You are on page 1of 5

Số TT: 21 Lớp SV: DH46AC013

Họ và tên : Trần Thị Cẩm Ly Lớp học phần: Sáng T6_B2-407


MSSV: 31201022818
Mã lớp học phần: 21D1POL51002427
BÀI LÀM KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
Hình thức thi: Tiểu luận không thuyết trình(TLOTT)
Câu 1: Phân tích điểm giống và khác nhau giữa hàng hóa sức lao động và hàng hóa thông
thường? Vì sao giá trị của hàng hóa sức lao động phải bao gồm giá trị những tư liệu sinh
hoạt cần thiết để nuôi sống con cái người lao động?
1. Hàng hóa sức lao động:
a) Sức lao động và điều kiện để sức lao động thành hàng hóa:
- Theo C.Mác “ Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực tồn tại trong cơ thể
của một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi
sản xuất ra của cải vật chất, ra một giá trị sử dụng nào đó.
- Để sức lao động có thể chuyển hóa thành hàng hóa, thì cần phải có hai điều
kiện:
+ Thứ nhất, người có sức lao động phải được tự do về thân thể của mình,
phải có khả năng chi phối sức lao động ấy, có thể bán sức lao động như một
hàng hóa, nhưng chỉ trong một khoảng thời gian nhất định.
+ Thứ hai, người có sức lao động bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất. Không
có tư liệu sản xuất cần thiết để có thể tự mình thực hiện lao động và cũng
không có một của cải gì khác. Do đó, buộc phải bán sức lao động cho người
khác sử dụng để nuôi sống bản thân và gia đình.
b, Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động:
Cũng như các loại hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động cũng có hai loại thuộc
tính đó là: giá trị và giá trị sử dụng.
- Giá trị của hàng hóa sức lao động do chính thời gian lao động xã hội cần
thiết để tái sản xuất ra sức lao động quyết định. Giá trị sức lao động được
quy về giá trị của toàn bộ các tư liệu sinh hoạt cần thiết ( ví dụ: lương thực,
thực phẩm, quần áo, điện, tiền đi lại, tiền thuốc men,…) để sản xuất và tái
sản xuất ra sức lao động, duy trì đời sống của công nhân làm thuê và gia
đình của họ.
Giá trị hàng hóa sức lao động được cấu thành từ các yếu tố:
Một là giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết.
Hai là phí tổn đào tạo người lao động.
Ba là giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho con
cái công nhân.
Là hàng hóa đặc biệt, giá trị hàng hóa sức lao động khác với hàng hóa thông
thường ở chỗ bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử.
- Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động sau quá trình sử dụng sẽ không bị
mất đi mà có thể tạo ra những hàng hóa có giá trị lớn hơn.
2. Hàng hóa thông thường:
- Hàng hóa là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng.
- Về mặt giá trị: tức hình thái xã hội của hàng hóa, nó không có một nguyên
tử vật chất nào nên cho dù có lật đi lật lại thì cũng không thể nhìn thấy giá
trị của nó. Giá trị chỉ biểu hiện ra trong hành vi trao đổi.
- Về mặt giá trị sử dụng: tức hình thái tự nhiên của hàng hóa, có thể nhận biết
trực tiếp bằng giác quan.
3. So sánh hàng hóa sức lao động và hàng hóa thông thường:
- Giống nhau: đều là hàng hóa và có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử
dụng.
Giá trị sử dụng chỉ biểu hiện khi có sự trao đổi và tiêu dùng.
- Khác nhau:

Hàng hóa sức lao động Hàng hóa thông thường


 Bán quyền sử dụng chứ không  Bán cả quyền sử dụng và
bán quyền sở hữu. quyền sở hữu.
 Người bán phải phục tùng người  Người bán và người mua hoàn
mua. toàn độc lập với nhau.
 Mua bán có thời gian thông qua  Mua đứt, bán đứt.
các hợp đồng..
 Giá cả nhỏ hơn giá trị.  Giá cả có thể tương đương với
giá trị.
 Giá trị: cả yếu tố tinh thần, vật  Chỉ thuần túy là yếu tố vật
chất và lịch sử. chất.
 Giá trị sử dụng đặc biệt: tạo ra
giá trị mới lớn hơn giá trị của  Giá trị sử dụng thông thường.
bản thân nó, đó là giá trị thặng
dư.
 Nguồn gốc của giá trị thặng dư.  Biểu hiện của của cải.
4. Giá trị của hàng hóa sức lao động phải bao gồm giá trị những tư liệu sinh hoạt
cần thiết để nuôi sống con cái người lao động:
Có một điều chắc chắn rằng không phải ai cũng sẽ như vậy mãi được. Sẽ có
những thay đổi nhất định trong một khoảng nào đó. Người tư bản cũng vậy,
họ có thể chết đi, nếu họ không có con cái hoặc không nuôi sống con cái
của mình, thì sẽ không có người kế thừa sự nghiệp. Do đó, để có người thay
thế nên giá trị của hàng hóa sức lao động phải bao gồm giá trị những tư liệu
sinh hoạt cần thiết để nuôi sống con cái người lao động.
Câu 2: Bằng những dẫn chứng cụ thể (có nguồn trích dẫn rõ ràng, tin cậy) hãy nêu thực
trạng về quan hệ lợi ích kinh tế giữa người lao động và người sử dụng lao động ở Việt
Nam hiện nay? Cần phải làm gì để giải quyết thực trạng mâu thuẫn lợi ích kinh tế đã nêu
trong dẫn chứng? (đề xuất cá nhân và cách giải quyết)
Thực trạng về quan hệ lợi ích kinh tế giữa người lao động và người sử dụng lao động
ở Việt Nam hiện nay:
- Khái niệm: Quan hệ lợi ích kinh tế là sự thiết lập những tương tác giữa
người với người, giữa con người và tổ chức kinh tế, giữa các tổ chức kinh
tế, giữa các bộ phận nền kinh tế, giữa quốc gia với phần còn lại của thế giới
nhằm mục tiêu xác lập các lợi ích kinh tế trong mối liên hệ với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng.
- Theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2012 thì “ Quan
hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao
động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động”. Khác với
các loại mua bán thông thường khác, hàng hóa – sức lao động, đối tượng
mua bán của quan hệ này không thể tồn tại một cách độc lập mà phải luôn
gắn liền với chủ thể đó là người lao động.
- Riêng khi xét trong phạm vi một doanh nghiệp quan hệ lao động là mối
quan hệ giữa người lao động, đại diện của người lao động và người sử dụng
lao động trong việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động và các
cam kết của doanh nghiệp về hợp đồng. tiền lương, bảo hiểm xã hội, thời
giờ làm việc, nghỉ ngơi,…để bảo đảm quyền lợi của cả hai bên tại doanh
nghiệp đó.
- Hiện nay, quan hệ về lợi ích kinh tế giữa người lao động và người sử dựng
lao động tại Việt Nam tuy vẫn đang trong đà phát triển nhưng cũng kéo vào
đó là một số bất cập không thể nào tránh được.
Thứ nhất, công tác của nhà nước về việc quản lý quan hệ lao động vẫn còn
nhiều lỗ hỏng: quản lý nhà nước chưa tập trung vào một đầu mối, các thiết chế
hỗ trợ chưa phát huy được hiệu quả, cơ chế tham vẫn chưa đủ mạnh. Đặc biệt,
việc tuyên truyền và phổ biến pháp luật lao động còn nhiều hạn chế. Những
điều trên dẫn đến công tác thanh tra các vấn đề về quan hệ lao động trở nên khó
khăn hơn.
Thứ hai, các hành vi vi phạm về quan hệ lao động đều sẽ bị xử phạt theo quy
định của pháp luật, cụ thể là xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên thực trạng
hiện nay cho thấy các xử phạt chưa thật sự răn đe được các hành vi vi phạm về
quan hệ lao động, mà tình hình là các vi phạm này càng trở nên phổ biến hơn
và các trường hợp xảy ra ngày càng nhiều.
Thứ ba, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện đúng với pháp luật yêu cầu đối
với quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động. Không
thực hiện đúng với cam kết đã thỏa thuận với người lao động về các vấn đề
như: việc nâng lương, thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng tùy tiện…
Thứ tư, phần lớn người lao động xuất thân từ nông thôn chưa được đào tạo một
cách bài bản và có hệ thống. Do đó, người lao động sẽ không thể nắm rõ các
chính sách, quyền và nghĩa vụ cũng như các pháp luật lao động dẫn đến việc
hành động không đúng trình tự theo pháp luật quy định về các vấn đề liên quan
đến quan hệ lao động.
Cách giải quyết các vấn đề trong mâu thuẫn:
Để có thể có giải quyết các vấn đề được đề cập trên, thúc đẩy mối quan hệ lao
động lành mạnh và hiệu quả, chính phủ và các cấp quản lý nhà nước nên:
- Cần hoàn thiện các thể chế pháp luật lao động để phù hợp với tiến bộ của
quốc tế, phù hợp với các công ước của Tổ chức lao động quốc tế (ILO).
- Thực hiện các dự án công trình phúc lợi như trường học, bệnh viện, khu vui
chơi,…thực hiện các hoạt động thể thao, từ thiện…thúc đẩy các quan hệ lao
động và tạo một sự gắn kết đối với người lao động và người sử dụng lao
động.
- Pháp luật nhà nước nên có những mức phạt phù hợp đối với những vi phạm
đến lợi ích kinh tế giữa người lao động và người sử dụng lao động. Nhằm
đảm bảo một mức độ công bằng cho các phía, đủ để có thể răn đe không
dám vi phạm nữa.
- Xây dựng một môi trường lành mạnh cho người lao động làm việc. Có thể
mở các lớp đào tạo các kĩ năng để nâng cao trình độ người lao động. Điều
này sẽ tạo một mức độ tin tưởng nhất định của người lao động đối với người
sử dụng lao động.
Các nguồn tham khảo:
- http://m.tapchitaichinh.vn
- Giáo trình môn Kinh tế chính trị của Trường Đại học Kinh tế TPHCM.
- Group học tập UEH.

You might also like