You are on page 1of 14

SUMMARY

1. Ý nghĩa rút ra từ nội dung nguồn gốc, bản chất của ý thức

Từ quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về nguồn gốc, bản chất của ý thức, ta có thể
rút ra ý nghĩa phương pháp luận sau:

Xuất phát từ thế giới khách quan trong nhận thức và hoạt động thực tiễn

Do ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ óc người, nên trong nhận thức và
hoạt động thực tiễn, ta phải bắt đầu từ thế giới khách quan. Tức là, trước hết ta phải nghiên
cứu, tìm tòi từ các đối tượng vật chất bên ngoài bộ óc để phục vụ nhu cầu tìm kiếm tri thức
và cải tạo các đối tượng vật chất đó.

Ta cần phải chống bệnh chủ quan duy ý chí. Tức là chống lại thói quen dùng quan điểm, suy
nghĩ thiếu cơ sở của mình để gán cho các đối tượng vật chất.

Cần xóa bỏ thói quan liêu, dùng mong muốn chủ quan của cá nhân mình để áp đặt thành chỉ
tiêu cho cơ quan, tổ chức, dù với động cơ trong sáng.

Phát huy tính tự giác, chủ động của con người

Do ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo về thế giới khách quan, ta cần phát huy hết
sức tính tự giác, chủ động của con người trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Cần kiên
quyết chống lại tư duy giáo điều, cứng nhắc, lý thuyết suông… về sự vật, hiện tượng.

Ta cần phát huy hết sức trí tuệ, sự nhạy bén của con người trong học tập, lao động. Luôn nỗ
lực bài trừ thói quen thụ động, ỷ lại, bình quân chủ nghĩa.

2. Trình bày nguồn gốc ra đời của triết học. Vì sao triết học xuất hiện vào
khoảng thế kỷ thứ VIII trước công nguyên mà không xuất hiện sớm hơn hoặc
muộn hơn?
+ Người Ấn Độ đọc “triết học” là dar sha na, có nghĩa là chiêm ngưỡng (hàm ý là tri thức dựa
trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải); "Triết",nghĩa chữ
Hán, có nghĩa là trí (bao hàm sự hiểu biết, nhận thức sâu rộng, đạo lý); “triết học” gốc tiếng
Hy Lạp cổ khó viết nên người ta chuyển sang tiếng Latinh thành Philosophy- yêu mến (philos)
sự thông thái (sophy). Philosophy vừa mang tính định hướng, vừa nhấn mạnh đến khát vọng
tìm kiếm chân lý của con người.
+ Nhà triết học (triết gia) là nhà thông thái, có khả năng làm sáng tỏ bản chất của mọi sự vật,
hiện tượng. Với quan niệm như vậy, triết học khi mới ra đời không có đối tượng nghiên cứu
riêng mà bao gồm toàn bộ tri thức của nhân loại, là "khoa học của mọi khoa học".
+ Ngay từ đầu, triết học đã được hiểu như là hoạt động tinh thần của con người biểu hiện
khả năng nhận thức, đánh giá của con người, nó tồn tại với tư cách là một hình thái ý thức xã
hội. Thuật ngữ triết học bao gồm hai yếu tố: Yếu tố nhận thức (sự hiểu biết về vũ trụ và con
người, sự giải thích hiện thực bằng hệ thống tư duy) và Yếu tố nhận định (đánh giá về mặt
đạo lý để xây dựng thái độ và hành động đúng).
+ Quan niệm về môn học triết học ngày càng được hoàn thiện trong lịch sử cho đến khi triết
học Mác ra đời.
+ Theo quan điểm mácxít, triết học là hệ thống lý luận chung nhất của con người về thế giới,
về vai trò và vị trí của con người trong thế giới đó.
- Nguồn gốc ra đời của triết học. Triết học ra đời rất sớm, cả ở phương Đông và phương Tây
gần như cùng một thời gian (khoảng từ thế kỷ VI-V tr.c.n) ở một số trung tâm văn minh cổ
đại, Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập, Hy Lạp, Ba Bi Lon v.v. "Còn về những lĩnh vực tư tưởng ở
trên cao hơn nữa trên không trung, như tôn giáo, triết học...thì đã có một nội dung tiền sử".
(C.Mác và Ph.Angghen:Tuyển tập,Nxb Sự thật,Hà nội,1971, t.II, tr.602).
+ Nguồn gốc nhận thức, khi tư duy con người đã đạt đến một trình độ khái quát hoá, trừu
tượng hoá cao, do đó có khả năng chuyển từ nhận thức kinh nghiệm sang nhận thức lý luận.
Triết học xuất hiện gắn liền với sự xuất hiện của nhận thức khoa học; với sự xuất hiện những
đòi hỏi, yêu cầu của xã hội về nhận thức thế giới và con người trong khi nghiên cứu những
qui luật chung nhất về tồn tại và tư duy; khi năng lực tư duy trừu tượng của con người đã
phát triển và đạt đến trình độ có thể khái quát được các tri thức của nhân loại thành hệ
thống.
+ Nguồn gốc xã hội, đó là khi các hoạt động sản xuất của con người bắt đầu có sự phân công
lao động, chế độ tư hữu hình thành, giai cấp xuất hiện.
Triết học chỉ xuất hiện khi lao động đã phát triển đến sự phân chia lao động thành lao động
trí óc và lao động chân tay (khi Công xã nguyên thuỷ bị thay thế bằng xã hội Chiếm hữu nô
lệ). Vì vậy, từ khi ra đời, triết học đã mang tính giai cấp, nghĩa là triết học phục vụ cho lợi ích
của những lực lượng xã hội nhất định, của những giai cấp nhất định.
3. Vai trò của Thế giới quan
Có thể thấy thế giới quan đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của con người và
xã hội loài người.
Thế giới quan đóng vai trò định hướng đối với toàn bộ cuộc sống của con người, từ thực tiễn
cho đến hoạt động nhận thức thế giới cũng như tự nhận thức bản thân, xác định lý tưởng,
hệ giá lối sống cũng như nếp sống của mình.
Sống trong thế giới loài người, con người cần phải nhận thức thế giới và nhận thức bản thân
mình. Trong mối liên kết chung giữa thế giới và con người đã giúp chúng ta tạo nên những
định hướng về lý tưởng sống thông qua các mục tiêu và định hướng phương pháp hoạt động
cụ thể.
Bên cạnh đó thế giới quan là nhân tố định hướng cho quá trình con người tiếp tục nhận thức
thế giới. Có thể ví thế giới quan như một “thấu kính”, qua đó con người nhìn nhận thế giới
xung quanh cũng như tự xem xét chính bản thân mình để xác định cho mình mục đích, ý
nghĩa cuộc sống và lựa chọn cách thức hoạt động đạt được mục đích, ý nghĩa đó. Như vậy
thế giới quan đúng đắn là tiền đề để xác lập nhân sinh quan tích cực và trình độ phát triển
của thế giới quan là tiêu chí quan trọng về sự trưởng thành của mỗi cá nhân cũng như của
mỗi cộng đồng xã hội nhất định.
4. Vai trò của thế giới quan trong cuộc sống
Thế giới khách quan khoa học được đánh giá là kim chỉ nam giúp con người đến với các hoạt
động tích cực theo sự phát triển của xã hội. Thế giới khách quan khoa học đóng vai trò quan
trọng đối với mỗi con người, cộng đồng và xã hội nói chung. Thế giới quan đúng đắn sẽ
hướng con người hoạt động theo những tư duy phát triển, góp phần vào sự tiến bộ của xã
hội. Đây cũng chính là cơ sở cho sự hình thành tư tưởng về mặt nhân cách, chính trị, hành vi
và đạo đức.
Vai trò của thế giới quan trong cuộc sống được thể hiện qua những yếu tố cụ thể sau:
– Vai trò của thế giới quan trong cuộc sống được thể hiện qua việc xác định được các mối
liên kết chung giữa thế giới và con người đã giúp chúng ta tạo nên những định hướng về lý
tưởng sống thông qua các mục tiêu và định hướng phương pháp hoạt động cụ thể.
– Vai trò của thế giới quan trong cuộc sống được thể hiện qua tri thức chung về thế giới, bản
chất của con người, niềm tin, tình cảm trong thế giới quan mà chúng ta nhận thức được sẽ
sâu sắc hơn thông qua các hoạt động thực tiễn đang diễn ra.
5. Vai trò của Triết học Marx-Lenin
Triết học Mác - Lênnin kế thừa và phát triển những thành tựu quan trọng nhất của tư duy
triết học nhân loại. Nó được C.Mác và Ph. Ăngghen sáng tạo ra và V.I.Lênin phát triển một
cách xuất sắc. Đó là chủ nghĩa duy vật biên chứng trong việc xem xét giới tự nhiên cũng như
xem xét đời sống xã hội và tư duy con người.
* Với tư cách là một hệ thống nhận thức khoa học có sự thống nhất hữu cơ giữa lý luận và
phương pháp: triết học Mác-Lênin như Lê nin nhận xét: “Là một chủ nghĩa duy vật triết học
hoàn bị” và “là một công cụ nhận thức vĩ đại”, triết học Mác-Lênin là cơ sở triết học của một
thế giới quan khoa học, là nhân tố định hướng cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực
tiễn, là nguyên tắc xuất phát của phương pháp luận.
+ Trong triết học Mác - Lênin, lý luận và phương pháp thống nhất hữu cơ với nhau. Chủ
nghĩa duy vật là chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng là phép biện chứng duy
vật. Sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng làm cho chủ nghĩa duy vật trở
nên triệt để, và phép biện chứng trở thành lý luận khoa học; nhờ đó triết học mácxít có khả
năng nhận thức đúng đắn cả giới tự nhiên cũng như đời sống xã hội và tư duy con người.
+ Nắm vững triết học triết học Mác-Lênin không chỉ là tiếp nhận một thế giới quan đúng đắn
mà còn là xác định một phương pháp luận khoa học. Nguyên tắc khách quan trong sự xem
xét đòi hỏi phải biết phân tích cụ thể theo tinh thần biện chứng, đồng thời nó ngăn ngừa thái
độ chủ quan tuỳ tiện trong việc vận dụng lý luận vào hoạt động thực tiễn.
* Trong quan hệ với các khoa học cụ thể, mối quan hệ giữa triết học Mác- Lênin và các khoa
học cụ thể là mối quan hệ biện chứng, cụ thể là: các khoa học cụ thể là điều kiện tiên quyết
cho sự phát triển của triết học. Đến lượt mình, triết học Mác- Lênin cung cấp những công cụ
phương pháp luận phổ biến, định hướng sự phát triển của các khoa học cụ thể. Mối quan hệ
này càng đặc biệt quan trọng trong kỷ nguyên cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ.
Chính vì vậy, để đẩy mạnh phát triển khoa học cụ thể cũng như bản thân triết học, sự hợp
tác chặt chẽ giữa những người nghiên cứu lý luận triết học và các nhà khoa học khác là hết
sức cần thiết. Điều đó đã được chứng minh bởi lịch sử phát triển của khoa học và bản thân
triết học.
Ngày nay trong kỷ nguyên cách mạng khoa học công nghệ, sự gắn bó càng trở nên đặc biệt
quan trọng. Trong kỷ nguyên này, cuộc đấu tranh chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
không bị thủ tiêu mà vẫn tiếp tục diễn ra với những nội dung và hình thức biểu hiện mới.
Trong tình hình đó, lý luận triết học sẽ trở nên khô cứng và lạc hậu, nếu không được phát
triển dựa trên sự khái quát khối tri thức hết sức lớn lao của khoa học chuyên ngành. Ngược
lại, nếu không đứng vững trên lập trường duy vật khoa học và thiếu tư duy biện chứng thì
đứng trước những phát hiện mới mẻ người ta có thể mất phương hướng và đi đến kết luận
sai lầm về triết học.
Tuy nhiên, triết học Mác không phải là đơn thuốc vạn năng chứa sẵn mọi cách giải quyết các
vấn đề đặt ra trong hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn. Để có thể tìm lời
giải đáp đúng đắn cho những vấn đề đó, bên cạnh tri thức triết học cần có hàng loạt những
tri thức khoa học cụ thể cùng với những tri thức kinh nghiệm do cuộc sống tạo nên một cách
trực tiếp ở mỗi con người. Thiếu tri thức đó, việc vận dụng những nguyên lý triết học không
những khó mang lại hiệu quả, mà trong nhiều trường hợp có thể còn dẫn đến những sai lầm
mang tính giáo điều.
Do vậy, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, chúng ta cần tránh cả hai thái
cực sai lầm:
+ Xem thường triết học sẽ sa vào tình trạng mò mẫm, dễ bằng lòng với những biện pháp cụ
thể nhất thời, đi đến chỗ mất phương hướng, thiếu nhìn xa trông rộng, thiếu chủ động và
sáng tạo trong công tác;
+ Tuyệt đối hóa vai trò của triết học sẽ sa vào chủ nghĩa giáo điều, áp dụng một cách máy
móc những nguyên lý, những quy luật vào từng trường hợp riêng mà không tính đến tình
hình cụ thể trong từng trường hợp riêng và kết quả là dễ bị vấp váp, thất bại.
Bồi dưỡng thế giới quan duy vật và rèn luyện tư duy biện chứng để phòng và chống chủ
nghĩa chủ quan, tránh phương pháp tư duy siêu hình, đó vừa là kết quả vừa là mục đích trực
tiếp của việc nghiên cứu lý luận triết học nói chung, triết học Mác - Lênin nói riêng.
6. Vật chất – Ý thức (Bài thu hoạch)
1.2. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức trong triết học Mác – Lênin.
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản của triết học. Phạm trù vật chất và mối
liên hệ giữa vật chất và ý thức đã được các nhà triết học trước Mác quan tâm với nhiều quan
điểm khác nhau và luôn diễn ra cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật
trong suốt lịch sử của triết học [3].
Với quan điểm của chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức là yếu tố quyết định sự tồn tại của vật
chất, chủ nghĩa duy vật lại quan điểm rằng vật chất quyết định toàn bộ đến sự tồn tại và
phát triển của ý thức. Đồng thời ý thức không tác động trở lại vật chất. Còn theo quan điểm
tiến bộ nhất hiện nay (quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng) nhận định rằng: vật chất
quyết định ý thức, đồng thời ý thức cũng tác động trở lại đối với vật chất [1].
1.2.1. Vật chất có vai trò quyết định đến sự xuất hiện và mất đi của ý thức.
Vật chất đóng vai trò quyết định đến sự xuất hiện, tồn tại hay mất đi của ý thức. Về mặt bản
chất, ý thức chính là sản phẩm của bộ óc con người - một dạng vật chất có tổ chức cao. Vì lẽ
đó, ý thức chỉ có khi có con người. Trong mối quan hệ giữa thế giới vật chất và con người thì
con người là kết quả, là sản phẩm của giới tự nhiên (thế giới vật chất) qua quá trình phát
triển lâu dài. Từ kết luận này giúp chứng tỏ nhận định: vật chất có trước, ý thức có sau.
Vật chất quyết định ý thức, còn ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất vào trong bộ não con
người. Vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức: không có sự tác động của thế giới khách
quan vào trong bộ não người thì sẽ không có ý thức. Ý thức là sản phẩm của một dạng vật
chất có tổ chức cao là bộ não người. Thế giới vật chất là nguồn gốc khách quan của ý thức.
Vật chất quyết định nội dung của ý thức: ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách
quan, nội dung của ý thức mang tính khách quan, do thế giới khách quan quy định. Vật chất
quyết định bản chất của ý thức. Vật chất quyết định phương thức, kết cấu của ý thức [5].
Nội dung của ý thức được quyết định bởi vật chất do bản chất của ý thức là sự phản ánh thế
giới vật chất, là hình ảnh chủ quan về thế giới vật chất. Bên cạnh đó, sự vận động và phát
triển của ý thức, hình thức biểu hiện của ý thức bị các quy luật xã hội, quy luật sinh học và sự
tác động của môi trường sống quyết định. Các nhân tố này thuộc lĩnh vực vật chất này thuộc
lĩnh vực vật chất. Chính vì vậy, không chỉ quyết định nội dung mà vật chất còn có vai trò
quyết định cả mọi sự biến đổi và hình thức biểu hiện của ý thức [1].
1.2.2. Ý thức có khả năng tác động trở lại đối với vật chất.
Ý thức có tính độc lập tương đối, chính vì vậy nó có khả năng tác động trở lại vật chất thông
qua các hoạt động thực tiễn của con người. Vì bản chất của ý thức xuất phát từ con người
nên nói đến vai trò của ý thức là nói đến vai trò của con người. Bản thân ý thức không thể
thay đổi bất cứ điều gì trong hoạt động thực tiễn nếu như không có sự tiến hành các hoạt
động vật chất của con người [1].
Vì vậy, sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn của con
người. Biểu hiện ở chỗ: ý thức trang bị cho con người sự hiểu biết về thế giới xung quanh,
giúp con người xác định mục tiêu, lựa chọn phương pháp cho hoạt động của mình tạo nên ở
con người tình cảm, niềm tin, ý chí, thôi thúc con người nỗ lực hành động để đạt được mục
tiêu đề ra. Ý thức có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự vận động, phát triển của những điều kiện
vật chất ở những mức độ nhất định. Nếu ý thức phản ánh phù hợp với hiện thực thì nó sẽ
làm thúc đẩy sự phát triển của các điều kiện vật chất. Nếu ý thức phản ánh không phù hợp
với hiện thực thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của các điều kiện vật chất. Song sự kìm hãm đó
chỉ mang tính tạm thời, bởi vì sự vật vận động theo các quy luật khách quan vốn có của nó,
nên nhất định phải có ý thức tiến bộ, phù hợp, thay thế cho ý thức lạc hậu, không phù hợp
[5].
Nếu ý thức của con người có khả năng nhận thức đúng, có nghị lực, có tri thức khoa học thì
hành động của con người sẽ phù hợp với các quy luật khách quan, con người có năng lực
vượt qua những thách thức trong quá trình thực hiện mục đích của mình, thế giới được cải
tạo. Ngược lại, nếu ý thức của con người phản ánh không đúng bản chất, quy luật và hiện
thực khách quan sẽ dẫn đến hướng hành động của con người đi ngược lại các quy luật khách
quan, điều này dẫn đến các ảnh hưởng tiêu cực đối với hoạt động thực tiễn và hiện thực
khách quan [1].
2. Ý nghĩa phương pháp luận.
Ý nghĩa phương pháp luận về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức chủ nghĩa duy vật biện
chứng đã khẳng định : vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức,
quyết định ý thức, song ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn
của con người vì vậy con người phải tôn trọng khách quan đồng thời phát huy tính năng
động chủ quan [6].
Từ mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức trong triết học Mác – Lênin, chúng ta rút
ra quan điểm khách quan với những yếu tố quan trọng sau:
2.1. Tôn trọng khách quan.
Tôn trọng tính khách quan của vật chất, của các quy luật tự nhiên và xã hội. Muốn
làm được điều đó thì con người trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải xuất phát từ
thực tế khách quan, lấy thực tế khách quan làm căn cứ hoạt động của mình. Lê-nin từng nói:
“Nếu chỉ xuất phát từ ý muốn chủ quan, nếu lấy ý chí áp đặt cho thực tế ảo tưởng thay cho
hiện thực thì sẽ mắc phải bệnh chủ quan duy ý chí” [6].
Xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng quy luật khách quan là xuất phát từ tính
khách quan của vật chất, có thái độ tôn trọng hiện thực khách quan mà căn bản là tôn trọng
quy luật, nhận thức và hành động theo quy luật khách quan. Trong nhận thức và hành động
con người phải xuất phát từ thực tế khách quan để xác định mục đích, đề ra đường lối, chủ
trương, chính sách, kế hoạch, biện pháp; phải lấy thực tế khách quan làm cơ sở, phương
tiện; phải tìm ra những nhân tố vật chất, tổ chức những nhân tố ấy thành lực lượng vật chất
để hành động [7].
Nhận thức sự vật hiện tượng phải chân thực đúng đắn, tránh tô hồng hoặc bôi đen
đối tượng, không được gán cho đối tượng cái mà nó không có [8].
Chúng ta phải tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, nếu không làm như
vậy chúng ta sẽ phải gánh chịu những hậu quả khôn lường [8].
Nhận thức cải tạo sự vật hiện tượng, nhìn chung phải xuất phát từ chính bản thân sự
vật hiện tượng đó với những thuộc tính mối liên hệ bên trong vốn có của nó [8].
Chúng ta cần phải tránh chủ nghĩa khách quan, bệnh chủ quan duy ý chí; chủ nghĩa
duy vật tầm thường, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa khách quan [8].
2.2. Tính năng động chủ quan.
Ý thức có thể tác động trở lại vật chất thì con người phải phát huy tính năng động chủ
quan, tức là phát huy vai trò tích cực của ý thức. Bản thân ý thức tự nó không thể thay đổi
được gì trong hiện thực. Ý thức muốn tác động trở lại hiện thực phải bằng lực lượng vật
chất, phải bằng con người thực hiện trong thực tiễn. Vai trò của ý thức là ở chỗ trang bị cho
con người những tri thức về bản chất quy luật khách quan. Trên cơ sở đó con người định
hướng đúng đắn mục tiêu và đề ra phương hướng phù hợp, vì vậy cần phải phát huy tính
năng động sáng tạo của ý thức, phát huy nhân tố con người để cải tạo thế giới khách quan
[6].
Quan điểm khách quan đòi hỏi phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức,
phát huy vai trò nhân tố con người, chống tư tưởng, thái độ thụ động, ỷ lại, ngồi chờ, bảo
thủ, trì trệ, thiếu tính sáng tạo; phải coi trọng vai trò của ý thức, coi trọng công tác tư tưởng
và giáo dục tư tưởng, coi trọng giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh. Đồng thời phải giáo dục và nâng cao trình độ tri thức, khoa học, củng cố và bồi dưỡng
nhiệt tình, ý chí cách mạng cho cán bộ đảng viên và nhân dân nói chung, nhất là trong điều
kiện văn minh trí tuệ, kinh tế tri thức, toàn cầu hóa hiện nay; coi trọng việc gìn giữ, rèn luyện
phẩm chất đạo đức cho cán bộ, đảng viên, đảm bảo sự thống nhất giữa nhiệt tình cách mạng
và tri thức khoa học [8].
Trên thực tế có rất nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đã tìm ra con đường đi cho
mình từ lý luận trên, chính sự nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
mà Đảng và Nhà nước ta đã có hướng đi đúng đắn. Hiện nay tôn chỉ của Đảng Cộng sản Việt
Nam là: “Mọi đường lối chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế tôn trọng kỉ luật
khách quan” [6].
Để thực hiện nguyên tắc khách quan và phát huy tính năng động của nhân tố chủ
quan của con người, chúng ta còn phải nhận thức và giải quyết đúng đắn các quan hệ lợi ích
và phải biết kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và xã hội; phải có động cơ trong
sáng, thái độ thực sự khách quan, khoa học, không vụ lợi [8].
3. Vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức vào cuộc sống và học tập.
Trong đời sống, mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức được biểu hiện ở rất
nhiều lĩnh vực, hoạt động. Đối với bản thân sinh viên, sống phải có mục tiêu, kế hoạch. Để
hoàn thành được thì tất yếu phải nhìn nhận từ thực tế khách quan, từ những cơ sở tiền đề
vật chất hiện có. Tầng lớp sinh viên ngày càng trở nên quan trọng với cuộc sống, là lớp người
có khả năng tiếp thu những cái mới, nhạy cảm với những biến động của tình hình kinh tế xã
hội. Cuộc sống ở môi trường đại học nảy sinh ở sinh viên những nhu cầu như tự tìm hiểu,
mở rộng kiến thức, nhu cầu tự học, tự đào tạo, … ngày càng phát triển theo định hướng
nghề nghiệp trong quá trình học.
Về cơ sở lý thuyết, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định vai trò quyết định của
vật chất với ý thức. Quy luật này được biểu hiện ở nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, cụ thể ông
cha ta có câu “Có thực mới vực được đạo" - ý chỉ vật chất quyết định nhận thức của con
người, đơn giản theo nghĩa đen thì khi con người không đủ no, không có sức khỏe thì bộ não
của con người sẽ khó hoạt động, tư duy, suy nghĩ sẽ không được sâu sắc, linh hoạt. Rõ nét
hơn, trong thời kỳ chống chọi với đại dịch Covid, chính phủ ta luôn đề ra những chính sách
hiệu quả, tối ưu nhất để đảm bảo đời sống vật chất của người dân, rồi mới thực thi những
chính sách, chỉ thị chống dịch sao cho phù hợp với tình hình chung. Đó là minh chứng rõ ràng
cho thấy, vật chất quyết định ý thức. Từ đó có thể rút ra được, để làm một việc gì đó, cần
phải đảm bảo điều kiện vật chất tối thiểu.
Đồng thời vạch rõ sự tác động ngược trở lại vô cùng quan trọng của ý thức đối với vật
chất. Nói tới vai trò của ý thức là nói tới vai trò của con người vì ý thức là ý thức của con
người. Bản thân ý thức không thể thay đổi gì trong hiện thực. Ý thức muốn tác động trở lại
hiện thực bằng lực lượng vật chất, nghĩa là phải được con người hoạt động trong thực tế.
Điều này cho thấy ý thức có vai trò quan trọng trong cuộc sống và quá trình học tập của con
người, đặc biệt là tầng lớp sinh viên chúng tôi.
Thực tế cho thấy ý thức của đa số sinh viên thường biến đổi theo hai xu hướng:
• Xu hướng tích cực: khi đứng trước mâu thuẫn hay khó khăn, bằng sự thông minh,
sáng tạo và nghị lực, nhiều sinh viên biết tận dụng mọi cơ hội, mọi khả năng để vượt qua
những thử thách trong cuộc sống. Họ đi từ thành công trong học tập đến những thành công
trong nghiên cứu khoa học, trong hoạt động đoàn thể, …
• Xu hướng tiêu cực: sinh viên biểu hiện thái độ thờ ơ, chán nản, dễ dàng đầu hàng
trước mọi khó khăn hay thử thách trong cuộc sống và học tập, nhiều người chỉ học với suy
nghĩ “Học để ra trường”, “Học cho có”, “Học để có bằng”,…. Họ không có mục tiêu về cuộc
sống, chạy theo lợi ích cá nhân, giả dối, gian lận trong thi cử và nhận được kết quả không tốt
trong học tập. Đa số sinh viên ngại giao tiếp, không chủ động tạo lập các mối quan hệ xã hội,
… đó là một sự thiếu sót rất lớn trong việc thúc đẩy cuộc sống đi lên.
Hơn bao giờ hết, hiện nay xã hội đang quan tâm đến sự nghiệp giáo dục nói chung và
tới giáo dục sinh viên nói riêng. Vì vậy, để có thái độ sống tích cực, sinh viên cần có tính tự
giác trong học tập, tự tìm tòi nghiên cứu, sáng tạo. Sinh viên phải có được những phương
pháp để tiếp thu tri thức thời đại, rồi vận dụng những tri thức đó vào thực tế góp phần xây
dựng xã hội ngày càng phồn vinh tươi đẹp. Bên cạnh việc học tập, sinh viên cần tích cực
tham gia các hoạt động xã hội, phát triển kỹ năng mềm. Việc phát triển bản thân sẽ giúp sinh
viên có năng lực chuyên môn tốt hơn khi ra trường, đáp ứng những yêu cầu của thị trường
về chuyên môn và nghiệp vụ.
Thứ nhất, vì vật chất quyết định ý thức nên trong nhận thức và hoạt động thực tiễn
đòi hỏi phải xuất phát từ thực tế khách quan. Đầu tiên, bản thân mỗi người phải tự xác định
được các điều kiện khách quan ảnh hưởng đến cuộc sống học tập của bản thân. Đồng thời,
mỗi người cần phải đặc biệt chú ý tôn trọng tính khách quan và hành động theo các quy luật
mang tính khách quan như: tuân thủ nội quy, quy định của nhà trường đề ra; đặc biệt là
chấp hành nghiêm quy định, quy chế trong học tập (đi học đúng giờ, không bỏ tiết, hoàn
thành mọi nhiệm vụ mà giảng viên đã giao, …) và thi cử (trung thực, không gian lận, học thật
– thi thật, …); chấp hành đúng nền nếp, kỷ cương như trang phục, tác phong khi đến trường
của sinh viên.
Thứ hai, vì ý thức có sự tác động trở lại đối với vật chất nên cần phải phát huy tính
năng động chủ quan. Sinh viên cần tích cực chủ động và sáng tạo hơn trong việc học tập, hãy
có một tầm nhìn rộng trong việc xác định cho mình một phương pháp học tập có khoa học,
học để “làm việc” chứ không phải học để “thi”, ... Bên cạnh đó, mỗi sinh viên cần phải hiện
thực hóa những ý tưởng của mình, dám nghĩ dám làm, nói phải đi đôi với làm, suy nghĩ đi đôi
với hành động.
Tri thức là phương thức vận động và tồn tại của ý thức. Chính vì vậy, sinh viên cần
phải tích cực tự giác trong học tập, luôn luôn đề cao tinh thần tự học, chủ động tìm hiểu và
khai thác vấn đề mà không quá phụ thuộc vào giảng viên trên lớp, không ngại chia sẻ những
quan điểm suy nghĩ của mình với giảng viên, hỏi đáp một cách tích cực, tránh tư tưởng ngại
hỏi, giấu những lỗ hỏng kiến thức để bản thân trở nên tốt hơn. Hơn nữa sinh viên cần phải
có hiểu biết sâu rộng ở nhiều lĩnh vực khác nhau, không chỉ học mỗi chuyên ngành, bởi xu
hướng liên kết nhiều lĩnh vực ngành nghề ngày nay rất phổ biến. Phải thường xuyên cập
nhật thông tin, tiếp thu những công nghệ mới, những xu hướng biến đổi của thế giới trên tất
cả các lĩnh vực từ đó đề ra cho mình những kế hoạch, mục tiêu học tập phù hợp, tránh tư
tưởng duy ý chí, bảo thủ, tư duy theo lối mòn, ngại tìm hiểu cái mới, đồng thời tránh tư
tưởng trì trệ “việc hôm nay chớ để ngày mai”, bị động, những suy nghĩ có tính chất “siêu
hình”, ví dụ như: chỉ học những môn chuyên ngành, thờ ơ với những môn đại cương, nền
tảng tư tưởng, …
Hiện nay một bộ phận không nhỏ sinh viên Việt Nam chưa tích cực học tập nghiên
cứu. Phần lớn diễn ra hiện tượng này xuất phát chính từ ý thức của sinh viên. Trước hết, nếu
nói đến vấn đề tích cực học tập thì trước mỗi buổi học sinh viên phải đọc tài liệu, bài giảng
và nghiên cứu bài, nói chung phải trang bị kiến thức cho bản thân. Thời gian trên lớp là
khoảng thời gian giảng viên và sinh viên trao đổi những vấn đề còn thắc mắc, chưa rõ từ đó
mà chỉnh sửa, bổ sung kiến thức cho sinh viên. Giảng viên là người tư vấn, định hướng, gợi
mở cho sinh viên. Cốt lõi là lấy người học làm trung tâm. Vậy thì trước khi lên lớp mỗi sinh
viên cần phải đọc trước, tìm hiểu kĩ nội dung. Chỉ có những vấn đề chưa rõ thì nên trao đổi
trên lớp. Còn khi lên lớp sinh viên cần tích cực trao đổi, nghe giảng để bổ sung nội dung mới,
chỉnh sửa nội dung hiểu chưa chính xác.
Tuy nhiên phần lớn việc trang bị kiến thức trước khi vào lớp và học tập tích cực trong
thời gian trên lớp lại chưa thật sự tốt với phần lớn sinh viên hiện nay. Có 2 nguyên nhân gây
nên hiện tượng trên. Đầu tiên nguyên nhân khách quan là cơ sở vật chất chưa thật sự tốt, hệ
thống thư viện chưa thực sự hiện đại và cập nhật. Giảng viên phải có phương pháp dạy độc
đáo, mới lạ để khiến sinh viên hứng thú hơn với môn học của mình. Gợi mở đồng thời kết
nối với doanh nghiệp để giúp sinh viên nắm bắt được xu thế thị trường. Tất nhiên khi nói tới
khách quan thì cũng phải đề cập đến yếu tố chủ quan. Ở đây thể hiện vật chất tác động đến
ý thức. Bản thân sinh viên học tập kém có rất nhiều nguyên nhân nhưng trong đó yếu tố lớn
nhất thuộc về bản thân. Do bản thân sinh viên lười, xuất phát điểm không thật sự tốt, ham
chơi, dành thời gian quá nhiều cho mạng xã hội.
Liên hệ với bản thân chúng tôi – sinh viên ngành Công nghệ thông tin Trường Đại học
Khoa học tự nhiên, mỗi tiết đến lớp chúng tôi đã phải chuẩn bị ở nhà 2 - 3 tiết học tập ở nhà.
Có như vậy cho đến khi lên lớp chúng tôi mới dễ dàng nắm được kiến thức trọng tâm, chiếm
lĩnh được kiến thức cho mình. Trong lớp cần chú ý nghe giảng, tích cực chủ động trao đổi
kiến thức với thầy cô, bạn bè để từ đó đặt ra những câu hỏi mà bản thân còn thắc mắc, băn
khoăn chưa biết giải đáp khiến cho vốn kiến thức mình lấy được nhiều hơn. Chính ý thức đó
giúp chúng tôi gặt hái được những kiến thức đem lại cơ hội cho tương lai của mình. Quá
trình hoạt động học tập của chúng tôi tại Trường Đại học Khoa học tự nhiên là vật chất đang
hoạt động còn ý thức trong quá trình hoạt động học tập của sinh viên là sản phẩm của bộ óc
người – sản phẩm từ bộ óc tư duy của chúng tôi và là sự phản ánh tự giác, tích cực của
chúng tôi, là hiện tượng học tập và quá trình hiện thực của thế giới vật chất, là hình ảnh chủ
quan của thế giới khách quan.
Bản thân chúng tôi thấy một người sinh viên có tri thức, là người có sự hiểu biết đúng
và nắm được quy luật, có niềm tin, có bản lĩnh, có ý chí quyết tâm, tình cảm để vượt qua
những khó khăn để chiếm lĩnh tri thức thì đạt đến đỉnh cao. Trong học tập, làm việc khi đứng
trước một vấn đề phát sinh trong cuộc sống việc đầu tiên cần làm hãy xem xét, nhận thức
vấn đề đúng đắn từ đó mà lựa chọn cách giải quyết hiệu quả nhất. Bản thân chúng tôi là sinh
viên ngành Công nghệ thông tin thì lượng kiến thức cập nhật mỗi ngày là vô cùng lớn. Vì thế
để học tốt ngành này, mỗi ngày cần phải cập nhật thông tin liên tục để nắm bắt xu hướng
công nghệ thị trường. Từ đó mà lựa chọn chuyên ngành và lĩnh vực phù hợp để học tập làm
cơ sở cho sự thành công sau này.
Tuy nhiên, việc rèn luyện năng lực chuyên môn là chưa đủ, xã hội và ngành nghề luôn
đòi hỏi những sinh viên khi ra trường với kỹ năng sống, kỹ năng làm việc nhóm, ngoại ngữ, …
đáp ứng đủ yêu cầu vị trí công việc. Để trau dồi được những kỹ năng đó, cần phải tiếp xúc
nhiều người, càng tiếp xúc rộng rãi, càng học hỏi được nhiều, và do đó càng hiểu biết, khôn
lớn trong cuộc sống như ý nghĩa của câu tục ngữ “đi một ngày đàng học một sàng khôn”; tích
cực học ngoại ngữ, yêu ngoại ngữ, tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, các buổi trao đổi,
tranh biện, thảo luận, các câu lạc bộ đội nhóm ở trường hay tìm kiếm một công việc làm
thêm phù hợp để hiểu được giá trị của đồng tiền, nhưng việc học tập là trên hết, không bao
giờ được đề cao việc làm thêm hơn việc học để rồi vô tình bị rơi vào nghịch cảnh làm nô lệ
của đồng tiền quá sớm, dẫn đến vô vàn hệ lụy mà đặc biệt là bỏ phí việc học.
Để làm rõ cho điều trên, đầu tiên cần làm rõ hai hoạt động liên hệ với nhau trên
phương diện “vật chất và ý thức” như thế nào? Một trong những mục đích cốt lõi của đa
phần sinh viên hiện nay khi học đại học là lấy kiến thức làm nền tảng để tìm được một công
việc ổn định, thu nhập tốt từ đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bản thân và gia
đình. Vì lí do đó mà nhiều sinh viên quyết định đi làm thêm trong thời gian học đại học để
phụ giúp gia đình cũng từ nhu cầu về vật chất. Tuy nhiên so với “vật chất” trong mục đích
học đại học thì nhu cầu này thường mang yếu tố ngắn hạn, không ổn định. Trước khi ra làm
việc sinh viên cần trang bị những kĩ năng thực hành, kĩ năng mềm cũng như các kĩ năng khác
để phục vụ cho xã hội, nhưng những yếu tố chưa chắc đã có trong chương trình đào tạo ở
một số trường đại học. Không những thế, tiền trọ, tiền ăn, … cũng là những vấn đề gây áp
lực cho sinh viên và gia đình. Từ đây ta thấy được vật chất tác động đến ý thức như thế nào.
Tiếp theo ý thức sẽ tác động đến vật chất. Điều này được thể hiện rõ qua thái độ của sinh
viên đối với việc học và việc làm thêm. Khi sinh viên hứng thú với việc làm thêm kiếm tiền,
cơ thể sẽ bộc phát ra những tế bào kích thích, về lâu dài bản thân sinh viên sẽ không quan
tâm, nhàm chán với những việc khác ngoài việc làm thêm cụ thể là việc học. Nói cách khác là
kìm hãm việc hứng thú, tập trung học. Ngoài ra làm việc quá sức còn ảnh hưởng đến sức
khỏe, một lí do gây xao nhãng việc học là sức khỏe bị giảm sút quá nhiều do dành quá nhiều
thời gian vào việc kiếm tiền và học hành khiến cho quỹ thời gian tự chăm sóc bản thân không
còn nhiều. Hậu quả là kết quả học tập bị giảm sút, trượt môn. Tuy nhiên hậu quả không
ngừng lại ở đó, việc kết quả bị giảm sút còn ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý cho sinh viên
khiến cho bản thân cảm giác mất tự tin và bản thân, stress và có nguy cơ bị trầm cảm.
Từ những mối liên hệ trên và hậu quả khôn lường xảy ra thì bản thân sinh viên cần có
giải pháp cân bằng giữa việc làm thêm và việc học. Đầu tiên trước khi quyết định làm thêm
kiếm tiền hay tập trung học tập bản thân sinh viên cần xác định các yếu tố khách quan như
điều kiện gia đình, hoàn cảnh và mục đích của bản thân. Sau đó sinh viên nên tìm hiểu về
yêu cầu công việc song song với chương trình học tập trên trường để quyết định. Để hiệu
quả hơn sinh viên cần xác định lại bản thân hiện tại đang thiếu những yếu tố nào để thay đổi
công việc hay thay đổi việc học. Sau khi đã xác định xong các yếu tố khách quan, cần vận
dụng những vốn hiểu biết cá nhân, sở trường, kinh nghiệm để đưa ra phương pháp học tập
và lựa chọn công việc phù hợp đảm bảo sức khỏe. Ngoài ra để giảm bớt áp lực nhưng vẫn
đảm bảo được hiểu quả là giảm thiểu thời gian “chết” hết mức có thể. Cần cân bằng thời
gian giữa việc học, việc rèn luyện kĩ năng với thời gian nghỉ ngơi, phát huy tinh thần tập
luyện thể dục thể thao để đảm bảo một sức khỏe tốt, cần bỏ ngay thói quen thức khuya, học
quá nhiều mà thờ ơ vói sức khỏe của mình, đó là một tư tưởng siêu hình dẫn đến hậu quả
khôn lường.
Là một sinh viên tốt thì cần phải biết đặt niềm tin vào nhiều thứ và phải có một ý chí kiên
định. Đầu tiên, cần phải có niềm tin ở bản thân mình, phải có hoài bão, ước mơ nhưng
không được quên việc thực hiện hóa nó bằng các kế hoạch chắc chắn phù hợp với điều kiện
bản thân, góp phần thúc đẩy động lực để phấn đấu, vươn lên nhằm đạt được những mục
tiêu cao đẹp; cần phải xây dựng cho mình một ý chí kiên định để tránh xa những thói hư tật
xấu. Chẳng hạn, cuộc sống sinh viên tự do, rời xa vòng tay bố mẹ đòi hỏi mỗi người phải lập
ra những quy tắc riêng cho bản thân để giữ vững lập trường của mình trước những cạm bẫy
trước mắt: tránh tụ tập nhậu nhẹt sa đà, không vì lười biếng mà cúp học, chưa học bài xong
chưa đi ngủ, chưa học bài đủ chưa đi chơi, không nên chạy theo những công việc chỉ sinh ra
lợi ích tức thời mà bỏ bê việc học.
Thứ ba, trong bất kể tình huống nào của cuộc sống, cần phải suy xét kĩ lưỡng đến các
điều kiện vật chất lẫn yếu tố tinh thần, điều kiện khách quan lẫn yếu tố khách quan. Đối với
việc học tập, phải căn cứ vào thời gian biểu, sức khỏe, điều kiện kinh tế, học lực, năng lực
của bản thân để điều chỉnh việc học tập một cách có hiệu quả. Một số lượng không nhỏ học
sinh, sinh viên hay trường hợp phụ huynh ép buộc con em của mình chạy theo những “xu
hướng học tập” của người khác như việc chọn trường, chọn ngành hoặc khối mà không căn
cứ vào những điều trên, dẫn đến sự uổng phí thời gian, tiền bạc mà hiệu quả đem lại không
cao. Cụ thể hơn trong việc đăng ký học phần, không được đăng ký một cách tràn lan với mục
đích tốt nghiệp sớm tránh trường hợp học không theo kịp, dẫn đến hao phí tiền bạc, thời
gian, công sức mà kết quả lại không được như ý muốn.
Xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động sáng tạo
của bản thân là những điều mà mỗi sinh viên cần phải ghi nhớ và thực hiện. Thế hệ của
chúng ta mang trong mình một sứ mệnh cao cả khi đang được sống trong một xã hội hiện
đại, nền kinh tế tri thức, cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, khi mà tri thức khoa học
trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, tuy việc phát huy tính năng động sáng tạo là rất tốt
nhưng chúng ta phải luôn tôn trọng những tiền đề vật chất đã xác định để chọn cho mình
con đường đi đúng hướng, phù hợp.

– Phải luôn xuất phát từ hiện thực khách quan trong mọi hoạt động
Tri thức mà con người thu nhận được sẽ thông qua chu trình học tập, nghiên cứu từ các hoạt
động quan sát, phân tích để tác động vào đối tượng vật chất và buộc những đối tượng đó
phải thể hiện những thuộc tính, quy luật.
Để cải tạo thế giới khách quan đáp ứng nhu cầu của mình, con người phải căn cứ vào hiện
thực khách quan để có thể đánh giá, xác định phương hướng biện pháp, kế hoạch mới có thể
thành công.
Bên cạnh đó cần phải tránh xa những thói quen chỉ căn cứ vào nhu cầu, niềm tin mà không
nghiên cứu đánh giá tình hình đối tượng vất chất.
– Phát huy tính năng động, sáng tạo, sức mạnh to lớn của yếu tố con người.
Con người muốn ngày càng tài năng, xã hội ngày càng phát triển thì phải luôn chủ động,
phát huy khả năng của mình và luôn tìm tòi, sáng tạo cái mới. Bên cạnh đó, con người phải
thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng, nâng cao năng lực và không bỏ cuộc giữa chừng.
Con người tuyệt đối không được thụ động, ỷ lại trong mọi trường hợp để tránh việc sa vào
lười suy nghĩ, lười lao động.

You might also like