You are on page 1of 13

CHUYÊN ĐỀ 1

KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ HỌC VÀ ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN SỐ KINH TẾ VĨ MÔ CƠ BẢN

I. Kinh tế học là gì ?
- Kinh tế học là môn học nghiên cứu cách thức xã hội sử dụng các nguồn lực khan hiếm
nhằm thoải mãn các mong muốn vô hạn theo cách tốt nhất có thể
1. Phân tích chi phí – lợi ích và chi phí cơ hội
- Mọi cá nhân, doanh nghiệp, và thậm chí mọi chính phủ đều quan tâm đến phân chi phí –
lợi ích – một sự so sánh chi phí và lợi ích giữa các phương án khác nhau – trước khi
quyết định có thực hiện một hoạt động hay không.
- Phương án thay thế tốt nhất hay có giá trị nhất, mà bạn phải từ bỏ để thực hiện một hành
động cụ thể nào đó được gọi là chi phí cơ hội của hành động đó.
- Quan điểm của các nhà kinh tế ở đây là chúng ta không thể đưa ra được những lựa chọn
tốt nhất về việc sử dụng các nguồn lực khan hiếm của mình, nếu như chúng ta không biết
các chi phí và lợi ích đích thực của các quyết định đó.
2. Ba vấn đề kinh tế cơ bản
Sản xuất cái gì ?
- Xã hội phải sắp xếp, đánh giá nhiều nhu cầu khác nhau và sau đó quyết định đem sản
xuất những hàng hóa và dịch vụ nào với số lượng bao nhiêu.
- Trong điều kiện nguồn lực khan hiếm xã hội không chỉ cần phân bổ nguồn lực giữa sản
xuất hàng hóa cho tiêu dùng hiện tại và để đầu tư cho tương lai, mà đồng thời còn phải
xác định một cách chính xác những hàng đầu tư và tiêu dùng cụ thể nào sẽ được sản xuất.
Sản xuất như thế nào ?

- Trong hầu hết các trường hợp, người ta có thể sản xuất ra một hàng hóa hoặc dịch vụ nào
đó bằng nhiều cách khác nhau.
Sản xuất cho ai
- Mỗi xã hội phải quyết định phân phối, tức phân chia số hàng hóa có hạn của mình như
thế nào cho các thành viên muốn sử dụng chúng.
- Trong việc quyết định hàng hóa sẽ được phân chia ra sao, các xã hội khác nhau chịu ảnh
hưởng của truyền thống và các giá trị văn hóa của họ.
3. Thị trường hay chính phủ 
- Trong nền kinh tế thị trường, quyết định của các nhà làm kế hoạch trung ương được thay
thế bằng quyết định của hàng triệu doanh nghiệp và hộ gia đình. Các doanh nghiệp và hộ
gia đình tương tác với nhau trên thị trường, nơi mà giá cả và lợi ích riêng định hướng cho
các quyết định của họ.
- Nền kinh tế thị trường đã chứng tỏ sự thành công lạ thường trong việc tổ chức hoạt động
kinh tế theo hướng thúc đẩy phúc lợi kinh tế chung của cả xã hội.
- Lý do chúng ta cần chính phủ :
+ Bàn tay vô hình cần được chính phủ bảo vệ thị trường chỉ hoạt động nếu như quyền
sở hữu được tôn trọng.
+ Thị trường cần là một phương thức tốt để tổ chức hoạt động kinh tế, nhưng quy tắc
cũng có một số ngoại lệ quan trọng.
 Chính phủ can thiệp vào nền kinh tế là thúc đẩy hiệu quả và sự công bằng.
- Hầu hết các nước trên thế giới hiện nay đều phát triển theo mô hình kinh tế hỗn hợp,
trong đó cả nhà nước và thị trường cùng điều tiết nền kinh tế nhằm khai thác triệt để
những lợi thế, đồng thời tránh được hoặc giảm thiểu những thất bại của chính phủ lẫn thị
trường.
II. Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô
- Kinh tế học vĩ mô nghhiên cứu hoạt động của tổng thể nền kinh tế :
+ Nghiên cứu hoạt động của tổng thể nền kinh tế 
+ Xem xét, phân tích và đánh giá kết quả tổng hợp của tất cả các hoạt động cá nhân này
+ Cách tiếp cận cơ bản : xem xét những xu hướng chung của nền kinh tế
+ Nghiên cứu các chính sách của chính phủ có ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động
chung của nền kinh tế
- Kinh tế học vi mô là môn học nghiên cứu cách thức ra quyết định của hộ gia đình và
doanh nghiệp cũng như sự tương tác giữa họ trên các thị trường cụ thể. Để có được mức
độ chi tiết này, nhiều tương tác với thị trường khác bị bỏ qua.
- Kinh tế học vĩ mô và kinh tế vi mô có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau.
III. Một số vấn đề kinh tế vĩ mô then chốt :
1. Tổng sản lượng trong nước (GDP) : một trong những thước đo quan trọng nhất về
thành tựu kinh tế vĩ mô của quốc gia.
- GDP đo lường tổng sản lượng và tổng thu nhập của mỗi quốc gia.
- GDP có thể giảm trong một thời kì. Những biến động ngắn hạn của GDP gọi là chu kỳ
kinh doanh.
2. Thất nghiệp : Sự biến động ngắn hạn của tỷ lệ thất nghiệp liên quan đến những dao động
theo chu kỳ kinh doanh. Những thời kỳ sản lượng giảm thường đi kèm với tăng thất
nghiệp và ngược lại.
3. Lạm phát : Lạm phát là hiện tượng phổ biến trên toàn thế giới trong những thập kỷ gần
đây
4. Cán cân thương mại : Để hiểu cán cân thương mại vấn đề then chốt cần nhận thức là
mất cân bằng thương mại liên quan chặt chẽ với dòng chu chuyển vốn quốc tế.
IV. Các nhà kinh tế tư duy như thế nào
1. Nhà kinh tế với tư cách là nhà khoa học : đưa ra các lý thuyết, thu nhập số liệu và sau
đó phân tích dữ liệu để khẳng định hay bác bỏ lý thuyết của mình.
a) Phương pháp khoa học: quan sát, lý thuyết, tiếp tục quan sát : các nhà kinh tế quan sát
sự kiện, phát triển các lý thuyết và thu nhập dữ liệu để kiểm định chúng.
b) Vai trò của các giả thiết : các nhà kinh tế sử dụng các giả thiết khác nhau khi nghiên
cứu ảnh hưởng ngắn hạn và dài hạn của sự thay đổi cung ứng tiền tệ.
c) Các mô hình kinh tế :
- Các nhà kinh tế mô phỏng lại nền kinh tế bao gồm các biến quan trọng và loại bỏ các
biến không quan trọng.
- Sử dụng mô hình kinh tế được tạo thành bởi các đồ thị và phương trình đại số.
- Việc xác định điều gì nên đưa vào và điều gì không nên đưa vào trong một mô hình đòi
hỏi khả năng đánh giá và kỷ sảo của các nhà kinh tế.
2. Nhà kinh tế với tư cách nhà tư vấn chính sách
 Khi các nhà kinh tế tìm cách lý giải thế giới, họ đóng vai trò là các nhà khoa học, còn khi
tìm cách thay đổi thế giới, họ đóng vai trò là nhà tư vấn chính sách.
a) Phân tích thực chứng và chuẩn tắc
- Những nhận định mô tả về sự sự vận hành của thế giới được gọi là nhận định thực
chứng. Chúng khẳng định rằng thế giới là như thế nào. Một nhận định thực chứng có thể
đúng hoặc sai. Chúng ta có thể kiểm định một nhận định thực chứng bằng cách đối chứng
với thực tế.
- Những nhận định có tính chất khuyến nghị và trả lời cho câu hỏi thế giới cần phải như thế
nào được gọi là nhận định chuẩn tắc. Những nhận định này phụ thuộc vào giá trị và
không thể đánh giá chúng chỉ bằng số liệu. Nó còn gắn với quan điểm của chúng ta về
đạo đức, tôn giáo và triết lý chính trị.
- Nhận định thực chứng và nhận định chuẩn tắc có mối quan hệ với nhau.
b) Tại sao các nhà kinh tế lại bất đồng ?
- Việc hoạch định các chính sách nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế là một trong những
ứng dụng quan trọng nhất của lý thuyết kinh tế và là chức năng quan trọng nhất của các
nhà kinh tế.
- Các nhà kinh tế bất đồng với nhau vì họ có những quan điểm khác nhau về nó là gì hoặc
cái gì nên làm.
VI. Ba mục tiêu then chốt về thành tựu kinh tế vĩ mô của một quốc gia
1. Tăng trưởng kinh tế : mục tiêu kinh tế vĩ mô hàng đầu
Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hằng năm ở Việt Nam, 1986-2004

2. Tỷ lệ thất nghiệp: thước đo cơ bản về cơ hội tìm việc làm và hiện trạng của thị trường
lao động, cho chúng ta một thước đo khác về hoạt động của nền kinh tế.

Tỷ lệ thất nghiệp hàng năm ở Việt Nam, 1998-2004

3. Lạm phát: thước đo then chốt thứ ba về thành tựu vĩ mô của một nền kinh tế.

Tỷ lệ lạm phát hàng năm ở Việt Nam, 1986-2004

VII. Đo lường sản lượng và tăng trưởng


 Tổng thu nhập của một nền kinh tế đúng bằng tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ mà
nền kinh tế tạo ra. Do vậy, việc đo lường sản lượng chính là điểm xuất phát để đánh giá
hoạt động của cả hệ thống kinh tế.
1. Tổng sản phẩm trong nước : (Gross Domestic Product – GDP)

a) Ý nghĩa của khái niệm GDP


- Là một thước đo về tổng sản lượng và thu nhập của một quốc gia.
- Tổng sản phẩm trong nước là tổng giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối
cùng được sản xuất ra trong phạm vi một nước trong một thời kỳ nhất định là một năm.
- GDP cùng một lúc đo lường hai chỉ tiêu: tổng thu nhập mà mọi cá nhân trong nền kinh tế
nhận được và tổng chi tiêu cho những hàng hóa và dịch vụ mà nền kinh tế tạo ra.

Biểu đồ vòng chu chuyển

b) Các phương pháp tính GDP


- Hệ thống hạch toán mà chúng ta sử dụng để đo lường GDP có tên gọi là hệ thống tài
khoản quốc gia (System of National Accounts-SNA). Theo hệ thống này, có ba cách tiếp
cận được sử dụng để đo lường GDP và cả ba cách đều cho cùng một kết quả.
i. Cách tiếp cận hàng hóa cuối cùng (cách tiếp cận chi tiêu).
+ Hàng hóa cuối cùng được bán cho người sử dụng cuối cùng bao gồm hộ gia
đình, hãng, chính phủ hoặc người nước ngoài.
+ Hàng hóa trung gian được sử dụng để sản xuất ra các hàng hóa và dịch vụ khác
- Một cách để tính giá trị của hàng hóa cuối cùng là xem xét các hàng hóa này được sử
dụng vào mục đích gì. Có 4 khả năng:
+ Một số hàng hóa cuối cùng được tiêu dùng bởi các cá nhân gọi là tổng tiêu dùng
(Consumption-C).
+ Một số hàng hóa được các cá nhân mua để sử dụng cho tương lai được gọi là tổng đầu
tư (Investment-I).
+ Đầu tư thay thế là bộ phận đầu tư tương ứng với giá trị tư bản bị hao mòn trong thời
kì nghiên cứu và do đó đơn thuần để duy trì khối lượng tư bản hiện có. Tổng đầu tư
trừ đi đầu tư thay thế được gọi là đầu tư ròng.
+ Đầu tư ròng phản ánh sự thay đổi khối lượng tư bản giữa cuối kì so với đầu kì.
IN = I – Khấu hao
+ Một số hàng hóa được chính phủ mua và gọi là chi tiêu chính phủ (Government
purchases - G): chỉ tính các khoản chính phủ chi cho hàng hóa và dịch vụ vào GDP,
không tính các khoản chi trả trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm xã hội, và các khoản chuyển
giao thu nhập khác.
+ Một số hàng hóa được đưa ra bán ở nước ngoài và được gọi là xuất khẩu (X).

GDP = C + I + X – IM

- Sự chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu được gọi là xuất khẩu ròng (NX = X - IM).

ii. Cách tiếp cận giá trị gia tăng.


- Cách thứ hai để tính giá trị GDP là xử lý hàng hóa trung gian một cách trực tiếp.

Giá trị = Doanh thu của - Chi phí về hàng


gia tăng doanh nghiệp hóa trung gian

 GDP = Tổng giá trị giá tăng của mọi doanh nghiệp
iii. Cách tiếp cận thu nhập
- Liên quan tới việc đo lường thu nhập tạo ra từ việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, chứ
không phải là giá trị của bản thân các sản phẩm đó.
Doanh thu = tiền lương + tiền lãi + chi phí về các đầu vào trung gian + thuế gián thu +
khấu hao + lợi nhuận

Giá trị gia tăng = tiền lương + tiền trả lãi + thuế gián thu + khấu hao + lợi nhuận

GDP = tiền lương + tiền lãi + thuế gián thu + khấu hao + lợi nhuận

 Sự khác nhau giữa thu nhập cá nhân và thu nhập quốc dân
- Dân cư thường tính vào thu nhập bất kỳ khoản lãi vốn nào mà họ nhận được từ các tài
sản. Các tài khoản thu nhập quốc dân được sử dụng để tính GDP nhằm phản ánh giá trị
sản xuất hiện tại và do đó không bao gồm các khoản lãi vốn.
- Lợi nhuận mà doanh nghiệp giữ lại được tính trong thu nhập quốc dân, nhưng các cá
nhân không coi lợi nhuận giữ lại như là một phần trong thu nhập của họ.

 So sánh cách tiếp cận hàng hóa cuối cùng và cách tiếp cận thu nhập
- Trong cách tiếp cận hàng hóa cuối cùng chúng ta đã chia sản lượng của nền kinh tế thành
bốn thành tố - tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu chính phủ và xuất khẩu ròng. Chúng ta cũng chia
thu nhập của nền kinh tế thành ba thành tố: thanh toán cho công dân, bao gồm chủ yếu là
tiền công và tiền lương nhưng cũng bao gồm cả tiền nộp bảo hiểm y tế và hưu trí ; thanh
toán cho chủ sở hữu tư bản, bao gồm lợi nhuận, tiền lãi và tiền thuê; và thuế. Các nhà
kinh tế coi tổng thanh toán cho công nhân như là thù lao lao động.
 Sản lượng tiềm năng: Chỉ ra mức sản xuất mà nền kinh tế có thể duy trì nếu như toàn bộ
nguồn lực (lao động, nhà xưởng và trang thiết bị) được sử dụng tại mức thông thường.
 Các thước đo khác về tổng thu nhập
- Tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Product –GNP) là tổng thu nhập mà các công
dân của một quốc gia kiếm được.
GNP = GDP + Thu nhập nhân tố ròng từ nước ngoài

Thu nhập nhân tố = Thu nhập nhận _ Chi phí về hàng

ròng từ nước ngoài được từ nước ngoài hóa trung gian

- Sản phẩm quốc dân ròng (Net National Product – NNP):


NNP = GNP - Khấu hao

+ Khấu hao là phần giá trị của tư bản đã hao mòn trong quá trình sản xuất sản phẩm cuối
cùng. Do đó, khấu hao không phải là thu nhập nhận được bởi bất kỳ một nhân tố sản xuất
nào. Trái lại nó là phần giá trị cần tái đầu tư để duy trì khối lượng tư bản như hiện tại.
- Thu nhập quốc dân (National Income –NI) là tổng thu nhập mà công nhân một nước
kiếm được trong quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Nó khác với sản phẩm quốc dân
ròng ở chỗ khấu trừ đi khoản mục thuế gián thu và cộng với các khoản trợ giá cho các
nhà sản xuất
NI = NNP - Thuế gián thu ròng

+ Thuế gián thu ròng chính là chênh lệch giữa thu nhập mà chính phủ nhận được từ thuế
gián thu và các khoản chính phủ chi cho trợ giá sản xuất.
- Thu nhập cá nhân (Personal Income –PI) là thu nhập mà các hộ gia đình và các đơn vị
kinh doanh cá thể nhận được. Nó khấu trừ các khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp giữ lại,
các khoản thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản đóng bảo hiểm xã hội; gồm tiền lãi
mà các hộ gia đình nhận được từ các khoản cho chính phủ vay và thu nhập mà các hộ gia
đình nhận được từ các chương trình chuyển giao thu nhập của chính phủ
- Thu nhập cá nhân khả dụng (Disposable Personal Income – Yd) là thu nhập cuối cùng
mà các hộ gia đình và các hộ kinh doanh cá thể nhận được. Nó bằng thu nhập cá nhân trừ
đi thuế thu nhập cá nhân. Thu nhập cá nhân khả dụng được sử dụng vào hai mục đích :
tiêu dùng ( C ) và tiết kiệm ( S ).
Yd = C + S

 GDP danh nghĩa và thực tế


- GDP danh nghĩa (GDPn) đo lường giá trị của sản lượng theo giá của năm báo cáo, tức là
tính theo đồng Việt Nam hiện hành.

Thu nhập Thu nhập


nhân tố nhân tố
ròng từ ròng từ
nước ngoài nước ngoài

Xuất khẩu Khấu


ròng (NX) hao
Tổng (D)
sản
Đầu tư (I) Thuế
phẩm
gián
quốc
Tổng sản thu
dân Sản
phẩm trong
(GNP) Chi tiêu phẩm Lợi
nước
chính phủ (GDP) quốc nhuận
Thu
(G) dân
nhập
ròng
quốc
(NNP) Tiền lãi
dân
(NI)
Tiêu dùng Tiền
(C) lương

Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu đo lường thu nhập


- Công thức tổng quát để tính GDP danh nghĩa của thời kỳ t (GDPtn)

GDPtn = ∑ Qti Pti


i-1
Trong đó :
Pti là giá của sản phẩm cuối cùng i trong thời kỳ t.
Qti là lượng sản phẩm cuối cùng i tạo ra trong thời kỳ t.
- GDP danh nghĩa có thể thay đổi bởi 2 lý do: sự thay đổi của lượng hàng hóa được tạo ra
và sự thay đổi của giá cả thị trường.
- GDP thực tế (GDPr) đo lượng sản phẩm mà một nền kinh tế tạo ra trong các thời kỳ
khác nhau bằng cách định giá tất cả các loại hàng hóa được sản xuất ra trong các thời kỳ
khác nhau theo một mức giá chung, hay theo đồng tiền theo một thời điểm nhất định.
- Công thức tổng quát để tính GDP thực tế của thời kỳ t (GDPtr) là:
GDPtr = ∑ Qti P0i
Trong đó:
P0i là giá của sản phẩm cuối cùng i trong thời kỳ gốc.
Qti là lượng sản phẩm i tạo ra trong thời kỳ t.
- Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của thời
n
kỳ t được tính theo công thức sau :
i-1
GDPtr - GDPrt-1
gty = x 100%
GDPrt-1

trong đó : GDPtr là GDP thực tế của thời kỳ t.


GDPrt-1 là GDP thực tế của thời kỳ t-1
 Chỉ số điều chỉnh GDP (DGDP)
- Chỉ số điều chỉnh GDP là tỷ lệ giữa GDP danh nghĩa và GDP thực tế.
- Chỉ số điều chỉnh GDP cho thời kỳ t được tính theo công thức sau:

GDPtn
D t
GDP = x 100
GDPrt

 GDP thực tế và phúc lợi kinh tế


- GDP không phải là một thước đo hoàn hảo về phúc lợi kinh tế vì:
+ Một số loại sản phẩm được đo lường không chính xác bởi vì chúng không được trao đổi
trên thị trường
+ Việc nâng cao chất lượng của hàng hóa không được phản ánh thích hợp trong các tài
khoản quốc dân, ví dụ giá cả của máy tính có thể giảm nhưng chất lượng được cải thiện đáng kể.
+ Tưởng tượng rằng chính phủ đã dở bỏ tất cả các luật lệ về môi trường. Khi đó, các doanh
nghiệp có thể sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà không cần bận tâm đến sự ô nhiễm do họ gây ra,
và do đó GDP có thể tăng. Tuy nhiên, phúc lợi rất có thể sẽ giảm.
+ Một số hoạt động góp phần làm cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn đã không được
phản ánh trong GDP. Một trong số đó là giá trị của thời gian nghỉ ngơi.

+ Các thước đo sản lượng thường không phản ánh chính xác kết quả của các hoạt động
kinh tế như các hoạt động của nền kinh tế ngầm.
Dịch vụ chăm sóc trẻ em ở các nhà trẻ được tính vào GDP, trong khi việc cha mẹ tự chăm sóc con
VIII. Đo lường chi phí sinh hoạt
2

cái tại gia đình lại không được tính.

 Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index – CPI)

Có hai thước đo chính thức về mức giá chung là chỉ số điều chỉnh GDP và CPI.

 Giá của một giỏ hàng hóa


- CPI được tính trên cơ sở một giỏ hàng hóa đại diện, dựa trên điều tra về mua hàng của
người tiêu dùng. Công thức:

Giá hiện hành của giỏ hàng hóa trong năm cơ sở


CPI = x 100
Giá trong năm cơ sở của giỏ hàng hóa trong năm cơ sở

 Tỷ lệ lạm phát
- Tỷ lệ lạm phát giữa hai thời điểm bất kỳ là sự gia tăng của mức giá trong giai đoạn đó.
Công thức:

t
= CPIt – CPIt-1 x 100

CPIt-1

 Chỉ số giá tiêu dùng và chi phí sinh hoạt


- Khi một số loại giá cả tăng nhanh hơn các loại giá khác, thậm chí giá của một số sản
phẩm có thể giảm trên thực tế, dường như người nhận lương sẽ được lợi một khi tiền
lương tăng cùng tỷ lệ với lạm phát.
- Một lý do căn bản giải thích tại sao sự gia tăng CPI có xu hướng đánh giá quá cao sự gia
tăng thực của chi phí sinh hoạt đó là do chất lượng sản phẩm được nâng cao nhưng lại
không được phản ánh trong CPI.
- Vấn đề thứ ba phát sinh đối với chỉ số giá tiêu dùng là sự xuất hiện những hàng hóa mới.
Khi một hàng hóa mới xuất hiện, người tiêu dùng có sự lựa chọn đa dạng hơn. Điều này
làm cho mỗi đồng tiền trở nên có giá trị hơn, do vậy người tiêu dùng cần ít tiền hơn để
duy trì mức sống cũ.
 Giỏ hàng tính CPI ở Việt Nam bao gồm những gì ?
- Khi tính toán chỉ số giá tiêu dùng, Tổng cục thống kê cố gắng tính tất cả các loại hàng
hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng điển hình mua. Ngoài ra, họ còn tìm cách gắn quyền
số cho những hàng hóa và dịch vụ này theo số lượng của mỗi loại hàng mà người tiêu
dùng mua.

Quyền số tính chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam

Nhóm hàng hóa và dịch vụ Quyền số (%)

Chỉ số chung 100,00

1. Lương thực – thực phẩm 47,9

2. Đồ uống và thuốc lá 4,50

3. May mặc, mũ nón, giày dép 7,63

4. Nhà ở và vật liệu xây dựng 8,23

5. Thiết bị và đồ dùng gia đình 9,20

6. Dược phẩm, y tế 2,41

7. Phương tiền đi lại, bưu điện 10,07

8. Giáo dục 2,89

9. Văn hóa, thể thao, giải trí 3,81

10. Đồ dùng và dịch vụ khác 3,36

 CPI và chỉ số điều chỉnh GDP


- Chỉ số điều chỉnh GDP là thước do mức giá của mọi hàng hóa được sản xuất tại Việt
Nam được tính vào GDP.
- CPI tính trên cơ sở một giỏ hàng cố định, trong khi chỉ số điều chỉnh GDP dựa trên một
giỏ hàng hóa thay đổi.
 Điều chỉnh các biến kinh tế để loại trừ ảnh hưởng của lạm phát.
- Các nhà kinh tế sử dụng CPI để điều chỉnh thu nhập bằng tiền và lãi suất để loại trừ ảnh
hưởng của lạm phát. Việc điều chỉnh theo lạm phát cho phép chúng ta so sánh thu nhập
giữa các thời điểm khác nhau.
- Công thức chung để so sánh các giá trị bằng tiền giữa các năm khác nhau là :
Giá trị vào năm Y tính Giá trị tính bằng CPI của năm X
x
bằng tiền của năm X = tiền trong năm Y CPI của năm Y

- Lãi suất danh nghĩa (i) là lãi suất chưa được loại trừ ảnh hưởng của lạm phát. Lãi suất
thực tế (r) là lãi suất đã được loại trừ ảnh hưởng của lạm phát. Công thức điều chỉnh lãi
suất danh nghĩa theo lạm phát là :

r=i–
IX. Thất nghiệp

- Mỗi người trưởng thành (từ đủ 15 tuổi trở lên) trong các hộ gia đình điều tra được xếp
vào một trong ba nhóm:
 Có việc làm.
 Thất nghiệp.
 Không nằm trong lực lượng lao động.
- Lực lượng lao động được định nghĩa là tổng số những người đang có việc làm và những
người thất nghiệp:

Lực lượng lao động = số người có việc làm + số người thất nghiệp

- Tỷ lệ thất nghiệp chính là tỷ lệ phần trăm của lực lượng lao động bị thất nghiệp:
Tỷ lệ thất nghiệp = số người thất nghiệp
x 100%
Lực lượng lao động

- Một chỉ tiêu thay thế khác là tỷ lệ sử dụng thời gian lao động. Đó chính là tỷ lệ phần trăm
của tổng số ngày công làm việc thực tế so với tổng số ngày công có nhu cầu làm việc
(bao gồm số ngày công thực tế đã làm việc và số ngày công có nhu cầu làm thêm).

Tỷ lệ thời gian lao Tổng số ngày công làm việc thực tế


= x 100%
Tổng số ngày công có nhu cầu làm việc
động được sử dụng

Lực lượng lao động


= x 100%
Dân số trưởng thành
Tỷ lệ tham gia lực

lượng lao động

You might also like