You are on page 1of 6

1

Câu 4: Phân tích ý nghĩa Thế giới quan duy vật biện chứng?
Trả lời:
1. Thế giới quan:
Thế giới quan là hệ thống quan niệm về thế giới, về bản thân con người và vị trí
của con người trong thế giới đó. Như vậy, có thể hiểu thế giới quan là hệ thống
những quan điểm của một người hoặc một tập đoàn người, một giai cấp hay toàn
xã hội về thế giới và về vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó, về chính bản
thân cuộc sống con người và loài người trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định. Trên
cơ sở đó, thế giới quan định hướng cho hoạt động nhận thức, hoạt động cải tạo thế
giới của họ, điều chỉnh hành vi của con người trong cuộc sống hàng ngày.
Thế giới quan bao gồm những yếu tố cơ bản: tri thức, niềm tin và lý
tưởng.
Trong ba yếu tố cấu thành thế giới quan, tri thức là cơ sở trực tiếp cho sự hình
thành thế giới quan, nhưng tri thức chỉ gia nhập vào thế giới quan khi đã trở thành
niềm tin của con người qua sự thể nghiệm lâu dài trong cuộc sốn g của họ và sự
hình thành lý tưởng là sự phát triển ở trình độ cao của thế giới quan.
Trong lịch sử phát triển của xã hội, thế giới quan được thể hiện dưới nhiều hình
thức đa dạng khác nhau, nhưng tập trung ở ba hình thức chủ yếu: thế giới quan
thần thoại, thế giới quan tôn giáo và thế giới quan triết học.
Thế giới quan thần thoại là hình thức thế giới đặc trưng cho nhận thức của loài
người ở thời kỳ nguyên thủy. Hệ thống câu chuyện thần thoại ra đời do con người
mơ ước về cuộc sống huyền thoại. Thế giới quan thần thoại phản ánh hiện thực
khách quan kết hợp giữa hiện thực cuộc sống luôn khổ sở khó khăn với nguyện
vọng con người mơ ước cuộc sống như các vị thần, kết hợp giữa cái có thật và cái
không có thật.
2

Thế giới quan tôn giáo phản ánh hiện thực một cách hư ảo ,thể hiện niềm tin con
người vào thế giới quan, không giải thích, không chứng minh mà thừa nhận, dựa
hẳn vào niềm tin của con người, khuyên con người làm việc thiện mang tính nhân
văn.
Thế giới quan triết học ra đời sau cùng cao hơn hai thế giới quan trên, phản ánh
hiện thực bằng hệ thống tri thức với các khái niệm, phạm trù,quy luật…phải được
chứng minh bằng khoa học tự nhiên, khoa học xã hội…Nếu khoa học chưa chứng
minh được thì dựa vào kinh nghiệm thực tiễn của loài người.
2. Phương pháp biện chứng:
Phương pháp luận là lý luận về phương pháp, là hệ thống quan điểm, nguyên tắc
xác định phương pháp, phạm vi ứng dụng phương pháp… cho hoạt động nhận thức
và hoạt động thực tiễn.
Phương pháp biện chứng là phương pháp xem xét sự vật, hiện tượng trong mối
liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác, luôn vận động, biến đổi và phát triển.
3. Nội dung thế giới quan duy vật biện chứng:
a. Quan điểm duy vật về thế giới:
Mac, Ănghen và sau này là Lênin kế thừa tư tưởng của các nha duy vật trước đó,
và căn cứ vào các thành tựu khoa học tự nhiên mà CNDVBC khẳng định bản chất
của thế giới là vật chất, thế giới thống nhất ở vật chất, vật chất là thực tại khách
quan tồn tại độc lập với ý thức, quy định ý thức, thể hiện ở 4 điểm:
- Chỉ có một thế giới duy nhất và thống nhất, đó là thế giới vật chất. Ngoài thế
giới vật chất không thể có một thế giới bất kỳ không có vật chất nằm cạnh thế giới
vật chất đó. Thế giới này tự có, không do ai sinh ra và không mất đi. Khi có con
người trái đất đã xuất hiện hơn 7 tỉ năm.
- Tất cả các sự vật hiện tượng của thế giới dù phong phú đa dạng tới đâu đều
là vật chất, đều có mối liên hệ vật chất với nhau , đều bị chi phối bởi quy luật
3

chung giống nhau, đều là nguyên nhân, kết quả của nhau. Mọi sự vật hiện tượng
tồn tại và biến đổi độc lập với ý thức con người. Con người nhận thức được quy
luật và vận dụng các quy luật đó trong cuộc sống.
- Thế giới không ai sinh ra và tiêu diệt, nó tồn tại vĩnh hằng, vô tận. Vật chất là tất
cả những gì tồn tại khách quan ngoài ý thức, độc lập với ý thức, không phụ thuộc
vào ý thức. vật chất là nhà cửa, đất đai, sông ngòi…
Tất cả vật chất tồn tại, thể hiện bằng các sự vật, hiện tượng luôn tồn tại, vận động,
phát triển không ngừng, không có sự vật nào đứng yên, tương tác thúc đẩy nhau
nên thế giới vật chất không mất đi – Định luật bảo toàn năng lượng
- Ý thức là một đặc tính của não bộ con người (não bộ cũng là một dạng vật chất).
Ý thức là toàn bộ tri thức, tư tưởng, tình cảm, niềm tin, ý chí của con người, là sự
phản ánh hiện thực khách quan vào bộ não người.
Ý thức con người là do vật chất sinh ra. Con người là dạng vật chất đặc biệt, có tổ
chức cao nhất, ý thức của con người là toàn bộ tri thức, tư tưởng, niềm tin, ý chí
của con người phản ảnh thế giới khách quan. Có hai yếu tối quan trọng trong ý
thức con người là : tri thức và niềm tin. Tri thức là nền tảng của ý thức. Niềm tin là
khâu trung gian chuyển hóa tri thức khoa học thành ý thức. Tri thức khoa học
thâm nhập vào con người, thể hiện quan điểm của con người, hình thành niềm tin
của con người. Để tồn tại sống trong xã hội phải có niềm tin. Con người phản ánh
thế giới khách quan là chủ động, tích cực, sáng tạo, con người có các hoạt động
thực tiễn
b. Quan điểm duy vật về xã hội:
Xã hội bao gồm tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
Tồn tại xã hội hay vật chất xã hội là những điều kiện sinh hoạt vật chất trong xã
hội,thể hiện ở ba yếu tố cơ bản bao gồm điều kiện địa lý tự nhiên (địa thủy: đất đai,
song ngòi, tài nguyênmôi trườn, tài nguyên thiên nhiên, khí quyển, địa quyển, thủy
4

quyển, sinh quyển);sinh quyển: yếu tố dân số và mật độ dân số, phương thức sản
xuất vật chất( cách thức và phương pháp của con người làm ra của cải vật chất
trong giai đoạn phát triển, là yếu tố tích cực đánh giá một xã hội có phát triển hay
không).
Ý thức xã hội là toàn bộ tri thức, tư tưởng, thói quen, tình cảm, truyền thống của
con người, phản ánh tồn tại xã hội.Hình thái ý thức xã hội gồm : chính trị là hình
thái quan trọng nhất,chi phối hình thái khác, pháp quyền, đạo đức, triết học, văn
hóa nghệ thuật, khoa học, tôn giáo.
Quan điểm duy vật về xã hội thể hiện ở 4 nội dung:
- Phép DVBC coi xã hội là một bộ phận đặc thù của giới tự nhiên. Con người là
thành phần vô cơ của giới tự nhiên. Xã hội có sự tham gia bằng hoạt động của con
người có ý thức.
- Khẳng định sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội. Phương thức sản xuất
quyết định quá trình sinh hoạt xã hội, quyết định chính trị và tinh thần nói chung,
nói rộng ra là quyết định ý thức xã hội.
- Coi sự phát triển của xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên. Mác coi sự phát
triển thay thế lẫn nhau giữa các hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử tự
nhiên, nghĩa là không phụ thuộc vào ý chí của bất cứ cá nhân nào mà do sự tác
động bởi các quy luật của đời sống xã hội như: QHSX phù hợp với trình độ phát
triển của LLSX, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, cơ sở hạ tầng quyết định
kiến trúc thượng tầng. Trong những quy luật đó thì quy luật QHSX phù hợp với
trình độ của LLSX giữ vai trò quyết định, nhờ nó tác động vào đời sống xã hội mà
làm xã hội phải thay thế bằng xã hội khác.
- Quần chúng nhân dân là chủ thể chân chính sáng tạo ra lịch sử.
4. Ý nghĩa thế giới quan duy vật biện chứng:
5

Thế giới quan duy vật biện chứng là đỉnh cao của thế giới quan triết học
và cũng là đỉnh cao của thế giới quan đã có trong lịch sử. Có thể khẳng định rằng,
thế giới quan duy vật biện chứng là hệ thống những quan niệm khoa học chung
nhất về tự nhiên, xã hội và con người.
Thế giới quan duy vật biện chứng gồm ba yếu tố cơ bản quan hệ hữu cơ với nhau:
đó là tri thức khoa học, niềm tin khoa học và lý tưởng cách mạng.
Tri thức trong thế giới quan duy vật biện chứng bao gồm chủ nghĩa duy vật, phép
biện chứng, các khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Những tri thức đó góp phần
định hướng cho con người trong hoạt động cải tạo hiện thực. Trong đó,
những tri thức của Triết học Mác - Lênin đóng vai trò nền tảng, là hạt nhân lý luận
của thế giới quan duy vật biện chứng.
Niềm tin khoa học có cơ sở từ những tri thức khoa học và gắn kết giữa tri thức
khoa học với hoạt động thực tiễn. Niềm tin khoa học giúp con người tin tưởng vào
những hành động hướng tới chân lý, xác định những mục tiêu cao cả để vươn tới.
Lý tưởng cách mạng trong thế giới quan duy vật biện chứng là sự kết hợp giữa
tri thức khoa học và niềm tin khoa học. Đó là lý tưởng cao đẹp. Nó vừa là mục tiêu
cao cả mà con người hướng tới, vừa là động lực thôi thúc con người hành động,
thiếu lý tưởng con người cảm thấy mất phương hướng, mất niềm tin và cảm thấy
cuộc đời tẻ nhạt. Chính lý tưởng khơi dậy sự nỗ lực nhận thức, sự nồng nhiệt của
tình cảm, sự mãnh liệt của ý chí và quyết tâm trong hành động giúp con
người vươn tới mục tiêu cao cả không quản gian khổ, hy sinh. Lý tưởng cách mạng
là sự thống nhất giữa tri thức, tình cảm, ý chí sẵn sàng hoạt động, trong đó yếu tố
tri thức khoa học đóng vai trò quan trọng nhất bởi lý tưởng chỉ thật sự có tính hiện
thực khi nó được xây dựng trên cơ sở niềm tin vững chắc vào chân lý mà tri thức
khoa học đem lại. Sống có lý tưởng, có hoài bão ước mơ, con người sẽ nhân đôi ý
nghĩa cuộc sống của chính mình, giúp con người vươn lên làm chủ tự nhiên, xã hội
6

và bản thân.
Tóm lại, thế giới quan duy vật biện chứng có ý nghĩa không chỉ thiên về mặt lý
luận nhận thức mà còn có một ý nghĩa lớn lao về mặt thực tiễn. Sự thống nhất biện
chứng của những yếu tố tri thức, niềm tin, lý tưởng, giúp cho con người nhận thức
và cải tạo thế giới ngày càng hiệu quả hơn theo sự vận động của quy luật khách
quan.

You might also like