You are on page 1of 26

Sưu tầm bởi Ôn thi EZ

BÀI TẬP KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Bài 1: Có bốn nhóm người sản xuất cùng làm ra một loại hàng hoá:
Nhóm 1 hao phí cho một đơn vị hàng hoá là 4 giờ và sản xuất được 100 đơn vị hàng hoá.
Nhóm 2 ……………………………là 5 giờ…………600 đơn vị …
Nhóm 3…………………………… là 6 giờ…………200 đv…….
Nhóm 4…………………………… là 7 giờ…………100 đv…….
Hãy tính thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hoá ?

Giải:
1. Phương án 1: TGLĐXHCT được xác định = TGLĐ của nhóm 2 (Nhóm cung cấp đại bộ phận
(60%) HH trên thị trường) = 5h00’ (Bởi vì trên thực tế, nhóm nào cung cấp đại bộ phận HH
trên thị trường là nhóm quyết định giá trị của HH)

2. Phương án 2: TGLĐXHCT = (x1a1 + x2a2 + ..... + xnan) / (a1 + a2 + ..... + an) = (4x100 +
5x600 + 6x200 + 7x100) / (100 + 600 + 200 + 100) = 5h30’

Bài 2: Ngày lao động 8 giờ sản xuất được 16 sản phẩm, có tổng giá trị là 80 $. Hỏi giá trị của
tổng sản phẩm trong ngày và giá trị của 1 sản phẩm là bao nhiêu nếu:
a. Năng suất lao động tăng lên 2 lần ?
b. Cường độ lao động tăng lên 1.5 lần ?

Giải:
a, Khi NSLĐ tăng 2 lần, nhưng G.Trị của tổng SP không đổi = 80$
Còn  lượng SP tăng 2 lần = 16 x 2 = 32 SP
80
=> G.Trị của 1SP giảm =  2.5$
32
80
b, Khi cường độ LĐ tăng 1.5 lần => GT mỗi SP không đổi =  5$
16
- Còn G.Trị của  SP = (16 x 1.5) x 5$ = 24 SP x 5$ = 120$

Bài 3: Để tái sản xuất sức lao động cần có những vật phẩm tiêu dùng sau đây:
a. Sản phẩm ăn uống 7 $/ngày.
b. Đồ dùng gia đình 75 $/ năm
c. Quần áo dầy dép 270 $/năm
d. Những đồ dùng lâu bền 5.700 $/ 10 năm
e. Đáp ứng nhu cầu văn hoá 15 $/tháng.
Hãy xác định giá trị sức lao động trong một ngày ?

Giải:
75 270 5700 15
G/Trị SLĐ của 01 ngày = 7      10$
360 360 360 *10 30

1
Đề cương mới nhất, chi tiết nhất 2021 Liên hệ fanpage: Ôn thi EZ
Sưu tầm bởi Ôn thi EZ

Bài 4: Giả định tại một công ty tư bản, trong quá trình sản xuất sản phẩm, chi phí tư bản cố định
là 30 triệu EUR và bằng 50% so với chi phí nguyên vật liệu, tổng giá trị sản phẩm là 120 triệu
EUR và tỉ suất giá trị thặng dư là 200%.
- Hãy xác định chi phí tư bản khả biến trong trường hợp này?
- Tư bản khả biến, tư bản bất biến là gì? Trình bày căn cứ và ý nghĩa phân chia tư bản tư bản bất
biến và tư bản khả biến.

Giải:
1. Ta có tổng GTr SP = W = C + V + M = 120 triệu €
Chi phí TB cố định = Hao mòn máy móc + nhà xưởng… = C1 = 30 triệu €
Chi phí nguyên, nhiên, vật liệu = C2 = C1x 2 = 30 triệu € x 2 = 60 triệu €
=> C = C1 + C2 = 30 triệu € + 60 triệu € = 90 triệu €
=> Tổng G/trị mới = V + M = W – C = 120 triệu € - 90 triệu € = 30 triệu €
Với m’ = (m/v) x 100% = 200% => Ta có: M = 2V
=> Tổng G/trị mới = V + M = 3V = 30 triệu €
=> Tư bản khả biến = V = 30 triệu € / 3 = 10 triệu €

2. Tư bản khả biến, tư bản bất biến là gì? Trình bày căn cứ và ý nghĩa phân chia tư bản tư bản bất
biến và tư bản khả biến.

Bài 5: Trong một chu kỳ kinh doanh của một doanh nghiệp sản xuất kẹo sôcôla ở Bỉ, tư bản đầu
tư là 300 triệu EUR, với số lượng kẹo sản xuất được là 2.000.000 thùng. Chi phí tư bản bất
biến chiếm 90% trong tư bản đầu tư, tỉ suất giá trị thặng dư là 200%.
- Hãy tính giá trị của mỗi thùng kẹo và kết cấu giá trị của sản phẩm đó trong trường hợp này?
- Giá trị hàng hóa là gì? Phân tích kết cấu giá trị hàng hóa?

Giải:
1. Ta có tổng TB đầu tư (K) = C + V = 300.000.000€
=> TBBB = C = 90%(C + V) = 90% x 300.000.000€ = 270.000.000€
=> V = K – C = 300.000.000€ - 270.000.000€ = 30.000.000€
=> Tổng GTTD (M) = V x m’ = 30.000.000€ x 200% = 60.000.000€
=> Tổng G/Trị của sản phẩm là: C + V + M
= 300.000.000€ + 60.000.000€ = 360.000.000€
=> Giá trị của mỗi ĐV SP = Tổng GTr / Tổng số ĐV SP
= 360.000.000€ : 2.000.000 = 180€

- Cơ cấu G.Trị của mỗi SP là: W = c + v + m


=> W = (C/2.000.000 SP) + (V/2.000.000 SP) + (M/2.000.000 SP) = (270.000.000 /2.000.000)
+ (30.000.000$/2.000.000) + (60.000.000$/2.000.000) = 135c + 15v + 30m

2. Giá trị hàng hóa là gì? Phân tích kết cấu giá trị hàng hóa.

2
Đề cương mới nhất, chi tiết nhất 2021 Liên hệ fanpage: Ôn thi EZ
Sưu tầm bởi Ôn thi EZ

Bài 5B: Trong một xí nghiệp tư bản sử dụng 200 công nhân làm thuê, sản xuất 1 tháng được
30.000 đơn vị sản phẩm với chi phí tư bản bất biến là 300.000 $, giá trị sức lao động 1 tháng
của mỗi công nhân là 300$, tỉ suất giá trị thặng dư là 200%.
Hãy xác định giá trị của mỗi đơn vị sản phẩm và kết cấu của nó? Phân tích thuộc tính giá trị của
hàng hóa.

Giải:
1. Tính G.trị và cơ cấu G.Trị của mối sản phẩm :
a. Tính G.trị của mối sản phẩm
Ta có:
- TBBB (1 tháng) = C = 300.000$
- TBKB (1 tháng) = V = 300$ X 200 (CN) = 60.000$
- GTTD (1 tháng) = M = V x 200% = 60.000$ x 2 = 120.000$
=> Tổng G/Trị của 01 tháng là = C(1 tháng) + V(1 tháng) + M(1 tháng) = 300.000$ + 60.000 $ +
120.000$ = 480.000 $
=> GT cua mỗi ĐVSP = 480.000$ : 30.000 = 16 $

b. Tính cơ cấu G.Trị của mối sản phẩm, là:


W = (300.000$/30.000)c + (60.000$/30.000)v + (120.000$/30.000)m
= 10c + 2v + 4m

2. Phân tích thuộc tính giá trị của hàng hóa.

Bài 6: Trong một chu kỳ kinh doanh của một công ty, tư bản dùng để mua sức lao động chiếm
10% trong tổng tư bản đầu tư.
- Hãy xác định giá trị mới tạo ra trong trường hợp này, biết rằng tư bản bất biến là 81 triệu EUR,
tỉ suất giá trị thặng dư là 200%?
- Giá trị mới là gì? Trình bày cấu tạo giá trị của một đơn vị hàng hóa?

Giải:
1. Ta có:
- Tư bản bất biến = C = 81 triệu € ;
- Tư bản dùng để mua sức lao động = V = 10% tổng TB ĐT (K = C + V)
=> V = 10% K => C = 90% x K => C = 9V
=> V = C/9 = 81 triệu € / 9 = 9 triệu €
Với m’ = 200% => Tổng GTTD (M) = V x m’ = 9 triệu€ x 200% = 18 triệu€
=> Tổng giá trị mới = V + M = 9 triệu € + 18 triệu € = 27 triệu €

2. Giá trị mới là gì? Trình bày cấu tạo giá trị của một đơn vị hàng hóa?

Bài 6B: Trong một tình huống kinh doanh, một nhà tư bản Hồng Kông đầu tư 50 tỉ HKD, trong
đó lượng tư bản khả biến bằng 25% lượng tư bản bất biến, số công nhân làm thuê ở đây là
10.000 người, trình độ bóc lột là 300%.

3
Đề cương mới nhất, chi tiết nhất 2021 Liên hệ fanpage: Ôn thi EZ
Sưu tầm bởi Ôn thi EZ

Hãy tính lượng giá trị mới do 1 công nhân làm thuê tạo ra trong trường hợp này? Trình bày về tư
bản khả biến và giải thích vì sao nó lại được gọi là tư bản khả biến

Giải:
1. Ta có: Tổng TBĐT = K = C + V = 50.000.000.000 HKD
Với V = 25% C => C = 4V => C + V = 5V = K => V = K/5
=> Tổng tiền lương = V = 50.000.000.000 HKD / 5 = 10.000.000.000 HKD
=> Tiền lương của 1 CN = v = = 10.000.000.000 HKD / 10.000 = 1.000.000 HKD
=> GTTT (m) do một CN tạo ra = v x m’ = 1.000.000 HKD x 300% = 3.000.000 HKD
=> Lượng G/Trị mới do 1 CN tạo ra là: v + m
= 1.000.000 HKD + 3.000.000 HKD = 4.000.000 HKD

2. Trình bày về tư bản khả biến và giải thích vì sao nó lại được gọi là tư bản khả biến

Bài 6C: Giả định trong một chu kỳ kinh doanh của một công ty, tư bản dùng để mua sức lao
động chiếm 1/5 trong tổng tư bản đầu tư. Biết rằng tư bản bất biến là 80 triệu EUR, trình độ
bóc lột là 250%.
Hãy xác định giá trị mới tạo ra trong trường hợp kinh doanh này? Giá trị sức lao động là gì? Giá
trị sức lao động thay đổi có ảnh hưởng đến giá trị mới không? Tại sao?

Giải:
1. Ta có:
- TBBB = C = 80.000.000 €
- TBKB = V = 1/5 x K => C = 4/5 x K => C = 4V = V = C/4
=> V = 80.000.000 € / 4 = 20.000.000 €
- GTTD = M = V x 250% = 20.000.000 € x 2,5 = 50.000.000 €
=> Giá trị mới = V + M = 20.000.000 € + 50.000.000 €
= 70.000.000 €

2. Giá trị sức lao động là gì? Giá trị sức lao động thay đổi có ảnh hưởng đến giá trị mới không?
Tại sao?

Bài 6D: Giả định trong một chu kỳ kinh doanh, chủ công ty chế biến thực phẩm Mitorang đã đầu
tư 100 triệu EUR, với cấu tạo hữu cơ của tư bản là 4/1.
Hãy xác định lượng giá trị mới do 1 công nhân làm thuê tạo ra trong trường hợp này? Biết rằng
trình độ bóc lột lao động làm thuê là 200% và số công nhân làm việc ở đây là 1500 người. Giá
trị mới là gì? Gồm những bộ phận nào? Giải thích tại sao lại gọi là giá trị mới.

Giải:
1. Ta có: Tổng TBĐT = K = C + V = 100.000.000 €
Với CTHC = C/V = 4/1 => C = 4V => K = 5V
=> Tổng tiền lương = V = K/5 = 100.000.000 € / 5 = 20.000.000 €
=> Tiền lương của 1 CN = v = 20.000.000 € / 1.500 (CN) = 13.333 €
=> m do một CN tạo ra = v x m’ = 13.333 € x 200% = 26.666 €
4
Đề cương mới nhất, chi tiết nhất 2021 Liên hệ fanpage: Ôn thi EZ
Sưu tầm bởi Ôn thi EZ

=> G/Trị mới do 1 CN tạo ra là: v + m


= 13.333 € + 26.666 € = 39.999 €

2. Giá trị mới là gì? Gồm những bộ phận nào? Giải thích tại sao lại gọi là giá trị mới.

Bài 7: Giả định trong một công ty con của tập đoàn đa quốc gia Omatachi, lượng giá trị mới tạo
trong năm 2010 là 150 tỉ yên, trong đó tiền lương của công nhân (sau khi đã trừ đi các khoản
đóng góp) chiếm 1/3. Đến năm 2015, lượng giá trị mới tạo ra tăng 150% và tiền lương của
công nhân sau khi đã trừ đi các khoản đóng góp đã tăng 130% so với năm 2010.
- Hỏi tỉ suất giá trị thặng dư trong những năm đó thay đổi như thế nào?
- Anh (chị) hãy phân biệt tư bản bất biến và tư bản khả biến ?

Giải:
1. Ta có:
Tổng GT mới năm 2010 = V + M = 150 tỉ yên
Còn tổng V = (V + M) / 3 = 150 tỉ yên / 3 = 50 tỉ yên
=> Tổng M = 150 tỉ yên - 50 tỉ yên = 100 tỉ yên
=> Tỉ suất giá trị thặng dư trong năm 2010 = M/V x 100% = 100 tỉ yên / 50 tỉ yên x 100% =
200%

- Tổng GT mới năm 2015 = (V + M)năm 2010 x 150% = 150 tỉ yên x 150% = 225 tỉ yên
- Còn tổng tiền lương năm 2015 = V(2015) = V(2010) x 130% = 50 tỉ yên x 130% = 65 tỉ yên
=> Tổng GTTT (M) năm 2015 = Tổng GT mới (V + M) – V = 225 tỉ yên – 65 tỉ yên = 160 tỉ
yên
=> Tỷ suất GTTT (m’) năm 2015 = M/V x 100% = 160 tỉ yên / 65 tỉ yên x 100% = 246%
=> Như vậy, từ năm 2010 đến năm 2015 ở công ty trên tỷ suất GTTT (M’) tăng lên = 246%
- 200% = 46%

2. Phân biệt tư bản bất biến và tư bản khả biến ?

Bài 8: Trong một nhà máy, cứ 1 giờ 1 công nhân tạo ra lượng giá trị mới là 5 $, m’= 300%, giá
trị sức lao động mỗi ngày của một công nhân là 10 $.
- Hãy xác định độ dài chung của ngày lao động trong trường hợp này?
- Phân biệt thời gian lao động thặng dư và thời gian lao động cần thiết (TGLĐ tất yếu).

Giải:
1. Ta có giá trị mới do 1 CN tạo ra trong 1h là: v + m = 5 $;
m’ = 300% => m = 3v => v + m = 4v
=> Giá trị mới (v+m) mà 1 CN tạo ra trong 1 giờ = 4v = 5 $
5
=> v (một giờ) = $
4
5
=> Độ dài chung ngày LĐ là = 10 $ : $/giờ = 8 giờ
4

5
Đề cương mới nhất, chi tiết nhất 2021 Liên hệ fanpage: Ôn thi EZ
Sưu tầm bởi Ôn thi EZ

2. Phân biệt thời gian lao động thặng dư và thời gian lao động cần thiết (TGLĐ tất yếu):
TGLĐCT = c + v + m ; TGLĐTY = V ; TGLĐTD = m.

Bài 9: Năm 1980 tiền lương trung bình của một công nhân chế biến ở một nước TB là 1.238 $,
còn giá trị thặng dư do 1 công nhân tạo ra là 2.134 $. Đến năm 2005 những chỉ tiêu trên tăng
lên tương ứng là 1.589$ và 5.138 $.
Hãy xác định trong những năm đó thời gian công nhân làm việc cho mình và cho nhà tư
bản thay đổi như thế nào, nếu ngày làm việc 8 giờ ?

Giải:
1. Ta có, năm 1980: Tiền lương TB của một CN = v = 1.238$ ; m = 2.134 $
=> GT mới do 1 CN tạo ra = v + m = 3.372 $
=> 1 h CN tạo ra: 3.372$ : 8 = 421,5$
=> T/Gian CN làm việc cho mình = TGLĐ tất yếu = v = 1.238$ : 421,5$/h = 3 h
=> T/Gian CN làm việc cho nhà TB = TGLĐ thặng dư = m = 8 – 3 = 5h

2. Năm 2005: v = 1.589 $ ; m = 5.138$ => GT mới = v + m = 6.727$


=> 1 h CN tạo ra GTr mới là: 6.727$ : 8 = 840.9 $
=> T/Gian CN làm việc cho mình = v = 1.589 : 840.9 = 1.9 h
=> TG làm việc cho nhà TB = m = 8 – 1,9 = 6.1h
Như vậy, Từ năm 1980 đến năm 2005, T/Gian CN làm việc cho mình đã giảm từ 3h xuống
còn 1,9h ; Còn TG CN làm việc cho nhà TB đã tăng từ 5h lên 6,1h

Bài 9B: Giả định trong năm trước, tiền lương trung bình của một công nhân chế biến ở một công
ty tư bản là 10.700$, và giá trị thặng dư do 1 công nhân tạo ra cũng là 10.700 $. Năm sau,
những chỉ tiêu trên tăng lên tương ứng là 20.150 $ và 30.225 $.
Hãy xác định trong những năm đó thời gian công nhân làm việc cho mình và cho nhà tư bản thay
đổi như thế nào, nếu ngày lao động làm việc 10h? Nhà tư bản đã sử dụng phương pháp sản
xuất giá trị thặng dư nào trong trường hợp trên? Trình bày hiểu biết của mình về phương pháp
sản xuất giá trị thặng dư đó?

Giải:
1. Ta có, năm trước: Tiền lương TB của một CN = v = 10.700$ ; m = 10.700$ => GT mới do
1 CN tạo ra = v + m = 10.700$ + 10.700$ = 21.400 $
=> T/Gian CN làm việc cho mình = TGLĐ tất yếu = 50% ngày LĐ = 10h / 2 = 5h
=> T/Gian CN làm việc cho nhà TB = TGLĐ thặng dư = 10h – 5h = 5h

- Năm sau: v = 20.150 $ ; m = 30.225 $.; => GT mới = v + m = 20.150 $ + 30.225 $ = 50.375$
=> 1 h CN tạo ra GTr mới là: 50.375$ / 10h = 5.037,5$
=> T/Gian CN làm việc cho mình = v = 20.150 $ / 5.037,5$ = 4h
=> TG CN làm việc cho nhà TB = m = 10 - 4 = 6h
Như vậy, Từ năm trước đến năm sau, T/Gian CN làm việc cho mình đã giảm từ 5h xuống
còn 4h ; Còn TG CN làm việc cho nhà TB đã tăng từ 5h lên 6h

6
Đề cương mới nhất, chi tiết nhất 2021 Liên hệ fanpage: Ôn thi EZ
Sưu tầm bởi Ôn thi EZ

2. Nhà tư bản đã sử dụng phương pháp sản xuất giá trị thặng dư nào trong trường hợp trên?
Trình bày hiểu biết của mình về phương pháp sản xuất giá trị thặng dư đó?

Bài 9C: Trong 1 doanh nghiệp, năm trước lượng giá trị mới do một công nhân làm thuê tạo ra là
8.000 USD, trong đó tiền lương trung bình của họ bằng với lượng giá trị thặng dư được tạo ra.
Năm sau, lượng giá trị mới 1 công nhân tạo ra tăng thêm 1.000 USD, trong đó có lượng giá trị
thặng dư gấp đôi so với tiền lương trung bình mà họ được nhận.
- Hãy xác định thời gian lao động cần thiết (TGLĐ tất yếu) và thời gian lao động thặng dư thay
đổi như thế nào, nếu ngày lao động của người công nhân là 9 giờ?
- Giá trị mới là gì? Giá trị mới gồm những bộ phận nào, hãy phân tích ?

Giải:
1. Ta có, năm trước: GT mới do 1 CN tạo ra = v + m = 8.000$
Tiền lương TB của một CN = v = GTTD(m)= 8.000$/2 = 4.000
=> T/Gian CN làm việc cho mình = TGLĐ tất yếu = 50% ngày LĐ = 9h / 2 = 4,5h
=> T/Gian CN làm việc cho nhà TB = TGLĐ thặng dư = 9 – 4,5 = 4,5h

- Năm sau: GT mới = v + m = 8.000$ + 1.000$ = 9.000$ ;


v = 1/2m => v + m = 3v => v = 9.000$ / 3 = 3.000$
=> 1 h CN tạo ra GTr mới là: 9.000$ / 9h = 1.000$
=> T/Gian CN làm việc cho mình = v = 3.000$ / 1.000$ = 3h
=> TG CN làm việc cho nhà TB = m = 9 - 3 = 6h

2. Giá trị mới là gì? Giá trị mới gồm những bộ phận nào, hãy phân tích ?

Bài 10: Tổng tư bản trong công nghiệp là 240 tỷ $, thời gian sản xuất trung bình là 2,5 tháng,
còn thời gian chu chuyển là 4 tháng.
Hãy xác định tổng tư bản hoạt động trong lĩnh vực lưu thông ?

Giải:
- Ta có: T/Gian chu chuyển = TGSX + TGLT = 4 tháng; TGSX = 2,5 tháng
=> TG L/thông = 4 – 2,5 = 1,5 tháng
- Tổng TB H/động /1 tháng = 240 tỷ$ : 2,5 tháng = 96 tỷ$
=> TB H/động trong L/thông là: 1,5 tháng x 96 tỷ$ = 144 tỷ$

Bài 11: Giả định rằng tại một công ty tư bản, ban đầu người công nhân làm việc 8 giờ/ngày, tiền
lương của một giờ lao động là 2 USD. Nhưng sau đó do nạn thất nghiệp, nhà tư bản cắt giảm
20 % tiền lương trả cho công nhân theo giờ.
- Hỏi để có thể nhận được mức tiền công trong một ngày như cũ, thì thời gian lao động trong
ngày đó của công nhân phải thay đổi như thế nào ?
- Bằng lý luận về tiền công đã được học, hãy giải thích vì sao tiền công của công nhân lại giảm
xuống?

Giải:
7
Đề cương mới nhất, chi tiết nhất 2021 Liên hệ fanpage: Ôn thi EZ
Sưu tầm bởi Ôn thi EZ

1. Ta có:
- Tiền lương 1 ngày của CN = 8 h x 2$/h = 16 $
- T/lương (1h) sau khi đã bị đã bị giảm 20% là: 2$/h – (2$ x 20%)/h = 1,6 $/h
=> TG LĐ 1 ngày của CN để có được T/lương như trước (16 $) là:
= 16 $ /1,6 $/h = 10 h
Vậy, để có thể nhận được tiền lương như cũ (= 16$/ngày), thì công nhân phải làm việc
10h/ngày

2. Bằng lý luận về tiền công đã được học, hãy giải thích vì sao tiền công của công nhân lại giảm
xuống?

Bài 11B: Giả định trong một trường hợp kinh doanh, nhà tư bản đầu tư 120 triệu USD, trong đó
lượng tư bản khả biến bằng 25% so với lượng tư bản bất biến; số công nhân làm thuê là 2.000
người. Sau đó, tư bản đầu tư tăng lên thành 180 triệu USD, cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng
thành 9/1.
Hỏi:
- Nếu tiền lương trả cho mỗi công nhân không thay đổi thì nhu cầu sức lao động của cơ sở kinh
doanh này thay đổi như thế nào trong trường hợp này?
- Cấu tạo hữu cơ là gì? Cấu tạo hữu cơ tăng có phải là một quy luật trong nền kinh tế tư bản chủ
nghĩa ?

Giải:
1. Ta có:
- Tư bản đầu tư = C + V = 120.000.000$ ; TBKB (V) = 25% TBBB (C) => C = 4V => C + V =
5V => V = (C + V)/ 5
=> V = 120.000.000$ / 5 = 24.000.000$
=> Tiền lương của mỗi CN là = 24.000.000$ / 2.000 (CN) = 12.000$ / CN
- Khi TBĐT (C + V) tăng lên thành 180.000.000$, với cấu tạo HC là 9/1
=> C = 9V = C + V = 10 V => V = (C + V)/10 = 180.000.000$ / 10 = 18.000.000$
=> Để tiền lương của mỗi CN không thay đổi (= 12.000$/CN), thì số CN làm việc ở đây sẽ là:
V/v = 18.000.000$ / 12.000$ / CN = 1.500 CN (Giảm 500 CN so với trước)

2. Cấu tạo hữu cơ là gì? Cấu tạo hữu cơ tăng có phải là một quy luật trong nền kinh tế tư bản chủ
nghĩa ?

Bài 12: Trước kia sức lao động bán theo đúng giá trị, sau đó tiền lương danh nghĩa tăng lên 2
lần, giá cả vật phẩm tiêu dùng tăng 60%, còn giá trị sức lao động tăng lên 35%.
Hỏi tiền lương thực tế thay đổi như thế nào?

Giải:
- Ta có: GTSLĐ lúc đầu = 100%
- Sau đó: T.Lương danh nghĩa tăng lên = 200% ; G/Cả vật phẩm tiêu dùng tăng lên = 160%
=> Tiền lương Th/Tế = 200% : 160% = 125 % (So với trước)
Nhưng so với G/Trị SLĐ mới (Đã tăng 35% = 135%) thì:
8
Đề cương mới nhất, chi tiết nhất 2021 Liên hệ fanpage: Ôn thi EZ
Sưu tầm bởi Ôn thi EZ

Tiền lương T/Tế = 125% : 135% = 92,6%


=> Như vậy T/Lương T/Tế giảm: 100% - 92,6% = 7,4%

Bài 13: Giả sử, trong một công ty ngày làm việc của người công nhân làm thuê là 8 giờ, tỉ suất
giá trị thặng dư là 300%, sau đó nhà tư bản kéo dài ngày làm việc của người công nhân làm
thuê lên đến 10 giờ.
Hỏi:
- Tỉ suất giá trị thặng dư thay đổi như thế nào, nếu giá trị sức lao động không đổi?
- Nhà tư bản thu được giá trị thặng dư bằng phương pháp sản xuất giá trị thặng dư nào trong
trường hợp này? Trình bày về phương pháp sản xuất giá trị thặng dư đó?

Giải:
1. Ta có: m(1) + v = 8 h ; m’ = 300%
=> m(1) = 3 v => v + m1 = 4 v = 8h
=> v = TGLĐ tất yếu = 8h/4 = 2h

- Khi nhà TB kéo dài ngày làm việc lên 10 h


=> m2 = TGLĐ thặng dư = TG ngày LĐ – TGLĐTY(V) = 10 h – 2 h = 8h
=> m’2 = (m/v) x 100% = (8 : 2) x 100% = 400%
=> Tỷ suất GDTT (Trình độ bóc lột) đã tăng từ 300% lên 400%

2. Trong trường hợp này, nhà TB đã sử dụng PP bóc lột GTTD tuyệt đối, tức là kéo dài thời gian
ngày LĐ, hoặc tăng cường độ LĐ, để tăng tỷ suất GTTD (m’).
- Trình bày về phương pháp sản xuất giá trị thặng dư đó?

Bài 13B: Trong một doanh nghiệp dệt ở thành phố Lion (Pháp), thời kỳ đầu ngày làm việc của
người công nhân 9h/ngày, trong đó thời gian lao động thặng dư chiếm 1/3. Sau đó tỉ suất giá
trị thặng dư tăng lên gấp ba lần và thời gian làm việc trong ngày của người công nhân tăng lên
thành 10h/ngày.
Hãy tính thời gian lao động cần thiết (TGLĐ tất yếu) và thời gian lao động thặng dư trong ngày
làm việc của người công nhân ở trường hợp này? Cơ sở phân chia thời gian lao động cần thiết
(tất yếu), thời gian lao động thặng dư? Cần phải làm gì để rút ngắn thời gian lao động cần thiết
hoặc tăng thời gian lao động thặng dư?

Giải:
1. TGLĐTD (m) = 1/3 ngày LĐ = 9h/3 = 3 h => TGLĐ tất yếu (v) = 9h – 3h = 6h
=> m’ = m/v x 100% = 3/6 x 100% = 50%

Sau đó: m’ tăng gấp 3 lần = 50% x 3 = 150% ; ngày làm việc = 10h
=> v + m = v + (v x 150%) = v + 1,5v = 2,5v = 10h
=> TGLĐTY (v) = 10h / 2,5 = 4h
=>TGLĐTD (m) = 10h – 4h = 6h
Vậy: TGLĐTY (v) = 4h ; còn TGLĐTD (m) = 6h

9
Đề cương mới nhất, chi tiết nhất 2021 Liên hệ fanpage: Ôn thi EZ
Sưu tầm bởi Ôn thi EZ

- Trong trường hợp này, nhà TB vừa sử dụng PP bóc lột GTTD tuyệt đối (tức là kéo dài thời gian
ngày LĐ, hoặc tăng cường độ LĐ, để tăng tỷ suất GTTD (m’)) ; Vừa sử dụng PP bóc lột
GTTD tương đối (tức là rút ngắn TGLĐTY (V), để tăng tương ứng TGLĐTD(M), cũng là
tăng tỷ suất GTTD(m’)).

2. Cơ sở để phân chia TGLĐTY và TGLĐTD là căn cứ trên giá trị sức lao động và năng suất LĐ
của công nhân.
- Để rút ngắn TGLĐTY đồng thời kéo dài TGLĐTD các nhà TB cần tăng năng suất LĐ trong
các ngành SX vật phẩm tiêu dùng, hoặc tăng năng suất LĐ trong công ty, xí nghiệp của mình.

Bài 13C: Tại một công ty sản xuất giầy da của Đức, trong tháng 6 người công nhân làm việc
8h/ngày với thời gian lao động cần thiết và thời gian lao động thặng dư trong ngày lao động
của công nhân là ngang bằng nhau. Sang tháng 7, họ phải làm việc kéo dài thêm 1h/ngày
nhưng mức lương nhận được vẫn như tháng trước.
- Hãy xác định tỉ suất giá trị thặng dư trong 2 tháng trên ở công ty này thay đổi như thế nào?
- Chủ tư bản đã thực hiện phương pháp sản xuất giá trị thặng dư nào trong trường hợp này? Vì
sao?

Giải:
1. Ta có, trong tháng 6: TGLĐTY (v) = TGLĐTD (m) = ½ ngày lao động = 8h/2 = 4 h
=> m’ = m/v x 100% = (4h/4h) x 100% = 100%
Sau đó, trong tháng 7: Thời gian ngày LĐ tăng lên = 8h + 1h = 9h ; Nhưng tiền lương (v) của
CN vẫn như trước, tức TGLĐTY vẫn là 4h.
=> TGLĐTD (m) = 9h – 4h = 5h => m’ = (5h/4h) x 100% = 125%
Như vậy m (TGLĐTD) của tháng 7 đã tăng từ 4h (tháng 6) lên 5h (tháng 7)
=> Tỷ suất GTTD (m’) đã tăng từ 100% lên 125%

2. Trong trường hợp này, nhà TB đã sử dụng PP bóc lột GTTD tuyệt đối, tức là kéo dài thời gian
ngày LĐ, hoặc tăng cường độ LĐ, để tăng tỷ suất GTTD (m’). Vì khi kéo dài ngày lao động
trong khi TGLĐTY không đổi, thì TGLĐTD (m) sẽ tăng, khi đó tỷ suất GTTT (m’ = m/v
x100%) cũng sẽ tăng theo.

Bài 13D: Ngày làm việc 8 giờ, thời gian lao động thặng dư là 4 giờ. Sau đó do tăng năng suất lao
động trong các ngành sản xuất vật phẩm tiêu dùng và dịch vụ, cho nên hàng hoá, dịch vụ ở
những ngành này rẻ hơn trước 2 lần (Giả định GT của các yếu tố còn lại của SLĐ là không
đáng kể).
Hỏi:
- Tỷ suất giá trị thặng dư (m’) (Tức trình độ bóc lột) thay đổi như thế nào nếu thời gian ngày lao
động không đổi ?
- Trường hợp này nhà TB đã sử dụng phương pháp sản xuất giá trị thặng dư nào ?
Ý nghĩa của việc sử dụng phương pháp sản xuất giá trị thặng dư này trong giai đoạn hiện nay ?

Giải:
1. Ban đầu, ta có: TGLĐTD (m) = 4h => TGLĐTY (v) = 8h – 4h = 4h
10
Đề cương mới nhất, chi tiết nhất 2021 Liên hệ fanpage: Ôn thi EZ
Sưu tầm bởi Ôn thi EZ

=> m’ = m/v x 100% = (4/4) x 100% = 100%


- Sau đó do tăng NSLĐ => Giá trị tư liệu TD giảm 2 lần => GTSLĐ giảm 2 lần => TGLĐTY
giảm 2 lần = 4h/2 = 2h
=> Vậy khi này TGLĐTD = 8h – 2h = 6h
=> m’ = (6/2) x 100% = 300%
=> Như vậy: Tỷ suất GTTD (m’) đã tăng từ 100% lên 300% (Tăng 3 lần so với trước)
- Trong trường hợp này các nhà TB đã sử dụng PP bóc lột GTTD tương đối, tức là bằng cách
tăng NS LĐXH => Làm giảm G/trị tư liệu tiêu dùng => Giảm G/trị sức LĐ, từ đó giảm TGLĐ
tất yếu => Kéo dài tương ứng TGLĐTD => Tăng tỷ suất GTTD

2. Ý nghĩa của việc sử dụng phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối trong giai đoạn
hiện nay là phương pháp chủ yếu để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh
tế, đồng thời cải thiện đời sống cho người lao động…, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của
mỗi quốc gia … Bởi vì hiện nay trình độ công nghệ của sản xuất và kinh doanh nói chung đã
ở trình độ rất cao, chủ yếu sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại...

Bài 13E: Trong công ty của một chủ tư bản, người công nhân làm việc 10 giờ/ngày nhưng trong
đó thời gian lao động cần thiết (Tất yếu) chỉ chiếm 40%. Sau đó, năng suất lao động trong các
ngành sản xuất vật phẩm tiêu dùng của xã hội tăng gấp đôi.
Hỏi:
- Tỉ suất giá trị thặng dư thay đổi như thế nào nếu số giờ làm việc trong ngày của công nhân
không thay đổi?
- Trong trường hợp này nhà tư bản đã sử dụng phương pháp nào để tăng tỉ suất giá trị thặng dư?
Ý nghĩa của phương pháp sản xuất giá trị thăng dư này trong giai đoạn hiện nay.

Giải:
1. Ban đầu, ta có:
- Ngày LĐ = 10h ;
- TGLĐTY (v) = 40% ngày LĐ = 40% x 10h = 4h
=> TGLĐTD = m = 10h – 4h = 6h
=> m’ = m/v x 100% = (6/4) x 100% = 150%
- Sau đó do tăng NSLĐ trong các ngành SX TLTD gấp đôi => Giá trị tư liệu TD giảm 2 lần =>
GTSLĐ giảm 2 lần => TGLĐTY giảm 2 lần = 4h/2 = 2h
=> Vậy khi này TGLĐTD = m = 10h – 2h = 8h
=> m’ = (8/2) x 100% = 400%
=> Như vậy: Tỷ suất GTTD (m’) đã tăng từ 150% lên 400%

2. Trong trường hợp này các nhà TB đã sử dụng PP bóc lột GTTD tương đối, tức là bằng cách
tăng NS LĐXH => Làm giảm G/trị tư liệu tiêu dùng => Giảm G/trị sức LĐ, từ đó giảm TGLĐ
tất yếu => Kéo dài tương ứng TGLĐTD => Tăng tỷ suất GTTD
- Ý nghĩa của phương pháp sản xuất giá trị thăng dư này trong giai đoạn hiện nay?

Bài 14: Giả sử nền sản xuất xã hội gồm 3 ngành sản xuất, trong đó tư bản ứng trước của:
- Ngành 1 là 100 tỷ $, cấu tạo HC là 6/4, m’ = 140%
11
Đề cương mới nhất, chi tiết nhất 2021 Liên hệ fanpage: Ôn thi EZ
Sưu tầm bởi Ôn thi EZ

- Ngành 2 là 200 tỷ $, cấu tạo HC là 7/3, m’ = 130%


- Ngành 3 là 300 tỷ $, cấu tạo HC là 9/1, m’ = 150%
- Hãy xác định tỷ suất lợi nhuận bình quân ? Các nhà tư bản ở ngành 1 phải bán hàng hóa với
giá cả là bao nhiêu để thu được lợi nhuận bình quân ?
- Phân biệt lợi nhuận bình quân với lợi nhuận (cá biệt) trong chủ nghĩa tư bản?

Giải:
1. Tính tỷ suất LNBQ:
- Ngành 1 có: Tổng TB đầu tư = K1 = C1 + V1 = 100 tỷ$ ; C/V = 6/4 => C(1) = 60 tỷ $, V1 = 40
tỷ$
Với m’ = 140% => Khối lượng GTTD (M(1)) = V1 x 140% = 40 tỷ$ x 140% = 56 tỷ$
=> Tổng G.Trị ngành 1 = W1 = C1 + V1 + M1 = 60 + 40 + 56 = 156 tỷ$
- Ngành 2 có: K2 = C2 + V2 = 200 tỷ ; C/V = 7/3 => C2 = 140 tỷ$ ; V2 = 60 tỷ$
Với m’ = 130% => M2 = V2 x 130% = 60 tỷ$ x 130% = 78 tỷ$
=> Tổng G.Trị ngành 2 = W2 = 140 + 60 + 78 = 278 tỷ$
- Tương tự, ngành 3 có: C3 = 270 tỷ$, V3 = 30 tỷ$ => M3 = V3 x 150% = 30 tỷ$ x 150% = 45
tỷ$
=> Tổng GTr ngành 3 = W3 = 270 + 30 + 45 = 345 tỷ$

Từ đó, ta có: Tỷ suất LNBQ (P’BQ) = (Tổng M các ngành / Tổng TBĐT các ngành) x 100%
=> Tỷ suất LNBQ = (56 tỷ$ + 78 tỷ $ + 45 tỷ $) / (100 tỷ$ + 200 tỷ $ + 300 tỷ $) x 100% = 174
tỷ $ / 600 tỷ $ x 100% = 29%

Tính giá cả sản xuất (Cũng tức là giá bán) của mỗi ngành để các nhà TB đều thu được LNBQ:
- Các nhà TB ngành 1 phải bán HH của mình với giá cả SX là: Tổng TBĐT (K) + LNBQ = 100
tỷ$ + (100 x 29 %) tỷ$ = 100 tỷ$ + 29,0 tỷ$ = 129 tỷ$ (Thấp hơn G/trị là: 156 tỷ$ - 129 tỷ$ =
27 tỷ$)
- Ngành 2 phải bán HH với giá cả SX là: 200 + (200 x 29 %) = 258 tỷ$ (Thấp hơn G/trị là:
278 tỷ$ - 258 tỷ$ = 20 tỷ$)
- Ngành 3 phải bán HH với giá cả SX là: 300 + (300 x 29%) = 387 tỷ$ (Cao hơn G/trị là: 374
tỷ$ - 340 tỷ$ = 34 tỷ$)

2. Phân biệt lợi nhuận bình quân với lợi nhuận (cá biệt) trong chủ nghĩa tư bản?
- LNBQ là…
- Phân biệt lợi nhuận bình quân với lợi nhuận (cá biệt) trong chủ nghĩa tư bản?

Bài 14B: Giả sử nền sản xuất xã hội gồm 3 ngành, trong đó tư bản ứng trước (K) của:
- Ngành 1 là 100 tỷ $, cấu tạo hữu cơ là 7/3, m’ = 130%
- Ngành 2 là 200 tỷ $, cấu tạo HC là 4/1, m’ = 150%
- Ngành 3 là 300 tỷ $, cấu tạo HC là 9/1, m’ = 180%
Hãy xác định tỷ suất lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất của ngành 1 trong trường hợp
này? Giá cả sản xuất là gì? Từ bài tập trên hãy giải thích giá cả sản xuất che giấu quan hệ bóc
lột tư bản chủ nghĩa như thế nào?

12
Đề cương mới nhất, chi tiết nhất 2021 Liên hệ fanpage: Ôn thi EZ
Sưu tầm bởi Ôn thi EZ

Giải:
1. Tính tỷ suất LNBQ:
- Ngành 1 có: Tổng TB đầu tư = K1 = C1 + V1 = 100 tỷ$ ; C/V = 7/3 => 3C1 = 7V1 => C1 =
70 tỷ $, V1 = 30 tỷ$
Với: m’ = 130% => M1 = V1 x 130% = 30 tỷ$ x 130% = 39 tỷ$
=> Tổng GT ngành 1 = W1 = 100 tỷ$ + 39 tỷ$ = 139 tỷ$
- Ngành 2 có: K2 = C2 + V2 = 200 tỷ ; C/V = 4/1 => C2 = 160 tỷ$ ; V2 = 40 tỷ$
Với: m’ = 150% => M2 = V2 x 150% = 40 tỷ$ x 150% = 60 tỷ$
=> Tổng GT ngành 2 = W2 = 200 tỷ$ + 60 = 260 tỷ$
- Tương tự, ngành 3 có: C3 = 270 tỷ$, V3 = 30 tỷ$
Với: m’ = 180% => M3 = V3 x 180% = 30 tỷ$ x 180% = 54 tỷ$
=> Tổng GT ngành 3 = W3 = 300 tỷ$ + 54 tỷ$ = 354 tỷ$
=> Tỷ suất LNBQ = Tổng M các ngành / Tổng K các ngành x 100%
= (39 tỷ$ + 60 tỷ $ + 54 tỷ $) / (100 tỷ$ + 200 tỷ$ + 300 tỷ$) x 100% = 153 tỷ$ / 600 tỷ$ = 25,5
%.

- Tính giá cả sản xuất (Cũng tức là giá bán) của mỗi ngành để các nhà TB đều thu được LNBQ:
- Để thu được LNBQ các nhà TB ngành 1 phải bán HH của mình với giá cả SX là: Tổng
TBĐT (K) + LNBQ = 100 tỷ$ + (100 x 25,5%) = 100 tỷ$ + 25,5 tỷ$ = 125,5 tỷ$ (Thấp hơn
G/trị là: 139 tỷ$ - 125,5 tỷ$ = 13,5 tỷ$)
- Ngành 2 phải bán HH với giá cả SX là: 200 tỷ$ + (200 x 25,5% = 51) = 251,0 tỷ$ (Thấp
hơn G/trị là: 260 tỷ$ - 251 tỷ$ = 9,0 tỷ$)
- Ngành 3 phải bán HH với giá cả SX là: 300 tỷ$ + (300 x 25,5% = 76,5) = 376,5 tỷ$ (Cao
hơn G/trị là: 376,5 tỷ$ - 354 tỷ$ = 21,5 tỷ$)

2. Giá cả sản xuất là gì? Từ bài tập trên hãy giải thích giá cả sản xuất che giấu quan hệ bóc lột tư
bản chủ nghĩa như thế nào?

Bài 15: Giả sử trong một chu kỳ kinh doanh của một nhà tư bản, cấu tạo hữu cơ tư bản là 7/3 và
giá trị thặng dư tạo ra là 800 triệu USD, tỷ suất giá trị thặng dư là 200%.
Trong điều kiện tư bản bất biến hao mòn hoàn toàn trong một chu kỳ sản xuất:
- Hãy xác định chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa và giá trị của hàng hóa ?
- Phân biệt chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa và tư bản ứng trước?

Giải:
1. Ta có: m’ = m/v x 100% => m/v = m’/100% => v = (m x 100%)/ m’
Với m’ = 200% => V = (m x 100%)/ 200% => V = M/2
Với khối lượng GTTD = M = 800.000.000$
=> V = 800.000.000$/ 2 = 400.000.000$
- Với cấu tạo hữu cơ: C/V = 7/1 => C = V x 7 = 400.000.000$ x 7 = 2.800.000.000$
=> Tổng chi phí SXTBCN (K) = C + V = 2.800.000.000$ + 400.000.000$ = 3.200.000.000 $
=> Tổng GT HH = W = C + V + M = 2.800.000.000$ + 400.000.000$ + 800.000.000$ =
4.000.000.000$

13
Đề cương mới nhất, chi tiết nhất 2021 Liên hệ fanpage: Ôn thi EZ
Sưu tầm bởi Ôn thi EZ

2. Phân biệt chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa và tư bản ứng trước?

Bài 15B: Để sản xuất ra 10 tấn sợi/tháng, nhà tư bản D.Ricardo chuyên sản xuất sợi đã đầu tư mua
bông và các nguyên phụ liệu hết 200.000 USD; mua máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng theo
thiết kế kỹ thuật để sử dụng trong 1 năm hết 1.200.000 USD (= Khấu hao 1 năm); giá trị thặng dư
thu được 50.000 USD/tháng. Biết rằng tỷ suất giá trị thặng dư là 200%.
- Hãy xác định chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa cho việc sản xuất 1 kg sợi trong trường hợp này?
- Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là gì? Phân biệt chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa và chi phí thực tế
tạo ra hàng hóa?

Giải:
1. Ta có:
- Chi phí SX 10 tấn (10.000 kg) sợi gồm: C1 + C2 + V
+ C1(1 tháng) = Số tiền đầu tư mua máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng để sử dụng trong 1
năm hết 1.200.000$ / 12 tháng = 100.000$
+ C2(1 tháng) = số tiền đầu tư mua bông và các nguyên phụ liệu hết 200.000$
Với m (1 tháng) = 50.000 $ và m’ = 200% => V = m/2 = 50.000$ / 2
=> V (1 tháng) = 25.000$
=> Chi phí SX 10 tấn sợi = 100.000$ + 200.000$ + 25.000$ = 325.000$
=> Chi phí SXTB cho 1 kg sợi = 325.000$ / 10.000 kg = 32,5 $/kg

2. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là gì? Phân biệt chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa và chi phí thực
tế tạo ra hàng hóa?

Bài 16: Có 200.000 $ cho vay trong 3 tháng mang lại thu nhập cho người chủ sở hữu là 4.000 $,
sau đó thu hồi tiền về, nhà tư bản lại dùng chúng cho vay trong thời gian 8 tháng với tỷ suất
lợi tức là 3% một năm, tháng cuối cùng nhà tư bản cho vay còn thu được 2.000 $ lợi tức.
Hãy xác định tỷ suất lợi tức tiền vay bình quân cả năm.

Giải:
- Có 200.000 $ cho vay 3 thg thu được 4.000$ lợi tức
- Số tiền thu về = 200.000$ + 4.000 $ = 204.000 $
=> Tổng số tiền này cho vay 8 tháng thu về thêm số lợi tức là: 8 x (204.000$ x 3% : 12 tháng)
= 4.080$
- Cho vay 1 tháng cuối thu về 2.000 $
=> Tỷ suất lợi tức BQ cả năm = (4.000 + 4.080 + 2.000)$ : 200.000$ x 100% = 5,04 %

Bài 17: Giả sử trong một chu kỳ kinh doanh tại một công ty con của tập đoàn Walras, lượng tư
bản ứng trước là 15.000.000 USD, tư bản đầu tư vào nhà xưởng chiếm 20% và tư bản mua
sắm máy móc thiết bị chiếm 25% trong tổng tư bản ứng trước. Biết rằng giá trị nguyên liệu,
nhiên liệu và vật liệu phụ gấp 2 lần giá trị sức lao động.
- Hãy xác định: Tư bản cố định, Tư bản lưu động; Tư bản bất biến, Tư bản khả biến trong trường
hợp này?
14
Đề cương mới nhất, chi tiết nhất 2021 Liên hệ fanpage: Ôn thi EZ
Sưu tầm bởi Ôn thi EZ

- So sánh cách phân chia tư bản thành tư bản lưu động, tư bản cố định và tư bản bất biến, tư bản
khả biến?

Giải:
1. Ta có:
- TB cố định (C1) = G.Trị Nhà xưởng + Máy móc, trang thiết bị = [(K x 20%) + (K x 25%)] =
(15.000.000$ x 20%) + (15.000.000$ x 25%) = 3.000.000 + 3.750.000$ = 6.750.000$
- TB lưu động = C2 + V = TB ứng trước (K) – C1 = 15.000.000$ - 6.750.000$ = 8.250.000$

- Với C2 (G.Trị Nguyên, nhiên liệu, vật liệu phụ) = 2V , ta có: TBLĐ = C2 + V = 2V + V = 3V
=> TB khả biến = V = TBLĐ / 3 = 8.250.000$ / 3 = 2.750.000$
=> TB bất biến = C = TBƯT – V = K – V = 15.000.000$ - 2.750.000$ = 12.250.000$

2. So sánh cách phân chia tư bản thành tư bản lưu động, tư bản cố định và tư bản bất biến, tư bản
khả biến.

Bài 17B: Hãy xác định tư bản lưu động trong trường hợp kinh doanh sau đây: Tư bản đầu tư là
450 triệu Yên, cấu tạo hữu cơ là 4/1. Biết rằng trong tư bản bất biến, đầu tư cho nguyên, nhiên
vật liệu và vật liệu phụ bằng 50% đầu tư tư bản cố định.
Anh (chị) hãy cho biết cơ sở phân chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động, tư bản
khả biến và tư bản bất biến?

Giải:
1. Ta có:
- Tư bản đầu tư là K = 450 triệu Yên, với cấu tạo hữu cơ là C/V = 4/1 => C = 4V
=> C + V = 5V = K = 450.000.000 yên
=> V = 450.000.000 yên / 5 = 90.000.000 yên
= C = 4V = 90.000.000 yên x 4 = 360.000.000 yên (Hoặc: C = 450.000.000 yên – 50.000.000
yên = 360.000.000 yên)
Với TB đầu tư cho nguyên, nhiên vật liệu và vật liệu phụ (C2) bằng 50% đầu tư tư bản cố định
(C1) => C1 = 2C2 => C1 + C2 = 3C2 = C = 360.000.000 yên
=> C2 = 360.000.000 yên / 3 = 120.000.000 yên
=> Như vậy: TB lưu động = C2 + V = 120.000.000 yên + 90.000.000 yên = 210.000.000 yên

2. Nêu cơ sở phân chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động, tư bản bất biến và tư bản
khả biến?

Bài 17C: Giả định trong một tình huống kinh doanh, tư bản đầu tư là 75 triệu SGD, trong đó tư
bản khả biến chiếm 40%. Biết rằng trong tư bản bất biến, đầu tư tư bản cố định gấp đôi đầu tư
cho nguyên nhiên vật liệu và vật liệu phụ.
- Hãy tính tư bản lưu động trong trường hợp này?
- Hãy cho biết tư bản lưu động là gì? Cơ sở phân chia tư bản thành tư bản cố định, tư bản lưu
động?

15
Đề cương mới nhất, chi tiết nhất 2021 Liên hệ fanpage: Ôn thi EZ
Sưu tầm bởi Ôn thi EZ

Giải:
1. Ta có:
- Tư bản đầu tư là K = 75.000.000 SGD
=> V = 40% x 75.000.000 SGD = 30.000.000 SGD
=> C = 75.000.000 SGD - 30.000.000 SGD = 45.000.000 SGD
Với đầu tư tư bản cố định gấp đôi đầu tư cho nguyên nhiên, vật liệu và vật liệu phụ => C1 =
2C2 => C1 + C2 = 3C2 = C
=> C2 = C/3 = 45.000.000 SGD / 3 = 15.000.000 SGD
=> Như vậy: TB lưu động = C2 + V = 30.000.000 SGD + 15.000.000 SGD = 45.000.000
SGD

2. Nêu cơ sở phân chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động, tư bản bất biến và tư bản
khả biến?

Bài 17D: Giả định rằng, trong một chu kỳ kinh doanh của một công ty tư bản, số lượng công
nhân làm thuê là 1.000 người, tiền lương của 1 công nhân là 70.000 USD. Biết rằng lượng tư
bản khả biến chiếm 25% trong tổng tư bản đầu tư, còn lượng tư bản cố định chiếm 40% trong
tư bản bất biến.
- Hãy tính chi phí tư bản cố định trong trường hợp này?
- Phân tích lý thuyết về tư bản cố định?

Giải:
1. Ta có:
V = 1.000 CN x 70.000 $/CN = 70.000.000 $
Với TBKB = V = 25% tổng tư bản đầu tư = 25% x K => K = 4V
=> K = 70.000.000 $ x 4 = 280.000.000 $
=> TBBB = C = K – V = 280.000.000 $ - 70.000.000 $ = 210.000.000$
Với lượng tư bản cố định chiếm 40% trong tư bản bất biến => C1 = 40% x C
=> C1 = 40% x 210.000.000$ = 84.000.000 $
=> Như vậy: TB cố định = C1 = 84.000.000 $

2. Phân tích lý thuyết về tư bản cố định?

Bài 18: Trong một tình huống kinh doanh, tổng tư bản hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công
nghiệp là 600 triệu USD, trong đó vốn tự có chiếm 60%. Giả định tỷ suất lợi nhuận bình quân
là 13% và tỷ suất lợi tức là 8%.
- Hãy xác định lợi nhuận của các nhà tư bản công nghiệp, lợi tức của các nhà tư bản cho
vay trong trường hợp này ?
- Thông qua bài tập trên, hãy cho biết lợi tức là gì và bản chất của lợi tức.

Giải:
1. Ta có: Tổng L/Nhuận = Tổng TBĐT (K) x Tỷ suất LNBQ (P’BQ)
= 600 triệu $ x 13% = 78 triệu $

16
Đề cương mới nhất, chi tiết nhất 2021 Liên hệ fanpage: Ôn thi EZ
Sưu tầm bởi Ôn thi EZ

- Tổng TB cho vay = Tổng TBĐT (K) – TB công nghiệp tự có = 600 triệu$ - (600 triệu x 60%) =
600 triệu$ - 360 triệu$ = 240 triệu$
=> Lợi tức của TB cho vay = Tổng TB cho vay x Tỷ suất lợi tức = 240 triệu$ x 8% = 19,2
triệu$
=> L/Nhuận của TBCN = 78 triệu $ - 19,2 triệu $ = 55,8 triệu $

2. Lợi tức là gì, bản chất của lợi tức.

Bài 18 B: Hãy xác định lợi nhuận của các nhà tư bản công nghiệp và tức lợi của các nhà tư bản
cho vay, trong trường hợp kinh doanh với tổng tư bản hoạt động trong sản xuất công nghiệp là
60 tỷ Yên, trong đó vốn đi vay chiếm 1/3. Biết rằng tỷ suất lợi nhuận bình quân là 12% và tỷ
suất lợi tức là 3%.
Lợi tức cho vay có tham gia vào quá trình bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận không? Tại sao?

Giải:
1. Ta có: Tổng L/Nhuận = Tổng TBĐT (K) x Tỷ suất LNBQ (P’BQ)
= 60.000.000.000 Yên x 12% = 7.200.000.000 Yên
- Tổng TB cho vay = Tổng TBĐT (K) x 1/3 = 60.000.000.000 Yên / 3 = 20.000.000.000 Yên
=> Lợi tức của TB cho vay = Tổng TB cho vay x Tỷ suất lợi tức = 20.000.000.000 Yên x 3% =
600.000.000 Yên
=> Tổng L/Nhuận của TBCN = 7.200.000.000 Yên - 600.000.000 Yên = 6.600.000.000 Yên

2. Lợi tức cho vay có tham gia vào quá trình bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận không? Tại sao?

Bài 19: Giả định tư bản đầu tư trong công nghiệp là 80 triệu USD và tư bản đầu tư trong nông
nghiệp cũng cùng lượng tư bản như vậy; với cấu tạo hữu cơ của tư bản trong công nghiệp là
7/3 và trong nông nghiệp là 3/2; trình độ bóc lột trong công nghiệp là 150% và trong nông
nghiệp là 120%.
- Hãy xác định địa tô tuyệt đối trong trường hợp này?
- Địa tô tuyệt đối là gì? Cơ sở hình thành địa tô tuyệt đối?

Giải:
1. Ta có: TB ĐT trg CN = K(CN) = C + V = 80 triệu$
Mà CTHC(CN) = C/V (trong CN) = 7/3 => C = 7V/3 => K(CN) = 7V/3 + V = 10V/3 = 80 triệu$
=> V(CN) = (80 Triệu$ x 3)/ 10 = 24 triệu$ ; Còn C(CN) = K – V = 80 triệu$ – 24 triệu$ = 56
triệu$
=> GTTD trong CN = M(CN) = V x 150% = 24 triệu$ x 150% = 36 triệu$
=> P’BQ(CN) = M(CN) / K(CN) x 100% = (36/80) x 100% = 45 % = P’bq chung
- TB ĐT trong NN = K(NN) = 80 triệu$
Mà C/V trong NN = 3/2 => C = 3V/2 => K(NN) = 3V/2 + V = 5V/2
=> V(NN) = (K(NN) x 2) / 5
=> V(NN) = (80 triệu$ x 2) / 5 = 32 triệu$
=> M(NN) = V x 120% = 32 triệu$ x 120 % = 38,4 triệu$
=> LNBQ(NN) = K(NN) x 45% = 80 triệu$ x 45% = 36 triệu$
17
Đề cương mới nhất, chi tiết nhất 2021 Liên hệ fanpage: Ôn thi EZ
Sưu tầm bởi Ôn thi EZ

=> Đ/Tô tuyệt đối = Tổng GTTD(NN) – LNBQ(NN) = 38,4 triệu$ – 36,0 triệu$ = 2,4 triệu$

2. Địa tô tuyệt đối là gì? Cơ sở hình thành địa tô tuyệt đối?

Bài 19B: Hãy xác định địa tô tuyệt đối trong trường hợp sau: Tư bản đầu tư trong công nghiệp
và trong nông nghiệp đều là 20 triệu $, với cấu tạo hữu cơ tư bản trong công nghiệp là 9/1,
còn trong nông nghiệp là 4/1, tỉ suất giá trị thặng dư trong công nghiệp là 200%, trong nông
nghiệp là 150%?
Hãy cho biết địa tô tuyệt đối là gì và bản chất của địa tô tuyệt đối ?

Giải:
1. Ta có: TB ĐT trg CN = K(CN) = C + V = 20 triệu$
Mà C/V (trong CN) = 9/1 => C = 9V => K(CN) = 9V + V = 10V = 20 triệu$
=> V(CN) = 20 triệu$ / 10 = 2 triệu$ ; Còn C(CN) = K – V = 20 triệu$ – 2 triệu$ = 18 triệu$
=> GTTD trong CN = M(CN) = V x 200% = 2 triệu$ x 200% = 4 triệu$
=> P’BQ(CN) = M(CN) / K(CN) x 100% = (4/20) x 100% = 20 %
- TB ĐT trong NN = K(NN) = 20 triệu$
Mà C/V trong NN = 4/1 => C = 4V => K(NN) = 4V + V = 5V
=> V(NN) = (K(NN) x 2) / 5
=> V(NN) = 20 triệu$ / 5 = 4 triệu$
=> M(NN) = V x 150% = 4 triệu$ x 150 % = 6 triệu$
=> LNBQ(NN) = K(NN) x 20% = 20 triệu$ x 20% = 4 triệu$
=> Đ/Tô tuyệt đối = Tổng GTTD(NN) – LNBQ(NN) = 6 triệu$ – 4 triệu$
= 2 triệu$

2. Hãy cho biết địa tô tuyệt đối là gì và bản chất của địa tô tuyệt đối ?

Bài 20: Tổng tư bản công nghiệp và tư bản thương nghiệp là 16 triệu EUR với tỉ suất lợi nhuận
bình quân là 20%, lợi nhuận công nghiệp là 3 triệu EUR.
Hỏi:
- Các nhà tư bản thương nghiệp cần phải mua và bán hàng hóa theo giá bao nhiêu để họ và các
nhà tư bản công nghiệp đều thu được lợi nhuận bình quân?
- Trình bày bản chất của lợi nhuận thương nghiệp?

Giải:
1. Ta có: Tổng TB công nghiệp = K(CN) = (3.000.000 € x 100%): 20% = 15.000.000 €
=> Tổng TB thương nghiệp = K(TN) = K - K(CN) = 16.000.000 € – 15.000.000€ = 1.000.000

=> Lợi nhuận TN = P(TN) = K(TN) x P’BQ = 1.000.000€ x 20% = 200.000€
=> Để TBTN và các nhà TB công nghiệp đều thu được lợi nhuận bình quân thì:
- TBTN phải mua hàng của TBCN bằng giá bán buôn CN (= Giá cả SX CN) là: K(CN) +
Pbq(CN) = 15.000.000€ + 3.000.000€ = 18.000.000€ (Thấp hơn G.Tr HH)
18
Đề cương mới nhất, chi tiết nhất 2021 Liên hệ fanpage: Ôn thi EZ
Sưu tầm bởi Ôn thi EZ

=> TBTN bán HH ra thị trường = Giá bán buôn CN + LNTN = 18.000.000€ + 200.000€ =
18.200.000€ (Bằng đúng GTr của HH)

2. Trình bày bản chất của lợi nhuận thương nghiệp ?


TB thương nghiệp… là một bộ phận của TBCN được tách rời ra… và phục vụ Q/trình lưu thông
HH của TBCN. Đặc điểm của TB thương nghiệp dưới CNTB: vừa phụ thuộc vào TB công
nghiệp lại vừa độc lập đối với TB công nghiệp...
Lợi nhuận thương nghiệp là một bộ phận của giá trị thặng dư được tạo ra trong lĩnh vực SX và
do nhà TB công nghiệp “nhượng” lại cho nhà TB thương nghiệp để nhà TB thương nghiệp
tiêu thụ hàng hóa cho mình.

Bài 21: Chi phí trung bình về tư bản bất biến cho một đơn vị hàng hoá trong một ngành là 90$.
Chi phí tư bản khả biến là 10 $ , m’= 200%, một nhà tư bản sản xuất trong 1 năm được 1.000
đơn vị hàng hoá. Sau khi áp dụng kỹ thuật mới, năng suất lao động sống của xí nghiệp đó tăng
lên 2 lần, số lượng hàng hoá sản xuất cũng tăng lên tương ứng.
Hỏi nhà tư bản trong năm thu được bao nhiêu giá trị thặng dư siêu ngạch?

Giải:
Ta có: GTHH = W = c + v + m = 90$ + 10$ + (10$ X 200%) = 90 + 10 + 20 = 120$
=> Tổng GTHH = 120$ x 1.000 = 120.000 $
=> Khi NSLĐ sống tăng 2 lần => Tổng số lượng HH được SX = 1.000 x 200% = 2.000 ĐV; mặt
khác, hao phí LĐ sống (v + m) giảm 2 lần.
=> G.Trị cá biệt của mỗi SP = 90$ (c cũ) + (v mới = 10/2) + (m mới = 20/2) = 90$ + 5$ + 10$ =
105$
=> Tổng G.Trị cá biệt mới = 105$ x 2.000 = 210.000$
Nhưng HH vẫn bán được theo giá thị trường (Giá cũ) là 120$.
=> Tổng giá cả HH bán được = 120$ X 2.000 = 240.000 $
=> Tổng GTTD siêu ngạch = M(SN) = Tổng giá cả (GC) bán được (Theo giá cũ) - (Tổng G.Trị
cá biệt mới) = 240.000 $ - 210.000$ = 30.000$

Hoặc:
Tổng GTTD SN = [(Ccũ x 2.000 đv) + (Vcũ x 2.000) + (Mcũ x 2.000)] – [(Ccũ x 2.000) +
(Vmới x 2.000) + Mmới X 2.000)] = 240.000 – [(90$ x 2.000) + (5$ x 2.000) + (10$ x
2.000)] = 240.000 – (180.000 + 10.000 + 20.000) = 240.000 – 210.000 = 30.000 $

2. GTTD siêu ngạch là hình thái biến tướng của GTTDTgĐ, nó có trước và => GTTDTgĐ, là
động lực trực tiếp và mạnh mẽ nhất thúc đẩy các nhà TB cải tiến… => Tăng NS LĐ => Tăng
năng lực cạnh tranh… => Thúc đẩy CNTB phát triển…

Bài 22: Trong một tình huống kinh doanh, một chủ doanh nghiệp đầu tư một lượng tư bản là 25
triệu USD, với tỉ suất tích lũy là 60%. Biết rằng tiền lương trả cho công nhân chỉ chiếm 25%
so với lượng tư bản bất biến, trình độ bóc lột là 300%.
- Hãy tính lượng giá trị thặng dư tư bản hóa trong trường hợp này.
- Tỷ suất tích lũy là gì? Ảnh hưởng như thế nào đến quy mô tích lũy ?
19
Đề cương mới nhất, chi tiết nhất 2021 Liên hệ fanpage: Ôn thi EZ
Sưu tầm bởi Ôn thi EZ

Giải:
1. Ta có: TB ƯT (K) = C + V = 25.000.000 $
- Với V = 25% x C = C/4 => C + V = C + C/4 = 5C/4 = 25.000.000$
=> C = (25.000.000$ x 4)/5 = 20.000.000$
=> V = 25%.C = 20.000.000$ x 25% = 5.000.000$
Với m’ = 300% => Khối lượng GTTT (M) = V x 300% = 3V = 5.000.000 $ x 3 = 15.000.000$
=> M1 (Giá trị thặng dư được tư bản hoá = Quỹ tích lũy) = M x 60% = 15.000.000 $ x 60% =
9.000.000$

2. Tỷ suất tích lũy là gì? Ảnh hưởng như thế nào đến quy mô tích lũy?

Bài 22B: Giả định trong một tình huống kinh doanh, nhà tư bản ứng trước 120 triệu EUR, trong
đó lượng tư bản bất biến gấp đôi lượng tư bản khả biến.
Hãy xác định lượng giá trị thặng dư tư bản hóa trong trường hợp này, nếu tỉ suất giá trị thặng dư
là 200%, và tỉ suất tích lũy là 40% ? Tỷ suất giá trị thặng dư ảnh hưởng đến quy mô tích lũy
như thế nào?

Giải:
1. Ta có: TB ƯT (K) = C + V = 120.000.000 €
- TB khả biến (V) = ½ x TB bất biến (C) = C/2 => K = C + C/2 = 3C/2 = 120.000.000€
=> C = (120.000.000$ x 2)/3 = 80.000.000€
=> V = 120.000.000€ - 80.000.000€ = 40.000.000€
Với m’ = 200% => Khối lượng GTTT (M) = V x 200% = 2V = 40.000.000 $ x 2 = 80.000.000€
=> M1 (Giá trị thặng dư được tư bản hoá => Quỹ tích lũy) = M x 40% = 80.000.000 € x 40%
= 32.000.000€

2. Tỷ suất giá trị thặng dư ảnh hưởng đến quy mô tích lũy như thế nào?

Bài 22C: Giả định trong một chu kỳ kinh doanh, nhà tư bản đầu tư 10 tỉ USD cho nhà xưởng và
mua sắm trang thiết bị, 5 tỉ USD mua nguyên nhiên vật liệu, tiền lương trả cho công nhân làm
thuê bằng 20% so với chi phí tư bản bất biến, trình độ bóc lột lao động làm thuê là 150%. Kết
thúc chu kỳ kinh doanh này, có 1,5 tỉ USD được tư bản hóa.
- Hãy tính tỉ suất tích lũy trong trường hợp này?
- Nếu khối lượng giá trị thặng dư tạo ra không đổi, tỷ suất giá trị thặng dư ảnh hưởng như thế
nào đến quy mô tích lũy.

Giải:
1. Ta có: TBƯT (K) = C1 + C2 + V
- C1 (Tiền đầu tư vào nhà xưởng và mua sắm trang thiết bị) = 10 tỉ $
- C2 (Tiền mua nguyên nhiên vật liệu) = 5 tỉ $
=> C = C1 + C2 = 10 tỉ $ + 5 tỉ USD + 15 tỉ $
20
Đề cương mới nhất, chi tiết nhất 2021 Liên hệ fanpage: Ôn thi EZ
Sưu tầm bởi Ôn thi EZ

- Với V (Tiền lương trả cho công nhân làm thuê) = 20% chi phí tư bản bất biến = 20% X C
=> V = 20% X 15 tỉ $ = 3 tỉ $
- Với m’ = m/v x 100% = 150%
=> Tổng GTTD (M) = V x 150% = 3 tỉ $ x 150% = 4,5 tỉ $
- Với 1,5 tỉ $ được TB hóa = M1
=> Tỷ suất tích lũy = M1/M x 100% = (1,5 tỉ $ / 4,5 tỉ $) x 100% = 33,33 %

2. Nếu khối lượng giá trị thặng dư tạo ra không đổi, tỷ suất giá trị thặng dư ảnh hưởng như thế
nào đến quy mô tích lũy. (Tỷ lệ thuận)

Bài 23: Giả định trong 1 năm, tổng giá cả hàng hoá trong lưu thông là 298 tỷ USD, trong đó tổng
giá cả hàng hoá bán chịu 40 tỷ USD, tổng số tiền thanh toán đến kỳ hạn trả là 75 tỷ USD, tổng
số tiền khấu trừ trong thanh toán là 45 tỷ USD, trong năm đó trung bình đồng tiền quay 0,5
vòng/tháng. Tổng số tiền nhà nước đưa vào trong lưu thông trong năm đó là 96 tỷ USD.
Hỏi:
- Giả định rằng các yếu tố tác động khác không thay đổi thì trong trường hợp này nền kinh tế đó
đang xảy ra tình trạng gì? Vì sao? Nếu trong năm này, nhà nước rút bớt 50% lượng tiền đã
đưa vào lưu thông, thì diễn biến trong lưu thông tiền tệ của nền kinh tế đó có sự thay đổi như
thế nào?
- Hãy giải thích? Phân tích nội dung quy luật quy luật lưu thông tiền tệ từ đó cho biết các giải
pháp hạn chế lạm phát?

Giải:
1. Ta có : T = [G – (Gc + Tk) + Ttt] / N - (Trong đó: T = tổng lượng tiền tệ cần cho L/thông; G
= Tổng giá cả HH lưu thông; Gc = tổng GC HH bán chụi; Tk = tổng GC HH khấu trừ cho
nhau; Ttt = tổng GC HH cần thanh toán; N = số vòng lưu thông của các đồng tiền cùng loại)
=> Tổng số tiền cần thiết trong lưu thông là:
(298 – 40 – 45 + 75) tỷ / (0.5 X 12) = 48 tỷ
- Trong trường hợp này nền kinh tế đang xảy ra tình trạng lạm phát, vì số tiền NN đưa vào
lưu thông là 96 tỷ $, thừa: 96 – 48 = 48 tỷ $
=> Tỷ lệ lạm phát trong trường hợp này là: (48/48) x 100% = 100%

- Nếu trong năm này Nhà nước rút bớt 50% lượng tiền đã đưa vào lưu thông thì diễn biến trong
lưu thông tiền tệ của nền kinh tế đó như sau:
(96 – 48) x (0,5 x 12) = 288 tỷ $
Như vậy, nền kinh tế sẽ diễn ra tình trạng giảm phát, bởi vì sẽ còn thiếu:
298 tỷ $ – 288 tỷ $ = 10 tỷ $ giá cả HH chưa có đủ tiền để lưu thông.
Để ổn định giá cả, NN cần đưa thêm vào lưu thông số tiền là:
10 tỷ $ : Số vòng quay của đồng tiền (0,5 x 12) = 1,66 tỷ $
Tỷ lệ giảm phát trong trường hợp trên là:
(10 tỷ $ : 298 tỷ $) x 100% = 3,35 %

21
Đề cương mới nhất, chi tiết nhất 2021 Liên hệ fanpage: Ôn thi EZ
Sưu tầm bởi Ôn thi EZ

2. Phân tích nội dung quy luật quy luật lưu thông tiền tệ từ đó cho biết các giải pháp hạn chế lạm
phát?

Bài 24: Trong một trường hợp đầu tư, tư bản ứng trước là 60 triệu USD, với cấu tạo hữu cơ là
4/1, số công nhân làm thuê là 1.000 người. Sau đó tư bản đầu tư tăng lên thành 90 triệu USD,
cấu tạo hữu cơ tăng lên là 9/1.
- Hỏi nhu cầu sức lao động thay đổi như thế nào nếu tiền lương của mỗi công nhân không thay
đổi?
- Cấu tạo hữu cơ của tư bản ảnh hưởng như thế nào đến nhu cầu lao động?

Giải:
1. TB ƯT (K) = C + V = 60 triệu$ ; CTHC: C/V = 4/1 => C = 4V => C + V = K = 5V => V = K/
5
=> V (Tổng tiền lương) = 60 triệu$/ 5 = 12 triệu$
=> v(Tiền lương cho 1 CN) = 12 triệu$/ 1.000 người = 12.000$
- Khi TB ƯT (K = C + V) tăng lên thành 90 triệu$ với CTHC: C/V = 9/1 => C = 9V
ta có:
=> K = C + V = 9V + V = 10 V
=> V (Tổng tiền lương) = (C + V)/10 = 90 triệu$/ 10 = 9 triệu$
Nếu tiền lương cho mỗi CN không đổi = 12.000$/người
=> Tổng số lượng CN cần SDg là:
9 triệu$ / 12.000$/người = 750 người
=> Nhu cầu sức LĐ giảm so với trước:
1.000 người – 750 người = 250 người

2. Cấu tạo hữu cơ của tư bản ảnh hưởng như thế nào đến nhu cầu lao động?

Bài 24B: Trong một chu kỳ kinh doanh tại một công ty chế biến thực phẩm của Nhật, tư bản đầu
tư là 100 triệu Yên với cấu tạo hữu cơ tư bản là 7/3, số công nhân được thuê vào làm việc ở
đây là 3000 người và m’=100%. Đến chu kỳ kinh doanh sau, tư bản đầu tư tăng gấp đôi và cấu
tạo hữu cơ tư bản tăng thành 9/1, do công ty đã tích cực đổi mới trang thiết bị theo hướng hiện
đại hóa. Điều đó khiến cho nhu cầu sức lao động của công ty giảm đi 1/3 so với trước, còn tỉ
suất giá trị thặng dư tăng thành 200%.
Bạn có nhận xét gì về sự thay đổi của khối lượng giá trị thặng dư nhà tư bản thu được, về tổng
tiền lương trả cho công nhân và tiền lương trung bình của 1 công nhân trong chu kỳ kinh
doanh sau? Tư bản bất biến, tư bản khả biến là gì? Cấu tạo hữu cơ của tư bản là gì và ảnh
hưởng của cấu tạo hữu cơ đến việc thuê nhân công.

Giải:
1. Trong chu kỳ KD đầu:
- TBĐT (C + V = K) = 100 triệu$
- CTHC: C/V = 7/3 => 3C = 7V => C = 70 triệu$
- V = 30 triệu$ ; m’ = 100%
=> Tổng GTTT (M) = 30 triệu$
22
Đề cương mới nhất, chi tiết nhất 2021 Liên hệ fanpage: Ôn thi EZ
Sưu tầm bởi Ôn thi EZ

=> Tiền lương T/Bình của mỗi công nhân là: 30 triệu$/3.000 người = 10.000$.
Trong chu kỳ KD sau:
- Khi TBĐT(= C + V = K) tăng gấp đôi = 100 triệu$ x 2 = 200 triệu$ ;
- CTHC = C/V = 9/1 => C = 9V => C + V = 10 V = 200 triệu$
=> V = 200 triệu$/10 = 20 triệu$ ;
- C = 9V => C = 9 x 20 triệu$ = 180 triệu$
- m’ = 200%
=> Tổng M = V.m’ = 20 triệu$ x 200% = 40 triệu$
- Khi số công nhân làm thuê giảm 1/3 = (1.000/3) x 2 = 666 người
=> Lương trung bình của mỗi công nhân là: 20 triệu$/666 = 30.030$
Nhận xét: Do công ty tăng vốn đầu tư, đồng thời đổi mới trang thiết bị cho nên các chỉ số thay
đổi như sau:
- Tổng GTTD (M) tăng từ 30 triệu lên thành 40 triệu$
- Tổng tiền lương (V) giảm từ 30 triệu$ xuống còn 20 triệu$
- Còn tiền lương trung bình của mỗi công nhân (v) tăng từ 10.000$ lên thành 30.030$

2. Tư bản bất biến, tư bản khả biến là gì? Cấu tạo hữu cơ của tư bản là gì và ảnh hưởng của cấu
tạo hữu cơ đến việc thuê nhân công.

Bài 24C: Giả định trong một trường hợp kinh doanh, nhà tư bản đầu tư 120 triệu USD, trong đó
lượng tư bản khả biến bằng 25% so với lượng tư bản bất biến; số công nhân làm thuê là 2.000
người. Sau đó, tư bản đầu tư tăng lên thành 180 triệu USD, cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng
thành 9/1.
Hỏi: Nếu tiền lương trả cho mỗi công nhân không thay đổi thì nhu cầu sức lao động của cơ sở
kinh doanh này thay đổi như thế nào trong trường hợp này? Cấu tạo hữu cơ là gì? Cấu tạo hữu
cơ tăng có phải là một quy luật trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa?

Giải:
1. Trong chu kỳ KD đầu:
- Tổng TBĐT = C + V = K = 120 triệu$ ;
- Với V = 25%C => C = 4V => C + V = 5V => V = K/5
=> V = 120 triệu$ / 5 = 24 triệu$
=> Tiền lương của mỗi CN là : V / 2.000 = 24 triệu $ / 2.000 = 12.000 $

- Trong chu kỳ sau :


Với TBĐT = K = 180 triệu$ ; Cấu tạo HC = C/V = 9/1
=> C = 9V => C + V = 10V
=> V = 180 triệu$ / 10 = 18 triệu $
=> Nếu tiền lương cho mỗi CN không đổi = 12.000$, thì nhu cầu sức lao động của cơ sở
kinh doanh này là:
18 triệu $ / 12.000$/CN = 1.500 người

Nhận xét: Do công ty tăng vốn đầu tư, đồng thời tăng cấu tạo HC, cho nên nhu cầu sức lao
động của cơ sở kinh doanh này giảm từ 2.000 người xuống còn 1.500 người
23
Đề cương mới nhất, chi tiết nhất 2021 Liên hệ fanpage: Ôn thi EZ
Sưu tầm bởi Ôn thi EZ

2. Cấu tạo hữu cơ là gì? Cấu tạo hữu cơ tăng có phải là một quy luật trong nền kinh tế tư bản
chủ nghĩa?

Bài 25: Trong cơ sở sản xuất công nghiệp của một chủ tư bản, tư bản đầu tư ban đầu là 30 triệu
USD, với cấu tạo hữu cơ là 4/1, m’ = 100%. Năm sau, tư bản đầu tư ở đây tăng gấp 3 lần với
cấu tạo hữu cơ là 9/1, m’ = 150%.
- Hãy tính sự thay đổi của tỉ suất lợi nhuận ? Giải thích tại sao có sự thay đổi đó?
- Tỷ suất lợi nhuận là gì ? Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận?

Giải:
1) TBĐT = (C + V) = 30 triệu$, CTHC = C/V = 4/1 => (C + V) = 5 V ; m’ = 100%
=> V = 30 triệu$ : 5 = 6 triệu$ ; C = 30 triệu$ - 6 triệu$ = 24 triệu$;
=> m’ = 100% = M = V = 6 triệu$
=> p’ (tỷ suất LN) = M/(C + V) x 100%= (6 triệu$ / 30 triệu$) x 100% = 20%

- Khi TBĐT tăng gấp 3 lần = 90 triệu$, CTHC = 9/1, m’ = 150% => C = 9V => V = 90 triệu$ /
10 = 9 triệu$ ; Còn C = 90 triệu$ - 9 triệu$ = 81 triệu$
=> M = 9 triệu$ x 150 % = 13,5 triệu$
=> p’ = (13,5 triệu$ / 90 triệu$) x 100% = 15%

- Nhận xét: Trong trường hợp này ta thấy m’ tăng (150%), lẽ ra p’ phải tăng, nhưng do
cấu tạo hữu cơ tăng nhanh hơn, từ 4/1 thành 9/1 (tăng 225%), nên kết quả là p’ trên
thực tế lại giảm so với trước (từ 20% xuống còn 15%).

2. Tỷ suất lợi nhuận là gì ? Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận?

Bài 26: Giả định trong một tình huống kinh doanh, nhà tư bản A.Smith mua một dây chuyền
máy mới có giá trị quy ra tiền khi mua là 6.000.000 Bảng, dự kiến hao mòn hữu hình trong 30
năm. Nhưng sau 5 năm hoạt động, giá trị của các máy cùng loại được đưa ra bán trên thị
trường đã giảm đi 25%.
- Hãy tính tổn thất do hao mòn vô hình gây ra cho dây chuyền máy đó trong trường hợp này?
- Phân biệt sự khác nhau giữa hao mòn vô hình và hao mòn hữu hình; tác động của nó đến giá trị
sản phẩm?

Giải:
1. Ta có:
- Khấu hao một năm (Theo hao mòn hữu hình dự kiến 30 năm) là:
6.000.000 Bảng / 30 năm = 200.000 Bảng
- Sau 5 năm dây chuyền đã khấu hao là:
5 x 200.000 £ = 1.000.000 £
- Còn lại:
6.000.000 £ - 1.000.000 £ = 5.000.000 £ (Chưa kịp khấu hao theo giá cũ).
24
Đề cương mới nhất, chi tiết nhất 2021 Liên hệ fanpage: Ôn thi EZ
Sưu tầm bởi Ôn thi EZ

- Sau đó máy móc cùng loại bán trên thị trường đã giảm giá 25%, nên nhà TB bị tổn thất một
khoản (Không khấu hao được) là:
5.000.000 £ x 25% = 1.250.000 £

2. Phân biệt sự khác nhau giữa hao mòn vô hình và hao mòn hữu hình; tác động của nó đến giá
trị sản phẩm?

Bài 27: Giả sử trong trường hợp kinh doanh của một chủ tư bản, tư bản đầu tư là 20.000.000
EUR, trong đó lượng tư bản khả biến bằng 20% so với lượng tư bản bất biến, trình độ bóc lột
là 150%.
Hỏi sau bao nhiêu năm trong điều kiện tái sản xuất giản đơn, tư bản đó sẽ biến thành giá trị thặng
dư tư bản hóa hoàn toàn?
- Hãy phân biệt tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng?

Giải:
1. Tổng TB đầu tư = C + V = 18.000.000 EUR
- Lượng tư bản khả biến bằng 20% so với lượng tư bản bất biến => Cấu tạo hữu cơ là C/V = 5/1
=> C = 5V => C + V = 6V => V = (C + V)/6
=> V = 18.000.000 / 6 = 3.000.000 EUR
=> C = 18.000.000 EUR – 3.000.000 EUR = 15.000.000 EUR
- m’ = 150% => Khối lượng M (1 năm) là:
M = 3.000.000 EUR x 150% = 4.500.000 EUR
=> T/Gian tư bản hóa hoàn toàn là TG mà giá trị thặng dư bù đắp đủ tổng TB đầu tư, là:
18.000.000 EUR / 4.500.000 EUR/năm = 4 năm

2. Hãy phân biệt tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng?

Bài 28: Giả định rằng trong một trường hợp kinh doanh, tổng giá trị hàng hóa tạo ra là 120
triệu USD, trong đó giá trị mới tạo ra chiếm 2/3. Biết rằng trình độ bóc lột là 300%.
- Hãy xác định cấu tạo hữu cơ của tư bản trong trường hợp này?
- Cấu tạo hữu cơ là gì? Tại sao trong chủ nghĩa tư bản lượng tư bản bất biến tăng một cách tương
đối so với tư bản khả biến (Tức là quy luật tăng cấu tạo hữu cơ) là một tất yếu.

Giải:
1. Ta có:
- Tổng giá trị hàng hóa tạo ra là: W = C + V + M = 120 triệu USD,
- Trong đó giá trị mới tạo ra = V + M = 2/3 x (C + V + M)
=> V + M = 120.000.000 $ x 2/3 = 80.000.000$
- Với trình độ bóc lột là m’ = M/V x 100% = 300%. => M = 3V => V + M = 4V
=> V = 80.000.000$ / 4 = 20.000.000$
=> C = W – (M + V) = 120.000.000$ - 80.000.000$ = 40.000.000$
=> Cấu tạo hữu cơ của TB trong trường hợp này là C/V = 40.000.000$ / 20.000.000$ = 2/1

25
Đề cương mới nhất, chi tiết nhất 2021 Liên hệ fanpage: Ôn thi EZ
Sưu tầm bởi Ôn thi EZ

2. Cấu tạo hữu cơ là gì? Tại sao trong chủ nghĩa tư bản lượng tư bản bất biến tăng một cách
tương đối so với tư bản khả biến (Tức là quy luật tăng cấu tạo hữu cơ) là một tất yếu ?

26
Đề cương mới nhất, chi tiết nhất 2021 Liên hệ fanpage: Ôn thi EZ

You might also like