You are on page 1of 4

1.

MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT


CHẤT VÀ Ý THỨC
I. Lí luận:
1. VẬT CHẤT:
- là một phạm trù của Triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được
đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép
lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác
2. Ý thức:
- là sự phản ánh năng động, sáng tạo của thế giới khách quan vào trong
bộ não người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan
3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:
- vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức
+ chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng, vật chất là cái có trước
ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức, còn ý thức phản ánh vật chất
vào trong não người.
+ cụ thể hơn trong đời sống xã hội thì nhân tố vật chất quyết định ý thức
+ nhân tố vật chất bao gồm: điều kiện vật chất, hoàn cảnh sống, điều kiện
khách quan, quy luật khách quan, khả năng khách quan,..... năng lực thực
sự còn bị hạn chế
+ nhân tố ý thức bao gồm: tư tưởng, quan điểm, lí luận, đường lối, chính
sách, mục tiêu, phương hướng, giải pháp,....
- vật chất quyết định ý thức thể hiện ở những nội dung:
A. Vật chất quyết định ý thức:
- vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức:
+ Vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức nên vật chất là cái có
trước, là tính thứ nhất. Ý thức chỉ là hình thức phản ánh của vật chất vào
trong bộ óc con người nên ý thức là cái có sau, là tính thứ hai.
+ Phải có sự vận động của vật chất trong tự nhiên (bộ óc người và thế
giới khách quan) và vật chất trong xã hội (lao động và ngôn ngữ) thì mới
có sự ra đời ý thức.
+ VD: Tục ngữ có câu “có thực mới vực được đạo”, nghĩa là có ăn uống
đầy đủ thì mới có sức để đi theo đạo, hoàn cảnh sẽ quyết định lối suy
nghĩ, đời sống vật chất phải được đáp ứng thì chúng ta mới hướng tới đời
sống tinh thần. Điều này đã chứng minh cho quan niệm vật chất có trước,
ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức.
- vật chất quyết định nội dung của ý thức:
+ ý thức dù dưới bất kì hình thức nào cũng đều là phản ánh hiện thực
khách quan vào trong đầu óc con người.
+ Sự phát triển của hoạt động thực tiễn là động lực mạnh mẽ nhất quyết
định tính phong phú và độ sâu sắc nội dung của ý thức con người qua các
thế hệ.
VD: khi nhìn một con sông, hình ảnh con sông phản ánh vào bộ anox
ta một cách trung thực. Đặc điểm hình ảnh con sông trong não bộ do hình
ảnh con sông trong thế giới khách quan quy định
- Vậy chất quyết định bản chất của ý thức:
+ Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan, đó là sự phản ánh
tích cực, tự giác, sáng tạo thông minh qua thực tiễn. Tức là thế giới vật
chất dịch chuyển vào bộ óc con người và được cải biên trong đó. Vậy nên
vật chất là cơ sở để hình thành nên ý thức.
VD: Dựa trên những nguyên liệu có sẵn con người sáng tạo ra n hững
công cụ lao động để hỗ trợ công việc của mình.
- Vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức:
+ mọi sự tồn tại và phát triển của ý thức đều gắn liền với quá trình biến
đổi của vật chất, vật chất thay đổi thì ý thức cũng thay đổi theo.
+ Vật chất luôn vận động và biến đổi nên con người cũng ngày càng phát
triển cả về thể chất lẫn tinh thần, thì dĩ nhiên ý thức cũng phát triển cả về
nội dung và hình thức phản ánh.
VD: trong xã hội hiện nay, thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước, xã hội ngày càng phát triển, điều kiện sống phát triển, cơ sở vật
chất phát triển buộc ý thức con người phải phát triển thì mới có thể theo
kịp xã hội.
B. Ý thức có tính độc lập và tác động lại vật chất:
- Thứ nhấ, ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất, do vật chất sinh ra
nhưng khi đã ra đời thì ý thức có “ đời sống” riêng, có quy luật vận động
phát triển riêng, không lệ thuộc một cách máy móc vào vật chất
- thứ hai, sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt
động thực tiễn của con người. Nhờ hoạt động thực tiễn, ý thức có thể làm
biến đổi những điều kiện, hoàn cảnh vật chất để phục vụ cho cuộc sống
con người.
- thứ ba, vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ chỉ đạo hoạt động của con
người, nó có thể quyết định làm cho hoạt động của con người thành công
hay thất bại. Nếu ý thức phản ánh đúng hiện thực, ý thức sẽ là động lực
thúc đẩy vật chất phát triển. Nếu ý thức phản ánh sai lệch hiện thực, ý
thức có thể kìm hãm sự phát triển của vật chất
- thứ tư, xã hội càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng lớn, nhất
là trong thời đại của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ phát triển như
vũ bảo hiện nay.
VD: có nhận thức đúng đắn về thực tế kinh tế đất nước, tù sau Đại hội
VI, Đảng ta chuyển nền kinh tế tự cung, quan liêu sang nền kinh tế thị
trường để phát triển đất nước như hôm nay. Điều này cho thấy ý thức đã
phản ánh được thực tiễn và đưa ra mục tiêu, phương hướng để tác động
lại vật chất, tạo sự phát triển cho vật chất.
VD: sai lầm từ nhận thức “ việc nhẹ lương cao: của một bộ phận người
dân vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tin vào
những lời dụ dỗ, cơ hội đổi đời của các đối tượng lừa đảo qua mạng, đã bị
chúng lừa bán vào ổ mại dâm trá hình, hoặc sang Campuchia làm việc, bị
đánh đập và không đảm bảo quyền lợi lao động. Điều này cho thấy ý thức
có thể quyết định hành động của con người, dựa trên ý thức đúng hay sai
mà hành động của con người đúng hoặc sai theo nhận thức.
4. Ý nghĩa phương pháp luận:
- từ mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức có thể rút ra ý nghĩa
phương pháp luận đối với nhận thức và thực tiễn là tôn trọng tính khách
quan kết hợp với phát huy tính năng động chủ quan.
+ Một là, trong nhận thức và thực tiễn, mọi chủ trương, đường lối, kế
hoạch, mục tiêu, biện pháp điều phải xuất phát từ thực tế khách quan , từ
những điều kiện, tiền đề vật chất hiện có, đồng thời phải có căn cứ vào
quy luật khách quan, tránh chủ quan duy ý chí
+ Hai là, nhận thức sự vật, hiện tượng phải chân thực, khách quan. Phải
nhận thức sự vật, hiện tượng đúng như nó vốn có, không được thêm hoặc
bớt bất kì chi tiết nào, tránh thiên kiến chủ quan.
+ Ba là, phair phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức, phát huy vai
trò tích cực của nhân tố con người, tránh thái độ thụ động ỷ lại, ngồi chờ,
bảo thủ, trì trệ, thiếu năng động sáng tạo
+ Bốn là, phải nhận thức và giải quyết đúng đắn các quan hệ lợi ích, kết
hợp hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích xã hội, đồng thời phải
có động cơ trong sáng, thái độ thật sự khách quan, khoa học, không vụ lợi
trong nhận thức và hành động của mình.
2. PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT:
1. Nội dung của phép biện chứng duy vật:
 Hai nguyên lí của phép biện chứng duy vật:
A. Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến:
- Khái niệm về mối liên hệ:
+ Mối liên hệ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự ràng buộc, quy
định lẫn nhau và tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ
phận trong một đối tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau.
+ Có rất nhiều loại, nhiều mối liên hệ. Trong đó có mối liên hệ chung
nhất là đối tượng nghiên cứu của PBC, mối liên hệ này được gọi là mối
liên hệ phổ biến
+ Mối liên hệ phổ biến là mối liên hệ chung nhất giữa các sự vật, hiện
tượng của toàn bộ thế giới khách quan ( bao gồm cả tự nhiên, xã hội và tư
duy)
- Tính chất của mối liên hệ:
+ Tính khách quan: Mối liên hệ là cái vốn có của sự vật, hiện tượng, có
tính khách quan, không phụ thuộc vào ý thức, ý muốn của con người chứ
không phải là sự áp đặt nào đó từ bên ngoài .
VD: mối liên hệ giữa Trái Đất và mặt trời, mối liên hệ giữa con người
và môi trường,....
+ Tính phổ biến: xuất phát từ thống nhất vật chất của thế giới, mọi sự vật
hiện tượng đa dạng, phong phú song chúng đều là những dạng, những
biểu hiện khác nhau của cùng một thế giới vật chất, chúng luôn chuyển
hóa lẫn nhau từ dạng này sang dạng khác, đều là nguyên nhân và kết quả
của nhau, mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng tồn tại trong mọi lúc,
mọi nơi, cả trong tự nhiên, trong xã hội và trong tư duy.
VD: trong tự nhiên, một cái cây không thể nào tồn tại và phát triển mà
không cần các yếu tố khác như đất, nước, ánh sáng, nhiệt độ,......
+ Tính đa dạng, phong phú: mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng có
nhiều loại, tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: liên hệ bên trong, liển
hệ bên ngoà, liên hệ chủ yếu, liên hệ thứ yếu, liên hệ tất nhiên, .......
Vd: các loại cá, chim, thú đều có quan hệ với nước nhưng mối quan hệ
giữa cá và nước khác hoàn toàn mối quan hệ của nước với chim, thú. Cá
không thể sống thiếu nước nhưng các loài chim, thú khác không sống
trong nước thường xuyên được.

You might also like