You are on page 1of 9

Trình bày quan điểm triết học Mác- Lênin về con người và bản chất con

người?
Từ đó anh (chị) vận dụng vấn đề này vào việc hoàn thiện nhân cách của sinh
viên Việt Nam hiện nay?

NỘI DUNGPHẦN 1

I. PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC LÊ-NIN


VỀ CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI.

1. Con người là thực thể sinh học – xã hội

1.1. Con người là một sinh vật có tính xã hội

Theo C.Mác, con người là một sinh vật có tính xã hội ở trình độ phát triển
cao nhất của giới tự nhiên và của lịch sử xã hội, là chủ thể của lịch sử, sáng tạo
nên tất cả các thành tựu của văn minh và văn hóa.

Về phương diện sinh học, con người là một thực thể sinh vật, là sản phẩm
của giới tự nhiên, là một động vật xã hội. Điều đó có nghĩa rằng con người cũng
như mọi động vật khác phải tìm kiếm thức ăn, nước uống, phải “đấu tranh sinh
tồn” để ăn uống, sinh đẻ con cái, tồn tại và phát triển.

Không phải đặc tính sinh học, bản năng sinh học, sự sinh tồn thể xác là cái
duy nhất tạo nên bản chất của con người, mà con người còn là một thực thể xã
hội. Khi xem xét con người, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, không
thể tách rời hai phương diện sinh học và xã hội của con người thành những
phương diện biệt lập, duy nhất, quyết định phương diện kia.

Không chỉ là một thực thể sinh học, mà con người cũng còn là một bộ phận
của giới tự nhiên. “Giới tự nhiên…là thân thể vô cơ của con người,… đời sống
thể xác và tinh thần của con người gắn liền với giới tự nhiên” . Về phương diện
thực thể sinh học, con người còn phải phục tùng các quy luật của giới tự nhiên,
các quy luật sinh học như di truyền, tiến hóa sinh học và các quá trình sinh học
của giới tự nhiên. Con người là một bộ phận đặc biệt, quan trọng của giới tự
nhiên, nhưng lại có thể biến đổi giới tự nhiên và chính bản thân mình, dựa trên
các quy luật khách quan. Đây chính là điểm khác biệt đặc biệt, rất quan trọng
giữa con người và các thực thể sinh học khác. Về mặt thể xác, con người sống
bằng những sản phẩm tự nhiên, dù là dưới hình thức thực phẩm, nhiên liệu, áo
quần, nhà ở, v.v… . Bằng hoạt động thực tiễn con người trở thành một bộ phận
của giới tự nhiên có quan hệ với giới tự nhiên, thống nhất với giới tự nhiên, bởi
giới tự nhiên là “thân thể vô cơ của con người”. Vì thế con người phải dựa vào
giới tự nhiên, gắn bó với giới tự nhiên, hòa hợp với giới tự nhiên mới có thể tồn
tại và phát triển. Quan điểm này là nền tảng lý luận và phương pháp luận rất
quan trọng, có tính thời sự trong bối cảnh khủng hoảng sinh thái và yêu cầu phát
triển bền vững hiện nay.

1.2. Con người là một thực thể xã hội có các hoạt động xã hội

Hoạt động xã hội quan trọng nhất của con người là lao động sản xuất. Nhờ
có lao động sản xuất mà về mặt sinh học, con người trở thành thực thể xã hội,
thành chủ thể của lịch sử. “Người là giống vật duy nhất có thể bằng lao động mà
thoát khỏi trạng thái thuần túy là loài vật”. Nhờ có lao động sản xuất mà con
người về mặt sinh học có thể trở thành thực thể xã hội, thành chủ thể có lý tính
và có “bản năng xã hội”.

Xét về góc độ tồn tại và phát triển, sự tồn tại của con người luôn bị chi phối
bởi cácnhân tố xã hội. Xã hội biến đổi thì con người cũng sẽ có sự thay đổi
tương ứng. Ngượclại, sự thay đổi của cá nhân mỗi người sẽ là tiền đề cho sự
phát triển của xã hội. Ngoài mối quan hệ xã hội thì mỗi cá thể con người không
thể là “con người” với đầy đủ ý nghĩa của nó, mà chỉ tồn tại với tư cách một
thực thể sinh vật thuần túy.

Trong hoạt động không chỉ có các quan hệ lẫn nhau, tác động lẫn nhau, quy
định lẫn nhau trong sản xuất mà con người còn có hàng loạt các quan hệ xã hội
khác. Tính xã hội của con người chỉ có trong “xã hội loài người”. Điểm cơ bản
khiến con người khác với động vật đó là con người không tách rời xã hội. Con
người không đồng nhất với các tồn tại khác trong giới tự nhiên, con người khác
với con vật, con người chỉ có thể tồn tại và phát triển trong xã hội loại người.

* Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin phê phán quan niệm của
Phoiơbắc đã xem xét con người tách khỏi điều kiện lịch sử cụ thể và hoạt động
thực tiễn của họ, xem xét con người chỉ như là đối tượng cảm tính, trừu tượng,
không có hoạt động thực tiễn. Phoiơbắc đã không nhìn thấy những quan hệ hiện
thực, sống động giữa người với người trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong
sản xuất. Do vậy, ông đã tuyệt đối hóa tình yêu giữa người với người.

Hơn thế nữa, đó cũng không phải là tình yêu hiện thực mà là tình yêu đã
được ông lý tưởng hóa. Phê phán quan niệm sai lầm của Phoiơbắc và của các
nhà tư tưởng khác về con người, kế thừa các quan niệm tiến bộ trong lịch sử tư
tưởng nhân loại và dựa vào những thành tựu của khoa học, chủ nghĩa Mác
khẳng định con người vừa là sản phẩm của sự phát triển lâu dài của giới tự
nhiên, vừa là sản phẩm của lịch sử xã hội loài người và của chính bản thân con
người. Mác đã khẳng định trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức rằng, tiền đề của lý
luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của các ông là những con người hiện
thực đang hoạt động, lao động sản xuất và làm ra lịch sử của chính mình, làm
cho họ trở thành những con người như đang tồn tại.

Cần lưu ý rằng con người là sản phẩm của lịch sử và của bản thân con
người, nhưng con người, khác với con vật, không thụ động để lịch sử làm mình
thay đổi, mà con người còn là chủ thể của lịch sử.

3. Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử

3.1. Con người vừa là sản phẩm của lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội
Con người vừa là sản phẩm của lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội, nhưng
đồng thời, lại là chủ thể của lịch sử bởi lao động và sáng tạo là thuộc tính xã hội
tối cao của con người.

Con người và động vật đều có lịch sử của mình, nhưng lịch sử con người
khác với lịch sử động vật. Lịch sử của động vật “là lịch sử nguồn gốc của chúng
và sự phát triển dần dần của chúng cho đến trạng thái hiện nay của chúng.
Nhưng lịch sử ấy không phải do chúng làm ra, và trong chừng mực mà chúng có
tham dự vào việc làm ra lịch sử ấy, thì điều đó diễn ra mà chúng không hề biết
và không phải do ý muốn của chúng. Ngược lại, con người càng cách xa con vật
hiểu theo nghĩa hẹp của từ này bao nhiêu, thì con người lại càng tự mình làm ra
lịch sử của mình một cách có ý thức bấy nhiêu”1. Hoạt động lịch sử đầu tiên
khiến con người tách khỏi con vật, có ý nghĩa sáng tạo chân chính là hoạt động
chế tạo công cụ lao động, hoạt động lao động sản xuất. Nhờ chế tạo công cụ lao
động mà con người tách khỏi loài vật, tách khỏi tự nhiên trở thành chủ thể hoạt
động thực tiễn xã hội. Chính ở thời điểm đó con người bắt đầu làm ra lịch sử của
mình. “Sáng tạo ra lịch sử” là bản chất của con người, nhưng con người không
thể sáng tạo ra lịch sử theo ý muốn tùy tiện của mình, mà là phải dựa vào những
điều kiện do quá khứ, do thế hệ trước để lại trong những hoàn cảnh mới. Con
người, một mặt, phải tiếp tục các hoạt động trên các tiền đề, điều kiện cũ của thế
hệ trước để lại, mặt khác, lại phải tiến hành các hoạt động mới của mình để cải
biến những điều kiện cũ. Lịch sử sản xuất ra con người như thế nào thì tương
ứng, con người cũng sáng tạo ra lịch sử như thế ấy. Từ khi con người tạo ra lịch
sử cho đến nay con người luôn là chủ thể của lịch sử, nhưng cũng luôn là sản
phẩm của lịch sử.

3.2. Con người luôn là chủ thể của lịch sử, nhưng cũng luôn là sản
phẩm của lịch sử

Con người tồn tại và phát triển luôn luôn ở trong một hệ thống môi trường
xác định. Đó là toàn bộ điều kiện tự nhiên và xã hội, cả điều kiện vật chất lẫn
1
.
tinh thần, có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của con người và xã
hội. Đó là những điều kiện cần thiết, tất yếu, không thể thiếu đối với sự tồn tại
và phát triển của con người. Một mặt, con người là một bộ phận của giới tự
nhiên, để tồn tại và phát triển phải quan hệ với giới tự nhiên, phải phụ thuộc vào
giới tự nhiên, thu nhận và sử dụng các nguồn lực của tự nhiên để cải biến chúng
cho phù hợp với nhu cầu của chính mình. Mặt khác, là một bộ phận của tự
nhiên, con người cũng phải tuân theo các quy luật của tự nhiên, tuân theo các
quá trình tự nhiên như cơ học, vật lý, hóa học, đặc biệt là các quá trình y, sinh
học, tâm sinh lý khác nhau. Về phương diện sinh thể hay sinh học, con người là
một tiểu vũ trụ có cấu trúc phức tạp, là một hệ thống mở, biến đổi và phát triển
không ngừng, thay đổi và thích nghi khá nhanh chóng so với các động vật khác
trước những biến đổi của môi trường. Nó vừa tiếp nhận, thích nghi, hòa nhịp với
giới tự nhiên, nhưng cũng bằng cách đó cải biến giới tự nhiên để thích ứng và
biến đổi chính mình.

Con người tồn tại trong môi trường xã hội. Con người là một chủ thể mang
bản chất xã hội là nhờ vào môi trường xã hội. Không chỉ là sản phẩm, của hoàn
cảnh, mà còn là của môi trường trong đó bao gồm môi trường xã hội

4. Bản chất của con người là tổng hòa các quan hệ xã hội

Trong sinh hoạt xã hội, khi hoạt động ở những điều kiện lịch sử nhất định
con người có quan hệ với nhau để tồn tại và phát triển. “Bản chất của con người
không phải là một cái trừu tượng cố hữu cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực
của nó, bản chất của con người là tổng hòa các quan hệ xã hội”.

Luận đề trên của Mác khẳng định rằng, không có con người trừu tượng,
thoát lymọi điều kiện, hoàn cảnh lịch sử xã hội. Bản chất của con người luôn
được hình thành và thể hiện ở những con người hiện thực, cụ thể, sống trong
những điều kiện lịch sử cụthể nhất định, một thời đại nhất định.

Trong điều kiện lịch sử đó, bằng hoạt động thực tiễn của mình, con người
tạo ranhững giá trị vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển cả thể lực và tư
duy trí tuệ. Các quan hệ xã hội tạo nên bản chất của con người, nhưng không
phải là sự kết hợp đơn giản hoặc là tổng cộng chúng lại với nhau mà là sự tổng
hòa chúng.Luận đề trên khẳng định bản chất xã hội không có nghĩa là phủ nhận
mặt tự nhiên trong đời sống con người. Song, ở con người, mặt tự nhiên tồn tại
trong sự thốngnhất với mặt xã hội; ngay cả việc thực hiện những nhu cầu sinh
vật ở con người cũng đã mang tính xã hội.

Các quan hệ xã hội có nhiều loại, chẳng hạn như: quan hệ quá khứ, quan hệ
hiện tại, quan hệ vật chất hoặc tinh thần; quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp; quan
hệ tất nhiên hoặc ngẫu nhiên, quan hệ bản chất hoặc hiện tượng, quan hệ kinh tế
và phi kinh tế,… Tất cả các quan hệ đó không những có vị trí và vai trò quan
trọng khác nhau mà còn đều có tác động qua lại và thậm chí không tách rời
nhau. Các mối quan hệ sẽ góp phần hình thành lên bản chất con người. Và trong
những mối quan hệ xã hội đó, con người mới bộc lộ toàn bộ bản chất xã hội của
mình.

Các quan hệ xã hội thay đổi thì ít hoặc nhiều, sớm hoặc muốn, bản chất con
người cũng sẽ thay đổi theo. Quan hệ xã hội tác động đến con người từ khi bắt
đầu sinh ra đến khi trưởng thành chiếm một vị trí nào đó trong xã hội, để khẳng
định được vị trí của mình trong xã hội thì con người không ngừng sáng tạo và
khẳng định bản thân mình một cách lịch sử và không ngừng tái hiện bản thân
mình, tự giáo dục bản thân với tư cách con người.

II. Ý nghĩa phương pháp luận

Một là, trong nhận thức, đánh giá con người thì cần phải xem xét cả
phương diện bản tính tự nhiên lẫn phương diện bản tính xã hội, song trong đó,
phải coi trọng hơn việc xem xét con người từ phương diện bản tính xã hội. Mặt
khác, trong việc xây dựng thái độ sống vừa phải biết tính đến nhu cầu sinh học
song cần coi trọng rèn luyện phẩm chất xã hội, tránh rơi vào thái độ sống chạy
theo nhu cầu bản năng tầm thường.
Hai là, trong cuộc sống vừa phải biết phát huy vai trò chủ thể tích cực sáng
tạo của con người lại vừa phải có ý thức tự giác vượt ra khỏi tác động tiêu cực từ
hoàn cảnh lịch sử. Vì con người chính là phát huy nguồn động lực quan trọng
thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển của xã hội.

Ba là, cần chú trọng việc xây dựng môi trường xã hội tốt đẹp, với những
quan hệ xã hội tốt đẹp cùng với mục tiêu xóa bỏ triệt để các quan hệ kinh tế - xã
hội áp bức và bóc lột, ràng buộc khả năng sáng tạo lịch sử của con người. Mặt
khác, phải luôn chú ý giải quyết đúng đắn mối quan hệ xã hội – cá nhân, tránh
khuynh hướng đề cao quá mức cá nhân hoặc xã hội.

III. VÂN DỤNG

Từ đó anh (chị) vận dụng vấn đề này vào việc hoàn thiện nhân cách của
sinh viên Việt Nam hiện nay?

THỰC TRẠNG

Ưu điểm

- Phầ n lớ n sinh viên đều có khả nă ng thích nghi cao vớ i mọ i mô itrườ ng


sinh số ng và họ c tậ p. Họ khô ng chỉ họ c tậ p trong mộ t phạ mvi hẹp ở trườ ng,
lớ p; giớ i trẻ ngà y nay luô n phá t huy tinh thầ n họ ctậ p ở mọ i nơi, mọ i lú c.
- Sự nă ng độ ng củ a sinhviên cò n đượ c thể hiện ở việc tích cự c tham gia
cá c hoạ t độ ng xã hộ i như y tế, từ thiện…Ngoà i giờ họ c, nhữ ng sinh viên
tuyên truyềnhiến má u nhâ n đạ o lạ i ngượ c xuô i đi lạ i mang kiến thứ c về
hiếnmá u đến mọ i ngườ i, mọ i nhà …
- Nhiều sinh viên có tấ m lò ng nhâ n á i luô n sẵ n sà ng giú p đỡ nhữ ng bạ n
họ c có hoà n cả nh khó khă n, luô n có thá i độ lễ phép vớ i thầ y cô và ngườ i lớ n.
- Sinh viên luô n biết tự cậ p nhậ t thô ng tin, kiến thứ c, là m mớ i mình phù
hợ p vớ i sự thayđổ i và phá t triển củ a xã hộ i.
- Sinh viên ngà y nay đã biết thâ n tự lậ p thâ n, khô ng chỉ riêng việchọ c
tậ p, mà mọ i vấ n đề khá c trong cuộ c số ng đều đượ c sinh viêngiả i quyết trong
sự chủ độ ng. Ngoà i giờ họ c, họ tìm việc là m kiếmthêm tiền mua sá ch vở hay
phụ c vụ cho nhữ ng chi tiêu thườ ng ngà ykhá c.
- Sinh viên Việt Nam cò n rấ t tự tin, có nhiều ý tưở ng độ c đá o dá m nghĩ
dá m là m. Và đặ c biệt khi đố i diện vớ i khó khă n thì sẽ khô ng chù n bướ c và cố
gắ ng vượ t qua khó khă n đó .
- Sinh viên Việt Nam cò n rấ t siêng nă ng cầ n cù , chịu thương chịu khó

Hạn chế

- Nhiều sinh viên cò n nhìn nhậ n mộ t cá ch sai lầ m về giá trịcuộ c số ng.


Đó là hiện tượ ng sù ng bá i giá trị vậ t chấ t, lấ y đồ ng tiền là m thướ c đo giá trị
trong cuộ c số ng, chỉquan tâ m tớ inhữ ng lợ i ích cá nhâ n truớ c mắ t mà quên
mấ t lợ i ích tậ p thể, thậ m chí chà đạ p lên lợ i ích củ a ngướ i khá c.
- Vẫ n cò n hiện tượ ng sinh viên vô lễ vớ i giả ng viên khô ng tô n trọ ng
ngườ i lớ n tuổ i.
- Khô ng chịu khó đi họ c, dễ dà ng sa và o tệ nạ n xã hộ i (hú t sá ch, nghiện
game, trộ m cướ p,cờ bạ c,…), ă n chơi sa đọ a, hay việc thờ ơ trướ c nhữ ng vấ n
đề nhứ c nhố itrong xã hộ i, gian lậ n trong thi cử …
- Có nhữ ng sinh viên cò n thờ ơ vớ i mọ i thứ xung quanh, chỉ quan tâ m
đến lợ i ích cá nhâ n mặ c kệ nhữ ng việc xả y ra xung quanh.

Nguyên nhân

- Giới trẻ thiếu sự tự tu dưỡng rèn luyện bản thân, không vững vàngtư
tưởng chính trị.
- Do sự giáo dục và tuyên truyền sâu rộng về đạo đức trong nhàtrường →
hiểu biết của giới trẻ về các giá trị đạo đức không đượcđầy đủ thậm chí bị hiểu
sai.
- Tình trạng giáo dục trong gia đình bị buông lỏng, được nuông chiềuquá
mức, sống trong gia đình không hoàn thiện, bị sự thờ ơ thiếuquan tâm…
- Mặt trái của nền kinh tế thị trường làm đảo lộn các giá trị đạo đức,lối
sống…tác động đến tâm tư, tình cảm, niềm tin vào XHCN củasinh viên hiện
nay.
- Các thế lực thù địch thực hiện diễn biến hòa bình, nhất là trên lĩnhvực tư
tưởng, văn hóa. Một bộ phận sinh viên do nhận thức hạn chếđã chịu sự tác động
ỡ những mức độ nhất định của những luận điệuchống phá nói trên.
Giải pháp
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục tư tưởng về chính trị cũngnhư
những tư tưởng đúng đắn mà Bác đã dạy sinh viên chúng ta.Tăng cường công
tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻtrong gia đình và nhà trường về
tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc,nâng cao tính tự giác, đoàn kết, kỷ luật…
- Nhà trường đẩy mạnh công tác giáo dục ý thức phápluật cho sinh viên
bằng cách tổ chức thường xuyên các buổi sinhhoạt, học tập ngoại khóa để phổ
biến về pháp luật cho sinh viên.
- Khen thưởng những sinh viên trong học tập, lao động, tạo nhiều sân chơi
bổ ích, nhiều hoạt động thu hút sinh viên để gópphần xây dựng lý tưởng sống
đẹp, sống có trách nhiệm với bản thân,gia đình và xã hội, động viên những sinh
viên lầm đườnglạc lối để học tự tin hơn trong cuộc sống
- Sinh viên phải tự nhận thức về hành động của bản thân.

You might also like