You are on page 1of 8

1. Tiền lương danh nghĩa tăng 20%. Giá cả tiêu dùng tăng 50%.

 Vậy tiền lương thực tế biến động như thế nào?


Đáp án: 
Tiền lương thực tế tỷ lệ thuận với tiền lương danh nghĩa, tỷ lệ nghịch với giá cả
TLTD.
Tiền lương thực tế = (120%: 150%) x 100% = 80%
Vậy, tiền lương thực tế giảm 20%.
2.  Một xí nghiệp có 800 công nhân. Trong ngày lao động 8 giờ, mỗi công
nhân cần 6h để tạo ra lượng giá trị tương đương với tiền công. Trong phần thời gian
còn lại, một lượng giá trị tương ứng được tạo ra là 20.000 đồng.
a. Tính thời gian lao động thặng dư và tỷ suất giá trị thặng dư trong một ngày
lao động
b. Giá trị mới trong ngày do 1 công nhân tạo ra?
c. Tính tổng tư bản khả biến và tổng tư bản bất biến của xí nghiệp nếu C= 3V
d. Tính tổng giá trị sản phẩm của xí nghiệp trong mỗi đợt SX.
Đáp án:
a. Thời gian lao động thặng dư và tỷ suất giá trị thặng dư trong một ngày lao động:
- Ta có Thời gian lao động 1 nngày = thời gian lao động tất yếu + thời gian lao
thặng dư:
-> Tglđ thặng dư = tglđ 1 ngày – tglđ tất yếu = 8h – 6h = 2h.
 
* Ta có công thức tính tỷ suất giá trị thặng m, =   2/6 x 100% = 33.3%

b. Giá trị mới trong ngày do 1 công nhân tạo ra:


Theo đề ra ta có: TG lao động thặng dư là 2 giờ tạo ra một lượng giá trị tương ứng
là 20.000đ.
Ta có thời gian lao động tất yếu 6 giờ => giá trị cần thiết = 20.000đ x 6/2 =
60.000đ => tiền công của công nhân là 60.000 đ.
=> Giá trị mới trong ngày do 1 công nhân tạo ra: 60.000 + 20.000 = 80.000
c. Tổng tư bản khả biến và tổng tư bản bất biến của xí nghiệp khi C= 3V
v = 60.000đ
vậy tổng tư bản khả biến là: V = n x v = 800 x60.000đ = 48.000.000đ
-> C = 3 x V = 3 x 48.000.000đ = 144.000.000đ
d. Tính tổng giá trị sản phẩm của xí nghiệp trong mỗi đợt SX.
Tổng giá trị SP: W = C+V+M = 144tr+48tr+ (800CN * 20.000) = 208tr
3. Tổng số tư bản công nghiệp đầu tư vào sản xuất là 1.000.000 USD. Cấu tạo
hữu cơ là 9/1, tỷ suất giá trị thặng dư là 150%. Xác định:
a. Giá trị mới được tạo ra?
b. Chi phí lao động để sản xuất hàng hóa?
C. Nếu thời gian lao động tất yếu là 3 giờ, thời gian lao đông trong ngày của
công nhân là bao nhiêu?
Đáp án:
K = C+ V = 1tr.$,  c/v = 9/1, suy ra: C= 900.000; V = 100.000
m’ = 150%, m = 150.000
a. GT mới = V + M = 250.000 $
b. Chi phí lao động (thực tế) SX hàng hóa : W = 900.000 + 100.000 + 150.000
=1.150.000 $
c. TGLĐTY là 3g, TGLDTD = 4,5g; TGLĐ/ ngày = 7,5g
4. Xí nghiệp có cấu tạo hữu cơ là 8/1. Giá trị tư bản lưu động là 400tr.USD,
trong đó giá trị nguyên liệu, năng lượng gấp 3 lần tiền lương. Hỏi giá trị tư bản cố
định của xí nghiệp là bao nhiêu?
Đáp án:
GT tư bản lưu động =400tr. GT nguyên liệu, năng lượng gấp 3 tiền lương, do đó
tiền lương, v = 100tr., c2 = 300tr.
+ c/v = 8/1, c = 800tr.   TB cố định, c1 = 800tr. – 300tr. = 500tr.
5. Để sản xuất sản phẩm, hao mòn thiết bị, máy móc, nhà xưởng (C1) là
100.000 USD, Chi phí nguyên vật liệu (C2) là 200.000 USD; tỷ suất giá trị thặng dư
là 300%. Tổng giá trị sản phẩm là 700.000 USD.  Xác định
 a. Chi phí TB khả biến             b. Viết công thức GT hàng hóa.
Đáp án:
a. Chi phí TB khả biến
+  C = C1 + C2 = 100.000USD + 200.000USD = 300.000USD
+ GT mới, v+m = W – C = 700.000USD- 300.000USD = 400.000USD.
+ m’ = 300%     1v + 3m, 100.000v + 300.000m
V = 100.000USD
b. Công thức GT hàng hóa,
 W= 300.000USD (C) + 100.000USD (V) + 300.000USD (M)
6. Năm 1925, lương trung bình 1 công nhân ngành công nghiệp chế biến ở
Pháp là 1200 phrăng. Giá trị thặng dư do 1 công nhân tạo ra là 2000 phrăng
Đến năm 1930, lương/ 1 công nhân tăng lên 1350 phrăng, GTTD tạo ra là
2970 Phrăng. Xác định sự biến động thời gian lao động tất yếu, thời gian lao động
thặng dư trong những năm đó (thời gian làm việc 8g/ ngày).
Đáp án:
- Năm 1925, “v + m” =1200phrăng + 2000phr = 3200phr.
    thời gian lao động tất yếu = (1200 x 8g): 3200 = 3g
     thời gian lao động thặng dư = 8g – 3g = 5g
- Năm 1930, ‘v + m’ = 1350phr + 2970phr = 4320phr.
     thời gian lao động tất yếu = (1350 x 8g): 4320 = 2,5g
      thời gian lao động thặng dư = 8g – 2,5g =5,5g
7. Trong một xí nghiệp có 100 công nhân. Sau 1 tháng SX được 1000 đv SP.
Chi phí TLSX là 200.000 USD, lương/ 1 công nhân/ tháng là 100USD. m’ = 200%’
Tính:
a. Giá trị của một sản phẩm. 
b. Kết cấu giá trị của sản phẩm.
Đáp án:
a. Giá trị của một sản phẩm:
- Tổng GTSP tạo ra trong tháng: 
200.000USD (C) + (100USD x 100CN) + (10.000 x 200%)
= 230.000USD
- Giá trị của 1 sản phẩm = 230.000USD: 1000SP = 230USD
b. Kết cấu giá trị của sản phẩm:
(200.000 c: 1000SP) + (10.000 v: 1000SP) + (20.000m : 1000SP)
        = 200 c + 10 v + 20 m
8. Ngày làm việc 8g, tỷ suất giá trị thặng dư là 100%. Khi ngày làm việc tăng
lên 10g, giá cả tư liệu tiêu dùng giảm ½ so với trước, hỏi tỷ suất giá trị thặng dư là
bao nhiêu?
Đáp án:
Khi ngày làm việc 8g, m’ = 100%, nghĩa là có 4g TGLĐTY, và 4g TGLĐTD
+ Khi giá cả TLTD giảm 1/2  => GT SLĐ giảm ½ => tức TGLĐTY còn 2g, ngày
làm việc tăng lên 10g,nên TGLĐTD là 8g
    m’ = (TGLĐTD : TGLĐTY ) x 100% =  (8g : 2g )x 100% = 400%  
9 Tư bản đầu tư là 10tr.USD, trong đó chi phí nguyên vật liệu là 2,5tr, năng
lượng 0,5tr, tiền lương là 1tr.USD. Giá trị máy móc, thiết bị gấp 5 lần giá trị nhà
xưởng, và khấu hao tương ứng là 10 năm, 20 năm. Xác định tổng khấu hao sau 7
năm?
Đáp án:
TB cố định, C1 = K – (C2 + V)  = 10.trUS – 4trUS = 6trUS
Máy móc thiết bị  = (6tr : 6)x 5 = 5tr.US,   Nhà xưởng = 1tr.
Khấu hao máy móc 7 năm = (5tr : 10 năm) x 7 năm = 3,5 tr .US
Khấu hao nhà xưởng 7 năm = (1tr : 20 năm) x 7 năm = 0,35tr. US
Tổng khấu hao sau 7 năm = 3,5tr + 0,35tr = 3,85tr US
10. Tư bản đầu tư 1tr.USD, trong đó: nhà xưởng: 300.000USD; máy móc,
thiết bị 350.000; ô tô tải: 50.000; chi phí nguyên vật liệu, năng lượng gấp 2 lần chi
phí sức lao động. Xác định: Tư bản cố định, Tư bản lưu động, tư bản bất biến, Tư
bản khả biến.
Đáp án:
+ TB cố định C1 = 300.000 + 350.000 + 50.000 =700.000US
+ TB lưu động C2 + V = 1tr. – 700.000 = 300.000US
Nguyên vật liệu, năng lượng (C2) = ( 300.000 : 3) x 2 = 200.000 US;
+TB khả biến, V = 100.000US
+TB bất biến = C1 + C2 =  900.000US
11. Tư bản đầu tư 5tr.USD, trong đó: máy móc thiết bị 3tr USD. Khấu hao 10
năm; tiền lương 200.000 USD, quay 5 vòng/năm;  nguyên vật liệu 3 tháng mua 1 lần.
Tính tốc độ chu chuyển của tư bản?
Đáp án:
 Giá trị máy móc, thiết bị tiêu dùng trong 1 năm:     3tr: 10 năm = 0,3tr./ năm
TB khả biến chu chuyển trong năm: 200.000 USD x 5 = 1tr.USD. Nguyên vật liệu
(C2) =    K – (C1 + V) = 5tr –( 3tr + 0,2tr) = 1,8tr.
Nguyên vật liệu chu chuyển trong năm: 1,8tr. x 4 = 7,2tr
Tổng TB chu chuyển trong năm:
  0,3tr.(C1)+ 7,2tr. (C2)+ 1tr( v) = 8,5tr USD/ năm
Tốc độ chu chuyển TB =8,5tr: 5tr/năm= 1,7vòng/ năm
12. Tình hình kinh doanh ở một doanh nghiệp như sau: tư bản cố định:
65tr.USD, khấu hao trong 10 năm, TB lưu động 35trUSD, quay 2 vòng/ năm. Xác
định thời gian của 1 vòng chu chuyển của TB, và số vòng chu chuyển của TB trong
năm.
Đáp án: 
+ K = C1 + C2 + V  = 65tr. + 35tr. = 100tr.
TB tiêu dùng trong một năm = ( 65: 10) + ( 35 x 2) = 76,5tr./ năm
Thời gian 1 vòng chu chuyển = ( 100tr. : 76,5 tr.) x 12th = 15,68 tháng
Số vòng chu chuyển của TB/ 1 năm = ( 12th : 15,68th) = 0,76 vòng/ năm
 13. Năm cũ, xí nghiệp có 500 công nhân, tư bản ứng trước là 500.000USD,
cấu tạo hữu cơ là 4/1. Năm sau, tư bản đầu tư tăng lên 560.000USD, cấu tạo hữu cơ
là 6/1, tiền lương công nhân không đổi. Hỏi số công nhân còn được sử dụng là bao
nhiêu?
Đáp án:
Năm cũ, K = 500.000 USD,  c/ v = 4/1, nên C = 400.000USD, v = 100.000USD
XN có 500CN, nên tiền lương /1CN là 200USD
Năm sau, K = 560.000USD, C/ v = 6/1, suy ra v= 80.000, c= 480.000USD
Tiền lương 1 CN năm sau vẫn bằng năm cũ, số CN còn được sử dụng năm
sau là: 80.000 : 200 = 400CN
14. Một XN có số TB đầu tư là 560tr. USD, cấu tạo hữu cơ là 6/1, tỷ suất
GTTD là 200%. Nhà TB đưa vào tích lũy 40tr. USD - GTTD (m). Hỏi tỷ suất
tích lũy là bao nhiêu%?
Đáp án:
K = 560tr. USD,  C/ v = 6/1 , suy ra  v= 80 trUSD.
m’ = 200%, m = 80tr. x 2 = 160tr USD 
40tr. m đưa vào tích lũy, tỷ suất tích lũy là:
 (40 : 160 ) x 100% = 25%
15. TB đầu tư: 750.000 USD, cấu tạo hữu cơ 4/1, m’ 100%. Năm sau, tư bản
đầu tư tăng lên 900.000USD, cấu tạo hữu cơ 8/1, m’ 150%. Tính tỷ suất lợi nhuận
của hai thời kỳ. Tại sao năm sau m’ tăng nhưng tỷ suất lợi nhuận lại giảm?
Đáp án:  
+ Năm trước: K = 750.000, C/V = 4/1 , suy ra V = 150.000, C = 600.000.
m’ = 100%, nên m = 150.000US, P’ = ( 150.000 : 750.000) x 100% = 20%
+ Năm sau, K = 900.000US, C/V = 8/1, suy ra  V= 100.000,
 C = 800.000
m’ = 150%, nên m =  150.000 USD, ( P’ = 150.000: 900.000)x 100% = 16,66%
m’ tăng, nhưng do C/V tăng nhiều, là P’ giảm
16. Có 3 ngành SX theo sơ đồ sau:   A. 60C+ 40V, B. 180C+ 20V, C. 630C+
70V.  m’ ở 3 ngành đều bằng 100%. Nếu ở ngành B, m’ tăng lên 75% thì lợi nhuận
ở các ngành sẽ biến động như thế nào?
Đáp án: 
Sơ đồ SX 3 ngành:
A. 60C + 40V + 40m,  P’= 40%
B. 180C + 20V + 20m, P’= 10%
C. 630C + 70V + 70m , P’ = 10%
    870C   130V 130m
Tỷ suất LN bình quân = (130: 1000)x100% = 13%
- Nếu m’ ngành b tăng 75%, m ngành B tạo ra là 35
- Tỷ suất LN bình quân mới sẽ là (145: 1000)x100%= 14,5%
- Chênh lệch tỷ suất LN bình quân trước và sau khi m’ tăng ở ngành b là :
14,5% - 13%= 1,5%
- LN ngành A tăng 100( C+V) x 1,5%= 1,5
- LN ngành C tăng: 700 x 1,5%= 10,5
- LN ngành B tăng: 200 x 1,5% = 3
17. Tư bản ứng trước 10 trieu$, c/v = 9/1. Lãi ròng thu được 2,5tr. Tính tỷ
suất giá trị thặng dư, tỷ suất lợi nhuận (biết rằng giá cả = giá trị).
Đáp án:
 C/V = 9/1, nên V=1tr.; C = 9tr.
          m = p = 2,5tr,  m’ = (2,5tr :1tr) x 100% = 250%
          P’ = ( 2,5tr : 10tr.) x100% = 25%
18. Số liệu ở một tập đoàn như sau: năm 2005, tư bản đầu tư : 100trUSD, số
công nhân sử dụng là 30 ngàn người, số lợi nhuận thu được trên 1 công nhân là
500USD. Đến năm 2010, tư bản đầu tư tăng lên 500tr., số công nhân sử dụng 50
ngàn người, lợi nhuận thu được trên 1 công nhân là 1000USD. Hỏi :
a. Tổng số lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận ở 2 năm trên.
  b. Vì sao P’ giảm nhưng tổng lợi nhuận tăng?
  c. Nhân tố nào cản trở sự giảm sút của P’?
đáp án:
 Năm 2005, Tổng LN = 30.000 ng x 500US/ng = 15tr. US
        P’ = ( 15tr : 100tr. ) x100% = 15%
Năm 2010, Tổng LN = 50.000ng x 1000US/ ng = 50trUS
P’ = ( 50tr : 500tr. )x 100% = 10%
Nếu m’ không tăng ( số lợi nhuận ròng/ 1CN như năm 2005)thì  tỷ suất LN, P’
năm 2010 sẽ là :
P’ =  (25tr: 500tr) x 100% = 5%
(Như vậy P’ là 10%, không giảm xuống 5% vì tỷ suất GTTD tăng.  Tỷ suất GTTD
tăng và số lương CN tăng làm tổng LN năm 2010 cũng tăng)  
19 Tổng tư bản công nghiệp, tư bản thương nghiệp là 1000đvị, tỷ suất lợi
nhuận bình quân là 15%, Lợi nhuận tư bản thương nghiệp là 12đvi (giả định chưa
tính đến chi phí lưu thông thuần túy).  Tính:   
a. Giá bán của tư bản công nghiệp cho tư bản thương nghiệp.
b. Giá bán của tư bản thương nghiệp?
đáp án:
TBTN = ( 12 x 100) : 15 = 80đvi
12 đv tương ứng 15%Ktn
80 đv 100%Ktn
TBCN = 1000 đvi – 80đvi = 920đvi;  LN CN = 920 đvi x 15% = 138đvi
a. Giá bán CN = 920đvi +  138đvi = 1058đvi
b. Giá bán TBTN = 1058đvi + 12đvi = 1070đvi (G)
20. Ông A có số tiền 500tr. USD cho vay 2 tháng được số lợi tức là 5tr.USD.
Sau đó Ông A nhập 5tr. Vào vốn cho vay tiếp 10 tháng nữa với lãi suất 14% năm.
Tính tỷ suất lợi tức bình quân/ năm?
đáp án:
+ Lợi tức thu được sau 10 tháng:
    (505tr. X 14% x 10 tháng) : 12 tháng = 58tr.916 ngànUS
+ Tỷ suất lợi tức bình quân cả năm:
    [ (58tr.916 ngàn + 5tr.) : 500tr ] x 100% =12,7%
21.Ba lô đất diện tích bằng nhau, bằng 100ha. Tư bản đầu tư trên mỗi lô
đất là 15000 $. Năng suất 1ha ở lô 1 là 1 tấn;  năng suất 1ha ở lô 2 là 2 tấn; năng
suất 1ha ở lô 3 là 3 tấn. Tỷ suất lợi nhuận bình quân là 15%. Tính địa tô chênh
lệch trên mỗi lô đất.
đáp án:
Giá cả SX chung của nông phẩm do G/C SX lô 1( ĐK SX xấu ) quyết định
+G/CSX của 1 tấn là:
( 15000 $/ha : 100 ha) + (15000: 100) x 15% = 172,5$
+G/CSX  của toàn bộ SP lô 1 là:
172,5 x 100ha = 17.250 $
+ G/CSX của toàn bộ SP lô 2 là:
172,5 x 2 tấn x 100 ha = 34500 $
Địa tô chênh lệch I thu được ở lô 2 là:
34500 – 17 250 = 17250$
+ GCSX của toàn bộ SP lô 3:
172,5 x 3 x 100 = 51750 $
Đ tô chênh lệch I ở lô 3 là: 51.750 – 17 250 = 34.500$
22. Nhà tư bản thuê 1 lô đất 2 năm. Năm 1, tư bản đầu tư 10.000US, sản
lượng đạt 100 tấn; Năm 2 tư bản đầu tư thêm 12000US, sản lượng đạt 132 tấn.
Tính lợi nhuận siêu ngạch năm sau?(biết tỷ suất lợi nhuận bình quân là 10%).
Sau thời hạn thuê đất 2 năm lợi nhuận siêu ngạch nói trên sẽ chuyển hóa thành
địa tô gì?
đáp án:
 - Giá cả SX cá biệt năm thứ nhất:
10.000 + 10.000x 10% = 11000
        + GC SX cá biệt / 1 tấn SP:
11.000 : 100 tấn =110 US/1 tấn
- Giá cả SX cá biệt năm thứ 2:
+ GCSX cá biệt:  12.000 + 12000 x 10% = 13.200US
             + GCSX cá biệt / 1 tấn SP:  13.200 : 132 tấn = 100 US
             + Chênh lệch 1 tấn SP năm 2 so với năm 1 là : 110 – 100 = 10 US
- LN siêu ngạch thu được năm 2 là 10US, sẽ chuyển thành địa tô chênh lệch
II
23. Tình hình sản xuất tại một xí nghiệp như sau: Vốn đầu tư: 1 triệu $,
trong đó, chi phí tiền lương 100.000 $, giá trị tư bản cố định 800.000 $ (giá trị
máy móc, thiết bị gấp 3 lần giá trị nhà xưởng). Máy móc, thiết bị khấu hao 10
năm, nhà xưởng khấu hao 20 năm. Tiền lương, giá trị nguyên vật liệu, năng
lượng quay 2 vòng/ năm. Xác định:
a. Cấu tạo hữu cơ tư bản ?  
b. Giá trị tư bản lưu động ?          
c. Số vòng chu chuyển của tư bản trong năm?   
đáp án:
+ Giá trị máy móc, thiết bị: ( 800.000 : 4) x 3 = 600.000 $
khấu hao 10 năm= 600.000: 10 = 60.000 $
+ GT nhà xưởng 200.000 $, khấu hao/ năm = 200,000: 20 năm = 10.000 $
Tổng chu chuyển TBCĐ là 60.000 + 10.000 = 70.000 $
+ Giá trị nguyên vật liệu…= K – ( c1 + v) = 1 tr. – ( 800.000 + 100.000) =
100.000$
 => Cấu tạo hữu cơ là : 9/1
Số vòng chu chuyển TB:
+ GT tư bản lưu động là  200.000 $; TB LĐ quay 2v/ năm = 400.000 $
( 70.000 + 400.000) : 1000.000 = 0,47v/ năm
24. Một xí nghiệp có 250 công nhân, sản xuất 1 sản phẩm X, khối lượng
giá trị thặng dư được tạo ra là: M= 500.000 USD và m, = 200%
a. Tính tiền công bình quân của mỗi công nhân.
b. Tính tổng tư bản đầu tư ( C+V) biết rằng  c= 3v
c. Giả sử xí nghiệp chỉ thuê máy móc, nhà xưởng, tức không có TB cố định.
Tính tổng giá trị sản phẩm của xí nghiệp.
d. Tính giá trị của mỗi sản phẩm khi năng suất lao động tăng lên 2 lần.
Đáp án:
a. Tiền công bình quân của mỗi công nhân.
Ta có: M’ = m’ x V hay M = (m / v) x V ( sách trang 237). Thay V= v . n vào ta có:
 M = n x m= 500.000usd => m = 500.000usd : 250 = 2000usd 
m’= m/v x 100% = 200% => m = 2v
Ta có m = 2v = 2000usd  => v = 1000usd
vậy tiền công mỗi công nhân là 1000usd
( hoặc tính theo cách khác: M = V. m’ => V = M / m’ = 250.000
Mà V/ v = n => v = V/n = 250.000/ 250 = 1000 usd.)
b. Tổng tư bản đầu tư ( C+V):
c = 3v => c = 3 x 1000 = 3000
C = n x  c = 250 x 3000= 750.000 usd
V =n x v= 250 x 1000 = 250.000
Tổng tư bản : C+V= 750.000 + 250.000= 1000.000 usd
c.Tổng giá trị sản phẩm của XN:
Gía trị sản phẩm W = c + v + m = 3.000 usd + 1.000 usd +2.000 usd = 6.000 usd
Tổng giá trị sản phẩm : 250 x 6000 = 1500.000 usd
d. Giá trị của mỗi sản phẩm khi năng suất lao động tăng lên 2 lần:
Ta có, trước khi tăng năng suất , Gía trị của sản phẩm: W = c + v + m = 3.000 usd
+ 1.000 usd +2.000 usd = 6.000USđ
=>  Sau khi năng suất tăng 2 lần :
W = 6000/2= 3000usd

You might also like