You are on page 1of 9

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


-----------------------------

BÀI THU HOẠCH


TRIẾT HỌC

Giảng viên: Thành viên nhóm:


TS.Nguyễn Thị Thùy Duyên Nguyễn Trung Hiếu
Trần Thùy Linh
Đặng Hoàng Khánh Minh
Nguyễn Lý Xuân Thanh

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2022


Bài thu hoạch triết học

MỤC LỤC
I. Vật chất và ý thức trong triết học Mác-Lênin..............................................................2
1. Vật chất trong triết học.............................................................................................2
2. Ý thức trong triết học...............................................................................................2
3. Mối quan hệ của vật chất và ý thức..........................................................................4
II. Chủ nghĩa khách quan trong triết học Mác-Lênin.......................................................5
1. Chủ nghĩa khách quan..............................................................................................5
2. Nguyên tắc của chủ nghĩa khách quan.....................................................................5
III. Sinh sản vô tính ở người..........................................................................................5
1. Định nghĩa................................................................................................................5
2. Có nên sinh sản vô tính ở người hay không?............................................................6

1
Bài thu hoạch triết học

I. Vật chất và ý thức trong triết học Mác-Lênin


1. Vật chất trong triết học
*Khái niệm của vật chất: theo Lênin. “Vật chất là một phạm trù triết học dùng
để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm
giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh lại, và tồn tại không lệ thuộc vào
cảm giác”. Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, xung quanh vấn đề này luôn diễn ra
cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
Bản thân quan niệm duy vật về phạm trù vật chất đã trải qua quá trình phát triển
lâu dài, đồng hành với sự tiến bộ của khoa học và thực tiễn. Vật chất tồn tại thông
qua vận động và chuyển động để thể hiện sự tồn tại của chúng.
 Không thể có vật chất không vận động và không có vận động ở ngoài vật chất.
 Đồng thời vật chất vận động trong không gian và thời gian.
 Không gian và thời gian là hình thức tồn tại của vật chất, là thuộc tính chung
vốn có của các dạng vật chất cụ thể.
*Nội dung cơ bản của định nghĩa vật chất: định nghĩa vật chất của Lênin bao
gồm những nội dung cơ bản sau:
 Vật chất có trước, ý thức có sau; vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý
thức và không phụ thuộc vào ý thức.
 Vật chất là nguồn gốc khách quan của cảm giác, ý thức; cái gây nên cảm giác ở
con người khi trực tiếp hoặc gián tiếp tác động lên giác quan con người.
 Cảm giác, ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của vật chất. Ý thức con người
là sự phản ánh thực tại khách quan, nghĩa là con người có khả năng nhận thức.
*Ý nghĩa phương pháp luận:  
 Định nghĩa vật chất của Lênin đã bao quát cả hai mặt vấn đề cơ bản của triết
học trên lập trường duy vật biện chứng, thừa nhận trong nhận thức luận thì vật
chất là tính thứ nhất, và con người có thể nhận thức được thế giới vật chất.
Như vậy, định nghĩa vật chất của Lênin đã bác bỏ thuyết không thể biết, khắc
phục được tính chất siêu hình, trực quan trong các quan niệm về vật chất.
 Định nghĩa vật chất của Lênin còn  chống lại các quan điểm duy tâm về vật
chất, tạo cơ sở lý luận để khắc phục quan điểm duy tâm về đời sống xã hội
 Định nghĩa vật chất của Lênin còn có vai trò định hướng cho sự phát triển của
nhận thức khoa học.

2. Ý thức trong triết học


*Khái niệm của ý thức: theo định nghĩa của triết học Mác - Lênin là một phạm
trù song song với phạm trù vật chất, theo đó ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất

2
Bài thu hoạch triết học

khách quan vào bộ óc con người và có sự cải biến và sáng tạo. Ý thức có mối quan
hệ hữu cơ với vật chất.
*Nguồn gốc của ý thức:
  + Nguồn gốc tự nhiên: (Thuộc tính phản ánh của vật chất và sự ra đời của ý
thức): Dựa trên những thành tựu của khoa học tự nhiên nhất là sinh lý học thần
kinh, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng ý thức là thuộc tính của một
dạng vật chất sống có tổ chức cao là bộ óc con người hay bộ não là cơ quan vật
chất của ý thức. Hoạt động ý thức con người diễn ra trên cơ sở hoạt động sinh lý
thần kinh của bộ óc người. Sự phụ thuộc của ý thức vào hoạt động của bộ óc thể
hiện ở chỗ khi bộ óc bị tổn thương thì hoạt động ý thức sẽ bị rối loạn. Ý thức là
chức năng của bộ óc người, là hình ảnh tinh thần phản ánh thế giới khách quan;
nhưng ý thức không diễn ra ở đâu khác ngoài hoạt động sinh lý thần kinh của bộ
óc người. Trong đó ý thức là hình thức phản ánh cao nhất của thế giới vật chất. Ý
thức là một thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao của bộ não con người,
là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc con người.
+ Nguồn gốc xã hôi: (Vai trò của lao động và ngôn ngữ trong sự hình thành và
phát triển của ý thức) Để ý thức có thể ra đời, những nguồn gốc tự nhiên là rất cần
thiết nhưng chưa đủ. Điều kiện quyết định cho sự ra đời của ý thức là nguồn gốc
xã hội, thể hiện ở vai trò của lao động, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội. Trong đó
lao động và ngôn ngữ chính là nhân tố cơ bản nhất, trực tiếp tạo thành nguồn gốc
xã hội của ý thức.
 Những hiện tượng mà con người quan sát được thông qua lao động, được thể
hiện thông qua hoạt động của các giác quan, có sự tác động vào bộ óc con
người. Và thông qua bằng bộ não con người sẽ tạo ra khả năng để hình thành
những tri thức và ý thức. Có thể nói ý thức được ra đời chủ yếu bởi hoạt động
cải tạo thế giới  khách quan quan quá trình lao động. 
 Ngôn ngữ chính là cái vỏ của vật chất từ ý thức, hình thức vật chất nhân tạo có
vai trò trong thể hiện, lưu trữ nội dung ý thức. Sự ra đời ngôn ngữ được gắn
liền với lao động, theo đó lao động đã mang tính tập thể ngay từ đầu. Nhờ ngôn
ngữ con người được giao tiếp và trao đổi, đồng thời truyền đạt nội dung, lưu
trữ nội dung ý thức của thế hệ này sang thế hệ khác.

*Bản chất của ý thức: 


  + Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Điều đó có nghĩa là nội
dung của ý thức là do thế giới khách quan quy định, nhưng ý thức là hình ảnh chủ
quan, là hình ảnh tinh thần chứ không phải là hình ảnh vật lý, vật chất như chủ
nghĩa duy vật tầm thường quan niệm.
+ Khi nói ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, cùng có nghĩa là ý
thức là sự phản ánh tự giác, sáng tạo thế giới:
 Phản ánh ý thức là sáng tạo, vì nó bao giờ cũng do nhu cầu thực tiễn quy định.
Nhu cầu đó đòi hỏi chủ thể phản ánh phải hiệu được cái được phản ánh. Trên
cơ sở đó hình thành nên hình ảnh tinh thần và những hình ảnh đó ngày càng

3
Bài thu hoạch triết học

phản ánh đúng đắn hơn hiện thực khách quan, Song, sự sáng tạo của ý thức là
sự sáng tạo của phản ánh, dựa trên cơ sở phản ánh.
 Phản ánh ý thức là sáng tạo, vì phản ánh đó bao giờ cũng dựa trên hoạt động
thực tiễn và là sản phẩn của các quan hệ xã hội. Là sản phẩm của các quan hệ
xã hội, bản chất của ý thức là có tính xã hội.
*Ý nghĩa phương pháp luận của ý thức: 
 Khẳng định vật chất chính là nguồn gốc khách quan, đồng thời là cơ sở để sản
sinh ý thức, ý thức là sản phẩm, là sự phản ánh về thế giới khách quan của
nhận thức, hành động con người cần xuất phát từ hiện thực là khách quan, hành
động và tôn trọng theo hiện thực khách quan.
 Khẳng định về ý thức có vai trò quan trọng, tích cực sự tác động trở lại phép
biện chứng duy vật, vật chất yêu cầu trong hoạt động ý thức và nhận thức con
người, theo đó con người phải nhận thức, vận dụng quy luật khách quan có sự
sáng tạo, chủ động để chống lại sự thụ động và thái độ tiêu cực.
 Phát huy tính năng động sáng tạo ý thức và phát huy về vai trò nhân tố của con
người để có thể tác động, cải tổ về thế giới khách quan, có sự khắc phục cải
thiện bệnh bảo thủ, trì trệ chống lại sự thụ động, tiêu cực, ỷ lại.
3. Mối quan hệ của vật chất và ý thức
Theo quan điểm triết học Mác - Lênin: “Vật chất và ý thức có mối quan hệ biện
chứng, trong đó vật chất quyết định ý thức, còn ý thức tác động tích cực trở lại vật
chất.”

*Vật chất quyết định ý thức:


 Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức
 Thứ hai, vật chất quyết định nội dung của ý thức
 Thứ ba, vật chất quyết định bản chất của ý thức
4
Bài thu hoạch triết học

 Thứ tư, vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức.
*Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất:
Ý thức tác động vào vật chất theo hai hướng:
 Hướng tích cực khi con người có tri thức đúng đắn, có nghị lực, ý chí và tình
cảm tích cực thì con người có khả năng hành động hợp quy luật khách quan.
 Hướng tiêu cực khi con người không có tri thức đúng đắn, thiếu tình cảm, ý chí
cách mạng sẽ nhận thức sai lầm và hành động trái quy luật.
*Ý nghĩa phương pháp luận giữa vật chất và ý thức:
 Bởi vật chất quyết định ý thức, vì thế mọi chủ trương hoạt động nhận thức của
cong người đều cần xuất phát từ sự khách quan của hiện thực, đồng thời hoạt
động tuân theo luật khách quan. Chính bởi vậy mà con người cần có quan điểm
khách quan trong các hoạt động thực tế.
 Lênin cho rằng: “Giữa vật chất và ý thức vốn chỉ có đối lập tuyệt đối trong
phạm vi nhận thức luận, ngoài lĩnh vực đó ra thì sự phân biệt chỉ là tương đối”.

II. Chủ nghĩa khách quan trong triết học Mác-Lênin


1. Chủ nghĩa khách quan
Theo thuyết khách quan, hiện thực tồn tại độc lập với ý thức của con người. Nội
hàm của nó chủ yếu xoay quanh những điểm sau: Thứ nhất, con người có thể sử
dụng cách xây dựng khái niệm và logic suy diễn quy nạp để hiểu một cách khách
quan thông qua tri giác. Thứ hai là nguyên tắc đạo đức chính của con người là
mưu cầu hạnh phúc hay tư lợi hợp lý cho bản thân. Thứ ba là hệ thống xã hội duy
nhất tương thích với nền tảng đạo đức tôn trọng các quyền cá nhân được thực hiện
thông qua chủ nghĩa tư bản “laissez-faire”. Thứ tư, vai trò của nghệ thuật trong
cuộc sống là biến những suy nghĩ siêu hình thành những vật thể hữu hình (sản
phẩm nghệ thuật) mà người nghệ sĩ có thể hiểu và cảm nhận được. Khái niệm
"khách quan" bắt nguồn từ quan niệm về tri thức và giá trị của con người là khách
quan.
2. Nguyên tắc của chủ nghĩa khách quan
 Phải xác định được các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày
 Phải phát huy tính năng động, sáng tạo trong mọi hoạt động hàng ngày. Kết
cấu của ý thức thì tri thức là quan trọng nhất nên mỗi chúng ta cần chú trọng
phát triển tri thức của bản thân.
 Cần phải tiếp thu có chọn lọc kiến thức mới và không chủ quan trong mọi tình
huống.
 Khi giải thích một hiện tượng cần phải xét có yếu tố vật chất lẫn tinh thần, cả
yếu tố khách quan và điều kiện khách quan.

III. Sinh sản vô tính ở người


1. Định nghĩa
Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản mà thế hệ con được sinh ra từ một cơ thể
mẹ duy nhất, và thừa hưởng các gen chỉ từ cơ thể mẹ đó. Hình thức sinh sản

5
Bài thu hoạch triết học

này gần như không liên quan đến số bộ nhiễm sắc thể hay sự giảm phân.Thế hệ
con sẽ là bản sao di truyền chính xác của cơ thể mẹ, ngoại trừ trường hợp đặc
biệt là sự tự thụ phấn.
Cơ thể con có thể giống ngoại hình của cơ thể cho tế bào nhưng về ý thức và
nhận thức có thể khác hoàn toàn với nguyên bản do ý thức được hình thành từ
quá trình hoạt động của não bộ, sự tích lũy kiến thức qua từng giai đoạn. Việc
tạo ra bản sao của con người có thể xuất phát từ nhiều lý do. Nhưng điều đem
đến nhiều hậu quả khôn lường.
2. Tình hình sinh sản vô tính ở người
Nhiều nhà khoa học cho rằng nhân bản con người là một hành vi phi đạo đức.
Theo quan điểm của họ, phôi nhân bản là một vi khuẩn tiềm ẩn của con người,
vì vậy việc tiêu diệt vi khuẩn này là sai lầm. Các nhà khoa học nói rằng việc
tạo ra phôi nhân bản là một vấn đề rất đạo đức. Nhân bản con người là một thử
nghiệm bị cấm trên toàn thế giới, nhưng điều này không có nghĩa là nó sẽ
không xảy ra trong tương lai. Năm 2005, Liên hợp quốc chính thức ra tuyên bố
về vấn đề này, nội dung chính là nghiêm cấm mọi hình thức nhân bản con
người vì “chúng sẽ làm thay đổi tự nhiên và gây nguy hiểm cho sức khỏe con
người”Vì vậy, cho đến ngày nay, nhân bản vẫn chưa xuất hiện. Nhưng vào
năm 2008, lần đầu tiên các nhà khoa học đã nhân bản thành công 5 phôi người
trưởng thành bằng công nghệ chuyển nhân tế bào soma. Chúng được nghiên
cứu kỹ lưỡng và sau đó bị hủy bỏ.
3. Có nên sinh sản vô tính ở người hay không?
*Về mặt khoa học tự nhiên: Trải qua hàng tỷ năm phát triển và vô số quá
trình chọn lọc tự nhiên để có thể tạo ra được sự đa dạng, phong phú về mặt tế
bào, gen. Tiến hóa và chọn lọc là quy luật của tự nhiên. Nhưng đi ngược lại với
quy luật tự nhiên, sinh sản vô tính do không có sự kết hợp của những bộ gen
khác nhau, những cơ thể mới chỉ mang một kiểu gen giống nhau và giống kiểu
gen của cơ thể mẹ. Điều này có thể gây ra sự suy kiệt về nguồn gen, mất đi sự
cân bằng sinh thái. Khi nhân giống vô tính có thể gây ra sự biến đổi trong gen
dẫn đến phôi thai bị chết hoặc bị dị tật bẩm sinh.
*Về mặt triết học: Nếu như sinh sản hữu tính ở người là một hình thức sinh
sản tuân theo nguyên tắc khách quan của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Ngược
lại, sinh sản vô tình một hình thức sinh sản đi ngược lại với quy luật khách
quan. Chính vì thế, rất nhiều cá thể động vật được ra đời bằng phương pháp
nhân bản vô tính, tuy nhiên, đa số đều là thất bại. Các cá thể động vật nhân bản
có thể sống khi sau khi ra đời nhưng chúng cũng chết nhanh chóng ngay sau
đó. Năm 2009, các chuyên gia đã tiến hành nhân bản một con sơn dương
Pyrenea. Trứng lấy từ một con dê thuần chủng. Sau khi sinh, sơn dương
Pyrenea con đã thở hổn hển và chết sau đó 7 phút. Nhiều thí nghiệm nhân bản
cũng đã kết thúc theo cách này. Thực tế, trong số tất cả các dự án nhân bản

6
Bài thu hoạch triết học

động vật, số lượng thành công chiếm chưa đầy 3%. Các nhà khoa học thừa
nhận rằng gần như lần nhân bản nào, sản phẩm cũng gặp các vấn đề về gen.
* Về mặt xã hội: Việc sinh sản vô tính gây ra nhiều tranh cãi về tính nhân
đạo của nó. Việc tạo ra một cá thể mới giống với cá thể đã có nhằm thay thế
cá thể đã có sẽ gây tổn thương cho cả hai cá thể. Ví dụ khi một người thân
của bạn mất đi bạn sẽ không cách nào gặp lại người đó một lần nữa nhưng
khi có công nghệ sinh sản vô tính thì chỉ cần một mẫu AND từ lông, tóc,
nước bọt… thì việc tạo ra một nhân bản của người thân là hoàn toàn có thể.
Người nhân bản sẽ được đối xử như người cũ sẽ dẫn đến sự thiếu công
bằng và tôn trọng đến nhân bản. Vì tuy là có thể giống về diện mạo, tính
cách, thói quen nhưng đó là hai cá thể độc lập không thể nào thay thế cho
nhau được. Nhân bản không có quyền quyết định mình có thể được tạo ra
hay không. Nhiều mục đích khi tạo ra nhân bản chính là dùng các bộ phận
của nhân bản thay thế cho người khác. Đây không khác gì với đánh cấp nội
tạng của người bình thường. Việc nhân bản một người ra nhiều bản thể có
thể guy nguy hại cho cả xã hội loài người.
Hết

7
Bài thu hoạch triết học

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo trình triết học (Dùng cho học viên cao học và
Nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành Triết học), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
2. Phạm Ngọc Dũng, Mối quan hệ giữa chức năng xã hội - chính trị và chức năng xã hội -
dân sự trong việc kiện toàn nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện
nay,Tạp chí Triết học số 7 (170), Tháng 7 – 2005.
3. Nguyễn Ngọc Hà (2016), “Quan điểm biện chứng về chất và lượng”, Khoa học xã hội
Việt Nam, số 8.
4. Trần Việt Quang, Vai trò của các nguyên tắc, phạm trù lôgíc biện chứng đối với việc
rèn luyện năng lực tư duy biện chứng, Tạp chí Triết học, số 12(187), tháng 12 – 2006.
5. V.I.Lênin: Toàn tập, t.18, Nxb. Tiến bộ, M., 1980, tr.151).
6.https://khotrithucso.com/doc/p/van-dung-nguyen-tac-khach-quan-cua-triet-hoc-mac-
lenin-voi-1186258.
8.http://luanvan.net.vn/luan-van/tieu-luan-nguyen-tac-khach-quan-voi-van-de-xay-dung-
nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia-o-viet-nam-hien-1862

You might also like