You are on page 1of 21

TRIết Học

NGUYN THANH PHÚ


49.01.106.060
MỤC LỤC

1. Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức ………………………………………… 2

2. Hai nguyên lý của phép biện chứng di vật ……………………………………………… 4

3. Quy luật lượng chất ………………………………………………………………………. 8

4. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập ………………………………… 12

5. Quy luật phủ định của phủ định ………………………………………………………… 16

6. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức …………………………………………………. 18

1|Page
1. Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng, trong đó vật
chất quyết định ý thức, còn ý thức tác động tích cực trở lại vật chất.
1.1 Vật chất quyết định ý thức :
- Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức:
Vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức nên vật chất là cái có trước, là tính thứ nhất. Ý
thức chỉ là hình thức phản ánh của vật chất vào trong bộ óc con người nên ý thức là cái có
sau, là tính thứ hai
Phải có sự vận động của vật chất trong tự nhiên (bộ óc người và thế giới khách quan) và vật
chất trong xã hội (lao động và ngôn ngữ) thì mới có sự ra đời ý thức.
- Thứ hai, vật chất quyết định nội dung của ý thức
Dưới bất kỳ hình thức nào, ý thức đều là phản ánh hiện thực khách quan. Nội dung của ý
thức là kết quả của sự phản ánh hiện thực khách quan trong đầu óc con người
Sự phát triển của hoạt động thực tiễn là động lực mạnh mẽ nhất quyết định tính phong phú và
độ sâu sắc nội dung của ý thức con người qua các thế hệ
- Thứ ba, vật chất quyết định bản chất của ý thức
Bản chất của ý thức là phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan, tức là thế giới vật
chất được dịch chuyển vào bộ óc con người và được cải biên trong đó. Vậy nên vật chất là cơ
sở để hình thành bản chất của ý thức
- Thứ tư, vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức.
Mọi sự tồn tại, phát triển của ý thức đều gắn liền với sự biến đổi của vật chất. Vật chất thay
đổi thì ý thức cũng phải thay đổi theo.
Vật chất luôn vận động và biến đổi nên con người cũng ngày càng phát triển cả về thể chất
lẫn tinh thần, thì dĩ nhiên ý thức cũng phát triển cả về nội dung và hình thức phản ánh
Ví dụ: Tục ngữ có câu “có thực mới vực được đạo”, nghĩa là có ăn uống đầy đủ thì mới có
sức để đi theo đạo, hoàn cảnh sẽ quyết định lối suy nghĩ, đời sống vật chất phải được đáp ứng
thì chúng ta mới hướng tới đời sống tinh thần. Điều này đã chứng minh cho quan niệm vật
chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức
1.2 Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất
- Thứ nhất, tính độc lập tương đối của ý thức thể hiện ở chỗ ý thức là sự phản ánh thế giới vật
chất vào trong đầu óc con người nhưng khi đã ra đời thì ý thức có “đời sống” riêng, không lệ
thuộc máy móc vào vật chất mà tác động trở lại thế giới vật chất

2|Page
- Thứ hai, sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn của con
người. Nhờ hoạt động thực tiễn, ý thức có thể làm biến đổi những điều kiện, hoàn cảnh vật chất
để phục vụ cho cuộc sống con người.
- Thứ ba, vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ chỉ đạo hoạt động, hành động của con người, nó có
thể quyết định làm cho hoạt động của con người đúng hay sai, thành công hay thất bại. Ý thức
không trực tiếp tạo ra hay làm thay đổi thế giới mà nó trang bị cho con người tri thức về hiện
tượng khách quan để con người xác định mục tiêu, kế hoạch, hành động nên làm. Sự tác động
của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng:
+ Tích cực: Khi phản ánh đúng đắn hiện thực, ý thức sẽ là động lực thúc đẩy vật chất phát
triển.
+ Tiêu cực: Khi phản ánh sai lạc hiện thực, ý thức có thể kìm hãm sự phát triển của vật chất
- Thứ tư, xã hội càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng to lớn, nhất là trong thời đại
ngày nay, khi mà tri thức khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Tính năng động,
sáng tạo của ý thức mặc dù rất to lớn nhưng không thể vượt quá tính quy định của những tiền đề
vật chất đã xác định, phải dựa vào các điều kiện khách quan và năng lực chủ quan của các chủ
thể hoạt động.
Ví dụ: Có nhận thức đúng đắn về thực tế kinh tế đất nước, từ sau Đại hội VI, Đảng ta chuyển
nền kinh tế tự cung, quan liêu sang nền kinh tế thị trường để phát triển đất nước như hôm nay.
Điều này cho thấy ý thức đã phản ánh được thực tiễn và đưa ra mục tiêu, phương hướng để tác
động lại vật chất, tạo sự phát triển cho vật chất
1.3 Ý nghĩa phương pháp luận từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
- Tôn trọng tính khách quan kết hợp với phát huy tính năng động chủ quan. Mọi nhận thức,
hành động, chủ trương, đường lối, kế hoạch, mục tiêu đều phải xuất phát từ thực tế khách
quan, từ những điều kiện, tiền đề vật chất hiện có. Cần phải tránh chủ nghĩa chủ quan, bệnh
chủ quan duy ý chí. Không được lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược và sách
lược cách mạng.
-Phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò của nhân tố con người,
chống tư tưởng, thái độ thụ động, ỷ lại, ngồi chờ, bảo thủ, trì trệ, thiếu tính sáng tạo. Điều
này đòi hỏi con người phải coi trọng ý thức, coi trọng vai trò của tri thức, phải tích cực học
tập, nghiên cứu khoa học, đồng thời phải tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý chí, nghị
lực của bản thân
- Phải nhận thức và giải quyết đúng đắn các mối quan hệ lợi ích, kết hợp hài hòa lợi ích cá
nhân với lợi ích tập thể, xã hội dựa trên thái độ khách quan

3|Page
1.4 Vận dụng vào học tập và cuộc sống của bản thân tôi.
Đầu tiên, vì vật chất quyết định ý thức nên nhận thức và hoạt động của tôi phải xuất phát từ
thực tế khách quan. Bản thân tôi phải nhận thức được các điều kiện thực tiễn ảnh hưởng đến
học tập, cuộc sống của mình để tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan.
Ví dụ: Trong học tập, tôi cần phải xác định được nội quy trường học, giờ học, thời khóa biểu,
những yếu tố thực tế để có ý thức chấp hành đúng quy định, tham gia các tiết học đầy đủ và
hoàn thành các nhiệm vụ giảng viên đề ra

2) Hai nguyên lý của phép biện chứng di vật


2.1 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
2.1.1 Khái niệm:
Mối liên hệ là khái niệm dùng để chỉ sự tác động qua lại, quy định, chuyển hoá lẫn nhau giữa
các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt, các yếu tố, các bộ phận của một sự vật, hiện tượng
trong thế giới.
Ví dụ: Mối liên hệ giữa con người với tự nhiên, con người với con người hay con người với
xã hội.
Mối liên hệ phổ biến là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự
vật và hiện tượng của thế giới
Ví dụ: Trong tư duy con người có những mối liên hệ kiến thức cũ và kiến thức mới; cây tơ
hồng; cây tầm gửi sống nhờ; muốn chung mục đích thì phải chung tay với nhau
Như vậy, giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới vừa tồn tại những mối liên hệ đặc thù, vừa
tồn tại những mối liên hệ phổ biến ở những phạm vi nhất định. Đồng thời, cũng tồn tại những
mối liên hệ phổ biến nhất, trong đó những mối liên hệ đặc thù là sự thể hiện những mối liên
hệ phổ biến trong những điều kiện nhất định. Toàn bộ những mối liên hệ đặc thù và phổ biến
đó tạo nên tính thống nhất trong tính đa dạng và ngược lại, tính đa dạng trong tính thống nhất
của các mối liên hệ trong giới tự nhiên, xã hội và tư duy.
2.1.2 Tính chất:
Tính khách quan:
Tính khách quan của mối liên hệ xuất phát từ tính thống nhất vật chất của thế giới. Theo đó,
các sự vật, hiện tượng trong thế giới dù đa dạng, muôn hình muốn về như thế nào đi chăng
nữa thì chúng cũng chỉ là những dụng cụ thể khác nhau của một thế giới vật chất duy nhất.
Ngay cả ý thức của con người cùng chỉ là thuộc tỉnh của một dạng vật chất có tổ chức cao là
bộ nào người và nội dung của ý thức cũng chỉ là kết quả của sự phân ảnh hiện thực khách
quan vào trong bộ não con người.

4|Page
Mối liên hệ là cải vốn có của bản thân các sự vật, hiện tượng chứ không phải do sự áp đặt từ
bên ngoài, không phụ thuộc vào ý thức của con người, dù muốn hay không muốn thì bản thân
các sự vật, hiện tượng hay các mặt, bộ phận trong một sự vật, hiện tượng luôn luôn chứa
đụng các mối liên hệ.
Tính khách quan của các mối liên hệ, tác động trong thế giới. Có mối liên hệ, tác động giữa
các sự vật, hiện tượng vật chất với nhau. Có mối liên hệ giữa sự vật, hiện tượng vật chất với
các hiện tượng tinh thần. Có các mối liên hệ giữa những hiện tượng tinh thần với nhau (mối
liên hệ và tác động giữa các hình thức của nhận thức). Các mối liên hệ, tác động đó - suy đến
cùng, đều là sự quy định, tác động qua lại, chuyển hóa và phụ thuộc lẫn nhau giữa các sự vật,
hiện tượng.
Mối liên hệ cây và đất, mối liên hệ ánh sáng và mặt đất. Nếu không có những mối liên hệ như
vậy thì nó sẽ không tồn tại, ở cây cần phải có đất để phát triển, sinh sôi mới mọc được cây.
Tính phổ biến:
Tính phổ biến của mối liên hệ xuất phát từ bản thân tính biện chứng của thế giới vật chất.
Mỗi sự vật, hiện tượng là một hệ thống có cấu trúc nội tại. Không có sự vật, hiện tượng nào
tồn tại một cách cô lập, biệt lập với các sự vật, hiện tượng khác; cũng như không thể có yếu
tố hay bộ phận nào tồn tại tách biệt với các yếu tố hay bộ phận khác. Bản thân sự vật, hiện
tượng là một chỉnh thể thống nhất. Mối liên hệ có trong mọi sự vật, hiện tượng: mọi giai
đoạn, mọi quá trình; có cả trong tự nhiên, xã hội và tư duy con người. Tính phổ biến của các
mối liên hệ thể hiện ở chỗ, bất kỳ nơi đâu, trong tự nhiên, trong xã hội và trong tư duy đều có
vô vàn các mối liên hệ đa dạng, chúng giữ những vai trò, vị trí khác nhau trong sự vận động,
chuyển hóa của các sự vật, hiện tượng. Mối liên hệ qua lại, quy định, chuyển hóa lẫn nhau
không những diễn ra ơ mọi sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội, tư duy, mà còn diễn ra giữa
các mặt, các yếu tố, các quá trình của mỗi sự vật, hiện tượng.
Giai cấp khác nhau thì trình độ nhận thức trong thời điểm nhất định là hữu hạn khác với khả
năng nhận thức con người là vô hạn. Chân lý với sự sai lầm.
Tính đa dạng, phong phú:
Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ xuất phát từ tính đa dạng, muôn hình muôn vẻ của
thế giới vật chất. Trong thể giới có nhiều kiểu mối liên hệ mà mỗi kiểu mối liên hệ có đặc
điểm riêng, có vị trí, vai trò riêng đối với sự tồn tại, vận động, phát triển của sự vật, hiện
tượng.
Có mối liên hệ bên trong - mối liên hệ bên ngoài; có mối liên hệ cơ bản - mối liên hệ không
cơ bản; có mối liên hệ chủ yếu - mối liên hệ thứ yếu; có mối liên hệ bản chất - mối liên hệ
không bản chất; có mối liên hệ tất nhiên - mối liên hệ ngẫu nhiên; có mối liên hệ trực tiếp -
mối liên hệ gián tiếp, mối liên hệ diễn ra rất phức tạp trong đời sống xã hội, vì ở đó có sự

5|Page
tham gia của con người có ý thức, nhưng tổng hợp các mối liên hệ trong đời sống xã hội vạch
ra đường đi cho mình theo những xu hướng nhất định, đó là các quy luật xã hội.
Phương thức tồn tại của sự vật, hiện tượng do cách thức liên hệ giữa các yếu tố cấu thành
quyết định.
Sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng do sự tác động qua lại giữa các yếu tố cấu
thành quyết định, mà trước hết. là do sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các mặt đối lập.
2.1.3 Ý nghĩa phương pháp luận :
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đòi hỏi trong nhận thức và thực tiễn cần phải tuân theo
quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử - cụ thể
Quan điểm toàn diện yêu cầu :
Một là, khi xem xét các sự vật, hiện tượng, cần phải xem xét áp tại tất cả các mặt, các mối
liên hệ, kể cả những mắt khâu trung gian trong những điều kiện không gian, thời gian nhất
định. V.I. cho Lênin viết: "Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên
cứu tất cả các mặt tất cả các mối liên hệ và cho “quan hệ gián tiếp" của sự vật đó”.
Hai là, trong vô vàn các mối liên hệ, trước hết cần rút ra những mối liên hệ cơ bản, chủ yếu.
Ba là, sau khi nắm bắt được bản chất của sự vật, hiện tượng thì cần phải đối chiếu với các
mối liên hệ còn lại để tránh mắc sai lầm trong nhận thức.
Bốn là, chống lại cách xem xét siêu hình, phiến diện, một chiều.
Năm là, chống lại cách xem xét cào bằng, dàn trảị (coi mọi mối liên hệ như nhau).
Sáu là, chống lại thuật ngụy biện (quy cái thứ yếu thành cái chủ yếu, quy cái không cơ bản
thành cái cơ bản; bằng lý lẽ, lập luận tưởng rằng có lý, nhưng thực chất là vô lý).
Quan điểm lịch sử - cụ thể yêu cầu:
Thứ nhất, khi xem xét các sự vật, hiện tượng, cần phải đặt kiện, mỗi chúng trong từng hoàn
cảnh lịch sử - cụ thể; trong điều kiện, môi trường cụ thể; trong từng điều kiện không gian,
thời gian cụ thể nhất định; trong tùng mối liên hệ, quan hệ nhất định; trong từng trường hợp
cụ thể nhất định, trong từng hệ tọa độ cụ thể nhất định...
Thứ hai, cần xét đến tính chất đặc thù của đối tượng nhận thức và các tình huống khác nhau
phải giải quyết trong thực tiễn.
Thứ ba, cần xem xét sự vật, hiện tượng trong sự vận động, phát triển ở từng giai đoạn cụ thể
nhất định.
2.1.4 Liên hệ:

6|Page
Thực vật và động vật có mối liên hệ với nhau trong quá trình trao đổi chất-Giữa các mặt
trong cùng một sự vật liên hệ nhau.
Ví dụ: các bộ phận trong cơ thể người, các địa phương trong 1 nước liên hệ nhau. Giữa các
quá trình phát triển của sự vật cũng liên hệ với nhau.
Ví dụ: Quá trình phát triển của con người theo tuổi tác, theo từng thời kỳ phát triển.
Mối liên hệ có tính nhiều bề vô cùng phong phú đa dạng. Cụ thể là liên hệ bên trong, liên hệ
bên ngoài, liên hệ gián tiếp, trực tiếp, liên hệ cơ bản, không cơ bản, chủ yếu và không chủ
yếu
2.2 Nguyên lý về sự phát triển
2.2.1 Khái niệm:
Phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoànthiện
đến hoàn thiện hơn, từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn
Phát triển là vận động nhưng không phải mọi vận động đều là phát triển, mà chỉ vậnđộng nào
theo khuynh hướng đi lên thì mới là phát triển. Vận động diễn ra trongkhông gian và thời
gian, nếu thoát ly chúng thì không thể có phát triển.
2.2.2 Tính chất
Tính khách quan:
Sự vật hiện tượng luôn luôn nằm trong quá trình phát triển.
Tính phổ biến:
Quá trình phát triển diễn ra trong mọi sự vật, hiện tượng.
Tính đa dạng, phong phú:
Sự phát triển không hoàn toàn giống nhau ở các SV, HT khác nhau , trong điều kiện không
gian và thời gian khác nhau, trong lĩnh vực hiện thực khác nhau.
Phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật, hiện tượng.
2.2.3 Ý nghĩa phương pháp luận:
Nguyên lý về sự phát triển đòi hỏi trong nhận thức và thực tiễn cần phải tuân theo quan điểm
toàn diện và quan điểm lịch sử - cụ thể.
Quan điểm phát triển yêu cầu :
Một là, khi xem xét các SV, HT cần đặt nó trong trạng thái vận động, biến đổi không ngừng.
Hai là, cần vạch ra cái tương lai trong cái hiện tại, phát triển ra những nhân tố mới tiến bộ
đang tiềm ẩn trong cái cũ.
7|Page
Ba là, cần phân chia quá trình phát triển thành các giai đoạn, nghiên cứu để vạch ra đặc điểm,
nội dung của từng giai đoạn.
Bốn là, quan điểm phát triển chống lại quan điểm chủ quan nóng vội, duy ý chí, vội vàng xóa
bỏ cái cũ, tạo ra cái mới khi chưa có đầy đủ điều kiện chín muồi.
Năm là, quan điểm phát triển chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ, gây cản trở sự phát triển,
cứ giữ khăng khăng cái cũ, không chịu tạo ra cái mới khi đã hội đủ điều kiện chín muồi.

Ví dụ về phát triển:
Giới tự nhiên phát triển từ vô cơ đến hữu cơ, từ vật chất chưa có sự sống đến các loài thực
vật, động vật, đến con người.
Xã hội loài người phát triển từ chế độ công xã nguyên thủy, qua các chế độ khác nhau rồi đến
xã hội chủ nghĩa.
Trí tuệ con người phát triển không ngừng, từ chỗ người nguyên thủy chỉ chế tạo được các
công cụ bằng đá, đến nay đã chế tạo được máy móc tinh vi

3) Quy luật lượng chất


Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và
ngược lại
Quy luật lượng-chất là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
Quy luật lượng-chất vạch ra cách thức của sự phát triển
3.1 Nội dung quy luật:
3.1.1Khái niệm chất:
Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy luật khách quan vốn có của sự vật hiện
tượng,là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó,phân biệt nó với cái khác.
Mà thuộc tính của SV, HT chỉ bộc lộ khi nó nằm trong mối liên hệ với các SV, HT khác, nếu
muốn xác định thuộc tính của SV, HT thì cần phải đặt SV, HT ấy trong MLH với các SV, HT
khác.
Thuộc tính bao gồm 2 loại :
Thuộc tính cơ bản là những thuộc tính quyết định chất của sự vật, hiện tượng, nghĩa là khi nó
thay đổi thì chất của SV, HT sẽ thay đổi.
Thuộc tính không cơ bản là những thuộc tính không quyết định chất của SV, HT, nghĩa là khi
nó thay đổi thì chất của SV, HT vẫn chưa thay đổi.
8|Page
3.1.2 Khái niệm lượng:
Lượng là một phạm trù triết học để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật trên các
phương diện: số lượng các yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệu của quá
trình vận động,phát triển của sự vật, hiện tượng.
Một số điểm ta cần lưu ý về phạm trù lượng
Lượng có thể được xác định bằng những đơn vị đo lường cụ thể và chính xác. Ví dụ như
dài 3 mét, nặng 20 ki-lô-gram…
Đồng thời, có những tính quy định về lượng chỉ có thể biểu thị dưới dạng trừu tượng,
khái quát.Ví dụ: ba mẹ thương con rất nhiều, trình độ dân trí cao, ý thức chấp hành pháp
luật kém
Cũng giống như chất của sự vật, lượng của sự vật cũng mang tính khách quan. Trong sự
tồn tại khách quan của mình, sự vật có vô vàn chất. Do đó, sự vật cũng có vô vàn lượng.
Chất và lượng là hai mặt không thể tách rời và quy định lẫn nhau. Một chất nhất định
của sự vật có lượng tương ứng với nó.
3.1.3 Mối quan hệ biện chứng giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất theo quy
luật lượng– chất
Thứ nhất, từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất.
3.1.3.1 Định nghĩa về độ
Định nghĩa: “Độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, nó
là khoảng giới hạn, mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của
sự vật”.
Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có chất và lượng. Khi sự vật vận động và phát triển, chất
và lượng của nó cũng vận động, biến đổi, thay đổi. Sự thay đổi của lượng và của chất không
diễn ra độc lập với nhau mà có quan hệ chặt chẽ với nhau.Nhưng không phải bất kỳ sự thay
đổi nào về lượng cũng ngay lập tức làm thay đổi căn bản chất của sự vật
Lượng của sự vật có thể thay đổi trong giới hạn nhất định mà không làm thay đổi căn bản
chất của sự vật đó. Giới hạn đó chính là “độ”
Ví dụ về “độ”:Ở nhiệt độ thường, dù tăng hay giảm nhiệt độ ( Từ 00C → 1000C), nước vẫn ở
trạng thái lỏng
3.1.3.2 Định nghĩa về điểm nút
“Những điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng sẽ làm thay đổi về chất của sự vật gọi
là điểm nút”

9|Page
Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới. Sự thống nhất
giữa lượng mới và chất mới tạo thành một độ mới với điểm nút mới.
3.1.3.3 Định nghĩa về bước nhảy
“Bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa về chất củasự vật do
những thay đổi về lượng trước đó gây ra”.

Ví dụ:
Sự chuyển hóa từ nước lỏng thành hơi nước là một bước nhảy. Có bước nhảy này là do
nước lỏng có sự thay đổi về nhiệt độ và đạt đến 100 độ C.
Trong xã hội tư bản chủ nghĩa có sự đấu tranh của các giai cấp (mầm mống là chủ nghĩa
cộng sản) trong quá trình đấu tranh này được hiểu là ĐỘ; cuộc đấu tranh diễn ra đến đỉnh
điểm gọi là ĐIỂM NÚT; khi mà chủ nghĩa tư bản bị lật đổ và chủ nghĩa cộng sản lên thay
thế thì được gọi là BƯỚC NHẢY.
Học sinh cấp 3 đã học xong và lên ĐH là một bước nhảy.
Sự thay đổi về lượng rồi ắt sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại. Bởi khi chất mới ra
đời lại có sự tác động trở lại lượng của sự vật trên nhiều phương diện: thay đổi kết cấu,quy
mô,trình độ,nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật,hiện tượng.
Trong lịch sử triết học, do tuyệt đối hóa tính dần dần, tính tiện tiến của sự thay đổi về lượng
nên các nhà triết học siêu hình đã phủ nhận sự tồn tại của “bước nhảy”. Triết học Mác –
Lênin cho rằng phải có “bước nhảy” thì mới giải thích được sự vận động, phát triển của thực
tế.
Ăng-ghen có nói: Những thay đổi đơn thuần về lượng, đến một mức độ nhất định, sẽ chuyển
hóa thành những sự khác nhau về chất”
Thứ 2, sự tác động trở lại của chất đối với lượng
Chất mới ra đời có sự tác động trở lại đối với lượng của SV, HT. Chất mới tác động tới lượng
của SV, HT trên nhiều phương diện.
Tóm lại, bất kì SV, HT nào cũng đều bao gồm hai mặt lượng và chất. Chất là mặt tương đối
ổn định, còn lượng có xu hướng biến đổi hơn. Lượng biến đổi đến một điểm giới hạn nhất
định vượt quá độ, SV, HT sẽ thực hiện bước nhảy , chất mới ra đời thay thế cho chất cũ, SV,
HT mới thay thế cho SV, HT cũ. Đồng thời, chất mới có sự tác động trở lại đối với lượng.
3.2 Ý nghĩa phương pháp luận
Một là, coi trọng cả hai mặt chất và lượng.

10 | P a g e
Hai là, cần chú ý khâu tích lũy về lượng để đến khi có đầy đủ điều kiện chín muồi sẽ làm
thay đổi chất của sự vật, hiện tượng.
Ba là, chống lại bệnh chủ quan, nóng vội, duy ý chí.
Bốn là, chống lại bệnh bảo thủ, trì trệ.
Năm là, cần phải xác định được bước nhảy, có thái độ ủng hộ bước nhảy và tạo điều kiện cho
bước nhảy được thực hiện 1 cách kịp thời.
Vận dụng:
Phải kiên trì, bền bỉ, từng bước tích lũy về lượng để làm biến đổi về chất Biết có công mài sắt
có ngày nên kim.
Quá trình đi đến thành công phải kiên trì, không được vội vàng nôn nóng, giục tốc bất đạt
(Ví dụ : thi qua môn đạt điểm cao, Từ năm nhất lên năm 2 ,3,4 . Hoàn thành bậc đại
học để lấy bằng cử nhân – đólà những bước nhảy quan trọng )
- Khi đã vận dụng quy luật lượng chất, chúng ta cần tránh 2 khuynh hướng sai lệch:“Tả
khuynh” và “hữu khuynh”
Tả khuynh : là khuynh hướng muốn thực hiện liên tiếp bước nhảy để thay đổi về chất mà
lạichưa tích lũy đủ về lượng.
Biểu hiện ra bên ngoài cuộc sống là những người nóng vội, chủ quan, đốt cháy giai đoạn
→ dẫn tới phiêu lưu, mạo hiểm hoặc dẫn tới thất bại.
Hữu khuynh là tuyệt đối hóa sự tích lũy về lượng. Đã tích lũy đủ về lượng rồi nhưng không
thực hiện bước nhảy để biến đổi về chất nhưng lại không giám thực hiện bước nhảy để thay
đổi về chất.
Biểu hiện ra bên ngoài là những người bảo thủ, trì trệ, do dự, ngại khó, thiếu quyết đoán…
( Cũng dẫn tới thất bại ).
Khi đã tích lũy đủ về lượng, phải có quyết tâm để thực hiện bước nhảy, phải vận dụng linh
hoạt các hình thức bước nhảy.
Điều đó đòi hỏi sinh viên phải hằng ngày, hàng giờ tích cực, năng động, sáng tạo trong
học tập cũng như trong các hoạt động khác, kể cả về thể lực.

11 | P a g e
4) Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập thể hiện bản chất, là hạt nhân của phép
biện chứng duy vật, bởi quy luật đề cập tới vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của phép biện
chứng duy vật – vấn đề nguyên nhân, động lực của sự vận động và phát triển

4.1 Các khái niệm:


Mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ các bộ phận, các thuộc tính... có khuynh hướng biến đổi
trái ngược nhau, nhưng cùng tồn tại khách quan trong mỗi sự vật, hiện tượng của tự nhiên, xã
hội và tư duy.
Ví dụ: Trong cơ thể người có hoạt động tự nhiên ăn và bài tiết cùng tồn tại khách quan, trong
thực vật có hai quá trình quang hợp và hô hấp,...
Mâu thuẫn biện chứng (gọi tắt là mâu thuẫn) là khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ, tác động
theo cách vừa thống nhất, vừa đấu tranh; vừa đòi hỏi, vừa loại trừ, vừa chuyển hóa lẫn nhau
giữa các mặt đối lập.
Ví dụ: Nhân vật phản diện và chính diện tồn tại thống nhất và đấu tranh lẫn nhau trong tác
phẩm nghệ thuật, mối quan hệ qua lại giữa sản xuất và tiêu dùng trong hoạt động kinh tế xã
hội,.
Hai mặt đối lập phải thỏa mãn đầy đủ hai điều kiện sau mới tạo thành mâu thuẫn :
Có xu hướng vận động trái ngược nhau.
Làm nên chỉnh thể của một sự vật hiện tượng.
LƯU Ý: Giáo trình trang 112
4.2 Tính chất
Tính khách quan: Mâu thuẫn là cái vốn có của mọi sự vật, hiện tượng, không phải đem từ bên
ngoài vào. Tồn tại không phụ thuộc vào ý thức con người.
Tính phổ biến: Mâu thuẫn diễn ra trong mọi sự vật, hiện tượng, mọi giai đoạn tồn tại và phát
triển của sự vật, hiện tượng. Mâu thuẫn này mất đi sẽ có mâu thuẫn khác thay thế.
Tính phong phú, đa dạng: Sự vật, hiện tượng khác nhau sẽ có mâu thuẫn khác nhau.Trong
một sự vật, hiện tượng có thể tồn tại nhiều mâu thuẫn khác nhau và có vị trí, vai trò khác
nhau đối với sự vận động, phát triển của sự vật đó.
Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó 2 mặt đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau.
Sự thống nhất của các mặt đối lập :

12 | P a g e
Là sự ràng buộc, phụ thuộc, quy định lẫn nhau, nương tựa vào nhau, đòi hỏi có nhau giữa
các mặt đối lập.
Là sự đồng nhất của các mặt đối lập.
Là sự tác động ngang nhau của các mặt đối lập.
Sự đấu tranh của các mặt đối lập :
Là sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các mặt đối lập. Thực chất sự đấu tranh của các mặt
đối lập gắn liền với quá trình hình thành, phát triển và giải quyết mâu thuẫn :
- Giai đoạn hình thành mâu thuẫn.
- Giai đoạn phát triển của mâu thuẫn.
- Giai đoạn giải quyết mâu thuẫn.
Sự chuyển hóa các mặt đối lập có thể diễn ra theo 2 cách :
- Các mặt đối lập chuyển hóa cho nhau.
- Cả hai đều trở thành những chất mới.
V.I.Leenin khẳng định : “Phát triển là một “cuộc đấu tranh” giữa các mặt đối lập”.
4.3 Ý nghĩa phương pháp luận:
Một là, cần tuân theo nguyên tắc “phân đôi cái thống nhất và nhận thức các mặt đối lập của
nó”.
Hai là, cần có những biện pháp phù hợp trong việc giải quyết đối với từng loại mâu thuẫn.
Ba là, việc xem xét và giải quyết mâu thuẫn cần phải tuân theo quan điểm lịch sử - cụ thể.
Bốn là, cần vận dụng một cách phù hợp khi giải quyết mâu thuẫn tồn tại dưới dạng
antinomie.
4.4 Nội dung quy luật thống nhất đấu tranh giữa các mặt đối lập
Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh lẫn nhautạo
nên trạng thái ổn định tương đối của sự vật, hiện tượng.
Sự thống nhất giữa các mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ giữa chúng và được
thể hiện ở việc:
Thứ nhất, các mặt đối lập cần đến nhau, nương tựa vào nhau, làm tiền đề cho nhau tồn tại
Thứ hai, các mặt đối lập tác động ngang nhau, cân bằng nhau thể hiện sự đấu tranh giữa
cái mới đang hình thành với cái cũ chưa mất hẳn.
Thứ ba, giữa các mặt đối lập có sự tương đồng.
13 | P a g e
Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ sự tác động qua lại theo hướng
bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa chúng
Sự thống nhất giữa các mặt đối lập có tính tạm thời, tương đối, có điều kiện, nghĩa là sự
thống nhất đó chỉ tồn tại trong trạng thái đứng im tương đối của sự vật, hiện tượng.
Sự đấu tranh có tính tuyệt đối, nghĩa là đấu tranh phá vỡ sự ổn định tương đối của chúng dẫn
đến sự chuyển hóa về chất của chúng
Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập phát triển làm mâu thuẫn ngày càng trở nên sâu sắc và khi
đến một mức độ nhất định, trong điều kiện nhất định thì mâu thuẫn được giải quyết, sự vật,
hiện tượng chuyển hóa.
Sự vật, hiện tượng mới ra đời tự nó lại có mặt đối lập mới, có mâu thuẫn mới, có quá trình
thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
Tóm lại: Mọi đối tượng đều bao gồm những mặt, những khuynh hướng, lực lượng... đối lập
nhau tạo thành những mâu thuẫn trong chính nó; sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối
lập là nguyên nhân, động lực bên trong của sự vận động và phát triển,làm cho cái cũ mất đi
và cái mới ra đời
Ví dụ
Trong kháng chiến chống Pháp, mâu thuẫn giữa nhân dân và thực dân pháp được đẩy lên đến
đỉnh điểm, tạo động lực cho dân ta đấu tranh và kết quả là khai sinh ra nhà nước Việt Nam
dân chủ.
Sự đấu tranh giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị đã tạo nên một hình thái xã hội mới. Sự
hình thành của xã hội mới lại làm phát sinh những mâu thuẫn mới trong xã hội đó
4.5 Liên hệ bản thân:
Học là một quá trình phát triển tri thức, tư duy và áp dụng chúng vào trong đời sống thực tế.
Vậy nên quá trình học cũng tồn tại sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập để tạo nên
những cái mới, những kiến thức nhằm phát triển năng lực mỗi cá nhân.
Và trong sự nghiệp học tập của mình, em đã vận dụng quy luật này như sau:
Thừa nhận và tôn trọng mâu thuẫn.
Mâu thuẫn là những thuộc tính vốn có của sự vật, chúng ta cần phải luôn luôn tìm hiểu để
phát hiện mâu thuẫn, từ đó nắm bắt bản chất và khuynh hướng phát triển của các mặt đối
lập.
Đối với em, tôn trọng mâu thuẫn trong học tập chính là phải tìm hiểu đầy đủ các thông tin
cần thiết để phục vụ cho quá trình học của mình. Chẳng hạn để chuẩn bị trở thành một sinh
viên năm nhất, em đã tìm hiểu đầy đủ chương trình học của mình, xác định định hướng và
mục tiêu của bản thân để chọn ra những môn học phù hợp, vạch ra kế hoạch học tập, rèn
14 | P a g e
luyện cho bốn năm đại học của mình và thực hiện kế hoạch đó để đạt được đích đến mà
bản thân đề ra.
Không né tránh mâu thuẫn mà phải đối diện, khắc phục nó.
Khi gặp bất cứ vấn đề nào, sợ hãi và lẩn trốn sẽ không giúp được gì cho chúng ta, vậy nên ta
không thể tránh né mâu thuẫn mà phải xem xét, phân tích cụ thể nó để tìm ra phương án giải
quyết. Từ đó ta mới có thể có thêm kinh nghiệm để phát triển bản thân.
Trong việc học cũng vậy, khi gặp một bài toán khó hoặc những bài tập không thể giải
được, em thường nỗ lực tìm tòi trên các trang mạng, các diễn đàn học tập hoặc trực tiếp
hỏi giảng viên, anh chị, bạn bè cách làm. Việc không từ bỏ trước khó khăn giúp em có thể
nâng cao vốn kiến thức, biết được mình nên làm gì nếu gặp lại dạng bài đó và hình thành
thói quen tìm tòi, học hỏi cho bản thân
Phải liên tục tìm tòi, đổi mới, sáng tạo trong tri thức
Mâu thuẫn là nguyên nhân làm cho cái cũ mất đi và cái mới ra đời, sự tồn tại của mâu
thuẫn khiến chúng ta nhận thức được rằng kiến thức không bao giờ là đủ. Khi ta giải quyết
được một vấn đề cũ thì sẽ tiếp tục gặp được rất nhiều vấn đề mới khác nên bắt buộc chúng
ta phải luôn đổi mới, sáng tạo
. -Là một sinh viên trong xã hội hiện đại, em nhận thức được kho tàng kiến thức không chỉ
nằm trong những bài giảng của thầy cô, trong giáo trình mình học mà còn liên quan đến rất
nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Vậy nên em không cho phép mình ngủ quên trên một vài
kiến thức nhất định nào mà thay vào đó em phải đi tìm tòi, học hỏi thêm những điều mới.
Sau khi học xong trên lớp, em phải xem lại bài hôm đó và tìm thêm những bài tập có liên
quan để tiếp thu thêm những điều không được dạy.
-Ngoài ra, việc thường xuyên đọc sách cũng khiến em mở mang đầu óc và nâng cao tính
sáng tạo của mình hơn.
Bên cạnh việc học lý thuyết, em cũng nỗ lực trau dồi thêm kỹ năng mềm cho bản thân để
thích ứng kịp với xã hội đang ngày càng phát triển và hội nhập
Phải tiếp thu kiến thức một cách có hệ thống.
Kiến thức luôn rất đa dạng và phong phú nên ta buộc ta phải dần bài trừ những cái cũ,
không còn phù hợp và tiếp thu cái mới. Thế nhưng, quá trình này không thể diễn ra nóng
vội và bảo thủ. Chúng ta không thể vội vã tiếp thu những điều mới mà không chọn lọc
cũng như không thể cứ khư khư làm theo những quy tắc cũ, lỗi thời. Quy luật mâu thuẫn
cho chúng ta nhận thức rằng phải dựa trên những cái cũ, duy trì những điều tốt của cái cũ
để phát triển ra những cái mới và làm việc một cách có trình tự, hệ thống.

15 | P a g e
-Để có thể bước chân được vào đại học là một quá trình em phải học tập tích lũy kiến thức
từ bậc tiểu học đến hết bậc trung học cơ sở, lấy cơ sở kiến thức của lớp trước để tiếp thu
những kiến thức mới của lớp sau.

5)Quy luật phủ định của phủ định


Quy luật PĐCPĐ vạch ra khuynh hướng của sự phát triển.
5.1 Khái niệm
Sự thay thế cái cũ bằng cái mới gọi là phủ định
Phủ định biện chứng không bao hàm mọi sự phủ định nói chung, mà nó chỉ bao hàm những phủ
định là kết quả của việc giải quyết mâu thuẫn bên trong sự vật, hiện tượng, tạo ra bước nhảy về
chất, tạo tiền đề, điều kiện cho sự phát triển, cái mới ra đời thay thế cái cũ.
5.2 Đặc điểm
Tính khách quan: Tự thân sự vật phủ định, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con
người, ngay cả hình thức (cách thức) phủ định của sự vật cũng không phụ thuộc vào ý muốn
chủ quan của con người. Đó là kết quả giải quyết mâu thuẫn bên trong sự vật quy định.
Tính kế thừa: Có sự liên hệ giữa cái cũ và cái mới, không phủ định sạch trơn hoàn toàn cái cũ,
mà kế thừa có lọc bỏ những cái cũ không còn phù hợp.
Nó chỉ gạt bỏ những yếu tố lỗi thời, lạc hậu, không còn phù hợp với cái cũ, giữ lại những yếu tố
tích cực, tiến bộ, còn phù hợp ở cái cũ dưới dạng “lọc bỏ”, cải tạo cho phù hợp với điều kiện
mới.
5.3 Ý nghĩa của quan điểm phủ định biện chứng
Chống lại quan điểm siêu hình về phủ định ( phủ định sạch trơn, xóa bỏ hoàn toàn cái cũ dể
xây dựng lại toàn bộ cái mới ).
Kết quả của phủ định biện chứng là cái mới ra đời thay thế cái cũ, nhưng cái mới này lại trở
nên cũ và chứa định yếu tố nội sinh dẫn đến khuynh hướng phủ định lần thứ hai. Đó chính là
phủ định của phủ định.
Nội dung
Thứ nhất, phủ định của phủ định là khái niệm nói lên rằng sự vận động, phát triển của sự
vật thông qua hai lần phủ định biện chứng, dường như quay trở lại điểm xuất phát ban đầu
nhưng cao hơn.
Thứ hai, phủ định lần thứ nhất làm cho sự vật cũ trở thành cái đối lập của mình. Sau những
lần phủ định tiếp theo, đến một lúc nào đó sẽ ra đời sự vật mới mang nhiều đặc trưng
16 | P a g e
giống với sự vật ban đầu (xuất phát) song không phải giống nguyên như cũ, dường như lặp
lại cái cũ nhưng cao hơn.
Thứ ba, sự phủ định của phủ định là giai đoạn kết thúc một chu kỳ phát triển, đồng thời lại
là điểm xuất phát của một chu kỳ phát triển tiếp theo, tạo ra đường xoáy ốc của sự phát
triển. Mỗi đường mới của đường xoáy ốc thể hiển một trình độ cao hơn của sự phát triển.
Sự nối tiếp nhau của các vòng xoáy ốc thể hiển tính vô tận của sự phát triển.
Thứ tư, phủ định của phủ định, ngoài hai đặc trưng như ở phủ định biện chứng còn có
thêm đặc trưng – có tính chu kỳ.
Thứ năm, trong hiện thực, một chu kỳ phát triển của sự vật có thể bao gồm nhiều lần phủ
định biện chứng.
5.4 Ý nghĩa phương pháp luận
Quy luật phủ định của phủ định cho ta cơ sở để hiểu sự ra đời cái mới, mối liên hệ giữa cái cũ
và cái mới.
Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần chống thái độ phủ định sạch trơn. Đồng thời phải
biết sàng lọc những gì tích cực của cái cũ.
Chống thái độ hư vô chủ nghĩa, đồng thời chống thái độ bảo thủ, khư khư ômlấy những gì đã
lạc hậu, lỗi thời không còn phù hợp, không chịu đổi mới.
Phải hiểu phát triển không phải là đường thẳng mà theo đường xoắn ốc đi lên. Nghĩa là, có
nhiều khó khăn, phức tạp trong quá trình vận động, phát triển. Phát triển không phải là đường
thẳng
5.5 Vận dụng
1. Tình hình thời trang ở Việt Nam hiện nay.
Trong vài năm trở lại đây, thời trang Việt Nam đã có rất nhiều thay đổi. Có thể thấy nước ta
bước vào thời kỳ hội nhập thế giới, hàng loạt các hiệp định được ký kết, các nền văn hóa lớn du
nhập vào nước ta, có ảnh hưởng không ít đến mọi mặt của đời sống. Sự du nhập của nhiều nền
văn hóa đã tạo ra sự đa dạng cho văn hóa Việt Nam, trong lĩnh vực thời trang cũng vậy. Ngày
nay người ta biết đến Việt Namkhông chỉ qua các bộ áo dài truyền thống nữa mà cũng là những
xu hướng thời trang mới, sự trẻ trung, năng động trong cách ăn mặc. Thị trường thời trang Việt
Nam có một nhu cầu được định hình và phát triển nên những người làm thời trang ở nước ta
đang gắng sức sáng tạo và cần mẫn sáng tạo. Vận dụng quy luật phủ địnhcủa phủ định những
nhà thiết kế đã tạo ra những bộ trang phục vừa hiện đại vừa mang vẻ đẹp truyền thống Việt
Nam
2. Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc lý giải sự phát triển trong lĩnh
vực thời trang Việt Nam hiện nay.

17 | P a g e
Cũng có thể nói thời trang là một vòng lặp lại khi chúng ta đang sống ở thế kỷ XXI nhưng đang
mặc những bộ trang phục mang hơi hướng của nhiều thế kỷ trước,chỉ là chúng đã được cách tân
một cách hiện đại hơn, phù hợp hơn.Những bộ trang phục của thời đại ngày nay là những kế
thừa từ những trang phục của thời xưa nhưng đã được sáng tạo, cải tiến để sao cho chúng hiện
đại hơn, trẻ trung hơn.Áo dài – bộ trang phục truyền thống của người Việt Nam, nhìn lại cả quá
trình lịch sử phát triển của bộ áo dài chúng ta có thể thấy nó đã được cách tân rất nhiều để phù
hợp với thời đại hơn. Quy luật phủ định của phủ định đã giúp nhìn rõ hơn vềquá trình phát triển
áo dài của nước ta. Thế kỷ XVII, kiểu dáng sơ khai của chiếc áodài là chiếc áo giao lãnh bốn
vạt, tiền thân của áo tứ thân. Áo giao lãnh khoác ngoàiyếm lót, mặc cùng váy đen và thắt lưng
màu tương tự như áo tứ thân, chỉ khác là hai vạt trước buông thả chứ không buộc trước bụng.
Trong suốt thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XX, để tiện hơn cho việc đồng án, buôn bán vất vả, người
xưa đã chế ra kiểu áo tứ thân gọn ghẽ với hai vạt trước rời nhau, có thể buộc lại, và hai vạt sau
may liền thành một tà áo. Người xưa phải ghép hai vạt áo sau để tạo tà vì thời đó khổ vải chỉ
rộng chừng 35 – 40cm. Là trang phục của tầng lớp bình dân, áo tứ thân thường được may từ vải
tối màu để tiện cho công việc. Phụ nữ thành thị ít phảilao động thường mặc áo ngũ thân để phân
biệt mình với tầng lớp lao động nghèo. Áo ngũ thân có bốn vạt như áo tứ thân, được may liền
nhau thành hai tà trước và sau như áo dài. Vạt con thứ năm được may dưới tà trước như một
mảnh áo lót kín đáo. Áo có cổ và phom rộng, được mặc rộng rãi đến đầu thế kỷ XX. Trong
những năm 1939 – 1943, bước đột phá táo bạo, góp phần hình thành kiểu dáng của áo dài ngày
nay chính là kiểu áo dài “Le Mur” do họa sĩ Cát Tường sáng tạo vào năm 1939. Khác với phom
dáng rộng truyền thống, áo dài Le Mur ôm sát đường cong cơ thể với nhiều chi tiết Âu hóa như
tay phồng, cổ khoét hình trái tim, đính nơ… Chiếc áo “lai căng” này bị dư luận thời đó lên án
mạnh mẽ, cho là không đứng đắn nên chỉ có giới nghệ sĩ phong cách tân thời mới dám mặc.
Đến năm 1943 thì kiểu áo này dần bị lãng quên. Năm 1960, áo dài với tay raglan, tay áo được
nối từ cổ xéo xuống nách. Tà trước nối với tà sau qua hàng nút bấm từ cổ xuống nách và dọc
theo một bên hông. Kiểu ráp này vừa giảm thiểu nếp nhăn ở nách, cho phép tà áo ôm khít theo
đường cong người mặc, vừa giúp người phụ nữ cử động tay thoải mái,linh hoạt

6)Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức


Đối với nhận thức, thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là
tiêu chuẩn của chân lý, kiểm tra tính đúng đắn của quá trình nhận thức chân lý:
Thực tiễn là nguồn gốc, cơ sở của nhận thức:
Thông qua hoạt động thực tiễn, con người nhận biết được cấu trúc; tính chất và cácmối quan
hệ giữa các đối tượng để hình thành tri thức. Hoạt động thực tiễn bổ sungvà điều chỉnh những
tri thức đã được khái quát. Thực tiễn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ, cách thức và khuynh hướng
vận động và phát triển của nhận thức. Chính sự tác động đó đã làm cho các đối tượng bộc lộ
những thuộc tính, những mối liên hệ và các quan hệ khác nhau giúp cho con người nhận thức
được các quy luật vận động và phát triển của thế giới. Trên cơ sở đó hình thành các lý thuyết
khoa học.
18 | P a g e
Ví dụ: Sự xuất hiện học thuyết Macxit vào những năm 40 của thế kỷ XIX cũng BẮT
NGUỒN từ hoạt động thực tiễn của các phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chống
lại giai cấp tư sản lúc bấy giờ.
Thực tiễn là động lực của nhận thức:
Hoạt động thực tiễn góp phần hoàn thiện các giác quan, tạo ra khả năng phản ánhnhạy bén,
chính xác, nhanh hơn; tạo ra các công cụ, phương tiện để tăng năng lựcphản ánh của con
người đối với tự nhiên. Những tri thức được áp dụng vào thựctiễn đem lại động lực kích thích
quá trình nhận thức tiếp theo.
Thực tiễn sản xuất vật chất và cải biến thế giới đặt ra yêu cầu buộc con ngườiphải nhận thức
về thế giới.
Thực tiễn làm cho các giác quan, tư duy của con người phát triển và hoàn thiện,từ đó giúp
con người nhận thức ngày càng sâu sắc hơn về thế giới.
Ví dụ: Chẳng hạn, xuất phát từ NHU CẦU thực tiễn con người CẦN phải “đo đạc diện tích
và đo lường sức chứa của những cái bình, từ sự tính toán thời gian và sựchế tạo cơ khí” MÀ
toán học đã ra đời và phát triển. (Hãy cố gắng lấy Ví dụ khác nhau)
Thực tiễn là mục đích của nhận thức:
+ Mục đích cuối cùng của nhận thức là giúp con người hoạt động thực tiễn nhằmcải biến thế
giới. Nhận thức không chỉ thoả mãn nhu cầu hiểu biết mà còn đáp ứng nhu cầu nâng cao
năng lực hoạt động để đưa lại hiệu quả cao hơn, đáp ứng nhu cầungày càng tăng của con
người. Thực tiễn luôn vận động, phát triển nhờ đó, thựctiễn thúc đẩy nhận thức vận động,
phát triển theo.
+ Chỉ có thông qua hoạt động thực tiễn, thì tri thức con người mới thể hiện được sức mạnh
của mình, sự hiểu biết của con người mới có ý nghĩa. Bằng thực tiễn mà kiểm chứng nhận
thức đúng hay sai, khi nhận thức đúng thì nó phục vụ thực tiễn phát triển và ngược lại.
Ví dụ: Ngay cả những thành tựu mới đây nhất là khám phá và giải mã bản đồ gien người
cũng ra đời từ chính thực tiễn, từ MỤC ĐÍCH chữa trị những căn bệnh nan y và từ MỤC
ĐÍCH tìm hiểu, khai thác những tiềm năng bí ẩn của con người
- Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý:
+ Bằng thực tiễn mà kiểm chứng nhận thức đúng hay sai. Khi nhận thức đúng thìnó phục
vụ thực tiễn phát triển và ngược lại. Như vậy, thực tiễn là thước đo chínhxác nhất để kiểm
tra tính đúng đắn của tri thức, xác nhận tri thức đó có phải là chân lý hay không.
Ví dụ: - Nhà bác học Galile tìm ra định luật về sức cản của không khí.
- Trái đất quay quanh mặt trời
- Không có gì quý hơn độc lập tự do
19 | P a g e
Thực tiễn là hoạt động vật chất có tính tất yếu khách quan, diễn ra độc lập đối với nhận thức,
nó luôn vận động và phát triển trong lịch sử, nhờ đó nó thúc đẩy nhận thức cùng vận động và
phát triển. Mọi sự biến đổi của nhận thức thường xuyên chịu sự kiểm nghiệm trực tiếp của
thực tiễn.
- Thực tiễn có vai trò làm tiêu chuẩn, thước đo giá trị của những tri thức đã đạt được trong
nhận thức, nó còn bổ sung, chỉnh sửa, điều chỉnh, sửa chữa, phát triển và hoàn thiện nhận
thức.
- Thực tiễn là điểm xuất phát của nhận thức, là yếu tố đóng vai trò quyết định đối với sự hình
thành và phát triển của nhận thức, cũng là nơi nhận thức luôn hướng đến để kiểm nghiệm tính
đúng đắn.
- Con người phải luôn quán triệt quan điểm thực tiễn, quan điểm này yêu cầu nhận thức phải
xuất phát từ thực tiễn. Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn đến sai lầm của bệnh chủ quan, duy ý chí,
giáo điều, máy móc, quan liêu.
Việc nắm vững những nguyên tắc về tính cụ thể của chân lý có ý nghĩa phương pháp luận
quan trọng trong hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn.Nhận thức là những tri
thức về bản chất quy luật của hiện thực, của thực tiễn mà thực tiễn là cơ sở, động lực và mục
đích của nhận thức.
– Tiêu chuẩn thực tiễn vừa mang tính tuyệt đối vừa mang tính tương đối
- Chân lý cũng là khách quan, là sự thống nhất giữa hai trình độ, chân lý tuyệt đối và chân lý
tương đối thì điều đó cũng có nghĩa là nhận thức phải trải qua một quá trình đi từ chưa biết
đầy đủ đến biết đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng.
- Chính trong thực tiễn mà con người chứng minh được chân lý, tức là chứng minh tính hiện
thực và sức mạnh, tính trần tục của tư duy.
- Thực tiễn tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau nên các hình thức kiểm nghiệm bằng thực
tiễn đối với tri thức là chân lý cũng khác nhau, có thể là tiến hành thực nghiệm, áp dụng
những phát minh vào thực tế

20 | P a g e

You might also like