You are on page 1of 10

BÀI 1: VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC

2. NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT, KẾT CẤU CỦA Ý THỨC


I. Nguồn gốc của ý thức:
- CNDT: ý thức là bản thể đầu tiên, tồn tại vĩnh viễn, là nguyên nhân sinh thành, chi
phối sự tồn tại, biến đổi toàn bộ thế giới vật chất
- CNDVSH: xuất phát từ thế giới hiện thực để lý giải nguồn gốc của ý thức, coi ý thức
cũng chỉ là 1 dạng vật chất đặc biệt, do vật chất sản sinh ra
- CNDVBC: ý thức xuất hiện là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài của giới TN, của
lịch sử trái đất, đồng thời là kết quả trực tiếp của thực tiễn xã hội- lịch sử của con
người.
1. Nguồn gốc tự nhiên: bộ não con người
TGHT khách quan tác động lên bộ não người
a) Bộ não con người:
- Là một trong những bộ não phát triển cao nhất so với các loài ĐV
- Bộ não người có đến khoảng 14 tỉ đến 15 tỉ nơron thần kinh liên kết vô cùng chặt
chcex. Trong đó não động vật cao nhất là 9 tỉ nơron
- Bộ não người có 2 loại tế bào
+) Tế bào trắng-> thu thập
+) Tế bào xám-> xử lý
 Bộ não người có khả năng thu thập và xử lý tt tối ưu hơn động vật.
- Bộ não người thông qua quá trình lao động, vận động biến đổi nên phân vùng( não
trái, não phải)
? Có phải tất cả bộ não đều có khả năng hình thành ý thức không?
Không phải tất cả các bộ não đều có khả năng hình thành ý thức, chỉ có những người có bộ não
đang hoạt động bình thường( nằm trong miền nhận thức) thì có khả năng hình thành ý thức. Do
đó khi bộ não bị tổn thương( bất kì) thì không có khả năng hình thành ý thức.
b) TGHT khách quan tác động lên bộ não con người:
- Phải có hiện thực khách quan tác động lên bộ não-> mới có cái để phản ánh
 Phản ánh: tái tạo những đặc điểm của hệ thống vật chất này ở hệ thống vật chất khác
trong quá trình tác động qua lại giữa chúng
 Chỉ có con người mới có khả năng phản ánh ý thức năng động, sáng tạo
- Thứ nhất, khách thể để con người nhận thức
- Thứ hai, là đối tượng để con người nhận thức
 MQH giữa chủ thể và khách thể
2. Nguồn gốc xã hội: Lao động
Ngôn ngữ
a) Lao động( quan trọng nhất):

1
- Con người sử dụng công cụ lao động tác động vào giới TN, tạo ra của cải vật chất
thỏa mãn nhu cầu con người=> yếu tố để phân biệt con người và động vật
- Lao động xuất hiện song hành với sự phát triển của loài người
- Tách mình ra khỏi giới tự nhiên
- Phát hiện ra công cụ lao động mới
- Phát hiện ra bí mật & quy luật của giới tự nhiên-> con người nắm đc quy luật-> nhận
thức của con người về thế giới ngày càng đầy đủ.
- Làm chủ giới tự nhiên
- Lao động-> nảy sinh nhu cầu giao tiếp, truyền đạt tt, bày tỏ tình cảm-> ngôn ngữ đc
hình thành
- Vai trò của lao động:
+) cơ thể con người thay đổi( dáng đứng, bàn tay, giác quan)
+) nảy sinh ngôn ngữ
+) bộ não thay đổi
+) công cụ nối dài các giác quan cho con người -> giác quan ngày càng nhạy bén
b) Ngôn ngữ:
- Là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức-> trở thành” vỏ vật chất” của tư
duy
- Ngôn ngữ có 3 loại: nói, viết, hình thể
- Trao đổi đc thông tin
- Truyền đạt đc kinh nghiệm
- Bày tỏ tình cảm
 Con người dần tách khỏi đối tượng vật chất cụ thể
 Thông qua đó trí tuệ và tư duy con người phát triển
II. Bản chất của ý thức:
- Bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là quá trình phản
ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc người.
- Ý thức có đặc tính tích cực, sáng tạo, gắn bó chặt chẽ với thực tiễn, là do ý thức có
khả năng:|
+) tiếp nhận, xử lý thông tin
+) phát hiện ý nghĩa của thông tin
+) sáng tạo thông tin mới
+) trao đổi thông tin giữa chủ thể và khách thể-> xây dựng đc lý luận, học thuyết KH->
vận dụng để cải tạo thực tiễn
- Nội dung phản ánh của ý thức là khách quan
- Hình thức phản ánh của ý thức là chủ quan
- Ý thức là hình thức phản ánh cao nhất riêng có của óc người về hiện thực KQ trên cơ
sở thực tiễn Xã hội- Lịch sử.
III. Kết cấu của ý thức:

2
Tri thức-> tình cảm-> niềm tin-> ý thức
- Theo C. Mac,” phương thức tồn tại của ý thức và của một cái gì đó đối với ý thức là
tri thức
 Phương thức tồn tại cơ bản của ý thức là tri thức
 Tri thức định hướng hoạt động của con người-> tri thức là phương thức tồn tại của ý thức
** NHỮNG YẾU TỐ VẬT CHẤT TRONG Y HỌC:
1) Quy luật bệnh nguyên
2) Quy luật bệnh sinh
3) Tiểu sử, giới tính, nghề nghiệp
3. MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
a) Quan điểm của CNDT& CNDVSH

Chủ nghĩa duy tâm Chủ nghĩa duy vật siêu hình
Ý thức là tồn tại duy nhất tuyệt đối, có Tuyệt đối hóa yếu tố vật chất sinh ra ý
tính quyết định thức, quyết định ý thức
Thế giới vật chất chỉ là bản sao, biểu
hiện khác của ý thức tinh thần, là tính
thứ 2 do ý thức tinh thần sinh ra
Phủ nhận tính khách quan, cường điệu Phủ nhận tính độc lập tương đối và tính
vai trò của nhân tố chủ quan, duy í chí, năng động, sáng tạo của ý thức trong
hành động bất chấp điều kiện, quy luật hoạt động thực tiễn
khách quan Rơi vào trạng thái thụ động, ỷ lại, trông
chờ không đem lại hiệu quả trong hoạt
động thực tiễn

b) Quan điểm của CNDV biện chứng:


1. Vai trò quyết định của vật chất với ý thức:
- Vật chất( T1) ý thức(T2)-> vật chất quyết định ý thức( 2)
- TGVC ra đởi khoảng 4,8tr năm. Lúc này loài người chưa xuất hiện-> ý thức
chưa hình thành-> TGVC đã tồn tại

- Vật chất là cơ sở, điều kiện, tiền đề. Đồng thời là nguồn gốc cho sự ra đời, tồn
tại và phát triển của ý thức

- Điều kiện, hoàn cảnh, phương tiện vật chất ntn? Thì ý thức như thế ấy?
- Vật chất phát triển đến đâu-> ý thức hình thành đến ấy
- Vật chất thay đổi-> ý thức cũng thay đổi theo
Vd: nhu cầu bản năng của con người...

- Ý thức có nguồn gốc XH( TGVC). Bởi vì hoạt động của con người bao giờ

3
cũng dựa trên những phương tiện vật chất sẵn có

- Vật chất còn là điều kiện- môi trường để thực hiện hóa ý thức
- Vật chất có khả năng biên ý thức thành hiện thực

vd: nhu cầu về khám bệnh định kỳ:


- Người có điều kiện( người không có điều kiện)
- Nhu cầu về ăn- ở- mặt- đi lại...
2. Ý thức có tính độc lập tương đối tác động ngược trở lại đối với vật chất:
Thứ nhất, ý thức tác động trở lại thế giới vật chất, thường thay đổi chậm so với sự biến
đổi của thế giới vật chất

Thứ hai, sự tác động của ý thức với vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn của con
người

Thứ ba, vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ nó chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người

Thứ tư, xã hội càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng to lớn, nhất là ở trong
thời đại ngày nay
3. Ý nghĩa phương pháp luận:
3.1) Con người phải đảm bảo tính: “ Tính khách quan khi xem xét sự vật hiện tượng”
- Tôn trọng vai trò của nhân tố vật chất
- Tôn trọng những vấn đề thực tiễn đưa ra
- Xuất phát từ thực tiễn, và hành động theo quy luật khách quan
3.2) Ý thức tác động trở lại vật chất, thông qua hoạt động của con người. Cho nên con người cần
phát huy tính tích cực của ý thức đối với vật chất bằng cách:
“ Nâng cao năng lực nhận thức các quy luật khách quan và vận dụng chúng vào trong hoạt động
thực tiễn”
3.2) Con người cần:
- Chống lại bệnh chủ quan, duy ý chí
- Thái độ thụ động, chờ đợi:
+) vào điều kiện vật chất
+) hoàn cảnh khách quan

4
BÀI 2: PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
**Biện chứng:
Là phương pháp xem xét sự vật hiện tượng trong:
- Mối liên hệ
- Sự vận động và phát triển
Của các sự vật hiện tượng trong thế giới hiện thực khách quan( đời sống xã hội)
 Diễn ra theo quy luật
A. Hai loại hình biện chứng:
Biện chứng khách quan Biện chứng chủ quan
Là biện chứng của thế giới vật chất dùng Là sự phản ánh biện chứng khách quan
để chỉ: vào bộ não con người
- Các mối liên hệ  Nghĩa là khi con người phản ánh
- Sự vận động và phát triển - Các mối liên hệ
 Không phụ thuộc vào ý thức, trình - Sự vận động, phát triển của thế
độ, ước muốn, nguyện vọng của giới vật chất
con người
B. Phép biện chứng:
Khi con người đã có tri thức( ý niệm) về biện chứng:
- Mối liên hệ
- Sự vận động
 Được con người phản ánh lại thông qua: nguyên lý, quy luật, phạm trù, khái niệm...->
học thuyết
Phép biện chứng là học thuyết biện chứng về:
- Các mối liên hệ
- Sự vận động, phát triển
 Của mọi sự vật, hiện tượng, diễn ra trong vũ trụ
C. Phép biện chứng duy vật:
Là học thuyết KH nghiên cứu, khái quát biện của thế giới thành các nguyên lý, quy luật khoa
học. Nhằm xây dựng phương pháp luận khoa học.
D. Những hình thức cơ bản của phép biện chứng duy vật:
1. phép biện chứng thời kỳ cổ đại:
1.1) Nhận thức biện chứng của thế giới nặng tính” trực quan”
1.2) Chưa đạt tới trình độ mổ xẻ, phân tích
1.3) Chưa đạt chứng minh bằng những thành tựu của KH
 Phép biện chứng cổ đại” ngây thơ- chất phát”
“ không ai tắm 2 lần trên một dòng sông”

5
2. Phép biện chứng duy tâm:

PHÉP BIỆN CHỨNG DUY TÂM

Được thể hiện trong Là học thuyết DT về


THCD Đức ( TK 19) cácc MLH, về các
bắt đầu từ Can Tơ và quy luật chi phối sự
hoàn thiện là Helgen vận động, phát triển

Công lao Hạn chế


Trình bày dưới dạng các nguyên lý, các Hạn chế lớn nhất trong triết học của
quy luật, các phạm trù Helgen là tính chất:” duy tâm, thần bí”
Ông đã trình bày những tư tưởng cơ bản Bởi vì: khi ông coi mọi sự vật, hiện
nhất của phép biện chứng một các:” CÓ tượng, quá trình đều là hiện thân câu:” Ý
HỆ THỐNG” NIỆM TUYỆT ĐỐI”

3. Phép biện chứng duy vật:


a) Định nghĩa
Là học thuyết khoa học về:
- Các mối liên hệ
- Sự vận động và phát triển
 Theo quy luật của mọi sự vật hiện tượng trong thế giới
b) Đặc trưng của phép biện chứng duy vật:
- Phép BCDV được xây dựng trên nền tảng của thế giới quan duy vật khoa học
- Nội dung phép BCDV vừa thể hiện là thế giới quan, vừa thể hiện là phương pháp luận
c) Vai trò của phép biện chứng duy vật:
- Phép BCDV tạo nên sự thống nhất hữu cơ giữa tính khoa học và tính cách mạng của
chủ nghĩa Mac- Lênin
- Phép BCDV là “ công cụ” TGQ, PPL chung nhất định hướng cho con người trong
hoạt động nhận thức thế giới, giải thích và cải tạo thế giới

6
1. HAI NGUYÊN LÝ BA QUY LUẬT SÁU CẶP PHẠM TRÙ

1.Chung- Riêng- Đơn


1.MLH phổ biến 1. Lượng chất nhất
2.Nguyên nhân- kết quả

3.Tất nhiên- ngẫu nhiên


2. Mâu thuẫn
2. Sự phát triển
4.Nội dung- hình thức

3. P. Đ của P. Đ 5.Bản chất- hiện tượng

6.Khả năng- hiện thực

HAI NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT


A. NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN:
I. KHÁI NIỆM:
1) Quan điểm siêu hình:
- Tất cả mọi SVHT tồn tại một cách tách rời, cô lập
- SVHT này tồn tại bên cạnh SVHT kia
- Giữa các SVHT không có phụ thuộc, ràng buộc, qui định lẫn nhau
- Các SVHT không có mlh với nhau. Nếu có thì đó là liên hệ bề ngoài( ngẫu nhiên)
2) Quan điểm biện chứng:
- SVHT tồn tại trong mlh với nhau
- Giữa các SVHT có sự ràng buộc, quy định lẫn nhau
- Giữa các SVHT có sự tác động, ảnh hưởng lẫn nhau
- Sự quy định ở bên trong sự vật( mang tính tất nhiên)
** Kết luận
Tất cả mọi sự vật hiện tượng trong thế giới:
- Luôn luôn tồn tại trong mối liên hệ phổ biến quy định, ràng buộc lẫn nhau
- Không có sự vật, hiện tượng nào tồn tại cô lập, riêng lẽ, không liên hệ
** Tóm tại:
Các sự vật hiện tượng trong thế giới:
- Tồn tại trước hết là cho bản thân mình
- Sau đó là tồn tại cho các sự vật hiện tượng xung quanh nó, bên cạnh nó

7
Vd: chúng ta học tập đầu tiên là để tích lũy về lượng cho bản thân cta, tiếp theo đó cta học là cho
gia đình, cho bố mẹ
**Khái niệm về mối liên hệ:
- Quy định lẫn nhau
- Tác động lẫn nhau giữa các mặt trong 1 SVHT
- Chuyển hóa lẫn nhau giữa các SVHT với nhau
**Ví dụ về tính Khách quan:
1. Mối liên hệ giữa:
- Giảng viên
- Sinh viên
- Phương tiện...
 Trong quá trình học tập
2. Mối liên hệ giữa
- Người bán
- Người mua
 Trong quá trình lưu thông hàng hóa...
II. NỘI DUNG NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN:
1) Tính khách quan:
- Mối liên hệ phổ biến là cái vốn có của SVHT
- Tồn tại bên ngoài và độc lập với ý thức của con người
- Con người có nhận thức hay không thì MLH vẫn tồn tại
- Ví dụ về tính khách quan:
+) mối liên hệ giữa các khâu trong quá trình khám bệnh
+) chim xẻ xuất hiện ở Trung Quốc
+) mối liên hệ giữa: con người, phương tiện, nhiên liệu...
+) quá trình tiêu hóa thức ăn đi theo con đường: khoang miệng-> thực quản-> dạ dày-
> ruột non-> ruột già
+) MLH giữa hệ: hô hấp, bài tiết, tiêu hóa trong cơ thể con người
2) Tính phổ biến:
- Mối liên hệ này không chỉ diễn ra ở một sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội
- MLH này diễn ra ở mọi SVHT, mọi lĩnh vực trong đời sống của đời sống xã hội
- Tự nhiên
- Xã hội
- Tư duy
3) Tính đa dạng, phong phú:
Ví dụ: ổ bánh mì:
+) nếu nằm trong gian hàng của người bán bánh ngọt-> sản phẩm
+) nếu cta mua chiếc bánh mì về ăn-> thực phẩm
III. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN:

8
1. Quan điểm toàn diện:
1.1. Muốn nhận thức đúng bản chất SVHT thì con người cần nghiên cứu tìm hiểu tất cả các
mặt, các yếu tố cấu tạo nên sự vật ấy, cũng như các SVHT khác.
Đồng thời chống lại các quan điểm phiến diện( tức là mới chỉ thấy 1 mặt đã vội kết luận
về bản chất của vấn đề)
1.2. Khi tác động vào sự vật hiện tượng con người không chỉ chú ý tới MLH nội tại. Mà còn
chú ý tới những MLH của SVHT ấy với SVHT khác. Đồng thời phải biết phân loại MLH
xem đâu là:
- MLH cơ bản
- MLH không cơ bản
- MLH chủ yếu, thứ yếu
- MLH trực tiếp, gián tiếp
1.3. SV tồn tại rất nhiều mối liên hệ. Do đó, chúng ta cần phân loại MLH:
- MLH bên trong, ngoài
- MLH cơ bản, không cơ bản
- MLH chủ yếu, thứ yếu
- MLH trực tiếp, gián tiếp...
 Mục đích là để tìm ra MLH quan trọng thúc đẩy SVHT phát triển
vd: 2,3,4 năm học ở YDS thì mối liên hệ giữa giảng viên và sinh viên là MLH trực tiếp để thúc
đẩy sinh viên phát triển
1.4. Khi đã xác định được đâu là:
- MLH cơ bản
- MLH quan trọng
- MLH trực tiếp
 Thì con người phải vận dụng MLH đó một cách triệt để, có hq vào trong hoạt động thực
tiễn hàng ngày
** Ví dụ về quan điểm toàn diện:
Để xác định một căn bệnh nào đó, người BS phải đảm bảo nguyên tắc toàn diện:
1. Dựa vào bệnh nhân( lời khai, biểu hiện, triệu chứng)
2. Dựa vào năng lực chuyên sâu của bác sĩ( từ học tập và Hd trực tiếp)
3. Dựa vào phương pháp cận lâm sàn
 Xem xét 1 cách toàn diện
2. Quan điểm lịch sử cụ thể:
2.1. SVHT khác nhau
 Thì MLH khác nhau
 Vị trí vai trò khác nhau
Vd: bệnh ở những giai đoạn khác nhau thì có biểu hiện bệnh khác nhau
2.2. Khi tác động vào SVHT, con người phải chú ý đến:
- Điều kiện

9
- Hoàn cảnh
- Môi trường
 Cụ thể mà sự vật hiện tượng đang tồn tại
2.3. Khi xem xét SVHT con người phải xem xét trong tính chỉnh thể
- Tránh tình trạng xem xét 1 mặt, bộ phận
- Đặt sự vật hiện tượng trong tính chỉnh thể
** Ví dụ về quan điểm lịch sử cụ thể:
Nhiệt độ bình thường của cơ thể người là 36-37 độ C-> khi nhiệt độ lên tới 38 độ là sốt
 Đầu tiên là nhúng nước ấm lau toàn bộ
 Nếu không hạ sốt, thì lên bác sĩ-> ở những độ tuổi khác nhau bác sĩ cho uống hàm lượng
thuốc khác nhau
Bệnh sỏi thận ở những giai đoạn khác nhau và tùy vào điều kiện kinh tế, ta có phương pháp điều
trị riêng:
- Mổ hở
- Mổ nội soi
- Tán sỏi ngoài cơ thể
Con người có nhận thức đc toàn bộ các MLH không?
Con người nhận thức được các MLH xung quanh, tuy nhiên không nhận thức được tất cả các
MLH vì:
- MHL: vô hạn
- Nhận thức con người: có hạn
 Không nhận thức đc tất cả các MLH

10

You might also like