You are on page 1of 4

1.

Anh chị hãy phân tích nội dung định nghĩa vật chất của Lênin và rút ra ý
nghĩa của định nghĩa này.
- Định nghĩa vật chất của Lênin: Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ
thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác
của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
+ Vật chất là một phạm trù triết học:
 Phạm trù là những khái niệm mà khái niệm này phải phản ánh những thuộc
tính chung nhất, bản chất nhất của một lớp các sv, ht ( ví dụ: cá, ghế,..) =>
Phạm trù triết học là những khái niệm mà khái niệm này chỉ những đặc tính
chung nhất, bản chất nhất của tất cả các sv, ht.( vd: vận động,..)
 Khi nói vật chất là một phạm trù TH là muốn nói phạm trù này là sản phẩm
của sự trừu tượng hóa, không có sự tồn tại của cảm tính. Lê nin nhấn mạnh
rằng phạm trù TH này dùng để chỉ cái “đặc tính” duy nhất của vật chất –
mà chủ nghĩa duy vật TH là gắn liền với việc thừa nhận đặc tính này – là
cái đặc tính tồn tại với tư cách là thực tại khách quan, tồn tại ở ngoài ý thức
của chúng ta.
 Lênin đã dùng một phương pháp định nghĩa để hiểu vật chất khác với
những phương pháp định nghĩa thông thường là quy khái niệm cần định
nghĩa về một khái niệm đối lập với nó là ý thức.
+ Thực tại khách quan và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác: Thực tại khách
quan là tồn tại độc lập với ý thức của con người, nằm ở bên ngoài không lệ thuộc
vào cảm giác của con người.
+ Được đem lại cho con người trong cảm giác: Vật chất luôn biểu hiện sự tồn tại
hiện thực của mình dưới dạng các thực thể. Các thực thể này do những đặc tính
bản thể luận vốn có của nó, nên khi trực tiếp hoặc gián tiếp tác động vào các giác
quan sẽ đem lại cho người những cảm giác.
+ Được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh: Cảm giác là cơ sở duy
nhất của mọi sự hiểu biết, song bản thân nó lại không ngừng chép lại, chụp lại,
phản ánh hiện thực khách quan. Phản ánh là khái niệm dùng để chỉ sự tác động
của hệ thống vật chất này lên trên hệ thống vật chất khác khi các hệ thống tác động
qua lại lẫn nhau thì lưu lại các đặc điểm của nhau.
- Ý nghĩa của định nghĩa: + Chống lại quan điểm của chủ nghĩa duy tâm cả
khách quan lẫn chủ quan về vật chất.
+ Góp phần giải thích con người có thể nhận biết cái thực tại khách quan đó khi nó
tác động đến con người.
+ Lênin đã bát bỏ thuyết bất khả tri.
+ Đưa ra một thông điệp: “ Không có cái gì là không biết mà chỉ có cái chưa biết
mà thôi.”
+ Tặng cho CNDT 1 gậy qua câu nói: “ Không phải vật chất tiêu tan mà chỉ là giới
hạn nhận thức về vật chất của con người là tiêu tan”.
+ Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, đòi hỏi con người phải quán triệt
nguyên tắc khách quan, xuất phát từ hiện thực khách quan, tôn trọng khách quan,

+ Là cơ sở khoa học cho việc xác định vật chất trong lĩnh vực xã hội, đó là các
điều kiện sinh hoạt vật chất, hoạt động vật cất và các quan hệ vật chất xã hội giữa
người với người.
+ Tạo sự liên kết giữa chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
thành một hệ thống lý luận thống nhất.

2. Anh chị hãy trình bày quan điểm của triết học Mác – Lênin về mối quan hệ
biện chứng giữa vật chất và ý thức. Nếu ý nghĩa phương pháp luận của việc
nghiên cứu mối quan hệ này.
- Theo quan điểm của THML, vật chất và ý thức có mqh biện chứng, trong đó vật
chất quyết định ý thức, còn ý thức tác động tích cực trở lại vật chất.
+ Vật chất quyết định ý thức: vật chất quyết định nguồn gốc, nội dung, bản chất,
sự vận động, phát triển của ý thức:
 Vật chất “sinh ra” ý thức vì ý thức xuất hiện gắn liền với sự xuất hiện của
con người. Vật chất là cái có trước là tính thứ nhất, ý thức là cái có sau là
tính thứ hai
 Ý thức chỉ là hình ảnh của thế giới khách quan.
 Phản ánh và sáng tạo là hai thuộc tính không tách rời trong bản chất của ý
thức. Chính thực tiễn là hoạt động vật chất có tính cải biến thế giới của con
người – là cơ sở hình thành và phát triển ý thức, trong đó ý thức của con
người vừa phản ánh, vừa sáng tạo, phản ánh để sáng tạo và sáng tạo trong
phản ánh.
 Mọi sự tồn tại, phát triển của ý thức đều gắn liền với quá trình biến đổi của
vật chất; vật chất thay đổi thì sớm hay muộn, ý thức cũng sẽ thay đổi theo.
+ Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất:
 Ý thức mặc dù do vật chất sinh ra nhưng khi đã ra đời thì ý thức có “ đời
sống” riêng, có quy luật vận động, phát triển riêng, không lệ thuộc một
cách máy móc vào vật chất.
 Sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn
của con người. Nhờ hoạt động thực tiễn, ý thức có thể làm biến đổi những
điều kiện, hoàn cảnh vật chất, thậm chí còn tạo ra “ thiên nhiên thứ hai”
phục vụ cuộc sống con người. Còn tự bản thân ý thức thì không thể biến
đổi được hiện thực.
 Vai trò của ý thức là chỉ đạo hoạt động của con người, nó có thể quyết định
làm cho hoạt động của con người đúng hay sai, thành công hay thất bại.
Khi phản ánh đúng hiện thực, ý thức có thể dự báo tiên đoán những lý luận
định hướng đúng đắn. Ngược lại, ý thức có thể tác động tiêu cực khi nó
phản ánh sai lạc, xuyên tạc hiện thực.
 Xã hội ngày càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng to lớn.
- Ý nghĩa: + Rút ra nguyên tắc phương pháp luận là tôn trọng tính khách quan kết
hợp với phát huy tính năng động chủ quan.
+ Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn đòi hỏi phải tôn trọng nguyên tắc khách
quan; nguyên tắc phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức chống lại quan
điểm, ỷ lại, ngồi chờ, trì trệ, bảo thủ,…Để thực hiện nguyên tắc tôn trọng tính
khách quan kết hợp phát huy tính năng động chủ quan, còn phải nhận thức và giải
quyết đúng đắn các quan hệ lợi ích, phải biết kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân và lợi
ích tập thể; phải có động cơ trong sáng, thái độ thực sự khách quan, khoa học
không vụ lợi.

3. Anh chị hãy trình bày quan điểm của triết học Mác – Lênin về nguồn gốc và
bản chất của ý thức. Nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này và liên hệ
với vấn đề “trí tuệ nhân tạo” hiện nay.
 Nguồn gốc của ý thức: nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội.
- Nguồn gốc tự nhiên: thế giới vật chất khách quan tồn tại bên ngoài bộ não người.
- Nguồn gốc xã hội: lao động ( nhu cầu của con người từ khi con người xuất hiện,
bản chất của lao động là sáng tạo); ngôn ngữ - cái vỏ vật chất của tư duy, công cụ
để con người tư duy, phương tiện để con người suy nghĩ.
 Bản chất của ý thức: - Ý thức là “hình ảnh” về hiện thực khách quan trong óc
người :ý thức tồn tại phi cảm tính, đối lập với các đối tượng vật chất mà nó phản
ánh luôn tồn tại cảm tính. Thế giới khách quan là nguyên bản, là tính thứ nhất.
Còn ý thức chỉ là bản sao, là “ hình ảnh” về thế giới đó, là tính thứ hai. Đây là căn
cứ quan trọng nhất để khẳng định thế giới quan duy vật biện chứng, phê phán chủ
nghĩa duy tâm và duy vật siêu hình trong quan niệm về bản chất của ý thức.
- Ý thức của con người là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan: nội dung
phản ánh là khách quan, hình thức phản ánh là chủ quan.
- Ý thức của con người là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan
vào trong bộ não người.
+ Phản ánh là khái niệm dùng để chỉ sự tác động của hệ thống vật chất này lên
trên hệ thống vật chất khác khi các hệ thống tác động qua lại lẫn nhau thì lưu lại
các đặc điểm của nhau.
+ Các hình thức của phản ánh: phản ánh mang tính kích thích ( ở thực vật);
phản ánh mang tính cảm ứng ( động vật bậc thấp, phản xạ không điều kiện);
phản ánh tâm lý ( cao cấp, gắn liền với động vật có hệ thần kinh, phản xạ có
điều kiện); phản ánh ý thức ( chỉ có ở con người).
+ Quá trình năng động, sáng tạo trải qua 3 bước: B1: giữa chủ thể phản ánh và
khách thể phản ánh sẽ có 1 quá trình trao đổi thông tin ( có định hướng, có chọn
lọc); B2: mô hình hóa đối tượng phản ánh trong tư duy; B3: Chủ thể phản ánh
sẽ chuyển mô hình phản ánh từ trong tư duy ra ngoài thực tiễn bằng ngôn ngữ
và hoạt động thực tiễn.
- Ý thức con người mang bản chất lịch sử - xã hội.
- Ý thức là sản phẩm lịch sử của sự phát triển xh nên về bản chất là có tính xh; ý
thức không phải là 1 hiện tượng tự nhiên thuần túy mà là 1 hiện tượng xh.
- Ý thức là hình thức phản ánh cao nhất riêng có của bộ óc người về hiện thực
khách quan trên cơ sở thực tiễn xã hội – lịch sử.
 Ý nghĩa phương pháp luận liên hệ với vấn đề “

Các vấn đề trọng tâm:


1. Vấn đề cơ bản của triết học.
2. Nội dung phạm trù vật chất, ý nghĩa phương pháp luận của định nghĩa
vật chất của Lênin.
3. Khái niệm, nguồn gốc, bản chất ý thức.
4. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Ý nghĩa phương pháp
luận của việc nghiên cứu mối quan hệ trên.
5. Nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát
triển. Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu các nguyên lý
này.
6. Nội dung quy luật lượng – chất; quy luật mâu thuẫn; quy luật phủ
định của phủ định; ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu các
quy luật trên.
7. Khái niệm, các yếu tố cấu thành của LLSX, QHSX, nội dung quy luật
quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất. Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu quy luật này.
8. Cơ sở hạ tầng – kiến trúc thượng tầng: khái niệm, quan hệ biện chứng,
ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu mối quan hệ này.
9. Hình thái kinh tế - xã hội. Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã
hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên.
10. Thực tiễn, nhận thức và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
11. Chân lý, tính chất của chân lý. Vai trò của chân lý đối với thực tiễn.
12. Khái niệm tồn tại xã hội, ý thức xã hội. Mối quan hệ biện chứng giữa
tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
13. Quan niệm về con người và bản chất con người.

You might also like