You are on page 1of 3

Họ tên: Huỳnh Tuấn Thông

MSSV: 31211572023
LHP: 22D9POL51002414
Câu 1: Lượng giá trị hàng hóa sức lao động được đo lường như thế nào ? So sánh điểm giống
nhau và khác nhau giữa hàng hóa sức lao động với hàng hóa thông thường nếu tiền công trả
đúng giá trị hàng hóa sức lao động thì nhà tư bản có thu được giá trị thặng dư không? Tại sao?
Lượng giá trị hàng hóa sức lao động được đo lường như thế nào ?
-Lượng giá trị hàng hóa sức lao động được đo lường gián tiếp thông qua lượng giá trị của các
tư liệu sinh hoạt để tái sản xuất ra sức lao động.
So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa hàng hóa sức lao động với hàng hóa thông
thường
- Hàng hóa sức lao động: là một loại hàng hóa đặc biệt và được tạo thành từ sức lao động của
người lao động trong điều kiện người lao động đượᴄ tự do ᴠề thân thể, tứᴄ là ᴄó quуền tự ᴄhủ
ᴠề ѕứᴄ lao động ᴄủa mình và người lao động không ᴄó TLSX.
- Hàng hóa thông thường: là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con
người thông qua trao đổi mua bán , hàng hóa thông thường có thuộc tính: giá trị sử dụng và giá
trị
+Giống nhau: Đều là hàng hóa,được đem ra mua bán trên thị trường, chịu sự tác động của qua
luật cung cầu và có hai thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng.
+ Khác nhau:
Tiêu chí so sánh Hàng hóa sức lao động Hàng hóa thông thường
Phương thức tồn tại Gắn liền với con người Không gắn liền với con
người
Gía trị Giá trị: cả yếu tố tinh thần và Giá trị: đơn thuần là yếu tố
lịch sử Được đo gián tiếp bằng vật chất Được đo trực tiếp
giá trị của những tư liệu sinh bằng thời gian lao động xã
hoạt cần thiết để tái sản xuất ra hội cần thiết
sức lao động
Gía cả Giá cả nhỏ hơn giá trị Giá cả có thể tương đương
với giá trị
Gía trị sử dụng Giá trị sử dụng: sau quá trình Giá trị sử dụng thông thường
sử dụng tạo ra giá trị mới lớn
hơn (giá trị thặng dư)
Quan hệ người mua và Người mua có quyền sử dụng Người mua và người bán
người bán không có quyền sở hữu người hoàn toàn độc lập với nhau
bán phải phục tùng người mua
Quan hệ mua bán Quan hệ mua bán đặc biệt Ngang giá Mua đứt, bán đứt
không ngang giá và mua bán
có thời hạn
Ý nghĩa Nguồn góc giá trị thặng dư , là Biểu hiện của của cải
hàng hóa đặc biệt

Nếu tiền công trả đúng giá trị hàng hóa sức lao động thì nhà tư bản có thu được giá trị
thặng dư không? Tại sao?
-Có. Bởi vì nhà tư bản trả tiền lương cho người lao động chỉ đủ để tái sản xuất sức lao động
Tuy nhiên nhà tư bản bắt công nhân phải làm nhiều hơn những gì họ được nhận. Điều đó được
thể hiện qua thời gian lao động thặng dư là khoảng thời gian mà người lao động tạo ra giá trị
thặng dư cho nhà tư bản.
Câu 2: Bằng những dẫn chứng cụ thể (có nguồn gốc rõ ràng tin cậy) hãy nêu thực trạng về mối
quan hệ giữa kinh tế giữa người lao động và người sử dụng lao động ở Việt Nam hiện nay. Cần
làm gì để giải quyết thực trạng mâu thuẫn lợi ích nêu trên?
Thực trạng:
-Mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động ở Việt Nam có sự thống nhất và
mâu thuẫn
+Sự thống nhất được thể hiện từ việc doanh nghiệp thu được lợi nhuận và họ sẽ tiếp tục sử
dụng lao động còn người lao động vẫn tiếp tục công việc và có lương đúng hạn
+Sự mâu thuẩn thể hiện ở việc nếu lợi ích của một trong hai bên bị xâm phạm thì mâu thuẫn
xãy ra. Ta có thể thấy các chủ doanh nghiệp có nhiều lợi thế hơn để ép người lao động phải
chịu thiệt thòi, tìm cách không đáp ứng đầy đủ các cam kết về lương bảo hiểm các điều kiện
làm việc cho người lao động theo quy định của pháp luật cũng như các thỏa thuận trong hợp
đồng. Họ tránh việc nâng lương cho công nhân hay nâng với mức quá thấp khiến người lao
động phải làm thêm giờ để nhận được mức lương phù hợp với chi phí cuộc sống hàng ngày
càng leo thang hay tùy tiện chấm dứt hợp đồng khiến cho nhiều người lao vào cảnh thất nghiệp.
 Khi lợi ích của người lao động bị xâm phạm nghiêm trọng sẽ xuất hiện các cuộc đình công
như là công cụ bảo vệ quyền lợi của họ
Dẫn chứng: Bằng chứng cụ thể ( trích từ Tạp Chí KHXH Việt Nam ) là : Theo Tổng liên đoàn
Lao động Việt Nam , kể từ khi Bộ luật Lao động có hiệu lực thi hành từ năm 1995 đến hết năm
2012 , cả nước đã xảy ra 4.922 cuộc đình công.Theo báo cáo của Bộ Lao động , Thương binh
và Xã hội , có tới 90 % cuộc đình công là xuất phát từ tranh chấp về quyền của người lao động,
người sử dụng lao động vi phạm pháp luật hoặc thỏa ước lao động như không ký hợp đồng , nợ
lương , không đóng bảo hiểm xã hội , không giải quyết chế độ ngày nghỉ Nếu xem xét những
cuộc đình công cụ thể , chúng ta cũng sẽ thấy rất rõ điều đó . Ngày 27 tháng 3 năm 2008 , công
nhân Nhà máy xử lý rác thải và phân vi sinh ( huyện Hương Thủy , tỉnh Thừa Thiên Huế ) đình
công vì lương quá thấp ( bình quân 760 nghìn đồng / tháng / người ) , chế độ cấp dưỡng độc hại
cho công nhân chỉ có 1 lon sữa cô gái Hà Lan / tháng , tiền thưởng Tết chỉ 20 nghìn đồng /
người . Ngày 7 tháng 5 năm 2008, công nhân Công ty Ta Shuan ( Khu công nghiệp Tân Tạo ở
Thành phố Hồ Chí Minh ) đình công vì mức lương 931.0đồng / người / tháng ít hơn mức lương
tối thiểu của Nhà nước quy định.
Giải pháp:
-Hoàn thiện thể chế, pháp luật lao động và quan hệ lao động: xác lập rõ quyền của NLĐ, quyền
của NSDLĐ trong việc gia nhập và thành lập tổ chức, sớm nghiên cứu xây dựng và ban hành
Luật về tố tụng các vụ án về lao động.
-Tăng cường vai trò quản lý nhà nước về quan hệ lao động: đẩy mạnh việc tuyên truyền phổ
biến pháp luật lao động nhằm nâng cao nhận thức, ý thức và kỷ luật, kỷ cương trong việc chấp
hành pháp luật lao động của NSDLĐ và NLĐ
-Thúc đẩy đối thoại, thương lượng k kết thỏa ước lao động tập thể: Công đoàn cơ sở cần chủ
động đề xuất các nội dung và yêu cầu NSDLĐ động tiến hành TLTT và ký kết TƯLĐTT, bảo
đảm quyền và lợi ích của NLĐ
-Nâng cao vai trò trách nhiệm của tổ chức đại diện NLĐ: đổi mới tổ chức, hoạt động của Công
đoàn Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới; tạo điều kiện về nguồn lực đủ mạnh để
thực hiện hiệu quả các hoạt động
-Đối với tổ chức của NLĐ ngoài hệ thống công đoàn Việt Nam, cần tuân thủ nghiêm túc tôn
chỉ mục đích đề ra, hoạt động trên cơ sở các quy định của pháp luật, cạnh tranh bình đẳng để
thể hiện được vai trò đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thành viên của mình,
trên tinh thần tôn trọng các tổ chức khác của NLĐ và tôn trọng lợi ích của NSDLĐ.
-Hoàn thiện hệ thống tổ chức, chức năng nhiệm vụ của tổ chức đại diện người sử dụng lao
động: cần phải luật pháp hóa quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của tổ chức đại diện NSDLĐ
trong quan hệ lao động
-Hoàn thiện các thiết chế về giải quyết tranh chấp lao động: nghiên cứu xây dựng thí điểm cơ
quan chuyên trách giải quyết tranh chấp lao động ở một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương
-Hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của các thiết chế giải quyết tranh chấp lao
động hiện tại. Bổ sung vai trò, chức năng và nhiệm vụ của Hội đồng trọng tài lao động.
Tài liệu tham khảo
1. Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Trường Đại học Kinh tế
TP. HCM, Khoa Lý luận chính trị
2. Báo cáo Quan hệ lao động - 2017

You might also like