You are on page 1of 74

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI THAM GIA XÉT


GIẢI THƯỞNG "SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA
HỌC" NĂM 2020

NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÂN


CÔNG LAO ĐỘNG TRONG GIA ĐÌNH TẠI KHU
VỰC MIỀN BẮC VIỆT NAM

Thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ: Khoa học Xã hội

Hà Nội, 2020
1

MỤC LỤC
MỤC LỤC.......................................................................................................................1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................................7
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................8
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................9
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU............................................10
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................10
1.2. Tổng quan nghiên cứu.............................................................................11
1.2.1. Các nghiên cứu quốc tế ....................................................................11
1.2.2. Các nghiên cứu trong nước ..............................................................14
1.2.3. Kết luận và khoảng trống nghiên cứu ..............................................15 1.3.
Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ..............................................................16 1.3.1.
Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................16 1.3.2. Câu
hỏi nghiên cứu...........................................................................16 1.4. Đối tượng
và phạm vi nghiên cứu...........................................................16 1.4.1. Đối tượng
nghiên cứu:......................................................................16 1.4.2. Phạm vi
nghiên cứu: ......................................................................16 1.5. Phương pháp
nghiên cứu....................................................................17 1.5.1. Phương pháp
nghiên cứu định lượng ...............................................17 1.5.2. Phương pháp
nghiên cứu định tính ..................................................17 1.6. Quy trình nghiên
cứu...............................................................................18 1.7 Kết cấu của đề tài
.....................................................................................18
CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG TRONG GIA ĐÌNH
VÀ MÔ HÌNH LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI ...............................................................19
2.1. Lý luận cơ bản về phân công lao động trong gia đình ............................19
2.1.1. Gia đình ............................................................................................19
2.1.1.1. Các khái niệm............................................................................19 2.1.1.2.
Giá trị của gia đình ....................................................................19 2.1.1.3. Các lý
thuyết liên quan về giá trị gia đình.................................20 2.1.2. Phân công lao
động ..........................................................................22
2

2.1.2.1. Các khái niệm............................................................................22 2.1.2.2. Các lý


thuyết liên quan đến phân công lao động theo giới .......23 2.2. Các mô hình lý thuyết về
hành vi............................................................25 2.2.1. Thuyết hành động hợp lý (Theory
of Reasoned Action - TRA)......25 2.2.2. Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned
Behaviour - TPB).......26 CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .........................................................27 3.1 Thiết kế nghiên
cứu ..................................................................................27 3.1.1. Xây dựng giả thuyết
nghiên cứu ......................................................27 3.1.2. Xây dựng mô hình nghiên
cứu .........................................................30 3.2. Nghiên cứu định
tính...............................................................................31 3.2.1. Mục tiêu nghiên cứu định
tính .........................................................31 3.2.2. Phương pháp thu thập dữ
liệu ..........................................................31 3.2.2.1. Phỏng vấn
sâu............................................................................31 3.2.2.2. Thảo luận
nhóm.........................................................................31 3.2.3. Bảng hỏi định
tính ............................................................................32 3.2.4. Kết
quả .............................................................................................32 3.3. Nghiên cứu định
lượng............................................................................33 3.3.1. Mục tiêu nghiên cứu định
lượng .....................................................33 3.3.2. Quy trình xây dựng và xử lý bảng hỏi,
thang đo..............................33 3.3.2.1. Quy trình xây dựng và xử lý bảng
hỏi.......................................33 3.3.2.2. Thang
đo....................................................................................33 3.3.3. Phương pháp khảo
sát ......................................................................39 3.3.3.1. Mẫu nghiên
cứu.........................................................................39 3.3.3.2. Thiết kế bảng
hỏi.......................................................................39 3.3.3.3. Cách thức thu thập và xử lý dữ
liệu ..........................................40 3.3.4. Phương pháp phân tích dữ
liệu.........................................................40 CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU QUA
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU...................42
4.1. Thực trạng phân công lao động tại khu vực miền Bắc Việt Nam hiện
nay ...................................................................................................................................4
2
4.1.1. Phân công lao động giữa vợ và chồng trong công việc nội trợ........42
3

4.1.2 Phân công lao động giữa vợ và chồng trong công việc chăm sóc các
thành viên trong gia đình và giáo dục con cái.......................................................44
4.1.3 Phân công lao động giữa vợ và chồng trong công việc quyết định việc
quan trọng trong gia đình, thay mặt gia đình tham gia các hoạt động cộng đồng và
dòng họ ..................................................................................................................45
4.2. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu .............................................................47
4.3 Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ........................47
4.3.1. Kiểm định độ tin cậy các nhân tố:....................................................48
4.3.2. Tổng hợp kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo ......................50 4.4.
Phân tích nhân tố khám phá EFA............................................................50 4.4.1.
Phân tích nhân tố khám phá EFA các biến độc lập..........................51 4.4.2. Phân
tích nhân tố khám phá EFA các biến phụ thuộc......................54 4.4.3. Tổng hợp
kết quả phân tích EFA .....................................................55 4.5. Phân tích tương
quan...............................................................................56 4.6. Phân tích hồi quy
và kiểm định một số giả thuyết ..................................58
4.6.1. Kết quả phân tích hồi quy Binary Logistic với biến phụ thuộc là “Ý
định phân công lao động trong gia đình” ..............................................................58
4.6.2. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính với biến phụ thuộc là “Hành vi
phân công lao động trong gia đình” ......................................................................61
4.6.3. Kết quả kiểm định các giả thuyết chính ...........................................64
4.6.4. Kiểm định sự khác biệt về hành vi theo biến nhân khẩu học..........65
4.6.4.1. Kiểm định sự khác biệt về hành vi phân công lao động trong gia
đình theo giới tính..............................................................................................65
4.6.4.2. Kiểm định sự khác biệt về hành vi phân công lao động trong gia
đình theo độ tuổi................................................................................................67
4.6.4.3. Kiểm định sự khác biệt về hành vi phân công lao động trong gia
đình theo khu vực sinh sống..............................................................................68
4.6.4.4. Kiểm định sự khác biệt về hành vi phân công lao động trong gia
đình theo thu nhập .............................................................................................68
4.6.4.5. Kiểm định sự khác biệt về hành vi phân công lao động trong gia
đình theo trình độ học vấn .................................................................................69
4

4.6.4.6. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nhân khẩu học ......70 4.7.
Thảo luận kết quả nghiên cứu .................................................................71 4.7.1.
Tổng hợp kiểm định các giả thuyết ..................................................71
4.7.2. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến “Ý định phân công lao động
trong gia đình” .......................................................................................................71
4.7.3. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến “Hành vi phân công lao động
trong gia đình” .......................................................................................................75
4.7.4. Có sự khác biệt về “Hành vi phân công lao động trong gia đình” ở các
nhóm “Nhân khẩu học” khác nhau........................................................................75
CHƯƠNG 5 : KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ..........................................................81
5.1. Nhóm khuyến nghị góp phần hình thành ý định phân công lao động trong
gia đình ......................................................................................................................81
5.1.1. Khuyến nghị thay đổi thái độ của người dân đối với vấn đề phân công
lao động trong gia đình..........................................................................................81
5.1.2. Khuyến nghị thay đổi quan điểm giới, nâng cao sự bình đẳng trong gia
đình. .................................................................................................................82
5.1.3. Khuyến nghị nhằm nâng cao nhận thức về kiểm soát hành vi cảm nhận
từ đó tác động tới ý định phân công lao động trong gia đình................................82
5.2. Nhóm khuyến nghị cải thiện hành vi phân công lao động trong gia
đình ...................................................................................................................................
83
5.2.1. Khuyến nghị cải thiện kiểm soát hành vi cảm nhận thông qua việc đẩy
mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa ở phía Bắc ......................................83
5.2.2. Khuyến nghị cải thiện kiểm soát hành vi cảm nhận thông qua việc tạo
cơ hội cho phụ nữ tiếp cận các dịch vụ lao động, việc làm và các nguồn vốn sản xuất.
.......................................................................................................................84
5.2.3. Khuyến nghị cải thiện kiểm soát hành vi cảm nhận thông qua việc đẩy
mạnh nỗ lực trong việc quảng bá và truyền thông .........................................85
5.2.4. Khuyến nghị cải thiện kiểm soát hành vi cảm nhận thông qua việc áp
dụng những chính sách mới...................................................................................86
KẾT LUẬN ...................................................................................................................87 1.
Kết quả nghiên cứu.....................................................................................87 1.1. Kết luận
chung.....................................................................................87
5

1.2. Đánh giá tác động của các nhân tố trong mô hình ..............................87 1.3. Những
đóng góp mới của nghiên cứu .................................................88 1.3.1. Đóng góp về lý
luận: ....................................................................88 1.3.2. Đóng góp về thực tiễn:
.................................................................88 2. Hạn chế của nghiên
cứu .............................................................................89 3. Kiến nghị cho các nghiên cứu
trong tương lai ...........................................89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM
KHẢO ......................................................................91 Văn bản pháp
quy:..........................................................................................91 Sách, báo, tạp
chí:...........................................................................................91 Báo cáo của các tổ
chức: ................................................................................92 Ấn phẩm điện
tử:............................................................................................92 PHỤ
LỤC ......................................................................................................................95 Phụ lục
01: Mẫu phiếu điều tra khảo sát ........................................................95 Phụ lục 02: Kết quả
phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm ...................................102 Phụ lục 03: Kết quả kiểm định
Cronbach’s Alpha.......................................107 Phụ lục 3.1: Kết quả kiểm định thang đo
biến “Kiểm soát hành vi” .......107 Phụ lục 3.2: Kết quả kiểm định thang đo biến “Thái
độ” ........................107
Phụ lục 3.3: Kết quả kiểm định thang đo biến “Các yếu tố chuẩn chủ quan
(Gia đình)”...........................................................................................................108
Phụ lục 3.4: Kết quả kiểm định thang đo biến “Các yếu tố chuẩn chủ quan
(Bạn bè)”..............................................................................................................108
Phụ lục 3.5: Kết quả kiểm định thang đo biến “Các yếu tố chuẩn chủ quan
(Môi trường xã hội)” ...........................................................................................109
Phụ lục 3.6: Kết quả kiểm định thang đo biến “Các yếu tố chuẩn chủ quan
(Quan điểm giới)”................................................................................................109
Phụ lục 3.7: Kết quả kiểm định thang đo biến “Các yếu tố chuẩn chủ quan
(Hành vi)” ............................................................................................................110
Phụ lục 04: Kết quả phân tích nhân tố khám phá các biến độc lập và phụ
thuộc .................................................................................................................................
110
Phụ lục 4.1: Kết quả phân tích nhân tố biến độc lập (Chuẩn mực chủ quan,
Thái độ, Kiểm soát hành vi cảm nhận)................................................................110
6

Phụ lục 4.2: Kết quả phân tích nhân tố biến phụ thuộc (Hành vi phân công lao
động trong gia đình) ......................................................................................115
Phụ lục 05: Bảng hệ số tương quan các biến trong mô hình........................116
Phụ lục 06: Kết quả phân tích hồi quy cho các biến trong mô hình và kiểm định
đa cộng tuyến...........................................................................................................119
Phụ lục 6.1: Phân tích hồi quy mô hình 1 ................................................119
Phụ lục 6.2: Phân tích hồi quy mô hình 2 ................................................120
Phụ lục 07: Kết quả kiểm định One-way Anova và Independent Sample T-
test .................................................................................................................................12
2
Phụ lục 7.1: Kết quả T-Test so sánh hành vi phân công lao động trong gia
đình theo giới tính................................................................................................122
Phụ lục 7.2: Kết quả One-way ANOVA so sánh hành vi phân công lao động
trong gia đình theo độ tuổi...................................................................................123
Phụ lục 7.3: Kết quả One-way ANOVA so sánh về hành vi phân công lao
động trong gia đình theo nơi sinh sống ...............................................................124
Phụ lục 7.4: Kết quả One-way ANOVA so sánh hành vi phân công lao động
trong gia đình theo trình độ học vấn....................................................................124
Phụ lục 7.5: Kết quả One-way ANOVA so sánh hành vi phân công lao động
trong gia đình theo thu nhập................................................................................125
Phụ lục 8.1 Thống kê mô tả “Kiểm soát hành vi”....................................126
Phụ lục 8.2 Thống kê mô tả “Thái độ”.....................................................126
Phụ lục 8.3 Thống kê mô tả “Chuẩn mực chủ quan” ...............................127
Phụ lục 8.4 Thống kê mô tả “Ý định phân công lao động trong gia
đình” .............................................................................................................................
127
Phụ lục 8.5 Thống kê mô tả “Hành vi phân công lao động trong gia
đình” .............................................................................................................................
128
Phụ lục 8.6 Thống kê mô tả giới tính tham gia khảo sát..........................128
Phụ lục 09: Danh sách chuyên gia tham gia phỏng vấn sâu ........................128
7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


STT Ký hiệu Ý nghĩa

1 BB Bạn bè

2 GD Gia đình

3 CQMTXH Môi trường xã hội

4 QDG Quan điểm giới

5 HV Hành vi phân công lao động trong gia đình

6 KSHV Kiểm soát hành vi cảm nhận

7 SPSS Statistical Package for the Social Sciences

8 TD Thái độ đối với việc phân công lao động trong gia đình

9 TRA Thuyết hành động hợp lý


10 TPB Thuyết hành vi dự định

11 YD Ý định phân công lao động trong gia đình

DANH MỤC BẢNG


Bảng 3.1 Tóm tắt các biến..................................................................................34
Bảng 4.1 Sự tham gia của vợ chồng trong các công việc nội trợ tiêu biểu........42
Bảng 4.2 Sự tham gia của vợ chồng trong việc chăm sóc người thân trong gia
đình và giáo dục con cái ................................................................................................44
Bảng 4.3 Sự tham gia của vợ chồng trong việc quyết định việc quan trọng trong gia đình
và thay mặt gia đình tham gia các hoạt động cộng đồng và dòng họ..............45 Bảng 4.4
Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu.........................................................47 Bảng 4.5 Kết quả
kiểm định Cronbach’s Alpha của các nhân tố.......................48 Bảng 4.6 Kết quả kiểm định
độ tin cậy của thang đo.........................................50 Bảng 4.7 Kết quả kiểm định KMO
biến độc lập................................................51 Bảng 4.8 Kết quả tổng phương sai trích biến
độc lập ........................................51 Bảng 4.9 Kết quả ma trận xoay biến độc
lập .....................................................52 Bảng 4.10 KMO biến phụ
thuộc ........................................................................54 Bảng 4.11 Kết quả ma trận xoay
biến phụ thuộc ...............................................54 Bảng 4.12 Kết quả tổng phương sai trích
biến phụ thuộc ..................................55 Bảng 4.13 Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố
khám phá EFA ........................55 Bảng 4.14 Hệ số tương quan giữa các nhóm nhân
tố.........................................56 Bảng 4.15 Phân tích Omnibus các hệ số của mô
hình .......................................58 Bảng 4.16 Phân loại trạng thái biểu
hiện............................................................59 Bảng 4.17 Kết quả hồi
quy.................................................................................60 Bảng 4.18 Kết quả tính xác
suất.........................................................................60 Bảng 4.19 Sơ lược mô
hình................................................................................62 Bảng 4.20 Mức độ phù hợp của
mô hình ...........................................................62 Bảng 4.21 Kết quả hồi
quy.................................................................................63 Bảng 4.22 Kết quả kiểm định các
giả thuyết chính............................................64 Bảng 4.23 Kiểm định sự khác biệt về hành
vi phân công lao động trong gia đình theo giới
tính..................................................................................................................66 Bảng 4.24
Kiểm định sự khác biệt về hành vi theo độ tuổi ...............................67 Bảng 4.25 Kiểm
định sự khác biệt về hành vi theo khu vực sinh sống .............68 Bảng 4.26 Kiểm định sự
khác biệt về hành vi theo thu nhập.............................68 Bảng 4.27 Kiểm định sự khác biệt
về hành vi theo trình độ học vấn ................69
9

Bảng 4.28 Tổng hợp các giả thuyết nhân khẩu học ...........................................70
Bảng 4.29 Thống kê mô tả giới tính tham gia khảo sát......................................76

DANH MỤC HÌNH


Hình 1.1 Quy trình nghiên cứu...........................................................................18
Hình 2.1 Thuyết hành động hợp lý (Martin Fishbein & Icek Ajzen 1967)........25
Hình 2.2 Thuyết hành vi dự định (Icek Ajzen 1985) .........................................26
Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất................................................................30
Hình 4.1 Sự khác biệt hành vi theo độ tuổi ........................................................77
Hình 4.2 Sự khác biệt hành vi theo khu vực sinh sống ......................................78
Hình 4.3 Sự khác biệt hành vi theo thu nhập .....................................................79
Hình 4.4 Sự khác biệt hành vi theo trình độ học vấn .........................................80
10

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU


1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình luôn giữ một vị trí quan trọng, là cái nôi hình thành nên nhân cách, phẩm
chất và đạo đức, ý chí con người, từ đó gìn giữ trật tự, kỷ cương xã hội. Gia đình là môi
trường có tác động lớn nhất đến hành vi con người. Những quy tắc, thói quen và những
hành động xảy ra trong gia đình giữa người vợ và người chồng tác động sâu sắc đến nhận
thức và hành vi của con cái ở hiện tại và tương lai, lan rộng hơn là ảnh hưởng đến nhân
cách của toàn xã hội. Trong bài nói chuyện tại Hội nghị thảo luận Dự thảo Luật Hôn nhân
và gia đình tháng 01 – 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Quan tâm đến gia đình là
đúng và nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội. Xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Gia
đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”. Văn hoá gia đình được hình
thành để kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của con người, đồng thời
thấm nhuần và tiếp thu tinh hoa văn hoá hiện đại. Đặc biệt khi Việt Nam có khoảng 27
triệu hộ gia đình (Tổng điều tra Dân số và Nhà, 2019), gia đình rất cần có những chuẩn
mực, hành động đẹp và đúng đắn để thế hệ mai sau noi theo, xây dựng một tương lai ngày
càng văn minh cho đất nước.
Nền tảng của một gia đình hạnh phúc là việc quán xuyến những công việc trong
gia đình phải được thống nhất và đồng thuận từ cả người vợ và người chồng. Phân công
lao động trong gia đình đã và đang là vấn đề thu hút nhiều ý kiến trái chiều xét trên cả
khía cạnh kinh tế lẫn kiến tạo xã hội về bản dạng giới, hay còn gọi là nhận thức giới tính.
Theo điều 17, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 nêu rõ “Vợ chồng bình đẳng với
nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình”. Tuy vậy, có thể thấy
trong thực tế, việc phân chia những công việc không được trả công trong gia đình ít nhiều
còn bất cập. Theo báo cáo của UNICEF, thời gian làm việc nhà trung bình của phụ nữ trên
thế giới gấp gần ba lần đàn ông vì nữ giới dành 17 tiếng/tuần cho việc nhà trong khi nam
giới chỉ làm việc này chưa đến 6 tiếng/tuần. Điều này khiến cho phụ nữ có nguy cơ gấp ba
lần khởi phát sớm bệnh tiểu đường, bệnh tim, viêm khớp và bệnh ung thư do phải đảm
nhận quá nhiều việc. Ngoài ra, điều này cũng hạn chế cơ hội tìm kiếm và khẳng định vị
thế bản thân trong thị trường lao động, nâng cao trình độ chuyên môn, sức khoẻ, tâm lý và
thời gian nghỉ ngơi, giải trí để tái sản xuất, tham gia hoạt động xã hội của người phụ nữ
(UNICEF, 2018).
Phân công lao động trong gia đình đóng vai trò then chốt trong hạnh phúc của gia
đình nói chung và của mỗi thành viên trong gia đình nói riêng Các công việc không được
trả công trong gia đình bao gồm không chỉ công việc nội trợ như đã nêu trên mà còn kể
đến việc chăm sóc và giáo dục con cái, các công việc ngoài cộng đồng, quản lý chi tiêu,
quyền quyết định các công việc gia đình, vân vân. Những việc làm này đòi hỏi cần được
phân công và sắp xếp một cách hợp lí để có thể duy trì cuộc sống hôn nhân,
11

gia đình một cách trọn vẹn. Vấn đề này đã được nghiên cứu rất nhiều ở cả trong và ngoài
nước, thậm chí, những nhân tố ảnh hưởng đến phân công lao động trong gia đình cũng đã
được nhiều nghiên cứu trước đây khai thác. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra các
yếu tố tác động đến hành vi phân công lao động trong gia đình ở địa bàn miền Bắc Việt
Nam, một trong những địa bàn trọng điểm về kinh tế - xã hội của đất nước với sự đa dạng
về nhân khẩu học từ độ tuổi, ngành nghề, trình độ học vấn, mức thu nhập, hoàn cảnh sống,
tập quán đến quan niệm về giới tính. Bắc Bộ bao gồm 3 khu vực kinh tế xã hội. Trong đó,
đồng bằng sông Hồng là nơi tập trung dân cư đông nhất, chiếm 23.4% tổng dân số cả
nước (Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung Ương, 2019); đồng thời, khu vực
này cũng là điểm đến thu hút dân cư lớn thứ hai cả nước đối với người di cư, tạo nên sự đa
dạng về phong cách sống của người dân. Tây Bắc Bộ và Đông Bắc Bộ cũng là nơi cư trú
của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần tạo nên sự phong phú về bản sắc văn hoá
dân tộc. Bên cạnh đó, chênh lệch về dân số, mật độ dân số, môi trường, kinh tế giữa khu
vực thành thị và nông thôn tại miền Bắc tương đồng với nhiều vùng miền khác của Việt
Nam nên nghiên cứu sẽ có những giá trị tham khảo nhất định. Từ đó, nhóm tác giả đã tiến
hành nghiên cứu đề tài “Những nhân tố ảnh hưởng đến phân công lao động trong gia
đình tại khu vực miền Bắc Việt Nam”. Những nhân tố tác động đến hành vi phân công
lao động trong gia đình và mức độ ảnh hưởng của chúng sẽ được phân tích kỹ lưỡng và
xác định chiều tác động, nói cách khác là chúng ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến hành
vi phân công lao động trong gia đình để từ đó có thể đề xuất những giải pháp nhằm phát
huy những nhân tố tốt và hạn chế, triệt tiêu những nhân tố xấu.
1.2. Tổng quan nghiên cứu
1.2.1. Các nghiên cứu quốc tế
Cunningham (2008) dựa trên dữ liệu được thu thập từ Nghiên cứu của Hội đồng
Cha mẹ và trẻ em qua việc khảo sát 556 phụ nữ đã kết hôn đã chỉ ra nhân tố thái độ và
môi trường xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi phân công những công việc không
được trả công trong gia đình. Trong đó, nữ giới thường có thái độ bình đẳng khi nói về vai
trò của đàn ông và phụ nữ đối với các công việc trong gia đình, dẫn tới việc số lượng nữ
giới tán thành việc phân công lao động trong gia đình cũng đông hơn (68.7%) so với con
số thu được từ nam giới (31.3%). Dù kỳ vọng trước hôn nhân của phụ nữ là không cao, họ
vẫn có thái độ tích cực về việc được chia sẻ công việc nhà từ bạn đời. Có thể thấy, thái độ
tích cực có ảnh hưởng thuận chiều đến phân công lao động trong gia đình. Bên cạnh đó,
địa bàn sinh sống của các gia đình cũng góp phần quyết định trong việc hình thành thái độ
cũng như hành vi phân công lao động gia đình. Các hộ gia đình cùng sinh sống trong một
khu vực có xu hướng chia sẻ cùng một cách phân công công việc trong gia đình như nhau.
12

Banner (2008) đã nghiên cứu và sử dụng dữ liệu từ International Social Survey


Program (ISSP) với 200 phụ nữ châu Âu tham gia khảo sát để phân tích các biến định
lượng, định tính bao gồm chỉ số bình đẳng giới, chỉ số san sẻ công việc với người phụ nữ
của người đàn ông, số giờ làm việc nhà của người vợ/chồng, thu nhập, tuổi, trình độ học
vấn, tình trạng nghề nghiệp và con cái từ sáu tuổi trở xuống. Nghiên cứu cho thấy tính
công bằng trong phân chia lao động gia đình không phải là một vấn đề thuộc nữ quyền
hay chủ nghĩa cá nhân, thay vào đó, nó gắn chặt với thái độ mà người vợ/chồng sẵn sàng
dành thời gian chia sẻ công việc và sự tham gia giúp đỡ của người chồng trong những
công việc vốn bị đóng khuôn là của phụ nữ. Bên cạnh đó, nhân tố quan điểm giới hay tư
duy về vai trò của mỗi cá nhân giới tính nam/nữ rất quan trọng trong văn hoá châu Âu:
bình đẳng giới xã hội tăng lên khi thời gian làm việc nhà của người phụ nữ đang giảm bớt
và sự tham gia chia sẻ công việc gia đình của nam giới lại tăng lên.
Geist & Cohen (2011) đã thực hiện một nghiên cứu nhằm tìm hiểu rõ hơn về quan
điểm giới tác động đến vấn đề phân công lao động trong gia đình tại 13 quốc gia với
11,065 người tham gia. Nghiên cứu cho thấy quan điểm giới chính là nhân tố ảnh hưởng
sâu sắc đến việc thực hiện các công việc trong các gia đình; cụ thể sự phân biệt giới tính
trong việc phân công lao động trong gia đình càng lớn, phụ nữ phải làm quá nhiều việc nội
trợ và đàn ông luôn đứng ra chịu trách nhiệm cũng như giải quyết các vấn đề trong gia
đình sẽ dẫn đến hậu quả nam giới sẽ có xu hướng phản ứng thái quá và chống đối, trong
khi đó người phụ nữ sẽ có trở nên nóng tính và giận dữ từ việc quá tải công việc.
Lam & cộng sự (2012) đã nghiên cứu yếu tố thu nhập và thời gian làm việc ảnh
hưởng mức độ thay đổi của phân công lao động trong gia đình, việc được xác định là trách
nhiệm chung của vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân. Theo điều tra từ 188 cặp đôi đã kết
hôn thuộc tầng lớp trung lưu lao động, báo cáo thu về kết quả trách nhiệm trong việc nội
trợ của người vợ đang giảm dần theo thời gian. Nghiên cứu chỉ ra trong hai vợ chồng,
người nào bị nửa kia của mình chi phối, kiểm soát nhiều hơn về thu nhập thường có xu
hướng đảm nhận nhiều công việc nhà hơn. Nghiên cứu đồng thời nhấn mạnh tầm quan
trọng của việc hiểu biết rằng phân công lao động trong gia đình là công việc kéo dài suốt
cuộc đời và có ảnh hưởng mật thiết đến vị trí, tiếng nói, thu nhập của vợ chồng trong gia
đình.
Fahlén (2016) với góc nhìn xuyên quốc gia đã sử dụng phương pháp hồi quy tuyến
tính đa biến làm công cụ phân tích sự phân công lao động trong gia đình giữa các dạng gia
đình có cấu trúc kinh tế khác nhau trong chế độ phúc lợi châu Âu. Nghiên cứu cho thấy
rằng các nhân tố trình nhân khẩu học là trình độ học vấn và thu nhập có ảnh hưởng đến
việc phân công lao động của các gia đình. Người phụ nữ có học vấn càng cao càng được
người bạn đời chia sẻ công bằng hơn trong công việc gia đình; đồng thời thu nhập của
phái nữ càng cao, đóng góp của phái mạnh trong công việc gia đình càng
13

lớn. Ngoài ra, nhân tố quan điểm giới cũng ảnh hưởng đến việc phân công. Những quy
chuẩn truyền thống về giới tính càng trở nên bình đẳng đồng nghĩa với việc phân công
những công việc trong gia đình cũng trở nên công bằng hơn. Từ những phân tích thực
nghiệm, gia đình gồm cả người vợ và người chồng đều có chức vụ quản lý, gia đình chỉ
người vợ có chức vụ quản lý, người chồng vẫn có thu nhập từ công việc và gia đình chỉ có
người vợ đi làm chia sẻ các công việc gia đình một cách bình đẳng hơn những dạng cấu
trúc kinh tế gia đình còn lại.
Sofer & Salman (2010) cũng đã thực hiện nghiên cứu về việc ảnh hưởng giữa trình
độ học vấn và vị thế xã hội với phân công lao động trong gia đình dựa trên khác biệt giới
với dữ liệu sử dụng là từ các khảo sát có sẵn để nghiên cứu việc nữ giới chú tâm vào sự
nghiệp bằng cách phân chia các nhóm biến nghiên cứu thành: (1) Làm việc nhiều hơn; (2)
Lương cao hơn; (3) Trình độ học vấn cao hơn; và (4) Có địa vị và mức sống tốt hơn.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhân tố trình độ học vấn có ảnh hưởng đến việc phân công lao
động. Việc nữ giới chú tâm hơn vào sự nghiệp sẽ làm gia tăng việc nam giới tham gia
nhiều hơn vào việc nội trợ trong gia đình. Tuy nhiên, với định kiến và truyền thống từ quá
khứ nên chủ yếu phụ nữ vẫn sẽ là thành phần chính đảm nhiệm các công việc gia đình,
không kể mức độ mà người đó chú tâm nhiều hay ít vào sự nghiệp bên ngoài.
Kil & Neels (2014) chỉ ra hai yếu tố quyết định việc phân công lao động trong gia
đình của mỗi cá nhân, đó là quan điểm giới và quyết định sinh con. Kết quả khẳng định
phụ nữ vẫn đảm đương chính các công việc nhà ở mọi quốc gia và lứa tuổi dù sự phân biệt
về giới tính ở các cặp đôi trẻ chưa có con thấp hơn những cặp đôi đã có con cái. Ở mọi thế
hệ, bình đẳng giới trong công việc nhà tỉ lệ thuận với thời gian lao động sản xuất bên
ngoài gia đình của phụ nữ. Bên cạnh đó, quyết định sinh con chính là nguy cơ tiềm tàng
được ngụ ý sẵn khi việc có con nhỏ đồng nghĩa với phụ thuộc kinh tế. Người bị lệ thuộc
về mặt tài chính có xu hướng phải làm gấp đôi công việc nội trợ. Hệ luỵ kéo theo đó là
sức mạnh của thu nhập đóng vai trò lớn trong việc bàn luận phân công công việc nhà. Nhu
cầu thiết thực trong phân chia công việc nội trợ gắn liền với quyết định sinh con đẻ cái vì
khi con trẻ xuất hiện, ý nghĩa truyền thống về việc làm cha mẹ sẽ có sức ảnh hưởng vô
cùng lớn.
Teerawichitchainan & cộng sự (2009) nghiên cứu và xác định nhân tố quan điểm
giới và môi trường xã hội có tác động trực tiếp đến hành vi phân công lao động trong gia
đình. Các công việc tái sản xuất sức lao động từ lâu được coi là thiên chức của người phụ
nữ, quan điểm ấy vẫn tồn tại và phát triển mạnh mẽ cho tới hiện nay. Tuy nhiên, những
người chồng trong giai đoạn tái cơ cấu thị trường tham gia nhiều hơn vào việc quản lý chi
tiêu gia đình và chăm sóc con cái do chịu ảnh hưởng từ các phương tiện
14

truyền thông và Internet; ngoài ra, chủ đề nóng bình đẳng giới cũng góp phần tác động
không nhỏ lên hành vi này.
1.2.2. Các nghiên cứu trong nước
Vũ Tuấn Huy & Carr (2000) thông qua phân tích hồi quy trong công trình nghiên
cứu của mình đã cho ra kết quả định kiến về giới tính và năng lực làm việc của hai vợ
chồng đóng vai trò quyết định trong việc phân công các công việc nhà. Đa số các hộ gia
đình tham gia khảo sát cho rằng, việc có con gái giữ vai trò quan trọng hơn có con trai
trong việc giảm công việc nội trợ của người mẹ. Bởi vậy, các bé gái được dạy dỗ các công
việc nhà từ khi còn nhỏ và sẽ trở nên thành thạo hơn các bé trai khi lớn lên, dẫn tới việc
con gái, mà sau này là những người phụ nữ, sẽ là người đảm nhận chính các công việc
trong gia đình. Bên cạnh đó, năng lực làm việc của người vợ và người chồng cũng mang
lại ảnh hưởng không nhỏ: người nào có năng lực làm việc tốt hơn sẽ trở thành trụ cột kinh
tế của gia đình, kéo theo việc người còn lại sẽ chịu trách nhiệm chính quán xuyến các
công việc nhà.
Trần Quý Long (2007) nghiên cứu cho thấy tư tưởng truyền thống về giới tính có
tác động đến hành vi phân công lao động trong gia đình thông qua khảo sát thực hiện bởi
gần 200 phụ nữ nông thôn. Người phụ nữ vẫn đánh giá cao vai trò trụ cột gia đình của
người chồng và chấp nhận công việc nội trợ là trách nhiệm của mình. Đây là kết quả của
quá trình xã hội hoá vai trò giới ngay từ khi trẻ em tham gia vào công việc trong gia đình.
Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh công việc nội trợ không phải là hoạt động thiên định
dành riêng cho phụ nữ mà những người đàn ông cũng có thể làm rất tốt những việc đó khi
vợ vắng nhà. Nghiên cứu còn cho thấy rằng người phụ nữ nông thôn làm những công việc
mang lại thu nhập không kém gì người chồng nhưng gánh nặng nội trợ vẫn đè trên vai họ.
Họ phải làm toàn bộ các công việc nội trợ trong gia đình để đảm bảo việc nuôi dưỡng và
tái sản xuất sức lao động của các thành viên trong gia đình.
Nguyễn Thị Ngân Hoa (2013) tập trung khai thác vấn đề bất bình đẳng giới trong
gia đình ở đồng bằng Sông Cửu Long. Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sự bất bình
đẳng giới trong đời sống gia đình thể hiện rõ trên hai lĩnh vực sau: cơ hội tiếp cận giáo
dục thấp và tình trạng kinh tế. Hai yếu tố này kết hợp lại với nhau dẫn tới vấn nạn kết hôn
sớm và kết hôn với đàn ông ngoại quốc qua môi giới. Những cô dâu trong các cuộc hôn
nhân này không những phải chịu bất công trong việc phân công lao động gia đình mà cuộc
sống của họ và con cái còn chịu nhiều tác động tiêu cực khác.
Hồ Ngọc Châm (2015) đề cập đến tác động của việc làm không được trả công
trong gia đình đối với phụ nữ dựa trên thu nhập, quan điểm giới và môi trường xã hội. Kết
quả cho thấy tại Việt Nam, mặc dù nam giới đã và đang tham gia nhiều hơn vào các công
việc không được trả công trong gia đình, song hiện nay phần lớn các công việc này vẫn
được thực hiện bởi phụ nữ và trẻ em gái, và xu hướng này dường như ít thay đổi,
15

đặc biệt là trong các gia đình nông thôn. Người phụ nữ ngoài việc phải tham gia các công
việc được trả công trên thị trường lao động, khi trở về nhà, họ lại dành phần lớn thời gian
của mình cho các công việc nhà. Ngoài ra, khảo sát cũng cho thấy đóng góp của phụ nữ
đối với tài chính gia đình càng cao, tỷ lệ được chồng chia sẻ công việc gia đình càng lớn.
Nguyễn Thị Hiển (2016) trình bày quan điểm giới ở xã hội Việt Nam hiện đại
thông qua việc nghiên cứu nhận thức và hành vi của phụ nữ và nam giới trong phân chia
lao động hộ gia đình. Tác giả đã lấy thông tin nghiên cứu định tính từ 12 cuộc phỏng vấn
sâu với 12 đối tượng nghiên cứu có đặc điểm nhân khẩu học đa dạng (6 nam và 6 nữ).
Nghiên cứu đã chỉ ra việc phụ nữ tăng quyền về kinh tế và có trình độ giáo dục cao giúp
họ có được vị thế cao hơn trong gia đình và giảm bớt khối lượng công việc nhà. Bên cạnh
đó, nam giới Việt Nam đang có thái độ tích cực hơn đối với việc thực hiện hành vi phân
công lao động trong gia đình khi tham gia nhiều hơn vào việc chăm sóc con cái, bao gồm
cả việc chi trả học phí khi đi học.
1.2.3. Kết luận và khoảng trống nghiên cứu
Có thể thấy dễ dàng nhận thấy rằng số lượng các nghiên cứu đề cập đến vấn đề
phân chia lao động trong gia đình tương đối lớn cả ở trong nước và ngoài nước. Các
nghiên cứu trong và ngoài nước đã chỉ ra một số nhân tố ảnh hưởng tới phân chia lao động
trong gia đình như: quan điểm giới, môi trường xã hội, các yếu tố về kiểm soát hành vi
cảm nhận, thái độ đối với vấn đề và các yếu tố nhân khẩu học như trình độ học vấn, thu
nhập. Tuy nhiên, mỗi nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu về một hoặc hai nhân tố ảnh
hưởng nên chưa có sự so sánh đối chiếu mức độ ảnh hưởng giữa các nhân tố nêu trên với
nhau. Bởi vậy, nhóm tác giả sẽ tổng hợp và tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về tất cả tác động
nêu trên cũng như khai thác thêm các nhân tố ảnh hưởng mới để hoàn thiện thang đo. Việc
tổng hợp, đánh giá, so sánh đối chiếu đồng thời nhiều nhân tố ảnh hưởng sẽ nâng cao tính
toàn diện, bao quát của nghiên cứu. Nhóm tác giả hình thành nên mô hình nghiên cứu
hoàn chỉnh dựa trên mô hình lý thuyết hành vi dự định và mô hình lý thuyết hành động
hợp lý.
Hơn thế nữa, lao động trong gia đình qua các đề tài nghiên cứu trước đây thường
chỉ được nhắc tới qua hai công việc chính là việc đi làm và việc nội trợ, nhóm nghiên cứu
nhận thấy còn một vài khía cạnh khác như chăm sóc các thành viên trong gia đình giáo
dục con cái, trụ cột gia đình, chưa được phân tích kỹ hoặc chưa được nhắc đến. Từ những
phát hiện này, nhóm tác giả sẽ bổ sung để hoàn thiện đề tài nghiên cứu khoa học đã đặt ra.
16

1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu


1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng
của các nhân tố đến hành vi phân công lao động trong gia đình tại miền Bắc Việt Nam. Từ
đó đề xuất những khuyến Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các nhân tố và
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hành nghị nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống
gia đình.
Để hướng đến mục tiêu tổng quát trên, nghiên cứu này được thực hiện hướng tới
các mục tiêu cụ thể:
- Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận về phân công lao động trong gia đình và các nhân tố
ảnh hưởng đến hành vi phân công lao động trong gia đình.
- Thứ hai, chỉ ra thực trạng phân công lao động trong gia đình đang diễn ra tại miền
Bắc Việt Nam.
- Thứ ba, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hành vi phân chia lao động
trong gia đình tại miền Bắc Việt Nam.
- Thứ tư, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp, khuyến nghị nhằm tối ưu hoá các quyết
định phân công lao động trong gia đình giúp chất lượng cuộc sống gia đình được
nâng cao, ổn định hơn về cả vật chất lẫn tinh thần.
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, các câu hỏi nghiên cứu sau được thiết lập: -
Câu hỏi 1: Nội dung cơ bản nào liên quan đến phân công lao động trong gia đình và
những nhân tố nào ảnh hưởng đến hành vi phân công lao động trong gia đình? - Câu
hỏi 2: Thực trạng phân công lao động trong gia đình tại miền Bắc Việt Nam đang diễn
ra như thế nào?
- Câu hỏi 3: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hành vi phân công lao động trong
các gia đình như thế nào?
- Câu hỏi 4: Khuyến nghị nào cần được đưa ra nhằm tối ưu hoá các quyết định phân
công lao động trong gia đình cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống về vật chất lẫn tinh
thần của các gia đình tại khu vực miền Bắc Việt Nam? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên
cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Những nhân tố ảnh hưởng đến phân công lao động trong gia đình.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: địa bàn khu vực miền Bắc Việt Nam.
- Về thời gian: từ tháng 11/2019 đến tháng 4/2020.
- Về nội dung: Nhóm tác giả thực hiện khảo sát, nghiên cứu và đưa ra đánh giá về
những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến phân công lao động trong gia đình tại miền
17

Bắc Việt Nam. Nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính, hồi
quy nhị phân và một số phương pháp kiểm định để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng
và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp đã sử dụng để đạt được những mục tiêu trong nghiên cứu này
bao gồm:
1.5.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng
Nhóm tác giả đã tiến hành quá trình thu thập dữ liệu như sau:
- Dữ liệu thứ cấp:
Các bài báo trong và ngoài nước, tài liệu có sẵn, công trình nghiên cứu liên quan
đến đề tài đã được thực hiện, lấy từ các website đáng tin cậy phục vụ cho việc tìm kiếm và
chọn lọc thông tin, cụ thể là Tổng cục Thống kê, Tổng điều tra Dân số, tạp chí Xã hội học,
Viện Nghiên cứu phát triển xã hội, Uỷ ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam,
UNICEF, vân vân.
- Dữ liệu sơ cấp:
Sử dụng phương pháp điều tra xã hội học nhằm thu thập thông tin đa chiều từ các
quan điểm và góc nhìn của nhiều cá nhân khác nhau thông qua điều tra trực tiếp và gián
tiếp để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân công lao động trong gia đình. Nhóm
đã xây dựng phiếu điều tra khảo sát từ bảng hỏi sử dụng thang đo Likert 5 điểm với 320
bảng hỏi được thu về, trong đó có 295 bảng đạt yêu cầu.
Dữ liệu thu thập được xử lý như sau: Nhóm tác giả đã sử dụng phần mềm SPSS
20.0 để xử lý dữ liệu thu thập được. Sau khi thống kê mô tả, nhóm tác giả đã loại bỏ
những quan sát không phù hợp bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha. Nhóm sử dụng
phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA để kiểm định giá trị của thang đo. Phân
tích hồi quy để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và đánh giá mức độ ảnh hưởng của
các biến độc lập đến biến phụ thuộc. Đồng thời, nhóm tác giả cũng kiểm định sự khác
nhau giữa các biến phụ thuộc theo các biến kiểm soát bằng Anova.
Chi tiết nội dung sẽ được trình bày cụ thể tại chương 3.
1.5.2. Phương pháp nghiên cứu định tính
Dựa trên tính chất của đề tài và giới hạn nguồn lực, nhóm tác giả tiến hành nghiên
cứu sơ bộ phỏng vấn sâu 4 chuyên gia kết hợp thảo luận tập trung nhóm để chỉnh sửa bảng
hỏi và điều chỉnh các nhân tố tác động rồi tiến hành khảo sát trên mẫu lựa chọn trước cũng
như dữ liệu thu thập. Sau khi có kết quả mô hình, phỏng vấn sâu sẽ lại được tiến hành để
kiểm định, giải thích vấn đề có liên quan, từ đó đưa ra những giải pháp về việc phân công
lao động trong gia đình tại miền Bắc Việt Nam.
Mẫu nghiên cứu định tính được nhóm tác giả lựa chọn chọn theo phương pháp phi
ngẫu nhiên tiện lợi. Trong quá trình phỏng vấn, dữ liệu được ghi lại trên máy tính
18

đồng thời được ghi âm. Bảng hỏi định tính xây dựng trên các câu hỏi nghiên cứu và mục
tiêu nghiên cứu của đề tài.
Nội dung cụ thể của phương pháp sẽ được trình bày chi tiết tại chương 3.
1.6. Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu được nhóm tác giả thực hiện lần lượt theo các bước: Lên ý
tưởng; tìm hiểu lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước đây để xây dựng mô hình và
thang đo; tiến hành nghiên cứu định tính để kiểm tra tính phù hợp của các nhân tố và
thang đo; nghiên cứu định lượng để kiểm định thang đo bằng phân tích hệ số tin cậy
Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan và hồi quy, kiểm
định các giả thuyết nghiên cứu; từ đó đề xuất những giải pháp.
Hình 1.1 Quy trình nghiên cứu
1.7 Kết cấu của đề tài
Nghiên cứu bao gồm các phần sau:
- Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu
- Chương 2: Cơ sở lý luận về phân công lao động trong gia đình và mô hình lý thuyết
về hành vi
- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu qua phân tích dữ liệu
- Chương 5: Khuyến nghị chính sách
- Kết luận
19

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG TRONG GIA


ĐÌNH VÀ MÔ HÌNH LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI
2.1. Lý luận cơ bản về phân công lao động trong gia đình
2.1.1. Gia đình
2.1.1.1. Các khái niệm
Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết
thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau
(Khoản 10 Điều 8 Chương 1 Luật Hôn nhân và Gia đình, 2010).
Lê Ngọc Hùng và Phạm Tất Dong (1997) trong cuốn “Xã hội học” cho rằng gia
đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên của nó gắn
bó với nhau bởi mối quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con nuôi, bởi
tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng nhu cầu riêng
của các thành viên cũng như để thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người.
Mendo (1949) - nhà xã hội học người Mỹ trong tác phẩm “Cấu trúc xã hội” - cho
rằng: “Gia đình là một nhóm xã hội đặc trưng, là cùng cư trú, hợp tác và tái sản xuất kinh
tế. Nhóm xã hội này bao gồm: người lớn của cả hai giới và ít nhất trong đó có quan hệ
tính dục với nhau được xã hội tán thành, có một con hoặc nhiều con cái, có thể có con
nuôi”.
Một định nghĩa khác của gia đình được tác giả tìm hiểu theo Điều 4, phần I bản
“Tuyên bố về phát triển và tiến bộ xã hội” của Liên Hợp Quốc (1969) nêu rõ “Gia đình
với tư cách là đơn vị cơ bản của xã hội và là môi trường tự nhiên cho sự phát triển và hạnh
phúc của mọi thành viên đặc biệt là trẻ em”.
Từ những định nghĩa trên, nhóm nghiên cứu rút ra khái niệm chung nhất cho gia
đình. Gia đình là thể chế xã hội đơn giản nhất và đặc biệt nhất, được hình thành từ các mới
quan hệ giữa người với người, chung huyết thống hoặc khác huyết thống, đi kèm với tình
cảm và trách nhiệm của mỗi một thành viên trong thể chế ấy, là môi trường tự nhiên thoả
mãn nhu cầu riêng tư của mỗi thành viên và nhu cầu của xã hội, đồng thời đáp ứng việc tái
sản xuất dân cư theo cả thể xác và tinh thần. Dù vậy, dù theo cách tiếp cận nào, gia đình
vẫn là một thuật ngữ đa nghĩa nên khó có thể đưa ra một định nghĩa chung và hoàn hảo.
Cùng với sự phát triển của xã hội, các loại hình gia đình cũng dần biến đổi với nhiều dạng
gia đình mới như: gia đình đơn thân (mẹ và con, cha và con); gia đình các cặp đôi nam -
nữ không kết hôn vẫn chung sống, vân vân.
2.1.1.2. Giá trị của gia đình
Quan niệm giá trị là chủ đề trung tâm trong nghiên cứu xã hội học; do đó, rất nhiều
định nghĩa khác nhau được tiếp cận từ nhiều góc nhìn của các lĩnh vực đa dạng như triết
học, tâm lý học, đạo đức học, nhân học và kinh tế học, xã hội học, vân vân.
20

Chính vì được tiếp cận từ nhiều hướng mà mỗi khái niệm của giá trị đều mang một mức
độ trừu tượng cao. Rokeach (1973) cho rằng giá trị là một niềm tin bền vững về một
phương thức hành động hay thực tại được chấp nhận về mặt xã hội và cá nhân có khả
năng thống nhất những lợi ích đa dạng khác nhau của các khoa học có liên quan đến hành
vi con người. Khi giá trị được coi là niềm tin, nó đồng thời có kết nối chặt chẽ với mức độ
ảnh hưởng. Sự hình thành của giá trị sẽ chuyển hoá thành những cảm nhận và tình cảm. Ví
dụ, đối với những người cho rằng độc lập là một giá trị quan trọng, họ sẽ tức giận khi độc
lập bị đe dọa khi họ không thể bảo vệ giá trị đó và sẽ hạnh phúc khi có nó. Giá trị được sử
dụng như một công cụ đo đạc và miêu tả sự thay đổi của cá nhân và xã hội, của không
gian và thời gian và đặc biệt, giải thích cho những động lực của thái độ và hành vi cá
nhân.
Từ quan niệm giá trị nói trên, nhóm nghiên cứu rút ra được định nghĩa giá trị của
gia đình. Giá trị của gia đình là những nhận thức quan trọng về gia đình; nó cho phép
những thành viên trong gia đình cùng nhau xác định những mục đích tốt đẹp chung đáng
mong đợi, từ đó loại bỏ những xung đột cá nhân vì tập thể chung. Một khi những giá trị
của gia đình được thể hiện trong quá trình giao tiếp giữa người với người không chỉ trong
phạm vi gia đình mà trong toàn xã hội, con người sẽ lĩnh hội và thực hiện hành động của
mình thông qua chúng theo cách này hay cách khác. Giá trị của gia đình càng lớn đồng
nghĩa với hạnh phúc nó mang lại càng nhiều, trở thành niềm tin chung của mọi người và
mọi nhà về gia đình - thể chế xã hội đơn giản và đặc biệt nhất, từ đó được phát huy và trao
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
2.1.1.3. Các lý thuyết liên quan về giá trị gia đình
- Lý thuyết hiện đại hoá và biến đổi gia đình
Sự quan tâm của xã hội hiện đại đang bị thu hút bởi lý thuyết hiện đại hoá được
nghiên cứu bởi nhiều học giả. Quan điểm về hiện đại hoá của học giả Inglehart được đánh
giá là có sức ảnh hưởng lan rộng nhất. Ông cùng cộng sự Welzel (2009) đã tuyên bố hiện
đại hoá là quá trình biến đổi xã hội gắn liền với công nghiệp hoá. Trước đó, Inglehart &
Baker (2000) cho rằng quan điểm chính của lý thuyết hiện đại hoá là việc phát triển kinh
tế và công nghệ gắn liền với những biến đổi từ các giá trị và phong tục cũ sang một xu
hướng hợp lý, khoan dung, tin cậy và có sự tham gia hơn, tạo nên sự thay đổi về chính trị
và xã hội. Có thể liệt kê một số khía cạnh được bao gồm trong quá trình hiện đại hoá, điển
hình như chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân đang từng bước thống trị trước chủ nghĩa
cộng đồng và tập thể; một minh chứng cụ thể là việc tư nhân hoá cuộc sống gia đình.
Cuộc sống gia đình đang dần thoát khỏi những kiểm soát của cộng đồng, dần tách biệt
khỏi môi trường làm việc và phụ nữ đang dần cách biệt khỏi chế độ gia trưởng. Hệ quả
sinh ra từ việc này là những thay đổi về hôn nhân và gia đình được cho là có quan hệ mật
thiết với quá trình hiện đại hoá.
21

Lý thuyết hiện đại hoá vốn có nhiệm vụ xác định sự đổi khác của các đặc điểm cá
nhân nói riêng và những thay đổi của gia đình và xã hội nói chung không thể dự đoán các
đặc điểm của gia đình đương đại (Barbieri & Belanger, 2009). Chủ nghĩa cá nhân từ quá
trình hiện đại hoá, cùng với hôn nhân tự nguyện, quy mô gia đình thu hẹp (từ gia đình có
ba thế hệ trở lên thành gia đình hạt nhân), vị thế đang được nâng cao của người phụ nữ, kế
hoạch hoá gia đình (sinh từ một đến hai con) và tính độc lập của thế hệ trẻ đã trở thành
những nét đặc trưng của gia đình đương đại. Những tiến bộ vượt bậc của xã hội hiện đại
về đô thị hóa, trình độ học vấn cao, công nghiệp hoá, công nghệ phát triển không thể được
lý giải đơn thuần bởi lý thuyết hiện đại hoá mà còn có sự tác động từ các gia đình đương
đại. Sự biến đổi của xã hội và gia đình ngày nay chịu ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Thay
đổi của xã hội tạo nên thay đổi của gia đình; tương tự, thay đổi của gia đình tạo nên thay
đổi của xã hội.
Quay trở lại với những biến đổi của gia đình đương đại. Ngoài quá trình hiện đại
hoá, các phong tục truyền thống cũng góp phần hình thành chuẩn mực mới trong hôn nhân
gia đình, đồng thời điều chỉnh những tác động của hiện đại hoá, bảo vệ hệ thống gia đình
khỏi những áp lực đương đại (Cho & Yada, 1994). Tuy nhiên, phụ nữ càng ngày càng sở
hữu nhiều cơ hội tiếp xúc với nền giáo dục cao hơn (đại học, cao học), cơ hội việc làm
nhiều hơn, dẫn tới quan điểm về kết hôn muộn cộng với vai trò giới trong hôn nhân trở
nên không còn phù hợp với thời đại mới. Quan hệ vợ chồng trong hôn nhân gia đình trên
các phương diện khác nhau đều ít nhiều bị ảnh hưởng bởi lý tưởng giới. Sự nhận thức về
bình đẳng giới lĩnh hội từ giáo dục của phụ nữ khiến họ ngày càng yêu thích khả năng độc
lập về kinh tế và xã hội.
- Lý thuyết về giá trị gia đình
Giá trị gia đình chiếm một vị trí tối quan trọng trong đời sống ở mọi lĩnh vực có
thể kể đến như các quyết định kinh tế, tham gia thị trường lao động, thị trường tín dụng,
cơ hội nghề nghiệp, sở hữu tài sản, vân vân đều diễn ra trong gia đình và phụ thuộc vô
cùng lớn vào giá trị gia đình. Lịch sử chứng kiến sự chuyển mình của thể chế gia đình
trong nhiều thập kỷ qua về quy mô, chức năng, các mối quan hệ và giá trị; tuy vậy, gia
đình vẫn bảo toàn được vị trí của mình trong hầu hết các hoạt động kinh tế và xã hội.
Điểm đặc trưng trong sự biến đổi về giá trị gia đình là vai trò giới trong phân công lao
động gia đình. Xu hướng thời đại ngày nay là nữ giới tham gia vào lực lượng lao động sản
xuất càng nhiều và nam giới chia sẻ công việc nhà càng tăng. Những đổi khác về cách
giao tiếp ứng xử giữa hai giới khi ở nhà và ở môi trường làm việc có tác động nhất định
đến đời sống gia đình và hệ giá trị quan hệ vợ chồng. Mối quan hệ vợ chồng cũng thay đổi
khi người phụ nữ cũng như người chồng cùng nhau cố gắng cân bằng giữa công việc và
gia đình. Điều này đồng nghĩa với việc những vai trò mới trong hôn nhân được sinh ra,
khác biệt hoàn toàn với tư tưởng hôn nhân truyền thống.
22

Các lý thuyết về giới đề cập đến quan hệ xã hội của người phụ nữ và người đàn
ông trong mọi lĩnh vực cuộc sống, đặc biệt là giá trị gia đình, nơi những vai trò và nhiệm
vụ nhất định của cả hai giới được thể hiện rõ nhất. Sự phân công công việc gia đình xuất
phát từ sự thuận lợi về mặt sinh học và sự phân công của xã hội. Hơn nữa, phân công lao
động theo giới liên kết chặt chẽ với các giá trị và khuôn mẫu chuẩn mực xã hội, thích nghi
với những thay đổi của điều kiện gia đình. Để đảm bảo cho sự công bằng và hiệu quả xã
hội, nam giới và nữ giới cần được đảm bảo cơ hội và điều kiện thực hiện chức năng và
nhiệm vụ của mình.
2.1.2. Phân công lao động
2.1.2.1. Các khái niệm
- Khái niệm lao động:
Lao động là một thiết chế xã hội trong đó hoạt động con người được định hướng,
được tổ chức, sắp xếp nhằm tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu cá nhân, của nhóm
và của xã hội (Lê Ngọc Hùng, 1999). Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của
con người nhằm thay đổi các vật thể tự nhiên phù hợp với nhu cầu của con người. Thực
chất đây là sự vận động của sức lao động trong quá trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội
và tư liệu sản xuất cho sản xuất sản phẩm phục vụ nhu cầu con người. Có thể kết luận
rằng lao động là yếu tố quan trọng quyết định mọi hoạt động kinh tế.
- Khái niệm phân công lao động:
Auguste Comte (1838) khởi xướng một quan niệm xã hội học về phân công lao
động. Đó là sự chuyên môn nhiệm vụ lao động nhằm thực hiện chức năng ổn định và phát
triển xã hội, củng cố mối quan hệ gắn bó giữa các cá nhân và trật tự xã hội. Phân công lao
động không chỉ đơn thuần là chuyên môn hoá lao động mà thực chất là quá trình gắn liền
với sự phân hoá xã hội, phân tầng xã hội và bất bình đẳng xã hội.” Theo Émile Durkheim
(1893) cho rằng yếu tố đặc trưng trong xã hội của sự đoàn kết có tổ chức là sự phân công
lao động. Xã hội càng tổ chức phân công lao động càng cao thì mạng lưới các mối quan hệ
phụ thuộc ngày càng dày đặc và đồng thời năng lực chuyên môn hoá càng có khả năng trở
thành điểm xuất phát cho sự phát triển nhân cách của cá nhân. Sự phân công lao động
trong xã hội có thể xảy ra trên cơ sở khác nhau về đặc điểm tự nhiên của chủ thể lao động,
cũng như dựa vào các đặc điểm của sự phát triển nền kinh tế - xã hội.
- Khái niệm phân công lao động trong gia đình:
Phân công lao động trong gia đình là sự đảm nhiệm các công việc gia đình cả vợ
và chồng, cùng các thành viên khác trong gia đình nhằm thực hiện những chức năng như
chăm sóc sức khỏe, giáo dục vân để đảm bảo sự tồn tại và phát triển ổn định của gia đình.
Đồng thời, đây chính là yếu tố cấu thành nên vai trò giới trong gia đình và xã hội. Phân
công lao động theo giới không đơn thuần dựa vào sự khác biệt về các đặc điểm
23

sinh học giữa nam và nữ mà luôn gắn liền với thói quen, suy nghĩ và quan điểm về vị trí
và vai trò của người đàn ông và phụ nữ trong xã hội. Trong giới hạn đề tài nghiên cứu,
nhóm sẽ chỉ tập trung vào việc phân công lao động trong gia đình giữa vợ và chồng vì đây
là hai đối tượng chịu trách nhiệm lao động chính cũng như thể hiện rõ nét nhất vai trò giới
trong gia đình và xã hội.
Thông qua phương pháp phỏng vấn định tính, nhóm nghiên cứu đã thu thập được ý
kiến về một số hình thức phân công lao động trong gia đình như sau: “Mỗi gia đình tại
Việt Nam lại có sự phân công lao động khác nhau. Một số gia đình phân công cụ thể các
đầu công việc cho từng thành viên, số khác lại thực hiện luân phiên các đầu công việc
trong gia đình. Cũng có các gia đình vợ chồng linh động trong việc phân công thực hiện
các công việc.” Các hình thức phân công lao động trong gia đình trên đều hướng đến một
lợi ích chung là đảm bảo sự ổn định và phát triển của gia đình về cả vật chất lẫn tinh thần
như một ý kiến khác trong cuộc phỏng vấn chuyên sâu cho biết: “Việc phân công lao
động sẽ đem lại sự bình đẳng giữa vợ và chồng, giúp các công việc trong gia đình không
còn là gánh nặng vô hình đè nặng lên vai của một phái nữa mà được san sẻ cho cả hai.
Đồng thời, việc phân công còn giúp hạn chế những xung đột không đáng có trong gia
đình, giúp bầu không khí trong nhà luôn thoải mái và vui vẻ. Một gia đình thực hiện phân
công công bằng sẽ giúp hai vợ chồng, nhất là người phụ nữ có thêm thời gian để tập
trung vào công việc, thăng tiến trong sự nghiệp, góp phần vào sự phát triển của xã hội”.
2.1.2.2. Các lý thuyết liên quan đến phân công lao động theo giới
- Lý thuyết cấu trúc - chức năng
Nữ giới và nam giới trong lý thuyết cấu trúc - chức năng được nhìn nhận như
những vai trò tuy khác nhau nhưng vô cùng quan trọng đối với gia đình và xã hội. Phân
công lao động giữa nam và nữ trong học thuyết này có mối quan hệ chặt chẽ với yếu tố
sinh học và yếu tố xã hội. Theo Talcott Parsons (1955), một trong những học giả chịu
trách nhiệm chính phát triển những lý thuyết về gia đình những năm 1950, trong tác phẩm
“Family Socialization and the Interaction Process” đã cho rằng thiết chế của gia đình thay
đổi để phù hợp với nhu cầu của xã hội; những người mẹ có vai trò nuôi nấng, trông nom
nhà cửa trong khi những người cha hoàn thành vai trò của mình là làm việc ngoài gia
đình. Tại Việt Nam, mô hình gia đình xã hội truyền thống đã áp dụng một cách triệt để lý
thuyết này khi bố trí nam giới đảm nhận vai trò trụ cột kinh tế và có tiếng nói quyết định
mọi việc trong nhà trong khi phụ nữ chịu trách nhiệm thực hiện những việc liên quan đến
duy trì cuộc sống sinh hoạt bình thường của các thành viên gia đình. Vì ra đời vào thập
niên 50 của thế kỷ XX, mô hình gia đình của Parsons có phần truyền thống. Với sự phát
triển của nền xã hội sản xuất hiện đại, người phụ nữ đã được kéo khỏi cuộc sống chỉ bó
gọn trong căn bếp và đưa đến các công ty, xí nghiệp. Về bản chất,
24

lý thuyết của Parsons vẫn được đánh giá là thiết thực với hoàn cảnh xã hội hiện đại trong
phân công lao động gia đình khi thiết chế của gia đình hiện đại đã thực sự thay đổi để phù
hợp với nhu cầu xã hội, chỉ là mô hình có sự đổi khác. Như vậy, phân công lao động trong
gia đình giữa vợ và chồng trong lý thuyết cấu trúc - chức năng không phải là bất biến mà
gắn kết chặt chẽ với văn hoá và nhu cầu xã hội. Lý thuyết này tuy đã lý giải được cấu trúc
xã hội hiện hành nhưng lại bị hạn chế bởi việc chưa tìm ra bản chất của quan hệ giới và
vẫn ủng hộ duy trì trật tự phân công lao động như cũ.
- Quan điểm của xã hội học lao động về phân công lao động và phân công lao động
theo giới
Xã hội học lao động đã xác định được vấn đề trung tâm của lao động là các hình
thức tổ chức và phân công lao động, các mối quan hệ giữa người với người với tư cách
các nhóm xã hội, các tập đoàn xã hội có đặc trưng về nghề nghiệp, tuổi, giới tính và trình
độ học vấn (Lê Thị Kim Lan, 2006). Quan điểm xã hội học lao động ủng hộ việc phân
công lao động khi tìm ra những lợi ích mà việc làm này mang lại như gia tăng năng suất
và hiệu quả năng động, sản sinh ra hợp tác lao động, đoàn kết và hội nhập xã hội của
người lao động. Phân công lao động chịu sự chi phối bởi các đặc điểm sinh học, đặc biệt
là yếu tố giới tính luôn tạo ra sự khác nhau về lao động giữa nam giới và nữ giới. Bên
cạnh đó, nó còn đi liền với sự bất bình đẳng, phân hóa, phân tầng xã hội và các quan niệm
về vị thế, vai trò của nam và nữ trong xã hội.
- Chủ nghĩa Marx về phân công lao động theo giới
Marx và Engels trên quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử đã sớm phát hiện ra sự
phân công lao động theo giới trong các chế độ sở hữu cùng các hình thức hôn nhân gia
đình tại từng thời kỳ lịch sử của thế giới. Chế độ mẫu hệ cho phép quyền lực nằm trong
tay phụ nữ, tuy vậy vẫn có sự bình đẳng nhất định giữa nam và nữ. Ở thời kỳ này, phụ nữ
đảm nhiệm các công việc trong gia đình còn đàn ông phụ trách lao động ngoài phạm vi gia
đình. Chế độ phụ hệ ra đời cùng với sự xuất hiện của chế độ chiếm hữu tư nhân. Thời gian
này, sự tiến bộ của kỹ thuật đã thay đổi lao động ngoài phạm vi gia đình trong khi các
công việc trong gia đình lại không có sự đổi khác khiến cho địa vị và quyền lực vốn nằm
trong tay nữ giới đã chuyển lại hoàn toàn cho nam giới. Dưới chế độ tư bản, những áp bức
lên người phụ nữ càng trở nên chồng chất khi họ còn phải gánh vác thêm sự áp bức giai
cấp. Để giải phóng cho nữ giới, những chế độ chiếm hữu tư nhân và chế độ tư bản cần
phải bị xoá bỏ và xã hội hoá công việc nội trợ trong gia đình cần được nâng cao.
Từ những lý thuyết nêu trên, nhóm tác giả đã trình bày khái quát cơ sở lý luận về
phân công lao động trong gia đình. Trong quá trình nghiên cứu, dựa trên Lý thuyết hiện
đại hoá và biến đổi gia đình và Quan điểm của xã hội học lao động về phân công lao động
và phân công lao động theo giới, nhóm tác giả sẽ tìm hiểu và phân tích các nhân
25

tố ảnh hưởng đến hành vi phân công lao động trong gia đình tại Việt Nam cũng như đưa
ra giải pháp nhằm phổ biến hơn hành vi phân công lao động trong các gia đình. 2.2. Các
mô hình lý thuyết về hành vi
2.2.1. Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA) Martin Fishbein và
Icek Ajzen vào năm 1967 đã xây dựng và phát triển Thuyết hành động hợp lý (TRA). Chi
tiết mô hình TRA được mô tả như sau:

Hình 2.1 Thuyết hành động hợp lý (Martin Fishbein & Icek Ajzen 1967)
Từ mô hình có thể thấy, “Ý định thực hiện hành vi” là nhân tố cốt lõi quyết định
một người có thực hiện một hành vi nào đó hay không. Ý định đồng thời bị tác động bởi
hai nhân tố “Thái độ” và “Chuẩn chủ quan”.
“Thái độ” được đánh giá là một trong hai nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến “Ý định
thực hiện hành vi”. Nhân tố này được các nhà phân tích định rõ là cách cảm nhận về một
hành vi cụ thể của một cá nhân. Mối liên hệ mật thiết giữa thái độ và kết quả cũng được
thuyết TRA chỉ rõ. Giả sử nếu một cá nhân cho rằng một hành vi nào đó sẽ cho ra kết quả
mong muốn, cá nhân ấy sẽ có thái độ tích cực đối với hành vi đó và ngược lại, nếu cá
nhân ngay từ ban đầu cho rằng hành vi kia sẽ dẫn đến kết quả không mong muốn thì thái
độ của cá nhân sẽ trở nên tiêu cực. Hai yếu tố đo lường thái độ: “Niềm tin về hành vi” và
“Đánh giá kết quả thực hiện”. “Niềm tin về hành vi” là niềm tin đối với kết quả có thể xảy
ra khi một hành vi nhất định nào đó được thực hiện. “Đánh giá kết quả thực hiện” được
định nghĩa bởi sự đánh giá kết quả của việc thực hiện hành vi là tích cực hay tiêu cực.
Nhân tố quan trọng thứ hai tác động đến “Ý định thực hiện hành vi” được xác định
là “Chuẩn chủ quan”. “Chuẩn chủ quan” là sự tác động đến một cá nhân của các nhóm
người tham chiếu; hay theo định nghĩa của Ajzen: “Chuẩn chủ quan là sức ép từ xã hội
được cảm nhận để thực hiện hoặc không thực hiện hành vi”. Cũng như “Thái độ”,
26
“Chuẩn chủ quan” được đo lường bởi hai yếu tố: “Niềm tin theo quy chuẩn” và “Động cơ
tuân thủ”. Thuyết TRA cho rằng trong một xã hội, con người sẽ xác định được “Niềm tin
theo quy chuẩn”, chính là những hành động nào được cho phép và những hành động nào
không được cho phép; cũng có thể hiểu rằng, “Niềm tin theo quy chuẩn” là những suy
nghĩ của nhóm người tham chiếu về việc cá nhân nên hay không thực hiện một hành vi
nhất định. Lượng người tham chiếu càng ủng hộ nhiều, cá nhân càng có xu hướng và niềm
tin để thực hiện hành vi; ngược lại, lượng người tham chiếu càng phản đối nhiều, cá nhân
càng e ngại thực hiện hành vi đó. Bên cạnh “Niềm tin theo quy chuẩn”, “Động cơ tuân
thủ” lý giải cho việc cá nhân tuân thủ hay không tuân thủ các quy chuẩn xã hội. Điều này
có mối quan hệ phụ thuộc vào động cơ của cá nhân có trùng khớp với “Niềm tin theo quy
chuẩn” hay không; hoặc có thể hiểu rằng, nếu các quy chuẩn xã hội được cá nhân chấp
nhận và coi là đúng, cá nhân sẽ tuân thủ những quy chuẩn ấy, ngược lại, nếu các quy
chuẩn xã hội không được cá nhân công nhận và coi là sai, cá nhân sẽ không chấp hành
những quy chuẩn ấy.
2.2.2. Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behaviour - TPB)

Hình
2.2 Thuyết hành vi dự định (Icek Ajzen 1985)
Icek Ajzen vào năm 1985 đã đưa ra thuyết hành vi dự định với tiêu đề: “Từ ý định
đến hành vi: Thuyết hành vi dự định”. Mô hình TPB được phát triển từ mô hình TRA và
được xem như là phiên bản hoàn thiện hơn của TRA bằng cách bổ sung biến “Kiểm soát
hành vi cảm nhận” là nhân tố thứ ba quyết định trực tiếp “Ý định thực hiện hành vi”.
“Kiểm soát hành vi cảm nhận” giải thích việc thực hiện một hành vi nhất định là dễ dàng
hay khó khăn từ các nguồn lực và cơ hội sẵn có để thực hiện hành vi đó. Những hành vi
nằm trong phạm vi có thể kiểm soát thường chiếm đa số trong xu hướng thực hiện hành vi
của con người; ngược lại, xu hướng ấy không xuất hiện đối với những hành vi khó kiểm
soát và bị cản trở, ngay cả khi thái độ của cá nhân đối với hành vi là tích cực.
Về “Thái độ” và “Chuẩn chủ quan”, hai nhân tố này giữ nguyên vai trò như trong
mô hình TRA. Cùng với “Kiểm soát hành vi cảm nhận”, bộ ba nhân tố này ảnh hưởng trực
tiếp đến “Ý định thực hiện hành vi”; “Kiểm soát hành vi cảm nhận” và “Ý định thực hiện
hành vi” đóng vai trò then chốt quyết định hành vi thực tế.
27

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Thiết kế nghiên cứu
3.1.1. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
Theo quan điểm tiền đề lý thuyết kết hợp với các tài liệu và nghiên cứu thực
nghiệm trong quá khứ, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phân công lao động trong gia
đình. Dựa vào Thuyết hành vi dự định, sau khi tham khảo những nhân tố từ Tổng quan
nghiên cứu và quá trình Nghiên cứu định tính, nhóm tác giả tập trung nghiên cứu các nhân
tố ảnh hưởng đến ý định và hành vi phân công lao động trong gia đình tại miền Bắc Việt
Nam như sau:
- Nhân khẩu học
Nhân khẩu học là một trong những nhân tố cần thiết giúp nhóm tác giả kiểm soát
được khách thể nghiên cứu. Dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm trước đây của Sofer &
Salman (2010) về ảnh hưởng của trình độ học vấn và vị thế xã hội với việc phân công lao
động trong gia đình hay sức mạnh của thu nhập đối đóng vai trò lớn trong việc bàn luận
phân công công việc nhà của Kil & Neels (2014), Fahlén (2016) cho thấy ảnh hưởng giữa
nhân khẩu học và phân công lao động trong gia đình có quan hệ cùng chiều. Giới tính và
độ tuổi theo các chuyên gia nhận định cũng là những yếu tố nhân khẩu học nên đưa vào
giả thuyết “Ở Việt Nam, giới tính có ảnh hưởng tới việc thực hiện các công việc trong gia
đình bởi vậy nó sẽ ít nhiều ảnh hưởng tới hành vi phân công. Bên cạnh đó, khoảng cách
giữa các thế hệ và độ tuổi cũng là điều cần cân nhắc khi nghiên cứu về hành vi”. Bên cạnh
đó miền Bắc nơi đa dạng về thành phần nhân khẩu học, gồm 3 khu vực Kinh tế Xã hội.
Qua quá trình thảo luận nhóm cùng các chuyên gia, tác giả thống nhất cần đưa thêm yếu
tố khu vực sinh sống vào các giả thuyết về nhân khẩu học. Chính vì vậy, nhóm tác giả đã
đưa ra giả thuyết sau đây:
H1a: Có sự khác biệt về phân công lao động trong gia đình ở các giới tính khác
nhau
H1b: Có sự khác biệt về phân công lao động trong gia đình ở các độ tuổi khác
nhau
H1c: Có sự khác biệt về phân công lao động trong gia đình tại các khu vực sinh
sống khác nhau
H1d: Có sự khác biệt về phân công lao động trong gia đình ở các thu nhập khác
nhau
H1e: Có sự khác biệt về phân công lao động trong gia đình ở các trình độ học vấn
khác nhau
- Thái độ đối với việc phân công lao động trong gia đình
Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả định nghĩa Thái độ đối với hành vi phân
công lao động trong gia đình là Sự đánh giá: ủng hộ hoặc không ủng hộ của cá nhân
28

đối với hành vi phân công lao động trong gia đình. Dựa theo nghiên cứu Cunningham
(2008) và nghiên cứu của Banner (2008) cho thấy thái độ tích cực có ảnh hưởng thuận
chiều đến phân công lao động trong gia đình. Ngoài ra, thái độ về vai trò của đàn ông và
phụ nữ đối với các công việc trong gia đình là khác nhau và đang có xu hướng này càng
thay đổi nhưng vẫn chưa rõ ràng trong các nghiên cứu thực nghiệm trong quá khứ. Qua
đó, nhóm tác giả đưa ra giả thuyết 2:
H2: Thái độ đối với việc phân công lao động trong gia đình có tác động thuận
chiều (+) đến ý định thực hiện hành vi phân công lao động trong gia đình. - Gia đình
Yếu tố gia đình chịu trách nhiệm đối với quá trình xã hội hoá ban đầu của cá nhân,
ảnh hưởng đến việc hình thành phẩm chất, nhân cách của một người. Gia đình chính là cái
nôi văn hoá, là biểu hiện của nhân cách văn hoá cao đẹp nhất để con cái học tập và noi
theo. Trong phạm vi nghiên cứu này, nhóm tác giả sẽ đo lường sự ảnh hưởng của bố mẹ
ruột đến ý định thực hiện hành vi phân công lao động trong gia đình. Nhóm tác giả đã lấy
thông tin nghiên cứu định tính từ các nhà hoạch định chính sách, chuyên gia nghiên cứu,
cán bộ địa phương về mối quan hệ giữa gia đình và việc phân công lao động: “Hành vi,
thái độ, lối sống của bố mẹ sẽ có tác động trực tiếp tới việc phân công lao động trong gia
đình của người con", “Sự phân công công việc không được trả lương của bố mẹ như một
tấm gương mà gia đình người con sẽ nhìn vào làm theo" . Qua đó, có thể thấy gia đình có
tác động thuận chiều đến ý định thực hiện hành vi phân công lao động trong gia đình. Để
kiểm định sự tác động của gia đình đến việc phân công công việc không được trả lương,
nhóm tác giả đã có giả thuyết:
H3a: Gia đình tác động thuận chiều (+) đến Ý định thực hiện hành vi phân công
lao động trong gia đình.
- Bạn bè
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường đại học Portsmouth (Anh),
bạn bè có ảnh hưởng tới sự phát triển tính cách và cuộc sống của một người. Dựa trên kết
quả nghiên cứu phỏng vấn sâu với các chuyên gia nghiên cứu, nhân tố “Bạn bè” có tác
động thuận chiều đến ý định thực hiện hành vi phân công lao động trong gia đình: “Trong
cuộc sống hiện đại ngày nay, bạn bè ảnh hưởng lớn đến việc phân công công việc trong
gia đình, thậm chí nhiều hơn cả gia đình", “Việc phân công lao động trong gia đình có mối
quan hệ chặt chẽ với những lời khuyên đến từ bạn bè thân thiết". Qua đó, nhóm tác giả đặt
ra giả thuyết như sau:
H3b: Bạn bè tác động thuận chiều (+) đến Ý định thực hiện hành vi phân công lao
động trong gia đình.
- Môi trường xã hội
29

Môi trường xã hội được hiểu là một nhóm xã hội lớn có chung lãnh thổ không
gian, thường chịu cùng thẩm quyền chính trị và các kỳ vọng văn hoá chi phối. Theo
nghiên cứu của Cunningham (2008), môi trường xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi
phân công những công việc không được trả công trong gia đình. Các hộ gia đình trong
cùng một khu vực thường có cách phân công công việc trong gia đình như nhau. Không
những vậy, nghiên cứu của Teerawichitchainan & các cộng sự (2009) cũng cho thấy môi
trường xã hội có ảnh hưởng tích cực đến ý định thực hiện hành vi phân công lao động
trong gia đình. Để làm rõ sự ảnh hưởng của môi trường xã hội, nhóm tác giả đặt ra giả
thuyết:
H3c: Môi trường xã hội có tác động thuận chiều (+) đến Ý định thực hiện hành vi
phân công lao động trong gia đình.
- Quan điểm giới
Theo Lavee và Katz (2002) có mối liên hệ chặt chẽ giữa các quan điểm giới và
phân công lao động hộ gia đình. Hầu hết các quan điểm giới trên thế giới đều thuộc một
trong hai trường phái: truyền thống hay tiến bộ. Theo nghiên cứu của Banner (2008) nhân
tố quan điểm giới có vai trò quan trọng trong văn hoá châu Âu, sự bình đẳng giới xã hội
khiến việc tham gia chia sẻ công gia đình của vợ và chồng trở nên công bằng hơn. Các
nghiên cứu của Geist & Cohen (2011), Fahlén (2016), Sofer & Salman (2010) và Trần
Quý Long (2007) đều chung nhận định những quy chuẩn truyền thống về giới tính càng
trở nên bình đẳng đồng nghĩa với việc phân công những công việc trong gia đình cũng trở
nên công bằng hơn. Tuy nhiên, với định kiến và truyền thống từ quá khứ nên chủ yếu phụ
nữ vẫn sẽ là thành phần chính đảm nhiệm các công việc gia đình. Qua các nghiên cứu
trên, giả thuyết được đặt ra như sau:
H3d: Quan điểm giới có tác động thuận chiều (+) đến Ý định thực hiện hành vi
phân công lao động trong gia đình.
- Kiểm soát hành vi cảm nhận
Tương tự với mô hình giá trị kỳ vọng của thái độ tới hành vi, Kiểm soát hành vi
cảm nhận được hiểu rằng một người có khả năng thực hiện một công việc hay không được
quyết định bởi tổng số niềm tin được kiểm soát và truy cập. Dựa trên các nghiên cứu của
Vũ Tuấn Huy & Carr (2000); Kil & Neels (2014); Lam & các cộng sự (2012); Fahlén
(2016); Nguyễn Thị Hiển (2016) kết hợp với phỏng vấn sâu các chuyên gia đã chỉ ra rằng
thời gian cá nhân, nhận thức cá nhân và khả năng thực hiện công việc là các yếu tố lớn
thuộc nhóm kiểm soát hành vi cảm nhận gây ảnh hưởng đến việc phân công lao động
trong gia đình.
H4a: Kiểm soát hành vi cảm nhận tác động thuận chiều (+) tới ý định thực hiện
hành vi phân công lao động trong gia đình
30

H4b: Kiểm soát hành vi cảm nhận tác động thuận chiều (+) tới hành vi phân công
lao động trong gia đình
- Ý định thực hiện hành vi phân công lao động trong gia đình
Thuyết hành vi dự định Icek Ajzen (1985) đã chỉ ra rằng một hành vi được cá nhân
thực hiện hay không là do Ý định thực hiện hành vi và Kiểm soát hành vi cảm nhận kết
hợp tác động trực tiếp. Kế thừa học thuyết này, Sheppard (1998) cũng chỉ ra rằng giữa ý
định và hành vi thực tế tồn tại một mối liên hệ mật thiết. Dựa vào những cơ sở nêu trên,
nhóm đi đến kết luận rằng trong phạm vi nghiên cứu đề tài, Ý định thực hiện hành vi phân
công lao động trong gia đình là khả năng cá nhân sẵn sàng thực hiện hành vi phân công
lao động trong gia đình và đưa ra giả thuyết sau đây:
H5: Ý định thực hiện hành vi phân công lao động trong gia đình có tác động thuận
chiều (+) đến hành vi phân công lao động trong gia đình.
3.1.2. Xây dựng mô hình nghiên cứu
Sau khi tham khảo hai mô hình lý thuyết về hành vi ở Chương 2 và các nhân tố
ảnh hưởng đến phân công lao động trong gia đình tại phần Tổng quan nghiên cứu cũng
như thông qua phỏng vấn sâu, nhóm tác giả thảo luận và quyết định xây dựng mô hình
nghiên cứu dựa trên Thuyết hành vi dự định Theory of Planned Behaviour - TPB (Icek
Ajzen 1985) như sau:

Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất


31

3.2. Nghiên cứu định tính


3.2.1. Mục tiêu nghiên cứu định tính
Nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu định tính nhằm tìm ra những nhân tố ảnh
hưởng đến phân công lao động trong gia đình tại miền Bắc. Dựa trên những cơ sở đó,
nhóm tiếp tục nghiên cứu định lượng để kiểm tra và đưa ra các kết luận chính xác nhất về
vấn đề này.
3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
Mẫu nghiên cứu định tính được chọn theo phương pháp phi ngẫu nhiên tiện lợi.
Trong quá trình phỏng vấn, dữ liệu được ghi lại trên máy tính đồng thời được ghi âm. Dựa
trên tính chất của đề tài và giới hạn về nguồn lực, thời gian, nhóm tác giả sử dụng các
phương pháp nhỏ sau trong phương pháp nghiên cứu định tính 3.2.2.1. Phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu được tiến hành để khảo sát, khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến
phân công lao động trong gia đình tại khu vực miền Bắc Việt Nam. Đồng thời phương
pháp này cũng giúp nhóm tác giả hiệu chỉnh bảng hỏi theo đánh giá cá nhân của từng
chuyên gia trong ngành.
- Nhóm tác giả tiến hành phỏng vấn sâu các nhà hoạch định chính sách, chuyên gia
nghiên cứu, các bộ chính quyền địa phương - những người trực tiếp quản lý nhân
khẩu các hộ gia đình trong khu vực. Họ là những người am hiểu về đời sống xã hội
nên sẽ có những đánh giá hợp lý về độ phù hợp của các biến. Cụ thể, 1 chuyên gia
về lĩnh vực hôn nhân và gia đình, 2 chuyên gia về lĩnh vực lao động và xã hội, 1
chuyên gia kinh tế, 1 chuyên gia về truyền thông. Lần phỏng vấn này nhằm mục
đích kiểm định các nhân tố, hoàn thiện mô hình và tạo bảng hỏi sơ bộ. Số lượng
phỏng vấn sâu: 04 người
- Sau khi có kết quả mô hình và bảng hỏi sơ bộ, nhóm tác giả tiếp tục tiến hành phỏng
vấn sâu các thành viên trong hộ gia đình tại miền Bắc Việt Nam theo phương pháp
phi ngẫu nhiên tiện lợi. Đây là những người đã kết hôn, đang sinh sống tại các
tỉnh/thành phố Hà Nội, Thái Bình, Bắc Giang, Phú Thọ, Hà Giang, Lào Cai nhằm
kiểm định kết quả, từ đó hoàn thiện bảng hỏi cũng như đưa ra hàm ý các chính
sách với vấn đề về phân công lao động trong gia đình tại khu vực miền Bắc Việt
Nam.
Số lượng phỏng vấn sâu: 07 người
3.2.2.2. Thảo luận nhóm
Phỏng vấn nhóm được tiến hành với một nhóm từ 4 người gồm các chuyên gia ở
các lĩnh vực kể trên trong khoảng thời gian 90 – 120 phút, nhằm mục tiêu hiệu chỉnh bảng
hỏi cho phù hợp với người được khảo sát; đồng thời xây dựng thang đo sao cho hoàn
chỉnh nhất, trong đó chúng tôi có điều chỉnh, bổ sung hoặc loại bớt các biến quan
32

sát dùng để đo lường các nhân tố chính ảnh hưởng đến việc phân công lao động trong gia
đình tại khu vực miền Bắc Việt Nam.
3.2.3. Bảng hỏi định tính
Bảng hỏi định tính được xây dựng dựa trên câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên
cứu của đề tài.
Mẫu phỏng vấn định tính được đính kèm trong phụ lục 2.
3.2.4. Kết quả
Tháng 11/2019, nhóm tác giả đã tiến hành kết hợp phỏng vấn sâu từng người và
thảo luận tập trung với nhóm gồm 4 chuyên gia. Các chuyên gia thảo luận cùng nhóm tác
giả về vấn đề xây dựng thang đo sao cho hoàn chỉnh nhất, trong đó chúng tôi có điều
chỉnh, bổ sung hoặc loại bớt các biến quan sát dùng để đo lường các nhân tố chính.
Sau khi thảo luận, nhóm đã nhận được rất nhiều ý kiến, góp ý xoay quanh vấn đề
cần nghiên cứu. Nhóm tác giả tổng hợp lại và đưa ra kết quả điều chỉnh như sau: - Nhóm
tác giả đề xuất bổ sung biến quan sát “Những người nổi tiếng ảnh hưởng đến tôi khiến tôi
thấy việc phân công lao động trong gia đình là cần thiết” vào nhân tố Chuẩn mực chủ
quan (Môi trường xã hội). Nhóm tác giả cho rằng cả nhân loại đang bước vào thời kì
Internet và mạng xã hội trở thành một phần cuộc sống bởi vậy các KOLs, Influencer đang
ngày càng có tiếng nói. Lối sống, cách phân công trong mỗi gia đình người nổi tiếng đều
ảnh hưởng đến đời sống của một số bộ phận, nhất là những cặp vợ chồng trẻ. Do đó,
nhóm tác giả muốn thêm biến quan sát này trở thành thành phần của nhân tố Chuẩn mực
chủ quan (Môi trường xã hội) để tăng độ chính xác khi đo lường nhân tố. Các thành viên
tham gia thảo luận đều đồng tình với đề xuất trên.
- Nhóm tác giả đề xuất thêm hai biến quan sát “Sức khoẻ là yếu tố khiến tôi cân nhắc
trong việc phân công các công việc của gia đình tôi” và “Trách nhiệm đối với gia
đình là yếu tố khiến tôi cân nhắc trong việc phân công các công việc của gia đình
tôi” trở thành các thành phần của nhân tố Kiểm soát hành vi cảm nhận. Nhóm tác
giả cho rằng mỗi thành viên trong gia đình luôn cần có trách nhiệm đối với gia
đình, đặc biệt người vợ và người chồng sẽ là người nắm giữ trách nhiệm cao nhất.
Bên cạnh đó, sức khoẻ sẽ là yếu tố cần thiết trong việc xem xét thực hiện phân
công lao động trong gia đình cũng như phân chia khối lượng các công việc của mỗi
người trong gia đình. Các thành viên tham gia thảo luận đều đồng tình với đề xuất
trên.
33

3.3. Nghiên cứu định lượng


3.3.1. Mục tiêu nghiên cứu định lượng
Thu thập các dữ liệu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân công lao
động trong gia đình. Phân tích các dữ liệu để thấy được thực trạng phân công lao động
trong gia đình tại khu vực miền Bắc Việt Nam hiện nay. Từ đó, đưa ra những giải pháp
phù hợp nhất.
3.3.2. Quy trình xây dựng và xử lý bảng hỏi, thang đo
3.3.2.1. Quy trình xây dựng và xử lý bảng hỏi
Nhóm nghiên cứu xây dựng và xử lý bảng hỏi theo trình tự như sau: - (1) Định rõ
khái niệm và phương pháp đo lường các biến dựa trên các nghiên cứu có liên quan.
- (2) Xây dựng bảng hỏi từ mô hình lý thuyết, câu hỏi phỏng vấn sâu và bằng cách áp
dụng có chỉnh sửa thang đo từ những nghiên cứu có liên quan.
- (3) Đánh giá và điều chỉnh để hoàn thiện bảng hỏi chính thức. - (4) Phát bảng hỏi trực
tiếp và trực tuyến với dân cư sinh sống trên địa bàn Bắc bộ và thu được 295 phiếu khảo
sát hợp lệ.
- (5) Xử lý và phân tích số liệu trên phần mềm SPSS 20.0
3.3.2.2. Thang đo
Đối với các biến số Thái độ đối với việc phân công lao động trong gia đình, Chuẩn
mực chủ quan và Kiểm soát hành vi cảm nhận, nhóm nghiên cứu quyết định sử dụng
thang đo 5 điểm Likert; câu trả lời thu được ở mỗi câu hỏi bằng cách lựa chọn mức độ phù
hợp từ 1 đến 5 điểm. Cụ thể, với thang đo về Hành vi phân công lao động trong gia đình:
(1) Không bao giờ; (2) Hiếm khi; (3) Thỉnh thoảng; (4) Thường xuyên; (5) Rất thường
xuyên
Với thang đo về Thái độ đối với việc phân công lao động trong gia đình, Chuẩn
mực chủ quan và Kiểm soát hành vi cảm nhận: (1) Hoàn toàn không đồng ý; (2) Không
đồng ý; (3) Không có ý kiến; (4) Đồng ý; (5) Rất đồng ý.
Đối với thang đo về Nhân khẩu học và Ý định phân công lao động trong gia đình,
người tham gia trả lời bằng cách chọn đáp án phù hợp.
34

Bảng 3.1 Tóm tắt các biến


Nhân tố Kí hiệu Biến quan Nội dung Cơ sở
sát đề xuất
Thái độ TD TD1 Tôi ủng hộ việc phân Cunningham
đối với công lao động trong (2008); Banner
việc gia đình. (2008);
phân Nguyễn Thị
công lao TD2 Tôi cho rằng việc phân Hiển (2016)
động công lao động trong
trong gia đình là cần thiết.
gia
đình TD3 Tôi có thái độ tích cực
khi nói đến việc phân
công lao động trong gia
đình.

Chuẩn GD CQGD1 Cách phân công công Nhóm nghiên


mực việc trong truyền thống cứu tự đề xuất
chủ của gia đình bố mẹ tôi là thông qua
quan chuẩn mực để gia đình phỏng vấn sâu
(Gia vợ chồng tôi tham khảo.
đình)

CQGD2 Tôi hay xem xét kỹ


lưỡng ý kiến của gia
đình bố mẹ tôi trước khi
đưa ra một quyết định
trong gia đình.

CQGD3 Thông tin cung cấp từ


gia đình bố mẹ giúp tôi
dễ dàng phân công các
công việc trong gia đình
vợ chồng tôi.

35
Chuẩn BB CQBB1 Cách phân công công Nhóm nghiên
mực việc trong gia đình bạn cứu tự đề xuất
chủ bè tôi là chuẩn mực để thông qua
quan gia đình tôi tham khảo. phỏng vấn sâu
(Bạn
bè) CQBB2 Tôi hay xem xét kỹ
lưỡng ý kiến của bạn bè,
đồng nghiệp trước khi
đưa ra một quyết định
trong gia đình.

CQBB3 Thông tin cung cấp từ


bạn bè, đồng nghiệp giúp
tôi dễ dàng phân công
các công việc trong gia
đình.

Chuẩn XH CQMTXH1 Nơi tôi sinh sống mọi gia Cunningham


mực đình đều có chung một (2008);
chủ cách phân công công Teerawichitchaina
quan việc trong gia đình như n & các cộng sự
(Môi nhau. (2009); Hồ
trường Ngọc Châm
CQMTXH2 Tôi phân công các công
xã hội) (2015)
việc trong gia đình cho
cả vợ và chồng vì việc
này đang là chủ đề nóng
trong xã hội hiện nay.

CQMTXH3 Các phương tiện truyền


thông và Internet có
khiến tôi thấy việc phân
công lao động trong gia
đình là cần thiết.

36
CQMTXH4 Những người nổi tiếng
ảnh hưởng đến tôi khiến
tôi thấy việc phân công
lao động trong gia đình
là cần thiết.
Chuẩn DG CQQDG1 Tôi không có sự áp đặt về Banner (2008);
mực giới tính lên mỗi công Sofer & Salman
chủ việc trong gia đình khi (2010); Trần
quan phân công (VD: chỉ phụ Quý Long
(Quan nữ phụ trách việc nội trợ, (2007);
điểm chỉ đàn ông phụ trách Teerawichitchaina
giới) việc sửa chữa đồ dùng...) n & cộng sự
(2009); Geist &
N.Cohen
CQQDG2 Tôi cho rằng cả đàn (2011);Fahlén
ông và phụ nữ đều cần (2016);Kil &
được chia sẻ các công Neels (2014);Vũ
việc trong gia đình với Tuấn Huy & Carr
nhau.
(2000);Hồ
Ngọc Châm
(2015)
CQQDG3 Tôi cho rằng cả đàn ông
và phụ nữ đều bình
đẳng trong việc thực
hiện các công việc
trong gia đình.

Kiểm KSHV KSHV1 Sức khoẻ là yếu tố Vũ Tuấn Huy &


soát khiến tôi cân nhắc S.Carr (2000); Kil
hành vi trong việc phân công & Neels (2014);
cảm nhận các công việc của gia Lam & các cộng
đình tôi. sự (2012); Fahlén
(2016); Nguyễn
KSHV2 Năng lực cá nhân là
Thị Hiển (2016)
yếu tố khiến tôi cân
và nhóm nghiên
nhắc
cứu đề xuất thêm
trong việc phân công các
thông
công việc của gia đình
tôi.

37
KSHV3 Quỹ thời gian của mỗi qua thảo luận
cá nhân là yếu tố khiến nhóm với
tôi cân nhắc trong việc chuyên gia
phân công các công
việc của gia đình tôi.

KSHV4 Trách nhiệm đối với gia


đình là yếu tố khiến tôi
cân nhắc trong việc
phân công các công
việc của gia đình tôi.

Hành vi HV HV1 Vợ chồng tôi phân công Nhóm nghiên


phân các đầu công việc cụ cứu tự đề xuất
công thể trong gia đình cho thông qua mô
lao động từng người. hình TPB
trong
gia HV2 Vợ chồng tôi phân
đình công thực hiện luân
phiên các đầu công
việc trong gia đình.

HV3 Tôi thực hiện các


công việc trong gia
đình khi được phân
công.

HV4 Gia đình tôi phân công


các công việc trong gia
đình một cách bình
đẳng.

HV5 Vợ chồng tôi linh động


trong việc phân công
thực hiện các công việc
trong gia đình.

Ý định YD YD Tôi chưa có ý định Nhóm nghiên


phân phân công lao động cứu tự đề xuất
công lao trong gia đình cho cả thông qua mô
vợ và chồng. hình TPB

38
động Tôi đã có ý định phân
trong công lao động trong gia
gia đình đình cho cả vợ và
chồng.

Nhân NK SEX Giới tính Nhóm nghiên


khẩu học cứu tự đề xuất
thông qua
phỏng vấn sâu

AGE Độ tuổi Nhóm nghiên


cứu tự đề xuất
thông qua thảo
luận
nhóm

LA Khu vực sinh sống Nhóm nghiên


cứu tự đề xuất
thông qua thảo
luận
nhóm

IC Thu nhập Lam & các cộng


sự (2012); Fahlén
(2016); Nguyễn
Thị Ngân Hoa
(2013); Hồ Ngọc
Châm (2015)

EL Trình độ học vấn Fahlén (2016);


Sofer & Salman
(2010); Nguyễn
Thị Ngân Hoa
(2013)

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp


39
3.3.3. Phương pháp khảo sát
3.3.3.1. Mẫu nghiên cứu
- Tổng thể nghiên cứu: Tổng thể nghiên cứu là những người đã kết hôn đang sinh sống
và làm việc trong phạm vi miền Bắc.
- Kích thước mẫu: Quy định về số mẫu theo Bollen (1989) là tỷ lệ mẫu trên biến quan
sát phải đảm bảo tối thiểu là 5:1 (Châu Ngô Anh Nhân, 2011). Như vậy áp dụng quy
định của Bollen, nghiên cứu có 33 biến thì số mẫu tối thiểu phải là 165. - Thời gian thực
hiện lấy mẫu: Từ 02/12/2019 - 15/12/2019
- Chọn lựa phương pháp lập mẫu: Do giới hạn về thời gian và nguồn lực, nhóm tác giả
lựa chọn phương pháp lấy mẫu phi xác suất thuận tiện.
- Cách lấy mẫu: Nhóm nghiên cứu thực hiện lấy mẫu theo phương pháp phát bảng hỏi
trực tuyến thông qua email cho các gia đình thuộc khu vực miền Bắc và phát bảng
câu hỏi trực tiếp tại một số gia đình đang sinh sống tại các tỉnh/thành phố Hà Nội,
Thái Bình thuộc Đồng bằng Sông Hồng; Bắc Giang, Phú Thọ thuộc Đông Bắc Bộ;
Hà Giang, Lào Cai thuộc Tây Bắc Bộ.
- Lý do chọn mẫu: Sau khi khảo sát và nghiên cứu, nhóm tác giả đã tiến hành chọn mẫu
bởi những lý do cơ bản như sau:
Thứ nhất, thời gian và ngân sách của nhóm tác giả bị hạn chế. Việc chọn một mẫu
có kích thước nhỏ hơn so với thị trường để nghiên cứu sẽ không làm ảnh hưởng quá lớn
đến cái nhìn tổng quát của nhóm về vấn đề nghiên cứu với mức độ tin cậy chấp nhận được
cho việc ra quyết định, đưa ra những giải pháp phù hợp mà còn giảm đáng kể chi phí
nghiên cứu.
Thứ hai, mẫu được chọn vẫn đảm bảo được tính chính xác và tính thực tế của các
dữ liệu được thu thập. Mỗi khu vực kinh tế xã hội, nhóm tác giả chọn 2 tỉnh/thành phố đại
diện để khảo sát trực tiếp. Sau khi xem xét, nhóm tác giả nhận thấy rằng mặc dù các phần
tử của tổng thể có sự khác biệt nhưng vẫn tương đối đồng nhất. Chính vì vậy, việc nghiên
cứu toàn bộ tổng thể dựa trên một mẫu đủ lớn vẫn đảm bảo được tính đại diện của các dữ
liệu.
- Thông tin về mẫu: Trong số 320 bảng hỏi được điền, có 295 bảng hợp lệ, chiếm tỷ lệ
92,2%. Lý do loại mẫu sẽ được trình bày tại mục 3.3.3.3
3.3.3.2. Thiết kế bảng hỏi
Bảng câu hỏi được thiết kế làm 04 phần:
- Phần 1: Bao gồm phần giới thiệu mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu. Thông tin đối
tượng khảo sát (tình trạng hôn nhân, giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, khu vực
sinh sống, thu nhập)
Các nội dung được thu thập trong phần này nhằm mục đích sử dụng để đưa ra một
số mô tả tổng quát về đối tượng điều tra và góp phần giải thích kết quả phân tích số liệu.
- Phần 2: Các câu hỏi về thực trạng phân công lao động trong gia đình hiện nay nhằm
khảo sát về tình hình hiện tại trong các gia đình ai là người đảm nhiệm các đầu
công việc chính: Vợ, chồng hoặc cả hai.
40

- Phần 3: Các câu hỏi về ý định (có hoặc chưa có ý định) phân công lao động trong gia
đình và hành vi phân công lao động trong gia đình theo thang đo Likert từ 1 đến 5
(mức 1 tương ứng với “không bao giờ” và mức 5 tương ứng với “rất thường
xuyên”)
- Phần 4: Các câu hỏi về nhân tố ảnh hưởng đến hành vi phân công lao động trong gia
đình. Bảng câu hỏi theo thang đo Likert từ 1 đến 5 (mức 1 tương ứng với “rất không
đồng ý” và mức 5 tương ứng với “rất đồng ý”) với 20 biến quan sát. Bảng câu hỏi được
thiết kế theo tình hình thực tế và thành phần sơ bộ thang đo.
Bảng câu hỏi gồm 04 phần là một bảng câu hỏi hoàn chỉnh, được phát đến đối tượng
những người đã kết hôn trên địa bàn miền Bắc để đánh giá kết quả. Bảng câu hỏi được
trình bày tại Phụ lục 1.
3.3.3.3. Cách thức thu thập và xử lý dữ liệu
- Cách thức thu thập dữ liệu thứ cấp:
Dữ liệu thứ cấp được nhóm tác giả thu thập dựa trên các bài báo trong và ngoài
nước, tài liệu có sẵn, công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, các website đáng tin cậy
phục vụ cho việc tìm kiếm và chọn lọc thông tin, cụ thể là Tổng cục Thống kê, Ban chỉ
đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung Ương, tạp chí Xã hội học, Viện Nghiên cứu Phát
triển Xã hội, Uỷ ban Quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, UNICEF.
Thời gian thu thập dữ liệu: Từ tháng 4/2019 - tháng 12/2020
- Cách thức thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp
Cách thức thu thập: Nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập từ phương pháp phát bảng
hỏi trực tuyến thông qua email và phát bảng hỏi trực tiếp tại các hộ gia đình thuộc 6
tỉnh/thành phố Hà Nội, Thái Bình, Bắc Giang, Phú Thọ, Hà Giang, Lào Cai.
Đối với phiếu khảo sát qua email, tác giả nhận được 210 phản hồi trong vòng 02
tuần.
Đối với phiếu khảo sát trực tiếp, tác giả phát trực tiếp 110 phiếu điều tra đến một
số gia đình đang sinh sống tại các tỉnh/thành phố Hà Nội, Thái Bình, Bắc Giang, Phú Thọ,
Hà Giang, Lào Cai và thu lại kết quả ngay tại chỗ.
Cách thức xử lý dữ liệu: Nhóm tác giả đã phát ra 320 bảng câu hỏi và thu về 320
phiếu trả lời. Sau khi tiến hành làm sạch, còn lại 295 phiếu hợp lệ. Trong quá trình khảo
sát, có 25 phiếu không hợp lệ bởi chọn nhiều đáp án hơn so với quy định, trả lời không đủ
số câu, trả lời tất cả các đáp án giống nhau. Toàn bộ mẫu hợp lệ sẽ được xử lý dữ liệu
bằng phần mềm SPSS 20.0 để tiến hành các bước phân tích tương quan, phân tích độ tin
cậy, phân tích nhân tố, phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết.
3.3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu
- Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp: Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp phân
tích, tổng hợp, so sánh dữ liệu.
- Phương pháp phân tích dữ liệu sơ cấp: Sau khi thu thập được bảng câu hỏi trả lời,
nhóm nghiên cứu tiến hành chọn lọc bảng câu hỏi, làm sạch dữ liệu, mã hóa những
thông tin cần thiết trong bảng câu hỏi, nhập liệu và phân tích dữ liệu bằng phần
mềm SPSS phiên bản 20.0 theo các bước như sau:
41

Thứ nhất: Thống kê đặc điểm của mẫu nghiên cứu


Kết quả thống kê đặc điểm nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu bao gồm: Cơ cấu
giới tính, cơ cấu tuổi, cơ cấu thu nhập, cơ cấu khu vực sinh sống và cơ cấu trình độ học
vấn.
Thứ hai: Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Một đo lường được gọi là có độ tin cậy nếu nó đo lường đúng được cái cần đo
lường hay đo lường đó vắng mặt cả hai loại sai số, hệ thống và ngẫu nhiên (Campbell và
Fiske, 1959). Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s Alpha ≥
0.6 và hệ số tương quan biến tổng (item – total correlation) > 0.3.
Thứ ba: Kiểm định giá trị của thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám
phá- EFA.
Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)
thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau, nghĩa là không có biến phụ thuộc và
biến độc lập mà nó dựa vào mối tương quan giữa các biến với nhau. Phương pháp phân
tích nhân tố khám phá được đánh giá qua các tiêu chí: hệ số KMO, kiểm định Bartlett, hệ
số tải nhân tố và phương sai trích, qua đó tổng hợp các nhóm nhân tố chính.
Thứ tư: Phân tích tương quan
Sau khi đánh giá, các thang đo đạt yêu cầu sẽ tiếp tục được đưa vào phân tích
tương quan Pearson (do được đo bằng thang đo khoảng), đồng thời phân tích hồi quy để
kiểm định các giả thuyết. “Phân tích tương quan Pearson được thực hiện giữa biến phụ
thuộc và các biến độc lập nhằm khẳng định có mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc
và các biến độc lập, khi đó việc sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính là phù hợp. Giá trị
tuyệt đối của Pearson càng gần đến 1 thì hai biến này có mối tương quan tuyến tính càng
chặt chẽ. Đồng thời cũng cần phân tích tương quan giữa các biến độc lập với nhau nhằm
phát hiện những mối tương quan chặt chẽ giữa các biến độc lập. Vì những tương quan như
vậy có thể ảnh hưởng lớn đến kết quả của phân tích hồi quy như gây ra hiện tượng đa
cộng tuyến” (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).
Thứ năm: Phân tích hồi quy và kiểm định các giả thuyết
Sau khi xác định mối liên hệ giữa các biến trong mô hình, nhóm nghiên cứu thực
hiện mô hình hóa mối quan hệ bằng phương pháp Hồi quy Logistic (đối với biến phụ
thuộc là “Ý định phân công lao động trong gia đình”) và hồi quy tuyến tính (đối với biến
phụ thuộc là “Hành vi phân công lao động trong gia đình”). Từ kết quả hồi quy nhóm
nghiên cứu thực hiện kiểm định các giả thuyết đưa ra lúc đầu.
Thứ sáu: Kiểm định Independent Samples T-Test và One-way ANOVA Nhóm thực
hiện kiểm định Independent Samples T-Test đối với nhân tố “Giới tính” để quan sát sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai giới tính đối với hành vi phân công lao động trong
gia đình. Tiếp đó, nhóm thực hiện kiểm định One-way ANOVA đối với các biến “Thu
nhập”, “Trình độ học vấn”, “Khu vực sinh sống”, “Độ tuổi” để quan sát sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê giữa các nhóm đối tượng đối với hành vi phân công lao động trong gia
đình. Từ kết quả đó, nhóm nghiên cứu thực hiện kiểm định các giả thuyết đưa ra lúc đầu.
42

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU QUA PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 4.1. Thực
trạng phân công lao động tại khu vực miền Bắc Việt Nam hiện nay Trong những năm
gần đây, những công việc không được trả công trong gia đình được đảm nhiệm chính bởi
phụ nữ vẫn được coi là một hiện tượng chung tại miền Bắc nói riêng và Việt Nam nói
chung. Không chỉ vậy, phần lớn nữ giới vẫn tham gia lực lượng lao động và gắn liền với
nhiều chức năng: người vợ, người mẹ, người đem lại nguồn thu nhập cho gia đình
(Nguyễn Thị Nga & Phạm Anh Hùng, 2015). Sở dĩ còn tồn đọng vấn đề này là do các gia
đình ở miền Bắc vẫn chưa có ý định phân công lao động trong gia đình. Những yếu tố tác
động đến thực trạng nêu trên là ảnh hưởng từ gia đình, bạn bè tới chuẩn mực chủ quan của
các thành viên trong gia đình.
Hiện nay, quá trình hiện đại hoá đã phần nào giảm bớt các gánh nặng việc nhà của
phái đẹp, cung cấp nhiều cơ hội việc làm, tạo điều kiện xây dựng sự nghiệp riêng và đóng
góp nhiều hơn trong các công việc đối ngoại của gia đình. Từ đó, đóng góp của họ trong
thu nhập gia đình tăng lên, dẫn tới sự tham gia nhiều hơn của người chồng và góp phần
thu nhỏ sự khác biệt về giới tính trong các công việc gia đình. Đồng thời, tư tưởng về bình
đẳng giới cũng đã có phần cởi mở hơn nên phụ nữ không phải gánh vác hết trọng trách
trong gia đình như những người vợ cách đây 20 năm. Các loại hình của công việc gia đình
thường bao gồm nội trợ, chăm sóc các thành viên trong gia đình và giáo dục con cái, và
quyết định việc quan trọng trong gia đình cũng như thay mặt gia đình tham gia các hoạt
động cộng đồng và dòng họ.
4.1.1. Phân công lao động giữa vợ và chồng trong công việc nội trợ Theo tính toán của
các chuyên gia, nội trợ bao gồm khoảng 216 dạng hoạt động khác nhau từ việc nhỏ nhất
như đính khuy áo cho đến việc tái sản xuất thiết yếu như nấu nướng. Những người mẹ,
người vợ chịu trách nhiệm cho hầu hết các công việc tái sản xuất như nấu nướng, quản lý
tiền bạc, chăm sóc trẻ em, người già trong gia đình đến thờ cúng, thay mặt gia đình tham
dự các hoạt động địa phương. Về phần người chồng, chủ yếu họ đảm nhận công việc sửa
chữa đồ gia dụng hay đại diện gia đình liên lạc với chính quyền địa phương khi cần thiết.
Bảng 4.1 Sự tham gia của vợ chồng trong các công việc nội trợ tiêu biểu
Công việc Vợ Chồng Cả hai

Đi chợ 91.2 2.9 5.9

Nấu ăn 87.1 3.8 9.1

43
Giặt giũ 86.6 3.0 9.8

Dọn dẹp nhà cửa 78.8 4.1 17.1

(Đơn vị: %)
Nguồn: Kết quả thu được từ bảng hỏi nhóm tác giả thực hiện
Trong số các công việc nội trợ tiêu biểu, đi chợ là công việc có sự chênh lệch rõ rệt
nhất giữa người vợ và người chồng; có đến 91.2% phụ nữ chịu trách nhiệm chính trong
việc mua sắm thực phẩm cho gia đình trong khi chỉ 2.9% nam giới tham gia hoạt động
này, 5.9% mức độ chia sẻ công việc đi chợ cũng thấp nhất so với những hoạt động nội trợ
còn lại. Một số ý kiến cho rằng:
PVS: Nam - 30 tuổi - Công chức - Đại học
"Đối với việc nấu ăn, giặt đồ hay dọn nhà, thỉnh thoảng tôi có giúp vợ nhưng việc đi chợ
thì hầu như tôi chưa từng làm đến. Phụ nữ đi chợ quen còn biết hàng nào ngon với mặc
cả. Vợ tôi luôn chủ động đi chợ mỗi ngày, tôi có đi cùng cũng chỉ xách đồ thôi." PVS:
Nam - 41 tuổi - Kinh doanh tự do - THPT
"Từ nhỏ tôi đã không hay đi chợ hay làm việc nhà, những việc đó đều do phụ nữ trong
nhà đảm nhận. Đàn ông chỉ sửa đồ hỏng hay phụ trách bê vác đồ vật nặng thôi. Bây giờ
Nguồn: Kết quả thu được từ phỏng vấn sâu
vợ có yêu cầu thì tôi cũng phụ giúp nhưng vợ là chính, bảo gì tôi làm nấy chứ cũng Cũng
như việc đi chợ, nấu ăn, giặt giũ và dọn dẹp nhà cửa đều có phần trăm phụ không thạo
như vợ được."
nữ tham gia chiếm đa số, lần lượt là 87.1%, 86.6% và 78.8% trong khi con số của nam
giới dừng ở mức không đáng kể; mức độ chia sẻ của những công việc này giữa vợ và
chồng cao nhất ở việc dọn dẹp nhà cửa với 17.1%.
PVS: Nữ - 39 tuổi - Giáo viên - Đại học
"Đàn ông xây nhà đàn bà xây tổ ấm mà, quan trọng nhất người chồng kiếm được tiền
mang về cho vợ là được."
PVS: Nam - 27 tuổi - Nhân viên ngân hàng - Đại học
"Vợ chồng trẻ đều bận, ai rảnh thì làm thôi chứ một người thì không gánh vác nổi hết
đâu."

Nguồn: Kết quả thu được từ phỏng vấn sâu


Như vậy, có thể thấy phân công lao động trong gia đình vẫn bị ảnh hưởng nhiều
bởi đặc điểm giới và quan niệm truyền thống. Phụ nữ thường bị quan niệm phải khéo léo,
dịu dàng và có phần phụ thuộc vào chồng dù bản thân họ hiện nay vẫn có việc làm và thu
nhập. Trong khi đó, đàn ông với thể chất mạnh mẽ và quyết đoán hơn thường
44

đóng vai trò trụ cột kinh tế của gia đình. Quan niệm này gây ảnh hưởng cho cả hai giới và
được dạy dỗ từ những thành viên trong gia đình, thậm chí chúng còn được truyền lại trong
các câu ca dao, tục ngữ như "Vắng đàn ông quạnh nhà, vắng đàn bà quạnh bếp", "Đàn
ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm", vân vân. Qua những câu hỏi phỏng vấn sâu, không chỉ
đàn ông mà phụ nữ cũng cho rằng công việc nội trợ là dành cho mình. Bởi vậy, vai trò
truyền thống về giới vẫn chưa thay đổi được bao nhiêu, trong ý thức chung của cộng đồng
miền Bắc vẫn tồn tại những công việc dành riêng cho nam giới và nữ giới. Có lẽ cũng
chính vì điều này, trong hoàn cảnh xã hội hiện nay, phụ nữ tuy có đủ nguồn lực và cơ hội
thăng tiến trong xã hội vẫn nhất thiết phải gắn bó với "thiên chức" của mình. Tuy nhiên,
bên cạnh đó, sự chia sẻ giữa vợ và chồng trong các công việc nội trợ dù ít đã có sự xuất
hiện. Điều đó cho thấy những thành công bước đầu trong công cuộc bình đẳng giới của
các phương tiện truyền thông và các chính sách của Đảng, Nhà nước.
4.1.2. Phân công lao động giữa vợ và chồng trong công việc chăm sóc các thành
viên trong gia đình và giáo dục con cái
Đối với việc chăm sóc và giáo dục con cái, so với người cha, người mẹ dành nhiều
thời gian hơn tính chung với nhóm trẻ em dưới 15 tuổi theo số liệu Điều tra Gia đình Việt
Nam (2006). Những hoạt động như họp phụ huynh, dạy con học thêm tại nhà được thực
hiện bởi người vợ nhiều hơn gấp 2-3 lần số lần đảm đương bởi người chồng; trong khi đó,
việc dạy bảo, rèn giũa kỷ luật con trẻ lại khá cân bằng giữa vợ và chồng. Mặt khác, trong
những gia đình có phụ nữ là trụ cột kinh tế, các công việc nội trợ và chăm sóc con cái
được chuyển giao cho người chồng nhiều hơn.
Bảng 4.2 Sự tham gia của vợ chồng trong việc chăm sóc người thân trong gia đình và
giáo dục con cái

Công việc Vợ Chồng Cả hai

Chăm sóc người cao tuổi 48.6 5.2 46.2

Chăm sóc người bệnh 42.6 5.2 60.2

Chăm sóc trẻ em 62 3.8 34.2

Giáo dục con cái 17.5 11.2 71.3

45

(Đơn vị: %)
Nguồn: Kết quả thu được từ bảng hỏi nhóm tác giả thực hiện
Có thể thấy trong tất cả các công việc nêu trên, phụ nữ vẫn đóng vai trò then chốt
trong khi đóng góp của đàn ông vẫn rất khiêm tốn. Tuy nhiên, số phần trăm phụ nữ phải
đảm nhận công việc chăm sóc người thân và giáo dục con cái một mình giảm từ 1-2 lần so
với các công việc nội trợ tiêu biểu; và tỷ lệ chia sẻ giữa hai vợ chồng trong việc chăm sóc
người cao tuổi, người bệnh, trẻ em và giáo dục con cái tăng lên đáng kể, lần lượt là 46.2%,
60.2%, 34.2% và 71.3%.
Ý thức của các cặp vợ chồng trong việc dạy dỗ con cái đã có nhiều tiến bộ với
71.3% tỷ lệ cả hai cùng tham gia trong hoạt động này, cao nhất trong bốn hoạt động nêu
trên. Sự chia sẻ này cần được nhấn mạnh và nâng cao vì lợi ích của con trẻ. PVS: Nữ - 30
tuổi - Kinh doanh - THPT
"Cha và mẹ có trách nhiệm và vai trò như nhau trong việc dạy dỗ con trẻ. Nếu thiếu đi
sự chỉ bảo của một trong hai người, con cái không thể phát triển toàn diện về tinh thần
lẫn vật chất".
Nguồn: Kết quả thu được từ phỏng vấn sâu
4.1.3. Phân công lao động giữa vợ và chồng trong công việc quyết định việc quan
trọng trong gia đình, thay mặt gia đình tham gia các hoạt động cộng đồng và dòng
họ
Theo một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (2015), những công
việc trọng đại trong gia đình như tổ chức tang lễ, đám cưới đều được phân công đồng đều
cho cả vợ và chồng với tỷ lệ cả hai vợ chồng tham gia lên tới 56%. Bên cạnh đó, các công
việc giao tiếp lại được đàn ông tích cực tham gia hơn, cụ thể 62.7% nam giới phụ trách
việc liên lạc với chính quyền địa phương khi cần thiết và 46.1% nam giới làm chính việc
tiếp khách so với con số 17.5% của nữ giới (Nguyễn Hữu Minh, 2008).
Bảng 4.3 Sự tham gia của vợ chồng trong việc quyết định việc quan trọng trong
gia đình và thay mặt gia đình tham gia các hoạt động cộng đồng và dòng họ

Công việc Vợ Chồng Cả hai

Quyết định việc quan trọng trong gia 12.4 47.3 40.3
đình

46
Thay mặt gia đình tham gia hoạt động 28.9 44.2 26.9
cộng đồng

Thay mặt gia đình tham gia hoạt động 11.7 67.9 20.4
dòng họ

(Đơn vị: %)
Nguồn: Kết quả thu được từ bảng hỏi nhóm tác giả thực hiện
Khác biệt hoàn toàn so với nội trợ cũng như chăm sóc gia đình và giáo dục con cái,
trong việc quyết định những công việc quan trọng trong gia đình cùng với thay mặt gia
đình tham gia các hoạt động cộng đồng và dòng họ, nam giới chiếm đa số với lần lượt
47.3%, 44.2% và 67.9%. Tỷ lệ chia sẻ cao nhất với 40.3% trong quyết định việc
PVS: Nam - 58 tuổi - Nghỉ hưu - Trung cấp
"Việc xây nhà tôi đều tự quyết vì vợ cũng không hiểu gì nhiều, còn cưới xin của các con
thì vợ chồng đều cùng quyết định."
PVS: Nữ - 31 tuổi - Kinh doanh - THPT
"Những việc nội trợ thì vẫn là tôi làm hết, việc lớn gì trong nhà thì hai vợ chồng cùng bàn
luận rồi mới quyết định."

quan trọng trong gia đình, cho thấy sự bình đẳng giữa vợ chồng. Tuy nhiên vì tỷ lệ này
chưa đến quá bán và con số nam giới đảm nhận công việc này một mình còn khá cao
(47.3%) chứng minh cho sự hạn chế về địa vị và tiếng nói của người phụ nữ trong gia
đình. Quyền quyết định nằm trong tay trụ cột kinh tế của gia đình, vị trí mà đa phần đàn
ông gánh vác mặc dù phụ nữ cũng có đóng góp trong thu nhập. Cả nam giới và nữ giới ít
nhiều có sự quy chụp "thiên chức" nội trợ cho phụ nữ cũng như chưa có sự nhận thức đầy
đủ về vai trò của người vợ.
Nguồn: Kết quả thu được từ phỏng vấn sâu
Trong việc tham gia các hoạt động dòng họ và cộng đồng, tỷ lệ nữ giới đảm nhận
một mình cũng như chia sẻ với chồng đều không cao. Người phụ nữ hầu như chỉ thay thế
chồng trong vai trò chăm sóc, điều chỉnh các mối quan hệ trong gia đình còn việc đại diện
gia đình tham gia hoạt động dòng họ và cộng đồng là trách nhiệm của người chồng do tính
gia trưởng vẫn tồn tại nếp sống gia đình, khẳng định vị trí của người đàn ông trong dòng
tộc và xã hội tại miền Bắc.
47

4.2. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu


Với 295 quan sát hợp lệ, kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu được thể hiện ở
bảng sau:
Bảng 4.4 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu
Biến Quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất

SEX 295 1.49 .501 1 2

AGE 295 1.79 .656 1 3

LA 295 2.22 .788 1 3

IC 295 3.33 .985 1 5

EL 295 2.02 .744 1 3


Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích trên SPSS

Về giới tính, số lượng nam giới trong khảo sát này là 150 người, 145 người có giới
tính nữ.
Về nhóm tuổi, có 100 người ở độ tuổi từ 18-34, độ tuổi từ 35-55 có 156 người; độ
tuổi từ trên 55 có 39 người.
Về thu nhập, ở mức thu nhập 5 triệu đến 10 triệu có 104 người, dưới 1 triệu có 9
người, từ 1 triệu đến 5 triệu có 50 người, từ 10 triệu tới 18 triệu có 99 người và cuối cùng
là thu nhập trên 18 triệu có 33 người.
Về trình độ học vấn, số lượng người có trình độ là đại học là 132 người, tiếp đến là
người dưới trình độ đại học có 79 người và cuối cùng là sau đại học với 84 người. Về cơ
cấu khu vực sinh sống, đối tượng khảo sát đến từ Đồng bằng sông Hồng nhiều nhất với
131 người. Kế tiếp là Tây Bắc Bộ với 98 người và cuối cùng là Đông Bắc Bộ với 66
người.
4.3 Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
Dựa vào hệ số Cronbach’s Alpha có thể đưa ra kết luận cho thang đo của các câu
hỏi có đáng tin cậy hay không. Hệ số Cronbach’s Alpha nằm trong nhóm phương pháp
đánh giá tương quan trong (đánh giá độ tin cậy bên trong) để tìm kiếm sự vô lý nếu có
trong các câu trả lời. Hệ số này nhằm đo độ tin cậy của dữ liệu định lượng trong các
48

cuộc khảo sát trên cơ sở ước lượng tỷ lệ thay đổi của mỗi biến mà các biến khác không
giải thích được.
Hệ số Cronbach Alpha có giá trị biến thiên từ 0 đến 1. Về mặt lý thuyết,
Cronbach’s Alpha càng lớn thì thang đo có độ tin cậy càng cao. Tuy nhiên khi hệ số
Cronbach’s Alpha quá lớn (> 0.95) lại có thể nghi ngờ các câu hỏi bị trùng lặp nhau về
mặt ý nghĩa hoặc bị bỏ sót biến (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2007)
Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) cho rằng Cronbach Alpha từ 0,8
đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là thang đo sử dụng được. Tuy
nhiên, theo Hair & cộng sự (1998) thì Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên là có thể chấp nhận
được.
Tuy nhiên, hệ số này chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không
nhưng không quyết định việc nên giữ lại hay bỏ đi một biến quan sát. Người nghiên cứu
sẽ phải cân nhắc rất kỹ lưỡng và khi đó hệ số tương quan biến tổng sẽ giúp có thêm cơ sở
để đưa ra quyết định này. Hệ số tương quan biến tổng là hệ số tương quan của một biến
với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo, do đó hệ số này càng cao
thì sự tương quan của biến này với các biến khác trong nhóm càng cao. Theo Nunnally &
Burnstein (1994), các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 được coi là biến rác
và sẽ bị loại khỏi thang đo.
Từ những dữ liệu thu thập từ bài khảo sát, nhóm tiến hành nghiên cứu đánh giá độ
tin cậy.
4.3.1. Kiểm định độ tin cậy các nhân tố:
Bảng 4.5 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của các nhân tố
Scale Scale Corrected Cronbach's Alpha
Mean if Varianc Item-Total if Item Deleted
Item e if Correlation
Deleted Item
Deleted

TD1 5.84 3.087 0.87 0.875

TD2 5.89 3.21 0.841 0.9

TD3 5.82 3.143 0.836 0.904

CQGD1 6.2 3.48 0.802 0.85

CQGD2 6.15 3.926 0.743 0.899

CQGD3 6.22 3.456 0.851 0.806

49
CQBB1 6.18 3.976 0.822 0.865

CQBB2 6.2 4.081 0.771 0.907

CQBB3 6.22 3.864 0.86 0.833

CQMTXH1 9.37 8.696 0.882 0.892

CQMTXH2 9.37 8.867 0.88 0.893

CQMTXH3 9.45 9.303 0.772 0.928

CQMTXH4 9.27 9.151 0.806 0.917

CQQDG1 6.38 3.897 0.802 0.874

CQQDG2 6.31 4.146 0.8 0.875

CQQDG3 6.28 3.81 0.835 0.844

KSHV1 9.32 8.844 0.846 0.856

KSHV2 9.3 9.469 0.748 0.891


KSHV3 9.47 9.454 0.723 0.9

KSHV4 9.27 9.001 0.832 0.861

HV1 13.62 14.121 0.847 0.914

HV2 13.67 13.894 0.854 0.912

HV3 13.55 14.357 0.817 0.919

HV4 13.57 14.286 0.78 0.926

HV5 13.53 14.27 0.819 0.919

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích trên SPSS


Kết quả kiểm định ở bảng 4.5 cho thấy các nhân tố này có hệ số Cronbach’s Alpha
đều lớn hơn 0,6 do đó do đó nhóm thấy thang đo tốt, nhóm tiếp tục kiểm tra Item Total để
xem biến quan sát nào có hệ số tương quan không đạt yêu cầu thì loại biến đó. Các biến
quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 và đều nhỏ hơn giá trị Cronbach’s
Alpha chung. Các nhân tố đều phù hợp với nghiên cứu.
50

4.3.2. Tổng hợp kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo
Bảng 4.6 Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo
Nhân tố Số biến Hệ số Cronbach’s Alpha

Thái độ 3 0.926

Chuẩn mực chủ quan (Gia đình) 3 0.897

Chuẩn mực chủ quan (Bạn bè) 3 0.909

Chuẩn mực chủ quan (Môi trường xã hội) 4 0.929

Chuẩn mực chủ quan (Quan điểm giới) 3 0.906

Kiểm soát hành vi 4 0.905

Hành vi phân công lao động trong gia đình 5 0.933

Nguồn: Tổng hợp kết quả của nhóm nghiên cứu

Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo được tổng hợp tại bảng 4.5. Các kết quả
cuối cùng nhận được đều cho thấy các thang đo giá trị của các nhóm nhân tố đều đáng tin
cậy và tương quan dữ liệu đều phù hợp với các thang đo đã xây dựng. 4.4. Phân tích nhân
tố khám phá EFA
Các thang đo này được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau và một số biến quan sát
của các thành phần lại có một số điểm tương đồng. Vì vậy, cần tiến hành đánh giá chung
qua bước phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm đảm bảo giá trị phân biệt cho các thang
đo. Điều kiện để phân tích nhân tố khám phá EFA cần thực hiện 3 kiểm định sau:
- Hệ số KMO (Kaiser- Meyer- Olkin) phải đạt giá trị từ 0.5 trở lên (0.5 ≤ KMO ≤1) thể
hiện phân tích nhân tố khám phá là thích hợp cho dữ liệu thực tế - Kiểm định Bartlett có
ý nghĩa thống kê (giá trị Sig < 0.05), điều đó có nghĩa là các biến quan sát có tương
quan tuyến tính với nhân tố đại diện
- Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố. Kết quả phân tích
nhân tố được chấp nhận khi tổng phương sai trích > 50% (Gerbing & Anderson,
1998).
51

4.4.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA các biến độc lập
Bảng 4.7 Kết quả kiểm định KMO biến độc lập
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .820

Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 5245.148

df 190

Sig. .000

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích trên SPSS

Xem xét bảng KMO và Bartlett's Test cho thấy hệ số KMO là 0.820 lớn hơn 0.5
thể hiện phân tích nhân tố là cần thiết với dữ liệu nghiên cứu. Kiểm định BartleSTM có
giá trị Sig là 0.00 bé hơn 0.05 nên các biến quan sát được sử dụng có tương quan tuyến
tính với nhau trong cùng một nhân tố.
Bảng 4.8 Kết quả tổng phương sai trích biến độc lập
Initial Eigenvalues Extraction Sums of Rotation Sums of
t

Squared Loadings Squared Loadings


n

C
Total % of Cumul Total % of Cumul Total % of Cumul
Varian -ative Varian -ative Variance -ative
-ce % -ce % %

1 7.264 36.320 36.320 7.264 36.320 36.320 3.380 16.899 16.899


2 2.999 14.995 51.315 2.999 14.995 51.315 3.152 15.761 32.660

3 2.624 13.121 64.437 2.624 13.121 64.437 2.632 13.158 45.818

4 1.439 7.196 71.633 1.439 7.196 71.633 2.516 12.582 58.399

5 1.259 6.297 77.930 1.259 6.297 77.930 2.499 12.496 70.895

6 1.081 5.404 83.334 1.081 5.404 83.334 2.488 12.439 83.334

7 .734 3.671 87.005

8 .476 2.380 89.385

9 .349 1.746 91.131

10 .252 1.262 92.392

11 .245 1.224 93.617

52
12 .211 1.057 94.674

13 .200 .999 95.672

14 .185 .927 96.600

15 .163 .815 97.414

16 .136 .681 98.096

17 .127 .633 98.729

18 .091 .457 99.186

19 .088 .439 99.624

20 .075 .376 100.00


0

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích trên SPSS


Eigenvalues = 1.081 > 1 đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi
nhân tố, thì nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất.
Cột Cumulative cho biết trị số phương sai trích là 83.334% lớn hơn 50%. Điều này có
nghĩa là 83.334% thay đổi của các nhân tố được giải thích bởi các biến quan sát. Bảng 4.9
Kết quả ma trận xoay biến độc lập
Component

1 2 3 4 5 6

CQMTXH2 .870

CQMTXH1 .858

CQMTXH4 .837

CQMTXH3 .765

KSHV1 .920

KSHV4 .902

KSHV2 .851

KSHV3 .838

53
TD1 .941

TD3 .926

TD2 .924

CQGD3 .892

CQGD1 .851

CQGD2 .793

CQBB3 .862

CQBB1 .821

CQBB2 .814

CQQDG2 .838

CQQDG3 .832

CQQDG1 .806
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích trên SPSS
Với kết quả trên cho thấy các biến quan sát hội tụ với nhau trong cùng một khái
niệm và được tác giả tạo biến đại diện như sau:
- Nhân tố thứ nhất: bao gồm các biến quan sát CQMTXH1 đến CQMTXH4, đại diện
cho yếu tố chuẩn chủ quan môi trường xã hội. Viết tắt là XH. - Nhân tố thứ hai: bao
gồm các biến quan sát KSHV1 đến KSHV4, đại diện cho yếu tố kiểm soát hành vi.
Viết tắt là KSHV.
- Nhân tố thứ ba: bao gồm các biến quan sát TD1 đến TD3, đại diện cho yếu tố thái độ.
Viết tắt là TD.
- Nhân tố thứ tư: bao gồm các biến quan sát CQGD1 đến CQGĐ3, đại diện cho yếu tố
chuẩn chủ quan gia đình. Viết tắt là GD.
- Nhân tố thứ năm: bao gồm các biến quan sát CQBB1 đến CQBB3, đại diện cho yếu
tố chuẩn chủ quan bạn bè. Viết tắt là BB.
- Nhân tố thứ sáu: bao gồm các biến quan sát CQQDG1 đến CQQDG3, đại diện cho
yếu tố chuẩn chủ quan quan điểm về giới. Viết tắt là DG.
54

4.4.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA các biến phụ thuộc
Bảng 4.10 KMO biến phụ thuộc
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .829

Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 1275.569

df 10

Sig. .000

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích trên SPSS


Kết quả kiểm định BarleSTM (BarleSTM’s test of sphericity) trong bảng kiểm
định KMO và BarleSTM’s với giá trị sig=0.000 và chỉ số KMO= 0.829 >0.5 đều đáp ứng
được yêu cầu. Tại mức giá trị Eigenvalue = 3.952, phân tích nhân tố đã trích được 1 nhân
tố và với phương sai trích là 79.047% (lớn hơn 50%) đạt yêu cầu. Kết quả tại bảng dưới
cho thấy hệ số của các biến này đều lớn hơn 0.5 đạt yêu cầu.
Bảng 4.11 Kết quả ma trận xoay biến phụ thuộc
Component

HV2 .910

HV1 .907
HV5 .887

HV3 .883

HV4 .857

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích trên SPSS


55

Bảng 4.12 Kết quả tổng phương sai trích biến phụ thuộc
Total Variance Explained

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared


t

Loadings
n

C
Total % of Cumula Total % of Cumulativ
Variance -tive % Variance e %

1 3.952 79.047 79.047 3.952 79.047 79.047

2 .422 8.437 87.484

3 .283 5.656 93.140

4 .224 4.477 97.617

5 .119 2.383 100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích trên SPSS


Khi xem xét bảng ma trận xoay các nhân tố biến phụ thuộc, không có biến quan sát
nào bị loại bỏ, số nhân tố tạo ra khi phân tích nhân tố trùng với các nhân tố ban đầu. Như
vậy, sau quá trình phân tích, nhóm nhân tố biến phụ thuộc được xác định để tiến hành
phân tích trong các phần tiếp theo là: “Hành vi phân công lao động trong gia đình” với 11
biến quan sát nêu trên.
4.4.3. Tổng hợp kết quả phân tích EFA
Bảng 4.13 Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA
Loại biến Các hệ Sig Tổng Hệ số tải Kết luận
số KMO phương sai nhân tố
trích (%)
Biến độc lập 0.820 0.000 83.334 0.5 Đủ điều
kiện
phân tích

Biến phụ thuộc 0.829 0.000 79.047 0.5 Đủ điều


kiện
phân tích

Nguồn: Tổng hợp kết quả của nhóm nghiên cứu


56

Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho thấy hệ số tải nhân tố các
biến quan sát đều thỏa mãn điều kiện lớn hơn 0.5, tổng phương sai trích của các nhân tố
biến độc lập và biến phụ thuộc đều lớn hơn 50% tức là các nhân tố giải thích được
83.334% biến độc lập và 79.047% biến phụ thuộc. Như vậy, kết quả cho thấy các thang đo
được lựa chọn cho các biến trong mô hình đều đảm bảo yêu cầu, các biến đều có tính hội
tụ, phù hợp để sử dụng phân tích trong các phần tiếp theo.
4.5. Phân tích tương quan
Bảng 4.14 Hệ số tương quan giữa các nhóm nhân tố
Correlations

YD BB GD XH DG KSHV TD

YD Pearson 1 .411** .382** .402** .427 .292** .254


Correlation ** **

Sig. (2- .000 .000 .000 .000 .000 .000


tailed)

N 295 295 295 295 295 295 295

BB Pearson .411** 1 .429** .579** .564 .148* .061


Correlation **

Sig. (2- .000 .000 .000 .000 .011 .298


tailed)

N 295 295 295 295 295 295 295

GD Pearson .382** .429** 1 .518** .481 .152** .160


Correlation ** **

Sig. (2- .000 .000 .000 .000 .009 .006


tailed)

N 295 295 295 295 295 295 295


XH Pearson .402** .579** .518** 1 .570 .111 .071
Correlation **

Sig. (2- .000 .000 .000 .000 .056 .225


tailed)

N 295 295 295 295 295 295 295

DG Pearson .427** .564** .481** .570** 1 .152** .048


Correlation

Sig. (2- .000 .000 .000 .000 .009 .412


tailed)

N 295 295 295 295 295 295 295

57
KS Pearson .292** .148* .152** .111 .152 1 .045
HV Correlation **

Sig. (2- .000 .011 .009 .056 .009 .443


tailed)

N 295 295 295 295 295 295 295

TD Pearson .254** .061 .160** .071 .048 .045 1


Correlation

Sig. (2- .000 .298 .006 .225 .412 .443


tailed)

N 295 295 295 295 295 295 295

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích trên SPSS


Nhóm nghiên cứu sử dụng phân tích tương quan Pearson nhằm kiểm tra mối tương
quan giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập. Giả thuyết H0: hệ số tương quan bằng 0.
Do đó nếu Sig. nhỏ hơn 5% ta có thể bác bỏ H0 và kết luận được là hai biến có tương
quan với nhau. Hệ số tương quan càng lớn tương quan càng chặt, nếu Sig. lớn hơn 5% thì
hai biến không có tương quan với nhau. Hệ số tương quan được ký hiệu là r và có giá trị
trong khoảng -1 ≤ r ≤ +1.
- r > 0 thể hiện mối tương quan đồng biến giữa các biến phân tích. - r <
0 thể hiện mối quan hệ nghịch biến giữa các biến phân tích.
- r = 0 chỉ ra rằng các biến phân tích không có mối liên hệ gì với nhau. Một trong
những điều kiện cần để phân tích hồi quy là biến độc lập phải có tương quan với biến phụ
thuộc, nên nếu ở bước phân tích tương quan này biến độc lập không có tương quan với
biến phụ thuộc thì ta loại biến độc lập này ra khỏi phân tích hồi quy. Kết quả từ bảng 4.13
cho thấy hầu hết các biến độc lập đều có sự tương quan đối với biến phụ thuộc. Cụ thể
như sau:
Hệ số tương quan của biến “Bạn bè”, “Môi trường xã hội” và “Gia đình” với biến
“Ý định” lần lượt là 0.411, 0.402, 0.382 ở mức ý nghĩa 1% cho thấy sự tương quan thuận
chiều khá chặt chẽ giữa các biến độc lập này với biến “Ý định”.
Hai biến “Kiểm soát hành vi” và “Thái độ” có tương quan cùng chiều nhưng không
quá chặt chẽ với r = 0.292 và r = 0.254 ở mức ý nghĩa 1%.
Hệ số tương quan của biến “Ý định” và biến “Quan điểm giới” là 0.427 cho thấy
mối tương quan đồng biến tương đối chặt với nhau.
Các biến độc lập đều có tương quan khá yếu với nhau, như vậy có thể cho rằng khả
năng cao là sẽ không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
58

4.6. Phân tích hồi quy và kiểm định một số giả thuyết
Tác giả sử dụng hai phương pháp hồi quy đó là hồi quy nhị nguyên và hồi quy
tuyến tính.
Tại phương pháp hồi quy nhị nguyên tác giả sử dụng biến phụ thuộc là Ý định với
câu trả lời là có định hoặc không ý định nhằm dự đoán các nhân tố ảnh hưởng đến ý định
thông qua 6 nhân tố đo lường bằng bảng hỏi sử dụng thang đo Likert.
Còn phương pháp hồi quy tuyến tính tác giả sử dụng biến phụ thuộc là Hành vi
nhằm xem xét mức độ ảnh hưởng của yếu tố ý định và kiểm soát hành vi đến biến phụ
thuộc hành vi phân công.
Cả hai phương pháp tác giả sử dụng mức ý nghĩa là 5%. Và kết quả được trình bày
như sau:
4.6.1. Kết quả phân tích hồi quy Binary Logistic với biến phụ thuộc là “Ý định
phân công lao động trong gia đình”
Biến phụ thuộc của mô hình là biến “Ý định”, biến độc lập của mô hình bao gồm 6
nhân tố: KSHV, TD, BB, GD, XH, DG. Phương trình hồi quy Binary Logistic có dạng
như sau:

Trong đó:
P(Y = 1) = ����: Xác suất xảy ra sự kiện “Có ý định phân công lao động trong
gia đình”
P(Y = 0) = 1 − ����: Xác suất không xảy ra sự kiện “Có ý định phân công lao
động trong gia đình”
����: Các biến độc lập
Ln: Log của cơ số e (e = 2.714)
Bảng 4.15 Phân tích Omnibus các hệ số của mô hình
Chi-square df Sig.

Step 1 Step 123.186 6 .000

Block 123.186 6 .000

Model 123.186 6 .000

Nguồn: Tổng hợp kết quả của nhóm nghiên cứu

Cột Chi-square và Sig. thể hiện kết quả của kiểm định Chi bình phương, đây là
kiểm định để xem hệ số hồi quy của các biến độc lập có đồng thời bằng 0 hay không.
59

Kết quả kiểm định có mức ý nghĩa quan sát Sig. = 0.000 nên với độ tin cậy 95% nhóm kết
luận mô hình có ý nghĩa thống kê.
Bảng 4.16 Phân loại trạng thái biểu hiện
Observed Predicted

YD Percentage Correct

Not Intended
intended

Step YD Not 64 41 61.0


1 intended

Intended 21 169 88.9

Overall Percentage 79.0

a. The cut value is .500

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích trên SPSS


Mức độ chính xác của dự báo thể hiện qua bảng phân loại trạng thái biểu hiện.
Bảng này cho thấy trong 105 trường hợp chưa/không có ý định phân công lao động trong
gia đình mô hình dự đoán đúng 64 trường hợp, vậy tỷ lệ đúng là 61.0%. Còn với 190
trường hợp thực tế có ý định phân công lao động trong gia đình thì mô hình dự đoán sai
21 trường hợp, tỷ lệ đúng là 88.9%. Từ đó có được tỷ lệ dự đoán đúng của toàn bộ mô
hình là 79.0%.
60

Bảng 4.17 Kết quả hồi quy


B S.E. Wald df Sig. Exp(B)

Step BB .470 .203 5.350 1 .021 1.600


a
1
GD .461 .209 4.876 1 .027 1.586

XH .432 .210 4.212 1 .040 1.540

DG .638 .205 9.672 1 .002 1.893

KSHV .627 .163 14.788 1 .000 1.872

TD .818 .202 16.467 1 .000 2.265

Constant -9.700 1.310 54.845 1 .000 .000

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích trên SPSS


Kiểm định Wald dùng để kiểm tra biến độc lập có ý nghĩa trong mô hình hồi quy
hay không. Cụ thể trong trường hợp này, Sig kiểm định Wald của các các biến độc lập
KSHV, TD, BB, GD, XH và DG đều nhỏ hơn 0.05 (độ tin cậy 95%) cho thấy hệ số hồi
quy của các biến này đều có ý nghĩa trong mô hình.
Với kết quả ở trên, thế vào phương trình hồi quy logistic, ta có kết quả tính xác
suất P1 và tốc độ tăng (giảm) được trình bày ở bảng sau:

Bảng 4.18 Kết quả tính xác suất


STT Biến B EXP(B) Xác suất Tốc độ Vị trí
ban đầu tăng ảnh
Po = (giảm) hưởng
10%

P1

1 BB 0.47 1.6 15.1% 5.09% 4

2 GD 0.461 1.586 15.0% 4.98% 5


3 XH 0.432 1.54 14.6% 4.61% 6

61
4 DG 0.638 1.893 17.4% 7.38% 2

5 KSHV 0.627 1.872 17.2% 7.22% 3

6 TD 0.818 2.265 20.1% 10.11% 1

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích trên SPSS


Dựa vào bảng kết quả trên, ta có thể thấy “Kiểm soát hành vi cảm nhận”, “Thái
độ”, “Bạn bè”, “Gia đình”, “Môi trường xã hội”, “Quan điểm giới” đều làm tăng xác suất
xảy ra ý định phân công lao động trong gia đình, trong đó “Thái độ” có tác động mạnh
nhất. Bên cạnh đó, nhân tố “Quan điểm giới” thể hiện mức độ gia tăng ý định phân công
lao động trong gia đình dựa trên niềm tin vào quan niệm của mỗi người về đặc tính riêng
biệt của mỗi giới tính. Tiếp theo đó, nhân tố “Kiểm soát hành vi” cho thấy mỗi cá nhân
cũng có xu hướng gia tăng ý định phân công lao động trong gia đình thông qua sự cảm
nhận dễ dàng hơn khi thực hiện hành vi này khi có đủ điều kiện về thể chất lẫn tinh thần.
Tương tự như vậy, tuy tác động ít mạnh mẽ hơn nhưng khi chịu ảnh hưởng từ hành vi
phân công lao động của người thân, bạn bè, môi trường xã hội... mỗi người cũng có chiều
hướng gia tăng ý định phân công lao động trong gia đình.
Ta có hàm dự báo hồi quy Binary Logistic như sau:

Trong đó:

��(����): Xác suất để Y = 1 xuất hiện khi biến độc lập X có giá trị ����
4.6.2. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính với biến phụ thuộc là “Hành vi phân
công lao động trong gia đình”
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phần mềm SPSS 20.0 với 295 phiếu khảo sát hợp lệ
để phân tích hồi quy tuyến tính của “Hành vi phân công lao động trong gia đình” theo 2
biến độc lập là “Ý định” và “Kiểm soát hành vi” dựa trên phương pháp hồi quy tuyến tính.
Phương trình hồi quy chuẩn hóa có dạng: Y = ��₁X₁ + ��₂X₂ + ... +
��nXn + �� Trong đó: Xi là các biến độc lập, ��i là hệ số chuẩn hóa
của Xi
Kết quả phân tích cụ thể được trình bày ở các bảng sau đây:
62

Bảng 4.19 Sơ lược mô hình


Model R R Adjusted Std. Error of Durbin
Square R Square the Estimate Watson

1 .493a .243 .238 .81535 1.738

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích trên SPSS


Kết quả cho thấy R bình phương hiệu chỉnh là 23.8% có nghĩa là các nhân tố
nghiên cứu đóng góp 23.8% sự thay đổi của biến phụ thuộc “Hành vi phân công lao động
trong gia đình”. Mức độ ảnh hưởng này tuy không quá rõ rệt nhưng với một mẫu quan sát
đủ lớn (n=295) thì có thể chấp nhận được, có đủ cơ sở để khẳng định sự tác động của các
biến độc lập lên biến phụ thuộc. Hệ số Durbin-Watson là 1.738 nằm trong khoảng 1 – 3
nên mô hình không có hiện tượng tự tương quan.
Bảng 4.20 Mức độ phù hợp của mô hình
ANOVAa

Model Sum of df Mean F Sig.


Squares Square

1 Regression 62.277 2 31.139 46.839 .000b

Residual 194.121 292 .665

Total 256.398 294

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích trên SPSS


Giá trị F là 46.839 có Sig =0.00 < 0.05 (Mức ý nghĩa 5%). Vậy nên các biến quan
sát có ý nghĩa.
63

Bảng 4.21 Kết quả hồi quy


Model Unstandardized Standardi t Sig. Collinearity
ze d Statistics
Coefficients

Coefficients

B Std. Beta Tolera VIF


Error nc e

1 (Constant) 2.102 0.158 13.335 0

YD 0.58 0.104 0.298 5.592 0 0.915 1.093

KSHV 0.296 0.05 0.315 5.925 0 0.915 1.093

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích trên SPSS

Dựa vào bảng kết quả nhận thấy cả hai biến “Ý định phân công lao động trong gia
đình” và “Kiểm soát hành vi” đều có Sig. bằng 0.000 nên đều có ý nghĩa trong mô hình đã
đề ra.
Phương trình hồi quy tuyến tính chuẩn hóa: HV = 0.298*YD + 0.315*KSHV Ta có
thể kết luận rằng hành vi phân công lao động chịu ảnh hưởng cùng chiều với nhân tố “Ý
định phân công lao động trong gia đình” (B1 > 0) và nhân tố “Kiểm soát hành vi” (B2 >
0).
64

4.6.3. Kết quả kiểm định các giả thuyết chính


Bảng 4.22 Kết quả kiểm định các giả thuyết chính
Mã Giả thuyết Hệ số Mức ý Kết luận
hồi quy nghĩa
H2 Thái độ đối với việc phân công lao 0.818 0.000 Không
động trong gia đình có tác động thuận thể bác
chiều (+) đến ý định thực hiện hành vi bỏ
phân công lao động trong gia đình.

H3a Gia đình tác động thuận chiều (+) đến 0.461 0.027 Không
Ý định thực hiện hành vi phân công lao thể bác
động trong gia đình bỏ

H3b Bạn bè tác động thuận chiều (+) đến 0.470 0.021 Không
Ý định thực hiện hành vi phân công thể bác
lao động trong gia đình. bỏ

H3c Môi trường xã hội có tác động thuận 0.432 0.040 Không
chiều (+) đến Ý định thực hiện hành vi thể bác
phân công lao động trong gia đình bỏ

H3d Quan điểm giới có tác động thuận 0.638 0.002 Không
chiều (+) đến Ý định thực hiện hành vi thể bác
phân công lao động trong gia đình bỏ

H4a Nhận thức kiểm soát hành vi tác 0.627 0.000 Không
động thuận chiều (+) tới ý định thực thể bác
hiện hành vi phân công lao động bỏ
trong gia đình

65 gia đình

H4b Nhận thức kiểm soát hành vi tác động thuận


chiều (+) tới hành vi phân công lao động trong 0.296 0.000 Không thể bác bỏ
H5 Ý định tác động thuận chiều (+) tới 0.580 0.000 Không
hành vi phân công lao động thể bác
bỏ

Nguồn: Tổng hợp kết quả của nhóm nghiên cứu

Kết quả chấp nhận toàn bộ các giả thuyết ban đầu được đưa ra. Tuy nhiên vẫn cần thêm
nhiều nghiên cứu mang tính đại diện hơn với các câu hỏi khảo sát mang ý nghĩa thiết thực
hơn và mô tả tốt hơn ý nghĩa các nhân tố để có thêm bằng chứng chứng minh những nhận
định trên.

4.6.4. Kiểm định sự khác biệt về hành vi theo biến nhân khẩu học 4.6.4.1. Kiểm định sự
khác biệt về hành vi phân công lao động trong gia đình theo giới tính
Giả thuyết H1a: “Có sự khác biệt về phân công lao động trong gia đình ở các giới
tính khác nhau” với biến kiểm soát “Giới tính” là biến định tính chỉ có 2 giá trị: Nữ - 1 và
Nam – 0, nhóm nghiên cứu thực hiện kiểm định Independent Sample T-Test với giá trị
đầu tiên là Sig của Levene's Test.
Trường hợp 1: Nếu Sig Levene's Test < 0.05 thì phương sai giữa 2 giới tính là
khác nhau, sử dụng giá trị sig T-Test ở hàng Equal variances not assumed (Giả thuyết
phương sai bằng nhau).
- Giá trị sig T-Test < 0.05 kết luận: Có sự khác biệt về phân công lao động trong gia
đình ở các giới tính khác nhau.
- Giá trị sig T-Test ≥ 0.05 kết luận: Chưa đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt về
phân công lao động trong gia đình ở các giới tính khác nhau Trường hợp 2: Nếu Sig
Levene's Test ≥ 0.05 thì phương sai giữa 2 giới tính là
không khác nhau, sử dụng giá trị sig T-Test ở hàng Equal variances assumed (Giả thuyết
phương sai không bằng nhau).
- Giá trị sig T-Test < 0.05 kết luận: Có sự khác biệt về phân công lao động trong gia
đình ở các giới tính khác nhau.
- Giá trị sig T-Test ≥ 0.05 kết luận: Chưa đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt về
phân công lao động trong gia đình ở các giới tính khác nhau
66

Bảng 4.23 Kiểm định sự khác biệt về hành vi phân công lao động trong gia đình
theo giới tính

Kiểm định Kiểm định t cho sự bằng nhau của giá trị trung bình
Levene
cho sự
bằng nhau
của
phương
sai

F Sig. t df Sig. Khác Khác Thấp Cao hơn


2- biệt biệt sai hơn
tailed trung số
bình chuẩn
hóa

Giả 13.764 0 - 293 0 -1.47830 0.06641 -1.60900 -1.34760


thuyết 22.260
phương
sai bằng
nhau

Giả - 268.326 0 -1.47830 0.06603 -1.60831 -1.34829


thuyết 22.388
phương
sai
không
bằng
nhau

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích trên SPSS

Kết quả kiểm định cho giá trị Sig.=0.000 < 0.05 nên phương sai của 2 tổng thể
khác nhau. Kết quả kiểm định t ở dòng giả định phương sai không bằng nhau có giá trị
Sig.=0.00 < 0.05 cho thấy có sự khác biệt về hành vi theo nhóm giới tính.
67

4.6.4.2. Kiểm định sự khác biệt về hành vi phân công lao động trong gia đình theo độ
tuổi
Với giả thuyết H1b: Có sự khác biệt về phân công lao động trong gia đình ở các
độ tuổi khác nhau, nhóm nghiên cứu thực hiện kiểm tra kiểm định Levene ở bảng Test of
Homogeneity of variances:
Trường hợp 1: Nếu Sig ≤ 0.05 đưa ra kết luận giả thuyết phương sai đồng nhất
giữa các nhóm giá trị biến định tính bị vi phạm. Như vậy khẳng định có sự khác biệt về
phương sai giữa các nhóm biến định tính (biến kiểm soát). Như vậy không thỏa mãn giả
định của kiểm định One- way ANOVA do đó không thể sử dụng kết quả phân tích
ANOVA mà sẽ kiểm định Welch.
- Nếu sig kiểm định Welch ở bảng Robust Tests < 0.05, kết luận: Có sự khác biệt về
phân công lao động trong gia đình ở các độ tuổi khác nhau
- Nếu sig kiểm định Welch ở bảng Robust Tests ≥ 0.05, kết luận: Chưa đủ điều kiện để
khẳng định có sự khác biệt về phân công lao động trong gia đình ở các độ tuổi
khác nhau
Trường hợp 2: Nếu giá trị Sig > 0.05. Như vậy có thể khẳng định có sự đồng nhất
về phương sai giữa các nhóm biến kiểm soát. Kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng
được. Dựa trên kết quả phân tích ANOVA:
- Nếu Sig. > 0.05 kết luận Chưa đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt về phân
công lao động trong gia đình ở các độ tuổi khác nhau
- Nếu Sig. ≤ 0.05 thì kết luận Có sự khác biệt về phân công lao động trong gia đình ở
các độ tuổi khác nhau
Kết quả kiểm định giả thuyết như sau:
Bảng 4.24 Kiểm định sự khác biệt về hành vi theo độ tuổi
Mã Giả thuyết Sig. Sig Kết luận

(Levene test) (ANOVA test)

H1b Có sự khác biệt về 0.459 > 0.05 0.020 < 0.05 Không
phân công lao động thể bác
trong gia đình ở các bỏ
độ tuổi khác nhau

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích trên SPSS)


68

Kết quả kiểm định Levene cho thấy giá trị Sig.= 0.459 > 0.05 nên phương sai của
nhóm không có sự khác nhau do đó, có thể sử dụng phân tích ANOVA. Kết quả kiểm định
phương sai One-way ANOVA cho thấy giá trị Sig.= 0.020 < 0.05 có sự khác biệt trong
đánh giá hành vi theo nhóm độ tuổi.
Như vậy, với mức ý nghĩa 5% thì giả thuyết H1b không thể bác bỏ. 4.6.4.3. Kiểm
định sự khác biệt về hành vi phân công lao động trong gia đình theo khu vực sinh sống
Với giả thuyết H1c: Có sự khác biệt về phân công lao động trong gia đình tại các
khu vực sinh sống khác nhau, kiểm định One-way Anova được thực hiện để kiểm định sự
khác biệt về hành vi của các khu vực sinh sống.
Kết quả kiểm định giả thuyết như sau:
Bảng 4.25 Kiểm định sự khác biệt về hành vi theo khu vực sinh sống
Mã Giả thuyết Sig. Sig Kết luận
(Levene (ANOVA
test) test)

H1c Có sự khác biệt về phân 0.346>0.05 0.000<0.05 Không


công lao động trong gia thể bác
đình tại các khu vực sinh bỏ
sống khác nhau

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích trên SPSS)

Kiểm định One-way Anova được thực hiện để kiểm định sự khác biệt về hành vi
của các khu vực sinh sống khác nhau. Kết quả kiểm định Levene cho thấy giá trị Sig.=
0.346 > 0.05 nên phương sai của nhóm không có sự khác nhau do đó, có thể sử dụng phân
tích ANOVA. Kết quả kiểm định phương sai One-way ANOVA cho thấy giá trị Sig.=
0.000 < 0.05 có sự khác biệt trong đánh giá hành vi theo khu vực sinh sống.
Như vậy, với mức ý nghĩa 5% thì giả thuyết H1c không thể bác bỏ. 4.6.4.4. Kiểm
định sự khác biệt về hành vi phân công lao động trong gia đình theo thu nhập
Với giả thuyết H1d: Có sự khác biệt về phân công lao động trong gia đình ở các
thu nhập khác nhau, kiểm định One-way Anova được thực hiện để kiểm định sự khác biệt
về hành vi của các gia đình theo thu nhập.
Kết quả kiểm định giả thuyết như sau:
Bảng 4.26 Kiểm định sự khác biệt về hành vi theo thu nhập
69
Mã Giả thuyết Sig. Sig Kết luận
(ANOVA
(Levene test) test)

H1d Có sự khác biệt về phân 0.450 > 0.05 0.015 < 0.05 Không
công lao động trong gia thể bác
đình ở các thu nhập bỏ
khác nhau

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích trên SPSS)


Kết quả kiểm định Levene cho thấy giá trị Sig.=0.450>0.05 nên phương sai của
nhóm không có sự khác nhau do đó, có thể sử dụng phân tích ANOVA. Kết quả kiểm định
phương sai One-way ANOVA cho thấy giá trị Sig.=0.015<0.05 có sự khác biệt trong đánh
giá hành vi theo nhóm thu nhập.
Như vậy, với mức ý nghĩa 5% thì giả thuyết H1d không thể bác bỏ. 4.6.4.5.
Kiểm định sự khác biệt về hành vi phân công lao động trong gia đình theo trình độ
học vấn
Với giả thuyết H1e: Có sự khác biệt về phân công lao động trong gia đình ở các
trình độ học vấn khác nhau, kiểm định One-way Anova được thực hiện để kiểm định sự
khác biệt về hành vi của các nhóm trình độ học vấn.
Bảng 4.27 Kiểm định sự khác biệt về hành vi theo trình độ học vấn
Mã Giả thuyết Sig. Sig Kết luận

(Levene test) (ANOVA test)

H1e Có sự khác biệt về phân 0.078 > 0.05 0.010 < 0.05 Không
công lao động trong gia thể bác
đình ở các trình độ học bỏ
vấn khác nhau

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích trên SPSS)

Kết quả kiểm định Levene cho thấy giá trị Sig.=0.078 > 0.05 nên phương sai của
nhóm không có sự khác nhau do đó, có thể sử dụng phân tích ANOVA. Kết quả kiểm
70

định phương sai One-way ANOVA cho thấy giá trị Sig.=0.010 < 0.05 có sự khác biệt
trong đánh giá hành vi theo nhóm học vấn.
4.6.4.6. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nhân khẩu học Bảng
4.28 Tổng hợp các giả thuyết nhân khẩu học
Mã Giả thuyết Kết luận

H1a Có sự khác biệt về phân công lao động trong gia Không thể bác bỏ
đình ở các giới tính khác nhau
H1b Có sự khác biệt về phân công lao động trong gia Không thể bác bỏ
đình ở các độ tuổi khác nhau

H1c Có sự khác biệt về phân công lao động trong gia Không thể bác bỏ
đình tại các khu vực sinh sống khác nhau

H1d Có sự khác biệt về phân công lao động trong gia Không thể bác bỏ
đình ở các thu nhập khác nhau

H1e Có sự khác biệt về phân công lao động trong gia Không thể bác bỏ
đình ở các trình độ học vấn khác nhau

Nguồn: Tổng hợp kết quả của nhóm nghiên cứu

Kết quả chấp nhận toàn bộ các giả thuyết ban đầu được đưa ra. Tuy nhiên cũng vẫn
cần thêm nhiều nghiên cứu mang tính đại diện hơn với các câu hỏi khảo sát mang ý nghĩa
thiết thực hơn và mô tả tốt hơn ý nghĩa các nhân tố để có thêm bằng chứng chứng minh
những nhận định trên.
71

4.7. Thảo luận kết quả nghiên cứu


4.7.1. Tổng hợp kiểm định các giả thuyết
Sau khi xử lý số liệu, kết quả phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến “Ý định
phân công lao động trong gia đình” và “Hành vi phân công lao động trong gia đình”.
Có 6 nhân tố ảnh hưởng đến “Ý định phân công lao động trong gia đình” bao gồm:
“Kiểm soát hành vi cảm nhận”, “Thái độ”, “Bạn bè”, “Gia đình”, “Môi trường xã hội”,
“Quan điểm giới”
Có 2 nhân tố ảnh hưởng đến “Hành vi phân công lao động trong gia đình” bao gồm
“Kiểm soát hành vi cảm nhận”, “Ý định phân công lao động trong gia đình”. Ngoài ra với
kiểm định Independent Sample T-Test và kiểm định One-way Anova đã cho thấy có sự
khác biệt về các yếu tố “Nhân khẩu học” đối với “Hành vi phân công lao động trong gia
đình”.
4.7.2. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến “Ý định phân công lao động trong
gia đình”
Thái độ là nhân tố có tác động mạnh nhất đến Ý định phân công lao động trong gia
đình.
Dựa trên kết quả đánh giá thống kê mô tả về thái độ mà nhóm thu thập được, giá trị
trung bình đánh giá chỉ giao động từ 2.88 đến 2.96 vì độ lệch chuẩn khá thấp. Điều này đã
cho thấy rằng đa phần người khảo sát chưa thật sự có thái độ tích cực hoặc còn giữ thái độ
trung lập khi nói đến việc phân công lao động trong gia đình. Như vậy, kết quả khảo sát
của nhóm đã phần nào khẳng định thực trạng đáng lo ngại của hành vi phân công lao động
của nhiều gia đình tại địa bàn miền Bắc Việt Nam. Phần lớn người dân vẫn còn thờ ơ,
không quan tâm tới vấn đề phân công lao động trong gia đình. Đặc biệt hơn, một bộ phận
người tham gia khảo sát cho rằng việc phân công lao động trong gia đình là không cần
thiết, họ không ủng hộ việc phân chia việc nhà và không có thái độ tích cực khi đề cập tới
vấn đề này. Lý giải cho hiện trạng này, Nguyễn Thị Hiển (2016, 76) cho rằng “Việc người
phụ nữ làm chủ yếu các công việc nội trợ trong gia đình hiện tại là kết quá của những gì
được dạy đỗ từ khi họ còn nhỏ tuổi. Người phụ nữ vẫn đánh giá cao vai trò trụ cột kinh tế
của người chồng trong gia đình, không những bằng lòng với vai trò người nội trợ trong gia
đình của mình mà vẫn còn nhận thức những công việc đó là trách nhiệm của họ. Hình ảnh
người phụ nữ gắn liền với vai trò người mẹ, người vợ, người nội trợ.” Từ nhận định trên ta
có thể thấy rằng các công việc trong gia đình dường như đã được mặc định sẵn trong quan
niệm của nhiều gia đình tại Việt Nam, do vậy thái độ không ủng hộ và không quan tâm
của người được khảo sát là một kết quả không ngoài dự tính. Những tác động của thái độ
đối với ý định phân công lao động sẽ được nhóm thảo luận và phân tích kỹ hơn sau đây:
72

Kết quả mô hình hồi quy nhị nguyên cho thấy, với mức ý nghĩa α = 5%, giá trị
Beta của nhân tố Thái độ là B6= 0.818. Nhân tố này bao gồm các quan sát về thái độ đối
với phân công lao động trong gia đình như “Ủng hộ việc phân công lao động trong gia
đình” (TD1), “Việc phân công lao động trong gia đình là cần thiết” (TD2) và “Thái độ
tích cực khi nói đến việc phân công lao động trong gia đình” (TD3).
Để giải thích rõ hơn cho kết quả này, Cunningham (2008, 46) cho rằng mỗi người
cần phải hiểu rằng phân công lao động trong gia đình là công việc kéo dài suốt cuộc đời
và có ảnh hưởng mật thiết đến vị trí, tiếng nói, thu nhập của vợ chồng trong gia đình.
Thái độ là cách nhìn nhận, đánh giá và các hành động theo một xu hướng trước
một sự việc. Thái độ xuất phát từ bên trong có gắn bó mật thiết với ý định thực hiện hành
vi. Trên thực tế, mỗi người đều có nhận thức và thiên hướng hành động dựa trên thái độ
sẵn có đối với các khách thể có liên quan. Đó là lý do vì sao trong các nhân tố ảnh hưởng
đến ý định phân công lao động trong gia đình, thái độ đối với phân công lao động trong
gia đình là nhân tố tác động mạnh nhất. Thái độ càng tích cực thì ý định thực hiện hành vi
càng lớn. Kết quả này tương đồng với kết quả phỏng vấn sâu nhóm nghiên cứu đã thu
thập: “Theo tôi, thái độ tích cực có ảnh hưởng lớn đến việc phân công lao động trong gia
đình. Bởi lẽ, khi vợ và chồng đều cảm thấy việc phân công lao động trong gia đình là cần
thiết, họ sẽ chủ động hơn trong việc thực hiện các đầu công việc như chăm sóc con cái,
quản lý chi tiêu, làm việc nhà… mà họ đã được phân công.”
Dựa vào những phân tích trên, nhóm tác giả có thể khẳng định thái độ có ảnh
hưởng tích cực và có tác động mạnh nhất đối với ý định phân công lao động trong gia
đình. Kết quả này sẽ là đóng góp lớn để nhóm xây dựng khuyến nghị chính sách cải thiện
ý định và hành vi phân công lao động tại Việt Nam.
Quan điểm giới là nhân tố tiếp theo tác động mạnh thứ hai đến ý định phân công
lao động trong gia đình.
Nhìn vào số liệu thống kê mô tả, ta có thể thấy thang đo Quan điểm giới có điểm
đánh giá giao động từ 3.11 đến 3.20. Kết quả khảo sát này cho ta thấy phần lớn người
được khảo sát có nhận thức về ảnh hưởng của quan điểm giới đến việc phân công lao động
trong gia đình. Nhóm tác giả cũng đã tiến hành khảo sát về tỷ lệ phân công các công việc
trong gia đình giữa hai giới. Kết quả cho thấy có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ tham gia
các công việc nội trợ trong gia đình như đi chợ, giặt giũ, nấu nướng,.. trong đó người vợ
chiếm tỷ lệ hầu hết trên 80%. Qua đây, nhóm tác giả có thể khẳng định tác động tích cực
của quan điểm giới tới ý định phân công lao động trong gia đình, mức độ ảnh hưởng của
nhân tố này sẽ được nhóm thảo luận kỹ hơn dưới đây:
Theo kết quả mô hình hồi quy, với mức ý nghĩa α = 5%, giá trị Beta của nhân tố
Quan điểm giới là B4= 0.638.
73

Nhân tố này bao gồm các quan sát như “Không áp đặt về giới tính lên mỗi công
việc trong gia đình”(CQQDG1), “Cả đàn ông và phụ nữ đều cần được chia sẻ các công
việc trong gia đình”(CQQDG2) và “Cả đàn ông và phụ nữ đều bình đẳng trong việc thực
hiện các công việc trong gia đình(CQQDG3)”.
Trần Quý Long (2007) và Sofer & Salman (2010) cũng đã chỉ ra mối liên hệ giữa
quan điểm giới và việc phân công lao động trong gia đình trong nghiên cứu của mình.
Theo đó, quan điểm giới là một trong những nhân tố tác động mạnh đến ý định phân công
lao động trong gia đình. Khi mỗi thành viên trong gia đình tôn trọng quyền bình đẳng
giới, đặt bản thân ở vị trí ngang bằng với đối phương thì ý định phân công lao động trong
gia đình sẽ dễ dàng nảy sinh.
Thông qua những phân tích nêu trên, nhóm tác giả có thể khẳng định quan điểm
giới có ảnh hưởng tích cực và có tác động mạnh đối với ý định phân công lao động trong
gia đình.
Nhân tố tiếp theo cũng có tác động đến ý định phân công lao động trong gia đình
nhưng có lực tác động yếu hơn so với các nhân tố trên đó là Kiểm soát hành vi cảm
nhận.
Qua kết quả thống kê mô tả của nhóm, giá trị trung bình của các biến quan sát cho
yếu tố kiểm soát hành vi giao động từ 2.98 đến 3.18 cho thấy 295 người tham gia khảo sát
đều đánh giá cho các biến quan sát trong cùng yếu tố này ở mức trung lập tới mức đồng ý.
Kết quả giá trị trung bình của các yếu tố trong kiểm soát hành vi cho thấy các yếu tố sức
khoẻ, năng lực cá nhân, trách nhiệm đối với gia đình đáng để cân nhắc trước khi nảy sinh
ý định và thực hiện hành vi phân công lao động trọng gia đình của các đối tượng được
khảo sát. Tuy nhiên, đa phần người tham gia khảo sát không có ý kiến về yếu tố quỹ thời
gian có tác động đến ý định và hành vi phân công lao động trong gia đình. Qua đây, nhóm
tác giả nhận thấy đa phần người dân đều có nhận thức về mối quan hệ tích cực giữa kiểm
soát hành vi cảm nhận và ý định, hành vi phân công lao động trong gia đình. Về mức độ
ảnh hưởng của nhân tố này, nhóm đã thảo luận kỹ hơn dưới đây:
Kết quả mô hình hồi quy cho thấy, với mức ý nghĩa α = 5%, giá trị Beta của nhân
tố Kiểm soát hành vi cảm nhận là B5 = 0.627.
Kiểm soát hành vi cảm nhận bao gồm các quan sát như “Sức khỏe”(KSHV1),
“Năng lực cá nhân”(KSHV2), “Quỹ thời gian” (KSHV3) và “Trách nhiệm đối với gia
đình”(KSHV4).
Lý do chính mà Kiểm soát hành vi cảm nhận ảnh hưởng nhiều tới ý định phân
công lao động trong gia đình là vì khi tiếp cận với một vấn đề, mỗi người đều sẽ có sự
đánh giá, cân nhắc về khả năng, năng lực và các điều kiện cho phép trước khi nảy sinh ý
định thực hiện hành vi. Kil & Neels (2014) cũng đã chỉ ra phần thời gian dành cho
74

những công việc không được trả công có liên kết chặt chẽ với phần thời gian dành cho
những công việc có được trả công. Cụ thể hơn, số giờ làm việc trung bình của phụ nữ và
nam giới có liên quan mạnh mẽ nhất đến việc phân chia công việc nhà. Nếu số giờ trung
bình mà một người phụ nữ dành cho công việc được trả lương tăng một độ lệch chuẩn, thì
tỷ lệ trung bình của công việc nhà mà người phụ nữ chịu trách nhiệm giảm với khoảng
0,20 độ lệch chuẩn.
Dựa vào những phân tích nêu trên, nhóm tác giả khẳng định nhân tố kiểm soát
hành vi cảm nhận có tác động tích cực tới ý định phân công lao động trong gia đình. Nhóm
nhân tố tác động yếu nhất bao gồm Gia đình, Bạn bè và Môi trường xã hội.
Dựa vào số liệu thống kê mô tả, nhóm nghiên cứu nhận thấy thang đo “Bạn bè” có
giá trị trung bình điểm đánh giá từ 3.08 đến 3.12, tiếp đến là thang đo “Gia đình” có điểm
đánh giá từ 3.07 đến 3.13 và thang đo “Môi trường xã hội” có điểm đánh giá từ 3.04 đến
3.22. Kết quả này cho thấy, đa phần người tham gia khảo sát có nhận thức về tác động từ
việc phân công lao động trong gia đình của bạn bè, người thân và bị ảnh hưởng bởi môi
trường xã hội. Mức độ ảnh hưởng của nhóm nhân tố này đã được thảo luận dưới đây:
Kết quả mô hình hồi quy cho thấy, với mức ý nghĩa α = 5%, giá trị Beta của nhân tố Gia
đình, Bạn bè và Môi trường xã hội lần lượt là B1 = 0.470, B2= 0.461, B3 = 0.432 Vì con
người sống và bị chi phối bởi các quy luật xã hội, chính vì thế xã hội cũng tác động không
nhỏ đến quan điểm, suy nghĩ và hành động của từng cá nhân. Con người có xu hướng
hành động giống như người xung quanh, bạn bè, người thân vì không muốn bản thân trở
nên quá khác biệt với cộng đồng. Tuy vậy đa phần mọi người đều có chính kiến riêng nên
mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này chỉ nằm ở mức tương đối và mang ý nghĩa tham
khảo chứ không tác động quá nhiều đến ý định phân công lao động trong gia đình. Tương
đồng với kết quả phân tích nghiên cứu, một ý kiến trong phỏng vấn chuyên sâu cho rằng:
“Mọi người bị ảnh hưởng bởi cách phân công công việc của gia đình bố mẹ, bạn bè và họ
cũng xem xét ý kiến của nhóm tham khảo để thực hiện phân công trong gia đình mình.
Không những vậy, hiện nay cả nhân loại đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0,
Internet và mạng xã hội trở thành một phần cuộc sống của chúng ta. Do vậy các KOLs,
Influencer đang ngày càng phổ biến và có tiếng nói trong cộng đồng. Lối sống, cách phân
công trong mỗi gia đình người nổi tiếng đều ảnh hưởng đến đời sống của một số bộ phận,
nhất là những cặp vợ chồng trẻ. Nhóm tham khảo có ảnh hưởng lớn nhất đến việc phân
công lao động là gia đình. Theo văn hoá và tập tục truyền thống của người dân Việt Nam,
cha mẹ và con cái sinh sống phần lớn thời gian cùng nhau. Những nét tính cách và phong
cách sinh hoạt của một người được hình thành từ thuở bé bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cha
mẹ. Vì vậy, nhiều gia đình con cái xem cách
75

phân công lao động trong gia đình của cha mẹ là chuẩn mực để học tập theo.” Như vậy,
trong các nhóm tham khảo thì gia đình vẫn giữ vai trò quan trọng nhất ảnh hưởng tới ý
định phân công lao động trong gia đình của mỗi người.
Thông qua những phân tích nêu trên, nhóm nghiên cứu có thể khẳng định nhân tố
bạn bè, gia đình và môi trường xã hội có ảnh hưởng tích cực tới ý định phân công lao
động trong gia đình.
4.7.3. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến “Hành vi phân công lao động trong
gia đình”
Kiểm soát hành vi là nhân tố tiếp theo có tác động đến biến phụ thuộc Kết quả hồi
quy tuyến tính với B1 = 0.315 > 0 cho thấy nhân tố Kiểm soát hành vi có tác động thuận
chiều tới Hành vi phân công lao động trong gia đình. Các yếu tố “Sức khỏe” (KSHV1),
“Năng lực cá nhân” (KSHV2), “Quỹ thời gian” (KSHV3) và “Trách nhiệm đối với gia
đình” (KSHV4) tác động thuận chiều tới hành vi phân công lao động trong gia đình. Khi
mỗi thành viên có sức khoẻ phù hợp, có năng lực và sở trường ở một số công việc, có thời
gian dành cho gia đình và luôn ý thức được trách nhiệm của bản thân thì việc chia sẻ các
công việc trong gia đình với bạn đời sẽ trở nên dễ dàng hơn. Chính vì thế việc nâng cao
nhận thức về vai trò của các yếu tố như sức khoẻ, năng lực cá nhân, thời gian và trách
nhiệm đối với gia đình của mỗi thành viên sẽ khiến vợ/chồng sẵn sàng chia sẻ và tôn trọng
nhau hơn trong việc thực hiện phân công các công việc trong gia đình.
Ý định phân công lao động trong gia đình là nhân tố thứ hai có tác động tới biến
phụ thuộc.
Kết quả hồi quy tuyến tính với B2 = 0.298 > 0 cho thấy Ý định phân công lao động
trong gia đình có tác động thuận chiều tới Hành vi phân công lao động trong gia đình.
Thực tế cho thấy ý định thường là một tiền đề trước hành vi. Mỗi cá nhân thường
có xu hướng hành động theo ý định của mình, do vậy đây được coi là nhân tố thiết yếu,
ảnh hưởng mạnh đến hành vi phân công lao động trong gia đình. Để thay đổi thói quen
phân công lao động theo hướng giảm thiểu tình trạng không phân công lao động cần có
nhiều giải pháp cho các nhân tố góp phần hình thành ý định phân công lao động trong gia
đình.
4.7.4. Có sự khác biệt về “Hành vi phân công lao động trong gia đình” ở các nhóm
“Nhân khẩu học” khác nhau
Bên cạnh đó, sự khác biệt về các yếu tố Nhân khẩu học bao gồm giới tính, độ
tuổi, khu vực sinh sống, trình độ học vấn, thu nhập cũng góp phần ảnh hưởng tới việc
phân công lao động trong gia đình. Sở dĩ lối sống và hành vi của mỗi người đều bị tác
động bởi những yếu tố môi trường xung quanh, đơn cử như nữ giới và nam giới sẽ có
76

những thế giới quan riêng hay từng khu vực sinh sống sẽ có những định kiến riêng về vấn
đề giới tính và phân công lao động. Các yếu tố nhân khẩu học có sự ảnh hưởng ra sao tới
vấn đề phân công lao động trong gia đình đều được phân tích cụ thể như sau:
- Sự khác biệt về hành vi phân công lao động trong gia đình theo giới tính
Bảng 4.29 Thống kê mô tả giới tính tham gia khảo sát
Group Statistics

Giới tính N Mean Std. Deviation Std. Error Mean

HV Nam 150 2.67 .657 .054

Nữ 145 4.15 .464 .038

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích trên SPSS

Từ thống kê trên có thể thấy cụ thể điểm đánh giá của Nữ giới được xác định là
Mean = 4.15, gấp hơn 1.5 lần con số Mean = 2.67 của Nam giới. Kết quả trên cho thấy
trong số những người được khảo sát, phụ nữ có tần suất thực hiện hành vi phân công lao
động trong gia đình nhiều hơn nam giới. Ngoài ra, khi kiểm định giả thuyết H1a: “Có sự
khác biệt về phân công lao động trong gia đình ở các giới tính khác nhau” với biến kiểm
soát “Giới tính” là biến định tính chỉ có 2 giá trị: Nữ - 1 và Nam – 0 cho thấy kết quả kiểm
định cho giá trị Sig.=0,000 < 0,05 nên phương sai của 2 tổng thể khác nhau. Kết quả kiểm
định t ở dòng giả định phương sai không bằng nhau có giá trị Sig. = 0,00< 0,05 cho thấy
có sự khác biệt về hành vi theo nhóm giới tính. Khi người vợ phải đảm đương nhiều công
việc trong gia đình thì hành vi phân công và yêu cầu được chia sẻ công việc trong gia đình
từ người chồng sẽ diễn ra nhiều hơn. Có thể rút ra nhận định phụ nữ có xu hướng tán
thành hành vi phân công lao động trong gia đình nhiều hơn Nam giới do cảm nhận về sự
bất công trong cuộc sống gia đình của phái nữ rõ ràng hơn. Theo kết quả khảo sát của
nhóm, phụ nữ có tỷ lệ tham gia nội trợ tới 64.5%, gấp hơn 10 lần con số của phái mạnh
với 6.5%; ngoài ra, mức độ hai vợ chồng chia sẻ các việc nội trợ với nhau dừng ở mức
14.8%. Đây là biểu hiện rõ rệt của việc phân công lao động bị ảnh hưởng bởi nhân tố giới
tính.
77
- Sự khác biệt về hành vi phân công lao động trong gia đình theo độ tuổi

Hình 4.1 Sự khác biệt hành vi theo độ tuổi


Nhìn vào hình 4.1 có thể nhận thấy sự khác nhau về hành vi phân công lao động
trong gia đình ở các độ tuổi. Những con số cho thấy nhóm 2 với độ tuổi từ 35-55 có hành
vi phân công lao động cao nhất (Mean = 3.1875), tiếp đến là nhóm tuổi 1 (từ 18 đến 34
tuổi) (Mean = 2.9902) cuối cùng thấp nhất là nhóm 3 (trên 55 tuổi) (Mean = 2.8211). Như
vậy với tuổi tác càng tăng cao thì xu hướng phân công lao động trong gia đình lại càng
giảm một cách rõ rệt. Nhóm cũng nghiên cứu đã thực hiện kiểm định Lavene ở bảng Test
of Homogeneity of Variances và kết luận có sự khác biệt về phân công lao động trong gia
đình ở các độ tuổi khác nhau. Điều này cho thấy chủ yếu những người cao tuổi sẽ ít có
hành vi phân công lao động trong gia đình hơn. Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do
những người cao tuổi do không có đủ điều kiện về mặt sức khỏe nên sẽ ít phân công lao
động trong gia đình hơn, Bên cạnh đó, do quan điểm và tư tưởng của họ đã có phần lạc
hậu, chủ yếu họ đều cho rằng phân công lao động trong gia đình là không cần thiết, các
công việc giặt giũ nấu cơm nên để cho phụ nữ và nam giới sẽ chỉ cần đi kiếm tiền. Chính
vì vậy họ sẽ mặc nhiên các công việc trong gia đình chủ yếu là dành cho phụ nữ.
78

- Sự khác biệt về hành vi phân công lao động trong gia đình theo khu vực sinh sống
Hình 4.2 Sự khác biệt hành vi theo khu vực sinh sống
Hình 4.2 cho thấy giá trị trung bình về đồng ý phân công công việc trong gia đình
của những người được khảo sát đến từ Đồng bằng sông Hồng cao nhất với Mean = 3.65,
trong đó thấp nhất là những người đến từ Tây Bắc Bộ với Mean = 3.12. Dựa vào kết quả
phân tích, ta có thể thấy rõ được sự phân hóa trong hành vi phân công lao động khi xét
trên yếu tố địa lý. Tại các vùng sâu vùng xa, khái niệm và định kiến vẫn tồn đọng, đơn cử
với các công việc nội trợ tiêu biểu, tỷ lệ tham gia của phụ nữ trung bình lên tới gần 86%
trong khi tỷ lệ tham gia trung bình của người chồng chỉ là 3.5%. Trái lại, đàn ông với thể
chất mạnh mẽ và quyết đoán hơn thường đóng vai trò trụ cột kinh tế của gia đình. Đa phần
những hộ gia đình đến từ Đồng Bằng Sông Hồng có chất lượng cuộc sống tốt hơn, họ
cũng có nhiều cơ hội để tiếp cận thông tin hơn, do đó ảnh hưởng tới tới nhận thức về bình
đẳng giới của họ được cải thiện. Họ có thể dễ dàng thay đổi và nâng cao nhận thức hơn về
vấn đề phân công lao động trong gia đình. Đối với những người khảo sát đến từ Tây Bắc
Bộ và Đông Bắc Bộ, như đã chỉ ra trong phần cơ sở lý thuyết, đồng bào nơi đây vẫn còn
những tàn dư trong tư tưởng của những định kiến cũ, lạc hậu trong tư tưởng. Mặc dù đã có
biện pháp tuyên truyền nâng cao ý thức về bình đẳng giới nhưng hành vi phân công lao
động gia đình vẫn không được biểu hiện rõ rệt ở đây.
79

- Sự khác biệt về hành vi phân công lao động trong gia đình theo thu nhập
Hìn

h 4.3 Sự khác biệt hành vi theo thu nhập


Nhóm nghiên cứu đã tiến hành kiểm định giả thuyết “Có sự khác biệt về phân công
lao động trong gia đình ở các thu nhập khác nhau” và kiểm định One-way Anova, kết quả
thu về được là giả thuyết không thể bác bỏ. Cùng với việc phân tích hình trên, có thể dễ
dàng nhận thấy được nhóm đối tượng có thu nhập trên 18 triệu/ tháng có xu hướng hành vi
phân công lao động cao nhất với Mean = 3.61, trong khi ngược lại, những nhóm có thu
nhập dưới 1 triệu/ tháng lại cho thấy kết quả khác: hành vi phân công lao động rất thấp với
Mean = 2.44. Ba nhóm thu nhập từ 1-5 triệu VNĐ/ tháng đến 10-18 triệu VNĐ/ tháng có
sự tương đương về hành vi phân công lao động, lần lượt biểu diễn bởi số Mean là 3.30,
3.38 và 3.46. Đây chính là minh chứng biểu hiện một phần việc hành vi phân công lao
động có bị ảnh hưởng bởi yếu tố thu nhập. Kết luận này tương tự với nghiên cứu của Lam
& các cộng sự (2012); Fahlén (2016); Nguyễn Thị Ngân Hoa (2013); Hồ Ngọc Châm
(2015). Lý giải cho kết quả này, nhóm nghiên cứu cho rằng những nhóm người có thu
nhập thấp thường có giới hạn về trình độ học vấn cũng như về tư tưởng, định kiến, những
người này sẽ không quá quan tâm về vấn đề phân chia lao động trong gia đình, trong khi
đó những người có thu nhập cao hơn thường có nhiều cơ hội và điều kiện để tiếp cận với
xu hướng và các quan điểm mới hơn, từ đó họ sẽ cởi mở hơn với các vấn đề đương đại.
Đồng thời, thu nhập cũng là một yếu tố ảnh hưởng nhiều tới chất lượng gia đình, khi ổn
định và vững chắc về kinh tế thì mối bận tâm về các công việc được trả lương ở ngoài xã
hội được giảm bớt, thay vào đó họ sẽ có nhiều thời gian và dành nhiều trách nhiệm hơn
cho những công việc không được trả lương ở trong gia đình.

You might also like