You are on page 1of 43

CHƯƠNG 3.

GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH


TẾ THỊ TRƯỜNG TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
NỘI DUNG

3.1 Sự chuyển hóa của tiền tệ thành tư bản

3.2 Hàng hóa sức lao động

3.3 Quá trình sản xuất giá trị thặng dư

3.4 Tích lũy tư bản

3.5 Quá trình lưu thông của tư bản và giá trị


thặng dư

3.6 Quá trình phân phối giá trị thặng dư


3.1. Sự chuyển hóa của tiền tệ thành tư bản

Công thức chung của tư bản và mâu thuẫn của nó

* Công thức chung của tư bản


- Công thức lưu thông hàng hóa: H – T -
H

- Công thức lưu thông của TB:


T–H -T

- Công thức chung của TB: T – H -T’


Trong đó T’ = T + ∆t (Giá trị thặng dư)

 ∆t do đâu mà có ???
* Mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản:

Giá trị thặng dư không thể xuất hiện trong lưu thông cũng
không thể xuất hiện ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện
trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông
3.2. Hàng hóa sức lao động

1 2 3

Khái niệm hàng Điều kiện biến Hai thuộc tính


hóa SLĐ SLĐ thành hàng của hàng hóa
hóa SLĐ
- Hai thuộc tính của hàng hóa SLĐ

Hàng hóa SLĐ có điểm gì đặc biệt hơn so với hàng hóa
thông thường?
- Do thời gian lao động xã hội cần thiết
để sản xuất và tái sản xuất ra SLĐ quyết
định

Giá trị Bao gồm giá trị TLSH cần thiết để tái sản
của xuất ra SLĐ
hàng
hóa sức
lao Bao gồm những giá trị TLSH cần thiết
động nuôi gia đình của người lao động

Bao gồm những phí tổn đào tạo người lao


động
* Giá trị sử dụng của hàng hóa SLĐ

- Là công dụng của hàng hóa SLĐ thỏa mãn nhu cầu
tạo ra giá trị tăng thêm của người sử dụng lao động
- Khi sử dụng hàng hóa SLĐ thì giá trị của nó không
những không bị mất đi mà còn tạo ra lượng giá trị
mới lớn hơn  Nguồn gốc của giá trị thặng dư
3.3. Quá trình sản xuất giá trị thặng dư

3.3.1. Đặc điểm của quá trình sản xuất GTTD

- Quá trình sản xuất GTTD là sự thống nhất của quá


trình tạo ra và làm tăng giá trị
- Người công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà
TB
- Sản phẩm do người công nhân làm ra thuộc sở hữu
của nhà TB
3.3.2. Sản xuất GTTD
- Phân tích ví dụ

- Kết luận
+ Định nghĩa GTTD (M)
+ Thời gian lao động
+ Định nghĩa tư bản
3.3.3. Tư bản bất biến và tư bản khả biến
Tư bản bất biến (ký hiệu: c) là bộ phận tư bản tồn tại
dưới hình thái TLSX mà giá trị được lao động cụ thể
của công nhân làm thuê bảo tồn và chuyển nguyên
vẹn vào giá trị sản phẩm, tức là giá trị không biến đổi
trong quá trình sản xuất
 Không tạo ra m
Tư bản khả biến (ký hiệu: v) là bộ phận tư bản tồn tại
dưới hình thái SLĐ không tái hiện ra nhưng thông qua
lao động trừu tượng của công nhân mà tăng lên, tức
là biến đổi về số lượng trong quá trình sản xuất
 Trực tiếp tạo ra m
 Kết cấu giá trị hàng hóa: G = C + V + M
Tỷ suất và khối lượng GTTD
- GTTD là kết quả của sự hao phí SLĐ trong sự thống
nhất của quá trình tạo ra và làm tăng giá trị. Nó mang
bản chất kinh tế - xã hội là quan hệ giai cấp

- Khối lượng GTTD là tích số giữa tỷ suất GTTD với


tổng tư bản khả biến: M = m’ x V

- m’ phản ánh trình độ bóc lột GTTD của nhà TB đối


với lao động làm thuê còn M phản ánh quy mô sự bóc
lột ấy
BÀI TẬP

Bài 1. Một doanh nghiệp đầu tư 400.000$ để sản


xuất hàng hóa với c/v = 4/1; m’ = 250%, số công
nhân được thuê là 400 người.
a. Hãy tính các đại lượng: giá trị thặng dư, giá trị
mới và giá trị hàng hoá do SLĐ tạo ra.
b. Nếu doanh nghiệp trả đúng giá trị sức lao động
thì 1 công nhân nhận được bao nhiêu? Khi đó,
doanh nghiệp có còn bóc lột không? Tại sao?

Bài 2. Một doanh nghiệp tư bản có tổng vốn ứng


trước là 780.000$, với c/v = 5/1, m’ = 250%.
a. Hãy tính các đại lượng cấu thành nên giá trị hàng
hóa của doanh nghiệp?
b. So sánh giá trị sức lao động và giá trị do sức lao
động tạo ra? Rút ra nhận thức gì cho bản thân?
c. Phân biệt tư bản bất biến với tư bản khả biến?
3.3.4. Các phương pháp sản xuất
GTTD trong nền KTTT TBCN

Sản Sản
xuất xuất GTTD
GTTD GTTD siêu
tuyệt tương ngạch
đối đối
* Sản xuất GTTD tuyệt đối
GTTD tuyệt đối là GTTD thu được do kéo dài độ dài
ngày lao động trong điều kiện giá trị sức lao động
không thay đổi.

Hạn chế của phương pháp sản xuât GTTD tuyệt đối là gì?
* Sản xuất GTTD tương đối
- GTTD tương đối là GTTD thu được nhờ rút ngắn
thời gian lao động thiết yếu, do đó kéo dài thời gian
lao động thặng dư trong khi độ dài ngày lao động
không đổi hoặc thậm chí rút ngắn

* Làm thế nào để rút ngắn thời gian lao động tất yếu
hay hạ thấp giá trị SLĐ?
* GTTD siêu ngạch
- GTTD siêu ngạch là GTTD thu được bằng cách tăng
NSLĐ cá biệt cao hơn NSLĐ xã hội, làm cho giá trị cá
biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội của hàng
hóa

Tại sao GTTD siêu ngạch là hình thức biến tướng của
GTTD tương đối?
3.4. Tích lũy tư bản

3.4.1. Nguồn gốc, bản chất của tích lũy tư bản

- Tái sản xuất là quá trình sản xuất được lặp đi lặp lại
+ Tái sản xuất giản đơn là quá trình sản xuất được lặp đi lặp
lại với quy mô không đổi
+ Tái sản xuất mở rộng là quá trình sản xuất được lặp đi lặp
lại với quy mô và trình độ ngày càng tăng lên
 Tích lũy tư bản là quá trình làm tăng quy mô của tư bản cá
biệt bằng cách biến giá trị thặng dư thành tư bản

 Nguồn gốc của tích lũy tư bản là GTTD


Khối lượng giá trị thặng dư

Những
nhân tố Tỷ lệ phân chia GTTD thành quỹ tích lũy
quyết và quỹ tiêu dùng
định
quy mô
tích lũy
Chênh lệch ngày càng lớn giữa tư bản cố
tư bản
định sử dụng và tư bản cố định đã tiêu dùng

Quy mô của tư bản ứng trước


Nâng cao tỷ suất giá trị thặng dư

Những
nhân tố Nâng cao năng suất lao động
góp
phần
làm
tăng
Sử dụng hiệu quả máy móc
quy mô
tích lũy

Tăng lượng tư bản ứng trước


3.4.2. Quy luật chung của tích lũy tư bản

1 2 3

Làm tăng cấu Làm tăng chênh


Làm tăng tích tụ
tạo hữu cơ của lệch thu nhập
và tập trung tư
tư bản (c/v) giữa nhà tư bản
bản
và công nhân
làm thuê
BÀI TẬP

Bài 1. Một doanh nghiệp năm thứ nhất đầu tư là


800.000 $ để sản xuất hàng hóa với c/v = 4/1,
m’ = 200%. Cuối năm, nhà tư bản xác định chỉ
dành 30% giá trị thặng dư để tiêu dùng cá nhân.
Hãy:
a. Tính giá trị sản xuất cuối năm thứ hai biết m’
và c/v không đổi.
b. Tính giá trị sản xuất ở cuối năm thứ ba biết
m’, c/v và tỉ lệ tích lũy không đổi.
c. Tính lại quy mô tích lũy và cơ cấu tư bản đầu
tư năm thứ hai khi m’ = 300%, c/v không đổi.
BÀI TẬP

Bài 2. Một doanh nghiệp tư bản năm thứ nhất


ứng ra 500.000 £ để sản xuất hàng hóa, c/v = 4/1,
m’ = 200%, cuối năm doanh nghiệp dành 50%
khối lượng giá trị thặng dư đưa vào tích lũy.
Hãy:
a. Tính lượng và kết cấu tư bản được tích lũy
cuối năm thứ nhất biết c/v không đổi
b. Tính lại quy mô tính lũy cuối năm thứ nhất và
giá trị sản xuất cuối năm thứ hai khi tỉ lệ tiêu
dùng giảm xuống còn 20%
c. Cho biết quy mô tích lũy tư bản tăng lên khi
nào?
3.5. Quá trình lưu thông của tư bản và giá trị thặng dư
3.5.1. Tuần hoàn tư bản
- Tuần hoàn của TB là sự vận động của TB lần lượt
trải qua ba giai đoạn dưới ba hình thái kế tiếp nhau
gắn với việc thực hiện các chức năng tương ứng và
trở về với hình thái ban đầu cùng với GTTD

TLSX
T–H ..... SX .... H’ – T’
SLĐ

- Tuần hoàn của TB phản ánh mặt chất của sự vận


động của tư bản
3.5.2. Chu chuyển của tư bản
- Chu chuyển tư bản là tuần hoàn của tư bản được xét
là quá trình định kỳ, thường xuyên lặp đi lặp lại và
đổi mới theo thời gian.

- Chu chuyển tư bản phản ánh mặt lượng của sự vận


động của tư bản, được đo bằng thời gian chu chuyển
hay tốc độ chu chuyển tư bản
- Thời gian chu chuyển của tư bản là khoảng thời gian
mà tư bản thực hiện được một vòng tuần hoàn, gồm
có thời gian sản xuất và thời gian lưu thông

- Tốc độ chu chuyển của tư bản là số lần mà tư bản


thực hiện được một vòng tuần hoàn trong một đơn vị
thời gian nhất định. Ký hiệu: n
* Tư bản cố định và tư bản lưu động
- Tư bản cố định là bộ phận tư bản sản xuất tham gia
vào toàn bộ vào quá trình sản xuất nhưng giá trị của
chúng chuyển dần từng phần sang sản phẩm mới theo
mức độ hao mòn
- Hao mòn có hai dạng là hao mòn hữu hình và hao
mòn vô hình
Tư bản lưu động là bộ phận của tư bản sản xuất được
tiêu dùng hoàn toàn trong một chu kỳ sản xuất và giá
trị của chúng chuyển một lần là hết sang sản phẩm
mới
Bài tập

Bài 1. Một doanh nghiệp ứng ra 720.000£ để sản xuất hàng hóa với
c/v là 7/1.
a. Hãy tính giá trị các đại lượng theo cặp: tư bản bất biến và tư bản
khả biến; tư bản cố định và tư bản lưu động, biết rằng giá trị của
nguyên nhiên vật liệu gấp 1,5 lần giá trị sức lao động.
b. Hãy cho biết cơ sở để phân chia TBSX thành các cặp trên và ý
nghĩa của sự phân chia đó ?

Bài 2. Doanh nghiệp A có lượng vốn đầu tư là 45.000$. Trong đó, giá
trị máy móc, nhà xưởng là 30.000$; giá trị nguyên nhiên vật liệu gấp 2
lần giá trị sức lao động. Yêu cầu:
a. Xác định giá trị các bộ phận theo hai cách phân chia: tư bản bất biến
và tư bản khả biến; tư bản cố định và tư bản lưu động.
b. Xác định tổng giá trị hàng hoá của doanh nghiệp biết m’ = 300%
3.6. Quá trình phân phối GTTD

Lợi nhuận Lợi tức Địa tô


TBCN
3.6.1. Lợi nhuận
* Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa (k)
- Chi phí sản xuất TBCN là phần giá trị của hàng hóa bù lại giá cả
của những tư liệu sản xuất và SLĐ đã dùng để sản xuất ra hàng hóa

 k=c+v

Tại sao nói phạm trù chi phí sản xuất TBCN đã che đậy bản
chất bóc lột của CNTB?
* Bản chất của lợi nhuận
- Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa GTHH và chi phí sản
xuất TBCN mà nhà TB có được sau khi bán hàng. Ký hiệu: p
p=G-k
- Về bản chất, lợi nhuận là giá trị thặng dư khi được quan
niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước.

Tại sao lợi nhuận là hình thức biến tướng của GTTD, che
đậy bản chất bóc lột của CNTB?
* Tỷ suất lợi nhuận
- Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận và toàn bộ
giá trị tư bản ứng trước. Ký hiệu: p’

- Tỷ suất lợi nhuận phản ánh mức doanh lợi của việc đầu tư,
là mục tiêu cạnh tranh của các nhà tư bản
Tỷ suất GTTD (m’)

Những
nhân tố Cấu tạo hữu cơ của tư bản (c/v)
ảnh
hưởng
tới tỷ
suất lợi Tốc độ chu chuyển của tư bản (n)
nhuận

Tiết kiệm tư bản bất biến (c)


Bài tập

Bài 1. a. Giả sử một doanh nghiệp có lượng vốn ứng trước


trong năm là 180000$, trong đó giá trị tư bản bất biến gấp 8
lần tư bản khả biến; tỷ suất giá trị thặng dư là 250%.
Yêu cầu:
- Xác định giá trị mới, giá trị hàng hoá của doanh nghiệp theo
chu kỳ kinh doanh 3 tháng một lần.
- Xác định tỷ suất lợi nhuận doanh nghiệp đạt được trong năm,
biết chu kỳ kinh doanh không đổi.
- Xác định tổng khối lượng giá trị thặng dư của doanh nghiệp
ở năm sau, nếu tỷ suất giá trị thặng dư là 200% và các điều
kiện khác không đổi.
b. Chủ doanh nghiệp đã, đang làm gì để tăng tỷ suất lợi
nhuận?
Bài 2. Một tư bản cá biệt ứng ra 10.000 ĐVTT để sản xuất
hàng hóa với c/v = 7/3, m’ = 100%
a. p’ thay đổi thế nào khi n tăng từ 1 lên 2 vòng trong 1 năm?
b. Các nhân tố ảnh hưởng đến p’ và các biện pháp tăng p’?
c. Tính p’ khi m’ = 200%. Mối quan hệ giữa p’ với m’?

Bài 3. Hai doanh nghiệp tư bản cùng ứng ra số tiền bằng nhau là
10.000ĐVTT để sản xuất hàng hóa, c/v lần lượt là 7/3 và 4/1.
a. Tính p’ của mỗi doanh nghiệp biết m’ đều là 150%, n cùng là 1.
b. Cho biết xu hướng thay đổi của p’?

Bài 4. Một tư bản cá biệt ứng ra 8.000 $ để sản xuất hàng hóa.
a. Khi m’ = 100%, tính p’ khi c/v = 4/1 và 3/1. Cho biết mối quan
hệ giữa p’ với c/v?
b. Khi c/v = 3/1, tính p’ khi m’ = 150% và 200%. Cho biết mối
quan hệ giữa p’ với m’?
*Lợi nhuận bình quân
- Tỷ suất lợi nhuận bình quân là tỷ suất lợi nhuân bằng nhau ở
các ngành khác nhau không kể đến sự khác biệt trong cấu tạo
hữu cơ của tư bản và tốc độ chu chuyển của tư bản. Ký hiệu: ‾p’

- Công thức tính:


Hay: ∑M
p’1 + p’2+…+p’n
‾p’ = ------- x 100
‾p’ = ----------------------
∑(C + V)
n
Trong đó n là số ngành trong XH

- Lợi nhuận bình quân là lợi nhuận bằng nhau của những tư bản
như nhau đầu tư vào các ngành sản xuất khác nhau. Ký hiệu: ‾p

‾p = ‾p’ x (C + V)
- Khi lợi nhuận bình quân trở thành quy luật phổ biến chi phối
các hoạt động kinh doanh trong nền KTTT thì giá trị hàng hóa
chuyển hóa thành giá cả sản xuất

GCSX = (C + V) + ‾p
*Lợi nhuận thương nghiệp

- Lợi nhuận thương nghiệp được phản ánh ở số chênh lệch


giữa giá bán và giá mua hàng hóa

LNTN = Giá bán lẻ - Giá bán buôn


LNTN = G – GCSX

- Lợi nhuận thương nghiệp là phần GTTD mà TBCN bóc lột


công nhân “nhường” cho TBTN  Về bản chất, LNTN là
một phần của GTTD
Bài tập

Bài 1. Giả sử trong điều kiện tự do cạnh tranh nền sản xuất xã
hội gồm có 5 ngành với cơ cấu tư bản đầu tư lần lượt: 36000C
+ 4000V; 17000C + 3000V; 38000C + 2000V; 25000C +
5000V; 18000C + 2000V. Biết m’ ở cả 5 ngành đều bằng
150%. Hãy:
a. Tính giá cả sản xuất của từng ngành.
b. So sánh P¯ và M. Nhà tư bản thích P¯ hay M hơn? Vì sao?
Bài tập

Bài 2. Giả sử trong điều kiện tự do cạnh tranh nền sản xuất
xã hội gồm có 4 ngành với cơ cấu tư bản đầu tư lần lượt:
16000C + 4000V; 27000C + 3000V; 38000C + 2000V;
45000C + 5000V. Biết m’ ở cả bốn ngành đều bằng 150%.
a. Tính tỉ suất lợi nhuận cá biệt của từng ngành?
b. Tính lượng lợi nhuận mà mỗi ngành nhận được?
c. Nếu hàng hóa được bán theo giá cả sản xuất thì có ngành
nào phải rời khỏi ngành không? Tại sao?
Bài tập

Bài 3. Giả sử doanh nghiệp A có quy mô đầu tư cho


sản xuất là 240 triệu $, c/v = 5/1, m’ = 200%.
a. Hãy tính lợi nhuận của doanh nghiệp khi chưa có
tư bản thương nghiệp tham gia.
b. Giả sử có doanh nghiệp thương nghiệp ứng ra 10
triệu $ để mua hàng hóa của doanh nghiệp A. Khi
đó, lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp là bao nhiêu?

You might also like