You are on page 1of 4

Câu 1 : Nêu thực chất và ý nghĩa của bước ngoặt cách mạng trong triết học do Mác và Ăng-ghen

thực
hiện

- Sự hình thành thế giới quan duy vật của Mác và Ăngghen cũng đồng thời là qúa trình nghiên cứu những
cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng của các ông diễn ra trong nửa đầu của những năm 40 thế kỷ XIX
dưới ảnh hưởng trực tiếp của phong trào công nhân và những phát minh về khoa học tự nhiên và khoa
học xã hội, trong quá trình đấu tranh chống phép biện chứng duy tâm của Hêghen và phê phán chủ
nghĩa duy vật siêu hình của Phoiơbắc.

- Trong giai đoạn đầu, trước nửa năm sau của năm 1843, Mác và Ăngghen là những nhà biện chứng duy
tâm. Hai ông tiếp nhận phép biện chứng của Hêghen, song có thái độ đối lập với hệ thống siêu hình của
triết học Hêghen và các kết luận chính trị phản động xuất phát từ hệ thống triết học ấy. Quan điểm chính
trị và xã hội của Mác và Ăngghen thời kỳ này là quan điểm dân chủ cách mạng. Song, ngay từ năm 1842,
khi Mác còn làm biên tập viên Báo Rainơ tại Côlônhơ và khi Ăngghen đang nghiên cứu tình cảnh giai cấp
công nhân Anh, các ông đã có những biểu hiện chuyển từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật, từ
chủ nghĩa dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa cộng sản.

- Đặc điểm nổi bật trong hoạt động của hai ông khi nghiên cứu các thành tựu của khoa học và triết học là
nghiên cứu một cách có phê phán và sự sáng tạo của các ông là nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn
chính trị – xã hội. Khi Mác làm biên tập viên Báo Rainơ, ông đã bày tỏ ý kiến của mình trên báo trí về vai
trò và ý nghĩa của các lợi ích vật chất trong đời sống xã hội, những vấn đề kinh tế xã hội đặt ra ở tỉnh
Rainơ, về vấn đề sở hữu đất, vấn đề đốn rừng, về thương nghiệp và về thuế quan bảo hộ... Nhưng khi sử
dụng phép biện chứng duy tâm và học thuyết về nhà nước và pháp quyền của Hêghen, Mác đã rơi vào
tình trạng khó xử, không giải đáp được các vấn đề của thực tiễn chính trị xã hội đặt ra. Lúc này, chính
Mác đã cảm thấy rằng những lợi ích vật chất của con người trong đời sống xã hội dã đóng một vai trò
quan trọng đặc biệt. Mác đã đi tới kết luận rằng, phải nghiên cứu sâu sắc hơn nữa những vấn đề kinh tế
chính trị và phải xem xét lại một cách có phê phán những quan điểm triết học và pháp quyền của
Hêghen. Trong thời kỳ công tác tại Báo Rainơ, trong quan điểm của Mác có cả quan điểm của chủ nghĩa
xã hội không tưởng, song, vì chưa đủ những tri thức sâu sắc về những vấn đề đó, nên ông đã không thể
bày tỏ quan điểm của mình về các học thuyết xã hội chủ nghĩa của những người tiền bối.

Câu 2 : Phân tích khuynh hướng của sự vận động và phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thế
giới

*Theo quan điểm duy vật biện chứng, phát triển có 4 tính chất cơ bản: tính khách quan, tính phổ biến,
tính đa dạng, phong phú và tính thừa kế.

- Tính khách quan: được biểu hiện trong nguồn gốc của sự vận động và phát triển, là quá trình bắt nguồn
từ bản thân của sự vật hiện tượng, là quá trình giải quyết mâu thuẫn của sự vật, hiên tượng đó. Tính
chất này là thuộc tính tất yếu không phụ thuộc vào ý thức con người.

Ví dụ: Hạt lúa, hạt đậu khi có nước, đất, chất dinh dưỡng, ánh sáng dù không có con người nhưng nó vẫn
phát triển.

- Tính phổ biến: thể hiện qua các giai đoạn của quá trình phát triển ở một lĩnh vực như tự nhiên, xã hội
và tư duy. Trong mỗi quá trình biến đổi đã có thể bao hàm khả năng dẫn đến sự ra đời phù hợp với quy
luật khách quan.
+ Trong tự nhiên: Tăng cường khả năng thích nghi cơ thể trước sự biến đổi của môi trường.

Ví dụ: Người ở Miền Nam ra công tác làm việc ở Bắc thời gian đầu với khí hậu thay đổi họ sẽ khó chịu
nhưng dần họ quen và thích nghi.

+ Trong xã hội: Nâng cao năng lực chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội, tiến tới mức độ ngày càng cao
trong sự nghiệp giải phóng con người. Ví dụ: Mức sống của dân cư xã hội sau lúc nào cũng cao hơn so
với xã hội trước..

+ Trong tư duy: Khả năng nhận thức ngày càng sâu sắc, đầy đủ, đúng đắn hơn với tự nhiên và xã hội.

Ví dụ: Trình độ hiểu biết của con người ngày càng cao so với trước đây.

- Tính đa dạng, phong phú: mỗi sự vật hiện tượng có quá trình phát triển không giống nhau, tồn tại ở
những thời gian, không gian khác nhau, chịu những ảnh hưởng khác nhau và sự tác động đó có thể làm
thay đổi chiều hướng quá trình phát triển của sự vật, đôi khi có thể làm sự vật, hiện tượng thụt lùi tạm
thời. Ví dụ: Trong thời đại hiện nay, thời gian công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước của các quốc gia
chậm phát triển và kém phát triển sẽ ngắn hơn nhiều so với các quốc gia đã thực hiện chúng do đã thừa
hưởng kinh nghiệm và sự hỗ trợ của các quốc gia đi trước. Nhưng sự vận dụng kinh nghiệm và tận dụng
sự hỗ trợ đó như thế nào lại phụ thuộc rất lớn vào những nhà lãnh đạo và nhân dân của các nước chậm
phát triển và kém phát triển.

- Tính thừa kế: Với mọi sự phát triển đều phải dựa trên cơ sở nền tảng của các quá trình phát triển trước
đó.

Ví dụ: Cha truyền con nối.

* Sự liên quan của khuynh hướng này đối với trong sự phát triển của các cá thể:

-Về kinh tế:

+ Nhận thức rõ về thời đại, khuynh hướng về sự phát triển giúp cho các quốc gia nói chung và các tổ
chức, doanh nghiệp nói riêng có thể tìm ra những biện pháp nhanh chóng, kịp thời để đáp ứng được với
nhu cầu hiện tại.

+ Giải quyết một số vấn đề một cách nhanh chóng.

+ Tiếp cận xu thế để có thể cạnh tranh hoàn hảo trên mọi mặt,

+ Kịp thời thích ứng khi gặp bất cập, khó khăn.

+ Đề ra được những sáng kiến hay để góp phần vào công cuộc chung của đất nước.

+ Giúp các nước nghèo sẽ điều chỉnh chính sách phát triển để sánh vai với các bạn bè năm châu.

-Về văn hóa:

+ Đa dạng hóa các loại hình văn hóa.

+ Học hỏi được nhiều điều hay từ các nước bạn, điều chỉnh phù hợp với đất nước mình sống.

-Về chính trị- xã hội:

+ Nhằm giúp các nước có thể phát triển về mọi mặt: Giao lưu, xuất khẩu, nhập khẩu khi khó khăn.
+ Ổn định an ninh, quốc phòng.

+ Chống được chiến tranh và mất mát.

- Về xã hội:

+ Cải tiến được loài người, hình thành nên tầng lớp xã hội bậc cao ( con người ngày nay).

+ Cải tiến công cụ lao động, sản xuất để phù hợp với con người hơn.

+ Hình thành nên một xã hội văn minh, có tôn ti, trật tự.

+ Nâng cao được tính đoàn kết trong cộng đồng.

- Về giáo dục:

+ Xóa bỏ những sự duy trì cổ xưa, trì trệ.

+ Phát triển chất xám cho con người.

+ Đầu tư, lấy giáo dục làm công cụ để đo chỉ số IQ cho một quốc gia.

+ Giáo dục con người hướng đến những cái tốt đẹp hơn, tránh thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội.

* Đánh giá khuynh hướng phát triển:

- Nhìn chung khuynh hướng phát triển của chủ nghĩa Mac đang hướng đến sự thay đổi tích cực, giúp con
người chúng ta nhìn nhận thế giới một cách khách quan, chính xác nhất ở mọi góc độ của cuộc sống,
thực tế cho ta thấy giá trị ở triết học chính là ở giá trị định hướng các hoạt động thực tiễn vô cùng phong
phú và đa dạng của những kết luận chung, có tính khái quát cao mà nó đạt tới chứ không phải và cũng
không thể là lời giải cụ thể cho từng trường hợp cụ thể. Điều đó cho thấy triết học có vai trò hết sức to
lớn trong việc giải quyết những vấn đề cho cuộc sống xung quanh ta.

- Tuy nhiên, sẽ là sai lầm nếu từ đó lại đi đến chổ tuyệt đối hóa vai trò của triết học, cho rằng chỉ cần
nắm được triết học thì sẽ lập tức giải quyết được tất cả các vấn đề trong thực tiễn. Cũng chính từ quan
điểm này làm cho một số người ảo tưởng rằng, triết học là cái chìa khóa vạn năng, chỉ cần nắm được nó
là tự khắc sẽ giải quyết được mọi vấn đề và cũng không tránh khỏi sai sót thậm chí là sai lầm lớn nếu
một số người áp dụng một cách máy móc những nguyên lý này. Như vậy, để có thể giải quyết các vấn đề
cụ thể cần tránh hai thái độ tiêu cực sai lầm như là xem thường triết học do đó sẽ xa vào tình trạng mò
mẫm, tùy tiện, dễ bằng long vác các biện pháp nhất thời, thiếu nhìn xa trong rộng, thiếu chủ động và
sáng tạo trong công tác. Thứ hai là xem vai trò của triết học là tuyệt đối do đó sẽ rơi vào áp dụng một
cách máy móc, khó phân giải trong những tình huống cụ thể mà triết chỉ luôn nói về những quy luật
chung chứ không cụ thể chi tiết trong các trường hợp cụ thể hóa.

* Ý nghĩa của quan điểm :

- Nguyên lý về sự phát triển là cơ sở lý luận khoa học để có thể định hướng được việc nhận thức thế giới
và cải tạo thế giới. Theo như nguyên lý, thì trong nhận thức và trong thực tiễn cần phải có quan điểm về
sự phát triển.

- Để có thể phát triển được thì cần phải khắc phục được những tư tưởng bảo thủ, trì trệ, lạc hậu, định
kiến, đối lập với sự phát triển.
- Nguyên lý về sự phát triển cho thấy hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cần phải tôn trọng
quan điểm phát triển. Quan điểm này đòi hỏi khi nhận thức cũng như khi giải quyết một vấn đề nào đó,
con người cần phải đặt chúng(vấn đề) ở trạng thái động và nằm trong khuynh hướng chung của sự phát
triển.

- Để nhận thức và giải quyết được bất cứ những vấn đề gì trong thực tiễn thì cần phải đặt sự vật theo
khuynh hướng đi lên của nó. Phải nhận thức được tính quanh co, phức tạp trong quá trình phát triển
(tức là phải có quan điểm lịch sự cụ thể trong nhận thức và giải quyết các vấn đề của thực tiễn, phù hợp
với tính chất phong phú, đa dạng phức tạp của nó).

- Còn phải biết phân chia các quá trình phát triển của sự vật thành những giai đoạn. Trên cơ sở này, tìm
ra phương pháp nhận thức và những cách tác động phù hợp nhằm thúc đẩy sự vật tiến triển nhanh hơn
hoặc là kìm hãm sự phát triển của nó tùy thuộc vào sự phát triển đó có lợi hay là có hại đối với đời sống
của con người

You might also like