You are on page 1of 19

ÔN TẬP

Nội dung 1. Chủ nghĩa duy vật hay duy tâm (nhận định duy vật hay duy tâm)
- Chủ nghĩa duy vật: Vật chất quyết định ý thức.
- Chủ nghĩa duy tâm: Ý thức quyết định vật chất.
+ Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: nằm trong bộ não con người.
+ Chủ nghĩa duy tâm khách quan: nằm ngoài bộ não con người, lực lượng siêu nhiên.
(?) Thuyết khế ước xã hội, giải thích sự xuất hiện của nhà nước là trên lập trường của chủ nghĩa duy vật
hay duy tâm?
 Lập trường chủ nghĩa duy tâm chủ quan. Vì theo thuyết thì nhà nước được hình thành bằng sự đồng
thuận của mọi người trong xã hội, mỗi người bớt đi chút tự do để chịu sự quản lý của nhà nước, ngược
lại nhà cũng phải thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quyền tự nhiên của mỗi người, bảo vệ cho xã hội, nhà nước
không hoàn thành nhiệm vụ của mình thì người dân có quyền thay nhà nước bằng nhà nước khác.
 Theo Mác sự xuất hiện của nhà nước do sự phát triển của sản xuất vật chất, sản xuất vật chất phát
triển tạo ra của cải dư thừa, tạo ra tư hữu, tạo ra giai cấp, tạo ra nhà nước  Thuyết duy vật
Nội dung 2. Định nghĩa vật chất của Lênin
- Vật chất: là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm
giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác
Nội dung 3. Nguồn gốc và bản chất của ý thức
- Nguồn gốc:
+ Nguồn gốc tự nhiên:
1. Bộ não người đang hoạt động.
- Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất có trình độ tổ chức cao là bộ não người (là sản phẩm của
quá trình tiến hoá lâu dài về mặt sinh vật – xã hội)
 Ý thức là chức năng của bộ não, bộ não là khí quan của ý thức.
Nếu bộ não bị tổn thương thì hoạt động ý thức sẽ bị rối loạn.
2. Thế giới khách quan tác động vào giác quan của con người để bộ não phản ánh lại sự tác động đó.
 Ý thức không phải hình thức phản ánh phổ biến, chỉ có ở con người.
+ Nguồn gốc xã hội.
- Như chúng ta đã biết: loài vật tồn tại dựa vào những vật phẩm có sẵn trong tự nhiên dưới dạng trực
tiếp. Còn con người thì khác hẳn, những vật phẩm cần thiết cho sự sống (thức ăn, quần áo, nhà cửa…)
không có sẵn trong tự nhiên do đó con người phải tạo ra chúng thông qua lao động
- Lao động đã làm hoàn thiện dần bộ não người, hoàn thiện các giác quan và giải phóng hai chi trước
khỏi công việc đi lại để làm những việc khéo léo khác. Trong quá trình lao động con người tác động
vào tự nhiên làm cho nó bộc lộ những thuộc tính, từ đó có ý thức về nó
- Cũng trong quá trình lao động, ở con người xuất hiện nhu cầu trao đổi tư tưởng, trao đổi kinh nghiệm
cho nhau. Chính nhu cầu đó đã làm xuất hiện ngôn ngữ
 Như vậy, ý thức có nguồn gốc xã hội – là lao động và ngôn ngữ - nguồn gốc này qui định sự khác
nhau về chất giữa ý thức của con người và con vật, nó nói lên bản chất xã hội của ý thức
- Bản chất: Chủ nghĩa duy vật biện chứng
Cho rằng: về bản chất, ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người một
cách năng động, sáng tạo. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan
 Vật chất (hiện thực khách quan)
 Ý thức (hiện tại chủ quan)
 Ý thức là sự phản ánh sáng tạo có nghĩa trên cơ sở những cái đã có từ trước, ý thức có khả năng tạo ra tri
thức mới về sự vật, có thể tưởng tượng ra cái không có trong thực tế, có thể dự đoán trước được tương lai, có
thể tạo ra những giả thiết, lý thuyết khoa học mang tính khái quát hoá và trừu tượng hoá cao. Tuy nhiên sự
sáng tạo của ý thức cũng phải tuân theo qui luật phản ánh, không được bóp méo, xuyên tạc hiện thực.
Ý thức mang bản chất xã hội, tức là ý thức ra đời, tồn tại gắn với hoạt động thực tiễn, chịu sự tác động
không chỉ bởi các qui luật sinh học mà cả các qui luật xã hội.
Kết cấu của ý thức:
+ Tri thức, tình cảm, ý chí.
Vật chất là thực tại khách quan, tồn tại từ trước nên ý thức không thể tạo ra vật chất Ý thức có thể tác
động trở lại vật chất thúc đẩy sự phát triển của vật chất
Nội dung 4. Quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức.Ý nghĩa phương pháp luận
+ QUAN HỆ BIỆN CHỨNG
- Vật chất quyết định ý thức:
Thể hiện ở chỗ
 Vật chất là cái có trước, là nguồn gốc gây nên cảm giác có trước.
 Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất nên nội dung của ý thức do vật chất quyết định.
 Trong đời sống xã hội thì tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội.
- Ý thức tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người:
Thể hiện ở chỗ
 Ý thức trang bị cho con người sự hiểu biết về thế giới xung quanh.
 Giúp con người xác định mục tiêu, lựa chọn phương pháp cho hoạt động của mình.
 Tạo nên ở con người tình cảm, niềm tin, ý chí, thôi thúc con người nỗ lực hành động để đạt được
mục tiêu đề ra.
 Những ý thức tiến bộ, khoa học, cách mạng sẽ thúc đẩy sự phát triển, những ý thức lạc hậu, phản
động lại ngăn cản sự phát triển.
+ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN
- Khi đã thừa nhận vật chất quyết định ý thức thì trong hoạt động của mình, chúng ta phải tôn trọng
khách quan, phải xuất phát từ thực tế khách quan, lấy thực tế khách quan làm căn cứ xuất phát cho mọi
hoạt động của mình. Nếu lấy tình cảm, ý muốn chủ quan làm căn cứ để đưa ra những quyết định cho
hoạt động của mình thì chúng ta đã mắc sai lầm là chủ quan duy ý chí.  Chúng ta phải tôn trọng và
hoạt động theo các quy luật khách quan.
- Ý thức cũng tác động trở lại đối với vật chất thông qua hoạt động của con người, vì vậy chúng ta phải
nâng cao tính tích cực của ý thức bằng cách không ngừng tìm tòi, học hỏi, nâng cao năng lực nhận
thức các qui luật khách quan và vận dụng chúng vào hoạt động của mình.
 Khắc phục bệnh bảo thủ, trì trệ, thái độ thụ động, ỷ lại, ngồi chờ trong quá trình đổi mới hiện nay.
 Ý thức không thể tác động trực tiếp do nằm trong bộ não do đó tác động thông qua hoạt động của con
người (ý thức dưới dạng hiểu biết khoa học: định luật Newton, con người đề ra mục tiêu lựa chọn
phương pháp, ý thức dưới dạng ý chí quyết tâm…)
Nội dung 5. Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên
lý về sự phát triển.
- Nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.
 Quan điểm siêu hình: cho rằng các sự vật, hiện tượng tồn tại chủ yếu ở trạng thái cô lập, tách rời
nhau. Giả sử có sự vật, hiện tượng nào đó có liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác thì đó chỉ là
mối liên hệ hời hợt bên ngoài và mang tính ngẫu nhiên.
 Quan điểm biện chứng: khẳng định các sự vật hiện tượng không tồn tại cô lập, tách rời nhau mà
giữa chúng luôn có mối liên hệ lẫn nhau (MLH tất nhiên).
 Mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng có nghĩa là giữa chúng có sự tác động chuyển hoá lẫn nhau,
quy định sự tồn tại và phát triển của nhau (VD: MQH giữa cung và cầu trong thị trường), (có 3 tính
chất: tính khách quan; tính phổ biến; tính đa dạng, phong phú, riêng biệt)
- Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.
 Trong hoạt động của mình con người phải tôn trọng quan điểm toàn diện.
 Phải chống lại quan điểm phiến diện.
 Tôn trọng quan điểm lịch sử cụ thể.
- Nội dung của nguyên lý về sự phát triển.
Quan điểm siêu hình
 Cho rằng các sự vật, hiện tượng tồn tại chủ yếu ở trạng thái đứng im. Giả sử có sự vật, hiện tượng nào
đó vận động, phát triển thì đó chỉ là do ngẫu nhiên
 Phát triển chỉ đơn thuần là sự tăng hay giảm về mặt số lượng, khối lượng chứ không làm xuất hiện cái
mới
 Nguyên nhân của sự phát triển nằm bên ngoài bản thân sự vật, hiện tượng
Quan điểm biện chứng
 Khẳng định sự vật hiện tượng luôn luôn vận động, khuynh hướng chung của vận động là phát triển
 Phát triển là sự vận động tiến lên, một cách vô tận theo hình xoáy ốc, có sự xuất hiện cái mới từ trong
lòng cái cũ, sau mỗi chu kỳ của sự phát triển sẽ xuất hiện cái dường như lặp lại cái cũ nhưng trên cơ sở
mới cao hơn
VD: hạt thóc gieo xuống cho ra cây lúa từ cây lúa cho những hạt thóc,…
Nguyên nhân của sự phát triển là đấu tranh giữa các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn, nguyên nhân
đó nằm ngay trong lòng bản thân sự vật, hiện tượng
+ 3 tính chất cơ bản của sự phát triển: Tính khách quan; tính phổ biến; tính đa dạng, phong phú.
- Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về sự phát triển.
Trong hoạt động của mình chúng ta phải tôn trọng quan điểm phát triển, có nghĩa là:
 Khi nhận thức hay giải quyết một vấn đề nào đó, ta phải đặt chúng trong trạng thái vận động và phát
triển
 Phải nắm bắt được khuynh hướng của sự phát triển trong tương lai của sự vật, phân chia quá trình phát
triển của sự vật thành nhiều giai đoạn, nắm bắt đặc điểm của từng giai đoạn để có cách tác động phù
hợp
VD: sự phát triển của nhà ở: ban đầu sống trong hang do thú tấn công chuyển thành nhà sàn do không
chắc chắn chuyển thành nhà xi măng sau đó vì nhu sở thích cá nhân nên chuyển thành nhà vườn (có
tính chu kỳ theo cách phát triển hơn, hiện đại hơn).
Nội dung 6. Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt
đối lập.
- Nội dung của quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (còn gọi là quy luật mâu thuẫn) là quy luật quan
trọng nhất, là hạt nhân của phép biện chứng vì nó vạch ra nguồn gốc bên trong của sự vận động và
phát triển
Tóm tắt nội dung của quy luật như sau
 Mỗi sự vật hiện tượng là một thể thống nhất bao gồm những mâu thuẫn do các mặt đối lập tạo nên.
Những mặt đối lập này vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau. Sự đấu tranh của các mặt đối lập làm
mâu thuẫn phát triển và trong những điều kiện nhất định thì các mặt đối lập sẽ chuyển hoá, mâu thuẫn
được giải quyết
 Cùng với sự phát triển giải quyết mâu thuẫn, sự vật hiện tượng lại chuyển sang một trạng thái mới về
chất. Chất mới lại chứa đựng những mâu thuẫn mới. Những mâu thuẫn này lại phát triển, lại được giải
quyết để sự vật mới lại ra đời
Mặt đối lập
 Là sự khái quát những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng trái ngược nhau trong một chỉnh
thể tạo nên sự vật, hiện tượng
VD: chủ nghĩa duy vật >< chủ nghĩa duy tâm (có khuynh hướng trái ngược nhau => đối lập, sự đấu
tranh chứng minh chủ nghĩa đúng đắn làm cho triết học phát triển)
Mẫu thuẫn
 Là một chỉnh thể được tạo bởi hai mặt đối lập, trong đó hai mặt vừa thống nhất với nhau, vừa đấu
tranh với nhau
 Mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng mang tính khách quan, phổ biến và riêng biệt
Sự thống nhất của các mặt đối lập
Khái niệm “sự thống nhất của các mặt đối lập” có nghĩa là hai mặt đối lập liên hệ với nhau, ràng buộc
nhau và quy định lẫn nhau, mặt đối lập này lấy mặt đối lập kia làm tiền đề tồn tại cho mình
Sự đấu tranh của các mặt đối lập: tức là các mặt đối lập phát triển theo những khuynh hướng trái ngược
nhau, bài trừ nhau, phủ định nhau
Ý nghĩa phương pháp luận
 Mâu thuẫn là khách quan và phổ biến vậy phải căn cứ vào bản thân sự vật để phân tích các mặt đối lập,
tìm ra mâu thuẫn của nó, chỉ như vậy mới nhận thức được bản chất của sự vật
 Mâu thuẫn có nhiều loại, mỗi loại có vai trò khác nhau đối với sự phát triển của sự vật, do đó phải
phân biệt được các loại mâu thuẫn để tìm ra cách giải quyết cụ thể đối với từng loại mâu thuẫn
VD: các mâu thuẫn tồn tại ở Việt Nam: công nghiệp hoá, hiện đại hoá >< bảo vệ môi trường…
Nội dung 7. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
Thực tiễn là phạm trù triết học chỉ toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của
con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội
 Thực tiễn là hoạt động vật chất, không phải hoạt động tinh thần
 Thực tiễn là phạm trù lịch sử (phạm trù lịch sử >< phạm trù bất biến, vĩnh viễn)
Ba hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn:
 Hoạt động sản xuất vật chất
 Hoạt động biến đổi xã hội
 Thực nghiệm khoa học
Vai trò của thực tiễn
 Thực tiễn là cơ sở của nhận thức
 Thực tiễn là động lực của nhận thức
 Thực tiễn là mục đích của nhận thức
 Thực tiễn là cơ sở để kiểm tra tri thức
Nội dung 8. Quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa cơ sở hạ tầng và
kiến trúc hạ tầng, giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
- Quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất:
Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất
+ Trong quá trình sản xuất một điều tất yếu xảy ra là trình độ con người phát triển ngày một cao hơn,
con người luôn muốn giảm nhẹ lao động và tăng năng suất lao động, muốn vậy phải cải tiến công cụ
lao động, và khi công cụ lao động được cải tiến thì thói quen, kinh nghiệm của người lao động cũng
biến đổi theo. Sự tác động lẫn nhau giữa 2 mặt người lao động và công cụ lao động làm cho lực lượng
sản xuất trở thành yếu tố động nhất và cách mạng nhất trong phát triển sản xuất
+ Khi lực lượng sản xuất phát triển đến một trình độ mới, quan hệ sản xuất cũ không còn phù hợp với
nó nữa vậy là hai bên hình thành mâu thuẫn. Để giải quyết mâu thuẫn này thì quan hệ sản xuất cũ phải
được thay thế bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất và
tạo địa bàn cho lực lượng sản xuất phát triển. Việc giải quyết mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và
quan hệ sản xuất lỗi thời lạc hậu phải được tiến hành bằng cách mạng xã hội
Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất
+ Khi các quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất thì nó trở thành
động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Ngược lại khi quan hệ sản xuất không còn phù hợp
với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất
+ Sở dĩ như vậy vì quan hệ sản xuất quy định mục đích của sản xuất, quy định hệ thống quản lý và tổ
chức sản xuất, quy định phương thức phân phối sản phẩm xã hội làm ra. Do đó nó ảnh hưởng đến thái
độ của người lao động, tạo ra những điều kiện hoặc kích thích hoặc hạn chế năng lực sản xuất của họ.
- Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng:
Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng
+ Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng thể hiện ở chỗ cơ sở hạ tầng nào
thì sinh ra kiến trúc thượng tầng ấy. Quan hệ sản xuất nào thống trị thì tạo ra kiến trúc thượng tầng
chính trị tương ứng
+ Khi cơ sở hạ tầng có những biến đổi cơ bản thì sớm hay muộn cũng dẫn đến sự biến đổi căn bản
trong kiến trúc thượng tầng. Sự biến đổi này diễn ra trong từng hình thái kinh tế - xã hội, cũng như
chuyển từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác
Tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng
+ Chức năng cơ bản của kiến trúc thượng tầng là xây dựng, bảo vệ và phát triển cơ sở hạ tầng đã sinh
ra nó, chống lại mọi nguy cơ làm suy yếu hoặc phá hoại chế độ kinh tế đó
+ Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng diễn ra theo hai chiều: nếu kiến trúc
thượng tầng tác động phù hợp quản lý kinh tế khách quan thì nó là động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế
phát triển, nếu tác động ngược lại nó sẽ kìm hãm phát triển kinh tế, kìm hãm phát triển xã hội.
- Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội:
 Thứ nhất: Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
Theo quan điểm thế giới quan duy vật thì vật chất có trước, nó sinh ra và quyết định ý thức. Trong lĩnh
vực xã hội thì quan hệ này được biểu hiện là: tồn tại xã hội có trước, nó sinh ra và quyết định ý thức xã
hội, điều đó được thể hiện cụ thể là:
+ Tồn tại xã hội nào thì sinh ra ý thức xã hội ấy. Tức là người ta không thể tìm nguồn gốc tư tưởng ấy
trong đầu óc con người, mà phải tìm nó trong chính tồn tại xã hội. Do đó, tồn tại xã hội để lý giải cho ý
thức xã hội.
+ Khi tồn tại xã hội thay đổi một cách căn bản, nhất là khi phương thức sản xuất đã thay đổi thì sớm
hay muộn ý thức xã hội cũng phải thay đổi theo.
 Thứ hai: Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội
Lịch sử cho thấy nhiều khi xã hội cũ mất đi thậm chí đã mất rất lâu, nhưng ý thức xã hội cũ đó sinh ra
vẫn tồn tại dai dẳng. Tính độc lập tương đối này biểu hiện đặc biệt rõ trong lĩnh vực tâm lý xã hội như
trong truyền thống, tập quán, thói quen.
Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội do những nguyên nhân sau đây:
+ Sự biến đổi của tồn tại xã hội do tác động mạnh mẽ, thường xuyên và trực tiếp của những hoạt động
thực tiễn của con người; thường diễn ra với tốc độ nhanh mà ý thức xã hội có thể không phản ánh kịp
thời và trở nên lạc hậu. Hơn nữa, ý thức xã hội là cái phản ánh tồn tại xã hội nên nói chung chỉ biến đổi
sau khi có sự biến đổi của tồn tại xã hội.
+ Do sức mạnh của thói quen truyền thống, tập quán cũng như do tính lạc hậu, bảo thủ của một số hình
thái xã hội.
+ Ý thức xã hội luôn gắn với những lợi ích nhóm, những tập đoàn người, những giai cấp nhất định
trong xã hội.
 Thứ ba: Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội
Trong những điều kiện nhất định, tư tưởng của con người đặc biệt là những tư tưởng khoa học tiên
tiến, có thể vượt trước sự phát triển của tồn tại xã hội, dự báo được tương lai, và có tác dụng tổ chứ chỉ
đạo hoạt động thực tiễn của con người, hướng hoạt động đó vào hướng giải quyết những nhiệm vụ mới
do sự phát triển chín muồi của đời sống vật chất mà xã hội đặt ra.
 Thứ tư: Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội
Chủ nghĩa duy vật lịch sử không những chống lại quan điểm duy tâm tuyệt đối hóa vai trò của ý thức
xã hội, mà còn bác bỏ quan niệm duy vật tầm thường hay chủ nghĩa duy vật kinh tế, phủ nhận tác dụng
tích cực của ý thức xã hội trong đời sống xã hội. Mức độ ảnh hưởng của tư tưởng đối với sự phát triển
của xã hội phụ thuộc vào những điều kiện lich sử cụ thể, vào tính chất của các mối quan hệ kinh tế mà
tư tưởng đó sinh ra

NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI:


1. Ý thức là hình thức phản ánh phổ biến của vật chất đúng hay sai? Tại sao?
 Sai. Ý thức là hình thức phản ánh chỉ có trong não người, với môn sinh học thì hình thức phản
ánh gọi là hình thức phản ánh vật lý, còn với thực vật thì gọi là phản kích thích, động vật thì gọi là
tính cảm ứng.
2. Ý thức vừa mang tính chủ quan vừa mang tính khách quan đúng hay sai?
 Sai. Ý thức phản ánh hiện thực khách quan vào bộ não con người một cách năng động và sáng
tạo do đó ý thức không thể là bản thân hiện thực khách quan, hiện thực khách nằm bên ngoài bộ não
người trong khi đó ý thức nằm bên trong bộ não con người . Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế
giới khách quan.
3. Ở động vật bậc cao cũng có thể có ý thức đúng hay sai?
 Sai. Vì ở động vật bậc cao bộ não khá phát triển tuy nhiên nó chỉ dừng lại ở phản ánh tâm lí loài
là bản năng còn ý thức chỉ có ở con người và ý thức phản ánh hiện thực khách quan vào bộ não con
người một cách năng động và sáng tạo.
4. Ý thức là sự phản ánh sáng tạo, tức là ý thức có khả năng sinh ra vật chất đúng hay sai?
 Sai. Ý thức là sự phản ánh sáng tạo chỉ có nghĩa trên cơ sở những cái đã có từ trước. Ý thức tạo
ra tri thức mới về sự vật, tưởng tượng ra những cái chưa có trên thực tế, dự đoán trước được tương
lai hay hình thành nên những giả thuyết, lý thuyết khoa học mang tính trừu tượng cao, khái quát
cao. Ý thức không có khả năng sinh ra vật chất
5. Thực tiễn là hoạt động nói chung của con người đúng hay sai?
 Sai. Thực tiễn là phạm trù triết học chỉ mọi hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử -
xã hội của con người. Mà hoạt động của con người bao gồm cả hoạt động vật chất và hoạt động tinh
thần.
6. Trong lực lượng sản xuất thì công cụ lao động là yếu tố quan trọng nhất đúng hay sai?
 Sai. Trong lực lượng sản xuất thì người lao động mới là yếu tố quan trọng nhất vì người lao động
tạo ra công cụ lao động và sử dụng công cụ lao động để tạo ra của cải vật chất.
7. Quan hệ sản xuất được hình thành 1 cách chủ quan đúng hay sai?
 Sai. Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất và được hình
thành một cách tất yếu khách quan trong quá trình sản xuất. Đã có quá trình sản xuất thì tất yếu phải
có quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất, nếu thiếu một trong hai thì sẽ không có quá trình sản
xuất.
8. Lực lượng sản xuất được hình thành 1 cách chủ quan đúng hay sai?
 Sai. Vì lực lượng sản xuất được hình thành một cách tất yếu khách quan trong quá trình sản xuất.
9. Quan hệ sản xuất tiên tiến có thể đi trước lực lượng sản xuất 1 bước đúng hay sai?
 Sai. Vì theo quy luật thì lực lượng sản xuất biến đổi trước rồi mới tới quan hệ sản xuất.
10. Trong tồn tại xã hội thì điều kiện địa lí tự nhiên là yếu tố quan trọng nhất đúng hay sai?
 Sai. Vì trong phương thức sản xuất có lực lượng sản xuất, lực lượng sản xuất là nền tảng vật
chất, kỉ thuật của xã hội, gồm người lao động, trình độ người lao động, trình độ nguyên liệu sản
xuất, khoa học công nghệ, cho nên lực lượng sản xuất tiến bộ hiện đại thì sẽ thúc đẩy nền kinh tế, xã
hội phát triển vượt qua những khó khăn của điều kiện địa lí tự nhiên,…

DẠNG GIẢI THÍCH TẠI SAO:


1. Tại sao khuynh hướng của sự phát triển được diễn tả bằng hình xoắn ốc?
 Vì chỉ có hình xoắn ốc mới thể hiện được quan điểm biện chứng của sự phát triển. Phát triển là sự
vận động tiến lên, vận động tiến lên vô tận theo hình xoắn ốc, có sự xuất hiệ của cái mới trong lòng cái
cũ, sau mỗi chu kỳ của sự phát triển sẽ xuất hiện cái dường như lặp lại cái cũ nhưng trên cơ sở mới cao
hơn.
2. Tại sao muốn giải thích nguyên nhân của các hình thức xã hội thì ta phải nghiên cứu từ cái nền sản
xuất vật chất của xã hội?
 Vì sản xuất vật chất là nền tảng, cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của xã hội, trong quá trình sản
xuất vật chất, các mặt khác nhau của đời sống xã hội, nhà nước pháp luật,…được hình thành và biến
đổi.
3. Tại sao trong cơ sở hạ tầng thì quan hệ sản xuất thống trị lại giữ vai trò chủ đạo, là quan hệ cơ bản nhất
quy định xu hướng chung của đời sống xã hội?
 Quan hệ sản xuất thống trị bao gồm quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất, từ quan hệ về sở hữu tư liệu
sản xuất sẽ xác định được cơ cấu giai cấp trong xã hội. Giai cấp nào nắm tư liệu sản xuất là giai cấp
thống trị, giai cấp nào không nắm tư liệu sản xuất là giai cấp bị trị, có được cơ cấu giai cấp thì sẽ xác
định được nhà nước, nhà nước và pháp luật thuộc về giai cấp thống trị. Do đó quan hệ sản xuất thống
trị giữ vai trò chủ đạo, là quan hệ cơ bản nhất quy định xu hướng chung của đời sống xã hội.
4. Tại sao muốn thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới thì phải được tiến hành thông
qua cách mạng xã hội?
 Vì quan hệ sản xuất cũ có lợi cho giai cấp thống trị, cho nên giai cấp thống trị sẽ sử dụng chính
quyền nhà nước để bảo vệ quan hệ sản xuất cũ. Vì vậy các giai cấp tiến bộ đại diện cho lực lượng sản
xuất tiến bộ muốn xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ bằng cách thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản
xuất mới phải thông qua cách mạng xã hội để đập tan nhà nước của giai cấp thống trị từ đó xoá bỏ
được quan hệ sản xuất cũ.

DẠNG TRÌNH BÀY:


1. Trình bày nội dung ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến?
 Nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
- Quan điểm siêu hình: Các sự vật, hiện tượng tồn tại chủ yếu ở trạng thái cô lập, tách rời, nếu có sự vật
hiện tượng nào có liên hệ với sự vật hiện tượng khác thì đó chỉ là mối liên hệ hời hợt bên ngoài (mối
liên hệ ngẫu nhiên).
- Quan điểm biện chứng: Cho rằng các sự vật hiện tượng không tồn tại ở trạng thái cô lập, tách rời mà
chúng luôn có liên hệ lẫn nhau (mối liên hệ tất nhiên).
- Mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng là sự tác động qua lại lẫn nhau của chúng, chúng quy định sự
tồn tại và phát triển của nhau.
- Tính chất: tính khách quan, tính phổ biến, tính đa dạng, phong phú, riêng biệt.
 Ý nghĩa phương pháp luận:
- Trong hoạt động của mình con người phải tôn trọng quan điểm toàn diện.
- Chống lại quan điểm phiến diện
- Tôn trọng quan điểm lịch sử cụ thể.
2. Trình bày nội dung ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về sự phát triển?
 Nội dung:
Quan điểm siêu hình Quan điểm biện chứng
- Sự vật hiện tượng tồn tại chủ yếu ở trạng thái - Sự vật hiện tượng luôn luôn vận động, khuynh
đứng im, bất động, nếu có sự vật hiện tượng hướng chung của vận động là sự phát triển.
nào dịch chuyển thì đó cũng chỉ là ngẫu nhiên. - Phát triển là sự vận động tiến lên. Một cách vô
- Sự phát triển chỉ làm tăng giảm số lượng, khối tận theo hình xoáy ốc, có sự xuất hiện của cái
lượng, không làm xuất hiện cái mới. mới trong lòng cái cũ, sau mỗi chu kì của sự
- Nguyên nhân của sự phát triển nằm bên ngoài phát triển sẽ xuất hiện cái dường như lặp lại
bản thân sự vật hiện tượng. cái cũ nhưng trên cơ sở mới cao hơn.
- Nguyên nhân của sự phát triển là sự đấu tranh
của các mặt đối lập nhằm giải quyết mâu
thuẫn. Nguyên nhân nằm ngay trong lòng bản
thân sự vật hiện tượng.
- Tính chất: tính khách quan, tính phổ biến, tính đa dạng, phong phú, riêng biệt.
 Ý nghĩa phương pháp luận:
- Trong hoạt động của mình, con người phải tôn trọng quan điểm phát triển, có nghĩa là:
+ Khi nhận thức hay giải quyết vấn đề nào đó, phải luôn đặt vấn đề đó trong trạng thái vận động phát
triển.
+ Phải nắm bắt được khuynh hướng của sự phát triển trong tương lai của sự vật, phân chia sự phát triển
của sự vật thành các giai đoạn khác nhau, nắm bắt đặc điểm của từng giai đoạn để có cách tác động
phù hợp.
3. Trình bày nội dung ý nghĩa phương pháp luận của quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối
lập?
 Nội dung:
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là quy luật quan trọng nhất, là hạt nhân của biện
chứng vì nó vạch ra nguồn gốc của sự vận động và phát triển.
- Mỗi sự vật hiện tượng là một thể thống nhất bao gồm mâu thuẫn do các mặt đối lập tạo nên. Các mặt
đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau. Sự đấu tranh của các mặt đối lập làm cho mâu thuẩn
phát triển trong điều kiện thích hợp thì các mặt đối lập sẽ biến đổi, các mâu thuẫn được giải quyết.
- Cùng với sự phát triển giải quyết mâu thuẫn, sự vật hiện tượng lại chuyển sang một trạng thái mới về
chất. Trong chất mới lại xuất hiện mâu thuẫn mới. Mâu thuẫn lại được phát triển, được giải quyết và sự
vật mới lại được ra đời.
- Mặt đối lập là sự khái quát về các mặt, thuộc tính, khuynh hướng trái ngược nhau trong chỉnh thể tạo
nên sự vật hiện tượng.
- Mâu thuẫn là chỉnh thể tạo nên bởi hai mặt đối lập, chúng có thể vừa thống nhất vừa đấu tranh với
nhau.
- Mâu thuẫn có tính khách quan, phổ biến và riêng biệt.
- Sự thống nhất của các mặt đối lập là hai mặt đối lập luôn liên hệ lẫn nhau, ràng buộc, quy định lẫn
nhau, mặt đối lập này lấy mặt đối lập khác làm tiền đề tồn tại cho mình.
- Sự đấu tranh của các mặt đối lập là khuynh hướng phát triển của hai hai mặt đối lập luôn trái ngược
nhau, bài trừ nhau và phủ định nhau.
 Ý nghĩa của phương pháp luận:
- Mâu thuẫn là khách quan và phổ biến vì vậy phải nhìn vào bản thân sự vật để phân tích các mặt đối
lập, tìm ra mâu thuẫn, chỉ như vậy mới nhận thức được bản chất của sự vật.
- Mâu thuẫn có nhiều loại, mỗi loại có vai trò khác nhau đối với sự phát triển của sự vật, vì vậy phải
phân biệt các loại mâu thuẫn để tìm ra được cách giải quyết cụ thể đối với từng loại mâu thuẫn.
4. Trình bày quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng?
Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng. Kiến trúc thượng tầng tác động trở lại cơ sở hạ
tầng.
- Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với - Chức năng cơ bản của kiến trúc thượng tầng là
kiến trúc thượng tầng được biểu hiện: xây dựng, bảo vệ và phát triển cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng nào sẽ sinh ra kiến trúc thượng đã sinh ra nó, ngăn chặn những nguy cơ gây
tầng đó. Cơ sở hạ tầng thống trị sẽ tạo ra kiến suy yếu, nguy hại đến nền kinh tế đó.
trúc thượng tầng chính trị tương ứng. - Kiến trúc thượng tầng tác động trở lại cơ sở hạ
- Khi cơ sở hạ tầng biến đổi cơ bản thì sớm hay tầng qua 2 cách:
muộn cũng sẽ dẫn đến những biến đổi căn bản  Kiến trúc thượng tầng tác động phù hợp quản
trong kiến trúc thượng tầng. Sự biến đổi này lý kinh tế khách quan thì sẽ là động lực thúc
diễn ra trong hình thái kinh tế - xã hội, cũng đẩy kinh tế phát triển
như chuyển từ hình thái kinh tế - xã hội này  Nếu tác động ngược lại sẽ kìm hãm sự phát
sang hình thái kinh tế - xã hội khác. triển của kinh tế, xã hội.

You might also like