You are on page 1of 150

BÀI GIẢNG KINH DOANH QUỐC TẾ - 2019

MỤC LỤC

Chương 1: KINH DOANH QUỐC TẾ TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA (6,2) 4
1.1. Toàn cầu hóa .........................................................................................................4
1.1.1. Khái niệm về toàn cầu hóa .................................................................................4
1.1.2. Nội dung của toàn cầu hóa .................................................................................5
1.1.3. Các nhân tố thúc đẩy toàn cầu hóa .................................................................11
1.2. Khái quát về kinh doanh quốc tế.......................................................................14
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động kinh doanh quốc tế ..........................14
1.2.2. Các hoạt động kinh doanh quốc tế ..................................................................17
1.2.3. Chủ thể của hoạt động kinh doanh quốc tế ....................................................18
1.2.4. Mục đích tiến hành hoạt động kinh doanh quốc tế .......................................18
1.3. Cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với hoạt động kinh doanh quốc tế...... 21
1.3.1. Cơ hội .................................................................................................................21
Chương 2: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ (6,1) ......................................23
2.1. Khái niệm và đặc điểm của môi trường kinh doanh quốc tế ...........................23
2.1.1. Khái niệm về môi trường kinh doanh quốc tế ...................................................23
2.1.3. Sự cần thiết của việc tìm hiểu về môi trường kinh doanh quốc tế ...............25
2.2. Những yếu tố thuộc môi trường kinh doanh quốc tế ........................................27
2.2.1. Môi trường chính trị .........................................................................................27
2.2.2. Môi trường pháp luật ........................................................................................30
2.2.4. Môi trường xã hội ..............................................................................................42
2.2.5. Môi trường nhân khẩu học ...............................................................................45
2.2.6. Môi trường địa lý kinh tế ..................................................................................46
2.2.7. Môi trường văn hóa ...........................................................................................47
Chương 3: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ CẤU TRÚC TỔ CHỨC
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH QUỐC TẾ (5,2) .................................55
3.1. Khái niệm và vai trò của chiến lược kinh doanh quốc tế .................................55
3.1.1. Khái niệm về chiến lược kinh doanh quốc tế ......................................................55
3.1.2. Vai trò của chiến lược kinh doanh quốc tế .....................................................55
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng chiến lược kinh doanh quốc tế ......................................56
3.3. Các loại hình chiến lược kinh doanh quốc tế .....................................................59

1
3.3.1. Chiến lược quốc tế .............................................................................................60
3.3.2. Chiến lược đa nội địa ........................................................................................62
3.3.3. Chiến lược toàn cầu ...........................................................................................65
3.3.4. Chiến lược xuyên quốc gia ................................................................................67
3.4. Cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế ..................................69
3.4.1. Mô hình cấu trúc theo chức năng ....................................................................69
3.4.2. Mô hình cấu trúc theo sản phẩm .....................................................................70
3.4.3. Mô hình cấu trúc theo khu vực địa lý ..............................................................71
3.4.4. Mô hình cấu trúc theo sản phẩm – khu vực địa lý .........................................73
3.5. Nguyên tắc quản lý ...............................................................................................74
3.5.1. Quản lý tập trung ..............................................................................................74
3.5.2. Quản lý phân quyền ..........................................................................................74
Chương 4: THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ (8,2) .........................................77
4.1. Thâm nhập thị trường thông qua thương mại quốc tế ...................................78
4.1.1. Xuất khẩu ...........................................................................................................78
4.1.2. Nhập khẩu...........................................................................................................82
4.1.3. Mua bán đối lưu .................................................................................................84
4.1.4. Thuê ngoài ..........................................................................................................87
4.2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ...............................................................................91
4.2.2. Đầu tư gián tiếp ..................................................................................................92
4.3. Thâm nhập thị trường thông qua hợp đồng ......................................................94
4.3.1. Hợp đồng mua bán giấy phép ............................................................................94
4.3.2. Hợp đồng nhượng quyền thương mại ...............................................................95
4.3.3. Hợp đồng chìa khóa trao tay ..............................................................................96
4.3.4. Hợp đồng cho thuê .............................................................................................97
4.4. Cơ sở lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường quốc tế ............................97
4.4.1. Những nhân tố khách quan từ môi trường kinh doanh...................................98
4.4.2. Những nhân tố chủ quan từ phía doanh nghiệp ..............................................98
Chương 5: QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP KINH DOANH QUỐC TẾ (6,1) ... 99
5.1. Quản trị chuỗi cung ứng ....................................................................................99
5.1.1. Khái niệm về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng ...........................99
5.1.2. Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng ............................................................ 101
5.1.3. Nội dung của quản trị chuỗi cung ứng quốc tế ........................................... 101
5.2. Quản trị marketing quốc tế ............................................................................ 103
5.2.1. Khái niệm về quản trị marketing quốc tế ................................................... 103

2
5.2.2. Vai trò của quản trị marketing quốc tế ....................................................... 105
5.2.3. Nội dung của quản trị marketing quốc tế ................................................... 105
5.3. Quản trị tài chính trong kinh doanh quốc tế ................................................ 113
5.3.1. Khái niệm về quản trị tài chính trong kinh doanh quốc tế ....................... 113
5.3.2. Vai trò của quản trị tài chính trong kinh doanh quốc tế ........................... 114
5.3.3. Nội dung của quản trị tài chính trong kinh doanh quốc tế ....................... 114
5.4. Quản trị nguồn nhân lực quốc tế.................................................................... 115
5.4.2. Vai trò của quản trị nguồn nhân lực quốc tế ............................................... 116
5.4.3. Chính sách nhân sự quốc tế ........................................................................... 116
5.4.3.3. Chính sách đa tâm: ....................................................................................... 117
5.4.3.4. Chính sách địa tâm: ...................................................................................... 117
5.4.4. Đào tạo và phát triển đội ngũ quản lý .......................................................... 118
5.4.5. Đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên ................................................. 118
5.4.6. Chính sách lương ............................................................................................ 122
.Chương 6. ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH
NGHIỆP KINH DOANH QUỐC TẾ (4,1) ................................................................ 122
6.1. Đạo đức kinh doanh ......................................................................................... 123
6.1.1. Khái niệm về đạo đức kinh doanh ............................................................... 123
6.1.2. Những chuẩn mực đánh giá đạo đức kinh doanh....................................... 124
6.1.3. Vai trò của đạo đức kinh doanh đối với doanh nghiệp kinh doanh quốc tế ......... 136
6.2. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế ......................... 142
6.2.1. Khái niệm và bản chất của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ........... 142
6.2.2. Vai trò của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với doanh nghiệp
kinh doanh quốc tế ................................................................................................... 148
6.3. Mối quan hệ giữa đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp ......................................................................................................................... 149

3
Chương 1: KINH DOANH QUỐC TẾ TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA (6,2)
1.1. Toàn cầu hóa
1.1.1. Khái niệm về toàn cầu hóa
Trong quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa, nổi lên xu hướng liên kết kinh tế
dẫn đến sự ra đời của tổ chức kinh tế, chính trị, thương mại, tài chính quốc tế và khu
vực như: Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng
thế giới (WB), Liên minh Châu Âu (EU), Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN),
khu thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái
Bình Dương (APEC), thị trường tự do Nam Mỹ (Mercosur)...
Cũng trong quá trình toàn cầu hóa về kinh tế đã tác động mạnh mẽ đến chính trị
dẫn đến sự ra đời của các tổ chức chính trị quốc tế như Liên hợp quốc và các tổ chức
của nó như UNDP, UNFPA, UNESCO, UNICEP, INCTAD, FAO... đang tác động
mạnh mẽ đến sự phát triển của các nước trên phạm vi toàn cầu. Cùng với sự hình
thành các tổ chức chính trị quốc tế, quá trình toàn cầu hóa đã hình thành luật pháp
quốc tế như công ước quốc tế về luật biển năm 1982, tuyên bố thế giới về nhân quyền,
công ước LHQ về quyền trẻ em mà Việt nam là nước tham gia ký kết sớm nhất châu
Á. Như vậy, không có quá trình toàn cầu hóa thuần nhất về kinh tế. Toàn cầu hóa diễn
ra ở mọi lĩnh vực đời sống bao gồm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Dưới đây là một
số cách hiểu về toàn cầu hóa:
- Thứ nhất, toàn cầu hóa là thuật ngữ được sử dụng để mô tả về quá trình quốc
tế hóa thị trường hàng hóa và dịch vụ, các phương tiện sản xuất, hệ thống tài chính,…
Đây cũng là quá trình thúc đẩy dòng lưu chuyển của vốn, quá trình đổi mới công nghệ
trở nên nhanh hơn và làm tăng tính phụ thuộc, làm nhất thể hóa thị trường các quốc
gia1.
- Thứ hai, toàn cầu hóa là quá trình liên kết, hội nhập giữa các cá nhân, công ty
và chính phủ ở các quốc gia khác nhau, quá trình đó phát triển nhờ có hoạt động
thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, và được hỗ trợ bởi công nghệ thông tin. Toàn cầu
hóa có tác động đối với môi trường, văn hóa, hệ thống chính trị, phát triển kinh tế và
đời sống của con người2.

1
“The term globalisation is generally used to describe an increasing internationalisation of markets for goods
and services, the means of production, financial systems, competition, corporations, technology and industries.
Amongst other things this gives rise to increased mobility of capital, faster propagation of technological
innovations and an increasing interdependency and uniformity of national markets”. Nguồn: OECD glossary
statistical terms, 2008.
2
Globalization is a process of interaction and integration among the people, companies, and governments of
different nations, a process driven by international trade and investment and aided by information technology.
This process has effects on the environment, on culture, on political systems, on economic development and
prosperity, and on human physical well-being in societies around the world.
(http://www.globalization101.org/What_is_Globalization.html)

4
- Thứ ba, toàn cầu hóa liên quan quá trình nhất thể hóa trật tự kinh tế thông qua
việc giảm dần những rào cản đối với thương mại quốc tế như thuế quan, phí XK, hạn
ngạch NK. Theo đó, các nền kinh tế khu vực, các xã hội và các nền văn hóa trở nên
hội nhập thông qua liên lạc, vận tải và thương mại. Toàn cầu hóa dường như được
nhắc đến với ý nghĩa là quá trình toàn cầu hóa kinh tế, đó là quá trình hội nhập của nền
kinh tế các quốc gia với nền kinh tế thế giới thông qua thương mại, đầu tư, di chuyển
thể nhân, và sự phát triển của khoa học công nghệ. Quá trình toàn cầu hóa chịu sự tác
động bởi các yếu tố kinh tế, khoa học công nghệ, văn hóa xã hội, chính trị, công nghệ
sinh học…3
- Thứ tư, toàn cầu hóa là quá trình hội nhập của các xã hội, các nền văn hóa
và các nền kinh tế khác nhau. Trong lĩnh vực kinh tế, toàn cầu hóa là quá trình tạo
ra một thị trường chung, nơi đó có trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia
mà không bị giới hạn gì4.
Như vậy, qua những cách hiểu trên đây cho thấy, theo nghĩa rộng, toàn cầu hoá
là một hiện tượng, một quá trình, một xu thế liên kết trong quan hệ quốc tế làm tăng sự
phụ thuộc lẫn nhau về nhiều mặt của đời sống xã hội (từ kinh tế, chính trị, an ninh, văn
hoá đến môi trường, v.v…) giữa các quốc gia. Theo nghĩa hẹp, toàn cầu hoá là một
khái niệm kinh tế chỉ quá trình hình thành thị trường toàn cầu làm tăng sự tương tác và
phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc gia.
1.1.2. Nội dung của toàn cầu hóa
Nếu tiếp cận toàn cầu hóa từ góc độ mang tính khái quát, toàn cầu hóa được thể
hiện qua 3 dấu hiệu sau đây:
Thứ nhất, toàn cầu hóa thể hiện qua sự gia tăng ngày càng mạnh mẽ của các
luồng giao lưu quốc tế về hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất như vốn, công
nghệ, nhân công... Có thể nói thương mại quốc tế là thước đo đầu tiên của mức độ

3
Globalization refers to the increasing unification of the world's economic order through reduction of such
barriers to international trade as tariffs, export fees, and import quotas. The goal is to increase material wealth,
goods, and services through an international division of labor by efficiencies catalyzed by international relations,
specialization and competition. It describes the process by which regional economies, societies, and cultures
have become integrated through communication, transportation, and trade. The term is most closely associated
with the term economic globalization: the integration of national economies into the international economy
through trade, foreign direct investment, capital flows, migration, the spread of technology, and military
presence.[1] However, globalization is usually recognized as being driven by a combination of economic,
technological, sociocultural, political, and biological factors.[2] The term can also refer to the transnational
circulation of ideas, languages, or popular culture through acculturation. An aspect of the world which has gone
through the process can be said to be globalized. (http://en.wikipedia.org/wiki/Globalization)
4
Globalization is the integration of different societies, cultures and economies. In economic terms, globalization
is the creation of a common global market, where the exchange of goods and services between nations is not
restricted.
(http://www.whatisglobalization.org/#read)

5
toàn cầu hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau của các nước. Khi các nước trao đổi hàng hóa
và dịch vụ cho nhau đó cũng chính là quá trình các nước xóa nhòa dần sự biệt lập giữa
các nền kinh tế quốc gia. Thương mại thế giới đã tăng lên nhanh chóng. Trong vòng
100 năm từ 1850 – 1948, thương mại thế giới tăng lên 10 lần, trong giai đoạn 50 năm
tiếp theo từ 1948 -1997, tăng 17 lần. Từ giữa thập niên 1970 đến giữa thập niên 1990,
mức tăng bình quân của xuất khẩu thế giới là 4,5%. Trong giai đoạn này, đánh dấu bắt
đầu từ năm 1985, hàng năm tốc độ tăng bình quân của xuất khẩu hàng hóa thế giới là
6,7%, trong khi đó sản lượng thế giới chỉ tăng lên 6 lần. Sự phát triển của thương mại
thế giới và khoảng cách ngày càng tăng giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ phát
triển thương mại quốc tế thể hiện mức độ toàn cầu hóa ngày càng cao.
Sự phát triển trao đổi dịch vụ giữa các nước ngày càng có vị trí quan trọng
trong thương mại quốc tế và đóng góp tích cực vào xu hướng toàn cầu hóa. Trong
vòng 10 năm từ 1986 đến 1996, thương mại dịch vụ thế giới tăng gấp gần 3 lần, từ 449
tỷ USD lên 1.260 tỷ USD. Các nước phát triển có mức tăng thương mại dịch vụ cao
gấp 3 lần so với mức tăng thương mại hàng hóa và trở thành khu vực đóng góp chủ
yếu vào GDP (Hoa Kỳ là 76%, Canada là 80%, Nhật Bản là 65%, EC là 64%).
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và sự di chuyển tư bản (vốn và tiền tệ) giữa
các nước là một yếu tố ngày càng quan trọng đối với từng nền kinh tế quốc gia nói
riêng và toàn bộ nền kinh tế thế giới nói chung. Các luồng FDI có tốc độ tăng nhanh
hơn cả mức tăng của thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế, đóng góp quan trọng
vào sự phát triển của toàn cầu hóa. Trong những năm 1970, các luồng FDI hàng năm ở
vào khoảng 27 – 30 tỷ USD; trong nửa đầu của thập niên 1980, con số này là 50 tỷ
USD; trong nửa cuối của thập niên của 1980 là 170 tỷ USD; năm 1995 gần 400 tỷ
USD, 1998 là 845 tỷ USD, năm 2000 vượt trên 1.000 tỷ USD, năm 2007 là 1.900 tỷ
USD. Đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ tăng nhanh, hiện nay chiếm khoảng 50%. Cac luồng
FDI vào các nước phát triển chiếm ¾ tổng số FDI trên thế giới. Tuy nhiên, đầu tư vào
lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, gắn với luồng lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ bên
trong hệ thống của các công ty đa quốc, xuyên quốc gia vào các nước đang phát triển
từ năm 1990 có xu hướng tăng lên.
Thứ hai, toàn cầu hóa thể hiện qua sự hình thành và phát triển các thị trường
thống nhất trên phạm vi khu vực và toàn cầu. Trong thời gian nửa đầu của thập kỷ
1990, theo thống kê của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) có tới 33 thỏa thuận
liên kết kinh tế khu vực dưới dạng các thỏa thuận thương mại ưu đãi, khu vực mậu
dịch tự do, liên minh thuế quan, liên minh kinh tế được ký kết đã thông báo cho Ban
thư ký của WTO. Số lượng này nhiều gấp 3 lần số lượng các thỏa thuận được ký trong
thập kỷ 1980 và bằng gần 1/3 tổng số các thỏa thuận liên kết khu vực được ký trong
giai đoạn 1947 – 1995. Riêng trong giai đoạn từ 2000 – 2008, có trên 140 thỏa thuận

6
liên kết khu vực đã được thông báo cho WTO. Cùng với các thỏa thuận trên, nhiều tổ
chức hợp tác kinh tế đa phương thế giới và khu vực đã ra đời, ngày càng được tăng
cường về số lượng và cơ chế tổ chức. Theo số liệu thống kê của Liên minh các Tổ
chức Quốc tế, nếu như tính vào năm 1909, số lượng các tổ chức quốc tế trên toàn cầu
chỉ là 213 thì đến năm 1960, con số này là 1.422 tổ chức, năm 1981 là 14.273, năm
1991 là 28.200; năm 2001 là 55.282 và 2006 là 58.859 tổ chức. Trên phạm vi toàn cầu,
ngoài các tổ chức kinh tế - tài chính được thành lập trước đây như hệ thống các tổ
chức thuộc Liên Hợp quốc, năm 1995, trên cơ sở Hiệp định chung về Thương mại và
Thuế quan (GATT), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã được hình thành. Tính
đến tháng 3 năm 2013, WTO có 159 thành viên, chiếm tới trên 90% tổng giá trị
thương mại thế giới. Ở phạm vi khu vực, các tổ chức và cơ chế liên kết kinh tế cũng
được tăng cường. Tại Châu Âu, Liên minh Châu Âu EU với số lượng 27 nước thành
viên hiện nay đã trở thành một liên kết quốc tế chặt chẽ toàn diện ở hầu hết mọi lĩnh
vực. Ở Châu Á-Thái Bình Dương, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Hiệp
hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình
Dương (APEC)... đã ra đời và ngày càng tích cực đóng góp vào quá trình tăng cường
liên kết quốc tế về thương mại trong khu vực. Tại Châu Mỹ, ta có thể sự hình thành
liên kết khu vực qua việc hình thành Khu vực mậu dịch tự do Bắc Hoa Kỳ (NAFTA),
Hiệp hội liên kết Hoa Kỳ La Tinh (LAIA), Thị trường chung Nam Hoa Kỳ
(MERCOSUR), nhóm các nước ANDEAN, Cộng đồng Caribe và Thị trường chung
(CARICOM), Thị trường chung Trung Hoa Kỳ (CACM)... Tại Châu Phi, Cộng đồng
kinh tế các nước Tây Phi (ECOWAS), Liên minh kinh tế và thuế quan Trung Phi
(UDEAC), Cộng đồng phát triển miền Nam Châu Phi (SADC), Liên minh Châu Phi
(AU) là những nỗ lực để hình thành những khối thị trường chung và thống nhất trong
khu vực.
Thứ ba, toàn cầu hóa thể hiện qua sự gia tăng số lượng, quy mô và vai trò ảnh
hưởng các công ty xuyên quốc gia tới nền kinh tế thế giới. Theo số liệu của
UNCTAD, năm 1998 có 53.000 công ty xuyên quốc gia với 450.000 công ty con ở
nhiều nước khác nhau trên thế giới. Năm 2000, trên thế giới có khoảng 63.000 công
ty xuyên quốc gia với 700.000 các công ty con ở khắp các nước. Năm 1995, các công
ty xuyên quốc gia bán ra một lượng hàng hóa và dịch vụ có giá trị bằng 7.000 tỷ
USD. Năm 1999, tổng doanh số ban ra của công ty xuyên quốc gia đã đạt đến giá trị
14.000 tỷ USD. Hiện nay, các công ty xuyên quốc gia chi phối và kiểm soát trên
80% thương mại thế giới, 4/5 nguồn vốn đầu tư trực tiếp ở nước ngoài và 9/10 kết
quả nghiên cứu chuyển giao công nghệ trên thế giới. Hệ thống dày đặc các công ty
xuyên quốc gia này không những đã tạo ra một bộ phận quan trọng của lực lượng sản

7
xuất thế giới mà còn liên kết các quốc giá lại với nhau ngày càng chặt chẽ hơn, góp
phần làm cho quá trình toàn cầu hóa trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.
Nếu tiếp cận toàn cầu hóa dưới góc nhìn của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế,
toàn cầu hóa có thể nhìn nhận ở góc độ toàn cầu hóa thị trường và toàn cầu hóa quá
trình sản xuất.
Toàn cầu hóa các thị trường (The globalization of markets)
Toàn cầu hóa các thị trường đề cập tới việc gắn kết (hợp nhất) các thị trường
quốc gia vốn riêng rẽ và tách biệt thành một thị trường rộng lớn mang tính toàn cầu.
Việc hạ thấp các hàng rào đối với hoạt động thương mại giữa các nước giúp cho việc
bán hàng hóa trên phạm vi quốc tế trở nên dễ dàng hơn. Đôi khi có những ý kiến cho
rằng sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng ở các quốc gia khác nhau đang dần trở
nên có sự đồng nhất, điều này giúp cho tạo nên thị trường toàn cầu. Các sản phẩm tiêu
dùng như thẻ tín dụng Citigroup, đồ uống Coca – Cola, các trò chơi video Sony
PlayStation, bánh humberger McDonald’s, và cà phê Starbucks thường được lấy làm
ví dụ điển hình cho xu hướng này. Các doanh nghiệp như Citygroup, Coca-Cola,
McDonald’s, Starbucks và Sony không đơn thuần chỉ là những người được hưởng lợi
mà còn là những nhân tố tạo thuận lợi cho sự phát triển của xu hướng này. Bằng việc
cung cấp các sản phẩm cơ bản ra thị trường nước ngoài, họ đang góp phần giúp tạo
nên một thị trường toàn cầu. Một doanh nghiệp không cần phải có quy mô khổng lồ
như một tập đoàn đa quốc gia mới có thể gặp thuận lợi và thu được lợi ích từ việc toàn
cầu hóa các thị trường. Ví dụ như ở Mỹ, gần 90% số lượng các doanh nghiệp có hoạt
động xuất khẩu là những doanh nghiệp quy mô nhỏ với số lượng lao động ít hơn 100
người, và tỷ trọng của họ trong tổng sản lượng xuất khẩu của Mỹ đang tăng dần trong
suốt thập niên vừa qua và hiện đang vượt quá 20%. Các doanh nghiệp với số lượng lao
động ít hơn 500 người chiếm khoảng 97% số lượng các nhà xuất khẩu của Mỹ và
chiếm 30% trong tổng giá trị xuất khẩu. Điển hình trong số đó là Hytech, nhà sản xuất
tấm nền năng lượng mặt trời có trụ sở tại New York đạt doanh thu hàng năm là 3 triệu
USD và 40% trong số đó là từ việc xuất khẩu sang 5 quốc gia khác. Hay B&S Aircraft
Alloys một doanh nghiệp khác ở New York cũng là ví dụ phù hợp khi mà 40% trong
con số 8 triêu USD doanh thu hàng năm cũng đến từ hoạt động xuất khẩu. Tình trạng
này cũng tương tự như ở một số quốc gia khác. Ví dụ như ở Đức, các doanh nghiệp
với ít hơn 500 lao động chiếm khoảng 30% số lượng các doanh nghiệp có hoạt động
xuất khẩu của quốc gia này. Bất chấp sự phổ biến của thẻ tín dụng Citygroup, bánh
humberger Mc Donald’s hay cà phê Starbucks, cần lưu ý rằng không nên đẩy quan
điểm tiếp cận đi quá xa khi cho rằng các thị trường quốc gia sẽ bị thay thế hoàn toàn
bằng thị trường toàn cầu. Có nhiều khác biệt đáng kể tồn tại giữa thị trường các nước
theo các yếu tố liên quan, bao gồm sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng, các kênh

8
phân phối, hệ thống các giá trị văn hóa, hệ thống kinh doanh và các quy định pháp lý.
Các khác biệt này thường đòi hỏi khi đưa ra chiến lược marketing, đặc trưng sản
phẩm, và tác nghiệp trong thực tế cần có những điều chỉnh cho phù hợp nhất với điều
kiện thực tế ở mỗi quốc gia. Ví dụ như các công ty ô tô sẽ xúc tiến bán các mẫu xe
khác nhau căn cứ theo các yếu tố như chi phí nhiên liệu ở địa phương đó, mức thu
nhập, tình trạng tắc nghẽn giao thông, và các giá trị văn hóa. Tương tự như vậy, nhiều
doanh nghiệp cần điều chỉnh định hướng sản phẩm và tác nghiệp giữa các quốc gia tùy
theo sở thích và thị hiếu của từng nơi. Toàn cầu hóa thị trường hiện nay chủ yếu không
phải dành cho các sản phẩm tiêu dùng – khi mà giữa các quốc gia vẫn có những khác
biệt về sở thích và thị hiếu và đây vẫn là những nhân tố quan trọng góp phần kìm hãm
xu hướng toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa các thị trường hiện này chủ yếu dành cho các
hàng hóa và vật liệu công nghiệp đáp ứng cho nhu cầu trên phạm vi toàn cầu. Điều này
bao gồm thị trường cho các hàng hóa như nhôm, dầu mỏ, và lúa mì; thị trường đối với
các sản phẩm công nghiệp như vi mạch, DRAMs (chip nhớ của máy tính), và máy bay
thương mại; thị trường cho phần mềm máy tính; và các thị trường đối với các loại tài
sản tài chính từ như tài sản của Mỹ, trái phiếu Châu Âu, đồng peso Mehico. Ở nhiều
thị trường toàn cầu, các doanh nghiệp cùng ngành thường đương đầu với nhau ở các
thị trường quốc gia. Ví dụ như hai đối thủ kình địch trên phạm vi toàn cầu là Coca
Cola và PepsiCo, hay như giữa Ford và Toyota, Boeing và Airbus, Caterpillar và
Komatsui trong lĩnh vực thiết bị đào đất, hay Sony, Nintendo và Microsoft trong lĩnh
vực trò chơi video. Nếu một doanh nghiệp tiến vào một thị trường nơi các đối thủ cạnh
tranh chưa tiếp cận thì chắc chắn các doanh nghiệp kình địch sẽ theo chân vào thị
trường này để ngăn chặn đối thủ của mình thu được lợi ích và chiếm ưu thế. Do các
công ty nối đuôi nhau trên phạm vi toàn cầu nên họ thương mang theo mình các tài sản
để phục vụ hoat động sản xuất và kinh doanh ở các thị trường các quốc gia, bao gồm
các sản phẩm, chiến lược hoạt động, chiến lược tiếp thị, các tên nhãn hiệu, tạo nên tính
đồng nhất ở khắp các thị trường. Vì thế, tính đồng nhất ngày một tăng lên và dần thay
thế cho tính đa dạng. Ngày một nhiều các lĩnh vực sản xuất, khái niệm thị trường Đức,
thị trường Mỹ, thị trường Brazin hay thị trường Nhật Bản dường như không còn tồn tại
nữa mà thay vào đó đối với nhiều doanh nghiệp chỉ tồn tại duy nhất một thị trường
toàn cầu.
Toàn cầu hóa hoạt động sản xuất (The globalization of production)
Toàn cầu hóa hoạt động sản xuất đề cập đến việc sử dụng các nguồn lực về
hàng hóa và dịch vụ từ các địa điểm khác nhau ở khắp nơi trên thế giới nhằm khai thác
những lợi ích do sự khác biệt giữa các quốc gia về chi phí và chất lượng của các yếu tố
phục vụ sản xuất như (lao động, năng lượng, đất đai và vốn). Bằng cách này, các công
ty hy vọng có thể hạ thấp cấu trúc chi phí chung/hoặc cải thiện chất lượng hoặc tăng

9
khả năng chuyên môn hóa các chức năng trong hoạt động sản xuất, điều này cho phép
các doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả hơn. Xem xét trường hợp đối với mẫu máy bay
thương mại 777 của hãng Boeing. Có tám nhà cung cấp Nhật Bản tham gia sản xuất
các phần như thân, cửa và cánh máy bay; một doanh nghiệp từ Singapore cung cấp cửa
cho càng hạ cánh; ba nhà cung cấp từ Italia chế tạo vỏ cánh máy bay… Tổng cộng có
khoảng 30% giá trị của chiếc máy bay 777 được cung cấp bởi các công ty nước ngoài.
Đối với chiếc máy bay 787, Boeing còn định đẩy mạnh xu hướng này nhiều hơn, họ
dự định tới 65% giá trị của chiếc máy bay sẽ được thuê ngoài từ các công ty nước
ngoài và 35% trong số đó sẽ đến từ 3 công ty lớn của Nhật Bản. Một phần lý do căn
bản của Boeing khi thuê ngoài khá nhiều trong hoạt động sản xuất đó là vì các nhà
cung ứng nước ngoài này thực sự là những doanh nghiệp giỏi nhất trong lĩnh vực
chuyên môn của họ. Một mạng lưới toàn cầu các nhà cung cấp sẽ tạo ra những sản
phẩm cuối cùng tốt hơn, điều này cho phép Boeing có thêm cơ hội dành thị phần nhiều
hơn trong tổng đơn hàng máy bay thương mại so với đối thủ chính của họ là Airbus.
Bên cạnh đó, việc Boeing outsource một số hoạt động sản xuất ở các nước khác là
nhằm tăng cơ hội dành được các đơn hàng quan trọng
từ các hãng hàng không có trụ sở ở nước đó.
Một ví dụ khác về mạng lưới các hoạt động toàn cầu, hãy xem xét chiếc laptop
X31 của IBM. Sản phầm này được các kỹ sư của IBM thiết kế tại Mỹ vì IBM tin rằng
đây là địa điểm tốt nhất cho việc thiết kế các mẫu sản phẩm. Vỏ máy, bàn phím và ổ
đĩa cứng được sản xuất tại Thái Lan; màn hình hiển thị và bộ nhớ được sản xuất tại
Hàn Quốc; card không dây gắn trong được sản xuất tại Malaysia, và vi mạch xử lý
được chế tạo tại Mỹ. Trong mỗi case, các linh kiện này được sản xuất tại các địa điểm
tối ưu với các khoản chi phí sản xuất và vận chuyển. Các linh kiện này sẽ được chuyển
tới bộ phận của IBM tại Mehico để lắp ráp trước khi được chuyển về Mỹ để tiêu thụ.
IBM thực hiện việc lắp ráp máy tính ThinkPad tại Mehico vì các nhà quản lý tính toán
rằng do chi phí nhân công ở quốc gia này khá rẻ, nên họ có thể giảm thiểu chi phí lắp
ráp khi thực hiện tại đây. Chiến lược marketing và bán hàng đối với thị trường Bắc Mỹ
do nhân sự của IBM tại Mỹ xây dựng và phát triển, chủ yếu là do công ty này tin rằng
dựa trên sự am hiểu về thị trường địa phương, nhân sự của IBM ở Mỹ sẽ tạo thêm giá
trị cho sản phẩm thông qua các nỗ lực marketing của họ hơn là nhân sự ở nơi khác.
(Năm 2005, bộ phận kinh doanh các sản phẩm máy tính cá nhân của IBM, bao gồm cả
ThinkPad, đã được công ty Lenovo của Trung Quốc mua lại và công ty này đã nhanh
chóng chuyển trụ sở chính của mình về Mỹ vì tin rằng đây là nơi tốt nhất đề điều hành
công việc kinh doanh). Trong khi các hoạt động thuê ngoài (outsource) chủ yếu như
Boeing và IBM giới hạn đối với các doanh nghiệp chế tạo thì ngày càng nhiều công ty
tận dụng sự tiến bộ của công nghệ truyền thông, đặc biệt là Internet để outsource các
hoạt động dịch vụ sang các nhà sản xuất với chi phí thấp ở các nước khác. Ví dụ,
Internet cho phép các bệnh viện ở Mỹ thuê ngoài (outsource) công việc liên quan đến

10
chẩn đoán bệnh thông qua phim chụp sang Ấn Độ, nơi mà hình ảnh của chụp cộng
hưởng từ và các phương pháp tương tự được phân tích vào ban đêm khi các bác sĩ điều
trị ở Mỹ ngủ và kết quả sẵn sàng cho họ vào sáng hôm sau. Tương tự như vậy vào
tháng 12 năm 2003, IBM tuyên bố công ty này sẽ chuyển công việc của khoảng 4,300
kỹ sư phần mềm từ Mỹ sang Ấn Độ và Trung Quốc (sản xuất phần mềm được coi là
một loại hoạt động dịch vụ). Nhiều công ty phần mềm hiện đang sử dụng kỹ sư người
Ấn Độ để thực hiện chức năng bảo trì đối với các phần mềm được thiết kế tại Mỹ. Do
sự khác biệt về thời gian, các kỹ sư Ấn Độ có thể thực hiện công việc kiểm tra
debugging đối với các phần mềm được viết ở Mỹ khi các kỹ sư bên Mỹ đi ngủ, và
chuyển các mã đã được sửa lỗi về Mỹ thông qua kết nối Internet được bảo mật và sẵn
sàng cho các kỹ sư bên Mỹ tiếp tục công việc vào ngày hôm sau. Việc phân tách các
hoạt động tạo ra giá trị theo cách này có thể rút ngắn thời gian và giảm chi phí cần
thiết để phát triển các chương trình phần mềm mới. Các doanh nghiệp khác từ các
công ty sản xuất máy tính đến các ngân hàng cũng đang thực hiện việc outsource các
chức năng dịch vụ khách hàng, chẳng hạn như trung tâm giải đáp điện thoại, sang các
quốc gia đang phát triển nơi mà chi phí lao động rẻ hơn. Robert Reich người đã từng
đảm nhiệm vị trí bộ trưởng lao động dưới thời chính quyền Clinton, cho rằng xu
hướng mà các công ty như Boeing, Microsoft hay IBM đang thực hiện dẫn tới kết quả
là giờ đây nhiều trường hợp không còn thích hợp khi nói đến hàng hóa của Mỹ, của
Nhật Bản, của Đức hay của Hàn Quốc. Theo Reich, khi việc outsourcing các hoạt
động sản xuất sang các nhà cung ứng khác đang ngày một tăng như hiện nay thì kết
quả tất yếu của hoạt động toàn cầu hóa, người ta đã đề cập đến “sản phẩm toàn cầu”.
Tuy nhiên, giống như với việc toàn cầu hóa các thị trường, người ta cũng phải cẩn
trọng tránh việc đẩy toàn cầu hóa hoạt động sản xuất đi quá xa. Có rất nhiều trở ngại
gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi họ tìm cách phân tán hoạt động sản xuất ra
nhiều nơi trên phạm vi toàn cầu một cách tối ưu. Những trở ngại này bao gồm các rào
cản chính thức hoặc không chính thức cản trở hoạt động thương mại giữa các nước,
các rào cản đối với đầu tư nước ngoài, chi phí vận chuyển và các vấn đề liên quan đến
rủi ro kinh tế và chính trị. Ví dụ, như các quy định của Chính phủ hạn chế việc các
bệnh viện thực hiện outsource công việc chẩn đoán bệnh qua ảnh chụp cộng hưởng từ
sang các nước đang phát triển nơi mà chi phí cho bác sĩ Xquang rẻ hơn. Tuy nhiên,
chúng ta đang tiến bước về một tương lai được đặc trưng bởi toàn cầu hóa các thị
trường và hoạt động sản xuất. Các doanh nghiệp hiện đại đóng vai trò nhân tố quan
trọng trong xu thế này khi các hoạt động của họ góp phần thúc đẩy toàn cầu hóa. Tuy
vậy, các doanh nghiệp này cũng phản ứng lại một cách hiệu quả với những thay đổi về
điều kiện trong môi trường hoạt động.
1.1.3. Các nhân tố thúc đẩy toàn cầu hóa
Có hai nhân tố chính thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa, đó là việc dỡ bỏ các rào
cản trong các hoạt động thương mại và đầu tư ở các lĩnh vực; và sự phát triển của cách
mạng khoa học và công nghệ.

11
Việc dỡ bỏ các rào cản trong các hoạt động thương mại, đầu tư, dịch vụ, công
nghệ, sở hữu trí tuệ giữa các nước và lãnh thổ trên phạm vi khu vực và toàn cầu cùng
với sự hình thành và tăng cường các quy định, nguyên tắc, luật lệ chung với cơ chế tổ
chức để điều chỉnh và quản lý các hoạt động, giao dịch kinh tế quốc tế theo hướng tự
do hoá là động lực quan trọng thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa. Đối với lĩnh vực hàng
hóa, trong khuôn khổ của Hiệp định GATT, thương mại hàng hóa là lĩnh vực thể hiện
rõ nét nhất việc dỡ bỏ các rào cản theo hướng tự do hóa. Từ năm 1947 đến nay đã diễn
ra 8 vòng đàm phán để cắt giảm thuế quan. Kết quả của các vòng đàm phán đã đưa
thuế quan của các nước công nghiệp phát triển giảm xuống từ 40% năm 1947 xuống
còn gần 10% vào cuối thập niên 1960 và dưới 4% sau khi hoàn thành thực hiện các
cam kết của vòng đàm phán Urugoay. Hiệp định đạt được tại vòng đàm phán Urugoay
làm giảm tới 38% mức thuế quan của hàng nghìn mặt hàng trên thế giới. Về hàng rào
phi thuế quan, tổ chức WTO cũng như các khuôn khổ khu vực đều đưa vào trong
chương trình đàm phán. Vòng đàm phán Urugoay đã đề cập tới một các lĩnh vực liên
quan tới các hàng rào phí thuế quan như biện pháp vệ sinh an toàn và kiểm dịch động
thực vật, các rào cản kỹ thuật, các quy định về định giá hải quan, quy tắc xuất xứ...
Trên phạm vi khu vực, hàng rào thuế quan nội khối đã được gỡ bỏ như trong EU,
NAFTA, AFTA. Đối với lĩnh vực thương mại dịch vụ, Hiệp định GATS trong khuôn
khổ của WTO là nỗ lực đầu tiên nhằm xây dựng các quy định trên phạm vi toàn cầu để
quản lý các luồng lưu chuyển dịch vụ giữa các quốc gia. Hiệp định đã đưa ra các
nguyên tắc mang tính chất khung, dựa vào đó các nước đưa ra những cam kết cụ thể
về mở cửa và tiếp cận thị trường.
Sự phát triển của cách mạng khoa học và công nghệ có tác động mạnh mẽ
tới quá trình toàn cầu hóa, là động lực quan trọng thúc đẩy quá trình này. Những tiến
bộ của khoa học – kỹ thuật và công nghệ bao gồm những phát minh, sáng chế, các
biện pháp kỹ thuật tiên tiến, các giống mới, các phương pháp công nghệ hiện đại, các
lý thuyết và phương thức quản lý mới trong mọi lĩnh vực được áp dụng vào thực tiễn
sản xuất, kinh doanh làm tăng năng suất lao động, tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm
thặng dư cho xã hội với chi phí thấp hơn, giá rẻ hơn, tạo ra tiền đề thúc đẩy sự hình
thành và phát triển sự phân công, chuyên môn hóa lao động, sản xuất và kinh doanh
theo ngành nghề, vùng lãnh thổ và giữa các quốc gia. Nhờ đó, thương mại và trao đổi
quốc tế về hàng hóa, dịch vụ, vốn, lao động và tri thức ngày một tăng.
Sự phát triển của khoa học – công nghệ, đặc biệt là cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai đã mở đường cho sự hình thành và phát triển nhanh
chóng của thị trường thế giới. Nếu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất chủ yếu
dựa vào máy hơi nước, sắt và than thì cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai chủ yếu
dựa vào máy chạy bằng nhiên liệu lỏng, điện và năng lượng nguyên tử và những vật

12
liệu đặc biệt: kim loại không sắt, chất dẻo, sợi hóa chất, đặc biệt là dựa vào những
thành tựu của lĩnh vực thông tin và phương thức quản lý mới. Việc ứng dụng các tiến
bộ khoa học công nghệ trong ngành giao thông và kỹ thuật thông tin làm cho thế giới
bị thu nhỏ lại về không gian và thời gian. Các chi phí về vận tải, về thông tin ngày
càng giảm, sự cách trở về địa lý dần được khắc phục, các quốc gia và dân tộc trở nên
gần gũi hơn với những hình ảnh và thông tin được truyền hình liên tục về các sự kiện
đang xẩy ra ở mọi nơi trên trái đất.
Trong thế kỷ XIX, sự ra đời của đường sắt đã làm giảm chi phí vận tải khoảng
85 – 95%. Trong khoảng 10 – 15 năm, phí vận tải đường biển đã giảm khoảng 70%;
phí vận tải hàng không giảm mỗi năm khoảng 3 – 4%. Sự phát triển của máy tính cá
nhân và thương mại điện tử đã diễn ra với tốc độ nhanh chóng hơn. Năng suất trong
ngành công nghệ thông tin suốt trên ba thập kỷ tăng khoảng 5% một năm, cao gấp 5
lần so với tốc độ tăng năng suất chung của tất cả các ngành. Dưới tác động của cuộc
cách mạng công nghệ về công nghệ thông tin, kinh tế tri thức đang hình thành trong đó
tri thức trở thành một lực lượng sản xuất ngày càng quan trọng, chiếm tỷ trọng ngày
càng lớn trong nền kinh tế nói chung và từng loại hàng hóa và dịch vụ được sản xuất
và tiêu thục trên thị trường quốc tế nói riêng.
Khoa học và công nghệ từ cuối thập niên 1970 đã trở thành lực lượng sản xuất
trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất toàn cầu, làm thay đổi hầu hết mọi mặt hoạt
động sản xuất cả về lượng và chất và mang tính quốc tế hóa cao độ. Cuộc cách mạng
khoa học công nghệ này đã làm cho nền kinh tế thế giới phát triển với tốc độ trên
3%/năm trong vòng hơn 20 năm. Hai cuộc cách mạng công nghiệp trước đây đã mang
lại những biến đổi to lớn trong đời sống kinh tế và xã hội toàn cầu, đặc biệt là sự phát
triển nhanh chóng của sản xuất, tạo ra nguồn của cải phong phú cho loài người. Tuy
nhiên, với hai cuộc cách mạng đầu tiên, hàm lượng vật chất (năng lượng, nguyên
nhiên liệu, thiết bị máy móc, vốn và lao động) vẫn chiếm phần lớn trong một sản
phẩm. Với cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện nay, hàm lượng vật chất trong
các sản phẩm ngày càng giảm, hiện nay chỉ còn chiếm tỷ lệ bình quân từ 25 – 30%
trong một sản phẩm, phần còn lại là hàm lượng tri thức. Đặc điểm này cũng thể hiện
tính toàn cầu, tính quốc tế hóa của hoạt động lao động sản xuất ngày càng cao.
Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ lần thứ ba gắn với sự ra đời của những
công nghệ cao trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực sinh học, thông tin, tự động
hóa, vật liệu mới và năng lực.
Trong lĩnh vực sinh học, việc khám phá ra cấu trúc ADN, hiểu biết được mật
mã của sự sống là một bước ngoặt trong lịch sử sinh học. Với những kỹ thuật về di
truyền học, về gien và nuôi cấy tế bào, nhiều loại giống cây trồng, vật nuôi và nguồn
dinh dưỡng mới được tạo ra, góp phần nâng cao năng suốt nông nghiệp, tạo ra lương

13
thực và thực phẩm dồi dào cho con người sử dụng và trao đổi. Trong vòng ba thập kỷ,
sản xuất lương thực thế giới tăng trên 100% trong khi dân số tăng trên 60%.
Lĩnh vực thông tin chứng kiến những tiến bộ phi thường, đóng vai trò quan
trọng trong việc thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa. Với hệ thống các phương tiện và kỹ
thuật thông tin hiện đại, cách mạng thông tin toàn cầu như điện thoại, fax, Internet...
mối liên hệ qua lại và giao dịch giữa các cá nhân và doanh nghiệp ở mọi nơi trên thế
giới trở nên nhanh chóng, thường xuyên và thuận tiện với chi phí ngày càng giảm dần;
biên giới giữa các quốc gia trên nhiều phương diện đã và đang bị xóa mờ. Sự biến đổi
trong lĩnh vực thông tin, đặc biệt đã biến thông tin trở thành môt thứ hàng hóa, truyền
thông trở thành một trong những ngành công nghiệp hàng đầu trên thế giới. Nhờ vào
công nghệ thông tin, thương mại điện tử ra đời và phát triển ngày càng mạnh mẽ. Nhờ
vào công nghệ thông tin, phương thức tổ chức và quản lý sản xuất – kinh doanh đã
thay đổi vô cùng nhanh chóng. Một số nhà phân tích dự đoán rằng “Nền kinh tế điện
tử„ sẽ tạo ra nhiều công ty với quy mô nhỏ, hoạt động thông qua mạng điện tử với cơ
chế tạm thời hoặc không cần phải có một trụ sở làm việc chung.
Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ cũng tạo ra nhiều loại vật liệu mới có
chất lượng tốt hơn, chi phí thấp hơn thay thế những vật liệu truyền thống. Từ những
năm 1980 cho đến nay, thế giới đã tăng cường sử dụng những nguồn năng lượng và
vật liệu mới, khiến cho lượng dầu lửa do các nước công nghiệp tiêu thụ giảm đi trung
bình 1 tỷ tấn/năm. Tỷ lệ nguồn điện nguyên tử, thủy điện, năng lượng mặt trời được sử
dụng ngày càng cao trong sản xuất và đời sống. Các vật liệu mới như chất dẻo đặc
biệt, vật liệu tổng hợp, sợi quang học, gốm sứ... thay thế ngày càng nhiều nguyên liệu
truyền thống. Tự động hóa cũng trở thành một nét đặc trưng của khoa học – công
nghệ, nhiều khâu trong sản xuất được tự động hóa, lập trình khoa học.

1.2. Khái quát về kinh doanh quốc tế


1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động kinh doanh quốc tế
Ngày nay, nhiều doanh nghiệp ở các quốc gia trên thế giới thực hiện mở rộng
hoạt động kinh doanh vượt ra khỏi biên giới quốc gia của mình. Ví dụ:
- Honda (Nhật Bản) xây dựng các nhà máy lắp ráp ô tô, xe máy và hệ thống các
cửa hàng bán lẻ tại thị trường Việt Nam.
- Viettel (Việt Nam) đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở dịch vụ viễn thông và cung
cấp dịch vụ viễn thông tại Campuchia, Lào, Haiti, Mozambic,...
- Quá trình mở rộng hoạt động sang thị trường Việt Nam của HSBC: Với trụ sở
chính tại Luân Đôn, Tập đoàn HSBC có 7.200 văn phòng tại 85 quốc gia và vùng lãnh
thổ. Tổng giá trị tài sản của Tập đoàn tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2011 là 2.556 tỉ
đô la Mỹ. Năm 1870 HSBC mở văn phòng đầu tiên tại Sài Gòn (nay là TP. Hồ Chí
Minh). Tháng 8 năm 1995, chi nhánh TP. Hồ Chí Minh được cấp phép hoạt động và

14
cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính ngân hàng. HSBC khai trương chi nhánh Hà Nội
và thành lập Văn phòng Đại diện tại Cần Thơ vào năm 2005.
Ngày 29 tháng 12 năm 2005, HSBC mua 10% cổ phần của Ngân hàng Cổ phần
Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), một trong các ngân hàng thương mại cổ phần
lớn nhất tại Việt Nam xét về vốn. Tháng 07 năm 2007, HSBC mua thêm 5% cổ phần
tại Techcombank. Tháng 09 năm 2008, HSBC hoàn tất việc nâng cổ phần sở hữu tại
Techcombank từ 15% lên 20%, trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam
sở hữu 20% cổ phần tại một ngân hàng trong nước.
Tháng 09 năm 2007, HSBC ký hợp đồng mua 10% cổ phần của Tập Đoàn Bảo
Việt, tập đoàn bảo hiểm và tài chính hàng đầu của Việt Nam và trở thành đối tác chiến
lược nước ngoài duy nhất của Bảo Việt. Tháng 10 năm 2009, HSBC ký thoả thuận
tăng tỷ lệ cổ phần nắm giữ tại Bảo Việt từ mức 10% lên 18% với trị giá 1,88 nghìn tỷ
đồng (khoảng 105,3 triệu Đôla Mỹ).
Ngày 01 tháng 01 năm 2009, HSBC chính thức đưa ngân hàng con đi vào hoạt
động, trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên đưa ngân hàng con vào hoạt động tại
Việt Nam sau khi nhận được giấy phép của Ngân hàng Nhà Nước để thành lập Ngân
hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam vào tháng 09 năm 2008. Ngân hàng mới có
tên Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) đặt trụ sở chính ở tòa nhà
Metropolitan, 235 Đồng Khởi, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Với số vốn đăng kí
3.000 tỷ đồng, Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) thuộc 100% sở
hữu của Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải, đơn vị sáng lập và thành viên chính
thức của tập đoàn HSBC.
Tính đến tháng 7 năm 2011, mạng lưới hoạt động của HSBC Việt Nam mở
rộng lên đến 16 điểm trên toàn quốc bao gồm một hội sở, một chi nhánh và năm phòng
giao dịch tại thành phố Hồ Chí Minh; một chi nhánh, ba phòng giao dịch và một quỹ
tiết kiệm tại Hà Nội và bốn chi nhánh tại Bình Dương, Cần Thơ, Đà Nẵng và Đông
Nai.
(http://www.hsbc.com.vn/1/2/about-hsbc/about_HSBC )
Qua đó cho thấy, các doanh nghiệp không chỉ tập trung cung cấp hàng hóa, dịch
vụ cho khách hàng tại thị trường trong nước mà còn thực hiện xuất khẩu hàng hóa,
dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở thị trường nước ngoài. Không chỉ thực
hiện hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp còn đầu tư vốn, công nghệ sang thị trường
nước ngoài để cung cấp hàng hóa và dịch vụ, tìm kiếm những cơ hội để phát triển hoạt
động kinh doanh, tăng doanh thu, lợi nhuận. Khi hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp vượt ra khỏi biên giới của quốc gia, mang tầm quốc tế, đó chính là lúc các
doanh nghiệp đang thực hiện các hoạt động kinh doanh quốc tế. Có một số cách hiểu
về “Kinh doanh quốc tế” như sau:

15
Kinh doanh quốc tế là tất cả các giao dịch mang tính thương mại của tư nhân
hoặc chính phủ giữa hai hay nhiều quốc gia5. Các công ty tư nhân thực hiện các giao
dịch này vì mục đích lợi nhuận, các chính phủ thực hiện các giao dịch này có thể vì
mục đích lợi nhuận hoặc không. Những giao dịch này bao gồm bán hàng, đầu tư, vận
tải. Như vậy, theo cách hiểu này, Kinh doanh quốc tế là hoạt động mua bán hàng hóa
và dịch vụ, hoặc hoạt động đầu tư giữa các chủ thể ở hai hay nhiều quốc gia. Cũng
trong cuốn sách này, một cách hiểu khác về Kinh doanh quốc tế được đưa ra, đó là các
hoạt động gắn liền với lợi nhuận được thực hiện qua biên giới của quốc gia. Một lần
nữa, cách hiểu này cho thấy kinh doanh quốc tế bao gồm những hoạt động vượt qua
biên giới của quốc gia, được thực hiện vì mục đích sinh lợi.
Một cách hiểu khác về Kinh doanh quốc tế, đó là: Kinh doanh quốc tế
(international business), hiểu đơn giản, là việc thực hiện hoạt động đầu tư vào sản
xuất, mua bán, trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi có liên quan tới
hai hay nhiều nước và khu vực khác nhau 6. Khái niệm này cho thấy những hoạt động
cụ thể của kinh doanh quốc tế, bao gồm đầu tư, mua bán hàng hóa và dịch vụ, đó là
những hoạt động được thực hiện nhằm mục đích sinh lợi, có liên quan giữa hai hay
nhiều quốc gia hoặc khu vực khác nhau.
Như vậy, từ những cách hiểu về Kinh doanh quốc tế được trình bày ở trên cho
thấy Kinh doanh quốc tế là những hoạt động được thực hiện bởi các chủ thể từ hai hay
nhiều quốc gia khác nhau nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm những hoạt động như đầu
tư, trao đổi thương mại hàng hóa và dịch vụ.
Từ những khái niệm và ví dụ về kinh doanh quốc tế trên đây cho thấy kinh
doanh quốc tế có những đặc điểm cơ bản như sau:
- Chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh quốc tế có trụ sở ở các quốc gia khác nhau.
Đây là đặc điểm cơ bản đầu tiên có ý nghĩa quyết định tính quốc tế của hoạt động kinh
doanh quốc tế. Chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh quốc tế chủ yếu là các doanh
nghiệp ở mọi lĩnh vực, mọi loại hình, các loại quy mô, từ những doanh nghiệp vừa và
nhỏ tới những doanh nghiệp lớn, các tập đoàn kinh tế, các công ty quốc tế, công ty đa
quốc gia, xuyên quốc gia. Trong đó, các công ty đa quốc gia và các công ty xuyên
quốc gia là những chủ thể có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy dòng lưu chuyển
hàng hóa dịch vụ giữa các quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước, thậm chí
các công ty đó còn là những chủ thể có vai trò đáng kể trong việc thúc đẩy quá trình
hình thành thị trường chung và quá trình liên kết giữa các quốc gia, phát triển các mối
quan hệ quốc tế.

5
Marios I.Katsioloudes, Spyros Hadjidakis, International Business – A global perspective, 2007.
6 TS Nguyễn Thị Hồng Yến, Giáo trình KDQT, 2011.

16
- Hoạt động kinh doanh quốc tế chịu sự tác động bởi các yếu tố thuộc môi trường
kinh doanh mang tính quốc tế, bao gồm môi trường chính trị, pháp luật, kinh tế, văn
hóa. Sự khác biệt về chính trị, luật pháp, kinh tế, văn hóa ở các quốc gia khác nhau yêu
cầu các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế phải có chiến lược và cách thức thực hiện
sao cho phù hợp nhằm đạt được mục đích kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ “Tại
Lào, thói quen không làm việc ngoài giờ và nghỉ toàn bộ các ngày cuối tuần của nhân
viên bản xứ khiến cho Viettel đã gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo việc phục vụ
khách hàng 24/7 như các công ty viễn thông cần phải làm. Trong giao tiếp và làm việc,
nhân viên người Lào thích được nói chuyện nhẹ nhàng, chứ không quen với tác phong
quân đội, chấp hành mệnh lệnh. Chính vì vậy, bộ máy nhân viên Viettel đã quyết định
vừa phải thay đổi bản thân, vừa phải thay đổi chính cách nhìn và làm việc của nhân
viên bản xứ”7.
- Đồng tiền được sử dụng trong kinh doanh quốc tế cũng mang tính quốc tế. Trong
kinh doanh quốc tế, chủ thể có thể sử dụng đồng tiền của quốc gia mình, cũng có khi sử
dụng đồng tiền của quốc gia của đối tác, hoặc sử dụng đồng tiền của một nước thứ ba.
Khi đó cần có sự chuyển đổi giữa các đồng tiền theo một tỷ giá nhất định. Doanh nghiệp
có thể có lợi hoặc bất lợi trước một diễn biến của tỷ giá mà diễn biến này phát sinh do
cung cầu thị trường hoặc do tác động từ một văn bản pháp luật của Nhà nước.
- Quản trị tại các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh quốc tế khác với quản trị tại
các doanh nghiệp chỉ có hoạt động kinh doanh trong nước, đòi hỏi nhà quản trị phải có
kỹ năng và nghệ thuật quản trị trong môi trường có tính quốc tế với nhiều cơ hội
nhưng không ít khó khăn thách thức, nhà quản trị cũng phải có tầm nhìn mang tính
chiến lược trên một phạm vi thị trường rộng lớn với rất nhiều yếu tố từ môi trường
kinh doanh tác động tới hoạt động kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp. Điều này
xuất phát từ chính sự khác biệt về chính trị, pháp luật, văn hóa, kinh tế giữa các quốc
gia.
1.2.2. Các hoạt động kinh doanh quốc tế
- Xuất khẩu
- Nhập khẩu
- Mua bán đối lưu
- Thuê ngoài/ gia công quốc tế
- Đầu tư trực tiếp
- Đầu tư gián tiếp
- Nhượng quyền thương mại
- Mua bán giấy phép

7
Mạnh Chung, Viettel đầu tư ra nước ngoài, kỹ thuật đi trước. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2012 tại
http://vneconomy.vn/20110208100937782P0C5/viettel-dau-tu-ra-nuoc-ngoai-ky-thuat-di-truoc.htm

17
1.2.3. Chủ thể của hoạt động kinh doanh quốc tế
Người tiêu dùng, các công ty, các tổ chức tài chính, các chính phủ, tất cả đều
liên quan tới hoạt động kinh doanh quốc tế và có vai trò quan trọng đối với các hoạt
động kinh doanh quốc tế. Bởi lẽ người tiêu dùng có nhu cầu đối với hàng hóa và dịch
vụ từ các công ty quốc tế, các công ty này chính là người sản xuất và cung cấp hàng
hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, các tổ chức tài chính giúp các công
ty trong quá trình tham gia hoạt động kinh doanh quốc tế thông qua việc tài trợ vốn,
trao đổi ngoại tệ, chuyển tiền, còn chính phủ là người xây dựng các văn bản pháp lý để
điều chỉnh các dòng trao đổi hàng hóa, dịch vụ, con người, vốn giữa các quốc gia.
Tuy nhiên, chủ thể thực hiện các hoạt động kinh doanh quốc tế chủ yếu là các
công ty, bao gồm các công ty ở tất cả các loại hình, các loại quy mô và ở tất cả các
ngành nghề lĩnh vực. Tất cả các công ty sản xuất, công ty dịch vụ, công ty bán lẻ đều
tìm kiếm khách hàng ngoài biên giới quốc gia của mình. Một công ty kinh doanh quốc
tế là công ty tham gia trực tiếp vào bất kỳ hình thức kinh doanh quốc tế nào như xuất
khẩu, nhập khẩu hay sản xuất quốc tế, đầu tư quốc tế. Nếu xét theo khía cạnh quy mô
về vốn và lao động, bên cạnh những doanh nghiệp nhỏ và vừa là các công ty mang tầm
cỡ lớn như công ty đa quốc gia, công ty xuyên quốc gia 8. Những công ty này có nguồn
vốn lớn hơn cả GDP của một quốc gia, thậm chí có khả năng vận động các chính phủ
đưa ra những văn bản pháp luật có lợi cho họ. Nếu căn cứ vào chiến lược kinh doanh
của công ty, chúng ta có thể gọi các công ty kinh doanh quốc tế với các tên gọi: công
ty đa quốc nội, công ty toàn cầu, công ty quốc tế9.
Tóm lại chủ thế tham gia kinh doanh quốc tế chính là các doanh nghiệp, các
công ty ở các loại hình, các loại quy mô, ở các lĩnh vực ngành nghề, thực hiện các hoạt
động kinh doanh vượt ra khỏi biên giới của quốc gia và mang tính quốc tế như hoạt
động xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư quốc tế,…
1.2.4. Mục đích tiến hành hoạt động kinh doanh quốc tế
8
công ty đa quốc gia (MNC – multinational company), công ty xuyên quốc gia (TNC – transnational company):
Công ty đa quốc gia hay doanh nghiệp đa quốc gia (MNE) và công ty xuyên quốc gia đôi khi được sử dụng thay
thế cho nhau. HIện nay chưa có nghiên cứu nào đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh về MNC và TNC. Từ năm
1973, Liên hợp quốc đưa ra 21 định nghĩa về MNC trong khi trong các báo cáo hàng năm về đầu tư của thế giới
do UNCTAD công bố, tổ chức này chỉ đưa ra định nghĩa về công ty xuyên quốc gia và thường có những thông
kê về hoạt động của các công ty này. Nhìn chung, đây là những công ty có trụ sở chính/ công ty mẹ ở một quốc
gia (nước chủ nhà, nước chủ đầu tư – home country) và có hệ thống các chi nhánh, các công ty con ở nhiều quốc
gia khác nhau (nước tiếp nhận đầu tư – host country) thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
9
công ty đa quốc nội (MDC - multidomestic company): là một tổ chức luôn cố gắng cá biệt hóa sản phẩm, chiến
lược marketing và các hoạt động khác nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của thị trường ở từng quốc gia. Công ty
toàn cầu (GC – global company): là một tổ chức luôn cố gắng tiêu chuẩn hóa và nhất thể hóa các hoạt động trên
phạm vi toàn thế giới ở mọi bộ phận chức năng. Hay nói cách khác, công ty toàn cầu không có chiến lược cá biệt
hóa sản phẩm, chiến lược marketing hay các hoạt động khác theo những thị trường cụ thể. Công ty quốc tế (IC -
international company): là công ty vừa có hoạt động ở thị trường trong nước, vừa có hoạt động ở thị trường nước
ngoài.

18
Các chủ thể thực hiện kinh doanh quốc tế vì những mục đích cơ bản sau:
Thứ nhất, các công ty thực hiện kinh doanh quốc tế nhằm mở rộng thị trường,
tăng doanh thu, lợi nhuận, thị phần và củng cố năng lực cạnh tranh. Mục đích chính
của các công ty khi thực hiện hoạt động kinh doanh là lợi nhuận. Vì vậy, để tăng lợi
nhuận, các công ty phải tìm kiếm các cơ hội giúp tăng doanh thu và giảm chi phí. Mở
rộng thị trường là một trong những cách giúp công ty có thể tăng doanh thu, tăng thị
phần, từ đó có thể nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh của công ty.
Ví dụ, năm 2006, Viettel bắt đầu nghiên cứu tìm kiếm thị trường ngoài nước.
Tháng 2/2009, Viettel đã chính thức khai trương mạng di động Metfone tại Cam-pu-
chia, khởi đầu quá trình kinh doanh tại nước ngoài. Ngay sau đó, Viettel tiếp tục mở
rộng thị trường sang Lào với mạng di động mang thương hiệu Unitel vào tháng
10/2009. Tháng 9/2011, Viettel tiến sang thị trường châu Mỹ với việc khai trương
mạng di động Natcom tại Ha-i-ti. Ngày 15/5/2012, Tập đoàn Viễn thông Quân đội
(Viettel) đã chính thức khai trương mạng di động tại Mozambique, thị trường nước
ngoài thứ 5 của Viettel và là thị trường đầu tiên tạo đà để tập đoàn tiến quân mạnh hơn
vào châu Phi. Thương hiệu của Viettel tại Mozambique có tên là Movitel. Movitel là
liên doanh giữa Viettel, SPI và Invespar (Mozambique), trong đó Viettel chiếm 70%
vốn. Các mạng viễn thông mà Viettel đầu tư và kinh doanh ở nước ngoài chỉ sau hai
năm đều bắt đầu có lãi và trở thành công ty lớn ở nước sở tại. Năm 2011, Unitel trở
thành công ty số một tại Lào (về cả hạ tầng, thuê bao và doanh thu) với 42,23% thị
phần. Doanh thu năm 2011 của Unitel đạt 110 triệu USD, chiếm 1,4% tổng GDP của
Lào. Còn tại Cam-pu-chia, mặc dù là DN thứ tám tham gia thị trường viễn thông nước
này nhưng chỉ sau hai năm hoạt động, Metfone cũng đã dẫn đầu thị trường với 49% thị
phần. Doanh thu năm 2011 của Metfone là 255 triệu USD, chiếm gần 2% tổng GDP
của Cam-pu-chia. Tại Ha-i-ti, là DN thứ ba tham gia thị trường nhưng ngay tại thời
điểm khai trương, Natcom cũng đã là công ty số một tại Ha-i-ti về hạ tầng mạng viễn
thông với 1.300 trạm thu phát sóng di động 2G và 3G (tương đương 74% tổng số trạm
của toàn Ha-i-ti).
Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Viettel đã đóng góp đáng kể vào con số
doanh thu của Viettel. Năm 2011, Viettel đạt doanh thu gần sáu tỷ USD và có 60 triệu
thuê bao đang hoạt động trên toàn cầu. Sau ba năm kinh doanh ở nước ngoài, Viettel
đã bắt đầu chuyển lợi nhuận về nước. Năm 2011, Tập đoàn chuyển về nước hơn 40
triệu USD, lớn hơn số tiền mà Viettel đầu tư vào thị trường Cam-pu-chia. Dự kiến lợi
nhuận năm 2012 Viettel sẽ chuyển về nước đạt hơn 80 triệu USD10.

10
Tổng hợp từ các nguồn: http://www.nhandan.org.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/kinh-te/kinh-t-tin-chung/v-
n-ra-th-tr-ng-n-c-ngoai-1.348965?mode=print và http://vneconomy.vn/201205160902510P0C16/viettel-khai-
truong-mang-di-dong-o-mozambique.htm ngày 15/7/2012

19
Thứ hai, các công ty thực hiện kinh doanh quốc tế để sử dụng các nguồn lực
một cách hiệu quả, đó là nguồn lực về vốn, khoa học công nghệ, lao động và các yếu
tố sản xuất khác. Để đạt được mục đích sinh lợi, các công ty không chỉ mở rộng thị
trường cho sản phẩm, dịch vụ nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận, thị phần mà họ còn
phải thực hiện tối thiểu hóa chi phí đầu vào thông qua các hoạt động như mua bán
quốc tế hàng hóa và dịch vụ, đầu tư quốc tế, tiếp nhận đầu tư quốc tế. Với những công
ty có lợi thế về vốn, khoa học công nghệ, họ sẽ thực hiện đầu tư ra nước ngoài, vào
những thị trường có nhu cầu về vốn, khoa học công nghệ, đủ điều kiện đảm bảo an
toàn cho hoạt động đầu tư, thậm chí đó là những thị trường có lợi thế về lao động giá
rẻ, nguồn tài nguyên dồi dào, phong phú,… Đồng thời, chính công ty tiếp nhận đầu tư
được giải quyết nhu cầu về vốn, công nghệ. Như vậy, các bên có thể sử dụng hiệu quả
hơn nguồn lực thông qua hoạt động kinh doanh quốc tế. Ví dụ, khi HONDA đầu tư
vào Việt Nam, xây dựng nhà máy và đầu tư công nghệ lắp ráp ô tô, xe máy tại Việt
Nam, HONDA có cơ hội sử dụng nguồn lao động với chi phí thấp hơn ở thị trường
Nhật Bản, nhờ đó góp phần giảm giá thành của sản phẩm khi được lắp ráp tại Việt
Nam. Một ví dụ khác là các doanh nghiệp sản xuất phần mềm ở Mỹ đặt gia công sản
xuất phần mềm ở các nước khác như Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ với mục đích là
tranh thủ nguồn nhân công có trình độ, có tay nghề nhưng chi phí cho người lao động
thấp hơn ở Mỹ.
Thứ ba, các công ty thực hiện kinh doanh quốc tế để có thể tranh thủ những điều
kiện thuận lợi từ thị trường bên ngoài, đặc biệt khi thị trường trong nước không có đủ
những điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty. Doanh nghiệp cần
những điều kiện thuận lợi nhất định để phát triển hoạt động kinh doanh của mình, đó là
những điều kiện thuận lợi về khung pháp luật, cơ chế, chính sách, hay về điều kiện cạnh
tranh, nhu cầu của khách hàng,... Vì vậy, các doanh nghiệp phát triển hoạt động kinh
doanh sang thị trường nước ngoài nhằm tranh thủ những điều kiện thuận lợi hơn mà tại thị
trường trong nước doanh nghiệp không có. Chẳng hạn, tại thị trường trong nước khi xuất
hiện nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, thị trường trong nước cũng trở nên bão hòa,
Viettel đã mở rộng hoạt động kinh doanh của mình sang các thị trường nước ngoài, vừa
để tăng doanh thu, lợi nhuận, nâng cao vị thế của doanh nghiệp, vừa để tránh áp lực cạnh
tranh tại thị trường trong nước khi xuất hiện nhiều nhà cung cấp dịch vụ và nhu cầu trong
nước đã được đáp ứng tương đối đầy đủ.
Thứ tư, các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh quốc tế để phân tán,
giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. Việc đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, đa dạng hóa
thị trường giúp doanh nghiệp có thể phân tán, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh thay
vì chỉ tập trung vào một hay một số thị trường hay đối tác. Ví dụ các doanh nghiệp
xuất khẩu thủy sản của Việt Nam không chỉ xuất khẩu sang các thị trường khu vực

20
châu Âu mà còn mở rộng sang thị trường các nước thuộc khu vực châu Á, châu Mỹ,…
Qua đó, các doanh nghiệp vừa có cơ hội tăng doanh thu, lợi nhuận, vừa có cơ hội giảm
thiểu rủi ro trước những biến động từ một thị trường cụ thể.
1.3. Cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với hoạt động kinh doanh quốc
tế
1.3.1. Cơ hội
Toàn cầu hóa vừa tạo cơ hội, vừa tạo thách thức cho các doanh nghiệp khi thực
hiện hoạt động kinh doanh quốc tế. Về mặt tích cực, toàn cầu hóa mang lại cho các
doanh nghiệp kinh doanh quốc tế những cơ hội như:
- Thứ nhất, các doanh nghiệp có cơ hội mở rộng thị trường, tăng doanh thu,
lợi nhuận, thị phần. Đặc biệt, khi các quốc gia là thành viên của các liên kết khu vực, ở
đó quan hệ thương mại giữa các thành viên là các thỏa thuận thương mại tự do (chẳng
hạn các nước ASEAN ký kết thỏa thuận thương mại tự do AFTA, các nước thuộc khu
vực Bắc Mỹ ký kết thỏa thuận thương mại tự do NAFTA) hoặc khi các quốc gia là
thành viên của một tổ chức kinh tế quốc tế, chẳng hạn Tổ chức thương mại thế giới
(WTO), ở đó quan hệ thương mại được điều chỉnh bởi những nguyên tắc và quy định
nhằm đảm bảo thương mại càng trở nên thông thoáng và khả đoán thì điều kiện tiếp
cận thị trường trở e, thuận lợi hơn. Đây chính là cơ hội tốt đối với các doanh nghiệp
trong việc thâm nhập và mở rộng thị trường kinh doanh của mình.
- Thứ hai, toàn cầu hóa giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận và sử dụng
được các nguồn lực một cách tối ưu. Khi điều kiện tiếp cận thị trường trở nên thông
thoáng, thuận lợi thì việc di chuyển các nguồn lực giữa các quốc cũng trở nên dễ dàng,
đó là sự di chuyển của nguồn vốn, nguồn lao động,kỹ thuật, công nghệ,… Nhờ đó, các
doanh nghiệp có thể tiếp cận với nguồn lực có chi phí thấp, góp phần giảm chi phí và
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thứ ba, toàn cầu hóa giúp doanh nghiệp có cơ hội củng cố, nâng cao khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Dưới tác động của toàn cầu hóa, nền kinh tế mở
cửa và hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, bởi vậy thị trường được mở rộng
và thị trường trong nước cũng trở thành thị trường quốc tế. Do đó, áp lực cạnh tranh
đối với các doanh nghiệp tăng lên, đòi hỏi các doanh nghiệp phải củng cố và nâng cao
năng lực cạnh tranh để có thể giữ vững vị thế tại thị trường trong nước và ngoài nước.
Điều đó cũng có nghĩa là toàn cầu hóa đã mang lại cho các doanh nghiệp kinh doanh
quốc tế cơ hội củng cố khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.3.2. Thách thức
Bên cạnh những tác động tích cực theo hướng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp
kinh doanh quốc tế, toàn cầu hóa còn có những tác động không tích cực, tạo ra những

21
thách thức cho các doanh nghiệp. Những thách thức của quá trình toàn cầu hóa đối với
các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế bao gồm:
- Thứ nhất, toàn cầu hóa khiến các doanh nghiệp phải đối mặt với áp lực
cạnh tranh ngày càng lớn.
- Thứ hai, toàn cầu hóa đặt ra cho các doanh nghiệp những thách thức
trong việc củng cố năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như hoạt động quản
trị doanh nghiệp.
- Thứ ba, toàn cầu hóa cũng đặt ra những thách thức cho các doanh nghiệp
trong việc đáp ứng những quy định pháp luật quốc gia và quốc tế, những yêu cầu, đòi
hỏi của thị trường ở các quốc gia khác nhau.

22
Chương 2: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ (6,1)
2.1. Khái niệm và đặc điểm của môi trường kinh doanh quốc tế
2.1.1. Khái niệm về môi trường kinh doanh quốc tế
KDQT khác rất nhiều so với hoạt động kinh doanh nội địa bởi vì một công ty
hoạt động vượt ra khỏi biên giới quốc gia phải đối mặt với các yếu tố 3 thuộc cả ba môi
trường - môi trường quốc gia, môi trường nước ngoài, và môi trường quốc tế.11 Tuy
nhiên, một công ty dù chỉ hoạt động trong phạm vi biên giới một quốc gia cũng cần phải
đặc biệt chú ý không chỉ môi trường kinh doanh quốc gia mà còn phải chú ý tới hai
MTKD còn lại. Không một công ty nào có thế hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi các
yếu tố thuộc môi trường kinh doanh nước ngoài hoặc môi trường kinh doanh quốc tế;
bởi vì, với xu thế toàn cầu hóa hiện nay thì các công ty nội địa luôn phải cạnh tranh với
sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài hay sản phẩm của các công ty nước ngoài có cơ sồ
kinh doanh tại quốc gia họ. Để hình thành khái niệm về môi trường KDQT, cần tìm hiểu
các yếu tố của MTKD và hoạt động của chúng trong cả ba môi trường trên.
Các yếu tố cấu thành trong môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh là sự tổng hợp các yếu tố có liên quan và tác động tới sự
tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Các yếu tố đó được phân chia thành các yếu
tố bên trong và các yếu tố bên ngoài. Thêm vào đó, các nhà quản lý không thể kiểm soát
trực tiếp các yếu tố đó, dù họ có nhiều cố gắng trong việc tác động tới chúng như: vận
động hành lang đối với việc thay đổi các điều luật, tăng cường các hoạt động xúc tiến
thương mại cho sản phẩm mới tung ra thị trường nhằm thay đổi thái độ cấa người tiêu
dùng...
Yếu tố bên ngoài thường được gọi là yếu tố không kiểm soát được
(uncontrollable íorces), gồm có các yếu tố sau:
- Cạnh tranh - dựa vào vị trí và hoạt động mà có rất nhiều kiểu cạnh tranh và
nhiều đối thấ cạnh tranh.
- Phân phối - các công ty trong nước và quốc tế cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo
mạng phân phối hàng hóa và dịch vụ
- Kinh tế-các biến số kinh tế như GNP, chi phí lao động theo đơn vị, mức chi tiêu
cá nhân,... ảnh hưởng tới khả năng kinh doanh cấa mỏi doanh nghiệp.
- Kinh té xã hội - đặc điểm và sự phân bố dân cư.

11
Domestic Environment, Foreign Environment, International Environment - Donald A. Bai VendeII H.
McCuIloch... (2004), International Business: The challenge of Global competilion, NXB MeGraw-Hill,
trl7..)

23
- Luật pháp – mỗi doanh nghiệp phải hoạt động kinh doanh với rất nhiều bộ luật
cả quốc gia và quốc tế.
- Địa lý - các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, và tài nguyên thiên nhiên...
- Chính trị - các yếu tố thuộc môi trường chính trị quốc gia như chủ nghĩa dân
tộc, chế độ chính trị, và các tổ chức quốc tế.
- Văn hóa xã hội - các yếu tố văn hóa như thái độ, niềm tin, và quan điểm... là các
yếu tố quan trọng đối với các nhà KDQT
- Công nghệ - trình độ kỹ thuật và các thiết vị tác động tới quá trình sử dụng các
yếu tố đẩu vào để tạo ra sản phẩm.
Ngoài các yếu tố trên, các nhà quản lý còn phải đối mặt với các yếu tố bên trong
như đầu vào sản xuất (vốn, nguyên liệu, và con người) và các hoạt động của tổ chức
(nhãn sự, tài chính, sản xuất và marketing). Những yếu tố này được gọi là các yếu tố có
thể kiểm soát được (controllable forces), các nhà kinh doanh cần phải quán lý điều hành
một cách có trật tự các yếu tố này để có thể thích ứng được những thay đổi của các yếu
tố trong môi trường không kiếm soát được. Ví dụ sự thay đổi chính trị - thị trường
chung ASEAN được hình thành - ảnh hưởng tới toàn bộ các yếu tố có thế kiểm soát
được của các công ty quốc tế đang hoạt động liên quan tới các quốc gia nằm trong khối
ASEAN. Các công ty phải xem xét lại các hoạt động kinh doanh của mình và có những
điều chỉnh cho phù hợp với luật mới khi thị trường chung chính thức đi vào hoạt động.
Ví dụ, một số công ty của Mỹ hay Nhật Bản có chi nhánh công ty đặt tại Singapore, một
nơi có chi phí lao động rất cao, có thể xem xét lại việc chuyển chi nhánh tới quốc gia
khác có chi phí lao động rẻ hơn nhiều như Philippin, Việt Nam... khi mà rào cản thương
mại giữa các quốc gia này được xóa bỏ
Vậy, MTKDQT là sự tác động qua lại giữa các yếu tố thuộc môi trường quốc gia
với môi trường nước ngoài; và giữa các yếu tố môi trường nước ngoài của hai quốc gia
khi một công ty tại quốc gia này hoạt động kinh doanh với khách hàng ở quốc gia khác.
Khái niệm này cũng phù hợp với khái niệm KDQT là hoạt động kinh doanh vượt ra khỏi
biên giới một quốc gia. [Donald A. Bai VendeII H. McCuIloch... (2004), International
Business: The challenge of Global competilion, NXB MeGraw-Hill, trl9]..
Ví dụ, nhân sự tại trụ sở chính của một công ty đa quốc gia được xem là làm việc
trong môi trường kinh doanh quốc tế nếu công việc của họ có liên quan tới quốc gia
khác; trong khi đó nhân sự tại các chi nhánh nước ngoài sẽ không làm việc trong môi
trường kinh doanh quốc tế nếu họ không hoạt động kinh doanh quốc tế xuất khẩu, hoặc
quản lý công ty con khác. Ví dụ, các nhà quản lý bán hàng thuốc tập đoàn GM Motor sẽ
không làm việc trong môi trường kinh doanh quốc tế nếu họ chỉ bán oto tại thị trường
Hàn Quốc. Nếu công ty này xuất khẩu oto sang Việt Nam, thì các nhà quản lý bán hàng
chịu tác động của cả hai yếu tố môi trường kinh doanh trong nước là Hàn Quốc và môi

24
trường kinh doanh nước ngoài là Việt Nam, nghiax là các nhà quản lý đã làm việc trong
môi trường kinh doanh quốc tế. Các tổ chức quốc tế cũng ảnh hưởng tới MTKDQT, và
trở thành một phần của MTKDQT. Các tổ chức quốc tế bao gồm: tổ chức thế giới
(WTO, WB...), các tổ chức kinh tế khu vực(AFTA, EU...). tổ chức gồm các quốc gia ký
kết hiệp định công nghiệp (OPEC).
2.1.2. Đặc điểm của môi trường kinh doanh quốc tế
Kinh doanh quốc tế là hoạt động được thực hiện bởi các chủ thể có trụ sở kinh
doanh ở nhiều quốc gia khác nhau. Kinh doanh quốc tế khác biệt so với kinh doanh nội
địa do môi trường thay đổi khi một doanh nghiệp mở rộng hoạt động của mình vượt ra
ngoài biên giới quốc gia. Thông thường, một doanh nghiệp hiểu rất rõ về môi trường
trong nước nhưng lại kém hiểu biết về môi trường ở các nước khác và do vậy doanh
nghiệp phải đầu tư thời gian và nguồn lực để hiểu về môi trường kinh doanh mới. Môi
trường kinh doanh quốc tế là môi trường kinh doanh ở nhiều quốc gia khác nhau. Môi
trường này có nhiều đặc điểm khác biệt so với môi trường trong nước của doanh
nghiệp, có ảnh hưởng quan trọng tới các quyết định của doanh nghiệp về sử dụng
nguồn lực và năng lực. Vì các doanh nghiệp không có khả năng kiểm soát được môi
trường bên ngoài nên sự thành công của doanh nghiệp phụ thuộc lớn vào việc các
doanh nghiệp thích ứng như thế nào với môi trường này. Năng lực của một doanh
nghiệp trong việc thiết kế và điều chỉnh nội lực để khai thác được các cơ hội của môi
trường bên ngoài và khả năng kiểm soát các thách thức đặt ra của môi trường sẽ quyết
định sự thành bại của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh quốc tế không chỉ bao gồm
nhưng yếu tố bên trong liên quan hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, những yếu tố
bên ngoài là luật pháp, bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội, nhân khẩu học, văn hóa ở các
quốc gia khác nhau mà còn bao gồm những yếu tố khác như sự liên kết và hợp tác giữa
các quốc gia và khu vực trên thế giới, các thỏa thuận song phương và đa phương giữa
các quốc gia và khu vực, các quy định của các tổ chức quốc tế như WTO, UN,…
2.1.3. Sự cần thiết của việc tìm hiểu về môi trường kinh doanh quốc tế
Mỗi quốc gia tồn tại một MTKD nhất định và MTKD luôn khác nhau từ nước
này qua nước khác, việc tìm hiểu môi trường bên ngoài giúp cho các doanh nghiệp lựa
chọn được các quốc gia, thị trường để tiến hành các hoạt động kinh doanh, các loại hình
kinh doanh phù hợp.
Mục đích của việc phân tích, đánh giá MTKDQT là: (1) lựa chọn những thị
trường (quốc gia) phù hợp với khả năng hoạt động của doanh nghiệp; (2) tạo cơ sớ
cho việc xác định các chức năng nhiệm vụ và mục tiêu; (3) giúp doanh nghiệp xác
định được những việc gì cần làm để đạt được những mục tiêu đã định.

25
Khi tham gia kinh doanh quốc tế, các công ty buộc phải hoạt động trong môi
trường nước ngoài, với các đặc điểm môi trường kinh doanh khác biệt với môi trường
trong nước. Do vậy, nếu không có những hiểu biết đầy đủ và sâu sắc về môi trường kinh
doanh, công ty sẽ vấp phải rất nhiều khó khăn cũng như bị thiệt hại, thua lỗ, bị đối thủ
cạnh tranh tước đoạt thị phần. Ví dụ như khi xuất khẩu hàng hóa, doanh nghiệp không
đáp ứng đủ những quy định về vệ sinh dịch tễ của nước sở tại, hàng hóa có thể bị từ chối
thông quan, thậm chí bị tiêu hủy. Những mâu thuẫn về chính trị có thể dẫn đến chiến
tranh, cấm vận làm hoạt động kinh doanh cùa doanh nghiệp tại quốc gia đó bị đình trệ,
hàng hóa không lưu thông được. Tình hình lạm phát tại nước ngoài khiến giá cả đầu vào
gia tang đối với các công ty nhập khẩu nguyên vật liệu. Mẫu mã sản phẩm, cách thức
quảng cáo không phù hợp với thẩm mỹ, tôn giáo, phong tục tập quán của người dân bản
địa cũng có thể khiến hàng hóa đó không tiêu thụ được, thậm chí bị tẩy chay. Do đó, các
thông tin về môi trường kinh doanh quốc tế luôn hết sức cẩn thiết đối với mọi doanh
nghiệp.
Khi nghiên cứu về môi trường kinh doanh quốc tế, các công ty sẽ thu được
những thông tin hữu ích cho việc lựa chọn thị trường và quyết định chiến lược kinh
doanh. Môi trường kinh tế và điều kiện tự nhiên cho thấy sự hấp dẫn của một thị trường
thông qua sự giàu có của tài nguyên, sự phát triển của cơ sở hạ tầng, mức thu nhập bình
quân, tốc độ tăng trường kinh tế, nguồn tín dụng của các ngân hàng và các tổ chức tài
chính. Môi trường pháp lý và chính trị thường đem đến nhiều rủi ro, trở ngại do sự thay
đổi các chính sách của Chính phủ, các hàng rào thương mại và đầu tư... Môi trường văn
hóa-xã hội với các yếu tô như thành phần dân số, thị hiếu tiêu dùng, thẩm mỹ, tôn giáo,
tập quán... sẽ quyết định chiến lược sàn phẩm, cách thức quảng bá, phân phối, cách thức
quản trị nguồn nhân lực. Môi trường ngành cung cấp thông tin có thể về khách hàng,
nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh... giúp doanh nghiệp lựa chọn chiến lược cạnh tranh
phù hợp.
Như vậy, tìm hiểu môi trường kinh doanh giúp các công ty quốc tế nhìn nhận
tổng thể các yếu tố của môi trường kinh doanh, phân tích đồng bộ các tác nhân ảnh
hưởng trong hiện tại và tương lai, từ đó có những quyết định chiến lược nhằm triển khai
những lợi thế và ngăn ngừa rủi ro, giúp doanh nghiệp thích ứng và phát triển trong môi
trường kinh doanh mới mẻ và xa lạ.

26
2.2. Những yếu tố thuộc môi trường kinh doanh quốc tế
2.2.1. Môi trường chính trị
2.2.1.1. Hệ thống chính trị trên thế giới
Theo từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam, hệ thống chính trị là tổng thể những
tổ chức thực hiện quyền lực chính trị được xã hội chính thức thừa nhận. Vì vậy, hệ
thống chính trị bao gồm các cơ quan luật pháp, các đảng phái chính trị, các nhóm vận
động hành lang và các công đoàn.
Trên thế giới, mỗi quốc gia lại chọn cho mình các tổ chức hệ thống chính trị
riêng. Trong lịch sử gần đây, hệ thống chính trị trên thế giới được chia thành 3 loại chế
độ chính trị, đó là chế độ chuyên chế, chế độ xã hội chủ nghĩa, và chế độ dân chủ. Tuy
vậy, cần chú ý rằng sự phân loại này chỉ mang tính chất tương đối. Ví dụ, hầu hết các
nền dân chủ đều bao hàm một số yếu tố xã hội chủ nghĩa, hầu hết các cơ chế chuyên
chế của thế kỷ XX ngày nay có sự kết hợp của chế độ xã hội chủ nghĩa và chế độ dân
chủ.
Chế độ chuyên chế (totalitarianism)
Chế độ chuyên chế là chế độ chính trị trong đó nhà nước nắm quyền điều tiết
hầu như mọi khía cạnh của xã hội.
Một số quốc gia được coi là có chế độ chuyên chế như Đức (1933 – 1945), và
Tây Ba Nha (1939 – 1975) và cả Trung Quốc dưới thời Mao Trạch Đông. Ngày nay,
một vài nhà nước ở khu vực Trung Đông và Châu Phi vẫn còn giữ một số yếu tố của
chế độ chuyên chế. Một chính phủ chuyên chế thường tìm cách kiểm soát không chỉ
các vấn đề kinh tế chính trị mà cả thái độ, giá trị và niềm tin của nhân dân nước mình.
Quyền lực được duy trì bằng cảnh sát ngầm, thông tin truyền qua các phương tiện
thông tin đại chúng do nhà nước kiểm soát, các cuộc thảo luận và phê bình đều đã biến
mất hoặc chuyển sang đường lối dân chủ và xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, sự chuyển
đổi không hề dễ dàng, và những nhà nước chuyên chế trước đây vẫn duy trì sự kiểm
soát chặt chẽ, bao gồm cả sự can thiệp vào các hoạt động kinh doanh. Nhiều quốc gia
vẫn đặc trưng với thủ tục pháp lý cồng kềnh rườm rà, các quy định về thuế và kế toán
hết sức quan liệu, cũng như hệ thống pháp lý không đủ bảo vệ cho hoạt động kinh
doanh, và cơ sở hạ tầng yếu kém (đường xá, thông tin liên lạc, công nghệ thông tin),
gây trở ngại cho kinh doanh.
Chế độ xã hội chủ nghĩa (Socialism)
Nguyên lý cơ bản của xã hội chủ nghĩa là vốn và sự giàu có cần phải được sử
dụng trước hết như một phương tiện để sản xuất, chứ không phải như một nguồn lợi
nhuận. Điều này dựa trên tư tưởng tập thể trong đó cho rằng tổng phúc lợi của mọi
người sẽ lớn hơn rất nhiều so với phúc lợi của cá nhân. Các nhà xã hội chủ nghĩa tin

27
rằng các nhà tư bản nhận được một khoản lợi nhuận không xứng đáng từ các công
nhân của họ, do khoản lương trả cho các công nhân không thể hiện hết toàn bộ phần
lao động, họ đã bỏ ra. Vì thế chính phủ cần kiểm soát những phương tiện cơ bản của
việc sản xuất, phân phối và hoạt động thương mại.
Chế độ dân chủ (democracy)
Chế độ dân chủ trở thành chế độ chính trị ở hầu hết các nền kinh tế tiên tiến trên
thế giới. Chế độ này có hai đặc trưng cơ bản sau:
- Quyền sở hữu tư nhân: chỉ khả năng sở hữu tài sản và làm giàu bằng tích lũy tư
nhân. Tài sản ở đây là tài sản hữu hình, như đất đai, nhà cửa, và tài sản vô hình, như cổ
phần, hợp đồng, bằng sáng chế, và các tài sản trí tuệ. Các chính phủ dân chủ xây dựng
một bộ luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Cá nhân và các doanh nghiệp có quyền sở
hữu, sử dụng, mua hoặc bán, và ủy nhiệm chúng cho bất kỳ ai họ muốn. Những quyền
này là hết sức quan trọng vì chúng khuyến khích sự chủ động, tham vọng, và cấp tiến,
cũng như tính cần kiệm và mong muốn làm giàu. Con người có xu hướng không có
nhứng phẩm chất này nếu họ không chắc chắn về việc mình có được kiểm soát tài sản
và lợi nhuận sản sinh từ tài sản của mình hay không.
- Quyền lực có giới hạn của chính phủ: chính phủ nơi đây chỉ thực hiện một số
chức năng thiết yếu cơ bản phục vụ cho lợi ích chung của nhân dân như bảo vệ quốc
phòng, duy trì luật pháp và trật tự xã hội, quan hệ ngoại giao, xây dựng và bảo trì cơ
sở hạ tầng như đường xá, trường học, và các công trình công cộng. Sự kiểm soát và
can thiệp của chính phủ đối với các hoạt động kinh tế của cá nhân và các doanh nghiệp
được giảm thiểu. Bằng cách cho phép quy luật thị trường chi phối hoạt động kinh tế,
các nguồn tài nguyên được đảm bảo phân phối một cách có hiệu quả.
Dưới chế độ dân chủ, những mưu cầu của cá nhân và của các doanh nghiệp có
thể không tương đồng với sự công bằng và công lý. Do mỗi người có khả năng và
nguồn tài chính khác nhau, nên mỗi người có được mức độthành đạt khác nhau, dẫn
tới bắt bình đẳng. Các nhà phê bình chủ nghĩa dân chủ thuần túy cho rằng khi vượt quá
giới hạn bình đẳng, cần có sự can thiệp của chính phủ để bình đẳng hóa sân chơi. Hầu
hết các chế độ dân chủ đều bao hàm một số yếu tố của xã hội chủ nghĩa, ví dụ như sự
can thiệp của chính phủ vào hoạt động của các cá nhân và doanh nghiệp. Xu hướng xã
hội chủ nghĩa nổi lên xuất phát từ việc lạm dụng hoặc những ngoại ứng xấu nảy sinh
trong chế độ dân chủ thuần túy.
2.2.1.2. Tác động của môi trường chính trị đến kinh doanh quốc tế
Môi trường chính trị có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh quốc tế. Tác
động này có thể là tác động tích cực hoặc không tích cực. Nhìn chung, khi môi trường
chính trị mang tính ổn định sẽ là nhân tố thuận lợi thúc đẩy tốt các hoạt động kinh
doanh quốc tế. Sự bình ổn của hệ thống chính trị thể hiện trong các yếu tố xung đột

28
chính trị, ngoại giao. Thể chế nào có sự bình ổn cao sẽ có thể tạo điều kiện tốt cho việc
hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của nó. Các thể chế bình ổn và không có xung đột
tạo điều kiện hài hòa hóa chính sách và tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh
doanh quốc tế
Ngược lại khi môi trường chính trị không ổn định, không lành mạnh…sẽ dẫn đến
các rủi ro và tác động bất lợi trong việc phát triển hoạt động kinh doanh quốc tế của
doanh nghiệp. Một xã hội càng rối loạn, hay càng tiềm ẩn những bất ổn ngay trong lòng
thì nguy cơ rủi ro về chính trị gặp phải ngày càng cao. Những bất ổn xã hội biểu hiện rõ
ràng dưới hình thức của các cuộc bãi công, biểu tình, khủng bố, và những xung đột vũ
lực. Nhiều khả năng chúng có thể diễn ra tại các quốc gia nhiều sắc tộc, tại những nơi ở
đó các hệ tư tưởng đấu tranh lẫn nhau để giành lấy quyền lực chính trị, hoặc là ở những
nền kinh tế cơ chế quản lý kém, lạm phát cao, tiêu chuẩn cuộc sống thấp… Rủi ro chính
trị cũng xuất phát từ mâu thuẫn hay xung đột về chính trị giữa các quốc gia dẫn đến ảnh
hưởng tới việc vận hành kinh doanh của các doanh nghiệp. Rối loạn xã hội có thể là
nguyên nhân dẫn tới những thay đổi đột ngột trong chính quyền, trong chính sách nhà
nước, và một số trường hợp trong cả những cuộc xung đột dân quyền kéo dài. Các cuộc
xung đột này có những tác động tiêu cực đến mục tiêu lợi nhuận kinh tế của một số
doanh nghiệp. Chẳng hạn, việc Liên bang Nam Tư tan rã, phân chia thành các nước
xung khắc, gồm Bosnia, Croatia, và Serbia, đã khiến cho các nên kinh tế địa phương,
cũng như hi vọng thu lợi nhuận từ nguồn đầu tư vào các nền kinh tế này nhanh chóng
sụp đổ. Nói chung, thay đổi trong thể chế chính trị có thể dẫn đến việc ban hành những
điều luật ít thuận lợi cho hoạt động thương mại quốc tế. Ví dụ như Venezuela, Tổng
thống Hugo Chavez đã nắm được quyền lực năm 1998 và tái đắc cử vị trí Tổng thống
năm 2000 và 2006. Ông cũng cam kết hỗ trợ người nghèo bằng những can thiệp của
chính phủ đến việc kinh doanh tư nhân, cùng với đó lên tiếng phê phán, chống lại Chủ
nghĩa đế quốc ở Mỹ. Những phát biểu này của ông đều ảnh hưởng tới các công ty
phương Tây đang hoạt động kinh doanh trong đất nước ngày. Song song với nhiều hoạt
động khác, Tổng thống Chavez đã tiến hành tăng đặc quyền buộc các công ty dầu khí
nước ngoài đang hoạt động ở Venezuela phải nộp cho chính phủ nơi đây 1% đến 30%
tổng doanh số thu được.
Do đó việc nghiên cứu về hệ thống chính trị tại các quốc gia liên quan đến hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp đều hết sức cần thiết. Khi các doanh nghiệp
tham gia hoạt động kinh doanh vào một quốc gia theo chế độ dân chủ thì sự tác động
của nó sẽ khác biệt so với khi tham gia hoạt động kinh doanh vào một quốc gia theo
chế độ xã hội chủ nghĩa. Với chế độ dân chủ thì chính phủ chỉ thực hiện một số chức
năng thiết yếu cơ bản phục vụ cho lợi ích chung của nhân dân như bảo vệ quốc phòng,
duy trì luật pháp và trật tự xã hội, quan hệ ngoại giao, xây dựng và bảo trì cơ sở hạ

29
tầng như đường xá, trường học, và các công trình công cộng và các hoạt động kinh tế
được chi phối bởi quy luật thị trường điều này khiến các doanh nghiệp được cạnh
tranh công bằng với nhau tuy nhiên với chế độ xã hội chủ nghĩa thì các chính sách bảo
hộ vẫn còn tồn tại khiến các doanh nghiệp nước ngoài sẽ kém lợi thế hơn các doanh
nghiệp trong nước
2.2.2. Môi trường pháp luật
Ở mỗi quốc gia, hệ thống pháp luật bao gồm những văn bản luật và những văn
bản dưới luật, tạo nên một khung pháp lý cho phép hoặc hạn chế các mối quan hệ cụ
thể giữa con người và các tổ chức, đưa ra các hình phạt cho những hành vi vi phạm
các quy định của pháp luật. Hệ thống pháp luật được xây dựng trên nền tảng của một
chế độ chính trị và được hoàn thiện theo thời gian, phù hợp với sự thay đổi và phát
triển về mặt xã hội, chính trị, kinh tế và công nghệ của mỗi quốc gia cũng như để phù
hợp với luật pháp quốc tế. Các hệ thống chính trị như chế độ chuyên chế, chủ nghĩa xã
hội và chế độ dân chủ cũng có xu hướng tác động đến hệ thống pháp luật tương ứng.
Nền dân chủ có xu hướng khuyến khích các lực lượng thị trường và tự do thương mại.
Môi trường pháp luật của hoạt động kinh doanh quốc tế không chỉ là hệ thống
luật pháp của một quốc gia mà còn là những quy định pháp lý của các tổ chức quốc tế
như các Công ước, Hiệp ước hay các Hiệp định. Ngoài ra còn có những thỏa thuận
song phương, đa phương giữa hai hay nhiều quốc gia hoặc khu vực như thỏa thuận về
thương mại, đầu tư hay thỏa thuận đối tác kinh tế,... Nếu xét ở khía cạnh đặc điểm hệ
thống pháp luật trên thế giới, có 5 hình thức Dưới đây là các hình thức hệ thống pháp
luật tồn tại trên thế giới.
2.2.2.1. Hệ thống pháp luật trên thế giới
Trên thế giới có năm hình thức hệ thống luật pháp cơ bản, đó là: Luật án lệ, Luật
dân sự, Luật tôn giáo, Luật xã hội chủ nghĩa và hệ thống luật hỗn hợp. Những hệ thống
pháp luật này là nền móng cho các đạo luật và quy định. Bảng dưới đây cung cấp một
số ví dụ về các quốc gia nơi những hệ thống pháp luật này có xu hướng thịnh hành.

30
Bảng 2.1. Hệ thống luật chiếm ưu thế tại một số quốc gia trên thế giới
Các hệ thống
Luật án lệ Luật Dân sự Luật tôn giáo Luật xã hội CN
luật hỗn hợp
Autralia Đa số các nước Tây Trung Đông Bắc Nga Đa số các nước
Âu và các nước Hoa Phi và một vài Đông Âu
Ireland Kỳ Latinh quốc gia Châu Á Trung Quốc Philippines
New Zealand Thổ nhĩ kỳ Cu Ba Puerto rico
Anh Bắc Triều Tiên Hàn quốc
Canada Nhật Bản Kazakhstan Nam phi
Mỹ Mexico Uzbekitan Thái Lan
Ấn độ Ukranie Sri Lanka
Pakistan Azerbaijan Ethiopia
Ghana Moldova Hồng Koong
Nigeria Taiikistan Bahrain
Zimbabwe Kyrgyzstan Quatar
Malaysia Singapore
Morcco
Tunisia
Việt Nam
Ai Cập
Nguồn: S.Tamer Cavusgil and other, International Business – Strategy,
Management and the New Reality, Pearson Prentice Hall 2008.
Luật án lệ
Luật án lệ (còn được gọi là tiền lệ pháp) là một hệ thống luật pháp có nguồn gốc từ
Anh và lan rộng sang Autralia, canada, Hoa kỳ và những nước cựu thành viên của khối
thịnh vượng chung. Cơ sở của luật tiền lệ là theo dõi thực tiễn vừa qua và các tiền lệ
pháp lý do tòa án quốc gia thông qua việc giải thích các quy chế, pháp luật và sự điều
hành trước đó. Các quốc gia sử dụng luật tiền lệ (như Viện quý tộc ở Anh và Quốc hội
Mỹ) nắm giữ quyền lực cuối cùng trong việc thông qua hoặc sửa đổi luật. Tại Hoa kỳ, vì
hiến pháp Hoa kỳ rất khó khăn trong việc sửa đổi, tòa án tối cao và thậm chí các tòa án
cấp thấp cũng được hưởng sự linh hoạt đáng kể trong việc diễn giải luật. Và bởi vì luật
án lệ cởi mở hơn đối với các quyết định của tòa án, nó có tính linh hoạt hơn các hệ
thống luật pháp khác. Như thế, hệ thống tiền lệ pháp có quyền lực đáng kể để diễn giải

31
pháp luật dựa trên những hoàn cảnh riêng của từng trường hợp cá nhân, bao gồm các
tình huống tranh chấp kinh doanh thương mại khác.
Luật dân sự (civil law)
Luật dân sự ra đời tại Pháp, Đức, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico và ở Hoa kỳ
Latin. Nguồn gốc của nó xuất phát từ các đạo luật của Rome và bộ luật Napoleon.
Luật dân sự được căn cứ trên một hệ thống pháp luật đầy đủ và được hệ thống hóa –
một cách rõ ràng bằng văn bản và có thể tiếp cận. Luật dân sự chia hệ thống pháp luật
làm 3 bộ luật: thương mại, dân sự và Hình sự. Bộ luật được coi là hoàn chỉnh như là
kết quả của việc cung cấp đầy đủ các hạng mục và thường gặp ở đa số các hệ thống
Luật Dân sự. Các điều luật và nguyên tắc hình thành điểm khởi đầu cho những pháp lý
và thực thi công lý. Các quy định đã được hệ thống hóa nổi bật lên với những điều luật
cụ thể và các quy tắc ứng xử được tạo ra bởi cơ quan lập pháp hoặc các cơ quan tối
cao khác.
Cả 2 hệ thống luật án lệ và Luật Dân sự đều bắt nguồn từ Tây âu và đều đại diện
cho các giá trị chung của cộng đồng Tây âu. Sự khác biệt chính giữa hai hệ thống là
trong khi luật án lệ chủ yếu xuất phát từ tòa án và được phán xét dựa trên quyết định
của tòa án, thì Luật Dân sự chủ yếu xuất phát từ cơ quan lập pháp và dựa trên những
đạo luật được ban hành bởi cơ quan lập pháp quốc gia và địa phương. Luật án lệ và
Luật Dân sự đặt ra những sự khác biệt đa dạng trong kinh doanh quốc tế. Trong thực
tế, hệ thống luật án lệ nói chung bao gồm các yếu tố của Luật Dân sự và ngược lại. Hai
hệ thống này có thể bổ sung cho nhau và các nước sử dụng một trong 2 hệ thống
thường có xu hướng sử dụng một số yếu tố của hệ thống kia.
Luật Tôn giáo (Luật Thần quyền)
Luật Tôn giáo (Luật Thần quyền) là một hệ thống pháp lý bị ảnh hưởng rõ rệt
của tôn giáo, nguyên tắc đạo lý, và các giá trị đạo đức được xem như là một hiện thân
tối cao. Hệ thống Luật Tôn giáo quan trọng nhất được dựa trên các đạo luật của Ấn Độ
giáo, Do Thái và Hồi giáo. Trong số đó, phổ biến nhất là luật Hồi giáo, phổ biến ở
Trung Đông, Bắc Phi, và Indonesia. Pháp luật Hồi giáo có nguồn gốc từ những quy
định của kinh Koran, Kinh thánh của người Hồi giáo và lời dạy của nhà Tiên tri
Mohammed. Còn được biết đến với tên gọi Shariah, luật Hồi giáo không phân biệt gia
tôn giáo và hiến pháp. Luật Hồi giáo đưa ra các tiêu chí về các hành vi liên quan đến
chính trị, kinh tế, ngân hàng, hợp đồng, hôn nhân và các vấn đề xã hội khác. Luật Hồi
giáo điều chỉnh các mối quan hệ giữa con người, giữa người dân và nhà nước, và giữa
con người và đấng tối cao. Được xem như lời dạy của đấng Tối cao, luật Hồi giáo
mang tính tuyệt đối và phát triển rất ít theo thời gian.
Hầu hết các nước Hồi giáo hiện nay đang duy trì một hệ thống kép, nơi tôn giáo
và tòa án hiến pháp cùng tồn tại. Các quốc gia khác có đông dân cư Hồi giáo như

32
Indonesia, Bangladesh, và Pakistan, hiện nay đã có hiến pháp thế tục và các đạo luật.
Thổ Nhĩ Kì, một quốc gia khác với số lượng tôn dân cư Hồi giáo đã có hiếnpháp thế
tục vững chắc. Arab Sau di và fran là các nước mà ở đó .các tòa án tôn giáo có thẩm
quyền trên cả luật pháp.
Quan điểm truyền thống của Luật Tôn giáo phản đối mọi sự tự do và hiện đại hóa
tại các nước theo đạo Hồi. Ví dụ như, quy định nghiêm khắc của luật Hồi giáo nghiêm
cấm cho và nhận lãi suất vay hay đầu tư. Như vậy, đê tuân theo luật Hồi giáo, các ngân
hàng không thể cho vay lấy lãi như thông lệ mà phải thu lợi nhuận bằng cách tính lệ
phí hành chính hoặc mức lợi nhuận hợp lý trong các dự án tài chính mà họ cấp vốn.
Nhiều ngân hàng phương Tây, như Citibank, JP và Ngân hàng Deutsche- có các
chi nhánh ở các nước Hồi giáo phải tuân thủ Luật Shariah. Các quốc gia Hồi giáo như
Malaysia đã ban hành trái phiếu Hồi giáo cho hưởng lợi tức từ tài sản, ví dụ như tài
sản cho thuê thay vì trả lãi suất.
Luật Xã hội chủ nghĩa
Luật Xã hội chủ nghĩa là một hệ thống pháp lý thường gặp chủ yếu ở các nước
cựu thành viên của Liên Bang Xô Viết, Trung Quốc và một số ít nước châu Phi. Nó
được dựa trên Luật Dân sự, kết hợp với các yếu tố của nguyên tắc xã hội chủ nghĩa mà
nhấn mạnh quyền sở hữu tài sản của nhà nước. Các quyền hành của nhà nước được
nhấn mạnh hơn của các cá nhân. Các nước xã hội chủ nghĩa có xu hướng coi tài sản và
quyền sở hữu trí tuệ chặt chẽ hơn so với những nước áp dụng Luật Dân sự hoặc luật
tiền lệ. Với sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết và sự chuyển đổi của Trung Quốc đối
với chủ nghĩa tư bản, Luật Xã hội chủ nghĩa đang lan dần tới phương Tây. Vì các nước
này áp dụng nguyên tắc thị trường tự do, hệ thống pháp luật của họ ngày càng kết hợp
nhiều hơn các yếu tố bổ sung của Luật Dân sự.
Luật hỗn hợp
Luật hỗn hợp đề cập đến một biến thể của 2 hoặc nhiều hệ thống pháp lý điều
hành với nhau. Ở đa số các quốc gia, hệ thống pháp luật tiến hóa theo thời gian, áp
dụng các yếu tổ của một hay nhiều hệ thống nhằm đáp ứng nhu cầu riêng của họ. Sự
tương phản giữa Luật Dân sự và luật án lệ đã trở thành đặc biệt lu mờ vì có rất nhiều
quốc gia kết hợp cả 2 hệ thống. Ngoài ra, hệ thống pháp lý ở Đông âu thường kết hợp
các yếu tố của Luật Dân sự và Luật Xã hội chủ nghĩa. Hệ thống pháp lý tại Lebanon,
Ma rốc và Tunisia thì áp dụng cả các yếu tố của Luật Dân sự và luật Hồi giáo.
2.2.2.2. Tác động của môi trường pháp luật đến kinh doanh quốc tế
Tác động thuận chiều
Hoạt động kinh doanh quốc tế được thực hiện trong khuôn khổ pháp lý xác
định, chịu sự điều chỉnh của luật pháp quốc gia và quốc tế. Vì vậy, môi trường pháp
luật có tác động trực tiếp tới hoạt động kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp.

33
Hệ thống pháp luật giúp cho các hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh
quốc tế nói riêng được diễn ra theo nguyên tắc, trật tự, đảm bảo lợi ích về cả kinh tế và
xã hội cho doanh nghiệp và cho toàn bộ nền kinh tế. Chẳng hạn những quy định về thủ
tục đăng ký kinh doanh, điều kiện kinh doanh giúp doanh nghiệp hiểu quy trình thủ tục
của việc đăng ký kinh doanh và thành lập doanh nghiệp, những mặt hàng hay lĩnh vực
doanh nghiệp được phép và không được phép kinh doanh. Hay những quy định về vệ
sinh dịch tễ giúp doanh nghiệp thực hiện việc kinh doanh những sản phẩm được đảm
bảo về mặt vệ sinh dịch tễ, thông qua đó vừa đảm bảo uy tín của doanh nghiệp, vừa
đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng.
Một môi trường pháp lý minh bạch, khả đoán sẽ có tác động tích cực tới hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp, giúp cho hoạt động của các doanh nghiệp
được thực hiện một cách thuận lợi, dễ dàng. Ví dụ những quy định về thủ tục hải quan,
về thuế xuất nhập khẩu đảm bảo tính rõ ràng, dễ dự đoán sẽ giúp doanh nghiệp thuận
lợi trong quá trình làm thủ tục hải quan cho hàng hóa.
Ngoài ra, hệ thống pháp luật càng đầy đủ và hoàn thiện, đơn giản, dễ hiểu, dễ
thực hiện sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh trở nên hiệu quả hơn.
Tác động nghịch chiều
Bên cạnh những tác động tích cực, môi trường pháp luật có thể có những tác
động không tích cực tới hoạt động kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp. Đó là khi hệ
thống văn bản pháp luật liên quan điều chỉnh một lĩnh vực cụ thể chưa đảm bảo tính
đầy đủ, tính thống nhất, tính minh bạch, đó là rào cản đáng kể cho các doanh nghiệp
khi thực hiện hoạt động kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp thực hiện hoạt động
kinh doanh quốc tế dễ gặp phải một tác động không tích cực khác từ môi trường pháp
luật đó là sự khác biệt giữa các quốc gia về những quy định pháp lý. Ví dụ, quy định
về chống bán phá giá của Hoa kỳ có một số khác biệt so với luật pháp của nhiều quốc
gia khác và với ngay cả Hiệp định ADA của WTO, điển hình là quy định cho phép sử
dụng quy tắc zeroing trong việc xác định biên độ phá giá – cơ sở để tính thuế chống
bán phá giá. Ngoài ra, một hệ thống pháp luật liên tục được thay đổi, điều chỉnh cũng
là một trở ngại lớn cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
2.2.3. Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế bao gồm rất nhiều yếu tố. Trước hết, nhà kinh doanh cần
biết nền kinh tế của một quốc gia đang được vận hành theo cơ chế nào, kinh tế thị
trường hay kinh tế kế hoạch hóa tập trung, hay là nền kinh tế hỗn hợp. Bên cạnh đó,
nhà kinh doanh quan tâm đến những yếu tố khác của môi trường kinh tế như tốc độ
tăng trưởng theo thời gian, thu nhập bình quân/ người, biến động của lãi suất, tỷ giá,
cơ cấu kinh tế… Tùy thuộc nhà kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực gì, hình thức nào

34
để quan tâm tới những chỉ tiêu cụ thể phù hợp với hình thức và mục đích kinh doanh
của mình.
Phần dưới đây giới thiệu về hệ thống nền kinh tế trên thế giới và một số yếu tố
thuộc môi trường kinh tế.
2.2.3.1. Hệ thống nền kinh tế trên thế giới
Hệ thống kinh tế là một cơ chế liên quan đến sản xuất, phân phối và tiêu dùng
hàng hóa và dịch vụ. Nó bao gồm các cấu trúc và các quá trình hướng dẫn phân phối
các nguồn lực và hình thành nguyên tắc hoạt động kinh doanh trong một đất nước. Hệ
thống chính trị và hệ thống kinh tế có liên quan chặt chẽ đến nhau. Hiện nay có hai
hình thức hệ thống kinh tế phổ biến là hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa và hệ thống
kinh tế xã hội chủ nghĩa. Sự khác biệt chủ yếu giữa hai hệ thống này được thể hiện rõ
trong các yếu tố như quyền sở hữu và chi phối các nhân tố sản xuất cũng như quyền tự
do định giá để cân bằng cung cầu.
Có nhiều ví dụ để diễn đạt khái niệm kinh tế chủ nghĩa tư bản hoặc chủ nghĩa cộng
sản. Thay vào đó, nhà quản lý sử dụng những nguyên tắc của cả hai tư tưởng này để phân
chia những hệ thống kinh tế hiện hành thành: nền kinh tế thị trường, kinh tế tập trung và
kinh tế hỗn hợp nhằm định nghĩa môi trường kinh doanh trên thế giới.
Kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường là một hệ thống trong đó các cá nhân chứ không phải là chính phủ
sẽ quyết định các vấn đề kinh tế. Mọi người có quyền tự do lựa chọn làm việc gì, ở đâu,
tiêu dùng hay tiết kiệm như thế nào và nên tiêu dùng bây giờ hay sau này. Như vậy, trong
một nền kinh tế thị trường, khu vực kinh tế tư nhân được tự do phát triển. Quan điểm này
dựa trên nguyên tắc cho phép tư nhân tự do kinh doanh và nên để thị trường tự quyết định.
Thoát khỏi các quy định của nhà nước, một thị trường tự do sẽ quyết định một các hiệu
quả mối quan hệ giữa giá, số lượng, cung và cầu.
Bởi vì các cá nhân đưa ra các quyết định cho nên nền kinh tế thị trường sẽ phụ thuộc
vào cá nhân và doanh nghiệp sở hữu và chi phối các nguồn lực hơn là chính phủ. Chỉ có
quyền sở hữu tư mới giúp cho hệ thống kinh tế kiểu này phân bố được các nhân tố sản
xuất, hay như Adam Smith gọi là bàn tay vô hình đã hướng dẫn các cá nhân hưởng quyền
lợi hành động một cách hiệu quả. Do đó, “sự thống trị của người tiêu dùng”, hay nói theo
cách khác là ảnh hưởng của người tiêu dùng lên phân bố các nguồn lực thông qua nhu cầu
với sản phẩm, chính là cơ sở nền tảng của nền kinh tế thị trường.
Một nền kinh tế thị trường phụ thuộc rất ít vào những quy định của chính phủ. Nhà
nước càng can thiệp nhiều thì thị trường càng hoạt động kém hiệu quả hơn. Tuy nhiên,
“bàn tay vô hình” cũng không phải là không có hạn chế, ví dụ như nhu cầu các sản phẩm
công (như đèn giao thông hay quốc phòng hoặc các quy định về bảo vệ môi trường)
thường không hấp dẫn với các nhà đầu tư nhưng lại vô cùng quan trọng với một quốc gia.

35
Do đó, một thị trường tự do vẫn cần đến hoạt động của nhà nước để đảm bảo hieeuh lực
cho hợp đồng, bảo vệ quyền sở hữu, đảm bảo cạnh tranh công bằng và tự do, quản lý một
vài hoạt động kinh tế nhất định và đảm bảo an ninh, trật tự xã hội.
Kinh tế tập trung
Một nền kinh tế tập trung là hệ thống kinh tế trong đó nhà nước sở hữu chi phối
mọi nguồn lực. Có nghĩa là, nhà nước có quyền quyết định hàng hóa và dịch vụ nào
được sản xuất, với một số lượng bao nhiêu, chất lượng như thế nào và giá cả ra sao. Ví
dụ, trong một nền kinh tế thị trường, nếu chính phủ muốn có được nhiều ô tô hơn,
chính phủ đó phải thu thuế và mua xe từ thị trường. Còn trong nền kinh tế tập trung,
bàn tay vô hình của chính phủ sẽ yêu cầu các nhà sản xuất trong ô tô do nhà nước sở
hữu và điều khiển phải sản xuất nhiều xe hơn mà không cần quan tâm đến giá cả.
Những nền kinh tế tập trung có nhiều nhược điểm. Việc Nhà nước sở hữu các
phương tiện sản xuất – đất đai, nông trai, nhà xưởng, ngân hàng, cửa hàng, bệnh
viên… các phương tiện này lại được quản lý bởi các nhân viên làm việc cho chính
phủ. Kết quả là, giá cả của dịch vụ và hàng hóa không có nhiều biến động trong một
nền kinh tế tập trung, bởi vì chính là các quan chức chính phủ chứ không phải người
tiêu dùng quyết định điều này. Tuy nhiên, chất lượng thì lại có xu hướng thay đổi rất
nhanh, thường là tệ đitheo thời gian do ít nhất là một trong 3 nguyên nhân sau:
- Hầu hết các sản phẩm được cung cấp số lượng ít
- Người tiêu dùng về cơ bản là không có hoặc có ít lựa chọn thay thế
- Không có nhiều động lực để nhà sản xuất cải tiến, đầu tư hay nâng cấp
Nền kinh tế tập trung có thể hoạt động tốt trong ngắn hạn, đặc biệt là trong quá
trình tăng trưởng bởi nhà nước có khả năng di chuyển những nguồn lực chưa được
khai thác hay khai thác chưa hiệu quả để tạo ra tăng trưởng. Tốc độ tăng trưởng ấn
tượng có thể đạt được cho đến khi những nguồn lực chưa được sử dụng được đem vào
hoạt động hiệu quả (chủ yếu là nguồn lao động). Tương tự như vậy, các nước kinh tế
tập trung có xu hướng phát triển những ngành sản xuất đòi hỏi quy mô và vốn lớn để
có được lợi nhuận cao nhưng lại chỉ sản xuất các sản phẩm không có lợi thế cạnh
tranh với nước ngoài với chất lượng chỉ ở mức chấp nhận được.
Kinh tế hỗn hợp
Trong thực tế, không có một mô hình kinh tế nào là hoàn toàn tự do hay tập
trung. Thay vào đó, hầu hết các nền kinh tế có thể được coi là kinh tế hỗn hợp, có
nghĩa là rơi vào khoảng giữa của thang phân cực kinh- tế tu bản - kinh tế xã hội chủ
nghĩa. Một nền kinh tế hỗn hợp là kinh tế mà hầu hết do thị trường quyết định, và hình
thức sở hữu tư nhân là phổ biến hơn, nhưng vẫn có can thiệp của nhà nước vào các
quyết định cá nhân.

36
Như vậy hình thức kinh tế hỗn hợp có những yếu tố của cả kinh tế thị trường và
kinh tế tập trung - nhà nước sở hữu các nhân tố kinh tế quan trọng trong khi người tiêu
dùng và các công ty tư nhân có thể ảnh hưởng đến giá cả, chất lượng hàng hóa. Ví dụ,
chính phủ có thể sở hữu các công ty sản xuất Ô tô. Những thay vì yêu cầu các nhà
quản lý phải bán mỗi chiếc xe với giá bao nhiêu, chính phủ để cung cầu thị trường
quyết đinh giá bán Của xe. Các nước được xếp vào hang các nền kinh tế hỗn hợp tiêu
biểu gồm có Nam Phi, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Braxin, Đức và ấn Độ.
2.2.3.2. Các chỉ số phân tích môi trường kinh tế
Có nhiều chí số kinh tế được sử dụng để đánh giá hiệu năng và tiềm năng của
nền kinh tế một đất nước. Một số trong đó có thể là các chỉ số không chính thống hoặc
đặc trưng cho từng nước - ví dụ - lượng điện thoại không dây hoặc vòng đời của một
tờ báo. Trên thực tế, khi dự đinh kinh doanh ở nước ngoài, nhà kinh doanh cân khởi sự
xem xét giá trị tiền tệ của dòng hàng hóa dịch vụ trong nền kinh tế quốc gia, sau đó là
các vấn đề khác như tốc độ tăng trường, phân phối thu nhập, lạm phát, thất nghiệp,
tiền lương, năng suất, nợ và cán cân thanh toán. Giờ đây chúng ta sẽ xem xét cụ thể
các yếu tố này.
Tổng thu nhập quốc gia
Tổng thu nhập quốc gia (Gross National Income - GNI) là thu nhập tạo bởi tất cả
các hoạt động sản xuất trong nước và quốc tế của các công ty một quốc gia. GNI là giá
trị của mọi hoạt động sản xuất của nền kinh tế nội địa cộng với thu nhập ròng (như
tiền thuê lợi nhuận, thu nhập nhân công) từ nước ngoài trong vòng 1 năm. Về mặt kỹ
thuật, GNI là giá trị thị trường 'của mọi hàng hóa dịch vụ mới được sản xuất bởi các
nhân tố sản xuất trong nước.
Tổng sản phẩm nội địa (GDP): GNI là thước đo bao quát nhất của các hoạt động
kinh tếtrong một nước. Một phần cơ bản cấu thành GNI là tổng sản phẩm nội địa
(Gross Domestic Product - GDP). GDP là tổng giá trị của mọi hàng hóa dịch vụ được
sản xuất trong biên giới của một quốc gia trong vòng 1 năm, không phân biệt các chủ
thể kinh tế nội địa hay nước ngoài. Do đó, GDP đặc biệt có ích khi kinh doanh quốc tế
đóng góp đáng kể trong nền kinh tế của các nước được đánh giá.
Một cách kỹ thuật, khi ta lấy GDP cộng với thu nhập từ xuất nhập khẩu, các hoạt
động quốc tế của các công ty trong quốc gia sẽ được GNI. GNI là thước đo trực tiếp về
quy mô tuyệt đối của nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng GNI, các nhà kinh doanh
có thể làm lẫn trong việc lựa chọn quốc gia để kinh doanh. Ví dụ, các cường quốc kinh
tế như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Đức đều đứng ở đầu bảng xếp hạng về GNI, gây ấn tượng
là các quốc gia nảy giàu có hơn nhiều các nước 1 như Ireland hoặc Luxembourg. Vì
vậy, các nhà quản lý nên sử dụng GNI bằng cách kết hợp chỉ tiêu này với dân số, tốc
độ phát triển, chi phí sinh hoạt địa phương và sự bền vững của nền kinh tế.

37
Tính toán các chỉ số trên đầu người: Cách phổ biến nhất là chia GNI cũng như
nhiêu chỉ báo kinh tế khác theo số người sống trong một quốc gia để tìm ra chỉ số
GNI/GDP… dựa trên đầu người. Những chỉ số ngày có thể cho biết GNI/GDP tương
đối của quốc gia. Một cách kỹ thuật, ta tính GNI trên đầu người bằng cách chia giá trị
của GNI đã được chuyển đổi sang một đồng tiền tiêu chuẩn, ví dụ như đồng USD, theo
tỷ giá hối đoái phổ biến, rồi chia cho dân số.
Chỉ số này và các chỉ số khác cho thấy hiệu năng của nền kinh tế trên cơ sở số
người sống trong một nước. Ví du, Luxembourg, một nước có nền kinh tế nhỏ nhất thế
giới, giá trị tuyệt đối GNI khá thấp, nhưng GNI trên đầu người lại cao nhất thế giới.
Ngân hàng Thế giới gọi các nước thu nhập thấp và trung bình thấp là các nước
đang phát triển - developing countries. Một số nhà phân tích gọi đây là các nước mới
nổi - emerging countries hoặc các nền kinh tế mới nổi - emerging economies. Đây là
nhóm có số lượng quốc gia và dân cư lớn nhất trên thế giới từ trước đến giờ. Các quốc
gia thu nhập cao gọi là các nước phát triển (developed countries), hoặc các nước công
nghiệp (industrial countries). Nhìn chung, các quốc gia thu nhập cao nằm ở một số khu
vực nhất định, chủ yếu là Ở Nhật Bản, Australia, New Zealand, Canada, Hoa Kỳ và
Tây âu. Các nước này hiện chiếm 15% dân số nhưng chiếm tới 75% GNI của thế giới.
Các nước thu nhập thấp trải rộng trên khắp thế giới, từ châu Á đến châu Phi, Nam Hoa
Kỳ và khu vực Thái Bình Dương. Những nước này chỉ chiếm một phần nhỏ trong GNI
thế giới và có GNI đầu người từ mức dưới 100 đến dưới 1000 USD.
Tỉ lệ thay đổi: các chỉ số như GNI, GDP, các chỉ số trên đầu người... cho chúng
ta biết kết quả hoạt động trong năm của một quốc gia, nhưng không cho biết sự biến
động của các chỉ số này. Việc nghiên cứu tình hình hiện tại và dự đoán hiệu quả kinh
tế tương lại đòi hỏi xác định tỉ lệ của các thay đổi. Ví dụ, từ năm 1998 đến 2002,
Ireland là nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, với tốc độ 8% một năm, còn Nhật
Bản, ngược lại, là nền kinh tế chậm phát triển nhất với chỉ 0.2%/năm trong cùng thời
kỳ. Nhìn chung, tỉ lệ tăng trưởng GNI cho thấy tiềm năng của nền kinh tế - nếu GNI
tăng với mức nhanh hơn (hoặc thấp hơn) mức tăng dân số, mức sống của người dân sẽ
tăng lên (hoặc giảm đi). Tỉ lệ tăng trưởng GNI cũng thể hiện các cơ hội kinh doanh. Ví
dụ, Trung Quốc là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong vòng 25
năm trở lại đây với tốc độ trung bình là 9% trong vài năm gần đây. Sự tăng trưởng này
dẫn đến tốc độ giảm mức nghèo đói mà chưa quốc gia nào tùng thấy, và hấp dẫn
nguồn đầu tư nước ngoài khổng lồ. Sự xuất hiện của nền kinh tế mới nổi như ấn độ,
các nước Đông á.... cũng kích thích sự tăng mức sống.
Sức mua tương đương (Purchasing Power Parity - PPP): Các nhà quản lý khi so
sánh giữa các thị trường thường chuyển đổi chỉ số GNI của nước ngoài về đồng tiền
của nước họ. Ví dụ, khi chuyển đồng rupi ấn Độ sang USD với tỷ giá chính thức, GNI

38
đầu người của ấn Độ năm 2008 chỉ ở khoảng hơn 1 .070 USD so với mức 47.580USD
của Mỹ. Khoảng cách này cho thấy sự khác biệt lớn giữa hai nước. Tuy nhiên, cách
chuyển đổi này quá đơn giản. Tỷ giá hối đoái cho ta biết bao nhiêu đồng tiền này đổi
được 1 đồng tiền kia, ví dụ, bao nhiêu rubi ấn Độ đổi được một USD. Tuy nhiên, tỷ
giá hối đoái không cho ta biết đồng tiền nội địa kia mua được cái gì ở Hoa Kỳ. Nói
cách khác, cách tính GNI theo đầu người không xem xét đến sự khác nhau giữa chi phí
sống giữa các nước mà giả định một USD ở Chicago có một “sức mua” giống như 1
USD ở Mumbai (trước đây là Bom bay), cho dù chi phí sinh hoạt ở Hoa Kỳ và ấn Độ
khác nhau. Bởi thế, GNI đầu người không thể cho ta biết người ta có thể mua được
bao nhiêu hàng hóa dịch vụ với một đơn vị thu nhập ở đất nước này với một đất nước
khác.
Vì vậy cần điều chỉnh GNI đầu người theo từng nước riêng biệt dựa trên sức mua
tương đương (purchasing power parity - PPP). Về mặt tính toán, PPP là số đơn vị tiền
tệ của một quốc gia cần thiết để mua cùng một khối lượng hàng hóa dịch vụ trong thị
trường nội địa của một nước khác. Rõ hơn, ta tính PPP bằng cách ước lượng trị giá của
một "rổ" hàng hóa (như xà bông, bánh mỹ và quần áo), dịch vụ (như điện thoại, điện
và năng lượng) có thể mua được bằng đồng tiền của một nước. Kết quả ước lượng của
GNI đầu người dựa trên sức mua của một nước cho ta thấy người tiêu dùng địa
phương có thể mua những gì với một đơn vị thu nhập. Giá cả rổ hàng hóa ở Hoa Kỳ
thường được coi là tiêu chuẩn để chuyển đổi PPP của các quốc gia khác!
Mức độ phát triển con người: Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng các chỉ số như
GNI, PPP… quá tập trung vào tăng trưởng chỉ dựa trên các chỉ báo về tiền tệ mà bỏ
qua tầm vóc và phạm vi của mức độ phát triển. Các nhà quản lý có thể giải quyết các
quan ngại trên bằng cách xem xét mức độ phát triển con người của quốc gia (Human
development Index - HDI) - dựa trên các nhân tố xã hội và kinh tế - để ước lượng các
hoạt động kinh tế hiện tại và tương lai. Chỉ số phát triển con người bao gồm chỉ báo về
sức mua thực tế, giáo dục và sức khỏe để có một thước đo toàn diện về phát triển kinh
tế. Sử dụng chỉ số này kết hợp các chỉ báo kinh tế và xã hội sẽ cho phép nhà quản lý
đánh giá, toàn diện hơn nữa sự phát triển dựa trên khả năng và cơ hội mà con người
được hưởng.
Chỉ số đo lường Xanh (Green Measures) của GNP: Trước sự quan tâm ngày một
lớn đến môi trường, nhiều tổ chức quốc tế đã đưa ra một số chỉ số Xanh của GNP. Các
chỉ số Xanh của nền kinh tế quốc dân nhằm đo lường kết quả của nền kinh tế dựa trên
phát triển bền vững. Các nhà kinh tế học xanh tuyên bố rằng kinh tê thế giới là một bộ
phận cấu thành và phụ thuộc vào thế giới tụ nhiên. Do đó, sẽ là sai lầm nếu chỉ quan
tâm đến các chỉ số như GNI và GNP.

39
Cụ thể hơn, đánh giá các hoạt động thị trường mà không tính đến các chi phí xã
hội và sinh thái liên quan sẽ dẫn đến hiểu lầm về hiệu quả kinh tế. Hơn nữa, muốn
phát triển bền vững các nhà quản lý cần lưu tâm đến việc các hoạt động kinh tế cuối
cùng sẽ đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không phải thỏa hiệp với năng lực của các thế
hệ tương lại để đảm bảo nhu cầu của họ". Do đó, các nhà kinh tế học xanh kêu gọi có
sự nhìn nhận rộng hơn về các chỉ số như tăng trưởng và tiến bộ kinh tế khi tìm hiểu
nền kinh tế quốc gia.
Hiện tại, chưa có sự đồng thuận trong cách điều chỉnh GDP cho môi trường. Các
chỉ số đang được sử dụng là:
Tổng sản phẩm xanh quốc gia (Green Net National Product): đánh giá GNP có
tính đến sự cạn kiệt của tài nguyên thiên nhiên, sự xuống cấp của môi trường (tương tự
như việc các công ty phải khấu hao giá trị các tài sản vô hình cũng như hữu hình khi
sản xuất). Chỉ báo kết quả là sản phẩm ròng quốc dân (Net natzonal product - NNP)
thể hiện việc khấu hao giá trị của các tài sản hữu hình của quốc gia.
Chỉ số tiến bộ thực tế (Genuine Progress Indicator):chỉ số này cũng sử dụng các
kế toán số liệu như khi tính toán GDP nhưng được bổ sung bằng các chỉ số hướng tới
chất lượng môi trường, sức khỏe dân số, an ninh sinh sống, tài sản, thời gian rỗi và
thành tựu giáo dục. Chỉ số này cũng bổ sung giá trị của các công việc không được trả
tiền như tình nguyện, nội trợ cũng như các công việc trả tiền và loại trừ đi các yếu tố
như tội phạm, Ô nhiễm, rạn nứt gia đình.
Hình dưới đây thể hiện những yếu tố trong một thị trường có ảnh hưởng đến việc
kinh doanh của doanh nghiêp, trong đó các yếu tố quan trọng nhất của môi trường
kinh tế là: thu nhập, sức mua, hình thức và quy mô cũng như độ mở của thị trường.
Hình này cũng cho thấy sự biến động trong một thành tố của môi trường kinh tế có thể
tác động đến những thành phần khác của thị trường.
Hình 2.2: Những yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động thương mại quốc
tế.
Những tác động bên ngoài HOẠT ĐỘNG

Các yếu tố tự nhiên xã hội


- Các phân tích kinh tế Chính sách chính trị và quy
- Các chỉ số kinh tế MỤC TIÊU
- Các hệ thống kinh tế định của pháp luật
- Tự do hóa kinh tế - Các yếu tố văn hóa CHIẾN LƯỢC
- Chuyển dịch sang nền CÁCH THỨC
- Các lực lượng kinh tế
kinh tế thị trường
- Các ảnh hưởng địa lý
Môi trường cạnh tranh

40
Nắm được môi trường kinh tế của một đất nước sẽ giúp các nhà quản lý nhận biết
được chính xác sự phát triển và các xu hướng kinh doanh đã và sẽ có thể ảnh hương
như thế nào đến doanh nghiệp của họ.
2.2.3.3. Tác động của môi trường kinh tế đến kinh doanh quốc tế
Môi trường kinh tế của hoạt động kinh doanh quốc tế không bị giới hạn trong
một quốc gia cụ thể mà còn là nền kinh tế của khu vực hoặc thế giới. Khi tiến trình
toàn cầu hóa diễn ra càng mạnh mẽ và sâu rộng, nền kinh tế của các quốc gia có sự tác
động, ảnh hưởng lẫn nhau, điều đó khiến ảnh hưởng từ môi trường kinh tế tới hoạt
động kinh doanh quốc tế trở nên phức tạp hơn.Một nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng
tốt và ổn định là điều kiện thuận lợi đối với nhà kinh doanh, đó chính là tác động tích
cực từ môi trường kinh tế đối với hoạt động kinh doanh quốc tế.
Chẳng hạn, trong khoảng thời gian từ năm 1998-2008, nền kinh tế Việt Nam
tăng trưởng tương đối tốt với tốc độ tăng trưởng bình quân 7,5%, đó là điều kiện thuận
lợi đối với nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Tính đến cuối năm 2008,
Việt Nam đã thu hút hàng nghìn dự án ĐTNN với tổng vốn đăng ký trên 150 tỷ USD
(vốn thực hiện trên 50 tỷ USD), góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế đất nước.
Năm 2007, vốn ĐTNN vượt ngưỡng 20 tỷ USD (tăng 8% so với 2006, vượt tổngmức
ĐTNN của cả 5 năm 2001-2005), đến năm 2008, sau khi Việt Nam chính thức gia
nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì mức độ thu hút vốn ĐTNN đã tăng đến
mức kỷ lục, vốn đăng ký vượt ngưỡng 60 tỷ USD,trong đó vốn thực hiện gần 13 tỷ
USD, gấp 3 lần so với năm 2007.
Tuy nhiên, khi nền kinh tế có những dấu hiệu bất ổn, ví dụ khi lãi suất, tỷ giá
thường xuyên biến động, kinh tế suy thoái,… nhà kinh doanh sẽ gặp phải nhiều rủi ro,
thiệt hại. Đó chính là tác động không tích cực từ môi trường kinh tế tới hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Một ví dụ thực tế cho thấy điều đó chính là cuộc khủng
hoảng tài chính và suy thoái kinh tế bắt nguồn từ Mỹ vào giữa năm 2008 đã lan tỏa
mạnh mẽ sang nhiều quốc gia ở các khu vực châu Âu, châu Á, khiến cho rất nhiều nhà
kinh doanh trên thế giới và ngay cả ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong hoạt động
kinh doanh của mình. Mọi hoạt động thương mại quốc tế, đầu tư nước ngoài trở nên
trầm lắng hẳn do những cơ hội kinh doanh bị thu hẹp vì ảnh hưởng từ cuộc khủng
hoảng tài chính và suy thoái kinh tế đó. Ngoài ra, thực tế cho thấy nền kinh tế
thị trường thường tạo ra nhiều cơ hội và động lực phát triển cho các doanh nghiệp hơn
là nền kinh tế tập trung, tuy nhiên mặt trái của nền kinh tế thị trường chính là khủng
hoảng kinh tế dễ dàng có thể xảy ra và gây ra những thiệt hại đáng kể cho Nhà nước,
doanh nghiệp, người tiêu dùng. Nền kinh tế tập trung không tạo ra động lực cho các
doanh nghiệp phát triển, từ đó khó có thể đảm bảo sự phát triển bền vững cho nền kinh
tế.

41
Như vậy, môi trường kinh tế có thể mang lại cho các doanh nghiệp những cơ
hội tốt khi nền kinh tế tăng trưởng và phát triển ổn định. Ngược lại, khi có những dấu
hiệu bất ổn từ nền kinh tế khiến hoạt động kinh doanh gặp nhiều rủi ro và khó khăn, vì
vậy sẽ khó có thể phát triển hoạt động kinh doanh quốc tế trong môi trường kinh tế
biến động.
2.2.4. Môi trường xã hội
Môi trường xã hội có ảnh hưởng lớn hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt
động kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp nói riêng, là yếu tố hình thành tâm lí, thị
hiếu của người tiêu dùng . Thông qua yếu tố này cho phép các doanh nghiệp hiểu biết
ở mức độ khác nhau về đối tượng phục vụ qua đó lưạ chọn các phương thức kinh
doanh cho phù hợp. bao gồm các yếu tố như: dân số; thu nhập trung bình và phân phối
thu nhập; nghề nghiệp; tâm lý dân tộc; phong cách lối sống; tuổi thọ trung bình; tình
trạng sức khoẻ; điều kiện sống và chế độ dinh dưỡng; lối sống; học thức..vv..vv..là các
yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt
động kinh doanh quốc tế
(1) Dân số
Để sản xuất hay kinh doanh, các nhà quản trị cần phải sử dụng đến nguồn nhân
lực, để bán được hàng họ cần đến khách hàng. Để hoạch định chiến lược phát triển của
mỗi công ty, người ta phải xuất phát từ cả hai yếu tố ảnh hường này. Nói một cách
khác, dân số và mức gia tăng dân số ở mỗi thị trường, ở mỗi quốc gia luôn luôn là lực
lượng có ảnh hưởng rất lớn đến tất cả mọi hoạt động về quản trị sản xuất và quản trị
kinh doanh ở mỗi doanh nghiệp.
Ví dụ: Năm 1987, dân số thế giới là 5 tỷ, đến năm 1999 lên đến 6 tỷ . Trong đó
dân số Ấn độ và Trung Quốc chiếm 1/3 dân số thế giới. Các chuyên gia cho rằng đến
năm 2200 dân số toàn thế giới có thể ổn định ở con số 10 tỷ, nếu có sự giảm tốc độ
tăng dân số thế giới của các nước đứng đầu thế giới diễn ra liên tục. Đến năm 2050 Ấn
độ (dự kiến trên 1,5 tỷ người) Trung Quốc (dưới 1,5 tỷ) là những nước đông dân nhất
thế giới. Quan sát sự thay đổi nhân khẩu học về mặt dân số làm nổi bật tầm quan trọng
của phân đoạn này. Dự kiến về dân số cho thấy những thách thức toàn cầu về vấn đề
dân số của thế kỷ 21 và cơ hội cho các nhà kinh doanh
Thông thường các nhà quản trị phải phân tích cơ cấu dân số trên cơ sở giới tính,
tuổi tác để phân khúc và xác định thị trường mục tiêu, phải xác định được nhu cầu
thực tế về sản phẩm hàng hoá của mình và dựa vào đó để quyết định kế hoạch sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Sự dịch chuyển dân số từ vùng này sang vùng khác; từ địa phương này sang địa
phương khác cũng là những yếu tố tác động đến các hoạt động hoạch định về các
chiến lược và chính sách quản lý nguồn nhân lực, chiến lược thị trường và các chiến

42
lược sản xuất kinh doanh hỗ trợ khác trong vùng không gian kinh doanh hiện có.
Chẳng hạn sự di chuyển dân cư từ nông thôn ra thành thị nhanh đã làm bùng nổ các
nhu cầu nhà ớ, mở rộng đường xá, các hàng hóa tiêu dùng v.v… Chính những điều
này đến lượt nó lại buộc các nhà hoạch định chiến lược và chính sách kinh doanh phải
có những chủ trương và chính sách kinh doanh cho phù hợp.
(2) Thu nhập
Thu nhập có ảnh hưởng đến sự lựa chọn loại sản phẩm và chất lượng đáp ứng,
nghề nghiệp tầng lớp xã hội tác động đến quan điểm và cách thức ứng xử trên thị
trường , các yếu tố về dân tộc ,nền văn hoá phản ánh quan điểm và cách thức sử dụng
sản phẩm , điều đó vừa yêu cầu đáp ứng tình riêng biệt vừa tạo cơ hội đa dạng hoá khả
năng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp .
(3) Nghề nghíệp
Chuyên môn hóa và hợp tác hóa lao động xã hội là một qui luật tất yếu trong
quá trình phát triển của mỗi nước, mỗi khu vực và trên toàn thế giới. Ở nơi nào nền
kinh tế xã hội phát triển mạnh mẽ thì trình độ chuyên môn hóa lao động và hợp tác hóa
lao động càng cao và ngược lại.Điều này cũng có nghĩa là xã hội ngày càng phát triển
thì tính chuyên môn hóa và đa dạng hóa về nghề nghiệp ngày càng mạnh. Nghề nghiệp
khác nhau sẽ dẫn đến những đòi hỏi về phương tiện và công cụ lao động chuyên biệt
khác nhau Ngoài ra do ngành nghề khác nhau mà những nhu cầu tiêu dùng về ăn ở đi
lại vui chơi giải trí.v.v. cũng khác nhau. Để đáp ứng các nhu cầu khác nhau về nghề
nghiệp trong xã hội, các nhà quản trị ở mỗi doanh nghiệp phải tính đến toàn bộ những
ảnh hưởng của các yếu tố vừa nêu đến việc hoạch định và thực hiện các chiến lược và
sách lược kinh doanh của mình.
(4) Tâm lý dân tộc
Tình cảm quê hương, tình yêu đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí ngoan
cường, tính hiếu học, lòng nhân nghĩa vị tha… luôn luôn là những yếu tố tinh thần
thuộc về tâm lý dân tộc. Chúng có ảnh hưởng rất lớn không chỉ đến cách suy nghĩ và
hành động của mỗi nhà quản trị cũng như của mỗi con người bị quản trị, mà nó còn có
ảnh hưởng sâu sắc đến phong cách tiêu dùng, ảnh hưởng đến sự hình thành các khúc
thị trường khác nhau và chính những điều này buộc các nhà quản trị phải cân nhắc,
tính toán trong các quyết định quản trị kinh doanh của mình. Ví dụ nước ta có 54 dân
tộc, qui mô dân số mỗi dân tộc khác nhau, quan điểm tiêu dùng của mỗi dân tộc cũng
khác nhau và nhu cầu tiêu dùng cũng có những điểm khác nhau. Tất cả những yếu tố
này đòi hỏi các doanh nghiệp phải soạn thảo các chiến lược sản xuất kinh doanh khác
nhau cho phù hợp với tâm lý, thị hiếu của các dân tộc anh em đó. Đây cũng là yếu tố
mà các doanh nghiệp nước ngoài khi tham gia vào thị trường Việt Nam cần lưu ý
(5) Phong cách và lối sống

43
Xã hội là bức tranh muôn màu do các cá thể với các phong cách và lối sống khác nhau
tạo nên. Dẫu không có hai người cùng giống nhau tuyệt đối về một phong cách hay lối
sống, nhưng nhìn chung, ở bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào cũng tồn tại những phong
cách và lối sống tiêu biểu cho nơi đó hay thời điểm đó. Mỗi phong cách và lối sống lại
có những đặc trưng riêng của mình về cách mỗi cá thể suy nghĩ, hành động và thể hiện
ra thế giới bên ngoài. Chính điều này đến lượt nó lại chi phối rất mạnh đến việc hình
thành những nhu cầu về chủng loại, chất lượng, số lượng, hình dáng, mẫu mã… của
hàng hóa, dịch vụ đặc trưng cho các phong cách và lối sống đó. Như vậy muốn kinh
doanh có hiệu quả, các nhà quản trị không thể không điều chỉnh các hoạt động của
mình phong cách và lối sống của xã hội đương thời và xã hội tương lai sắp đến. Ví dụ
phong cách sống của phụ nữ phương Tây khác phụ nữ Việt Nam đã dẫn đến sự tiêu
dùng hàng hóa dịch vụ khác nhau và điều này lại buộc các nhà quản trị phải hoạch
định và thực hiện các chiến lược về hàng hóa và dịch vụ khác nhau cho hai loại đối
tượng đó.
(6) Hôn nhân và gia đình
Hôn nhân và gia đình trong cuộc sống của mỗi con người có một vị trí và vai
trò hết sức quan trọng. Hôn nhân và gia đình là qui luật tất yếu và muôn thuở của xã
hội loài người. Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội và chính điều này nói lên sự gắn
bó chặt chẽ giữa các hoạt động quản trị và các nhà quản trị với hôn nhân và gia đình
của mình. Không thể có một nhà quản trị nào yên tâm làm việc, nếu gia đình nhà mình
có vấn đề bất ổn. Không có người nhân viên nào toàn tâm toàn ý để làm việc có hiệu
quả nếu cuộc sống trong gia đình của họ không được bảo đảm v.v… Tất cả những điều
này nói lên rằng, hôn nhân và gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất
lượng và hiệu quả của mọi người, từ giám đốc cho đến một người công nhân lao động
bình thường trong mỗi doanh nghiệp.
Hôn nhân và gia đình không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các nhà quản
trị ở mỗi doanh nghiệp mà nó cũng còn có những ảnh hưởng rất sâu sắc tới việc hình
thành nhiều loại nhu cầu trong xã hội như: nhà ở, ti vi, máy giặt, giường tủ, bàn ghế
v.v… và các mặt hàng khác có liên quan đến các hộ gia đình. Các nhà quản trị khi
vạch ra và tổ chức thực hiện các chiến lược và sách lược kinh doanh càng không được
phép bỏ qua tác động của những yếu tố này trong các hoạt động của mình. Ví dụ tỉ lệ
hôn nhân gia tăng sẽ có ảnh hưởng đến nhu cầu về nhà ở. Qui mô của các hộ gia đình
có ảnh hưởng đến nhu cầu về kích cỡ của các loại tivi, dung tích của các loại tủ lạnh
v.v…
Bên cạnh đó, các yếu tố như tuổi thọ trung bình; tình trạng sức khoẻ; điều kiện
sống và chế độ dinh dưỡng; lối sống; trình độ học vấn cũng đóng vai trò tác động đến
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong việc lựa chọn sản phẩm, chất lượng

44
phù hợp với từng thị trường mà mình tham gia. Ví dụ, các quốc gia có điều kiện sống
và trình độ học vấn cao thì yêu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm cũng cao
điều này buộc doanh nghiệp phải có chiến lược nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm
của mình.

2.2.5. Môi trường nhân khẩu học


Môi trường nhân khẩu học mô tả những đặc trưng cơ bản nhất liên quan đến
con người ở mỗi quốc gia. Việc nghiên cứu môi trường nhân khẩu học sẽ ảnh hưởng
đến cơ cấu hàng hóa, chủng loại, khối lượng hàng hóa được đóng gói, tiêu thụ trên mỗi
khu vực thị trường. Các nghiên cứu nhân khẩu học bao gồm:
+ Nghiên cứu về hình dáng, tầm vóc của người tiêu dùng trên thị trường mục
tiêu. Tầm vóc và hình dáng của con người trên thị trường quyết định đến khối lượng,
kích cỡ hàng hóa tiêu dùng. Việc quyết định số lượng quần áo, giày dép sản xuất theo
các kích cỡ khác nhau được dựa hoàn toàn trên nghiên cứu nhân khẩu học.
+ Phân bố dân cư về mặt địa lý cũng là một yếu tố cần phải nghiên cứu trong
môi trường nhân khẩu học. Ví dụ: Sự phân bổ dân cư từ khu vực này sang khu vực
khác từ quốc gia này sang quốc gia khác có thể tạo cơ hội cho các doanh nghiệp kinh
doanh trong lĩnh vực công nghệ viễn thông. Bằng máy tính con người có thể ở nhà và
thực hiện các trao đổi với người khác qua mạng viễn thông.
+ Xu hướng kết hôn và ly hôn cũng là yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu hàng hóa
tiêu dùng trên một thị trường. Tỷ lệ kết hôn tăng có thể dẫn đến tỷ lệ thu nhập dành
cho chi tiêu gia đình tăng. Tỷ lệ kết hôn giảm, ly hôn tăng làm cho giảm số lượng hàng
hóa tiêu dùng gia đình, gia tăng dịch vụ tiêu dùng phục vụ nhu cầu giải trí.
+ Kết cấu dân số: Cấu trúc tuổi già đi ở các nước phát triển do tỷ lệ sinh thấp,
và tuổi thọ có khuynh hướng tăng. Cho thấy các cơ hội của các dịch vụ chăm sóc
người già, các dịch vụ bảo hiểm. Nhưng cũng tiềm ẩn một đe dọa với các doanh
nghiệp về vấn đề nguồn lao động. Đối với những nước đang phát triển cơ cấu dân số
trẻ, là cơ hội để các doanh nghiệp dịch chuyển đến tìm nguồn lao động trẻ. Song sự
tăng dân số nhanh chóng đang làm sói mòn khả năng phát triển bền vững ở các quốc
gia này. Sự thay đổi kết cấu dân số là một nhân tố của môi trường kinh tế vĩ mô mà nó
cũng có thể tạo ra các các cơ hội lẫn đe dọa. Ví dụ, do thế hệ bùng nổ trẻ em ở Mỹ
năm 1960 đã lớn lên, nó tạo ra một loạt các cơ hội và đe dọa. Trong những năm 1980,
nhiều người của thế hệ này lập gia đình và tạo ra nhu cầu đột biến về các máy móc cho
các cặp vợ chồng trẻ lần đầu cưới nhau. Các công ty như Whirlpool và General
Electric đã đầu tư cho sự đột biến của nhu cầu máy giặt, máy rửa chén, máy sấy… Mặt
khác, các ngành định hướng vào giới trẻ như ngành đồ chơi đã nhận thấy các khách
hàng của họ giảm xuống trong những năm gần đây.

45
2.2.6. Môi trường địa lý kinh tế
Địa lý nghiên cứu các vấn đề về bề mặt trái đất, khí hậu, đất đai, đất nước, các
nguồn tài nguyên... đây là một yếu tố không kiểm soát được mà các nhà KDQT phải
đối mặt nhưng vẫn chưa được xem trọng. Xu hướng chung là chì nghiên cứu các khía
cạnh địa lý khi được tách riêng, độc lập là một môn khoa học chứ không được xem xét
như một yếu tố quan trọng trong tổng thể MTKDQT. Địa lý không chỉ là vị trí đất
nước, thủ đó một quốc gia hay nhỗng con sông... mà còn là nhỗng hiểu biết về văn hóa
xã hội và kinh tế với nguồn lực hạn chế có thể đáp ứng nhu cầu của con người. Vì vậy,
nghiên cứu địa lý có vai trò quan trọng trong việc đánh giá thị trường và môi trường.
Yếu tố thuộc về địa lý, khí hậu và địa thế của một quốc gia là một vấn đề quan trọng
được nhác đến khi đánh giá một thị trường. Những yếu tố địa lý này có ảnh hường trực
tiếp, rõ ràng tới sự chấp nhận sản phẩm mới trên thị trường, tới những ảnh hưởng sâu
sắc hơn trong việc phát triển chiến lược kinh doanh.
Độ cao, độ ẩm, nhiệt độ, là những đặc điếm khí hậu ảnh hưởng tới công dụng
và chức năng của sản phẩm. Sản phẩm được xem là hoàn hảo ở những nước ôn đới
cũng có thể bị hư hỏng nhanh chóng tại những nước hàn đới, hay cần được thường
xuyên bảo dưỡng tại những nước thuộc khu vực nhiệt đới. Ví dụ, các nhà sản xuất
nhận ra rằng khi các thiết bị xây dựng ở Mỹ được đem bán tại sa mạc Sahara thì cần
phải có thay đổi lớn để có thể chịu đựng được cái nóng và bụi gay gắt của vùng sa mạc
này. Một công ty Đài Loan đã vận chuyển hàng hóa thủy tinh bằng đường biển tới
người mua ở Trung Á. Hàng thủy tinh được đóng trong những chiếc thùng gỗ có lót
xung quanh bằng cỏ khô đê tránh va đập mạnh. Tuy nhiên, khi hàng hóa đến nơi thì
hầu như toàn bộ đã bị vỡ, vậy tại sao? Khi hàng hóa được vận chuyên tới vùng ấm
hơn, khí hậu khô hanh hơn ờ Trung Á, đã làm cho lượng nước trong cỏ khô giảm
nhanh chóng, cỏ co lại, tạo những khe hở lớn khiến cho đồ thủy tinh bị va đập trên
đường vận chuyển và vỡ. Thậm chí khi ở cùng một thị trường thì khí hậu cũng có thể
rất khác nhau giữa các vùng, đòi hỏi sản phẩm cẩn có sự thay đổi tương ứng. Khí hậu
khác nhau ở châu Âu khiến cho hãng Bosch-Siemens buộc phải sửa đổi những chiếc
máy giặt của họ. Bởi vì ớ Đức và Scandinavia không có nhiều ánh nắng mặt trời nên
những chiếc máy giặt phải có đặc điếm là tốc độ vắt cao từ 1000-1600 vòng/phút
(rpm). Quần áo phải khô hơn khi ra khỏi máy giặt vì người sử dụng không thể chờ có
quần áo khô khi phải phơi thêm ngoài trời cả ngày. Ngược lại, ở Italia và Tây Ban Nha
thì lượng ánh sáng chiếu hàng năm cao hơn rất nhiều, nên tốc độ quay của máy giặt
chỉ khoảng 500 vòng/phút.
Như vậy, có thể nói, để có thế thành công trong KDQT, các nhà quản lý không
thể bỏ qua hay xem nhẹ yếu tố địa lý, trong chừng mực nào đó, hay trong những

46
trường hợp cụ thế thì yếu tố này cũng có tính chất quyết định đối với sự thành công
của sản phẩm trên thị trường.
2.2.7. Môi trường văn hóa
2.2.7.1. Khái niệm về văn hóa
Khái niệm rộng nhất về văn hóa có lẽ là của nhà nghiên cứu Herskovit đưa ra
theo đó "văn hóa là phần do con người tạo ra trong môi trường". Văn hóa bao gồm
những yếu tố hữu hình và vô hình. Các yếu tố hữu hình như đường xá, các công trình
kiến trúc, hàng hóa tiêu dùng và các giá trị vật thể khác còn các yếu tố vô hình bao
gồm các qui tắc ứng xử, giá trị, ý tưởng, phong tục tập quán và các biểu tượng có
nghĩa khác.
Văn hóa phát triển trong lòng mỗi xã hội để tạo nên đặc thù riêng cho những
người thuộc xã hội đó và để phân biệt họ với những người thuộc những xã hội khác.
Đầu tiên, văn hóa định hình cách sống của các thành viên trong xã hội chẳng hạn như
cách ăn mặc, ở. Thứ hai, văn hóa giải thích cách mà các thành viên cư xử với nhau và
với các nhóm người khác. Thứ ba, văn hóa xác định hệ thống các niềm tin và các giá
tri của các thành viên và cả cách họ cảm nhận về ý nghĩa của cuộc sống.
Văn hóa được coi là thành phần quan trọng nhất trong nền văn minh của mỗi
quốc gia vì nó thể hiện sự khác biệt giữa các xã hội thông qua ngôn ngữ, thói quen, tập
quán Tuy nhiên, đa số chúng ta lại không hoàn toàn hiểu được văn hóa tác động đến
hành vi của chúng ta như thế nào cho đến khi ta bắt đâu giao tiếp với những người đến
từ những nền văn hóa khác.
2.2.7.2. Các yếu tố trong môi trường văn hóa
Nhìn chung, văn hóa có yếu tố cấu thành cơ bản là:
- Ngôn ngữ, bao gồm ngôn ngữ có lời và ngôn ngữ không lời.
- Tôn giáo
- Các giá trị và thái độ
- Phong tục tập quán và thói quen
- Đời sống vật chất
- Nghệ thuật
- Giáo dục
Ngôn ngữ:

Ngôn ngữ là một yếu tố hết sức quan trọng của văn hóa. Ngôn ngữ được coi là
tấm gương để phản ánh văn hóa. Chính nhờ ngôn ngữ mà con người mới có thể xây
dựng và duy trì văn hóa của mình. Sở dĩ như vậy là vì văn hóa được duy trì nhờ truyền
thống, mà cơ chế truyền thống hoạt động được là nhờ có ngôn ngữ làm công cụ lưu trữ
và truyền đạt thông tin. Ngôn ngữ còn giúp chúng ta tạo dựng một nhận thức về thế
giới. Ngôn ngữ một quốc gia có thê hướng sự chú ý của các thành viên vào một số

47
đặc trưng nhất dịp của thế giới. Một minh hoạ rõ ràng cho hiện tượng này là hầu hết
các ngôn ngữ châu âu chỉ có một từ về tuyết, nhưng ngôn ngữ của người Eskimo lại
không có một thuật ngữ chung về tuyết. Thay vào đó, họ có tới 24 từ mô tả các trạng
thái khác nhau của tuyết (chẳng hạn như tuyết bột, tuyết rơi, tuyết ướt...), bởi vì việc
phân biệt các dạng tuyết rất quan trọng với đời sống của người Eskimo. Hay trong
tiếng Anh chỉ có 1 từ sun để chỉ nắng, nhưng trong từ điển Lạc Việt có tới 18 từ chỉ
các sắc thái nắng khác nhau như nắng quái, nắng sớm, nắng xiên khoai..., vì việc miêu
tả chính xác các mức độ nắng khác nhau rất quan trọng cho nông nghiệp ở Việt Nam.
Vì ngôn ngữ hình thành nên cách con người nhận thức về thế giới nên nó cũng có
tác dụng định hình đặc điểm văn hoá. Ở những nước có nhiều ngôn ngữ người ta cũng
thấy có nhiều nền văn hoá. Ví dụ, ở Canađa có hai nền văn hoá: nền văn hoá tiếng Anh
và nền văn hoá tiếng Pháp. Sự căng thẳng giữa hai nền văn hoá có phần tăng lên và bộ
phân dân nói tiếng Pháp đã từng đòi tách ra khỏi Canađa - quốc gia do người nói tiếng
Anh hiện chiếm đa số. Người ta có thể thấy hiện tượng tương tự ở nhiều nước khác
nhau trên thế giới như ở Bỉ, ở Tây Ban Nha... Tuy nhiên, không phải lúc nào sự khác
biệt về ngôn ngữ cũng dẫn đến sự khác biệt về văn hoá (ví dụ có đến bốn ngôn ngữ
được sử dụng ở Thụy Sỹ), nhưng nhìn chung thì điều này có xu hướng xảy ra.
Tuy nhiên, khi bàn về ngôn ngữ, chúng ta không thể chỉ lưu ý đến ngôn ngữ
chính thức là ngôn ngữ có lời (verbal language). Bản thân ngôn ngữ đã rất đa dạng.
Trong giao tiếp, thông điệp không chỉ thể hiện bằng lời nói mà còn cả bằng ngôn ngữ
không lời (non - verbal langụage).
Thông điệp được chuyển giao bằng nội dung của từ ngữ, bằng cách diễn tả các
thông tin đó (ví dụ như âm điệu giọng nói) và bằng cả các phương tiện không lời như
cử chỉ, tư thế, ánh mắt... Tất cả chúng ta đều giao tiếp với nhau bằng nhiều biểu hiện
của ngôn ngữ không lời. Ví dụ: một cái ngước mắt là dấu hiệu nhận biết, nụ cười là
dấu hiệu vui vẻ ở nhiều nền văn hoá. Tuy nhiên, một số dấu hiệu của ngôn ngữ cử chỉ
lại bị giới hạn về mặt văn hoá.. Ví dụ: dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái tạo thành một
vòng tròn là biểu hiện thân thiện ở Hoa Kỳ nhưng lại là một lời mời mọc khiếm nhã ở
Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Tương ty như vậy, trong khi phần lớn người Hoa Kỳ và Châu
âu khi giơ ngón cái lên hàm ý "mọi thứ đều ổn", thì ở Hy Lạp, dấu hiệu đó là mang ý
khiêu dâm.
Tôn giáo:
Tôn giáo có thể được định nghĩa như một hệ thống các tín ngưỡng và nghi thức
liên quan đến lĩnh vực thần thánh. Mối liên hệ giữa tôn giáo và đời sống xã hội rất tinh
tế và sâu sắc. Trên thế giới hiện nay tồn tại hàng nghìn tôn giáo khác nhau, nhưng có
năm tôn giáo lớn nhất, đó là Đạo Thiên Chúa, Đạo Hồi, Đạo Hin du, Đạo Phật và Đạo
Khổng. Tôn giáo có ảnh hưởng rất lớn đến mọi lĩnh vực trong đời sống con người, kể

48
cả kinh doanh. Các lễ nghi đạo giáo có thể cấm sử dụng một số hàng hoá hay dịch vụ
nào đó (như thịt lợn ở các nước Hồi giáo).
Tôn giáo ảnh hưởng lớn đến vai trò của nam giới và nữ giới, cũng như các tập
quán và đạo đức xã hội, chẳng hạn như các nghi lễ đám cưới, đám ma... Hầu hết các
tôn giáo đều hạn chế vai trò của nữ giới trong xã hội, đặc biệt là dạo Hỏi. Tại các nước
theo đạo Hồi, vai trò của người phụ nữ bị giới hạn trong gia đình, mả ngay cả trong
các quan hệ gia đình cũng vẫn có sự phân biệt đối xử. Ngoài ra. đàn ông là tín đồ đạo
Hồi có thể lấy tới bốn vợ, nhưng phụ nữ chỉ được lấy một chồng.
Tôn giáo còn ảnh hưởng tới lối sống. Nó tạo ra các mối quan hệ quyền lực, trách
nhiệm và bổn phận của mỗi cá nhân, kể cả trẻ em và người lớn. Giáo hội Thiên chúa
giáo đến tận bây giờ vẫn tiếp tục cấm sử dụng các biện pháp tránh thai. Đạo Phật cấm
sát sinh, nên các tín đồ trung thành thường mua cá để phóng sinh vào các ngày rằm và
mồng một. Có thể nói, tôn giáo có mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Các giá trị và thái độ:
Giá trị (value) là những niềm tin và chuẩn mực chung cho một tập thể người được
các thành viên chấp nhận, còn thái độ (attitude) là sự đánh giá những giải pháp khác
nhau dựa trên những giá trị này. Nền văn hoá Nhật đã dựng lên một bức tường vô hình,
thường là không thể vượt qua để chống lại các gaijin (tức là người nước ngoài). Ví dụ:
rất nhiều quan chức tuổi trung niên của Chính phủ và các công ty cho rằng dùng hàng
nước ngoài là không yêu nước. Tương tự như vậy, những công ty nước ngoài thường
gặp khó khăn trong việc thuê những nhân viên có trình độ đại học hay các nhân viên lâu
năm do ý thức chống đối ông chủ nước ngoài của những người này.
Phong tục tập quán và chuẩn mực đạo đức:
Phong tục tập quán và chuẩn mực đạo đức là những luật lệ xã hội để kiểm soát
hành động của người này với .người kia. Phong tục tập quán (folkways) là những quy
ước thông thường của cuộc sống hàng. ngày. Nói chung, phong tục tập quán là những:
hành động ít mang tính đạo đức. Phong tục tập quán chỉ là những quy ước xã hội có
liên quan đến các vấn đề như: nên ăn mặc như thế nào trong từng hoàn cảnh cụ thể,
như thế nào thì được coi là cách cư xử đúng đắn, cách sử dụng các đồ dùng ăn uống
(dao, dĩa, đũa. . .) trong bữa ăn, cách xử sự với những người xung quanh ...
Trong khi phong tục tập quán quy định các cách cư xử được coi là phù hợp thì vi
phạm phong tục tập quán không phải là vấn đề nghiêm trọng. Người vi phạm phong
tục tập quán chỉ bị coi là lập dị hoặc không biết cách cư xử, chứ ít khi bị coi là hư
hỏng hay xấu xa. Ở nhiều nước, người nước ngoài có thể được tha thứ cho việc vi
phạm phong tục tập quán lần đầu tiên.
Một ví dụ điển hình về tập quán là vấn đề thời gian ở các nước khác nhau. Ở Hoa
Kỳ, mọi người rất coi trọng thời gian. Người Hoa Kỳ thường đến sớm vài phút trong

49
các cuộc gặp gỡ kinh doanh. Khi họ mời ai ăn tối, đến đúng giờ hoặc chỉ trễ vài phút
được coi là lịch sự. Nhưng ở các nước khác, quan niệm về thời gian có thể khác biệt
hoàn toàn. Đến muộn một chút trong các buổi hẹn gặp vì công việc không nhất thiết bị
coi là bất lịch sự.
Tục lệ, tập tục (mores) là những quy tắc được coi là trọng tâm trong việc thực
hiện các chức năng xã hội và của đời sống xã hội. Những tập tục này có ý nghĩa lớn
hơn nhiều so với tập quán. Do đó, việc làm trái tập tục có thể gây nên hậu quả nghiêm
trọng. Tập tục bao gồm các yếu tố như sự lên án các hành động trộm cắp, ngoại tỉnh,
loạn luân và giết người. Ở nhiều xã hội, một số tập tục đã được cụ thể hoá trong luật
pháp. Hầu hết các xã hội phát triển đều có luật chống trộm cắp, loạn luân và giết
người. Mặc dù vậy, có rất nhiều sự khác biệt giữa các nền văn hoá trong việc xây dựng
các tập tục.
Đời sống vật chất.
Trong thời đại ngày nay, nền văn hoá vật chất được khởi đầu từ Hoa Kỳ và có xu
hướng lan rộng khắp các nước trên thế giới. Một nền văn hoá vật chất thường được coi
là kết quả của công nghệ và được liên hệ trực tiếp tới việc xã hội đó tổ chức hoạt động
kinh tế của mình như thế nào. Văn hoá vật chất thể hiện qua đời sống vật chất của
quốc gia đó. Chính vì vậy, nó cũng có ảnh hưởng to lớn đến trình độ dân trí, lối sống
của các thành viên trong nền văn hoá đó.
Giáo dục:
Một nền giáo dục, dù chính quy hay không, cũng đóng vai trò quan trọng trong
việc vượt qua và chia sẻ những trở ngại về văn hoá. Giáo dục chính quy là nền giáo
dục mà học viên, nhất là lớp trẻ, được tiếp nhận tại nhà trường, còn giáo dục không
chính quy là những gì họ tiếp thu được ở gia đình và xã hội. Nền giáo dục chính quy
đóng vai trò chủ chốt trong xã hội, thông qua đó các cá nhân có thể học được rất nhiều
kỹ năng cần thiết trong xã hội hiện đại về ngôn ngữ, nhận thức hay toán học. Cùng với
giáo dục gia đình, giáo dục chính quy có vai trò bổ sung vào việc giáo dục giới trẻ
những giá trị và chuẩn mực xã hội. Nhà trường cũng giáo dục cho học sinh những
nghĩa vụ cơ bản của công dân và những chuẩn mực xã hội như tôn trọng người khác,
tuân thủ luật pháp, trung thực, gọn gàng, ngăn nắp, đúng giờ... Việc đánh giá kết quả
học tập theo điểm cũng giáo dục cho học sinh thấy giá trị thành công của mỗi cá nhân
và khuyến khích tinh thẩn cạnh tranh ở học sinh.
Trình độ giáo dục của một cộng đồng có thể đánh giá qua tỷ lệ người biết đọc
biết viết, tỷ lệ người tốt nghiệp phổ thông, trung học hay đại học... Đây chính là yếu tố
quyết định sự phát triển của văn hoá vì nó sẽ giúp các thành viên trong một nền văn
hoá kế thừa được những giá trị văn hoá cổ truyền và học hỏi những giá trị mới từ các
nền văn hoá khác.

50
Cấu trúc xã hội.
Nói đến cấu trúc xã hội là nói đến cách thức tổ chức cơ bản của xã hội đó. Tuy
cấu trúc xã hội bao gồm nhiêu khía cạnh khác nhau, nhưng trong đó nổi lên hai đặc
điềm đặc biệt quan trọng giúp ta phân biệt sự khác nhau giữa các nền văn hoá. Đặc
điểm đầu tiên là mức độ coi trọng tính cá nhân (và đối lập với nó là tập thể ) của từng
xã hội. Các xã hội phương Tây có xu hướng nhấn mạnh ưu thế của cá nhân, trong khi
nhiều xã hội khác lại coi trọng tập thể hơn. Đặc điểm thứ hai là khoảng cách phân cấp
của xã hội. Một số xã hội có khoảng cách phân cấp cao và mức độ linh hoạt chuyển
đổi giữa các giai cấp thấp (Ví dụ như ấn Độ và trong chừng mực thấp hơn là Anh
quốc) Trong khi đó, ở một số xã hội khác khoảng cách phân cấp ít hơn, nhưng lại linh
hoạt hơn trong việc chuyển đổi giai cấp (ví dụ như Hoa Kỳ).
Phân cấp trong xã hội
Tất cả xã hội đều được phân cấp theo một trật tụ nhất định. Sự phân cấp này
được xác định dựa trên các tiêu chí như nền tảng gia đình, nghề nghiệp và thu nhập.
Mỗi cá nhân đều được sinh ra trong một phân cấp nhất định nào đó. Cá nhân đó sẽ
thuộc về phân cấp mà cha mẹ mình là thành viên. Những cá nhân thuộc về phân cấp
cao trong xã hội có nhiều cơ hội có một cuộc sống tốt hơn là những cá nhân thuộc về
phân cấp thấp. Những người thuộc tầng lớp cao được giáo dục tốt hơn, có sức khoẻ tốt
hơn, điều kiện sống tốt hơn và cơ hội việc làm cũng tốt hơn. Mặc dù tất cả các xã hội
đều được phân chia thành các giai cấp nhưng giữa các xã hội vẫn có sự khác nhau theo
hai cách có liên quan đến vấn đề của chúng ta đang thảo luận: Thứ nhất, các xã hội
khác nhau về tính linh hoạt chuyển đổi giữa các tầng lớp, và thứ hai, các xã hội khác
nhau về ý nghĩa của các tầng lớp xã hội trong môi trường kinh doanh.
2.2.7.3. Tác động của môi trường văn hóa đến kinh doanh quốc tế
Trong kinh doanh quốc tế, chúng ta phải làm việc trong những môi trường hóa
khác nhau với những ngôn ngữ, những hệ thống giá trị, những niềm tin và hành vi ứng
xử khác biệt. Chúng ta sẽ có cơ hội gặp gỡ những khách hàng và đối tác với những lối
sống, những qui tắc và những thói quen tiêu dùng hoàn toàn khác biệt. Những khác biệt
này ảnh hưởng đến tất cả các phương diện trong kinh doanh quốc tế.
Rủi ro văn hóa được hiểu là những tình huống hay sự kiện trong đó việc truyền
đạt sai lệch về văn hóa có thể gây nên hiểu nhầm nghiêm trọng trong quan hệ giữa các
đối tác từ những nền văn hóa khác nhau.
Rủi ro đa văn hóa thường xuyên nảy sinh trong hoạt động kinh doanh quốc tế bởi
vì những người tham gia vào hoạt động này được thừa hưởng những di sản văn hóa vô
cùng đa dạng.
Văn hóa là những khuôn mẫu có tính chất đinh hướng được học hỏi, chia sẻ và có
giá tri lâu bền trong một xã hội. Con người biểu hiện nền văn hỏa của mình thông qua các

51
giá trị, quan niệm, thái độ, hành vi, và các biểu tượng. Văn hóa có ảnh hưởng đến mọi
hành vi, suy nghĩ của con người, do đó cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến kinh doanh.
Ngay từ những hành vi đơn giản như việc chào hỏi và chia tay, ta cũng có thể nhận thấy
tác động của văn hỏa. Các nghi lễ chào hỏi chính là một dấu hiệu của văn hóa hình thành
qua nhiều thế kỉ . Ở Trung Quốc hay Việt Nam, bạn bè biểu lộ sự quan tâm bằng cách hỏi
nhau xem đã ăn cơm hay chưa. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, khi gặp nhau lần đầu tiên, người ta
thường chào nhau bằng câu: “Anh có gì mới không?”; hay khi muốn tạo một sự tương
đồng với người kia, người ta thường chào “Anh ở vùng nào vậy?” Ở Nhật, người ta vẫn
còn duy trì những nghi lễ chào hỏi và chia tay rất trang trọng, và người Nhật thường nói
xin lỗi trước khi kết thúc một cuộc nói chuyện điện thoại.
Tuy nhiên, khác với các hệ thống chính trị, luật pháp và kinh tế, văn hóa rất khó
xác định và phân tích. Văn hóa tác động đến các trao đổi giữa các cá nhân với nhau
cũng như việc vận hành các chuỗi giá trị như việc thiết kế sản phẩm và dịch vụ,
marketing và bán hàng. Các nhà quản lí phải chú ý đến vấn đề văn hóa khi thiết kế sản
phẩm, bao bì và kể cả màu sắc. Màu đỏ là một màu sắc đẹp theo quan niệm của người
Nga, nhưng lại là biểu tượng của sự tang tóc đối với người Nam Phi. Quan niệm về
một món quà tặng phù hợp cho đối tác kinh doanh cũng rất khác nhau trên thế giới.
Bút là một trong số ít những loại quà được chấp nhận rộng rãi ở nhiêu nơi còn những
vật phẩm khác thì không phải lúc nào cũng phù hợp. Chẳng hạn, các vật sắc như dao,
kéo thường được cho là mang ngụ ý cắt bỏ mọi quan hệ và những ẩn ý không tốt khác;
hoa cúc thường được gắn với liên tưởng về những đám tang; khăn tay thường gắn với
sự buồn bã.
Hiện nay hầu hết các công ty đa quốc gia đều quan tâm đến việc đào tạo kỹ năng
đa văn hóa cho nhân viên của mình.
Việc va chạm với những nền văn hóa xa lạ có thể xuất hiện trong cả các giao
dịch buôn bán trong và ngoài nước, như khi làm việc với khách hàng nước ngoài, hay
khi tìm kiếm các nhà cung ứng ở các quốc gia khác hoặc khi thu nhận các nhân viên từ
những nền văn hóa khác nhau.
Các nhà quản lý phải thường xuyên đối mặt với rủi ro mắc phải những sai lầm
văn hóa có thể gây trở ngại. Sự truyền đạt sai lầm có liên quan đến quá trình giao thoa
văn hóa có thể làm hỏng các thỏa thuận làm ăn, làm giảm lượng hàng bán được và làm
xấu đi hình ảnh của doanh nghiệp. Ngày nay, việc phát triển một khả năng nhận thức
cũng như một sự nhạy cảm đối với các khác biệt về văn hóa đã trở thành một nhiệm vụ
cấp bách đối với bất cứ nhà quản lí nào.
Kỹ năng thích nghi văn hóa có ý nghĩa then chốt trong việc xây dựng lợi ích cạnh
tranh của doanh nghiệp. Các nhà quản lý không những cần phải thấu hiểu và chấp
nhận sự khác nhau giữa các nền văn hóa mà còn cần phải hiểu biết sâu sắc về niềm tin

52
và các giá trị văn hóa của đối tác nước ngoài. Kỹ năng này đóng vai trò quan trọng đặc
biệt trong nhiều nghiệp vụ kinh doanh quốc tế, như:
• Phát triển sản phẩm và dịch vụ.
• Giao tiếp và trao đổi đối với đối tác kinh doanh nước ngoài.
• Xem xét và lựa chọn nhà cung cấp và đối tác nước ngoài
• Đàm phán và thiết kế các hợp đồng kinh tế quốc tế.
• Giao tiếp với khách hàng hiện tại và tiềm năng ở nước ngoài.
• Chuẩn bị các cuộc triển lãm và hội chợ thương mại ở nước ngoài.
• Chuẩn bị cho hoạt động quảng cáo và xúc tiến thương mại.
Chúng ta có thể thấy được ảnh hưởng của văn hóa đến một số vấn đề của kinh
doanh quốc tế như sau:
• Làm việc nhóm (teamwork). Sự hợp tác vì mục tiêu chung của doanh nghiệp
rất quan trọng đối với sự thành công trong kinh doanh. Nhưng ngày nay ngày càng có
nhiều nhân viên xuất thân từ các nền văn hóa khác nhau làm việc trong một công ty.
Vậy các nhà quản lý cần làm gì để dung hòa sự khác biệt văn hóa giữa các thành viên
trong và ngoài nước? Huấn luyện kỹ năng thích nghi văn hóa cho nhân viên? Tập
trung các nhóm quanh mục tiêu chung? Đưa ra phần thưởng đặc biệt để khuyến khích
sự hợp tác?
• Chế độ tuyển dụng nhân viên: Nhiều công ty châu Á có truyền thống lưu giữ
quan hệ kiểu “gia tộc’ với nhân viên và thường đưa ra chế độ tuyển dụng suốt đời
(lifetime employment), theo đó nhân viên làm việc suốt đời ở một doanh nghiệp.
Những nhân viên này sẽ gặp khó khăn khi chuyển sang làm việc với các công ty
phương Tây, nơi người quản lý khuyến khích sự năng động trong sử dụng lao động.
• Hệ thống lương thưởng. Trong một vài nước, hiệu quả công việc thường
không phải là cơ sở chính để thăng cấp công nhân. Ở Trung Quốc và Nhật Bản, tuổi
đời mới là nhân tố quyết định hàng đầu trong việc thăng cấp. Vì vậy, nhân viên sẽ
được đãi ngộ dựa trên thâm niên chứ không phải theo kết quả công việc. Điều này sẽ
gây khó khăn khi liên doanh với các công ty nước ngoài, vì phong cách quản lý
phương Tây lại là trả lương theo hiệu quả công việc, nên nhân viên thâm niên cao
chưa chắc đã được đãi ngộ tương xứng.
• Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: Các công ty châu Á thường có mô hình
tổ chức theo kiểu quản lý tập trung với giám đốc là người nắm quyền quyết định tối
cao. Ngược lại. các công ty Bắc Âu lại khuyến khích trao quyền cho các nhà quản lý
cấp dưới, tạo nên cấu trúc phân cấp. Mô hình nào cũng có ưu nhược điểm riêng. Cấu
trúc phân cấp được coi là ít tính quan liêu và năng động hơn. Nhưng ngược lại, bạn có
thể gặp khó khăn khi buộc một nhà ohaan phối thực hiện yêu cầu của công ty mẹ và
giao hàng đúng hạn.

53
• Phong cách lãnh đạo: Phong cách lãnh đạo chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa.
Ví dụ, ở các nước Châu Á, nhân viên thường chờ đợi người quản lý đưa ra những chỉ dẫn
chi tiết và chính xác về công việc phải làm, trong khi đó, người quản lý ở các nước Âu
Hoa Kỳ lại đưa ra những chỉ dẫn chung chung và khuyến khích nhân viên tự tìm cách
hoàn thiện. Nếu bạn không thích làm việc với chỉ dẫn tối thiểu hay hoạt động độc lập, thì
bạn gặp khó khăn khi làm việc ở đây.
Ngoài ra môi trường văn hóa còn có nhiều tác động khác đến hoạt động kinh doanh
quốc tế của doanh nghiệp. Đây cũng được coi là một thách thức lớn đòi hỏi các doanh
nghiệp phải thực sự am hiểu và có ứng xử phù hợp với văn hóa tại các thị trường đặt hoạt
động kinh doanh. Doanh nghiệp nào làm được điều đó thì sẽ có nhiều thuận lợi để tạo nên
thành công trong hoạt động kinh doanh quốc tế. Và ngược lại, không ít các doanh nghiệp,
thậm chí là các tập đoàn lớn, có thể rất thành công tại thị trường này nhưng lại thất bại tại
thị trường khác chỉ vì các thách thức của môi trường văn hóa quốc tế. Do đó, các doanh
nghiệp cần xác định rõ tầm quan trọng của việc am hiểu môi trường văn hóa tại các thị
trường khác nhau trước khi tiến hành kinh doanh để đảm bảo tăng khả năng thành công và
giảm các rủi ro do môi trường văn hóa mang lại.
2.2.8. Môi trường công nghệ
Đây là một trong những yếu tố vừa tạo ra cơ hội vừa tạo ra thách thức đối với
doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường kinh doanh nói chung và môi trường kinh
doanh quốc tế nói riêng
Những áp lực và thách thức từ môi trường công nghệ có thể là:
(1) Sự ra đời của công nghệ mới làm xuất hiện và tăng cường ưu thế cạnh tranh
của các sản phẩm thay thế, đe doạ các sản phẩm truyền thống của ngành hiện hữu.
(2) Sự bùng nổ của công nghệ mới làm cho công nghệ hiện hữu bị lỗi thời và tạo ra
áp lực đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ để tăng cường khả năng cạnh
tranh.
(3) Sự ra đời của công nghệ mới càng tạo điều kiện thuận lợi cho những người
xâm nhập mới và làm tăng thêm áp lực đe dọa các doanh nghiệp hiện hữu trong ngành.
(4) Sự bùng nổ của công nghệ mới càng làm cho vòng đời công nghệ có xu hướng
rút ngắn lại, điều này càng làm tăng thêm áp lực phải rút ngắn thời gian khấu hao so với
trước.
Những cơ hội có thể đến từ môi trường công nghệ đối với các doanh nghiệp có thể
là:
(1) Công nghệ mới có thể tạo điều kiện để sản xuất sản phẩm rẻ hơn với chất
lượng cao hơn, làm cho sản phẩm có khả năng cạnh tranh tốt hơn. Thường thì các doanh
nghiệp đến sau có nhiều ưu thế để tận dụng được cơ hội này hơn là các doanh nghiệp hiện
hữu trong ngành.
(2) Sự ra đời của công nghệ mới có thể làm cho sản phẩm có nhiều tính năng hơn
và qua đó có thể tạo ra những thị trường mới hơn cho các sản phẩm và dịch vụ của công
ty.

54
Chương 3: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ CẤU TRÚC TỔ
CHỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH QUỐC TẾ (5,2)
3.1. Khái niệm và vai trò của chiến lược kinh doanh quốc tế
3.1.1. Khái niệm về chiến lược kinh doanh quốc tế
Chiến lược (strategy) là thuật ngữ được sử dụng đầu tiên trong lĩnh vực quân
sự. Trong lĩnh vực quân sự, thuật ngữ chiến lược thường được sử dụng để chỉ các kế
hoạch lớn, dài hạn được đưa ra trên cơ sở tin chắc rằng cái gì đối phương có thể làm
và cái gì đối phương không thể làm.
Như vậy, có thể hiểu “chiến lược” là phương hướng và quy mô của một tổ chức
trong dài hạn, chiến lược sẽ mang lại lợi thế cho tổ chức thông qua việc sắp xếp tối ưu
các nguồn lực trong một môi trường cạnh tranh nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và
kỳ vọng của các nhà góp vốn.
Một chiến lược của doanh nghiệp có thể định nghĩa như các hoạt động mà nhà quản
lý thực hiện để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Với hầu hết các công ty, mục tiêu đầu
tiên đó là tối đa hóa giá trị cho những người sở hữu doanh nghiệp, các cổ đông. Để tối đa
hóa giá trị doanh nghiệp, nhà quản trị cần thực thi các chiến lược để gia tăng khả năng sinh
lời của doanh nghiệp và tốc độ gia tăng lợi nhuận theo thời gian.
Chiến lược kinh doanh quốc tế là tập hợp các mục tiêu, chính sách và kế hoạch hoạt
động của doanh nghiệp nhằm đảm bảo sự phát triển quốc tế của doanh nghiệp.
Chiến lược kinh doanh quốc tế là một bộ phận trong chiến lược kinh doanh và
phát triển của công ty, nó bao gồm các mục tiêu dài hạn mà công ty cần phải đạt được
thông qua các hoạt động kinh doanh quốc tế, các chính sách và các giải pháp lớn nhằm
đưa hoạt động quốc tế hiện tại của công ty phát triển lên một trạng thái mới cao hơn về
chất. Điều quan trọng để hình thành một chiến lược tốt là xác định rõ ràng các mục
tiêu cần đạt được của công ty và dự kiến trước xem công ty sẽ đạt được các mục tiêu
này như thế nào. Điều đó đòi hỏi công ty phải tiến hành phân tích các khả năng và thế
mạnh của chính nó để xác định cái mà công ty có thể làm tốt hơn đối thủ cạnh tranh.
Mặt khác đòi hỏi công ty phải đánh giá môi trường kinh doanh quốc gia và môi trường
toàn cầu.
3.1.2. Vai trò của chiến lược kinh doanh quốc tế
Thực tế đã cho thấy rằng có không ít người gia nhập thương trường, thị trường toàn
cầu với số vốn không quá lớn nhưng lại gặt hái được thành công vang dội, đó chính là
nhờ có chiến lược kinh doanh quốc tế đúng đắn. Chiến lược kinh doanh quốc tế như
kim chỉ nam, định hướng cho doanh nghiệp từng bước chinh phục thị trường toàn cầu,
đánh bại các đối thủ cạnh tranh. Như vậy có thể thấy rằng chiến lược kinh doanh quốc
tế là một phần không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp khi tham gia thương mại
quốc tế. Vai trò của chiến lược kinh doanh quốc tế đối với doanh nghiệp được thể hiện
trên các khía cạnh sau:

55
(1) Chiến lược kinh doanh quốc tế giúp cho doanh nghiệp nhận rõ được mục đích,
hướng đi của mình trong tương lai, làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh
nghiệp.
(2) Chiến lược kinh doanh quốc tế giúp cho doanh nghiệp nắm bắt và tận dụng các cơ
hội kinh doanh, đồng thời có biện pháp chủ động đối phó với những nguy cơ và
mối đe dọa trên thương trường kinh doanh.
(3) Chiến lược kinh doanh quốc tế góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn
lực, tăng cường vị thế của doanh nghiệp, đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển liên
tục và bềnvững.
(4) Chiến lược kinh doanh quốc tế tạo ra các căn cứ vững chắc cho doanh nghiệp đề ra
các quyết định phù hợp với sự biến động của thị trường. Nó tạo ra cơ sở vững chắc
cho các hoạt động nghiên cứu và triển khai, đầu tư phát triển đào tạo bồi dưỡng
nhân sự, hoạt động mở rộng thị trường và phát triển sản phầm. Như vậy, cội nguồn
của thành công hay thất bại phụ thuộc vào một trong những yếu tố quan trọng là
doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh như thế nào
(5) Chiến lược kinh doanh quốc tế là công cụ chia sẻ tầm nhìn của lãnh đạo doanh nghiệp
đối với các cấp quản lý trực thuộc có thẩm quyền liên quan. Thông qua bản chiến lược
kinh doanh quốc tế, các cấp quản lý trực thuộc có thể hiểu được, thống nhất được tầm
nhìn với lãnh đạo, thông qua đó sẽ có các định hướng kinh doanh phù hợp.
(6) Là cơ sở để xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh, có
khả năng tự vận hành hướng tới các mục tiêu chiến lược đặt ra.
(7) Là nền tảng để xây dựng kế hoạch kinh doanh chi tiết.
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng chiến lược kinh doanh quốc tế
Các doanh nghiệp cạnh tranh trên môi trường toàn cầu thường chịu tác động
bởi 2 yếu tố. Đó là mức độ doanh nghiệp chịu sức ép về liên kết toàn cầu, nâng cao
hiệu quả, giảm chi phí và sức ép về việc địa phương hóa sản phẩm. Hai sức ép này tạo
ra những đòi hỏi trái chiều đối với doanh nghiệp. Để đối phó với sức ép về việc giảm
chi phí, doanh nghiệp phải tối thiểu hóa chi phí trên một đơn vị sản phẩm. Nhưng để
đối phó với sức ép về việc phải điều chỉnh, nội địa hóa sản phẩm để phù hợp với thị
trường cụ thể, doanh nghiệp phải thay đổi sản phẩm, thay đổi chiến lược marketing để
phuc hợp với nhu cầu đa dạng ở các nước khác nhau khi thị hiếu người tiêu dùng là
khác nhau, phong tục, thông lệ trong kinh doanh là khác nhau, kênh phân phối là khác
nhau, điều kiện cạnh tranh và chính sách của các chính phủ khác nhau là khác nhau.
Điều chỉnh hệ thống theo sự khác biệt giữa các nước với nhau sẽ làm cho hệ thống
cồng kềnh, khó có thể tiêu chuẩn hóa sản phẩm và theo đó sẽ làm cho chi phí bị đẩy
cao.

56
Chính vì vậy, theo thời gian, các nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa hai yếu
tố rất rõ ràng là: sức ép liên kết toàn cầu càng cao thì nhu cầu phải nâng cao hiệu suất,
giảm chi phí càng cao, và ngược lại sức ép phải đáp ứng theo thị trường địa phương
càng cao thì nhu cầu điều chỉnh, địa phương hóa theo thị trường càng cao. Nghiên cứu
hai nhu cầu này yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế phải giải quyết, đưa ra
quyết định doanh nghiệp sẽ làm thế nào để xác định và điều phối chuỗi giá trị doanh
nghiệp và quyết định lựa chọn những chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp khi tiến
hành kinh doanh quốc tế.
Sức ép liên kết toàn cầu, tăng hiệu suất, giảm chi phí
Quá trình toàn cầu kinh doanh quốc tế vẫn đang diễn ra hàng ngày hàng giờ
trên thế giới. Hiện nay, thị trường toàn cầu sản xuất và tiêu thụ khoảng 20 phần trăm
sản lượng thế giới và được dự báo thị trường toàn cầu sẽ tăng gấp 12 lần, tiêu thụ tới
80% sản lượng toàn cầu vào năm 2025. Tương tự như vậy, quá trình hội nhập kinh tế
tiếp tục diễn ra trong 30 năm tới sẽ sâu sắc và có quy mô lớn hơn nhiều so với 10.000
năm trước đó.
Thị trường toàn cầu ở nhiều mặt hàng như hóa chất, thẻ tín dụng, dịch vụ tài
chính, kế toán, thực phẩm, chăm sóc y tế, truyền thông, sản phẩm lâm sản, công nghệ
thông tin, ô tô, viễn thông, và nhiều mặt hàng khác nữa đang hình thành ngày càng rõ
nét. Các nhà quản trị, các doanh nghiệp, các ngành công nghiệp đều nhận ra phải điều
chỉnh và thích nghi với quá trình trên. Hay nói một cách khác, quá trình toàn cầu hóa
thị trường và khai thác hiệu quả và lợi ích từ việc tiêu chuẩn hóa sản phẩm là hai nhân
tố tạo ra sức ép đối với các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế trong điều kiện cạnh
tranh mới.
Toàn cầu hóa thị trường: Có thể nói, người tiêu dùng trên thế giới ngày càng có
xu hướng tìm kiếm và chấp nhận các sản phẩm toàn cầu, được tiêu chuẩn hóa như sản
phẩm Ipod, Iphone của Apple, màn hình tinh thể lỏng của Samsung, máy ảnh kỹ thuật
số của Nikon, hay quần áo hiệu Zara. Đây chính là biểu hiện rõ nét xu hướng quá trình
toàn cầu hóa thị trường. Do chức năng của tiền tệ là khó nắm giữ, khó tiết kiệm và
luôn khan hiếm nên người tiêu dùng trên toàn cầu muốn tối đa hóa sức mua của mình
bằng cách mua được hàng hóa chất lượng cao với mức giá thấp nhất có thế. Và theo lý
thuyết, người tiêu dùng không quan tâm ai là người cung cấp sản phẩm, miễn sao sản
phẩm đó đáp ứng được nhu cầu và mang lại giá trị sử dụng cao cho mình.
Thêm vào đó, dưới tác động của công nghệ thông tin và truyền thông giúp củng
cố hệ thống cơ sở hạ tầng làm cho thị hiếu người tiêu dùng ở các nước khác nhau trở
nên đồng nhất. Công nghệ ứng dụng trong lĩnh vực kho tàng, vận chuyển cho phép
doanh nghiệp cung cấp được hàng hóa được tiêu chuẩn hóa trên khắp toàn cầu. Do
vậy, trước áp lực tối đa sức mua của người tiêu dùng, thị trường toàn cầu ngày càng

57
thống nhất và cho phép tiếp cận với hàng hóa chất lượng cao ở mức chi phí thấp hơn,
các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế ngày càng phát triển theo xu hướng tối đa hóa
quá trình hội nhập thị trường toàn cầu và tiêu chuẩn hóa các hoạt động của mình.
Trường hợp của hãng Zara là một ví dụ tiêu biểu cho điều này. Zara nhận thức được
rằng thông qua việc cung cấp sản phẩm thời trang được tiêu chuẩn hóa với mức giá
phải chăng, doanh nghiệp có thể cân đối các chi phí cố định trong thiết kế, sản xuất và
bán lẻ trên hệ thống bán lẻ toàn cầu và từ đó thu được lợi ích theo quy mô. Khi gặp
những thị trường khó tính, doanh nghiệp thực hiện điều chỉnh nhỏ cho phù hợp miễn
sao sản phẩm vẫn mang lại cho khách hàng những giá trị cao.
Đối với những mặt hàng nguyên liệu đầu vào như dầu, thép, đường hay lúa mì,
cà phê..., thì thị trường toàn cầu đã được hình thành tương đối ổn định nên hầu như sản
phẩm không đòi hỏi phải có sự khác biệt hóa và cạnh tranh trên thị trường này chủ yếu
dựa trên giá cả của sản phẩm.
Lợi ích hiệu quả của tiêu chuẩn hóa: Các công ty đa quốc gia thực hiện tiêu
chuẩn hóa sản phẩm đầu ra, nguyên liệu và mụa sắm đầu vào, quy trình phương pháp
và chính sách trên phạm vi toàn cầu của cả hệ thống giúp công ty giảm đáng kể các chi
phí vận hành. Ví dụ, qua việc quy định tiêu chuẩn của máy móc, thiết bị trong quá
trình sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh quốc tế có thể đàm phán giảm giá nguyên liệu
đầu vào cũng như giảm được chi phí hàng tồn kho. Với việc chỉ thiết kế một sản phẩm
toàn cầu hay thực hiện quảng cáo, tiếp thị một sản phẩm với một thông điệp toàn cầu,
doanh nghiệp sẽ tiết kiệm đáng kể khi thực hiện tiêu chuẩn hóa các hoạt động trong
chuỗi giá trị của mình. Vì vậy, tiêu chuẩn hóa, sản xuất với số lượng lớn, lựa chọn địa
điểm sản xuất tối ưu trên thế giới luôn giúp doanh nghiệp khai thác được lợi thế về địa
điểm, lợi ích trên quy mô và lợi ích của đường cong kinh nghiệm.
Quá trình tự do hóa thương mại, cắt giảm các rào cản thương mại và đầu tư, sự
tham gia ngày càng đông đảo của hầu hết mọi quốc gia vào nền kinh tế toàn cầu, sự
xuất hiện và trỗi dậy của nhiều doanh nghiệp từ những thị trường và nền kinh tế mới
nổi cũng là những yếu tố làm thúc đẩy mạnh mẽ hơn quá trình tiêu chuẩn hóa hoạt
động sản xuất – kinh doanh trên toàn cầu, khai thác hiệu suất, tối thiểu hóa chi phí của
các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế.
Sức ép đáp ứng nhu cầu địa phương, địa phương hóa
Các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế gặp nhiều sức ép phải điều chỉnh hoạt
động của mình theo các điều kiện của thị trường địa phương. Chúng ta cũng nhận ra sự
khác biệt trong môi trường kinh doanh ở các nước khác nhau trên phương diện chính
trị, luật pháp, kinh tế, văn hóa. Những khác biệt này có tác động tới hoạt động kinh
doanh quốc tế như vấn đề về tiêu chuẩn sản phẩm, các quy định về tài chính, hệ thống
kênh phân phối và nguồn nhân lực. Chính những sự khác biệt này tạo nên sức ép cho

58
doanh nghiệp phải điều chỉnh, phải địa phương hóa các hoạt động của mình để thích
nghi với môi trường kinh doanh địa phương.
Ngoài ra, có hai yếu tố cơ bản làm tăng sức ép đối với doanh nghiệp trong việc
phải điều chỉnh, địa phương hóa các hoạt động của mình, đó là sự khác biệt trong thị
hiếu và sở thích của từng cá nhân người tiêu dùng và chính sách của chính phủ nước
sở tại.
Sự khác biệt trong thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng. Ngược lại với xu
hướng toàn cầu hóa thị trường, ở một số thị trường, xu hướng thị hiếu và sở thích của
người tiêu dùng ngày càng phân tán và rất khác biệt là rất rõ nét. Sự khác biệt này xuất
phát từ trong đời sống văn hóa của từng quốc gia, là kết quả của lịch sử phát triển của
mỗi một dân tộc, là biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc, yêu nước và cả do thịnh vượng về
mặt kinh tế của mỗi một nước. Hay nói một cách đơn giản, mỗi một người tiêu dùng
đều ưa thích những sản phẩm đáp ứng tốt và phù hợp với phong cách sống của mình.
Để đáp ứng nhu cầu trên các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế phải thay đổi
thiết kế và sản xuất sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, như sản xuất ô
tô kích cỡ to tại Úc, kích cỡ nhỏ hơn tại Châu Âu, hay áp dụng các phương thức
marketing phù hợp với từng thị trường, như quảng cáo rầm rộ trên phương tiện truyền
thông ở Hoa Kỳ nhưng bán hàng cá nhân tại Brazil, hay thay đổi cách đóng gói sản
phẩm khi đưa đến người tiêu dùng, như đóng gói to tại Úc và đóng cỡ nhỏ khi ở Nhật
Bản. Thay đổi, điều chỉnh để phù hợp với thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng từng
thị trường yêu cầu doanh nghiệp phải xác định lại chuỗi giá trị của doanh nghiệp.
Ngoài ra, trên thực tế, đối với một số ngành, chuỗi giá trị thiết kế theo mô hình
toàn cầu thì không mang lại lợi ích cho doanh nghiệp bởi các sản phẩm không phù hợp
với phương thức tiêu chuẩn hóa. Ví dụ, đối với thực phẩm chế biến, như công ty
Nestlé thì sản xuất và tiếp thị tại thị trường địa phương sẽ hiệu quả hơn và phù hợp
hơn với thị hiếu, với đối thủ cạnh tranh và sự khác biệt trong chuỗi cung ứng và hệ
thống phân phối của mỗi thị trường.
Chính sách của chính phủ nước sở tại: Sự khác biệt trong môi trường chính trị,
pháp lý và kinh tế ở mỗi quốc gia cũng làm ảnh hưởng tới quyết định của công ty khi
thâm nhập vào quốc gia đó. Ví dụ như trong ngành dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe.
Ngành được phẩm có nhu cầu trong việc bán các sản phẩm được tiêu chuẩn hóa giống
nhau nhưng hầu hết tại mỗi nước, chính phủ lại áp dụng một hệ thống quản lý riêng
biệt đối với hoạt động phát triển, thực hành và cung cấp dịch vụ y tế như các thủ tục
đăng ký thuộc, biện pháp quản lý giá dược phẩm... Chính vì vậy, các doanh nghiệp
phải địa phương hóa khi thâm nhập vào thị trường cụ thể.
3.3. Các loại hình chiến lược kinh doanh quốc tế

59
Các công ty sử dụng 4 chiến lược cơ bản để cạnh tranh trong môi trường quốc
tế: chiến lược quốc tế (international strategy), chiến lược đa nội địa/ chiến lược đa
quốc gia (multidomestic strategy/ multinational), chiến lược toàn cầu (global stategy)
và chiến lược xuyên quốc gia (transnational strategy). Mỗi một chiến lược đều có
những ưu và nhược điểm. Mỗi một chiến lược sẽ có một sự thích nghi khác nhau đối
với các sức ép giảm chi phí và địa phương hóa như đã đề cập đến ở trên.
3.3.1. Chiến lược quốc tế
Các công ty theo đuổi chiến lược quốc tế sẽ cố gắng tạo ra giá trị bằng cách đưa
các kỹ năng giá trị và các sản phẩm đến thị trường nước ngoài, nơi mà các nhà cạnh
tranh bản địa thiếu những kỹ năng và sản phẩm này. Rất nhiều doanh nghiệp đã thực
hiện chiến lược quốc tế, bằng cách đưa sản phẩm được sản xuất tại thị trường nội địa
bán ra thị trường quốc tế chỉ với sự điều chỉnh nhỏ cho phù hợp với thị trường địa
phương. Điều khác biệt của các công ty này đó là họ kinh doanh một sản phẩm phục
vụ nhu cầu toàn thế giới, nhưng họ không gặp phải các đối thủ cạnh tranh lớn, do đó,
không giống với các công ty thực thi chiến lược tiêu chuẩn hóa toàn cầu, họ không
phải đối mặt với sức ép giảm chi phí. Ví dụ như Xerox đã tìm được vị trí này vào
nhưng năm 60 sau sự phát minh và thương mại hóa sản phẩm máy photocopy. Công
nghệ để sản xuất ra sản phẩm này được họ đăng ký bằng phát minh sáng chế rất chặt
chẽ, do đó trong một vài năm, Xerox đã không hề có đối thủ nào cạnh tranh được, họ
là người độc quyền. Sản phẩm này cung cấp ra toàn cầu, và có giá trị rất cao đối với
các quốc gia phát triển. Do đó, Xerox có thể bán một sản phẩm giống nhau ra toàn thế
giới với mức giá tương đối cao. Do họ không gặp phải đối thủ cạnh tranh nào, nên họ
không hề phải đối mặt với sức ép tối thiểu hóa chi phí.
Các doanh nghiệp thực thi chiến lược quốc tế thường có quá trình phát triển
giống nhau khi họ mở rộng hoạt động ra thị trường nước ngoài. Họ có xu hướng tập
trung hóa hoạt động phát triển sản phẩm như hoạt động nghiên cứu và phát triển tại
nước sở tại. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất và marketing thường được đặt tại mỗi quốc
gia hay khu vực mà họ kinh doanh. Sự trùng lặp các hoạt động có thể dẫn đến tăng chi
phí, nhưng đó sẽ chỉ là vấn đề nhỏ nếu như công ty không gặp phải sức ép giảm chi
phí quá lớn. Mặc dù họ có thể tạo ra một số đặc điểm khác biệt hóa sản phẩm và chiến
lược marketing cho phù hợp với thị trường địa phương, nhưng trong định hướng của
họ, họ cố gắng hạn chế điều này. Cuối cùng, hầu hết các công ty áp dụng chiến lược
quốc tế, trụ sở chính thường giữ sự kiểm soát tương đối chặt với chiến lược marketing
và sản xuất.
Các công ty đã thực hiện chiến lược này có thể kể ra là P&G và Microsoft. Ban
đầu, P&G đã đặt mảng phát triển sản phẩm mới tại Cincinnati và sau đó đưa sản phẩm
bán ra thị trường khu vực. Tương tự, việc phát triển sản phẩm của Microsoft được tiến

60
hành tại Redmond, Washington, nơi đặt trụ sở chính của công ty. Mặc dù họ đã điều
chỉnh một số đặc tính cho phù hợp với thị trường địa phương, các sản phẩm phần mềm
phổ biến của Microsoft rất ít khi được thiết kế với phiên bản ngôn ngữ nước ngoài.
• Ưu điểm
Công ty đã chuyển giao các lợi thế của mình ra thị trường nước ngoài. Nghĩa là,
công ty thành lập các nhà xưởng sản xuất, hình thức quảng cáo, thông điệp sản phẩm ở
các thị trường ngoài nước giống như các mô hình sản xuất, marketing trong nước. Tận
dụng các kinh nghiệm sản xuất trước đó và ưu thế vè sản phẩm, kỹ năng để cạnh tranh
trên thị trường.
• Nhược điểm
- Do sử dụng cùng mô hình nên sản phẩm của công ty ở các thị trường giống
nhau, cách thức tiếp thị cũng như nhau vì vậy sản phẩm của công ty đáp ứng được
những yêu cầu chung nhất của người tiêu dùng trên tất cả thị trường chứ chưa thể đáp
ứng được những yêu cầu riêng biệt của từng khu vực. Hay thực hiện chiến lược này
công ty thiếu đáp ứng yêu cầu địa phương.
- Hơn nữa, thay vì đưa các sản phẩm được sản xuất trong nước ra thị trường nước
ngoài. Công ty lại thành lập các nhà xưởng để sản xuất các sản phẩm đó ở ngoài nước
nên không thể tận dụng được hiệu ứng kinh nghiệm và tiết kiệm chi phí.
- Nếu công ty thực hiện chiến lược quốc tế ở những thị trường có áp lực yêu cầu
địa phương cao thì công ty sẽ dễ dàng đánh mất lợi thế cạnh tranh của mình. Do có các
đối thủ cạnh tranh sản xuất sản phẩm tập trung vào những yêu cầu khác biệt ở từng địa
phương và thực hiện các chiến lược marketing, phân phối, chiêu thị,.. theo những yêu
cầu riêng biệt đó.
• Điều kiện áp dụng
Từ khái niệm và những ưu nhược điểm của chiến lược quốc tế chúng ta có thể khái
quát những điều kiện cần thiết để công ty thực hiện chiến lược này bao gồm:
- Một là, công ty có tiềm lực tài chính vững mạnh để có thể xây dựng lại toàn bộ
hệ thông sản xuất và hệ thống phân phối ở các thị trường ngoài nước. Đồng thời cũng
tạo điều kiện để công ty tồn tại và đối phó với các đối thủ cạnh tranh khi họ có những
hành động làm ảnh hưởng tới công ty như: giảm giá, khuyến mại,...
- Hai là, công ty có khả năng tạo ra sự khác biệt về kỹ năng, sản phẩm mà các đối
thủ nội địa khó đáp ứng. Do công ty cung cấp các sản phẩm giống nhau trên tất cả thị
trường của mình nên sản phẩm của công ty phải có những ưu thế hơn hẳn so với các
đối thủ trong nước thì mới có thể cạnh tranh được.
- Ba là, công ty hoạt động trong lĩnh vực có sức ép giảm giá thấp. Chiến lược
quốc tế đòi hỏi nguồn kinh phí khá cao, chi phí sản xuất sản phẩm gần như được cố
định bởi chi phí đầu tư cho các trang thiết bị sản xuất lúc ban đầu nên rất khó để giảm

61
giá thành. Vì vậy nếu thị trường yêu cầu giảm giá mạnh thì công ty không thể đáp ứng
và dễ dàng bị đào thải khỏi thị trường.
- Bốn là, sức ép yêu cầu đáp ứng địa phương thấp. Sản phẩm và các hoạt động
chiêu thị ở các thị trường là như nhau do vậy các sản phẩm chỉ đáp ứng những nhu cầu
tương đồng của các khách hàng khác nhau ở những nơi khác nhau. Chiến lược không
đáp ứng được hết các yêu cầu của từng địa phương.
Tóm lại, chiến lược quốc tế chỉ thích hợp với những công ty có khả năng tạo ra
sự khác biệt với đối thủ về kỹ năng hay sản phẩm. Đồng thời công ty đó phải hoạt
động trong lĩnh vực có sức ép giảm chi phí và yêu cầu đáp ứng nhu cầu địa phương
thấp.
3.3.2. Chiến lược đa nội địa
Chiến lược đa quốc gia có mục tiêu tăng khả năng sinh lời bằng cách khác biệt hóa sản
phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cho phù hợp với nhu cầu và thị hiếu khác nhau của
từng quốc gia. Chiến lược này phù hợp nhất khi có sự khác biệt đáng kể giữa các quốc
gia về nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, và khi sức ép về giảm chi phí không quá
lớn. Bằng cách khác biệt hóa sản phẩm theo nhu cầu địa phương, các doanh nghiệp có
thể tăng giá trị cảm nhận của sản phẩm tại thị trường địa phương đó. Tuy nhiên, chiến
lược này sẽ khiến doanh nghiệp phải thực hiện một số hoạt động lặp đi lặp lại, vòng
đời sản phẩm ngắn do đó rất khó để đạt được mục tiêu chi phí giảm. Chiến lược này sẽ
có ý nghĩa nếu như những giá trị tăng lên nhờ vào việc sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu
cầu của từng thị trường giúp doanh nghiệp định giá sản phẩm cao hơn, từ đó có thể bù
lại phần chi phí sản xuất cao, hoặc sản phẩm đó có được nhu tiêu thụ lớn đáng kể thì
doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí nhờ vào tính kinh tế theo quy mô tại thị trường địa
phương đó.
MTV là một ví dụ điển hình đã áp dụng chiến lược đa quốc gia. Ra đời năm
1981, mạng truyền hình âm nhạc của Mỹ đã mở rộng ra ngoài Bắc Mỹ từ năm 1987
khi thành lập MTV châu Âu. Hiện nay, được sở hữu bởi tập đoàn truyền thông
Viacom, MTV Networks bao gồm chương trình Nickelodeon và VH1, kênh âm nhạc
cho thế hệ trẻ có doanh thu hơn 1 tỷ USD cho hoạt động bên ngoài nước Mỹ. Từ năm
1987, MTV đã trở thành chương trình truyền hình có mặt khắp mọi nơi trên thế giới.
Đến năm 2004, MTV có 72 kênh, đến với tổng số 321 triệu hộ gia đình tại 140 quốc
gia. Mặc dù đã thành công trong hoạt động kinh doanh quốc tế nhưng sự mở rộng toàn
cầu của MTV cũng đã có những bước đầu khó khăn. Năm 1987, MTV đã phát sóng
một chương trình cho toàn châu Âu, biên soạn từ một chương trình của Mỹ với giọng
dẫn tiếng Anh. Các nhà quản trị người Mỹ của mạng lưới này nghĩ rằng người châu
Âu sẽ lũ lượt kéo đến để xem một chương trình của Mỹ. Nhưng khán giả ở châu Âu
chỉ có cùng mối quan tâm với một số ngôi sao âm nhạc nổi tiếng toàn thế giới như
Madonna và Michael Jackson tại thời điểm đó, còn lại sở thích của họ lại phân chia

62
theo khu vực một cách đáng ngạc nghiên. Những gì nổi tiếng ở Đức sẽ không phổ biến
ở Anh. Rất nhiều sản phẩm âm nhạc tiêu thụ mạnh tại Mỹ lại rất ế ẩm tại châu Âu.
MTV đã phải đối mặt với điều đó. Ngay lập tức, các hãng in sao sản phẩm âm nhạc tại
các nước châu Âu đã đứng lên bằng cách tập trung vào thị trường âm nhạc của từng
quốc gia. Vào năm 1995, MTV đã thay đổi chiến lược và thâm nhập thị trường châu
Âu với những chương trình riêng cho từng khu vực, đến nay họ có 8 chương trình: một
tại Anh và Ai len, mộttại Đức, Áo, Thụy Sĩ, một chương trình cho các nước
Scandinavia, một tại Ý, một tại Pháp, một tại Tây Ban Nha, một tại Hà Lan và một cho
các nước châu Âu khác bao gồm Bỉ và Hy Lạp. Họ đã áp dụng chiến lược địa phương
hóa ở mọi nơi trên thế giới. Ví dụ tại châu Á, họ có kênh phát sóng bằng tiếng Anh
Hindi cho người Ấn Độ, chương trình tiếng Trung riêng dành cho Trung Quốc và Đài
Loan, chương trình tiếng Hàn cho Hàn Quốc, tiếng Bahasa cho người Indonesia, tiếng
Nhật tại Nhật Bản, vv. Công nghệ kỹ thuật số và vệ tinh đã giúp việc địa phương hóa
các chương trình dễ dàng hơn và tốn ít chi phí hơn. MTV Networks có thể phát sóng
hàng tá chương trình qua một băng tần vệ tinh. Sự đẩy mạnh chiến lược địa phương
hóa đã mang lại những lợi ích to lớn giúp MTV lấy lại được khách hàng của mình từ
các hãng sao chép đĩa tại thị trường địa phương. Ở Ấn Độ, tốc độ tăng lên đạt hơn
200% từ năm 1996 là thời điểm chiến lược địa phương hóa được đẩy mạnh đến năm
2000. Chiến lược địa phương hóa đã giúp MTV thu được lợi nhuận lớn hơn từ các hợp
đồng quảng cáo, thậm chí là từ những tập đoàn đa quốc gia như Coca-Cola, hãng có
nguồn kinh phí riêng dành cho quảng cáo, rất chú trọng đến vấn đề địa phương hóa.
Tại châu Âu, lợi nhuận thu được từ hoạt động quảng cáo của MTV tăng lên 50% chỉ từ
năm 1995 đến năm 2000. Khi toàn bộ thị trường quảng cáo ngoài châu Âu có giá trị
chỉ đạt 200 triệu USD thì tổng thị trường quảng cáo địa phương của châu Âu lớn hơn
rất nhiều, giá trị đến 12 tỉ USD. Hiện nay, MTV chiếm đến 70% lợi nhuận quảng cáo
của châu Âu từ các hợp đồng quảng cáo theo từng thị trường, trong khi năm 1995 chỉ
là 15%.
Qua ví dụ trên có thể thấy rằng, nếu như MTV không khác biệt hóa các chương
trình của họ để phù hợp với nhu cầu của khán giả ở từng nước, họ sẽ bị mất thị phần
vào tay đối thủ cạnh tranh, doanh thu từ hoạt động quảng cáo sẽ giảm xuống và do đó
khả năng sinh lời cũng bị giảm. Do đó, kể cả tiêu tốn nhiều chi phí, chiến lược đa quốc
gia vẫn hết sức cần thiết đối với MTV.
Các công ty thực hiện chiến lược đa quốc gia vẫn cần sự hiệu quả, và bất cứ khi
nào có thể, họ đều muốn đạt lợi ích kinh tế theo quy mô. Như đã đề cập trước đó, rất
nhiều hãng sản xuất ô tô nhận thấy rằng họ phải sản xuất sản phẩm khác biệt hóa theo
từng thị trường, ví dụ như sản xuất xe tải nâng hàng cỡ lớn cho khách hàng tại Mỹ và
xe tiết kiệm nhiên liệu cho khách hàng tại Nhật và châu Âu. Vào thời điểm đó, nhiều

63
công ty đa quốc gia cố gắng để đạt được một số lợi ích kinh tế theo quy mô bằng cách
sử dụng khung xe và các bộ phận giống nhau cho các mẫu xe khác nhau và sản xuất tại
các nhà máy được đặt tại vị trí tối ưu để sản xuất quy mô lớn và có hiệu quả. Khi thiết
kế sản phẩm theo cách đó, các công ty này vẫn có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường
địa phương, mặt khác vẫn đạt được lợi ích kinh tế theo quy mô, hiệu quả từ việc học
tập và lợi ích kinh tế theo địa điểm ở mức nhất định.
• Ưu điểm:
Ưu điểm chủ yếu của chiến lược đa quốc gia là đáp ứng được yêu cầu địa
phương. Chiến lược này cho phép các công ty nghiên cứu kỹ sở thích của người tiêu
dùng ở thị trường các quốc gia khác nhau, đáp ứng nhanh chóng và có hiệu quả các sở
thích mới của người tiêu dùng. Kết quả mà các công ty mong đợi khi đưa ra những sản
phẩm mới là người tiêu dùng sẽ nhận biết được giá trị cao hơn so với sản phẩm của đối
thủ cạnh tranh, cho phép công ty theo chiến lược đa nội địa được định giá cao hơn và
giành được thị phần lớn hơn. Chiến lược đa quốc gia hợp lý khi có sức ép cao về phản
ứng địa phương và sức ép thấp về giảm chi phí.
• Nhược điểm:
Nhược điểm của chiến lược đa quốc gia là không cho phép các công ty khai
thác lợi ích kinh tế của qui mô trong việc phát triển, sản xuất hay marketing sản phẩm.
Như vậy, thông thường một chiến lược đa quốc gia làm tăng chi phí cho các công ty
quốc tế và buộc các công ty này phải định giá bán cao hơn để thu hồi những chi phí
đó. Do đó, chiến lược đa quốc gia thường không thích hợp với các ngành mà công cụ
cạnh tranh bằng giá cả, quyết định thực hiện chiến lược này, định hướng chủ yếu của
các công ty là đáp ứng các điều kiện môi trường của từng quốc gia thị trường, vì vậy
công ty khó có thể xây dựng tốt và rõ ràng các khả năng và các năng lực tiềm tàng
xuyên suốt nhằm tạo lợi thế cạnh tranh vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh quốc tế
hay toàn cầu và các công ty địa phương của các công ty chủ nhà.
* Điều kiện áp dụng:
- Sự khác biệt về văn hóa và xã hội đòi hỏi phải có những thay đổi trong chiến
thuật. Các chính quyền của các nước trên thế giới cũng thường đòi hỏi rằng các hành
động của các công ty là phải phù hợp với lợi ích của nước sở tại.
- Khi công nghiệp hóa phát triển, các nhà cạnh tranh nội địa tranh giành trong việc
phục vụ từng phân khúc thị trường nhỏ, điều này ép công ty phải thích ứng với nó. Với
một nhà cung ứng địa phương có khả năng tạo ra sản phẩm đơn chiếc phù hợp với nhu
cầu cụ thể, khách hàng sẽ không còn bị ép buộc phải chấp nhận các sản phẩm được thiết
kế cho quốc gia khác. Việc phân phối và bán hàng là hai yếu tố cần được thích nghi với
mỗi nước. Mặc dù tên nhãn và việc quảng cáo có thể giống nhau ở các nước nhưng sự

64
phân phối và tổ chức bán hàng không thể tiêu chuẩn hóa được vì việc tiết kiệm do quy
mô thì chẳng bao nhiêu mà để cho thích hợp thì có nhiều vấn đề.
- Khó khăn trong việc tiêu chuẩn hóa bởi vì những khác biệt giữa các quốc gia và
bởi vì tiềm năng có do tiết kiệm quy mô là rất ít. Ngay việc dùng một cái tên chung
cũng có nhiều bất tiện vì sự liên kết về ngôn ngữ mỗi nơi mỗi khác. Ví dụ xe tải của
Ford hiện là Fiera lại có nghĩa là “bà già xấu xí” ở những nước nói tiếng Tây Ban Nha.
Một nhãn hiệu mang tính địa phương có thể kích thích sự tự hào, có thể kết nối với
những truyền thông hay đặc điểm của địa phương. Còn một tên nhãn mang tính toàn
cầu có thể có ý nghĩa xấu ở một số địa phương hoặc có thể liên kết vào chính trị của
một nước và do đó cũng thăng trầm theo những biến cố quốc tế.
3.3.3. Chiến lược toàn cầu
Là chiến lược tung ra các sản phẩm giống nhau và sử dụng cùng một chiến
lược marketing ở tất cả các thị trường quốc gia.
Các doanh nghiệp thực hiện chiến lược tiêu chuẩn hóa toàn cầu tập trung vào
việc tăng khả năng sinh lời và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận bằng cách giảm chi phí.
Điều này có được nhờ lợi ích kinh tế theo quy mô, hiệu quả của việc học tập và lợi ích
kinh tế theo địa điểm. Mục tiêu chiến lược của họ là nhằm thực hiện chiến lược chi phí
thấp trên quy mô toàn cầu. Khi đó, hoạt động sản xuất, marketing, nghiên cứu và phát
triển sẽ được đặt tại một số địa điểm thuận lợi. Với chiến lược tiêu chuẩn hóa toàn cầu,
doanh nghiệp sẽ không tạo ra sản phẩm khác biệt hóa hoặc chiến lược marketing phù
hợp với thị trường địa phương đó bởi vì khác biệt hóa nghĩa là vòng đời của sản phẩm
ngắn và sự lặp lại các chức năng, do đó chi phí sẽ tăng lên. Thay vào đó, họ bán các
sản phẩm tiêu chuẩn hóa toàn cầu để có thể tối đa hóa lợi nhuận từ tính kinh tế theo
quy mô và hiệu quả từ việc học tập. Họ cũng sử dụng lợi thế chi phí để cạnh tranh giá
với đối thủ của họ trên thị trường toàn cầu.
• Ưu điểm:
Chiến lược này phù hợp nhất khi sức ép về giảm chi phí cao và sức ép về địa
phương hóa thấp. Hơn nữa, chiến lược này chiếm ưu thế trong các ngành sản xuất
hàng công nghiệp bởi vì sản phẩm trong những ngành này phục vụ nhu cầu toàn cầu.
Ví dụ ngành công nghiệp bán dẫn có tiêu chuẩn toàn cầu, do đó sản phẩm đòi hỏi phải
được tiêu chuẩn hóa toàn cầu. Theo đó, những công ty như Intel, Texas Instruments và
Motorola đều thực hiện chiến lược tiêu chuẩn hóa toàn cầu.
• Nhược điểm:
Nhược điểm của chiến lược này là các sản phẩm ra đời sẽ thiếu sức đáp ứng
nhu cầu địa phương hay nói cách khác, chiến lược này chỉ phat shuy tác dụng khi sức
ép về địa phương hóa thấp. Như vây, với các sản phẩm hàng tiêu dùng, chiến lược này
không phù hợp bởi vì các sản phẩm đó đòi hỏi sự địa phương hóa rất cao.

65
• Điều kiện áp dụng:
Một là, để thực hiện chiến lược toàn cầu trước hết cần phải căn cứ vào những
yếu tố nội bộ của doanh nghiệp như: đủ tiềm lực về tài chính, nguồn nhân lực có
chuyên môn cao, trình độ quản lý chuyên nghiệp, có kinh nghiệm kinh doanh quốc tế
như am hiểu về văn hóa, pháp luật và chính trị của quốc gia sẽ kinh doanh.
Hai là, dựa vào đặc tính của sản phẩm. Với chiến lược toàn cầu, các sản phẩm của
công ty tại mỗi thị trường là như nhau, nghĩa là với cùng một loại sản phẩm sẽ được công ty
đưa đến toàn bộ các thị trường trong và ngoài nước mà sự thay đổi về hình dáng, mẫu mã,
chất lượng,... là không đáng kể thậm chí là không có. Nói đúng hơn là nhu cầu về một
loại sản phẩm của các khách hàng ở mỗi thị trường không có sự khác biệt nhiều. Tóm lại,
chiến lược toàn cầu sẽ khả thi khi áp lực về đòi hỏi đáp ứng địa phương thấp.
Ba là, Sức ép giảm chi phí cao. Khi hoạt động sản xuất kinh doanh tốn khá
nhiều chi phí thì hoạt động theo chiến lược toàn cầu sẽ giúp tiết kiệm chi phí rất nhiều.
Sản phẩm được kinh doanh ở các thị trường là như nhau, do đó, doanh nghiệp san sẻ
khối lượng sản phẩm giữa cácthị trường dễ dàng. Sản phẩm được sản xuất ở thị trường
này vẫn được bán ở thị trường khác một cách thuận lợi. Các doanh nghiệp không cần
phải đặt nhà máy sản xuất ở tất cả các thị trường.
Hơn thế nữa, với lợi thế về chi phí thấp chiến lược này sẽ giúp các công ty dễ
dàng tấn công vào thị trường quốc tế, nhất là khi trên thế giới quan tâm đến vấn đề tiết
kiệm chi phí. Ngoài ra, chiến lược toàn cầu hóa sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn khi lĩnh
vực kinh doanh của công ty nằm trong chính sách khuyến khích kinh doanh của các
quốc gia mà công ty nhắm đến. Sản phẩm được đưa đến các nước này là sản phẩm vốn
có của doanh nghiệp, chúng không những không gặp nhiều rào cản thương mại mà còn
nhận được sự ưu ái của chính phủ các nước này. Đồng thời, cũng không chịu nhiều sự
chống đối của các tổ chức và người dân của quốc gia đó.
Nói chung, để thực hiện chiến lược toàn cầu doanh nghiệp cần quan sát, nghiên
cứu kỹ về tình hình của chính doanh nghiệp, sản phẩm kinh doanh, tình hình thế giới
cũng như tình hình kinh doanh, điều kiện kinh doanh ở nước ngoài.

66
3.3.4. Chiến lược xuyên quốc gia
Chiến lược xuyên quốc gia thích hợp nhất khi có sự đòi hỏi cao phải khác biệt
hóa theo địa phương đồng thời sức ép chi phí lớn. Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra khi
doanh nghiệp phải đối mặt đồng thời với việc sức ép giảm chi phí và sức ép địa
phương hóa đều cao? Câu trả lời là chiến lược xuyên quốc gia sẽ được lựa chọn để đáp
ứng yêu cầu trên. Các nhà quản trị áp dụng chiến lược này để cân bằng giữa sự đối lập
và không nhất quán giữa các sức ép đó.
Trong bối cảnh toàn cầu ngày nay, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, do đó để
tồn tại, doanh nghiệp phải làm tất cả để có thể vượt qua sức ép giảm chi phí và thích
ứng với thị trường địa phương. Họ phải cố gắng để đạt được lợi ích kinh tế theo địa
điểm và hiệu quả kinh nghiệm, bán sản phẩm ra toàn cầu, chuyển giao các năng lực và
kỹ năng cốt lõi trong nội bộ doanh nghiệp và đồng thời chú trọng đến những áp lực đòi
hỏi khác biệt hóa theo thị trường địa phương. Trong công ty xuyên quốc gia hiện tại,
năng lực và kỹ năng cốt lõi không chỉ thuộc về trụ sở chính mà có thể phát triển ở bất
cứ chi nhánh nào của công ty trên thế giới. Theo đó, dòng luân chuyển kỹ năng và sản
phẩm bán ra không chỉ diễn ra một chiều, từ nước sở tại tới các chi nhánh nước ngoài,
mà còn có thể từ các chi nhánh nước ngoài tới nước sở tại và giữa các chi nhánh với
nhau. Nói một cách khác, các công ty xuyên quốc gia phải chú trọng vào việc chuyển
giao các kỹ năng của các chi nhánh.
Về cơ bản, các doanh nghiệp áp dụng chiến lược xuyên quốc gia luôn cố gắng
đồng thời đạt được mức chi phí thấp thông qua lợi ích kinh tế theo địa điểm, lợi ích
kinh tế theo quy mô, hiệu quả của học tập, sự khác biệt hóa sản phẩm phù hợp với thị
trường địa phương; và thúc đẩy dòng chuyển giao kỹ năng đa chiều giữa các chi nhánh
khác nhau trong mạng lưới hoạt động kinh doanh toàn cầu của doanh nghiệp. Tuy
nhiên, không như lý thuyết, trên thực tế, chiến lược này không dễ dàng thực hiện được
vì đưa ra những đòi hòi trái ngược nhau đối với doanh nghiệp. Sự khác biệt hóa sản
phẩm để phù hợp với nhu cầu của thị trường từng khu vực sẽ dẫn đến tăng chi phí,
điều đó đi ngược lại mục tiêu giảm chi phí của doanh nghiệp. Các công ty như Ford và
ABB (một trong những tập đoàn kỹ thuật lớn nhất thế giới) đã cố gắng đi theo chiến
lược xuyên quốc gia nhưng gặp rất nhiều khó khăn.
Câu hỏi làm thế nào để thực hiện chiến lược xuyên quốc gia là một trong những
câu hỏi phức tạp nhất mà các công ty đa quốc gia lớn đều đang đau đầu. Chỉ một số ít
các công ty đã thực hiện thành công chiến lược này, giúp chúng ta rút ra một số bí
quyết để cho hướng đi đúng trong trường hợp này. Một ví dụ đó là trường hợp của
Caterpillar. Sự đòi hỏi phải cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh có chi phí thấp như
Komatsu của Nhật khiến Caterpillar phải tìm cách đạt được lợi ích chi phí lớn hơn.
Tuy nhiên, sự khác nhau trong thực tế kinh doanh và quy định của chính phủ các nước

67
khiến Caterpillar phải thay đổi sao cho thích ứng với nhu cầu của thị trường nước đó.
Do đó, Caterpillar đối mặt với áp lực lớn trong cả việc giảm chi phí lẫn thích ứng với
thị trường địa phương.
Để vượt qua sức ép giảm chi phí, Caterpillar đã thiết kế lại sản phẩm sao cho có
thể sử dụng nhiều bộ phận giống nhau với các sản phẩm khác nhau và đầu tư xây dựng
một số nhà máy sản xuất các bộ phận của sản phẩm với quy mô lớn, đặt tại các địa
điểm thuận lợi để đáp ứng thị trường toàn cầu và đạt được lợi ích kinh tế theo quy mô.
Cùng lúc đó, công ty đã gia tăng việc tập trung hóa bước sản xuất các bộ phận với các
nhà máy lắp ráp ở các thị trường chính. Tại các nhà máy này, Caterpillar bổ sung các
đặc điểm để sản phẩm cuối cùng phù hợp với thị trường địa phương. Do đó,
Caterpillar có thể đạt được nhiều lợi ích từ việc sản xuất toàn cầu trong khi đó vẫn
vượt qua được sức ép khác biệt hóa sản phẩm phù hợp với thị trường địa phương.
Caterpillar bắt đầu áp dụng chiến lược này vào năm 1979 và đến năm 1997 họ đã
thành công với mức sản lượng gấp đôi tính trung bình trên một nhân viên, giảm đuợc
đáng kể tổng chi phí sản xuất. Trong khi đó, Komatsu và Hitachi vẫn theo đuổi chiến
lược toàn cầu với trung tâm tại Nhật, và lợi thế chi phí của họ mất dần, sau đó thị
phần của họ rơi vào tay Caterpillar.
Thay đổi chiến lược của doanh nghiệp để có đủ khả năng theo đuổi chiến lược
xuyên quốc gia là một nhiệm vụ phức tạp và đầy thách thức, tuy nhiên là vô cùng cần
thiết đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh quốc tế trong thời gian dài.
• Ưu điểm
- Có khả năng khai thác kinh tế địa phương
- Có khả năng khai thác đường cong kinh nghiệm
- Thay đổi sản phẩm và marketing đáp ứng yêu cầu địa phương
- Thu lợi ích từ học tập toàn cầu
• Nhược điểm: Các công ty lựa chọn chiến lược này thường khó khăn
trong việc thực hiện về vấn đề tổ chức
• Điều kiện áp dụng
Chiến lược xuyên quốc gia tập trung các nỗ lực chuyển giao các kỹ năng và cung
cấp theo nhiều chiều giữa các công ty con trên toàn cầu.
Chiến lược xuyên quốc gia có nghĩa là khi một công ty đối mặt với áp lực giảm chi
phí cao và áp lực đáp ứng yêu cầu địa phương cao. Một công ty áp dụng chiến lược
xuyên quốc gia phải cố gắng đạt mục tiêu chi phí thấp và lợi thế khác biệt.

68
Chiến lược
Chiến
xuyên quốc
lược gia
toàn cầu
Áp lực chi phí

Chiến lược Chiến lược đa


quốc tế nội địa

Áp lực phản ứng địa phương

Biểu đồ: Bốn loại chiến lược kinh doanh quốc tế cơ bản
3.4. Cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế
3.4.1. Mô hình cấu trúc theo chức năng
Mô hình theo chức năng là cách thức tổ chức công việc của doanh nghiệp khi
sản phẩm của doanh nghiệp có cùng công nghệ và các áp lực cạnh tranh phải theo đuổi
chiến lược toàn cầu, hoặc chiến lược quốc tế. Mô hình chức năng cho phép doanh
nghiệp tối đa hóa được lợi ích theo quy mô thông qua việc sắp xếp trách nhiệm công
việc và các thiết kế hiệu quả nhất các quan hệ quản lý trong doanh nghiệp. Vì vậy, mô
hình này cho phép thành lập các bộ phận riêng biệt tập hợp nhân sự theo chức năng
truyền thống của doanh nghiệp nhưng ở các khu vực địa lý khác nhau, tại đó nhân viên
sản xuất làm việc với nhân viên sản xuất, nhân viên bán hàng làm việc với nhân
viên bán hàng, nhân viên tài chính làm việc với nhân viên tài chính, v.v

Trụ sở chính

Sản xuất Marketing

Sản xuất châu Á Sản xuất Châu Marketing Châu Marketing Châu
Âu Á Âu

Hình 3.2. Mô hình cấu trúc theo chức năng


Mô hình theo chức năng thường được các doanh nghiệp có dải hàng hóa hẹp
trong đó phương pháp sản xuất và marketing thường không khác nhau nhiều, và thị

69
trườngkhông thường xuyên thay đổi nhiều áp dụng. Ví dụ, những công ty khai thác
dầu hay khoáng sản như Total hay British Petroleum thường sử dụng mô hình tổ chức
này.Tuy nhiên, nhược điểm của mô hình này là doanh nghiệp không thể thích nghi kịp
theo các thay đổi của thị trường đòi hỏi có sự phối hợp giữa nhiều chức năng. Mô hình
theo chức năng thường khó xây dựng được mối quan hệ hiệu quả giữa việc sáng tạo tri
thức với việc ra quyết định nhằm tạo điều kiện cho chức năng marketing phối hợp
đượcvới chức năng sản xuất và chức năng tài chính. Cơ chế quản lý theo chiều dọc của
mô hình theo chức năng là một chuỗi dài mệnh lệnh trải ở nhiều cấp, khiến cho việc ra
quyết định phải dịch chuyển chậm vì thông tin phải trải rộng tới hầu khắp các cấp bậc
cần xử lýthông tin.
3.4.2. Mô hình cấu trúc theo sản phẩm
Đây là cấu trúc tổ chức phân chia các hoạt động của công ty trên toàn thế giới
theo nhóm sản phẩm (Xem hình 3.3).

Trụ sở chính

(Head quarters)

Nhánh máy bay Nhánh tàu hỏa Nhánh ô tô


(toàn cầu) (toàn cầu) (toàn cầu)

Chi nhánh Chi nhánh Chi nhánh Chi nhánh


tàu hỏa nội tàu hỏa Đức tàu hỏa Ấn tàu hỏa
địa Độ Mexico

Hình 3.3: Cấu trúc sản phẩm


Chẳng hạn, các bộ phận trong công ty máy tính có thể là bộ phận mạng
(Internet) và thông tin (Communications), bộ phận phát triển phần mềm (Software
Development) và bộ phận công nghệ mới. Mỗi bộ phận sản phẩm, sau đó lại được chia
ra thành các đơn vị trong nước và các đơn vị quốc tế. Như vậy, mỗi chức năng nghiên
cứu và phát triển (R&D), Marketing…lại được lặp lại ở các đơn vị nội địa và các đơn
vị quốc tế của mỗi bộ phận sản phẩm.

70
Cấu trúc này thích hợp đối với công ty cung các sản phẩm và dịch vụ đa dạng. Do
trọng tâm cơ bản là sản phẩm, nên cả hai phía quản lý nội địa và quốc tế ở mỗi nhánh sản
phẩm phải phối hợp các hoạt động của họ lại với nhau để không gây xung đột.
Ví dụ, việc sáp nhập giữa công ty Moet Hennessy và LouisVuitton đã tạo ra tập
đoàn hàng hóa sang trọng lớn nhất thế giới, tập đoàn LVMH, trongđó những hãng
nước hoa Christian Dior, đồng hồ Tag Heuer, đồ túi xách Louis Vuitton,rượu sâm
panh Moet & Chandon là thuộc trong các thương hiệu hàng hóa của tập đoàn.Việc
không có sự tương đồng giữa nhiều dòng sản phẩm đã dẫn tới việc tập đoàn
LVMHchia nhỏ thành 5 bộ phận, mỗi bộ phận tập trung vào một phân đoạn thị trường
riêng biệttrên quy mô toàn cầu, đó là: rượu và đồ uống có cồn, thời trang và đồ da
thuộc, nước hoavà mỹ phẩm, đồng hồ và trang sức, và hàng bán lẻ khác. Mặc dù có sự
lắp lẫn, trùng lặp ở các thị trường cụ thể, các kênh phân phối, các chuỗi cung ứng
nhưng các bộ phận này đềutương đối độc lập.
Tương tự như mô hình theo chức năng, mô hình cấu trúc theo sản phẩm được
thiết kế phù hợp với chiến lược toàn cầu do hoạt động ở thị trường nội địa và thị
trường nướcngoài đối với cùng một sản phẩm được một bộ phận phụ trách sản phẩm
chịu tráchnhiệm. Bộ phận này có thể kết hợp tương ứng và kinh nghiệm, tri thức giữa
hai thị trường(ví dụ như chia sẻ thông tin về thành công hoặc thất bại trên các thị
trường khác nhau vớinhau).Thêm vào đó, mô hình phụ trách sản phẩm tăng cường
năng lực bán hàng hoặctung sản phẩm mới hoặc dừng bán một dòng sản phẩm nhất
định vì các dòng sản phẩm là không có liên hệ với nhau. Tất nhiên, sẽ có các chức
năng hoặc hoạt động bị lặp đi lặp lại giữa các bộ phận phụ trách sản phẩm và cũng
khó có cơ hội hay cách nào mà một bộ phận phụ trách sản phẩm này có thể học tập
được kinh nghiệm quốc tế từ một bộ phận phụ trách sản phẩm khác. Các công ty con
khác nhau của các bộ phận phụ trách sản phẩm khác nhau hoạt động ở cùng một quốc
gia ở nước ngoài sẽ báo cáo về cho các ban và bộ phận khác nhau tại trụ sở chính.
3.4.3. Mô hình cấu trúc theo khu vực địa lý
Cấu trúc khu vực địa lý là cấu trúc trong đó tất cả các hoạt động toàn cầu của
công ty được tổ chức theo nước hay theo khu vực (xem hình 3.4)

71
Hình 3.4: Cấu trúc khu vực địa lý
Nếu công ty càng hoạt động ở nhiều nước thì khả năng tổ chức theo khu vực
của công ty cũng càng lớn thay cho việc tổ chức theo nước. Thông thường, tổng giám
đốc phụ trách mỗi nước hay mỗi khu vực. Theo cấu trúc này, mỗi bộ phận theo khu
vực địa lý hoạt động như là một dơn vị độc lập, với hầu hết các quyết định được phân
chia cho người quản lý khu vực hoặc quốc gia. Mỗi đơn vị có các phòng ban riêng như
phòng cung ứng, sản xuất, Marketing và bán hàng, nghiên cứu và phát triển, kế
toán…Mỗi đơn vị cũng có xu hướng quản lý hầu hết việc lập kế hoạch chiến lược của
riêng nó. Trụ sở chính của công ty mẹ ra quyết định về chiến lược tổng thể của công ty
và phối hợp các hoạt động của các cơ sở khác nhau.
Cấu trúc theo khu vực là phù hợp nhất đối với các công ty coi mỗi thị trường khu
vực hay quốc gia là duy nhất. Cấu trúc này đặc biệt có ích khi giữa các quốc gia hay các
khu vực có sự khác nhau lớn về văn hóa, chính trị hay kinh tế. Khi các tổng giám đốc có
quyền giám sát các hoạt động ở chính môi trường họ hoạt động thì họ trở thành các
giám sát viên duy nhất cần cho khách hàng của họ. Mặt khác, vì các đơn vị hoạt động
độc lập, các nguồn lực được phân bổ có thể trùng nhau một phần và việc truyền đạt kiến
thức từ đơn vị này sang đơn vị khác có thể không theo mong muốn.
Hạn chế của mô hình này là khả năng lắp lẫn công việc trong mỗi khu vực do
cáccông ty con có các hoạt động tạo giá trị giống nhau ở những địa điểm khác nhau
chứkhông tập trung vào địa điểm hiệu quả nhất. Ví dụ, hãng Neslé có hơn 500 nhà
máy ở gần 90 nước để bán khoảng 8.000 nhãn hàng hóa tới hầu hết các nước trên thế
giới. Do vậy,trụ sở tại Thụy Sĩ đã đau đầu để quyết định xem chi phí nguyên liệu đầu
vào của các côngty con mua từ các nhà cung cấp trên khắp thế giới. Và có những
trường hợp, mỗi nhà máy trong số 40 nhà máy của Nestlé tại Hoa Kỳ đã tiến hành mua
nguyên liệu một cách độc lập. Việc thiếu sự phối hợp này đã dẫn tới hiện tượng các
nhà máy của doanh nghiệp tại Hoa Kỳ phải thanh toán tới 20 mức giá khác nhau đối
với sản phẩm vanilla cho cùng một nhà cung cấp.

72
3.4.4. Mô hình cấu trúc theo sản phẩm – khu vực địa lý
Các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế theo đuổi chiến lược xuyên quốc gia tại
đó đáp ứng cả hai yêu cầu đó là hội nhập, toàn cầu hóa và thích nghi địa phương. Để
thực hiện chiến lược này, các doanh nghiệp thường thiết kế tổ chức của mình theo mô
hình cấu trúc sản phẩm – địa lý để cho phép tận dụng được ưu điểm của mô hình theo
sản phẩm và mô hình theo địa lý.
Mô hình cấu trúc theo sản phẩm – khu vực địa lý về mặt lý thuyết cho phép một
doanh nghiệp kinh doanh quốc tế còn hạn chế được những nhược điểm của hai mô
hình kể trên.
Mô hình cấu trúc theo sản phẩm – khu vực địa lý thường xác định rõ một công
ty con phải báo cáo tới hơn một bộ phận phụ trách bao gồm cả về sản phẩm và địa lý.
Giả định cơ bản ở đây là mỗi nhóm phải chia sẻ trách nhiệm về hoạt động vận hành ở
nước ngoài sẽ khuyến khích việc mỗi nhóm trao đổi thông tin và nguồn lực một cách
tự nguyện hơn. Ví dụ, các bộ phận phụ trách sản phẩm phải cạnh tranh với nhau để
đảm bảo rằng bộ phận R&D đượcliên kết với nhóm chức năng như sản xuất, phát triển
công nghệ đối với sản phẩm của họ. Các bộ phận phụ trách sản phẩm sẽ phải cạnh
tranh để đảm bảo rằng các đối tác ở các khu vực địa lý khác nhau sẽ chú ý và đầu tư
quan tâm thỏa đáng đến dòng sản phẩm của mình. Ví dụ, số lượng các nguồn lực cần
thiết để phát triển sản phẩm dệt ở Mexico phụthuộc một phần vào cạnh tranh giữa
nhóm Châu Âu và Châu Mỹ La tinh và một phần phụ thuộc vào cạnh tranh nguồn lực
giữa nhóm sản phẩm dệt và sản phẩm nông sản. Do vậy, mô hình cấu trúc theo sản
phẩm – khu vực địa lý là sự nhân nhượng hữu ích khi các bộ phận gặp khó khăn trong
việc liênkết hay phân tách các hoạt động ở nước ngoài.
Mô hình cấu trúc theo sản phẩm – khu vực địa lý cũng có một số hạn chế. Mô
hình này yêu cầu các nhóm cạnh tranh nhau vì các nguồn lực có hạn, phương pháp vận
hành ưa thích, chia sẻ lợi ích hoặc rủi ro. Xung đột giữa các bộ phận cấp thấp có khả
năng phát sinh khi cấp quản lý cấp cao phải ủng hộ nhóm này hay nhóm kia. Có thể
nói, mô hình cấu trúc theo sản phẩm – khu vực địa lý tạo ra một cơ chế quản lý kép
làm vi phạm nguyên tắc một lệnh thống nhất (unity of command principle). Nguyên
tắc một lệnh thống nhất cho rằng chuỗi lệnh và thông tin không bị ngắt quãng sẽ
truyền từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất trong tổ chức. Còn theo mô hình cấu trúc theo
sản phẩm – khu vực địa lý, trách nhiệm và mối quan hệ công tác nhằng nhịt trong tổ
chức có thể làm cho chuỗi lệnh bị bóp méo hoặc sai lệch. Trong trường hợp này, quản
lý cấp cao không thể giám sát được cán bộ cấp dưới do họ giả định là có nhóm khác
chịu trách nhiệm về việc đó. Ví dụ, giám đốc ở bộ phận Châu Á có thể không quan
tâm tới hoạt động hàng ngày tại một bộ phận sản phẩm B ở Nhật Bản do họ cho rằng
bộ phận phụ trách sản phẩm B sẽ chịu trách nhiệm làm việc này, trong khi đó, ngược

73
lại bộ phận phụ trách sản phẩm B lại giả định rằng bộ phận phụ trách Châu Á phải
giám sát hoạt động tại Nhật Bản. Công ty Dow Chemical thực hiện theo mô hình cấu
trúc theo sản phẩm – khu vực địa lý cho rằng “chúng tôi theo mô hình cấu trúc theo
sản phẩm – khu vực địa lý và phụ thuộc vào tinh thần hợp tác, ở đó không có ai chịu
trách nhiệm cả. Khi mọi thứ ok, chúng tôi không biết ai để khen thưởng và khi một thứ
tồi tệ, chúngtôi không biết ai để phê bình„. Việc giả định nhầm ai đó chịu trách nhiệm
đã khiến chonhiều công ty lại phải quay lại mô hình phân định vai trò và chức năng
của các bộ phận
3.5. Nguyên tắc quản lý
3.5.1. Quản lý tập trung
Quản lý tập trung (Centralized discision making) là quyết định được ban hành tập
trung tại cấp cao nhất trong hệ thống quản lý và tại một điểm, thường là ở trụ sở chính.
Nguyên tắc quản lý tập trung có 4 ưu điểm sau:
Thứ nhất, quản ký tập trung tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp. Chẳng hạn
một công ty có chi nhánh sản xuất bán thành phẩm tại Đài Loan và một chi nhánh lắp ráp
tại Mexico. Hai chi nhánh này có thể cần phối hợp hoạt động với nhau để đảm bảo các
quá trình sản xuất và lắp ráp diễn ra một cách suôn sẻ. Điều này có thể đạt được nếu các
quyết định sản xuất - lắp ráp được đưa ra tại trụ sở chính của công ty.
Thứ hai, quản lý tập trung có thể giúp đảm bảo các quyết định đưa ra thích hợp
với các mục tiêu của công ty. Khi các quyết định được phân cấp cho các cấp quản lý
thấp hơn thì các cấp đó có thể ra những quyết định không phù hợp với mục tiêu của
cấp quản lý cao nhất. Việc những quyết định quan trọng được tập trung ở cấp quản lý
cao nhất sẽ giảm thiểu khả năng xảy ra tình trạng này.
Thứ ba, việc tập trung quyền lực và thẩm quyền cho một cá nhân hoặc một
nhóm các nhà quản lý cấp cao nhất cho phép những người này có được công cụ để
thực hiện những thay đổi chủ yếu cần thiết về cơ cấu tổ chức.
Thứ tư, quản lý tập trung có thể tránh được sự trùng lặp hoạt động khi các bộ
phận khác nhau trong tổ chức tiến hành những công việc tương tự nhau. Ví dụ, nhiều
công ty quốc tế tập trung các chức năng nghiên cứu và phát triển chỉ ở một hoặc hai
địa điểm để đảm bảo rằng hoạt động này không bị trùng lặp. Tương tự, các họat động
sản xuất cũng có thể được tập trung ở một số địa điểm quan trọng vì lý do như trên.
Tuy nhiên, quản lý tập trung có một số nhược điểm chính như sau:
- Nó không khuyến khích được ý tưởng của các nhân viên cấp dưới
- Không tạo được động lực phấn đấu cho nhân viên cấp dưới vì họ chỉ làm
những cái bị bào phải làm
- Luồng thông tin từ trên xuống nên hạn chế những sang tạo từ dưới lên

3.5.2. Quản lý phân quyền

74
Phân cấp quản lý (decentralized discision making) là việc ra quyết định được
thực hiện ở các cấp thấp hơn trong hệ thống quản lý, thường là ở các công ty lép vốn
quốc tế (công ty bị một công ty nước ngoài khác có quá nửa số cổ phần kiểm soát). Tất
nhiên là phân cấp ra quyết định tạo cho các công ty lép vốn quyền tự chủ lớn hơn
trong việc quản lý các hoạt động của mình.
Quản lý theo nguyên tắc phân quyền có những lợi ích (ưu điểm) sau:
Thứ nhất, các nhà quản lý cấp cao có thể phải làm việc quá tải khi được trao
thẩm quyền đưa ra tất cả các quyết định, và điều đó có thể dẫn đến những quyết định
sai lầm. Sự phân cấp quản lý cho phép cấp quản lý cao nhất có thời gian để tập trung
vào các vấn đề cốt yếu và ủy quyền cho các cấp quản lý thấp hơn xử lý những vấn đề
thông thường.
Thứ hai, việc nghiên cứu động cơ của con người cũng thiên về tán đồng cho
việc phân cấp quản lý. Các nhà khoa học hành vi từ lâu đã cho rằng con người sẽ làm
việc tốt hơn nếu họ có được mức độ tự do cá nhân và mức độ kiểm soát đối với công
việc cao hơn.
Thứ ba, việc phân cấp quản lý tạo ra mức độ linh hoạt cao hơn - cụ thể là sự
phản ứng nhanh hơn đối với những biến động của môi trường, bởi vì các quyết định
không nhất thiết lúc nào cũng phải được “đệ trình lên các cấp cao hơn”, trừ những
trường hợp ngoại lệ.
Thứ tư, sự phân cấp quản lý có thể dẫn tới những quyết định tốt hơn vì chúng được
đưa ra bởi những cá nhân có thông tin tốt hơn so với nhà quản lý ở cấp cao hơn.
Thứ năm, phân cấp quản lý có thể giúp tăng cường sự kiểm soát. Có thể sử
dụng sự phân cấp quản lý để thiết lập những bộ phận nhỏ có tính độc lập tương đối
trong phạm vi một tổ chức. Các nhà quản lý ở những đơn vị này phải chịu hoàn toàn
trách nhiệm về hoạt động của mình. Nếu trách nhiệm của họ đối vớí các quyết định
đưa ra càng cao thì càng có ít lý do để họ có thể phủ nhận trách nhiệm của mình đối
với hoạt động yếu kém của các dơn vị đó.
Tuy nhiên nguyên tắc quản lý này tồn tại những hạn chế sau:
- Có thể xảy ra rủi ro cho tổ chức nếu cấp dưới có nhiều quyết định sai lầm
- Hạn chế việc phối hợp chéo giữa các đơn vị và khai thác được các lợi ích chiến
lược
- Các công ty con sẽ ưu tiên các dự án và hoạt động riêng của mình với mức cái
giá phải trả của hoạt động toàn cầu hay hoạt động chung
Tóm lại, khi nghiên cứu vấn đề tập trung quản lý và phân cấp quản lý trong việc
ra quyết định, cần phải lưu ý hai vấn đề cơ bản sau đây

75
Một là: Hiếm khi các công ty tập trung hoàn toàn hay phân cấp tất cả việc ra
quyết định. Họ chỉ lựa chọn cách thức có thể làm cho các quyết định của họ có hiệu
lực cao nhất.
Hai là: Các công ty quốc tế có thể ra quyết định tập trung ở một khu vực thị
trường nhất định trong khi phân cấp quyết định ở thị trường khác. Có nhiều nhân tố
ảnh hưởng đến sự lựa chọn này, như nhu cầu thay đổi sản phẩm và khả năng của các
nhà quản lý tại mỗi địa điểm khác nhau.
Sự lựa chọn giữa quản lý tập trung và phân cấp quản lý không mang tính chất
tuyệt đối. Thường thì một số quyết định nên được đưa ra ở cấp quản lý cao, còn
những quyết định khác được giao cho các cấp khác thấp hơn tùy thuộc vào loại hình
quyết định và chiến lược của công ty. Các quyết định liên quan đến chiến lược của
công ty, các khoản chi tiêu tài chính chủ yếu, các mục tiêu tài chính, và những vấn đề
tương tự khác thường do cấp quản lý cao nhất đưa ra. Tuy nhiên, các quyết định về
hoạt động - chẳng hạn như các quyết định liên quan đến sản xuất, thị trường, nghiên
cứu và phát triển, quản lý nguồn nhân lực, thì không nhất thiết cứ phải do cấp quản lý
cao nhất đưa ra. Điều này còn tùy thuộc vào chiến lược quốc tế của công ty.
Hãy xem xét trường hợp các công ty đang theo đuổi chiến lược toàn cầu. Họ
phải quyết định phân tán các hoạt động tạo giá trị trên toàn thế giới để tìm ra địa điểm
thích hợp và phát huy kinh nghiệm hoạt động của mình. Cơ quan đầu não của công ty
phải quyết định lựa chọn địa điểm để tiến hành các hoạt động nghiên cứu và phát triển,
sản xuất, marketing.v.v. Ngoài ra, các hoạt động tạo ra giá trị phân tán trên khắp thế
giới phải được phối hợp chặt chẽ với nhau. Tất cả những vấn đề này tạo nên áp lực
buộc cấp quản lý cao nhất phải đưa ra một số quyết định về hoạt động.
Ngược lại, phản ứng của môi trường địa phương tới hoạt động của công ty sẽ
buộc công ty phải thực hiện phân cấp quản lý đối với các chi nhánh ở nước ngoài. Vì
vậy, trong một công ty đa quốc gia cổ điển, các chi nhánh nước ngoài có quyền độc
lập trong việc đưa ra hầu hết các quyết định về sản xuất và marketing. Các công ty
quốc tế có xu hướng duy trì sự kiểm soát tập trung đối với những vấn đề chủ yếu và
phân cấp quản lý cho các chi nhánh nước ngoài về những vấn đề khác. Thông thường,
việc kiểm soát các hoạt động nghiên cứu và phát triển, marketing được tập trung trong
nước, còn các quyết định kinh doanh được dành cho các chi nhánh nước ngoài. Công
ty Microsoft tập trung những hoạt động phát triển sản phẩm (là lĩnh vực thể hiện năng
lực đặc biệt của công ty) tại trụ sở chính ở Redmond, Washington, và thực hiện phân
cấp quản lý đối với các quyết định kinh doanh cho các chi nhánh nước ngoài. Vì vậy
trong khi các sản phẩm được phát triển trong nước thì những người phụ trách các chi
nhánh nước ngoài có quyền tự chủ rất lớn trong việc hoạch định các chiến lược để đưa
những sản phẩm đó ra thị trường.

76
Đối với các công ty xuyên quốc gia thì vấn đề trở nên phức tạp hơn. Sự cần
thiết phải khai thác tính kinh tế theo địa điểm và lợi ích của đường cong kinh nghiệm
đòi hỏi phải duy trì mức độ kiểm soát tập trung nhất định đối với các trung tâm sản
xuất toàn cầu (tương tự như trường hợp các công ty toàn cầu). Tuy nhiên, yêu cầu về
sự phản ứng nhanh đối với tình hình cụ thể của địa phương đòi hỏi phải có sự phân cấp
quản lý đối với nhiều quyết định kinh doanh, đặc biệt là các quyết định về marketing
đối với các chi nhánh nước ngoài. Vì vậy, trong các công ty xuyên quốc gia, một số
quyết định kinh doanh được tập trung, còn một số quyết định khác đựơc phân cấp.
Hơn nữa, quá trình học hỏi toàn cầu dựa trên việc chuyển giao kĩ năng đa chiều giữa
các chi nhánh với nhau, và giữa các chi nhánh với trung tâm đầu não của công ty, là
đặc trưng cơ bản của công ty theo đuổi chiến lược đa quốc gia. Thuật ngữ quá trình
học hỏi toàn cầu được dùng để chỉ ra khả năng của các chi nhánh nước ngoài thuộc
một công ty đa quốc gia có mức độ độc lập khá cao trong việc phát triển các kĩ năng
và năng lực đặc biệt riêng của mình. Chỉ khi đó các chi nhánh này mới có thể tác động
tích cực đến các bộ phận khác trong công ty. Mức độ phân cấp quản lý cao là cần thiết
nếu các chi nhánh được quyền tự do phát triển kĩ năng và năng lực đặc biệt riêng của
mình. Việc theo đuổi một chiến lược xuyên quốc gia cũng đòi hỏi phải có sự phân cấp
quản lý cao vì lý do tương tự như vậy.

77
Chương 4: THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ (8,2)

4.1. Thâm nhập thị trường thông qua thương mại quốc tế
4.1.1. Xuất khẩu
Các doanh nghiệp lần đầu tiên kinh doanh ở nước ngoài thường sử dụng xuất
khẩu như là một phương thức thâm nhập. Xuất khẩu cũng là phương thức thâm nhập
được các doanh nghiệp vừa và nhỏ ưa thích nhất. Tuy nhiên không chỉ đối với lần đầu
tiên, xuất khẩu cũng được sử dụng trong tất cả các giai đoạn quốc tế hóa bởi tất cả các
loại hình doanh nghiệp, lớn và nhỏ.
Phương thức thâm nhập thị trường bằng xuất khẩu rất linh hoạt. Trong mối
tương quan với các phương thức phức tạp hơn như FDI, nhà xuất khẩu có thể tham
gia vào hoặc rút lui khỏi thị trường dễ dàng hơn, với rủi ro và chi phí tối thiểu.
Xuất khẩu có thể được tiến hành nhiều lần trong suốt quá trình quốc tế hóa, từ
giai đoạn đầu và tiếp tục ngay cả khi doanh nghiệp đã tạo dựng được những lợi thế sản
xuất ở thị trường nước ngoài và khi đó xuất khẩu để thâm nhập vào thị trường nước
ngoài khác.
Các doanh nghiệp quốc tế có nhiều kinh nghiệm thường kết hợp xuất khẩu với
các phương thức khác như liên doanh và đầu tư nước ngoài. Toyota là một ví dụ. Họ
đã sử dụng FDI để xây dựng các nhà máy tại các vị trí then chốt ở Châu Á, châu Âu,
và Bắc Hoa Kỳ, với mục đích xuất khẩu ô tô ra thị trường các nước và các khu vực lân
cận các điểm đó.
Bên cạnh xuất khẩu hàng hóa thì ở hầu hết các nền kinh tế phát triển, dịch vụ
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các hoạt động kinh tế. Gần như tất cả các doanh nghiệp
cung ứng dịch vụ đều bán sản phẩm của họ ở nước ngoài. Dịch vụ bao gồm: du lịch,
giao thông, kiến trúc, xây dựng, công trình, giáo dục, nhân hang, bảo hiểm, giải trí,
thông tin, và các dịch vụ kinh doanh chuyên nghiệp. Ví dụ như các xưởng phim
Hollywood thu nhập hàng tỷ USD từ việc xuất khẩu phim và video. Các công ty xây
dựng gửi chuyên gia ra nước ngoài làm việc trong các dự án xây dựng cơ bản. Các
dịch vụ chuyên nghiệp như kế toán, kỹ sư, cố vấn kinh doanh thường cung cấp dịch vụ
của họ qua internet, bằng điện thoại hoặc thư, bằng cách trực tiếp phục vụ khách hàng
tại nước của họ. Công ty bảo hiểm các khoản vay thế chấp của Hoa Kỳ, PMI, đã xuất
khẩu các gói bảo hiểm khoản vay thế chấp ra nhiều thị trường khác nhau. Các gói bảo
hiểm này có thể được tạo ra tại một điểm tập trung, như ở Luân Đôn, và sau đó xuất
khẩu qua thư và internet đến các khách hàng ở những nước khác. Công ty này đã đạt
được thành công đáng kể ở châu Á và nhiều nước ở châu Âu.
Tuy nhiên dich vụ và hàng hóa có sự khác nhau trên nhiều mặt. Nhiều dịch vụ
‘thuần’ không thể xuất khẩu được vì chúng không thể vận chuyển được. Ví dụ như bạn

78
không thể đóng gói việc cắt tóc và gửi bán nó ở nước ngoài. Hầu hết các doanh nghiệp
bán lẻ, như Carefour và Mark & Spencer, cung cấp dich vụ bằng cách thành lập các
cửa hàng bán lẻ ở các thị trường mục tiêu - Nghĩa là họ thậm nhập thị trường nước
ngoài thông qua FDI, vì bán lẻ yêu cầu trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Mặt khác,
nhiều doanh nghiệp dịch vụ chỉ xuất khẩu một số sản phẩm, còn số còn lại được cung
ứng cho thị trường bên ngoài thông qua các phương thức thâm nhập khác. Ví dụ như
đối với các dịch vụ chuyên nghiệp, một vài sản phẩm lĩnh vực này không thể xuất
khẩu được và vì thế doanh nghiệp kinh doanh chúng cần phải thành lập đại lý ở thị
trường mục tiêu. Trường hợp của Ernst & Young là một điển hình. Nó vừa xuất khẩu
một số dịch vụ kế toán bằng cách gửi nhân viên ra nước ngoài vừa xây dựng một đại
lý ở nước ngoài bằng cách thành lập một văn phòng, sau đó thuê nguồn nhân lực tại
chỗ để cung cấp dịch vụ kế toán cho vùng đó.
Nói chung, hầu hết các dịch vụ được “giao” đến khách hàng nước ngoài thông
qua đại diện hay đại lý của công ty cung ứng đặt ở nước đó, hoặc bán nó bằng cách kết
hợp với FDI, nhượng qyền kinh doanh và cho thuê giấy phép kinh doanh. Internet tạo
ra một số cách thức để xuất khẩu một vài loại hình dịch vụ, từ đặt vé máy bay đến các
dịch vụ liên quan đến kiến trúc. Internet còn góp phần làm cho khu vực dịch vụ trở
thành một trong những khu vực có tốc độ phát triển xuất khẩu nhanh nhất trong kinh
doanh quốc tế.
Dịch vụ còn góp phần xúc tiến và duy trì các hoạt động xuất khẩu hàng hóa.
Nhiều hoạt động xuất khẩu hàng hóa không thể thực hiện được nếu không có sự hỗ trợ
từ các hoạt động dịch vụ. Ví dụ như sẽ rất ít người muốn mua ô tô nếu họ không được
đảm bảo là xe của họ sẽ được sửa chữa nếu có hỏng hóc. Theo đó thì các doanh nghiệp
xuất khẩu ô tô sẽ phải cung cấp các dịch vụ sửa chữa ngay tại nước nhập khẩu ô tô của
họ. Họ thành lập các trung tâm chăm sóc khách hàng ở các thị trường mục tiêu thông
qua FDI, hoặc là họ kí hợp đồng với các cửa hàng ở trong nước đó để cung cấp các
dịch vụ trên.
Phân loại xuất khẩu:
- Xuất khẩu gián tiếp: là hình thức xuất khẩu trong đó doanh nghiệp bán các sản
phẩm của họ cho các trung gian thương mại rồi các nhà trung gian này bán lại cho
những người mua trong thị trường mục tiêu. Những kênh trung gian này đảm nhiệm
việc tìm kiếm người mua hàng nước ngoài, vận chuyển sản phẩm, và thu tiển hàng.
Đối với hầu hết các doanh nghiệp thì lợi thế chủ yếu mà xuất khẩu gián tiếp mang lại
cho họ là có thể bước vào thị trường nước ngoài mà không gặp những phức tạp và rủi
ro như đối với xuất khẩu trực tiếp. Doanh nghiệp quốc tế mới có thể bắt đầu xuất khẩu
mà không phải tăng đầu tư vào vốn cố đinh, với chi phí khởi đầu thấp, và rất ít rủi ro,
mà lại có thể giúp doanh nghiệp tăng doanh số.

79
- Xuất khẩu trực tiếp: là hình thức doanh nghiệp bán các sản phẩm của họ trực
tiếp cho người mua ở thị trường mục tiêu.
So với xuất khẩu gián tiếp thì lợi thế chính của xuất khẩu trực tiếp là nó mang lại
cho nhà xuất khẩu khả năng kiểm soát quá trình xuất khẩu lớn hơn, khả năng thu lợi
nhuận cao hơn, và mối quan hệ với khách hàng và thị trường nước ngoài gần gũi hơn.
Tuy nhiên nhà xuất khẩu lại phải dành nhiều hơn thời gian, nguồn nhân lực, và
các nguồn lực khác của doanh nghiệp để phát triển và quản lý các hoạt động xuất
khẩu.
Lưu ý:
Xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp không loại trừ nhau, và nhiều doanh nghiệp còn
sử dụng cả hai hình thức này để tiếp cận các thị trường khác nhau. Các doanh nghiệp
cần lưu ý 4 vấn đề sau khi lựa chọn giữa xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp:
- Mức độ các nguồn lực - chủ yếu là thời gian, vốn, và trình độ quản lý- mà nhà
kinh doanh sẵn sàng dành cho việc mở rộng quốc tế và các thị trường khác nhau
- Tầm quan trọng phương thức của thị trường nước ngoài
- Bản chất của hàng hóa của doanh nghiệp, bao gồm cả yêu cầu có sự hỗ trợ sau
bán hàng
- Sự sẵn sàng của các trung gian nước ngoài có khả năng ở thị trường mục
tiêu.
Một hình thức xuất khẩu khác là doanh nghiệp sẽ thành lập một văn phòng đại
diện bán hàng hoặc là một chi nhánh thuộc sở hữu của doanh nghiệp để điều hành các
hoạt động bán hàng, các đại lý phân phối, các hoạt động xúc tiến, và các dich vụ chăm
sóc khách hàng ở thị trường nước ngoài. Theo cách thức này, doanh nghiệp sẽ trực tiếp
đảm nhận các nhiệm vụ quan chính ở thị trường nước ngoài như tham gia vào các hội
chợ thương mại, thực hiện nghiên cứu thị trường, tìm kiếm các nhà phân phối, tìm
kiếm và phục vụ khách hàng. Nhà kinh doanh có thể chọn lộ trình này nếu đó là thị
trường có khả năng tạo ra doanh số bán hàng cao hoặc có tầm quan trọng chiến lược.
Nhà kinh doanh cũng có thể chọn cách thành lập các trụ sở hoặc các trung tâm phân
phối mang tầm quốc gia hoặc khu vực. Ở mức cao nhất, doanh nghiệp có thể xây dựng
một chi nhánh bán hàng đầy đủ chức năng, thuê nhân lực tại chỗ. Ví dụ, Việc xuất
khẩu phần mềm internet của công ty Webspy đóng tại Australia hiện nay chiếm
khoảng 80% doanh thu hàng năm của công ty. Ban đầu công ty này chỉ xuất khẩu
thông qua các nhà phân phối độc lập ở nước ngoài. Nhưng sau đó, Webspy đã thành
lập các chi nhánh bán hàng ở Luân Đôn và Seatle để phục vụ hai thị trường khu vực
quan trọng nhất của công ty là châu Âu và Bắc Hoa Kỳ (www. Austrade.gov.au).
Ưu điểm của phương thức xuất khẩu

80
- Tăng doanh số, phát triển thị phần, tạo ra mức lợi nhuận biên cao hơn so với
kinh doanh trong thị trường nội địa.
- Tăng quy mô kinh tế, do đó làm giảm chi phí sản xuất trên một đơn vị sản
phẩm.
- Đa dạng hóa khách hàng, giảm sự phụ thuộc vào thị trường trong nước.
- Ổn định sự biến động của doanh số do các chu kỳ kinh tế, và do tính chất mùa
vụ của cầu. Ví dụ một doanh nghiệp có thể bù đắp sự giảm sút trong doanh số - gây ra
bởi sự giảm sút của cầu vì thị trường trong nước đang suy thoái - bằng cách tái tập
trung các nguồn lực vào các thị trường nước ngoài có mức tăng trưởng mạnh hơn.
- Tối thiểu hóa rủi ro và tối đa hóa tính linh hoạt - trong mối tương quan với các
phương thức khác. Nếu cần thiết doanh nghiệp có thể nhanh nhóng rút lui khỏi một thị
trường xuất khẩu.
- Chi phí thâm nhập thị trường thấp bởi vì doanh nghiệp không cần phải thực
hiện các dự án đầu tư hay phải duy trì một đại lý ở thị trường mục tiêu. Vì thế doanh
nghiệp có thể sử dụng hình thức xuất khẩu để kiểm nghiệm thị trường mới trước khi
tập trung nhiều nguồn lực hơn vào thị trường đó thông qua FDI.
- Phát triển khả năng và kĩ năng của các nhà phân phối nước ngoài cũng như
của các đối tác kinh doanh nước ngoài khác.
Với đặc trưng là tốn ít chi phí và rủi ro thấp, cùng với khả năng tăng thêm các
đối tác nước ngoài, xuất khẩu thực sự rất phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Ví dụ: như các nhà máy sản xuất rượu vang có quy mô nhỏ ở California đã bắt
đầu xuất khẩu các loại rượu vang ra khắp thế giới. Gần 20% tổng sản lượng của các
nhà máy này là dành cho xuất khẩu. Cách tiếp cận thị trường mà các nhà máy này đã
làm và thành công đó là Hợp tác thương hiệu. Theo đó thì các loại rượu có chất lượng
tương tự nhau sẽ được đóng gói trong cùng một kiện và sau đó được bán cho khách
hàng nước ngoài. Tổng giá trị xuất khẩu rượu của Hoa Kỳ đạt gần 1 tỷ USD 1 năm và
có xu hướng tăng lên nhanh chóng. Nhưng các nhà máy rượu ở California lại đang bị
đe dọa ngay trong chính thị trường Hoa Kỳ bởi các loại rượu nhập khẩu từ các nhà
máy có lợi thế ở các nước như Australia, Chi Lê, và Nam Phi.8 Đặc điểm của xu thế
toàn cầu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng chủ động hơn trong hoạt động
xuất khẩu.
Nhược điểm của doanh nghiệp khi thâm nhập thị trường bằng phương thức
xuất khẩu
- Thứ nhất, vì không cần có bất cứ đại diện nào ở nước ngoài (khác với FDI),
nên các nhà kinh doanh có rất ít cơ hội để tham khảo ý kiến khách hàng, học hỏi từ các
đối thủ, và nhận biết đặc điểm riêng biệt của thị trường. Không trực tiếp tiếp xúc với
khách hàng nên doanh nghiệp rất khó có thể nắm bắt các cơ hội, nhận biết các nguy

81
cơ, hay không thể có những kiến thức cần thiết để đạt được thành công ở nước ngoài
trong dài hạn.
- Thứ hai, để đảm bảo việc xuất khẩu doanh nghiệp cần khai thác được các khả
năng tiềm tàng và ưu tiên các nguồn lực của doanh nghiệp để thực hiện hiệu quả các
giao dịch xuất khẩu. Các doanh nghiệp chuyên về xuất khẩu cần phải có những nhân
viên giỏi về giao dịch quốc tế và tiếng nước ngoài. Hơn nữa, các nhà kinh doanh cũng
cần phải dành thời gian và công sức nghiên cứu các lĩnh vực như: giao nhận, chứng từ,
ngoại hối, và các phương thức tài chính mới. Các yêu cầu này sẽ tạo ra các gánh nặng
cho các nguồn lực của doanh nghiệp.
- Thứ ba, so với các phương thức khác, mức độ nhạy cảm của xuất khẩu đối với
thuế quan và các rào cản thương mại khác, cũng như đối với sự biến động trong tỷ giá
hối đoái thì lớn hơn. Ví dụ như vào năm 2005, đồng đô la Hoa Kỳ được định giá cao
hơn 12% so với đồng Euro và 15% so với đồng yên Nhật. Điều này dẫn đến sự giảm
sút của xuất khẩu của Hoa Kỳ, đe dọa các doanh nghiệp chủ yếu dựa vào xuất khẩu
thực hiện mua bán quốc tế. Các nhà xuất khẩu buộc phải chịu thiệt vì sản phẩm của họ
ở thị trường nước ngoài có giá quá cao nếu tỷ giá hối đoái chuyển đổi làm cho sản
phẩm của họ đắt hơn lên đối với người mua nước ngoài.
- Thứ tư, trong trường hợp chi phí vận chuyển cao hay giá trị lô hàng thấp
không bù đắp được chi phí xuất khẩu thì lựa chọn phương thức xuất khẩu là không khả
thi. Ví dụ như ngành xi măng của Việt Nam mặc dù dư thừa công suất nhưng không
thể xuất khẩu do chi phí vận chuyển quá lớn trong khi trị giá lô hàng không cao
- Thứ năm, xuất khẩu từ thị trường nước sở tại (trụ sở chính của doanh nghiệp)
sẽ không thích hợp khi doanh nghiệp tìm được địa điểm ở nước ngoài có chi phí thấp
hơn để đặt làm cơ sở sản xuất.
4.1.2. Nhập khẩu
Nhập khẩu là hình thức trong đó các doanh nghiệp chọn mua sản phẩm và dịch
vụ từ các nguồn cung ứng bên ngoài và mang nó vào thị trường trong nước. Các doanh
nghiệp nhập khẩu, cho dù là nhà sản xuất, nhà bán buôn, hay nhà bán lẻ đều được gọi
chung là nhà nhập khẩu. Nhập khẩu cũng được nhắc đến như nguồn cung ứng toàn cầu
và mua toàn cầu. Nguồn cung ứng có thể là từ các nhà phân phối độc lập ở nước
ngoài, hoặc từ các chi nhánh thuộc quyền sở hữu của công ty hay các chi nhánh hợp
tác.
Nhiều nhà sản xuất và nhà bán lẻ cũng là các nhà xuất khẩu lớn.Các công ty sản
xuất có xu hướng nhập khẩu nguyên liệu thô và linh kiện để lắp ráp. Các nhà bán lẻ có
một lượng hàng lớn được cung cấp từ thị trường nước ngoài. Ví dụ như ở Hoa Kỳ, các
nhà bán lẻ như Wal-Mart, Home Depot, và Target là 3 trong số các nhà nhập khẩu lớn
nhất. Cụ thể, sản phẩm mà Wal-Mart nhập về từ Trung Quốc chiếm khoảng 10% tổng

82
hàng hóa nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Trung Quốc, khoảng 20 tỉ USD hàng năm. Những nhà
nhập khẩu lớn khác bao gồm các công ty hóa chất (VD: LG), các tập đoàn điện tử (VD:
Phillips), và các nhà bán buôn thực phẩm (VD: Chiquita Brands International).
Xuất nhập khẩu muốn thành công thì cần có sự quản lý chặt chẽ về chuỗi cung
ứng toàn cầu của doanh nghiệp, có nghĩa là, mạng lưới tổng hợp của doanh nghiệp về
nguồn cung ứng, sản xuất, và các hoạt động phân phối phải được tổ chức trên quy mô
toàn cầu. Ngày nay, nhiều nhà sản xuất huy động đầu vào từ các nhà cung ứng bên
ngoài trên phạm vi toàn thế giới.
Phân loại phương thức nhập khẩu:
Nhập khẩu trực tiếp: Theo cách thức này, bên mua và bên bán trực tiếp giao
dịch với nhau, việc mua và việc bán không ràng buộc nhau. Bên mua có thể chỉ mua
mà không bán, bên bán có thể chỉ bán mà không mua. Hoạt động chủ yếu là doanh
nghiệp trong nước nhập khẩu hàng hoá, vật tư ở thị trường nước ngoài đem về tiêu thụ
ở thị trường trong nước. Để tiến tới ký kết hợp đồng kinh doanh nhập khẩu, doanh
nghiệp phải nghiên cứu kỹ nhu cầu nhập khẩu vật tư, thiết bị trên thị trường nội địa,
tính toán đầy đủ các chi phí đảm bảo kinh doanh nhập khẩu có hiệu quả, đàm phán kỹ
lưỡng về các điều kiện giao dịch với bên xuất khẩu, thực hiện theo hành lang pháp lý
quốc gia cũng như thông lệ quốc tế. Với loại hình này bên nhập khẩu phải nghiên cứu
thị trường, tìm kiếm đối tác, ký kết hợp đồng và thực hiện theo đúng hợp đồng, phải tự
bỏ vốn, chịu mọi rủi ro và chi phí giao dịch, nghiên cứu, giao nhận, kho bãi cùng các
chi phí có liên quan đến tiêu thụ hàng háo, thuế nhập khẩu...
Nhập khẩu uỷ thác: Nhập khẩu uỷ thác là hoạt động dịch vụ thương mại dưới
hình thức nhận làm dịch vụ nhập khẩu. Hoạt động này được làm trên cơ sở hợp đồng
uỷ thác giữa các doanh nghiệp. Như vậy, hợp đồng uỷ thác nhập khẩu được hình thành
giữa các doanh nghiệp trong nước có vốn ngoại tệ riêng, có nhu cầu nhập khẩu một
loại vật tư, thiết bị nào đó nhưng lại không được phép nhập khẩu trực tiếp hoặc gặp
khó khăn trong việc tìm kiếm bạn hàng, thực hiện thủ tục uỷ thác nhập khẩu cho
doanh nghiệp có chức năng thương mại quốc tế tiến hành nhập khẩu theo yêu cầu của
mình. Bên nhận uỷ thác phải cung cấp cho bên uỷ thác các thông tin về thị trường, giá
cả, khách hàng, những điều kiện có liên quan đến đơn hàng uỷ thác thương lượng đàm
phán và ký kết hợp đồng uỷ thác. Bên nhận uỷ thác phải tiến hành làm các thủ tục
nhập khẩu và được hưởng phần thù lao gọi là phí uỷ thác.
Doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ nhập khẩu uỷ thác không phải bỏ vốn, không
phải xin hạn ngạch, không phải tìm kiếm thị trường tiêu thụ hàng nhập, giá trị hàng
nhập chỉ được tính vào kim ngạch XNK không được tính vào doanh thu. Khi nhận uỷ
thác phải làm hai hợp đồng: Một hợp đồng mua bán hàng hoá, vật tư với nước ngoài
và một hợp đồng uỷ thác nhập khẩu với bên uỷ thác ở trong nước.

83
4.1.3. Mua bán đối lưu
Là phương thức giao dịch trong đó việc nhập khẩu kết hợp chặt chẽ với xuất
khẩu, người bán đồng thời cũng là người mua, tổng giá trị hàng hóa trao đổi thường có
giá trị tương đương nhau.
Ví dụ: Caterpillar xuất khẩu máy xúc sang Venezuela. Đổi lại, chính phủ Venezuela
trả cho Caterpillar 350.000 tấn quặng sắt. Ả Rập Saudi mua máy bay phản lực của Hoa
Kỳ và trả tiền hàng nhập khẩu bằng dầu thô. Phương thức này còn được gọi là mua
bán hai chiều hoặc mua bán đối ứng, nguyên tắc hoạt động của nó là “ Tôi sẽ mua
hàng hóa của anh nếu anh mua hàng của tôi”. Ngoài người mua và người bán, trong
mua bán đối lưu còn có sự tham gia của nhà môi giới. Các giao dịch nhiều bên cũng có
thể phải mất nhiều năm mới hoàn thành. Như bạn có thể thấy, các giao dịch mua bán
đối lưu ngày càng có xu hướng phức tạp hơn nhiều so với phương thức tiền đổi hàng
truyền thống.
Phân loại mua bán đối lưu
Hàng đổi hàng (barter):
Hai bên trao đổi với nhau những hàng hóa hoặc dịch vụ có giá trị tương đương,
việc giao hàng diễn ra hầu như đồng thời.
Trong nghiệp vụ hàng đổi hàng cổ điển trước đây chỉ có 2 bên tham gia nhưng
ngày nay có thể có 3,4 bên tham gia
Ví dụ: Công ty A ở Việt Nam muốn đổi café lấy nhôm theo tỷ lệ 2kg café =
1kg thép với thương gia người Nhật Bản,nhưng thương gia người Nhật chỉ có xe hơi
mà không có nhôm, thương gia Nhật đổi xe hơi với một công ty của Nga để lấy nhôm
giao cho công ty A của Việt Nam để lấy café
Trao đổi bù trừ (Compensation)
Phương thức này áp dụng cho hoạt động buôn bán đối lưu có thời hạn tương
đối dài và hàng được giao nhiều lần. Mỗi khi xuất, nhập sẽ mở tài khoản ghi chép theo
dõi. Sau một khoảng thời gian nhất định 2 bên sẽ quyết toán bù trừ cho nhau. Nếu có
phát sinh chênh lệch thì khoản tiền này sẽ được giữ lại để chi trả theo yêu cầu của bên
chủ nợ về những khoản chi tiêu của bên chủ nợ tại nước bị nợ
Ví dụ: Trong 5 công ty A ở Việt Nam có 2 giao dịch mua bán đối lưu với công
ty B ở Đài Loan
Lần 1: Công ty A giao cho công ty B lô hàng trị giá 1triệu USD, công ty
B giao lại cho công ty A lô hàng trị giá 600.000 USD
Lần 2: Công ty A giao cho công ty B lô hàng trị giá 700.000 USD, công
ty B giao lại cho công ty A lô hàng trị giá 800.000 USD
Số tiền chênh lệch là 300.000 USD công ty B sẽ trả bằng tiền hoặc giao
bổ sung bằng hàng hóa theo yêu cầu của công ty A

84
Mua lại (buyback):
Mua lại từ việc xuất khẩu thiết bị kỹ nghệ để đổi lấy các sản phẩm do thiết bị
đó sản xuất. Việc thực hiện phương thức này thường được diễn ra khi các công ty có
mối quan hệ lâu dài.
Ví dụ, người bán sẽ thiết kế và xây dựng một nhà máy ở nước người mua để sản xuất
máy kéo. Người bán này được nhận lại các máy kéo hoàn chỉnh do nhà máy đó sản
xuất, sau đó bán lại trên thị trường thế giới. Về bản chất, các hàng hóa và dịch vụ được
mua bán trong giao dịch gốc đã sinh ra các hàng hóa và dịch vụ khác, chúng đóng vai
trò như một khoản thanh toán cho các hàng hóa và dịch vụ được mua bán trong giao
dịch gốc. Nghiệp vụ mua lại sản phẩm có thể phải mất vài năm mới hoàn thành do đó
nó chứa đựng rủi ro khá lớn.
Mua đối lưu ( Counter – Purchase)
Trong phương thức này nước xuất khẩu trước sẽ cam kết dùng tiền đó để mua
lại hàng hóa của nước nhập khẩu trước nhưng phải sau một khoảng thời gian nhất định
( thường thì nước xuất khẩu trước là nước phát triển và nước nhập khẩu trước là nước
đang phát triển)
Lợi ích khi lựa chọn phương thức mua bán đối lưu
Rất nhiều công ty đa quốc gia đã tiến hành mua bán đối lưu từ những năm 1960,
không chỉ các công ty ở những nước đang phát triển - những nước thường xuyên thiếu
ngoại tệ mạnh mà cả các công ty ở những nước công nghiệp phát triển. Rất khó thống
kê chính xác phạm vi của mua bán đối lưu, một số nhà nghiên cứu ước đoán nó chiếm
khoảng hơn 1/3 doanh số mua bán của thế giới. Mua bán đối lưu cũng rất phổ biến
trong các dự án mua bán lớn của chính phủ. Ví dụ, chính phủ liên bang Áo đã phải
mua hàng hoá trị giá hơn 25 triệu đ ôla Áo bằng phương thức mua bán đối lưu. Ở Hàn
Quốc, mua bán đối lưu chiếm hơn một triệu USD trong chi tiêu cho quốc phòng và
viễn thông của chính phủ. Ở châu Á, Indonesia đi tiên phong trong việc sử dụng buôn
bán đối lưu cho các chương trình chi tiêu công cộng qui mô lớn. Các nước Đông Âu
và Nga đã có thời giao dịch thông qua nghiệp vụ hàng đổi hàng và mua bán đối lưu.
Mua bán đối lưu ra đời để khắc phục hai vấn đề cơ bản.
- Thứ nhất đó là tình trạng thiếu tiền tệ mạnh thường xuyên xảy ra ở các nước đang
phát triển.
- Thứ hai là các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển thiếu các chuyên gia
marketing có đủ trình độ và sự am hiểu về thị trường các quốc gia phương Tây. Mua
bán đối lưu giúp các doanh nghiệp này tiếp cận những thị trường mà họ không thể tiếp
cận được, đồng thời tạo thêm nguồn tiền tệ mạnh cho đất nước.
- Mua bán đối lưu giúp doanh nghiệp thâm nhập thị trường mới và tạo dựng được các
mối quan hệ mới với khách hàng. Ví dụ, trong ngành công nghiệp khai thác mỏ, một

85
số loại khoáng sản chỉ có ở các nước đang phát triển. Và chỉ có các doanh nghiệp sẵn
sàng mua bán đối lưu mới có quyền khai thác mỏ ở những khu vực này.
- Nhiều công ty dùng mua bán đối ứng một cách sáng tạo như là một cách để phát triển
những nguồn cung mới. Nếu một công ty có thể bảo vệ sản phẩm mà nó cung cấp,
mua bán đối ứng sẽ trở nên hấp dẫn hơn.Doanh nghiệp có thể tìm thấy những nhà cung
cấp mới trong quá trình đó.
- Các doanh nghiệp có thể sử dụng mua bán đối lưu như một cách để kiếm lại lợi
nhuận đã không còn trong những tài khoản bị phong tỏa của chi nhánh nước ngoài.
Nếu không thể tìm lại lợi nhuận của mình, doanh nghiệp sẽ tìm kiếm thị trường địa
phương cho những sản phẩm mà nó có thể xuất khẩu thành công trên thị trường thế
giới. Văn phòng chi nhánh Motor Trading cũ của General Motors được thành lập để
thực hiện các khoản tín dụng thương mại, tức là bán các sản phẩm xe cộ của nó nhằm
dóng góp vào kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của đất nước mình.
- Xét về tính chất mạo hiểm và phiền hà của hoạt động mua bán đối lưu, các doanh
nghiệp có thể đạt được thành công trong việc đào tạo các nhà quản lý có thể chịu đựng
được áp lực tâm lí trong thương mại. Các công ty đa quốc gia như GM, GE, Siemens,
Toshiba, Caterpillar... đã thiết lập các bộ phận riêng biệt để làm cho các nhà quản lý
toàn cầu quen với áp lực tinh thần trong buôn bán, bằng cách đó họ trở nên có khả
năng kinh doanh, sáng tạo, có mối quan hệ chính trị và hiều biết nhiều về các loại hàng
hóa cũng như các sản phẩm có thể bán được. Các doanh nghiệp này nhận thấy rõ giá
trị của những điều đó đối với hoạt động kinh doanh quốc tế và luôn cố gắng để thúc
đẩy kinh doanh bằng cách để các nhà quản lý tham gia vào mua bán đối lưu. Các kỹ
năng mà các nhà quản lý có được có ý nghĩa lớn cho hoạt động kinh doanh quốc tế,
không chỉ cho buôn bán đối lưu mà còn cho rất nhiều giao dịch qua biên giới khác.
- Đối với nước NK trước, có thể lợi dụng mua đối lưu để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa
của mình. Song không những bất lợi về vốn mà còn phải trả trước một số tiền. Hơn
nữa do mua bán đối lưu là cam kết của bên XK trước về việc sau này sẽ làm nên bên
NK trước phải đối đầu với rủi ro của việc cam kết này không được thực hiện
- Đối với nước XK trước có thể lợi dụng vốn của đối phương trong thời gian từ khi
nhận được tiền hàng cho đến lúc thanh toán tiền hàng và ngược lại, tạo được vị thế cao
hơn trong các cuộc đàm phán sau này
Khó khăn khi lựa chọn phương thức mua bán đối lưu
- Thứ nhất, hàng hóa mà người mua bán cho nhà xuất khẩu có thể có chất lượng kém,
ít có khả năng bán được trên thị trường quốc tế.
- Thứ hai, rất khó để định giá thị trường cho hàng hóa người mua cung cấp bởi vì
chúng đa phần đều là những sản phẩm kém chất lượng. Thêm vào đó không phải lúc

86
nào người mua cũng có cơ hội để kiểm tra hàng hóa hay có thời gian để tiến hành phân
tích thị trường.
- Thứ ba, mua bán đối lưu không hiệu quả vì cả hai bên đều độn giá hàng hóa của
mình. Người mua có thể gặp khó khăn lớn khi bán lại số hàng mà họ được trả thay tiền
thanh toán. Như trường hợp công ty General Electric (GE) thỏa thuận trả cho công ty
môi giới tiền hoa hồng để họ bán số hàng mà GE được trả trong mua bán đối lưu. Kết
cục là GE đã cộng thêm chi phí bán hàng vào giá bán cho người mua. Đến lượt mình,
do phán đoán được hành động độn giá của GE, người mua lại chuyển khoản chi phí
phụ đó sang khách hàng của mình. Do vậy, cuối cùng giao dịch giữa GE và bên mua
không mấy hiệu quả.
- Thứ tư, mua bán đối ứng là những giao dịch rất phức tạp, phiền hà và tốn thời gian.
Kết quả là tỷ lệ các giao dịch mua bán đối ứng mà các doanh nghiệp có thể hoàn thành
là tương đối thấp.
- Thứ năm, mua bán đối ứng thường rất quan liêu do chịu ảnh hưởng của các luật lệ
mà chính phủ ban hành. Các luật lệ đó thực sự rất phiền hà và thường làm nản lòng
các doanh nghiệp xuất khẩu.
4.1.4. Thuê ngoài
Khái niệm Outsourcing đi vào thuật ngữ kinh doanh từ những năm 1980, dùng để chỉ
một phần/công đoạn nào đó của công việc trong sản xuất được thuê công ty khác làm
để tiết kiệm chi phí và nguồn lực cho doanh nghiệp. Phần công việc này chỉ là các
công đoạn phụ trong sản xuất. Công ty thuê ngoài chuyên môn hóa vào làm những
công việc như vậy nên họ có chuyên môn và có lợi thế so sánh hơn so với công ty.
Phân loại outsourcing:
Căn cứ vào những tiêu chí khác nhau, người ta có thể phân loại có nhiều hình
thức outsourcing.
Nếu căn cứ vào vị trí địa lý của 2 bên trong hoạt động outsourcing thì có thể
phân loại ra thành 2 loại outsourcing là thuê ngoài nội biên (onshore outsourcing –
tức là bên outsource và bên cung cấp dịch vụ ở trong cùng một quốc gia ) và thuê
ngoài ngoại biên (offshore outsourcing – bên outsource và bên cung cấp dịch vụ ở 2
quốc gia khác nhau)
Theo phân loại theo báo cáo “International Recommendation for Industrial
Statistics 2008” của Liên Hợp Quốc thì outsourcing gồm 3 dạng:
- Outsourcing những chức năng hỗ trợ: theo loại hình này, bên outsource sẽ thực
hiện quy trình sản xuất cốt lõi (của một hàng hóa hay dịch vụ) nhưng thuê ngoài những
chức năng hỗ trợ nhất định, ví dụ như kế toán, các dịch vụ máy tính, kiểm toán…
- Outsourcing một phần trong quy trình sản xuất: doanh nghiệp đi thuê ngoài
một phần của quy trình sản xuất (một sản phẩm hoặc một dịch vụ), nhưng không phải

87
là toàn bộ quy trình. Doanh nghiệp sở hữu đầu vào được giao cho bên cung cấp dịch
vụ outsourcing và vì thế có quyền sở hữu với đầu ra cuối cùng
- Outsourcing toàn bộ quy trình sản xuất: doanh nghiệp thuê ngoài toàn bộ quy
trình sản xuất
Theo báo cáo “World Investment Report 2011: Non-equity Modes of
International Production and Development” của UNCTAD (2011), outsourcing gồm 2
dạng: outsourcing trong sản xuất (contract manufacturing – sản xuất theo hợp đồng)
và outsourcing trong lĩnh vực dịch vụ (services outsourcing – thuê ngoài các dịch
vụ). Trong đó, outsourcing dịch vụ bao gồm sự thuê ngoài các quy trình hỗ trợ gồm
các chức năng công nghệ thông tin, kinh doanh và tri thức.
Tuy nhiên, ngày nay trong hầu hết các báo cáo thống kê về hoạt động
outsourcing, thuật ngữ này được hiểu là outsourcing trong lĩnh vực dịch vụ bao gồm 2
hình thức chính là thuê ngoài công nghệ thông tin (ITO) và thuê ngoài quy trình kinh
doanh (BPO)
Thuê ngoài công nghệ thông tin (ITO):
Đây là lĩnh vực được thuê ngoài nhiều nhất hiện nay, đồng thời công nghệ
thông tin cũng tạo điều kiện cho thuê ngoài trong các dịch vụ khác được tiến hành dễ
dàng. Thuê ngoài công nghệ thông tin (ITO- Information Technology Outsourcing) là
hoạt động khi một tổ chức, doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ liên quan đến công nghệ
thông tin từ các nhà cung cấp chuyên nghiệp bên ngoài thay vì tự tổ chức. Các dịch vụ
được thuê ngoài có thể là một phần hoặc toàn bộ các công việc, từ xây dựng tới vận
hành và chuyển giao tất cả các thành phần của hệ thống thông tin. Các loại hình dịch
vụ công nghệ thông tin trong hoạt động thuê ngoài (Gary Gereffi và các cộng sự,
2009) phổ biến bao gồm:
- Tư vấn CNTT (IT Consulting): các chính sách khai thác, vận hành, nguồn
nhân lực
- Phần mềm: Phát triển và bảo trì các ứng dụng (Applications Development and
Maintenance – ADM), tích hợp các ứng dụng (Applications Integration), Quản lý giao
diện ( Desktop Management)
- Hạ tầng công nghệ thông tin (Infrastructure): quản lý các ứng dụng
(Application Management), Quản trị mạng ( Network Management)
Eastman Kodak là hãng đi tiên phong trong công việc thuê ngoài các dịch vu
công nghệ thông tin, vào năm 1989 đã chi hàng trăm triệu USD cho hoạt động này

88
Thuê ngoài quy trình kinh doanh (BPO)
Thuê ngoài quy trình kinh doanh (BPO- Business Process Outsourcing) là một
sự di chuyển những quy trình kinh doanh từ bên trong doanh nghiệp tới các nhà cung
cấp dịch vụ bên ngoài. Hiện nay khi cơ sở hạ tầng viễn thông toàn cầu được thiết lập
ngày càng nhiều và bền vững, các kế hoạch BPO thường bao gồm sự di chuyển công
việc tới các nhà cung cấp quốc tế. Các hoạt động của quy trình kinh doanh thường
được thuê ngoài được chia thành 9 nhóm (theo Halvey và Melby, 2005) bao gồm:
- Công việc hành chính (thuế, sổ sách)
- Quản lý tài sản
- Tài chính (kế toàn, quản lý ngân sách tài sản cố định, hệ thống tài chính…)
- Nguồn nhân lực ( tiền trợ cấp, tiền lương, quản lý nhân sự…)
- Công việc tổng hợp (dịch vụ năng lượng, dịch vụ khách hàng…)
- Dịch vụ vật tư/ logistics (lựa chọn sản phẩm, chuyển phát, đóng gói, quản lý
kho hàng, lắp đặt máy móc…)
- Tổng đài (call center, contact center)
- Xử lý các yêu cầu của khách hàng
- Quản lý dữ liệu
Trong những năm gần đây, hình thức thuê ngoài quy trình tri thức (KPO –
Knowledge Process Outsourcing) xuất hiện như một bước phát triển cao hơn của hoạt
động BPO, khi các doanh nghiệp thuê làm bên ngoài các công việc quan trọng liên quan
đến việc sang tạo ra năng lực cốt lõi của tổ chức, đòi hỏi nhiều kỹ năng chuyên biệt,
chuyên môn và trình độ cao. Các hoạt động sử dụng KPO phổ biến bao gồm nghiên cứu
và phân tích tài chính, nghiên cứu và phân tích kinh doanh và thị trường, nghiên cứu
dược phẩm, nghiên cứu công nghệ sinh học và nghiên cứu động vật
Lợi ích của Outsourcing
Thế giới ngày nay trong giai đoạn toàn cầu hoá và hội nhập nên việc sử dụng
Outsourcing rất phổ biến đối với các doanh nghiệp.
- Thứ nhất, sang nhượng việc quản lý cơ sở sản xuất (bao gồm máy móc và nhân lực)
cho một doanh nghiệp khác sẽ biến các chi phí cố định (fixed cost) thành chi phí biến
đổi (variable cost). Nếu như ngay từ đầu giao việc quản lý cơ sở sản xuất cho bên
ngoài, doanh nghiệp sẽ tối thiểu hóa chi phí cố định, tạo nên sự năng động và uyển
chuyển thật sự của doanh nghiệp. Khi tình hình tiêu thụ trên thị trường khó khăn,
outsourcing là chính sách doanh nghiệp chia sẻ rủi ro. Ví dụ, từ đầu năm 2008 đến
nay, tình hình lạm phát tăng, sức mua giảm mạnh, doanh nghiệp Việt Nam gặp khó
khăn. Doanh nghiệp nào sử dụng outsourcing, thời điểm này, họ chia sẻ rủi ro cho đơn
vị bên ngoài.

89
- Thứ hai, doanh nghiệp nhận làm "co-contracting" cho doanh nghiệp cũng nhận sản
xuất cho các doanh nghiệp khác hoạt động trong cùng lĩnh vực thì giá thành sẽ thấp
hơn nhờ sự phát triển của kinh tế qui mô (economic scale).
- Thứ ba, doanh nghiệp nhận làm outsourcing sẽ phải chuyên môn hóa trong lĩnh vực
đó, chất lượng được đảm bảo đúng theo yêu cầu, và doanh nghiệp sang nhượng cơ sở
sản xuất sẽ đỡ tốn tài lực vào khâu đào tạo nhân sự cho việc nói trên.
- Thứ tư, doanh nghiệp sang nhượng việc quản lý sản xuất sẽ tiết kiệm được tài lực và thời
gian để dồn sức cho việc đi sâu, nâng cao và mở rộng năng lực lõi, và tay nghề chuyên
môn của mình ở các lĩnh vực nghiên cứu, thiết kế và quảng bá thương hiệu.
Lưu ý khi sử dụng phương thức thuê ngoài:
Ở doanh nghiệp nào cũng vậy, không phải tất cả các bộ phận, phòng ban đều mang lại
lợi nhuận, tuy nhiên tất cả các bộ phận đều tạo nên chi phí, ít nhất cũng là lương cho
nhân viên. Như vậy về lý thuyết, chúng ta có thể tách riêng ra thành những bộ phận
sinh lợi tiềm năng (tức là bộ phận có doanh thu vượt mức chi phí) và những phòng ban
làm thâm hụt ngân sách (không mang lại thu nhập, nhưng lại cần thiết để duy trì hoạt
động của công ty). Chúng ta sẽ gọi những bộ phận sinh lợi tiềm năng là “trung tâm lợi
nhuận”, còn bộ phận kia là “trung tâm chi phí”.
Thông thường, “trung tâm chi phí” bao gồm: bộ phận quản trị kinh doanh, bảo vệ,
bộ phận tiếp thị, phòng kế toán, bộ phận công nghệ thông tin…; còn “trung tâm lợi
nhuận” sẽ gồm có bộ phận bán hàng, bộ phận sản xuất hay cung cấp dịch vụ…Nếu
các trung tâm lợi nhuận thường được xác định bởi chức năng, nhiệm vụ và chiến
lược của công ty, thì các “trung tâm chi phí” lại hình thành theo mức độ cần thiết.
Trên thực tế thật khó hình dung chức năng của một công ty dưới dạng “Trở thành
công ty tư vấn hàng đầu với phòng hành chính - quản trị hạng nhất”, mặc dù bất kỳ
công ty nào cũng đều muốn có một phòng ban như thế.
Đối với doanh nghiệp, trung tâm lợi nhuận là bộ phận cần được chăm sóc nhiều hơn cả
với mục tiêu biến nó trở thành trung tâm lợi nhuận tốt nhất, đem lại doanh thu cao nhất
trên thị trường. Do đó, việc đưa trung tâm này ra bên ngoài sẽ mâu thuẫn và đi ngược
lại với chức năng, nhiệm vụ của công ty. Như vậy, chỉ còn lại trung tâm chi phí có thể
được xem xét để sử dụng outsourcing. Tuy nhiên, ở đây có một điều kiện: outsourcing
chỉ khả thi, khi nó không chỉ cho phép giảm chi phí để duy trì bộ phận này, mà còn
phải giữ vững hoặc cải thiện các chỉ số chủ yếu của những bộ phận đó như: chất lượng
nhiệm vụ thi hành, tính hiệu quả của công việc, đảm bảo mức độ bí mật cần thiết…
Các chỉ số này có thể thay đổi phụ thuộc vào từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể.

90
4.2. Thâm nhập thị trường thông qua đầu tư quốc tế
4.2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Khi thảo luận về việc đầu tư trực tiếp nước ngoài, điều quan trọng là chúng ta phải
phân biệt được giữa dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và giá trị đầu tư. Dòng
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài xem như là khoản FDI được thực hiện trên một
khoảng thời gian nhất định( thông thường là một năm). Giá trị đầu tư nói tới tổng tất
cả các giá trị tài sản được tích luỹ bởi vốn chủ sở hữu ở nước ngoài trong khoảng thời
gian nhất định.Chúng ta cũng bàn tới dòng vốn ra của FDI nghĩa là dòng vốn FDI
trong quốc gia ra bên ngoài, dòng vốn vào của FDI nghĩa là dòng vốn FDI từ ngoài
vào.
FDI có 2 hình thức chính. Thứ nhất là đầu tư mới 100% mang tính chất khai
phá thị trường, công nghệ và lĩnh vực mới, liên quan đến việc thành lập một hoạt động
mới ở nước ngoài. Thứ hai là liên quan đến việc mua lại hoặc sáp nhập với một công
ty hiện tại ở nước ngoài (nơi mà các công ty nước ngoài có 10 phần trăm đến 49 phần
trăm cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty), phần lớn (nước ngoài quan tâm của
50 phần trăm đến 99 phần trăm) hoặc cổ phần hoàn toàn đầy đủ (nước ngoài quan tâm
của 100 phần trăm).
Các số liệu cho thấy phần lớn đầu tư qua biên giới là trong hình thức sáp nhập
và mua lại hơn đầu tư mới 100%. Liên Hợp Quốc ước tính chỉ ra rằng khoảng 40 đến
80 phần trăm tất cả các nguồn vốn FDI là trong các hình thức sáp nhập và mua lại giữa
năm 1998 đến năm 2003. Ví dụ trong năm 2001, việc sáp nhập và mua chiếm khoảng
78 của tất cả các nguồn vốn FDI. Năm 2003 con số này là 49 phần trăm. Tuy nhiên,
dòng vốn FDI chảy vào các nước phát triển khác nhau rõ rệt với những dòng vốn chảy
vào các nước đang phát triển. Ở các nước đang phát triển, chỉ có khoảng một phần ba
FDI thuộc các hình thức sáp nhập và mua lại xuyên biên giới.Tỷ lệ này thấp hơn ở các
nước phát triển đơn giản chỉ có thể phản ánh một thực tế là có rất ít các công ty đạt
được mục tiêu này ở các nước đang phát triển.
Vậy tại sao phần lớn đầu tư qua biên giới là trong hình thức sáp nhập và mua lại hơn
đầu tư mới 100%. Thứ nhất, sáp nhập và mua được thi công nhanh hơn so với đầu tư
mới 100%. Đây là một yếu tố quan trọng trong thế giới kinh doanh hiện đại, nơi thị
trường phát triển rất nhanh chóng. Trường hợp của Cemex minh họa cho điều này
(xem các trường hợp mở đầu).Cemex là công ty xi măng lớn thứ ba thế giới và là
công ty đa quốc gia lớn nhất Mexico.Sự tăng trưởng của Cemex đã được thúc đẩy
chủ yếu bằng cách mua lại.Nếu Cemex đầu tư mới 100%, nó không thể phát triển
rộng lớn và nhanh chóng. Thứ hai, các công ty nước ngoài được mua lại bởi những
công ty này có những tài sản chiến lược giá trị, chẳng hạn như sự trung thành thương
hiệu, quan hệ khách hàng, nhãn hiệu, bằng sáng chế, hệ thống phân phối, hệ thống

91
sản xuất vv.... Nó sẽ dễ dàng hơn và có lẽ sẽ ít rủi ro hơn cho một công ty để có được
những tài sản này hơn là xây dựng chúng từ mặt đất lên thông qua việc đầu tư mới
100%. Mua lại hãng sản xuất Houston của Cemex dựa trên xi măng vùng Nam Mỹ
với giá 2,5 tỷ USD là một ví dụ tốt. Cemex muốn nhập cảnh nhanh vào thị trường
xây dựng ngày càng tăng của Mỹ, vùng sản xuất Nam Mỹ và phân phối tài sản để
cho phép Cemex đạt được điều này. Thứ ba, các công ty thực hiện mua lại bởi vì họ
tin rằng họ có thể làm tăng hiệu quả của các đơn vị được mua lại bởi việc chuyển
nhượng vốn, công nghệ, hay kỹ năng quản lý. Ví dụ, Cemex đã phát triển các hệ
thống thông tin tốt nhất trong ngành công nghiệp xi măng toàn cầu, trong đó đã cho
phép nó đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng. Cemex có thể tăng hiệu quả của các
đơn vị mua, chẳng hạn như vùng Nam Mỹ, bằng cách chuyển cho nó bí quyết công
nghệ cho các đơn vị sau khi mua lại. do đó, một số tranh luận khá hấp dẫn ủng hộ
việc sáp nhập và mua qua các khoản đầu tư vào các công ty có vốn rủi ro. Nhưng
nhiều vụ sáp nhập và mua lại không nhận ra lợi nhuận nhận được từ dự kiến của họ.
4.2.2. Đầu tư gián tiếp
Đầu tư loại này nhằm tìm lợi nhuận về tài chính (như cho vay tiền) và không trực tiếp
điều hành hoạt động ở ngoại quốc. Đầu tư danh mục chứng khoán thường được thực
hiện bằng một trong hai hình thức: mua cổ phần trong công ty hay cho công ty hoặc
quốc gia vay tiền dưới hình thức trái phiều dài hạn hay ngắn hạn. Thí dụ, công ty phát
hành trái phiếu, hoặc nhà nước phát hành trái phiếu quốc tế để vay tiền các nhà đầu tư
quốc tế. Đầu tư vào danh mục chứng khoán ngoại quốc rất quan trọng đối với đa số
công ty có các hoạt động quốc tế mạnh. Các thủ quỹ công ty thường chuyển vốn của
họ từ nước này sang nước khác để kiếm lợi cao hơn đối với việc đầu tư ngắn hạn.
Ưu điểm của đầu tư nước ngoài:
Thứ nhất, Tăng khả năng thâm nhập đối với các thị trường mới khuyến khích nhiều
công ty đầu tư sản xuất hàng hóa tại hoặc gần các địa điểm của khách hàng. Việc sản
xuất ngay tại địa phương sẽ cải thiện dịch vụ khách hàng và giảm chi phí vận chuyển
hàng hóa đến địa điểm của người mua. Coca-Cola, IBM, và Toyota đều có doanh số
bán hàng ở nước ngoài cao hơn thị trường trong nước. Nhà sản xuất chíp khổng lồ
Intel hi vọng sẽ có doanh số bán hàng lớn ở Trung Quốc, khi mà thu nhập của người
dân ở nước này đang tăng lên và chỉ chưa đầy 10% các hộ gia đình sở hữu một chiếc
máy tính.
Thứ hai, Rõ ràng, đầu tư nước ngoài giúp các doaonh nghiệp tiếp cận những nguyên
liệu thô cần thiết trong ngành công nghiệp khai khoáng và nông nghiệp. Ví dụ, các
công ty trong các ngành công nghiệp mỏ, dầu, và trồng cây theo vụ không có sự lựa
chọn nào khác là phải đến những nơi có nguồn nguyên liệu thô. Trong ngành công

92
nghiệp rượu vang, các công ty thành lập các nhà máy rượu vang ở những khu vực
thích hợp cho trồng nho.
Thứ ba, Tăng khả năng tiếp cận tri thức và các tài sản khác. Trong những lĩnh vực như
R&D, chế tạo, và marketing, công ty mẹ có thể hưởng lợi từ bí quyết sản xuất của đối
tác. Ví dụ, General Motors và Toyota lần đầu tiên liên kết để tạo ra New United Motor
Manufacturing Inc., hay NUMMI, ở Fremont, California. Kết quả là General Motor đã
học hỏi công nghệ từ Toyota trong việc sản xuất xe chất lượng cao. Đến lượt mình,
Toyota cũng nhận lại khả năng chuyên môn về công nghệ và thiết kế cho phép hãng
phát triển các dòng xe hợp với khách hàng Hoa Kỳ hơn.
Thứ tư, Giảm chi phí sản xuất và tìm kiếm nguồn nguyên liệu bằng cách sử dụng lao
động giá rẻ và các đầu vào rẻ tiền trong quá trình sản xuất. Động cơ này đã giải thích
cho sự phát triển ồ ạt của các nhà máy và các cơ sở sản xuất dịch vụ ở Trung Quốc,
Mexico, Đông Âu và Ấn Độ.
Thứ năm, trong những ngành công nghiệp đòi hỏi các công ty phải đặc biệt nhạy cảm
với nhu cầu của người tiêu dùng, hay là những ngành có thị hiếu thay đổi nhanh
chóng, các nhà quản lý thường đặt các nhà máy hoặc các hoạt động lắp ráp gần với
những khách hàng quan trọng bằng cách sử dụng phương thức đầu tư nước ngoài. Ví
dụ, trong ngành công nghiệp thời trang, nhãn hiệu Zara của Tây Ban Nha và H&M của
Thụy Điển đặt phần lớn cơ sở sản xuất của họ ở những thị trường trọng điểm như
Châu Âu. Chi phí sản xuất tất nhiên sẽ đắt hơn, nhưng sản phẩm sẽ đến được với các
cửa hàng nhanh hơn và giới thiệu những xu hướng thời trang mới nhất sớm hơn.
Thứ sáu, sử dụng phương thức đầu tư nước ngoài sẽ tận dụng tối đa những ưu đãi của
Chính phủ. Để hạn chế nhập khẩu, các Chính phủ có thể trợ cấp hoặc có những ưu đãi
về thuế đối với các công ty nước ngoài để khuyến khích họ đầu tư cục bộ. Chính phủ
khuyến khích đầu tư của các công ty nước ngoài bởi vì nó sẽ tạo ra nguồn vốn và việc
làm cho địa phương, tăng thu từ thuế và chuyển giao kĩ năng cũng như công nghệ.
Thứ bảy, Tránh hàng rào thương mại. Các công ty tham gia vào đầu tư nước ngoài có
thể nhằm mục đích tránh thuế quan và các hàng rào thương mại khác, do những biện
pháp này thường chỉ áp dụng cho xuất khẩu. Bằng cách thiết lập sự hiện diện của mình
ở trong một khối kinh tế như là EU, một công ty nước ngoài có thể có được những lợi
thế tương tự như là các công ty sở tại. Làm đối tác với một công ty địa phương sẽ khắc
phục được những luật lệ và rào cản thương mại, hoặc là đáp ứng các luật lệ địa
phương. Mong muốn tránh được các hàng rào thương mại đã giải thích cho việc tại sao
một số lượng lớn các hãng sản xuất ô tô của Nhật Bản lại thành lập các nhà máy ở Hoa
Kỳ trong những năm 1980. Tuy nhiên, động cơ này ngày nay đã trở nên ít quan trọng
hơn trước đây do các hàng rào thương mại đã giảm đáng kể ở nhiều quốc gia.
Nhược điểm của đầu tư nước ngoài:

93
So sánh với những phương thức xâm nhập khác, đầu tư nước ngoài khiến các doanh
nghiệp phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn, do việc thiết lập sự hiện diện ổn định ở một
quốc gia nước ngoài khiến cho hãng sẽ dễ bị tác động trước những hoàn cảnh đặc biệt
của quốc gia đó. Sự đầu tư lớn vào nhà máy, trang thiết bị và nguồn lực con người ở
nước sở tại sẽ khiến cho nhà đầu tư trực tiếp phải đối mặt với những rủi ro chính trị và
sự can thiệp của chính quyền địa phương về giá, lương và thủ tục thuê. FDI cũng làm
giảm tính linh hoạt của công ty bằng cách thắt chặt vốn cổ phần trên thị trường nước
ngoài. Các nhà đầu tư trực tiếp thường phải đấu tranh với lạm phát và các điều kiện
kinh tế khác ở địa phương đó. Ví dụ, Procter&Gamble (P&G) có công việc kinh doanh
phát đạt thông qua một công ty con của hãng bán những sản phẩm tiêu dùng ở Thổ
Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ lại có lịch sử về lạm phát cao, thỉnh thoảng lên đến
100% một năm. P&G đã phải nghĩ ra rất nhiều phương thức khác nhau để tối thiểu
hóa những thiệt hại của mình do những hiệu ứng bất lợi của lạm phát, bao gồm những
đàm phán về lương vẫn đang tiếp diễn với lực lượng lao động địa phương, tăng giá
phù hợp với những điều kiện địa phương và thu hồi lợi nhuận nhanh chóng.
Những nhà đầu tư trực tiếp phải đối mặt nhiều hơn với những vấn đề về văn hóa và xã
hội đặc trưng ở nước sở tại. Các doanh nghiệp đa quốc gia với những hoạt động gây
chú ý lại đặc biệt dễ phải chịu những sự giám sát chặt chẽ từ phía công chúng đối với
những hoạt động đó. Để có thể tối thiểu hóa những vấn đề tiềm năng, các doanh
nghiệp đa quốc gia thường thích đầu tư vào những quốc gia có văn hóa và ngôn ngữ
tương tự với nước đầu tư. Ví dụ, khi mở cửa hàng ở Châu Âu, các công ty Hoa Kỳ có
thể lựa chọn Bỉ hoặc Hà Lan bởi vì Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi ở những nước
này.
4.3. Thâm nhập thị trường thông qua hợp đồng
4.3.1. Hợp đồng mua bán giấy phép
Là phương thức khi một công ty trong nước, cấp phép, giấy phép cho một công ty
nước ngoài, người được cấp phép, quyền sản xuất sản phẩm của mình, để sử dụng
quy trình sản xuất của nó, hoặc sử dụng tên thương hiệu hoặc thương hiệu của mình.
Đổi lại để cho người được cấp phép các quyền này, người cấp phép thu phí bản
quyền trên mỗi đơn vị có giấy phép bán, trên tổng doanh thu giấy phép. Một nhà
kinh doanh có thể đi đến quyết định rằng việc sản xuất sản phẩm ở nước ngoài sẽ
đem lại hiệu quả cao hơn là sản xuất sản phẩm đó ở trong nước rồi mang bán ở nước
ngoài. Đó là trường hợp xảy ra khi nhà kinh doanh đó có thể quyết định việc cấp
giấy phép để sản xuất và bán các sản phẩm của mình cho một công ty khác. Cấp giấy
phép là một biện pháp đặc biệt có hiệu quả để một công ty có thể sử dụng trên khắp
thế giới công nghệ và quyền sở hữu công nghiệp.

94
Một hình thức cấp giấy phép đặc biệt có hiệu quả trong hoạt động buôn bán
quốc tế là trao đặc quyền kinh doanh. Cả hàng hóa và dịch vụ đều có thể là đối tượng
của loại giao dịch quốc tế này. Đôi khi việc trao đặc quyền kinh doanh là một phương
pháp ít tốn kém để mở rộng sang các thị trường mới. Loại giao dịch này có liên quan
đến việc cấp giấy phép sử dụng nhãn hiệu hàng hóa đối với tên gọi của một sản phẩm
và tên gọi dùng trong kinh doanh. Trong một số trường hợp, đó là việc cấp giấy phép
sử dụng “bí quyết kỹ thuật” hay các bằng sáng chế. Những ví dụ điển hình cho những
người cấp các đặc quyền kinh doanh có thể kể đến là McDonals, KFC, Servicemaster
(Dịch vụ thẻ tín dụng) và Pizza Hut.
Nhiều công ty tham gia vào các hợp đồng bản quyền quốc tế, cho phép các
quốc gia khác trên thế giới sử dụng tài sản của mình (ví dụ: thương hiệu, bằng sáng
chế, bản quyền, hoặc chuyên môn) theo hợp đồng, nhận các khoản thanh toán tiền bản
quyền trong trở lại.
Ưu điểm của phương thức cấp phép:
- Các công ty không phải chịu các chi phí phát triển và rủi ro kết hợp với mở
rộng ra thị trường nước ngoài. Cấp giấy phép hấp dẫn cho các doanh nghiệp thiếu vốn
để phát triển các hoạt động ở nước ngoài
- Phương thức này trở nên đặc biệt hiệu quả trong trường hợp một công ty
không sẵn sang đầu tư lớn cho thị trường nước ngoài với lý do không quen thuộc thị
trường hoặc các yếu tố môi trường kinh doanh dễ biến động
- Khi gặp các rào cản đầu tư thì các công ty cũng nên lựa chọn phương thức
này
- Phương thức này được sử dụng phổ biến khi một công ty sở hữu một số tài
sản vô hình có thể có những hiệu ứng kinh doanh và muốn phát triển những hiệu ứng
đó. Ví dụ: Hãng phim Waner Bros đã cấp phép các nhân vật hoạt hình của mình như
Tom và Jerry cho các nhà sản xuất giầy, quần áo, đồ chơi trẻ em…
- Phương thức nãy cũng phát huy ưu điểm của mình trong trường hợp khi giá
thành thành phẩm ở trong nước cao hơn nước ngoài thì doanh nghiệp trong nước có
thể cấp phép tên thương hiệu cho nước ngoài để sản xuất sau đó nhập khẩu thành
phẩm trở lại bán trong nước như trường hợp của thép Việt Ý
4.3.2. Hợp đồng nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại tương tự như cấp phép, nhưng hợp đồng nhượng
quyền thường dài hạn hơn hợp đồng mua bán giấy phép.
Nhượng quyền không chỉ bán tài sản vô hình (và một nhãn hiệu hàng hóa) cho
bên nhận quyền, mà còn khẳng định rằng bên nhận quyền đồng ý tuân thủ các quy tắc
nghiệm ngặt trong cách thức hoạt động kinh doanh

95
Bên nhượng quyền thường được nhận một khoản thanh toán tiền bản quyền một
số tỷ lệ phần trăm của doanh thu
Nếu như phương thức cấp phép thường được các doanh nghiệp sản xuất sử
dụng thì nhượng quyền thương mại thường được các công ty dịch vụ sử dụng
Ưu điểm của phương thức nhượng quyền thương mại:
Nhượng quyền thương mại có ưu điểm gần giống như cấp phép
- Cho phép các công ty giảm hoặc miễn nhiều chi phí và rủi ro trong việc thâm
nhập thị trường nước ngoài
- Bằng cách sử dụng một chiến lược nhượng quyền thương mại, một công ty
dịch vụ có thể xây dựng một mạng lưới toàn cầu một cách nhanh chóng với chi phí và
rủi ro tương đối thấp như KFC
Nhược điểm của nhượng quyền thương mại:
- Phương thức này khiến các công ty ít linh hoạt trong việc điều phối chiến lược
hoạt động của các chi nhánh
- Một nhược điểm lớn của phương thức này là vấn đề kiểm soát chất lượng.
Như trường hợp của cà phê Trung Nguyên. Sau 4 năm ra đời Trung nguyên đã có hơn
400 quán cà phê nhượng quyền ở 61 tỉnh thành của Việt nam. Tuy nhiên chiến lược
nhượng quyền của Trung Nguyên chủ yếu tập trung vào tên thương hiệu mà không
chú trọng phát tiển công thức kinh doanh toàn diện (cách thức trưng bày bên trong cửa
hafngm cách thức phục vụ, đội ngũ nhân viên) đãn đến việc nhiều của hàng có thể nhái
thương hiệu dẫn đến công ty không kiểm soát được chất lượng. Bên cạnh đó khoảng
cách về địa lý cũng là một nguyên nhân khiến các công ty nhượng quyền khó kiểm
soát về chất lượng
4.3.3. Hợp đồng chìa khóa trao tay
Hợp đồng chìa khóa trao tay là một loại đặc biệt của hợp đồng được sử dụng
khi 1 công ty xây dựng một cơ sở, bắt đầu các hoạt động, đào tạo nguồn nhân lực địa
phương, sau đó chuyển giao cơ sở cho chủ sở hữu nước ngoài. Những hợp đồng này
thường sử dụng cho các dự án cơ sở hạ tầng lớn, ví dụ như xây dựng đường sắt, sân
bay, các dự án liên quan đến nguồn tài chính đáng kể, do đó chúng thường được tài trợ
bởi các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng thế giới. Các công ty chuyên về các
dự án này có thể thu được rất nhiều lợi nhuận, nhưng họ cũng phải là những công ty có
chuyên môn. Hơn nữa việc đầu tư vào các dự án này đòi hỏi chi phí cao, vì vậy chỉ có
một số tương đối nhỏ các công ty lớn tham gia vào các dự án này, và thường là một
tập đoàn hoặc liên kết giữa nhiều công ty với nhau
Chìa khóa trao tay dự án phổ biến nhất trong các ngành công nghiệp hóa chất,
dược phẩm, lọc dầu, và kim loại, tất cả đều sử dụng công nghệ sản xuất phức tạp, đắt
tiền. Ví dụ: Nhà máy lọc dầu Dung Quất của Việt Nam được xây dựng theo hình thức

96
hợp đồng trọn gói, chìa khóa trao tay với tổ hợp nhà thầu TPC gồm các đơn vị là Công
ty Technip (Pháp), Technip Geoproduction (Malaysia), JGC (Nhật Bản) và Tecnicas
Reunidas (Tây Ban Nha)
Ưu điểm của phương thức này:
- Trong trường hợp khi chính phủ của một quốc gia hạn chế FDI vào một số
lĩnh vực quan trọng hay nhạy cảm như dầu mỏ thì phương thức chìa khóa trao tay trở
nên hữu hiệu
- Xét về thời gian , khi doanh nghiệp không tiên đoán được rủi ro của một quốc
gia mà doanh nghiệp dự định đầu tư lâu dài vào (như bất ổn chính trị, quốc hữu hóa tài
sản), phương thức chìa khóa trao tay cũng có ưu điểm hơn hình thức FDI thông
thường
Nhược điểm của phương thức này:
- Thứ nhất, Khi một công ty thực hiện hợp đồng chìa khóa trao tay ở nước
ngoài thì nó không đem lại lợi ích lâu dài
- Thứ hai, công ty tham gia vào một dự án chìa khóa trao tay với một doanh
nghiệp nước ngoài có thể vô tình tạo thêm ra một đối thủ cạnh tranh
- Thứ ba, trong trường hợp nếu quy trình công nghệ của công ty là một nguồn
lợi thế cạnh tranh, nếu công ty bán công nghệ thông qua một dự án chìa khóa trao tay
cũng là bán lợi thế cạnh tranh
4.3.4. Hợp đồng cho thuê
Hợp đồng là hình thức được sử dụng thường xuyên bởi các công ty cung cấp
các dịch vụ đặc biệt, chẳng hạn như quản lý, kỹ thuật, công nghệ thông tin, giáo
dục.vv..với công ty nước ngoài trong khoảng thời gian và thu khoản lệ phí quy định.
Các công ty sử dụng hợp đồng trong trường hợp khả năng cung cấp của họ không
được sử dụng đầy đủ ở trong nước và nhu cầu ở nước ngoài. Hợp đồng thường là loại
tương đối ngắn hạn, linh hoạt, và khoản lệ phí thường là cố định vì vậy các khoản
thu là được quy định và biết trước trong hợp đồng. Tuy nhiên, tính ngắn hạn của hợp
đồng cũng chính là hạn chế chủ yếu, nghĩa là công ty phải liên tục đàm phán các hợp
đồng mới để phù hợp với nhu cầu phát triển kinh doanh. Những cuộc đàm phán này
thường tốn kém thời gian, tiền của và đồi hỏi kỹ năng đàm phán phù hợp với các nền
văn hóa khác nhau. Các khoản công ty thu được thường không đồng đều và công ty
phải có khả năng điều tiết các giai đoạn khi không có hợp đồng mới nào được thực
hiện
4.4. Cơ sở lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường quốc tế
Lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường quốc tế là một vấn đề lớn hết sức
quan trọng đối với các công ty muốn tham gia vào thị trường nước ngoài. Có rất nhiều
phương thức tham gia vào thị trường quốc tế mà chúng ta đã được nghiên cứu ở trên,

97
mỗi phương thức đều có những ưu điểm và hạn chế và nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như giá vận chuyển, rủi ro chính trị, rủi ro kinh tế, rào cản thương mại, giá thành sản
xuất và chiến lược của từng công ty. Có phương thức đem lại hiệu quả cho công ty này
nhưng cũng có thể là hạn chế đối với công ty khác. Chính vì vậy khi lựa chọn phương
thức thâm nhập vào thị trường quốc tế chúng ta cần phải nghiên cứu toàn diện ở cả
những nhân tố chủ quan từ phía doanh nghiệp và những nhân tố khách quan từ môi
trường kinh doanh
4.4.1. Những nhân tố khách quan từ môi trường kinh doanh
Những nhân tố khách quan bao gồm những nhân tố thuộc môi trường chính trị,
pháp luật, văn hóa, kinh tế và công nghệ. Các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến việc
lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường của các doanh nghiệp
Đối với các quốc gia mà có môi trường chính trị dễ biến động thì doanh nghiệp
nên chọn phương thức xuất khẩu vào thị trường đó vì phương thức này có tính linh
hoạt, khi có biến động doanh nghiệp dễ rút ra khỏi thị trường
Đối với các quốc gia mà có nhiều rào cản thương mại thì các công ty lại không
nên chọn phương thức xuất khẩu mà nên chọn phương thức đầu tư nước ngoài để tránh
các rào cản đó. Khi gặp các rào cản đầu tư thì các công ty cũng nên lựa chọn phương
thức cấp phép
Bên cạnh đó yếu tố văn hóa cũng ảnh hưởng lớn đến việc quyết định lựa chọn
phương thức thâm nhập thị trường. Yếu tố văn hóa bao gồm thói quen, tập quán tiêu
dùng. Nếu muốn lựa chọn phương thức đầu tư trực tiếp thì các nhà đầu tư nên lựa chọn
thâm nhập vào các quốc gia có nền văn hóa tương tự với văn hóa của nước đầu tư.
4.4.2. Những nhân tố chủ quan từ phía doanh nghiệp
Bên cạnh những nhân tố khách quan từ các môi trường bên ngoài thì các nhân
tố chủ quan từ phía doanh nghiệp như nguồn vốn, nguồn nhân lực, nguồn hàng, vị thế
cạnh tranh, mức độ bao phủ toàn cầu, quan hệ với đối tác bạn hàng và kinh nghiệm
của các doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức thâm nhập thị
trường.
Trước khi lựa chọn phương thức kinh doanh công ty nên xem xét đầy đủ các
yếu tố trên vì mỗi phương thức đều có những ưu điểm và nhược điểm của nó.
Đối với các doanh nghiệp có nguồn nhân lực mạnh, trình độ chuyên môn cao
nhưng nguồn vốn đầu tư còn hạn chế thì doanh nghiệp nên chọn phương thức xuất
khẩu.
Nếu doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh về độc quyền công nghệ thì không nên
chọn phương thức cấp phép để giảm thiểu mất kiểm soát công nghệ mà nên chọn
phương thức đầu tư nước ngoài

98
Chương 5: QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP KINH DOANH QUỐC TẾ (6,1)
5.1. Quản trị chuỗi cung ứng
5.1.1. Khái niệm về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng
Cạnh tranh một cách thành công trong bất kỳ môi trường kinh doanh nào hiện
nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải tham gia vào công việc kinh doanh của nhà cung cấp
cũng như khách hàng của nó. Điều này yêu cầu các doanh nghiệp khi đáp ứng sản phẩ m
hoặc dịch vụ mà khách hàng cần phải quan tâm sâu sắc hơn đến dòng dịch chuyển
nguyên vật liệu, cách thức thiết kế và đóng gói sản phẩm và dịch vụ của nhà cung cấp,
cách thức vận chuyển và bảo quản sản phẩm hoàn thành và những điều mà người tiêu
dùng hoặc khách hàng cuối cùng thực sự yêu cầu (ví dụ như có nhiều doanh nghiệp có
thể không biết sản phẩm của họ được sử dụng như thế nào trọng việc tạo ra sản phẩm
cuối cùng mà khách hàng sử dụng). Hơn nữa, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt ở thị
trường toàn cầu hiện nay, việc giới thiệu sản phẩm mới với chu kỳ sống ngày càng ngắn
hơn, cùng với mức độ kỳ vọng ngày càng cao của khách hàng đã thúc đẩy các doanh
nghiệp phải đầu tư, và tập trung nhiều vào chuỗi cung ứng của nó. Điều này, cùng với
những tiến bộ liên tục trong công nghệ truyền thông và vận tải (ví dụ, truyền thông di
động, Internet và phân phối hàng qua đêm), đã thúc đẩy sự phát triển không ngừng của
chuỗi cung ứng và những kỹ thuật để quản lý nó.
Trong một chuỗi cung ứng điển hình, nguyên vật liệu được mua ở một hoặc
nhiều nhà cung cấp; các bộ phận được sản xuất ở một nhà máy hoặc nhiều hơn, sau đó
được vận chuyển đến nhà kho để lưu trữ ở giai đoạn trung gian và cuối cùng đến nhà
bán lẻ và khách hàng. Vì vậy, để giảm thiểu chi phí và cải tiến mức phục vụ, các chiến
lược chuỗi cung ứng hiệu quả phải xem xét đến sự tương tác ở các cấp độ khác nhau
trong chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng, cũng được xem như mạng lưới hậu cần, bao
gồm các nhà cung cấp, các trung tâm sản xuất, nhà kho, các trung tâm phân phối, và
các cửa hàng bán lẻ, cũng như nguyên vật liệu, tồn kho trong quá trình sản xuất và sản
phẩm hoàn thành dịch chuyển giữa các cơ sở
Như vậy, khái niệm chuỗi cung ứng có thể diễn đạt như sau: “Chuỗi cung ứng
bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia, một cách trực tiếp hay gián tiếp, trong việc
đáp ứng nhu cầu khách hàng”. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà
cung cấp, mà còn công ty vận tải, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng của nó. Ví dụ một
chuỗi cung ứng, còn được gọi là mạng lưới hậu cần, bắt đầu với các doanh nghiệp khai
thác nguyên vật liệu từ đất- chẳng hạn như quặng sắt, dầu mỏ, gỗ và lương thực và bán
chúng cho các doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu. Các doanh nghiệp này, đóng vai
trò như người đặt hàng và sau khi nhận các yêu cầu về chi tiết kỹ thuật từ các nhà sản
xuất linh kiện, sẽ dịch chuyển nguyên vật liệu này thành các nguyên liệu dùng được cho
các khách hàng này (nguyên liệu như tấm thép, nhôm, đồng đỏ, gỗ xẻ và thực phẩm đã

99
kiểm tra). Các nhà sản xuất linh kiện, đáp ứng đơn hàng và yêu cầu từ khách hàng của
họ (nhà sản xuất sản phẩm cuối cùng) tiến hành sản xuất và bán linh kiện, chi tiết trung
gian (dây điện, vải, các chi tiết hàn, những chi tiết cần thiết...). Nhà sản xuất sản phẩm
cuối cùng (các công ty như IBM, General Motors, Coca-Cola) lắp ráp sản phẩm hoàn
thành và bán chúng cho người bán sỉ hoặc nhà phân phối và sau đó họ sẽ bán chúng lại
cho nhà bán lẻ và nhà bán lẻ bán sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng. Chúng ta
mua sản phẩm trên cơ sở giá, chất lượng, tính sẵn sàng, sự bảo quản và danh tiếng và hy
vọng rằng chúng thỏa mãn yêu cầu mà mong đợi của chúng ta. Sau đó chúng ta cần trả
sản phẩm hoặc các chi tiết cần sửa chữa hoặc tái chế chúng. Các hoạt động hậu cần
ngược này cũng bao gồm trong chuỗi cung ứng. Bên trong mỗi tổ chức, chẳng hạn nhà
sản xuất, chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các chức năng liên quan đến việc nhận và đáp
ứng nhu cầu khách hàng. Những chức năng này bao gồm, nhưng không bị hạn chế, phát
triển sản phẩm mới, marketing, sản xuất, phân phối, tài chính và dịch vụ khách hàng.
Trong một ví dụ khác, khi khách hàng mua trực tuyến máy tính Dell, bên cạnh
các thành viên khác, chuỗi cung cấp bao gồm khách hàng. Trang web của công ty Dell
sẽ nhận đơn đặt hàng của khách hàng, nhà máy lắp ráp của Dell, và tất cả nhà cung cấp
của Dell. Trang web cung cấp cho khách hàng thông tin về sản phẩm, chủng loại sản
phẩm và tính sẵn sàng của sản phẩm. Khách hàng khi truy cập vào trang web, tìm hiểu
thông tin về sản phẩm, giá cả và thực hiện việc đặt hàng đi kèm với thủ tục và phương
thức thanh toán qua mạng. Sau đó khách hàng sẽ trở lại trang web để kiểm tra tình trạng
của đơn hàng. Các giai đoạn sâu hơn trong chuỗi cung cấp sử dụng thông tin về đơn
hàng của khách hàng để đáp ứng yêu cầu. Tiến trình liên quan đến dòng thông tin thêm,
về sản phẩm và tài chính giữa các giai đoạn khác nhau của chuỗi cung ứng.
Những ví dụ này minh họa rằng khách hàng là thành tố tiên quyết của chuỗi cung
ứng. Mục đích then chốt cho sự hiện hữu của bất kỳ chuỗi cung ứng nào là để thỏa mãn
nhu cầu khách hàng, trong tiến trình tạo ra lợi nhuận cho chính nó. Các hoạt động chuỗi
cung ứng bắt đầu với đơn đặt hàng của khách hàng và kết thúc khi khách hàng thanh
toán đơn đặt hàng của họ. Thuật ngữ chuỗi cung ứng gợi nên hình ảnh sản phẩm hoặc
cung cấp dịch chuyển từ nhà cung cáp đến nhà sản xuất đến nhà phân phối đến nhà bán
lẻ đến khách hàng dọc theo chuỗi cung ứng. Điều quan trọng là phải mường tượng dòng
thông tin, sản phẩm và tài chính dọc cả hai hướng của chuỗi này. Trong thực tế, nhà sản
xuất có thể nhận nguyên liệu từ vài nhà cung cấp và sau đó cung ứng đến nhà phân phối.
Vì vậy, đa số các chuỗi cung ứng thực sự là các mạng lưới.
Có rất nhiều định nghĩa về quản trị chuỗi cung ứng.
Theo Viện quản trị cung ứng mô tả quản trị chuỗi cung ứng là việc thiết kế và
quản lý các tiến trình xuyên suốt, tạo giá trị cho các tổ chức để đáp ứng nhu cầu thực
sự của khách hàng cuối cùng. Sự phát triển và tích hợp nguồn lực con người và công

100
nghệ là then chốt cho việc tích hợp chuỗi cung ứng thành công.1
Theo Hội đồng chuỗi cung ứng thì quản trị chuỗi cung ứng là việc quản lý cung
và cầu, xác định nguồn nguyên vật liệu và chi tiết, sản xuất và lắp ráp, kiểm tra kho
hàng và tồn kho, tiếp nhận đơn hàng và quản lý đơn hàng, phân phối qua các kênh và
phân phối đến khách hàng cuối cùng.
Theo hội đồng quản trị hậu cần, mọi tổ chức phi lợi nhuận thì quản trị chuỗi
cung ứng là “...sự phối hợp chiến lược và hệ thống các chức năng kinh doanh truyền
thống và các sách lược xuyên suốt các chức năng này trong một công ty cụ thể và giữa
các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng với mục đích cải thiện thành tích dài hạn của
các công ty đơn lẻ và của cả chuỗi cung ứng”
Theo TS. Hau Lee và đồng tác giả Corey Billington trong bài báo nghiên cứu
thì quản trị chuỗi cung ứng như là việc tích hợp các hoạt động xảy ra ở các cơ sở của
mạng lưới nhằm tạo ra nguyên vật liệu, dịch chuyển chúng vào sản phẩm trung gian
và sau đó đến sản phẩm hoàn thành cuối cùng, và phân phối sản phẩm đến khách
hàng thông qua hệ thống phân phối.
Từ những khái niệm trên, có thể định nghĩa quản trị chuỗi cung ứng như sau:
Quản trị chuỗi cung ứng là tập hợp những phương thức sử dụng một cách tích
hợp và hiệu quả nhà cung cấp, người sản xuất, hệ thống kho bãi và các cửa hàng
nhằm phân phối hàng hóa được sản xuất đến đúng địa điểm, đúng lúc với đúng yêu
cầu về chất lượng, với mục đích giảm thiểu chi phí toàn hệ thống trong khi vẫn thỏa
mãn những yêu cầu về mức độ phục vụ.
5.1.2. Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng
• Nâng cao hiệu quả dòng lưu chuyển của các yếu tố nguyên liệu, sản phẩm
thông qua việc kết hợp chặt chẽ với các đối tác trong chuỗi.
• Giảm khối lượng hàng tồn kho, chi phí tồn kho và các chi phí không cần thiết
khác.
• Giảm giá thành của sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm và
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
• Có khả năng đáp ứng tốt những biến động của thị trường, đáp ứng mục tiêu về
doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp.
5.1.3. Nội dung của quản trị chuỗi cung ứng quốc tế
Tổ chức hoạt ñộng thu mua
Là các quá trình liên quan tới việc thu mua nguyên liệu, hàng hoá theo kế
hoạch ñể cung cấp cho nhu cầu sản xuất hoặc bán hàng. Các nội dung của hoạt ñộng
thu mua bao gồm: (i) Nhận diện nhà cung cấp có mặt trên thị trường. (ii) Đánh giá,
lựa chọn nhà cung cấp. (iii) Thương lượng hợp đồng và quản lý hợp đồng nhà cung
cấp. (iv) Tổ chức xây dựng, điều phối hoạt động mạng lưới cung cấp và các các hoạt

101
động vận chuyển bên trong. (v) Kiểm soát nguồn nguyên liệu. (vi) Xây dựng mối
quan hệ với các nhà cung cấp.
Tổ chức quá trình sản xuất
Trong chuỗi cung ứng, tổ chức quá trình sản xuất thường được phân tích ở
công ty trung tâm, nơi mà nguyên liệu và bán thành phẩm được tập trung từ các
nguồn để tạo thành sản phẩm cuối cùng theo kế hoạch.
Các chiến lược quản lý sản xuất tương ứng: (i) Sản xuất tồn kho (MTS: Make
To Stock). (ii) Làm theo đơn hàng (MTO: Make To Order). (iii) Thiết kế theo yêu
cầu (ETO: Engineer To Order). (iiii) Lắp ráp theo đơn hàng (ATO: Assemble-to-
order).
Phân phối sản phẩm
- Phân phối là một trong những hoạt động quan trọng trong chuỗi cung ứng,
nối liền doanh nghiệp và khách hàng. Bản chất của phân phối là làm thay đổi vị trí
của sản phẩm từ nhà sản xuất đến khách hàng cuối cùng.
- Các dạng kênh phân phối: (i) Kênh trực tiếp (không cấp); (ii) Kênh rút gọn (1
cấp); (iii) Kênh đầy đủ; (iiii) Kênh đặc biệt.
Quản trị tồn kho:
Trong chuỗi cung ứng, quản trị tồn kho là sử dụng tập hợp các kỹ thuật để
quản lý mức tồn kho. Mục tiêu là giảm chi phí tồn kho càng nhiều càng tốt nhưng vẫn
đáp ứng được mức phục vụ theo yêu cầu của khách hàng. Quản lý tồn kho dựa vào 2
yếu tố đầu vào chính là dự báo nhu cầu và định giá sản phẩm. Với 2 yếu tố đầu vào
chính này, quản lý tồn kho là quá trình cân bằng mức tồn kho sản phẩm và nhu cầu
thị trường, đồng thời khai thác lợi thế tính kinh tế nhờ qui mô để có được mức giá tốt
nhất cho sản phẩm.
Có 3 quyết định cơ bản để tạo và lưu trữ hàng tồn kho là: (i) Tồn kho chu kỳ;
(ii) Tồn kho an toàn (iii) Tồn kho theo mùa.
Vận tải:
Hoạt ñộng này liên quan đến việc dịch chuyển nguyên vật liệu từ nhà cung cấp
đến doanh nghiệp hoặc vận chuyển sản phẩm hoàn thành từ doanh nghiệp đến với
khách hàng. Điều này bao gồm việc lựa chọn phương tiện và loại hình vận tải, lựa
chọn doanh nghiệp vận tải, thiết kế quy trình vận chuyển để đảm bảo rằng việc vận
chuyển an toàn, đúng lúc với giá cả hợp lý.
Tích hợp chuỗi cung ứng
- Tích hợp bên trong doanh nghiệp: Chuỗi cung ứng trong nội tại doanh nghiệp

chính là sự tích hợp tất cả các hoạt động như R&D, sản xuất, phân phối,...

102
- Tích hợp chuỗi cung ứng bên ngoài doanh nghiệp: Doanh nghiệp trong
cùng chuỗi cung ứng cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau để đạt ñược lợi ích tối ưu
cho toàn chuỗi cung ứng, đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng.
5.2. Quản trị marketing quốc tế
5.2.1. Khái niệm về quản trị marketing quốc tế
Khái niệm về Marketing theo nghĩa rộng
Marketing là hoạt động có phạm vi rất rộng, do vậy cần một định nghĩa rộng.
Bản chất của Marketing là giao dịch, trao đổi nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu và
mong muốn của con người. Do đó, hoạt động Marketing xuất hiện bất kỳ nơi nào khi
một đơn vị xã hội (cá nhân hay tổ chức) cố gắng trao đổi cái gì đó có giá trị với một
đơn vị xã hội khác. Từ đó, chúng ta có thể đưa ra các định nghĩa Marketing theo nghĩa
rộng sau đây:
Marketing là các hoạt động được thiết kế để tạo ra và thúc đẩy bất kỳ sự trao
đổi nào nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của con người.
Bất kỳ khi nào người ta muốn thuyết phục ai đó làm một điều gì, thì tức là các
chủ thể đó đã thực hiện hoạt động Marketing. Đó có thể là Chính phủ thuyết phục dân
chúng thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, một đảng chính trị thuyết phục cử tri bỏ phiếu
cho ứng cử viên của mình vào ghế Tổng thống, một doanh nghiệp thuyết phục khách
hàng mua sản phẩm, hay bản thân bạn thuyết phục các đồng nghiệp, bạn bè thực hiện
một ý tưởng mới của mình¼Như vậy, hoạt động Marketing xảy ra trong mọi lĩnh vực
đời sống xã hội, đối với các doanh nghiệp, các tổ chức phi lợi nhuận cũng như cơ quan
Đảng, Nhà nước.
Chủ thể Marketing có thể là một cá nhân, một doanh nghiệp, một đảng chính
trị, một tổ chức phi lợi nhuận, và cả một chính phủ.
Đối tượng được Marketing, được gọi là sản phẩm có thể là:
1. Một hàng hóa: ô tô Toyota Innova, sơ mi Việt Tiến....
2. Một dịch vụ: Mega Vnn, chuyển phát nhanh DHL, ngành học PR...
3. Một ý tưởng: phòng chống HIV, sinh đẻ có kế hoạch
4. Một con người: ứng cử viên tổng thống, ứng cử viên quốc hội...
5. Một địa điểm: khu du lịch Tuần Châu, Sapa...
6. Và cả một đất nước: Vietnam Hiden Charm...
Đối tượng tiếp nhận các chương trình Marketing có thể là người mua, người sử
dụng, người ảnh hưởng, người quyết định...
Khái niệm về Marketing theo nghĩa hẹp
Marketing như định nghĩa ở trên đây đề cập đến vai trò của nó trong một hệ
thống kinh tế - xã hội rộng lớn. Tuy nhiên, mục đích của giáo trình này là nghiên cứu
về vấn đề Marketing cho một tổ chức riêng biệt trong hệ thống đó. Tổ chức này có thể

103
là một một doanh nghiệp, hoặc một tổ chức phi lợi nhuận. Như vậy, chúng ta cần một
định nghĩa Marketing theo nghĩa hẹp hơn.
Marketing là một hệ thống tổng thể các hoạt động của tổ chức được thiết kế
nhằm hoạch định, đặt giá, xúc tiến và phân phối các sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng để
đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu và đạt được các mục tiêu của tổ chức (theo
Hiệp hội Marketing Mỹ - AMA).
Nói riêng, nếu tổ chức thực hiện Marketing là doanh nghiệp, chúng ta có thể
tham khảo một định nghĩa Marketing tiêu biểu sau đây:
Marketing là quá trình quản lý của doanh nghiệp nhằm phát hiện ra nhu cầu
của khách hàng và đáp ứng các nhu cầu đó một cách có hiệu quả hơn so với các đối
thủ cạnh tranh (Chartered Institute of Marketing).
Marketing theo định nghĩa này có các hàm ý quan trọng sau đây:
• Marketing là một triết lý kinh doanh mới, triết lý vì khách hàng. Đồng thời, để
đảm bảo các hoạt động Marketing, trong tổ chức cần có một chức năng quản trị mới -
chức năng quản trị Marketing.
• Chức năng quản trị Marketing của doanh nghiệp, tổ chức nhằm đảm bảo cho
toàn bộ các hoạt động của tổ chức phải hướng tới khách hàng. Muốn vậy, tổ chức phải
xác định đúng được nhu cầu và mong muốn của khách hàng và thoả mãn các nhu cầu
đó một cách hiệu quả.
• Doanh nghiệp thu được lợi nhuận thông qua thoả mãn nhu cầu của khách
hàng.
• Marketing nhằm đáp ứng các mục tiêu của doanh nghiệp trong dài hạn.
Cũng có thể nói, Marketing là quá trình làm thoả mãn nhu cầu của khách hàng,
được thực hiện bằng cách:
• Phối hợp các bộ phận chức năng khác nhau trong doanh nghiệp
• Nhằm trọng tâm vào "Khách hàng mục tiêu"
• Thông qua việc sử dụng "Các mục tiêu, chiến lược và kế hoạch
Marketing" được thực hiện bằng "Hỗn hợp Marketing 4P".
Hỗn hợp Marketing 4P là gì? Đó là bốn công cụ Marketing trong tầm tay mà
một doanh nghiệp có thể sử dụng để tác động vào thị trường mục tiêu nhằm đạt được
mục tiêu đặt ra. Hỗn hợp Marketing 4P gồm 4 thành tố:
Sản phẩm
Sản phẩm là phương tiện mà công ty dùng để thoả mãn nhu cầu của khách
hàng. Sản phẩm có thể là hàng hoá hữu hình, dịch vụ vô hình, có thể là một địa điểm...
Để khách hàng phân biệt được, sản phẩm phải có nhãn hiệu và phải được đóng gói.
Giá cả

104
Giá cả là số tiền khách hàng phải bỏ ra để có được sản phầm. Khách hàng mua
nhiều có thể được giảm giá. Khách quen có thể được giá ưu đãi. Phương thức thanh
toán tiện lợi, linh hoạt cũng giúp cho khách hàng mua nhiều.
Phân phối
Phân phối là các hoạt động nhằm chuyển sản phẩm đến tay khách hàng mục
tiêu. Nếu doanh nghiệp tổ chức kênh phân phối tốt sẽ tăng khả năng tiêu thụ, đồng thời
tiết kiệm được chi phí, và như vậy tăng được khả năng cạnh tranh.
Xúc tiến
Xúc tiến, hay truyền thông Marketing, lại là một hỗn hợp bao gồm các thành tố
cấu thành là quảng cáo, quan hệ với công chúng, tuyên truyền, khuyến mãi và bán
hàng trực tiếp. Xúc tiến có vai trò cung cấp thông tin, khuyến khích và thuyết phục
công chúng tin tưởng vào công ty, vào sản phẩm và tiêu dùng sản phẩm của công ty.
Khái niệm về quản trị marketing: Theo hội marketing Mỹ chấp nhận năm 1985,
Quản trị marketing là quá trình lập kế hoạch, và thực hiện kế hoạch đó, định giá,
khuyến mãi và phân phối hàng hóa, dịch vụ và ý tưởng để tạo ra sự trao đổi với các
nhóm mục tiêu, thỏa mãn những mục tiêu khách hàng và tổ chức.
Như vậy, quản trị Marketing là phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra việc thi
hành các biện pháp nhằm thiết lập, củng cố, duy trì và phát triển những cuộc trao đổi
có lợi với những người mua đã được lựa chọn để đạt được những mục tiêu cố định của
doanh nghiệp.
5.2.2. Vai trò của quản trị marketing quốc tế
- Tạo sự thỏa mãn cho khách hàng
- Tối đa hóa sự lựa chọn
- Tối đa hóa tiêu thụ sản phẩm
5.2.3. Nội dung của quản trị marketing quốc tế
Các nội dung này được thực hiện theo một tiến trình liên tục và có quan hệ với
nhau một cách chặt chẽ. Chức năng hoạch định chiến lược marketing được tiến
hành dựa trên cơ sở chiến lược chung của doanh nghiệp, nhằm vạch ra đường lối
mục tiêu chiến lược, kế hoạch marketing cụ thể của doanh nghiệp, trên cơ sở đó mà
tiến hành chức năng thực hiện chiến lược marketing. Việc thực hiện chiến lược
marketing có nhiệm vụ triển khai kế hoạch chiến lược marketing vào hoạt động
thực tiễn. Chức năng kiểm tra marketing có vai trò xác định những sai lệch giữa kế
hoạch và thực hiện, tìm ra nguyên nhân và thiết kế các giải pháp nhằm khắc phục
các sai lệch, tiến hành những điều chỉnh cần thiết, giúp cho việc thực hiện chiến
lược marketing hiệu quả hơn.

105
Phân tích các cơ hội thị trường
(Anlyzing Market Opportunities)

Lựa chọn thị trường mục tiêu


(Selecting Target market)

Hoaüch định chiến lược marketing


(Designing Marketing Strategies)

Triển khai marketing - mix


(Developing the Marketing - Mix)

Thực hiện chiến lược marketing


(Implementing Marketing Strategies)

Kiểm tra hoạt động marketing


(Controlling Marketing Effort)

Hình 5.3 Tiến trình quản trị marketing theo Philip Kotler
Các tác giả Bercowitz, Kerin và Rudelins cũng cho rằng tiến trình quản trị
chiến lược là cơ sở cho việc hình thành tiến trình quản trị marketing. Quản trị
marketing như vậy sẽ bao gồm ba giai đoạn: hoạch định, thực hiện và kiểm tra
chiến lược marketing.
Theo quan điểm của Philip Kotler, tiến trình quản trị marketing bao gồm các
công việc: phân tích các cơ hội thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, hoạch định
chiến lược marketing, triển khai marketing - mix, tổ chức thực hiện và kiểm tra hoạt
động marketing
Phân tích cơ hội thị trường
Các doanh nghiệp đều phải cố gắng tìm ra được những cơ hội thị trường mới.
Không một doanh nghiệp nào có thể chỉ trông dựa vào những sản phẩm và thị
trường hiện có của mình mãi được.
Phân tích các cơ hội thị trường được tiến hành thông qua phân tích các yếu tố
trong môi marketing, sự thay đổi của các yếu tố môi trường có thể tạo ra những cơ
hội thuận lợi cho doanh nghiệp hoặc cũng có thể gây ra những nguy cơ đối với hoạt
động marketing của doanh nghiệp. Điều cơ bản là phải phân tích và nhận biết được
những biến đổi nào có thể trở thành cơ hội mà doanh nghiệp có thể khai thác, hoặc

106
những tác động nào của môi trường có thể tạo thành những nguy cơ và nếu độ tác
động của các nguy cơ này đối với doanh nghiệp như thế nào ?
Doanh nghiệp cần phải tổ chức tốt công tác nghiên cứu marketing và hệ thống
tình báo marketing để thường xuyên phân tích, đánh giá những đổi thay của môi
trường, các xu hướng trong tiêu dùng, thái độ của khách hàng đối với hoạt động
marketing của doanh nghiệp vv...
Có rất nhiều phương pháp để xác định các cơ hội thị trường, tùy theo đặc điểm
hoạt động của mình mà các doanh nghiệp có thể xem xét sử dụng để phân tích thị
trường. Chẳng hạn:
- Phương pháp “kẻ hở trên thị trường“ của Richard M.White, theo đó, qua kết quả
phân tích thị trường, doanh nghiệp có thể phát hiện các cơ hội, trong đó có những
nhu cầu của khách hàng chưa được thỏa mãn để triển khai hoạt động marketing của
mình.
- Phương pháp phân tích khả năng sinh lời của sản phẩm theo khách hàng của
Thomas M.Petro.
Trên ma trận sản phẩm /khách hàng, ở giao điểm của sản phẩm và khách hàng
thể hiện khả năng sinh lời khi bán sản phẩm cho khách hàng đó. Ở hình 1.5, khách
hàng C1 đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty khi mua 3 sản phẩm sinh lời P1, P2 và
P4. Khách hàng C2 mua một sản phẩm sinh lời P2 và một sản phẩm gây lỗ P4.
Khách hàng C3 mua một sản phẩm sinh lời P1 và hai sản phẩm gây lỗ P2 và P3.
Dựa trên kết quả phân tích này mà doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh
doanh. Doanh nghiệp có thể tăng giá những sản phẩm sinh lời ít lên hoặc loại bỏ
chúng ra khỏi mặt hàng kinh doanh của mình. Doanh nghiệp cũng có thể cố gắng
bán những sản phẩm sinh lời cho những khách hàng không đem lại lợi nhuận cho
mình, hoặc khuyến khích họ chuyển sang mua sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

107
Khách hàng
C1 C2 C3

P1 + + sảnphẩm
sinh lời cao

P2 + + sảnphẩm
sinh lời vừa

Sản
P3 - sản phẩm
phẩm lỗ

sản phẩm
P4 + - - vừa sinh lời
vừa gây lỗ
Khách hàng Khách hàng Khách hàng
sinh lời cao vứa sinh lời gây lỗ
vừa gây lỗ

Hình 5.5. Phân tích khả năng sinh lợi của sản phẩm theo khách hàng

- Phương pháp phân tích bằng mạng mở rộng sản phẩm/ thị
trường .Dựa trên sự phân tích mối quan hệ sản phẩm/thị trưòng đểì đánh giá
những lợi thế và hạn chế cũng như những triển vọng và bế tắc của sản
phẩm trên các thi trường mục tiêu, rồi từ kết quả phân tích đó mà định dạng
các cơ hội thị trường đối với sản phẩm.

Theo Ansoff có 4 chiến lược được áp dụng để khai thác các cơ hội thị trường
Thâm nhập thị trường. Mục tiêu của doanh nghiệp là tăng doanh số của sản
phẩm hiện có trên thị trường hiện có bằng cách thu hút thêm khách hàng của đối thủ
cạnh tranh nhờ vào các biện pháp giảm giá, tăng thêm ngân sách quảng cáo và cải
tiến nội dung khuyến mãi..., trong khi vẫn không mất đi khách hàng đang có.
Mở rộng thị trường. Đây là chiến lược triển khai sản phẩm hiện có của doanh
nghiệp sang những phân đoạn thị trường mới với mong muốn gia tăng được khối
lượng bán nhờ vào việc khuyến mãi những khách hàng mới. Muốn vậy, người làm
marketing phải phân tích các phân đoạn thị trường theo những đặc trưng cơ bản
nhất, như thu nhập, tuổi tác, giới tính, hành vi mua hàng, mục đích sử dụng,...để
phát hiện ra những khách hàng tiềm năng và tiếp cận họ bằng các giải pháp
marketing thích hợp, nhằm biến họ thành khách hàng thực sự của doanh nghiệp.
Phát triển sản phẩm. Để chiếm giữ thị phần và gia tăng mãi lực trên thị truòng
hiện có, các nhà quản trị cần phải cân nhắc quyết định đổi mới sản phẩm hoặûc đưa
ra sản phẩm mới cho khách hàng của mình. Người làm marketing có thể cống hiến
cho khách hàng những sản phẩm cải tiến có chất lượng cao hơn, chủng loại phong

108
phú hơn, hình thức đẹûp hơn, bao bì hấp dẫn hơn, dịch vụ hoàn hảo hơn, hoặc đưa
ra những sản phẩm mới hứa hẹn những lợi ích mới,... tâtú cả đều nhằm vào việc câu
dẫn khách hàng đến với sản phẩm của doanh nghiệp.
Đa dạng hóa. Chiến lược đa dạng hóa thường được áp dụûng đối với những
ngành kinh doanh mới trên những thị trường mới, hoàn toàn nằm ngoài những sản
phẩm và thị trường hiện có của doanh nghiệp. Một số người quan niệm rằng một
doanh nghiệp có thể thành công nếu biết lựa chọn nhảy vào những ngành công
nghiệp mới có sức hấp dẫn, thay vì cố gắng để đạt hiệu suẩt trong một ngành công
nghiệp thiếu sức mua.
- Đánh giá mức độ hấp dẫn của ngành theo phương pháp phân
tích danh mục đầu tư của nhóm tư vấn Boston ( ma trận BCG ) hoặc của hãng
General Electric.
Nhóm tư vấn Boston, một công ty hàng đầu về tư vấn quản trị cho rằng, chỉ
tiêu tốt nhất để đánh giá mức độ hấp dẫn của một ngành công nghiệp là tốc độ tăng
trưởng thị trường.
Michael Porter, trong tác phẩm “Chiến lược cạnh tranh“ đã đưa ra các tiêu
chuẩn của một ngành công nghiệp hấp dẫn. Theo ông, đó là một ngành công nghiệp
khó thâm nhập (có nhiều hàng rào cản trở ), có ít người cạnh tranh, ít sản phẩm thay
thế, những người cung ứng và người tiêu dùng dễ tính.
Trên cơ sở phân tích và phát hiện các cơ hội thị trường, doanh nghiệp cần
đánh giá xem các cơ hội đó có thích hợp đối với hoạt động marketing của mình hay
không ? Những cơ hội nào được xem là hấp dẫn nhất đối với doanh nghiệp ? Để
đánh giá cơ hội, doanh nghiệp cần phải phân tích, lượng giá mức độ phù hợp của cơ
hội đó đối với các mục tiêu chiến lược marketing và các khả năng về nguồn lực của
mình.
Lựa chọn các thị trường mục tiêu
Các doanh nghiệp cần xác định rõ khách hàng của mình là ai ? Họ có những
nhu cầu và mong muốn gì cần được thỏa mãn ? Chiến lược marketing cần được
xây dựng khác biệt cho từng nhóm khách hàng hay là chung cho tất cả các khách
hàng của doanh nghiệp ? Điều này chỉ có thể trả lời được trên cơ sở phân đoạn thị
trường và lựa chọn thị trường mục tiêu.
Các cơ hội thị trường cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn trong mối tương
quan với tầm cỡ và cấu trúc của ngành kỹ nghệ tương ứng với cơ hội ấy. Các nguồn
lực của doanh nghiệp luôn hữu hạn trong khi các cơ hội có thể triển khai các hoạt
động lại rất phong phú, vì thế, các doanh nghiệp nhất thiết phải tiến hành lựa chọn
các thị trường mục tiêu để gia tăng hiệu quả các nỗ lực marketing của mình. Việc
lựa chọn thị trường mục tiêu được thực hiện qua 4 bước :

109
a. Đo lường và dự báo nhu cầu
Việc đo lường và dự báo nhu cầu thị trường được tiến hành nhằm đảm bảo
tính khả thi của các nỗ lực marketing. Để có thể xây dựng các phương án chiến lược
marketing thích hợp, cần phải tiến hành dự báo một cách khá toàn diện các vấn đề
liên quan đến thị trường, xu hướng tiêu dùng, tình hình cạnh tranh...
Doanh nghiệp cần ước lượng nhu cầu hiện tại và nhu cầu tương lai của sản
phẩm, cũng như xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đó. Vấn đề này có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quyết định về quy mô và cách thức thâm nhập thị
trường của doanh nghiệp.
b. Phân đoạn thị trường ( Market Segmentation )
Người tiêu dùng trong thị trường luôn có đặc tính không đồng nhất và có thể
phân thành nhóm theo nhiều cách khác nhau. Tiến trình phân chia khách hàng theo
các nhóm để làm rõ sự khác biệt về nhu cầu, hành vi tiêu dùng được gọi là phân đoạn
(hay phân khúc) thị trường. Mỗi một thị trường đều được tạo ra từ những phân đoạn
thị trường.
c. Lựa chọn thị trường mục tiêu
Để xác định thị trường mục tiêu, doanh nghiệp cần đánh giá quy mô của từng
phân đoạn cũng như các đặc tính phù hợp của từng phân đoạn thị trường đối với
khả năng marketing của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể chọn lựa để tham gia
vào một hay nhiều phân đoạn của thị trường nhất định nào đó. Thông thường, các
doanh nghiệp thâm nhập vào một thị trường mới bằng cách phục vụ một phân đoạn
duy nhất và nếu việc làm này cho thấy thành công, họ sẽ thâm nhập thêm vào các
phân đoạn khác, rồi bao trãi ra theo hàng dọc hoặc hàng ngang. Sự thâm nhập nối
tiếp vào các phân đoạn thị trường không mang tính chất ngẫu nhiên, mà phải thực
hiện theo một kế hoạch chủ động được hoạch định từ trước.
Việc lực chọn một phân đoạn để thâm nhập trước phải đảm bảo tính hấp dẫn
về quy mô, cơ cấu và phù hợp với khả năng marketing của doanh nghiệp.
d. Định vị thị trường ( Market Positioning )
Doanh nghiệp cũng cần phải tiến hành định vị thị trường để xác định các lợi
thế cạnh tranh về sản phẩm so với đối thủ nhằm xây dựng chiến lược marketing có
khả năng tạo ra nhiều lợi thế hơn cho doanh nghiệp trong việc thỏa mãn các nhu
cầu và mong muốn của khách hàng, cũng như góp phần thành đạt các mục tiêu
chiến lược của doanh nghiệp một cách hiệu quả hơn.
Doanh nghiệp cần xác định vị trí của nhãn hiệu của sản phẩm so với các nhãn
hiệu cạnh tranh, có nghĩa là tạo ra sự đánh giá, nhìn nhận và phân biệt rõ ràng của
khách hàng về nhãn hiệu của doanh nghiệp, những lợi thế của sản phẩm trong việc
thỏa mãn nhu cầu khách hàng so với các sản phẩm cạnh tranh.

110
Công việc này được thực hiện dựa trên sự thừa nhận rằng, mọi sản phẩm đều
là một tập hợp những thuộc tính được cảm nhận và thị hiếu của khách hàng là hoàn
toàn khác biệt đối với cùng một sản phẩm.
Vì vậy doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp để đảm bảo rằng sản phẩm
của doanh nghiệp chiếm một vị trí đặc biệt về một hoặc các thuộc tính nào đó trong
tâm trí của khách hàng ở phân đoạn thị trường mà doanh nghiệp hướng đến.
Hoạch định chiến lược marketing
Dựa vào những phân tích ở các bước trên, căn cứ vào chiến lược kinh doanh
đã được chấp nhận, doanh nghiệp cần xây dựng và lựa chọn một chiến lược
marketing thích hợp nhất để định hướng cho toàn bộ hoạt động marketing của
mình.
Chiến lược marketing được xây dựng phải bao hàm các nội dung :
- Mục tiêu chiến lược marketing.
- Định dạng marketing -mix (marketing phối hợp).
- Các chiến lược marketing cạnh tranh của doanh nghiệp.
-Ngân sách marketing và phân bổ ngân sách cho các hoạt động
marketing.
Triển khai marketing - mix
Marketing - mix là sự tập hợp các phương thức marketing có thể kiểm soát
được mà doanh nghiệp phối hợp sử dụng để tạo nên sự đáp ứng cần thiết trong thị
trường mục tiêu nhằm đạt được mục tiêu marketing của mình.
Có nhiều công cụ khác nhau được sử dụng trong marketing - mix, nhưng theo
J. Mc Carthy, có thể nhóm gộp thành 4 yếu tố gọi là 4P : sản phẩm (product),
giá cả (price), phân phối (place) và cổ động (promotion). Các doanh nghiệp thực hiện
marketing - mix bằng cách phối hợp 4 yếu tố chủ yếu đó để tác động làm thay đổi
sức cầu thị trường về sản phẩm của mình theo hướng có lợi cho kinh doanh.
- Sản phẩm: Là sự kết hợp "vật phẩm và dịch vụ" mà doanh nghiệp cống hiến cho thị
trường mục tiêu gồm có: phẩm chất, đặc điểm, phong cách, nhãn hiệu, bao bì, quy
cách (kích cỡ), dịch vụ, bảo hành, ...
- Giá cả: Là số tiền mà khách hàng phải bỏ ra để có được sản phẩm. Giá cả phải
tương xứng với giá trị được cảm nhận ở vật phẩm công hiến, bằng không người
mua sẽ tìm mua của nhà sản xuất khác. Giá cả bao gồm : giá qui định, giá chiết
khấu, giá bù lỗ, giá theo thời hạn thanh toán, giá kèm theo điều kiện tín dụng...
- Phân phối:Bao gồm những hoạt động khác nhau của doanh nghiệp nhằm đưa
sản phẩm đến tay người tiêu dùng mà doanh nghiệp muốn hướng đến, như xác định
kênh phân phối, lựa chọn các trung gian, mức độ bao phủ thị trường, bốï trí lực lượng
bán theo các khu vực thị trường, kiểm kê, vận chuyển, dự trữ .

111
- Xúc tiến: Là những hoạt động thông đạt những giá trị của sản phẩm và thuyết phục
được khách hàng mục tiêu mua sản phẩm ấy. Cổ động bao gồm các hoạt động
quảng cáo, bán trực tiếp, khuyến mãi, quan hệ công chúng.
Việc thiết kế marketing - mix có liên quan hai quyết định thuộc về ngân sách.
Thứ nhất, doanh nghiệp phải quyết định tổng số chi tiêu dành cho các nỗ lực
marketing (quyết định về chi phí marketing). Thứ hai, doanh nghiệp phải xác định
mức chi tổng ngân sách cho các phương tiện thuộc marketing - mix (quyết định về
chi phí marketing - mix).
Thứ tự và cấu trúc của marketing - mix được triển khai tùy thuộc vào phương
án chiến lược marketing đã được xác định.
Marketing - mix có thể được triển khai thống nhất hoặc khác biệt theo từng
đoạn thị trường mục tiêu đã lựa chọn. Ngoài ra, những quyết định về marketing -
mix chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của quyết định định vị thị trường của doanh nghiệp.
Cấu trúc của marketing-mix, sự hổ trợ và liên kết của các thành phần trong
marketing - mix phải thể hiện rõ để tránh gây khó khăn trong quá trình thực hiện.
Chẳng hạn, một chiến dịch quảng cáo mạnh mẽ phải được sự hỗ trợ của việc phân
phối rộng rãi, nếu không khách hàng khó có thể đáp ứng lại chương trình quảng cáo
đó.
Các biến số trong marketing - mix không phải tất cả đều điều chỉnh được
trongmột thời gian ngắn. Thường thì doanh nghiệp có thể thay đổi trong ngắn hạn
các biến số như giá cả, qui mô lực lượng bán hàng và chi phí quảng cáo. Còn thì
phát triển sản phẩm mới hay thay đổi kênh phân phối đòi hỏi phải có thời gian dài
hơn. Vì thế trong ngắn hạn, doanh nghiệp thường không thay đổi phương án
marketing - mix đã lựa chọn, mà chỉ điều chỉnh một số biến số mà thôi.
Cần lưu ý rằng 4P thể hiện quan điểm của người bán về các yếu tố marketing
có thể sử dụng để tác động đến người mua. Còn theo quan điểm người mua thì mỗi
yếu tố marketing đều có chức năng cung ứng một lợi ích cho khách hàng. Robert
Lauterborn cho rằng 4P tương ứng với 4C (Customer needs and wants, Cost to the
customer, Convenience, Communication) của khách hàng.
Do đó, những doanh nghiệp thành công là những doanh nghiệp có thể đáp ứng
được các nhu cầu của khách hàng một cách kinh tế, thuận tiện và có thông tin hữu
hiệu.
Tổ chức thực hiện và kiểm tra hoạt động marketing
Chiến lược xây dựng mới chỉ dừng lại ở dạng khởi thảo, thể hiện các dự định
cần tiến hành trong tương lai, vì vậy doanh nghiệp cần phải biến các dự định đó
thành hiện thực bằng cách tổ chức thực hiện chiến lược marketing một cách hữu
hiệu.

112
Nội dung của tổ chức thực hiện chiến lược marketing bao gồm :
- Xây dựng các chương trình hành động cụ thể.
- Tổ chức bộ phận marketing thích hợp với quy mô hoạt động marketing
của doanh nghiệp .
- Phát triển hệ thống khen thưởng và quyết định.
- Xây dựng bầu không khí tổ chức tích cực có khả năng động viên toàn
bộ nỗ lực của nhân viên trong việc thành đạt mục tiêu.
- Phát triển nguồn nhân lực đủ khả năng thực hiện các chương trình
marketing đã thiết kế.
- Doanh nghiệp cũng cần phải thực hiện việc kiểm tra các hoạt động
marketing để đảm bảo rằng việc thực hiện được tiến triển theo đúng chiến
lược đã vạch ra, cũng như có thể tiến hành những sự điều chỉnh cần thiết để
đạt được mục tiêu.
5.3. Quản trị tài chính trong kinh doanh quốc tế
5.3.1. Khái niệm về quản trị tài chính trong kinh doanh quốc tế
Tài chính doanh nghiệp là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền
tệ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhằm góp phần đạt tới các
mục tiêu của doanh nghiệp. Các hoạt động có liên quan đến việc tạo lập, phân phối và
sử dụng các quỹ tiền tệ thuộc các hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài
chính, tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt động tài
chính của doanh nghiệp, đó là tối đa hoá lợi nhuận, không ngừng làm tăng giá trị
doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Khi doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh quốc tế, hoạt động tài chính
của doanh nghiệp gắn liền với các hoạt động thương mại, đầu tư quốc tế. Do đó, hoạt
động tài chính của doanh nghiệp cũng trở nên mang tính quốc tế. Để đảm bảo doanh
nghiệp có thể phát triển bền vững, một trong những nội dung cần quản trị trong các
hoạt động quản trị tại doanh nghiệp kinh doanh quốc tế là quản trị tài chính.
Quản trị tài chính trong doanh nghiệp kinh doanh quốc tế thực chất cũng là
hoạt động quản trị tài chính doanh nghiệp nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, trong đó có hoạt động kinh doanh quốc tế đạt được những mục tiêu về
tài chính, tối đa hóa lợi nhuận và giá giá trị của doanh nghiêp. Quản trị tài chính trong
doanh nghiệp kinh doanh quốc tế thường liên quan đến việc lựa chọn và thực hiện các
quyết định như: các quyết định về đầu tư (khi nào đầu tư, đầu tư cho hoạt động nào, ở
đâu, đầu tư với mức bao nhiêu, bằng cách nào), các quyết định về tài trợ (tài trợ cho
các hoạt động của doanh nghiệp bằng nguồn nào, theo cách nào, làm thế nào để có

113
nguồn tài trợ) và các quyết định về quản lý dòng tiền, thực chất là quản trị nguồn lực
tài chính của doanh nghiệp như thế nào để hiệu quả nhất.
5.3.2. Vai trò của quản trị tài chính trong kinh doanh quốc tế
- Có thể thu hút, huy động nguồn lực tài chính từ bên ngoài để phục vụ hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp
- Giúp tạo ra và duy trì nguồn lực tài chính vững mạnh cho doanh nghiệp
- Tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính của doanh nghiệp
- Góp phần đảm bảo tăng khả năng cạnh tranh và đảm bảo sự phát triển của
doanh nghiệp

5.3.3. Nội dung của quản trị tài chính trong kinh doanh quốc tế
Như đã đề cập trong phần khái niệm, quản trị tài chính trong doanh nghiệp kinh
doanh quốc tế liên quan việc lựa chọn và thực hiện các quyết định về đầu tư, các quyết
định về tài trợ và các quyết định quản lý dòng tiền của doanh nghiệp. Việc lựa chọn và
thực hiện các quyết định này, trong thực tế, luôn là một việc rất phức tạp vì chịu sự chi
phối bởi sự khác biệt về môi trường chính trị, luật pháp, văn hóa, kinh tế giữa các quốc
gia, khác biệt về đơn vị tiền tệ, khác biệt về cơ chế thuế….ở các nước trên thế giới. Vì
vậy, nhà quản trị tài chính của doanh nghiệp luôn phải xem xét các yếu tố ảnh hưởng
để lựa chọn quyết định phù hợp, chẳng hạn đầu tư cái gì, ở đâu, bao nhiêu, từ nguồn
nào,…hoặc làm thế nào để hạn chế tổn thất, thiệt hại từ những rủi ro chính trị, kinh tế,
rủi ro ngoại hối,….
Dưới đây là nội dung cơ bản của các quyết định tài chính trong nội dung của
quản trị tài chính.
- Thứ nhất, các quyết định về đầu tư (investment decisions)
Trước hết, nhà quản trị cần nhận diện được các cơ hội và rủi ro trong hoạt động
đầu tư của doanh nghiệp, đặc biệt những cơ hội và rủi ro trong môi trường kinh doanh
quốc tế, những chi phí (costs) và lợi ích (benefits) liên quan hoạt động đầu tư đó. Từ
đó, nhà quản trị tiếp tục đưa ra các quyết định cụ thể hơn về những vấn đề: đầu tư vào
lĩnh vực/ sản phẩm nào, ở thị trường nào, theo hình thức đầu tư nào, với mức vốn đầu
tư bao nhiêu, thời gian đầu tư, khả năng sinh lời…
- Thứ hai, các quyết định về tài trợ (financing decisions)
Liên quan đến quyết định về tài trợ, nhà quản trị tài chính cần quyết định về hai
vấn đề cơ bản: nguồn tài trợ/ nguồn vốn và cơ cấu vốn.
Nguồn tài trợ của doanh nghiệp có thể được tạo nên bởi nguồn tài trợ từ bên
trong (nguồn vốn từ lợi nhuận, nguồn vốn từ chuyển giá), và nguồn vốn tài trợ từ bên
ngoài, bao gồm nguồn vay từ các tổ chức tín dụng và tài chính quốc tế, nguồn vốn
được huy động thông qua phát hành cổ phiếu và trái phiếu…
Điều quan trọng là doanh nghiệp kinh doanh quốc tế cần quyết định xác định
nguồn tài trợ ở đâu có chi phí thấp, ít rủi ro và làm thế nào để đảm bảo một cơ cấu vốn
hợp lý, tỷ lệ giữa nguồn vốn tài trợ bên trong và nguồn vốn tài trợ bên ngoài sao cho

114
phù hợp, ở đó doanh nghiệp hoàn toàn có thể kiểm soát được chi phí và những rủi ro
liên quan huy động vốn .
- Thứ ba, các quyết định quản lý dòng tiền của doanh nghiệp
Quyết định quản lý dòng tiền của doanh nghiệp là những quyết định liên quan
dòng lưu chuyển tiền mặt trong toàn bộ hệ thống tài chính của doanh nghiệp để đảm
bảo rằng dòng tiền này mất ít chi phí nhất và có thể sinh lời tốt nhất.
Tại các công ty đa quốc gia, quản lý dòng tiền được thực hiện với các kỹ năng
sau:
✓ Giá chuyển giao: giá chuyển giao là giá cả di chuyển hàng hóa và dịch vụ trong
nội bộ công ty. Công ty sử dụng giá chuyển giao giữa các chi nhánh, giữa công ty mẹ
và các công ty con để di chuyển vốn từ quốc gia này sang quốc gia khác nhằm quản lý
vốn lưu động một cách hiệu quả và giảm đến mức tối thiếu nghĩa vụ về thuế trên phạm
vi toàn cầu.
✓ Vay nối tiếp: là việc công ty mẹ gửi tiền vào một ngân hàng quốc tế, công ty
con ở quốc gia khác sẽ vay lại đúng số tiền đó từ chi nhanh của ngân hàng đó tại quốc
gia – nơi có trụ sở hoạt động của công ty con. Công ty sử dụng hình thức vay nối tiếp
để giảm nghĩa vụ thuế thu nhập của công ty.
✓ Thanh toán bù trừ: Đó là việc công ty đa quốc gia thường lập tài khoản thanh
toán bù trừ để thực hiện các giao dịch thanh toán bù trừ giữa các chi nhánh nhằm giảm
chi phí cho các giao dịch chuyển đổi tiền tệ giữa các chi nhánh.
5.4. Quản trị nguồn nhân lực quốc tế
Quản trị nguồn nhân lực là một hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động
chức năng về thu hút, đào tạo phát triển và duy trì con người của 1 tổ chức nhằm đạt
được kết quả tối ưu cho cả tổ chức lẫn nhân viên.
Quản trị nguồn nhân lực quốc tế là một dạng quản trị nguồn nhân lực đặc biệt.
Yếu tố “quốc tế” thể hiện sự đa dạng về thành phần quốc gia, nhân lực tham dự và do
đó, các chức năng thành phần, các hoạt động của quản trị nguồn nhân lực cũng phức
tạp hơn, đa dạng hơn. Quản trị nguồn nhân lực quốc tế là sự phối hợp ba thành phần:
các chức năng quản trị nguồn nhân lực, các nhóm nhân lực và các quốc gia tham dự
trong quá trình điều hành.
Các thành phần của quản trị nguồn nhân lực quốc tế: 3 thành phần
❖ Chức năng quản trị nguồn nhân lực quốc tế:
- Thu hút nguồn nhân lực.
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
- Duy trì nguồn nhân lực.
❖ Quốc gia tham gia quá trình điều hành:
- Chính quốc (home country), nơi có công ty mẹ hoặc cơ quan chỉ huy đầu
não của công ty.
- Nước sở tại (host country), nơi có các chi nhánh của công ty.

115
- Các nước còn lại hay nước thứ ba (third country), nơi cung cấp tài chính,
nhân lực…
❖ Nguồn cung cấp nhân lực cho công ty theo nguồn gốc:
- Nhân viên từ chính quốc.
- Nhân viên từ nước sở tại.
- Nhân viên từ nước thứ còn lại hay nước thứ ba.
Các yếu tố cấu thành quản trị nguồn nhân lực quốc tế:
- Văn hóa.
- Giáo dục - vốn con người.
- Hệ thống kinh tế.
- Hệ thống chính trị - xã hội.
=> Nhìn chung, QTNNL quốc tế đòi hỏi 1 tầm nhìn quản trị tổng quát và phức tạp hơn
rất nhiều so với QTNNL thông thường, không những thế còn cần nhiều tiêu chí cho
nhân viên, nguồn nhân lực như: năng lực thích ứng, kinh nghiệm làm việc ở nước
ngoài, hiều biết văn hóa chính quốc và nước sở tại, hiểu biết ngôn ngữ,…
5.4.2. Vai trò của quản trị nguồn nhân lực quốc tế
Trong bối cảnh phát triển của nền kinh tế tri thức cùng với tham vọng cạnh
tranh và vươn ra các thị trường mới, các doanh nghiệp cần nhận ra rằng hơn lúc nào
hết, nhân lực, chất xám và kinh nghiệm trở nên quan trọng không kém gì các tài sản tài
chính hay công nghệ hiện đại. Ngày nay, sự khan hiếm nhân sự giỏi đang trở thành
một áp lực lớn đối với mục tiêu tăng trưởng của các công ty trên toàn cầu. Quản trị
chiến lược nguồn nhân lực là con đường sáng suốt để tạo ra giá trị kinh doanh. Một
nghiên cứu của OECD chỉ ra rằng đầu tư vào vốn nhân lực trong hai thập kỷ vừa qua
đã đóng góp 0,5 điểm phần trăm tốc độ tăng trưởng hàng năm của 17 nền kinh tế mới
nổi và mỗi một năm học nhiều hơn có thể giúp GDP đầu người tăng từ 4 đến 7% đối
với các nước thành viên OECD. Nghiên cứu khác của MIT và IBM cũng cho biết các
công ty thực hiện quy trình phân tích lực lượng lao động sẽ có tăng trưởng doanh thu
cao hơn 8%, tăng trưởng lợi nhuận ròng từ hoạt động kinh doanh cao hơn 24% và
doanh thu đầu người cao hơn 58%.Trong khi đó, nghiên cứu của Ngân hàng thế giới
(WB) cho thấy từ 12% đến 40% các doanh nghiệp tại các nước đang phát triển coi kỹ
năng và đào tạo của người lao động đang là một rào cản lớn đối với hoạt động và tăng
trưởng kinh doanh.
Vốn, lao động, công nghệ là 3 nhân tố cơ bản tạo ra sức cạnh tranh và cũng là 3 biến
số không thể thiếu trong bất kỳ một mô hình tăng trưởng doanh nghiệp nào. Trong đó,
lao động là yếu tố trung tâm vì nguồn nhân lực chính là bộ phận chi phối, phát huy giá
trị của các nguồn lực còn lạ
5.4.3. Chính sách nhân sự quốc tế

116
5.4.3.1. Các yếu tố ánh hưởng đến chính sách nhân sự quốc tế:
- Nền văn hoá đất nước xuất phát của công ty
- Mức độ tham gia hoạt động kinh doanh quốc tế
- Chiến lược kinh doanh của công ty và loại ngành kinh doanh
5.4.3.2. Chính sách vị chủng
Theo chính sách này, hoạt động ở các chi nhánh nước ngoài của công ty được đặt dưới
sự quản lý của các cá nhân đến từ chính quốc.
Mục tiêu của chính sách là nhằm quản lý chặt chẽ các quyết định của các chi nhánh ở
nước ngoài.
Ưu điểm:
- Khắc phục được tình trạng thiếu nguồn nhân lực quản lý có trình độ cao ở các
nước đang phát triển và các nước công nghiệp mới.
- Tái tạo các hoạt động kinh doanh ở nước ngoài theo đúng hoạt động của công
ty tại nước chủ nhà.
- Truyền bá được văn hoá công ty đến các chi nhánh
Nhược điểm:
- Chi phí cao do phải cử cán bộ đi công tác tại nước ngoài
- Người đi công tác phải chịu áp lực của sự khác biệt văn hoá, xa gia đình, bạn bè
trong thời gian dài
- Tạo ra khoảng cách giữa nhân viên địa phương và cán bộ quản lý
5.4.3.3. Chính sách đa tâm:
Theo chính sách này, hoạt động ở các chi nhánh nước ngoài của công ty do
người ở nước sở tại điều hành.
Ưu điểm:
- Tiết kiệm được chi phí trong việc tuyển chọn nhân viên làm việc ở nước ngoài
- Sẽ có được những quyết định kinh doanh hiệu quả do am hiểu về môi trường
văn hoá, kinh tế, xã hội ở địa phương
Nhược điểm:
- Việc kiểm soát hoạt động ở chi nhánh của công ty mẹ sẽ khó khăn hơn
- Chính sách này không thích hợp với các công ty theo đuổi chiến lược toàn cầu
5.4.3.4. Chính sách địa tâm:
Theo chính sách này, các hoạt động ở các chi nhánh nước ngoài của công ty có thể
do bất cứ ai có năng lực tốt nhất điều hành, bất kể đó là người mang quốc tịch nào.
Ưu điểm:
- Chính sách này có thể phát triển đội ngũ các nhà quản lý mang tính toàn cầu
- Phá bỏ rào cản quốc gia chủ nghĩa giữa các nhà quản lý
Nhược điểm:

117
- Với chính sách này, chi phí cho việc tuyển dụng nhân sự sẽ cao hơn so với các
chính sách khác
5.4.4. Đào tạo và phát triển đội ngũ quản lý
Chương trình đào tạo cho đội ngũ quản lý công tác tại nước ngoài tập trung chủ
yếu vào:
- Kinh nghiệm và thông tin về tập quán, văn hoá, phong tục địa phương
- Giá trị lao động và niềm tin
- Cách thức để làm việc hiệu quả với người lao động địa phương
Chương trình đào tạo gồm:
- Đào tạo tiêu chuẩn hoá: trang bị kiến thức cơ bản về giao tiếp, phong cách lãnh
đạo, hoàn thiện kỹ năng kỹ thuật và phân tích.
- Đào tạo chuyên biệt: Đáp ứng nhu cầu cụ thể của người tham gia đào tạo, thường
liên quan đến văn hoá như phong tục, tập quán, niềm tin, giá trị và thái độ lao động
Hiện nay, có 5 loại chương trình dung để cung cấp hiểu biết văn hoá quốc tế,
như sau:
- Tóm tắt sơ lược về môi trường và các định hướng văn hoá
- Khuynh hướng văn hoá
- Đào tạo ngoại ngữ
- Chương trình cung cấp kinh nghiệm
- Tham quan một số quốc gia nhất định
Những chương trình này nhằm mục đích tạo ra những nhà quản lý đủ thông tin, cởi
mở, linh hoạt với mức độ am hiểu văn hoá phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ.
5.4.5. Đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên
Các chương trình đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên được sử dụng
rộng rãi từ những năm 1980 khi cạnh tranh trên thị trường trở nên gay gắt, các doanh
nghiệp bắt buộc phải chú trọng và khuyến khích nhân viên thực hiện tốt các mục tiêu,
yêu cầu trong công việc.
Đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên được sử dụng cho nhiều mục đích khác
nhau như:
• Cung cấp các thông tin phản hồi cho nhân viên biết mức độ thực hiện công việc
của họ so với các tiêu chuẩn mẫu và so với các nhân viên khác;
• Giúp nhân viên điều chỉnh, sửa chữa các sai lầm trong quá trình làm việc;
• Động viên nhân viên thông qua những điều khoản về đánh giá, ghi nhận và hỗ
trợ;
• Cung cấp các thông tin làm cơ sở cho các vấn đề đào tạo, trả lương, khen
thưởng, thuyên chuyển nhân viên, cải tiến cơ cấu tổ chức …;

118
• Nâng cao sự hiểu biết về công ty thông qua đàm thoại về các cơ hội và hoạch
định nghề nghiệp;
• Tăng cường quan hệ tốt đẹp giữa cấp trên và cấp dưới.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp dùng cụm từ “đánh giá nhân viên” và có “Quá
trình đánh giá nhân viên“. Chính vì vậy, không ít nhà quản lý đã xem nhân viên là
đối tượng đánh giá, nghĩa là đánh giá bản thân nhân viên (cá tính, thói quen, cách giao
tiêp, mối quan hệ, …) thay vì đánh giá những cống hiến của nhân viên. Vì vậy, khi
dùng thuật ngữ “Đánh giá năng lực và hiệu quả công việc”: là đánh giá những gì nhân
viên đã và sẽ cống hiến cho doanh nghiệp vì mục tiêu của doanh nghiệp. Đánh giá
hiệu quả công việc làm cơ sở để hoạch định nguồn nhân lực (lập kế hoạch đào tạo và
phát triển, thuyên chuyển, bổ nhiệm, …), là thước đo để dự báo trước khả năng hoàn
thành mục tiêu công việc của nhân viên, mục tiêu của doanh nghiệp, là cơ sở để trả
lương theo năng lực.
Với khái niệm như vậy thì hai khía cạnh đánh giá được đề cập đến:
• Đánh gia´ hiệu quả công việc được hiểu là kết quả, thành tích đạt được của
công việc, và
• Đánh giá năng lực: xác định kết quả, thành tích đạt được bằng cách nào, nhờ
vào những năng lực gì.
Thông thường khía cạnh “kết quả” chiếm tỷ trọng khoảng 60-70% trong tổng kết
quả đánh giá, trong khi khía cạnh “năng lực” chiếm tỷ trọng khoảng 30-40%. Khi áp
dụng tỷ lệ 70-30, một nhân viên đạt điểm 4 (thang điểm từ 1 đến 5) trong phần đánh
giá kết quả công việc và điểm 3 trong phần đánh giá năng lực thực hiện công việc,
người đó sẽ có kết quả đánh giá tổng thể cuối cùng là 4 x 0,7 + 3 x 0,3 = 3,7 điểm.
Để đánh giá năng lực và hiệu quả công việc của nhân viên, các tổ chức có thể sử
dụng một cách kết hợp và có lựa chọn những phương pháp sau:
- Phương pháp thang đo đồ họa:
Là phương pháp truyền thống và được áp dụng phổ biến nhất. Trong phương pháp
này, người đánh giá sẽ cho ý kiến đánh giá về thực hiện công việc của đối tượng đánh
giá dựa trên ý kiến chủ quan theo một thang đo từ thấp đến cao. Các tiêu thức đánh giá
bao gồm các tiêu thức liên quan trực tiếp hoặc không trực tiếp đến công việc. Tùy
thuộc vào bản chất của từng loại công việc mà các đặc trưng được lựa chọn có thể là
số lượng, chất lượng của công việc hay sự hợp tác, sự nỗ lực làm việc, kiến thức thuộc
công việc, sáng kiến, tính sáng tạo, độ tin cậy, đảm bảo ngày công, khả năng lãnh
đạo….
- Phương pháp danh mục kiểm tra:
Là việc thiết kế một danh mục các câu mô tả về hành vi và các thái độ có thể xảy ra
trong thực hiện công việc của người lao động. Những người đánh giá được nhận bản

119
chụp của mẫu phiếu và sẽ đánh dấu vào những câu mà họ cảm thấy phù hợp với đối
tượng được đánh giá. Các câu mô tả có thể ngang giá trị hoặc được đánh trọng số để
làm rõ mức độ quan trọng tương đối giữa chúng với nhau. Điểm số sẽ được tính bằng
cách cộng các câu hoặc điểm của các câu được lựa chọn.
- Phương pháp ghi chép các sự kiện quan trọng
Người đánh giá ghi lại theo cách mô tả những hành vi có hiệu quả và những hành
vi không hiệu quả (xuất sắc hoặc yếu kém) trong thực hiện công việc của người lao
động theo từng yếu tố của công việc.
- Phương pháp thang đo dựa trên hành vi
Là phương pháp kết hợp giữa phương pháp thang đo đồ họa và phương pháp ghi
chép các sự kiện quan trọng. Các thang đánh giá dựa trên hành vi cũng tương tự như
các thang đánh giá đồ họa, chỉ khác là các thang đánh giá này được mô tả chính xác
hơn bởi các hành vi cụ thể. Để cho điểm, người đánh giá phải xác định xem hành vi
của đối tượng thuộc vào loại nào trong số các hành vi được mô tả. Việc kết hợp các
điểm số để xác định điểm cuối cũng được làm tương tự như phương pháp thang đo đồ
họa.
- Phương pháp so sánh
Đánh giá thực hiện công việc của người lao động dựa trên so sánh kết quả công
việc của từng người với những đồng nghiệp cùng làm việc trong bộ phận. Trong
phương pháp so sánh, các phương pháp thường được dùng là: Phương pháp xếp hạng
(các nhân viên trong nhóm được sắp xếp từ người cao nhất đến thấp nhất dựa trên tình
hình thực hiện công việc tổng thể); Phương pháp phân phối bắt buộc (phân loại nhân
viên trong nhóm thành các loại khác nhau theo những tỷ lệ nhất định, việc xác định tỷ
lệ được dựa trên phân phối chuẩn trong thống kê để hạn chế việc mắc lỗi xu hướng
trung bình hay quá dễ dãi, quá nghiêm khắc); Phương pháp so sánh cặp (người đánh
giá so sánh từng nhân viên với tất cả những người khác trong bộ phận theo từng cặp,
khi đánh giá, người đánh giá phải cân nhắc hai cá nhân một lúc và quyết định xem ai
là người làm việc tốt hơn. Vị trí của từng nhân viên trong bảng xếp hạng được quyết
định bởi số lần nhân viên đó được chọn là tốt hơn so với nhân viên khác).
Phương pháp bảng tường thuật: người đánh giá sẽ viết một văn bản (bản tường
thuật) về tình hình thực hiện công việc của nhân viên, về các điểm mạnh, điểm yếu,
các tiềm năng của họ cũng như các gợi ý về các biện pháp hoàn thiện công việc của
nhân viên. Bản tường thuật có thể được viết theo các chủ đề khác nhau như: tình hình
thực hiện công việc, khả năng thăng tiến, các điểm mạnh, điểm yếu của nhân viên, và
nhu cầu đào tạo ….

120
- Phương pháp quản trị bằng mục tiêu (MBO)
Người lãnh đạo bộ phận cùng nhân viên xây dựng các mục tiêu thực hiện công việc
cho kỳ tương lai, sử dụng các mục tiêu đó để đánh giá sự nỗ lực của nhân viên và cung
cấp các thông tin phản hồi cho họ. Khác với những phương pháp trên, phương pháp
này nhấn mạnh nhiều vào kết quả mà nhân viên cần đạt được chứ không nhấn mạnh
nhiều và các hành vi thực hiện công việc và do đó nó có tác dụng nâng cao sự chịu
trách nhiệm cá nhân đối với công việc.
- Phương pháp 360o
Đối tượng đánh giá là một nhân viên X cụ thể nào đó. Xung quanh nhân viên X
này có nhiều người khác cùng tham gia việc đánh giá: cấp trên trực tiếp, đồng nghiệp
cùng một vị trí, nhân viên dưới quyền, khách hàng, và bản thân người nhân viên đó.
Và kết quả đánh giá sẽ bao gồm bản tự đánh giá của nhân viên, bản đánh giá của cấp
trên trực tiếp, đồng nghiệp, nhân viên dưới quyền… Việc phân tích so sánh các kết
quả đánh giá năng lực và hiệu quả công việc của nhân viên cho phép “tạo dựng” một
cách khách quan chân dung đối tượng được đánh giá.
• Quy trình đánh giá năng lực và hiệu quả công việc:
Các doanh nghiệp thường áp dụng nhiều cách đánh giá khác nhau, tuy nhiên đánh giá
năng lực và hiệu quả công việc thường được thực hiện theo trình tự sau:
Sơ đồ 01: Hệ thống đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên

Bước 1: Xác định các yêu cầu cơ bản cần đánh giá
Các nhà lãnh đạo cần xác định các lĩnh vực, kỹ năng, kết quả nào cần đánh giá
và những yếu tố này liên hệ với việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp như thế nào.
Thông thường các yêu cầu này có thể suy ra từ bản mô tả công việc và bao gồm cả hai
phẩn: tiêu chuẩn hành vi và tiêu chuẩn về kết quả thực hiện công việc.
Bước 2: Lựa chọn phương pháp đánh giá thích hợp
Có rất nhiều phương pháp đánh giá thực hiện công việc khác nhau và không có
phương pháp nào được cho là tốt nhất cho tất cả tổ chức. Ngay trong nội bộ doanh
nghiệp cũng có thể sử dụng các phương pháp khác nhau đối với các bộ phận, đơn vị
khác nhau hoặc đối với các đối tượng nhân viên khác nhau như bộ phận nhân viên bán
hàng, sản xuất, tiếp thị và bộ phận hành chính.

121
Bước 3: Huấn luyện các nhà lãnh đạo và những người làm công tác đánh giá về kỹ
năng đánh giá thực hiện công việc của nhân viên
Sử dụng phương pháp không thích hợp hoặc xác định các nguyên tắc, các tiêu
chuẩn và điểm đánh giá không chính xác sẽ dẫn đến tình trạng không công bằng, hoặc
làm cho các quyết định trả lương, khen thưởng không chính xác. Do đó, các nhà lãnh
đạo và những người làm công tác đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên cần được
huấn luyện về kỹ năng này.
Bước 4: Thảo luận với nhân viên về nội dung, phạm vi đánh giá
Trước khi thực hiện đánh giá, cần thảo luận với nhân viên về nội dung, phạm vi
đánh giá. Các cuộc thảo luận sẽ chỉ rõ lĩnh vực cần đánh giá, đánh giá như thế nào, chu
kỳ thực hiện đánh giá và tầm quan trọng của kết quả đánh giá đối với cả doanh nghiệp
lẫn nhân viên.
Bước 5: Thực hiện đánh giá theo tiêu chuẩn trong thực hiện công việc
Thực hiện so sánh, phân tích kết quả thực tế thực hiện công việc của nhân viên
với tiêu chuẩn mẫu.
Bước 6: Thảo luận với nhân viên về kết quả đánh giá
Nhà lãnh đạo nên thảo luận với nhân viên về kết quả đánh giá, tìm hiểu những điều
nhất trí và những điều chưa nhất trí trong cách đánh giá, chỉ ra những điểm tốt cũng như
những điểm cần khắc phục, sửa chữa trong thực hiện công việc của nhân viên.
Bước 7: Xác định mục tiêu và kết quả mới cho nhân viên
Điều quan trọng trong đánh giá hiệu quả công việc là cần vạch ra các phương
hướng, cách thức cải tiến thực hiện công việc, đề ra các chỉ tiêu mới cho nhân viên.
5.4.6. Chính sách lương
Những vấn đề cần quan tâm trong quản trị nguồn nhân lực quốc tế: quy định
luật pháp và thực tiễn làm tại nước chủ nhà, lạm phát, phúc lợi,…Các công ty có thể
lựa chọn các chính sách sau:
- Dựa trên các chình sách công ty mẹ, gắn tiền lương cơ bản tại nước sở tại với
cơ cấu tiền lương của chính quốc.
- Dựa trên các chính sách của công ty tại nước sở tại và chính quốc, và có điều
chỉnh các phụ cấp giá sinh hoạt, nhà ở và các phúc lợi khác,…
- Dựa trên chính sách của khu vực, để thưởng cho các nhà quản tri gia làm việc
trong nước thấp hơn so với khi họ làm việc ở nước ngoài.
Nhìn chung, chính sách tiền lương trong các công ty phải thực hiện các chiến lược
kinh doanh. Các công ty chú trọng chuyển giao công nghệ và giao nhiệm vụ ngắn hạn
có thể sử dụng hệ thống khen thưởng để kích thích mau chóng, dễ dàng đí công tác
nước ngoài.

122
Chương 6. ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA
DOANH NGHIỆP KINH DOANH QUỐC TẾ (4,1)
6.1. Đạo đức kinh doanh
6.1.1. Khái niệm về đạo đức kinh doanh
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt bao gồm một hệ thống những
quan điểm, quan niệm, những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực của xã hội, nhờ đó con
người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của cộng
đồng và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá
nhân với xã hội. Đạo đức kinh doanh chính là đạo đức được vận dụng vào toàn bộ các
hoạt động và quan hệ kinh doanh. Nói cách khác, nếu đạo đức xã hội là “cái chung” thì
đạo đức kinh doanh là “cái đặc thù”.
Theo Phillip V. Lewis, Đại học Abilene Christian, Hoa Kỳ, trong khoảng thời
gian từ năm 1961 đến 1985 trên các sách giáo khoa và tạp chí có khoảng 185 định
nghĩa về đạo đức kinh doanh. Sau khi tổng hợp các điểm chung của 185 định nghĩa,
Phillip V. Lewis xác định đạo đức kinh doanh như là những quy tắc, tiêu chí, chuẩn
mực để đánh giá hành vi của chủ thể kinh doanh. Ông viết: “Đạo đức kinh doanh là tất
cả những quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo đức hoặc luật lệ để cung cấp chỉ dẫn về
hành vi ứng xử chuẩn mực và sự trung thực (của một tổ chức) trong những trường hợp
nhất định”. Còn Ferrels và John Fraedrich lại chú ý đến phương diện điều chỉnh hành
vi đạo đức kinh doanh đối với hành vi của chủ thể kinh doanh. Các ông cho rằng, “Đạo
đức kinh doanh bao gồm những nguyên tắc cơ bản và tiêu chuẩn điều chỉnh hành vi
trong thế giới kinh doanh. Tuy nhiên, việc đánh giá một hành vi cụ thể là đúng hay sai,
phù hợp với đạo đức hay không sẽ được quyết định bởi nhà đầu tư, nhân viên, khách
hàng, các nhóm có quyền lợi liên quan, hệ thống pháp lý cũng như cộng đồng” [Kỷ yếu
hội thảo quốc tế: “Đạo đức trong kinh doanh”, do Viện Triết học Việt Namkết hợp
cùngViện Triết học Trung Quốc, tổ chức, 16 – 22/12/2012. 108]
Giáo trình “Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp” của GS. TS. Bùi
Xuân Phong, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, năm 2009, lại đưa ra định nghĩa: “Đạo
đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh
giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh. Đạo đức kinh doanh
chính là đạo đức được vận dụng vào trong hoạt động kinh doanh”. Trong giáo trình
“Văn hóa kinh doanh” của tác giả Dương Thị Liễu (Chủ biên), Nhà xuất bản Đại học
Kinh tế quốc dân, năm 2009, khái niệm đạo đức kinh doanh được khẳng định: “… là
một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và
kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh”.

123
Qua những định nghĩa đã đạt được trình bày, có thể khẳng định, đạo đức kinh
doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức có tác dụng điều chỉnh, đánh
giá, hướng dẫn và kiểm
6.1.2. Những chuẩn mực đánh giá đạo đức kinh doanh
Trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, đạo đức kinh doanh bao hàm những chuẩn
mực căn bản sau:
Thứ nhất, Tính trung thực
Tính trung thực là một phẩm chất đạo đức cơ bản của con người nói chung và
người kinh doanh nói riêng. Nội dung của nó là tôn trọng lẽ phải, sự thật và chân lý
trong các quan hệ xã hội, thái độ thiện chí, dũng cảm đấu tranh vì cái thiện, cái tốt, cái
đẹp. Nội dung chủ yếu và trước hết của tính trung thực là thái độ khách quan, dám nói
thẳng nói thật, dám nhìn thẳng vào sự thật, dám đấu tranh cho sự thật. Tính trung thực
đòi hỏi con người phải sống thẳng thắn, thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với bản
thân, với người khác và với xã hội.
Trong quá trình hoàn thiện nhân cách, con người không thể không có tính trung
thực. Có thể nói rằng, tính trung thực là một phẩm chất đạo đức cơ bản và đầu tiên đối
với mỗi cá nhân. Bởi vì:
- Tính trung thực là một trong những đặc trưng cơ bản làm nên bản chất đạo
đức của con người, là điểm xuất phát ban đầu để hình thành nên phẩm chất đạo đức của
cá nhân; là cơ sở để xây dựng niềm tin, lòng chung thủy và những nội dung đạo đức tốt
đẹp khác, như tính cao thượng, khảng khái, dũng cảm, vị tha… Theo đó, tiêu chuẩn
trước hết để đánh giá con người có đạo đức là tính trung thực.
- Tính trung thực là một đức tính quý giá, phù hợp với đạo lý làm người, nó trở
thành nhu cầu của toàn xã hội, là tinh hoa và là truyền thống cao quý của đạo đức xã
hội.
Trong quan niệm truyền thống của dân tộc ta cũng như toàn thể nhân loại đều
khẳng định, làm người phải sống trung thực mới là người tốt. Trong các tiêu chuẩn để
đánh giá phẩm hạnh của mỗi người, người ta luôn đề cao tính trung thực. Trong các
quan hệ xã hội, trong giao tiếp, trong sản xuất, kinh doanh,… tính trung thực được coi
là tiêu chuẩn không thể thiếu, là một yêu cầu rất cơ bản của xã hội. Bởi vậy, trong việc
chọn người từ tuyển dụng nhân viên, hay cất nhắc đề bạt cán bộ, v.v. thì tiêu chuẩn để
chọn đầu tiên phải là người có đức tính trung thực.
- Thiếu đi tính trung thực, con người sẽ bị thoái hóa về phẩm chất đạo đức, sẽ
trở thành kẻ dối trá, lừa đảo, ba hoa, khoác lác,... Những tính xấu đó chỉ đem lại thiệt
hại cho xã hội, cho mọi người và cho chính bản thân người đó. Chẳng hạn như một con
người, lúc còn nhỏ tuổi hay dối thày, lừa bạn, trí trá với cha mẹ, nhưng không chịu uốn

124
nắn, sửa chữa, lớn lên sẽ thành kẻ dối trá, cơ hội. Trong sản xuất, kinh doanh, có những
doanh nhân (thậm chí trước đó là những cán bộ cách mạng) do thiếu tính trung thực, đã
trở thành những kẻ cơ hội, lừa đảo, tham nhũng,… làm giàu bất chính.
Vì vậy tính trung thực là một đức tính rất cao đẹp, quý báu và cần thiết đối với con
người nói chung và đối với mỗi doanh nhân nói riêng. Đồng thời, phải trung thực còn là
một yêu cầu bắt buộc trong toàn bộ hoạt động và cuộc sống của con người.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, tính trung thực chính
là một phẩm chất cơ bản, bao trùm và quan trọng nhất của đạo đức kinh doanh. Nó chi
phối các phẩm chất khác.
Do kinh doanh là hoạt động gắn liền với các lợi ích kinh tế, bởi vậy tính trung
thực là một yêu cầu nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế cho các chủ thể của nền kinh tế thị
trường, là biểu hiện chữ tín trong quan hệ thị trường của các chủ thể kinh tế. Tính trung
thực của đạo đức kinh doanh được thể hiện:
- Không dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời. Đây chính là hoạt
động kinh doanh chân chính, coi trọng lợi mình, lợi người và lợi toàn xã hội; là hành vi
thiện mà xã hội luôn trân trọng; là mục đích cao cả mà các chủ thể kinh doanh vươn tới.
Việc kinh doanh sử dụng những thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời hoặc kiểu kinh
doanh “chụp giật”, “ăn xổi”,... chỉ là nhất thời chứ không thể tồn tại lâu dài, vì sớm bị
xã hội phát hiện và tẩy chay.
- Giữ lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh, nhất quán trong nói và làm. Đây là
đòi hỏi của dân tộc Việt Nam và cả nhân loại. Việc giữ đúng lời hứa, lời nói đi đôi với
việc làm luôn được tôn trọng và tạo điều kiện để phát triển trong mọi tình huống, cả lúc
thuận lợi lẫn lúc khó khăn.
- Trung thực trong việc chấp hành luật pháp của Nhà nước để không đi vào con
đường làm ăn phi pháp như trốn thuế, lậu thuế, không sản xuất và buôn bán những mặt
hàng quốc cấm hoặc tiến hành những dịch vụ có hại cho thuần phong mỹ tục của dân
tộc... Đối với những kẻ bất lương, có thể đó là những con đường dễ “hái” ra tiền,
nhưng đồng thời, đó cũng là con đường ngắn nhất để đi vào nhà tù và phá sản. Thiếu
trung thực cũng có ý nghĩa là thiếu tài năng kinh doanh chân chính.
- Trung thực trong giao tiếp với bạn hàng (giao dịch, đàm phán, ký kết) và người
tiêu dùng, nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa và dịch vụ đúng như ký kết hay đã giới
thiệu và quảng cáo. Không làm hàng giả, khuyến mại giả, quảng cáo sai sự thật, sử
dụng trái phép những nhãn hiệu nổi tiếng, vi phạm bản quyền, phá giá theo lối ăn cướp.
Không dùng cái bóng bẩy, hào nhoáng, bề ngoài che đậy cái giả dối, thậm chí độc hại
bên trong, để miễn sao thu được nhiều lãi. Sự trung thực này sẽ giúp cho sản xuất, kinh
doanh nói riêng và cả nền kinh tế nói chung tránh được những hậu quả do sử dụng

125
những máy móc, đồ dùng, nguyên liệu, vật liệu, cây giống, con giống,... chất lượng kém,
dẫn tới mau hỏng, lãng phí và độc hại.
- Trung thực ngay cả với bản thân mình để không hối lộ, tham ô, thụt két,
“chiếm công vi tư”, dù hàng ngày, hàng giờ người kinh doanh tiếp xúc với tiền và
hàng, lại có quyền quyết trong tay mà không ai biết ngoài lương tâm của mình.
Thứ hai, Tôn trọng con người
Phẩm chất đạo đức này được thể hiện trong các mối quan hệ giữa doanh nghiệp
với người lao động, khách hàng, cổ đông và đối thủ cạnh tranh.
- Đối với người lao động
Người lao động là lực lượng chính giúp doanh nghiệp hiện thực hóa mục tiêu
sản xuất của mình. Bởi vậy, làm thế nào để người lao động yên tâm và dành hết khả
năng của mình vào công việc là vấn đề mà các doanh nghiệp luôn quan tâm, giải quyết.
Đây chính là thể hiện sự tôn trọng đối với người lao động – một yêu cầu của đạo đức
kinh doanh. Có mấy nguyên tắc mà doanh nghiệp cần chú ý:
Đảm bảo quyền đãi ngộ bình đẳng và xứng đáng cho người lao động
Một vấn đề đạo đức rất dễ xảy ra tại các doanh nghiệp (Việt Nam và thế giới) đó
là tình trạng phân biệt đối xử đối với người lao động. Cụ thể là, người lao động không
được hưởng những lợi ích như nhau trong khi điều kiện làm việc giống nhau. Sự phân
biệt này xảy ra do người lao động có sự khác nhau về dân tộc, giới tính, tôn giáo, địa
phương, vùng văn hóa, tuổi tác hay thể chất. Ở nhiều nước trên thế giới, vấn đề đãi ngộ
bình đẳng cho người lao động đã được thể chế hóa thành luật. Đơn cử, luật Equal
Employment Opportunity (EEO) - cơ hội bình đẳng trong nghề nghiệp - là một luật khá
quan trọng tại Mỹ, Canada, Úc và một số nước tiên tiến khác. Luật EEO yêu cầu tạo cơ
hội bình đẳng cho tất cả mọi người lao động. Theo đó, khi người chủ lao động tiến
hành những quyết định về nhân sự - tuyển dụng, đãi ngộ, thăng tiến, và sa thải người
lao động - thì phải thực hiện hết sức công bằng và bình đẳng dựa vào những yếu tố như
năng lực, kỹ năng, kinh nghiệm và những thành quả lao động của cá nhân đó. Người sử
dụng lao động không được đưa ra những quyết định nhân sự dựa vào những yếu tố có
tính chất phân biệt đối xử như dân tộc, màu da, tôn giáo, giới tính, quê quán, tuổi tác,
tình trạng hôn nhân,…
Luật pháp thừa nhận quyền của các doanh nghiệp trong việc tuyển dụng những
người có năng lực nhất, phù hợp nhất vào các vị trí công tác khác nhau theo yêu cầu
của mình. Tuy nhiên, luật pháp cũng ngăn chặn doanh nghiệp sa thải người lao động
một cách tùy tiện và bất hợp lý, bởi đó là hành động vi phạm pháp luật và phản đạo
đức. Những quyền cơ bản của người lao động mà doanh nghiệp cần tôn trọng, bảo vệ là
quyền được sống, quyền được làm việc và quyền có cơ hội lao động như nhau.

126
Ngoài ra, doanh nghiệp phải có trách nhiệm tạo công ăn việc làm ổn định và trả
lương tương xứng với đóng góp của người lao động. Nếu sử dụng lao động, sử dụng
chất xám của người lao động nhưng không trả công xứng đáng cho họ chính là một
hình thức bóc lột lao động, một hành động ăn cướp. Thực tế luôn cho thấy lợi nhuận
của một doanh nghiệp luôn tỷ lệ thuận với sự đóng góp của người lao động. Đây là điều
mà người kinh doanh phải hết sức chú ý và nó cũng là yêu cầu của đạo đức kinh doanh.
Tôn trọng quyền riêng tư cá nhân
Quyền riêng tư cá nhân của người lao động cũng là vấn đề mà mỗi doanh
nghiệp, đặc biệt người quản lý phải tôn trọng. Việc nắm thông tin về nhân viên của
doanh nghiệp nhằm xác minh năng lực và trạng thái sức khỏe của người lao động, từ đó
xây dựng cho mình đội ngũ nhân viên có năng lực, nhiệt tình với công việc, sức khỏe
tốt,… tạo điều kiện cho việc giảm chi phí sản xuất để đạt mục tiêu hiệu quả kinh tế.
Việc thu thập thông tin có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức: có thể do người lao
động tự nguyện cung cấp; có thể do doanh nghiệp tiến hành xác minh, điều tra, xét
nghiệm; có thể thông qua các phương tiện kỹ thuật hiện đại để giám sát, theo dõi hàng
ngày. Công nghệ hiện đại không chỉ giảm nhẹ gánh nặng cho người quản lý mà còn
tăng độ chính xác trong việc phối hợp, điều hành, kiểm soát và tăng tính hiệu quả của
hoạt động sản xuất nói chung. Tuy nhiên, giám sát từ xa bằng thiết bị hiện đại có thể
gây áp lực tâm lý bất lợi cho người lao động, như cảm thấy bị giám sát thường xuyên,
lo sợ mơ hồ, sự riêng tư bị xâm phạm, cường độ lao động gia tăng, mất tự do và tự tin.
Vì vậy, dù được coi là hợp lý, nhưng việc kiểm tra, giám sát, thu thập và sử dụng thông
tin về các cá nhân vẫn có thể bị coi là khó chấp nhận về mặt đạo đức ngay cả khi điều
đó là nhằm mục đích bảo đảm công việc sản xuất diễn ra tốt đẹp. Nhưng càng không
thể chấp nhận được nếu những thông tin thu thập được không phục vụ cho công việc
hoặc thậm chí có thể bị lạm dụng vào các mục đích không liên quan hoặc gây bất lợi
cho người lao động.
Vì vậy, nguyên tắc đạo đức kinh doanh mà doanh nghiệp phải lưu ý là người lao
động có quyền đựợc biết về động cơ và các phương tiện kỹ thuật sử dụng để thu thập
thông tin và mục đích sử dụng thông tin thu thập được của người quản lý. Doanh
nghiệp cần phải đảm bảo tính an toàn cho người lao động, vì đây không chỉ là một yêu
cầu pháp lý mà còn là một lợi ích rất thiết thực. Người lao động luôn muốn có được
môi trường an toàn và thuận lợi nhất cho việc phát huy năng lực. Do đó, việc đảm bảo
độ riêng tư về thông tin cá nhân của người lao động, đồng thời biết cách sử dụng đúng
mục đích những thông tin đó sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu, hiệu quả như
mong muốn hơn.
Đảm bảo điều kiện, môi trường làm việc

127
Luật pháp bảo vệ người lao động không chỉ bằng cách ngăn chặn tình trạng
người lao động phải làm việc trong các điều kiện nguy hiểm, độc hại, mà còn bảo vệ
quyền của họ trong việc “được biết và được từ chối các công việc nguy hiểm”. Trong
trường hợp các công việc nguy hiểm được nhận thức đầy đủ và được người lao động tự
nguyện chấp nhận, luật pháp cũng buộc các doanh nghiệp phải đảm bảo trả mức lương
tương xứng với mức độ nguy hiểm và rủi ro của công việc đối với người lao động.
Liên quan tới sự an toàn về sức khỏe và sinh mạng của người lao động có hai
khái niệm cần phân biệt: an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. Trong đạo đức kinh
doanh, vấn đề an toàn lao động thường được sử dụng để chỉ các hoàn cảnh, tình trạng
nguy hiểm hay có hại đối với sức khỏe của người lao động mà hậu quả của chúng
thường xuất hiện bất ngờ, thiệt hại được thể hiện cụ thể, nguyên nhân hay yếu tố gây tai
nạn có thể xác minh tương đối dễ dàng. Khái niệm y tế (vệ sinh) công nghiệp thường
gắn với các trường hợp liên quan đến bệnh nghề nghiệp do hậu quả phát tác về sau,
nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng khó xác minh và thường rất phức tạp, khó nhận
thấy tức thời. Vì vậy, chúng ít được đề phòng hơn.
Người lao động luôn phải làm việc trong những điều kiện và hoàn cảnh khác hẳn
so với môi trường sống quen thuộc. Không mấy khi họ có khả năng điều chỉnh hay thay
đổi môi trường làm việc theo ý muốn của mình. Trong khi đó, năng lực thích nghi của
mỗi người lại không giống nhau và có hạn. Hậu quả có thể là những tai nạn bất ngờ
hoặc là những ảnh hưởng bất lợi về sức khỏe và tâm sinh lý sau này mới phát tác. Kèm
theo đó là những thiệt hại về kinh tế do mất hoặc giảm khả năng lao động. Vì vậy, nghĩa
vụ pháp lý, đồng thời là nghĩa vụ đạo đức của doanh nghiệp là phải cung cấp những
điều kiện lao động hợp lý. Doanh nghiệp cần phải nhận thức đúng đắn về tầm quan
trọng phải có được một môi trường an toàn và sạch sẽ. Các biện pháp bảo hộ tuy tốn
kém tiền bạc nhưng có thể được coi là những tiền đề cần thiết cho việc tiến hành các
hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm thu lợi lâu dài. Chỉ khi được đảm bảo an toàn về
mặt thể chất và tinh thần thì người lao động mới phát huy được tối đa năng lực của
mình vì lợi ích của doanh nghiệp, khi đó doanh nghiệp sẽ có nguồn sức mạnh rất lớn từ
sự trung thành và tận tụy của người lao động. Vì vậy, các vấn đề về bảo hộ và vệ sinh
công nghiệp cần được coi như những khoản đầu tư về kết cấu hạ tầng cho các hoạt động
chính của doanh nghiệp. Xét từ góc độ tài chính, những khoản chi tiêu này cũng có ý
nghĩa như những khoản chi tiêu cho việc xây dựng các công trình phúc lợi, chi phí cho
quảng cáo nhằm tạo “sự an toàn về tương lai” cho doanh nghiệp. Nhờ đó, hình ảnh của
doanh nghiệp sẽ được cải thiện.

128
Người lao động cần được trang bị các phương tiện bảo hộ hợp lý và đầy đủ, được
tập huấn về an toàn lao động và các vấn đề liên quan. Doanh nghiệp phải cung cấp đầy
đủ các thông tin liên quan, hạn chế các biện pháp ép buộc những người lao động có đặc
điểm cá biệt về thể chất hay tâm sinh lý (ví dụ: thể lực, chiều cao, bệnh mãn tính, phụ
nữ...) làm các công việc có thể gây nguy hiểm cho họ. Ngoài ra, doanh nghiệp cần có
trách nhiệm thu thập và phát hiện những thông tin mới liên quan đến những tai nạn, rủi
ro nghề nghiệp để thông báo và phối hợp với người lao động trong việc phòng ngừa.
- Đối với khách hàng
Không có một doanh nghiệp nào có thể tồn tại được nếu thiếu đối tượng phục vụ
là khách hàng. Khách hàng chính là người thể hiện nhu cầu; sử dụng hàng ngày dịch
vụ; đánh giá chất lượng; tái tạo và phát triển nguồn tài chính cho doanh nghiệp. Do vậy,
đạo đức kinh doanh đòi hỏi mọi hoạt động của doanh nghiệp đều phải định hướng vào
khách hàng, phải coi họ là “Thượng đế”, là “ân nhân”, vì họ là người quyết định cuối
cùng cho việc doanh nghiệp sẽ thành công hay thất bại. Thực hiện điều đó, các doanh
nghiệp phải đảm bảo những nguyên tắc sau:
Cung cấp thông tin trung thực về sản phẩm
Trên thị trường thường xuất hiện mâu thuẫn về thông tin giữa người sản xuất và
người tiêu dùng. Người hiểu rõ về sản phẩm nhất chính là người sản xuất ra nó. Trong
khi đó, người tiêu dùng lại chỉ có trong tay vốn kiến thức hạn hẹp về sản phẩm. Bởi
vậy, người tiêu dùng dễ bị lừa gạt do quảng cáo không trung thực với những hình ảnh,
lời văn rất hấp dẫn. Điều này dẫn đến niềm tin sai lầm của người tiêu dùng và sau khi
sử dụng sản phẩm sẽ gây nên nỗi thất vọng cho họ. Quảng cáo bán hàng khuyến mãi
cũng có thể là cách thức của những kẻ kinh doanh lừa đảo làm cho khách hàng không
nhận ra được những thông tin chính xác, mà thực chất là bán kèm, bán tháo hàng tồn
kho, hàng chất lượng thấp... Hiện nay đã hình thành và phát triển hình thức bán hàng
qua mạng. Đây là hình thức bán hàng hiện đại, nhiều tiện lợi và là xu thế tất yếu của sự
phát triển. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội cho các hành vi lừa gạt khách hàng, bởi khách
hàng có thể có sự nhận biết sai lệch hoặc thiếu thông tin. Những thông tin không chính
xác sẽ làm mất đi sự tin cậy của người tiêu dùng đối với doanh nghiệp.
Do đó, vấn đề đạo đức kinh doanh đặt ra ở đây đối với doanh nghiệp là họ cần giúp
người tiêu dùng hiểu biết đúng về sản phẩm. Cụ thể, những thông tin cần thiết phải
được cung cấp rõ trên bao bì, nhãn hiệu, như công dụng, cách dùng, hạn sử dụng...
Đảm bảo lợi ích bền vững cho khách hàng
Trách nhiệm của doanh nghiệp là phải phát hiện được nhu cầu chân chính của
khách hàng, sau đó làm ra những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu đó. Tuy

129
nhiên, một vấn đề đạo đức kinh doanh liên quan tới khách hàng lại có thể nảy sinh từ
việc nhà sản xuất không cân đối được nhu cầu trước mắt và nhu cầu lâu dài của họ.
Trong những năm gần đây, mối quan tâm của người tiêu dùng và xã hội không chỉ
dừng lại ở sự an toàn đối với sức khỏe và lợi ích của những người tiêu dùng trong quá
trình sử dụng các sản phẩm và dịch vụ cụ thể, mà còn dành cho những vấn đề mang
tính xã hội, lâu dài hơn liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm đó và bảo vệ môi
trường. Ví dụ: Người chăn nuôi muốn có nguồn thức ăn gia súc, gia cầm giá rẻ phục vụ
cho việc chăn nuôi nhưng họ không muốn các nhà máy chế biến thức ăn gia súc thải ra
các chất gây ô nhiễm phá hủy cảnh quan, môi trường sinh thái hoặc đe dọa sự sống của
cư dân quanh vùng. Nếu nhà sản xuất chỉ chạy theo nhu cầu trước mắt mà không tính
đến mong muốn lâu dài của họ thì nhà sản xuất đó khó được chấp nhận trên thị trường.
Bảo mật thông tin cho khách hàng
Với tốc độ phát triển khá nhanh của máy tính và Internet hiện nay, một vấn đề
cần thiết đặt ra thuộc lĩnh vực đạo đức kinh doanh, đó là trong quan hệ với khách hàng,
doanh nghiệp phải đảm bảo nguyên tắc bảo mật thông tin cá nhân. Rõ ràng công nghệ
hiện đại đã giúp ích rất nhiều cho việc thu thập, lưu trữ và xử lý các thông tin cá nhân.
Tuy nhiên, khách hàng không phải ai cũng đều kiểm soát được hết những thông tin của
mình mà doanh nghiệp đã thu thập. Vì thế, các doanh nghiệp có thể lạm dụng chúng
vào các mục đích khác nhau ngoài sự đồng ý và mong muốn của khách hàng. Những
thông tin này có thể được cung cấp cho các doanh nghiệp khác để truy nhập vào hộp
thư riêng với mục đích quảng cáo, gửi hoặc lấy thông tin. Nhiều doanh nghiệp muốn có
được những thông tin đó chỉ nhằm mục đích quảng bá sản phẩm của mình, nhưng điều
này lại vi phạm sự riêng tư của khách hàng. Vì thế, cũng là sự vi phạm đạo đức kinh
doanh.
An toàn sản phẩm
Một vấn đề đạo đức kinh doanh điển hình liên quan đến người tiêu dùng là an
toàn sản phẩm, mà trước hết là đảm bảo an toàn, vệ sinh lương thực, thực phẩm – nhóm
sản phẩm đáp ứng nhu cầu ăn, uống của con người – trong suốt quá trình sản xuất và
bảo quản trước khi đến tay người tiêu dùng. An toàn sản phẩm còn liên quan tới những
rủi ro tiềm ẩn do những khiếm khuyết của nhóm sản phẩm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt
hàng ngày khác. Khiếm khuyết có thể là do thiết kế sai, công nghệ sản xuất không hoàn
thiện, người lao động cẩu thả, người quản lý vô trách nhiệm, thậm chí chỉ vì tiết kiệm
nguyên liệu hay chi phí sản xuất. Những sản phẩm khiếm khuyết luôn tiềm ẩn những
rủi ro bất ngờ không thể đề phòng và chống đỡ đối với người sử dụng. Việc kinh doanh
những sản phẩm như vậy không chỉ gây ra những thiệt hại về doanh số trước mắt mà

130
còn gây khó khăn về lâu dài, do làm mất đi sự tin cậy và lòng trung thành của khách
hàng đối với sản phẩm và doanh nghiệp, tạo nên ấn tượng và hình ảnh bất lợi cho
doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn về độ an toàn thiết
kế, sử dụng nguyên liệu hợp chuẩn, tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc kĩ thuật và công
nghệ trong quá trình gia công và lắp ráp, kiểm tra chất lượng, bao bì để tránh hư hại,
biến chất.
- Đối với cổ đông
Vấn đề đạo đức kinh doanh thể hiện ở đây liên quan đến việc thông báo tình
trạng tài chính hàng năm cho cổ đông. Công việc kế toán có nhiệm vụ chuẩn bị và cung
cấp những thông tin, số liệu về tình trạng tài chính của doanh nghiệp; nêu rõ kết quả
hoạt động của doanh nghiệp, cũng như giá trị tài sản của nó. Số liệu tài chính cung cấp
những thông tin rất quan trọng, giúp cổ đông đưa ra quyết định liên quan đến việc đầu
tư, phát triển hay điều chỉnh những nguồn tài chính lớn. Tuy nhiên, trong các doanh
nghiệp, việc điều chỉnh số liệu trong các bảng cân đối kế toán cuối kỳ cũng là một điều
hiển nhiên, đa phần đó là những thay đổi nhỏ mang mục đích tích cực sao cho phù hợp
với những biến động của thị trường, những tác động của cạnh tranh hay do chu kỳ sản
xuất kinh doanh của ngành, của doanh nghiệp. Nhưng đối với cổ đông, việc kế toán lên
xuống có thể là dấu hiện không ổn định, dễ dẫn tới việc họ không yên tâm và rút vốn.
Điều đó có thể làm cho doanh nghiệp rơi vào tình thế khó khăn. Bởi vậy, việc cung cấp
thông tin không chính xác, dù thiện chí hay không thiện chí, đều bị coi là lừa gạt. Và
khi bị phát hiện việc làm này sẽ làm mất niềm tin của cổ đông.
- Đối với đối thủ cạnh tranh
Hoạt động của doanh nghiệp còn liên quan đến các doanh nghiệp khác trong và
ngoài ngành, đặc biệt ảnh hưởng tới những đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Cạnh tranh
trong thương trường là không tránh khỏi và được coi là nhân tố thị trường tích cực khi
nó tuân thủ những quy định của pháp luật và trở thành động lực thúc đẩy các doanh
nghiệp vươn lên (vượt lên trên đối thủ, vượt lên chính mình). Tuy nhiên, đối với nhiều
doanh nghiệp lại có quan niệm, cạnh tranh thành công được đo bằng lợi nhuận, thị
phần. Với họ, lợi nhuận và thị phần càng cao càng tốt. Vì thế, họ muốn đạt được điều
đó bằng nhiều cách, trong đó có cả các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh, không
được các doanh nghiệp khác cũng như xã hội chấp nhận, thậm chí phải đương đầu với
sự phán xét của hệ thống giá trị xã hội và pháp lý. Khi đó, kết quả đạt được về lợi
nhuận và thị phần không còn mang ý nghĩa tích cực mà chỉ là những tính toán ích kỷ,
thiển cận. Kinh doanh có đạo đức luôn đi liền với các hành vi cạnh tranh lành mạnh,
tôn trọng đối thủ.

131
Thứ ba, Gắn lợi ích của doanh nghiệp với trách nhiệm xã hội
Đạo đức kinh doanh đối với đối tượng cộng đồng xã hội hiện nay đang rất được
quan tâm. Vấn đề này liên quan mật thiết với khái niệm “trách nhiệm xã hội” (CSR –
Corporate Social Responsibility). Trách nhiệm xã hội được hiểu là: cam kết của doanh
nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn
mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả
lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng, v.v. theo cách
có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội. Trên thực tế, hoạt
động của doanh nghiệp rất có thể gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên – văn hóa –
xã hội xung quanh nơi doanh nghiệp hoạt động. Bởi vậy, doanh nghiệp phải có ý thức
và có trách nhiệm về sự bền vững, lành mạnh của môi trường tự nhiên – kinh tế – văn
hóa – xã hội tại cộng đồng. Để thực hiện điều đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện
đầy đủ và tự nguyện các trách nhiệm xã hội của mình. Cụ thể, phải tuân thủ những
nguyên tắc sau:
Bảo vệ môi trường tự nhiên
Quá trình sản xuất vật chất ngày nay, về mặt xã hội đang đặt ra hai vấn đề bức
thiết mà các nước cần phải giải quyết, đó là nạn ô nhiễm môi trường và tình trạng cạn
kiệt tài nguyên thiên nhiên. Có thể nói, chưa bao giờ trong lịch sử xã hội vấn đề đạo
đức trong kinh doanh liên quan đến môi trường lại được cả loài người quan tâm như
vậy. Nguyên nhân của nó xuất phát từ thực tế ngày càng có nhiều doanh nghiệp vì lợi
nhuận mà sử dụng chất độc hại trong sản xuất, khai thác tài nguyên bừa bãi, thải chất
thải độc hại vào môi trường nước và không khí,… Cái giá mà những doanh nghiệp này
phải trả đó chính là hàng hóa của họ bị tẩy chay, sự tồn tại của doanh nghiệp bị đe dọa.
Bởi vậy, để tồn tại và phát triển, mỗi doanh nghiệp luôn phải ý thức được trách
nhiệm của mình là gắn liền công việc sản xuất, kinh doanh với xử lý chất thải, với
nghĩa vụ bảo vệ môi trường sinh thái và tài nguyên thiên nhiên. Việc khai thác tài
nguyên thiên nhiên phải đảm bảo hợp lý để bảo vệ cân bằng sinh thái, tránh thiên tai,
hiểm họa cho con người.
Bảo vệ môi trường văn hóa – xã hội
Bên cạnh những vấn đề ô nhiễm môi trường tự nhiên, vấn đề bảo vệ môi trường
văn hóa - xã hội, cũng được chú trọng ở nhiều quốc gia. Ngoài việc có thể làm thay đổi
cảnh quan và môi trường tự nhiên, sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp tại địa
phương còn có thể làm thay đổi nếp sống, nếp nghĩ và thói quen, tập tục địa phương.
Những giá trị truyền thống có thể biến mất, thay vào đó là những thói quen mới. Như
việc sử dụng các biện pháp và hình thức quảng cáo tinh vi, đặc biệt thông qua phim

132
ảnh, có thể dẫn đến những trào lưu tiêu dùng lệch lạc, làm xói mòn giá trị văn hóa và
đạo đức truyền thống, làm thay đổi giá trị tinh thần và triết lý đạo đức xã hội, làm mất
đi sự trong sáng và tinh tế của ngôn ngữ.
Vì vậy, các quyết định kinh doanh không chỉ được xem xét về khía cạnh kinh tế,
pháp lý mà còn cần cân nhắc đến lợi ích của những người dân, của cộng đồng. Xét cho
cùng, cộng đồng xã hội chính là thị trường lâu dài của doanh nghiệp. Do đó, bảo vệ lợi
ích của cộng đồng cũng là bảo vệ lợi ích lâu dài của chính doanh nghiệp.
Nhân đạo chiến lược
Giúp đỡ những người bất hạnh hay đóng góp cho giáo dục cũng là một lĩnh vực
nhân đạo thuộc phạm vi của trách nhiệm xã hội. Thực tế cho thấy, những người bất
hạnh thì luôn mong muốn có cuộc sống tốt hơn, nhưng đối với họ là không thể, vì khả
năng tài chính có hạn. Trong khi giáo dục luôn đóng vai trò quan trọng không chỉ đối
với quốc gia hay cá nhân mỗi người mà còn đối với các doanh nghiệp trong tương lai.
Vì thế, hình ảnh những doanh nhân làm từ thiện cũng là hình ảnh mà các doanh nghiệp
cần học tập. Không những vậy, khía cạnh nhân đạo chiến lược này sẽ giúp doanh
nghiệp củng cố và phát triển lợi ích đa phương với nhiều đối tượng có liên quan khác.
Đây còn được coi là các khoản đầu tư cho tương lai đảm bảo sự phát triển bền vững.
Thứ tư, Sự khiêm tốn và lòng dũng cảm
Khiêm tốn là một trong những đức tính biểu hiện trực tiếp của tình cảm nghĩa vụ,
danh dự, lương tâm, thái độ tự trọng, chân thành, mong muốn có sự hợp lý, công bằng,
khách quan trong việc đánh giá bản thân mình và có khát vọng vươn tới chân lý, muốn
làm điều tốt, điều thiện để phục vụ mọi người và xã hội. Người có đức tính khiêm tốn là
người biết tôn trọng những thành tích, công lao và ưu điểm của người khác, đồng thời
xem thành tích và công lao của mình chỉ là một phần công lao hay thành tích chung của
mọi người, của xã hội. Người có đức tính khiêm tốn thường nhân ái, không tự cao tự
đại, luôn tế nhị, biết tôn trọng lẫn nhau trong cách cư xử và ứng xử.
Tính khiêm tốn chứa đựng nội dung cơ bản sau:
- Bản chất của tính khiêm tốn là chứa đựng nội dung trung thực, có tính nguyên
tắc và công bằng. Tính khiêm tốn đòi hỏi mỗi người khi đánh giá phẩm chất đạo đức
của mình phải khách quan, trung thực, không theo kiểu tự khen hay, cho mình cái gì
cũng đúng, coi thường công lao, thành tích của người khác.
Có đức tính khiêm tốn sẽ tạo cho người kinh doanh có một động lực để vươn tới
sự trưởng thành và ngày càng tiến bộ. Cũng cần thấy rằng, bản chất của sự khiêm tốn
không phải ở chỗ đánh giá thấp so với năng lực của mình, nếu quá khiêm tốn như vậy
sẽ làm cho con người mắc bệnh e dè, nể nang, tự hạ thấp mình đến mức tự ti, sẽ dẫn
đến cái gì cũng đúng, cũng gật theo kiểu vô nguyên tắc. Tính khiêm tốn giúp người

133
kinh doanh đánh giá thành tích, công lao, phẩm chất đạo đức của mình và của người
khác một cách khách quan, đúng đắn.
- Khiêm tốn là thể hiện tính thiện. Người khiêm tốn là người có nhân cách, có
lương tâm. Đức tính khiêm tốn đối lập với sự ba hoa, khoác lác, hống hách, kiêu ngạo,
vô lương tâm và thô bạo - những tính xấu, biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân ích kỷ,
muốn bắt mọi người phải sùng bái mình.
Người có đức tính khiêm tốn cũng có nghĩa là giàu lòng tốt, luôn luôn quan tâm
đến lợi ích của người khác và của xã hội; hăng hái học tập, rèn luyện để trở thành người
lương thiện, sống có đạo đức; có ý thức bảo vệ danh dự và phẩm giá của bản thân mình
và mọi người xung quanh, không làm liều, làm ẩu, hành động mù quáng; có đức tính
trung thực, chịu khó học hỏi, gần gũi và giúp đỡ mọi người. Từ những nội dung đó ta
thấy, tính khiêm tốn có vai trò rộng lớn trong đời sống đạo đức.
Tính khiêm tốn giúp người kinh doanh ham học hỏi và biết tự khẳng định mình
để tiến bộ nhanh. Đồng thời, luôn sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm của mình và
trân trọng những thành tích, công lao cống hiến của cộng sự lẫn đối thủ cạnh tranh.
- Tính khiêm tốn của người kinh doanh giúp họ dễ gần gũi, dễ tiếp xúc với mọi
người. Hơn nữa, nó còn giúp họ sống thanh thản, nhân ái, vị tha, lành mạnh, khắc phục
được những thói xấu ích kỷ, tham lam, thô bạo, coi thường người khác.
Người kinh doanh không những có đức tính khiêm tốn mà còn phải có lòng
dũng cảm. Nếu thiếu lòng dũng cảm thì lòng tốt của con người chỉ dừng lại trong ý
thức, hoặc trong cảm xúc thiện tâm, thiện ý mà không trở thành hiện thực.
Dũng cảm là đức tính đặc thù của ý chí. Dũng cảm giúp con người sống có nghị
lực và khí phách, có hành động anh hùng và cao thượng, không sợ hiểm nguy. Người có
lòng dũng cảm là người dám đương đầu với mọi gian nan, thử thách để vươn tới cái thiện.
Họ luôn sống có nghị lực, không chịu khuất phục trước cái sai, cái ác; biết tôn trọng lẽ
phải; có quyết tâm cao, không chùn bước trước khó khăn, gian khổ, luôn vươn tới mục
đích cao thượng và chân chính. Lòng dũng cảm đối lập với tính hèn nhát, nhu nhược.
Người nhu nhược là người thiếu quyết đoán, sợ chân lý, không dám đấu tranh vì sợ liên
lụy tới quyền lợi bản thân. Họ là những người dễ sa vào chủ nghĩa cá nhân – một căn
bệnh luôn cản trở sự phát triển những tình cảm đạo đức tốt đẹp.
Đức tính dũng cảm khác với sự liều lĩnh. Sự liều lĩnh thường dẫn con người đi
đến những hành động mù quáng, nguy hiểm và khó tránh khỏi thất bại. Trái lại, lòng
dũng cảm đòi hỏi người ta sống phải có nghị lực, có quyết tâm, có sự chín chắn, thông
minh và sáng suốt.
Sự khiêm tốn và lòng dũng cảm là đức tính rất cần đối với mỗi người kinh
doanh. Nó giúp họ tránh được sự kiêu ngạo và tự ti – những tình cảm cực đoan của

134
nghĩa cá nhân. Qua đó, tạo điều kiện cho mỗi doanh nhân dám đương đầu với thử
thách, “dám làm dám chịu”, “tay trắng làm nên”.
Thứ năm, Tôn trọng bí mật thương mại
Bí mật thương mại là những thông tin được sử dụng trong quá trình tiến hành
hoạt động kinh doanh. Có thể nó không được nhiều người biết tới nhưng lại tạo cơ hội
cho người sở hữu nó một lợi thế so với những đối thủ cạnh tranh không biết hoặc
không sử dụng những thông tin đó.
Bí mật thương mại bao gồm công thức, thành phần một sản phẩm, thiết kế một
kiểu máy móc, công nghệ và kỹ năng đặc biệt, các đề án tài chính, quy trình đấu thầu
các dự án có giá trị lớn...
Bí mật thương mại cần phải được bảo vệ, vì nó là một loại tài sản đặc biệt mang
lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu bí mật thương mại bị tiết lộ sẽ dẫn đến hậu quả
làm mất lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh của doanh nghiệp.
Chính vì vậy, những người lao động trực tiếp liên quan đến bí mật thương mại
(những nhân viên kỹ thuật cao cấp, những người làm việc trong bộ phận R&D) có
nghĩa vụ bảo mật không được tiết lộ hay sử dụng thông tin tích luỹ được trong quá trình
làm việc tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc ngăn chặn nhân viên sử dụng kiến thức,
kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình làm việc đó, có thể lại là hành vi vi phạm
quyền tự do và quyền sở hữu trí tuệ.
Các doanh nghiệp thường yêu cầu người lao động ký văn bản thoả thuận không
làm thuê cho các đối thủ cạnh tranh sau khi rời bỏ doanh nghiệp mình và đưa ra những
quy định hạn chế đối với việc sử dụng các phát minh và kinh nghiệm tích luỹ được
trong quá trình công tác (trong một khoảng thời gian nhất định, trong một khu vực địa
lý nhất định, trong một số loại công việc nhất định...). Việc này dẫn đến những trở ngại
cho việc khai thác năng lực tốt nhất của người lao động. Vì thực tế, người lao động
cũng có quyền thay đổi công việc hay khởi sự công việc kinh doanh của riêng bản thân.
Đương nhiên, họ có thể sử dụng một số kiến thức và kỹ năng tích lũy được trong quá
trình lao động trước đó.
Các chủ doanh nghiệp lại thường lập luận rằng, người lao động có được những
phát minh, sáng kiến là nhờ thời gian, vật tư và thiết bị mà doanh nghiệp đã cung cấp.
Vì thế, doanh nghiệp có quyền sở hữu và quyền sử dụng phát minh đó mà không phải
trả tiền thêm cho người lao động. Tuy nhiên, trên thực tế, bí mật thương mại không thể
tách khỏi trí tuệ của người lao động. Người lao động chính là người đồng sở hữu, nắm
giữ những tài sản trí tuệ này. Họ cũng là những người ít có khả năng hoặc không có chủ
định sử dụng tài sản này vào việc làm lợi cho mình.

135
Khi người lao động bị đối xử một cách không bình đẳng, có thể dẫn đến việc họ
tiết lộ bí mật thương mại cho các doanh nghiệp cạnh tranh để nhận phần tiền thêm hoặc
họ sẽ sử dụng bí mật thương mại vào việc bỏ ra lập doanh nghiệp riêng. Khi đó, hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn.
Chìa khoá để giải quyết vấn đề bảo vệ bí mật thương mại nằm ở việc cải thiện
mối quan hệ với người lao động mà yếu tố then chốt là tạo ra một môi trường đạo đức
trung thực. Ở đó, người chủ đối xử đàng hoàng với nhân viên, bằng cách đáng giá đúng
mức độ đóng góp, xác định đúng chủ quyền đối với các ý tưởng. Được như vậy, người
lao động thực sự cảm thấy rằng, những tài sản của doanh nghiệp cũng là của họ chứ
không phải của riêng ông chủ. Theo đó, họ sẽ tự giác có ý thức bảo mật thông tin của
doanh nghiệp mà không cần sự ràng buộc có tính pháp lý.
6.1.3. Vai trò của đạo đức kinh doanh đối với doanh nghiệp kinh doanh quốc tế
Thứ nhất, Đạo đức kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể
kinh doanh theo hướng tích cực
Đạo đức kinh doanh khi được kết hợp với pháp luật sẽ điều chỉnh các hành vi
kinh doanh theo khuôn khổ pháp luật và quỹ đạo của các chuẩn mực đạo đức xã hội.
Không một pháp luật nào (dù đã hoàn thiện đến mấy), lại có thể là chuẩn mực cho
mọi hành vi của đạo đức kinh doanh. Pháp luật cũng không thể thay thế vai trò của
đạo đức trong việc tác động vào lương tâm của người kinh doanh, khuyến khích họ
làm việc thiện. Bởi vì, phạm vi ảnh hưởng của đạo đức rộng hơn pháp luật, bao quát
mọi lĩnh vực của thế giới tinh thần, trong khi pháp luật chỉ điều chỉnh những hành vi
liên quan đến chế độ nhà nước, chế độ xã hội... Nhưng khi pháp luật càng đầy đủ,
chặt chẽ và được thi hành nghiêm thì đạo đức càng được đề cao. Nhờ đó, ngăn chặn
được sự tìm kiếm lợi nhuận phi pháp, tham nhũng, buôn lậu, trốn thuế, gian lận
thương mại,… của các chủ thể kinh doanh một cách tự giác.
Sự tồn vong của doanh nghiệp không chỉ do chất lượng của các sản phẩm hay
dịch vụ cung ứng mà còn do phong cách kinh doanh của doanh nghiệp quy định.
Hành vi kinh doanh thể hiện tư cách của doanh nghiệp, và chính tư cách ấy tác động
trực tiếp đến sự thành bại của nó. Đạo đức kinh doanh, trong chiều hướng ấy, trở
thành một nhân tố chiến lược trong sự phát triển của doanh nghiệp. Chẳng phải vô
cớ mà từ lâu, một ngạn ngữ Ấn Độ được lưu truyền khá rộng rãi trong giới kinh
doanh ở các nước phát triển: “Gieo tư tưởng gặt hành vi, gieo hành vi gặt thói quen,
gieo thói quen gặt tư cách, gieo tư cách gặt số phận”.
Thứ hai, Đạo đức kinh doanh góp phần nâng cao chất lượng doanh nghiệp

136
Phần thưởng cho một doanh nghiệp có sự quan tâm đến đạo đức là được các
nhân viên, khách hàng và công luận công nhận là có đạo đức. Phần thưởng cho trách
nhiệm đạo đức và trách nhiệm xã hội trong các quyết sách kinh doanh gồm có: hiệu
quả trong các hoạt động hàng ngày tăng cao, các nhân viên sự tận tâm hơn, chất
lượng sản phẩm được cải thiện, đưa ra quyết sách đúng đắn hơn, sự trung thành của
khách hàng và lợi ích về kinh tế lớn hơn. Các doanh nghiệp phát triển được một môi
trường trung thực và công bằng sẽ gây dựng được nguồn lực đáng quý và từ đó có
thể mở rộng cánh cửa dẫn đến thành công.
Các doanh nghiệp được xem là có đạo đức thường có nền tảng là các khách
hàng trung thành cũng như đội ngũ nhân viên vững mạnh, bởi họ luôn tin tưởng và
phụ thuộc lẫn nhau trong mối quan hệ qua lại. Nếu các nhân viên hài lòng thì khách
hàng cũng sẽ hài lòng, và nếu khách hàng hài lòng thì các nhà đầu tư cũng sẽ hài
lòng. Các khách hàng có xu hướng thích mua hàng của các công ty liêm chính hơn,
đặc biệt là khi giá hàng của công ty đó cũng bằng giá hàng của các công ty đối thủ.
Khi các nhân viên cho rằng, doanh nghiệp mình có một môi trường đạo đức lành
mạnh, họ sẽ tận tâm hơn và hài lòng với công việc của mình hơn. Các công ty cung
ứng thường muốn làm ăn lâu dài với các doanh nghiệp mà họ tin tưởng, bởi qua hợp
tác, họ có thể xoá bỏ được sự không hiệu quả, giảm chi phí và những nguy cơ rủi ro,
đồng thời có thể làm hài lòng khách hàng. Các nhà đầu tư cũng rất quan tâm đến vấn
đề đạo đức, trách nhiệm xã hội và uy tín của các doanh nghiệp mà họ đầu tư. Theo
họ, một môi trường đạo đức luôn là nền tảng cho sự hiệu quả, năng suất và lợi
nhuận, vì ở đó có sự tận tâm của đội ngũ nhân viên cũng như sự trung thành của
đông đảo khách hàng. Mặt khác, các nhà đầu tư cũng biết rằng, các hình phạt hay
công luận tiêu cực cũng có thể làm giảm giá cổ phiếu, giảm sự trung thành của
khách hàng và đe doạ hình ảnh lâu dài của doanh nghiệp.
Thực tế cho thấy, các vấn đề về pháp lí và công luận tiêu cực có những tác
động rất xấu tới sự thành công của bất cứ một doanh nghiệp nào. Ngược lại, doanh
nghiệp luôn thành công khi có sự ủng hộ của dư luận xã hội vì những hoạt động
được cho là có đạo đức. Bởi vậy, nhà đầu tư luôn cân nhắc kỹ lưỡng điều này trước
khi ra quyết định và thực hiện.
Thứ ba, Đạo đức kinh doanh góp phần bảo đảm sự cam kết và khuyến
khích sự tận tâm của nhân viên
Sự tận tâm của nhân viên là điều tất cả các doanh nghiệp mong muốn. Nó
xuất phát từ việc các nhân viên tin rằng, tương lai của họ gắn liền với tương lai của

137
doanh nghiệp. Vì thế, họ sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân trước mắt vì doanh nghiệp
của mình. Doanh nghiệp càng quan tâm đến nhân viên bao nhiêu thì các nhân viên
càng tận tâm với doanh nghiệp bấy nhiêu. Các điều kiện cần thiết để xây dựng môi
trường đạo đức cho nhân viên bao gồm: môi trường lao động an toàn, thù lao thích
đáng và thực hiện đầy đủ các trách nhiệm được ghi trong hợp đồng với người lao
động.
Các chương trình cải thiện môi trường đạo đức có thể là chương trình “gia
đình và công việc” hoặc chia/bán cổ phần cho nhân viên. Các hoạt động từ thiện
hoặc trợ giúp cộng đồng không chỉ tạo ra suy nghĩ tích cực của chính nhân viên về
bản thân họ và doanh nghiệp mà còn tạo ra sự trung thành của họ đối với doanh
nghiệp. Sự cam kết làm các điều thiện và tôn trọng nhân viên sẽ làm tăng sự trung
thành của nhân viên đối với doanh nghiệp và sự ủng hộ của họ đối với các mục tiêu
của doanh nghiệp. Các nhân viên sẽ dành hầu hết thời gian của họ tại nơi làm việc,
chứ không chây ì, chỉ làm cho xong công việc mà không có nhiệt huyết, không tận
tâm đối với những mục tiêu đề ra của doanh nghiệp, vì cảm thấy mình không được
đối xử công bằng.
Môi trường đạo đức của doanh nghiệp rất quan trọng đối với các nhân viên.
Đa số nhân viên tin rằng, hình ảnh của doanh nghiệp đối với cộng đồng là vô cùng
quan trọng. Khi thấy doanh nghiệp của mình tham gia tích cực vào các công tác
cộng đồng, họ sẽ trung thành với cấp trên và tự tin về bản thân mình hơn. Khi thấy
môi trường đạo đức trong doanh nghiệp có tiến bộ, họ sẽ tận tâm hơn để đạt được
các tiêu chuẩn đạo đức cao trong các hoạt động hàng ngày. Các nhân viên sẵn lòng
thảo luận các vấn đề đạo đức và ủng hộ các ý kiến nâng cao chất lượng sản xuất,
kinh doanh của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp cam kết sẽ thực hiện các quy định
đạo đức. Thực chất, những người được làm việc trong một môi trường đạo đức luôn
ý thức rằng, họ sẽ phải tôn trọng tất cả các đối tác kinh doanh của mình, không kể
những đối tác ấy ở bên trong hay bên ngoài doanh nghiệp. Họ cần phải cung cấp
những sản phẩm tốt nhất có thể cho tất cả các khách hàng và các cổ đông.
Cam kết của nhân viên đối với chất lượng của doanh nghiệp có tác động tích
cực đến vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp; môi trường làm việc có đạo đức lại
luôn tác động tích cực đến cam kết của họ. Đây chính là chìa khóa để các doanh
nghiệp đạt được mục tiêu tài chính và lợi nhuận. Bởi chất lượng những dịch vụ phục
vụ khách hàng luôn tác động đến sự hài lòng của khách hàng, nhờ môi trường làm
việc có đạo đức mà dịch vụ phục vụ khách hàng thường xuyên cải thiện, qua đó tác

138
động trực tiếp lên hình ảnh của doanh nghiệp, cũng như khả năng thu hút khách
hàng mới.
Thứ tư, Đạo đức kinh doanh góp phần làm hài lòng khách hàng
Các nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế của nhiều quốc gia cho thấy mối quan
hệ chặt chẽ giữa hành vi có đạo đức và sự hài lòng của khách hàng. Các hành vi vô
đạo đức có thể làm giảm lòng trung thành của khách hàng và khách hàng sẽ chuyển
sang mua hàng của các doanh nghiệp khác. Ngược lại, hành vi đạo đức có thể lôi
cuốn khách hàng đến với sản phẩm của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, nếu giá cả
và chất lượng các sản phẩm cùng loại trên thị trường như nhau, khách hàng thường
ưu tiên mua những sản phẩm của doanh nghiệp nào có danh tiếng tốt, quan tâm đến
khách hàng và xã hội. Các doanh nghiệp có đạo đức luôn đối xử công bằng với
khách hàng và liên tục cải tiến chất lượng sản phẩm, cũng như cung cấp cho khách
hàng các thông tin dễ tiếp cận và dễ hiểu. Các doanh nghiệp đó sẽ có lợi thế cạnh
tranh tốt hơn và dành được nhiều lợi nhuận hơn. Điểm mấu chốt ở đây mà các doanh
nghiệp dễ nhận ra là, chi phí để phát triển một môi trường đạo đức có thể sẽ đưa lại
phần thưởng lớn là sự trung thành của khách hàng ngày càng tăng.
Đối với các doanh nghiệp thành công nhất, thu được những lợi nhuận lâu dài
thì việc phát triển mối quan hệ tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng nhau với khách
hàng là chìa khoá mở cánh cửa thành công. Bằng việc chú trọng vào sự hài lòng của
khách hàng, các doanh nghiệp đó tiếp tục làm cho sự phụ thuộc của khách hàng vào
mình ngày càng sâu sắc hơn, và khi niềm tin của khách hàng tăng lên thì họ sẽ có sự
hiểu biết sâu hơn về việc phục vụ khách hàng như thế nào để phát triển mối quan hệ
đó. Một khách hàng cảm thấy vừa lòng sẽ quay lại, nhưng một khách hàng không
vừa ý sẽ nói cho nhiều người khác về việc họ không hài lòng với một doanh nghiệp
nào đó và bảo bạn bè họ tẩy chay doanh nghiệp đó.
Một môi trường đạo đức vững mạnh thường chú trọng vào các giá trị cốt lõi,
trong đó có việc đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết. Đặt lợi ích của khách hàng
lên trên hết không có nghĩa là phớt lờ lợi ích của nhân viên, các nhà đầu tư và cộng
đồng. Tuy nhiên, một môi trường đạo đức chú trọng đến khách hàng sẽ dễ dàng kết
hợp được những lợi ích của tất cả các cổ đông, từ đó đi đến các quyết định đúng đắn
đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Những nhân viên được làm việc
trong môi trường đạo đức sẽ có thái độ làm việc tốt, ở họ luôn xác định rõ, phục vụ
sao cho khách hàng thật hài lòng chính là nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. Các
hành động đạo đức hướng tới khách hàng sẽ tạo dựng được vị thế cạnh tranh vững

139
mạnh của doanh nghiệp có tác dụng tích cực đến thành tích nói chung cũng như
công tác đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp.
Thứ năm, Đạo đức kinh doanh góp phần nâng cao lợi nhuận cho doanh
nghiệp
Theo một nghiên cứu tiến hành với 500 tập đoàn lớn nhất ở Mỹ, những doanh
nghiệp cam kết thực hiện các hành vi đạo đức và chú trọng đến việc tuân thủ các
quy định đạo đức nghề nghiệp thường đạt được thành công lớn về mặt tài chính. Sự
quan tâm đến đạo đức đang trở thành một bộ phận không thể thiếu trong kế hoạch
chiến lược của các doanh nghiệp. Đây không còn là một chương trình do các chính
phủ yêu cầu mà đạo đức đang dần trở thành một vấn đề quản lý trong nỗ lực để
giành lợi thế cạnh tranh.
Trách nhiệm công dân của một doanh nghiệp gần đây cũng được đề cập
nhiều. Qua đó cho thấy, nó có tác động tích cực đến lãi đầu tư, tài sản và mức tăng
doanh thu. Trách nhiệm công dân của doanh nghiệp là đóng góp của một doanh
nghiệp cho xã hội bằng hoạt động kinh doanh chính của mình. Đầu tư xã hội, các
chương trình mang tính nhân văn và sự cam kết của doanh nghiệp vào chính sách
công là cách mà doanh nghiệp đó quản lý các mối quan hệ về kinh tế, xã hội, môi
trường với các bên liên đới, có tác động đến thành công dài hạn của doanh nghiệp đó.
Một doanh nghiệp không thể trở thành một tổ chức tốt, không thể nuôi dưỡng
và phát triển một môi trường có đạo đức nếu kinh doanh không có lợi nhuận. Các
doanh nghiệp có nguồn lực lớn hơn thường có điều kiện để thực thi trách nhiệm
công dân của mình trong việc phục vụ khách hàng, tôn trọng người lao động, thiết
lập lòng tin với cộng đồng. Nhiều nghiên cứu đã tìm ra mối quan hệ tích cực giữa
trách nhiệm công dân với thành tích công dân. Các doanh nghiệp tham gia các hoạt
động sai trái thường phải chịu sự giảm lãi trên tài sản hơn là các doanh nghiệp
không phạm lỗi. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tác động tiêu cực lên doanh thu
không xuất hiện trước năm thứ ba từ sau khi doanh nghiệp vi phạm lỗi.
Hai Giáo sư John Kotter và James Heskeu ở Trường Đào tạo quản lý kinh
doanh thuộc Đại học Harvard, tác giả cuốn sách “Văn hóa công ty và chỉ số hoạt
động hữu ích”, đã phân tích những kết quả khác nhau ở các công ty với những
truyền thống đạo đức khác nhau. Công trình nghiên cứu của họ cho thấy, trong vòng
11 năm, những công ty “đạo đức cao” đã nâng được thu nhập của mình lên tới 682%
(trong khi những công ty đối thủ thường thường bậc trung về chuẩn mực đạo đức chỉ
đạt được 36%). Giá trị cổ phiếu của những công ty “đạo đức cao” trên thị trường

140
chứng khoán tăng tới 901% (còn ở các đối thủ kém hơn nữa, chỉ số này chỉ là 74%).
Lãi ròng của các công ty “đạo đức cao” ở Mỹ trong 11 năm đã tăng tới 756% (1%).
Như vậy, đầu tư vào kết cấu hạ tầng đạo đức trong doanh nghiệp sẽ mang lại
sự thành công cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Có nhiều minh
chứng cho thấy, việc phát triển các chương trình đạo đức mang lại những lợi thế kinh
tế đáng nể trọng. Bởi vậy, dù trong giới kinh doanh vẫn còn quan niệm cho rằng, chi
phí cho các chương trình đạo đức không chỉ tốn kém mà còn chẳng mang lại lợi lộc
gì cho doanh nghiệp. Nhưng phải khẳng định, đó là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Vì,
đạo đức thực sự là một cơ sở hình thành, củng cố và phát triển văn hóa kinh doanh
của doanh nghiệp – một điều kiện cần thiết để đạt được mục tiêu tài chính và lợi
nhuận chân chính, đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trong kinh tế
thị trường.
Thứ sáu, Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia
Trong sự phát triển kinh tế thế giới đã phần nào cho thấy, các thể chế xã hội,
đặc biệt là các thể chế tạo dựng được niềm tin, là yếu tố vô cùng quan trọng dẫn đến
sự phồn vinh về kinh tế của thể chế đó.
Niềm tin là cái mà con người cần có. Nhờ có niềm tin mà người ta có động
lực để vươn lên. Người có niềm tin sẽ nỗ lực làm việc, tìm mọi cách giảm thiểu các
chi phí, thực hành tiết kiệm, tìm tòi sáng kiến, áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật
mới để tăng năng suất lao động,... Nhưng niềm tin lại được hình thành trên cơ sở
những chuẩn mực đạo đức đã trở thành hành vi đạo đức. Vì thế, đạo đức của một
chủ thể là nhân tố vô cùng quan trọng để người khác đặt niềm tin vào chủ thể đó.
Hiện nay, trên thế giới có nhiều quốc gia tạo dựng được niềm tin trong hoạt
động sản xuất, kinh doanh nhờ có hệ thống các chuẩn mực đạo đức đúng đắn được
thực hiện. Nhờ vậy, đã làm giảm thiểu các chi phí giao dịch, tạo điều kiện cạnh
tranh hiệu quả, qua đó không ngừng tăng năng suất lao động, cải thiện đời sống
người dân,… Trong hệ thống các nước dựa vào thị trường có niềm tin lớn như Nhật
Bản, Anh, Canada, Hoa Kỳ, Thụy Điển, các doanh nghiệp luôn thành công và phát
triển vì có một tinh thần hợp tác và niềm tin.
So sánh tỷ lệ tham nhũng trong một số thể chế xã hội khác nhau, Nigêria và
Nga có tỷ lệ tham nhũng cao, trong khi đó Canada và Đức có tỷ lệ tham nhũng thấp.
Có thể thấy được, điểm khác biệt chính giữa các cấp độ về sự vững mạnh và ổn định
kinh tế của các nước này chính là đạo đức. Bởi vậy, có thể khẳng định, đạo đức
đóng một vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế.

141
Rõ ràng, tiến hành sản xuất, kinh doanh một cách có đạo đức, có trách nhiệm
sẽ tạo được niềm tin xã hội, dẫn tới các mối quan hệ giúp tăng năng suất lao động và
đổi mới, thúc đẩy doanh nghiệp không ngừng phát triển, góp phần củng cố sự vững
mạnh của nền kinh tế quốc gia.
6.2. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế
6.2.1. Khái niệm và bản chất của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Người đầu tiên thực hiện CSR, có thể nói là ông Noris, CEO đầu tiên của công
ty Control Data đã phác thảo những ý tưởng đầu tiên về CSRvào năm 1955. Theo
Noris, các doanh nghiệp nên sử dụng tài năng và nguồn lực của mình nhằm đáp ứng
những nhu cầu của xã hội. Ý tưởng này thể hiện sự kết nối và trách nhiệm của doanh
nghiệp với cộng đồng. Tuy nhiên ông đã không thành công trong việc triển khai những
ý tưởng của mình. United Way là người đã phát triển ý tưởng của Noris thành chiến
lược thành công giúp doanh nghiệp gia tăng lợi thế cạnh tranh đồng thời phát triển
cộng đồng lâu dài.
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về TNXH doanh nghiệp (Corporate Social
Responsibilit - CSR). Mỗi doanh nghiệp, tổ chức chính phủ nhìn nhận TNXN dưới
những góc độ riêng và quan điểm riêng, phụ thuộc vào điều kiện, đặc điểm và trình độ
phát triển của mình. Keith Davis (1973) đưa ra một khái niệm khá rộng: “TNXN là sự
quan tâm và phản ứng của doanh nghiệp với các vấn đề vượt ra ngoài việc thỏa mãn
những yêu cầu pháp lý, kinh tế, công nghệ”. Trong khi đó, Caroll (1999) cho rằng
TNXN còn có phạm vi lớn hơn “là tất cả các vấn đề kinh tế, pháp lý, đạo đức và
những lĩnh vực khác mà xã hội trông đợi trong mỗi thời điểm nhất định”.
Theo như Matten và Moon (2004): “TNXN là một khái niệm bao gồm nhiều
khái niệm khác như đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp làm từ thiện, công dân doanh
nghiệp, tính bền vững và trách nhiệm môi trường. Đó là khái niệm động và luôn được
thử thách trong từng bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội đặc thù”.
Theo Hội đồng kinh doanh Thế giới vì sự phát triển bền vững (WBCSD)1,
CSR là sự cam kết không ngừng của doanh nghiệp trong việc kinh doanh một cách
có đạo đức, đóng góp vào sự phát triển kinh tế nhưng vẫn đảm bảo và nâng cao
chất lượng cuộc sống của lực lượng lao động, của gia đình họ cũng như của cộng
đồng và toàn xã hội. Đây là khái niệm được đưa ra từ năm 1998 tại cuộc đối
thoại đầu tiên của WBCSD về CSR tại Hà Lan. Cũng theo WBCSD, các yếu tố
CSR được xác định theo trật tự ưu tiên như sau: quyền của con người, quyền của
người lao động, bảo vệ môi trường, quan hệ với nhà cung cấp, liên hệ với cộng
đồng, quyền của cổ đông, và giám sát, đánh giá việc thực hiện CSR.
Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) cho rằng, CSR là đóng góp
của doanh nghiệp vào sự phát triển bền vững, không chỉ là trách nhiệm của doanh

142
nghiệp trong việc đảm bảo thu nhập cho các cổ đông, lương cho người lao động,
sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng mà còn là trách nhiệm đối với các giá trị của
xã hội và của môi trường.
Theo Hiệp hội kinh doanh vì trách nhiệm xã hội (BSR)2, CSR là hoạt động
của doanh nghiệp với thái độ tôn trọng, đáp ứng được những đòi hỏi về đạo đức,
luật pháp, thương mại, và những kỳ vọng của xã hội. Hoạt động kinh doanh có
trách nhiệm của doanh nghiệp sẽ giúp bảo tồn được môi trường tự nhiên và bằng
việc củng cố được chất lượng cuộc sống sẽ giúp doanh nghiệp có cơ hội đầu tư
vào cộng đồng nơi doanh nghiệp đang hoạt động. Nếu giải quyết tốt vấn đề CSR
khi hoạch định và thực hiện chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp và các cổ đông sẽ
có những lợi ích đáng kể.
Ở nhiều công ty, tập đòan quốc tế, CSR được thể hiện trong chương trình
hành động mang tính tự nguyện của chính tập đoàn, công ty đó; là sự cam kết của họ
vì lợi ích của xã hội, vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và của tòan xã hội,
với những hành động rất cụ thể, chẳng hạn:
Tập đoàn Omron của Nhật bản, một tập đoàn chuyên nghiên cứu, phát
triển và kinh doanh thiết bị chăm sóc sức khỏe cho gia đình và bệnh viện, phần
mềm quản lý sức khỏe và các dịch vụ liên quan tới sức khỏe, được thành lập từ năm
1933, nhưng ngay từ năm 1959, tập đoàn đã xác định triết lý cơ bản của CSR - cũng
là giá trị cốt lõi cho mọi hoạt động của mình - đó là “làm việc vì lợi ích của xã hội”
(working for the benefit of society). Nội dung các hoạt động thuộc CSR của
Omron bao gồm: các hoạt động liên quan môi trường (giảm thiểu tác động của
hoạt động sản xuất kinh doanh đối với môi trường, giảm thiểu tác động của sản phẩm
đối với môi trường, quản trị rủi ro môi trường để giảm thiểu rủi ro từ môi trường
đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh,…) và các hoạt động xã hội, trong đó
tập đoàn đặc biệt quan tâm đến vấn đề tuân thủ luật pháp; đảm bảo đạo đức trong
kinh doanh; đảm bảo chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng; các lợi ích liên quan
đội ngũ lao động, cổ đông, cộng đồng; và các hoạt động từ thiện,…
Tập đoàn công nghiệp điện tử Hitachi của Nhật Bản thì xác định: CSR của
Tập đoàn chính là hoạt động đóng góp vào những giải pháp cho các vấn đề cơ bản
mang tính toàn cầu, vì một xã hội toàn cầu tốt đẹp hơn và thịnh vượng hơn, bằng
việc tối ưu hóa các thế mạnh của Tập đoàn Hitachi bao gồm tri thức và công nghệ.
Hitachi xây dựng Chính sách CSR của mình, trong đó thể hiện rõ cam kết và hành
động của Tập đoàn đối với xã hội, cổ đông, các đối tác, bảo vệ môi trường, …
Tóm lại, chúng ta có thể hiểu CSR là hành động, là trách nhiệm tự nguyện,
lâu dài và liên tục của các doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững của chính doanh
nghiệp đó và của xã hội, thông qua các công việc cụ thể như: tuân thủ luật pháp;

143
đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ; đảm bảo quyền lợi của người lao động,
các cổ đông, khách hàng, nhà cung cấp; bảo vệ môi trường và các giá trị đạo đức.

1 WBCSD (www.wbcsd.org) là một hiệp hội do các CEO lãnh đạo, mang tính toàn cầu, có trụ
sở tại Geneva – Thụy sĩ, bao gồm khoảng 200 công ty từ trên 35 quốc gia trên thế giới hoạt động
trong 20 lĩnh vực quan trọng; WBCSD chỉ hoạt động để giải quyết vấn đề kinh doanh và phát
triển bền vững, bao gồm chia sẻ hiểu biết, kinh nghiệm, kỹ thuật giữa các thành viên, tư vấn và
hợp tác với các Chính phủ, các Tổ chức phi chính phủ, liên chính phủ vì sự phát triển bền vững.
2 BSR (www.bsr.org) là một hiệp hội kinh doanh phi lợi nhuận bao gồm 250 thành viên là các
công ty trên tòan thế giới, được thành lập từ năm 1992 và hoạt động với mục đích chính là phục
vụ các công ty hàng đầu trên thế giới (bao gồm cả thành viên của mình) bằng việc cung cấp các
giải pháp kinh doanh có tính trách nhiệm xã hội, không chỉ giúp các công ty thành công với mục
tiêu lợi nhuận mà vẫn tôn trọng những giá trị đạo đức, nhân quyền, môi trường và các giá trị xã hội
khác.

144
Từ những ngày đầu, đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về CSR. Trong
cuốn Corporate Responsibility – a critical introduction, Blowfield và Murrayđã đề
cập một số định nghĩa sau:
“Một doanh nghiệp có trách nhiệm là một doanh nghiệp biết lắng nghe nguyện vọng
của những bên hữu quan và đáp lại những nguyện vọng đó một cách chân thành”
Báo cáo CSR, Starbuck, 2004

Với CSR, chúng tôi cam kết hoạt động một cách có trách nhiệm đối với xã hội ở bất cứ
nơi nào chúng tôi kinh doanh, cân bằng nhu cầu ngày càng gia tăng của các bên hữu
quan- bao gồm tất cả những người có ảnh hưởng, bị ảnh hưởng, hoặc có lợi ích hợp
pháp trong hành động và hoạt động của công ty.”
Chiquita, www.chiquita.com, ngày 24 tháng 3 năm 2004

“CRS là sự khẳng định của doanh nghiệp rằng họ không chỉ tập trung gia tăng lợi
nhuận mà còn quan tâm đến nhu cầu nguyện vọng của các đối tượng liên quan như
người lao động, khách hàng và thậm chí những khu vực mà họ phục vụ.”
PricewaterhouseCoopers, www.pwcglobal.com, ngày 24 tháng 3 năm 2004

“CSR là sự cam kết của doanh nghiệp nhằm cư xử một cách có đạo đức và đóng góp
và sự phát triển trong khi cải thiện chất lượng cuộc sống của lực lượng lao động và
gia đình học cũng như cộng đồng địa phương nói riêng và xã hội nói chung.”
Lord Holme, nguyên giám đốc điều hành công ty Rior Tinto và Philip Watts, nguyên
chủ tịch của công ty Royal Dutch Shell

“CSR là một khái niệm mà doanh nghiệp kết hợp đến các yếu tố môi trường và xã hội
trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp và trong mối tương tác với các bên hữu
quan trên cơ sở tự nguyện.”
Ủy ban Châu Âu, Uỷ ban điều hành các về đề xã hội và nghề nghiệp

“CSR là cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững, phối
hợp với người lao động, gia đình của họ, cộng đồng địa phương và xã hội nhằm cải
thiện chất lượng cuộc sống theo hướng có lợi cho việc kinh doanh cũng như sự phát
triển chung.”
Ngân hàng Thế giới, www.worldbank.org/privatesector, ngày 24 tháng 3 năm 2004

145
Những cách tiếp cận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Tiếp cận theo mô hình “kim tự tháp” của A. Carroll (1999)
Mô hình này có tính toàn diện và được sử dụng rộng rãi nhất. Mô hình “Kim tự
tháp” của A. Carroll thể hiện rõ nhất và bao quát nhất các lĩnh vực quan tâm của
TNXH.

Hình 1. Mô hình “Kim tự tháp” TNXH (Nguồn: Carroll Archie -


1999).

Theo mô hình trên, TNXH bao gồm trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lý, trách
nhiệm đạo đức và trách nhiệm từ thiện.
Tiếp cận theo đối tượng tác động của Trách nhiệm Xã hội
Các đối tượng tham gia, ảnh hưởng và hưởng lợi của việc thực thi TNXH doanh
nghiệp có thể bao gồm: Cổ đông/ chủ sở hữu doanh nghiệp, người lao động, đối tác,
khách hàng, cộng đồng và các đối tượng khác như cơ quan quản lý, các hiệp hội hay
các tổ chức phi lợi nhuận hay các tổ chức quốc tế (Matten và Moon, 2005).

Hình 2. Các đối tượng tác động của TNXH.

Theo hình trên, TNXH đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tổ chức hoạt động kinh
doanh có trách nhiệm đối với người lao động, có trách nhiệm bảo vệ môi trường, trách
nhiệm đóng góp cho lợi ích cộng đồng, trách nhiệm đối với khách hàng, nhà cung
ứng.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo cách tiếp cận chuỗi giá trị
Theo cách tiếp cận này, Michael Porter và Kramer (2006) và các nhà nghiên cứu đã
xây dựng chiến lược thực hiện TNXH của doanh nghiệp theo cách ứng xử của doanh
146
nghiệp gắn liền với những yêu cầu thực thi TNXH bắt buộc và tự nguyện. Nó có thể
trở thành một bộ phận trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp nếu doanh
nghiệp thực sự quan tâm, hiểu được vai trò của TNXH trong thực hiện các chiến
lược, mục tiêu của doanh nghiệp.
Bảng 3. TNXH theo cách tiếp cận chuỗi giá trị

Chuỗi giá trị Các vấn đề liên


Các hoạt quan đến TNXH
động hỗ trợ

Cơ sở hạ tầng DN (các mối quan hệ về tài chính, Thực hành các báo cáo tài chính trung thực; Đảm bảo sự
kế hoạch, đầu tư) minh bạch hóa; Thúc đẩy thay đổi chính sách;…
Quản trị nguồn nhân lực (tuyển dụng, Đào tạo và tập huấn công việc cho người lao động; Đẩm
đào tạo, hệ thống đãi ngộ,...) bảo điều kiện làm việc an toàn; Đánh giá đúng sự đa
Phát triển công nghệ (thiết kế sản phẩm, thiết kế dạng và phân biệt hóa; Quan tâm chăm sóc sức khỏe và
quy trình, nghiên cứu vật tư, nghiên cứu thị các lợi ích khác; Có chế độ đãi ngộ đối với người lao
trường,…) động; Có chế độ khi người lao động nghỉ việc,;…
Mua sắm (vật tư, máy móc, dịch vụ ngoài) Duy trì các mối quan hệ với các cơ sở đào tạo; Nghiên
Tác nghiệp trực tiếp cứu về các giá trị đạo đức; Sản xuất các sản phẩm an
Logistic mua (nhập kho nguyên liệu và quản lý toàn cho người tiêu dung; Sử dụng các nguồn nguyên
kho, cơ sở dữ liệu, dịch vụ,...) liệu bền vững; Sử dụng các nguồn nguyên liệu và sản
Vận hành (tạo sản phẩm, dịch vụ…) Logistic bán xuất các sản phẩm tái chế
(nhận đơn hàng, phân Mua sắm và thực hiện chuỗi cung ứng sạch (tránh các
Marketing và bán (bán, khuyến mại, quảng cáo, vấn đề liên quan đến hành vi bất minh trong mua bán, sử
…) dụng các lao động trẻ em,…); Sử dụng các nguồn
Dịch vụ sau khi bán (hỗ trợ khách hàng; giải nguyên liệu đặc biệt (lông thú,..); Tối đa hóa nguồn lực
quyết các phàn nàn của khách; sửa chữa, thay thế, tự nhiên
…) Ảnh hưởng của việc vận chuyển (hiệu ứng nhà kính,
Loại bỏ sản phẩm cũ; Đảm bảo việc thay thế và tắc nghẽn
vận hành cho khách hàng (dầu máy ô tô, mực đường…)
in…); Đảm bảo sự an toàn thông tin của khách Bức xạ và chất thải; Ảnh hưởng đến sinh thái và đa dạng
hang phối sản phẩm, dịch vụ) sinh học; Sử dụng năng lượng và nước sạch; Điều kiện
an toàn trong lao động và quan hệ với người lao động;
Nguồn vật liệu nguy hiểm
Đóng gói rác thải; Các ảnh hưởng của vận chuyển
Các hoạt động marketing và quảng cáo (đảm bảo
quảng cáo trung
thực, chú ý các hoạt động quảng cáo cho trẻ em,…);
Chính sách giá (không lung loạn giá, quan tâm đến chính
sách giá đối với người nghèo,…); Thông tin trung thực
cho người tiêu dùng;…

Giá trị gia tăng

(Nguồn: Porter và Kramer,


2006)

Bảng trên cho chúng ta thấy, trong bất cứ hoạt động nào của doanh nghiệp, việc thực
hiện hoạt động kinh doanh đều gắn liền với các vấn đề xã hội.

147
6.2.2. Vai trò của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với doanh nghiệp
kinh doanh quốc tế
Thứ nhất , thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần giảm chi phí và tăng năng suất. Một
doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí sản xuất nhờ đầu tư, lắp đặt các thiết bị
mới. Chẳng hạn, một doanh nghiệp sản xuất bao bì lớn của Ba Lan đã tiết kiệm được
12 triệu đô la Mỹ trong vòng 5 năm nhờ việc lắp đặt thiết bị mới, nhờ đó làm giảm 7%
lượng nước sử dụng, 70% lượng chất thải nước và 87% chất thải khí(5).
Chi phí sản xuất và năng suất lao động phụ thuộc chặt chẽ vào hệ thống quản lý nhân
sự. Một hệ thống quản lý nhân sự hiệu quả cũng giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí và
tăng năng suất lao động đáng kể. Chế độ lương, thưởng hợp lý, môi trường lao động
sạch sẽ và an toàn, các cơ hội đào tạo và chế độ bảo hiểm y tế và giáo dục đều góp
phần giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ, bỏ việc, do đó giảm chi phí tuyển dụng và đào tạo
nhân viên mới. Tất cả cái đó góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động.
Thứ hai , thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần tăng doanh thu. Mỗi doanh nghiệp
đều đứng trên địa bàn nhất định. Do đó, việc đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế địa
phương có thể tạo ra một nguồn lao động tốt hơn, nguồn cung ứng rẻ và đáng tin cậy
hơn và nhờ đó tăng doanh thu. Chẳng hạn, Công ty Hindustan Lever, một chi nhánh
của tập đoàn Unilever tại Ấn Độ, vào đầu những năm 70 chỉ hoạt động được với 50%
công suất do thiếu nguồn cung ứng sữa bò từ địa phương và do vậy, đã bị lỗ trầm
trọng. Để giải quyết vấn đề này, công ty đã thiết lập một chương trình tổng thể giúp
nông dân tăng sản lượng sữa bò. Chương trình này bao gồm đào tạo nông dân cách
chăn nuôi, cải thiện cơ sở hạ tầng cơ bản và thành lập một ủy ban điều phối những nhà
cung cấp địa phương. Nhờ đó, số lượng làng cung cấp sữa bò đã tăng từ 6 tới hơn 400,
giúp cho công ty hoạt động hết công suất và đã trở thành một trong những chi nhánh
kinh doanh lãi nhất tập đoàn(6).
Thứ ba , thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín
của công ty. Trách nhiệm xã hội có thể giúp doanh nghiệp tăng giá trị thương hiệu và
uy tín đáng kể. Đến lượt nó, uy tín giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, hấp dẫn các đối
tác, nhà đầu tư và người lao động. Trên thế giới, những công ty khổng lồ đang chi một
khoản tiền rất lớn để trở thành hình mẫu kinh doanh lý tưởng. Chẳng hạn, hãng điện tử
dân dụng Best Buy đã có chương trình tái chế sản phẩm; hãng cà phê nổi tiếng
Starbucks đã và đang bắt tay vào các hoạt động cộng đồng; hãng nước khoáng nổi
tiếng của Pháp Evian phân phối sản phẩm của mình trong những chai nước thân thiện
với môi trường. Những tập đoàn đa quốc gia như The Body Shop (tập đoàn của Anh

148
chuyên sản xuất các sản phẩm dưỡng da và tóc) và IKEA (tập đoàn kinh doanh đồ
dùng nội thất của Thụy Điển) là những ví dụ điển hình. Cả hai công ty này đều nổi
tiếng không chỉ vì các sản phẩm có chất lượng và giá cả hợp lý của mình, mà còn nổi
tiếng là các doanh nghiệp có trách nhiệm đối với môi trường và xã hội.
Thứ tư , thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần thu hút nguồn lao động giỏi. Nguồn lao
động giỏi, có năng lực là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm của
doanh nghiệp. Có một thực tế là, ở các nước đang phát triển, nguồn nhân lực được đào
tạo có chất lượng cao không nhiều. Vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp là làm thế
nào thu hút, giữ chân họ và phát huy hết khả năng của họ trong hoạt động quản lý, sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, việc thu hút và giữ được nhân viên có
chuyên môn tốt là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp. Trong điều kiện của
nền kinh tế thị trường, những doanh nghiệp trả lương thỏa đáng và công bằng, tạo cho
nhân viên cơ hội đào tạo, có chế độ bảo hiểm y tế và môi trường làm việc sạch sẽ có
khả năng thu hút và giữ được nguồn nhân lực có chất lượng cao.
6.3. Mối quan hệ giữa đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp
Khái niệm “đạo đức kinh doanh” và “trách nhiệm xã hội” thường hay bị sử dụng lẫn
lộn. Trên thực tế, khái niệm trách nhiệm xã hội được nhiều người sử dụng như là một
biểu hiện của đạo đức kinh doanh. Tuy nhiên, hai khái niệm này có ý nghĩa hoàn toàn
khác nhau. Nếu trách nhiệm xã hội là những nghĩa vụ một doanh nghiệp hay cá nhân
phải thực hiện đối với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và
giảm tối thiểu các tác động tiêu cực đối với xã hội thì đạo đức kinh doanh lại bao gồm
những quy định và các tiêu chuẩn chỉ đạo hành vi trong thế giới kinh doanh. Trách
nhiệm xã hội được xem như một cam kết với xã hội trong khi đạo đức kinh doanh lại
bao gồm các quy định rõ ràng về các phẩm chất đạo đức của tổ chức kinh doanh, mà
chính những phẩm chất này sẽ chỉ đạo quá trình đưa ra quyết định của những tổ chức
ấy. Nếu đạo đức kinh doanh liên quan đến các nguyên tắc và quy định chỉ đạo những
quyết định của cá nhân và tổ chức thì trách nhiệm xã hội quan tâm tới hậu quả của
những quyết định của tổ chức tới xã hội. Nếu đạo đức kinh doanh thể hiện những
mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên trong thì trách nhiệm xã hội thể hiện những
mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên ngoài. Tuy khác nhau nhưng đạo đức kinh
doanh và trách nhiệm xã hội có quan hệ chặt chẽ với nhau. Đạo đức kinh doanh là sức
mạnh trong trách nhiệm xã hội vì tính liêm chính và sự tuân thủ đạo đức của các tổ
chức phải vượt xa cả sự tuân thủ các luật lệ và quy định. Có nhiều bằng chứng cho
thấy trách nhiệm xã hội bao gồm đạo đức kinh doanh liên quan tới việc tăng lợi nhuận.
149
Các vụ tranh cãi về các vấn đề đạo đức hoặc trách nhiệm đạo đức thường được dàn
xếp thông qua những hành động pháp lý dân sự. Các ví dụ:
Tổng công ty Bausch & Lomb đã phải chịu một vụ thua lỗ khoảng 54% thu nhập sau
khi các nhà quản lý “đùa giỡn và bỏ qua các quy định kế toán và đạo đức”.
Công ty Pennzoil đã phải chi trả 6,75 USD để dàn xếp vụ kiện về phân biệt chủng tộc,
công ty này đã bị quy kết là đã trả lương cho những nhân viên người da đen thấp hơn
và cho họ ít cơ hội đựoc thăng tiến hơn so với những nhân viên da trắng.
Với tư cách là một nhân tố không thể tách rời của hệ thống kinh tế - xã hội, doanh
nghiệp luôn phải tìm cách hài hoà lợi ích của các bên liên đới và đòi hỏi, mong muốn
của xã hội. Khó khăn trong các quyết định quản lý không chỉ ở việc xác định các giá
trị, lợi ích cần được tôn trọng, mà còn cân đối, hài hoà và chấp nhận hy sinh một phần
lợi ích riêng hoặc lợi nhuận. Chính vì vậy, khi vận dụng đạo đức vào kinh doanh, cần
có những quy tắc riêng, phương pháp riêng là đạo đức kinh doanh và các trách nhiệm
ở phạm vi và mức độ rộng lớn hơn trách nhiệm xã hội.

THE - AND

150

You might also like