You are on page 1of 4

Họ và tên: Đặng Thị Kim Xuyến

MSSV: 31201021931
STT: 40
Mã lớp học phần: 21D1POL51002452
Phòng học: B2 – 504

Đề bài
Bằng kiến thức đã học, Anh (Chị) hãy trả lời các yêu cầu sau:
1.      Phân tích điểm giống và khác nhau giữa hàng hóa sức lao động và hàng hóa
thông thường? Vì sao giá trị của hàng hóa sức lao động phải bao gồm giá trị những tư
liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi sống con cái người lao động?
2.      Bằng những dẫn chứng cụ thể (có nguồn trích dẫn rõ ràng, tin cậy) hãy nêu thực
trang về quan hệ lợi ích kinh tế giữa người lao động và người sử dụng lao động ở Việt
Nam hiện nay ? Cần phải làm gì để giải quyết thực trạng mâu thuẫn lợi ích kinh tế đã
nêu trong dẫn chứng? (đề xuất cá nhân về cách giải quyết)
Bài Làm
1.1. So sánh điểm giống và khác nhau giữa hàng hóa sức lao động và hàng hóa thông
thường:
Để phân biệt hàng hóa sức lao động và hàng hóa thông thường, đầu tiên ta tìm hiểu các
khái niệm :
- Hàng hóa thông thường là sản phẩm của lao động, nó có thể thỏa mãn những nhu cầu
nhất định nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.
- Hàng hóa sức lao động: Sức lao động: “toàn bộ các thể lực và trí lực ở trong thân thể
một con người, trong nhân cách sinh động của con người, thể lực vừ trí lực mà con
người phải làm cho hoạt động để sản xuất ra những vật có ích” (C.Mác)
- 2 điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa:
+ Người có sức lao động phải được tự do về thân thể.
+ Người lao động bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất.

*Giống nhau:
- Đều là hàng hóa đem ra mua bán trên thị trường, chịu tác động của thị trường như
cung cầu
- Đều có 2 thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng
*Khác nhau:

Tiêu chí so sánh Hàng hóa sức lao động Hàng hóa thông thường
Phương thức tồn tại Gắn liền với con người Không gắn liền với con
người

Giá trị Chứa đựng cả yếu tố vật chất, Chỉ thuần túy là yếu tố vật
tinh thần và lịch sử. Được đo chất. Được đo trực tiếp bằng
gián tiếp bằng giá trị của những thời gian lao động xã hội cần
tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái thiết.
sản xuất ra sức lao động.

Giá cả Nhỏ hơn giá trị Có thể tương đương với giá
trị

Giá trị sử dụng Giá trị sử dụng đặc biệt: Tạo ra Giá trị sử dụng thông thường
giá trị mới lớn hơn giá trị bản
thân nó, đó chính là giá trị thặng

Quan hệ giữa người Người mua có quyền sử dụng Người mua và người bán
mua – người bán không có quyền sở hữu, người hoàn toàn độc lập với nhau
bán phải phục tùng người mua

Quan hệ mua – bán Quan hệ mua bán đặc biệt: mua Ngang giá, mua đứt – bán
bán chịu, thường không ngang đứt
giá và mua bán có thời hạn

Ý nghĩa Là nguồn gốc của giá trị thặng Biểu hiện của của cải
dư  là một hàng hóa đặc biệt

1.2. Giá trị của hàng hóa sức lao động phải bao gồm giá trị những tư liệu sinh hoạt cần
thiết để nuôi sống con cái người lao động vì: Giá trị của hàng hóa sức lao động được
hợp thành từ giá trị các tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho bản thân
người lao động; những phí tổn đào tạo người lao động để họ có được trình độ lành
nghề thích hợp; giá trị các tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho con cái
người lao động.
Câu 2.1. Thực trạng quan hệ lợi ích kinh tế giữa người lao động và người sử dụng lao
động ở nước ta hiện nay:
Quan hệ lao động (QHLĐ) là quan hệ giữa người lao động (NLĐ), tập thể NLĐ với
người sử dụng lao động (NSDLĐ) và tổ chức đại diện NSDLĐ, được xác lập trên cơ
sở pháp luật lao động bao gồm các tiêu chuẩn về lao động, cơ chế xác lập và vận hành
QHLĐ, thiết chế giải quyết tranh chấp lao động, vai trò của các bên trong QHLĐ.
Thực trạng áp dụng pháp luật trong quan hệ lao động
Trong quá trình áp dụng pháp luật lao động vào QHLĐ, đã có nhiều nội dung chưa
hoàn chỉnh và thiếu đồng bộ thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật. Tuy
nhiên, QHLĐ ở nước ta đang ở giai đoạn đầu phát triển nên các bên chưa nhận thức về
tầm quan trọng của thiết chế này cũng là điều dễ hiểu. Mặt khác, trình tự, thủ tục giải
quyết các vụ án về lao động còn nhiều phức tạp, cơ chế 3 bên chưa được pháp luật quy
định cụ thể. Khuôn khổ pháp lý cho các tổ chức đại diện hình thành và hoạt động còn
bất cập như: Căn cứ pháp lý cho tổ chức đại diện NSDLĐ chưa đủ… Ngoài ra, Luật
Công đoàn và Bộ luật Lao động ban hành đã lâu, không còn phù hợp với thực tế.
Công tác quản lý nhà nước về QHLĐ còn bất cập như: Việc tuyên truyền, phổ biến
pháp luật lao động còn nhiều hạn chế và công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thực thi
pháp luật QHLĐ chưa đáp ứng được yêu cầu. Ngoài ra, quản lý nhà nước về QHLĐ
chưa tập trung vào một đầu mối và các thiết chế hỗ trợ hiện tại chưa phát huy được
hiệu quả (hòa giải, trọng tài, xét xử), cùng với cơ chế tham vấn chưa đủ mạnh và chưa
ngang tầm với sự phát triển (cơ chế 3 bên) dẫn đến công tác thanh tra, kiểm tra các vấn
đề có liên quan đến QHLĐ còn nhiều hạn chế, khó khăn.
Các hành vi vi phạm về QHLĐ theo quy định của pháp luật lao động đều có thể bị xử
phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, thực trạng thực hiện pháp luật lao động cho thấy,
các vi phạm về QHLD là tương đối phổ biến, trong đó chủ yếu là các vi phạm về việc
ký kết, chấm dứt hợp đồng lao động, thời giờ làm việc, tiền lương, bảo hiểm xã hội…
Bên cạnh đó, các quy định của pháp luật cũng chưa đủ sức răn đe và phòng ngừa vi
phạm. Theo quy định tại Điều 46 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Điều 37
của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP (Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực lao động, bảo hiểm xã hội), mức xử phạt tiền tối đa này trong nhiều trường hợp
không gây bất lợi lớn về kinh tế cho người vi phạm, nên thiếu tác dụng ngăn ngừa vi
phạm. Chẳng hạn, DN có thể trốn đóng bảo hiểm xã hội hàng trăm triệu, thậm chí
hàng tỷ đồng nhưng mức xử phạt vi phạm quá nhẹ.
Về mối QHLĐ giữa NSDLĐ và NLĐ, nhiều DN chưa thực hiện đúng quy định của
pháp luật lao động và các cam kết đã thoả thuận với NLĐ như: không nâng lương hàng
năm cho NLĐ hoặc nâng với mức quá thấp, thời gian làm thêm giờ của NLĐ quá
nhiều và việc trả lương làm thêm giờ cho NLĐ không đầy đủ, chấm dứt hợp đồng lao
động tùy tiện không có căn cứ pháp luật; DN áp dụng các biện pháp quản lý “hà khắc”.
Nhiều DN ký kết thoả ước lao động tập thể chỉ mang tính đối phó.
- Thực trạng quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dựng lao động
Người lao động là người có đủ năng lực và vị trí để lao động, tức là có khả năng lao
động. Khi họ bán sức lao động sẽ nhận được tiền lương (hay tiền công) và chịu sự
quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. Bản chất của tiền lương là giá cả của
hàng hóa sức lao động, chỉ đủ để tái sản xuất sức lao động. Người sử dụng lao động là
chủ doanh nghiệp (nhà tư bản trong CNTB), cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình,
cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động. Là người trả tiền
mua hàng hóa sức lao động nên người sử dụng lao động có quyền tổ chức, quản lý quá
trình làm việc của người lao động. Lợi ích kinh tế của người sử dụng lao động có thể
hiện tập trung ở lợi nhuận mà họ thu được trong quá trình kinh doanh. Lợi ích kinh tế
của người lao động có thể hiện tập trung ở thu nhập (trước khi hết tiền lương, tiền
thưởng) mà họ nhận được từ công việc bán sức lao động của mình cho người sử dụng
lao động. Lợi ích kinh tế của người lao động và người sử dụng lao động có hệ thống
chặt chẽ, vừa hệ thống, vừa mâu thuẫn với nhau.

2.2. Phương pháp giải quyết thực trạng mâu thuẫn lợi ích kinh tế
Để ngăn ngừa, hạn chế tranh chấp lao động, góp phần thúc đẩy QHLĐ lành mạnh, cần
thực hiện đồng bộ, linh hoạt, những giải pháp sau:
Thứ nhất, hoàn thiện thể chế, pháp luật lao động và QHLĐ phù hợp hơn với các tiêu
chuẩn lao động quốc tế. Cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, pháp luật phù hợp với lộ trình
và kế hoạch phê chuẩn các công ước của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) của Việt
Nam và xác lập rõ quyền của NLĐ, quyền của NSDLĐ trong việc gia nhập và thành
lập tổ chức của họ. Bên cạnh đó, cần thừa nhận quyền được tham gia tổ chức và quyền
thương lượng tập thể của các bên trong QHLĐ. Đồng thời, hoàn thiện các thiết chế về
giải quyết tranh chấp lao động, tiến tới thành lập các cơ quan chuyên trách ở các địa
phương có nhu cầu lớn; xác định rõ, vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trong việc
hỗ trợ thúc đẩy QHLĐ bảo đảm phù hợp với tiêu chuẩn lao động của ILO và cam kết
quốc tế trong các FTA thế hệ mới.
Thứ hai, tăng cường vai trò quản lý nhà nước về QHLĐ và kiện toàn hệ thống cơ quan
quản lý nhà nước về QHLĐ từ Trung ương đến cơ sở để vừa thực hiện chức năng quản
lý nhà nước về QHLĐ, vừa thực hiện tốt chức năng hỗ trợ thúc đẩy QHLĐ phát triển.
Đồng thời, tiếp tục xây dựng và kiện toàn bộ máy tổ chức cơ quan quản lý nhà nước để
thực hiện chức năng nhận đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức của NLĐ, tổ
chức của NSDLĐ.
Thứ ba, thúc đẩy đối thoại, thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể và khuyến
khích các bên duy trì việc đối thoại thường xuyên nhằm tăng cường sự hợp tác giữa
NLĐ với NSDLĐ, xây dựng môi trường lao động thân thiện, lành mạnh. Đồng thời,
tăng cường sự hỗ trợ của Nhà nước để tổ chức CĐCS chủ động đề xuất và NSDLĐ có
thiện chí, sẵn sàng thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể.

Tài liệu tham khảo:


1. Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Kinh tế chính trị Mác – Lê Nin
2. Báo cáo quan hệ lao động 2017 của Bộ lao động – thương binh và xã hội

You might also like