You are on page 1of 22

Câu 1: Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “ Thống nhất giữa lí luận và thực tiễn là một

nguyên tắc căn bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin. Thực tiễn không có lí luận hướng dẫn
thì thành thực tiễn mù quán. Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông.”

Từ lí luận của triết học Mác-Lênin:

a) Hãy phân tích vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.

*Thực tiến: là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải
biến thế giới khách quan.

Đó là những hoạt động vật chất - cảm tính của con người hay nói khác đi là những hoạt động vật chất mà
con người cảm giác được, quan sát được, trực quan được. Hoạt động vật chất - cảm tính là những hoạt động
mà con người phải sử dụng lực lượng vật chất, công cụ vật chất tác động vào các đối tượng vật chất để biến
đổi chúng; trên cơ sở đó, con người làm biến đổi thế giới khách quan và biến đổi chính bản thân mình.

Thực tiễn là hoạt động chỉ diễn ra trong xã hội, với sự tham gia đông đảo của mọi người, luôn bị giới hạn
bởi những điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể và cũng trải qua các giai đoạn lịch sử phát triển cụ thể. Do vậy,
thực tiễn là những hoạt động mang tính lịch sử - xã hội của con người.

Thực tiễn là hoạt động có tính mục đích nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội để phục vụ con người. Nói tới thực
tiễn là nói tới hoạt động có tính tự giác cao của con người, khác hẳn với hoạt động chỉ dựa vào bản năng, thụ
động của động vật.

-Ví dụ về Thực tiễn: hoạt động gặt lúa của nông dân sử dụng liềm, máy gặt tác động vào cây lúa để thu
hoạch thóc lấy gạo để ăn; hay hoạt động lao động của các công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp tác động
vào máy móc trên các loại vải, da,.. để tạo ra sản phẩm tiêu dùng như quần áo, giày dép phục vụ đời sống
con người…và Hoạt động bầu cử đại biểu Quốc hội, tiến hành Đại hội Đoàn Thanh niên trường học, Hội
nghị công đoàn.

*Nhận thức: Quá trình nhận thức giúp cho chúng ta phản ánh bản thân các sự vật, hiện tượng trong hiện
thực khách quan – những khách thể tác động vào con người trong quá trình hoạt động của họ. Nhờ nhận
thức mà con người có xúc cảm, tình cảm, đặt ra được mục đích và dựa vào đó mà hành động. Như vậy, quá
trình nhận thức xuất phát từ hành động, làm tiền đề cho các quá trình tâm lý khác. Đồng thời tính chân thực
của quá trình nhận thức cũng được kiểm nghiệm qua hành động: hành động có kết quả chứng tỏ chúng ta
phản ánh đúng hành động, không có kết quả chứng tỏ ta phản ánh sai. Nhờ quá trình nhận thức, chúng ta
không chỉ phản ánh hiện thực xung quanh ta, mà cả hiện thực của bản thân ta nữa, không chỉ phản ánh cái
bên ngoài mà cả cái bản chất bên trong, không chỉ phản ánh cái hiện tại mà cả cái đã qua và cả cái sẽ tới, cái
quy luật phát triển của hiện thực nữa. 
*Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:

-Thứ nhất: Thực tiễn là cơ sở, mục đích, là động lực chủ yếu và trực tiếp của nhận thức

+ Thực tiễn là cơ sở của nhận thức:

Điều này có nghĩa là thực tiễn cung cấp tài liệu cho nhận thức, cho lý luận. Mọi tri thức dù trực tiếp hay gián
tiếp đối với người này hay người kia, thế hệ nay hay thế hệ khác, ở trình độ kinh nghiệm hay lý luận, xét đến
cùng đều bắt nguồn từ thực tiễn.

Bằng hoạt động thực tiễn, con người tác động vào thế giới, buộc thế giới phải bộc lộ những thuộc tính,
những tính quy luật để cho con người nhận thức chúng.

Sở dĩ như vậy, bởi con người quan hệ với hế giới không phải bắt đầu bằng lý luận mà bằng thực tiễn. Chính
từ trong quá trình hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới mà nhận thức ở con người được hình thành và phát
triển.

Ban đầu, con người thu nhận những tài liệu cảm tính. Sau đó, con người tiến hành so sánh, phân tích, tổng
hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa… để phản ánh bản chất, quy luật vận động của các sự vật, hiện tượng
trong thế giới, từ đó xây dựng thành các khoa học, lý luận.

+ Thực tiễn là mục đích của nhận thức:

Thực tiễn là mục đích của nhận thức vì nhận thức dù về vấn đề khía cạnh hay ở lĩnh vực gì đi chăng nữa thì
cũng phải quay về phục vụ thực tiễn. Nhận thức mà không phục vụ thực tiễn thì không phải là “nhận thức”
theo đúng nghĩa.

Do vậy, kết quả nhận thức phải hướng dẫn chỉ đạo thực tiễn. Lý luận, khoa học chỉ có ý nghĩa thực sự khi
chúng được vận dụng vào thực tiễn, cải tạo thực tiễn.

+ Thực tiễn là động lực chủ yếu và trực tiếp của nhận thức.

Thực tiễn là động lực chủ yếu và trực tiếp của nhận thức là thực tiễn cung cấp năng lượng nhiều nhất, nhanh
chóng nhất giúp con người nhận thức ngày càng toàn diện và sâu sắc về thế giới.

Trong quá trình hoạt động thực tiễn làm biến đổi thế giới, con người cũng biến đổi luôn cả bản thân mình,
phát triển năng lực thể chất, trí tuệ của mình. Nhờ đó, con người ngày càng đi sâu vào nhận thức thế giới,
khám phá những bí mật của thế giới, làm phong phú và sâu sắc tri thức của mình về thế giới.

Thực tiễn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển của nhận thức. Nhu cầu thực tiễn đòi hỏi phải
có tri thức mới, phải tổng kết kinh nghiệm, khái quát lý luận, nó thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các
ngành khoa học. Khoa học ra đời chính vì chúng cần thiết cho hoạt động thực tiễn của con người.

Thứ hai: Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý


Theo các nhà kinh điển của triết học Mác – Lênin đã khẳng định: vấn đề tìm hiểu xem tư duy con người có
thể đạt tới chân lý khách quan hay không hoàn toàn không phải là một vấn đề lý luận, mà là một vấn đề thực
tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý.

Tất nhiên, nhận thức khoa học có tiêu chuẩn riêng, đó là tiêu chuẩn logic nhưng tiêu chuẩn logic không thể
thay thế cho tiêu chuẩn thực tiễn và xét đến cùng nó cũng phụ thuộc vào tiêu chuẩn thực tiễn.

Chúng ta cần phải hiểu thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý một cách biện chứng. Tiêu chuẩn này vừa có tính
tuyệt đối, vừa có tính tương đối:

+ Tiêu chuẩn thực tiễn có tính tuyệt đối vì thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan để kiểm nghiệm chân lý. Thực
tiễn ở mỗi giai đoạn lịch sử có thể xác nhận được chân lý.

+ Tiêu chuẩn thực tiễn có cả tính tương đối vì thực tiễn không đứng nguyên một chỗ mà luôn biến đổi và
phát triển. Thực tiễn là một quá trình và được thực hiện bởi con người nên không tránh khỏi có cả yếu tố chủ
quan.

Tiêu chuẩn thực tiễn không cho phép biến những tri thức của con người thành những chân lý tuyệt đích cuối
cùng. Trong quá trình phát triển của thực tiễn và nhận thức, những tri thức đạt được trước kia và hiện nay
vẫn phải thường xuyên chịu kiểm nghiệm bởi thực tiễn tiếp theo, tiếp tục được thực tiễn bổ sung, điều chỉnh,
sửa chữa và phát triển hoàn thiện hơn.

b) Vận dụng để giải quyết vấn đề của bản thân sinh viên.

Qua việc làm rõ thực tiễn là gì và phân tích vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, ta rút ra quan điểm thực
tiễn.

– Quan điểm này yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, đi sâu vào thực
tiễn, phải coi trọng tổng kết thực tiễn.

Ví dụ:

+ Nghiên cứu cây lúa phải bám sát quá trình gieo mạ và tiến trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa trực
tiếp trên cánh đồng, đồng thời kết hợp với những tri thức đã có về cây lúa trong những tài liệu chuyên
ngành. Ta không thể nghiên cứu về cây lúa chỉ bằng việc đọc sách, báo, tài liệu.

+ Nghiên cứu về cách mạng xã hội thì cũng không thể chỉ dựa vào sách, báo, tài liệu, mà cần phải có cả quá
trình tiếp xúc, tìm hiểu đời sống của các giai cấp, tầng lớp…

– Nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học phải đi đôi với hành. Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn tới các
sai lầm của bệnh chủ quan, giáo điều, máy móc, quan liêu.
Câu 2: “Trong mọi thời đại, những tư tưởng của giai cấp thống trị là những tư tưởng
thống trị. Điều đó có nghĩa là giai cấp nào là lực lượng vật chất thống trị trong xã hội
thì cũng là lực lượng tinh thần thống trị xã hội”. Hãy:

a) Phân tích quy luật quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kết thúc thượng tầng.

– Cơ sở hạ tầng (CSHT): là toàn bộ những quan hệ sản xuất (QHSX) hợp thành cơ cấu kinh tế của một hình
thái kinh tế- xã hội nhất định.

Khái niệm CSHT phản ánh chức năng xã hội của các QHSX với tư cách là cơ sở kinh tế của các hiện tượng
xã hội. CSHT của một xã hội cụ thể bao gồm những CSHT thống trị, những QHSX tàn dư của xã hội trước
và những QHSX là mầm mống của xã hội sau. Trong một CSHT có nhiều thành phần kinh tế, nhiều QHSX
thì kiểu QHSX thống trị bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo, chi phối các thành phần kinh tế và các kiểu
QHSX khác; nó quy định và tác động trực tiếp đến xu hướng chung của toàn bộ đời sống kinh tế xã hội.
Trong xã hội có đối kháng giai cấp, tính giai cấp của cơ sở hạ tầng là do kiểu QHSX thống trị quy định. Tính
chất đối kháng giai cấp và sự xung đột giai cấp và sự xung đột giai cấp bắt nguồn từ ngay trong CSHT.

– Kiến trúc thượng tầng (KTTT): là toàn bộ những quan điểm tư tưởng xã hội, những thiết chế tương ứng và
những quan hệ nội tại của thượng tầng hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.

KTTT của xã hội có đối kháng giai cấp bao gồm: hệ tư tưởng và thể chế giai cấp thống trị, tàn dư của các
quan điểm của xã hội trước để lại; quan điểm và tổ chức của các giai cấp trung gian. Tính chất hệ tư tưởng
của giai cấp thống trị quyết định tính chất cơ bản của KTTT trong một hình thái xã hội nhất định. Trong đó
bộ phận mạnh nhất của KTTT là nhà nước- công cụ của giai cấp thống trị tiêu biểu cho chế độ xã hội về mặt
chính trị, pháp lý. Chính  nhờ có nhà nước mà tư tưởng của giai cấp thống trị mới thống trị được toàn bộ đời
sống xã hội.

*Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng:

Mỗi hình thái kinh tế-xã hội có cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của nó. Do đó, cơ sở hạ tầng và kiến
trúc thượng tầng mang tính lịch sử cụ thể, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó cơ sở
hạ tầng giữ vai trò quyết định.

-Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng:

Cơ sở hạ tầng nào sinh ra kiến trúc thượng tầng ấy. Giai cấp nào chiếm địa vị thống trị về kinh tế thì cũng
chiếm địa vị thống trị trong đời sống tinh thần. Quan hệ sản xuất nào thống trị thì tạo ra kiến trúc thượng
tầng chính trị tương ứng. Mâu thuẫn trong lĩnh vực kinh tế quyết định tính chất mâu thuẫn trong lĩnh vực tư
tưởng.

Do đặc điểm nói trên, bất kỳ hiện tượng nào thuộc kiến trúc thượng tầng: nhà nước, pháp luật, đảng phái
chính trị, triết học, đạo đức,.. đều không thể giải thích từ chính nó, bởi vì, chúng đều trực tiếp hoặc gián tiếp
phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng và do cơ sở hạ tầng quyết định.

Những biến đổi căn bản trong cơ sở hạ tầng sớm hay muộn sẽ dẫn đến sự biến đổi căn bản trong kiến trúc
thượng tầng. Sự biến đổi đó diễn ra trong từng hình thái kinh tế-xã hội và rõ rệt hơn khi chuyển từ hình thái
kinh tế-xã hội này sang hình thái kinh tế-xã hội khác. Sự biến mất của một kiến trúc thượng tầng không diễn
ra một cách nhanh chóng, có những yếu tố của kiến trúc thượng tầng cũ còn tồn tại dai dẳng sau khi cơ sở
kinh tế của nó đã bị tiêu diệt. Có những yếu tố của kiến trúc thượng tầng cũ được giai cấp cầm quyền mới sử
dụng để xây dựng kiến trúc thượng tầng mới.

Do đó, tính quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng diễn ra rất phức tạp trong quá trình
chuyển từ hình thái kinh tế-xã hội này sang hình thái kinh tế-xã hội khác.

*Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng:

Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng được thể hiện ở chức năng xã hội của
kiến trúc thượng tầng là bảo vệ, duy trì, củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng sinh ra nó, đấu tranh xóa bỏ cơ
sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng cũ.

Trong xã hội có giai cấp đối kháng, kiến trúc thượng tầng bảo đảm sự thống trị chính trị và tư tưởng của giai
cấp giữ địa vị thống trị trong kinh tế.

Trong các bộ phận của kiến trúc thượng tầng, nhà nước giữ vai trò đặc biệt quan trọng, có tác dụng to lớn
đối với cơ sở hạ tầng. Nhà nước không chỉ dựa vào hệ tư tưởng mà còn dựa vào chức năng kiểm soát xã hội
để tăng cường sức mạnh kinh tế của giai cấp thống trị. Ăngghen viết: “bạo lực (nghĩa là quyền lực nhà nước)
cũng là một lực lượng kinh tế”. Các bộ phận khác của kiến trúc thượng tầng như triết học, đạo đức, tôn giáo,
nghệ thuật cũng tác động đến cơ sở hạ tầng, nhưng thường thường phải thông qua nhà nước, pháp luật.

Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định, chỉ có kiến trúc thượng tầng tiến bộ nảy sinh trong quá trình của cơ sở
kinh tế mới – mới phản ánh nhu cầu của sự phát triển kinh tế, mới có thể thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã
hội. Nếu kiến trúc thượng tầng là sản phẩm của cơ sở kinh tế đã lỗi thời thì gây tác dụng kìm hãm sự phát
triển kinh tế-xã hội. Tất nhiên sự kìm hãm chỉ là tạm thời, sớm muộn nó sẽ bị cách mạng khắc phục.

b) Liên hệ với cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng ở Việt Nam hiện nay.
Dưới chủ nghĩa xã hội hoàn chỉnh, cơ sở hạ tầng và kiến thức thượng tầng thuần nhất và thống nhất. Vì cơ
sở hạ tầng xã hội chủ nghĩa không có tính chất đối kháng, không bao hàm những lợi ích kinh tế đối lập nhau.
Hình thức sở hữu bao trùm là sở hữu toàn dân và tập thể, hợp tác tương trợ nhau trong quá trình sản xuất,
phân phối sản phẩm theo lao động, không còn chế độ bóc lột.

Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc và triệt để, là
một giai đoạn lịch sử chuyền tiếp nó.Bởi vì, cơ sở hạ tầng mang tính chất quá độ với một kết cấu kinh tế
nhiều thành phần đan xen của nhiều loại hình kinh tế xã hội khác nhau. Còn kiến trúc thượng tầng có sự đối
kháng về tư tưởng và có sự đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản trên lĩnh vực tư tưởng văn hoá.

Bởi vậy công cuộc cải cách kinh tế và đổi mới thể chế chính trị là một quá trình mang tính cách mạng lâu
dài. Cơ sở hạ tầng thời kỳ quá độ ở nước ta bao gồm các thành phần kinh tế như: kinh tế nhà nước, kinh tế
hợp tác, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân, cùng các kiểu quan hệ sản xuất gắn
liền với hình thức sở hữu khác nhau, thậm chí đối lập nhau cùng tồn tại trong một cơ cấu kinh tế quốc dân
thống nhất

Kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa phản ánh cơ sở hạ tầng của xã hội chủ nghĩa, vì vậy mà có sự thống
trị về chính trị và tinh thần Nhà nước phải thực hiện biện pháp kinh tế có vai trò quan trọng nhằm từng bước
xã hội hoá nền sản xuất với hình thức và bước đi thích hợp theo hướng như : kinh tế quốc doanh được củng
cố và phát triển vươn lên giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể dưới hình thức thu hút phần lớn những người
sản xuất nhỏ trong các ngành nghề, các hình thức xí nghiệp , công ty cổ phần phát triển mạnh, kinh tế tư
nhân và gia đình phát huy được mọi tiềm năng để phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở kinh tế hợp
lý. Các thành phần đó vừa khác nhau về vai trò, chức năng, tính chất, vừa thống nhất với nhau trong một cơ
cấu kinh tế quốc dân thống nhất mà còn cạnh tranh nhau, liên kết và bổ xung cho nhau.

Để định hướng xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần kinh tế này, nhà nước phải sử dụng tổng thể các biện
pháp kinh tế hành chính và giáo dục, trong dó thì biện pháp kinh tế là quan trọng nhất nhằm từng bước xã
hội hóa nền sản xuất với hình thức và thích hợp theo hướng kinh tế quốc doanh được củng cố và phát triển
vươn lên giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể dưới hình thức thu hút phần lớn những người sản xuất nhỏ trong
các ngành nghề, các hình thức xí nghiệp, công ty cổ phần phát triển mạnh, kinh tế tư nhân và gia đình phát
huy được mọi tiềm năng để phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng kinh tế hợp lý.

Về kiến trúc thượng tầng, Đảng ta khẳng định: Lấy chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim
chỉ nam cho mọi hành động của toàn Đảng, toàn dân ta. Nội dung cốt lõi của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng về sự giải phóng con người khỏi chế độ bóc lột thoát khỏi nỗi nhục của mình
là đi làm thuê bị đánh đập, lương ít.Trong cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội, Đảng ghi rõ : ”xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa , nhà nước của dân, do dân và vì dân, liên minh giai
cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng cộng sản lãnh đạo”.
Câu 3: Lênin cho rằng: “Cuộc sống và sự phát triển trong giới tự nhiên bao gồm cả sự
tiến hóa chậm rãi và cả những bước nhảy vọt nhanh chóng, những sự đứt đoạn trong
liên tục.” Hãy:

a) Phân tích quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay
đổi về chất và ngược lại để làm rõ luận điểm trên.

*Phạm trù về Chất: Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của các sự
vật hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính làm cho sự vật là nó, chứ không phảilà cái khác.
Như vậy khái niệm chất trả lời cho câu hỏi: Sự vật ấy là cái gì. Chất của sự vật luôn luôn gắn liền với các
thuộc tính của nó,nhưng chất và thuộc tính không đồng nhất với nhau: Thuộc tínhchỉ là một mặt, một trạng
thái, một tính chất nào đó của sự vậtđược biểu hiện ra thông quan mối quan hệ của sự vật ấy vớinhững sự
vật khác. Do đó thuộc tính có tính bộ phận, trong khiChất của sự vật là toàn bộ sự vật, là sự thống nhất của
tất cả cácthuộc tính, nên Chất có tính chỉnh thể. Thuộc tính là cái quyđịnh Chất. Tuy nhiên những thuộc tính
khác nhau quy định chấtcho sự vật một cách khác nhau, chỉ những thuộc tính cơ bản mớiquy định chất cho
sự vật và thuộc tính cơ bản cho Chất này có

khi lại là không cơ bản đối với Chất khác. (thuộc tính cơ bảnthay đổi thì Chất thay đổi: ví dụ cái cốc thủy
tinh có nhữngthuộc tính làm bằng thủy tinh, trong suốt, đáy lành, không thủng,miệng không ghồ ghề, không
sứt mẻ => cái cốc có Chất: đựngnước; có thể làm cái chặn giấy: thuộc tính cơ bản là nó nặng; cóthể úp đựng
các con vật Chất của sự vật là khách quan, tuy nhiên nó không thể tồn tạibên ngoài sự vật mà phải tồn tại
thông qua sự vật mang nó vàmột sự vật có vô vàn Chất.

*Phạm trù về Lượng: Lượng là một phạm trù triết học dùng để chỉ tínhquy định khách quan vốn có về mặt
số lượng, khối lượng, kíchthước, quy mô, nhịp điệu... của quá trình vận động phát triển củacác sự vật hiện
tượng, cũng như của các yếu tố tạo nên chúng. Như vậy khái niệm Lượng trả lời cho câu hỏi: Sự vật ấy
nhưthế nào (lớn – bé, cao – thấp...). Để xác định Lượng cho sự vật người ta thường sử dụng 2 loạichỉ số: con
số và đại lượng. Có những Lượng được xác địnhbằng con số chính xác, nhưng có những Lượng chỉ xác
địnhđược bằng một đại lượng tương đối (trên đầu ta có rất nhiều tóc– không thể đếm cụ thể là bao nhiêu; cô
ta rất đẹp; bà ấy rấtghen...). Lượng cũng có tính khách quan và sự phân biệt giữa Chất vàLượng cũng chỉ là
tương đối vì cùng một cái xét trong quan hệnày có thể là Chất, nhưng xét trong một quan hệ khác lại là
Lượng. Ví dụ: xét con số 16 có nhiều cách xác định khác nhau: tích của 2 và 8, bình phương của 4, tứ thừa
của 2, 16 tổng khác nhau..

*Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất:


Chất và Lượng luôn luôn gắn liền với nhau, không tách rời nhaubởi vì mỗi sự vật hiện tượng đều phải phải
có tính quy định về Chất lại vừa vừa có tính quy định về Lượng, nên không có Chất thiếu Lượng và ngược
lại. - Lượng có xu hướng biến đổi liên tục, nó được tích lũy dần dần.Còn Chất có xu hướng ổn định, ít thay
đổi. Do đó không phảimọi sự thay đổi về Lượng đều làm cho Chất thay đổi. KhiLượng biến đổi trong một
giới hạn nhất định nào đó thì Chất củasự vật về cơ bản vẫn giữ nguyên. Giới hạn đó gọi là độ. Ví dụ:nước ở
điều kiện thường ở 00C ->1000C nó là chất lỏng (trạngthái lỏng)... (có có độ cụ thể, có độ tương đối) Như
vậy độ lànhư là một khoảng giới hạn mà trong đó những thay đổi vềLượng chưa dẫn đến những biến đổi căn
bản về Chất. - Trong quá trình phát triển của sự vật thì Lượng phát triển trước.Sự tích lũy dần dần về lượng
đến một lúc nào đó sẽ vượt quá độcho phép, khi đó chất của sự vật sẽ thay đổi theo. Như vậy phảicó sự tích
lũy đủ về Lượng thì mới dẫn đến sự biến đổi về Chất.Điểm giới hạn mà tại đó diễn ra sự biến đổi về Chất
của sự vậtđược gọi là điểm nút. - Khi Lượng biến đổi đạt đến đến điểm nút thì quá trình biến đổivề chất sẽ
diễn ra, nhưng không diễn ra tức thời, mà nó đượcthực hiện thông qua một giai đoạn được gọi là bước nhảy.
Bướcnhảy là giai đoạn biến đổi Chất của sự vật do những thay đổi về Lượng của chất đó gây nên. Các bước
nhảy diễn ra theo nhữngquy mô và nhịp điệu khác nhau. + Theo quy mô: thì có bước nhảy cục bộ (quy mô
nhỏ), bướcnhảy toàn bộ (bước nhảy quy mô lớn). + Theo nhịp điệu: có bước nhảy đột biến (bùng nổ - diễn
ranhanh. Ví dụ phản ứng Hóa học...), bước nhảy dần dần (thờigian tương đối dài, diễn ra rất chậm. Ví dụ hạt
thóc nảy mầm,trứng nở thành gà, cải cách xã hội, thực hiện một cuộc cáchmạng, sự tiến hóa của loài người).
- Sau khi chất mới ra đời thay thế cho chất cũ thì nó sẽ tác độngtrở lại sẽ làm cho Lượng thay đổi theo. Bởi
vì tương ứng vớichất mới phải là một lượng mới, lượng nãy sẽ biến đổi với mộtquy mô, một tốc độ mới (quá
trình học tập của trẻ từ tiểu họcđến bậc cao hơn). Đây là nói sự tác động trở lại của Chất đối vớiLượng. Như
vậy cứ mỗi khi Chất thay đổi thì nó đòi hỏi Lượngcũng phải thay đổi theo.

b) Vận dụng vào trong quá trình học tập và hoạt động thực tiễn của bản thân.

Từ việc nghiên cứu quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và
ngược lại có thể rút ra một vài kết luận có ý nghĩa phương pháp luận với việc học tập và rèn luyện của sinh
viên như sau: *Sự khác nhau cơ bản giữa việc học tập ở phổ thông và Đại Học:So với học ở phổ thông thì
khối lượng kiến thức ở cấp độ Đại học tăng lên một cách đáng kể. Một ví dụ đơn giản, nếu học phổ thông thì
một môn học sẽ kéo dài trong một năm, vì thế khối lượng kiến thức được chia đều ra kiến học sinh dễ dàng
tiếp nhận hơn. Trong khi ở Đại học một môn chỉ kéo dài khoảng 8 đến 18 buổi học (từ 1 đến 2 tháng). Rõ
ràng sự tăng lên đáng kể về số lượng kiến thức sẽ khiến tân sinh viên gặp những khó khăn. Chính vì thế sinh
viên cần phải chủ động tìm hiểu và sãn sàng để thích nghi với sự thay đổi này. Không chỉ khác biệt về khối
lượng kiến thức, học đại học và phổ thông còn có sự khác biệt về sự đa dạng kiến thức. Tiếp đến là các
nhiệm vụ trong họctập, nếu học phổ thông hoạt động chủ yếu là ở trên lớp còn học đại học còn đi kiến tập,
thực tập,... Đây là cơ hội cũng nhưng cũng là thách thức cho sinh viên.. Ở đây là sự khác nhau về bản chất
chứ không chỉ là sự thay đổi về hình thức, bởi vậy có thể nới sự chuyển đổi từ phổ thông lên Đại học cũng
giống như quá trình biến đổi từ lượng thành chất. Chính vì vậy mà người sinh viên cần phải thay đổi nếp
sống mới sao cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại, phù hợp với yêu cầu của ngành giáo dục đối vớiĐại học.
Chỉ khi nào làm được như vậy sinh viên mới hy vọng đạt được những thành tích rực rỡ trong quá rình học
tập và nghiên cứu của mình.* Từng bước tích lũy kiến thức một cách chính xác, đầy đủ:Như chúng ta đã
biết, sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diến ra bằng cách tích lũy dần dần về lượng đến một
giới hạn nhất định, thực hiện bước nhảy để chuyển về chất và việc học tập của sinh viên cũng không nằm
ngoài điều đóĐể có một tầm bằng Đại học chúng ta cần phải tích lũy đủ số lượng cáctín chỉ của các môn
học.Như vậy có thể coi học tập là quá trình tích lũy về lượng mà điểm nút là các kỳ thi, thi cử là bước nhảy
và điểm số xác định quá trình tích lũy kiến thức đã đủ dẫn tới sự chuyển hóa về chất hay chưa. Do đó, trong
hoạt động nhận thức,học tập của sinh viên phải biết từng bước tích lũy về lượng ( tri thức) làm biến đổi về
chất (kết quả học tập) theo quy luật. Cần học tập đều đặn hạng ngày để chất được thấm sâu vào mỗi sinh
viên. Tránh gặp gấp rút mỗi khi sắp đến kỳ thi, như vậy là thiếukinh nghiệm nhận thức được trong quá trình
học tập. Tránh tư tưởng chủ quan, nóng vội trong học tập và trong hoạt động thực tiễn hàng ngày.Hàng ngày
mỗi tân sinh viên vẫn đến trường để học tập, tiếp thunhững kiến thức mới và lượng kiến thức ngày một
nhiều, nhưng chưa thể ra trường để làm việc ngay được vì kiến thức mỗi sinh viên chưa tích lũy đầy đủ,
chưa đảm bảo để ta làm việc. Nhưng nếu qua 4 năm mỗi sinh viên học tập và rèn luyện chăm chỉ để ích lũy
kiến thức, tích lũy kinh nghiệm qua thầy cô, qua những lần đi thực tập...(lượng) và tốt nghiệp Đại học đạt
kết quả cao, đảm bảo về chuyên môn cho mỗi sinh viên ra trường làm việc. Nói cách khác chất đã thay đổi
và biến đổi sang chất mới.* Sinh viên phải tự học tập và rèn luyện tính tích cực, tự chủ,nghiêm túc, trung
thực.Trong thực tiễn đời sống của con người, muốn có sự thay đổi về chất, cần có sự tích lũy về lượng, sự
tích lũy ấy là do tự bản thânmỗi chúng ta phấn đấu, đánh đổi bằng sức lao động mà có được,chứ không nhờ
vào một sự giúp đỡ nào khác. Để làm rõ ý kiến trên, chúng ta cùng suy ngẫm về câu chuyện ngụ ngôn sau:
“Mộtngười nọ tìm thấy cái kén của con bướm. Anh ta nhận thấy cái kén này bắt đầu được cắn rách, sâu
bướm bắt đầu bò ra.Quan sátmột hồi lâu, anh thấy con sâu bướm cố hết lách thân mình qua lỗhổng mà
không được. Động lòng thương, anh ta lấy kéo cắt vết rách của cái kén để sâu bướm ta vượt ra ngoài đễ
dàng. Khi sâu bướm ra khỏi kén, thì thân hình lớn ra nhưng đôi cánh thì nhỏ lại. Người nọ cố chờ xem con
bướm có thể phát triển thêm rakhông? Mong rằng đôi cánh kia có thể nở rộng thêm để đủ sức bay đi.Than
ôi! Vô ích! Con bướm đã trọn đời tàn tật, lê lết với cái cánh nhỏ bé không thể bay đi được”. Người nọ vì
lòng thương mà hấp tấp làm hỏng cuộc đời của con bướm. anh khôngbiết luật của tạo hóa bắt buộc con sâu
bướm phải tự phấn đấu để vượt qua khỏi lỗ nhỏ của cái kén. Trong lúc phấn đấu đó, huyết mạch sẽ được
luân lưu từ thân mình cho đến đôi cánh và sau khi vượt ra khỏi cái kén, bướm ta mới có đủ sức vươn đôi
cánh lớn ra mà bay bổng.Hãy trở lại với việc học tập và rèn luyện của sinh viên. Trong một kỳ thi, nếu có
sinh viên gian lận để một kết quả tốt thì chẳng khác gì con sâu bướm bé nhỏ tội nghiệp kia. Bằng gian lận,
ta có thể qua được kỳ thi, nhưng về bản chất thì vẫn chưa cóđược biến đổi nào về chất, khi học những kiến
thức sâu hơn, khóhơn chắc chắn ta sẽ không tiếp thu được, không đáp ứng được yêu cầu công việc sau này
và nếu ta giúp đỡ bạn bè theo theo cách của anh chàng trong câu chuyện kia thì không khác gì chúng ta đang
hại họ.*Rèn luyện ý thức học tập của sinh viên:Ngạn ngữ Trung quốc có câu” Gieo hành vi gặt thói quen,
gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách găp số phận” câu nói đó có ý nghĩa triết học của nó. Đó là quy
luật lượng- chất trong triếthọc, rõ ràng là, những thói quen mà chúng ta đang có được hình thành từ sự tích
lũy của nhiều hành vi được lặp đi lặp lại trong cuộc sống hàng ngày, nhiều thói hư như thế đến lượt nó lại
quyếtđịnh đến tính cách của chúng ta,và số phận của mỗi con người phụ thuộc vào tính cách của họ. Khi tích
lũy hành vi (lượng) dầndần sẽ tạo nên thói quen (chất), sinh viên cần rèn luyện cho mình tính chăm chỉ, tự
chủ năng động trong quá trìnhhọc tập, tích lũy tri thức giản đơn nhất từ những thói quen hàng ngày.Trong
cuộc sống cũng như trong quá trình học tập sinh viên phải rèn luyện hàng ngày để hình thành những thói
quen học tập, rèn luyện tốt, như:phải biết tiết kiệm thời gian,làm việc nghiêm túc và khoa học,....tích lũy
nhiều thói quen như vậy sẽ góp phần hình thành nên tính cách, giúp chúng ta thành công trong học tập cũng
như trong cuộc sống.*Sự phát triển bền vững của tập thể phụ thuộc vào bản thân mỗi sinh viên.Một tập thể
bao gồm nhiều cá nhân. Mỗi cá nhân có phẩm chất tốt (lượng) sẽ góp phần tạo nên “chất” tốt cho tập thể đó.
Một lớp học tập tốt, nếu trong lớp có nhiều cá nhân có ý thức học tập tốt, luôn cố gắng để phấn đấu đạt được
thành tích cao. Một lớp đoàn kết nếu các cá nhân luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Có thể nói uy tín, thành
tích của một lớp phụ thuộc vào sự phấn đấu nỗ lực của mỗi sinh viên.Tóm lại, việc vận dụng nội dung quy
luật về mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất cũng như ý nghĩa phương pháp luận của nó có vai trò to
lớn trong việc học tập và rèn luyện của sinh viên trường Đại học hiện nay. Lượng và chất là hai mặt thống
nhất biện chứng của sự vật, chỉ khi nào lượng được tích lũy tới một độ nhất đinh mới làm thay đổi về chất,
do đó trong hoạt động nhận thức, hoạt động học tập của sinh viên phải tích lũy dần về lượng và đồng thời
phải biết thực hiện và thực hiện kịp thời những bước nhảy khi có điều kiện chín muồi để biến đổi về chất.
Những việc làm vĩ đại của con, bao giờ cũng tổng hợp những việc làm bình thường, vì vậy mỗi sinh viên
phải luôn tích cực học tập, chủ động trong công việc học tập và rèn luyện của mình cả đức và tài, để trở
thành một con người phát triển toàn diện, tránh tư tưởng chủ quan, nóng vội mà không chịu tích lũy về kiến
thức (lượng). Cũng như trong hoạt động của mình ông cha thường có câu: “tích tiểu thành đại”, “năng nhặt,
chặt bị”...

Câu 4: Nêu đặc trưng cở bản của nhà nước theo quan điểm Chủ nghĩa Mác-Lênin phân
tích đặc trưng của nhà nước pháp quyền Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ? Làm thế nào
để xây dựng nhà nước pháp quyền Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ngày càng vững mạnh
hơn khi thực trạng tham nhũng ở nước ta đang diễn ra phổ biến như hiện nay.

*Những đặc trưng cơ bản của Nhà nước theo quan điểm Chủ nghĩa Mác-Lênin
-Đặc trưng thứ nhất: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

Đây là đặc trưng tổng quát nhất chi phối các đặc trưng khác, bởi nó thể hiện mục tiêu của CNXH ở Việt
Nam. Ở nước ta, tính ưu việt của CNXH phải được biểu hiện cụ thể thiết thực, trên cơ sở kế thừa quan điểm
Mác - Lênin về mục tiêu của CNXH, đồng thời vận dụng sáng tạo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân giàu, nước mạnh..., là công bằng, hợp lý, mọi người đều được hưởng
quyền tự do, dân chủ được sống cuộc đời hạnh phúc...

Tính ưu việt của CNXH mà nhân dân ta đang xây dựng phải hướng tới việc hiện thực hóa đầy đủ, đồng bộ
hệ mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Tư tưởng xuyên suốt của cách mạng Việt
Nam là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Đối với dân tộc Việt Nam, chỉ có CNXH mới bảo đảm cho dân
giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh thật sự. Đây là khát vọng tha thiết của toàn thể nhân dân
Việt Nam sau khi đất nước giành được độc lập và thống nhất Tổ quốc.

Nói đến tính ưu việt của đặc trưng này, không thể không so sánh về mặt bản chất của xã hội XHCN mà nhân
dân ta đang xây dựng với các xã hội đã từng tồn tại trước đây ở Việt Nam nói riêng và với chủ nghĩa tư bản
nói chung. Trước năm 1945, ở Việt Nam chưa hề có và chưa thể có các giá trị dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh. Đó là một thực tế hiển nhiên mà mỗi người đều nhận biết. Trong Dự thảo Cương
lĩnh (bổ sung và phát triển), Đảng ta đã có đánh giá đúng đắn, khách quan về CNTB: “Hiện tại, chủ nghĩa tư
bản còn tiềm năng phát triển, nhưng về bản chất vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công”.

Nhân dân ta đã từng chứng kiến bản chất áp bức, bóc lột, bất công, tàn bạo của chủ nghĩa tư bản trong thời
gian dài bị chủ nghĩa thực dân, đế quốc xâm lăng, đô hộ. CNXH phải xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, khuyến
khích mọi người dân làm giàu chính đáng để tất cả cùng giàu có. Đó cũng là tiền đề để đất nước giàu mạnh
thật sự trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh, quốc phòng. CNXH mà nhân dân ta
đang xây dựng là quá trình dân chủ hóa, phát huy mọi quyền dân chủ của nhân dân, đồng thời hướng tới
những giá trị công bằng cho mọi tầng lớp, mọi người dân, xây dựng xã hội Việt Nam thành một xã hội văn
minh, hiện đại.

-Đặc trưng thứ hai: do dân làm chủ

Tính ưu việt của CNXH mà nhân dân ta đang xây dựng thể hiện ở bản chất ưu việt về chính trị của chế độ
dân chủ XHCN trên cơ sở kế thừa giá trị quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin: sự nghiệp cách mạng là của
quần chúng; kế thừa những giá trị trong tư tưởng truyền thống của dân tộc Việt Nam, tư tưởng dân là gốc.
Đặc biệt, đã thể hiện quan điểm về dân chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: dân chủ tức dân là chủ, dân làm chủ.

Tính ưu việt của CNXH trong đặc trưng vừa nêu còn được thể hiện trong nhận thức của Đảng ta về việc
từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN gắn liền với việc bảo đảm tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về
nhân dân (nhân dân là chủ thể của mọi quyền lực).
Nhân dân (bao gồm đông đảo các giai cấp, tầng lớp dân cư, các dân tộc, tôn giáo...) làm chủ thông qua các
hình thức dân chủ gián tiếp và dân chủ trực tiếp, thông qua việc thực hiện các Quy chế dân chủ và Pháp lệnh
dân chủ ở cơ sở... cũng đã thể hiện tính ưu việt về chế độ chính trị của CNXH mà nhân dân ta đang xây
dựng.

Tính ưu việt của CNXH tự bản thân nó đã đòi hỏi phải phát huy dân chủ cao độ, gắn với tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của nhân dân trong tham gia xây dựng, quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội. V.I.Lênin
từng nêu quan niệm: CNXH không phải là sản phẩm được tạo ra từ những sắc lệnh từ trên ban xuống. Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu
quyền lợi đều của dân...

Tính ưu việt của chế độ dân chủ XHCN thể hiện cụ thể, thiết thực ở Việt Nam hiện nay là một chế độ xã hội
do nhân dân làm chủ. Tính ưu việt này đã, đang, sẽ biểu hiện thông qua quá trình đổi mới và dân chủ hóa ở
Việt Nam.

-Đặc trưng thứ ba: có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại là chế độ công
hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.

Đây là đặc trưng thể hiện tính ưu việt trên lĩnh vực kinh tế của CNXH mà nhân dân ta đang xây dựng so với
các chế độ xã hội khác.

Về lực lượng sản xuất của xã hội XHCN mà nhân dân ta đang xây dựng không thể là cái gì khác ngoài lực
lượng sản xuất hiện đại với khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, gắn với phát triển kinh tế tri thức. Về
quan hệ sản xuất không thể không tính đến yếu tố quan trọng hàng đầu là chế độ sở hữu. Trong thời kỳ quá
độ lên CNXH việc xác định chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu thể hiện tính ưu việt của CNXH
mà chúng ta đang xây dựng (đã khắc phục được tư duy cũ, giáo điều về CNXH ở Việt Nam đồng nghĩa với
chế độ công hữu là duy nhất ngay trong thời kỳ quá độ).

Một luận điểm phản ánh thành quả của đổi mới nhận thức lý luận về sự phát triển quá độ lên CNXH mà
Đảng ta đã xác định từ Đại hội IX được tuyệt đại đa số nhân dân đồng tình: “Con đường đi lên của nước ta
là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí
thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những
thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để
phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại”.

Trong xã hội tư bản, chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN giữ vai trò thống trị của quan hệ sản xuất; là cơ sở
nảy sinh những bất bình đẳng về kinh tế và áp bức về xã hội. Bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ
sản xuất TBCN, từng bước xây dựng mối quan hệ sản xuất mới dựa trên cơ sở của chế độ công hữu về các
tư liệu sản xuất chủ yếu thể hiện rõ tính ưu việt của CNXH mà nhân dân ta đang xây dựng so với chế độ
TBCN.

Quan điểm này hoàn toàn nhất quán với đặc trưng trong quan hệ sản xuất của CNXH mà chúng ta đang xây
dựng là xác lập dần từng bước chế độ công hữu.

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội phải dựa trên chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu là
một trong những yếu tố đảm bảo định hướng XHCN trong phát triển nền kinh tế thị trường với nhiều thành
phần kinh tế.

- Đặc trưng thứ tư: có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Tính ưu việt về văn hóa của CNXH mà nhân dân ta đang xây dựng thể hiện khái quát ở tính chất tiên tiến
của nền văn hóa (bao hàm những giá trị mới, tiến bộ, hiện đại, nhân văn của văn hóa nhân loại); ở việc giữ
gìn bản sắc dân tộc (những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam: chủ nghĩa yêu nước Việt
Nam, truyền thống đoàn kết và nhân ái, ý thức về độc lập, tự do, tự cường dân tộc...).

Hội nhập quốc tế đang là một xu thế lớn khách quan lôi cuốn nhiều quốc gia, khu vực tham gia. Xu thế này,
một mặt tạo cơ hội để mở rộng giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa các dân tộc, quốc gia; mặt khác làm nảy sinh
nguy cơ mai một các giá trị văn hóa truyền thống của từng dân tộc. Trong bối cảnh quốc tế mà các chế độ
chính trị - xã hội khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh; trong giao lưu, hợp tác và phát triển văn
hóa, tính ưu việt của CNXH mà chúng ta đang xây dựng phải được thể hiện không chỉ bằng việc xác định
tính ưu việt của đặc trưng về văn hóa vừa nêu, mà còn phải hiện thực hóa đặc trưng đó trên thực tế.

Xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc đòi hỏi vừa phải tiếp thu những giá trị của
tinh hoa văn hóa nhân loại, vừa phải kế thừa, phát triển bản sắc văn hóa của các tộc người Việt Nam, xây
dựng một nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng. Sự kết hợp hài hòa những giá trị tiên tiến với
những giá trị mang đậm bản sắc dân tộc thể hiện tính ưu việt của CNXH mà nhân dân ta đang xây dựng trên
lĩnh vực văn hóa, làm cho văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển.

- Đặc trưng thứ năm: con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn
diện

Tính ưu việt của CNXH mà nhân dân ta đang xây dựng không chỉ được thể hiện trong đặc trưng tổng quát
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mà còn được thể hiện qua đặc trưng về con người
trong xã hội XHCN. Về phương diện con người, CNXH đồng nghĩa với chủ nghĩa nhân văn, nhân đạo: tất
cả vì con người, cho con người và phát triển con người toàn diện. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Muốn
xây dựng CNXH thì phải có con người XHCN. Để có con người XHCN phải xác định và hiện thực hóa hệ
giá trị phản ánh nhu cầu chính đáng của con người trong xã hội XHCN mà nhân dân ta đang xây dựng.

Vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về con người trong xã hội
XHCN, Dự thảo Cương lĩnh (bổ sung và phát triển) đã xác định hệ giá trị phản ánh nhu cầu, nguyện vọng
thiết thực của con người Việt Nam hiện nay là: có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát
triển toàn diện cá nhân. Tính ưu việt của CNXH thể hiện trong đặc trưng này là quan điểm nhân văn, vì con
người, chăm lo xây dựng con người, phát triển toàn diện con người (đức, trí thể, mỹ) của Đảng và Nhà nước
ta.

Trong những động lực để xây dựng thành công CNXH trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta xác định một động lực
rất quan trọng là giải quyết hài hòa các lợi ích cá nhân, tập thể và toàn xã hội. Lợi ích thiết thân mà mỗi con
người Việt Nam hiện nay mong đợi phản ảnh nhu cầu về đời sống vật chất, đời sống tinh thần và nhu cầu
phát triển con người toàn diện. Giải quyết hài hòa các lợi ích, bảo đảm nhu cầu, lợi ích chính đáng của mỗi
con người, tôn trọng và bảo vệ quyền con người là thể hiện tính ưu việt của CNXH mà nhân dân ta đang xây
dựng.

- Đặc trưng thứ sáu: các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp
nhau cùng phát triển

Đặc trưng này thể hiện tính ưu việt trong chính sách dân tộc, giải quyết đúng các quan hệ dân tộc (theo
nghĩa hẹp là quan hệ giữa các tộc người trong quốc gia ta dân tộc Việt Nam).

CNXH mà nhân dân ta đang xây dựng nhất thiết phải bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên tất cả
các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, không phân biệt dân tộc đa số hay thiểu số, về lịch sử ra đời
sớm hay muộn, trình độ phát triển cao hay thấp giữa các dân tộc. Đối lập với các chế độ áp bức bóc lột
người thường phân biệt, kỳ thị và chia rẽ các dân tộc, CNXH mà nhân dân ta đang xây dựng gắn liền với
việc xây dựng tình đoàn kết các dân tộc, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển, từng bước rút ngắn
khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc hiện nay.

Thực tiễn 25 năm đổi mới đất nước đã và đang chứng minh tính ưu việt trong chính sách dân tộc của Đảng
và Nhà nước ta, chứng minh tính ưu việt của CNXH trong giải quyết các quan hệ dân tộc ở Việt Nam. Nhờ
đó đã và đang phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, tính đồng thuận trong cộng đồng 54 dân tộc
anh em, chống lại âm mưu chia rẽ dân tộc của các thế lực thù địch.

- Đặc trưng thứ bảy: có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân do Đảng cộng sản lãnh đạo
CNXH mà nhân dân ta đang xây dựng thể hiện trong tính ưu việt của Nhà nước pháp quyền XHCN của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, thực hiện ý chí, quyền lực của nhân dân, do Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo.

Tính ưu việt của một xã hội do nhân dân làm chủ gắn bó mật thiết với tính ưu việt của Nhà nước pháp quyền
XHCN.

Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân là biểu hiện cụ thể tính ưu việt của
CNXH mà nhân dân ta đang xây dựng. Nhà nước ấy phải kế thừa những giá trị trong kiểu tổ chức nhà nước
pháp quyền và xã hội công dân với tư cách là giá trị của văn minh nhân loại vào điều kiện cụ thể của Việt
Nam hiện nay. Thành quả của công cuộc đổi mới đã giúp Đảng và Nhà nước ta xác định kiểu tổ chức và
hoạt động mang tính ưu việt của Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam là: Tổ chức và hoạt động của bộ máy
nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có sự phân công, phân cấp, đồng thời bảo đảm sự thống nhất
của trung ương. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan
trong việc thực hiện các quyền lập pháp. Trong quan hệ với Nhà nước, Đảng lãnh đạo để Nhà nước phát huy
vai trò quản lý chứ không bao biện làm thay Nhà nước. Đảng luôn luôn chịu sự giám sát của nhân dân và
hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Đảng ta đã khẳng định: Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là bộ phận của hệ thống ấy. Đảng gắn
bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây
dựng Đảng, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Tính ưu việt của CNXH mà nhân dân ta đang xây dựng thể hiện trong đặc trưng về Nhà nước pháp quyền
XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân là thành quả của việc vận dụng, phát huy sáng tạo quan điểm
của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước XHCN trong điều kiện cụ thể của Việt Nam
hiện nay.

- Đặc trưng thứ tám: có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.

CNXH mà nhân dân ta đang xây dựng không chỉ thể hiện tính ưu việt trong các lĩnh vực: kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội mà còn thể hiện trong quan hệ đối ngoại, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.

Xác định quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới là đặc trưng nhất quán trên lĩnh
vực đối ngoại của Đảng ta từ Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH năm 1991 đến
nay.

Trong điều kiện hội nhập quốc tế, đặc trưng này còn thể hiện tính ưu việt của đường lối đối ngoại độc lập, tự
chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập
quốc tế của Đảng và Nhà nước ta.
Việt Nam luôn luôn khẳng định quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân ta và nhân dân các nước trên thế
giới. Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế.

Đảng và Nhà nước ta chủ trương hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các nước, không phân biệt chế độ
chính trị - xã hội khác nhau trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật
pháp quốc tế.

Việc chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, tham gia tích cực vào các tổ chức, diễn đàn quốc tế và khu vực đã
chứng minh một cách sinh động tính ưu việt của CNXH mà nhân dân ta đang xây dựng, thể hiện trong đặc
trưng về quan hệ đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.

Câu 5: Ăng-ghen viết :”Những tiền đề và điều kiện kinh tế rốt cuộc giữ một vai trò nhất định, những
điều kiện chính trị, . . . , ngay cả truyền thống tồn tại trong đầu óc con người cũng đóng một vai trò
nhất định, tuy không phải là quyết định.” Hãy:

a) Phân tích tính độc lập tương đối của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội để làm rõ quan điểm
trên.

*Ý thức xã hội là khái niệm triết học dùng để chỉ các hình thái khác nhau của tinh thần trong đời sống xã
hội bao gồm những tư tưởng, quan điểm, tình cảm, tâm trạng, thói quen, phong tục, tập quán, truyền thống
… của cộng đồng xã hội được sinh ra trong quá trình xã hội tồn tại và phản ánh tồn tại xã hội trong từng giai
đoạn lịch sử nhất định.

Ý thức xã hội chỉ phương diện sinh hoạt tinh thần của xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại
xã hội.

Cần thấy rõ sự khác nhau tương đối giữa ý thức xã hội và ý thức cá nhân. Các ý thức cá nhân đều phản ánh
tồn tại xã hội với mức độ khác nhau. Do đó, nó không thể không mang tính xã hội. Song ý thức cá nhân
không phải lúc nào cũng thể hiện quan điểm tư tưởng, tình cảm phổ biến của cộng đồng, của một thời đại xã
hội nhất định.

Ý thức xã hội và ý thức cá nhân tồn tại trong mối liên hệ hữu cơ, biện chứng với nhau, thâm nhập vào nhau
và làm phong phú nhau.

*Tồn tại xã hội: là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội. Tồn tại xã
hội của con người là thực tại xã hội khách quan, là một kiểu vật chất xã hội, là các quan hệ xã hội vật chất
được ý thức xã hội phản ánh. Trong các quan hệ xã hội vật chất ấy thì quan hệ giữa con người với giới tự
nhiên và quan hệ con người với con người là những quan hệ cơ bản nhất.

=>Tồn tại xã hội bao gốm các yếu tố cơ bản là phương thức sản xuất vật chất, điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh
địa lý, dân số và mật độ dân số, v.v., trong đó phương thức sản xuất vật chất là yếu tố cơ bản nhất. Với
khẳng định nêu trên C.Mác đã khắc phục triệt để chủ nghĩa duy tâm, xây dụng quan điểm duy vật lịch sử về
mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, về vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã
hội. Tương tự như vậy, trước đó trong Hệ tư tưởng Đức, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đi đến kết luận rằng, toàn
bộ gốc rễ của sự phát triển xã hội loài người, kể cả ý thức của con người, đều nằm trong và bị quy định bởi
sự phát triển của các điều kiện kinh tế - xã hội, nghĩa là “không phải ý thức quyết định đời sống mà chính
đời sống quyết định ý thức”, “do đó ngay từ đầu, ý thức đã là một sản phẩm xã hội, và vẫn là như vậy chừng
nào con người còn tồn tại”. Đây chính là điểm cốt lõi của nguyên lý tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội.

Tồn tại xã hội không chỉ quyết định sự hình thành của ý thức xã hội mà còn quyết định cả nội dung và hình
thức biểu diễn của nó. Mỗi yếu tố của tồn tại xã hội có thể được các hình thái ý thức xã hội khác nhau phản
ánh từ các góc độ khác nhau theo những cách thức khác nhau. Tuy nhiên, đến lượt mình, các hình thái ý
thức này cũng sẽ tác động, ảnh hưởng ngược trở lại tồn tại xã hội. Đó chính là tính độc lập tương đối của ý
thức xã hội.

b) Liên hệ với vai trò của bản thân trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc Việt Nam giai đoạn phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay.

Trước hết chúng ta phải nhìn nhận lại những hạn chế hiện vẫn còn hiện hiễn ở nước ta hiện nay: Quá trình
hội nhập quốc tế đã có những tác động nhất định, làm thay đổi phương thức tư duy, lối sống của sinh viên
theo hướng hiện đại và tích cực, chủ động hơn. Sinh viên nước ta biết thêm nhiều hơn về phong tục, tập
quán, văn hóa và con người của các quốc gia trên thế giới. Có điều kiện khám phá thế giới, tiếp thu và làm
chủ các tiến bộ khoa học -kỹ thuật hiện đại, tri thức mới...

Bên cạnh đó, cũng có những hạn chế cần được nhìn nhận và điều chỉnh kịp thời, như: Một bộ phận sinh viên
xa rời truyền thống, lịch sử, văn hóa của dân tộc. Không ít người có thái độ ứng xử, biểu hiện tình cảm thái
quá trong các hoạt động giải trí, văn hóa, nghệ thuật; lãng quên, thờ ơ đối với dòng nhạc dân ca, dòng nhạc
cách mạng, truyền thống. Bên cạnh đó, chúng ta thấy một hiện tượng đáng báo động của giới trẻ nói chung
và sinh viên nói riêng trong việc hội nhập, tiếp thu văn hóa thế giới, du nhập những hoạt động văn hóa tiêu
cực, không phù hợp thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Không ít sinh viên đang ngày đêm cuốn vào các trò
chơi điện tử, online mang nặng tính bạo lực, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thời gian học tập. Có những người
say mê với các ấn phẩm, văn hóa phẩm không lành mạnh, độc hại, dẫn đến những hành động suy đồi đạo
đức, vi phạm pháp luật.

Bên cạnh đó, những biểu hiện sai lệch của những người mà giới trẻ coi là thần tượng như ca sĩ, diễn viên
điện ảnh...

cũng ảnh hưởng không nhỏ đến lối sống của một số sinh viên hiện nay. Ngoài ra, ngôn ngữ dùng trong
những cuộc trò chuyện trên các trang mạng xã hội hay tin nhắn cũng bị một bộ phận học sinh, sinh viên
"biến tấu" với những từ ngữ khó hiểu, thậm chí dung tục và sử dụng một cách tràn lan, khó chấp nhận,
không còn giữ được sự trong sáng của tiếng Việt.

Thậm chí, có những từ ngữ bị dùng sai bản chất với ngụ ý không lành mạnh.

Những thực trạng nêu trên xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và những nguyên nhân chủ quan.
Trước hết, cần phải khẳng định, bản thân mỗi học sinh, sinh viên chưa thật sự xây dựng cho mình ý thức tự
rèn luyện, nâng cao trình độ, học hỏi kỹ năng.

Bản lĩnh, ý thức tìm hiểu còn hạn chế của sinh viên trước những loại hình hoạt động văn hóa, nghệ thuật
khác nhau cũng là một trong những nguyên nhân đáng chú ý dẫn đến những hạn chế, yếu kém của một bộ
phận bạn trẻ trong việc tham gia gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Trong thực tế cuộc sống, một số hoạt động
văn hóa, nghệ thuật không còn phù hợp với sở thích của tuổi trẻ, cho nên giới trẻ và sinh viên phải tìm đến
với những loại hình nghệ thuật du nhập từ nước ngoài. Tuy nhiên, các loại hình này lại chưa được chọn lọc
trước khi tràn lan trong xã hội. Công tác quản lý của các ban, ngành chức năng chưa thật sự có hiệu quả
trong việc khắc phục thực trạng này.

Đối với vai trò của bản thân một công dân Việt Nam, chúng ta phải đặt ra mục tiêu cho bản thân cũng
như làm rõ vai trò của bản thân nhằm quyết tâm gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa: Trước những
thách thức và khó khăn mà đất nước đang phải đối mặt, sinh viên phải tự đặt ra cho bản thân mình câu hỏi:
Là những trí thức tương lai của đất nước, mình đã, đang và sẽ làm gì để góp phần đưa đất nước phát triển,
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc?

Để trả lời được câu hỏi nêu trên, mỗi sinh viên phải tự mình phấn đấu, rèn luyện, tự trau dồi cho bản thân
những kỹ năng cần thiết, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nỗ lực rèn luyện vì lợi ích
chung của cộng đồng và vì chính sự phát triển của cá nhân. Quan trọng hơn, các bạn trẻ cần xây dựng bản
lĩnh văn hóa, sẵn sàng đấu tranh với những hoạt động, sản phẩm văn hóa không lành mạnh.

Với trách nhiệm của mình, Hội Sinh viên Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh việc giáo dục tư tưởng, đạo đức,
tác phong sống trong sinh viên và coi đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, cần thường xuyên thực hiện tốt.
Đẩy mạnh tổ chức các cuộc thi tìm hiểu liên quan lịch sử hào hùng, truyền thống văn hóa của đất nước, của
quê hương. Hơn nữa, phải chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong tổ chức các hoạt động định hướng cho sinh
viên tiếp thu những mặt tích cực, tiên tiến của văn hóa hiện đại; đồng thời khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc,
gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. Kiên quyết đấu tranh đối với những biểu hiện vô cảm; khơi
dậy tinh thần tương thân, tương ái trong tuổi trẻ.

Hội Sinh viên Việt Nam các cấp cần trở thành mái nhà chung ấm áp để sinh viên đóng góp, cống hiến trong
các phong trào Hội.

Hội Sinh viên cần tạo nhiều hơn nữa các sân chơi lành mạnh để đáp ứng nhu cầu học tập, vui chơi và giải trí
của hội viên, sinh viên. Khuyến khích và tạo mọi điều kiện để sinh viên đăng ký và tham gia nghiên cứu,
thực hiện các đề tài khoa học, trong đó chú trọng các đề tài liên quan bảo vệ, gìn giữ và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc.

Những hội viên và quan trọng hơn là những cán bộ nòng cốt của Hội phải là những người tiên phong đi đầu,
làm gương trong công tác này, chủ động xây dựng tác phong, lối sống đẹp, sống có ích... và động viên,
khuyến khích các bạn trẻ hưởng ứng. Được như vậy, vai trò của Hội Sinh viên trong việc giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc sẽ nhanh chóng được khẳng định.

Câu 6: Khi đánh giá về vai trò của Lực lượng sản xuất với với sự vận động phát triển
của xã hội Các Mác nói: “Cái cối xoay quay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa, cái
cối xoay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản Công Nghiệp.” Hãy

a) Phân tích vai trò của Lực lượng sản xuất đới với Quan hệ sản xuất.

*Lực lượng sản xuất: Trong quá trình tồn tại và phát triển, để tiến hành các hoạt động sản xuất thì con
người phải dùng những yếu tố vật chất và những yếu tố kỹ thuật nhất định, tổng thể của các nhân tố này
được gọi là lực lượng sản xuất.

Trình độ của lực lượng sản xuất biểu hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người, lực lượng sản xuất
nói lên năng lực thực tế của con người trong quá trình sản xuất để tạo nên của cải cho xã hội và đảm bảo
được sự phát triển của con người.

*Vai trò của lực lượng sản xuất: – Lực lượng sản xuất là phương tiện để tiến hành sản xuất vật chất cho xã
hội. Để thỏa mã được nhu cầu cơ bản của con người Mác thấy con người cần phải chế tạo ra công cụ lao
động, gọi bằn khái niệm rộng hơn và chính xác hơn đó là tư liệu lao động, tư liệu sản xuất, lực lượng sản
xuất.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất quyết định sự biến đổi, sự phát triển về mọi mặt của đời sống, quyết
định sự phát triển của xã hội từ thấp đến cao. Theo đó lực lượng sản xuất trở nên có ý nghĩa và thực sự rất
quan trọng.

Lực lượng sản xuất là một bộ phận cấu thành của phương thức sản xuất, là nền tảng, là cơ sở và là tiền đề
của sản xuất. Bởi lẽ nếu không có công cụ lao động thì con người sẽ không thể sản xuất để tạo ra của cải vật
chất thỏa mãn nhu cầu của con người.

Sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn tới sự phân công lao động xã hội và năng xuất lao động xã hội
tăng. Từ đó sản phẩm sản xuất ra đã có sự dư thừa, sự dư thừa này chính là một nguyên nhân dẫn tới sự ra
đời của chế độ tư hữu và xuất hiện giai cấp trong xã hội. Như vậy nguyên nhân sâu xa của sự xuất hiện giai
cấp ở trong xã hội chính là sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Nói tóm lại lực lượng sản xuất có một vai trò đặc biệt quan trọng đối với sản xuất xã hội cũng như quá trình
phát triển của lịch sự loài người. Chính vì vậy vấn đề phát triển lực lượng sản xuất cần phải được coi trọng
và đề cao trong mọi thời kỳ phát triển của xã hội.

*Quan hệ sản xuất : Quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa con người và con người trong quá trình sản xuất
vật chất. Theo một nghĩa chung nhất thì quan hệ sản xuất là một yếu tố của phương thức sản xuất, là mặt xã
hội của phương thức sản xuất. Quan hệ sản xuất là quan hệ kinh tế của một hình thái kinh tế – xã hội nhất
định. Mối quan hệ giữa con người và con người trong quan hệ sản xuất bao giờ cũng thể hiện tính chất, bản
chất của quan hệ lao động và dưới góc độ chung nhất nó thể hiện bản chất kinh tế của một hình thái kinh tế –
xã hội nhất định. Quan hệ sản xuất mang tính khách quan độc lập với ý thức của con người. Kết cấu của
quan hệ sản xuất bao gồm ba mặt quan hệ cơ bản sau:

Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất. Xét về mặt lịch sử quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất đã được thể hiện
dưới hai hình thức cơ bản, đó là sở hữu tư nhân và sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất.

Quan hệ tổ chức quản lý sản xuất. Quan hệ này hoàn toàn phụ thuộc vào quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản
xuất. Bởi vì, những chủ thể xã hội nào nắm tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội, thì họ sẽ là người nắm vai
trò tổ chức và quản lý sản xuất vật chất của xã hội.

Quan hệ phân phối sản phẩm lao động. Quan hệ này phụ thuộc vào quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất.
Bới vì, chủ thể xã hội nào nắm tư liệu sản xuất thì đồng thời họ là người có mức hưởng thụ nhiều hơn, và là
người có quyền quyết định phân phối sản phẩm vật chất của xã hội.

Trong ba mặt quan hệ của quan hệ sản xuất đều có sự tác động qua lại lẫn nhau. Nhưng quan hệ sở hữu tư
liệu sản xuất là quan hệ giữ vai trò quyết định trong quan hệ sản xuất. Đồng thời quan hệ sở hữu tư nhân và
sở hữu xã hội là sự khác nhau về bản chất và có tính chất đối lập.
*Vai trò của Lực lượng sản xuất đối với Quan hệ sản xuất: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là
hai mặt của phương thức sản xuất, chúng tồn tại không tách rời nhau, tác động qua lại lẫn nhau một cách
biện chứng, tạo thành quy luật sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất – quy luật cơ bản nhất của sự vận động, phát triển xã hội.

Tác động của lực lượng sản xuất đến quan hệ sản xuất là:

+ Sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất quyết định và làm thay đổi quan hệ sản xuất cho phù hợp
với nó. Khi một phương thức sản xuất mới ra đời, khi đó quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất.

+ Sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định làm cho quan hệ sản xuất từ chỗ phù hợp
trở thành không phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Yêu cầu khách quan của sự phát triển lực
lượng sản xuất tất yếu dẫn đến thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ
phát triển mới của lực lượng sản xuất để thúc đẩy lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển. Thay thế quan hệ
sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới cũng có nghĩa là phương thức sản xuất cũ mất đi, phương thức sản
xuất mới ra đời thay thế.

Bên cạnh đó, quan hệ sản xuất lại tác động trở lại lực lượng sản xuất như sau:

+ Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, nhưng quan hệ sản xuất cũng có tính độc lập tương đối
và tác động trở lại sự phát triển của lực lượng sản xuất.

+ Quan hệ sản xuất quy định mục đích, cách thức của sản xuất, phân phối. Do đó nó trực tiếp ảnh hưởng đến
thái độ của người lao động, năng suất, chất lượng, hiệu quả của quá trình sản xuất và cải tiến công cụ lao
động.Sự tác động của quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất diễn ra theo hai hướng, hoặc là tích cực, thúc
đẩy lực lượng sản xuất phát triển khi nó phù hợp hoặc tiêu cực, kìm hãm lực lượng sản xuất khi nó không
phù hợp.

b) Vận dụng vào thực tiễn phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam trong quá trình
hội nhập quốc tế hiện nay.

Nâng cao trình độ người lao động bằng cách phát triển giáo dục đào tạo đặc biệt là đào tạo nghề. Nâng cao
chất lượng hiệu quả giáo dục đào tạo nghề, nhằm đẩy mạnh phát triển nguồn lao động cả về số lượng và chất
lượng.

Hoàn thiện cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để hoàn thiện quan hệ sản xuất.
Tăng cường những bước cơ bản về cơ sở vật chất cho khoa học – công nghệ, tập trung xây dựng một số
phòng thí nghiệm đạt trình độ tiên tiến trong khu vực trên các lĩnh vực công nghệ trọng điểm như công nghệ
thông tin, công nghệ sinh học, hóa dầu….

Về quản lý, trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải có sự quản lý của Nhà nước xã hội
chủ nghĩa. Nhà nước xã hội chủ nghĩa quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, chiến lược, kế hoạch, chính sách
đồng thời sử dụng cơ chế thị trường, các hình thức kinh tế và phương pháp quản lý kinh tế thị trường để kích
thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất, phát huy tính tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực.

Thực tiễn cho thấy con đường chúng ta đang đi là đúng đắn và đạt nhiều thành tựu quan trọng, vượt qua
nhiều giai đoạn lịch sử nhạy cảm. Về con đường và cách thức đi lên xã hội chủ nghĩa ở nước ta có nhiều vấn
đề được làm sáng tỏ nhưng cũng có nhiều vấn đề cần phải phát triển thêm. Có thể nói việc xây dựng và hoàn
thiện quan hệ sản xuất trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là một vấn
đề như thế. Mặt khác cần đi đôi với việc phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và đi tắt đón
đầu, chú trọng các ngành nhiều thế mạnh trở thành ngành côn nghiệp mũi nhọn, phù hợp với sự phát triển
nền khoa học công nghệ nước nhà.

Việc phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và phát triển nền kinh tế thị trường phải được thực
hiện đồng thời, thúc đẩy hỗ trợ nhau cùng phát triển. Bởi lẽ nếu công nghiệp hóa – hiện đại hóa tạo nên lực
lượng sản xuất cần thiết cho sự phát triển xã hội thì việc phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự
điều tiết của nhà nước và theo định hướng xã hội chủ nghĩa chính là để xây dựng hệ thống quan hệ sản xuất
phù hợp. Nước ta cần xác lập và hoàn thiện một quan hệ sản xuất tiến bộ và phù hợp với lực lượng sản xuất
hiện nay để đất nước phát triển hơn nữa, mà trước hết là phát triển kinh tế một cách bền vững.

You might also like