You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ VÀ NHÂN VĂN


======000======

TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

Đề tài nghiên cứu


Vấn đề tiền công của công nhân dệt may tại Việt Nam dưới góc
nhìn của chủ nghĩa Mác-Lênin và các bài học về chính sách tiền
công hợp lý giúp khuyến khích người lao động

Sinh viên thực hiện: Đinh Thanh Thế


Số báo danh: 99
Mã SV: 2312280053
Lớp: Anh 2 – CTTT QTKDQT – Khóa 62
Lớp tín chỉ: TRI115E(HK1-2324)K62TTTC.1
Giảng viên giảng dạy: TS. Vũ Thị Quế Anh

Hà Nội – 12/2023
MỤC LỤC

Lời mở đầu:…………………………………………………………………………...
2

Nội dung chính:……………………………………………………………………… 3

I. Lý luận về tiền công theo chủ nghĩa Mác-Lênin………………………………


3
1. Định nghĩa và bản chất của tiền công…………………………………………
3
2. Hai cách trả công cho người lao động………………………………………... 4
3. Hai loại tiền công……………………………………………………………...
4
II. Vấn đề tiền công của công nhân dệt may tại Việt Nam……………………...
5
III. Bài học rút ra về chính sách tiền công hợp lý giúp kích thích lao động…...
7

Kết luận……………………………………………………………………………... 10

Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………..


11

1
LỜI MỞ ĐẦU

Kể từ khi bước ra khỏi các cuộc chiến tranh, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua bao
thăng trầm. Từ một nền kinh tế thuần về sản xuất nông nghiệp, kinh tế thiếu thốn đủ
bề, Việt Nam đã dần vươn lên khẳng định vị thế là một nước phát triển mạnh mẽ về
kinh tế. Theo World Data Lab, đến năm 2030, Việt Nam dự kiến sẽ có thêm 21 triệu
người gia nhập tầng lớp trung lưu. Con số đó tương đương 1/5 dân số Việt Nam hiện
tại, hứa hẹn sẽ là động lực tăng trưởng mạnh mẽ cho một nền kinh tế còn nhiều tiềm
năng như Việt Nam. Chưa kể đến những cuộc gặp gỡ nguyên thủ các nước lớn như
Mỹ và Trung Quốc gần đây của Việt Nam càng góp phần củng cố quan điểm về một
môi trường kinh tế lành mạnh và tiềm năng.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu còn tồn tại vô số những bất cập. Nhưng nổi cộm
hơn trong số đó chính là vấn đề về tiền công cho người lao động. Trong các yếu tố cấu
thành tư liệu sản xuất thì sức lao động, hay trong trường hợp ở đây là những người lao
động, có vai trò quan trọng nhất. Và nếu như họ không được trả công xứng đáng rất dễ
ảnh hưởng đến động lực làm việc, từ đó gây tổn thất nặng nề cho hoạt động sản xuất.

Vì lý do nêu trên, em quyết định chọn đề tài Vấn đề tiền công của công nhân dệt
may tại Việt Nam dưới góc nhìn của chủ nghĩa Mác-Lênin và các bài học về chính
sách tiền công hợp lý giúp khuyến khích người lao động nhằm mục đích làm rõ thực
trạng trả công không đúng năng lực tại Việt Nam và tìm ra các bài học thực tiễn từ
vấn đề này.

Lưu ý, bài viết dưới đây đi sâu tập trung phân tích ngành dệt may và một số dữ liệu
của ngành được lấy từ năm 2018 nhưng vẫn đảm bảo kết luận và bài học rút ra có thể

2
áp dụng được vào hiện tại sau 5 năm. Bên cạnh đó, vì thời gian và dung lượng bài viết
có hạn nên em chắc chắn sẽ có những sai sót trong quá trình nghiên cứu. Rất mong
được các thầy cô thông cảm và nhận xét. Em xin chân thành cảm ơn.

NỘI DUNG CHÍNH

I. Lý luận về tiền công theo chủ nghĩa Mác Lênin


1. Định nghĩa và bản chất của tiền công
Trước hết về mặt định nghĩa, tiền công là giá cả của hàng hóa sức lao động.
Về mặt bản chất của định nghĩa trên, tiền công chính là sự phản ánh giá trị của sức lao
động dưới dạng giá cả. Luôn có một sự nhầm lẫn tai hại từ cả phía người lao động và
nhà tư bản thuê lao động đó chính là tiền công là giá cả của lao động. Bởi lẽ, khi
người lao động tham gia vào quá trình sản xuất cho nhà tư bản, họ được trả tiền công
sau khi hoàn thành. Điều này được biểu hiện ra ngoài, và bất cứ ai khi chỉ nhìn vào sự
việc trước mắt mà không đi nghiên cứu bản chất sẽ rất dễ nhầm lẫn.
Thực tế, thứ người lao động bán cho nhà tư bản không phải là lao động mà là sức lao
động của họ. Thật vậy, giả sử lao động là thứ được đem ra trao đổi nó sẽ được coi là
hàng hóa, tức là một sản phẩm của lao động. Mà để có được sản phẩm của lao động
hay hàng hóa, người ta cần có tư liệu sản xuất (tức cần có tư liệu lao động bên cạnh
sức lao động) để vật hóa nó. Dễ nhận thấy, điều này là vô lý bởi nếu có tư liệu lao
động thì người lao động sẽ không phải đi làm thuê cho nhà tư bản.
Tiếp đó, ta đã biết nhà tư bản nhận được giá trị thặng dư bằng cách chiếm đoạt giá trị
thặng dư do sức lao động tạo ra. Hay nói cách khác, người lao động đang lao động
không công cho nhà tư bản. Và trong trao đổi hàng hóa, theo quy luật ngang giá, lao
động, nếu là một hàng hóa, sẽ không thể có giá trị bằng không. Ngược lại, nếu lao
động bắt buộc không thể bằng không thì nhà tư bản sẽ không có lãi, và họ sẽ không
làm, từ đó sản xuât tư bản sẽ không tồn tại như hiện nay. Điều này là không đúng khi

3
mà quanh chúng ta vẫn còn rất nhiều thậm chí là ngày càng nhiều doanh nghiệp sản
xuất tư bản.
Tóm lại, sức lao động, chứ không phải lao động, mới là một hàng hóa và tiền công
trong trường hợp này chính là sự biểu thị cho giá trị của sức lao động. Hay nói cách
khác, tiền công chính là giá cả của sức lao động. Nó đã thành công làm mờ danh
giới giữa thời gian lao động tất yếu và thời gian lao động thặng dư, giúp nhà tư bản có
thể thực hiện hành vi bóc lột của mình.

2. Hai cách trả công cho người lao động


Có hai cách trả công cho người lao động mà các nhà tư bản hay áp dụng: tiền công trả
theo thời gian lao động và tiền công trả theo sản phẩm làm ra.
Tiền công trả theo thời gian (giờ, ngày, tuần,…): Là mức tiền công trả theo thời gian
mà người lao động làm việc cho nhà tư bản (tính trung bình xã hội, tức dựa trên những
người lao động bình thường trong điều kiện làm việc bình thường) và thường được trả
theo giờ. Tuy nhiên cách trả công này chưa tính đến năng suất lao động của người lao
động. Trên thực tế, người lao động sẽ có những năng suất khác nhau tùy vào trình độ
tay nghề, cường độ lao động,…; điều này có nghĩa, trong cùng 1 giờ, sẽ có người làm
được nhiều người làm được ít. Vì vậy, tuy trả công theo giờ có thể là phương án tốt do
nó xử lý được vấn đề về độ dài ngắn khác nhau của ngày và tuần làm việc nhưng nó
cũng không đảm bảo sự công bằng tuyệt đối cho người lao động do sự chênh lệch về
tay nghề và cường độ làm việc.
Tiền công trả theo sản phẩm: Là mức tiền công trả theo số lượng sản phẩm (tính trung
bình xã hội trong điều kiện trung bình với trình độ lao động trung bình) mà người lao
động tạo ra cho nhà tư bản qua quá trình lao động của mình. Có thể thấy, cách tính
tiền công như vậy sẽ giúp giải quyết vấn đề chênh lệch tay nghề hay cường độ lao
động giữa các người lao động. Tuy nhiên, yếu điểm chí mạng của các tính tiền công
trên là nó không thể được áp dụng cho các loại hàng hóa vô hình hay khó đong đếm
về mặt lượng.
Tóm lại, mỗi cách trả tiền công đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Nhà tư bản, vì
thế, nên nhận biết thấu đáo bản chất của loại hàng hóa mà mình muốn bán (hữu hình

4
hay vô hình) và liệu sự bất công trong lao động có dễ xảy ra trong quá trình sản xuất
loại hàng hóa đó hay không để từ đó có cách trả tiền công phù hợp.
3. Hai loại tiền công
Có hai loại tiền công cần phân biệt trong phạm trù chủ nghĩa Mác-Lênin đó là tiền
công danh nghĩa và tiền công thực tế
Tiền công danh nghĩa, theo định nghĩa, là số tiền mà người lao động nhận về sau khi
lao động cho nhà tư bản. Cụ thể, nếu nhà tư bản trả 5 triệu cho người lao động thì số
tiền 5 triệu đó chính là tiền công danh nghĩa của người lao động. Tiền công danh
nghĩa bị chi phối bởi quy luật cung cầu trên thị trường và xoay quanh trục giá trị của
hàng hóa sức lao động.
Tiền công thực tế, hiểu đơn giản, là sự phản ánh sức mua của tiền công danh nghĩa.
Hiểu một cách đơn giản, với 5 triệu thực nhận trên vào năm trước người lao động mua
được 10kg gạo thì năm nay họ chỉ mua được 8kg gạo. Có thể thấy, tiền công thực tế
của người lao động đã giảm mặc dù tiền công danh nghĩa vẫn giữ nguyên. Điều này là
phổ biến trong thực tế đặc biệt trong bối cảnh lạm phát tăng cao. Khi chi phí sinh hoạt
tăng mà tiền công danh nghĩa không tăng, hoặc tăng nhưng không nhanh bằng tốc độ
tăng của giá cả hàng hóa thì người lao động sẽ chịu thiệt thòi, do với cùng thời gian
lao động nhưng sức mua của người lao động lại kém đi.

II. Vấn đề tiền công của công nhân dệt may tại Việt Nam

Như đã đề cập ở trên, một mức thù lao hợp lý, đảm bảo đời sống sinh hoạt vật chất
hàng ngày và đảm bảo khả năng trang trải các chi phí ăn học cho con cái, sẽ là nguồn
động lực lớn nhất thúc đẩy người lao động làm việc. Đặc biệt, đối với những lao động
có trình độ trung bình đến thấp, thì mức thù lao lại càng có vai trò to lớn đến quyết
định của người lao động. Nhận biết được điều đó, Đảng và Nhà nước đã và đang có
nhiều chính sách nhằm nâng cao mức sống của người dân thông qua các chính sách
lương tối thiểu. Đặc biệt, chú trọng nâng cao mức sống cho những người lao động có
trình độ thấp

Tuy nhiên, ngược về quá khứ 5 năm trước, ngành dệt may, vào những năm 2018, đã
chứng kiến những sự kiện không mấy tích cực về vấn đề này. “Năm 2018 xảy ra 84

5
cuộc đình công trong ngành dệt may. Một trong những nguyên xảy ra tình trạng này
là do đời sống của công nhân may mặc bấp bênh, lương cơ bản không đủ sống” –
trích Lương cơ bản của công nhân dệt may chỉ hơn 4,2 triệu đồng/tháng đăng trên báo
tuổi trẻ online. 84 cuộc đình công là một con số không hề nhỏ và nó cho thấy phần
nào sự bất bình của người lao động về số tiền công của mình. Theo nghiên cứu của
Viện Công nhân và Công đoàn (IWTU) trong bài báo “Tiền lương không đủ sống và
hệ lụy”, các nhà nghiên cứu qua khảo sát đã phát hiện ra rằng có tới 99% người lao
động nhận mức lương dưới mức tiêu chuẩn (gọi là mức “lương đủ sống”) của Sàn
lương Châu Á (AFW) – giả định mức lương đủ sống của AFW cho rằng một người
lao động trung bình sẽ cần 50% tiền công cho ăn uống với mức 3000 kcal/ngày, 40%
cho các chi phí như y tế, nhà ở, giáo dục con cái,… và 10% còn lại cho giải trí, tiết
kiệm,… - và 74% người lao động nhận mức lương thấp hơn mức tiêu chuẩn “đủ sống”
theo phương pháp giả định Anker – phương pháp giả định mức lương đủ sống bằng
cách tính các yếu tố cá nhân (chi phí ăn uống, nhà ở và các chi phí thiết yếu khác)
cộng với các yếu tố như quy mô gia đình, khoản dự trữ rủi ro và số người phụ thuộc -
được áp dụng bởi Liên minh Lương đủ sống Toàn cầu (GLWC). Thậm chí ngay cả khi
đã tính thời gian làm thêm, công nhân ngành dệt may vẫn khó trang trải cuộc sống của
họ và gia đình – vẫn có 99% nhận mức lương thấp hơn tiêu chuẩn của AFW và 52%
nhận mức lương thấp hơn tiêu chuẩn Anker của GLWC. Đi sâu hơn vào đời sống của
người lao động, bài nghiên cứu trên làm sáng tỏ thêm nhiều góc tối. Cũng theo khảo
sát này, có tới 69% người lao động trong ngành dệt may trả lời tiền thù lao không đủ
cho họ trang trải nhu cầu sinh hoạt và 31% cũng cho biết học không thể dành ra một
khoản tiết kiệm từ tiền công của họ. Thêm vào đó, 28% người được khảo sát nói họ
không thể đảm bảo dinh dưỡng bằng tiền lương của mình; 69% mắc các triệu chứng
bệnh liên quan đến xương khớp và tiền đình do tính chất công việc yêu cầu giữ
nguyên một tư thế trong thời gian dài. Vất vả là vậy, nhưng những công nhân dệt may
này vẫn khó có được mức thù lao giúp họ có thể trang trải cuộc sống và các chi phí cơ
bản nhất.

Về phía doanh nghiệp, các chủ xưởng dệt may đã có nhiều những biện pháp hợp thức
hóa hành vi bóc lột giá trị thặng dư của mình. Điển hình trong số đó phải kể đến việc

6
tăng số giờ lao động. Theo nghiên cứu, có đến 39.5% doanh nghiệp ép nhân công làm
việc vượt quá mức quy định 30 giờ một tháng và tận 300 giờ một năm – một con số
khổng lồ đặc biệt khi xét đến tính chất nặng nhọc và vất vả của các công việc như dệt
may. Đó là chưa kể đến việc nhiều doanh nghiệp còn cố gắng hợp pháp hóa việc cắt
lương của người lao động với các đơn hàng lớn với lý do đơn hàng nhỏ tốn nhiều phụ
phí nên mới có mức lương cao hơn. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn ép nhân viên
làm những công việc ngoài lề như dọn dẹp hay ép làm tăng ca mà không trả thêm
lương.

Ngoài ra còn nhiều những vấn đề trong các xưởng dệt may gây ảnh hưởng đến người
lao động, hay nhìn sâu xa là có khả năng ảnh hưởng đến năng suất của toàn ngành
trong tương lai. Tuy nhiên, các hành vi trên đều có chung đặc điểm, đó chính là chúng
đều thể hiện rằng các nhà tư bản - ở đây là chủ các xưởng may – đã đi quá xa trong
việc bóc lột giá trị thặng dư do người lao động tạo ra. Những nhà tư bản đã chọn cách
giữ nguyên giờ làm nhưng giảm lương sâu nhất có thể - một hình thái tăng cường độ
lao động. Một mặt, đây là cách làm giúp tăng giá trị tạo ra trong một đơn vị thời gian
dễ dàng, tiết kiệm và nhanh chóng hơn so với việc tăng năng suất lao động (đòi hỏi
nâng cao trình độ tay nghề người làm hoặc cải tiến công nghệ hỗ trợ cho quá trình sản
xuất được nhanh chóng hơn). Tuy nhiên, nhà tư bản đã bỏ quên một yếu tố quan trọng
quyết định sự thành bại của cách làm này, đó chính là cường độ lao động chịu sự tác
động của các yếu tố, một trong số đó có: tâm lý của người lao động. Không khó để
nhận ra, trong trường hợp này, người lao động đã phải làm việc trong điều kiện thời
gian dài mà vẫn không có đủ nguồn lực tài chính để lo cho cuộc sống của họ và gia
đình. Hệ lụy của việc này, là trong giai đoạn 1995 đến 2018, 39.5% những cuộc đình
công liên quan đến ngành may mặc, và lý do chính mà những người lao động đưa ra
chính là tiền công không xứng với công sức họ bỏ ra. Và gần đây nhất chính là 84
cuộc đình công trong ngành dệt may như đã đề cập ở trên. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý
rằng, một phần của hệ lụy này xuất phát từ việc chính sách nhà nước về mức lương tối
thiểu đã không theo kịp với những xu thế thị trường tạo tiền đề cho các xưởng may có
cơ hội lợi dụng những người lao động vốn kém hiểu biết.

7
Đây đều là những sự kiện đã xảy ra vào năm 2018, và đến nay có thể một số chi tiết sẽ
không còn đúng với thực tế. Tuy nhiên, sự kiện trên vẫn là tư liệu quý giá, cung cấp
nhiều bài học quý giá cũng như những định hướng hữu ích cho việc xây dựng chính
sách tiền công và tiền thường giúp khuyến khích người lao động.

III. Bài học rút ra về chính sách tiền công hợp lý giúp kích thích lao động

Từ các sự kiện trên về ngành dệt may năm 2018 cùng với những kiến thức kinh tế
chính trị Mác-Lênin có thể rút ra một số bài học như sau:

Thứ nhất, chọn loại hình trả lương theo giờ hoặc theo sản phẩm phù hợp với tính chất
ngành hàng cũng như công việc của người lao động. Khi làm tốt điều này, nhà tư bản
sẽ có thể tạo ra môi trường làm việc công bằng hơn giữa những người lao động, giúp
cho họ giữ được động lực làm việc và tạo ra nhiều giá trị thặng dư. Không nên áp đặt
một kiểu trả lương dẫn tới tình trạng bất công trong lao động hay thực tế hơn là khó
khăn trong việc định giá hàng hóa sức lao động. Ví dụ, nhà tư bản có thể trả công dựa
trên số sản phẩm mà người công nhân gia công được nhưng sẽ không thể trả công cho
một đơn vị dịch vụ quét dọn nhà cửa mà phải dựa trên thời gian lao động hao phí để
trả công phù hợp. Tuy nhiên, dù trả công bằng bất cứ hình thức nào, nhà tư bản cũng
phải cân nhắc kỹ càng về vấn đề bình đẳng trong việc phân chia lương và thưởng để
đảm bảo người lao động có được tinh thần làm việc cao nhất.

Thứ hai, cần đặc biệt chú ý đến vấn đề sức khỏe cả thể chất và tinh thần của người lao
động khi đưa ra một mức lương hoặc tiền công. Thật vậy, một mức lương đảm bảo
cho sự lao động bền vững của người lao động phải thỏa mãn được các nhu cầu sinh lý
cơ bản nhất của con người như ăn uống, nhà ở, y tế và các chi tiêu cho giải trí ở mức
cơ bản. Nói cách khác, nhà tư bản luôn phải cân nhắc đến các yếu tố con người khi
muốn tăng cường độ lao động. Cường độ lao động muốn tăng thì trước hết phải dựa
trên nền tảng một mức thù lao giải quyết được các nhu cầu cơ bản của người lao động.
Nếu không, người lao động sẽ mất đi động lực làm việc và tệ hơn là phản kháng lại
nhà tư bản.

8
Thứ ba, tiền công phải luôn được nhìn nhận dưới hình thức là tiền công thực tế. Sau
khi đảm bảo tiền công được phân chia công bằng và phù hợp với cường độ lao động
và các yếu tố con người, nhà tư bản cần chú ý đặt ra mức tiền công phù hợp đảm bảo
người lao động có thể chi trả sinh hoạt phí. Điều này đòi hỏi nhà tư bản phải có cái
nhìn toàn cảnh về thị trường ví dụ như giá cả các hàng hóa khác tăng giảm ra sao, lạm
phát có cao hay không để từ đó có mức lương phù hợp. Có một vấn đề hay xảy ra
trong thực tế đó chính là, mọi người, không kể nhà tư bản hay người lao động chỉ nhìn
vào tiền công danh nghĩa mà không có cái nhìn bao quát về giá cả các hàng hóa. Đây
chính là thử thách đối với các nhà tư bản khi thuê lao động, họ phải luôn thấu hiểu
người lao động và thị trường chung để có thể đưa ra mức lương hợp lý, giúp nhà tư
bản vẫn có giá trị thặng dư và người lao động cảm thấy thỏa mãn.

Từ những bài học trên đây, em nghĩ các chính sách nhắm tới việc khuyến khích người
lao động hoàn toàn có thể đi theo con đường tương tự để góp phần giúp người lao
động có động lực làm việc hơn.

Trược hết, nhà nước hoàn toàn có thể đưa ra mức tiền công tối thiểu cao hơn dựa vào
bối cảnh thị trường từng năm hoặc từng thời điểm. Ví dụ, trong bối cảnh kinh tế thế
giới gặp nhiều biến động như hiện nay, khi lãi suất tăng cao và chi tiêu người dân hạn
hẹp, dẫn tới quá trình sản xuất hàng hóa gặp nhiều khó khăn do nguồn cung giảm, Nhà
nước có thể giảm thuế cho doanh nghiệp và yêu cầu chuyển số tiền được giảm thành
lương cho công nhân. Điều này sẽ phần nào tạo sự an tâm cho người lao động và giúp
họ đảm bảo được năng suất và tránh xao nhãng trong công việc. Tuy nhiên, bất cập
của giải pháp này chính là khi nguồn cung khan hiếm, doanh nghiệp không thể bán
hàng và từ đó họ sẽ không có nhu cầu thuê lao động dẫn tới tình trạng xa thải thay vì
bóc lột giá trị thặng dư quá mức. Đây là bất cập của giải pháp mà nhà nước cần cân
nhắc. Hoặc trong bối cảnh khác, như trong trường hợp của ngành dệt may nêu trên,
nhà nước có thể yêu cầu tăng lương tối thiểu hoặc yêu cầu tăng các phụ cấp bên cạnh
tiền công hòng ngăn chặn tình trạng bóc lột giá trị thặng dư quá mức cũng như đảm
bảo cho người lao động mức sống tốt hơn. Đây chắc chắn sẽ là nguồn động lực to lớn,
thúc đẩy lao động làm việc bởi họ đã phần nào an tâm về cuộc sống và có thể chuyên
tâm làm việc. Giải pháp chính sách nữa có thể là yêu cầu thay đổi cơ cấu lương

9
thưởng tại các công ty. Ví dụ, thưởng tiền ngoài giờ cho công nhân hoặc tiền thưởng
cho năng suất cũng sẽ là chính sách khuyến khích người lao động làm việc tốt hơn.
Nhưng cần cân nhắc vì đây sẽ là gánh nặng cho doanh nghiệp

Chính phủ cũng có thể can thiệp các chính sách giúp hỗ trợ doanh nghiệp như giảm
thuế và tạo điều kiện tiếp cận vốn vay,… để gián tiếp giúp doanh nghiệp phát triển, từ
đó gián tiếp giúp cho người lao động có cơ hội nhận được mức lương cao hơn và giúp
đời sống họ tốt hơn và năng suất lao động cũng cao hơn. Đây là bài toán khó cho
chính phủ nhưng sẽ là biện pháp tối ưu nhất, khắc phục mâu thuẫn nhà tư bản và
người làm thuê. Cách làm này sẽ giúp doanh nghiệp đạt được nhiều thành tựu và
doanh thu cao hơn trong khi người lao động sẽ có mức sống tốt hơn từ đó họ không
những trở thành người lao động tích cực và hiệu quả mà còn trở thành người tiêu dùng
tiềm năng, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển tạo thêm việc làm và tăng tiền công cho
mỗi lao động. Cách làm này tuy không trực tiếp tác động đến tiền công của người lao
động nhưng sẽ ảnh hưởng tích cực một cách gián tiếp về lâu dài nên vẫn là một
phương án đáng cân nhắc.

Kết luận

Qua bài nghiên cứu về tiền công và vấn đề tiền công trong ngành dệt may có thể kết
luận một số thứ như sau. Tiền công là vấn đề nhức nhối vì nó là một trong những mâu
thuẫn giữa người lao động và nhà tư bản – một bên muốn lợi nhuận tối ưu với chi phí
thấp, bên còn lại lại muốn tiền thù lao xứng đáng và công việc nhẹ nhàng. Để giải
quyết được mâu thuẫn này, nhà nước có thể chọn cách nâng mức lương tối thiểu. Tuy
nhiên cách làm này có phần thiên vị người lao động, đánh mất động lực đi thuê của
nhà tư bản dẫn tới thất nghiệp gia tăng. Ngược lại, nếu nhà nước tạo điều kiện cho
doanh nghiệp có cơ hội phát triển tức có điều kiện tiếp cận vốn đầu tư, hay vốn vay
giá rẻ,… thì có thể cho doanh nghiệp nhiều động lực mở rộng sản xuất. Từ đó, họ sẽ
có nhu cầu nhiều hơn cho lao động và theo quan hệ cung cầu thì tiền công sẽ tăng lên
tương ứng. Cách làm này tuy sẽ mất thời gian và yêu cầu sự hi sinh từ phía nhà nước
khá nhiều nhưng sẽ đem lại kết quả xứng đáng.

10
Có thể thấy, cách làm này đã giải quyết được mâu thuẫn của nhà tư bản và người lao
động một cách tương đối hoàn hảo. Và kết hợp với các chính sách hiện có về mặt an
sinh xã hội đang được nhà nước đẩy mạnh thì chính sách nói trên có thể giúp thỏa
mãn các yêu cầu tất yếu của chủ nghĩa Mác-Lênin bằng cách tác động vào các chủ thể
khiến họ hành động lý trí.

Tóm lại, chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề kinh tế chính trị là đúng đắn, không chỉ trên
lý thuyết mà còn trên thực tiễn xã hội, khẳng định sự uyên bác của C.Mác cũng như
nhắc nhở mọi người phải luôn cân nhắc các quy luật kinh tế để có cách ứng xử phù
hợp. Cụ thể, lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ ra sự khác nhau giữa các cách trả
công và loại tiền công khác nhau, nhắc nhở nhà tư bản phải cân nhắc các yếu tố thực
tế như cường độ lao động hay tính chất công việc sản xuất để trả mức tiền công thực
tế phù hợp cho người lao động. cũng như nêu cao vai trò những chính sách hợp lý từ
phía chính phủ giúp cải thiện đời sống người lao động. Bên cạnh đó, nhắc nhở vai trò
của nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô để dung hòa lợi ích hai bên: nhà tư bản và
người lao động.

Tài liệu tham khảo

1. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin


2. Tiền lương không đủ sống và hệ lụy: nghiên cứu một số doanh nghiệp may
xuất khẩu ở Việt Nam – Viện Công nhân và Công đoàn (IWTU)
3. Lương cơ bản của công nhân dệt may chỉ hơn 4,2 triệu đồng/tháng – Báo tuổi
trẻ online - http://tinyurl.com/2m53kjwc
4. World Data Lab (Anh)

11
12

You might also like