You are on page 1of 7

Câu 10: Trong thực tiễn Đảng đã vận dụng Quan điểm con người của Mac

Lenin Đảng và Nhà nước xây dựng con người Việt Nam như thế nào trong quá trình
hội nhập quốc tế hiện nay? Điểm mạnh, điểm yếu cần phải làm gì?
1. Con người và bản chất của con người
a. Quan niệm về con người trong Triết học Phương đông
- Phật giáo: Con người là sự kết hợp giữa sắc và danh (vật chất và tinh thần).
Cuộc sống vĩnh cửu là cõi Niết bàn, nơi linh hồn con người được giải thoát để trở thành
bất diệt.
- Khổng Tử: Bản chất của con người là do “thiên mệnh”, chi phối, đức “nhân” là
giá trị cao nhất của con người, đặc biệt là con người quân tử.
- Mạnh Tử: quy tính chất của con người vào năng lực bẩm sinh, do ảnh hưởng
của phong tục, tập quán xấu, xa rời cái tốt đẹp. Vì vậy, phải thông qua tư tưởng, rèn
luyện để giữ được đạo đức của mình.
- Tuân Tử: Ông cho rằng, bản chất của con người khi sinh ra là các, nhưng có thể
cải biến được, phải chống lại cái ác, con người mới tốt được.
- Đổng Trọng Thư: Là người kế thừa Nho giáo theo xu hướng duy tâm cực đoan.
Ông quan niệm Trời và Người có thể thông hiểu lẫn nhau (Thiên nhân cảm ứng). Cuộc
đời con người bị quyết định bởi “thiên mệnh”.
- Lão Tử: Con người được sinh ra từ “Đạo”. Vì vậy, con người cần phải sống “vô
vi” theo lẽ tự nhiên, không trái với tự nhiên.
Có thể nói rằng, với nhiều hệ thống triết học khác nhau, triết học phương Đông biểu
hiện tính đa dạng và phong phú thiên về vấn đề con người trong mối quan hệ chính trị, đạo
đức...
Nhìn chung con người trong triết học phương Đông biểu hiện yếu tố duy tâm có pha
trộn tính chất duy vật chất phác ngây thơ trong mối quan hệ với tự nhiên và xã hội.
b. Quan niệm về con người trong triết học phương Tây trước K.C.Mác.
- Ky tô giáo: Ky tô giáo quan niệm con người có thể xác và linh hồn. Thể xác thì mất
đi nhưng linh hồn tồn tại vĩnh cửu. Vì vậy, phải thường xuyên chăm sóc linh hồn để hướng
đến Thiên đường vĩnh của.
- Hy Lạp cổ đại: Con người là một tiểu vũ trụ trong vũ bao la.
- Thời kỳ Trung cổ: Con người là sản phẩm sáng tạo của thượng đế. Cuộc sống trần
thế là tạm bợ, hạnh phúc là ở thế giới bên kia.
- Triết học Phục hưng: Con người là một thực thể có trí tuệ.
- Triết học cổ điển Đức: G.V.Hegel cho rằng, là hiện thân của “ý niệm tuyệt đối”,
còn L.Feuerbach lại cho rằng, con người là kết quả của sự phát triển của tự nhiên. Con
người và tự nhiên là thống nhất, không thể tách rời.
Các quan niệm về con người trong thời kỳ triết học trước C.Mác, dù là đứng trên nền
tảng thế giới quan duy tâm, nhị nguyên hay duy vật siêu hình đền không phản ánh đúng bản
chất con người. Nhìn chung các quan niệm trên đều xem xét con người một cách trừu tượng,
hoặc là tuyệt đối hoá mặt tinh thần, hoặc là tuyệt đối hoá mặt thể xác của con người, tuyệt đối
hoá mặt tự nhiên – sinh học mà không thấy mặt xã hội trong đời sống con người.
c. Quan niệm của triết học Mác - Lênin về bản chất con người.
Trong tác phẩm Luận cương về Feuerbach, K.C.Mác chỉ ra hạn chế của Feuerbach
trong việc xem xét con người như là một cơ thể sinh vật có ý thức và tình cảm, như tình
yêu, tình bạn, không thấy mặt xã hội và hoạt động thực tiễn của con người. K.C.Mác
vạch rõ: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất của con người là tổng hòa những mối
quan hệ xã hội” (Toàn tập, tập 3, tr.11).
* Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật và mặt xã hộ
- Mặt sinh vật bao gồm cơ thể cùng những nhu cầu cơ thể và những quy luật sinh
học chi phối đời sống của cơ thể con người.
- Mặt xã hội bao gồm “tổng hòa những quan hệ xã hội”, những hoạt động xã hội,
đời sống tinh thần của con người.
Hai mặt này có quan hệ khắng khít không thể tách rời nhau, trong đó mặt sinh học
là nền tảng vật chất tự nhiên của con người, nhưng không phải là yếu tố quyết định bản
chất của con người; mặt xã hội mới là mặt giữ vai trò quyết định bản chất của con người.
Bởi mặt xã hội của con người biểu hiện trong hoạt động sản xuất vật chất. Lao động sản
xuất ra của cải vật chất là yếu tố quyết định hình thành bản chất xã hội của con người,
đồng thời hình thành nhân cách cá nhân trong cộng đồng xã hội.
Là sản phẩm của tự nhiên và xã hội nên quas trình hình thành và phát triển của con
người luôn luôn bị quyết định bởi hệ thống ba quy luật khác nhau nhưng thống nhất với
nhau:
- Những quy luật sinh học chi phối đời sống của cơ thể
- Những quy luật hình thành tâm lý, ý thức.
- Những quy luật xã hội quy định đời sống xã hội của con người.
Ba hệ thống trên cùng tác động, tạo nên thể thống nhất hoàn chỉnh trong đời sống
con người bao gồm cả mặt sinh học và mặt xã hội.
Bản chất của con người không phải là cái gì có sẵn, mà có quá trình hình thành,
phát triển và hoàn thiện cùng với hoạt động thực tiễn của con người.
* Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã
hội.
Trong tác phẩm Luận cương về Feuerbach, K.C.Mác khẳng định: “Trong tính
hiện thực của nó, bản chất của con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội”.
- Luận đề trên đã chỉ rõ: Con người luôn luôm cụ thể, xác định, sống trong một
điều kiện lịch sử cụ thể nhất định. Trong điều kiện lịch sử cụ thể đó, bằng hoạt động thực
tiễn của mình, con người tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển
cả thể lực và tư duy trí tuệ. Chỉ trong toàn bộ các mối quan hệ xã hội, con người mới bộc
lộ toàn bộ bản chất xã hội của mình.
- Trong khi khẳng định bản chất xã hội của con người, triết học Mác - Lênin
không phủ nhận mặt tự nhiên trong đời sống con người, triết học Mác - Lênin chỉ muốn
nhấn mạnh sự phân biệt giữa con người với thế giới động vật trước hết ở bản chất xã hội.
* Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử
- Không có thế giới tự nhiên, không có lịch sử xã hội thì không tồn tại con người. Bởi
vậy, con người là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hoá lâu dài của giới hữu sinh. Song, điều
quan trọng hơn cả là, con người luôn luôn là chủ thể của lịch sử - xã hội.
- Với tư cách là thực thể xã hội, con người hoạt động thực tiễn, tác động vào tự nhiên,
cải biến giới tự nhiên, đồng thời thúc đẩy sự vận động, phát triển của lịch sử xã hội.
- Trong quá trình cải biến giới tự nhiên, con người cũng làm nên lịch sử của chính
mình. Con người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch sử của
chính bản thân con người. Bản chất của con người không phải là một hệ thống đóng kín,
mà là hệ thống mở, tương ứng với điều kiện tồn tại của con người.
Vì vậy, để phát triển bản chất con người theo hướng tích cực, cần phải cho hoàn
cảnh ngày càng mang tính người nhiều hơn. Con người tiếp nhận hoàn cảnh một cách
tích cực và tác động trở lại hoàn cảnh trên nhiều phương diện khách nhau. Đó là biện
chứng của mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh trong bất kỳ giai đoạn nào của lịch
sử xã hội loài người.
Trong chủ nghĩa Mác-Lênin, con người luôn là nội dung cơ bản. Tìm bản chất con
người để giải phóng con người khỏi xã hội tư bản cũ với những giai cấp và những sự đối
kháng giai cấp của nó; xây dựng một liên hợp, trong đó, sự phát triển tự do của mỗi
người là điều kiện phát triển tự do của tất cả mọi người là mục đích cuối cùng của chủ
nghĩa Mác-Lênin về con người.
Con người là thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật với mặt xã hội. +) Là sản phẩm
của quá trình phát triển lâu dài của giới tự nhiên; con người có nhu cầu tự nhiên nên phải
tuân theo sự chi phối của các quy luật tự nhiên. Là một thực thể tự nhiên-sinh vật, con
người cũng tồn tại với những bản năng và nhu cầu tự nhiên như ăn, uống, sinh con v.v và
chịu sự chi phối của quy luật tự nhiên như quy luật sinh học (trao đổi chất, di truyền, biến
dị, thích nghi môi trường sống v.v). +) Cái khác biệt giữa con người với con vật là bản
năng của con người đã được ý thức; quy luật tâm lý, ý thức của con người được hình
thành từ nền tảng sinh học như tình cảm, khát vọng, niềm tin, ý chí v.v giúp con người
khai thác, cải tạo tự nhiên và sáng tạo thêm những gì mà tự nhiên không có để thoả mãn
nhu cầu sinh tồn và phát triển của mình. Bản năng của con vật là bản năng sinh tồn thuần
tuý, cuộc sống của nó hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên. yếu tố tự nhiên-sinh vật ở con
người là tiền đề, là điều kiện cần thiết cho sự hình thành và hoạt động của con người. Yếu
tố đó tồn tại vĩnh viễn bởi nó là cái sinh vật, cái vật chất sinh lý của con người. Xã hội
càng văn minh, con người càng phát triển thì bản năng động vật của nó càng thu hẹp lại,
nhường chỗ cho những hành vi tự giác. Con người là một thực thể xã hội hoạt động có ý
thức và sáng tạo. Là sản phẩm của quá trình xã hội hóa; có nhu cầu xã hội nên phải tuân
theo các chuẩn mực xã hội; con người có bản tính xã hội. Bản chất xã hội của con người
được thể hiện trong các hoạt động xã hội mà trước hết là trong sản xuất vật chất để duy
trì đời sống của mình. Lao động là hành vi lịch sử đầu tiên, là hoạt động bản chất của con
người mà nhờ đó con người tách ra khỏi động vật. Con người chỉ tồn tại với tư cách là
con người trong quan hệ với con người, với thế giới xung quanh. Hệ thống các quan hệ
xã hội của con người được hình thành trong quá trình hoạt động thực tiễn và tham gia vào
đời sống xã hội và đến lượt mình, chúng quy định đời sống xã hội, quy định bản chất xã
hội của con người. Như vậy, quan hệ xã hội là yếu tố cấu thành, là đặc trưng bản chất của
con người. Bản chất xã hội đó được xây dựng từ cơ sở thực thể tự nhiên-sinh vật của con
người.
Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội.
Về bản chất, con người khác với con vật ở cả ba mặt, trong quan hệ giữa con người với
giới tự nhiên, quan hệ giữa con người với xã hội và quan hệ giữa con người với chính bản
thân mình. Trong đó quan hệ giữa con người với xã hội là quan hệ bản chất nhất. Không
có con người trừu tượng sống ngoài điều kiện, hoàn cảnh lịch sử xã hội, mà ngược lại
trong điều kiện, hoàn cảnh và bằng hoạt động thực tiễn của mình, con người tạo ra những
giá trị vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển về thể lực, trí lực và chỉ trong các mối
quan hệ xã hội trên và các quan hệ khác như giai cấp, dân tộc, thời đại, chính trị, kinh tế,
cá nhân, gia đình, xã hội v.v, con người mới thể hiện bản chất của mình. Nhấn mạnh mặt
xã hội là coi bản chất xã hội của con người là yếu tố cơ bản nhất để phân biệt con người
với động vật và cũng để khắc phục thiếu sót của các nhà triết học không thấy được bản
chất xã hội của con người. Hơn nữa, bản chất trên mang tính phổ biến nhưng không phải
là cái duy nhất; do vậy, cũng phải thấy cái riêng biệt, phong phú và đa dạng của mỗi cá
nhân về phong cách, nhu cầu, lợi ích v.v trong cộng đồng xã hội.
Con người vừa là chủ thể vừa là sản phẩm của lịch sử.Con người tác động, cải
biến tự nhiên bằng hoạt động thực tiễn của mình, thúc đẩy sự vận động và phát triển của
xã hội. Lao động vừa là điều kiện cho sự tồn tại, phát triển của con người, vừa là phương
thức làm biến đổi đời sống xã hội. Không có con người thì cũng không tồn tại các quy
luật xã hội, không có sự tồn tại của toàn bộ lịch sử xã hội.
Bản chất con người luôn vận động, thay đổi cùng với sự thay đổi của điều kiện
lịch sử; bản chất đó là hệ thống mở, tương ứng với điều kiện tồn tại của con người. “Con
người tạo ra hoàn cảnh đến mức nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người đến mức ấy”.
Mỗi sự vận động và phát triển của lịch sử quy định sự biến đổi bản chất con người
Quan điểm của đảng về phát triển con người Việt Nam tòan diện trong quá trình
công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc tế là vấn đề có ý nghĩa chiến lược trong tư
tưởng Hồ Chí Minh. Sự hưng thịnh hay suy thoái của một dân tộc, một quốc gia không
chỉ là do nhiệm vụ lịch sử đặt ra cho họ mà còn do dân tộc đó, quốc gia đó chuẩn bị con
người cho tương lai ra sao. Như vậy, mỗi cuộc cách mạng, mỗi chế độ xã hội sẽ có những
tiêu chuẩn riêng, những mẫu hình riêng về con người toàn diện. Tiêu chuẩn đầu tiên về
con người toàn dieenjj là đức và tài. Nguyên tắc để xây dựng con người toàn diện là tu
dưỡng rèn luyện trong hoạt động thực tiễn và thực hiện đồng bộ quá trình giáo dục và tự
giáo dục. Trong giai đoạn hiện nay, để thực hiện việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
hội nhập quốc tế cần phải xây dựng con người Việt Nam có đầy đủ những đức tính sau:
Có tinh thần yêu nước, tự cừng dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội, có ý chí vương lên đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết
với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình độc lập dân tộc, dân chủ và
tiến bộ xã hội. Có ý thức tập thể, đoàn kết phấn đấu vì lợi ích chung. Có lối sống lành
mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép
nước, qui ước của cộng đồng, có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái. Lao
động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỷ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích
của bản thân, gia đình và xã hội. Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ
chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực.
Để đạt được mục tiêu trên, người Việt Nam đang thực hiện trên tất cả các lĩnh vực
trong đời sống xã hội như: kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục, khoa học công nghệ, văn
hóa … Những lĩnh vực khác nhau có những trọng tâm khác nhau nhưng đều hổ trợ nhau
để hình thành cuộc sống mới với những con người mới.

1/ Quan điểm của triết học Mac-Lênin về bản chất con người
a. Con người là một thực thể sinh vật – xã hội
Khoa học và thực tiễn đã chứng tỏ rằng, tiền đề đầu tiên của sự tồn tại người là
sự sống của thể xác
Thể xác sống của con người chính là sản phẩm tiến hóa lâu dài của tự nhiên, là sự
tiếp tục phát triển của tự nhiên. Ph.Aêngghen viết : “Bản thân chúng ta với cả xương thịt,
máu mủ và đầu óc chúng ta là thuộc về giới tự nhiên”. Do vậy, trước hết nó bị chi phối
bởi các quy luật tự nhiên sinh học như : quy luật trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường,
quy luật biến dị và di truyền, quy luật tiến hóa …
Sự tồn tại của con người còn gắn liền trực tiếp với sự tồn tại của xã hội
Để thỏa mãn các nhu cầu của mình, con người phải tiến hành lao động sản xuất,
qua đó tạo thành các mối quan hệ xã hội và xã hội; trong đó “ xã hội sản sinh ra con
người với tính cách là con người như thế nào thì con người cũng sản sinh ra xã hội như
thế”. Sự tồn tại xã hội của con người gắn liền với sự tồn tại của ý thức.
Con người là một thực thể sinh vật – xã hội, trong đó có sự tác động đan xen của
ba hệ thống nhu cầu (nhu cầu sinh học, nhu cầu xã hội, nhu cầu tinh thần) và ba hệ thống
quy luật (quy luật sinh học, quy luật xã hội, quy luật tinh thần)
Mỗi hệ thống nhu cầu và quy luật này đều có vị trí, vai trò và tác dụng của mình
trong sự tồn tại và phát triển của con người đồng thời chúng tham gia vào việc quy định
bản chất của nó; trong đó hệ thống nhu cầu và quy luật xã hội luôn giữ vị trí trung tâm và
có vai trò quyết định.
Các nhu cầu của con người, dù là nhu cầu vật chất hay tinh thần, mang tính tự
nhiên và xã hội, đều được quy định bởi lịch sử, nhưng con người hoàn toàn có thể tự điều
chỉnh, tự kiểm tra các nhu cầu và hoạt động của mình.
Con người tồn tại trong thế giới không phải như các sinh vật khác, mà tồn tại với
tư cách là chủ thể của quá trình nhận thức và hành động cải tạo thế giới, cải tạo xã hội và
cải tạo chính bản thân con người.
b. Con người là chủ thể của lịch sử
- Triết học Mac-Lênin cho rằng, con người là sản phẩm của lịch sử (sản phẩm của
điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội) đồng thời chính là chủ thể sáng tạo ra quá trình
lịch sử ấy-lịch sử của con người. Đó là quá trình hoạt động có ý thức của con người nhằm
mục đích cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội và cải tạo chính bản thân con người.
- Trên cơ sở vận dụng phép biện chứng duy vật, C.Mác đã khảo sát bản chất con
người bắt đầu từ hoạt động thực tiễn, từ trong hoàn cảnh xã hội lịch sử cụ thể.
- “Bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội”, luận điểm này cho thấy,
con người là một thực thể có tính loài. Đặc tính “loài” của con người hiện thực tức là tính
người. Tính người bao gồm toàn bộ các thuộc tính vốn có của con người, trong đó có ba
thuộc tính cơ bản nhất đó là : thuộc tính tự nhiên, thuộc tính xã hội và thuộc tính tư duy.
- “Bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội”, quan hệ xã hội ở đây
được hiểu là tổng thể các quan hệ mà con người đã có, đang có và trong chừng mực nào
đó còn bao hàm cả những quan hệ trong tương lai.
- Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội, nhưng con người bao giờ
cũng là con người riêng biệt, con người cụ thể, ứng với những thời đại, những giai đoạn
lịch sử nhất định, với từng tập đoàn người, đồng thời nó cũng mang bản chất chung của
nhân loại, phát triển trong toàn bộ lịch sử loài người.
Nhiệm vụ và nội dung cơ bản của việc xây dựng con người Việt Nam đáp ứng
giai đoạn cách mạng hiện nay?
Theo chủ nghĩa Mác- Lênin: con người là sản phẩm của lịch sử cũng là chủ thể
sáng tạo lịch sử. Con người Việt Nam do điều kiện tự nhiên, địa lý, văn hoá đã hình thành
nên con người Việt Nam mộc mạc, chất phác có truyền thống đấu tranh kiên cường bất
khuất để giữ nước và phấn đấu không ngừng vì sự nghiệp dựng nước.Con người Việt
Nam hiện nay đang đứng trước những thử thách mới cần phải vượt qua đó là:Đấu tranh
chống lại những mặt tiêu cực và hạn chế của cơ chế thị trường mang lại có tác động xấu
đến tư tưởng, tâm lý con người VN. Cùng với cuộc CM KHKT như vũ bảo con người
VN cần phát huy và kế thừa những tinh hoa văn hoá của nhân loại và giữ gìn bản sắc văn
hoá của mình.
Xây dựng con người VN đáp ứng giai đoạn CM hiện nay: Xây dựng con người VN có
những đức tính cơ bản như: tinh thần yêu nước, có ý chí đưa đất nước khỏi đói nghèo,
đoàn kết vì sự nghiệp tiến bộ xã hội.Có ý thức tập thể, phấn đấu vì lợi ích chung. Lối
sống lành mạnh, cần kiệm, bảo vệ môi trường sinh thái. Lao động chăm chỉ với lương
tâm nghề nghiệp, có kỹ luật, kỹ thuật và sáng tạo. Thường xuyên học tập, hiểu biết và
nâng cao nghiệp vụ….
Tóm lại, để con người VN có thể đáp ứng được những yêu cầu của giai đoạn cách
mạng hiện nay, một mặt cần tích cực phát huy và rèn luyện những ưu điểm đồng thời
khắc phục và hạn chế những nhược điểm để sớm đưa VN thoát khỏi tình trạng đói nghèo,
lạc hậu và “sánh vai cùng với các cường quốc năm châu”.

You might also like