You are on page 1of 2

I.

TRIẾT HỌC VÀ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC

1) Khái lược về Triết học


a) Nguồn gốc:
 Triết học là một loại hình nhận thức đặc thù của con người, ra đời từ TK VIII tới TK VI TCN ở cả phương
Đông và phương Tây.
 Ý thức Triết học không xuất hiện ngẫu nhiên mà bắt nguồn từ tồn tại xã hội gắn liền với sự phát triển văn
minh, văn hóa, nhận thức
 Triết học là dạng tri thức lý luận xuất hiện sớm nhất trong lịch sử các loại hình lý luận của nhân loại, là
những luận thuyết chung nhất, có tính hệ thống, phản ánh thế giới xung quanh và thế giới của chính con
người nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người.
 Nguồn gốc của nhận thức :
- Nhận thức thế giới là nhu cầu tự nhiên, khách quan của con người.
- Nguồn gốc nhận thức triết học là sự hình thành, phát triển của tư duy trừu tượng, của năng lực khái
quát trong nhận thức con người.
- Triết học ra đời -> thời kỳ suy giảm và thu hẹp phạm vi của tư duy huyền thoại và tôn giáo nguyên
thủy(loại hình triết lý đầu tiên) => triết học là hình thức tư duy lý luận đầu tiên
 Vai trò:
 Dạng nhận thức lý luận tổng hợp, giải quyết tất cả các vấn đề lý luận chung về tự nhiên, xã hội và tư duy.
 “Khoa học của các khoa học”
 Mang trong mình mọi trí tuệ của nhân loại
 Không thể hình thành từ mảnh đất trống mà phải dựa vào tri thức. Tư duy triết học bắt đầu từ các triết lý, sự
khôn ngoan, từ tình yêu sự thông thái.
 Nguồn gốc xã hội(hoạt động thực tiễn của con người) : triết học mang trong mình tính giai cấp sâu sắc,
phục vụ cho lợi ích của những giai cấp, những lực lượng xã hội nhất định.
b) Khái niệm:
- Triết học là một hình thái ý thức xã hội
- Khách thể khám phá của triết học là thế giới( thế giới bên trong và bên ngoài) trong hệ thống chỉnh
thể toàn vẹn vốn có của nó
- Triết học giải thích tất cả mọi sự vật, hiện tượng, quá trình và quan hệ của thế giới -> tìm ra những
quy luật phổ biến nhất chi phối, quy định và quyết định sự vận động của thế giới, con người và tư
duy.
- Mang tính hệ thống, logic và trừu tượng về thế giới, gồm những nguyên tắc cơ bản, những đặc trưng
bản chất và những quan điểm nền tảng về mọi tồn tại.
- Triết học là hạt nhân của thế giới quan
- Là hình thái đặc biệt của ý thức xã hội, thể hiện thành hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về
thế giới, về con người và về tư duy của con người trong thế giới đó.
 Triết học là hệ thống quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó, là
khoa học về những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy
c) Đối tượng của triết học: là các quan hệ phổ biến và các quy luật chung nhất của toàn bộ tự nhiên, xã hội và tư
duy.
d) Triết học- hạt nhân lý luận của thế giới quan
 Thế giới quan là khái niệm triết học chỉ hệ thống các tri thức, quan điểm, tình cảm, niềm tin, lý tưởng xác định
về thế giới và về vị trí của con người (bao gồm cá nhân, xã hội và nhân loại) trong thế giới đó. Thế giới quan
quy định các nguyên tắc, thái độ, giá trị trong định hướng nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người.
 Thành phần chủ yếu của thế giới quan là tri thức (cơ sở trực tiếp hình thành thế giới quan), niềm tin và lý
tưởng (trình độ phát triển cao nhất của thế giới quan)
 Hạt nhân lý luận của thế giới quan vì:
- Bản thân triết học chính là thế giới quan
- Triết học là thành phần quan trọng đóng vai trò cốt lõi
I. TRIẾT HỌC VÀ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC

- Triết học ảnh hưởng và chi phối các loại thế giới quan khác
- Thế giới quan triết học quy đinh các thế giới quan và các quan niệm khác
 Thế giới quan duy vật biện chứng gồm tri thức khoa học, niềm tin khoa học và lý tưởng cách
mạng => Ý nghĩa: lý tưởng hóa thành những khuôn mẫu văn hóa điều chỉnh hành vi
 Đóng vai trò đặc biệt quan trọng, là tiền đề quan trọng để xác lập phương thức tư duy hợp lý và
nhân sinh quan tích cực trong khám phá và chinh phục thế giới
2) Vấn đề cơ bản của triết học
a) Nội dung vấn đề cơ bản:
- Phải giải quyết một vấn đề có ý nghĩa nền tảng để giải quyết tất cả những vấn đề còn lại – vấn đề về
mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
- Gồm hai mặt của một vấn đề
+ Giữa ý thức và vật chất, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?
+ Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
 Cách trả lời hình thành các trường phái lớn của triết học
b) Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
- Chủ nghĩa duy vật: gồm 3 hình thức cơ bản: chủ nghĩa duy vật chất phác (thời cổ đại), chủ nghĩa duy
vật siêu hình (TK XV-XVIII) và chủ nghĩa duy vật biện chứng (C. Mác và Ph. Anwgghen -> đỉnh cao
trong sự phát triển của chủ nghĩa duy vật).
- Chủ nghĩa duy tâm: Gồm:
+ Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: tính thứ nhất của ý thức con người và khẳng định mọi sự vật, hiện
tượng chỉ là phức hợp của những cảm giác.
+ Chủ nghĩa duy tâm khách quan: tính thứ nhất của ý thức con người và coi đó là thứ tinh thần khách
quan có trước và tồn tại độc lập với con người
c) Thuyết khả tri và thuyết bất khả tri

You might also like