You are on page 1of 14

ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

*****

TIỂU LUẬN

HỌC PHẦN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN

Đề tài số 01: Trình bày lý luận của C.Mác về hàng hóa sức lao động? Thực trạng
và giải pháp phát triển thị trường hàng hóa sức lao động ở nước ta hiện nay?

Sinh viên thực hiện:


Lớp:
Mã sinh viên:

HÀ NÔI – 2023
MỤC LỤC
............................................................................................................................................ 1
MỞ ĐẦU............................................................................................................................ 1
NỘI DUNG........................................................................................................................ 2
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG...............2
1.1. Khái niệm và điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa..............................2
1.1.1. Khái niệm..........................................................................................................2
1.1.2. Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa................................................2
1.2. Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động............................................................2
1.2.1. Giá trị hàng hóa sức lao động...........................................................................2
1.2.2. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động......................................................3
CHƯƠNG 2. VẬN DUNG QUAN ĐIỂM C.MÁC TRONG PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM...........................................4
2.1. Thực trạng về thị trường lao động Việt Nam hiện nay........................................4
2.1.1. Những kết quả đã đạt được...............................................................................4
2.1.2. Những hạn chế còn tồn tại................................................................................5
2.3. Nguyên nhân của những hạn chế..........................................................................8
2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách tiền lương ở Việt Nam........................8
3.3. Liên hệ trách nhiệm của sinh viên.........................................................................9
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................11
MỞ ĐẦU
Xưa kia, ông cha ta đã có câu: “Hiến tài là nguyên khí quốc gia”. Ở bất kỳ một
đất nước nào, trong năm yếu tố đóng góp vào sự tăng trường: lực lượng lao động,
nguyên liệu, vốn, công nghệ và thể chế pháp lý,… Thì yếu tố lực lượng lao động hay
còn gọi là nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng nhất. Bởi vì, con người mới có khả
năng điều phối và sử dụng hiệu quả các yếu tố còn lại để tạo ra của cải vật chất, nâng
cao chất lượng cuộc sống. Trước khi đổi mới, Việt Nam hầu như không thừa nhận thị
trường sức lao động, tuy nhiên hiện nay việc thừa nhận nó là yêu cầu tất yếu. Đặc biệt
trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, vấn đề thị trường hàng hóa sức
lao động không chỉ là tiêu thức kinh tế mà còn mang ý nghĩa chính trị. Sức lao động
được coi là một hàng hóa đặc biệt, tiền lương được coi là mức giá của sức lao động
và được quyết định bởi sự thỏa thuận giữa các bên. Cả người lao động và người sử
dụng lao động đều có những quyền cơ bản đảm bảo cho việc tham gia thị trường lao
động. Lý luận về hàng hóa đặc biệt – sức lao động, Chủ nghĩa Mác – Lê nin đã có
những luận điểm khoa học, toàn diện và biện chứng. Trên cơ sở đó, tạo tiền đề vững
chắc cho việc lý giải và áp dụng vào thực tiễn xã hội những giải pháp nhằm ổn định
và phát triển thị trường của loại hàng hóa đặc biệt này cùng những vấn đề liên quan
đến nó.
Từ những phân tích trên, em xin lựa chọn đề tài số 01: “Trình bày lý luận của
C.Mác về hàng hóa sức lao động? Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường
hàng hóa sức lao động ở nước ta hiện nay?” cho bài tiểu luận của mình.

1
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG
1.1. Khái niệm và điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa
1.1.1. Khái niệm
Để tìm hiểu về hàng hóa sức lao động, trước hết cần hiểu về sức lao động là gì.
Theo C. Mác: “Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể
chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang sống, và được người
đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó”1. Như vậy, sức
lao động là thứ có sẵn trong một con người.
1.1.2. Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa
Trong bất cứ xã hội nào, sức lao động cũng là điều kiện cơ bản của sản xuất.
Nhưng không phải trong bất kỳ điều kiện nào, sức lao động cũng là hàng hoá. Sức lao
động chỉ có thể trở thành hàng hoá trong những điều kiện lịch sử nhất định sau: 
Thứ nhất, người lao động là người tự do về thân thể của mình, có khả năng chi
phối sức lao động ấy và có quyền bán sức lao động của mình như một hàng hóa.
Thứ hai, người lao động không có tư liệu sản xuất cần thiết để tự mình đứng ra
tổ chức sản xuất nên muốn sống chỉ còn cách bán sức lao động cho người khác sử
dụng.
1.2. Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động
1.2.1. Giá trị hàng hóa sức lao động
Giá trị của hàng hóa sức lao động, cũng do thời gian lao động xã hội cần thiết
để sản xuất và tái sản xuất hàng hóa sức lao động quyết định. Nhưng sức lao động
chỉ tồn tại như năng lực sống của con người. Muốn tái sản xuất ra năng lực đó,
người công nhân phải tiêu thụ một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định về ăn, mặc, ở,
học nghề… Ngoài ra người lao động còn phải thỏa mãn những nhu cầu của gia
đình và con cái họ. Vì vậy, thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất hàng
hóa sức lao động sẽ được quy thành thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất

1
C.Mác – Ph.Ăng ghen (1993), Toàn tập, Tập 23, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.251
2
ra những tư liệu sinh hoạt ấy, hay nói cách khác, giá trị của hàng hóa sức lao động
được đo gián tiếp thông qua giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản
xuất ra sức lao động.
Hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt, giá trị của nó bao hàm cả yếu tố
tinh thần và lịch sử. Lượng giá trị hàng hóa sức lao động được hợp thành từ những
bộ phận: Một là, giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết để
tái tạo sức lao động, duy trì đời sống của bản thân người công nhân. Hai là, phí tổn
đào tạo người công nhân. Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần
cần thiết cho con cái người công nhân. Để biết sự biến đổi của giá trị hàng hóa sức
lao động trong một thời kì nhất định cần nghiên cứu hai loại nhân tố tác động, đối
lập nhau đến sự biến đổi giá trị sức lao động.
1.2.2. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động là công dụng của nó làm thỏa mãn
nhu cầu sản xuất kinh doanh của nhà tư bản. Giá trị sử dụng được thể hiện trong quá
trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình lao động của người công nhân. Quá trình
này khác với hàng hóa thông thường ở chỗ, đó là, trong quá trình sử dụng hay tiêu
dùng hàng hóa thông thường, thì cả giá trị và giá trị sử dụng của nó sẽ giảm dần và
tiêu biến mất dần theo thời gian. Trong khi, quá trình tiêu dùng hàng hóa sức lao
động lại là quá trình sản xuất ra một loạt hàng hóa nào đó, sáng tạo ra lượng giá trị
mới lớn hơn giá trị của bản thân sức lao động.
    Từ quá trình tiêu dùng sức lao động, tạo ra một lượng giá trị hàng hóa dôi ra so
với giá trị sức lao động, đó là giá trị thặng dư mà nhà tư bản sẽ chiếm đoạt. Như
vậy, giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có tính chất đặc biệt, nó là nguồn
gốc sinh ra giá trị, tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó.

3
CHƯƠNG 2. VẬN DUNG QUAN ĐIỂM C.MÁC TRONG PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
2.1. Thực trạng về thị trường lao động Việt Nam hiện nay
2.1.1. Những kết quả đã đạt được
Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về thị trường lao động tuy nhiên có
thể hiểu đơn giản thị trường lao động là nơi cung cấp, trao đổi hàng hoá đặc biệt (sức
lao động) giữa một bên là người cần mua sức lao động (người sử dụng lao động) và
một bên là người cần bán/ cung cấp dịch vụ lao động (người lao động). Có hai yếu tố
cơ bản cấu thành thị trường lao động là cung lao động và cầu lao động.

Thị trường lao động được hình thành và phát triển trong nền kinh tế thị trường
và có mối quan hệ hữu cơ với các loại thị trường khác, như: vốn, khoa học kĩ thuật,
thông tin và tiền tệ. Phát triển thị trường lao động ở Việt Nam trong quá trình đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn liền với phát triển tri thức và hội nhập quốc
tế, đã được Đảng, Nhà nước ta hết sức coi trọng bằng những chủ trương, chính sách,
biện pháp cụ thể, thiết thực và phù hợp.

Năm 2022, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước ước tính là 51,87
triệu người trong quý III, tăng 1,17 triệu người người (tương ứng 2,31%) so với thời
điểm quý IV/2021. Lao động 15 tuổi trở lên có việc làm trong quý III/2022 ước tính
là 50,80 triệu người, tăng 1,7 triệu người (tương ứng 3,46%) so với thời điểm Quý
IV/20212.

2
Tổng Cục thống kê
4
Lực lượng lao động theo quý giai đoạn 2020-2022. (Nguồn: Tổng cục Thống
kê)

Trong quý III/2022, thu nhập bình quân tháng của người lao động ghi nhận ở
mức 6,7 triệu đồng, cao hơn mức 6,6 triệu đồng của quý trước cũng như mức 5,9
triệu đồng trong quý III/2019 (cùng kỳ năm chưa xảy ra Covid-19).

Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật được hoàn thiện tương đối đồng bộ và toàn
diện tạo ra hành lang pháp lý để phát triển thị trường lao động. Quy mô và chất lượng
cung - cầu lao động được gia tăng; chất lượng việc làm ngày càng được cải thiện. Đặc
biệt, theo đánh giá của Bộ Lao động – Thương bình và Xã hội: “chúng ta đã từng
bước chính thức hóa một phần khu vực lao động phi chính thức; cơ cấu lao động có
bước chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng lao động khu vực nông nghiệp,
tăng tỷ trọng lao động khu vực công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng việc làm dễ bị
tổn thương, tăng tỷ lệ việc làm được bảo vệ. Bốn, tiền lương của người lao động được
cải thiện rõ rệt, năng suất lao động và tính cạnh tranh của lực lượng lao động được
nâng lên…”3

2.1.2. Những hạn chế còn tồn tại


Bên cạnh những kết quả đã đạt được thị trường lao động Việt Nam cũng gặp
rất nhiều khó khăn.

3
Phát triển thị trường lao động truy cập từ https://vneconomy.vn/phat-trien-thi-truong-lao-dong-linh-hoat-hien-dai-
ben-vung-va-hoi-nhap.htm, truy cập ngày 15/4/2023
5
Trước hết là những tác động của đại dịch Covid-19 đã khiến cho thị trường lao động
chịu biến động nặng nề. Quan hệ cung – cầu lao động giữa các vùng, khu vực, ngành
nghề kinh tế đang diễn ra tình trạng mất cân đối nghiêm trọng ở một số ngành nghề
như ngân hàng, quảng cáo, khuyến mãi, đối ngoại và chăm sóc khách hàng, sản xuất,
IT,… tình trạng dư thừa lao động không có kỹ năng và thiếu nhiều lao động kỹ thuật,
tay nghề phổ biến. Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động,
không chỉ là lao động qua đào tạo mà còn khó tuyển cả lao động phổ thông có tay
nghề. 

Thứ hai, về chất lượng lao động. Hiện nay, ình trạng thể lực của lao động Việt Nam ở
mức trung bình kém, cả về chiều cao, cân nặng cũng như sức bền, sự dẻo dai, chưa
đáp ứng được cường độ làm việc và những yêu cầu trong sử dụng máy móc thiết bị
theo tiêu chuẩn quốc tế. Cụ thể: chiều cao của thanh niên 15 tuổi thấp hơn so với
chuẩn quốc tế 8,34 cm đối với nam, 9,13 cm đối với nữ, thấp hơn thanh niên Nhật
Bản là 8 cm đối với nam, 4 cm đối với nữ, thấp hơn thanh niên các nước trong khu
vực là Thái Lan, Singapore từ 2-6 cm ảnh hưởng đến việc sử dụng, vận hành máy
móc, hiện đại, hạn chế năng suất lao động, bắt buộc người lao động phải gắng sức
nhiều và làm tăng nguy cơ mất an toàn lao động4.

Thứ ba, về trình độ lao động. Tỷ trọng lao động qua đào tạo ngày càng được
cải thiện nhưng mức độ cải thiện và chênh lệch lao động có tay nghề là chưa đáng kể
giữa các vùng kinh tế -  xã hội trong cả nước so với tốc độ phát triển của khu vực và
thế giới. Chúng ta chưa có cơ chế đào tạo và sử dụng hợp lý để tạo được động lực cho
lực lượng này làm trụ cột dẫn dắt nền kinh tế phát triển đúng hướng, cạnh tranh và
hiệu quả.

Thứ tư, chính sách tiền lương cho người lao động.

- Về  giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động còn thấp hạn chế phần nào sự
cạnh tranh của nước ta trên thị trường thế giới, giá trị hàng hóa sức lao động còn bất
4
Báo cáo Thực trạng cung cầu lao động, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
6
cập, chưa bao quát hết những yếu tố đáp ứng yêu cầu tái sản xuất mở rộng sức lao
động cho một bộ phận lớn những người làm công ăn lương, hệ thống thông tin lao
động việc làm chưa được quản lí chặt chẽ, hệ thống giáo dục – đào tạo chưa đủ khả
năng cung ứng nguồn lao động chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện
đại hóa đất nước, từ đó tiền lương cho người lao động còn thấp.
- Tiền lương khu vực công còn thấp, chưa bảo đảm nhu cầu đời sống của cán
bộ, công chức, viên chức và gia đình họ, thiết kế hệ thống bảng lương còn phức tạp,
chưa phù hợp với vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, còn mang tính bình
quân, cào bằng, chưa thực sự tạo được động lực để nâng cao hiệu quả làm việc của
người lao động. Quy định mức lương bằng hệ số nhân với mức lương tối thiểu đã
không thể hiện rõ giá trị thực của tiền lương. Nhiều trường hợp tiền lương của lãnh
đạo cấp trên thấp hơn tiền lương của lãnh đạo cấp dưới, không thể hiện rõ thứ bậc
hành chính trong hoạt động công vụ. Chưa có giải pháp gắn cải cách tiền lương với
sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế. Việc đổi mới tổ chức và quản lý, cơ chế
tài chính đối với khu vực sự nghiệp công lập chưa đáp ứng yêu cầu. Nguồn kinh phí
thực hiện cải cách tiền lương cơ bản vẫn do ngân sách Nhà nước bảo đảm (khoảng
98%) và chủ yếu từ ngân sách Trung ương (khoảng 68%)5
- Quan hệ tiền lương tối thiểu - trung bình - tối đa cũng chưa hợp lý, nhất là hệ
số trung bình quá thấp trong quan hệ tiền lương tối thiểu - trung bình - tối đa nên
không cải thiện được đời sống và khuyến khích được CBCCVC có hệ số lương thấp;
tiền lương trả cho CBCCVC được quy định bằng hệ số được tính trên cơ sở tiền
lương tối thiểu chung; tiền lương chưa được trả đúng với vị trí làm việc, chức danh và
hiệu quả công tác, chất lượng cung cấp dịch vụ công. Theo Bộ Nội vụ, giai đoạn
2016-2020 thực hiện mở rộng quan hệ mức lương tối thiểu - trung bình - tối đa từ
mức 1 - 2,34 - 10 hiện nay lên mức 1 - 3,2 - 15.
2.3. Nguyên nhân của những hạn chế
5
Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Phước (2018), Cải cách chính sách tiền lương để nâng cao đời sống cho CBCCVC,
LLVT và người lao động trong doanh nghiệp, link truy cập < https://binhphuoc.gov.vn/vi/news/Thong-tin-chi-dao-dieu-
hanh/cai-cach-chinh-sach-tien-luong-de-nang-cao-doi-song-cho-cbccvc-llvt-va-nguoi-lao-dong-trong-doanh-nghiep->,
truy cập ngày 15/4/2023
7
Thứ nhất, thị trường lao động là vấn đề phức tạp, ảnh hưởng lớn đến nhiều
mặt của đời sống xã hội; còn tư tưởng bình quân, cào bằng; chưa có nghiên cứu toàn
diện về thị trườn lao động trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Các quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh chưa được vận
dụng triệt để trong công tác xây dựng chính sách hiện nay.
Thứ hai, tiền lương chưa phản ánh đúng giá cả sức lao động, chưa thực sự gắn
với mối quan hệ cung cầu lao động trên thị trường, tốc độ tăng tiền lương nhỏ hơn tốc
độ tăng của năng suất lao động. Mức lương tối thiểu còn thấp chưa theo kịp với yêu
cầu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động và sự phát triển kinh tế – xã hội.
Thứ ba, những quy định pháp luật hiện nay còn hạn chế, lỗ hổng trong vấn đề
pháp lý và sự thiếu thực thi trong các chính sách đã dẫn đến những bất cập về thị
trường lao động ở nước ta.
2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách tiền lương ở Việt Nam
Từ những phân tích, đánh giá ở trên, có thể thấy yêu cầu cấp thiết hiện nay là
tìm ra được các giải pháp phù hợp, nâng cao hiệu quả thực hiện thị trường lao động
tại Việt Nam trong thời gian tới. Để làm được điều đó, cần thực hiện đồng bộ và
nhanh chóng các giải pháp sau:
Thứ nhất, vận dụng lí luận hàng hóa sức lao động phù hợp với quá trình hội
nhập và xu hướng phát triển của nền kinh tế tri thức và việc vận dụng đó phải gắn
liền với việc hình thành đội ngũ lao động có trình độ cơ cấu hợp lí, đáp ứng nhu cầu
của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, xây dựng chính sách về thị
trường lao động phù hợp với năng suất lao động, đặc điểm từng vùng kinh tế và quan
hệ cung cầu lao động của thị trường.
Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật đồng bộ, thống nhất
để thị trường lao động phát triển theo hướng linh hoạt, hiệu quả; tiếp tục nội luật hóa
và quy định cụ thể các tiêu chuẩn lao động phù hợp với điều kiện của Việt Nam và
tiêu chuẩn quốc tế các công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), các FTA thế
hệ mới Việt Nam đã cam kết và phê chuẩn; nâng cao hiệu quả tổ chức, vận hành thị
8
trường lao động; tập trung phát triển thị trường lao động và đào tạo các kỹ năng mới,
gắn kết cung - cầu, hướng tới việc làm xanh và bền vững…

Thứ ba, đảm bảo quyền của người lao động tại nơi làm việc, thúc đẩy tạo việc
làm bền vững, có thu nhập cao, đảm bảo an ninh con người, cơ hội bình đẳng và công
bằng xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau. Đầu tư công tác dự báo cung - cầu, phát
triển hệ thống thông tin thị trường lao động với nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng cơ sở
dữ liệu quốc gia về lao động hiện đại, đồng bộ, có sự kết nối, chia sẻ với cơ sở dữ liệu
dân cư, đăng ký doanh nghiệp, bảo hiểm.

Thứ tư, xác định chính sách tiền lương là một bộ phận đặc biệt quan trọng của
hệ thống chính sách kinh tế-xã hội. Tiền lương phải là thu nhập chính bảo đảm đời
sống cho người lao động và gia đình họ; trả lương đúng là đầu tư cho phát triển
nguồn nhân lực, tạo động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc của
người lao động, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm
ổn định chính trị-xã hội; thúc đẩy, nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển kinh
tế-xã hội bền vững.
3.3. Liên hệ trách nhiệm của sinh viên
Trước hết, cần nêu cao nhận thức về tầm quan trọng của lý luận C.Mác về
hàng hóa sức lao động, nhận thức rõ ràng các vấn đề các vấn đề về thị trường lao
động Việt Nam, chính sách tiền lương hiện nay. Bên cạnh đó, nhận thức được vai trò
của sinh viên trong thời kỳ này để có những định hướng đúng đắn trong quá trình
phát triển và rèn luyện bản thân, tạo cơ hội cạnh tranh về việc làm và mở ra cánh cửa
bước vào sân chơi toàn cầu hóa.
Thứ hai, khi đã nhận thức được đầy đủ các vấn đề trên thì trong quá trình học
tập, bản thân em cần phải chủ động tích lũy kiến thức, đặc biệt là các kiến thức về
nâng cao khả năng lao động, chuyên môn của bản thân. Bên cạnh đó là các kiến thức
về công nghệ thông tin, cập nhật kịp thời và ứng dụng những tiến bộ khoa học mới

9
nhất để học tập, phát triển bản thân, tạo cơ hội cạnh tranh về việc làm và mở ra cánh
cửa bước vào sân chơi toàn cầu hóa.
Thứ ba, tích cực tham gia các hoạt động mang tính chất đối ngoại, tham gia
các buôi học định hướng phát triển bản thân trong thời kỳ đổi mới đất nước, tận dụng
các tiến bộ khoa học – kỹ thuật, phát huy tính tích cực, sáng tạo và sự nhiệt huyết
trong mọi hoạt động.
Thứ tư, rèn luyện tư tưởng đạo đức, chính trị vững vàng, tin tưởng vào đường
lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, tuyệt đối đấu trnah với các thế lực thù địch, có
mục đích chống phá thành quả cách mạng, chống phá những gì mà chúng ta đang
hướng đến. Tuyên truyền về các hoạt động tích cực phát huy vai trò của sinh viên
trong thời đại mới, hăng hái giúp đỡ bạn bè”.

KẾT LUẬN
Sức lao động có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế ở mọi quốc
gia. Thực tế lịch sử đã cho thấy quốc gia nào chăm lo đến sự phát triển của sức lao
động, sử dụng hiệu quả yếu tố này thì tất sẽ dẫn đến thành công. Việt Nam đang trong
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn đề phát triển sức lao động và thị trường
lao động đã và đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ Đảng và Nhà nước. Trong
phạm vi bài tiểu luận này, em đã trình bày các quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin
về hàng hóa sức lao động. Trên cơ sở đó phân tích và đánh giá thực chính sách thị
trường lao động của Việt Nam. Cuối cùng là tìm ra nguyên nhân của những bất cập
và kiến nghị giải pháp. Tuy nhiên, đây là vấn đề phức tạp, đòi hỏi kiến thức cao trong
khi khả năng của em thì hạn chế. Chính bởi vậy rất mong nhận được sự góp ý của
quý thầy (cô) để bài viết có thể hoàn thiện hơn.

10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lê nin,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội
2. Giáo dục và Đào tạo (2008), Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lê nin, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội
3. C.Mác – Ph.Ăng ghen (1993), Toàn tập, Tập 23, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, tr.251
4. Báo cáo số 6219/BC-BKHĐT, ngày 22/9/2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
tr.7; Báo cáo Điều tra Lao động việc làm các năm.
5. Hoàng Thị Minh Hà và Đinh Thị Hảo (2020), Cơ cấu lao động theo trình độ
nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế đến năm 2025.
6. Nguyễn Duy Thăng (2019), Cải cách chính sách tiền lương gắn với cải cách
hàn chính, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số 10/2019
7. Đặng Như Lợi (2014), Quan điểm, nhận thức về tiền lương và chính sách tiền
lương, Tạp chí tài chính, số 5/2014
8. Bộ Lao động – Thương binh và xã hội (2015), Xây dựng chính sách tiền lương
phù hợp với cơ chế thị trường, đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên, link truy
cập < http://www.molisa.gov.vn/Pages/tintuc/chitiet.aspx?
tintucID=24473#:~:text=Ch%C3%ADnh%20s%C3%A1ch%20ti%E1%BB
%81n%20l%C6%B0%C6%A1ng%20l%C3%A0,%C4%91%E1%BB%8Bnh
%20ch%C3%ADnh%20tr%E1%BB%8B%2C%20x%C3%A3%20h%E1%BB
%99i.> truy cập ngày 1/7/2022
9. Nguyễn Hữu Dũng (2012), Thực trạng và giải pháp cải cách tiền lương tại
Việt Nam, Bộ LĐ-TB&XH, link truy cập <

11
http://www.molisa.gov.vn/Pages/tintuc/chitiet.aspx?tintucID=20947> truy cập
ngày 15/4/2023
10. Tạp chí Công thương (2019), Tiền lương và vai trò của tiền lương trong việc
nâng cao hiệu quả sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp, link truy cập <
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/tien-luong-va-vai-tro-cua-tien-luong-
trong-viec-nang-cao-hieu-qua-san-xuat-kinh-doanh-cua-doanh-nghiep-
64368.htm#:~:text=III.- .>, truy cập ngày 15/4/2023
11.Quản lý Nhà nước (2019), Chính sách tiền lương khu vực nhà nước ở Việt
Nam, Link truy cập < https://www.quanlynhanuoc.vn/2019/08/28/chinh-sach-
tien-luong-khu-vuc-nha-nuoc-o-viet-nam/>, truy cập ngày 15/4/2023
12.Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Phước (2018), Cải cách chính sách tiền lương
để nâng cao đời sống cho CBCCVC, LLVT và người lao động trong doanh
nghiệp, link truy cập < https://binhphuoc.gov.vn/vi/news/Thong-tin-chi-dao-
dieu-hanh/cai-cach-chinh-sach-tien-luong-de-nang-cao-doi-song-cho-cbccvc-
llvt-va-nguoi-lao-dong-trong-doanh-nghiep->, truy cập ngày 15/4/2023

12

You might also like