You are on page 1of 2

I.

Nguồn gốc của ý thức


+ CNDT: Ý thức là bản thể đầu tiên,tồn tại vĩnh viễn, là nguyên nhân sinh thành, chi phối sự
tồn tại, biến đổi của toàn bộ thế giới vật chất
+ CNDVSH: - Xuất phát từ thế giới hiện thực để lý giải nguồn gốc của ý thức
- Coi ý thức là 1 dạng vất chất đặc biệt, do vật chất sinh ra
+ CNDVBC
2 nguồn gốc : NGTN và NGXH
 NGTN: + Bộ óc con người: đang hoạt động, phát triển bình thường
+ TGKQ: tác động lên bộ não
 Bộ não mới có chất liệu để phản ánh
 Phản ánh có phản ánh hóa học, vật lý, sinh học, ý thức,..
 Phản ánh ý thức( ý thức): là hình thức phản ánh cáo nhất, là sự phản ánh năng động,
sáng tạo, tích cực thế giới quan và nó chỉ có ở con người.
 NGXH: + Lao động: trong quá trình lao động để tạo ra của cái vật chất đáp ứng nhu cầu
của bản thân thì con phải sử dụng công cụ lao động => tác động vào đối tượng lao động,
tác động vào giới tự nhiên => giới tự nhiên bộc lộ ra thuộc tính, bản chất, kết cấu và quy
luật => từ đó con người nhận thức được thế giới và cả tạo thế giới.
+ Ngôn ngữ: được hình thành trong quá trình lao động.
 Thông qua lao động và ngôn ngữ đã hình thành lên các mối quan hệ xã hội.
 Bản chất của con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội.
 NGXH là nguồn gốc quyết định trực tiếp yes thức và Lao động là yết tố trực tiếp quyết định ý
thức.
II. Bản chất của ý thức
KN: là sự phản ánh năng động sáng tạo thế giới khách quan vào bộ não người, “là hình ảnh
chủ quan của thế giới khách quan.
 Là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan

+Ý thức là hình ảnh về hiện thực khách quan trong óc người.

+ Nội dung phản ánh là khách quan

+ Hình thức phản ánh là chủ quan

+ Ý thức là sự phản tích cực sáng tạo gắn với thực tiễn xh

- Có sự trao đổi thông tin giữa chủ thể với đối tượng phản ánh => hình thành lên các học thuyết, lý
luận, lý thuyết khoa học => vận dụng vaaof thực tiện cải tạo thế giới

 Ý thức mang bản chất lịch sử xh gắn với điều kiện lịch sử .
+ Sự ra đời và tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn;
+ Ý thức chịu sự chi phối không chỉ của các quy luật sinh học, mà chủ yếu còn của các
quy luật xã hội; do nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của xã
hội quy định.
+ Với tính năng động của mình, ý thức sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu của bản thân
và thực tiễn xã hội.
+ Ở các thời đại khác nhau, thậm chí ở cùng một thời đại, sự phản ánh (ý thức) về cùng
một sự vật, hiện tượng có sự khác nhau- theo các điều kiện vật chất và tinh thần mà chủ
thể nhận thức phụ thuộc.
III. Kết cấu của ý thức
 Các lớp cấu trúc của ý thức:

- Tri thức: toàn bộ hiểu biết quả con người về tn và xh là kết quả của quá trình con người
nhận thức tg-> tri thức của con người càng nhiều bao nhiêu thì ý thức càng sâu sắc bấy
nhiêu

- Tình cảm: là những rung động biểu hiện thái độ của con người trong quan hệ của mình vs
thực tại xung quanh và với bản thân mình,

-Ý chí: khả năng huy động sức mạnh của bản thân để vượt qua những khó khăn cản trở trong
quá trùng thực hiện mục đích của con người.

 Tri thức là yếu tố quan trọng nhất, là phương thức tồn tại của ý thức đồng thời là nhân
tố định hướng sự phát triển và mức độ biểu hiện của các yếu tố khác trong ý thức.
 Ý thức thiếu tri thức => niềm tin mù quáng
 Tri thức ko biến thành niềm tin và ý chí thì nó cũng ko có vai trò gì đối với đời sống thực
tiễn.
 Các cấp độ của ý thức:

- Tự ý thức: con người tự phân biệt mình, đối lập mình với thế giới đó, tự nhận thức về bản
thân mình như 1 thực thể hoạt động có cảm giác có tư duy có hành vi đạo đức có vị trí trog
xh đó.

- Tiềm thức những hoạt động tâm lý tự động diễn bên ngoài sự kiểm soát của chủ thể song
lại có liên quan trực tiếp tứ những hoạt đ tâm lý dưới sự kiểm soát của chủ thể ấy
=> Là ngững tri thức đã có từ trước của chủ thể và gần như trở thành bản năng nằm trog
tầng sâu của ý thức của chủ thể
- Vô thức: Hiện tượng tâm lý có liên quan hoạt động xảy ra ở ngoài phạm vi của ý thức.
+ Hành vi chưa bao giờ ý thức được như linh cảm
+ Hành vi trước đã được ý thức, lặp lại nhiều lần và thành thói quen => xảy ra khi chưa có sự
chỉ đạo của ý thức.
 Vấn đề chí tuệ nhân tạo
Ý thức con người và máy tính điện tử là 2 quá trình khác nhau về bản chất.

You might also like