You are on page 1of 221

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA KINH TẾ - BỘ MÔN KINH TẾ HỌC


TS. Phạm Minh Anh; TS. Nguyễn Thị Ngọc Loan
(Đồng chủ biên)

TÀI LIỆU HỌC TẬP


KINH TẾ HỌC QUỐC TẾ

Thành viên: TS. Đỗ Thu Hằng


TS. Phạm Thu Hằng
Ths. Đào Đình Minh
Tham gia tái bản: TS. Cấn Thị Thu Hương
TS. Bùi Duy Hưng
TS. Trần Thị Thanh Huyền
Ths. Bùi Hồng Trang

NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG


Hà Nội – 2021
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ...........................................................................................................................7
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KINH TẾ HỌC QUỐC TẾ ....................................9
1.1. Các chủ đề nghiên cứu của Kinh tế học quốc tế ..............................................................9
1.2. Nền kinh tế thế giới và sự cần thiết quan hệ kinh tế quốc tế. ......................................13
1.2.1. Khái niệm nền kinh tế thế giới................................................................................... 13
1.2.2. Các vấn đề về quy mô - Mô hình lực hấp dẫn ........................................................... 14
1.2.3. Những trở ngại đối với hoạt động thương mại quốc tế. ............................................ 15
1.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu môn Kinh tế học quốc tế ..............17
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 17
1.3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................. 17
1.3.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 17
Chương 2: NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ QUY LUẬT LỢI THẾ TƯƠNG ĐỐI ..........18
2.1. Quan điểm Trọng thương về thương mại ......................................................................18
2.1.1. Hoàn cảnh ra đời ....................................................................................................... 18
2.1.2. Những tư tưởng cơ bản của học thuyết Trọng thương............................................... 19
2.1.3. Đánh giá thuyết Trọng thương ................................................................................... 19
2.2. Thương mại dựa trên lợi thế tuyệt đối Adam Smith (1723 - 1790) .............................20
2.2.1. Quan điểm của Adam Smith về thương mại quốc tế .................................................. 21
2.2.2. Nội dung lý thuyết lợi thế tuyệt đối ............................................................................ 21
2.2.3. Đánh giá thuyết lợi thế tuyệt đối ................................................................................ 22
2.3. Thương mại dựa trên lợi thế tương đối của David Ricardo ........................................23
2.3.1. Quan điểm David Ricardo về thương mại quốc tế ..................................................... 23
2.3.2. Những giả định của mô hình David Ricardo ............................................................. 23
2.3.3. Quy luật lợi thế so sánh ............................................................................................. 24
2.3.4. Ví dụ minh họa về lợi thế tương đối ........................................................................... 24
2.3.5. Đánh giá lý thuyết lợi thế tương đối của David Ricardo ............................................... 25
2.4. Lý thuyết Chi phí cơ hội của Gottfried Von Haberler .................................................25
2.4.1. Lợi thế so sánh dưới góc độ chi phí cơ hội của Gottfried Von Haberler .................. 26
2.4.2. Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) với chi phí cơ hội không đổi .................. 26
2.4.3. Phân tích lợi ích thương mại trong trường hợp chi phí cơ hội không đổi ................ 28
2.4.4. Đánh giá lý thuyết chi phí cơ hội của Gottfried Von Haberler ................................. 30
Chương 3: LÝ THUYẾT CHUẨN VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ..................................34
3.1. Đường giới hạn khả năng sản xuất với chi phí cơ hội ngày càng tăng ........................34
3.1.1. Chi phí cơ hội ngày càng tăng ................................................................................... 34
3.1.2. Minh họa bằng đồ thị chi phí cơ hội ngày càng tăng ................................................ 34
3.2. Đường bàng quan xã hội .................................................................................................35
3.3. Cân bằng tổng thể trong nền kinh tế đóng ....................................................................36

2
3.4. Đường cong chào hàng và cân bằng quốc tế ................................................................. 38
3.4.1. Giá cả sản phẩm so sánh cân bằng - trường hợp phân tích cục bộ ........................... 38
3.4.2. Đường cong chào hàng .............................................................................................. 39
3.4.3. Giá cả sản phẩm so sánh cân bằng - trường hợp phân tích tổng quát ...................... 40
3.5. Sự khác nhau trong sở thích là cơ sở của thương mại ................................................. 41
Chương 4: KHẢ NĂNG CUNG ỨNG CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT VÀ MÔ HÌNH
THƯƠNG MẠI HECKSCHER-OHLIN.............................................................................. 43
4.1. Những giả thuyết của mô hình thương mại Heckscher-Ohlin .................................... 43
4.2. Một số khái niệm cơ bản của mô hình thương mại Hescher-Ohlin ............................ 44
4.2.1. Sản phẩm tập trung .................................................................................................... 44
4.2.2. Yếu tố dư thừa ở quốc gia........................................................................................... 44
4.3. Những định lý cơ bản về mô hình thương mại Heckscher-Ohlin ............................... 45
4.3.1. Định lý Rybczynski...................................................................................................... 45
4.3.2. Định lý Heckscher-Ohlin ............................................................................................ 45
4.3.3. Định lý Stoper-Samuelson .......................................................................................... 47
4.3.4. Định lý cân bằng giá cả các yếu tố sản xuất .............................................................. 48
Chương 5: MÔ HÌNH CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT CHUYÊN BIỆT VÀ PHÂN PHỐI
THU NHẬP ............................................................................................................................. 52
5.1. Mô hình các yếu tố sản xuất chuyên biệt ....................................................................... 52
5.1.1. Các giả định của mô hình ........................................................................................... 53
5.1.2. Khả năng sản xuất ...................................................................................................... 53
5.1.3. Giá cả, tiền lương và phân bổ lao động ..................................................................... 56
5.1.4. Giá cả sánh và phân phối thu nhập ............................................................................ 60
5.2. Thương mại quốc tế trong mô hình yếu tố sản xuất chuyên biệt ................................ 61
5.3. Phân bổ thu nhập và lợi ích thương mại ....................................................................... 63
5.4. Kinh tế chính trị của thương mại ................................................................................... 64
Chương 6: LỢI THẾ THEO QUY MÔ BÊN NGOÀI VÀ ĐỊA ĐIỂM SẢN XUẤT
QUỐC TẾ ................................................................................................................................ 70
6.1. Lợi thế theo quy mô và thương mại quốc tế: Tổng quan............................................. 70
6.2. Lợi thế theo quy mô và cấu trúc thị trường .................................................................. 72
6.3. Lợi thế theo quy mô bên ngoài ....................................................................................... 73
6.3.1. Nhà cung ứng chuyên môn hóa .................................................................................. 73
6.3.2. Thị trường lao động tập trung .................................................................................... 73
6.3.3. Hiệu ứng lan tỏa kiến thức (Knowledge Spillovers)................................................... 74
6.3.4. Lợi thế theo quy mô bên ngoài và cân bằng thị trường.............................................. 75
6.4. Lợi thế theo quy mô bên ngoài và thương mại quốc tế ................................................ 75
6.4.1. Lợi thế theo quy mô bên ngoài, sản lượng và giá cả .................................................. 76
6.4.2. Lợi thế theo quy mô bên ngoài và mô thức thương mại ............................................. 77
6.4.3. Thương mại và các phúc lợi từ lợi thế theo quy mô bên ngoài .................................. 79
6.4.4. Hiệu suất tăng dần động (Dynamic Increasing Returns) ........................................... 81

3
6.5. Thương mại liên khu vực và địa lý kinh tế ....................................................................82

Chương 7: QUYẾT ĐỊNH CỦA HÃNG TRONG NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU ..............88
7.1. Lý thuyết về cạnh tranh không hoàn hảo ......................................................................88
7.1.1. Thị trường độc quyền: Góc nhìn tổng thể .................................................................. 89
7.1.2. Cạnh tranh độc quyền ................................................................................................ 91
7.2. Cạnh tranh độc quyền và thương mại ...........................................................................97
7.2.1. Các tác động của sự gia tăng quy mô thị trường ....................................................... 97
7.2.2. Lợi ích từ thị trường hội nhập: Ví dụ từ những con số .............................................. 99
7.2.3. Tầm quan trọng của thương mại nội ngành............................................................. 102
7.3. Phản ứng của doanh nghiệp trước thương mại quốc tế: kẻ thắng, người thua và hoạt
động của ngành......................................................................................................................104
7.3.1. Khác biệt về hiệu quả hoạt động giữa các nhà sản xuất ......................................... 105
7.3.2. Các tác động của gia tăng quy mô thị trường ......................................................... 106
7.4. Chi phí thương mại và các quyết định xuất khẩu .......................................................108
7.5. Phá giá .............................................................................................................................111
7.6. Các công ty đa quốc gia và thuê bên ngoài ..................................................................111
7.6.1. Quyết định của doanh nghiệp liên quan đến đầu tư trực tiếp.................................. 115
7.6.2. Thuê bên ngoài - OUTSOURCING .......................................................................... 117
7.6.3. Những hậu quả của các công ty đa quốc gia và thuê ngoài .................................... 119
Chương 8: CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI ................................125
8.1. Lý thuyết về thuế quan ..................................................................................................125
8.1.1. Khái niệm và phân loại thuế quan ........................................................................... 125
8.1.2. Phân tích cân bằng cục bộ về thuế quan đến quốc gia nhỏ ............................................. 126
8.1.3. Phân tích cân bằng tổng thể của thuế quan: trường hợp quốc gia nhỏ .................. 128
8.1.4. Phân tích tác động của thuế quan đối với quốc gia lớn .............................................. 130
8.1.5. Thuế quan và phúc lợi thế giới ................................................................................ 131
8.1.6. Bảo hộ thực sự ......................................................................................................... 132
8.2. Hàng rào phi thuế quan .................................................................................................133
8.2.1. Hạn ngạch nhập khẩu (Giấy phép quota) ................................................................ 133
8.2.2. Giới hạn xuất khẩu tự nguyện .................................................................................. 136
8.2.3. Các hàng rào phi thuế quan khác ............................................................................ 137
8.3. Thúc đẩy xuất khẩu .......................................................................................................138
8.3.1. Trợ cấp xuất khẩu .................................................................................................... 138
8.3.2. Bán phá giá .............................................................................................................. 139
Chương 9: LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ .....................................................................146
9.1. Những vấn đề chung về liên kết kinh tế quốc tế ..........................................................146
9.1.1. Khái niệm về liên kết kinh tế quốc tế ....................................................................... 146
9.1.2. Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế ...................................................................... 146
9.2. Bản chất của liên kết kinh tế quốc tế ............................................................................147

4
9.3. Lý thuyết về liên minh thuế quan ................................................................................ 147
9.3.1. Liên minh thuế quan dẫn đến tạo lập mậu dịch ....................................................... 147
9.3.2. Liên minh thuế quan dẫn đến chuyển hướng mậu dịch ................................................ 148
9.4. Điều kiện để gia tăng phúc lợi của liên minh thuế quan ................................................ 150
9.5. Tác động của liên minh thuế quan tới các nước thành viên khác và phần còn lại của
thế giới ................................................................................................................................... 150
9.6. Một số liên kết kinh tế quốc tế tiêu biểu (EU, ASEAN, NAFTA) ............................. 151
9.6.1. Liên minh Châu Âu (EU) .......................................................................................... 151
9.6.2. ASEAN và khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)................................................. 154
9.6.3. Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) ........................................................ 157
Chương 10: SỰ DI CHUYỂN QUỐC TẾ CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT ........................... 163
10.1. Sự di chuyển nguồn vốn quốc tế ................................................................................. 163
10.1.1. Đầu tư gián tiếp ...................................................................................................... 163
10.1.2. Đầu tư trực tiếp ...................................................................................................... 164
10.1.3. Nguyên nhân di chuyển nguồn vốn quốc tế ............................................................ 167
10.1.4. Tác động phúc lợi của nguồn vốn quốc tế .............................................................. 168
10.1.5. Các công ty đa quốc gia: ........................................................................................ 170
10.2. Di chuyển lao động quốc tế ......................................................................................... 171
10.2.1. Nguyên nhân di chuyển lao động quốc tế ............................................................... 171
10.2.2. Tác động phúc lợi của di chuyển lao động quốc tế ................................................ 172
10.2.3. Các ảnh hưởng khác của di chuyển lao động......................................................... 174
Chương 11: CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ ........................................................ 178
11.1. Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế ...................................................................... 178
11.2. Những nguyên tắc kế toán trong cán cân thanh toán .............................................. 179
11.2.1. Nguyên tắc ghi nợ - ghi có...................................................................................... 179
11.2.2. Nguyên tắc bút toán kép ......................................................................................... 180
11.3. Nội dung cán cân thanh toán quốc tế......................................................................... 182
11.4. Cán cân thanh toán bộ phận và cán cân thanh toán ................................................ 183
11.4.1. Mất cân bằng cán cân thanh toán .......................................................................... 183
11.4.2. Các cán cân cơ bản trong cán cân thanh toán ....................................................... 184
11.5. Ý nghĩa vĩ mô của cán cân thanh toán ....................................................................... 185
11.5.1. Ý nghĩa cán cân vãng lai ........................................................................................ 185
11.5.2. Ý nghĩa cán cân tổng thể ........................................................................................ 186
11.6. Cán cân thanh toán của việt nam ............................................................................... 186
11.6.1. Các số liệu thống kê trong cán cân thanh toán của Việt Nam ............................... 186
11.6.2. Phân tích cán cân thanh toán của Việt Nam .......................................................... 188
Chương 12: THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ............................... 192
12.1. Khái niệm, đặc điểm và chức năng của thị trường ngoại hối .................................. 192
12.1.1. Khái niệm thị trường ngoại hối .............................................................................. 192
12.1.2. Đặc điểm của thị trường ngoại hối......................................................................... 192

5
12.1.3. Chức năng của thị trường ngoại hối ...................................................................... 193

12.2. Thành viên tham gia thị trường ngoại hối .................................................................194
12.3. Các loại giao dịch trên thị trường ngoại hối ..............................................................195
12.3.1. Giao ngay và kỳ hạn............................................................................................... 195
12.3.2. Giao dịch hoán đổi ngoại tệ................................................................................... 197
12.3.3. Giao dịch tương lai và quyền chọn ........................................................................ 197
12.4. Khái niệm tỷ giá hối đoái. ............................................................................................197
12.5. Chế độ tỷ giá hối đoái ..................................................................................................199
12.5.1. Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi ................................................................................ 199
12.5.2. Chế độ tỷ giá hối đoái cố định ............................................................................... 200
12.6. Tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn ...................................................................................201
12.7. Tỷ giá hối đoái trong dài hạn ......................................................................................202
12.7.1. Quy luật một giá ..................................................................................................... 202
12.7.2. Thuyết ngang giá sức mua (Purchasing Power Parity-PPP) ................................ 203
12.8. Phương pháp tiếp cận tiền tệ về tỷ giá .......................................................................205
Chương 13: CHÍNH SÁCH VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ .................................210
13.1. Chính sách kinh tế vĩ mô .............................................................................................210
13.2. Mô hình Mundel-Fleming ...........................................................................................211
13.2.1. Thị trường hàng hóa nội địa .................................................................................. 211
13.2.2. Thị trường tiền tệ ................................................................................................... 212
13.2.3. Thị trường hối đoái ................................................................................................ 213
13.2.4. Mô hình IS-LM-BP (Mô hình Mundel-Fleming) .................................................... 215
13.3. Chính sách kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở với luồng vốn không tự do di
chuyển ....................................................................................................................................215
13.3.1. Chính sách tài khóa với chế độ tỷ giá cố định ....................................................... 215
13.3.2. Chính sách tiền tệ với chế độ tỷ giá hối đoái cố định ............................................ 217
13.3.3. Chính sách tài khóa với chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi.......................................... 218
13.3.4. Chính sách tiền tệ với chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi............................................. 219
13.4. Chính sách kinh tế vĩ mô trong điều kiện vốn luân chuyển hoàn hảo ....................219
13.4.1. Chính sách tài khóa với chế độ tỷ giá hối đoái cố định. ........................................ 219
13.4.2. Chính sách tiền tệ với chế độ tỷ giá hối đoái cố định ............................................ 220

6
LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay, chúng ta đang sống trong một thế giới với xu hướng quốc tế hoá ngày càng
phát triển mạnh mẽ. Chính xu hướng quốc tế hoá làm cho nền kinh tế thế giới ngày càng trở
nên thống nhất; sự tác động và phụ thuộc giữa các quốc gia cũng ngày càng tăng lên. Mỗi
quốc gia trở thành một bộ phận của nền kinh tế thế giới. Trong bối cảnh hiện nay việc nghiên
cứu kinh tế quốc tế là rất cần thiết.
Kinh tế học quốc tế kết hợp các sự kiện của thế giới với các phân tích kinh tế. Trong quá
trình toàn cầu hóa hiện nay, thương mại quốc tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài, cho vay qua biên
giới, đầu tư vào giấy tờ có giá quốc tế tăng trưởng nhanh hơn sản xuất thế giới. Thông tin, số
liệu, và các tin đồn được phổ biến và lan truyền khắp trên thế giới một cách nhanh chóng thông
qua internet và các phương tiện truyền thông điện tử toàn cầu khác. Khi nền thế giới trở nên hợp
nhất hơn, các quốc gia trở nên phụ thuộc hơn, các sự kiện và những thay đổi chính sách ở một
quốc gia có tác động đến nhiều quốc gia khác. Các công ty thực hiện các quyết định sản xuất và
phát triển sản xuất dựa trên các thị trường toàn cầu.
Mục đích của cuốn sách này là cung cấp các kiến thức thực tế về nền kinh tế thế giới hiện
nay và các phân tích để giúp người học có khả năng hiểu được sự phát triển của nền kinh tế toàn
cầu và đánh giá được các đề xuất về thay đổi chính sách kinh tế. Trong cuốn sách này, chúng tôi
biên soạn chủ yếu dựa trên cuốn sách Kinh tế quốc tế của Paul R Krugman phiên bản 11. Kết cấu
và nội dung cuốn sách đã được Hội đồng khoa học Học viện Ngân hàng công nhận theo Quyết
định số 46/QĐ-QLKH-HVNH ngày 24/9/2014.
Kinh tế học quốc tế (International Economics) là một môn khoa học nghiên cứu những
vấn đề phân phối và sử dụng tài nguyên giữa các nền kinh tế, giữa các quốc gia thông qua con
đường mậu dịch, nhằm đạt được sự cân đối cung cầu về hàng hoá, dịch vụ, tiền tệ trong phạm
vi mỗi nước và trên tổng thể nền kinh tế toàn cầu.nghiên cứu mối quan hệ kinh tế giữa các
nước, các nền kinh tế và các khu vực kinh tế trên thế giới. Xét về quá trình hình thành, Kinh
tế quốc tế được bắt đầu từ Kinh tế học, là một bộ phận của Kinh tế học. Nhưng với sự phát
triển của nhiều mặt, Kinh tế quốc tế được tách ra như một môn khoa học độc lập.
Kinh tế học quốc tế trang bị những kiến thức cơ bản để học viên có thể hiểu được
những gì đang xảy ra trên bình diện nền kinh tế thế giới và ảnh hưởng của nó đến từng quốc
gia. Môn khoa học này cung cấp những kiến thức cơ bản trong phân tích lý thuyết và chính
sách thương mại của quốc gia, quá trình vận động và ảnh hưởng của sự di chuyển các yếu tố
sản xuất, chuyển đổi tiền tệ và chính sách tài chính, thanh toán của các quốc gia, từ đó giúp
học viên có cách tiếp cận cụ thể và toàn diện về hoạt động kinh tế quốc tế trên bình diện quốc
gia cũng như thế giới. Đây là những cơ sở quan trọng cho việc hoạch định chính sách kinh tế
đối ngoại của quốc gia. Nội dung của môn Kinh tế học quốc tế cũng là tài liệu tham khảo đối

7
với cán bộ quản lý nói chung và cán bộ hoạch định, quản lý chính sách kinh tế đối ngoại cũng
như giới doanh nghiệp nói riêng. Với mục tiêu trên, tổ bộ môn Kinh tế quốc tế - Bộ môn Kinh
tế học – Khoa Kinh tế - Học viện ngân hàng đã biên soạn cuốn “Tài liệu học tập môn Kinh tế
học quốc tế” dành cho sinh viên và học viên học tập và tham khảo. Trong quá trình biên soạn
không tránh khỏi những khiếm khuyết, chúng tôi rất mong nhận được thêm những ý kiến
đóng góp để tài liệu được hoàn chỉnh hơn.
Cuốn sách được hoàn thành với sự tham gia của tập thể nhóm tác giả như sau:
Chủ biên: TS. Phạm Minh Anh - TS. Nguyễn Thị Ngọc Loan
Thành viên trong quyết định của Hội đồng nghiệm thu: TS. Đỗ Thu Hằng; TS. Phạm
Thu Hằng; Ths. Đào Đình Minh;
Thành viên tham gia chỉnh sửa, bổ sung, tái bản: TS. Bùi Duy Hưng; TS. Cấn Thị
Thu Hương; TS. Trần Thị Thanh Huyền; Ths Bùi Hồng Trang.

8
Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KINH TẾ HỌC QUỐC TẾ

Về mặt lịch sử, việc nghiên cứu thương mại quốc tế và tài chính quốc tế được coi là
khởi đầu của kinh tế học. Bài luận về “Cán cân thương mại” của nhà triết học Scotlen David
Hume xuất bản năm 1758, lần đầu tiên đã giải thích cặn kẽ mô hình kinh tế. Gần 20 năm sau,
Adam Smith xuất bản cuốn “Sự giàu có của các quốc gia”. Và kế đó là những cuộc tranh luận
về chính sách thương mại của các nhà kinh tế học Anh đầu thế kỷ 19. Những đóng góp đó đã
giúp hình thành nên môn kinh tế học dựa trên mô hình như ngày nay.
Ngày nay việc nghiên cứu kinh tế quốc tế ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ
hết. Từ đầu thế kỷ 21, các quốc gia ngày càng quan hệ chặt chẽ với nhau thông qua việc giao
thương hàng hóa, dịch vụ, các luồng tiền, đầu tư giữa các nước. Nền kinh tế toàn cầu được tạo
nên từ các mối liên kết này có đặc trưng quan trọng là luôn biến động, buộc các nhà hoạch
định chính sách và các nhà lãnh dạo doanh nghiệp phải quan tâm chú ý đến những vận hội
kinh tế thay đổi nhanh chóng trên khắp thế giới.
Cuốn sách này sẽ trình bày những khái niệm cơ bản và phương pháp của kinh tế học
quốc tế và minh họa bằng các ứng dụng trong thực tế. Cuốn sách chủ yếu viết về những tư
tưởng kinh tế tuy đã cũ nhưng vẫn còn giá trị đến ngày nay như các lý thuyết thương mại từ
thế kỷ 19 của David Ricardo. Thêm nữa, cuốn tài liệu cũng đưa ra các phân tích cập nhật nhất.
Trong thập kỷ vừa qua, nền kinh tế toàn cầu đã trải qua nhiều thách thức mới, từ việc phản
đối toàn cầu hóa tới hàng loạt các cuộc khủng hoảng tài chính chưa từng thấy. Cuốn sách
cũng đưa ra những phương pháp tiếp cận mới đối với những vấn đề cũ, vừa truyền tải những
tư tưởng mới, vừa nhấn mạnh tính hữu ích của các tư tưởng cũ.
1.1. Các chủ đề nghiên cứu của Kinh tế học quốc tế
Kinh tế học quốc tế nghiên cứu những chủ đề phát sinh từ những vấn đề riêng biệt của
sự tương tác kinh tế giữa các quốc gia có chủ quyền. Có 7 chủ đề được nhắc lại nhiều lần
trong suốt nghiên cứu kinh tế quốc tế: (1) lợi ích thu được từ thương mại, (2) mô thức thương
mại, (3) chủ nghĩa bảo hộ, (4) cán cân thanh toán, (5) xác định tỷ giá hối đoái, (6) hợp tác
chính sách quốc tế, (7) thị trường vốn quốc tế.
(1) Lợi ích thương mại
Mọi người đều biết rằng hầu hết các trao đổi quốc tế mang lại lợi ích cho các quốc gia,
ví dụ như trong trường hợp một quốc gia không có khả năng sản xuất một hàng hóa nào đó,
qua thương mại sẽ được đáp ứng những nhu cầu tiêu dùng hàng hóa khkoong phải sản xuất tại
nước mình. Tuy nhiên, nhiều người hoài nghi về lợi ích của việc trao đổi hàng hóa, một quốc
gia vẫn có thể sản xuất đáp ứng nhu cầu của mình. Việc một quốc gia mua hàng hóa của mình
sản xuất sẽ tạo việc làm cho chính nền kinh tế đó. Chẳng phải người Việt Nam nên tiêu dùng
hàng hóa Việt Nam bất cứ khi nào có thể, để tạo thêm công ăn việc làm cho thị trường trong
nước! Thế nhưng tất cả các quốc gia lại không thể sản xuất tất cả các hàng hóa trong khi nhu
cầu tiêu dùng thì vô hạn.

9
Vấn đề quan trọng và cốt lõi nhất của kinh tế quốc tế chính là lợi ích thương mại - các
quốc gia khi trao đổi có mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia không? Câu trả lời là:
thương mại mang lại lợi ích nhiều hơn ta tưởng. Tuy nhiên, nhiều người có những quan niệm
sai lầm về thương mại như: nếu có sự chênh lệch lớn giữa các nước về năng suất lao động hay
tiền công thì thương mại sẽ không có lợi; những nước có trình độ công nghệ thấp lo sợ hàng
hóa của họ không có khả năng cạnh tranh và những nước có trình độ công nghệ cao và mức
lương cao lo sợ mức sống của họ sẽ bị giảm khi tham gia vào thương mại hay hội nhập.
Mô hình đầu tiên lý giải về nguyên nhân của thương mại đã chứng minh rằng hai quốc
gia có thể trao đổi cùng có lợi ngay cả khi một quốc gia có hiệu quả hơn quốc gia kia trong
việc sản xuất tất cả các hàng hóa, khi người sản xuất ở quốc gia kém hiệu quả hơn có thể cạnh
tranh chỉ bằng cách trả lương thấp hơn (Chương 3). Chúng ta cũng thấy rằng các quốc gia
được lợi khi xuất khẩu những hàng hóa tập trung nguồn lực mà nó dư thừa và nhập khẩu hàng
hóa tập trung nguồn lực mà nó khan hiếm (Chương 5). Thương mại quốc tế cũng cho phép
các quốc gia đi vào chuyên môn hóa sản xuất một số ít hàng hóa làm cho các quốc gia có hiệu
quả cao hơn do lợi thế nhờ quy mô lớn.
Lợi ích thương mại không chỉ giới hạn trong việc trao đổi hàng hóa hữu hình mà còn ở
các dạng trao đổi khác như: di cư quốc tế, vay và cho vay quốc tế, các tài sản rủi ro (cổ phiếu,
trái phiếu). Những hình thức thương mại vô hình này cũng mang lại lợi ích thực sự như trao
đổi hàng hóa hữu hình.
Nhìn chung các quốc gia đều có lợi từ thương mại quốc tế, tuy nhiên thương mại quốc
tế có thể làm tổn hại đến một số nhóm đặc biệt ở mỗi nước bởi thương mại quốc tế tác động
mạnh đến phân phối thu nhập của các nhóm. Kinh tế học quốc tế từ lâu đã rất quan tâm đến
vấn đề phân phối thu nhập trong các lý thuyết về thương mại. Họ đã chỉ ra rằng: thương mại
sẽ làm tổn hại cho người chủ sở hữu nguồn lực chuyên biệt trong hàng hóa cạnh tranh với
hàng nhập khẩu. Thương mại quốc tế có thể làm thay đổi thu nhập của người lao động và chủ
tư bản.
Lợi ích thương mại không chỉ được quan tâm về mặt lý thuyết mà còn là vấn đề tranh
cãi trong việc xây dựng các chính sách trong thực tế. Nhiều nhà bình luận cho rằng thương
mại quốc tế, đặc biệt là do sự tăng nhanh của hàng xuất khẩu tại các nước có giá nhân công rẻ
đã làm tiền lương thực tế của những lao động không có tay nghề ở các nước phát triển giảm.
Giải quyết vấn đề này là một nhiệm vụ quan trọng của các nhà kinh tế học quốc tế.
(2) Mô thức thương mại
Để có thể phân tích được những tác động của thương mại quốc tế và đưa ra những đề
xuất thay đổi trong chính sách hướng vào thương mại của chính phủ, các nhà kinh tế học cần
phải biết các lý thuyết của họ có giải thích được thực tế thương mại quốc tế hay không. Do đó
việc tập trung vào giải thích mô thức thương mại (ai bán cái gì cho ai) là mối quan tâm chính
của kinh tế học quốc tế.
Một số mô thức thương mại có thể dễ hiểu như mô thức dựa vào khí hậu, nguồn lực.
Ví dụ Brazin xuất khẩu cà phê, các nước Trung Đông xuất khẩu dầu mỏ. Tuy nhiêu, trong
thực tế nhiều mô thức thương mại khó nhận biết hơn.

10
Đầu thế kỷ 19, Ricardo đưa ra lời giải thích về thương mại dưới dạng khác biệt về
năng suất lao động quốc tế (được nghiên cứu trong Chương 3). Trong thế kỷ 20, một trong
những lý thuyết có ảnh hưởng nhất và đồng thời gây tranh cãi nhất là lý thuyết thương mại
Heckcher - Ohline, giải thích mô thức thương mại dựa trên sư tương tác giữa một mặt là cung
tương đối về nguồn lực quốc gia (như vốn, lao động và đất) và mặt khác là việc sử dụng
tương đối các yếu tố đó trong sản xuất các hàng hóa khác nhau (được nghiên cứu trong Chương
5). Gần đây một số nhà kinh tế học quốc tế đưa ra các lý thuyết, trong đó đưa ra giả thuyết
một sự kết hợp ngẫu nhiên có thực trong mô thức thương mại quốc tế (được nghiên cứu trong
Chương 7 và 8).
(3) Trao đổi bao nhiêu là đủ
Lợi ích thương mại là khái niệm quan trọng nhất trong các lý thuyết thương mại, tuy
nhiên vấn đề trao đổi bao nhiêu là đủ lại là chủ đề quan trọng của chính sách được bàn luận
nhiều trong kinh tế quốc tế.
Trong thực tế từ thế kỷ 16, chính phủ các nước đã bắt đầu lo ngại về cạnh tranh quốc
tế đối với sự phát triển của các ngành công nghiệp trong nước. Để có thể cạnh tranh trên thị
trường quốc tế, chính phủ đã cố gắng bảo vệ các ngành công nghiệp của nước mình bằng cách
hạn chế nhập khẩu và trợ cấp xuất khẩu. Một sứ mệnh quan trọng nhất của kinh tế học quốc tế
là phải phân tích các chính sách bảo hộ này và thường là để phê phán chủ nghĩa bảo hộ và
chứng minh lợi thế của thương mại tự do.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, với quan điểm thương mại không chỉ mang lại sự
thịnh vượng mà còn là hòa bình, các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ, đã dỡ bỏ các hàng rào
hạn chế thương mại quốc tế.
Cuộc tranh luận về trao đổi bao nhiêu là đủ đã có những thay đổi lớn trong những năm
1990 khi một số hiệp định tự do lớn được ký kết như NAFTA (1993), ASEAN (1996)… rồi
sự ra đời của WTO (1994). Tuy nhiên, cũng từ đó phong trào chính trị chống toàn cầu hóa
phát triển mạnh, đỉnh cao là năm 1999, khi người biểu tình phá vỡ một cuộc hội nghị thượng
đỉnh về thương mại ở Seatle. Phong trào chống toàn cầu hóa đã buộc những người ủng hộ tự
do thương mại tìm cách giải thích mới cho các quan điểm của họ.
Do tầm quan trọng thực tế của vấn đề bảo hộ thương mại, các nhà kinh tế đã xây dựng
một khung lý thuyết để phân tích tác động của các chính sách của chính phủ mà có ảnh hưởng
đến thương mại quốc tế. Khung phân tích này cho phép dự đoán được tác động của các chính
sách thương mại, đồng thời phân tích được chi phí và lợi ích và xác định được các tiêu chí cho
việc xác định khi nào sự can thiệp của chính phủ là tốt cho nền kinh tế (nghiên cứu trong
Chương 9, 10 và sử dụng để tranh luận một số vấn đề chính sách trong hai chương tiếp theo).
Các phân tích kinh tế này chỉ ra ai được lợi và ai bị thiệt từ các chính sách của chính phủ
như thuế quan và trợ cấp xuất khẩu. Tuy nhiên việc xác định chính sách thương mại cần lưu ý:
xung đột lợi ích bên trong các quốc gia thường quan trọng hơn xung đột lợi ích giữa các quốc
gia. Chương 4-5 chỉ ra thương mại tác động mạnh đến việc phân phối thu nhập ở các quốc gia.
Chương 10 chỉ ra sức mạnh tương đối của các nhóm lợi ích khác nhau trong nước là yếu tố quyết
định dẫn tới chính sách thương mại quốc tế chứ không phải yếu tố lợi ích chung của quốc gia.

11
(4) Cán cân thanh toán
Trong thực tế các nước luôn phải đối mặt với mất cân bằng cán cân thương mại. Có
quốc gia thặng dư thương mại và có những quốc gia thâm hụt thương mại. Liệu thặng dư
thương mại có phải là tốt và thâm hụt thương mại là không tốt không?
Việc đánh giá cán cân thanh toán của một quốc gia cần phải đặt trong bối cảnh kinh tế
để hiểu việc mất cân bằng đó nghĩa là gì. Ví dụ trường hợp thặng dư cán cân thương mại của
Hàn Quốc năm 1998. Do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, cán cân thương mại của
họ thặng dư và họ đã buộc phải chấp nhận thặng dư thương mại đó.
Cũng giống như vấn đề chủ nghĩa bảo hộ, cán cân thanh toán là vấn đề trung tâm đối
với nhiều quốc gia, đặc biệt những quốc gia gặp khó khăn về cán cân thanh toán trong
nhiều năm.
(5) Xác định tỷ giá hối đoái
Một sự khác biệt quan trọng giữa kinh tế quốc tế và các khu vực khác của nền kinh tế
là các quốc gia thường có đồng tiền riêng, giá trị các đồng tiền thường xuyên thay đổi, đôi khi
rất mạnh theo thời gian.
Việc nghiên cứu xác định tỷ giá hối đoái là phần tương đối mới của kinh tế học quốc
tế. Trong phần lớn lịch sử kinh tế hiện đại, tỷ giá được chính phủ cố định hơn là thả nổi.
Trước Chiến tranh Thế giới thứ nhất giá trị của các đồng tiền lớn được cố định theo giá vàng
và sau Chiến tranh Thế giới thứ hai được cố định theo đồng USD. Việc nghiên cứu hệ thống
tiền tệ quốc tế mà tỷ giá hối đoái cố định vẫn luôn là chủ đề quan trọng (được đề cập trong
chương 12).
Trong thời đại ngày nay một số tỷ giá hối đoái quan trọng nhất của thế giới biến động
từng phút, và sự biến động tỷ giá hối đoái vẫn là trung tâm của những vấn đề kinh tế quốc tế.
(6) Phối hợp các chính sách quốc tế
Nền kinh tế thế giới bao gồm các quốc gia độc lập, mỗi quốc gia tự do lựa chọn các
chính sách kinh tế riêng của mình. Tuy nhiên, trong một nền kinh tế thế giới liên kết với nhau,
các chính sách kinh tế của một quốc gia thường tác động đến các quốc gia khác. Ví dụ, khi
ngân hàng Đức tăng lãi suất vào năm 1990 nhằm kiểm soát lạm phát do tác động của việc sát
nhập Đông và Tây Đức, đã thúc đẩy suy thoái kinh tế ở phần còn lại của Tây Âu.
Việc khác nhau trong mục tiêu giữa các nước thường dẫn đến xung đột về lợi ích.
Ngay cả khi các quốc gia có mục tiêu tương đồng, họ vẫn có thể chịu thiệt hại nếu thiếu sự
phối hợp các chính sách với nhau. Một vấn đề cơ bản trong kinh tế quốc tế là việc xác định rõ
làm thế nào để đưa ra mức độ hài hòa có khả năng chấp nhận giữa thương mại quốc tế và các
chính sách tiền tệ của các nước khác nhau khi không có chính phủ toàn cầu mà có thể ra lệnh
cho các nước làm cái gì.
Sự phối hợp các chính sách thương mại quốc tế đã được hình thành từ lâu. Trong gần
7 thập kỷ, chính sách thương mại quốc tế được điều chỉnh bởi Hiệp định GATT và từ năm
1994 WTO ra đời đã giám sát việc thực hiện các quy tắc thương mại. Tuy nhiên việc phối hợp
các chính sách vĩ mô còn rất mới mẻ và không thường xuyên.

12
Trong những năm gần đây, các nhà kinh tế đã xác định chính xác tất cả các tình huống
yêu cầu phối hợp chính sách vĩ mô. Trong thế giới thực, những cố gắng phối hợp vĩ mô quốc
tế ngày càng tăng lên.
(7) Thị trường vốn quốc tế
Trong bất kỳ nền kinh tế phức tạp nào đều có một thị trường vốn mở rộng bao gồm
một tập hợp các thỏa thuận mà theo đó các cá nhân và các hãng đổi tiền hôm nay lấy lời hứa
trả trong tương lai. Tầm quan trọng của thương mại quốc tế đang tăng lên từ những năm 1960
đã được hỗ trợ bởi một sự tăng trưởng trong thị trường vốn quốc tế, nó đã gắn kết các thị
trường vốn của các quốc gia riêng lẻ. Trong những năm 1970, các nước Trung Đông gửi thu
nhập dầu mỏ của họ vào các ngân hàng ở London hay New York, và các ngân hàng này dùng
tiền đó cho chính phủ và các tập đoàn ở châu Á và Mỹ Latin vay. Trong những năm 1980,
Nhật Bản đã chuyển đổi phần lớn tiền mà nó kiếm được từ bùng nổ xuất khẩu chuyển sang
đầu tư vào Mỹ, bao gồm cả việc thành lập càng ngày càng nhiều các công ty con của các tập
đoàn Nhật tại Mỹ. Ngày nay Trung Quốc đang rót tiền kiếm được từ xuất khẩu vào một loạt
tài sản nước ngoài, bao gồm cả đồng Đô la Mỹ mà chính phủ Trung Quốc nắm giữ như các tài
sản dự trữ quốc tế.
Thị trường vốn quốc tế có nhiều khác biệt so với thị trường vốn trong nước. Chúng
phải đối phó với các quy định đặc biệt mà nhiều quốc gia áp dụng đối với đầu tư nước ngoài,
đôi khi chúng cũng đưa ra các cơ hội để lẩn tránh các quy định được đặt ra trong các thị
trường nội địa. Từ những năm 1960, các thị trường vốn quốc tế lớn đã nổi lên, đáng chú ý
nhất là thị trường đồng Dollar Châu Âu, ở đó hàng tỷ Dollar được trao đổi hàng ngày mà
không đụng chạm đến nước Mỹ.
Thị trường vốn quốc tế cũng gắn với một số rủi ro đặc biệt. Một rủi ro là biến động
tiền tệ. Nếu đồng Euro giảm so với Dollar, các nhà đầu tư Mỹ sở hữu trái phiếu Euro sẽ lỗ
vốn. Rủi ro khác là vỡ nợ quốc gia: một quốc gia đơn giản có thể từ chối trả các món nợ của
nó (hoặc không thể trả nợ), các chủ nợ không có một phương thức hiệu quả nào để đưa con nợ
ra tòa. Liên kết tài chính quốc tế đã biến suy thoái trên thị trường nhà đất ở Mỹ thành khủng
hoảng kinh tế toàn cầu năm 2006.
Tầm quan trọng ngày càng tăng của thị trường vốn quốc tế và những vấn đề mới của nó
đòi hỏi sự quan tâm hơn trước. Những vấn đề đặc biệt quan tâm phát sinh từ thị trường vốn quốc
tế là hoạt động của thị trường tài sản toàn cầu và nợ nước ngoài của các nước đang phát triển.
1.2. Nền kinh tế thế giới và sự cần thiết quan hệ kinh tế quốc tế.
1.2.1. Khái niệm nền kinh tế thế giới
Nền kinh tế thế giới là tổng thể các nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới có mối
liên hệ hữu cơ và tác động qua lại lẫn nhau thông qua các quan hệ kinh tế quốc tế trên cơ sở
phân công lao động quốc tế.
Các bộ phận của nền kinh tế thế giới:
Bộ phận thứ nhất là Các chủ thể của nền kinh tế thế giới: Đây chính là những đại diện
cho nền kinh tế thế giới, chúng tác động qua lại lẫn nhau làm xuất hiện các quan hệ kinh tế
quốc tế. Các chủ thể bao gồm:

13
1. Các nền kinh tế quốc gia độc lập trên thế giới (có khoảng 200 quốc gia và vùng
lãnh thổ). Đây là những chủ thể đầy đủ về mặt kinh tế, pháp lý, và chính trị. Quan hệ giữa các
chủ thể này thể hiện thông qua các hiệp định kinh tế, văn hoá, khoa học và công nghệ... được
ký kết giữa các quốc gia (trên cơ sở song phương hoặc đa phương).
2. Các chủ thể ở cấp độ thấp hơn bình diện quốc gia: bao gồm các công ty, các xí
nghiệp, hoặc các đơn vị kinh doanh. Các chủ thể này tham gia vào các quan hệ kinh tế quốc tế
thông qua các hợp đồng thương mại, đầu tư... trong khuôn khổ các hiệp định được ký kết giữa
các quốc gia.
3. Các chủ thể ở cấp độ vượt ra ngoài khuôn khổ quốc gia: Đó là các thể chế quốc tế,
các tổ chức quốc tế có địa vị pháp lý rộng hơn cấp độ quốc gia, như: Quĩ tiền tệ quốc tế
(IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội các nước Đông Nam Á
(ASEAN)...
Bộ phận thứ hai là Các quan hệ kinh tế quốc tế: Đây là bộ phận cốt lõi của nền kinh tế
thế giới, chúng là kết quả của sự tác động qua lại giữa các chủ thể của nền kinh tế thế giới.
Căn cứ vào khách thể quan hệ, các quan hệ kinh tế quốc tế bao gồm:
1. Quan hệ về hàng hoá và dịch vụ: Đó là sự di chuyển hàng hoá và dịch vụ giữa các nước.
2. Quan hệ về tư bản: Đó là các di chuyển về vốn giữa các nước.
3. Quan hệ về sức lao động: Đó là sự di chuyển về sức lao động giữa các nước.
4. Quan hệ về tiền tệ: Đó là các quan hệ liên quan đến việc di chuyển các phương tiện
thanh toán giữa các nước.
5. Quan hệ về khoa học kỹ thuật và công nghệ: bao gồm các quan hệ hợp tác nghiên
cứu triển khai, mua bán các công nghệ kỹ thuật... giữa các nước.
1.2.2. Các vấn đề về quy mô - Mô hình lực hấp dẫn
Ba trong số 15 đối tác thương mại chính của Mỹ là các quốc gia châu Âu: Đức, Anh
và Pháp. Câu hỏi đặt ra là, tại sao Mỹ lại giao dịch với ba quốc gia châu Âu này nhiều hơn rất
nhiều so với các quốc gia khác? Câu trả lời là bởi vì đó là ba nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
Với mức giá trị GDP (tổng sản lượng quốc nội) cao nhất, được đo lường bằng tổng giá trị các
hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong một nền kinh tế, bằng chứng về mối quan hệ thực
nghiệm vững chắc giữa quy mô của một nền kinh tế và sản lượng xuất nhập khẩu của nền
kinh tế đó.
Nhìn vào thương mại quốc tế như một tổng thể, các nhà kinh tế học đã tìm ra một công
thức dự đoán kim ngạch thương mại giữa hai quốc gia bất kỳ tương đối chính xác:
Tij = A.(Yi . Yj)/Dij (2.1)
Trong đó:
A là hằng số
Tij là giá trị thương mại giữa quốc gia i và quốc gia j
Yi là GDP của quốc gia i
Yj là GDP của quốc gia j
Dij là khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia
Theo đó với các yếu tố khác là cân bằng, giá trị thương mại giữa hai quốc gia sẽ tỷ lệ

14
thuận với GDP của các quốc gia này, và tỷ lệ nghịch với khoảng cách của hai quốc gia.
Phương trình (2.1) được gọi là mô hình Lực hấp dẫn của thương mại thế giới. Lý do
cho tên gọi này xuất phát từ Định luật hấp dẫn của Newton: cũng như lực hấp dẫn giữa hai vật
thể bất kỳ tỷ lệ thuận với khối lượng của chúng và tỷ lệ nghịch với khoảng cách giữa chúng.
Theo lý thuyết này, thương mại giữa hai quốc gia tỷ lệ thuận với sản lượng GDP và tỷ lệ
nghịch với khoảng cách giữa hai quốc gia ấy.
Các nhà kinh tế học thường ước lượng mô hình Lực hấp dẫn tổng quát hơn theo công
thức dưới đây:
Tij = A.(Yia . Yjb) / Dijc (2.2)
Trong đó, (a, b và c) được lựa chọn để phù hợp với các dữ liệu thực tế. Nếu a, b và c
đều đúng bằng 1, phương trình (2.2) chính là phương trình (2.1). Trên thực tế, các ước lượng
thường cho thấy mô hình (2.1) là tương đối chính xác.
Vậy tại sao mô hình Lực hấp dẫn lại có hiệu quả? Nói chung, những nền kinh tế lớn có
xu hướng chi tiêu một lượng lớn để nhập khẩu bởi vì họ có thu nhập cao. Họ cũng có xu
hướng thu hút sự chi tiêu của các quốc gia khác bởi họ sản xuất đa dạng các sản phẩm. Vậy
nên, nếu mọi yếu tố khác là cân bằng thì thương mại giữa hai quốc gia bất kỳ còn lớn hơn quy
mô kinh tế của từng quốc gia riêng rẽ. Sẽ thế nào nếu những yếu tố khác không cân bằng?
Như đã chỉ ra rằng, trên thực tế các quốc gia chi tiêu thu nhập nhiều hoặc chủ yếu tại chính
quốc gia ấy. Cả Mỹ và EU đều chiếm khoảng 25% GDP toàn cầu nhưng mỗi bên chỉ thu hút
khoảng 2% chi tiêu của bên còn lại.
1.2.3. Những trở ngại đối với hoạt động thương mại quốc tế.
Hình 1.1 bổ sung thêm hai quốc gia là Canada và Mexico. Như chúng ta có thể thấy,
hai nước láng giềng này có kim ngạch giao thương với Mỹ lớn hơn rất nhiều lần so với các
nền kinh tế châu Âu có cùng quy mô.
Mỹ chủ yếu giao thương với các quốc gia láng giềng hơn là với các quốc gia khác có
quy mô tương đương ở châu Âu.Vậy tại sao Mỹ lại thực hiện giao dịch phần lớn với các quốc
gia Bắc Mỹ láng giềng thay vì với các nước bạn hàng châu Âu? Lý do chủ yếu ở đây đơn giản
bởi vì Canada và Mexico có vị trị địa lý gần Mỹ hơn rất nhiều so với các nước đối tác kia.
% thương mại
của Mỹ với EU
Canada

Mexico

Các QG Châu Âu

% GDP của EU

Nguồn: Bộ Thương mại Hoa Kỳ, Ủy ban châu Âu


Hình 1.1. Quy mô các nền kinh tế và giá trị thương mại với Hoa Kỳ

15
Tất cả những ước lượng của mô hình Lực hấp dẫn cho thấy tác động mạnh mẽ mang
tính tiêu cực của khoảng cách tới thương mại quốc tế; những ước lượng điển hình chỉ ra rằng
khoảng cách giữa hai quốc gia cứ tăng lên 1% sẽ làm giảm từ 0,7% tới 1% trong thương mại
giữa hai nước này. Sự giảm đi này phản ánh chí phí tăng lên trong vận tải hàng hóa và dịch vụ.
Các nhà kinh tế học cũng cho rằng các yếu tố ít hữu hình đóng một vai trò quan trọng:
Thương mại sẽ diễn ra sôi nổi giữa các quốc gia có liên hệ mật thiết với nhau, mà mối liên hệ
này sẽ có xu hướng giảm đi khi khoảng cách giữa hai quốc gia ngày càng lớn. Ví dụ, sẽ hoàn
toàn đơn giản nếu một đại diện kinh doanh ở Mỹ muốn có một chuyến công tác ngắn ngày tới
Toronto (Canada), nhưng sẽ phải đắn đo rất nhiều nếu người đại diện này muốn tới Paris
(Pháp). Hoặc là, trừ khi trụ sở công ty được đặt tại miền Tây duyên hải Hoa Kỳ, nếu không
cũng sẽ cần có sự cân nhắc khi muốn công tác tại Tokyo (Nhật Bản).
Hơn nữa, Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) bao gồm 3 nước thành viên:
Mỹ, Canada và Mexico đảm bảo rằng hầu hết các hàng hóa vận chuyển giữa ba quốc gia này
không phải là đối tượng chịu thuế hay bất cứ rào cản thương mại quốc tế nào. Trong chương
này, các nhà kinh tế học sử dụng mô hình Lực hấp dẫn là cách để đánh giá tác động của các
hiệp định thương mại tới thương mại quốc tế trong thực tế: Nếu một hiệp định thương mại có
hiệu lực, nó có thể kéo theo sự tăng lên mạnh mẽ trong thương mại giữa các thành viên, con
số này còn có thể lớn hơn con số được dự đoán trên cơ sở GDP của các thành viên và khoảng
cách giữa họ.
Giao thương với British Columbia
BẢNG 1.1
theo tỷ lệ % GDP, 1996
Các tỉnh của Giao thương Giao thương Các tiểu bang của Hoa Kỳ
Canada tính theo tỷ tính theo tỷ có cùng khoảng cách tới
lệ %GDP lệ %GDP British Columbia
Alberta 6,9 2,6 Washington
Saskatchewan 2,4 1,0 Montana
Manitoba 2,0 0,3 California
Ontario 1,9 0,2 Ohio
Quebec 1,4 0,1 New York
New Brunswick 2,3 0,2 Maine
Nguồn:Howard J. Wall,“Gravity Model Specification and the Effects of the
U.S.-Canadian Border”, Tài liệu nghiên cứu của Ngân hàng dự trữ liên
bang St. Louis 2000 - 024A, 2000.

Cần lưu ý là mặc dù các hiệp định thương mại thường xóa bỏ tất cả các rào cản chính
đối với thương mại giữa các quốc gia nhưng nó hiếm khi loại bỏ được tác động của đường
biên giới. Ngay cả khi hầu hết các hàng hóa và dịch vụ được vận chuyển qua biên giới quốc
gia mà không phải trả bất cứ một khoản thuế nào cũng như đối mặt ít hơn với các giới hạn
pháp lý, thì giao dịch thương mại giữa các vùng miền trong cùng một quốc gia vẫn lớn hơn
nhiều so với giữa các vùng miền thuộc các quốc gia khác nhau. Trường hợp đường biên Mỹ -
Canada là một ví dụ điển hình. Cả hai quốc gia đều là thành viên của một hiệp định thương
mại tự do (thậm chí đã có một hiệp định thương mại tự do Canada - Hoa Kỳ trước khi có
NAFTA), hầu hết người Canada nói tiếng Anh, công dân của hai nước được tự do di chuyển
qua biên giới chỉ với các thủ tục tối thiểu.

16
Tuy nhiên, dữ liệu về thương mại của từng tỉnh của Canada với nhau và với các tiểu
bang của Mỹ cho thấy, với các yếu tố khác là cân bằng, có nhiều các giao dịch thương mại
giữa các tỉnh với nhau hơn là giữa các tỉnh với các tiểu bang ở Mỹ. Bảng 1.1 biểu diễn mức
độ của sự khác biệt. Nó chỉ ra tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của British Columbia, một tỉnh
của Canada, nằm phía bắc của tiểu bang Washington, với các tỉnh khác của Canada và với các
tiểu bang của Mỹ, được đo lường bằng tỷ lệ % trên GDP của mỗi tỉnh hoặc mỗi tiểu bang.
Ngoại trừ giao thương với tỉnh New Brunswick, một tỉnh nằm rất xa ở phía đông của Canada
thì thương mại nội địa của Canada giảm dần theo khoảng cách. Trong trường hợp này, giao
dịch thương mại của British Columbia với các tỉnh khác của Canada lớn hơn rất nhiều so với
các tiểu bang khác của Hoa Kỳ có tương đồng về khoảng cách.
Các nhà kinh tế học sử dụng các dữ liệu như trong bảng 1.1, cùng với các ước lượng
về hiệu ứng của khoảng cách trong mô hình Lực hấp dẫn, để tính toán rằng biên giới Canada -
Hoa Kỳ, mặc dù là một trong những đường biên mở cửa nhất trên thế giới vẫn có nhiều ảnh
hưởng mang tính ngăn chặn như những quốc gia cách xa nhau tới hàng nghìn kilomet.
1.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu môn Kinh tế học quốc tế
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Kinh tế học là quá trình nghiên cứu việc sử dụng các nguồn lực khan hiếm như thế nào
để sản xuất ra các hàng hoá có giá trị và phân phối chúng cho các đối tượng khác nhau.
Kinh tế học quốc tế nghiên cứu sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các nền kinh tế riêng biệt
trong quá trình khai thác các nguồn tài nguyên khan hiếm để thoả mãn nhu cầu của con người.
Trong khi kinh tế học tập trung nghiên cứu những vấn đề của nền kinh tế đóng, kinh
tế học quốc tế nghiên cứu những vấn đề của hai hay nhiều nền kinh tế. Nó xem xét những
vấn đề kinh tế chung nhưng đặt trong bối cảnh quốc tế.
1.3.2. Nội dung nghiên cứu: Kinh tế học quốc tế được chia thành hai phần chính:
thương mại quốc tế và tài chính quốc tế.
1.3.3. Phương pháp nghiên cứu
Kinh tế học quốc tế sử dụng các phương pháp nghiên cứu của kinh tế học vi mô và vĩ
mô như:
Phương pháp Trừu tượng hoá
Phương pháp Mô hình hoá
Phương pháp cân bằng tổng quát
Phương pháp giả định những nhân tố khác không thay đổi...
Thương mại quốc tế là lý thuyết cân bằng tĩnh dài hạn mà trong đó các quá trình điều
chỉnh ngắn hạn được coi như đã hoàn thành, đồng tiền được coi như đóng vai trò hình thức.
Phương pháp nghiên cứu của lý thuyết thương mại quốc tế về cơ bản mang đặc tính của kinh
tế vi mô.
Lý thuyết tài chính quốc tế tập trung vào các khía cạnh tiền tệ của các quan hệ tiền tệ
quốc tế. Phương pháp nghiên cứu của nó chủ yếu mang đặc tính của kinh tế vĩ mô, nó giải
quyết những vấn đề cụ thể, những vấn đề ngắn hạn của sự mất cân bằng cán cân thanh toán và
sự điều chỉnh.

17
Chương 2
NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ QUY LUẬT LỢI THẾ TƯƠNG ĐỐI

Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu sự phát triển của các lý thuyết thương mại
quốc tế từ thế kỷ 15 đến những năm đầu của thế kỷ 20 – được gọi là các lý thuyết thương mại
cổ điển. Sự nghiên cứu cả một quá trình như vậy cho thấy sự phát triển mang tính hệ thống
của các học thuyết thương mại quốc tế từ đơn giản đến phức tạp, từ lý luận đến thực tiễn. Từ
đó đưa ra được những so sánh đánh giá cũng như việc nghiên cứu khả năng vận dụng mỗi học
thuyết vào hoạt động thương mại quốc tế trong thực tiễn.
Sự ra đời các tư tưởng, lý thuyết thương mại quốc tế nhằm phân tích ba vấn đề cơ bản
trong hoạt động thương mại quốc tế, bao gồm: nguồn gốc thương mại quốc tế; mô hình
thương mại quốc tế và lợi ích thương mại quốc tế. Cụ thế, trong lý thuyết thương mại cổ điển,
chúng ta sẽ giải quyết ba vấn đề trên thông qua nghiên cứu các lý thuyết:
 Chủ nghĩa Trọng thương
 Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith
 Lý thuyết lợi thế tương đối của David Ricardo
 Lý thuyết chi phí cơ hội của Gottfried Von Harberler
2.1. Quan điểm Trọng thương về thương mại
2.1.1. Hoàn cảnh ra đời
Chủ nghĩa Trọng thương xuất hiện và phát triển ở Châu Âu; phát triển mạnh mẽ nhất ở
Anh, Pháp từ giữa thế kỷ 15, 16, thời kỳ hoàng kim là vào thế kỷ 17 và tan rã vào cuối thế kỷ 18.
Chủ nghĩa Trọng thương ra đời trong bối cảnh phương thức sản xuất phong kiến tan
rã, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời. Chính vì vậy, chủ nghĩa trọng thương được
coi là hệ thống kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản, là một lý thuyết làm nền tảng cho các tư
duy kinh tế từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18. Sự xuất hiện của chủ nghĩa trọng thương dựa trên
những tiền đề kinh tế - xã hội sau:
Đến cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16, mậu dịch đã bắt đầu phát triển do 3 nguyên nhân
chủ yếu sau đây:
Con người đã bắt đầu sản xuất ra một số những sản phẩm cao cấp như: đồng hồ, kính
hiển vi,… giúp người ta quan sát và thực nghiệm được chính xác hơn, nâng tầm hiểu biết của
con người, giúp họ nhận thức một cách đầy đủ thế giới vật chất khách quan xung quanh ta.
Con người đã khám phá ra những vùng đất mới, tạo điều kiện mở rộng giao lưu giữa
các khu vực (tìm ra Tân thế giới, chinh phục Mexico mở rộng giao thương với Châu Mỹ, giao
thương cho Bồ Đào Nha với Ấn Độ và các nước Nam Á bằng đường biển nhờ cuộc hành trình
của Vasco Da Gama...) hình thành thị trường ngày càng được mở rộng. Bên cạnh đó, các phát
kiến địa lý vĩ đại đã tạo điều kiện cho sự hình thành các tuyến đường vận tải thương mại, phát
triển hoạt động ngoại thương bằng đường biển.
Sự gia tăng dân số tạo nên thị trường lao động, thị trường tiêu thụ hàng hoá, làm tăng
doanh lợi của nhà sản xuất và các thương gia. Đồng thời vào thời kỳ này, vai trò của các
thương nhân được đặc biệt đề cao và dần chiếm vị trí chủ chốt trong xã hội bởi lẽ tầng lớp

18
thương nhân tư sản đóng góp phần lớn nguồn tài chính trong việc củng cố quyền lực cho chế
độ trung ương.
Trong bối cảnh như vậy, một nhóm người (bao gồm các thương gia, nhân viên ngân
hàng, nhân viên hải quan...) đã viết những bài tiểu luận những cuốn sách nhỏ về thương mại
quốc tế. Những tác phẩm đó đã biện hộ cho một trường phái kinh tế mới đề cao vai trò của
ngoại thương đối với sự phát triển kinh tế được gọi là chủ nghĩa Trọng thương.
2.1.2. Những tư tưởng cơ bản của học thuyết Trọng thương
Ở đây chủ nghĩa Trọng thương là một cương lĩnh, hệ thống các quan điểm, tư tưởng,
đường lối kinh tế của giai cấp tư sản trong thời kỳ tích luỹ ban đầu của chủ nghĩa tư bản. Đây
thực chất là những tổng kết kinh nghiệm từ thực tiễn của giai cấp tư sản trong việc tìm ra
nguồn gốc của của cải và cách thức làm giàu. Trong hoạt động thương mại quốc tế, trường
phái này đã thể hiện những quan điểm chủ yếu sau:
Thứ nhất, mỗi quốc gia muốn đạt được sự thịnh vượng (sự giàu có, của cải) trong
phát triển kinh tế thì phải gia tăng khối lượng tiền tệ (thể hiện bằng vàng, bạc, đá quý) tích luỹ
trong nền kinh tế. Quốc gia nào có càng nhiều vàng, bạc, đá quý thì quốc gia đó càng giàu có.
Các nhà Trọng thương cho rằng “Thà quốc gia có nhiều vàng bạc hơn là nhiều là
thương gia và hàng hoá” hay “Chúng ta sống nhờ vàng bạc hơn là nhờ buôn bán nguyên liệu”.
Thứ hai, chủ nghĩa Trọng thương cho rằng ngoại thương là con đường mang lại sự
thịnh vượng cho quốc gia. Họ cho rằng, chỉ có ngoại thương mới là nguồn gốc thực sự của
của cải, vì nó làm tăng thêm khối lượng tiền vàng.
Thứ ba, theo chủ nghĩa Trọng thương, thương mại quốc tế là một trò chơi có tổng số
bằng không. Lợi ích thương mại mà quốc gia này thu được chính là sự hy sinh, mất mát của
các quốc gia khác.
Trong ngoại thương, một quốc gia muốn tích luỹ được nhiều tiền, nhiều kim loại quý
thì phải thực hiện xuất siêu, phải đạt được thặng dư thương mại, nhất là với các nước thuộc
địa. Từ đó, chủ nghĩa Trọng thương chủ trương áp dụng các chính sách độc quyền thương mại
với các nước thuộc địa và mua rẻ bán đắt, ngăn cản các nước thuộc địa sản xuất, chỉ được
xuất khẩu nguyên liệu thô với giả rẻ và nhập khẩu các sản phẩm tiêu dùng cuối cùng từ chính
quốc với giá cả cao hơn gấp nhiều lần. Do vậy, lợi nhuận trong thương mại là kết quả của việc
trao đổi không ngang giá, là sự lường gạt. Thương mại không xuất phát từ trao đổi ngang giá,
đôi bên cùng có lợi mà chỉ lo bảo vệ cho lợi ích quốc gia mình.
Thứ tư, theo tư tưởng đó, những người theo chủ nghĩa Trọng thương cho rằng chính
phủ nên can thiệp vào các hoạt động kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực ngoại thương nhằm gia
tăng số của cải của mỗi nước. Cụ thể các chính phủ phải tạo điều kiện và trợ giúp cho mọi hoạt
động xuất khẩu, đồng thời hạn chế nhập khẩu thông qua các công cụ điều chỉnh buôn bán.
2.1.3. Đánh giá thuyết Trọng thương
*) Tư tưởng tiến bộ của thuyết Trọng thương:
Chủ nghĩa Trọng thương đã nhận thức được tầm quan trọng của thương mại quốc tế,
khác với trào lưu tư tưởng phong kiến lúc bấy giờ, đề cao nền kinh tế tự cung tự cấp. Thương
mại quốc tế là nguồn quan trọng mang về quý kim cho đất nước, là nguồn lực để phát triển

19
kinh tế cho mỗi quốc gia.
Nhận thức đúng vai trò can thiệp của Nhà nước vào kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực
ngoại thương thông qua luật pháp và chính sách kinh tế... Nhà nước với tư cách là chủ thể
điều chỉnh quan hệ buôn bán của một nước với nước khác. Đây là những quan điểm, tư tưởng
hợp lý vẫn còn có giá trị hiện nay.
*) Sai lầm của thuyết Trọng thương:
Bên cạnh những ưu điểm, trường phái Trọng thương cũng đã không tránh khỏi những
khiếm khuyết, hạn chế. Lý luận về thương mại quốc tế còn đơn giản, ít tính chất lý luận,
thường được nêu dưới hình thức lời khuyên thực tiễn về chính sách kinh tế, lập luận mang
tính kinh nghiệm, chưa cho phép giải thích được bản chất của thương mại quốc tế.
Quan niệm không đúng cho rằng đo lường sự giàu có của một quốc gia bởi số lượng
vàng bạc tích luỹ trong nền kinh tế, trong khi thực tế chúng không thể được sử dụng trong kể
cả trong sản xuất lẫn tiêu dùng. Họ đánh đồng của cải tích luỹ được với tiềm lực thực tế của
nền kinh tế. Ngược lại, ngày nay sự giàu có của một quốc gia được đo lường bởi khả năng của
quốc gia về nguồn lực con người, tài nguyên có thể cung cấp cho sản xuất và dịch vụ. Nguồn
lực này càng phong phú, sử dụng càng có hiệu quả thì dòng chảy hàng hoá và dịch vụ thoả
mãn con người càng dồi dào, tiêu chuẩn sống của quốc gia càng cao.
Từ nhận thức chưa đúng trên, Chủ nghĩa Trọng thương còn chưa đúng về nguồn gốc
sự giàu có của quốc gia - ngoại thương là nguồn gốc mang lại sự giàu có cho mỗi quốc gia.
Họ cho rằng, một quốc gia để trở nên giàu có phải xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu. Thặng dư
xuất khẩu được thu hồi trở lại bằng tiền tệ thực là vàng, bạc. Do đó, chủ nghĩa Trọng thương
đã bỏ qua khái niệm hiệu quả sản xuất đạt được nhờ chuyên môn hoá. Thay cho việc sản xuất
hàng hoá theo quan điểm hiệu quả - chi phí, họ nhấn mạnh đến khối lượng xuất khẩu và nhập
khẩu tuyệt đối.
Quan niệm chưa đúng về thương mại quốc tế. Họ cho rằng, nguyên tắc trao đổi hàng
hoá giữa các quốc gia là trao đổi không ngang giá, là mua rẻ bán đắt, sự lừa gạt lẫn nhau.
Chính vì vậy, thương mại quốc tế là trò chơi có tổng số bằng không, lợi ích có được từ ngoại
thương của quốc gia này là lấy từ phần thiệt hại của quốc gia kia. Đây là quan niệm hoàn toàn
không chính xác. Vì thế người ta còn gọi các học giả Trọng thương là “những nhà kinh tế dân
tộc chủ nghĩa”.
Chủ nghĩa Trọng thương rất đề cao vai trò của Nhà nước, chưa biết đến và không thừa
nhận sự hoạt động của các quy luật kinh tế khách quan. Các đại biểu của chủ nghĩa Trọng
thương đều đòi hỏi Nhà nước phải có các biện pháp can thiệp sâu vào nền kinh tế nhằm bảo
vệ tối đa thị trường nội địa, tránh sự xâm nhập, cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài. Điều này
sẽ dẫn đến nền kinh tế trong nước hoạt động trì trệ, kém hiệu quả.
2.2. Thương mại dựa trên lợi thế tuyệt đối Adam Smith (1723 - 1790)
Adam Smith sinh ngày 5/6/1723 trong một gia đình làm nghề hải quan ở một làng nhỏ
sứ Scotland. Vào năm 1776, ông xuất bản tác phẩm nổi tiếng: “Bàn về bản chất và nguồn gốc
của cải của các dân tộc”. Phương pháp luận của A.Smith dựa trên quan điểm tự do, thể hiện
trong tư tưởng “trật tự tự nhiên”, cho rằng một xã hội hợp với trật tự tự nhiên là một xã hội tự

20
do cạnh tranh, giao lưu trao đổi hàng hoá tự do. Trong xã hội đó, “bàn tay vô hình” hướng dẫn
những tác động qua lại phức tạp giữa các chủ thể kinh tế. “Bàn tay vô hình” đó chính là sự
hoạt động của các quy luật kinh tế khách quan, tác động không phụ thuộc vào ý chí của
con người.
2.2.1. Quan điểm của Adam Smith về thương mại quốc tế
Trong tác phẩm “Bàn về bản chất và nguồn gốc của cải của các dân tộc”, Adam
Smith đã phê phán những quan điểm của chủ nghĩa Trọng thương và nêu lên những quan
điểm mới của mình về thương mại quốc tế. Cụ thể là:
Nguồn gốc sự giàu có của mỗi quốc gia không phải do ngoại thương đem lại mà là do
nền sản xuất trong nước (sản xuất công nghiệp). Ông cho rằng, thương mại quốc tế đóng vai
trò quan trọng trong việc gia tăng sự giàu có của mỗi quốc gia, nhưng nguồn gốc của sự giàu
có đó là ở nền sản xuất. Vì vậy, một quốc gia khi trao đổi mua bán hàng hoá với nước ngoài
phải dựa trên hiệu quả sản xuất.
Theo quan điểm của Adam Smith, các quốc gia đều có lợi khi tham gia vào thương
mại quốc tế. Khác với chủ nghĩa Trọng thương cho rằng trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia
dựa trên nguyên tác trao đổi không ngang giá.
Nếu một quốc gia không thu được gì, hoặc bị lỗ, họ sẽ từ chối và không tham gia vào
hoạt động thương mại quốc tế.
Cơ sở để các quốc gia trao đổi thương mại quốc tế với nhau và cùng có lợi theo Adam
Smith là dựa trên lợi thế tuyệt đối. Ông cho rằng “điều rõ ràng đối với mỗi người chủ gia đình
rằng không bao giờ cố làm ở nhà cái gì mà đắt hơn là đi mua nó”. Theo khía cạnh này một
quốc gia cũng như một cá nhân, không nên cố gắng sản xuất tất cả hàng hoá cho mình, mà
nên tập trung sản xuất hàng hoá mình có sở trường nhất, đem trao đổi một phần sản phẩm đó
lấy sản phẩm khác cần dùng. Nếu như nước ngoài có thể cung cấp hàng hoá với giá rẻ hơn
chúng ta tự làm, tốt nhất là mua của họ và hãy cung cấp cho thế giới những hàng hóa mà
chúng ta có lợi thế.
2.2.2. Nội dung lý thuyết lợi thế tuyệt đối
Theo Adam Smith, một quốc gia khi trao đổi mua bán hàng hoá với nước ngoài phải
dựa trên hiệu quả sản xuất (tức đạt lợi thế tuyệt đối). Lợi thế tuyệt đối ở đây chính là chi phí
sản xuất thấp hơn (nhưng chỉ có chi phí lao động mà thôi), nghĩa là năng suất lao động cao
hơn. Vì vậy, toàn bộ lý thuyết thương mại theo quan điểm của Adam Smith là dựa trên giả
định: Lao động là yếu tố sản xuất duy nhất
Thương mại giữa hai quốc gia được dựa trên cơ sở lợi thế tuyệt đối. Điều này có nghĩa
là: “Một quốc gia có thể hiệu quả hơn trong sản xuất một số hàng hoá này nhưng lại kém
hiệu quả hơn trong sản xuất một số hàng hoá khác. Cả hai quốc gia có thể đều có lợi từ th-
ương mại nếu mỗi quốc gia chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu những hàng hoá có
hiệu quả hơn quốc gia khác”.
Lợi thế tuyệt đối có thể minh họa bằng ví dụ sau:
Giả sử thế giới có hai quốc gia (Quốc gia 1 và Quốc gia 2) và mỗi quốc gia sản xuất
hai sản phẩm (X và Y) với giả thiết lao động là yếu tố đầu vào duy nhất.

21
Bảng 2.1. Lợi thế tuyệt đối
Năng suất lao động
Quốc gia 1 Quốc gia 2
(sản phẩm/đơn vị lao động)
X 6 1
Y 4 5
Bảng số liệu bên cho thấy Quốc gia 1 có hiệu quả hơn hay nói cách khác, có lợi thế
tuyệt đối so với Quốc gia 2 trong sản xuất X, đồng thời kém lợi thế trong sản xuất Y; trong
khi đó, Quốc gia 2 có hiệu quả hơn hay nói cách khác, có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất Y
nhưng kém hiệu quả hơn trong sản xuất X so với Quốc gia 1.
Lúc này, mô hình thương mại sẽ là: Quốc gia 1 chuyên môn hóa sản xuất X sau đó
xuất khẩu X sang Quốc gia 2 và nhập khẩu Y của Quốc gia 2. Ngược lại, Quốc gia 2 chuyên
môn hóa sản xuất Y sau đó xuất khẩu Y sang Quốc gia 1 và nhập khẩu X của Quốc gia 1.
Một vấn đề cần quan tâm ở đây là tỷ lệ trao đổi quốc tế giữa X và Y sẽ nằm trong một
khung giới hạn nào?. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, ở Quốc gia 1, tỷ lệ trao đổi nội địa là 6X
= 4Y; Quốc gia 2, tỷ lệ trao đổi nội địa là 1X = 5Y vì cùng bằng chi phí cho một đơn vị lao
động. Mặt khác, Quốc gia 1 chỉ chấp nhận đổi X lấy Y khi 6X đổi được nhiều hơn 4Y và
Quốc gia 2 chỉ chấp nhận đổi Y lấy X khi 5Y đổi được nhiều hơn 1X. Do vậy, tỷ lệ trao đổi
quốc tế là: 4/6 < Tỉ lệ trao đổi quốc tế (X/Y) <5/1
Bằng cách này, cả hai quốc gia đều có lợi từ thương mại.
2.2.3. Đánh giá thuyết lợi thế tuyệt đối
*) Tư tưởng tiến bộ của lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith:
Chứng minh được cả hai quốc gia đều có lợi khi tham gia vào thương mại quốc tế:
Trong khi các nhà Trọng thương tin rằng một quốc gia chỉ có lợi trên sự thiệt hại của quốc gia
khác và ủng hộ chính sách bảo hộ. Adam Smith đã chỉ ra một cách nghiêm chỉnh rằng tất cả các
quốc gia đều có được lợi ích từ thương mại và ủng hộ nền thương mại tự do không có sự can
thiệp của chính phủ. Với thương mại tự do, nguồn lực của thế giới được sử dụng có hiệu quả
hơn (nhờ vào chuyên môn hoá những sản phẩm có lợi thế) mang lại lợi ích nhiều hơn cho tất cả
các nước tham gia. Mọi sự can thiệp vào luồng tự do thương mại cản trở quá trình phân chia có
hiệu quả các nguồn lực trên thế giới và phủ nhận cơ hội để hưởng những lợi ích tiềm năng từ
thương mại của cộng đồng thế giới.
Trong lý thuyết lợi thế tuyệt đối đã thấy được tính ưu việt của chuyên môn hoá là tiết
kiệm lao động và tăng được sản lượng hàng hoá của thế giới: trở lại mô hình trên chúng ta
thấy Quốc gia 1 có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất hàng hoá X; Quốc gia 2 có lợi thế
tuyệt đối trong việc sản xuất hàng hoá Y. Nếu mỗi quốc gia tiến hành chuyên môn hoá trong
việc sản xuất một mặt hàng mà họ có lợi thế tuyệt đối, sau đó trao đổi thì cả hai quốc gia cùng
có lợi. Trong quá trình này, các nguồn lực sản xuất của cả thế giới sẽ được sử dụng một cách
hiệu quả nhất, sản lượng của cả hai hàng hoá đều tăng, do đó tổng sản phẩm của thế giới sẽ
gia tăng. Sự tăng lên về sản lượng của hai hàng hoá này dẫn đến sự tăng lên các sản phẩm của
toàn thế giới, đó là nhờ vào sự chuyên môn hoá và được phân bố giữa hai quốc gia theo tỷ lệ
trao đổi thông qua thương mại quốc tế.

22
*) Những hạn chế của lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith:
- Không giải thích được hiện tượng chỗ đứng trong phân công lao động quốc tế và
thương mại quốc tế sẽ xảy ra như thế nào đối với những nước không có lợi thế tuyệt đối nào.
- Coi lao động là yếu tố sản xuất duy nhất tạo ra giá trị, là đồng nhất và được sử dụng
với tỉ lệ như nhau trong tất cả các loại hàng hoá.
- Tính khái quát của lý thuyết lợi thế tuyệt đối chưa cao, dựa vào lý thuyết này chúng
ta không thể giải thích mọi hiện tượng thương mại quốc tế. Lý thuyết này không thể giải thích
được trong trường hợp một nước được coi là "tốt nhất" tức là quốc gia đó có lợi thế tuyệt đối
để sản xuất tất cả các sản phẩm hoặc một nước được coi là "kém nhất" tức là quốc gia đó
không có một sản phẩm nào có lợi thế tuyệt đối để sản xuất trong nước. Trong những trường
hợp đó, liệu các quốc gia có còn giao thương được với nhau nữa không và lợi ích mậu dịch sẽ
nằm ở chổ nào? hay lại áp dụng chính sách bế quan tỏa cảng? Vấn đề này được giải quyết bởi
nhà Kinh tế học David Ricardo qua học thuyết về lợi thế so sánh phân tích một cách thực tế
cơ sở và thặng dư từ thương mại.
2.3. Thương mại dựa trên lợi thế tương đối của David Ricardo
So với Chủ nghĩa Trọng thương, lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith đã có
một bước tiến dài, khẳng định thương mại quốc tế không phải là một trò chơi có tổng bằng
không, mà là trò chơi làm lợi cho tất cả các bên. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy, trong nhiều
trường hợp, khi so sánh chi phí sản xuất để tìm ra lợi thế tuyệt đối, một nước lại thấy mình có
lợi thế về tất cả các mặt hàng so với nước khác nhưng vẫn tham gia vào thương mại quốc tế.
Lý thuyết của A. Smith không thể giải thích được tại sao các nước trong trường hợp này vẫn
trao đổi với nhau và cùng có lợi. Lý thuyết lợi thế so sánh của D. Ricardo sẽ cung cấp câu trả
lời cho vấn đề này.
2.3.1. Quan điểm David Ricardo về thương mại quốc tế
Quan điểm của David Ricardo về thương mại quốc tế được ông thể hiện trong cuốn
sách “Những nguyên tắc kinh tế chính trị và thuế” được xuất bản vào năm 1817. Trong tác
phẩm này, ông không chỉ phát triển học thuyết của Adam Smith, mà còn chỉ ra những mâu
thuẫn của nó. Theo ông, cơ sở của các quốc gia giao thương với nhau là Lợi thế tương đối hay
còn gọi là Lợi thế so sánh.
Quan điểm của D.Ricardo về thương mại quốc tế: “Hai quốc gia trao đổi thương mại
với nhau thì cả hai đều có lợi kể cả trường hợp cả hai sản phẩm của quốc gia này đều kém
hiệu quả hơn quốc gia kia”.
2.3.2. Những giả định của mô hình David Ricardo
Để xây dựng quy luật lợi thế so sánh của mình, D. Ricardo đã đưa ra một số giả thuyết
làm đơn giản hoá mô hình trao đổi thương mại. Các giả định đó là:
Thế giới chỉ có hai quốc gia và chỉ sản xuất hai hàng hóa
Thương mại tự do hoàn toàn giữa hai quốc gia
Chi phí sản xuất không đổi
Chi phí vận tải bằng không
Lao động được tự do di chuyển trong nước, nhưng không được phép di chuyển giữa các nước

23
Thừa nhận lý thuyết giá trị lao động.
2.3.3. Quy luật lợi thế so sánh
Nội dung của quy luật Lợi thế so sánh: “Các quốc gia sẽ đều có lợi từ thương mại
nếu thực hiện chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu sản phẩm có lợi thế tương đối và
nhập khẩu sản phẩm không có lợi thế tương đối”.
Vậy lợi thế so sánh được xác định như thế nào?
Cơ sở để xác định lợi thế so sánh: dựa trên năng suất lao động tương đối hoặc chi phí
sản xuất tương đối của hàng hoá trước khi có thương mại quốc tế.
Năng suất lao động tương đối (hoặc chi phí sản xuất tương đối) của một hàng hoá (X)
là năng suất lao động (hoặc chi phí sản xuất) của hàng hoá đó được được tính theo năng suất
lao động (hoặc chi phí sản xuất) của hàng hoá khác (Y). Theo đó, một quốc gia sẽ có lợi thế
so sánh trong sản xuất một loại hàng hoá mà có năng suất lao động tương đối cao hơn đồng
nghĩa với chi phí sản xuất tương đối thấp hơn so với quốc gia khác.
2.3.4. Ví dụ minh họa về lợi thế tương đối
Để hiểu rõ hơn, chúng ta hãy xem xét ví dụ sau: Giả sử năng suất lao động 2 sản phẩm
X,Y của 2 quốc gia trong bảng 2.1 đã thay đổi như sau:
Bảng 2.2. Lợi thế tương đối
Năng suất lao động
Quốc gia 1 Quốc gia 2
(sản phẩm/đơn vị lao động)
X 6 1
Y 4 2
Trong trường hợp này, Quốc gia 2 không có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất cả hai loại
hàng hoá X và Y so với Quốc gia 1. Tuy nhiên, nếu so sánh giữa sản xuất X và Y thì Quốc gia
1 có năng suất lao động lớn hơn gấp 6 lần Quốc gia 2 trong việc sản xuất X và gấp 2 lần trong
sản xuất Y. Do đó, Quốc gia 1 có lợi thế so sánh trong sản xuất X.
Tương tự, Quốc gia 2 có năng suất lao động về sản xuất X bằng 1/6 của Quốc gia 1 và
năng suất lao động về sản xuất Y bằng 1/2 Quốc gia 1. Do đó, Quốc gia 2 có lợi thế tương đối
về sản xuất Y.
Tóm lại, Quốc gia 1 có cả lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh trong việc sản xuất X.
Quốc gia 2 tuy không có lợi thế tuyệt đối về sản xuất sản phẩm nào, nhưng vẫn có lợi thế so
sánh trong việc sản xuất Y. Theo quy luật lợi thế so sánh, cả hai quốc gia sẽ có lợi từ thương
mại quốc tế nếu Quốc gia 1 chuyên môn hóa sản xuất X và xuất khẩu một phần để đổi lấy Y
được sản xuất tại Quốc gia 2 (cùng lúc đó, Quốc gia 2 sẽ chuyên môn hóa sản xuất và xuất
khẩu Y).
Lợi ích từ thương mại
Trước khi có thương mại, thị trường nội địa Quốc gia 1 sẽ trao đổi 6X lấy 4Y còn thị
trường nội địa Quốc gia 2 sẽ trao đổi 1X lấy 2Y. Và Quốc gia 1 sẽ không tham gia vào thương
mại quốc tế nếu nó trao đổi 6X lấy ít hơn 4Y, Tương tự Quốc gia 2 cũng sẽ không tham gia vào
thương mại quốc tế nếu nó trao đổi 2X được ít hơn 1Y.
Do đó, tỷ lệ trao đổi quốc tế sẽ là: 1/2 < tỉ lệ trao đổi quốc tế (X/Y) < 6/4.

24
Bằng cách này, cả hai quốc gia đều có lợi từ thương mại.
Như vậy, những nước có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn hơn hẳn các nước khác, hoặc bị
kém lợi thế tuyệt đối so với các nước khác trong sản xuất mọi sản phẩm, thì vẫn có thể và vẫn
có lợi khi tham gia vào phân công lao động và thương mại quốc tế bởi vì mỗi nước có một lợi
thế so sánh nhất định về sản xuất một số sản phẩm và kém lợi thế so sánh nhất định về sản
xuất các sản phẩm khác. Như vậy lợi thế so sánh là cơ sở để các nước buôn bán với nhau và là
cơ sở để thực hiện phân công lao động quốc tế.
2.3.5. Đánh giá lý thuyết lợi thế tương đối của David Ricardo
*) Tư tưởng tiến bộ về lý thuyết lợi thế tương đối của David Ricardo:
Lý thuyết lợi thế tương đối của D. Ricardo được coi là cơ bản, đặt cơ sở nền tảng cho
thương mại quốc tế. Những nước có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn hơn các nước khác, hoặc bị
kém lợi thế tuyệt đối so với các nước khác trong sản xuất mọi sản phẩm, thì vẫn có thể và vẫn
có lợi khi tham gia vào thương mại quốc tế bởi vì thương mại quốc tế không yêu cầu sự khác
nhau về lợi thế tuyệt đối. Thương mại quốc tế có thể xảy ra khi có lợi thế so sánh. Lợi thế so
sánh tồn tại bất cứ khi nào mà tương quan về lao động cho mỗi sản phẩm khác nhau giữa hai
hàng hóa. Do đó, lý thuyết lợi thế tương đối của David Ricardo mang tính khái quát hơn,
khẳng định cơ sở thương mại quốc tế là sự khác biệt về lợi thế so sánh.
*) Tư tưởng sai lầm về lý thuyết lợi thế tương đối của David Ricardo:
David Ricardo khi nghiên cứu quy luật về lợi thế tương đối đã vận dụng lý thuyết giá
trị lao động. Do vậy, lý thuyết này đúng nhưng chưa sát với thực tế, cụ thể:
Trong chi phí sản xuất mới chỉ tính đến có một yếu tố sản xuất duy nhất, đó là lao
động. Còn các yếu tố khác như vốn, kỹ thuật, đất đai và trình độ của người lao động thì không
đề cập đến. Do đó không tìm ra nguyên nhân sự khác nhau về năng suất lao động ở các nước.
Coi lao động là đồng nhất, tức chỉ có một loại lao động. Song trên thực tế lao động
không phải là đồng nhất: những ngành nghề sản xuất khác nhau sẽ có cơ cấu lao động khác
nhau với mức lương, năng suất lao động và trình độ tay nghề khác nhau.
Hạn chế tiếp theo của lý thuyết này là tồn tại một trường hợp ngoại lệ, nó xảy ra khi cả
hai hàng hoá của một quốc gia bị bất lợi thế tuyệt đối (kém hiệu quả hơn) so với quốc gia kia
với cùng một tỷ lệ.
2.4. Lý thuyết Chi phí cơ hội của Gottfried Von Haberler
Gottfried Von Haberler (1900 - 1995), là một nhà kinh tế, nhà nghiên cứu, nhà giáo
dục nổi tiếng người Hoa Kỳ gốc Áo. Những tác phẩm nổi tiếng của ông chủ yếu trong lĩnh vực
thương mại quốc tế, đặc biệt là tác phẩm Lý thuyết về thương mại quốc tế (1937), được xem là
một tác phẩm kinh điển. Thông qua tác phẩm của mình, ông đã chỉ ra những hạn chế của lý
thuyết lợi thế so sánh khi phụ thuộc vào giả thiết hạn chế của lý thuyết giá trị lao động. Ông cho
rằng để tạo ra hàng hóa, bên cạnh lao động còn có rất nhiều yếu tố sản xuất khác như vốn, đất
đai, công nghệ... Và bản thân lao động là không đồng nhất, nó có sự khác biệt rất lớn do được
đào tạo, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn rồi sau đó mới là năng suất lao động. Do đó, lý
thuyết lợi thế tương đối của David Ricardo (1817) lại chỉ dựa vào năng suất lao động để giải
thích là thiếu tính logic và không phù hợp với thực tế. Chính vì vậy, Ông chứng minh rằng:

25
không nên giải thích lợi thế so sánh dựa trên lý thuyết giá trị lao động mà nên giải thích dựa trên
lý thuyết về chi phí cơ hội.
2.4.1. Lợi thế so sánh dưới góc độ chi phí cơ hội của Gottfried Von Haberler
Năm 1936, Haberler đã giải thích lợi thế so sánh dựa trên lý thuyết chi phí cơ hội. Theo
lý thuyết chi phí cơ hội, chi phí cơ hội của một hàng hoá (X) là số lượng hàng hoá khác (Y) mà
nền kinh tế buộc phải từ bỏ để dành tài nguyên cho việc sản xuất thêm một đơn vị hàng hoá đó
(X). Như vậy, trong khái niệm chi phí cơ hội không phụ thuộc vào giả thiết lao động là yếu tố
sản xuất duy nhất và lao động là đồng nhất. Kết quả là, quốc gia nào có chi phí cơ hội thấp
trong việc sản xuất một loại hàng hoá nào đó thì quốc gia đó có lợi thế so sánh trong việc sản
xuất hàng hoá đó và không có lợi thế so sánh trong việc sản xuất sản phẩm thứ hai.
Bảng 2.3. Thương mại dưới góc độ chi phí cơ hội
Năng suất lao động
Quốc gia 1 Quốc gia 2
(sản phẩm/đơn vị lao động)
X 6 1
Y 4 2
Trong trường hợp quốc gia 1 và quốc gia 2 được cho ở trên, khi không có thương mại
quốc tế thì quốc gia 1 buộc phải từ bỏ 4Y để có đủ tài nguyên sản xuất 6X. Như vậy, chi phí
cơ hội để sản xuất 1X của quốc gia 1 là 2/3Y. Còn ngược lại ở quốc gia 2, chi phí cơ hội để
sản xuất 1X là 2Y.
Như vậy, chi phí cơ hội để sản xuất 1X ở quốc gia 1 là thấp hơn quốc gia 2 nên quốc
gia 1 có lợi thế so sánh về sản xuất X, còn quốc gia 2 có lợi thế so sánh trong việc sản xuất Y.
Theo quy luật lợi thế tương đối, mô hình thương mại sẽ là: Quốc gia 1 chuyên môn
hoá sản xuất và xuất khẩu X, nhập khẩu Y. Quốc gia 2 chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu
Y, nhập khẩu X.
2.4.2. Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) với chi phí cơ hội không đổi
Khái niệm đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF)
Đường giới hạn khả năng sản xuất của một quốc gia biểu thị các kết hợp hàng hoá lớn
nhất mà nền kinh tế đó có thể sản xuất được với các nguồn lực (các yếu tố sản xuất) và trình
độ kỹ thuật sẵn có.
Khái niệm chi phí cơ hội không đổi
Chi phí cơ hội không đổi của một hàng hoá (X) là số lượng không đổi của hàng hoá khác
(Y) buộc phải từ bỏ để dành tài nguyên cho việc sản xuất thêm một đơn vị hàng hoá đó (X).
Chi phí cơ hội có thể được biểu diễn bằng đường giới hạn khả năng sản xuất. Trong
trường hợp chi phí cơ hội không đổi, đường giới hạn khả năng sản xuất là một đường thẳng
chỉ ra sự kết hợp thay thế nhau của 2 hàng hoá mà quốc gia có thể sản xuất khi sử dụng toàn
bộ nguồn lực của mình.

26
Bảng 2.4. Khả năng sản xuất hai hàng hoá X và Y ở Quốc gia 1 và Quốc gia 2
Quốc gia 1 Quốc gia 2
X Y X Y
180 0 60 0
150 20 50 20
120 40 40 40
900 60 30 60
60 80 20 80
30 100 10 100
0 120 0 120

Bảng 2.4 chỉ ra biểu đồ của giới hạn khả năng sản xuất của quốc gia 1 và quốc gia 2
trong sản xuất 2 hàng hoá X và Y. Ta thấy, quốc gia 1 muốn có đủ nguồn lực để sản xuất tăng
thêm 30 đơn vị X thì buộc phải từ bỏ 20 đơn vị Y. Nói cách khác, chi phí cơ hội của 1 đơn vị X
ở quốc gia 1 bằng 2/3 đơn vị Y và chi phí cơ hội này luôn luôn là một hằng số. Tương tự như
vậy, quốc gia 2 có thể tăng X bằng cách bớt đi sản xuất Y và muốn có đủ nguồn lực để sản xuất
tăng thêm 10X thì buộc phải từ bỏ 20Y. Như vậy, chi phí cơ hội của X ở quốc gia 2 bằng 2 đơn
vị Y và chi phí cơ hội này luôn luôn là một hằng số.
Y Y

A 120 C
120 Quốc gia 2
Quốc gia 1

B D
180 X 60 X
Hình 2.1. PPF của Quốc gia 1 và Quốc gia 2
Lưu ý rằng cả hai đường PPF đều là đường thẳng. Đây là đặc điểm quan trọng của mô
hình cổ điển và phụ thuộc vào hai giả thiết (1) chỉ có một yếu tố sản xuất và (2) năng suất lao
động không đổi bất kể qui mô hoạt động của các ngành sản xuất.
Những điểm nằm bên trong đường giới hạn khả năng sản xuất là những điểm mà nền
sản xuất có thể đạt tới, nhưng với hiệu quả thấp, bởi vì chưa sử dụng hết các nguồn lực sẵn
có. Do vậy, chúng ta gọi là những điểm sản xuất kém hiệu quả. Mặt khác, những điểm nằm
bên ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất là những điểm nền sản xuất không thể nào đạt
được với nguồn lực và công nghệ là hiện có.
Độ dốc của đường giới hạn khả năng sản xuất của quốc gia 1 (đó là, 120/180 = 2/3)
thể hiện chi phí cơ hội của X tính theo Y của quốc gia 1. Tương tự, độ dốc của PPF của quốc
gia 2 (đó là, 120/60=2) thể hiện chi phí cơ hội của X tính theo Y của quốc gia 2. Trong khi chi
phí cơ hội là không đổi tại mỗi quốc gia thì nó lại khác nhau giữa các quốc gia và chính điều
này làm cơ sở để hình thành thương mại.

27
2.4.3. Phân tích lợi ích thương mại trong trường hợp chi phí cơ hội không đổi
Khi thương mại chưa xảy ra, Quốc gia 1 và Quốc gia 2 ở trạng thái tự cung tự cấp;
trong nước sản xuất bao nhiêu sẽ đáp ứng tiêu dùng bấy nhiêu. Cho nên, trong điều kiện tự
cung tự cấp, giới hạn khả năng sản xuất cũng chính là giới hạn tiêu dùng của quốc gia. Giả sử,
Quốc gia 1 sản xuất và tiêu dùng ở điểm ở E (90X; 60Y) thuộc đường PPF. Tương tự Quốc
gia 2 chọn phương án sản xuất và tiêu dùng ở E’(40X; 40Y).

Y Y

120 A 120 C
Quốc gia 1 Quốc gia 2

70 F
60 50
E F’
40 E’

B D

0 90 110 180 X 0 40 60 70 X

Hình 2.2. Lợi ích thương mại quốc tế


Khi thương mại tự do xảy ra, do có lợi thế so sánh sản phẩm X nên Quốc gia 1 sẽ
chuyên môn hoá sản xuất sản phẩm X tại B (180X; 0Y) còn Quốc gia 2 có lợi thế so sánh sản
phẩm Y nên sẽ chuyên môn hoá sản xuất tại C(0X; 120Y)
Khung tỷ lệ trao đổi trong trường hợp này là 2/3< X/Y < 2, giả sử tỷ lệ trao đổi trên thị
trường giữa hai sản phẩm này là X/Y = 1. Căn cứ vào nhu cầu tiêu dùng trong nước, Quốc gia 1
và Quốc gia 2 chấp nhận khối lượng trao đổi là 70X lấy 70Y cho nhau. Khi đó, điểm tiêu dùng
sau thương mại của Quốc gia 1 là F(110X; 70Y) còn Quốc gia 2 là F’(70X; 50Y).
So sánh điểm E với F và E’ với F’ ta thấy tiêu dùng của hai quốc gia đều tăng lên và
vượt ra ngoài giới hạn khả năng sản xuất. Cụ thể, so với tự cung tự cấp Quốc gia 1 có lợi 20X
và 10Y còn Quốc gia 2 có lợi 30X và 10Y. Đó là biểu hiện lợi ích do thương mại quốc tế
mang lại mà nguyên nhân sâu xa là do mỗi quốc gia đã chuyên môn hoá sản xuất sản phẩm
mà quốc gia mình có lợi thế so sánh.
Việc chuyên môn hóa vào mặt hàng có chi phí cơ hội thấp, đã giúp các nước sử dụng
tài nguyên, nguồn lực phát triển hiệu quả hơn. Nếu không có thương mại, Quốc gia 1 sản xuất
được 90X và 60Y còn Quốc gia 2 sản xuất được 40X và 40Y, tổng cộng là 130X và 100Y.
Khi có thương mại, các quốc gia sẽ chuyên môn hoá sản xuất sản phẩm mà mình có lợi thế,
Quốc gia 1 sản xuất được 180X và 0Y còn Quốc gia 2 sản xuất 0X và 120Y, tổng cộng là
180X và 120Y. Như vậy, nhờ chuyên môn hoá sản xuất sản phẩm có lợi thế so sánh mà sản
lượng đã gia tăng 50X và 20Y làm gia tăng tiêu dùng ở mỗi quốc gia. Đây cũng chính là lợi
ích từ thương mại quốc tế.

28
Lợi ích thương mại quốc tế của từng quốc gia cũng như việc phân chia lợi ích thưong
mại giữa hai quốc gia được thể hiện rõ nét hơn trong hình 2.3:
Trong hình 2.3, thể hiện hai đường PPF của quốc gia 1 (đường AB) và quốc gia 2
(đường CD).

X 180 M N 70 60 0’
120 A D Quốc gia 2

F’
70 F 50

Quốc gia 1 B C
0
110 180 120 X

Y
Hình 2.3. Tổng lợi ích từ thương mại quốc tế
Trước khi có thương mại, các quốc gia chỉ có thể tiêu dùng cái mà nó có khả năng sản
xuất. Do đó, trước khi có thương mại, cả hai quốc gia sẽ tiêu dùng dọc theo đường giới hạn
khả năng sản xuất của mỗi nước. Cụ thể, Quốc gia 1 sẽ tiêu dùng các kết hợp hàng hoá X và
Y nằm dọc đường AB, còn Quốc gia 2 sẽ tiêu dùng các kết hợp hàng hoá nằm dọc đường CD.
Sau khi có thương mại, các quốc gia sẽ tiến hành chuyên môn hoá sản xuất hàng hoá
mình có lợi thế so sánh. Cụ thể, Quốc gia 1 chuyên môn hoá hoàn toàn hàng hoá X cho nên
điểm chuyên môn hoá sản xuất là điểm B(180X;0Y), còn Quốc gia 2 chuyên môn hoá hoàn
toàn hàng hoá Y cho nên điểm chuyên môn hoá sản xuất là điểm C(0X;120Y).
Như vậy, chuyên môn hoá quốc tế theo lợi thế so sánh làm tăng khả năng tiêu dùng
của cả hai quốc gia bằng diện tích AMDC. Diện tích đó có nguồn gốc từ lợi ích của thương
mại. Khi sự khác nhau giữa độ dốc của hai đường giới hạn khả năng sản xuất lớn, thì diện tích
đó và lợi tích từ thương mại cũng lớn. Trong trường hợp cân bằng lợi thế, trong đó hai đường
PPF có độ dốc bằng nhau, thì diện tích đó thu nhỏ đến không và lợi ích từ thương mại cũng
không còn. Điều này xác nhận cho kết luận của chúng ta là trong trường hợp cân bằng lợi thế
không còn cơ sở cho thương mại.
Lợi ích từ thương mại được phân bổ cho Quốc gia 1 và Quốc gia 2 như thế nào?
Điều đó phụ thuộc vào giá cả trao đổi cân bằng. Ở đây lưu ý rằng khi giá cả trao đổi
nằm trong khoảng tỷ lệ giá của hai nước, thì cả hai nước đều có lợi. Ví dụ, giả sử rằng 1X đổi
được 1Y, thể hiện bằng đường giá cả trao đổi CN. Độ dốc của GN cho biết giá cả trao đổi giả
định (bằng 1). Quốc gia 1 có thể xuất khẩu sang Quốc gia 2 lượng 70X đổi lấy 70Y. Sự trao
đổi đó tạo khả năng cho cả hai nước tiêu dùng tại điểm F (trùng với F’), nó nằm ngoài cả hai
đường giới hạn khả năng sản xuất của hai nước.
Đường giá cả trao đổi CN chia lợi ích từ thương mại ra làm hai phần: phần MNC
thuộc về Quốc gia 1 và phần NDC thuộc về Quốc gia 2. Ta có thể thấy rằng khi đường giá cả

29
trao đổi gần đường giới hạn khả năng sản xuất của một quốc gia thì lợi ích từ thương mại của
quốc gia đó sẽ ít. Trong trường hợp đường giá cả trao đổi trùng với đường giới hạn khả năng
sản xuất, giả sử của Quốc gia 1, thì lợi ích của Quốc gia 1 không có và toàn bộ lợi ích thuộc
về Quốc gia 2.
2.4.4. Đánh giá lý thuyết chi phí cơ hội của Gottfried Von Haberler
*) Tư tưởng tiến bộ lý thuyết chi phí cơ hội của Gottfried Von Haberler:
Lý thuyết này đã giải quyết được bất hợp lý trong lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo
là dựa trên giả thiết lao động là yếu tố duy nhất tạo ra giá trị. Haberler đã giải thích thương
mại quốc tế dựa trên lợi thế so sánh bằng chi phí cơ hội rõ ràng là đơn giản và dễ hiểu hơn,
đồng thời đã xem xét các yếu tố chi phí sản xuất toàn diện hơn David Ricardo và Adam
Smith.
*) Tư tưởng sai lầm lý thuyết chi phí cơ hội của Gottfried Von Haberler:
Lý thuyết chi phí cơ hội không hợp lý ở chỗ: nó đưa ra giả định chi phí cơ hội là
không đổi mà trên thực tế chi phí cơ hội để sản xuất ra một loại hàng hoá luôn có xu hướng
tăng. Cũng do nghiên cứu chi phí cơ hội không đổi dẫn đến yêu cầu chuyên môn hoá sản xuất
là hoàn toàn cũng không phù hợp với thực tế.
Cũng như các lý thuyết cổ điển khác, lý thuyết chi phí cơ hội không đề cập đến nhu
cầu tiêu dùng, chỉ chú ý đến khả năng cung ứng hàng hoá trong nền kinh tế, nên không đưa ra
được chính xác cơ sở xác định giá cả.

30
Tóm tắt chương

1. Trong chương này, chúng ta đã nghiên cứu sự phát triển của lý thuyết thương mại
quốc tế từ thế kỷ XV đến những năm đầu của thế kỷ XX. Sự nghiên cứu mang tính quá trình
như vậy cho phép chúng ta đề cập một cách tổng hợp các quan điểm và các lý thuyết của
thương mại quốc tế từ đơn giản đến phức tạp, từ lý luận đến gần với thực tế, giúp người đọc
hiểu một cách hệ thống.
2. Bắt đầu là quan điểm của chủ nghĩa Trọng thương với quan điểm hết sức quan trọng
là xác định đúng vai trò của ngoại thương đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Tuy
nhiên, theo trường phái này, thương mại quốc tế là một trò chơi có tổng lợi ích bằng không;
lợi ích có được từ quốc gia này lấy từ phần thiệt hại của quốc gia kia.
3. Do vậy, Adam Smith đã đưa ra học thuyết lợi thế tuyệt đối và bác bỏ những quan
điểm sai lầm trên và chứng minh thương mại quốc tế là trò chơi có tổng lợi ích dương, mang
lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia và trao đổi dựa trên nguyên tắc ngang giá. Nhưng học
thuyết của Adam Smith cũng không tránh khỏi những sai lầm - đó là giải thích cơ sở dẫn đến
sự giao thương khi mỗi quốc gia có ít nhất một sản phẩm đạt lợi thế tuyệt đối.
4. Đến với lý thuyết lợi thế tương đối mà David Ricardo đưa ra thừa nhận những quan
điểm đúng đắn và sửa chữa được hạn chế của Adam Smith, ông khẳng định cơ sở dẫn đến sự
giao thương giữa các quốc gia là lợi thế tương đối chứ không phải lợi thế tuyệt đối.
5. Cuối cùng là lý thuyết chi phí cơ hội của Gottfried Haberler thừa nhận và giải thích
lợi thế tương đối bằng lý thuyết chi phi cơ hội chứ không phải dựa vào chi phí lao động tương
đối thấp được xem là thành tựu quan trọng nhất của các học thuyết thương mại cổ điển về
thương mại quốc tế.
6. Sự phát triển của quy luật lợi thế so sánh có thể được xem là một trong những thành
tựu quan trọng nhất của các trường phái kinh tế cổ điển về thương mại quốc tế. Điều mà học
thuyết này đưa ra đó là mọi quốc gia trên thế giới đều có thể thu lợi từ việc chuyên môn hóa
quá trình sản xuất và tự do thương mại. Quy luật lợi thế so sánh đã bác bỏ rất nhiều quan
điểm sai lầm, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy tiến trình giao thương diễn ra giữa các
quốc gia.

31
Các thuật ngữ cơ bản

Cơ sở thương mại Basis for trade


Mô hình thương mại Pattern for trade
Lợi ích thương mại Gains from trade
Nền kinh tế đóng The isolation economy/closed economy
Nền kinh tế mở Open economy
Chủ nghĩa Trọng thương Mercantilism
Lợi thế tuyệt đối Absolute advantage
Bàn tay vô hình The invisible hand
Lợi thế so sánh Comparative advantage
Đường giới hạn khả năng sản xuất Production possibility
frontier
Chi phí cơ hội Opportunity cost
Chuyên môn hóa hoàn toàn Complete Specialization
Lý thuyết giá trị lao động The labor theory of value

32
Câu hỏi ôn tập

Câu 1: Hãy phân tích những quan điểm tích cực, quan điểm tiêu cực của trường phái
Trọng thương vê thương mại quốc tế? Theo em, những quan điểm của trường phái Trọng
thương còn có ý nghĩa áp dụng trong giai đoạn hiện nay hay không?
Câu 2: Phân tích những quan điểm tiến bộ của Adam Smith về thương mại quốc tế so
với trường phái Trọng thương? Theo em, “Bàn tay vô hình” của Adam Smith cho Chính phủ
ngụ ý điều gì?
Câu 3: Trình bày quy luật lợi thế tuyệt đối của Adam Smith? Cho ví dụ minh hoạ?
Câu 4: Trình bày quy luật lợi thế tương đối của David Ricardo? Tại sao nói lợi thế
tương đối chính là nguồn gốc của thương mại quốc tế?
Câu 5: Trình bày những tiền đề cơ bản ra đời lý thuyết chi phí cơ hội? Phân tích cơ
sở, lợi ích từ thương mại với chi phí cơ hội không đổi?

33
Chương 3
LÝ THUYẾT CHUẨN VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Với lý thuyết chi phí cơ hội của Haberler, ông đã cố gắng giải thích lợi thế so sánh khi
hai quốc gia trao đổi thương mại với nhau. Tuy nhiên, ông mới chỉ dừng lại trong trường hợp
chi phí cơ hội là không đổi, dẫn đến quá trình chuyên môn hóa hoàn toàn, điều này không phù
hợp với thực tế là nguồn tài nguyên luôn khan hiếm. Trên thực tế, luôn phải hy sinh ngày
càng nhiều hơn sản phẩm khác để dành tài nguyên khi sản xuất tăngthêm một đơn vị sản
phẩm đó. Do vậy, trong phần này sẽ mở rộng mô hình mậu dịch đơn giản ở phần trước cho
phù hợp thực tế hơn bằng cách nghiên cứu thông qua quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng.
Hơn nữa, trong chương này mở rộng mô hình mậu dịch có tính đến cầu với khái niệm
đường cong chào hàng để từ đó nghiên cứu cơ sở xác định giá cả sản phẩm so sánh cân bằng
quốc tế.
3.1. Đường giới hạn khả năng sản xuất với chi phí cơ hội ngày càng tăng
3.1.1. Chi phí cơ hội ngày càng tăng
Chi phí cơ hội ngày càng tăng là việc một quốc gia phải hy sinh ngày càng nhiều hơn
một sản phẩm này để dành tài nguyên cho việc sản xuất tăng thêm một đơn vị sản phẩm khác.
Tại sao chi phí cơ hội lại tăng?
Một quốc gia khi sản xuất ngày càng nhiều một sản phẩm này thì họ phải sử dụng
ngày càng nhiều tài nguyên hơn, do những tài nguyên đó ngày càng ít thích hợp để sản xuất
ra sản phẩm đó.
Chi phí cơ hội tăng được biểu thị qua khái niệm Tỷ lệ chuyển đổi biên (MRT)
Chi phí cơ hội của lương thực tính theo vải, cũng được hiểu như tỷ lệ chuyển đổi biên
(MRT) của lương thực tính theo vải, nó bằng với tỷ lệ giữa chi phí biên của lương thực và chi
phí biên của vải tính bằng tiền (MCLT / MCV).
Tỷ lệ chuyển đổi biên của sản phẩm X(lương thực) cho sản phẩm Y(vải) được biểu thị
bằng số lượng sản phẩm Y(vải) mà quốc gia này cần phải bỏ ra để sản xuất thêm 1 đơn vị sản
phẩm X(lương thực), nó được đo bằng độ dốc của đường PPF tại điểm sản xuất và có trị tuyệt
đối âm phản ánh sự đánh đổi giữa hai hàng hóa.
3.1.2. Minh họa bằng đồ thị chi phí cơ hội ngày càng tăng
Đường PPF trong trường hợp chi phí cơ hội ngày càng tăng là một đường cong lõm
nhìn từ gốc tọa độ (hình 3.1).
Khi tăng sản lượng lương thực, chi phí cơ hội của lương thực tính theo vải được xác
định bằng độ dốc của đường giới hạn khả năng sản xuất tại điểm sản xuất hiện thời. Thêm
nữa, rõ ràng là khi nền kinh tế chuyển động từ E đến J, đường tiếp tuyến với đường giới hạn
khả năng sản xuất ngày càng tăng dần độ dốc, hàm ý chi phí cơ hội tăng.
Như vậy, một đường giới hạn khả năng sản xuất lõm hàm ý nói rằng cả hai ngành đều
chịu chi phí cơ hội tăng. Chi phí cơ hội của lương thực tính theo vải chỉ đơn thuần là nghịch
đảo của chi phí cơ hội của vải tính theo lương thực.

34
Vải

Lương thực
Hình 3.1. Đường PPF với Chi phí cơ hội ngày càng tăng
Khi nền kinh tế chuyển từ E đến J (có nghĩa là, sản lượng lương thực tăng lên trên sự
giảm bớt của sảm phẩm vải), chi phí cơ hội của lương thực giảm (như đã thể hiện), và theo
logic toán học, chi phí cơ hội của vải tăng.
Điều kiện để sản xuất tối ưu là MRTLT/V=PLT/PV
3.2. Đường bàng quan xã hội
Trước hết, chúng ta xem xét lại một cách tóm tắt những tính chất của đường bàng quan
và khái niệm cân bằng tiêu dùng; tiếp theo, chúng ta thảo luận về khái niệm đường bàng quan
xã hội, để rút ra sở thích của một xã hội chứ không phải của người tiêu dùng cá nhân.
Một đường bàng quan là quĩ tích của tất cả các tập hợp lựa chọn lương thực và vải mà
làm cho người tiêu dùng có khả năng đạt được một mức thoả mãn nhất định hay lợi ích nhất
định (không đổi). Tập hợp tất cả các đường bàng quan tạo thành biểu đồ bàng quan. Các
đường bàng quan được minh họa trong hình (3.2).
Vải

PLT/ PV M

E
3

1
N
Lương thực

Hình 3.2. Đường bàng quan xã hội và cân bằng tiêu dùng
Tính chất của đường bàng quan:
1. Mỗi điểm trong các tập hợp hàng hoá chỉ có một đường bàng quan đi qua.
2. Chúng đều dốc xuống.
3. Chúng không bao giờ cắt nhau.

35
4. Chúng thể hiện những mức thoả mãn hay lợi ích một cách rõ ràng, một chuyển động
từ đường bàng quan thấp lên đường bàng quan cao hơn (như từ đường 1 lên đường 2) hàm ý
người tiêu dùng được hưởng lợi ích cao hơn.
5. Chúng lồi về gốc toạ độ.
Tỷ lệ thay thế biên MRS (marginal rate of substitution) của lương thực cho vải thể
hiện bằng số đơn vị vải mà người tiêu dùng có thể từ bỏ để tăng thêm một đơn vị lương thực
và vẫn có mức thoả mãn như cũ, nghĩa là tiếp tục tiêu dùng dọc theo đường bàng quan cũ. Tỷ
lệ thay thế biên đó được minh họa bằng độ dốc của đường bàng quan tại một điểm tiêu dùng
xác định. Độ lồi của đường bàng quan hàm ý rằng tỷ lệ thay thế biên là giảm dần. Nghĩa là,
khi tiến hành thay thế hàng hoá này bằng hàng hoá khác, sự thay thế đó ngày càng trở lên khó
khăn hơn.
Mục tiêu của người tiêu dùng là đạt đến đường bàng quan cao nhất có thể, nghĩa là,
đạt mức thoả mãn cao nhất dựa trên thu nhập bằng tiền cố định và giá cả hàng hoá cố định.
Điều đó được thực hiện tại điểm (E) nơi mà đường ngân sách (MN) tiếp xúc với đường bàng
quan cao nhất (đường 2) trong hình 3.2. Tại điểm cân bằng tiêu dùng E, tỷ lệ thay thế biên của
lương thực bằng vải (MRSLT/V) bằng giá cả so sánh của lương thực (PLT/PV).
Điều kiện để tiêu dùng tối ưu (tối đa hóa lợi ích) là: MRSLT/V = PLT/PV
Hai giả thiết làm đơn giản hoá
(1) Thị hiếu của một xã hội - chứ không phải sở thích của người tiêu dùng cá nhân -
có thể được tóm tắt một cách đơn giản bằng bản đồ bàng quan xã hội, mà nó tương tự như bản
đồ bàng quan của người tiêu dùng cá nhân.
(2) Những hành vi xã hội là cố gắng đạt đến đường bàng quan cao nhất nếu có thể.
3.3. Cân bằng tổng thể trong nền kinh tế đóng
Trong điều kiện không có thương mại, nền kinh tế hoạt động giống như một người tiêu
dùng vĩ đại, đường ngân sách được thể hiện bằng đường giới hạn khả năng sản xuất và các sở
thích của họ được thể hiện bằng đường cong bàng quan. Cân bằng tổng thể xuất hiện tại điểm
mà ở đó đường giới hạn khả năng sản xuất tiếp xúc với đường bàng quan cao nhất có thể
(hình 3.3).
Vải
M
U
E

0
V N Lương thực
Hình 3.3. Cân bằng tổng thể trong nền kinh tế đóng
Điều kiện tối ưu của nền kinh tế (thể hiện điều kiện cân bằng):
MRTLT/V = MRSLT/V = PLT/ PV
Độ dốc chung của đường giới hạn khả năng sản xuất UEV và đường bàng quan xã hội
1 tại điểm cân bằng tổng thể E thể hiện giá cả so sánh cân bằng của lương thực tính theo vải,

36
PLT/ PV. Một điểm quan trọng của thương mại quốc tế là quyết định sản xuất tách khỏi quyết
định tiêu dùng. Không giống như một nền kinh tế đóng, một nền kinh tế mở sử dụng thương
mại quốc tế để giải quyết nhanh chóng khó khăn giữa sản xuất và tiêu dùng. Quyết định sản
xuất hàng hoá gì là dựa trên hoạt động tối đa hoá lợi nhuận của các hãng; và quyết định tiêu
dùng hàng hoá gì dựa trên hoạt động tối đa hoá lợi ích của người tiêu dùng. Bất kỳ sự chênh
lệch giữa sản xuất và tiêu dùng trong nước đều được giải quyết thông qua thương mại quốc tế.
Lợi ích thương mại với chi phí cơ hội ngày càng tăng
Vải Vải
PWLT/V PWLT/V

B’

U1 U2
U’2
A
PALT/V E’
H’
A’
H B
PA’LT/V U’1
L/thực L/ thực
MỸ ANH
Hình 3.4. Cân bằng tổng thể trong nền kinh tế nhỏ và mở
Trước khi có thương mại, Mỹ sản xuất và tiêu dùng tại điểm cân bằng nội địa A, với
A
P LT/V, điểm tiêu dùng A trước khi có thương mại thuộc đường bàng quan U1. Anh sản xuất
và tiêu dùng tại điểm cân bằng nội địa A’, với P A’LT/V, điểm tiêu dùng A’ trước khi có thương
mại thuộc đường bàng quan U’1.
Khi thương mại tự do, Mỹ có lợi thế trong sản xuất lương thực, Anh có lợi thế trong
sản xuất vải vì PALT/V < PA’LT/V. Mỹ sẽ thực hiện chuyên môn hóa sản xuất lương thực, Anh
chuyên môn hóa sản xuất vải và hai quốc gia trao đổi với nhau. Tuy nhiên, vì mỗi quốc gia
chuyên môn hóa sản xuất mà họ có lợi thế so sánh nên họ phải gánh chịu một quy luật chi phí
cơ hội ngày càng tăng. Ở Mỹ, điểm A sẽ di chuyển về bên phải dọc xuống dưới theo đường
PPF hàm ý tăng sản xuất lương thực và giảm sản xuất vải. Ở Anh, điểm A’ sẽ di chuyển về
bên trái dọc lên trên theo đường PPF hàm ý tăng sản xuất vải và giảm sản xuất lương thực.
Quá trình chuyên môn hóa cứ tiếp tục cho đến khi giá cả sản phẩm so sánh trở nên cân
bằng nhau giữa hai quốc gia khi tự do thương mại tại mức giá trao đổi quốc tế PWLT/V thỏa
mãn điều kiện thương mại PALT/V < PWLT/V < PA’LT/V
Khi trao đổi thương mại, thể hiện trong hình 3-4, Mỹ sẽ xuất khẩu lương thực một
lượng biểu thị đoạn BH và nhập khẩu vải một lượng biểu thị đoạn HE, như vậy, điểm tiêu
dùng sau thương mại của Mỹ sẽ đạt đến điểm E thuộc đường bàng quan U 2 tiếp xúc với

37
đường giá quốc tế PWLT/V tại điểm tiêu dùng. Tương tự, Anh sẽ xuất khẩu vải một lượng biểu
thị đoạn B’H’ và nhập khẩu lương thực một lượng biểu thị đoạn H’E’, như vậy, điểm tiêu
dùng sau thương mại của Anh sẽ đạt đến điểm E’ thuộc đường bàng quan U2’ tiếp xúc với
đường giá quốc tế PWLT/V tại điểm tiêu dùng.
So sánh hai điểm tiêu dùng trước và sau khi có thương mại, cả hai quốc gia đều có hai
điểm tiêu dùng sau thương mại thuộc đường bàng quan xa gốc tọa độ hơn nên có độ thỏa
dụng lớn hơn. Thương mại đem lại lợi ích cho cả hai quốc gia.
3.4. Đường cong chào hàng và cân bằng quốc tế
Ở những phần trước, chúng ta mới chỉ dừng lại nghiên cứu giá cả sản phẩm so sánh
mà ở đó thương mại giữa các quốc gia thực hiện trên cơ sở tự do với phương pháp giả định.
Trong phần này, chúng ta sẽ đưa ra cơ sở lập luận chặt chẽ hơn về giá cả trao đổi quốc tế.
3.4.1. Giá cả sản phẩm so sánh cân bằng - trường hợp phân tích cục bộ
Giá cả sản phẩm so sánh cân bằng (GCSPSSCB) được xác định trên hình 3.6.
Px/Py Px/Py Px/Py

P2 D S

Qxk

XK B’ E’ (Điểm CBQT) NK
PW
B E B E B’ E’

Qnk
P1

D S
X X X
Quốc gia 1 TMQT Quốc gia 2

Hình 3.6. Giá cả sản phẩm so sánh cân bằng khi trao đổi
Hình 3.6 chỉ ra rằng, khi không có thương mại, quốc gia 1 sản xuất và tiêu dùng tại
điểm A với mức giá cả so sánh cân bằng nội địa của sản phẩm X là P1. Trong khi đó, quốc gia
2 sản xuất và tiêu dùng tại điểm A’ với mức giá cả so sánh cân bằng nội địa của sản phẩm X
là P2.
Khi tự do thương mại, giá cả so sánh của sản phẩm X sẽ nằm trong khoảng giá cả so
sánh giữa hai quốc gia (giả định đều là hai quốc gia lớn) và giả sử tại mức giá P W. Khi đó,
quốc gia 1 sẽ xuất khẩu sản phẩm X và nhập khẩu sản phẩm Y. Tại mức giá PW, quốc gia 1
xuất khẩu một lượng BE sản phẩm X sang quốc gia 2; quốc gia 2 sẽ nhập khẩu một lượng
B’E’ sản phẩm X từ quốc gia 1.
Điều lưu ý ở đây là, lượng xuất khẩu của quốc gia 1 chính là lượng nhập khẩu của
quốc gia 2, tại đó xác định mức giá cả so sánh cân bằng khi trao đổi. Như vậy, khi thương mại
quốc tế xảy ra, đường cung xuất khẩu cắt đường cầu nhập khẩu xác định điểm cân bằng trên

38
thị trường quốc tế (điểm E trùng E’ là giao điểm của hai đường cung xuất khẩu và đường cầu
nhập khẩu, tại đó xác định giá cả cân bằng quốc tế và lượng trao đổi cân bằng khi tự do
thương mại.
3.4.2. Đường cong chào hàng
Như chúng ta đã biết, một trong những hạn chế của Ricardo là khi giải thích quy luật
lợi thế so sánh, ông đã không chú ý đến cầu và đặc biệt là một trong hai quốc gia có thực sự
muốn trao đổi hay không, tức là với một giá cả trao đổi quốc tế hay một tỷ lệ mậu dịch nào
đó, quốc gia 1 và quốc gia 2 có sẵn sàng xuất khẩu hay nhập khẩu không và số lượng xuất
nhập khẩu là bao nhiêu? Để trả lời câu hỏi này, hãy tiếp cận một khái niệm mới trong kinh tế
học quốc tế - đó là đường cong chào hàng (hay còn được gọi là đường cong ngoại thương)
được phát minh từ hai nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh Marshall và Edgeworth.
Vậy đường cong ngoại thương là gì?
Đường cong chào hàng (hay còn được gọi là đường cong ngoại thương - offer
curves) là tập hợp các điểm thể hiện những số lượng các hàng hoá mà một quốc gia sẵn
sàng trao đổi (xuất khẩu và nhập khẩu) ở những mức giá nhất định (tỷ lệ mậu dịch).
Đường cong chào hàng chỉ ra rằng bao nhiêu hàng hoá xuất khẩu mà một quốc gia sẵn
sàng cung ứng để đổi lấy một số lượng hàng nhập khẩu nào đó theo giá cả quốc tế (hay tỷ lệ
mậu dịch)
Đường cong chào hàng bao gồm cả số cung xuất khẩu và số cầu nhập khẩu, vì vậy nó
đại diện cho cả thị hiếu tiêu dùng cũng như khả năng của người sản xuất.
Đường cong chào hàng được xây dựng trên cơ sở đường PPF, biểu đồ bàng quan và
các mức giá cả so sánh khác nhau.
Trên cơ sở phân tích lợi ích thương mại trong trường hợp chi phí cơ hội ngày càng
tăng, chúng ta sẽ xây dựng đường cong chào hàng của hai quốc gia (Mỹ và Anh) thể hiện
trong hình 3.7.
Với mức giá PA, từ điểm sản xuất A, Mỹ xuất khẩu lương thực một lượng AJ’ và nhập
khẩu vải một lượng J’J, điểm tiêu dùng sau thương mại đạt đến điểm J thuộc đường bàng
quan U1. Với mức giá PF, từ điểm sản xuất F, Mỹ xuất khẩu lương thực một lượng FH’ và
nhập khẩu vải một lượng H’H, điểm tiêu dùng sau thương mại đạt đến điểm H thuộc đường
bàng quan U2. Với mức giá PB, từ điểm sản xuất B, Mỹ xuất khẩu lương thực một lượng BM’
và nhập khẩu vải một lượng M’M, điểm tiêu dùng sau thương mại đạt đến điểm M thuộc
đường bàng quan U3. Kết hợp ba điểm tiêu dùng sau thương mại, biểu thị trên thị trường quốc
tế, ta có đường cong chào hàng của Mỹ. Điều này hoàn toàn có thể áp dụng tương tự cho
trường hợp của nước Anh. Khi đó ta có mô hình trao đổi quốc tế và cơ sở để xác định giá cả
trao đổi quốc tế cân bằng trong trường hợp tổng quát.

39
Vải PB U3 Vải

PF M PB
U2
U1 H
PA
J
A M
J’ PF

H’ F
PA
M’ B H

J
0 LT 0 1 2 3 LT
Hình 3.7. Xây dựng đường cong chào hàng của Mỹ
3.4.3. Giá cả sản phẩm so sánh cân bằng - trường hợp phân tích tổng quát
Cân bằng quốc tế xuất hiện khi giá cả trao đổi (terms of trade) là cân bằng. Giá cả trao
đổi quốc tế cân bằng được xác định bằng đường giá cả trao đổi đi qua giao điểm của hai
đường cong chào hàng của hai nước (hình 3.8).
Vải

XK của Anh Đường cong chào hàng PWLT/V


NK của Mỹ của Mỹ

L*
Đường cong chào
hàng của Anh

0 LThực
L XK của Anh
NK của Mỹ

Hình 3.8. Cân bằng quốc tế


Tại mức giá đó cung của thế giới bằng cầu của thế giới ở mỗi thị trường. Tức là người
sản xuất bán số lượng mà họ muốn bán, và người tiêu dùng mua số lượng mà họ muốn mua.
Chúng ta có thể sử dụng đường cong chào hàng để xác định giá cân bằng quốc tế. Cân bằng
quốc tế xuất hiện tại điểm giao nhau của hai đường cong chào hàng. Tại điểm giao nhau đó số
lượng mong muốn xuất khẩu của quốc gia này đúng bằng số lượng mong muốn nhập khẩu
của quốc gia kia.

40
3.5. Sự khác nhau trong sở thích là cơ sở của thương mại
Từ đầu chương đến giờ, chúng ta thấy sở dĩ có sự khác nhau trong giá cả sản phẩm so
sánh giữa hai quốc gia Mỹ và Anh là do có sự khác nhau về quan hệ cung cầu, hay nói chính
xác hơn là sự khác nhau giữa hai quốc gia về đường PPF và đường bàng quan đại chúng. Điều
đó xác định lợi thế so sánh của mội quốc gia và đặt cơ sở cho chuyên môn hóa sản xuất và lợi
ích thương mại của hai quốc gia.
Nhưng bây giờ giả định hai quốc gia có đường PPF như nhau, với chi phí cơ hội tăng
lên, sự khác nhau trong sở thích, liệu hai quốc gia có lợi ích từ thương mại nữa không? Chúng
ta hãy xem xét trường hợp này qua hình 3.9

Vải

D
A’
M A
Q
V

S B’
B

0
N E L.Thực
Hình 3.9. Thương mại trên cơ sở thị hiếu khác nhau
Khi chưa có thương mại, Anh sản xuất và tiêu dùng tại A và Mỹ sản xuất tại B. Mĩ có
lợi thế so sánh về lương thực và Anh có lợi thế so sánh về vải. Khi thương mại được mở ra
làm cân bằng giá cả so sánh ở Mĩ và Anh, cả hai nước sản xuất tại Q, nhưng Mĩ tiêu dùng tại
A’ và Anh tại B’. Cả hai điểm tiêu dùng sau thương mại đều thuộc đường bàng quan xa gốc
tọa độ hơn nên đều có độ thỏa dụng lớn hơn, tức cả hai quốc gia đều có lợi từ thương mại
trong điều kiện sở thích là hoàn toàn khác nhau.

41
Tóm tắt chương
Nội dung chương 3 đã giải quyết một số vấn đề cơ bản:
1. Đưa mô hình thương mại gắn với thực tế nhiều hơn bằng cách phân tích cơ sở, mô
hình và lợi ích mậu dịch với chi phí cơ hội tăng, có tính đến sự khác biệt về sở thích và thị
hiếu người tiêu dùng.
2. Đồng thời xác định cơ sở hình thành giá cả sản phẩm so sánh cân bằng chung khi
mậu dịch xảy ra với phân tích cân bằng cục bộ và phân tích cân bằng tổng quát.

Các thuật ngữ cơ bản


Tỷ lệ chuyển đổi biên Marginal rate of transformation
Tỷ lệ thay thế biên Marginal rate of subsitution
Đường bàng quan xã hội Community indifference curve
Đường cong ngoại thương Offer curve
Giá cả trao đổi Terms of trade
Cân bằng tổng thể General equilibrium
Điều kiện tối ưu Optimality condition
Lợi ích thương mại Gains from trade

Câu hỏi ôn tập


Câu 1: Phân tích cân bằng tổng quát của nền kinh tế nhỏ và mở?
Câu 2: Phân tích lợi ích thương mại với chi phí cơ hội ngày tăng?
Câu 3: Phân tích cân bằng quốc tế với mô hình đường cong chào hàng?

42
Chương 4
KHẢ NĂNG CUNG ỨNG CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT
VÀ MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI HECKSCHER-OHLIN

Trong các phần trước, chúng ta thấy rằng cơ sở của lợi thế so sánh là dựa trên sự khác
nhau về giá cả sản phẩm so sánh giữa hai quốc gia và trên cơ sở đó các quốc gia giao thương
hàng hóa với nhau và cả hai bên cùng có lợi. Tuy nhiên tại sao lại có sự khác nhau đó thì các
nhà kinh tế học cổ điển Adam Smith; David Ricardo… đã không giải thích được. Theo họ, chỉ
có một yếu tố duy nhất, đó là lao động và sự khác nhau về năng suất của yếu tố là lý do các
quốc gia giao thương với nhau. Kế thừa, phát triển các học thuyết trên, hai nhà kinh tế học
người Thụy Điển Heckscher và Ohlin đã hoàn thiện hơn lý thuyết thương mại quốc tế và giải
thích triệt để nguồn gốc của lợi thế so sánh.
Tư tưởng cơ bản của họ dựa trên hai giả thuyết: (1) các hàng hoá khác nhau về yêu
cầu yếu tố sản xuất đầu vào, (2) các quốc gia khác nhau về khả năng cung cấp các yếu tố
sản xuất.
Theo Heckscher và Ohlin, một quốc gia có lợi thế tương đối về những hàng hoá sử
dụng nhiều yếu tố dư thừa ở quốc gia đó. Điều đó giải thích tại sao những quốc gia dư thừa
về lao động, như Ấn độ, Nam triều tiên, và Đài loan, xuất khẩu giầy dép, thảm, hàng dệt, và
những hàng hoá tập trung nhiều lao động khác; các quốc gia dư thừa về đất đai, như Argentina,
Australia, và Canada, xuất khẩu thịt, lúa mì, len và những hàng hoá cần nhiều đất đai.
Phần này thảo luận về Mô hình Heckscher-Ohlin chuẩn, cũng được hiểu là lý thuyết
về sự cung cấp yếu tố sản xuất (factor endowment). Nó làm rõ hai khái niệm mới sản phẩm
tập trung (fartor intensity) và yếu tố dư thừa (fartor abundance), và giải thích những định lý
cơ bản của mô hình.
4.1. Những giả thuyết của mô hình thương mại Heckscher-Ohlin
 Số quốc gia, nhân tố sản xuất, và hàng hoá: có hai quốc gia (Mỹ và Anh); mỗi quốc
gia được cung cấp bởi hai yếu tố sản xuất đồng nhất (lao động và tư bản) và sản suất ra hai
hàng hoá (vải và thép)
 Kỹ thuật công nghệ: kỹ thuật công nghệ giống nhau ở cả hai nước. Ý nghĩa của giả
thiết này là cả hai quốc gia có nguồn tài nguyên cố định được sử dụng với cùng một trình độ
kỹ thuật. Nói cách khác, bản chất của giả thiết này là nếu giá cả các yếu tố sản xuất là như
nhau ở hai quốc gia thì các nhà sản xuất ở cả hai quốc gia sẽ sử dụng cùng một số lượng lao
động và tư bản như nhau để sản xuất mỗi một đơn vị sản phẩm. Tuy nhiên, vì giá cả yếu tố
sản xuất thường là khác nhau trong mỗi quốc gia nên các nhà sản xuất sẽ sử dụng nhiều hơn
yếu tố rẻ hơn để đạt đến chi phí sản xuất là nhỏ nhất.
 Hiệu suất không đổi theo quy mô (constant returns to scale): mỗi hàng hoá được sản
xuất trong điều kiện hiệu suất không đổi về qui mô. Giả thiết này hàm ý rằng sự gia tăng sản
lượng đầu ra tương ứng với sự gia tăng số lượng các yếu tố đầu vào.
 Sự tập trung yếu tố sản xuất cao: nếu một hàng hóa này cần nhiều lao động hơn thì
hàng hóa kia sẽ cần nhiều tư bản hơn, hàm ý phân tích trong điều kiện hai hàng hóa khác nhau

43
về yêu cầu các yếu tố đầu vào.
 Chuyên môn hoá không hoàn toàn: Không một quốc gia nào chuyên môn hoá sản
xuất chỉ một loại hàng hoá.
 Cạnh tranh hoàn hảo: cạnh tranh hoàn hảo ở tất cả các nước và ở các thị trường yếu
tố sản xuất. Giả thiết này có nghĩa là vai trò của nhà sản xuất, người tiêu dùng, chủ sở hữu các
yếu tố sản xuất và thương gia là rất nhỏ để tác động đến giá cả hàng hóa.
 Tính di chuyển yếu tố sản xuất: các yếu tố sản xuất có thể di chuyển tự do ở trong
nước nhưng không di chuyển tự do giữa các nước.
 Sự giống nhau về sở thích: sở thích là gần giống nhau giữa các nước (nhưng không
nhất thiết là y hệt nhau).
 Thương mại tự do: thương mại thoát khỏi bất kỳ cản trở nào, như thuế quan, hạn
ngạch, kiểm soát ngoại hối.
 Chi phí vận tải: Chi phí vận tải bằng không.
4.2. Một số khái niệm cơ bản của mô hình thương mại Hescher-Ohlin
4.2.1. Sản phẩm tập trung
Hệ số sản xuất không đổi:
Hãy nghiên cứu trường hợp đơn giản hệ số sản xuất không đổi. Giả sử rằng cần 6 đơn
vị lao động và 2 đơn vị tư bản để sản xuất 1 yard vải và cần 8 đơn vị lao động và 4 đơn vị tư
bản để sản xuất 1 tấn thép. Giả thuyết rằng chỉ có một kỹ thuật như đã biết. Hàng hoá nào tập
trung lao động? Hàng hoá nào tập trung tư bản?
Vải là sản phẩm tập trung lao động vì, tỷ lệ lao động/tư bản ở vải cao hơn ở thép
(6/2>8/4) và ngược lại, thép làn sản phẩm tập trung tư bản (nghịch đảo). (Lưu ý rằng tỷ lệ lao
động/tư bản không phụ thuộc vào các đơn vị đo lường).
Hệ số sản xuất thay đổi:
Giả sử rằng có nhiều công nghệ để sản xuất vải và thép. Nhưng cạnh tranh hiệu quả
bao giờ cũng buộc các nhà sản xuất trong mỗi ngành công nghiệp chỉ chọn một công nghệ:
công nghệ tối ưu (đó là công nghệ chi phí thấp nhất). Và như vậy việc xếp loại hàng hoá lại
giống như hệ số sản xuất cố định trước đây.
4.2.2. Yếu tố dư thừa ở quốc gia
Cơ sở nào để chúng ta có thể phân loại các quốc gia là dư thừa lao động hay dư thừa tư
bản? Về cơ bản có hai tiêu chí có thể được sử dụng là dư thừa vật chất và dư thừa kinh tế.
Tiêu chí vật chất xác định dư thừa yếu tố dựa trên cơ sở số lượng của lao động và tư
bản sẵn có ở các quốc gia khác nhau. Theo tiêu chí vật chất, Anh được nói dư thừa lao động
tương đối so với Mỹ nếu Anh được cung cấp nhiều đơn vị lao động trên một đơn vị tư bản.
Điều quan trọng là lực lượng lao động của Anh không nhiều hơn Mỹ, nhưng tỷ lệ tổng lao
động / tổng tư bản của Anh lại lớn hơn Mỹ
Tiêu chí kinh tế xếp loại các nước là dư thừa lao động hay dư thừa tư bản dựa trên cơ sở
tỷ lệ tiền lương / tiền thuê tư bản cân bằng trong điều kiện tự túc. Theo tiêu chí kinh tế, Anh dư
thừa lao động tương đối so với Mỹ nếu trong trạng thái cân bằng của nền kinh tế tự túc, lao động
ở Anh rẻ hơn ở Mỹ (nghĩa là, tỷ lệ tiền lương / tiền thuê tư bản ở Anh thấp hơn ở Mỹ).

44
Cuối cùng, chú ý rằng dư thừa cũng là một khái niệm tương đối. Khi Anh được xác
định dư thừa lao động so với Mỹ, thì có nghĩa là Mỹ dư thừa tư bản so với Anh.
4.3. Những định lý cơ bản về mô hình thương mại Heckscher-Ohlin
4.3.1. Định lý Rybczynski
Nội dung định lý: “Khi hệ số sản xuất cho trước và các yếu tố sản xuất được sử dụng
đầy đủ, thì một sự gia tăng trong cung cấp một yếu tố sản xuất làm tăng sản lượng hàng hoá
tập trung yếu tố gia tăng đó và làm giảm tương đối sản lượng hàng hoá khác”.
Cung yếu tố và đường giới hạn khả năng sản xuất
Giả sử rằng: 1 yard vải cần 4L và 1K; 1 tấn thép cần 2L và 3K. Như vậy vải tập trung
lao động hơn so với thép (vì 4/1 > 2/3). Giả sử thêm rằng nền kinh tế được cung cấp một
nguồn lực là 900L và 600K. Nếu nền kinh tế không giới hạn về tư bản, nó có thể sản xuất dọc
theo đường ràng buộc lao động JG. Như vậy khi thuê toàn bộ lao động (900L) vào sản xuất
vải, nó sản xuất được 225 yard vải (900/4). Khi thuê tất cả lao động để sản xuất thép, nó sản
xuất được 450 tấn thép (900/2). Với cách phân bổ lao động cho sản xuất vải và thép, nền kinh
tế sẽ sản xuất được những kết hợp sản lượng nằm trên đường JG. Nếu nền kinh tế không giới
hạn về lao động, nó có thể sản xuất dọc theo đường ràng buộc tư bản MH. Khi cung cấp lao
động và tư bản bị giới hạn, đường giới hạn khả năng sản xuất trùng với đường JEH. Nền kinh
tế không thể sản xuất ngoài JE vì thiếu lao động, và không thể sản xuất ngoài EH vì thiếu tư
bản. Điểm sử dụng đầy đủ lao động và tư bản là E. Khi lao động tăng từ 900L lên 1200L,
đường giới hạn lao động dịch chuyển từ JG đến J’G’. Điểm sử dụng đầy đủ lao động và tư
bản di chuyển từ E đến E’, sản lượng vải (hàng hoá tập trung lao động) tăng từ OJ đến OJ’ và
sản lượng thép giảm tương đối.
Vải

Đường ràng buộc tư bản

J’
E’
J
E Đường ràng buộc lao động

0 H G G’ Thép

Hình 4.1. Minh hoạ định lý Rybczynski


Như vậy một quốc gia dư thừa về một yếu tố sản xuất thì đường giới giới hạn khả
năng sản xuất của nó sẽ có xu hướng nghiêng về trục biểu diễn hàng hoá tập trung yếu tố dư
thừa ở quốc gia đó.
4.3.2. Định lý Heckscher-Ohlin
Nội dung: “Một quốc gia sẽ có lợi thế tương đối về một hàng hoá tập trung yếu tố mà
ở quốc gia đó dư thừa. Mô hình thương mại: các quốc gia đều có lợi từ thương mại nếu xuất
khẩu hàng hoá tập trung yếu tố dư thừa và nhập khẩu hàng hoá tập trung yếu tố khan hiếm.

45
Như vậy sự khác nhau trong giá so sánh của sản phẩm hay lợi thế tương đối của các nước
chính là sự khác nhau về yếu tố dư thừa ở các nước (thừa tương đối)”.
Giải thích:
Trong phần trước chúng ta đã học là nguyên nhân cơ bản của thương mại là sự khác
nhau giữa tỷ lệ giá cả trước khi có thương mại ở Mỹ và Anh. Chúng ta cũng đã học là giá cả
trước khi có thương mại phụ thuộc vào đường giới hạn khả năng sản xuất và biểu đồ đường
bàng quan xã hội (hay thị hiếu) của các nước. Ngược lại, đường giới hạn khả năng sản xuất
phụ thuộc vào kỹ thuật (hàm sản xuất) và cung yếu tố sản xuất. Như vậy, những yếu tố quyết
định đến giá cả sản phẩm bao gồm: Cung yếu tố sản xuất, thị hiếu tiêu dùng và kỹ thuật công
nghệ. Trong lý thuyết Heckscher- Ohlin giả định rằng thị hiếu và kỹ thuật công nghệ là như
nhau ở các nước, do đó yếu tố quyết định sự khác nhau trong giá cả so sánh của các nước
chính là cung yếu tố sản xuất.
Minh họa định lý Heckscher-Ohlin:
Đường giới hạn khả năng sản xuất JH của Mĩ (quốc gia dư thừa tư bản) nghiêng dọc
theo trục hoành đo lường thép (hàng hoá tập trung tư bản); và đường giới hạn khả năng sản
xuất J*H* của Anh (quốc gia dư thừa lao động) nghiêng dọc theo trục tung đo lường vải
(hàng hoá tập trung lao động).

Vải

U2
J* Q* U1
Anh U

R*
C
C*
V*
J
R
Q
V
Mỹ

0 H* H Thép

Hình 4.2. Minh hoạ định lý Heckscher-Ohlin

Trước khi có thương mại, Mĩ sản xuất và tiêu dùng tại R, và Anh tại R*. Khi có
thương mại, Mĩ sản xuất tại Q và tiêu dùng tại C; và Anh sản xuất tại Q* và tiêu dùng tại C*.
Tam giác thương mại CQV và Q*C*V* là bằng nhau vì lượng xuất khẩu nước này chính là
lượng nhập khẩu của nước kia và ngược lại. (Mĩ xuất khẩu thép và Anh xuất khẩu vải). Hai
điểm tiêu dùng sau thương mại của hai quốc gia (C và C*) đều thuộc đường bàng quan xa gốc
tọc độ hơn nên có độ thỏa dụng lớn hơn, hàm ý cả hai quốc gia đều có lợi từ thương mại.

46
4.3.3. Định lý Stoper-Samuelson
Nội dung: “Một sự gia tăng về giá cả so sánh của một loại hàng hoá sẽ làm tăng thu
nhập thực tế của yếu tố được sử dụng tập trung trong sản xuất hàng hoá đó và làm giảm thu
nhập thực tế của yếu tố khác”.
Chứng minh:
Trường phái cổ điển chứng minh rằng thương mại tự do tạo khả năng cho một nước
tiêu dùng ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất của nó và do đó làm tăng mức sống của
mọi người dân. Trong hơn thế kỷ sau đóng góp của Ricardo và Torren, các nhà kinh tế đã cho
điều đó là hiển nhiên, nghĩa là thương mại tự do sẽ mang lại lợi ích cho mọi người và bảo hộ
sẽ làm giảm lợi ích của mọi người. Stolper và Samuelson đã không đồng ý. Họ đã chỉ ra rằng,
nói chung, những người mà cung cấp yếu tố tập trung trong hàng hoá nhập khẩu có thể tốt
hơn thông qua bảo hộ.

Vải

J Q’
Mỹ

Q
M

0
H Thép
Hình 4.3. Minh hoạ định lý Stoper-Samuelson

Hãy xem xét đồ thị 4.3 biểu diễn đường giới hạn khả năng sản xuất của nền kinh tế
nhỏ mở cửa, Mỹ. Trong điều kiện tự do thương mại, Mỹ sản xuất tại Q và xuất khẩu thép đổi
lấy vải. Để bảo hộ ngành công nghiệp cạnh tranh với hàng nhập khẩu, Mĩ áp dụng một thuế
quan nhập khẩu vải, nó làm tăng giá cả so sánh của vải và giảm giá cả so sánh của thép. dẫn
đến sản xuất di chuyển từ Q đến Q’ (tài nguyên chuyển từ thép sang vải). Một sự di chuyển
như vậy dọc đường giới hạn khả năng sản xuất làm cả hai ngành tập trung tư bản hơn, làm
tăng sản phẩm biên của lao động ở cả hai ngành, và giảm sản phẩm biên của tư bản ở cả
hai ngành.
Tác động đầu tiên của sự thay đổi trong giá cả so sánh được phản ánh ở khả năng sinh
lời của hai ngành. Người sản xuất vải sẽ được tăng lợi nhuận, nhưng những người sản xuất
thép sẽ bị giảm lợi nhuận. Mặt khác, lợi nhuận sẽ thúc đẩy những người sản xuất vải tăng sản
lượng, và thiện hại sẽ làm các nhà sản xuất thép cắt giảm sản lượng. Thậm chí một sự thay
đổi nhỏ dọc theo đường giới hạn khả năng sản xuất cũng hàm ý một sự cải tổ toàn bộ của cơ
cấu sản xuất. Nó không chỉ làm tài nguyên dịch chuyển từ một ngành sang ngành khác, mà
còn phương pháp sản xuất tối ưu, sản phẩm biên của các yếu tố trong các ngành - phân chia
lợi nhuận - tất cả đều thay đổi do thuế quan.

47
Khi sản xuất chuyển từ Q đến Q’, sản xuất vải tăng và sản xuất thép giảm. Trong khi
đó vải là hàng tập trung lao động và thép là hàng tập trung tư bản. Điều đó dẫn đến như cầu
về lao động tăng lên làm tiền lương tăng và cung về tư bản tăng làm tiền thuê các dịch vụ tư
bản giảm.
Do lao động trở lên đắt hơn so với tư bản, cả hai ngành thay thế yếu tố rẻ cho yếu tố
đắt hơn; nghĩa là, cả hai ngành trở lên tập trung tư bản hơn (hay giảm tập trung lao động). Do
vậy, sản phẩm biên của tư bản sẽ giảm ở cả hai ngành và sản phẩm biên của lao động sẽ tăng
ở hai ngành, do quy luật lợi nhuận giảm dần. Tất nhiên, tiền thuê thực tế yếu tố đồng nhất với
năng suất biên của yếu tố.
Sự chứng minh định lý Stolper - Samuelson không phụ thuộc vào định lý Heckscher -
Ohlin hay định lý cân bằng giá cả yếu tố vì định lý này không bao gồm bất kỳ sự so sánh giữa
các nước. Định lý này còn được xác định tính chính xác ngay cả khi hiện diện sự đảo lộn yếu
tố tập trung và sự khác nhau lớn trong hàm sản xuất và thị hiếu giữa các nước.
4.3.4. Định lý cân bằng giá cả các yếu tố sản xuất
Nội dung: “Thương mại tự do làm cân bằng giá cả các yếu tố sản xuất giữa các nước
và vì thế đóng vai trò thay thế cho sự di chuyển các yếu tố sản xuất giữa các nước”.
Chứng minh:
Giá cả các yếu tố sản xuất:
Trong khung cảnh đưa ra này, thuật ngữ “giá yếu tố sản xuất” không có nghĩa là “giá
tài sản của yếu tố sản xuất”. Nghĩa là, thuật ngữ “giá yếu tố sản xuất không có nghĩa giá của
một cái máy hay giá một người nô lệ.
Đúng hơn nó nghĩa là tiền thuê các dịch vụ của những yếu tố sản xuất đó, như tiền
lương cho các dịch vụ của một công nhân theo một đơn vị thời gian (tuần, tháng, năm) và tiền
thuê cho dịch vụ tư bản.
Tác động của thương mại quốc tế
Lý thuyết cân bằng giá cả yếu tố xác nhận rằng thậm chí ngay khi không có sự di
chuyển yếu tố giữa các nước, thương mại tự do dẫn đến sự cân bằng tiền thuê thực tế các yếu
tố giữa các nước. Khi thương mại tự do, những người công nhân có thể kiếm được tiền lương
thực tế như nhau, và tư bản có tiền thuê thực tế như nhau ở cả hai nước Mĩ và Anh. Thực
chất, mô hình Heckscher- Ohlin đã chỉ ra một sự trao đổi gián tiếp của các yếu tố giữa các
nước. Bằng cách xuất khẩu hàng hoá tập trung lao động đổi lấy hàng hoá tập trung tư bản,
quốc gia dư thừa tư bản xuất khẩu gián tiếp số lượng lao động (trong hàng hoá tập trung lao
động) đổi lấy số lượng tư bản (trong hàng hoá tập trung tư bản), và quốc gia tập trung tư bản
thì làm ngược lại. Việc trao đổi gián tiếp các yếu tố như vậy làm tăng tiền lương thực tế và
cũng làm giảm tiền thuê thực tế tư bản ở quốc gia dư thừa lao động, đồng thời làm tăng tiền
thuê tư bản và giảm tiền lương ở quốc gia dư thừa tư bản. Như vậy mô hình Heckscher-Ohlin
ngầm hiểu rằng các yếu tố sản xuất không di chuyển trực tiếp giữa các nước nhưng di chuyển
gián tiếp thông qua xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá.
Giá cả yếu tố sản xuất và giá cả hàng hoá
Hàm sản xuất của ngành vải và thép hàm ý một quan hệ xác định giữa tỷ lệ tiền lương

48
và tiền thuê tư bản với chi phí tương đối của sản xuất (hay gía cả so sánh). Điều quan trọng đó
được tổng kết bằng định đề quan trọng sau:
Định đề: “Khi lao động trở nên rẻ hơn tương đối so với tư bản (nghĩa là khi tỷ lệ tiền
lương - tiền thuê tư bản giảm), hàng hoá tập trung lao động (vải) trở nên rẻ hơn tương đối so
với hàng hoá tập trung tư bản (thép)”
Định đề trên chứng tỏ rằng một sự tăng trong giá cả so sánh của một hàng hóa
(vải/thép) là nguyên nhân dẫn đến tiền lương tăng và tiền thuê tư bản giảm khi cả hai ngành
trở nên tập trung tư bản hơn. Như vậy tỷ lệ tiền lương và tiền thuê tư bản chuyển động cùng
chiều với giá cả so sánh của hàng hoá tập trung lao động (vải/thép).
Trong hình 4-4, đường cong có độ dốc đi lên MN tóm tắt quan hệ cơ bản giữa tỷ lệ
tiền lương - tiền thuê tư bản và giá cả so sánh của hàng hoá tập trung lao động (vải/thép). Khi
tỷ lệ tiền lương - tiền thuê tư bản giảm, vải trở nên rẻ tương đối so với thép.
Trước khi có thương mại, cung cấp yếu tố đầu vào khác nhau buộc Mỹ và Anh hoạt
động trên những điểm khác nhau dọc theo đường MN. Như vậy khi tự túc, giá cả so sánh của
vải và tỷ lệ tiền lương - tiền thuê tư bản được thể hiện ở Mỹ và ở Anh như trong hình 4.4.

PV/T
N
PMỹV/T R

PWV/T Q*
Q
R*
PAnhV/T

0
(W/r)Anh (W/r) (W/r)Mỹ w/r

Hình 4.4. Cân bằng giá cả yếu tố sản xuất


Khi tự do thương mại giữa hai nước, Anh sẽ chuyên môn hóa vải, xuất khẩu vải sang
Mỹ và Mỹ sẽ chuyên môn hóa thép, xuất khẩu thép sang Anh. Khi đó, tại Anh, trong quá trình
chuyên môn hóa vải, sản phẩm tập trung yếu tố lao động sẽ làm tăng cung tương đối về lao
động, từ đó là (W/r)Anh có xu hướng tăng. Tại Mỹ, trong quá trình chuyên môn hóa thép, sản
phẩm tập trung yếu tố tư bản sẽ làm tăng cung tương đối về tư bản, từ đó là (W/r)Mỹ có xu
hướng giảm. Quá trình biến động tiền lương/tiền thuê tư bản sẽ cân bằng khi thương mại tự
do cân bằng giữa hai quốc gia. Liệu sự cân bằng của tỷ lệ tiền lương - tiền thuê tư bản giữa
các quốc gia cũng hàm ý là sự cân bằng tiền lương thực tế và tiền thuê tư bản thực tế không?
Điều đó hoàn toàn có thể! Tất nhiên tiền lương thực tế được thể hiện bằng sản phẩm biên của
các yếu tố. Và định lý này đúng trong cả tuyệt đối lẫn tương đối bởi lẽ toàn bộ mô hình được
xây dựng trên các giả định đã nêu tại phần đầu chương.

49
Sự xác thực của định lý cân bằng giá cả yếu tố
Ý nghĩa của định lý cân bằng giá cả yếu tố được dựa trên thực tế là sự cân bằng thu
nhập thực tế yếu tố giữa các nước là một điều kiện quan trọng của hiệu quả Pareto đối với
việc phân bổ có hiệu quả các nguồn tài nguyên trên phạm vi thế giới. Theo cách tương tự thì
sự phân bổ nguồn lực có hiệu quả trong phạm vi một nền kinh tế đóng yêu cầu cùng các đơn
vị của các yếu tố thuần nhất như nhau kiếm được thu nhập như nhau, phân bổ nguồn lực có
hiệu quả trong nền kinh tế thế giới yêu cầu sự cân bằng hoàn toàn giá cả các yếu tố. Cuối
cùng, chúng ta biết rằng nền kinh tế thế giới là nền kinh tế đóng.
Định lý cân bằng giá cả các yếu tố nhấn mạnh rằng tự do trao đổi hàng hoá là một sự
thay thế, mặc dù không hoàn toàn, cho những di chuyển yếu tố giữa các nước; và nó hướng sự
chú ý của chúng ta đến việc nghiên cứu những biến số liên quan mà xác định ảnh hưởng của
tự do trao đổi hàng hoá đến giá cả các yếu tố.
Định lý quan trọng này cho chúng ta biết chúng ta có thể hy vọng tiến tới hiệu quả trên
quy mô thế giới (trong khi đang duy trì hàng rào đối với di chuyển yếu tố) thông qua tự do
thương mại cộng với giúp đỡ kỹ thuật và có thể cộng với di chuyển tư bản.

50
Tóm tắt chương

Nội dung chương 4 đã giải quyết một số các vấn đề cơ bản như:
1. Mô hình thương mại Heckscher - Ohlin nghiên cứu cơ sở hình thành mô hình mậu
dịch của các quốc gia là dựa trên sự dư thừa hoặc khan hiếm của quốc gia đó về một yếu tố
sản xuất nào đó.
2. Các nhà kinh tế học Heckscher, Ohlin, Stoper, Samuleson đã một lần nữa khẳng
định tính ưu việt của quá trình tự do thương mại, tức là nhờ có mậu dịch mà tạo lập một sự
cân bằng tương đối và cân bằng tuyệt đối giá cả các yếu tố sản xuất giữa các quốc gia.

Các thuật ngữ cơ bản

Sản phẩm tập trung Intensive goods


Yếu tố dư thừa Abundant factor
Hệ số sản xuất Factors of production
Hiệu suất không đổi theo quy mô Constant returns to scale
Giá cả yếu tố sản xuất Factor prices

Câu hỏi ôn tập


Câu 1: Phân tích 10 giả định của mô hình thương mại Heckscher - Ohlin
Câu 2: Trình bày hai khái niệm cơ bản của mô hình thương mại Heckscher - Ohlin
Câu 3: Nêu và chứng minh định lý Rybczynski
Câu 4: Nêu và chứng minh định lý Heckscher - Ohlin
Câu 5: Nêu và chứng minh định lý Stoper-Samuelson
Câu 6: Nêu và chứng minh định lý cân bằng giá cả các yếu tố sản xuất

51
Chương 5
MÔ HÌNH CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT CHUYÊN BIỆT VÀ PHÂN PHỐI THU NHẬP

Ở những chương học trước, chúng ta đã nghiên cứu và phân tích các lý thuyết chuẩn
về thương mại được phát triển bởi các nhà kinh tế học theo từng thời kỳ. Tuy nhiên, cho đến
giữa thế kỷ 20, thương mại quốc tế vẫn tiếp tục thay đổi không ngừng cùng sự phát triển của
kinh tế và xã hội. Điều này đặt ra câu hỏi liệu các lý thuyết chuẩn có còn tính chính xác với
thực tế của giai đoạn lịch sử hiện tại hay không, từ đó đặt ra yêu cầu đối với các nhà kinh tế
học phải mở rộng và thay thế những lý thuyết chuẩn sẵn có. Vì vậy, trong chương 5, chúng ta
sẽ tìm hiểu thêm về thực trạng thương mại quốc tế và những lý thuyết mới giải thích sự khác
biệt giữa thực tế và lý thuyết chuẩn.
5.1. Mô hình các yếu tố sản xuất chuyên biệt
Mô hình các yếu tố sản xuất chuyên biệt lần đầu tiên được nghiên cứu bởi Jacob Viner
và được coi là mô hình biến đổi từ mô hình của Ricardo. Vì vậy, mô hình này cũng được biết
đến với tên gọi khác là mô hình Ricardo - Viner. Mô hình này sau đó được phát triển và
chứng minh bởi Ronald John (1971) và Michael Mussa (1974) với giả định hai hàng hóa và
ba yếu tố đầu vào.
Tên gọi của mô hình gắn với một đặc điểm quan trọng của nó, đó là giả định một yếu
tố đầu vào “chuyên biệt” cho một ngành nhất định. Yếu tố chuyên biệt này không có khả năng
di chuyển giữa các ngành khi các điều kiện của thị trường thay đổi. Có rất nhiều lý do để một
yếu tố đầu vào không thể di chuyển tự do từ ngành này sang ngành khác, ví dụ như yếu tố
được thiết kế đặc biệt (trong trường hợp vốn) hoặc được đào tạo đặc biệt (lao động) để sử
dụng cho một ngành sản xuất nhất định. Trong trường hợp đó, yếu tố này không có khả năng
di chuyển, hoặc rất khó và tốn kém để di chuyển yếu tố này giữa các ngành. Mô hình yếu tố
sản xuất chuyên biệt nghiên cứu về ảnh hưởng của thương mại đối với nền kinh tế, trong đó
một yếu tố sản xuất là chuyên biệt cho một ngành nhất định. Kết quả quan trọng nhất của mô
hình đó là sự thay đổi trong phân phối thu nhập khi quốc gia này tự do thương mại quốc tế.
Điểm giống với mô hình Ricardo đó là giả định một nền kinh tế sản xuất hai hàng hoá
và có thể phân chia lao động giữa hai ngành. Điểm khác biệt so với mô hình Ricardo là mô
hình các yếu tố sản xuất cho phép sự tồn tại của các yếu tố sản xuất khác bên cạnh lao động.
Trong mô hình này, lao động là yếu tố có khả năng di chuyển giữa các ngành (yếu tố sản xuất
lưu động); các yếu tố sản xuất khác (vốn và đất đai) không thể di chuyển giữa các ngành gọi
là các yếu tố sản xuất chuyên biệt.
Yếu tố sản xuất chuyên biệt là gì?
Trong mô hình được phát triển ở chương này, chúng ta giả định rằng có. Tuy nhiên ở
các nền kinh tế phát triển, đất nông nghiệp nhận chỉ một phần nhỏ của thu nhập toàn dân. Khi
các nhà kinh tế ứng dụng mô hình các yếu tố sản xuất chuyên biệt vào các nền kinh tế như Mỹ
và Pháp, họ thường suy nghĩ về sự chuyên biệt hoá không phải là điều kiện vĩnh cửu mà chỉ là
tương đối trong một thời gian nhất định. Thực tế thì sự khác biệt giữa yếu tố chuyên biệt và
lưu động không thực sự rõ rệt. Thay vào đó, tốc độ điều chỉnh được xem xét với nhận định

52
rằng yếu tố càng chuyên biệt thì thời gian để tái cơ cấu giữa các ngành càng dài. Vì vậy, sự
chuyên biệt của yếu tố sản xuất ở mức độ nào trong nền kinh tế?
Sự lưu động của công nhân biến động rất lớn dựa theo các đặc trưng của công nhân
(như tuổi tác) và nghề nghiệp (nó đòi hỏi kỹ năng cơ bản hoặc kỹ năng chuyên môn). Tuy
nhiên, chúng ta có thể đo lượng tỷ lệ lưu động trung bình bằng việc quan sát khoảng thời gian
thất nghiệp của công nhân sau khi mất việc làm. Ví dụ trường hợp tại Hoa Kỳ năm 2009. Sau
bốn năm, một công nhân bị mất việc làm ở Hoa Kỳ có cùng một xác suất được tuyển dụng
như một công nhân bình thường mà trước đây anh ta chưa hề bị mất việc. Chu kỳ bốn năm
này so sánh với vòng đời 15 hoặc 20 năm của một cỗ máy chuyên dụng, và 30 tới 50 năm của
cơ sở vật chất (trung tâm mua sắm, toà nhà văn phòng hoặc nhà máy). Do đó, một cách chắc
chắn lao động được xem là yếu tố kém chuyên biệt so với các loại hình của vốn. Tuy nhiên,
mặc dù các công nhân có thể tìm thấy công việc mới ở các ngành khác trong chu kỳ bốn năm,
quá trình chuyển việc làm tạo ra tổn thất: Một công nhân bị mất việc làm có mức lương ở
công việc mới và khác ngành nghề giảm trung bình 18 %. Trong khi con số này chỉ giảm 6%
nếu công nhân tìm được việc mới trong cùng một ngành. Do đó, lao động thực sự linh hoạt
chỉ trước khi công nhân đầu tư vào bất kỳ một kỹ năng nghề nghiệp chuyên biệt nào.
5.1.1. Các giả định của mô hình
Giả định một nền kinh tế chỉ sản xuất hai hàng hoá là vải và thực phẩm, quốc gia này
có ba yếu tố: lao động (L), vốn (K), và đất đai (T). Sản xuất vải dùng vốn và lao động (không
dùng đất đai), trong khi đó sản xuất hàng thực phẩm dùng đất đai và lao động (không dùng
vốn). Lao động là yếu tố lưu động, có thể được sử dụng ở cả hai ngành, trong khi đó đất đai
và vốn là hai yếu tố chuyên biệt, chỉ được sử dụng trong sản xuất một loại hàng hoá.
Sản lượng vải phụ thuộc vào lượng vốn và lao động được sử dụng trong ngành. Mối
quan hệ này được thể hiện bằng hàm sản xuất, cho chúng ta biết lượng vải có thể được sản
xuất với một lượng đầu vào vốn và lao động. Hàm sản xuất vải được viết như sau:
QC = QC(K,LC) (5-1)
Trong đó, QC là sản lượng đầu ra của vải, K là vốn, và LC là lực lượng lao động được
thuê trong ngành vải. Tương tự, đối với ngành thực phẩm chúng ta có thể viết hàm sản xuất
như sau:
QF = QF (T,LF) (5-2)
Với QF là sản lượng đầu ra của ngành thực phẩm, T là lượng đất đai cung ứng của nền
kinh tế, và LF là lực lượng lao động trong ngành sản xuất thực phẩm. Xét tổng thể một nền
kinh tế, lao động được thuê trong hai ngành cần phải bằng tổng lực lượng lao động L:
LC + LF = L (5-3)
5.1.2. Khả năng sản xuất
Mô hình các yếu tố sản xuất chuyên biệt giả định rằng mỗi một yếu tố chuyên biệt,
vốn và đất đai, có thể được sử dụng chỉ trong một ngành, lần lượt là vải và thực phẩm. Chỉ có
lao động mới được sử dụng ở cả hai ngành. Do đó, để phân tích giới hạn khả năng sản xuất
của nền kinh tế, chúng ta chỉ cần xem xét cách thức sản lượng đầu ra của nền kinh tế thay đổi
khi lao động dịch chuyển từ ngành này sang ngành khác. Điều này có thể được minh họa bằng

53
đồ thị 5.1, trình bày hàm sản xuất (5.1) và (5.2), và sau đó đặt chúng vào cùng một đồ thị để
xây dựng đường giới hạn khả năng sản xuất.

Sản lượng (QC)


QC = QC (K, LC)

Lao động (LC)


Đồ thị 5.1. Hàm sản xuất ngành vải
Trong ngành vải, lao động được thuê càng nhiều thì sản lượng sản xuất càng lớn. Tuy
nhiên, theo quy luật lợi tức giảm dần, mỗi một giờ lao động tăng thêm làm tăng sản lượng ít
hơn so với giờ lao động tăng thêm ngay trước đó; điều này được biểu hiện thông qua hình
dạng đường sản xuất trở nên thoải hơn tại mức lao động cao hơn.
Đồ thị 5.1 minh họa mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào - lao động và đầu ra - vải. Yếu tố
lao động càng nhiều, với một lượng vốn không đổi, sản lượng đầu ra càng lớn.
Ở đồ thị 5.2, độ dốc của QC(K, LC) đại diện cho năng suất lao động cận biên
(marginal product of labor), thể hiện số lượng đầu ra tăng thêm được tạo ra khi thêm một giờ
làm việc. Tuy nhiên, nếu lao động được tăng thêm trong khi vốn không thay đổi, thường sẽ
tuân theo quy luật lợi suất giảm dần (diminishing returns).

Năng suất lao động


cận biên, MPLC

MPLC

Lao động (LC)

Đồ thị 5.2. Năng suất lao động cận biên

54
Năng suất lao động cận biên trong ngành vải, bằng độ dốc của hàm sản xuất được thể
hiện trong Đồ thị 5-1, trở nên thấp hơn khi nhiều lao động hơn được thuê trong ngành.
Quy luật lợi tức giảm dần được phản ánh ở hình dạng hàm sản xuất: QC(K, LC) trở nên
phẳng hơn khi di chuyển sang bên phải đồ thị, điều này chỉ ra rằng năng suất lao động cận
biên giảm khi nhiều lao động hơn được sử dụng.
Trong Đồ thị 5.2, chúng ta trực tiếp vẽ năng suất lao động biên như là một hàm của số
lao động được sử dụng.
Đồ thị 5.3 bao gồm 4 góc phần tư. Góc phần tư phía dưới bên phải biểu diễn hàm sản
xuất cho vải tương tự như trong đồ thị 5.1. Góc phần tư phía trên bên trái thể hiện tương ứng
hàm sản xuất cho ngành thực phẩm. Góc phần tư phía dưới bên trái thể hiện phân phối lao
động trong nền kinh tế. Tăng lao động trong một ngành đồng nghĩa với việc giảm lao động ở
ngành khác, do đó, tập hợp những điểm phân phối lao động là một đường thẳng có độ dốc
giảm dần. Đường này được ký hiệu là AA, là tất cả các kết hợp của yếu tố đầu vào lao động
của ngành vải và thực phẩm, cộng lại bằng tổng lao động cung ứng L, tạo một góc 450 dốc
xuống, thể hiện độ dốc bằng (-1).
Hàm sản xuất
thực phẩm
QF = QF (T,LF) Sản lượng thực
phẩm, QF tăng lên
Giới hạn khả năng
1’ sản xuất của nền
kinh tế (PP)

Q2F 2’

3’

Lao động ngành


thực phẩm, LF
tăng lên L
L2F Q2C PP

Sản lượng vải,


QC tăng lên
1
L2C
2

3
Lao động ngành
Phân phối lao động AA vải, LC tăng lên
của nền kinh tế (AA)
L
Hàm sản xuất
vải QC = QC (K,LC)

Đồ thị 5.3. Đường PPF trong mô hình các yếu tố sản xuất chuyên biệt

55
Bây giờ chúng ta có thể thấy cách xác định sản lượng đầu ra với một sự phân chia lao
động cụ thể giữa hai ngành. Giả định rằng sự phân chia lao động đã được thực hiện như ở
điểm 2 ở góc phần tư phía dưới bên trái với L2C giờ làm việc trong ngành vải và L2F giờ làm
việc trong ngành thực phẩm. Sau đó, chúng ta sử dụng hàm sản xuất cho mỗi ngành để xác
định sản lượng đầu ra: Q2C đơn vị sản phẩm vải và Q2F đơn vị sản phẩm thực phẩm. Kết hợp
sử dụng Q2C và Q2F ta có điểm 2’ ở góc phần tư phía trên bên phải trong hình 5.3 thể hiện sản
lượng đầu ra ngành vải và thực phẩm.
Bất kỳ điểm nào trên AA, ví dụ điểm 2, thể hiện lao động trong ngành vải (L2C) và lao
động trong ngành thực phẩm (L2F). Các đường nằm ở góc phần tư phía dưới bên phải và phía
trên bên trái thể hiện hàm sản xuất lần lượt cho ngành vải và thực phẩm; cho phép chúng ta
xác định sản lượng sản xuất (Q2C, Q2F) với một lượng lao động cho trước. Sau đó góc phần tư
phía trên bên phải là đường PP thể hiện sự thay đổi về sản lượng sản xuất ở hai ngành thay
đổi khi lao động được dịch chuyển từ ngành thực phẩm sang vải, với điểm sản xuất 1’, 2’, 3’
tương ứng với phân phối lao động 1, 2, 3. Do quy luật lợi tức giảm dần, PP là đường cong
lõm về góc toạ độ.
Để xác định giới hạn khả năng sản xuất tổng thể, chúng ta có thể thực hiện lặp lại với
các sự phân chia lao động khác nhau. Chúng ta có thể bắt đầu từ việc toàn bộ lao động được
phân chia cho ngành thực phẩm, như tại điểm 1 ở góc phần tư phía dưới bên trái, sau đó tăng
dần lượng lao động sử dụng cho ngành vải cho đến khi chỉ còn rất ít lao động được dùng
trong ngành thực phẩm, tại điểm 3; các điểm ở góc phía trên bên phải chạy từ 1’ tới 3’ xác
định đường cong. Do đó, các điểm tương ứng ở góc phần tư phía trên bên phải thể hiện các
khả năng sản xuất với một lượng nhất định đất đai, lao động và vốn.
Trong mô hình Ricardo, lao động là yếu tố sản xuất duy nhất, đường giới hạn khả năng
sản xuất là đường thẳng vì chi phí cơ hội của vải đối với hàng thực phẩm là không đổi. Tuy
nhiên trong mô hình các yếu tố sản xuất chuyên biệt, sự tăng lên của các yếu tố sản xuất khác
làm thay đổi hình dáng của giới hạn khả năng sản xuất PP thành đường cong. Độ cong của PP
phản ánh quy luật lợi tức giảm dần theo lao động ở mỗi ngành; quy luật này là một sự khác
biệt quan trọng giữa mô hình các yếu tố sản xuất chuyên biệt và mô hình Ricardo.
Chú ý rằng dọc theo đường PP chúng ta dịch chuyển lao động từ ngành thực phẩm
sang ngành vải. Độ dốc của đường PP, được đo bằng chi phí cơ hội của vải đối với thực
phẩm, chính là số lượng đơn vị thực phẩm phải hy sinh để sản xuất thêm một đơn vị vải. Do
đó:
Độ dốc của đường khả năng sản xuất = - MPLF/MPLC.
Đường PP có hình cong như vậy là do chi phí cơ hội (từ bỏ sản xuất thực phẩm) của
mỗi đơn vị vải tăng lên và do đó PP sẽ trở nên dốc hơn khi chúng ta di chuyển sang phía phải.
5.1.3. Giá cả, tiền lương và phân bổ lao động
Để hiểu được cách thức nền kinh tế thị trường quyết định phân chia lao động như thế
nào, cần xem xét cung và cầu trên thị trường lao động.

56
Giá trị NSLĐ cận biên Đường cầu lao động ngành
Mức lương thực phẩm,
PF x MPLF

1
W1
Đường cầu lao động
ngành vải,
PC x MPLC

LĐ ngành vải, L1C LĐ ngành thực phẩm, L1F

LC LF

Tổng lao động, L

Đồ thị 5.4. Phân phối lao động


Nhu cầu về lao động ở mỗi ngành phụ thuộc vào giá cả hàng hoá đầu ra và mức lương.
Tiếp đó, mức lương phụ thuộc vào tổng hợp nhu cầu lao động của những người sản xuất thực
phẩm và may mặc. Ứng với mức giá cả của vải và thực phẩm cùng với mức lương, chúng ta
có thể xác định lao động và sản lượng đầu ra ở mỗi ngành.
Lao động được phân phối cho đến khi giá trị của sản phẩm biên (PxMPL) trong ngành
vải và thực phẩm là bằng nhau. Tại điểm cân bằng, mức lương bằng với giá trị của năng suất
lao động cận biên.
Ở mỗi ngành, doanh nghiệp theo đuổi tối đa hoá lợi nhuận sẽ tiếp tục thuê lao động tới
điểm mà giá trị sản xuất tăng thêm bởi một giờ lao động bằng chi phí để thuê giờ lao động đó.
Nếu w là mức lương của lao động, chủ doanh nghiệp sẽ thuê lao động cho tới điểm thoả mãn:
MPLC x PC = W (5-4)
Nhưng đồ thị năng suất lao động biên trong ngành may mặc, như đã được thể hiện ở
hình 5.4, dốc xuống bởi vì tuân theo quy luật lợi tức giảm dần. Chúng ta có thể xem phương
trình (5-4) là định nghĩa cho đường cầu lao động cho ngành may mặc: Nếu mức lương giảm
xuống, các yếu tố khác không đổi, chủ doanh nghiệp ở ngành may mặc sẽ muốn thuê nhiều
lao động hơn.
Tương tự như vậy, giá trị của một giờ lao động tăng thêm ở ngành thực phẩm là MPLF
x PF.. Do đó, đường cầu lao động cho ngành thực phẩm có thể được viết như sau:
MPLF x PF = W (5-5)
Mức lương w cần phải cân bằng nhau ở hai ngành, bởi vì giả thiết lao động tự do dịch
chuyển giữa hai ngành. Do lao động là yếu tố lưu động, nó sẽ di chuyển từ ngành có mức
lương thấp sang ngành có mức lương cao hơn cho đến khi mức lương ở cả hai ngành cân bằng
nhau. Theo đó, mức lương được xác định khi điều kiện tổng cầu về lao động bằng tổng cung
về lao động được thoả mãn. Điều kiện cân bằng lao động này được thể hiện ở phương trình
(5-3).
Đặt hai đường cầu về lao động trong cùng một đồ thị (hình 5.4), có thể thấy cách thức
xác định mức lương và lao động ở mỗi ngành ứng với giá cả hàng thực phẩm và may mặc.

57
Mức lương cân bằng và phân phối lao động giữa hai ngành được xác định tại điểm 1. Tại mức
lương w1, tổng mức lao động theo nhu cầu ở ngành may mặc (L1C) và thực phẩm (L1F) bằng
với tổng lao động cung ứng L.
Sản lượng thực
phẩm, QF

Độ dốc

Sản lượng vải, QC

Đồ thị 5.5. Sản lượng sản xuất trong mô hình các yếu tố chuyên biệt
Từ phương trình (5-4) và (5-5) suy ra:
MPLC x PC = MPLF x PF = W
hoặc được viết lại như sau:
- MPLF / MPLC = - PC/ PF (5-6)
Vế bên trái của phương trình (5-6) là độ dốc của đường giới hạn khả năng sản xuất tại
một điểm cụ thể; vế bên phải là (-) giá cả so sánh của vải. Kết quả này cho thấy tại điểm sản
xuất, đường giới hạn khả năng sản xuất cần phải tiếp xúc với một đường thẳng có độ dốc âm
phản ánh giá tương đối của vải/thực phẩm. Điều này được minh họa ở đồ thị 5-5: Nếu giá cả
1
tương đối là , nền kinh tế sẽ sản xuất tại điểm 1.
Một sự thay đổi tỷ lệ bằng nhau về giá cả
Hình 5-6 thể hiện tác động của một sự tăng lên bằng nhau về tỷ lệ của PC và PF. PC
tăng từ P1C tới P2C; PF tăng từ P1F tới P2F. Nếu giả cả của hai mặt hàng đều tăng 10%, hai
đường cầu lao động cũng sẽ dịch chuyển lên bằng 10%. Có thể thấy từ đồ thị, các dịch chuyển
này dẫn đến một sự tăng lên 10% về mức lương từ w1 (điểm 1) tới w2. Tuy nhiên, sự phân
chia lao động giữa các ngành và sản lượng của hai loại mặt hàng không thay đổi.
Thực tế, khi PC và PF thay đổi cùng một tỷ lệ, không một thay đổi thực sự nào xảy ra.
Mức lương tăng cùng một tỷ lệ với mức giá cả, do đó mức lương thực tế, tỷ số giữa mức
lương và giả cả hàng hoá, không thay đổi. Với một lượng lao động được thuê ở mỗi ngành,
nhận cùng một mức lương, thu nhập thực tế của chủ vốn và chủ đất đai cũng vẫn như cũ. Do
đó, tất cả đều ở cùng một trạng thái như trước. Điều này chứng tỏ một nguyên tắc: Sự thay
đổi mức giá chung không có ý nghĩa thực tế, nghĩa là sẽ không làm thay đổi một đại lượng
thực nào trong nền kinh tế. Chỉ sự thay đổi về giá cả tương đối - là giá cả của vải tính theo giá
cả thực phẩm, PC/PF - tác động lên phúc lợi hoặc phân phối tài nguyên.

58
Mức lương, w

tăng tăng
10% 10%

Lương
tăng
10%

Lao động Lao động ngành


ngành vải, LC thực phẩm, LF

Đồ thị 5.6. Giá cả hàng vải và thực phẩm tăng lên theo cùng một tỷ lệ
Thay đổi về giá cả so sánh của một mặt hàng
Xem xét tác động của thay đổi về giá cả tác động lên giá tương đối. Hình 5.7 thể hiện
tác động của thay đổi về giá cả ở chỉ một mặt hàng, ở trường hợp này tỷ lệ tăng 7% ở PC từ
P1Ctới P2C. PC tăng làm dịch chuyển đường cầu lao động vải với cùng một tỷ lệ và làm dịch
chuyển điểm cân bằng từ điểm 1 sang điểm 2.

Mức lương, w

tăng 7%

Mức
lương 2
tăng nhỏ
hơn 7%
1

Lao động ngành Lao động ngành


vải thực phẩm
Lượng lao động dịch chuyển từ
ngành thực phẩm sang vải
Đồ thị 5.7. Giá cả vải tăng lên

59
Có hai chú ý quan trọng từ sự dịch chuyển này. Thứ nhất, mặc dù mức lương tăng lên,
nhưng nó tăng ít hơn so với mức tăng của giá cả vải. Nếu mức lương tăng cùng một tỷ lệ với
mức tăng giá vải (tăng 7%), thì phải dẫn đến mức lương sẽ tăng từ w1 đến w2’. Thay vào đó,
mức lương tăng với tỷ lệ thấp hơn, từ w1 đến w2.
Thứ hai, khi PC tăng, ngược lại với sự tăng lên đồng thời của PC và PF, lao động dịch
chuyển từ ngành thực phẩm sang ngành vải và sản lượng đầu ra của ngành vải tăng lên trong
khi của ngành thực phẩm bị giảm xuống. (Điều này giải thích tại sao w tăng lên nhưng không
bằng mức tăng ở PC: Bởi vì lao động ngành vải tăng lên, năng suất lao động cận biên của
ngành vải bị giảm xuống).
Tác động do giá tương đối của vải tăng lên cũng có thể thấy được khi quan sát đường
khả năng sản xuất. Ở hình 5.8, chúng ta thể hiện tác động của tăng cùng một lượng mức giá cả
vải, dẫn đến tăng giá tương đối của vải từ (PC/PF)1 đến (PC/PF)2. Điểm sản xuất, điểm mà luôn
nằm tại nơi có độ dốc của PP bằng (âm) giá tương đối, dịch chuyển từ điểm 1 sang 2. Sản
lượng ngành thực phẩm giảm xuống và sản lượng ngành vải tăng lên là kết quả do sự tăng giá
tương đối của ngành vải.
Sản lượng thực
phẩm, QF

độ dốc

độ dốc
2

PP
Sản lượng vải,
QC
Đồ thị 5.8. Phản ứng của sản lượng sản xuất với sự thay đổi giá tương đối của vải
5.1.4. Giá cả sánh và phân phối thu nhập
Nhìn lại đồ thị 5-7 thể hiện tác động của giá vải tăng. Khi đó đường cầu lao động ở
ngành vải sẽ dịch lên trên theo cùng tỷ lệ với mức tăng PC. Do đó nếu PC tăng 7%, đường cầu
cũng sẽ tăng 7%. Nhưng tiền lương w tăng ít hơn 7%. Do đó, nếu giá vải tăng
7%, chúng ta kỳ vọng mức lương tăng chỉ khoảng 3%.
Tác động của thay đổi giá vải đến thu nhập của ba nhóm đối tượng: người lao động,
chủ vốn và chủ đất đai.
 Người lao động nhận thấy rằng lương của họ tăng lên nhưng ít hơn mức tăng của PC.
Do mức lương thực tế của họ tính bằng vải (số lượng vải có thể mua bằng lương của họ),

60
w/PC, giảm xuống, trong khi mức lương thực tế tính bằng hàng thực phẩm, w/PF, tăng lên. Vì
vậy, chúng ta không thể kết luận rằng người lao động sẽ hưởng lợi hoặc bị thiệt; điều này phụ
thuộc vào sự quan trọng tương đối của vải và thực phẩm trong tiêu dùng của người lao động
(được xác định bằng sự ưa thích của người lao động).
 Chủ vốn chắc chắn hưởng lợi. Lương thực tế tính theo vải giảm xuống, do đó lợi
nhuận của chủ vốn tính theo mặt hàng mà họ sản xuất (vải) tăng lên. Mức thu nhập của chủ
vốn sẽ tăng lên nhiều hơn so với mức tăng của PC. Bởi vì PC tăng lên so với PF, thu nhập của
chủ vốn rõ ràng tăng lên tính theo cả hai loại mặt hàng.
 Chủ đất đai chắc chắn bị thiệt hại. Họ bị thiệt vì hai nguyên nhân sau: Mức lương
thực tế tính theo hàng thực phẩm (hàng hoá họ sản xuất) tăng lên làm thu hẹp thu nhập của
họ, và sự tăng lên ở giá vải làm giảm sức mua của bất kỳ mức thu nhập nào.
Nếu giá tương đối thay đổi theo chiều ngược lại và giá tương đối của vải giảm, theo đó
các dự đoán sẽ trái ngược so với phân tích ở trên: Chủ vốn bị thiệt và chủ đất đai sẽ được
hưởng lợi. Sự thay đổi về phúc lợi cho người lao động không rõ ràng bởi vì lương thực tính
theo vải tăng lên, nhưng tính theo hàng thực phẩm sẽ giảm xuống.
Tác động của sự thay đổi giá tương đối lên phân phối thu nhập có thể được tóm tắt
như sau:
Yếu tố chuyên biệt cho một ngành có giá tương đối tăng lên chắn chắn được hưởng lợi.
Yếu tố chuyên biệt cho một ngành có giá tương đối tăng lên chắn chắn bị thiệt hại.
Sự thay đổi về phúc lợi của yếu tố lưu động không rõ ràng.
5.2. Thương mại quốc tế trong mô hình yếu tố sản xuất chuyên biệt
Bởi vì giá tương đối vải cao dẫn đến sản lượng vải cũng cao tương đối so với hàng
thực phẩm, chúng ta có thể vẽ đường cung tương đối thể hiện QC/QF là một hàm của PC/PF.

PC/PF
RS

1
(PC/PF)1

RD

(QC/QF)1 QC/QF

Đồ thị 5.9. Xác định giá cả tương đối


Đường cung tương đối này được ký hiệu là RS ở đồ thị 5.9. Khi thương mại quốc tế
không tồn tại, cân bằng về giá cả tương đối (PC/PF)1 và sản lượng tương đối (QC/QF)1 được
xác định bằng giao điểm của đường cung và cầu tương đối.

61
Ở mô hình các yếu tố chuyên biệt, giá tương đối của vải tăng lên dẫn đến sự tăng lên
sản lượng tương đối của vải so với thực phẩm. Do đó đường cung tương đối RS dốc lên. Mức
cung ứng và giá cả tại điểm cân bằng được xác định tại điểm giao nhau của RS và đường cầu
tương đối RD.
Khi thương mại diễn ra, quốc gia phải đối mặt với giá cả quốc tế tương đối khác với
giá tương đối khi không có ngoại thương. Đồ thị 5.9 thể hiện cách thức giá tương đối được
xác định trong mô hình các yếu tố chuyên biệt. Đồ thị 5.10 thể hiện đường cung tương đối
cho cả thế giới.
PC/PF RSW
RS

(PC/PF)2 2

(PC/PF)1 1

RDW

QC/QF
Đồ thị 5.10. Thương mại quốc tế và giá cả tương đối
Trong đồ thị 5.10 đường cung tương đối cho cả thế giới khác với đường cung chúng ta đã
xây dựng trong mô hình các yếu tố chuyên biệt vì các quốc gia trên thế giới khác nhau về công
nghệ. Trong mô hình các yếu tố chuyên biệt có nhiều hơn một yếu tố sản xuất, tuy nhiên các quốc
gia cũng sẽ khác nhau ở nguồn lực: tổng đất đai, vốn và lao động. Điều quan trọng ở đây là nền
kinh tế phải đối mặt với một mức giá cả so sánh khác khi mở cửa thương mại quốc tế.
Giá cả so sánh thay đổi khi có thương mại sẽ xảy ra hai tình huống:
Một là, sự thay đổi giá tương đối như ở đồ thị 5.10. Khi nền kinh tế mở cửa thương
mại, giá tương đối của vải được xác định bằng cung và cầu tương đối của thế giới; điều này
tương ứng với giá so sánh (PC/PF)2. Nếu nền kinh tế không thể trao đổi hàng hoá, thì giá tương
đối sẽ thấp hơn, tại (PC/PF)1. Giá tương đối tang lên từ (PC/PF)1 tới (PC/PF)2 khiến nền kinh tế
sản xuất tương đối nhiều vải hơn. (Điều này cũng được thể hiện như một sự dịch chuyển từ
điểm 1 sang 2 dọc theo giới hạn khả năng sản xuất trong đồ thị 5.8). Cùng một thời điểm,
người tiêu dùng sẽ phản ứng đối với mức tăng giá tương đối vải bằng cách có chuyển nhu cầu
tương đối nhiều hơn sang hàng thực phẩm. Do đó tại mức giá tương đối cao hơn (PC/PF)2, nền
kinh tế sản xuất vải và nhập khẩu hàng thực phẩm.
Hai là, nếu việc mở cửa nền kinh tế làm giảm giá tương đối vải, sự thay đổi về cung
và cầu tương đối sẽ thay đổi ngược lại, và nền kinh tế sẽ xuất khẩu hàng thực phẩm và nhập
khẩu vải.
Tóm lại, khi mở cửa hoạt động ngoại thương, nền kinh tế sẽ xuất khẩu hàng hoá có
giá tương đối tăng lên và nhập khẩu hàng hoá có giá tương đối giảm xuống.

62
5.3. Phân bổ thu nhập và lợi ích thương mại
Chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc xem xét cách thức mà phúc lợi của một chủ thể bị tác
động, và sau đó cách thức mà thương mại tác động lên phúc lợi của tổng thể một quốc gia.
Để đánh giá tác động của thương mại đối với một chủ thể, điểm cốt lõi là thương mại
quốc tế làm thay đổi giá tương đối của các hàng hoá tham gia. Khi giá tương đối thay đổi dẫn
đến thay đổi phân phối thu nhập. Như đã giải thích trong phần trước, yếu tố chuyên biệt ở
ngành có giá tương đối tăng lên sẽ được lợi, yếu tố chuyên biệt ở ngành khác (có giá tương
đối giảm xuống) sẽ bị thiệt hại và phúc lợi của yếu tố có khả năng di chuyển là không rõ ràng.
Do đó, kết luận chung đơn giản như sau: Thương mại làm lợi cho yếu tố chuyên biệt
cho ngành xuất khẩu của mỗi quốc gia nhưng gây hại cho yếu tố chuyên biệt cho ngành
nhập khẩu và có tác động không rõ ràng lên yếu tố có khả năng di chuyển.
Để đánh giá tác động của thương mại đến phúc lợi của tổng thể một quốc gia là cộng
tổng lợi ích của những người thắng và tổng tổn thất của những người thua và so sánh. Tuy
nhiên, nhược điểm của phương pháp này là chúng ta đang so sánh phúc lợi, một yếu tố chủ
quan. Cách tốt hơn để đánh giá tổng lợi ích từ thương mại là đưa ra một câu hỏi khác: Có khả
năng nào cho việc người được lợi từ thương mại bù đắp cho người bị tổn thất mà vẫn còn có
lợi? Nếu vậy, thương mại có tiềm năng làm lợi cho tất cả mọi người.
Điểm 1 đại diện cho sản xuất của nền kinh tế. Nền kinh tế có thể lựa chọn điểm tiêu
dùng dọc trên ràng buộc ngân sách của nó (là một đường thẳng đi qua điểm 1 và có độ dốc
bằng (-) giá cả so sánh của vải). Trước khi có thương mại, nền kinh tế phải tiêu dùng hàng hoá
mà nó sản xuất, như ở điểm 2 trên đường giới hạn khả năng sản xuất (PP). Phần diện tích
được tô màu bao gồm các lựa chọn tiêu dùng có thể xảy ra sau khi có thương mại, với hàng
hoá được tiêu dùng cao hơn so với điểm 2 trước khi có thương mại.
Đồ thị 5.11 cho thấy khi có thương mại tổng thể nền kinh tế tiêu dùng nhiều hàng hoá
hơn, về nguyên tắc nó có thể cung cấp cho mỗi cá nhân nhiều hàng hoá hơn. Điều này có thể làm
lợi cho tất cả mọi người. Tức là có khả năng bảo đảm mọi người đều có lợi từ ngoại thương.
Tiêu dùng thực phẩm,
Sản lượng thực phẩm,

PP

2
độ dốc giới hạn
ngân sách = -(PC/PF)

Tiêu dùng vải,


Sản lượng vải
Đồ thị 5.11. Giới hạn ngân sách cho nền kinh tế
tham gia thương mại và lợi ích thương mại

63
Nguyên nhân cơ bản tại sao thương mại có khả năng làm lợi cho một quốc gia đó là
thương mại gia tăng sự lựa chọn của nền kinh tế. Gia tăng sự lựa chọn có nghĩa là thường
xuyên có khả năng tái phân phối theo cách mà mọi người đều có lợi từ thương mại1.
Trong nền kinh tế thực, mọi người có thể có lợi từ ngoại thương không có nghĩa là mọi
người thực sự đạt được. Sự xuất hiện của người thắng và kẻ thua do ngoại thương là một
trong những lý do cơ bản giải thích tại sao ngoại thương không được diễn ra một cách tự do
hoàn toàn.
5.4. Kinh tế chính trị của thương mại
Ngoại thương thường tạo ra người thắng đồng thời với người thua. Đây là khái niệm
quan trọng để hiểu những cân nhắc thực sự ảnh hưởng tới chính sách thương mại trong nền
kinh tế hiện đại. Mô hình các yếu tố chuyên biệt cho biết chủ thể bị thiệt hại từ ngoại thương
là người sở hữu các yếu tố chuyên biệt ở ngành cạnh tranh nhập khẩu. Trong thực tế, điều này
bao gồm không những là chủ vốn mà còn cả một bộ phận lao động làm việc trong ngành cạnh
tranh nhập khẩu. Một số lao động có khoảng thời gian chuyển tiếp khó khăn từ ngành cạnh
tranh nhập khẩu (nơi ngoại thương làm giảm nhu cầu nhân công) sang ngành xuất khẩu (nơi
ngoại thương làm tăng nhu cầu nhân công). Một số lao động phải chịu thất nghiệp kéo dài. Ở
Mỹ, người lao động trong các ngành cạnh tranh nhập khẩu có mức lương thấp hơn rất nhiều
so với mức trung bình. (Ví dụ, mức lương trung bình ở ngành dệt may ở năm 2009 là thấp
hơn 36% mức lương trung bình của các ngành chế tạo). Sự chênh lệch tiền lương này dẫn đến
việc áp dụng những hạn chế đối với nhập khẩu hàng dệt may. Lợi ích mà những người tiêu
dùng trở nên sung túc hơn nếu nhiều hàng nhập khẩu hơn đựơc cho phép và sự gia tăng về
nhu cầu lao động ở ngành xuất khẩu (ngành thuê lao động, một cách trung bình, có kỹ năng
cao) không phải là vấn đề lớn.
Có phải điều đó có nghĩa là ngoại thương được cho phép chỉ khi nó không làm người
có thu nhập thấp bị thiệt? Một số nhà kinh tế học quốc tế đồng ý với quan điểm này. Mặc dù ý
nghĩa thực tế của phân phối thu nhập, số đông các nhà kinh tế vẫn ủng hộ mạnh mẽ cho gia
tăng hoặc thu hẹp tự do thương mại:
a) Các hiệu ứng phân phối thu nhập không chỉ phát sinh từ thương mại quốc tế. Mọi
sự thay đổi về kinh tế của quốc gia, bao gồm tiến bộ công nghệ, thay đổi sở thích tiêu dùng,
cạn kiệt nguồn tài nguyên cũ và khám phá nguồn mới,… đều tác động lên phân phối thu nhập.
Tại sao một công nhân ngành dệt may, người trải qua kỳ thất nghiệp kéo dài do cạnh tranh từ
hàng nhập khẩu tăng, bị đối xử khác với công nhân ngành in bị thất nghiệp (toà báo bị đóng
cửa do canh tranh từ báo mạng) hoặc công nhân ngành xây dựng bị thất nghiệp do thị trường
bất động sản sụp đổ?
b) Sẽ thường là tốt hơn khi cho phép ngoại thương đồng thời bù đắp tổn thất cho chủ
thể bị thiệt hơn là ngăn cản ngoại thương xảy ra. Tất cả các quốc gia công nghiệp thực hiện
một số chương trình hỗ trợ thu nhập (như các chương trình hỗ trợ thất nghiệp và hỗ trợ tái đào
tạo và tái định cư) có thể làm giảm nhẹ thiệt hại của các nhóm bị tổn thất do thương mại. Các
1
Quan điểm cho rằng ngoại thương mang lại lợi ích bởi vì nó mở rộng lựa chọn của nền kinh tế tổng quát hơn
rất nhiều so với ví dụ cụ thể này. Trong một tranh luận nghiêm túc thấy ở Paul Samuelson, “The Gains from
International Trade Once Again”, Economic Journal 72 (1962), pp. 820-829.

64
nhà kinh tế học lập luận rằng nếu sự bồi thường này bị xem là không đủ, chính phủ cần tăng
cường nhiều hỗ trợ hơn là thu hẹp ngoại thương. (Sự hỗ trợ này cũng có thể được mở rộng
cho tất cả mọi người có nhu cầu, thay vì hỗ trợ gián tiếp cho người lao động bị ảnh hưởng bởi
ngoại thương).
c) Những chủ thể bị thiệt hại khi ngoại thương gia tăng thường liên kết tốt hơn so với
các chủ thể được lợi (bởi vì các chủ thể bị thiệt tập trung chủ yếu vào một số khu vực và
ngành nghề. Sự mất cân bằng này tạo ra thiên vị trong tiến trình chính trị. Nhiều rào cản
thương mại có xu hướng có lợi cho những nhóm được tổ chức tốt nhất, có thể không phải là
nhóm cần hỗ trợ thu nhập nhất (trong nhiều trường hợp, hoàn toàn ngược lại).
Hầu hết các nhà kinh tế học, khi phân tích tác động của thương mại quốc tế lên phân
phối thu nhập, tin rằng điều quan trọng là nhấn mạnh vào những lợi ích tiềm năng tổng thể
hơn là những tổn thất có thể xảy ra cho một vài nhóm đối tượng trong nền kinh tế. Tuy nhiên,
các nhà kinh tế học thường không có tiếng nói quyết định trong chính sách kinh tế, đặc biệt
khi xung đột lợi ích bị đe doạ. Do vậy khi phân tích chính sách thương mại, cần xác định
động cơ thực sự của chính sách đó.
*) Phân phối thu nhập và chính trị thương mại
Các nhóm lợi ích có thể thất bại trong vận động hành lang đối với chính phủ để ngăn
cản thương mại và bảo vệ thu nhập của họ. Trường hợp này có thể do chủ thể kiếm lợi từ
thương mại vận động hành lang mạnh mẽ hơn các chủ thể bị thiệt do thương mại, nhưng đây
chỉ là trường hợp hi hữu. Ở Mỹ và nhiều quốc gia khác, chủ thể muốn cản trở thương mại có
quyền lực chính trị hơn là bên ủng hộ tự do thương mại. Các chủ thể kiếm lợi từ thương mại
đa số không liên kết tốt với nhau, thiếu thông tin và trình độ tổ chức không bằng so với bên bị
thiệt hại.
Một ví dụ tiêu biểu cho nghịch lý giữa hai nhóm này là ngành công nghiệp mía đường
ở Mỹ. Mỹ giới hạn nhập khẩu đường trong nhiều năm qua; trong hơn 25 năm qua, giá đường
trung bình ở thị trường Mỹ gần gấp đôi giá trung bình của thế giới. Ước lượng về giá chi phí
bị đội lên do hạn chế nhập khẩu đối với người dân Mỹ khoảng 2 tỷ dollar mỗi năm (Theo U.S
General Accounting Office) - khoảng 7$ mỗi người. Lợi ích đối với nhà sản xuất nhỏ hơn rất
nhiều, ước chừng chỉ bằng một nửa.
Nếu nhà sản xuất và người tiêu dùng có thể cân bằng trong việc đạt được lợi ích, chính
sách này sẽ không bao giờ trở thành hiện thực. Tuy nhiên, về giá trị tuyệt đối, mỗi người tiêu
dùng bị tổn thất rất nhỏ. Bảy đô la mỗi năm là không nhiều; hơn nữa, nhiều chi phí khác bị ẩn
giấu, bởi vì phần lớn đường được tiêu dùng như một thành phần trong các thực phẩm khác
hơn là được mua trực tiếp. Kết quả là, hầu hết người tiêu dùng không quan tâm đến giới hạn
số lượng nhập khẩu, nếu xem xét riêng thì nó làm giảm mức sống của họ. Ngay cả khi họ biết,
7$ là không đủ lớn để kích động mọi người tổ chức kháng nghị hoặc viết thư tố cáo.
Tình huống của nhà sản xuất đường (người bị thiệt hại khi thương mại tăng lên) khá
khác biệt. Lợi nhuận cao từ quota nhập khẩu tập trung vào một số ít các nhà sản xuất. (Mười
bảy trang trại mía đường chiếm hơn một nửa lợi nhuận từ ngành công nghiệp đường) Những
nhà sản xuất này được tổ chức thành hiệp hội tích cực vận động hành lang vì lợi ích của mình,

65
và đóng góp lớn vào những chiến dịch tranh cử. (Các ủy ban hành động chính trị ngành mía
và củ cải đường đã đóng góp 3.3 triệu USD trong cuộc bầu cử 2006.)
Phần lớn lợi ích từ hạn chế nhập khẩu đường rơi vào một nhóm nhỏ các chủ trang trại
đường và không vào tay người lao động của họ. Tất nhiên, các rào cản thương mại ngăn cản
tình trạng mất việc làm cho những người lao động này; nhưng chi phí tiêu dùng trên một công
việc được giữ lại khoảng 826,000$ mỗi năm, khoảng 30 lần mức lương trung bình trả cho
những người lao động đó. Thêm nữa, hạn chế nhập khẩu đường cũng làm giảm lao động ở các
ngành dựa vào lượng lớn đường trong quy trình sản xuất. Để phản ứng với mức giá cao của
đường ở Mỹ, ví dụ, nhà sản xuất bánh kẹo chuyển nhà máy sang Canada, nơi có mức giá
đường thấp hơn rất nhiều.

66
Tóm tắt chương

1. Thương mại quốc tế thường có tác động mạnh lên phân phối thu nhập trong quốc
gia, do đó tạo ra người thua cũng như người thắng. Hiệu ứng phân phối thu nhập nảy sinh vì
hai nguyên nhân: Các yếu tố sản xuất không thể dịch chuyển ngay lập tức và miễn phí từ
ngành này sang ngành khác, và những thay đổi trong sản lượng của các hàng hoá trong nền
kinh tế có tác động khác nhau về nhu cầu đối với các yếu tố sản xuất khác nhau.
2. Mô hình có thể phân tích tác động phân phối thu nhập của thương mại quốc tế là
mô hình các yếu tố chuyên biệt, cho phép phân biệt các yếu tố có mục đích chung có thể di
chuyển giữa các ngành và các yếu tố chuyên biệt cho mục đích sử dụng cụ thể. Trong mô hình
này, sự khác biệt về nguồn lực có thể khiến các nước có đường cung tương đối khác nhau, và
do đó dẫn đến thương mại quốc tế.
3. Trong mô hình các yếu tố chuyên biệt, các yếu tố chuyên biệt cho ngành xuất khẩu
ở mỗi quốc gia được lợi từ thương mại, trong khi các yếu tố chuyên biệt cho ngành nhập khẩu
cạnh tranh bị thiệt. Các yếu tố lưu động trong các ngành có thể được lợi hoặc bị thiệt.
4. Tuy nhiên ngoại thương mang lại lợi ích về tổng thể theo một nghĩa hẹp, về nguyên
tắc người được lợi có thể bù đắp cho người bị thiệt trong khi vẫn có lợi hơn so với trước khi
có ngoại thương.
5. Hầu hết các nhà kinh tế học không xem tác động của thương mại quốc tế lên phân
phối thu nhập là lý do tốt để hạn chế thương mại. Ở hiệu ứng thu nhập, thương mại không
khác biệt so với những hoạt động kinh tế khác. Hơn nữa, các nhà kinh tế muốn quan tâm giải
quyết vấn đề phân phối thu nhập một cách trực tiếp, hơn là can thiệp vào tự do thương mại.
6. Tuy nhiên, chính sách thương mại có những vấn đề kinh tế chính trị, và cần giải
quyết vấn đề rất quan trọng là phân phối thu nhập. Điều này là đúng vì những chủ thể bị thiệt
từ thương mại thường gắn kết và có tổ chức hơn những chủ thể được lợi.

67
Các thuật ngữ cơ bản

Giới hạn ngân sách Budget constraint


Quy luật lợi tức giảm dần Diminishing returns
Phân phối thu nhập Income distribution
Sản phẩm biên của lao động Marginal product of labor
Yếu tố lưu động Mobile factor
Yếu tố chuyên biệt Specific factor
Hàm sản xuất Production function
Đường giới hạn khả năng sản xuất Production possibility frontier

68
Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Khả năng sản xuất của một ngành cụ thể và của toàn bộ nền kinh tế được xác
định như thế nào trong mô hình các yếu tố sản xuất chuyên biệt
Câu 2: Tại sao một sự gia tăng trong giá cả so sánh của một loại hàng hoá lại dẫn đến
một mức lương tăng lên với tỷ lệ thấp hơn?
Câu 3: Theo mô hình các yếu tố chuyên biệt, rõ ràng thương mại tạo ra kẻ thắng và
người thua nhưng mô hình cũng khẳng định tổng thể nền kinh tế vẫn được lợi. Vì sao?
Câu 4: Mô hình yếu tố chuyên biệt đã làm rõ sự khác nhau giữa yếu tố lưu động và
các yếu tố chuyên biệt. Sự khác nhau này tạo cơ sở cho thương mại quốc tế như thế nào?
Câu 5: Mô hình các yếu tố chuyên biệt minh họa rõ ràng việc mở rộng thương mại có
thể có tác động như thế nào đối với phân bổ thu nhập tương đối của các yếu tố sản xuất. Tại
sao các nhà kinh tế phản đối việc sử dụng chính sách bảo hộ mậu dịch để giảm thiểu hoặc đảo
ngược những tác động này?

69
Chương 6
LỢI THẾ THEO QUY MÔ BÊN NGOÀI VÀ ĐỊA ĐIỂM SẢN XUẤT QUỐC TẾ

Ở các chương trước, chúng ta đã biết sự khác biệt về nguồn lực và công nghệ là nguồn
gốc lợi thế so sánh của mỗi quốc gia, từ đó làm phát sinh thương mại quốc tế. Các lý thuyết
thương mại dựa vào lợi thế so sánh đều sử dụng giả thiết hiệu suất là không đổi theo quy mô
(sự gia tăng sản lượng cùng tỷ lệ với sự gia tăng yếu tố đầu vào). Trên thực tế, đối với nhiều
ngành công nghiệp, hoạt động sản xuất tỏ ra càng hiệu quả khi quy mô sản xuất càng lớn.
Những ngành như vậy được gọi là có lợi thế theo quy mô. Một ngành có thể đạt được lợi thế
theo quy mô khi sản lượng sản xuất ra tăng với một tỷ lệ lớn hơn sự gia tăng của các yếu tố
đầu vào, góp phần làm cho chi phí trung bình giảm khi quy mô sản xuất tăng. Như vậy, các
nước tham gia vào thương mại quốc tế không chỉ để khai thác lợi thế so sánh do sự khác biệt
về nguồn lực và công nghệ mà còn nhằm đạt được lợi thế theo quy mô trong sản xuất. Lợi thế
theo quy mô là nguồn gốc quan trọng của ngoại thương. Xét theo phạm vi tác động, có thể
phân loại lợi thế theo quy mô thành lợi thế theo quy mô bên ngoài và lợi thế theo quy mô bên
trong. Việc nghiên cứu về nguồn gốc và vai trò của lợi thế theo quy mô bên ngoài là mối quan
tâm chính trong chương này. Trong khi đó, chương tiếp theo sẽ bàn sâu hơn về lợi thế theo
quy mô bên trong.
6.1. Lợi thế theo quy mô và thương mại quốc tế: Tổng quan
Trước khi tìm hiểu vai trò của lợi thế theo quy mô đối với thương mại quốc tế, hãy tìm
hiểu một ví dụ về mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của một ngành giả định (xem Bảng 6.1)
để nhớ lại kiến thức về lợi thế theo quy mô. Sản phẩm được sản xuất ra được giả định chỉ sử
dụng một loại đầu vào là lao động. Để sản xuất 10 sản phẩm, ta cần 15 giờ lao động, trong khi
để sản xuất 25 sản phẩm chỉ cần 30 giờ. Vai trò của lợi thế theo quy mô được biểu hiện là, khi
tăng gấp đôi lao động từ 15 lên 30 thì sản lượng đầu ra của ngành tăng nhiều hơn 2 lần (tăng
2.5 lần). Vai trò của lợi thế theo quy mô cũng được thể hiển bằng chi phí lao động được sử
dụng để sản xuất ra một sản phẩm. Nếu đầu ra là 5 sản phẩm, trung bình chi phí lao động trên
một sản phẩm là 2 giờ. Tuy nhiên, khi đầu ra là 25 sản phẩm, trung bình chi phí lao động lúc
này giảm xuống còn 1.2 giờ.
Bảng 6.1. Mối quan hệ giữa đầu vàovà đầu ra của một ngành
Đầu vào lao động
Sản lượng Đầu vào lao động
bình quân
5 10 2
10 15 1.5
15 20 1.33
20 25 1.25
25 30 1.2
30 35 1.17

Quay trở lại với câu hỏi: Tại sao lợi thế theo quy mô lại tạo ra động lực thúc đẩy
thương mại quốc tế?
Hãy tưởng tượng, thế giới bao gồm hai nước (Mỹ và Anh) đều sử dụng cùng một công
nghệ để sản xuất sản phẩm. Giả sử rằng mỗi quốc gia ban đầu sản xuất 10 sản phẩm. Đối

70
chiếu với bảng 6.1, việc sản xuất này sẽ đòi hỏi 15 giờ lao động ở mỗi nước. Vì vậy, xét tổng
thể, cứ 30 giờ lao động sẽ sản xuất được 20 sản phẩm. Tuy nhiên, nếu hoạt động sản xuất
được tiến hành tập trung tại một quốc gia, ví dụ Mỹ, và giả sử Mỹ có thể sử dụng 30 giờ lao
động để sản xuất sản phẩm thì 30 giờ lao động đó có thể sản xuất được 25 sản phẩm (nhiều
hơn 20 sản phẩm được tạo ra khi tiến hành sản xuất tại từng nước). Như vậy, bằng cách tập
trung sản xuất sản phẩm ở một quốc gia là Mỹ, nền kinh tế thế giới có thể sử dụng cùng một
lượng lao động để sản xuất nhiều hơn 25% số lượng sản phẩm.
Vấn đề đặt ra là Mỹ có thể tìm thêm nguồn lao động ở đâu để phục vụ việc mở rộng
quy mô sản xuất và điều gì sẽ xảy ra đối với người lao động ở Anh? Để có được lao động
phục vụ việc mở rộng sản xuất một loại hàng hóa nhất định, Mỹ buộc phải giảm hoặc từ bỏ
sản xuất các mặt hàng khác. Những hàng hóa giảm sản xuất tại Mỹ sẽ được sản xuất tại Anh.
Lúc này, những lao động tại Anh trước đây làm việc trong các ngành sản xuất đã được mở
rộng tại Mỹ sẽ chuyển sang phục vụ cho những ngành mới này. Hãy tưởng tượng rằng, có rất
nhiều hàng hoá được hưởng lợi từ quy mô kinh tế trong sản xuất, và được đánh số 1, 2, 3,. . . .
Để tận dụng lợi thế theo quy mô, mỗi quốc gia chỉ tập trung sản xuất một số lượng hàng hoá
nhất định. Ví dụ, Mỹ sản xuất hàng hóa 1, 3, 5, còn Anh sản xuất 2, 4, 6... Khi mỗi quốc gia
chỉ sản xuất một số loại sản phẩm nhất định, thì mỗi sản phẩm được sản xuất với một quy mô
lớn hơn so với trường hợp mỗi quốc gia cố gắng sản xuất tất cả các sản phẩm. Bằng cách này,
nền kinh tế thế giới có thể sản xuất được nhiều hơn số lượng mỗi hàng hóa.
Thương mại quốc tế có vai trò như thế nào trong tình huống trên? Người tiêu dùng ở
mỗi quốc gia vẫn muốn tiêu dùng nhiều loại hàng hoá. Giả sử rằng, ngành 1 diễn ra tại Mỹ và
ngành 2 diễn ra tại Anh; như vậy người tiêu dùng Mỹ muốn có hàng hóa số 2 sẽ phải mua
hàng hóa này nhập khẩu từ Anh, và ngược lại, người tiêu dùng Anh muốn có hàng hóa số 1 sẽ
phải nhập khẩu từ Mỹ. Thông qua thương mại quốc tế, mỗi quốc gia có thể tập trung sản xuất
một chủng loại hàng hóa nhất định để tận dụng lợi thế kinh tế theo quy mô mà không phải hy
sinh nhiều trong tiêu dùng.
Qua ví dụ này, chúng ta có thể thấy lợi ích của thương mại chính là kết quả của lợi thế
theo quy mô. Mỗi quốc gia chuyên môn hóa vào sản xuất một chủng loại sản phẩm nhất định
mà quốc gia đó có thể sản xuất sẽ tốt hơn việc cố gắng tự sản xuất tất cả các sản phẩm. Các
nền kinh tế chuyên môn hóa này sau đó có thể giao thương với nhau để có thể tiêu thụ được
đầy đủ tất cả các chủng loại hàng hoá.
Quá trình phân tích ở trên đã giúp cho chúng ta có một cái nhìn khá tổng thể về vai trò
của lợi thế theo quy mô đối với thương mại quốc tế. Tuy nhiên, có một vấn đề cần lưu tâm là,
trong các mô hình phân tích từ đầu cuốn sách tới giờ, chúng ta sử dụng giả định thị trường là
cạnh tranh hoàn hảo, tại đó các doanh nghiệp có quy mô rất nhỏ so với quy mô chung của thị
trường và hoàn toàn không có quyền lực thị trường. Trong khi đó, lợi thế theo quy mô có thể
dẫn đến một cấu trúc thị trường khác với thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Do vậy, trong phần
tiếp theo sau đây, chúng ta sẽ tập trung phân tích về mối quan hệ giữa lợi thế theo quy mô và
cấu trúc thị trường.

71
6.2. Lợi thế theo quy mô và cấu trúc thị trường
Bảng 6.1 biểu diễn lợi thế theo quy mô bằng cách giả định đầu vào lao động cho mỗi
đơn vị sản phẩm có xu hướng giảm khi có thêm những đơn vị sản phẩm được sản xuất ra.
Điều này ngụ ý rằng, với mỗi mức tiền lương tính cho một giờ lao động, chi phí sản xuất
trung bình sẽ giảm khi sản lượng tăng.
Sản lượng của ngành có thể tăng nhờ vào việc mỗi doanh nghiệp sản xuất nhiều hơn
hoặc do có sự gia tăng trong số lượng các doanh nghiệp. Vấn đề đáng quan tâm ở đây là sự
gia tăng sản lượng bằng cách thức nào sẽ giúp giảm chi phí sản xuất trung bình. Việc tìm hiểu
về lợi thế theo quy mô bên ngoài và lợi thế theo quy mô bên trong sẽ giúp làm sáng tỏ điều
đó. Lợi thế theo quy mô bên ngoài xuất hiện khi chi phí sản xuất trung bình phụ thuộc vào
quy mô của ngành nhưng không nhất thiết phải phụ thuộc vào quy mô của bất kỳ một doanh
nghiệp đơn lẻ nào. Trong khi đó, lợi thế theo quy mô bên trong xuất hiện khi chi phí sản
xuất trung bình phụ thuộc vào quy mô của một doanh nghiệp đơn lẻ chứ không nhất thiết phụ
thuộc vào quy mô của cả ngành.
Sự khác biệt giữa lợi thế theo quy mô bên ngoài và lợi thế theo quy mô bên trong được
minh họa với một ví dụ giả định sau đây. Hãy tưởng tượng, một ngành ban đầu bao gồm 10
doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp sản xuất được 100 sản phẩm, như vậy tổng sản phẩm của
ngành là 1.000 sản phẩm. Hãy xem xét hai trường hợp.
Trường hợp 1, giả sử ngành tăng gấp đôi quy mô với 20 doanh nghiệp và mỗi doanh
nghiệp vẫn sản xuất 100 sản phẩm. Khi đó, chi phí của mỗi doanh nghiệp có thể sẽ giảm như
là kết quả của việc tăng kích thước của ngành. Thật vậy, một ngành lớn hơn có thể cung cấp
máy móc hoặc dịch vụ chuyên môn hóa hiệu quả hơn. Hiệu quả của doanh nghiệp được tăng
lên nhờ việc ngành có quy mô lớn hơn, mặc dù kích thước của doanh nghiệp là không đổi.
Đây là trường hợp ngành có lợi thế theo quy mô bên ngoài.
Trường hợp 2, giả sử sản lượng của ngành được giữ ở mức 1.000 sản phẩm, nhưng số
lượng các doanh nghiệp giảm xuống một nửa và mỗi doanh nghiệp trong số 5 doanh nghiệp
lúc này sản xuất được 200 sản phẩm. Nếu chi phí sản xuất giảm xuống trong trường hợp này,
ta nói các doanh nghiệp có lợi thế theo quy mô bên trong. Một doanh nghiệp sẽ sản xuất hiệu
quả hơn khi sản lượng của doanh nghiệp đó là lớn hơn.
Lợi thế theo quy mô bên ngoài và lợi thế theo quy mô bên trong có ý nghĩa khác nhau
đối với cấu trúc của ngành. Một ngành có lợi thế theo quy mô bên ngoài thường bao gồm
nhiều doanh nghiệp nhỏ và cấu trúc thị trường là cạnh tranh hoàn hảo. Trong khi đó, lợi thế
theo quy mô bên trong thì ngược lại, đem đến cho các doanh nghiệp lớn lợi thế hơn các doanh
nghiệp nhỏ, dẫn đến một cấu trúc thị trường cạnh tranh không hoàn hảo.
Cả lợi thế theo quy mô bên ngoài và lợi thế theo quy mô bên trong đều là nguyên nhân
quan trọng của thương mại quốc tế. Bởi vì chúng hàm chứa những ngụ ý khác nhau về cấu
trúc thị trường, do đó, rất khó có thể phân tích cả hai loại lợi thế theo quy mô này trong cùng
một mô hình. Vì thế, chúng ta xét từng hình thức một và trong chương này sẽ tập trung vào
lợi thế theo quy mô bên ngoài, chương tiếp theo sẽ là lợi thế theo quy mô bên trong.

72
6.3. Lợi thế theo quy mô bên ngoài
Như chúng ta đã chỉ ra, không phải tất cả các loại lợi thế theo quy mô đều áp dụng ở
cấp độ của từng doanh nghiệp. Có trường hợp tập trung sản xuất ở một ngành trong một hoặc
nhiều địa điểm sẽ làm giảm chi phí của ngành đó kể cả khi cá nhân các doanh nghiệp vẫn giữ
quy mô nhỏ. Khi lợi thế theo quy mô áp dụng ở cấp độ ngành thay vì cấp độ từng doanh
nghiệp, thì ta nói đó là lợi thế theo quy mô bên ngoài.
Ở Mỹ, ngành bán dẫn tập trung ở thung lũng Silicon nổi tiếng của California; ngành
ngân hàng đầu tư tập trung ở New York; và ngành giải trí tập trung ở Hollywood là những ví
dụ điển hình về lợi thế theo quy mô bên ngoài. Ở các nước đang phát triển, lợi thế theo quy
mô bên ngoài cũng rất phổ biến. Ví dụ, một thị trấn ở Trung Quốc sản xuất gần như tất cả bật
lửa của thế giới; một thị trấn khác sản xuất 1/3 sản lượng băng đĩa trên thế giới… Lợi thế theo
quy mô bên ngoài cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự cất cánh của Ấn Độ với vai trò
một nước xuất khẩu lớn các dịch vụ thông tin. Một phần lớn của ngành này tập trung tại thành
phố Bangalore và những vùng lân cận.
Có ba lý do chính giải thích cho việc một ngành tập trung (nhiều doanh nghiệp) có thể
đạt hiệu quả hơn hẳn so với một doanh nghiệp đơn lẻ, bao gồm: (i) Sự tồn tại của các nhà cung
ứng chuyên môn hóa; (ii) Thị trường lao động tập trung; và (iii) Hiệu ứng lan tỏa kiến thức.
6.3.1. Nhà cung ứng chuyên môn hóa
Trong nhiều ngành, việc sản xuất hàng hoá và dịch vụ, hay phát triển của sản phẩm
mới đòi hỏi việc sử dụng các yếu tố đầu vào chuyên môn hóa hoặc các dịch vụ hỗ. Tuy nhiên,
một doanh nghiệp đơn lẻ không thể tạo ra một thị trường đủ lớn để giữ chân các nhà cung ứng
yếu tố đầu vào chuyên môn hóa hay dịch vụ hỗ trợ. Vấn đề này có thể được giải quyết khi các
doanh nghiệp liên kết thành một cụm để tạo ra một thị trường rộng lớn, đủ cho các nhà cung
cấp yếu tố sản xuất chuyên môn hóa hoạt động kinh doanh của họ.
Sự phát triển của thung lũng Silicon là một ví dụ điển hình cho hiện tượng này. Sự
xuất hiện của các doanh nghiệp sản xuất máy móc như lò nướng, máy ảnh, dụng cụ kiểm
định, vật liệu, khuôn thí nghiệm, và các hóa chất chuyên dụng…đã thúc đẩy sự hình thành
liên tiếp các doanh nghiệp sản xuất bán dẫn, giải phóng các nhà sản xuất riêng lẻ khỏi các chi
phí tự phát triển thiết bị sản xuất, do đó giảm thiểu chi phí sản xuất. Điều này cũng góp phần
thúc đẩy sự phát triển của thung lũng này, vì hầu hết các nguyên liệu đầu vào mang tính chất
chuyên môn thì không có sẵn ở những nơi khác trong cả nước. Sự sẵn sàng của mạng lưới tập
trung các nhà cung ứng chuyên môn hóa đã đem lại cho các doanh nghiệp công nghệ cao tại
thung lũng Silicon một số lợi thế đáng kể so với các doanh nghiệp ở những nơi khác. Các yếu
tố đầu vào quan trọng trở nên rẻ hơn và sẵn có bởi có rất nhiều doanh nghiệp cạnh tranh nhau
để cung cấp. Vì vậy, các doanh nghiệp có thể tập trung vào những việc họ làm tốt nhất và
thuê ngoài các công việc khác. các doanh nghiệp khác thực hiện những công việc khác.
6.3.2. Thị trường lao động tập trung
Nguồn gốc thứ hai của lợi thế theo quy mô bên ngoài là cách mà một cụm các doanh
nghiệp sẽ tạo ra một thị trường lao động có kỹ năng được chuyên môn hóa cao. Một tổ hợp thị
trường này có lợi cho cả nhà sản xuất và người lao động. Cụ thể, các nhà sản xuất có một

73
lượng lao động chuyên môn đáp ứng cho hoạt động sản xuất và giảm rủi ro do thiếu hụt lao
động, còn người lao động có chuyên môn ít gặp rủi ro thất nghiệp.
Hãy tưởng tượng có hai hãng phim cùng sử dụng một loại lao động chuyên môn hóa là
chuyên gia kỹ xảo máy tính. Tuy nhiên, cả hai hãng phim đều không chắc chắn về số lượng
chuyên gia mà họ muốn thuê. Nếu nhu cầu về phim cao, cả hai doanh nghiệp sẽ muốn thuê
150 lao động, tuy nhiên nếu cầu thấp, họ sẽ chỉ muốn thuê 50 lao động. Giả sử có 200 lao
động có thể đáp ứng được tiêu chuẩn này. Điều gì sẽ xảy ra khi: (i) cả hai hãng phim và 200
lao động đều ở cùng một thành phố; và (ii) hai hãng phim ở hai thành phố khác nhau, mỗi
thành phố có 100 công nhân.
Từ góc nhìn của doanh nghiệp: Nếu hai doanh nghiệp ở các địa điểm khác nhau thì bất
cứ doanh nghiệp nào sản xuất tốt đều sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động: doanh
nghiệp muốn thuê 150 lao động nhưng chỉ có 100 lao động để thuê. Tuy nhiên, nếu các doanh
nghiệp ở gần nhau, nguy cơ thiếu hụt lao động sẽ khó xảy ra. Ít nhất có một khả năng có thể
xảy ra là một doanh nghiệp sản xuất tốt và doanh nghiệp còn lại sản xuất không hiệu quả thì
cả hai doanh nghiệp sẽ có thể thuê được lượng nhân công như ý họ mong muốn. Như vậy,
nhờ vị trí gần nhau, các doanh nghiệp có thể tận dụng lợi thế từ cơ hội kinh doanh.
Từ góc nhìn của người lao động, việc có một ngành sản xuất tập trung ở một địa điểm
cũng là một lợi thế đối với họ. Nếu ngành bị phân bổ ở hai thành phố, trong trường hợp một
trong hai doanh nghiệp không có nhu cầu tuyển dụng nhiều lao động, họ chỉ có nhu cầu tuyển
50 người lao động trong khu vực thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên. Nhưng nếu ngành tập trung
trong cùng một thành phố, nhu cầu lao động thấp từ một doanh nghiệp, có thể sẽ được bù đắp
bởi nhu cầu cao từ doanh nghiệp còn lại. Kết quả là, nguy cơ thất nghiệp có thể thấp hơn.
Như vậy, khi cả người lao động và doanh nghiệp ở cùng một địa điểm thì sẽ tối ưu hơn
trường hợp các doanh nghiệp và người lao động bị phân tán tại các địa điểm khác nhau.
6.3.3. Hiệu ứng lan tỏa kiến thức (Knowledge Spillovers)
Trong nền kinh tế hiện đại, kiến thức, tri thức mới trở thành yếu tố đầu vào quan trọng,
cũng như lao động, vốn và nguyên liệu. Điều này đặc biệt đúng trong ngành có hàm lượng
công nghệ cao, trong ngành sáng tạo cao, nơi mà tụt hậu vài tháng trong sản xuất và thiết kế
sản phẩm có thể đẩy một doanh nghiệp vào thế bất lợi lớn.
Doanh nghiệp có thể có được công nghệ thông qua nỗ lực nghiên cứu và phát triển của
mình. Họ cũng có thể học hỏi từ các đối thủ cạnh tranh bằng cách nghiên cứu sản phẩm của
đối thủ. Tuy nhiên, một cách thức quan trọng của việc học hỏi bí quyết công nghệ là thông
qua sự trao đổi không chính thức thông tin và ý tưởng diễn ra ở cấp độ cá nhân. Sự lan tỏa
kiến thức thông tin kiểu này thường diễn ra hiệu quả nhất khi ngành được tập trung trong khu
vực với quy mô tương đối nhỏ, tại đó người lao động của các doanh nghiệp khác nhau có thể
giao lưu cộng đồng và bàn luận tự do về các vấn đề kỹ thuật.
Sự lan tỏa kiến thức trong thời kỳ nở rộ của Thung lũng Sillicon đã được mô tả như
sau: Người lao động trong ngành bán dẫn sau giờ làm việc thường đi giải trí, chia sẻ và trao
đổi các kiến thức chuyên môn. Cách trao đổi thông tin không chính thức này minh chứng rằng
các doanh nghiệp trong khu vực thung lũng Silicon có cơ hội tiếp cận tiến bộ công nghệ hơn

74
hẳn những doanh nghiệp ở những nơi khác. Thật vậy, nhiều công ty đa quốc gia đã thiết lập
trung tâm nghiên cứu và thậm chí cả nhà máy ở thung lũng Silicon chỉ đơn giản là để bắt kịp
với công nghệ mới nhất.
6.3.4. Lợi thế theo quy mô bên ngoài và cân bằng thị trường
Như chúng ta đã thấy, một khu tập trung về mặt địa lý có thể hỗ trợ nhà cung cấp
chuyên môn hóa, cung cấp một thị trường lao động tập trung, và tạo thuận lợi cho việc lan tỏa
kiến thức một cách hiệu quả mà một ngành phân tán theo địa lý không thể làm được. Nhưng
sức mạnh của lợi thế kinh tế này có lẽ phụ thuộc vào quy mô của ngành. Trong điều kiện các
yếu tố khác không đổi, một ngành lớn hơn sẽ có lợi thế theo quy mô bên ngoài mạnh mẽ hơn.
Vậy thì, lợi thế theo quy mô bên ngoài có ý nghĩa gì trong việc xác định sản lượng đầu ra và
giá cả?
Giá (P)

1
P1

D AC

Q1 Sản lượng (Q)

Hình 6.1. Lợi thế theo quy mô bên ngoài


Lợi thế theo quy mô bên ngoài trong thực tế thường khá phức tạp tuy nhiên để đơn
giản hóa vấn đề, khi nhắc đến khái niệm lợi thế theo quy mô bên ngoài ta ngầm hiểu rằng khi
ngành càng lớn thì các chi phí của ngành sẽ càng nhỏ. Nếu chúng ta tạm thời bỏ qua thương
mại quốc tế, thì thị trường cân bằng có thể được biểu diễn bằng hình cung cầu như trong hình
6.1. Thông thường, đường cầu hàng hóa có dạng dốc xuống, còn đường cung hàng hóa dốc
lên. Trong trường hợp có lợi thế theo quy mô bên ngoài, đường cung là đường dốc xuống.
Nếu đầu ra của ngành càng lớn thì giá bán càng rẻ, phản ánh chi phí sản xuất trung bình
giảm xuống khi sản lượng tăng lên.
6.4. Lợi thế theo quy mô bên ngoài và thương mại quốc tế
Lợi thế theo quy mô bên ngoài thúc đẩy hoạt động giao thương cả trong các quốc gia
và giữa các quốc gia với nhau. Ví dụ, New York xuất khẩu dịch vụ tài chính đến khắp các địa
phận của Mỹ, chủ yếu là do lợi thế theo quy mô trong ngành đầu tư đã dẫn đến sự phân bổ tập
trung của các doanh nghiệp tài chính tại Manhattan. Tương tự như vậy, Anh xuất khẩu dịch
vụ tài chính đến các phần còn lại của châu Âu, chủ yếu tận dụng lợi thế theo quy mô bên
ngoài, kết quả cũng đã dẫn đến sự phân bổ tập trung các doanh nghiệp tài chính tại London.
Tuy nhiên, ý nghĩa của hoạt động thương mại này là gì? Chúng ta sẽ xem xét các tác động của

75
thương mại lên sản lượng và giá cả; sau đó xem xét các yếu tố quyết định đến mô thức thương
mại; và cuối cùng xem xét những tác động của thương mại lên phúc lợi nền kinh tế.
6.4.1. Lợi thế theo quy mô bên ngoài, sản lượng và giá cả
Hãy tưởng tượng, chúng ta sống trong một thế giới mà mua bán trao đổi túi xách qua
biên giới là điều không thể. Giả sử, thế giới bao gồm hai quốc gia, Trung Quốc và Mỹ. Tiếp
đến, giả sử rằng sản xuất túi xách phụ thuộc vào lợi thế theo quy mô bên ngoài dẫn đến cung
sản phẩm được biểu diễn bằng một đường dốc xuống tại mỗi quốc gia. Trong trường hợp đó,
cân bằng trong ngành túi xách thế giới được biểu thị trong hình 6.2.Tại Trung Quốc và Mỹ,
trạng thái cân bằng của giá và sản lượng là điểm giao nhau của đường cung và đường cầu
trong nước. Trong trường hợp không có thương mại, giá túi xách ở Trung Quốc thấp hơn giá
túi xách ở Mỹ.
Giá, chi phí (/SF) Giá, chi phí (/SF)

PMỹ ACMỹ

PTrung Quốc ACTrungQuốc

DTrung Quốc DMỹ

SX và tiêu thụ tại SX và tiêu thụ tại Mỹ


Trung Quốc

Hình 6.2. Lợi thế theo quy mô bên ngoài khi tự túc
Bây giờ, giả sử chúng ta mở ra cơ hội thương mại đối với ngành túi xách.
Rõ ràng, ngành sản xuất túi xách của Trung Quốc sẽ mở rộng, trong khi ngành túi
xách ở Mỹ sẽ bị thu hẹp. Khi đầu ra của ngành túi xách ở Trung Quốc tăng, thì chi phí sản
xuất sẽ giảm, trong khi đó việc giảm đầu ra đối với ngành túi xách của Mỹ làm cho chi phí
sản xuất ở đây tăng. Hệ quả là tất cả túi xách sẽ được tập trung sản xuất tại Trung Quốc.
Những ảnh hưởng của sự tập trung này được minh họa trong hình 6.3. Trước khi mở
cửa thương mại, Trung Quốc chỉ cung cấp túi xách cho thị trường trong nước. Sau khi thương
mại diễn ra, Trung Quốc cung cấp sản phẩm cho cả thị trường thế giới, sản xuất túi xách cho
người tiêu dùng cả ở Trung Quốc và Mỹ.

76
Giá, chi phí (trên sản phẩm)

PTQ
PW ACTrung Quốc

DTrung Quốc DThế giới

Tổng sản lượng

Hình 6.3. Thương mại và giá cả


Lưu ý rằng những tác động của hoạt động sản xuất tập trung này xảy ra đối với cả giá
cả của sản phẩm. Bởi vì đường cung sản phẩm của Trung Quốc là đường dốc xuống, sản xuất
tăng chính là kết quả của thương mại, dẫn đến giá túi xách sẽ rẻ hơn giá bán lúc trước thương
mại. Lưu ý rằng, trước thương mại, giá túi xách ở Trung Quốc thấp hơn giá túi xách ở Mỹ.
Như vậy, thương mại làm cho giá của túi xách thấp hơn giá bán của cả hai quốc gia trước khi
tham gia thương mại.
Điều này rất khác với ý nghĩa của mô hình không có hiệu suất tăng theo quy mô.
Trong lý thuyết thương mại mại chuẩn, nếu vải tương đối rẻ ở trong nước và tương đối đắt
hơn ở nước ngoài trước khi mở cửa thương mại, thì ảnh hưởng của thương mại sẽ làm tăng
giá vải trong nước và giảm giá vải ở nước ngoài. Trong khi đó, tại chương này, tác động của
thương mại sẽ làm giảm giá thành ở khắp mọi nơi. Lý do dẫn đến sự khác biệt này là khi có
lợi thế theo quy mô bên ngoài, thương mại quốc tế giúp cho sản xuất thế giới tập trung tại một
địa điểm duy nhất, từ đó làm giảm chi phí sản xuất.
6.4.2. Lợi thế theo quy mô bên ngoài và mô thức thương mại
Trong ví dụ về sản xuất túi xách ở trên, chúng ta giả định ngay từ đầu ngành sản xuất
túi xách của Trung Quốc có chi phí sản xuất thấp hơn so với ngành sản xuất túi xách của Mỹ.
Vậy, yếu tố nào quyết định lợi thế ban đầu này?
Một khả năng là lợi thế so sánh - sự khác biệt trong công nghệ và tài nguyên. Ví dụ,
phải có lý do mà thung lũng Silicon được đặt ở California, thay vì ở Mexico. Ngành công
nghệ cao đòi hỏi một lực lượng lao động có tay nghề cao mà lực lượng lao động này có thể dễ
dàng tìm thấy ở Mỹ (nơi mà 40 % dân số ở độ tuổi lao động được phổ cập giáo dục bậc đại
học) so với ở Mexico (với con số tương ứng là dưới 16 %). Tương tự như vậy, phải có một lý
do mà ngành sản xuất túi xách thế giới lại tập trung tại Trung Quốc, chứ không phải ở Đức.
Sản xuất túi xách là một ngành thủ công, mà tốt nhất nên được thực hiện tại một quốc gia có
chi phí nhân công rẻ thay vì một quốc gia mà giá thuê lao động luôn nằm trong tốp cao nhất
trên thế giới.
Tuy nhiên, nếu sử dụng lý thuyết lợi thế so sánh thì không thể giải thích được thấu đáo
về mô thức thương mại của những ngành có lợi thế theo quy mô bên ngoài. Rõ ràng là, lý

77
thuyết lợi thế so sánh chỉ ra rằng, ngành túi xách phải được thực hiện tại các quốc gia có giá
nhân công thấp, tuy nhiên lý thuyết này không chỉ rõ quốc gia đó phải là Trung Quốc, hay tại
bất kỳ một vị trí địa lý cụ thể nào bên trong Trung Quốc.
Vậy, yếu tố nào quyết định mô thức thương mại trong ngành có lợi thế theo quy mô
bên ngoài? Câu trả lời thường là sự ngẫu nhiên của lịch sử: một thứ mà đem lại cho một địa
điểm cụ thể một lợi thế ban đầu trong một ngành, và lợi thế này có quan hệ trực tiếp với lợi
thế theo quy mô bên ngoài ngay cả khi các lợi thế ban đầu này không còn phù hợp nữa.
Những trung tâm tài chính ở London và New York là các ví dụ rõ ràng. London đã trở thành
trung tâm tài chính thống trị của châu Âu trong thế kỷ 19, khi Anh được xem là nền kinh tế
hàng đầu thế giới và là trung tâm của một đế chế lâu dài. Hiện nay, Anh vẫn giữ vai trò thống
trị này mặc dù đế chế của Anh đã lụi tàn và nước Anh hiện đại chỉ là một nền kinh tế có sức
mạnh bậc trung. New York trở thành trung tâm tài chính của Mỹ nhờ con kênh Erie – con
kênh này đã giúp New York trở thành cảng biển hàng đầu của Mỹ. Hiện nay, New Yorrk vẫn
là trung tâm tài chính của Mỹ mặc dù con kênh Erie hiện tại được sử dụng để phục vụ cho
mục đích nghỉ dưỡng giải trí là chính.
Thông thường sự ngẫu nhiên đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành một
ngành tập trung. Các nhà địa lý thường truyền tai nhau câu chuyện về một thanh niên ở thế kỷ
19 đã gia công một tấm khăn trải giường thành một món quà cưới. Sự kiện này sau đó đã khơi
mào cho sự phát triển của ngành sản xuất thảm trong thành phố Dalton, ở bang Georgia của
Mỹ. Sự ra đời của thung lũng Silicon phải kể đến công của một cặp đôi tốt nghiệp trường
Stanford tên là Hewlett và Packard khi họ quyết định bắt đầu một doanh nghiệp trong một nhà
để xe ở khu vực đó. Bangalore có thể không được như hiện nay nếu không có sự thay đổi bất
thường của chính trị địa phương dẫn dến việc Taxes Instruments lựa chọn đầu tư một dự án
tại đây thay vì một thành phố nào khác của Ấn Độ.
Một khiếm khuyết của lịch sử trong việc xác định vị trí các ngành tập trung là không
phải lúc nào những lựa chọn đó cũng là sáng suốt: Một khi một quốc gia đã thiết lập lợi thế
trong một ngành nào đó thì nó có thể duy trì lợi thế đó kể cả khi có một số quốc gia khác cũng
có tiềm năng sản xuất hàng hoá với chi phí thấp hơn.
Giá, chi phí (trên sản phẩm)

C0
1
P1
ACTrung Quốc
2
ACViệt Nam

DThế giới

Q1 Tổng sản lượng


Hình 6.4. Vai trò của lợi thế theo quy mô

78
Hình 6.4, cho thấy chi phí sản xuất túi xách phụ thuộc vào số lượng túi xách được sản
xuất hàng năm. Hai quốc gia trong ví dụ là: Trung Quốc và Việt Nam. Chi phí sản xuất của
Trung Quốc là ACTrung Quốc, chi phí sản xuất của Việt Nam là ACViệt Nam. DThế giới đại diện cho
cầu túi xách của thế giới, mà ở đây chúng ta giả định là được cung ứng bởi Trung Quốc hoặc
Việt Nam.
Giả sử rằng lợi thế theo quy mô trong sản xuất túi xách hoàn toàn phụ thuộc vào các
yếu tố bên ngoài doanh nghiệp và như vậy không tồn tại lợi thế theo quy mô ở cấp độ từng
doanh nghiệp, túi xách ở mỗi quốc gia bao gồm nhiều doanh nghiệp nhỏ, cạnh tranh một cách
hoàn hảo. Cạnh tranh do đó sẽ đẩy giá của túi xách giảm xuống bằng với chi phí trung bình.
Trong hình 6.4, đường chi phí trung bình của Việt Nam (ACVN) nằm dưới đường chi
phí trung bình của Trung Quốc (ACTQ) nên Việt Nam có tiềm lực cung cấp hàng hóa ra thị
trường thế giới rẻ hơn Trung Quốc. Mặc dù vậy, nếu ngành sản xuất túi xách của Trung
Quốc thành lập trước thì có thể bán giá túi xách tại P1 thấp hơn chi phí C0 mà một doanh
nghiệp Việt Nam phải trả nếu bắt đầu sản xuất. Như vậy, một mô thức chuyên môn hóa
được hình thành bởi một sự ngẫu nhiên trong quá khứ có thể được duy trì kể cả khi có sự xuất
hiện của những nhà sản xuất mới có tiềm năng với chi phí thấp hơn.
Chúng ta giả định rằng, đường chi phí của Việt Nam nằm bên dưới đường chi phí của
Trung Quốc bởi vì lương ở Việt Nam thấp hơn lương ở Trung Quốc. Điều này có nghĩa rằng
tại bất kỳ mức sản lượng nào, Việt Nam có thể sản xuất túi xách rẻ hơn so với Trung Quốc.
Điều này ngụ ý rằng Việt Nam có thể cung cấp cho thị trường thế giới. Nhưng thật không may
cho Việt Nam, điều này lại không xảy ra. Giả sử Trung Quốc, vì lý do lịch sử, thiết lập ngành
túi xách trước. Sau đó, trạng thái cân bằng của túi xách thế giới được thành lập ở điểm 1 trong
hình 6.4, với sản xuất của Trung quốc bằng Q1 sản phẩm trên 1 năm với mức giá là P1. Bây
giờ, nếu Việt Nam có thể chiếm lĩnh thị trường thế giới, điểm cân bằng sẽ di chuyển đến điểm
2. Tuy nhiên, nếu không có giá trị sản xuất ban đầu tại (Q = 0), bất kỳ doanh nghiệp Việt Nam
nào muốn sản xuất túi xách sẽ phải đối mặt với chi phí sản xuất ở mức C0. Như trên hình vẽ,
chi phí này cao hơn giá mà ngành của Trung Quốc có thể sản xuất. Vì vậy, mặc dù Việt Nam
có tiềm năng sản xuất túi xách rẻ hơn so Trung Quốc, nhưng việc Trung Quốc bắt đầu sản
xuất trước Việt Nam giúp Trung Quốc giữ vững được vị thế trong ngành này.
Như vậy, lợi thế theo quy mô bên ngoài đóng vai trò quan trọng đối với tính ngẫu
nhiên của lịch sử trong việc xác định ai sản xuất cái gì, và có thể cho phép các mô thức
chuyên môn hóa tồn tại ngay cả khi họ đối mặt với lợi thế so sánh.
6.4.3. Thương mại và các phúc lợi từ lợi thế theo quy mô bên ngoài
Nói chung, chúng ta có thể phỏng đoán rằng lợi thế theo quy mô bên ngoài đem lại lợi
ích từ thương mại nhiều hơn từ lợi thế so sánh. Thế giới trở nên hiệu quả hơn và giàu có hơn
vì thương mại quốc tế cho phép các quốc gia chuyên môn hóa vào những ngành khác nhau và
do đó gặt hái những lợi ích từ lợi thế theo quy mô bên ngoài cũng như từ lợi thế so sánh.
Tuy nhiên, có một vài yêu cầu cho giả định này. Như chúng ta đã thấy trong hình 6.4,
tầm quan trọng của lợi thế được thiết lập trước (established advantage) hàm ý rằng không có
gì để bảo đảm một nước sẽ sản xuất được hàng hóa có lợi thế theo quy mô bên ngoài. Trong

79
thực tế, có trường hợp thương mại dựa trên lợi thế theo quy mô bên ngoài, có thể làm một
quốc gia tồi tệ hơn so với trường hợp không có thương mại.
Một ví dụ minh họa trường hợp một quốc gia có thể có những ảnh hưởng tiêu cực từ
thương mại được minh họa trong hình 6.5.
Trong ví dụ này, chúng ta tưởng tượng rằng cả Thái Lan và Thụy Sĩ đều có thể sản
xuất đồng hồ, trong đó Thái Lan có thể sản xuất rẻ hơn, nhưng Thụy Sĩ sản xuất trước. D Thể
Giới là cầu của thế giới đối với đồng hồ. Biết rằng, Thụy Sĩ sản xuất đồng hồ tại điểm cân bằng

1. Tuy nhiên, bây giờ chúng ta thêm vào đồ thị, cầu đồng hồ của Thái Lan. Nếu không có giao
thương và Thái Lan buộc phải tự cung tự cấp, thì điểm cân bằng của Thái Lan sẽ tại điểm 2.
Vì đường chi phí trung bình thấp hơn, giá đồng hồ Thái Lan tại điểm 2, P2, thấp hơn giá đồng
hồ của Thụy Sĩ tại điểm 1, P1.
Giá, chi phí (trên sản phẩm)

C0
P1 1 ACThụy Sĩ

P2 2 ACThái Lan

DThái Lan DThế giới

Tổng sản lượng

Hình 6.5. Lợi thế theo quy mô bên ngoài và tổn thất từ thương mại
Khi có lợi thế theo quy mô bên ngoài, thương mại có thể đem đến những tổn thất so
với khi không có thương mại. Ví dụ, Thái Lan nhập khẩu đồng hồ từ Thụy Sĩ, nơi cung cấp
đồng hồ cho thị trường thế giới (DThế giới) tại mức giá P1 đủ thấp để có thể ngăn chặn các nhà
sản xuất Thái Lan, nơi phải sản xuất đồng hồ tại mức chi phí ban đầu C 0. Tuy nhiên, nếu Thái
Lan không tham gia thương mại thì quốc gia này cung cấp cho thị trường nội địa (DThái Lan) tại
mức giá thấp hơn (P2)
Trong tình huống trên, mức giá hàng hóa tại Thái Lan khi quốc gia này không tham
gia thương mại quốc tế mà tự tiến hành sản xuất thấp hơn mức giá hàng hóa khi có thương
mại. Rõ ràng trong tình huống này, thương mại đẩy quốc gia vào vị thế thiệt hại hơn so với
khi không có thương mại.
Khi nhận biết được trường hợp này, Thái Lan sẽ có những động thái để bảo vệ ngành đồng
hồ tiềm năng khỏi những bất lợi trong cạnh tranh quốc tế. Tuy nhiên, chúng ta nên lưu ý rằng trong
thực tế, nhận diện được các trường hợp như minh họa trong hình 6.5 là không dễ dàng.
Mặc dù lợi thế theo quy mô bên ngoài đôi khi dẫn đến những bất lợi trong chuyên môn
hóa và thương mại, tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng, nền kinh tế thế giới vẫn được

80
hưởng lợi từ các ngành tập trung. Canada có thể được hưởng lợi nếu thung lũng Silicon được
đặt gần Toronto thay vì San Francisco; Đức có thể được hưởng lợi nếu Trung tâm tài chính
London cùng với phố Wall được di chuyển đến Frankfurt. Nhưng tổng thể, thế giới sẽ được
lợi hơn nếu mỗi ngành này được tập trung tại một nơi nào đó.
6.4.4. Hiệu suất tăng dần động (Dynamic Increasing Returns)
Một trong số những lợi ích quan trọng nhất của lợi thế theo quy mô bên ngoài có thể
đến từ sự tích tụ thông tin. Khi một doanh nghiệp cải thiện sản phẩm hoặc kỹ thuật sản xuất
thông qua kinh nghiệm, các doanh nghiệp khác có khả năng bắt chước và hưởng lợi từ kinh
nghiệm của doanh nghiệp đó. Sự truyền bá kiến thức có thể dẫn đến chi phí sản xuất của một
doanh nghiệp giảm khi toàn bộ ngành tích lũy được kinh nghiệm.
Lợi thế theo quy mô bên ngoài trên cơ sở tích lũy kinh nghiệm khác với lợi thế theo
quy mô bên ngoài đạt được khi chi phí ngành phụ thuộc vào sản lượng đầu ra. Trong tình
huống này, chi phí ngành phụ thuộc vào kinh nghiệm, thường đo bằng sản lượng tích lũy của
ngành. Ví dụ, chi phí sản xuất một tấn thép có thể có mối quan hệ ngược chiều với tổng số tấn
thép sản xuất bởi một quốc gia tích lũy kể từ khi ngành bắt đầu hoạt động. Mối quan hệ này
được biểu diễn bằng một đường cong học tập (learning curve) biểu diễn mối liên hệ giữa
chi phí đơn vị với đầu ra tích lũy. Đường cong học tập được minh họa trong hình 6.6, có dạng
dốc xuống do ảnh hưởng của kinh nghiệm thu được thông qua quá trình sản xuất có ảnh
hưởng lên chi phí. Đó là khi chi phí giảm với sản lượng tích lũy theo thời gian chứ không phải
vào tốc độ sản xuất hiện tại, trường hợp này được gọi là hiệu suất tăng dần động (dynamics
increasing returns).
Giống với lợi thế theo quy mô bên ngoài thông thường, hiệu suất tăng dần động có thể
phụ thuộc vào lợi thế ban đầu hay đi trước của một ngành. Trong hình 6.6, đường cong học
tập L là một quốc gia đi tiên phong trong một ngành, L* là đường học tập của một quốc gia có
chi phí đầu vào thấp hơn - nhưng có ít kinh nghiệm sản xuất hơn. Ví dụ, giả sử quốc gia đầu
tiên có sản lượng tích lũy là QL sản phẩm, chi phí đơn vị là C1, quốc gia thứ 2 chưa bao giờ
sản xuất hàng hóa này. Quốc gia này sẽ phải trả chi phí khởi nghiệp, C0*, cao hơn chi phí đơn
vị hiện tại, C1, của ngành đã được thành lập.

Giá, chi phí (trên sản phẩm)

C0*

C1 L

L*

QL Tổng sản lượng

Hình 6.6. Đường cong học tập

81
Đường cong học tập biểu thị chi phí đơn vị càng thấp khi sản lượng tích lũy của một
quốc gia càng tăng. Một quốc gia có nhiều kinh nghiệm trong ngành (L) có thể có chi phí đơn
vị thấp hơn quốc gia có ít kinh nghiệm hoặc không có kinh nghiệm, kể cả đường cong học tập
(L*) của quốc gia thứ hai này có thể thấp hơn, chẳng hạn vì lương thấp hơn.
Lợi thế theo quy mô tăng dần động giống với lợi thế theo quy mô bên ngoài ở khía
cạnh ủng hộ cho chủ nghĩa bảo hộ. Giả sử một quốc gia với chi phí sản xuất đủ thấp để xuất
khẩu hàng hóa nếu nó đã có nhiều kinh nghiệm sản xuất. Tuy nhiên, trong điều kiện thiếu
kinh nghiệm, hàng hóa không thể sản xuất để cạnh tranh. Quốc gia đó có thể tăng phúc lợi
trong dài hạn bằng cách khuyến khích sản xuất hàng hoá thông qua trợ cấp hoặc bằng cách
tiến hành các biện pháp bảo hộ cho đến khi ngành đó có đủ năng lực, có thể cạnh tranh với
sản phẩm từ nước ngoài. Luận điểm về việc bảo hộ tạm thời ngành giúp cho ngành đó học hỏi
kinh nghiệm được gọi là thuyết bảo hộ ngành công nghiệp non trẻ (infant industry
argument). Luận điểm này đóng một vai trò quan trọng trong việc xem xét vai trò của chính
sách thương mại đối với phát triển kinh tế.
6.5. Thương mại liên khu vực và địa lý kinh tế
Lợi thế theo quy mô bên ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng các mô
thức thương mại. Ngoài ra, nó còn mang tính quyết định trong việc định hướng các mô thức
thương mại liên khu vực, tức là thương mại diễn ra giữa các khu vực của các quốc gia.
Để hiểu vai trò của lợi thế theo quy mô bên ngoài đến thương mại liên khu vực, chúng
ta cần phải hiểu về bản chất của kinh tế học khu vực - có nghĩa là, làm thế nào để các kinh tế
khu vực của một quốc gia có thể hòa hợp với nền kinh tế của quốc gia đó. Nghiên cứu về vị
trí địa lý các ngành công nghiệp ở Mỹ đã chỉ ra rằng hơn 60% công nhân Mỹ được tuyển
dụng bởi các ngành có đầu ra là các hàng hóa được sản xuất chỉ để phục vụ thị trường địa
phương (gọi là những hàng hóa phi ngoại thương – nontradable).
Bảng 6.2 đưa ra một số ví dụ về các ngành ngoại thương và ngành phi ngoại thương.
Phim điện ảnh được sản xuất tại Hollywood nhưng được công chiếu trên cả nước Mỹ, và trên
khắp thế giới, nhưng tạp chí thì chủ yếu được đọc tại địa phương. Phố Wall giao dịch cổ phiếu
và tư vấn cho khách hàng trên khắp nước Mỹ, nhưng ngân hàng tiết kiệm chủ yếu phục vụ
người gửi tiền địa phương. Các nhà khoa học tại Viện y tế quốc gia phát triển kiến thức y tế
để áp dụng trên cả nước, nhưng bác sĩ thú y khám bệnh cho vật nuôi thì luôn chỉ ở một khu
vực dân cư nhất định.
Bảng 6.2. Một số ví dụ về ngành ngoại thương và ngành phi ngoại thương
Ngành ngoại thương Ngành phi ngoại thương
Phim nhựa Báo chí
Chứng khoán, vật phẩm... Quỹ tiết kiệm
Nghiên cứu khoa học Dịch vụ thú y

Như chúng ta đều biết, thị phần việc làm của các ngành phi ngoại thương (nontradable
industries) gần như giống nhau trên toàn nước Mỹ. Ví dụ, ở mỗi thành phố lớn, nhà hàng sử
dụng khoảng 5% nhân lực lao động. Mặt khác, các ngành ngoại thương (tradable industries)
lại khác nhau khá nhiều, phụ thuộc vào tầm quan trọng của các khu vực. Manhattan chiếm

82
khoảng 2% việc làm ở Mỹ, nhưng 1/4 số lao động này làm việc trong lĩnh vực kinh doanh cổ
phiếu và trái phiếu và khoảng 1/7 số lao động làm trong lĩnh vực quảng cáo.
Vậy thì, yếu tố nào quyết định địa điểm của ngành ngoại thương (tradable industries)?
Trong một số trường hợp, tài nguyên thiên nhiên đóng một vai trò quan trọng - ví dụ,
Houston là trung tâm dầu mỏ vì Đông Texas có các mỏ dầu. Các yếu tố sản xuất như lao động
và vốn ít có vai trò quyết định trong thương mại liên khu vực hơn là trong thương mại quốc
tế, vì một lý do đơn giản là các yếu tố sản xuất này có tính di động cao trong phạm vi một
nước. Kết quả là, các yếu tố sản xuất này có xu hướng di chuyển đến các khu công nghiệp chứ
không phải là các khu công nghiệp được hình thành ở những nơi có các yếu tố sản xuất này.
Ví dụ, thung lũng Silicon ở California, gần San Francisco, có lực lượng lao động tri thức cao,
chủ yếu là các kỹ sư và các chuyên gia máy tính. Không phải California là nơi đào tạo rất
nhiều kỹ sư; mà bởi vì các kỹ sư tự tìm đến Thung lũng Silicon để có thể được làm việc trong
ngành công nghệ cao của khu vực này.
Tài nguyên đóng một vai trò thứ yếu trong thương mại liên khu vực tuy nhiên lợi thế
theo quy mô bên ngoài lại đóng vai trò quyết định thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa và
thương mại quốc tế. Tại sao có rất nhiều công ty quảng cáo tập trung tại New York? Câu trả
lời là, bởi vì rất nhiều các doanh nghiệp quảng cáo khác được đặt tại New York. Theo một
nghiên cứu chỉ ra, "sự chia sẻ thông tin và phổ biến thông tin trở nên vô cùng quan trọng đối
với sự thành công của một doanh nghiệp... Ở các thành phố như New York, các doanh nghiệp
gần nhau tạo thành một cụm. Cụm này thúc đẩy sự kết nối ở địa phương để tăng cường sự
sáng tạo. Các tổ chức chia sẻ thông tin và ý tưởng thông qua giao tiếp trực tiếp là rất quan
trọng”. Trong thực tế, có bằng chứng cho thấy lợi thế theo quy mô bên ngoài hỗ trợ cho kinh
doanh quảng cáo thường theo hướng bản địa hóa và để gặt hái những lợi ích từ sự lan tỏa kiến
thức, các công ty quảng cáo cần phải được đặt cách nhau trong khoảng 300 mét.
Nếu lợi thế theo quy mô bên ngoài là lý do chính của quá trình chuyên môn hóa theo
khu vực và thương mại liên khu vực, thì điều gì giải thích làm thế nào để một khu vực phát
triển lợi thế theo quy mô bên ngoài nhằm hỗ trợ cho ngành đó? Câu trả lời là: sự ngẫu nhiên
trong quá khứ đóng một vai trò rất quan trọng. Như đã nói trước đó, một thế kỷ rưỡi trước
đây, New York trở thành trung tâm tài chính của Mỹ, là thành phố cảng quan trọng nhất của
Mỹ bởi vì nó dẫn đến Great Lakes thông qua kênh đào Erie. Cho đến nay, New York vẫn là
trung tâm tài chính của Mỹ nhờ vào lợi thế theo quy mô bên ngoài mà ngành tài chính đã tạo
ra. Los Angeles đã sớm trở thành trung tâm của ngành điện ảnh khi có một bộ phim yêu cầu
được quay ngoài trời và cần thời tiết tốt; cho đến ngày hôm nay Los Angeles vẫn là trung tâm
của ngành điện ảnh, ngay cả khi rất nhiều bộ phim được quay trong nhà hoặc ở những địa
điểm khác nhau.
Một câu hỏi mà các bạn có thể đặt ra là phải chăng có sự khác biệt giữa các yếu tố
quyết định liên vùng thương mại và các yếu tố quyết định thương mại quốc tế. Câu trả lời là
không, đặc biệt là khi nhìn vào các nền kinh tế có sự hội nhập chặt chẽ, chẳng hạn như khu
vực Tây Âu. Thật vậy, London đóng một vai trò như thủ đô tài chính của châu Âu giống như
vai trò của New York trong việc là thủ đô tài chính của Mỹ. Những năm gần đây, có động thái

83
lớn giữa các nhà kinh tế trong việc xây dựng mô hình thương mại liên khu vực và quốc tế,
cũng như hiện tượng nổi lên của các thành phố, như các khía cạnh khác nhau của cùng một
vấn đề - đó là sự tương tác kinh tế qua không gian. Một cách tiếp cận như vậy thường được
gọi là địa lý kinh tế.

84
Tóm tắt chương
1. Thương mại quốc tế không cần thiết phải là kết quả của lợi thế so sánh. Thay vào
đó, nó có thể là kết quả của lợi thế theo quy mô (tức là chi phí sản xuất trung bình giảm khi
tăng sản lượng). Lợi thế theo quy mô tạo cho quốc gia động lực để tập trung chuyên môn hóa
và giao thương ngay cả khi không có sự khác biệt về tài nguyên hay công nghệ giữa các quốc
gia. Lợi thế theo quy mô có thể đến từ bên trong (internal - tùy thuộc vào quy mô của doanh
nghiệp) hoặc bên ngoài (external - tùy thuộc vào quy mô của ngành).
2. Lợi thế theo quy mô có thể dẫn đến những phá vỡ trong thị trường cạnh tranh hoàn
hảo, trừ khi có lợi thế theo quy mô bên ngoài, diễn ra ở cấp độ của ngành thay vì doanh
nghiệp.
3. Có ba lý do chính giải thích cho việc một ngành tập trung (nhiều doanh nghiệp) có
thể đạt hiệu quả hơn hẳn so với một doanh nghiệp đơn lẻ, bao gồm: (i) Sự tồn tại của các nhà
cung ứng chuyên môn hóa; (ii) Thị trường lao động tập trung; và (iii) Hiệu ứng lan tỏa kiến
thức.
4. Lợi thế theo quy mô bên ngoài chỉ ra vai trò của lịch sử trong việc xác định mô thức
thương mại quốc tế. Khi lợi thế theo quy mô bên ngoài trở nên quan trọng, một quốc gia bắt
đầu với lợi thế lớn có thể tiếp tục duy trì lợi thế đó kể cả khi các quốc gia khác có khả năng
sản xuất cùng một loại hàng hóa rẻ hơn.
5. Lợi thế theo quy mô bên ngoài chỉ ra rằng không phải tất cả các quốc gia tham gia
ngoại thương đều có lợi. Trong một số trường hợp nhất định, một quốc gia vẫn có nguy cơ bị
tổn thất vì thương mại quốc tế, mặc dù có một điều chắc chắn rằng, xét một cách tổng thể, nền
kinh tế thế giới vẫn được hưởng lợi từ quá trình sản xuất tập trung của các ngành.
6. Một trong số những lợi ích quan trọng nhất của lợi thế theo quy mô bên ngoài có thể
đến từ sự tích tụ thông tin. Chi phí sản xuất của ngành lúc này phụ thuộc vào kinh nghiệm,
thường đo bằng sản lượng tích lũy của ngành. Khi đó, chi phí giảm với sản lượng tích lũy
theo thời gian chứ không phải vào tốc độ sản xuất hiện tại - được gọi là hiệu suất tăng dần
động. Giống với lợi thế theo quy mô bên ngoài thông thường, hiệu suất tăng dần động có thể
phụ thuộc vào lợi thế ban đầu hay đi trước của một ngành.
Lợi thế theo quy mô tăng dần động giống với lợi thế theo quy mô bên ngoài ở khía
cạnh ủng hộ cho chủ nghĩa bảo hộ. Luận điểm về việc bảo hộ tạm thời một ngành sản xuất
nhằm giúp cho ngành đó học hỏi kinh nghiệm được gọi là thuyết bảo hộ ngành công nghiệp
non trẻ. Luận điểm này đóng một vai trò quan trọng trong việc xem xét vai trò của chính sách
thương mại đối với phát triển kinh tế.
7. Lợi thế theo quy mô bên ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng các
mô thức thương mại. Ngoài ra, nó còn mang tính quyết định trong việc định hướng các mô
thức thương mại liên khu vực, tức là thương mại diễn ra giữa các khu vực của các quốc gia.

85
Các thuật ngữ cơ bản
Lợi thế theo quy mô Economies of scale
Lợi thế theo quy mô bên ngoài External economies of scale
Lợi thế theo quy mô bên trong Internal economies of scale
Hiệu suất tăng dần động Dynamic increasing returns
Chi phí sản xuất trung bình Average cost of production
Địa lý kinh tế Economic geography
Thương mại liên khu vực Interregional trade
Thuyết bảo hộ ngành công nghiệp non trẻ Infant industry argument
Thị trường lao động tập trung Labor market pooling
Nhà cung ứng chuyên môn hóa Specialzied suppliers
Hiệu ứng lan tỏa kiến thức Knowledge spillovers
Đường cong học tập Learning curve

86
Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Hãy phân biệt lợi thế theo quy mô bên ngoài và lợi thế theo quy mô bên trong.
Câu 2: Nguồn gốc của lợi thế theo quy mô bên ngoài là gì?
Câu 3: Yếu tố gì quyết định mô thức thương mại trong một ngành có lợi thế theo quy
mô bên ngoài?
Câu 4: Liệu lợi thế theo quy mô bên ngoài có luôn đem lại lợi ích cho các quốc gia
tham gia ngoại thương?

87
Chương 7
QUYẾT ĐỊNH CỦA HÃNG TRONG NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU

Nếu như trong chương 6, chúng ta đã biết lợi thế theo quy mô bên ngoài tác động như
thế nào đến thương mại quốc tế thì trong chương này, chúng ta tập trung tìm hiểu lợi thế theo
quy mô bên trong doanh nghiệp và sự khác biệt sản phẩm thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa,
thương mại quốc tế và thương mại nội ngành ra sao. Lợi thế theo quy mô bên trong cũng giúp
giải thích tại sao các doanh nghiệp tham gia vào kinh tế toàn cầu thường có quy mô rất lớn và
hoạt động tốt hơn các doanh nghiệp không tương tác với các thị trường nước ngoài. Sự xuất
hiện của các công ty đa quốc gia cũng như động lực của đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa các
nền kinh tế cũng được bàn luận đến trong chương này.
Lưu ý rằng sự khác biệt cơ bản giữa lợi thế theo quy mô bên ngoài và lợi thế theo quy
mô bên trong có ý nghĩa như thế nào đối với cấu trúc của một ngành. Một ngành có lợi thế
theo quy mô bên ngoài thường bao gồm nhiều doanh nghiệp nhỏ và cấu trúc thị trường là
cạnh tranh hoàn hảo. Trong khi đó, lợi thế theo quy mô bên trong đem đến cho các doanh
nghiệp lớn lợi thế hơn so với các doanh nghiệp nhỏ, dẫn đến một cấu trúc thị trường cạnh
tranh không hoàn hảo. Do vậy, để hiểu rõ về lợi thế theo quy mô bên trong, trước tiên chúng
ta cần nhớ lại lý thuyết về cạnh tranh không hoàn hảo.
7.1. Lý thuyết về cạnh tranh không hoàn hảo
Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo - một thị trường trong đó có vô số người mua và
người bán, không ai trong số họ có quyền lực chi phối thị trường - các doanh nghiệp là những
người chấp nhận giá. Nghĩa là, họ là những người bán tin tưởng rằng họ có thể bán bao nhiêu
tùy ý mình tại mức giá hiện tại và không ảnh hưởng đến giá thị trường của sản phẩm đó. Ví
dụ, một người nông dân bán lúa mỳ có thể bán bao nhiêu lúa mỳ tùy ý mà không phải lo lắng
rằng nếu bán thêm lúa mỳ thì giá thị trường của lúa mỳ sẽ giảm. Lý do người nông dân không
cần phải lo lắng về tác động sản lượng lên giá bán là bởi vì mỗi người nông dân trồng lúa mỳ
đó chỉ đại diện cho một phần nhỏ của thị trường.
Tuy nhiên, khi chỉ có một vài doanh nghiệp sản xuất một mặt hàng thì vấn đề trở nên
khác biệt. Một ví dụ tiêu biểu là, hãng sản xuất máy bay khổng lồ Boeing phải chia sẻ thị
phần với máy bay hành khách cỡ lớn chỉ với một đối thủ mạnh, hãng hàng không Airbus
Châu Âu. Kết quả là, Boeing biết rằng việc mình sản xuất nhiều hơn sẽ có tác động rất lớn tới
tổng cung của máy bay trên thế giới và do vậy sẽ kéo giá máy bay giảm đáng kể. Hoặc ngược
lại, nếu muốn bán thêm máy bay, hãng Boeing cần phải giảm giá mạnh. Do đó, trong thị
trường cạnh tranh không hoàn hảo, các hãng nhận thức rằng mình có thể ảnh hưởng lên giá cả
hàng hóa và chỉ có thể bán được nhiều hơn khi giảm giá sản phẩm. Tình huống này xảy ra
theo hai hướng: hoặc chỉ có một vài hãng sản xuất đối với một loại hàng hóa nhất định, hoặc
mỗi hãng sản xuất một mặt hàng sẽ có đôi chút khác biệt so với đối thủ cạnh tranh (trong mắt
khách hàng). Loại hình cạnh tranh này được hình thành khi có lợi thế theo quy mô bên trong ở
cấp độ doanh nghiệp. Số doanh nghiệp sống sót giảm xuống hoặc các doanh nghiệp phải phát
triển sản phẩm theo hướng có khác biệt với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Trong trường

88
hợp này, mỗi doanh nghiệp sẽ tự xem mình là người ấn định giá, chọn giá cả cho sản phẩm
của mình, thay vì chấp nhận giá thị trường.
Khi doanh nghiệp không còn là người chấp nhận giá, việc phát triển các công cụ bổ
sung để mô tả cách xác định giá và sản lượng là cần thiết. Cấu trúc thị trường cạnh tranh
không hoàn hảo đơn giản nhất là thị trường độc quyền thuần túy, trong đó một doanh nghiệp
không phải đối mặt với bất cứ đối thủ nào. Các công cụ chúng ta phát triển cho cấu trúc này
sẽ được sử dụng để nghiên cứu đối với các cấu trúc thị trường phức tạp hơn.
7.1.1. Thị trường độc quyền: Góc nhìn tổng thể
Hình 7.1 mô tả vị trí của một doanh nghiệp độc quyền. Doanh nghiệp này đối mặt với
một đường cầu dốc xuống (D). Sự dốc xuống của đường cầu cho biết doanh nghiệp chỉ bán
được nhiều đơn vị sản lượng hơn nếu giá giảm. Từ những kiến thức nền tảng của kinh tế vi
mô, đường doanh thu cận biên (MR) có xu hướng vận động cùng chiều với đường cầu. Doanh
thu cận biên là phần doanh thu thêm được khi doanh nghiệp bán thêm được một đơn vị sản
phẩm. Doanh thu cận biên đối với nhà độc quyền luôn nhỏ hơn mức giá bởi để bán được thêm
một đơn vị đầu ra, doanh nghiệp cần phải hạ thấp hơn mức giá cho tất cả đơn vị sản phẩm
(không chỉ đối với sản phẩm bán thêm). Do đó, với nhà độc quyền, đường doanh thu cận biên
luôn nằm bên dưới đường cầu.
Giá (P)

Lợi nhuận
độc quyền
PM

AC

MC AC

MR
D

QM Sản lượng (Q)

Hình 7.1. Quyết định về giá và sản lượng của nhà độc quyền
Một hãng độc quyền chọn mức sản lượng tại đó doanh thu cận biên (MR), bằng chi phí
cận biên (MC). Sản lượng tối đa hóa lợi nhuận này được biểu thị là QM; giá tại mức sản lượng
này tương ứng là PM. Đường doanh thu cận biên (MR) nằm dưới đường cầu (D) bởi, đối với
nhà độc quyền, MR luôn thấp hơn giá. Lợi nhuận của nhà độc quyền bằng với diện tích hình
chữ nhật bôi đậm, bằng hiệu giữa giá và chi phí bình quân nhân với sản lượng đầu ra.
Doanh thu cận biên và giá cả
Khi phân tích mô hình cạnh tranh độc quyền trong phần sau, việc xác định mối quan
hệ giữa giá/một đơn vị sản phẩm và doanh thu cận biên là quan trọng. Doanh thu cận biên
luôn thấp hơn giá - nhưng vấn đề đặt ra là thấp hơn bao nhiêu? Mối quan hệ giữa doanh thu

89
cận biên và giá phụ thuộc vào hai yếu tố. Thứ nhất, phụ thuộc vào sản lượng mà doanh nghiệp
đang bán: Một doanh nghiệp chưa bán quá nhiều đơn vị hàng hóa sẽ không mất mát quá nhiều
bởi việc cắt giảm giá bán đối với mỗi đơn vị hàng hóa đó. Thứ hai, phụ thuộc vào độ dốc của
đường cầu, yếu tố cho ta biết nhà độc quyền phải cắt giảm giá bao nhiêu để bán được thêm
một đơn vị hàng hóa. Nếu đường cầu rất thoải (gần như nằm ngang), nhà độc quyền sẽ bán
thêm một đơn vị hàng hóa mà chỉ cần cắt giảm giá đôi chút. Kết quả là, nhà độc quyền không
phải hạ giá nhiều, do vậy doanh thu cận biên sẽ gần hơn với giá của mỗi đơn vị hàng hóa. Mặt
khác, nếu đường cầu rất dốc, việc bán thêm một đơn vị hàng hóa yêu cầu nhà độc quyền phải
giảm giá mạnh, hàm ý rằng doanh thu cận biên sẽ thấp hơn giá cả hàng hóa nhiều.
Chúng ta có thể làm rõ hơn về mối quan hệ giữa giá và doanh thu cận biên nếu giá sử
đường cầu của doanh nghiệp là một đường thẳng. Khi đó, sự phụ thuộc của tổng doanh thu
vào giá của doanh nghiệp được biểu diễn dưới dạng:
Q = A – B.P (7-1)
Trong đó, Q là sản lượng doanh nghiệp bán ra, P là mức giá, A và B là các hằng số.
Trong phần phụ lục của chương này, đối với trường hợp này doanh thu cận biên được
biểu diễn:
MR = P – (1/B).Q (7-2)
Hàm ý rằng:
P – MR = (1/B).Q
Phương trình (7.2) cho biết chênh lệch giữa giá và doanh thu cận biên phụ thuộc
vào sản lượng ban đầu (Q) của doanh nghiệp và độ dốc (B) của đường cầu. Nếu doanh số,
Q lớn hơn, thì doanh thu cận biên sẽ thấp hơn. Có nghĩa, B càng lớn, doanh số càng giảm đối
với bất cứ sự tăng giá nào, và doanh thu cận biên trở nên gần hơn với giá. Phương trình (7.2)
rất quan trọng với việc phân tích mô hình cạnh tranh độc quyền trong thương mại quốc tế ở
phần tiếp theo.
Chi phí cận biên và chi phí bình quân
Trở lại với hình 7.1, AC là đường chi phí bình quân của doanh nghiệp, tính bằng
tổng chi phí chia cho tổng sản lượng, dốc xuống phản ánh mức tiêu dùng trong đó có sự tồn
tại của lợi thế theo quy mô, do đó sản lượng càng tăng, chi phí trên mỗi đơn vị càng giảm.
MC biểu diễn chi phí cận biên của doanh nghiệp (chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm một
đơn vị hàng hóa). Trong đồ thị, ta giả sử rằng chi phí cận biên của doanh nghiệp là không đổi
(đường chi phí cận biên nằm ngang). Lợi thế theo quy mô sẽ có được từ chi phí cố định. Chi
phí cố định đẩy chi phí bình quân cao hơn chi phí cận biên không đổi của doanh nghiệp, dù
chênh lệch giữa cả hai đường ngày càng nhỏ khi chi phí cố định phải chia cho sản lượng ngày
càng tăng.
Nếu gọi c là chi phí cận biên của doanh nghiệp và F là chi phí cố định, ta biểu diễn
tổng chi phí của doanh nghiệp (C) dưới dạng:
C = F + c.Q (7-3)
Trong đó Q là sản lượng đầu ra. Biết hàm chi phí là hàm tuyến tính, chi phí bình quân
của doanh nghiệp biểu diễn dưới dạng:

90
AC = C/Q = (F/Q) + c (7-4)
Như vậy, chi phí bình quân này lớn hơn chi phí cận biên c, và sẽ giảm khi sản
lượng đầu ra Q tăng.
Giá (P)

2 Chi phí trung bình


2
1
Chi phí biên

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 24
Sản lượng (Q)

Hình 7.2. Chi phí bình quân - Chi phí cận biên
Hình 7.2 biểu diễn chi phí bình quân và chi phí cận biên tương ứng với hàm tổng chi
phí C = 5 + x. Chi phí cận biên luôn bằng 1; chi phí bình quân giảm khi sản lượng đầu ra tăng.
Chi phí bình quân tiến tới vô cùng tại sản lượng đầu ra bằng 0 và tiến gần tới chi phí
cận biên tại sản lượng đầu ra bằng vô cùng. Sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của nhà độc quyền
được xác định tại đó doanh thu cận biên (doanh thu thêm được khi bán thêm được một đơn vị
hàng hóa) bằng chi phí cận biên (chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm một đơn vị đầu ra), đó là
tại giao điểm giữa đường MR và MC. Trong hình 7.1 ta thấy giá cả tại mức sản lượng tối đa
hóa lợi nhuận QM được xác định bởi PM lớn hơn chi phí bình quân. Khi P > AC, hãng độc
quyền có được lợi nhuận độc quyền, được biểu thị bởi hình hộp bôi đậm1.
7.1.2. Cạnh tranh độc quyền
Một doanh nghiệp khi kiếm được lợi nhuận thông thường sẽ hấp dẫn các đối thủ khác.
Do vậy những tình huống độc quyền thuần túy hiếm khi xảy ra trong thực tế. Thay vào đó,
cấu trúc thị trường thông thường của các ngành có lợi thế theo quy mô bên trong là hình thức
độc quyền nhóm, trong đó có một vài doanh nghiệp đủ lớn để có thể tác động tới mức giá,
nhưng không có doanh nghiệp nào có thể hoàn toàn độc quyền với thị trường.
Phân tích đối với độc quyền nhóm thường khá phức tạp và gây tranh cãi bởi trong độc
quyền nhóm, chính sách giá cả của các doanh nghiệp là phụ thuộc lẫn nhau. Trong việc xác
định giá, mỗi doanh nghiệp trong độc quyền nhóm sẽ xem xét phản ứng không chỉ của người

1
Khái niệm kinh tế học của “lợi nhuận” không giống như khái nhiệm được sử dụng trong kế toán tính bởi doanh
thu trừ đi chi phí lao động và chi phí nguyên vật liệu. Một hãng thu không thu được lợi nhuận khi tỉ suất lợi
nhuận trên vốn của mình thấp hơn tỉ suất khi sử dụng vốn đó đầu tư trong ngành khác; từ góc nhìn kinh tế học, tỷ
suất lợi nhuận trên vốn thông thường được biểu thị một phần qua chi phí của hãng, và chỉ thực sự thu được loại
nhuận khi tỉ suất lợi nhuận cao hơn so với việc đầu tư vào các ngành khác.

91
tiêu dùng mà còn cả đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, những phản ứng này phụ thuộc vào một
trò chơi khá phức tạp mà trong đó các doanh nghiệp sẽ cố gắng dự đoán kế sách của đối thủ.
Hiện tại, chúng ta tập trung vào trường hợp đặc biệt của độc quyền nhóm, cạnh tranh độc
quyền (monopolistic competition). Trong suốt 30 năm gần đây, nghiên cứu thương mại quốc
tế dựa trên mô hình cạnh tranh độc quyền ngày càng gia tăng. Dạng mô hình này đưa vào các
yếu tố quan trọng của cạnh tranh không hoàn hảo dựa trên lợi thế theo quy mô bên trong và sự
khác biệt sản phẩm ở cấp độ doanh nghiệp. Đồng thời, mô hình này vẫn tương đối đơn giản
để phân tích, ngay cả trong bối cảnh giá cả bị tác động bởi thương mại quốc tế.
Trong mô hình cạnh tranh độc quyền, hai giả thiết quan trọng được đưa ra. Thứ nhất,
mỗi doanh nghiệp có sự khác biệt sản phẩm của mình với các đối thủ. Điều này có nghĩa
khách hàng muốn mua một hàng hóa nhất định của doanh nghiệp thì họ sẽ không vội vã tới
doanh nghiệp khác để mua sản phẩm chỉ bởi vì có chút khác biệt về giá cả. Khác biệt hóa sản
phẩm đảm bảo rằng mỗi doanh nghiệp sẽ trở thành nhà độc quyền đối với một sản phẩm riêng
của mình trong ngành và do đó sẽ giảm bớt việc phải cạnh tranh. Thứ hai, mỗi doanh nghiệp
được xem là người chấp nhận giá của các đối thủ - bỏ qua sự thay đổi giá của doanh nghiệp
này có tác động đến giá các doanh nghiệp khác. Kết quả là mô hình cạnh tranh độc quyền giả
thiết rằng dù mỗi doanh nghiệp trong thực tế phải đối mặt với cạnh tranh từ các đối thủ, họ
vẫn phản ứng như thể họ là một nhà độc quyền - và đó là cách lý giải tên của mô hình.
Như vậy trong thực tế, liệu có tồn tại các ngành có cạnh tranh độc quyền? Giả thiết
đầu tiên về sự khác biệt sản phẩm giữa các doanh nghiệp phù hợp với các dẫn chứng thực
nghiệm trong các ngành. Xu hướng mở rộng sự khác biệt sản phẩm đa dạng giữa các ngành,
nhưng người tiêu dùng nhận biết được các khác biệt giữa các sản phẩm bán bởi các doanh
nghiệp khác nhau trong mỗi ngành. Giả thiết thứ hai - doanh nghiệp bỏ qua tác động từ các
quyết định về giá của đối thủ là gần đúng hơn. Trong nhiều ngành (ví dụ ngành sản xuất lắp
ráp máy bay cỡ lớn), chỉ một vài doanh nghiệp nhưng chiếm một lượng lớn thị phần. Các
doanh nghiệp trong những lĩnh vực như vậy thường có xu hướng chịu tác động nhiều hơn từ
quyết định giá của đối thủ. Tuy nhiên, những tác động mang tính chiến lược như vậy sẽ sớm
tiêu tan khi thị phần của những doanh nghiệp lớn nhất giảm. Trong bất kỳ biến cố nào, sự hấp
dẫn chính của mô hình cạnh tranh độc quyền không phải là tính hiện thực của nó mà là tính
đơn giản. Chúng ta sẽ thấy trong phần tới của chương này, mô hình cạnh tranh độc quyền
cung cấp một cái nhìn rõ ràng về việc lợi thế theo quy mô có thể làm gia tăng lợi ích thương
mại đôi bên như thế nào.
Tuy nhiên trước khi nghiên cứu về thương mại, chúng ta cần phát triển mô hình đơn
giản của cạnh tranh độc quyền. Do vậy hãy tưởng tượng chúng ta đang ở trong một ngành chỉ
gồm một vài doanh nghiệp. Những doanh nghiệp này có sự khác biệt sản phẩm với nhau,
hàng hóa không hoàn toàn giống nhau nhưng có thể thay thế được cho nhau. Mỗi doanh
nghiệp do đó là một nhà độc quyền trên khía cạnh là doanh nghiệp duy nhất sản xuất riêng
một loại hàng hóa, nhưng cầu về hàng hóa đó lại phụ thuộc vào số lượng sản phẩm tương
đồng sẵn có trên thị trường và giá sản phẩm của các hãng khác cùng ngành.

92
a) Những giả định của mô hình
Chúng ta bắt đầu bằng việc mô tả đường cầu của một doanh nghiệp cạnh tranh độc
quyền điển hình. Nhìn chung, chúng ta kỳ vọng một doanh nghiệp bán nhiều hơn khi tổng cầu
của sản phẩm trong ngành lớn hơn và giá cả của các đối thủ cao hơn. Mặt khác, chúng ta cũng
kỳ vọng rằng doanh nghiệp sẽ bán ít hơn nếu số lượng đối thủ trong ngành nhiều hơn và giá
cả của chính doanh nghiệp đó niêm yết cao hơn. Phương trình đường cầu của doanh nghiệp
được biểu diễn1:
Q = S. [1/n – b.(P – P )] (7-5)
Trong đó Q là lượng cầu về hàng hóa, S là tổng sản lượng của ngành, n là số lượng
doanh nghiệp trong ngành, b là hằng số biểu thị sự biến thiên giữa doanh số đối với giá cả, P
là giá do doanh nghiệp niêm yết, và P là giá trung bình của các đối thủ. Phương trình (7.5)
dựa trên hàm ý rằng: Nếu tất cả các doanh nghiệp đều niêm yết cùng giá, mỗi doanh nghiệp sẽ
có thị phần là 1/n. Một doanh nghiệp niêm yết giá cao hơn mức giá bình quân sẽ có thị phần
nhỏ hơn và ngược lại.2
Cần lưu ý giả thiết rằng tổng sản lượng của ngành S không bị ảnh hưởng bới mức giá
cả bình quân P của ngành. Điều này đồng nghĩa với giả thiết rằng các doanh nghiệp chỉ có
thể thu hút thêm khách hàng từ đối thủ cạnh tranh. Đây là giả thiết phi thực tế, nhằm đơn giản
hóa phân tích và giúp chúng ta tập trung vào cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành.
Cụ thể, có nghĩa là S là phương thức đo lường quy mô của thị trường và nếu mọi doanh
nghiệp đều ấn định cùng mức giá, mỗi doanh nghiệp sẽ bán được S/n sản phẩm.
Tiếp theo chúng ta xem xét các chi phí của một doanh nghiệp điển hình. Ở đây chúng
ta đơn giản giả sử rằng tổng chi phí và chi phí bình quân của một doanh nghiệp điển hình
được mô tả bằng phương trình (7.3) và (7.4). Lưu ý trong mô hình đầu tiên này, chúng ta giả
thiết tất cả các doanh nghiệp tương đương nhau (symetric) dù rằng hàng hóa sản xuất có sự
khác biệt: Họ đều phải đối mặt với cùng một đường cầu (7.5) và có cùng hàm chi phí (7.3).
Chúng ta sẽ nới lỏng giả thiết này ở phần kế tiếp.
b) Cân bằng của thị trường
Khi các doanh nghiệp là tương đương nhau, trạng thái của ngành được mô tả không
bắt nguồn từ đặc điểm của từng doanh nghiệp nào. Có thể mô tả ngành là số lượng doanh
nghiệp và giá bán của doanh nghiệp điển hình là bao nhiêu. Để phân tích ngành - ví dụ, đo
lường các hiệu ứng của thương mại quốc tế - chúng ta cần xác định số lượng doanh nghiệp n
và giá cả bình quân P . Một khi đã có phương thức xác định n và P , ta xác định được chúng
bị ảnh hưởng bởi thương mại quốc tế như thế nào.

1
Phương trình (7.5) xuất phát từ mô hình trong đó người tiêu dùng có những lựa chọn khác biệt và doanh nghiệp
sản xuất hàng hóa đa dạng cho một phân khúc thị trường. Xem thêm Stephen Salop, “Monopolistic Competition
Outside Goods,” Bell Journal of Economics 10 (1979), pp. 141-156, for a development of this approach.
2
Phương trình 7-5 có thể viết lại thành Q=(S/n) – S.b.(P- P ). Nếu P = P , phương trình tối giản thành Q=S/n
Nếu P> P , Q<S/n và ngược lại, với P là mức giá bình quân ngành.

93
Phương pháp để xác định n và P bao gồm 3 bước.
(1) Đầu tiên, xác định mối quan hệ giữa số lượng doanh nghiệp và chi phí bình quân
của một doanh nghiệp điển hình. Mối quan hệ này được xác định bởi một đường dốc lên trên,
biểu thị rằng nếu số lượng doanh nghiệp gia tăng, số lượng sản phẩm mỗi doanh nghiệp giảm,
và do vậy chi phí mỗi đơn vị sản phẩm của mỗi doanh nghiệp tăng lên.
2) Tiếp theo, xác định mối quan hệ giữa số lượng doanh nghiệp và giá cả mỗi doanh
nghiệp, giá cả này cân bằng với P tại điểm cân bằng. Mối quan hệ này được xác định bởi một
đường dốc xuống, biểu thị rằng nếu số lượng doanh nghiệp tăng dẫn đến cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp gia tăng, và kết quả sẽ làm giảm giá cả.
(3) Cuối cùng, xem xét các quyết định gia nhập và rút khỏi ngành của mỗi doanh nghiệp
dựa trên lợi nhuận mà doanh nghiệp kiếm được. Khi giá vượt quá chi phí bình quân, doanh
nghiệp có lợi nhuận dương và sẽ có nhiều doanh nghiệp sẽ gia nhập ngành; ngược lại, khi giá
giảm thấp hơn chi phí bình quân, lợi nhuận âm và những khoản lỗ sẽ dẫn tới sự giảm sút số
lượng doanh nghiệp. Trong dài hạn các quyết định gia nhập và rút lui khỏi ngành đẩy lợi nhuận
về mốc 0, và số lượng doanh nghiệp được xác định tại giao của đường CC và đường PP.

Chi phí (C); Giá (P)


CC1

1
P1

PP

n1 Số lượng DN (n)
Hình 7.3. Cân bằng của thị trường

c) Số lượng doanh nghiệp và chi phí bình quân


Bước đầu tiên để xác định n và P , chúng ta xác định sự phụ thuộc chi phí bình quân
của một doanh nghiệp điển hình vào số lượng doanh nghiệp trong ngành. Do tất cả các doanh
nghiệp là tương đương nhau trong mô hình, tại điểm cân bằng giá cả là như nhau. Nhưng khi
các doanh nghiệp niêm yết đồng giá, P = P , phương trình (7.5) cho biết Q = S/n, có nghĩa
rằng sản lượng đầu ra của mỗi doanh nghiệp là S/n. Nhưng tại phương trình (7.4), chi phí bình
quân biến thiên ngược chiều với sản lượng. Do vậy chúng ta kết luận rằng chi phí bình quân
phụ thuộc vào quy mô của thị trường và số lượng doanh nghiệp của ngành:
Từ: AC = F/Q + c (7-4)
Q = S/n (7-5)

94
Suy ra: AC = (n.F/S) + c (7-6)
Phương trình (7.6) cho biết khi các nhân tố khác là không đổi, số lượng doanh nghiệp
tăng lên sẽ kéo chi phí bình quân tăng lên. Lý do là bởi khi có nhiều doanh nghiệp hơn, các
doanh nghiệp sẽ sản xuất ít hơn.
Ví dụ, hãy tưởng tượng một ngành với tổng doanh số là 1 triệu sản phẩm hàng năm.
Nếu có 5 doanh nghiệp trong ngành, mỗi doanh nghiệp bán 200,000 sản phẩm hàng năm. Nếu
có 10 doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp sẽ chỉ bản 100,000 sản phẩm, và do vậy mỗi doanh
nghiệp sẽ có chi phí bình quân cao hơn. Mối quan hệ đồng biến giữa n và chi phí bình quân
được biểu thị bằng đường CC trong hình 7.4.
d) Số lượng doanh nghiệp và giá cả
Trong hình 7.4, số lượng doanh nghiệp (DN) trong thị trường cạnh tranh độc quyền và
giá cả họ niêm yết được xác định bởi 2 mối quan hệ. Một mặt, nếu số lượng DN gia tăng,
cạnh tranh gia tăng và do vậy giá cả ngành sẽ giảm đi. Mối quan hệ này biểu thị bởi đường
PP. Mặt khác, nếu nhiều DN hơn, các DN sẽ bán được ít hàng hơn và do vậy chi phí bình
quân của ngành gia tăng. Mối quan hệ này được biểu thị bởi đường CC. Nếu giá vượt quá chi
phí bình quân (đường PP nằm trên đường CC), ngành sẽ có lợi nhuận và sẽ có nhiều DN gia
nhập ngành và ngược lại. Điểm cân bằng về giá và số lượng hãng xảy ra khi giá bằng chi phí
bình quân, tại giao điểm giữa PP và CC.

Chi phí (C); Giá (P)


CC
AC3
P1

E
P2, AC2

AC1
P3 PP

n1 n2 n3 Số lượng DN (n)
Hình 7.4. Điểm cân bằng trong thị trườngcạnh tranh độc quyền
Cũng như trên, giá cả của doanh nghiệp điển hình cũng phụ thuộc vào số lượng doanh
nghiệp trong ngành. Nhìn chung, chúng ta kỳ vọng rằng càng nhiều doanh nghiệp, cạnh tranh
càng gia tăng, và do vậy giá sẽ giảm. Điều này đúng trong mô hình này nhưng việc chứng
minh phải mất thời gian mới đạt được. Điều cơ bản này để chỉ ra rằng mỗi doanh nghiệp phải
đối mặt với một đường cầu thẳng được biểu thị bằng phương trình (7.1) và sau đó sử dụng
phương trình (7.2) để xác định giá.
Đầu tiên hãy nhớ lại về mô hình cạnh tranh độc quyền, trong đó các doanh nghiệp
được giả thiết rằng sẽ chấp nhận giá do các doanh nghiệp khác đặt ra, do vậy mỗi doanh

95
nghiệp sẽ bỏ qua khả năng nếu mình thay đổi giá, các doanh nghiệp khác cũng sẽ thay đổi giá.
Nếu mỗi doanh nghiệp chấp nhận P cho trước, chúng ta có thể viết lại hàm (7-5) dưới dạng:
Q = [(S/n) + S * b * P ] - S * b * P (7-7)
Trong đó b là tham số trong phương trình (7.5) đo lường độ nhạy cảm thị phần của
mỗi doanh nghiệp đối với giá cả doanh nghiệp đó. Từ phương trình (7-1): Q = A – B.P, đặt A
= [(S/n) + S * b * P ]; B = (S * b).
Từ phương trình (7-2): MR=P – (1/B).Q, thay B = (S * b). ta có:
MR = P – Q/(S * b) (7-8)
Các doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận sẽ đặt doanh thu cận biên bằng với chi phí cận
biên c, do vậy:
MR = P – Q/(S * b) = c
Viết lại để có phương trình biểu thị giá cả của doanh nghiệp điển hình, ta có:
P = c + Q/(S * b) (7-9)
Tuy nhiên, chúng ta lưu ý rằng nếu tất cả các doanh nghiệp bán mức giá giống nhau,
mỗi doanh nghiệp sẽ có sản lượng đầu ra Q=S/n. Thay vào phương trình (7.9) cho chúng ta
mối quan hệ giữa số lượng doanh nghiệp và giá cả mỗi doanh nghiệp:
P = c + 1/(b * n) (7-10)
Về mặt đại số, phương trình (7.10) cho biết nếu có nhiều doanh nghiệp hơn trong
ngành, giá cả mỗi doanh nghiệp sẽ giảm. Điều này bởi vì sự chênh lệch giữa giá so với chi phí
cận biên - markup over maginal cost của các doanh nghiệp, P - c = 1/(b*n) sẽ giảm cùng với
số lượng các doanh nghiệp cạnh tranh. Phương trình (7.10) được biểu thị bởi hình 7.4 dưới
dạng đường PP dốc xuống.
e) Số lượng doanh nghiệp tại điểm cân bằng
Bây giờ ta sẽ xác định ý nghĩa của hình 7.4. Chúng ta vừa tổng kết lại một ngành với
hai đường. Đường PP dốc xuống biểu thị rằng số lượng doanh nghiệp tăng thì giá mỗi doanh
nghiệp sẽ giảm. Điều này có nghĩa nếu càng có nhiều doanh nghiệp trong ngành thì sự cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp càng gia tăng. Đường CC dốc lên cho chúng ta biết nếu số lượng
doanh nghiệp tăng lên, chi phí bình quân mỗi doanh nghiệp sẽ tăng. Điều này cũng đúng bởi
nếu số lượng doanh nghiệp tăng lên, mỗi doanh nghiệp sẽ bán ít hơn, và do vậy các doanh
nghiệp sẽ không có khả năng di chuyển đường chi phí bình quân xuống dưới nhiều hơn.
Hai đường trên cắt nhau tại điểm E, tương ứng với số lượng hãng n2, biểu thị số lượng
doanh nghiệp trong ngành khi ngành không có lợi nhuận. Nếu có n2 doanh nghiệp trong
ngành, giá tối đa hóa lợi nhuận là P2 cân bằng với chi phí bình quân AC2. Điều mà chúng ta
tiếp tục thảo luận sẽ là trong dài hạn, khi số lượng hãng trong ngành tiến tới n 2, vậy liệu E có
biểu thị được trạng thái cân bằng dài hạn của ngành không?
Để lý giải, giả sử n nhỏ hơn n2, ví dụ là n1. Tại đó mức giá P1 với chi phí bình quân
AC1. Do vậy các doanh nghiệp tạo lợi nhuận độc quyền, ngược lại, giả sử rằng n lớn hơn n2,
ví dụ là n3. Khi đó các doanh nghiệp yết giá ở P3 với chi phí bình quân AC3. Các doanh
nghiệp sẽ chịu lỗ.

96
Các doanh nghiệp có xu hướng gia nhập ngành khi có lợi nhuận và rút khỏi ngành nếu
có dấu hiệu thua lỗ. Số lượng doanh nghiệp sẽ tăng lên nếu đang ở mức thấp hơn n2 và giảm
đi nếu đang lớn hơn. Điều này hàm ý rằng n2 là mức cân bằng của thị trường về số lượng
doanh nghiệp trong ngành và P2 là mức giá cân bằng.1
Chúng ta vừa mới phát triển mô hình của ngành cạnh tranh độc quyền trong đó xác
định điểm cân bằng cho số lượng doanh nghiệp và giá bình quân các doanh nghiệp. Bây giờ
chúng ta sẽ sử dụng mô hình này để đưa ra một vài kết luận quan trọng liên quan tới vai trò
của lợi thế theo quy mô trong thương mại quốc tế.
7.2. Cạnh tranh độc quyền và thương mại
Đằng sau ứng dụng của mô hình cạnh tranh độc quyền đối với thương mại là ý tưởng
rằng thương mại làm gia tăng quy mô thị trường. Trong các ngành có lợi thế theo quy mô, sự
đa dạng về hàng hóa mà quốc gia đó sản xuất cũng như quy mô sản xuất bị giới hạn bởi quy
mô thị trường. Bằng việc giao thương với nhau, và từ đó hình thành thị trường hội nhập toàn
cầu lớn hơn các thị trường quốc gia đơn lẻ, các quốc gia có thể giảm thiểu những hạn chế này.
Mỗi quốc gia do vậy sẽ chuyên môn hóa vào sản xuất một số sản phẩm cụ thể hơn là sản xuất
nhiều loại sản phẩm khi không có thương mại, tuy vậy bằng việc mua hàng hóa không sản
xuất trong nước từ các quốc gia khác, mỗi quốc gia có thể gia tăng chủng loại hàng hóa sẵn có
để đáp ứng tiêu dùng trong nước. Kết quả là, thương mại mang lại cơ hội để đạt được lợi ích
chung ngay cả khi các quốc gia không khác biệt về nguồn lực hay công nghệ.
Giả sử có hai quốc gia tham gia thị trường với 1 triệu xe hơi mỗi năm. Bằng việc giao
thương với nhau, các quốc gia này tạo ra một thị trường kết hợp với 2 triệu xe hơi. Trong thị
trường kết hợp này, xe hơi đa dạng hơn với chi phí bình quân thấp hơn so với mỗi thị trường
đơn lẻ.
Mô hình cạnh tranh độc quyền sử dụng để xác định thương mại cải thiện sự đánh đổi
giữa quy mô và đa dạng mà mỗi quốc gia phải đối mặt như thế nào. Chúng ta sẽ bắt đầu bằng
việc xác định trong mô hình cạnh tranh độc quyền thì thị trường lớn hơn dẫn tới mức giá bình
quân thấp hơn và gia tăng sự đa dạng về hàng hóa như thế nào. Ứng dụng kết quả này đối với
thương mại quốc tế, chúng ta quan sát thấy thương mại tạo ra một thị trường toàn cầu lớn hơn
bất cứ một thị trường quốc gia nào hình thành nó. Do vậy, hội nhập thị trường thông qua thương
mại quốc tế có cùng tác động đối với sự tăng trường thị trường trong phạm vi mỗi nước.
7.2.1. Các tác động của sự gia tăng quy mô thị trường
Số lượng doanh nghiệp trong ngành cạnh tranh độc quyền và giá của chúng chịu tác
động của quy mô thị trường. Quy mô thị trường lớn hơn sẽ có nhiều doanh nghiệp hơn và
doanh số mỗi doanh nghiệp sẽ lớn hơn; người tiêu dùng trong các thị trường này sẽ được chào
với mức giá thấp hơn và đa dạng về mẫu mã hơn so với người tiêu dùng ở thị trường nhỏ hơn.

1
Phân tích này có một vấn đề nhỏ: Số lượng hãng trong ngành phải là một số nguyên. Điều gì xảy ra nếu số
lượng ngành, ví dụ, là 6.37? Câu trả lời là sẽ có 6 hãng trong ngành, lợi nhuận độc quyền vẫn được tạo ra ở mức
thấp ra và không chịu sức ép từ việc gia tăng các hãng vào ngành bởi các hãng biết rằng nếu có 7 hãng trong
ngành, ngành sẽ thua lỗ. Trong các ví dụ tiêu biểu về cạnh tranh độc quyền, số nguyên hay vấn đề “sự cản trở
của số nguyên”- integer constraint không còn quan trọng và chúng ta có thể bỏ qua điều này.

97
Nhìn nhận vấn đề này trong mô hình của chúng ta, hãy chú ý tới đường CC trong hình
7.4, đường biểu thị rằng chi phí bình quân của mỗi doanh nghiệp cao hơn tức là có nhiều
doanh nghiệp hơn trong ngành. Khái niệm về được CC có thể được biểu diễn bởi phương
trình (7.6):
AC = (n.F/S) + c
Xem xét phương trình này, ta thấy một sự gia tăng tổng sản lượng của ngành (S) sẽ
làm giảm chi phí bình quân của bất kỳ doanh nghiệp nào trong n doanh nghiệp ngành.
Nguyên nhân là do nếu thị trường tăng trưởng trong khi số lượng doanh nghiệp không đổi thì
sản lượng mỗi doanh nghiệp sẽ gia tăng và do vậy chi phí bình quân mỗi doanh nghiệp sẽ
giảm. Do đó nếu chúng ta so sánh hai thị trường, thị trường nào với tổng sản lượng S lớn hơn
sẽ có đường CC nằm bên dưới đường CC của thị trường với tổng sản lượng S nhỏ hơn.
Trong khi đó, đường PP trong hình 7-4 biểu thị sự tương quan giữa giá với số lượng
doanh nghiệp thì không thay đổi. Khái niệm về đường này được biểu diễn bởi phương trình
(7-10):
P = c + 1/(b * n)
Quy mô thị trường không xuất hiện trong phương trình này, do vậy một sự tăng lên
của S không làm dịch chuyển đường PP.

Chi phí (C); Giá (P)


CC1

CC2

1
P1
2
P2

PP

n1 n2 Số lượng DN (n)

Hình 7.5. Tác động của thị trường với quy mô lớn hơn
Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, một sự tăng lên về quy mô thị trường cho
phép các doanh nghiệp sản xuất nhiều hơn và do vậy chi phí bình quân thấp hơn. Điều này
được minh họa bởi sự dịch xuống từ CC1 sang CC2. Kết quả dẫn tới sự gia tăng của số lượng
doanh nghiệp (do vậy cũng gia tăng sự đa dạng về hàng hóa) và sự giảm giá của mỗi doanh
nghiệp.
Hình 7.5 sử dụng những thông tin này để mô tả tác động của việc gia tăng quy mô thị
trường trong dài hạn đối với điểm cân bằng dài hạn của thị trường. Trước tiên, điểm cân bằng
nằm ở điểm 1, với mức giá P1 và số lượng doanh nghiệp n1. Một sự tăng lên của quy mô thị
trường, đo lường bằng tổng doanh số ngành S, sẽ làm dịch chuyển đường CC xuống dưới, từ

98
CC1 xuống CC2 trong khi không tác động tới đường PP. Điểm cân bằng mới nằm tại điểm 2:
Số lượng doanh nghiệp tăng từ n1 lên n2 trong khi giá giảm từ P1 xuống P2.
Rõ ràng, người tiêu dùng ưa thích việc tham gia một thị trường với quy mô lớn hơn.
Tại điểm 2, hàng hóa đa dạng hơn và giá cả thấp hơn so với điểm 1.
7.2.2. Lợi ích từ thị trường hội nhập: Ví dụ từ những con số
Thương mại quốc tế tạo ra một thị trường với quy mô lớn hơn. Chúng ta minh họa tác
động của thương mại lên giá, quy mô và sự đa dạng của hàng hóa sẵn có bằng ví dụ số như
sau:
Giả sử rằng sản xuất xe hơi là một ngành cạnh tranh độc quyền. Đường cầu mà các
nhà sản xuất xe hơi phải đối mặt được mô tả bởi phương trình (7.5), với b=1/30000 (số liệu
mang tính giả định). Do vậy phương trình đường cầu với bất kỳ doanh nghiệp nào có dạng:
Q = S. [1/n – (1/30000.(P – P )]
Trong đó Q là số lượng xe hơi được sản xuất bởi mỗi doanh nghiệp, S là tổng doanh
số ngành, n là số lượng doanh nghiệp, P là giá cả một doanh nghiệp và P là giá bình quân của
các doanh nghiệp khác. Chúng ta cũng giả sử rằng hàm chi phí của việc sản xuất xe hơi được
mô tả bởi đường (7.3) với chi phí cố định F=750.000.000$ và chi phí cận biên c=5000$cho
mỗi xe hơi sản xuất thêm (số liệu mang tính giá định). Tổng chi phí là:
C = 750.000.000 + 5000 * Q
Chi phí bình quân được biểu diễn bởi
C = (750.000.000 /Q) + 5000
Tiếp theo chúng ta giả sử có hai quốc gia, Nội địa và Nước ngoài. Nội địa có doanh số
hàng năm là 900.000 xe hơi; Nước ngoài có doanh số là 1,6 triệu. Hai quốc gia này giả sử
rằng có cùng chi phí sản xuất tại thời điểm hiện tại.
Hình 7.6a mô tả đường PP và CC của ngành công nghiệp xe hơi của Nội địa. Chúng ta
thấy, khi không có thương mại quốc tế, Nội địa có 6 hãng sản xuất xe hơi, bán ở mức giá
10.000$ mỗi chiếc. (Việc tính toán ra n và P hoàn toàn có thể thực hiện, được mô tả ở mục
Chú thích của chương này). Để xác nhận rằng đây là điểm cân bằng trong dài hạn, chúng ta
cần phải chứng minh rằng phương trình định giá (7.10) thỏa mãn và giá bằng chi phí
bình quân.
Thay thế các giá trị của chi phí cận biên c, tham số b và số lượng doanh nghiệp của
Nội địa n vào phương trình (7.10) chúng ta có:
P = c + 1/(b*n) = 5000 + 1/ [(1/30.000) * 6] = 1.000
Do vậy điều kiện tối đa hóa lợi nhuận (chi phí cận biên bằng doanh thu cận biên) được
thỏa mãn. Mỗi doanh nghiệp bán 900.000 đơn vị / 6 doanh nghiệp = 150.000 đơn vị. Chi phí
bình quân bằng:
AC = (750.000.000/150.000) + 5000 = 10.000
Do chi phí bình quân là 10.000$ với mỗi đơn vị bằng với giá, tất cả lợi nhuận độc
quyền bị triệt tiêu. Do vậy, 6 doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp bán giá 10.000$ mỗi xe và sản
xuất 150.000 xe, chính là điểm cân bằng của thị trường Nội địa.

99
Về nước ngoài thì sao? Bằng việc biểu thị đường PP và CC (Hình 7.56 b), chúng ta
xác định rằng khi thị trường đạt 1,6 triệu xe hơi mỗi năm, các đường trên giao nhau tại n = 8,
P = 8750$.
Điều này nghĩa là, khi không có thương mại quốc tế, thị trường của Nước ngoài bao
gồm 8 doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp sản xuất 20.000 xe hơi và đơn giá bán ở mức 8750$.
Chúng ta có thể xác nhận lại một lần nữa rằng kết quả này thỏa mãn các điều kiện cân bằng:
P = c + 1/(b*n) = 5000 + 1/ [(1/30.000) * 8] = 8750
Và:
AC = (750.000.000/200.000) + 5000 = 8750
Bây giờ giả sử rằng Nội địa và Nước ngoài có giao thương với nhau với không có chi
phí khác. Điều này tạo ra một thị trường mới, hội nhập (Hình 7.6 c) với tổng doanh số đạt 2,5
triệu.
Bằng việc biểu diễn PP và CC một lần nữa, chúng ta xác định rằng thị trường hội nhập
này bao gồm tới 10 doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp sản xuất 250.000 xe hơi và bán chúng ở
mức giá 8000$. Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận và lợi nhuận bằng 0 một lần nữa được thỏa
mãn:
P = c + 1/(b*n) = 5000 + 1/ [(1/30.000) * 10] = 8000
Và: AC = (750.000.000/250.000) + 5000 = 8000

Giá (P) Giá (P)

CC

CC
10
8,75
PP
PP

6 Số lượng DN (n) 8 Số lượng DN (n)


a) Nội địa b) Nước ngoài

Giá (P)

CC
82
PP

10 Số lượng DN (n)
c) Hội nhập

Hình 7.6. Trạng thái cân bằng của thị trường xe hơi

100
Các kết quả tạo ra bởi thị trường hội nhập được tổng kết ở bảng 7.1. Bảng này so sánh
mỗi thị trường đơn lẻ với thị trường hội nhập. Thị trường hội nhập hỗ trợ nhiều doanh nghiệp
hơn, mỗi doanh nghiệp sản xuất với quy mô lớn hơn tại mức giá thấp hơn.
Rõ ràng thị trường hội nhập mang lại kết quả tốt hơn. Trong thị trường với quy mô lớn
hơn, người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn, mỗi doanh nghiệp sản xuất nhiều hơn và do
vậy sản phẩm bán ra ở mức giá thấp hơn. Để nhận biết rõ hơn về những lợi ích thu được từ
hội nhập, các quốc gia cần phải có thương mại quốc tế. Để đạt được lợi thế theo quy mô, mỗi
doanh nghiệp phải tập trung sản xuất tại một quốc gia - hoặc Nội địa hoặc Nước ngoài. Tuy
nhiên các doanh nghiệp phải bán cho cả hai quốc gia. Do vậy mỗi sản phẩm sẽ chỉ được sản
xuất trong một quốc gia và xuất khẩu sang quốc gia khác.
Ví dụ về lợi ích thu được từ hội nhập các thị
trường
Nội địa Nước ngoài Thị trường hội
Bảng 7.1
Trước khi Trước khi nhập (Sau khi
ngoại thương ngoại thương ngoại thương
xảy ra xảy ra xảy ra)
Sản lượng ngành (số 900000 1600000 2500000
xe hơi)
Số lượng doanh 6 8 10
nghiệp
Sản lượng mỗi doanh 150000 200000 250000
nghiệp (số xe hơi)
Chi phí bình quân $10000 $8750 $8000
Giá $10000 $8750 $8000
Ví dụ số học này nhấn mạnh vào hai đặc điểm mới quan trọng của thương mại với
cạnh tranh độc quyền so với các mô hình thương mại dựa trên lợi thế so sánh mà chúng ta đã
nghiên cứu trong Chương 2 đến Chương 5:
(1) Thứ nhất, ví dụ này chỉ ra rằng làm thế nào sự khác biệt sản phẩm và lợi thế theo
quy mô bên trong dẫn tới thương mại giữa hai quốc gia tương đồng và không có lợi thế so
sánh. Đây là điểm rất khác biệt so với thương mại dựa trên lợi thế so sánh, trong đó mỗi nước
xuất khẩu hàng hóa mà mình có lợi thế so sánh. Ở đây, cả hai quốc gia đều xuất khẩu xe hơi
cho nhau. Nội địa nhập khẩu các mẫu xe hơi (sản xuất bởi các doanh nghiệp của Nước ngoài)
và xuất khẩu các mẫu xe hơi khác (sản xuất bởi các doanh nghiệp của Nội địa) - và ngược lại.
Điều này dẫn tới khái niệm thương mại nội ngành - intra-industry trade; trao đổi hai chiều
giữa các hàng hóa tương đồng.
(2) Thứ hai, ví dụ này cũng nhấn mạnh hai kênh mới gia tăng phúc lợi từ thương mại.
Trong thị trường hội nhập sau thương mại, người tiêu dùng ở cả Nội địa và Nước ngoài đều
thu được lợi ích nhiều hơn từ sự đa dạng hóa về mẫu mã xe hơi (10 so với 6 và 8) ở mức giá
thấp hơn (8000$ so với 8750$ và 10.000$) cũng như việc các doanh nghiệp có thể tập trung
sản xuất cho cả hai thị trường và hưởng lợi thế theo quy mô.
Về thực chứng, thương mại nội ngành có thích hợp và liệu chúng ta có thể quan sát
được những lợi ích từ thương mại bao gồm đa dạng về sản phẩm và sản xuất hiệu quả hơn với
mức chi phí bình quân thấp hơn? Câu trả lời là có.

101
7.2.3. Tầm quan trọng của thương mại nội ngành
Tỉ lệ thương mại nội ngành trên thế giới đang ngày càng lớn xuyên suốt nửa thế kỷ
qua. Sự đo lường thương mại nội ngành dựa trên hệ thống phân loại ngành, phân chia sản
phẩm vào các ngành khác nhau. Dựa trên sự phân loại ngành được sử dụng (hàng trăm cách
phân loại ngành khác nhau so với hàng ngàn), thương mại nội ngành chiếm khoảng ¼ đến ½
tổng lưu lượng thương mại trên thế giới. Thương mại nội ngành đóng vai trò quan trọng hơn
trong thương mại đối với các hàng hóa sản xuất giữa các quốc gia công nghiệp phát triển,
những nước chiếm tỷ trọng lớn trong thương mại thế giới1.
Bảng 7.2 mô tả các ước tính về tầm quan trọng của thương mại nội ngành đối với một
số các ngành sản xuất của nước Mỹ năm 2009.
Chỉ số thương mại nội ngành
Bảng 7.2 của các ngành công nghiệp
Mỹ năm 2009
Máy móc cơ khí 0,97
Hóa chất vô cơ 0,97
Máy phát điện 0,86
Sản phẩm y dược 0,85
Thiết bị khoa học 0,84
Hóa chất hữu cơ 0,79
Sắt thép 0,76
Phương tiện đường bộ 0,70
Máy móc văn phòng 0,58
Thiết bị viễn thông 0,46
Nội thất 0,30
Quần áo dệt may 0,11
Giày dép 0,10

Các số liệu ước tính bằng tỷ lệ thương mại nội ngành trên tổng thương mại 2. Các số
liệu này trải dài từ 0,97 đối với ngành máy móc cơ khí và hóa chất vô cơ - những ngành mà
xuất khẩu và nhập khẩu của Mỹ gần như cân bằng - tới 0,10 đối với giầy dép và dệt may,
ngành mà Mỹ nhập khẩu nhiều nhưng hầu như không có xuất khẩu. Các con số sẽ tiến tới 0
đối với ngành nào mà Mỹ chỉ xuất khẩu hoặc chỉ nhập khẩu, và tiến tới 1 đối với ngành có
xuất khẩu tương đương với nhập khẩu.
1
Chú ý rằng người tiêu dùng ở Nội địa thu được nhiều lợi ích từ hội nhập thương mại hơn người tiêu dùng ở
Nước ngoài. Đây là đặc điểm tiêu chuẩn của mô hình thương mại với hiệu suất tăng dần theo quy mô và sự khác
biệt sản phẩm: Một quốc gia nhỏ sẽ thu được nhiều lợi ích hơn từ hội nhập so với quốc gia lớn hơn. Điều này là
bởi vì lợi ích từ hội nhập thu được từ sự gia tăng về quy mô thị trường; các quốc gia ban đầu nhỏ hơn sẽ nhận
được nhiều lợi ích hơn khi quy mô thị trường lớn hơn nhờ hội nhập.
2
Để hiểu chính xác, hàm chuẩn để xác định tầm quan trọng của thương mại nội ngành với một ngành cho trước là:
I= Min(exports, imports)/(exports+imports)/2; trong đó Min(exports, imports) là giá trị nhỏ nhất giữa xuất khẩu và
nhập khẩu. Đây là khối lượng trao đổi hai chiều về hàng hóa phản ảnh cả xuất khẩu và nhập khẩu. Con số này đo
lường bằng tỉ lệ % dòng thương mại bình quân (trung bình của xuất khẩu và nhập khẩu). Nếu thương mại của
một ngành chỉ chảy vào theo một chiều, I=0 do dòng thương mại nhỏ nhất giữa xuất khẩu và nhập khẩu bằng 0:
Không xuất hiện thương mại nội ngành. Mặt khác, nếu xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia cân bằng, ta có
I=1.

102
Bảng 7.2 chỉ ra rằng thương mại nội ngành vô cùng quan trọng đối với thương mại của
nước Mỹ trong nhiều ngành. Những ngành này có xu hướng sản xuất các hàng hóa phức tạp
như hóa chất, dược phẩm và máy móc chuyên dụng. Những hàng hóa này được xuất khẩu chủ
yếu bởi những quốc gia phát triển và phụ thuộc vào lợi thế theo quy mô trong sản xuất. Ở
dưới cùng của bảng là những ngành với tỷ lệ thương mại nội ngành thấp, chủ yếu sản xuất
hàng hóa thâm dụng lao động như giày dép và quần áo. Những hàng hóa này Mỹ chủ yếu
nhập khẩu từ các nước kém phát triển hơn, nơi có lợi thế so sánh là yếu tố quyết định trong
giao thương của Mỹ với các quốc gia này.
Vậy còn những hình thức mới của phúc lợi thu được thông qua sự gia tăng về đa dạng
hàng hóa và lợi thế theo quy mô? Một nghiên cứu gần đầy của Christian Broda tại Đại học
kinh doanh - Đại học Chicago Booth và David Weinstein tại Đại học Columbia ước tính rằng
số lượng sản phẩm nhập khẩu của Mỹ đã tăng gấp 3 lần trong 30 năm, từ 1972 tới 2001. Họ
cũng ước tính rằng sự đa dạng về hàng hóa ở Mỹ tăng lên giúp người tiêu dùng ở đây hưởng
lợi phúc lợi tương đương với 2,6% GDP!1
Bảng 7.1 từ ví dụ bằng số chỉ ra rằng những nền kinh tế nhỏ hơn thường nhận được
nhiều hơn lợi ích từ hội nhập qua lợi thế theo quy mô. Trước hội nhập, sản xuất không hiệu
quả bởi nền kinh tế không tận dụng được lợi thế theo quy mô do quy mô quốc gia nhỏ. Đây là
điều đã xảy ra khi Mỹ và Canada quyết định đi theo hướng gia tăng hội nhập kinh tế bước đầu
với Hiệp định xe hơi Bắc Mỹ - North American Auto Pact vào năm 1964 (không bao gồm
Mexico) và kết thúc bằng hiệp định Tự do thương mại Bắc Mỹ - North American Free Trade
Agreement (NAFTA) (Không bao gồm Mexico. Ví dụ này minh họa rằng hội nhập dẫn tới lợi
ích về hợp nhất và hiệu quả thu được trong lĩnh vực sản xuất xe hơi như thế nào - cụ thể là
phía Canada (nền kinh tế chỉ bằng 1/10 Mỹ).
Những lợi ích tương tự thu được từ thương mại cũng được đo lường trong các ví dụ
thực tế trên thế giới nhờ vào hội nhập kinh tế sâu hơn. Một trong những ví dụ quan trọng
chính là ở Châu Âu trong nửa cuối thế kỉ trước. Vào năm 1957 các quốc gia lớn ở Tây Âu
hình thành khu vực tự do thương mại đối với hàng hóa công nghiệp gọi là Thị trường Chung -
Common Market, hoặc Cộng đồng kinh tế Châu Âu - European Economic Community (EEC).
(Vương quốc Anh gia nhập EEC muộn hơn, vào năm 1973). Kết quả là một sự tăng trưởng
mạnh về thương mại chủ yếu là từ thương mại nội ngành. Thương mại giữa các nước thuộc
EEC tăng gấp hai lần tốc độ tăng của tổng thương mại thế giới trong những năm 1960. Sự hội
nhập này dần dần mở rộng ra và tạo nền móng cho sự hình thành của Liên Minh Châu Âu -
European Union. Khi các quốc gia trong khối này (chủ yếu là các quốc gia sáng lập EEC)
chấp nhận đồng tiền chung châu Âu euro vào năm 1999, thương mại nội ngành giữa các quốc
gia này ngày càng tăng lên đáng kể (thậm chí cả thương mại của các quốc gia khác trong liên
Minh châu Âu). Những nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng việc chấp nhận đồng tiền chung
châu Âu đã dẫn tới sự gia tăng mạnh trong đang dạng hóa về mặt hàng được trao đổi trong
Khu vực đồng tiền chung Châu Âu Eurozone.

1
Xem thêm Christian Broda và David E. Weinstein, “Globalization and the Gains from Variety,” Quarterly
Journal of Economics 121 (April 2006), pp. 541-585.

103
7.3. Phản ứng của doanh nghiệp trước thương mại quốc tế: kẻ thắng, người thua
và hoạt động của ngành
Trong ví dụ về ngành công nghiệp ô tô ở hai quốc gia, chúng ta đã thấy rằng hội nhập
kinh tế dẫn tới sự gia tăng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp như thế nào. Từ 14 doanh nghiệp
sản xuất ô tô trước khi có thương mại (6 của Nội địa và 8 của Nước ngoài), chỉ còn 10 doanh
nghiệp sống sót sau hội nhập kinh tế, tuy nhiên mỗi doanh nghiệp này sản xuất với quy mô
lớn hơn (250000 xe hơi được sản xuất bởi mỗi doanh nghiệp, lớn hơn con số 150000 của Nội
địa và 200000 của Nước ngoài trước khi có thương mại). Trong ví dụ đó, các doanh nghiệp
được giả định là tương đương nhau, do vậy chính xác là doanh nghiệp nào sống sót và mở
rộng là không quan trọng. Tuy nhiên, trong thực tiễn, hoạt động giữa các doanh nghiệp là
khác nhau, do vậy tác động của cạnh tranh gia tăng từ tương mại là không quan trọng. Mỗi
doanh nghiệp sẽ kỳ vọng, cạnh tranh gia tăng có xu hướng gây thiệt hại đối với các doanh
nghiệp yếu kém nhất, bởi họ là những kẻ bị buộc phải rời khỏi ngành. Nếu cạnh tranh gia tăng
tới từ ngoại thương (hội nhập kinh tế), thì nó cũng tạo các cơ hội bán hàng trong các thị
trường mới cho các doanh nghiệp còn sống sót. Một lần nữa, kỳ vọng sẽ là những doanh
nghiệp có hoạt động tốt nhất sẽ nhận được lợi thế lớn nhất từ những cơ hội kinh doanh này và
mở rộng nhanh nhất.
Sự thay đổi về thành phần trong ngành có tác động lớn ở cấp độ ngành: Khi các doanh
nghiệp hoạt động tốt hơn mở rộng và các doanh nghiệp hoạt động kém hơn bị buộc phải rút
khỏi ngành, ngành nhìn chung sẽ cải thiện hoạt động. Điều này có nghĩa là thương mại và hội
nhập kinh tế có những tác động trực tiếp tới hiệu quả ngành như thể là có một sự phát triển
lớn về mặt công nghệ ở cấp độ ngành. Thực tiễn cho thấy, những thay đổi về thành phần trong
ngành tạo ra các cải thiện đáng kể trong năng suất ngành.
Lấy ví dụ về hội nhập kinh tế chặt chẽ của Canada với Mỹ Chúng ta đã thảo luận làm
thế nào sự hội nhập này giúp các nhà sản xuất xe hơi củng cố sản xuất ở một số lượng nhỏ các
nhà máy ở Canada, và sản lượng của chúng tăng lên đáng kể. Hiệp định mậu dịch tự do
Canada - Mỹ, có hiệu lực vào năm 1989, mở rộng hiệp định về xe hơi sang cả các ngành sản
xuất khác. Một quá trình tương tự của việc hợp nhất và tập trung sản xuất diễn ra ở các ngành
sản xuất khác của Canada. Tuy nhiên việc này cũng liên quan tới một quá trình chọn lọc:
những nhà sản xuất yếu kém nhất sẽ phải đóng cửa trong khi những doanh nghiệp tốt hơn sẽ
mở rộng thông qua về tăng xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Daniel Trefler tại đại học Toronto đã
nghiên cứu về tác động của hiệp định thương mại này một cách chi tiết, xem xét những phản
ứng đa dạng của các hãng xe Canada.1 Ông đã tìm ra rằng năng suất trong ngành bị tác động
mạnh nhất của Canada tăng lên 14 - 15% (1% tăng lên trong năng suất lao động quy đổi được
1% tăng lên trong GDP, với việc làm không đổi). Sự thu hẹp và rút khỏi ngành của các doanh
nghiệp hoạt động kém nhất khi chịu tác động của sự gia tăng cạnh tranh từ các doanh nghiệp
của Mỹ chiếm một nửa trong 15% tăng trưởng trong các lĩnh vực đó.

1
Xem thêm Daniel Trefler, “The long and short of the Canada-US Free Trade Agreement”, American Economic
Review 94 (September 2004), pp. 870-895, và những tổng kết của nghiên cứu này tại tờ New York Times,
“What happened When Two Countries Liberalized Trade? Pain, then Gain” bởi Virginia Postel (January 27,
2005).

104
7.3.1. Khác biệt về hiệu quả hoạt động giữa các nhà sản xuất
Bây giờ chúng ta sẽ cùng nghiên cứu giả thiết tương đương nhau mà chúng ta đã đề
cập trong phần xây dựng mô hình cạnh tranh độc quyền trước để xem cạnh tranh từ sự gia
tăng quy mô thị trường ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khác biệt như thế nào. Giả thiết
tương đương nhau có nghĩa là tất cả các hãng đều có đường chi phí (phương trình 7.4) và
đường cầu (phương trình 7.6) giống nhau. Giả sử rằng hiện tại các doanh nghiệp có các đường
chi phí khác nhau bởi sản xuất với các mức chi phí cận biên khác nhau ci. Chúng ta giả sử
rằng tất cả các doanh nghiệp vẫn đối mặt với đường cầu giống nhau. Sự khác biệt về chất
lượng sản phẩm giữa các doanh nghiệp dẫn tới sự dự báo cho hiệu quả hoạt động của các
doanh nghiệp giống như chúng ta thấy đối với sự khác biệt về chi phí, sẽ được thảo luận dưới
đây.
Hình 7.7 mô tả sự khác biệt về hiệu quả hoạt động giữa doanh nghiệp 1 và doanh
nghiệp 2 khi c1 < c2. Trong hình (a), chúng ta vẽ đường cầu chung theo phương trình (7-6) và
đường doanh thu cận biên theo phương trình (7-7). Lưu ý rằng cả hai đường giao nhau tại
cùng tung độ Q = 0. Doanh nghiệp 1 và 2 lựa chọn sản lượng đầu ra tương ứng tại Q 1 và Q2
để tối đa hóa lợi nhuận. Điều này xảy ra khi đường chi phí cận biên tương ứng cắt đường
doanh thu cận biên chung. Hai mức giá P1 và P2 được niêm yết tương ứng với hai mức sản
lượng. Ngay lập tức chúng ta thấy doanh nghiệp 1 yết giá bán thấp hơn và sản xuất được
nhiều đơn vị đầu ra hơn hãng 2. Do đường doanh thu cận biên dốc hơn đường cầu, chúng ta
cũng thấy rằng doanh nghiệp 1 sẽ thu được một khoản chênh lệch giữa giá so với chi phí cận
biên lớn hơn doanh nghiệp 2: (P1 – c1) > (P2 – c2)

Chi phí (C);


giá (P) Lợi nhuận hoạt động
Giao điểm =
c*

P2
Hệ số góc =
P1

c2 MC2 (P1 – c1).Q1

(P2 – c2).Q2
c1 MC1
D c*
MR
Q2 Q1 Số lượng (Q) c1 c2 Chi phí cận
(b) biên, (ci)
(a)

Hình 7.7. Khác biệt về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Phần tô đậm biểu diễn lợi nhuận hoạt động của cả hai doanh nghiệp, xác định bằng
(Pi*Qi) - (ci*Qi) (tương ứng với hai hãng, i = 1 và i = 2). Tại đây chúng ta đã giả sử rằng chi
phí cố định F (được giả định là giống nhau giữa hai doanh nghiệp) không thể thu hồi được và
không tính vào lợi nhuận hoạt động (chi phí chìm). Như vậy, doanh nghiệp 1 sẽ thu được lợi

105
nhuận nhiều hơn doanh nghiệp 2 (nhớ lại rằng doanh nghiệp 1 đặt chênh lệch giá và chi phí
biên cao hơn, và sản xuất nhiều đơn vị đầu ra hơn doanh nghiệp 2). Do vậy chúng ta có thể
tổng kết lại tất cả những khác biệt về năng lực hoạt động liên quan dựa trên khác biệt về chi
phí cận biên giữa các doanh nghiệp. So sánh một doanh nghiệp với chi phí cận biên cao hơn,
một hãng có chi phí cận biên thấp hơn sẽ (1) đặt giá thấp hơn nhưng chênh lệch giá và chi phí
cận biên cao hơn; (2) sản xuất nhiều hơn; và (3) thu được nhiều lợi nhuận hơn.1
Hình (7.7b) cho thấy lợi nhuận hoạt động của một doanh nghiệp thay đổi theo chi phí
cận biên ci như thế nào. Như chúng ta đã đề cập, đây sẽ là một hàm nghịch biến của chi phí
cận biên. Trở lại với hình (7.7a), chúng ta thấy một doanh nghiệp có thể kiếm được lợi nhuận
hoạt động dương miễn là chi phí cận biên nhỏ hơn giao điểm giữa đường cầu và trục tung tại
( P )+[1/(b*n)]. Một doanh nghiệp với chi phí cận biên ci nằm trên c* sẽ chịu thua lỗ và thu
được lợi nhuận hoạt động âm nếu sản xuất thêm bất cứ đơn vị đầu ra nào. Những doanh
nghiệp như vậy nên lựa chọn đóng cửa và ngừng sản xuất (lỗ bằng chính chi phí cố định F).
Tại sao những doanh nghiệp như vậy lại tham gia vào ngành này? Rõ ràng, nếu doanh nghiệp
này biết được rằng chi phí cận biên của mình đắt đỏ sẽ không tham gia vào ngành và đầu tư
khoản chi phí cố định F.
Chúng ta giả sử rằng những doanh nghiệp mới gia nhập sẽ phải đối mặt với chi phí cận
biên ci ngẫu nghiên. Những sự ngẫu nhiên này chỉ biến mất khi F được hoàn trả và trở thành
chi phí chìm. Do đó, các doanh nghiệp sẽ hối tiếc với quyết định gia nhập ngành nếu tổng lợi
nhuận (overall profits) (lợi nhuận hoạt động trừ đi chi phí cố định F) là âm. Mặt khác, nhiều
doanh nghiệp sẽ khám phá ra rằng chi phí sản xuất cận biên ci của mình là rất thấp và họ kiếm
được tổng lợi nhuận ở mức dương và cao. Gia nhập thị trường bị tác động bởi một quá trình
tương tự quá trình mà chúng ta đã mô tả cho trường hợp các doanh nghiệp tương đương nhau.
Trong tình huống trước, các doanh nghiệp gia nhập cho tới khi lợi nhuận của tất cả các doanh
nghiệp giảm xuống 0. Trong trường hợp này, lợi nhuận giữa các doanh nghiệp là khác nhau,
và hiện tượng gia nhập ngành sẽ xuất hiện cho tới khi lợi nhuận kỳ vọng của các mức chi phí
cận biên ci tiềm năng có xu hướng giảm gần về 0.
7.3.2. Các tác động của gia tăng quy mô thị trường
Hình (7.6b) tổng kết trạng thái cân bằng của ngành với quy mô ngành S cho trước. Nó
cho biết có bao nhiêu hãng sẽ sống sót và tiếp tục sản xuất (với chi phí cận biên ci thấp hơn
c*), và lợi nhuận sẽ thay đổi theo các mức chi phí cận biên ci như thế nào. Điều gì sẽ xảy ra
khi các nền kinh tế hội nhập vào một thị trường lớn hơn? Giống như tình huống với các doanh
nghiệp tương đương nhau, một thị trường lớn hơn sẽ hỗ trợ cho một lượng lớn hơn các doanh
nghiệp so với các thị trường nhỏ. Điều này cũng hàm ý rằng cạnh tranh nhiều hơn trong thị
trường lớn hơn. Hậu quả gì sẽ xảy ra đối với các doanh nghiệp khi cạnh tranh gia tăng?
Đầu tiên, hãy xem xét các tác động của sự gia tăng cạnh tranh (với số lượng n doanh
nghiệp lớn hơn) đối với từng đường cầu của mỗi doanh nghiệp. Hình(7.8a) mô tả tác động đó.

1
Nhớ lại rằng chúng ta đã giả sử tất cả các doanh nghiệp đều đối mặt cùng mức chi phí cố định F không thể thu
hồi (nonrecoverable fixed cost). Nếu một doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận hoạt động cao hơn cũng có thể
kiếm được tổng lợi nhuận lớn hơn (trừ đi chi phí cố định F).

106
Chi phí (C), và giá P Lợi nhuận
Người
hoạt động Kẻ thua
thắng
Giao điểm =

Rời
khỏi
Hệ số góc = ngành

D’

c* '
D *
c

(a) Số lượng (Q) (b) Chi phí cận


biên, ci

Hình 7.8. Người thắng và kẻ thua khi hội nhập kinh tế diễn ra
Hãy nhớ lại rằng giao điểm trên trục tung giá bằng ( P )+[1/(b*n)], giảm đi khi số
lượng doanh nghiệp tăng lên1. Độ dốc của đường cầu, tương ứng với 1/(S  b), giảm xuống do
tác động trực tiếp của việc gia tăng quy mô thị trường S, do vậy đường cầu cũng trở nên thoải
hơn: Với cạnh tranh gia tăng, một nhà sản xuất có thể chiếm được thị phần lớn hơn từ việc cắt
giảm giá. Điều này tạo ra sự chuyển động đường cầu từ D sang D, được biểu diễn trên hình
(7.8a). Hình (7.8b) mô tả hậu quả của sự thay đổi đường cầu này đối với lợi nhuận hoạt động
của các doanh nghiệp theo các mức chi phí cận biên ci khác nhau. Sự giảm sút về cầu đối với
các doanh nghiệp nhỏ hơn được chuyển vào trong ngưỡng sản xuất mới với chi phí cận biên
thấp hơn c*. Một vài doanh nghiệp với chi phí sản xuất cận biên cao hơn c* sẽ không thể sống
sót khi cầu giảm và bị buộc phải rời khỏi ngành. Mặt khác, đường cầu thoải hơn tạo ra lợi thế
cho các doanh nghiệp có chi phí sản xuất ở mức thấp. Họ có thể thích nghi với sự gia tăng
cạnh tranh bằng cách giảm chênh lệch giá và chi phí (và do vậy giảm giá bán) và chiếm thêm
được thị phần.2 Điều này được thể hiện thông qua lợi nhuận tăng thêm đối với các doanh
nghiệp có hiệu quả hoạt động tốt nhất với chi phí sản xuất thấp nhất ci.3
Hình 7.8 mô tả việc gia tăng quy mô thị trường tạo ra kẻ thắng và người thua giữa các
doanh nghiệp trong ngành như thế nào. Các doanh nghiệp với chi phí sản xuất thấp sẽ phát
triển, gia tăng lợi nhuận và chiếm được thị phần, trong khi các doanh nghiệp với chi phí cao
sẽ thu hẹp sản xuất và rời khỏi ngành. Sự thay đổi thị phần hàm ý rằng năng suất của ngành

1
Điểm chặn sẽ giảm xuống bởi vì giá cả bình quân cũng giảm đi.
2
Nhớ lại rằng chi phí sản xuất cận biên càng nhỏ, chênh lệch giữa giá và chi phí cận biên càng lớn. Các doanh
nghiệp có chi phí cao vốn đã hạn chế chênh lệch này và không thể tiếp tục giảm giá thấp hơn khi cầu giảm (yết
giá dưới chi phí sản xuất cận biên)
3
Một cách khác để lý giải phần lợi nhuận tăng thêm đối với các doanh nghiệp là sử dụng các điều kiện gia nhập
ngành, những yếu tố khiến lợi nhuận bình quân giảm về 0: Nếu lợi nhuận giảm đối với các doanh nghiệp có chi
phí cao, thì các doanh nghiệp có chi phí thấp sẽ thu được lợi nhuận tăng, bởi mức bình quân giữa tất cả doanh
nghiệp giữ ở mức 0.

107
gia tăng khi sản xuất được tập trung cho những nhà sản xuất hiệu quả hơn (với chi phí thấp).
Điều này nhấn mạnh lại những phát hiện đối với Canada khi hội nhập hơn với Mỹ, như chung
ta đã đề cập ở phần trước. Những tác động này có khuynh hướng trở nên quan trọng đối với
các nước nhỏ khi tham gia hội nhập với các nước lớn hơn, nhưng không chỉ hạn chế với các
nước nhỏ. Thậm chí một nền kinh tế lớn như Mỹ, khi gia tăng hội nhập thông qua chi phí
thương mại thấp sẽ dẫn tới những tác động về thành phần quan trọng và nâng cao năng suất.1
7.4. Chi phí thương mại và các quyết định xuất khẩu
Cho tới nay, chúng ta đã mô hình hóa hội nhập kinh tế như là một sự gia tăng của quy
mô thị trường. Điều này giả sử một cách ngụ ý rằng chính sự hội nhập này diễn ra như là một
thị trường chung được hình thành. Trong thực tế, hội nhập hiếm khi đạt được như vậy: Các
chi phí thương mại giữa các quốc gia giảm nhưng không hoàn toàn biến mất. Trong chương 2,
chúng ta đã thảo luận các chi phí thương mại này vẫn tồn tại ngay cả trong trường hợp hai
quốc gia Mỹ và Canada đã hội nhập kinh tế sâu. Chúng ta đã thấy biên giới giữa Mỹ - Canada
làm giảm khối lượng thương mại giữa các tỉnh của Canada và các bang của Mỹ như thế nào.
Chi phí thương mại liên quan tới giao thương qua biên giới cũng là đặc điểm nổi bật
trong mô thức thương mại cấp độ doanh nghiệp: rất ít các doanh nghiệp ở Mỹ có thể vươn tới
với các khách hàng ở Canada. Trong thực tế, hầu hết các doanh nghiệp của Mỹ không có báo
cáo về bất cứ hoạt động xuất khẩu nào (bởi họ chỉ bán cho khách hàng Mỹ). Trong năm 2002,
chỉ có 18% các hãng sản xuất của Mỹ báo cáo về doanh số xuất khẩu. Bảng 7.3 chỉ ra rằng tỷ
lệ các doanh nghiệp có báo cáo về doanh số xuất khẩu thuộc các lĩnh vực sản xuất khác nhau
của Mỹ. Thậm chí trong các ngành mà xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng, ví
dụ như hóa chất, cơ khí, điện tử và giao thông, có ít hơn 40% các doanh nghiệp có hoạt động
xuất khẩu. Một trong những nguyên nhân quan trọng giải thích tại sao chi phí thương mại liên
quan đến giao thương xuyên quốc gia có xu hướng làm giảm thương mại nhiều như vậy là bởi
nó làm giảm số lượng doanh nghiệp sẵn lòng hoặc có thể tiếp cận khách hàng ở phía bên kia
biên giới. (Lý do khác là bởi chi phí thương mại cũng làm giảm doanh số xuất khẩu của các
hãng muốn bán hàng cho khách hàng ở phía bên kia biên giới).
Trong nền kinh tế hội nhập không có chi phí thương mại mà chúng ta đã phân tích, các
doanh nghiệp và khách hàng ở vị trí địa lý khác nhau. Bây giờ chúng ta đưa chi phí thương
mại vào để giải thích lý do vì sao các doanh nghiệp thực sự quan tâm đến vị trí địa lý của
khách hàng, và tại sao nhiều doanh nghiệp chọn lựa không tiếp cận khách hàng ở quốc gia
khác. Chúng ta thấy ngay rằng, điều này cho phép chúng ta giải thích sự khác biệt lớn giữa
các doanh nghiệp lựa chọn chịu chi phí thương mại để xuất khẩu với các doanh nghiệp khác
không chấp nhận điều này. Tại sao một số doanh nghiệp lại lựa chọn không xuất khẩu? Lý do
đơn giản là bởi chi phí thương mại làm giảm khả năng sinh lời của hoạt động xuất khẩu với
tất cả các doanh nghiệp. Đối với một vài doanh nghiệp, sự giảm khả năng sinh lời làm cho
hoạt động xuất khẩu không kiếm được lời. Chúng ta sẽ cùng phân tích luận điểm này.

1
Xem thêm A. B. Bernard, J. B. Jensen, and P. K. Schott, “Trade Costs, Firms and Productivity”, Journal of
Monetary Economics 53 (July 2006), pp. 917-937.

108
Để đơn giản, chúng ta xem xét phản ứng của các doanh nghiệp trong thế giới bao gồm
hai quốc gia giống nhau (Nội địa; Nước ngoài). Thông số S là quy mô thị trường phản ánh
quy mô của mỗi thị trường đơn lẻ, do vậy 2*S phản ánh quy mô thị trường thế giới. Chúng ta
không thể phân tích thị trường thế giới này như một thị trường duy nhất có quy mô 2*S bởi
thị trường này không còn hội nhập một cách hoàn hảo như trước nữa do sự xuất hiện của chi
phí thương mại.
Tỉ lệ các doanh nghiệp của
Bảng 7-3 Mỹ báo cáo doanh số xuất
khẩu theo ngành, 2002
In ấn 5%
Nội thất 7%
May mặc 8%
Đồ gỗ 8%
Kim loại đúc 14%
Xăng dầu và than 18%
Trang thiết bị giao thông 28%
Cơ khí 33%
Hóa chất 36%
Máy tính và điện tử 38%
Dụng cụ thiết bị điện tử 38%
Nguồn A.B. Bernard, J. B. Jensen, S. J. Redding, and P.K.
Schott, “Firms in International Trade”, Journal of Economic
Perspectives 21 (Summer 2007), pp. 105-130.

Cụ thể, giả sử rằng một doanh nghiệp phải chịu chi phí tăng thêm t cho mỗi đơn vị đầu
ra mà doanh nghiệp đó bán cho khách hàng ở bên kia biên giới. Bây giờ chúng ta phải theo
dõi phản ứng của các doanh nghiệp trên mỗi thị trường một cách riêng biệt. Do chi phí thương
mại t, các doanh nghiệp sẽ yết giá khác nhau trong thị trường xuất khẩu so với thị trường nội
địa. Điều này sẽ dẫn tới sự khác biệt về số lượng hàng được bán ở mỗi thị trường, và sau cùng
sẽ dẫn tới sự khác biệt về lợi nhuận kiếm được từ mỗi thị trường. Khi chi phí cận biên của
mỗi doanh nghiệp là không đổi (không thay đổi theo sản lượng sản xuất), những quyết định
về giá và sản lượng bán ở mỗi thị trường trở nên riêng biệt: Quyết định đối với thị trường nội
địa sẽ không có tác động tới khả năng sinh lời của các quyết định khác đối với thị trường
xuất khẩu.
Hãy xem xét trường hợp các doanh nghiệp đặt trong Nội địa. Tình huống mà họ gặp
phải đối với thị trường nội địa (nước Nội địa) được miêu tả chính xác như trong hình 7.7, trừ
một điều rằng tất cả các quyết định đầu ra như giá, sản lượng đầu ra và lợi nhuận, chỉ liên
quan tới thị trường nội địa.1 Bây giờ hãy xem xét các quyết định của doanh nghiệp 1 và 2 (với
chi phí cận biên c1 và c2) đối với thị trường xuất khẩu Nước ngoài. Họ sẽ phải đối mặt với
cùng một đường cầu ở Nước ngoài giống như trường hợp đối với Nội địa (nhớ lại rằng chúng
ta đã giả sử hai quốc gia giống hệt nhau). Điểm khác biệt duy nhất là chi phí cận biên của các

1
Số lượng doanh nghiệp n là tổng số doanh nghiệp bán ở thị trường Nội địa. (bao gồm cả những doanh nghiệp
đặt tại Nội địa và các doanh nghiệp đặt tại Nước ngoài nhưng xuất khẩu sang Nội địa). P : Giá cả bình quân của
tất cả các doanh nghiệp bán hàng ở Nội địa.

109
doanh nghiệp tại thị trường xuất khẩu được dịch lên bởi chi phí thương mại “t”. Hình 7.9 mô
tả tình huống của hai hãng tại hai thị trường.
Những tác động của chi phí thương mại lên các quyết định tại thị trường xuất khẩu của
các doanh nghiệp là gì? Chúng ta nhớ rằng trong phân tích trước, chi phí cận biên cao hơn
buộc doanh nghiệp phải tăng giá bán, dẫn tới giảm sản lượng bán được và giảm lợi nhuận.
Chúng ta cũng biết rằng nếu chi phí cận biên tăng vượt quá ngưỡng c *, một doanh nghiệp sẽ
không thể hoạt động có lời trong thị trường đó được.

Chi phí (C); giá (P) Chi phí (C); giá (P)

c2 + t
c*
c*
MC2
c2 c2

c1 + t

c1 MC1 c1

D D

Số lượng (Q) Số lượng (Q)


(a) Thị trường trong (b) Thị trường xuất
nước (Nội địa) khẩu (Nước ngoài)

Hình7.9. Các quyết định xuất khẩu và chi phí thương mại
a) Doanh nghiệp 1 và 2 cùng sản xuất tại thị trường Nội địa của mình.
b) Chỉ doanh nghiệp 1 lựa chọn xuất khẩu tới thị trường Nước ngoài. Doanh nghiệp 2
không xuất khẩu bởi chi phí thương mại t khiến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp này
không sinh lời.
Doanh nghiệp 2 có thể hoạt động sinh lời tại thị trường nội địa của mình bởi chi phí ở
đây thấp hơn ngưỡng giới hạn:(c2 ≤ c*). Tuy nhiên doanh nghiệp này không thể kiếm lời từ thị
trường xuất khẩu bởi chi phí ở đây cao hơn ngưỡng giới hạn (c2 + t ≥ c*). Mặt khác, doanh
nghiệp 1 có chi phí thấp hơn đủ để giúp doanh nghiệp này kiếm lời từ cả hai thị trường: (c 1 + t
≤ c*). Chúng ta có thể mở rộng dự báo này đối với tất cả các doanh nghiệp dựa trên chi phí
cận biên ci. Các doanh nghiệp có chi phí thấp nhất (ci ≤ c* - t). sẽ xuất khẩu, các doanh nghiệp
có chi phí cao hơn (c* - t ≤ ci ≤ c*) vẫn tiếp tục sản xuất hàng bán cho thị trường Nội địa của
mình nhưng không xuất khẩu; các doanh nghiệp có chi phí cao nhất với c i ≥ c* không thể hoạt
động sinh lời ở bất cứ thị trường nào và do vậy buộc phải rời khỏi ngành. Chúng ta vừa mới
thấy việc mô hình hóa chi phí thương mại mang tới hai dự báo quan trọng cho mô hình cạnh
tranh động quyền và thương mại. Các chi phí này giải thích tại sao chỉ một bộ phận nhỏ các
doanh nghiệp xuất khẩu, và cũng giải thích tại sao bộ phận này chủ yếu bao gồm các doanh
nghiệp có năng suất cao hơn và quy mô tương đối lớn hơn (những doanh nghiệp có chi phí
cận biên thấp ci). Các phân tích thực chứng cho các quyết định xuất khẩu của các doanh

110
nghiệp tại nhiều quốc gia đã cung cấp nhiều dẫn chứng ủng hộ cho phán đoán này, rằng các
doanh nghiệp xuất khẩu thường có quy mô lớn hơn và năng suất hơn so với các doanh nghiệp
cùng ngành không thực hiện xuất khẩu. Tại Mỹ trong một ngành sản xuất điển hình, một
doanh nghiệp xuất khẩu bình quân thường có quy mô lớn hơn hai lần hãng không xuất khẩu.
Doanh nghiệp xuất khẩu bình quân cũng sản xuất trội hơn 11$ giá trị gia tăng (đầu ra trừ đầu
vào) đối với mỗi công nhân so với mức bình quân của doanh nghiệp không xuất khẩu. Những
sự khác biệt này giữa doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp không xuất khẩu thậm chí còn
lớn hơn tại nhiều nước châu Âu.1
7.5. Phá giá
Việc thêm chi phí thương mại vào mô hình cạnh tranh độc quyền của chúng ta cũng
đưa ra thêm một khía cạnh khác của thực tế: Bởi các thị trường không còn hội nhập hoàn hảo,
các doanh nghiệp lựa chọn các mức giá bán khác nhau cho các thị trường khác nhau. Chi phí
thương mại cũng ảnh hưởng tới phản ứng của doanh nghiệp với cạnh tranh trong thị trường.
Nhớ lại rằng một doanh nghiệp với chi phí cận biên cao hơn sẽ lựa chọn mức chênh lệch (giá
với chi phí cận biên) thấp hơn (doanh nghiệp này phải đối mặt với cạnh tranh khốc liệt hơn
bởi thị phần thấp). Điều này nghĩa là một doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phản ứng với chi phí
thương mại bằng cách hạ thấp mức chênh lệch giá trên ở thị trường xuất khẩu.
Xem xét trường hợp doanh nghiệp 1 trong hình 7-9. Doanh nghiệp này phải đối mặt
với chi phí cận biên (c1 + t) cao hơn tại thị trường Nước ngoài. Gọi PD1 và PX1 tương ứng là
giá của doanh nghiệp 1 yết giá thị trường nội địa (Nội địa) và thị trường xuất khẩu (Nước
ngoài). Doanh nghiệp 1 ấn định mức chênh lệch giá PX1 -(c1 + t) trên thị trường xuất khẩu là
thấp hơn so với mức chênh lệch giá (PD1 – c1) ở thị trường nội địa. Điều này hàm ý rằng P X1 –
t < PD1 ,và doanh nghiệp 1 sẽ yết giá tại thị trường xuất khẩu thấp hơn giá nội địa.
Hành động này được coi là hành động bán phá giá của doanh nghiệp 1, và theo hầu
hết các quốc gia, đây là một hành động không công bằng trong thương mại. Bất cứ các doanh
nghiệp tại Nước ngoài nào cũng có thể kiện cáo với cơ quan chức năng địa phương (tại Mỹ,
đó là Phòng thương mại và Ủy ban thương mại quốc tế là các cơ quan liên quan) và yêu cầu
phải có sự trừng phát đối với doanh nghiệp 1. Doanh nghiệp 1 sẽ phải chịu thuế chống bán
phá giá và phần chênh lệch giá giữa PX1 – t và PD1 sẽ phải thu hẹp lại.2
7.6. Các công ty đa quốc gia và thuê bên ngoài
Khi nào thì một doanh nghiệp được gọi là công ty đa quốc gia? Theo thống kê của Mỹ,
một công ty Mỹ được coi là được kiểm soát bởi nước ngoài, và do vậy là chi nhánh thuộc một
công ty đa quốc gia, nếu có đủ 10% hoặc nhiều hơn cổ phiếu mà công ty nước ngoài nắm giữ;
ý tưởng ở đây là chỉ cần 10% đủ để kiểm soát hiệu quả. Tương tự, một công ty đặt tại Mỹ
1
Xem thêm A. B. Bernard, J. B. Jensen, S. J. Redding, and P.K. Schott, “Firms in International Trade”, Journal
of Economic Perspectives 21 (Summer 2007), pp. 105-130; and Thierry Mayer and Gianmarco I. P. Ottaviano,
“The Happy Few: The Internationalisation of European Firms: New Facts Based on Firm-Level Evidence,”
Intereconomics 43 (May/June 2008), pp. 135-148.
2
được gọi là giá xuất xưởng của doanh nghiệp 1 đối với thị trường xuất khẩu (giá khi xuất xưởng trước
khi chi phí thương mại bị tính vào). Nếu doanh nghiệp 1 chịu chi phí vận tải và phân phối hàng trong thị trường
nội địa, thì các chi phí này sẽ được khấu trừ từ giá bán nội địa để thu được giá xuất xưởng ban đầu của thị
trường nội địa. Thuế chống bán phá giá dựa trên sự chênh lệch giữa giá xuất xưởng của doanh nghiệp trong thị
trường nội địa và thị trường xuất khẩu.

111
được coi là công ty đa quốc gia nếu nó sở hữu hơn 10% cổ phiếu của một công ty nước ngoài.
Công ty kiểm soát (sở hữu) được gọi là công ty mẹ đa quốc gia, trong khi đó các công ty bị
kiểm soát được gọi là các chi nhánh đa quốc gia.
Khi một doanh nghiệp của Mỹ mua hơn 10% cổ phần của một công ty nước ngoài,
hoặc khi một doanh nghiệp của Mỹ xây dựng chi nhánh sản xuất mới ở nước ngoài, phần đầu
tư đó được gọi là đầu tư trực tiếp của Mỹ ra nước ngoài - FDI outflows. Đầu tư xây dựng chi
nhánh mới được gọi là Greenfield FDI - Đầu tư mới, trong khi đó nếu chỉ đầu tư mua cổ
phần, phần đầu tư đó được gọi là Brownfield FDI (hay còn gọi là mua bán sáp nhập qua biên
giới). Ngược lại, những khoản đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài vào các đơn vị sản
xuất tại Mỹ được gọi là Đầu tư trực tiếp vào Mỹ - FDI inflows. Chúng ta sẽ mô tả các trạng
thái đầu tư FDI trên thế giới trong tình huống ngay sau đây. Hiện tại, chúng ta sẽ tập trung
vào các quyết định của một doanh nghiệp để trở thành một công ty mẹ đa quốc gia.
Hình 7.10 mô tả tăng trưởng quy mô của các dòng vốn FDI trên thế giới trong 30 năm
gần đây. Đầu tiên chúng ta sẽ xem xét mô thức cho thế giới, nơi mà FDI phải cân bằng: FDI
chảy vào cân bằng với FDI chảy ra. Chúng ta thấy rằng đã có một sự gia tăng lớn các hoạt
động đa quốc gia ở khoảng nửa sau những năm 1990, khi mà các dòng FDI thế giới tăng hơn
năm lần, và một lần nữa xảy ra vào đầu những năm 2000. Chúng ta cũng thấy rằng tốc độ tăng
trưởng FDI không đồng đều, với những đỉnh tăng và đáy có sự khác biệt lớn. Những đỉnh và
đáy này có tương quan với những biến động trên các thị trường chứng khoán thế giới (chủ yếu
là những biến động trên thị trường chứng khoán Mỹ). Sự sụp đổ tài chính năm 2000 (bong
bóng dot-com vỡ ra) và cuộc khủng hoảng gần đây nhất khủng hoảng tài chính Mỹ 2007-2009
cũng tạo ra những bất thường đối với các dòng FDI thế giới. Hầu hết các dòng FDI có liên
quan tới mua bán sáp nhập qua biên giới, trong đó đầu tư mới – greenfield FDI thường duy
trì ở mức ổn định. Ví dụ, British Virgin Islands sẽ không nằm trong danh sách 25 quốc gia
đứng đầu nếu quốc gia này không phải là nước có mức thuế thu nhập thấp. Các hãng tại đây
tham gia vào FDI chủ yếu là các công ty nước ngoài: Họ thành lập công ty tại British Virgin
Islands nhưng lại có các hoạt động sản xuất kinh doanh ở những nơi khác trên thế giới. Các
dòng FDI không phải là cách duy nhất để đo lường sự hiện hữu của các công ty đa quốc gia
trong nền kinh tế thế giới. Các cách đo lường khác dựa vào các hoạt động kinh tế, ví dụ như
doanh thu, giá trị gia tăng (doanh số trừ đi chi phí hàng hóa trung gian) và việc làm. Nhìn vào
phân phối FDI chảy vào giữa các nhóm nước, chúng ta thấy các nước phát triển là những
nước nhận FDI chảy vào lớn nhất. Tuy nhiên chúng ta cũng thấy những dòng vốn này dao
động rất mạnh (FDI liên quan tới mua bán sáp nhập được tập trung tại đây) so với FDI chảy
vào các nước đang phát triển và đang chuyển đổi (các nền kinh tế ở Trung và Đông Âu trước
đây từng là một phần của Liên Bang Nga hoặc Yugoslavia). Cuối cùng, chúng ta có thể thấy
rằng có một sự mở rộng về tỉ lệ FDI chảy vào các nước đang phát triển và đang chuyển đổi.
Tỷ lệ này lên tới ½ vào năm 2009, sau những sự suy giảm vốn FDI chảy vào các nước phát
triển gần đây.

112
Dòng FDI vào
(tỷ USD)

Các nền kinh


tế phát triển

Các nền kinh tế chuyển đổi

Các nền kinh tế


đang phát triển

Hình7.10. Dòng chảy vào của Vốn đầu tư trực tiếp,


1980-2009 (tỷ đô-la)
Nguồn: UNCTAD, World Investment Report, 2010.
Hình 7.11 đưa ra danh sách 25 quốc gia đứng đầu có các doanh nghiệp tham gia vào
đầu tư trực tiếp với dòng vốn chảy ra. Bởi những dòng vốn này dao động rất mạnh, đặc biệt là
với cu ộc khủng hoảng gần đây nhất, việc tính toán những dòng vốn này đã được bình quân
hóa trong 3 năm gần nhất. Chúng ta có thể thấy vốn FDI chảy ra vẫn đang được chiếm lĩnh
chủ yếu bởi các nền kinh tế phát triển; nhưng chúng ta cũng thấy các quốc gia đang phát triển
lớn, đáng chú ý nhất là Trung Quốc (bao gồm Hong Kong) đang đóng vai trò ngày càng quan
trọng. Thực tế cho thấy, phân khúc FDI tăng trưởng nhanh nhất là những dòng vốn chảy từ
các nước đang phát triển vào các nước đang phát triển khác. Các công ty đa quốc gia ở cả
Trung Quốc và Ấn Độ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong loại vốn FDI tương đối mới này.
Chúng ta cũng thấy rằng các chính sách thuế quốc tế có thể định hình vị trí của FDI. Ví dụ,
British Virgin Islands sẽ không nằm trong danh sách 25 quốc gia đứng đầu nếu quốc gia này
không phải là nước có mức thuế thu nhập thấp. Các hãng tại đây tham gia vào FDI chủ yếu là
các công ty nước ngoài: Họ thành lập công ty tại British Virgin Islands nhưng lại có các hoạt
động sản xuất kinh doanh ở những nơi khác trên thế giới. Các dòng FDI không phải là cách
duy nhất để đo lường sự hiện hữu của các công ty đa quốc gia trong nền kinh tế thế giới. Các
cách đo lường khác dựa vào các hoạt động kinh tế, ví dụ như doanh thu, giá trị gia tăng
(doanh số trừ đi chi phí hàng hóa trung gian) và việc làm.
Doanh số của các chi nhánh có vốn FDI thường được sử dụng để làm tiêu chuẩn đo
lường hoạt động kinh doanh đa quốc gia. Nó cung cấp tiêu chuẩn liên quan khi so sánh các
hoạt động của các công ty đa quốc gia với khối lượng xuất khẩu. Tuy nhiên, doanh số của các
công ty đa quốc gia cũng thường được so sánh với GDP, ví dụ, các công ty đa quốc gia lớn
với doanh số cao hơn mức GDP của nhiều nước trên thế giới. Đối với thế giới trong năm
2000, tổng doanh số của các công ty đa quốc gia lớn nhất (top 200) chiếm tới 27% tổng GDP
toàn thế giới.

113
Dòng FDI ra
(tỷ USD)

Hàn Quốc
Mỹ
Vương quốc Anh

Tây Ban Nha


Bỉ

Italia
Nhật

Canada

LB Nga
Thụy Sỹ
Đức
Pháp

Trung Quốc

Luxembua
Hungari

Hà Lan
Thụy Điển

Na Uy

Ailen
Ấn Độ
Đan Mạch
Hồng Kong

Úc
Áo
Đảo quốc Virgin

Nguồn: UNCTAD, World Investment Report, 2010.


Hình 7.11. Vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của nhóm 25 nước đứng đầu,
mức trung bình năm từ 2007-2009 (tỉ $)
Tuy nhiên đáng chú ý là, sự so sánh này thường dẫn tới sai lầm và kết luận sai về mức
độ ảnh hưởng của các công ty đa quốc gia, bởi GDP của một nước được đo lường bởi giá trị
gia tăng: Các hàng hóa trung gian được sử dụng trong công đoạn sản xuất cuối không được
phép tính hai lần trong cách tính GDP này. Mặt khác, hàng hóa trung gian mà một công ty đa
quốc gia bán cho công ty khác được tính hai lần vào tổng doanh số của công ty đa quốc gia đó
(một lần đối với doanh số của công ty sản xuất hàng hóa trung gian, và lần thứ hai như là một
phần của giá trị cuối cùng của hàng hóa được bán bởi người tiêu dùng hàng trung gian đó).
Kết quả là, so sánh hợp lý giữa công ty đa quốc gia và GDP cần phải dựa trên giá trị gia tăng.
Bằng cách tính này, giá trị gia tăng được tạo ra bởi các công ty đa quốc gia lớn nhất chiếm
4.3% tổng GDP cả thế giới trong năm 2000. Đây vẫn là một con số lớn, nhưng không quá lớn
như con số 27%.
Tại sao một doanh nghiệp lại lựa chọn mở chi nhánh ở nước ngoài? Câu trả lời, một
phần phụ thuộc vào hoạt động sản xuất mà chi nhánh thực hiện. Những hoạt động này rơi vào
hai nhóm chính (1) các chi nhánh lặp lại quy trình sản xuất (quy trình mà công ty mẹ cũng
thực hiện tại nước chủ nhà) tại một nơi khác trên thế giới và (2) chuỗi sản xuất bị chia ra, các
công đoạn của quy trình sản xuất được nối tiếp nhau qua các địa điểm của các chi nhánh. Việc
đầu tư vào các chi nhánh thuộc nhóm thứ nhất được gọi là FDI theo chiều ngang. Đầu tư vào
các chi nhánh theo nhóm thứ hai được gọi là FDI theo chiều dọc.1

1
Trong thực tế, những khác biệt giữa FDI theo chiều dọc và chiều ngang có thể khá mờ nhạt. Nhiều công ty đa
quốc gia lớn hoạt động với mạng lưới các chi nhánh rộng khắp, lặp lại một phần của quy trình sản xuất nhưng
cũng kết nối theo chiều dọc với các chi nhánh khác trong mạng lưới của công ty mẹ. Người ta gọi dạng FDI này
là FDI hỗn hợp.

114
FDI theo chiều dọc chủ yếu hình thành bởi sự khác biệt về chi phí sản xuất giữa các
quốc gia (mỗi công đoạn của quy trình sản xuất có thể được thực hiện ở một địa điểm khác
nhau). Điều gì tạo ra những sự khác biệt về chi phí giữa các quốc gia? Đây là những gì chúng
ta rút ra từ lý thuyết lợi thế so sánh được phát triển từ Chương 2 đến Chương 5. Ví dụ, Intel
(nhà sản xuất chip máy tính lớn nhất thế giới) chia quy trình sản xuất chip ra làm các công
đoạn: chế tạo tấm wafer, lắp ráp và thử nghiệm. Chế tạo tấm vi mạch wafer và những nghiên
cứu phát triển liên quan cần kinh nghiệm nhiều, do vậy Intel vẫn thực hiện những hoạt động
này tại Mỹ, Ireland và Israel (những nơi có nhiều lao động kỹ thuật cao). Mặt khác, lắp ráp và
thử nghiệm chip cần nhiều lao động giá rẻ, và Intel đã chuyển những công đoạn này sang các
nước có lợi thế về nhân công, ví dụ như Malaysia, Phillippines, và gần đây là Costa Rica và
Trung Quốc. Loại hình FDI theo chiều dọc này là loại hình phát triển nhanh nhất, và đứng sau
đó là những dòng vốn FDI chảy vào các quốc gia đang phát triển (Hình 7.11).
Trái lại với vốn FDI theo chiều dọc, FDI theo chiều ngang chủ yếu chảy qua giữa các
quốc gia phát triển; trong đó cả công ty mẹ và chi nhánh đều đặt tại các nước phát triển. Lý do
chính hình thành nên loại hình FDI này là để đặt các đơn vị sản xuất gần các khu vực khách
hàng lớn của doanh nghiệp. Do vậy, chi phí thương mại và vận tại đóng vai trò then chốt
nhiều hơn là sự khác biệt về chi phí sản xuất đối với quyết định đầu tư dạng này. Hãy xem xét
ví dụ của Toyota, nhà sản xuất phương tiện gắn máy lớn nhất thế giới (ít nhất là tại thời điểm
viết). Đầu những năm 1980, Toyota đã sản xuất hầu hết các sản phẩm xe hơi và xe tải tại Nhật
và sau đó xuất khẩu tới các thị thị trường khác trên thế giới, chủ yếu là tại Bắc Mỹ và Châu
Âu. Chi phí thương mại cao đối với thị trường này (phần lớn là do những hạn chế về thương
mại, xem thêm tại Chương 9) và sự gia tăng mức độ cầu ở đây khiến Toyota mở rộng quá
trình sản xuất chậm ra nước ngoài. Đến năm 2009, Toyota đã sản xuất trên 50% trong hệ
thống xe hơi ra nước ngoài. Toyota đã lặp lại quy trình sản xuất của mình ở dòng xe hơi nổi
tiếng nhất, Corolla, tại các nhà máy lắp ráp tại Nhật, Canada, Mỹ, Anh và Thổ Nhĩ Kỳ: Đây là
một ví dụ điển hình về FDI theo chiều ngang.
7.6.1. Quyết định của doanh nghiệp liên quan đến đầu tư trực tiếp
Bây giờ chúng ta sẽ xem xét chi tiết các quyết định của doanh nghiệp liên quan tới
FDI theo chiều ngang. Chúng ta đã đề cập đến một động cơ chính là chi phí thương mại cao
liên quan tới hoạt động xuất khẩu, dẫn tới xu hướng đặt khu vực sản xuất gần với khách hàng.
Mặt khác, cũng có hiệu suất tăng dần theo quy mô trong sản xuất. Tuy nhiên, sẽ không có
hiệu quả về chi phí khi lặp lại quy trình sản xuất quá nhiều lần hoặc vận hành các cơ sở sản
xuất quá ít sản lượng để tận dụng hiệu suất tăng dần này. Điều này được gọi là đánh đổi giữa
sản xuất tập trung và sự tiếp cận với khách hàng -proximity-concentration trade-off đối với
đầu tư trực tiếp FDI. Thực chứng về việc mở rộng FDI theo lĩnh vực khẳng định chắc chắn sự
liên quan của việc đánh đổi này: hoạt động FDI được tập trong các lĩnh vực với chi phí
thương mại cao (ví dụ ngành công nghiệp xe hơi); tuy nhiên, khi hiệu suất tăng dần theo quy
mô trở nên quan trọng và quy mô trung bình của các nhà máy lớn, khối lượng xuất khẩu liên
quan tới FDI sẽ gia tăng.

115
Các dẫn chứng thực tế cũng cho thấy có một mô thức đang gia tăng đối với FDI tại cấp
độ doanh nghiệp trong các ngành: Các công ty đa quốc gia có xu hướng trở nên lớn hơn nhiều
và năng suất cao hơn các công ty không phải đa quốc gia trong cùng một nước. Thậm chí
ngay khi so sánh các công ty đa quốc gia với nhóm các công ty xuất khẩu trong cùng một
nước, dễ thấy công ty đa quốc gia lớn hơn về cả quy mô và năng suất. Chúng ta sẽ trở lại với
mô hình cạnh tranh độc quyền trong thương mại để phân tích việc các doanh nghiệp phản ứng
khác nhau ra sao trước sự đánh đổi giữa sự sản xuất tập trung với sự tiếp cận khách hàng liên
quan tới quyết định đầu tư trực tiếp FDI.
Quyết định FDI theo chiều ngang
Sự đánh đổi về sự tiếp cận khách hàng - proximity trade-off phù hợp như thế nào trong
mô hình các quyết định xuất khẩu của doanh nghiệp được mô tả trong hình 7-9 (trang 177)?
Tại đó, nếu một doanh nghiệp muốn tiếp cận khách hàng của mình tại Nước ngoài, doanh
nghiệp này chỉ có 1 khả năng: xuất khẩu, và chịu chi phí thương mại t trên mỗi đơn vị hàng
xuất khẩu. Bây giờ chúng ta cùng xem xét lựa chọn trở thành một công ty đa quốc gia thông
qua FDI theo chiều ngang: Một doanh nghiệp có thể tránh được chi phí thương mại t bằng
việc xây dựng cơ sở sản xuất tại Nước ngoài. Tất nhiên, việc xây dựng sẽ tốn kém, và phát
sinh chi phí cố định F đối với chi nhánh ở nước ngoài. (Tuy nhiên chú ý rằng, chi phí cố định
thêm vào này không nhất thiết phải bằng với chi phí xây dựng cơ sở sản xuất gốc ở Nội địa;
các đặc điểm riêng biệt của mỗi quốc gia sẽ quyết định chi phí này). Để đơn giản hóa, tiếp tục
giả sử rằng Nội địa và Nước ngoài là tương đồng với nhau để doanh nghiệp này có thể sản
xuất mỗi đơn vị đầu ra tại cùng mức chi phí cận biên. (Nhớ rằng FDI theo chiều ngang hầu
hết liên quan tới các quốc gia phát triển với giá yếu tố sản xuất giống nhau).
Hoạt động xuất khẩu so với hoạt động FDI của doanh nghiệp sẽ liên quan tới sự đánh
đổi giữa chi phí xuất khẩu trên mỗi sản phẩm t và chi phí cố định F của việc xây dựng thêm
nhà máy sản xuất. Bất cứ sự đánh đổi nào giữa chi phí đơn vị và chi phí cố định đều chung
quy là quy mô. Nếu doanh nghiệp bán Q đơn vị tại thị trường nước ngoài, tổng chi phí thương
mại đối với việc xuất khẩu là Q*t; chi phí này cần được xem xét với chi phí cố định F. Nếu
Q>F/t, việc xuất khẩu trở nên đắt hơn, và FDI là lựa chọn tối đa hóa lợi nhuận.
Điều này hàm ý tới quy mô tối đa cho FDI. Quy mô tối đa này liên quan tới sự đánh
đổi giữa sản xuất tập trung với tiếp cận khách hàng - proximity-concentration trade-off: Nếu
chi phí thương mại tăng và chi phí sản xuất cố định giảm, cả hai nhân tố này đều có tác động
làm giảm quy mô tối đa của FDI. Tuy nhiên, quy mô của doanh nghiệp phụ thuộc vào khả
năng hoạt động của hãng. Một doanh nghiệp với chi phí ci đủ thấp sẽ muốn bán nhiều sản
lượng Q hơn cho khách hàng nước ngoài. Cách tiết kiệm chi phí hiệu quả nhất là xây dựng chi
nhánh ở nước ngoài và trở thành công ty đa quốc gia. Một vài doanh nghiệp với các mức chi
phí trung bình vẫn muốn phục vụ khách hàng Nước ngoài, tuy nhiên họ hướng tới doanh số Q
đủ thấp để việc xuất khẩu có thể trở thành phương thức tiết kiệm chi phí hiệu quả nhất để tiếp
cận nhóm khách hàng này hơn là FDI.

116
Quyết định FDI theo chiều dọc
Quyết định của một doanh nghiệp về việc phá vỡ chuỗi sản xuất của mình và chuyển
các công đoạn của chuỗi sang chi nhánh nước ngoài cũng liên quan tới sự đánh đổi giữa chi
phí đơn vị và chi phí cố định - do vậy quy mô hoạt động của doanh nghiệp sẽ một lần nữa trở
thành yếu tố quan trọng để đưa ra quyết định. Đối với FDI theo chiều dọc, việc tiết kiệm chi
phí không còn thực sự liên quan tới chi phí vận chuyển qua biên giới mà là sự khác biệt về chi
phí sản xuất đối với những công đoạn được di chuyển thuộc chuỗi sản xuất. Như chúng ta đã
thảo luận trước đây, những sự khác biệt về chi phí này phát sinh chủ yếu từ động lực trong lợi
thế cạnh tranh.
Chúng ta sẽ không thảo luận thêm về những khác biệt chi phí này ở đây, nhưng tốt hơn
là hãy hỏi tại sao - với những khác biệt về chi phí này - tất cả các doanh nghiệp không lựa
chọn vận hành các chi nhánh của mình ở các quốc gia với chi phí nhân công rẻ đối với các
hoạt động thâm dụng yếu tố lao động và có thể thực hiện ở một địa điểm khác. Lý do là bởi,
cũng như đối với FDI theo chiều ngang, FDI theo chiều dọc cần một lượng đầu tư về chi phí
cố định lớn cho các chi nhánh nước ngoài ở quốc gia có các đặc điểm phù hợp.1
Một lần nữa, cũng giống như FDI theo chiều ngang, sẽ có quy mô tối đa FDI theo
chiều dọc (scale cutoff) - nó phụ thuộc vào những khác biệt về chi phí sản xuất, mặt khác là
chi phí cố định để vận hành chi nhánh ở nước ngoài. Chỉ những chi nhánh hoạt động với quy
mô trên mức quy mô tối đa này mới chọn thực hiện FDI theo chiều dọc.
7.6.2. Thuê bên ngoài - OUTSOURCING
Cho tới thời điểm này cuộc thảo luận của chúng ta về các công ty đa quốc gia đã bỏ
qua một động cơ quan trọng. Chúng ta đã thảo luận về nhân tố địa điểm - location motive
đối với các chi nhánh sản xuất dẫn tới sự hình thành các công ty đa quốc gia. Tuy nhiên,
chúng ta đã không thảo luận rằng tại sao công ty mẹ lại chọn sở hữu chi nhánh tại địa điểm đó
và hoạt động như một công ty đa quốc gia duy nhất. Hành động này được gọi là động cơ nội
bộ hóa - internationalization motive.
Thay vì thực hiện FDI theo chiều ngang, công ty mẹ có thể cấp phép cho một công ty
độc lập để sản xuất và bán sản phẩm của mình tại địa điểm tại nước ngoài; và thay vì thực
hiện FDI theo chiều dọc, công ty mẹ có thể ký hợp đồng với một công ty độc lập để thực hiện
những công đoạn cụ thể trong quy trình sản xuất tại địa điểm tại nước ngoài có lợi thế về chi
phí tốt nhất. Sự thay thế về FDI theo chiều dọc được gọi là thuê nước ngoài - foreign
outsourcing (đôi khi thường được gọi là thuê ngoài, bởi địa điểm nước ngoài đã được bao
hàm trong thuật ngữ).
Offshoring là việc di dời các công đoạn của chuỗi sản xuất ra nước ngoài và nhóm
giữa thuê ngoài và FDI theo chiều dọc với nhau. Offshoring phát triển mạnh trong suốt thập
kỷ trước và trở thành một trong những yếu tố thúc đẩy gia tăng thương mại dịch vụ toàn cầu
(ví dụ như dịch vụ viễn thông và kinh doanh); trong sản xuất chế tạo, việc giao thương các
hàng hóa trung gian chiếm 40% thương mại toàn cầu năm 2008. Khi hàng hóa trung gian
1
Rõ ràng, giá yếu tố sản xuất ví dụ như giá nhân công đóng vai trò quan trọng, nhưng với các đặc tính khác, ví
dụ như cơ sở hạ tầng giao thông công cộng, tính pháp lý và các chính sách thuế/điều tiết khác đối với công ty đa
quốc gia, cũng không kém phần quan trọng.

117
được sản xuất trong mạng lưới các chi nhánh của các công ty đa quốc gia, việc vận chuyển
hàng hóa trung gian này được phân loại thành thương mại nội bộ hãng - intra-firm trade.
Thương mại nội bộ hãng chiếm gần 1/3 tổng giao thương cả thế giới và trên 40% tổng giao
thương của Mỹ.
Những yếu tố then chốt nào tác động đến quyết định nội bộ hóa (internationalization
choice)? Việc nắm trong tay công nghệ độc quyền của doanh nghiệp tạo ra lợi thế rõ ràng cho
việc nội bộ hóa. Cấp phép (licensing) cho một doanh nghiệp khác để thực hiện toàn bộ quy
trình sản xuất tại một địa điểm khác (thay cho thực hiện FDI theo chiều ngang) thường liên
quan tới rủi ro lớn về mất đi những công nghệ độc quyền đó. Mặt khác, không có một lý do rõ
ràng nào cho việc tại sao một doanh nghiệp độc lập cần có khả năng sao chép quy trình sản
xuất với mức chi phí thấp hơn công ty mẹ. Điều này tạo cho việc nội bộ hóa lợi thế lớn, do
vậy FDI theo chiều ngang thường được ưa thích hơn là việc thay thế bằng cấp phép công nghệ
để sao chép quy trình sản xuất.
Sự đánh đổi giữa thuê ngoài và FDI theo chiều dọc ít rõ rệt hơn. Có nhiều lý do tại sao
một doanh nghiệp độc lập cần sản xuất một vài công đoạn trong quy trình sản xuất với chi phí
thấp hơn công ty mẹ (ở cùng địa điểm). Trước hết, một doanh nghiệp độc lập có thể chuyên
môn hóa vào một công đoạn nhất định trong quy trình sản xuất. Kết quả là, điều này tạo ra lợi
thế theo quy mô nếu doanh nghiệp đó thực hiện những quy trình này cho nhiều công ty mẹ. 1
Những lý do khác chủ yếu xoay quanh việc nếu các cơ sở sản xuất thuộc quyền sở hữu địa
phương, việc liên kết và điều hành cơ sở sản xuất sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn.
Nhưng nội bộ hóa cũng tạo ra lợi ích cho chính mình khi một doanh nghiệp và nhà
cung cấp những đầu vào thiết yếu cho công tác sản xuất của mình liên kết theo chiều dọc: Điều
này tránh (hoặc ít nhất sẽ hạn chế) khả năng tranh chấp gây thiệt hại của việc thương lượng lại
sau khi hợp đồng đầu tiên được thông qua. Những mâu thuẫn như vậy nảy sinh liên quan đến
nhiều khía cạnh của yếu tố đầu vào không được nêu cụ thể trong các điều khoản pháp lý tại
hợp đồng đầu tiên. Điều này có thể dẫn tới đình trệ trong sản xuất đối với cả hai bên. Ví dụ,
bên mua vào có thể tuyên bố rằng chất lượng linh kiện không chính xác như đã cam kết và yêu
cầu phải giảm giá đầu vào. Bên cung cấp có thể tuyên bố rằng có những thay đổi từ phía người
mua dẫn tới việc gia tăng chi phí và yêu cầu giá cao hơn tại thời điểm giao hàng.
Phần nhiều tiến bộ đã được tạo ra trong những nghiên cứu gần đây để chính thức hóa
những đánh đổi này. Các nghiên cứu này giải thích cách mà quyết định nội bộ hóa quan trọng
này được đưa ra, bằng cách mô tả khi một doanh nghiệp lựa chọn liên kết với các nhà cung
cấp của mình thông qua FDI theo chiều dọc và khi doanh nghiệp này lựa chọn một mối quan
hệ hợp đồng độc lập với các nhà cung cấp ở nước ngoài. Sự phát triển những lý thuyết này
nằm ngoài phạm vi của cuốn giáo trình này; suy cho cùng, nhiều lý thuyết trong số này đã
nhấn mạnh vào những đánh đổi quan trọng giữa việc tiết kiệm chi phí sản xuất với chi phí cố
định của việc di dời một vài công đoạn của quy trình sản xuất ra nước ngoài.

1
Các công ty cung cấp hàng hóa và dịch vụ thuê ngoài mở rộng danh sách khách hàng của mình để chính mình
cũng trở thành công ty đa quốc gia. Họ chuyên môn hóa vào việc cung cấp một nhóm dịch vụ cụ thể (hoặc các
công đoạn của quy trình sản xuất), nhưng sao chép các công đoạn này nhiều lần để phục vụ các khách hàng của
mình trên toàn thế giới.

118
Việc mô tả loại hình doanh nghiệp nào sẽ lựa chọn offshore thay vì những lựa chọn
khác là nhạy cảm đối với những giả thiết của mô hình. Tuy nhiên, một trong những dự báo
thiết thực từ những mô hình này là lựa chọn offshore hay không offshoring (không phân chia
chuỗi sản xuất và chuyển một số công đoạn ra nước ngoài). So với không offshore, cả FDI
theo chiều dọc và thuê ngoài đều liên quan tới chi phí sản xuất thấp hơn kết hợp với chi phí cố
định cao hơn. Như chúng ta đã thấy, điều này hàm ý ngưỡng quy mô tối đa của doanh nghiệp
để lựa chọn ra quyết định về offshore. Do vậy, chỉ những doanh nghiệp lớn mới chọn thực
hiện offshoring và nhập khẩu một số yếu tố đầu vào trung gian của họ.
Kế hoạch phân loại doanh nghiệp về nhập khẩu các hàng hóa trung gian tương tự với
nội dung mà chúng ta đã mô tả về lựa chọn xuất khẩu: Chỉ những nhóm doanh nghiệp có năng
suất tương đối lớn hơn (chi phí thấp hơn) sẽ lựa chọn thực hiện offshore (nhập khẩu hàng hóa
trung gian) và xuất khẩu (tiếp cận khách hàng nước ngoài) - bởi đây là những doanh nghiệp
hoạt động với quy mô lớn một cách hiệu quả để chấp nhận đánh đổi liên quan tới chi phí cố
định lớn hơn và chi phí đơn vị thấp hơn (liên quan tới sản xuất hoặc thương mại).
Vậy trong thực tiễn, các doanh nghiệp thực hiện offshore và nhập khẩu hàng hóa trung
gian có nằm trong cùng nhóm các doanh nghiệp cũng xuất khẩu không? Câu trả lời là rõ ràng
là có. Đối với nước Mỹ vào năm 2000, 92% doanh nghiệp (tỷ trọng theo lao động) thực hiện
nhập khẩu hàng hóa trung gian cũng xuất khẩu. Những nhà nhập khẩu này do vậy cũng có
chung đặc tính với các nhà xuất khẩu Mỹ: Họ có quy mô lớn hơn và năng suất cao hơn so với
các doanh nghiệp của Mỹ không tham gia vào thương mại quốc tế.
7.6.3. Những hậu quả của các công ty đa quốc gia và thuê ngoài
Trong phần đầu của chương này, chúng ta đã nhắc tới lợi thế theo quy mô bên trong,
sự khác biệt sản phẩm và khác biệt về hiệu quả hoạt động giữa các doanh nghiệp để tạo ra các
kênh mới nhằm thu được lợi ích từ thương mại: gia tăng đa dạng về mẫu mã, và hiệu quả hoạt
động ngành cao hơn khi các doanh nghiệp làm dịch chuyển đường chi phí bình quân của mình
xuống và sản xuất được tập trung vào các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn. Vậy các tác động
tới phúc lợi của việc mở rộng sản xuất đa quốc gia và thuê ngoài là gì?
Chúng ta đã thấy các công ty đa quốc gia và các doanh nghiệp thuê ngoài tận dụng
được sự khác biệt về chi phí để dịch chuyển sản xuất (hoặc một phần) tới các khu vực khác
như thế nào. Thực chất, việc này rất tương đồng với việc di dời địa điểm sản xuất giữa các
lĩnh vực khi mở rộng thương mại. Như chúng ta đã thấy trong Chương 3 đến Chương 6, địa
điểm sản xuất sẽ được thay đổi để tận dụng sự khác biệt về chi phí được tạo ra bởi lợi thế
so sánh.
Từ đó, chúng ta có thể dự báo các tác động tới phúc lợi tương tự cho trường hợp các
công ty đa quốc gia và thuê ngoài: Việc di dời địa điểm sản xuất để tận dụng khác biệt về chi
phí dẫn đến việc thu được những lợi ích toàn diện về thương mại, nhưng cũng có thể dẫn đến
các hiệu ứng phân phối thu nhập - income distribution effects khiến nhiều người bị thiệt.
Chúng ta đã thảo luận về một hậu quả tiềm tàng trong dài hạn của thuê ngoài đối với bất bình
đằng thu nhập tại các nước phát triển trong Chương 5.

119
Tuy nhiên một vài các tác động hữu hình của các công ty đa quốc gia và thuê ngoài
xảy ra trong ngắn hạn, ví dụ như một số doanh nghiệp mở rộng việc làm trong khi một số
khác cắt giảm việc làm để chống đỡ lại quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra. Chúng ta đã đề
cập tại chương 3 rằng những thay đổi về việc làm bởi việc di dời các nhà máy ở nước ngoài
(cùng với việc đóng cửa nhà máy bởi cạnh tranh về nhập khẩu) chiếm tỷ lệ nhỏ (2,5%) trong
tổng sa thải lao động không tự nguyện tại Mỹ. Tuy nhiên, khi những động thái di dời nhà máy
như vậy xảy ra, chúng chắc chắn tạo ra những chi phí lớn đối với những người lao động chịu
ảnh hưởng. Như chúng ta đã thảo luận ở Chương 4, chính sách tốt nhất để đối phó với điều
này vẫn là việc cung cấp một mạng lưới an toàn đầy đủ cho những lao động bị mất việc mà
không phân biệt đối xử dựa trên các lực lượng kinh tế dẫn tới việc họ trở thành thất nghiệp
không tự nguyện. Các chính sách cản trở khả năng các doanh nghiệp di dời địa điểm sản xuất
và tận dụng sự khác biệt về chi phí có thể cản trở những chi phí ngắn hạn này đôi chút, nhưng
chắc chắn sẽ ngăn chặn sự tích lũy những lợi ích cho toàn bộ nền kinh tế trong dài hạn.

120
Tóm tắt chương
1. Thương mại không nhất thiết phải là bắt nguồn từ lợi thế so sánh. Thay vào đó, nó
có thể xuất phát từ lợi thế theo quy mô. Lợi thế theo quy mô có thể là bên ngoài (phụ thuộc
vào quy mô ngành) hoặc bên trong (phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp).
2. Lợi thế theo quy mô bên trong doanh nghiệp dẫn tới sự phá vỡ tính cạnh tranh hoàn
hảo. Các mô hình về cạnh tranh không hoàn hảo cần được sử dụng để phân tích kết quả của
lợi thế theo quy mô ở cấp độ doanh nghiệp. Một mô hình quan trọng trong số này là mô hình
cạnh tranh độc quyền.
3. Trong cạnh tranh độc quyền, một ngành bao gồm một số doanh nghiệp sản xuất các
sản phẩm có sự khác biệt. Những doanh nghiệp này hoạt động như những nhà độc quyền
trong phạm vi cung ứng sản phẩm của mình. Các doanh nghiệp mới gia nhập vào ngành cho
tới khi lợi nhuận độc quyền không còn nữa. Cân bằng thị trường chịu tác động bởi quy mô thị
trường: Thị trường lớn hơn hỗ trợ lượng lớn các doanh nghiệp hơn, và mỗi doanh nghiệp sẽ
có quy mô lớn hơn, do vậy chi phí bình quân sẽ giảm so với thị trường nhỏ.
4. Thương mại quốc tế cho phép tạo ra thị trường hội nhập lớn hơn các thị trường đơn
lẻ. Kết quả là, thị trường này có khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng với nhiều mẫu mã
hơn và giá cả thấp hơn. Loại hình thương mại phát sinh từ mô hình này được gọi là thương
mại nội ngành (intra-industry trade).
5. Khi các doanh nghiệp khác biệt với nhau về hiệu quả hoạt động thì hội nhập kinh tế
sẽ tạo ra kẻ thắng, người thua. Các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn (chi phí thấp hơn) sẽ
sống sót và mở rộng, trong khi các doanh nghiệp kém hiệu quả hơn (chi phí cao hơn) sẽ thu
hẹp. Những doanh nghiệp kém hiệu quả nhất sẽ bị buộc phải rời khỏi ngành.
6. Với sự tồn tại của chi phí thương mại, các thị trường không còn hội nhập một cách
hoàn hảo thông qua thương mại. Các doanh nghiệp có thể đặt các mức giá khác nhau giữa các
thị trường. Những mức giá này phản ánh chi phí thương mại cũng như mức độ cạnh tranh của
doanh nghiệp. Khi có các chi phí thương mại, chỉ một bộ phận các doanh nghiệp hoạt động
hiệu quả hơn mới lựa chọn xuất khẩu; các doanh nghiệp còn lại chỉ phục vụ khách hàng ở thị
trường nội địa.
7. Phá giá xuất hiện khi một doanh nghiệp yết giá bán hàng xuất khẩu thấp hơn so với
giá bán ở nội địa. Hậu quả của chi phí thương mại khiến các doanh nghiệp cảm thấy cạnh
tranh gia tăng tại thị trường xuất khẩu bởi vì các doanh nghiệp này có thị phần nhỏ hơn ở các
thị trường này. Điều này dẫn tới việc các doanh nghiệp buộc phải giảm chênh lệch giá với chi
phí cận biên đối với hàng bán ra tại đây so với thị trường nội địa; hành vi này được coi là
hành vi phá giá. Bán phá giá được coi là cạnh tranh không lành mạnh, nhưng nó lại phát sinh
tự nhiên trong mô hình cạnh tranh độc quyền có chi phí thương mại, tại đó các doanh nghiệp
ở cả hai nước đều có hành vi như nhau. Các chính sách chống bán phá giá thường được sử
dụng để phân biệt đối xử đối với các doanh nghiệp nước ngoài tại một thị trường và tạo ra các
rào cản thương mại.
8. Một số công ty đa quốc gia nhân rộng quy trình sản xuất của mình tại các chi nhánh
ở nước ngoài, gần với khu vực đông khách hàng. Hành động này được gọi là đầu tư trực tiếp

121
theo chiều ngang. Chiến lược thay thế là xuất khẩu tới thị trường đó thay vì vận hành một chi
nhánh ở nước ngoài tại thị trường đó. Việc đánh đổi giữa xuất khẩu và FDI liên quan tới chi
phí đơn vị thấp hơn đối với FDI (không có chi phí thương mại) nhưng lại gia tăng chi phí cố
định liên quan tới cơ sở tại nước ngoài. Chỉ những doanh nghiệp vận hành với quy mô đủ lớn
sẽ lựa chọn giải pháp FDI thay vì xuất khẩu.
9. Một số công ty đa quốc gia phân chia chuỗi sản xuất của mình thành nhiều công
đoạn và thực hiện chúng tại các chi nhánh ở nước ngoài. Hành động này được gọi là đầu tư
trực tiếp theo chiều dọc. Chiến lược thay thế là thuê một công ty độc lập ở nước ngoài thực
hiện các công đoạn của chuỗi sản xuất. Cả hai hình thức này đều được gọi chung là
offshoring. So với lựa chọn không offshoring, offshoring tạo ra chi phí sản xuất thấp hơn
nhưng phát sinh thêm chi phí cố định. Chỉ các doanh nghiệp hoạt động ở một mức quy mô đủ
lớn mới chọn thực hiện offshoring.
10. Các công ty đa quốc gia và các doanh nghiệp thuê ngoài một số công đoạn của
chuỗi sản xuất nhằm tận dụng sự khác biệt về chi phí giữa các địa điểm sản xuất. Điều này
tương tự như các mô hình về lợi thế so sánh tại đó sản xuất ở cấp độ ngành được quyết định
bởi những khác biệt về các chi phí tương đối giữa các quốc gia. Hậu quả về phúc lợi cũng
tương tự: Sẽ thu được lợi ích tổng hợp từ việc gia tăng sản xuất đa quốc gia và thuê ngoài, tuy
nhiên cũng có những thay đổi đối với việc phân phối lại thu nhập khiến nhiều người bị thiệt.

122
Các thuật ngữ cơ bản
Lợi thế theo quy mô bên trong Internal economies of scale
Cạnh tranh không hoàn hảo Imperfect competition
Độc quyền thuần túy Pure monopoly
Chi phí biên Marginal cost
Doanh thu biên Marginal revenue
Định giá bán cao hơn chi phí biên Markup over marginal cost
Độc quyền nhóm Oligopoly
Cạnh tranh độc quyền Monopolistic competition
Thương mại nội ngành Intra-industry trade
Phá giá Dumping
Đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign direct investment
FDI theo chiều ngang Horizontal FDI
FDI theo chiều dọc Vertical FDI
Thuê bên ngoài Foreign outsourcing
Động cơ nội bộ hóa Internalization motive

123
Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, doanh nghiệp định giá bán bằng với chi
phí biên. Tại sao doanh nghiệp không thể thực hiện điều này khi có lợi thế theo quy mô bên
trong?
Câu 2: Lợi thế theo quy mô bên trong và khác biệt hóa sản phẩm có vai trò như thế
nào đối với thương mại quốc tế và thương mại nội ngành.
Câu 3: Tại sao hội nhập kinh tế có thể dẫn tới kẻ thắng, người thua giữa các doanh
nghiệp trong cùng một ngành?
Câu 4: Tại sao các nhà kinh tế học cho rằng không nên coi “bán phá giá” như một
hành vi thương mại không công bằng và tại sao việc thực thi luật “chống bán phá” giá lại dẫn
đến chủ nghĩa bảo hộ?
Câu 5: Hãy lý giải cho hiện tượng những doanh nghiệp tham gia vào kinh tế toàn cầu
(những nhà xuất khẩu, các công ty thuê ngoài, công ty đa quốc gia) thường có quy mô lớn
hơn và hoạt động hiệu quả hơn những doanh nghiệp không tham gia vào thị trường quốc tế?
Câu 6: Tại sao các công ty đa quốc gia xuất hiện và động cơ nào để các công ty này
tiến hành đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa các quốc gia? Phân biệt FDI theo chiều ngang và
FDI theo chiều dọc.

124
Chương 8
CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI

Hầu hết các nhà kinh tế đều đồng tình với luận điểm cho rằng thương mại là rất quan
trọng đối với quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của các quốc gia. Các chính sách kinh
tế được thực hiện nhằm tối đa hóa phúc lợi quốc gia. Thước đo phúc lợi là giá trị hàng hóa và
dịch vụ được sản xuất và tiêu dùng tại quốc gia đó. Mở rộng thương mại nhằm hướng đến gia
tăng các phúc lợi kinh tế. Sự phát triển kinh tế này tuân thủ theo quy luật tối ưu Pareto. Trong
quá trình phát triển này sẽ có kẻ thắng người thua, tuy nhiên phần được của người thắng sẽ
lớn hơn phần mất của người thua. Nếu tính trung bình, tất cả nền kinh tế sẽ “được” nhiều hơn.
Tuy nhiên thực tế, mở rộng thương mại có xu hướng thúc đẩy cạnh tranh kinh tế và
trong cạnh tranh, chắc chắn sẽ có người được người mất. Nỗi đau và mất mát của kẻ “mất”
thường tập trung và dễ nhận thấy hơn, trong khi niềm vui của người “được” thường có tính
lan tỏa và nhẹ nhàng hơn. Do đó, thương mại quốc tế từ khi ra đời đến nay luôn gắn liền với
hai xu hướng tự do thương mại và bảo hộ thương mại.
Xu hướng tự do thương mại: Nhà nước áp dụng các biện pháp cần thiết để từng bước
giảm thiểu các trở ngại trong hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong quan hệ mậu dịch
quốc tế, nhằm tạo điều kiện ngày càng thuận lợi hơn cho việc phát triển các hoạt động thương
mại quốc tế cả về bề rộng và chiều sâu. Trước hết nhằm vào việc thực hiện chủ trương mở
rộng quy mô xuất khẩu, cũng như đạt tới những điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu.
Kết quả tự do hoá thương mại là phải đạt tới sự hài hoà giữa tăng cường xuất khẩu với nới
lỏng nhập khẩu.
Xu hướng bảo hộ mậu dịch do sự phát triển không đều và sự khác biệt trong điều
kiện tái sản xuất của các quốc gia, do chênh lệch về khả năng cạnh tranh giữa các công ty
trong và ngoài nước, do các yếu tố chính trị và xã hội, do lịch sử...
Xu hướng bảo hộ mậu dịch diễn ra từ khi thương mại quốc tế phát triển và ngày càng
được củng cố. Công cụ của bảo hộ là thuế quan, hành chính, kỹ thuật... Mục tiêu của bảo hộ
mậu dịch là bảo vệ thị trường trong nước trước sự xâm nhập ngày càng mạnh mẽ của luồng
hàng hoá nước ngoài, cũng tức là bảo vệ lợi ích quốc gia.
Hai xu hướng tự do thương mại và bảo hộ mậu dịch có tác động mạnh mẽ đến thương
mại quốc tế của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ. Hai xu hướng này đối ngược nhau, nhưng
không bài trừ nhau, mà trái lại lại thống nhất với nhau.
Một trong những công cụ phổ biến nhất của bảo hộ thương mại là thuế quan, sẽ được
xem xét và phân tích cụ thể ở phần tiếp theo.
8.1. Lý thuyết về thuế quan
8.1.1. Khái niệm và phân loại thuế quan
Thuế quan là thuế gián thu áp dụng đối với hàng hoá xuất nhập khẩu khi đi qua biên
giới hải quan một quốc gia.
Căn cứ vào bốn tiêu thức để phân loại thuế quan:
 Mục đích đánh thuế:
- Mục đích tăng thu ngân sách: thuế quan tài chính

125
- Mục đích bảo hộ thị trường nội địa: thuế quan bảo hộ
 Đối tượng đánh thuế:
- Đối với hàng hoá xuất khẩu: thuế quan xuất khẩu
- Đối với hàng hoá nhập khẩu: thuế quan nhập khẩu
- Đối với hàng hoá quá cảnh (là những hàng hoá khi đi qua cửa khẩu hải quan một
nước thứ ba): thuế quan quá cảnh
Trong ba loại thuế trên, thuế quan xuất khẩu và thuế quan quá cảnh thường là nhỏ, vì
vậy thuế quan thường được hiểu chủ yếu là thuế nhập khẩu.
 Mức thuế:
- Mức thuế quan ưu đãi (thấp nhất): áp dụng đối với các hàng hoá có xuất xứ từ các
nước có quan hệ đồng minh hoặc cam kết hưởng quy chế Tối huệ quốc (MFN - Most
Favourite Nation)
- Thuế quan thông thường: áp dụng đối với hàng hoá xuất nhập khẩu thông thường
theo biểu thức thuế quan riêng của từng nước
- Thuế quan tối đa: áp dụng đối với hàng hoá xuất nhập khẩu từ các nước có quan hệ
đối nghịch hoặc không cam kết hưởng quy chế Tối huệ quốc.
 Phương pháp tính thuế:
- Thuế theo giá trị hàng hoá: là thuế được qui định trong luật bằng tỷ lệ % nhất định
giá trị hàng hoá nhập khẩu hay xuất khẩu, nó có thể bao gồm chi phí vận chuyển hoặc không.
Ví dụ thuế theo giá trị là 10% và hàng hoá có giá trị là 100 $ thì phải trả một khoản thuế cho
chính phủ là 0,1 x 100$ = 10$
- Thuế theo số lượng: là thuế được qui định trong luật bằng một số tiền nhất định mỗi
đơn vị hàng nhập khẩu hay xuất khẩu. Ví dụ người nhập khẩu ôtô phải nộp cho chính phủ
1000$ cho mỗi ôtô nhập khẩu bất kể giá cả thanh toán.
- Thuế hỗn hợp: đó là hỗn hợp cả thuế theo giá trị và thuế theo số lượng. Ví dụ người
NK ôtô phải trả 1000$ cộng với 1% giá trị ôtô.
8.1.2. Phân tích cân bằng cục bộ về thuế quan đến quốc gia nhỏ
PV

L
Sd

E
25
15 A B C T

10 G H I J K SW

R Dd

M N F U
0 30 45 100 125 150 QV
Đồ thị 8.1. Phân tích cân bằng cục bộ của thuế
(nền kinh tế nhỏ và mở)

126
Thuế quan nhập khẩu làm tăng giá trong nước của hàng hoá có khả năng nhập khẩu.
Theo kết quả đó, sản lượng trong nước của ngành công nghiệp cạnh tranh với hàng nhập tăng
lên trong khi nhu cầu trong nước về hàng hoá có khả năng nhập khẩu giảm sút. Nhập khẩu
giảm do chênh lệch giữa tiêu dùng và sản xuất trong nước thu hẹp lại. Nhà nước thu được
thuế, thu nhập được phân phối lại từ người tiêu dùng sang người sản xuất.
Trước khi có thương mại, nền kinh tế nhỏ và mở, sản xuất và tiêu dùng tại điểm E với
giá cân bằng là 25$ và sản lượng cân bằng là 100 đơn vị vải.
Thương mại quốc tế mở ra với mức giá khi tự do thương mại là 10$, khi đó, quốc gia
này sẽ sản xuất tại mức sản lượng 30 đơn vị vải và tiêu dùng 150 đơn vị vải, vì vậy sản lượng
nhập khẩu từ thị trường quốc tế là 120 đơn vị vải.
Bây giờ giả sử rằng một thuế quan 5$ áp dụng cho 1 đơn vị vải nhập khẩu, làm tăng
giá nội địa của vải nhập khẩu lên 15$ cho mỗi đơn vị vải. Điều đó được minh họa bằng sự
dịch chuyển đường cung thế giới Sw lên trên bằng giá trị thuế, thể hiện bằng đường nằm
ngang T. Với điều kiện vải trong nước có thể thay thế hoàn toàn cho vải nước ngoài, người
sản xuất vải trong nước cũng có khả năng chi phí 15$ cho một đơn vị vải. Do đó giá trong
nước tăng lên 15$ cho cả vải trong nước và nước ngoài. Việc tăng giá đó dẫn đến những tác
động sau:
Tác động đến tiêu dùng: Những người tiêu dùng trong nước giảm tiêu dùng vải
xuống 125 đơn vị vải. Việc giảm 25 đơn vị vải, được biểu thị bằng đoạn nằm ngang JK, được
hiểu như tác động của thuế đến tiêu dùng.
Tác động đến sản xuất: Giá vải tăng cao làm tăng khả năng sinh lời đối với người
sản xuất vải dẫn đến tăng sản lượng vải lên 45 đơn vị vải (điểm B). Như vậy thuế quan đã thu
hút tài nguyên ở các lĩnh vực khác của nền kinh tế vào ngành vải được bảo hộ. Việc tăng 15
đơn vị vải, được minh họa bằng đoạn nằm ngang HI, được hiểu như tác động của thuế quan
đến sản xuất.
Tác động đến thương mại: Thuế quan làm nhập khẩu giảm xuống 80 đơn vị vải (biểu
thị bằng đoạn BC). Phần giảm trong nhập khẩu (từ 120 đơn vị vải xuống 80 đơn vị vải) bằng
phần tăng trong sản xuất trong nước (15 đơn vị vải) cộng phần giảm trong tiêu dùng trong
nước (25 đơn vị vải) và được hiểu như tác động đến thương mại của thuế.
Tác động đến doanh thu thuế: Sau khi áp dụng thuế, chính phủ thu được 400$ mỗi
năm (5$ x 80 đơn vị vải), như minh họa bằng diện tích BCIJ. Nó được hiểu như tác động đến
doanh thu của thuế.
Tác động phân phối lại: Thuế quan phân phối lại thu nhập từ người tiêu dùng sang
người sản xuất. Thiệt hại của người tiêu dùng được thể hiện bằng diện tích ACKG, nó là kết
quả của việc giảm trong thặng dư tiêu dùng. Diện tích ABHG được chuyển cho người sản
xuất làm tăng thặng dư sản xuất, và diện tích BCIJ tương đương với doanh thu thuế của chính
phủ. Hai diện tích BIH và CJK không chuyển được, thể hiện thiệt hại thực sự của thuế, hay
còn gọi là tổn thất thực sự do thuế gây ra.
Thiệt hại thực sự của thuế quan bao gồm hai thành phần: diện tích BIH (có liên
quan đến việc tăng sản lượng vải nội địa HI) và diện tích CJK (có liên quan đến việc giảm

127
tiêu dùng vải nội địa). Diện tích BIH thể hiện chi phí tăng lên mà xã hội phải chấp nhận do
chuyển HI nhập khẩu (đó là 15 đơn vị vải) sang sản xuất trong nước. Số lượng HI được nhập
khẩu trước đây với tổng chi phí bằng diện tích HINM. Bây giờ vẫn khối lượng đó (HI) được
sản xuất trong nước với chi phí bằng tổng diện tích (BIH và HIMN). Rõ ràng, quốc gia đó đã
phải chấp nhận một chi phí tăng thêm, nó bằng diện tích BIH.
Tương tự, diện tích CJK thể hiện thiệt hại thực trong thặng dư tiêu dùng. Số lượng JK
(hay 25 đơn vị vải) trước đây nhập khẩu từ nước ngoài với tổng chi phí bằng diện tích JKUF.
Số lượng đó có tổng giá trị tiêu dùng được thể hiện bằng tổng diện tích (CJK và JKUF), do đó
tạo ra thặng dư tiêu dùng bằng diện tích CJK. Do thuế quan, người tiêu dùng bị mất cơ hội
được hưởng phần thặng dư tiêu dùng đó.
Khi thuế quan ít nhất cao bằng phần chênh lệch giữa giá cả tự túc (25$) và giá cả thế
giới (10$), tức nếu thuế quan là 15$ thì giá sau thuế bằng đúng giá nội địa, khi đó, số lượng
nhập khẩu bằng 0, thuế quan trở thành ngăn cấm thương mại.
8.1.3. Phân tích cân bằng tổng thể của thuế quan: trường hợp quốc gia nhỏ
Giả sử xét một nền kinh tế nhỏ và mở, sản xuất thép và vải trong điều kiện hiệu suất
không đổi theo quy mô.
Vải PtV/T E

G U3
U1 U2
A
PCBV/T

PWV/T
Thép
Đồ thị 8.2. Cân bằng tổng thể của thuế quan đến quốc gia nhỏ
Trước khi có thương mại:
Nền kinh tế sản xuất, tiêu dùng tại điểm A với mức giá nội địa là PAV/T, điểm tiêu dùng
A thuộc đường bàng quan U1.
Khi thương mại tự do:
Giả sử, quốc gia này có lợi thế so sánh về thép, xuất khẩu thép, nhập khẩu vải. Khi
thương mại xảy ra, quốc gia sẽ chuyên môn hóa và trao đổi thương mại tại điểm B, với giá
trao đổi quốc tế là PWV/T. Lúc này, điểm tiêu dùng sau thương mại được xác định tại điểm E
thuộc đường bàng quan U3.

128
Khi áp dụng thuế nhập khẩu:
Giả sử, quốc gia này áp dụng một mức thuế quan đối với vải nhập khẩu. Sau khi có
thuế, giá vải nội địa tăng lên, ngành sản xuất vải được bảo hộ bởi chính sách thuế. Các doanh
nghiệp trong ngành vải sẽ tăng sản lượng sản xuất, giả sử lên đến điểm C. Lúc này, tài nguyên
đã dịch chuyển từ ngành có lợi thế so sánh sang ngành không có lợi thế so sánh. Sau chuyên
môn hóa, quốc gia này tiếp tục xuất khẩu thép, nhập khẩu vải, tuy nhiên với khối lượng trao
đổi thương mại giảm đi, nhưng giá thế giới vẫn không đổi so với tự do thương mại. Điều này
là do quốc gia nhỏ và mở, không có khả năng tác động đến giá thế giới. Điểm tiêu dùng sau
thương mại, sau khi áp dụng thuế đạt đến điểm G thuộc đường bàng quan U2 tiếp xúc với
đường giá PtV/T cùng độ dốc với đường PWV/T.
Kết quả là sau khi có thuế, điểm tiêu dùng thuộc đường bàng quan U2 có độ thỏa dụng
nhỏ hơn điểm tiêu dùng khi thương mại tự do là điểm E thuộc U3 (điều này được giải thích
bởi một trong các tính chất của đường bàng quan, điểm tiêu dùng thuộc đường bàng quan
càng xa gốc tọa độ có độ thỏa dụng càng lớn).
Như vậy, đối với quốc gia nhỏ, mở, trong trường hợp tác động tổng quát của thuế
quan, nền kinh tế luôn bị thiệt hại.
Tác động đến phân phối thu nhập trong nước
Như chúng ta đã biết, thuế quan được áp dụng ở quốc gia nhỏ làm tăng giá cả so sánh
của hàng nhập khẩu (vải) và di chuyển tài nguyên từ ngành xuất khẩu (thép) sang ngành cạnh
tranh hàng nhập khẩu (vải). Thuế quan thúc đẩy mạnh mẽ việc tổ chức lại cơ cấu sản xuất của
nước nhỏ. Không chỉ làm tài nguyên dịch chuyển từ ngành này sang ngành khác, mà còn tác
động đến các hoạt động sản xuất tối ưu, tỷ lệ các yếu tố sản xuất, năng suất biên của các yếu
tố ở tất cả các ngành. Những thay đổi này được quyết định bởi định lý quan trọng sau:
Định lý Stolper-Samuelson: Một sự gia tăng trong giá cả so sánh của một hàng hoá
làm tăng thu nhập thực tế của yếu tố được sử dụng tập trung trong sản xuất hàng hoá
đó và ngược lại.
Khi giá cả vải tăng do thuế quan, tài nguyên di chuyển từ ngành thép sang ngành vải.
Do vải là sản phẩm tập trung lao động, thép là sản phẩm tập trung tư bản, vì vậy, tạo nên dư
cầu về lao động và / hoặc dư cung về tư bản, dẫn đến tiền lương tăng và tiền thuê tư bản giảm.
Khi lao động trở lên đắt tương đối so với tư bản, cả hai ngành sẽ thay thế yếu tố rẻ, tư bản,
cho yếu tố đắt hơn, lao động, có nghĩa cả hai ngành trở lên ít tập trung lao động hơn hay tập
trung tư bản hơn. Do đó sản phẩm biên của lao động tăng ở cả hai ngành. Tương tự, sản phẩm
biên của tư bản giảm ở cả hai ngành. Như vậy do thuế quan làm vải trở lên đắt tương đối so
với thép, tiền thuê thực tế lao động (yếu tố sử dụng tập trung trong vải) tăng và tiền thuê thực
tế tư bản (yếu tố sử dụng tập trung trong thép) giảm.
Hàm ý của định lý Stolper-Samuelson là cho dù quốc gia nhỏ dưới góc độ toàn bộ bị
thiệt hại do áp dụng thuế, thì yếu tố được sử dụng tập trung trong ngành cạnh tranh hàng nhập
khẩu sẽ trở lên khá hơn. Trong ví dụ của chúng ta, một người công nhân có thể mua nhiều thép
và nhiều vải hơn sau khi có thuế quan. Do đó, lợi ích của yếu tố được sử dụng tập trung trong
ngành cạnh tranh nhập khẩu đòi hỏi thuế quan bảo hộ, mặc dù các nước còn lại sẽ nghèo đi.

129
Phân phối lại phần thu thuế
Định lý Stolper - Samuelson không đề cập việc phân phối lại phần thu thuế. Giả sử
rằng chính phủ phân phối lại tất cả phần thu thuế cho yếu tố mà thu nhập của nó bị giảm do
bảo hộ. Liệu có khả năng yếu tố đó sẽ trở nên tốt hơn sau khi có thuế? Rất tiếc, khi quốc gia
thu thuế là quốc gia nhỏ, câu trả lời là không. Như chúng ta đã biết, thuế quan làm giảm giá trị
sản lượng sản xuất ở mức giá thế giới. Do thu nhập thực tế của yếu tố tập trung trong ngành
cạnh tranh nhập khẩu tăng trong khi thu nhập thực tế của toàn bộ nền kinh tế giảm, dẫn đến
một quốc gia nhỏ không bao giờ có khả năng bù đắp cho yếu tố mà thu nhập của nó đã bị
giảm do bảo hộ.
8.1.4. Phân tích tác động của thuế quan đối với quốc gia lớn
Khi nước đánh thuế là nước lớn, chính sách thương mại tác động đến thị trường thế
giới và dẫn đến thay đổi điều kiện thương mại (terms of trade). Nói chung, thuế quan có xu
hướng cải thiện điều kiện thương mại của quốc gia lớn.
Tác động đến điều kiện thương mại
Giả sử hai quốc gia Mỹ (nước chủ nhà) và Anh (nước ngoài). Hành vi của mỗi quốc
gia đủ để ảnh hưởng đến giá cả quốc tế. Trạng thái cân bằng khi tự do thương mại ban đầu có
thể được đưa ra bằng các đường cong chào hàng như minh họa trong Đồ thị 8.3. Cân bằng khi
tự do thương mại xuất hiện tại giao điểm E0 của hai đường cong chào hàng của hai quốc gia.

QXNK Vải

PW(t)V/T
*
(1)
(Mỹ) PWV/T

C0 (Anh)
E0
C1 E1

0 QXNK Thép
S1 S0

Đồ thị 8.3. Tác động của thuế quan đến điều kiện thương mại
Khi thương mại tự do, Mỹ và Anh trao đổi với giá trao đổi quốc tế bằng PWV/T = Độ
dốc đường OE0 = QXNKthép / QXNKvải = OS0/OC0, thể hiện giá cả so sánh của thép tính theo
vải, đó là điều kiện trao đổi của Mỹ khi tự do thương mại.
Khi Mỹ đánh thuế sản phẩm vải nhập khẩu, đường cong chào hàng của Mỹ dịch
chuyển đến đường (1*), điểm cân bằng mới là điểm E1, tại đó điều kiện thương mại của Mỹ
được cải thiện: đường điều kiện thương mại PW(t)V/T dốc hơn đường điều kiện thương mại tự
do PWV/T. Như vậy, sau khi quốc gia lớn đánh thuế nhập khẩu đã làm cải thiện điều kiện
thương mại, giá thế giới sau thuế tăng lên. Nhưng khối lượng trao đổi quốc tế sau khi đánh
thuế đã giảm, từ OC0 giảm xuống OC1 và OS0 giảm xuống OS1. Vì vậy, đối với quốc gia lớn,

130
sau khi áp dụng thuế nhập khẩu, nền kinh tế có thể được lợi (nếu phần tăng của điều kiện
thương mại lớn hơn phần giảm của khối lượng thương mại) hoặc nền kinh tế có thể bị thiệt
(nếu phần tăng của điều kiện thương mại nhỏ hơn phần giảm của khối lượng thương mại).
Nếu một quốc gia lớn áp dụng thuế nhập khẩu, làm cho phúc lợi ròng của nền kinh tế tăng
lên, mức thuế đó được gọi là thuế quan tối ưu. Nếu quốc gia áp dụng thuế nhập khẩu làm cho
giá nhập khẩu sau thuế bằng đúng giá cân bằng nội địa, điều này sẽ triệt tiêu thương mại và
mức thuế đó được gọi là thuế quan ngăn cấm.
Quốc gia lớn (Mỹ) có khả năng cải thiện điều kiện thương mại bằng cách đánh thuế là
do khai thác được sức mạnh độc quyền trên thị trường thế giới. Đối với vấn đề phân bổ tài
nguyên và phân phối lại thu nhập trong nước, điều quan trọng là tác động của thuế quan đến
tỷ lệ giá cả trong nước, không phải là tác động đến điều kiện thương mại. Liệu hàng hoá nhập
khẩu ở nước đánh thuế có trở lên đắt hơn, sau khi áp dụng thuế quan không? Mặt khác, thuế
quan có bảo hộ thực sự cho ngành cạnh tranh nhập khẩu không?
Khi quốc gia đánh thuế là quốc gia nhỏ (và do đó điều kiện thương mại của nó là cố
định), thuế quan làm giá cả hàng nhập khẩu tăng trong thị trường nội địa tương đương với
phần thuế. Khi quốc gia đánh thuế là lớn, chúng ta phải xem xét ảnh hưởng thứ hai trước khi
xác định giá cả so sánh hàng nhập khẩu trong nước: kết quả giảm đi trong giá cả so sánh của
hàng nhập khẩu trên thị trường thế giới (nghĩa là, việc cải thiện điều kiện thương mại chúng ta
đã nghiên cứu trong phần trên). Liệu có khả năng giá hàng nhập khẩu trên thị trường thế giới
giảm nhiều hơn thuế quan không? Nếu đúng như vậy thì hàng nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn
không chỉ trên thị trường thế giới mà còn trong nền kinh tế nội địa. Nói chung, mọi trường
hợp đều có thể xảy ra. Thông thường, thuế quan bảo vệ ngành cạnh tranh nhập khẩu. Nghĩa
là, hàng nhập khẩu sẽ trở lên đắt hơn ở nước đánh thuế trong khi nó rẻ hơn ở thị trường
thế giới.
Metzler (1949) đã phát hiện ra trường hợp nghịch lý, trong đó thuế quan làm giá hàng
nhập khẩu rẻ hơn khắp mọi nơi (trên thị trường thế giới và trong nước). Nghịch lý Metzler
xuất hiện khi: (1) nhu cầu nhập khẩu của nước ngoài không co giãn và (2) xu hướng nhập
khẩu biên của nước đánh thuế là rất thấp. Khi đó, giá cả của hàng nhập khẩu trên thị trường
thế giới có thể giảm nhiều hơn giá trị thuế. Do đó, hàng nhập khẩu cũng có thể trở lên rẻ hơn
ở nước đánh thuế.
Hàm ý quan trọng từ trường hợp Metzler là thuế quan có thể đưa đến phản đối bảo hộ
đối với ngành cạnh tranh nhập khẩu. Như vậy, sản xuất trong nước hàng nhập khẩu giảm sau
khi đánh thuế- tài nguyên dịch chuyển khỏi ngành cạnh tranh hàng nhập khẩu và sang ngành
xuất khẩu. Điều này chính là hiện tượng nghịch lý vì thuế quan thường được các nhà chính trị
ủng hộ để nhằm bảo vệ ngành cạnh tranh nhập khẩu. Điều bất hợp lý là khi một quốc gia rất
thành công trong cải thiện điều kiện thương mại của mình thông qua chính sách thương mại,
thì ngành cạnh tranh nhập khẩu phải chịu những tác động của bảo hộ.
8.1.5. Thuế quan và phúc lợi thế giới
Những người ủng hộ tự do thương mại thường nhấn mạnh tác động xấu của thuế quan
đến phúc lợi thế giới. Cụ thể, thuế quan làm tăng phần chênh lệch giữa giá cả trong nước và

131
nước ngoài, cản trở việc tối đa hoá phúc lợi của thế giới theo hai cách:
Một là, thuế quan làm giảm sản lượng hàng hoá thế giới do đảo ngược quá trình phân
công lao động quốc tế được tuân thủ theo quy luật lợi thế tương đối.
Hai là, thuế quan thúc đẩy việc phân phối hàng hoá không tối ưu giữa những người
tiêu dùng.
Thuế quan và sản lượng thế giới
Điểm không hiệu quả đầu tiên được dựa trên quy luật lợi thế tương đối: Khi mỗi quốc
gia chuyên môn hoá sản xuất hàng hóa mà quốc gia đó có lợi thế tương đối, sản lượng mỗi
hàng hoá của thế giới sẽ tăng (một cách tiềm năng). Thuế quan, nói chung, ngăn cản thế giới
tối đa hoá những lợi ích sản xuất đó. Tối đa hoá sản lượng thế giới xuất hiện khi các tỷ lệ
chuyển đổi biên (nghĩa là, các chi phí cơ hội) bằng nhau giữa các nước.
Tự do thương mại làm cân bằng giá cả giữa các nước. Biết rằng giá cả hàng hoá bằng
chi phí cơ hội, và tự do thương mại dẫn đến cân bằng chi phí cơ hội giữa các nước. Do đó, tự
do thương mại làm tối đa sản lượng thế giới.
Như vậy, có thể kết luận, thuế quan làm giảm sản lượng thế giới. Như chúng ta đã biết,
thuế quan tạo ra khoảng chênh lệch giữa giá cả hàng hoá trong nước và nước ngoài. Vì giá cả
hàng hoá bằng với chi phí cơ hội, dẫn đến là thuế quan tạo ra khoảng chênh lệch giữa các chi
phí cơ hội (hay tỷ lệ chuyển đổi biên) của các nước. Thuế quan ngăn cản thế giới tối đa hoá
sản lượng thế giới. Đây là điểm không hiệu quả đầu tiên của thuế quan.
Thuế quan và tiêu dùng
Bên cạnh việc cản trở thế giới tối đa hoá sản lượng, thuế quan còn cản trở phân phối
tối ưu hàng hoá giữa các người tiêu dùng. Tối ưu tiêu dùng đạt được khi các tỷ lệ thay thế
biên trong tiêu dùng bằng nhau giữa những người tiêu dùng (hay các nước).
Tự do thương mại tạo khả năng cho các nước cân bằng các tỷ lệ thay thế biên trong
tiêu dùng của họ. Mỗi quốc gia tiêu dùng ở điểm mà tỷ lệ thay thế biên của thép cho vải bằng
với giá cả so sánh của thép. Tự do thương mại làm cân bằng giá cả hàng hoá giữa các nước.
Do đó, tự do thương mại làm cân bằng tỷ lệ thay thế biên giữa các nước và dẫn đến tối ưu.
Tuy nhiên, thuế quan tạo ra khoảng cách giữa giá cả trong nước và nước ngoài. Vì giá cả
hàng hoá bằng với tỷ lệ thay thế biên, nó dẫn đến thuế quan tạo ra khoảng chênh lệch giữa các
tỷ lệ thay thế biên của các nước. Bởi vậy thuế quan ngăn cản thế giới phân bổ có hiệu quả các
hàng hoá giữa các nước. Đây là điểm không hiệu quả thứ hai của thuế và khẳng định thêm tổn
thất của sản lượng thế giới mà chúng ta đã nghiên cứu trong phần trước.
8.1.6. Bảo hộ thực sự
Thuế suất danh nghĩa (được ghi trong biểu thuế quan của một nước) thường đo lường
không chính xác mức độ bảo hộ mà người sản xuất trong nước thực tế nhận được.
Tỷ lệ bảo hộ thực sự (ERP) được định nghĩa là chênh lệch giữa giá trị tăng thêm (cho
mỗi đơn vị đầu ra) ở giá cả nội địa (nghĩa là, bao gồm cả thuế đối với sản phẩm cuối cùng và
những sản phẩm trung gian đầu vào) và giá trị tăng thêm ở giá thế giới (nghĩa là giá cả khi tự
do thương mại), được thể hiện bằng tỷ lệ % so với giá trị tăng thêm ở giá thế giới.

132
ERP = (v’ - v) / v
Trong đó v’ là giá trị tăng thêm ở giá nội địa, và v là giá trị tăng thêm ở giá thế giới.
Tỷ lệ thực sự thường, nhưng không nhất thiết, cao hơn tỷ lệ danh nghĩa. Thực vậy, tỷ lệ thực
sự thường là âm vì v’ nhỏ hơn v.
Ví dụ 1: Giả sử rằng giá một đôi giày trên trên thị trường thế giới là 40$ và để sản xuất
một đôi giày, Mỹ (nước chủ nhà) phải nhập khẩu 30$ giá trị da từ nước ngoài. Như vậy, ngành
giày của Mĩ tạo ra 10$ giá trị tăng thêm, nghĩa là bằng giá giày (40$) trừ đi giá trị nhập khẩu da
(30$). Bây giờ giả sử rằng Mĩ áp dụng 25% thuế đối với giày nhập khẩu, làm tăng giá nội địa
lên 50$, nghĩa là bằng giá nước ngoài (40$) cộng với phần thuế (10$). Tỷ lệ bảo hộ thực sự đối
với người sản xuất giầy trong nước là bao nhiêu? 25% thuế danh nghĩa làm tăng giá trị tăng
thêm từ 10$ lên mức cao hơn 20$ (nghĩa là bằng 50$ - 30$). Như vậy, giá trị tăng thêm tăng
bằng 100%, và đó là tỷ lệ bảo hộ thực sự mà Mỹ cung cấp cho hoạt động sản xuất giày.
Ví dụ 2: Bây giờ giả sử rằng thêm vào 25% thuế nhập khẩu giày, Mỹ áp dụng 10%
thuế cho nhập khẩu da. Điều gì xảy ra với tỷ lệ bảo hộ thực sự cho hoạt động sản xuất giày
của Mỹ? Chúng ta xác định tỷ lệ phần trăm thay đổi trong giá trị tăng thêm của ngành giày ở
Mỹ. Chúng ta đã biết rằng giá trị tăng thêm ban đầu là 10$. Thuế quan đánh vào giày làm tăng
giá của chúng lên $50, nghĩa là 40$ + 0,25.40$. Tuy nhiên, thuế đánh vào vải làm tăng chi phí
da cho một đôi giày từ 30$ lên 33$. Theo đó, giá trị tăng thêm tăng lên 17$ (nghĩa là bằng 50$
- 33$). Như vậy giá trị tăng thêm đã tăng 70%, nghĩa là bằng 100 x (17$-10$)/ 10$. Tỷ lệ bảo
hộ thực sự 70% này thấp hơn tỷ lệ 100% trước khi có thuế nhập khẩu da. Hãy chú ý đến tác
động ngược khi thuế quan đánh vào những đầu vào nhập khẩu có ảnh hưởng đến tỷ lệ bảo hộ
thực sự đối với sản phẩm cuối cùng (giày).
8.2. Hàng rào phi thuế quan
8.2.1. Hạn ngạch nhập khẩu (Giấy phép quota)
Các quốc gia cũng có thể hạn chế thương mại của họ với nước ngoài bằng cách áp
dụng trực tiếp giới hạn số lượng (hay giá trị) nhập khẩu của họ (import quota) hay xuất khẩu
của họ (export quota). Chính phủ thường sử dụng những hạn chế số lượng để bảo vệ các
ngành công nghiệp trong nước tránh cạnh tranh của nước ngoài. Những tác động vi mô của
các hạn chế số lượng rất giống với những tác động của thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu.
Nhưng cũng có một số điểm khác nhau quan trọng giữa các hạn chế số lượng và thuế
thương mại.
Một hạn chế số lượng đối với việc nhập khẩu một hàng hoá cụ thể có thể được thực
hiện thông qua một quota mở (được hiểu như một quota toàn cầu) hay thông qua các giấy
phép nhập khẩu.
Một quota toàn cầu đề ra một khối lượng nhập khẩu xác định hàng năm nhưng không
xác định hàng hoá từ đâu hay người nhập khẩu nó. Quota toàn cầu có nhiều bất lợi nên chính
phủ các nước thường đưa ra giấy phép nhập khẩu. Giấy phép nhập khẩu được phân bổ bằng
hai cách: đấu giá hay cấp phát.
Đối với mỗi quota nhập khẩu có một thuế nhập khẩu tương đương. Chúng ta có thể
hiểu những tác động của quota nhập khẩu bằng cách phân tích những điểm giống nhau đó.

133
Hãy xem xét đồ thị 8.4 minh họa thị trường hàng nhập khẩu thép.
Trước hết, trong điều kiện tự do thương mại, cân bằng xuất hiện tại E, (giao điểm của
đường cầu hàng nhập khẩu trong nước D và đường cung hàng xuất khẩu nước ngoài S); số
lượng nhập khẩu 50.000 đơn vị (hàng tháng) ở giá 12$ một đơn vị.
Bây giờ giả sử rằng các nhà chức trách áp dụng một quota nhập khẩu bằng 40.000 đơn
vị (hàng tháng), được thể hiện bằng đường thẳng đứng Q. Quota đó có hiệu lực vì nó ít hơn khối
lượng nhập khẩu khi tự do thương mại (đó là 50.000 đơn vị). Giá ở thị trường trong nước tăng
lên 13$ (điểm F) trong khi giá ở phần còn lại thế giới giảm xuống 10$ (điểm H). Giống như một
thuế nhập khẩu, quota nhập khẩu làm tăng chênh lệch giữa giá trong nước và nước ngoài.

P
Q K

13 F
12 E
10
H
J D

0 40 50 Q
Đồ thị 8.4. Sự tương đồng giữa hạn ngạch NK và thuế quan
Rõ ràng, các nhà chức trách có thể đạt được kết quả tương tự bằng cách áp dụng một
thuế nhập khẩu 30%. Điều đó dẫn đến cung xuất khẩu nước ngoài dịch chuyển lên phía trên
30%, như thể hiện bằng đường JK. Sau khi áp dụng thuế nhập khẩu, giá trị nhập khẩu giảm
xuống 40.000 đơn vị, giá trong nước tăng lên 13$ (tương ứng điểm F), và giá nước ngoài
giảm xuống 10$(tương ứng điểm H) - đúng như trong trường hợp của quota nhập khẩu. Như
vậy những ảnh hưởng vi mô của quota nhập khẩu (đến sản xuất, tiêu dùng, nhập khẩu, xuất
khẩu, điều kiện xuất khẩu, giá cả yếu tố... của trong nước và nước ngoài) tương tự như những
ảnh hưởng của thuế nhập khẩu.
Những khác nhau giữa quota nhập khẩu và thuế nhập khẩu
Một số khác nhau quan trọng giữa quota và thuế.
Tác động đến ngân sách: Trong trường hợp thuế, chính phủ như trong ví dụ trước sẽ
thu được 3$ cho mỗi đơn vị nhập khẩu (đó là, 3$x40.000 = 120.000$). Trong trường hợp
quota nhập khẩu, kết quả không chắc chắn như vậy. Trong ví dụ tương tự, nếu phí giấy phép
cho mỗi đơn vị nhập khẩu được xác định thực tế là 3$, thì quota nhập khẩu sẽ thu về cho nhà
nước một khối lượng giá trị bằng với thuế tương đương (đó là, 120.000$). Trong trường hợp
này, những tác động kinh tế của quota nhập khẩu tương tự như thuế nhập khẩu tương đương,
chỉ khác là đối với quota nguồn thu được gọi là “phí giấy phép”, còn đối với thuế nguồn thu
được gọi là “doanh thu thuế”. Hơn nữa, thuế quan áp dụng đối với mọi hàng hóa là ngoại

134
thương nên tổng doanh thu thuế thực sự là nguồn thu của ngân sách nhà nước, trong khi hạn
ngạch thì chưa chắc chắn.
Tính chắc chắn:. Hạn ngạch nhập khẩu luôn quy định rõ số lượng nhập khẩu nhất
định trong khoảng thời gian xác định nên là biện pháp bảo hộ chắc chắn hơn so với thuế.
Hơn nữa, khi mục đích của chính phủ là làm tăng giá cả trong nước để bảo hộ người
sản xuất nội địa và trong điều kiện đường cung xuất khẩu nước ngoài hoàn toàn không co dãn,
thì chính phủ phải áp dụng quota nhập khẩu.
Khả năng độc quyền: Một quota nhập khẩu có thể làm thay đổi khả năng độc quyền
trong thực tế, trong khi thuế quan không thể. Trong trường hợp áp dụng thuế, nhà độc quyền
không thể tính giá cao hơn giá thế giới cộng với thuế. Trong trường hợp áp dụng hạn ngạch,
hầu hết sức ép cạnh tranh nước ngoài bị dỡ bỏ và nhà độc quyền tiềm năng sẽ trở thành nhà
độc quyền thực tế bằng cách tăng giá cao hơn giá thế giới cộng thuế.
Xem xét Đồ thị 8.5, đường MC là đường chi phí biên của nhà độc quyền trong nước và
đường AR là đường cầu nội địa. Cung hàng xuất khẩu nước ngoài co dãn hoàn toàn tại giá PW.
P

MC

P1 PtNK
Pt K H Quota PW tự do
PW
G
AR
MR AR’

0 *
Q1 Q Q2 Q3 Q4 Q

Đồ thị 8.5. Độc quyền tiềm năng thành độc quyền thực tế
Khi tự do thương mại, tiêu dùng tại mức sản lượng Q4. Người độc quyền trong nước
chỉ sản xuất được Q1 đơn vị (tại điểm G chi phí biên của người độc quyền bằng với giá thế
giới), và số lượng nhập khẩu là Q4 – Q1.
Trước hết, xét trường hợp, quốc gia này áp dụng thuế nhập khẩu và khi đó giá nhập
khẩu sau thuế sẽ là Pt, tiêu dùng giảm xuống Q3 đơn vị, sản xuất trong nước tại Q2 đơn vị,
nhập khẩu giảm xuống còn Q3 – Q2.
Bây giờ, hãy xét khi thuế quan được thay bằng một quota nhập khẩu và chỉ cho phép
nhập khẩu (Q3 – Q2), biểu thị bằng đoạn KH. Đường cầu liên quan đến độc quyền là AR’.
Doanh nghiệp độc quyền trong nước sẽ sản xuất tại mức sản lượng Q* (đường chi phí biên
MC cắt đường doanh thu biên MR), và giá độc quyền tăng lên P1. Như vậy, doanh nghiệp
nhập khẩu chịu quản lý bằng hạn ngạch có thể áp đặt giá tăng lên P1>Pt, trong khi thuế quan
chỉ có thể tăng giá đến Pt. Hạn ngạch đã biến các nhà độc quyền tiềm năng trở thành thực tế
trong khi thuế quan thì không.

135
Những nội dung khác: Còn một số điểm khác nhau ít quan trọng hơn giữa quota nhập
khẩu và thuế nhập khẩu. Đầu tiên, tỷ lệ thuế theo giá trị tương đương của hạn ngạch thay đổi
cùng với mỗi di chuyển trên đường cung xuất khẩu nước ngoài và đường cầu nhập khẩu trong
nước. Tuy nhiên, thuế theo giá trị luôn không thay đổi (trừ khi nó được chính phủ thay đổi).
Thứ hai, khi quota áp dụng cho việc nhập khẩu nguyên liệu thô, quota làm tăng chi phí sản
xuất những sản phẩm cuối cùng khác và giảm khả năng sinh lợi của chúng trên thị trường thế
giới, gần giống như thuế đối với nguyên liệu. Nhưng trong khi thuế nhập khẩu đối với nguyên
liệu thường được hoàn trả cho người sản xuất sản phẩm cuối cùng dưới hình thức trợ cấp xuất
khẩu, những trợ cấp như vậy không được áp dụng trong trường hợp quota. Thứ ba, trong khi
chi phí thuế cao là rõ ràng đối với người tiêu dùng, còn chi phí của quota là không rõ ràng vì
không dễ dàng tính toán được tỷ lệ thuế tương đương. Do đó, người tiêu dùng có thể phàn nàn
về thuế, nhưng họ lại bỏ qua quota vì không đủ bằng chứng. Cuối cùng, quota khó quản lý
hơn so với thuế và nó thường là nguyên nhân của tiêu cực và gian lận.
Cho đến nay, hạn ngạch vẫn mang tiếng xấu. Hạn ngạch thúc đẩy độc quyền và giảm
cạnh tranh, thể hiện sự tùy tiện về hành chính. Tuy nhiên có một số ưu điểm như phù hợp với
việc bảo vệ tạm thời chống lại suy thoái bởi vì nó mang lại một hiệu quả quan trọng về việc
làm. Trái lại, trong trường hợp lạm phát thì thuế quan lại tốt hơn.
8.2.2. Giới hạn xuất khẩu tự nguyện
Hạn chế xuất khẩu tự nguyện (voluntary export restraints - VERs) là trường hợp một
quốc gia nhập khẩu thuyết phục một quốc gia khác giảm khối lượng xuất khẩu một mặt hàng
nào đó (khi việc nhập khẩu mặt hàng này đe dọa ngành công nghiệp của nước đó) một cách tự
nguyện, bằng cách đe dọa sẽ tăng cường hạn chế nhập khẩu tất cả các mặt hàng khác.
Thực chất hạn chế xuất khẩu tự nguyện là những cuộc thương lượng mậu dịch giữa
bên xuất khẩu và bên nhập khẩu để hạn chế bớt sự xâm nhập của hàng hóa nhập khẩu nhằm
thực hiện những mục tiêu nhất định ở các nước nhập khẩu, chẳng hạn: tạo công ăn việc làm,
bảo hộ những ngành công nghiệp non trẻ có tiềm năng... Khi thực hiện hạn chế xuất khẩu tự
nguyện nó có tác động kinh tế tương tự như hạn ngạch nhập khẩu. Tuy nhiên hạn ngạch nhập
khẩu mang tính chủ động và thường là biện pháp tự bảo vệ thị trường trong nước còn hạn chế
xuất khẩu tự nguyện thực ra mang tính miễn cưỡng và gắn với những điều kiện nhất định.
Hình thức này thường được áp dụng đối với những quốc gia có sản lượng xuất khẩu quá lớn ở
một số mặt hàng nào đó.
VERs đôi khi còn được gọi là “sắp xếp thị trường theo trật tự” (orderly marketing
arrangement), đã bị Mỹ và các quốc gia công nghiệp khác lợi dụng để cho có vẻ ủng hộ
nguyên tắc tự do thương mại. VERs từng là một công cụ quan trọng hạn chế thương mại và đã
được sử dụng khá rộng rãi. Trong khi hạn ngạch được áp dụng chung thì VERs chỉ áp dụng
với một số nước xuất khẩu chủ yếu, do đó tạo ra phân biệt đối xử giữa các nước và rõ ràng đã
vi phạm nguyên tắc tối huệ quốc MFN. Vòng đàm phán Uruguay buộc các nước phải cắt giảm
toàn bộ VERs vào cuối năm 1999 và cấm đưa ra các VERs mới.
Khi VERs được áp dụng thành công thì nó sẽ có tất cả các hiệu quả kinh tế như một
hạn ngạch nhập khẩu tương đương.

136
Tuy nhiên, VERs lại kém hiệu quả hơn so với hạn ngạch nhập khẩu. Đối với VERs,
các quốc gia xuất khẩu khi không còn cách nào khác thì mới phải đồng ý hạn chế xuất khẩu
của nước mình.
Cũng giống như thuế quan và trợ cấp, hạn ngạch và hạn chế xuất khẩu tự nguyện đều
mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất nội địa dựa trên việc hạn chế cạnh tranh từ hàng nhập
khẩu. Một hạn ngạch nhập khẩu hoặc VERs luôn làm tăng giá bán trong nước của hàng nhập
khẩu. Khi thị phần của hàng nhập khẩu được giới hạn ở một tỷ lệ phần trăm nhất định bởi việc
áp dụng hạn ngạch và VERs thì kéo theo mức giá tăng lên tương ứng với mức cung từ bên
ngoài bị giới hạn đó. Nếu như ngành sản xuất trong nước không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu
thì hạn ngạch và VERs có thể làm tăng giá đối với cả hàng sản xuất trong nước và hàng
nhập khẩu.
8.2.3. Các hàng rào phi thuế quan khác
Các hàng rào phi thuế quan khác có thể kể đến là các quy định về kỹ thuật, hành chính
và các quy định khác. Ví dụ như quy định về an toàn đối với mặt hàng ô tô và thiết bị điện;
quy định về sức khỏe đối với các sản phẩm vệ sinh và bao bì; các yêu cầu về nhãn mác phải
cung cấp thông tin về xuất xứ.
Yêu cầu về hàm lượng nội địa
Yêu cầu về hàm lượng nội địa là cách quy định một tỷ lệ nào đó của hàng hóa phải
được sản xuất trong nước. Yêu cầu này có thể được biểu hiện dưới dạng hàm lượng vật chất
hoặc dưới dạng tỷ lệ giá trị. Các nước đang phát triển thường sử dụng hình thức này để
chuyển đổi nền sản xuất trong nước của mình từ chế tạo các sản phẩm được lắp ráp đơn giản
với thành phần được sản xuất ở nhiều nước khác nhau sang sử dụng các linh phụ kiện được
chế tạo trong nước. Biện pháp này cũng đã từng được các nước phát triển sử dụng trong nỗ
lực nhằm bảo vệ việc làm của nước mình, cũng như bảo vệ các ngành sản xuất trong nước
trước sức ép cạnh tranh từ bên ngoài.
Các quy định về hàm lượng nội địa cung cấp một biện pháp bảo vệ đối với những nhà
sản xuất linh phụ kiện trong nước giống như cách mà các hạn ngạch nhập khẩu mang lại: đó
là hạn chế sự cạnh tranh từ nước ngoài. Các tác động kinh tế tổng thể của các biện pháp này
cũng tương tự như nhau, đó là mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất trong nước, nhưng những
hạn chế nhập khẩu làm tăng giá của các phụ kiện nhập khẩu. Đến lượt mình, giá phụ kiện tăng
được chuyển sang cho người tiêu dùng sản phẩm cuối cùng dưới hình thức các mức giá bán ra
cuối cùng cao hơn. Vì vậy, giống như tất cả các chính sách thương mại khác, các yêu cầu về
hàm lượng nội địa đều có xu hướng mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất chứ không phải cho
người tiêu dùng.
Các biện pháp hành chính
Bên cạnh các công cụ chính sách thương mại chính thức, các chính phủ đôi khi sử
dụng các biện pháp hành chính hay các chính sách không chính thức để hạn chế nhập khẩu và
thúc đẩy xuất khẩu. Các biện pháp hành chính là các quy định có tính quan liêu được tạo ra
nhằm gây khó khăn cho hàng nhập khẩu khi thâm nhập vào một nước. Người ta cho rằng
Nhật Bản là quốc gia bậc thầy trong việc sử dụng các rào cản thương mại loại này. Trong

137
những thập kỷ gần đây, hàng rào thuế quan và phi thuế quan chính thức của Nhật Bản nằm
trong mức thấp nhất thế giới. Tuy nhiên, những người chỉ trích chỉ ra rằng những hàng rào
hành chính phi chính thức của nước này đối với hàng nhập khẩu đã bù đắp cho mức thuế quan
thấp quá mức cần thiết. Hãng chuyển phát nhanh Federal Express của Hoa Kỳ ban đầu cũng
tốn rất nhiều thời gian để mở rộng dịch vụ giao hàng chuyển phát nhanh của mình sang thị
trường Nhật Bản bởi vì những nhân viên kiểm tra hải quan của Nhật luôn mở một tỷ lệ rất lớn
các gói hàng chuyển phát nhanh nhằm kiểm tra tài liệu văn hóa phẩm đồi trụy, một việc gây
ra sự chậm trễ vài ngày cho các gói hàng chuyển phát nhanh. Nước Pháp cũng từng sử dụng
biện pháp tương tự khi yêu cầu tất cả các máy quay video nhập khẩu phải đi qua một cửa hải
quan riêng vừa xa vừa được trang bị và phục vụ kém nhằm gây khó dễ. Quy định này đã
khiến cho các máy quay video của Nhật Bản đứng ngoài thị trường Pháp cho tới khi một thỏa
thuận về hạn chế xuất khẩu tự nguyện được đàm phán giữa hai nước. Cũng giống như các
công cụ khác trong chính sách thương mại, các biện pháp hành chính mang lại lợi ích cho các
nhà sản xuất và gây thiệt hại cho người tiêu dùng, những người bị ngăn cản không cho tiếp
cận với các sản phẩm nước ngoài có thể ưu việt hơn.
8.3. Thúc đẩy xuất khẩu
8.3.1. Trợ cấp xuất khẩu
Trợ cấp xuất khẩu là một thuế xuất khẩu âm. Nói chung, những tác động của trợ cấp
xuất khẩu ngược với những tác động tương ứng của thuế xuất khẩu. Mục đích cơ bản của trợ
cấp xuất khẩu là tăng xuất khẩu bằng cách hướng chi tiêu nước ngoài vào hàng trong nước.
Điều đó được thực hiện bằng cách giảm giá mà người nước ngoài phải trả cho hàng xuất khẩu
được trợ cấp. Theo đó, tác động của trợ cấp xuất khẩu đến điều kiện thương mại nói chung là
bất lợi.
Trợ cấp xuất khẩu có thể là công khai hoặc che đậy. Một trợ cấp công khai đòi hỏi một
thanh toán trực tiếp của chính phủ cho người xuất khẩu hàng được trợ cấp tương xứng với
khối lượng hay giá trị xuất khẩu. Trợ cấp che đậy là những kế hoạch cung cấp tài chính cho
người xuất khẩu một cách gián tiếp. Những giúp đỡ về mặt tài chính như vậy thường thông
qua các điều kiện tín dụng và các dịch vụ chuyên trở hàng xuất khẩu. Các trợ cấp xuất khẩu vi
phạm các hiệp định quốc tế. GATT coi các trợ cấp xuất khẩu như là “cạnh tranh không đúng
đắn” và cho phép các quốc gia nhập khẩu trả đũa bằng “các thuế bù đắp”. Quốc gia nhập khẩu
đánh thuế bù đắp nhằm đền bù tiền trợ cấp xuất khẩu và không được vượt quá tổng số tiền trợ
cấp. Thuế bù đắp được giới hạn sử dụng trong những trường hợp mà hàng nhập khẩu gây ra
hay đe doạ gây ra mối nguy hại đối với ngành công nghiệp nội địa.
Khi các nước ngoài trả đũa bằng các thuế bù đắp, quốc gia áp dụng chương trình trợ
cấp xuất khẩu sẽ không có lợi do tổng số tiền trợ cấp sẽ được chuyển cho phần còn lại của thế
giới. Một trường hợp quan trọng mà trong đó trợ cấp xuất khẩu có thể được chấp nhận là đối
với ngành công nghiệp xuất khẩu sử dụng các đầu vào nhập khẩu phải chịu thuế. Trường hợp
này thường xảy ra ở các nước đang phát triển, ngành xuất khẩu được chấp nhận trợ cấp bằng
cách giảm thuế cho đầu vào nhập khẩu. Hình thức trợ cấp này thực sự có thể chấp nhận được.
Nếu không, ngành công nghiệp xuất khẩu sẽ bị bất lợi trên thị trường thế giới.

138
Phân tích cân bằng cục bộ của trợ cấp xuất khẩu
Xét một nền kinh tế nhỏ và mở, sản xuất, tiêu dùng và trao đổi thương mại về sản
phẩm X biểu thị ở Đồ thị 8-3.
Khi tự túc, quốc gia này sản xuất và tiêu dùng tại điểm cân bằng E, với giá cân bằng là P0.
Khi thương mại tự do, giả sử, giá thế giới về sản phẩm X là PW, lúc này, quốc gia sẽ
sản xuất tại mức sản lượng Q3; tiêu dùng tại mức sản lượng Q2, vì PW > P0 nên quốc gia này
sẽ xuất khẩu với giá xuất khẩu khi tự do thương mại là PW và số lượng xuất khẩu là (Q3 – Q2).
P

D S

A B C
Ptrợ cấp
G H F
PW
M N
E
P0

0 Q1 Q2 Q3 Q4 Q
Đồ thị 8.3. Những ảnh hưởng của trợ cấp xuất khẩu
Nhằm mục địch tăng lượng hàng xuất khẩu, giả sở chính phủ trợ cấp cho các nhà sản
xuất hàng xuất khẩu, làm giá nội địa sau trợ cấp tăng lên P1. Lúc này, quốc gia sẽ sản xuất tại
mức sản lượng Q4; tiêu dùng tại mức sản lượng Q1, và số lượng xuất khẩu tăng lên là (Q4 – Q1).
Thặng dư của người sản xuất tăng bằng diện tích ACFG
Thặng dư của người tiêu dùng giảm đi diện tích ABHG
Tổng số tiền trợ cấp mà chính phủ phải chi ra bằng các diện tích BCMN
Vậy, phúc lợi ròng của nền kinh tế bị giảm đi bằng diện tích (BMH + CNF).
8.3.2. Bán phá giá
Bán phá giá trong thương mại quốc tế là hiện tượng xảy ra khi một loại hàng hóa được
xuất khẩu (bán sang thị trường nước khác) với giá thấp hơn giá bán của mặt hàng đó tại thị
trường nước xuất khẩu.
Như vậy có thể hiểu một cách đơn giản là nếu giá xuất khẩu (giá XK) của một mặt
hàng thấp hơn giá nội địa (giá thông thường) của nó thì sản phẩm đó được coi là bán phá giá
tại thị trường nước nhập khẩu sản phẩm đó.
Ví dụ: lạc nhân của nước A bán tại thị trường nước A với giá (P1) nhưng lại được xuất
khẩu sang thị trường nước B với giá (P2) (P1 < P2) thì xảy ra hiện tượng bán phá giá đối với
sản phẩm lạc nhân xuất khẩu từ A sang B.
Như vậy có nghĩa là để xác định hành vi bán phá giá, người ta phải xác định và so
sánh giá cả ở hai thị trường. Tuy nhiên trên thực tế, việc xác định giá hàng hóa ở thị trường

139
xuất khẩu (giá trị bình thường) và giá ở thị trường nước nhập khẩu (giá xuất khẩu) để có cơ sở
chính xác cho việc so sánh giá trên hai thị trường là khá phức tạp.
Giá trị bình thường của hàng hóa là giá của hàng hóa đã được ấn định phụ thuộc vào
sức tiêu thụ trên thị trường nước xuất khẩu. Khi không có giá nội địa để so sánh thì giá trị
bình thường được coi là tổng các chi phí sản xuất, tiêu thụ hàng hóa cộng với một phần lợi
nhuận nào đó, hoặc theo cách khác, giá trị bình thường có thể là giá xuất khẩu sang một nước
thứ ba. Trong trường hợp khi nước xuất khẩu chưa được công nhận là có nền kinh tế thị
trường thì giá trị bình thường được xác định trên cơ sở giá hàng hóa tương tự của một nước
thứ ba có nền kinh tế thị trường.
Phân loại bán phá giá
Căn cứ theo thông lệ quốc tế, người ta chia hành động bán phá giá thành 2 loại: bán
phá giá hàng sản xuất trong nước trên thị trường nội địa và bán phá giá hàng nhập khẩu. Tuy
nhiên ở đây chỉ đề cập đến bán phá giá hàng nhập khẩu.
Căn cứ theo mục đích và biểu hiện có thể phân chia thành 3 loại bán phá giá:
Bán phá giá dai dẳng: là việc hàng hóa liên tục được bán với một giá thấp hơn so với
giá cả trong nước nhập khẩu. Tình trạng này là tình trạng mà trong đó hàng hóa đơn giản là
hàng hóa nhập khẩu khác được bán dưới những điều kiện tối đa hóa lợi nhuận. Bất kỳ hàng
rào thương mại nào cũng sẽ dẫn đến một giá cả cao hơn đối với người tiêu dùng trong nước
nhập khẩu.
Trong bán phá giá thường xuyên, một xí nghiệp nước ngoài sẽ bán tại giá cả thấp cho
đến khi những nhà sản xuất trong nước bị loại ra khỏi thị trường; lúc đó giá cả sẽ gia tăng bởi
sự độc quyền xuất hiện. Những nhà sản xuất trong nước lúc đó có thể được lôi kéo trở lại thị
trường cho đến khi giá cả giảm xuống trở lại. Có một tranh luận có giá trị cho việc bảo hộ với
việc bán phá giá thường xuyên do việc di chuyển nguồn lực lãng phí. Khi những nhân tố sản
xuất di chuyển vào và ra một ngành bởi ảnh hưởng của giá cả nhập khẩu thì chi phí và sự lãng
phí đổ dồn cho xã hội.
Việc bán phá giá không thường xuyên là bán hàng theo cơ hội ở mức giá thấp hơn chi
phí hoặc bán ra nước ngoài với giá thấp hơn so với giá trong nước nhằm mục đích giải quyết
một số hàng hóa tạm thời dư thừa mà không lường trước được để không phải hạ giá bán trong
nước xuống.
Nhằm chống trả lại hành động bán phá giá thường xuyên và cho phép bảo hộ các
ngành công nghiệp nội địa khỏi sự cạnh tranh không bình đẳng của nước ngoài, các chính phủ
thường thực hiện các hình thức đe dọa áp dụng thuế chống phá giá hoặc áp dụng thuế chống
phá giá nhằm bù lại mức chênh lệch về giá. Tuy nhiên, thường rất khó xác định kiểu bán phá
giá và các nhà sản xuất trong nước luôn đòi hỏi được bảo vệ chống lại mọi hình thức bán phá
giá, họ ngăn cản nhập khẩu, tăng sản xuất và lợi nhuận của chính họ.
Trong một số trường hợp bán phá giá dai dẳng và bán phá giá thường xuyên, lợi ích
của người tiêu dùng có được từ mức giá thấp có thể lớn hơn mất mát thực tế có thể có của các
nhà sản xuất nội địa.
Mỗi hành động bán phá giá đều nhằm đạt được một số mục tiêu cụ thể và có nguyên

140
nhân để dẫn đến hành động đó. Bán phá giá có thể nhằm mục tiêu chính trị thao túng các
nước khác: Chính phủ Mỹ đặc biệt quan tâm đến xuất khẩu gạo vì cạnh tranh giá gạo ảnh
hưởng lớn đến việc đạt các mục tiêu quan trọng khác. Mỹ sẵn sàng bỏ ngân sách mua phần
lớn số gạo trên thị trường thế giới rồi bán phá giá. Điều này làm cho nhiều nước xuất khẩu
gạo phải lao đao và chịu vòng phong tỏa của Mỹ. Chẳng hạn, giá xuất khẩu gạo của Mỹ
khoảng 400 USD/tấn, nhưng các nhà xuất khẩu gạo Mỹ sẵn sàng mua với giá 500 USD/tấn
hoặc cao hơn, và họ cũng sẵn sàng bán ra thị trường thế giới chỉ bằng 60 -70% giá mua. Mức
giá này thấp hơn nhiều so với giá thành của chính nông dân Mỹ sản xuất ra. Như vậy, Mỹ có
thể sẵn sàng bỏ ra vài trăm triệu USD/năm để tài trợ giá xuất khẩu gạo nhằm thực hiện mục
tiêu của mình. Chính vì vậy, mặc dù sản lượng gạo của Mỹ hàng năm thấp nhưng Mỹ lại thao
túng giá gạo trên thị trường thế giới.
Bán phá giá có thể do có các khoản tài trợ của Chính phủ: Chính phủ các nước phương
Tây coi tài trợ là con đường ngắn nhất để đạt được sự cân bằng kinh tế và đảm bảo cho thị
trường hoạt động tối ưu. Chính sách tài trợ nhằm đạt được hai mục đích: duy trì và tăng
cường mức sản xuất xuất khẩu; duy trì mức sử dụng nhất định đối với các yếu tố sản xuất.
Những hình thức tài trợ chủ yếu là trợ cấp, ưu đãi về thuế, ưu đãi tín dụng, sự tham gia của
chính phủ vào các chi phí kinh doanh cũng như hỗ trợ xuất khẩu.
Bán phá giá cũng có thể gây ra trong trường hợp một nước có quá nhiều hàng tồn kho
không thể giải quyết theo cơ chế giá bình thường. Trong nền kinh tế hàng hóa trước đây khi
gặp khủng hoảng thừa, các chủ doanh nghiệp thường chất đống hàng hóa của mình, châm lửa
đốt hoặc đổ xuống biển để giữ giá, nhất định không bán phá giá. Hiện nay, ở các nước kinh tế
phát triển, gặp trường hợp này, nhà buôn có thể chọn một trong hai giải pháp thường dùng.
Trước hết là lưu kho chờ ngày giá lên. Nhưng lưu kho đòi hỏi phải có chỗ chứa, và chỉ áp
dụng được với những mặt hàng không bị hư hỏng. Giải pháp thứ hai là bán phá giá. Nhiều
trường hợp, đây là giải pháp duy nhất đối với một số mặt hàng: thực phẩm sắp hết thời hạn sử
dụng, máy vi tính đời cũ, một số quần áo, giày dép đã hết mốt.
Tác động của bán phá giá
Mặc dù bán phá giá đa phần là gây hại cho nền kinh tế nhập khẩu, tuy nhiên trong
từng hoàn cảnh cụ thể, bán phá giá có những mặt tích cực như: người tiêu dùng có lợi vì mua
được hàng giá rẻ. Nếu bán phá giá các nguyên vật liệu đầu vào thì sẽ góp phần thúc đẩy sản
xuất cho các nước nhập khẩu. Bán phá giá cũng tạo sức ép cạnh tranh mạnh hơn buộc sản
xuất trong nước phải gia tăng cải tiến công nghệ kỹ thuật, nâng cao khả năng cạnh tranh.
Tuy nhiên, bản thân khái niệm bán phá giá đã cho thấy tác động lớn nhất của bán phá
giá là việc gây ra thiệt hại vật chất cho các ngành kinh doanh trong nước. Tổn thất này rất lớn
xét trên góc độ vĩ mô và vi mô. Trên góc độ vĩ mô, một ngành sản xuất bị đe dọa sẽ kéo theo
việc phá sản của nhiều doanh nghiệp thuộc ngành đó, đồng thời dẫn đến tình trạng mất việc
làm của người lao động và gây ra các tác động dây chuyền tới những ngành kinh doanh khác.
Trên góc độ vi mô, khi đối mặt với hiện tượng bán phá giá, doanh nghiệp sẽ bị mất thị trường
và mất lợi nhuận. Đây thực sự là mối lo ngại không chỉ của các nước phát triển và của cả các
nước đang phát triển, vì lợi thế so sánh của các nước luôn thay đổi và cạnh tranh ngày càng

141
trở nên gay gắt trên thị trường quốc tế. Chính vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất nội địa đều
muốn chính phủ bảo vệ họ trước hiện tượng bán phá giá.
Nhìn chung, bán phá giá là hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong quan hệ kinh
doanh quốc tế. Mặc dù người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi vì được mua hàng hóa với mức giá
rẻ hơn mức giá thông thường, nhưng bán phá giá có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành
sản xuất hàng hóa tương tự của nước nhập khẩu. Do đó, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều
tìm mọi cách, trước tiên là bằng việc thỏa thuận thông qua các điều ước quốc tế và xây dựng
luật pháp quốc gia, để chống lại hành vi bán phá giá, nhằm bảo vệ thị trường và nền sản xuất
trong nước.

142
Tóm tắt chương

1. Chính sách thương mại quốc tế là hệ thống các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc và
công cụ, biện pháp thích hợp mà chính phủ sử dụng để điều chỉnh các hoạt động thương mại
quốc tế của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định, phù hợp với định hướng phát triển kinh
tế xã hội của một quốc gia. Tự do hoá thương mại và bảo hộ thương mại là hai xu hướng trái
chiều nhau nhưng không loại bỏ nhau mà tác động qua lại, hỗ trợ nhau. Trong bối cảnh toàn
cầu hoá, xu hướng tự do thương mại nổi trội hơn.
2. Lý thuyết về thuế quan đã phân tích cân bằng cục bộ và cân bằng tổng quát sự tác
động của thuế quan đối với nền kinh tế. Kết quả của những phân tích trên cho thấy tác động
làm giảm của thuế quan đối với lợi ích người tiêu dùng và lợi ích của quốc gia nói chung, mặc
dù chính phủ thu được một khoản ngân sách từ doanh thu thuế và thặng dư của người sản xuất
có tăng lên. Đối với nước lớn, do chi phối được giá thế giới, làm tăng tỷ lệ mậu dịch nên nước
lớn đánh thuế quan không gây tác động có hại bằng nước nhỏ đánh thuế.
2. Chương 8 cũng đề cập đến tỷ lệ bảo hộ thực sự thông qua việc phân tích và xem xét
ý nghĩa kinh tế của nó để thấy đây mới là yếu tố mà người sản xuất cần quan tâm.
3. Chương 8 đã xem xét phân tích các công cụ thương mại phi thuế quan, trong đó tập
trung nghiên cứu tác động của hạn ngạch nhập khẩu, trợ cấp xuất khẩu và các hình thức mậu
dịch phi thuế quan có tác động đến người sản xuất, người tiêu dùng và lợi ích của quốc gia
nói chung. Từ đó, so sánh tác động cũng như các yếu tố khác của các công cụ này với thuế
quan. Có thể thấy, các biện pháp phi thuế quan đang ngày càng phát triển về hình thức và
cách thức áp dụng như là một biểu hiện rõ nét của xu hướng bảo hộ thương mại, tồn tại khách
quan song song với xu hướng tự do thương mại.

143
Các thuật ngữ cơ bản

Thuế giá trị Ad valorem tariff


Thặng dư tiêu dùng Consumer surplus
Mất mát do lệch lạc trong tiêu dùng Consumption distortion loss
Tỷ lệ bảo hộ thực sự Effective rate of protection
Hạn chế xuất khẩu Export restraint
Trợ cấp xuất khẩu Export subsidy
Đường cung xuất khẩu Export supply curve
Đường cầu nhập khẩu Import demand curve
Hạn ngạch nhập khẩu Import quota
Yêu cầu hàm lượng nội địa Local content requirement
Các rào cản phi thuế quan Nontariff barriers
Thặng dư sản xuất Producer surplus
Mất mát do lệch lạc sản xuất Production distortion loss
Bảo hộ thương mại Protectionism
Thuế theo khối lượng Specific tariff
Lợi ích từ trao đổi thương mại Terms of trade gain
Tự do hoá thương mại Trade Liberalization
Hạn chế xuất khẩu tự nguyện Voluntary export restraint (VER)

144
Câu hỏi ôn tập

Câu 1: Vì sao mỗi quốc gia cần có chính sách thương mại quốc tế của riêng họ? Tại
sao quốc gia lại sử dụng các công cụ hạn chế thương mại?
Câu 2: So sánh tác động của thuế nhập khẩu và tác động của hạn ngạch nhập khẩu
trong thương mại quốc tế
Câu 3: Phân tích tác động cục bộ và tổng thể của thuế quan đối với nền kinh tế nhỏ và
mở.
Câu 4: Phân tích tác động cục bộ và tổng thể của thuế quan đối với quốc gia lớn.
Câu 5: Tỷ lệ bảo hộ thực sự có ý nghĩa như thế nào đối với nhà sản xuất?
Câu 6: Biện pháp hạn chế xuất khẩu tự nguyện được sử dụng trong trường hợp nào?
Câu 7: Trợ cấp xuất khẩu có tác động tích cực và tiêu cực như thế nào đến nền kinh tế
của mỗi quốc gia
Câu 8: Tại sao bán phá giá lại là một hành vi bị cấm trong thương mại quốc tế?
Câu 9: Thuế quan nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu và trợ cấp xuất khẩu đều gây tổn
thất cho nền kinh tế, vậy tại sao các chính phủ vẫn sử dụng phổ biến các công cụ này?
Câu 10: Phân tích các biện pháp thương mại quốc tế mà Việt Nam đã áp dụng cho
ngành công nghiệp ô tô.

145
Chương 9
LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ

Từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II, các liên kết kinh tế quốc tế có xu hướng
hình thành và phát triển ngày càng nhiều và đa dạng. Chương học này nghiên cứu về các liên
kết kinh tế quốc tế với hai phần lớn. Phần thứ nhất bàn về liên kết kinh tế quốc tế và các khái
niệm liên quan, sự hình thành của liên minh thuế quan và tác động của nó đến thương mại
quốc tế. Phần thứ hai giới thiệu một số liên kết kinh tế quốc tế tiêu biểu hiện nay trên thế giới.
Mục tiêu học tập:
 Hiểu rõ bản chất và các hình thức của liên kết kinh tế quốc tế
 Phân tích tác động tạo lập mậu dịch và chuyển hướng mậu dịch của việc hình thành
một liên minh thuế quan, cũng như tác động của một liên minh thuế quan đến phần còn lại
của thế giới
 Nắm được kiến thức về một số liên kết kinh tế quốc tế tiêu biểu hiện nay trên thế giới
9.1. Những vấn đề chung về liên kết kinh tế quốc tế
9.1.1. Khái niệm về liên kết kinh tế quốc tế
Liên kết kinh tế quốc tế (LKKTQT) là mối quan hệ vượt ra ngoài lãnh thổ của một
quốc gia, được hình thành dựa vào sự thỏa thuận giữa các bên, ở tầm vĩ mô hoặc vi mô nhằm
tạo điều kiện thuận lợi cho các quan hệ KTQT phát triển.
9.1.2. Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế
Căn cứ vào tiêu chí chủ thể tham gia liên kết, LKKTQT được chia ra hai loại liên kết sau:
a) Liên kết kinh tế quốc tế tư nhân (liên kết kinh tế nhỏ)
Liên kết kinh tế quốc tế tư nhân là sự liên kết giữa các công ty, các tập đoàn kinh tế ở
các nước nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế chung thông qua các hợp đồng ký kết giữa
các bên. Thực chất của LKKTQT tư nhân là sự hình thành chuỗi giá trị toàn cầu bởi loại hình
liên kết này thực hiện nhiều khâu của quá trình tái sản xuất.
LKKTQT tư nhân biểu hiện dưới các dạng sau:
- Liên kết để giải quyết các mối quan hệ kinh tế có liên quan đến các bên để đảm bảo
lợi ích cho từng thành viên (Ví dụ: cartel, syndicate, trust, consortium quốc tế...)
- Liên kết để hình thành nên các công ty quốc tế (Ví dụ: công ty đa quốc gia, công ty
xuyên quốc gia) là sự sáp nhập các công ty thành một công ty lớn hơn nhằm tạo sức mạnh để
mở rộng thị trường hoạt động và tăng sức cạnh tranh.
b) Liên kết kinh tế quốc tế nhà nước (liên kết kinh tế lớn)
Là liên kết được hình thành trên cơ sở hiệp định được ký kết giữa các chính phủ nhằm
lập ra các liên kết kinh tế khu vực, tạo điều kiện cho hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển.
LKKTQT cấp nhà nước được chia thành 4 loại theo cấp độ liên kết từ thấp đến cao
như sau:
- Khu vực mậu dịch tự do (FTA - Free Trade Area)
Đây là hình thức LKKTQT trong đó các quốc gia thành viên cam kết gỡ bỏ các rào
cản về thuế quan và phi thuế quan để hàng hóa dễ dàng được tự do lưu thông trong khối.

146
- Liên minh thuế quan (CU - Custom Union)
Đây là hình thức LKKTQT trong đó các quốc gia thành viên cam kết gỡ bỏ các rào
cản về thuế quan và phi thuế quan để hàng hóa dễ dàng được tự do lưu thông trong khối. Hơn
nữa, các quốc gia thành viên xây dựng biểu thuế quan chung đối với hàng hóa nhập khẩu từ
ngoài khối.
- Thị trường chung (CM - Common Market)
Là hình thức LKKTQT trong đó các nước thành viên áp dụng các biện pháp tương tự
như liên minh thuế quan trong quan hệ thương mại và hơn nữa còn cho phép di chuyển tự do
các yếu tố sản xuất giữa các thành viên.
- Liên minh kinh tế (Economic Union)
Là LKKTQT trong đó các nước thành viên xây dựng thị trường chung và thêm vào đó
theo đuổi thống nhất các chính sách kinh tế xã hội, tiền tệ và tài chính. Một liên minh kinh tế
là hình thức đầy đủ của liên kết kinh tế.
9.2. Bản chất của liên kết kinh tế quốc tế
LKKTQT luôn dẫn đến sự phân biệt đối xử hàng hoá và phân biệt đối xử quốc gia.
LKKTQT là một nhánh của lý thuyết thuế quan và nó phân tích những ảnh hưởng của phân
biệt địa lý, nghĩa là thương mại ưu đãi. Một nhóm nước có thể quyết định xây dựng hiệp định
thương mại ưu đãi. Điều đó có nghĩa là các nước thành viên đồng ý giảm mức thuế của họ với
nhau nhưng không giảm đối với hàng hoá nhập khẩu từ phần còn lại của thế giới. Việc giảm
thuế lẫn nhau như vậy chắc chắn phân biệt đối xử với hàng nhập khẩu từ phần còn lại của
thế giới.
LKKTQT luôn tồn tại hai xu hướng trái ngược nhau là tự do thương mại và bảo hộ
mậu dịch. Một mặt, liên kết KTQT làm tăng cạnh tranh và thương mại giữa các nước thành
viên, và điều đó thể hiện sự vận động tiến đến tự do thương mại. Mặt khác, LKKTQT lại thúc
đẩy bảo hộ thương mại và cạnh tranh với phần còn lại của thế giới, và điều đó thể hiện sự vận
động hướng đến tăng bảo hộ.
9.3. Lý thuyết về liên minh thuế quan
Tất cả các hình thức LKKTQT, từ khu vực mậu dịch tự do đến liên minh kinh tế đều là
những hình thức dẫn đến phân biệt đối xử về thương mại. Vậy các hình thức liên kết này liệu
có tốt hơn tự do thương mại hay không? Việc nghiên cứu trường hợp liên minh thuế quan sẽ
giúp trả lời câu hỏi này. Một mặt, việc hình thành liên minh thuế quan sẽ tiến tới sự tự do
thương mại vì rào cản giữa các nước thành viên được xóa bỏ. Mặt khác, sự hình thành liên
minh thuế quan sẽ làm thay đổi cơ cấu thương mại bởi lẽ việc xóa bỏ thuế quan trong nội khối
sẽ làm cho hàng hóa của các nước thành viên trở nên rẻ hơn so với hàng hóa của phần còn lại
của thế giới. Như vậy, liên minh thuế quan vừa có xu hướng làm tăng, vừa có xu hướng làm
giảm phúc lợi xã hội của các quốc gia thành viên.
9.3.1. Liên minh thuế quan dẫn đến tạo lập mậu dịch
Tạo lập mậu dịch là hiện tượng xảy ra khi hàng hóa của một nước thành viên trong
liên minh thuế quan được thay thế bởi sản phẩm tương tự nhưng có chi phí thấp hơn được sản
xuất từ một nước thành viên khác (các sản phẩm quốc nội của một nước thành viên có phí sản

147
xuất cao trước đây được thuế quan bảo vệ bị thay thế bởi số cung mới từ một nước thành viên
khác có phí sản xuất thấp hơn).
Có thể minh họa cho quá trình tạo lập mậu dịch qua các số liệu mô phỏng sau đây. Giả
sử trên thế giới chỉ bao gồm 3 quốc gia là A (nước được chọn nghiên cứu và là nước nhỏ),
quốc gia B và quốc gia C. Các nước này sản xuất hàng hóa X với chi phí không đổi lần lượt là
PA= 3$, PB=1,5$ và PC=1$. Trong hình 9.1, SB, SC là đường cung co giãn hoàn toàn của sản
phẩm X nhập khẩu từ quốc gia B và C sang quốc gia A trong tình trạng mậu dịch tự do, và St
là đường cung gồm thuế quan.

PX
SX
DX

E
3
A B C St
2,0
SB
1,5
SC
1,0
I J M N K

O Q1 Q2 Q* Q3 Q4 QX
Hình 9.1: Tác động của sự tạo lập mậu dịch
Lúc đầu quốc gia A đánh thuế 100% không phân biệt xuất xứ hàng hoá trên tất cả
những sản phẩm X nhập khẩu. Như vậy quốc gia A sẽ nhập sản phẩm X từ quốc gia C ở mức
giá Pt = 2$. Quốc gia A tiêu dùng tại mức sản lượng là Q3, sản xuất trong nước tại mức sản
lượng Q2 và nhập khẩu từ quốc gia C với số lượng (Q3 - Q2). Doanh thu thuế của quốc gia A
được biểu diễn bằng diện tích BCNM.
Khi quốc gia A và C thành lập liên minh thuế quan, tại thị trường nước A giá sản
phẩm X là 1$. Tại mức giá này, quốc gia A tiêu thụ Q4 đơn vị sản phẩm X, sản xuất trong
nước còn Q1 và nhập khẩu từ quốc gia C với số lượng (Q4 – Q1). Doanh thu thuế của quốc gia
A lúc này bằng không.
Sự tạo lập mậu dịch làm cho lợi ích của người tiêu dùng ở nước A tăng lên một lượng
bằng diện tích hình thang ACKI. Thặng dư sản xuất giảm một lượng biểu diễn bằng diện tích
hình thang ABJI.
Kết quả là phúc lợi xã hội luôn tăng, biểu diễn bằng diện tích hai hình tam giác JMB và
NKC. Diện tích JMB là kết quả của việc di chuyển sản xuất từ các nhà sản xuất ít hiệu quả ở
quốc gia A sang các nhà sản xuất có hiệu quả hơn ở quốc gia C. Diện tích NKC là phần lợi ích
tiêu dùng tăng lên do người tiêu dùng được tiêu dùng nhiều hàng hóa hơn với mức giá rẻ hơn.
9.3.2. Liên minh thuế quan dẫn đến chuyển hướng mậu dịch
Chuyển hướng mậu dịch là hiện tượng xảy ra khi sản phẩm nhập khẩu từ một nước
bên ngoài liên minh thuế bị thay thế bởi sản phẩm tương tự nhập khẩu từ một nước thành viên
khác trong liên minh thuế quan nhưng có phí sản xuất cao hơn.

148
Ví dụ: Trước khi có liên minh thuế quan, Đức đã đánh thuế đồng đều 40% trên số than
nhập khẩu của Anh và Braxin. Tại Anh, giá than là 100$ và tại Braxin giá than là 120$. Đức
chọn nhập khẩu than của Anh có giá sau thuế là 100$ + 40%.100$ =140$/tấn, vì Braxin có giá
sau thuế là 120$ + 40%.100$ = 160$/tấn. Bây giờ, giả sử Đức thành lập liên minh thuế quan
với Braxin, giúp cho Braxin không bị đánh thuế 40% nữa. Do đó, giá than của Braxin sau khi
tham gia liên minh thuế quan là 120$, rẻ hơn của Anh (do bị đánh thuế giá đã tăng lên 140$).
Như vậy, thương mại đã bị chuyển hướng từ nước có giá rẻ hơn (có lợi thế tương đối) sang
nước có giá cao hơn (không có lợi thế tương đối).
Rõ ràng việc chuyển hướng mậu dịch tự nó đã làm giảm phúc lợi vì việc chuyển sản
xuất từ các nhà sản xuất có hiệu quả ở bên ngoài liên minh thuế quan sang các nhà sản xuất ít
hiệu quả hơn trong liên minh thuế quan. Vì vậy việc chuyển hướng mậu dịch làm xấu hơn
việc phân phối và sử dụng tài nguyên quốc tế và đưa sản xuất ra xa lợi thế so sánh.
Một liên minh thuế quan chuyển hướng mậu dịch có kết quả từ việc tạo lập mậu dịch
lẫn chuyển hướng mậu dịch, vì vậy nó có thể tăng hoặc giảm phúc lợi của các thành viên
trong liên hiệp tuỳ thuộc vào mức độ tỉ đối của 2 lực lượng đối lập này. Lợi ích của các quốc
gia phi thành viên có thể bị suy giảm vì các nguồn lực của họ bị sử dụng ít hiệu quả hơn. Vì
vậy trong khi một liên minh thuế quan tạo lập mậu dịch chỉ đưa đến việc tạo lập mậu dịch và
luôn làm tăng phúc lợi của các quốc gia thành viên thì một liên minh thuế quan chuyển hướng
mậu dịch đưa đến cả việc tạo lập mậu dịch lẫn chuyển hướng mậu dịch nên có thể tăng hoặc
cũng có thể giảm phúc lợi của các nước thành viên.
Sử dụng lại mô hình phân tích ở phần tạo lập mậu dịch, tác động của sự chuyển hướng
mậu dịch đối với nền kinh tế sẽ được thể hiện rõ khi quốc gia A và B thành lập liên minh
thuế quan.

PX
SX
DX

E
3
A B C St
2,0
G F D SB
1,5
M’ N’
SC
1,0
M N

O Q1’ Q2 Q0 Q3 Q4’ QX

Hình 9.2: Tác động của sự chuyển hướng mậu dịch


Lúc đầu, quốc gia A đánh thuế 100% không phân biệt xuất xứ hàng hoá trên tất cả
những sản phẩm X nhập khẩu. Như vậy, quốc gia A sẽ nhập sản phẩm X từ quốc gia C ở mức
giá Pt = 2$. Khi quốc gia A và B thành lập liên minh thuế quan, quốc gia A sẽ chuyển sang
nhập khẩu hàng hóa X rẻ hơn từ quốc gia B ở mức giá PX = 1,5$. Tại mức giá này, quốc gia A
tiêu thụ Q4’ sản phẩm X trong đó Q1’ sản xuất trong nước và (Q4’ - Q1’) nhập khẩu từ quốc gia

149
B. Doanh thu thuế của quốc gia A bằng không. Việc nhập khẩu sản phẩm X vào quốc gia A
bây giờ được chuyển từ các nhà sản xuất có hiệu quả hơn của quốc gia C sang các nhà sản
xuất ít hiệu quả hơn ở quốc gia B vì thuế quan chỉ đánh phân biệt trên các sản phẩm nhập
khẩu từ quốc gia C (là nước bên ngoài liên minh) thay vì đánh đồng đều không cần phân biệt
xuất xứ hàng hoá. Chú ý rằng sản phẩm X nhập khẩu của quốc gia A trước khi thành lập liên
minh thuế quan là (Q3 - Q2) thì sau khi có liên minh thuế quan là (Q4’ - Q1’). Vì vậy, liên minh
thuế quan chuyển hướng mậu dịch ít nhiều cũng đưa đến sự tạo lập mậu dịch.
Tổng 2 vùng diện tích BFM’ và diện tích CDN’ là phúc lợi từ việc tạo lập mậu dịch
thuần tuý, trong khi diện tích M’N’NM là phúc lợi mất đi từ việc chuyển hướng nhập khẩu
lúc đầu từ quốc gia C có giá thấp hơn sang quốc gia B có giá cao hơn. Nếu diện tích M’N’NM
là phúc lợi mất đi từ việc chuyển hướng ròng lớn hơn tổng diện tích BFM’ và diện tích CDN’
là phúc lợi từ việc tạo lập ròng thì liên minh thuế quan chuyển hướng mậu dịch này đã làm
giảm phúc lợi của quốc gia A và ngược lại.
Tóm lại, sự chuyển hướng mậu dịch tác động đến phúc lợi xã hội của một nước thành
viên như sau:
- Phúc lợi xã hội tăng khi sự tạo lập ròng lớn hơn sự chuyển hướng ròng
- Phúc lợi xã hội giảm khi sự tạo lập ròng nhỏ hơn sự chuyển hướng ròng
9.4. Điều kiện để gia tăng phúc lợi của liên minh thuế quan
Phân tích trên đã cho thấy rằng nếu tác động tạo lập ròng lớn hơn tác động chuyển
hướng ròng thì liên minh thuế quan luôn có tác động tích cực đối với nền kinh tế của các nước
thành viên. Cho nên có thể dựa vào đây để xác định những điều kiện cần thiết sao cho việc
hình thành liên minh thuế quan sẽ mang lại lợi ích cao nhất. Tóm tắt các điều kiện đó như sau:
- Số thành viên càng nhiều thì liên minh thuế quan đem lại lợi ích càng cao, vì khi đó
có nhiều khả năng có mặt của các nhà sản xuất với chi phí sản xuất thấp trong liên kết.
- Thuế quan trước khi hình thành liên minh thuế quan càng cao thì lợi ích của việc liên
kết càng lớn.
- Thuế quan với phần còn lại của thế giới sau khi hình thành liên minh thuế quan càng
thấp thì tác động của chuyển hướng ròng càng được hạn chế.
- Sản xuất ở các nước thành viên càng tương đồng thì càng có cơ hội dẫn đến tạo lập
mậu dịch.
- Với sự tương đồng nhất định về sản xuất, nếu sự khác biệt về chi phí giữa các nước
thành viên càng lớn thì lợi ích của việc chuyên môn hóa càng cao.
9.5. Tác động của liên minh thuế quan tới các nước thành viên khác và phần còn
lại của thế giới
Trong phân tích ở trên chúng ta mới đề cập đến lợi ích của một bên trong liên minh
thuế quan, cụ thể là nước thực hiện xóa bỏ thuế quan. Vậy liên minh thuế quan có lợi như thế
nào đối với các quốc gia thành viên khác? Trước hết, các nước đó sẽ cải thiện được cán cân
thương mại nhờ việc cải thiện điều kiện thương mại do gia tăng được kim ngạch xuất khẩu
hàng hóa. Ngay trong trường hợp một quốc gia thành viên bị thiệt hại thì cả khối liên kết vẫn
có thể đạt lợi ích cao hơn. Vấn đề cần giải quyết là để khuyến khích các quốc gia tham gia

150
vào liên kết thì việc phân phối lợi ích của toàn khối phải được thực hiện một cách công bằng
sao cho không có quốc gia nào bị thiệt.
Đối với các nước bên ngoài liên minh, tác động của sự chuyển hướng mậu dịch làm
giảm xuất khẩu của họ tới các quốc gia trong liên minh. Đây là một tác động tiêu cực đối với
các ngành sản xuất của quốc gia ngoài khối, giảm bớt mức độ chuyên môn hóa và làm xấu đi
cán cân thanh toán của quốc gia này. Như vậy, việc hình thành liên minh thuế quan sẽ làm tổn
hại đến phần còn lại của thế giới. Tuy nhiên, đôi khi việc hình thành liên minh thuế quan cũng
có thể dẫn tới sự tạo lập mậu dịch đối với phần còn lại của thế giới, tức là làm tăng quy mô
thương mại của khối liên kết với các nước ngoài liên kết. Điều này xảy ra khi các mặt hàng
của các quốc gia ngoài liên kết có tính chất bổ sung đối với các mặt hàng có nhu cầu tiêu
dùng gia tăng trong khối liên kết. Trên thực tế đã có những bằng chứng cho rằng sau khi EEC
ra đời thì xuất khẩu các mặt hàng tư liệu sản xuất của Mỹ và Anh tới khối này tăng lên để đáp
lại sự bùng nổ đầu tư ở các nước này.
9.6. Một số liên kết kinh tế quốc tế tiêu biểu (EU, ASEAN, NAFTA)
9.6.1. Liên minh Châu Âu (EU)
a) Tổng quan về Liên minh Châu Âu
Liên minh châu Âu (European Union - EU) là một tổ chức liên chính phủ của các
nước ở châu Âu. Ngày nay có thể nói Liên minh châu Âu là khối liên kết kinh tế - chính trị có
tính tổ chức trong sự thống nhất cao nhất và có nhiều thành công nhất trong các liên kết của
thế giới. Với hơn 500 triệu công dân thuộc 27 quốc gia, các nước trong Liên minh châu Âu
sản xuất khoảng 30% GDP của thế giới và trở thành một trung tâm kinh tế hàng đầu trên thế
giới.
Liên minh châu Âu được hình thành từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II. Sau chiến
tranh thế giới lần thứ II, Liên minh châu Âu bị tàn phá nặng nề. Với mong muốn ngăn ngừa
chiến tranh tái diễn và đẩy mạnh sự hợp tác giữa các quốc gia trong châu Âu, Bộ trưởng
Ngoại giao Pháp Robert Schuman là người nêu ra ý tưởng và đề xuất lần đầu tiên trong bài
phát biểu vào ngày 9/5/1950. Hiện nay ngày 9/5 được coi là ngày sinh nhật của Liên minh
châu Âu và được kỷ niệm hàng năm là “ Ngày châu Âu”.
Năm 1951, 06 quốc gia ở Tây Âu bao gồm Pháp, CHLB Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan,
Luxemburg đã thành lập Cộng đồng than và thép châu Âu, sau đó sáng lập Cộng đồng Kinh tế
châu Âu (tiền thân của EU ngày nay) vào năm 1957 và Cộng đồng nguyên tử châu Âu năm
1958. Năm 1967, Cộng đồng châu Âu (EC) được thành lập trên cơ sở hợp nhất ba tổ chức nói
trên. Với hiệp ước Maastricht (chính thức được phê chuẩn ngày 1/11/1993), Cộng đồng Châu
Âu đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU).
EU ngày càng mở rộng về số lượng thành viên và phạm vi lãnh thổ. Từ 06 quốc gia
thành viên ban đầu vào năm 1957, đến 1/7/2013, EU có 28 thành viên. Sau sự kiện Brexit
(Anh rời khỏi EU từ 01/01/2021), EU hiện nay còn 27 thành viên. Sau đây là danh sách các
quốc gia thành viên EU xếp theo năm gia nhập:
1951: Pháp, CHLB Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan, Luxemburg
1973: Đan Mạch, Ireland, Anh

151
1981: Hy Lạp
1986: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
1995: Áo, Phần Lan, Thụy Điển
2004: Séc, Hunggary, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Malta, Cộng
hòa Síp
2007: Romania, Bungary
2013: Croatia
b) Mục đích và thể chế
Mục đích của EU là xây dựng, phát triển một khu vực mà ở đó hàng hóa, con người,
dịch vụ, tiền vốn được tự do lưu thông giữa các nước thành viên; tăng cường hợp tác liên kết
không chỉ về kinh tế, luật pháp, nội vụ mà cả trên lĩnh vực an ninh đối ngoại. Hoạt động của
EU dựa vào ba trụ cột theo hiệp ước Maastricht (hay còn gọi là Hiệp ước Liên minh châu Âu
ký ngày 7/2/1992 tại Maastricht, Hà Lan).
LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)
Cộng đồng Châu Âu Chính sách đối ngoại Hợp tác về tư pháp
& an ninh chung & nội vụ
- Hợp tác trong đối ngoại - Chính sách nhập cư
- Liên minh thuế quan
- Phối hợp hành động để giữ - Đấu tranh chống tội phạp
- Thị trường chung
gìn hòa bình - Hợp tác về cảnh sát và tư
- Liên minh kinh tế & tiền tệ
- Chính sách an ninh của EU pháp
BA TRỤ CỘT CỦA EU THEO HIỆP ƯỚC MAASTRICHT

Hiện nay, nhiều vấn đề quan trọng về kinh tế và chính trị không phải do chính phủ của
các quốc gia thành viên đưa ra mà do các cơ quan đầu não của EU quyết định. EU có 7 thể
chế chính trị đó là: Nghị viện châu Âu, Hội đồng bộ trưởng, Ủy ban liên minh châu Âu, Hội
đồng châu Âu, Ngân hàng trung ương châu Âu, Toà án công lý Liên minh châu Âu và tòa án
kiểm toán châu Âu. Thẩm quyền xem xét và sửa đổi hệ thống luật pháp của EU - quyền lập
pháp - thuộc về Nghị viện châu Âu và Hội đồng bộ trưởng. Quyền hành pháp được giao cho
Ủy ban châu Âu và một bộ phận nhỏ thuộc về Hội đồng châu Âu. Chính sách tiền tệ của khu
vực đồng tiền chung châu Âu được quyết định bởi Ngân hàng Trung ương châu Âu. Việc giải
thích và áp dụng luật của Liên minh châu Âu và các điều ước quốc tế có liên quan - quyền tư
pháp - được thực thi bởi Tòa án công lý Liên minh châu Âu. Ngoài ra còn có một số cơ quan
nhỏ khác phụ trách tư vấn cho Liên minh châu Âu hoặc hoạt động riêng biệt trong các lĩnh
vực đặc thù.

152
HỘI ĐỒNG CHÂU ÂU
Quyết định cơ bản của những người đứng đầu nhà nước
Dự thảo nghị quyết
ỦY BAN LIÊN và dự luật HỘI ĐỒNG BỘ
MINH CHÂU ÂU TRƯỞNG EU
Quyết định

TÒA ÁN CƠ QUAN Tham vấn


Kiểm tra CHÂU ÂU KIỂM TOÁN và ban
các quyết hành các
định của quyết định
Ủy ban và luật lệ
NGÂN
HÀNG TW
CHÂU ÂU

NGHỊ VIỆN CHÂU ÂU

Hình 9.3. Các cơ quan chủ chốt của EU


c) Liên minh kinh tế châu Âu
Từ khi thành lập đến nay, EU đã thiết lập một nền kinh tế xuyên suốt lãnh thổ các
thành viên - thành lập được thị trường chung châu Âu hay được biết đến cái tên thị trường
duy nhất. Trong thị trường chung châu Âu có sự lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ cùng với các
yếu tố sản xuất gồm lao động và tư bản (vốn) là hoàn toàn tự do. Một biểu thuế nhập khẩu
được áp dụng chung cho tất cả mọi hàng hóa vào thị trường này. Hàng hóa một khi ở trong thị
trường EU có thể tự do lưu thông mà không chịu tác động của bất cứ nghĩa vụ hải quan, hạn
ngạch nhập khẩu hay thuế phân biệt nào. Ngoài ra, một trong những bước tiến quan trọng nhất
phát triển thị trường EU là sử dụng đồng tiền chung châu Âu: EURO. Để tham gia vào liên
minh kinh tế tiền tệ, thì các quốc gia phải thỏa mãn các điều kiện (còn gọi là những tiêu chí
hội nhập) là:
 Lạm phát thấp, không vượt quá 1,5% so với mức trung bình của 3 nước có mức lạm
phát thấp nhất;
 Thâm hụt ngân sách không vượt quá 3% GDP;
 Nợ công dưới 60% GDP và biên độ dao động tỷ giá giữa các đồng tiền ổn định trong
hai năm theo cơ chế chuyển đổi (ERM);
 Lãi suất (tính theo lãi suất công trái thời hạn từ 10 năm trở lên) không quá 2% so với
mức trung bình của 3 nước có lãi suất thấp nhất.
Đồng tiền chung EURO của EU được xuất hiện lần đầu ngày 1/1/1999. Ban đầu chỉ có
11 quốc gia trong tổng số 15 thành viên EU lúc đó tham gia vào liên minh tiền tệ này. Việc
đưa vào sử dụng đồng tiền chung có tác dụng nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung
châu Âu, thúc đẩy các quyền tự do di chuyển, xóa bỏ vấn đề trao đổi ngoại tệ, cải thiện sự
minh bạch về giá cả hàng hóa và dịch vụ, thiết lập một thị trường tài chính thống nhất, ổn
định giá cả, lãi suất thấp và nhất là hạn chế những tác động tiêu cực do khối lượng giao dịch
thương mại nội đại khổng lồ trong phạm vi Liên minh châu Âu. Ngân hàng trung ương châu
Âu căn cứ trên các hiệp ước của Liên minh châu Âu, chịu trách nhiệm quản lý chính sách tiền
tệ của đồng EURO nói chung và Liên minh châu Âu nói riêng.

153
d) Quan hệ kinh tế giữa EU và Việt Nam
Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và EU đã có từ lâu, mối quan hệ ấy đặc biệt phát triển
nhanh, mạnh kể từ khi Việt Nam và EU thành lập quan hệ ngoại giao năm 1990. Liên minh
châu Âu đã và đang trở thành một đối tác quan trọng, một thị trường rộng lớn, có khả năng
tiêu thụ nhiều loại sản phẩm của Việt Nam như giầy dép, dệt may, nông sản, thủ công mỹ
nghệ, đồ gỗ dân dụng, sản phẩm nhựa, đồ điện tử, thuỷ sản... Đồng thời EU cũng là một khu
vực có nền kinh tế phát triển cao, có thể đáp ứng các yêu cầu nhập khẩu thiết bị công nghệ
nguồn và nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế, thực
hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Quan hệ hợp tác đầu tiên giữa EU và Việt Nam chủ yếu là trợ giúp người Việt Nam
hồi hương. Từ 1989-1996, tổng viện trợ của EU cho mục đích này trên 110 triệu USD. Năm
1996, Việt Nam và EU thống nhất chiến lược phát triển và hợp tác kinh tế chung nhằm củng
cố quá trình chuyển đổi kinh tế Việt Nam sang nền kinh tế thị trường, đồng thời giảm nhẹ chi
phí xã hội trong quá trình chuyển đổi. Đến nay EU đã cam kết tổng cộng 150 triệu euro cho
chiến lược này.
Năm 2002, EU đã thông qua chiến lược hợp tác với Việt Nam trong giai đoạn 2002-
2006, nhằm tạo điều kiện tăng tốc xoá đói giảm nghèo trong chiến lược phát triển bền vững.
Theo đó EU dự kiến trợ giúp 162 triệu euro tập trung vào 2 lĩnh vực: (1) Tăng cường phát
triển nguồn nhân lực, đặc biệt hỗ trợ phát triển một số tỉnh nghèo thông qua hỗ trợ lĩnh vực
giáo dục; (2)Trợ giúp cải cách kinh tế Việt Nam theo hướng cơ chế thị trường để nhanh chóng
hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới;
Từ ngày 1/1/2005, dù Việt Nam chưa gia nhập WTO, nhưng EU đã quyết định bỏ hạn
ngạch dệt may cho Việt Nam. Từ ngày 14/5/2007, Hội đồng châu Âu đã quyết định đưa Việt
Nam vào danh sách sẽ triển khai đàm phán Hiệp ước đối tác và hợp tác phát triển cùng với 6
nước trong khối ASEAN khác.
Ngoài quan hệ chung của toàn khối EU, thì từng quốc gia thành viên của EU như Anh,
Pháp, Đức, Bỉ,… đều ký những hiệp định song phương với Việt Nam nhằm tăng cường sự
hợp tác về kinh tế vì lợi ích chung của hai bên. Từ khi thiết lập quan hệ kinh tế đến nay,
thương mại giữa EU và Việt Nam không ngừng tăng qua các năm. Tổng trị giá buôn bán hàng
hoá hai chiều trong giai đoạn 2005-2012 luôn đạt tốc độ tăng bình quân 17%/năm. Cụ thể
trong năm 2005, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - EU chỉ đạt 8,13 tỷ
USD; trong khi đó con số này của năm 2011 đạt 24,29 tỷ USD, tăng gấp 3 lần so với năm
2005. Đến năm 2012, con số này lên đến 29,09 tỷ USD, tăng 19,8% so với năm 2011.
9.6.2. ASEAN và khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)
a) Tổng quan về ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations -
ASEAN) là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực
Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập vào ngày 8/8/1967 với 5 quốc gia thành viên đầu
tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore và Philippines sau khi ký tuyên bố ASEAN -
còn gọi là tuyên bố Bangkok. Số lượng quốc gia thành viên của ASEAN ngày càng tăng: năm

154
1984 kết nạp Brunei, năm 1995 kết nạp Việt Nam, năm 1997 kết nạp Myanmar và Lào, năm
1999 kết nạp Campuchia.
Mục tiêu chính của ASEAN được thể hiện trong tuyên bố Bangkok đã nêu rõ: “Đoàn
kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển” với các nội dung chính sau:
 Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước
thành viên.
 Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, ổn định, có nền kinh tế, văn
hóa, xã hội phát triển.
 Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN và
các nước, khối nước hoặc các tổ chức quốc tế khác.
Cơ chế hợp tác của ASEAN rất phong phú, và đa dạng và luôn đảm bảo thực hiện các
mục tiêu của ASEAN. Hiện nay ASEAN có các cơ chế hợp tác: thông qua các diễn đàn, thông
qua kí kết các hiệp ước, tổ chức các hội nghị, thông qua các dự án chương trình phát triển, xây
dựng “Khu vực thương mại tự do ASEAN”, thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao của
khu vực.
Qua hơn 40 năm tồn tại và phát triển, ASEAN đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đã
có 10/11 quốc gia trong khu vực trở thành thành viên của ASEAN. Trong năm 2012, tổng
GDP của các quốc gia thành viên ASEAN đạt hơn 2200 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
của các nước trong khu vực luôn đạt mức cao mặc dù chưa được đồng đều và vững chắc. Đời
sống nhân dân trong khu vực được cải thiện, bộ mặt các quốc gia có sự thay đổi nhanh chóng,
hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại hóa. Ngoài ra, ASEAN đã tạo dựng
được một môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực - điều này có ý nghĩa chính trị, xã hội
hết sức quan trọng, bởi nó là cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế, xã hội ở mỗi quốc gia
và khu vực.
Trong tương lai, các quốc gia trong ASEAN cũng đã thỏa thuận sẽ thực hiện được
mục tiêu một thị trường chung và một cơ sở sản xuất thống nhất trong toàn khối vào năm
2020 trong khuôn khổ Cộng đồng Kinh tế ASEAN.
b) Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (ASEAN Free Trade Area - AFTA) là sự cố gắng
của ASEAN trong việc biến khu vực thành một trung tâm thương mại và đầu tư của thế giới.
AFTA đã chính thức được thành lập tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ IV tổ chức tại
Singapore vào năm 1992. AFTA được thành lập với ba mục tiêu cơ bản là: (1) Tự do hóa
thương mại trong các nước ASEAN thông qua việc giảm đến mức tối thiểu các biểu thuế
trong khu vực và xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan; (2) Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài
vào khu vực bằng việc đưa ra một thị trường thống nhất; (3) Khuyến khích các ngành kinh tế
ASEAN có một định hướng rộng hơn và mang tính thị trường khu vực hơn cho các nền kinh
tế trong lĩnh vực sản xuất và thị trường.
Cơ chế chính để hình thành AFTA là Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có
hiệu lực chung (CEPT). Nghĩa vụ chính của các nước thành viên khi tham gia Hiệp định này
là thực hiện việc cắt giảm và xoá bỏ thuế quan theo một lộ trình chung có tính đến sự khác

155
biệt về trình độ phát triển và thời hạn tham gia của các nước thành viên. Theo cam kết trong
Hiệp định các nước thành viên phải giảm thuế nhập khẩu xuống 0-5% trong vòng 10 năm.
Theo đó, các nước ASEAN 6 sẽ hoàn thành việc cắt giảm thuế quan xuống 0-5% vào 2003 và
đối với Việt Nam là 2006. Tuy nhiên, để theo kịp xu thế hội nhập khu vực và toàn cầu hoá,
các nước ASEAN đã cam kết xoá bỏ hoàn toàn thuế quan vào năm 2010 đối với 6 nước thành
viên cũ của ASEAN (gồm Brunei Darussalam, Indonesia, Malaysia, Philippine, Singapore và
Thái Lan) và 2015 có linh hoạt đến 2018 đối với 4 nước thành viên mới (Lào, Campuchia,
Myanmar và Việt Nam). Để thực hiện chương trình giảm thuế này, toàn bộ các mặt hàng
trong danh mục biểu thuế quan của mỗi quốc gia được chia vào 4 danh mục sau:
 Danh mục các sản phẩm giảm thuế bao gồm các mặt hàng được đưa vào cắt giảm
thuế ngay với lịch trình giảm nhanh và bình thường.
 Danh mục sản phẩm tạm thời chưa giảm thuế và sau một thời gian nhất định các
quốc gia phải đưa toàn bộ các mặt hàng này vào danh mục giảm thuế
 Danh mục các sản phẩm nông sản chưa chế biến nhạy cảm, các mặt hàng trong danh
mục này có thời gian cắt giảm thuế quan muộn hơn, cụ thể là năm 2010 hoặc muộn hơn nữa
đối với các mặt hàng nhạy cảm cao
 Danh mục loại trừ hoàn toàn gồm những sản phẩm không tham gia Hiệp định CEPT:
các sản phẩm có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, đạo đức,…
Ngoài việc cắt giảm thuế, các thành viên ASEAN còn quy định xóa bỏ các hạn chế về
số lượng nhập khẩu, các hàng rào phi thuế quan khác và lĩnh vực hợp tác trong lĩnh vực hải
quan. Tuy nhiên, để được hưởng ưu đãi giảm thuế trong khuôn khổ CEPT thì cần phải thỏa
mãn các điều kiện: (1) Phải là sản phẩm nằm trong danh mục giảm thuế và được hội đồng
AFTA chấp nhận; (2) Các sản phẩm phải có tối thiểu 40% giá trị được chế tạo từ các nước
thành viên ASEAN; (3) Sản phẩm đó phải nằm trong danh mục cắt giảm thuế của cả nước
nhập khẩu và nước xuất khẩu, và phải có mức thuế quan nhập khẩu bằng hoặc thấp hơn 20%.
c) Một số ý nghĩa của AFTA đối với Việt Nam
Khu vực mậu dịch tự do ở ASEAN có tác dụng xóa bỏ các trở ngại để mở rộng hơn
nữa buôn bán giữa các quốc gia thành viên. Chương trình này bao gồm việc xóa bỏ các mức
thuế cao đối với các loại hàng hóa buôn bán, loại bỏ chính sách hạn chế số lượng nhập khẩu.
Đồng thời, mỗi thành viên sẽ có quyền được tự do áp đặt mức thuế cho hàng nhập khẩu từ các
nước không thuộc ASEAN.
Một thị trường rộng lớn hơn: Đối với các nhà xuất khẩu và sản xuất tiềm năng thì
AFTA ngay lập tức trở thành một thị trường rộng lớn hơn với hơn 600 triệu người tiêu dùng
thay thế cho thị trường nội địa nhỏ bé với hơn 80 triệu dân.
Đầu vào rẻ hơn: Với mức thuế thấp áp dụng cho các sản phẩm của ASEAN, các nhà
sản xuất trong nước có thể mua được các nguồn vật liệu rẻ hơn dùng cho đầu vào sản xuất từ
các nhà cung cấp trong khu vực ASEAN.
Đầu tư nhiều hơn: Vì thị trường ASEAN rộng hơn và vì nguồn cung cấp nguyên vật
liệu cũng rẻ hơn, Việt Nam sẽ trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư trong nước và nước
ngoài. Điều này có nghĩa là sẽ có thêm nhiều liên doanh mới, nhiều luồng phân phối mới và

156
nhiều công nghệ mới và tốt hơn.
Tính hiệu quả lớn hơn: AFTA là một bước tiến hướng tới tính hiệu quả toàn cầu bởi vì
các nhà sản xuất trong nước sẽ phải đối mặt với những sức ép cạnh tranh của hàng hóa nhập
khẩu.
Ngoài ra, việc tham gia vào AFTA sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi Việt Nam sang
một cơ chế kinh doanh cởi mở và tự do hơn góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị
trường thế giới cùng với các nước ASEAN khác.
9.6.3. Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA)
Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (North America Free Trade Agreement -
NAFTA) là hiệp định thương mại tự do giữa ba quốc gia Canada, Mỹ và Mexico, được ký kết
ngày 12/8/1992 và có hiệu lực ngày 1/1/1994. Việc gia nhập NAFTA có ý nghĩa riêng đối với
mỗi quốc gia thành viên: Đối với Mỹ, NAFTA là một bộ phận quan trọng trong chiến lược tự
do hoá thương mại của Mỹ, tạo cho Mỹ một thị trường rộng lớn, cho phép Mỹ vươn sang thị
trường các nước Mỹ La tinh và xuất khẩu nhiều sản phẩm; Đối với Mexico, thông qua
NAFTA, Mexico có điều kiện thu hút đầu tư, kỹ thuật cao và thị trường lớn của Mỹ và
Canada, từ đó khuyến khích, lôi kéo nước ngoài đầu tư và cạnh tranh buôn bán tại thị trường
Mexico; Đối với Canada, nước này sẽ có nhiều điều kiện tiếp cận thị trường Mexico và Mỹ
La tinh, đẩy mạnh đầu tư và xuất khẩu tư bản, tạo thế cạnh tranh tốt hơn trên thị trường quốc
tế, khắc phục phần nào tình trạng khó khăn kinh tế hiện nay. Ngoài ra, hiệp định này còn giúp
cho 3 nước có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới về kinh tế với các khối như EU,
AFTA... Khi thành lập NAFTA khi thành lập, mục tiêu chủ yếu được đưa ra:
Giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan
Loại bỏ tất cả hàng rào thuế quan giữa ba nước, thời hạn cuối cùng là năm 2010. Cụ
thể, quy định 3 mức giảm hàng rào thuế quan đối với hàng hoá và dịch vụ theo từng giai đoạn.
Khi NAFTA có hiệu lực, Mỹ giảm 84%, Canada giảm 79% đối với hàng nhập khẩu từ Mỹ và
Canada. Đến năm thứ 5, Mỹ và Canada giảm thêm 8% đối với Mexico, Mexico giảm thêm
18% thuế đối với Mỹ và 19% đối với Canada. Đến năm thứ 10, Mỹ giảm thêm 7%, Canada
giảm thêm 12% và Mexico giảm thêm 38%. Đến năm thứ 15, cả ba nước giảm nốt 1% còn lại.
Trong đó, NAFTA yêu cầu loại bỏ ngay lập tức các loại thuế quan của 68% lượng mặt hàng
Mỹ xuất khẩu sang Mexico và 49% lượng mặt hàng nhập khẩu từ Mexico. Mỹ và Canada đã
thoả thuận cắt giảm thuế quan từ năm 1989 nên NAFTA thực chất chỉ có sự cắt giảm thuế
quan giữa Mexico và các thành viên còn lại.
Không bên nào có quyền tăng bất kỳ một loại nghĩa vụ thuế quan hiện hành nào, hoặc
chấp nhận bất kỳ một loại nghĩa vụ thuế quan nào đối với hàng hoá có xuất xứ từ các quốc gia
thành viên.
Từng bước giảm hàng rào phi thuế quan trong thương mại hàng hoá và dịch vụ. Đến
tháng 6/1999, huỷ bỏ toàn bộ chế độ xin phép xuất nhập khẩu, hạn ngạch và giấy phép giữa
ba nước.

157
Tạo điều kiện tăng trưởng tốt và ổn định cho các nước thành viên
NAFTA đẩy mạnh mối quan hệ thân thiện và hợp tác giữa các quốc gia thành viên,
đồng thời đóng góp vào sự phát triển hài hoà và mở rộng thương mại thế giới, tạo cơ sở cho
sự hợp tác quốc tế sâu rộng hơn.
Áp dụng quy chế tối huệ quốc trong quan hệ buôn bán giữa ba nước. Tạo ra một thị
trường rộng hơn và có đảm bảo cho hàng hoá và dịch vụ được sản xuất trong lãnh thổ các
nước thành viên. NAFTA hướng tới giảm bớt sự phân biệt đối xử thương mại, tạo ra các quy
tắc thuận lợi lẫn nhau và rõ ràng để điều chỉnh quan hệ thương mại, đồng thời bảo đảm một
khuôn khổ thương mại cho việc lập kế hoạch kinh doanh và đầu tư.
Giảm nhẹ các quy chế để vốn đầu tư của Mỹ và Canada chuyển vào Mexico một cách
thuận lợi nhất. Mở cửa dần tiến tới mở cửa hoàn toàn các thị trường chứng khoán tiền tệ, đầu
tư, bảo hiểm và hầu hết các ngành kinh tế khác, trừ ngành dầu lửa của Mexico, ngành công
nghiệp văn hoá của Canada và ngành thị trường nhân công của Mỹ, cho phép lập các công ty
có 100% vốn của nước này trên lãnh thổ của nước kia.
Điều chỉnh các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (kể cả việc nâng cấp luật
pháp về quyền sở hữu trí tuệ ở Mexico cho tương ứng với quy định ở Mỹ và Canada). Khuyến
khích sự sáng tạo và đổi mới, phát triển thương mại đối với những hàng hoá là đối tượng của
sở hữu trí tuệ
Giải quyết các vấn đề tranh chấp thông qua hoà giải. Lập cơ chế giải quyết tranh chấp
theo 3 cấp: Hội đồng tư vấn Chính phủ, Ủy ban thương mại tự do Bắc Mỹ và Hội đồng
trọng tài.
Một số mục tiêu khác
Xây dựng một hệ thống các quyền và nghĩa vụ tương ứng phù hợp với các quy định
của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại và công cụ song phương, đa phương cho
sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên.
Tạo lập cơ hội có việc làm mới và nâng cao điều kiện lao động cũng như các chỉ tiêu
sống trong lãnh thổ các quốc gia thành viên. Bảo vệ và thực thi các quyền của người lao động.
Thực hiện các hoạt động gắn liền với bảo tồn và bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh sự phát
triển và hiệu lực của các luật bảo vệ môi trường.
Bảo vệ tính linh hoạt của các nước để bảo đảm phúc lợi công cộng, thúc đẩy sự phát
triển bền vững.
Nhìn vào mục tiêu thì NAFTA chỉ mở rộng cửa buôn bán giữa các nước thành viên
bằng cách từ từ bãi bỏ hàng rào thuế quan chứ không tiến tới xóa bỏ biên giới quốc gia và
không xây dựng một thị trường thống nhất về tiền tệ. Việc gia nhập NAFTA, đã có những tích
cực đối với nền kinh tế của các thành viên. Tuy nhiên, việc gia nhập khu mậu dịch tự do chỉ
tạo cơ hội chứ chưa đảm bảo cho thành công cho các quốc gia tham gia. Trường hợp của
Mexico sau khi gia nhập NAFTA là bài học hữu ích về tầm quan trọng của công tác chuẩn bị
cho hội nhập để có thể giảm bớt tổn thất, thu được lợi ích lớn nhất trong hội nhập quốc tế.
Theo đánh giá, NAFTA đã đóng góp tích cực cho kinh tế Mexico giúp giảm tỷ lệ đói nghèo,
thu nhập thực tế và lương có tăng,… tuy nhiên khi hội nhập, so với 2 quốc gia Mỹ và Canada,

158
thì Mexico là quốc gia chịu tổn thất nhiều nhất. Trong quá trình hội nhập: Do Mexico định giá
đồng nội tệ quá cao, nên khi hội nhập đã tạo điều kiện hàng hoá Hoa Kỳ tràn vào xâm chiếm
thị trường, làm phá sản hàng loạt ngành sản xuất nội địa, chịu thua thiệt nhiều; Với sự xâm
nhập ngày càng sâu rộng của giới đầu tư Hoa Kỳ dẫn đến nền kinh tế Mexico ngày càng phụ
thuộc vào Hoa Kỳ; Mexico cũng là là nước kém nhất trong ba nước, nên trong quá trình
chuyển giao công nghệ để phát triển kinh tế, trong khi phải chịu những tổn thất do nạn đầu cơ
trục lợi… Hiện nay sau hơn 15 năm tồn tại, Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ giữa Mỹ,
Canada và Mexico đang lộ những vết rạn nứt nghiêm trọng do những bất cập và sự lỗi thời
khi nền kinh tế thế giới đang vận động không tuân theo những toan tính chủ quan. NAFTA đã
là nền tảng cho sự thống nhất về kinh tế và chính trị giữa 3 nước Bắc Mỹ, nhưng giờ đây nền
tảng này đang có những chấn động dữ dội từ bên trong và đe dọa đến thành công của những
bước tiến trong tương lai.

159
Tóm tắt chương
1. Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế hiện nay trên thế giới phân chia theo mức độ
liên kết từ thấp đến cao gồm có: Khu vực mậu dịch tự do, Liên minh thuế quan, Thị trường
chung, Liên minh kinh tế và Liên minh tiền tệ.
2. Bản chất của liên minh thuế quan là sự phân biệt đối xử giữa các quốc gia và luôn
tồn tại hai xu hướng trái ngược nhau là tự do thương mại và bảo hộ mậu dịch.
3. Sự tạo lập mậu dịch luôn làm tăng phúc lợi của các quốc gia thành viên. Còn sự
chuyển hướng mậu dịch xảy ra hai khả năng: Phúc lợi xã hội của quốc gia thành viên tăng khi
sự tạo lập ròng lớn hơn sự chuyển hướng ròng và ngược lại.
4. Điều kiện ảnh hưởng đến việc gia tăng phúc lợi của các quốc gia thành viên khi
tham gia vào liên minh thuế quan là: Số lượng các quốc gia tham gia vào khối; cơ cấu hàng
hóa sản xuất của các nước…
5. Sự chuyển hướng mậu dịch làm giảm xuất khẩu của các nước bên ngoài liên minh
tới các quốc gia trong liên minh. Điều này làm giảm bớt mức độ chuyên môn hóa và làm xấu
đi cán cân thương mại của các quốc gia ngoài khối.

160
Các thuật ngữ cơ bản
Khu vực mậu dịch tự do Free Trade Area (FTA)
Liên minh thuế quan Custom Unionn (CU)
Thị trường chung Common Market (CM)
Liên minh kinh tế Economic Union
Tạo lập mậu dịch Trade creation
Chuyển hướng mậu dịch Trade diversion
Liên minh châu Âu European Union (EU)
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Association of Southeast Asian Nations
(ASEAN)
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN ASEAN Free Trade Area (AFTA)
Cộng đồng Kinh tế ASEAN ASEAN Economic Community (AEC)
Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ North American Free Trade Area (NAFTA)
Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế Common Effective Preferential Tariff (CEPT)
quan có hiệu lực chung

161
Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Khái niệm, bản chất và các hình thức Liên kết kinh tế quốc tế
Câu 2: Tạo lập mậu dịch là gì? Một liên minh thuế quan tạo tập mậu dịch tác động
như thế nào đến phúc lợi của các quốc gia thành viên và phúc lợi của phần còn lại của thế
giới? Chứng minh phần phúc lợi thay đổi trên đồ thị?
Câu 3: Chuyển hướng mậu dịch là gì? Một liên minh thuế quan chuyển hướng mậu
dịch tác động như thế nào đến phúc lợi của các quốc gia thành viên và phúc lợi của phần còn
lại của thế giới? Chứng minh phần phúc lợi thay đổi trên đồ thị?

162
Chương 10
SỰ DI CHUYỂN QUỐC TẾ CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT

Trong các chương học trước chúng ta đã nghiên cứu tác động của thương mại quốc tế
đến nền kinh tế các nước với giả định rằng không có sự di chuyển các yếu tố sản xuất (lao
động và tư bản) giữa các nước. Trên thực tế, sự di chuyển yếu tố sản xuất quốc tế đôi khi có
thể thay thế cho mậu dịch. Trong một số hoàn cảnh, một nước có lao động dồi dào có thể
nhập khẩu hàng hóa tập trung nhiều vốn, trong một số hoàn cảnh khác có thể dành được vốn
thông qua hoạt động vay từ bên ngoài. Một số nước dồi dào về vốn có thể nhập khẩu hàng hóa
tập trung nhiều lao động hoặc bắt đầu bằng cách thuê công nhân nhập cư.
Trong chương này chúng ta sẽ phân tích tác động của di chuyển quốc tế các yếu tố sản
xuất (lao động và tư bản) đến nền kinh tế các nước và thế giới dưới góc độ tổng sản phẩm và
phân phối thu nhập.
10.1. Sự di chuyển nguồn vốn quốc tế
Sự di chuyển vốn quốc tế (hay đầu tư quốc tế) là quá trình vận động của vốn vượt
qua biên giới quốc gia nhằm tìm nơi đầu tư có lợi nhất.
Sự di chuyển vốn quốc tế là nét đặc trưng nổi bật trong nền kinh tế thế giới hiện nay.
Nguyên nhân của di chuyển vốn quốc tế được xem xét như sau:
Thứ nhất, do sự khác biệt giữa nhu cầu và khả năng tích lũy vốn của các nước, một số
nước dư thừa tương đối về vốn và một số nước khan hiếm tương đối về vốn. Giá vốn tại các
quốc gia dư thừa tương đối vốn sẽ rẻ và giá vốn tại các quốc gia khan hiếm tương đối về vốn
sẽ đắt. Như vậy, xu hướng tất yếu diễn ra là sẽ có sự di chuyển vốn quốc tế từ quốc gia dư
thừa tương đối về vốn sang quốc gia khan hiếm tương đối về vốn.
Thứ hai, do xu thế bảo hộ mậu dịch ngày càng tăng, do đó đầu tư quốc tế là biện pháp
hữu hiệu nhất để xâm nhập thị trường nước ngoài của các quốc gia dư thừa vốn muốn tìm
kiếm nguồn lợi lớn hơn ở các quốc gia khan hiếm vốn. Đầu tư quốc tế là biện pháp nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
Thứ ba, đối với các nước đang phát triển đang trong quá trình công nghiệp hóa đổi
mới cơ cấu nền kinh tế, do đó rất cần vốn đầu tư mà trong nước không đủ đáp ứng. Chính vì
vậy, họ phải tạo ra các chính sách cải thiện môi trường đầu tư để thu hút vốn đầu tư nước
ngoài và coi đây là nguồn vốn quan trọng.
10.1.1. Đầu tư gián tiếp
Khái niệm: Đầu tư gián tiếp là một loại hình di chuyển vốn giữa các nước trong đó
người chủ sở hữu vốn không trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động sử dụng vốn đầu tư.
Trong đó, chủ đầu tư không trực tiếp chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, họ chỉ hưởng
lãi suất theo tỷ lệ cho trước. Ví dụ như: tín dụng quốc tế, mua trái phiếu, cổ phẩn,…
Đặc điểm của hình thức đầu tư gián tiếp
Chủ đầu tư nước ngoài không trực tiếp tham gia vào điều hành hoạt động sử dụng vốn
và kiếm lời qua lãi vay hay lợi tức cổ phần.

163
Ưu điểm của hình thức đầu tư gián tiếp
Thứ nhất, nguồn vốn này bổ sung đáng kể cho các nước tiếp nhận đầu tư đa phần là
những nước nghèo để đảm bảo tăng trưởng và phát triển kinh tế, giảm gánh nặng ngân sách
Nhà nước. Với nguồn vốn lớn, các quốc gia tiếp nhận đầu tư có điều kiện tốt để đầu tư cho cả
các dự án công như xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội. Đây chính là điều kiện để
các nước nghèo thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Thứ hai, nguồn vốn đầu tư gián tiếp giúp các nước tiếp nhận phát triển nguồn nhân lực
đặc biệt trong các hoạt động đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao chất lượng,
hiệu quả và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho quá trình đào tạo và sản xuất.
Thứ ba, nguồn vốn đầu tư gián tiếp có tác động đến quá trình xóa đói giảm nghèo ở
nước tiếp nhận đầu tư. Đây chính là một trong những mục tiêu đầu tiên được đưa ra khi hình
thành phương thức hỗ trợ phát triển chính thức đối với các nước tiếp nhận đầu tư.
Thứ tư, bên quốc gia tiếp nhận đầu tư có thể chủ động trong sử dụng vốn kinh doanh.
Do tính chất của đầu tư gián tiếp nên bên tiếp nhận đầu tư có thể hoàn toàn điều hành hoạt
động kinh doanh dựa trên nguồn vốn đầu tư từ quốc gia hoặc nhà đầu tư nước ngoài. Như
vậy, chủ đầu tư nước ngoài ít chịu rủi ro trong kinh doanh so với nguồn vốn đầu tư trực tiếp.
Nhược điểm của hình thức đầu tư gián tiếp
Thứ nhất, khả năng thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài có thể không nhiều và bị
hạn chế mức độ đóng góp vốn (vốn tư nhân) và phụ thuộc quan hệ chính trị giữa các quốc gia.
Thứ hai, hiệu quả sử dụng vốn thấp dễ dẫn đến nợ nước ngoài trong tương lai đối với
nước tiếp nhận đầu tư. Khi hiệu quả kinh tế trong việc sử dụng vốn thường không cao sẽ gắn
liền với tình trạng thất thoát vốn trong quá trình sử dụng, đặc biệt đối với các công trình công
cộng, xây dựng cơ sở hạ tầng thông qua vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. Do các nguồn vốn đầu
tư gián tiếp nước ngoài thường chỉ cho không một phần và là những nguồn vay dài hạn nên hầu
hết đều để lại khoản nợ trong tương lai cho các quốc gia tiếp nhận đầu tư trong hiện tại.
Thứ ba, quá trình tiếp nhận nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài có thể dẫn tới hạn
chế khả năng thu hút kỹ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lý. Những nguồn vốn đầu tư
gián tiếp chỉ tranh thủ nguồn vốn, không có liên hệ chặt chẽ với quá trình chuyển giao công
nghệ kỹ thuật của bên đầu tư. Hơn nữa, quá trình đầu tư gián tiếp nước ngoài thường được
xác định rõ các mục tiêu đầu tư không hoàn toàn là các mục tiêu kinh tế. Do vậy, nguồn vốn
này ít có khả năng tạo điều kiện cho nước tiếp nhận đầu tư nâng cao công nghệ và kinh
nghiệm quản lý trực tiếp từ đối tượng đầu tư.
Cuối cùng, một nhược điểm không tránh khỏi của nguồn vốn đầu tư gián tiếp là quốc
gia tiếp nhận đầu tư dễ bị trói buộc vào ảnh hưởng chính trị của quốc gia hoặc tổ chức đầu tư
nước ngoài.
10.1.2. Đầu tư trực tiếp
Khái niệm: Đầu tư trực tiếp là một loại hình di chuyển vốn quốc tế, trong đó người
chủ sở hữu đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn đầu tư.
Đặc điểm của hình thức đầu tư trực tiếp
Thứ nhất, đây là hình thức đầu tư bằng vốn tư nhân do các chủ đầu tư tự quyết định về

164
lĩnh vực đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Hình thức
này mang tính hiệu quả kinh tế cao, không có ràng buộc về chính trị và không để lại gánh
nặng nợ nần cho nền kinh tế.
Thứ hai, chủ đầu tư nước ngoài điều hành toàn bộ mọi hoạt động đầu tư, nếu là doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp liên doanh tùy theo tỷ lệ
đóng góp vốn của mình. Đối với nhiều nước trong khu vực, chủ đầu tư chỉ được thành lập
doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong một số lĩnh vực nhất định và chỉ được tham gia liên
doanh với số vốn cổ phần của bên nước ngoài nhỏ hơn hoặc bằng 49%, 51% cổ phần còn lại
do nước chủ nhà nắm giữ. Trong khi đó luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam cho phép rộng
rãi hơn đối với hình thức 100% vốn nước ngoài và quy định bên nước ngoài phải góp tối thiểu
30% vốn pháp định của dự án.
Thứ ba, thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được
công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý. Đây cũng chính là những mục tiêu
mà các hình thức đầu tư khác không giải quyết được.
Thứ tư, quyền quản lý phụ thuộc vào mức độ góp vốn. Nguồn vốn đầu tư này không
chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu tư dưới hình thức vốn pháp định mà trong quá
trình hoạt động, còn bao gồm cả vốn vay của doanh nghiệp để triển khai hoặc mở rộng dự án
cũng như vốn đầu tư từ nguồn lợi nhuận thu được. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực
hiện thông qua xây dựng, doanh nghiệp mới, mua lại toàn bộ hay từng phần doanh nghiệp cũ,
hoặc mua cổ phiếu thôn tính hoặc sáp nhập.
Ưu điểm của hình thức đầu tư trực tiếp
Đối với cả nước xuất khẩu vốn và nước tiếp nhận vốn, đầu tư tư trực tiếp đều mang lại
những lợi ích nhất định. Đối với nước xuất khẩu vốn, trước tiên đầu tư trực tiếp làm tăng quy
mô GNP của các nước này bởi giá trị lợi ích tạo ra trên một đồng vốn khi xuất khẩu vốn tư
bản ra nước ngoài có xu hướng cao hơn ở trong nước. Quá trình xuất khẩu vốn diễn ra sẽ
khiến thu nhập của người dân nước xuất khẩu vốn tại nước ngoài gia tăng.
Đầu tư trực tiếp giúp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường sức mạnh kinh
tế và vai trò ảnh hưởng của quốc gia trên thế giới. Phần lớn các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài ở các nước về thực chất hoạt động như là chi nhánh của công ty mẹ ở chính quốc.
Việc xây dựng các nhà máy sản xuất, chế tạo hoặc lắp ráp ở nước sở tại sẽ mở rộng thị trường
tiêu thụ cho công ty mẹ, đồng thời là biện pháp thâm nhập thị trường hữu hiệu để tránh hàng
rào bảo hộ của các nước.
Ngoài ra, đầu tư trực tiếp còn giúp các công ty ở nước ngoài giảm chi phí sản xuất, rút
ngắn thời gian thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận cao. Do sự phát triển không đồng đều về sản
xuất và mức sống, giữa các nước đã có sự chênh lệch về điều kiện và giá cả yếu tố đầu vào
của sản xuất. Do đó đầu tư ra ngước ngoài cho phép tận dụng những chênh lệch này để giảm
chi phi sản xuất và tăng lợi nhuận.
Xét trên giác độ chủ đầu tư thì đầu tư trực tiếp có tác động hỗ trợ tìm kiếm các nguồn
cung cấp nguyên, nhiên vật liệu ổn định, giá rẻ. Mục tiêu của nhiều dự án đầu tư nước ngoài
là tìm kiếm nguồn nguyên, nhiên vật liệu phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh của

165
các chủ đầu tư. Nguồn tài nguyên của một số quốc gia dồi dào nhưng chỉ mới ở dạng tiềm
năng chưa có khả năng và điều kiện khai thác, chế biến do các nước này thiếu vốn và công
nghệ. Do đó, đầu tư vào các lĩnh vực này giúp các nước đi đầu tư tiếp cận được nguồn
nguyên, nhiên vật liệu giá rẻ, tạo lợi nhuận cao trong quá trình sản xuất. Đầu tư trực tiếp giúp
các chủ đầu tư nước ngoài đổi mới cơ cấu sản xuất, áp dụng công nghệ mới để nâng cao năng
lực cạnh tranh. Đổi mới công nghệ thường xuyên là điều kiện sống còn trong cạnh tranh, do
đó các nhà đầu tư nước ngoài thường chuyển máy móc lạc hậu so với trình độ chung của thế
giới để đầu tư sang hướng khác. Điều đó một mặt giúp chủ đầu tư thực chất bán được máy
móc công nghệ cũ nhằm thu hồi vốn đổi mới công nghệ, vừa kéo dài được chu kỳ sống của
sản phẩm của hãng ở thị trường mới, mặt khác còn có khả năng thu được đặc lợi do chuyển
giao công nghệ cho nước sở tại.
Do đặc điểm của đầu tư là quyền sở hữu và quyền quản lý gắn liền với nhau nên vốn
được sử dụng một cách có hiệu quả, giảm thiểu những bất đồng, tranh chấp trong điều hành
quản lý vốn.
Bên cạnh đó, chủ đầu tư nước ngoài đưa cơ sở sản xuất tới gần vùng nguyên, nhiên
liệu, lao động, khu vực tiêu thụ sản phẩm và sử dụng được những lợi thế về giá cả yếu tố sản
xuất nên có thể giảm được chi phí sản xuất sản phẩm, nâng cao được lợi nhuận của vốn so với
trong nước. Chủ đầu tư nước ngoài còn tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của nước tiếp
nhận đầu tư, vì đầu tư trực tiếp đã tạo ra các đối tượng đầu tư ngay trong nội tại nền kinh tế
của các nước tiếp nhận đầu tư.
Việc đầu tư trực tiếp còn giúp chủ đầu tư tận dụng chính sách khuyến khích đầu tư
nước ngoài của các quốc gia tiếp nhận đầu tư dẫn đến hiệu quả của vốn cao.
Đối với những nước tiếp nhận là nước phát triển thì nguồn vốn đầu tư trực tiếp tác
động quan trọng đến sự phát triển kinh tế thông qua chiến lược phát triển của các tập đoàn
xuyên quốc gia đặc biệt dưới giác độ tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế, thúc
đẩy sản xuất và phát triển kinh tế. Ngoài ra còn mở rộng nguồn thu cho chính phủ góp phần
giải quyết tình trạng thất nghiệp và kiềm chế lạm phát.
Đối với nước tiếp nhận là những nước đang phát triển: Nguồn thu từ đầu tư trực tiếp
nước ngoài là nguồn bổ sung quan trọng để các nước này thực hiện công nghiệp hóa. Nguồn
vốn này thường chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Do
đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế chung của
các nước này.
Đầu tư trực tiếp góp phần phát triển nguồn nhân lực và tạo thêm nhiều việc làm mới
cho các nước đang phát triển. Các dự án đầu tư trực tiếp có yêu cầu cao về chất lượng nguồn
lao động, do đó sự phát triển vốn đầu tư trực tiếp ở các nước này đã đặt ra yêu cầu khách quan
phải nâng cao chất lượng nguồn lao động. Mặt khác chủ đầu tư nước ngoài cũng góp phần
tích cực bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ lao động ở những nước sở tại. Ngoài ra, hoạt động của
các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng có tác động quan trọng tới xuất nhập khẩu của
nước tiếp nhận đầu tư.

166
Với chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo các ngành nghề định
hướng hợp lý, vốn đầu tư trực tiếp sẽ góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các dự án đầu tư trực tiếp còn góp phần bổ sung
quan trọng cho ngân sách của các quốc gia tiếp nhận đầu tư.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài còn khiến các nước tiếp nhận đầu tư tăng quy mô GDP,
mở rộng cơ cấu kinh tế trong nước, tạo đà cho sự phát triển kinh tế ngắn hạn và dài hạn. Đầu
tư trực tiếp nước ngoài cũng làm tăng lượng cung vốn và khả năng tiếp cận công nghệ, kỹ
năng quản trị và thị trường của các nước đang phát triển hiện nay.
Các nước tiếp nhận đầu tư có cơ hội huy động được nguồn vốn ở mức tối đa vì đầu tư
trực tiếp chỉ quy định mức độ đóng góp vốn tối thiểu và khai thác tốt nhất những tiềm năng về
vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên và lao động.
Nhược điểm của hình thức đầu tư trực tiếp
Tuy nhiên, ngoài ưu điểm, đối với các nước đầu tư thì đầu tư trực tiếp cũng đi kèm với
rủi ro đầu tư cao nếu môi trường kinh tế, chính trị của quốc gia tiếp nhận đầu tư không ổn định.
Xuất phát từ mục tiêu của đầu tư là tạo ra lợi nhuận tối đa và thời gian thu hồi vốn
nhanh nên chủ đầu tư chỉ tập trung vào các ngành, hoặc các vùng miền có điều kiện thuận lợi
nhất để nhanh chóng đạt được mục tiêu của mình. Điều này thường dẫn tới hậu quả là cơ cấu
ngành và cơ cấu vùng miền của nước tiếp nhận đầu tư, dưới tác động của quá trình đầu tư trực
tiếp, phát triển không đồng đều. Những ngành, khu vực tiếp nhận nhiều vốn sẽ được đẩy
mạnh và ngược lại.
Nguồn tài nguyên của nước tiếp nhận đầu tư có thể bị khai thác một cách không hợp lý
nếu quá trình kiểm tra, giám sát, đánh giá của những nước này không được thực hiện minh
bạch và chính xác. Điều này dẫn tới cạn kiệt nguồn tài nguyên và ảnh hưởng xấu đến môi
trường sinh thái.
Quốc gia tiếp nhận đầu tư cũng có thể xảy ra tình trạng tiếp nhận công nghệ, máy móc
lạc hậu, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm thấp nhưng giá thành lại cao. Đây
chính là nguyên nhân dẫn đến khả năng cạnh tranh không cao ngay tại thị trường nội địa và
quá trình xuất khẩu mà các quốc gia đi đầu tư cần thay thế. Ngược lại, quá trình tiếp nhận
công nghệ hiện đại cũng có thể dẫn tới tình trạng sử dụng nhiều vốn hơn lao động một cách
tương đối ở nước tiếp nhận đầu tư. Điều này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng thất nghiệp
ở những quốc gia này trong bối cảnh lực lượng lao động thừa lượng nhưng thiếu chất.
10.1.3. Nguyên nhân di chuyển nguồn vốn quốc tế
Giả sử trong mô hình phân tích có quốc gia 1 và quốc gia 2. Thị trường vốn quốc gia 1
cân bằng tại điểm A với giá vốn là PA, lượng vốn đầu tư vào quá trình sản xuất là KA, thị
trường vốn tại quốc gia 2 cân bằng tại điểm B với giá vốn là PB, lượng vốn đầu tư vào quá
trình sản xuất là K1. Do giá vốn quốc gia 1 cao hơn quốc gia 2, nếu vốn di chuyển tự do thì
một lượng vốn tại quốc gia 2 sẽ di chuyển sang quốc gia 1. Quốc gia 1 nhận một lượng vốn từ
quốc gia 2 chuyển sang nên cung vốn tăng, đường cung SK1 dịch chuyển sang phải thành
đường S’K1 làm cho giá vốn giảm từ PA xuống Pw. Quốc gia 2 do mất đi một lượng vốn di
chuyển sang quốc gia 1, đường cung vốn dịch chuyển sang trái từ SK2 thành S*K2. Điều này

167
khiến giá vốn tại quốc gia 2 tăng lên từ PB lên Pw. Quá trình di chuyển vốn sẽ dừng lại khi
giá vốn quốc gia 1 cân bằng với giá vốn quốc gia 2.

MPK MPK
DK1 SK1

A S*K2
A S’K1 DK2
P

O SK2
Pw
Pw
B
PB

KA KB K K’2 K1 K
Quốc gia 1 Quốc gia 2

Hình10.1. Nguyên nhân của sự di chuyển vốn quốc tế


10.1.4. Tác động phúc lợi của nguồn vốn quốc tế
Tiếp tục xem xét mô hình giả định gồm quốc gia 1 và quốc gia 2 như phần trên, hình
10.2 thể hiện lợi ích kinh tế của di chuyển vốn quốc tế.
Mô tả đồ thị: trục OF thể hiện giá trị sản xuất biên của vốn đầu tư tại quốc gia 1, trục
O’J thể hiện giá trị sản xuất biên của vốn đầu tư tại quốc gia 2. Tổng lượng vốn đầu tư được
mô tả bằng đoạn OO’. Thế giới chỉ bao gồm 2 quốc gia (quốc gia 1 và quốc gia 2) với tổng số
vốn đầu tư sản xuất của hai quốc gia là OO’, trong đó lượng vốn của quốc gia 1 là OA còn
lượng vốn của quốc gia 2 là AO’. Đường VMPK1 và VMPK2 là đường biểu diễn giá trị sản
phẩm biên tăng thêm của vốn đầu tư tại quốc gia 1 và quốc gia 2.
Xét riêng từng quốc gia ta có kết quả như sau:
Quốc gia 1 đầu tư OA, sản phẩm được tạo ra là OFGA, quốc gia 2 đầu tư O’A, sản
phẩm tạo ra là O’JMA. Lượng vốn di chuyển quốc tế AB di chuyển từ quốc gia 1 sang quốc
gia 2 làm giá vốn của hai quốc gia cân bằng nhau ở điểm E, xác định mức giá vốn cân bằng
BE. Sản phẩm của thế giới tăng do di chuyển vốn là EMG, trong đó quốc gia 1 là ERG, quốc
gia 2 là EMR.
Quốc gia 1: Lượng vốn đầu tư là OA với giá vốn là PK1=OC. Tổng sản phẩm nội địa
trên cơ sở lượng vốn đầu tư là OA là diện tích hình OFGA, trong đó: diện tích hình OCGA là
chi phí vốn, diện tích CFG là chi phí các yếu tố kết hợp khác ngoài vốn.
Quốc gia 2: Lượng vốn đầu tư là O’A với giá vốn là PK2=O’H. Tổng sản phẩm nội
địa trên cơ sở lượng vốn đầu tư là O’A là diện tích O’JMA, trong đó: diện tích O’AMH là chi
phí vốn, diện tích MHJ là chi phí các yếu tố kết hợp khác ngoài vốn.

168
F
Quốc gia 1
J
Quốc gia 2

M
H

E R
N T

G
C
I
2
VMPK VMPK1

O B A O’

Hình 10.2. Lợi ích kinh tế của di chuyển vốn quốc tế


Phân tích quá trình di chuyển vốn giữa hai quốc gia:
Giả thuyết cho thấy lượng vốn quốc gia 1 lớn hơn quốc gia 2, như vậy quốc gia 1 dư
thừa vốn, quốc gia 2 khan hiếm vốn. Giá vốn ở quốc gia 1 sẽ thấp hơn giá vốn ở quốc gia 2.
Giả sử rằng vốn sẽ di chuyển tự do thì một lượng vốn của quốc gia 1 sẽ di chuyển sang quốc
gia 2 là AB và chính sự di chuyển này làm giá vốn tại hai quốc gia không còn chênh lệch và
cân bằng tại điểm E. Khi đó tại hai quốc gia sẽ có những biến động như sau:
Quốc gia 1: Do cắt giảm một lượng vốn AB nên tổng sản phẩm nội địa giảm diện tích
ABEG, giá vốn OC tăng lên ON. Quốc gia 1 nhận được nguồn lợi đầu tư từ quốc gia 2 là diện
tích ABER. So với tổng sản phẩm quốc nội giảm thì lượng tăng ròng tổng sản phẩm quốc gia
1 là diện tích ERG. Diện tích ERG biểu hiện GNP cho quốc gia 1 tăng lên cho thấy lợi ích
kinh tế của việc di chuyển vốn tại quốc gia 1- quốc gia đầu tư.
Quốc gia 2: Do tiếp nhận một lượng vốn đầu tư từ quốc gia 1 là AB làm cho tổng sản
phẩm quốc nội tăng bằng diện tích ABEM. Giá vốn giảm còn OT. Do sử dụng vốn của quốc
gia 1 nên quốc gia 2 phải cắt trả quốc gia 1 phần lợi tức của vốn là diện tích ABER. Lợi ích
kinh tế quốc gia 2- quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư là phần tăng ròng tổng sản phẩm quốc nội
bằng diện tích EMR.
Từ những phân tích trên, rút ra kết luận: nếu giả thiết thế giới chỉ gồm 2 quốc gia, một
quốc gia dư thừa và một quốc gia khan hiếm vốn thì hiệu quả kinh tế của di chuyển vốn giữa
2 quốc gia là diện tích EMG. Di chuyển vốn quốc tế đã nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

169
Ngoài ra, di chuyển vốn giữa các quốc gia còn có các hiệu quả khác:
Đối với các nước đi đầu tư (quốc gia 1):
Đối với nước chủ sở hữu vốn, lượng vốn sở hữu không đổi là OA, nhưng giá vốn tăng
lên từ OC lên ON làm thu nhập của chủ sở hữu vốn tăng diện tích CNRG, trong đó diện tích
CNEI thể hiện sự tăng lên do giá vốn trong nội địa quốc gia 1 tăng, diện tích ERGI thể hiện
tăng thu nhập của chủ sở hữu vốn tại quốc gia 2 cao hơn giá vốn quốc gia 1.
Đối với người lao động, thu nhập của họ giảm bằng diện tích CNEG, trong đó diện
tích CNEI thu nhập của người lao động giảm do giá lao động trong nội địa quốc gia 1 giảm,
diện tích EIG thu nhập của người lao động giảm do mất việc làm.
Việc đầu tư vốn ra nước ngoài dẫn đến cầu tương đối về lao động giảm từ đó thu nhập
của người lao động giảm và nhiều việc làm bị mất, người lao động dễ lâm vào tình trạng thất
nghiệp. Điều này giải thích tại sao các tổ chức công đoàn ở những nước phát triển tổ chức
công nhân đấu tranh chống lại xu hướng đầu tư ra nước ngoài của Chính phủ.
Đối với nước nhận đầu tư (quốc gia 2):
Đối với chủ sở hữu vốn, do giá vốn trong nước giảm từ O’H xuống OT nên thu nhập
của chủ sở hữu vốn giảm một lượng bằng diện tích MHTR.
Đối với người lao động, thu nhập của họ tăng lên diện tích HMET, trong đó diện tích
HMRT thu nhập của người lao động tăng do giá lao động trong nội địa tăng, diện tích MRE
thu nhập của người lao động của quốc gia 2 tăng do có thêm việc làm nhờ có lượng vốn của
quốc gia 1 chuyển qua.
10.1.5. Các công ty đa quốc gia
Công ty đa quốc gia là những công ty mà việc sở hữu, điều hành, quản lý sản xuất tiến
hành ở nhiều quốc gia. Công ty đa quốc gia là một trong những phương thức di chuyển vốn
quốc tế nhằm đem lại hiệu quả cao. Trong quá trình thực hiện vốn di chuyển ra nước ngoài,
công ty mẹ ngoài cung cấp vốn, kỹ thuật, thiết bị, kinh nghiệm quản lý.. còn giám sát trực tiếp
kết quả và hiệu quả kinh doanh của các công ty con.
Công ty đa quốc gia được hình thành dựa trên lợi thế so sánh của hệ thống sản xuất và
phân phối mang tính chất toàn cầu nhằm thu được lợi nhuận tối đa. Mối liên hệ giữa công ty
mẹ và công ty con được thực hiện dưới hai dạng là liên kết dọc và liên kết ngang:
Liên kết dọc là liên kết giữa công ty mẹ và các công ty con ở các quốc gia khác nhau.
Mối liên kết này giúp cho các công ty đa quốc gia nắm chắc và chủ động trong cung cấp
nguyên liệu và các sản phẩm trung gian cần thiết từ nước ngoài.
Liên kết ngang là mối liên kết giữa các công ty con ở các quốc gia. Mối liên kết này
tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty đa quốc gia tổ chức tốt mạng lưới dịch vụ, phân phối
sản phẩm, tiến hành marketing nhằm làm cho sản phẩm nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường.
Công ty đa quốc gia có những ưu điểm như sau:
- Mở rộng thị trường theo mối liên kết dọc và liên kết ngang giữa công ty mẹ, công ty
con và các công ty con.
- Công ty đa quốc gia có nhiều vốn và dễ tiếp cận thị trường vốn quốc tế, có đủ điều
kiện về vốn để thực hiện các dự án đầu tư đòi hỏi quy mô lớn.

170
- Công ty đa quốc gia có điều kiện huy động nguồn vốn nước sở tại, có điều kiện tài
chính để nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ mới.
- Công ty đa quốc gia có lợi thế trong việc thu thập thông tin toàn cầu, có khả năng
đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình, thuận lợi, khó khăn của thế giới nhằm đưa ra những
chiến lược hiệu quả trong sản xuất và bán hàng khiến hoạt động có hiệu quả hơn và sản phẩm
đáp ứng được nhu cầu khách hàng ngày càng tốt hơn.
Đối với quốc gia chủ đầu tư, tác động của công ty đa quốc gia thể hiện trên những khía
cạnh sau:
- Do một lượng vốn di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác nên khiến giảm việc
làm trong nước gây ra tình trạng thất nghiệp và bán thất nghiệp gia tăng ở những nước này.
Ngoài ra, có thể gây ra tác động làm giảm thu nhập bình quân dẫn đến phát sinh những hiện
tượng tiêu cực trong xã hội.
- Có thể gây thất thoát về công nghệ tiên tiến của quốc gia do các công ty đa quốc gia
vì mục tiêu lợi nhuận cao nên tăng cường xuất khẩu công nghệ tiên tiến.
Đối với quốc gia tiếp nhận đầu tư, tác động của công ty đa quốc gia thể hiện trên
những khía cạnh sau:
- Các công ty đa quốc gia là một trong những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ phá sản
của các doanh nghiệp vừa và nhỏ do năng lực cạnh tranh tại thị trường nội địa kém so với sức
mạnh của các công ty đa quốc gia.
- Các công ty đa quốc gia tạo ra sự lệ thuộc về kỹ thuật ở nước sở tại và làm gia tăng
tình trạng chảy máu chất xám ở những quốc gia này.
- Các công ty đa quốc gia cũng thúc đẩy quá trình khai thác tài nguyên thiên nhiên và
có xu hướng làm cạn kiệt tài nguyên ở những quốc gia tiếp nhận đầu tư.
- Các công ty đa quốc gia có thể gây tác động làm thay đổi thị hiếu của người tiêu
dùng ở những nước này thông qua các hoạt động truyền thông, quảng cáo cho sản phẩm.
10.2. Di chuyển lao động quốc tế
Sự di chuyển quốc tế về lao động là hiện tượng người lao động di chuyển từ quốc gia
này sang quốc gia khác có kèm theo thay đổi về chỗ ở và thường trú.
10.2.1. Nguyên nhân di chuyển lao động quốc tế
Quá trình di chuyển quốc tế về lao động do một số nguyên nhân chính sau:
- Do một số nguyên nhân phi kinh tế ví dụ như áp lực tôn giáo, chính trị, xã hội hoặc
chiến tranh
- Bên cạnh đó do các nguyên nhân kinh tế, cụ thể như do động cơ thu nhập hay môi
trường việc làm thúc đẩy. Nguồn nhân lực của các quốc gia khác nhau về quy mô và chất
lượng, đôi khi không cân xứng với nguồn lực vốn nên rất dễ dẫn tới tình trạng giá lao động
(mức tiền lương) ở các quốc gia rất khác biệt nhau. Sự khác biệt này thể hiện rõ trên thị
trường lao động ở mỗi quốc gia. Với xu hướng toàn cầu hóa cùng sự phát triển của các công
ty đa quốc gia, nhu cầu sử dụng lao động trên các lĩnh vực trên toàn cầu trở nên phổ biến và
sẽ tạo ra dòng di chuyển lao động từ quốc gia này sang quốc gia khác.
Xem xét cụ thể nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, chúng ta phân tích qua đồ thị 10.3:

171
PL PL
SL1
S’’ O

A
PA

SL2
SL’
Pw B Pw B’

DL1 PA’ A’

DL2

O L O LB’ LA’ L
LA LB
Quốc gia 1 Quốc gia 2

Hình 10.3. Nguyên nhân di chuyển lao động quốc tế


Thị trường của quốc gia 1 cân bằng tại điểm A, lượng lao động đang sử dụng vào quá
trình sản xuất là LA với giá PA. Thị trường lao động quốc gia 2 cân bằng tại điểm A’, lượng
lao động được sử dụng vào quá trình sản xuất là LA’ với giá PA’. Do giá lao động của quốc gia
1 cao hơn quốc gia 2 nên có một lượng lao động của quốc gia 2 di chuyển sang quốc gia 1 với
giả định rằng thị trường yếu tố sản xuất là thị trường tự do. Sự di chuyển lao động quốc tế này
làm cho cung lao động tại quốc gia 1 tăng lên một lượng LA đến LB dẫn đến giá lao động giảm
từ PA xuống Pw, trong khi đó cung lao động tại quốc gia 2 giảm một lượng LA’ đến LB’ làm
cho giá lao động tại quốc gia 2 tăng từ PA’ lên Pw.
10.2.2. Tác động phúc lợi của di chuyển lao động quốc tế
Mô tả đồ thị : Trục OF thể hiện giá trị sản xuất biên của lao động tại quốc gia 1, O’J
thể hiện giá trị sản xuất hiên của lao động tại quốc gia 2. Giả định thế giới chỉ có 2 quốc gia
(quốc gia 1 và quốc gia 2). Toàn bộ lực lượng lao động của thế giới đưa vào sản xuất xã hội
được đo bằng đoạn thẳng OO’, trong đó lượng lao động quốc gia 1 là OA, quốc gia 2 là O’A.

F
Quốc gia 1
J
Quốc gia 2

M
H

E
N R T

C G
I
VMPL2 VMPL1

O B A O’
Hình 10.4. Lợi ích kinh tế của di chuyển lao động quốc tế

172
Đường VMPL1 biểu hiện giá trị sản phẩm biên tăng thêm của quốc gia 1 do đầu tư lao
động. Tương tự đường VMPL2 biểu hiện giá trị sản phẩm biên tăng thêm của đầu tư lao động
ở quốc gia 2.
Phân tích đồ thị:
Với lượng lao động OA, giá lao động tại quốc gia 1 là OC, tổng sản phẩm nội địa là
OFGA. Lượng lao động của quốc gia 2 là O’A, giá lao động là O’H, tổng sản phẩm nội địa là
O’JMA. Một lượng lao động AB di chuyển từ quốc gia 1 sang quốc gia 2 đã khiến giá lao
động cân bằng ON= O’T= BE. Hiệu quả của di chuyển lao động quốc tế là EMG.
Tại quốc gia 1 tổng sản phẩm nội địa dựa trên đầu tư lượng lao động OA là diện tích
OFGA, trong đó, chi phí lao động là diện tích OCGA. Chi phí các yếu tố khác kèm theo do
đầu tư lượng lao động OA là diện tích CFG.
Tại quốc gia 2 tổng sản phẩm nội địa dựa trên đầu tư lượng lao động O’A là diện tích
O’JMA. Trong đó chi phí về lao động là diện tích O’HMA. Chi phí các yếu tố khác kèm theo
do đầu tư lượng lao động O’A là diện tích HJM.
Từ biểu đồ trên ta thấy lượng lao động OA của quốc gia 1 lớn hơn lượng lao động đầu
tư O’A của quốc gia 2. Nói cách khác quốc gia 1 là quốc gia dư thừa lao động, quốc gia 2
khan hiếm lao động. Do dư thừa lao động nên giá lao động quốc gia 1 nhỏ hơn giá lao động
quốc gia 2.
Việc di chuyển lao động giả định là hoàn toàn tự do thì có một lượng lao động từ quốc
gia 1 di chuyển sang quốc gia 2 vì lý do kinh tế. Khi này, giá lao động ở quốc gia 1 sẽ tăng lên
vì cung lao động giảm, giá lao động quốc gia 2 giảm đi do cung lao động tăng. Sự di chuyển
lao động chỉ kết thúc khi giá lao động ở 2 quốc gia bằng nhau. Tại điểm cân bằng E và lượng
lao động quốc tế di chuyển là đoạn AB.
Ảnh hưởng của di chuyển lao động quốc tế ở từng quốc gia như sau:
Quốc gia 1, do di chuyển một lượng lao động AB sang quốc gia 2 nên tổng lượng giá
trị của sản phẩm lao động cận biên (VMPL) giảm bằng diện tích ABEG. Quốc gia 1 đầu tư
lao động nên nhận từ quốc gia 2 diện tích ABER. Chênh lệch giữa tổng sản phẩm trong nước
do lượng lao động AB tạo ra và phần thu từ xuất khẩu lao động AB là diện tích ERG. Đây là
lượng GNP tăng thêm được từ quốc gia 1 do di chuyển lượng lao động AB sang quốc gia 2.
Tại quốc gia 1, thu nhập của người lao động tăng lên bằng diện tích CNRG, trong đó,
thu nhập của người lao động tăng do giá lao động trong nội địa quốc gia 1 tăng diện tích
CNEI, diện tích ERGI biểu hiện cho thu nhập của lao động tăng do lao động chuyển sang
quốc gia 2 làm việc nên có giá cao hơn nội địa.
Trong khi thu nhập của người lao động tăng thì thu nhập của chủ sở hữu vốn tại quốc
gia 1 giảm bằng diện tích CNEG, trong đó, diện tích CNEI thu nhập của chủ sở hữu vốn giảm
do giá vốn giảm, diện tích EGI thu nhập của chủ sở hữu giảm do một lượng vốn đang hoạt
động chuyển sang trạng thái nhàn rỗi vì lượng lao động AB đã chuyển sang quốc gia 2.
Quốc gia 2, quốc gia tiếp nhận lượng lao động AB từ quốc gia 1. Điều này khiến cho
tổng sản phẩm nội địa tăng lên bằng diện tích ABEM. Quốc gia 2 sử dụng lượng lao động AB
của quốc gia 1 nên phải chi trả cho quốc gia 1 một lượng giá trị bằng diện tích ABER. Lợi ích

173
kinh tế của quốc gia 2 từ việc tiếp nhận lượng lao động AB của quốc gia 1 là diện tích EMR.
Do tiếp nhận lao động từ quốc gia 1 dẫn đến thu nhập của người lao động tại quốc gia
2 giảm một lượng bằng diện tích MHTR với nguyên nhân là giá lao động quốc gia 2 giảm.
Trái ngược với người lao động, thu nhập của chủ sở hữu vốn quốc gia 2 tăng diện tích MHTE,
trong đó, thu nhập của chủ sở hữu vốn tăng do giá tăng là diện tích MHRT, diện tích EMR
biểu hiện cho thu nhập tăng do lượng vốn nhàn rỗi được chuyển vào hoạt động nhờ lao động
từ quốc gia 1 chuyển sang.
Kết luận lại từ hai quốc gia, ta thấy rằng: lợi ích kinh tế của thế giới từ sự di chuyển
lao động là diện tích EMG.
10.2.3. Các ảnh hưởng khác của di chuyển lao động
Khi nghiên cứu vấn đề di chuyển lao động giữa các quốc gia, chúng ta cần quan tâm
tới vấn đề “chảy máu chất xám”. Đây là hiện tượng lao động có trình độ khoa học kỹ thuật và
chuyên môn cao không làm việc tại các đơn vị hoạt động sản xuất và dịch vụ thuộc sở hữu
quốc gia mà làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc tại quốc gia khác.
Hiện tượng này gây ra thiệt hại cho quốc gia ở một số khía cạnh sau:
- Quốc gia phải bỏ chi phí lớn và tốn thời gian đào tạo nhưng lại không được sử dụng
nguồn lực này, người thụ hưởng từ việc này lại là quốc gia khác.
- Sự phát triển của nhiều lĩnh vực khoa học bị ảnh hưởng nghiêm trọng do thiếu cán bộ
có chuyên môn gây khó khăn cho quá trình đổi mới công nghệ.
- Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng những ngành sử dụng
nhiều lao động sang những ngành đòi hỏi hàm lượng kỹ thuật cao gặp khó khăn do thiếu lao
động có trình độ.
- Ngành giáo dục đâò tạo nhân lực của quốc gia khó khăn do mất đi những chuyên gia
giỏi.
Để ngăn cản xu hướng này, quốc gia cần có những chính sách phù hợp, trọng nhân tài,
nhất là những đối tượng lao động đã qua đào tạo với trình độ khoa học công nghệ cao, công
nhân kỹ thuật lành nghề thông qua các chính sách hỗ trợ nhà ở, môi trường làm việc, môi
trường học tập và tu nghiệp nâng cao trình độ, tay nghề.

174
Tóm tắt chương

1. Như vậy, sự di chuyển nguồn lực quốc tế dựa trên sự dư thừa và khan hiếm các yếu
tố sản xuất sẽ dẫn đến giá cả các yếu tố sản xuất khác nhau ở các quốc gia. Sự chênh lệch giá
cả yếu tố sản xuất tạo nên dòng chảy vốn và lao động từ quốc gia này đến quốc gia khác. Sự
di chuyển nguồn lực quốc tế là điều tất yếu xảy ra trong môi trường kinh tế mở, trong bối
cảnh các mối liên kết kinh tế toàn cầu ngày càng được xây dựng chặt chẽ và tinh vi hơn.
2. Sự di chuyển vốn quốc tế (hay đầu tư quốc tế) là quá trình vận động của vốn vượt
qua biên giới quốc gia nhằm tìm nơi đầu tư có lợi nhất. Có hai dạng bao gồm dầu tư gián tiếp
và đầu tư trực tiếp.
3. Đầu tư gián tiếp là một loại hình di chuyển vốn giữa các nước trong đó người chủ sở
hữu vốn không trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động sử dụng vốn đầu tư. Trong đó,
chủ đầu tư không trực tiếp chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, họ chỉ hưởng lãi suất theo
tỷ lệ cho trước. Trong khi đó, đầu tư trực tiếp là một loại hình di chuyển vốn quốc tế, trong đó
người chủ sở hữu đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn
đầu tư. Mỗi loại hình dầu tư đều có ưu và nhược điểm riêng có.
4. Sự di chuyển quốc tế về lao động là hiện tượng người lao động di chuyển từ quốc
gia này sang quốc gia khác có kèm theo thay đổi về chỗ ở và thường trú.
5. Quá trình di chuyển quốc tế về lao động do một số nguyên nhân chính sau: nguyên
nhân phi kinh tế (ví dụ như áp lực tôn giáo, chính trị, xã hội hoặc chiến tranh) và các nguyên
nhân kinh tế (ví dụ như động cơ thu nhập hay môi trường việc làm).
6. Sự di chuyển nguồn lực quốc tế mang tới lợi ích cho sự phát triển chung về kinh tế
của các quốc gia, đồng thời cũng kéo theo những áp lực thúc đẩy các nền kinh tế phát triển và
nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực này. Quá trình này diễn ra sẽ tác động khiến GNP của quốc gia có nguồn lực di
chuyển ra nước ngoài gia tăng và GDP của quốc gia tiếp nhận gia tăng. Sự khác biệt về giá
yếu tố sản xuất cũng sẽ có xu hướng được xóa bỏ và nguồn lực toàn cầu được khai thác và sử
dụng có hiệu quả hơn.

175
Các thuật ngữ cơ bản

Sự di chuyển nguồn vốn quốc tế International capital movement


Đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI – Foreign Portfolio Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI – Foreign Direct Investment
Công ty đa quốc gia MNC – Multinational Corporation
Sự di chuyển lao động quốc tế International labor movement
Giá trị của sản phẩm biên của lao động VMPL – Value of marginal product of labor
Giá trị của sản phẩm biên của vốn VMPK – Value of marginal product of capital

176
Câu hỏi ôn tập

Câu 1: Khái niệm về sự di chuyển nguồn vốn quốc tế và sự di chuyển lao động quốc tế?
Câu 2: Đầu tư gián tiếp nước ngoài khác đầu tư trực tiếp nước ngoài ở điểm nào?
Câu 3: Nêu ưu và nhược điểm của hai hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư
gián tiếp nước ngoài?
Câu 4: Hãy chứng minh rằng sự di chuyển nguồn vốn và sự di chuyển lao động thế
giới làm gia tăng lợi ích kinh tế của thế giới?

177
Chương 11
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ

Các chương trước tập trung nghiên cứu trao đổi quốc tế về hàng hóa. Chúng ta đã hiểu
cơ sở của thương mại quốc tế và những tác động của chính sách thương mại. Tuy nhiên,
chúng ta chỉ tập trung vào trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nước, rất ít quan tâm đến
khía cạnh tiền tệ và tài chính của các giao dịch quốc tế.
Từ chương này, chúng ta sẽ thêm tiền tệ và tài chính quốc tế vào nghiên cứu. Chúng ta
nhận thấy rằng nhiều giao dịch quốc tế được trao đổi về các tài sản tài chính như trái phiếu,
các khoản vay, tiền gửi, chứng khoán, và các quyền sở hữu khác. Thêm nữa, gần như tất cả
các giao dịch quốc tế đều liên quan đến trao đổi đồng tiền (hay một số tài sản tài chính khác)
để lấy cái khác như hàng hóa, dịch vụ hay tài sản tài chính khác.
Chương này chúng ta sẽ xem xét tổng hợp về các giao dịch quốc tế của một nước.
Toàn bộ các giao dịch kinh tế quốc tế của một nước được phản ánh trong cán cân thanh toán
của nó. Cán cân thanh toán bao gồm một hệ thống tài khoản ghi lại các luồng giá trị giữa
những người cư trú của một quốc gia với những người cư trú của phần còn lại của thế giới
trong khoảng thời gian nhất định.
Cán cân thanh toán cho chúng ta biết đầy đủ thông tin về các hoạt động kinh tế quốc tế
của một quốc gia. Cán cân thanh toán cũng là cơ sở để hiểu về các trao đổi đồng tiền giữa các
quốc gia trên thị trường hối đoái. Thêm nữa, các trao đổi được ghi chép trong cán cân thanh
toán có ý nghĩa rất lớn về kinh tế vĩ mô giống như tăng trưởng, lạm phát và thất nghiệp.
11.1. Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế
Cán cân thanh toán là một bảng tóm tắt trong đó, về nguyên tắc, ghi lại tất cả các giao
dịch của người cư trú của một quốc gia với người cư trú của tất cả các quốc gia khác trong
một giai đoạn cụ thể, thường là một năm. Mục đích chính của cán cân thanh toán là thông
báo cho chính phủ trạng thái quốc tế của quốc gia và giúp chính phủ hoạch định các chính
sách tiền tệ, tài khóa và thương mại. Cán cân thanh toán cũng cung cấp những thông tin quan
trọng, rất cần thiết đối với các ngân hàng, các doanh nghiệp và các cá nhân tham gia trực tiếp
và gián tiếp đến lĩnh vực thương mại và tài chính quốc tế.
Các giao dịch quốc tế được ghi chép trong cán cân thanh toán bao gồm các trao đổi
hàng hóa, dịch vụ hay tài sản (thường được yêu cầu thanh toán) giữa những người cư trú của
một quốc gia với những người cư trú của các quốc gia khác. Bên cạnh đó, quà tặng và một số
chuyển giao nào đó (không yêu cầu thanh toán) cũng được tính trong cán cân thanh toán của
một nước.
Người cư trú của một quốc gia là khái niệm quan trọng trong xác định giao dịch được
ghi chéptrong cán cân thanh toán. Các quốc gia có các quy định khác nhau để xác định thế
nào là người cư trú, nhưng nhìn chung người cư trú là những người có quốc tịch và đang sinh
sống tại quốc gia đó. Các nhà ngoại giao, nhân viên quân sự, những người du lịch, ra nước
ngoài học tập, chữa bệnh và những người lao động di cư tạm thời là người cư trú của quốc gia
mà họ có quốc tịch. Tương tự, một công ty là người cư trú của một quốc gia mà ở đó nó được

178
thành lập, tuy nhiên các chi nhánh và công ty con của nó ở nước ngoài thì không phải. Các tổ
chức quốc tế như Liên hợp quốc, Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng thế giới, Tổ chức thương
mại thế giới không phải người cư trú của quốc gia mà chúng có trụ sở.
Lưu ý là các giao dịch kinh tế được ghi chép trong cán cân thanh toán phải diễn ra
trong một khoảng thời gian quy định. Do vậy, nó bao gồm các giao dịch kinh tế giữa những
người cư trú của một quốc gia và những người cư trú của các quốc gia khác trong một giai
đoạn cụ thể, thường là một năm.
11.2. Những nguyên tắc kế toán trong cán cân thanh toán
Để hiểu được cách thể hiện các giao dịch quốc tế trong cán cân thanh toán, đầu tiên
chúng ta phải hiểu được các nguyên tắc kế toán trong cán cân thanh toán bao gồm ghi nợ, ghi
có và nguyên tắc bút toán kép.
11.2.1. Nguyên tắc ghi nợ - ghi có
Các giao dịch quốc tế được phân loại thành các loại ghi có hoặc các loại ghi nợ. Các
giao dịch ghi có là các giao dịch đòi hỏi việc nhận thanh toán từ người nước ngoài. Các giao
dịch ghi nợ là các giao dịch đòi hỏi việc trả tiền cho người nước ngoài. Các giao dịch ghi có
được ghi sổ bằng dấu dương và các giao dịch ghi nợ được ghi sổ bằng dấu âm trong cán cân
thanh toán.
Như vậy, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, các chuyển giao một chiều (quà tặng) nhận
được từ những người nước ngoài, các luồng vốn vào được ghi như các khoản có (+) vì chúng
yêu cầu nhận thanh toán từ những người nước ngoài. Mặt khác, nhập khẩu hàng hóa và dịch
vụ, các chuyển giao cho những người nước ngoài và các luồng vốn ra yêu cầu thanh toán cho
những người nước ngoài được ghi sổ như các khoản nợ (-) trong cán cân thanh toán.
Đối với các giao dịch tài chính: Một giao dịch tài chính đi vào một quốc gia được ghi
chép bằng 2 bút toán như sau: ghi tăng (+) tài sản nước ngoài ở quốc gia có giao dịch tài
chính đi ra và giảm (-) tài sản của quốc gia có giao dịch tài chính đến. Ví dụ, một người cư
trú nước ngoài mua trái phiếu của Việt Nam (giao dịch tài chính đi từ nước ngoài đến Việt
Nam), tài sản của nước ngoài tại Việt Nam tăng và giảm tài sản của Việt Nam. Đây là luồng
vốn vào Việt Nam nên sẽ được ghi có trong cán cân thanh toán, vì nó yêu cầu nhận một khoản
thanh toán từ một người nước ngoài.
Một luồng vốn vào cũng có thể dưới hình thức giảm tài sản của một quốc gia ở nước
ngoài. Ví dụ, khi một người cư trú của một quốc gia bán một cổ phiếu nước ngoài, tài sản của
quốc gia đó ở nước ngoài giảm. Đây là luồng vốn vào quốc gia đó (ngược lại luồng vốn ra
xuất hiện khi người cư trú của quốc gia đó mua cổ phiếu nước ngoài) và được ghi có trong
cán cân thanh toán của quốc gia đó vì nó cũng đòi hỏi nhận thanh toán từ những người nước
ngoài. Định nghĩa các luồng vốn vào đối với một quốc gia là tăng trong các tài sản nước ngoài
ở quốc gia đó hoặc giảm tài sản của quốc gia đó ở nước ngoài.
Mặt khác, các luồng tài chính ra có thể tiến hành dưới dạng tăng tài sản quốc gia ở
nước ngoài hoặc giảm tài sản nước ngoài tại quốc gia đó vì cả hai trường hợp đều yêu cầu
phải thanh toán cho những người nước ngoài. Ví dụ, việc mua trái phiếu chính phủ nước
ngoài của một người cư trú của một quốc gia làm tăng tài sản của quốc gia đó ở nước ngoài và

179
là một khoản ghi nợ vì nó yêu cầu phải thanh toán cho người nước ngoài. Tương tự, việc một
hãng nước ngoài bán một công ty con của nó ở một quốc gia làm giảm tài sản nước ngoài ở
quốc gia đó và cũng được ghi nợ vì cũng yêu cầu thanh toán cho những người nước ngoài.
Tóm lại, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, nhận các chuyển giao một chiều, và các luồng
tài chính vào được ghi có (+) vì tất cả chúng đều yêu cầu phải nhận thanh toán từ những
người nước ngoài. Mặt khác, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, các chuyển giao một chiều cho
nước ngoài và các luồng tài chính ra được ghi nợ (-) vì chúng yêu cầu phải thanh toán cho
những người nước ngoài.
11.2.2. Nguyên tắc bút toán kép
Các giao dịch quốc tế của một quốc gia đươc ghi theo nguyên tắc bút toán kép. Điều
đó có nghĩa mỗi giao dịch quốc tế được ghi đồng thời hai bút toán, một ghi có và một ghi nợ
với giá trị như nhau. Lý do là mỗi một giao dịch đều có hai mặt. chúng ta bán một cái gì đó
và chúng ta nhận thanh toán cho nó. Chúng ta mua một cái gì đó và chúng ta phải thanh toán
cho cái đó.
Ví dụ 1, giả sử rằng một doanh nghiệp của Việt Nam xuất khẩu hàng hóa giá trị 500$
được thanh toán trong thời hạn ba tháng. Đầu tiên Việt Nam ghi có xuất khẩu hàng hóa là
500$ do việc xuất khẩu hàng hóa này sẽ dẫn đến nhận thanh toán từ những người nước ngoài.
Sau đó, Thực chất việc thanh toán được ghi như một khoản nợ tài chính vì nó thể hiện luồng
tài chính ra khỏi Việt Nam. Đó là vì, bằng việc đồng ý đợi ba tháng thanh toán, người xuất
khẩu Việt Nam mở rộng tín dụng và được quyền đòi người nhập khẩu nước ngoài. Điều này
làm tăng tài sản của Việt Nam ở nước ngoài và ghi nợ. Toàn bộ giao dịch được ghi như sau
trong cán cân thanh toán của Việt Nam.
Có (+) Nợ (-)
Xuất khẩu hàng hóa 500$
Luồng tài chính ra 500$

Ví dụ 2, giả sử một người cư trú Việt Nam đi du lịch Thái Lan và chi tiêu 200$ cho
khách sạn, đồ ăn… Người cư trú Việt Nam mua dịch vụ du lịch từ những người nước ngoài
dẫn đến yêu cầu thanh toán (Điều này tương tự như việc nhập khẩu). Do vậy, Việt Nam ghi
nợ dịch vụ du lịch là 200$. Thực chất việc thanh toán này sau đó được ghi một khoản ghi có
vì nó thể hiện việc tăng quyền của nước ngoài đối Việt Nam. Cụ thể, chúng ta có thể nghĩ
200$ trong tay người Thái Lan như “giấy chứng nhận” cho Thái lan quyền yêu cầu đối với
hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam, tương đương với việc tăng tài sản nước ngoài ở Việt Nam.
Do vậy, nó là luồng tài chính vào Việt Nam được ghi khoản có 200$. Toàn bộ giao dịch được
ghi như sau trong cán cân thanh toán của Việt Nam:
Có (+) Nợ (-)
Mua dịch vụ du lịch từ người nước ngoài 200$
Luồng tài chính vào 200$

Ví dụ 3, giả sử rằng chính phủ Việt Nam cấp cho chính phủ của một nước đang gặp
thảm họa thiên nhiên một khoản tiền gủi ngân hàng (bank banlance) Việt Nam là 100$ như

180
một phần chương trình viện trợ của Việt Nam. Việt Nam ghi nợ chuyển giao một chiều cho
100$ quà tặng cho nước ngoài. Việc thanh toán chính là tiền gủi ngân hàng Việt Nam cho
chính phủ của nước đang phát triển. Điều này thể hiện tăng quyền đòi của nước ngoài hay tài
sản nước ngoài ở Việt Nam tăng lên và được ghi như một luồng tài chính vào hay ghi có trong
cán cân thanh toán của Việt Nam. Do vậy, toàn bộ giao dịch này được ghi trong cán cân thanh
toán của Việt Nam như sau:
Có (+) Nợ (-)
Chuyển giao một chiều 100$
Luồng tài chính vào 100$

Ví dụ 4, giả sử rằng người cư trú Việt Nam mua chứng khoán nước ngoài giá trị 400$
và thanh toán bằng việc tăng số dư ngân hàng của nước ngoài ở Việt Nam. Việc mua chứng
khoán nước ngoài làm tăng tài sản của Việt Nam ở nước ngoài. Điều này dẫn đến luồng tài
chính ra từ Việt Nam và được ghi như một khoản nợ tài chính có giá trị 400$ trong cán cân
thanh toán của Việt Nam. Việc tăng số dư ngân hàng của nước ngoài ở Việt Nam là tăng tài
sản nước ngoài ở Việt Nam (một luồng tài chính vào Việt Nam) và được ghi như một khoản
nợ trong cán cân thanh toán của Việt Nam. Kết quả sẽ giống khi người cư trú Việt Nam trả
cho chứng khoán nước ngoài bằng việc giảm số dư ngân hàng ở nước ngoài. (điều này sẽ làm
giảm tài sản của Việt Nam ở nước ngoài, nó cũng là luồng tì chính vào Việt Nam và là một
khoản có). Chú ý là cả hai mặt của giao dịch này là tài chính:
Có (+) Nợ (-)
Luồng tài chính ra (người cư trú Việt Nam 400$
mua cổ phiếu nước ngoài)
Luồng tài chính vào (tăng số dư ngân hàng 400$
của nước ngoài ở Việt Nam)

Ví dụ 5, giả sử rằng một nhà đầu tư nước ngoài mua 300$ trái phiếu kho bạc Việt Nam
và thanh toán bằng việc giảm số dư ngân hàng ở Việt Nam với số tiền tương đương. Việc mua
trái phiếu chính phủ Việt Nam làm tăng tài sản nước ngoài ở Việt Nam. Đó là luồng tài chính
vào Việt Nam và được ghi như một khoản có trong cán cân thanh toán của Việt Nam. Việc
giảm số dư ngân hàng ở Việt Nam của người nước ngoài làm giảm tài sản nước ngoài ở Việt
Nam. Đây là luồng tài chính ra khỏi Việt Nam và được ghi trong cán cân thanh toán của việt
Nam như sau:
Có (+) Nợ (-)
Luồng tài chính vào (người nước ngoài mua 300$
trái phiếu kho bạc Việt Nam)
Luồng tài chính ra (giảm số dư ngân hàng của 300$
nước ngoài ở Việt Nam)

Nếu giả định rằng 5 giao dịch này là toàn bộ giao dịch quốc tế của Việt Nam trong giai
đoạn một năm, thì cán cân thanh toán của Việt Nam như sau:

181
Có (+) Nợ (-)
Hàng hóa 500$
Dịch vụ 200$
Chuyển giao một chiều 100$
Luồng tài chính, ròng 200$
Tổng có và nợ 500$ 500$

Dư nợ vốn ròng là – 200$ thu được bằng cách cộng bẩy bút toán vốn (-500$, 200$,
100$, -400$, 300$, -300$) trước đây được kiểm tra một các riêng biệt. Tổng nợ bằng tổng có
do bút nguyên tắc ghi sổ kép.
11.3. Nội dung cán cân thanh toán quốc tế
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) qui định các nước khi báo cáo cán cân thanh toán phải sử
dụng phương pháp đo lường tiêu chuẩn chung nhằm đảm bảo nhất quán và cho phép so sánh
cán cân thanh toán của các nước khác nhau. Nội dung cán cân thanh toán bao gồm 4 hạng
mục: tài khoản vãng lai, tài khoản vốn và tài chính, sai sót thống kê và tài sản dự trữ.
A. Tài khoản vãng lai
Tài khoản vãng lao bao gồm các giao dịch về hàng hóa và dịch vụ; thu nhập và các
chuyển giao vãng lai.
Hàng hóa: hạng mục hàng hóa liên quan đến việc di chuyển hàng hóa (xuất khẩu và
nhập khẩu), bao gồm: hàng hóa thông thường, hàng gia công chế biến, hàng cung cấp tại
cảng, giá trị sửa chữa hàng hóa, vàng phi tiền tệ.
Dịch vụ: hàng dịch vụ bao gồm nhiều loại hàng hóa và dịch vụ như: vận tải, du lịch,
dịch vụ thông tin liên lạc, dịch vụ xây dựng, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ tài chính…
Thu nhập: Hạng mục thu nhập bao gồm (i) thu nhập của người lao động (tiền lương,
tiền công và các trợ cấp khác) và (ii) thu nhập đầu tư (thu nhập đầu tư trực tiếp, thu nhập đầu
tư vào giấy tờ có giá và thu nhập khác)
Chuyển giao vãng lai: Là các khoản chuyển giao vì mục đích tiêu dùng. Các chuyển
giao vãng lai bao gồm (i) các chuyển giao khu vực chính phủ và (ii) phi chính phủ. Chuyển
giao vãng lai có thể bằng tiền hoặc bằng hàng hóa.
B. Tài khoản vốn và tài chính
Tài khoản vốn và tài chính ghi lại các giao dịch tài chính liên quan đến tài sản. tài
khoản vốn và tài chính gồm hai thành phần: tài khoản vốn và tài khoản tài chính.
Tài khoản vốn: Tài khoản vốn đo lường các chuyển giao vốn và thu nhận/chuyển
nhượng các tài sản phi sản xuất và phi tài chính.
 Các chuyển giao vốn bao gồm các giao dịch đòi hỏi chuyển giao quyền sở hữu các
tài sản cố định và chuyển giao các khoản tiền liên quan đến thu nhận/chuyển nhượng các tài
sản cố định.
 Thu nhận/chuyển nhượng các tài sản phi sản xuất, phi tài chính bao gồm các loại vô
hình như bằng sáng chế, hợp đồng cho thuê, và các hợp đồng có khả năng chuyển giao khác.

182
Tài khoản tài chính: Các thành phần trong tài khoản tài chính được phân loại dựa
theo hình thức đầu tư hay theo chức năng. Tài khoản tài chính đo lường đầu tư trực tiếp (đi
hoặc đến quốc gia), các tài sản và khoản nợ đầu tư chứng chứng từ có giá -portfolio (vốn và
nợ chứng khoán) và các tài sản và khoản nợ đầu tư khác của các cơ quan tiền tệ, chính phủ,
các ngân hàng và các khu vực khác. Không có phân biệt truyền thống giữa vốn ngắn hạn và
dài hạn, ngoại trừ đối với các đầu tư khác (mà thời hạn thanh toán là quan trọng như trường
hợp nợ nước ngoài). Các công cụ tài chính và thị trường tiền tệ mới và các phái sinh được ghi
trong phần đầu tư chứng từ có giá của tài khoản tài chính.
 Đầu tư trực tiếp (FDI) phản ánh toàn bộ các giao dịch giữa nhà đầu tư trực tiếp với
doanh nghiệp đầu tư trực tiếp và cả những giao dịch sau đó giữa các doanh nghiệp có mối
quan hệ đầu tư trực tiếp. Vốn đầu tư trực tiếp bao gồm: vốn cổ phần, thu nhập tái đầu tư, và
vốn khác.
 Đầu tư vào giấy tờ có giá (portfolio investment) bao gồm các giao dịch về chứng
khoán cổ phần và các chứng khoán nợ. chứng khoán cổ phần bao gồm cổ phiếu và các chứng
chỉ thể hiện quyền sở hữu cổ phần. Các chứng khoán nợ bao gồm trái phiếu, giấy vay nợ, các
công cụ thị trường tiền tệ, các công cụ tài chính phái sinh.
 Các đầu tư khác bao gồm: các tín dụng thương mại, các khoản tín dụng (ngắn hạn và
dài hạn), tiền mặt và tiền gủi và các tài sản và các khoản nợ khác.
C. Sai sót ròng
Lưu ý rằng kết quả thống kê không nhất quán từ việc ghi không chính xác hoặc không
ghi ở tất cả các mặt chỉ ghi một mặt của một số giao dịch. (Nếu cả hai mặt của một giao dịch
được ghi không chính xác hoặc không được ghi ở cả hai mặt, sẽ không có sự khác nhau về
thống kê giữa tổng số ghi nợ và tổng số ghi có do nguyên tắc ghi sổ kép.) Chênh lệch thống
kê đặc biệt là có khả năng phát sinh trong việc ghi lại các dòng vốn tư nhân quốc tế ngắn hạn.
Tổng hợp số dư trong tài khoản vãng lai (mục A), tài khoản vốn và tài chính (mục B)
và sai sót ròng (mục C) cho chúng ta cán cân thanh toán của một quốc gia.
D. Các khoản dự trữ
Khoản mục tài sản dự trữ ghi lại các giao dịch về tài sản mà Ngân hàng Trung ương có
thể sử dụng để cân bằng cán cân thanh toán. Các tài sản dự trữ bao gồm vàng tiền tệ, quyền
rút vốn đặc biệt (SDR), vị thế dự trữ tại Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF); các tài sản ngoại hối (tiền
mặt, tiền gủi, chứng khoán) và các trái quyền khác.
11.4. Cán cân thanh toán bộ phận và cán cân thanh toán
11.4.1. Mất cân bằng cán cân thanh toán
Theo nguyên tắc bút toán kép, tổng các khoản ghi nợ bằng tổng các khoản ghi có. Do
vậy, tổng tất cả các khoản mục trong cán cân thanh toán luôn bằng 0. Điều đó không có nghĩa
là cán cân thanh toán luôn cân bằng.
Về nguyên tắc, các giao dịch được ghi trong cán cân thanh toán được chia thành 2
loại: giao dịch tự định và giao dịch điều chỉnh. Giao dịch tự định là những giao dịch được
thực hiện vì lợi ích của bản than nó. Đặc đặc trưng của các giao dịch tự định là chúng được
thực hiện độc lập không phụ thuộc vào trạng thái cán cân thanh toán. Tất cả các giao dịch

183
khác được gọi là giao dịch điều chỉnh. Các giao dịch điều chỉnh được thực hiện để bù đắp sự
chênh lệch giữa tổng ghi nợ và ghi có của các giao dịch tự định.
Mất cân bằng cán cân thanh toán được xác định bằng chênh lệch giữa tổng các khoản
thu tự định (ghi có) và tổng các khoản chi tự định (ghi nợ) trong cán cân thanh toán. Khi tổng
các ghi nợ và ghi có của các giao dịch tự định bằng 0, cán cân thanh toán là cân bằng. Cán cân
thanh toán thặng dư khi tổng các ghi nợ và ghi có của các giao dịch tự định lớn hơn 0 và thâm
hụt khi tổng ghi nợ và ghi có nhỏ hơn 0.
Do tổng các giao dịch tự định cộng tổng các giao dịch điều chỉnh bằng 0, nên tổng các
giao dịch tự định bằng (-) tổng các giao dịch điều chỉnh. Như vậy, mất cân bằng cán cân thanh
toán cũng có thể được xác định như số âm của chênh lệch giữa các khoản thu và chi của các
giao dịch điều chỉnh.
11.4.2. Các cán cân cơ bản trong cán cân thanh toán
Mất cân bằng cán cân thanh toán có thể được biết bằng sự mất cân bằng của các cán
cân bộ phận trong cán cân thanh toán. Mỗi cán cân bộ phận phản ánh tình trạng của một số
giao dịch kinh tế quốc té có cùng tính chất và cung cấp cho người phân tích một số thông tin
hữu ích. Tuy nhiên không cán cân nào phản ánh đầy đủ trạng thái cân bằng bên ngoài của nền
kinh tế.
Cán cân thương mại hàng hóa: Cán cân thương mạo hàng hóa là phần chênh lệch
giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa. Cán cân thương mại hàng hóa thường chiếm tỷ trọng
lớn trong cán cân vãng lai của nhiều nước.
Cán cân thương mại hàng hóa và dịch vụ: Tổng cán cân thương mại hàng hóa và
dịch vụ là phần chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. cán cân thương
mại hàng hóa và dịch vụ là bộ phân quan trong của tổng cầu đối với sản lượng hàng hóa của
nền kinh tế lập cán cân thanh toán, nó chính là xuất khẩu ròng.
Cán cân vãng lai: Cán cân vãng lai bằng tổng cán cân thương mại hàng hóa và dịch
vụ cộng với thu nhập ròng và chuyển giao vang lai ròng. Cán cân vãng lai đo lường quy mô
và chiều hướng vay nợ quốc tế của một quốc gia. Cán cân vãng lai là chỉ số quan trọng phản
ánh mất cân bằng bên ngoài của một quốc gia.
Cán cân vốn và tài chính: Cán cân vốn và tài chính là chênh lệch giữa ghi nợ và ghi
có trong tài khoản vốn và tài chính (không tính các giao dịch tài sản dự trữ), bao gồm các
chuyển giao vốn; mua bán các tài sản phi tài chính, phi sản xuất và các loại hình đầu tư. Về
bản chất, cán cân vốn và tài chính phản ánh những thay đổi về tài sản và các khoản nợ nước
ngoài của một quốc gia không tính những thay đổi các tài sản dự trữ chính thức
Cán cân tổng thể (cán cân thanh toán chính thức): Cán cân tổng thể hay cán cân
thanh toán chính thức bằng cán cân vãng lai cộng cán cân vốn và tài chính. Cán cân tổng thể
chỉ tính các giao địch tự định và nó xem các giao dịch dự trữ là các giao dịch điều chỉnh.
Theo nguyên tắc bút toán kép, cán cân thanh toán tổng thể phải bằng thay đổi dự trữ
quốc tế ròng.

184
11.5. Ý nghĩa vĩ mô của cán cân thanh toán
11.5.1. Ý nghĩa cán cân vãng lai
Cán cân vãng lai (CA) có một số ý nghĩa. Ý nghĩa đầu tiên rút ra từ thực tế là tất cả
các khoản trong cán cân thanh toán cộng lại bằng 0. Như vậy tất cả các khoản khác không
phải các khoản tài khoản vãng lai là các luồng đầu tư tài chính quốc tế, cả tư nhân và chính
thức. Do vậy, cán cân tài khoản vãng lai phải bằng đầu tư nước ngoài ròng (tăng trong các tài
sản tài chính nước ngoài trừ đi tăng trong các khoản nợ tài chính nước ngoài của quốc gia lập
báo cáo).
Một quốc gia có cán cân vãng lai thặng dư thì tài sản nước ngoài của nó đang tăng
nhanh hơn các khoản nợ nước ngoài của nó. Đầu tư nước ngoài của quốc gia dương, có nghĩa
quốc gia đó đóng vai trò là người cho vay ròng phần còn lại của thế giới. Một quốc gia có cán
cân vãng lai thâm hụt, thì các khoản nợ nước ngoài của nó đang tăng nhanh hơn các tài sản
nước ngoài của nó. Đầu tư nước ngoài của quốc gia âm, có nghĩa quốc gia đó đóng vai trò là
người vay ròng từ phần còn lại của thế giới.
Cán cân vãng lai của một quốc gia cũng liên quan đến tiết kiệm và đầu tư trong nền
kinh tế. Tiết kiệm của quốc gia có thể đầu tư trong nước (đầu tư nội địa – Id) và đầu tư ra
nước ngoài (đầu tư nước ngoài ròng – If). Điều đó có nghĩa, Tiết kiệm = Id + If. Mặt khác, đầu
tư nước ngoài ròng bằng chênh lệch giữa tiết kiệm quốc dân và đầu tư nội địa.
Như vậy, cán cân vãng lai của một quốc gia bằng tiết kiệm quốc gia mà không được
đầu tư trong nước (CA = S – Id).
Cán cân vãng lai của một quốc gia cũng có liên hệ với sản xuất, thu nhập và chi tiêu
nội địa. Cán cân vãng lai của một nước chính là phần chênh lệch giữa sản xuất hàng hóa và
dịch vụ và tổng chi tiêu hàng hóa và dịch vụ. Theo kinh tế học vĩ mô, sản xuất hàng hóa và
dịch vụ nội địa (Y) bằng tổng cầu Y = C + Id + G + X-M
Trong đó:
C = tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ của các hộ gia đình trong nước
Id = Đầu tư thực tế nội địa vào xây dựng, thiết bị, phần mềm...
G = Chi tiêu chính phủ vào hàng hóa và dịch vụ
X = Nước ngoài mua hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu của quốc gia.
M = Quốc gia mua hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu của nước ngoài.
Lưu ý: C, Id và G bao gồm mua hàng hóa và dịch vụ của cả trong nước và nước ngoài.
Nhập khẩu cần phải bỏ riêng ra vì nhập khẩu không phải là cầu đối với hàng hóa của quốc gia.
Tổng chi tiêu hàng hóa và dịch vụ của quốc gia (E) bằng tiêu dùng, đầu tư nội địa và
chi tiêu chính phủ: E = C + Id + G
Do đó, sản xuất nội địa bằng tổng chi tiêu nội địa cộng xuất khẩu ròng hay Y = E +
(X-M). Cán cân vãng lai của một quốc gia (gần đúng) bằng xuất khẩu ròng, và bằng chênh
lệch giữa sản xuất nội địa và tiêu dùng quốc gia về hàng hóa và dịch vụ: CA = X - M = Y - E
Các đồng nhất thức về cán cân vãng lai giúp chúng ta biết cái gì sẽ thay đổi nếu cán
cân vãng lai bị thay đổi. Đồng thời, các đồng nhất thức còn cho chúng ta hiểu yếu tố nào có
thể làm thay đổi cán cân vãng lai. Trường hợp một quốc gia cố gắng giảm thâm hụt cán cân

185
vãng lai sẽ buộc phải tăng sản xuất nội địa (Y) so với chi tiêu quốc gia (E). Nếu sản xuất nội
địa không thể tăng, thì chi tiêu quốc gia phải giảm nhằm giảm nhập khẩu hay gia tăng
xuất khẩu.
11.5.2. Ý nghĩa cán cân tổng thể
Cán cân thanh toán chính thức (B) đo lường tổng cán cân tài khoản vãng lai cộng cán
cân tài khoản vốn tư nhân: B = CA + KA. Do tổng tất cả các khoản trong cán cân thanh toán
bằng 0, nên mất cân bằng cán cân thanh toán chính thức phải được tài trợ thông qua các luồng
dự trữ chính thức (OR), vì vậy B + OR = 0. Như vậy, nếu cán cân tổng thể thặng dư sẽ dẫn
đến tăng tài sản dự trữ chính thức (ghi nợ trong tài khoản dự trữ chính thức). Nếu cán cân
tổng thể thâm hụt sẽ dẫn đến giảm tài sản dự trữ chính thức (ghi có trong tài khoản dự trữ
chính thức).
Trong một số tình huống sự thay đổi trong dự trữ chính thức có thể là mong muốn của
cơ quan tiền tệ. Những tình huống khác sự thay đổi đó có thể không mong muốn và chỉ ra sự
mất cân bằng cán cân tổng thể.
Cán cân thanh toán chính thức đo lường các luồng ròng tất cả các giao dịch tư nhân về
hàng hóa, dịch vụ, thu nhập, chuyển giao và tài sản tài chính (phi chính thức). Mặt khác, cán
cân thanh toán chính thức cho thấy những thay đổi trong tài sản dự trữ chính thức. Hầu hết
các giao dịch của cơ quan tiền tệ quốc gia mà làm thay đổi tài sản dự trữ quốc tế là các can
thiệp chính thức trên thị trường hối đoái. Các cơ quan tiền tệ tham gia vào thị trường hối đoái
để mua và bán các đồng tiền, thường là trao đổi đồng nội tệ lấy một số đồng tiền ngoại tệ.
Việc bán đồng ngoại tệ của cơ quan tiền tệ quốc gia sẽ làm giảm tài sản ngoại hối trong dự trữ
quốc tế chính thức, ngược lại việc mua ngoại tệ sẽ làm giảm dự trữ quốc tế chính thức.
11.6. Cán cân thanh toán của việt nam
11.6.1. Các số liệu thống kê trong cán cân thanh toán của Việt Nam
Trong bảng cán cân thanh toán năm 2016 của Việt Nam cho thấy xuất khẩu hàng hóa
là (+) 176,6 tỷ USD bao gồm điện thoại các loại và linh kiện; hàng dệt may; máy vi tính, sản
phẩm điện từ và linh kiện; giầy dép các loại; máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng khác; hàng
thủy sản; gỗ và sản phẩm gỗ; cà phê; gạo. Xuất khẩu dịch vụ là (+) 12,3 tỷ USD bao gồm dịch
vụ du lịch, dịch vụ gia công, dịch vụ xây dựng, dịch vụ máy tính thông tin và viễn thông…
Người cư trú Việt Nam cũng kiếm được (+) 0,7 tỷ USD tiền lãi và cổ tức về đầu tư ra nước
ngoài của họ. Việc nhận thu nhập trên Tài sản của Việt Nam ở nước ngoài được ghi lại một
cách riêng biệt với các dịch vụ khác vì tầm quan trọng của chúng.
Mặt khác, Việt Nam nhập khẩu hàng hóa là (-)165,5 tỷ USD bao gồm máy móc dụng
cụ phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại các loại; vải các loại; sắt
thép các loại; chất dẻo nguyên liệu; nguyên liệu phụ liệu dệt may da giày…
Năm 2016 nhập khẩu dịch vụ là (-) 16,8 tỷ USD bao gồm các dịch vụ du lịch và vận
chuyển được người cư trú Việt Nam mua từ các quốc gia khác, lệ phí và tiền nhuận bút trả
cho người nước ngoài. Việt Nam lãi và cổ tức trả cho các khoản đầu tư nước ngoài tại tại Việt
Nam là (-) 9,2 tỷ USD. Lưu ý rằng luồng vốn nước ngoài vào Việt Nam được ghi có trong các
giao dịch tài chính (tăng tài sản thuộc sở hữu nước ngoài tại Việt Nam), trong khi các khoản

186
thanh toán được thực hiện cho người nước ngoài cho các dịch vụ của vốn đầu tư nước ngoại
tại Việt Nam ghi nợ cùng với các dịch vụ nhập khẩu khác trong cán cân thanh toán của của
Việt Nam.

Hình 11-1. Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam, giai đoạn 2014-2020
Việt Nam nhận chuyển giao đơn phương ròng là (+) 8,0 tỷ USD trong thời gian 2016
bao gồm chuyển giao chính thức là (+) 0,3 tỷ USD và các chuyển giao tư nhân (+) 7,7 tỷ

187
USD bao gồm kiều hối và các chuyển giao khác liên quan đến các khoản tiền chuyển về của
người không cư trú cho người thân và các quà tặng tư nhân).
Tiếp theo, bảng cán cân thanh toán cung cấp cho các giao dịch tài khoản vốn và tài
chính ghi có ròng (luồng vốn vào) là (+) 9,2 tỷ USD cho Việt Nam trong năm 2016.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ròng của Việt Nam là (+) 11,6 tỷ USD trong đó đầu tư
trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam là (+)12,6 tỷ USD và đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước
ngoài là (-) 1 tỷ USD. Tăng ròng trong chứng khoán là (+) 0,2 tỷ USD. Điều này cho thấy sở
hữu của nước ngoài Các khoản vay trung và dài hạn ròng là (+) 3,2 tỷ USD trong đó giải
ngân là (+) 8,7 tỷ USD và trả nợ là (-) 5,5 tỷ USD. Các luồng vốn ngắn hạn ròng của Việt
Nam là (-) 5,8 tỷ USD, trong đó những thay đổi trong tài sản nước ngoài ròng là (-) 5,2 tỷ
USD và tín dụng thương mại ròng là (-) 0,6 tỷ USD. Thay đổi trong dự trữ quốc tế là (-) 8,4 tỷ
USD.
Tổng hợp các khoản ghi có bao gồm xuất khẩu hàng hóa 176,6 tỷ USD, dịch vụ 12,3
tỷ USD, thu nhập đầu tư 0,7 tỷ USD; chuyển giao vãng lai 8,0 tỷ USD; đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào ròng 11,6 tỷ USD, đầu tư chứng khoán 0,2 tỷ USD, vay trung-dài hạn ròng 3,2 tỷ
USD. Tổng số ghi có là 212,6 tỷ USD cho các giao dịch quốc tế của Việt Nam. Mặt khác,
cộng các ghi nợ bao gồm nhập khẩu hàng hóa 165,5 tỷ USD, dịch vụ 16,8 tỷ USD, thu nhập
đầu tư 9,2 tỷ USD, vỗn ngắn hạn ròng 5,8 tỷ USD; thay đổi dự trữ 8,4 tỷ USD. Tổng ghi nợ là
205,7 tỷ USD. Như vậy, tổng ghi có lớn hơn tổng ghi nợ là 6,9 tỷ USD. Theo yêu cầu của bút
toán kép sai sót thống kê sẽ là 6,8 tỷ USD (với 1 tỷ USD làm tròn sai số).
11.6.2. Phân tích cán cân thanh toán của Việt Nam
Cán cân bộ phận đầu tiên trong cán cân thanh toán là cán cân thương mại hàng hóa.
Năm 2016, Việt Nam xuất khẩu 176,6 tỷ USD và nhập khẩu 165,5 tỷ USD, cân cân (hay số
dư) thương mại hàng hóa là (+) 5,9 tỷ. Mặt khác Việt Nam có số dư nợ về dịch vụ là (-) 4,5 tỷ
USD (lấy xuất khẩu dịch vụ 12,3 tỷ USD trừ đi nhập khẩu dịch vụ 16,8 tỷ USD). Như vậy,
Việt Nam có cán cân thương mại hàng hóa và dịch vụ là (+) 1,4 tỷ USD.
Việt Nam có dư nợ về thu nhập đầu tư là (-) 8,6 tỷ USD. Tuy nhiên lại dư có về
chuyển giao vãng lai. Cán cân vãng lai cộng gộp tất cả các ghi nợ và ghi có ở các khoản mục
thương mại hàng hóa và dịch vụ với thu nhập đầu tư và chuyển giao vãng lai. Do vậy, cán cân
tài khoản vãng lai của Việt Nam dư có (hay thặng dư) 5,9 tỷ USD. Một thặng dư tài khoản
vãng lai kích thích sản xuất trong nước và trong khi thâm hụt tài khoản vãng lai làm giảm sản
xuất và thu nhập trong nước.
Tài khoản vốn bao gồm, đối với hầu hết các phần, xóa nợ và hàng hóa và tài sản tài
chính mà người nhập cư mang theo khi họ rời bỏ hay vào một quốc. Tài khoản tài chính cho
thấy sự thay đổi trong tài sản của Việt Nam ở nước ngoài và tài sản thuộc sở hữu nước ngoài
ở Việt Nam. Trên rằng tài khoản tài chính bao gồm cả luồng vốn tư nhân và chính thức. Nếu
nguồn vốn tư nhân ròng vào quốc gia không đủ để trang trải thâm hụt trong tài khoản vãng lai
của quốc gia và vốn, quốc gia được cho là có một thâm hụt trong sự cân bằng của nó khoản
thanh toán tương đương với sự khác biệt, mà cần phải được bao phủ bởi một số dư tín dụng
ròng trên chính thức (tức là, cơ quan tiền tệ) giao dịch dự trữ.

188
Số dư của các giao dịch dự trữ chính thức được gọi là cán cân thanh toán chính thức
(official settlements balance) hoặc đơn giản chỉ là cán cân thanh toán (balance of payments),
và tài khoản trong đó các giao dịch dự trữ chính được ghi gọi là tài khoản dự trữ chính thức.
Cán cân thanh toán chính thức hay cán cân thanh toán là số dư tổng thể được xác định bởi
tổng số dư tài khoản vãng lai, số dư tài khoản vốn, số dư trong tài khoản tài chính (ngoại trừ
các giao dịch chính thức hoặc dự trữ hoặc bao gồm số dư ròng của các phái sinh tài chính), và
sai sót về thống kê. Nếu tổng số dư này là âm, quốc gia này có thâm hụt trong cán cân thanh
toán, mà phải được bù đắp trả bằng số tiền tương đương của các giao dịch dự trữ chính thức
(giảm dự trữ của quốc gia hoặc tăng các cổ phiếu nước ngoài của tài sản chính thức của quốc
gia). In tình hình đối diện của quốc gia có thặng dư trong cán cân thanh toán, mà cần phải
được giải quyết bằng sự gia tăng trong dự trữ quốc tế và/hoặc giảm việc nắm giữ của nước
ngoài về tài sản chính thức của quốc gia.
Bảng cán cân thanh toán 2016 của Việt Nam cho thấy cán cân thanh toán thặng dư 8,4
tỷ USD. Điều này thu được bằng cánh cộng số dư tài khoản vãng lai (+) 5,9 tỷ USD với số dư
tài khoản vốn và tài chính (+) 9,2 tỷ USD, sai sót thống kê (-) 6,8 tỷ USD.
Do đó, một thặng dư cán cân thanh toán có thể được đo lường bằng các ghi có ròng tất
cả các giao dịch không chính thức hoặc tự định (các giao dịch thực hiện hoàn toàn mục đích
kinh doanh, ngoại trừ việc chuyển nhượng đơn phương) hoặc bằng số dư có trên giao dịch
chính thức hoặc các giao dịch điều chỉnh (các giao dịch thực hiện hoặc cần thiết để cân bằng
giao dịch quốc tế).

189
Tóm tắt chương
1. Cán cân thanh toán của một quốc gia là một bản kê khai có hệ thống tất cả các giao
dịch kinh tế giữa những người cư trú của quốc gia đó với phần còn lại của thế giới trong một
khoảng thời gian nhất định. Các giao dịch mà quốc gia nhận được ghi có (+), các giao dịch mà
quốc gia trả ghi nợ (-)
2. Các khoản ghi trong cán cân thanh toán được ghi vào ba tài khoản chính: Các khoản
thuộc tài khoản vãng lai, các khoản thuộc tài khoản vốn, và các khoản là các thay đổi trong tài
sản dự trữ quốc tế chính thức. Từ ba loại này, chúng ta tạo nên bốn cán cân (ròng) quan trọng:
-Cán cân hàng hóa và dịch vụ bằng xuất khẩu ròng hàng hóa và dịch vụ. Nó thường
được gọi là cán cân thương mại.
-Cán cân tài khoản vãng lai bằng tổng đại số các ghi có và ghi nợ của các luồng hàng
hóa, dịch vụ, thu nhập và chuyển giao một chiều.
-Cán cân tài khoản vốn tư nhân ròng bằng tổng đại số của các ghi nợ và ghi có bao
gồm những thay đổi trong các tài sản và khoản nợ tài chính nước ngoài phi chính thức.
-Cán cân tổng thể (hay cán cân thanh toán chính thức) bằng tổng cán cân vãng lai cộng
cán cân tài khoản vốn tư nhân. Nếu cán cân tổng thể thặng dư, nó được cân bằng bởi sự tăng
lên trong việc nắm giữ dự trữ chính thức của quốc gia lập cán cân thanh toán hay một sự giảm
đi trong các khoản nợ chính thức của quốc gia đó đối với quốc gia khác (ghi nợ cơ cuối các tài
khoản). Nếu cán cân tổng thể thâm hụt, nó được cân bằng bởi sự giảm đi trong tài sản dự trữ
chính thức của quốc gia đó hay sự tăng lên trong các khoản nợ chính thức của nó (ghi có ở
cuối các tài khoản).
3. Cán cân tài khoản vãng lai (CA) có ý nghĩa kinh tế vĩ mô đặc biệt. Vì cán cân tài
khoản vãng lai bằng đầu tư nước ngoài ròng (If). Một quốc gia để thâm hụt tài khoản vãng lai,
thì quốc gia đó có tiết kiệm ít hơn vốn được đầu tư trong nước. Thâm hụt tài khoản vãng lai
thể hiện vay nước ngoài ròng được sử dụng để tài trợ phần đầu tư nội địa ở mức tương đối cao
của nó. Cán cân tài khoản vãng lai cũng bằng chênh lệch giữa sản xuất hàng hóa và dịch vụ
nội địa (Y) với chi tiêu quốc dân (E, chi tiêu về tiêu dùng, đầu tư, và chi tiêu chính phủ).
4. Cán cân tổng thể có thể được dùng để đánh giá cán cân thanh toán của quốc gia có
đạt cân bằng có khả năng chịu đựng hay không. Cán cân thanh toán chính thức không hoàn
toàn phù hợp với khái niệm này, nhưng nó vẫn hữu ích trong các phân tích vĩ mô. Cán cân
thanh toán chính thức cho biết quy mô can thiệp chính thức trên thị trường hối đoái, mua và
bán các đồng tiền của ngân hàng trung ương. Những can thiệp như vậy có thể có những tác
động đến tỷ giá hối đoái, cung tiền, và nhiều biến kinh tế vĩ mô khác

190
Các thuật ngữ cơ bản

Cán cân thanh toán Balance of Payment


Cán cân vãng lai Current Account
Cán cân vốn Capital Account
Lỗi và sai sót Error and Obmission
Quyền rút vốn đặc biệt (SDR), Special Drawing Rights

Câu hỏi ôn tập


Câu 1: Phân tích các nguyên tắc kế toán trong ghi chép cán cân thanh toán
Câu 2: Khoản tiền sinh viên Việt Nam chuyển sang Mỹ cho mục đích học tập được
ghi có vào tài khoản nào và ghi nợ vào tài khoản nào trong cán cân thanh toán của Việt Nam?
Câu 3: Cán cân tổng thể thặng dư sẽ tác động như thế nào đến dự trữ ngoại hối của
Việt Nam.
Câu 4: Khách du lịch Mỹ đến Việt Nam chi 2000$ để thuê một khách sạn trên địa bàn
Hà Nội, khoản chi tiêu trên của khác du lịch Mỹ sẽ được ghi chép như thế nào trong cán cân
thanh toán của Việt Nam.
Câu 5: Tình trạng cán cân thương mại của Việt Nam trong những năm gần đây thặng
dự hay thâm hụt? Nguyên nhân của tình trạng thặng dư, thâm hụt của cán cân thương mại
Việt Nam

191
Chương 12
THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

Người dân ở các quốc gia khác nhau sử dụng các đồng tiền khác nhau, vì vậy các giao
dịch kinh tế giữa các quốc gia tất yếu dẫn đến việc chuyển đổi đồng tiền. Việc chuyển đổi từ
đồng tiền này sang đồng tiền khác được thực hiện trên thị trường ngoại hối. Thị trường ngoại
hối là một thị trường quốc tế thống nhất hoạt động liên tục 24/24 với sự tham gia của nhiều
thành phần từ các cá nhân đến các doanh nghiệp, tổ chức tài chính, hay ngân hàng trung ương.
Thị trường ngoại hối là thị trường quan trọng, những diễn biến trên thị trường ngoại hối có tác
động lớn đến nền kinh tế. Thị trường ngoại hối cũng là nơi cung cấp các phương tiện phòng
chống rủi ro ngoại hối và cả những phương tiện đầu cơ ngoại hối cho những người tham gia.
Vì tầm quan trọng của thị trường ngoại hối, trong chương này chúng ta sẽ phân tích
các vấn đề về đặc điểm, chức năng cũng như vai trò của thị trường ngoại hối. Ngoài ra chúng
ta cũng sẽ phân tích một số công cụ được các nhà giao dịch ngoại hối sử dụng để phòng tránh
rủi ro ngoại hối.
Trong chương này chúng ta cũng sẽ tìm hiểu về tỷ giá hối đoái, giá của đồng tiền này
được thể hiện bằng đồng tiền khác. Chúng ta sẽ tập trung vào nghiên cứu tỷ giá, các xác định
tỷ giá, và các yếu tố tác động đến tỷ giá cả trong ngắn hạn và trong dài hạn.
12.1. Khái niệm, đặc điểm và chức năng của thị trường ngoại hối
12.1.1. Khái niệm thị trường ngoại hối
Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán các loại đồng tiền. Tất cả
các đồng tiền của các quốc gia trên thế giới đều có thể được mua bán, trao đổi trên thị trường
ngoại hối.
12.1.2. Đặc điểm của thị trường ngoại hối
Các giao dịch ngoại hối diễn ra ở nhiều các trung tâm tài chính trên khắp thế giới, một
số trung tâm tài chính lớn với khối lượng giao dịch lớn nhất diễn ra ở các thành phố lớn như
London, New York, Tokyo, Frankfurt và Singapore. Khối lượng giao dịch ngoại hối trên toàn
thế giới là rất lớn và tăng lên từng năm. Năm 2020, doanh số giao dịch bình quân một ngày là
6,6 nghìn tỷ USD. Sự phát triển của mạng lưới viễn thông và internet đã liên kết các trung tâm
giao dịch ngoại hối lớn thành một thị trường thống nhất trên thế giới nơi mà mặt trời không
bao giờ lặn.
Các bản tin kinh tế được phát hành vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày được truyền đi
khắp thế giới ngay lập tức và có thể dẫn đến một loạt hành động của những người tham gia thị
trường. Ngay cả sau khi giờ giao dịch ở New York kết thúc, các ngân hàng và tập đoàn có trụ
sở tại New York nhưng có chi nhánh ở các múi giờ khác trên thế giới vẫn có thể giao dịch
trên thị trường ngoại hối. Các nhà giao dịch ngoại hối có thể giao dịch tại nhà của họ ngay
nửa đêm khi có thông tin quan trọng liên quan đến diễn biến tại một trung tâm tài chính ở một
châu lục khác. Do có sự liên kết chặt chẽ giữa các trung tâm tài chính, nên không thể có sự
khác biệt đáng kể giữa tỷ giá hối đoái USD/Euro được niêm yết tại New York vào lúc 9 giờ
sáng và tỷ giá hối đoái USD/Euro được niêm yết tại London vào cùng thời điểm (tương ứng

192
với 2 giờ chiều theo giờ London). Vì nếu đồng Euro được bán với giá 1,1 USD ở New York
và 1,2 USD ở London, thì nhà kinh doanh ngoại hối có thể kiếm lợi nhuận thông qua chênh
lệch giá, là việc mua một đồng tiền với giá rẻ ở một thị trường và bán nó ở một thị trường
khác với giá cao hơn. Ví dụ, với mức giá được niêm yết như trên, một nhà giao dịch ngoại hối
có thể, chẳng hạn, mua 1 triệu Euro ở New York với giá 1,1 triệu USD và ngay lập tức bán
Euro ở London với giá 1,2 triệu USD, tạo ra lợi nhuận là 100.000 USD. Tuy nhiên, nếu tất cả
các nhà giao dịch ngoại hối làm thế để kiếm lợi nhuận, cầu của họ đối với Euro ở New York
sẽ làm tăng giá bằng đô la đối với đồng Euro ở đó, và cung Euro ở London tăng sẽ khiến giá
Euro tính bằng USD ở đó giảm xuống. Vì vậy, rất nhanh chóng, sự khác biệt giữa tỷ giá hối
đoái New York và London sẽ biến mất. Do tất cả các nhà giao dịch ngoại hối đều theo dõi
biến động tỷ giá chặt chẽ để tìm các cơ hội chênh lệch giá nên nếu có chênh lệch phát sinh
cũng sẽ rất nhỏ và nhanh chóng biến mất.
Mặc dù một giao dịch ngoại hối có thể thực hiện giữa bất kỳ hai đồng tiền nào, nhưng
hầu hết các giao dịch là giao dịch với USD. Điều này đúng ngay cả khi mục tiêu của ngân
hàng là bán một đồng tiền không phải USD và mua một đồng tiền khác! Ví dụ, một ngân hàng
muốn bán Franc Thụy Sĩ và mua VND của Việt Nam, thường sẽ bán Franc của mình lấy USD
và sau đó sử dụng USD để mua VND. Mặc dù thủ tục này có vẻ vòng vo, nhưng nó thực sự rẻ
hơn cho ngân hàng so với việc cố gắng tìm một người nắm giữ VND và muốn mua Franc
Thụy Sĩ. Do vì khối lượng giao dịch quốc tế liên quan đến USD là rất lớn, nên không khó để
tìm thấy các bên sẵn sàng giao dịch USD với Franc Thụy Sĩ hoặc VND. Ngược lại, rất hiếm
giao dịch yêu cầu trao đổi trực tiếp Franc Thụy Sĩ lấy VND.
Do vai trò quan trọng của nó trong rất nhiều giao dịch ngoại hối, đồng đô la Mỹ đôi
khi được gọi là đồng tiền phương tiện/ đồng tiền trung chuyển. Đồng tiền phương tiện là
một đồng tiền được sử dụng rộng rãi làm trung gian trong các giao dịch ngoại hối. Có ý kiến
cho rằng đồng Euro, được giới thiệu vào đầu năm 1999, có thể phát triển thành một loại đồng
tiền phương tiện ngang với USD. Đến tháng 4 năm 2013, khoảng 33% giao dịch ngoại hối
được thực hiện với đồng Euro - chưa bằng một nửa so với giao dịch bằng đồng USD. Đồng
Yên của Nhật Bản là đồng tiền quan trọng thứ ba, với 23% thị phần (trong số 200, vì cần cần
có 2 đồng tiền cho mọi giao dịch ngoại hối). Đồng bảng Anh, từng chỉ đứng sau đồng USD
với tư cách là đồng tiền quốc tế quan trọng, tuy nhiên đã giảm tầm quan trọng rất nhiều.
12.1.3. Chức năng của thị trường ngoại hối
Chức năng cơ bản của các thị trường ngoại hối là chuyển đổi sức mua từ đồng tiền
này sang sức mua của đồng tiền khác. Mỗi một quốc gia thường sẽ có một đồng tiền, vì vậy
việc mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia cần phải có một giao dịch ngoại hối để
chuyển đổi đồng tiền. Nếu không có chức năng này, một nhà nhập khẩu Mỹ cần đồng Euro sẽ
buộc phải xác định một người xuất khẩu Mỹ có đồng Euro để bán. Điều này sẽ mất rất nhiều
thời gian và không hiệu quả và về bản chất sẽ tương tự như quay lại thương mại đổi hàng.
Bên cạnh việc trao đổi hàng hóa cần đến sự trao đổi đồng tiền thì các hoạt động như du lịch ra
nước ngoài, nhận những khoản tiền gửi từ nước ngoài cũng cần tham gia vào thị trường hối

193
đoái để đổi nội tệ ra ngoại tệ hoặc ngoại tệ ra nội tệ. Cuối cùng, người dân có nhu cầu ngoại tệ
vì họ muốn mua những tài sản của người nước ngoài.
Chức năng khác của các thị trường ngoại hối là chức năng tín dụng. Tín dụng thường
cần thiết khi hàng hóa đang trong quá trình vận chuyển và cũng để người mua có thời gian
bán lại hàng hóa và thực hiện thanh toán. Nói chung người xuất khẩu cho phép người nhập
khẩu 90 ngày để thanh toán. Tuy nhiên, người xuất khẩu thường bán nghĩa vụ trả tiền của
người nhập ở phòng ngoại hối của ngân hàng thương mại. Kết quả là người xuất khẩu sẽ nhận
thanh toán ngay và ngân hàng sẽ thanh toán từ người nhập khẩu khi đến hạn. Ngày nay,
khoảng 90 phần trăm giao dịch ngoại hối phản ánh giao dịch tài chính đơn thuần và chỉ có
khoảng 10 phần trăm tài trợ thương mại.
Cung cấp các phương tiện hữu ích phòng chống rủi ro và đầu cơ hối đoái. Đặc tính cơ
bản để nhận biết tài chính quốc tế về bản chất không chỉ là nhiều đồng tiền khác nhau mà
đúng hơn là khả năng thường xuyên biến động của tỷ giá hối đoái. Thông thường, các giao
dịch xuất nhập khẩu đòi hỏi những khoảng thời gian chờ đợi trong thanh toán, và sự thay đổi
nhỏ nhất trong tỷ giá có thể làm cho các nhà xuất nhập khẩu bị thiệt hại. Vì vậy, ngoài hai
chức năng trên thị trường ngoại hối còn có chức năng cung cấp cho các nhà xuất nhập khẩu
các dịch vụ phòng chống rủi ro có thể xẩy ra do những biến động của tỉ giá hối đoái. Khả
năng tổn thất do một sự thay đổi bất lợi về tỷ giá thường được qui vào là rủi ro hối đoái. Vấn
đề khống chế rủi ro hối đoái được gọi là kỹ thuật phòng chống rủi ro, và việc chủ động nắm
bắt các rủi ro hối đoái được gọi là đầu cơ.
12.2. Thành viên tham gia thị trường ngoại hối
Những thành viên chính trên thị trường ngoại hối là các ngân hàng thương mại, các
doanh nghiệp tham gia vào thương mại quốc tế, các tổ chức tài chính phi ngân hàng như các
công ty quản lý tài sản và công ty bảo hiểm, và các ngân hàng trung ương. Các cá nhân cũng
có thể tham gia vào thị trường ngoại hối — ví dụ: khách du lịch mua ngoại tệ tại quầy lễ tân
của khách sạn — nhưng các giao dịch tiền mặt như vậy chiếm một phần không đáng kể trong
tổng giao dịch ngoại hối. Dưới đây chúng ta sẽ xem xét các thành phần chính trên thị trường
và vai trò của họ.
Ngân hàng thương mại: Các ngân hàng thương mại là trung tâm của thị trường ngoại
hối vì hầu hết mọi giao dịch quốc tế lớn đều liên quan đến việc ghi nợ và ghi có các tài khoản
tiền gửi tại các ngân hàng thương mại ở các trung tâm tài chính khác nhau. Do đó, phần lớn
các giao dịch ngoại hối liên quan đến việc trao đổi các khoản tiền gửi ngân hàng bằng các loại
tiền tệ khác nhau. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại cũng tham gia vào việcmua-bán ngoại
hối để tìm kiếm lợi nhuận.
Các doanh nghiệp: Có nhiều doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu vì
vậy thường nhận hoặc thanh toán bằng các loại đồng tiền khác với đồng tiền của quốc gia mà
họ đặt trụ sở chính. Ví dụ, để trả lương cho công nhân tại một nhà máy ở Việt Nam, Samsung
cần VND. Nếu Samsung có nguồn thu bằng USD từ việc bán điện thoại trên thị trường quốc
tế, Samsung cần phải đổi USD sang VND trên thị trường ngoại hối.

194
Các nhà đầu tư, nhà môi giới: Ngoại tệ (nhất là đồng tiền của một số nền kinh tế lón
trên thế giới như USD, Bảng Anh, Euro, Yên Nhật…) còn được coi là một loại tài sản có thể
đầu tư sinh lợi. Do giá của những đồng tiền này biến động liên tục theo diễn biến của các nền
kinh tế này, nên các nhà đầu tư có thể mua những đồng tiền này với giá thấp và bán lại với giá
cao hơn để thu lợi nhuận. Những người môi giới hối đoái cung cấp cho các ngân hàng thương
mại những loại dịch vụ tương tự như những dịch vụ mà ngân hàng thương mại phục vụ những
người sử dụng và cung cấp chủ yếu ngoại hối. Người môi giới luôn giữ quan hệ chắc chắn với
các ngân hàng thương mại. Các nhà môi giới còn là mối liên lạc giữa ngân hàng thương mại
với ngân hàng trung ương (Ngân hàng Trung ương của một nước kiểm soát cung tiền tệ và hệ
thống ngân hàng).
Các ngân hàng trung ương: Các ngân hàng trung ương đôi khi tham gia vào việc
mua-bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối để điều chỉnh tỷ giá hoặc tăng dự trữ quốc tế. Mặc
dù khối lượng giao dịch của ngân hàng trung ương thường không lớn, nhưng tác động của các
giao dịch này có thể rất lớn. Lý do của tác động này là do những thành viên thị trường ngoại
hối theo dõi chặt chẽ các hành động của ngân hàng trung ương để dự báo các chính sách kinh
tế vĩ mô trong tương lai có thể ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Các cơ quan chính phủ ngoài
ngân hàng trung ương cũng có thể giao dịch trên thị trường ngoại hối, nhưng ngân hàng trung
ương là những người tham gia chính thức thường xuyên nhất.
12.3. Các loại giao dịch trên thị trường ngoại hối
Thực tế cho thấy bất cứ khi nào một khoản thanh toán hoặc nhận ngoại hối đều dẫn
đến những rủi ro ngoại hối do sự biến động của tỷ giá hối đoái. Các nhà giao dịch ngoại hối
có thể loại bỏ rủi ro ngoại hối bằng việc thực hiện các loại giao dịch ngoại hối khác nhau.
Dưới đây chúng ta sẽ xem xét một số loại giao dịch ngoại hối phổ biến được sử dụng để thực
hiện phòng tránh rủi ro hối đoái.
12.3.1. Giao ngay và kỳ hạn
Các giao dịch ngoại hối phổ biến nhất là các giao dịch giao ngay: Hai bên tham gia
giao dịch đồng ý trao đổi tiền và thực hiện giao dịch ngay lập tức1 . Tỷ giá hối đoái cho các
giao dịch giao ngay như vậy được gọi là tỷ giá hối đoái giao ngay, và thỏa thuận này được
gọi là giao dịch giao ngay.
Các giao dịch ngoại hối đôi khi chỉ định một ngày giao dịch trong tương lai - có thể là
sau 30 ngày, 90 ngày, 180 ngày hoặc thậm chí là sau vài năm. Tỷ giá hối đoái cho các giao
dịch như vậy được gọi là tỷ giá hối đoái kỳ hạn. Ví dụ: trong giao dịch kỳ hạn 30 ngày, hai
bên có thể cam kết vào ngày 1 tháng 4 trao sẽ đổi Bảng Anh với USD vào ngày 1 tháng 5 với
tỷ giá là 1,55USD/pound. Như vậy đến ngày 1/5 hai bên sẽ trao đổi cho nhau 100.000 bảng
Anh và 155.000 USD. Tỷ giá hối đoái kỳ hạn 30 ngày là 1,55 USD/pound và nói chung là
khác với tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn áp dụng cho các kỳ hạn khác. Khi đồng ý bán Bảng
Anh lấy USD vào một ngày trong tương lai với tỷ giá kỳ hạn được thỏa thuận vào ngày hôm
nay, người thực hiện giao dịch đã “bán bảng Anh kỳ hạn” và “mua đô la kỳ hạn”. Ngày trong

1
Trước đây thường mất 2 ngày để có thể thực hiện việc trao đổi đồng tiền đối với các giao dịch giao ngay,
nhưng hiện nay các đồng tiền chủ chốt được trao đổi trong cùng một ngày.

195
tương lai mà các đồng tiền được trao đổi thực sự được gọi là ngày giá trị. Bảng 12-1 cho thấy
tỷ giá hối đoái kỳ hạn đối với một số loại tiền tệ chính.

Tỷ giá USD/£

Tỷ giá giao ngay

Tỷ giá kỳ hạn

Nguồn: Krugman, Obstfed và Melitz (2018)


Hình 12-1 Tỷ giá kỳ hạn và giao ngay giữa USD và Bảng Anh
Mục đích chính của giao dịch kỳ hạn là để phòng tránh rủi ro tỷ giá. Xem xét ví dụ
dưới đây để thấy tại sao các nhà giao dịch ngoại hối lại tham gia vào giao dịch ngoại hối kỳ
hạn. Giả sử Công ty ACB Shark biết rằng trong 30 ngày tới, họ phải trả USD cho một nhà
cung cấp Mỹ cho một lô hàng bộ đàm. ACB Shark có thể bán mỗi bộ đàm với giá 2.5 triệu
VND và phải trả cho nhà cung cấp 100 USD cho mỗi bộ đàm; lợi nhuận của nó phụ thuộc vào
tỷ giá hối đoái USD/VND. Với tỷ giá hối đoái giao ngay là 23.000 VND cho mỗi USD, ACB
Shark sẽ trả 23.000VND * 100USD = 2,3 triệu VND cho mỗi bộ đàm và do đó sẽ kiếm được
200 nghìn VND cho mỗi bộ đàm được nhập khẩu. Nhưng ACB Shark sẽ không có tiền để trả
cho nhà cung cấp cho đến nhận được bộ đàm và được bán. Nếu trong 30 ngày tới, VND bất
ngờ giảm giá xuống thành 26.000 VND một USD, ACB Shark sẽ phải trả 26.000*100 = 2.6
triệu VND cho mỗi bộ đàm và như vậy sẽ bị lỗ 100 nghìn VND cho mỗi chiếc bộ đàm.
Để tránh rủi ro này, ACB Shark có thể thực hiện giao dịch hối đoái kỳ hạn 30 ngày với
Academy Bank. Nếu Academy Bank đồng ý bán USD cho ACB Shark trong 30 ngày với tỷ
giá 24.000, thì ACB Shark được đảm bảo thanh toán chính xác 24.000*100 = 2.4 triệu cho
mỗi bộ đàm cho nhà cung cấp. Bằng cách mua USD và bán VND kỳ hạn, ACB Shark được
đảm bảo lợi nhuận 100 nghìn VND cho mỗi bộ đàm và được bảo hiểm trước khả năng tỷ giá
hối đoái thay đổi đột ngột sẽ biến một hợp đồng nhập khẩu từ có lãi thành thua lỗ. Theo thuật
ngữ của thị trường ngoại hối, chúng ta nói rằng ACB Shark đã phòng ngừa rủi ro ngoại tệ
của mình.

196
12.3.2. Giao dịch hoán đổi ngoại tệ
Giao dịch hoán đổi ngoại tệ là một giao dịch bán giao ngay một loại đồng tiền kết hợp
với việc mua lại kỳ hạn đồng tiền đó. Ví dụ, giả sử Công ty ACB Shark vừa nhận được 1 triệu
USD từ doanh thu bán hàng sang Mỹ và biết rằng họ sẽ phải trả số USD đó cho một nhà cung
cấp ở California trong ba tháng. Trong khi đó, bộ phận tài chính của ACB Shark muốn đầu tư
1 triệu USD vào trái phiếu bằng đồng VND. Việc hoán đổi USD sang VND trong ba tháng có
thể sẽ mất phí môi giới thấp hơn so với hai giao dịch riêng biệt, có thể với các bên khác nhau,
bán USD lấy VND giao ngay và bán VND lấy USD trên thị trường kỳ hạn. Giao dịch hoán
đổi chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng số các giao dịch mua bán ngoại hối.
12.3.3. Giao dịch tương lai và quyền chọn
Một số công cụ tài chính khác cũng được giao dịch trên thị trường ngoại hối, như hợp
đồng tương lai, liên quan đến việc trao đổi tiền tệ trong tương lai. Tuy nhiên, thời gian và
điều khoản của các sàn giao dịch có thể khác với những điều khoản được quy định trong hợp
đồng kỳ hạn. Những điều khoản và điều kiện này giúp các nhà giao dịch ngoại hối linh hoạt
hơn trong việc phòng tránh rủi ro ngoại hối. Khi mua một hợp đồng tương lai, nhà giao dịch
ngoại hối đã mua một lời hứa rằng một lượng ngoại tệ nhất định sẽ được giao vào một ngày
cụ thể trong tương lai. Hợp đồng kỳ hạn giữa các bên là một cách khác để đảm bảo rằng các
bên nhận được cùng một lượng ngoại tệ vào ngày được đề cập. Nhưng trong khi các bên
không có lựa chọn nào khác về việc kết thúc giao dịch kỳ hạn, thì các bên có thể bán hợp
đồng tương lai của mình trên một sàn giao dịch tương lai có tổ chức, nhận về các lãi hoặc lỗ
ngay lập tức. Việc mua bán như vậy có thể có ích, chẳng hạn, quan điểm của các bên về tỷ giá
hối đoái trong tương lai thay đổi.
Quyền chọn ngoại hối: Một quyền chọn ngoại hối cho người sở hữu nó (người mua
quyền chọn) quyền mua hoặc bán một lượng ngoại tệ xác định ở một mức giá xác định vào
bất kỳ thời điểm nào cho đến một ngày hết hạn cụ thể. Người bán quyền chọn phải thực hiện
bán hoặc mua ngoại tệ theo quyết định của chủ sở hữu quyền chọn, là người không có nghĩa
vụ phải thực hiện quyền của mình. Hãy tưởng tượng bạn không chắc chắn về việc khi nào
trong tháng tới sẽ có một khoản thanh toán bằng ngoại tệ. Để tránh rủi ro thua lỗ, bạn có thể
muốn mua một quyền chọn bán ngoại tệ với tỷ giá hối đoái đã biết vào bất kỳ thời điểm nào
trong tháng. Thay vào đó, nếu bạn dự kiến thực hiện thanh toán ở nước ngoài vào một thời
điểm nào đó trong tháng, quyền chọn mua, cho bạn quyền mua ngoại tệ để thực hiện thanh
toán với mức giá đã biết. Quyền chọn có thể được thực hiện dựa trên nhiều giao dịch cơ bản
(bao gồm cả hợp đồng tương lai ngoại hối), và giống như hợp đồng tương lai, chúng được
mua và bán tự do.
Kỳ hạn, hoán đổi, hợp đồng tương lai và quyền chọn đều là những ví dụ về các công
cụ phái sinh tài chính được sử dụng phổ biến trên thị trường ngoại hối để phòng tránh rủi ro
ngoại hối.
12.4. Khái niệm tỷ giá hối đoái.
Tỷ giá hối đoái đóng một vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế vì chúng cho
phép chúng ta so sánh giá cả của hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ở các quốc gia khác

197
nhau. Người tiêu dùng quyết định mua chiếc xe oto nào sản xuất tại Việt Nam phải so sánh
giá của chúng, ví dụ: 1 tỷ VND đối với xe Mazda CX5 hay 1,05 tỷ VND đối với xe Honda
CR-V. Nhưng làm thế nào để cùng một người tiêu dùng so sánh một trong hai mức giá này
với 30.000 USD để mua một chiếc Ford từ Mỹ? Để thực hiện so sánh này, người đó phải biết
giá của đồng USD tính bằng VND. Tỷ giá hối đoái là giá một đồng tiền này được thể hiện
bằng đồng tiền khác. Ví dụ, tại thời điểm ngày 4/7/2021, 1 USD = 23100 VND hay 1 JPY
(đồng Yên Nhật) = 210 VND. Ngày nay tỷ giá giữa các đồng tiền có thể được xem theo thời
gian thực trên Internet hay trong các bản tin tài chính, tiền tệ trên các phương tiện thông tin
đại chúng, hay trên các bảng điện tử tại các ngân hàng thương mại. Bảng 12-1 là tỷ giá giữa
VND và một số loại ngoại tệ chính được Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam niêm yết
tại hội sở vào ngày 5/7/2021.
Bảng 12-1 Tỷ giá giữa VND và một số loại ngoại tệ chính

NT Tên ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Bán
AUD AUSTRALIAN DOLLAR 16,731.07 16,900.08 17,429.95
CAD CANADIAN DOLLAR 18,038.57 18,220.78 18,792.06
CHF SWISS FRANC 24,213.09 24,457.67 25,224.50
CNY YUAN RENMINBI 3,479.57 3,514.72 3,625.46
EUR EURO 26,413.46 26,680.26 27,793.41
GBP POUND STERLING 30,861.58 31,173.31 32,150.70
HKD HONGKONG DOLLAR 2,887.13 2,916.29 3,007.73
INR INDIAN RUPEE - 307.48 319.55
JPY YEN 200 202.02 210.45
KRW KOREAN WON 17.55 19.49 21.36
RUB RUSSIAN RUBLE - 313.42 349.24
SGD SINGAPORE DOLLAR 16,616.33 16,784.18 17,310.42
THB THAILAND BAHT 632.39 702.66 729.05
USD US DOLLAR 22,870.00 22,900.00 23,100.00
Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Tỷ giá hối đoái có thể được định giá theo hai cách: giá của ngoại tệ tính theo nội tệ,
cách này được gọi là cách yết giá trực tiếp (yết giá kiểu Mỹ). Ví dụ: 23.000 VND (nội tệ) cho
một USD (ngoại tệ) hoặc nghịch đảo của nó, giá của đồng nội tệ tính theo ngoại tệ được gọi là
cách yết giá gián tiếp (yết giá kiểu Châu Âu). Ví dụ: 0.00004348 USD cho một VND. Các hộ
gia đình và doanh nghiệp sử dụng tỷ giá hối đoái để quy đổi giá nước ngoài sang giá cả bằng
đồng nội tệ. Một khi giá tiền của hàng hóa trong nước và hàng nhập khẩu được biểu thị theo
cùng một loại tiền tệ, các hộ gia đình và doanh nghiệp có thể so sánh giá cả giữa chúng từ đó
tác động đến thương mại quốc tế. Trong cuốn tài liệu học tập này, tỷ giá được hiểu là giá
của đồng ngoại tệ tính bằng đồng Việt Nam (VND) và được ký hiệu là E
Những thay đổi trong tỷ giá hối đoái được gọi là sự mất giá (giảm giá) hoặc tăng giá
của đồng tiền. Sự giảm giá của đồng VND so với đồng đô la có nghĩa là cần ít đồng USD hơn

198
để đổi lấy 1 VND hay cần nhiều VND hơn để đổi lấy một đồng USD. Ví dụ, sự thay đổi trong
tỷ giá hối đoái từ 22.100 VND một USD lên 23.000 VND một USD. Nếu tất cả các yếu tố khác
không đổi, đồng tiền của một quốc gia giảm giá sẽ làm cho hàng hóa của quốc gia đó rẻ hơn đối
với người nước ngoài vì vậy xuất khẩu sẽ tăng và nhập khẩu sẽ giảm. Sự tăng giá của đồng
VND so với đồng USD có nghĩa là cần nhiều đồng USD hơn để mua một đồng VND hoặc cần
ít đồng VND hơn để mua một đồng USD. Ví dụ, sự thay đổi tỷ giá từ 23.000 VND một USD
xuống 22.000VND một USD — là sự tăng giá của VND so với USD. Nếu tất cả các yếu tố
khác không đổi, việc đồng tiền của một quốc gia tăng giá làm cho hàng hóa của quốc gia đó trở
nên đắt hơn đối với người nước ngoài và vì vậy, xuất khẩu sẽ giảm và nhập khẩu sẽ tăng.
Chúng ta đi đến kết luận sau: Khi đồng tiền của một quốc gia giảm giá, người nước
ngoài thấy rằng hàng xuất khẩu của nước đó rẻ hơn và người dân trong nước thấy rằng hàng
nhập khẩu từ nước ngoài đắt hơn. Sự tăng giá của đồng tiền có tác động ngược lại: Người
nước ngoài trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm của quốc gia đó và người tiêu dùng trong
nước trả ít hơn cho các sản phẩm nước ngoài.
12.5. Chế độ tỷ giá hối đoái
Từ phần trước chúng ta đã biết các ngân hàng, doanh nghiệp và các tổ chức khác giao
dịch ngoại hối (tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ) trên thị trường ngoại hối như thế nào. Tuy
nhiên, việc giá cả các đồng tiền được xác định như thế nào còn phụ thuộc vào chế độ tỷ giá mà
quốc gia đó theo đuổi. Hiện nay, có hai chế độ tỷ giá hối đoái chính được các quốc gia trên thế
giới thực hiện đó là chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi và chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Tuy nhiên,
rất ít quốc gia thực hiện hai chế độ tỷ giá này một cách chặt chẽ mà thường là các biến thể của
hai chế độ tỷ giá này như thả nổi có quản lý, thả nổi hoàn toàn, cố định với biên độ…
12.5.1. Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi
Với một chế độ tỷ giá thả nổi, chế độ tỷ giá phổ biến ngày nay, giá đồng ngoại tệ tính
bằng đồng nội tệ (E) được xác định, giống như giá của bất kỳ hàng hóa, bởi giao của các
đường cầu và đường cung ngoại tệ trên thị trường. Điều này được hiển thị trong Hình 12.1,
đường cầu và đường cung ngoại tệ giao nhau tại điểm A, xác định tỷ giá hối đoái cân bằng E,
mà tại đó số lượng cầu ngoại tệ và số lượng cung ngoại tệ.

E D S

Q
Hình 12-2. Thị trường hối đoái cân bằng

199
Sự biến động của cung và cầu ngoaị tệ trên thị trường sẽ xác định tỷ giá giao dịch trên
thị trường ngoại hối. Ví dụ, khi cán cân thương mại thặng dư, lượng cung ngoại tệ trên thị
trường sẽ tăng, đường cung ngoại tệ dịch sang phải và tỷ giá sẽ giảm (đồng nội tệ tăng giá)
hoặc khi cầu về ngoại hối tăng (do nhu cầu đi du lịch, đi học tập ra nước ngoài tăng mạnh),
đường cầu ngoại tệ dịch sang phải, tỷ giá sẽ tăng (đồng nội tệ giảm giá)
Với chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi, ngân hàng trung ương sẽ không can thiệp đến tỷ giá
khi tỷ giá có biến động.
12.5.2. Chế độ tỷ giá hối đoái cố định
Với chế độ tỷ giá hối đoái cố định, ngân hàng trung ương sẽ đặt một mức tỷ giá mà họ
muốn (gọi là tỷ giá chính thức hoặc tỷ giá trung tâm) và một biên độ để tỷ giá giao dịch trên
thị trường có thể dao động quanh tỷ giá chính thức đó. Để có thể đưa ra mức tỷ giá trung tâm,
ngân hàng trung ương cần giải quyết ba vấn đề: cố định giá trị đồng tiền theo cái gì; khi nào
phải điều chỉnh tỷ giá cố định đó và thay đổi như thế nào; làm thế nào để duy trì mức tỷ giá cố
định trước những biến động thị trường làm thay đổi tỷ giá.
Tỷ giá cố định có nghĩa là giá trị đồng tiền quốc gia được cố định với cái gì. Trong chế
độ bản vị vàng trước đây, giá trị đồng tiền được cố định với vàng. Các quốc gia cũng có thể
chọn cố định giá trị đồng tiền của họ đồng tiền khác. Từ cuối chiến tranh thế giới lần II nhiều
nước đã cố định giá trị đồng tiền của họ với đồng USD. Các quốc gia cũng có thể cố định
đồng tiền của mình với giá trị trung bình của một số đồng tiền khác. Ngày nay không quốc gia
nào cố định đồng tiền của nó với vàng hay bất kỳ hàng hóa nào khác. Các quốc gia thường cố
định giá trị đồng tiền của mình với một hay nhiều đồng tiền khác.
Mặc dù thực hiện chế độ tỷ giá cố định nhưng trên thực tế, ngân hàng trung ương các
quốc gia thương xuyên điều chỉnh mức tỷ giá cố định, hoặc điều chỉnh biên độ giao dịch, khi
có những biến động gây bất lợi cho nền kinh tế, mà việc điều chỉnh tỷ giá có thể hạn chế
những tác động bất lợi đó. Bên cạnh đó, sự vận động của nền kinh tế cũng như trên thị trường
ngoại hối luôn có những tác động đến tỷ giá, làm tỷ giá dao động khỏi mức cố định mong
muốn của ngân hàng trung ương. Để bảo vệ tỷ giá cố định, ngân hàng trung ương thường thực
hiện một số biện pháp sau:
 Ngân hàng trung ương có thể can thiệp vào thị trường ngoại hối, mua hay bán ngoại
tệ đổi lấy đồng nội tệ.
 Ngân hàng trung ương có thể áp dụng một số hình thức kiểm soát ngoại hối để duy
trì hay tác động đến tỷ giá hối đoái bằng cách giới hạn cung cầu trên thị trường (sử dụng các
biện pháp kiểm soát thương mại như thuế quan hay hạn ngạch).
 Ngân hàng trung ương có thể thay đổi lãi suất nội địa để tác động vào nguồn vốn
ngắn hạn, do đó duy trì và tác động đến tỷ giá hối đoái bằng cách dịch chuyển trạng thái cung
cầu trên thị trường.
 Ngân hàng trung ương có thể điều chỉnh trạng thái vĩ mô tổng thể làm cho nó phù
hợp với giá trị tỷ giá hối đoái cố định đã lựa chọn. Điều chỉnh vĩ mô bằng cách thay đổi trong
chính sách tiền tệ và tài khóa có thể làm thay đổi trạng thái cung cầu trên thị trường hối đoái.
 Các quốc gia có thể thay đổi tỷ giá cố định (phá giá hay nâng giá đồng tiền của nó)
hay chuyển đến tỷ giá hối đoái thả nổi.

200
12.6. Tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn
Với mỗi chế độ tỷ giá hối đoái khác nhau, cách thức tỷ giá được xác định là khác
nhau, cung và cầu ngoại hối trên thị trường hay ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, cho dù tỷ
giá được xác định như thế nào thì tỷ giá cũng sẽ chịu tác động bởi những nhân tố khác nhau ở
những khoảng thời gian khác nhau. Phần này chúng ta sẽ tìm hiểu một số nhân tố tác động
đến tỷ giá trong ngắn hạn, bằng việc tìm hiểu cầu của các tác nhân trên thị trường ngoại hối
đối với các loại tiền gửi bằng ngoại tệ khác nhau được xác định như thế nào? Cầu về một
khoản tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ bị tác động bởi những yếu tố tương tự như đến cầu
đối với bất kỳ tài sản nào khác, trong đó quan trọng nhất là giá trị của khoản tiền gửi bằng
ngoại tệ trong tương lai. Giá trị của khoản tiền gửi bằng ngoại tệ trong tương lai lại phụ thuộc
vào hai yếu tố: lãi suất của khoản tiền gửi bằng ngoại tệ và kỳ vọng thay đổi về tỷ giá hối đoái
của đồng tiền này so với các loại tiền tệ khác. Tuy nhiên, hiện tại, chúng ta sẽ giả định kỳ
vọng thay đổi về tỷ giá là không đổi, chúng ta sẽ tập trung vào tác động của lãi suất đến cầu
tiền gửi bằng ngoại tệ từ đó chỉ ra tác động của lãi suất đến tỷ giá.
Thuyết ngang bằng lãi suất
Thị trường ngoại hối ở trạng thái cân bằng khi tiền gửi bằng tất cả các loại tiền tệ đều
mang lại tỷ suất sinh lợi kỳ vọng như nhau. Điều kiện mà lợi nhuận kỳ vọng trên tiền gửi của
hai loại tiền tệ bất kỳ bằng nhau khi được tính bằng cùng một loại đồng tiền được gọi là điều
kiện ngang bằng lãi suất. Điều kiện ngang bằng lãi suất cho rằng những người nắm giữ tiền
gửi ngoại tệ tiềm năng coi tất cả các khoản tiền gửi ngoại tệ là như nhau, miễn là tỷ suất sinh
lợi kỳ vọng của chúng như nhau.
Hãy xem tại sao thị trường ngoại hối chỉ ở trạng thái cân bằng khi điều kiện ngang giá
lãi suất được duy trì. Giả sử lãi suất VND là 10% và lãi suất USD là 6%, nhưng VND dự
kiến sẽ mất giá so với USD với tỷ lệ 8% trong một năm. Trong trường hợp này, tỷ suất sinh
lợi kỳ vọng đối với tiền gửi bằng USD sẽ cao hơn 4% mỗi năm so với tỷ lệ lợi nhuận trên tiền
gửi bằng VND. Với giả định các cá nhân luôn thích giữ tiền gửi bằng các loại tiền tệ mang lại
lợi nhuận kỳ vọng cao nhất. Điều này có nghĩa nếu lợi nhuận dự kiến trên tiền gửi bằng USD
cao hơn 4% so với tiền gửi VND, sẽ không ai sẵn sàng tiếp tục giữ tiền gửi bằng VND và
những người nắm giữ tiền gửi bằng VND sẽ cố gắng bán chúng để lấy tiền gửi bằng USD. Do
đó, sẽ có dư cung tiền gửi VND và dư thừa cầu tiền gửi bằng USD trên thị trường ngoại hối.
Ngược lại, giả sử tiền gửi bằng VND có mức lãi suất 10% nhưng tiền gửi bằng USD
có mức lãi suất 12% và VND dự kiến sẽ tăng giá so với USD 4% trong năm tới. Bây giờ, lợi
tức từ tiền gửi bằng VND cao hơn 2% so với lợi tức từ tiền gửi bằng USD. Khi đó, cầu tiền
gửi bằng USD sẽ giảm, vì vậy cung tiền gửi bằng USD sẽ vượt quá cầu. Tuy nhiên, khi lãi
suất VND là 10%, lãi suất USD là 6% và đồng VND dự kiến mất giá 4% so với USD. Khi đó,
tiền gửi bằng VND và USD có cùng một tỷ suất sinh lợi và những người tham gia vào thị
trường ngoại hối đều sẵn sàng giữ một trong hai.
Chỉ khi tất cả các tỷ suất sinh lợi kỳ vọng đều bằng nhau - nghĩa là, khi điều kiện
ngang giá lãi suất được duy trì - thì không có mất cân bằng cung-cầu về một số loại tiền gửi

201
trên thị trường ngoại hối. Do đó, chúng ta có thể nói rằng thị trường ngoại hối ở trạng thái cân
bằng khi và chỉ khi nào, điều kiện ngang giá lãi suất được duy trì.
Điều kiện ngang bằng lãi suất giữa tiền gửi bằng đồng nội tệ và đồng ngoại tệ được thể
hiện bằng phương trình sau:
i = i* + (Ee – E)/E (12-1a)
Trong đó, i là lãi suất trong nước, i* là lãi suất ở nước ngoài, và Ee là tỷ giá kỳ vọng
12.7. Tỷ giá hối đoái trong dài hạn
Ở phần trước chúng ta đã thấy rằng tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn được xác định bởi
lãi suất và kỳ vọng về tương lai, là những yếu tố bị ảnh hưởng bởi các điều kiện trên thị
trường tiền tệ trong nước. Tuy nhiên, để hiểu đầy đủ các biến động tỷ giá hối đoái trong dài
hạn, chúng ta cần phải mở rộng mô hình của mình theo hai bước. Đầu tiên, chúng ta phải
hoàn thiện mối liên hệ giữa chính sách tiền tệ, lạm phát, lãi suất và tỷ giá hối đoái. Thứ hai,
chúng ta sẽ xem xét các yếu tố khác ngoài cung và cầu tiền, như sự thay đổi cầu trên thị
trường hàng hóa và dịch vụ - cũng có thể có những ảnh hưởng lâu dài đến tỷ giá hối đoái.
Mô hình tỷ giá trong dài hạn mà chúng ta phân tích trong phần này sẽ cung cấp cơ sở
mà các tác nhân trên thị trường tài sản sử dụng để dự báo tỷ giá hối đoái trong tương lai. Tuy
nhiên, vì kỳ vọng của các tác nhân này ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái ngay lập tức, các dự
đoán về biến động trong dài hạn của tỷ giá hối đoái rất quan trọng ngay cả trong ngắn hạn.
Trong dài hạn, mức giá quốc gia đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định cả lãi
suất và giá tương đối mà các hàng hóa của quốc gia được trao đổi. Vì vậy, lý thuyết về cách
mức giá tương tác với tỷ giá hối đoái như thế nào là vấn đề trọng tâm để hiểu tại sao tỷ giá hối
đoái có những biến động lớn trong khoảng thời gian vài năm. Chúng ta bắt đầu phân tích bằng
cách tìm hiểu về lý thuyết ngang giá sức mua (Purchasing Power Parity-PPP), lý thuyết này
giải thích sự biến động trong tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền của hai quốc gia bằng những thay
đổi trong mức giá của các quốc gia.
12.7.1. Quy luật một giá
Luật một giá phát biểu rằng trong các thị trường cạnh tranh không có chi phí vận
chuyển và các rào cản đối với thương mại (chẳng hạn như thuế quan, hạn ngạch), các hàng
hóa giống nhau được bán ở các quốc gia khác nhau phải được bán với cùng một mức giá khi
giá của chúng được niêm yết theo cùng một loại tiền tệ. Ví dụ: nếu tỷ giá hối đoái VND/USD
là 21.000VND một USD, thì một chiếc áo len được bán với giá 2.1 triệu VND ở Việt Nam
phải bán được với giá 100 USD ở Mỹ. Giá bằng VND của chiếc áo len khi được bán ở Mỹ khi
đó là 21.000*100 = 2.1 triệu VND cho mỗi chiếc áo len, bằng với giá của nó ở Việt Nam.
Chúng ta sẽ phân tích tiếp ví dụ này để hiểu tại sao luật một giá phải tuân theo khi
thương mại là tự do và không có chi phí vận chuyển hoặc các rào cản thương mại khác. Nếu
tỷ giá hối đoái VND/USD là 23.000 VND một USD, chúng ta sẽ mua một chiếc áo len ở Mỹ
với giá 2.3 triệu VND (= 23.000VND * 100USD). Như vậy, giá bằng VND của một chiếc áo
len ở Mỹ sẽ là 2.3 triệu VND cao hơn giá áo len ở Việt Nam. Nếu cùng một chiếc áo len
được bán với giá 2.1 triệu VND ở Việt Nam, các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ và các nhà xuất khẩu
của Việt Nam sẽ mua áo len ở Việt Nam và vận chuyển (chi phí vận chuyển = 0) chúng đến

202
Mỹ, đẩy giá áo len ở Việt Nam lên và giá áo len ở Mỹ xuống cho đến khi giá bằng nhau ở hai
địa điểm. Tương tự, với tỷ giá hối đoái 20.000 VND một USD, giá VND của áo len ở Mỹ sẽ
là 2 triệu VND (= 20.000 một USD * 100 USD), thấp hơn 100 nghìn VND so với Việt Nam.
Khi đó áo len sẽ được vận chuyển từ Mỹ sang Việt Nam cho đến khi có một mức giá duy nhất
ở hai thị trường.
Quy luật một giá là sự thể hiện ở kía cạnh tiền tệ của một nguyên tắc quan trọng mà
chúng ta đã nghiên cứu trong phần lý thuyết thương mại: Khi thương mại tự do, không có chi
phí vận chuyển, hàng hóa giống hệt nhau phải được giao dịch ở cùng một mức giá tương đối
bất kể chúng được bán ở đâu. Nguyên tắc này cung cấp cho chúng ta một mối liên hệ giữa giá
hàng hóa trong nước và tỷ giá hối đoái. Luật một giá được thể hiện như sau: Gọi Pi là giá của
hàng hóa i khi được bán ở trong nước, là giá của hàng hóa i được bán ở nước ngoài. Luật
một giá ngụ ý rằng, giá nội tệ của hàng hóa i là như nhau ở bất kỳ nơi nào nó được bán thông
qua phương trình sau:
Pi = E. (12-1b)
Quy luật một giá hoạt động tốt đối với những hàng hóa trao đổi nhiều và với điều kiện
chính phủ cho phép tự do thương mại đối với hàng hóa đó. Tuy nhiên, quy luật một giá không
phù hợp với hầu hết các hàng hóa trao đổi quốc tế, bao gồm gần như tất cả các hàng hóa công
nghiệp. Điều này là do chi phí vận tải quốc tế thường không nhỏ, các chính phủ trong thực tế
không cho phép tự do thương mại, và nhiều thị trường cạnh tranh không hoàn hảo.
12.7.2. Thuyết ngang giá sức mua (Purchasing Power Parity-PPP)
Lý thuyết ngang giá sức mua nói rằng tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền của hai quốc gia
bằng tỷ lệ giữa mức giá của các quốc gia. Chúng ta đã biết rằng sức mua trong nước của đồng
tiền của một quốc gia được phản ánh trong mức giá của quốc gia đó, giá tiền của một giỏ hàng
hóa và dịch vụ tham chiếu. Do đó, lý thuyết PPP dự đoán rằng sự sụt giảm sức mua trong
nước của đồng tiền (như được chỉ ra bởi mức giá trong nước tăng lên) sẽ liên quan đến sự sụt
giá đồng tiền theo tỷ lệ trên thị trường ngoại hối. Ngược lại PPP dự đoán rằng sự gia tăng sức
mua trong nước của đồng tiền sẽ đi kèm với sự tăng giá đồng tiền tương ứng.
Ý tưởng cơ bản về PPP đã được đưa ra trong các bài viết của các nhà kinh tế học
người Anh thế kỷ 19, trong số đó có David Ricardo (người khởi xướng lý thuyết lợi thế so
sánh). Gustav Cassel, một nhà kinh tế học người Thụy Điển đầu thế kỷ 20, đã phổ biến PPP
bằng cách biến nó trở thành trung tâm của lý thuyết về tỷ giá hối đoái. Trong khi có nhiều
tranh cãi về hiệu lực chung của PPP, lý thuyết này đã làm nổi bật các yếu tố quan trọng đằng
sau sự biến động của tỷ giá hối đoái.
Lý thuyết PPP được thể hiện bằng công thức như sau: Gọi P là giá trong nước của một
giỏ hàng hóa tham chiếu được bán ở trong nước và P* là giá ở nước ngoài của cùng một giỏ
hàng hóa, theo lý thuyết PPP, tỷ giá sẽ là: E = P/P* (12-2)
Luật một giá và thuyết ngang giá sức mua: Nhìn thoáng qua thì lý thuyết PPP thể
hiện bằng phương trình (12-2) giống như quy luật một giá. Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa
PPP và luật một giá: Luật một giá áp dụng cho các hàng hóa riêng lẻ (chẳng hạn như hàng hóa
i), trong khi PPP áp dụng cho mức giá chung, là tổng hợp giá của tất cả hàng hóa vào giỏ

203
tham chiếu. Tất nhiên, nếu quy luật một giá đúng với mọi hàng hóa, thì PPP cũng sẽ đúng
miễn là các giỏ hàng hóa tham chiếu được sử dụng để tính toán các mức giá ở các quốc gia
khác nhau là như nhau. Tuy nhiên, những người ủng hộ lý thuyết PPP lập luận rằng giá trị của
nó (đặc biệt trong dài hạn) không đòi hỏi quy luật một giá phải đúng.
Thuyết ngang giá sức mua tuyệt đối (Absolute PPP) và thuyết PPP tương đối
(Relative PPP): Tỷ giá hối đoái bằng mức giá tương đối (phương trình 12-2) đôi khi được gọi
là PPP tuyệt đối. Từ PPP tuyệt đối dẫn đến một dạng khác của thuyết PPP, đó là PPP tương đối.
PPP tương đối nói rằng tỷ lệ phần trăm thay đổi trong tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền trong
bất kỳ thời kỳ nào bằng chênh lệch giữa tỷ lệ phần trăm thay đổi trong mức giá của hai quốc
gia. Do đó, PPP tương đối chuyển PPP tuyệt đối từ một tuyên bố về mức giá và tỷ giá hối đoái
thành một tuyên bố về sự thay đổi giá cả và thay đổi tỷ giá. Nó khẳng định rằng giá cả và tỷ giá
hối đoái thay đổi để đảm bảo tỷ lệ sức mua trong và ngoài nước của mỗi đồng tiền.
Ví dụ: nếu mức giá của trong nước tăng 10 phần trăm trong khi mức giá nước ngoài
chỉ tăng 5 phần trăm, thì PPP tương đối dự đoán nội địa giảm giá 5 phần trăm so với ngoại tệ.
Mức giảm giá 5% của đồng nội địa so với đồng ngoại tệ để loại bỏ mức chênh lệch lạm phát
5% giữa nội tệ và ngoại tệ, khiến sức mua tương đối trong và ngoài nước của cả hai đồng tiền
không thay đổi. PPP tương đối thể hiện bằng công thức sau:
(Et – Et-1)/Et-1 = πt – (12-3)
Trong đó, E là tỷ giá giữa đồng nội tệ và ngoại tệ được thể hiện bằng số nội tệ để mua
một đơn vị ngoại tệ; π là tỷ lệ lạm phát trong nước; π* là tỷ lệ lạm phát nước ngoài.
Không giống như PPP tuyệt đối, PPP tương đối chỉ có thể được xác định theo khoảng
thời gian mà mức giá và tỷ giá hối đoái thay đổi. PPP tuyệt đối không có ý nghĩa gì, trừ khi
hai rổ hàng hóa có giá được so sánh trong phương trình (12-2) là như nhau (Trên thực tế các
quốc gia sử dụng rổ hàng hóa khác nhau để tính mức giá chung). Do đó, khái niệm PPP tương
đối trở nên hữu ích, việc so sánh tỷ giá hối đoái thay đổi theo tỷ lệ phần trăm với chênh lệch
lạm phát, như ở trên là hợp lý, ngay cả khi các quốc gia ước tính mức giá dựa trên các giỏ sản
phẩm khác nhau.
PPP tương đối cũng quan trọng ngay cả khi PPP tuyệt đối không đúng. Với điều kiện
các yếu tố gây ra sai lệch so với PPP tuyệt đối ít nhiều ổn định theo thời gian, phần trăm thay
đổi trong mức giá tương đối vẫn có thể xấp xỉ phần trăm thay đổi trong tỷ giá hối đoái. PPP
tương đối cung cấp các dự báo về xu hướng thay đổi tỷ giá đặc biệt trong thời gian dài: (i)
Các quốc gia có tỷ lệ lạm phát tương đối thấp thì giá trị đồng tiền của nó có xu hướng tăng
trên thị trường hối đoái; (ii) các quốc gia có lạm phát tương đối cao thì giá trị đồng tiền của nó
có xu hướng giảm trên thị trường hối đoái.
Trong thực tế, PPP tương đối hàm ý rằng 1% tăng lạm phát ở một quốc gia sẽ có xu
hướng làm giảm giá 1% đồng tiền quốc gia đó theo năm, so với lạm phát ở quốc gia khác.
Như vậy, nếu giá cả ở quốc gia khác tăng 10%, trong dài hạn một quốc gia có thể giữ giá nội
địa không đổi chỉ bằng cách chấp nhận tăng 10%/năm trong giá trị hối đoái của đồng tiền
nước mình tính bằng đồng tiền nước lạm phát.

204
12.8. Phương pháp tiếp cận tiền tệ về tỷ giá
Lý thuyết PPP chỉ ra rằng trong dài hạn tỷ giá hối đoái gắn chặt với mức giá cả hàng
hóa ở các nước khác nhau. Vậy cái gì quyết định mức giá cả và sự thay đổi của chúng ở các
nước khác nhau? Các nhà kinh tế tin cho rằng cung tiền (hay tỷ lệ tăng trưởng của cung tiền)
quyết định mức giá cả (hay tỷ lệ lạm phát) trong dài hạn. Điều đó gợi ý rằng cung tiền ở các
nước khác nhau, thông qua mối liên hệ của nó đến mức giá cả quốc gia và tỷ lệ lạm phát, có
liên quan chặt chẽ với tỷ giá hối đoái trong dài hạn.
Tiền tệ, giá cả và lạm phát
Chúng ta đã biết, mối quan hệ giữa tiền tệ và mức giá (hay lạm phát) được thể hiện
bằng lý thuyết khối lượng tiền. Lý thuyết này nói rằng ở bất kỳ quốc gia nào số lượng tiền tệ
bằng với giá trị của lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế (GDP). Lý
thuyết số lượng tiền tệ được thể hiện bằng phương trình số lượng tiền như sau:
Nội địa: Ms = k.P.Y (12-4)
Nước ngoài: = k.P*.Y* (12-5)
Trong đó, Ms và là cung tiền trong nước và nước ngoài; P và P* là mức giá cả
trong nước và nước ngoài; Y và Y* sản phẩm quốc nội thực tế nội địa và nước ngoài, được
thể hiện bằng GDP thực tế. Vì vậy P.Y là GP danh nghĩa của một quốc gia. Hệ số k và k* chỉ
mối quan hệ tương quan giữa số lượng tiền tệ nắm giữ và GDP danh nghĩa. Hệ số k thể hiện
hành vi của người dân. Nếu giá trị GDP và giá trị giao dịch tăng, hệ số k chỉ số lượng tiền
tăng thêm mà người dân muốn nắm giữ để đáp ứng hoạt động kinh tế ở mức cao hơn. Đối với
phân tích dài hạn, thường giả định cung tiền (M) chỉ chịu sự kiểm soát bởi chính sách tiền tệ
của ngân hàng trung ương và sản lượng thực tế (Y) của quốc gia bị khống chế về mặt cung
như cung yếu tố sản xuất, kỹ thuật công nghệ và năng suất. Kết hợp hai phương trình trên,
chúng ta có thể sử dụng phương trình lý thuyết số lượng để xác định tỷ lệ giá cả giữa
các nước:
(P/P*) = (Ms/ ) . (k*/k) . (Y*/Y) (12-6)
Tiền tệ và PPP: Kết hợp phương trình ngang giá sức mua và phương trình lý thuyết số
lượng đối với nước chủ nhà và nước ngoài, chúng ta có được dự đoán về tỷ giá hối đoái dựa
trên cung tiền và sản phẩm quốc dân:
E = P/P* = (Ms/ ) . (k*/k) . (Y*/Y) (12-7)
Như vậy, tỷ giá hối đoái giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ có thể liên quan đến cung
tiền M, k và Y trong các nền kinh tế. Phương trình 12-7 dự báo rằng, nước ngoài sẽ tăng giá
đồng tiền nếu có sự kết hợp tăng trưởng cung tiền giảm và tăng trưởng sản lượng thực tế tăng
hay tăng trong hệ số k. Ngược lại, một quốc gia có cung tiền tăng nhanh nền kinh tế thực trì
trệ thì đồng tiền của nó có thể sẽ giảm giá. Phương trình 12-7 cho thấy tác động của những
thay đổi cung tiền, sản phẩm quốc nội và hệ số k đến tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên tỷ giá hối đoái
sẽ không thay đổi nếu cung tiền tăng cùng tỷ lệ ở tất cả các nước và sản phẩm quốc nội tăng
cùng một tỷ lệ.
Tác động của cung tiền đến tỷ giá hối đoái: Xem xét ví dụ hai nền kinh tế Anh là
nước ngoài và Mĩ là nội địa. Nếu cung đồng bảng Anh giảm 10%, đồng ngoại tệ trở nên khan

205
hiếm hơn và giá trị tăng lên. Việc cắt giảm cung tiền sẽ đạt được bởi chính sách thắt chặt tiền
tệ của Ngân hàng Trung ương Anh. Chính sách giảm cung tiền sẽ giới hạn dự trữ của hệ thống
ngân hàng Anh, buộc các ngân hàng thắt chặt tín dụng và tổng tiền gửi ngân hàng (đây là
thành phần chủ yếu của cung tiền nước ngoài). Tín dụng thắt chặt sẽ làm khó khăn cho vay
mượn và chi tiêu, làm giảm tổng cầu, sản lượng, công việc và giá cả ở Anh. Theo thời gian,
việc giảm trong sản lượng và công việc sẽ đảo ngược và việc giảm giá sẽ đạt 10%. Qua thời
gian, PPP tương đối dự báo đồng bảng sẽ tăng giá. Như vậy, 10% giảm trong cung tiền của
Anh sẽ dẫn đến 10% tăng giá trị trao đổi đồng bảng Anh.
Sự thay đổi tương tự trong tỷ giá hối đoái khi cung đồng USD tăng 10%. Nếu ngân
hàng trung ương Mĩ để cung đồng USD tăng 10%, lượng USD tăng thêm đó cuối cùng sẽ làm
tăng lạm phát đồng USD 10%. Trong thời gian đó, giá tính bằng USD tăng có thể dẫn đến cầu
quốc tế về hàng hóa và dịch vụ sang mua hàng hóa có giá tính bằng đồng bảng vì giá bây giờ
rẻ hơn. Cuối cùng, ngang giá sức mua tương đối sẽ được thiết lập bởi 10% tăng trong tỷ giá
hối đoái (E). Tuy nhiên, nếu cung tiền của cả hai nước đều tăng cùng một tỷ lệ thì (ví dụ 10%)
sẽ không có tác động đến tỷ giá hối đoái.
Tác động của thu nhập thực tế đến tỷ giá hối đoái: Giả sử thu nhập thực tế của
nước Anh tăng lên do kết quả của của bùng nổ năng suất ở Anh. Các giao dịch tăng thêm do
sản xuất và thu nhập tăng cao hơn sẽ gây ra một lượng cầu mới về đồng bảng Anh. Nếu sản
xuất tăng thêm dẫn đến 10% tăng thu nhập quốc dân thực tế của Anh, lý thuyết số lượng tiền
tệ sẽ dự đoán 10% tăng nhu cầu giao dịch về đồng bảng. Nhưng nhu cầu tăng thêm đó không
được đáp ứng, giả sử rằng khối lượng tiền tệ (money stock) của Anh không tăng. Thay vào
đó, mức giá buộc phải giảm ở Anh 10% để tổng giá trị tiền tệ của thu nhập quốc dân của Anh
không thay đổi. Về bản chất, trong trường hợp này tăng năng suất được chuyển cho người
mua dưới hình thức giá sản phẩm thấp hơn. Sau đó, theo PPP tương đối việc giảm giá cả ở
Anh sẽ dẫn đến tăng giá trị đồng bảng thêm 10%. Tương tự, nếu thu nhập thực tế của Mĩ giảm
10% cũng làm giá trị hối đoái đồng bảng Anh tính bằng đồng USD tăng 10% và nếu thu nhập
thực tế của cả Mĩ và Anh đều tăng 10% thì tỷ giá hối đoái cũng sẽ không thay đổi.
Cần lưu ý, thu nhập không phải là yếu tố độc lập tác động đến tỷ giá hối đoái. Thu
nhập tăng có thể nguyên nhân mặt cung như trường hợp tăng năng suất của Anh. Trong
trường hợp này có thể dễ dàng đi đến kết luận đồng bảng Anh sẽ mạnh lên dựa vào phương
trình lý thuyết số lượng tiền tệ (hay năng suất tăng sẽ làm xuất khẩu tăng và quốc gia khác sẽ
cần bảng Anh để thanh toán cho hàng hóa của Anh). Tuy nhiên, thu nhập thực tế tăng do tác
động của tăng chi tiêu chính phủ hay cái gì khác làm tăng tổng cầu của Anh. Việc tăng thu
nhập thực tế trong trường hợp này có thể không làm tăng giá đồng bảng. Nếu tác động chính
của nó làm tăng lạm phát ở Anh thì việc tăng tổng cầu đó sẽ làm giảm giá trị đồng bảng.
Vì những tác động dịch chuyển tổng cầu có xu hướng ảnh hưởng mạnh trong ngắn hạn
trong khi sự dịch chuyển cung tác động mạnh trong dài hạn, lý thuyết số lượng mang lại kết
quả trong dài hạn, trường hợp mà sản lượng và năng suất tăng cao có nghĩa giá trị đồng tiền
quốc gia tăng.

206
Tóm tắt chương
1. Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi một đồng tiền
này lấy một đồng tiền khác. Thị trường ngoại hối là thị trường quốc tế không biên giới hoạt
động liên tục 24/24, thành phần tham gia thị trường ngoại hối bao gồm ngân hàng trung ương,
ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu, các nhà đầu tư, nhà môi
giới, các cá nhân có nhu cầu ngoại tệ để đi du lịch, đi học tập, khám chữa bệnh.
2. Một giao dịch ngoại hối là hoạt động trao đổi một đồng tiền này lấy một đồng tiền
khác. Giao dịch giao ngay là giao dịch ngoại hối mà việc trao đổi đồng tiền diễn ra ngay trong
ngày giao dịch. Giao dịch kỳ hạn là giao dịch ngoại hối mà việc trao đổi đồng tiền diễn ra vào
một ngày trong tương lai.
3. Chức năng cơ bản của thị trường ngoại hối là chuyển đổi sức mua từ đồng tiền này
sang sức mua của đồng tiền khác. Bên cạnh đó thị trường ngoại hối còn có chức năng tín dụng
và chức năng cung cấp công cụ phòng tránh rủi ro cho các nhà giao dịch ngoại hối.
4. Hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn là các công cụ phòng tránh rủi ro tỷ giá
trên thị trường ngoại hối, giúp các nhà giao dịch ngoại hối phòng tránh được những rủi ro do
sự biến động của tỷ giá.
5. Phương pháp tiếp cận thị trường tài sản giải thích sự biến động trong ngắn hạn của tỷ
giá hối đoái tương tự như sự biến động của các loại tài sản khác, đó là so sánh lợi tức từ các tài
sản tài chính (tiền gửi bằng các đồng tiền khác nhau). Lợi tức của các khoản tiền gửi phụ thuộc
vào lãi suất và sự thay đổi kỳ vọng tỷ giá. Nếu mức lợi tức của các khoản tiền gửi bằng các
đồng tiền khác nhau không được duy trì, thì lãi suất trong nước, lãi suất nước ngoài, hay tỷ giá
giao ngay dự kiến trong tương lai sẽ thay đổi để đảm bảo mức lợi tức bằng nhau giữa các khoản
tiền gửi bằng các đồng tiền khác nhau. Do vậy, giá đồng ngoại tệ có xu hướng tăng do:
-Tăng trong chênh lệc lãi suất (i* - i).
-Tăng trong tỷ giá hối đoái giao ngay dự kiến trong tương lai.
6. Trong dài hạn, tỷ giá được xác định bở thuyết ngang giá sức mua (PPP). PPP tuyệt
đối thừa nhận rằng cạnh tranh quốc tế có xu hướng làm cân bằng giá cả hàng hóa và dịch vụ
trong nước và nước ngoài (P = E.P* ). PPP tương đối tập trung vào tỷ lệ lạm phát giá cả ở hai
quốc gia và sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái mà bù đắp chênh lệch lạm phát. PPP tương đối
hoạt động khá tốt trong dài hạn. Về dài hạn, một quốc gia có mức lạm phát tương đối cao có
xu hướng giảm giá đồng tiền và quốc gia có tỷ lệ lạm phát tương đối thấp có xu hướng tăng
giá đồng tiền.
7. Phương pháp tiếp cận tiền tệ giải thích tỷ giá hối đoái bằng cách tập trung vào cung
và cầu tiền quốc gia, do thị trường hối đoái là nơi một đồng tiền trao đổi lấy đồng tiền khác.
Cầu giao dịch về một đồng tiền quốc gia có thể được thể hiện bằng k.P.Y . Cân bằng Ms = Md
= k.P.Y .
Kết hợp cân bằng tiền cơ sở với PPP thu được phương trình để dự báo giá trị tỷ giá hối
đoái: E = P/P* = (Ms/ ) . (k*/k) . (Y*/Y). Nếu bỏ qua những thay đổi trong hệ số k, giá của
đồng ngoại tệ sẽ tăng khi:
Tăng trong số lượng tương đối của cung tiền nội địa Ms/ .
Tăng trong số lượng tương đối của sản lượng nước ngoài (Yf/Y).

207
Các thuật ngữ cơ bản
Chênh lệch giá Arbitrage
Thị trường ngoại hối Foreign exchange market
Tỷ giá Exchange rate
Tỷ giá giao ngay Spot exchange rate
Tỷ giá kỳ hạn Forward exchange rate
Hoán đổi ngoại hối Foreign Exchange Swaps
Ngày giá trị Value date
Hợp đồng quyền chọn Option contract
Hợp đồng tương lai Future contract
Quyền chọn bán Pull option
Quyền chọn mua Call option
Đồng tiền phương tiện/đồng tiền trung chuyển Vehicle currency
Đồng tiền mất giá/giảm giá Depreciation
Đồng tiền tăng giá Appreciation
Thuyết ngang bằng lãi suất Interest rate parity
Luật một giá Law of one price
Thuyết ngang giá sức mua Purchasing power parity
Thuyết ngang giá sức mua tuyệt đối Absolute PPP
Thuyết ngang giá sức mua tương đối Relative PPP
Tỷ giá thả nổi Floating exchange rate
Tỷ giá cố định Fixed exchange rate

208
Câu hỏi ôn tập
Câu 1. Nêu đặc điểm và chức năng của thị trường ngoại hối
Câu 2. Trình bày sự giống nhau và khác nhau giữa giao dịch kỳ hạn và hợp đồng
tương lai trong giao dịch ngoại hối.
Câu 3. Mục đích của ngân hàng trung ương khi tham gia vào hoạt động mua, bán trên
thị trường ngoại hối là gì?
Câu 4. Để duy trì tỷ giá hối đoái cố định, ngân hàng trung ương có thể thực hiện
những biện pháp gì?
Câu 5. Lãi suất đồng USD là 9% năm và lãi suất đồng Franc Thụy Sĩ là 5% năm, dự
kiến đồng Franc sẽ tăng giá so với đồng USD 2% năm. Xác định mức chênh lệch lợi tức giữa
USD và đồng Franc.
Câu 6. Lãi suất đồng USD là 6% năm, lãi suất VND là 8%/năm, theo điều kiện ngang
bằng lãi suất, VND sẽ mất giá hay tăng giá với mức độ bao nhiêu %?

209
Chương 13
CHÍNH SÁCH VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ

Với một nền kinh tế mở, khi thực hiện chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, các
nhà hoạch định chính sách thường nhìn ra kinh tế thế giới. Cho dù chính sách chỉ là hướng
đến các mục tiêu trong nước, thì họ cũng cần phải xem xét phần còn lại của thế giới. Dòng
luân chuyển hàng hóa, dịch và dòng vốn quốc tế có thể có tác động mạnh mẽ đến một nền
kinh tế. Nếu các nhà hoạch định chính sách bỏ qua những tác động này thì chính sách mà họ
đưa ra có thể không mang lại kết quả như mong đợi, thậm chí là có tác động tiêu cực đến nền
kinh tế.
Trong chương này, chúng ta sẽ nghiên cứu mô hình kinh tế trong nền kinh tế mở, được
gọi là mô hình Mundell – Fleming. Đây được coi là “mô hình chính sách nổi trội để nghiên
cứu chính sách tài khóa và tiền tệ của nền kinh tế mở”. Mô hình Mundell – Fleming cho rằng
tác động của các chính sách kinh tế vĩ mô đến nền kinh tế phụ thuộc vào chế độ tỷ giá mà
quốc gia đó áp dụng. Chúng ta bắt đầu bằng cách giả định rằng nền kinh tế hoạt động với chế
độ tỷ giá hối đoái cố định. Sau đó, chúng ta xem xét cách thức nền kinh tế hoạt động theo chế
độ tỷ giá hối đoái thả nổi.
13.1. Chính sách kinh tế vĩ mô
Các mục tiêu kinh tế quan trọng nhất của các quốc gia là (1) cân bằng bên trong, (2)
cân bằng bên ngoài, (3) tốc độ tăng trưởng hợp lý, (4) công bằng phân phối thu nhập, và (5)
bảo vệ môi trường đầy đủ.
Cân bằng bên trong đề cập đến toàn dụng lao động hoặc tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và
tỷ lệ lạm phát vừa phải. Cân bằng bên ngoài đề cập đến trạng thái cân bằng trong cán cân
thanh toán (hoặc sự mất cân bằng tạm thời mong muốn chẳng hạn như thặng dư mà một quốc
gia có thể muốn để bổ sung nguồn dự trữ quốc tế đã cạn kiệt). Nói chung, các quốc gia đặt ưu
tiên cân bằng bên trong so với bên ngoài, nhưng đôi khi họ buộc phải chuyển đổi ưu tiên khi
đối mặt với sự mất cân bằng bên ngoài lớn và kéo dài. Để đạt được những mục tiêu này, các
quốc gia có thể sử dụng các công cụ chính sách sau: (1) chính sách thay đổi chi tiêu, (2) chính
sách chuyển đổi chi tiêu và (3) kiểm soát trực tiếp.
Các chính sách thay đổi chi tiêu bao gồm cả chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.
Chính sách tài khóa đề cập đến những thay đổi trong chi tiêu của chính phủ, thuế hoặc cả hai.
Chính sách tài khóa là mở rộng nếu chi tiêu của chính phủ tăng và / hoặc giảm thuế. Những
hành động này dẫn đến việc mở rộng sản xuất trong nước và thu nhập thông qua quá trình cấp
số nhân (cũng như trong trường hợp tăng đầu tư hoặc xuất khẩu) và tạo ra sự gia tăng nhập
khẩu (tùy thuộc vào xu hướng cận biên nhập khẩu của quốc gia). Chính sách tài khóa là thắt
chặt đề cập đến việc cắt giảm chính phủ chi tiêu và / hoặc tăng thuế, cả hai đều làm giảm sản
xuất trong nước và thu nhập và làm giảm nhập khẩu.
Chính sách chuyển đổi chi tiêu đề cập đến những thay đổi trong tỷ giá hối đoái (tức là
phá giá hoặc tăng giá). Phá giá chuyển đổi chi tiêu từ hàng hóa nước ngoài sang hàng hóa
trong nước và có thể được sử dụng để điều chỉnh sự thâm hụt trong cán cân thanh toán của

210
quốc gia. Nhưng nó cũng tăng sản xuất trong nước, và điều này làm tăng nhập khẩu, điều này
làm giảm một phần của sự cải thiện ban đầu trong cán cân thương mại.
Các biện pháp kiểm soát trực tiếp bao gồm thuế quan, hạn ngạch và các hạn chế khác
đối với dòng chảy quốc tế thương mại và vốn. Đây cũng là các chính sách chuyển đổi chi tiêu,
nhưng chúng có thể nhằm các khoản mục cán cân thanh toán cụ thể (trái ngược với việc giảm
giá hoặc đánh giá lại, là một chính sách chung và áp dụng cho tất cả các mặt hàng cùng
một lúc).
13.2. Mô hình Mundel-Fleming
Là mô hình quan trọng trong việc phân tích nền kinh tế mở. Đây là mô hình IS-LM
trong nền kinh tế được hai nhà kinh tế học Robert Mundell và John Marcus Fleming xây dựng
một cách độc lập trong những năm 1960. Mô hình kết hợp sự hoạt động của 3 thị trường là thị
trường hàng hóa (thể hiện bằng đường IS), thị trường tiền tệ (thể hiện bằng đường LM) và thị
trường ngoại hối (thể hiện bằng đường BP). Hai thị trường hàng hóa và dịch vụ và thị trường
tiền tệ giúp xác định hai biến quan trọng là thu nhập và lãi suất. Cùng thời gian, hai biến này
sẽ có tác động đến cán cân thanh toán, và do đó đến thị trường ngoại hối.
13.2.1. Thị trường hàng hóa nội địa
Chúng ta sẽ bắt đầu Mô hình Mundell-Fleming bằng việc xem xét sự cân bằng trên thị
trường hàng hóa nội địa. Thị trường hàng hóa nội địa đạt trạng thái cân bằng khi tổng cầu
(AD) bằng với tổng cung (AS) cũng là sản lượng hay thu nhập của nền kinh tế Y. Trong đó
AD bao gồm chi tiêu hộ gia đình (C), đầu tư tư nhân (I), chi tiêu chính phủ (G) và cán cân
thương mại (NX), được thể hiện bằng đăng thức sau:
AD = C + I + G + NX
Trong đó đầu tư tư nhân và cán cân thương mại là các biến phụ thuộc vào lãi suất
trong nước, I = + di, trong đó là đầu tư tự định, là khoản đầu tư không phụ thuộc vào thu
nhập, i là lãi suất trong nước, và d là hệ số nhạy cảm của đầu tư với lãi suất; NX = NX(i). Thị
trường hàng hóa đạt trạng thái cân bằng khi AD = AS hay AD = Y.
Sự biến động của lãi suất sẽ tác động đến đầu tư tư nhân và cán cân thương mại, từ đó
làm thay đổi tổng cầu và tác động đến sự cân bằng trên thị trường hàng hóa nội địa. Khi lãi
suất tăng làm đầu tư tư nhân giảm dẫn đến AD giảm, và để đảm bảo sự cân bằng trên thị
trường hàng hóa thì AS hay thu nhập (Y) phải giảm, và ngược lại khi lãi suất giảm làm đầu tư
tư nhân tăng dẫn đến AD tăng và Y phải giảm để đảm bảo sự cân bằng trên thị trường hàng
hóa nội địa. Như vậy, lãi suất và thu nhập biến động ngược chiều nhau, với mỗi sự biến động
của lãi suất làm thay đổi tổng cầu thì tổng cung cũng thay đổi để thị trường hóa nội địa đạt
trạng thái cân bằng và ta có thể xác định được nhiều sự kết hợp giữa lãi suất và tổng cung (thu
nhập) để thị trường hàng hóa nội địa đạt trạng thái cân bằng. Tập hợp các kết hợp giữa lãi suất
và thu nhập để thị trường hàng hóa đạt trạng thái cân bằng được gọi là đường IS. Đường IS
được thể hiện tại Đồ thị 13-1

211
Lãi suất (i)

Thị trường hàng


0,09
hóa thiếu hụt (dư
cầu)

0,07
Thị trường hàng IS
hóa dư thừa (dư
cung
0,05

80 100 120 Sản xuất nội địa = Y


(thu nhập quốc dân)

Đồ thị 13-1. Đường IS: Cân bằng trên thị trường hàng hóa nội địa
Các điểm nằm trên đường IS là sự kết hợp giữa lãi suất và thu nhập mà thị trường
hàng hóa đạt trạng thái cân bằng. Các điểm không nằm trên đường IS là sự kết hợp giữa lãi
suất và thu nhập mà thị trường hàng hóa mất cân bằng. Đường IS là đường dốc xuống thể
hiện mối quan hệ ngược chiều giữa lãi suất và thu nhập. Những thay đổi làm thay đổi tổng
cầu mà không phải là lãi suất đều dẫn đến sự dịch chuyển đường IS. Ví dụ như tăng chi tiêu
chính phủ, hay những thay đổi trong tâm lý tiêu dùng mà dẫn đến tăng tiêu dùng, hay tăng
xuất khẩu, giảm nhập khẩu làm tăng tổng cầu sẽ làm dịch chuyển IS sang phải. Ngược lại
những thay đổi làm giảm tổng cầu như chi tiêu chính phủ giảm, chi tiêu hộ gia đình giảm,
xuất khẩu giảm hay nhập khẩu tăng làm giảm tổng cầu sẽ làm đường IS dịch sang trái.
13.2.2. Thị trường tiền tệ
Tương tự như thị trường hàng hóa, thị trường tiền tệ đạt trạng thái cân bằng khi mức
cung tiền thực tế (MS/P) bằng mức cầu tiền tiền thực tế (MD). Mức cung tiền là một biến
kinh tế vĩ mô quan trọng bị tác động bởi chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương.
Thị trường tiền tệ là nơi các lực lượng kinh tế vĩ mô tác động lẫn nhau. Cung của thị
trường về các đơn vị tiền tệ của một quốc gia là cung tiền. Chính sách tiền tệ là tập hợp các
nguyên tắc, các quy định và các công việc nhằm xác định số lượng tiền gửi ngân hàng và tiền
trong lưu thông. Chính sách tiền tệ tác động chủ yếu đến cung tiền.
Cầu tiền phụ thuộc giá trị GDP danh nghĩa, nó bằng mức giá P nhân với Y (GDP thực
tế). Tiền được nắm giữ để thực hiện các giao dịch, giá trị các giao dịch tương quan với giá trị
thu nhập hay giá trị sản xuất. Sản xuất nội địa trong một giai đoạn nhất định như một năm
tăng lên thì số dư tiền tệ mà các hãng và hộ gia đình muốn nắm giữ để thực hiện chi tiêu cũng
tăng lên.

212
Lãi suất (i)
Khu vực cung tiền
vượt quá: L < Ms
LM

0,09
Khu vực cầu tiền
0,07 vượt quá: L > Ms

0,95

80 100 120 Sản phẩm nội địa = Y

Đồ thị 13-2. Đường LM: Cân bằng trên thị trường tiền tệ
Việc nắm giữ tiền để thực hiện các giao dịch có chi phí cơ hội. Đó là lãi suất mà người
nắm giữ tiền có thể kiếm được nếu của cải của người đó được đầu tư vào tài sản tài chính
khác như trái phiếu. Một số dạng tiền tệ (như tiền mặt, séc du lịch) không có lãi suất. Một số
dạng khác có lãi suất, nhưng lãi suất tương đối thấp. Lãi suất cao khuyến khích mọi người
nắm giữ trái phiếu kiếm lãi suất hơn tiền. Điều đó có nghĩa lãi suất cao làm giảm cầu tiền.
Cầu tiền danh nghĩa (MD) có quan hệ đồng biến với thu nhập và quan hệ nghịch biến
với mức lãi suất của các tài sản tài chính khác.
MD = f(Y,i)
Cân bằng giữa cung tiền và cầu tiền khi:
Ms = MD = f(Y,i)
Cân bằng trên thị trường tiền tệ có thể được thể hiện bằng đường LM trong đồ thị
13.2. Đường LM thể hiện tất cả các kết hợp của các mức thu nhập và lãi suất để thị trường
tiền tệ cân bằng. Nếu lãi suất tăng cao, mọi người sẽ giảm nắm giữ tiền, tăng nắm giữ tài sản
tài chính (trái phiếu) để kiếm lãi suất cao. Để thị trường tiền tệ cân bằng ở mức lãi suất cao,
mọi người buộc phải có lý do khác để nắm giữ số lượng tiền cung ứng như trước. Điều đó sẽ
xảy ra nếu mức sản xuất nội địa và thu nhập tăng cao làm tăng cầu tiền cho các giao dịch của
họ. Do vậy đường LM là đường dốc lên.
Bất kỳ những thay đổi nào ảnh hưởng đến cung tiền và cầu tiền ngoài lãi suất và thu
nhập trong nước là những tác động ngoại sinh làm dịch chuyển đường LM. Một sự tăng cung
tiền do ngân hàng trung ương, nếu giá cả trong ngắn hạn không đổi, thì tăng cung tiền có xu
hướng giảm lãi suất (hay tăng cung tiền có thể thúc đẩy mức cao hơn của sản xuất nội địa và
các giao dịch). Đường LM dịch sang trái (hay dịch sang phải).
13.2.3. Thị trường hối đoái
Thị trường hối đoái là nơi sẵn có đồng ngoại tệ để cân bằng với cầu của nó. Nếu tỷ giá
ổn định hay cân bằng thanh toán, thì cán cân thanh toán chính thức của một quốc gia phản ánh
trao đổi ròng tư nhân giữa đồng tiền quốc gia đó với ngoại tệ.

213
Cán cân thanh toán chính thức (B) của một quốc gia là tổng cán cân tài khoản vãng lai
(CA) và cán cân tài khoản vốn (KA, không bao gồm giao dịch dự trữ chính thức) của nó.
Những tác động đến B có thể phân thành hai loại: những tác động đến luồng thương mại và
những tác động đến luồng tài chính. Cán cân trao đổi hàng hóa và dịch vụ (hay tài khoản vãng
lai) phụ thuộc vào sản phẩm nội địa thông qua nhu cầu nhập khẩu. Các luồng vốn quốc tế phụ
thuộc vào các lãi suất (cả trong nước và nước ngoài).
Lưu ý, lãi suất trong nước tăng cao sẽ thúc đẩy đầu tư từ nước ngoài (luồng vốn vào),
tuy nhiên chỉ trong ngắn hạn. Về dài hạn, tác động đó sẽ dừng và thậm chí đảo ngược do mấy
nguyên nhân sau:
-Lãi suất tăng cao ban đầu thu hút lượng vốn lớn vào do các nhà đầu tư điều chỉnh
tăng các tài sản từ trong nước. Sau đó luồng vốn sẽ giảm vì danh mục đầu tư đã được điều
chỉnh.
-Lãi suất trong nước tăng cao thu hút vốn từ nước ngoài và tăng B trong ngắn hạn, nó
có thể đổi chiều sau đó do các trái phiếu và khoản vay đến hạn phải trả.
Chúng ta có thể biểu diễn sự phụ thuộc của cán cân thanh toán (hay thị trường ngoại
hối) vào sản xuất và lãi suất bằng phương trình:
B = CA(Y) + KA (i)
Sản xuất nội địa (thu nhập) tăng làm giảm thặng dư tài khoản vãng lai (hay tăng thâm
hụt) vì cầu nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng. Tăng lãi suất nội địa thu hút luồng vốn vào từ
bên ngoài, tăng thặng dư cán cân vốn (hay giảm thâm hụt).
Lãi suất = i

Khu vực cán cân thanh BP


toán chính thức thặng dư:
B>0 Khu vực cán cân thanh
toán chính thức thâm hụt:
B<0

Sản phẩm nội địa = Y


Đồ thị 13.3a. Đường BP: Cán cân thanh toán cân bằng
Đường BP trong đồ thị 13.3 gắn kết các cán cân thanh toán với i và Y. Đường BP thể
hiện tất cả các kết hợp lãi suất và thu nhập (sản xuất trong một quốc gia) mà đảm bảo cán cân
thanh toán chính thức của một quốc gia bằng không (Cán cân thanh toán cân bằng). Các điểm
nằm trên đường BP là sự kết hợp của lãi suất (i) và thu nhập (Y) để cán cân thanh toán cân
bằng. Các điểm nằm bên phải đường BP là sự kết hợp của i và Y mà cán cân than toán thâm hụt.
Các điểm nằm bên trái đường BP là sự kết hợp của i và Y mà cán cân thanh toán thặng dư.
Đường BP giống đường LM đều dốc lên. Lãi suất tăng cao làm tăng luồng vốn vào, để
B vẫn bằng không thì sản xuất và thu nhập nội địa phải tăng lên. Nếu sản xuất và thu nhập nội

214
địa tăng cao sẽ dẫn đến nhập khẩu tăng và cán cân thanh toán hướng đến thâm hụt. Để B = 0,
sản xuất mở rộng yêu cầu lãi suất tăng để hạn chế tác động khác đến cán cân thanh toán.
Độ dốc của đường BP và LM phụ thuộc vào phản ứng của cầu tiền và cán cân thanh
toán đối với những thay đổi của lãi suất và sản xuất nội địa. Nếu các luồng vốn nhạy cảm với
lãi suất thì đường BP sẽ tương đối thoải, thoải hơn đường LM. Nếu luồng vốn nhạy cảm lớn,
trường hợp di chuyển vốn hoàn hảo, thì đường BP sẽ là đường nằm ngang. Nếu các luồng vốn
kém nhạy cảm với lãi suất hoặc có sự kiểm soát vốn lớn thì đường BP sẽ dốc hơn đường LM
Khi những biến ngoại sinh thay đổi, nó sẽ làm dịch chuyển đường BP. Ví dụ, thu nhập
nước ngoài tăng làm tăng cầu nhập khẩu đối với hàng xuất khẩu của nội địa, sẽ cải thiện cán
cân thanh toán và dịch chuyển đường BP sang phải. Hay, tăng trong lãi suất nước ngoài làm
tăng luồng vốn ra khỏi nội địa làm xấu đi cán cân thanh toán nội địa và dịch chuyển đường
BP sang trái.
13.2.4. Mô hình IS-LM-BP (Mô hình Mundel-Fleming)
Kết hợp ba thị trường vào chung một đồ thị, chúng ta sẽ xác định được mức sản phẩm
nội địa (Y) và lãi suất (i) để nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng cả bên trong (thị trường hàng
hóa và thị trường tiền tệ) và cân bằng bên ngoài (cán cân thanh toán). Khi nền kinh tế đạt
trạng thái cân bằng trên cả 3 thị trường, ta có mức sản lượng cân bằng và mức lãi suất cân
bằng, lãi suất trong nước bằng với lãi suất thế giới.
Lãi suất = i
Khu vực cán cân thanh
toán chính thức thặng dư:
BP
B>0

LM

E
icb
Khu vực cán cân thanh
toán chính thức thâm hụt:
B<0
IS

Ycb Sản phẩm nội địa = Y

Đồ thị 13.3b. Mô hình Mundel-Fleming


13.3. Chính sách kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở với luồng vốn không tự do di
chuyển
Trong phần này chúng ta sẽ sử dụng mô hình Mundel-Fleming để phân tích tác động
của các chính sách kinh tế vĩ mô đến nền kinh tế với các chế độ tỷ giá hối đoái khác nhau
trong điều kiện luồng vốn không hoàn toàn nhạy cảm với lãi suất hay luồng vốn bị kiểm soát.
Trong điều kiện này đường BP sẽ dốc lên như đường LM.
13.3.1. Chính sách tài khóa với chế độ tỷ giá cố định
Với chế độ tỷ giá hối đoái cố định, ngân hàng trung ương phải can thiệp bằng việc
mua hoặc bán ngoại tệ, trên thị trường ngoại hối để để duy trì tỷ giá ở mức mong muốn của

215
ngân hàng trung ương. Giả sử nền kinh tế đang ở trạng thái cân bằng bên trong và bên ngoài
tại điểm E như Hình 13-3. Chính phủ thực hiện chính sách tài khóa mở rộng bằng việc tăng
chi tiêu chính phủ hoặc giảm thuế hoặc cả hai.
Xét trường hợp đường BP dốc hơn đường LM (Hình 13-4)
Với chính sách tài khóa mở rộng đường IS sẽ dịch sang phải đến đường IS1, nền kinh
tế từ trạng thái cân bằng tại điểm A chuyển đến điểm cân bằng bên trong mới tại điểm B sản
lượng nền kinh tế tăng từ Y0 đến Y1. Tại điểm B nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng bên trong
nhưng mất cân bằng bên ngoài, cán cân thanh toán bị thâm hụt (điểm B nằm bên phải đường
BP). Cán cân thanh toán thâm hụt dẫn đến lượng cung ngoại tệ bị giảm, làm cho tỷ giá tăng
(đồng tiền trong nước mất giá). Với chế độ tỷ giá hối đoái cố định, ngân hàng trung ương sẽ
phải can thiệp để duy trì tỷ giá bằng cách bán ngoại tệ mua nội tệ. Khi đó cung tiền trong
nước giảm làm đường LM dịch sang trái đến LM1, nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng mới tại
điểm C, sản lượng giảm từ Y1 về Y2.

i BP
LM
1
C L
B
M
A
ic
b
IS
1

IS
Y Y Y Y
0 2 1
Hình 13-4. Chính sách tài khóa mở rộng, với đường BP dốc hơn đường LM
Xét trường hợp đường BP thoải hơn đường LM (Hình 13-5)
Với chính sách tài khóa mở rộng đường IS sẽ dịch sang phải đến đường IS1, nền kinh
tế từ trạng thái cân bằng tại điểm A chuyển đến điểm cân bằng bên trong mới tại điểm B sản
lượng nền kinh tế tăng từ Y0 đến Y1. Tại điểm B nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng bên trong
nhưng mất cân bằng bên ngoài, cán cân thanh toán thặng dư (điểm B nằm bên trái đường BP).
Cán cân thanh toán thặng dư dẫn đến lượng cung ngoại tệ tăng, làm cho tỷ giá giảm (đồng
tiền trong nước tăng giá). Với chế độ tỷ giá hối đoái cố định, ngân hàng trung ương sẽ phải
can thiệp để duy trì tỷ giá bằng cách mua ngoại tệ bán nội tệ. Khi đó cung tiền trong nước
tăng làm đường LM dịch sang phải đến LM1, nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng mới tại điểm
C, sản lượng tăng đến Y2. Trong trường hợp này chính sách tài khóa đạt hiệu quả hơn so với
trường hợp đường BP dốc hơn đường LM

216
LM
i LM
1
B
C BP
A
icb
IS
1

IS

Y Y Y Y
0 1 2

Hình 13-5. Chính sách tài khóa mở rộng, với đường BP thoải hơn đường LM
13.3.2. Chính sách tiền tệ với chế độ tỷ giá hối đoái cố định
Giả sử nền kinh tế đang ở trạng thái cân bằng bên trong và bên ngoài tại điểm E như Hình
13-3. Ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng bằng việc tăng cung tiền.
Với chính sách tiền tệ mở rộng đường LM sẽ dịch sang phải đến đường LM1 (Hình 13-
6), nền kinh tế từ trạng thái cân bằng tại điểm A chuyển đến điểm cân bằng bên trong mới tại
điểm B sản lượng nền kinh tế tăng từ Y0 đến Y1. Tại điểm B nền kinh tế đạt trạng thái cân
bằng bên trong nhưng mất cân bằng bên ngoài, cán cân thanh toán bị thâm hụt (điểm B nằm
bên phải đường BP1). Cán cân thanh toán thâm hụt dẫn đến lượng cung ngoại tệ bị giảm, làm
cho tỷ giá bị giảm (đồng tiền trong nước mất giá). Với chế độ tỷ giá hối đoái cố định, ngân
hàng trung ương sẽ phải can thiệp để duy trì tỷ giá bằng cách bán ngoại tệ mua nội tệ. Khi đó
cung tiền trong nước giảm làm đường LM dịch sang trái trở về vị trí ban đầu, sản lượng
không đổi.
i BP
LM
LM
1

BP B

IS

Y Y Y
0 1
Hình 13-6. Chính sách tiền tệ mở rộng với tỷ giá cố định
1
Với sự dịch chuyển sang phải của đường LM thì cho dù đường BP dốc hơn hay thoải hơn, điểm cân bằng bên
trong mới cũng nằm ở bên phải đường BP. Ngược lại khi đường LM dịch sang trái thì điểm cân bằng bên trong
mới sẽ nằm ỏ bên phải của đường BP mà không phụ thuộc vào độ dốc của đường BP

217
13.3.3. Chính sách tài khóa với chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi
Với chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi, ngân hàng trung ương sẽ không can thiệp để duy trì
tỷ giá, khi đó sự thay đổi tỷ giá sẽ tác động đến xuất nhập khẩu, từ đó tác động đến cán cân
thanh toán. Giả sử nền kinh tế đang ở trạng thái cân bằng bên trong và bên ngoài tại điểm E
như Hình 13-3. Chính phủ thực hiện chính sách tài khóa mở rộng bằng việc tăng chi tiêu
chính phủ hoặc giảm thuế hoặc cả hai.
Xét trường hợp đường BP dốc hơn đường LM (Hình 13-7)
Với chính sách tài khóa mở rộng đường IS sẽ dịch sang phải đến đường IS1, nền kinh
tế từ trạng thái cân bằng tại điểm A chuyển đến điểm cân bằng bên trong mới tại điểm B sản
lượng nền kinh tế tăng từ Y0 đến Y1. Tại điểm B nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng bên trong
nhưng mất cân bằng bên ngoài, cán cân thanh toán bị thâm hụt (điểm B nằm bên phải đường
BP). Cán cân thanh toán thâm hụt dẫn đến lượng cung ngoại tệ bị giảm, làm cho tỷ giá bị tăng
(đồng tiền trong nước mất giá). Tỷ giá tăng làm xuất khẩu tăng và nhập khẩu giảm, làm
đường IS dịch sang phải từ IS1 đến IS2, đường BP dịch sang phải sang đường BP1. Nền kinh
tế đạt trạng thái cân bằng tại điểm C, sản lượng tăng từ Y0 đến Y2.
i BP
BP
1

LM
C
B
A
ic
b IS
2

IS
1
IS

Y Y Y Y
0 1 2
Hình 13-7 Chính sách tài khóa mở rộng với chế độ tỷ giá thả nổi
Xét trường hợp đường BP thoải hơn đường LM (Hình 13-8)
Với chính sách tài khóa mở rộng đường IS sẽ dịch sang phải đến đường IS1, nền kinh
tế từ trạng thái cân bằng tại điểm A chuyển đến điểm cân bằng bên trong mới tại điểm B sản
lượng nền kinh tế tăng từ Y0 đến Y1. Tại điểm B nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng bên trong
nhưng mất cân bằng bên ngoài, cán cân thanh toán thặng dư (điểm B nằm bên trái đường BP).
Cán cân thanh toán thặng dư dẫn đến lượng cung ngoại tệ tăng, làm cho tỷ giá giảm (đồng
tiền trong nước tăng giá). Tỷ giá giảm làm xuất khẩu giảm và nhập khẩu tăng, làm đường IS
dịch sang trái từ IS1 đến IS2, đường BP dịch sang trái đến BP1. Nền kinh tế đạt trạng thái cân
bằng tại điểm C, sản lượng tăng từ Y0 đến Y2 (Y2< Y1).

218
i
LM
BP
B 1
C BP
A
icb
IS
1
IS
2

IS

Y Y Y Y
0 2 1

Hình 13-8 Chính sách tài khóa với chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi
13.3.4. Chính sách tiền tệ với chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi
Với chính sách tiền tệ mở rộng (xem Hình 13-9), đường LM sẽ dịch sang phải đến
đường LM1, nền kinh tế từ trạng thái cân bằng tại điểm A chuyển đến điểm cân bằng bên
trong mới tại điểm B sản lượng nền kinh tế tăng từ Y0 đến Y1. Tại điểm B nền kinh tế đạt
trạng thái cân bằng bên trong nhưng mất cân bằng bên ngoài, cán cân thanh toán thâm hụt
(điểm B nằm bên phải đường BP). Cán cân thanh toán thâm hụt dẫn đến lượng cung ngoại tệ
giảm, làm cho tỷ giá tăng (đồng tiền trong nước mất giá). Tỷ giá tăng làm xuất khẩu tăng và
nhập khẩu giảm, làm đường IS dịch sang phải đến IS1, đường BP dịch sang phải đến BP1. Nền
kinh tế đạt trạng thái cân bằng tại điểm C, sản lượng tăng từ Y0 đến Y2 (Y2> Y1).
i
BP BP
1
LM
LM
1
BP
A C 1
ic
b BP B
IS
1
IS
Y Y Y Y
0 1 2
Hình 13-9. Chính sách tiền tệ với chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi.
13.4. Chính sách kinh tế vĩ mô trong điều kiện vốn luân chuyển hoàn hảo
13.4.1. Chính sách tài khóa với chế độ tỷ giá hối đoái cố định.
Giả sử nền kinh tế đang ở trạng thái cân bằng bên trong và bên ngoài tại điểm E như
Hình 13-10. Chính phủ thực hiện chính sách tài khóa mở rộng bằng việc tăng chi tiêu chính
phủ hoặc giảm thuế hoặc cả hai.

219
i
IS LM

BP

Y
Hình 13-10. Mô hình Mundell-Fleming với vốn luân chuyển hoàn hảo
Với chính sách tài khóa mở rộng đường IS dịch sang phải đến IS1, điểm cân bằng bên
trong dịch chuyển từ A đến B, cán cân thương mại thặng dư và tỷ giá giảm (đồng tiền trong
nước tăng giá). Để duy trì tỷ giá cố định, ngân hàng trung ương phải mua ngoại tệ, bán nội tệ,
làm đường LM dịch sang phải đến LM1, nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng cả bên trong lẫn
bên ngoài tại điểm C với mức sản lượng Y2.
i
LM
LM
1
B
A C BP

IS
1

IS

Y Y Y Y
0 1 2
Hình 13-11. Chính sách tài khóa mở rộng với chế độ tỷ giá cố định
13.4.2. Chính sách tiền tệ với chế độ tỷ giá hối đoái cố định
Ngân hàng trung ương tăng cung tiền làm đường LM dịch sang phải đến đường LM 1
(Hình 13-12), điểm cân bằng mới của nền kinh tế tại điểm B phía dưới đường BP. Cán cân
thanh toán thâm hụt, tỷ giá tăng (đồng nội tệ mất giá). Để duy trì tỷ giá cố định, ngân hàng
trung ương sẽ phải bán ngoại tệ, mua nội tệ làm cung tiền giảm và đường LM dịch sang trái
về vị trí ban đầu. Chính sách tiền tệ không có tác dụng đến nền kinh tế.
LM
i LM
1

A B
B P

IS

Y Y Y
0 1
Hình 13-12. Chính sách tiền tệ mở rộng với chế độ tỷ giá cố định

220
Tóm tắt chương
1. Các mục tiêu kinh tế quan trọng nhất của các quốc gia là (1) cân bằng bên trong, (2)
cân bằng bên ngoài, (3) tốc độ tăng trưởng hợp lý, (4) công bằng phân phối thu nhập, và (5)
bảo vệ môi trường đầy đủ.
2. Mô hình Mundell-Fleming là mô hình tích hợp 3 thị trường bao gồm thị trường
hàng hóa, thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối để phân tích tác động của chính sách kinh
tế vĩ mô đến nền kinh tế.
3. Tác động của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đến nền kinh tế mở phụ
thuộc vào chế độ tỷ giá hối đoái mà quốc gia đó theo đuổi và mức độ kiểm soát vốn đi vào và
đi ra của quốc gia đó.
-Với chế độ tỷ giá hối đoái cố định, chính sách tài khóa sẽ có hiệu quả cao trong việc
tăng sản lương hơn nếu mức độ kiểm soát vốn của quốc gia đó thấp so với mức độ kiểm soát
vốn cao. Chính sách tiền tệ không có hiệu quả trong việc điều chỉnh sản lượng
-Với chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi, chính sách tài khóa sẽ có hiệu quả trong việc tăng
sản lượng hơn nếu quốc gia đó thực hiện kiểm soát vốn so với nới lỏng kiểm soát vốn. Chính
sách tiền tệ có hiệu quả cao trong việc tác động đến sản lượng.
-Với quốc gia không thực hiện chính sách kiểm soát luồng vốn vào hay ra (vốn luân
chuyển hoàn hảo) và thực hiện chính sách tỷ giá cố định thì chính sách tài khóa sẽ có hiệu quả
hơn so với chính sách tiền tệ trọng việc gia tăng sản lượng. Ngược lại, chính sách tiền tệ sẽ
hiệu quả hơn so với chính sách tài khó nếu quốc gia đó theo đuổi chính sách tỷ giá thả nổi.

Các thuật ngữ cơ bản


Chính sách tài khóa mở rộng Expansionary fícal policy
Chính sách tài khóa thắt chặt Tight fícal policy
Chính sách tiền tệ mở rộng Expansionary Monetary policy
Chính sách tiền tệ thắt chặt Tight monetary policy
IS Investment and Saving
LM Liquidity and Money
Vốn luân chuyển kém Small capital mobility
Vốn luân chuyển cao Hight capital mobility
Vốn luân chuyển hoàn hảo Perfect capital mobility

Câu hỏi ôn tập


Câu 1. Phân tích tác động của chính sách tài khóa thắt chặt và chính sách tiền tệ thắt
chặt đến nền kinh tế với chế độ tỷ giá cố định, chế độ tỷ giá thả nổi và kiểm soát vốn chặt chẽ.
Câu 2. Phân tích tác động của chính sách tài khóa thắt chặt và chính sách tiền tệ thắt
chặt đến nền kinh tế với chế độ tỷ giá cố định, chế độ tỷ giá thả nổi và ít kiểm soát vốn.
Câu 3. Trong điều kiện vốn luân chuyển tự do, phân tích tác động của chính sách tài
khóa và chính sách tiền tệ đến nền kinh tế với chế độ tỷ giá cố định và chế độ tỷ giá thả nổi.

221

You might also like