You are on page 1of 3

Chương 1: Khái niệm Triết học và Triết học Mác –

Lenin
1. Triết học là gì?
- Trong lịch sử Triết học 2700 năm qua, từ phương Đông vùng châu Á tới phương Tây của xã hội Hi Lạp
cổ đại, từ cổ đại đến hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về Triết học. Mỗi định nghĩa đó đều có giá
trị chân bí.

- Một vài thí dụ điển hình:

 Trung Quốc cổ đại, Triết học là biểu hiện cao của trí tuệ, là sự hiểu biết sâu sắc của con người về
toàn bộ thế giới và định hướng nhân sinh quan cho con người.
 Hi Lạp cổ đại, Triết học (Philosophia) được Pytago sử dụng với hàm nghĩa yêu mến sự thông
thái.
 Các nước phương Tây thế kỉ 17,18 quan niệm Triết học là khoa học của mọi khoa học.

- Nhu cầu ra đời của Triết học:

 Nhu cầu hiểu biết thế giới đến mức đầy đủ nhất.
 Xây dựng phương pháp luận đúng đắn cho việc nhận thức và cải tạo thế giới, nhận thức chinh
mình.

- Điều kiện ra đời của Triết học:

 Sự tích lũy tri thức về nhiều lĩnh vực.


 Sự xuất hiện tầng lớp tri thức trong xã hội.

- Triết học là hệ thống quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí con người trong thế giới đó, là
khoa học về những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.

- Trong Triết học, khái niệm thế giới dùng để chỉ tất cả những sự vật, hiện tượng, quá trình mà nó phát
sinh, tồn tại, phát triển, diễn ra trong hệ quy chiếu không gian và thời gian.

- Các lĩnh vực của thế giới:

• Giới tự nhiên.
• Xã hội.
• Tinh thần (Tâm thức).
• Tâm linh.

- Sự kết hợp của 4 lĩnh vực trên tạo nên con người.

- Thế giới quan là hệ thống tri thức, quan điểm, tình cảm, niềm tin, lý tưởng xác định về thế giới và về vị
trí của con người trong thế giới đó.

- Phương pháp luận là hệ thống các nguyên tắc cơ bản được xây dựng nên từ thế giới quan và được sử
dụng như những căn cứ cơ bản để xác lập nên các phương pháp.
2. Vấn đề cơ bản của Triết học
- Vấn đề cơ bản của Triết học là giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức (tâm thức), giữa tư duy
và tồn tại.

- Nội dung của vấn đề cơ bản đó?

• Giữa vật chất và ý thức: cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào phụ thuộc vào cái nào?
(Thực chất: Giải quyết vấn đề nguồn gốc – bản chất của mọi tồn tại).
• Con người có khả năng nhận thức thế giới không?
(Thực chất: Giải quyết vấn đề khả năng con người nhận thức thế giới; giới hạn, con đường,
biện pháp,… nhận thức thế giới)

- Ý nghĩa của vấn đề cơ bản?

• Là căn cứ cơ bản để xác định các trường phái Triết học chính trong lịch sử.

+ Chủ nghĩa nhất nguyên (chủ nghĩa duy vật, duy tâm) và chủ nghĩa nhị nguyên.

+ Khả tri luận, bất khả tri luận, hoài nghi luận.

3. Các trường phái triết học lớn


- Chủ nghĩa duy vật:

• Là trường phái Triết học được xây dựng trên quan niệm: Vật chất có trước và quyết định ý
thức (bản chất – bản nguyên của thế giới là vật chất).
• 3 hình thức phát triển: chất phác – siêu hình – biện chứng.
• CNDV biện chứng là hình thức phát triển cao nhất của CNDV trong lịch sử.

- Chủ nghĩa duy tâm:

• Là trường phái Triết học xuất phát từ quan điểm: Ý thức là cái có trước, quyết định vật chất
(bản chất – bản nguyên của thế giới là ý thức).
• CNDT có 2 hình thức cơ bản: CNDT chủ quan và CNDT khách quan.
• Các trào lưu Triết học duy tâm hiện đại hầu hết là CNDT chủ quan (Hiện sinh, Thực chứng,
Thực dụng).

- Chủ nghĩa Nhị nguyên:

• Là trường phái Triết học xuất phát từ quan niệm: Vật chất và Ý thức tồn tại độc lập với nhau.
Các triết gia lớn: Aristot, Decacto, Canto.

- Khả tri luận, Bất khả tri luận, Hoài nghi luận: Là các trường phái có sự khác nhau trong việc giải quyết
mặt thứ hai của vấn đề cơ bản trong Triết học.

• Khả tri luận: Có thể biết (Hầu hết các nhà duy vật và khoa học).
• Bất khả tri luận: Không thể biết (Beccoli, Hium,…).
• Hoài nghi luận: Chỉ biết về mặt hiện tượng (Chủ quan) mà không thể biết được cái bản chất
– thực chất (Khách quan) – Triết học thực chứng.
4. Biện chứng và Phép biện chứng
- Để xây dựng một thế giới quan và một phép lý luận Triết học, trước hết phải nghiên cứu mối quan hệ
giữa vật chất và ý thức mà trọng tâm của nó là nguồn gốc và bản chất chung nhất của thế giới là từ vật
chất hay ý thức. Nhưng để xây dựng một cách hoàn chỉnh, còn phải giải quyết những vấn đề sau đây:

 Các sự vật, hiện tượng tồn tại độc lập, biệt lập tuyệt đối với nhau hay liên hệ, tác động lẫn nhau?
 Các sự vật, hiện tượng luôn luôn biến đổi, phát triển hay tĩnh tại, bất biến. Nếu như có biến đổi
và phát triển thì chúng tuân theo những quy luật chung nhất nào?

- Để giải quyết vấn đề trên, trong lịch sử Triết học 2000 năm qua có hai quan niệm đối lập nhau, đó là:

 Siêu hình: Các sự vật, hiện tượng tồn tại biệt lập tuyệt đối với nhau. Do đó chúng tồn tại bất
biến, và nếu có biến đổi thì chỉ theo quy luật tuần hoàn.
 Biện chứng: Các sự vật, hiện tượng tồn tại độc lập một cách tương đối, chúng tác động qua lại,
làm biến đổi lẫn nhau. Do đó chúng không ngừng biến đổi và phát triển theo các quy luật của
riêng chúng.

- Lịch sử nhân loại cũng chứng minh rằng quan niệm biện chứng có một giá trị chân lí đúng thực tế hơn.
Do đó trong lịch sử Triết học, phép biện chứng mới là một nội dung căn bản, xuyên suốt.

- Phép biện chứng là học thuyết nghiên cứu về biện chứng của thế giới.

- Biện chứng dùng để chỉ các các mối liên hệ, tương tác và vận động, phát triển theo quy luật. Biện
chứng bao gồm:

 Biện chứng khách quan


 Biện chứng chủ quan

- Phép biện chứng là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của thế giới thành hệ thống các
nguyên lý, quy luật; xây dựng hệ thống các nguyên tắc phương pháp luận cho nhận thức và thực tiễn.

- Phép biện chứng gồm 2 quy cách là lý luận và phương pháp.

- Lịch sử phép biện chứng:

 Phép biện chứng chất phác thời cổ đại: Được trình bày trong nhiều học thuyết cổ đại ở cả
phương Đông và phương Tây.
+ Vd: Trung Quốc (Thuyết Âm dương – Ngũ hành), Ấn Độ (Đạo Phật)
+ Đặc điểm chính: Duy vật, chất phác, chủ yếu là học thuyết về mối liên hệ phổ biến và sự biến
đổi.
 Phép biện chứng duy vật:

You might also like