You are on page 1of 34

HỆ THỐNG BÀI TẬP KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1

CHƯƠNG 1: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ

Bài 1.1: Có tài liệu tại một doanh nghiệp sản xuất, hạch toán hàng tồn kho theo phương
pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, xác định giá trị vật
liệu tồn kho cuối kỳ theo phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ. Trong tháng 6 năm N
như sau (đơn vị tính: đồng):
I. Vật liệu tồn kho đầu kỳ:
Vật liệu X: 10.000 kg, đơn giá 25.000 đồng/kg.
II. Vật liệu nhập, xuất kho trong kỳ:
1. Ngày 1/6: Mua về nhập kho 2.000 kg vật liệu X, giá mua chưa thuế GTGT 10% là
54.000.000 đồng, chưa thanh toán với người bán. Chi phí vận chuyển chưa bao gồm thuế
GTGT 10% là 1.000.000 đồng, đã thanh toán bằng tiền mặt.
2. Ngày 5/6: Xuất kho 4.000 kg vật liệu X để sản xuất sản phẩm và 2.000 kg dùng
chung cho phân xưởng.
3. Ngày 10/6: Mua 5.000 kg vật liệu X nhập kho. Giá mua đơn vị chưa thuế GTGT
10% là 30.000 đồng/kg. Tiền mua vật liệu doanh nghiệp chưa thanh toán. Người bán đồng ý
chiết khấu thương mại cho doanh nghiệp 5% giảm trừ trực tiếp trên hóa đơn.
4. Ngày 17/6: Xuất kho 9.000 kg vật liệu X, trong đó dùng để sản xuất sản phẩm:
6.000 kg, dùng tại bộ phận bán hàng: 2.000 kg và bộ phận quản lý DN: 1.000 kg.
5. Ngày 20/6: Dùng tiền vay ngân hàng thu mua 4.000 kg vật liệu X. Giá mua chưa có
thuế GTGT 10% là 23.500 đồng/kg. Chi phí vận chuyển bao gồm cả thuế GTGT 10% là
1.100.000 đồng, đã thanh toán bằng chuyển khoản.
6. Ngày 28/6: Tiếp tục xuất kho 3.000 kg vật liệu X để sản xuất sản phẩm.
Yêu cầu:
1. Xác định đơn giá và giá trị vật liệu X nhập kho, xuất kho trong kỳ và tồn kho cuối kỳ.
2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
3. Giả sử DN tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, hãy xác định đơn giá và giá
trị vật liệu X nhập kho, xuất kho và tồn kho cuối kỳ? Điều chỉnh các bút toán liên quan?

1
Bài 1.2:
Doanh nghiệp sản xuất hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trong tháng 3/N, có số liệu như sau (đơn vị
tính: đồng):
I.Vật liệu tồn kho đầu kỳ
9.000 kg vật liệu A, đơn giá: 29.000 đồng/kg.
II. Vật liệu nhập, xuất trong kỳ
1. Ngày 1/3: Xuất 5.000 kg để sản xuất sản phẩm.
2. Ngày 3/3: Thu mua nhập kho 5.000 kg, tổng giá thanh toán chưa bao gồm thuế
GTGT 10% 150.000.000 đồng. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ chưa bao gồm thuế GTGT 10%
đã chi bằng tiền mặt 1.000.000 đồng. Tiền mua vật liệu doanh nghiệp thanh toán bằng
chuyển khoản sau khi trừ 1% chiết khấu thanh toán được hưởng.
3. Ngày 5/3: Xuất 3.000 kg dùng chung toàn phân xưởng.
4. Ngày 10/3: Dùng tiền vay ngắn hạn mua 3.000 kg nhập kho. Giá mua chưa thuế:
27.000 đồng/kg, thuế GTGT 10%. Chi phí thu mua trả bằng tiền mặt 500.000 đồng.
5. Ngày 16/3: Xuất 1.000 kg để sản xuất sản phẩm, 800kg dùng tại bộ phận bán hàng.
6. Ngày 25/3: Tiếp tục xuất 2.000 kg để sản xuất sản phẩm.
7. Ngày 29/3: Thu mua nhập kho 1.000 kg, giá mua chưa có thuế GTGT 10% là 30.000
đồng/m. Tiền mua vật liệu doanh nghiệp chưa thanh toán cho nhà cung cấp.
Yêu cầu:
1. Hãy xác định giá thực tế vật liệu nhập kho.
2. Tính giá trị vật liệu tồn kho và xuất kho trong kỳ theo các phương pháp:
- Phương pháp nhập trước xuất trước;
- Phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ;
- Phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập.
3. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ trong trường hợp doanh nghiệp
tính giá hàng tồn kho theo phương pháp nhập trước - xuất trước.
Bài 1.3:
Có số liệu về tình hình nhập, xuất vật liệu tại một DN sản xuất hạch toán hàng tồn kho
theo phương pháp KKTX, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, tính giá hàng tồn
kho theo phương pháp NT-XT; trong tháng 5 năm N như sau (đơn vị tính: đồng):
I. Vật liệu tồn kho đầu kỳ:
- Vật liệu A: 10.000 kg x 25.000 đồng/kg;
- Vật liệu B: 5.000 kg x 70.000 đồng/kg.
2
II. Vật liệu nhập, xuất trong kỳ
1. Ngày 3/5: Mua về nhập kho 15.000 kg vật liệu A, đơn giá mua chưa thuế GTGT 10%
là 26.000 đồng/kg và 30.000 kg vật liệu B, đơn giá mua chưa thuế GTGT 10% là 72.000
đồng/kg. Tiền vật liệu doanh nghiệp chưa thanh toán cho nhà cung cấp. Chi phí vận chuyển
nguyên vật liệu phát sinh bằng tiền mặt có giá chưa thuế GTGT 10% 4.500.000 đồng. Chi
phí vận chuyển phân bổ cho từng loại nguyên vật liệu theo tiêu thức trọng lượng.
2. Ngày 7/5: Xuất kho 20.000 kg vật liệu A và 25.000 kg vật liệu B để sản xuất sản
phẩm.
3. Ngày 12/5: Nhập khẩu 20.000 kg vật liệu A với giá mua đơn vị là 1 USD/kg, thuế
nhập khẩu 30%, thuế GTGT 10%. Tiền mua vật liệu doanh nghiệp chưa thanh toán cho nhà
cung cấp, tiền thuế nhập khẩu và thuế GTGT doanh nghiệp đã thanh toán bằng chuyển
khoản. Tỷ giá hối đoái tại ngày nhập khẩu 1 USD = 22.000 USD.
4. Ngày 17/5: Mua về nhập kho 20.000 kg vật liệu A và 15.000 kg vật liệu B, đơn giá
mua chưa thuế GTGT 10% tương ứng là: 23.000 đồng/kg vật liệu A và 70.000 đồng/kg vật
liệu B. Tiền vật liệu doanh nghiệp chưa thanh toán. Kiểm kê phát hiện thiếu 500 kg vật liệu
B chưa rõ nguyên nhân.
5. Ngày 25/5: Thanh toán tiền hàng ở nghiệp vụ 1 bằng TGNH sau khi trừ 1% chiết khấu
thanh toán được hưởng.
Yêu cầu:
1. Tính trị giá vật liệu nhập kho, xuất kho và tồn kho cuối kỳ?
2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh?
Bài 1.4 :
Doanh nghiệp A hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, tính giá hàng tồn kho theo phương pháp giá thực tế
đích danh. Đơn vị tính : đồng.
- Đầu kỳ tồn kho: 20.000 m vật liệu X, đơn giá 7.000 đồng/m.
- Trong tháng 2/N, vật liệu X biến động như sau:
1. Ngày 7/2: Thu mua nhập kho 6.000m vật liệu X, giá mua ghi trên hóa đơn
46.200.000 đồng (trong đó thuế GTGT 10%). DN đã thanh toán bằng chuyển khoản sau khi
trừ 1% chiết khấu thanh toán được hưởng.
2. Ngày 9/2: Xuất 10.000m vật liệu X để chế tạo sản phẩm.
3. Ngày 12/2: Dùng tiền gửi ngân hàng thu mua 5.000m vật liệu X nhập kho. Giá mua
chưa thuế 6.900 đồng/m, thuế GTGT 10%. Chi phí thu mua trả bằng tiền mặt 200.000 đồng.
4. Ngày 15/2: Xuất 7.000 m vật liệu X để tiếp tục chế tạo sản phẩm.
3
5. Ngày 24/2: Xuất 2.000 m vật liệu X cho phân xưởng sản xuất.
6. Ngày 28/2: Thu mua nhập kho 400m vật liệu X, giá mua chưa có thuế GTGT 10% là
7.100 đ/m. Tiền hàng chưa thanh toán cho nhà cung cấp.
Biết rằng:
- Ngày 9 xuất 10.000m vật liệu X, trong đó có 5.000m đầu kỳ, 5.000 m nhập ngày 7;
- Ngày 15 xuất 7.000m vật liệu X, trong đó có 2.000m đầu kỳ, 1.000m ngày 7, 4.000m
ngày 12;
- Ngày 24 xuất 2.000m vật liệu X, trong đó có 1.500m đầu kỳ, 500m ngày 12.
Yêu cầu:
1. Tính trị giá xuất kho của nguyên vật liệu A?
2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh?
Bài 1.5:
Có tài liệu tại một doanh nghiệp sản xuất hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê
khai thường xuyên, tính thuế GTGT khấu trừ. Trong tháng 1 năm N như sau (đơn vị tính:
đồng):
I. Vật liệu tồn kho đầu kỳ:
-Vật liệu X: 300kg, đơn giá 50.000 đồng/kg;
-Vật liệu Y: 250kg, đơn giá 80.000 đồng/kg.
II. Vật liệu nhập, xuất kho trong kỳ:
1. Ngày 6/1: Mua về nhập kho 200kg vật liệu X và 100kg vật liệu Y, đơn giá mua chưa
thuế GTGT 10% là 52.000 đồng/kg vật liệu X và 85.000 đồng/kg vật liệu Y. Tiền vật liệu
doanh nghiệp đã thanh toán bằng chuyển khoản.
2. Ngày 8/1: Xuất kho 200 kg vật liệu X và 150 kg vật liệu Y để sản xuất sản phẩm.
3. Ngày 15/1: Nhập khẩu 500kg vật liệu Y. Giá nhập khẩu đơn vị là 2 USD/kg, tỷ giá
hối đoái mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản là
23.000VND/USD. Thuế nhập khẩu 25%, thuế GTGT 10%. Tiền mua vật liệu doanh nghiệp
chưa thanh toán cho nhà cung cấp. Thuế nhập khẩu và thuế GTGT doanh nghiệp đã thanh
toán bằng tiền mặt VND.
4. Ngày 20/1: Xuất kho 200kg vật liệu Y, trong đó dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm
150kg và dùng chung tại phân xưởng 50kg.
5. Ngày 29/1: Xuất kho 300 kg vật liệu X dùng chung toàn phân xưởng và 300kg vật
liệu Y dùng để sản xuất sản phẩm.
Yêu cầu:

4
1. Xác định đơn giá và giá trị vật liệu (X, Y) nhập kho, xuất kho trong kỳ và tồn kho
cuối kỳ theo các phương pháp xác định giá trị vật liệu tồn kho cuối kỳ:
 Nhập trước – xuất trước?
 Bình quân cả kỳ dự trữ?
 Bình quân sau mỗi lần nhập?
2. Giả sử doanh nghiệp xác định giá trị vật liệu tồn kho cuối kỳ theo phương pháp bình
quân cả kỳ dự trữ. Hãy định khoản và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào tài
khoản 152(X),152(Y)?
Bài 1.6:
Có số liệu về tình hình nhập xuất NVL - CCDC tại một DN sản xuất tính thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX, tính giá hàng
tồn kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ, trong tháng 8 năm N như sau (Đơn vị
tính: đồng):
I. Vật liệu và công cụ dụng cụ tồn kho đầu kỳ:
- Nguyên vật liệu: 50.000 kg x 15.000 đồng/kg;
- Công cụ - dụng cụ thuộc loại phân bổ 8 lần: 10 cái x 8.000.000 đồng/cái.
II. Vật liệu và công cụ dụng cụ nhập xuất trong kỳ:
1. Ngày 1/8: Thu mua nguyên vật liệu của Công ty A, số lượng: 20.000 kg; đơn giá mua
chưa thuế GTGT 10% là 14.000 đồng/kg, đã thanh toán bằng TGNH. Số nguyên vật liệu
mua về xuất thẳng xuống bộ phận sản xuất.
2. Ngày 5/8: Xuất Công cụ dụng cụ thuộc loại phân bổ 8 lần cho bộ phận sản xuất, số
lượng 5 cái.
3. Ngày 10/8: Nhập kho nguyên vật liệu do nhập khẩu, số lượng 20.000 kg; đơn giá 0,5
USD/Kg; thuế suất thuế nhập khẩu 25%, thuế suất thuế VAT 10%. Chưa thanh toán cho
người bán. Các khoản thuế đã nộp bằng tiền mặt. Chi phí hải quan phát sinh bằng tiền mặt:
2.000.000 đồng. Tỷ giá hối đoái thực tế tại ngày nhập khẩu: 23.000 đồng/USD.
4. Ngày 14/8: Mua CCDC thuộc loại phân bổ 8 lần về nhập kho, số lượng 20 cái; đơn
giá mua cả 10% cả thuế GTGT: 11.000.000 đ/kg, chưa thanh toán cho người bán . Mua về
phát hiện có 2 cái bị lỗi nên trả lại cho nhà cung cấp; trừ vào số tiền còn nợ.
5. Ngày 20/8: Xuất kho 45.000 kg nguyên vật liệu. Trong đó, sử dụng để sản xuất sản
phẩm: 30.000 kg; dùng chung tại phân xưởng: 10.000 kg; dùng cho bộ phận bán hàng 3.000
kg; dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp 2.000 kg.

5
6. Ngày 25/8: Mua nguyên vật liệu của công ty X, chưa thanh toán cho nhà cung cấp; số
lượng 20.000 kg; đơn giá chưa 10% thuế GTGT 15.000 đ/kg. Cuối tháng hàng chưa về nhập
kho.
Yêu cầu:
1. Tính trị giá nhập kho, xuất kho, tồn kho cuối kỳ của NVL và CCDC?
2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh?
3. Thực hiện bút toán phân bổ CCDC xuất dùng ở NV2 trong tháng 8/N?
Bài 1.7:
Có số liệu về tình hình nhập, xuất công cụ dụng cụ tại một doanh nghiệp sản xuất hạch
toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ,
tính giá hàng tồn kho theo phương pháp thực tế đích danh như sau (đơn vị tính: đồng):
I. Tình hình công cụ tồn kho và đang dùng đầu tháng 9/N:
1. Công cụ dụng cụ tồn kho:
- 20 cái x 24.000.000 đồng/cái - thuộc loại phân bổ 6 lần
- 20 cái x 2.500.000 đồng/cái - thuộc loại phân bổ 1 lần
2. CCDC đang đi đường: 5 cái x 5.000.000 đồng/cái.
3. Công cụ đang dùng thuộc loại phân bổ 2 lần (từ tháng 8/N), giá trị còn lại chưa phân
bổ:
- Tại phân xưởng sản xuất chính: 25.000.000;
- Tại phân xưởng sản xuất phụ: 12.000.000;
- Tại văn phòng công ty: 20.000.000.
4. Công cụ đang dùng thuộc loại phân bổ 8 lần (xuất dùng từ tháng 5/N), giá trị còn lại
chưa phân bổ:
- Tại phân xưởng sản xuất chính: 48.0000.000;
- Tại phân xưởng sản xuất phụ: 36.000.000.
II. Trong tháng 9 có các nghiệp vụ phát sinh như sau:
1. Ngày 1/9: CCDC đang đi đường kỳ trước về nhập kho.
2. Ngày 6/9: Xuất dùng công cụ - dụng cụ thuộc loại phân bổ 6 lần tồn kho đầu kỳ; sử
dụng cho phân xưởng sản xuất chính: 6 cái, cho phân xưởng sản xuất phụ 2 cái, cho bộ phận
bán hàng 5 cái, bộ phận quản lý doanh nghiệp 4 cái.
3. Ngày 15/9: Các bộ phận sử dụng báo hỏng CCDC thuộc loại phân bổ 2 lần theo như
sau:
- Sản xuất chính báo hỏng 25.000.000, phế liệu thu hồi đã bán bằng tiền mặt 3.000.000;
- Sản xuất phụ báo hỏng 12.000.000, người làm hỏng phải bồi thường 2.000.000;
6
- Văn phòng công ty báo hỏng 20.000.000, phế liệu thu hồi bán bằng tiền mặt 2.000.000.
4. Ngày 25/9: Xuất kho CCDC thuộc loại phân bổ 1 lần ở đầu kỳ cho bộ phận sản xuất
chính 10 cái, 5 cái sử dụng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp.
5. Ngày 27/9: Xuất CCDC ở NV1 mang đi gia công chế biến, chi phí gia công chế biến
phát sinh bằng tiền mặt theo giá cả 10% thuế GTGT 2.200.000. Chi phí vận chuyển đi, về
nhập kho phát sinh bằng tiền tạm ứng 1.000.000 đồng.
6. Ngày 29/9: Phân bổ giá trị CCDC đã xuất dùng từ kỳ trước vào chi phí kỳ này.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh?
2. Phản ánh vào sơ đồ chữ T tài khoản 153, 242. Giả định TK 242 chỉ có số dư là giá trị
còn lại chưa phân bổ của CCDC?
3. Cho biết các chỉ tiêu: Trị giá CCDC nhập kho, tồn kho cuối kỳ; trị giá CCDC xuất
dùng; giá trị đã phân bổ; giá trị còn lại chưa phân bổ trong tháng này?
Bài 1.8:
Có số liệu về tình hình nhập, xuất công cụ dụng cụ tại một doanh nghiệp sản xuất hạch
toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ, tính giá hàng tồn kho theo phương pháp thực tế đích danh như sau (đơn vị
tính: đồng):
I. Tình hình công cụ tồn kho và đang dùng đầu tháng 10/N:
1. Công cụ dụng cụ tồn kho:
- 10 cái x 12.000.000 đồng/cái - thuộc loại phân bổ 2 lần;
- 10 cái x 6.000.000 đồng/cái - thuộc loại phân bổ 6 lần.
2. Công cụ đang dùng thuộc loại phân bổ 2 lần (từ tháng 9/N), giá trị còn lại chưa phân bổ:
-Tại phân xưởng sản xuất chính: 10.000.000;
-Tại phân xưởng sản xuất phụ: 6.000.000;
-Tại văn phòng công ty: 5.000.000.
3. Công cụ đang dùng thuộc loại phân bổ 4 lần (xuất dùng từ tháng 8/N), giá trị còn lại
chưa phân bổ:
- Tại phân xưởng sản xuất chính: 24.000.000;
- Tại phân xưởng sản xuất phụ: 16.000.000.
II. Trong tháng 10/N, có các nghiệp vụ phát sinh:
1. Xuất dùng công cụ, dụng cụ thuộc loại phân bổ 2 lần, sử dụng cho phân xưởng sản
xuất chính: 36.000.000, cho phân xưởng sản xuất phụ 24.000.000.

7
2. Xuất dùng công cụ, dụng cụ thuộc loại phân bổ 6 lần cho bộ phận sản xuất chính:
7.000.000, cho văn phòng công ty 2.000.000.
3. Các bộ phận sử dụng báo hỏng số công cụ, dụng cụ đang dùng thuộc loại phân bổ 2
lần theo giá xuất kho như sau:
-Sản xuất chính báo hỏng 10.000.000, phế liệu thu hồi đã bán thu bằng tiền mặt 300.000;
-Sản xuất phụ báo hỏng 6.000.000, phế liệu thu hồi bằng tiền mặt 100.000;
-Văn phòng công ty báo hỏng 5.000.000, người làm hỏng phải bồi thường 100.000.
4. Thu mua một số công cụ, dụng cụ thuộc loại phân bổ 1 lần dùng trực tiếp cho bộ
phận sản xuất chính, chưa trả tiền cho công ty N. Tổng số tiền phải trả bao gồm cả thuế
GTGT 10% là 6.600.000.
5. Dùng tiền gửi ngân hàng thu mua một số công cụ, dụng cụ theo tổng giá thanh toán
bao gồm cả thuế GTGT 10% là 99.000.000. Người bán chấp nhận chiết khấu thanh toán cho
doanh nghiệp 1% trừ vào tiền hàng.
6. Phân bổ giá trị công cụ dụng cụ đã xuất dùng từ kỳ trước vào chi phí kỳ này.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ?
2. Giả sử doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, hãy điều chỉnh các
bút toán có liên quan?

8
CHƯƠNG 2: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Bài 2.1:
Có tài liệu về TSCĐ tại một doanh nghiệp, tính thuế GTGT khấu trừ như sau (Đơn vị
tính: Đồng)
1. Ngày 2/5, tiến hành mua mới 1 thiết bị dùng cho bộ phận bán hàng theo giá chưa thuế
GTGT 10% là 800.000.000. DN đã thanh toán bằng TGNH. Chi phí vận chuyển, lắp đặt,
chạy thử đã chi bằng tiền mặt theo giá chưa thuế GTGT 10% là 8.000.000. Thiết bị dự kiến
sử dụng trong vòng 20 năm. Tài sản được đầu tư từ nguồn vốn đầu tư phát triển.
2. Ngày 7/5, Thanh lý một 1 thiết bị đang dùng ở bộ phận sản xuất, nguyên giá
420.000.000, giá trị hao mòn lũy kế là 385.000.000. Thu từ thanh lý chưa có 10% thuế
GTGT là 15.000.000, đã thu bằng chuyển khoản. Được biết tỉ lệ khấu hao bình quân năm
của thiết bị này là 10%.
3. Ngày 15/5, nhận biếu tặng 1 tài sản sử dụng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp từ đối
tác, được biết trị giá của tài sản là 129.000.000, chi phí lắp đặt chi bằng tiền mặt: 5.000.000;
thời gian sử dụng 12 năm.
4. Ngày 23/4, nhận vốn góp liên doanh một phần mềm quản lý bán hàng, trị giá được hội
đồng liên doanh đánh giá của thiết bị này là 350.000.000, thời gian sử dụng dự kiến là 5
năm.
5. Ngày 25/4, đem góp vốn liên doanh bằng một thiết bị sản xuất. Nguyên giá
900.000.000, đã khấu hao 160.000.000, tỷ lệ khấu hao bình quân năm 10%. Hội đồng liên
doanh thống nhất xác định trị giá vốn góp của thiết bị này là 650.000.000.
6. Ngày 2/4, nhập khẩu 1 TSCĐ sử dụng tại bộ phận sản xuất theo giá mua chưa thanh
toán là 45.000 USD, thuế nhập khẩu 20%, thuế GTGT của hàng nhập khẩu 10%. Các khoản
thuế doanh nghiệp đã thanh toán bằng chuyển khoản. Tài sản được đầu tư từ nguồn vốn đầu
tư xây dựng cơ bản. Tỷ giá 22.000đ/USD.
Yêu cầu:
1. Xác định nguyên giá các TSCĐ tăng trong kỳ?
2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh?
3. Xác định lại nguyên giá các TSCĐ tăng trong kỳ trong trường hợp doanh nghiệp tính
thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp?

9
Bài 2.2:
Có tài liệu về TSCĐ tại một doanh nghiệp trong tháng 7/N, tính thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ, khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng như sau: (Đơn vị tính:
Đồng)
I. Số dư đầu kỳ của một số tài khoản trong tháng 7/N:
TK 211 (Dư Nợ): 5.100.000.000
TK 214 (Dư Có): 1.800.000.000
II. Các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong tháng 7/N như sau:
1. Ngày 08/7, Nhà thầu bàn giao một dãy nhà văn phòng, dự kiến sử dụng 20 năm. Được
biết trị giá chưa có 10% thuế GTGT là 1.500.000.000 tài sản được đầu tư từ nguồn vốn đầu
tư XDCB. DN thanh toán bằng TGNH.
2. Ngày 12/7, thanh lý một 1 TSCĐ đang dùng ở bộ phận sản xuất do hiệu quả sử dụng
thấp. Chi phí thanh lý phát sinh 1.500.000 đã trả bằng tiền mặt. Khoản thu về từ thanh lý đã
nhận bằng tiền mặt cả thuế GTGT 10% là 11.000.000. Biết nguyên giá tài sản 75.000.000,
hao mòn tới ngày thanh lý 60.000.000, tỉ lệ khấu hao bình quân năm là 5%.
3. Ngày 17/7, đầu tư mua mới 1 TSCĐ sử dụng cho bộ phận bán hàng theo trị giá mua
chưa thuế GTGT 10% là 750.000.000, chi phí lắp đặt tài sản đã chi bằng tiền mặt
10.000.000. Biết tài sản được đầu tư từ quỹ đầu tư phát triển, thời gian sử dụng dự kiến 20
năm. Tiền mua TSCĐ doanh nghiệp sẽ được hưởng chiết khấu thanh toán 1% nếu thanh
toán trong thời gian 10 ngày từ ngày mua.
4. Ngày 23/7, nhận lại vốn góp liên doanh là TSCĐ từ công ty A, với trị giá vốn góp ban
đầu 450.000.000, thỏa thuận tài sản khi nhận lại trị giá 350.000.000. Phần chênh lệch doanh
nghiệp đã nhận lại về bằng chuyển khoản. Biết tài sản sử dụng tại bộ phận bán hàng, thời
gian sử dụng dự kiến 10 năm.
6. Ngày 23/7, mang góp vốn liên doanh với công ty B bằng 1 thiết bị dùng ở bộ phận
quản lý doanh nghiệp; nguyên giá 1.800.000.000, giá trị hao mòn tới thời điểm góp vốn
550.000.000, tỷ lệ khấu hao 12% /năm. Được biết trị giá thiết bị được hai bên thỏa thuận là
1.350.000.000.
7. Ngày 24/7, nhận giấy báo nợ về khoản thanh toán tiền mua TSCĐ ngày 17/7 sau khi
trừ chiết khấu thanh toán 1% được hưởng.
Yêu cầu:
1. Xác định mức khấu hao tăng (giảm) của từng TSCĐ trong tháng 7/N?
2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh?

10
3. Giả sử tổng mức khấu hao TSCĐ phải trích tháng 7/N là 80.000.000 Hãy xác định
nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế và giá trị còn lại cuối tháng 7/N.
Bài 2.3:
Có số liệu về TSCĐ tại một doanh nghiệp, tính thuế GTGT khấu trừ trong tháng 9/N như
sau: (Đơn vị tính: Đồng)
1/ Ngày 05/9, nhượng bán 1 TSCĐ đang sử dụng tại bộ phận bán hàng. Nguyên giá
450.000.000, giá trị hao mòn lũy kế 150.000.000 với tỷ lệ khấu hao là 12%/năm. Giá bán
được người mua chấp nhận chưa thuế GTGT 10% là 320.000.000, chưa thanh toán. Chi phí
sửa chữa trước khi thanh lý phát sinh bằng tiền mặt 10.000.000.
2/ Ngày 11/9, mua trả góp một TSCĐ theo giá mua trả tiền một lần chưa thuế GTGT
10% là 800.000.000. Giá bán trả góp là 1.000.000.000 thanh toán đều trong 10 tháng (từ
tháng 9/N) bằng tiền gửi ngân hàng. Dự kiến thời gian sử dụng của tài sản này là 20 năm.
Tài sản sử dụng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp.
3/ Ngày 17/9, thanh lý 1 TSCĐ sử dụng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp; giá thanh lý
cả 10% thuế GTGT: 22.000.000; doanh nghiệp đã nhận được bằng TGNH. TSCĐ đã khấu
hao hết từ tháng 7/N. Biết nguyên giá TSCĐ là 700.000.000. Tỷ lệ khấu hao TSCĐ
10%/năm.
4/ Ngày 20/9, mua mới 1 TSCĐ sử dụng cho bộ phận sản xuất, giá mua chưa có 10%
thuế GTGT 400.000.000. DN đã thanh toán bằng TGNH sau khi trừ 1% chiết khấu thanh
toán. Chi phí lắp đặt, vận chuyển đã thanh toán bằng tiền mặt 5.000.000. Ngày 22/9 TSCĐ
đưa vào sử dụng. TSCĐ dự kiến sử dụng trong vòng 5 năm.
5/ Ngày 28/9, bộ phận xây dựng cơ bản bàn giao phân xưởng sản xuất hoàn thành, đưa
vào sử dụng. TSCĐ dự kiến sử dụng 20 năm. Được biết trị giá thực tế của TSCĐ này là
3.150.000.000, tài sản được đầu tư từ nguồn quỹ phúc lợi của doanh nghiệp.
Yêu cầu:
1. Tính và Lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 9/N, biết rằng:
+ Tổng số khấu hao TSCĐ tháng 8/N: Bộ phận bán hàng 40.000.000 bộ phận quản lý
120.000.000, bộ phận sản xuất 82.000.000.
+ Trong tháng 8/N không có biến động về TSCĐ.
2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh (kể cả bút toán phân bổ khấu hao TSCĐ
vào chi phí của từng bộ phận sử dụng tháng 9/N)?
3. Lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 10/N, biết rằng trong tháng 10/N công ty
không phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ.

11
Bài 2.4:
Có số liệu về TSCĐ tại một doanh nghiệp, tính thuế GTGT khấu trừ trong tháng 3/N như
sau: (Đơn vị tính: Đồng)
I. Số dư chi tiết tài khoản 211
STT Tên tài sản cố Số năm sử Bộ phận sử Hao mòn lũy kế Nguyên giá TSCĐ
định dụng dụng
1 Nhà VP 50 QLDN 230.000.000 2.300.000.000
2 Dây chuyền 10 Sản xuất 180.000.000 1.800.000.000
3 Ô tô tải 10 Bán hàng 52.000.000 520.000.000
4 Nhà xưởng 20 Sản xuất 80.000.000 800.000.000
Tổng cộng 542,000,000 5,420,000,000
II. Số dư chi tiết tài khoản 213
STT Tên tài sản cố Số năm Bộ phận sử Hao mòn lũy Nguyên giá TSCĐ
định sử dụng dụng kế
1 Quyền SD đất 50 QLDN 230,000,000 2,300,000,000
2 Phần mềm KT 10 QLDN 4,200,000 42,000,000
Tổng cộng 234,200,000 2,342,000,000
III. Biến động tài sản cố định trong kỳ
1/ Ngày 8/3: Nhận biếu tặng 1 điều hòa nhiệt độ sử dụng trong phòng giám đốc, trị giá
điều hòa nhiệt độ theo giá trên thị trường là 45.000.000. Tiền lắp đặt điều hòa chi trả bằng
tiền mặt theo giá chưa 10% thuế GTGT: 2.000.000. Thời gian sử dụng dự kiến là 5 năm.
2/ Ngày 9/3: Bán xe ô tô tải ở bộ phận bán hàng, giá bán chưa thuế GTGT 10% là
300.000.000. Khách hàng đã thanh toán bằng TGNH. Chi phí môi giới đã thanh toán bằng
tiền mặt 1.500.000, DN đã chi bằng tiền tạm ứng.
3/ Ngày 17/3: Hoàn thành việc sửa chữa nâng cấp dây chuyền công nghệ, tổng giá
thanh toán 440.000.000 bao gồm cả thuế GTGT 10%. Tiền thuê sửa chữa dây chuyền công
nghệ chưa thanh toán. Sau khi sửa chữa, dây chuyền công nghệ tăng năng suất sản xuất, thời
gian sử dụng dự kiến của dây chuyền sau khi nâng cấp là 15 năm.
4/ Ngày 18/3: Mua ô tô vận tải dùng cho bộ phận bán hàng, giá mua chưa thuế GTGT
10% là 1.200.000.000. Tiền mua ô tô DN ký nợ, lệ phí trước bạ đã nộp bằng tiền mặt là
15.000.000. Thời gian dự kiến sử dụng 10 năm. Tài sản được đầu tư bằng quỹ đầu tư phát
triển.

12
5/ Ngày 24/3: Sửa chữa thường xuyên nhà văn phòng, chi phí sửa chữa phát sinh bằng
TGNH thanh toán cho đơn vị sửa chữa theo giá chưa có 10% thuế GTGT: 50.000.000.
Yêu cầu:
1. Tính và phân bổ khấu hao tháng 3/N. Biết tháng2/N-1 không có biến động tài sản.
2. Tính và phân bổ khấu hao tháng 4/N. Giả sử tháng 4/N không có biến động tài sản.
3. Định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh và bút toán phân bổ khấu hao TSCĐ vào chi
phí của từng bộ phận sử dụng trong tháng 3 và tháng 4/N.
Bài 2.5:
Có số liệu về sửa chữa tài sản cố định tại một doanh nghiệp tính thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ trong tháng 5 như sau (đơn vị tính: đồng):
1. Theo kế hoạch, doanh nghiệp thuê công ty E sửa chữa thiết bị sản xuất và hoàn thành
trong tháng. Chi phí phát sinh như sau:
• Phải trả cho công ty M cả thuế GTGT 10%: 33.000.000
• Phụ tùng thay thế: 5.000.000
• Chi phí khác bằng tiền mặt cả thuế GTGT 10%: 2.200.000
Được biết chi phí sửa chữa thiết bị sản xuất theo kế hoạch đã trích trước vào chi phí
35.000.000. Phần chênh lệch được ghi bổ sung vào chi phí sản xuất chung.
2. Bộ phận sản xuất tiến hành sửa chữa tài sản cố định P bị hỏng đột xuất và đã hoàn
thành. Chi phí sửa chữa thực tế phát sinh bao gồm:
• Phụ tùng thay thế: 80.000.000
• Vật liệu phụ: 6.000.000
• Dịch vụ mua ngoài khác đã trả bằng tiền mặt cả thuế GTGT 10% là 22.000.000
Theo dự kiến toàn bộ chi phí sửa chữa sẽ được phân bổ vào chi phí bán hàng trong 36
tháng.
3. Tiến hành trích trước chi phí sửa chữa văn phòng quản lý doanh nghiệp. Được biết
tổng dự toán chi phí sửa chữa theo kế hoạch 48.000.000, dự kiến trích trước trong vòng 24
tháng.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh?
2. Trường hợp doanh nghiệp đã trích trước chi phí sửa chữa thiết bị sản xuất vào chi phí
sản xuất là 30.000.000 thì phần chênh lệch được xử lý và định khoản như thế nào?
3. Giả sử sửa chữa tài sản cố định P là sửa chữa nâng cấp và dùng nguồn vốn đầu tư
xây dựng cơ bản để bù đắp. Hãy nêu các định khoản cần thiết?

13
Bài 2.6:
Tài liệu tại một DN tính thuế GTGT khấu trừ trong tháng 6/N như sau (ĐVT: 1.000
đồng):
I. Số dư đầu tháng của một số tài khoản
- TK 211: 2.400.000 - TK 2141: 600.000
- TK 213: 600.000 - TK 2143: 200.000
II.Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng
1. Ngày 10/6: Nhận biếu tặng một dàn máy vi tính sử dụng cho văn phòng công ty.
Giá mua của máy tính này trên thị trường là 36.000, thời gian máy tính khấu hao 3 năm.
2. Ngày 14/6: Thanh lý một thiết bị của bộ phận sản xuất. Nguyên giá 180.000, giá trị
hao mòn lũy kế 160.000. Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định là 10% năm. Giá trị vật liệu thu hồi
tiền mặt nhập kho là 10.000, chi phí thanh lý đã chi bằng tiền mặt là 3.000.
3. Ngày 19/6: Tiến hành sửa chữa nâng cấp một thiết bị của bộ phận bán hàng bằng
nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản và đã hoàn thành bàn giao trong tháng. Chi phí sửa chữa
nâng cấp thuê ngoài chưa trả cho công ty V cả GTGT 10% là 99.000. Dự kiến sau khi sửa
chữa xong tài sản cố định này sẽ sử dụng trong vòng 5 năm. Được biết nguyên giá của tài
sản cố định trước khi sửa chữa là 500.000, giá trị hao mòn lũy kế 240.000, tỷ lệ khấu hao
bình quân 10% năm.
4. Ngày 21/6: Tiến hành sửa chữa lớn theo kế hoạch một thiết bị sản xuất và đã hoàn
thành bàn giao trong tháng. Chi phí sửa chữa lớn thuê ngoài chưa trả cho công ty S cả thuế
GTGT 10% là 66.000. Được biết từ tháng 1 đến tháng 5 doanh nghiệp đã trích trước chi phí
sửa chữa lớn theo kế hoạch tổng số 36.000, phần chênh lệch ghi nhận vào chi phí sản xuất.
Tài sản cố định có tỷ lệ khấu hao bình quân năm 10%.
5. Tổng mức khấu hao tài sản cố định trong tháng 5/N là 25.000, trong đó
- TSCĐ dùng cho bộ phận sản xuất: 16.000 (TSCĐHH: 10.000, TSCĐVH: 6.000)
- TSCD dùng cho bộ phận bán hàng: 3.000 (TSCĐHH: 2.000, TSCĐVH: 1.000)
- TSCĐ cho bộ phận QLDN: 6.000 (TSCĐHH: 3.000, TSCĐVH: 3.000).
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh?
2. Xác định mức khấu hao phải trích của tài sản cố định sau khi sửa chữa nâng cấp
(nghiệp vụ 3)?
3. Hãy tính và lập bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định trong tháng 6/N?

14
Bài 2.7:
Công ty Ngọc Linh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có số dư đầu tháng
9/N của một số tài khoản TSCĐ như sau (đơn vị tính: 1000 đồng):
- TK 211: 4.650.000
- TK 2141: 1.290.000
Trong tháng 9/N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Ngày 4/9: Hoàn thành nhập khẩu một dây chuyển sản xuất với giá mua chưa có thuế
GTGT 10% là 850.000, đã thanh toán cho người xuất khẩu bằng chuyển khoản. Thuế suất
thuế nhập khẩu 30%, thuế suất thuế GTGT hàng nhập khẩu 10%. Công ty đã nộp các khoản
thuế bằng chuyển khoản. Chi phí liên quan đến nhập khẩu thanh toán bằng tiền mặt là
10.000. Thời gian sử dụng dự kiến của dây chuyền là 15 năm. Dây chuyền này được đầu tư
bằng quỹ đầu tư phát triển.
2. Ngày 10/9: Thanh lý một phương tiện vận tải có nguyên giá 390.000, đã khấu hao
hết từ tháng 7/N. Chi phí thanh lý bằng tiền mặt là 4.400, trong đó thuế GTGT 10%. Phế
liệu thu hồi bằng tiền mặt là 7.400. Tài sản cố định này có tỷ lệ khấu hao bình quân
9%/năm.
3. Ngày 14/9: Công ty mang một thiết bị sản xuất có nguyên giá 360.000, hao mòn lũy
kế tính 72.000 đi trao đổi lấy một thiết bị quản lý. Giá trao đổi của thiết bị QL nhận về theo
thỏa thuận là 210.000. Giá trị thỏa thuận của thiết bị SX đem đi là 250.000. Số chênh lệch
được thanh toán bằng chuyển khoản. Thời gian sử dụng dự kiến của thiết bị sản xuất là 5
năm, của thiết bị quản lý là 4 năm. Thuế suất thuế GTGT ghi trên hai hóa đơn là 10%.
4. Ngày 18/9: Mua đưa vào sử dụng thiết bị bán hàng theo hóa đơn bao gồm cả thuế
GTGT 10% là 231.000. Công ty thanh toán bằng chuyển khoản sau khi trừ chiết khấu thanh
toán được hưởng 1% trên tổng giá thanh toán. Chi phí vận chuyển thiết bị thanh toán bằng
tiền mặt theo giá hóa đơn có thuế GTGT 10% là 3.300. Thiết bị bán hàng có thời gian sử
dụng dự kiến là 4 năm. Tài sản cố định được đầu tư bằng qũy đầu tư phát triển.
5. Ngày 24/9: Công ty góp vốn với Công ty P để thành lập Công ty con một thiết bị
sản xuất có nguyên giá 380.000, thời gian sử dụng dự kiến 5 năm, hao mòn lũy kế là
125.000. Giá trị vốn góp được chấp nhận là 246.000.
6. Ngày 29/9: Công ty kiểm kê phát hiện thiếu chưa rõ nguyên nhân một thiết bị ở bộ
phận quản lý có nguyên giá là 265.000, đã khấu hao 70.000, tỷ lệ khấu hao bình quân
8%/năm.

15
Yêu cầu:
1. Lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 9/N, biết tổng số khấu hao trích
tháng 8/N là 135.000, trong đó khấu hao của bộ phận sản xuất là 85.000; bộ phận bán hàng
là 22.000; bộ phận quản lý doanh nghiệp là 28.000 và tháng 8/N không có biến động
TSCĐ?
2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kể cả bút toán trích khấu hao tài sản cố
định theo kết quả tính toán ở yêu cầu 1?

16
CHƯƠNG 3: KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO
LƯƠNG
Bài 3.1:
Tại công ty ABC, có tài liệu về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong
tháng 1 như sau: (Biết: Công ty không trích trước tiền lương nghỉ phép đối với công nhân
sản xuất) (Đơn vị tính: 1.000đ)
I.Số dư đầu kỳ TK 334: 120.000
II. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 1/N
1/ Thanh toán toàn bộ tiền lương còn nợ cho người lao động kỳ trước bằng chuyển
khoản.
2/ Tính ra tiền lương và các khoản phải trả trong tháng:
Lương Lương Thưởng thi
Bộ phận Cộng
chính phép đua
1. Bộ phận quản lý DN 45.000 2.000 2.000 49.000
2. Bộ phận bán hàng 15.000 1.500 1.000 17.500
3. Phân xưởng sản xuất 1 105.000 11.000 5.000 121.000
- Nhân viên quản lý 11.500 - 1.000 12.500
- Công nhân sản xuất 93.500 11.000 4.000 108.500
4. Phân xưởng sản xuất 2 92.000 8.000 4.000 104.000
- Nhân viên quản lý 10.000 - 1.000 11.000
- Công nhân sản xuất 82.000 8.000 3.000 93.000
Tổng cộng 257.000 22.500 12.000 291.500
3/ Bảo hiểm xã hội người lao động được hưởng trong kỳ là 6.000, trong đó:
- Bảo hiểm của công nhân trực tiếp sản xuất phân xưởng 1 là 3.000;
- Bảo hiểm của nhân viên bán hàng là 1.000;
- Bảo hiểm của nhân viên quản lý DN là 2.000.
4/ Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định.
5/ Dùng tiền gửi ngân hàng nộp KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN cho cơ quan quản lý cấp
trên theo tỷ lệ quy định.
6/ Khấu trừ vào lương của người lao động trong kỳ số tạm ứng chưa thanh toán của nhân
viên bán hàng: 8.000.
7/ Chi tiêu kinh phí công đoàn tại cơ sở cho việc thăm hỏi nhân viên ốm đau bằng tiền
mặt: 2.500.

17
8/ Thanh toán 80% lương và các khoản khác trong tháng 1/N cho người lao động bằng
TGNH.
Yêu cầu:
1.Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 1/N?
2.Lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương trong tháng 1/N?
3.Giả sử DN có trích trước lương phép cho công nhân sản xuất, hãy điều chỉnh bút toán
có liên quan?
Bài 3.2:
Trích tài liệu về lương và các khoản trích nộp theo tại một doanh nghiệp sản xuất mang
tính thời vụ tháng 12/N như sau (Đơn vị tính: 1.000 đồng):
I.Số dư đầu tháng của một số tài khoản
-TK 334 (Dư Có): 40.000
-TK 338 (Dư Có): 65.000
+ TK 3382: 4.000
+ TK 3383: 48.000
+ TK 3384: 9.000
+ TK 3386: 4.000
-TK 335 (Dư có): 8.000
-TK 138 (1388): 4.000
II. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng
1. Trả tiền lương còn nợ đầu kỳ bằng tiền mặt cho công nhân viên 34.000, số còn lại
đơn vị tạm giữ vì công nhân đi vắng chưa lĩnh.
2. Tính ra số tiền lương còn phả trả công nhân viên trong tháng:
-Lương công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm A: 80.000, Sản phẩm B: 90.000 (Trong
đó lương chính: 80.000; lương phép: 10.000); sản phẩm C: 50.000; công nhân sửa chữa tài
sản cố định tự làm: 6.000;
-Lương nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất: 20.000.
-Lương nhân viên bán hàng: 40.000.
-Lương viên quản lý doanh nghiệp: 50.000.
3. Trích các khoản bảo hiểm theo lương theo tỷ lệ quy định.
4. Chi tiền mặt tạm ứng tiền lương kỳ 1 cho cán bộ nhân viên: 50% số lương phải trả và
chi tiền thưởng thường xuyên cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm A: 5.000, Sản
phẩm B: 7.000, Sản phẩm C: 3.000; nhân viên quản lý phân xưởng: 2.000; nhân viên bán
hàng: 1.000 và nhân viên quản lý doanh nghiệp 2.000.
18
5. Tính ra số BHXH phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm A: 3.000; nhân
viên quản lý doanh nghiệp: 2.000.
6. Nộp KPCĐ, BHXH, BHTN, BHYT còn nợ tháng trước và số đã trích trong tháng
theo tỷ lệ quy định bằng tiền gửi ngân hàng.
7. Thanh toán số lương còn lại và các khoản khác cho cán bộ công nhân viên bằng tiền
mặt.
Yêu cầu:
1. Định khoản và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sơ đồ tài khoản?
2. Lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương tháng 12/N?
3. Cho biết các chỉ tiêu sau đây và dựa vào tài khoản nào để xác định: Các khoản phải
trả công nhân viên đầu kỳ, trong kỳ và cuối kỳ; và cuối kỳ; số đã nộp trong kỳ?
Bài 3.3:
Tình hình thanh toán với công nhân viên tại một doanh nghiệp trong tháng 10/N (đơn vị
tính: 1.000 đồng):
1. Tính ra tổng số tiền lương phải trả công nhân viên trong kỳ: 210.000:
-Công nhân trực tiếp sản xuất thuộc phân xưởng sản xuất chính số 1: 70.000, phân
xưởng sản xuất chính số 2: 50.000, phân xưởng sản xuất phụ: 30.000;
-Nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất chính số 1: 12.000; số 2: 10.000 và nhân viên
quản lý phân xưởng phụ: 8.000;
-Nhân viên bán hàng: 10.000
-Nhân viên quản lý doanh nghiệp: 20.000.
2. Tính ra tổng số BHXH phải trả cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp là
10.000, trong đó:
-Công nhân viên trực tiếp sản xuất thuộc phân xưởng sản xuất chính số 1: 2.000;
-Công nhân trực tiếp sản xuất thuộc phân xưởng sản xuất chính số 2: 1.000;
-Nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất chính số 1: 3.000;
-Nhân viên quản lý doanh nghiệp: 4.000.
3. Tính ra tổng số tiền thưởng từ quỹ khen thưởng phải trả công nhân viên trong kỳ
36.000, trong đó:
-Công nhân trực tiếp sản xuất thuộc phân xưởng sản xuất chính số 1: 12.000;
-Công nhân trực tiếp sản xuất thuộc phân xưởng sản xuất chính số 2: 8.000;
-Công nhân trực tiếp sản xuất thuộc phân xưởng sản xuất phụ: 3.000;
-Nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất chính 1: 3.000;
-Nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất chính số 2: 2.000;
19
-Nhân viên quản lý doanh nghiệp: 6.000.
4. Trích BHXH, BHYT và BHTN, KPCĐ cho cơ quan quản lý bằng chuyển khoản.
5. Nộp KPCĐ và các khoản bảo hiểm cho cơ quan quản lý bằng chuyển khoản.
6. Các khoản khấu trừ vào lương cả công nhân viên.
-Thu hồi tạm ứng thừa của nhân viên quản lý doanh nghiệp: 8.000;
-Công nhân sản xuất phân xưởng chính số 1 bồi thường vật chất: 3.000;
7. Dùng tiền gửi ngân hàng thanh toán cho công nhân viên:
-Lương: Thanh toán 90% số còn phải trả;
-BHXH: Thanh toán 100%;
-Tiền thưởng: Thanh toán 100%.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ phát sinh và phản ánh vào sơ đồ tài khoản chữ T?
2. Để xác định các khoản còn phải thanh toán cho công nhân viên cuối kỳ, kế toán dựa
vào số liệu trên tài khoản nào? Hãy trình bày nội dung và kết cấu của tài khoản đó?
Bài 3.4:
Có tài liệu về lương và các khoản trích theo lương tại một doanh nghiệp thời vụ trong
tháng 1/N như sau (đơn vị tính: 1.000 đồng):
I.Tiền lương còn nợ công nhân viên trong tháng: 50.000
II. Các khoản nghiệp vụ phát sinh trong tháng 1/N
1. Rút tiền gửi ngân hàng về chuẩn bị tiền lương 50.000.
2. Trả lương còn nợ kỳ trước cho công nhân viên: 45.000 bằng tiền mặt số còn lại đơn
vị tạm giữ vì công nhân đi vắng chưa lĩnh.
3. Tính ra số tiền lương phải trả trong tháng:
-Lương công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm trả theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế
(biết đơn giá tiền lương trên một đơn vị sản phẩm là 125, số lượng sản phẩm hoàn thành
nhập kho 3.000, sản phẩm), tiền lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất trong thời gian
nghỉ phép 20.000;
-Lương công nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất, trả theo tỷ lệ 10% trên tổng số tiền
lương công nhân trực tiếp sản xuất;
-Lương nhân viên bán hàng: 25.000;
-Lương nhân viên quản lý doanh nghiệp: 40.000.
4. Trích trước tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch của công nhân trực tiếp sản xuất theo
tỷ lệ 1% tiền lương chính tháng.

20
5. Trích kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp
theo tỷ lệ quy định.
6. Nộp KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN cho cơ quan quản lý bằng chuyển khoản.
7. Tiền thưởng thi đua phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất 15.000, nhân viên quản
lý phân xưởng là 3.000 và nhân viên quản lý doanh nghiệp: 5.000.
8. Bảo hiểm xã hội phải trả công nhân trực tiếp sản xuất 7.000, nhân viên quản lý doanh
nghiệp: 3.000.
9. Thanh toán 80% tiền lương, 100% thưởng và bảo hiểm xã hội người lao động được
hưởng trong kỳ bằng tiền mặt.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh?
2. Lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội tháng 1/N?
Bài 3.5:
Tại công ty M, có tài liệu về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong
tháng 12 như sau: (Biết: Công ty có trích trước tiền lương nghỉ phép đối với công nhân sản
xuất) (Đơn vị tính: 1.000đ)
I. Số dư đầu kỳ:
- TK 334: 120.000
- TK 335 (trích trước lương phép): 10.000. Trong đó: CNSX PX1: 6.000, PX2: 4.000.
II. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 12/N
1/ Thanh toán toàn bộ tiền lương còn nợ cho người lao động kỳ trước bằng chuyển
khoản 100.000. Số còn lại tạm giữ do người lao động đi vắng chưa lĩnh.
2/ Trích trước tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch cho công nhân trực tiếp sản xuất
1.500. Trong đó, CNSX phân xưởng 1: 800; CNSX phân xưởng 2: 700.
3/ Tính ra tiền lương và các khoản phải trả trong tháng:
Bộ phận Lương chính Lương phép Ăn ca BHXH Cộng
5. Bộ phận quản lý DN 35.000 2.000 - 1.000 38.000
6. Bộ phận bán hàng 12.000 2.000 - 2.000 16.000
7. Phân xưởng SX 1 90.000 8.000 20.000 2.000 120.000
- Nhân viên quản lý 9.000 - 1.000 2.000 12.000
- Công nhân sản xuất 81.000 8.000 19.000 - 108.000
8. Phân xưởng SX2 75.000 6.000 15.000 - 96.000
- Nhân viên quản lý 8.000 - 1.000 - 9.000
- Công nhân sản xuất 67.000 6.000 14.000 - 87.000
Tổng cộng 212.000 18.000 35.000 5.000 270.000

21
4/ Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định.
5/ Dùng tiền gửi ngân hàng nộp KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN cho cơ quan quản lý cấp
trên theo quy định sau khi bù trừ BHXH người lao động được hưởng trong kỳ.
6/ Khấu trừ vào lương của người lao động số thuế TNCN trong tháng: 3.000.
7/ Chi tiêu liên hoan tại công ty từ kinh phí công đoàn bằng tiền mặt: 10.000.
8/ Thanh toán toàn bộ lương và các khoản khác trong tháng 12/N cho người lao động
bằng TGNH.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 12/N?
2. Lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương trong tháng 12/N?
3. Cuối năm, điều chỉnh số lương phép trích trước so với lương phép thực tế của công
nhân sản xuất?
Bài 3.6:
Tại công ty K có trích trước tiền lương nghỉ phép CNSX, tháng 12/N có tình hình về các
khoản phải trả NLĐ và trích theo lương như sau: (ĐVT: 1.000.000 đồng)
I. Số dư đầu tháng: TK 334: 18.
- NLĐ làm việc theo hợp đồng thời gian làm việc 20 ngày/tháng.
- Tiền lương nhân viên bán hàng nhận thêm thưởng theo doanh số bán hàng.
- Công nhân sản xuất hưởng thêm lương theo sản phẩm.
- Mức lương và phụ cấp cố định trên HĐLĐ được dùng để đăng ký đóng BHXH.
II. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 12/N:
1. Chi tiền mặt trả lương còn nợ NLĐ đầu kỳ.
2. Ghi nhận theo bảng thanh toán tiền lương tháng 12:
Lương thời gian Lương Lương Phụ cấp
Họ và tên Hợp Số Số tiền sản nghỉ hàng Cộng
đồng công phẩm phép tháng
I.Bộ phận QLDN 34
Nguyễn Minh Anh 12 20 12 2 14
Lê Hải Nam 10 14 7 1 2 10
Trần Minh Tú 9 20 9 1 10
II. Bộ phận BH 6
Phạm Hương 3 20 3 3
Mạc Anh Vỹ 3 20 3 3

22
III. Phân xưởng SX 32
1. Nhân viên QL 11
Mai Văn Thành 10 18 9 2 11
2. Công nhân SX SPA 13
Phạm Hùng 2 20 2 3 5
Lê Sơn 2 20 2 6 8
3. Công nhân SX SP B 8
Đình Chiến 2 20 1 2 3
Lý Minh Hải 2 20 2 3 5
CỘNG 55 50 14 1 7 72
3. Trích bảng thanh toán tiền thưởng hoàn thành nhiệm vụ (có tính chất lương) T12:
-Bộ phận QLDN: 3
-Bộ phận bán hàng: 11
-Nhân viên QLPX: 2
-Công nhân SX SP A: 3
-Công nhân SX SP B: 3
4. Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định.
5. Nộp các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định bằng tiền gửi ngân hàng.
6. Số thuế TNCN phải khấu trừ vào lương NLĐ tháng 12: 1.
7. Trừ lương tháng 12 của nhân viên Phạm Hương 0,5 (Bồi thường làm hỏng tủ kính
bán hàng trị giá 0,5).
8. Chuyển khoản trả lương và các khoản khác cho NLĐ trong tháng.
Yêu cầu:
1. Định khoản các NVKT phát sinh?
2. Lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH?
Bài 3.7:
Có tài liệu về tiền lương và các khoản trích theo lương tại một doanh nghiệp không trích
theo lương phép cho công nhân sản xuất như sau (ĐVT: 1000 đồng):
I.Tiền lương còn nợ người lao động đầu tháng 1/N: 30.000
II. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 1/N:
1. Thanh toán toàn bộ tiền lương còn nợ kỳ trước cho người lao động bằng tiền gửi
ngân hàng.
2. Tính ra tiền lương và các khoản khác phải trả cho người lao động trong tháng:

23
Lương Lương Thưởng
Bộ phận BHXH Cộng
chính phép thi đua
1. Phân xưởng 1 68.000 5.000 8.000 2.000 83.000
- CNTTSX 60.000 5.000 5.000 2.000 72.000
- NVQLPX 8.000 - 3.000 - 11.000
2. Phân xưởng 2 132.000 3.000 10.000 5.000 150.000
- CNTTSX 120.000 3.000 6.000 2.000 131.000
- NVQLPX 12.000 - 4.000 3.000 19.000
3. Bộ phận QLDN 10.000 2.000 3.000 2.000 17.000
4. Bộ phận BH 20.000 1.000 3.000 1.000 25.000
Cộng 230.000 11.000 24.000 10.000 275.000
3. Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định (34,0%)
4. Các khoản khác khấu trừ vào lương của người lao động:
- Tạm ứng: 15.000;
- Phải thu khác: 6.000.
5. Nộp KPCĐ, và các khoản bảo hiểm lên cấp trên bằng chuyển khoản sau khi bù trừ
BHXH cho người lao động được hưởng trong kỳ.
6. Thanh toán 100% lương, thưởng và bảo hiểm xã hội người lao động được hưởng
bẳng tiền mặt.
Yêu cầu:
1. Định khoản các NVKT phát sinh và phản ánh tình hình trên vào TK 334?
2. Lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương tháng.
3. Giả sử DN có trích trước lương phép cho người lao động, hãy điều chỉnh các bút
toán liên quan?
Bài 3.8:
Trích tài liệu hạch toán lương và các khoản trích theo lương tại doanh nghiệp Hải Lâm
trong tháng 10/N (ĐVT: 1.000đ)
I.Trích số liệu trên một số tài khoản:
TK 111 TK 334 TK 335
xxx 20.000 0
20.000 (1) (1) 20.000 96.000 (2)
(2) 16.000
48.000 (5) 8.000 (4) 3.000 (3)
(5) 48.000
(2) 2.000
24
TK 3382 TK 3383 TK 3384
3.000 0
(4) 8.000

TK 622 (PX1) TK 622 (PX2) TK 627


(2)30.00 (2) 20.000 (2)
0 16.000
(3) 2.000 (3) 1.000

TK 3388 TK 3386 TK 642


0 0 (2)
14.000
2.000 (6)
II. Trong kỳ có một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh
1. Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo đúng tỷ lệ quy định (34%).
2. Nộp KPCĐ và các khoản bảo hiểm theo tỷ lệ quy định cho cơ quan quản lý bằng
chuyển khoản.
Yêu cầu:
1. Trình bày nội dung kinh tế nêu trên?
2. Tiếp tục phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh?
Bài 3.9:
Công ty Nam Thanh có trích trước lương phép có tài liệu về tiền lương và các khoản
trích theo lương trong tháng 1/N như sau (ĐVT: 1.000 đồng):
I. Tiền lương còn nợ công nhân viên đầu tháng: 60.000
II. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 1/N:
1. Trả lương còn nợ kỳ trước cho công nhân viên: 50.000 bằng tiền gửi ngân hàng, số
còn lại đơn vị tạm lĩnh vì công nhân đi vắng chưa lĩnh.
2. Tính ra số tiền lương phải trả trong tháng:
- Lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm trả theo sản phẩm trực tiếp không
hạn chế (biết đơn giá tiền lương trên 1 đơn vị sản phẩm là 25), số lượng sản phẩm hoàn
thành nhập kho là 3.000 chiếc, tiền lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất trong thời
gian nghỉ phép là 5.000.
- Lương nhân viên quản lý phân xưởng sản phẩm, trả theo tỷ lệ 12% trên tổng số lương
công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm (không tính tiền lương nghỉ phép).
25
- Lương nhân viên bán hàng: 15.000.
- Lương nhân viên quản lý doanh nghiệp: 20.000.
3. Trích BHYT, KPCĐ, BHXH, BHTN theo tỷ lệ quy định.
4. Dùng tiền gửi ngân hàng nộp KPCĐ và các khoản bảo hiểm theo tỷ lệ quy định.
5. Trích trước tiền lương nghỉ phép của CNSX sản phẩm theo tỷ lệ 2% tiền lương chính.
6. Tiền thưởng thi đua phải trả cho các bộ phận như sau:
- Công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm: 10.000;
- Nhân viên quản lý phân xưởng: 5.000;
- Bộ phận bán hàng: 7.000;
- Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 5.000.
7. Chi mua thuốc, vật tư y tế từ nguồn BHYT để lại tại đơn vị là 5.000 bằng tiền mặt.
8. Thanh toán 80% lương và 100% các khoản khác trong tháng 1/N cho người lao động
bằng tiền gửi ngân hàng.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
2. Lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH tháng 1/N.
Bài 3.10:
Tài liệu về tiền lương và các khoản trích theo lương tại doanh nghiệp Duy Nam không
trích trước tiền lương phép tháng 1/N như sau: (ĐVT: 1.000 đồng).
1. Tính ra tiền lương và các khoản khác phải trả trong tháng:
Bộ phận Lương chính Lương phép Tiền ăn ca Cộng
1. Phân xưởng 1: 108.000 9.000 16.000 117.000
- Công nhân 100.000 9.000 16.000 109.000
- Cán bộ quản lý 8.000 - - 8.000
2. Phân xưởng 2: 130.000 4.000 20.000 134.000
- Công nhân 120.000 4.000 20.000 124.000
- Cán bộ quản lý 10.000 - - 10.000
3. BP bán hàng 12.000 1.000 13.000
4. BP QLDN 15.000 1.000 16.000
Cộng 265.000 15.000 36.000 316.000
2. Các khoản khác của người lao động trong tháng:
- Tiền thưởng từ quỹ khen thưởng 18.000, trong đó:
 Công nhân trực tiếp sản xuất PX 1: 1.600, PX 2: 3.000;
 Cán bộ quản lý PX 1: 2.000, PX 2: 3.000;
26
 Nhân viên bán hàng: 1.000;
 Nhân viên quản lý DN: 2.000.
- Bảo hiểm xã hội người lao động được hưởng là 5.000, trong đó:
 Bảo hiểm của công nhân trực tiếp sản xuất tại PX 1: 3.000;
 Bảo hiểm của nhân viên bán hàng: 2.000.
3. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định.
4. Các khoản khác khấu trừ vào lương người lao động:
- Tạm ứng thừa của nhân viên bán hàng: 5.000
- Bồi thường vật chất của cán bộ QLPX: 8.000.
5. Nộp KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo quy định cho cơ quan quản lý bằng chuyển
khoản sau khi bù trừ BHXH người lao động được hưởng trong kỳ.
6. Chi tiêu kinh phí công đoàn cho việc hiếu hỷ tại DN bằng tiền mặt 8.000.
7. Thanh toán toàn bộ lương và các khoản khác cho người lao động trong kỳ bằng tiền
gửi ngân hàng.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh?
2. Lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội tháng 1/N?
3. Giả sử DN có trích trước lương phép cho người lao động, hãy điều chỉnh các bút
toán có liên quan?

27
CHƯƠNG 4:
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

Bài 4.1: Tài liệu tại một doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX,
tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, sản xuất trong cùng quá trình chế biến nguyên
liệu đồng thời thu được sản phẩm A và B như sau: (ĐVT: 1.000 đồng)
1. Xuất kho NVL chính để sản xuất sản phẩm A: 800.000, sản phẩm B: 1.000.000.
2. Xuất kho NVL phụ để sản xuất sản phẩm A: 95.000, sản phẩm B: 90.000.
3. Tính ra tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm A: 350.000, sản
xuất sản phẩm B: 450.000; cho nhân viên quản lý phân xưởng là: 100.000.
4. Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định.
5. Xuất kho CCDC phục vụ phân xưởng sản xuất loại phân bổ 2 lần 20.000.
6. Chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ phân xưởng sản xuất: 42.000.
7. Chi phí mua ngoài phục vụ phân xưởng sản xuất với giá chưa thuế GTGT 10% là
27.000 chưa thanh toán cho người bán.
8. Cuối kỳ, hoàn thành nhập kho 1.000 sản phẩm A, còn dở dang 100 sản phẩm với mức
độ hoàn thành 40% và 800 sản phẩm B, còn dở dang 90 sản phẩm với mức độ hoàn thành
60%.
Yêu cầu:
1. Lập bảng tính giá thành sản phẩm?
2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh?
3. Phản ánh vào sơ đồ tài khoản liên quan đến quá trình tập hợp chi phí và tính giá
thành?
Biết rằng:
- Chi phí sản xuất chung phân bổ theo chi phí nhân công trực tiếp.
- Sản phẩm dở dang đánh giá theo phương pháp sản lượng ước tính tương đương.
- Không có sản phẩm dở dang đầu kỳ.
Bài 4.2: Tài liệu tại một doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX,
tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, sản xuất trong cùng quá trình chế biến nguyên
liệu đồng thời thu được sản phẩm A và B như sau: (ĐVT: 1.000 đồng)
1. Xuất kho NVL chính để sản xuất sản phẩm A: 450.000, sản phẩm B: 350.000.
2. Xuất kho NVL phụ để sản xuất sản phẩm A: 180.000, sản phẩm B: 150.000.
3. Tính ra tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm A: 350.000, sản
xuất sản phẩm B: 290.000, cho nhân viên quản lý phân xưởng là: 140.000.
28
4. Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định.
5. Phân bổ giá trị công cụ dụng cụ đã xuất dùng kỳ trước cho phân xưởng sản xuất vào
chi phí kỳ này là 20.000.
6. Chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ phân xưởng sản xuất: 25.000.
7. Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ phân xưởng sản xuất với giá bao gồm cả thuế
GTGT 10% là 27.500 đã thanh toán cho người bán bằng tạm ứng.
8. Cuối kỳ, nhập kho 500 sản phẩm A, 400 sản phẩm B. Số lượng sản phẩm dở dang
cuối kỳ sản phẩm A: 80 sản phẩm, sản phẩm B: 50 sản phẩm.
Yêu cầu:
1.Lập bảng tính giá thành sản phẩm?
2.Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh?
3.Phản ánh vào sơ đồ TK liên quan đến quá trình tập hợp CP và tính giá thành?
Biết rằng:
- Chi phí sản xuất chung phân bổ theo chi phí NVL chính.
- Sản phẩm dở dang đánh giá theo chi phí NVL chính.
- Đầu kỳ không có sản phẩm dở dang.
Bài 4.3: Tài liệu tại một doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX,
tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, sản xuất trong cùng quá trình chế biến nguyên
liệu đồng thời thu được sản phẩm A và sản phẩm B. Trong kỳ có các nghiệp vụ phát sinh
sau: (ĐVT: 1.000đ)
1. Xuất kho vật liệu chính cho sản xuất sản phẩm là 520.000.
2. Xuất kho vật liệu phụ dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm: 12.000.
3. Tính ra tiền lương phải trả cho công nhân viên trong kỳ 80.000, trong đó:
- Công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm: 75.000,
- Nhân viên quản lý phân xưởng: 5.000.
4. Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo đúng tỷ lệ quy định.
5. Xuất công cụ, dụng cụ dùng tại phân xưởng sản xuất (loại phân bổ 1 lần) là 10.000.
6. Khấu hao tài sản cố định ở bộ phận sản xuất 14.000, bộ phận QLDN 2.500.
7. Chi phí khác đã chi bằng tiền gửi ngân hàng phát sinh tại bộ phận sản xuất 55.000
(bao gồm cả thuế GTGT 10%).
8. Cuối kỳ hoàn thành nhập kho 880 sản phẩm A và 600 sản phẩm B.
Yêu cầu:
1. Tính giá thành sản phẩm?
2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh?
29
Biết rằng:
- DN đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL chính trực tiếp.
- Giá trị SPDD đầu kỳ là 28.000; giá trị SPDD cuối kỳ là 30.000.
- Hệ số tính giá thành sản phảm A là 1,0; hệ số tính giá thành sản phẩm B là 1,2.
Bài 4.4: Tài liệu tại một doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX,
tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, sản xuất trong cùng quá trình chế biến nguyên
liệu đồng thời thu được sản phẩm A và sản phẩm B. Trong kỳ có tài liệu như sau:(ĐVT:
1.000 đồng)
I/ Số dư đầu kỳ của TK 154:
- TK 154 (A): 60.000 trong đó (CPNVLC: 50.000, CPNVLP: 10.000)
II/ Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ:
1. Xuất kho nguyên vật liệu chính dùng để sản xuất sản phẩm A: 600.000, sản phẩm B:
500.000.
2. Xuất kho nguyên vật liệu phụ dùng để sản xuất sản phẩm A: 50.000, sản phẩm B:
100.000.
3. Tiền lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm A: 250.000; công nhân sản
xuất sản phẩm B: 300.000; cho quản lý phân xưởng: 80.000.
4. Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định.
5. Khấu hao tài sản cố định phục vụ phân xưởng sản xuất: 18.000.
6. Công cụ dụng cụ xuất dùng kỳ trước phân bổ vào chi phí kỳ này: 12.000.
7. Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ phân xưởng sản xuất với giá chưa thuế GTGT
10% là 14.000 chưa thanh toán cho người bán.
8. Nhập kho 800 sản phẩm A, 500 sản phẩm B.
Yêu cầu:
1. Lập bảng tính giá thành sản phẩm?
2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh?
Biết rằng:
+ Chi phí sản xuất chung phân bổ theo chi phí nhân công trực tiếp.
+ DN đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, vật liệu phụ bỏ
dần vào quá trình sản xuất, số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ của sản phẩm A là 200 sản
phẩm với mức độ hoàn thành 25%, sản phẩm B là 100 sản phẩm với mức độ hoàn thành
50%.

30
Bài 4.5: Tài liệu tại một doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX,
tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, sản xuất trong cùng quá trình chế biến nguyên
liệu đồng thời thu được sản phẩm A và sản phẩm B. Trong kỳ có tài liệu như sau (ĐVT:
1.000 đồng)
I/ Số dư đầu kỳ của TK 154:
- TK 154 (A): 100.000 trong đó (CPNVLC: 60.000, CPNVLP: 10.000, CPNCTT:
18.000, CPSXC: 12.000)
II/ Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ:
1. Xuất kho nguyên vật liệu chính dùng để sản xuất sản phẩm A: 500.000, sản phẩm B:
400.000.
2. Xuất kho nguyên vật liệu phụ dùng để sản xuất sản phẩm A: 100.000, sản phẩm B:
120.000.
3. Tiền lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm A: 300.000; công nhân sản
xuất sản phẩm B: 400.000; cho quản lý phân xưởng: 100.000.
4. Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định.
5. Khấu hao tài sản cố định phục vụ phân xưởng sản xuất: 10.000.
6. Xuất kho công cụ dụng cụ phục vụ phân xưởng sản xuất (loại phân bổ 3 lần): 24.000.
7. Chi phí điện nước, điện thoại phục vụ phân xưởng sản xuất với giá chưa thuế GTGT
10% là 5.000 chưa thanh toán cho người bán.
8. Nhập kho 500 sản phẩm A, 400 sản phẩm B.
Yêu cầu:
1. Lập bảng tính giá thành sản phẩm?
2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh?
Biết rằng:
+ Chi phí sản xuất chung phân bổ theo chi phí nhân công trực tiếp.
+ DN đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương, số lượng sản
phẩm dở dang cuối kỳ của sản phẩm A là 200 sản phẩm với mức độ hoàn thành 25%, sản
phẩm A là 100 sản phẩm với mức độ hoàn thành 50%.
Bài 4.6: Tại một doanh nghiệp, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có các số liệu liên quan đến
hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ được kế toán ghi nhận như sau:
I/ Số dư đầu kỳ của một số tài khoản :
1. Tài khoản 152 : 127.800.000 đồng
- Vật liệu chính (5.250 kg): 105.000.000 đồng
31
- Vật liệu phụ (2.280 kg): 22.800.000 đồng
2. Tài khoản 154 :
- Vật liệu chính : 2.050.000.000 đồng
- Vật liệu phụ : 1.700.000 đồng
II/ Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ:
1. Xuất kho 5.100 kg nguyên vật liệu chính trực tiếp sản xuất sản phẩm.
2. Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm là 60.000.000 đồng,
cho bộ phận phục vụ sản xuất 4.000.000 đồng và bộ phận quản lý phân xưởng 16.000.000
đồng.
3. Trích các khoản bảo hiểm và kinh phí công đoàn theo tỷ lệ quy định.
4. Xuất kho 1.200 kg vật liệu phụ dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm và 40 kg dùng ở bộ
phận quản ý quản lý phân xưởng.
5. Khấu hao máy móc thiết bị trực tiếp sản xuất sản phẩm là 7.200.000 đồng, các
phương tiện quản lý tại phân xưởng là 2.200.000 đồng.
6. Các chi phí khác phát sinh tại phân xưởng chưa thanh toán cho người bán bao
gồm 10% thuế GTGT là 13.200.000 đồng.
7. Chi phí điện, nước phát sinh tại phân xưởng sản xuất thanh toán bằng tiền mặt theo
hoá đơn là 8.000.000 đồng, thuế GTGT 10%.
8. Phân xưởng sản xuất được 5.000 sản phẩm nhập kho thành phẩm. Cuối kỳ còn 800
sản phẩm dở dang, doanh nghiệp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp, vật liệu phụ bỏ dần vào quá trình sản xuất, mức độ hoàn thành là 60%, doanh
nghiệp tính giá xuất kho vật liệu theo phương pháp nhập trước xuất trước. Phế liệu thu hồi
nhập kho là 2.105.000 đồng. Nguyên vật liệu chính thừa nhập lại kho là 200 kg.
Yêu cầu:
1. Lập bảng tính giá thành sản phẩm?
2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh?
Bài 4.7: Tài liệu tại một doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX,
tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ như sau:
I/ Vật liệu tồn kho đầu tháng:
1. Nguyên liệu chính: 1.000 kg, đơn giá nhập kho 20.000 đ/kg
2. Vật liệu phụ: 1.000 kg, đơn giá 10.000 đ/kg
II/ Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ:
1. Nhập kho 6.000 kg NVL chính giá mua 20.000 đ/kg, thuế GTGT 10%, tiền chưa
thanh toán cho người bán. Chi phí vận chuyển bên bán thanh toán cho bên cung cấp dịch vụ.
32
2. Nhập kho 1.000 kg vật liệu phụ giá mua 9.500 đ/kg, thuế GTGT 10% đã thanh toán
bằng tiền gửi ngân hàng, chi phí bôc dỡ vận chuyển hàng về đến kho của doanh nghiệp
550.000 đ, trong đó thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng tiền mặt
3. Nhập kho 5 chiếc dụng cụ A mua ngoài với giá 3.000.000 đ/chiếc. Thuế GTGT 10%
đã thanh toán bằng tiền mặt.
4. Xuất kho 6.000 kg nguyên vật liệu chính sử dụng ở bộ phận sản xuất sản phẩm và
700kg vật liệu phụ, trong đó sử dụng để sản xuất sản phẩm là 600kg, số còn lại sử dụng ở
bộ phận quản lý phân xưởng.
5. Xuất kho 3 chiếc dụng cụ A dùng cho phân xưởng sản xuất, biết rằng giá trị dụng cụ
xuất dùng được phân bổ dần vào chi phí sản xuất trong vòng 3 kỳ.
6.Tiền lương phải trả cho cán bộ, công nhân viên trực tiếp sản xuất sản phẩm là
80.000.000 đ, quản lý phân xưởng 10.000.000 đ.
7.Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định.
8.Trích khấu hao TSCĐ ở bộ phận sản xuất trong tháng là 15.000.000 đ.
9.Trong tháng nhập kho 600 thành phẩm. Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ là 12.000.000
đ. Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ là 100.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh?
Biết rằng: Doanh nghiệp áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo nguyên
vật liệu chính, tính giá xuất kho vật tư theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ.
Bài 4.8: Tại một doanh nghiệp sản xuất hai loại sản phẩm A và B, hạch toán hàng tồn
kho theo phương pháp KKTX, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trong kỳ, có các
tài liệu như sau: (ĐVT: 1.000đ)
I. Số dư đầu kỳ:
+ Số dư tài khoản 154:
Dở dang đầu kỳ
Khoản mục chi phí
Sản phẩm A Sản phẩm B
1. Chi phí NVL TT 6.000 4.500
2. Chi phí NC TT 1.100 2.080
3. Chi phí SXC 1.220 800
Tổng 8.320 7.380
+ Số dư TK 152 (VLC): 10.000 kg, đơn giá 10
+ Số dư TK 152 (VLP): 5.000 kg, đơn giá 5.
II. Kết quả tập hợp chi phí trong kỳ:

33
1. Nhập kho 8.000 kg VLC, đơn giá 11/kg, đã bao gồm cả thuế GTGT 10%. Doanh
nghiệp chưa thanh toán cho người bán.
2. Doanh nghiệp trả nợ tiền mua VLC cho người bán bằng TGNH và được hưởng chiết
khấu thanh toán 1% tính trên giá chưa có thuế GTGT 10%, trừ vào số nợ phải trả.
3. Nhập kho 3.000 kg vật liệu phụ, đơn giá cả thuế GTGT 10% là 5,39/kg. Doanh
nghiệp đã trả bằng chuyển khoản. Chi phí vận chuyển bốc dỡ đã trả bằng tiền mặt trị giá
300, chưa có thuế GTGT 5%.
4. Xuất kho 8.000 kg VLC để sản xuất sản phẩm A và 4.000 kg để sản xuất sản phẩm
B.
5. Xuất kho 2.000 kg VLP sản xuất sản phẩm A, 1.000 kg sản xuất sản phẩm B, 200 kg
dùng để quản lý phân xưởng.
6. Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm A: 60.000, sản xuất sản phẩm B:
40.000, quản lý phân xưởng 20.000.
7. Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định.
8. Doanh nghiệp mua ngoài phục vụ sản xuất theo hóa đơn có cả thuế GTGT 10% là
10.450, chưa thanh toán cho người bán.
9. Khấu hao máy móc thiết bị ở phân xưởng sản xuất, phục vụ sản xuất sản phẩm A:
4.000, sản phẩm B: 4.000, quản lý phân xưởng 2.000
III. Cuối kỳ:
- Hoàn thành nhập kho 100 TP A và 120 TP B.
- Sản phẩm dở dang cuối kỳ gồm 20 sản phẩm A, mức độ hoàn thành 80% và 30 sản
phẩm B, mức độ hoàn thành 60%.
- Phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm.
- Doanh nghiệp áp dụng đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp ước lượng hoàn
thành tương đương, vật liệu phụ bỏ một lần ngay từ đầu quá trình sản xuất. Doanh nghiệp
tính giá xuất kho vật tư theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ.
Yêu cầu:
1. Lập bảng tính giá thành sản phẩm?
2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh?

34

You might also like