You are on page 1of 1

11. Quan điểm triết học Mác – Lênin về bản chất con người.

Liên hệ với việc phát triển


con người ở Việt Nam hiện nay.

Triết học Mác đã kế thừa quan niệm về con người trong lịch sử triết học. Với triết học Mác –
Lênin, lần đầu tiên vấn đề con người được giải quyết một cách đúng đắn trên quan điểm biên
chứng duy vật. Theo C.Mác, con người là một sinh vật có tính xã hội ở trình độ cao nhất của giới
tự nhiên và lịch sử xã hội, là chủ thể của lịch sử, sáng tạo nên tất cả thành tựu của văn minh và
văn hóa.
1. Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật và mặt xã hội
- Con người vừa là một thực thể tự nhiên, là sản phẩm của tự nhiên, nhưng là sản phẩm cao nhất
của tự nhiên. Vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của tự nhiên.
- Là một thực thể tự nhiên, con người cũng có như động vật khác như nhu cầu về sinh lí và cũng
có các hoạt động bản năng: đói phải ăn, khát phải uống… Như vậy, con người là một sinh vật có
đầy đủ bản tính sinh vật.
- Mặt tự nhiên và măt xã hội thống nhất trong con người. Mặt tự nhiên là “ nền” cho con người,
mặt xã hội nâng mặt tự nhiên của con người lên trên động vật. Con người khác động vật ở chỗ có
tư duy và hoạt động có mục đích. Theo Mác mặt xã hội của con người có điểm nổi bật hơn hẳn và
phân biệt với động vật là con người có hoạt động lao động sản xuất vật chất. Quá trình lao động
sản xuất con người sản xuất ra của cải vật chất phục vụ cho cuộc sống của mình. Lao động là yếu
tố hình thành bản chất xã hội và nhân cách ở con người.
- Là sự thống nhất giữa tự nhiên và xã hội nên ở con người luôn chịu sự chi phối của ba hệ thống
quy luật: hệ thống quy luật tự nhiên, hệ thống quy luật tâm lí ý thức và hệ thống quy luật xã hội.
Tóm lại, con người là một chỉnh thể thống nhất giữa mặt tự nhiên và mặt xã hội. Hai mặt này vừa
đối lập nhau, vừa quy định ràng buộc và làm tiền đề cho nhau, trong đó mặt tự nhiên quyết định
sự tồn tại của con người, còn mặt xã hội quyết định bản chất con người.
2. Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội
- Bản chất con người được quy định bởi tất cả các mối quan hệ xã hội, tức là bị quy định giữa mối
quan hệ giữa người với người.
- Bản chất con người phải đặt tổng quan hệ cộng đồng với cá nhân. Con người hòa nhập vào cộng
đồng củng cố thêm sự phong phú và thể hiện bản sắc cá nhân.
- Bản chất con người vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính thời đại.
Luận đề khẳng định bản chất con người của Mác không phủ nhận mặt tự nhiên của con người mà
muốn nhấn mạnh sự khác biệt của con người và loài vật
3. Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử
- Không có thế giới tự nhiên, không có lịch sử xã hội thì không tồn tại conngười. Bởi vậy,
con người là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hoá lâu dàicủa giới hữu sinh. Song, điều quan trọng
hơn cả là, con người luôn luôn
là chủ thể của lịch sử - xã hội.
- Với tư cách là thực thể xã hội, con người hoạt động thực tiễn, tác động
vào tự nhiên, cải biến giới tự nhiên, đồng thời thúc đẩy sự vận động, phát
triển của lịch sử xã hội.
- Trong quá trình cải biến giới tự nhiên, con người cũng làm nên lịch sử
của chính mình. Con người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể
sáng tạo ra lịch sử của chính bản thân con người. Bản chất của con người
không phải là một hệ thống đóng kín, mà là hệ thống mở, tương ứng với
điều kiện tồn tại của con người

You might also like