You are on page 1of 9

TÓM TẮT LÍ THUYẾT VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 2 + 3

NHỮNG KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG THỨC GIÁ TRỊ HÀNG HÓA:
G=c+v+m
Phần 1. LÝ THUYẾT
- Giá trị tư liệu sản xuất (c)
- Giá trị sức lao động (v)
- Giá trị thặng dư (m)
- Lượng giá trị hàng hóa
- Giá trị thị trường
- Giá trị cũ (c)
- Giá trị mới (v + m)
- Tư bản (c + v)
- Tư bản bất biến (c)
- Tư bản khả biến (v)
- Tiền công, tiền lương (v)
- Lao động quá khứ (c)
- Lao động mới (v +m) = giá trị mới = (v+m)
- Tỷ suất giá trị thặng dư (m’)
- Khối lượng giá trị thặng dư (M)
- Thời gian lao động tất yếu (t). t quan hệ với v nên tạm ký hiệu tv
- Thời gian lao động thặng dư (t’). t’quan hệ với m nên tạm ký hiệu tm
- Tư bản cố định (c1)
- Tư bản lưu động (c2 + v)
- Giá trị thiết bị, máy móc, nhà xưởng…(c1)
- Giá trị nguyên liệu, nhiên liệu, phụ liệu…(c2)
- Hao mòn hữu hình, hao mòn vô hình (thuộc c1)
- Tích lũy (chuyển m thành tư bản)
- Cấu tạo giá trị (c/v)
- Cấu tạo hữu cơ (c/v)
- Tích tụ tư bản
- Tập trung tư bản
- Chu chuyển tư bản (n)
- Chi phí sản xuất (k)
- Lợi nhuận (p)
GV Nguyen minh Hiền _UFM_Khoa LLCT cung cấp 1
- Tỷ suất lợi nhuận (p’)
- Tỷ suất lợi nhuận bình quân:( ’)

- Lợi nhuận bình quân ( )


- Lợi nhuận thương nghiệp
- Lợi tức (z)
- Tỷ suất lợi tức (z’)
- Địa tô
- Giá cả sản xuất (GCSX)

▪ NSLĐ  → GTHH (G)  → TGLĐXHCT


▪ CĐLĐ →G không đổi
Hai phương pháp sản xuất m
PP SX m tuyệt đối: kéo dài ngày lao động trong điều t không đổi -> t’ tăng
lên => m’ tăng lên
PP SX m tương đối: rút ngắn t lại để làm tăng t’ trên cơ sở tăng NSLĐ trong
điều kiện độ dài ngày lao động không thay đổi
GTTD siêu ngạch = GTXH – GT cá biệt
Sự chuyển hóa m thành TB (tích lũy Tư bản)
Quá trình tích lũy tư bản làm cấu tạo hữu cơ tăng lên
Cấu tạo hữu cơ: c/v
Cấu tạo kĩ thuật tư bản = Số lượng TLSX / số lượng SLĐ
Cấu tạo hữu cơ tư bản phản ảnh mối quan hệ giữa cấu tạo kĩ thuật và cấu
tạo giá trị (c/v) của tư bản
c/v tăng (do v giảm) => số công nhân giảm đi=> thất nghiệp tăng
Quá trình lưu thông của TB và m
n = CH/ch
+ CH: thời gian trong năm (hoặc tháng)/ khoảng thời gian trung bình vận
động trong 1 năm (tháng)
+ ch: Thời gian cho 1 vòng chu chuyển của tư bản
+ n: Số vòng/ số lần chu chuyển của tư bản
Thời gian sx và lưu thông:
+ Thời gian SX: TG lao động, TG gián đoạn LĐ, TG dự trữ SX
+ Thời gian lưu thông: TG mua (T-H) + TG bán (H’-T’)
Các hình thức biểu hiện m

GV Nguyen minh Hiền _UFM_Khoa LLCT cung cấp 2


- Chi phí SX TBCN (k)
- Chi phí thực tế của xã hội để sx hàng hóai = G
- G =LĐ quá khứ (tức giá trị TLSX, c) + LĐ mới (lao động mới, v+m).
- k = c+v (là chi phí mà TB bỏ ra để sản xuất HH). Khi đó:
Công thức G chuyển thành: G = k + m, khi xuất hiện p thì G = k + p
* CPSX TBCN < CP thực tế: k < (c + v + m)
* Tư bản ứng trước (K) và CPSX (k): K > k (luôn luôn)
Lợi nhuận
- p’ = [m / (c + v)] * 100 = (m / TB ứng trước) *100 ➔ p’ < m’
-p’ = (tổng m các ngành / tổng tư bản ứng trước của các ngành) * 100%
- p = p’ * k
G chuyển hóa thành GCSX: Giá cả sản xuất = k + p
TB thương nghiệp và p thương nghiệp
Giá cả SXCN (nhà TB thương nghiệp mua hàng của nhà TBCN) = k+p (công
nghiệp)
Nhà TB thương nghiệp bán hàng cho người dùng = Giá SXCN + (thương
nghiệp)
(thương nghiệp) = Giá bán trên thị trường – Giá mua
TB cho vay – lợi tức
TB cho vay vận động theo công thức T –T’ (T' = T+ z [lợi tức])
z là 1 phần của p bình quân => 0 < z <
z’ = [z /(tổng tư bản cho vay)] * 100 => 0 < z’ < ’

PHẦN 2: BÀI TẬP


Đa số các bài tập yêu cầu tính:
- TB ứng trước, TB cố định, TB lưu động,TB bất biến, TB khả biến, c/v
- Giá trị mới (v + m)
- Giá trị SLĐ, m, m’, M, V, p, p’, giá cả sx và giá trị sản phẩm (hay G)
- NSLĐ, cường độ LĐ
- Thời gian lao động, t, t’, xác định phương pháp sx m
- Tích lũy TB
- Chu chuyển TB: Thời gian, tốc độ.
Nắm vững công thức G và các khái niệm có liên quan thì sẽ làm được

GV Nguyen minh Hiền _UFM_Khoa LLCT cung cấp 3


Bài 1: Trong 8 giờ công nhân sản xuất được 16 sản phẩm có tổng giá trị 80
đơn vị.
Hỏi: Giá trị tổng sản phẩm làm ra trong ngày và giá trị của 1 sản phẩm là
bao nhiêu, nếu:
a. NSLĐ tăng lên 2 lần
b. Cường độ lao động tăng lên 1.5 lần.

16 sản phẩm = 80 ĐV ↔giá trị 1 sản phẩm = 80/16 = 5 ĐV


a) Tăng năng suất chỉ làm tăng số lượng sản phẩm sản xuất ra, vì vậy lúc
này 8h sẽ sản xuất được 32 sản phẩm
➔ Giá trị 1 sản phẩm: <5 và > 2,5
Tổng giá trị sản phẩm > 80 đv
b) Tăng cường độ lao động giống như kéo dài ngày lao động, lúc này kéo
dài ngày với tỷ số 1,5 tức là lượng sản phẩm tăng lên: 1.5 x 16 = 24sp
Giá trị tổng sp = 80.1,5 =120 đv
Giá trị 1 sp không đổi (5 đv)
Bài 2: Trong quá trình sản xuất sản phẩm, hao mòn thiết bị, máy móc là
100.000 đơn vị. Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu là 300.000 đơn vị.
Hãy xác định chi phí tư bản khả biến nếu biết giá trị của 1 sản phẩm là 1
triệu đơn vị và trình độ bóc lột là 200%.
Tóm tắt và bài giải
c = 300.000 + 100.000 = 400.000 đv.
(v + m) = 1tr – 0,4 tr = 0,6tr [1]
m’ = (m/v).100% = 200% ↔m/v = 2 → m = 2v [2]
từ [1] và [2] ta có v = 0,2tr, m= 0,4tr
Trả lời: chi phí tư bản khả biến (v) là 200.000 đv
Bài 3: 100 công nhân sản xuất 1 tháng được 12.500 đơn vị sản phẩm với
chi phí tư bản bất biến là 250.000 đơn vị. Giá trị sức lao động 1 tháng của
1 công nhân là 250 đơn vị, m’ = 300%.
Hãy xác định giá trị của 1 đơn vị sản phẩm và kết cấu của nó.

Kết cấu G 1đvsp gồm: c + v + m


c = 250000/12500 = 20 đv. v = (250x100)/12.500 = 2 đv, m =3v = 6đv.
Vậy: G1đvsp = 20c + 2v + 6m = 28 đv

GV Nguyen minh Hiền _UFM_Khoa LLCT cung cấp 4


Bài 4: Năm 19XX, tiền lương trung bình của 1 công nhân công nghiệp chế
biến ở Mỹ là 1.238 đơn vị/năm, m do 1 công nhân tạo ra là 2.134 đơn vị.
Đến năm 19YY, những chỉ tiêu trên tăng lên tương ứng là 1.520 đơn vị và
5.138 đơn vị.
Hãy xác định trong những năm đó, thời gian của người công nhân lao động
cho mình và cho nhà tư bản thay đổi như thế nào, nếu ngày làm việc 8 giờ?
Năm 19XX: m + v = 2.134 + 1.238 = 3372 [1]
Tgsx = t’ + t = 8 giờ [2]
Từ [1] và [2], ta có t’ = 5.06 giờ, t = 2.94 giờ
Tính tương tự với năm 19YY:
TGLĐTY giảm từ 2.94 -> 1.83 giờ
TGLĐTD tăng từ 5.06 -> 6.17 giờ
Bài 5: Tư bản đầu tư 900.000 đơn vị, trong đó bỏ vào tư liệu sản xuất
780.000 đơn vị. Số công nhân sản xuất là 400 người.
Hãy xác định khối lượng giá trị mới do 1 công nhân tạo ra, biết m’ là 200%.
Tỷ lệ m/v = 2 ↔ m = 2v
TB khả biến = v = TB –TB bất biến = 900.000 – 780.000= 120.000
m = 2v ↔m = 240.000 ↔ ∑ giá trị mới do CN làm ra = m + v = 360.000đv.
Vậy: Gía trị mới do 1 Cnh làm ra = 360000/400 = 900 đv
Bài 6: Có 200 công nhân làm việc, cứ 1 giờ lao động, 1 công nhân tạo ra
lượng giá trị mới là 5 đơn vị, m’= 300%. Giá trị sức lao động mỗi ngày của
1 công nhân là 10 đơn vị.
a. Hãy xác định độ dài của ngày lao động. Tính t, t’
b. Nếu giá trị sức lao động không đổi và trình độ bóc lột tăng lên 1/3 thì M
trong 1 ngày tăng lên bao nhiêu?
a. Tính độ dài ngày lao động:
Theo đề: v của mỗi công nhân trong 1 ngày là 10 đv
v+m (của 1 giờ) = 5 đv [1], m’ = 300% ➔ m = 3 v [2]
Từ [1] và [2] ta có v =1,25 đv (trong 1 giờ).
Vậy: độ dài ngày lao động = 10đv/1.25h = 8giờ.
*Tính t, t’
t + t’ = 8g  lượng giá trị (1,25 x 8)v + (3 x 1,25 x8)m = 40 đv [1]
Từ [1] ta có t = 2giờ, t’ = 6giờ
b. Tính M.

GV Nguyen minh Hiền _UFM_Khoa LLCT cung cấp 5


M = m’ x V = 3 x (10 x 200) = 6000 đv. Khi trình độ bóc lột tăng 1/3 → m’
= 300% + 100% = 400%.
Vậy M = 4 x (10 x 200) = 8000 đv. Lượng M nhà TB tăng thêm là: 8000 –
6000 = 2000 đv
Bài 7: Tư bản ứng ra 1triệu đơn vị, trong đó 0,7 triệu bỏ vào máy móc và
thiết bị, 0,2tr bỏ vào nguyên liệu, m’= 200%.
Số lượng người lao động sẽ giảm xuống bao nhiêu % nếu M và tiền lương
công nhân không đổi, còn m’ tăng lên là 250%.
Tiền lương cho CN (V) = 1000.000 – 700.000 – 200.000 = 100.000 đv
M = m’.V = 2.100.000= 200.000 đv
m’ = 200% = 200.000/100,000 x100%
Khi m’ tăng lên 250%, nếu M không đổi ➔ 250% = 200.000/V x 100%
V = 80.000
Ta thấy V giảm từ 100.000 xuống 80.000,  20% so với 100.000. Vậy số
NLĐ giảm 20%
Bài 8: Ngày làm việc 8 giờ, m’ = 300%, sau đó nhà tư bản tăng lên 10 giờ.
Trình độ bóc lột thay đổi như thế nào nếu giá trị sức lao động không đổi.
Nhà tư bản tăng thêm m bằng phương pháp nào?
m’=(t’/t) *100%= 300% => t’ gấp 3 lần t
Với 8h làm việc => TGLĐ tất yếu 2g, TGLĐ thặng dư 6g.
Trong điều kiện sức lao động không đổi, kéo dài TGLĐ lên 10h -> t không
thay đổi. m’ = (8/2) * 100 = 400%.
Nhà tư bản tăng thêm m bằng phương pháp sản xuất m tuyệt đối
Bài 9: Có 400 công nhân làm thuê. Thoạt đầu ngày làm việc là 10 giờ, trong
thời gian đó mỗi công nhân đã tạo ra giá trị mới là 30 đơn vị, m’ = 200%.
m’ và M thay đổi như thế nào nếu ngày lao động giảm 1 giờ nhưng cường
độ lao động tăng 50%, tiền lương vẫn giữ nguyên? Nhà tư bản tăng thêm
m bằng phương pháp nào?
1 ngày lao động 10 giờ, tổng giá trị 1 cnhân làm ra trong 10 giờ là 30đv
nên v trong 1g = 30/10 = 3 đv; v + m = 30; m’ = 200% => v=10, m=20.
Vậy m = 20 x 400cnh = 8000 đv, V = 10 x 400 = 4000
Tgsx = 10h = t + t’  tạo ra 30 đv. Vậy sx ra 10 đv v cần 3,33h (t), 20 đv
m cần 6,67h (t’).
Theo đề bài:(v không đổi = 10)
-Giảm 1h, t/g lao động còn 10 –1 = 9h nhưng cường độ tăng 50%, tiền
lương giữ nguyên → giá trị SLĐ khi tăng cường độ lao động sẽ chuyển hóa
thành m. Lượng giá trị slđ chuyển hóa thành m = 50% x 10 = 5đv
m’ = (20+5)m /20v x100% = 250%
M = m’ x V = 250% x 4000 = 10000 đv
m’ thay đổi từ 200% → 250%. M thay đổi từ 8000 đv → 10000 đv
GV Nguyen minh Hiền _UFM_Khoa LLCT cung cấp 6
vì tăng cường độ lao động cũng giống như kéo dài thời gian lao động, tổng
thời g = 13.5 giờ. Như vậy, nhà tư bản sử dụng phương pháp sx m tuyệt
đối
Bài 10: Ngày làm việc 8 giờ, t’= 4 giờ. Sau đó, do tăng năng suất LĐ trong
các ngành sản xuất vật phẩm tiêu dùng nên hàng hoá ở những ngành này
rẻ hơn trước 2 lần. Trình độ bóc lột sức lao động thay đổi như thế nào, nếu
độ dài ngày lao động không đổi? Dùng phương pháp bóc lột m nào?
Thời gian làm việc 8h mà t’ = 4h=> t = 4h. m’= (4/4) x 100 = 100%
Do tăng nslđ nên hàng hóa rẻ hơn trước 2 lần nên giá tiền công thực tế
thấp hơn trước 2 lần, tức t phải giảm 2 lần. Như vậy TGLD tất yếu = 2h =>
TGLDTD = 6h. lúc này m' = 6/2x100 = 300%
Trảlời: m’ tăng từ 100% lên 300%; phương pháp bóc lột m tương đối.
Bài 11: Ngành X có chi phí tư bản bất biến cho 1 đơn vị hàng hoá là 90 đơn
vị, chi phí tư bản khả biến là 10 đơn vị, m’ = 200%. Một nhà tư bản sản
xuất trong 1 năm được 1000 đơn vị hàng hoá. Sau đó, NSLĐ sống của nhà
tư bản đó tăng lên 2 lần. Số lượng hàng hoá cũng tăng lên tương ứng.
m’ của nhà tư bản đó thay đổi như thế nào so với m’ trung bình của ngành.
Nhà tư bản thu được bao nhiêu m siêu ngạch trong năm?
m’ = 200%; v = 10 đv →m = 20 đv ➔ tv =1/3, tm=2/3. G = 120 đv
nhà TB
có M = 20000 đv. t’ = 2/3  667 đvhh; t = 1/3 333 đvhh
Khi NSLĐ sống tăng 2 lần → để sx 333 đvhh cần 50% t trước đây  t =
1/3 : 2 =1/6. Vậy t’ = 2/3 +1/6 = 5/6
Ta có m’ = t’/t x 100% = 5/6 :1/6 x 100% = 500%
Khi m’ = 200%  M= 20000 đv➔ khi m’ = 500% thì M = 50000 đv
Vậy: Lượng m siêu ngạch = 50000 – 20000 = 30000 đv
Bài 12: Tư bản ứng trước 600.000 đơn vị, c:v = 4:1, m’ =100%, tích lũy =
70%. Hỏi sau bao nhiêu năm trong điều kiện tái sản xuất cũ, sẽ tích lũy
được lượng TB = tư bản ứng trước?
Ta có: c/v = 4/1 c + v = 600.000 đv ➔ c = 4800, v = 120.000 đv
Do m/v = 1 nên m = 120.000 đv. Tích lũy = 80%m = 96.000
gọi n là số năm để tích lũy lượng GTTD = TB ứng trước
Ta có: 96.000 x n = 600.000 → n = 6.25 năm
Bài 13: Tư bản ứng trước 50 triệu đơn vị, trong điều kiện cấu tạo hữu cơ
của tư bản là 9 :1. Hãy tính tỷ suất tích luỹ, nếu biết rằng mỗi năm 5 triệu
đơn vị m biến thành tư bản và trình độ bóc lột là 300%.

GV Nguyen minh Hiền _UFM_Khoa LLCT cung cấp 7


Tương tự Bài 12, ta tính được v = 5tr đv, do m’ = 300% nên m = 3v = 15tr
đv
Do tích luỹ 5 tr nên phần m còn lại để tiêu dùng
Tỷ suất tích lũy = 5/15 x 100% = 30%
Bài 14: Tư bản ứng trước là 100.000 đơn vị, c:v = 4:1, m’ =100%, 50% m
được tư bản hoá. Hãy xác định lượng m tư bản hoá tăng lên bao nhiêu, nếu
trình độ bóc lột tăng đến 300%.
Tương tự: Tăng 20.000 đv
Bài 15: Tư bản ứng trước là 1triệu đơn vị, c:v là 4:1. Số công nhân làm
thuê là 2.000 người. Sau đó tư bản tăng lên 1.8tr, c:v của tư bản tăng lên
là 9:1.
Hỏi nhu cầu sức lao động thay đổi như thế nào, nếu tiền lương của mỗi
công nhân không thay đổi.
Tương tư các bài trước ta tính được v1 = 200000, v2 = 180000
v1 tương ứng với 2000 công nhân nên v2 tương ứng với 1800 công nhân
→giảm 200 người
Bài 16: Tư bản ứng trước 500.000 đơn vị. Trong đó bỏ vào nhà xưởng
200.000 đơn vị, máy móc, thiết bị là 100.000 đơn vị. Giá trị của nguyên
liệu, nhiên liệu và vật liệu phụ gấp 3 lần giá trị sức lao động.
Hãy xác định tổng số: tư bản cố định, tư bản lưu động, tư bản bất biến, tư
bản khả biến.
TB lưu động = c2 + v (200.000 đv). TB cố định = c1 (300.000 đv)
TB bất biến = c (450.000 đv). TB khả biến = v (50.000 đv)
Bài 17: Tư bản ứng trước là 6 triệu đơn vị, trong đó giá trị nguyên vật liệu
là 1,2 triệu, nhiên liệu, điện là 200.000 đơn vị, tiền lương 600.000 đơn vị.
Giá trị máy móc và thiết bị sản xuất gấp 3 lần giá trị nhà xưởng và công
trình. Thời gian hao mòn hoàn toàn là 10 và 25 năm. Hãy tính tổng số tiền
khấu hao sau 8 năm.
Tiền mua máy móc + thuê nhà xưởng = 6tr – 1,2tr – 0.2tr – 0.6tr = 4tr
Do tỉ lệ là 3:1 nên:
-Tiền mua máy móc = 3 tr đv Hao mòn hết trong 10 năm
-Tiền thuê nhà xưởng = 1 tr đv Hao mòn hết trong 25 năm
Trong 8 năm:
-Máy móc hao mòn: 3/10.8 = 2,4 tr đv.
-Nhà xưởng = 1/25.8 = 0,32 tr đv
Tổng cộng hao mòn hết 2,72tr đv
Bài 18: Một máy có giá trị 600.000 đơn vị, dự tính hao mòn hữu hình trong
15 năm. Nhưng qua 4 năm hoạt động giá trị của các máy mới tương tự đã
giảm đi 25%.
GV Nguyen minh Hiền _UFM_Khoa LLCT cung cấp 8
Hãy xác định sự tổn thất do hao mòn vô hình của cỗ máy đó.
Hao mòn hữu hình trong 1 năm là 600000/15 = 40000 đv
Sau 4 năm giá trị của cái máy đó dự tính sẽ giảm đi 1 lượng = 40000.4 =
160000 đv
Vậy giá trị của máy sau 4 năm là: 600.000–160.000= 440.000 đv
Do hao mòn vô hình là 25% trong 4 năm nên lượng hao mòn vô hình là
0,25 x 440.000= 110.000 đv
Bài 19: Giá trị của nhà xưởng, công trình sản xuất là 300.000 đơn vị. Công
cụ, máy móc, thiết bị là 800.000 đơn vị, thời hạn sử dụng trung bình của
chúng là 15 năm và 10 năm. Chi phí 1 lần về nguyên liệu, nhiên liệu, vật
liệu là 100.000 đơn vị, còn về sức lao động là 50.000 đơn vị. Mỗi tháng
mua nguyên nhiên vật liệu 1 lần và trả tiền thuê công nhân 2 lần. Hãy tính:
a. Thời gian chu chuyển của tư bản cố định
b. Thời gian chu chuyển của tư bản lưu động.
a) TBCĐ trong 1 năm = 300000/15 + 800000/10 = 100000 đv
Tg chu chuyển = (300.000 + 800.000) / 100.000= 11 năm
b) TBLĐ trong 1 năm = (100000 x 12 + (50.000 x 2 x 12) = 2,4 tr
Tg chu chuyển = 150000/2,4 tr = 0.0625 năm  22,8 ngày
Bài 20: Trình độ bóc lột là 200%, c/v = 7/1. Trong giá trị hàng hoá có
8.000 đơn vị m. Với điều kiện tư bản bất biến hao mòn hoàn toàn trong 1
chu kỳ sản xuất. Hãy xác định tư bản ứng trước và G.
Do m = 8000 đv mà m = 2v nên v = 4000 đv, do v = 1/8 TB ứng trước
nên TBƯT = 32000 đv. G = c + v + m = 40000 đv
Bài 21: Giá trị tư bản là 100.000 đơn vị, c:v = 4:1. Qua 1 thời gian, tư bản
đã tăng lên 300.000 đơn vị và c:v tăng 9:1.
Tính sự thay đổi của p’ nếu trình độ bóc lột công nhân trong thời kỳ này
tăng từ 100% lên 150%.
Vì sao p’ giảm xuống mặc dù trình độ bóc lột tăng lên.
áp dụng CT ở 2 thời điểm m’ = 100% & m’ = 150 % rồi theo tỷ lệ mà tính
ra m, c, v sau đó suy ra p’. p’ giảm từ 20% -> 15%, do ảnh hưởng của c/v
của TB tăng lên.

GV Nguyen minh Hiền _UFM_Khoa LLCT cung cấp 9

You might also like