You are on page 1of 5

Họ và Tên : Nguyễn Thị Hải Yến

Lớp : Tr25.09
MSV : 2520215158
Kiểm Tra Triết Lần 2
Đề bài
Câu 1: Hãy trình bày nội dung nguyên lí về mối quan hệ biện chứng giữa lí luận và
thực tiễn.
Câu 2: Hãy trình bày nội dung nguyên lí về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất.
 
 
Bài làm
Câu 1: 
Mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn là một trong những vấn đề quan trọng của
triết học. Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một trong những nguyên tắc cơ
bản của Triết học Mác - Lê nin. Nhận thức đúng đắn và sâu sắc nội dung mối liên
hệ giữa lý luận và thực tiễn có ý nghĩa lớn lao đối với đời sống và sự phát triển của
xã hội.
* Khái niệm thực tiễn: 
  Chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng thực tiễn là hoạt động nhận thức, hoạt động
tinh thần. Các nhà tôn giáo cho hoạt động sáng tạo ra vũ trụ của những lực lượng
siêu nhiên là thực tiễn. Có nhà triết học duy vật trước Mác cho rằng: hoạt động
thực nghiệm khoa học là thực tiễn. Đây là quan niệm đúng nhưng chưa đầy đủ.
  Chủ nghĩa duy vật biện chứng: thực tiễn là một phạm trù triết học chỉ toàn bộ
hoạt động vật chất - cảm tính có tính lịch sử xã hội của con người nhằm mục đích
cải tạo tự nhiên và xã hội. Do vậy,  thực tiễn có ba đặc trưng sau:
  - Thực tiễn không phải là toàn bộ hoạt động của con người mà chỉ là những hoạt
động vật chất, chứ không phải là hoạt động tinh thần (hay còn gọi là hoạt động lý
luận). Đó là những hoạt động mà con người phải sử dụng công cụ vật chất, lực
lượng vật chất tác động vào các đối tượng vật chất để làm thay đổi chúng. Ví dụ
hoạt động sản xuất ra của cải vật chất như xây nhà, đắp đê, trồng lúa,v.v…
  - Thực tiễn là những hoạt động có tính lịch sử - xã hội. Nghĩa là hoạt động thực
tiễn là hoạt động của con người, diễn ra trong xã hội với sự tham gia của đông đảo
người, và trải qua những giai đoạn lịch sử phát triển nhất định. Trình độ và hình
thức của hoạt động thực tiễn có sự thay đổi qua các thời kỳ khác nhau của lịch sử
xã hội.
  - Thực tiễn là hoạt động có tính mục đích nhằm trực tiếp cải tạo tự nhiên và xã
hội phục vụ con người tiến bộ. Đặc trưng này nói lên tính mục đích, tính tự giác
của hoạt động thực tiễn. Trong hoạt động thực tiễn, con người phải sử dụng các
phương tiện, công cụ vật chất để tác động và tự nhiên, xã hội nhằm cải tạo, biến
đổi chúng cho phù hợp với mục đích, phục vụ cho nhu cầu của mình.
Thực tiễn có ba hình thức cơ bản gồm:
Hình thức cơ bản đầu tiên của thực tiễn là hoạt động sản xuất vật chất. Đây là
những hoạt động sản xuất ra của cải vật chất thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng và trao
đổi của con người, là hoạt động quyết định sự tồn tại và phát triển của XH loài
người, thông qua đó con người ngày càng hoàn thiện.
Hoạt động CT-XH, hoạt động cải tạo các quan hệ CT-XH. Đây là hoạt động của
con người trong các lĩnh vực CT-XH nhằm cải tạo, biến đổi XH, phát triển các
QHXH, hoàn thiện các thiết chế xã hội. Chẳng hạn như đấu tranh giải phóng dân
tộc, đấu tranh giai cấp, mít tinh, biểu tình ...Đây là hình thức hoạt động thực tiễn
cao nhất.
Hoạt động thực nghiệm khoa học (gồm KH tự nhiên và KH xã hội). Đây là hình
thức hoạt động thực tiễn đặc biệt vì trong thực nghiệm khoa học, con người chủ
động tạo ra những điều kiện nhân tạo để vận dụng thành tựu KHCN vào nhận thức
và cải tạo thế giới. Vai trò của hình thức hoạt động này ngày càng quan trọng do sự
phát triển của KHCN.
Ba hình thức thực tiễn này liên hệ, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau, trong đó SXVC
đóng vai trò quyết định, hai hình thức kia có ảnh hưởng quan trọng tới SXVC.
* Khái niệm lý luận:
Theo chủ nghĩa DVBC, lý luận là hệ thống những tri thức, được khái quát từ kinh
nghiệm thực tiễn, phản ánh những mối quan hệ bản chất, tất nhiên, mang tính quy
luật của các SVHT trong thế giới và được biểu đạt bằng hệ thống, nguyên lý, quy
luật, phạm trù. Lý luận là kết quả của quá trình phát triển cao của nhận thức, là
trình độ cao của nhận thức.
Lý luận có 3 đặc trưng:
-Thứ nhất, lý luận có tính hệ thống, tính khái quát cao, tính lô gic chặt chẽ.
-Thứ hai, cơ sở của lý luận là những tri thức kinh nghiệm thực tiễn. Lý luận là
những tri thức được khái quát từ những tri thức kinh nghiệm. Không có trí thức
kinh nghiệm thực tiễn thì không có cơ sở để khái quát thành lý luận.
-Thứ ba, lý luận xét về bản chất có thể phản ánh được bản chất SVHT. Lý luận
mang tính trừu tượng và khái quát cao nhờ đó nó đem lại sự hiểu biết sâu sắc về
bản chất, tính tất nhiên, tính quy luật của SVHT.
* Mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn:
* Giữa lý luận và thực tiễn có sự thống nhất biện chứng với nhau, bổ sung, thâm
nhập, chuyển hóa cho nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Trong MQH với LL, TT
quyết định LL. TT như thế nào thì LL phản ánh như thế đó. TT luôn vận động,
biến đổi không ngừng vì vậy LL cũng phải biến đổi theo. Trình độ lý luận càng
cao, nhận thức thực tiễn càng sâu sắc. Thực tiễn càng đa dạng phong phú càng làm
cho lý luận phát triển. HCM: "Thống nhất giữa LL và TT là 1 nguyên tắc căn bản
của CN Mác-Lê. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là LL suông. TT không có
LL hướng dẫn thì thành TT mù quáng". LL không phản ánh hiện thực một cách thụ
động mà có vai trò như kim chỉ nam vạch phương pháp hành động có hiệu quả
nhất để đạt mục đích của TT.
* Mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn thể hiện qua vai trò của thực
tiễn đối với lý luận:
- Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức, lý luận. Thông qua và bằng hoạt động
thực tiễn con người tác động vào sự vật, làm cho sự vật bộc lộ thuộc tính, tính chất,
quy luật. Trên cơ sở đó, con người có hiểu biết về chúng. Nghĩa là thực tiễn cung
cấp "vật liệu" cho nhận thức. Không có thực tiễn thì không thể có nhận thức ->
việc đo đạt ruộng đất trong chế độ chiếm hữu nô lệ ở Hi Lạp - La Mã cổ đại là cơ
sở cho định lý Talét, Pitago... ra đời. Lý luận Mác - Lênin là sự khái quát thực tiễn
CM lịch sử XH, là sự đúc kết những tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận trên
các lĩnh vực cụ thể để xây dựng nên hệ thống lý luận KH hoàn chỉnh. 
  Thực tiễn luôn đặt ra nhu cầu, nhiệm vụ đòi hỏi nhận thức phải trả lời. Nói cách
khác, thực tiễn là người đặt hàng cho nhận thức giải quyết. Trên cơ sở đó, nhận
thức phát triển. Ví dụ: dịch cúm H5N1 -> nghiên cứu chế tạo vắc xin
  Thực tiễn còn là nơi rèn luyện giác quan cho con người. Chẳng hạn, thông qua
các hoạt động sản xuất, chiến đấu, sáng tạo nghệ thuật... những cơ quan cảm giác
như thính giác, thị giác... được rèn luyện -> tạo cơ sở cho chủ thể nhận thức hiệu
quả, đúng đắn hơn.
Thực tiễn còn là cơ sở chế tạo công cụ, máy móc cho con người nhận thức hiệu
quả hơn như kính thiên văn, máy vi tính... đều được sản xuất, chế tạo trong sản
xuất vật chất. Nhờ những công cụ máy móc này mà con người nhận thức sự vật
chính xác, đúng đắn hơn. Trên cơ sở đó, thúc đẩy nhận thức phát triển.
- Thực tiễn là mục đích của nhận thức, lý luận. Nhận thức của con người bị chi
phối bởi nhu cầu sống, nhu cầu tồn tại. ngay từ khi xuất hiện trên trái đất, con
người phải tìm hiểu thế giới xung quanh để tồn tại. Nghĩa là, nhận thức của con
người đã bị chi phối bởi nhu cầu thực tiễn.
 Những tri thức, kết quả của nhận thức chỉ có ý nghĩa đích thực khi được vận dụng
vào thực tiễn phục vụ con người. Nói khác đi, chính thực tiễn là tiêu chuẩn đánh
giá giá trị của tri thức - kết quả của nhận thức.
 Nếu nhận thức không vì thực tiễn mà vì cá nhân, vì chủ nghĩa hình thức, chủ nghĩa
thành tích thì nhận thức sớm muộn sẽ mất phương hướng.
 - Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra sự đúng sai của nhận thức, lý luận. Thông
qua thực tiễn, con người mới "vật chất hóa" được tri thức, "hiện thực hóa" được tư
tưởng. Thông qua quá trình đó, con người có thể khẳng định chân lý, bác bỏ sai
lầm. Phải hiểu thực tiễn là tiêu chuẩn chân lý một cách biện chứng, nghĩa là nó vừa
có tính tuyệt đối, vừa có tính tương đối. Tính tuyệt đối thể hiện ở chỗ, thực tiễn ở
những giai đoạn lịch sử cụ thể là tiêu chuẩn khách quan duy nhất có thể khẳng định
chân lý, bác bỏ sai lầm. Tính tương đối thể hiện ở chỗ, bản thân thực tiễn luôn vận
động, biến đổi, phát triển. Cho nên, khi thực tiễn đổi thay thì nhận thức cũng phải
thay đổi cho phù hợp. Nghĩa là những tri thức đã đạt được trước đây, hiện nay vẫn
phải được kiểm nghiệm thông qua thực tiễn.
Ví dụ: đường bay vàng
 
Câu 2: 
*Các phạm trù phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất 
+ Phương thức sản xuất
 Là phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử, dùng để chỉ cách thức con người tiến
hành quá trình sản xuất ra của cải vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của
xã hội loài người.
+ Lực lượng sản xuất
Là phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử, dùng để chỉ mối quan hệ giữa người với
giới tự nhiên trong quá trình sản xuất của cải vật chất, phản ánh khả năng con
người chinh phục và thích ứng với tự nhiên bằng các sức mạnh hiện thực của mình.
Là một kết cấu vật chất, đóng vai trò nội dung của phương thức sản xuất, bao gồm
ba yếu tố cấu thành: a. Người lao động với sức lao động gồm thể lực, trí lực, kỹ
năng lao động; b. Tư liệu sản xuất, bao gồm tư liệu lao động và đối tượng lao
động; c. Khoa học kỹ thuật, là cốt lõi, yếu tố quyết định trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất.  
+ Quan hệ sản xuất 
Là phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ mối quan hệ kinh tế - vật
chất giữa người với người trong quá trình sản xuất và trao đổi của cải vật chất.
Đóng vai trò là hình thức xã hội của phương thức sản xuất. 
Là mối quan hệ xã hội chủ đạo, quyết định các mối quan hệ xã hội khác.
Quan hệ sản xuất được cấu thành từ ba yếu tố: a. Quan hệ sở hữu đối với tư liệu
sản xuất; b. Quan hệ tổ chức, quản lý quá trình lao động sản xuất; c. Quan hệ phân
phối sản phẩm lao động. Trong ba yếu tố này, quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là
yếu tố đóng vai trò quyết định đối với hai yếu tố còn lại, cũng như đối với các quan
hệ xã hội khác. 
Quan hệ sản xuất tạo thành cơ sở kinh tế của xã hội, là cơ sở hiện thực của hoạt
động sản xuất tinh thần toàn xã hội.
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai yếu tố cấu thành phương thức sản
xuất, là hai yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất của cải vật chất.
*Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất 
Quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là một trong
những nguyên lý cơ bản, cốt lõi của chủ nghĩa duy vật lịch sử, là quan hệ cơ bản
của toàn xã hội, quyết định sự vận động phát triển của lịch sử xã hội loài người.
Mối quan hệ này do C. Mác và Ph.Ăngghen phát hiện ra và được trình bày trong
nhiều tác phẩm của ông, trong đó, tập trung nhất ở “Hệ tư tưởngĐức”, “Sự khốn
cùng của triết học”, Lời tựa cuốn “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị”, Bộ
“Tư bản” và nhiều tác phẩm khác. 
Dựa trên những luận điểm của những nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin, có thể
khái quát những nội dung cốt lõi của mối quan hệ hiện chứng, mang tính quy luật,
giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất như sau:
Một là, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai yếu tố cơ bản cấu thành nên
phương thức sản xuất, chúng tồn tại trong mối quan hệ thống nhất, ràng buộc lẫn
nhau trong quá trình sản xuất xã hội.
Mỗi phương thức sản xuất hay quá trình sản xuất xã hội không thể tiến hành được
nếu thiếu một trong hai thành tố trên. Trong đó, lực lượng sản xuất chính là nội
dung vật chất, kỹ thuật,…

You might also like