You are on page 1of 4

BÙI THỊ KHÁNH UYÊN – 21CNATM02

CHUYÊN ĐỀ 3
THẤT NGHIỆP
I. Phân loại thất nghiệp
- Tùy theo mục đích nghiên cứu, thất nghiệp được phân loại theo nhiều cách khác
nhau. Kinh tế vĩ mô thường chia thất nghiệp thành hai loại - thất nghiệp dài hạn và
thất nghiệp biến động trong ngắn hạn
- Trong đó, thất nghiệp tự nhiên được dùng để chỉ mức thất nghiệp tồn tại ngay cả
trong dài hạn còn thất nghiệp chu kỳ biểu thị độ lệch của thất nghiệp thực tế trong
ngắn hạn so với mức tự nhiên
1. Thất nghiệp tự nhiên
- Dùng để chỉ mức thất nghiệp mà bình thường nền kinh tế trải qua
- Thuật ngữ tự nhiên không hàm ý rằng tỷ lệ thất nghiệp này là đáng mong muốn
không thay đổi theo thời gian hoặc không ảnh hưởng bởi chính sách kinh tế
- Thất nghiệp tự nhiên bao gồm thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu và thất
nghiệp theo lý cổ điển
1.1 Thất nghiệp tạm thời
- Bắt nguồn từ sự dịch chuyển bình thường của thị trường lao động
- Trong một nền kinh tế phức tạp, chúng ta không thể hy vọng những sự bảo đảm ăn khớp
giữa lao động và việc làm xuất hiện tức thì bởi vì trên thực thế người lao động có những
sở thích và năng lực khác nhau, trong khi việc làm cũng có những yêu cầu khác nhau.
- Cần thiết và đáng mong muốn trong các xã hội hiện đại. Loại thất nghiệp này diễn ra do
công nhân cần có thời gian tìm được công việc phù hợp với mình
- Ví dụ: Sau khi tốt nghiệp, sinh viên đại học cần phải có khoảng thời gian cần thiết để đi
tìm việc làm
- Bất kể lý do là gì, họ cần phải tìm một công việc mới, điều này cần có thời gian, và cần
phải chấp nhận thất nghiệp tạm thời.
* Chính sách công
- Mặc dù một số thất nghiệp tạm thời là tất yếu, tuy nhiên quy mô của thất nghiệp tạm
thời không phải là cố định.
- Chính sách công có thể đóng vai trò nhất định đối với thất nghiệp tạm thời. Nếu chính
sách có thể làm giảm bớt thời gian mà công nhân thất nghiệp cần thiết để tìm được việc
làm mới, thì nó có thể làm giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên của nền kinh tế.
- Chính sách trợ cấp thất nghiệp: Trợ cấp thất nghiệp cho phép công nhân mất việc nhận
được một khoản thu nhập nhất định từ chính phủ khi họ bị mất việc làm. Nhưng bên cạnh
đó trợ cấp thất nghiệp lại làm tăng thất nghiệp tạm thời trong nền kinh tế. Tuy nhiên tổn
thất này đối với xã hội chỉ coi là tác động phụ của chính sách trợ cấp thất nghiệp vì mục
tiêu chính của trợ cấp thất nghiệp là nhằm giảm bớt khó khăn về kinh tế cho các cá nhân
bị thất nghiệp, và như vậy nó có mục tiêu phân phối lại.
1.2 TN cơ cấu
- Phát sinh do sự không ăn khớp giữa cơ cấu cung cầu lao động về kỹ năng ngành nghề/
địa điểm.
- Sự thay đổi đi kèm với tăng trưởng kinh tế làm thay đổi cơ cấu của cầu lao động.
- Do quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế và khoa học ngày càng tân tiến, người lao
động trở nên thiếu kỹ năng, lạc hậu so với xã hội. Trước khi công nhân thích ứng với điều
kiện mới, thất nghiệp cơ cấu sẽ xuất hiện.
1.3 Thất nghiệp theo lý thuyết tiền lương cổ điển
- Mô hình cổ điển giả thiết tiền lương thực tế điều chỉnh để cân bằng thị trường lao động ,
đảm bảo trạng thái đầy đủ việc làm
- Nếu tiền lương thực tế bị mắc ở điểm cao hơn mức đầy đủ việc làm, thì thất nghiệp sẽ
xuất hiện
- 3 nguyên nhân chủ yếu làm cho cho tiền lương thực tế có thể bị mắc lâu dài cao hơn
mức cân bằng thị trường trong các nền kinh tế hiện đại bao gồm:
a) Luật tiền lương tối thiểu

Hình 4-1 Tác động của tiền lương tối thiểu đến thị trường lao động
- Để đảm bảo mức sống tối thiểu của dân cư, ở nhiều quốc gia Chính phủ có quy
định về mức lương tối thiểu
- Luật về tiền lương tối thiểu quy định mức lương thấp nhất mà giới chủ phải trả cho
lao động.
- Ảnh hưởng của tiền lương tối thiểu phụ thuộc vào kỹ năng và kinh nghiệm của
người lao động.
b) Công đoàn và thương lượng tập thể
- Ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ công đoàn là một hiệp hội của công nhân để
thương lượng tập thể với giới chủ về tiền lương và điều kiện làm việc

? Công đoàn có lợi hay có hại đối với nền kinh tế?
- Những người phê phán công đoàn lập luận rằng công đoàn chỉ là một dạng các-ten
- Những người bênh vực công đoàn khẳng định rằng công đoàn là đối trọng cần thiết để
chống lại sức mạnh thị trường của doanh nghiệp thuê công nhân.
=> Không có sự nhất trí giữa các nhà kinh tế về việc công đoàn là lợi ích hay có hại
cho nền kinh tế
c) Lý thuyết tiền lương hiệu quả
- Theo lý thuyết này, doanh nghiệp sẽ hoạt động có hiệu quả hơn nếu trả tiền lương
cao hơn mức cân bằng thị trường. Do đó doanh nghiệp có thể có lợi nếu trả tiền
lương ở mức cao ngay cả khi có tình trạng dư công về lao động.
- Gồm 4 dạng chính:
 Sức khỏe công nhân
- Nhấn mạnh đến liên kết giữa tiền lương và sức khỏe của công nhân.
- Thù lao cao hơn -> chế độ ăn dinh dưỡng hơn -> khỏe mạnh hơn -> năng suất hơn
- Không phù hợp với thực tế ở những nước giàu, thích hợp hơn với các doanh
nghiệp ở các nước kém phát triển, nơi dinh dưỡng không đầy đủ.
 Sự luân chuyển công nhân
- Nhấn mạnh đến mối liên kết giữa tiền lương và sự luân chuyển của công nhân.
Doanh nghiệp trả tiền lương càng cao, công nhân càng ít bỏ việc.
- Doanh nghiệp quan tâm đến sự luân chuyển công nhân) Doanh nghiệp phải chịu
chi phí gắn liền với việc thuê và đào tạo công nhân mới; công nhân mới cũng
không có năng suất cao như những người có kinh nghiệm
 Nỗ lực của công nhân
- Nhấn mạnh mối liên kết giữa tiền lương và nổ lực của công nhân. Không phải tất
cả công nhân lơ là điều bị phát hiện ngay lập tức, vì việc giám sát công nhân tốn
kém và không hoàn hảo. Doanh nghiệp có thể phản ứng lại bằng cách trả tiền
lương cao hơn mức cân bằng tuy sẽ gây ra thất nghiệp, nhưng điều này lại tạo ra
động lực cho công nhân giữ việc làm và nỗ lực làm việc
 Chất lượng công nhân
- Nhấn mạnh mối liên hệ giữa tiền lương và chất lượng công nhân. Bằng cách trả
lương cao doanh nghiệp thu hút nhiều công nhân có trình độ cao đến xin việc và
do đó có thể lựa chọn được những lao động ưu tú nhất.
II. Tác động của thất nghiệp
- Thất nghiệp gây ra những chi phí đáng kể đối với xã hội, nhưng điều quan trọng là
cần hiểu các chi tiết này một cách chính xác để giúp các nhà hoạch định chính
sách có những điều chỉnh thích hợp.
- Một đặc điểm quan trọng của thất nghiệp là nó phân bố không đồng đều đến toàn
xã hội. Do đó chi phí của nó cũng phân bố không đều. Thất nghiệp thường ảnh
hưởng mạnh nhất đến thanh niên và những nhóm dân cư nghèo trong xã hội.
1. Đối với thất nghiệp tự nhiên
- Quá trình tìm việc sẽ giúp người lao động có thể kiếm được việc làm tốt hơn, phù
hợp hơn với nguyện vọng và năng lực của họ. => phân bổ các nguồn lực một cách
có hiệu quả hơn => góp phần làm tăng tổng sản lượng của nền kinh tế trong dài
hạn.
- Công nhân có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.
- Chỉ một phần của thất nghiệp tự nhiên thuộc loại này. Một số công nhân bị mất
việc trong thời gian dài, mà không có cơ hội thực sự tìm được việc làm. Điều quan
trọng cần hiểu là phải chăng những trở ngại để có việc là do sự khiếm khuyết của
thị trường và liệu các khiếm khuyết này có thể được khắc phục bằng các chính
sách.
2. Đối với thất nghiệp chu kỳ
- Khi sản lượng ở dưới mức tự nhiên, những tổn thất của thất nghiệp là rõ ràng.
Những cá nhân thất nghiệp bị mất tiền lương và nhận trợ cấp thất nghiệp, chính
phủ mất thu nhập từ thuế và phải trả thêm trợ cấp và các doanh nghiệp bị giảm lợi
nhuận.
- Tuy nhiên thất nghiệp chu kỳ cũng có những tác động tích cực. Một người mất
việc sẽ được nghỉ ngơi. Xã hội với tư cách là một tổng thể chịu nhiều tổn thất hơn
so với các cá nhân thất nghiệp về mặt thu nhập. Bởi vì một công nhân có việc phải
nộp thuế cho chính phủ, trong khi một công nhân thất nghiệp có thể được nhận trợ
cấp. Chi phí về sản lượng đối với xã hội của một công nhân thất nghiệp sau khi trừ
đi trợ cấp thất nghiệp; giá trị của trợ cấp thất nghiệp do chính phủ trả và sự mất
mát nguồn thu nhập từ thuế giảm.

You might also like