You are on page 1of 148

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BÁO CÁO TỔNG KẾT


ĐỀ TÀI THAM GIA XÉT
GIẢI THƯỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC”
NĂM 2018

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH


SỬ DỤNG THANH TOÁN DI ĐỘNG TẠI
ĐIỂM BÁN CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH THỊ
VIỆT NAM

Thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ: Khoa học xã hội

HÀ NỘI - 2018
1

MỤC LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................... 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................... 6


DANH MỤC HÌNH VẼ................................................................................................. 8

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .......................................... 9


1.1 Tính cấp thiết của đề tài .........................................................................................9

1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................12


1.3 Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................................12
1.4 Đối tương và phạm vi nghiên cứu .......................................................................13

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................13


1.4.2 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................13

1.5 Cấu trúc nghiên cứu .............................................................................................13

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU........................... 14


2.1 Cơ sở lý thuyết .....................................................................................................14

2.1.1 Thanh toán di động........................................................................................14

2.1.2 Thanh toán di động tại điểm bán (Point-Of-Sale) .........................................16

2.1.3 Các nhà cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán ..........................................17
2.1.4 Các ứng dụng thanh toán di động (tại điểm bán) hiện nay ...........................18

2.2 Tổng quan nghiên cứu .........................................................................................21

2.2.1 Những thuyết về chấp nhận công nghệ .........................................................21


2.2.2 Các nghiên cứu liên quan ..............................................................................28
2.3 Mô hình nghiên cứu và các giả thiết ....................................................................36

2.3.1 Các biến độc lập ............................................................................................37


2.3.2 Biến phụ thuộc ..............................................................................................44
2.3.3 Các biến điều tiết ...........................................................................................45

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 48


3.1 Quy trình nghiên cứu ...........................................................................................48
2

3.2 Phương pháp thu thập số liệu...............................................................................49

3.2.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp ...............................................................................49


3.2.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp .................................................................................49
3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu ............................................................................53
3.3.1 Phân tích dữ liệu thứ cấp ...............................................................................53

3.3.2 Phân tích dữ liệu sơ cấp ................................................................................53

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................. 55


4.1 Khái quát thị trường thanh toán di động tại điểm bán .........................................55

4.2 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu .............................................................................57

4.2.1 Đặc điểm nhân khẩu học ...............................................................................58


4.2.2 Kinh nghiệm thanh toán phi tiền mặt ............................................................60

4.2.3 Tình hình sử dụng .........................................................................................62


4.2.4 Các nhận định liên quan ................................................................................64
4.3 Kiểm định độ tin cậy ............................................................................................65

4.3.1 Kiểm tra độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha (khảo sát sơ bộ) .............65

4.3.2 Kiểm tra độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha (khảo sát chính thức) ....66
4.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA ........................................................................68

4.4.1 Phân tích biến độc lập ...................................................................................69


4.4.2 Phân tích biến phụ thuộc ...............................................................................72
4.5 Phân tích mô tả ....................................................................................................72

4.6 Phân tích tương quan ...........................................................................................75


4.7 Phân tích hồi quy và kiểm định các giả thuyết chính ..........................................76

4.7.1 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính ............................................................76
4.7.2 Kiểm định các giả thuyết chính.....................................................................80
4.8 Đánh giá sự ảnh hưởng của các biến điều tiết và kiểm định giả thuyết phụ .......81
4.8.1 Phương pháp và kết quả đánh giá .................................................................81
4.8.2 Kiểm định các giả thuyết phụ trợ ..................................................................84
3

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 86


5.1 Luận bàn về kết quả nghiên cứu ..........................................................................86
5.1.1 Tóm tắt và đánh giá kết quả nghiên cứu .......................................................86
5.1.2 So sánh với các nghiên cứu trước đây ..........................................................87
5.2 Một số vấn về TTDĐ tại điểm bán và đề xuất, kiến nghị....................................89

5.2.1 Một số vấn đề về TTDĐ tại điểm bán dưới góc nhìn của người sử dụng.....89

5.2.2 Các đề xuất và kiến nghị ...............................................................................91

5.3 Ý nghĩa và đóng góp của nghiên cứu ................................................................101

5.3.1 Ý nghĩa của nghiên cứu...............................................................................101

5.3.2 Đóng góp của nghiên cứu ...........................................................................102


5.4 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai ..................................103

5.4.1 Hạn chế của đề tài .......................................................................................103


5.4.2 Định hướng nghiên cứu trong tương lai ......................................................104

TỔNG KẾT ................................................................................................................ 105

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 106


Tài liệu tiếng việt .....................................................................................................106
Tài liệu tiếng anh .....................................................................................................108

PHỤ LỤC ................................................................................................................... 114


Phụ lục 1: Dàn bài phỏng vấn sâu............................................................................114
Phụ lục 2: Bản khảo sát sơ bộ ..................................................................................115

Phụ lục 3: Bản khảo sát chính thức..........................................................................120


Phụ lục 4: Kết quả kiểm tra độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha của kháo sát sơ
bộ..............................................................................................................................122
Phụ lục 5: Kết quả kiểm tra độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha của kháo sát
chính thức.................................................................................................................126

Phụ lục 6: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA của các biến độc lập ............128
Phụ lục 7: Kết quả kiểm tra độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm nhân
tố mới .......................................................................................................................132
4

Phụ lục 8: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA của các biến phụ thuộc ........133

Phụ lục 9: Kết quả phân tích mô tả ..........................................................................134


Phụ lục 10: Kết quả phân tích tương quan ...............................................................135
Phụ lục 11: Kết quả phân tích hồi quy các nhân tố .................................................136
Phụ lục 12: Kết quả kiểm tra tác động của các biến điều tiết ..................................137
5

DANH MỤC VIẾT TẮT

AHXH Ảnh hưởng xã hội

CNTT Công nghệ thông tin

CUDVTGTT Cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

EFA Phân tích nhân tố khám phá

NFC Near-Field Communication

NTBM Nhận thức an toàn bảo mật

NTDD Nhận thức tính dễ sử dụng

NTDT Nhận thức danh tiếng của nhà cung cấp dịch vụ

NTHI Nhận thức tính hữu ích

POS Point of sales

TAM Mô hình chấp nhận công nghệ

TTDĐ Thanh toán di động

UTAUT Lý thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ

YĐSD Ý định sử dụng

YTHT Yếu tố hỗ trợ


6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Danh sách bảng


Bảng 2.1: Tóm tắt một số nghiên cứu liên quan ...........................................................32
Bảng 2.2: Thang đo “Nhận thức tính hữu ích” .............................................................37
Bảng 2.3: Thang đo “Nhận thức tính dễ sử dụng”........................................................38
Bảng 2.4: Thang đo “Ảnh hưởng xã hội” .....................................................................40
Bảng 2.5: Thang đo “Nhận thức an toàn bảo mật” .......................................................41
Bảng 2.6: Thang đo “Nhận thức danh tiếng của nhà cung cấp dịch vụ” ......................42
Bảng 2.7: Thang đo “Yếu tố hỗ trợ” .............................................................................44
Bảng 2.8: Thang đo “Ý định sử dụng” .........................................................................45
Bảng 3.1: Quy mô điều tra bằng phương pháp lấy mẫu phi xác suất ...........................50
Bảng 3.2: Cấu trúc bảng hỏi .........................................................................................51
Bảng 4.1: Mạng lưới chấp nhận thanh toán QR của một số ứng dụng hiện nay ..........56
Bảng 4.2: Cấu trúc nhân khẩu học của mẫu khảo sát và dân số ở thành thị Việt Nam.
.......................................................................................................................................58
Bảng 4.3: Thống kê về kinh nghiệm sử dụng thanh toán phi tiền mặt tại địa điểm bán
phân theo giới tính. ........................................................................................................60
Bảng 4.4: Kết quả tổng hợp kiểm định độ tin cậy của thang đo trong khảo sát sơ bộ .66
Bảng 4.5: Kết quả loại biến sau kiểm định độ tin cậy của thang đo trong khảo sát chính
thức. ...............................................................................................................................67
Bảng 4.6: Kết quả tổng hợp kiểm định độ tin cậy của thang đo của khảo sát chính thức
.......................................................................................................................................67
Bảng 4.7: Tổng hợp các hệ số phân tích nhân tố EFA biến độc lập .............................69
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định độ tin cậy của nhóm nhân tố mới. .................................71
Bảng 4.9: Tổng hợp hệ số phân tích nhân tố EFA biến phụ thuộc ...............................72
Bảng 4.10: Thống kê mô tả các biến quan sát. .............................................................73
Bảng 4.11: Hệ số tương quan của giữa các nhóm nhân tố ...........................................76
Bảng 4.12: Sơ lược mô hình hồi quy các nhân tố .........................................................77
Bảng 4.13: Kết quả phân tích ANOVA của hồi quy tuyến tính bội .............................77
Bảng 4.14: Thống kê đa cộng tuyến .............................................................................78
Bảng 4.15: Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa ...................................................................78
Bảng 4.16: Hệ số hồi quy chuẩn hóa ............................................................................79
7

Bảng 4.17: Kiểm định các giả thuyết chính ..................................................................80


Bảng 4.18: Kết quả ảnh hưởng của các biến điều tiết ..................................................82
Bảng 4.19: Kết quả ảnh hưởng trực tiếp của tuổi, giới tính và kinh nghiệm lên ý định sử
dụng. ..............................................................................................................................84
Bảng 4.20: Kiểm định giả thuyết của các biến điều tiết ...............................................85

Danh sách biểu đồ


Biểu đồ 4.1: Phân bố địa lý của người tham gia khảo sát.............................................59
Biểu đồ 4.2: Cơ cấu mẫu phân theo thu nhập đối với người đã có kinh nghiệm thanh
toán phi tiền mặt tại điểm bán. ......................................................................................61
Biểu đồ 4.3: Cơ cấu mẫu phân theo thu nhập đối với người chưa có kinh nghiệm thanh
toán phi tiền mặt tại điểm bán. ......................................................................................61
Biểu đồ 4.4: Nguyên nhân người chưa có kinh nghiệm được khảo sát chưa sử dụng
TTDĐ tại điểm bán ........................................................................................................62
Biểu đồ 4.5: Lợi ích người chưa có kinh nghiệm được khảo sát mong muốn nếu sử dụng
TTDĐ tại điểm bán. .......................................................................................................63
Biểu đồ 4.6: Nguồn thông tin về TTDĐ tại điểm bán ..................................................63
Biểu đồ 4.7: Tình hình sử dụng các dịch vụ TTDĐ tại điểm bán .................................64
Biểu đồ 4.8: Mức độ tán thành về nhận định sẽ sử dụng dịch vụ TTDĐ nếu cửa hàng có
trang bị dịch vụ thanh toán. ...........................................................................................64
Biểu đồ 4.9: Mức độ tán thành về nhận định sẽ sử dụng dịch vụ TTDĐ nếu có nhiều
chính sách ưu đãi và giảm giá. ......................................................................................64
8

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Số lượng giao dịch qua di động trên thế giới 2013 - 2019 (dự đoán). ...........9
Hình 2.1: QR code ........................................................................................................16
Hình 2.2: Dịch vụ thanh toán M-PESA trên điện thoại di động...................................17
Hình 2.3: Một số loại điện thoại đi động có thể sử dụng Samsung Pay.......................18
Hình 2.4: Các bước để thực hiện một thanh toán qua Samsung Pay ...........................19
Hình 2.5: Ứng dụng MoMo ..........................................................................................20
Hình 2.6: VNPay QR ....................................................................................................21
Hình 2.7: Mô hình thuyết hành động hợp lý – Theory of Reasoned Action ................22
Hình 2.8: Mô hình thuyết hành vi dự định – Theory of Planned Behaviour ................23
Hình 2.9: Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) .........................................................24
Hình 2.10: Mô hình thuyết đổi mới sang tạo – Diffusion of Innovation Theory .........25
Hình 2.11: Mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) ................................26
Hình 2.12: Mô hình kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận thẻ tín
dụng di động hỗ trợ NFC ...............................................................................................29
Hình 2.13: Mô hình nghiên cứu ý định sử dụng thanh toán di động tại điểm bán .......36
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ....................................................................................48
Hình 5.1: Một số ứng dụng TTDĐ của các tổ chức CUDVTGTT ở Việt Nam ...........92
Hình 5.2: Một số ứng dụng mobile banking của ngân hàng có khả năng TTDĐ tại điểm
bán .................................................................................................................................96
9

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài


Ngày nay, môi trường thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt qua thiết bị di động
trên thế giới ngày càng trở nên năng động. Theo báo cáo Thanh toán Thế giới
(Capgemini & BNP Paribas, 2017) đưa ra dự đoán đến năm 2019. một nửa số giao dịch
qua thẻ trên thế giới sẽ là trực tuyến hoặc qua thiết bị di động. Trong đó, số lượng giao
dịch qua di động dự đoán tăng hàng năm 21,8% trong giai đoạn 2015 - 2019. 1

Hình 1.1: Số lượng giao dịch qua di động trên thế giới 2013 - 2019 (dự đoán).
(Nguồn: Capgemini & BNP Paribas, 2017)

Cuốn theo làn sóng tăng trưởng mạnh mẽ này, các giao dịch thanh toán di động
tại điểm bán cũng đang ngày càng trở nên phổ biến. Theo eMarketer dự báo đến năm
2019, các giao dịch qua di động tại điểm bán hàng đạt 210 tỷ USD, tăng từ 8,7 tỷ USD
của năm 2015 (eMarketer, 2016). Trong đó, thị trường châu Á đóng góp vai trò quan
trọng, đặc biệt là Trung Quốc. Số lượng các giao dịch thanh toán qua di động tại đây đạt
10 nghìn tỉ nhân dân tệ, tương đương với khoảng 1,45 nghìn tỉ USD vào năm 2015
(Capgemini & BNP Paribas, 2017). Các giao dịch qua di động tại điểm bán được người

(1)
Tỉ lệ tăng trưởng lũy kế hàng năm CAGR (Compound Annual Growth Rate).
10

dân Trung Quốc thực hiện hằng ngày, như khi mua những nhu yếu phẩm thức ăn, đồ
dùng cá nhân. Thêm vào đó, tính đến năm 2017, 40 triệu cửa hàng truyền thống trên
toàn Trung Quốc đã chấp nhận thanh toán di động. Điều này cho thấy tiềm năng phát
triển của nền thanh toán di động trên toàn cầu nói chung và châu Á nói riêng.

Khi so sánh hệ thống thanh toán qua di động với các hệ thống thanh toán khác, hệ
thống mang lại rất nhiều tính năng, lợi ích hơn. Có thể kể đến như tính di động, mỗi
người dùng có thể thực hiện thanh toán của cá nhân độc lập về thời gian và địa điểm.
Với trường hợp thanh toán tại điểm bán, người dùng không cần đem theo tiền mặt hay
thẻ ATM, việc thanh toán bằng điện thoại còn bảo mật thông tin cao do khách hàng
không phải đưa thẻ cho người bán. Bên cạnh đó, người bán hàng tiết kiệm được các chi
phí cho khâu thu ngân, kiểm đếm tiền. Các ngân hàng cắt giảm được chi phí đầu tư cho
ATM, lại dễ mở rộng mạng lưới khách hàng, cung cấp nhiều dịch vụ ưu đãi hơn.

Những lợi ích mà hệ thống đem lại kết hợp với sự phủ sóng rộng rãi việc sử dụng
điện thoại thông minh có kết nối Internet và quá trình toàn cầu hóa các nền kinh tế, thanh
toán qua di động sẽ dần thay thế thanh toán truyền thống và trở thành tương lai của hệ
thống thanh toán, đặc biệt là các giao dịch tại điểm bán toàn thế giới.

Tại Việt Nam, với số dân hơn 90 triệu người thì có đến có 36,5 triệu người đang
sử dụng smartphone tính đến năm 2016 (eMarketer, 2016). Thêm vào đó, người tiêu
dùng tại Việt Nam cũng thể hiện sự quan tâm và hứng thú với các dịch vụ thanh toán
trên di động. Theo kết quả khảo sát về thái độ thanh toán của người tiêu dùng do Visa
ủy quyền Toluna thực hiện, tính đến đến cuối tháng 6-2016 thì khoảng 70% số người
tiêu dùng được hỏi mua hàng một lần mỗi tháng bằng smartphone, 88% khẳng định sẽ
dùng điện thoại di động để thanh toán (Visa & Toluna, 2016). Những con số trên cho
thấy nhiều tín hiệu tích cực đối với việc xây dựng một nền kinh tế phi tiền mặt ở Việt
Nam.

Nhận ra được tiềm năng của xu hướng này, chính phủ đã ban hành nhiều quyết
sách để tạo điều kiện phát triển cho hệ thống thanh toán qua di động ở nước ta. Phát biểu
chỉ đạo tại Diễn đàn Thanh toán điện tử Việt Nam (Vietnam E- Payment Forum) - VEPF
2017, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ nhấn mạnh: “Tôi tin tưởng rằng,
thanh toán di động sẽ nhanh chóng bùng nổ và phổ cập ở Việt Nam như chúng ta đã
làm được với điện thoại di động hơn 10 năm trước. Đây cũng là mục tiêu quan trọng
của Chính phủ, mong muốn làm bùng nổ và phổ cập thanh toán di động, góp phần đưa
11

tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương diện thanh toán ở mức thấp hơn 10% vào năm 2020.”
(Mai Ngọc, 2017). Điều đó thể hiện sự ghi nhận của Chính phủ rằng thanh toán di động,
bao gồm cả giao dịch thanh toán di động tại điểm bán có ý nghĩa quan trọng trong sự
phát triển của quốc gia.

Nắm bắt được những cơ hội kể trên, rất nhiều các công ty đầu tư phát triển dịch
vụ thanh toán trên nền tảng di động tại điểm bán. Phải kể đến Samsung Pay - ứng dụng
chính thức được hãng công nghệ Hàn Quốc triển khai rộng rãi tại Việt Nam từ 29/9/2017
tích hợp dữ liệu của 7 ngân hàng lớn (Vietinbank, Vietcombank, BIDV, Sacombank,
Shinhan Vietnam Bank, ABBank, Citibank), tương thích với hơn 300.000 máy POS(2)
tại Việt Nam. Thị trường càng trở nên sôi động hơn khi có sự tham gia của các công ty
Fintech3 và sự ra đời của hàng loạt ứng dụng ví điện tử (VnPay, MoMo, VTC Pay,
VIMO, Payoo, Moca, ZaloPay,...) cho phép thanh toán hóa đơn tại điểm bán trên nền
tảng di động. Tính tới năm 2016, 2/3 trong 30 doanh nghiệp Fintech đã được thành lập
tại Việt Nam cung cấp dịch vụ này (Vietstock, 2017).

Tuy vậy, tỉ lệ người dân thực sự thanh toán di động ở điểm bán ở nước ta còn chưa
cao, chỉ tập trung ở thành thị. Một trong những lí do có thể là bởi thành thị mới có đầy
đủ cơ sở hạ tầng để lắp đặt phát triển dịch vụ. Hoặc có thể do các công ty cung cấp nền
tảng thanh toán qua di động chưa có chiến lược hợp lí giúp người dân hiểu biết đầy đủ
hay tiếp cận với các nền tảng trung gian hay các công nghệ thanh toán cho điện thoại.
Thêm vào đó, sự bùng nổ về số lượng của các giải pháp thanh toán di động tại điểm bán
với các hệ thống thanh toán riêng khiến thị trường bị chia cắt dẫn đến bất tiện khi giao
dịch. Do những nguyên nhân trên nên việc phổ biến sử dụng thanh toán qua di động tại
điểm ở nước ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, tuy có nhiều nghiên cứu về
lĩnh vực thanh toán di động trên thế giới, nhưng chưa có sự chú trọng thích đáng đến
yếu tố sử dụng tại điểm bán, đặc biệt là đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử
dụng thanh toán di động tại điểm bán ở Việt Nam, nhằm cung cấp những dữ liệu, nghiên
cứu tiền đề để tìm ra định hướng để phát triển, phổ biến rộng rãi hình thức thanh toán
này ở thành thị và đẩy mạnh mở rộng cả vùng nông thôn trong tương lai. Hơn thế nữa,

(2)
Máy POS (Point of sale) là máy chấp nhận thanh toán bằng thẻ, thường sử dụng tại quầy thanh toán
tiền nơi các nhà hàng, khách sạn, siêu thị… sử dụng để khách hàng thanh toán các khoản phí dịch vụ.
(3)
Fintech là viết tắt của từ “financial technology” (công nghệ trong tài chính), fintech được sử dụng
chung cho tất cả các công ty sử dụng internet, công nghệ điện toán đám mây, điện thoại di động, các
phần mềm mã nguồn mở hay tiền mã hóa như Bitcoin, nhằm mục đích cải thiện hiệu quả của hoạt động
ngân hàng và đầu tư.
12

nghiên cứu này cũng mong muốn hỗ trợ giải quyết phần nào vấn đề mà đang đem đến
nhiều thách thức cho Bộ Tài chính - Công Thương - Ngân hàng Nhà nước và các doanh
nghiệp có liên quan này.

Để giải quyết vấn đề cấp thiết ở trên, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài “Các
nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thanh toán di động tại điểm bán của người
dân thành thị Việt Nam” trong công trình NCKH SV năm 2018. Nghiên cứu này sẽ
đóng góp một phần hữu ích trong việc tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận
thanh toán di động tại điểm bán. Từ đó, nghiên cứu đề ra các giải pháp, kiến nghị thúc
đẩy sự phát triển của thị trường này, tạo sự thuận tiện trong giao dịch thương mại và
nâng cao tiềm lực của nền kinh tế Việt Nam.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu


Đề tài nghiên cứu có các mục tiêu cơ bản sau:

 Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thanh toán di động tại điểm
bán của người dân thành thị Việt Nam.
 Xác định mức độ quan trọng của từng nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng của
người tiêu dùng.
 Xác định ảnh hưởng điều tiết của tuổi, giới tính và kinh nghiệm đến mối quan hệ
giữa các nhân tố và ý định sử dụng.
 Đưa ra những đề xuất để thúc đẩy phát triển dịch vụ thanh toán di động tại điểm
bán ở Việt Nam.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu


Với mục tiêu nghiên cứu nêu trên, nghiên cứu này cần trả lời những câu hỏi sau:

 Những nhân tố nào ảnh hưởng đến ý định sử dụng thanh toán di động tại điểm
bán của người dân thành thị Việt Nam?
 Các nhân tố ảnh hưởng như thế nào tới ý định sử dụng dịch vụ thanh toán di động
tại điểm bán?
 Giới tính, độ tuổi và kinh nghiệm ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ giữa
các nhân tố và ý định sử dụng?
 Những đề xuất nào có thể giúp thúc đẩy phát triển dịch vụ thanh toán di động đặc
biệt là thanh toán di động tại điểm bán ở Việt Nam?
13

1.4 Đối tương và phạm vi nghiên cứu


1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thanh toán di động tại điểm bán của
người dân thành thị Việt Nam và các ảnh hưởng điều tiết của tuổi, giới tính và kinh
nghiệm lên mối quan hệ giữa các nhân tố và ý định sử dụng.

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

Không gian nghiên cứu: Người dân sống trong các thành thị ở Việt Nam, tập trung
tại các thành phố trực thuộc trung ương như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,
thành phố Hải Phòng,... và một số thành phố trực thuộc tỉnh khác.

Thời gian nghiên cứu: tháng 1-4/2018

1.5 Cấu trúc nghiên cứu


Đề tài nghiên cứu bao gồm 5 chương chính:

Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận và kiến nghị


14

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Thanh toán di động

2.1.1.1 Định nghĩa

Thanh toán di động (Mobile payment) là phương thức thanh toán mới thay thế cho
những cách truyền thống mà chúng ta vẫn hay thường sử dụng là trả bằng tiền mặt hoặc
sử dụng các loại thẻ như thẻ ghi nợ (Debit card) hoặc thẻ tín dụng (Credit card) (Hayashi,
2012). Nó sử dụng các thiết bị di động (như điện thoại di động, máy tính bảng,…) và
các công nghệ truyền thông không dây (như các mạng viễn thông di động hoặc các công
nghệ liên lạc phạm vi nhỏ). Thanh toán di động có thể được sử dụng trong nhiều mục
đích, chẳng hạn như thanh toán cho nội dung kỹ thuật số (ví dụ như nhạc chuông, hình
ảnh hoặc trò chơi), vé xem phim hoặc vé máy bay, phí đỗ xe, vé xe buýt, tàu hỏa và taxi;
ngoài ra, còn có thể thanh toán các hóa đơn tiền điện, tiền nước; mua thẻ điện thoại một
cách dễ dàng, thuận tiện. Các thiết bị di động cho phép người dùng kết nối với máy chủ,
xác thực và cấp phép quyền sử dụng của khách hàng trước khi thực hiện thanh toán di
động và sau đó xác nhận khi giao dịch đã hoàn thành.

2.1.1.2 Lợi ích của việc sử dụng thanh toán di động

So sánh với phương thức trả tiền mặt truyền thống, thanh toán di động có rất nhiều
lợi ích to lớn đối với khách hàng sử dụng. Nổi bật chính là sự thuận tiện, tính an toàn
bảo mật, khả năng giảm bớt chi phí và hỗ trợ quản lí chi tiêu. Cụ thể, nhắc đến sự thuận
tiện, thanh toán di động giúp người sử dụng hạn chế việc phải cầm rất nhiều tiền mặt ra
đường cũng như mất thời gian trong khâu thanh toán với việc kiểm kê và trả lại tiền
thừa. Chỉ với một chiếc điện thoại di động thông minh, khách hàng sẽ không cần phải
lo lắng đến việc để quên ví ở nhà cũng như không có tiền lẻ để thanh toán. Sử dụng
phương thức thanh toán này cũng giúp người dùng có thể quản lý được số tiền họ đã chi
tiêu cũng như biết được khoản chi nào tốn kém nhất để từ đó cân bằng các khoản thu
chi và tiêu dùng hợp lý hơn.

Bên cạnh đó, sử dụng thanh toán di động thể hiện được mức độ ưu việt về sự an
toàn bảo mật khi so với phương thức truyền thống như trả tiền mặt hay quẹt thẻ. Nhiều
khách hàng thường có thói quen đưa thẻ ngân hàng/thẻ tín dụng của mình cho nhân viên
thanh toán mỗi khi sử dụng dịch vụ tại các cửa hàng, siêu thị, nhà hàng,… Điều này dẫn
15

đến nguy cơ bị mất thông tin trong trường nhân viên ghi lại số thẻ, tên chủ tài khoản,
ngày hết hạn, số CVV(4) in trên thẻ. Những thông tin này vừa đủ để có thể sử dụng trong
thanh toán trực tuyến hoặc tạo thẻ giả. Tuy nhiên, với thanh toán di động, mọi thông tin
cá nhân sẽ đều được mã hóa. Kể cả khi người khác sử dụng điện thoại, họ cũng không
thể đọc được thông tin của chủ thẻ.

Mất tiền hay mất thẻ tín dụng luôn luôn là sự cố mang đến nhiều phiền toái cho
khách hàng. Vì vậy, nếu tích hợp thẻ tín dụng vào các giao thức thanh toán di động trên
điện thoại, người dùng hoàn toàn có thể để thẻ vật lý ở nhà. Việc thanh toán sẽ thực hiện
bằng điện thoại. Trong trường hợp mất điện thoại, các nền tảng bảo mật cho phép xóa
tài khoản từ xa, giữ an toàn tuyệt đối cho thẻ và thông tin trên thẻ.

Khi khách hàng lựa chọn một giao thức thanh toán di động, yếu tố bảo mật đóng
vai trò quan trọng hàng đầu. Đây cũng là vấn đề được các công ty phát triển sản phẩm
chú trọng. Do đó, các ví điện tử thường có từ 2 đến 3 lớp bảo mật như đăng nhập, nhập
lại mật khẩu xác nhận, mã OTP(5), xác thực vân tay… Vì có nhiều tầng bảo mật đến như
vậy, người sử dụng vẫn có thể yên tâm ngay cả khi mất điện thoại hoặc lộ mật khẩu.

Hơn thế, thanh toán di động cũng đem lại lợi ích cho những chủ cửa hàng, hay các
chuỗi bán lẻ. Khi đó, chủ cửa hàng hay doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi khoản thu
nhập của mình, giữ tiền an toàn hơn, giảm bớt các chi phí về kiểm kê tiền mặt, đảm bảo
an toàn, giải quyết các vấn đề như thiếu tiền lẻ để trả lại,…

2.1.1.3 Các loại hình thanh toán di động

Theo như Hayashi (2012), người sử dụng có thể thực hiện ba loại thanh toán di
động qua các thiết bị điện tử như điện thoại di động hoặc máy tính bảng. Cách thứ nhất
là việc giao dịch giữa người với người (person-to-person) qua một chiếc thiết bị di động.
Quá trình giao dịch này bao gồm các khoản thanh toán phi thương mại từ người sử dụng
này sang người sử dụng khác và các khoản thanh toán thương mại mà người sử dụng
chi trả cho một số loại hình dịch vụ, buôn bán nhỏ lẻ như một thợ sửa ống nước hay
người làm vườn. Thứ hai là đối với hàng hoá và dịch vụ đã mua qua Internet trên thiết
bị di động. Loại hình thứ hai này được sử dụng chủ yếu để mua hàng qua các trang mạng
bán lẻ như Lazada, Shopee, Tiki, … Loại hình thứ ba cũng như là loại hình chính của

CVV là mã bảo mật thẻ thanh toán quốc tế gồm 3 chữ số được in ở mặt dưới thẻ thanh toán quốc tế.
(4)
(5)
OTP là viết tắt của từ One Time Password, có nghĩa là mật khẩu sử dụng 1 lần. Mã OTP là mã được các hệ
thống thanh toán trực tuyến mặc định gửi đến cho quý khách hàng để nhập vào trong thời gian thực hiện giao dịch
để đảm bảo sự bảo mật một cách tối đa.
16

phương thức này là thanh toán di động tại điểm bán hàng (Point-Of-Sale), viết tắt là
POS, là thanh toán bắt đầu từ một thiết bị di động tại các địa điểm vật lý cụ thể, chẳng
hạn như cửa hàng tạp hoá, nhà hàng hoặc trạm xăng. Hình thức thanh toán POS di động
là trọng tâm chính của bài nghiên cứu này vì mua hàng POS chiếm đa số trong thanh
toán của người tiêu dùng.

2.1.2 Thanh toán di động tại điểm bán (Point-Of-Sale)

Việc thanh toán di động tại điểm bán bắt buộc phải được thực hiện thông qua thiết
bị di động tại một địa điểm vật lý cụ thể như nhà hàng, cửa hàng tạp hóa, trên taxi, …
Dưới đây là một số những công nghệ chính phục vụ cho việc thanh toán di động tại điểm
bán (POS):

Công nghệ kết nối tầm gần (Near Field Communications), viết tắt là NFC, là một
phương thức kết nối nhằm trao đổi thông tin, chuyển đổi dữ liệu giữa hai thiết bị điện
tử trong một khoảng cách gần trong phạm vi bán kính khoảng 4cm (Raina, 2012). Chip
NFC đã được cài sẵn vào một số thiết bị di động tiên tiến hiện nay như Samsung Galaxy
S8, S8 Plus, Note 8, … cho phép thiết bị trao đổi dữ liệu với thiết bị thanh toán tại điểm
bán (POS). Chính vì vậy, thay vì phải quẹt thẻ hay phải trả tiền mặt, người sử dụng chỉ
cần chạm hoặc đưa điện thoại di động gần với thiết bị thanh toán tại điểm bán (POS) để
thanh toán.

Công nghệ nhận dạng qua tần số vô tuyến (Radio Frequency Identification), viết
tắt là RFID, là một phương thức dùng kết nối sóng vô tuyến để tự động xác định và theo
dõi và truyền dữ liệu từ các tag (thẻ) đến các reader (bộ đọc). Một số thẻ nhận dạng
RFID có thể đọc được ở khoảng cách xa vài mét. Tương tự như NFC, RFID cũng được
sử dụng trong phương thức thanh toán di động tại điểm bán (POS). Tuy nhiên, so với
NFC, RFID có tầm sử dụng ở khoảng cách xa hơn nên sự an toàn bảo mật cũng ít hơn
so với thiết bị sử dụng NFC.

Mã QR (Quick Respond Code) hay "mã phản hồi nhanh" viết tắt là QR code, là
mã ma trận hay mã vạch hai chiều chứa một thông tin nhất định
được mã hóa. Trong thanh toán di động, nó được sử dụng nhằm
đơn giản hóa việc nhập dữ liệu vào điện thoại di động. Người
dùng chỉ việc quét mã QR thông qua thiết bị di động thông minh
có khả năng chụp ảnh kết hợp với ứng dụng có thể dùng để quét
mã vạch để dẫn đến nguồn thông tin mà họ muốn tìm hiểu. Các Hình 2.1: QR code
17

dịch vụ TTDĐ sử dụng mã QR để hướng người mua hàng vào trang thanh toán của họ
nhằm tăng sự thuận tiện, giảm thời gian cũng như chi phí khi phải thanh toán tiền mặt
tại điểm bán hàng. Tuy nhiên, thay vì sử dụng thiết bị thanh toán tại điểm bán (POS),
nhà bán lẻ phải đăng kí mã QR thì mới có thể sử dụng thanh toán di động.

2.1.3 Các nhà cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

Các giao dịch thanh toán di động hiện nay, đặc biệt là TTDĐ tại điểm bán đều
được thực hiện thông qua một phần mềm ứng dụng trên di động. Các nhà phát hành ứng
dụng này có thể chia làm 3 loại. Thứ nhất là các ngân hàng, dựa trên nền tảng tài chính
sẵn có, ngân hàng tích hợp khả năng quét mã QR với ứng dụng ngân hàng di động của
mình (mobile banking) để thực hiện các thanh toán di động tại điểm bán, ví dụ như ứng
dụng Vietinbank iPay, Agribank E-Mobile Banking, BIDV SmartBanking,... Thứ hai là
các tập đoàn công nghệ liên quan đến sản xuất điện thoại như Apple, Samsung công
nghệ giao tiếp tầm ngắn (NFC) được sử dụng để thực hiện thanh toán với điều kiện các
thiết bị di động phải được gắn chíp NFC. Samsung là công ty điện tử đầu tiên gia nhập
thị trường Việt Nam. Thứ ba là các đơn vị trung gian như các tập đoàn viễn thông, các
doanh nghiệp thương mại điện tử, các công ty Fintech. Công nghệ được sử dụng để
thanh toán ở trong nhóm nhà cung cấp này tùy thuộc vào điều kiện sẵn có của doanh
nghiệp. Ví dụ như dịch vụ của nhà mạng lớn nhất Kenya – Safaricom, tên là M-PESA
được ra đời năm 2007 và đến tháng 3 năm 2015 đã có hơn 17 triệu người sử dụng, tương
đương với hơn hai phần ba dân số người trưởng thành ở Kenya, hoạt động của dịch vụ
này dựa trên hệ thống tin nhắn SMS, người dân nạp tiền vào tài khoản M-PESA tại các
đại lý, các giao dịch được thực hiện theo các tin nhắn của họ, được đánh giá là “hệ thống
ngân hàng mà không cần ngân hàng bởi người dùng không cần kết nối điện thoại với
tài khoản ngân hàng hay thẻ tín dụng.” (The Economist, 2015). Điều này phù hợp với
điều kiện cơ sở hạ tầng bấy giờ của
Kenya khi mà phần lớn người dân
không có tài khoản ngân hàng, chi
nhánh ngân hàng rất ít, đặc biệt ở
vùng nông thôn. Tuy nhiên, hình thức
thanh toán này có độ bảo mật không
Hình 2.2: Dịch vụ thanh toán M-PESA trên cao.
điện thoại di động (Nguồn: The Economist)
Ở Việt Nam hiện nay, có 27 tổ
chức không phải là ngân hàng được Ngân Hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạt động cung
18

ứng dịch vụ trung gian thanh toán trong đó chủ yếu là các tập đoàn viễn thông (VNPT,
Viettel) cũng như các công ty Fintech bên cạnh các công ty chuyển mạch quốc gia. Các
doanh nghiệp này tham gia thị trường TTDĐ tại điểm bán qua sử dụng quét mã QR là
chủ yếu, bên cạnh đó một số ứng dụng cũng hỗ trợ thanh toán bằng công nghệ NFC như
ZaloPay, VTC Pay. Các thanh toán được trả bằng tài khoản ví điện tử hoặc được kết nối
với thẻ ngân hàng.

2.1.4 Các ứng dụng thanh toán di động (tại điểm bán) hiện nay

Theo một bài báo của Trung tâm tin tức VTV24 (11/2017), người dùng dịch vụ
thanh toán di động bị bối rối vì hiện nay có quá nhiều ứng dụng khác nhau. Theo nhiều
dự đoán của giới chuyên gia, khi Việt Nam chuyển đổi cơ bản sang công nghệ thẻ chip,
tính đến thời điểm năm 2020, thị trường TTDĐ tại Việt Nam sẽ có sự tham gia của các
ông lớn như Ali Pay, Apple Pay và cả Google Pay. Tính tháng 11/2017, Việt Nam đã có
tổng cộng 25 ví điện tử với những cái tên quen thuộc như MoMo, Zalo Pay, VNPay và
nhiều ứng dụng khác. Chính sự bùng nổ mạnh mẽ của các ứng dụng TTDĐ đã khiến
cho thị trường chưa có cái tên nào thực sự thống trị. Dưới đây là một số những dịch vụ
nổi bật hiện nay.

2.1.4.1 Samsung Pay

Hình 2.3: Một số loại điện thoại đi động có thể sử dụng Samsung Pay
(Nguồn: samsung.com)

Samsung Pay là dịch vụ thanh toán bằng điện thoại độc quyền của Samsung. Dịch
vụ này biến những thiết bị điện tử của Samsung như điện thoại thông minh cho đến máy
tính bảng và các sản phẩm khác thành công cụ để thanh toán. Thanh toán không chạm
NFC là một trong những tính năng nổi bật nhất trên Samsung Pay, ngoài ra ứng dụng
còn kết hợp với truyền dữ liệu an toàn cho phép thanh toán không chạm được sử dụng
19

trên các thiết bị thanh toán hỗ trợ thẻ từ và thẻ giao tiếp thông thường.

Ứng dụng Samsung Pay được công bố tại Hàn Quốc vào ngày 20 tháng 8 năm
2015 và ra mắt lần đầu tiên tại thị trường Việt Nam vào ngày 28 tháng 9 năm 2017. Hầu
hết các dòng điện thoại thông minh cao cấp của Samsung từ đời Galaxy S6 edge và
Galaxy Note 5 trở lên đều đã được lắp đặt sẵn ứng dụng này. Mới ra mắt tại Việt Nam
được hơn nửa năm, tuy nhiên ứng dụng Samsung Pay đã có thể thanh toán được ở tất cả
các điểm chấp nhận thanh toán thẻ (các cửa hàng có máy POS).

Việc thanh toán di động qua Samsung Pay cho phép các ngân hàng thành viên sử
dụng thông tin đã được số hoá mà không cần dùng thông tin về dữ liệu thẻ của khách
hàng khi cung cấp dịch vụ thanh toán di động. Nhờ tính năng này, thông tin thẻ của
khách hàng không được lưu trữ trên điện thoại và không xuất hiện trong quá trình xử lý
giao dịch. Vì vậy, rủi ro về đánh cắp thông tin cá nhân của người dùng sẽ được hạn chế.

Đến nửa đầu tháng 5 năm 2018, Việt Nam có khoảng 400000 người dùng đăng kí,
và 500000 giao dịch được thực hiện thành công theo đó tổng giá trị các giao dịch xấp xỉ
350 tỉ đồng. Ngoài ra, Samsung Pay đã mở rộng mạng lưới thanh toán nhờ liên kết với
15 ngân hàng lớn của Việt Nam như BIDV, Sacombank, Vietcombank, VietinBank,
ShinhanBank, AB Bank, Citi Bank… cùng với 3 tổ chức chuyển mạch thẻ, chiếm
khoảng 75% thị trường thẻ thanh toán nội địa ở Việt Nam.

Hình 2.4: Các bước để thực hiện một thanh toán qua Samsung Pay
(Nguồn: www.samsung.com)
20

2.1.4.2 MoMo

Hình 2.5: Ứng dụng MoMo


(Nguồn: momo.vn)

Tương tự như Samsung Pay – ứng dụng mới được hỗ trợ gần đây tại Việt Nam, ví
điện tử MoMo cũng là một ứng dụng thanh toán di động (Mobile Payment). Tuy nhiên,
để thay thế cho việc quẹt hay quét thẻ qua thiết bị POS, MoMo lại là 1 ứng dụng hỗ trợ
cho việc thanh toán tại cửa hàng sử dụng mã QR code chứ không sử dụng công nghệ kết
nối tầm gần NFC như trên Samsung Pay. Ngoài ra, với việc xuất hiện rất sớm ở Việt
Nam vào khoảng giữa năm 2014, trải qua nhiều giai đoạn cải tiến và phát triển, hiện nay
MoMo đã trở thành một trong các ứng dụng ví điện tử phổ biến nhất (có hơn 1,5 triệu
người đã sử dụng ứng dụng tại thị trường Việt Nam tính đến tháng 8 năm 2016). Hiện
tại đã có hơn 4000 địa điểm trao đổi tài chính trên khắp 45 tỉnh thành cả nước nằm trong
mạng lưới của MoMo, hỗ trợ tới 3,5 triệu người dùng ở các vùng khó khăn với việc tiếp
cận các dịch vụ tài chính hiện đại.

Cách sử dụng MoMo khá đơn giản, người dùng chỉ cần đăng kí, đăng nhập, liên
kết với thẻ ngân hàng hoặc đến các điểm giao dịch rồi nạp tiền vào ví là họ có thể trải
nghiệm hầu hết các dịch vụ được tích hợp trong ứng dụng. Ví MoMo hiện nay có rất
nhiều tính năng như: Thanh toán trực tiếp, nạp tiền điện thoại, mua mã thẻ di động, mua
mã thẻ dịch vụ, thanh toán hoá đơn, thanh toán dịch vụ, nạp tiền dịch vụ, mua sắm, đặt
vé tàu xe hay máy bay.
21

2.1.4.3 VNPAY-QR

Hình 2.6: VNPay QR


(Nguồn: vnpayment.vnpay.vn)

Cổng thanh toán VNPAYQR là cổng trung gian dùng để kết nối ngân hàng với các
đơn vị kinh doanh khác. Điều này hỗ trợ khách hàng có sử dụng thẻ hay tài khoản ngân
hàng, công nghệ thanh toán bằng mã QR (QR Code) trên ứng dụng Mobile Banking để
thanh toán các giao dịch. Ứng dụng này đưa ra những giải pháp tối ưu giúp tăng doanh
thu cho doanh nghiệp bằng việc phát triển các thiết bị thanh toán trực tuyến dễ dàng,
tiện lợi cho các doanh nghiệp cũng như khách hàng trong tất cả những quy mô và hình
thức kinh doanh khác nhau như các cửa hàng, các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, truyền thống,
phương thức thanh toán thuận tiện qua cổng thanh toán VNPAYQR cho phép khách
hàng dùng ứng dụng Mobile Banking quét mã QR của sản phẩm hoặc hóa đơn để thanh
toán một cách nhanh chóng.

So với MoMo, VNPAYQR không phải là một ví điện tử, nó chỉ là một mắt xích
trung gian kết nối giữa các đơn vị cá nhân, tổ chức kinh doanh với ngân hàng liên kết
như Agribank, Vietcombank, BIDV…

2.2 Tổng quan nghiên cứu


2.2.1 Những thuyết về chấp nhận công nghệ

Nói về những thuyết nền tảng về sự chấp thuận công nghệ, đã có rất nhiều những
mô hình nghiên cứu đã được giới thiệu để giải thích ý định sử dụng dịch vụ TTDĐ. Mở
đầu là mô hình nghiên cứu “Thuyết hành động hợp lý” (TRA) (Fishbein & Ajzen, 1975)
22

đã chỉ ra hành vi của người tiêu dùng dựa trên những tâm lý xã hội. Đây chính là nền
tảng vững chắc cho những thuyết theo sau nó như “Thuyết hành vi dự đinh” (TPB)
(Ajzen, 1991), “Mô hình chấp nhận công nghệ” (TAM) (Davis, 1989), “Thuyết khuếch
tán đổi mới” (IDT) (Rogers, 1995) và “Thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công
nghệ” (UTAUT) (Venkatesh và cộng sự, 2003). Các mô hình đi sau đều có sự thừa
hưởng những kết quả, tính hữu dụng của những mô hình đi trước, từ đó khắc phục những
khuyết điểm và củng cố những ưu điểm sẵn có của mô hình.

2.2.1.1 Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA

Hình 2.7: Mô hình thuyết hành động hợp lý – Theory of Reasoned Action
(Nguồn: Fishbein & Ajzen, 1967)

Thuyết hành động hợp lý – Theory of Reasoned Action (TRA) được xây dựng và
phát triển bởi Martin Fishbein và Icek Ajzen từ năm 1967 dựa trên các nghiên cứu trước
đây về các thuyết hành vi nhằm giải thích mối quan hệ trực tiếp giữa thái độ, hành vi
đến hành động của một cá nhân. Nói cách khác, mô hình TRA được sử dụng để tiên
đoán hành động tiếp theo dựa trên những hành vi cá nhân ban đầu. Cụ thể, dựa theo mô
hình, “ý định hành vi” có thể được giải thích bởi “thái độ đối với hành vi” và “chuẩn
chủ quan”; Trong đó “thái độ đối với hành vi” được hiểu là cảm xúc của một người hoặc
tích cực hay tiêu cực về việc thực hiện các mục tiêu hành vi, còn “chuẩn chủ quan” được
định nghĩa là cảm xúc của một cá nhân khác về việc bạn đang làm (Ajzen và Fishbein,
1975).

Theo Venkatesh và cộng sự (2003), TRA là một trong những lý thuyết có ảnh
hưởng nhất để giải thích hành vi con người. Chính vì vậy, thuyết hành động hợp lý đã
được các nhà nghiên cứu sử dụng trong nhiều rất lĩnh vực, đặc biệt là ngành Y, Dược.
Tuy nhiên, “thái độ hành vi” vẫn còn là một nhân tố đo lường không rõ ràng và thiếu ổn
23

định cũng như chịu nhiều sự chi phối bởi hoàn cảnh nghiên cứu. Do đó, việc ứng dụng
mô hình TRA vào nghiên cứu ý định sử dụng công nghệ và cụ thể hơn về sử dụng dịch
vụ TTDĐ vẫn còn rất hạn chế.

2.2.1.2 Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behaviour - TPB)

Hình 2.8: Mô hình thuyết hành vi dự định – Theory of Planned Behaviour


(Nguồn: Ajzen, 1985)

Thuyết hành vi dự định – Theory of Planned Behaviour (TPB) được đề xuất bởi
Ajzen (1985) nhằm khắc phục những hạn chế cũng như thiếu sót của thuyết hành động
hợp lý (TRA). Mô hình TPB được cho là phiên bản mở rộng của mô hình TRA giúp dự
đoán được hành động tiếp theo của con người dựa trên những hành vi ban đầu. Vì là
phiên bản mở rộng của mô hình TRA, mô hình TPB cũng mang nhiều điểm đồng khi
đều cho rằng “ý định hành vi” là nhân tố quyết định đến ý định sử dụng của một cá nhân
dựa trên những thông tin mà họ có được. Điểm nổi bật hơn ở trong mô hình TPB chính
là việc sử dụng thêm nhân tố “hành vi kiểm soát cảm nhận” – là nhận thức của cá nhân
về những điều kiện cần thiết hay cơ hội để thực hiện một hành vi cụ thể một cách dễ
dàng (Ajzen, 1985). Trong đó, “hành vi kiểm soát cảm nhận” có ảnh hưởng trực tiếp
đến cả ý định cũng như hành vi sử dụng. Vì được phát triển sau này, thuyết hành vi kế
hoạch (TPB) được cho là ưu việt hơn so với thuyết hành động hợp lý (TRA) trong việc
dự đoán cũng như giải thích hành vi của người sử dụng trong cùng một ngữ cảnh.

Mặc dù đã được đổi mới hơn, mô hình TPB vẫn gặp phải hạn chế còn tồn đọng ở
24

mô hình TRA khi vẫn chỉ tập trung tìm hiểu vào ý định hành vi của con người một cách
chung chung, thiếu sự đo lường rõ ràng để áp dụng trong các lĩnh vựa khoa học cụ thể,
đặc biệt là trong phạm trù liên quan đến công nghệ. Do đó, những nghiên cứu sau này
về dịch vụ TTDĐ đều đã có sự áp dụng cũng như kết hợp giữa mô hình TPB và những
mô hình liên quan đến công nghệ nói chung (Shang và cộng sự, 2011). Cụ thể, bài nghiên
cứu gần đây Nguyễn Thế Ninh (2016) đã có sự kết hợp giữa thuyết hành vi kế hoạch
(TPB) với thuyết chấp nhận công nghệ (TAM) để dự đoán ý định của khách hàng trong
việc sử dụng dịch vụ TTDĐ.

2.2.1.3 Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model – TAM)

Hình 2.9: Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) (Nguồn: Davis, 1989)

Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) là một trong những mô hình nghiên cứu đầu
tiên và phổ biến nhất để giải thích hành vi áp dụng công nghệ thông tin của người sử
dụng (Davis, 1989). TAM đã được công nhận là một mô hình hữu ích về các hành vi
chấp nhận công nghệ trong ngành CNTT và hiện đang được ứng dụng một cách rộng rãi
bởi các nhà nghiên cứu về các hệ thống thông tin nói chung. Nền tảng căn bản của TAM
là người dùng CNTT nên đưa ra những hành động hợp lý khi họ quyết định sử dụng
CNTT. Trong quá trình người dùng có ý định sử dụng những CNTT mới, hai biến số -
“cảm nhận tính hữu ích” và “cảm nhận tính dễ sử dụng” của hệ thống - là những yếu tố
quan trọng nhất ảnh hưởng đến “ý định của người sử dụng”. Trong đó “cảm nhận tính
hữu ích” được định nghĩa là mức độ mà người sử dụng tin tưởng rằng sử dụng công
nghệ này sẽ nâng cao chất lượng công việc; “cảm nhận tính dễ sử dụng” lại được hiểu
là mức độ cá nhân tin sử dụng công nghệ sẽ dễ dàng. Trong một nghiên cứu tổng hợp
về đề tài TTDĐ của Dahlberg và cộng sự (2015) “cảm nhận tính hữu ích” và “cảm nhận
tính dễ sử dụng” được thống kê là hai biến được sử dụng nhiều nhất trong các nghiên
25

cứu về sự chấp nhận sử dụng TTDĐ.


Mặc dù được phát triển với mục đích ban đầu cho CNTT, mô hình TAM vẫn rất
hữu dụng trong việc giải thích cho các ứng dụng công nghệ khác bởi tính hoàn thiện của
nó. Tuy nhiên, như đã nói ở phần trước, một mô hình đơn lẻ không thể nào bao quát hết
tất cả những yếu tố được cho là có tiềm năng ảnh hưởng đến ý dụng của nhiều dịch vụ
hay công nghệ tiên tiến, đặc biệt là trong thị trường kinh tế di động hiện nay (Shang và
cộng sự, 2011). Các nghiên cứu về lĩnh vực này như Gan (2016), Nguyễn Thế Ninh và
cộng sự (2016), Yadav (2017) đều gợi ý kết hợp khác cũng như thêm vào một số biến
mới để tạo nên một mô hình chất lượng hơn.

2.2.1.4 Thuyết đổi mới sáng tạo (Diffusion of Innovation Theory - IDT)

Hình 2.10: Mô hình thuyết đổi mới sang tạo – Diffusion of Innovation Theory
(Nguồn: Rogers, 1995)

Thuyết đổi mới sang tạo – Diffusion of Innovation Theory (IDT) là một lý thuyết
nổi tiếng được đề xuất bởi Rogers (1995). Trong suốt hai thập kỷ qua, mô hình IDT đã
được các nhà nghiên cứu về hệ thống thông tin sử dụng rộng rãi. Trong mô hình, Rogers
đã đề xuất ra 5 đặc điểm cải tiến đáng kể để giải thích cho sự đổi mới sáng tạo, bao gồm:
“lợi thế tương đối”, “khả năng tương thích”, “tính phức tạp”, “khả năng thử nghiệm” và
“khả năng quan sát”. Mặc dù đã được nghiên cứu và phát triển trong hai lĩnh vực khác
nhau, thuyết Đổi mới sáng tạo – IDT (Rogers, 1995) và thuyết Chấp nhận công nghệ -
26

TAM (Davis và cộng sự, 1989) vẫn có những điểm giống nhau nhất định. Cụ thể, biến
“lợi thế tương đối” trong mô hình IDT có sự tương đồng với biến “cảm nhận hữu ích”
trong mô hình TAM, còn “tính phức tạp” trong IDT lại có cách hiểu tương tự như “cảm
nhận tính dễ sử dụng” trong TAM. Chính vì lẽ đó, đã có một số bài nghiên cứu sử dụng
mô hình này ứng dụng trong dịch vụ TTDĐ như của Mallat (2007).

Tuy nhiên, cũng chính vì sự giống nhau giữa hai mô hình IDT và TAM, những nhà
nghiên cứu lại có thiên hướng chọn TAM thay vì IDT bởi việc xây dựng tương đối phức
tạp cho nên không có nhiều nghiên cứu áp dụng mô hình IDT trong lĩnh vực TTDĐ
(Shang và cộng sự, 2011). Ngoài ra, những bài nghiên cứu có áp dụng mô hình như của
Mallat (2007) hay Arvidsson (2012) đều phải hoặc thêm vài nhân tố mới hay phải kết
hợp với TAM để đảm bảo có được một mô hình hoàn thiện nhất.

2.2.1.5 Lý thuyết về Chấp nhận và Sử dụng Công nghệ (Unified Theory of


Acceptance and Use of Technology – UTAUT)

Hình 2.11: Mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT)


(Nguồn: Venkatesk và cộng sự, 2003)

Venkatesh và cộng sự (2003) đã xây dựng và xác nhận Lý thuyết về Chấp nhận và
Sử dụng Công nghệ (UTAUT) từ sự kết hợp của các yếu tố trong tám mô hình nổi bật
liên quan đến chủ đề sau khi so sánh thực nghiệm giữa chúng. Tám các mô hình đã được
thử nghiệm từ một mẫu của bốn tổ chức trong sáu tháng, với ba điểm đo, và giải thích
trên 50% sự khác biệt trong ý định sử dụng công nghệ thông tin. Ngược lại, UTAUT
27

được xây dựng từ bốn yếu tố chính của ý định sử dụng và bốn nhân tố điều tiết đã giải
thích 70% biến thể khi áp dụng cho cùng một cơ sở dữ liệu. Theo nghiên cứu, mô hình
mới này đã cung cấp một công cụ quan trọng để đánh giá và xây dựng các chiến lược
giới thiệu công nghệ mới.

UTAUT (Venkatesh và cộng sự, 2003) đề xuất bốn nhân tố quan trọng (“kết quả
kỳ vọng”, “nỗ lực kỳ vọng”, “ảnh hưởng xã hội” và “các điều kiện thuận tiện”) quyết
định trực tiếp cho ý định và hành vi sử dụng. Lưu ý rằng trong UTAUT, “kết quả kỳ
vọng” có nét tương đương với “cảm nhận về tính hữu ích” của TAM và được xác định
bởi “mức độ mà một cá nhân tin rằng việc sử dụng hệ thống sẽ giúp họ đạt được kết quả
làm việc”. Giống như “cảm nhận dễ sử dụng” trong TAM, “nỗ lực kỳ vọng” đề cập đến
"mức độ dễ dàng liên quan đến việc sử dụng hệ thống". Ngoài ra, UTAUT giới thiệu
thêm các biến điều tiết (gồm có “tuổi tác”, “giới tính”, “tính tự nguyện” và “kinh nghiệm
sử dụng”) để tìm hiểu thêm tác động của bốn nhân tố quan trọng lên mục đích sử dụng
và hành vi.

Chính vì việc kết hợp nhiều nhân tố cũng như sự thống nhất trong các chức năng
của một mô hình chấp nhận công nghệ, UTAUT thật sự có độ hoàn thiện cao hơn hẳn
so với những nghiên cứu tiền nhiệm trước đây. Tuy nhiên, đó cũng chính là điều khiến
cho UTAUT không được sử dụng rộng rãi như TAM bởi tính phức tạp hay chi tiết của
nó. Những nghiên cứu nổi bật gần đây như của Emma Slade (2014), Habib Ullah Khan
và Khaled A. AlShare (2015) và Ricardo de Sena Abrahão và đồng nghiệp (2016) đều
có sử dụng mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ để giải thích ý định sử dụng dịch
vụ TTDĐ. Tuy nhiên vì sự phức tạp trong việc thu thập cũng như nghiên cứu, một số
nghiên cứu còn bỏ đi các biến điều tiết của mô hình.

Trong lĩnh vực thanh toán di động, các đặc điểm của hệ thống thanh toán tạo nên
các biến số khác ảnh hưởng đến “ý định của người sử dụng” khi áp dụng công nghệ
thanh toán mới. Các tính năng của hệ thống thanh toán di động tại điểm bán cũng được
cho là đóng một vai trò đáng kể trong việc chấp nhận sử dụng TTDĐ. Tuy nhiên, các
giả định này vẫn chưa được xác minh thực nghiệm ở Việt Nam. Do đó, nghiên cứu này
sẽ làm sáng tỏ những giả định dựa trên nền tảng là TAM và UTAUT bởi tính phổ biến
của TAM và mức độ hoàn thiện của UTAUT cùng với những nghiên cứu có liên quan
trong bối cảnh ở Việt Nam vào nghiên cứu này.
28

2.2.2 Các nghiên cứu liên quan

Thanh toán di động đã bắt đầu manh nha xuất hiện từ cách đây hơn hai thập kỷ khi
Coca-Cola giới thiệu một số máy bán hàng tự động mà khách hàng chỉ cần gửi một văn
bản đến máy để thiết lập thanh toán mua hàng (Magruder, 2014). Trong khoảng thời
gian đó, cùng những tiến bộ vượt bậc của cuộc cách mạng thanh toán di động, nhiều
nghiên cứu đã được thực hiện trên thế giới nhằm tìm hiểu sự thích ứng, chấp nhận của
người sử dụng đối với loại hình thanh toán này.

Một trong những nghiên cứu khoa học đầu tiên về sự chấp nhận dịch vụ thanh toán
di động của người tiêu dùng được thực hiện vào cuối năm 2002 ở Phần Lan, qua phỏng
vấn 6 nhóm tuổi từ thanh thiếu niên đến trung niên, Niina Mallat đã tìm ra được bảy
nhân tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận công nghệ này (Dahlberg & Mallat, 2002; Mallat,
2007). Trong đó, “lợi thế tương đối của TTDĐ”, “tính tương thích”, “sự tin tưởng” có
ảnh hưởng tích cực đến sự chấp nhận dịch vụ thanh toán di động. Bên cạnh đó, yếu tố
tình huống như trong trường hợp thiếu phương thức thanh toán khác tại địa điểm xung
quanh hoặc tình hình mang tính khẩn cấp cũng ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng
thanh toán di động. Một số rào cản đối với việc chấp nhận hình thức thanh toán này cũng
được xác định bao gồm sự phức tạp khi sử dụng, nhận thức về độ rủi ro và sự thiếu hụt
các mạng lưới bên ngoài cần thiết. Các phát hiện trên đã cung cấp nền tảng lý thuyết từ
khảo sát thực tế về sự chấp nhận sử dụng TTDĐ của người tiêu dùng và thúc đẩy sự
phát triển các nghiên cứu khác trong tương lai. Tuy nhiên, với số lượng mẫu nhỏ (46
người) trong phạm vi địa lý hẹp, kết quả nghiên cứu này khá thiếu tính đại diện. Mặt
khác, đây là một nghiên cứu định tính nên thiếu sự đo lường rõ ràng và chịu ảnh hưởng
bởi nhận thức cá nhân.

Trong một nghiên cứu khác, Schierz và cộng sự (2010) đã khảo sát định lượng trên
1447 người tiêu dùng tại Đức đối với 6 nhân tố ảnh hưởng được phát triển mở rộng từ
mô hình TAM. Sau khi phân tích thống kê các kết quả thực nghiệm đã cho thấy sự hỗ
trợ mạnh mẽ đến việc chấp nhận sử dụng dịch vụ TTDĐ đến từ ảnh hưởng của “nhận
thức về tính tương thích”, “tính di động” và “quy chuẩn chủ quan”. Các yếu tố còn lại
gồm “nhận thức về tính hữu ích”, “nhận thức tính dễ sử dụng” và “nhận thức tính bảo
mật” cũng mang ý nghĩa thống kê. Bỏ qua sự phớt lờ các yếu tố điều kiện bên ngoài
quan trọng thì đây là một nghiên cứu khá đáng tin cậy bởi số lượng mẫu lớn hơn nhiều
so với các nghiên cứu khác.
29

Trong một nghiên cứu định lượng khác của Niklas Arvidsson (2014) về thái độ
của người tiêu dùng khi bắt đầu sử dụng dịch vụ TTDĐ tại Thụy Điển, tác giả đã kết
hợp giữa hai mô hình nghiên cứu chính là mô hình TAM và thuyết IDT đã được sử dụng
trong nghiên cứu của Mallat (2007). Nghiên cứu đã thực hiện khảo sát 22 đại lý bán
hàng có lắp đặt dịch vụ thanh toán di động tại cửa hàng của họ cũng như 294 khách
hàng. Ngoài việc thêm một lần nữa khẳng định sự ảnh hưởng to lớn của “nhận thức tính
dễ sử dụng” đến hành vi sử dụng, nghiên cứu còn xác định được “sự tin tưởng”, “nhận
thức về sự an toàn bảo mật” và “nhận thức lợi thế tương đối” là những nhân tố tác động
đến sự chấp nhận sử dụng dịch vụ của khách hàng. Bên cạnh đó, các yếu tố nhân khẩu
học như tuổi tác và thu nhập cũng có ảnh hưởng lên việc chấp nhận sử dụng của những
người tiêu dùng.

Một nghiên cứu gần gũi hơn với đề tài của nghiên cứu này, nhằm mục đích để xác
định những yếu tố có ảnh hưởng đến việc chấp nhận thẻ tín dụng di động hỗ trợ NFC
(the NFC-enabled mobile credit card), Leong và cộng sự (2013) đã đề xuất ra một mô
hình mới phát triển từ mô hình TAM với 4 biến độc lập, 2 biến trung gian, 4 biến điều
tiết và 1 biến kiểm soát (Hình 2.12).

Hình 2.12: Mô hình kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận thẻ tín
dụng di động hỗ trợ NFC (Nguồn: Leong và cộng sự (2013) qua tổng hợp bởi nhóm
nghiên cứu).
30

Sau quá trình phân tích 262 bảng hỏi thu được đã đạt tiêu chuẩn từ 300 mẫu phát
ngẫu nhiên tại một bang ở Malaysia, nghiên cứu đã chứng minh “niềm tin” vào tính
đáng tin cậy khi sử dụng thẻ tín dụng di động và “sự sẵn lòng của mỗi cá nhân” khi thử
bất kỳ CNTT mới nào đều có ảnh hưởng tích cực đến “nhận thức tính hữu ích” và “nhận
thức tính dễ sử dụng” đối với loại thẻ mới này. Đồng thời, hai biến trung gian này cũng
tác động tích cực đến ý định chấp nhận sử dụng thẻ tín dụng di động NFC. Bên cạnh đó,
chỉ có biến tuổi và kinh nghiệm điều chỉnh đến một vài quan hệ ảnh hưởng giữa các biến
độc lập và biến trung gian. Nghiên cứu của Leong và cộng sự cũng chỉ ra rằng không có
sự khác biệt về sự chấp nhận thẻ tín dụng di động hỗ trợ NFC giữa những người sử dụng
từ các ngành khác nhau. Tuy đây là một nghiên cứu đầu tư và công phu nhưng mô hình
khá phức tạp, mối quan hệ giữa các nhân tố được chứng minh không nhiều, kết quả thu
được mang tính ngẫu nhiên, thiếu tính đại diện.

Trong một nghiên cứu khác được công khai trên tờ báo “Journal of Strategic
Marketing” vào năm 2015, Emma Slade cùng cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu định
lượng dựa trên mô hình UTAUT2 của (Venkatesh, 2012) đồng thời so sánh nó với mô
hình UTAUT2 mở rộng ra với hai biến “nhận thức về rủi ro” và “sự tin tưởng” để tìm
hiểu sự chấp nhận sử dụng TTDĐ tầm gần (proximity mobile payment) của người tiêu
dùng tại Anh. Sau khi phân tích 244 bản khảo sát đạt tiêu chuẩn, kết quả đã cho thấy mô
hình UTAUT2 mở rộng giải thích được nhiều hơn sự thay đổi trong ý định hành vi. Nhìn
chung, trong cả hai mô hình, yếu tố “hiệu quả kỳ vọng” có ảnh hưởng lớn nhất đến sự
chấp nhận sử dụng của người tiêu dùng. Với mô hình UTAUT2, nghiên cứu này đã chỉ
ra rằng “ảnh hưởng xã hội”, “thói quen” và “động lực hưởng thụ” ảnh hưởng tích cực
đến sự chấp nhận dịch vụ TTDĐ tầm gần. Trong khi đó, mô hình UTAUT2 mở rộng
cho kết quả loại bỏ ảnh hưởng của biến động lực hưởng thụ và thay vào đó là ảnh hưởng
tích cực từ “sự tin tưởng” và tiêu cực từ “nhận thức rủi ro” đối với sự chấp nhận loại
TTDĐ này. Tuy nhiên nghiên cứu này, bỏ qua việc phân tích các biến điều tiết.

Trong một nghiên cứu khác, thuyết UTAUT tiếp tục được sử dụng để đo lường
các nhân tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng thiết bị TTDĐ của khách hàng tại
Qatar do Habib Ullah Khan và đồng nghiệp (2015) cùng thực hiện. Sau khi khảo sát và
phân tích 169 người trả lời, nghiên cứu đã có những kết luận rằng ba nhân tố “hiệu quả
kỳ vọng”, “ảnh hưởng xã hội” và “nhận thức bảo mật thông tin” có sự tác động đến việc
chấp nhận sử dụng thiết bị TTDĐ. Ngoài ra còn phải kể đến các biến điều tiết như “độ
tuổi”, “giới tính” và “sự hiểu biết” cũng có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các biến
31

độc lập và biến phụ thuộc. Cụ thể, nghiên cứu đã chỉ ra được rằng “ý định hành vi” của
nữ giới chịu ảnh hưởng của “ảnh hưởng xã hội” cũng như “nhận thức bảo mật thông tin”
lớn hơn nam giới. Xét về tuổi tác, người già lại có ảnh hưởng tích cực hơn người trẻ đến
mối quan hệ giữa “hiệu quả kỳ vọng” với “ý định hành vi” trong khi “ý định hành vi”
của giới trẻ lại chịu tác động lớn từ “ảnh hưởng xã hội”. Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn còn
giới hạn về số lượng mẫu nên độ tin cậy chưa được cao.

Bên cạnh đó, trong nghiên cứu ở Thổ Nhĩ Kỳ ”Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp
dụng các hệ thống thanh toán di động: Một phân tích kinh nghiệm“ Daştan & Gürler,
(2016) ngoài các yếu tố cơ bản như “nhận thức về độ dễ sử dụng”, “tính hữu ích”, “tính
di động” còn có thêm yếu tố “lòng tin”, trong mô hình được đề xuất của nghiên cứu này,
“nhận thức về danh tiếng” và “tính rủi ro” được xem như thông số truyền tải độ tin tưởng
đối với hệ thống thanh toán di động. Sau khi tiến hành phân tích 225 bảng hỏi thu được,
kết quả thu được rất đáng chú ý. Nhận thức về lòng tin, tính di động có ảnh hưởng tích
cực đến việc áp dụng hệ thống thanh toán di động (Mobile Payment System - MPS)
nhưng nghiên cứu này đã không phát hiện ra bất kỳ bằng chứng quan trọng nào về ảnh
hưởng về “nhận thức về tính hữu ích” và “nhận thức dễ sử dụng” đối với việc chấp nhận
sử dụng thanh toán di động, điều này trái ngược với kết quả của nhiều nghiên cứu khác.
Một phát hiện khác là hiệu quả tích cực của danh tiếng và tác động tiêu cực của rủi ro
môi trường đối với yếu tố lòng tin. Một trong những kết quả nổi bật nhất là tính di động
có ảnh hưởng lớn nhất đối với việc chấp nhận MPS so với các yếu tố khác.

Cuối cùng là bài nghiên cứu khoa học của một nhóm bạn học sinh trường Đại học
Thương Mại Hà Nội (Thế Ninh và cộng sự, 2016) đã chỉ ra tầm quan trọng của lòng tin
cũng như sự dễ sử dụng đến việc chấp nhận phương thức TTDĐ của người dân Việt
Nam. Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng chỉ ra ảnh hưởng của “nhận thức tính hữu ích”,
“nhận thức sự thích thú”, “tiêu chuẩn chủ quan” và “nhận thức kiểm soát hành vi” lên
“ý định sử dụng TTDĐ”. Tuy nhiên, một hạn chế trong bài nghiên cứu này là quá tập
trung vào các yếu tố bên trong xoay quanh con người và bản thân chính loại hình thanh
toán mà chưa đề cập đến các nhân tố bên ngoài như nền tảng công nghệ, cơ sở hạ tầng
cần thiết để sử dụng công nghệ,… Bên cạnh đó, những ảnh hưởng từ các biến điều tiết
như tuổi tác, giới tính, thu nhập vẫn còn bỏ ngỏ.

Qua nhiều nghiên cứu khác nhau có thể nhận thấy sự chấp nhận TTDĐ đặt biệt là
TTDĐ tại điểm bán có sự khác biệt đáng kể giữa các quốc gia, khu vực và thay đổi theo
độ tuổi, giới tính và kinh nghiệm. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện mang tính chung
32

chung và chưa có sự tách biệt giữa các loại hình thanh toán di động khác nhau trong khi
giữa chúng có sự khác biệt đáng kể. Hơn nữa, ở Việt Nam hiện nay có rất ít nghiên cứu
nói về đề tài này.

Tổng hợp lại, sau tất cả các bài nghiên cứu ở trên đây, phần nào đã khái quát được
các yếu tố ảnh hưởng đến ý định cũng như sự chấp nhận sử dụng TTDĐ. Tuy nhiên, đề
tài này vẫn cần có thêm những bài nghiên cứu xa hơn, chi tiết hơn, tập trung vào người
dân Việt Nam, đặc biệt là những đối tượng sử dụng tiềm năng trong tương lai. Qua
nghiên cứu này, nhóm tác giả mong muốn xây dựng tiền đề thực nghiệm cũng như góp
phần đánh giá hành vi người tiêu dùng để thúc đẩy phổ biến rộng rãi dịch vụ TTDĐ, đặc
biệt là TTDĐ tại điểm bản, đề tài chưa có một nghiên cứu nào ở Việt Nam. Từ những
đánh giá nghiên cứu trên, nhóm nghiên cứu quyết định sẽ sử dụng mô hình UTAUT làm
cơ sở để triển khai nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, so với mô hình gốc ban đầu, mô
hình của nghiên cứu này sẽ loại bỏ biến điều tiết: “tự nguyện sử dụng”, đồng thời thay
đổi và bổ sung một số biến độc lập phù hợp.

Bảng 2.1: Tóm tắt một số nghiên cứu liên quan

Các nhân tố
Tên Hạn chế
Mô đã được chứng minh
Năm nghiên cứu &
hình của nghiên cứu
Tác giả Các nhân tố
Kết
quả
Tìm hiểu về sự Lợi thế tương đối +
chấp nhận Sỗ liệu cũ thu
Tính tương thích +
thanh toán di thập từ 2002; sô
động của Tính phức tạp - mẫu nhỏ (46);
2007 người tiêu IDT Mạng lưới bên ngoài - mang tính chủ
dùng - Một Chi phí - quan do là
nghiên cứu nghiên cứu định
Sự tin tưởng +
định tính tính.
(Niina Mallat) Cảm nhận rủi ro bảo mật -
33

Nghiên cứu này


Cuộc khảo sát
Cảm nhận tính hữu ích chỉ tập trung vào
thực nghiệm
(Tính di động, Tính thuận + hai nhóm sự cảm
của các nhân
tiện) nhận tính hữu
tố ảnh hưởng
ích và tính dễ sử
đến ý định sử TAM
2010 dụng nên bỏ sót
dụng TTDĐ mở rộng
nhiều nhân tố
(Changsu Cảm nhận tính dễ sử
khác như độ rủi
Kim, dụng
+ ro trông giao
Mirsobit (Tính di động, kiến thức
dịch, chi phí
Mirusmonov) về TTDĐ, tính tiếp cận)
chuyển đổi,…

Số mẫu nhỏ,
Lợi thế tương đối +
Hành vi khách thiếu tính đại
hàng về dịch Sự tin tưởng vào uy tín diện (169), số
+
vụ TTDĐ – nhà cung cấp mẫu chỉ tập
Kết hợp
Kết quả từ một trung ở một số
giữa Cảm nhận rủi ro bảo mật -
2012 sự bằng chứng độ tuổi nhất
TAM và
từ khái niệm định. Chưa phân
IDT Tuổi tác +
thử nghiệm tích được sự sử
(Niklas Thu nhập - dụng thật sự của
Arvidsson) các dịch vụ
Tính dễ sử dụng +
TTDĐ.

Cảm nhận tính hữu ích


Các yếu tố ảnh Mô hình khá
(Cảm nhận sự tin tưởng, +
hưởng đến Tổng phức tạp, các
cải tiến cá nhân về CNTT)
việc chấp nhận hợp từ 3 nhân tố được
thẻ tín dụng di mô hình chứng minh
2013
động hỗ trợ TAM, không nhiều, kết
NFC (Lai- IDT và Cảm nhận tính dễ sử dụng quả khảo sát
Ying Leong UTAUT (Cảm nhận sự tin tưởng, + thiếu tính đại
và cộng sự) cải tiến cá nhân về CNTT) diện.
34

Hạn chế về tính


Hiệu quả kỳ vọng +
Khám phá sự khái quát do chỉ
áp dụng Ảnh hưởng xã hội + cho thêm hai
TTDĐ gần của UTAUT biến là cảm nhận
2014 người sử dụng 2 mở Thói quen + rủi ro và sự tin
(Emma Slade, rộng tưởng cũng như
Michael Cảm nhận rủi ro + tính đại diện
Williams) chưa cao (244
Mức độ tin cậy +
mẫu)
Các nhân tố
Hiệu quả
ảnh hưởng đến +
kỳ vọng
việc chấp nhận
Số lượng mẫu
sử dụng thiết
Ảnh hưởng còn hạn chế
2015 bị TTDĐ của UTAUT +
xã hội (169) nên độ tin
khách hàng tại
cậy chưa cao.
Qatar (Ullah
Cảm nhận
Khan và +
bảo mật thông tin
AlShare)
Hành vi người Cảm nhận
+
sử dụng trong tính tương thích
hệ thống Cải tiến cá nhân +
Mô hình
TTDĐ QR: Quy chuẩn
chấp + 8 trong số 15 giả
Mô hình chấp chủ quan
nhận thuyết bị loại bỏ.
nhận thanh Cảm nhận
2015 công + Số mẫu nhỏ
toán QR ở Tây tính hữu ích
nghệ (168) nên thiếu
Ban Nha Cảm nhận tính
TAM + tính đại diện.
(Liébana- dễ sử dụng
mở rộng
Cabanillas,
Hành vi sử dụng hệ thống
Iviane Ramos +
QR
de Luna)
Nhân tố tác Mô hình Cảm nhận sự tin tưởng Vẫn còn hạn chế
2016 động đến sự áp chấp (cảm nhận danh tiếng, + khi nhiều biến
dụng hệ thống nhận rủi ro môi trường) mới vẫn chưa
35

TTDĐ: Một công được khai thác


nghiên cứu nghệ triệt để trong khi
thực nghiệm TAM hai biến “cảm
(İkram Cảm nhận nhận tính hữu
+
Daştan, tính di động ích” và “cảm
Cem Gürler) nhận dễ sử dụng
lại chưa chứng
minh được.
Dự đoán ý Cảm nhận
+ Những điều vẫn
định khách tính dễ sử dụng
chưa nghiên cứu
hàng sử dụng Cảm nhận tính hữu ích +
sâu thêm được
dịch vụ Cảm nhận
+ đó là về các biến
TTDĐ: Một TAM sự tin cậy
điều chỉnh như
2016 bằng chứng mở rộng Quy chuẩn
+ tuổi tác, giới
thực nghiệm và TPB chủ quan
tính, thu nhập có
tại Việt Nam Cảm nhận
+ ảnh hưởng vẫn
(Nguyễn Thế sự thích thú
còn để ngỏ.
Ninh và cộng Cảm nhận kiểm soát hành
+
sự) vi
Ý định sử
Hiệu quả kỳ vọng + Nghiên cứu cũng
dụng dịch vụ
Thuyết vấp phải những
TTDĐ dựa
chấp khó khăn như
vào mô hình Nỗ lực kỳ vọng +
nhận và vẫn còn hạn chế
chấp nhận và
2016 sử dụng các biến độc lập
sử dụng công
công Ảnh hưởng xã hội + cũng như mẫu
nghệ (Ricardo
nghệ còn hơi bé để
de Sena
UTAUT mang tính đại
Abrahão và Cảm nhận rủi ro - diện.
cộng sự)
36

2.3 Mô hình nghiên cứu và các giả thiết

Hình 2.13: Mô hình nghiên cứu ý định sử dụng thanh toán di động tại điểm bán
(Nguồn: Nhóm nghiên cứu)

Dựa theo những phân tích ở trên về từng mô hình của nhóm nghiên cứu, cụ thể là
bởi tính phổ biến của TAM và mức độ hoàn thiện của UTAUT, nhóm quyết định chọn
2 mô hình này làm nền tảng và mở rộng phát triển chúng. Thêm vào đó, nhóm nghiên
cứu nhận thấy các nghiên cứu với chủ đề về sự chấp nhận các dịch vụ TTDĐ nói chung
cũng như dịch vụ TTDĐ tại điểm bán (POS) nói riêng đều đã đưa ra những yếu tố cũng
như những mô hình khác nhau ảnh hưởng đến ý định sử dụng TTDĐ. Tuy nhiên, tùy
thuộc vào các khu vực địa lý, trình độ phát triển của nền kinh tế cũng như văn hóa xã
hội, từng thời điếm nhất định mô hình nghiên cứu đều được thay đổi nhất định để phù
hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Vì vậy, sau khi tham khảo và chọn lọc cũng như điều
chỉnh phù hợp với đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán
di động tại điểm bán của người dân thành thị Việt Nam”, nhóm đã đưa ra tổng cộng 6
biến chính có ảnh hưởng đến “ý định sử dụng”. Đó chính là: “nhận thức tính hữu ích”,
“nhận thức tính dễ sử dụng”, “ảnh hưởng xã hội”, “nhận thức danh tiếng của nhà cung
cấp dịch vụ”; “nhận thức an toàn bảo mật” và cuối cùng là “yếu tố hỗ trợ”. Ngoài ra, “ý
định sử dụng” còn chịu sự tác động bởi các biến nhân khẩu học như: “giới tính”, “độ
tuổi” và “kinh nghiệm sử dụng dịch vụ thanh toán không tiền mặt tại điểm bán”.
37

2.3.1 Các biến độc lập

2.3.1.1 Nhận thức tính hữu ích (NTHI)

Định nghĩa: “Nhận thức hữu ích” trong mô hình này có sự tương tự với “cảm nhận
hữu ích” (mô hình TAM) được định nghĩa là niềm tin chủ quan của người sử dụng khi
cho rằng sử dụng hệ thống sẽ tăng cường hiệu quả công việc (Davis, 1989) và nhân tố
“hiệu quả kì vọng” (mô hình UTAUT) được định nghĩa là mức độ mà cá nhân tin rằng
công nghệ mới sẽ giúp họ thu được hiệu quả sử dụng (Venkatesh và cộng sự, 2003).
Thêm vào đó, dễ nhận thấy tuy có sự khác nhau trong diễn đạt, hay cách gọi nhưng có
sự tương đồng giữa các nghiên cứu trước đây về định nghĩa đo lường của nhóm nhân tố
này. Điều này có thể tìm thấy trong các nghiên cứu khác về “ý định sử dụng thanh toán
di động” ứng dụng mô hình TAM, UTAUT như “cảm nhận hữu ích” của Daştan &
Gürler (2016), “kì vọng kết quả” của R.S. Abrahão và cộng sự (2016).

Cụ thể trong nghiên cứu, nhận thức hữu ích là mức độ hiệu quả mà khách hàng tin
rằng họ đạt được khi họ sử dụng dịch vụ TTDĐ tại điểm bán.

Bảng 2.2: Thang đo “Nhận thức tính hữu ích”

Mã Biến quan sát Nguồn tham khảo


Sử dụng dịch vụ thanh toán di động tại điểm bán giúp tôi
HI1
thực hiện thanh toán thuận tiện và linh hoạt hơn.
Sử dụng dịch vụ thanh toán di động tại điểm bán sẽ giúp
HI2 Daştan & Gürler,
tôi tiết kiệm thời gian cho các công việc khác.
(2016); R.S. Abrahão
Sử dụng dịch vụ thanh toán di động tại điểm bán giúp tôi
HI3 cộng sự (2016)
quản lý chi tiêu hiệu quả hơn.
Tôi tin dịch vụ thanh toán di động tại điểm bán hàng sẽ rất
HI4
hữu ích với tôi.
(Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu)

Các mệnh đề trên được đánh giá theo thang do Likert 5 điểm với các mức độ từ
(1) “Rất không đồng ý”; (2) “Không đồng ý”; (3) “Trung lập”; (4) “Đồng ý”; (5) “Rất
đồng ý”.

Mối quan hệ với “Ý định sử dụng”: “Nhận thức tính hữu ích” được tìm thấy là
một yếu tố cơ bản, thiết yếu để dự đoán được ý định sử dụng công nghệ như trong các
nghiên cứu trước đây (Chen, 2008; Kim và cộng sự 2010; Arvidsson, 2014, İkram
Daştan và cộng sự, 2016; Yadav, 2017). Thêm vào đó, thông qua phỏng vấn sâu, nhóm
38

nghiên cứu cũng xác nhận tầm quan trọng của nhân tố khi cả 10 người phỏng vấn cho
rằng lợi ích của thanh toán di động tại điểm bán là yếu tố khiến cho họ có ý định sử dụng
dịch vụ này cũng như là yếu tố giúp TTDĐ tại điểm bán trở nên phổ biến hơn.

Trong các bài nghiên cứu trước, yếu tố “nhận thức tính hữu ích” luôn có tác động
tích cực đến “ý định sử dụng dịch vụ TTDĐ”, vì vậy điều này cũng không ngoại lệ đối
với “ý định sử dụng thanh toán di động tại điểm bán”. Do vậy, giả thuyết được đề ra như
sau:

H1: “Nhận thức tính hữu ích (NTHI) có tương quan đồng biến đến “ý định sử
dụng” thanh toán di động tại điểm bán (YĐSD).”

2.3.1.2 Nhận thức tính dễ sử dụng (NTDD)

Định nghĩa: Theo Davis và cộng sự (1989), “cảm nhận tính dễ sử dụng” được định
nghĩa là mức độ dễ dàng mà một người tin rằng họ có thể sử dụng hay học cách để sử
dụng hệ thống. Trong mô hình UTAUT, “nỗ lực kì vọng” được hiểu là mức độ dễ dàng
khi một cá nhân sử dụng công nghệ (Venkatesh và cộng sự, 2003). Thêm vào đó, các
nhân tố: “sự phức tạp” (MPCU), và “tính phức tạp” (IDT), “cảm nhận tính dễ sử dụng”
(TAM), “nỗ lực kì vọng” (UTAUT) cũng được nhận định là định nghĩa đo lường có nét
tương tự với nhau. Qua đó, có thể thấy, nhóm nhân tố này đều liên quan đến mức độ
phức tạp trong sử dụng công nghệ (Mallat, 2007) hoặc diễn giải theo cách khác là tính
dễ sử dụng của công nghệ mới (Davis, 1989).

Cụ thể, trong nghiên cứu này, ‘nhận thức tính dễ sử dụng” được định nghĩa là mức
độ cá nhân cảm nhận về tính dễ dàng, đơn giản trong thao tác sử dụng và học cách sử
dụng dịch vụ TTDĐ tại điểm bán.

Bảng 2.3: Thang đo “Nhận thức tính dễ sử dụng”

Mã Biến quan sát Nguồn tham khảo


Học sử dụng dịch vụ thanh toán di động tại điểm bán hàng
DD1
là dễ dàng với tôi.
Venkatesh và cộng sự
Tôi thấy dịch vụ thanh toán di động tại điểm bán hàng là
DD2 (2003); Schierz và
rõ ràng và dễ hiểu khi tương tác.
cộng sự (2010);
Tôi sẽ dễ dàng thành thục các kỹ năng sử dụng dịch vụ
DD3 Daştan & Gürler
thanh toán di động tại điểm bán hàng.
(2016)
Tôi sẽ dễ dàng đăng nhập và thực hiện các thao tác giao
DD4
dịch qua dịch vụ thanh toán di động tại điểm bán.
39

Tôi cảm thấy các dịch vụ thanh toán di động tại điểm bán
DD5
là dễ sử dụng.
(Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu)

Các mệnh đề trên được đánh giá theo thang do Likert 5 điểm với các mức độ từ
(1) “Rất không đồng ý”; (2) “Không đồng ý”; (3) “Trung lập”; (4) “Đồng ý”; (5) “Rất
đồng ý”.

Mối quan hệ với “Ý định sử dụng”: “Nhận thức tính dễ sử dụng” có ảnh hưởng
lớn nhất với những người dùng mới, chưa quen với việc sử dụng công nghệ và giảm dần
mức độ tác động khi họ sử dụng thường xuyên, trong thời gian dài (Agarwal and Prasad
1997; Davis, 1989). Nhân tố này được nhóm nghiên cứu nhận định là quan trọng trong
bối cảnh TTDĐ tại điểm bán ở Việt Nam còn tương đối mới, chưa có nhiều người sử
dụng, người dân chưa có hiểu biết sâu về công nghệ này. Thêm vào đó, yếu tố “nhận
thức tính dễ sử dụng” đã được khẳng định có ảnh hưởng đến ý định sử dụng của khách
hàng ở nhiều nghiên cứu gần đây về “ý định sử dụng công nghệ” như (Chen, 2008; Kim
và cộng sự 2010; Amoroso1 & Magnier-Watanabe, 2012; Arvidsson, 2014; İkram
Daştan và cộng sự, 2016; Yadav, 2017). Những nghiên cứu đã nêu trên đều xác định
được rằng “nhận thức tính dễ sử dụng” có tác động tích cực đến “ý định sử dụng dịch
vụ TTDĐ”, nên nhóm nghiên cứu có giả thiết như sau:

H2: “Nhận thức tính dễ sử dụng (NTDD) có tương quan đồng biến đến “ý định
sử dụng” dịch vụ thanh toán di động tại điểm bán (YĐSD).”

2.3.1.3 Ảnh hưởng xã hội (AHXH)

Định nghĩa: “Ảnh hưởng xã hội” là mức độ mà một cá nhân nhận thức được rằng
những người quan trọng với bản thân họ tin rằng họ nên sử dụng công nghệ mới
(Venkatesh và cộng sự, 2003). Định nghĩa này cũng có nhiều nét tương tự như các nhân
tố như: “chuẩn chủ quan” trong TRA, TAM2, TPB/DTPB, C-TAM-TP và “tính hình
ảnh” trong IDT. Cụ thể, “chuẩn chủ quan” là nhận thức của một người rằng hầu hết
những người quan trọng với họ nghĩ họ nên hoặc không nên thực hiện hành vi được đề
cập (Davis & Bagozzi, 1989) hay “tính hình ảnh” là mức độ cảm nhận ảnh hưởng của
việc sử dụng công nghệ mới để nâng cao hình ảnh, tình trạng thân phận của người đó
trong hệ thống xã hội. (Moore & Benbasat, 1991)

Nghiên cứu này kết hợp các nghiên cứu trước, định nghĩa “ảnh hưởng xã hội”
là mức độ cảm nhận sự tác động của môi trường xung quanh người tiêu dùng (như
40

gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, thậm chí là mạng xã hội).

Bảng 2.4: Thang đo “Ảnh hưởng xã hội”

Mã Biến quan sát Nguồn tham khảo


Những người quan trọng với tôi (gia đình, bạn bè, đồng
XH1 nghiệp) cho rằng tôi nên sử dụng dịch vụ thanh toán di động
tại điểm bán hàng.
Những người trên mạng xã hội (Facebook, Instagram,
Ngoc Anh (2016);
XH2 Zalo...) chia sẻ nên sử dụng dịch vụ thanh toán di động tại
Foon (2011);
điểm bán hàng.
Cheng, (2001)
Bạn bè, gia đình sử dụng dịch vụ thanh toán qua di động tại
XH3
điểm bán ảnh hưởng đến việc sử dụng của tôi.
Sử dụng dịch vụ thanh toán di động tại điểm bán hàng khiến
XH4
tôi có địa vị cao hơn, sang hơn những người không dùng.
(Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu)

Các mệnh đề trên được đánh giá theo thang do Likert 5 điểm với các mức độ từ
(1) “Rất không đồng ý”; (2) “Không đồng ý”; (3) “Trung lập”; (4) “Đồng ý”; (5) “Rất
đồng ý”.

Mối quan hệ với “Ý định sử dụng”: Theo như Venkatesh và cộng sự (2003),
“ảnh hưởng xã hội” là một nhân tố quyết định trực tiếp đến “ý định sử dụng”. Bên cạnh
đó, hành vi tiêu dùng của cá nhân khách hàng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xã hội (Davis,
1985), đặc biệt là đối với khách hàng Việt Nam (Ngọc Anh, 2016), những người mà
quyết định tiêu dùng hay bị tác động bởi người khác và thường xuyên tiêu dùng theo số
đông. Do vậy nhân tố này được nhóm nghiên cứu nhận định sẽ có ảnh hưởng tới biến
“ý định sử dụng” dịch vụ TTDĐ tại điểm bán, đặc biệt trong bối cảnh nghiên cứu ở Việt

Nam. Một số nghiên cứu trước đây như của Tan và cộng sự (2014), Kaitawarn (2015),
Cao Khanh Tuấn và cộng sự (2016) đã chứng minh “ảnh hưởng xã hội” có tác động tích
cực đến “ý định sử dụng dịch vụ TTDĐ”. Vì vậy, giả thiết được đưa ra là:

H3: “Ảnh hưởng của xã hội (AHXH) có tương quan đồng biến với “ý định sử
dụng” dịch vụ thanh toán di động tại điểm bán (YĐSD).”

2.3.1.4 Nhận thức về an toàn bảo mật (NTBM)

Định nghĩa: Theo Lallmahamood (2007), nhận thức về bảo mật và quyền riêng tư
được định nghĩa là nhận thức của người sử dụng về sự bảo vệ trước các mối đe dọa bảo
41

mật và kiểm soát thông tin dữ liệu cá nhân của họ trong môi trường trực tuyến. Các yếu
tố này được nhiều nghiên cứu trước đây đưa ra nhưng ở hình thức khác; cũng như được
xem xét ở cả hai hướng quan hệ đối với biến phụ thuộc, tích cực như “nhận thức bảo
mật thông tin” (Habib Ullah Khan và cộng sự, 2015), “nhận thức bảo mật” (Liébana-
Cabanillas và cộng sự, 2015) hay tiêu cực như “nhận thức rủi ro” (Lu và cộng sự, 2011;
Abrahão và cộng sự, 2016).

Trong nghiên cứu này, “nhận thức về an toàn bảo mật” được coi là mức độ mà cá
nhân tin tưởng về tính an toàn bảo mật của công nghệ, cụ thể, vấn đề độ an toàn trong
khâu bảo mật dữ liệu người dùng khi họ sử dụng dịch vụ TTDĐ tại điểm bán.

Bảng 2.5: Thang đo “Nhận thức an toàn bảo mật”

Mã Biến quan sát Nguồn tham khảo


Tôi tin tưởng rằng thông tin cá nhân của tôi sẽ được bảo
BM1 vệ khi thực hiện các giao dịch qua dịch vụ thanh toán di
động tại điểm bán. Daştan & Gürler
Các thông tin tài chính của tôi được bảo mật khi tôi sử (2016); Nasri &
BM2
dụng dịch vụ thanh toán di động tại điểm bán. Zarai (2014);
Tôi tin tưởng vào công nghệ bảo mật mà nhà cung cấp Schierz và cộng sự
BM3
dịch vụ thanh toán di động đang sử dụng. (2010)
Tôi tin rằng rủi ro của các dịch vụ thanh toán di động tại
BM5
điểm bán là thấp.
(Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu)

Các mệnh đề trên được đánh giá theo thang do Likert 5 điểm với các mức độ từ
(1) “Rất không đồng ý”; (2) “Không đồng ý”; (3) “Trung lập”; (4) “Đồng ý”; (5) “Rất
đồng ý”.

Mối quan hệ với “Ý định sử dụng”: Trong bối cảnh ngày nay, công nghệ thông
tin và dịch vụ Internet ngày càng phát triển, đã tạo ra một công cụ tiếp thị mạnh mẽ
nhưng cũng đã nhân lên các mối đe dọa quyền riêng tư của người dùng. Mặt khác việc
các nhà cung cấp dịch vụ bảo mật dữ liệu cá nhân của người dùng trở thành mối quan
tâm hàng đầu của người dùng (Lwin và cộng sự, 2007). Mặt khác theo nghiên cứu về
việc chấp nhận ngân hàng Internet, việc nhận thức của người dùng về khả năng của ngân
hàng trong việc bảo vệ thông tin cá nhân của họ khỏi việc sử dụng trái phép, rò rỉ; cũng
như thay đổi dữ liệu hoặc lưu trữ trái phép bởi bên thứ ba là rất quan trọng trong việc
chấp nhận sử dụng ngân hàng Internet của họ (Flavian và cộng sự). Thêm vào đó, dựa
42

trên kết quả phỏng vấn sâu của nhóm nghiên cứu yếu tố an toàn bảo mật được tất cả các
đối tượng phỏng vấn cho là vấn đề cần cân nhắc, thâm chí là trở ngại ngăn cản họ sử
dụng dịch vụ TTDĐ tại điểm bán. Hơn nữa, nhiều nghiên cứu trước đây khẳng định sự
ảnh hưởng tích cực của yếu tố “nhận thức về an toàn bảo mật” đến “ý định sử dụng”
dịch vụ TTDĐ Chen (2008) ở Mỹ , Schierz và cộng sự (2010) ở Đức hay
Phonthanukitithaworn và cộng sự (2016) ở Thái Lan.

Do đó, giả thiết đưa ra là:

H4: “Nhận thức an toàn bảo mật (NTBM) có tương quan đồng biến với “ý định
sử dụng” dịch vụ thanh toán di động tại điểm bán (YĐSD).”

2.3.1.5 Nhận thức về danh tiếng của nhà cung cấp dịch vụ (NTDT)

Định nghĩa: Theo Walsh và Beatty (2007), từ quan điểm của khách hàng, danh
tiếng phản ánh sự đánh giá của công ty dịch vụ, dựa trên những gì họ biết về các dịch
vụ và hoạt động của công ty; nó có thể phục vụ như là một yếu tố dự báo về hành vi thị
trường của khách hàng. Danh tiếng của công ty là đánh giá tổng thể của các bên liên
quan về công ty đó theo thời gian. Đánh giá này dựa trên trải nghiệm trực tiếp của các
bên liên quan với công ty khi so sánh với đối thủ (Gotsi & Alan, 2001). Theo Daştan &
Gürler (2016) trong nghiên cứu về mô hình ảnh hưởng đến việc áp dụng hệ thống thanh
toán di động, “nhận thức danh tiếng” của nhà cung cấp dịch vụ là mức độ mà cá nhân
đánh giá thương hiệu của nhà cung cấp dựa trên kết quả mà họ thực hiện. Nhóm nghiên
cứu đã phát triển nhân tố “nhận thức về danh tiếng của nhà cung cấp dịch vụ” dựa trên
định nghĩa đo lường của nhân tố danh tiếng trong các nghiên cứu trước đây.

Nghiên cứu này muốn tìm hiểu đến mức độ cá nhân tin vào thương hiệu của nhà
cung cấp dịch vụ thông qua các dịch vụ đã được biết đến của nhà cung ứng đó.

Bảng 2.6: Thang đo “Nhận thức danh tiếng của nhà cung cấp dịch vụ”

Mã Biến quan sát Nguồn tham khảo


Tôi tin tưởng nhà cung cấp dịch vụ thanh toán qua di
DT1
động có danh tiếng tốt. Daştan & Gürler
Tôi tin tưởng nhà cung cấp dịch vụ thanh toán di động
DT2 (2016); nhóm
có uy tín bởi sự trung thực.
nghiên cứu
Tôi tin rằng những nhà cung cấp dịch vụ thanh toán di
DT3
động có uy tín bởi sự quan tâm đến khách hàng.
(Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu)
43

Các mệnh đề trên được đánh giá theo thang do Likert 5 điểm với các mức độ từ
(1) “Rất không đồng ý”; (2) “Không đồng ý”; (3) “Trung lập”; (4) “Đồng ý”; (5) “Rất
đồng ý”.

Mối quan hệ với “Ý định sử dụng”: Trên thị trường, trong bối cảnh, sản phẩm
và dịch vụ được coi là mới với người tiêu dùng thì danh tiếng của nhà cung cấp hỗ trợ
sự thâm nhập và khuếch tán sản phẩm, dịch vụ được nhanh hơn (Robertson & Gatignon,
1986). Bên canh đó, một nghiên cứu của David Corkindale (2009) cũng đã cung cấp
bằng chứng rằng sức mạnh của thương hiệu sở hữu bởi một nhà cung cấp có thể ảnh
hưởng đến khả năng chấp nhận dịch vụ mới sáng tạo của họ bởi người tiêu dùng tiềm
năng, trong bối cảnh trực tuyến. Thêm vào đó, theo kết quả phỏng vấn sâu của nhóm
nghiên cứu càng khẳng định tầm quan trọng của “nhận thức về danh tiếng của nhà cung
cấp dịch vụ” khi họ đều đồng ý sẽ có nhiều ý định dùng thử dịch vụ mới đối với nhà
cung ứng dịch vụ có uy tín trên thị trường. Thêm vào đó, theo Daştan & Gürler (2016),
“Nhận thức về danh tiếng của nhà cung cấp dịch vụ” có ảnh hưởng gián tiếp và tích cực
tới ‘ý định sử dụng” của người dùng thông qua yếu tố “cảm nhận độ tin cậy”. Từ đó giả
thuyết được xây dựng là.

H5: “Nhận thức danh tiếng của nhà cung cấp dịch vụ (NTDT) có tương quan
đồng biến với “ý định sử dụng” dịch vụ thanh toán di động tại điểm bán (YĐSD).”

2.3.1.6 Yếu tố hỗ trợ (YTHT)

Định nghĩa: “Yếu tố hỗ trợ” được nhóm nghiên cứu mở rộng từ nhân tố “điều kiện
thuận lợi” trong mô hình UTAUT của Venkatesh và cộng sự (2003). Bên cạnh thể hiện
mức độ mà một cá nhân tin rằng có những điều kiện về cơ cấu tổ chức và nền tảng công
nghệ của cơ sở hạ tầng hiện tại hỗ trợ sử dụng công nghệ dễ dàng hơn (Venkatesh và
cộng sự, 2003) như nhân tố “điều kiện thuận lợi” trong nghiên cứu của Emma Slade và
cộng sự, (2014), Kaitawarn (2015), nhóm nghiên cứu làm rõ và bổ sung thêm sự tác
động từ các tổ chức liên quan ảnh hưởng đến quá trình thanh toán gồm nhà nước và nhà
cung cấp dịch vụ.

Cụ thể, “yếu tố hỗ trợ” trong nghiên cứu này đề cập đến mức độ cá nhân tin rằng
có những nguồn lực cần thiết hỗ trợ họ để thuận lợi sử dụng dịch vụ TTDĐ tại điểm bán
như về trang thiết bị (điện thoại thông minh), kiến thức, chính sách chăm sóc khách
hàng của nhà cung cấp, chính sách hỗ trợ của nhà nước...
44

Bảng 2.7: Thang đo “Yếu tố hỗ trợ”

Mã Biến quan sát Nguồn tham khảo


Tôi có nguồn lực cần thiết cho việc sử dụng dịch vụ thanh
HT1
toán di dộng tại điểm bán(Smart phone, iPad…).
Tôi có hiểu biết cần thiết để sử dụng dịch vụ thanh toán di
HT2
dộng tại điểm bán.
Venkatesh và cộng
Tôi tin rằng nhà cung cấp dịch vụ thanh toán di động luôn
sự (2003); nhóm
HT3 sẵn sàng hỗ trợ những vấn đề phát sinh trong quá trình sử
nghiên cứu
dụng.
Tôi tin rằng nhà nước sẽ có các chính sách hỗ trợ, khuyết
HT4
khích sử dụng dịch vụ thanh toán di động tại điểm bán.
Ứng dụng thanh toán di động tương thích với các hệ thống
HT5
khác tôi đang sử dụng.
(Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu)

Các mệnh đề trên được đánh giá theo thang do Likert 5 điểm với các mức độ từ
(1) “Rất không đồng ý”; (2) “Không đồng ý”; (3) “Trung lập”; (4) “Đồng ý”; (5) “Rất
đồng ý”.

Mối quan hệ với “Ý định sử dụng”: Dựa vào xu hướng hội nhập phát triển của
nền kinh tế Việt Nam hiện nay và nền tảng cơ sở hạ tầng và chính sách đang có, việc hỗ
trợ sử dụng công nghệ của nhà nước hoặc các bên liên quan có ảnh hưởng đáng kể, tích
cực đến ý định sử dụng của người dân bên cạnh nền tảng về công nghệ sẵn có của mỗi
cá nhân người sử dụng. Điều này cũng được chứng minh trong nghiên cứu về chấp nhận
sử dụng công nghệ của Đỗ Thị Ngọc Anh (2016), Tuấn Khanh và cộng sự (2016), Foon
và cộng sự (2011). Do đó, nhóm nghiên cứu đã quyết định đưa “yếu tố hỗ trợ” là một
trong các biến chính ảnh hưởng đến “ý định sử dụng” dịch vụ TTDĐ tại điểm bán với
giả thuyết:

H6: “Các yếu tố hỗ trợ (YTHT) có tương quan đồng biến với “ý định sử dụng”
thanh toán di động tại điểm bán hàng (YĐSD).”

2.3.2 Biến phụ thuộc

Định nghĩa: “Ý định sử dụng” là mức độ mà cá nhân nào đó đã lên kế hoạch để


thực hiện hoặc không thực hiện một số hành vi cụ thể trong tương lai (Davis, 1985).
Theo nghiên cứu khác của Davis và cộng sự (1989) “ý định sử dụng” được định nghĩa
là sự sẵn sàng của một người trong việc chấp nhận sử dụng công nghệ. Định nghĩa đo
45

lường về biến “ý định sử dụng” của Davis và cộng sự được sử dụng trong các nghiên
cứu khác như của Daştan & Gürler (2016); Kim và cộng sự (2010), Tan và cộng sự
(2014),…

Trong nghiên cứu này, “ý định sử dụng” dịch vụ thanh toán qua thiết bị di động là
sự sẵn sàng của cá nhân trong việc chấp nhận sử dụng dịch vụ thanh toán qua thiết bị
di động tại điểm bán.

Bảng 2.8: Thang đo “Ý định sử dụng”

Mã Biến quan sát Nguồn tham khảo


Giả sử rằng tôi có quyền truy cập vào thanh toán di động
YD1
tại điểm bán, tôi dự định sẽ sử dụng nó.
Daştan & Gürler
Tôi nghĩ rằng, với bản thân tôi, dịch vụ thanh toán di động
(2016); Tan và cộng
YD2 tại điểm bán hàng thực hiện được tất cả các nhu cầu thanh
sự (2014); Kim và
toán của tôi.
cộng sự (2010);
Tôi sẽ đề nghị những người khác sử dụng các hệ thống
YD3 Cheng và cộng sự
thanh toán di động tại điểm bán hàng.
(2006)
Tôi sẽ sử dụng dịch vụ thanh toán di động tại điểm bán
YD4
hàng trong tương lai gần.
(Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu)

Các mệnh đề trên được đánh giá theo thang do Likert 5 điểm với các mức độ từ
(1) “Rất không đồng ý”; (2) “Không đồng ý”; (3) “Trung lập”; (4) “Đồng ý”; (5) “Rất
đồng ý”.

2.3.3 Các biến điều tiết

Trong nghiên cứu nay, những biến điều tiết gồm có: “giới tính”, “tuổi tác” và “kinh
nghiệm sử dụng dịch vụ thanh toán không tiền mặt”. Hiện nay vẫn còn rất hạn chế những
nghiên cứu có sử dụng biến điều tiết nói chung cũng như nghiên cứu về dịch vụ TTDĐ
nói riêng. Do đó, nhóm nghiên cứu muốn tìm hiểu sâu hơn về ảnh hưởng của các biến
điều tiết này lên mối quan hệ giữa 6 biến độc lập: “nhận thức tính hữu ích”, “nhận thức
tính dễ sử dụng”, “ảnh hưởng xã hội”, “nhận thức danh tiếng của nhà cung cấp dịch vụ”,
“nhận thức an toàn bảo mật” và “yếu tố hỗ trợ” với “ý định sử dụng dịch vụ” TTDĐ tại
điểm bán.

2.3.3.1 Giới tính (GT)

Những nghiên cứu trước đây như của Venkatesh và cộng sự (2003, 2012) đã chứng
46

minh rằng giới tính có một vai trò cũng như sự tác động không nhỏ đến việc chấp nhận
và sử dụng công nghệ. Nghiên cứu của Venkatesh và Davis (2000) đã chỉ ra rằng nam
giới có thời gian sử dụng công nghệ nhiều hơn nữ giới. Sau này nghiên cứu của
Venkatesh và cộng sự (2003) đã chỉ ra biến “giới tính” giúp điều tiết sự ảnh hưởng của
các nhân tố với ý định sử dụng công nghệ. Cụ thể trong các nhiên cứu của Hamza &
Shah (2014) hay Liébana-Cabanillas và cộng sự (2014), giới tính đã được xác định là có
ảnh hưởng lên mối quan hệ giữa các nhân tố và YĐSD. Dựa vào những điều trên, những
giả thiết sau đã được đưa ra:

H7a: “Ảnh hưởng của NTHI lên YĐSD của nam giới lớn hơn nữ giới.”

H7b: “Ảnh hưởng của NTDD lên YĐSD của nam giới lớn hơn nữ giới.”

H7c: “AHXH tác động lên YĐSD của nữ giới lớn hơn nam giới.”

H7d: “Ảnh hưởng của NTDT lên YĐSD của nữ giới lớn hơn nam giới.”

H7e: “Ảnh hưởng của NTBM lên YĐSD của nữ giới lớn hơn nam giới.”

2.3.3.2 Tuổi tác

Các nghiên cứu trước đây của Venkatesh và cộng sự (2003, 2012) đã tìm ra bằng
chứng chứng minh biến “tuổi tác” có sự ảnh hưởng to lớn đến YĐSD công nghệ.
Venkatesh và Davis (2000) đã tìm thấy độ tuổi đa số chấp nhận sử dụng công nghệ ở
Mỹ là ở giới trẻ trong độ tuổi từ 15-35 tuổi. Những độ tuổi còn lại thì được cho là rất
khó để có thể chấp nhận và sử dụng. Nghiên cứu của Arvidsson (2014) hay Trachuk &
Linder (2017) thì xác định được rằng biến “tuổi tác” có ảnh hưởng YDSD. Tuy nhiên,
trái ngược với mong đợi ban đầu, kết quả tìm được lại là người lớn tuổi dễ dàng chấp
nhận sử dụng dịch vụ thanh toán di động hơn. Vì vậy, để làm rõ điều này, nhóm nghiên
cứu đã đi đến giả thiết:

H8a: “Ảnh hưởng của NTHI lên YĐSD của người lớn tuổi lớn hơn người trẻ.”

H8b: “Ảnh hưởng của NTDD lên YĐSD của người lớn tuổi lớn hơn người trẻ.”

H8c: “AHXH lên YĐSD của người trẻ lớn hơn người lớn tuổi.”

H8d: “Ảnh hưởng của NTDT lên YĐSD của người trẻ lớn hơn người lớn tuổi.”

H8e: “Ảnh hưởng của NTBM lên YDSD của người lớn tuổi lớn hơn người trẻ.”

H8f: “Ảnh hưởng của YTHT lên YĐSD của người lớn tuổi lớn hơn người trẻ.”
47

Trong nghiên cứu này, độ tuổi được chia làm 5 khoảng để đánh giá gồm “Dưới 18
tuổi”, “18 – 24 tuổi”, “25 – 34 tuổi”, “35 – 50 tuổi” và “Trên 50 tuổi”.

2.3.3.3 Kinh nghiệm sử dụng thanh toán không tiền mặt tại điểm bán (KN)

Hiện nay có rất nhiều loại hình thanh toán khác nhau như qua thẻ tín dụng (credit
card) hay thẻ ghi nợ (debit card), qua séc, và qua điện thoại di động. Chính vì vậy, sau
khi phỏng vấn sâu một vài đối tượng, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng những người đã
từng có kinh nghiệm sử dụng những phương thức thanh toán khác ngoài tiền mặt tại
điểm bán, họ đều nhận thấy sự tiện lợi cũng như độ an toàn của hình thức thanh toán đó.
Đồng thời, điều đó cũng ảnh hưởng đến ý định sử dụng TTDĐ tại điểm bán của họ. Do
đó, nhóm nghiên cứu đã đưa ra giả thiết như sau:

H9a: “Ảnh hưởng của NTHI lên YĐSD của người có kinh nghiệm sử dụng hình
thức thanh toán không qua tiền mặt tại điểm bán lớn hơn người không có kinh nghiệm.”

H9b: “Ảnh hưởng của NTDD lên YĐSD của người có kinh nghiệm sử dụng hình
thức thanh toán không qua tiền mặt tại điểm bán lớn hơn người không có kinh nghiệm.”
48

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Quy trình nghiên cứu

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu (Nguồn: Nhóm nghiên cứu)

Quá trình nghiên cứu của nhóm nghiên cứu bao gồm các bước sau:

Bước 1: Tìm kiếm ý tưởng và nghiên cứu các tài liệu thứ cấp liên quan, trong
nghiên cứu này, thanh toán qua di động và sự chấp nhận sử dụng công nghệ của người
49

dân chính là chủ đề trọng tâm.


Bước 2: Định hình đề tài cụ thể của nhóm qua tìm hiểu ở bước 1. Cụ thể đề tài
được chọn chính là nghiên cứu “các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thanh toán
di động tại điếm bán của người dân thành thị Việt Nam”
Bước 3: Tìm hiểu một cách toàn diện về đề tài, cơ sở lý luận, các nền tảng lý thuyết
cơ bản, tổng quan các nghiên cứu trước đây có liên quan từ đó rút ra mô hình nghiên
cứu và các giả thuyết nghiên cứu phù hợp.
Bước 4: Xây dựng bảng hỏi khảo sát và các câu hỏi phỏng vấn sâu cần thiết từ mô
hình nghiên cứu đã xác định và các khảo sát liên quan trước đây đã được thực hiện.
Bước 5: Tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp từ phỏng vấn và khảo sát.
Bước 6: Tổng hợp dữ liệu sơ cấp thu được, tiến hành xử lý dữ liệu kháo sát và bắt
đầu phân tích số liệu.
Bước 7: Phân tích và đánh giá các kết quả phân tích thu được, kiểm định các giả
thuyết đã đưa ra.
Bước 8: Đề xuất các giải pháp, kiến nghị hợp lý để thúc đẩy phát triển dịch vụ
thanh toán di động tại điểm bán ở Việt Nam
Bước 9: Tổng hợp tất cả nội dung đã thực hiện để hoàn thiện báo cáo nghiên cứu.

3.2 Phương pháp thu thập số liệu


3.2.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu này được thu thập từ các tài liệu sách,
báo cáo, website trong khoảng thời gian từ trước đến nay, tập trung từ 2012 - 2017 về
sự chấp nhận sử dụng dịch vụ TTDĐ đặc biệt là các nghiên cứu hỗ trợ xác định các nhân
tố ảnh hưởng đến “ý định sử dụng TTDĐ tại điểm bán”, các kiến thức lý thuyết liên
quan. Bên cạnh đó, các mô hình lý thuyết về những nhân tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận
công nghệ cũng được xem xét và lựa chọn làm căn cứ cho việc xây dựng mô hình tìm
hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến “ý định sử dụng TTDĐ tại điểm bán” trong nghiên cứu
này.

3.2.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng hình thức phỏng vấn sâu và điều tra khảo sát.
Dưới đây là quy trình thực hiện để thu thập dữ liệu sơ cấp.
50

3.2.2.1 Xác định đối tượng khảo sát

Những người tiêu dùng có độ tuổi từ 15 đến 65 tuổi đang sinh sống và làm việc ở
khu vực thành thị Việt Nam, trọng tâm là đối tượng có độ tuổi từ 18 đến 24 tuổi – lứa
tuổi có khả năng thích ứng, chấp nhận và sử dụng cao hơn so với những độ tuổi khác
theo Czaja và cộng sự (2006) là đối tượng khảo sát trong nghiên cứu này.

3.2.2.2 Xác định quy mô và phương pháp chọn mẫu

Số lượng mẫu khảo sát phù hợp cho nghiên cứu phân tích nhân tố tối thiểu gấp 5
lần tổng số biến quan sát (Comrey, 1973 và Roger, 2006). Trong nghiên cứu này, số
lượng biến quan sát là 29 do vậy quy mô tối thiểu để phù hợp cho nghiên cứu phân tích
nhân tố là 5 *29 = 145 mẫu khảo sát.

Theo kế hoạch của nhóm nghiên cứu, tổng số phiếu phát ra là 400 phiếu, con số
này dựa trên khả năng và thời gian thu thập của nhóm. Phiếu được phát ra theo hình
thức trực tuyến hoặc trực tiếp dựa trên khả năng tiếp cận phù hợp nhất đối với các đối
tượng khảo sát. Dữ liệu khảo sát của nhóm được thu thập qua cả hai phương pháp xác
suất và phi xác suất. Nhóm nghiên cứu phát ra 150 phiếu ngẫu nhiên cho các đối tượng
khảo sát phù hợp bên cạnh đó còn công khai trực tuyến bảng hỏi để tăng số lượng người
tham gia khảo sát. Đồng thời, 250 phiếu khác được phát cho những người sống ở thành
thị theo năm nhóm tuổi khác nhau, số lượng phiếu phát ra mỗi nhóm được xác định theo
tiềm năng sử dụng thanh toán di động của mỗi nhóm. Con số cụ thể được thể hiện ở
bảng dưới đây.

Bảng 3.1: Quy mô điều tra bằng phương pháp lấy mẫu xác suất

Độ tuổi Số phiếu phát ra


Dưới 18 tuổi 50
18 – 24 tuổi 70

25 – 34 tuổi 60
35 – 50 tuổi 40

Trên 50 tuổi 30
51

3.2.2.3 Phỏng vấn sâu

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn sâu 10 người tiêu dùng trong đó có 5
người đã từng sử dụng dịch vụ TTDĐ tại điểm bán. Mục đích của việc phỏng vấn này
là để xác định các yếu tố ảnh hướng đến “ý định sử dụng dịch vụ TTDĐ tại điểm bán”
của một số người tiêu dùng trên thực tế, kiểm tra các biến nghiên cứu trong mô hình
nghiên cứu đã xác định khi thu thập dữ liệu thứ cấp. Từ đó, nhóm nghiên cứu có thế tiến
hành chỉnh lý mô hình cho phù hợp với bối cảnh cụ thể của nghiên cứu. Đồng thời,
phỏng vấn sâu cũng là cơ hội tìm hiểu tình hình sử dụng TTDĐ tại điểm bán hiện nay
dưới góc nhìn của người sử dụng.

Nội dung phỏng vấn gồm 8 câu hỏi chung và 8 câu hỏi phân cá nhân dành cho hai
nhóm đối tượng đã từng sử dụng và chưa bao giờ sử dụng dịch vụ TTDĐ tại điểm bán.
Nội dung phỏng vấn sâu được trình bày cụ thể ở trong phần Phụ lục 1.

3.2.2.4 Thiết kế phiếu điều tra

Bảng hỏi được thiết kế dựa trên tài liệu tham khảo, các khảo sát đã được thực hiện
trước đây và phỏng vấn sâu kết hợp mô hình nghiên cứu được lựa chọn. Nội dung bảng
hỏi được chia làm 3 phần chính: Phần 1 là thông tin về người được khảo sát, phần 2 liên
quan đến kinh nghiệm và hành vi sử dụng, phần 3 là câu hỏi liên quan đến đánh giá các
nhân tố tác động đến “ý định sử dụng dịch vụ TTDĐ tại điểm bán” của người tiêu dùng
hay ngắn gọn là nhận thức về TTDĐ tại điểm bán.

Phần 1 và 2 là câu trả lời ngắn, các câu trắc nghiệm một lựa chọn và đa lựa chọn
tùy vào tính chất câu hỏi. Phần 3 được xây dựng trên thang đo Likert 5 điểm, đánh giá
các mệnh đề với các mức độ từ (1) Rất không đồng ý; (2) Không đồng ý; (3) Trung lập;
(4) Đồng ý; (5) Rất đồng ý.

Bảng 3.2: Cấu trúc bảng hỏi (Nguồn: Nhóm nghiên cứu) (Chi tiết ở Phụ lục 2)

Mảng câu hỏi Biến quan sát Số lượng câu hỏi


Thông tin cá nhân 5
Kinh nghiệm và hàng vi sử dụng 8

Nhận thức về TTDĐ tại điểm bán 29

Nhận thức tính hữu ích HI1, HI2, HI3, HI4 4


52

Mảng câu hỏi Biến quan sát Số lượng câu hỏi


DD1, DD2, DD3, DD4,
Nhận thức tính dễ sử dụng 5
DD5

Ảnh hưởng xã hội XH1, XH2, XH3, XH4 4

Nhận thức về danh tiếng của nhà


DT1, DT2, DT3 3
cung cấp dịch vụ

BM1, BM2, BM3,


Nhận thức rủi ro bảo mật 4
BM5

HT1, HT2, HT3, HT4,


Yếu tố hỗ trợ 5
HT5
Ý định sử dụng YD1, YD2, YD3, YD4 4

Câu hỏi bẫy


BM4 1
(Câu hỏi đánh giá độ tin cậy)

Tổng số 42

3.2.2.5 Khảo sát thử nghiệm

Trước khi chạy bảng hỏi chính thức, nhóm nghiên cứu tiến hành phát phiếu bảng
hỏi cho 120 người dưới hình thức lấy mẫu ngẫu nhiên để đánh giá sơ bộ các biến trong
mô hình, mức độ phù hợp và đáng tin cậy của các câu hỏi khảo sát được đưa ra.

3.2.2.6 Điều chỉnh bảng hỏi

Sau khi tiến hành phân tích độ tin cậy của khảo sát thử nghiệm, nhóm nghiên cứu
thực hiện chỉnh lý nội dung bảng hỏi để đưa ra bản khảo sát phù hợp nhất cho khảo sát
chính thức.

3.2.2.7 Khảo sát chính thức

Nhóm nghiên cứu tiến hành phát 400 bảng hỏi chính thức theo phương pháp thu
thập mẫu và quy mô đã đề cập ở phần trên. Sau đó, nhóm tiến hành xử lý sơ bộ các bảng
hỏi để tìm ra các khảo sát đạt tiêu chuẩn và tiền hành phân tích. (Bảng hỏi chi tiết ở Phụ
lục 3)
53

3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu


3.3.1 Phân tích dữ liệu thứ cấp

Sau khi thu được các dữ liệu thứ cấp, các tài liệu này tiếp tục được tổng hợp và
phân loại bên cạnh thực hiện phương pháp phân tích theo hệ thống, so sánh dữ liệu, đánh
giá để tìm ra các thông tin hữu ích, hoàn thiện cơ sở lý luận và nền tảng lý thuyết của
dịch vụ thanh toán di động tại điểm bán. Các nghiên cứu liên quan được tổng hợp, các
biến và mô hình được thống kê và so sánh với nhau để tìm ra mô hình hợp lý nhất và
tổng quan nghiên cứu của đề tài.

3.3.2 Phân tích dữ liệu sơ cấp

Nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích số liệu bằng phần mềm IBM SPSS Statistics
phiên bản 22.0 kết hợp với xử lý số liệu trên Microsoft Excel 2013. Các bước tiến hành
cụ thể như dưới đây.

Mã hóa dữ liệu

Nhóm nghiên cứu thực hiện chọn lọc lại các dữ liệu cần thiết và mã hóa để thuận
lợi cho việc xử lý số liệu. Đối với giới tính, (0) được biểu thị cho “Nữ”, (1) được biểu
thị cho “Nam”. Về độ tuổi, các giá trị được quy ước lần lượt như sau “Dưới 18 tuổi” là
1, “18 – 24 tuổi” là 2, “25 – 34 tuổi” là 3, “35 – 50 tuổi” là 4 và “Trên 50 tuổi” là 5. Đối
với những người chưa từng có kinh nghiệm thanh toán không tiền mặt tại điểm bán được
quy ước 0, những người đã từng có kinh nghiệm thanh toán không tiền mặt tại điểm bán
được quy ước là 1. Các câu hỏi nhận thức về TTDĐ tại điểm bán được quy ước theo
thang Likert 5 điểm, được quy ước lần lượt là (1) “Rất không đồng ý”; (2) “Không đồng
ý”; (3) “Trung lập”; (4) “Đồng ý”; (5) “Rất đồng ý”.

Thống kê đặc điểm của mẫu quan sát

Dữ liệu được tiến hành thông kê các đặc điểm nhân khẩu học bao gồm: tuổi, giới
tính, khu vực và thêm vào đó là thu nhập kết hợp đánh giá giữa nhóm người đã có kinh
nghiệm và chưa có kinh nghiệm.

Thống kê tình hình sử dụng các dịch vụ thanh toán

Các câu hỏi chuyên sâu ở phần 2 của bảng hỏi được thống kê và tổng hợp để tìm
ra những đặc điểm về tình hình sử dụng các dịch vụ thanh toán hiện nay đặc biệt xoay
quanh dịch vụ TTDĐ tại điểm bán.
54

Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Phân tích Cronbach’s Alpha được sử dụng để đánh giá mức độ tin cậy của thang
đo đối với các câu hỏi trọng tâm của nghiên cứu (Phần 3 của bản khảo sát), hệ số
Cronbach’s Alpha ≥ 0,6 và có hệ số tương quan biến tổng > 0,3 là các điều kiện cơ bản
cần có của các biến khảo sát.

Phân tích nhân tố khám phá – EFA.

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá được đánh giá qua các tiêu chí là hệ số
KMO, kiểm định Bartlett, hệ số tải nhân tố, eigenvalues và phương sai trích. Từ đó, các
nhóm nhân tố chính được tổng hợp.

Phân tích mô tả

Các đánh giá trung bình của biến khảo sát được đề cập trong phần này nhằm xác
định mức độ đồng ý của đối tượng khảo sát đối với các nhân tố ảnh hưởng cũng như ý
định sử dụng TTDĐ tại điểm bán của người tiêu dùng.

Phân tích tương quan

Hệ số tương quan Pearson được dùng để đánh giá mối liên hệ qua lại giữa các nhân
tố ảnh hưởng và ý định sử dụng TTDĐ tại điểm bán.

Phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết

Phân tích hồi quy tuyến tính tổng quát và phân tích hồi quy với kỹ thuật mean
centering được thực hiện để kiểm định các giả thuyết đưa ra.
55

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN


CỨU

4.1 Khái quát thị trường thanh toán di động tại điểm bán
Trong thời đại công nghệ đang nhanh chóng thay đổi cuộc sống, một xã hội không
dùng tiền mặt sẽ là tương lai của hệ thống thanh toán. Để biến điều đó thành hiện thực
thì phổ biến thanh toán di động tại điểm bán là một yêu cần tất yếu. Ở Việt Nam, với cơ
sở hạ tầng hiện có, khi các cửa hàng, chuỗi bán lẻ được trang bị máy quẹt thẻ còn chưa
phổ biến, thanh toán di động bằng mã QR có tiềm năng phát triển mạnh mẽ nhất. Với
các doanh nghiệp, thanh toán bằng mã QR là một hình thức đơn giản, không cần đầu tư
quá nhiều cho cơ sở hạ tầng ban đầu, có thể dễ dàng triển khai nhanh chóng với chi phí
thấp (chỉ cần một ảnh chụp mã ở quầy thanh toán) đồng thời có thể ứng dụng rất đa dạng
trong các hoạt động thường nhật như thanh toán tại quầy, thanh toán trên hóa đơn, thanh
toán catalogue, tờ rơi. Bởi lợi thế về tiết kiệm chi phí đó, thanh toán bằng mã QR dễ
dàng được phổ biến rộng rãi hơn. Ờ một nền văn hóa tương đồng là Trung Quốc, theo
một báo cáo của China Internet Network Information Centre, đến cuối tháng 6 năm 2016
hơn 35% trên tổng số 724 triệu người sử dụng điện thoại ở Trung Quốc thích sử dụng
thanh toán di động lớn hơn số người thích sử dụng tiền mặt hay thẻ tín dụng (31,8%)
(The Straitstimes, 2018). Thêm vào đó, chỉ tính riêng với ứng dụng thanh toán di động
dựa trên mã QR là Alipay đã có hơn 520 triệu người sử dùng ở Trung Quốc với đa dạng
các giao dịch thanh toán từ nhu yếu phẩm hàng ngày đến chi phí đi lại.(Steinberg, 2018).
Những con số này đã chứng minh tiềm năng phổ biến rộng rãi của thanh toán di động
bằng mã QR trong bối cảnh Việt Nam hiện nay.

Đi đầu trong thanh toán bằng QR code ở Việt Nam là Công ty Cổ phần Giải pháp
thanh toán Việt Nam (VNPAY). Cổng thanh toán VNPAYQR được công ty xây dựng
cho phép thanh toán qua mã vạch QR trên hơn 10 ứng dụng Mobile Banking của các
ngân hàng để trả các hoá đơn tại các siêu thị, cửa hàng, taxi chỉ trong vài giây. Công ty
hiện đã phát triển mạng lưới thanh toán QR với khoảng 20.000 chấp nhận giao dịch trên
cả nước, con số này được ước tính tăng lên 50.000 điểm đến cuối năm 2018. Bên cạnh
đó, một số ứng dụng cũng phát triển các điểm chấp nhận giao dịch tại điểm bán như
Payoo, MoMo, OnOnPay.
56

Bảng 4.1: Mạng lưới chấp nhận thanh toán QR của một số ứng dụng hiện nay

Đơn vị Số điểm Số
Ứng dụng
phát hành chấp nhận giao dịch tỉnh thành
Các ứng dụng Mobile
banking của ngân hàng VNPAY 20.000 64
(Agribank, SBC…)
Payoo VIET UNION 6.853 64
MoMo M-SERVICE 4.000 45
OnOnPay OnOnPay 1.700 33
Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu

Bên cạnh sử dụng mã QR, loại hình thành thanh toán được cung cấp bởi Samsung
dựa trên hai công nghệ thanh toán MST và NFC hay còn gọi là giao thức thanh toán
bằng sóng từ và giao thức thanh toán bằng sóng radio cũng đang được đầu tư phát triển.
Samsung Pay có yêu cầu cao hơn về điều kiện cơ sở hạ tầng phục vụ thanh toán nhưng
đơn giản hơn so với ứng dụng tương đương là Apple Pay, ứng dụng của Samsung không
chỉ có khả năng hỗ trợ cả máy quẹt thẻ dùng công nghệ giao tiếp tầm gần (NFC) mà còn
sử dụng được với máy quẹt thẻ dùng công nghệ truyền dữ liệu an toàn qua từ tính (MST)
do vậy có thể thực hiện được ở tất cả các cửa hàng cho phép thanh toán qua thẻ. Theo
thống kê được đại diện NAPAS thông báo, toàn thị trường hiện nay có khoảng 270.600
máy POS và đáp ứng được phần nào nhu cầu thanh toán của khách hàng qua Samsung
Pay.

Vậy trong thực tế số lượng sử dụng thanh toán di động tại điểm bán như thế nào?
Qua phỏng vấn sâu, một người sử dụng Payoo đã chia sẻ: “Tôi được tặng 200.000 đồng
mà kiếm chỗ để dùng hoài mà không được. Có vào danh sách thì thấy Circle K nhưng
ra quét QR thì cũng không được à.” Hay bạn Ngọc đã phản hồi trên cửa hàng ứng dụng
“Tại sao tôi không nạp tiền bằng mã QR được vậy? Đã 3 ngày nay tôi liên tục thao tác
nhưng không hề được. Gọi lên tổng đài thì tổng đài kêu đợi 3 tiếng để hệ thống fix lỗi.
Đến giờ vẫn không được. Mình sử dụng Airpay rất thường xuyên nhưng lần này rất thất
vọng.” Cũng theo kết quả phỏng vấn sâu mà nhóm thu được, 8/10 đối tượng được phỏng
vấn đều biết đến hình thức thanh toán di động tại điểm bán, nhưng lại không biết được
những cửa hàng, chuỗi bán lẻ nào có chấp nhận việc thanh toán di động. 4/5 người đã
từng sử dụng thanh toán di động tại điểm bán cho biết họ chỉ sử dụng vì hiếu kỳ khi bắt
57

gặp ngẫu nhiên tại các cửa hàng, số lần họ sử dụng cũng hạn chế vì có ít cửa hàng sử
dụng loại hình thanh toán này. Những phản hồi trên tuy chỉ của một vài cá nhân nhỏ lẻ
nhưng cũng phản ánh phần nào đó tình hình sử dụng thanh toán di động tại điểm bán
hiện nay, đó là số lượng người thực tế sử dụng thanh toán di động tại điểm bán không
cao. Trong một thống kê khác, trong hơn 6 tháng đầu ra mắt, Samsung Pay đã thực hiện
500.000 lần giao dịch thành công trên tổng số 400.000 người đăng ký sử dụng, tức mỗi
người đăng ký chỉ giao dịch trung bình 1,25 lần, con số này là quá nhỏ so với tần suất
mua sắm hàng ngày của người dân hiện nay.

Cùng với đó, theo những phản hồi từ khách hàng trên các trang ứng dụng di động
Play store và App store, các ứng dụng thanh toán di động hiện nay được sử dụng chủ
yếu để nạp thẻ, thanh toán các hóa đơn điện, nước, internet, truyền hình cap, mua vé,
chuyển khoản ngân hàng, đa phần là các thanh toán trực tuyến, chỉ một số ít là thanh
toán tại điểm bán, chưa khai thác được tiềm năng sẵn có của nền tảng ứng dụng.

Trong khi đó, theo kết quả khảo sát thường niên về chỉ số phát triển bán lẻ toàn
cầu năm 2017 (GRDI) của A.T. Kearney, Việt Nam đã tăng 5 bậc lên vị trí thứ 6 trong
bảng xếp hạng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực
tế năm 2016 là 3,568 nghìn tỷ đồng. Theo số liệu của Bộ Công Thương, đến tháng 6
năm 2016 cả nước có hàng trăm nghìn cửa hàng bán lẻ, 8.500 chợ, gần 800 siêu thị, 150
trung tâm thương mại. Những điều này thể hiện tiềm năng và sức hút của thị trường bán
lẻ Việt Nam cũng như quy mô của thị trường thanh toán di động tại điểm bán.

Trước mục tiêu khá tham vọng Chính phủ nước ta là đưa tỉ lệ thanh toán không
tiền mặt xuống dưới 10% vào năm 2020 theo đề án phát triển thanh toán không dùng
tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 đã được phê duyệt theo Quyết định số
2545/QĐ-TTg thì các cơ quan, tổ chức liên quan còn rất nhiều thách thức phải vượt qua
để chinh phục thị trường hiện nay và thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng

Trong nghiên cứu này, với kết quả khảo sát thu được, nhóm nghiên cứu đưa ra các
dẫn chứng thực nghiệm để tìm hiểu ý định sử dụng TTDĐ tại điểm bán của người dân
khu vực thành thị Việt Nam, từ đó đưa ra những đề xuất kiến nghị phù hợp.

4.2 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu


Các nội dung chính được trình bày trong phần này gồm có:

 Kiểm tra tính đại diện của mẫu.


58

 Thống kê các đặc điểm (nhân khẩu học, tình hình sử dụng TTDĐ) của các đối
tượng tham gia khảo sát.

Tổng số phiếu phát ra là 400, trong đó có 96 là phát trực tiếp, 304 là khảo sát trực
tuyến thông qua mạng xã hội với người dân tại khu vực thành thị. Tổng số khảo sát thu
về là 339 khảo sát. Khi đã loại bỏ các phiếu không đạt tiêu chuẩn (71 Phiếu), từ nguyên
nhân do nhầm lẫn, thiếu thông tin hay thông tin không đáng tin cậy, số phiếu khảo sát
đạt tiêu chuẩn là 268 (đạt 79,06% trên tổng số khảo sát thu được).

4.2.1 Đặc điểm nhân khẩu học

4.2.1.1 Độ tuổi và giới tính

Đối tượng khảo sát của nghiên cứu bao gồm tất cả những người dân ở thành thị
Việt Nam, có thể sử dụng các ứng dụng di động. Nhóm nghiên cứu đã thực hiện đồng
thời phương pháp tiếp cận lấy mẫu phân tầng theo tỷ lệ và phương pháp lấy mẫu ngẫu
nhiên với mục tiêu là thu thập một mẫu nghiên cứu mang tính đại diện cho tổng số dân
thành thị. Trên thực tế, mẫu thu được có cấu trúc phân loại như bảng sau.

Bảng 4.2: Cấu trúc nhân khẩu học của mẫu khảo sát và dân số ở thành thị Việt Nam.

Tổng dân thành thị


Các tiêu chí khảo sát Mẫu (Sample)
(Population)

Nam 43,66% 49,65%


Giới tính
Nữ 56,34% 50,35%

Dưới 18 tuổi 3,73% 5,80%

18 – 24 Tuổi 52,61% 16,2%

Độ tuổi 25 – 34 Tuổi 21,64% 25,1%

35 – 50 Tuổi 13,06% 31,3%

Trên 50 Tuổi 8,96% 21,6%


(Nguồn: Tổng cục thống kê (2014) và tổng hợp kết quả của nhóm nghiên cứu)

Qua bảng so sánh trên, có thể nhận thấy mẫu khảo sát thu được không mang tỷ lệ
xấp xỉ tương ứng hay có tính đại diện tốt cho người dân khu vực thành thị. Lí do dẫn
đến sự chênh lệch này là do giới hạn về thời gian, việc chọn mẫu ngẫu nhiên, các bản
59

khảo sát sử dụng phương pháp lấy mẫu phân tầng có tỉ lệ thu về không cao. Tuy nhiên,
cấu trúc này lại phù hợp với mục tiêu nghiên cứu tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến ý
định sử dụng dịch vụ TTDĐ tại điểm bán của người dân bởi lẽ giới trẻ là đối tượng tiềm
năng nhất sẽ sử dụng dịch vụ thanh toán mới này.

Theo một nghiên cứu của Olson và cộng sự (2011), người lớn tuổi có tần suất sử
dụng công nghệ thấp hơn so với người trẻ tuổi. Mặt khác mức độ kiến thức, hiểu biết về
công nghệ của người trẻ tuổi cũng có sự cách biệt rất nhiều so với người lớn tuổi, kể cả
những người lớn tuổi đã có kinh nghiệm. Người càng lớn tuổi thì càng chậm trong khả
năng áp dụng công nghệ mới, đồng thời họ cũng ít sử dụng thường xuyên hơn các công
nghệ mới gần đây. Nhóm tuổi từ 65 tuổi trở lên có mức độ sử dụng, khả năng thích ứng
là thấp nhất. Bên cạnh đó, tại Việt Nam, nhóm tuổi <18 đa phần chưa có đủ điều kiện
hỗ trợ (tài khoản ngân hàng, smartphone) để sử dụng TTDĐ tại điểm bán. Hơn nữa,
trong bối cảnh công nghệ là mới chưa được sử dụng rộng rãi thì người trẻ tuổi đặc biệt
là độ tuổi 18-24 có khả năng thích ứng, chấp nhận và sử dụng cao hơn so với những độ
tuổi khác (Czaja và cộng sự, 2006). Do đó, trong tương quan với thị trường thanh toán
di động còn mới ở Việt Nam, nên nghiên cứu nhóm lựa chọn người khảo sát tập trung
từ 15 – 65 tuổi. Trong đó, số người 18-24 tuổi chiếm tỉ lệ nhiều nhất (52,61%) trong cơ
cấu mẫu nghiên cứu, phù hợp với mục tiêu của nghiên cứu này.

4.2.1.2 Khu vực phân bố

Khác
5.60%
Đà Nẵng
3.73%
Đông Hà
4.10%
Hải Dương
10.45%

Hà Nội
Hồ Chí Minh 54.10%
10.45%

Hải Phòng
11.57%

Biểu đồ 4.1: Phân bố địa lý của người tham gia khảo sát
(Nguồn: Kết quả tổng hợp của nhóm nghiên cứu)
60

Các đối tượng khảo sát tập trung ở một số thành phố lớn trong đó đô thị loại đặc
biệt gồm Hà Nội (54,1%), Hồ Chí Minh (10,45%); đô thị loại I có thể kể đến Hải Phòng
(11,57%), Đà Nẵng (3,73%); đô thị loại II có Hải Dương (10,45%); đô thị loại III có
Đông Hà (4,10%), Hà Tĩnh (1,50%)…

Các khu vực khảo sát có sự đa dạng phân loại đô thị với điều kiện kinh tế xã hội
riêng biệt, số lượng dân cư, mật độ dân số khác nhau, đại diện tiêu biểu cho những người
dân thành thị ở Việt Nam.

4.2.2 Kinh nghiệm thanh toán phi tiền mặt

4.2.2.1 Phân theo giới tính

Bảng 4.3: Thống kê về kinh nghiệm sử dụng thanh toán phi tiền mặt tại địa điểm bán
phân theo giới tính.

Nam Nữ Tổng

Có kinh nghiệm 73 79 152

Chưa có kinh nghiệm 44 72 116

Tổng 117 151


(Nguồn: Kết quả tổng hợp của nhóm nghiên cứu)

Theo thống kê, có 152 người đã có kinh nghiệm sử dụng thanh toán phi tiền mặt
tại địa điểm bán trong số 268 khảo sát đạt tiêu chuẩn chiếm 56,72%. Đây là một dấu
hiệu tích cực thể hiện thanh toán phi tiền mặt đang được sử dụng rộng rãi hơn, đặc biệt
đối với những người trẻ tuổi, đối tượng chiếm tỉ lệ lớn trong những người tham gia khảo
sát. Trong 152 người đã có kinh nghiệm sử dụng thanh toán phi tiền mặt tại địa điểm
bán, có 48,02% nam và 51,98% là nữ, không có sự chênh lệch đáng kể giữa hai giới.
Bên cạnh đó, số người chưa sử dụng thanh toán phi tiền mặt tại địa điểm bán là 116,
nam giới chiếm 37,93% trong khi nữ giới chiếm 62,07%. Theo số liệu khảo sát này, số
người chưa có kinh nghiệm thanh toán phi tiền mặt tại điểm bán là nữ giới chiếm tỉ lệ
lớn hơn so với nam giới.
61

4.2.2.2 Phân theo thu nhập

> 20 triệu đồng Tổng: 152 người


14.47%

Dưới 3 triệu đồng


24.34%

> 10 – 20 triệu đồng


20.39%

3 – 5 triệu đồng
16.45%
> 5 – 10 triệu đồng
24.34%

Biểu đồ 4.2: Cơ cấu mẫu phân theo thu nhập đối với người đã có kinh nghiệm thanh
toán phi tiền mặt tại điểm bán. (Nguồn: Kết quả tổng hợp của nhóm nghiên cứu)

> 20 triệu đồng Tổng: 116 người


2.59%
> 10 – 20 triệu đồng
5.17%

> 5 – 10 triệu đồng


18.10%
Dưới 3 triệu đồng
51.72%

3 – 5 triệu đồng
22.41%

Biểu đồ 4.3: Cơ cấu mẫu phân theo thu nhập đối với người chưa có kinh nghiệm thanh
toán phi tiền mặt tại điểm bán.(Nguồn: Kết quả tổng hợp của nhóm nghiên cứu).

Trong những người tham gia khảo sát, những người đã từng có kinh nghiệm thanh
toán phi tiền mặt tại điểm bán có cơ cấu thu nhập đa dạng, phân tán từ thấp đến cao.
Đáng chú ý là đa phần những người có thu nhập cao từ 10 triệu đồng trở lên đều từng
có kinh nghiệm thanh toán này. Bên cạnh đó, những người có thu nhập thấp hơn 5 triệu
đồng chiếm đến 74,13% trong số những người chưa có kinh nghiệm thanh toán phi tiền
mặt tại điểm bán.
62

4.2.3 Tình hình sử dụng

4.2.3.1 Người chưa có kinh nghiệm thanh toán phi tiền mặt tại điểm bán

4.2.3.1.1 Lí do chưa sử dụng

Đã được biết đến nhưng chưa biết cách sử dụng 51

Thích sử dụng tiền mặt hơn 39

Cửa hàng không có trang bị dịch vụ thanh toán 35

Chưa từng biết đến 33

Không cần thiết 28

Tôi nghĩ thao tác sử dụng phức tạp 21

Không có người quen nào sử dụng 21

Internet trên điện thoại không ổn định 21

Không đáng tin cậy 16

Không nhận thấy hữu ích 9

Tốn chi phí internet 7

Biểu đồ 4.4: Nguyên nhân người chưa có kinh nghiệm được khảo sát chưa sử dụng
TTDĐ tại điểm bán (Nguồn: Kết quả tổng hợp của nhóm nghiên cứu)

Những người chưa từng có kinh nghiệm thanh toán phi tiền mặt tại điểm bán được
khảo sát cho rằng lý do lớn nhất mà họ chưa sử dụng TTDĐ tại cửa hàng là bởi chưa
biết cách sử dụng dù đã biết đến phương thức thanh toán này (51 người) cùng với đó là
thói quen cũng như sở thích dùng tiền mặt đã có từ lâu (39 người). Bên cạnh đó, việc
cửa hàng không trang bị thiết bị hỗ trợ TTDĐ hoặc là chưa từng biết đến hoặc cảm thấy
không cần thiết cũng là những lý do chính ngăn cản họ sử dụng loại hình thanh toán này.
Điều này có thể dự đoán người dân thành thị, mở rộng ra là ở người dân Việt Nam còn
có xu hướng thích dùng tiền mặt hơn và không muốn tìm hiểu hay thay đổi sử dụng các
công nghệ mới. Thêm vào đó, có thể sự phổ biến về TTDĐ tại điểm bán còn chưa cao,
chưa được nhiều người thật sự biết đến. Một số nguyên nhân sơ bộ có thể dự đoán thông
qua biểu đồ trên là truyền thông chưa hợp lí, chỉ tập trung vào giới thiệu chứ chưa làm
nổi bật tính năng hay cách dùng (trong khi người tiêu dùng lại quan tâm đến điều này);
các điểm thanh toán chưa hỗ trợ cho việc TTDĐ,…
63

4.2.3.1.2 Lợi ích mong muốn

Không phải mang theo tiền mặt 56


Tiết kiệm thời gian thanh toán 55
Giữ tiền an toàn hơn 53
Thao tác thanh toán đơn giản hơn 35
Tiết kiệm chi phí thanh toán 35
Dễ dàng quản lý chi tiêu 32

Biểu đồ 4.5: Lợi ích người chưa có kinh nghiệm được khảo sát mong muốn nếu sử dụng
TTDĐ tại điểm bán. (Nguồn: Kết quả tổng hợp của nhóm nghiên cứu)

Những người chưa có kinh nghiệm được khảo sát đa phần hi vọng TTDĐ tại điểm
bán sẽ giúp họ không phải luôn mang theo tiền mặt, tiết kiệm thời gian thanh toán và
giữ tiền an toàn hơn. Bên cạnh đó, họ cũng mong muốn, đơn giản hóa các thao tác sử
dụng, thêm các tính năng hữu ích như quản lý chi tiêu và tiết kiệm giúp họ các chi phí
thanh toán.

4.2.3.2 Người đã có kinh nghiệm thanh toán phi tiền mặt tại điểm bán

4.2.3.2.1 Nguồn thông tin

Chưa được nghe qua 1


Người quen 62
Facebook 60
Quảng cáo trên tivi 51
Báo, tạp chí 37
Biển quảng cáo, tờ rơi 14
Khác 8

Biểu đồ 4.6: Nguồn thông tin về TTDĐ tại điểm bán


(Nguồn: Kết quả tổng hợp của nhóm nghiên cứu)

Trong nhóm người đã có kinh nghiệm sử dụng thanh toán không tiền mặt tại điểm
bán, thì số người chưa biết về hình thức TTDĐ tại điểm bán chỉ có 1 người. Biết qua
người quen, Facebook, quảng cáo trên TV chiếm số lượng cao nhất. Qua thống kê, có
thể nói, 1 số cách thức phổ biến về TTDĐ khá hữu hiệu có thể kể đến là truyền miệng,
Facebook, tivi.
64

4.2.3.2.2 Tình hình sử dụng các dịch vụ TTDĐ tại điểm bán

Chưa sử dụng 28
MoMo 72
Zalo Pay 26
VnPay 12
Samsung Pay 12
Payoo 6
Moca 7
Khác 10

Biểu đồ 4.7: Tình hình sử dụng các dịch vụ TTDĐ tại điểm bán
(Nguồn: Kết quả tổng hợp của nhóm nghiên cứu)

Trong 152 người có kinh nghiệm thanh toán phi tiền mặt có tới 72 người tham gia
khảo sát sử dụng MoMo (chiếm đa số), số người ở các nhóm khác chưa tới 30 người.
Điều này có thể thấy MoMo là ứng dụng TTDĐ được phổ biến nhất trong nhóm người
thành thị ở Việt Nam được khảo sát.

4.2.4 Các nhận định liên quan

Rất không đồng ý


Rất đồng ý 2.61%
9.33%
Không đồng ý
7.46%

Trung lập
Đồng ý 29.10%
51.49%

Biểu đồ 4.8: Mức độ tán thành về nhận định sẽ sử dụng dịch vụ TTDĐ nếu cửa hàng có
trang bị dịch vụ thanh toán.(Nguồn: Kết quả tổng hợp của nhóm nghiên cứu)
Rất không đồng ý
Rất đồng ý 1.49%
Không đồng ý
23.88% 3.73%
Trung lập
22.39%

Đồng ý
48.51%

Biểu đồ 4.9: Mức độ tán thành về nhận định sẽ sử dụng dịch vụ TTDĐ nếu có nhiều
chính sách ưu đãi và giảm giá. (Nguồn: Kết quả tổng hợp của nhóm nghiên cứu)
65

Gần 61% người tham gia khảo sát đồng ý sẽ sử dụng TTDĐ tai điểm bán nếu cửa
hàng có trang bị dịch vụ thanh toán và có đến hơn 72% cho rằng sẽ sử dụng nếu có các
chính sách ưu đãi, khuyến mãi. Điều này thể hiện tầm quan trọng của các yếu tố hỗ trợ
đến ý định sử dụng, đồng thời là một căn cứ để có thể phổ biến hình thức thanh toán này
trong tương lai.

4.3 Kiểm định độ tin cậy


Khi phân tích khảo sát, để đánh giá mức độ tin cậy của thang đo, các nhà nghiên
cứu thường sử dụng phương pháp nhất quán nội tại qua hệ số Cronbach’s Alpha. Tiêu
chí phổ biến khi đánh giá các mức giá trị của Cronbach’s Alpha là:

 > 0,8: thang đo lường tốt.


 0,7 – 0,8: thang đo sử dụng được.
 0,6 – 0,7 là có thể sử dụng trong trường hợp chủ đề nghiên cứu là mang tinh mới
cao hoặc là mới đối với bối cảnh của nghiên cứu.

(Theo Peterson, 1994; Nunally, 1978; Hoàng Trọng và Mộng Ngọc, 2005).

Trong tương quan với bối cảnh thị trường thanh toán di động vẫn còn mới ở Việt
Nam, đặc biệt là việc TTDĐ tại điểm bán, nên nhóm nghiên cứu chấp nhận các trị số
xấp xỉ 0,7 trở lên.

Thêm vào đó, để tăng độ tin cậy cronbach's alpha, ta có thể tiến hành loại biến dựa
trên các tiêu chí:

 Hệ số tương quan biến tổng bé hơn 0,3


 Hệ số “Cronbach's alpha if item deleted” lớn hơn hệ số Cronbach hiện tại.

4.3.1 Kiểm tra độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha (khảo sát sơ bộ)

Từ những dữ liệu thu thập được từ khảo sát sơ bộ (phát 120 phiếu thu về 115 phiếu
hợp lệ), nhóm nghiên cứu tiến hành đánh giá độ tin cậy.

Kết quả phân tích thu được như sau:


66

Bảng 4.4: Kết quả tổng hợp kiểm định độ tin cậy của thang đo trong khảo sát sơ bộ

Biến Tương Hệ số Hệ số Hệ số
quan quan biến Cronbach’s Cronbach’s Cronbach’s
Nhóm nhân tố
sát bị tổng của Alpha nếu Alpha chưa Alpha đã
loại bỏ biến loại bỏ loại biến loại biến loại biến
Nhận thức tính
HI3 0,387 0,858 0,796 0,858
hữu ích
Nhận thức tính
Không 0,919 0,919
dễ sử dụng
Ảnh hưởng xã
XH3 -0,280 0,741 0,426 0,741
hội
Nhận thức
danh tiếng của
Không 0,875 0,875
nhà cung cấp
dịch vụ
Nhận thức an
BM5 0,550 0,902 0,871 0,902
toàn bảo mật
Yếu tố hỗ trợ Không 0,699 0,699

Ý định sử dụng Không 0,771 0,771

(Nguồn: Kết quả tổng hợp của nhóm nghiên cứu)

Theo bảng kết quả dựa trên các điều kiện loại biến, có 3 biến quan sát bị loại bỏ là
XH3, HI3 và BM5. Sau khi thực hiện loại bỏ các biến không đủ tiêu chuẩn, hệ số
Cronbach’s Alpha của thang đo đều đạt từ xấp xỉ 0,7 trở lên, hệ số Cronbach’s Alpha
khi loại biến của từng biến quan sát đều nhỏ hơn hệ số hiện tại của thang đo, hệ số tương
quan biến tổng cũng > 0,3, Kết quả này cho thấy thang đo là tốt, đảm bảo độ tin cậy.

Sau đó, nhóm nghiên cứu tiến hành loại bỏ các biến này trong bàng hỏi và thực
hiện khảo sát chính thức.

4.3.2 Kiểm tra độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha (khảo sát chính thức)

Dựa trên dữ liệu thu thập được từ khảo sát chính thức, nhóm nghiên cứu tiến hành
đánh giá độ tin cậy và có kết quả như các bảng dưới đây.
67

Bảng 4.5: Kết quả loại biến sau kiểm định độ tin cậy của thang đo trong khảo sát chính
thức.

Biến Tương Hệ số Hệ số Hệ số
quan quan biến Cronbach’s Cronbach’s Cronbach’s
Nhóm nhân tố
sát bị tổng của Alpha nếu Alpha chưa Alpha đã
loại bỏ biến loại bỏ loại biến loại biến loại biến
Ảnh hưởng xã
XH4 0,344 0,689 0,629 0,689
hội
(Nguồn: Kết quả tổng hợp của nhóm nghiên cứu)

Theo kết quả này, dựa trên những tiêu chuẩn đánh giá để tăng độ tin cậy của thang
đo đã nêu ban đầu, nhóm nghiên cứu tiến hành loại bỏ tiếp biến XH4. Sau khi loại biến,
kết quả đánh giá độ tin cậy của thanh đo của khảo sát chính thức được trình bày ở bảng
dưới đây.

Bảng 4.6: Kết quả tổng hợp kiểm định độ tin cậy của thang đo của khảo sát chính thức

Hệ
Mã Tương quan Hệ số Cronbach’s
Nhóm nhân tố số Cronbach’s
câu biến tổng Alpha đã loại biến
Alpha
HI1 0,790 0,810
Nhận thức tính
HI2 0,759 0,837 0,880
hữu ích
HI3 0,753 0,842
DD1 0,766 0,934
DD2 0,832 0,922
Nhận thức tính dễ
DD3 0,862 0,916 0,937
sử dụng
DD4 0,855 0,917
DD5 0,842 0,920
XH1 0,526 -
Ảnh hưởng xã hội 0,689
XH2 0,526 -
Nhận thức danh DT1 0,727 0,849
tiếng của nhà DT2 0,826 0,757 0,874
cung cấp dịch vụ DT3 0,724 0,853
68

Hệ
Mã Tương quan Hệ số Cronbach’s
Nhóm nhân tố số Cronbach’s
câu biến tổng Alpha đã loại biến
Alpha
BM1 0,833 0,869
Nhận thức an
BM2 0,856 0,850 0,913
toàn bảo mật
BM3 0,790 0,904
HT1 0,554 0,733
HT2 0,591 0,720
Yếu tố hỗ trợ HT3 0,497 0,752 0,776
HT4 0,494 0,753
HT5 0,608 0,714
YD1 0,662 0,814
YD2 0,664 0,814
Ý định sử dụng 0,847
YD3 0,658 0,816
YD4 0,752 0,775
(Nguồn: Kết quả tổng hợp của nhóm nghiên cứu)

Từ bảng trên có thể nhận định, thang đo đa phần đạt độ tin cậy khá cao, có thể sử
dụng trong những phân tích tiếp theo.

4.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA


Tiếp theo, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA
(Exploratory Factor Analysis) để đánh giá hai loại giá trị quan trọng của thang đo là giá
trị hội tụ và giá trị phân biệt.

Phân tích EFA dùng để rút gọn một tập hợp có m biến quan sát thành một tập M
(M<m) gồm các nhân tố có ý nghĩa hơn. Nền tảng của việc rút gọn này dựa trên mối
quan hệ tuyến tính của các nhân tố với các biến quan sát.

Trong phân tích nhân tố, phép xoay Varimax và phương pháp trích Pricipal
Components Analysis là cách thức được sử dụng phổ biến nhất.

Để xác định độ phù hợp của EFA, kiểm định Barlett và KMO được sử dụng.

 Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp


của phân tích nhân tố. Trị số KMO cần có giá trị từ 0,5 đến 1 để thể hiện phân tích
nhân tố là thích hợp.
69

 Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0,05):
thì mới thể hiện các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể.

Để chọn lựa nhân tố, nhóm nghiên cứu còn sử dụng tiêu chí Eigenvalues. Khi đó,
số nhân tố được xác định cần có Eigenvalues > 1 có nghĩa là những nhân tố đó có thể
giải thích phương sai nhiều hơn so với 1 biến đơn lẻ.

Việc đánh giá giá trị thang đo EFA, ta phải xem xét đến hệ số tải nhân tố (Factor
loading), là tiêu chí để đảm bảo ý nghĩa thiết thực của EFA, hệ số này cần > 0,5, chệnh
lệch trọng số < 0,3 để được xem là có ý nghĩa mang tính thực tiễn (Hair và cộng sự,
1998).

Ngoài ra, ta cũng phải chú ý tới tổng phương sai trích. Tổng này thể hiện các nhân
tố giải thích cho bao nhiêu phần trăm của biến đo lường. Trị số này cần > 50%.

4.4.1 Phân tích biến độc lập

Sau khi thực hiện chạy số liệu trên SPSS, sử dụng phương pháp trích Pricipal
Components Analysis và phép xoay Varimax kết hợp với điều kiện hệ số tải của các
biến quan sát > 0,45, kết quả phân tích được trình bày ở bảng dưới đây.

Bảng 4.7: Tổng hợp các hệ số phân tích nhân tố EFA biến độc lập

Biến quan sát Nhóm nhân tố


1 2 3 4 5
DD3 0,851

DD2 0,831
DD4 0,819

DD1 0,797
DD5 0,794

HI2 0,793
HI3 0,736
HI1 0,680

XH1 0,586

XH2 0,504
70

Biến quan sát Nhóm nhân tố


1 2 3 4 5
BM2 0,853
BM1 0,821

BM3 0,781
DT2 0,821

DT3 0,764

DT1 0,755
HT4 0,821
HT5 0,764

HT3 0,755

HT1 0,821

Eigenvalues 9,145 1,922 1,562 1,330 1,102

Tổng phương sai trích 71,721%

KMO = 0,907 Sig = 0,000


(Nguồn: Kết quả tổng hợp của nhóm nghiên cứu)

Theo bảng trên KMO = 0, 907 > 0,5 hay phân tích nhân tố là thích hợp với những
dữ liệu nghiên cứu. Kết quả của kiểm định Bartlett là 3864,785 có sig = 0,000 tức là dữ
liệu dùng để phân tích nhân tố là phù hợp, có ý nghĩa thống kê, bên cạnh đó các biến
quan sát có tương quan với tổng thể.

Bên cạnh đó, có thể nhận thấy hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0,5 và giá trị tổng
phương sai trích của 5 nhóm nhân tố = 71,721 % hay các nhân tố giải thích 71,721%
của biến đo lường, con số này lớn hơn 50%, (đạt yêu cầu) và giá trị hệ số Eigenvalues
của 5 nhóm nhân tố này đều lớn hơn 1, Khi đó có thể nói biến quan sát ban đầu đã hội
tụ ở 5 nhóm nhân tố.

Tuy nhiên, khi nhìn vào bảng trên thì lại có 2 nhóm biến bị gộp chung là NTHI và
AHXH. Sự gộp chung này có thể xảy ra do 2 nguyên nhân. Một là thiếu các biến quan
sát cần thiết để đánh giá nhóm nhân tố AHXH, sau khi kiểm định độ tin cậy của khảo
71

sát chính thức thì trong nhóm AHXH chỉ còn 2 biến quan sát (XH1, XH2). Hai là sự
tương quan giữa các biến quan sát này, do gia đình, bạn bè hay người quen chỉ giới thiệu
cho người khác khi nhận thấy TTDĐ tại điểm bán là hữu ích. Để tiếp tục đánh giá ảnh
hưởng của các biến này, nhóm nghiên cứu tiến hành gộp lại thành nhóm nhân tố mới
gọi là “Nhận thức tính hữu ích của cá nhân và xã hội” và đồng thời tiến hành đánh giá
độ tin cậy của nhóm nhân tố mới. Kết quả được thể hiện ở bảng dưới đây.

Bảng 4.8: Kết quả kiểm định độ tin cậy của nhóm nhân tố mới.

Nhóm Mã Tương quan Hệ số Cronbach’s Hệ số Cronbach’s


nhân tố câu biến tổng Alpha đã loại biến Alpha

HI1 0,731 0,777


Nhận thức
HI2 0,689 0,788
tính hữu
ích của cá HI3 0,723 0,778 0,836
nhân và xã
XH1 0,536 0,830
hội
XH2 0,516 0,835
(Nguồn: Kết quả tổng hợp của nhóm nghiên cứu)

Theo các điều kiện kiểm định độ tin cậy đã đề cập ở phần trước, không có biến
quan sát nào bị loại. Các biến quan sát có tương quan biến tổng cao, thang đo tốt (hệ số
Cronbach’s Alpha > 0,8), các đo lường có liên kết với nhau, đóng góp cho sự mô tả
chung của nhóm nhân tố.

Sau quá trình phân tích này, có năm nhóm nhân tố được xác định để tiến hành thực
hiện các phân tích tiếp theo, bao gồm:

 Nhận thức tính hữu ích của cá nhân và xã hội (HI1, HI2, HI3, XH1, XH2)
 Nhận thức tính dễ sử dụng (DD1, DD2, DD3, DD4, DD5)
 Nhận thức danh tiếng của nhà cung cấp dịch vụ (DT1, DT2, DT3)
 Nhận thức an toàn bảo mật (BM1, BM2, BM3)
 Yếu tố hỗ trợ (HT1, HT2, HT3, HT4, HT5)
72

4.4.2 Phân tích biến phụ thuộc

Bảng 4.9: Tổng hợp hệ số phân tích nhân tố EFA biến phụ thuộc

Biến quan sát Hệ số tải


YD4 0,874

YD1 0,814

YD2 0,813

YD3 0,809

Phương sai trích 68,562%

Eigenvalues 2,742

KMO 0,811

Sig. 0,000
(Nguồn: Kết quả tổng hơp của nhóm nghiên cứu)

Kết quả thu về tốt (các biến quan sát cùng tải về một nhân tố), các điều kiện cần
đều được thỏa mãn: hệ số tải nhân tố các biến quan sát đều thỏa mãn điều kiện > 0,5;
KMO = 0,811>0,5, Sig = 0,000, phương sai trích bằng 68,562%.

Như vậy, sau khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá của cả biến phụ thuộc
cũng như biến độc lập, kết quả cho thấy các thang đo được lựa chọn cho các biến trong
mô hình đều đảm bảo yêu cầu, các biến đều có tính hội tụ, phù hợp để sử dụng phân tích
ở các bước tiếp theo.

4.5 Phân tích mô tả


Các biến quan sát được đo lường theo thang đo Likert gồm 5 cấp bậc. Qua đó,
người làm khảo sát có thể bày tỏ quan điểm của mình theo một cách cụ thể từng mức
độ: (1) “Rất không đồng ý”; (2) “Không đồng ý”; (3) “Trung lập”; (4) “Đồng ý”; (5)
“Rất đồng ý”.

Nhóm nghiên cứu đã tổng hợp lại các đặc điểm của các biến quan sát trong bảng
dưới đây.
73

Bảng 4.10: Thống kê mô tả các biến quan sát.

Nhóm Biến Giá trị Độ Trung


quan Nội dung trung lệch bình
nhân tố
sát bình chuẩn nhóm

Sử dụng dịch vụ thanh toán di động tại điểm 3,84 0,874


HI1 bán giúp tôi thực hiện thanh toán thuận tiện và
linh hoạt hơn.

Nhận Sử dụng dịch vụ thanh toán di động tại điểm 3,76 0,927
HI2 bán sẽ giúp tôi tiết kiệm thời gian cho các công
thức việc khác.
tính hữu
ích của HI3 Tôi tin dịch vụ thanh toán di động tại điểm bán 3,69 0,897 3,529
hàng sẽ rất hữu ích với tôi.
cá nhân
và xã Những người quan trọng với tôi (gia đình, bạn 3,11 0,895
hội XH1 bè, đồng nghiệp) cho rằng tôi nên sử dụng dịch
vụ thanh toán di động tại điểm bán hàng.

Những người trên mạng xã hội (Facebook, 3,25 0,874


XH2 Instagram, Zalo,...) chia sẻ nên sử dụng dịch
vụ thanh toán di động tại điểm bán hàng.

DD1 Học sử dụng dịch vụ thanh toán di động tại 3,66 0,979
điểm bán hàng là dễ dàng với tôi.

DD2 Tôi thấy dịch vụ thanh toán di động tại điểm 3,54 0,900
bán hàng là rõ ràng và dễ hiểu khi tương tác.
Nhận
thức DD3 Tôi sẽ dễ dàng thành thục các kỹ năng sử dụng 3,58 0,931
dịch vụ thanh toán di động tại điểm bán hàng. 3,569
tính dễ
sử dụng Tôi sẽ dễ dàng đăng nhập và thực hiện các 3,54 0,965
DD4 thao tác giao dịch qua dịch vụ thanh toán di
động tại điểm bán.

DD5 Tôi cảm thấy các dịch vụ thanh toán di động 3,51 0,954
tại điểm bán là dễ sử dụng.

Nhận DT1 Tôi tin tưởng nhà cung cấp dịch vụ thanh toán 3,53 0,776
thức qua di động có danh tiếng tốt.
danh
DT2 Tôi tin tưởng nhà cung cấp dịch vụ thanh toán 3,60 0,830
tiếng di động có uy tín bởi sự trung thực. 3,581
của nhà
Tôi tin rằng những nhà cung cấp dịch vụ thanh 3,61 0,834
cung DT3
toán di động có uy tín bởi sự quan tâm đến
cấp dịch khách hàng.
74

Nhóm Biến Giá trị Độ Trung


quan Nội dung trung lệch bình
nhân tố
sát bình chuẩn nhóm

Tôi tin tưởng rằng thông tin cá nhân của tôi sẽ 3,06 0,848
BM1 được bảo vệ khi thực hiện các giao dịch qua
dịch vụ thanh toán di động tại điểm bán.
Nhận
thức an Các thông tin tài chính của tôi được bảo mật 3,13 0,892
BM2 khi tôi sử dụng dịch vụ thanh toán di động tại 3,108
toàn bảo
điểm bán.
mật
Tôi tin tưởng vào công nghệ bảo mật mà nhà 3,13 0,853
BM3 cung cấp dịch vụ thanh toán di động đang sử
dụng.

Tôi có nguồn lực cần thiết cho việc sử dụng 3,60 0,900
HT1 dịch vụ thanh toán di dộng tại điểm bán(Smart
phone, iPad…).

Tôi có hiểu biết cần thiết để sử dụng dịch vụ 3,53 0,918


HT2
thanh toán di dộng tại điểm bán.

Yếu tố Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán di động luôn 3,33 0,869
HT3 sẵn sàng hỗ trợ những vấn đề phát sinh trong 3,515
hỗ trợ
quá trình sử dụng.

Tôi tin rằng nhà nước sẽ có các chính sách hỗ 3,62 0,868
HT4 trợ, khuyết khích sử dụng dịch vụ thanh toán
di động tại điểm bán.

Ứng dụng thanh toán di động tương thích với 3,49 0,906
HT5
các hệ thống khác tôi đang sử dụng.

Giả sử rằng tôi có quyền truy cập vào thanh 3,61 0,778
YD1 toán di động tại điểm bán, tôi dự định sẽ sử
dụng nó.

Tôi nghĩ rằng, với bản thân tôi, dịch vụ thanh 3,40 0,827
Ý định YD2 toán di động tại điểm bán hàng thực hiện được
tất cả các nhu cầu thanh toán của tôi. 3,497
sử dụng
Tôi sẽ đề nghị những người khác sử dụng các 3,33 0,819
YD3
hệ thống thanh toán di động tại điểm bán hàng.

Tôi sẽ sử dụng dịch vụ thanh toán di động tại 3,65 0,815


YD4
điểm bán hàng trong tương lai gần.
(Nguồn: Kết quả tổng hợp của nhóm nghiên cứu)
75

Qua tổng hợp kết quả, ta có thể thấy quan điểm của đối tượng khảo sát đa dạng trải
dài từ “rất không đồng ý” đến “rất đồng ý” tại tất cả các biến khảo sát. Điều này chứng
tỏ TTDĐ tại điểm bán vẫn còn là một chủ đề tương đối mới đối với người dân thành thị
Việt Nam, có nhiều luồng ý kiến, quan điểm khác nhau về vấn đề này. Bên cạnh đó, độ
lệch chuẩn của các biến quan sát không lớn (đều <1), do vậy có thể nhận định các câu
trả lời chủ yếu tập trung quanh điểm trung bình, giao động không lớn, phần lớn người
tham gia khảo sát có ý kiến tương tự nhau.

Đa số các quan điểm là đồng ý, chiếm 16/25 biến quan sát có giá trị trung bình từ
3,5-4, các biến còn lại đều giao động ở mức trung lập đến xấp xỉ đồng ý. Trong đó, biến
có tỷ lệ đồng ý cao nhất là HI1 (3,84); biến có giá trị trung bình thấp nhất là BM1 (3,06).

Từ giá trị trung bình của mỗi nhóm biến có thể thấy, người tham gia khảo sát đa
phần đồng ý rằng TTDĐ tại điểm bán là hữu ích và dễ sử dụng, họ tin tưởng những nhà
cung cấp dịch vụ TTDĐ có uy tín và quan tâm đến khách hàng và cho rằng có các điều
kiện hỗ trợ giúp họ sử dụng dịch vụ TTDĐ. Tuy nhiên, đa phần đối tượng khảo sát còn
phân vân về mức độ bảo mật của dịch vụ TTDĐ tại điểm bán và ý định sử dụng dịch vụ
này trong tương lai.

4.6 Phân tích tương quan


Sau khi các phân tích ở trên, nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích tương quan giữa
các biến trong mô hình để xác định các nhóm nhân tố có tác động lên ý định sử dụng để
đưa vào phân tích hồi quy.

Nhóm nghiên cứu sử dụng hệ số tương quan Pearson (Pearson correlation


coefficient) ký hiệu là r để tiến hành đánh giá. Hệ số này dùng để kiểm tra mối liên hệ
tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Hệ số tương quan (r) có giá trị từ -1
đến 1.

 r = 0 (hay xấp xỉ 0) có nghĩa là hai biến không có bất kỳ liên hệ gì.


 r = -1 hay 1 có nghĩa là hai biến có một mối liên hệ tuyệt đối.
 0 < r < 1 có nghĩa là hai biến có tương quan cùng chiều (cùng tăng hoặc cùng
giảm) và ngược lại với -1 < r < 0 có nghĩa hai biến có tương quan ngược chiều.

Kết quả phân tích tương quan của các biến trong mô hình được tổng kết ở bảng
dưới đây. (Kết quả chi tiết được trình bày trong phần Phụ lục 9)
76

Bảng 4.11: Hệ số tương quan của giữa các nhóm nhân tố


** Tương quan có ý nghĩa ở mức 1%
NTHI của cá
Nhóm nhân tố NTDD NTDT NTBM YTHT
nhân và xã hội

NTHI của cá
1** 0,594** 0,496** 0,537** 0,555**
nhân và xã hội

NTDD 1** 0,513** 0,475** 0,547**

NTDT 1** 0,571** 0,421**

NTBM 1** 0,409**

YTHT 1**

Ý định sử dụng 0,639** 0,560** 0,444** 0,470** 0,613**

Nguồn: Kết quả tổng hợp của nhóm nghiên cứu

Các hệ số này đều có sig = 0,000, nghĩa là kết quả tương quan có ý nghĩa thống
kê. Nhìn chung, hệ số tương quan (r) đều có giá trị r > 0, mối tương quan giữa các biết
độc lập từ 0,4 đến 0,6. thể hiện các biến này có tương quan thuận chiều với nhau ở mức
trung bình. Biến phụ thuộc “ý định sử dụng” cũng có tương quan thuận chiều đáng kể
với các biến độc lập đặc biệt là biến “nhận thức tính hữu ích của cá nhân và xã hội” và
“yếu tố hỗ trợ”. Các nhóm nhân tố trên đều có tương quan với ý định sử dụng và thích
hợp để đưa vào mô hình hồi quy.

4.7 Phân tích hồi quy và kiểm định các giả thuyết chính
4.7.1 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phần mềm phân tích dữ liệu SPSS 22.0 trên tổng
cộng 268 phiếu khảo sát hợp lệ thu thập được để phân tích hồi quy tuyến tính của ý định
sử dụng dịch vụ TTDĐ tại điểm bán của người dân thành thị Việt Nam dựa trên phương
pháp Linear Regression.

Phương trình hồi quy:

Y = Hằng số + B1X1 + B2X2 + … +BnXn + eY

Trong đó: Xi là biến độc lập


77

Bi là hệ số chưa chuẩn hóa của Xi


eY là sai số ngẫu nhiên của phương trình

Mô hình hồi quy tìm hiểu tác động đối với “ý định sử dụng TTDĐ tại điểm bán”
dựa trên 5 biến độc lập là “nhận thức tính hữu ích của cá nhân và xã hội”, “nhận thức
tính dễ sử dụng”, “nhận thức danh tiếng của nhà cung cấp dịch vụ”, “nhận thức an toàn
bảo mật” và “yếu tố hỗ trợ”. Kết quả phân tích được tổng hợp trong các bảng dưới đây.

Bảng 4.12: Sơ lược mô hình hồi quy các nhân tố

Mô Hệ số R bình phương Sai số tiêu


R Hệ số R bình phương
hình hiệu chỉnh chuẩn

1 0,727a 0,528 0,519 0,46464


(Nguồn: Kết quả tổng hợp của nhóm nghiên cứu)

R bình phương hiệu chỉnh được sử dụng để thể hiện mức độ tác động của các biến
độc lập đối với biến phụ thuộc. Trong nghiên cứu này, R bình phương hiệu chỉnh là
0,519 có nghĩa là các nhân tố trong nghiên cứu đóng góp 51,90% (lớn hơn 50%) sự thay
đổi của biến phụ thuộc “Ý định sử dụng TTDĐ tại điểm bán”. Mức độ ảnh hưởng này
là tương đối ổn, có thể chấp nhận được đặc biệt trong bối cảnh TTDĐ tại điểm bán còn
mới lạ ở Việt Nam.

Bảng 4.13: Kết quả phân tích ANOVA của hồi quy tuyến tính bội

Trung bình
Mô hình Tổng bình phương Bậc tự do Tỉ số F Sig.
bình phương
Hồi quy 63,373 5 12,675 58,709 0,000
1 Sai số 56,563 262 0,216
Tổng cộng 119,935 267
(Nguồn: Kết quả tổng hợp của nhóm nghiên cứu)

Mức độ sig. trong bảng ANOVA dùng để đánh giá sự phù hợp của mô hình mà
nhóm nghiên cứu sử dụng. Trong nghiên cứu này, giá trị sig. của kiểm định F là 0,000
(<0,05). Vì vậy, mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng tương đối phù hợp so với tổng thể
và có thể sử dụng được.
78

Bảng 4.14: Thống kê đa cộng tuyến

Thống kê đa cộng tuyến


Mô hình
Dung sai Hệ số phóng đại phương sai
(Hằng số)
Nhận thức tính hữu ích
0,508 1,969
của cá nhân và xã hội
Nhận thức dễ sử dụng 0,533 1,877
Nhận thức danh tiếng 0,582 1,718
Nhận thức bảo mật 0,579 1,726
Yếu tố hỗ trợ 0,609 1,641
(Nguồn: Kết quả tổng hợp của nhóm nghiên cứu)

Giá trị hệ số phóng đại phương sai (VIF) và hệ số dung sai (Tolerance) trong bảng
trên dùng để xác định các biến độc lập trong nghiên cứu có hay không xảy ra hiện tượng
đa cộng tuyến. Nếu VIF <2 hay Tolerance >0,5 thì biến số không bị đa cộng tuyến (Julie
Pallant, 2013; Hoàng Trọng & Mộng Ngọc, 2005). Trong mô hình này, chỉ số VIF của
5 biến độc lập đều có giá trị dưới 2 và chỉ số Tolerance (=1/VIF) đều lớn hơn 0,500.
Điều này chứng tỏ các biến trong mô hình nghiên cứu “Ý định sử dụng TTDĐ tại điểm
bán” không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

Bảng 4.15: Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa


Mô hình t Sig.
B Sai số chuẩn
(Hằng số) 0,548 0,183 2,997 0,003
Nhận thức tính hữu ích
0,309 0,057 5,380 0,000
của cá nhân và xã hội
Nhận thức dễ sử dụng 0,114 0,046 2,468 0,014
Nhận thức danh tiếng 0,031 0,051 0,600 0,549
Nhận thức bảo mật 0,071 0,047 1,521 0,130
Yếu tố hỗ trợ 0,319 0,056 5,669 0,000
(Nguồn: Kết quả của nhóm nghiên cứu)

Giá trị sig. trong bảng dùng để xác định mức ý nghĩa của hệ số hồi quy của các
biến độc lập. Các kiểm định giả thuyết thống kê đều áp dụng mức ý nghĩa là 5% hay sig.
phải nhỏ hơn 0,05 mới được coi là có ý nghĩa. Vì vậy, qua bảng trên, có hai biến độc
79

lập có giá trị sig. lớn hơn 0,05 là “nhận thức danh tiếng” (0,549) và “nhận thức bảo mật”
(0,130). Do đó, hai biến này là không có ý nghĩa trong mô hình và không giải thích được
“ý định sử dụng dịch vụ TTDĐ tại điểm bán” của người sử dụng. Ba biến độc lập còn
lại là “nhận thức tính hữu ích của cá nhân và xã hội”, “nhận thức tính dễ sử dụng” và
“yếu tố hỗ trợ” (sig < 0,05) đều có ý nghĩa trong mô hình đã đề ra.

Dựa vào bảng hệ số trên, phương trình hồi quy về các nhân tố ảnh hưởng đến ý
định sử dụng TTDĐ tại điểm bán được hình thành như sau:

Ý định sử dụng = 0,548 + 0,309*Nhận thức hữu ích của cá nhân và xã hội +
0,114*Nhận thức dễ sử dụng + 0,319*Yếu tố hỗ trợ.

Dựa vào ý nghĩa của các hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa Beta, phương trình hồi quy
trên có thể được phân tích như sau:

 B1 = 0,309 > 0 cho thấy khi yếu tố “nhận thức tính hữu ích của cá nhân và xã
hội” tăng lên 1 đơn vị (các yếu tố khác không thay đổi) thì “ý định sử dụng dịch
vụ TTDĐ tại điểm bán” của khách hàng tăng thêm 0,309 đơn vị.
 B2 = 0,114 > 0 cho thấy khi yếu tố “nhận thức tính dễ sử dụng” tăng thêm 1 đơn
vị (các yếu tố khác không thay đổi) thì “ý định sử dụng dịch vụ TTDĐ tại điểm
bán” của khách hàng tăng thêm 0,114 đơn vị
 B3 = 0,319 > 0 cho thấy khi nhân tố “yếu tố hỗ trợ” tăng thêm 1 đơn vị (các nhân
tố khác không thay đổi) thì “ý định sử dụng dịch vụ TTDĐ tại điểm bán” của
khách hàng tăng thêm 0,319 đơn vị.

Khái quát hơn, có thể nói “nhận thức tính hữu ích của cá nhân và xã hội”, “nhận thức
tính dễ sử dụng” và “các yếu tố hỗ trợ” cho TTDĐ tăng lên làm tăng “ý định sử dụng
thanh toán di động tại điểm bán” của người tiêu dùng.

Bảng 4.16: Hệ số hồi quy chuẩn hóa


Hệ số hồi quy chuẩn hóa
Mô hình t Sig.
Beta
(Hằng số) 2,997 0,003
Nhận thức tính hữu ích của
0,320 5,380 0,000
cá nhân và xã hội
Nhận thức dễ sử dụng 0,143 2,468 0,014
Nhận thức danh tiếng 0,033 0,600 0,549
80

Hệ số hồi quy chuẩn hóa


Mô hình t Sig.
Beta
Nhận thức bảo mật 0,085 1,521 0,130
Yếu tố hỗ trợ 0,308 5,669 0,000
(Nguồn: Kết quả tổng hợp của nhóm nghiên cứu)

Giá trị hệ số Beta chuẩn hóa dùng để đánh giá được tầm quan trọng của các biến
độc lập để tìm hiểu sức ảnh hưởng của từng biến đến “ý định sử dụng dịch vụ TTDĐ tại
điểm bán” của khách hàng. Qua đó, có thể thấy ý định sử dụng chịu ảnh hưởng lớn nhất
từ nhân tố “nhận thức tính hữu ích của cá nhân và xã hội” (B1 = 0,320); tiếp đến là “yếu
tố hỗ trợ” (B3 = 0,308) và cuối cùng là “nhận thức dễ sử dụng” (B2 = 0,143)

4.7.2 Kiểm định các giả thuyết chính

Vì 2 biến quan sát của nhóm nhân tố “ảnh hưởng xã hội” ban đầu bị gộp chung với
3 biến quan sát của nhóm “nhận thức tính hữu ích” tạo thành nhóm mới “Nhận thức tính
hữu ích của cá nhân và xã hội” nên nhóm nhân tố mới này mang nhiều ý nghĩa của nhận
thức tính hữu ích hơn. Do vậy, nhóm nhân tố mới sẽ được dùng để đánh giá giả thuyết
H1 thay cho nhân tố “nhận thức tính hữu ích” cũ và giả thuyết H3 (“Ảnh hưởng xã hội
có tương quan đồng biến với ý định sử dụng dịch vụ TTDĐ tại điểm bán”) sẽ được bỏ
qua.

Bảng 4.17: Kiểm định các giả thuyết chính


Hệ số Mức ý Kết
Mã Giả thuyết
hồi quy nghĩa luận
Nhận thức tính hữu ích có tương quan đồng Chấp
H1 0,309 0,000
biến đến ý định sử dụng TTDĐ tại điểm bán. nhận
Nhận thức tính dễ sử dụng có tương quan đồng Chấp
H2 0,114 0,014
biến đến ý định sử dụng TTDĐ tại điểm bán. nhận
Nhận thức an toàn bảo mật có tương quan đồng Loại
H4 0,031 0,549
biến với ý định sử dụng TTDĐ tại điểm bán. bỏ
Nhận thức danh tiếng của nhà cung cấp dịch vụ
Loại
H5 có tương quan đồng biến với ý định sử dụng 0,071 0,130
bỏ
TTDĐ tại điểm bán.
Các yếu tố hỗ trợ có tương quan đồng biến với Chấp
H6 0,319 0,000
ý định sử dụng dịch vụ TTDĐ tại điểm bán. nhận
(Nguồn: Kết quả tổng hợp của nhóm nghiên cứu)
81

Kết quả đã loại bỏ hai giả thuyết ban đầu được đưa ra. Theo đó, trong nghiên cứu
này, ý định sử dụng dịch vụ TTDĐ tại điểm bán của người dân thành thị Việt Nam
không bị tác động bởi danh tiếng của các nhà phát hành dịch vụ TTDĐ. Điều đó có thể
bắt nguồn từ các nguyên nhân như người dân thành thị Việt Nam vẫn còn chưa tìm hiểu
cũng như chưa biết nhiều đến những nhà phát hành dịch vụ TTDĐ nổi tiếng ở Việt Nam
hay các nhà phát hành dịch vụ ở Việt Nam vẫn còn chưa gây dựng được nhiều tiếng tăm
lớn đối với khách hàng hoặc cũng có thể danh tiếng của nhà cung cấp chỉ ảnh hưởng
đến người tiêu dùng trong việc chọn lựa giữa các dịch vụ TTDĐ tai điểm bán khi đã có
ý định sử dụng.

Ngoài ra, ý định sử dụng dịch vụ TTDĐ tại điểm bán của người dân thành thị Việt
Nam còn không chịu sự ảnh hưởng của nhận thức an toàn bảo mật. Lý do có thể là người
dân vẫn không quá quan trọng vấn đề bảo mật dữ liệu khi quyết định sử dụng công nghệ
cũng như việc người dân chưa đặt nhiều niềm tin cũng như không tin tưởng vào độ an
toàn bảo mật của các nhà cung cấp dịch vụ TTDĐ ở Việt Nam.

Tuy nhiên, cần thêm nhiều nghiên cứu mang tính đại điện hơn, câu hỏi khảo sát có
ý nghĩa thiết thực hơn và mô tả tốt hơn ý nghĩa các nhân tố để có thêm bằng chứng
chứng minh những nhận định trên.

4.8 Đánh giá sự ảnh hưởng của các biến điều tiết và kiểm định giả thuyết
phụ
4.8.1 Phương pháp và kết quả đánh giá

Các biến điều tiết trong mô hình gồm tuổi, giới tính và kinh nghiệm được đánh giá
ảnh hưởng lên mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc nhờ vào hệ số hồi
quy của biến mới là tích số giữa biến độc lập và biến điều tiết. Khi đó, phương trình hồi
quy có biến điều tiết được biểu diễn như sau:

Y = b0 + b1X + b2M+ b3XM+ eY (1)


Với X là biến độc lập, M là biến điều tiết, Y là biến phụ thuộc, eY là sai số ngẫu nhiên
của phương trình. Tuy nhiên, vì X và M có tương quan rất mạnh với biến X*M , nên sẽ
dẫn đến việc ước lượng có thể bị hiện tượng đa cộng tuyến, kết quả xấu, sai số chuẩn
cao nên kĩ thuật mean centering một biến có thể làm hạn chế điều này và được một số
nhà nghiên cứu khuyến khích sử dụng như Aiken & West (1991); Cohen và cộng sự
(2003).
82

Khi áp dụng kỹ thuật này phương trình sẽ được biến đổi như sau:

Y = b0 + b1X’ + b2M’+ b3X’M’+ eY (2)


Trong đó: X' =X – Xtb , M'=M – Mtb
Xtb = trung bình cộng của biến độc lập X
Mtb = trung bình cộng của biến điều tiết M

Sử dụng phương pháp này sẽ làm rõ ràng kết quả khi so sánh giữa các nhóm nam
và nữ, người lớn tuổi và người trẻ tuổi, người có kinh nghiệm và không có kinh nghiệm
thanh toán không tiền mặt. Bởi khi đó, nam (được quy ước là 1), nữ (được quy ước là
0) sẽ có giá trị Mtb ở giữa 1 và 0, do đó nam có giá trị M’ tương ứng dương, tương tự
với người lớn tuổi và người có kinh nghiệm, trong khi giới tính nữ, người trẻ tuổi, người
không có kinh nghiệm sẽ có giá trị M’ tương ứng âm.

Để tìm hiểu ảnh hưởng điều tiết của các biến, hệ số cần quan tâm chính là b3 ở
phương trình (2). Sau khi tiến hành phân tích số liệu 7 phương trình hồi quy liên quan
đến 7 ảnh hưởng điều tiết lên các mối quan hệ đã được chứng minh (ở phần phân tích
hồi quy trong phần trước) trên SPSS, kết quả được tổng hợp ở bản dưới đây.

Bảng 4.18: Kết quả ảnh hưởng của các biến điều tiết

Hệ số R
Hệ số chưa
Mô bình
Tuổi chuẩn hóa Sig.
hình phương
b3 (2)
hiệu chỉnh
Nhận thức tính hữu ích của Ý
1  0,081 0,039 0,411
cá nhân và xã hội định
2 Nhận thức tính dễ sử dụng  sử 0,079 0,026 0,327
3 Yếu tố hỗ trợ  dụng 0,162 0,001 0,394
Giới tính
Nhận thức tính hữu ích của Ý
4  - 0,023 0,801 0,406
cá nhân và xã hội định
sử
5 Nhận thức tính dễ sử dụng  dụng 0,029 0,724 0,306
Kinh nghiệm
Nhận thức tính hữu ích của Ý
6  -0,329 0,000 0,443
cá nhân và xã hội định
sử
7 Nhận thức dễ sử dụng  dụng -0,316 0,000 0,355
(Nguồn: Kết quả tổng hợp của nhóm nghiên cứu)
83

Các mô hình trên đều không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến và các biến độc lập
giải thích được từ 30% đến 44% biến thiên của biến phụ thuộc. (Kết quả chi tiết ở phần
Phụ lục 12)

Qua kết quả này có thể nhận thấy độ tuổi ảnh hưởng lên mối quan hệ giữa ba nhân
tố “nhận thức tính hữu ích của cá nhân và xã hội”, “nhận thức tính dễ sử dụng”, “yếu tố
hỗ trợ” với “ý định sử dụng”. Người lớn tuổi tác động tích cực lên mối quan hệ giữa các
nhân tố này và “ý định sử dụng” trong khi đối người trẻ tuổi là tiêu cực hay nói các khác,
khi “nhận thức về tính hữu ích” hay “nhận thức về tính dễ sử dụng” tăng lên thì người
lớn tuổi sẽ có thêm ý định sử dụng TTDĐ còn người trẻ tuổi không bị ảnh hưởng nhiều
bởi điều này, thận chí là giảm nhẹ nếu như chỉ xét về mặt toán học theo phương trình.
Điều này cũng chỉ ra, người lớn tuổi quan tâm đến các nhân tố này nhiều hơn so với
những người trẻ. Đặc biệt là yếu tố hỗ trợ, đối với người càng lớn tuối, có nhiều yếu tố
hỗ trợ từ chính sách của chính phủ, điều kiện cơ sở vật chất và công nghệ của cá nhân
hay các bên liên quan từ nhà cung cấp dịch vụ đến cửa hàng sẽ làm tăng ý định sử dụng
của họ.

Đối với biến điều tiết là giới tính, không có sự ảnh hưởng nào được xác định có ý
nghĩa với sig < 0,05. Điều này thể hiện giới tính không ảnh hưởng đáng kể lên mối quan
hệ giữa ý định sử dụng và các nhân tố gồm nhận thức tính hữu ích của cá nhân và xã
hội, nhận thức tính dễ sử dụng.

Trong khi đó, kinh nghiệm có tác động khá lớn lên mối quan hệ giữa NTHI của cá
nhân và xã hội, NTDD với ý định sử dụng. Theo kết quả, đối với những người đã từng
có kinh nghiệm thanh toán phi tiền mặt tại điểm bán, ý định sử dụng dịch vụ TTDĐ tại
điểm bán của họ ít chịu ảnh hưởng bởi NTHI và tính NTDD cùa TTDĐ so với những
người chưa từng có kinh nghiệm. Khách hàng đã từng có kinh nghiệm ít quan tâm đến
tính hữu ích và dễ sử dụng của dịch vụ thanh toán mới này so với những người không
có kinh nghiệm. Nói cách khác, với cùng một nhận thức về tính hữu ích và tính dễ sử
dụng, người có kinh nghiệm ít có ý định sử dụng hơn người không có kinh nghiệm thanh
toán phi tiền mặt tại điểm bán. Điều này có thể xuất phát từ việc người tiêu dùng có kinh
nghiệm đã quen thuộc với hình thức sử dụng hiện tại và hài lòng với nó hay dịch vụ
TTDĐ tại điểm bán hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu và kỳ vọng của họ. Vì vậy,
còn nhiều thách thức để có thể chinh phục nhóm khách hàng này.

Một số phát hiện khác cũng được tìm ra trong quá trình phân tích và xử lý số liệu
84

của 7 mô hình hồi quy tuyến tính này.

Bảng 4.19: Kết quả ảnh hưởng trực tiếp của tuổi, giới tính và kinh nghiệm lên ý định
sử dụng.

Mô Hệ số chưa
Tuổi Sig.
hình chuẩn hóa b2 (2)
Nhận thức tính hữu ích và
1 Ý định -0,008 0,794
ảnh hưởng xã hội
sử
2 Nhận thức dễ sử dụng  0,085 0,017
dụng
3 Yếu tố hỗ trợ  0,020 0,535
Mô Hệ số chưa
Giới tính Sig.
hình chuẩn hóa b2 (2)
Nhận thức tính hữu ích và Ý định
4  -0,088 0,167
ảnh hưởng xã hội sử
5 Nhận thức dễ sử dụng  dụng -0,031 0,656
Kinh nghiệm
Nhận thức tính hữu ích và Ý định
6  0,164 0,010
ảnh hưởng xã hội sử
7 Nhận thức dễ sử dụng  dụng 0,159 0,023
(Nguồn: Kết quả tổng hợp của nhóm nghiên cứu)

Theo bảng tổng hợp trên, độ tuổi trở thành một biến độc lập có ảnh hưởng trực tiếp
lên YĐSD khi xét trong mô hình 2 (đánh giá mức độ ảnh hưởng của độ tuổi lên mối
quan hệ giữa “nhận thức dể sử dụng” và “ý định sử dụng”). Tương tự, kinh nhiệm sử
dụng thanh toán không tiền mặt tại điểm bán cũng trở thành một biến độc lập mang ý
nghĩa đáng kể trong mô hình 6 và 7. Yếu tố kinh nghiệm tác động tích cực lên ý định sử
dụng của người tiêu dùng, người có kinh nghiệm có nhiều ý định sử dụng hơn người
không có kinh nghiệm. Đây có thể là một định hướng để phát triển một mô hình mang
tính giải thích bao quát hơn trong tương lai.

4.8.2 Kiểm định các giả thuyết phụ trợ

Nhóm nghiên cứu tiến hành kiểm định các giả thuyết liên quan đến 7 mô hình hồi
quy trên, bỏ qua các giả thuyết không liên quan. Kết quả kiểm định giả thuyết của nghiên
cứu được thể hiện cụ thể ở bảng dưới đây.
85

Bảng 4.20: Kiểm định giả thuyết của các biến điều tiết
Giả
Nội dung Kết quả
thuyết
H7a Ảnh hưởng của NTHI lên YDSD của nam giới lớn hơn nữ giới. Loại bỏ
H7b Ảnh hưởng của NTDD lên YDSD của nam giới lớn hơn nữ giới. Loại bỏ
Ảnh hưởng của NTHI lên YDSD của người lớn tuổi lớn hơn Chấp
H8a
người trẻ nhận
Ảnh hưởng của NTDD lên YDSD của người lớn tuổi hơn người Chấp
H8b
trẻ. nhận
Giả
Nội dung Kết quả
thuyết
Ảnh hưởng của YTHT lên YDSD của người lớn tuổi lớn hơn Chấp
H8f
người trẻ. nhận
Ảnh hưởng của NTHI lên YDSD của người có kinh nghiệm sử
H9a dụng hình thức thanh toán không qua tiền mặt tại điểm bán lớn Loại bỏ
hơn người không có kinh nghiệm.
Ảnh hưởng của NTDD lên YDSD của người có kinh nghiệm sử
H9b dụng hình thức thanh toán không qua tiền mặt tại điểm bán lớn Loại bỏ
hơn người không có kinh nghiệm.
(Nguồn: Kết quả tổng hợp của nhóm nghiên cứu)
Các kết quả thu được đã bác bỏ một số giả thuyết ban đầu, góp phần tăng thêm
một bằng chứng xác định ảnh hưởng của “nhận thức tính hữu ích” hay “nhận thức dễ sử
dụng" của công nghệ mới lên ý định sử dụng không chịu ảnh hưởng bởi giới tính, đồng
thời khẳng định tầm quan trọng của tính hữu ích, tính dễ sử dụng cũng như các điều kiện
hỗ trợ của hình thức TTDĐ này đối với ý định sử dụng của những người lớn tuổi.

Bên cạnh đó, tuy ảnh hưởng điều tiết của kinh nghiệm được chứng minh nhưng lại
đối lập với nhận định ban đầu, với cùng một nhận thức về tính hữu ích và tính dễ sử
dụng, ý định sử dụng TTDĐ tại điểm bán không hề tăng thêm đối với những người có
kinh nghiệm thanh toán phi tiền mà ngược lại giảm đi, đặc biệt là khi so sánh với những
người chưa có kinh nghiệm. Đây là một phát hiện đáng chú ý, góp phần hỗ trợ các doanh
nghiệp liên quan xây dựng các chiến lược phù hợp với các đối tượng khách hàng khác
nhau và mở rộng phạm vi kinh doanh.
86

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Luận bàn về kết quả nghiên cứu


5.1.1 Tóm tắt và đánh giá kết quả nghiên cứu

Tổng hợp các kết quả, có thể nhận định, TTDĐ tại điểm bán vẫn còn là một chủ
đề tương đối mới đối với người dân thành thị Việt Nam. Có nhiều luồng ý kiến trái chiều
trong đánh giá và nhìn nhận về sự phát triển của thanh toán di động ở khu vực thành thị,
đặc biệt là TTDĐ tại điểm bán.

Qua quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã tìm ra mô hình bao gồm 3 nhân tố
giải thích được hơn 50% ý định sử dụng TTDĐ tại điểm bán của người dân thành thị
Việt Nam. Cụ thể là 3 yếu tố sau: “Nhận thức tính hữu ích của cá nhân và xã hội”, “Nhận
thức tính dễ sử dụng” và “Yếu tố hỗ trợ”. Đi vào chi tiết, các yếu tố này đều có tương
quan đồng biến với “Ý định sử dụng TTDĐ tại điểm bán” của nhóm khách hàng thành
thị. Trong đó, “Nhận thức tính hữu ích của cá nhân và xã hội” có ảnh hưởng lớn nhất
đến “Ý định sử dụng TTDĐ tại điểm bán” tiếp theo là “Yếu tố hỗ trợ” và cuối cùng là
“Nhận thức tính dễ sử dụng”.

Bên cạnh đó, nhân tố “Nhận thức danh tiếng của nhà cung cấp dịch vụ” và “Nhận
thức an toàn bảo mật” bị phủ định ảnh hưởng lên “ý định sử dụng”; trong khi theo thống
kê mô tả đặc điểm của mẫu, số lượng người mong muốn “giữ tiền an toàn hơn” khi sử
dụng TTDĐ tại điểm bán lại khá cao. Sự mâu thuẫn này có thể bắt nguồn từ nguyên
nhân bởi mẫu khảo sát chưa đủ lớn, chưa mang tính đại diện cao do thời gian bị hạn chế
khi thực hiện khảo sát.

Thêm vào đó, từ việc nhân tố “Ảnh hưởng xã hội” bị gộp chung với “Nhận thức
tính hữu ích” có thể nhận xét các tác động từ xã hội hay cụ thể là từ bạn bè, gia đình
đồng nghiệp bắt nguồn từ nhận thức tính hữu ích của chính họ.

Bên cạnh đó, từ kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các biến điều tiết, ta rút ra một
số kết luận. Thứ nhất, không có sự khác biệt giữa hai giới tính trong việc điều tiết mối
quan hệ giữa các nhân tố với “ý định sử dụng”. Thứ hai, người lớn tuổi coi trọng tính
hữu ích, tính dễ sử dụng và các yếu tố hỗ trợ hơn nhiều so với người trẻ tuổi trước khi
sử dụng loại hình thanh toán này. Thứ ba, những người đã có kinh nghiệm sử dụng thanh
toán không tiền mặt tại điểm bán sẽ có ý định sử dụng ít hơn so với những người chưa
87

có kinh nghiệm với cùng nhận thức về tính hữu ích và tính dễ sử dụng.

Hơn nữa, từ phân tích các đặc điểm nhân khẩu học của mẫu khảo sát và các câu
hỏi chuyên sâu, tập trung vào đối tượng từ 15 đến 65 tuổi, đặc biệt là người trẻ từ độ
tuổi 18 đến 24, có thể rút ra một số nhận xét.

Trong số những người chưa có kinh nghiệm sử dụng thanh toán không tiền mặt tại
điểm bán, lý do chủ yếu kiến họ không sử dụng TTDĐ tại điểm bán là dù biết đến nhưng
chưa biết cách sử dụng, thích dùng tiền mặt hơn, cửa hàng thiếu trang bị dịch vụ thanh
toán hay chưa được biết. Điểu này thể hiện đối tượng này không thực sự tìm hiểu, quan
tâm đến hình thức thanh toán mới này, đã quen thuộc với các loại hình thanh toán trước
đây và hiện tại còn thiếu các điều kiện hỗ trợ để giúp họ sử dụng dịch vụ thanh toán này.
Bên cạnh đó mong muốn của họ là giữ tiền an toàn hơn, không phải luôn đem theo tiền
mặt, tiết kiệm được thời gian và chi phí thanh toán. Trong khi đó, hầu hết những người
có kinh nghiệm đều biết đến TTDĐ tại điểm bán, kênh thông tin chủ yếu là qua người
quen, mạng xã hội và quảng cáo trên tivi.

Đồng thời, qua khảo sát, nhiều người đồng ý rằng sẽ sử dụng TTDĐ tại điểm bản
nếu cửa hàng có trang bị dịch vụ thanh toán hay đặc biệt là có các chính sách ưu đãi và
giảm giá. Khảo sát này cũng chỉ ra rằng MoMo hiện tại là ứng dụng TTDĐ phổ biến
nhất được sử dụng trong số những người tham gia khảo sát.

Nghiên cứu đã đưa ra được những bằng chứng thực nghiệm và kết quả đáng chú ý
về dịch vụ thanh toán mới này cùng một số nhận định cung cấp thêm thông tin về tình
hình sử dụng cũng như hành vi, thái độ của người dân thành thị về TTDĐ tại điểm bán
ở Việt Nam.

5.1.2 So sánh với các nghiên cứu trước đây

Trong tương quan với các bài nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này cũng chứng
minh được ảnh hưởng đồng biến của “nhận thức tính hữu ích”, “nhận thức tính dễ sử
dụng” lên “ý định sử dụng” tương tự nhiều nghiên cứu khác như của Chen (2008),
Schierz và cộng sự (2010), Kim và cộng sự (2010); Leong và cộng sự (2013) hay Tan
và cộng sự (2014). Nhân tố “yếu tố hỗ trợ” trong nghiên cứu này cũng được nhận định
là có ảnh hưởng lên ý định sử dụng, có nét liên hệ với nhân tố “điều kiện thuận lợi” đã
được xác định ý nghĩa trong nghiên cứu của Kaitawarn (2015).

Ở khía cạnh khác, nghiên cứu này không có bằng chứng thể hiện được mối liên hệ
88

giữa nhận thức danh tiếng của nhà cung cấp dịch vụ đến ý định sử dụng TTDĐ như
trong một nghiên cứu ở Thổ Nhĩ Kỳ của Daştan & Gürler (2016), cũng như bác bỏ ảnh
hưởng của “nhận thức an toàn bảo mật”. Điều này tương tự như nghiên cứu của Tan và
cộng sự (2014) ở Malaysia; Moroni và cộng sự (2015) ở Italy hay của Yadav (2017) ở
Ấn Độ nhưng đối lập với kết quả của Chen (2008) ở Mỹ , Schierz và cộng sự (2010) ở
Đức hay Phonthanukitithaworn và cộng sự (2016) ở Thái Lan, trong các nghiên cứu này
nhân tố liên quan đến rủi ro bảo mật đã được chứng minh ảnh hưởng lên ý định sử dụng.
Điều này thể hiện sự khác biệt về văn hóa và xã hội giữa mỗi quốc gia ảnh hưởng đáng
kể lên ý định sử dụng TTDĐ của người tiêu dùng.

Sự khác biệt xảy ra như một điều tất yếu bởi sự thay đổi không ngừng của xã hội,
bối cảnh nghiên cứu kèm theo sự chênh lệch về điều kiện kinh tế, văn hóa và xã hội của
mỗi nước. Cụ thể như, tuy cùng dựa trên nền tảng là thuyết chấp nhận và sử dụng công
nghệ (UTAUT) nhưng nghiên cứu của Habib Khan và cộng sự (2015) và Abrahão và
cộng sự (2016) lại chỉ ra sự ảnh hưởng tách biệt giữa “hiệu quả kỳ vọng” và “ảnh hưởng
xã hội” trong khi nghiên cứu này lại có mối tương quan rõ nét giữa hai nhân tố và trở
thành một nhóm chung “nhận thức hữu ích của cá nhân và xã hội”.

Bên cạnh đó, trong một nghiên cứu về dịch vụ TTDĐ trong nước của Cao Tuấn
Khanh và cộng sự (2016) về ý định sử dụng dịch vụ TTDĐ của khách hàng, bài nghiên
cứu có sự tương đồng khi đồng thời chỉ ra có sự tác động lớn của nhận thức tính hữu ích
và nhận thức tính dễ sử dụng đến ý định sử dụng. Điều này một lần nữa chứng tỏ người
dân Việt Nam đều có xu hướng sử dụng công nghệ nếu họ nhận thấy tính hữu ích cũng
như tính dễ sử dụng. Tuy nhiên, nghiên cứu của Cao Tuấn Khanh và cộng sự (2016)
không tìm hiểu những tác động bên ngoài quan trọng như nền tảng về công nghệ của cá
nhân, điều kiện cơ sở vật chất,… đến ý định sử dụng mà chỉ tập trung vào các yếu tố cá
nhân cũng như không tìm hiểu ảnh hưởng của các biến điều tiết lên lên mối quan hệ
giữa các nhân tố và “ý định sử dụng”. Những điều này đã được bổ sung trong nghiên
cứu này của nhóm nghiên cứu

Về các ảnh hưởng điều tiết, nghiên cứu này không chứng minh được ảnh hưởng
của giới tính tương tự như Leong và cộng sự (2013), Tan và cộng sự (2014). Trong khi,
độ tuổi, kinh nghiệm đã được xác định là tác động lên mối quan hệ giữa các nhân tố lên
“ý định sử dụng”. Đáng chú ý trong các mô hình hồi quy đã xét, kinh nghiệm còn có tác
động trực tiếp lên ý định sử dụng như một biến độc lập. Đây có thể trở thành một nhân
tố quan trọng đáng bổ sung trong các nghiên cứu tiếp theo.
89

Nhìn chung, so với các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này mang tính khái quát
hơn bởi các nhân tố tham gia không chỉ mang tính chủ quan, tập trung vào các nhận thức
cá nhân mà còn bổ sung thêm các nhân tố bên ngoài liên quan như ảnh hưởng xã hội,
các điều kiện cơ sở vật chất và công nghệ, các chính sách hỗ trợ,… Đặc biệt, nghiên cứu
trở nên toàn diện hơn khi thực hiện đánh giá ảnh hưởng điều tiết của giới tính, độ tuổi
và kinh nghiệm lên mối quan hệ giữa các nhân tố và “ý định sử dụng”, điều mà khá ít
nghiên cứu thực hiện đánh giá cụ thể. Do vậy, có thể nói đây là một nghiên cứu có giá
trị, đặc biệt đối với Việt Nam hiện nay khi mà có rất ít nghiên cứu về đề tài này.

5.2 Một số vấn về TTDĐ tại điểm bán và đề xuất, kiến nghị
5.2.1 Một số vấn đề về TTDĐ tại điểm bán dưới góc nhìn của người sử dụng

Nhìn chung, người dân thành thị đa phần còn mơ hồ về thanh toán di động tại điểm
bán có 46,27% (124/268) người tham gia khảo sát đã sử dụng ít nhất một ứng dụng
thanh toán di động nhưng mức độ hiểu biết của họ về việc sử dụng thanh toán di động
tại điểm bán lại khá thấp (3,53/5). Bên cạnh đó, trong số những người chưa có kinh
nghiệm thanh toán không tiền mặt tại điểm bán lý do “đã được biết đến nhưng chưa biết
cách sử dụng” là trở ngại lớn nhất của nhiều người sử dụng TTDĐ tại điểm bán. Như
bạn Nhung – một sinh viên được phỏng vấn đã chia sẻ “Mình đã nhìn thấy khá nhiều
mã QR ở nhiều cửa hàng, trên các sản phầm, hóa đơn, rồi thấy đài báo cũng quảng cáo
nhiều lắm nhưng mà làm sao để dùng nó để thanh toán mình cũng không biết nữa.” Điều
này cho thấy các doanh nghiệp vẫn chưa đặt mình ở góc độ người dân – những người
còn quá xa lạ với hình thức thanh toán di động tại điểm bán. Truyền thông mới chỉ dừng
lại ở nghe tên mà chưa có sức thu hút đủ để khách hàng tìm hiểu thông tin và tham gia
sử dụng thanh toán di động. Đa phần khách hàng chỉ chạy theo quảng cáo như bạn Linh
chia sẻ: “Mình sử dụng mấy ví điện từ này chủ yếu là lấy khuyến mãi à, như mua vé
xem phim CGV 9k của MoMo ý, mua thẻ nạp được chiết khấu, chuyển khoản là chính
thôi.” Các doanh nghiệp quảng cáo nhiều nhưng chưa tạo được nhiều cơ hội trải nghiệm,
thực hiện thanh toán cho người sử dụng, vì vậy khó khăn trong việc tạo thói quen sử
dụng cho khách hàng, mặt khác cũng cho thấy thanh toán di động tại điểm bán chưa
thực sự được đầu tư, quan tâm thích đáng.

Chị Lan – 33 tuổi chia sẻ “Chị cũng nghe loáng thoáng trên tivi nhưng nói thật là
có thấy ai dùng mấy đâu, cũng không thấy cửa hàng nào có thể dùng cả, chụp ảnh quét
mã các kiểu thì không bằng lấy tiền ra trả cho xong.” Suy nghĩ của chị Lan cũng đại
90

diện cho nhiều người với thói quen dùng tiền mặt trong thanh toán hàng ngày, giống
như kết quả được tổng kết “thích dùng tiền mặt hơn” cũng là một trong những lý do một
số người khảo sát chưa sử dụng thanh toán di động tại điểm bán. Bên cạnh đó, mạng
lưới các cửa hàng chấp nhận sử dụng TTDĐ tại điểm bán còn hạn chế, chưa phổ biến
đối với người dân.

Một đối tượng phỏng vấn sâu cho rằng: “Với những người lớn và cao tuổi, như mẹ
và bố mình tuy đã có tài khoản ngân hàng nhưng lại chưa kết nối Internet Banking bởi
họ ngại các khoản thu để duy trì tài khoản cũng như những thủ tục phức tạp trong việc
đăng kí sử dụng. Hơn nữa, những người lớn tuổi cho rằng việc thanh toán bằng tiền mặt
khiến họ an tâm hơn. Bởi vậy họ không sử dụng TTDĐ”. Bên cạnh đó, một bạn sinh
viên là Linh cũng chia sẻ: “Mình cũng có thẻ ATM nhưng lúc làm thẻ lại không đăng
ký Internet Banking, giờ lại ra ngân hàng điền phiếu các kiểu nữa cũng hơi lười chưa kể
đến phí dịch vụ nữa.” Điều này cũng khá phù hợp với kết quả nghiên cứu và nhận xét
của nhóm nghiên cứu, đồng thời cũng cho thấy còn nhiều thủ tục để khách hàng có thể
dễ dàng sử dụng thanh toán di động cũng như thanh toán di động tại điểm bán.

Trong một phản hồi trên Play Store của ứng dụng Airpay, một người sử dụng tên
Trung đã chia sẻ: “Quá xuất sắc, tôi sinh năm 1994 và tôi phải bấm gần 300 lần khi đăng
kí, nên tìm hiểu insight khách hàng để có UX thích hợp.” hay của một người dùng MoMo
chia sẻ: “Thao tác ứng dụng thật sự loằng ngoằng. Ưu đãi vé 9k của CGV không lấy
được không biết sai ở đâu.” Tính dễ sử dụng cũng là một yếu tố cần được quan tâm hơn
trong các ứng dụng TTDĐ hiện nay.

Bên cạnh đó, từ phỏng vấn sâu một vài người đã sử dụng TTDĐ cũng như TTDĐ
tại điểm bán, cùng với những phản hồi của khách hàng về các ứng dụng này trên các
kho ứng dụng điện thoại (như App Store hay Play Store), có thể thấy, đa phần người sử
dụng đều phàn nàn về sự không ổn định khi sử dụng, xử lý các giao dịch thanh toán,
thiếu ngân hàng của người sử dụng, nạp tiền vào ví ảo chậm, thường xuyên bị lỗi, không
thể liên kết ngân hàng, lỗi đăng nhập, không thể xem thông tin giao dịch rõ ràng, thiếu
các chức năng, xử lý sự cố chậm, lỗi bảo mật vân tay,…

Từ có thông tin thu được kết hợp với kết quả nghiên cứu và phỏng vấn sâu, nhóm
tiến hành đề xuất một số kiến nghị thúc đẩy việc phát triển TTDĐ, đặc biệt là TTDĐ tại
điểm bán ở Việt Nam.
91

5.2.2 Các đề xuất và kiến nghị

5.2.2.1 Đối với doanh nghiệp

Bổ sung tiện ích sử dụng

Ý định sử dụng bị ảnh hưởng bởi nhận thức hữu ích. Vì vậy, để thu hút thêm người
sử dụng, các doanh nghiệp phát hành dịch vụ TTDĐ tại điểm bán nên cung cấp thêm
nhiều tính năng hữu ích cho phần mềm thanh toán như tích hợp tiện ích quản lý thu chi;
mua hàng trực tuyến; kết nối các dịch vụ giao thông đi lại từ cung cấp thẻ xe bus đến
mua vé tàu, vé máy bay; quản lý đặt chỗ và thanh toán các dịch vụ ăn uống, chăm sóc
sức khỏe, làm đẹp; gia tăng tiện ích thanh toán các dịch vụ giải trí, chương trình ca nhạc,
hội chợ, triển lãm,… Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng nên tập trung hoàn thiện ứng
dụng, cố gắng giảm chi phí giao dịch, tối đa hóa tốc độ xử lý, đảm bảo an toàn giao dịch
đối với các tiện ích phổ biến được cung cấp bởi các ứng dụng hiện nay như nạp tiền điện
thoại, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn điện nước, thanh toán hóa đơn dịch vụ truyền
hình, internet. Để tối đa hóa các tiện ích và tiết kiệm chi phí công nghệ, các doanh nghiệp
nên liên kết với các ứng dụng di động đa dạng khác cùng thúc đẩy phát triển lợi ích kết
nối, hỗ trợ lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi. Với những sự phát triển này, người dân sẽ
dần dần quen thuộc và sử dụng thường xuyên các ứng dụng TTDĐ, nhận ra được tính
hữu ích của nó, tăng khả năng quản lý, kiểm soát các giao dịch thanh toán, các khoản
thu chi, tạo điều kiện thúc đẩy giao dịch TTDĐ tại điểm bán phát triển.

Phát triển đa ngôn ngữ

Một người sử dụng tên là Michal Zachar đã đánh giá trên ứng dụng của MoMo
như sau: “Guys you should really start doing English translation..... This is impossible
to use for any foreigner living in Vietnam.” - “App có lẽ nên được dịch sang tiếng anh,
Nó không thể sử dụng đối với người nước ngoài sống ở Việt Nam”. Từ đó có thể thấy,
phát triển ngôn ngữ cũng có thể gia tăng khách hàng sử dụng, đặc biệt đối với những
người nước ngoài còn lạ lẫm với Việt Nam, đồng thời còn hạn chế được việc phân biệt
đối xử hay bị chém giá đối với khách du lịch, đảm bảo lợi ích người tiêu dùng.

Đơn giản hóa thao tác sử dụng

Cùng với tăng hữu ích sử dụng, đơn giản hóa thao tác sử dụng cũng là một yếu tố
quyết định đến ý định sử dụng dịch vụ TTDĐ tại điểm bán. Thiết kế thống nhất về giao
điện ứng dụng, đơn giản hóa các danh mục chức năng, trình bày thiết kế dễ nhìn, rõ ràng
92

và ngắn gọn, giảm bớt các thao tác khi thực hiện thanh toán nhưng vẫn đảm bảo tính an
toàn và bảo mật là các điều kiện cơ bản thúc đẩy người tiêu dùng sử dụng dịch vụ TTDĐ.

Hình 5.1: Một số ứng dụng TTDĐ của các tổ chức CUDVTGTT ở Việt Nam
(Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu)

Hoàn thiện cơ chế bảo mật

Một trong những người được nhóm nghiên cứu phỏng vấn đã nói khi họ đang hào
hứng định sử dụng Bankplus để TTDĐ tại một cửa hàng có sử dụng QR code, thì sau
vài lần mở xác thực vân tay, kết quả vẫn chưa được xác nhận, điều này cũng thường xảy
ra khi họ mở ứng dụng và phải chờ đợi vì đã xác nhận sai quá 3 lần. Bên cạnh đó thì
cũng có phàn nàn về thông tin cần nhập mỗi lần đăng nhập hay thanh toán quá dài, hay
mã bảo mật lại quá đơn giản. Để hạn chế điều này, các ứng dụng cần bổ sung và hoàn
thiện khả năng xác thực vân tay, giảm bớt việc sử dụng các thông tin quá phức tạp khi
đăng nhập, thanh toán, nên sử dụng số điện thoại và mật khẩu với yêu cầu ký tự hợp lý
đặc biệt khi Chính phủ ban hành Nghị định 49/2017/NĐ-CP của về thắt chặt quản lý
thuê bao di động trả trước, loại bỏ tình trạng SIM rác, SIM ảo.

Bên cạnh đó, các nhà cung ứng dịch vụ nên đảm bảo không có sự sao lưu trái phép
thông tin tài khoản và giao dịch của người sử dụng trong quá trình thanh toán.

Phát triển mạng lưới đại lý, địa điểm chấp nhận TTDĐ

Với ảnh hướng đáng kể của các yếu tố hỗ trợ đến ý định sử dụng dịch vụ thanh
93

toán di động tại điểm bán, những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cần phát triển mạng
lưới các địa điểm giao dịch chấp nhận thanh toán di động, thanh toán bằng mã QR, thanh
toán bằng công nghệ NFC, tăng thêm nhiều đại lý dịch vụ để thuận lợi hỗ trợ, tư vấn
cho khách hàng về ứng dụng thanh toán, giải quyết các sự cố phát sinh và nạp tiền vào
ví điện tử để sử dụng nhiều tiện ích khác trên ứng dụng.

Tăng thêm liên kết với các ngân hàng

TTDĐ tại điểm bán được thực hiện thuận lợi, chủ động nhất khi người sử dụng có
tài khoản ngân hàng, vì vậy mở rộng mạng lưới các ngân hàng liên kết và tăng cường
chặt chẽ mối quan hệ với các ngân hàng là điều kiện cơ bản. Đồng thời, các doanh nghiệp
cũng nên hỗ trợ khách hàng liên kết tài khoản, đảm bảo kết nối ổn định khi thực hiện
thanh toán. Doanh nghiệp cũng nên có gắng đàm phán với các ngân hàng để thống nhất
hóa các thao tác kết nối, sử dụng và thanh toán để người dùng dễ dàng sử dụng dịch vụ
trên đa tài khoản.

Tích cực hỗ trợ khách hàng

Đã được biết đến nhưng chưa biến cách sử dụng là một trong những nguyên nhân
ngăn cản việc phổ biến sử dụng TTDĐ tại điểm bán. Bởi vậy, nhà cung cấp dịch vụ nên
phát triển các hướng dẫn sử dụng công khai trên internet, hỗ trợ người dùng xử lý các
vấn đề phát sinh, tích cực lắng nghe những đánh giá từ người sử dụng để không ngừng
cải thiện dịch vụ, đáp ứng với nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

Đẩy mạnh quảng cáo

Trong thời đại hiện nay khi mà công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, doanh
nghiệp không những phải đổi mặt với những rủi ro từ biến động thị trường mà còn phải
đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh giàu tiềm lực đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập
toàn cầu hóa, nhiều doanh nghiệp nước ngoài gia nhập vào thì trường trong nước, với
nhiều nguồn lực mạnh mẽ đặt biệt là tài chính, những doanh nghiệp này đã tiến hành
phủ sóng đa phương diện trên cả nước, chiếm nhiều thị phần trong thị trường nội địa
như các ứng dụng công nghệ Uber, Grab, Shopee, Lazada. Do vậy các doanh nghiệp
cung cấp TTDĐ tại điểm bán cũng cần tăng cường quảng bá, truyền thông trên nhiều
phương diện, phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Theo kết quả nghiên cứu, đối với
người lớn tuổi nên tập trung vào giới thiệu về tính hữu ích, tính dễ sử dụng và sự hỗ trợ
từ doanh nghiệp, chính phủ. Đồng thời doanh nghiệp cũng nên quảng cáo tập trung vào
94

các lợi ích của người sử dụng có được khi thực hiện TTDĐ tại điểm bán, tăng cường
các dịch vụ chăm sóc khách hàng, giới thiệu tính ưu việt của công nghệ thanh toán để
củng cố uy tín và sự tin cậy của người tiêu dùng đối với dịch vụ TTDĐ. Không những
thế, doanh nghiệp cũng nên giới thiệu tính hữu ích của thanh toán di động tại điểm bán
với các nhà bán lẻ như giảm chi phí trong quản lý tiền mặt, bảo mật an toàn, tiết kiệm
thời gian kiểm kê,…

Giảm giá, khuyến mãi thường xuyên

Theo kết quả nghiên cứu, hơn 70% người được khảo sát đồng ý sẽ sử dụng TTDĐ
tại điểm bán nếu có ưu đãi và giảm giá. Do vậy, các nhà cung cấp dịch vụ TTDĐ đặc
biệt là TTDĐ tại điểm bán nên đàm phán với các chuỗi bán lẻ, nhà cung ứng các sản
phẩm và dịch vụ để thực hiện các chiến lược giảm giá, khuyến mãi khích thích người
tiêu dùng sử dụng dịch vụ TTDĐ, tương tự như MoMo đã tặng khách hàng 100000 đồng
khi nhập mã khuyến mãi, liên kết tài khoản ngân hàng và nạp vào ví 10 nghìn đồng. Tuy
nhiên khuyến mãi cần trung thực, rõ ràng và coi trọng lợi ích của khác hàng không nhập
nhằng, gây khó hiểu như một vài quảng cáo của ứng dụng ZaloPay xoay quanh việc tặng
phiếu mua hàng trên Tiki, gây ảnh hưởng tiêu cực đến khách hàng. Các chiến dịch
khuyến mãi nên được thực hiện theo định kỳ hoặc thường xuyên để duy trì hứng thú sử
dụng cũng như xây dựng lòng trung thành của khách hàng.

Cập nhật thông tin hữu ích

Các thanh toán giao dịch được xác nhận và thông báo rõ ràng luôn là những yêu
cầu cơ bản của người sử dụng khi thực hiện các giao dịch trao đổi. Bên cạnh đó, ứng
dụng cũng nên thường xuyên thông báo, cập nhật các dịch vụ khuyến mãi hữu ích cho
khách hàng.

Hỗ trợ đào tạo kỹ năng cho thu ngân

Để thực hiện một giao dịch TTDĐ tại điểm bán, không những cần sự tham gia của
người tiêu dùng mà còn cần sự hỗ trợ của các điểm bán hàng trong đó thu ngân đóng vai
trò quan trọng. Vì vậy, các thu ngân cần được đào tạo, hướng dẫn thanh toán ở qua QR
code cũng như công nghệ NFC.

Tăng trải nghiệm sử dụng cho người tiêu dùng

Thói quen tiêu dùng có thể thay đổi nếu được thực hiện một cách thường xuyên.
Tổ chức các sự kiện để người tiêu dùng có thể tham gia trải nghiệm TTDĐ, làm quen
95

hơn với hình thức thanh toán mới này hoặc truyền thông trực tiếp tại các trường học, cơ
quan công sở cho phép người dùng thực hiện thanh toán một cách trực quan nhất nhằm
tạo ra tiền đề đầu tiên cho việc sử dụng và hình thành nhận thức đến thói quen tiêu dùng.
Ví dụ như sự kiện chính thức ra mắt ViettelPay của Tổng Công ty Viễn thông Viettel từ
29-6 đến 1/7/2018, bên cạnh trải nghiệm sử dụng ứng dụng, người tham gia còn có cơ
hội trải nghiệm Infinity Room - Không gian vô cực lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam.

Liên kết tạo nên mạng lưới hợp tác

Mỗi nhà cung ứng dịch vụ có nhóm khách hàng riêng, đồng thời chính khách hàng
cũng bị giới hạn trong quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Nếu có sự liên kết giữa các
nhà cung ứng, thị trường của mỗi doanh nghiệp sẽ được mở rộng, khách hàng có thể
giao dịch thanh toán với nhiều nhà bán lẻ hơn, cùng thúc đẩy sự phát triển của các doanh
nghiệp tham gia mạng lưới.

Hỗ trợ điểm bán thanh toán bằng máy POS (Tập trung vào các tập đoàn công
nghệ sản xuất điện thoại)

Để sử dụng được Samsung Pay, các điểm bán cần được trang bị máy POS, trong
khi các địa điểm thanh toán có hỗ trợ thiết bị này còn hạn hẹp ở Việt Nam. Đây cũng là
lý do nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ TTDĐ khác chọn QR code để thực hiện các
giao dịch ở điểm bán cũng như Apple Pay và Android Pay chưa gia nhập thì trường Việt
Nam vì các ứng dụng này đòi hỏi máy POS phải được gắn chip NFC, không phải áp
dụng được cho tất cả các máy POS như Samsung Pay. Do vậy, việc hỗ trợ các cửa hàng
thay đổi sử dụng máy POS trong thanh toán là cần thiết để mở rộng phạm vi sử dụng
của các ứng dụng TTDĐ đòi hỏi công nghệ này.

Củng cố nền tảng công nghệ (Tập trung vào các doanh nghiệp, tổ chức
CUDVTGTT không phải là ngân hàng)

Phần lớn những phàn nàn của người sử dụng đều bắt nguồn từ vấn đề về công
nghệ, các lỗi xảy ra do sai sót lập trình, máy chủ bị quá tải là thường gặp nhất. Do vậy,
các doanh nghiệp này cần tăng cường chất lượng và số lượng của đội ngũ lập trình ứng
dụng di động, hoặc thuê các tổ chức, doanh nghiệp giàu kinh nghiệm và có nền tảng cơ
sở công nghệ vững chắc, đồng thời phát triển ứng dụng trên cả hai nền tảng di động phổ
biến nhất hiện nay là Android và iOS. Bên cạnh đó, những tổ chức này cũng nên thực
hiện các chính sách thu hút nhân tài, mời các chuyên gia lập trình di động sửa lỗi, hỗ trợ
96

hoàn thiện ứng dụng. Quan trọng không kém, các doanh nghiệp này nên chú trọng đầu
tư cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ, xây dựng hệ thống máy chủ có tốc độ xử lý cao
có các máy chủ hỗ trợ luôn sẵn sàng thay thế, bổ sung khi gặp kết nối quá tải, gặp sự cố.

Giảm chi phí dịch vụ internet, 3G, 4G khi dùng ứng dụng

Để thực hiện các giao dịch thanh toán hiện nay ở Việt Nam đa phần đều cần kết
nối với mạng internet. Tuy mạng 3G, 4G đã được phủ sóng ở Việt Nam nhưng chi phí
sử dụng còn cao, nếu các doanh nghiệp CUDVTGTT có thể hợp tác với các nhà mạng
viễn thông giảm chi phí khi sử dụng các ứng dụng TTDĐ đặc biệt tại các điểm bán sẽ là
một điều kiện hỗ trợ thuận lợi cho người sử dụng thực hiện TTDĐ.

5.2.2.2 Đối với ngân hàng

Hình 5.2: Một số ứng dụng mobile banking của ngân hàng có khả năng TTDĐ tại
điểm bán (Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu)

Hiện nay, rất nhiều ngân hàng như Vietcombank, BIDV, VietinBank... hợp tác với
các doanh nghiệp trong lĩnh vực Fintech để cung ứng dịch vụ TTDĐ. Tính đến tháng 2
năm 2018, khách hàng có thể thực hiện thanh toán bằng mã QR trên ứng dụng Mobile
Banking của 12 ngân hàng là BIDV, Vietcombank, VietinBank, Agribank, ABBANK,
VID, SCB, NCB, IVB, SHB, Maritime Bank và TPBank. Tuy đã có những chiến lược
hướng đi cụ thể, đạt kết quả khả quan trong phát triển TTDĐ nhưng vẫn tồn tại nhiều
vấn đề cần khắc phục. Dựa theo kết quả nghiên cứu cùng những thông tin đã tìm hiểu,
nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp để khắc phục hạn chế, phát huy điểm mạnh
97

như sau:

Hỗ trợ đăng ký tài khoản ngân hàng

Tài khoản ngân hàng là một trong những nền tảng để xây dựng một nền kinh tế phi
tiền mặt, thúc đẩy các giao dịch TTDĐ tại điểm bán. Vì vậy, ngân hàng nên tích cực hỗ
trợ những người dân chưa có tài khoản ở đồng bằng, thành thị cũng như ở nông thôn,
vùng núi tiếp cận với các dịch vụ của ngân hàng, có thể bắt đầu bằng các tài khoản tiết
kiệm để dần dần thay đổi tư duy, lối suy nghĩ cũ phụ thuộc vào tiền mặt, tích cực giới
thiệu với người dân về TTDĐ, dần dần làm quen với các hình thức giao dịch, thanh toán
mới.

Khuyến khích khách hàng sử dụng SMS banking/Internet banking và hỗ trợ cả các
tài khoản chưa đăng ký

Để sử dụng được dịch vụ TTDĐ đặc biệt là tại điểm bán, chủ thẻ ngân hàng cần
phải đăng kí các dịch vụ SMS banking đối với ứng dụng Samsung Pay và Internet
banking (và cả SMS banking tùy vào từng ngân hàng) đối với các ứng dụng TTDĐ khác,
điều này là một trở ngại trong việc phổ biến TTDĐ tại điểm bán khi liên kết tài khoản
với ngân hàng. Ngoài việc khuyến khích khách hàng đăng ký các dịch vụ này, ngân hàng
cũng nên hỗ trợ các tài khoản không đăng ký như với VietinBank thực hiện đăng kí thẻ
theo hình thức gọi điện lên bộ phận hỗ trợ Contact Center 24/7 để được hỗ trợ xác thực
và kích hoạt dịch vụ thanh toán qua Samsung Pay.

Tăng cường mối liên kết với các ứng dụng TTDĐ

Để thực hiện giao dịch thanh toán một cách thuận tiện, ngân hàng cần liên kết chặt
chẽ với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ TTDĐ để giảm thiểu các thủ tục hành chính,
thao tác phức tạp trong việc liên kết với tài khoản ngân hàng, thực hiện các giao dịch
một cách nhanh chóng, trung thực, không có sự phân biệt giữa các giao dịch tại ứng
dụng của ngân hàng và các giao dịch trên các ứng dụng của các nhà cung cấp khác.
Đồng thời, ngân hàng cần đảm bảo tính bảo mật thông tin của khách hàng, bên cạnh đó,
tích cự hỗ trợ để khách hàng có thể quản lí tài khoản trên các ứng dụng TTDĐ. Từ đó
tăng nhận thức của khách hàng về tính hữu ích và dễ sử dụng của TTDĐ tại điểm bán.

Tăng cường liên kết giữa các ngân hàng

Nhiều giao dịch TTDĐ đòi hỏi sự phối hợp giữa các ngân hàng, như việc giao dịch
của người tiêu dùng vào một tài khoản khác ngân hàng của chủ điểm bán lẻ. Nếu các
98

giao dịch này bị chậm trễ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giao dịch. Vì vậy, các
ngân hàng cần liên kết chặt chẽ với nhau đảm bảo việc trao đổi thông tin nhanh chóng
và thực hiện thanh toán thuận lợi.

Đầu tư nền tảng cơ sở vật chất và công nghệ

TTDĐ cũng như TTDĐ tại điểm bán đặt ra thách thức đối ngân hàng là phải xử lý
một khối lượng lớn hơn nhiều các giao dịch thanh toán nhưng vẫn phải đảm bảo tính
minh bạch, chính xác và nhanh chóng. Để làm được điều này các ngân hàng nên có sự
đầu tư cần thiết về đội ngũ công nghệ và hệ thống xử lý thông tin của mình để đảm báo
sự suôn sẻ trong giao dịch.

Có các chính sách tín dụng hỗ trợ đổi mới công nghệ

Để thúc đẩy các chủ bán lẻ tiến hành đổi mới công nghệ thanh toán, góp phần xây
dựng hạ tầng số hóa, ngân hàng dưới sự cho phép của nhà nước thực hiện các chính sách
tín dụng, cho vay ưu đãi lãi suất để hỗ trợ các chủ cửa hàng nhỏ lẻ hay chuỗi bán lẻ lớn
thuận lợi nâng cấp hệ thống thanh toán.

Phối hợp hoạt động với các tổ chức nhà nước

Các ngân hàng cũng cần tích cực phối hợp với các bộ, ngành liên quan để phát
triển hệ sinh thái TTDĐ, triển khai các giải pháp để siết chặt quản lý, đảm bảo an ninh,
độ an toàn bảo mật đối với các hệ thống TTDĐ theo các nguyên tắc giám sát quốc tế từ
đó tăng cường sự tin cậy đối với khách hàng sử dụng dịch vụ.

5.2.2.3 Đới với nhà nước

Từ bài học của nhiều quốc gia trên thế giới như Ấn Độ, Anh, Trung Quốc
Singapore, để đạt được mục tiêu tỷ trọng sử dụng tiền mặt trên tổng phương diện thanh
toán đạt mức thấp hơn 10% vào năm 2020, xây dựng một nền kinh tế phi tiền mặt và
phổ biến rộng rãi TTDĐ, nước ta cần xây dựng một hệ sinh thái với sự phối hợp, liên
kết của khách hàng đến những nhà bán lẻ qua ngân hàng hay các tổ chức CUDVTGTT,
các tập đoàn sản xuất di động dưới sự hỗ trợ và điều tiết của chính phủ. Để xây dựng hệ
sinh thái này vai trò của chính phủ là rất quan trọng. Từ kết quả nghiên cứu và kiến thức
đã tìm hiểu, nhóm nghiên cứu đề suất một số kiến nghị như sau:

Xây dựng hệ thống pháp luật về TTDĐ cũng như TTDĐ tại điểm bán

Hiện nay, Việt Nam đang chứng kiến sự bùng nổ của các ứng dụng TTDĐ, đã có
99

27 đơn vị được cấp phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, nhiều ứng dụng có
khả năng TTDĐ tại điểm bán, bên cạnh còn có Samsung Pay cùng 12 ngân hàng đã triển
khai thanh toán bằng mã QR. Các ứng dụng TTDĐ bùng nổ dường như là tín hiệu tích
cực của thị trường nhưng việc có quá nhiều ứng dụng lại khiến người dùng bối rối, khó
lòng để đưa ra lựa chọn phù hợp. Bên cạnh đó, nhiều ứng dụng nhận được khá nhiều
phản hồi tiêu cực của khách hàng. Trước những vấn đề đó, nhà nước nên xây dựng nền
tảng pháp lý, quy định tiêu chuẩn để một doanh nghiệp có thể trở thành một tổ chức
CUDVTGTT, ban hành các văn bản pháp luật chặt chẽ để đảm bảo lợi ích của người
tiêu dùng, tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn trong giao dịch thanh toán, ngăn chặn
rủi ro, lừa đảo tài chính.

Ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp

Theo thống kê khảo sát trong nghiên cứu, người tiêu dùng thành thị khá đồng ý tin
tưởng nhận định “nhà nước sẽ có các chính sách hỗ trợ, khuyết khích sử dụng dịch vụ
thanh toán di động tại điểm bán”. Điều này thể hiện mong muốn cũng như hi vọng của
người dân trong vấn đề này đồng thời chứng tỏ nhà nước đang có hướng đi bước đầu
đúng đắn trong chính sách, tạo được niềm tin của người tiêu dùng. Để đẩy mạnh hơn
nữa việc sử dụng TTDĐ tại điểm bán nói riêng cũng như sự phát triển của dịch vụ TTDĐ
nói chung, Chính phủ nên ban hành thêm những chính sách hỗ trợ và sớm đưa vào áp
dụng, tạo điều kiện thuận lợi giúp các doanh nghiệp về công nghệ, đặc biệt là doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ TTDĐ tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn lực về vốn, lao
động, khoa học công nghệ, hỗ trợ thực hiện các thủ tục hành chính và phát triển mở rộng
thị trường.

Thúc đẩy hiện đại hóa đồng bộ cơ sở hạ tầng

Để phổ biến TTDĐ cũng như TTDĐ tại điểm bán, nhà nước cần đẩy mạnh hơn
nữa việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ thanh toán. Việc sáp nhập thành công Smartlink
vào Banknetvn năm 2004 và đổi tên lại thành công ty Cổ phần thanh toán quốc gia Việt
Nam (NAPAS) tạo thuận lợi và hiệu quả hơn trong việc kết nối, chuyển mạch thẻ tại
Việt Nam hay ra cho ra đời thương hiệu thẻ quốc gia NAPAS có thể thực hiện thanh
toán tại mạng lưới POS, ATM hay cổng thanh toán thương mại điện tử của các ngân
hàng ở Việt Nam và quốc tế vào tháng 4 năm 2016 là tiền đề quan trọng nhằm xây dựng
nền tảng kỹ thuật để phát triển TTDĐ ở Việt Nam. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng nên
ban hành chỉ đạo, thông tư, chính sách hỗ trợ về nguồn vốn và công nghệ giúp các nhà
100

bán lẻ đổi mới công nghệ thanh toán, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thông tin trên
cả nước.

Xây dựng mạng lưới kết nối doanh nghiệp và ngân hàng

Như đã đề cập, việc thị trường có quá nhiều dịch vụ thanh toán đã làm hạn chế
tiềm năng sẵn có của nó và gây nhiều bối rối cho người sử dụng, do đó việc kết hợp lại
để tạo thành một cộng đồng sẽ làm mở rộng sức ảnh hưởng cũng như mức độ phổ biến
của TTDĐ lên gấp nhiều lần. Indonesia, Malaysia cũng gặp vấn đề tương tự và đang thử
nghiệm với giải pháp mới. Với Malaysia, Ngân hàng Trung ương của nước này đang
xây dựng kế hoạch đưa ra một hệ thống trong năm nay (2018) gọi là nền tảng thanh toán
bán lẻ thời gian thực, khi đó tất cả các ngân hàng và phi ngân hàng có vận hành bất kỳ
nền tảng thanh toán kỹ thuật số nào đều có nghĩa vụ phải tham gia vào hệ thống này.
Trong khi, Indonesia thì đang phát triển một hệ thống tương tự là Cổng thanh toán Quốc
gia (National Payment Gateway) và có khả năng sẽ ra mắt trong năm 2018.

Đối với Việt Nam, Ngân hàng nhà nước cũng nên ban hành một số chính sách,
biện pháp kết nối các ngân hàng và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ TTDĐ, thúc đấy sự
hợp tác đồng bộ, thống nhất, đảm bảo quyền lợi của các bên, phát triển cùng có lợi, xây
dựng một mạng lưới thanh toán trên phạm vi quốc gia.

Phổ biến chuẩn QR code chung cho toàn bộ hệ thống thanh toán

Với điều kiện cơ sở hạ tầng của Việt Nam hiện nay, có thể nói TTDĐ tại điểm bán
bằng mã QR có tiềm năng lớn nhất khi người dân đang sử dụng điện thoại thông minh
ngày càng phổ biến còn người bán hàng sẽ tiết kiệm được các chi phí đầu tư cho hoạt
động thu ngân kiểm đếm tiền hay chi phí lắp đặt máy POS. Khi thanh toán qua quét mã
QR, mỗi mã trong giao dịch ứng với một tài khoản thanh toán riêng, việc mỗi đơn vị
cung ứng dịch vụ lại có một chuẩn xây dựng mã riêng gây ra lãng phí và bất tiện trong
giao dịch. Ngân hàng Nhà Nước đã xây dựng một tiêu chuẩn chung cho thanh toán QR
tại Việt Nam dựa theo chuẩn EMVCo quốc tế và được chính thức được đưa vào ứng
dụng bởi 17 ngân hàng lớn như Agribank, BIDV, VietinBank, Vietcombank, SCB, IVB,
ABBANK, Maritime Bank, NCB, SHB… tính đến đầu tháng 7 năm 2018. Theo đó mã
QR này có thể sử dụng được trong sáu tổ chức thanh toán quốc tế lớn (Visa, MasterCard,
American Express, Discover, UnionPay và JCB). Mã QR tiêu chuẩn này nên được áp
dụng cho toàn bộ hệ thống thanh toán ở Việt Nam, không chỉ là các ngân hàng mà còn
các ứng dụng TTDĐ có hỗ trợ QR code khác.
101

Phổ biến rộng rãi thông tin

Để phổ biến TTDĐ trên phạm vi cả nước, chính phủ nên ban hành các thông tư,
văn bản đến các bộ ngành liên quan, cũng như các tỉnh và địa phương về định hướng
phát triển TTDĐ cũng như khuyến khích các đơn vị liên quan hỗ trợ phổ biến TTDĐ tại
địa phương. Đồng thời, chính phủ có thể kết hợp với Bộ Công thương, cơ quan liên quan
để tổ chức các buổi tọa đàm thúc đẩy phát triển dịch vụ TTDĐ, kêu gọi sự tham gia của
các công ty trong và ngoài nước quan tâm. Từ đó, hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức tham
gia hiểu sâu hơn về TTDĐ cũng như TTDĐ tại điểm bán ở Việt Nam, tạo cơ hội cho
nhà nước và doanh nghiệp bàn luận, phát hiện, đề ra các giải pháp xử lí những khó khăn,
hay phương hướng để phát triển dịch vụ TTDĐ ở nước ta.

Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp

Ổn định, hoàn thiện thể chế chính trị, môi trường pháp lí và phát triển nền kinh tế
là những điều kiện để tạo môi trường năng động, giúp doanh nghiệp, công ty cung cấp
dịch vụ TTDĐ trong nước có thể phát triển thuận lợi; thu hút thêm nhiều công ty, nhà
đầu tư ngoài nước hứng thú với thị trường TTDĐ ở Việt Nam. Tuy nhiên, chính phủ nên
đẩy mạnh phát triển các doanh nghiệp trong nước đặc biệt khi thị trường đang có sự gia
nhập của hai ví điện tử đang thống trị thị trường thanh toán điện tử ở Trung Quốc là
Alipay và WeChat Pay. Alibaba đã ký kết một chiến lược với Công ty Cổ phần Thanh
toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) về việc đưa ví điện tử Alipay của tập đoàn này vào
Việt Nam nhằm phục vụ cho khách du lịch Trung Quốc mua sản phẩm hay sử dụng dịch
vụ tại Việt Nam, với lý do tương tự WeChat Pay cũng tiến hành hợp tác với ví điện tử
trong nước VIMO. Hiện tại, hành lang pháp lý chưa cho phép ví điện tử nước ngoài hoạt
động ở Việt Nam một cách độc lập mà chỉ hiện diện ở thị trường này thông qua sự hợp
tác với các doanh nghiệp nội, nhưng cũng cần sự quan tâm thích đáng hơn từ phía chính
phủ để hạn chế những vấn đề đáng tiếc và phát triển TTDĐ ở Việt Nam.

5.3 Ý nghĩa và đóng góp của nghiên cứu


5.3.1 Ý nghĩa của nghiên cứu

Nghiên cứu này mang ý nghĩa quan trọng không chỉ với cá nhân, nhà trường mà
còn có giá trị thực tiễn đối với sự phát triển của xã hội.

Tại diễn đàn Thanh toán điện tử Việt Nam (VEPF), Jack Ma đã chia sẻ “Cách đây
14 năm khi tôi có ý tưởng Alipay có người nói Jack ơi sao mà làm được vì Trung Quốc
102

không có thẻ tín dụng, khó lắm, họ phải xem tận mắt mới mua được... Khi chúng ta
muốn giải quyết vấn đề thì luôn luôn có con đường, luôn luôn có cách thức, còn nếu
không muốn làm thì cũng có cả triệu lý do để không làm” và hiện nay Alipay đang được
sử dụng bởi hơn 520 triệu người tính riêng ở Trung Quốc, là nền tảng thanh toán di động
lớn nhất thế giới, (Steinberg, 2018). Điều này đã phần nào thể hiện xu hướng bùng nổ
của thanh toán di động trên toàn thế giới. Với tiềm năng phát triển to lớn, đặc biệt trong
môi trường công nghệ di dộng đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam, đề tài này là một
tiền đề thực nghiệm góp phần phổ biến TTDĐ ở nước ta, bắt kịp với xu thế của công
nghệ thanh toán trên thế giới.

Đồng thời, nghiên cứu này cũng phù hợp với chủ trương, chính sách của nhà nước,
thúc đẩy sự phát triển và phổ biến rộng rãi khoa học công nghệ trong đời sống xã hội,
có ý nghĩa thực tiễn quan trọng với sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa của nước
ta hiện nay.

Thêm vào đó, quá trình thực hiện nghiên cứu này cũng giúp thành viên nhóm
nghiên cứu rèn luyện khả năng suy luận, sáng tạo, áp dụng những kiến thức lý thuyết
trong học tập vào thực tiễn, tăng cường tinh thần tự học, bổ sung thêm vốn kiến thức xã
hội, góp phần thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học sinh viên trong nhà trường và
tinh thần cống hiến và xây dựng giá trị cho cộng đồng.

5.3.2 Đóng góp của nghiên cứu

Bài nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng TTDĐ tại điểm bán
của người dân thành thị Việt Nam” đóng góp không nhỏ đến sự phát triển của các giao
dịch thương mại nói chung cũng như ngành dịch vụ TTDĐ nói riêng trong thời đại công
nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.

5.3.2.1 Về mặt lý luận

Trên phương diện lý thuyết, nghiên cứu này đã góp phần bổ sung và đa dạng hóa
các bài nghiên cứu khảo sát về TTDĐ, đặc biệt trong trường hợp TTDĐ tại điểm bán,
chủ đề vẫn còn chưa được đào sâu trong các nghiên cứu ở nước ngoài cũng như chưa có
ở Việt Nam.

Kết quả phân tích một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của “nhận thức dễ sử
dụng” và “nhận thức tính hữu ích” trong “ý định sử dụng” các công nghệ mới của người
tiêu dùng, cung cấp thêm một bằng chứng củng cố cho mô hình TAM và UTAUT. Bên
103

cạnh đó, nghiên cứu cũng mở rộng và phát triển mô hình UTAUT, phát hiện ra sự tương
quan giữa “nhận thức tính hữu ích” và “ảnh hưởng xã hội”, gợi ý bổ sung thêm cho mô
hình trong trường hợp cụ thể là TTDĐ tại điểm bán với 2 nhân tố mới là “nhận thức an
toàn bảo mật” và “nhận thức danh tiếng của nhà cung cấp dịch vụ”, phát triển nhân tố
“điều kiện thuận lợi” ban đầu thành nhân tố “yếu tố hỗ trợ” với ý nghĩa giải thích bao
quát hơn. Nghiên cứu cũng chỉ ra được ảnh hưởng điều tiết của độ tuổi và kinh nghiệm
lên mối quan hệ giữa các nhân tố và “ý định sử dụng”, tiếp tục chứng minh tính thực
tiễn của mô hình UTAUT trong bối cảnh ở Việt Nam, tạo tiền đề cho những nghiên cứu
về sự chấp nhận công nghệ sau này ứng dụng và phát triển.

Quan trọng hơn, nghiên cứu này tìm ra những nhân tố bên trong cũng như bên
ngoài ảnh hưởng đến “ý định sử dụng TTDĐ tại điểm bán” của người dân thành thị Việt
Nam, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố và ảnh hưởng điều tiết của giới tính, độ tuổi,
kinh nghiệm lên các mối quan hệ trong mô hình. Từ đó, nghiên cứu này có thể tài liệu
hỗ trợ tìm ra sự khác biệt về sự chấp nhận của người tiêu dùng đối với các loại hình
thanh toán khác nhau, giữa các quốc gia dưới nền tảng kinh tế, văn hóa và xã hội đa
dạng và các nghiên cứu liên quan khác.

5.3.2.2 Về mặt thực tiễn

Nghiên cứu đã cung cấp một số góc nhìn về thị trường TTDĐ ở Việt Nam, chỉ ra
những lý do cản trở việc phổ biến rộng rãi hình thức thanh toán này cũng như mong
muốn của người tiêu dùng đối với TTDĐ tại điểm bán. Từ đó, cùng với những kết quả
phân tích, nhóm nghiên cứu đã đưa ra những kiến nghị, đề xuất cho doanh nghiệp cung
ứng dịch vụ TTDĐ cụ thể là những nhà phát triển dịch vụ TTDĐ tại điểm bán nhằm cải
thiện những mặt hạn chế, phát triển giải pháp, chiến lược kinh doanh phù hợp để đáp
ứng được nhu cầu đại chúng của người dân và phổ biến rộng rãi hình thức thanh toán
này. Không những thế, nghiên cứu còn đề ra một số kiến nghị thúc đẩy vai trò kiểm soát,
hỗ trợ và điều tiết nhà nước và tăng hiệu quả kết nối trung gian của ngân hàng cũng như
thúc đẩy sự tham gia của các điểm bán lẻ để tạo ra một hệ sinh thái có sự liên kết và hỗ
trợ giữa các bên thúc đẩy cho sự phát triển của TTDĐ ở Việt Nam.

5.4 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai
5.4.1 Hạn chế của đề tài

Tương tự như bất kì đề tài nghiên cứu nào, đề tài về “Các nhân tố ảnh hưởng đến
ý định thanh toán động tại điểm bán của người dân thành thị Việt Nam” cũng gặp phải
104

những hạn chế.

Thứ nhất, đề tài này tập trung chủ yếu vào người dân ở các vùng thành thị ở thành
phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng chưa bao quát người dân ở Việt
Nam.

Thứ hai, số lượng người khảo sát vẫn còn rất hạn chế, đa phần là người trẻ tuổi do
đó tính đại diện còn chưa cao.

Thứ ba, nghiên cứu vẫn chỉ dừng lại ở mức ý định sử dụng mà chưa khẳng định
được sự sử dụng TTDĐ tại điểm bán của người dân.

Thứ tư, tỉ lệ giải thích của ba nhân tố (đã được chứng minh) lên ý định sử dụng
TTDĐ tại điểm bán chưa cao (51,9%), các nhân tố ảnh hưởng khác hay những biến điều
tiết khác (như trình độ học vấn, thu nhập cá nhân) chưa được khai thác

Thứ năm, các câu hỏi khảo sát đặc biệt ở nhóm “ảnh hưởng xã hội” còn thiếu sót,
chưa đủ dữ liệu để xác định ảnh hưởng một cách đầy đủ và khách quan hơn.

5.4.2 Định hướng nghiên cứu trong tương lai

Từ những hạn chế nêu trên, nhóm nghiên cứu đề xuất một số hướng nghiên cứu
tiếp theo như:

Thứ nhất, mở rộng phạm vi nghiên cứu về số lượng mẫu, độ đa dạng của mẫu,
không gian lấy mẫu,... khiến mẫu mang tính khách quan, đại diện và bao quát hơn.

Thứ hai, xây dựng nội dung khảo sát với các biến quan sát được mô tả rõ ràng, dễ
hiểu, toàn diện hơn và sát với ý nghĩa chung của nhóm nhân tố.

Thứ ba, có thể xem xét đến hướng tiếp cận khác của sự chấp nhận thanh toán dịch
vụ di động dưới góc độ người bán lẻ, doanh nghiệp kinh doanh,... Hiện nay, ở Việt Nam
chưa có nghiên cứu nào về đề tài này.

Thứ tư, nghiên cứu, phát triển bổ sung các biến độc lập, điều tiết phù hợp với mô
hình và bối cảnh của thị trường TTDĐ tại điểm bán của Việt Nam theo từng giai đoạn.

Thứ năm, thay đổi biến phụ thuộc như nghiên cứu về hành vi sử dụng của khách
hàng, mang ý nghĩa thực nghiệm lớn hơn.
105

TỔNG KẾT

Nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thanh toán di động tại
điểm bán của người dân thành thị Việt Nam” đã tìm ra được rằng “nhận thức tính hữu
ích”, “nhận thức tính dễ sử dụng” và “các yếu tố hỗ trợ” của dịch vụ thanh toán di động
tại điểm bán đóng vai trò quan trọng đến ý định sử dụng hình thức thanh toán này của
người dân thành thị. Bên cạnh đó, tuổi tác và kinh nghiệm thanh toán phi tiền mặt tại
điểm bán có tác động điều tiết lên mối quan hệ giữa các nhân tố và ý định sử dụng. Từ
thông tin thực tế và kết quả nghiên cứu, doanh nghiệp cần hoàn thiện tính năng của dịch
vụ, đơn giản hóa sử dụng, tăng cơ hội trải nghiệm cho người tiêu dùng, truyền thông có
trọng tâm hơn, đồng thời hỗ trợ các cửa hàng sử dụng TTDĐ tại điểm bán, mở rộng
mạng lưới thanh toán và mạng lưới ngân hàng kết nối. Với vai trò quan trọng, ngân hàng
cần thúc đẩy số hóa các tài khoản, củng cố công nghệ xử lý trực tuyến đồng thời tích
cực hỗ trợ các cơ quan, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán khác. Nhà nước
với vai trò trung gian và điều tiết cần hoàn thiện cơ sở pháp lý, kết nối giữa các bên liên
quan, đặt ra quy chuẩn chung trong thanh toán tạo ra một hệ sinh thái, một môi trường
thuận lợi để phổ biến và phát triển thanh toán di động cũng như thanh toán di động tại
điểm bán.
106

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng việt


1. “Anh Đức, 2017. Thanh toán di động đang phổ biến trên thế giới, Việt Nam thì thế
nào?. <https://vietstock.vn/2017/11/thanh-toan-di-dong-dang-pho-bien-tren-the-
gioi-viet-nam-thi-the-nao-757-566919.htm>. [Ngày truy cập: ngày 06 tháng 11
năm 2017].
2. Đỗ Thi Ngọc Anh, 2016. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng internet
banking của khách hàng ở các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Luận án
Tiến sĩ. Đại học Kinh tế Quốc Dân.
3. Hải Vân, 2018. Thanh toán di động ở Việt Nam quá chậm so với các nước trong
khu vực. <http://cafef.vn/thanh-toan-di-dong-o-viet-nam-van-dang-cham-hon-
cac-nuoc-trong-khu-vuc-20180124222600945.chn>. [Ngày truy cập: 25 tháng
01 năm 2018]
4. Hoàng Nga, 2017. Thanh toán di động tại Việt Nam: Người dùng bối rối vì quá
nhiều!. <http://vtv.vn/kinh-te/thanh-toan-di-dong-tai-viet-nam-nguoi-dung-boi-
roi-vi-qua-nhieu-2017110809345206.htm>. [Ngày truy cập: ngày 08 tháng 11
năm 2017].
5. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với
SPSS Tập 1, Tập 2. TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Hồng Đức.
6. Khổng Chiêm và Liên Hương, 2017. Kinh tế Việt Nam năm 2017 qua các con số.
<http://ndh.vn/kinh-te-viet-nam-nam-2017-qua-cac-con-so-
20171230052711861p4c145.news>. [Ngày truy cập: 31 tháng 12 năm 2017]
7. Mai Ngọc, 2017. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Thanh toán di động sẽ bùng nổ
và phổ cập tại Việt Nam như chúng ta đã làm với điện thoại di động 10 năm
trước. <http://ttvn.vn/kinh-doanh/pho-thu-tuong-vuong-dinh-hue-thanh-toan-di-
dong-se-bung-no-va-pho-cap-tai-viet-nam-nhu-chung-ta-da-lam-voi-dien-thoai-
di-dong-10-nam-truoc-4201761193334201.htm>. [Ngày truy cập: ngày 06
tháng 11 năm 2017]
8. NAPAS, 2016. Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS).
<http://banking.org.vn/2016/vi/cong-ty-co-phan-thanh-toan-quoc-gia-viet-
nam>. [Ngày truy cập: tháng 4 năm 2016]
9. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2018. Danh sách các tổ chức không phải là ngân
hàng được NHNN cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh
toán.
<https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/tk/hdtt/ctccudvtt?
107

_afrLoop=1549818758183000#%40%3F_afrLoop%3D1549818758183000%26
centerWidth%3D80%2525%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%
2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-
state%3D1dpfm43cn_41>. [Ngày truy cập: ngày 20 tháng 3 năm 2018]
10. Nguyễn Hoài Quốc Trung, 2016. Thanh toán trong vòng 2 giây với Zalo Pay.
<https://www.thegioididong.com/hoi-dap/thanh-toan-trong-vong-2-giay-voi-
zalo-pay-920344>. [Ngày truy cập: ngày 01 tháng 12 năm 2016].
11. Thanh Thanh, 2017. Thanh toán di động: Phải nhanh và phổ cập.
<https://baomoi.com/thanh-toan-di-dong-phai-nhanh-va-pho-
cap/c/23849321.epi>. [Ngày truy cập: ngày 07 tháng 11 năm 2017].
12. Thiện Nguyên, 2016. Thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh doanh
nghiệp nội - ngoại.
<http://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/r/m/ttsk/dtn/ttskdtn_chitiet?
dDocName=MOFUCM084320&dID=10611&_afrLoop=41134748408752815#
!%40%40%3FdID%3D10611%26_afrLoop%3D41134748408752815%26dDoc
Name%3DMOFUCM084320%26_adf.ctrl-state%3D13oovbb41j_4.[Ngày truy
cập: ngày 21 tháng 6 năm 2016].
13. Tổng cục thống kê, 2016. Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ 2014: Cơ cấu tuổi,
giới tính và một số vấn đề kinh tế xã hội ở Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản
Thông Tấn.
14. Tổng cục thống kê, 2017. Tình hình kinh tế - xã hội năm 2017.
15. Tổng cục thống kê, không ngày tháng Thương mại giá cả.
<https://www.gso.gov.vn/SLTK/Menu.aspx?rxid=eb070e80-33ff-46c3-b84b-
b6a23863dd11&px_language=vi&px_db=08.+Th%C6%B0%C6%A1ng+m%E
1%BA%A1i%2c+gi%C3%A1+c%E1%BA%A3&px_type=PX.>
[Ngày truy cập: ngày 18 tháng 8 năm 2017].
16. Trung Kiên, 2018. Thanh toán di động đang ngày càng phổ biến tại Trung Quốc.
<http://bnews.vn/thanh-toan-di-dong-dang-ngay-cang-pho-bien-tai-trung-
quoc/72520.html>. [Ngày truy cập: ngày 3 tháng 1 năm 2018].
17. Trung tâm Tin tức VTV24, 2017. Thanh toán di động tại Việt Nam: Người dùng
bối rối vì quá nhiều!. <http://vtv.vn/kinh-te/thanh-toan-di-dong-tai-viet-nam-
nguoi-dung-boi-roi-vi-qua-nhieu-2017110809345206.htm>.
[Ngày truy cập: ngày 08 tháng 11 năm 2017].
18. VNPAY, 2018. VNPAY mang giải pháp cho việc chuẩn hóa QR Code tới
Banking Vietnam 2018. https://vnpay.vn/tin-tuc/vnpay-mang-giai-phap-cho-
108

viec-chuan-hoa-qr-code-toi-banking-vietnam-2018.html.>
[Ngày truy cập: 2018].
19. VNPayQR, 2018. Thanh toán bằng QR Pay - Ngân hàng bắt tay Fintech, lợi ích
thuộc về doanh nghiệp và người tiêu dùng.
<https://vnpayment.vnpay.vn/Thanh-toan-bang-QR-Pay-Ngan-hang-bat-tay-
Fintech-loi-ich-thuoc-ve-doanh-nghiep-va-nguoi-tieu-dung.htm>. [Ngày truy
cập: ngày 13 tháng 02 năm 2018].

Tài liệu tiếng anh


20. A.T. Kearney, 2017. The Age of Focus: The 2017 Global Retail Development
Index™, A.T. Kearney.
21. Abrahão, R. d. S., Moriguchi, S. N. & Andrade, D. F., 2016. Intention of
adoption of mobile payment: An analysis in the light of the Unified Theory of
Acceptance and Use of Technology (UTAUT). RAI Revista de Administração e
Inovação, 13(3): 221–230.
22. Agarwal, R. & Prasad, J., 1997. The Role of Innovation Characteristics and
Perceived Voluntariness in the Acceptance of Information Technologies.
Decision Sciences, 28:557-582.
23. Aiken, L. S. & West, S. G., 1991. Multiple Regression: Testing And Interpreting
Interactions. Newbury Park, CA: Sage
24. Ajzen, I., 1991. The theory of planned behavior. Organizational Behavior and
Human Decision Processes, 50(2): 179 - 211.
25. Amoroso, D. L. & Magnier-Watanabe, R., 2012. Building a Research Model for
Mobile Wallet Consumer Adoption: The Case of Mobile Suica in Japan.
Journal of Theoretical and Applied Electronic Commerce Research, 7(1): 94-
110.
26. Ant Financial, 2017. Alibaba's financial affiliate.
27. Arvidsson, N., 2014. Consumer attitudes on mobile payment services - results
from a proof of concept test. International Journal of Bank Marketing, 32(2):
150-170.
28. Capgemini & BNP Paribas, 2017. World Payment Report.
29. Chen, L.-D., 2008 . A model of comsumer acceptance of mobile payment.
International Journal of Mobile Communications, 6(2): 32-52.
30. Cohen, J., Cohen, P., West, S. G. & Aiken, L. S., 2003. Applied multiple
109

regression/correlation analysis for the behavioral sciences. (3rd ed.). Mahwah,


NJ, US: Lawrence Erlbaum Associates Publishers.
31. Corkindale, D., 2009. Corporate brand reputation and the adoption of
innovations. Journal of Product & Brand Management, 18(4): 242 - 250.
32. Czaja, S. J. el. at, 2006. Factors Predicting the Use of Technology: Findings
From the Center for Research and Education on Aging and Technology
Enhancement (CREATE). Psychol Aging, 21(2): 333–352.
33. Dahlberg, T., Guo, J. & Ondrus, J., 2015. A critical review of mobile payment
research. Electronic Commerce Research and Applications, 14(5): 265-284.
34. Dahlberg, T. & Mallat, N., 2002. Mobile payment service development –
Managerial implications of consumer value perceptions. In Proceedings of the
10th European Conference on Information Systems, Gdansk, Poland.
35. Dahlberg, T., Mallat, N. & Öörni, A., 2003. Consumer Acceptance of Mobile
Payment Solutions - Ease of Use, Usefulness and Trust. In Proceedings of the
2nd International Conference on Mobile Business, Vienna, Austria.
36. Daştan, İ. & Gürler, C., 2016. Factors Affecting the Adoption of Mobile Payment
Systems: An Empirical. Emerging Markets Journal, 6(1): 17-24.
37. Davis, F. D., 1985. A Technology Acceptance Model for Emprically Testing New
End - User Information Systems: Theory and Results, unpublished Doctoral
Dissertation, Massachusetts Institute of Technology.
38. Davis, F. D., 1989. Perceived Usefulness, Perceived Ease of Use, and User
Acceptance of Information Technology. MIS Quarterly, 13(3): 319-340.
39. Davis, F. D., Bagozzi, R. & Warshaw, P. R., 1989. User Acceptance of
Computer Technology: A Comparison of Two Theoretical Models.
Management Science, 35(8): 982-1003.
40. Davis, F. D. & Venkatesh, V., 2000. A Theoretical Extension of the Technology
Acceptance Model: Four Longitudinal Field Studies. Management Science,
46(2): 186-204.
41. eMarketer, 2016. Vietnam Online 2016: Internet, Mobile, Social Media
Networks, Messaging, Ecommerce and Video Usage.
42. Fishbein, M. A. & Ajzen, I., 1975. Belief, attitude, intention and behaviour: An
introduction to theory and research. Reading, MA: Addison-Wesley.
43. Flavian, C., Guinaliu, M. & Torres, E., 2006. How bricks-and mortar attributes
affect online banking adoption. International Journal of Bank Marketing, 24(6):
406-423.
110

44. Foon, Y. & Fah, B., 2011. Internet Banking Adoption in Kuala Lumpur: An
Application of UTAUT Model. International Journal of Business and
Management, 6: 161-167.
45. Gan, C., 2016. The Impact of Use Context on Mobile Payment User Adoption:
An Empirical Study in China. In proceedings WHICEB 2016.
46. Gao, S., Krogstie, J. & Siau, K., 2011. Developing an Instrument to Measure the
Adoption of Mobile Services. Mobile Information Systems, 7(1): 45-67.
47. Gotsi, M. & Alan, W., 2001. Corporate reputation: seeking a definition.
Corporate Communications An International Journal, 6(1): 24-30
48. Hair, J. F., 2009. Multivariate Data Analysis.7th ed. Upper Saddle River, NJ:
Pearson Prentice Hall.
49. Hamza, A. & Shah, A., 2014. Gender and Mobile Payment System Adoption
among Students of Tertiary Institutions in Nigeria. International Journal of
Computer and Information Technology, 13(1): 13-20.
50. Hayashi, F., 2012. Mobile Payments: What’s in It for Consumers?. Federal
Reserve Bank of Kansas City. Economic Review, 97(1): 35–66.
51. Kaitawarn, C., 2015. Factor Influencing the Acceptance and Use of M-Payment
in Thailand: A Case Study of AIS mPAY Rabbit, Rev. Integr. Bus. Econ. Res,
4(3): 222-230.
52. Khan, H. U., Alshare, K. & Musa, A., 2015. Factors influence consumers’
adoption of mobile payment devices in Qatar. Int. J. Mobile Communications,
13(6): 671-687.
53. Kim, C., Mirusmonov, M. & Lee, I., 2010. An empirical examination of factors
influencing the intention to use mobile payment. Computers in Human
Behavior, 26(3): 310-322.
54. Korler, P., 2013. Quản Trị Marketing. Hà Nội: Nhà xuất bản lao động xã hội
55. Lallmahamood, M., 2007. An Examination of Individual’s Perceived Security
and Privacy of the Internet in Malaysia and the Influence of This on Their
Intention to Use E-Commerce: Using An Extension of the Technology
Acceptance Model. Journal of Internet Banking and Commerce, 12(3): 1-26.
56. Leong, L.-Y., Hew, T.-S., Tan, G. W.-H. & Ooi, K.-B., 2013. Predicting the
determinants of the NFC-enabled mobile credit card acceptance: A neural
networks approach. Expert Systems with Applications, 40(14): 5604-5620.
57. Liébana-Cabanillas, F., Luna, I. R. d. & Montoro-Ríos, F. J., 2015. User
behaviour in QR mobile payment system: the QR Payment Acceptance Model.
111

Technology Analysis and Strategic Management, 27(9): 1-19.


58. Liébana-Cabanillas, F., Sánchez-Fernández, J. & Muñoz-Leiva, F., 2014. Role of
gender on acceptance of mobile payment. Industrial Management & Data
Systems, 114(2): 220-240.
59. Lu, Y., Yang, S., Chau, P. Y. & Cao, Y., 2011. Dynamics between the trust
transfer process and intention to use mobile payment services: A cross-
environment perspective. Information & Management, 48: 393–403.
60. Lwin, M., Wirtz, J. & Williams, J. D., 2007. Consumer online privacy concerns
and response: a power–responsibility equilibrium perspective. Academy of
Marketing Science, 35: 572–585
61. Magruder, J. S., 2014. Security in mobile electronic commerce. In Mobile
Electronic Commerce: Foundations, Development, and Applications, 1st ed,
Boca Raton: CRC Press, pp. 147-148.
62. Mallat, N., 2007. Exploring consumer adoption of mobile payments – A
qualitative study. The Journal of Strategic Information Systems, 16(4): 413-432.
63. Meyers, L., Gamst, G. & Guarino, A., 2006. Applied multivariate research:
Design and interpretation. 2nd ed. Thousand Oaks, CA: Sage.
64. Moore, G. C. & Benbasat, I., 1991. Development of an Instrument to Measure
the Perceptions of Adopting an Information Technology Innovation.
Information Systems Research, 2(3): 192-222.
65. Moroni, A., Talamo, M. & Dimitri, A., 2015. Adoption factors of NFC Mobile
Proximity Payments in Italy. In Proceedings of the 17th International
Conference on Human-Computer Interaction with Mobile Devices and
Services, Copenhagen, Denmark.
66. Nasri, W. & Zarai, M., 2014. Empirical analysis of internet banking adoption in
Tunisia. Asian Economic and Financial Review, 4(12): 1812-1825.
67. Nguyen, T. N., Cao, T. K., Dang, P. L. & Nguyen, H. A., 2016. Predicting
Consumer Intention to Use Mobile Payment Services- Empirical Evidence from
Vietnam. International Journal of Marketing Studies, 8(1): 117-124.
68. Nunnally, J., 1978. Psychometric theory. 2nd ed. New York: McGraw-Hill.
69. Olson, K. E., O’Brien, M. A., Rogers, W. A. & Charness, N., 2011. Diffusion of
Technology: Frequency of Use for Younger and Older Adults. Ageing Int.,
36(1): 123–145.
70. Pallant, J., 2013. SPSS survival manual. Maidenhead: Open University
Press/McGraw-Hill Education.
71. Peterson, R. A., 1994. A Meta-Analysis of Cronbach's Coefficient Alpha.
112

Journal of Consumer Research, 21(2): 381-391.


72. Phonthanukitithaworn, C., Fong, M. W. & Sellitto, C., 2016. An investigation of
mobile payment (m-payment) services in Thailand. Asia-Pacific Journal of
Business Administration, 8(5): 37-54.
73. Raina, V. K., Pandey, U. S. & Makkad, M., 2011. Use of Mobile Transactions
Payment Model in Customer Oriented Payment System using NFC Technology.
International Journal of Mathematical and Computer Sciences, 11(2): 49-57.
74. Robertson, T. S. & Gatignon, H., 1986. Competitive Effects on Technology
Diffusion. Journal of Marketing, 50(3): 1-12.
75. Rogers, E. M., 1995. Diffusion of innovations.. 5th ed. New York: Free Press.
76. Schierz, P. G., Schilke, O. & Wirtz, B. W., 2010. Understanding consumer
acceptance of mobile payment services: An empirical analysis. Electronic
Commerce Research and Applications archive, 9(3): 209-216.
77. Shafinah, K. và những tác giả khác, 2013. Determinants of user behavior
intention (BI) on mobile services: A preliminary view. In The 4th International
Conference on Electrical Engineering and Informatics (ICEEI), Procedia
Technology, 11, pp. 127-133.
78. Slade, E. L., Williams, M. D. & Dwivedi, Y. K., 2013. Mobile payment
adoption: Classification and review of the extant literature. The Marketing
Review, 13(2): 167-190.
79. Slade, E., Williams, M., Dwivedi, Y. & Piercy, N., 2015. Exploring consumer
adoption of proximity mobile payments. Journal of Strategic Marketing, 23(3):
209-223.
80. Steinberg, J., 2018. Jack Ma’s Ant Financial to Raise $9 Billion, Become
World’s Biggest Unicorn. [online] Available at:
<https://www.wsj.com/articles/jack-mas-ant-financial-to-raise-9-billion-
become-worlds-biggest-unicorn-1523353351>. [Accessed 10 April 2018].
81. T.S., 2015. Why does Kenya lead the world in mobile money?. [online] Available
at: <https://www.economist.com/blogs/economist-explains/2013/05/economist-
explains-18>. [Accessed 2 March 2015].
82. Tan, G. W.-H., Ooi, K.-B., Chong, S.-C. & Hew, T.-S., 2014. NFC mobile credit
card: The next frontier of mobile payment?. Telematics and Informatics, 31(2):
292-307.
83. The Straitstimes, 2018. China's mobile payments surge to $17 trillion. [online]
Available at: <https://www.straitstimes.com/asia/east-asia/chinas-mobile-
payments-surge-to-17-trillion>. [Accessed 20 Febuary 2018].
113

84. Trachuk, A. & Linder, N., 2017. The adoption of mobile payment services by
consumers: An empirical analysis results. Business and Economic Horizons,
13(3): 383-408.
85. Venkatesh, V., 2007. Dead or Alive? The Development, Trajectory and Future of
Technology Adoption Research. Journal of the AIS , 8(4): 268-286.
86. Venkatesh, V., 2012. Consumer acceptance and use of information technology:
Extending the Unified Theory of Acceptance and Use of Technology. MIS
Quarterly, 36(1): 157–178.
87. Venkatesh, V., Morris, M. G., Davis, G. B. & Davis, F. D., 2003. User
Acceptance of Information Technology: Toward a Unified View. MIS
Quarterly, 27(3): 425-478.
88. Visa, 2016. The Road Ahead Consumer Payment Trends in Southeast Asia.
89. Walsh, G., Schaarschmidt, M. & Ivens, S., 2018. Assessing the effects of
multichannel service provider corporate reputation on customer new product
adoption and RFM value. Journal of Service Management.
90. Yadav, P., 2017. Active Determinants For Adoption Of Mobile Wallet. i-
manager’s Journal on Management, 12(1): 7-14.”
114

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Dàn bài phỏng vấn sâu


I. Giới thiệu

Xin chào anh/chị!

Chúng tôi hiện là nhóm sinh viên thuộc Chương trình đào tạo Cử nhân Quản trị
kinh doanh bằng tiếng Anh (E-BBA) của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Chúng tôi
đang tiến hành đề tài nghiên cứu khoa học: “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự chấp
nhận thanh toán qua di động tại điểm bán của người dân thành thị Việt Nam”.

Mục đích của nghiên cứu nhằm nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến ý định
sử dụng dịch vụ thanh toán di động ở Việt Nam. Từ đó đưa ra các khuyến nghị có liên
quan giúp phổ biến, đẩy mạnh, hoàn thiện hơn dịch vụ thanh toán này.

II. Nội dung phỏng vấn

A. Thông tin cá nhân

1. Anh (chị) có thể vui lòng cung cấp một số thông tin cá nhân được không?
 Họ và tên
 Tuổi
 Nghề nghiệp

B. Câu hỏi nghiên cứu

2. Anh (chị) đã từng nghe nói đến thanh toán di động hay chưa?
3. Theo anh (chị), hiện nay độ phổ biến và phát triển của dịch vụ thanh toán qua di
động ở Việt Nam như thế nào?
4. Những lí do nào ảnh hưởng khiến cho mức độ phổ biến của dịch vụ thanh toán qua
di động như vậy?
5. Anh (chị) đã từng sử dụng dịch vụ thanh toán di động tại điểm bán hay chưa?
6. Hiện tại anh (chị) có đang sử dụng dịch vụ thanh toán qua di động tại điểm bán
không?
 Đối với người đã và đang sử dụng
7. Điều gì khiến anh (chị) quyết định sử dụng dịch vụ thanh toán qua di động này?
8. Anh (chị) đánh giá như thế nào về mức độ hữu ích, thuận tiện trước và sau khi sử
dụng dịch vụ?
115

9. Xin anh (chị) cho biết những khó khăn, trở ngại trong quá trình sử dụng dịch vụ
thanh toán qua di động tại điểm bán của bản thân?
10. Anh (chị) thường sử dụng dịch thanh toán qua di động để làm gì?
11. Anh (chị) sẽ kiến nghị gì với nhà cung cấp dịch vụ để phát triển dịch vụ hoàn hảo
hơn?
 Đối với người chưa sử dụng
12. Vì sao anh (chị) chưa sử dụng dịch vụ thanh toán qua di động?
13. Anh (chị) mong muốn dịch vụ này sẽ giúp anh chị điều gì?
14. Anh (chị) sẽ sử dụng dịch vụ trong những trường hợp nào?
 Các câu hỏi chung tiếp theo
15. Anh (chị) có kỳ vọng gì đối dịch vụ thanh toán di động tại điểm bán trong tương
lai?
16. Anh (chị) có mong muốn nhà nước, doanh nghiệp và các bên liên quan có các
chính sách hỗ trợ hay không? Nếu có thì anh chị có sử dụng dịch vụ thanh toán
di động tại điểm bán hay không?
Xin cảm ơn anh (chị) đã dành thời gian phỏng vấn.

Phụ lục 2: Bản khảo sát sơ bộ


Kính chào Anh/Chị.

Chúng tôi là nhóm nghiên cứu từ trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân. Đây là dự án
nghiên cứu về Những yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thanh toán di động tại điểm
bán hàng (POS) của người dân Việt Nam. Phương thức thanh toán di động tại điểm bán
hàng có thể kể đến như qua quét mã QR, kết nối trường gần (NFC), …
Nghiên cứu sử dụng bảng hỏi để thu thập dữ liệu đánh giá những yếu tố tác động
đến ý định sử dụng thanh toán di động. Bảng hỏi mất khoảng 10 phút để hoàn thành.
Mọi thông tin mà anh/chị cung cấp sẽ được ẩn danh và được mã hóa thành số nhằm đảm
bảo tính bảo mật. Để nghiên cứu thành công, chúng tôi rất mong nhận sự hợp tác của
anh/chị trong việc trả lời khảo sát này.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ qua mail: nckhe7a@googlegroups.com.
Anh/Chị vui lòng chuyển sang mặt sau để trả lời. Bảng hỏi này có 05 trang.
116

KHẢO SÁT VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG


THANH TOÁN DI ĐỘNG TẠI ĐIỂM BÁN CỦA NGƯỜI DÂN
THÀNH THỊ VIỆT NAM
Thanh toán di động tại điểm bán hàng là hình thức thanh toán tại cửa hàng qua
thiết bị di động bằng mã QR code, bar code… hay công nghệ NFC (như hình dưới)

I. Thông tin cá nhân


1. Họ và tên của anh/chị:

2. Giới tính của anh/chị:


 Nam  Nữ
3. Tuổi của anh/chị:
 < 18 tuổi  18 – 24 tuổi  25 – 34 tuổi
 35 – 50 tuổi  > 50 tuổi
4. Thu nhập của anh/chị:
 < 3 triệu đồng  3 – 5 triệu đồng  >5 – 10 triệu đồng
 > 10 – 20 triệu đồng  > 20 triệu đồng
5. Nơi ở hiện tại của anh/chị:
 Hà Nội  Hồ Chí Minh  Đà Nẵng
 Khác: ………………………………………………
II. Kinh nghiệm và hành vi sử dụng
1. Anh/chị đã từng sử dụng dịch vụ thanh toán không tiền mặt tại điểm bán hàng
(Credit card, thanh toán online, các dịch vụ thanh toán di động như Momo, Vnpay,...)?
 Đúng  Sai
Nếu anh/chị chưa sử dụng, vui lòng trả lời các câu hỏi từ 7-9 ()
2. Anh/chị chưa sử dụng dịch vụ thanh toán di dộng tại điểm bán hàng vì:
117

 Chưa từng biết đến  Không cần thiết


 Đã được biết đến nhưng chưa biết cách sử dụng
 Không đáng tin cậy
 Thích sử dụng tiền mặt hơn  Tốn chi phí internet
 Khác: ………………………………………………
3. Anh/chị mong muốn dịch vụ thanh toán di dộng tại điểm bán sẽ giúp anh/chị:
 Tiết kiệm thời gian thanh toán  Tiết kiệm chi phí thanh toán
 Không phải mang theo tiền mặt  Giữ tiền an toàn hơn
 Dễ dàng quản lý chi tiêu  Khác:………………………
4. Anh/chị sẽ sử dụng dịch vụ thanh toán di động tại điểm bán nếu
 Truy cập internet miễn phí mỗi khi sử dụng
 Đào tạo kỹ năng sử dụng miễn phí
 Tiết kiệm chi phí giao dịch
 Các cửa hàng đều được trang bị dịch vụ thanh toán di động
 Khác: ……………………………………………….
Nếu anh/chị đã sử dụng, vui lòng trả lời các câu hỏi từ 10-11 ()
5. Anh/chị biết đến dịch vụ thanh toán di động tại điểm bán hàng (POS) từ đâu?
 Quảng cáo trên tivi  Báo, tạp chí  Người quen
 Biển quảng cáo, tờ rơi  Facebook
 Khác: ………………………………………………
6. Anh/chị đã sử dụng dịch vụ thanh toán di động nào?
 Chưa sử dụng  MoMo  Zalo Pay
 Samsung Pay  VnPay  Khác:…………
Mức độ đồng ý của anh/chị về các ý kiến sau là ()
7. Tôi sẽ sử dụng dịch vụ thanh toán di động nếu cửa hàng có trang bị dịch vụ thanh
toán.
 Rất không đồng ý  Không đồng ý  Trung lập
 Đồng ý  Rất đồng ý
8. Tôi sẽ sử dụng dịch vụ thanh toán di dộng tại điểm bán nếu có nhiều chính sách ưu
đãi và giảm giá.
 Rất không đồng ý  Không đồng ý  Trung lập
 Đồng ý  Rất đồng ý
III. Nhận thức về thanh toán di động
Điền  vào mức độ tán thành của anh/với mỗi nhận định sau:
118

1 = “ Rất không đồng ý”; 2 = “Không đồng ý”; 3 = “Trung lập”;


4 = “Đồng ý”; 5 = “Rất đồng ý”
Mã 1 2 3 4 5
Nhận thức tính hữu ích
Sử dụng dịch vụ thanh toán di động tại điểm bán giúp tôi
HI1 1 2 3 4 5
thực hiện thanh toán thuận tiện và linh hoạt hơn.
Sử dụng dịch vụ thanh toán di động tại điểm bán sẽ giúp
HI2 1 2 3 4 5
tôi tiết kiệm thời gian cho các công việc khác.
Sử dụng dịch vụ thanh toán di động tại điểm bán giúp tôi
HI3 1 2 3 4 5
quản lý chi tiêu hiệu quả hơn.
Tôi tin dịch vụ thanh toán di động tại điểm bán hàng sẽ
HI4 1 2 3 4 5
rất hữu ích với tôi.
Nhận thức tính dễ sử dụng
Học sử dụng dịch vụ thanh toán di động tại điểm bán
DD1 1 2 3 4 5
hàng là dễ dàng với tôi.
Tôi thấy dịch vụ thanh toán di động tại điểm bán hàng là
DD2 1 2 3 4 5
rõ ràng và dễ hiểu khi tương tác.
Tôi sẽ dễ dàng thành thục các kỹ năng sử dụng dịch vụ
DD3 1 2 3 4 5
thanh toán di động tại điểm bán hàng.
Tôi sẽ dễ dàng đăng nhập và thực hiện các thao tác giao
DD4 1 2 3 4 5
dịch qua dịch vụ thanh toán di động tại điểm bán.
Tôi cảm thấy các dịch vụ thanh toán di động tại điểm bán
DD5 1 2 3 4 5
là dễ sử dụng.
Ảnh hưởng xã hội
Những người quan trọng với tôi (gia đình, bạn bè, đồng
XH1 nghiệp) cho rằng tôi nên sử dụng dịch vụ thanh toán di 1 2 3 4 5
động tại điểm bán hàng.
Những người trên mạng xã hội (Facebook, Instagram,
XH2 Zalo,...) chia sẻ nên sử dụng dịch vụ thanh toán di động 1 2 3 4 5
tại điểm bán hàng.
Bạn bè, gia đình sử dụng dịch vụ thanh toán qua di động
XH3 1 2 3 4 5
tại điểm bán ảnh hưởng đến việc sử dụng của tôi.
Sử dụng dịch vụ thanh toán di động tại điểm bán hàng
XH4 khiến tôi có địa vị cao hơn, sang hơn những người không 1 2 3 4 5
dùng.
Nhận thức danh tiếng của nhà cung cấp dịch vụ
119

Tôi tin tưởng nhà cung cấp dịch vụ thanh toán qua di
DT1 1 2 3 4 5
động có danh tiếng tốt.
Tôi tin tưởng nhà cung cấp dịch vụ thanh toán di động có
DT2 1 2 3 4 5
uy tín bởi sự trung thực.
Tôi tin rằng những nhà cung cấp dịch vụ thanh toán di
DT3 1 2 3 4 5
động có uy tín bởi sự quan tâm đến khách hàng.
Nhận thức an toàn bảo mật
Tôi tin tưởng rằng thông tin cá nhân của tôi sẽ được bảo
BM1 vệ khi thực hiện các giao dịch qua dịch vụ thanh toán di 1 2 3 4 5
động tại điểm bán.
Các thông tin tài chính của tôi được bảo mật khi tôi sử
BM2 1 2 3 4 5
dụng dịch vụ thanh toán di động tại điểm bán.
Tôi tin tưởng vào công nghệ bảo mật mà nhà cung cấp
BM3 1 2 3 4 5
dịch vụ thanh toán di động đang sử dụng.
Tôi tin rằng có nguy cơ rất cao bị đánh cắp thông tin tài
BM4 khoản và thanh toán khi sử dụng dịch vụ thanh toán di 1 2 3 4 5
động tại điểm bán.
Tôi tin rằng rủi ro của các dịch vụ thanh toán di động tại
BM5 1 2 3 4 5
điểm bán là thấp.
Yếu tố hỗ trợ
Tôi có nguồn lực cần thiết cho việc sử dụng dịch vụ thanh
HT1 1 2 3 4 5
toán di dộng tại điểm bán(Smart phone, iPad…).
Tôi có hiểu biết cần thiết để sử dụng dịch vụ thanh toán
HT2 1 2 3 4 5
di dộng tại điểm bán.
Tôi tin rằng nhà cung cấp dịch vụ thanh toán di động luôn
HT3 sẵn sàng hỗ trợ những vấn đề phát sinh trong quá trình sử 1 2 3 4 5
dụng.
Tôi tin rằng nhà nước sẽ có các chính sách hỗ trợ, khuyết
HT4 1 2 3 4 5
khích sử dụng dịch vụ thanh toán di động tại điểm bán.
Ứng dụng thanh toán di động tương thích với các hệ
HT5 1 2 3 4 5
thống khác tôi đang sử dụng.
Ý định sử dụng
Giả sử rằng tôi có quyền truy cập vào thanh toán di động
YD1 1 2 3 4 5
tại điểm bán, tôi dự định sẽ sử dụng nó.
Tôi nghĩ rằng, với bản thân tôi, dịch vụ thanh toán di
YD2 động tại điểm bán hàng thực hiện được tất cả các nhu cầu 1 2 3 4 5
thanh toán của tôi.
YD3 Tôi sẽ đề nghị những người khác sử dụng các hệ thống 1 2 3 4 5
120

thanh toán di động tại điểm bán hàng.


Tôi sẽ sử dụng dịch vụ thanh toán di động tại điểm bán
YD4 1 2 3 4 5
hàng trong tương lai gần.
CHÚNG TÔI XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!!!

Phụ lục 3: Bản khảo sát chính thức


I. Thông tin cá nhân (Giống như khảo sát sơ bộ)
II. Kinh nghiệm và hành vi sử dụng (Giống như khảo sát sơ bộ)
III. Nhận thức về thanh toán di động
Điền  vào mức độ tán thành của anh/với mỗi nhận định sau:
1 = “ Rất không đồng ý”; 2 = “Không đồng ý”; 3 = “Trung lập”;
4 = “Đồng ý”; 5 = “Rất đồng ý”
Mã 1 2 3 4 5
Nhận thức tính hữu ích
Sử dụng dịch vụ thanh toán di động tại điểm bán giúp tôi
HI1 1 2 3 4 5
thực hiện thanh toán thuận tiện và linh hoạt hơn.
Sử dụng dịch vụ thanh toán di động tại điểm bán sẽ giúp
HI2 1 2 3 4 5
tôi tiết kiệm thời gian cho các công việc khác.
Tôi tin dịch vụ thanh toán di động tại điểm bán hàng sẽ
HI4 1 2 3 4 5
rất hữu ích với tôi.
Nhận thức tính dễ sử dụng
Học sử dụng dịch vụ thanh toán di động tại điểm bán
DD1 1 2 3 4 5
hàng là dễ dàng với tôi.
Tôi thấy dịch vụ thanh toán di động tại điểm bán hàng là
DD2 1 2 3 4 5
rõ ràng và dễ hiểu khi tương tác.
Tôi sẽ dễ dàng thành thục các kỹ năng sử dụng dịch vụ
DD3 1 2 3 4 5
thanh toán di động tại điểm bán hàng.
Tôi sẽ dễ dàng đăng nhập và thực hiện các thao tác giao
DD4 1 2 3 4 5
dịch qua dịch vụ thanh toán di động tại điểm bán.
Tôi cảm thấy các dịch vụ thanh toán di động tại điểm bán
DD5 1 2 3 4 5
là dễ sử dụng.
Ảnh hưởng xã hội
Những người quan trọng với tôi (gia đình, bạn bè, đồng
XH1 nghiệp) cho rằng tôi nên sử dụng dịch vụ thanh toán di 1 2 3 4 5
động tại điểm bán hàng.
121

Những người trên mạng xã hội (Facebook, Instagram,


XH2 Zalo,...) chia sẻ nên sử dụng dịch vụ thanh toán di động 1 2 3 4 5
tại điểm bán hàng.
Sử dụng dịch vụ thanh toán di động tại điểm bán hàng
XH4 khiến tôi có địa vị cao hơn, sang hơn những người không 1 2 3 4 5
dùng.
Nhận thức danh tiếng của nhà cung cấp dịch vụ
Tôi tin tưởng nhà cung cấp dịch vụ thanh toán qua di
DT1 1 2 3 4 5
động có danh tiếng tốt.
Tôi tin tưởng nhà cung cấp dịch vụ thanh toán di động
DT2 1 2 3 4 5
có uy tín bởi sự trung thực.
Tôi tin rằng những nhà cung cấp dịch vụ thanh toán di
DT3 1 2 3 4 5
động có uy tín bởi sự quan tâm đến khách hàng.
Nhận thức an toàn bảo mật
Tôi tin tưởng rằng thông tin cá nhân của tôi sẽ được bảo
BM1 vệ khi thực hiện các giao dịch qua dịch vụ thanh toán di 1 2 3 4 5
động tại điểm bán.
Các thông tin tài chính của tôi được bảo mật khi tôi sử
BM2 1 2 3 4 5
dụng dịch vụ thanh toán di động tại điểm bán.
Tôi tin tưởng vào công nghệ bảo mật mà nhà cung cấp
BM3 1 2 3 4 5
dịch vụ thanh toán di động đang sử dụng.
Tôi tin rằng có nguy cơ rất cao bị đánh cắp thông tin tài
BM4 khoản và thanh toán khi sử dụng dịch vụ thanh toán di 1 2 3 4 5
động tại điểm bán.
Yếu tố hỗ trợ
Tôi có nguồn lực cần thiết cho việc sử dụng dịch vụ thanh
HT1 1 2 3 4 5
toán di dộng tại điểm bán(Smart phone, iPad…).
Tôi có hiểu biết cần thiết để sử dụng dịch vụ thanh toán
HT2 1 2 3 4 5
di dộng tại điểm bán.
Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán di động luôn sẵn sàng
HT3 1 2 3 4 5
hỗ trợ những vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng.
Tôi tin rằng nhà nước sẽ có các chính sách hỗ trợ, khuyết
HT4 1 2 3 4 5
khích sử dụng dịch vụ thanh toán di động tại điểm bán.
Ứng dụng thanh toán di động tương thích với các hệ
HT5 1 2 3 4 5
thống khác tôi đang sử dụng.
Ý định sử dụng
YD1 Giả sử rằng tôi có quyền truy cập vào thanh toán di động 1 2 3 4 5
122

tại điểm bán, tôi dự định sẽ sử dụng nó.


Tôi nghĩ rằng, với bản thân tôi, dịch vụ thanh toán di
YD2 động tại điểm bán hàng thực hiện được tất cả các nhu cầu 1 2 3 4 5
thanh toán của tôi.
Tôi sẽ đề nghị những người khác sử dụng các hệ thống
YD3 1 2 3 4 5
thanh toán di động tại điểm bán hàng.
Tôi sẽ sử dụng dịch vụ thanh toán di động tại điểm bán
YD4 1 2 3 4 5
hàng trong tương lai gần.
CHÚNG TÔI XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!!!

Phụ lục 4: Kết quả kiểm tra độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha
của kháo sát sơ bộ (6)
“Nhận thức tính hữu ích”
Reliability statistics
Cronbach's Alpha Số biến
.796 4

Scale Mean if Scale Variance if Tương quan Hệ số Cronbach's


Item Deleted Item Deleted biến tổng Alpha nếu loại biến
HI1 10.66 4.156 .669 .716
HI2 10.77 4.106 .696 .702
HI3 11.18 4.694 .387 .858
HI4 10.82 4.045 .722 .690

Reliability statistics
Cronbach's Alpha Số biến
.858 3

Scale Mean if Scale Variance Tương quan Hệ số Cronbach's


Item Deleted if Item Deleted biến tổng Alpha nếu loại biến
HI1 7.37 2.199 .745 .789

(6)
Các kết quả chạy SPSS từ đây trở xuống được dịch sơ bộ, các số liệu được giữ nguyên gốc. Theo đó, dấu “.”
được dùng để ngăn cách giữa phần nguyên và phần thập phân.
123

HI2 7.48 2.252 .725 .808


HI4 7.52 2.252 .727 .807

“Nhận thức tính dễ sử dụng”

Reliability statistics
Cronbach's Alpha Số biến
.919 5

Scale Mean if Scale Variance Tương quan Hệ số Cronbach's


Item Deleted if Item Deleted biến tổng Alpha nếu loại biến
DD1 14.01 9.167 .741 .911
DD2 14.07 9.276 .776 .904
DD3 14.09 9.080 .810 .897
DD4 14.07 8.837 .803 .899
DD5 14.06 8.777 .830 .893

“Ảnh hưởng xã hội”

Reliability statistics
Cronbach's Alpha Số biến
.426 4

Scale Mean if Scale Variance if Tương quan biến Hệ số Cronbach’s


Item Deleted Item Deleted tổng Alpha nếu loại biến
XH1 9.48 2.287 .611 -.073a
XH2 9.43 2.546 .537 .045
XH3 9.23 4.966 -.280 .741
XH4 10.16 2.537 .282 .309

Reliability statistics
Cronbach's Alpha Số biến
.741 3
124

Scale Mean if Scale Variance Tương quan Hệ số Cronbach’s


Item Deleted if Item Deleted biến tổng Alpha nếu loại biến
XH1 5.94 2.514 .633 .584
XH2 5.90 2.814 .546 .685
XH4 6.62 2.151 .548 .703

“Nhận thức danh tiếng của nhà cung cấp dịch vụ”

Reliability statistics
Cronbach's Alpha Số biến
.875 3

Scale Mean if Scale Variance Tương quan Hệ số Cronbach’s


Item Deleted if Item Deleted biến tổng Alpha nếu loại biến
DT1 7.15 2.004 .723 .860
DT2 7.08 1.564 .813 .777
DT3 7.10 1.771 .759 .824

“Nhận thức an toàn bảo mật”

Reliability statistics
Cronbach's Alpha Số biến
.871 4

Scale Mean if Scale Variance if Tương quan Hệ số Cronbach’s


Item Deleted Item Deleted biến tổng Alpha nếu loại biến
BM1 9.15 4.495 .778 .815
BM2 9.12 4.178 .804 .802
BM3 9.12 4.389 .784 .812
BM5 9.29 5.013 .550 .902

Reliability statistics
Cronbach's Alpha Số biến
.902 3
125

Scale Mean if Scale Variance Tương quan Hệ số Cronbach’s


Item Deleted if Item Deleted biến tổng Alpha nếu loại biến
BM1 6.21 2.430 .804 .863
BM2 6.18 2.186 .834 .836
BM3 6.18 2.396 .782 .879

“Yếu tố hỗ trợ”

Reliability statistics
Cronbach's Alpha Số biến
.699 5

Scale Mean if Scale Variance Tương quan Hệ số Cronbach’s


Item Deleted if Item Deleted biến tổng Alpha nếu loại biến
HT1 14.12 4.634 .517 .623
HT2 14.17 5.244 .436 .659
HT3 14.43 5.301 .380 .681
HT4 14.01 5.254 .408 .669
HT5 14.26 4.545 .536 .613

“Ý định sử dụng”

Reliability statistics
Cronbach's Alpha Số biến
.771 4

Scale Mean if Scale Variance Tương quan Hệ số Cronbach’s


Item Deleted if Item Deleted biến tổng Alpha nếu loại biến
YD1 10.52 3.357 .526 .740
YD2 10.75 2.717 .604 .701
YD3 10.81 2.946 .562 .722
YD4 10.50 3.129 .614 .697
126

Phụ lục 5: Kết quả kiểm tra độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha
của kháo sát chính thức
“Nhận thức tính hữu ích”

Reliability statistics
Cronbach's Alpha Số biến
.880 3

Scale Mean if Scale Variance Tương quan Hệ số Cronbach’s


Item Deleted if Item Deleted biến tổng Alpha nếu loại biến
HI1 7.45 2.795 .790 .810
HI2 7.53 2.699 .759 .837
HI3 7.60 2.803 .753 .842

“Nhận thức tính dế sử dụng”

Reliability statistics
Cronbach's Alpha Số biến
.937 5

Scale Mean if Scale Variance Tương quan Hệ số Cronbach’s


Item Deleted if Item Deleted biến tổng Alpha nếu loại biến
DD1 14.18 11.758 .766 .934
DD2 14.30 11.881 .832 .922
DD3 14.26 11.542 .862 .916
DD4 14.30 11.365 .855 .917
DD5 14.33 11.496 .842 .920

“Ảnh hưởng xã hội”


Reliability statistics
Cronbach's Alpha Số biến
.629 3
127

Scale Mean if Scale Variance Tương quan Hệ số Cronbach’s


Item Deleted if Item Deleted biến tổng Alpha nếu loại biến
XH1 5.71 2.483 .498 .454
XH2 5.57 2.537 .498 .457
XH4 6.35 2.387 .344 .689

Reliability statistics
Cronbach's Alpha Số biến
.689 2

Scale Mean if Scale Variance Tương quan Hệ số Cronbach’s


Item Deleted if Item Deleted biến tổng Alpha nếu loại biến
XH1 3.25 .763 .526 .
XH2 3.11 .801 .526 .

“Nhận thức danh tiếng của nhà cung cấp dịch vụ”

Reliability statistics
Cronbach's Alpha Số biến
.874 3

Scale Mean if Scale Variance Tương quan Hệ số Cronbach’s


Item Deleted if Item Deleted biến tổng Alpha nếu loại biến
DT1 7.21 2.408 .727 .849
DT2 7.14 2.089 .826 .757
DT3 7.13 2.252 .724 .853

“Nhận thức an toàn bảo mật”


Reliability statistics
Cronbach's Alpha Số biến
.913 3
128

Scale Mean if Scale Variance Tương quan Hệ số Cronbach’s


Item Deleted if Item Deleted biến tổng Alpha nếu loại biến
BM1 6.26 2.696 .833 .869
BM2 6.19 2.517 .856 .850
BM3 6.19 2.764 .790 .904

Reliability statistics
Cronbach's Alpha Số biến
.847 4

Scale Mean if Scale Variance Tương quan Hệ số Cronbach’s


Item Deleted if Item Deleted biến tổng Alpha nếu loại biến
YD1 10.38 4.415 .662 .814
YD2 10.59 4.244 .664 .814
YD3 10.66 4.285 .658 .816
YD4 10.34 4.054 .752 .775

Phụ lục 6: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA của các biến độc
lập
Kiểm định Bartlett và KMO
Kaiser-Meyer-Olkin Measure
.907
of Sampling Adequacy.
Approx. Chi-Square 3864.785
Bartlett's Test of Sphericity df 210
Sig. .000

Communalities
Initial Extraction
HI1 1.000 .767
HI2 1.000 .752
HI3 1.000 .727
DD1 1.000 .739
DD2 1.000 .804
DD3 1.000 .837
129

DD4 1.000 .811


DD5 1.000 .806
XH1 1.000 .588
XH2 1.000 .451
DT1 1.000 .721
DT2 1.000 .832
DT3 1.000 .739
BM1 1.000 .824
BM2 1.000 .862
BM3 1.000 .787
HT1 1.000 .554
HT2 1.000 .629
HT3 1.000 .581
HT4 1.000 .592
HT5 1.000 .659

Tổng phương sai trích


Initial Extraction Sums of
Eigenvalues Squared Loadings
Component
% of Cumulative % of Cumulative
Total Total
Variance % Variance %
1 9.145 43.550 43.550 9.145 43.550 43.550
2 1.922 9.151 52.701 1.922 9.151 52.701
3 1.562 7.439 60.139 1.562 7.439 60.139
4 1.330 6.335 66.475 1.330 6.335 66.475
5 1.102 5.246 71.721 1.102 5.246 71.721
6 .906 4.313 76.034
7 .813 3.870 79.904
8 .629 2.997 82.901
9 .512 2.439 85.339
10 .429 2.045 87.384
11 .406 1.932 89.316
12 .327 1.559 90.875
13 .313 1.492 92.367
130

14 .279 1.328 93.696


15 .250 1.191 94.887
16 .236 1.123 96.009
17 .216 1.028 97.038
18 .186 .886 97.924
19 .173 .825 98.750
20 .144 .686 99.436
21 .118 .564 100.000

Tổng phương sai trích


Rotation Sums of Squared Loadings
Component
Total % of Variance Cumulative %
1 4.276 20.361 20.361
2 2.922 13.916 34.277
3 2.798 13.325 47.603
4 2.590 12.335 59.938
5 2.474 11.783 71.721
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21

Ma trận các thành phần


Component
1 2 3 4 5
DD5 .807
131

DD4 .786
HI1 .775
DD3 .765
DD2 .757
DD1 .719
HI3 .688
BM3 .677 .497
BM2 .674 .503
HT2 .674
BM1 .671 .508
DT2 .669
DT1 .651
DT3 .642
HI2 .640
HT5 .582 .457
XH1 .551
HT3 .550
XH2 .545
HT1 .495
HT4 .556

Ma trận xoay các thành phần


Component
1 2 3 4 5
DD3 .851
DD2 .831
DD4 .819
DD1 .797
DD5 .794
HI2 .793
HI3 .736
132

HI1 .680
XH1 .586
XH2 .504
BM2 .853
BM1 .821
BM3 .781
DT2 .821
DT3 .764
DT1 .755
HT4 .754
HT5 .706
HT3 .614
HT1 .614
HT2 .507

Component Transformation Matrix


Component 1 2 3 4 5
1 .591 .450 .409 .393 .355
2 -.495 -.123 .645 .484 -.299
3 -.602 .361 .072 -.200 .680
4 .049 -.719 -.138 .393 .554
5 -.204 .368 -.626 .646 -.120

Phụ lục 7: Kết quả kiểm tra độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha của
nhóm nhân tố mới
Reliability statistics
Cronbach's Alpha Số biến quan sát
.836 5

Scale Mean if Scale Variance Tương quan Hệ số Cronbach’s


Item Deleted if Item Deleted biến tổng Alpha nếu loại biến
HI1 13.81 7.730 .731 .777
HI2 13.89 7.658 .689 .788
HI3 13.95 7.657 .723 .778
XH1 14.54 8.459 .536 .830
133

XH2 14.40 8.638 .516 .835

Phụ lục 8: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA của các biến phụ
thuộc
Kiểm định Bartlett và KMO
Kaiser-Meyer-Olkin Measure
.811
of Sampling Adequacy.
Approx. Chi-Square 436.524
Bartlett's Test of
df 6
Sphericity
Sig. .000

Communalities
Initial Extraction
YD1 1.000 .662
YD2 1.000 .661
YD3 1.000 .655
YD4 1.000 .764

Tổng phương sai trích


Initial Extraction Sums of
Eigenvalues Squared Loadings
Component
% of Cumulative % of Cumulative
Total Total
Variance % Variance %
1 2.742 68.562 68.562 2.742 68.562 68.562
2 .491 12.263 80.826
3 .447 11.180 92.006
4 .320 7.994 100.000

Ma trận các thành phần


Component
1
YD4 .874
YD1 .814
YD2 .813
YD3 .809
134

Ma trận xoay các thành phầna

a. Chỉ có một thành phần được trích xuất. Kết quả không thể thực hiện xoay.

Phụ lục 9: Kết quả phân tích mô tả


ơ

Nhận thức tính hữu ích của cá nhân và xã hội


N Min Max Trung bình Độ lệch chuẩn
HI1 268 1 5 3.84 .874
HI2 268 1 5 3.76 .927
HI3 268 1 5 3.69 .897
XH1 268 1 5 3.11 .895
XH2 268 1 5 3.25 .874

Nhận thức tính dễ sử dụng


N Min Max Trung bình Độ lệch chuẩn
DD1 268 1 5 3.66 .979
DD2 268 1 5 3.54 .900
DD3 268 1 5 3.58 .931
DD4 268 1 5 3.54 .965
DD5 268 1 5 3.51 .954

Nhận thức danh tiếng của nhà cung cấp dịch vụ


N Min Max Trung bình Độ lệch chuẩn
DT1 268 1 5 3.53 .776
DT2 268 1 5 3.60 .830
DT3 268 1 5 3.61 .834

Nhận thức an toàn bảo mật


N Min Max Trung bình Độ lệch chuẩn
BM1 268 1 5 3.06 .848
BM2 268 1 5 3.13 .892
BM3 268 1 5 3.13 .853
135

Yếu tố hỗ trợ
N Min Max Trung bình Độ lệch chuẩn
HT1 268 1 5 3.60 .900
HT2 268 1 5 3.53 .918
HT3 268 1 5 3.33 .869
HT4 268 1 5 3.62 .868
HT5 268 1 5 3.49 .906

Ý định sử dụng
N Min Max Trung bình Độ lệch chuẩn
YD1 268 1 5 3.61 .778
YD2 268 1 5 3.40 .827
YD3 268 1 5 3.33 .819
YD4 268 1 5 3.65 .815

Phụ lục 10: Kết quả phân tích tương quan

NTHI NTDD NTDT NTBM YTHT YDSD


Pearson
1 .594** .496** .537** .555** .639**
Correlation
NTHI
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000
N 268. 268. 268. 268. 268. 268.
Pearson
.594** 1 .513** .475** .547** .560**
Correlation
NTDD
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000
N 268. 268. 268. 268. 268. 268.
Pearson
.496** .513** 1 .571** .421** .444**
Correlation
NTDT
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000
N 268. 268. 268. 268. 268. 268.
Pearson
.537** .475** .571** 1 .409** .470**
NTBM Correlation
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000
136

N 268. 268. 268. 268. 268. 268.


Pearson
.555** .547** .421** .409** 1 .613**
Correlation
YTHT
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000
N 268. 268. 268. 268. 268. 268.
Pearson
.639** .560** .444** .470** .613** 1
Correlation
YDSD
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000
N 268. 268. 268. 268. 268. 268.
**. Tương quan có mức ý nghĩa 0.01 (2-tailed).

Phụ lục 11: Kết quả phân tích hồi quy các nhân tố
Sơ lược mô hình
Mô. Hệ số R Hệ số R bình Std. Error of
R
hình bình phương phương hiệu chỉnh the Estimate
1 .727a .528 .519 .46464

ANOVA
Sum Mean
Mô.hình df F Sig.
of Squares Square
.Regression 63.373 5 12.675 58.709 .000b
1 Residual 56.563 262 .216
Total 119.935 267

Coefficients
Hệ số hồi quy Hệ số hồi quy Collinearity
Mô.hình .chưa chuẩn hóa .chuẩn hóa t Sig. Statistics
B Std. Error Beta Tolerance
Hằng số .548 .183 2.997 .003
NTHI .309 .057 .320 5.380 .000 .508
NTDD .114 .046 .143 2.468 .014 .533
1
NTDT .031 .051 .033 .600 .549 .582
NTBM .071 .047 .085 1.521 .130 .579
YTHT .319 .056 .308 5.669 .000 .609
137

Biến phụ thuộc: YDSD

Coefficients
Collinearity Statistics
Mô.hình
VIF
Hằng số
NTHI 1.969
NTDD 1.877
1
NTDT 1.718
NTBM 1.726
YTHT 1.641

Collinearity Diagnosticsa
Mô. Condition Variance Proportions
Dimension Eigenvalue
hình Index Hằng số NTHI NTDD NTDT
1 5.888 1.000 .00 .00 .00 .00
2 .035 12.880 .09 .00 .02 .02
3 .027 14.684 .29 .01 .64 .03
1
4 .020 17.188 .00 .12 .06 .71
5 .015 19.846 .09 .86 .12 .07
6 .014 20.254 .53 .01 .15 .17

Collinearity Diagnostics
Variance Proportions
Mô hình Dimension
NTBM YTHT
1 .00 .00
2 .68 .07
3 .01 .00
1
4 .16 .13
5 .13 .13
6 .02 .67

Phụ lục 12: Kết quả kiểm tra tác động của các biến điều tiết
“Tuổi tác và mối quan hệ giữa NTHT của cá nhân và xã hội với YDSD”
138

Sơ lược về mô hình
Hệ số R Hệ số R bình Std. Error of
Mô.hình R
bình phương phương hiệu chỉnh the Estimate
1 .646a .418 .411 .51423

ANOVA
Sum Mean
Mô.hình df F Sig.
of Squares Square
Regression 50.126 3 16.709 63.187 .000b
1 Residual 69.810 264 .264
Total 119.935 267

Coefficients
Hệ số hồi quy Hệ số hồi quy
Mô.hình chưa chuẩn hóa chuẩn hóa t Sig.
B Std. Error Beta
Hằng số 3.501 .031 111.252 .000
L_NTHI .586 .048 .607 12.325 .000
1
L_Tuổi -.008 .030 -.012 -.261 .794
L_NTHI_Tuổi .081 .039 .103 2.077 .039
Biến phụ thuộc: YDSD

Coefficients
Collinearity Statistics
Mô.hình
Tolerance VIF
Hằng số
L_NTHI .909 1.100
1
L_Tuổi .984 1.017
L_NTHI_Tuổi .900 1.112

Collinearity Diagnostics
Variance Proportions
Mô Condition
Dimension Eigenvalue L_NTH L_NTHI
hình Index Hằng số L_Tuổi
I _Tuổi
139

1 1.356 1.000 .01 .27 .09 .30


2 1.003 1.163 .93 .01 .05 .00
1
3 .951 1.194 .03 .14 .83 .02
4 .690 1.402 .03 .58 .03 .68

“Tuổi tác và mối quan hệ giữa NTDD với YDSD”


Sơ lược mô hình
Hệ số R Hệ số R bình Std. Error
Mô.hình R
bình phương phương hiệu chỉnh of the Estimate
1 .578a .334 .327 .54996

ANOVA
Sum Mean
Mô.hình df F Sig.
of Squares Square
Regression 40.086 3 13.362 44.178 .000b
1 Residual 79.849 264 .302
Total 119.935 267

Coefficients
Hệ số hồi quy Hệ số hồi quy Collinearity
Mô hình chưa chuẩn hóa chuẩn hóa t Sig. Statistics
B Std. Error Beta Tolerance
Hằng số 3.516 .035 101.432 .000
L_NTDD .436 .043 .550 10.073 .000 .845
1 L_Tuổi .085 .035 .131 2.402 .017 .844
L_NTDD_Tu
.079 .035 .126 2.245 .026 .795
ổi
Biến phụ thuộc: YDSD

Coefficients
Collinearity Statistics
Mô hình
VIF
Hằng số
1
L_NTDD 1.183
140

L_Tuổi 1.185
L_NTDD_Tuổi 1.258

Collinearity Diagnosticsa
Variance Proportions
Mô Condition
Dimension Eigenvalue L_NTD L_NTDD
hình Index Hằng số L_Tuổi
D _Tuổi
1 1.684 1.000 .02 .14 .14 .17
2 1.044 1.270 .74 .06 .06 .02
1
3 .723 1.526 .00 .59 .58 .00
4 .549 1.751 .24 .21 .21 .80

“Tuổi tác và mối quan hệ giữa YTHT với YDSD”


Sơ lược mô hình
Hệ số R Hệ số R bình Sai số chuẩn
Mô.hình R
bình phương phương hiệu chỉnh ước lượng
1 .633a .401 .394 .52160

ANOVA
Sum Mean
Mô.hình df F Sig.
of Squares Square
Regression 48.110 3 16.037 58.945 .000b
1 Residual 71.825 264 .272
Total 119.935 267

Coefficients
Hệ số hồi quy Hệ số hồi quy Collinearity
Mô.hình chưa chuẩn hóa chuẩn hóa t Sig. Statistics
B Std. Error Beta Tolerance
Hằng số 3.508 .032 109.559 .000
L_YTHT .619 .050 .599 12.469 .000 .984
1
L_Tuổi .020 .032 .031 .621 .535 .935
L_YTHT_Tuổi .162 .049 .164 3.325 .001 .933
Biến phụ thuộc: YDSD
141

Coefficients
Collinearity Statistics
Mô hình
VIF
Hằng số
L_YTHT 1.017
1
L_Tuổi 1.070
L_YTHT_Tuổi 1.072

Collinearity Diagnostics
Variance Proportions
Condition
Mô hình Dimension Eigenvalue L_YTH L_YTHT
Index Hằng số L_Tuổi
T _Tuổi
1 1.321 1.000 .03 .12 .27 .30
2 1.013 1.142 .80 .12 .03 .02
1
3 .928 1.194 .08 .76 .17 .04
4 .738 1.338 .09 .00 .53 .64

“Giới tính và mối quan hệ giữa NTHT của cá nhân và xã hội với YDSD”
Sơ lược mô hình
Hệ số R Hệ số R bình Std. Error of
Mô.hình R
bình phương phương hiệu chỉnh the Estimate
1 .642a .412 .406 .51670

ANOVA
Sum Mean
Mô.hình df F Sig.
of Squares Square
Regression 49.453 3 16.484 61.743 .000b
1 Residual 70.483 264 .267
Total 119.935 267

Coefficients
Hệ số hồi quy Hệ số hồi quy Collinearity
Mô.hình chưa chuẩn hóa chuẩn hóa Statistics
B Std. Error Beta t Sig. Tolerance
142

Hằng số 3.498 .032 110.595 .000


L_NTHI .622 .046 .644 13.521 .000 .980
1
L_GT -.088 .064 -.065 -1.385 .167 .996
L_NTHI _GT -.023 .091 -.012 -.253 .801 .984

Coefficients
Collinearity Statistics
Mô hình
VIF
Hằng số
L_NTHI 1.020
1
L_GT 1.004
L_NTHI _GT 1.016
Biến phụ thuộc: YDSD

Collinearity Diagnostics
Variance Proportions
Mô Condition
Dimension Eigenvalue L_NTH L_NTHI_
hình Index Hằng số L_GT
I GT
1 1.159 1.000 .06 .35 .09 .35
2 1.021 1.066 .53 .06 .32 .06
1
3 .967 1.095 .32 .09 .53 .08
4 .852 1.166 .09 .50 .05 .50

“Giới tính và mối quan hệ giữa NTDD với YDSD”


Sơ lược mô hình
Hệ số R Hệ số R bình Std. Error of
Mô.hình R
bình phương phương hiệu chỉnh the Estimate
1 .560a .314 .306 .55827

ANOVA
Sum Mean
Mô.hình df F Sig.
of Squares Square
Regression 37.656 3 12.552 40.275 .000b
1
Residual 82.279 264 .312
143

Total 119.935 267

Coefficients
Hệ số hồi quy Hệ số hồi quy Collinearity
Mô.hình chưa chuẩn hóa chuẩn hóa t Sig. Statistics
B Std. Error Beta Tolerance
Hằng số 3.497 .034 102.553 .000
L_GT -.031 .069 -.023 -.446 .656 1.000
1
L_NTDD .444 .040 .559 10.971 .000 1.000
L_NTDD_GT .029 .081 .018 .354 .724 1.000
Biến phụ thuộc: YDSD

Coefficients
Collinearity Statistics
Mô hình
VIF
Hằng số
L_GT 1.000
1
L_NTDD 1.000
L_NTDD_GT 1.000

Collinearity Diagnostics
Variance Proportions
Condition
Mô hình Dimension Eigenvalue L_NTD L_NTDD_G
Index Hằng số L_GT
D T
1 1.013 1.000 .02 .04 .46 .46
2 1.001 1.006 .60 .36 .02 .02
1
3 .999 1.007 .35 .59 .03 .03
4 .987 1.013 .03 .01 .49 .49

“Giới tính và mối quan hệ giữa YTHT với YDSD”


Sơ lược mô hình
Hệ số R Hệ số R bình Std. Error of
Mô.hình R
bình phương phương hiệu chỉnh the Estimate
1 .618a .382 .375 .52980
144

ANOVA
Sum of Mean
Mô.hình df F Sig.
Squares Square
Regression 45.834 3 15.278 54.431 .000b
1 Residual 74.101 264 .281
Total 119.935 267

Coefficients
Hệ số hồi quy Hệ số hồi quy Collinearity
Mô.hình chưa chuẩn hóa chuẩn hóa t Sig. Statistics
B Std. Error Beta Tolerance
Hằng số 3.497 .032 108.046 .000
L_YTHT .634 .050 .613 12.672 .000 1.000
1
L_GT -.040 .065 -.030 -.620 .536 1.000
L_YTHT_GT .152 .101 .073 1.503 .134 1.000
Biến phụ thuộc: YDSD

Coefficients
Collinearity Statistics
Mô hình
VIF
Hằng số
L_YTHT 1.000
1
L_GT 1.000
L_YTHT_GT 1.000

Collinearity Diagnostics
Variance Proportions
Condition
Mô hình Dimension Eigenvalue L_YTH L_YTHT
Index Hằng số L_GT
T _GT
1 1.013 1.000 .15 .30 .22 .32
2 1.006 1.004 .40 .18 .25 .16
1
3 .992 1.010 .21 .21 .41 .17
4 .989 1.012 .24 .31 .11 .35
145

“Kinh nghiệm thanh toán phi tiền mặt tại điểm bán và mối quan hệ giữa NTHI
của cá nhân và xã hội với YDSD”
Sơ lược mô hình
Hệ số R Hệ số R bình phương Std. Error of
Mô.hình R
bình phương hiệu chỉnh the Estimate
1 .671a .450 .443 .50006

ANOVA
Sum of Mean
Mô.hình df F Sig.
Squares Square
Regression 53.920 3 17.973 71.877 .000b
1 Residual 66.015 264 .250
Total 119.935 267

Coefficients
Hệ số hồi quy Hệ số hồi quy Collinearity
Mô.hình chưa chuẩn hóa chuẩn hóa t Sig. Statistics
B Std. Error Beta Tolerance
Hằng số 3.525 .032 111.862 .000
L_NTHI .554 .046 .574 11.951 .000 .903
1
L_KN .164 .064 .122 2.578 .010 .938
L_NTHI _KN -.329 .091 -.168 -3.607 .000 .958
Biến phụ thuộc: YDSD

Coefficients
Collinearity Statistics
Mô.hình
VIF
Hằng số
L_NTHI 1.107
1
L_KN 1.066
L_NTHI_KN 1.044
146

Collinearity Diagnostics
Variance Proportions
Mô Condition
Dimension Eigenvalue L_NTH L_NTHI_
hình Index Hằng số L_KN
I KN
1 1.396 1.000 .08 .21 .14 .22
2 1.136 1.108 .37 .12 .22 .11
1
3 .803 1.318 .28 .19 .50 .18
4 .665 1.448 .26 .48 .15 .49

“Kinh nghiệm thanh toán phi tiền mặt tại điểm bán và mối quan hệ giữa NTDD
với YDSD”

Sơ lược mô hình
Hệ số R Hệ số R bình Std. Error of
Mô.hình R
bình phương phương hiệu chỉnh the Estimate
1 .602 .363 .355 .53806

ANOVA
Sum of Mean
Mô.hình df F Sig.
Squares Square
Regression 43.504 3 14.501 50.088 .000b
1 Residual 76.432 264 .290
Total 119.935 267

Coefficients
Hệ số hồi quy Hệ số hồi quy Collinearity
Mô.hình chưa chuẩn hóa chuẩn hóa t Sig. Statistics
B Std. Error Beta Tolerance
Hằng số 3.536 .034 102.931 .000
L_NTDD .383 .042 .483 9.220 .000 .878
1
L_KN .159 .069 .118 2.294 .023 .914
L_NTDD_KN -.316 .082 -.194 -3.865 .000 .954
Biến phụ thuộc: YDSD

Coefficients
Mô.hình Collinearity Statistics
147

VIF
Hằng số
L_NTDD 1.139
1
L_KN 1.094
L_NTDD_KN 1.048

Collinearity Diagnostics
Variance Proportions
Mô Condition
Dimension Eigenvalue L_NTD L_NTD
hình Index Hằng số L_KN
D D_KN
1 1.448 1.000 .08 .20 .14 .20
2 1.170 1.113 .34 .12 .20 .12
1
3 .757 1.383 .28 .21 .50 .20
4 .625 1.522 .29 .48 .16 .49

You might also like