You are on page 1of 8

1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Nội dung chính


Các khái niệm cơ bản về kinh tế học
10 nguyên lý của kinh tế học
Kinh tế học thực chứng và chuẩn tắc
Cung cầu và thị trường

I. Kinh tế học là gì ?
Vấn đề kinh tế mà cá nhân cũng như xã hội phải đối mặc là nhu cầu thường vượt
quá khả năng đáp ứng. Chẳng hạn một trong những vấn đề kinh tế mà mỗi cá nhân
phải giải quyết là sử dụng nguồn thu nhập có hạn như thế nào. Hầu hết mọi người đều
muốn tăng số lượng và chất lượng hàng hóa, dịch vụ mà họ tiêu dùng - ăn ngon hơn,
mặc đẹp hơn, ở trong các căn hộ sang trọng và đầy đủ tiện nghi hơn, đi du lịch nhiều
hơn, ... Sở dĩ chúng ta tiêu dùng ít hơn mức mong muốn là do tiêu dùng của chúng ta
bị giới hạn bởi thu nhập. Nói cách khác, người tiêu dùng vấp phải giới hạn về khả
năng chi trả được gọi là giới hạn ngân sách. Khi quyết định đi du lịch nhiều hơn, thì
phần ngân sách của bạn còn lại để chi cho các nhóm hàng khác sẽ ít hơn.
Xã hội cũng phải đối mặt với những vấn đề nan giải tương tự; nhu cầu của các
thành viên luôn lớn hơn khả năng đáp ứng những nhu cầu này. Để thỏa mãn nhu cầu
cho mọi người dân, xã hội phải sử dụng các nguồn lực, tức các đầu vào được sử dụng
để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ. Theo truyền thống, các nhà kinh tế thường chia
các nguồn lực này thành 4 loại: lao động, tư bản, tài nguyên thiên nhiên và tri
thức công nghệ. Lao động là hoạt động của con người – cả trí óc và chân tay – phục
vụ cho quá trình sản xuất. Tư bản phản ánh những phương tiện do con người sản xuất
ra, bao gồm trang thiết bị và nhà xưởng. Tài nguyên thiên nhiên bao gồm các nguyên
vật liệu như gỗ, nước, khoáng sản và các yếu tố đầu vào khác mà tự nhiên ban cho, tri
thức công nghệ là sự hiểu biết của xã hội về cách tốt nhất để sản xuất ra hàng hóa và
dịch vụ.
Khi xét trong mối quan hệ với mong muốn vô hạn của các thành viên, thì nguồn
lực của mọi xã hội đều có giới hạn, hay khan hiếm. Tại bất kỳ thời điểm nào, ngay
cả các nền kinh tế giàu có nhất thế giới cũng chỉ sẵn có một lượng nhất định về
nguyên liệu thô, lao động và trang thiết bị tại một trình độ công nghệ xác định để phục
vụ cho quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Do vậy, khả năng của một nền kinh tế
trong việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ là có giới hạn.
Do không thể thoải mãn được mọi nhu cầu buộc chúng ta phải lựa chọn sử dụng tốt
nhất các nguồn lực khan hiếm. Đó chính là mối quan tâm hàng đầu của kinh tế học.
Do vậy chúng ta có thể định nghĩa kinh tế học là môn học nghiên cứu cách thức xã
hội quản lý các nguồn lực khan hiếm..
1

II. Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô


- Theo truyền thống, kinh tế học được chia thành kinh tế học vi mô và kinh tế
học vĩ mô.
+ Kinh tế học vi mô là môn học nghiên cứu quá trình ra quyết định của
hộ gia đình và doanh nghiệp cũng như sự tương tác giữa họ trên các
thị trường.
+ Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu hiện tượng tổng quát của nền kinh tế,
bao gồm lạm phát, thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế.

Kinh tế vĩ mô Kinh tế vi mô

Quy mô - Quy mô rộng lớn: toàn thể nền - Quy mô nhỏ lẻ: tập trung vào các
kinh tế cá thể đơn lẻ

Đối tượng - Chính phủ, người nước ngoài, - Người tiêu dùng, doanh nghiệp,
toàn bộ doanh nghiệp, hộ gia thị trường cạnh tranh…
đình…

Ví dụ - Tăng trưởng GDP, CPI, tỷ lệ - Cung, cầu, giá cả, thị trường, sản
thất nghiệp, lạm phát, chính lượng, doanh thu, chi phí, lợi
sách tiền tệ,... nhuận,...

III. Mười nguyên lý của kinh tế học


Con người ra quyết định như thế nào?
NL1. Con người phải đối mặt với sự đánh đổi (trade-off)
- Mọi nguồn lực đều khan hiếm, để đạt được mục tiêu này, con người phải
hy sinh mục tiêu khác
- “There is no free lunch” (không có bữa trưa nào là miễn phí)
- Đánh đổi giữa mục tiêu trước mắt và mục tiêu dài hạn
- Ví dụ:
+ Đi làm hay đi học đại học
+ Sản xuất bánh kẹo hay nước ngọt
NL2: Chi phí của một thứ là cái mà bạn phải từ bỏ để có được nó.
- Chi phí cơ hội của một thứ là cái mà bạn phải từ bỏ để có được nó
- Người ra quyết định cần phải nhận thức được những chi phí cơ hội gắn
với mỗi hành động cụ thể
- Ví dụ: kể tên các chi phí cơ hội của việc học đại học
1

NL3: Con người duy lý suy nghĩ tại điểm cận biên
- Người duy lý cố gắng tối đa một cách có hệ thống, có chủ ý và nhất
quán để đạt mục đích hay tối đa hóa lợi ích của mình ở điểm cận biên
- Ví dụ: Một hãng hàng không nên tính giá vé bao nhiêu cho các hành
khách bay dự phòng.
NL4: Con người phản ứng với các kích thích (incentives)
- Người duy lý phản ứng với các khuyến khích vật chất và tinh thần vì họ
quyết định dựa vào những cân nhắc về chi phí và lợi ích
- Động cơ khuyến khích là một yếu tố nào đó thôi thúc con người hành
động (khả năng bị trừng phạt hoặc được khen thưởng)
- Các động cơ khuyến khích rất quan trọng để hiểu thị trường hoạt động
như thế nào và trong việc thiết kế các chính sách.
Con người tương tác với nhau như thế nào?
NL5: Thương mại làm cho mọi người đều có lợi.
- Thương mại tự do đem lại lợi ích cho tất cả các bên
NL6: Thị trường luôn là phương thức tốt để tổ chức hoạt động kinh tế.
- Khi tác động qua lại với nhau trên thị trường, các hộ gia đình và doanh
nghiệp hành động như thể họ được dẫn dắt bởi “bàn tay vô hình”, đưa
họ tới những kết cục thị trường đáng mong muốn
NL7: Đôi khi chính phủ có thể cải thiện được kết cục thị trường
Nền kinh tế vận hành như thế nào?
NL8: Mức sống của một nước phụ thuộc vào năng lực sản xuất hàng hoá
dịch vụ của nước đó.
NL9: Giá cả tăng khi Chính phủ in quá nhiều tiền.
NL10: Chính phủ phải đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và
thất nghiệp.
- Trong ngắn hạn, chính sách giảm cung tiền (để giảm lạm phát) thất
nghiệp sẽ tăng là do giá cả cứng nhắc trong ngắn hạn (kể cả tiền lương),
làm giảm số lượng hàng tiêu thụ và doanh nghiệp sẽ cắt giảm công
nhân.
IV. Kinh tế học thực chứng và chuẩn tắc
- Khi các nhà kinh tế cố giải thích thế giới, họ là nhà khoa học
- Khi các nhà kinh tế cố thay đổi thế giới, họ là nhà tư vấn chính sách
1

1. Kinh tế học thực chứng


- Mô tả về sự vận hành của thế giới, khẳng định thế giới là như thế nào và
có thể kiểm định được nhận định này là đúng hay sai bằng cách đối
chứng với thực tế.
- Trả lời cho câu hỏi: Là gì? Như thế nào? Bao nhiêu? (mô tả nền kinh tế)
- Ví dụ: Quy định mức lương tối thiểu gây ra thất nghiệp (nhận định mang
xem thế giới vận hành như thế nào)
2. Kinh tế học chuẩn tắc
- Trả lời cho câu hỏi: Nên làm gì? (mang tính chất kiến nghị, bình luận và
đánh giá nền kinh tế)
- Ví dụ: Chính phủ nên tăng mức lương tối thiểu (đưa ra tuyên bố để thay
đổi thế giới, những gì thế giới nên làm)

V. Cung và cầu thị trường


1. Cung
- Khái niệm: Cung là số lượng một loại hàng hóa và dịch vụ mà doanh
nghiệp có khả năng và sẵn sàng cung ứng với những mức giá khác nhau
với giả định về chi phí sản xuất được xác định bởi giá các đầu vào, công
nghệ và số lượng người bán cho trước.
- Các yếu tố làm thay đổi cung:
+ Công nghệ
+ Giá cả các yếu tố sản xuất đầu vào
+ Số lượng nhà sản xuất thay đổi
+ Kỳ vọng của nhà sản xuất thay đổi
- Hàm số cung: 𝑄𝑆 = f (P, P đầu vào, CN, L,CS,...)
- Đường cung: biểu thị mối quan hệ giữa mức giá và lượng cung.
1

- Quy luật cung:


+ Giá (P) tăng thì lượng cung 𝑄𝑆 tăng
+ Các nhân tố khác giá cả làm cho lượng cung tăng thì đường cung
(S) sẽ dịch chuyển sang phải và ngược lại.
2. Cầu
- Khái niệm: Cầu là số lượng một loại hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu
dùng sẵn sàng hay có thể mua ứng với những mức giá khác nhau với giả
định về sở thích, thị hiếu, thu nhập, giá hàng hóa liên quan và số lượng
người mua cho trước.
- Các yếu tố làm thay đổi cầu:
+ Thay đổi của thu nhập
+ Giá các hàng hóa liên quan thay đổi
+ Kỳ vọng của người tiêu dùng thay đổi
+ Số lượng người tiêu dùng thay đổi
+ Thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi
- Hàm số cầu: 𝑄𝐷 = f (P,...)
- Đường cầu
1

- Quy luật cầu:


+ Giá (P) tăng thì lượng cầu (𝑄𝐷) giảm
+ Các nhân tố khác giá cả làm lượng cầu giảm thì đường cầu dịch
chuyển sang trái và ngược lại

3. Cân bằng cung cầu


- Điểm cân bằng: điểm mà tại đó lượng cung cân bằng với lượng cầu
(Q*;P*), trên đồ thị là giao điểm của đường cung và đường cầu
- Mức giá cân bằng (P*): mức giá tại đó lượng cung bằng lượng cầu
- Lượng cung cầu cân bằng (Q*): lượng hàng hóa tại mức giá cân bằng
Q* = 𝑄𝑆 = 𝑄𝐷; P* = 𝑃𝑆 = 𝑃𝐷
1

VI. Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF)

- Đường giới hạn khả năng sản xuất thể hiện:


+ Sự hiệu quả
+ Sự đánh đổi
+ Chi phí cơ hội
+ Tăng trưởng kinh tế
VII. Sơ đồ chu chuyển
1

You might also like