You are on page 1of 15

1

Câu 1.

Nguồn gốc của giá trị thặng dư

Giá trị thặng dư là một trong những khái niệm trung tâm của kinh tế chính
trị C.Mác. Và lý luận giá trị thặng dư của ông, được trình bày cô đọng nhất trong
tác phẩm “Tư bản”. Trong đó, C.Mác luận giải khoa học về nguồn gốc và bản
chất của giá trị thặng dư. Vậy nguồn gốc và bản chất của giá trị thặng dư là như
thế nào?

Để hiểu rõ về nguồn gốc của giá trị thặng dư, trước hết chúng ta phải bắt
đầu từ công thức chung của tư bản. Và để tìm ra công thức chung của tư bản cần
xem xét vai trò của tiền trong lưu thông hàng hóa giản đơn, tiền trong nền sản
xuất tư bản chủ nghĩa.

 Tiền trong nền sản xuất hàng hóa giản đơn: H – T – H


 Tiền trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa: T – H – T
Cơ bản ở hai hình thức vận động trên đều gồm hai giai đoạn đối lập mua
và bán, hai yếu tố vật chất là tiền và hàng, người mua và người bán. Điểm khác
nhau ở hai hình thức vận động này thể hiện ở mục đích của quá trình lưu thông.
Đối với hàng hóa giản đơn là giá trị sử dụng. Còn đối với tư bản chủ nghĩa là giá
trị (hơn nữa là giá trị tăng thêm), nên số tiền thu về phải lớn hơn giá trị ứng ra.

Vì vậy, tư bản vận động theo công thức: T – H – T’ (trong đó T’>T,
T’=T+m, m>0, m là giá trị thặng dư).
Sau quá trình vận động, số tiền ứng ra ban đầu đã chuyển thành tư bản.
Vậy tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư.
Việc mua, bán hàng hóa thấp hơn hoặc bằng giá trị sẽ không có giá trị
tăng thêm, nếu người mua hàng hóa để rồi bán hàng hóa đó cao hơn giá trị thì
chỉ được lợi xét về người bán, nhưng xét về người mua thì lại bị thiệt. Trong nền
kinh tế thị trường, mỗi người đều đóng vai trò là người bán và đồng thời cũng là
người mua. Cho nên, nếu được lợi khi bán thì lại bị thiệt khi mua. Lưu thông
(mua, bán thông thường) không tạo ra giá trị tăng thêm xét trên phạm vi xã hội.
2

Bí mật ở đây là nhà tư bản đã mua được một loại hàng hóa đặc biệt nào đó mà
trong quá trình sử dụng loại hàng hóa này, giá trị của nó không những được bảo
tồn mà còn tạo ra được giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó. Đó là hàng hóa
sức lao động. [1]
Theo C. Mác: “Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng
lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang sống và
được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó”.

Ở bất cứ hoàn cảnh nào của xã hội, sức lao động cũng là điều kiện cơ bản
của sản xuất, nhưng không phải sức lao động nào cũng là hàng hóa. Vì thực tiễn
lịch sử cho thấy, khi tiến hành sản xuất, nhà tư bản mua sức lao động và tư liệu
sản xuất, nên trong quá trình sản xuất, người công nhân làm việc dưới sự kiểm
soát của nhà tư bản và sản phẩm làm ra thuộc sở hữu của nhà tư bản. Sức lao
động chỉ trở thành hàng hóa khi thỏa hai điều kiện sau:

+ Người lao động được tự do về thân thể

+ Người lao động không có đủ các tư liệu sản xuất cần thiết để tự kết hợp với
sức lao động của mình tạo ra hàng hóa để bán, cho nên họ phải bán sức lao
động. [1]
Hàng hóa sức lao động có hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng.

Giá trị hàng hóa sức lao động giống với hàng hóa thông thường là đều do
thời gian lao động xã hội cần thiết quyết định sản xuất và tái sản xuất sức lao
động; khác với hàng hóa thông thường, hàng hóa sức lao động mang yếu tố tinh
thần và lịch sử. Sức lao động chỉ tồn tại như năng lực con người sống, muốn tái
sản xuất sức lao động người lao động phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt
nhất định. Do vậy, thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra sức lao
động sẽ được quy định thành thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra
những tư liệu sinh hoạt ấy. Diễn đạt theo cách khác, giá trị của hàng hóa sức lao
động được đo lường gián tiếp thông qua lượng giá trị của các tư liệu sinh hoạt để
tái sản xuất ra sức lao động. [1]
3

Giá trị hàng Giá trị tư liệu sinh hoạt cần Phí tổn đào
hóa sức lao thiết cho công nhân và gia tạo
động đình

Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động là để thõa mãn nhu cầu người
mua. Đối với hàng hóa thông thường, sau quá trình tiêu dùng thì cả giá trị lẫn
giá trị sử dụng của nó đều mất theo thời gian; còn đối với hàng hóa sức lao
động, nó được thể hiện trong qui trình tiêu dùng sức lao động, tức là khi công
nhân lao động sẽ tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động, đây là
nguồn gốc sinh ra giá trị và giá trị thặng dư quá trình tiêu dùng. Sự xuất hiện của
hàng hóa sức lao động trở thành điều kiện để tiền tệ chuyển hóa thành tư bản.
Hàng hóa sức lao động là loại hàng hóa đặc biệt, tính năng đặc biệt mà không có
hàng hóa thông thường nào có được, đó là trong khi sử dụng, giá trị của nó
không những được bảo tồn mà còn tạo ra được lượng giá trị lớn hơn. Đây chính
là chìa khóa chỉ rõ nguồn gốc của giá trị thặng dư (giá trị lớn hơn) do đâu mà có.
Nguồn gốc của giá trị thặng dư là do hao phí sức lao động. [1]
Cuối cùng, để hiểu rõ về nguồn gốc của giá trị thặng dư cần tìm hiểu,
phân tích quá trình sản xuất giá trị thặng dư (m). Quá trình sản xuất m là sự
thống nhất của quá trình tạo ra và làm tăng giá trị. Điều kiện để có m là nền sản
xuất xã hội phải đạt đến trình độ nhất định.

Giả định, để sản xuất 10kg sợi, cần 10kg bông và giá 10kg bông là 10$.
Để biến số bông đó thành sợi, một công nhân phải lao động trong 6 giờ và hao
mòn máy móc là 2$; giá trị sức lao động trong một ngày là 3$ và sức lao động
được mua bán theo đúng giá trị. Ngày lao động là 12 giờ; trong một giờ lao
động, người công nhân tạo ra một lượng giá trị là 0,5$; cuối cùng giả định trong
quá trình sản xuất sợi đã hao phí thời gian lao động cá biệt ngang bằng với hao
phí lao động xã hội cần thiết.

Với giả định như vậy, nếu nhà tư bản chỉ bắt công nhân lao động trong 6
giờ, thì nhà tư bản phải ứng ra là 15$ và giá trị của sản phẩm mới (10kg sợi) mà
nhà tư bản thu được cũng là 15$. Như vậy, nếu quá trình lao động chỉ kéo dài
4

đến cái thời điểm đủ bù đắp lại giá trị sức lao động (6 giờ), tức là bằng thời gian
lao động tất yếu, thì chưa có sản xuất ra giá trị thặng dư, do đó tiền chưa biến
thành tư bản. Trong thực tế, quá trình lao động không dừng lại ở điểm đó. Giá trị
sức lao động mà nhà tư bản phải trả khi mua và giá trị mà sức lao động đó có thể
tạo ra cho nhà tư bản là hai đại lượng khác nhau mà nhà tư bản đã tính đến trước
khi mua sức lao động. Nhà tư bản đã trả tiền mua sức lao động trong một ngày
(12 giờ). Việc sử dụng sức lao động trong ngày đó là thuộc quyền của nhà tư
bản. Nếu nhà tư bản bắt công nhân lao động 12 giờ trong ngày như đã thỏa
thuận thì:

Chi phí sản xuất Giá trị sản phẩm mới (20 kg sợi)
+ Tiền mua bông (20
20$ + Giá trị của bông được chuyển vào sợi: 20$
kg):
+ Tiền hao mòn máy + Giá trị của máy móc được chuyển vào
4$ 4$
móc: sợi:
+ Tiền mua sức lao động + Giá trị mới do lao động của công nhân
3$ 6$
trong 1 ngày: tạo ra trong 12 giờ lao động:
Tổng cộng 27$ Tổng cộng 30$
Như vậy, toàn bộ chi phí sản xuất mà nhà tư bản bỏ ra là 27$, còn giá trị của sản
phẩm mới (20 kg sợi) do công nhân sản xuất ra trong 12 giờ lao động là 30$.
Vậy 27$ ứng trước đã chuyển hóa thành 30$, đã đem lại một giá trị thặng dư là
3$. Do đó tiền tệ ứng ra ban đầu đã chuyển hóa thành tư bản.

Từ sự nghiên cứu qua trình sản xuất giá trị thặng dư, có thể rút ra những kết luận
sau đây:

* Một là, phân tích giá trị sản phẩm được sản xuất ra (20 kg sợi), chúng ta thấy
có hai phần: Giá trị những tư liệu sản xuất nhờ lao động cụ thể của công nhân
mà được bảo toàn và di chuyển vào sản phẩm mới gọi là giá trị cũ (trong ví dụ là
24$). Giá trị do lao động trừu tượng của công nhân tạo ra trong quá trình sản
xuất gọi là giá trị mới (trong ví dụ là 6$). Phần giá trị này lớn hơn giá trị sức lao
động, nó bằng giá trị sức lao động cộng với giá trị thặng dư.
5

* Hai là, ngày lao động của công nhân bao giờ cũng được chia thành hai phần:
phần ngày lao động mà người công nhân tạo ra một lượng giá trị ngang với giá
trị sức lao động của mình gọi là thời gian lao động tất yếu và lao động trong
khoảng thời gian đó là lao động tất yếu. Phần còn lại của ngày lao động gọi là
thời gian lao động thặng dư, và lao động trong khoảng thời gian đó gọi là lao
động thặng dư.

* Ba là, sau khi nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư, chúng ta nhận
thấy mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản đã được giải quyết: Việc
chuyển hóa của tiền thành tư bản đã diễn ra trong lưu thông, mà đồng thời
không diễn ra trong lĩnh vực đó. Chỉ có trong lưu thông nhà tư bản mới mua
được một thứ hàng hóa đặc biệt, đó là hàng hóa sức lao động. Sau đó, nhà tư bản
sử dụng hàng hóa đặc biệt đó trong sản xuất, tức là ngoài lĩnh vực lưu thông để
sản xuất ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Do đó tiền của nhà tư bản mới
chuyển thành tư bản. [2]

Như vậy, giá trị thặng dư là bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức
lao động do công nhân tạo ra, là kết quả của lao động không công của công
nhân cho nhà tư bản.

Để khẳng định rõ hơn nguồn gốc của giá trị thặng dư là do hao phí sức lao
động tạo ra, cần phân tích vai trò của tư liệu sản xuất trong mối quan hệ với
người lao động trong quá trình làm tăng giá trị. Việc phân tích này được C.Mác
nghiên cứu dưới nội hàm của hai thuật ngữ: Tư bản bất biến và tư bản khả biến

Tư bản bất biến: bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất mà
giá trị được lao động cụ thể của công nhân làm thuê bảo tồn và chuyển nguyên
vẹn vào giá trị sản phẩm, tức là giá trị không biến đổi trong quá trình sản xuất
được C.Mác gọi là tư bản bất biến (ký hiệu là c).

Tư bản khả biến: bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái sức lao động không
tái hiện ra, nhưng thông qua lao động trừu tượng của công nhân mà tăng lên, tức
6

biến đổi về số lượng trong quá trình sản xuất, được Mác gọi là tư bản khả biến
(ký hiệu là v).

Bản chất giá trị thặng dư

Những lý luận trên đã cho chúng ta thấy nguồn gốc của giá trị thặng dư là
kết quả của sự hao phí sức lao động trong sự thống nhất của quá trình tạo ra và
làm tăng giá trị. Quá trình đó được diễn ra trong quan hệ xã hội giữa người mua
và người bán hàng hóa sức lao động. Giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị
trường tư bản chủ nghĩa mang bản chất kinh tế - xã hội là quan hệ giai cấp (giai
cấp các nhà tư bản làm giàu dựa trên cơ sở thuê mướn lao động của giai cấp
công nhân). Trong điều kiện ngày nay, quan hệ ấy vẫn tồn tại với trình độ, mức
độ, hình thức tinh vi và văn minh hơn TK XIX.

Để rõ hơn vể bản chất của giá trị thặng dư (m) cần phải nghiên cứu 2
phạm trù đo lường m: tỷ suất giá trị thặng dư & khối lượng giá trị thặng dư.

 Tỷ suất giá trị thặng dư (m’)


 Khái niệm: Tỷ suất m là tỷ số tính theo phần trăm giữa giá trị thạng dư
và tư bản khả biến cần thiết để sản xuất ra giá trị thặng dư đó. Ký hiệu là
m’
 Hai công thức m’ và ý nghĩa (phản ánh trình độ bóc lột)
' m
m= ×100
v

'
t (thời gian lao động thặng dư )
m'= ×100 %
t(thời gian lao động tất yếu)

 m’ trong chủ nghĩa tư bản ngày nay, với khoa học kỹ thuật và năng suất
lao động.
 Khoa học kỹ thuật càng phát triển  năng suất lao động càng cao 
thời gian lao động tất yếu giảm thời gian lao động thặng dư tăng lên
(ngày lao động không đổi)  m’ càng cao.
 Tỷ suất giá trị thặng dư còn phản ánh năng suất lao động.
7

m’ càng cao  năng suất lao động cao (và ngược lại).
 Khối lượng giá trị thặng dư (M)
 Khái niệm: là tích số giữa tỷ suất giá trị thặng dư với tổng tư bản khả biến
đã sử dụng.
m
 M=m ' ×V = v × V

M: khối lượng giá trị thặng dư


V: tổng tư bản khả biến được sử dụng.
 Ý nghĩa: phản ánh quy mô bóc lột
 Tương quan giữa m’, v, V và tăng M
Ngày nay, đất nước đang trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế, để
nắm bắt và đuổi kịp giai đoạn ấy thì bản thân ở người mua hàng hóa sức lao
động giữ vai trò rất lớn. Từ vị trí của người mua hàng hóa sức lao động, em cảm
nhận được những trách nhiệm, ảnh hưởng của mình đến người lao động, doanh
nghiệp, và hơn thế nữa là nền kinh tế trong thời đại thế giới luôn luôn vận hành
theo cách phát triển nhất có thể. Để hội nhập vào thời đại hiện đại ngày nay, là
một người mua hàng hóa sức lao động, em luôn kỳ vọng thỏa mãn nhu cầu có
được giá trị lớn hơn, giá trị tăng thêm, hay nói cách khác là giá trị thặng dư. Để
đạt được điều đó, em biết vị thế của mình đang ở đâu và sử dụng một cách tốt
nhất hàng hóa sức lao động. Biết cách tận dụng và sử dụng hàng hóa sức lao
động để tạo ra được giá trị thặng dư, như biết được nhân tài của doanh nghiệp ở
đâu, từ đó tạo môi trường làm việc tốt, khai thác,… để có thể giữ chân nhân tài.
Người mua hàng hóa sức lao động là người có tầm ảnh hưởng lớn, là tấm gương
để người lao động học hỏi và noi theo. Là người đứng đầu trong các sự kiện lớn,
chịu toàn bộ trách nhiệm về những việc làm của mình. Là người có thể dung hòa
tất cả mọi thứ, có thể chỉ dẫn tận tâm với những người lao động, xem họ như
những người bạn để trao đổi công việc một cách tốt nhất. Người mua hàng hóa
sức lao động chiếm vị trí rất quan trọng trong thực tiễn hoạt động của bất kỳ
doanh nghiệp nào. Có thể nói, người mua hàng hóa sức lao động là người thủ
8

lĩnh, người truyền cảm hứng, người khai tâm, người điều hòa, người bạn và là
người kèm cặp.

Ngược lại, người lao động làm thuê cũng có một vai trò nhất định đối với
hoạt động của doanh nghiệp. Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường mở cửa và
hội nhập, vai trò của doanh nghiệp với người lao động và ngược lại người lao
động với doanh nghiệp đang là một trong những vấn đề được quan tâm nhất hiện
nay. Vậy người lao động có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp? Những
lao động được đào tạo, lành nghề, có kỹ năng chuyên môn, thông minh, sáng
tạo, có tính chuyên nghiệp và tay nghề cao, năng động, tự tin, hoạt bát,…đây
chắc chắn là những yếu tố mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn sở hữu một
người lao động có các yếu tố đó. Chính những người lao động làm thuê với
những yếu tố ấy đã giúp doanh nghiệp mang lại giá trị thặng dư. Giá trị sử dụng
của hàng hóa sức lao động là để thỏa mãn nhu cầu của người mua. Tức là, qua
quá trình sử dụng thì giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động mang lại sự thỏa
mãn mục đích của các doanh nghiệp. Và đứng ở vị trí của người mua hàng hóa
sức lao động, em thấy rõ được vai trò của người lao động làm thuê. Em hiểu
được sự cần thiết, tầm quan trọng của họ. Khi có họ, thì những doanh nghiệp
mới phát triển được. Dù là cùng hay không cùng chung tầng lớp, giai cấp thì
chúng ta vẫn có thể họp tác với nhau với những mục đích riêng cho mình. Tuy là
những người lao động làm thuê, nhưng chính những sức lao động đó đã giúp
những doanh nghiệp là những người mua sức lao động thõa mãn được nhu cầu
của mình, tạo ra giá trị thặng dư.

Vì thế, giữa doanh nghiệp và người lao động luôn có mối quan hệ mật
thiết với nhau, bổ trợ nhau. Và cả hai luôn có 1 vai trò nhất định đối với đối
phương.

Đứng ở vị trí người mua hàng hóa sức lao động, em thấy được sự cần thiết
và tầm quan trọng của chủ thể chuyên lo khâu tiêu thụ hàng hóa cho đơn vị của
mình, để có thể họp tác và cùng chia sẽ lợi ích, bản thân em – một người mua
hàng hóa sức lao động phải xem xét và đưa ra những phương pháp để có thể
9

cùng nhau phát triển lâu dài. Doanh nghiệp nên tạo ra sản phẩm tốt, chất lượng
để có thể tạo được lòng tin đối với các kênh phân phối, tăng năng suất lao động
bằng việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân để có
thể đáp ứng bất cứ nhu cầu nào của khâu tiệu thụ hàng hóa, tạo mối quan hệ tích
cực với nhau. Khi sản phẩm tốt, chất lượng đến tay người tiêu dùng thì cả người
mua sức lao động và người tiêu thụ đều hưởng được lợi ích. Nhưng với em, là
một người mua sức lao động thì để phát triển lâu dài thì chúng ta không những
chia sẽ lợi ích mà hãy cùng chia sẽ những khó khăn, vì trong bất cứ hoàn cảnh
nào chúng ta cũng không thể tránh khỏi những khó khăn. Từ những điều đó, ta
mới thấy được tầm quan trọng, lợi ích của nhau. Ví dụ: thương hiệu bột giặt
Omo có các khâu chuyên tiêu thụ hàng hóa như: Co.opmart, Bách Hóa Xanh,…
giữa họ luôn có một mối quan hệ tốt ở bất kỳ thời điểm nào (thành công hay khó
khăn), Omo luôn cho ra thị trường sản phẩm chất lượng, từ đó tạo lòng tin đối
với khách hàng, và là niềm động lực cho các kênh phân phối phấn đấu phát
triển.

Câu 2:

Trước hết, để tìm hiểu về tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, chúng ta cần phải biết khái
niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là như thế nào?

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vận hành
theo các quy luật của thị trường đồng thời góp phần hướng tới từng bước xác lập
một xã hội mà ở đó dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh; có sự
điều tiết của Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

Tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam xuất phát từ những lý do cơ bản sau:

• Một là, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phù
hợp với xu hướng phát triển khách quan của Việt Nam trong bối cảnh thế giới
hiện nay.
10

Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao.
Khi có đủ các điều kiện cho sự tồn tại và phát triển, nền kinh tế hàng hóa tự hình
thành. Do đó, sự hình thành kinh tế thị trường ở Việt Nam là tất yếu khách quan.

Trong lịch sử đã có kinh tế hàng hóa giản đơn kiểu chiếm hữu nô lệ và phong
kiến hay kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Ngay như trong cùng một chế độ tư
bản chủ nghĩa , kinh tế thị trường của mỗi quốc gia, dân tộc cũng khác nhau,
mang đặc tính khác nhau.

Do vậy, nhân loại muốn tiếp tục phát triển thì không thể dừng lại ở kinh tế thị
trường tư bản chủ nghĩa. Với ý nghĩa đó, sự lựa chọn mô hình kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là phù hợp với xu thế của thời đại và
đặc điểm phát triển của dân tộc, sự lựa chọn đó không hề mâu thuẫn với tiến
trình phát triển của đất nước. Đây thực sự là bước đi, cách làm mới hiện nay của
các dân tộc, quốc gia đang trên con đường hướng tới xã hội xã hội chủ nghĩa.

• Hai là, do tính ưu việt của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa trong thúc đẩy phát triển đối với Việt Nam.

Thực tiễn trên thế giới và Việt Nam cho thấy kinh tế thị trường là phương
thức phân bổ nguồn lực hiệu quả mà loài người đã đạt được so với các mô hình
kinh tế phi thị trường. Kinh tế thị trường luôn là động lực thúc đẩy lực lượng sản
xuất phát triển nhanh và có hiệu quả. Xét trên góc độ đó, sự phát triển của kinh
tế thị trường không hề mâu thuẫn với mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.

Do vậy, trong phát triển của Việt Nam cần phải phát triển kinh tế thị
trường để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh và có hiệu quả, thực hiện
mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn
minh”. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế thị trường cần chú ý tới
những thất bại và khuyết tật của thị trường để có sự can thiệp, điều tiết kịp thời
của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
11

• Ba là, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với
nguyện vọng mong muốn dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
của người dân Việt Nam.

Trên thế giới có nhiều mô hình kinh tế thị trường, nhưng nếu việc phát
triển mà dẫn tới tình trạng dân không giàu, nước không mạnh, thiếu dân chủ,
kém văn minh thì không quốc gia nào mong muốn.

Mặt khác, kinh tế thị trường sẽ còn tồn tại lâu dài ở nước ta là một tất yếu
khách quan, là sự cần thiết cho công cuộc xây dựng và phát triển. Trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam những điều kiện cho sự ra đời và tồn tại
của sản xuất hàng hóa như: phân công lao động xã hội, các hình thức khác nhau
của quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất không hề mất đi thì việc sản xuất và phân
phối sản phẩm vẫn phải được thực hiện thông qua thị trường.

Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ phá vỡ tính
chất tự cấp, tự túc, lạc hậu của nền kinh tế; đẩy mạng phân công lao động xã hội,
phát triển ngành nghề; tạo việc làm cho người lao động; thúc đẩy lực lượng sản
xuất phát triển mạnh mẽ, khuyến khích ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới bảo
đảm tăng năng suất lao động, tăng số lượng, chất lượng và chủng loại hàng hóa,
dịch vụ góp phần từng bước cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân; thúc
đẩy tích tụ và tập trung sản xuất, mở rộng giao lưu kinh tế giữa các vùng miền
trong nước với nước ngoài; khuyến khích tính năng động, sáng tạo trong các
hoạt động kinh tế; tạo cơ chế phân bổ và sử dụng các nguồn lực xã hội một cách
hợp lý, tiết kiệm... Điều này phù hợp với khát vọng của người dân Việt Nam. [1]

Thực trạng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
hiện nay: sau hơn 30 năm đổi mới, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa đã hình thành, phát triển, đến nay đã có những yếu tố của một nền kinh tế
thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đó là nền kinh tế có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần; có sự phát triển
đầy đủ, đồng bộ các loại thị trường, thị trường trong nước gắn kết với quốc tế.
Thị trường đã phát huy vai trò trong việc xác định giá cả, phân bổ nguồn lực,
12

điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa; nền kinh tế đã vận hành theo các quy
luật của kinh tế thị trường. Đồng thời, nền kinh tế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; Nhà nước vừa xây dựng và hoàn thiện
thể chế, vừa sử dụng các nguồn lực kinh tế của Nhà nước để điều tiết, thúc đẩy
nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển bền vững cả
kinh tế, xã hội, môi trường; gắn phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ, công
bằng xã hội hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh”. Như vậy, từ thực tiễn và lý luận, có thể khẳng định, kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế thị trườnghiện đại, hội nhập
quốc tế không chỉ phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế của thời đại, mà
còn là mô hình kinh tế phù hợp với các nước kinh tế chưa phát triển quá độ lên
chủ nghĩa xã hội.

- Về kinh tế: Sự phát triển của Việt Nam trong hơn 30 năm qua rất đáng ghi
nhận. Giai đoạn 2002-2019, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD
năm 2019, với hơn 45 triệu người thoát nghèo.

+ Năm 2019, kinh tế Việt Nam tiếp tục có khả năng chống chịu cao, nhờ nhu
cầu trong nước và sản xuất định hướng xuất khẩu được duy trì ở mức cao.

+ Năm 2020, với độ mở về kinh tế và sự hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế
giới, kinh tế Việt Nam bị tác động nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Việt Nam là
một trong số ít quốc gia trên thế giới không dự báo suy thoái kinh tế, nhưng tốc
độ tăng trưởng dự kiến năm nay thấp hơn nhiều so với dự báo trước khủng
hoảng . Tuy nhiên, tác động của dịch Covid-19 rất khó đoán định, tùy thuộc vào
quy mô và thời gian kéo dài của dịch bệnh.

- Về xã hội: Việt Nam đang chứng kiến sự thay đổi nhanh về cơ cấu dân số và xã
hội. Dân số Việt Nam đã đạt 96,5 triệu dân vào năm 2019 và dự kiến sẽ tăng lên
120 triệu dân tới năm 2050. Hiện nay, 70% dân số có độ tuổi dưới 35, với tuổi
thọ trung bình gần 76 tuổi, cao hơn những nước có thu nhập tương đương trong
khu vực. Tầng lớp trung lưu đang hình thành, hiện chiếm khoảng 13% dân số và
dự kiến sẽ tăng lên đến 26% vào năm 2026.
13

Trong giai đoạn 2010-2020, Chỉ số vốn nhân lực của Việt Nam tăng từ 0,66 lên
0,69. Như vậy, Việt Nam là quốc gia có Chỉ số Vốn con người cao nhất trong số
các quốc gia có thu nhập trung bình, tuy nhiên vẫn còn tồn tại khoảng cách giữa
các địa phương, nhất là ở nhóm dân tộc thiểu số.

Y tế của nước ta cũng đạt nhiều tiến bộ khi mức sống ngày càng cải thiện. Trong
giai đoạn 1993-2017, tỷ suất tử vong ở trẻ sơ sinh giảm từ 32,6 xuống còn 16,7.
Tuổi thọ trung bình tăng từ 70,5 lên 76,3 tuổi trong giai đoạn 1990-2016. Chỉ số
bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân là 73, cao hơn mức trung bình của khu vực
và thế giới, với 87% dân số có bảo hiểm y tế. Bên cạnh đó, Việt Nam là một
trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất, dự báo đến năm 2050
nhóm tuổi trên 65 sẽ tăng gấp 2,5 lần.

Trong 30 năm qua, việc cung cấp các dịch vụ cơ bản đã có sự thay đổi tích cực.
Khả năng người dân tiếp cận hạ tầng cơ sở được cải thiện. Tính đến năm 2016,
99% dân số sử dụng điện chiếu sáng, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ 14% năm
1993. Tỷ lệ tiếp cận nước sạch nông thôn cũng được cải thiện, từ 17% năm 1993
lên 70% năm 2016, trong khi tỷ lệ ở thành thị là trên 95%. [3]

Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một sự
nghiệp, một quá trình chưa có tiền lệ nên có những vấn đề, biện pháp đặt ra
trong điều kiện hiện nay cần phải được tiếp tục xem xét, hoàn thiện:

Thứ nhất, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang
xây dựng là một nền kinh tế mang tính đặc thù, phù hợp với điều kiện chính trị,
kinh tế, văn hóa của đất nước và những giá trị xã hội chủ nghĩa mà chúng ta
đang phấn đấu.

Thứ hai, định hướng của Đảng và Nhà nước và thực tiễn vừa qua đã chứng minh
rằng, để phát triển nền kinh tế Việt Nam không thể chỉ dựa vào một thành phần
kinh tế nào, mà cần phải khơi dậy được mọi tiềm năng, mọi nguồn lực của đất
nước, với một khát vọng chung là xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường. Để
14

hiện thực hóa điều đó, cả nước đang phát động một tinh thần khởi nghiệp với
mục tiêu là tới năm 2020, Việt Nam sẽ có khoảng 1 triệu doanh nghiệp.

Thứ ba, với những biểu hiện lợi ích nhóm, biểu hiện của chủ nghĩa tư bản thân
hữu đang diễn ra trong nền kinh tế, cần phải có giải pháp gì để ngăn chặn, để
bảo đảm rằng những lợi ích từ phát triển kinh tế đất nước sẽ không bị một bộ
phận thiểu số trong xã hội chiếm dụng, mà sẽ được chia sẻ công bằng; bảo đảm
rằng sự phát triển của đất nước là sự phát triển có tính bao trùm chứ không quá
thiên lệch, tạo ra sự phân biệt về giàu nghèo quá lớn giữa các vùng miền, giữa
các thành phần, đối tượng trong xã hội.

Thứ tư, cần có chiến lược, cùng những giải pháp hữu hiệu như thế nào để việc
phát triển kinh tế của đất nước bảo đảm hài hòa hai yếu tố đó là: Phát triển
“nhanh” và “bền vững”. Đây là hai yêu cầu song hành. Thế nhưng, việc phát
triển nhanh về kinh tế phải bảo đảm yếu tố bền vững, đó không phải là sự phát
triển bằng mọi giá, đặc biệt không phải là việc hy sinh môi trường sống để phát
triển kinh tế. Phát triển kinh tế đất nước không ngoài mục đích nào khác là để
bảo đảm cho mọi người dân có một cuộc sống sung túc, hạnh phúc. [4]

Trong giai đoạn hiện tại, đất nước ta đang đối mặt mới đại dịch Covid –
19, vì thế để nền kinh tế đất nước không ngừng phát triển, chúng ta cần tăng
cường những biện pháp chống dịch, đoàn kết cả nước thực hiện những hành
động ý nghĩa và có ích cho xã hội. Để đất nước đẩy lùi đại dịch, tiến lên phát
triển kinh tế thì không chỉ một thành phần kinh tế có thể thực hiện được, mà cần
phải có sự đoàn kết của toàn dân tộc, chính ý chí đó sẽ là tiền đề cho sự phát
triển kinh tế, tiến đến xã hội chủ nghĩa. Hãy thực hiện tốt những qui định mà
chính phủ đưa ra, để cho thấy mình là một công dân có trách nhiệm, là một phần
thành công của sự phát triển kinh tế của đất nước. Bên cạnh ý thức của người
dân, chính phủ cần xử lý nghiêm hơn nữa, áp dụng luật pháp đối với các trường
hợp vi phạm gây ảnh hưởng lớn đến cho cộng đồng, để sớm có thể mang lại
cuộc sống không lo đại dịch, một cuộc sống tích cực cho người dân.
15

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS. TS Ngô Tuấn Nghĩa, Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác – Lênin của
trường Đại học Tài chính – Marketing Khoa Lý Luận Chính Trị, Lưu hành
nội bộ 2020

2. Hoc247, Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư,


https://hoc247.net/triet-hoc/bai-2-qua-trinh-san-xuat-ra-gia-tri-thang-du-
l7761.html

3. Nguyễn Thị Phương, Lê Thị Phương, Thực tiễn phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Tạp chí tài chính,
https://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/thuc-tien-phat-trien-nen-kinh-te-thi-
truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia-o-viet-nam-331532.html

4. TS. Nguyễn Sĩ Dũng, Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Xây dựng Đảng,
http://xaydungdang.org.vn/Home/giai_bua_liem__vang/2018/11291/Phat-
trien-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia.aspx

You might also like