You are on page 1of 26

Thực tiễn và vai trò của thực tiễn

- Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính xã

hội- lịch sử của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.

- Thực tiễn có 3 hình thức cơ bản: hoạt động sản xuất vật chất, hoạt

động chính trị- xã hội, hoạt động thực nghiệm khoa học.

- Hoạt động sản xuất vật chất là hình thức hoạt động quan trọng nhất,

sớm nhất và cơ bản nhất. Đây là hình thức hoạt động mà trong đó

con người sử dụng công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên

nhằm tạo ra của cải vật chất và các điều kiện thiết yếu để duy trì sự

tồn tại và phát triển của mình cũng như của xã hội.

- Hoạt động chính trị- xã hội là hoạt động của các tổ chức, cộng đồng

người khác nhau trong xã hội nhằm cải biến mối quan hệ chính trị-

xã hội để giúp xã hội phát triển mà đỉnh cao nhất là cải biến các

hình thức kinh tế xã hội.

- Hoạt động thực nghiệm khoa học: đây là dạng hình thức đặc biệt

của hoạt động thực tiễn. Đó là hoạt động được tiến hành trong điều

kiện do con người tạo ra gần giống hoặc lặp lại những trạng thái

trong tự nhiên và xã hội nhằm xác định quy luật cải biến và phát

triển của đối tượng nghiên cứu. Trong điều kiện cách mạng và khoa
học công nghệ phát triển như vũ bão thì hình thức hoạt động thực

tiễn này lại càng đóng vai trò quan trọng hơn.

- Ngoài 3 hình thức cơ bản này, hoạt động thực tiễn còn xuất hiện ở

một số lĩnh vực khác như y tế, giáo dục, nghệ thuật... Nhưng xét

đến cùng, những hình thức hoạt động thực tiễn trong các lĩnh vực

trên đều thuộc những hình thức hoạt động thực tiễn cơ bản.

- Mối quan hệ giữa những hình thức cơ bản: Mỗi hình thức hoạt

động thực tiễn có một chức năng quan trọng nhất định, không thể

thay thế được cho nhau song chúng lại có mối quan hệ gắn bó với

nhau, tác động lẫn nhau không tách rời. Trong mối quan hệ đó, hoạt

động sản xuất vật chất đóng vai trò quan trọng, giữ vai trò quyết

định các hình thức thực tiễn khác. Hình thức chính trị- xã hội và

thực nghiệm khoa học giữ vai trò thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động

sản xuất phát triển.

- Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức


- Thứ nhất, thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc của nhận thức

Bằng hoạt động thực tiễn, con người tác động trực tiếp vào các sự

vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Sự tác động ấy khiến cho

các sự vật phải bộc lộ những thuộc tính, mối liên hệ và quan hệ qua
lại giữa chúng, đem lại tài liệu cho nhận thức, giúp nhận thức được

bản chất và quy luật vận động và phát triển của thế giới.

- Thứ 2, thực tiễn là động lực của nhận thức

Thực tiễn không ngừng biến đổi và phát triển, nó luôn đặt ra những

vấn đề mới đòi hỏi nhận thức phải trả lời, đưa ra những nhiệm vụ

và phương pháp phát triển cho nhận thức, đòi hỏi những tri thức

mới, những khái quát mới để lý giải những vấn đề mới nảy sinh. Do

đó, nó là động lực thúc đẩy nhận thức phát triển.

Nhờ có thực tiễn mà các giác quan của con người ngày càng phát

triển tinh tế hơn và hoàn thiện hơn, năng lực tư duy logic của con

người cũng được củng cố và phát triển. Nhờ đó mà con người ngày

càng đi sâu vào nhận thức thế giới, khám phá những bí mật của thế

giới, làm phong phú và sâu sắc thêm tri thức của mình về thế giới.

Nhờ có hoạt động thực tiễn mà các phương tiện công cụ máy móc

nhận thức ngày càng được phát triển tinh vi hơn, hiện đại hơn, giúp

nối dài giác quan của con người hơn trong nhận thức về thế giới,

làm cho nhận thức và tư duy phát triển.

- Thứ 3, thực tiễn là mục đích của nhận thức

Mục đích cuối cùng của nhận thức không phải là bản thân tri thức

mà là nhằm phục vụ, cải tạo thế giới tự nhiên để phục vụ đời sống
vật chất và tinh thần của con người. Do đó, tri thức về khoa học và

những lý luận chỉ có ý nghĩa thiết thực khi nó được vận dụng vào

thực tiễn, tức là vận dụng vào sản xuất vật chất, vận dụng vào cải

tạo xã hội để phục vụ con người.

- Thứ 4, thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý

Để kiểm nghiệm tính đúng đắn hay sai lầm của nhận thức, không

con đường nào thay thế được vai trò của thực tiễn. Thực tiễn là tiêu

chuẩn, là thước đo giá trị của những tri thức đã thu nhận được trong

nhận thức. Đồng thời, nó còn sữa chữa, điều chỉnh, bổ sung và

hoàn thiện nhận thức.

Tiêu chuẩn thực tiễn vừa mang tính tuyệt đối vừa mang tính tương

đối. Mang tính tuyệt đối vì nó là tiêu chuẩn khách quan duy nhất

còn mang tính tương đối vì thực tiễn thường xuyên biến đổi và phát

triển. Thực tiễn không chỉ là điểm xuất phát của nhận thức, là yếu

tố quyết định sự hình thành và phát triển của nhận thức mà còn là

nơi nhận thức phải luôn hướng về để kiểm nghiệm tính đúng đắn

của mình.

Con đường biện chứng của nhận thức


 Giai đoạn từ nhận thức cảm tính đến nhận thức
lý tính
- Nhận thức cảm tính

Nhận thức cảm tính là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức.

Đây là giai đoạn mà con người sử dụng các giác quan của mình tác

động trực tiếp sự vật, hiện tượng nhằm nắm bắt sự vật, hiện tượng.

Nhận thức cảm tính gồm 3 hình thức: cảm giác, tri giác, biểu tượng.

+ cảm giác là sự phản ánh từng mặt, từng thuộc tính của sự vật hiện

tượng khi chúng tác động trực tiếp vào giác quan của con người

+ tri giác là sự phản ánh tương đối toàn diện và đầy đủ về sự vật

khi sự vật ấy tác động trực tiếp vào các giác quan của con người.

Tri giác được nảy sinh trên cơ sở của cảm giác, là sự tổng hợp của

nhiều cảm giác

+ biểu tượng là hình thức phản ánh cao nhất của giai đoạn nhận

thức cảm tính, là hình ảnh cảm tính và tương đối hoàn chỉnh của sự

vật còn lưu lại trong bộ óc của con người khi sự vật ấy không còn

tác động trực tiếp đến giác quan của con người.

Trong nhận thức cảm tính đã xuất hiện đầy đủ cả bản chất, cả tính

tất yếu và tính ngẫu nhiên, cả cái bên trong lẫn cái bên ngoài của sự

vật, hiện tượng. Nhưng ở đây con người chưa nhận thức được cái

nào là bản chất và không là bản chất, đâu là cái tất yếu và đâu là cái

ngẫu nhiên, đâu là cái bên trong của sự vật, hiện tượng. Nhận thức
yêu cầu con người phải nhận thức được bản chất của sự vật, nhận

thức được tính tất yếu và cái bên trong của sự vật hiện tượng ấy.

Muốn nhận thức được bản chất của sự vật đòi hỏi quá trình nhận

thức phải phát triển lên một tầm cao mới, cao hơn về chất. Đó là

giai đoạn nhận thức lý tính, hay còn gọi là tư duy trừu tượng.

- Nhận thức lý tính

Nhận thức lý tính là giai đoạn nhận thức gián tiếp, trừu tượng và

khái quát những đặc điểm, bản chất của sự vật. Đây là giai đoạn mà

nhận thức thực hiện chức năng quan trọng của mình đó là tách ra và

nắm lấy bản chất đã mang tính quy luật của sự vật hiện tượng. Vì

thế, nó đạt đến trình độ phản ánh sâu sắc hơn, chính xác hơn và đầy

đủ hơn bản chất của sự vật. Nhận thức lý tính có 3 hình thức là khái

niệm, phán đoán và suy luận

+ khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh

những đặc tính của bản chất hiện tượng. Sự hình thành khái niệm là

kết quả của sự tổng hợp và khái quát những đặc điểm, thuộc tính

của một sự vật hay một lớp các sự vật hiện tượng

+ phán đoán là hình thức của tư duy liên kết các khái niệm lại với

nhau phản ánh một mối liên hệ của sự vật hiện tượng nhằm khẳng
định hoặc phủ định một thuộc tính hay một đặc điểm nào đó của sự

vật, hiện tượng

+ suy luận là hình thức cao nhất của giai đoạn nhận thức lý tính,

phản ánh những mối liên hệ phức tạp giữa các sự vật, suy luận là sự

tổng hợp các phán đoán để rút ra một phán đoán mới.

- Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính

Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là hai giai đoạn của quá

trình nhận thức, chúng có mối quan hệ tác động qua lại với nhau,

không tách rời nhau. Nhận thức cảm tính cung cấp tài liệu cho nhận

thức lý tính, không có nhận thức cảm tính thì không có nhận thức lý

tính. Có nhận thức cảm tính mà không có nhận thức lý tính thì sẽ

không nắm được bản chất của sự vật, hiện tượng. Nhận thức lý tính

có tác động trở lại nhận thức cảm tính giúp nhận thức cảm tính xác

định phương hướng đúng đắn hơn, chính xác hơn và nhạy bén hơn.

 Giai đoạn nhận thức lý tính đến thực tiễn


- Nhận thức phải quay trở lại thực tiễn để kiểm tra, khẳng định chân

lý hay sai lầm. Hơn nữa mực đích của nhận thức là để phục vụ con

người, định hướng hoạt động cải tạo xã hội phục vụ con người

- Quay trở lại thực tiễn, nhận thức đã hoàn thành 1 chu trình biện

chứng của nó. Trên cơ sở một điều kiện thực tiễn mới một chu trình
biện chứng tiếp theo lại bắt đầu và cứ như thế đến mãi mãi làm cho

quá trình nhận thức của con người luôn vận động và phát triển

- Có thể thấy quy luật chung của quá trình vận động và phát triển của

nhận thức là thực tiễn nhận thức tái thực tiễn tái nhận thức ..... quá

trình ấy không có điểm dừng cuối cùng, nhờ đó quá trình nhận thức

đạt được nhiều tri thức đúng đắn hơn, sâu sắc hơn đầy đủ hơn về

hiện thức khách quan.

QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT


Quy luật từ những sự chuyển hóa về lượng thành những sự thay đổi về chất( gọi

tắt là quy luật lượng chất) là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng

duy vật. Quy luật này chỉ rõ cách thức phát triển của sự vật, hiện tượng trong thế

giới khách quan: từ sự tích lũy dần dần về lượng đạt đến một giới hạn nhất định

sẽ dẫn đến những sự thay đổi về chất

1. Khái niệm

- Chất là phạm trù dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của các sự vật,

hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật hiện

tượng là nó chứ không phải là cái khác

- Thuộc tính của sự vật là những đặc điểm những tính chất những trạng thái

cấu thành nên sự vật. Đó là những cái vốn có của sự vật từ khi sự vật được

sinh ra hay hình thành trong sự vận động và phát triển của chúng. Những
thuộc tính vốn có của sự vật chỉ được biểu hiện ra thông qua sự tác động qua

lại với những sự vật, hiện tượng khác.

- Chất của sự vật được biểu hiện thông qua những thuộc tính của nó. Tuy nhiên

chúng ta không thể đồng nhất khái niệm chất với khái niệm thuộc tính. Bởi vì

thứ nhất, một sự vật có rất nhiều thuộc tính. Thuộc tính của sự vật không

tham gia vào việc quy định chất như nhau. Chỉ có những thuộc tính cơ bản

mới quy định chất của sự vật. Khi những thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất

của sự vật hiện tượng mới bị thay đổi. Khi những thuộc tính không cơ bản có

thể thay đổi thì không làm thay đổi chất của sự vật. Thứ 2, chất và thuộc tính

của sự vật chỉ được biểu hiện thông qua những mối liên hệ cụ thể. Vì vậy,

việc phân biệt thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản, chất và thuộc

tính của sự vật cũng chỉ là tương đối. Một sự vật không chỉ có một chất mà

có nhiều chất tùy thuộc vào mối quan hệ của nó với các sự vật khác. Tuy

nhiên mỗi sự vật hiện tượng chỉ có 1 chất căn bản, đó là loại chất mà sự tồn

tại hay mất đi của nó quy định sự tồn tại hay mất đi của bản thân mỗi sự vật.

- Chất của sự vật không chỉ được quy định bởi chất của những yếu tố cấu

thành mà còn được quy định bởi phương thức liên kết các yếu tố tạo thành,

có nghĩa là kết cấu bên trong của sự vật


- Lượng là phạm trù dùng để chỉ tính quy định khách quan của sự vật, hiện

tượng, biểu thị quy mô, số lượng, nhịp điệu, trình độ của sự vận động và phát

triển của sự vật hiện tượng cũng như các thuộc tính của nó

- Lượng được biểu thị bằng những con số hay những đại lượng cụ thể như kích

thước dài hay ngắn, tổng số nhiều hay ít, quy mô to hay nhỏ, tốc độ nhanh

hay chậm.... đối với những sự vật phức tạp không thể diễn tả bằng những con

số hay đại lượng thì ta cần nhận thức bằng khả năng trừu tượng hóa, khái

quát hóa

- Cũng giống như chất, lượng là cái khách quan vốn có của các sự vật hiện

tượng. Tồn tại trong sự khách quan của mình, sự vật có vô vàn chất do đó nó

cũng có vô vàn lượng. So với chất, lượng là yếu tố thường xuyên biến đổi, vì

thế nó không nói nên được sự vật ấy là cái gì

- Sự phân biệt giữa lượng và chất cũng chỉ là tương đối, nghĩa là trong quan hệ

này là chất nhưng trong quan hệ khác nó lại là lượng và ngược lại. Do đó cần

chống chủ nghĩa tuyệt đối hóa ranh giới giữa lượng và chất

- Bất kì sự vật hiện tượng nào cũng bao gồm hai mặt lượng và chất. Chất và

lượng là hai mặt quy định lẫn nhau, không thể tách rời nhau, một chất nhất

định trong sự vật hiện tượng này sẽ có lượng tương ứng với nó. Ví dụ sự

khác nhau về chất( trạng thái) của nước ở thể lỏng và nước ở thể rắn( nước
đá) là do nhiệt độ quy định. Sự biến đổi tương quan giữa lượng và chất tạo

nên tiến trình phát triển của sự vật

2. Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất

- Trong quá trình phát triển của sự vật, sự vật bao giờ cũng có sự tích lũy dần

dần về lượng đạt đến một ngưỡng nhất định trở thành sự thay đổi về chất.

Chất và lượng là hai mặt đối lập nhau, chất tương đối ổn định còn lượng

thường xuyên biến đổi. Tuy nhiên hai mặt này không tách rời nhau mà có

mối quan hệ biện chứng với nhau. Sự thống nhất giữa chất và lượng ở một độ

nhất định trong sự tồn tại của sự vật

Xét các trạng thái khác nhau của nước với tư cách là những chất khác

nhau(chất-trạng thái), ưng với chất- trạng thái thì lượng ở đây là nhiệt độ.

Trong điều kiện áp suất bình thường, sự tăng hoặc giảm nhiệt độ từ 0 độ c

đến 100 độ c thì nước vẫn duy trì ở trạng thái lỏng chứ chưa chuyển sang

trạng thái rắn hoặc trạng thái hơi

- Độ là sự thống nhất giữa chất và lượng, nó là khoảng giới hạn mà trong đó sự

thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật

Trong ví dụ trên, sự thống nhất giữa trạng thái lỏng của nước và khoảng nhiệt

độ từ 0 đến 100 độ c là độ của nước duy trì ở trạng thái lỏng. Khi nhiệt độ

giảm xuống 0 độ c và duy trì ở đó thì nước từ trạng thái lỏng chuyển thành

trạng thái rắn


- Điểm nút là điểm giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng đã làm thay đổi

về chất của sự vật. Bất cứ độ nào cũng được giới hạn bởi hai điểm nút. Trong

ví dụ trên nhiệt độ 0 độ c và 100 độ c được gọi là điểm nút, tại đó sự thay đổi

về lượng đã làm thay đổi căn bản chất của sự vật

- Sự thay đổi chất qua điểm nút được gọi là bước nhảy. Bước nhảy là phạm trù

dùng để chỉ sự thay đổi về chất của sự vật do sự thay đổi về lượng từ trước

đó gây ra

- Bước nhảy là bước ngoặt căn bản kết thúc một quá trình biến đổi về lượng, là

sự gián đoạn trong sự vận động biến đổi không ngừng của sự vật, do đó phát

triển là sự đứt đoạn trong liên tục, là trạng thái liên hợp của các điểm nút

- Bước nhảy không chấm dứt sự vận động nói chung mà chỉ chấm dứt một

trạng thái tồn tại của sự vật. Trong sự vật mới, lượng mới lại biến đổi đến

điểm nút mới lại xảy ra bước nhảy mới

- Quy luật lượng chất không chỉ nói lên một chiều là sự thay đổi về lượng dẫn

đến sựu thay đổi về chất mà còn nói lên chiều ngược lại. Tức là khi chất mới

ra đời nó lại tạo nên một lượng mới để phù hợp với nó, để có sự thống nhất

giữa lượng và chất. Sự quy định này được biểu hiện ở quy mô, trình độ , nhịp

điệu phát triển mới của lượng


- Khi nước từ trạng thái lỏng chuyển sang trạng thái rắn thì tốc độ vận động

của hơi nước cũng nhanh hơn, thể tích của nước cũng lớn hơn và độ hòa tan

cũng khác trước

Nói tóm lại, quy luật lượng chất đã chỉ rõ cách thức của sự phát triển của sự

vật và hiện tượng. Trước hết sự vật có sự biến đổi dần dần về lượng đến khi

đạt đến điểm nút, điểm giới hạn của độ thì sẽ dẫn đến bước nhảy về chất.

Chất mới ra đời lại tạo nên sự thống nhất giữa lượng và chất. Quá trình tác

động đó diễn ra liên tục làm sự vật không ngừng biến đổi và phát triển.

 Các hình thức của bước nhảy


- Vào nhịp điệu bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần

- Vào quy mô bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ

3. Ý nghĩa phương pháp luận

- Để có tri thức đúng đắn về sự vật, hiện tượng, ta cần nhận thức được cả hai

mặt lượng và chất của sự vật. Những nhận thức ban đầu về sự vật chỉ trở nên

đúng đắn và được làm sâu sắc thêm khi đạt tới tri thức về sự thống nhất giữa

chất và lượng của sự vật đó

- Muốn cho sự vật, hiện tượng phát triển thì cần có một quá trình tích lũy về

lượng. Nhưng khi sự tích lũy về lượng đã đạt đến điểm nút thì cần thực hiện

bước nhảy để có sự thay đổi về chất- một khuynh hướng khách quan trong sự
vận động và phát triển của sự vật. Từ đó trong thực tế ta cần chống lại 2

khuynh hướng

+ khuynh hướng tả khuynh là những tư tưởng chủ quan, duy ý chí, nôn nóng

chưa có sự tích lũy đủ về lượng đã muốn thực hiện bước nhảy. Hoặc coi nhẹ

sự tích lũy về lượng, chỉ nhấn mạnh đến các bước nhảy từ đó dẫn đến những

hành động phiêu lưu, mạo hiểm

+ khuynh hướng hữu khuynh là những tư tưởng bảo thủ, trì trệ, ngại khó

không dám thực hiện bước nhảy về chất. Hoặc chỉ chú trọng đến sự tích lũy

về lượng để dẫn đến chủ nghĩa cải lương

Trong thực tiễn cần xác định quy mô tốc độ những bước nhảy một cách

khách quan, khoa học chống giáo điều rập khuôn máy móc bảo thủ khi điều

kiện thực hiện bước nhảy đã chín muồi

- Trong thực tế muốn duy trì vật ở trạng thái nhất định cần nắm được độ,

không để cho lượng thay đổi vượt quá giới hạn của độ

QUY LUẬT phủ định của phủ định


Quy luật phủ định của phủ định là một trong ba quy luật cơ bản của phép

biện chứng duy vật, nó chỉ rõ khuynh hướng của sự vận động và phát triển

của sự vật và mối liên hệ giữa cái mới và cái cũ

1. Khái niệm phủ định và phủ định biện chứng


- Trong thế giới vật chất, các sự vật đều có quá trình sinh ra tồn tại mất đi và

được thay thế bằng sự vật khác. Sự thay thế cái cũ bằng cái mới là sự phủ

định. Như vậy phủ định là thuộc tính khách quan của thế giới vật chất

- Theo quan điểm siêu hình, phủ định là kết quả của sự tác động từ bên ngoài,

là sự phá hủy, thủ tiêu sự vật, chấm dứt sự tồn tại và phát triển của sự vật đó

- Theo quan điểm biện chứng, phủ định là sự thay thế sự vật này bằng sự vật

khác trên cơ sở mất đi của sự vật cũ và nảy sinh sự vật mới, đó là sự phủ định

mang tính kế thừa, tạo điều kiện, tiền đề cho sự phát triển. Với tư cách là học

thuyết về sự phát triển, chủ nghĩa duy vật biện chứng chú trọng phân tích

không phải sự phủ định nói chung mà là sự phủ định biện chứng

2. Tính chất của sự phủ định

- Phủ định mang tính khách quan. Thể hiện ở chỗ nguồn gốc của sự phủ định

nằm ngay bên trong mỗi sự vật hiện tượng, do kết quả của việc giải quyết

mâu thuẫn quy định. Hơn nữa phương pháp phủ định cũng không phụ thuộc

vào y muốn chủ quan của con người. Khi đề cập đến vấn đề này, chúng ta

phải lưu ý rằng Mỗi sự vật hiện tượng có một phương pháp phủ định riêng,

do đó mà có sự phát triển.

- Phủ định mang tính kế thừa: thể hiện ở chỗ cái mới ra đời trên cơ sở của cái

cũ, đó là sự phủ định mang tính kế thừa, trong đó bao hàm sự loại bỏ những
yếu tố lỗi thời lạc hậu của cái cũ gây cản trở cho sự phát triển và sự kế thừa

những yếu tố tích cực và cải biến đi cho phù hợp với cái mới

3. Nội dung của quy luật

Thế giới vật chất vận động và phát triển thông qua quá trình phủ định biện

chứng vô tận. Sự phát triển của các sự vật hiện tượng diễn ra qua nhiều lần

phủ định, tạo ra khuynh hướng đi từ thấp đến cao có tính chu kì. Tính chu kì

được biểu hiện ở chỗ cái mới xuất hiện dường như lặp lại cái cũ nhưng trên

cơ sở cao hơn

Vd: hạt thóc------------------- cây lúa---------------- hạt thóc

(khẳng đinh) (phủ định) (phủ định của phủ định)

Qua quá trình phủ định lần thứ nhất, sự vật trở thành mặt đối lập với chính

mình. Đây là bước trung gian trong quá trình phát triển(cây lúa phủ định hạt

thóc)

Qua quá trình phủ định lần thứ hai, sự vật mới lại trở thành mặt đối lập với

nó, do vậy dường như quay trở lại cái ban đầu nhưng trên cơ sở mới cao hơn.

Đây là tiến trình rõ rệt trong sự phát triển(hạt thóc phủ định cây lúa)

Như vậy, kết quả của sự phủ định của phủ định là tổng hợp những yếu tố tích

cực đã phát triển từ trước, trong cái khẳng định ban đầu và trong cái phủ định

lần thứ nhất. Đây là sự lọc bỏ biện chứng những giai đoạn đã qua để đạt được

cái mới cao hơn về chất. Do đó, với tư cách là kết quả của sự phủ định của
phủ định, cái mới mang nội dung toàn diện, phong phú hơn cái khẳng định

ban đầu và cái phủ định lần thứ nhất.

- ở ví dụ trên qua hai lần phủ định sự vật trải qua một chu kì phát triển. Như

vật, ở sự vật đơn giản ít nhất cũng phải trải qua hai lần phủ định biện chứng

mới có sự pháp triển. ở sự vật phức tạp hơn, số lần phủ định biện chứng có

thể nhiều hơn

vd vòng đời của con tằm: tằm nhộng ngài trứng tằm. Trong xã hội loài người, từ

xã hội không có giai cấp thời cộng sản nguyên thủy đến xã hội không có giai cấp

ở xã hội văn minh cũng phải trải qua vô số lần phủ định

- tuy nhiên, trong nhiều lần phủ định ấy vẫn có thể khái quát thành hai lần phủ

định: lần phủ định thứ nhất là cái xuất phát trở thành mặt đối lập với chính

mình, lần phủ định thứ 2 là sự vật mới lại trở thành mặt đối lập với chính nó

cho nên dường như nó quay trở lại cái đã qua nhưng trên cơ sở cái mới cao

hơn

vd: cộng sản nguyên thủy- chiếm hữu nô lệ- phong kiến- tư bản chủ nghĩa-

cọng sản chủ nghĩa( xã hội không có giai cấp- xã hội có giai cấp- xã hội

không còn giai cấp)

- sự phủ định của phủ định là kết thúc một chu kì phát triển đồng thời cũng là

điểm xuất phát của một chu kì phát triển mới và cứ như vậy tạo nên hình thái
xoáy ốc cho sự phát triển ( phát triển không theo con đường thẳng hay vòng

tròn tuần hoàn lặp lại một cách thuần túy mà không có sự tiến lên).

- Biểu diễn nội dung quy luật phủ định của phủ định bằng đường xoáy ốc là sự

biểu đạt rõ ràng nhất những đặc trưng của sự phát triển biện chứng: tính kế

thừa, tính lặp lại nhưng không quay trở lại và tính chất tiến lên của sự phát

triển. Mỗi vòng của đường xoáy ốc đều thể hiện trình độ phát triển cao hơn

đồng thời dường như lặp lại cái đã qua, lặp lại vòng trước đấy. Sự nối tiếp

nhua của các vòng thể hiện tính vô tận của sự phát triển, tính vô tận của sự

tiến lên từ thấp đến cao.

- Tóm lại nội dung quy luật phủ định của phủ định trong phép biện chứng duy

vật phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa cái phủ định và cái khẳng định

trong quá trình phát triển. Phủ định biện chứng là điều kiện cho sự phát triển,

cái mới ra đời trên cơ sở của cái cũ, kế thừa những nội dung tích cực từ sự

vật cũ và phát huy nó trong sự vật mới tạo thành tính chu kỳ của sự phát

triển. Khái quát tính tất yếu khách quan của sự vận động đi lên của sự vật

hiện tượng là theo đường xoáy ốc chứ không phải là đường thẳng

4. Ý nghĩa phương pháp luận

- Quy luật phủ định của phủ định khẳng định sự phát triển là khuynh hướng

chung của sự vật, là tất yếu khách quan trong quá trình vận động và phát

triển của sự vật. Tuy nhiên sự phát triển không diên ra theo đươgf thẳng mà
diễn ra theo đường xoáy ốc, quanh co, trai qua nhiều khâu trung gian phức

tạp. Do đó giúp chúng ta tránh được cái nhìn phiến diện, giản đơn trong việc

nhận thức sự vật hiện tượng đặc biệt là hiện tượng xã hội

- Quy luật phủ định của phủ định cũng khẳng định cái tất thắng của cái mới vì

cái mới là cái ra đời phù hợp với sự phát triển của sự vật. Tuy cái mới ra đời

còn non yếu nhưng nó là cái tiến bộ, là giai đoạn phát triển cao hơn về chất

so với sự vật cũ. Vì thế trong thực tiễn ta cần có ý thức phát hiện ra cái mới

và tạo điều kiện cho cái mới phát triển.

- Quy luật cũng khẳng định cái mới ra đời trên cơ sở của cái cũ. Giữa cái mới

và cái cũ không có ranh giới tuyệt đối. Vì thế khi phê phán cái cũ cần biết

chọn lọc những yếu tố phù hợp của cái cũ, tránh thái độ hư vô chủ nghĩa, phủ

định sạch trơn hay áp dụng nguyên si

Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với


trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
1. Khái niệm
- Lực lượng sản xuất là toàn bộ những nhân tố vật chất kĩ thuật của quá trình

sản xuất, chúng tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau tạo ra năng

lực thực tiễn làm biến đổi các đối tượng vật chất của giới tự nhiên theo nhu

cầu nhất định của con người và xã hội


- Kết cấu của lực lượng vật chất bao gồm người lao động ( kinh nghiệm, kỹ

năng thói quen tri thức, biết sử dụng tư liệu sản xuất để tạo ra của cải vật

chất) và tư liệu sản xuất

- Tư liệu sản xuất gồm đối tượng lao động và tư liệu lao động

- Đối tượng lao động không phải là toàn bộ giới tự nhiên mà chỉ có 1 bộ phận

của giới tự nhiên được đưa vào sản xuất, được con gnuwoif sử dụng mới là

đối tượng lao động. Đối tượng lao động chia thành 2 loại, thứ nhất là đối

tượng lao động có sẵn trong tự nhiên, con người tách nó ra khỏi mối liên hệ

trực tiếp với tự nhiên và biến thành sản phẩm như gỗ trong rừng nguyên sinh,

tôm cá dưới sông, thứ 2 là đối tượng lao động đã qua chế biến như than trong

nhà máy...

- Tư liệu lao động là vật thể hay phức hợp vật thể mà con người đặt giữa mình

với đối tượng lao động, chúng dẫn truyền sự tác động của con người vào đối

tượng lao động nhằm biến đối tượng lao động thành sản phẩm thỏa mãn nhu

cầu của con người.

Ý thức
Ý thức là hình thức phản ánh cao nhất của bộ óc người về hiện thực khách

quan trên cơ sở thực tiễn xã hội lịch sử

1. Nguồn gốc của ý thức


- Theo quan điểm duy tâm, các nhà triết học duy tâm cho rằng ý thức là

nguyên thể đầu tiên, tồn tại vĩnh viễn là nguyên nhân sinh thành và chi phối

sự tồn tại và biến đổi của thế giới vật chất

- Theo quan điểm duy vật siêu hình đồng nhất ý thức với vật chất, coi ý thức

chỉ là một dạng vc đb do vc sản sinh ra. Chẳng hẳn óc tiết ra ý thức như gan

tiết ra mật

- Theo quan điểm duy vật biện chứng sự ra đời của ý thức dựa trên 2 nguồn

gốc nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội

+ nguồn gốc tự nhiên được thể hiện ở sự phát triển của thuộc tính phản ánh

và vai trò của bộ óc người

= phản ánh là thuộc tính chung của mọi dạng vc

Phản ánh là năng lực giữ lại tái hiện của hệ thống vc này những đặc điểm của

hệ thống vc khác trong quá trình tác động qua lại

Kết quả của sự phản ánh phụ thuộc vào cả hai vật vật tá động và vật nhận tâc

động. Trong đó vật nhận tác động bao giờ cũng mang thông tin của vật tác

động. Đó là yếu tố để thể hiện nguồn gốc tự nhiên của phản ánh

Cùng với sự tiến hóa của thế giới vật chất, thuộc tính phản ánh cũng biến đổi

và phát triển từ thấp đến cao từ đơn giản đến phức tạp phản ánh vật lý phản

ánh sinh học và phản ánh tâm lý phản ánh ý thức


- Phản ánh vật lý là hình thức phản ánh đơn giản nhất đặc trưng cho giới tự

nhiên vô sinh. Đây là hình thức phản ánh mang tính chất thụ động, chưa có

sự định hướng, chưa có sự chọn lọc thể hiện qua những biến đổi cơ lý hóa

như sự thay đổi vị trí. Quá trình biến dạng và phá hủy của giới tự nhiên vô

sinh

- Phản ánh sinh học là hình thức phản ánh đặc trưng cho giới tự nhiên hữu

sinh. Nó được biểu hiện ở 2 trình độ như

- Tính kích thích xuất hiện ở động vật thức vật bậc thấp. Phản ứng kích thích

là sự trả lời của cơ thể trước sự tác động của môi trường bên ngoài có sự

chọn lọc. Nhờ nó mà cơ thể động vật thực vật bậc thấp mới có khả năng thích

ứng với môi trường bên ngoài

- Tính cảm ứng xuất hiện ở động vật có năng lực cảm giác. Khi sự vật ngoài

môi trường tác động vào cơ thể động vật thì cơ thể động vật có khả năng trả

lời lại sự tác động ấy. Nhờ hệ thân kinh mà mối liên hệ giữa cơ thể động vật

và môi trường có thể diễn ra qua những hoạt động không điều kiện

- Phản ánh tâm lý là hình thức phản ánh có ở những động vật bậc cao có hệ

thần kinh trung ương phát triển. Gắn liền với các hoạt động có điều kiện, ở

phản ánh tâm lý, ngoài cảm giác còn có cả tri giác và biểu tượng. Phản ánh

tâm lý mang đến cho động vật thông tin của những sự vật và ý nghĩa của

những thông tin ấy với đời sống của chúng


- Phản ánh ý thức là hình thức phản ánh mới, mang tính sáng tạo. Nó chỉ có ở

dạng vật chất có tổ chức cao nhất đó là bộ não con người. Hoạt động ý thức

chỉ diễn ra trong hoạt động sinh lý thần kinh của bộ não người khi thế giới

khách quan tác động vào các giác quan của con người

- Bộ não người và ý thức

- Ý thức là thuộc tính của vật chất nhưng không phải là thuộc tính của mọi

dạng vật chất mà chỉ là thuộc tính của dạng vật chất có tổ chức cao nhất là bộ

não con người

- Bộ não người hiện đại là sản phẩm của quá trình tiến hóa lâu dài về mặt sinh

vật xã hội, có cấu trúc phức tạp gồm 14 15 tỷ tế bào thần kinh

- Hoạt động ý thức chỉ diễn ra trên cơ sở hoạt động sinh lý thần kinh của bộ

não người. Khi bộ não người bị tổn thương thì hoạt động ý thức cũng bị rối

loạn. Tuy nhiên không thể đồng nhất hoạt động ý thức với hoạt động sinh lý

thần kinh của bộ não người vì hoạt động ý thức chỉ là một mặt của hoạt động

sinh lý thần kinh

- Tóm lại, không có bộ não người và không có sự tác động của thế giới khách

quan vào bộ não người thì không có ý thức. Sự phản ánh thế giới khách quan

trong bộ não con người là nguồn gốc tự nhiên của ý thức

- Nguồn gốc xã hội của ý thức được thể hiện ở vai trò của lao động và vai trò

của ngôn ngữ


- Lao động là hoạt đông đặc thù của con người, làm cho con người khác với

các loài động vật kHÁC. Trong lao động con người đã biết chế tạo ra công cụ

lao động và biết sử dụng công cụ lao động để chế tạo ra của cải vật chất. Lao

động của con người là hoạt động có mục đích, sử dụng công cụ lao ododngj

tác động vào thế giới khách quan nhằm tạo ra của cải thỏa mãn như cầu của

con người

- Trong lao động, cấu trúc cơ thể người thay đổi, bộ não con người ngày càng

phát triển và hoàn thiện hơn dẫn đến tư duy trừu tượng của con người cũng

ngày càng phát triển

- Lao ododngj còn là cơ sở hình thành và phát triển ngôn ngữ. Trong lao

ododnjg con người tất yếu có mối quan hệ với nhau, có nhu cầu trao đổi kinh

nghiệm. Từ đó có ngu cầu phải nói với nhau một cái gì đấy. Ngôn ngữ ra đời

và phát triển cùng với lao động. Đây là cách giải thích duy nhất đúng về

nguồn gốc của ngôn ngữ

- Vai trò của ngôn ngữ

- Ngôn ngữ la hệ thống vật chất tín hiệu mang nội dng ý thức, ngôn ngữ ra đời

là vỏ vật chất của tư duy, là hiệnt hân trực tiếp của ý thức, là phương thức để

ý thức tồn tại với tư cách là sản phẩm xã hội lịch sử

- Ngôn ngữ là phương tiện để con người gió tiếp trong xã hội phản ánh 1 cáhc

khái quát sự vật tổng kết kinh nghiệm thực tiễ và trao đổi chứng giưa các thế
hệ. Ngôn gnuwx và lao động là hai sức kích thích chủ yếu biến bộ não con

vật thành bộ não con gnuwoif,, biên sphanr ánh tâm lý thành phản ánh ý thức

- Lao động và ngôn ngữ là hai nguồn góc xã hội quyết định sự hình thành và

phát triển của ý thức

Bản chất của ý thức

- Chủ nghĩa duy tâm đã cường điệu vai trò của ý thức một cách thái hóa coi ý

thức, thoát ly đời sống hiện thực là nguyên thể đầu tiên tồn tại độc lập và là

nguồn gốc sinh thành của thế giới vật chất

- Chủ nghĩa duy vật siêu hình thì tầm thường hóa vai trò của ý thức,coi ý thức

là dạng vật chất đặc biệt hay sự sao chép giản đơn thụ động thế giơi vật chất

- Chủ nghĩa duy vật biện chứng giải thích bản chất của ý thức là hình ảnh chủ

quan của thế giới khách quan, là quá trình phản ánh tích cực, năng động,

sáng tạo hiện thức khách quan trong bộ óc người

- Ý thức la fhinfh ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Nội dung của ý thức

do thế giới khách quan quy định nhưng ý thức là hình ảnh chủ quan, là hình

ảnh tinh thần nó không mang tính vật chất. Ý thức không bao giờ có thể là

cái gì khác hơn là sự tồn tại được ý thức. Sự hình thành ý thức chịu sự tá

động bởi lăng kính chủ quan của mỗi người tâm tư tình cảm nguyện vọng

- Ý thức của con người có tính năng động, sáng tạo. Tính năng động thể hiện ở

chỗ ý thức không phải là sự sao chép giản đơn, nguyên xi hiện thức khách
quan mà là sự phản ánh có chọn lọc, phảnh ánh theo như cầu của thực tiễn.

Tính sáng tạo của ý thức thể hiện ở chỗ từ tri thức đã có, ý thức sáng tạo ra tri

thức mới về sự vật, tưởng tượng ra cái không có trong thực tế, tiên tri dự báo

tương lai tưởng tượng ra những huyền thoại học thuyết khoa học. Tính sáng

tạo của ý thức không phải là ý thức đẻ ra vật chất. Tín sáng tạo của ý thức là

sáng tạo của sự phản ánh, theo quy luật và trong khuôn khổ của sự phản ánh

mà kết quả bao giờ cũng là những khách thể tinh thần. Ý thức chẳng qua

cũng chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc của con người và

được cải biến đi ở trong đó

- Ý thức mang bản chất xã hội, con người là thực thể của xã hội nên ý thức

mang bản chất xã hội; ý thức ra đời gắn liền với những hoạt động thực tiễn

lịch sử của con người. Chịu sự chi phối không chỉ của quy luật sinh học mà

chủ yếu của uy luật zã hội

You might also like