You are on page 1of 14

CHƯƠNG 2: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG

I-Vật chất và ý thức

1) Vật chất:
 Phạm trù vật chất:

Quan niệm trước mắt: vật chất được coi là thực thể, cơ sở đầu tiên bất biến hình thành lên tất cả
các sự vật, hiện tượng, đang tồn tại trong thế giới khách quan.

 Mang tính trực quan và cảm tính: Đã đồng nhất với nhưng vật cụ thể, với khối lượng
Coi các vật thể cụ thể là nguồn gốc sinh ra mọi tồn tại
VD: Phái Cha-rơ-vác (Ấn Độ): coi cơ sở đầu tiên là đất, nước, lửa và không khí
Triết học TQ coi ngũ hành là: kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ
Phương Tây (Hy Lạp): coi nguồn gốc sinh ta mọi tồn tại là: NƯỚC (Ta-let), KHÔNG KHÍ
(A-n-xi-men), LỬA (Hê-ra-clít), Đê-mô-crit thừa nhận moi tồn tại đó là nguyên tử và
trống rỗng
 TÓM LẠI: quan điểm DV trước Mác:
- Đồng nhất vật chất với vật cụ thể
- Đồng nhất vật chất là vật có khối lượng
 Lợi: Dễ nhận biết
Có thể cân đo đếm
 Bất lợi: khi có những phát minh chứng tỏ khối lượng có thể bị biến đổi, thâm chí
biến mất => làm cho quan điểm này bị lung lay, CNDT lợi dụng tấn công CNDV
Đ/n của V. I. Lênin: Vật chất là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem
lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và
tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
Gồm những nội dung chính sau:
- Là 1 phạm trù triết học
- Là cái tồn tại khách quan
- Là cái gây nên cảm giác 1 khi tác động trực tiếp hay gián tiếp lên các giác quan con người
- Là cái được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh tức là con người có thể nhận
thức được thế giới
Ý NGHĨA: * Giải quyết cả 2 mặt vấn đề cơ bản của triết học
 Bác bỏ thuyết không thể iết đồng thời, khắc phục những khiếm khuyết trong các
quan điểm máy móc, siêu hình về thế giới.
 Định hướng đối với các khoa học cụ thể trong việc tìm kiếm các dạng hoặc các
hình thức mới của vật thể trong thế giới.
 Trong xã hội, cái gì đã tồn tại khách quan thì cái đó thì đó chính là vật chất

Phương thức và hình thức tồn tại của vật chất:

- Vật chất được hiện ra thông qua phương thức và hình thức tồn tại của mình
- Phương thức tồn tại của vật chất là vận động
- Hình thức tồn tại của vật chất là không gian và thời gian

a) Phương thức tồn tại của vật chất: VẬN ĐỘNG là mọi sự thay đổi nói chung
Tính chất:
 Là tự thân vận động
 Là vĩnh viễn
 Có sự chuyển hoá lẫn nhau
b) Các hình thức vận động của vật chất: 5 VĐ cơ bản
 VĐ cơ học: chuyển dịch vị trí vật thể trong không gian
 VĐ vật lý: các quá trình biến đổi của nhiệt, điện, trường, các hạt cơ bản, …
 VĐ hoá học: sự biến đổi các chất vô cơ và hữu cơ
 VĐ sinh học: sự biến đổi của các cơ thể sống
 VĐ xã hội: biến đổi của các quan hệ kinh tế, chính trị, văn hoá
ĐỨNG IM: là sự vận động trong thăng bằng => là đứng im tương đối, là sự cân bằng tạm thời

c) Hình thức tồn tại của vật chất: không gian và thgi
 Không gian: là hình thức tồn tại của vật chất xét về mặt quảng tính, thể hiện ở
chiều dài, chiều rộng và chiều cao của vật thể
 Thời gian: là hình thức tồn tại của vật chất, là độ dài diễn biến, thể hiện ở sự kế
tiếp nhau của quá trình vận động của vật thể
TÍNH CHẤT:
- Tính khách quan: vật chất tồn tại khách quan, ko gian, thgi là thuộc tính gắn liền với vật chất
do đó, chúng cũng tồn tại khách quan
- Tính vĩnh cửu và vô tận: vĩnh cửu là không giới hạn về thời gian, vô tận là không có tận
cùng về không gian
- Tính 3 chiều: của không gian và tính 1 chiều của thgi

d) Tính thống nhất vật chất của thế giới

2) Ý thức:
a) Nguồn gốc của ý thức: có 2 nguồn gốc (tự nhiên và xã hội):
 Nguồn gốc tự nhiên: bộ não con người cùng sự tác động của thế giới khách quan
đến nó
Ý thức ra đời là: kết quả PT lâu dài của thộc tính phản ánh vật chất, cụ thể hơn, là của 1
kết cấu vật chất đặc biệt-não người
Não ng có chức năng đặc biệt: nhu nhận hình ảnh TG bên ngoài và cả biến thành những
tín hiệu ý thức
Ndung mà ý thức phản ánh là thông tin về TG bên ngoài
Thông tin có được nhờ sự tác động của TG khác quan vào não người được gọi là hệ thống
tín hiệu thứ 1
 Ý thức là sự phản ánh TG bên ngoài vào trong bộ óc người và được cải biến đi ở trong đó
 Óc người + TG bên ngoài = nguồn gốc tự nhiên của ý thức

 Nguồn gốc xã hội: lao động và ngôn ngữ

Để lao động, con người có nhu cầu:

- Trao đổi kinh nghiệm


- Tư tưởng
- Chính nhu cầu đó dẫn đến sự xuất hiện ngôn ngữ
NGÔN NGỮ: - là hện thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức

-Nhờ ngôn ngữ mà hệ thống tin hiệu được truyền tải và thể hiện thành nhận
thức, tri thức
-Vừa là phương tiện giao tiếp vừa là công cụ tư duy

=> nguồn gốc sâu sa của ý thức là nguồn gốc tự nhiên

=>nguồn gốc trực tiếp nhất, quyết định sự ra đời, pt ý thức là lao động, ngôn ngữ và
quan hệ xã hội

b) Bản chất của ý thức:


 Ý thức là hình ảnh chú quan về TG khách quan:
- về hình thức: là chủ quan
- về nội dung: là khách quan
 ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan 1 cách sáng tạo, năng động
 Trên cơ sở cái đã có: ý thức tạo ra tri thức mới

Có thể tưởng tượng ra cái không có trong thực tế

Có thể tiên đoán, dự báo tương lai

Có thể tạo ra các huyền thoại, giả thuyết, lý thuyết, lý thuyết


khoa học hết sức trừu tượng và khái quát cao

Thậm chí ở 1 số có khả năng đặc biệt: tiên tri, thôi miên,
ngoại cảm, …

c) Kết cấu của ý thức: tri thức, tình cảm, ý chí, tự ý thức, tiềm thức, vô thức
 Tri thức: là kết quả thu được trong quá trình con người nhận thức TG
 Tình cảm: là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người, là 1 hình thái đặc
biệt của sư phản ánh quan hệ giữa người với người, giữa người với thế giới khách
quan. Có 2 mặt:
+ Tích cực: tạo thành động lực, tri thức phải thông qua tình cảm, biến thành tình
cảm thì mới biến thành hành động thực tế, phát huy sức mạnh
+ Tiêu cực: làm hại đến hoạt động con người, thậm chí huỷ hoại thành quả con
người đã có được
 Ý chí: là khả năng huy động sức mạnh bản thân để vượt qua những cản trở trong
quá trình thực hiện mục đích của con người
 Tự ý thức: là 1 thành tố quan trọng của ý thức, song đây là ý thức về barn thân, ní
không phải là ý thức về TG bên ngoài
 Tiềm thức: là những tri thức tiềm ẩn mà đang hoạt động dưới sự điều khiển của
tâm lý
Đặc điểm: là những tri thức mà chủ thể đã có từ trước nhưng đã gần như trơ thành
bản năng, thành kĩ năng nằm trong tầng sâu ý thức của chủ thể
 Vô thức: chính là ý thức mà lý trí của con người không kiểm soát được
Biểu hiện: mộng du, bản năng ham muốn, giấc mơ, bị thôi miên, …
Vai trò: tránh căng thẳng, lập lại thế cân bằng trong cuộc sống

III-Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:


1) Vật chất quyết định ý thức:
- Vật chất là nguồn gốc của ý thức: vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, ý thức chỉ là
sản phẩm do vật chất sinh ra
- Vật chất quyết định nội dung của ý thức: ý thức là cái phản ánh TG vật chất, là hình ảnh về
TG vật chất nên nội dung của ý thức là do vật chất quy định
- Vật chất quyết định hình thức biểu hiện của hình thức
- Hình thức của ý thức phản ánh hình thức của vật chất
- Ý thức phản ánh mọi trạng thái cửa vật chất
- Bởi vậy hình thức của vật chất thế nào thì quy định hình thức của ý thức thế ấy
- Vật chất quyết định mọi sự biến đổi của ý thức
- Ý thức phản ánh vật chất
- Vật chất biến đổi thì ý thức phải biến đổi theo

2) Sự tác động của ý thức đối với vật chất:


 Một là đ
- Tích cực: nếu con người nhận thức đúng thì hành động của con người phù hợp với các quy
luật khách quan, TG được cải tạo
- Tiêu cực: nếu ý thức phản ánh không đúng thì hành động của con người đi ngược lại các
quy luật khách quan, dẫn đến cản trở hiện thực khác quan
 Hai là ý thức giúp chủ thể nhận thức năng động, sáng tạo hơn:
- Ý thức trang bị tri thức về thực tại khách quan hơn
- Trên cơ sở ấy con người xác định mục tiêu, đề ra phương án, xây dựng kế hoạch, lựa chọn
pp, … để thực hiện mục tiêu của mình
- Giúp con người năng động, sáng tạo hơn

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:


Vật chất quyết định ý thức
Tính năng động của ý thức

3) Ý nghĩa phương pháp luận:


Xuất phát từ mối qh giữa vật chất- ý thức nên phải hình thành được quan điểm khác
quan, có 3 yêu cầu:
 Do vật chất quyết định ý thức cho nên:
- Xuất phát từ thực tế khác quan
- Tôn trọng khách quan, tôn trọng quy luật
- Nhận thức và hành động theo quy luật
 Ý thức tác động trở lại đối với vật chất nên phải phát huy tính năng động chủ quan:
- Phát huy sự tác động tích cực đối với vật chất
- Giúp con người chủ động, sáng tạo trong cải tạo hiện thực
 Thực hiện các nguyên tắc trên cần tránh 2 thái cực:
- Một mặc quá đề cao sự tác động trở lại của ý thức, dẫn đến bệnh chủ quan duy ý chí
- Đó là những hành động: lấy ý chí áp đặt cho thực tế
Lấy ảo tưởng thay cho hiện thực
Lấy ý tưởng chỉ áp đặt cho thực tế
Lấy ảo tưởng cho hiện thực
Lấy ý muốn chủ quan làm chính sách
Lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược, sách lược
- Mặt khác lại xem nhẹ, hạ thấp sự tác động trở lại của ý thức dẫn đến bệnh kinh nghiệm chủ
nghĩa: bệnh thụ động, bảo thủ; xem thường tri thức khoa học; xem thường lý luận; trong
hoạt động nhận thức và thực tiễn
PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
I/ 2 nguyên lý cơ bảo của phép biện chứng duy vật:
Nguyên lý về mối liên hện phổ biến
Nguyên lý về sự phát triển

Khái lược chung về nguyên lý:


- Nguyên lý là những quan điểm, tri thức cơ bản, nền tảng mà từ đó hình thành những học
thuyết, lý thuyết hay những môn học nào đó
- Nguyên lý trong triết học tương đương với những tiên đề trong toán học

1) Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và mối lh phổ biến:


a) Khái niệm: dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự
vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong TG
(mlh)
Dùng để chỉ các mối lh tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của TG (mlh
phổ biến)
b) Tính chất các mối liên hệ:
- Tính khách quan: sự quy định lẫn nhau và làm chuyển hoá lẫn nhau của các sự vật, hiện
tượng là cái vốn có của nó, tồn tại độc lập không phụ thuộc vào ý chí của con người

+) Tính phổ biến của các mối liên hệ:


- Luôn có mlh với các sự vật, hiẹn tượng khác
- Sự vật, hiện tượng luôn có mối liên hệ với môi trường
- Có các yếu tố cấu thành và các yếu tố này luôn có liên hệ lẫn nhau

+) Tính đa dạng phong phú của các mlh


- Các sự vật hiện tượng hay có quá trình khác nhau đều có những mlh cụ thể khác nhau
- Tồn tại nhiều mối quan hệ khác nhau và các mqh này giữ vai trò và vị trí khác nhau
- Có mối liên hệ bên tronng và bên ngoài (bên trong giữ vai trò quyết định)
- Có mlh trực tiếp và gián tiếp (trực tiếp giữ vai trò quyết định)

c) Ý nghĩa phương pháp luận


- Phải hình thành quan điểm toàn diện: đòi hỏi chúng ta phải xem xét tất cả các mối liên hệ
đối với sự vật. Ngoài ra cần xem xét sự vật trong mối quan hệ với nhu cầu thực tiễn của con
người
- Phải hình thành quan điểm lịch sử cụ thể: đòi hỏi chúng ta phải chú ý đúng mức tới hoàn
cảnh lịch sử đã làm phát sinh sự vật, tức là đặt sự vật trong bối cảnh hiện thực của nó

 Trong nhận thức, khi vận dụng nguyên lý này, phảu tuyệt đối tránh quan điểm
nguỵ biện
 Nguỵ biện nghĩa là đánh tráo khái niệm, là làm lẫn lộn các mqh tức là trong hoạt
động nhận thức luôn đánh tráo: QH bản chất thành khônh bản chất
QH chủ yếu thành thứ yếu
QH trực tiếp thành gián tiếp
Hoặc ngược lại

2) Nguyên lý về sự phát triển


a) Khái niệm:
Là 1 phạm trù dùng để khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn
giản đến phức tạp, từ kém thoàn thiện đến hoàn thiện hơn về chất, làm cho cơ cấu tổ
chức, phương thức tồn tại và vận động ngày 1 hoàn thiện hơn

 Trong giới hữu sinh, phát triển biểu hiện ở:


- Việc tăng khả năng thích nghi của cơ thể trước sự biến đổi của môi trường
- Khả năng tự hoàn thiện quá trình trao đổi chất
 Trong xã hội:
- Năng lực chinh phục tự nhiên
- Cải tạo xã hội
- Tiến tới trình độ cao hơn trong sự nghiệp giải phóng con người
 Trong tư duy:
- Nhận thức ngày càng sâu sắc
- Đầy đủ
- Đúng đắn hơn
- Đối với hiện thực tự nhiên và xã hội
b) Tính chất của sự pt:
c) Ý nghĩa phương pháp luận:
- Cần có quan điểm pt để phản ánh đúng hiện thực khách quan, nghĩa là khi xem xét sự vật
phải đặt nó trong sự vận động, pt, biến đổi, chuyển hoá lẫn nhau
- Phải nhìn thấy tương lai của sự vật: đòi hỏi không chỉ thấy sự vật như là cái đang có, mà còn
phải nắm được khuynh hướng phát triển trong tương lai của nó
- Vận dụng vào quá trình nhận thức đòi hỏi chúng ta phải nhìn thấy tính quanh co, phức tạp
của quá trình phát triển như là 1 hiện tượng phổ biến.

II/ Các cặp phạm trù cơ bản

A/ Khái lược về phạm trù:


- Phạm trù là những khái niệm rộng nhất, phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối
quan hệ chung nhất, cơ bản nhất của các sự vật hiện tượng thuộc 1 lĩnh vực nhất định
- Đặc trưng:
 Phạm trù là nấc thang của nhận thức: mỗi phạm trù không xuất hiện tuỳ tiện mà là
kết quả của giai đoạn nhận thức trước đó, đồng thời là điểm tựa của giai đoạn nhận
thức kế tiếp của con người
 Phạm trù là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan: về hình thức là chủ quan,
nhưng nội dung của phạm trù lại do thế giới khách quan quy định

B/ Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật:

 Phạm trù cái riêng – cái chung


 Phạm trù nội dung – hình thức
 Phạm trù bản chất – hiện tượng
 Phạm trù nguyên nhân – kết quả
 Phạm trù khả năng – hiện thực
 Phạm trù tất nhiên – ngẫu nhiên
1) Phạm trù cái riêng và cái chung:
a) Khái niệm:
Phạm trù cái riêng dùng để chỉ 1 sự vật, 1 hiện tượng, 1 quá trình nhát định
Phạm trù cái chung dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những yếu tố, những
quan hệ, … tồn tại phổ biến ở nhiều sự vật, hiện tượng
Ngoài nói chung, cái riêng còn tồn tại cái đơn nhất, đó là những đặc tính, những tính
chất, … chỉ có ở 1 sự vật, 1 hiện tượng nào đó mà không lặp lại ở các sự vật, hiện
tượng khác

b) Mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng, cái chung và cái đơn nhất:
- Thứ nhất:
 Cái riêng, cái chung và cái đơn nhất đều tồn tại khách quan
 Trong đó cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự
tồn tại của nó; cái chung không tồn tại biệt lập, tách rời cái riêng
- Thứ hai:
 Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung
Không có cái riêng tồn tại độc lập tuyệt đối tách rời cái chung
- Thứ ba:
 Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú, đa dạng hơn cái chung
 Cái chung là cái bộ phận nhưng sâu sắc, bản chất hơn cái riêng
 Bởi vì cái riêng là biểu hiện tổng hợp của cái chung và cái đơn nhất; còn cái chung
biểu hiện tính phổ biến, tính quy luật của nhiều cái riêng
- Thứ tư:
 Trong những điều kiện xác định, cái chung cái đơn nhất có thể chuyển hoá cho
nhau

c) Ý nghĩa phương pháp luận:


- Thứ nhất, cần nhận thức cái chung để vận dụng vào cái riêng trong hoạt động NT và TT
Không nhận thức được cái chung thì khi giải quyết cái riêng sẽ vấp phải những sai lầm, mất
phương hướng
- Thứ 2, trong điều kiện hoàn cảnh xác định, phải cụ thể hoá cái chung, cần khắc phục 2
khuynh hướng:
 Giáo điều, máy móc: áp dụng nguyên xi cái chung
 Cục bộ địa phương: chỉ thấy cái riêng mà không thấy cái chung
- Thứ 3, linh hoạt để chuyển hoá giữa chung – đơn nhất:
 Cần phải biết vận dụng để chuyển hoá giữa cái đơn nhất và cái chung theo những
mục nhất định
 Bởi vì giữa cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hoá cho nhau trong những
điều kiện xác định

III/ Những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật:
A/ Quy luật:
1) Định nghĩa: quy luật là những mối liên hệ khách quan bản chất, tất nhiên, phổ biến, lặp đi
lặp lại giữa các mặt, các yếu tố trong 1 sự vật cũng như giữa các sự vật, hiện tượng với
nhau.
Đặc trưng quan trọng nhất của quy luật là tính lặp đi lặp lại
2) Phân loại quy luật: theo những tiêu chí khác nhau mà có những phân loại khác nhau:
Theo cấp độ bao quát mà có thể chia thành:
- Quy luật riêng
- Quy luật chung
- Quy luật phổ biến
Theo phạm vi và lĩnh vực tác động mà có thể chia:
- Quy luật tự nhiên
- Quy luật xã hội
- Quy luật tư duy

PHÂN ĐỊNH QUY LUẬT TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI


Quy luật tự nhiên:
- Không cần hoạt động của con người
- Quy luật động lực học (đơn trị)

Quy luật xã hội:


- Phải thông qua hoạt động của con người
- Quy luật xác suất thống kê (đa trị)
Phép biện chứng duy vật:
- Những quy luật của PBCDV là những quy luật phổ biến nhất, bao quát tất cả các lĩnh vực tự
nhiên, xã hội và con người
- Có 3 quy luật:
 Quy luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và
ngược lại (lượng-chất)
 Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (mâu thuẫn)
 Quy luật phủ định của phủ định

B/ Những quy luật cơ bản:


1) Quy luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược
lại:
a) Khái niệm lượng, chất:
LƯỢNG: dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật biểu thị số lượng, quy mô, trình
độ, nhịp điệu của sự vận động, phát triển của sự vật

Đặc điểm của lượng:

- Có thể xác định bằng những đơn vị đo lường cụ thể, chính xác như chiều dài, khối lượng
- Có thể biểu hiện dưới dạng trừu tượng như trình độ nhận thức, trình độ phát triển của xã hội
- Mang tính khách quan
- Sự vật có thể bao chứa nhiều lượng khác nhau

CHẤT: dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự
thống nhất hữu cơ của những thuộc tính cấu thành nó làm cho nó là nó và phân biệt nó
với cái khác

b) Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng:


- Chất, lượng là 2 mặt thống nhất, không tách rời của sự vật, hiện tượng
- Sự vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng thường bắt đầu từ sự thay đổi về lượng và tất
yếu dẫn đến sự chuyển hoá về chất của chúng
- Tuy nhiên, không phải sự thay đổi về lượng nào cũng dẫn đến sự thay đổi về chất
- Ở một giới hạn nhất định sự thay đổi về lượng chưa dẫn tới sự thay đổi về chất được gọi là
ĐỘ
Khái niệm ĐỘ: là khoảng giới hạn mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn
bản thể chất của vật
Đủ
- Khi lượng thay đổi dẫn đến 1 giới hạn nhất định thì sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất. Giới hạn
đó chính là ĐIỂM NÚT
ĐIỂM NÚT là giới hạn mà ở đó sự thay đổi về lượng đã dẫn đến sự thay đổi về chất

- Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới. Đây
chính là BƯỚC NHẢY trong quá trình vận động, phát triển của sự vật
BƯỚC NHẢY là quá trình chuyển hoá làm cho sự vật, hiện tượng được chuyển từ chất này
sang chất khác

Tóm lại: Bất kì sự vật nào cũng là sự thống nhất giữa chất và lượng
Sự thay đổi dần đần về lượng vượt quá giới hạn của độ sẽ dẫn tới thay đổi căn bản
về chất của sự vật thông qua bước nhảy
Chất mới ra đời sẽ tác động trở lại tới sự thay đổi của lượng
Quá trình tác động đó diễn ra liên tục làm cho sự vật không ngừng phát triển, biến
đổi

c) Ý nghĩa phương pháp luận:


- Một là, chất và lượng là thống nhất của 1 sự vật, cho nên:
 Cần phải coi trọng cả 2 loại chỉ tiêu về phương diện chất và lượng
 Từ đó, có sự nhận thức toàn diện, đầy đủ về sự thật
- Hai là, do lượng đổi dẫn đến chất đổi và ngược lại, cho nên:
 Cần từng bước tích luỹ về lượng để có thể làm thay đổi về chất của sự vật
 Đồng thời, có thể phát huy tác động của chất mới theo hướng làm thay đổi về
lượng của sự vật
- Ba là, cần phải khắc phục hai khuynh hướng: tả khuynh và hữu khuynh
 Tả khuynh chính là hành động bất chấp quy luật, chủ quan, duy ý chí, không tích
luỹ về lượng mà chỉ chú trọng thực hiện những bước nhảy liên tục về chất
 Hữu khuynh là sự biểu hiện tư tưởng bảo thủ, trì trệ, không dám thực hiện bước
nhảy dù lượng đã tích luỹ tới điểm nút và quan niệm phát triển chỉ đơn thuần là sự
tiến hoá về lượng

2) Quy luật thốnh nhất và các tính chất chung của mâu thuẫn
Khái niệm:
- Là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất và đấu tranh, chuyển hoá giữa các mặt đối
lập (của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, htg)
 Như vậy, MT được hình thành từ các mặt đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau
- Mặt đối lập dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận động trái
ngược nhau
- Khái niệm thống nhất của các mặt ĐL dùng để chỉ sự sàng lọc, không tách rời nhau, quyết
định lẫn nhau của các MĐL, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại
- Khái niệm đấu tranh của các mặt đối lập dùng để chỉ khuynh hướng bài trừ, phủ định nhau
của các MĐL

+) Các tính chất chung của mâu thuẫn:


- Có tính khách quan và phổ biến
- Có tính đa dạng, phong phú,
 Mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình đều có thể bao hàm nhiều loại mâu thuẫn khác
nhau
 MT biểu hiện khác nhau, những điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau
- Có vai trò, vị trí khác nhau đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật

You might also like