You are on page 1of 17

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN


VĂN

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ


MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN

HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN VŨ XUÂN


MAI
MSSV: 2256191034
LỚP: N2
GVHD: TS. NGUYỄN THỊ THÙY
DUYÊN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2023
NỘI DUNG THỰC HIỆN

CÂU HỎI:

1. Cơ sở lý luận nào để rút ra nguyên tắc Khách quan, nguyên tắc


Toàn diện? Phân tích các cơ sở đó. Chọn 1 trong 2 nguyên tắc,
vận dụng phân tích một hiện tượng xã hội ở Việt Nam hiện nay.

2. Phân tích quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất? Tại sao nói: nguồn nhân
lực có vai trò quan trọng hàng đầu trong sự phát triển của xã
hội? Nêu những thành tựu trong phát triển nguồn nhân lực ở
Việt Nam hiện nay?

3. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội tác động như thế nào
đến con người Việt Nam hiện nay. Chứng minh bằng thực tiễn.

BÀI LÀM:
1. Cơ sở lý luận nào để rút ra nguyên tắc Khách quan, nguyên
tắc Toàn diện? Phân tích các cơ sở đó. Chọn 1 trong 2 nguyên tắc, vận
dụng phân tích một hiện tượng xã hội ở Việt Nam hiện nay
1. 1. Cơ sở lý luận của nguyên tắc khách quan
- Để có được cơ sở lý luận mà rút ra nguyên tắc khách quan thì chúng ta
phải đi từ mối quan hệ duy vật biện chứng giữa vật chất và ý thức: Vật chất
tác động lên ý thức và ý thức ngược lại cũng tác động lên vật chất. Vậy như
thế thì trước hết chúng ta cần phải hiểu vật chất và ý thức là gì?
1. 1. 1. Vật chất
- Vật chất là một phạm trù triết học ra đời trong triết học Hy Lạp vào thời
kỳ cổ đại và xung quanh khái niệm này đã có khá nhiều cuộc tranh luận gay
gắt nổ ra giữa hai đường lối là “ Democrit” và “ Platon” về nguyên bản của
thế giới: “ Thế giới bắt đầu từ đâu và quay trở về đâu?”. Các nhà triết học
Hy Lạp cổ đại hầu như đều đồng nhất vật chất với một dạng cụ thể như lửa,
nước, không khí,… và tiêu biểu nhất là khái niệm hạt nhỏ nhất: Học thuyết
nguyên tử của Democrit. Đến thời kì cận đại thì phát hiện ra thêm electron.
Sau đó, cuối thế kỷ XIX-XX, diễn ra cuộc khủng hoảng vật lý học. Trước
1
bối cảnh đó thì V.I.Lênin đã bắt đầu nghiên cứu về vật lý cũng như những
khó khăn của vật lý trong việc giải thích thế giới. Việc giải quyết khủng
hoảng đã làm thay đổi quan niệm về vật chất. [4]
- Theo Lênin, ông cho rằng vật chất là một phạm trù triết học “ rộng đến
cùng cực, rộng nhất, mà cho đến nay, nhận thức luận vẫn chưa vượt qua
được” của hiện thực khách quan.
“ Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được
đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép
lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
V.I.Lênin khẳng định vật chất không có nghĩa gì khác hơn là “ thực tại
khách quan tồn tại độc lập đối với ý thức con người và được ý thức con
người phản ánh”. Có thể hiểu rằng những thứ có tính khách quan thì đều là
vật chất: “ Tính khách quan là tính độc lập, sự tồn tại không phụ thuộc vào
ý thức của con người”. Định nghĩa vật chất đó của V.I.Lênin bác bỏ được
quan điểm của chủ nghĩa duy tâm, bác bỏ thuyết không thể biết, đã khắc
phục được những hạn chế trong các quan điểm của chủ nghĩa duy vật về vật
chất. Định nghĩa vật chất của V.I. Lênin giải quyết hai mặt vấn đề cơ bản
của triết học trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Cung cấp
nguyên tắc thế giới quan và phương pháp luận khoa học để đấu tranh chống
chủ nghĩa duy tâm, thuyết không thể biết, chủ nghĩa duy vật siêu hình và
mọi biểu hiện của chúng trong triết học tư sản hiện đại về phạm trù này.
Trong nhận thức và thực tiễn, đòi hỏi con người phải quán triệt nguyên tắc
khách quan - xuất phát từ hiện thực khách quan, tôn trọng khách quan,
nhận thức và vận dụng đúng đắn quy luật khách quan...
1. 1. 2. Ý thức
- Ý thức được hiểu theo định nghĩa của triết học Mác-Lenin là một phạm
trù song song với phạm trù vật chất. Có nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc
xã hội.
- Ý thức là hình thức cao nhất của sự phản ánh thế giới hiện thực. Ý thức
chỉ nảy sinh ở giai đoạn phát triển cao của thế giới vật chất cùng với sự
xuất hiện con người. Ý thức là ý thức của con người, nằm trong con người
và không thể tách rời con người. Theo đó, ý thức bắt nguồn từ một thuộc
tính của vật chất - thuộc tính phản ánh - phát triển nên. Ý thức được ra đời
là kết quả phát triển lâu dài của thuộc tính phản ánh của vật chất. Nội dung
của ý thức là thông tin về thế giới bên ngoài, về vật được phản ánh. Ý thức
là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc con người dựa trên cơ sở hoạt
2
động thực tiễn, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Đây là phản
ánh tích cực chủ động. Bộ óc người là cơ quan phản ánh, song chỉ có bộ óc
thôi thì chưa thể có ý thức. Không có sự tác động của thế giới bên ngoài lên
các giác quan và qua đó đến bộ óc thì hoạt động ý thức không thể xảy ra.
Như vậy, bộ óc người (cơ quan phản ánh về thế giới vật chất xung quanh)
cùng với thế giới bên ngoài tác động lên bộ óc - đó là nguồn gốc tự nhiên
của ý thức.
- Điều kiện tiên quyết để ý thức được ra đời thì ngoài những điều kiện tiền
đề là nguồn gốc tự nhiên của ý thức ra thì còn phải kèm theo điều kiện
nguồn gốc xã hội của ý thức. Ý thức phản ánh hiện thực khách quan vào bộ
óc con người thông qua lao động, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội và nhiều
hình thức khác nhau trong đời sống tinh thần của con người. Nguồn gốc
quan trọng nhất quyết định trực tiếp đến sự ra đời, hình thành và phát triển
của ý thức là lao động, là thực tiễn của xã hội. Ý thức là sản phẩm xã hội, là
một hiện tượng xã hội.
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng dựa trên cơ sở lý luận phản ánh: về bản
chất, coi ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con
người một cách năng động, sáng tạo; ý thức là hình ảnh chủ quan của thế
giới khách quan.
- Ý thức là một điểm khiến cho sinh vật, đặc biệt là con người khác biệt so
với mọi thứ xung quanh. Đây là sự hoàn thiện về trí óc của nhân loại, cùng
theo đó các hoạt động thực tiễn xã hội chính là cái nền cho đặc tính phản
ánh- ý thức của con người từ đó mà phát triển theo.
1. 1. 3 Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
- Các sự vật và hiện tượng trong thế giới cực kỳ đa dạng, gắn bó hết sức
mật thiết với nhau, phụ thuộc vào nhau và hoàn toàn thống nhất với nhau.
Bằng sự phát triển lâu dài của bản thân triết học cùng theo đó là sự phát
triển của khoa học, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng bản chất
của thế giới là vật chất, thế giới thống nhất ở tính vật chất.
- Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, vật chất là cái mà ý thức chẳng qua
chỉ là sự phản ánh của nó, khẳng định rằng trong mối quan hệ giữa vật chất
và ý thức thì: Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý
thức, quyết định ý thức, song ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông
qua hoạt động thực tiễn của con người; vì vậy, con người phải tôn trọng
khách quan, đồng thời phát huy tính năng động chủ quan của mình. Nếu ý
thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động trở lại vật chất
3
thông qua hoạt động thực tiễn thì con người phải phát huy tính năng động
chủ quan.
 Vật chất quyết định ý thức
- Như đã nói, vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của
ý thức, quyết định ý thức.
- Vật chất quyết định được nội dung của ý thức: Nội dung ý thức chính
là kết quả của sự phản ánh hiện thực khách quan trong não bộ của con
người. Sự phát triển của các hoạt động thực tiễn tạo nên động lực mạnh
mẽ nhất quyết định tính phong phú và độ sâu sắc của nội dung ý thức
con người qua các thế hệ.
- Vật chất quyết định bản chất của ý thức: Bản chất ý thức là phản ánh
tích cực, sáng tạo của hiện thực khách quan. Thế giới vật chất được
truyền tải vào bộ óc con người và được cải biên lại. Vật chất là cơ sở để
hình thành bản chất của ý thức.
- Vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức: Mọi sự tồn tại,
phát triển của ý thức đều được gắn liền với sự biến đổi của vật chất. Vật
chất thay đổi thì ý thức cũng thay đổi theo.Vật chất luôn vận động và
biến đổi nên con người cũng ngày càng phát triển cả về thể chất lẫn tinh
thần. Ý thức cũng từ đó phát triển cả về nội dung và hình thức phản ánh.
Đời sống vật chất phải được đáp ứng thỏa mãn thì con người chúng ta
mới hướng tới đời sống tinh thần. Điều này đã chứng minh cho quan
niệm vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức.
 Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật
chất
- Ý thức có tính độc lập tương đối: Ý thức là sự phản ánh thế giới vật
chất vào bộ óc con người, nhưng ý thức vẫn có “sự sống” riêng của nó
và không lệ thuộc một cách máy móc vào vật chất mà còn tác động
ngược lại, trở lại với thế giới vật chất.
- Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt
động thực tiễn của con người. Nhờ hoạt động thực tiễn mà ý thức có thể
làm thay đổi những điều kiện, hoàn cảnh vật chất. để phục vụ đời sống
con người.
- Vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ định hướng hoạt động và hành động
của con người, nó có thể quyết định hoạt động của con người là đúng
hay sai, thành công hay không thành công, ý thức không trực tiếp sáng
tạo, cải tạo thế giới mà là cung cấp cho con người những tri thức về các
4
sự vật hiện tượng khách quan từ điểm nhìn để cho phép con người xác
định mục tiêu, kế hoạch và hành động.Ý thức tác động trở lại vật chất
theo hai hướng:
• Tích cực: Nhờ phản ánh đúng hiện thực, ý thức sẽ là động lực thúc đẩy
vật chất phát triển.
• Tiêu cực: Do phản ánh sai hiện tại, ý thức thực chất có thể kìm hãm sự
phát triển của vật chất.
- Xã hội ngày càng phát triển, vai trò của ý thức ngày càng tăng lên,
nhất là trong thời đại tri thức khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất
trực tiếp.Tính năng động, sáng tạo của ý thức mặc dù rất lớn nhưng
không thể vượt quá tính quy định của những tiền đề vật chất đã xác
định, nó phải được hỗ trợ bởi những điều kiện khách quan và khả năng
chủ quan của chủ thể hoạt động, những điều này chứng tỏ ý thức phản
ánh hiện thực và có mục tiêu, phương hướng giả định để tác động lại vật
chất, tạo sự phát triển cho vật chất.
1. 2. Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện
- Để tìm hiểu sâu về bản chất của thế giới này, chúng ta cần phải hiểu rõ
hơn về phép biện chứng duy vật. Phép biện chứng duy vật được xây dựng
trên cơ sở một hệ thống những nguyên lý, những phạm trù cơ bản, những
quy luật phổ biến phản ánh hiện thực khách quan. Từ đó xây dựng hệ thống
các nguyên tắc phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn. Ph.Ăng-ghen
định nghĩa:
“ Phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về những quy luật phổ
biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người
và của tư duy."
Trong đó có hai nguyên lý cơ bản, đóng vai trò cốt lõi trong phép biện
chứng duy vật là nguyên lí về mối liên hệ phổ biến và nguyên lí về sự phát
triển. Sau đây chúng ta sẽ chỉ đi sâu vào nguyên lí về mối liên hệ phổ biến.
1. 2. 1 Mối liên hệ phổ biến là gì
- Trước hết chúng ta có khái niệm mối liên hệ là dùng để chỉ sự quy định
ràng buộc, sự tác động tương hỗ và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật,
hiện tượng hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật hiện tượng trong thế
giới.
- Còn khái niệm mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối
liên hệ của các vật ( bao gồm đối tượng vật chất hữu hình lẫn đối tượng
tinh thần của thế giới), trong đó những mối liên hệ phổ biến nhất là những
5
mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng của thế giới, khẳng định rằng
mối liên hệ là cái vốn có của tất thảy mọi sự vật hiện tượng trong thế giới,
không loại trừ sự vật hiện tượng nào hay lĩnh vực nào. Thuộc đối tượng
nghiên cứu của phép biện chứng duy vật.
- Nguyên lý này được dựa trên một khẳng định trước đó của triết học Mác-
Lênin là khẳng định tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối
liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng. Các sự vật, hiện tượng tạo nên thế giới
dù đa dạng, phong phú, khác nhau đến đâu thì đều giống nhau. Chúng chỉ
là những dạng khác nhau của một thế giới thống nhất, duy nhất: thế giới vật
chất.
“ Tính thống nhất của thế giới là ở tính vật chất của nó, và tính vật chất
này được chứng minh không phải bằng ba lời lẽ khéo léo của kẻ làm trò ảo
thuật, mà bằng sự phát triển lâu dài và khó khăn của triết học và khoa học
tự nhiên”_ Ăng-ghen
- Theo Bác Hồ thì: Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, là một nguyên tắc
căn bản của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Nhờ sự thống nhất này mà chúng không thể tồn tại biệt lập với nhau mà tồn
tại trong sự tác động qua lại, chúng chuyển hóa lẫn nhau theo những mối
liên hệ xác định. Trên cơ sở đó, triết học duy vật biện chứng khẳng định
mối liên hệ phổ biến là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, tác
động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự
vật, các mặt của một sự vật, hiện tượng trong thế giới quan.
 Khái niệm
Gồm 3 khái niệm:
- Tính quy định lẫn nhau: trong tự nhiên, trong xã hội và ngay cả trong tư
duy, hai sự vật này quy định lẫn nhau (A thế nào thì B thế ấy và ngược lại).
- Tương tác lẫn nhau: diễn ra trực tiếp hoặc gián tiếp (A tác động đến B và
ngược lại).
- Tính chuyển hóa lẫn nhau: ( A biến đổi B và ngược lại).
Ví dụ: Thực vật, nước, không khí có mối quan hệ phổ biến. Bởi vì
nước và không khí là điều kiện gắn liền với sự tồn tại của thực vật, thực vật
có tác dụng thanh lọc nước và không khí => Chúng có tính quy định lẫn
nhau trong tự nhiên. Có thực vật mới có được khí Oxi trong không khí
thông qua quá trình quang hợp giúp con người thở, giảm tình trạng ô nhiễm
môi trường khí,.. nhờ thực vật thì mới bảo vệ được nguồn nước thông hệ rễ
của cây giúp hình thành các khoảng trống trong đất, lượng nước mưa chảy
6
theo chiều dài của rễ sẽ xuống bổ sung cho hệ thống nước ngầm, giúp dự
trữ nguồn nước,… Ngược lại thì có nước và không khí mới cung cấp được
chất cần thiết giúp cho thực vật phát triển => Có tính tương tác lẫn nhau.
Và tùy vào nguồn nước, không khí như nào thì thực vật sẽ tồn tại và biến
đổi ra sao => Tác động và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, tạo nên quá trình
vận động, phát triển sự sống không ngừng. Có tính quy định, tương tác và
chuyển hóa lẫn nhau.
1. 2. 2. Tính chất của nguyên lý mối liên hệ phổ biến
Bao gồm 3 tính chất:
- Tính khách quan của mối liên hệ: Các mối liên hệ tác động cho cùng là sự
phản ánh mối liên hệ và sự quy định lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng
trong thế giới tồn tại khách quan, độc lập, không phụ thuộc vào ý thức của
con người, do đó mối liên hệ là tất yếu, là khách quan, vốn có của sự vật và
hiện tượng. Phép biện chứng duy vật đã khẳng định tính khách quan của
các mối liên hệ và tác động qua lại trong thế giới. Giữa các sự vật, hiện
tượng với nhau, giữa hiện tượng này với hiện tượng khác. Chúng tác động
qua lại, chuyển hóa và phụ thuộc lẫn nhau. Cái này là cái vốn có trong bản
thân sự vật, nó tồn tại độc lập và không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan
hay nhận thức của con người. Sở dĩ có tính khách quan là vì thế giới vật
chất có tính khách quan. Con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các
mối liên hệ vật chất trong các hoạt động thực tiễn của mình.
- Tính phổ biến của mối liên hệ: các mối liên hệ thể hiện ở chỗ dù ở bất kỳ
đâu, bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong tự nhiên, xã hội và tư duy đều có
vô vàn các mối liên hệ đa dạng, chúng giữ vai trò, vị trí khác nhau trong sự
vận động, chuyển hóa của các sự vật, hiện tượng. Mối liên hệ qua lại, quy
định, chuyển hóa lẫn nhau diễn ra ở mọi sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội,
tư duy, ý thức con người, cũng như các mặt, các yếu tố, quá trình trong các
sự vật, hiện tượng.
- Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ: mối liên hệ của mỗi sự vật, hiện
tượng, quá trình khác nhau trong mỗi lĩnh vực khác nhau thì đều có mối
liên hệ cùng những đặc điểm, vị trí, vai trò khác nhau. Một sự vật có thể có
nhiều mối liên hệ khác nhau và giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn
tại và phát triển của nó. Điều kiện, hoàn cảnh khác nhau thì tính chất, vai
trò cũng khác. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến khái quát được toàn cảnh
thế giới trong những mối liên hệ chằng chịt giữa các sự vật, hiện tượng của
nó. Tính vô hạn của thế giới khách quan; tính có hạn của sự vật, hiện tượng

7
trong thế giới đó chỉ có thể giải thích được trong mối liên hệ phổ biến, được
quy định bằng nhiều mối liên hệ có hình thức, vai trò khác nhau.
Ví dụ như mỗi người khác nhau đều sẽ có các mối quan hệ khác
nhau với cha mẹ, anh em, bạn bè khác nhau. Các mối quan hệ ấy có thể tệ
hoặc tốt ở mỗi giai đoạn khác nhau và đều giữ một tính chất, vị trí vai trò
đối với mỗi người.

1. 3. Chọn 1 nguyên tắc và vận dụng, phân tích 1 hiện tượng xã


hội ở Việt Nam hiện nay:
- Nguyên tắc toàn diện:
Theo Lênin: Muốn thực sự hiểu được sự vật cần phải nhìn bao quát và
nghiên cứu tất cả các mặt, các mối liên hệ và "quan hệ gián tiếp" của sự
vật đó và ông cũng cho rằng: Phép biện chứng đòi hỏi người ta phải chú ý
đên tất cả các mặt của mối quan hệ trong sự phát triển cụ thể của những
mối quan hệ đó.
- Vì các mối liên hệ là sự tác động qua lại, chuyển hoá, quy định lẫn nhau
giữa các
sự vật, hiện tượng và các mối liên hệ mang tính khách quan, mang tính phổ
biến nên trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiến con người phải
tôn trọng quan điểm toàn diện, phải tránh cách xem xét phiến diện.
- Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật trong mối liên
hệ qua
lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và
trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác, kể cả mối liên
hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp.
- Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt các mối liên hệ,
phải biết chú ý đến các mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên
hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên và lưu ý đến sự chuyển hoá lẫn nhau giữa
các mối liên hệ để hiểu rõ bản chất của sự vật... để hiểu rõ bản chất của sự
vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất
trong sự phát triển của bản thân.
- Để hiểu rõ hơn về nguyên tắc toàn diện chúng ta sẽ đi vào bàn luận, phân
tích và vận dụng nó vào hiện tượng xã hội ở Việt Nam hiện nay. Cụ thể thì
là về nạn bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay.
1. 3. 1. Bạo lực gia đình là gì

8
- Theo khoản 2 Điều 1 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007, bạo
lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả
năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác
trong gia đình [5]
- Các hành vi bạo lực gia đình được nêu trong điều 2 Luật phòng, chống
bạo lực gia đình 2007 quy định như hành hạ, ngược đãi, lăng mạ, áp lực
tâm lý, cưỡng ép quan hệ tình dục,…
- Theo thống kê

2. Phân tích quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất? Tại sao nói: nguồn nhân
lực có vai trò quan trọng hàng đầu trong sự phát triển của xã hội?
Nêu những thành tựu trong phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam
hiện nay?
2. 1. Phân tích quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
2. 1. 1. Quan hệ sản xuất là gì
- Xét cho cùng, nền văn minh nhân loại được quyết định bởi sự phát triển
đúng đắn của lực lượng sản xuất. Vì vậy, việc nghiên cứu các quy luật vận
động và các hình thức phát triển của lực lượng sản xuất là một điều hết sức
quan trọng. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là thời kỳ cải
biến cách mạng sâu sắc, toàn diện và triệt để về mọi mặt, từ xã hội cũ sang
xã hội mới. Cách mạng vô sản thành công vang dội và kết thúc khi những
cơ sở kinh tế - chính trị và tư tưởng của xã hội mới được đặt ra, đây là thời
kỳ xây dựng lực lượng sản xuất mới dẫn đến quan hệ sản xuất mới, hình
thành quan hệ sản xuất mới, quan hệ sở hữu mới.
- Quan hệ sản xuất là phạm trù triết học chỉ quan hệ giữa người với người
trong quá trình sản xuất (sản xuất và tái sản xuất xã hội). Quan hệ sản xuất
gồm quan hệ sở hữu các tư liệu sản xuất, quan hệ tổ chức và quản lý sản
xuất và quan hệ trong phân phối sản phẩm sản xuất ra. Quan hệ sản xuất do
con người tạo ra nhưng sự hình thành và phát triển một cách khách quan
không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người. C.Mác viết: "Trong sản
xuất, người ta không chỉ quan hệ với giới tự nhiên. Người ta không thể sản
xuất được nếu không kết hợp với nhau theo một cách nào đó để hoạt động

9
chung và để trao đổi hoạt động với nhau. Muốn sản xuất được, người ta
phải có những mối liên hệ và quan hệ nhất định với nhau; và quan hệ của
họ với giới tự nhiên, tức là việc sản xuất"
Nếu như quan niệm lực lượng sản xuất là mặt tự nhiên của sản xuất thì
quan hệ sản xuất lại là mặt xã hội của sản xuất. Ba mặt của quan hệ sản
xuất thống nhất với nhau, tạo thành một hệ thống mang tính ổn định tương
đối so với sự vận động, phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất.
Quan hệ sản xuất gồm có 3 mặt:
+ Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất : Quan hệ giữa người với người trong
việc chiếm hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu
+ Quan hệ quản lý, phân công lao động : Quan hệ giữa người với người
trong việc tổ chức, quản lý xã hội và trao đổi hoạt động cho nhau (gọi tắt là
quan hệ tổ chức, quản lý).
+ Quan hệ phân phối sản phẩm lao động : Quan hệ giữa người với người
trong phân phối, lưu thông sản phẩm làm ra (gọi tắt là quan hệ phân phối
lưu thông)
2. 1. 2. Lực lượng sản xuất là gì
- Lực lượng sản xuất là biểu hiện cho mối quan hệ giữa con người với tự
nhiên được hình thành trong quá trình sản xuất. Trong quá trình sản xuất,
con người kết hợp sức lao động của mình với tư liệu sản xuất, trước hết là
công cụ lao động tạo thành sức mạnh khai thác giới tự nhiên, làm ra sản
phẩm cần thiết cho cuộc sống của mình.
Vậy, lực lượng sản xuất là năng lực thực tiễn cải biến giới tự nhiên của
con người nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống của mình.
- Trong cấu thành của lực lượng sản xuất, có thể có một vài ý kiến nào đó
khác nhau về một số yếu tố khác của lực lượng sản xuất, song suy cho cùng
thì chúng đều vật chất hóa thành hai phần chủ yếu là tư liệu sản xuất và lực
lượng con người. Trong đó tư liệu sản xuất đóng vai trò là khách thể, còn
con người là chủ thể. Lực lượng sản xuất là sự kết hợp người lao động và tư
liệu sản xuất, trong đó "lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại
là công nhân, là người lao động”.
- Tư liệu sản xuất được cấu thành từ hai bộ phận đó là đối tượng lao động
và tư liệu lao động. Công cụ lao động do con người sáng tạo ra, là "sức
mạnh của tri thức đã được vật thể hóa", nó "nhân" sức mạnh của con người
trong quá trình lao động sản xuất. Hiện nay công cụ sản xuất của con người
không ngừng được cải thiện và dẫn đến hoàn thiện, nhờ thành tựu của khoa

10
học kỹ thuật đã tạo ra công cụ lao động công nghiệp máy móc hiện đại thay
thế dần lao động của con người. Do đó công cụ lao động luôn là độc nhất,
cách mạng nhất của lực lượng sản xuất. Trình độ phát triển của công cụ lao
động là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con người, là tiêu chuẩn
phân biệt các thời đại kinh tế trong lịch sử.
- Sự phát triển của khoa học gắn liền với sản xuất và là động lực mạnh mẽ
thúc đẩy sản xuất phát triển. Ngày nay, khoa học đã phát triển đến mức trở
thành nguyên nhân trực tiếp của nhiều biến đổi to lớn trong sản xuất, trong
đời sống và trở thành "lực lượng sản xuất trực tiếp". Sức lao động đặc trưng
cho lao động hiện đại không còn chỉ là kinh nghiệm và thói quen của họ mà
là tri thức khoa học. Có thể nói: khoa học và công nghệ hiện đại là đặc
trưng cho lực lượng sản xuất hiện đại.
2. 1. 3. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất
\luật sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản
xuất, chúng tồn tại không tách rời nhau, tác động qua lại lẫn nhau một cách
biện chứng, tạo thành quy luật sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất - quy luật cơ bản nhất của sự vận động,
phát triển xã hội.
Khuynh hướng chung của sản xuất vật chất là không ngừng phát triển. Sự
phát triển đó xét đến cùng là bắt nguồn từ sự biến đổi và phát triển của lực
lượng sản xuất, trước hết là công cụ lao động.
Trình độ lực lượng sản xuất trong từng giai đoạn lịch sử thể hiện trình độ
chinh phục tự nhiên của con người trong giai đoạn lịch sử đó. Trình độ lực
lượng sản xuất biểu hiện ở trình độ của công cụ lao động, trình độ, kinh
nghiệm và kỹ năng lao động của con người, trình độ tổ chức và phân công
lao động xã hội, trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất.
Gắn liền với trình độ của lực lượng sản xuất là tính chất của lực lượng sản
xuất. Trong lịch sử xã hội, lực lượng sản xuất đã phát triển từ chỗ có tính
chất cá nhân lên tính chất xã hội hóa. Khi sản xuất dựa trên công cụ thủ
công, phân công lao động kém phát triển thì lực lượng sản xuất chủ yếu có
tính chất cá nhân. Khi sản xuất đạt tới trình độ cơ khí, hiện đại, phân công
lao động xã hội phát triển thì lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hóa.
Sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất quyết định và làm thay đổi
quan hệ sản xuất cho phù hợp với nó. Khi một phương thức sản xuất mới ra
11
đời, khi đó quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất. Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất là một trạng thái mà trong đó quan hệ sản xuất là "hình thức
phát triển" của lực lượng sản xuất. Trong trạng thái đó, tất cả các mặt của
quan hệ sản xuất đều "tạo địa bàn đầy đủ" cho lực lượng sản xuất phát
triển. Điều đó có nghĩa là, nó tạo điều kiện sử dụng và kết hợp một cách tối
ưu giữa người lao động với tư liệu sản xuất và do đó lực lượng sản xuất có
cơ sở để phát triển hết khả năng của nó.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định làm cho
quan hệ sản xuất từ chỗ phù hợp trở thành không phù hợp với sự phát triển
của lực lượng sản xuất. Khi đó, quan hệ sản xuất trở thành "xiềng xích" của
lực lượng sản xuất, kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển. Yêu cầu khách
quan của sự phát triển lực lượng sản xuất

12
13

tất yếu dẫn đến thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp
với trình độ phát triển mới của lực lượng sản xuất để thúc đẩy lực lượng sản xuất
tiếp tục phát triển. Thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới cũng
có nghĩa là phương thức sản xuất cũ mất đi, phương thức sản xuất mới ra đời thay
thế. C.Mác đã viết: "Tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các lực lượng
sản xuất vật chất của xã hội mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có... trong
đó từ trước đến nay các lực lượng sản xuất vẫn phát triển. Từ chỗ là những hình
thức phát triển của lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành những xiềng
xích của các lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã
hội"1. Nhưng rồi quan hệ sản xuất mới này sẽ lại trở nên không còn phù hợp với
lực lượng sản xuất đã phát triển hơn nữa; sự thay thế phương thức sản xuất lại diễn
ra.
Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, nhưng quan hệ sản xuất cũng có
tính độc lập tương đối và tác động trở lại sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Quan hệ sản xuất quy định mục đích của sản xuất, tác động đến thái độ của con
người trong lao động sản xuất, đến tổ chức phân công lao động xã hội, đến phát
triển và ứng dụng khoa học và công nghệ, v.v. và do đó tác động đến sự phát triển
của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Ngược lại, quan
hệ sản xuất lỗi thời, lạc hậu hoặc "tiên tiến" hơn một cách giả tạo so với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Khi quan hệ sản xuất kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, thì theo quy
luật chung, quan hệ sản xuất cũ sẽ được thay thế bằng quan hệ sản xuất mới phù
hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất để thúc đẩy lực lượng sản xuất
phát triển. Tuy nhiên, việc giải quyết mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với quan
hệ sản xuất không phải giản đơn. Nó phải thông qua nhận thức và hoạt động cải tạo
xã hội của con người. Trong xã hội có giai cấp phải thông qua đấu tranh giai cấp,
thông qua cách mạng xã hội.
Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là
quy luật phổ biến tác động trong toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại. Sự thay thế,
phát triển của lịch sử nhân loại từ chế độ công xã nguyên thuỷ, qua chế độ chiếm
hữu nô lệ, chế độ phong kiến, chế độ tư bản chủ nghĩa và đến xã hội cộng sản
tương lai là do sự tác động của hệ thống các quy luật xã hội, trong đó quy luật quan
hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật cơ
bản nhất.
13
14

14
15

TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Tiếng Việt:
1/ Bộ giáo dục và đào tạo Giáo trình Triết học Mác - lênin (Dùng trong các
trường đại học, cao đẳng) (Tái bản lần thứ ba có sửa chữa, bổ sung) (2002)
2/ Đào Lê Thảo Vân, 2022, Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất và sự vận dụng quy luật này trong công
cuộc đổi mới ở Việt Nam, tiểu luận khoa lí luận chính trị, trường Đại học
Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-ngan-hang-thanh-
pho-ho-chi-minh/triet/chu-de-quy-luat-quan-he-san-xuat-phu-hop-voi-trinh-
do-phat-trien-cua-luc-luong-san-xuat-va-su-van-dung-quy-luat-nay-trong-
cong-cuoc-doi-moi-o-viet-nam/23043203?origin=home-recent-1
[ Ngày truy cập: 1 tháng 2 năm 2023]
3/ Hoàng Thị Hoa, 2012, Bạo lực giới trong gia đình Việt Nam hiện nay
nhìn từ góc độ triết học, Nghiên cứu khoa học trường đại học Khoa học xã
hội và nhân văn.
https://www.zun.vn/tai-lieu/bao-luc-gioi-trong-gia-dinh-viet-nam-hien-nay-
nhin-tu-goc-do-triet-hoc-49523/
[ Ngày truy cập: 6 tháng 2 năm 2023]
4/ Lê Hữu Lợi, 2020, Quan điểm của V.I.Lênin về vật chất trong tác phẩm
“chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, Trường Chính Trị
Tôn Đức Thắng tỉnh An Giang
https://truongchinhtri.angiang.gov.vn/wps/portal/Home/trang-chu/trang-tin-
chitiet/!ut/p/z0/
fcyxDoIwGATgV3FhbFoqQjuSsIiaKNEEuphSClTJX9FC9O1Fo4OL4325
OyxwjgXI0TTSGQuym3IhwiPnyZKsAn_NssQncZYeov12R9nGxykW_wv
Tgzn1vYixUBacvjucd6acuetgoZmp1kA7BeORm0QffePXukc3SPihUtpRg
wYnoXGDe008QqqFCqmao5CxCAWaU1TWiiKlidYV5SqSNb6cRfEEYx
7aSA!!/#gsc.tab=0
[ Ngày truy cập: 1 tháng 2 năm 2023]
5/ Nguyễn Như Mai, 2022, Bạo lực gia đình là gì? Hành vi bạo lực gia đình
bị xử lý thế nào?, Thư viện pháp luật

15
16

https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/thoi-su-phap-luat/
tu-van-phap-luat/42801/bao-luc-gia-dinh-la-gi-hanh-vi-bao-luc-gia-dinh-bi-
xu-ly-the-nao
[ Ngày truy cập: 5 tháng 2 năm 2023]
6/ Phạm Văn Đức (Chủ biên), 2019, Giáo trình Triết học Mác-Lênin (sách
tham khảo), NXB chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.

16

You might also like