You are on page 1of 55

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA


Chủ biên
TS. Dương Tuyết Miên

GIÁO TRÌNH
TỘI PHẠM HỌC

Vinh - 2011

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA
Chủ biên
TS. Dương Tuyết Miên

GIÁO TRÌNH
TỘI PHẠM HỌC
(Giáo trình đào tạo từ xa)

Vinh - 2011
2
3
4
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 .........................................................................................7
TỔNG QUAN VỀ TỘI PHẠM HỌC ..................................................7
1. KHÁI NIỆM TỘI PHẠM HỌC ...................................................................................... 7
2. KHÁI NIỆM NHÀ TỘI PHẠM HỌC ......................................................................... 9
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA TỘI PHẠM HỌC ............................................ 11
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA TỘI PHẠM HỌC ...................................... 12
4.1. Yêu cầu đối với việc nghiên cứu tội phạm học ................................................... 12
4.2. Một số phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu tội phạm học
..................................................................................................................................... 12
CHƯƠNG 2 .......................................................................................22
PHẦN THỨ NHẤT CỦA CHƯƠNG 2 – CÁC THUYẾT VỀ BẢN
CHẤT CON NGƯỜI .........................................................................23
1. TRƯỜNG PHÁI TỘI PHẠM HỌC CỔ ĐIỂN ......................................................... 24
1.1 Hoàn cảnh ra đời của tội phạm học cổ điển ........................................................ 24
1.2. Nội dung của trường phái tội phạm học cổ điển ................................................ 25
2. CÁC THUYẾT SINH HỌC ....................................................................................... 27
2.1. Trường phái tội phạm học thực chứng thời kì đầu ............................................ 27
2.2. Các thuyết về thể chất con người ........................................................................ 34
3. CÁC THUYẾT TÂM LÍ ............................................................................................ 40
3.1. Thuyết phân tâm học ........................................................................................... 41
3.2. Thuyết bắt chước ................................................................................................. 43
PHẦN THỨ HAI CỦA CHƯƠNG 2.................................................45
1. CÁC THUYẾT CẤU TRÚC XÃ HỘI ....................................................................... 45
1.1. Thuyết rối loạn tổ chức xã hội.............................................................................. 45
1.2. Thuyết xung đột văn hoá (còn gọi là thuyết lệch lạc văn hoá) ........................... 48
2. CÁC THUYẾT VỀ QUÁ TRÌNH XÃ HỘI ............................................................... 51
2.1. Thuyết học lại từ xã hội ......................................................................................... 51
2.2. Thuyết kiểm soát xã hội....................................................................................... 53
CHƯƠNG 3 ......................................................................................56
TÌNH HÌNH TỘI PHẠM ................................................................................................. 56
1. KHÁI NIỆM TÌNH HÌNH TỘI PHẠM .................................................................... 56
2. CÁC NỘI DUNG CỦA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM .................................................... 57
2.1. Thực trạng của tình hình tội phạm ...................................................................... 57
2.2. Diễn biến (động thái) của tình hình tội phạm ...................................................... 63
Năm 2000 .................................................................................64
Số vụ..................................................................................................64
Tăng...................................................................................................64
2.3. Cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm ......................................................... 65
CHƯƠNG 4 .......................................................................................69
1. KHÁI NIỆM NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI PHẠM ................................................... 70
2. NGUYÊN NHÂN TỪ MÔI TRƯỜNG SỐNG (những nhân tố không thuận lợi từ môi
trường sống tác động đến sự hình thành nhân cách lệch lạc của cá nhân) .......................... 71
2.1. Các tiểu môi trường mà cá nhân đang sống và giao tiếp thường xuyên ............ 72
2.2. Môi trường xã hội vĩ mô ...................................................................................... 73
3. NGUYÊN NHÂN TỪ PHÍA NGƯỜI PHẠM TỘI ................................................... 74

5
4. TÌNH HUỐNG VÀ VAI TRÒ CỦA TÌNH HUỐNG TRONG CƠ CHẾ CỦA HÀNH
VI PHẠM TỘI ............................................................................................................... 75
3.1. Khái niệm tình huống ............................................................................................ 75
3.2. Phân loại tình huống ............................................................................................. 75
3.3. Vai trò của tình huống trong cơ chế của hành vi phạm tội ..................................... 76
CHƯƠNG 5 .......................................................................................77
1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI NẠN NHÂN CỦA TỘI PHẠM .............. 77
1.1. Khái niệm nạn nhân của tội phạm.......................................................................... 77
1.2. Đặc điểm của nạn nhân của tội phạm .................................................................... 79
1.3. Phân loại nạn nhân của tội phạm. ......................................................................... 79
2. NHỮNG THIỆT HẠI MÀ NẠN NHÂN CỦA TỘI PHẠM PHẢI GÁNH CHỊU VÀ
QUYỀN CỦA NẠN NHÂN CỦA TỘI PHẠM .............................................................. 80
3. VAI TRÒ CỦA NẠN NHÂN CỦA TỘI PHẠM TRONG CƠ CHẾ HÀNH VI
PHẠM TỘI CỤ THỂ ..................................................................................................... 82
4. VAI TRÒ CỦA NẠN NHÂN CỦA TỘI PHẠM ĐỐI VỚI THỰC TRẠNG TỘI
PHẠM ẨN ...................................................................................................................... 83
5. MỐI QUAN HỆ GIỮA NẠN NHÂN VỚI NGƯỜI PHẠM TỘI.............................. 85
6. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NẠN NHÂN CỦA TỘI PHẠM .. 86
CHƯƠNG 6 .......................................................................................91
1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ DỰ BÁO TỘI PHẠM..................................................... 91
2. CÁC CĂN CỨ DỰ BÁO TỘI PHẠM ....................................................................... 92
3. CÁC LOẠI DỰ BÁO TỘI PHẠM ............................................................................. 93
3.1. Theo thời gian dự báo.......................................................................................... 93
3.2. Theo đối tượng dự báo ........................................................................................ 93
4. CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO TỘI PHẠM. ......................................................... 94
4.1. Phương pháp ngoại suy (Extrapolation) .............................................................. 94
4.2. Phương pháp mô hình hoá (Modelling) ............................................................... 95
4.3. Phương pháp chuyên gia (Expert Judgement)...................................................... 96
CHƯƠNG 7 .......................................................................................97
1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM ......................................... 98
2. CÁC NGUYÊN TẮC CỦA PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM ........................................ 99
2.1. Nguyên tắc pháp chế............................................................................................ 99
2.2. Nguyên tắc dân chủ. ............................................................................................ 99
2.3. Nguyên tắc nhân đạo. ........................................................................................ 100
2.4. Nguyên tắc khoa học.......................................................................................... 100
2.5. Nguyên tắc phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể phòng ngừa. .......................... 100
3. CHỦ THỂ CỦA PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM ........................................................... 100
3.1. Các cơ quan tư pháp hình sự với tư cách là chủ thể của phòng ngừa tội phạm. 101
3.2. Cơ quan lập pháp với tư cách là chủ thể của phòng ngừa tội phạm. ................. 102
3.3. Các cơ quan quản lí nhà nước, các tổ chức, công dân với tư cách là chủ thể của
phòng ngừa tội phạm. ............................................................................................... 102
4. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM .................................................... 102
4.1. Phòng ngừa tội phạm ở cấp độ vĩ mô. .................................................................. 102
4.2. Phòng ngừa tội phạm theo phạm vi lãnh thổ ........................................................ 103
4.3. Phòng ngừa tội phạm theo cấp độ chuyên ngành ................................................. 103

6
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TỘI PHẠM HỌC

1. KHÁI NIỆM TỘI PHẠM HỌC


Với tính chất là một khoa học, tội phạm học ra đời khá muộn so với một số ngành
khoa học xã hội khác như chính trị học, triết học, kinh tế học, xã hội học, luật... Tuy có
hạn chế là ra đời khá muộn, nhưng tội phạm học lại có một may mắn là được kế thừa
thành tựu của những ngành khoa học khác đã ra đời trước đó, do vậy, tội phạm học đã
phát triển với tốc độ vô cùng nhanh chóng. Các nhà tội phạm học ngày nay thường ví
tội phạm học như một cái mặt bàn được tạo dựng vững chắc bởi rất nhiều chân bàn
như: triết học, nhân loại học, luật, sinh vật học, xã hội học, chính trị học, y học, tâm lí
học, kinh tế học, đạo đức học, phong tục học, tâm thần học...1 Với cách nói đầy hình
ảnh như vậy đã giúp cho chúng ta hiểu được mối quan hệ mật thiết giữa tội phạm học
và các ngành khoa học khác cũng như đặc tính kế thừa của tội phạm học với các ngành
khoa học đó.
Người đầu tiên đưa ra thuật ngữ “tội phạm học” là giáo sư luật người Italia tên là
Raffaele Garofalo vào năm 1885 (tiếng Italia là Criminologia). Tiếp đó, nhà nhân loại
học người Pháp tên là Paul Tobinard lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ “tội phạm học”
trong tiếng Pháp (Tiếng Pháp là Criminologie) vào khoảng thời gian này1. (Có ý kiến
cho rằng Paul Tobinard đưa ra thuật ngữ này lần đầu tiên vào năm 1889)2. Còn trong
tiếng Anh, thuật ngữ “tội phạm học” nghĩa là “Criminology”. Như mọi người biết,
“ology” nghĩa là ngành nghiên cứu, còn từ Crimin nguồn gốc từ “Crimen” tiếng La
Tinh nghĩa là tội phạm. Như vậy, có thể hiểu tội phạm học theo nghĩa đen là ngành
khoa học “nghiên cứu về tội phạm” (the study of crime).
Trên thế giới, các nhà tội phạm học đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về tội phạm
học. Vào thế kỉ 20, có 3 trường phái khác nhau trong việc xác định khái niệm tội phạm
học, mỗi trường phái đều có sự khác biệt bởi điểm nhấn của nó.
Trường phái thứ nhất coi tội phạm học như là một ngành kiến thức, một lĩnh vực
nghiên cứu (disciplinary) chú trọng đến vấn đề xã hội của tội phạm – tiêu biểu cho
quan điểm này là Edwind H. Sutherland, Donald R.Cressey, David F. Luckenbill.
Trong cuốn giáo trình Tội phạm học xuất bản lần đầu tiên vào năm 1924, Edwind H.
Sutherland cho rằng: “Tội phạm học là lĩnh vực kiến thức tập trung vào vấn đề xã hội
của tội phạm”. Cuốn sách này đã đặt nền móng cho sự phát triển tội phạm học của Mỹ
trong suốt thế kỉ 20. Được tái bản lần thứ hai vào năm 1934, cuốn sách nói trên được
đổi tên là Các nguyên tắc của tội phạm học và nó trở thành cuốn sách nổi tiếng nhất
trong lĩnh vực tội phạm học. Trong cuốn sách này, Edwind H. Sutherland cho rằng tội
phạm học bao gồm 3 lĩnh vực cơ bản: xã hội học pháp luật, phân tích một cách khoa
học các nguyên nhân của tội phạm, kiểm soát tội phạm.1 Sau khi Edwind H.
Sutherland mất (1950), các công trình về tội phạm học của ông tiếp tục được các học

1
Xem GS.TS Frank Schmalleger, Criminology Today, The University of North Carolina at Pembroke, Prentice
Hall Publisher, năm 2002, tr 15. Đây là cuốn sách được coi là tài liệu mẫu mực về tội phạm học được lưu hành
rất phổ biến trong các trường đại học đào tạo về luật ở Mỹ và được giới thiệu như một tài liệu tham khảo giá trị
rất phổ biến tại các cơ sở đào tạo tại Châu Âu.
1
Xem http:/en.wikipedia.org/wiki/Criminology, ngày 2/5/2007.
2
Xem GS.TS Frank Schmalleger, Criminology Today, The University of North Carolina at Pembroke, Prentice
Hall Publisher, năm 2002, tr 14.
1
Xem Edwind H. Sutherland, Criminology, (Philadelphia: J.B Lppincott, 1924, trang 11); Xem Principles of
Criminology, tr 1.
7
giả nghiên cứu trong nhiều năm mà tiêu biểu là Donald R.Cressey và David F
Luckenbill. Vào năm 1974, khái niệm cổ điển của Edwind H. Sutherland về tội phạm
học đã được Donald R.Cressey chỉnh sửa như sau: “Tội phạm học là lĩnh vực kiến thức
chủ yếu nghiên cứu về hành vi phạm tội và tội phạm như một hiện tượng xã hội. Tội
phạm học cũng nghiên cứu quá trình làm luật, vi phạm pháp luật, và phản ứng đối với
việc vi phạm pháp luật.”2
Trường phái thứ hai nhấn mạnh tới vai trò của tội phạm học trong việc tìm ra nguyên
nhân của tội phạm (causative) – tiêu biểu cho quan điểm này là Gennaro F.Vito,
Ronald M. Holmes, Clarence Ray Jeferry. Theo Gennaro F.Vito, Ronald M. Holmes
“Tội phạm học nghiên cứu về nguyên nhân của tội phạm”; còn theo Clarence Ray
Jeferry, tội phạm học nghiên cứu 3 lĩnh vực: phát hiện tội phạm, xử lí tội phạm và giải
thích về tội phạm cũng như hành vi phạm tội1.
Trường phái thứ ba coi tội phạm học như là một khoa học nghiên cứu về tội phạm với
những đặc tính riêng biệt – Tiêu biểu cho quan điểm này là Clemens Bartollas, Simon
Diniz, Gregg Barak. Clemens Bartollas và Simon Diniz cho rằng: “Tội phạm học là
khoa học nghiên cứu về tội phạm”. Còn theo Gregg Barak: “ Tội phạm học là lĩnh vực
nghiên cứu liên ngành với những kiến thức đa dạng về nguyên nhân của tội phạm,
hành vi của người phạm tội, thực tiễn phòng ngừa tội phạm và các chính sách phòng
ngừa tội phạm.2
Thời gian gần đây, trên diễn đàn khoa học cũng có nhiều quan điểm khác nhau về khái
niệm “Tội phạm học”. Cụ thể như sau:
“Tội phạm học nghiên cứu về tội phạm như một hiện tượng xã hội bao gồm nguyên
nhân và hậu quả của tội phạm, hành vi phạm tội, cũng như sự phát triển, ảnh hưởng
của pháp luật đối với tội phạm. Việc áp dụng các phương pháp khoa học trong nghiên
cứu tội phạm học để kiểm chứng các giả thuyết và việc phát triển các thuyết sẽ giúp
cho giải thích các nguyên nhân và phương diện khác của tội phạm”1.
“Tội phạm học nghiên cứu tội phạm như là một hiện tượng cá nhân và xã hội. Các lĩnh
vực nghiên cứu của tội phạm học bao gồm sự ảnh hưởng và các hình thức của tội
phạm, nguyên nhân và hậu quả của tội phạm, quy định của pháp luật, quy tắc của xã
hội và phản ứng của Chính phủ và xã hội đối với tội phạm. Tội phạm học là lĩnh vực
liên quan đến nhiều kiến thức trong các ngành khoa học về hành vi của con người, đặc
biệt liên quan đến các công trình nghiên cứu của các nhà xã hội học, tâm lí học”2.
“Tội phạm học là khoa học nghiên cứu về tỉ lệ tội phạm, nguyên nhân dẫn tới cá nhân
hay nhóm người phạm tội, phản ứng của cộng đồng, xã hội đối với tội phạm.”3
“ Tội phạm học nghiên cứu những con đường khác nhau của các hệ tư tưởng mô tả về
tội phạm, dự báo tội phạm, giải thích và kiểm soát tội phạm”.4

2
Xem GS.TS Frank Schmalleger, Criminology Today, The University of North Carolina at Pembroke, Prentice
Hall Publisher, năm 2002, tr 14.
1
Xem Gennaro F.Vito và Ronald M. Holmes, Criminology: Theory, Research and Policy, Belmont, CA:
Wadsworth, 1994, trang 3; Xem Clarence Ray Jeferry, The Historical Development of Criminology, in Herman
Mannheim, ed; Pioneer in Criminology, Montclair, NJ: Partenson Smith, 1972, tr 458.
2
Xem Clemens Bartollas và SimonDiniz, Introduction to Criminology: Order and disorder, New York: Harper
and Row, 1989, trang 548; Xem Gregg Barak, Intergrating Criminologies, Boston: Allyn and Bacon, 1998, trang
303.
1
Xem www.search.com/reference/Criminology ngày 2/5/2007
2
Xem http://wikipedia.org/wiki/Criminology ngày 2/5/2007
3
Xem T.S Tom O’Connor, Justice Studies Department North Carolina Wesleyan College Rocky Mount, NC
27804, Xem trang Web The Criminology Mega –Site ngaỳ 14/5/2007.
8
Có thể nói, các quan điểm trên đều có hạt nhân hợp lí và đã chỉ ra được các đối tượng
nghiên cứu của tội phạm học cũng như có đóng góp vô cùng quan trọng đối với sự
phát triển của tội phạm học.
Việc xây dựng khái niệm tội phạm học trước hết phải chỉ ra được nó là ngành khoa
học xã hội đa ngành. Bởi vì tội phạm học có sử dụng các thành tựu của các ngành khoa
học xã hội khác nhất là xã hội học, tâm lí học và sinh vật học do vậy có thể nói, nó là
ngành khoa học xã hội đa ngành (liên ngành) nghiên cứu về hiện tượng tội phạm. Tội
phạm học nghiên cứu tội phạm không chỉ với tính chất như là một hiện tượng cá nhân
đơn lẻ mà còn nghiên cứu nó như là hiện tượng xã hội có quan hệ với cộng đồng xã
hội cũng như Chính phủ để hướng tới mục tiêu vô cùng quan trọng là xây dựng được
hệ thống các biện pháp phòng ngừa tội phạm có hiệu quả, từ đó có thể kiểm soát cũng
như đẩy lùi được tội phạm. Mặt khác, khái niệm tội phạm học phải bao quát được
những đối tượng nghiên cứu cơ bản của tội phạm học. Từ sự phân tích ở trên, có thể
hiểu như sau: Tội phạm học là ngành khoa học xã hội đa ngành nghiên cứu về tội
phạm với tính chất là hiện tượng cá nhân và xã hội bao gồm tình hình tội phạm,
nguyên nhân của tội phạm, dự báo tội phạm, phòng ngừa tội phạm, quy định của pháp
luật, quy tắc của xã hội, phản ứng của Chính phủ và xã hội đối với tội phạm để kiểm
soát cũng như đẩy lùi tội phạm.
2. KHÁI NIỆM NHÀ TỘI PHẠM HỌC
Ở Việt Nam hiện chưa có một công trình nghiên cứu nào về tội phạm học đề cập
đến khái niệm cũng như phạm vi những cá nhân được coi là nhà tội phạm học
(Criminologist). Tuy nhiên, tác giả nhận thấy có khá nhiều tài liệu của tội phạm học
nước ngoài có đề cập tương đối cụ thể về vấn đề này. Cụ thể như sau:
“Nhà tội phạm học là người nghiên cứu về tội phạm, người phạm tội và hành vi
phạm tội.”1
“Nhà tội phạm học là người nghiên cứu về: tính phức tạp của tội phạm, nguyên
nhân của tội phạm, phương thức giải quyết vấn đề tội phạm có hiệu quả, phân tích số
liệu thống kê về tội phạm, điều tra về tội phạm, nghiên cứu quan niệm của xã hội đối
với tội phạm”.2
“Thuật ngữ nhà tội phạm học được sử dụng để chỉ những người có bằng cấp liên
quan đến việc nghiên cứu tội phạm, hành vi phạm tội và xu hướng của tội phạm.”3
Nhà tội phạm học thường được dùng để chỉ những học giả, nhà khoa học, nhà
chuyên môn nghiên cứu những vấn đề: nguyên nhân của tội phạm, phòng ngừa, kiểm
soát tội phạm, xử lí tội phạm và hành vi phạm tội, các giải pháp đối với tội phạm, sự
thi hành pháp luật, hệ thống tư pháp, hệ thống những cơ quan cải tạo người phạm tội,
nạn nhân của tội phạm.”4
Trong các quan điểm nói trên, quan điểm thứ ba là hợp lí hơn cả và được đông đảo
4
Xem bài giảng của T.S Adam J.Mckee “What is criminology” trên trang Web AEJS.Com, International
Encyclopedia of Justice Studies ngày 14/5/2007.
1
Xem The American Dictionary on CD – ROM, Boston: Houghton Mifflin, 1992.
2
Xem http://www.utexas.edu/student/cec/careers/criminologist.html ngày 5/5/2007.
3
Xem GS.TS Frank Schmalleger, Criminology Today, The University of North Carolina at Pembroke, Prentice
Hall Publisher, năm 2002, tr 12.
4
http:// en.wikipedia.org/wiki/criminologist ngày 5/5/2007.
9
các nhà tội phạm học trên thế giới thừa nhận.
Cần phân biệt thuật ngữ nhà tội phạm học (Criminologist) với nhà hình sự học
(Criminalist). Thuật ngữ nhà hình sự học được sử dụng để chỉ những người làm những
công việc liên quan đến thu thập và kiểm tra chứng cứ về tội phạm và một số người
khác làm việc trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Những người này có kĩ năng đặc biệt
trong việc tìm ra tội phạm như: nhân viên điều tra, nhân viên kĩ thuật của phòng thí
nghiệm, chuyên gia vân tay, chuyên gia chụp ảnh hiện trường, chuyên gia khoa học
đường đạn, quan chức cảnh sát, công tố viên, thẩm phán, luật sư công và một số người
khác làm việc trong hệ thống tư pháp hình sự mà có kĩ năng nghề nghiệp nhất định.
Có thể nói, từ năm 1920 cho đến nay, tội phạm học đã và đang phát triển theo
hướng thiên về xã hội học, bên cạnh đó, tội phạm học cũng có mối quan hệ chặt chẽ
với sinh vật học và tâm lí học.1 Vì vậy, một số lượng lớn các nhà tội phạm học trên thế
giới hiện nay có nguồn gốc từ nhà xã hội học, nhà tâm lí học, nhà sinh vật học và
những người này rất thành công trong việc nghiên cứu về tội phạm học.
Nhà tội phạm học có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc duy trì trật tự xã hội,
góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Ba vai trò được trình bày dưới đây được
coi là những vai trò tiêu biểu nhất của nhà tội phạm học. Các vai trò này không loại trừ
nhau và một nhà tội phạm học thậm chí có thể đảm đương được cả ba vai trò này. Cụ
thể như sau:
Nhà nghiên cứu khoa học. Nhà tội phạm học trước hết là một chuyên gia nghiên
cứu về tội phạm ở trường đại học, viện nghiên cứu hay một hiệp hội nào đó. Trong vai
trò này, nhà tội phạm học nghiên cứu các vấn đề khác nhau có liên quan đến tội phạm.
Tư vấn cho các cơ quan có thẩm quyền. Nhà tội phạm học có thể là nhà tư vấn các
vấn đề về phòng ngừa tội phạm. Trong vai trò tư vấn, nhà tội phạm học phân tích tình
hình tội phạm, nguyên nhân, hậu quả của tội phạm, phản ứng của Chính phủ và cộng
đồng xã hội đối với hiện tượng tội phạm, dự báo về tội phạm, tư vấn các giải pháp
phòng ngừa để giúp Chính phủ có thể kiểm soát được tội phạm, từ đó góp phần ổn
định trật tự, trị an xã hội. Trên cơ sở đó, nhà hoạch định chính sách phòng ngừa có thể
tham khảo sự tư vấn đó để đề ra chính sách phòng ngừa cụ thể. Thực tế cho thấy,
nhiều chính sách phòng ngừa tội phạm đã bị thất bại vì nó không được xây dựng dựa
trên cơ sở khoa học mà chỉ là những biện pháp được xây dựng theo những ý tưởng chủ
quan, duy ý chí của nhà chính trị.
Giảng viên. Việc giảng dạy tội phạm học để truyền bá kiến thức là một trong
những nhiệm vụ chủ yếu của nhà tội phạm học. Nhà tội phạm học thực hiện mục tiêu
đào tạo các chuyên gia thuộc lĩnh vực tội phạm học thuộc các bậc sau đại học, đại học,
cao đẳng. Ngoài ra, nhà tội phạm học còn phải quảng bá kiến thức tội phạm học trong
quần chúng nhân dân, trong giới khoa học để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho
nhân dân, ý thức giữ gìn bảo vệ tài sản của mình, hàng xóm cũng như cộng đồng,

1
Xem TS. Adam J.Mckee, Bài giảng “What is criminology” trên trang Web AEJS.Com, International
Encyclopedia of Justice Studies ngày 14/5/2007.
10
hướng tới phòng ngừa, kiểm soát tội phạm trong xã hội có hiệu quả.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA TỘI PHẠM HỌC
Với tư cách là một ngành khoa học, tội phạm học có đối tượng nghiên cứu của
riêng mình. Việc làm sáng tỏ đối tượng nghiên cứu của tội phạm học có ý nghĩa vô
cùng quan trọng vì đối tượng nghiên cứu không những chỉ ra những nội dung nghiên
cứu cơ bản mà còn chỉ ra khuynh hướng nghiên cứu, phát triển của khoa học đó. Các
tài liệu tội phạm học ngày nay đề cập đến đối tượng nghiên cứu của tội phạm học như
sau1:
+ Quá trình phát triển, nội dung của các thuyết về tội phạm, sự đóng góp của từng
thuyết đối với sự phát triển của tội phạm học;
+ Tình hình tội phạm;
+ Nguyên nhân của tội phạm;
+ Dự báo tội phạm;
+ Phòng ngừa tội phạm ;
+ Nạn nhân học;
+ Đánh giá tác động của pháp luật đối với phòng ngừa tội phạm;
+ Tội phạm học so sánh (được nghiên cứu dưới góc độ xã hội của tội phạm thông
qua việc tìm hiểu văn hoá, phân tích sự giống nhau và khác nhau ở các mẫu tội phạm);
+ Phản ứng của Chính phủ và xã hội đối với tội phạm;
+ Hình phạt học;
Các tội phạm thuộc lĩnh vực chuyên biệt như:
+ Tội phạm xâm phạm con người;
+ Tội phạm xâm phạm tài sản;
+ Tội phạm có tổ chức;
+ Vần đề lạm dụng ma túy và tội phạm ma túy;
+ Tội phạm cổ cồn trắng;
+ Tội phạm công nghệ cao.
+ Tội phạm có sử dụng bạo lực;
+ Giới và tội phạm;
+ Tội phạm đường phố;
+ Tội phạm và vấn đề đô thị hoá...
1
Đa số các giáo trình tội phạm học của Việt Nam đều cho rằng đối tượng của tội phạm học bao gồm 4 bộ phận
(yếu tố) cấu thành cơ bản, tức là bốn nhóm các hiện tượng xã hội được nghiên cứu. Đó là:
- Tình hình tội phạm;
- Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm;
- Nhân thân người phạm tội;
- Các biện pháp phòng ngừa tội phạm
Tuy nhiên, qua nghiên cứu khá nhiều tài liệu tội phạm học nước ngoài (xuất bản bằng tiếng Anh), tác giả nhận
thấy không có tài liệu nào viết như vậy. Điều này đặt ra vấn đề đã đến lúc chúng ta cần thay đổi quan niệm về
đối tượng nghiên cứu của tội phạm học.
11
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA TỘI PHẠM HỌC
4.1. Yêu cầu đối với việc nghiên cứu tội phạm học
Cũng như các khoa học xã hội khác, độ chính xác của kết quả nghiên cứu trong tội
phạm học chỉ mang tính chất tương đối, không thể có tính chính xác cao như trong
khoa học tự nhiên. Điều đó có hai lí do cơ bản:
Thứ nhất, các phương pháp mà tội phạm học sử dụng mượn từ khoa học tự nhiên
như toán, lí thuyết hệ thống, tin học chỉ được áp dụng trong thời gian gần đây vào việc
nghiên cứu vấn đề tội phạm như một hiện tượng có tính chất cá nhân và xã hội.
Thứ hai, trong quá trình nghiên cứu, tội phạm học hướng tới tất cả các vấn đề có
liên quan đến các nhân tố chủ quan của con người như các nhân tố chủ quan của người
phạm tội, nạn nhân mà các nhân tố này không hề có mặt trong khoa học tự nhiên.
Tuy nhiên, tội phạm học ngày càng thể hiện rõ tính khoa học của mình thông qua
các phương pháp nghiên cứu của nó. Để thu thập số liệu, phân tích tài liệu, xử lí thông
tin, biểu diễn tổng quát và mô tả, tội phạm học đã sử dụng nhiều phương pháp, kĩ thuật
nghiên cứu khoa học.
Để sử dụng tốt các phương pháp nghiên cứu, trước hết cần phải tôn trọng những
yêu cầu tiên quyết sau đây:
+ Bằng chứng xác thực. Nghiên cứu tội phạm học bằng phương pháp điều tra,
khảo sát đòi hỏi nhất thiết phải có bằng chứng là những số liệu, mẫu tội phạm xác
thực. Việc có thể thẩm tra lại được bằng bằng chứng là có ý nghĩa hết sức quan trọng
trong công tác điều tra, khảo sát khoa học.
+ Không chấp nhận cái tuyệt đối. Tội phạm học không chấp nhận cái tuyệt đối.
Các nhà tội phạm học phải luôn luôn chuẩn bị tư thế thẩm tra các bằng chứng. Sự thật
của khoa học phải là cái còn lại của phép thử.
+ Trung lập, khách quan. Trong tội phạm học, nhà tội phạm học hoạt động với tư
cách cá nhân nhà khoa học và không nên để các giá trị cá nhân như định kiến chính trị,
cảm xúc cá nhân) chi phối làm ảnh hưởng đến các kết luận khoa học và chi phối hoạt
động nghề nghiệp của mình. Tất cả các hoạt động nghiên cứu phải được tiến hành
khách quan, chỉ vì mục đích khoa học. Tuyệt đối không được thành kiến hoặc áp đặt
trong nghiên cứu.
+ Tư chất nghiệp vụ nghiên cứu. Kĩ năng nghiên cứu là một tư chất bắt buộc đối
với nhà tội phạm học. Không có kĩ năng nghiên cứu thì có thể dẫn đến kết quả nghiên
cứu không chính xác, các giải pháp phòng ngừa tội phạm đưa ra có thể thiếu tính khả
thi.
4.2. Một số phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu tội phạm
học
* Phương pháp thống kê (Statistic method)
Đây là phương pháp sử dụng rất phổ biến trong nghiên cứu tội phạm học và mang
lại kết quả nghiên cứu có tính chân thực cao.

12
Thống kê tội phạm cung cấp các phương thức thống kê về mức độ hoặc tổng số tội
phạm có tính chất phổ biến trong xã hội.
Người đầu tiên sử dụng thống kê tội phạm là nhà điều tra tội phạm người Pháp –
Andre’Michel Guerry (1802 – 1866). Ông đã tính toán tỉ lệ tội phạm tính trên đầu
người khắp các tỉnh của nước Pháp trong những năm 1800. Vào năm 1835, nhà thiên
văn học, xã hội học và toán học người Bỉ Adolphe Quetelet (1796 –1864) đã xuất bản
cuốn sách “Phân tích về thống kê tội phạm ở một số nước Châu Âu” (gồm 3 nước Bỉ,
Pháp và Hà Lan). Adolphe Quetelet đã đặt mục tiêu cho mình là đánh giá mức độ các
tỉ lệ tội phạm khác nhau thông qua vấn đề khí hậu, giới tính, tuổi. Ông cũng là người
đưa ra ý kiến cho đến nay vẫn được coi là “vấn đề nóng” của thống kê tội phạm ngày
nay. Cụ thể là bằng phương pháp thống kê, ông đã rút ra kết luận: tội phạm thay đổi
theo mùa, rất nhiều tội phạm bạo lực đã tăng lên trong những tháng hè nóng nực, các
tội phạm xâm phạm tài sản thường tăng vào thời gian lạnh hơn của năm. Với kết quả
của quá trình nghiên cứu này, ông đã đưa ra thuật ngữ rất nổi tiếng trong tội phạm học
- “luật nhiệt” (thermic law).
Thống kê tội phạm chính thức được xuất bản lần đầu tiên trong tờ Công báo (Gazette)
của Luân đôn vào năm 1828 và tờ Compte generale cuả Pháp vào năm 1825. Thời gian
đầu, thống kê tội phạm đã tính toán, so sánh giữa các điều kiện kinh tế với các loại tội
phạm khác nhau. Tiếp đó, bằng việc nghiên cứu các dữ liệu thống kê của Anh trong suốt
các năm 1810 đến năm 1847, Joseph Fletcher, một học giả người Anh đã đưa ra kết luận:
việc phạm tội ở Anh thường tăng vào thời điểm giá lúa mì tăng.
Tương tự, Gerog Von Mayr, một học giả người Đức trong quá trình nghiên cứu từ
năm 1836 đến năm 1861, bằng phương pháp thống kê tội phạm đã rút ra kết luận tỉ lệ
tội trộm cắp tăng khi giá lúa mạch đen ở Baravia tăng. Những công việc mà các nhà
thống kê (statisticians) như Andre’Michel Guerry, Adolphe Que’teles tiến hành nêu ở
trên được gọi là trường phái thống kê của tội phạm học.
Ngày nay, thống kê tội phạm được sử dụng rộng rãi trong tội phạm học. Thống kê
tội phạm được tiến hành và tường thuật không chỉ trong các cơ quan thống kê chính
thức của các nước mà còn được thống kê bởi các tổ chức quốc tế như Interpol, United
Nations. Một số nước mà điển hình là Mỹ thường xuất bản hàng năm số liệu thống kê
về tội phạm do Cục thống kê tư pháp (BJS) và Cục điều tra liên bang (FBI) thu thập.
Ví dụ, từ phương pháp thống kê “đồng hồ tội phạm” (Crime Clock), các nhà thống kê
đã xác định được ở Mỹ cứ 22 giây có một vụ phạm tội có sử dụng vũ lực (trong đó cứ
34 phút có một vụ giết người, 6 phút có một vụ hiếp dâm có sử dụng bạo lực, một phút
có một vụ cướp tài sản); và cứ 3 giây có một vụ phạm tội xâm phạm tài sản (trong đó
95 giây có một vụ trộm cắp trong nhà, 5 giây có một vụ trộm cắp thông thường, 27
giây có một vụ trộm cắp ô tô)1.
Việc thống kê tội phạm thường dựa theo số liệu về tội phạm rõ (Cleared Crime
hoặc Solved Crime). Được coi là tội phạm rõ khi có đủ 3 điều kiện sau:

1
Xem FBI, Crime in United State, 1999, DC Washington, US Government Printing Office
13
+ Có người chứng kiến hoặc phát hiện ra tội phạm;
+ Tội phạm đã được tường thuật (tố cáo) với cảnh sát;
+ Cơ quan cảnh sát hoặc cơ quan áp dụng luật khác khẳng định đó là hành vi phạm
luật hình sự.
Như vậy, vẫn có thể được coi là tội phạm rõ khi người phạm tội mới chỉ bị bắt giữ
và chưa bị đưa ra truy tố, xét xử.
Thuật ngữ tội phạm rõ được Báo cáo tội phạm chính thức (UCR) của Mỹ giải thích
đó là trường hợp các cơ quan áp dụng luật đã chính thức buộc tội một người vì tội
phạm họ đã thực hiện2.
Cần lưu ý là khi lấy nguồn dữ liệu để thống kê tội phạm, các nhà tội phạm học chủ
yếu lấy từ hai nguồn:
+ Nguồn của Cảnh sát;
+ Nguồn của các cơ quan khác.
Việc thống kê tội phạm sẽ tập trung vào các đối tượng sau:
+ Vụ phạm tội;
+ Người phạm tội;
+ Nạn nhân của tội phạm.
Trong thống kê tội phạm, việc tiến hành khảo sát, thăm dò dư luận rất quan trọng
và cần thường xuyên tiến hành. Ở nhiều nước trên thế thế giới, việc làm trên được hiệp
hội thống kê tội phạm thực hiện hàng năm. Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu mà đối
tượng, nội dung được nghiên cứu cũng có thể khác nhau (trong đó việc phát và thu
thập phiếu tự tường thuật của nạn nhân là rất quan trọng để đánh giá về tình hình tội
phạm, nhất là đối với nạn nhân của một số loại tội như nhóm tội xâm phạm tình dục,
nhóm tội xâm phạm tài sản).
Trong tội phạm học, thống kê tội phạm có thể được thực hiện dưới các dạng:
+ Số tuyệt đối
Số tuyệt đối thường được sử dụng để mô tả thực trạng của tình hình tội phạm. Số
tuyệt đối trên thực tế là số liệu thống kê của cơ quan thống kê chính thức.
+ Số tương đối
Số tương đối thường được sử dụng để nghiên cứu mức độ phổ biến của tội phạm
trong dân cư hoặc có thể sử dụng trong nghiên cứu về diễn biến, cơ cấu của tình hình
tội phạm. Có 3 loại số tương đối:
Chỉ số tội phạm (Crime Index). Chỉ số tội phạm được xác định để tính mức độ phổ
biến của tội phạm trong dân số. Đây là tỉ lệ số tội phạm (hoặc vụ phạm tội) tính trên
100.000 dân (nên tính trên 100.000 người dân hoặc 10.000 dân, không nên là 1000 vì

2
Xem Criminology Today của GS.TS Frank Schmalleger, The University of North Carolina at Pembroke,
Prentice Hall Publisher, năm 2002, tr 38. Có thể thấy quan điểm tương tự xem GS.TS Sue Titus Reid, trưởng
khoa luật Trường đại học Florida, Criminal Justice, Macmillan Publishing Company.
14
diện người quá hẹp thì chỉ số tội phạm khó chính xác). Cần lưu ý là chỉ số tội phạm
luôn được xác định gắn liền với một địa bàn nhất định và trong một khoảng thời gian
nhất định. Khi đánh giá tình hình tội phạm không thể bỏ qua chỉ số tội phạm, nhất là
khi đánh giá, so sánh tình hình tội phạm ở các địa bàn khác nhau.
Số tương đối phản ánh quan hệ giữa cái cá thể và tổng thế. Con số này thường
được dùng để mô tả cơ cấu của tình hình tội phạm. Ví dụ trong tổng số 1.200 vụ phạm
tội xảy ra trên địa bàn tỉnh A năm 2000 thì tội trộm cắp tài sản có 214 vụ. Như vậy,
nếu so sánh giữa vụ phạm tội trộm cắp tài sản với tổng số các vụ phạm tội thì tội trộm
cắp tài sản chiếm tỉ lệ 17,83%. (Tổng số các vụ phạm tội trên địa bàn tỉnh A năm 2000
sẽ được coi là 100%).
Số tương đối phản ánh xu hướng của tội phạm. Loại số tương đối này được sử
dụng để nghiên cứu diễn biến của tình hình tội phạm. Ví dụ số vụ phạm tội cướp đã bị
xét xử trên địa bàn tỉnh A trong 7 năm liên tiếp như sau: Năm 2000 có 23 vụ, năm
2001 có 29 vụ, năm 2002 có 35 vụ, năm 2003 có 37 vụ, năm 2004 có 56 vụ năm 2005
có 32 vụ, năm 2006 có 30 vụ, năm 2007 có 29 vụ. Nếu coi số vụ phạm tội cướp đã bị
xét xử trong năm 2000 là 100% làm gốc để so sánh thì ta được kết quả là năm 2001 là
126%, năm 2002 là 152%, năm 2003 là 160%, năm 2004 là 243%, năm 2005 là 139%,
năm 2006 là 130%, năm 2007 là 126%. Nếu đánh giá diến biến của tình hình tội phạm,
ta sẽ thấy số vụ phạm tội có xu hướng tăng dần từ năm 2000 đến năm 2004, sau đó từ
năm 2005 đến năm 2007 có xu hướng giảm dần.
+ Số trung bình. Trung bình tìm được bằng cách lấy tổng của các trường hợp trong
tập hợp được xét rồi chia cho số các trường hợp. Ví dụ: số vụ phạm tội giết người ở
tỉnh H trong 5 năm liên tiếp là 35, 73, 27, 56, 44. Như vậy, số vụ phạm tội giết người
trung bình hàng năm ở tỉnh H là 47. Đó là kết quả của việc cộng tất cả số vụ phạm tội
nói trên rồi chia cho 5.
+ Số trung vị là con số nằm chính giữa trục phân bố các con số được sắp xếp theo
thứ tự (theo độ lớn của các con số). Ví dụ: số bị cáo bị kết án về tội trộm cắp tài sản
trong 7 năm ở tỉnh A là: 69, 80, 89, 97, 99, 101, 103. Số trung vị trong trường hợp này
là 97. Có 3 con số ở phía trước 97 (69, 80, 89) và có 3 con số ở phía sau 97 (99, 101,
103).
* Phương pháp nghiên cứu điều tra (Survey research)
Phương pháp phiếu điều tra trong tội phạm học là tổng hợp các kĩ năng đưa câu
hỏi cho đối tượng cần nghiên cứu để đạt kết quả cao nhất. Với phương pháp điều tra,
người nghiên cứu sẽ biên soạn câu hỏi. Bảng câu hỏi được thiết kế với mục đích đưa
trực tiếp tận tay để đối tượng điền tại chỗ hoặc trao đổi qua điện thoại hoặc có thể gửi
qua bưu điện đến đối tượng hoặc qua e-mail. Trong cách thức này, các câu hỏi dùng để
diễn tả và chỉ dẫn cách sử dụng cũng như bố cục ảnh hưởng rất nhiều đến độ tin cậy
của kết quả đạt được trong cuộc nghiên cứu. Câu hỏi nên có hai loại:
Thứ nhất là loại câu hỏi có nhiều phương án trả lời để người được hỏi có thể lựa
chọn một trong các phương án trả lời đó. Ví dụ như câu hỏi: Anh chị đã bao giờ lén lút

15
chiếm đoạt tài sản của
+ Người thân;
+ Bạn bè;
+ Hàng xóm;
+ Đồng nghiệp;
+ Cơ quan.
Thứ hai, câu hỏi mở không đưa sẵn câu trả lời mà để cho người được hỏi toàn
quyền trả lời tự do theo suy nghĩ của mình. Ví dụ như câu hỏi: Lí do anh (chị) lén lút
chiếm đoạt tài sản người khác?
Để có thể thu được kết quả tối ưu trong khi sử dụng phương pháp này, ngay tại
phần đầu của phiếu điều tra, nhà nghiên cứu phải cam kết ngay việc giữ bí mật danh
tính của người tham gia; Chỉ rõ cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nào đứng ra tiến hành
nghiên cứu và trách nhiệm của họ trong việc đảm bảo bí mật đời tư người tham gia trả
lời. Bên cạnh đó, đối tượng được hỏi phải trên diện rộng và nhà nghiên cứu phải có
khả năng tổ chức, tiến hành cuộc điều tra, đặc biệt là kĩ thuật thu thập và xử lí thông
tin phải tốt.
Có nhiều loại điều tra trong nghiên cứu tội phạm học nhưng phổ biến nhất là hai
loại sau đây:
Điều tra về tội phạm tự tường thuật (offender self-report surveys).
Để tiến hành các cuộc điều tra loại này, các nhà nghiên cứu phải cam kết giữ bí
mật danh tính của người tham gia tự tường thuật về tội phạm đã thực hiện, đảm bảo để
họ không phải lo lắng về sự tiết lộ thông tin với người tiến hành điều tra cũng như
không sợ hãi sẽ bị bắt giữ và bị xử lí về hình sự do đã thực hiện tội phạm. Đối tượng
mà các nhà nghiên cứu hướng tới là những người trẻ tuổi, nhất là đối với học sinh phổ
thông, sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Điều tra về tội phạm tự tường thuật
thường được tiến hành hàng năm, bên cạnh đó, tùy theo mục đích nghiên cứu mà có
thể có những cuộc điều tra kéo dài trong khoảng thời gian nhất định, ví dụ như từ 3
năm đến 5 năm. Kết quả thu được từ Điều tra về tội phạm tự tường thuật cho thấy số
tội phạm xảy ra trên thực tế cao hơn rất nhiều so với số tội phạm có trong thống kê
chính thức. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu còn biết được một số vấn đề khác không
thể có được trong thống kê chính thức của cơ quan thống kê như những nhân tố tiêu
cực tác động đến việc gây ra tội phạm. Đồng thời, bức tranh về tình hình tội phạm đã
sáng tỏ hơn khi kết hợp xem xét, đánh giá cả số liệu về tội phạm rõ cũng như số liệu
tội phạm ẩn đã xảy ra. Vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu về tội phạm học đánh giá rất cao
Điều tra về tội phạm tự tường thuật . “Phát triển và mở rộng việc sử dụng phương
pháp thu thập dữ liệu về tội phạm bằng phương pháp tự tường thuật về tội phạm và
hành vi phạm tội là một trong những sự cải cách quan trọng nhất trong nghiên cứu tội

16
phạm học của thế kỉ 20.”1
Trên thế giới, Điều tra về tội phạm tự tường thuật bắt đầu xuất hiện vào đầu thập
niên 40 của thế kỉ 20. Từ đó đến nay, nó thường xuyên được các nhà nghiên cứu sử
dụng để điều tra về tình hình tội phạm nói chung cũng như một nhóm tội hoặc một tội
cụ thể nói riêng. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số hạn chế. Cụ thể là do đối
tượng được nghiên cứu thường nhằm vào người trẻ tuổi - diện nghiên cứu còn chưa
rộng và sự tự tường thuật của một số người có thể không trung thực hoặc do tội phạm
xảy ra đã lâu so với thời điểm tự tường thuật, do vậy, có thể đưa tới kết quả nghiên cứu
chỉ mang tính chính xác tương đối. Tuy nhiên, điều đó cũng không thể làm lu mờ vai
trò to lớn của Điều tra về tội phạm tự tường thuật trong nghiên cứu tội phạm học.
Điều tra về nạn nhân của tội phạm (the victimization survey).
Với loại điều tra này, nhà nghiên cứu cũng phải cam kết giữ bí mật danh tính của
nạn nhân tham gia tự tường thuật bởi vì sự tiết lộ danh tính của họ trong nhiều trường
hợp có thể gây bất lợi cho nạn nhân (nhất là đối với nạn nhân của nhóm tội xâm phạm
tình dục, tội phạm bạo lực gia đình). Điều tra về nạn nhân của tội phạm được tiến
hành thường xuyên ở nhiều nước, nhất là ở những nước có “hiệp hội bảo vệ nạn nhân
và nhân chứng” hoặc “hiệp hội nạn nhân của tội phạm”; ở những nước này, việc thu
thập, quản lí các dữ liệu về nạn nhân của tội phạm khá tập trung, thống nhất; do vậy,
việc tiến hành điều tra về nạn nhân của tội phạm không phải là quá khó khăn. Điều cần
chú ý là việc thiết kế mẫu điều tra về nạn nhân của tội phạm phải khác với mẫu điều
tra về tội phạm tự tường thuật vì đây là những đối tượng nghiên cứu khác nhau. Kết
quả điều tra về nạn nhân của tội phạm cho thấy số nạn nhân tường thuật tội phạm với
cảnh sát trên thực tế chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ. Một cuộc điều tra về nạn nhân của tội phạm ở
Mĩ cho thấy chỉ 38% nạn nhân của tất cả tội phạm, 48% nạn nhân của tội phạm bạo
lực, 29% nạn nhân của tội trộm cắp tài sản cá nhân đã tường thuật về tội phạm với
cảnh sát.1 Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu còn biết rất nhiều lí do giải thích tại sao
nhiều nạn nhân của tội phạm không tường thuật về vụ phạm tội với cảnh sát. Tuy
nhiên, phương pháp này cũng có hạn chế là không phải nạn nhân nào cũng tường thuật
đúng sự thật do e ngại bị ảnh hưởng đến đời sống riêng tư hoặc do thái độ bất hợp
tác... Diện nghiên cứu của phương pháp này có thể không bao quát được hết tất cả các
nạn nhân của tội phạm, do vậy kết quả nghiên cứu theo phương pháp này cũng chỉ có
tính chính xác tương đối. Mặt khác cũng phải kể đến một số tội phạm không có nạn
nhân, do vậy, trường hợp này không thể tiến hành phương pháp Điều tra về nạn nhân
của tội phạm. Nhưng với Điều tra về nạn nhân của tội phạm đã giúp cho các nhà tội
phạm học đánh giá chính xác hơn về tội phạm ẩn cũng như nhận diện được bức tranh
hiện thực về tình hình tội phạm.

1
Xem Terence P. Thornberry and Marvin D. Krohn, The Self Report Method For Mesuaring Delinquency and
Crime, Criminal justice 2000, Washington, D.C: National Institute of Justice 2000; Xem GS.TS Frank
Schmalleger, Criminology Today, The University of North Carolina at Pembroke, Prentice Hall Publisher, năm
2002, tr 61.
1
Xem GS.TS Frank Schmalleger, Criminology Today, The University of North Carolina at Pembroke, Prentice
Hall Publisher, năm 2002, tr 63.
17
* Phương pháp phỏng vấn (Interview method)
Trong phương pháp phỏng vấn, nhà nghiên cứu hỏi đối tượng được hỏi những câu
hỏi có thể có sự chuẩn bị từ trước hoặc không có chuẩn bị mà đặt câu hỏi theo diễn
biến các câu trả lời của người được hỏi (nhưng vẫn gắn với mục đích đã chuẩn bị của
người nghiên cứu). Việc phỏng vấn có thể thực hiện qua việc gặp trực tiếp đối tượng
hoặc phỏng vấn qua điện thoại. Có hai loại phỏng vấn thường được tiến hành trong
nghiên cứu tội phạm học.
Cuộc phỏng vấn đã được cơ cấu hoá. Mỗi người phỏng vấn sẽ nhận được một loạt
các câu hỏi, các câu hỏi này đã được chuẩn bị từ trước và theo những thứ tự nhất định
đã tính toán từ trước. Số liệu thu được từ cuộc phỏng vấn này có thể dễ dàng xếp thành
cột và so sánh với nhau. Ví dụ, nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu ý thức chấp hành luật
giao thông đường bộ trong dân cư, đã đưa câu hỏi chuẩn bị trước như sau:
Câu hỏi: Anh (chị) chấp hành luật giao thông đường bộ do
+ Có mặt cảnh sát giao thông ở đó;
+ Chấp hành luật giao thông đường bộ đã là thói quen thường trực;
+ Không thích phiền phức;
+ Tất cả các phương án trên.
Cuộc phỏng vấn không được cơ cấu hoá (không được chuẩn bị trước). Đây là cuộc
phỏng vấn không được sự chuẩn bị đầy đủ ở nội dung hỏi mà cuộc phỏng vấn này nhà
nghiên cứu tự đưa ra câu hỏi trên cơ sở diễn biến trả lời của người được hỏi. Trường
hợp này, nhà nghiên cứu phải đưa câu hỏi có nội dung rõ ràng và đối với câu hỏi quan
trọng cần có kết quả thì nên chú ý khuyến khích, động viên người được hỏi trả lời.
Khác với cuộc phỏng vấn đã được cơ cấu hoá có kết quả đã định lượng và dễ so sánh,
còn trong cuộc phỏng vấn không được cơ cấu hoá, kết quả rất khó so sánh vì các câu
hỏi có thể không giống nhau, do vậy, câu trả lời sẽ rất khó so sánh. Nói một cách đơn
giản hơn, cuộc phỏng vấn không được cơ cấu hoá gần như cuộc đối thoại về một chủ
đề nào đó. Ví dụ:
Câu hỏi: Ông suy nghĩ gì về nạn tham nhũng ở nước ta hiện nay?
Trả lời: Tham nhũng ở nước ta rất trầm trọng.
Câu hỏi: Tại sao ông có suy nghĩ như vậy?
Trả lời: Không chỉ tôi có quan điểm đó mà nhiều người cũng có quan điểm tương
tự, báo chí cũng nói nạn nhũng nhiễu của quan chức xảy ra khắp nơi, ngay Chính phủ
cũng nói tham nhũng ở nước ta là quốc nạn.
Kết quả phỏng vấn được ghi chép lại và quản lí dữ liệu nên bằng mã số. Mục đích
của mã hoá là sự chuyển đổi các câu trả lời cho các câu hỏi sang các biểu tượng để có
thể so sánh với nhau. Với ưu thế của tính năng đa dụng của máy vi tính, việc so sánh
giữa các tập hợp câu hỏi có thể giúp nhà nghiên cứu xử lí nhanh và dễ dàng các dữ
liệu.
* Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm (Experimental method)

18
Trong phương pháp thực nghiệm, nhà nghiên cứu sử dụng các biến số. Các biến số
là bất kì sự thay đổi nào diễn tiến từ một trạng thái, vị trí này tới một trạng thái, vị trí
tiếp theo. Ví dụ: các cá nhân có thể thay đổi trạng thái trong địa vị kinh tế, lứa tuổi,
quan điểm sống...
Xác định trạng thái có thể bằng biến số độc lập hoặc biến số phụ thuộc.
Biến số độc lập là biến số được thao tác trong một cuộc nghiên cứu. Nó được trình
bày dưới đại lượng thay đổi và có thể mô tả được, bản thân nó hoạt động độc lập. Nhà
nghiên cứu thường có một vài giả thuyết ban đầu về biến số độc lập sẽ ảnh hưởng như
thế nào đến kết quả cuộc thực nghiệm.
Biến số phụ thuộc là biến số được xác định như là biến số kết quả. Nhà nghiên cứu
dựa trên nó để đo lường và từ đó dẫn đến kết luận. Các cuộc thực nghiệm được tiến
hành trong phòng thí nghiệm ổn định thì khả năng điều khiển được biến số độc lập rất
cao. Đối với các cuộc thực nghiệm riêng lẻ thì chỉ tồn tại một biến số độc lập, biến số
đó được nhà thực nghiệm sử dụng và chuyển dịch từ cuộc thực nghiệm thử tới cuộc
thực nghiệm tiếp theo.
Trong quá trình nghiên cứu, những thay đổi trong biến số độc lập sẽ kéo theo
những thay đổi trong biến số phụ thuộc. Để làm rõ quá trình này, nhà tội phạm học
phải phân chia đối tượng nghiên cứu làm hai nhóm: nhóm thực nghiệm (experimental
group) và nhóm kiểm tra (control group). Mục đích của việc xây dựng nhóm kiểm tra
là để có cơ sở so sánh. Nhóm thực nghiệm chịu sự tác động của biến số độc lập được
thao tác theo nhiều phương thức khác nhau. Nhà tội phạm học bằng cách so sánh
nhóm kiểm tra với nhóm thực nghiệm để đi tới kết luận về giá trị của những biến số
độc lập được thao tác. Ví dụ: Nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu tác động, ảnh hưởng của
việc xem văn hoá phẩm khiêu dâm đến lối sống của thanh thiếu niên. Nhà nghiên cứu
phải thiết kế một chương trình thí nghiệm gồm có hai nhóm: nhóm thực nghiệm và
nhóm kiểm tra. Còn biến số độc lập ở đây là việc sử dụng các phương tiện nghe nhìn
và các phim, ảnh khiêu dâm. Mục tiêu mà các nhà nghiên cứu muốn khảo sát ở đây là
khi thao tác thực nghiệm thì các biến số phụ thuộc hay còn gọi là biến số kết quả có
xuất hiện không? Nhóm kiểm tra sẽ được xem phim có nội dung lành mạnh, không có
hình ảnh khiêu dâm. Còn ở nhóm thực nghiệm, đối tượng được nghiên cứu sẽ xem
phim, ảnh có hình ảnh khiêu dâm ở các mức độ khác nhau. Nhà nghiên cứu sẽ tiến
hành trắc nghiệm cả ở hai nhóm để biết được kết quả của cuộc thực nghiệm xem ảnh
hưởng của các phim, ảnh khiêu dâm tới lối sống của thanh thiếu niên.
Nhà tội phạm học thiết kế nhóm kiểm tra và nhóm thực nghiệm theo hai cách cơ
bản:
+ Cách thứ nhất được gọi là kĩ thuật cặp đôi - đối chứng. Cách này được hiểu là
nếu một phần tử có trong nhóm kiểm tra thì sẽ có một phần tử tương ứng trong nhóm
thực nghiệm.
+ Cách thứ hai được gọi là kĩ thuật phân nhóm ngẫu nhiên. Những đối tượng được
chứa trong hai nhóm thực nghiệm và kiểm soát được phân phối theo phương pháp

19
ngẫu nhiên qua thống kê.
Phương pháp thực nghiệm có ưu điểm là số liệu thu thập có độ chính xác tương đối
cao bởi sự cho phép kiểm soát cả quá trình diễn tiến của cuộc nghiên cứu. Hạn chế của
phương pháp này kết quả nghiên cứu khó có thể áp dụng cho những người khác ngoài
nhóm thực nghiệm và hơn nữa nó chỉ có ý nghĩa đối với một bộ phận dân cư nhất
định.
* Phương pháp nghiên cứu tình huống (case study)
Trong pháp nghiên cứu tình huống, nhà tội phạm học sẽ phân tích kĩ càng một số
trường hợp nhất định. Việc nghiên cứu những tình huống cụ thể sẽ giúp nhà nghiên
cứu thu thập được nhiều thông tin từ một lượng nhỏ đối tượng được nghiên cứu. Ví dụ
nghiên cứu tình huống một nhóm thanh niên phạm tội cướp giật tài sản trên đường phố
nhằm thu được những thông tin phong phú về đặc trưng nhân cách của người phạm tội
cướp giật tài sản.
Nghiên cứu tình huống bao giờ cũng gắn kết với các sự kiện mà các sự kiện đó
được nhà nghiên cứu cần ghi nhận cẩn thận thông qua ghi chép, phỏng vấn, quan sát
từng tình huống, hoặc nghiên cứu tài liệu thông tin khác. Ví dụ: nhà tội phạm học
muốn tìm hiểu tội cướp tài sản là loại tội phạm vốn rất phổ biến ở một huyện vùng
biên giới từ 25 năm về trước. Khi đó, nhà nghiên cứu sẽ đến thị sát huyện vùng biên
giới để phỏng vấn bất kì người cao tuổi nào hoặc cán bộ điều tra, truy tố, xét xử hình
sự đã nghỉ hưu để hỏi về tệ nạn cướp đã từng hoành hành cách đây 25 năm. Ngoài ra,
nhà nghiên cứu có thể đọc các nguồn tại liệu khác như: các bản án đã xử về tội cướp
tài sản 25 năm về trước, các bài báo viết về tội cướp tài sản trên địa bàn huyện cách
đây 25 năm....
Phương pháp nghiên cứu tình huống có điểm mạnh là nguồn tài liệu vô cùng
phong phú, độ tin cậy tương đối cao. Hạn chế của phương pháp này là khi nhà nghiên
cứu muốn thực hiện việc khái quát hoá từ những trường hợp cụ thể là tương đối khó
khăn bởi vì nhà nghiên cứu không thể khẳng định chắc chắn những kết luận mà mình
rút ra trong trường hợp này lại đúng trong những trường hợp khác. Hơn nữa, trong
nghiên cứu tình huống, các mẫu khảo sát thường với phạm vi không lớn lắm nên trong
chừng mực nhất định, độ chính xác nói chung còn ít nhiều hạn chế.
* Phương pháp nghiên cứu mẫu
Phương pháp nghiên cứu mẫu cực kì hữu ích trong trường hợp đối tượng nghiên
cứu tương đối rộng. Phương pháp nghiên cứu mẫu cho ta những thông tin thuộc tần
suất (bao nhiêu %), tần số (thường lặp lại là bao nhiêu trong một đơn vị thời gian).
Căn cứ vào mục đích nghiên cứu mà nhà nghiên cứu có thể lựa chọn các loại mẫu
sau:
+ Mẫu thuận tiện: Mẫu thuận tiện chứa đựng các cá nhân mà đặc trưng của họ
mang lại sự thuận lợi cho nhà nghiên cứu. Nhà nghiên cứu không phải tốn công lựa
chọn bởi vì họ đã có sẵn các đặc trưng cần thiết đáp ứng đủ các yêu cầu của cuộc
nghiên cứu đề ra. Ví dụ để đánh giá tổng quát vấn đề di dân của người nông thôn ra
20
thành phố cũng như những phức tạp nảy sinh từ vấn đề này trong đó có tội phạm, tệ
nạn ma túy.... nhà nghiên cứu sử dụng các số liệu thu được từ cộng đồng dân nhập cư
sinh sống ổn định trong thành phố, những người lao động ngoại tỉnh đang tạm trú,
những người này đã có sẵn những dấu hiệu đặc trưng nào đó về giới tính, tuổi, nguồn
gốc xuất thân, nghề nghiệp...
+ Mẫu tự nguyện: Mẫu tự nguyện bao gồm các cá nhân tự nguyện tham gia vào
cuộc nghiên cứu. Ví dụ để nghiên cứu tác động của thời tiết nóng nực, ngột ngạt với
việc hình thành và thể hiện tính cách của con người, nhà nghiên cứu có thể mời một số
người tự nguyện là người chưa thành niên tham gia. Tuy nhiên, kết quả thu được từ
nhóm này có giá trị thấp, bởi vì đối tượng tự nguyện tham gia cuộc nghiên cứu chưa
có tính đại diện trên diện rộng.
+ Mẫu ngẫu nhiên: Việc chọn mẫu này nhằm đảm bảo kết quả nghiên cứu có tính
khách quan và có tính đại diện trên diện rộng. Mẫu ngẫu nhiên phải có tính chất đại
diện cho tổng thể lớn hơn nó. Những số liệu thu thập được từ loại mẫu này có giá trị
tin cậy khá cao.
Điểm mạnh của phương pháp nghiên cứu mẫu là có thể thu thập thông tin theo tần
số, tần suất trên một nhóm khá rộng lớn. Số liệu có thể tin cậy nếu nhà nghiên cứu lựa
chọn mẫu phù hợp.
Điểm hạn chế của phương pháp này thể hiện ở chỗ các thông tin thu được chỉ giới
hạn ở bề mặt của đối tượng, nhất là đối tượng nghiên cứu quá lớn. Do vậy, cần phải
kết hợp với phương pháp nghiên cứu tình huống để thu được những số liệu thuyết
phục./.

CÂU HỎI ÔN TẬP:


Câu 1: Phân tích khái niệm tội phạm học.
Câu 2. Phân tích khái niệm nhà tội phạm học.
Câu 3. Trình bày đối tượng nghiên cứu của tội phạm học.
Câu 4. Trình bày phương pháp nghiên cứu của tội phạm học.

21
CHƯƠNG 2
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỘI PHẠM HỌC

Từ xa xưa cho đến nay, một câu hỏi lớn đối với loài người luôn luôn tồn tại. Đó là
tại sao con người ta phạm tội hay nguyên nhân gốc rễ của tội phạm là gì? Trải qua
các giai đoạn phát triển khác nhau của xã hội, các nhà tội phạm học luôn cố gắng
lí giải vấn đề này. Quá trình hình thành, phát triển của tội phạm học chính là quá
trình ra đời, phát triển các thuyết, các trường phái khác nhau giải thích về
nguyên nhân của tội phạm. Mỗi thuyết, trường phái đó đều có con đường riêng
nghiên cứu về tội phạm, cũng có thể có sự kế thừa ít nhiều quan niệm của người
đi trước và tựu chung lại các thuyết, các trường phái đó đều cố gắng giải thích
nguyên nhân của tội phạm và đưa ra giải pháp phòng ngừa tương ứng.
Việc nghiên cứu các thuyết, các trường phái ở các giai đoạn lịch sử khác nhau có
ý nghĩa vô cùng quan trọng trong nghiên cứu tội phạm học vì nó giúp ta đánh giá
được những thành tựu mà các nhà nghiên cứu tiền bối đã đạt được trong việc tìm
ra nguyên nhân của tội phạm cũng như tìm ra các biện pháp phòng ngừa tương
ứng, từ đó có thể kế thừa một cách hợp lí thành tựu khoa học của các nhà tiền bối
trong phòng ngừa và kiểm soát tội phạm ngày nay. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu
này cũng giúp cho chúng ta tìm ra những hạn chế của các thuyết để từ đó tiếp tục
nghiên cứu để phát triển, hoàn thiện các thuyết hoặc tiếp tục nghiên cứu cố gắng
tìm ra thuyết mới giải thích về tội phạm, trên cơ sở đó, có thể xây dựng các biện
pháp phòng ngừa tội phạm sát hợp. Để nghiên cứu toàn diện về quá trình phát
triển của tội phạm học, đòi hỏi người nghiên cứu phải có cái nhìn khách quan, chỉ
trên cơ sở khoa học và phải đặt trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Nghiên cứu về
quá trình hình thành, phát triển của tội phạm học phải nhận thức được rằng đó
quá trình tích lũy, phát triển tri thức của loài người với từng nấc phát triển khác
nhau, với những thăng trầm riêng của nó nhưng tựu chung lại đều có đóng góp
đối với kho tàng trí tuệ của nhân loại và vì sự phát triển của nhân loại.
Có rất nhiều thuyết trong tội phạm học giải thích về nguyên nhân của tội phạm nhưng
nhìn chung có thể chia là hai nhóm cơ bản (trong mỗi nhóm này lại có nhiều nhánh
khác nhau). Đó là:
+ Các thuyết về bản chất con người;
+ Các thuyết xã hội học.
Trong chương này, chúng ta sẽ được học các thuyết giải thích về nguyên nhân của tội
phạm qua hai phần:
Phần thứ nhất: Các thuyết về bản chất con người; Phần thứ hai: Các thuyết xã
hội học.

22
PHẦN THỨ NHẤT CỦA CHƯƠNG 2 – CÁC THUYẾT VỀ BẢN CHẤT CON
NGƯỜI
Phần này gồm các vấn đề sau
Các thuyết
về bản chất
con người

Trường phái
Các thuyết Các thuyết
tội phạm học
sinh học tâm lí
cổ điển

Ngay từ thời cổ đại, người xưa đã có giải thích về nguyên nhân của tội phạm, tuy
nhiên các giải thích này còn mang nặng tính thần bí, siêu nhiên. Từ hơn 5000 trước
công nguyên, người xưa cho rằng nguyên nhân của tội phạm là do ảnh hưởng của ma
quỉ (Demonic Influence), thời kì 3.500 trước công nguyên, người xưa lại cho rằng
nguyên nhân của tội phạm là do ảnh hưởng của thiên văn (Zodiac Influence), thời kì
1250 trước công nguyên, người xưa lại cho rằng nguyên nhân phát sinh tội phạm là do
ý chí của chúa trời (God’ will).1 Tuy nhiên, theo vòng quay của lịch sử, xã hội ngày
càng phát triển. Lịch sử đã bắt đầu xuất hiện những tư tưởng đầu tiên liên quan đến tội
phạm học.
Các triết gia nổi tiếng như Socrates (470-399 trước CN), Plato (428-347 trước
CN), Arixtotle (384-322 trước CN) đã đưa ra những tư tưởng đầu tiên về tội phạm học.
Những tư tưởng này chịu ảnh hưởng của quan niệm triết học cổ đại. Tuy nhiên, các
triết gia này đã đưa ra được một số tư tưởng của tội phạm học.
Plato cho rằng Luật pháp do nhà nước ban hành phải có tác dụng kiềm chế, khắc
phục được nguyên nhân dẫn đến tội phạm. Nhà nước có trách nhiệm không để sự giàu
có và nghèo đói cùng tồn tại trong xã hội vì sự giàu có làm phát sinh tính lười biếng và
ham tiêu khiển, ăn chơi; còn nghèo đói thì làm phát sinh tính hèn hạ, dễ làm điều ác
của con người. Bên cạnh đó, ông còn cho rằng phòng ngừa tội phạm là hướng tới
tương lai chứ không phải là hiện tại.
Triết gia Arixtotle cũng có một số tư tưởng về tội phạm học. Arixtotle cho rằng
nguyên nhân của tội phạm bắt nguồn từ các thói quen và sở thích hư hỏng của con
người, từ sự mâu thuẫn giữa lí trí với những đam mê của con người, khi dục vọng lấn
át lí trí. Ông cho rằng cưỡng chế tâm lí có thể phòng ngừa được tội phạm, vì pháp luật
giúp cho tinh thần thống trị được thể xác và lí trí thống trị được bản năng con người.

1
Xem http://www/The Criminology/ Mega – Site.html
23
Tuy nhiên, trong suốt một thời kì lâu dài, vẫn chưa xuất hiện một công trình nào
nghiên cứu chuyên sâu về tội phạm học. Chỉ đến khi ra đời tác phẩm “Tội phạm và
hình phạt” của Cessa Beccaria vào năm 1764 đã đánh dấu một bước ngoặt vô cùng
quan trong cho sự ra đời và hình thành một ngành khoa học mới của nhân loại - Tội
phạm học và mãi đến tận năm 1885, thuật ngữ Tội phạm học mới ra đời.
1. TRƯỜNG PHÁI TỘI PHẠM HỌC CỔ ĐIỂN
Thời gian: Từ những năm 1700 đến năm 1880.
Học giả tiêu biểu: Cesare Beccaria, Jeremy Bentham.
1.1 Hoàn cảnh ra đời của tội phạm học cổ điển
Tội phạm học cổ điển ra đời chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi hệ tư tưởng của các nhà
chính trị, triết học “thời kì khai sáng” (age of enlightenment) – Một phong trào xã hội
có ý nghĩa vô cùng quan trọng diễn ra trong suốt thế kỉ 17-18. Các nhà tư tưởng đi theo
phong trào này mà tiêu biểu là Francis Bacon (1561-1626), Thomas Hobbes (1588-1679),
Jonh Locke (1632-1704), Jean-Jacques Rousseau (1712-1778), Baruch Spinoza (1632-
1677), Thomas Paine (1737-1809) cho rằng chính lí trí và khoa học (chứ không phải tôn
giáo) sẽ làm cho nhân loại tiến bộ. Hay nói cách khác, chính những tư tưởng của các
học giả lỗi lạc của “thời kì khai sáng” đã đóng góp gián tiếp đến sự ra đời của tội phạm
học cổ điển. Phong trào xã hội này đã thắp cháy lên ngọn lửa cần phải thay đổi xã hội,
nhất là đối với hệ thống tư pháp hiện hành hà khắc và đầy bất công. Theo tư tưởng của
phong trào này, những lời giải thích siêu nhiên về hành vi của con người đã bị sụp đổ.
Tự do ý chí và suy nghĩ lí trí đã được thừa nhận là có vai trò quyết định đến hành vi
của con người. Với tư tưởng nói trên đã tác động đến sự hình thành, nội dung, sự phát
triển của trường phái tội phạm học cổ điển.
Trong khi đó, ở Châu Âu, quá trình công nghiệp hoá ngày càng được đẩy mạnh,
thế nhưng hố sâu ngăn cách giữa người giàu và người nghèo trong xã hội, sự cách biệt
về mức sống giữa hai giai cấp này cũng như nạn thất nghiệp của người lao động vẫn
không hề giảm sút. Tình hình tội phạm ngày càng gia tăng. Mặc dù những hình phạt hà
khắc thời kì trung cổ vẫn tồn tại và được áp dụng khá phổ biến, thế nhưng tình hình tội
phạm vẫn ngày càng tồi tệ. Trong bối cảnh đó, tầng lớp trí thức chịu ảnh hưởng của
“thời kì khai sáng” đã nhận thấy mâu thuẫn của sự phát triển đó. Tại sao những hình
phạt dã man, hà khắc được áp dụng đối với tội phạm nhằm ngăn cản tội phạm lại vẫn
không ngăn cản được tội phạm, thậm chí tội phạm còn gia tăng, tồi tệ hơn trước. Vấn
đề ở chỗ không phải là nhà nước thiếu biện pháp trừng phạt đối với tội phạm. Rõ ràng,
cách lí giải truyền thống với những lời giải thích siêu nhiên về hành vi của con người
đã không lí giải được nguyên nhân tội phạm cũng như hệ thống tư pháp hình sự yếu
kém hiện hành rõ ràng vẫn còn nhiều bất ổn chưa giải quyết được hiện tượng tội phạm.
Cho đến giữa thế kỉ XVIII, các nhà trí thức đã bắt đầu hình thành một cách tiếp cận
mới, hợp lí hơn đối với tội phạm và hình phạt cũng như chú ý đến sự cần thiết cải tổ hệ
thống tư pháp hình sự. Tiêu biểu cho tư tưởng này là Cesare Beccaria, Jeremy
Bentham, từ đó dẫn đến sự ra đời trường phái tội phạm học cổ điển.

24
1.2. Nội dung của trường phái tội phạm học cổ điển
+ Quan điểm của Cesare Beccaria

Chân dung Cesare Beccaria


Cesare Beccaria (1738-1794) sinh ra ở Milan, Italia. Ông đã từng theo học trường
dòng và có bằng tiến sĩ luật khi mới 20 tuổi. Khi trở về thành phố Milan quê
hương, ông chơi thân với Pietro và Alessandro là hai thành viên chủ chốt của
nhóm trí thức cấp tiến có tên gọi “The academy of first” – Nhóm có tư tưởng cải
cách hệ thống tư pháp hiện hành và sau đó ông đã gia nhập nhóm này. Được sự
khuyến khích của Pietro, ông đã nghiên cứu những tác phẩm nổi tiếng của các
học giả uyên bác của phong trào khai sáng như Thomas Hobbes, Dideros, David
Hume, Helvetius, Jonh Locke , Jean-Jacques Rousseau. Với sự động viên của
Pietro, ông bắt đầu viết cuốn “Về tội phạm và hình phạt” (On crime and
Punishment). Rất nhiều thông tin trong cuốn sách này đã được trợ giúp bởi
Pietro – một người rất am hiểu về lịch sử của hình phạt tra tấn và Alessandro –
một người rất am hiểu về hệ thống nhà tù hiện hành
Giải thích về nguyên nhân của tội phạm, Cesare Beccaria cho rằng nguyên nhân của
tội phạm là tự do ý chí, sự lựa chọn của từng cá nhân. Sự giải thích này của Ông chịu
ảnh hưởng tư tưởng của thời kì khai sáng đó là: Tự do ý chí và suy nghĩ lí trí được thừa
nhận là có vai trò quyết định đến hành vi của con người.
Bên cạnh đó, quan điểm của ông về phòng ngừa tội phạm đến nay vẫn còn giá trị. Đó là:
Hình phạt là phương tiện để phòng ngừa tội phạm hiệu quả. Hình phạt phải tương xứng
với mức độ nguy hiểm của tội phạm. Hình phạt tử hình phải bị huỷ bỏ. Cách tốt nhất để
phòng ngừa tội phạm là luật phải được quy định đơn giản và rõ ràng, khen thưởng
người có đạo đức tốt và cải thiện nền giáo dục... Tư tưởng này của ông không chỉ có
vai trò quan trọng trong cải cách hệ thống tư pháp hình sự thời kì đó mà cho đến nay,
nó vẫn còn là cơ sở để nhiều quốc gia tuân theo trong việc xây dựng một hệ thống tư
pháp dân chủ, tiến bộ.
Trong lĩnh vực tội phạm học, có lẽ không một cuốn sách nào có đóng góp vĩ đại
như cuốn sách của Cesare Beccaria. Sau cách mạng Pháp, những nguyên tắc cơ
bản của Cesare Beccaria đã được sử dụng như là cơ sở để soạn thảo Bộ luật hình
sự của Pháp được thông qua vào năm 1791. Nữ Hoàng Nga Catherine II đã triệu
tập Hội đồng Chính phủ để bàn bạc về việc chuẩn bị ban hành Bộ luật hình sự
mới, trên cơ sở có tiếp thu tư tưởng của Cesare Beccaria. Vua nước Phổ Frederic
II đã dành hết đời mình để sửa đổi luật hình sự và dân sự trên cơ sở tư tưởng của
Cesare Beccaria. Hoàng đế Joseph II do ảnh hưởng tư tưởng của Cesare Beccaria

25
đã cho soạn thảo và ban hành Bộ luật hình sự mới của Australia. Ảnh hưởng của
ông còn tác động đến 10 sửa đổi đầu tiên của Hiến pháp Mỹ...1 Và đặc biệt, rất
nhiều tư tưởng của ông cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị, có tác động mạnh mẽ
đến quá trình cải cách tư pháp của nhiều quốc gia trên thế giới và ngày nay vẫn
được các nhà khoa học coi là tinh hoa trí tuệ của nhân loại.
+ Quan điểm của Jeremy Bentham
Tư tưởng tiến bộ của Cesare Beccaria ảnh hưởng mạnh mẽ khắp Châu Âu và sức lan
toả của nó ngày càng rộng lớn. Rất nhiều học giả đã chịu ảnh hưởng tư tưởng của
Cesare Beccaria, tiếp tục đi theo hướng nghiên cứu của ông trong đó đáng kể nhất là
Jeremy Bentham.
Jeremy Bentham (1748 -
1832) sinh ra ở Luân Đôn,
Vương quốc Anh. Sau
Cesare Beccaria, Ông được
coi là một trong những người
sáng lập ra trường phái tội
phạm học cổ điển. Với tác
phẩm nổi tiếng Lời giới thiệu
tới các nguyên tắc của đạo
đức và luật pháp (năm
1798), Ông đã đưa ra thuật

Jeremy Bentham
ngữ nổi tiếng gắn liền với tên tuổi của Ông - Đó là “thuyết vị lợi”. “Thuyết vị lợi” là
triết lí khá thực dụng về tội phạm cũng như hình phạt. Nội dung cốt lõi của “thuyết vị
lợi” là: người ta đều suy nghĩ, cân nhắc trước khi quyết định thực hiện hành vi của
mình. Họ suy nghĩ xem có lợi hay không có lợi trước khi quyết định thực hiện hành vi
phạm tội. Tất cả hành động của con người đều được tính toán phù hợp với khả năng có
thể đem lại lợi ích hoặc sự bất hạnh. Theo ông, lợi ích và bất hạnh, phần thưởng và
hình phạt là những nhân tố chi phối, quyết định chủ yếu đến sự lựa chọn hành vi của
con người (trong đó có hành vi phạm tội). Ông cho rằng mỗi cá nhân như là những
“máy tính người”, họ cân nhắc tất cả các nhân tố nói trên vào phương trình để xem xét
có nên thực hiện tội phạm nào đó không? Nếu có lợi thì con người ta mới phạm tội. Về
thực chất, quan điểm này vẫn nhấn mạnh hành vi nói chung trong đó có hành vi phạm
tội được thực hiện vẫn do sự lựa chọn của từng cá nhân quyết định. Và điều đó có
nghĩa là nguyên nhân của tội phạm thực chất vẫn là tự do ý chí, sự lựa chọn của từng
cá nhân. Đóng góp của ông lớn lao đến mức các nhà tội phạm đã xếp ông đứng thứ
hai, chỉ sau Cesare Beccaria trong trường phái tội phạm học cổ điển.
Tư tưởng của trường phái tội phạm cổ điển đã có ảnh hưởng vô cùng rộng lớn đối với
chính sách hình sự cũng như hệ thống các cơ quan tư pháp hình sự ở của các quốc gia
ở Châu Âu cũng như nước Mỹ. Vai trò của pháp luật đã được đề cao dần dần thay thế
cho tính chuyên quyền độc đoán của Chính phủ. Nguyên tắc hình phạt phải tương
xứng với mức độ nguy hiểm của tội phạm đã được thừa nhận và dần dần đóng vai trò
không thể thiếu trong các chính sách hình sự cũng như quy định của pháp luật hình sự.
Hệ thống hình phạt quy định ở các nước Châu Âu đã giảm bớt tính hà khắc, hệ thống
các cơ quan tư pháp hình sự đã được cải thiện đáng kể.
1
Xem Criminology Today của GS.TS Frank Schmalleger, The University of North Carolina at Pembroke,
Prentice Hall Publisher, năm 2002, tr 117.
26
Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp lớn lao, trường phái tội phạm học cổ điển vẫn
còn hạn chế. Với quan điểm cho rằng nguyên nhân của tội phạm là do tự do ý chí, sự
lựa chọn của từng cá nhân nhưng tội phạm học cổ điển vẫn chưa làm rõ mối quan hệ
giữa người phạm tội với môi trường sống, những tình huống cụ thể dẫn đến việc một
người phạm tội. Hay nói cách khác, tội phạm học cổ điển mới chỉ nghiên cứu tội phạm
với tư cách là hiện tượng cá nhân mà chưa nghiên cứu một cách đầy đủ tội phạm như
là một hiện tượng cá nhân và xã hội. Tuy nhiên, hạn chế này không thể phủ nhận đóng
góp vô cùng to lớn của trường phái này đối với sự phát triển của tội phạm học.
2. CÁC THUYẾT SINH HỌC
2.1. Trường phái tội phạm học thực chứng thời kì đầu
Thời gian: Từ 1880 – 1930s
Học giả tiêu biểu: Cesare Lombroso, Enrico Ferri, Raffaele Garofalo, Buckman
Goring...
* Hoàn cảnh ra đời trường phái tội phạm học thực chứng thời kì đầu
Tư tưởng của trường phái tội phạm học cổ điển thống trị suốt cuối thế kỉ XVIII và
đầu thế kỉ XIX. Nhưng đến nửa cuối thế kỉ XIX, nhiều học giả đã không thừa nhận tư
tưởng này. Các nhà tội phạm học đã tập trung sự chú ý, nghiên cứu của mình vào con
người phạm tội. Họ tranh luận rằng con người không phải hoàn toàn được tự do lựa
chọn việc thực hiện tội phạm. Hay nói đúng hơn có những nhân tố nằm ngoài sự kiểm
soát của họ dẫn đến hành vi phạm tội của họ. Nhiều nhà khoa học đã ứng dụng thành
tựu của các ngành khoa học khác để nghiên cứu về con người phạm tội, trên cơ sở đó
giải thích về nguyên nhân của tội phạm cũng như minh chứng cho quan điểm của
mình. Từ đó dẫn đến hình thành trường phái mới trong tội phạm học - trường phái tội
phạm học thực chứng.
Đến cuối thế kỉ 18, trường phái tội phạm học cổ điển với điểm nhấn “tự do ý chí,
sự lựa chọn của cá nhân là nguyên nhân dẫn đến tội phạm” đã bộc lộ những hạn chế
nhất định. Trong bối cảnh đó, các ngành khoa học xã hội cũng như khoa học tự nhiên
trên thế giới nhất là ở Châu Âu đã phát triển nhanh vô cùng nhanh chóng. Môi trường trí
thức nhân loại ngày càng có nhiều thành tựu bởi những khám phá, những bước đi mới,
có tính chất đột phá của các nhà khoa học.
Người tạo tiền đề cho sự ra đời tội phạm học thực chứng trước hết phải kể đến
August Comte (1798-1857), người được coi là cha đẻ của xã hội học, nhà khoa học đầu
tiên sử dụng các biện pháp khoa học vào nghiên cứu thế giới xã hội. August Comte là
người đưa ra thuật ngữ “chủ nghĩa thực chứng”. Ông đã ứng dụng cách tiếp cận và sử
dụng các phương pháp hiện đại của khoa học tự nhiên vào việc nghiên cứu khoa học
xã hội, thể hiện trong tác phẩm nổi tiếng của ông vào năm 1851 - “Một hệ thống của
chính thể thực chứng”. Ông tin rằng kỉ nguyên “thực chứng” đang hé rạng mà trong kì
nguyên đó, cả xã hội và bản chất con người sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Các hiện tượng xã
hội sẽ được tìm hiểu, giải thích, giải quyết trong sự biến đổi về chất. Ông cho rằng
không thể có kiến thức thực tế về các hiện tượng xã hội (trong đó có hiện tượng tội
phạm) nếu như không tiếp cận bằng khoa học thực chứng. Đồng thời, ông đã nhấn

27
mạnh vai trò quan trọng của mối quan hệ giữa học thuyết, thực tiễn và con người để
hiểu biết thế giới.
Tuy nhiên, chủ nghĩa thực chứng chưa thực sự đủ mạnh dẫn đến ra đời tội phạm
học thực chứng. Chỉ đến khi Charles Darwin cho ra đời “thuyết tiến hoá của muôn
loài” thì các nhà tội phạm học cấp tiến mới có cơ sở để ra đời luận điểm mới của mình
cũng như bác bỏ quan điểm của trường phái tội phạm học cổ điển.
Charles Darwin (1809-1882) sinh ra ở Shrewsbury, nước Anh. Tác phẩm nổi
tiếng: Nguồn gốc của muôn loài (1859) và Nguồn gốc của loài người (1871) của ông
đã mở ra một kỉ nguyên mới trong nghiên cứu về con người và xã hội. Tác phẩm
“Nguồn gốc của muôn loài” của Charles Darwin xuất bản năm 1859 đã tạo bước ngoặt
quan trọng trong lịch sử khoa học của thế giới. Với tác phẩm này, ông bác bỏ quan
điểm của tôn giáo cho rằng Chúa đã sáng tạo ra thế giới, Thượng đế đã sinh ra các loài
động vật trong hai ngày. “Thuyết tiến hoá” đã chỉ ra quá trình thích nghi và chọn lọc
tự nhiên của các loài trong cuộc đấu tranh sinh tồn. Charles Darwin đã tiếp tục tiến xa
hơn khi trong tác phẩm “Nguồn gốc của loài người” (1871), ông đã chỉ ra nguồn gốc
của loài người là một nhóm vượn người. Có thể nói, thuyết tiến hoá của Charles
Darwin đã chỉ ra cho nhân loại con đường mới nghiên cứu những vấn đề trước đây
từng được lí giải bằng sức mạnh của lực lượng siêu nhiên, thần bí nay được giải thích
bằng các nguyên tắc khoa học của các ngành khoa học tự nhiên và xã hội. Hành vi của
con người (trong đó có hành vi phạm tội) đã được các nhà khoa học giải thích bằng
việc sử dụng các phương pháp khoa học để nghiên cứu về người phạm tội.
Như vậy, chủ nghĩa thực chứng của August Comte của cùng với thuyết tiến hoá
của Charles Darwin đã tạo ra luồng gió mới trong nghiên cứu tội phạm học – đó là
chuyển đổi từ tội phạm học cổ điển với những tư tưởng của triết học sang tội phạm học
thực chứng với việc sử dụng các phương pháp khoa học để nghiên cứu về người phạm
tội, hành vi phạm tội, từ đó hình thành nên các trường phái, các thuyết khác nhau
nghiên cứu về tội phạm học.
Trước khi ra đời các thuyết sinh học nghiên cứu về người phạm tội, một số
phương diện của người phạm tội đã được nhân loại học tội phạm nghiên cứu (Criminal
Anthropology). Nhân loại học tội phạm là khoa học nghiên cứu về mối quan hệ giữa
các đặc điểm thể chất của con người với hành vi phạm tội. Nhà nhân loại học tội phạm
đầu tiên nghiên cứu về vấn đề nói trên là France Joseph Gall (1758-1828). Với giả
thuyết của mình, ông là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ “não tướng học”. Gall cho
rằng hình dáng của sọ người có thể chỉ ra nhân cách của con người cũng như dự đoán
về người phạm tội. Tuy nhiên những nghiên cứu của Gall chưa đủ sức nặng để dẫn đến
ra đời một trường phái mới trong tội phạm học. Chỉ đến khi xuất hiện công trình
nghiên cứu của Cesare Lombroso, sự phát triển của tội phạm học mới thực sự sang
trang mới.
* Nội dung của trường phái tội phạm học thực chứng Italia
+ Quan điểm của Cesare Lombroso

28
Cesare Lombroso (1835-1909) sinh ra ở Verona, Italia trong một gia đình Do thái
giàu có. Lúc đầu, ông nghiên cứu văn học, nhân loại học. Sau đó,ông làm nghề thầy
thuốc trong quân đội vào năm 1859. Ông trở thành Giáo sư tâm thần học

Chân dung Cesare Lombroso


tại Pavia năm 1862. Sau đó, ông trở thành giáo sư giảng dạy chuyên ngành luật y khoa
và tâm thần học của đại học tổng hợp Turin. Tác phẩm nổi tiếng “Người phạm tội”
(Criminal Man) đã đưa ông trở thành cha đẻ của tội phạm học thực chứng.
Cesare Lombroso được coi là nhà tiên phong của tội phạm học khoa học, tư tưởng
của ông được coi là một trong những cơ sở của phong trào “thuyết sinh học quyết
định” đầu thế kỉ 20. Ông đã hợp nhất chủ nghĩa thực chứng của August Comte và
thuyết tiến hoá Charles Darwin và rất nhiều nghiên cứu khác về mối quan hệ giữa tội
phạm và cơ thể như các công trình nghiên cứu của France Joseph Gall (1758-1828),
Johann Kaspar Lavater (1741-1801), Chaler Caldwell (1772-1853). Vào năm 1876,
ông đã cho ra đời tác phẩm nổi tiếng “Người phạm tội” (Criminal Man). Trong tác
phẩm của mình, ông đã đưa ra thuật ngữ nổi tiếng “người phạm tội bẩm sinh” thông
qua “thuyết sinh học quyết định”. Tác phẩm này đã mở ra một con đường mới trong
nghiên cứu tội phạm học. Từ đây, tội phạm học đã thực sự trở thành một ngành khoa
học nghiên cứu về nguyên nhân của tội phạm. Cesare Lombroso đã thay thế quan
niệm của tội phạm học cổ điển (cho rằng tự do ý chí, sự lựa chọn của cá nhân là
nguyên nhân của tội phạm) bằng quan điểm cho rằng nguồn gốc phát sinh tội phạm
bắt nguồn từ nguyên nhân loại cơ thể. Cùng với những môn đệ của mình, ông đã phát
triển tội phạm học theo hướng mới, giải thích nguyên nhân của tội phạm thông qua
những nghiên cứu khoa học và thí nghiệm, từ đó tạo nên một trường phái thứ hai trong
tội phạm học - trường phái tội phạm học thực chứng hay còn gọi là trường phái Italia.
Có thể nói, trong quá trình nghiên cứu, ông đã sử dụng rộng rãi các biện pháp và
phương pháp thống kê trong việc xử lí các dữ liệu về nhân chủng học, xã hội, kinh tế.
Trên cơ sở nghiên cứu xương và chân dung qua ảnh của những người phạm tội khét
tiếng đã bị hành hình, bị chết trong tù, những tù nhân đang sống trong các nhà tù ở
Italia cùng với sự so sánh với những người dân bình thường, ông đã có những kết luận
rất nổi tiếng làm nên tên tuổi của mình.

29
Qua quá trình nghiên cứu, Cesare Lombroso cho rằng có thể dựa vào hộp sọ, diện
mạo khuôn mặt và hình dáng con người có thể đoán biết được một người có phải là tội
phạm bẩm sinh hay không. Đồng thời, ông cũng chỉ ra những đặc điểm cơ thể đặc
trưng bẩm sinh của những người được coi là tội phạm. Những người này không có sự
hoàn thiện về sinh học so với các công dân bình thường, còn về mặt sinh lí học, người
phạm tội giống với động vật hơn là so với người đương thời. Cụ thể là người phạm tội
có đặc điểm giống với tổ tiên của loài người hơn là công dân bình thường. Có thể nhận
ra người phạm tội trong những người không phạm tội bởi những dấu hiệu khác thường
của bệnh lại giống (atavism) - những đặc điểm nổi bật của loài người ở giai đoạn phát
triển thấp, trước khi họ hoàn toàn trở thành người.
Bằng việc nghiên cứu kĩ lưỡng các mẫu xương thông qua phân tích thống kê, ông
đã tiếp tục làm rõ khái niệm “dấu vết lại giống” (atavistic stigmata). Ông đã chỉ ra
rằng, những người có 5 đặc điểm sau đây thì là người phạm tội bẩm sinh. Cụ thể như
sau:1
+ Miệng rộng và hàm răng khỏe, những đặc điểm của loài ăn thịt sống, trán dốc,
ngắn;
+ Xương gò má nhô cao, mũi bẹt;
+ Tai dáng vểnh;
+ Mũi diều hâu, môi to dầy, mắt gian giảo, lông mày rậm;
+ Không nhạy cảm với đau đớn, cánh tay dài hơn cẳng chân giống như loài khỉ đi
lại trên mặt đất.
Một cá nhân sinh ra mà có đặc điểm cơ thể mô tả như trên thì là người phạm tội
bẩm sinh. Cesare Lombroso cho rằng gần 90% người phạm tội thực hiện tội phạm là
do ảnh hưởng của lại giống1.
Đối với tội phạm bẩm sinh, Cesare Lombroso chia làm các trường hợp: 1) tội
phạm thần kinh (insane); 2) criminoloid; 3) tội phạm bị kích động bởi sự giận dữ
(criminal incited by passion). Tội phạm thần kinh không phải là tội phạm bẩm sinh, họ
trở thành tội phạm là kết quả của sự thoái hoá thần kinh và đạo đức. Criminoloid là
trường hợp một số người trở thành tội phạm do tác động của môi trường sống. Tội
phạm bị kích động bởi sự giận dữ là tội phạm bị chi phối bởi cảm xúc như ghen tuông,
căm ghét, cảm giác bị tổn thương...
Cách phân loại nói trên của ông bị các nhà tội phạm học phê phán là mâu thuẫn,
không thống nhất trong lập luận của ông. Khi đề cập đến tội phạm bẩm sinh nhưng
ông vẫn không phủ nhận tác động của môi trường sống, giáo dục đạo đức đối với
người phạm tội.

1
Xem http://www.wikipedia/Cesarelombroso ngày 27/5/2007
1
Xem Criminology Today, Frank Schmalleger, Giáo sư, Tiến sỹ, The University of North Carolina at Pembroke,
Prentice Hall Publisher, năm 2002, tr 143.

30
Bên cạnh đó, Cesare Lombroso cũng nghiên cứu chuyên sâu về tội phạm do nữ
giới thực hiện bằng việc tìm hiểu “dấu vết lại giống” thông qua sọ, ảnh chân dung của
những người phạm tội nữ, số liệu thống kê về nữ giới phạm tội cuối những năm 1800.
Năm 1893, ông xuất bản cuốn Tội phạm nữ giới (The Female Offender). Trên cơ sở
nghiên cứu, ông kết luận rằng tội phạm nữ giới thì ít phạm tội hơn tội phạm nam giới
và tội phạm nữ giới được biểu hiện bởi một vài sự thoái hoá. Họ tiến hoá chậm hơn
nam giới bởi vì, về bản chất, cuộc sống của họ ít năng động hơn nam giới. Ông cũng
tranh luận rằng sự thụ động mang tính bản chất của nữ giới đã ngăn cản họ vi phạm
pháp luật cũng như họ thiếu sự thông minh và năng động để trở thành tội phạm. Bên
cạnh đó, ông lí giải vấn đề phạm tội có tính chất bạo lực của nữ giới dựa theo “giả
thuyết về hành vi nam tính” và cho rằng phụ nữ phạm tội là sự thể hiện nam tính và
tính đỏng đảnh của mình. Bên cạnh đó, ông còn coi tội phạm nữ giới như là gái mại
dâm. Quan điểm này đã bị một số nhà tội phạm học phê phán vì họ cho rằng ông tỏ ra
coi thường phụ nữ và có sự lẫn lộn khi cho rằng tội phạm nữ là gái mại dâm.
Đối với việc phòng ngừa tội phạm bẩm sinh, ông cho rằng cần hoàn thiện các biện
pháp phòng ngừa tác động đối với người phạm tội. Do người phạm tội bẩm sinh là
nguy hiểm đối với xã hội cho nên để chủ động phòng ngừa tội phạm, nên biệt lập
những người này khỏi xã hội mà không cần đợi đến lúc họ phạm tội. Tuy nhiên, ông
ủng hộ quan điểm cần đối xử nhân đạo đối với người phạm tội và phản đối việc áp
dụng tử hình đối với người phạm tội.
Những phát hiện của Cesare Lombroso trong tội phạm học có nhiều điểm cho đến
nay vẫn gây tranh luận và một số quan điểm bị các nhà tội phạm học phê phán. Ngày
nay, các nhà tội phạm đã chứng minh có nhiều trường hợp, cá nhân tuy không có đặc
điểm “lại giống” nói trên nhưng vẫn là người phạm tội nguy hiểm. Kết luận của ông
chỉ giải thích được phần nào nguyên nhân của tội phạm nhưng không giải đáp được
hết nguyên nhân của tất cả các tội phạm. Mặc dù có những hạn chế nhất định, những
nghiên cứu của ông đã dẫn đến ra đời thuyết định mệnh sinh học làm thay đổi về bản
chất các vấn đề mà các học giả đi trước đã kết luận. Các nhà tội phạm học sau này
nhắc tới ông với thái độ thành kính bởi những đóng góp vô cùng lớn lao của ông đối
với tội phạm học. “Bất kể học giả nào thành công trong việc định hướng cho hàng
trăm đồng nghiệp của mình đi tìm kiếm sự thật và có những ý tưởng có sức sống hàng
nửa thế kỉ đều xứng đáng có một vị trí quan trọng trong lịch sử tư tưởng”.1 Thậm chí
nhiều nhà tội phạm học còn cho rằng những công trình nghiên cứu của ông đã đánh
dấu mốc cho sự ra đời của tội phạm học hiện đại.
+ Quan điểm của Enrico Ferri
Enrico Ferri (1856 -1929) là học trò xuất sắc của Cesare Lombroso. Tác phẩm nổi
tiếng “Xã hội học tội phạm” đã làm nên tên tuổi của ông trong tội phạm học. Tuy
là chuyên gia uyên bác trong lĩnh vực luật hình sự, nhưng quá trình tham gia các
hoạt động chính trị, xã hội cũng đã ảnh hưởng lớn đến tư tưởng và các công trình

1
Xem Thorsten Sellin, “Truyền thuyết về Lombroso trong tội phạm học”, Tạp chí xã hội học Mỹ, số 42, 1937, tr
898-899.
31
nghiên cứu của ông. Mặc dù đi theo con đường tội phạm học thực chứng do
Cesare Lombroso khởi xướng, nhưng ông vẫn say mê nghiên cứu, tìm tòi và phát
triển quan điểm riêng của mình. Nếu như Cesare Lombroso nhấn mạnh tới đặc
điểm thể chất bẩm sinh là nguyên nhân của tội phạm (nguyên nhân loại cơ thể)
thì ông lại có quan điểm riêng. Một mặt, tuy tán thành quan điểm của Cesare
Lombroso, nhưng mặt khác, ông cho rằng các nhân tố xã hội, kinh tế cũng có vai
trò quyết định đối với việc thực hiện tội phạm.
Ông đã phản bác quan điểm của trường phái tội phạm học cổ điển cho rằng tự do
ý chí, sự lựa chọn của cá nhân là nguyên nhân dẫn đến tội phạm. Ông cho rằng người
phạm tội không hoàn toàn được tự do ý chí lựa chọn hành động của họ, do vậy, họ
không phải chịu trách nhiệm đạo đức về hành vi đã gây ra bởi vì người phạm tội bị
hướng tới việc phạm tội là do điều kiện sống của họ chi phối. Nhưng ông cũng nhấn
mạnh, xã hội cần phải được bảo vệ trước những hành vi phạm tội và đó chính là mục
đích của luật hình sự và chính sách hình sự. Ông cho rằng, việc quy định hệ thống hình
phạt trong luật hình sự là cần thiết để phòng ngừa tội phạm, kể cả hình phạt tử hình
(chịu ảnh hưởng của tư tưởng Charles Darwin về quá trình chọn lọc tự nhiên, ông cho
rằng tử hình là cần thiết và có thể áp dụng đối với người phạm tội nếu không còn phù
hợp với lợi ích của xã hội). Ông phản đối hệ thống tư pháp hà khắc dựa trên cơ sở áp
dụng hình phạt đối với người phạm tội như là sự trả thù. Đặc biệt, ông coi trọng các
biện pháp phòng ngừa tội phạm để không cho tội phạm xảy ra hơn là trừng trị người
phạm tội sau khi tội phạm đã xảy ra. Đó là cải thiện điều kiện sống của người dân,
tăng cường quản lí nhà nước đối với vũ khí, tăng cường ánh sáng đường phố, cung
cấp nhà ở cho người dân với giá thấp... Ông cho rằng việc thực hiện tốt các biện pháp
phòng ngừa được đưa ra trên cơ sở khoa học cuối cùng sẽ làm giảm được tỉ lệ tội
phạm, từ đó cho phép mọi người sống với nhau trong xã hội mà không lệ thuộc nhiều
vào hệ thống tư pháp hình sự.
Bên cạnh việc nghiên cứu các nhân tố xã hội, kinh tế có tác động đối với việc
gây ra tội phạm, ông cũng nghiên cứu các đặc điểm tâm lí của con người, những đặc
điểm mà ông tin rằng có thể ảnh hưởng tới việc thực hiện tội phạm của cá nhân. Ông
tranh luận rằng những yếu tố như tôn giáo, tình yêu, danh dự, lòng chung thủy không
ảnh hưởng gì đối với việc gây ra tội phạm. Nhưng những nhân tố tình cảm sau đây lại
có ảnh hưởng lớn đối với việc kiểm soát hành vi, từ đó có thể gây ra tội phạm như
lòng hận thù, sự tham lam, sự kiêu căng tự phụ. Ông quan niệm tâm lí người phạm tội
như là sự chống lại một cách yếu ớt xu hướng phạm tội cũng như sự cám dỗ phạm tội.
Không chỉ là một học giả uyên bác về lĩnh vực luật hình sự và tội phạm học mà
ông còn là luật sư và chính khách nổi tiếng, nhưng Enrico Ferri rất khiêm tốn. Ông chỉ
thừa nhận mình chỉ là người đưa ra những ý tưởng mà các thế hệ độc giả trước đã
đồng tình. Những đóng góp của Enrico Ferri vào sự phát triển của tội phạm học, nhất
là tội phạm học thực chứng là vô cùng to lớn. Với những nghiên cứu của mình, ông đã
chia tội phạm học thực chứng làm hai hướng. Đó là: tội phạm học thực chứng sinh học
mà người đứng đầu là Cesare Lombroso và tội phạm học thực chứng xã hội, tâm lí mà
người đứng đầu là ông. Ngày nay, các nhà tội phạm học đều coi ông là một trong
32
những người đã sáng lập ra trường phái tội phạm học thực chứng. Chịu sự ảnh hưởng
tư tưởng của Enrico Ferri, Bộ luật hình sự của Argentina năm 1921 đã ra đời. Dấu ấn
tư tưởng của ông, nhất là tư tưởng về vai trò của hệ thống hình phạt trong phòng ngừa
tội phạm được thể hiện rất rõ trong Bộ luật này.1
+ Quan điểm của Raffaele Garofalo
Raffaele Garofalo (1852-1934) là nhà nghiên cứu luật học, tội phạm học người
Italia. Ông là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ “tội phạm học” vào năm 1885. Ông
là môn đệ xuất sắc của Cesare Lombroso và chỉ xếp sau Enrico Ferri trong
trường phái tội phạm học thực chứng. Đóng góp lớn lao của ông đối với tội phạm
học chính là “thuyết tội phạm bẩm sinh” hay còn gọi là thuyết “tội phạm tự
nhiên”2. Thuyết này gắn kết với việc giải thích hai loại tội phạm: tội phạm bạo
lực và tội phạm xâm phạm tài sản. Là môn đệ của trường phái tội phạm học thực
chứng, cũng giống như Cesare Lombroso, Enrico Ferri, Raffaele Garofalo phản
bác quan điểm cho rằng tự do ý chí, sự lựa chọn cá nhân là nguyên nhân của tội
phạm. Ông ủng hộ quan điểm rằng chỉ có con đường duy nhất để hiểu tội phạm
là phải nghiên cứu nó bằng các biện pháp khoa học. Tuy chịu ảnh hưởng quan
điểm của Cesare Lombroso cho rằng đặc điểm thể chất bẩm sinh là nguyên nhân
của tội phạm (nguyên nhân loại cơ thể), nhưng ông vẫn có quan điểm riêng của
mình. Ông tìm thấy nguyên nhân của hành vi phạm tội không chỉ là những đặc
điểm thể chất bẩm sinh mà còn là các đặc điểm tâm lí bẩm sinh, dẫn đến các hành
vi lệch lạc trong đó có hành vi phạm tội. Ông cho rằng khái niệm tội phạm bẩm
sinh vượt quá sự trung thực của cá nhân người phạm tội, nó không phụ thuộc vào
tình huống cụ thể cũng như những nhân tố kinh tế hay chính trị. Theo lí thuyết
này, các tội phạm bẩm sinh được tìm thấy trong tất cả các xã hội. Các tội phạm bẩm
sinh là những tội phạm gây thiệt hại cho những quan điểm đạo đức cơ bản về tính
liêm khiết (tôn trọng quyền sở hữu của người khác) và lòng hiếu thảo (khiếp sợ sự
trừng phạt đối với người khác). Cá nhân có những nhược điểm trong những quan
điểm đạo đức nói trên thì không có được sự kiềm chế khi thực hiện các tội phạm
loại này. Cũng giống như Enrico Ferri, ông cho rằng đã là tội phạm bẩm sinh,
nên cá nhân phạm tội có thể không phải chịu trách nhiệm về hành vi của họ. Tuy
nhiên, ông nhấn mạnh, xã hội cần phải được bảo vệ trước những hành vi lệch lạc
trong đó có tội phạm. Do vậy, cần thiết phải có chính sách hình sự cũng như luật
hình sự để phòng ngừa thiệt hại do tội phạm gây ra. Đối với việc phòng ngừa tội
phạm, Raffaele Garofalo cũng là người ủng hộ việc duy trì hình phạt tử hình
trong luật hình sự vì lợi ích của xã hội. Còn đối với những tội phạm ít nguy hiểm
hơn, ông cho rằng có thể đưa người phạm tội trở lại xã hội thông qua những hình
phạt khác nhẹ hơn ví dụ như lưu đày, hạn chế quyền công dân, đưa vào sống
trong các trang trại thuộc địa, bồi thường thiệt hại...
Tóm lại, tuy đều là nhà tội phạm học thực chứng, nhưng cả Cesare Lombroso,
Enrico Ferri và Raffaele Garofalo đều có quan điểm riêng của mình. Khi đề cập
đến nguyên nhân của tội phạm, Cesare Lombroso nhấn mạnh tới nhân tố thể
chất bẩm sinh, Enrico Ferri nhấn mạnh đến nhân tố xã hội, kinh tế và tâm lí, còn
Raffaele Garofalo nhấn mạnh đến nhân tố tâm lí. Quan điểm của ba ông bên
cạnh những điểm hợp lí nhất định còn có nhiều điểm hiện vẫn còn gây tranh luận

1
Xem http://www.wikipedia/EnricoFerri ngày 24/7/2007
2
Tác phẩm “Criminologia” (1885) của ông đã được dịch lần đầu tiên bởi R. W. Millar vào năm 1914.

33
thậm chí bị phản đối. Song không thể phủ nhận công lao vĩ đại của các ông đóng
góp cho sự phát triển của tội phạm học.
* Quan điểm của một số nhà tội phạm học thực chứng tiêu biểu khác
Bên cạnh sự ủng hộ rộng rãi của nhiều nhà khoa học, quan điểm của trường phái tội
phạm học thực chứng Italia cũng vấp phải một số ý kiến phản bác. Tiêu biểu cho quan
điểm phản bác Cesare Lombroso là ý kiến của Charles Buckman Goring (1870-1919).
Charles Buckman Goring là nhà thể chất học người Anh. Tác phẩm nổi tiếng “Nghiên
cứu thống kê về tù nhân Anh” (1913) đã làm nên tên tuổi của ông trong tội phạm học.
Charles Buckman Goring đã tập hợp số liệu nhân chủng học khoảng 3000 tù nhân
trong trong nhà tù ở Turin vào đầu năm 1901. Sau đó, ông so sánh số liệu đã thu thập
được với các sinh viên ở trường đại học Oxford và Cambridge, những người lính Anh,
các bệnh nhân trong bệnh viện mà không phải là tội phạm. Ông đã sử dụng phương
pháp thống kê để thống kê những đặc điểm về thể chất và tinh thần của những người
nói trên. Sau khi tập hợp kết quả thu được, ông đã phản bác quan điểm của Cesare
Lombroso (về tội phạm bẩm sinh đối với những người có đặc điểm thể chất của bệnh
lại giống) và cho rằng không có sự khác biệt về mặt thể chất, sinh lí đặc trưng giữa
người phạm tội và người bình thường. Ông đã chỉ rõ : “Từ thông tin về số đo hộp sọ
của một sinh viên chỉ nên phán đoán hoặc anh ta đang học tại một trường đại học của
Anh hoặc anh ta đang học tại một trường đại học của Scotlen hơn là dự báo anh ta
cuối cùng sẽ trở thành giáo sư đại học hoặc là kẻ phạm tội nghiêm trọng bị kết án.”1
Sự phê phán của ông là có cơ sở đối với quan điểm của Lombroso. Tuy nhiên, bên
cạnh sự chỉ trích nói trên, ông cũng thừa nhận rằng tình trạng cơ thể tồi tệ cộng với
một số thiếu sót của trí tuệ quyết định các yếu tố trong nhân cách người phạm tội và có
ảnh hưởng đến hành vi phạm tội. Quan điểm này lại mâu thuẫn với chính ông vì nó đã
thừa nhận ở một mức độ nhất định tội phạm có nguồn gốc nguyên nhân sinh học (vì
thế, nhiều nhà tội phạm học vẫn xếp ông vào trường phái tội phạm học thực chứng).
Quan điểm của Charles Buckman Goring làm lu mờ một thời gian tư tưởng của trường
phái tội phạm học thực chứng (khoảng một phần tư thế kỉ). Phải đến năm 1939, với sự
nghiên cứu của Ernest A. Hooton (1887-1954), tội phạm học thực chứng mới có sức
sống trở lại.
Ernest A. Hooton là nhà nhân loại học, giáo sư, tiến sĩ luật của Đại học Harvard.
Năm 1939, ông xuất bản cuốn “Tội phạm và con người”. Trên cơ sở nghiên cứu
các mẫu như: những người phạm tội ở trong tù, người mắc bệnh tâm thần, người
có nhược điểm về thể chất, người không phạm tội, so sánh những đặc điểm về thể
chất, tinh thần của những người này, ông rút ra nhận xét: “Thông qua các số liệu,
chúng ta hoàn toàn có thể chứng minh từ yếu tố thấp kém về thể chất trong cộng
đồng dân cư, những tội phạm bẩm sinh di truyền từ cha mẹ được nảy sinh.”1 Ông
tỏ ra hoài nghi, không tin tưởng vào những chương trình cải tạo người phạm tội.
Vì vậy, theo ông, để phòng ngừa tội phạm có hiệu quả, cần tiến hành triệt sản đối
với những tội phạm bẩm sinh. Quan điểm này ngày nay bị nhiều nhà tội phạm
học phê phán, tuy nhiên vào thời đại của ông, nó đã dấy lên phong trào nghiên
cứu theo con đường tội phạm học thực chứng, làm cho trường phái này trỗi dậy
mạnh mẽ, và từ đó, một loạt các công trình nghiên cứu theo con đường thực
chứng ra đời.
2.2. Các thuyết về thể chất con người

1
Xem Charles Buckman Goring, Nghiên cứu thống kê tội phạm ở Anh, 1993, tr 145.
1
Xem E.A.Thorsten, Người phạm tội ở Mỹ, NXB Đại học tổng hợp Harvard, 1939, tr 13.
34
Thời gian: Từ 1930 đến nay
Học giả tiêu biểu: Ernst Kretschmer , William Sheldon, Richard Louis
Dugdale,Henry Gorddard, Patricia A.. Jacobs...
* Trường phái kiểu cơ thể
Trường phái kiểu cơ thể khi nghiên cứu về nguyên nhân của tội phạm đã cố gắng
tìm ra mối liên hệ giữa những đặc điểm về thể chất của con người với tội phạm.
Trường phái kiểu cơ thể đã liên kết giữa khổ người với việc thực hiện hành vi trong đó
có hành vi phạm tội. Sáng lập nên trường phái này là do Ernst Kretschmer và tiếp đó là
William Sheldon.
+ Quan điểm của Ernst Kretschmer
Ernst Kretschmer (1888-1964) sinh ra ở Heilbronn, nước Đức. Ông là giáo sư, tiến
sĩ y khoa, tiến sĩ triết học, nhà tâm lí học lỗi lạc. Ông là học giả với nhiều tác phẩm nổi
tiếng nhưng tác phẩm nổi tiếng nhất làm nên tên tuổi của ông trong tội phạm học là
“Thể chất và tính cách”. Trên cơ sở nghiên cứu, Ernst Kretschmer rút ra nhận định là
trong xã hội có 3 loại người khác nhau cơ bản. Đó là:
1) Người suy nhược bao gồm: gày gò, thể chất yếu ớt, vai hẹp;
2) Người lực lưỡng bao gồm: từ trung bình đến cao, khỏe mạnh, cơ bắp, xương
thô;
3) Người béo bao gồm: cao trung bình, hình dáng mũm mĩm, cổ to, mặt rộng.
Sau đó, ông liên kết những kiểu người đó với những rối loạn tinh thần khác nhau.
Người béo với tình trạng vui buồn thất thường, dễ chán nản; người suy nhược và lực
lưỡng với tinh thần phân lập. Ông cho rằng người lực lưỡng có khuynh hướng phạm
tội nhiều hơn những người khác. Ứng với mỗi loại cơ thể là một loại nhân cách tương
ứng. Ông chia tính cách ra làm hai nhóm: Schizothymic và Cyclothymic.
Schizothymic bao gồm tính cách nhạy cảm và lạnh lùng, còn Cyclothymic bao gồm
tính cách yếu đuối và hưng cảm nhẹ.
Công trình nghiên cứu của Ernst Kretschmer được một số nhà khoa học
trên thế giới hưởng ứng trong đó tiêu biểu nhất là William Sheldon. William
Sheldon tiếp tục kế thừa Kretschmer và phát triển một cách có hệ thống các kiểu
cơ thể. Bện cạnh đó, William Sheldon đã cố gắng lí giải nguyên nhân của tội
phạm gắn với kiểu cơ thể.
+ Quan điểm của William Sheldon

35
Tiến sĩ William Sheldon
(1898-1977) là nhà tâm lí
học, nhân chủng học lỗi
lạc người Mỹ. Tác phẩm
nổi tiếng “Các loại thể
chất con người: Một lời
giới thiệu về cấu tạo tâm
lí” (1940) đã làm nên tên
tuổi của ông trong tội
William Sheldon phạm học.

William Sheldon đã nghiên cứu về các loại cơ thể người (human body type), mối
liên hệ giữa các loại cơ thể người với các tính cách đặc trưng và các loại khí chất. Ông
nổi tiếng khắp nước Mỹ về những công trình nghiên cứu cấu tạo con người. Vào
những năm 40 của thế kỉ 20, ông đã phát triển thuyết của mình khi chia người ra làm 3
loại (kiểu): Endomorph (tròn, béo, mềm); mesomorph (lực lưỡng, cơ bắp); ectomorph
(mong manh, yếu ớt, gầy gò).

Ba kiểu cơ thể (mẫu được chọn) được William Sheldon sử dụng để nghiên cứu
(Nguồn:http://www.kheper.net/topics/typology/somatotypes)
Ông đã cố gắng tìm ra mối liên hệ với các hành vi cá nhân với các kiểu cơ thể.
Ông cho rằng kiểu cơ thể mesomorph (lực lưỡng, cơ bắp) đi gần với dạng phạm tội
nhất bởi vì loại cơ thể này rất dễ bị kích động, dễ dàng nổi nóng, dễ rơi vào trạng thái
thần kinh căng thẳng khó kiểm soát. Ông cũng thấy đối với kiểu cơ thể endomorph thì
khoan dung, thân thiện, dễ bằng lòng. Còn kiểu cơ thể ectomorph quá nhạy cảm, dễ
nản chí. Từ đó, ông đi đến kết luận trong 3 kiểu cơ thể nói trên thì người cơ bắp, lực
lưỡng có khuynh hướng phạm tội cao hơn những người khác
Lí thuyết này của William Sheldon sau đó được một loạt các nhà khoa học nghiên
cứu và phát triển tiếp nhất là Eleanor và Sheldon Glueck. Vào năm 1956, các ông này
36
đã công bố công trình nghiên cứu của mình khi so sánh 500 tội phạm chưa thành niên
nam với 500 người chưa thành niên không phạm tội và cũng đã đưa ra kết quả tương
tự với William Sheldon. Cụ thể là người chưa thành niên phạm tội có kiểu cơ thể
mesomorph chiếm tỉ lệ phạm tội đặc biệt cao trong số những người phạm tội.
Nhìn chung, những đóng góp của trường phải kiểu cơ thể trong tội phạm học thực
chứng đối với sự phát triển của tội phạm phạm học là không thể phủ nhận, lí thuyết
này đã lí giải được phần nào về nguyên nhân của tội phạm. Tuy nhiên, lí thuyết của
trường phải kiểu cơ thể vẫn bị một số nhà tội phạm học phê phán vì mẫu nghiên cứu
hẹp chỉ dựa trên 3 kiểu cơ thể đối với hai loại người là người phạm tội và người không
phạm tội, vì vậy, độ chính xác chỉ là tương đối. Chính vì vậy, lí thuyết này không thể
giải thích bao quát hết cho nguyên nhân phạm tội của tất cả các tội phạm.

* Thuyết phạm tội thừa kế


Ngay từ đầu thế kỉ XVIII, một số nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết về vấn đề
nguyên nhân phạm tội là do gen di truyền. Tuy nhiên, phải đến khi Richard Louis
Dugdale (1841-1883) nghiên cứu và cho ra đời công trình khoa học của mình thì khi
đó mới hình thành thuyết phạm tội thừa kế trong tội phạm học.
Richard Louis Dugdale
là nhà xã hội học, nhà văn
gốc Anh. Tác phẩm nổi
tiếng “Dòng họ Juke: Sự
nghiên cứu về tội phạm, tình
trạng bần cùng, bệnh tật và
sự di truyền” (1875) đã làm
nên tên tuổi ông trong giới
tội phạm học.
Richard Louis Dugdale
Richard Louis Dugdale đã nghiên cứu cuộc đời của hơn 1000 thành viên gia đình
của dòng họ Juke. Mối quan tâm của ông đối với gia đình này bắt đầu xuất hiện khi
ông đi kiểm tra các nhà tù, ông phát hiện có 6 người trong dòng họ này đang ở trong
nhà tù ở ngoại ô của New York. Khi nghiên cứu một chi của những hậu duệ của Ada
Jukes, người được ông cho là mẹ của tội phạm (ông lấyAda Jukes làm mốc), Richard
Louis Dugdale đã tìm thấy trong số gần 1200 thành viên gia đình là hậu duệ của Ada
Jukes có tới 280 người bần cùng, 60 người phạm tội trộm cắp tài sản, 7 người phạm tội
giết người, 90 người phạm các tội khác, 40 người mắc bệnh hoa liễu, 50 người hành
nghề gái điếm. Sự khám phá của ông đã chỉ ra rằng có một số dòng họ đã sản sinh ra
những thế hệ tội phạm, họ chắc chắn đã di truyền một đặc điểm thoái hoá nào đó từ
đời này sang đời khác.1 Đồng thời, ông lại nghiên cứu và so sánh dòng họ Ada Jukes
với một dòng họ có tiếng là trong sạch khác – dòng họ Jonathan Edwards. Jonathan
1
Xem Criminology Today, Frank Schmalleger, Giáo sư, Tiến sỹ, The University of North Carolina at Pembroke,
Prentice Hall Publisher, năm 2002, tr 152.
37
Edwards từng làm hiệu trưởng trường đại học Princeton. Hậu duệ của Edwards có
người từng làm tổng thống và phó tổng thống Mỹ, nhiều người thành công trong kinh
doanh. Không ai trong dòng họ Edwards được xác định là vi phạm pháp luật.
Sau đó, vào năm 1916, Arthur H. Estabrook đã xuất bản công trình nghiên cứu của
mình sau công trình của Dugdale cũng khẳng định một chi khác của dòng họ Ada
Jukes có 715 người thì có tới 378 người hành nghề mại dâm, 170 người ở tình trạng
bần cùng, 118 người khác là tội phạm.
Thuyết phạm tội thừa kế sau đó lại được củng cố hơn nữa bởi kết quả nghiên cứu
của Henry Gorddard (1866-1957). Khi nghiên cứu về gia phả dòng họ của chiến sĩ
cách mạng Martin Kallikak, trước tiên, ông nghiên cứu hậu duệ cuộc tình ngoài giá thú
của Martin Kallikak với một cô gái bán bar (nhánh thứ nhất). Ông đã tìm thấy tỉ lệ tội
phạm đặc biệt cao trong các hậu duệ của người con trai ngoài giá thú của Martin
Kallikak. Sau đó, ông tiếp tục nghiên cứu hậu duệ của người con trai của Kallikak với
người vợ hợp pháp sau này - người vợ hợp pháp có nguồn gốc là một cô gái Quayker
(nhánh thứ hai) thì ông thấy hậu duệ của nhánh này hầu như không có người phạm tội.
Sự ra đời và phát triển của “Thuyết phạm tội thừa kế” đã dẫn đến sự hình thành và
phát triển của phong trào ưu sinh1 những năm 1920 và đến đầu năm 1930. Sau đó,
phong trào này đã phát triển đến mức hình thành tội phạm học ưu sinh. Quan điểm của
tội phạm học ưu sinh đã giải thích nguyên nhân của tội phạm là do một số người của
thế hệ sau đã kế thừa (di truyền) những gen tồi tệ của thế hệ trước. Do vậy, để kiểm
soát được tội phạm cần phòng ngừa bằng cách không để cho những đặc điểm của
người phạm tội được di truyền sang thế hệ sau (cần triệt sản đối với người phạm tội).
Vì vậy, một số cơ quan chuyên trách nghiên cứu gia phả những dòng họ phạm tội đã
được thành lập. Đầu thế kỉ 20, ở Mỹ, ra đời văn phòng lưu trữ ưu sinh liên bang. Chính
sách xã hội ưu sinh được trợ giúp không chỉ riêng cơ quan này mà vào năm 1927, Toà
tối cao của Mỹ cũng đã lên tiếng ủng hộ. Vào năm 1924, Bang Virginia (cũng như
phần lớn các Bang khác của Mỹ) đã ban hành Đạo luật triệt sản đối với những người
phạm tội. Trong vụ án Buck. v.Bell1, thẩm phán toà án tối cao, ông Oliver Wendell
Holmes, Jr., đã ủng hộ Bang Virginia ủng hộ biện pháp triệt sản đối với người phạm
tội. Ông đã tuyên bố: “Sẽ là tốt hơn cho toàn thế giới nếu thay vì việc chờ đợi sự thoái
hoá của con cháu họ về các đặc điểm tội phạm, hoặc để họ chết đói về hành động ngu
dại của mình, xã hội có thể ngăn chặn những người rõ ràng không thích hợp bằng việc
triệt sản...”2 Sau khi Buck v.Bell bị triệt sản, hơn 8000 người phạm tội khác ở Bang
Virginia cũng bị triệt sản vì bị cho rằng có chứa gen tồi tệ.3 Phong trào ưu sinh phát

1
Phong trào sinh sản có điều khiển để cải tạo chất lượng nòi giống.
1
Để biết nhiều hơn về vụ án này có thể xem
www.law.du.edu/russell/lh/alh/docs/buckvbell hoặc
www.autismvox.com/buck-v-bell-and-bad-genes
2
Xem Criminology Today, Frank Schmalleger, Giáo sư, Tiến sỹ, The University of North Carolina at Pembroke,
Prentice Hall Publisher, năm 2002, tr 153.
3
Đạo luật này đã bị sửa đổi vào năm 1974. Sau đó Thống đốc bang Virginia đã phải xin lỗi những gia đình có
người bị triệt sản vì sự kiện này.
38
triển và lan rộng khắp nước Mỹ cho đến trước chiến tranh thế giới thứ hai và sau đó
lan rộng ra Châu Âu. Phong trào này sau đó đã bị phát xít Đức triệt để lợi dụng để tàn
sát người Do thái.
* Thuyết nhiễm sắc thể
Nghiên cứu gen của cơ thể con người, tìm ra mối liên hệ giữa nhiễm sắc thể giới
tính với hành vi lệch lạc (trong đó có tội phạm) đã thu hút sự quan tâm lớn của các nhà
tội phạm học. Mặc dù còn có một số ý kiến phản bác, thậm chí nghi ngờ nhưng hướng
nghiên cứu này vẫn đang rất phát triển trên thế giới nhất là ở Anh, Mỹ, Úc. Học giả
đầu tiên nghiên cứu theo hướng này là Patricia Jacobs (Sinh 10/1934), một học giả nổi
tiếng người Anh.
Patricia Jacobs là Giáo sư, Tiến sĩ y khoa của trường đại học Southampton. Bà rất
quan tâm đến luật pháp, thống kê tội phạm và phân tích thống kê. Năm 1959, Bà là
người đầu tiên trên thế giới đưa ra vấn đề kiểu nhiễm sắc thể bất thường (kiểu 47) liên
quan đến hành vi phạm tội. Patricia A. Jacobs có nhiều công trình khoa học trong cuộc
đời nghiên cứu của bà nhưng công trình nổi tiếng nhất là: “Hành vi hung hãn, trạng
thái trí tuệ kém phát triển và nhiễm sắc thể XYY của nam giới”1 mà bà tham gia nghiên
cứu cùng với một số tác giả khác đã mở ra một con đường mới mẻ trong nghiên cứu về
nguyên nhân của tội phạm. Vẫn đi theo con đường giải thích nguyên nhân của tội
phạm bắt nguồn từ gen bẩm sinh, nhưng không phải là do đặc điểm “lại giống” của cơ
thể hay do di truyền những gen tồi tệ của thế hệ trước. Theo thuyết nhiễm sắc thể,
nguyên nhân của tội phạm là do người phạm tội đã có kiểu nhiễm sắc thể bất thường
so với người bình thường khác. Như chúng ta đã biết, ở một người đàn ông bình
thường, có kiểu nhiễm sắc thể là XY, còn ở người phụ nữ bình thường có kiểu nhiễm
sắc thể là XX. Qua nghiên cứu một số mẫu tù nhân ở Anh, Jacobs nhận thấy số tù nhân
nam có kiểu nhiễm sắc thể XYY (nghĩa là thừa một nhiễm sắc thể Y), một số tù nhân
nữ có kiểu nhiễm sắc thể XXX (nghĩa là thừa một nhiễm sắc thể X) chiếm tỉ lệ đáng kể
- Những người có kiểu nhiễm sắc thể bị thừa như vậy được gọi là hội chứng
Klinefelter1. Qua nghiên cứu, Jacobs phát hiện với những người có kiểu nhiễm sắc thể
bất thường nói trên thường có biểu hiện rối loạn tâm lí xã hội, có khuynh hướng thực
hiện những hành vi quá khích, hung hãn.
Klinefelter's syndrome
Classification and external
resources

1
Xem P.A.Jacobs, M.Brunton, and M.Melville, Aggresive Behavior, Mental Subnormality, and the XYY Male”,
Nature,Vol. 208, (1965), tr 1351.
1
Klinefelter là tên của bác sĩ Harry Klinefelter, nhà nghiên cứu từ bệnh viện đa khoa Massachusetts ở bang
Boston của Mỹ khi ông lần đầu báo cáo khoa học vấn đề này vào năm 1942. (Xem http://www.hội chứng
Klinefelter-Wikepedia tiếngviệt. htm).
39
47,XXY

Hình trên mô tả kiểu nhiễm sắc thể bất thường thuộc hội chứng Klinefelter
Nghiên cứu theo thuyết nhiễm sắc thể tiếp tục được các nhà khoa học hưởng ứng
như Lawren E.Hanell, Danish... Các nhà nghiên cứu đưa ra ví dụ về một gia đình ở Hà
Lan. Người vợ đề nghị các bác sĩ cho biết là tại sao hầu hết những người đàn ông trong
gia đình bà đều phạm tội. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy những người
đàn ông này đều có vấn đề về gen trong nhiễm sắc thể X. Vì vậy, quá trình kiểm soát
đối với việc tiết ra các chất sinh hoá điều khiển hành vi trong não bộ bị vi phạm. Ở
những người đàn ông có kiểu nhiễm sắc thể hoàn chỉnh không thấy có những biểu hiện
hung bạo, độc ác như những người đàn ông của gia đình người phụ nữ nói trên. Tuy
nhiên, cũng cần lưu ý là bên cạnh hướng nghiên cứu của Jacobs và một số nhà khoa
học có quan điểm tương tự, một nhóm khác các nhà nghiên cứu khi tiến hành một số
cuộc thí nghiệm bằng cách kiểm tra máu của các tù nhân đã thấy rằng bên cạnh khá
nhiều kẻ giết người có kiểu nhiễm sắc thể bất thường vẫn có một số kẻ giết người nguy
hiểm có kiểu nhiễm sắc thể bình thường, không thuộc hội chứng Klinefelter. Bởi vì
mẫu nghiên cứu của Jacobs trong phạm vi chưa thực sự rộng, do vậy, thuyết nhiễm sắc
thể chỉ giải quyết được phần nào nguyên nhân của tội phạm. Tuy nhiên, nhiều nhà tội
phạm học trên thế giới vẫn kiên trì đi theo hướng này, họ vẫn cố gắng tích cực nghiên
cứu để tìm ra một qui luật nào đó trong mối liên hệ giữa kiểu nhiễm sắc thể bất thường
với việc thực hiện tội phạm.
3. CÁC THUYẾT TÂM LÍ
Nhìn chung, các nhà tội phạm học thực chứng trong quãng thời gian cuối thế kỉ 19,
đầu thế kỉ 20 đi theo hướng tìm hiểu nguyên nhân của tội phạm từ những đặc điểm của
cơ thể hơn là chú trọng đến tìm hiểu trí tuệ, tinh thần của người phạm tội. Tuy nhiên,
bên cạnh đó đã có một số nhà khoa học khác cố gắng lí giải nguyên nhân của tội phạm
bắt nguồn từ vấn đề tâm lí của người phạm tội. Từ đây hình thành nhiều nhánh khác
nhau về các thuyết tâm lí trong tội phạm học.
Thời kì sơ khai của thuyết tâm lí quyết định, các nhà khoa học đã nghiên cứu hành
vi phạm tội theo hai hướng: hướng thứ nhất đã nhấn mạnh hành vi phạm tội như là
hành vi có điều kiện, hướng thứ hai coi hành vi phạm tội như là sự rối loạn nhân cách

40
hoặc là bệnh tật về tâm lí.1
Sau đó, một số nhà khoa học khác đi theo con đường nghiên cứu, tìm hiểu về bệnh
học tâm lí (Psychopathology). “Khái niệm bệnh học tâm lí được coi là một trong
những khái niệm có giá trị lâu bền, kiên cường và ảnh hưởng nhất trong các ý kiến của
tội phạm học”.2 Nhà nghiên cứu Nolan D.C. Lewis đã coi “người phạm tội như những
người bình thường có cuộc sống theo thiên hướng bản năng, ham muốn, khát khao, có
cảm xúc nhưng nếu một trong những khả năng nhận thức của anh ta rõ ràng kém hiệu
quả sẽ dẫn đến sự kìm hãm theo khuynh hướng nào đó. Con người anh ta sẽ hoạt động
theo hướng lệch lạc dẫn đến việc anh ta xung đột với pháp luật và các hình mẫu văn
hoá của xã hội.”1 Còn các nhà khoa học đi theo con đường Tội phạm học tâm thần
(Psychiatric Criminology) như Hervey M. Cleckley, Hans J.Eysenck đã tập trung tìm
hiểu mối liên hệ giữa tội phạm và nhân cách con người theo hai hướng: 1) Các loại rối
loạn nhân cách chống đối xã hội; 2) Loại nhân cách liên quan đến việc thực hiện tội
phạm. Quan điểm của tội phạm học tâm thần đã lí giải xu hướng cũng như động cơ
phạm tội có liên quan đến loại nhân cách. Tuy nhiên, “thuyết tâm lí quyết định” thực
sự bùng nổ và bắt đầu có chỗ đứng quan trọng trong tội phạm học từ khi xuất hiện
những công trình nghiên cứu nổi tiếng về phân tâm học của Sigmund Freud.
3.1. Thuyết phân tâm học
Thời gian: 1920 đến nay
Học giả tiêu biểu: Sigmund Freud.
Sigmund Freud (1856-1939) là nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới và là cha đẻ
của thuyết phân tâm học. Ông là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu nhưng đáng
kể nhất là 2 tác phẩm “Giải mã những giấc mơ”; “Bốn khái niệm cơ bản của phân tâm
học”.
Trên cơ sở nghiên cứu, ông đã khẳng định tồn tại năng

1
Xem Criminology Today, Frank Schmalleger, Giáo sư, Tiến sỹ, The University of North Carolina at Pembroke,
Prentice Hall Publisher, năm 2002, tr 173.
2
Xem Nicole Hahn Rafter, “Psychopathy and the Evolution of Criminological Knowledge”, Theoretical
Criminology, Vol 1. No 2 (5/1997), tr 236.
1
Xem Criminology Today, Frank Schmalleger, Giáo sư, Tiến sỹ, The University of North Carolina at Pembroke,
Prentice Hall Publisher, năm 2002, tr 173.
41
Sigmund Freud
lực tình dục thúc đẩy hành vi của nhân loại. Năng lực tình dục đó được ông gọi là
libido. Bản năng libido có 2 lực lượng đối chọi nhau. Đó là Eros - Bản năng sống
hướng chúng ta tới hoạt động và Thanatos - Bản năng chết thúc đẩy tới những hoạt
động tự hủy diệt.1 Ảnh hưởng trực tiếp tới năng lực này là ba thành tố: bản năng, bản
ngã và siêu bản ngã.
Bản năng (id) có ngay từ lúc mới sinh, chỉ những lực lượng nguyên thủy của sự
sống giống nhau cho tất cả các sinh vật. Các hành động đều có nguồn gốc từ sự khoái
lạc vô thức. Bản năng tượng trưng cho phần vô thức và chống đối xã hội của cá nhân.
Bản ngã (ego) là sự thể hiện cá tính tâm lí của mỗi người. Bản ngã được thể hiện
trong những hoạt động ý thức như tri giác, ngôn ngữ và những thao tác trí tuệ cho
phép kiểm soát, kiềm chế hành vi cá nhân trong quan hệ với ngoại cảnh. Bản ngã có
thể đè nén xung đột bản năng và kiềm chế khoái lạc. Như vậy, bản ngã vượt khỏi sự
thống nhất sinh vật của thân xác để đạt tới một sự thống nhất cao hơn là sự tự chủ. Bản
ngã tượng trưng cho phần ý thức và ý chí của cá nhân.
Siêu bản ngã (superego) được xem như là sự học hỏi của cá nhân về các giá trị và
quy tắc xã hội. Nó có thể được coi như mặt lương tâm, đạo đức của cá nhân. Siêu bản
ngã đấu tranh để cho các hành vi hoàn thiện bằng cách xác định giá trị hành vi hoặc
thái độ đối với hành vi là đúng hay sai. Siêu bản ngã biểu hiện cho phần giá trị văn
hoá với chức năng như là lương tâm cá nhân.
Sigmund Freud cho rằng tội phạm là kết quả khi mà ở một cá nhân nào đó, phần
bản năng đã trỗi dậy đến mức thái quá, lấn át đến mức không thể nào kiểm soát được
trong sự kết hợp với biểu hiện kém của siêu ngã; cùng lúc đó, bản ngã tức là phần lí trí
có chức năng kiểm soát sự tác động qua lại giữa bản năng và siêu bản ngã hoạt động
không tương xứng trực tiếp, kém hiệu quả.
Bên cạnh đó, Sigmund Freud, còn cho rằng sự thăng hoa không tương xứng
(inadequate sublimation) có thể là nguyên nhân khác dẫn đến tội phạm. Đây là một
quá trình tâm lí mà nhờ đó, trạng thái tỉnh táo sẽ bị thay thế biểu tượng bởi một trạng
thái khác. Freud đã lấy ví dụ cho trường hợp này. Một người đàn ông từ thuở nhỏ đến
khi trưởng thành phải sống với một người mẹ chuyên quyền, độc đoán. Ông ta muốn
độc lập nhưng không thể nên đã căm ghét mẹ nhưng không dám bộc lộ thái độ của
mình một cách trực tiếp với người mẹ. Người này muốn giải toả tình cảm căm ghét
của mình với mẹ bằng cách tấn công những người phụ nữ khác - những người mà anh
ta suy nghĩ trong tâm tưởng sẽ thay thế cho biểu tượng nhân vật người mẹ. Những
người đàn ông kiểu này trên thực tế có thể là người thường xuyên đánh đập vợ hoặc
trở thành người phạm tội hiếp dâm hoặc quấy rối tình dục đồng nghiệp hoặc là người
rất căm ghét phụ nữ...

1
Eros là tên của thần ái tình người Hy Lạp còn Thanatos là tên của thần chết người Hy Lạp, Freud đã lấy tên các
vị thần nói trên để đặt tên cho hai bản năng tương ứng (Chú thích của tác giả).

42
Ngoài ra, ông còn cho rằng chứng loạn thần kinh chức năng (neurosis) cũng là một
nguyên nhân dẫn đến tội phạm. Sau đây là ví dụ về người bị chứng này: một người
thường xuyên dùng giấy ăn để mở nắm cửa mỗi khi ra vào, ông ta không dám trực tiếp
cầm nắm cửa vì lúc nào cũng bị ám ảnh nắm cửa có nhiều vi trùng gây bệnh. Cần lưu
ý là không phải mọi người bị chứng loạn thần kinh chức năng đều phạm tội, chỉ có
một số người thuộc nhóm này thực hiện hành vi phạm tội mà thôi.
Thuyết phân tâm học ngay từ khi ra đời cho đến nay đã ảnh hưởng rộng khắp trên
toàn thế giới. Thuyết phân tâm học hiện đang rất phát triển ở các nước Châu Âu, Mỹ,
các nước Châu Á phát triển và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như điều
trị bệnh nhân bằng liệu pháp tâm lí, điều tra tội phạm, tội phạm học...Tuy nhiên, ngay
từ thời đại của ông cũng như cho đến hiện nay vẫn có nhiều học giả phê phán quan
điểm của ông1. Trong tội phạm học, hai quan điểm của ông bị phê phán nhiều nhất là:
Thứ nhất, khi đề cập đến nguyên nhân của tội phạm, ông coi nhẹ vai trò của môi
trường sống, vai trò của giáo dục cá nhân và đề cao tính quy định sinh học của hành vi
tính dục.
Thứ hai, ông có quan điểm coi thường phụ nữ khi cho rằng vì phụ nữ không có
dương vật nên họ không đi qua “giai đoạn dương vật thèm muốn” như đàn ông và vì
vậy, họ thất bại việc phát triển sức mạnh siêu bản ngã như đàn ông. Quan điểm này đã
bị một số nhà tội phạm học phản đối vì nó thể hiện tư tưởng bất bình đẳng nam nữ và
cổ vũ cho những người theo tư tưởng này.
Mặc dù tư tưởng của Freud còn có một số điểm đến nay vẫn còn tranh luận hoặc bị
phê phán, nhưng công lao vĩ đại của ông đóng góp cho kho tàng tri thức của nhân loại
là không thể phủ nhận. Ông đã đạt được nhiều giải thưởng và danh hiệu cao quí trong
sự nghiệp nghiên cứu khoa học.
3.2. Thuyết bắt chước
Thời gian: từ 1890 đến nay.
Học giả tiêu biểu: Gabriel Tarde, Alber Bandura.
Gabriel Tarde (1843-1904) sinh ra ở Sarlat, Dordogne của Pháp. Gabriel Tarde là
tác giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng, tuy nhiên, tác phẩm nổi tiếng nhất của ông trong
tội phạm học là “Luật bắt chước”. Gabriel Tarde tuy chịu ảnh hưởng thuyết của
Darwin về quá trình chọn lọc tự nhiên, nhưng ông phản bác thuyết của Cesare
Lombroso về sự biến dị có tính sinh vật- một thuyết rất nổi tiếng vào thời đại ông.

1
Xem Why Freud was wrong (1995) của tác giả Richard Webster, The memory wars: Freud’s legacy in dispute
(1995) của tác giả giáo sư, tiến sĩ Frederik C. Crews...

43
Ông cho rằng cơ sở của bắt
kì xã hội nào chính là sự bắt
chước. Trong xã hội, hành
vi của mỗi người thực chất
là sự bắt chước hành vi của
người khác. Đồng thời, ông
cũng chỉ ra rằng người
phạm tội là những người
bình thường đã học theo
(bắt chước) việc phạm tội từ
Gabriel Tarde người khác.
Từ đó, ông đã xây dựng và phát triển lí thuyết của mình trong thuật ngữ “luật bắt
chước” – nguyên tắc chi phối một người khiến anh ta đi vào con đường phạm tội. Theo
Gabriel Tarde, nguyên nhân của tội phạm là do một người đã bắt chước hành vi phạm
tội của người khác mà người đó có cơ hội quan sát.
Gabriel Tarde chia các trường hợp bắt chước ra làm 3 loại:
1) Cá nhân bắt chước những người khác cân xứng với mức độ và tần số tiếp xúc
của họ;
2) Những người cấp thấp hơn bắt chước những người ở cấp trên họ. Ví dụ như
người nghèo có thể có hành vi bắt chước người giàu, người trẻ hơn có thể có hành vi
bắt chước người già hơn;
3) Khi hai khuôn mẫu hành vi mâu thuẫn nhau, một cái có thể chiếm vị trí của cái
kia tương tự như súng thay thế cho dao với tư cách là vũ khí giết người.
Sau đó, vào thập niên 50, thuyết bắt chước tiếp tục được phát triển. Người có công
đưa thuyết này phát triển ở mức cao hơn là Albert Bandura - nhà tâm lí học, tội phạm
học xuất sắc. Ông đã cho ra đời nhiều công trình nghiên cứu nổi tiếng trong tội phạm
học như: học lại từ xã hội và vấn đề phát triển nhân cách (1963); Sự nổi nóng: phân
tích từ sự bắt chước theo xã hội (1973), Thuyết bắt chước từ xã hội (1977)...
Hạt nhân của thuyết bắt chước là mọi người học cách hành động như thế nào trên
cơ sở quan sát được từ người khác. Albert Bandura đã làm nhiều cuộc nghiên cứu
thực nghiệm trong đó, ông cho trẻ em quan sát những hành vi bạo lực của người lớn
như xem phim bạo lực hoặc nhìn một số người lớn đánh liên tiếp vào người nộm. Kết
quả là ông thấy những em này sau khi xem thường xuyên cảnh bạo lực thì có tâm lí rất
dễ nổi nóng, sự kiềm chế kém và bắt chước rất nhanh các hành vi bạo lực học từ người
lớn. Bên cạnh đó, ông còn cho rằng tâm lí dễ nổi nóng cũng như tâm lí thích bắt chước
hành vi bạo lực của trẻ em còn do sự khuyến khích, tác động của người khác.
Thuyết bắt chước đã đặt ra nhiều vấn đề cần thực hiện để phòng ngừa tội phạm
như: bố mẹ cần kiểm soát chặt chẽ con cái và không nên có hành vi xấu dễ làm con cái
bắt chước như hành vi bạo lực gia đình, cần kiểm soát nghiêm ngặt phim ảnh bạo lực...
Tuy nhiên, thuyết này bị chỉ trích là đề cao vai trò của tác động môi trường sống và coi
44
nhẹ quá trình tự rèn luyện, tu dưỡng của từng cá nhân. Tuy nhiên, điều này không thể
phủ nhận vai trò to lớn của thuyết này đối với sự phát triển của tội phạm học./.
PHẦN THỨ HAI CỦA CHƯƠNG 2
CÁC THUYẾT XÃ HỘI HỌC
Các thuyết xã hội học rất đa dạng và có thể nói, mỗi thuyết đều có con đường riêng
giải thích về nguyên nhân của tội phạm. Trước khi nghiên cứu về từng thuyết thuộc
nhóm này, chúng ta cần có cái nhìn tổng quan về các thuyết xã hội học
Các thuyết xã hội học nghiên cứu những sự sắp xếp hợp thành xã hội (cấu trúc xã
hội), các hành vi giữa các bộ phận hợp thành xã hội, các cá nhân, các nhóm (quá trình
xã hội) khi chúng tác động đến quá trình xã hội hoá và có ảnh hưởng đối với hành vi
có tính xã hội (cuộc sống xã hội). Các thuyết xã hội học quan tâm đến bản chất của sự
tồn tại các mối quan hệ quyền lực giữa các nhóm xã hội và trong sự ảnh hưởng của các
hiện tượng xã hội đa dạng đã đưa đến các loại hành vi hướng về các nhóm người điển
hình. Ngược lại với các thuyết tâm lí có tính đặc thù hoá hay còn được gọi là có tính vi
mô thì cách tiếp cận xã hội học có tính vĩ mô nghĩa là rộng lớn hơn nhiều, nó nghiên
cứu hành vi thông qua cách thể hiện của nhóm người hơn là cố gắng dự đoán hành vi
của những cá nhân xác định.
Trong phạm vi của Phần này, tác giả trình bày hai nội dung:
+ Các thuyết cấu trúc xã hội;
+ Các thuyết về quá trình xã hội ;
Trong từng nhóm trên lại chia làm nhiều nhánh khác nhau với thuyết điển hình của
nó và có thể nói các thuyết này bằng con đường riêng của mình đã giải quyết được ở
mức độ nhất định việc nghiên cứu về tội phạm dưới góc độ tội phạm học.
1. CÁC THUYẾT CẤU TRÚC XÃ HỘI
Các thuyết cấu trúc xã hội giải thích nguyên nhân của tội phạm bằng việc đưa ra
cấu trúc thiết chế của xã hội. Các thuyết này cho rằng sự sắp xếp đa dạng một cách
chính thức hoặc không chính thức giữa các nhóm xã hội như là nguyên nhân phát sinh
hành vi lệch lạc cũng như tội phạm.
1.1. Thuyết rối loạn tổ chức xã hội
Thời gian: Cuối thế kỉ 19 đến thập niên 30 của thế kỉ 20.
Học giả tiêu biểu: E’mile Durkheim, W.I.Thomas, Florian Znaniecki, Rober Park,
Ernest Burgess, Clifford Shaw, Henry Mackay.

45
Thuyết rối loạn tổ chức xã hội
có quan hệ mật thiết với trường
phái sinh thái học của tội phạm
học1. Nhiều trường phái tội
phạm học thời kì đầu có nguồn
gốc từ việc nghiên cứu những
khu định cư và cộng đồng
thành thị cũng như trong
phong trào sinh thái con người
đầu thế kỉ 20. Tiêu biểu cho
Emile Durkheim nhóm này là Emile Durkheim.
Emile Durkheim (1858-1917) sinh ngày 15/8/1958 tại E’pinal của nước Pháp. Ông là
nhà xã hội học, nhân loại học lỗi lạc. Ông được coi là một trong những người tiên
phong sáng lập ra chuyên ngành xã hội học. Ông là tác giả của nhiều tác phẩm nổi
tiếng: Sự phân công lao động trong xã hội (1893), Tự sát (1897), Các hình thức cơ
bản của đời sống tôn giáo (1912)... trong đó, tác phẩm có đóng góp nhiều nhất đối với
tội phạm học là Sự phân công lao động trong xã hội.
Durkheim nghiên cứu vấn đề trật tự xã hội như thế nào để duy trì các loại xã hội
khác nhau. Ông tập trung nghiên cứu về sự phân công lao động, sự khác nhau giữa các
xã hội truyền thống và xã hội hiện đại. Ông cho rằng sự thay đổi xã hội nhanh chóng
sẽ đưa tới sự gia tăng về phân công lao động và như vậy, nó sẽ tạo ra trạng thái hỗn
độn, thiếu sự quan tâm giữa con người với con người, đưa đến tình trạng thiếu hụt
chuẩn mực và giá trị cuộc sống cũng như phá vỡ các chuẩn mực xã hội điều chỉnh
hành vi của con người. Ông gọi trạng thái này là “tình trạng vô tổ chức” (Anomie). Từ
trạng thái vô tổ chức sẽ phát sinh các hành vi lệch lạc trong xã hội, tội phạm, hành vi
tự tử. Hay nói cách khác, tình trạng vô tổ chức trong xã hội là nguyên nhân phát sinh
tội phạm. Ông tin rằng tội phạm như là phần bình thường của tất cả các xã hội cũng
như sự sống và cái chết. Tội phạm không chỉ là cần thiết đối với các điều kiện cơ bản
của tất cả các đời sống xã hội mà nó còn có chức năng xã hội. Về lí thuyết, tội phạm
có thể biến mất hoàn toàn chỉ khi tất cả các thành viên trong xã hội có cùng giá trị và
chuẩn mực giống nhau. Tuy nhiên, vấn đề các thành viên trong xã hội có cùng giá trị
và chuẩn mực vừa không thể có khả năng tồn tại, vừa không phải là mong muốn của
mọi người trong xã hội. Hơn nữa, một vài tội phạm trong xã hội là cần thiết trong một
xã hội phát triển.
Durkheim đề cao vai trò của luật pháp khi nhận định luật pháp là biểu tượng
của sự đoàn kết xã hội. Bên cạnh đó, ông còn chỉ ra rằng tất cả các xã hội không chỉ có
tội phạm mà còn có hình phạt. Hình phạt được quy định bởi luật pháp. Lí do căn bản
của các hình phạt thay đổi tùy thuộc vào cấu trúc xã hội. Trong xã hội, sự trừng phạt
đối với những người chệch hướng (người phạm tội) được sử dụng để củng cố hệ thống

1
Sinh thái học nghiên cứu về mối quan hệ giữa các sinh vật (trong đó có con người) với môi trường sống
46
giá trị, để nhắc nhở người đó cái gì đúng, cái gì sai. Bằng cách ấy, giữ gìn đức tin
chung và theo đó là sự thống nhất trong xã hội. Sự trừng phạt phải nghiêm khắc để đạt
được mục đích này. Hành vi phạm tội không bị coi là mối đe dọa đối với sự liên kết xã
hội trước hết bởi vì ngay cả sự kiện phạm tội cũng không làm cho phần lớn mọi người
trong xã hội quan tâm.
Tiếp đó, một số nhà xã hội học thời kì đầu của thuyết này đã nghiên cứu về các
cộng đồng dân cư ở Mỹ. Đó là W.I.Thomas, Florian Znaniecki. Trong tác phẩm
“Những người nông dân Ba Lan ở Châu Âu và Mỹ”, hai ông đã mô tả những vấn đề
mà những người nhập cư Ba Lan phải đương đầu trong thời kì những năm 1900 khi họ
rời bỏ quê hương và chuyển đến sống ở các thành phố của Mỹ. Hai ông đã chỉ ra tỉ lệ
tội phạm gia tăng trong nhóm người không có chỗ đứng (vị trí) trong xã hội và họ đưa
ra giả thuyết nguyên nhân dẫn đến tội phạm là do sự rối loạn tổ chức xã hội (Social
Disorganization), hậu quả của sự bất lực của những người nhập cư trong quá trình tiếp
nhận từ những chuẩn mực và giá trị của văn hoá của quê hương họ sang những chuẩn
mực, giá trị mới.
* Trường phái Chicago
Trường phái Chicago ra đời ở Mỹ, vào thời gian đầu thế kỉ 20, được sáng lập
bởi các nhà xã hội học thành thị mà tiêu biểu nhất là Rober Park và Ernest Burgess.
Một số thuyết xã hội học ra đời sớm nhất đã được thừa nhận rộng rãi trong các
công trình nghiên cứu của Rober Park và Ernest Burgess. Do sự gia tăng nhanh chóng
dân nhập cư vào Mỹ đầu thế kỉ 20, các thành phố của Mỹ đã bắt kịp những biến đổi xã
hội mau lẹ, Park và Burgess nhìn thấy ở các thành phố này ý tưởng về sự nghiên cứu
rối loạn tổ chức xã hội và đã bắt tay vào nghiên cứu, đưa ra những nhận định xác đáng,
rất có giá trị.
Từ năm 1920 đến năm 1930, Rober Park và Ernest Burgess thông qua những công
trình nghiên cứu của mình tại Trường đại học Chicago đã phát triển sinh thái học xã
hội hay còn gọi là trường phái sinh thái học của tội phạm học. Phong trào sinh thái học
xã hội chịu ảnh hưởng của công trình nghiên cứu của các nhà sinh vật học về sự ảnh
hưởng lẫn nhau của các sinh vật đối với môi trường sống của chúng, gắn kết chúng với
cấu trúc xã hội như thế nào để thích ứng với chất lượng của các nguồn tự nhiên và với
sự tồn tại của những nhóm người khác. Sinh thái học xã hội là sự cố gắng liên kết cấu
trúc và tổ chức của bất kì cộng đồng người nào với sự tác động qua lại môi trường
riêng biệt của nó. Bởi vì các mẫu sinh thái học dựa trên cơ sở sự tương tự có hệ thống,
do vậy, cũng đơn giản để mô tả rối loạn tổ chức xã hội như một bệnh tật hoặc bệnh lí
học. Bởi vậy, những nhà sinh thái học xã hội nghiên cứu về tội phạm đã phát triển khái
niệm bệnh lí học xã hội. Thời kì đầu, bệnh lí học xã hội được xác định là những hành
vi của con người đi ngược lại quan niệm ổn định cuộc sống, quyền sở hữu, sự điềm
đạm, tính tiết kiệm, thói quen làm việc, tự do tình dục, đoàn kết gia đình, tình làng
xóm, rèn luyện ý chí. Thuật ngữ này được đưa ra đối với những hành vi không phù
hợp với chuẩn mực và giá trị của nhóm xã hội thời điểm đó. Theo dòng thời gian, khái

47
niệm bệnh lí học xã hội cũng có những thay đổi. Ngày nay, bệnh lí học xã hội được
hiểu là những phương diện xã hội không lành mạnh đã sản sinh ra hành vi lệch lạc, tội
phạm giữa các cá nhân hoặc nhóm cá nhân đã sống dưới điều kiện xã hội đó. Rối loạn
tổ chức xã hội và bệnh lí học xã hội phát sinh khi một nhóm người phải đương đầu với
sự thay đổi xã hội, bất đồng về văn hoá, sự thích nghi không tốt, sự bất hoà, sự xung
đột và thiếu sự đồng lòng và đây cũng là nguyên nhân phát sinh tội phạm. Do vậy, để
kiểm soát được tội phạm thì phải giải quyết được vấn đề rối loạn tổ chức xã hội cũng
như bệnh lí học xã hội.
Với cách tiếp cận sinh thái học xã hội, hai ông đã nghiên cứu về các thành phố ở
Mỹ dưới thuật ngữ “các vùng đồng tâm”. Các vùng này liên kết, bao quanh nhau trong
vòng tròn đồng tâm và hướng về tâm của hình tròn gọi là vùng I – khu vực trung tâm
thương mại. Có 5 loại vùng (tương đương với 5 hình tròn bao bọc nhau đồng tâm ) với
những đặc thù riêng về địa lí, dân cư, điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh trật tự.
Trong đó, vùng cận kề vùng I (khu trung tâm thương mại) có tỉ lệ tội phạm cao hơn
khu vực khác. Do vậy, phải có chính sách phù hợp với từng vùng để giải quyết vấn đề
rối loạn tổ chức xã hội, khắc phục nguyên nhân của tội phạm.
Trường phái Chicago tiếp tục được nghiên cứu sâu hơn bởi Clifford Shaw, Henry
Mackay. Với cách tiếp cận sinh thái học xã hội, áp dụng cho vùng đồng tâm, hai ông
đã nghiên cứu vấn đề người chưa thành niên phạm tội. Họ đã tiến hành nghiên cứu tỉ lệ
số người chưa thành niên bị bắt giữ ở Chicago trong suốt quãng thời gian 1900- 1906,
1917-1923, 1927-1933. Đây là quãng thời gian có số vụ phạm tội gia tăng ở vùng cận
kề khu vực vùng I (vùng giáp ranh khu vực trung tâm thương mại). Trong quãng thời
gian này, những người nhập cư đã di chuyển từ vùng ở bên trong ra vùng bên ngoài,
nó lặp lại thời kì làn sóng di cư trước đây. Từ đó, hai ông kết luận, chính bản chất của
môi trường nơi những người nhập cư sinh sống mới là nguyên nhân phát sinh tội
phạm chứ không phải là những đặc tính riêng biệt của họ sản sinh ra tội phạm.
Đóng góp lớn nhất của trường phái Chicago đối với tội phạm học là đã phát hiện
được các hình thức cộng đồng trong các thành phố ở Mỹ - với những rối loạn tổ chức
xã hội của nó. Bên cạnh đó, trường phái này đã sử dụng các số liệu thống kê chính
thức về tội phạm, dân số, dân tộc học và đã phân tích một cách có hệ thống, lô gic để
tìm ra nguyên nhân của tội phạm dưới góc độ tội phạm học cũng như điều tra, truy tìm
người phạm tội trong điều tra hình sự.
1.2. Thuyết xung đột văn hoá (còn gọi là thuyết lệch lạc văn hoá)
Thời gian:1920 đến nay
Học giả tiêu biểu: Thorsten Sellin, Frederic M. Thrasher, William F.Whyte,
Franco Ferracuty, Marvin Wolfgang.
Cha đẻ của thuyết “thuyết xung đột văn hoá” là Thorsten Sellin (1896-1994), giáo
sư, tiến sĩ xã hội học xuất sắc người Mỹ gốc Thụy Điển. Tác phẩm nổi tiếng “Tội
phạm trong sự thất vọng” (1937); “Xung đột văn hoá và tội phạm” (1938) đã làm nên
tên tuổi của ông trong lĩnh vực tội phạm học.

48
Là người chịu ảnh hưởng
sâu sắc chủ nghĩa Mác và
thuyết xung đột, ông đã
nghiên cứu về vấn đề đa
dạng văn hoá trong một xã
hội công nghiệp hiện đại.
Theo Sellin, luật pháp chính
là sự biểu hiện cấu trúc thông
thường của văn hoá “chủ
yếu” so với văn hoá của
Thorsten Sellin “thiểu số”.
Luật hình sự quy định chuẩn mực để xác định về tội phạm, sự trái pháp luật của
hành vi và các hình phạt áp dụng cho hành vi đó, điều này phản ánh các giá trị và lợi
ích của nhóm người có nhiều quyền lực trong xã hội, giành được quyền kiểm soát tiến
trình luật pháp. “Những chuẩn mực hành vi của một số người khác - những người có ít
quyền lực hơn trong xã hội thì phản ánh tình hình xã hội đặc thù của họ với những
quan niệm riêng biệt, điều này đưa tới sự xung đột với những chuẩn mực để xác định
tội phạm của nhóm người có nhiều quyền lực. Một hành vi theo quan niệm của nhóm
người có ít quyền lực có thể là hành vi bình thường, thậm chí là thói quen hàng ngày,
nhưng theo quan niệm của những người có quyền lực kiểm soát xã hội, nó có thể bị coi
là hành vi lệch lạc hoặc tội phạm. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới hành vi lệch lạc
hoặc tội phạm trong xã hội đối với hành vi của cá nhân thuộc về nhóm người có ít
quyền lực hơn. Sellin còn chỉ ra rằng sự đa dạng xã hội cũng như đa dạng về văn hoá
sẽ ngày càng trở nên phổ biến hơn, xung đột xu hướng ngày càng nhiều hơn và như
vậy hành vi lệch lạc cũng như tội phạm sẽ ngày càng gia tăng.
Sellin đã chia xung đột văn hoá làm hai loại:
+ Xung đột chủ yếu xảy ra khi có sự xung đột giữa các loại văn hoá chủ yếu trong
xã hội. Sellin đã đưa ra ví dụ cổ điển trong trường hợp này. Một vụ án xảy ra ở New
Jersey. Một người cha gốc Sicile đã giết chết người yêu của cô con gái mới 16 tuổi của
mình vì cho rằng anh này đã quyến rũ cô gái, làm ảnh hưởng đến truyền thống của
dòng họ, đến danh dự của gia đình ông ta. Trong trường hợp này, người đàn ông đó đã
bảo vệ gia đình theo cách truyền thống lâu đời của người dân Sicile. Như vậy ở đây đã
có sự xung đột giữa văn hoá truyền thống của người Sicile với văn hoá hiện tại của
New Jersey.
+ Xung đột thứ cấp xảy ra khi có sự xung đột văn hoá giữa văn hoá thiểu số và
văn hoá chủ yếu. Nạn mại dâm và cờ bạc là ví dụ điển hình cho trường hợp này.
Phát triển “thuyết xung đột văn hoá”, một số nhà tội phạm học đã đưa ra thuật ngữ
“thuyết văn hoá thứ cấp”. Nhân tố cơ bản thể hiện xung đột văn hoá là tư tưởng của
“văn hoá thứ cấp”. Với tính chất như là một bộ phận của văn hoá nói chung, “văn hoá
thứ cấp” là sự thu thập các giá trị và sở thích - những thứ liên kết những người tham

49
gia “văn hoá thứ cấp” thông qua quá trình xã hội hoá. “Văn hoá chủ yếu” khác với
“văn hoá thứ cấp” bởi nó thể hiện quan điểm phê phán tư tưởng “văn hoá thứ cấp” của
nhóm người thiểu số. Còn “văn hoá thứ cấp” luôn thể hiện sự chống đối, phản bác
quan điểm của “văn hoá chủ yếu” và đây chính là nguyên nhân dẫn tới tội phạm. Ví
dụ: văn hoá thứ cấp thì cho rằng buôn bán ma túy, nghiện rượu, mại dâm... là hành vi
bình thường. Nhưng đối với văn hoá chủ yếu thì lại phê phán, lên án những hành vi
này và cho rằng một số hành vi như làm việc chăm chỉ, tiết kiệm là hành vi bình
thường.
“Thuyết văn hoá thứ cấp” với cách tiếp cận xã hội học đã nhấn mạnh sự đóng góp
của các nhóm văn hoá xã hội đa dạng đối với hiện tượng tội phạm. Một số công trình
tiêu biểu khác viết về “Thuyết văn hoá thứ cấp” có thể kể đến như: “Băng đảng”
(1927) của Frederic M . Thrasher. Ông đã nghiên cứu 1.313 băng đảng tội phạm ở
Chicago. Ông đã mô tả sâu sắc bản chất của việc hình thành các loại hình băng đảng
tội phạm cũng như sự khác nhau giữa các băng đảng này. “Xã hội qua góc phố” (1943)
do William F.Whyte viết. Trong cuốn sách này, ông đã mô tả kết quả 3 năm nghiên
cứu khu ổ chuột nơi người Italia sinh sống và từ đó đã phát triển khái niệm “Thuyết
văn hoá thứ cấp”. Sau đó, “thuyết văn hoá thứ cấp” lại được phát triển tiếp với sự ra
đời thuật ngữ “Văn hoá thứ cấp bạo lực”với sự giải thích nội hàm của nó. Nhà tội
phạm học tiêu biểu cho quan điểm này là Franco Ferracuty và Marvin Wolfgang. Vào
năm 1967, Franco Ferracuty và Marvin Wolfgang đã xuất bản công trình nghiên cứu:
“Văn hoá bạo lực thứ cấp: một học thuyết hoà trộn của tội phạm học”. Công trình này
đã giới thiệu nhiều cách tiếp cận xã hội học để giải thích về nguyên nhân của tội phạm.
Theo sự đánh giá của nhiều nhà chuyên môn, công trình của Franco Ferracuty và
Marvin Wolfgang đã đánh dấu sự biến đổi về chất so với các thuyết văn hoá thứ cấp
khác trước đó bởi vì cách đặt vấn đề mới được nêu trong công trình này. Trên cơ sở
nghiên cứu, phân tích tỉ mỉ các dữ liệu về tỉ lệ phạm tội giết người giữa các nhóm
người (chủng tộc) khác nhau ở Philadenphia, hai ông đã cố gắng giải thích về nguyên
nhân của tội phạm. Chủ đề chủ yếu của Franco Ferracuty và Marvin Wolfgang đề cập
đó là: bạo lực là một hình thức được học tập (học từ người khác) để thích ứng với việc
đương đầu với các vấn đề trong cuộc sống. Vấn đề học tập bạo lực xảy ra trong ngữ
cảnh của văn hoá thứ cấp và văn hoá này đã nhấn mạnh đến lợi ích của việc sử dụng
bạo lực so với các hình thức thích ứng khác trong cuộc sống để tồn tại. Văn hoá thứ
cấp này được đặc trưng bởi những câu chuyện, bài hát nói đến chiến thắng bằng bạo
lực, chiến thắng bằng việc sở hữu và sử dụng súng. Những người thuộc văn hoá này
gần như được dạy rằng phản ứng nhanh, quyết đoán là cách cần thiết để bảo vệ danh
dự của mình trước cộng đồng. Các thành viên của nhóm văn hoá thứ cấp có khuynh
hướng “chiến đấu”- thích sử dụng bạo lực để giải quyết tranh chấp trong cộng đồng.
Hay nói cách khác, đối với các thành viên của văn hoá thứ cấp, bạo lực là một cách để
sống (a way of life).
Bên cạnh đó, trong thuyết xung đột văn hoá có một nhánh khác phát triển với con
đường riêng của mình. Đó là Thuyết cơ hội khác biệt. Vào năm 1960, Richard A.

50
Cloward và Lloyd E.Ohlin đã xuất bản cuốn sách “Tội phạm và cơ hội”. Cuốn sách
này là bản báo cáo về bản chất và các hoạt động của các băng nhóm tội phạm chưa
thành niên. Cloward và Ohlin đã xác định trong xã hội, có hai loại cấu trúc cơ hội xã
hội để đi tới thành công: cơ hội hợp pháp và cơ hội bất hợp pháp. Họ quan sát và nhận
ra rằng các cơ hội hợp pháp là sẵn có đối với các cá nhân sinh ra thuộc tầng lớp văn
hoá trung lưu, các cá nhân thuộc tầng lớp văn hoá thứ cấp hạ lưu thường từ chối cơ hội
này. Hậu quả là các cơ hội bất hợp pháp để đi tới thành công thường là sự lựa chọn của
các cá nhân thuộc về văn hoá thứ cấp. Cloward và Ohlin đã sử dụng thuật ngữ “cấu
trúc cơ hội bất hợp pháp” để mô tả hướng đi của văn hoá thứ cấp đã tồn tại từ trước để
đi tới thành công mà hướng đi này lại không được thừa nhận bởi văn hoá chủ yếu. Bởi
vì con đường để tới thành công của cá nhân là khác nhau, gồm cả hợp pháp và bất hợp
pháp, các cơ hội này sẵn có đối với các cá nhân trong xã hôị, do vậy, cách tiếp cận của
Cloward và Ohlin được gọi là cơ hội khác biệt. Theo Cloward và Ohlin, hành vi phạm
tội có thể là kết quả từ các cơ hội bất hợp pháp sẵn có và sự thay thế có hiệu quả
những chuẩn mực của văn hoá chủ yếu bằng những nguyên tắc có lợi của văn hoá thứ
cấp. Bởi vậy, “tội phạm” và “người phạm tội” có thể trở thành “đúng”, “hợp pháp”
trong con mắt của các thành viên của các băng nhóm phạm tội và có thể là chuẩn mực
của những người thuộc văn hoá thứ cấp. Cloward và Ohlin đã mô tả 3 loại văn hoá thứ
cấp. Đó là: 1) Văn hoá thứ cấp tội phạm (trong loại văn hoá này các mẫu tội phạm sẵn
có để được chấp nhận thông qua quá trình xã hội hoá đến văn hoá thứ cấp); 2) Văn hoá
thứ cấp xung đột (các thành viên thuộc loại này tìm kiếm vị trí của mình trong xã hội
thông qua bạo lực); 3) Văn hoá thứ cấp ẩn dật (các thành viên thuộc loại này có
khuynh hướng rút lui khỏi đời sống xã hội. Ví dụ như suốt ngày say khướt, nghiện hút
ma túy.
Theo Cloward và Ohlin, văn hoá thứ cấp phạm tội có ít nhất 3 đặc điểm. Cụ thể là:
1) Hành vi phạm tội phản ánh sự trợ giúp của văn hoá thứ cấp như là sự tái diễn lại có
tính chất thường xuyên; 2) Cơ hội đi đến thành công đối với nghề nghiệp người thành
niên phạm tội đôi khi là do việc tham gia văn hoá thứ cấp phạm tội; 3) Văn hoá thứ
cấp phạm tội được truyền đạt cho các thành viên của nó có sự ổn định cao và có xu
hướng chống lại sự kiểm soát hoặc thay đổi. Cũng theo Cloward và Ohlin, để hạn chế
cũng như phòng ngừa tội phạm hiệu quả thì việc tạo nhiều cơ hội hơn về giáo dục, việc
làm cho những người đang trong độ tuổi lao động nhất là người trẻ tuổi là rất quan
trọng.
2. CÁC THUYẾT VỀ QUÁ TRÌNH XÃ HỘI
2.1. Thuyết học lại từ xã hội
Thời gian: từ 1930 cho đến nay.
Học giả tiêu biểu: Edwin Sutherland, Robert Burgess, Ronal L.Aker, Daniel glasser...
Thuyết học lại từ xã hội nói rằng tất cả các hành vi được học nhiều từ xã hội và tội
phạm - một hình thức của hành vi xảy ra cũng là do học lại từ xã hội. Thuyết học lại từ
xã hội đã nhấn mạnh tới vai trò của cộng đồng và xã hội hoá trong việc đưa tới việc
học các mẫu hành vi phạm tội và các giá trị trợ giúp cho hành vi đó. Theo thuyết học

51
lại từ xã hội, hành vi phạm tội là sản phẩm của môi trường xã hội, không phải là đặc
tính bẩm sinh của một số người đặc biệt. Một trong những hình thức của thuyết học lại
từ xã hội ra đời sớm nhất và có ảnh hưởng lớn trong tội phạm học ngày nay là thuyết
nhóm khác biệt của Edwin Sutherland, ra đời năm 1939.
Thuyết nhóm khác biệt của Edwin Sutherland
Giáo sư, Tiến sĩ Edwin Sutherland (1883-1950) sinh ngày 13/8/1883 ở Nebrasaka
(Mỹ). Ông được coi là một trong những nhà tội phạm học có ảnh hưởng lớn nhất của
thế kỉ 20.
Sutherland đã cho ra đời
nhiều tác phẩm nổi tiếng
trong tội phạm học như “Tội
phạm học”(1924); “Các
nguyên tắc của tội phạm
học” (1924); “Những kẻ
cắp chuyên nghiệp ở
Chicago” (1937); Sự phát
triển học thuyết (1942);
Edwin Sutherland
“Tội phạm cổ
cồn trắng” (1949)...trong đó, hai tác phẩm nổi tiếng nhất trong lĩnh vực tội phạm học
là “Các nguyên tắc của tội phạm học” và “Tội phạm cổ cồn trắng”. Với những công
trình khoa học xuất sắc cống hiến cho ngành tội phạm học, ông được coi là ông tổ, cây
đại thụ lớn nhất của tội phạm học hiện đại của Mỹ.
Thuyết nhóm khác biệt có đóng góp vô cùng to lớn đối với tội phạm học1. Tư
tưởng chính của Thuyết nhóm khác biệt là người phạm tội đã học việc phạm tội thông
qua nhóm khác biệt qua quá trình tiếp xúc, giao tiếp với những người khác và những
người này có ảnh hưởng nhất định đối với việc gây ra tội phạm. Sutherland đã nhấn
mạnh vai trò của học lại từ xã hội được giải thích như là nguyên nhân của tội phạm.
Bởi vì ông cho rằng rất nhiều quan niệm phổ biến trong lĩnh vực tội phạm học vào thời
điểm đó như loại hình xã hội, thừa kế gen phạm tội, đặc điểm sinh học, nhược điểm về
nhân cách đã không giải thích được một cách đầy đủ quá trình những người bình
thường khác thực hiện tội phạm. Sutherland là nhà tội phạm học nổi tiếng nhất khi cho
rằng tất cả những hành vi có ý nghĩa của con người chẳng qua là sự học lại và hành vi
phạm tội là một hình thức của hành vi cũng không nằm ngoài phạm trù đó. Trong cuốn
sách nổi tiếng “Tội phạm học”1, ông đã chỉ ra 9 nguyên lí của thuyết nhóm khác biệt.
1. Hành vi phạm tội là sự học lại. Tội phạm không phải do bẩm sinh hay thừa kế
gen. Bất kì ai cũng có thể học lại từ xã hội dẫn đến phát sinh tội phạm.

1
Xem www.criminology.fsu.edu/crimtheory/sutherland.html
1
Kể từ lần xuất bản đầu tiên, cho đến nay, cuốn sách này đã được xuất bản đến lần thứ 10. Xem Criminology
Today của GS.TS Frank Schmalleger, The University of North Carolina at Pembroke, Prentice Hall Publisher,
năm 2002, tr 231.

52
2. Hành vi phạm tội được học từ trong sự tiếp xúc, trong quá trình giao tiếp với
những người khác.
3. Nội dung cơ bản của việc học lại của hành vi phạm tội xảy ra trong nhóm người
có quan hệ mật thiết.
4. Khi hành vi phạm tội được học lại từ người khác, việc học lại bao gồm: Kĩ năng
thực hiện tội phạm (trong một số trường hợp, những kĩ năng này rất phức tạp hoặc đơn
giản), sự chỉ dẫn về động cơ, dàn xếp, sự hợp lí hoá, thái độ.
5. Việc học kĩ năng thực hiện tội phạm, sự chỉ dẫn về động cơ, dàn xếp... được học
từ những khái niệm mà pháp luật quy định để xem xét có lợi hay không có lợi cho
người phạm tội.
6. Một người bị coi là tội phạm bởi anh ta phạm tội vì mục đích có lợi chứ không
phải phạm tội vì bất lợi.
7. Các nhóm khác biệt có thể đa dạng về tần số hoạt động, sự ưu đãi, khoảng thời
gian và cường độ giao tiếp.
8. Hành vi phạm tội do học lại liên quan đến tất cả các cơ chế trong bất kì hình
thức học lại nào.
9. Nếu hành vi phạm tội thể hiện những nhu cầu và giá trị phổ biến thì nó không
được giải thích bởi những nhu cầu và giá trị phổ biến đó kể từ khi hành vi không phải
là tội phạm có cùng nhu cầu và giá trị phổ biến.
Đóng góp của Sutherland là vô cùng to lớn đối với sự phát triển của tội phạm học
nói chung và tội phạm học Mỹ nói riêng. Tư tưởng của ông đã đặt nền móng cho việc
việc nghiên cứu tội phạm học hiện đại nhất là đối với vấn đề tội phạm cổ cồn trắng (sẽ
được nghiên cứu ở phần sau).
2.2. Thuyết kiểm soát xã hội
Thời gian: từ 1950 đến nay.
Học giả tiêu biểu: Travis Hirschi, Walter C.Reckless, Howard B.Kaplan.
Nếu như tội phạm học cổ điển khi nghiên cứu về tội phạm luôn đặt câu hỏi đầu
tiên là tại sao con người ta lại phạm tội và cố gắng tìm ra câu trả lời thì thuyết kiểm
soát xã hội lại đặt ra câu hỏi đầu tiên là tại sao những người khác không phạm tội mà
chỉ có một số người phạm tội.
Thuyết kiểm soát xã hội đã coi vấn đề nhân cách con người kết hợp với môi trường
sống là nguyên nhân phát sinh tội phạm. Trong thuyết kiểm soát xã hội có nhiều nhánh
nghiên cứu khác nhau, tiêu biểu hơn cả là thuyết quy ước xã hội và thuyết ngăn chặn.
Tác giả của thuyết quy ước xã hội là giáo sư, tiến sĩ Travis Hirschi (một chuyên
gia xã hội học xuất sắc người Mỹ). Là người chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng của
thuyết nhóm khác biệt của Edwin Sutherland, vào năm 1969, ông đã cho ra đời cuốn
sách “Nguyên nhân của tội phạm”. Trong cuốn sách này, ông cho rằng tội phạm là kết
quả của sự yếu kém hoặc phá vỡ quy ước của cá nhân với xã hội. Kiểm soát xã hội đối
với hành vi của con người thông qua quy ước của cá nhân với xã hội và như vậy, quy

53
ước xã hội có ảnh hưởng đến hành vi của con người trong đó có tội phạm. Hirschi cho
rằng, trong xã hội có tồn tại mối quan hệ giữa cá nhân với quy ước xã hội. Một khi cá
nhân tuân thủ tốt các quy ước xã hội sẽ giảm thiểu sự lệch hướng khỏi quy ước đó,
giảm thiểu hành vi phạm tội. Ông cho rằng mối quan hệ giữa cá nhân với quy ước xã
hội được giới hạn trong bốn điểm cơ bản sau:
+ Sự gắn bó: Sự gắn bó biểu hiện sự chia sẻ quyền lợi của cá nhân với những
người khác trong xã hội. Sự gắn bó càng mật thiết thì việc thu nhận các quy tắc xã hội
càng hiệu quả.
+ Sự cam kết: một cá nhân có được sự cam kết tự nguyện về mục tiêu giáo dục,
hoạt động nghề nghiệp lâu dài thì ít khi đi chệch khỏi mục tiêu đó, và như vậy, ít đi
chệch khỏi những quy tắc của xã hội, của pháp luật.
+ Sự ràng buộc: Khi các cá nhân có sự ràng buộc trong một thiết chế khu vực hay
một tổ chức xã hội thì chắc chắn hiện tượng lệch lạc cũng như tội phạm ít xảy ra.
+ Tín ngưỡng: Sự chia sẻ các giá trị và hệ thống các quan niệm đạo đức. Tín
ngưỡng được qui vào giá trị tự thân. Nếu tín ngưỡng lành mạnh thì hành vi lệch lạc
cũng như tội phạm ít xảy ra. Theo Hirschi, một cá nhân hội tụ đủ 4 đặc điểm này trong
quan hệ với quy ước xã hội thì người đó rất ít có khả năng trở thành người phạm tội.
Đồng thời, ông cùng với Gottfredson phát triển thuyết tự kiểm soát vào năm 1990.
Hai ông cho rằng, người phạm tội vẫn có khả năng kiểm soát đối với ham muốn của
mình. Khi ham muốn cá nhân xung đột với lợi ích của xã hội, những người thiếu tự
chủ, thiếu khả năng kiểm soát bản thân đã để cho ham muốn lấn át trong khoảnh khắc
nhất định, dẫn đến có hành vi vi phạm pháp luật và trở thành tội phạm. Do vậy, nếu
quy ước xã hội giữa cá nhân và xã hội phát triển tốt sẽ tạo ra được cơ chế hiệu quả cho
việc tự kiểm soát của cá nhân. Đồng thời, ông cũng cho rằng, tự kiểm soát là khái
niệm quan trọng giải thích tất cả các hình thức phạm tội cũng như các loại hành vi
khác. Một nhà tội phạm học Mỹ khác tên là Aker (1991) - đã chỉ trích quan điểm của
hai ông khi cho rằng thuyết tự kiểm soát có hạn chế là chưa xác định được rạch ròi thế
nào là tự kiểm soát với xu hướng phạm tội.1
Tác giả của thuyết ngăn chặn là Walter C.Reckless. Vào những năm 50 của thế kỉ
20, một sinh viên của trường đại học Chicago là Walter C.Reckless đã viết cuốn sách
rất nổi tiếng Vấn đề tội phạm. Reckless đã nhận ra rằng phần lớn các thuyết xã hội học
tuy đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề nhưng sự giải thích cũng như dự báo vẫn còn hạn chế.
Các thuyết này chưa thực sự dự báo chính xác, đầy đủ nguyên nhân dẫn đến một cá
nhân hay một nhóm cá nhân đi vào con đường phạm tội. Reckless cho rằng tội phạm
là kết quả của áp lực xã hội liên quan đến cá nhân thúc đẩy họ thực hiện hành vi phạm
tội cũng như sự thất bại chống lại áp lực đó. Reckless đã gọi cách tiếp cận của mình để
tìm hiểu về tội phạm dưới góc độ tội phạm học là thuyết ngăn chặn.
Để phòng ngừa tội phạm, Reckless nhấn mạnh cần tiến hành ngăn chặn cả bên
trong và bên ngoài. Để ngăn chặn bên ngoài, ông cho rằng xã hội, nhà nước, cộng
1
Xem en.wikipedia.org/wiki/Social _control_theory ngày 15/8/2007
54
đồng dân cư, các làng quê, gia đình, các nhóm hạt nhân khác có thể quản lí các cá
nhân thông qua những ràng buộc chuẩn mực và đòi hỏi được chấp nhận. Để ngăn chặn
bên trong, thể hiện thông qua khả năng của cá nhân tuân thủ những chuẩn mực được
đòi hỏi để người đó tự quản lí bản thân. Bên cạnh đó, ông còn cho rằng, ngăn chặn bên
trong thì hiệu quả khó khăn hơn nhiều ngăn chặn bên ngoài việc thực hiện hành vi
phạm tội.
Thuyết kiểm soát xã hội đã đặt ra vấn đề xây dựng cơ chế kiểm soát xã hội cũng
như kiểm soát cá nhân của Chính phủ và chính quyền các địa phương trong phòng
ngừa tội phạm, nếu Chính phủ và chính quyền các địa phương làm tốt công tác này thì
sẽ giảm thiểu hiệu quả tỉ lệ tội phạm trong xã hội.

CÂU HỎI ÔN TẬP:


Câu 1: Trình bày các học thuyết về bản chất con người.
Câu 2: Trình bày học thuyết tội phạm học cổ điển.
Câu 3: Phân tích nội dung của trường phái tội phạm học cổ điển.
Câu 4: Trình bày các học thuyết tâm lý.
Câu 5: Phân tích các học thuyết về cấu trúc xã hội.

55

You might also like