You are on page 1of 11

PHẦN 1: TÓM TẮT LÍ THUYẾT

I. Sản xuất hàng hóa

Lượng GT HH = GT cũ tái hiện (c) + GT mới (v+m) hay G=c+v+m

II. Giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường

1. Tư bản (ứng trước): c + v (k=c+v)

+ c (GT Tư liệu sản xuất, tư bản bất biến).

c1: giá trị thiết bị, máy móc, nhà xưởng,… .

c2: giá trị nguyên – vật – nhiên liệu,…

+ v (GT sức lao động, tư bản khả biến): tiền lương/ tiền công

TB cố định: c1. TB lưu động: c2 và v

2. Tuần hoàn tư bản

 n = CH/ch

+ CH: thời gian trong năm (hoặc tháng)/ khoảng thời gian trung bình vận động trong
1 năm (tháng)

+ ch: Thời gian cho 1 vòng chu chuyển của tư bản

+ n: Số vòng/ số lần chu chuyển của tư bản

 Thời gian chu chuyển tư bản gồm:

+ Thời gian SX: TG lao động, TG gián đoạn LĐ, TG dự trữ SX

+ Thời gian lưu thông: TG mua ( T-H) và TG bán (H’-T’)

3. Tỷ suất giá trị thặng dư (thể hiện trình độ bóc lột) và khối lượng giá trị thặng

1
a. Tỷ suất giá trị thặng dư (m’)

+ m’ = (m/v) * 100% =

+ m’= (TGLĐTD/TGLĐ tất yếu) * 100 % = (t’/t)*100%

Trong đó:

t’ là thời gian lao động thặng dư


t là thời gian lao động tất yếu
m là giá trị thặng dư
v là tư bản khả biến
b. Khối lượng giá trị thặng dư (M)
M=(m/v)*V = m’*V

+ v: Tư bản khả biến đại biểu cho giá trị 01 sức lao động

+ V: Tổng tư bản khả biến đại biểu cho giá trị của tổng số sức lao động

CNTB càng phát triển thì khối lượng giá trị thặng dư càng tăng, vì trình độ bóc lột
sức lao động càng tăng.

4. Hai phương pháp sản xuất m

+ Phương pháp sản xuất m tuyệt đối: kéo dài ngày lao động của công nhân trong
điều kiện thời gian lao động tất yếu không đổi -> TGLĐ (t’) thặng dư tăng lên => tỷ
suất GTTD (m’) tăng lên.

+ Phương pháp sản xuất m tương đối: rút ngắn TGLĐ tất yếu lại để kéo dài thời
gian TGLĐ thặng dư trên cơ sở tăng NSLĐ trong điều kiện độ dài ngày lao động
không thay đổi

GTTD siêu ngạch = GTXH – GT cá biệt = GTTD trung bình – GTTD mới

5. Tích lũy tư bản (tr 66)


2
Quá trình tích lũy tư bản làm cấu tạo hữu cơ tăng lên

+ Cấu tạo hữu cơ: c/v

+ Cấu tạo kĩ thuật tư bản = Số lượng TLSX / số lượng SLĐ

Cấu tạo hữu cơ tư bản phản ảnh mối quan hệ giữa cấu tạo kĩ thuyệt và cấu tạo giá trị
của tư bản.

c/v tăng (do v giảm) => số công nhân giảm đi => dẫn đến nạn thất nghiệp

6. Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường (tr
69)

a. Chi phí sản xuất TBCN

Chi phí thực tế = giá trị hàng hóa (G=c+v+m)

Giá trị hàng hóa =LĐ quá khứ (lao động vật hóa, tức GT TLSX c) + LĐ hiện tại (LĐ
sống, tức lao động tạo GT mới v+m)).

Chi phí sản xuất TBCN (k): k = c+v (là chi phí mà TB bỏ ra để sản xuất HH)

→ Công thức GTHH chuyển thành: W=k+m

* CPSX TBCN < CP thực tế: k < (c+v+m)

* Tư bản ứng trước (K) và chi phí sản xuất (k): K > k (luôn luôn)

b. Lợi nhuận

p: lợi nhuận

p’: tỷ suất lợi nhuận

p: lợi nhuận trung bình

p’: tỷ suất lợi nhuận trung bình

3
m và p

p’ = [m / (c+v)] * 100 %= (GTTD / TB ứng trước)*100%

p’ < m’ (p’ không phản ánh được trình độ bóc lột).

¬p’ = (tổng m các ngành / tổng tư bản ứng trước của các ngành) * 100%

¬p = ¬p’ * k

GTHH chuyển hóa thành GC SX: Gía cả sản xuất = k + ¬p

c. TB thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp

¬p(thương nghiệp) = TB(thương nghiệp) * ¬p’

¬p(công nghiệp) = TB(công nghiệp) * ¬p’

Gía cả SX CN (nhà TB thương nghiệp mua hàng của nhà TBCN) = k + ¬p (công
nghiệp)

Gỉa cả SX TT (nhà TB thương nghiệp bán hàng cho người dùng) = Gía SXCN + ¬p
(thương nghiệp)

p(thương nghiệp) = Gía SXTT (giá bán HH) – Gía SXCN (giá mua HH)

d. TB cho vay – lợi tức

TB cho vay vận động theo công thức T – T’ (T' = T+ z (lợi tức))

z là 1 phần của lợi nhuận bình quân => 0 < z < ¬p

z’ = [z / (tổng tư bản cho vay)] * 100% => 0 < z’ < ¬p’

PHẦN 2: BÀI TẬP

4
1. Tư bản đầu tư 5tr.USD, trong đó: máy móc thiết bị 3trUSD. Khấu hao 10 năm;
tiền lương 200.000 USD, quay 5 vòng/năm; nguyên vật liệu 3 tháng mua 1
lần.
Tính tốc độ chu chuyển của tư bản?
2. Tư bản ứng trước 500.000$, trong đó nhà xưởng 200.000$, thiết bị 100.000$,
nguyên nhiên liệu phụ gấp 3 lần tiền thuê lao động. Xác định lượng tư bản cố
định, tư bản lưu động, tư bản bất biến, tư bản khả biến. Căn cứ để phân chia
các loại tư bản trên.
3. Tư bản đầu tư là 10 triệu USD, trong đó chi phí nguyên vật liệu là 2,5 triệu
USD, năng lượng 0,5triệu USD, tiền lương là 1triệu USD. Giá trị máy móc,
thiết bị gấp 5 lần giá trị nhà xưởng, và khấu hao tương ứng là 10 năm, 20 năm.
Xác định tổng khấu hao sau 7 năm?
4. Ngày lao động của công nhân là 10h. Trong ngày lao động người công nhân
tạo được một lượng giá trị mới là 10 $. Giá trị sức lao động 1 ngày là 5$. Tính
m, m’.
5. Trong quá trình SX sản phẩm, hao mòn thiết bị và máy móc là 100.000 đv,
chi phí nguyên, nhiên, vật liệu là 300.000 đv.
Hãy xác định chi phí tư bản khả biến nếu biết rằng giá trị sản phẩm là
1.000.000 đv và m’ là 200%.
6. Để sản xuất sản phẩm, hao mòn thiết bị, máy móc, nhà xưởng (C1) là 100.000
USD, chi phí nguyên vật liệu (C2) là 200.000 USD, tỷ suất giá trị thặng dư là
300%. Tổng giá trị sản phẩm là 700.000 USD. Xác định:
a. Chi phí tư bản khả biến
b. Viết công thức giá trị hàng hóa
7. 100 công nhân làm thuê sản xuất 1 tháng được 12.500 đv sản phẩm với chi
phí tư bản bất biến (C) là 250.000 đv. Giá trị SLĐ 1 tháng của mỗi công nhân
là 250 đv, m’ = 300%.
Hãy xác định giá trị của 1 đv sản phẩm và kết cấu của nó.
8. Ngày làm việc là 8h, tỷ suất giá trị thặng dư là 100%. Khi ngày làm việc tăng
lên 10h, giá cả tư liệu tiêu dùng giảm ½ so với trước, hỏi tỷ suất giá trị thặng
dư là bao nhiêu?

5
9. Tư bản đầu tư 900.000 đv, trong đó bỏ vào sản xuất 780.000 đv. Số công nhân
làm thuê thu hút vào sản xuất là 400 người, m’ = 200%.
Hãy xác định M và giá trị mới do một công nhân tạo ra.
10. Ngày làm việc 8 giờ thì m’ = 300 %. Sau đó nhà TB kéo dài ngày làm việc
lên 10 giờ. Trình độ bóc lột trong xí nghiệp thay đổi như thế nào nếu giá trị
SLĐ không thay đổi? Nhà tư bản tăng thêm GTTD bằng phương pháp nào?
11.Ngày làm việc 8 giờ, thời gian lao động thặng dư là 4 giờ. Sau đó, do tăng
năng suất lao động trong các ngành sản xuất vật phẩm tiêu dùng nên hàng hoá
ở những ngành này rẻ hơn trước 2 lần. Trình độ bóc lột lao động thay đổi như
thế nào, nếu độ dài ngày lao động không đổi? Dùng phương pháp bóc lột giá
trị thặng dư nào?
12. Một xí nghiệp có số tư bản đầu tư là 560tr USD, cấu tạo hữu cơ 6/1, tỷ suất
giá trị thặng dư là 200%, nhà tư bản đưa vào tích lũy là 40tr USD. Hỏi tỷ suất
tích lũy là bao nhiêu?
13.Khi tổ chức sản xuất, nhà tư bản ứng 50 triệu đv, trong điều kiện cấu tạo hữu
cơ của tư bản là 9/1.
Hãy tính tỷ suất tích lũy nếu biết rằng mỗi năm 2,25 triệu đv giá trị thặng dư
biến thành tư bản và trình độ bóc lột là 300%?
14.Tư bản ứng trước là 1.000.000 đv theo cấu tạo hữu cơ là 4/1, số công nhân
làm thuê là 2.000 người. Sau đó tư bản tăng lên 1.800.000đv, cấu tạo hữu cơ
của tư bản tăng lên 9/1.
Hỏi nhu cầu sức lao động thay đổi như thế nào nếu tiền lương của mỗi công
nhân không thay đổi?
15.Tình hình sản xuất tại một xí nghiệp như sau: Vốn đầu tư: 1 triệu $, trong đó,
chi phí tiền lương 100.000 $, giá trị tư bản cố định 800.000 $ (giá trị máy móc,
thiết bị gấp 3 lần giá trị nhà xưởng). Máy móc, thiết bị khấu hao 10 năm, nhà
xưởng khấu hao 20 năm. Tiền lương, giá trị nguyên vật liệu, năng lượng quay
2 vòng/ năm. Xác định:
a. Cấu tạo hữu cơ tư bản ?
b. Giá trị tư bản lưu động ?
c. Số vòng chu chuyển của tư bản trong năm?
16.Trình độ bóc lột là 200% và cấu tạo hữu cơ c/v = 7/1. Trong giá trị hàng hóa
có 8.000$ là giá trị thặng dư. Tư bản bất biến hao mòn hoàn toàn trong một
chu kỳ sản xuất.
Xác định chi phí sản xuất TBCN và giá trị hàng hóa đó?

6
17.TB đầu tư: 750.000 USD, cấu tạo hữu cơ 4/1, m’ 100%. Năm sau, tư bản đầu
tư tăng lên 900.000USD, cấu tạo hữu cơ 8/1, m’ 150%. Tính tỷ suất lợi nhuận
của hai thời kỳ. Tại sao năm sau m’ tăng nhưng tỷ suất lợi nhuận lại giảm?
18.Giá trị tư bản 100.000 đv với c:v = 4:1. Qua một thời gian, tư bản tăng lên
300.000 đv và c:v tăng lên 9:1. Tính sự thay đổi của p’ nếu trình độ bóc lột
tăng từ 100% lên 150% và giải thích vì sao?
19.Tư bản ứng trước 10 triệu$, c/v = 9/1. Lãi ròng thu được 2,5tr. Tính tỷ suất
giá trị thặng dư, tỷ suất lợi nhuận (biết rằng giá cả = giá trị).
20.Một DN hoạt động với số TB là 1500tr, trong đó có 500tr. là vốn đi vay với
lãi suất 4%/ năm. Xác định thu nhập của DN, biết tỷ suất LN bình quân là
15%.
21.Ông C có số tiền 500tr.USD cho vay 2 tháng được số lợi tức là 5tr.USD. Sau
đó Ô C nhập 5tr. Vào vốn cho vay tiếp 10 tháng nữa với lãi suất 14% năm.
Tính tỷ suất lợi tức bình quân/ năm?
22.Tình hình kinh doanh ở một doanh nghiệp như sau: tư bản cố định: 65 triệu
USD, khấu hao dần trong 10 năm, tư bản lưu động 35 triệu USD, quay 2 vòng/
năm.
Xác định thời gian của 1 vòng chu chuyển của tư bản, và số vòng chu chuyển
của tư bản trong năm?
Hướng dẫn làm bài tập
1. Giá trị máy móc, thiết bị tiêu dùng trong 1 năm: 3tr : 10 năm = 0,3tr./
năm
- TB khả biến chu chuyển trong năm: 200.000 USD x 5 = 1tr.USD.
- Nguyên vật liệu (C2) = K – ( c1 + v) = 5tr –( 3tr + 0,2tr) = 1,8tr.
- Nguyên vật liệu chu chuyển trong năm: 1,8tr. x 4 = 7,2tr
- Tổng TB chu chuyển trong năm:
0,3tr.(c1)+ 7,2tr. (c2)+ 1tr( v) = 8,5tr USD/ năm
- Tốc độ chu chuyển TB
=8,5tr: 5tr/năm= 1,7vòng/ năm
2.
+ TB cố định c1= 200.000+ 100.000=300.000$
+ TB lưu động c2+ v. Ta có k=c1+c2+v → c2+v= k – c1→ 500.000 –
300.000 = 200.000 (c2+v)
+ TB khả biến (v): vì c2=3v; Ta có c2+v=200.000 nên 3v + v= 200.000 →
v= 50.000$

7
+ Nguyên vật liệu, năng lượng (c2)
Ta có c2=3v→ c2=3*50.000= 150.000
+ TB bất biến = c1 + c2 = 300.000+150.000= 450.000$

3. + TB cố định, C1 = K – (C2 + V)=10.tr – 4tr = 6trUS


+ Máy móc thiết bị =(6tr : 6)x 5 = 5tr.US, Nhà xưởng = 1tr.
+ Khấu hao máy móc 7 năm = (5tr : 10 năm)x 7 năm = 3,5 tr .US
+ Khấu hao nhà xưởng 7 năm = (1tr : 20 năm) x 7 năm = 0,35tr. US
+Tổng khấu hao sau 7 năm =3,5tr +0,35tr=3,85tr USD
4.
v+m=10→m=10-5=5$
m’=(m/v)*100%= (5/5)*100%= 100 %
5.
c=c1+c2=400.000
G=c + v + m → 1000000 = 400000 + v + 2v→ 3v= 600000→ v=200.000
6.
a. Chi phí tư bản khả biến
c=c1+ c2= 100.000+200.000=300.000USD
G=c + v + m→ 700.000=300.000 + v + 3v
→v=100.000USD
b. Công thức giá trị hàng hóa:
Từ m=3v→ m=300.000USD
W=300.000USD (c) + 100.000USD (v)+ 300.000USD (v)
7.
*Tính giá trị 1 sp.
v=250→ V=250*100=25.000.
m’=300%→ m=3V→ m= 75.000
W= C + V +M→ W=250.000 + 25.000 + 75.000 = 350.000
→ Giá trị của 1 sản phẩm: 350.000/ 12.500 = 28.
+ Kết cấu của 1 sản phẩm: chia 2 vế cho tổng số sản phẩm
W=C+V+M→ 350.000= 250.000 + 25.000 + 75.000 (Chia 2 vế cho tổng
sản phẩm 12.500)
350.000/12.500=250.000/12.500 + 25.000/12.500 + 75.000/12.500
→ 28 = 20c + 2v + 6m.
8.

8
+ Ngày làm việc 8h, m’=100% → t/g lao động tất yếu là 4h, t/g lao động
thặng dư là 4h
+ Khi giá cả tư liệu tiêu dùng giảm ½, nghĩa là thời gian lao động tất yếu
giảm ½, →T/g lao động tất yếu 2h. Ngày làm việc tăng 10h nên T/g lao
động thặng dư là 8h.
→ m’=(t’/t)*100%=(8/2)*100%=400%
9.
K=C+V→V=900.000-780.000= 120.000
M=m’*V= 200%*120.000= 240.000.
∑V+M=120.000+ 240.000= 360.000
Giá trị mới do 1 công nhân tạo ra là 360.000/400=900
10.
+ m’=(TGLĐTD / TGLĐTY) *100 (%) = 300% => TGLĐ thặng dư gấp
3 lần TGLĐ tất yếu Với 8h làm việc => TGLĐ tất yếu 2h, TGLĐ thặng
dư 6h.
+ Trong điều kiện sức lao động không đổi, nhà tư bản kéo dài TGLĐ lên
10h -> TGLĐ tất yếu không thay đổi. m’ = (8/2) * 100 = 400%, pp
GTTD tuyệt đối
11.
Thời gian làm việc 8h mà TGLD TD = 4h => TGLD tất yếu = 4h
m’=(4/4)*100 = 100%
Do tăng năng suất lao động nên hàng hóa rẻ hơn trước 2 lần nên giá tiền
công thực tế thấp hơn trước 2 lần, tức thời gian lao động tất yếu phải
giảm 2 lần
→ Như vậy TGLD tất yếu = 2h => TGLDTD = 6h lúc này m' = 6/2x100
= 300%
kết luận: m’ tăng từ 100% lên 300% ; phương pháp bóc lột giá trị thặng
dư tương đối.
12.
K= 560tr. USD, c/ v = 6/1 , suy ra v= 80trUSD.
m’ = 200%, m = 80tr. x 2 = 160tr USD
40tr. m đưa vào tích lũy, tỷ suất tích lũy là:
(40 : 160 ) x 100% = 25%
13.
K= 50tr. đv, C/ v = 9/1 → v= 5tr đv.
m’ = 300%, m = 5tr. x 3 = 15tr đv.

9
• Mỗi năm nhà tư bản đưa 2.25tr đv m đưa vào tích lũy, tỷ suất tích lũy
là: (2.25 : 15 ) x 100% = 15%
14.
K1= C+V=1.000.000, c/v=4/1→ c=4v
Ta có V1=200.000, số công nhân làm thuê là N1=2.000 nên v=V/N= 100
đv.
• K2= C+V = 1.800.000, c/v=9/1 → c=9v
Ta có V2=180.000.
• Do tiền lương của mỗi công nhân không thay đổi (v=100 đv) nên số
lượng công nhân là: N2= V2/v= 180.000/100= 1.800
Như vậy so với số lượng công nhân ban đầu đến nay đã giảm 200
người.
15.
+ Giá trị máy móc, thiết bị: ( 800.000 : 4) x 3 = 600.000 $
khấu hao 10 năm= 600.000: 10 = 60.000 $
+GT nhà xưởng 200.000 $, khấu hao/ năm = 200,000: 20 năm = 10.000 $
Tổng chu chuyển TBCĐ là 60.000 + 10.000 = 70.000 $
+ Giá trị nguyên vật liệu…= K – ( c1 + v) = 1 tr. – ( 800.000 + 100.000)
= 100.000$
=> Cấu tạo hữu cơ là : 9/1
Số vòng chu chuyển TB:
+ GT tư bản lưu động là 200.000 $; TB LĐ quay 2v/ năm = 400.000 $.
+ Số vòng chu chuyển của TB trong năm: ( 70.000 + 400.000) : 1000.000
= 0,47v/ năm
16.
m’=200% → m=2v mà m = 8000 $ nên v = 4000 $
c/v=7/1 → c=7v→c=7*4.000=28.000$
Chi phí sản xuất TBCN: K=c+v=28.000$ + 4.000$=32.000$
Giá trị hàng hóa: W=c+v+m=28.000$ + 4.000$ + 8.000$=40.000$
17.
+Năm trước: K= 750.000, C/V = 4/1→ V=150.000, C = 600.000.
m’=100%, nên m = 150.000US, P’ = ( 150.000 : 750.000) x 100% =
20%
+Năm sau, K= 900.000US, C/V=8/1→ V= 100.000, C = 800.000
m’= 150%, nên m= 150.000 USD, ( P’= 150.000: 900.000)x 100% =
16,66%
• m’ tăng, nhưng do C/V tăng nhiều nên P’ giảm

10
18.
+ Thời gian đầu: K=100.000, C/V=4/1→C=4V
• Ta có V=20.000, C=80.000
• m’=100% → m=v
→P’=(20.000/100.000)*100%= 20%
+ Thời gian sau: k=300.000, C/V=9/1→ C=9V
• Ta có: V= 30.000, C=270.000
• m’= 150% → m=1.5V = 30.000*1.5=45.000
→P’=(45.000/300.000)*100%=15%
Do cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên nên mặc dù m’ nhưng p’ vẫn giảm.
19.
K= 10tr, c/v = 9/1, nên v=1tr.; c = 9tr.
Giá cả = giá trị nên m = p = 2,5tr,
m’ = (2,5tr :1tr) x 100% = 250%
P’ = ( 2,5tr : 10tr.) x100% = 25%
20.
+ LN do số TB 1500tr mang lại: 1500tr x 15% = 225tr
+ Lợi tức phải trả cho TB cho vay: 500tr x 4% = 20tr
+ Thu nhập của TBSX là: 225tr – 20tr = 205tr
21.
+ Lợi tức thu được sau 10 tháng:
(505tr. x 14% x 10 tháng): 12 tháng = 58tr.916 ngànUS
+ Tỷ suất lợi tức bình quân cả năm:
[ (58tr.916 ngàn + 5tr.) : 500tr ] x 100% =12,7%
22.
K = C1 + C2 + V = 65tr. + 35tr. = 100tr.
- TB tiêu dùng trong một năm = ( 65: 10) + ( 35 x 2) = 76,5tr./ năm
- Thời gian 1 vòng chu chuyển = ( 100tr. : 76,5 tr.) x 12th = 15,68 th
- Số vòng chu chuyển của TB/ 1 năm = ( 12th : 15,68th) = 0,76 vòng/
năm

11

You might also like