You are on page 1of 7

1.

Khái quát về vật chất và ý thức


Vật chất: Theo LêNin “ Vật chất là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được
đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản
ánh lại và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”
Ý thức : Là một dạng vật chất đặc biệt có tổ chức cao là bộ óc con người. Bộ óc người là cơ
quan vật chất của ý thức còn ý thức là chức năng của bộ óc con người vì vậy không thể tách
rời ý thức ra khỏi bộ óc.
Ý thức có 2 nguồn gốc chính: nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội
Nguồn gốc tự nhiên:
• Óc người là cơ quan vật chất của ý thức là kết quả quá trình tiến hóa lâu dài của vật chất.
• Sự tiến hóa của các hình thức phản ánh phụ thuộc vào những cấp độ phát triển khác nhau của
vật chất. Phản ánh tâm lý ở động vật cấp cao và sự chuyển hóa của phản ánh tâm lý thành
phản ánh ý thức của con người.
Nguồn gốc xã hội : ý thức hình thành thông qua quá trình lao động, ngôn ngữ và những quan hệ
xã hội của loài người.
Vật chất là hiện thực khách quan, tồn tại bên ngoài không phụ thuộc vào
cảm giác, ý thức của con người.
Đặc điểm của vật chất: Vật chất tồn tại bằng vận động và thể hiện sự tồn tại thông qua vận
động.Không có vận động ngoài vật chất và không có vật chất không có vận độngVật chất vận
động trong không gian và thời gian; Không gian và thời gian là thuộc tính chung vốn có của các
dạng vật chất cụ thể và là hình thức tồn tại của vật chất.Bên cạnh vật chất,
Ý thức là kết quả của quá trình phát triển tự nhiên và lịch sử xã hội . Ý thức
mang bản chất là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, chính là sự phản ánh tích cực,
tự giác, chủ động thế giới khách quan vào bộ não con người thông qua hoạt động thực tiễn.
2. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
Vật chất và ý thức có quan hệ 2 chiều và tác động qua lại lẫn nhau. Mối
quan hệ giữa vật chất và ý thức được thể hiện qua nhận thức và thực tiễn như sau:

2.1 Thứ nhất: Vật chất có vai trò quyết định ý thức
Do tồn tại khách quan nên vật chất là cái có trước và mang tính thứ nhất. Ý thức là sự phản
ánh lại của vật chất nên là cái có sau và mang tính thứ hai. Nếu không có vật chất trong tự
nhiên và vật chất trong xã hội thì sẽ không có ý thức nên
Y thức là thuộc tính, là sản phẩm cuẩ vật chất, chịu sự chi phối, quyết
định của vật chất. Bên cạnh đó, ý thức có tính sáng tạo, năng động nhưng những điều này
có cơ sở từ vật chất và tuân theo những quy luật của vật chất. Vật chất quy định nội dung và hình
thức biểu hiệu của ý thức. Điều này có ý nghĩa là ý
thức mang những thông tin về đối
tượng vật chất cụ thể. Những thông tin này có thể đúng hoặc sai, đủ
hoặc thiếu, sự biểu hiện khác nhau đều do mức độ tác động của vật chất
lên bộ óc con người.

2.2 Thứ hai: Ý thức tác động trở lại vật chất
Mặc dù vật chất sinh ra ý thức nhưng ý thức không thụ động mà sẽ tác động trở lại cật chất
thông qua các hoạt động thực tiễn của con người. Ý thức sau khi sinh ra sẽ không bị vật chất
gò bó mà có thể tác động làm thay đổi vật chất.
Vai trò của ý thức đối với vật chất thể hiện ở vai trò của con người đối
với khách quan. Qua hoạt động của con người, ý thức có thể thay đổi, cải tạo hiện thực
khách quan theo nhu cầu phát triển của con người. Và mức độ tác động phụ thuộc vào nhiều yếu
tố như nhu cầu, ý chí, điều kiện, môi trường… và nếu được tổ chức tốt thì ý thức có khả năng tác
động lớn đến vật chất.Ý thức không thể thoát ly hiện thực khách quan, sức mạnh của ý thức
được chứng tỏ qua việc nhận thức hiện thực khách quan và từ đó xây dựng kế hoạch, xác định
mục tiêu ý chí để hoạt động của con người có thể tác động trở lại vật chất. Việc tác động tích cực
lên vật chất thì xã hội sẽ ngày càng phát triển và ngược lại, nếu nhận tức không dùng, ý thức sẽ
kìm hãm lịch sử.
Ý thức tác động lại vật chất thông qua các hoạt động thực tiễn
Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức có thể tác động trở lại đối với vật chất thông qua các hoạt
động thực tiễn của con người. Bởi vì
Ý thức chính là ý thức của con người nên nói đến vai trò của ý thức chính là nói đến
vai trò của con người. Bản thân ý thức không trực tiếp làm thay đổi bất cứ điều gì trong hiện
thực khách quan.
Mọi hoạt động của con người đều do ý thức chỉ đạo, vì vậy vai trò của ý thức không phải là trực
tiếp tạo ra hay làm thay đổi thế giới vật chất mà nó trang bị cho con người những hiểu biết về
hiện thực khách quan, trên cơ sở đó con người xác định mục tiêu, đề ra phương hướng, xây
dựng kế hoạch, lựa chọn phương pháp, các biện pháp, công cụ, phương tiện … để thực hiện mục
tiêu của mình.

3. Ý nghĩa phương pháp luận


Phải luôn xuất phát từ hiện thực khách quan trong mọi hoạt động . Tri thức mà con
người thu nhận được sẽ thông qua chu trình học tập, nghiên cứu từ các hoạt động quan sát,
phân tích để tác động vào đối tượng vật chất và buộc những đối tượng đó phải thể hiện những
thuộc tính, quy luật.Để cải tạo thế giới khách quan đáp ứng nhu cầu của mình, con người phải
căn cứ vào hiện thực khách quan để có thể đánh giá, xác định phương hướng biện pháp, kế
hoạch mới có thể thành công. Bên cạnh đó cần phải tránh xa những thói quen chỉ căn cứ vào
nhu cầu, niềm tin mà không nghiên cứu đánh giá tình hình đối tượng vất chất.
Phát huy tính năng động, sáng tạo, sức mạnh to lớn của yếu tố con người.Con người muốn ngày
càng tài năng, xã hội ngày càng phát triển thì phải luôn chủ động, phát huy khả năng của mình và
luôn tìm tòi, sáng tạo cái mới. Bên cạnh đó, con người phải thường xuyên rèn luyện, tu
dưỡng, nâng cao năng lực và không bỏ cuộc giữa chừng.
Trong việc xây dựng nền kinh tế mới: Hiện nay, người dân hiểu và tiếp thu những nghiên cứu,
đúc kết từ phân tích của nhà khoa học, nhà triết học vào thực tiễn cuộc sống. Sau đó áp dụng
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là cơ sở để con người phản ứng với thực tại vật
chất thông qua những nhận thức cụ thể. Có những thứ tồn tại trong thực tế cuộc
sống cần phải có sự cải tạo của con người mới có ích cho nhiều việc.
Từ sự hiện diện của vật chất trên thế giới này, con người nhận thức đúng, thậm chí thay đổi và
tác động trở lại một cách sáng tạo. Làm cho vật chất đó sinh ra các vật thể, đồ vật, sinh vật, thực
vật, …. đa dạng hơn hoặc nếu chủ thể coi đó là vật có hại thì sẽ tìm cách kìm hãm sự phát triển
của nó và loại bỏ nó khỏi thế giới loài người. Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng ta chủ trương: “huy động ngày càng cao mọi nguồn lực cả trong
và ngoài nước, đặc biệt là nguồn lực của dân và công cuộc phát triển đất nước”, muốn vậy phải
“nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy
mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, thực hiện
“dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

4. Ví dụ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong thực tiễn


Bởi vì, ý thức có tính độc lập tương đối, tính năng động sáng tạo có thể tác động trở lại vật chất
thông qua hoạt động của con người, vì vậy cùng với việc xuất phát từ hiện thực khách quan, cần
phát huy tính năng động chủ quan, tức là phát huy mặt tích cực của ý thức, hạn chế mặt tiêu cực
của ý thức.
Ví dụ: có câu ca dao tục ngữ "có thực mới vực được đạo" ý là vật chất quyết định nhận thức của
con người. Khi con người không đủ no, không có sức khoẻ thì bộ não của con người sẽ khó hoạt
động. Bộ não con người sẽ phản ánh những hiện thực của cuộc sống một cách cụ thể
nhất.

NGUYÊN LÝ VỀ MỐI QUAN HỆ PHỔ BIẾN


1. Mối liên hệ phổ biến là gì?
Liên hệ được hiểu là quan hệ giữa hai đối tượng nếu một trong số chúng có sự thay
đổi nhất định thì sẽ làm đối tượng kia cũng có sự biến đổi. Ngược lại với liên hệ là sự
cô lập, tách rời là một trạng thái của các đối tượng, khi sự thay đổi của đối tượng này
không làm ảnh hưởng gì đến các đối tượng khác.

Ví dụ về liên hệ như công cụ lao động liên hệ trực tiếp với đối tượng lao động:
Những thay đổi của công cụ lao động luôn gây ra những thay đổi xác định trong đối
tượng lao động mà các công cụ đó tác động lên. Và sự biến đổi của đối tượng lao
động cũng sẽ gây ra những biến đổi ở các công cụ lao động. Mọt ví dụ điển hình như
ở thời kỳ nguyên thủy, con người chỉ có thể săn bắt, hái lượm nhưng đến khi công cụ
lao động như cày, cuốc xuất hiện đã tác động mạnh mẽ làm thay đổi đối tượng lao
động là đất đai. Từ đó con người bắt đầu hoạt động trồng trọt để tạo ra sản phẩm
nông nghiệp phục vụ đời sống của mình. Khi đối tượng lao động bị biến đổi như đất
đai khô cằn thì công cụ lao động cũng thay đổi phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh như
sự xuất hiện của máy cày, máy xới để phục vụ nông nghiệp.

Mối liên hệ là một loại phạm trù của triết học dùng để chỉ mối ràng buộc
tương hỗ, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận
trong một đối tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau. Khái niệm về mối
liên hệ phổ biến (Tên tiếng anh là Common Connections) dùng để chỉ tính phổ
biến của các mối liên hệ, chỉ những mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật,
hiện tượng của thế giới hay nói cách khác mối liên hệ phổ biến được dùng với hai
nghĩa cơ bản đó là dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ, dùng để chỉ sự khái
quát những mối liên hệ có tính chất phổ biến nhất.

Giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới vừa tồn tại những mối
liên hệ đặc thù, vừa tồn tại những mối liên hệ phổ biến ở phạm
vi nhất định. Đồng thời cũng tồn tại những mối liên hệ phổ biến
nhất, trong đó những mối liên hệ đặc thù là sự thể hiện những
mối liên hệ phổ biến trong những điều kiện nhất định. Toàn bộ
những mối liên hệ đặc thù và phổ biến đó tạo nên tính thống nhất trong
tính đa dạng và ngược lại, tính đa dạng trong tính thống nhất của các
mối liên hệ trong thế giới tự nhiên, xã hội và tư duy
2. Những đặc trưng cơ bản của mối liên hệ phổ biến
- Thứ nhất phải kể đến là tính phổ biến. Tính phổ biến của các mối liên hệ thể
hiện ở chỗ dù ở bất kỳ đâu, trong tự nhiên, xã hội và tư duy đều có vô vàn các mối
liên hệ đa dạng, chúng giữ vai trò, vị trí khác nhau trong sự vận động,
chuyển hóa của các sự vật, hiện tượng. Mối liên hệ qua lại, quy định,
chuyển hóa lẫn nhau không những diễn ra ở mọi sự vật, hiện tượng tự
nhiên, xã hội, tư duy mà còn diễn ra ở giữa các mặt, các yếu tố, các quá trình của
mọi sự vật, hiện tượng

- Thứ hai là tính đa dạng, phong phú. Mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình khác
nhau thì mối liên hệ cũng khác nhau. Một sự vật hiện tượng có nhiều mối liên hệ
khác nhau (bên trong - bên ngoài, chủ yếu - thứ yếu, cơ bản - không cơ bản,...),
chúng Giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của sự
vật, hiện tượng đó. Một mối liên hệ trong những điều kiện hoàn cảnh khác nhau
thì tính chất, vai trò cũng sẽ khác nhau. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến khái quát
được toàn cảnh thế giới trong những mối liên hệ chằng chịt giữa các sự vật, hiện
tượng của nó. Tính vô hạn của thế giới khách quan; tính có hạn của sự vật,
hiện tượng trong thế giới đó chỉ có thể giải thích được trong mối liên hệ phổ
biến, được quy định bằng nhiều mối liên hệ có hình thức, vai trò khác nhau.

+ Ví dụ như mỗi người khác nhau sẽ có mối liên hệ với cha mẹ, anh em, bạn bè khác
nhau. Hay cũng là mối liên hệ giữa cha mẹ với con cái nhưng trong mỗi giai đoạn lại
khác nhau, có tính chất và biểu hiện khác nhau

+ Ví dụ như các loại cá, chim, thú đều có quan hệ với nước nhưng mối quan hệ giữa
cá với nước khác hoàn toàn mối quan hệ của nước với chim, thú. Cá không thể sống
thiếu nước nhưng các loài chim, thú khác không sống trong nước thường xuyên
được.
3. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
Thế giới được tạo thành từ vô số những sự vật, những hiện tượng, những quá trình
khác nhau. Trong lịch sử triết học những người theo quan điểm siêu hình thì cho
rằng các sự vật, hiện tượng tồn tại cô lập, tách rời nhau. Với quan điểm siêu hình
giữa các sự vật, hiện tượng không có mối liên hệ và ràng buộc quy định nhau.

Khái quát những thành tựu của khoa học tự nhiên hiện đại, phép biện chứng duy vật
thừa nhận mối liên hệ phổ biến của các sự vật hiện tượng trong thế giới. Theo phép
biện chứng duy vật, nguyên lý mối liên hệ phổ biến là sự khái quát các mối liên hệ,
tác động, ràng buộc, quy định, xâm nhập, chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện
tượng và các quá trình trong thế giới. Theo cách tiếp cận đó, phép biện chứng duy
vật chỉ ra rằng: Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều tồn tại trong mối
liên hệ phổ biến cùng ràng buộc, chi phối lẫn nhau, vận động và biến đổi
không ngừng. Trong thế giới không có sự vật, hiện tượng tồn tại cô lập, biệt lập
nhau. Phép biện chứng duy vật khẳng định cơ sở của mối liên hệ phổ biến
giữa các sự vật, hiện tượng là tính thống nhất vật chất của thế giới . Các sự
vật, hiện tượng trong thế giới dù có đa dạng và rất khác nhau thì cũng chỉ là những
dạng tồn tại cụ thể của một thế giới duy nhất là vật chất. Ý thức của con người không
phải là vật chất nhưng không thể tồn tại biệt lập với vật chất bởi vì ý thức cũng chỉ là
thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao là bộ óc người. Hơn thế nữa,
nội dung của ý thức cũng chỉ là kết quả phản ánh của các quá trình vật chất.
NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN
1. Phát triển là gì?
Trong lịch sử phát triển của triết học, có hai phương pháp nhận thức đối lập nhau là
phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình. Do đó, khái niệm phát triển
theo hai trường phái này cũng có quan điểm khác nhau, cụ thể:

- Quan điểm siêu hình:


- Phủ nhận sự phát triển, tuyệt đối hóa mặt ổn định của sự vật, hiện tượng
- Phát triển chỉ là sự tăng hoặc giảm về mặt lượng, không có sự thay đổi về chất, -
không có sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới.
- Quan điểm biện chứng:
- Phát triển là sự vận động theo hướng đi lên, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức
tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện của sự vật.
- Sự phát triển không diễn ra theo đường thẳng mà quanh co phức tạp thậm chí có
những bước thụt lùi.
Tựu chung lại, phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình
vận động của sự vật theo khuynh hướng đi lên từ thấp đến cao, từ đơn
giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.

Khuynh hướng chung là đi lên, điều đó không có nghĩa là sự phát triển


của sự vật theo con đường thẳng mà nó là một con đường quanh co
phức tạp theo đường xoáy ốc.

Ví dụ: Chúng ta thừa nhận kinh tế Việt Nam trong những năm vừa qua, đặc biệt là từ
công cuộc đổi mới đất nước có đi lên, khuynh hướng chung là đi lên. Nhưng điều đó
không có nghĩa nó là con đường thẳng. Không phải là tất cả mọi thành phần kinh tế
đều đi lên, không phải mọi tất cả các doanh nghiệp đều thành công, mà trong sự
phát triển đó, khuyng hướng chúng là nền kinh tế Việt Nam đi lên là điều chính xác,
nhưng không phải là mọi thành phần kinh tế, có doanh nghiệp hoạt động bị chững
lại, bị phá sản. Nhưng điều đó lại không phủ nhận kinh tế Việt Nam trong bối cảnh
hiện nay và từ đổi mới đến nay là đi lên với con đường rất quanh co, phức tạp theo
đường xoáy ốc.

Phân biệt phát triển với tiến hóa, tiến bộ và vận động:

- Tiến hóa là một dạng của phát triển, diễn ra từ từ; là sự biến đổi hình tức của tồn
tại từ đơn giản đến phức tạp.
- Tiến bộ là một quá trình biến đổi hướng tới cải thiện thực trạng xã hội từ chỗ chưa
hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
- Khái niệm vận động có nội hàm rộng hơn phát triển, chỉ
vận động nào theo khuuynh hướng đi lên thì mới là phát triển.
Do đó, phát triển chỉ là một trường hợp đặc biệt của vận động , nó chỉ khái
quát xu hướng chung của vận động là vận động đi lên của sự vật, hiện tượng mới
trong quá trình thay thế sự vât, hiện tượng cũ.
2. Nguồn gốc của sự phát triển
Nguồn gốc của sự phát triển là quá trình giải quyết mâu thuẫn trong bản
thân sự vật. Theo đó, nguồn gốc của sự phát triển xuất phát từ "mâu thuẫn" theo
quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin.

Quy trình để dẫn đến phát triển là sự vận động của các sự vật, hiện tượng mà trong
đó mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động.

Từ xưa đến nay, mỗi mâu thuẫn sẽ bao hàm sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt
đối lập, làm cho sự vật hiện tượng không thể giữ nguyên trạng thái cũ. Đến một thời
điểm nhất định, những mâu thuẫn cũ mất đi thì những mâu thuẫn mới sẽ được hình
thành, những sự vật và hiện tượng cũ cũng từ đó mà được thay thế bằng những sự
vật, hiện tượng mới.

Từ mâu thuẫn dẫn đến đấu tranh, sự đấu tranh giữa các mặt
đối lập chính là nguồn gốc vận động và phát triển của sự vật và
hiện tượng trong xã hội.

3. Tính chất của sự phát triển


- Tính khách quan: Nguồn gốc của sự phát triển do các quy luật khách quan chi
phối mà cơ bản nhất là quy luật mâu thuẫn. Thực chất là giải quyết hàng loạt mâu
thuẫn trong quá trình phát triển.

Ví dụ: Muốn phát triển về năng lực, trình độ, bằng cấp... thực chất là giải quyết hàng
loạt các mâu thuẫn trong chính sự vật, trong chính quá trình nhận thức chứ không
thể trông chờ, cầu mong vào bất cứ ai, không thể cầu mong vào một thế lực siêu
nhiên nào đó ban phát cho... Phải giải quyết hàng loạt mâu thuẫn, xem trong bản
thân có bao nhiêu mâu thuẫn, có giải quyết được cái đó thì mới phát triển.

- Tính phổ biến: Sự phát triển diễn ra ở trong mọi lĩnh vực, mọi sự vật, hiện
tượng, mọi quá trình và giai đoạn của chúng và kết quả là cái mới xuất hiện.

Ví dụ: Trong tự nhiên, sự phát triển thực vật → động vật → con người...; sự phát
triển của các hình thái kinh tế xã hội từ cộng sản nguyên thủy...→ Cộng sản chủ
nghĩa.

- Tính phong phú, đa dạng: Quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng không
hoàn toàn giống nhau, ở những không gian và thời gian khác nhau, chịu sự tác động
của nhiều yếu tố và điều kiện lịch sử cụ thể.

Ví dụ: Trong cùng một lớp học, cùng một thầy giáo dạy, cùng kiến thức đó nhưng sau
này sự phát triển của các bạn học sinh chắc chắn sẽ khác nhau. Cùng học một thầy cô
nhưng kết quả đánh giá, sự vận dụng kiến thức đó trong đời sống của mỗi người
cũng khác nhau.

+ Tính kế thừa: sự vật, hiện tượng mới ra đời từ sự vật, hiện tượng cũ chứ
không phải ra đời từ hư vô. Vì vậy, trong sự vật, hiện tượng mới còn giữ lại, có chọn
lọc và cải tạo các yếu tố còn tác dụng, còn thích hợp với chúng, trong khi vẫn gạt bỏ
mặt tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu của sự vật, hiện tượng cũ đang gây cản trở sự vật mới
tiếp tục phát triển.
4. Ý nghĩa của sự phát triển
- Thứ nhất, khi nghiên cứu, cần đặt đối tượng vào sự vận động, phát hiện xu
hướng biến đổi của nó để không chỉ nhận thức nó ở trạng thái hiện tại, mà còn dự
báo được khuynh hướng phát triển của nó trong tương lai.

Ví dụ: Lựa chọn ngành nghề để học đại học của học sinh; việc xây dưng một chiến
lược phát triển kinh tế (địa phương, quốc gia) phải dự báo được khuynh hướng phát
triển trước hiện tại nhiều năm (căn cứ vào quá khứ, hiện tại) để dự báo tương lai...

- Thứ hai, cần nhận thức được rằng, phát triển là quá trình trải qua nhiều giai
đoạn, mỗi giai đoạn có đặc điểm, tính chất, hình thức khác nhau nên cần tìm hình
thức, phương pháp tác động phù hợp để thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển đó →
quan điểm lịch sử - cụ thể.

Ví dụ: Sự phát triển về trình độ, bằng cấp...của học sinh tiểu học → THCS → THPT →
Đại học... ứng nó là sự phát triển của học sinh → sinh viên, mỗi giai đoạn đó có đặc
điểm, tính chất, hình thức khác nhau.

- Thứ ba, phải sớm phát hiện và ủng hộ đối tượng mới hợp quy luật, tạo
điều kiện cho nó phát triển, chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ, định
kiến.

Ví dụ: Mọi sự vật đều thay đổi, cái mới ra đời, phủ định cái cũ là tất yếu...sự ra đời
của khoán 10 là kết quả của quá trình thai nghén từ khoán chui → Nảy sinh từ việc
canh tác trong hợp tác xã không hiệu quả; một sáng kiến mới trong một tập thể để
thay đổi cách làm, quản lý cũ chúng ta cần trân trọng, ủng hộ; một người lầm lỡ mắc
phải sai lầm thì tập thể, người quản lý cần phải nhân văn, chỉ cho họ thấy sai....

- Thứ tư, trong quá trình thay thế đối tượng cũ bằng đối tượng mới phải biết kế
thừa các yếu tố tích cực từ đối tượng cũ và phát triển sáng tạo chúng
trong điều kiện mới.

You might also like