You are on page 1of 5

Kinh tế học vi mô

Buổi 1
- “Sự khan hiếm” => Lựa chọn (Đánh đổi): + Giá

+ Tối ưu (Tốt nhất)

Vấn đề mà mọi cá nhân đều phải đối mặt, mọi hành động đều phải trả giá bằng những nguồn lực mà
ta có.

- Chi phí bao gồm tiền và thời gian.

- Chi phí cơ hội (OC) là chi phí phải trả dù cho bất kì phương án nào.

- Chi phí chìm là chi phí xuất hiện trong mọi tinh huống, không ảnh hưởng đến việc ra quyết định.

VD: Chi phí khi đi học tại NEU gồm:

1. Học phí
2. Sinh hoạt phí
3. Thời gian

Thì 1 và 3 là chi phí cơ hội, ảnh hưởng đến quyết định còn 2 là chi phí chìm, không ảnh hưởng.

- “Lựa chọn ntn?”

Suy nghĩ “Cận biên”

Mục tiêu: Tối đa hóa “lợi ích ròng”

NB = TB - TC

Net Benefit Total Benefit Total Cost

=> Tìm cực trị của NB để tối ưu lợi nhuận.

NBmax  (NB)’=0  (TB-TC)’=0  (TB)’=(TC)’

Lợi ích cận biên = Chi phí cận biên (Marginal Benefit = Marginal Cost)

- Để tối đa hóa lợi ích ròng, ta phải suy nghĩ tại điểm cận biên, và điều đó xảy ra khi lợi ích cận biên bằng
chi phí cận biên.
Buổi 4:
CHƯƠNG 2: Lý Thuyết Cung – Cầu
- Thị trường gồm Cung và Cầu:

 Cung là hành vi cùa người bán.


 Cầu là hành vi của người mua.

- Thị trường là nơi cho phép người mua và người bán tương tác, trao đổi hàng hóa với nhau.

1. Cầu
- Cầu là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua và có khả năng mua ở CÁC mức
giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định.

 Q: mức giá
 P:

- Lượng cầu là lượng hàng hóa mà người tiêu dùng muốn mua và có khả năng mua ở MỘT mức giá nhất
định.

- Biểu cầu mô tả mối quan hệ giữa giá bán và cầu.

- Giá giảm thì cầu tăng => Luật cầu.

- Đường cầu là một đường thẳng dốc xuống.

- Hàm cầu là một hàm số biểu diễn cầu dưới biểu thức toán học:

QD=f(P)
- Trường hợp đặc biệt: Hàm cầu tuyến tính:

QD=a-b.P
- Cầu cá nhân thể hiện hành vi của một cá nhân.

- Cầu thị trường thể hiện hành vi của tất cả các cá nhân tham gia vào thị trường.

- Các yếu tố chi phối cầu:

 Giá (P): Gây ra sự vận động dọc theo đường cầu.


 Ngoài giá (Xem xét khi giá không đổi): Gây ra sự dịch chuyển của đường cầu.

1. Thu nhập (Income)


- Hàng hóa thông thường: Cầu tăng khi thu nhập tăng => Đường cầu dịch sang phải.

- Hàng hóa cấp thấp: Cầu giảm khi thu nhập tăng => Đường cầu dịch sang trái.

VD: Bth ăn mì, thu nhập tăng không ăn nữa.


2. Giá hàng hóa liên quan (A,B)
- Hàng hóa thay thế: A và B có giá trị sử dụng tương tự nhau.

VD: Coca vs Pepsi, Bánh mì vs Bánh bao,…

- Hàng hóa bổ sung:

VD: Điện thoại vs Sạc,…

Bài toán: Hai loại hàng hóa A và B:

 PA không đổi
 PB thay đổi

=> Cầu của A thay đổi ntn?

1. A, B thay thế.

- PB giảm -> QB tăng -> QA giảm

- PA không đổi

=> Cầu hh A giảm, đường cầu dịch trái.

2. A, B bổ sung.

- PB tăng => QB giảm => QA giảm

- PA không đổi

=> Cầu hh A giảm, đường cầu dịch trái.

3. Số lượng người tiêu dùng


- Quy mô thị trường: Càng nhiều người mua thì cầu càng tăng, đường cầu càng dịch sang phải.

4. Thị hiếu (Taste)


- Thích/Ghét một loại hàng hóa.

5. Kỳ vọng
- Dự đoán về các yếu tố ảnh hưởng đến cầu trong tương lai.

 Kì vọng về thu nhập trong tương lai.


 Kì vọng về giá
 Kì vọng về giá hàng hóa liên quan,…

2. Cung
- Cung là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán muốn bán và có khả năng bán ở CÁC mức giá
khác nhau trong khoảng thời gian nhất định.

- Lượng cung là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán muốn bán và có khả năng bán ở MỘT mức
giá nhất định.
- Biểu cung, Đường cung.

- Hàm cung: QS = f(P)


- Dạng tuyến tính: QS = a+b.P
- Các yếu tố chi phối cung:

 Giá: Gây ra sự vận động dọc theo đường cung.


 Ngoài giá: Gây ra sự dịch chuyển của đường cung.

1. Công nghệ sản xuất


- Tiến bộ công nghệ: Tỉ lệ thuận với cung, đường cung dịch sang phải.

2. Giá các yếu tố đầu vào


- Tỉ lệ nghịch với cung, giá đầu vào tăng thì đường cung dịch sang trái.

3. Quy mô thị trường


- Càng nhiều người bán thì cung càng tăng, đường cung dịch sang phải.

4. Thuế
- Có thuế thì người bán sẽ tăng giá hàng hóa.

5 Kỳ vọng
- Kì vọng về nhu cầu thị trường.

- Kì vọng về thay đổi chính sách,…

3. Cân bằng thị trường


- Cân bằng thị trường (Equilibrium) là mức giá mà ở đó người mua muốn mua bao nhiêu cũng có, người
bán muốn bán bao nhiêu cũng hết.

- Giá cân bằng là mức giá tại đó lượng cung bằng lượng cầu.

- Sản lượng cân bằng

- Bàn tay vô hình: Thị trường có khả năng tự điều tiết về trạng thái cân bằng.

- Hàm cầu: P = a-b.QD


- Hàm cung: P = c+d.QS
- Tại cân bằng thị trường: QD = Q S = Q e
- Thay đổi trạng thái cân bằng:

4. Chính sách
- Chính phủ luôn luôn có xu hướng can thiệp vào thị trường:
 Kiểm soát giá (Tùy vào mục đích của chính phủ):
+ Giá trần: Bảo vệ lợi ích của người mua.
+ Giá sàn: Bảo vệ lợi ích của người bán.
VD: Giá của một loại hàng hóa là 1tr/ đơn vị
Nếu chính phủ thấy cao, cp sẽ đưa ra một mức giá nhất định cho hàng hóa đó là 500k/đv và
người bán phải bán ở mức đó => Giá trần
Nếu thấp, cp đưa ra mức giá 1,5tr/đv => Giá sàn
 Thuế và trợ cấp

CHƯƠNG 3: Co giãn cung – cầu

You might also like