You are on page 1of 7

Chương I: Khái luận về triết học và triết học Mác Lênin

I. Triết học và vấn đề cơ bản của Triết học


1. Khái lược về Triết học
2. Vấn đề cơ bản của Triết học
3. Biện chứng và siêu hình
II. Triết học Mác Lênin và vai trò trong đời sống xã hội
1. Sự ra đời và phát triển
2. Đối tượng và chức năng
3. Vai trò trong đời sống xã hội và trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện
nay

I. TRIẾT HỌC VÀ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC

1. Khái lược về triết học:

a. Nguồn gốc:

- Khi con người mới xuất hiện thì chưa có Triết học.

- Triết học chỉ ra đời khi hội tụ đủ những điều kiện và nguồn gốc:

+ Nguồn gốc nhận thức: Nhận thức thế giới là một nhu cầu khách quan của
con người => Triết học chỉ xuất hiện khi tư duy con người đã đạt tới trình độ trừu
tượng hóa, khái quát hóa những tri thức riêng lẻ, rời rạc để xây dựng nên các học
thuyết, các lý luận chung nhất về thế giới, về vai trò của con người trong thế giới
đó => Triết học ra đời với tư cách là một loại hình tư duy lý luận.
+ Nguồn gốc xã hội: Nền sản xuất xã hội đã phát triển đến trình độ tương đối
cao, có sự phân công lao động thành lao động trí óc và lao động chân tay, xã hội đã
có sự phân chia GC, Nhà nước ra đời. Trí thức xuất hiện với tư cách là một tầng
lớp XH, được XH coi trọng.

Trí thức – những người xuất sắc có điều kiện, có nhu cầu nghiên cứu, có năng
lực hệ thống hóa được coi là những nhà thông thái.

b. Khái niệm:

- Triết học xuất hiện ở cả phương Đông và phương Tay vào khoảng TK VIII
đến TK VI (TCN).

- Ở phương Đông:

+ Ở Trung Quốc: Là sự truy tìm bản chất của đối tượng nhận thức, là biểu
hiện cao về trí tuệ, là sự hiểu biết sâu sắc về toàn bộ thế giới, định hướng nhân sinh
quan cho con người.

+ Ở Ấn Độ: Darsana, nghĩa là chiêm ngưỡng, là tri thức dựa trên lý trí, là
con đường suy ngẫm dể dẫn dắt con người đến với lẽ phải.

- Ở phương Tây: Hy Lạp – La Mã cổ đại: Philosophia, nghĩa là yêu mến sự


thông thái.

+ Giải thích vũ trụ.

+ Định hướng nhận thức và hành vi cho con người.

+ Khát vọng tìm kiếm tri thức của con người.


 Tóm lại, dù ở Đông hay Tây, ngay từ đầu Triết học đã là hoạt động
tinh thần biểu hiện khả năng nhận thức của con người, nó được xem là hình thái
cao nhất của tri thức và nhà triết học là nhà thông thái có khả năng tiếp nhận chân
lý, nghĩa là có khả năng phát hiện nên bản chất của sự vật và hiện tượng.
 Triết học là hệ thống quan điểm lý luận chung nhất của con người về
thế giới và về vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó, là khoa học về những
quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.

c. Đối tượng nghiên cứu:

- Sự biến đổi đối tượng triết học qua các giai đoạn lịch sử:

+ Thời Cổ đại: Nghiên cứu mọi lĩnh vực của thế giới, KHÔNG có đối tượng
nghiên cứu riêng, gọi là nền triết học tự nhiên. => Triết học là “khoa học của
mọi khoa học”.

Triết học phương Đông thiên về con người và xã hội, triết học phương Tây
thiên về thế giới tự nhiên.

+ Thời Trung cổ:

Ở Tây Âu, khi quyển lực của giáo hội Thiên Chúa giáo bao trùm mọi lĩnh vực
đời sống xã hội, triết học trở thành một bộ phận của Thần học.

Triết học chỉ có nhiệm vụ lý giải và chứng minh cho sự đúng đắn của Kinh
Thánh, được gọi là triết học kinh viện. Đây là bước thụt lùi của triết học.

+ Thời Phục hưng – Cận đại (TK XV – TK XVIII):

Triết học Tây Âu từng bước toát khỏi sự thống trị của Thần học.
Khoa học tự nhiên từ chỗ bị phụ thuộc, bị dẫn dắt bởi triết học, nay đã tách ra
khỏi triết học để hình thành nên các môn khoa học độc lập và tác động đến khuynh
hướng phát triển của triết học và phương pháp tư duy của thời đại.

+ Triết học cổ điển Đức (cuối TK XVIII):

Đỉnh cao là triết học của Hegel: Coi triết học của mình là một hệ thống phổ
biến của tri thức khoa học, các ngành khoa học cụ thể chỉ là mắt khâu của triết học.
Là người cuối cùng có tham vọng coi “Triết học là khoa học của mọi khoa học”.

+ Đầu TK XIX: Hoàn cảnh kinh tế - xã hội thay đổi với sự phát triển mạnh
mẽ của khoa học, làm cho triết học Marx ra đời và đoạn tuyệt triệt để với quan
niệm “Triết học là khoa học của mọi khoa học” và xác định được đối tượng nghiên
cứu độc lập.

+ Từ TK XIX đến nay: Triết học nghiên cứu những quy luật chung nhất về
tự nhiên, xã hội và tư duy, ảnh hưởng và chi phối tới cả 3 lĩnh vực này.

 Tóm lại, đối tượng chung trong các học thuyết triết học từ cổ chí kim là
nghiên cứu những vấn đề chung nhất của giới tự nhiên, của xã hội và con
người, mối quan hệ của con người và tư duy của con người với thế giới
xung quanh.

d. Triết học – Hạt nhân lý luận của thế giới quan:

- Thế giới quan là toàn bộ những quan niệm của con người về thế giới, về bản
thân con người và về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới ấy. Do vậy,
bất kỳ người nào cũng có thế giới quan, vấn đề là ở chỗ đó là thế giới quan nào.

- Nguồn gốc của thế giới quan: Trong quá trình sống và cải biến thế giới, con
người luôn đặt câu hỏi và tìm cách trả lời những câu hỏi:
+ Thế giới ấy từ đâu mà ra?

+ Bản chất của thế giới này là gì?

+ Thế giới có mối quan hệ với con người như thế nào?

+ Con người có nguồn gốc từ đâu?

+ Bản chất con người là gì?

+ Con người có nhận thức được thế giới hay không?

Như vậy, thế giới quan ra đời từ cuộc sống hiện thực của con người, là kết
quả trực tiếp của quá trình nhận thức.

Thế giới quan bao gồm các yếu tố cơ bản: tri thức, niềm tin và lý tưởng.

Trong đó, tri thức là yếu tố quan trọng nhất, là cơ sở trực tiếp cho sự hình
thành thế giới quan. Tuy nhiên, bản thân tri thức chưa phải thế giới quan, tri thức
chỉ gia nhập thế giới quan khi đã được kiểm nghiệm ít nhiều trong thực tiễn và trở
thành niềm tin định hướmg cho hoạt động của con người.

=> Tri thức là hình thức phát triển cao nhất của thế giới quan.

- Các loại thế giới quan (Phân chia theo sự phát triển):

+ Thế giới quan huyền thoại: là cách cảm nhận thế giới của người nguyên
thủy, là trí tưởng tượng của con người về thế giới, có đặc điểm là các yếu tố tri
thức và cảm xúc, lý trí và tín ngưỡng, hiện thực và tưởng tượng, cái thật và cái ảo,
cái thần và cái người hòa quyện vào nhau.

+ Thế giới quan tôn giáo: Niềm tin tôn giáo đóng vai trò chủ yếu, tín
ngưỡng cao hơn lý trí, cái ảo lấn át cái thật, cái thần trội hơn cái người.
+ Thế giới quan triết học: diễn tả quan niệm dưới dạng hệ thống các phạm
trù, quy luật đóng vai trò như những bậc thang trong quá trình nhận thức về thế
giới.

- Vai trò của thế giới quan:


+ Định hướng cho con người trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực
tiễn.
+ Là tiền đề quan trọng để các lập phương thức tư duy hợp lý và nhân sinh
quan tích cực.
+ Là tiêu chí quan trọng đánh giá sự trưởng thành của mỗi cá nhân cũng như
của từng cộng đồng xã hội nhất định.
- Triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan vì:

+ Thứ nhất, bản thân triết học chính là thế giới quan. Trong thế giới quan, yếu
tố quan trọng nhất là tri thức. Tri thức triết học là những tri thức lý luận chung nhất
về thế giới, nên nó đóng vai trò là “hạt nhân lý luận của thế giới quan”.

+ Thứ hai, trong tất các các loại thế giới quan phân chia theo cơ sở khác nhau,
triết học bao giờ cũng là thành phần đóng vai cốt lõi.

+ Thứ ba, triết học bao giờ cũng ảnh hưởng và chi phối các thế giới quan khác
như: thế giới quan tôn giáo, thế giới quan kinh nghiệm, thế giới quan thông
thường...

+ Thứ tư, thế giới quan triết học như nào sẽ quy định mọi quan niệm khác của
con người như thế ấy.

2. Vấn đề cơ bản của triết học:

a. Nội dung vấn đề cơ bản của triết học:


- Angels định nghĩa: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là triết
học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại.”

Như vậy, vấn đề cơ bản của triết học chính là mối quan hệ giữa tư duy và
tồn tại, hay còn là giữa vật chất và ý thức. Vấn đề này gồm 2 mặt cơ bản:

- Mặt thứ nhất (Bản thể luận): Giữa vật chất và ý thức thì cái nào có trước,
cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?

+ Ý thức quyết định vật chất: CN duy tâm.

+ Vật chất quyết định ý thức: CN duy vật.

- Mặt thứ hai (Nhận thức luận): Con người có khả năng nhận thức được thế
giới hay không?

+ Khả tri luận (Thuyết có thể biết).

+ Bất khả tri luận (Thuyết không thể biết).

Đọc trước: Siêu hình, biện chứng, vai trò, sự ra đời và phát triển của triết học
Marx – Lenin.

You might also like