đặc trưng văn hoá, điều kiện xã hội với
môi trường tự nhiên.
- Phạm vi nghiên cứu của các nhà nhân học môi trường được mở rộng thành các vùng, quốc gia và quốc tế.
Bên cạnh yếu tố văn hoá, tác động của chính sách nhà nước, tổ chức quốc tế, thị trường trong việc chi phối
mói quan hệ giữa con người và môi trường tự nhiên cũng được nhấn mạnh (Townsend 2000).
- Tính ứng dụng, liên ngành được thể hiện rõ hơn trong hướng tiếp cận nhân học môi trường (Moran 2006),
góp phần tìm hiểu vấn đề môi trường ở phạm vi toàn cầu, nhìn nhận yếu tố chính trị, lợi ích kinh tế, bất bình
đẳng như là những tác nhân quan trọng, có ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên (Kottak 1999).
- Trong nhân học môi trường, chúng ta có thể phân loại thành các hướng nghiên cứu khác nhau, bao gồm
sinh thái học văn hoá, sinh thái học chính trị, lịch sử sinh thái, lịch sử môi trường (Nguyễn Công Thảo
2009).
- Những điểm khác biệt giữa ngành nhân học sinh thái mới và ngành nhân học sinh thái cũ bao gồm chính
sách, ứng dụng, đơn vị phân tích, quy mô và phương pháp.
- Nhân học sinh thái mới/nhân học môi trường hoà trộn lý trhuyeets và phân tích với ý thức chính trị và
những mối quan tâm về chính sách, giúp những ngành phụ khác nổi lên như nhân học sinh thái ứng dụng,
sinh thái học chính trị.
- Nhân học môi trường làm nhiệm vụ đề xuất và đánh giá chính sách, đưa ra giải pháp phù hợp và hiểu biết
về văn hoá hay những vấn đề như suy thoái môi trường, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc mang tính môi
trường, vai trò của truyền thông, các tổ chức phi chính phủ và những mối đe doạ khác trong việc hình thành
ý thức sinh thái, hành động và tính bền vững sinh thái.
- Đơn vị phân tích mới: đơn vị mang tính dân tộc và quốc tế bên cạnh những đơn vị mang tính địa phương
và khu vực (những cấp độ này thay đổi và liên quan với nhau trong thời gian và không gian).
- Tham gia vào cuộc đối thoại với các trường phái về nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, quan
điểm so sánh của nhân học bổ sung vào các chiều cạnh trên tầm quốc tế trong việc hiểu những vấn đề như
tính công bằng về môi trường hay quản lý hệ sinh thái.
- Những phương pháp mới từ khảo sát tới chụp ảnh bằng vệ tinh được sử dụng để đưa những vấn đề sinh thái
vào một bối cảnh sâu hơn, không gian và thời gian rộng lớn hơn hệ sinh thái cũ, từ đây hình thành những
phương pháp luận mới.
4. Các vấn đề nghiên cứu
Xung đột sinh thái dân tộc học: Thuyết phát triển (developmentalism) và thuyết môi trường
(enviromentalism)
- Thuyết môi trường: quan tâm về mặt chính trị và xã hội liên quan quan đến việc làm mất đi các nguồn tài
nguyên thiên nhiên và thuyết phát triển.
- Sinh thái học dân tộc địa phương phát triển bền vững (sustainable development) nhạy cảm với sinh thái và
thích hợp về mặt văn hoá.
- Bối cảnh: Những người dân địa phương, vùng đất, ý tưởng, giá trị và hệ thống quản lý của họ bị tấn công
từ mọi phía.
- Những người bên ngoài cố gắng thay đổi những vùng đất và văn hoá của người bản địa theo cách của
mình.
- Các dự án phát triển thường thất bị khi cố gắng thay thể những hình thức của người bản địa bằng các khái
niệm về tài sản và đơn vị sản xuất xa lạ với nền văn hoá đó.
- Triết lý can thiệp hiện đại, một triết lý tìm kiếm để áp đặt đạo đức sinh thái (ecological morality) toàn cầu
mà thiếu sự quan tâm thích đáng với sự biến đổi văn hoá và quyền tự trị. Các nước và các nền văn hoá có thể
cưỡng lại những triết lý mang tính can thiệp hướng tới sự phát triển hoặc thuyết môi trường định hướng toàn
cầu.
Bảo tồn đa dạng sinh học
- Là một vấn đề trong sinh thái học chính trị.
- Tại Madagascar, nhiều trí thức và quan chức lo lại những người nước ngoài quan tâm đến loài vượn cáo và
những loài bị đe doạ tuyệt chủng hơn là người dân Madagascar.
- Dự án SAVEM được định ra để bảo tồn đa dạng sinh học tại Madagascar cho thấy một chiến thuật từ từ,
được xử lý thuận trọng và mang tính riêng biệt của từng nơi sẽ có nhiều thành công hơn.
- Chính sách bảo tồn có thể có lợi từ việc sử dụng một mô hình “quá trình học hỏi” (learning process) linh
hoạt chứ không phải một chiến thuật “kế hoạch chi tiết” cứng rắng (blueprint strategy).
- Cách tiếp cận đề xuất cho Madagascar bao gồm việc lắng nghe những người bị ảnh hưởng trong toàn bộ
quá trình dự án để giảm thiểu tối đa sự tổn hại đối với họ. Những người dân địa phương (trình độ tiểu học trở
lên) được đào tạo như những trợ tá cho các nhà nhân học để kiểm soát chặt chẽ sự nhận thức và phản ứng
của những những bản địa trong quá trình thay đổi.
- Sử dụng ngôn ngữ địa phương: giá trị kinh tế của rừng đối với nông nghiệp (rừng là cơ chế chống xói mòn
và bảo vệ nước tưới tiềm năng) thay vì “bảo vệ đa dạng sinh học” cho người dân nơi đây.
Nhận thức sinh thái dân tộc học và hiểm hoạ môi trường
- Vai trò ứng dụng của nhà nhân học sinh thái ngày nay có thể là làm đại diện hoặc làm những người lập kế
hoạch cho người chủ trường và làm đại diện cho những chính sách hướng đến việc bảo vệ hoặc cải thiện môi
trường, hoặc làm người bênh vực cho những người địa phương có khả năng chịu tổn hại vì những quyền lực
và phong trào khác nhau, bao gồm cả thuyết phát triển và thuyết môi trường.
- Một vai trò nghiên cứu và phát triển cho nhà nhân học sinh thái ngày nay là đánh giá mức độ và bản chất
của ý thức sinh thái và hoạt động trong các nhóm khác nhau, khai thác kiến thức của mô hình sinh thái học
dân tộc của người bản địa để cải tiến sự bảo tồn và cải thiện môi trường.
- Người ta sẽ không hành động để bảo vệ môi trường nếu họ không nhận thức được các mối đe doạ, nhưng
sự nhận thức về mối đe doạ cũng không đảm bảo rằng người ta sẽ hành động. Nghiên cứu này tìm kiếm câu
trả lời cho các câu hỏi:
+ Mọi người ý thức như thế nào về hiểm hoạ môi trường?
+ Họ đang, có thể và sẽ phản ứng như thế nào với những hiểm hoạ đó?
+ Tại sao một số người lại phớt lờ những hiểm hoạ ngay trước mắt trong khi những người khác lại phản ứng
với những hiểm hoạ rất nhỏ?
+ Sự nhận thức về hiểm hoạ liên quan như thế nào đến các hoạt động có thể làm giảm những mối đe doạ tới
môi trường và sức khoẻ (hạn hán mặn, ô nhiễm,...) ?
- Ý thức sinh thái được tuyên truyền bởi phương tiện truyền thông, đặc biệt là truyền hình.
- Ý thức sinh thái ở những nơi không phải thành phố kém hơn rất nhiều.
Các tổ chức phi chính phủ và phong trào đòi quyền
- Sự nở rộ những tổ chức phi chính phủ trên toàn thế giới (NGO) là xu hướng chính trong sự tổ chức chính
trị vào thời kỳ cuối thế kỷ XIX.
- Trong các cộng đồng phát triển (Ngân hàng Thế giới, USAID, UNDP,...), họ cho rằng một chiến thuật
chuyển tài trợ cho NGO, PVO (tổ chức tình nguyện tư nhân), GRO (các tổ chức địa phương) sẽ tối đa hoá
lợi ích cho những người dân trong cộng đồng. NGO thường muốn được nhìn nhận là phản ứng nhanh nhạy
đối với những mong muốn của người địa phương và hiệu quả hơn trong việc khuyến khích sự tham gia của
cộng đồng so với các chính phủ.
- Vấn đề đề chủ nghĩa thuộc địa mới được đặt ra khi NGO với trụ ở châu Âu hoặc Bắc Mỹ là những đại diện
tốt hơn cho mọi người so với những chính phủ được bầu của chính họ.
- Sự xuất hiện và lan truyền mang tính quốc tế của các phong trào bảo vệ quyền (con người, văn hoá, động
vật) cũng là một mối quan tâm đối với ngành nhân học sinh thái.
- Ý tưởng quyền con người thách thức quốc gia – dân tộc bằng việc đưa lĩnh vực công lý và đạo đức vượt lên
trên, đứng cao hơn đất nước, văn hoá và tôn giáo. Quyền con người được nhìn nhận là không thể lay chuyển
(các quốc gia – dân tộc không thể tước đi hoặc xoá bỏ nó) và mang tính siêu văn hoá (lớn hơn và có vị thế
cao hơn các quốc gia dân tộc riêng lẻ).
- Khái niệm quyền sở hữu tri thức bản địa (IPR) nổi lên trong nỗ lực bảo vệ cơ sở văn hoá, niềm tin then
chốt và nguyên tắc của mỗi xã hội, bao gồm cả sinh thái học dân tộc của xã hội đó.
- Quyền sở hữu tri thức bản địa IPR được tuyên bố như quyền của một nhóm, một quyền văn hoá cho phép
các nhóm bản địa kiểm soát xem ai có thể biết và sử dụng tri thức tập thể của họ. Nhiều tri thức văn hoá
truyền thống có giá trị thương mại như y học dân tộc (tri thức và kỹ thuật y học truyền thống), mỹ phẩm, cây
trồng, lương thực, văn hoá dân gian, nghệ thuật, đồ thủ công, trang phục và nghi lễ. Theo khái niệm của IPR,
một nhóm cụ thể có thể xác định tri thức bản địa và những sản phẩm của nó có thể được sử dụng và phân bố
với mức độ bồi thường yêu cầu ra sao.
Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc về môi trường (enviromental racism)
- Đây là một hình thức phân biệt mang tính thể chế, trong đó các chương trình, chính sách và những sự sắp
xếp mang tính thể chế bác bỏ quyền và cơ hội bình đẳng, hoặc làm tổn hại những thành viên của các nhóm
cụ thể theo những cách khác nhau.
- Bunyan Bryant và Paul Mohai định nghĩa chủ nghĩa phân biệt chủng tộc về môi trường là sự sử dụng có hệ
thống sức mạnh dựa trên thể chế của những người da trắng để định hình những quyết định chính sách mà sẽ
dẫn tới gánh nặng không đồng đều về hiểm hoạ môi trường trong những cộng đồng thiểu số.
Phương pháp luận trong ngành nhân học sinh thái mới
- Ngành nhân học sinh thái mới có thể dựa vào một loại những phương pháp nghiên cứu sử dụng công nghệ
cao. Việc chụp ảnh bằng vệ tinh (áp dụng một cách đồng đại hay lịch đại) được sử dụng để định vị những
điểm nóng sinh thái (khu vực rừng bị tàn phá, khu vực bị ô nhiễm,...). Những khu vực này được nghiên cứu
trên cơ sở của nhóm các nhà khoa học từ nhiều ngành khác nhau.
- Phương pháp GIS và những các tiếp cận khác có thể được sử dụng để lập ra bản đồ của những dạng dữ liệu
khác nhau về đặc điểm con con người và môi trường.
- Phần mềm Macroscope được J. Stephen Lansing cùng đồng nghiệp phát triển, trợ giúp cho việc lập bản đồ
trên màn hình dưới nhiều dạng thông tin khác nhau. Các dữ liệu điều tra có thể được thu thập thông qua
không gian và thời gian được so sánh với nhau.
- Nghiên cứu dân tộc học ở những nơi khác nhau giúp chúng ta khám phá những câu hỏi liên quan.
- Vẫn cần phải chú trọng đến yếu tố con người, quan tâm đến ảnh hưởng của sức mạnh quốc tế và quốc gia,
bao gồm các dự án phán triển đến địa điểm nghiên cứu.
Phương pháp luận liên kết
- Phương pháp luận liên kết (linkages methodology) được Kottak và Colson phát triển miêu tả các dự án đa
cấp độ, đa địa điểm và thời gian.
- So sánh có hệ thống giữa các cộng đồng đòi hỏi nhiều địa điểm có thể thay đổi trong mối liên hệ tới những
tiêu chí chính. Những địa điểm này có thể ở cùng một khu vực và các dữ liệu được thu thập sẽ là một phần
của cùng một đề tài nghiên cứu. Những địa điểm này cũng có thể ở nhiều khu vực khác nhau, nếu nhà dân
tộc học có thể cung cấp dữ liệu chính tối thiểu để thực hiện việc nghiên cứu so sánh.
- Nghiên cứu liên kết kết hợp sự phân tích đa cấp độ (quốc tế, quốc gia, khu vực, địa phương), sự so sánh có
hệ thống và nghiên cứu theo chiều dọc (sử dụng công nghệ thông tin hiện đại).
- Phương pháp liên kết phát triển các dự án do một nhóm thực hiện ở quy mô lớn, mang tính so sánh rõ rệt
(một cách lý tưởng là bao gồm sự hợp tác nghiên cứu quốc tế).
- Xem xét tất cả những áp lực ngoại sinh đối với sự thay đổi và động lực bên trong của những nền văn hoá
địa phương. Những dự án liên kết nghiên cứu các quá trình, xem xét lịch sử, vai trò của sức mạnh chính trị -
kinh tế. Theo một cách có hệ thống, những dự án liên kết xem xét sự phản hồi trong những tình huống địa
phương, khu vực và quốc gia.
Tóm tắt:
- Địa điểm theo chiều dọc (thời gian dài).
- So sánh có hệ thống giữa các cộng đồng.
- Nhiều mẫu dân cư trong nghiên cứu (một vùng, nhiều vùng khá, nhiều quốc gia).
- Nghiên cứu mở rộng tới cấp độ chính sách được đưa ra.
- Phỏng vấn những nhà hoạch định, quản lý hành chính và những người khác có tác động đến các nhóm dân
cư là đối tượng nghiên cứu.
- Nghiên cứu tài liệu lưu trữ và văn bản chính thức.
- Nghiên cứu cán bộ trợ giúp ở địa phương, những người dân khác trong cộng đồng được lên kế hoạch như
một quá trình kéo dài.
- Làm việc theo nhóm.
- Đảm bảo tính liên tục (sự tham gia của các đồng nghiệp).

You might also like