You are on page 1of 6

CÂU 3: PHÂN TÍCH LÝ LUẬN VỀ HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG.

QUA ĐÓ, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH
TRANH CỦA HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRÊN THỊ
TRƯỜNG LAO ĐỘNG HIỆN NAY
1.Lý luận về hàng hóa sức lao động
Sức lao động, theo C. Mác, sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực ở trong thân
thể, trong nhân cách một con người, thể lực và trí lực mà con người đem ra vận
dụng để sản xuất ra những sản phẩm có giá trị sử dụng. Trong bất cứ xã hội nào,
sức lao động cũng là điều kiện cơ bản của sản xuất nhưng không phải trong bất kì
điều kiện nào, sức lao động cũng là hàng hóa.
Sức lao động chỉ có thể trở thành hàng hóa khi nó mang những điều kiện sau:
+Thứ nhất, người lao động phải được tự do về thân thể, làm chủ sức lao động của
mình, và có quyền bán sức lao động của mình như một hàng hóa.
+Thứ hai, người có sức lao động phải bị tước đoạt hết mọi tư liệu sản xuất và tư
liệu sinh hoạt, họ trở thành người “vô sản”. Để tồn tại, người đó buộc phải bán sức
lao động của mình để kiếm sống.
Thuộc tính của hàng hóa sức lao động, cũng giống như mọi hàng hóa khác, hàng
hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng.
-Giá trị của hàng hóa sức lao động được quyết định bởi lượng thời gian lao động
cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động. Sức lao động là khả năng lao
động gắn liền với cơ thể sốn của con người. Vì vậy để duy trì sự hoạt động bình
thường của con người phải cần có những tư liệu sản xuất nhất định. Do đó giá trị
hàng hóa sức lao động là giá trị những tư liệu sản xuất cần thiết để sản xuất và tái
sản xuất sức lao động.
Giá trị hàng hóa sức lao động gồm có:
+giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết
+ phí tổn đào tạo người lao động
+giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết(vật chất tinh thần)để nuôi con của người

Hay nói cách khác, giá trị của hàng hóa sức lao động có đặc điểm là được quyết
định một cách gián tiếp thông qua các giá trị tư liệu sản xuất ra sức lao động.
- Giá trị sử dùng của hàng hóa sức lao động cũng nhằm mục đích thỏa mãm
nhu cầu người mua.
Người mua hàng hóa sức lao động mong muốn thỏa mãn nhu cầu có được giá trị
lớn hơn, giá trị tăng thêm. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động được thể hiện
trong quá trình sử dụng sức lao động.
Hàng hóa sức lao động là loại hàng hóa đặc biệt mang yếu tố tinh thần và lịch sử.
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có tính năng đặc biệt mà không hàng
hóa thông thường nào có được, đó là khi sử dụng nó không những giá trị của nó
được bảo tồn mà còn tạo ra được lượng giá trị lớn hơn. Đây chính là chìa khóa chỉ
rõ nguồn gốc của giá trị lớn hơn giá trị thặng dư nêu trên do học phí sức lao động
mà có.

2. Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa
sức lao động Việt Nam trên thị trường lao động hiện nay
a. Thị trường lao động hiện nay
Dịch Covid-19 đã và đang khiến thị trường lao động nước ta phải đối mặt với tình
trạng khủng hoảng nghiêm trọng khi tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tăng lên ở
mức rất cao, thu nhập của người lao động sụt giảm mạnh.

Đến hết quý 3, cả nước có 28,2 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực
đến việc làm. Giãn cách xã hội kéo dài đã làm trầm trọng hơn các điểm yếu của thị
trường lao động và ảnh hưởng mạnh đến ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
Số lao động trong 2 ngành này đều giảm mạnh chưa từng có trong nhiều năm gần
đây. Tỷ lệ và số người thiếu việc làm trong độ tuổi lao động ở quý 3 tăng lên mức
cao nhất trong vòng 10 năm qua.
Theo đánh giá của Bộ LĐ-TB-XH, Đại dịch Covid-19 đã gây ra nhiều thách thức
đối với thị trường lao động Việt Nam, như bị chia cắt cục bộ giữa các vùng, các địa
phương, gây ra thiếu lao động cho sản xuất - kinh doanh. Sự khác nhau về các biện
pháp phòng chống dịch tại các địa phương cũng khiến việc đi lại giao lưu giữ các
vùng trở nên khó khăn hơn, gia tăng sự mất cân đối cung cầu lao động cục bộ, gây
ra áp lực về giải quyết việc làm cho người lao động.
Nhiều địa phương lo thiếu lao động đầu năm 2022
Là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch Covid-
19 lần thứ 4, đến nay các doanh nghiệp tại TP.HCM đã trở lại sản xuất, nhưng vẫn
mang tính cầm chừng.
Ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cho biết, hiện nay quy mô
lao động trong các doanh nghiệp từ khoảng 80-90% tổng số lao động. Người lao
động tại các tỉnh lân cận TP.HCM như Đồng Nai, Bình Dương, Long An… đã
quay lại làm việc khi doanh nghiệp trở lại hoạt dộng trong trạng thái bình thường
mới.

Đưa ra dự báo về tình hình lao động trong thời gian tới, ông Lê Minh Tấn cho biết,
quý 1/2022 rơi vào thời điểm đón Tết Nguyên đán, vừa là thời điểm hàng năm các
doanh nghiệp cần tuyển nhiều lao động để bổ sung lực lượng lao động chuyển đổi
việc làm hoặc người lao động về quê chưa trở lại sau Tết, nếu tình hình dịch bệnh
tiếp tục được kiểm soát tốt, dự kiến vào quý 1/2022 sẽ cần khoảng 75.000 chỗ việc
làm để các doanh nghiệp phát triển và mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh.

Còn theo bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Đồng Nai, đợt
bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4 vừa qua đã tạo ra một đợt dịch chuyển lao động
lớn nhất từ trước tới nay. Số lao động di chuyển từ Đồng Nai về các tỉnh ước
khoảng 50.000-60.000 người, chủ yếu tập trung ở các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây
Nam Bộ, Tây Nguyên.

Bà Hiền cho biết, hiện nay các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đang có nhu cầu sử
dụng khoảng 35.000-40.000 lao động. Những ngành nghề có nhu cầu sử dụng lao
động lớn là: dệt may, da giày, chế biến gỗ, điện tử. Song các doanh nghiệp đều khá
khó khăn trong việc tuyển dụng đáp ứng nhu cầu sản xuất, đặc biệt trong thời điểm
cuối năm. Nhiều lao động vẫn còn tâm lý e ngại, chưa trở lại do tình hình dịch
bệnh vẫn chưa được khống chế hoàn toàn.

Bà Nguyễn Thị Thu Hiền lo ngại rằng, tình trạng khan hiếm lao động số lượng lớn,
chủ yếu là lao động phổ thông tiếp diễn trong quý 1/2022 sẽ khiến quá trình khôi
phục hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn.
Để nhanh chóng khôi phục sản xuất của doanh nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn
thiếu hụt lao động, bà Hiền kiến nghị Bộ LĐ-TB-XH nên báo cáo Chính phủ xin
cơ chế đặc biệt cho phép doanh nghiệp và người lao động có thể thỏa thuận thời
gian làm thêm giờ vượt quá quy định tại Điều 107 Bộ Luật Lao động. Bên cạnh đó,
Bộ cũng cần sớm xây dựng chương trình kết nối thị trường lao động giữa các vùng,
địa phương, doanh nghiệp kết nối nhu cầu thị trường lao động.

Còn tại Hà Nội, ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm
Hà Nội dự báo, quý 1/2022, các doanh nghiệp thường tập trung lên kế hoạch sản
xuất cho năm mới, xu hướng tuyển dụng thường tăng cao, kéo theo nhu cầu tìm
việc làm cũng sẽ tăng cao. Tuy nhiên, trên địa bàn thành phố không quá lo ngại về
tình trạng thiếu hụt lao động.

Theo Bộ LĐ-TB-XH, qua khảo sát tại các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm
cho thấy có sự thiếu hụt lao động cục bộ song không nhiều vì, các doanh nghiệp
chưa trở lại hoạt động 100% (hiện có khoảng 70-75% doanh nghiệp, 50-60% lượng
lao động so với trạng thái bình thường), mặt khác nhiều doanh nghiệp đã có chính
sách giữ chân người lao động.

Tuy nhiên, vào khoảng tháng 1/2022 là thời điểm mà nhu cầu hàng hóa chuẩn bị
cho Tết Nguyên đán rất cao, cần sử dụng nhiều lao động để phục hồi sản xuất, đặc
biệt ở các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Sự thiếu hụt lao động có thể tăng
vào thời gian cuối quý 1 và quý 2/2022 khi các doanh nghiệp được hoạt động trở
lại với công suất cao nhất thì nhu cầu tuyển dụng lao động sẽ tăng cao. Dự kiến
trong năm 2022, số lao động có nhu cầu tuyển dụng khoảng 700.000 người.
b.Khả năng cạnh tranh hàng hóa sức lao động:
Nhìn nhận về lý luận sức lao động của C. Mác, vận dụng vào thị trường sức lao
động Việt Nam là một vấn đề quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế ở nước
ta hiện nya. Từ đó, đưa ra một số gải pháp cho thị trường lao động trong nước.
Thứ nhất: Vận dụng lý luận hàng hóa sức lao động phải phù hợp với quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế và xu thế phát triển chung của nền kihn tế tri thức. Điều này
đòi hởi hệ thống giáo dục cần xây dựng và phát triển nhiều hơn nữa cả về chất
lượng và số lượng, nhất là về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật, về phẩm
chất đạo đức, năng lực thì mới có thể tiếp cận, hướng dẫn người lao động tiếp cận
với nền kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế.

Thứ hai: Vận dụng lý luận một cách phù hợp vào thực tế điều kiện, hoàn cảnh Việt
Nam. Với lợi ích của người sử dụng lao động và người lao động cần phải hài hòa,
cân đối. Tránh việc làm phát sinh, gây mâu thuẫn gay gắt mà phải tạo mối quan hệ
gần gũi, thân thiết, thống nhất giữa người lao động và người đi thuê lao động.

Thứ ba: Vận dụng lý luận về hàng hóa sức lao động phải gắn liền với việc hình
thành đội ngũ lao động có trình độ và cơ cấu hợp lý, đáp ứng nhu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Phải xây dựng và phát triển nguồn nhân lực mới đáp
ứng được nhu cầu của thực tiễn. Phải biết nắm bắt sử dụng có hiệu quả những
phương tiện kỹ thuật hiện đại. Đi đôi với việc đào tạo tay nghề cần quan tâm tới
giáo dục phẩm chất cho người lao động, rèn luyện ý thức trách nhiệm, kỷ luật, lòng
yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, trung thành với mục tiêu, lú tưởng mà Đảng và
Nhà nước đề ra.

Thứ tư: Thúc đẩy sự giao dịch trên thị trường lao động băng các hình thức như
phát triển hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm, tăng cường quản lý Nhà nước,
củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao
động, phát triển hệ thống thông tin, thống kê thị trường lao động, hoàn thiện hệ
thống pháp luật về thị trường lao động, hoàn thiện bộ máy quản lý và vận hành có
hiệu quả thị trường lao động,…
Thứ năm: Bên cạnh việc nâng cao chất lượng lao động, đồng thời phải có chế độ
tiền lương hợp lý, đảm bảo cho việc người lao động có thể đảm bảo cuộc sống sinh
hoạt hàng ngày, đáp ứng việc sản xuất va tái sản xuất sức lao động. Phục vụ cho
công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đấy nước.

Tóm lại, sự tồn tại và phát triển của hàng hóa sức lao động và thị trường lao động
là một tất yếu khách quan. Việc thừa nhận sức lao động trở thành hàng hóa giúp
kích thích người lao động và người sử dụng lao động có những đóng góp tích cực
hơn vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước.

You might also like