You are on page 1of 5

1.

 Công thức chung của tư bản là: T – H - T’ (T’=T+∆t) trong đó: ∆t: là m
 Công thức chung phản ánh:

- Phản ánh mục đích chung của các loại hình tư bản

- Phản ánh trình tự chung, bắt buộc của tư bản

2. Tư bản là sở hữu về vật chất thuộc về cá nhân hay tạo ra bởi xã hội.
C.Mác là người đầu tiên chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến. Sự phân chia đó
dựa vào vai trò khác nhau của các bộ phận của tư bản trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư,
do đó nó vạch rõ bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản, chỉ có lao động của công nhân làm thuê
mới tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản
*TBCĐ: Là một bộ phận của TBSX tồn tại dưới hình thái tư liệu lao động, tham gia toàn bộ vào
quá trình sản xuất, nhưng giá trị của nó chuyển từng phần, ít một vào giá trị của sản phẩm mới
theo mức độ hao mòn. Ký hiệu là C1
*TBLĐ: Là một bộ phận của TBSX, tham gia từng phần vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của
nó chuyển một lần, chuyển hết vào giá trị của sản phẩm mới.
*TBBB: là bộ phận TB tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất mà giá trị được được lao động cụ
thể của công nhân làm thuê bảo tồn và chuyển nguyên vẹn vào giá trị sản phẩm, tức là giá trị
không biến đổi trong quá trình sản xuất. Ký hiệu là C.
Tư bản khả biến:
*TBKB: là bộ phận TB tồn tại dưới hình thái sức lao động, mà giá trị không tái hiện ra, nhưng
thông qua lao động trừu tượng của công nhân mà tăng lên, tức biến đổi về số lượng trong quá
trình sản xuất. Ký hiệu là V.
Chỉ khi nào khảo sát sự khác nhau của các bộ phận tư bản về phương hướng chuyển dịch giá trị
thì Mác mới chia tư bản thành TBCD và TBLD để trong quản lý sản xuất cần có các biện pháp
chống hao mòn vô hình & hao mòn hữu hình, còn khi khảo sát tác dụng khác nhau của các bộ
phận tư bản trong quá trình tăng thêm giá trị thì chia thành tư bản bất biến & tư bản khả biến.
Chia tư bản ra làm tư bản bất biến & tư bản khả biến là công lao vĩ đại của Mác. Sự phân chia ấy
đã vạch rõ nguồn gốc thực sự của giá trị thặng dư là do tư bản khả biến tạo ra.

3.
 Hai điều kiện biến sức lao động thành hàng hóa:
+ Người lao động được tự do về thân thể.
+ Người lao động bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất
 Sức lao động là khả năng của lao động, còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong
quá trình làm việc . Sức lao động khác với lao động ở chỗ sức lao động là năng lực lao
động còn lao đọng là hoạt đọng cụ thể có mục đích, có ý thức của con người .
4.
* Giá trị sức lao động là mức độ đáp ứng nhu cầu sử dụng và hưởng thụ của mọi cá nhân trong
xã hội của sức lao động. Giá trị của sức lao động là giá trị của toàn bộ những tư liệu sinh hoạt
cần thiết để duy trì cuộc sống của bản thân người lao động và gia đình anh ta cả về mặt vật chất
lẫn tinh thần.
* Giá trị sức lao động= Giá trị TLSH cần thiết cho công nhân và gia đình + phí tổn đào tạo
* Nhu cầu của công nhân không chỉ có nhu cầu về vật chất mà còn gồm cả những nhu cầu về
tinh thần ( giải trí, tín ngưỡng ...). Giá trị của hàng hóa sức lao động phụ thuộc vào trình độ phát
triển kinh tế của mỗi quốc gia trong thời kì, đồng thời cần phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên,
phong tục tập quán, truyền thống văn hóa của nước đó.
5.
* Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động là công cụ của nó để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng
sức lao động của người sử dụng sức lao động. Giá trị này phản ánh chất lượng, hiệu quả thực
hiện công việc lao động.
* Giá trị sử dụng của HH-SLD có tính chất đặc biệt, nó là nguồn gốc sinh ra giá trị, tức là nó có
thể tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó.

6.
 Giá trị hàng hóa gồm:
G: Giá trị hàng hóa
C: Giá trị TLSX đã được tiêu dùng (bộ phận LĐ quá khứ kết tinh trong máy móc, nguyên nhiên
vật liệu - được LĐ sống chuyển vào giá trị sản phẩm mới)
V + m : Giá trị mới do lao động sống tạo ra
7.
 Giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do người
bán SLĐ (người LĐ làm thuê) tạo ra và thuộc về nhà TB (người mua hàng hóa SLĐ).
 m thuộc về nhà tư bản ( người mua bán hàng hóa sức lao động)
Vì nhà tư bản chiếm giữ TLSX và phần thặng dư ngoài giá trị sức lao động do công nhân tạo
ra cũng bị nhà tư bản chiếm giữ. Nó được xem là nguồn thu nhập của nhà tư bản và các giai
cấp bóc lột trong CNTB.
 Nguồn gốc m: hao phí lao động tạo nên. Quá trình tạo ra m diễn ra trong XH
 Giá trị thặng dư (m) được tạo ra từ sức lao động sống.

8.
 Nhà tư bản không quản lý có tạo ra m không?

 Có quá trình lao động nào của người công nhân không tạo ra m hay không?
Không có quá trình lao động nào của người công nhân không tạo ra m
 Nếu nhà tư bản trả tiền công bằng đúng giá trị SLD thì có m hay không?
Có. Vì công nhân bán sức lao động và nhận được giá trị sức lao động hay tiền công trong thỏa
thuận và sau đó sức lao động được tiêu dùng để tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động,
khoảng chênh lệch giữa giá trị mới và giá trị sức lao động chính là giá trị thặng dư.
9.
 Công thức m’
m’ = m/v x 100%

 m’ phản ảnh mức độ hiệu quả của việc sử dụng tư bản khả biến để sản suất ra giá trị
thặng dư hay nói cách khác là phản ánh trình độ bóc lột sức lao động giữa người thuê
sức lao động và người bán sức lao động

10.
 Công thức tính khối lượng giá trị thặng dư:
M = m’x V = (m/v) x V
Trong đó:
M: khối lượng giá trị thặng dư
V: tổng tư bản khả biến được sử dụng
 Phản ánh quy mô bóc lột
11.
*Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư là sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và sản xuất giá
trị thặng dư tương đối.
*
+ Giá trị thặng dư tuyệt đối có được là do kéo dài thời gian lao động vượt quá thời gian lao động
tất yếu trong khi NSLĐ,giá trị SLĐ và TGLĐ TY không đổi
+ Giá trị thặng dư tương đối có được là do rút ngắn TGLĐTY trong điều kiện độ dài ngày lao động
không đổi, hoặc thậm chí rút ngắn nhờ đó kéo dài thời gian lao động thặng dư, bằng cách tăng
NSLĐXH
+ Giá trị thặng dư siêu ngạch thu được do tăng năng suất lao động cá biệt, nhờ đó giá trị cá biệt
thấp hơn giá trị thị trường của nó ( giá trị xã hội của hàng hóa)
*So sánh hai phương pháp
SX m tuyệt đối SX m tương đối
Điều kiện hình thành
Ngày LĐ Thay đổi ( kéo dài) Không đổi
TGLĐTY Không thay đổi Thay đổi ( rút ngắn(
Cơ sở hình thành Tăng thời gian lao động Tăng NSLĐXH
( tăng CĐLĐ)

12.
*Tái sản xuất là quá trình SX được lặp lại và đổi mới không ngừng.
* Theo kinh tế chính trị Mác – Lênin, tích lũy tư bản là việc chuyển hóa một bộ phận giá trị thặng
dư trở lại thành tư bản. Tích lũy tư bản là tư bản hóa giá trị thặng dư.
* nguồn gốc duy nhất của tích lũy tư bản là m
– LĐ không công của CN
– Tích lũy làm cho QHSX TBCN trở thành thống trị và mở rộng sự thống trị.
*Nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy tư bản:
+ m’
+ Năng suất lao động
+ sử dụng hiệu quả máy móc, thiết bị
+ chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng.
+ đại lượng tư bản ứng trước
13. *Tích tụ tư bản:
+ Khái niệm: là sự tăng thêm của quy mô tư bản cá biệt bằng cách tư bản hóa m /m2
Tập trung tư bản:
+ Khái niệm: là quá trình làm tăng quy mô tư bản cá biệt bằng cách hợp nhất các tư bản cá biệt
tạo thành tư bản cá biệt lớn hơn
*So sánh:

Chỉ tiêu Tích tụ tư bản Tập trung tư bản


Giống nhau Đều làm tăng quy mô tư bản cá biệt
Khác nhau Làm tăng quy mô TBXH Không làm tăng quy mô TBXH
Nguồn gốc m TB có sẵn trong XH
Phản ánh quan hệ Quan hệ bóc lột giữ giai cấp tư Quan hệ cạnh tranh trong nội
sản với giai cấp công nhân bộ giai cấp tư sản

14. *Chi phí sản xuất của hàng hóa ( k) (k = c + v): là phần giá trị của hàng hóa, bù lại giá cả của
những tư liệu sản xuất đã tiêu dùng và giá cả của sức lao động đã được sử dụng để sản xuất ra
hàng hóa.(số tiền nhà TB bỏ ra mua c và v để SX HH)
Lợi nhuận chính là giá trị thặng dư khi được coi là con đẻ của chi phí sản xuất TBCN (do k sinh ra)
*So sánh m và p

m p
Giống Đều có chung một nguồn gốc là kết quả lao động
không công của công nhân
Khác -Phản ánh đúng -chỉ là một hình thái
nguồn gốc và bản thần bí hóa của giá trị
chất của nó là kết quả thặng dư
của sự chiếm đoạt lao
động không công của
công nhân

15.
 Công thức tỷ suất lợi nhuận p’:

 Ý nghĩa của tỷ suất lợi nhuận

+ Là thước đo đánh giá tình hình kinh doanh của DN, giúp xác định được DN đang hoạt động có lãi hay
thua lỗ để có những phương án điều chỉnh kinh doanh phù hợp

+ Giúp đánh giá hiệu suất tài chính của DN trên các khía cạnh: khả năng quản lý chi phí, LN và sự ổn định,
tiềm năng đầu tư,…

16.
 Lợi tức là : Tư bản cho vay trong chủ nghĩa tư bản là bộ phận tư bản xã hội dưới hình
thái tiền tệ, được chủ sở hữu cho người khác sử dụng trong một thời gian để kiếm lời.
 Nguồn gốc: là một phần m do công nhân tạo ra (LĐ không công của CN)
 Lợi nhuận thương nghiệp là: Là một phần của giá trị thặng dư được tạo ra trong quá
trình sản xuất mà TB công nghiệp nhường lại cho tư bản thương nghiệp.
 Nguồn gốc: Là một phần của giá trị thặng dư được tạo ra trong quá trình sản
xuất mà TB công nghiệp nhường lại cho tư bản thương nghiệp.
 Lợi nhuận công nghiệp là là khoản chênh lệch giữa doanh thu của doanh nghiệp và chi
phí mà doanh nghiệp đó đầu tư vào hoạt động sản xuất để đạt được mức doanh thu ấy.
 Nguồn gốc: là một phần giá trị thặng dư do lao động công nhân tạo ra không
được trả công.

You might also like