You are on page 1of 58

PGS.TS.

NGUYỄN THÀNH QUANG (Chủ biên)


TS. NGUYỄN THỊ NGỌC DIỆP

GIÁO TRÌNH

SỐ HỌC
[DÙNG CHO ĐÀO TẠO CỬ NHÂN SƯ PHẠM TOÁN HỌC]

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC VINH

1
© Bản quyền thuộc về tác giả và Trường Đại học Vinh
Không được in ấn, sao chụp, phát hành dưới mọi hình thức khi chưa có văn bản
cho phép của tác giả và Trường Đại học Vinh.

2
MỤC LỤC

Mở đầu ............................................................................................................................. 3
Một số ký hiệu dùng trong giáo trình............................................................................ 5
Chương 1. Số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỉ, số thực .................................................. 7
1.1. Bản số của tập hợp............................................................................................ 8
1.2. Số tự nhiên ...................................................................................................... 15
1.3. Tính sắp thứ tự tốt của tập hợp các số tự nhiên .............................................. 18
1.4. Biểu diễn số tự nhiên trong hệ thống ghi số ................................................... 23
1.5. Số nguyên ....................................................................................................... 27
1.6. Số hữu tỉ.......................................................................................................... 33
1.7. Trường sắp thứ tự ........................................................................................... 38
1.8. Số thực ............................................................................................................ 45
Tóm tắt chương 1................................................................................................... 53
Tài liệu đọc thêm chương 1 ................................................................................... 54
Thảo luận chương 1 ............................................................................................... 54
Bài tập chương 1 .................................................................................................... 55
Chương 2. Lý thuyết chia hết trên vành số nguyên ................................................... 59
2.1. Tính chia hết trên vành số nguyên .................................................................. 59
2.2. Ước chung lớn nhất ........................................................................................ 63
2.3. Phương trình nghiệm nguyên bậc nhất ........................................................... 68
2.4. Bội chung nhỏ nhất ......................................................................................... 72
2.5. Số nguyên tố ................................................................................................... 77
2.6. Một vài giả thuyết liên quan đến số nguyên tố ............................................... 83
Tóm tắt chương 2................................................................................................... 86
Tài liệu đọc thêm chương 2 ................................................................................... 87
Thảo luận chương 2 ............................................................................................... 87
Bài tập chương 2 .................................................................................................... 88

3
Chương 3. Liên phân số ................................................................................................ 91
3.1. Liên phân số hữu hạn...................................................................................... 91
3.2. Liên phân số vô hạn ...................................................................................... 102
3.4. Một số ứng dụng của liên phân số ................................................................ 116
Tóm tắt chương 3................................................................................................. 122
Tài liệu đọc thêm chương 3 ................................................................................. 123
Thảo luận chương 3 ............................................................................................. 123
Bài tập chương 3 .................................................................................................. 124
Chương 4. Hàm số số học ........................................................................................... 127
4.1. Định nghĩa và các tính chất của hàm số số học ............................................ 127
4.2. Hàm số các ước và hàm tổng các ước .......................................................... 134
4.3. Số hoàn chỉnh ............................................................................................... 136
4.4. Hàm số euler ................................................................................................. 140
4.5. Tính toán trên maple với các hàm số số học ................................................ 144
Tóm tắt chương 4................................................................................................. 147
Tài liệu đọc thêm chương 4 ................................................................................. 148
Thảo luận chương 4 ............................................................................................. 148
Bài tập chương 4 .................................................................................................. 149
Chương 5. Đồng dư thức và phương trình đồng dư ................................................ 127
5.1. Định nghĩa và tính chất của đồng dư thức .................................................... 127
5.2. Vành các lớp đồng dư ................................................................................... 133
5.3. Các đồng dư thức đặc biệt ............................................................................ 136
5.4. Phương trình đồng dư ................................................................................... 141
5.5. Hệ phương trình đồng dư một ẩn ................................................................. 144
5.6. Phương trình đồng dư bậc nhất một ẩn ........................................................ 146
5.7. Hệ phương trình đồng dư bậc nhất một ẩn ................................................... 150
5.8. Phương trình đồng dư bậc cao ...................................................................... 155
Tóm tắt chương 5................................................................................................. 164
Thảo luận ............................................................................................................. 165
Tài liệu đọc thêm chương 5 ................................................................................. 165
Bài tập chương 5 .................................................................................................. 166
Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 195

4
MỞ ĐẦU

Số học là một trong những lĩnh vực cổ xưa nhất của toán học và cũng là lĩnh vực
tồn tại nhiều bài toán, giả thuyết nổi tiếng chưa có câu trả lời. Trên con đường tìm kiếm
lời giải cho những giả thuyết đó, nhiều tư tưởng lớn, nhiều lý thuyết lớn của toán học đã
nảy sinh. Đã có nhiều câu nói bất hủ về vai trò của số học trong toán học và đời sống.
Gauss - nhà toán học vĩ đại trong lịch sử đã từng nói: “Toán học là vua của các khoa
học. Số học là nữ hoàng của toán học”.1
Trong chương trình giảng dạy toán ở các nhà trường phổ thông, số học là một nội
dung quan trọng. Hơn nữa, trong thời đại công nghệ thông tin và truyền thông, số học
còn hiện hữu trong các hoạt động thực tiễn như kỹ thuật máy tính, mật mã, trao đổi trực
tuyến giữa các ngân hàng, thẻ ATM, chứng khoán, mã vạch,... Quá trình số học hóa các
khoa học giúp con người hiểu đúng đắn hơn về tự nhiên và xã hội, đồng thời góp phần
thúc đẩy mạnh mẽ sự tiến bộ của khoa học và công nghệ. Vì vậy, việc trang bị những
kiến thức số học cho sinh viên ngành sư phạm toán là hết sức cần thiết, hướng tới những
mục tiêu bồi dưỡng tư duy và khai thác vẻ đẹp của số học nhằm phát huy tính tích cực
của người học trong học tập môn toán.
Đối với một môn học truyền thống như môn Số học, nhiều giáo trình và tài liệu
khác nhau đã được xuất bản. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều kiến thức mới về số học mà
chúng ta cần bổ sung, điều chỉnh trong dạy và học. Mặt khác, trong Chương trình đào
tạo ngành Sư phạm toán học của Trường Đại học Vinh, học phần Số học là một học
phần bắt buộc. Do vậy, sinh viên cần có một giáo trình cô đọng và bám sát chuẩn đầu
ra, nhằm hướng tới những mục tiêu cụ thể đã đặt ra trong đề cương chi tiết của Học
phần. Xuất phát từ yêu cầu đó, trên cơ sở các tài liệu tham khảo trong và ngoài nước về
lĩnh vực Số học, các bài giảng và kinh nghiệm của chính các tác giả đã tích lũy được
trong quá trình giảng dạy nhiều năm qua, chúng tôi biên soạn giáo trình này.
Ngoài lời mở đầu và tài liệu tham khảo, giáo trình được chia thành 2 phần gồm 5
chương.

1 S. G. Telang (2001), Elementary Number Theory, McGraw - Hill, New Delhi.

5
Phần 1 gồm 2 chương, trình bày về lý thuyết số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỉ và số thực.
Phần 2 gồm 3 chương, trình bày về số luận, cụ thể là:
- Tính chia hết, ước chung lớn nhất, bội chung nhỏ nhất, phương trình Diophant
bậc nhất, số nguyên tố, số giả nguyên tố và ứng dụng;
- Liên phân số; biểu diễn số hữu tỉ bởi liên phân số hữu hạn; biểu diễn số vô tỉ bởi
liên phân số vô hạn; ứng dụng liên phân số để giải phương trình nghiệm nguyên bậc
nhất và xấp xỉ số thực bằng giản phân;
- Các hàm số số học và ứng dụng;
- Đồng dư thức, phương trình đồng dư và hệ phương trình đồng dư.
Phần thực hành một số tính toán số học được thực hiện trên phần mềm Maple2, một
chương trình tính toán tiện ích hiện đang được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu và
giảng dạy. Với khả năng tính toán mạnh, Maple cho phép thao tác với nhiều khái niệm
của số học (tính chia hết, số nguyên tố, số giả nguyên tố, phương trình nghiệm nguyên,
phương trình đồng dư,...). Đây cũng là một phương hướng mới kết hợp giữa các thuật
toán số học và phần mềm tin học nhằm sử dụng hiệu quả máy tính trong giảng dạy và
học tập.
Cuối mỗi chương đều có hệ thống các câu hỏi thảo luận và bài tập nhằm củng cố,
khắc sâu và mở rộng kiến thức. Phần hướng dẫn giải hoặc đáp số cho các bài tập được
trình bày ở cuối giáo trình.
Hy vọng rằng, giáo trình có thể mang lại những điều mới mẻ và bổ ích cho người
học, đặc biệt đối với sinh viên ngành Sư phạm toán học cùng các bạn đọc có quan tâm.
Các tác giả mong nhận được sự góp ý để hoàn thiện hơn giáo trình này.
Phân công biên soạn giáo trình:
Nguyễn Thành Quang (Chủ biên): Chương 1, Chương 2, Chương 4, Chương 5 và
hướng dẫn giải bài tập của các chương này.
Nguyễn Thị Ngọc Diệp: Chương 3 và hướng dẫn bài tập của Chương 3.

CÁC TÁC GIẢ

2 Phạm Huy Điển (2002), Tính toán, lập trình và giảng dạy toán học trên MAPLE, Nxb Khoa học và Kỹ thuật,
Hà Nội.

6
MỘT SỐ KÝ HIỆU DÙNG TRONG GIÁO TRÌNH

TT Ký hiệu Tên gọi


1 Tập hợp các số tự nhiên
2  Tập hợp các số đối của số tự nhiên

3 Tập hợp các số tự nhiên khác 0
4  Tập hợp các số nguyên tố
5 Vành các số nguyên

6 Tập hợp các số nguyên dương
7 m Vành các số nguyên môđun m
8  x Vành các đa thức một biến hệ số nguyên
9  x1 ,..., xn  Vành các đa thức nhiều biến hệ số nguyên
10 Trường các số hữu tỉ
11 Trường các số thực
12 Trường các số phức
13 a b Số nguyên a chia hết cho số nguyên b
14 b a Số nguyên b là ước của số nguyên a
15 a  b  mod m  a đồng dư với b theo môđun m
16  a, b  Ước chung lớn nhất của các số nguyên a, b

17  a, b  Bội chung nhỏ nhất của hai số nguyên a, b


18 p , p  P,   
Lũy thừa của số nguyên tố p
19 x Giá trị tuyệt đối của số thực x
20  x Phần nguyên của số thực x
21   n Hàm các ước
22   n Hàm tổng các ước
23   n Hàm số Euler

7
8
Chương 1. Số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỉ, số thực

Chương 1
SỐ TỰ NHIÊN, SỐ NGUYÊN, SỐ HỮU TỈ, SỐ THỰC

Mục tiêu chương 1

1. Chỉ ra được ý nghĩa của việc xây dựng và mở rộng các tập hợp số;
2. Định nghĩa được khái niệm số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỉ, số thực và xác định được mối quan hệ
giữa các loại số đó;
3. Trình bày được cách xây dựng số tự nhiên bằng phương pháp bản số và phương pháp tiên đề;
4. Giải thích được cơ sở của phép chứng minh quy nạp toán học;
5. Vận dụng được tính chất sắp thứ tự tốt của tập hợp các số tự nhiên trong một số chứng minh đại số
và số học;
6. Trình bày được cách thức xây dựng các tập hợp số (số nguyên, số hữu tỉ, số thực) từ tập hợp các
số tự nhiên và thiết lập được cấu trúc đại số và cấu trúc thứ tự trên các tập hợp số này.

1.1. BẢN SỐ CỦA TẬP HỢP


Số tự nhiên là một trong những khái niệm đầu tiên của toán học. Những hiểu biết
về số tự nhiên là cần thiết cho cuộc sống và mọi ngành khoa học. Với mục tiêu xây
dựng số tự nhiên bằng ngôn ngữ toán học chặt chẽ, chúng ta sẽ thừa nhận một số kết
quả cơ sở của lý thuyết tập hợp. Ý tưởng được đặt ra ở đây là ứng dụng các thành tựu
của lý thuyết tập hợp, một lý thuyết nền của toán học, để xây dựng tập hợp các số tự
nhiên. Từ tập hợp các số tự nhiên được xem như là tập hợp xuất phát, chúng ta sẽ trình
bày phương pháp xây dựng tập hợp các số nguyên, số hữu tỉ và số thực.
1.1.1. Định nghĩa. Cho các tập hợp X và Y . Ta nói X tương đương với Y và kí
hiệu X ~ Y nếu tồn tại một song ánh f : X  Y . Các tập hợp X và Y được gọi là có
cùng bản số hay cùng lực lượng nếu X và Y tương đương với nhau. Bản số của tập
hợp X được kí hiệu là X hay card  X  .

9
Giáo trình Số học

Nói cách khác, cho một bản số a có nghĩa là tồn tại một tập hợp X sao cho
a  X . Tập hợp X gọi là một tập hợp đại diện cho bản số a.

Chú ý rằng, mỗi bản số có thể có nhiều tập hợp đại diện khác nhau, tuy nhiên các
tập hợp đại diện này là tương đương với nhau.
Với quy ước tập rỗng là tập hợp con của mọi tập hợp, ta có duy nhất một tập rỗng.
Bản số của tập rỗng được ký hiệu là 0 và đọc là bản số không. Như vậy, theo cách ký
hiệu của bản số ta có 0   .

Nhắc lại rằng, tập hợp đơn tử là tập có duy nhất vật, chẳng hạn tập hợp  . Các

tập hợp đơn tử đều tương đương với nhau hay có cùng bản số. Thật vậy, giả sử X   x

và Y   y là các tập đơn tử bất kỳ. Khi đó, tồn tại duy nhất một song ánh f : X  Y

sao cho f  x   y. Vì vậy, X ~ Y hay X  Y . Bản số của tập đơn tử được ký hiệu là

1 và đọc là bản số một. Như vậy, 1   là bản số của tập đơn tử.

Nhận xét. (i) Mỗi tập hợp đều có một bản số duy nhất.
(ii) Với mọi tập hợp X , Y ta có X  Y  X ~ Y .

(iii) 0  1.
Ví dụ 1.1. Giả sử AB và AC là các đoạn thẳng có chung đầu mút A với A, B, C
là các điểm không thẳng hàng. Kí hiệu  AB  ,  AC  tương ứng là tập hợp tất cả các

điểm của các đoạn thẳng này. Ta có  AB  ~  AC  . Thật vậy, qua mỗi điểm M nằm
trên AB sao cho M không trùng với A và B , ta kẻ một đường thẳng song song với
BC. Đường thẳng này cắt AC tại M '. Khi đó, tương ứng sau đây là một song ánh:
f :  AB    AC  , B C, A A, M M '.

Như vậy,  AB  ~  AC  hay các tập hợp này có cùng bản số.

1.1.2. Các tính chất của quan hệ tương đương giữa các tập hợp
1) Quan hệ tương đương ~ hay quan hệ có cùng bản số giữa các tập hợp có đầy
đủ các tính chất của một quan hệ tương đương thông thường. Đó là các tính chất sau:
(a) Tính phản xạ: X ~ X với mọi tập hợp X .
(b) Tính đối xứng: Nếu X ~ Y thì Y ~ X với mọi tập hợp X ,Y .
(c) Tính bắc cầu: Nếu X ~ Y và Y ~ Z thì X ~ Z với mọi tập hợp X ,Y , Z .

10
Chương 1. Số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỉ, số thực

Chứng minh. (a) Vì ánh xạ đồng nhất id : X  X là một song ánh nên X ~ X .
(b) Nếu X ~ Y thì tồn tại một song ánh f : X  Y . Do đó, tồn tại song ánh ngược
f 1 : Y  X hay Y ~ X .
(c) Nếu X ~ Y và Y ~ Z thì tồn tại các song ánh f : X  Y và g : Y  Z . Do đó,
tồn tại song ánh tích h  g f : X  Z hay X ~ Z .
2) Cho các tập hợp X , Y , X ', Y ' sao cho X ~ X ', Y ~ Y ', X Y  , X 'Y '  .
Khi đó ta có X  Y ~ X '  Y '.
Chứng minh. Vì X Y và X ' ~ Y ' nên tồn tại các song ánh f : X  X ' và
g : Y  Y '. Kết hợp với giả thiết X Y  , X 'Y '   ta suy ra ánh xạ
h : X  Y  X ' Y ' được xác định bởi công thức

 f  x, x  X

h  x  
 g  x  , x Y

là một song ánh. Do đó, ta có X  Y ~ X ' Y '.
3) Cho các tập hợp X , Y , X ', Y ' sao cho X ~ X ', Y ~ Y '. Khi đó ta có
X Y ~ X 'Y '.
Chứng minh. Vì X Y và X ' ~ Y ' nên có các song ánh f : X  X ' và
g : Y  Y '. Do đó, ánh xạ h : X  Y  X ' Y ' xác định bởi công thức

 
h  x, y   f  x  , g  y  , x  X , y  Y

là một song ánh. Vì vậy, ta có X  Y ~ X ' Y '.


Chúng ta thừa nhận một định lý quan trọng sau đây trong lý thuyết tập hợp, mang
tên hai nhà toán học Cantor và Bernstein3.
1.1.3. Định lý Cantor - Bernstein. Với các tập hợp X và Y bất kỳ, luôn xảy ra một
trong hai trường hợp sau:
a) hoặc X tương đương với một tập hợp con nào đó của Y.
b) hoặc Y tương đương với một tập hợp con nào đó của X.
Nếu xảy ra đồng thời cả hai trường hợp trên thì X tương đương với Y.
1.1.4. Định nghĩa. Cho các bản số a, b. Khi đó, tồn tại các tập hợp X và Y sao

3 Định lý này do Cantor nêu lên và phần thứ hai được Bernstein chứng minh vào năm 1897, còn phần thứ nhất
được Zermelo chứng minh năm 1901 sau khi đưa tiên đề chọn vào lý thuyết tập hợp (xem thêm [6, tr. 7]).

11
Giáo trình Số học

cho a  X , b  Y . Ta định nghĩa a  b nếu X tương đương với một tập con nào đó
của Y hay tồn tại một đơn ánh f : X  Y . Ta sử dụng các ký hiệu quen thuộc sau đây
đối với quan hệ thứ tự giữa các bản số:
a  b  b  a; a  b   a  b    a  b  ; a  b  b  a.

Chú ý rằng, quan hệ  giữa các bản số không phụ thuộc vào việc chọn các tập hợp
đại diện cho bản số đó. Hơn nữa, sử dụng định nghĩa trên và Định lý Cantor – Bernstein
chúng ta có định lý sau đây.
1.1.5. Định lý. Quan hệ  giữa các bản số có các tính chất sau đây của một quan
hệ thứ tự toàn phần (hay còn gọi là quan hệ thứ tự tuyến tính):
1) Tính phản xạ: Với mọi bản số a , ta có a  a.
2) Tính phản xứng: Với mọi bản số a , b nếu a  b, b  a thì a  b.
3) Tính bắc cầu: Với mọi bản số a , b, c nếu a  b, b  c thì a  c.
4) Tính toàn phần: Với mọi bản số a , b có a  b hoặc b  a.
Chứng minh. Kiểm tra quan hệ  thỏa mãn tính chất của quan hệ thứ tự toàn phần.
1) Tính phản xạ: Với mỗi bản số a  X có a  a vì X tương đương với chính nó.

2) Tính phản xứng: Với mọi bản số a  X , b  Y , nếu a  b và b  a thì X


tương đương với một tập con của Y và đồng thời Y tương đương với một tập con của
X . Do đó, theo Định lý Cantor - Bernstein, X tương đương với Y hay a  b.

3) Tính bắc cầu: Với mọi bản số a  X , b  Y , c  Z , nếu a  b, b  c thì X


tương đương với một tập con nào đó của Y và Y tương đương với một tập con nào đó
của Z . Do đó, theo tính chất bắc cầu của quan hệ tương đương giữa các tập hợp ta suy
ra X tương đương với một tập con nào đó của Z hay a  c.

4) Tính toàn phần: Với mọi bản số a  X , b  Y , theo Định lý Cantor - Bernstein
ta có: hoặc X tương đương với một tập con nào đó của Y hoặc Y tương đương với
một tập con nào đó của X . Do đó, a  b hoặc b  a .
1.1.6. Bổ đề. Cho a, b là các bản số, khi đó tồn tại các tập hợp X và Y rời nhau sao
cho a = X , b  Y .

Chứng minh. Với các bản số a và b , giả sử rằng a  A , b  B . Chúng ta đặt

X  A  0 , Y  B  1 . Khi đó, ta có X  Y  . Thiết lập ánh xạ f : A  X xác

12
Chương 1. Số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỉ, số thực

định bởi f  a    a, 0  , a  A. Ta có f là một song ánh. Tương tự ánh xạ g : B  Y

xác định bởi g  b    b,1 , b  B cũng là một song ánh. Vì vậy ta có

a  A  X , b  B  Y , X  Y  .

Bổ đề được chứng minh.


Từ tính chất 2) trong Mục 1.1.2 của quan hệ tương đương giữa các tập hợp và Bổ
đề 1.1.6 ta có thể định nghĩa phép cộng bản số.
1.1.7. Phép cộng các bản số. Với các bản số a và b theo Bổ đề 1.1.6 tồn tại các
tập hợp X và Y sao cho a  X , b  Y , X  Y  . Ta định nghĩa

a  b  X Y .

1.1.8. Các tính chất của phép cộng các bản số


Phép cộng các bản số có các tính chất sau đây:
1) Tính chất kết hợp, nghĩa là  a  b   c  a   b  c  với mọi bản số a, b, c .

Thật vậy, với mọi bản số a , b, c theo Bổ đề 1.1.6 tồn tại các tập X ,Y , Z rời nhau
từng đôi một sao cho a  X , b  Y , c  Z . Từ đó sử dụng tính chất của các phép toán
trên tập hợp và định nghĩa phép cộng bản số ta có

a  b  c   X  Y   Z  X Y  Z   X Y   Z
 X  Y  Z   X  Y  Z  X   Y  Z   a   b  c  .

2) Tính chất giao hoán, nghĩa là a  b  b  a với mọi bản số a, b.


Thật vậy, với mọi bản số a, b theo Bổ đề 1.1.6 tồn tại các tập hợp X , Y rời nhau
sao cho a  X , b  Y . Sử dụng tính chất của các phép toán hợp và giao các tập hợp và
định nghĩa phép cộng bản số ta có
a  b  X  Y  X  Y  Y  X  Y  X  b  a.

3) Bản số 0 là phần tử đơn vị, nghĩa là a  0  0  a  a với mọi bản số a.


Thật vậy, theo định nghĩa phép cộng bản số, ta có
a  0  X    X    X  a.

Sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng bản số, ta có a  0  0  a  a.
Phép chứng minh các tính chất 4), 5) và 6) dưới đây xem như những bài tập.

13
Giáo trình Số học

4) Với mọi bản số a , ta có a  a  1.


5) Quan hệ thứ tự  giữa các bản số đơn điệu đối với phép cộng, nghĩa là nếu
a  b thì a  c  b  c.
6) Phép cộng các bản số không thoả mãn luật giản ước. Điều đó có nghĩa là tồn tại
các bản số a , b, c sao cho a  c  b  c, a  b.
1.1.9. Định lý về mối liên hệ giữa quan hệ thứ tự và phép cộng bản số. Với mọi
bản số a , b ta có a  b khi và chỉ khi tồn tại một bản số c sao cho b  a  c.

Chứng minh. Giả sử a  X , b  Y và a  b. Khi đó, X tương đương với một tập

con T nào đó của Y . Đặt Z  Y  T , ta có Y  T  Z , T  Z   và X  T . Do đó, ta

có b  Y  T  Z  T  Z  X  Z  a  c với c  Z là bản số của tập hợp Z .

Ngược lại, giả sử a  X , b  Y và tồn tại bản số c  Z sao cho b  a  c. Khi đó,

ta có Y  b  a  c  X  Z  X  Z , X  Z  . Do đó, tồn tại một song ánh

f : X  Z  Y . Thu hẹp song ánh này trên X ta thu được một đơn ánh f X : X  Y và
vì vậy ta có a  b. Định lý được chứng minh.
Từ tính chất 3) trong Mục 1.1.2 của quan hệ tương đương giữa các tập hợp, chúng
ta định nghĩa được phép nhân bản số.
1.1.10. Phép nhân các bản số. Với các bản số a , b tồn tại các tập hợp X và Y sao
cho a  X , b  Y . Ta định nghĩa phép nhân bản số như sau:

a  b  X Y .

1.1.11. Các tính chất của phép nhân các bản số

1) Phép nhân các bản số thỏa mãn tính chất kết hợp:  ab  c  a  bc  .

Thật vậy, với mọi bản số a  X , b  Y , c  Z , sử dụng định nghĩa phép nhân bản
số ta có

 ab  c   X  Y   Z   X  Y   Z ; a bc   X   Y  Z   X  Y  Z  .
Thiết lập ánh xạ

f :  X  Y   Z  X  Y  Z 
 x, y  z   x  y, z  .
14
Chương 1. Số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỉ, số thực

Kiểm tra được f là song ánh. Do đó  X Y   Z  X  Y  Z  , nghĩa là

 ab  c  a  bc  .
2) Phép nhân bản số thỏa mãn tính chất giao hoán: ab  ba.

Thật vậy, với các bản số a  X , b  Y , từ định nghĩa phép nhân bản số ta có

ab  X  Y  X  Y ; ba  Y  X  Y  X .

Thiết lập ánh xạ f : X Y  Y  X xác định bởi f  x, y    y, x  , x  X , y  Y .

Kiểm tra được f là một song ánh. Do đó, X  Y  Y  X , hay ab  ba.

3) Bản số 1 là phần tử đơn vị của phép nhân bản số: a 1  1 a  a.

Thật vậy, giả sử  y là tập đơn tử và a  X , theo định nghĩa phép nhân bản số

a 1  X   y  X   y ;

Thiết lập ánh xạ f : X   y  X được xác định bởi f  x, y   x, x  X . Kiểm

tra được f là song ánh. Do đó X   y  X , hay a 1  a. Sử dụng tính chất giao


hoán của phép nhân ta có a 1  1 a  a.
4) Với mọi bản số a, ta có a  0  0  a  0.

Thật vậy, giả sử a  X , khi đó theo định nghĩa của phép nhân bản số, ta có

a  0  X    X     0. Sử dụng tính chất giao hoán của phép nhân ta suy ra


a  0  0  a  0.
5) Phép nhân và phép cộng bản số thỏa mãn luật phân phối:

 a  b  c  ab  ac,a,b, c.
Thật vậy, giả sử a  X , b  Y , c  Z , trong đó X ,Y , Z lần lượt là các tập đại
diện cho các bản số a, b, c với X  Y   (theo Bổ đề 1.1.6). Từ X  Y   ta suy ra
được  X  Z   Y  Z   . Sử dụng định nghĩa phép cộng và nhân bản số ta có

a  b c   X  Y   Z   X  Y   Z
  X  Z   Y  Z   X  Z  Y  Z
 X  Z  Y  Z  ac  bc.

15
Giáo trình Số học

Việc chứng minh các tính chất của bản số dưới đây được xem như những bài tập
dành cho người học. Với mọi bản số a và b ta có
6) a  b  0  a  0, b  0.
7) a  b  0  a  0 hoặc b  0.
8) a  b  1  a  1, b  1.
9) Nếu a  b thì ac  bc.
Lưu ý rằng, phép nhân các bản số không thoả mãn luật giản ước. Điều đó nghĩa là
tồn tại các bản số a , b, c sao cho ac  bc nhưng a  b.

1.2. SỐ TỰ NHIÊN
Trong tiết này, chúng ta sẽ định nghĩa mỗi số tự nhiên là bản số của một tập hợp
hữu hạn. Do đó các khái niệm, tính chất và kết quả của tập hợp hữu hạn sẽ được ứng
dụng trong quá trình hình thành số tự nhiên.
1.2.1. Định nghĩa. Một tập hợp X không tương đương với mỗi tập con thực sự bất
kỳ cuả nó được gọi là tập hợp hữu hạn. Như vậy, tập hợp X là tập hữu hạn khi và chỉ
khi mọi đơn ánh f : X  X đều là toàn ánh, hay f  X   X . Bản số của tập hợp hữu
hạn gọi là bản số hữu hạn.
Một tập hợp không phải là tập hợp hữu hạn được gọi là tập hợp vô hạn. Như vậy,
một tập hợp X là tập vô hạn khi và chỉ khi X tương đương với một tập con thực sự
nào đó của nó. Nói cách khác, tập hợp X là tập hợp vô hạn nếu và chỉ nếu tồn tại một
đơn ánh f : X  X nhưng không phải là toàn ánh, nghĩa là f  X   X . Bản số của tập
hợp vô hạn gọi là bản số vô hạn.
Ví dụ 1.2. Tập hợp rỗng  là tập hữu hạn vì  không có một tập con thực sự.
Như vậy, bản số 0   là một bản số hữu hạn.

Ví dụ 1.3. Mỗi tập hợp đơn tử bất kỳ là một tập hữu hạn vì nó chỉ có một tập con
thực sự duy nhất là  , nhưng tập hợp đơn tử không tương đương với  . Như vậy, bản
số 1 (bản số của tập đơn tử) là một bản số hữu hạn.
Ví dụ 1.4. Tập hợp  AB  gồm các điểm của đoạn thẳng AB với A  B là một tập
hợp vô hạn. Thật vậy, chọn M là một điểm nằm trên đoạn thẳng AB sao cho
M  A, M  B . Khi đó,  AM  là một tập con thực sự của  AB  . Lấy C là một điểm

nằm ngoài đường thẳng AB, theo Ví dụ 1.1 ta có  AB  ~  AC  ;  AM  ~  AC  . Sử

16
Chương 1. Số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỉ, số thực

dụng tính chất bắc cầu của quan hệ tương đương giữa các tập hợp ta suy ra
 AB  ~  AM  . Vậy  AB  là một tập hợp tương đương với một tập con thực sự của nó.

Từ đó suy ra  AB  là tập hợp vô hạn.

Sử dụng các kết quả của tập hợp và bản số của tập hợp để xây dựng số tự nhiên,
chúng ta thừa nhận một số tính chất sau đây của các tập hợp hữu hạn.
1.2.2. Các tính chất của tập hợp hữu hạn
1) Tập hợp tương đương với một tập hợp hữu hạn là tập hợp hữu hạn.
2) Tập hợp con của một tập hợp hữu hạn là tập hợp hữu hạn.
3) Mỗi tập hợp chứa một tập hợp con vô hạn là tập hợp vô hạn.
4) Hợp của hai tập hợp hữu hạn là một tập hợp hữu hạn.
5) Hợp của một họ hữu hạn các tập hợp hữu hạn là một tập hợp hữu hạn.
6) Tích Descartes của hai tập hợp hữu hạn là một tập hợp hữu hạn.
7) Tích Descartes của một họ hữu hạn các tập hợp hữu hạn là tập hữu hạn.
8) Với các tập hợp hữu hạn X và Y ta có: X  1  Y  1  X  Y .

9) Tập hợp X là tập hợp hữu hạn khi và chỉ khi X  1  X .

10) Tập hợp X là tập hợp vô hạn khi và chỉ khi X  1  X .

11) Phép cộng các bản số hữu hạn thỏa mãn luật giản ước, nghĩa là với mọi bản số
hữu hạn a, b, c nếu a  c  b  c thì a  b.
12) Phép nhân các bản số hữu hạn có tính chất giản ước với các bản số khác 0,
nghĩa là với mọi bản số hữu hạn a, b, c nếu ac  bc và c  0 thì a  b.
1.2.3. Số tự nhiên. Bản số của một tập hợp hữu hạn được gọi là một số tự nhiên.
Tập hợp tất cả các số tự nhiên kí hiệu bởi còn tập hợp các số tự nhiên khác 0 ký

hiệu bởi . Nói khác đi, a  khi và chỉ khi tồn tại một tâp hợp hữu hạn X sao cho
a  X . Như vậy, bản số của tập hợp rỗng là số tự nhiên: 0    . Tương tự, bản số

của tập hợp đơn tử  x  là số tự nhiên: 1   x   .

1.2.4. Định lý. Tổng hai số tự nhiên là số tự nhiên: a, b   a b .


Chứng minh. Với a, b  tồn tại các tập hợp hữu hạn X và Y rời nhau sao cho
a  X , b  Y . Khi đó, từ tính chất của tập hợp hữu hạn, ta có X  Y là tập hợp hữu

hạn. Do đó, a  b  X  Y  X  Y là số tự nhiên.

17
Giáo trình Số học

1.2.5. Định lý. Tích hai số tự nhiên là số tự nhiên: a, b   ab  .


Chứng minh. Với các số tự nhiên a , b tồn tại các tập hợp hữu hạn X và Y sao cho
a  X , b  Y . Theo tính chất của tập hợp hữu hạn, ta có X  Y là tập hợp hữu hạn. Do

đó, ab  X  Y  X  Y là số tự nhiên.

1.2.6. Các tính chất của phép cộng và phép nhân các số tự nhiên
Vì mỗi số tự nhiên là một bản số hữu hạn nên phép cộng và phép nhân các số tự
nhiên có mọi tính chất của phép cộng và nhân bản số. Tuy nhiên, phép cộng và phép
nhân các số tự nhiên còn có một số tính chất đặc biệt hơn mà phép cộng và nhân các
bản số vô hạn không có. Chẳng hạn, đó là các tính chất sau đây.
1) Tập hợp các số tự nhiên với phép toán cộng lập thành một vị nhóm giao hoán
chính quy (thỏa mãn luật giản ước) có phần tử đơn vị là số 0.
2) Tập hợp các số tự nhiên khác 0 với phép toán nhân lập thành một vị nhóm giao
hoán chính quy (thỏa mãn luật giản ước) có phần tử đơn vị là số 1.
1.2.7. Định lý. Ánh xạ f :  
xác định bởi f  a   a  1, a  là một song
ánh từ tập hợp các số tự nhiên lên tập hợp các số tự nhiên khác không.
Chứng minh. Với a  ta luôn có f (a)  a  1  0 hay f  a   
. Do đó, f là
một ánh xạ. Tính đơn ánh của ánh xạ f được chứng minh như sau:
a,b  , f (a)  f (b)  a 1  b  1  a  b.
Mặt khác, với mỗi số tự nhiên y  0 tồn tại tập hợp hữu hạn Y   sao cho

   
y  Y . Chọn một phần tử x  Y ta có Y  Y   x   x , Y   x   x   . Do đó

 
y  Y  Y   x   x  Y   x   x  Y   x  1 = z  1, z  Y   x .

Do Y là tập hợp hữu hạn nên tập hợp con Y   x của nó cũng là tập hợp hữu hạn,

hay tồn tại số tự nhiên z  Y   x sao cho f ( z)  z 1  y. Như vậy, f là một toàn
ánh và do đó suy ra f là một song ánh. Định lý được chứng minh.
1.2.8. Hệ quả. Tập hợp các số tự nhiên là một tập hợp vô hạn.
Chứng minh. Theo Định lý 1.2.7, tồn tại một song ánh từ tập hợp các số tự nhiên
lên một tập con thực sự của nó, đó là tập hợp các số tự nhiên khác 0. Vì vậy, ta suy ra
tập hợp các số tự nhiên là một tập hợp vô hạn. Hệ quả được chứng minh.

18
Chương 1. Số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỉ, số thực

1.2.9. Định nghĩa. Mỗi tập hợp tương đương với tập hợp các số tự nhiên được gọi là
một tập hợp đếm được. Ta gọi bản số của mỗi tập hợp đếm được là một bản số đếm được.
1.2.10. Số tự nhiên kề sau. Cho a là một số tự nhiên, khi đó số tự nhiên a  1
được gọi là số tự nhiên kề sau của a và được ký hiệu bởi a ' . Khi b là số kề sau của a
ta cũng nói a là số kề trước của b. Từ Định lý 1.2.7 ta có các tính chất sau của số tự
nhiên kề sau.
1) Mỗi số tự nhiên đều có một số tự nhiên kề sau duy nhất, nghĩa là với a, b  ,
nếu a  b thì a '  b '.
2) Số tự nhiên 0 không phải là số tự nhiên kề sau của bất kỳ số tự nhiên nào, nghĩa
là a '  0, a  .
3) Mỗi số tự nhiên khác 0 đều là số tự nhiên kề sau của một số tự nhiên duy nhất,
nghĩa là với a, b  , nếu a '  b ' thì a  b.
4) Với a, b  , nếu a  b thì a '  b
5) Giữa số tự nhiên a và số tự nhiên kề sau a ' của nó không tồn tại một số tự nhiên
nào khác. Nói khác đi, tập hợp các số tự nhiên là một tập hợp sắp thứ tự rời rạc.
6) a  a ', a  .
1.2.10. Tập hợp các số tự nhiên. Sử dụng khái niệm và tính chất của số tự nhiên kề
sau, xuất phát từ số tự nhiên 0 người ta có thể ký hiệu lần lượt các số tự nhiên khác như sau:
1  0  1  0' là số kề sau của 0;
2  1  1  1' là số kề sau của 1;
3  2  1  2' là số kề sau của 2;
....……………………………..
a '  a  1 là số kề sau của a ;
....……………………………..
Như vậy, chúng ta có thể biểu diễn tập hợp các số tự nhiên là
  0, 1, 2, 3, 4, 5,...

và dãy các số tự nhiên được sắp thứ tự như sau: 0  1  2  3  4  ...  a  a  1  ...

1.3. TÍNH SẮP THỨ TỰ TỐT CỦA TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN
Bằng công cụ bản số của tập hợp, ta chứng minh được một kết quả sau đây mà
trong xây dựng số tự nhiên bằng phương pháp tiên đề thường gọi là tiên đề quy nạp.

19
Giáo trình Số học

1.3.1. Định lý (Tiên đề quy nạp). Nếu tập hợp con M của tập hợp các số tự nhiên
thoả mãn hai tính chất sau
1) 0  M ,
2) n   n  M  n  1 M  ,
thì M  .
1.3.2. Định lý (Nguyên lý của phép chứng minh quy nạp toán học). Nếu mệnh đề
P(n) phụ thuộc vào biến số tự nhiên n thoả mãn hai điều kiện sau:
1) P(0) đúng
2) P(n) đúng kéo theo P(n 1) đúng

thì mệnh đề P(n) đúng với mọi số tự nhiên n , nghĩa là n P  n  là một định lý.
Chứng minh. Gọi M là tập hợp gồm các số tự nhiên n0 sao cho mệnh đề P ( n0 )
đúng. Khi đó, tập hợp M thoả mãn hai giả thiết của Định lý 1.3.1 (Tiên đề quy nạp). Do
đó, M  hay mệnh đề P(n) đúng với mọi số tự nhiên n.
1.3.3. Các lược đồ chứng minh quy nạp toán học
Quy nạp toán học là một phương pháp chứng minh toán học thường dùng để chứng
minh một mệnh đề áp dụng trên tập hợp tất cả các số tự nhiên.
Lược đồ 1. Đây là lược đồ đơn giản và phổ biến nhất của phương pháp quy nạp
toán học, gồm hai bước sau:
1. Bước cơ sở: Chứng minh mệnh đề P(n) đúng với số tự nhiên đầu tiên n  0.
2. Bước quy nạp: Chứng minh rằng, nếu mệnh đề P(n) đúng với số tự nhiên n , thì
nó cũng đúng với số tự nhiên tiếp theo n  1 . Giả thiết P(n) đúng được gọi là giả thiết
quy nạp và được dùng để chứng minh kết luận quy nạp P(n 1) đúng.
Lược đồ 2. Nếu mệnh đề P(n) phụ thuộc vào số tự nhiên n thoả mãn hai điều kiện
1) P(0) đúng
2) P(0), P(1),..., P(k ) đúng kéo theo P(k  1) đúng
thì mệnh đề P(n) đúng với mọi số tự nhiên n.
Lược đồ 3. Nếu mệnh đề P(n) phụ thuộc vào số tự nhiên n thoả mãn hai điều kiện

1) P  a  đúng
2) P(k ), k  a đúng kéo theo P(k  1) đúng
thì mệnh đề P(n) đúng với mọi số tự nhiên n  a .

20
Chương 1. Số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỉ, số thực

Ví dụ 1.5. (Bài toán Tháp Hà Nội). Có ba cọc A, B, C và n cái đĩa kích thước nhỏ
dần xếp chồng lên nhau ở cọc A, đĩa lớn ở dưới, đĩa nhỏ ở trên.
a) Hãy tìm cách chuyển chồng đĩa này sang cọc C sao cho:
1. Mỗi lần chỉ chuyển 1 đĩa từ cọc này sang cọc khác và được lấy cọc B làm cọc
trung gian.
2. Không được xếp đĩa lớn trên đĩa nhỏ.
b) Ký hiệu L  n  là số lần chuyển đĩa trong bài toán n đĩa. Bằng quy nạp, hãy

chứng minh rằng có một cách sắp xếp sao cho L  n   2n  1.

Lời giải. Trường hợp n  1 : Chuyển đĩa duy nhất từ cọc A tới cọc C và có số lần
chuyển L 1  1  21  1. Bài toán 1 đĩa được giải quyết.

Giả sử bài toán n đĩa đã được giải quyết với số lần chuyển là L  n   2n  1. Khi
đó, bài toán n  1 đĩa sẽ được thực hiện qua 3 bước sau đây:
Bước 1. Lấy cọc C làm cọc trung gian, chuyển n đĩa trên cùng từ cọc A tới cọc B.
Theo giả thiết quy nạp bài toán này thực hiện được với số lần chuyển là L  n  .

Bước 2. Chuyển đĩa to nhất còn lại từ cọc A tới cọc C. Bài toán 1 đĩa là thực hiện
được với số lần chuyển là L 1 .

Bước 3. Lấy cọc A làm cột trung gian, chuyển n đĩa trên cùng từ cọc B tới cọc C.
Theo giả thiết quy nạp bài toán này thực hiện được với số lần chuyển là L  n  .

Do đó, bài toán n  1 đĩa được giải quyết với số lần chuyển là

 
L  n  1  L  n   L 1  L  n   L 1  2L  n   1  2 2n  1  2n1  1.

1.3.4. Quan hệ thứ tự  trên tập hợp các số tự nhiên. Quan hệ thứ tự  giữa các
số tự nhiên được xác định là quan hệ thứ tự  giữa các bản số hữu hạn. Nói cách khác,
với mọi số tự nhiên a, b ta có a  b khi và chỉ khi tồn tại số tự nhiên c sao cho
a  b  c. Như vậy, với mọi số tự nhiên a ta có a  0 hay 0 là số tự nhiên nhỏ nhất.
Sử dụng tiên đề quy nạp, chúng ta chứng minh được tính sắp thứ tự tốt của tập hợp
các số tự nhiên. Ngược lại, từ tính sắp thứ tự tốt của tập hợp các số tự nhiên cũng suy ra
được tiên đề quy nạp.
1.3.5. Định lý (Nguyên lý sắp thứ tự tốt). Tập hợp các số tự nhiên với quan hệ
thứ tự  là một tập hợp sắp thứ tự tốt, nghĩa là mọi tập con khác rỗng của đều có số
nhỏ nhất.

21
Giáo trình Số học

Chứng minh. Giả sử A là một tập con khác rỗng của . Khi đó, ta xét tập hợp sau
M  n 
x  n, x  A . Ta có x  0, x  A do đó 0  M hay M là tập con khác
rỗng của . Mặt khác, lại do A   nên tồn tại a  A. Do a  1  a nên a  1 M hay
M  . Do đó, áp dụng tiên đề quy nạp ta suy ra tồn tại một số tự nhiên m  M sao
cho m  1 M . Ta sẽ chứng minh rằng m là số nhỏ nhất của tập A. Thật vậy, do số tự
nhiên m  M nên x  m, x  A. Nếu m  A thì x  m,x  A. Do đó x  m  1,
x  A. Từ đó suy ra m  1 M . Ta gặp phải mâu thuẫn với m  1 M . Vì vậy,
m  A là số nhỏ nhất của tập hợp A. Định lý được chứng minh.
1.3.6. Hệ quả. Mọi tập hợp con khác rỗng và bị chặn trên của tập hợp các số tự
nhiên đều có số lớn nhất.
Chứng minh. Giả sử A  , A   và A bị chặn trên bởi b. Khi đó ta xét tập hợp
M  n 
n  x, x  A . Ta có b  x, x  A nên b  M . Do đó, M là một tập con
khác rỗng của . Áp dụng tính chất sắp thứ tự tốt của tập hợp các số tự nhiên (Định lý
1.3.5) ta suy ra M có số nhỏ nhất. Giả sử số đó là m. Ta sẽ chứng minh rằng m là số
lớn nhất của tập A. Thật vậy, do m  M nên m  x, x  A. Ta cần chỉ ra m  A. Giả sử
ngược lại m  A, khi đó m  x, x  A. Bây giờ nếu m  0 thì A   , ta gặp mâu
thuẫn với giả thiết. Do đó m  1 và ta có m 1  x, x  A. Từ đó suy ra m  1 M . Ta
lại gặp mâu thuẫn với tính chất nhỏ nhất của m. Hệ quả được chứng minh.
1.3.7. Định lý. Tập hợp các số tự nhiên với quan hệ thứ tự  là một tập hợp sắp
thứ tự Archimedes, nghĩa là với mọi số tự nhiên a và b với a  0 luôn tồn tại số tự
nhiên n sao cho na  b.
Chứng minh. Giả sử phát biểu trong định lý trên là không đúng, khi đó tồn tại các
số tự nhiên a, b với a  0 sao cho na  b, với mọi số tự nhiên n. Vì vậy, tập hợp


M  b  na n  
là một tập con khác rỗng của tập hợp các số tự nhiên. Sử dụng tính sắp thứ tự tốt, ta suy
ra M có số nhỏ nhất, gọi số đó là b  ma. Chú ý rằng, b   m  1 a  M . Hơn nữa, ta có
b   m  1 a   b  ma   a  b  ma. Điều này mâu thuẫn với cách chọn b  ma là số
nhỏ nhất của M. Định lý được chứng minh.
1.3.8. Phép trừ hai số tự nhiên. Giả sử a và b là các số tự nhiên thỏa mãn a  b.
Khi đó, tồn tại số tự nhiên c sao cho a  b  c. Tính duy nhất của c suy ra từ luật giản
ước của phép cộng hai số tự nhiên. Ta gọi số tự nhiên c thỏa mãn đẳng thức trên là hiệu
của a và b và ký hiệu bởi c  a  b và đọc là a trừ b. Phép tìm hiệu của hai số tự
nhiên được gọi là phép trừ hai số tự nhiên đó.

22
Chương 1. Số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỉ, số thực

1.3.9. Định lý về thuật toán chia có dư trên tập hợp các số tự nhiên. Cho a và b là
hai số tự nhiên với b  0. Khi đó, tồn tại duy nhất các số tự nhiên q và r sao cho
a  bq  r, 0  r  b.
Chứng minh. Xét tập hợp tất cả các bội tự nhiên của b không vượt quá a


M  bx x  , bx  a . 
Ta có 0  M vì 0  b  0  a , do đó M là tập con khác rỗng và bị chặn trên bởi a
của tập hợp . Từ đó suy ra M có số lớn nhất (Định lý 1.3.6). Giả sử số đó là bq với
q . Bởi vì bq  b  bq nên bq  b  M . Mặt khác, vì bq  b cũng là một bội của b
nên a  bq  b. Do đó, chúng ta có bất đẳng thức kép bq  a  bq  b, hay
0  a  bq  b. Đặt r  a  bq  , ta có a  bq  r, 0  r  b.
Như vậy, ta đã chỉ ra được sự tồn tại của cặp số tự nhiên q và r. Bây giờ ta sẽ
chứng minh tính duy nhất của cặp số này. Giả sử rằng, a  bq  r, 0  r  b và
a  bq1  r1 , 0  r1  b với q, q1 , r , r1 là các số tự nhiên. Khi đó, ta có

bq  bq  r  a  bq1  r1  bq1  b  b(q1  1) .

Do đó q  q1  1 hay q  q1 . Một cách bình đẳng cũng có q1  q . Vậy q  q1 , r  r1 .


Định lý được chứng minh.
1.3.10. Phép chia hai số tự nhiên. Giả sử a và b là các số tự nhiên với b  0.
Theo định lý về thuật toán chia (Định lý 1.3.9) tồn tại duy nhất cặp số tự nhiên q, r sao
cho a  bq  r, 0  r  b. Số tự nhiên q được gọi là thương hụt và số tự nhiên r được
gọi là số dư trong phép chia a cho b. Trong trường hợp số dư r  0 ta gọi q là thương
a
của phép chia a cho b và ký hiệu q  a : b hoặc q  . Khi r  0 , ta còn nói rằng a
b
chia hết cho b hay b chia hết a.
1.3.11. Hệ tiên đề về số tự nhiên
Trong lịch sử, quá trình đưa ra một định nghĩa toán học chính xác về số tự nhiên là
một quá trình nhiều khó khăn. Hệ tiên đề Peano đưa ra những điều kiện tiên quyết cho
một định nghĩa thành công về số tự nhiên.
Giả sử trên một tập hợp đã xác định một quan hệ cơ bản gọi là quan hệ kề sau
như sau: Với mỗi phần tử x  luôn tồn tại phần tử x '  mà ta gọi là phần tử kề sau
của x. Khi đó, tập hợp với quan hệ kề sau nói trên thoả mãn bốn tiên đề dưới đây sẽ
được gọi là tập hợp các số tự nhiên:

23
Giáo trình Số học

1. Tồn tại phần tử 0  không phải là phần tử kề sau:


0  : x '  0, x  .
2. Mỗi phần tử thuộc có một và chỉ một phần tử kề sau:

x, y   x  y  x '  y ' .


3. Mỗi phần tử là kề sau của không quá một phần tử thuộc (nếu có):

x, y   x '  y '  x  y.


4. Tiên đề quy nạp: Mọi tập con M của tập hợp thỏa mãn các tính chất:
i) 0  M ;
ii) x  M  x '  M ,
đều trùng với tập hợp .
Hệ bốn tiên đề trên được gọi là Hệ tiên đề Peano. Nhà toán học Peano người Italy
đã đưa ra hệ tiên đề này vào năm 1891. Với hệ tiên đề này người ta sẽ thu được toàn bộ
khái niệm và kết quả cần thiết về số tự nhiên. Chẳng hạn, từ tiên đề quy nạp ta có thể
xây dựng được phép chứng minh quy nạp theo số tự nhiên và từ đó có thể xây dựng
định nghĩa phép cộng, phép nhân các số tự nhiên và chỉ ra được được tính chất sắp thứ
tự tốt của tập hợp các số tự nhiên. Bằng phép xây dựng số tự nhiên như là bản số tập
hợp hữu hạn như đã trình bày ở phần trên cho thấy rằng, với lý thuyết tập hợp đã biết,
mô hình của tập hợp các số tự nhiên theo hệ tiên đề Peano chắc chắn tồn tại.
1.3.12. Định nghĩa phép cộng hai số tự nhiên bằng phương pháp tiên đề. Trên
tập hợp các số tự nhiên , xét phép toán 2-ngôi, ký hiệu bởi dấu  thỏa mãn hai tính
chất sau:
(i) x  0  x, x  .
(ii) x  y '  ( x  y ) ', x, y  .

Bằng phép quy nạp theo số tự nhiên y với x là số tự nhiên tùy ý, ta chứng tỏ được
rằng phép toán  tồn tại và xác định duy nhất bởi hai tính chất trên. Ta gọi phép toán 
là phép cộng hai số tự nhiên.
1.3.13. Định nghĩa phép nhân hai số tự nhiên theo phương pháp tiên đề. Trong
tập hợp các số tự nhiên , xét phép toán 2-ngôi, ký hiệu bởi dấu (.), thỏa mãn hai tính
chất sau:
(i) x.0  x, x  .
(ii) x. y '  x. y  x, x, y  .

24
Chương 1. Số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỉ, số thực

Bằng phép quy nạp theo số tự nhiên y với x là số tự nhiên tùy ý, ta chứng tỏ được
rằng phép toán (.) tồn tại và xác định duy nhất bởi hai tính chất trên. Ta gọi phép toán (.)
là phép nhân hai số tự nhiên.

1.4. BIỂU DIỄN SỐ TỰ NHIÊN TRONG HỆ THỐNG GHI SỐ


Vì mỗi số đều có thể biểu diễn được qua một số hữu hạn hoặc vô hạn các số tự
nhiên nên vấn đề biểu diễn số tự nhiên có một vai trò cơ bản trong bài toán biểu diễn
các số nguyên, hữu tỉ, thực và phức.
1.4.1. Định lý. Giả sử g  1 là một số nguyên tùy ý. Khi đó, mọi số tự nhiên n  0
có thể viết được duy nhất dưới dạng
n  ak g k  ak 1 g k 1   a1 g  a0 ,

trong đó a j là các số nguyên, 0  a j  g  1, j  0,1,..., k và hệ số đầu tiên ak  0.

Chứng minh. Thực hiện liên tiếp các phép chia cho g như sau:
n  gq0  a0 , 0  a0  g  1
q0  gq1  a1 , 0  a1  g  1.
q1  gq2  a2 , 0  a2  g  1
q2  gq3  a3 , 0  a3  g  1

qk  2  gqk 1  ak 1 , 0  ak 1  g  1
qk 1  g  0  ak , 0  ak  g  1.

Vì g  1 , nên ta có n  qo  q1   qk 1  qk  0. Do đó, quá trình trên phải kết


thúc sau hữu hạn bước với thương qk  0. Thay các q j , j  0,1,..., k  1 lần lượt theo

các a j và g ta sẽ thu được cách viết cần chỉ ra là n  ak g k  ak 1 g k 1   a1 g  a0 .

Bây giờ giả sử ta còn có


n  bl g l  bl 1 g l 1   b1 g  b0

trong đó b j là các số nguyên, 0  b j  g  1, j  0,1,..., l và hệ số đầu tiên bl  0. Khi


đó, từ đẳng thức
ak g k  ak 1 g k 1   a1 g  a0  bl g l  bl 1 g l 1   b1g  b0

cho ta a0  b0 , vì đó là số dư trong phép chia n cho g . Giản ước a0  b0 ở hai vế có

ak g k  ak 1 g k 1   a1 g  bl g l  bl 1 g l 1   b1 g .

25
Giáo trình Số học

Tiếp tục chia hai vế đẳng thức này cho g ta có


ak g k 1  ak 1 g k 2   a1  bl g l 1  bl 1 g l 2   b1.

Từ đó lại cho ta a1  b1 . Giả sử đã có a0  b0 , a1  b1 ,..., as 1  bs 1 . Thế thì

ak g k   as g s  bl g l   bs g s .

Bằng cách chia hai vế cho g s ta nhận được

ak g k s   as 1 g  as  bl g l s   bs 1g  bs .

Từ đó as  bs . Lập luận như trên sau hữu hạn bước ta đi đến ba khả năng sau:

- hoặc ak g k l   al 1 g l 1  0 nếu k  l ;

- hoặc 0  bl g l k   ak 1 g k 1 nếu l  k ;

- hoặc 0  0, k  l , ai  bi , i  1,..., k .

Vì g là số tự nhiên lớn hơn 1 và các hệ số đầu tiên ak  0, bl  0 cho nên các khả
năng thứ nhất và thứ hai không xảy ra. Vì vậy, khả năng thứ ba phải xảy ra và do đó ta
có điều cần phải chứng minh.
1.4.2. Hệ thống ghi số. Từ Định lý 1.4.1, cho phép chỉ bằng g ký hiệu biểu thị
g số tự nhiên đầu tiên 0,1,..., g 1 , ta có thể biểu diễn được mọi số tự nhiên. Các ký
hiệu này được gọi là các chữ số trong hệ thống ghi cơ số g . Cho n  0 là số tự nhiên,
khi đó nếu n  g thì n là một chữ số còn nếu n  g thì n được viết một cách duy nhất

n  ak g k  ak 1g k 1   a1g  a0

trong đó a j là các số nguyên, 0  a j  g  1, j  0,1,..., k với hệ số đầu tiên ak  0.

Để chỉ số tự nhiên n  ak g k  ak 1 g k 1   a1 g  a0 , chúng ta dùng ký hiệu


n  ak ak 1... a1a0 g
hoặc n   ak ak 1... a1a0  và gọi các ký hiệu này là biểu diễn của số tự
g

nhiên n trong hệ thống ghi cơ số g .


Nhận xét. Nếu số tự nhiên n biểu diễn trong hệ thống ghi cơ số g có k chữ số thì

g k  n  g k 1 .

Do đó, số chữ số của số tự nhiên n được tính theo công thức k  [log g n], trong
đó ký hiệu  log g n  để chỉ phần nguyên của log g n.

26
Chương 1. Số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỉ, số thực

Ví dụ 1.6. Cho một số chính phương được viết trong hệ cơ số 8 là  ab3c  . Vậy c
8

là chữ số nào trong bốn đáp án sau? A) 1 B) 2 C) 3 D) 4.

Ta có n2   ab3c   a  83  b  82  3 81  c. Nếu n  2k thì n2  4k 2 chia hết cho


8

4. Khi đó, số dư trong phép chia n 2 cho 8 chỉ có thể là 0 hoặc 4. Nếu n  2k  1 thì
n 2   2k  1  4k  k  1  1 khi chia cho 8 có số dư là 1. Như vậy trong mọi trường
2

hợp, chữ số c chỉ có thể là 0, 1 hay 4.

Nếu c  0 thì n2   ab30  a  83  b  82  3  81  8 8 p  3 . Ta gặp mâu thuẫn


8

vì 8 không phải là số chính phương.

Nếu c  4 thì n2   ab34  a  83  b  82  3 81  4  4 8q  7  . Chúng ta gặp


8

mâu thuẫn vì không có số chính phương lẻ nào có dạng 8q  7.

Vậy c  1 (Chọn đáp án A).


1.4.3. Hệ thập phân. Hệ thống ghi cơ số 10 được gọi là hệ thập phân. Trong hệ
thập phân có 10 chữ số: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Chẳng hạn, trong hệ thập phân số
2021 là cách viết cho biểu diễn sau: 2.103 + 0.102 + 2.10 + 1. Trong các hệ ghi cơ số
g  10 người ta cũng lấy các chữ số của hệ thập phân để dễ nhận biết các chữ số
quen thuộc. Chỉ khi nào không đủ các chữ số người ta mới thêm vào những chữ số
mới. Chẳng hạn,  biểu thị chữ số thứ mười và  biểu thị chữ số thứ mười một
trong hệ ghi cơ số 12. Sau đây là các ví dụ về cách viết số trong hệ thập phân và hệ
ghi cơ số 12:

1512  1 12  5  17 10  17;


13 12  1 122  3  12  10  190 10  190.
 2 12  2  122  10  12  11   419 10  419.
Hệ thập phân là một trong những phát minh của người Ả rập cổ. Cơ sở của cách tạo
từ ở đây là số 10. Số 10 có vai trò đặc biệt là vì hai bàn tay chúng ta có 10 ngón. Vì vậy,
hệ thống danh pháp của loài người là hệ đếm thập phân.
Trong tiếng Việt tên của các số từ 1 cho tới một triệu gồm có 14 từ, chỉ các số 1, 2,
3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 100, 1000, 10000, 1000000. Ngoài ra, để dễ đọc một số từ đã được
biến thể khi ghép: một thành “mốt”, năm thành “lăm”, mười thành “mươi”.
1.4.4. Hệ nhị phân. Hệ ghi cơ số 2 được gọi là hệ nhị phân. Trong hệ nhị phân
có hai chữ số là 0 và 1. Ta dùng “bít” để chỉ chữ số nhị phân 0 và 1. Một ký hiệu 0

27
Giáo trình Số học

hoặc 1 được gọi là một bít (viết tắt của chữ “binary digit” trong tiếng Anh). Một số
tự nhiên biểu diễn bởi k chữ số 1 và 0 được gọi là một số k-bit. Phép tính đơn giản
nhất trong hệ nhị phân là phép cộng. Cộng hai bit trong hệ nhị phân được thực hiện
như sau:
0  0  0; 0 1  1; 1  0  1; 1 1  10.
Ví dụ 1.7. Biểu diễn cùng một số tự nhiên trong hệ nhị phân và hệ thập phân

1  1 2  11  1  1  1.


2
0
10

10  1 2  0  2  1 2  0 1  2   2   2.
2
1 0
10

101  1 2  0  2  1 2  1 4  0  2  11  5  5 
2
2 1 0
10
 5.
1001  1 2  0  2  0  2  1 2  9  9   9.
2
3 2 1 0
10

10011  1 2  0  2  0  2  1 2  1 2  19  19 
2
4 3 2 1 0
10
 19.

1.4.5. Ứng dụng của hệ nhị phân. Hệ nhị phân có rất nhiều ứng dụng, do chỉ dùng
hai chữ số 0 và 1 (bit) và việc tính toán với các số trong hệ này rất đơn giản. Máy tính
sử dụng cách viết nhị phân, lí do là vì trong máy tính người ta dựa trên một nguyên tắc
vật lý đơn giản gọi là nguyên tắc “Sáng, Tắt”: Bóng đèn sáng chỉ số 1, bóng đèn tắt chỉ
số 0. Chẳng hạn, số 1994 trong hệ thập phân có biểu diễn nhị phân là
1994 = (1994)10 = (11111001010)2.
1.4.6. Bài toán đổi cơ số. Bài toán đổi cơ số được đặt ra như sau: Cho một số tự
nhiên viết trong hệ ghi cơ số g là

n  ak ak 1 ... a0 g   ak ak 1... a0  .
g

Hãy viết số đó trong hệ ghi cơ số g ' .

Theo Định lí 1.4.1 ta thấy việc đổi biểu diễn của n từ hệ ghi cơ số g sang hệ cơ số
g ' thực chất là việc chia liên tiếp n và các thương liên tiếp cho g ' . Quá trình chia cứ
tiếp tục cho đến khi kết quả thương là số 0, thì dừng lại. Các số dư chính là các chữ số
trong cách biểu diễn của n trong hệ ghi cơ số g ' . Từ đó có cách viết số n trong hệ ghi
cơ số g '. Chẳng hạn, ta xét ví dụ chuyển đổi sau:

 4356 7
 4  73  3  72  5  71  6  70  1560  1560  .
10

28
Chương 1. Số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỉ, số thực

1.5. SỐ NGUYÊN

Tập hợp các số tự nhiên cùng với phép cộng là một vị nhóm giao hoán thỏa mãn
luật giản ước. Tuy nhiên, trên có một hạn chế là không có phép trừ hay nói cách
khác phương trình x  a  b là không giải được trên . Vì vậy, cần mở rộng thành
tập hợp các số nguyên sao cho trên có phép trừ hay phương trình x  a  b là giải
được trên . Phương pháp mở rộng từ tới là xây dựng nhóm cộng các số
nguyên như là một nhóm đối xứng hóa của vị nhóm cộng các số tự nhiên. Từ đó mô
tả được mỗi số nguyên là một số tự nhiên hay là số đối của một số tự nhiên.
1.5.1. Tập hợp các số nguyên. Xét là vị nhóm cộng giao hoán các số tự nhiên.
Gọi X   
  a, b  a, b  . Trên tập hợp X chúng ta định nghĩa một quan hệ
tương đương như sau:  a, b  ~  c, d   a  d  b  c. Quan hệ tương đương này xác
định trên tập hợp X một sự chia lớp. Ký hiệu:

   a, b   a, b   X 
là tập thương của tập hợp X   trên quan hệ tương đương ~ nói trên. Ta có
- Mỗi phần tử của tập hợp là một lớp gồm các cặp số tự nhiên tương đương với
nhau:  a, b     x, y   X  a , b  ~  x , y   .
- Sự bằng nhau của hai lớp tương đương trong tập hợp :

 a,b    c, d    a,b  ~  c, d   a  d  b  c.
Ta gọi tập hợp là tập hợp các số nguyên và mỗi phần tử của hay mỗi lớp
tương đương  a, b   là một số nguyên. Cặp số tự nhiên  a, b  gọi là một đại diện

của số nguyên  a, b  .

1.5.2. Phép cộng các số nguyên. Trên tập hợp các số nguyên, ta định nghĩa
phép cộng các số nguyên (lớp tương đương) như sau:

 a,b    c, d    a  c,b  d  .
Phép cộng không phụ thuộc việc chọn các đại diện của mỗi số nguyên hay phép
cộng là một phép toán đại số 2-ngôi trên tập hợp các số nguyên. Thật vậy, giả sử
 a,b    a ,b  ,  c, d    c , d  , khi đó ta có
1 1 1 1
a  b1  b  a1 , c  d1  d  c1 . Do đó,
cộng hai đẳng thức này lại ta thu được

29
Giáo trình Số học

 a  c   b  d   b  d    a  c  .
1 1 1 1

Chuyển qua lớp tương đương ta có  a  c,b  d    a  c ,b  d  . Từ đẳng thức


1 1 1 1

trên, theo định nghĩa của phép toán cộng hai số nguyên ta suy ra

 a,b    c, d    a ,b    c , d  .
1 1 1 1

1.5.3. Định lý. Tập hợp các số nguyên với phép toán cộng đã định nghĩa ở trên
là một nhóm cộng giao hoán và được gọi là nhóm cộng các số nguyên.
Chứng minh. Phép cộng trên tập hợp các số nguyên thoả mãn các tính chất kết hợp,
giao hoán, có phần tử đơn vị là lớp  0, 0    a, a  , a  . Mỗi số nguyên  a, b  của

có số đối là   a, b    b, a  thuộc . Chúng ta có điều cần phải chứng minh.

1.5.4. Phép nhân các số nguyên. Trên nhóm cộng các số nguyên, ta định nghĩa
phép nhân các số nguyên (lớp tương đương) như sau:

 a,b . c, d    ac  bd , ad  bc .
Phép toán nhân không phụ thuộc các cặp số tự nhiên đại diện của mỗi số nguyên,
hay phép nhân là một phép toán đại số 2-ngôi trên . Thật vậy, giả sử

 a, b    a1 , b1  ,  c, d    c1 , d1 .
Khi đó, a  b1  b  a1 , c  d1  d  c1 . Do đó

a  b  a1  b1 , c  d  c1  d1

Từ hai đẳng thức trên ta có một dãy các phép kéo theo sau đây

  a  b  c  d    a1  b1  c1  d1 
 a  c  d   b  c  d   a1  c1  d1   b1  c1  d1 
  ac  bd    a1d1  b1c1    ad  bc    a1c1  b1d1 
  ac  bd , ad  bc  ~  a1c1  b1d1 , a1d1  b1c1  .

Chuyển qua lớp tương đương biểu diễn số nguyên, ta nhận được

 ac  bd , ad  bc    a c  b d , a d
1 1 1 1 1 1
 b1c1 .

Từ đẳng thức trên, theo định nghĩa của phép nhân hai số nguyên ta suy ra

 a,b . c, d    a ,b . c , d .


1 1 1 1

30
Chương 1. Số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỉ, số thực

1.5.5. Định lý. Nhóm cộng các số nguyên với phép toán nhân đã định nghĩa ở
trên là một vành giao hoán có đơn vị và được gọi là vành các số nguyên.
Chứng minh. Phép nhân trên nhóm cộng các số nguyên thoả mãn tính chất kết
hợp. Thật vây, sử dụng định nghĩa phép nhân số nguyên và tính chất của phép cộng và
phép nhân các số tự nhiên ta có các đẳng thức sau

 a, b  .  c, d   .  e, f    ac  bd , ad  bc .  e, f 
 
   ac  bd  e   ad  bc  f ,  ac  bd  f   ad  bc  e 
  ace  bde  adf  bcf , acf  bdf  ade  bce 
  a  ce  df   b  cf  de  , a  cf  de   b  ce  df  
  a, b  .  ce  df , cf  de    a, b  .  c, d  .  e, f   .
 
Phép nhân trên nhóm cộng các số nguyên thoả mãn tính chất giao hoán. Thật
vây, do phép nhân các số tự nhiên có tính chất giao hoán nên ta có

 a,b . c, d    ac  bd , ad  bc   ca  db, da  cb   c, d .  a,b .


Phép nhân trên nhóm cộng các số nguyên có phần tử đơn vị là số nguyên 1, 0  :

 a,b  . 1, 0   a 1  b  0 , a  0  b 1   a,b .


Chú ý rằng, ta có 1, 0    a  1, a , a  là phần tử đơn vị của phép nhân trên .
Ta kiểm tra tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng các số nguyên:

 a, b    c, d    e, f    a, b   c  e, d  f 
  a  c  e  b  d  f  , a  d  f   b c  e 
  ac  ae  bd  bf , ad  af  bc  be 
  ac  bd , ad  bc    ae  bf , af  be 
  a, b   c, d    a, b   e, f  .

Định lý được chứng minh.


1.5.6. Định lý. Mỗi số nguyên là một số tự nhiên hoặc là số đối của một số tự
nhiên. Nói khác đi, ta có       n n .
Chứng minh. Lập ánh xạ f :  xác định bởi f  a    a, 0 , a  . Chứng
minh được rằng, f là một đơn cấu nửa nhóm cộng từ tới . Hơn nữa, f là một đơn

31
Giáo trình Số học

cấu duy nhất sao cho mỗi phần tử của đều có dạng f  a   f  b  , a, b  . Vì f là

đơn cấu, nên ta có thể đồng nhất f  a   a, a  . Do đó, với mỗi x  ta có thể viết

x   a, b    a, 0    0, b    a, 0    b, 0   f  a   f b   a  b, a, b  .

Nếu a  b thì x  a  b  . Còn nếu b  a thì x  a  b    b  a     . Vì

vậy,      n n . Định lý được chứng minh.


1.5.7. Định lý. Vành các số nguyên là một miền nguyên.
Chứng minh. Ta chỉ cần chứng minh vành không chứa ước của không. Thật vậy
với x, y  và x  0, y  0 ta có x  k , y  l, k ,l  , k  0,l  0. Do đó,
xy   kl  0. Định lý được chứng minh.
1.5.8. Định nghĩa. Một miền nguyên D cùng với một quan hệ thứ tự tuyến tính 
được gọi là một vành sắp thứ tự nếu hai tính chất sau đây được thoả mãn:

1) Tính chất đơn điệu đối phép cộng: x, y, z  D  x  y  x  z  y  z  .

2) Tính chất đơn điệu đối phép nhân: x, y, z  D  x  y, z  0  xz  yz  .

Trong vành sắp thứ tự D chúng ta sử dụng các ký hiệu sau


x  y  y  x; x  y  x  y, x  y.

Các phần tử x  0, x  0 hay x  0 được gọi là phần tử dương.


1.5.9. Định lý. Vành các số nguyên với quan hệ  sau đây là một vành sắp thứ tự:

x, y   x  y  x  y  .
Chứng minh. Với a, b, c  ta kiểm tra các tính chất của một vành sắp thứ tự.
- Tính chất phản xạ: a  a vì a  a  0  .
- Tính chất phản xứng: Nếu a  b và b  a thì a  b  và b  a  . Do đó
a b và a  b     , hay a  b     . Từ đó a  b  0 hay a  b.
- Tính chất bắc cầu: Nếu a  b và b  c thì a  b  và b  c  . Do đó

a  c   a  b   b  c   .

- Tính chất toàn phần: Ta có a  b  hoặc b  a  . Do đó, a  b hoặc b  a.


- Tính chất đơn điệu:

32
Chương 1. Số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỉ, số thực

(i) a  b  a  b    a  c   b  c   a  b   a  c  b  c.
(ii) a  b, c  0  a  b  , c   ac  bc   a  b  c   ac  bc.

Nhận xét. Quan hệ thứ tự  trên tập hợp các số nguyên khi thu hẹp trên tập hợp
các số tự nhiên trùng với quan hệ thứ tự  trên tập hợp các số tự nhiên.
1.5.10. Định lý. Vành các số nguyên với quan hệ thứ tự  là một vành sắp thứ tự
Archimedes, nghĩa là x, y  , x  0, n  : nx  y.
Chứng minh. Nếu y  0 thì chọn n  1 có nx  1x  x  0  b. Nếu y  0 thì
x, y  . Khi đó, sử dụng tính chất Archimedes của quan hệ thứ tự trên tập hợp các số
tự nhiên ta suy ra tồn tại n  sao cho nx  y.
1.5.11. Định lý. Mọi tập hợp con khác rỗng và bị chặn trên của tập hợp các số
nguyên đều có số lớn nhất.
Chứng minh. Giả sử M là tập con khác rỗng và bị chặn trên của , ta xét hai
trường hợp sau.
Trường hợp 1: M    ( M có chứa số tự nhiên).
Khi đó tập con M  là một tập khác rỗng và bị chặn trên của . Sử dụng tính
chất sắp thứ tự của ta suy ra tập con M  có số lớn nhất là m và số m này cũng
chính là số lớn nhất của M .
Trường hợp 2: M    ( M không chứa số tự nhiên).

 
Khi đó tập con M   x x  M là một tập con khác rỗng của . Sử dụng tính
chất sắp thứ tự tốt của ta suy ra tập con M có số nhỏ nhất là m, m  M và do đó
m là số lớn nhất của tập M .
1.5.12. Định lý. Mọi tập con khác rỗng và bị chặn dưới của tập hợp các số nguyên
đều có số bé nhất.
Chứng minh. Giả sử M là tập hợp con khác rỗng và bị chặn dưới bởi b của , khi

đó tập hợp con M   x x  M  là một tập hợp con khác rỗng và bị chặn trên bởi
b của . Theo Định lý 1.5.11, chúng ta suy ra tập hợp con M   x x  M  có số
lớn nhất là m, m  M . Vì rằng  x  m, x  M nên x  m, x  M . Từ đó suy ra m
là số nhỏ nhất của M . Định lý được chứng minh.
Chú ý. Các Định lý 1.5.10 và Định lý 1.5.11 là tương đương với nhau và thường
được gọi là nguyên lý cực tiểu của vành số nguyên.
1.5.13. Định lý. Vành số nguyên là một vành sắp thứ tự rời rạc.

33
Giáo trình Số học

Chứng minh. Giả sử với mỗi số nguyên a đều tồn tại một số nguyên x sao cho
a  x  a  1. Khi đó, sử dụng tính chất đơn điệu đối với phép cộng của quan hệ thứ tự
trên vành số nguyên ta suy ra tồn tại số nguyên y  x  a sao cho 0  y  1. Ta gặp phải
mâu thuẫn và định lý được chứng minh.
1.5.14. Định lý. Tập hợp các số nguyên có cùng lực lượng với tập hợp các số tự
nhiên. Nói cách khác, tập hợp các số nguyên là tập hợp đếm được.
Chứng minh. Lập ánh xạ f :  xác định bởi công thức

 2 x, x 
f  x  
2 x  1, x  .

Với a, b  , nếu f  a   f  b  thì 2a  2b hoặc 2a 1  2b 1 . Trong cả hai


trường hợp ta đều có a  b. Do đó, f là đơn ánh. Với mỗi y  , xét hai khả năng

- Nếu y  2k , k  thì tồn tại x  k  sao cho f  k   2k  y.

- Nếu y  2k  1, k  thì tồn tại số nguyên âm x    k  1  sao cho

 
f   k  1  2  k  1  1  2k  1  y. Do đó, f là toàn ánh.

Vậy ánh xạ f là một song ánh. Ta có điều cần chứng minh.

1.6. SỐ HỮU TỈ
Tập hợp các số nguyên cùng với phép cộng và phép nhân là một vành sắp thứ tự
Archimedes rời rạc. Tuy nhiên, trên có một hạn chế là không có phép chia hay nói
cách khác phương trình ax  b là không giải được trên . Vì vậy, cần mở rộng
thành tập hợp các số hữu tỉ sao cho trên có phép chia hay phương trình ax  b là
giải được. Phương pháp mở rộng từ tới là xây dựng trường các số hữu tỉ như
là trường các thương của miền nguyên các số nguyên. Từ đó mô tả được mỗi số hữu
tỉ là một phân số hay thương của hai số nguyên. Hơn nữa, có thể mở rộng quan hệ thứ
tự từ lên để trở thành một trường sắp thứ tự Archimedes dày đặc.
1.6.1. Tập hợp các số hữu tỉ. Xuất phát từ miền nguyên các số nguyên, ký hiệu

X  
   a,b 
a, b  , b  0 .

Trên tập hợp tích Descartes X chúng ta định nghĩa một quan hệ tương đương sau:

 a,b  ~  c, d   ad  bc.
34
Chương 1. Số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỉ, số thực

Quan hệ tương đương này xác đinh trên X một sự chia lớp. Ký hiệu:

   a, b   a, b   X 
là tập hợp thương của tập hợp X    trên quan hệ tương đương vừa định nghĩa ở
trên. Ta gọi tập hợp là tập hợp các số hữu tỉ và mỗi phần tử thuộc là một số hữu
tỉ. Như vậy, ta có

- Mỗi số hữu tỉ   là một lớp  a, b  gồm các cặp số nguyên tương đương với

nhau, trong đó a, b và b  0. Ta gọi cặp số nguyên  a, b  là đại diện cho số hữu tỉ

   a, b     x, y   X  a , b  ~  x, y   .
- Trên tập hợp sự bằng nhau của hai số hữu tỉ được xác định như sau:

 a,b    c, d    a,b  ~  c, d   ad  bc.


1.6.2. Phép cộng và nhân các số hữu tỉ. Trên tập hợp các số hữu tỉ, ta định
nghĩa phép cộng và phép nhân các số hữu tỉ qua các lớp tương đương như sau:

 a,b    c, d    ad  bc,bd ;  a,b  .  c, d    ac,bd .


Ta chứng minh được rằng, hai phép toán này không phụ thuộc vào đại diện của mỗi
số hữu tỉ hay đây là những phép toán đại số 2-ngôi trên .
1.6.3. Định lý. Tập hợp các số hữu tỉ với phép toán cộng và phép toán nhân đã
định nghĩa ở trên là một trường và được gọi là trường các số hữu tỉ.
Chứng minh. Phép cộng trên tập hợp các số hữu tỉ thoả mãn các tính chất kết
hợp, giao hoán, có phần tử đơn vị là lớp  0,1   0, b , b  , b  0.

Mỗi lớp  a, b   có phần tử đối là lớp   a, b     a , b   .

Phép nhân trên tập hợp thoả mãn tính chất kết hợp, giao hoán, có phần tử đơn vị
là lớp 1,1   b, b  , b  
.

Phép cộng và nhân trên thoả mãn luật phân phối.


Ngoài ra, với mỗi lớp  a, b    0,1 thuộc ta có a  0, b  0. Do đó, tồn tại lớp

b, a   sao cho  a,b  .b, a    ab, ab   1,1, hay số hữu tỉ  a,b    0,1 có số
nghịch đảo trong .
Từ những điều kiện đã được kiểm tra ở trên, ta có điều cần chứng minh.

35
Giáo trình Số học

1.6.4. Định lý. Trường các số hữu tỉ chứa vành số nguyên như là một vành con,
hay nói cách khác mỗi số nguyên là một số hữu tỉ.

Chứng minh. Lập ánh xạ f :  xác định bởi f  a    a,1, a  . Chúng ta


chứng minh được f là đơn cấu từ vành các số nguyên tới trường các số hữu tỉ, hay tồn
tại đẳng cấu vành  f ( )  . Do đó, ta có thể đồng nhất mỗi số nguyên a với ảnh
của nó là số hữu tỉ f  a    a,1  . Vì vậy, có thể xem vành các số nguyên như là một
vành con của trường các số hữu tỉ. Nói cách khác, mỗi số nguyên là một số hữu tỉ. Định
lý được chứng minh.

1.6.5. Định lý. Mỗi số hữu tỉ biểu diễn được dưới dạng ab 1 , với a,b  , b  0.

Chứng minh. Lập ánh xạ f :  bởi f  a    a,1, a  . Chứng minh được


f là đơn cấu vành từ vành các số nguyên tới trường các số hữu tỉ. Hơn nữa, f là đơn
đều có dạng f  a  f  b  , a, b 
1
cấu duy nhất sao cho mỗi phần tử của trường với

b  0. Do đó, với mỗi x  , nếu quy ước với cách viết f  a   a, a  thì ta có sự
biểu diễn sau:
1
x   a, b    a,1 1, b    a,1  b,1  f  a  . f b   ab1 , a, b  , b  0.
1

Định lý được chứng minh.

1.6.6. Phân số. Với mỗi cặp số nguyên a, b với b  0 ta gọi tích ab 1 là thương
a a
của a chia cho b và ký hiệu là . Ta gọi là một phân số, a là tử số và b là mẫu số
b b
a a
của phân số . Phân số được gọi là phân số tối giản nếu a, b nguyên tố cùng nhau
b b
và b là số nguyên dương.

1.6.7. Hệ quả. Mỗi số hữu tỉ biểu diễn được dưới dạng một phân số.

1.6.8. Mệnh đề. Mỗi số hữu tỉ biểu diễn duy nhất dưới dạng một phân số tối giản.

a
Chứng minh. Với mỗi số hữu tỉ x , ta viết x  , a, b  dưới dạng một phân số,
b
a b
với b là số nguyên dương. Gọi d   a, b  , ta có a  da1 , b  db1 ,  a1 , b1    ,   1.
d d 

36
Chương 1. Số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỉ, số thực

a da1 a1 a
Từ đó suy ra x    , trong đó 1 là phân số tối giản.
b db1 b1 b1

a c a c
Bây giờ giả sử, x   trong đó , là các phân số tối giản. Khi đó, ta có
b d b d
ad  bc hay ad chia hết cho b. Vì a, b nguyên tố cùng nhau nên suy ra d chia hết
cho b. Do tính bình đẳng nên cũng suy ra được b chia hết d . Mà b, d là những số
nguyên dương nên b  d và do đó a  c. Định lý được chứng minh.
1.6.9. Số hữu tỉ không âm, số hữu tỉ dương
a
Cho số hữu tỉ x  , a, b  , b  0. Khi đó, x được gọi là số hữu tỉ không âm và
b
ký hiệu bởi x  0 nếu ab  0 trong vành số nguyên hay ab  . Ta gọi x là số hữu tỉ
dương và ký hiệu x  0 nếu x  0 và x  0. Kiểm tra được tính không âm và tính
dương của mỗi số hữu tỉ không phụ thuộc vào phân số đại diện của nó.
1.6.10. Mệnh đề. Tổng và tích của hai số hữu tỉ không âm là số hữu tỉ không âm.
Chứng minh. Giả sử x, y  là hai số hữu tỉ không âm có biểu diễn phân số là

a c
x , y  , a, b, c, d  , ab  0, cd  0, b  0, d  0.
b d

Vì trong vành số nguyên ta có  ad  bc  bd   ab  d 2   cd  b 2  0, nên

a c ad  bc
x y     0.
b d bd

Tương tự vì trong vành số nguyên ta cũng có  ab  cd    ac  bd   0 nên

a c ac
xy     0.
b d bd
Mệnh đề được chứng minh.
1.6.11. Quan hệ  trên trường các số hữu tỉ
Quan hệ  trên trường các số hữu tỉ được định nghĩa như sau

x, y   x  y  x  y  0 .
1.6.12. Định lý. Trên trường các số hữu tỉ, quan hệ  vừa được định nghĩa ở trên
là một quan hệ thứ tự tuyến tính và đơn điệu đối với phép cộng và nhân các số hữu tỉ,
nghĩa là với x, y, z  , ta có

37
Giáo trình Số học

(i) Nếu x  y thì x  z  y  z.

(ii) Nếu x  y, z  0 thì xz  yz.

Chứng minh. 1) Quan hệ  có tính chất phản xạ: Với x  ta có x  x  0 nên


theo Định nghĩa 1.6.11 ta suy ra được x  x.
2) Quan hệ  có tính chất phản xứng: Giả sử x, y  , chúng ta biểu diễn

a
x y  , a, b  , b  0.
b
Nếu x  y và y  x thì x  y  0 và y  x  0. Do đó ab  và  ab  . Từ đó
suy ra ab      0 tức ab  0. Vì vậy, a  0 hay x  y.
3) Quan hệ  có tính chất bắc cầu: Giả sử x, y, z  , nếu x  y, y  z thì
x  y  0, y  z  0. Do đó, sử dụng tính chất của các số hữu tỉ không âm, chúng ta có
x  z   x  y    y  z   0 hay x  z .

4) Quan hệ  có tính chất đơn điệu đối với phép cộng và phép nhân:

a) Phép cộng. Với mọi x, y, z  nếu x  y thì  x  z    y  z   x  y  0, hay


x  z  y  z.

b) Phép nhân. Với mọi số hữu tỉ x, y, z nếu x  y và z  0 thì x  y  0 và z  0.


Do đó, sử dụng tính chất của các số hữu tỉ không âm chúng ta có xz  yz   x  y  z  0,
hay xz  yz.

5) Quan hệ  có tính chất toàn phần: Giả sử x, y  , chúng ta biểu diễn


a
x y  , a, b  , b  0. Khi đó, xảy ra một trong hai khả năng sau:
b
- Nếu ab  0 trong vành số nguyên thì x  y trong trường số hữu tỉ.

- Nếu 0  ab trong vành số nguyên thì y  x trong trường số hữu tỉ.

Phép chứng minh định lý được hoàn thành.


Nhận xét. Quan hệ thứ tự  trên trường các số hữu tỉ khi thu hẹp trên vành các số
nguyên trùng với quan hệ thứ tự  trên vành các số nguyên.
1.6.13. Định lý. Trên trường các số hữu tỉ, quan hệ thứ tự  có tính chất
Archimedes, nghĩa là với x, y  , x  0, n  : nx  y.

38
Chương 1. Số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỉ, số thực

Chứng minh. Nếu 0  y thì ta chọn n  1 và có nx  1x  x  0  y. Nếu y  0 thì


khi đó ta có thể biểu diễn các số hữu tỉ dương x, y bởi các phân số như sau:

a c 
x , y  , a , b, c , d  .
b d

Khi đó, nếu chọn n  b  c  1 thì ta có nx  b  c  1


a c
 ac  a  c  1  c   y.
b d
Định lý được chứng minh.
1.6.14. Định lý. Không có số hữu tỉ nào bình phương bằng 2.
Chứng minh. Giả sử ngược lại tồn tại một số hữu tỉ a sao cho a 2  2. Viết a dưới
p
dạng một phân số tối giản. Giả sử a  , khi đó p 2  2q 2 . Từ đó suy ra p và q đều là
q
p
số chẵn. Ta gặp phải mâu thuẫn với là phân số tối giản.
q

Nhận xét. (i) Đa thức x2  2 bất khả quy (vô nghiệm) trên trường số hữu tỉ.
(ii) Độ dài đường chéo hình vuông cạnh đơn vị không phải là số hữu tỉ. Nói cách
khác, nếu chỉ dùng số hữu tỉ thì không đo được mọi kích thước trong thực tiễn.
1.6.15. Định lý. Tập hợp các số hữu tỉ là tập đếm được.

xác định bởi f  n  


n
Chứng minh. Trước hết có một đơn ánh f :  , n  .
1
Ngược lại, mỗi số hữu tỉ x biểu diễn duy nhât được dưới dạng một phân số tối giản

, a, b  , b  0,  a, b   1.
a
x
b

bởi g  x   2
s  x  1 a
Do đó, ta xây dựng được một ánh xạ g :  3 5b , trong đó

 1 khi x  0,

s  x    0 khi x  0,
1 khi x  0.

Chứng minh được g là một đơn ánh. Theo Định lý Cantor – Bernstein sẽ tồn tại
một song ánh từ tập hợp các số hữu tỉ lên tập hợp các số tự nhiên. Vậy tập hợp các số
hữu tỉ là tập hợp đếm được. Định lý được chứng minh.

39
Giáo trình Số học

1.7. TRƯỜNG SẮP THỨ TỰ

1.7.1. Định nghĩa. Cho  F ,   là một vành sắp thứ tự (xem Định nghĩa 1.5.8). Khi

F là một trường, ta sẽ gọi  F ,   là một trường sắp thứ tự. Với mỗi x  F , ta gọi:

- Phần tử x là không âm trong F nếu x  0.


- Phần tử x là dương trong F và ký hiệu x  0 nếu x  0 và x  0.
- Phần tử x là âm trong F và ký hiệu x  0 nếu 0  x và x  0.
Ví dụ 1.8. Trường các số hữu tỉ  ,   là trường sắp thứ tự (xem Định lý 1.6.12).

Nhận xét. Trong một trường sắp thứ tự  F ,   ta có:

(i) x2  0 với mọi x  F .


(ii) e  0 với e là phần tử đơn vị của trường F .
(iii) ne  0 với n  *
và e là phần tử đơn vị của trường F .
(iv) Với mọi x, y  F , nếu x  0, y  0 thì x  y  0.
(v) Với mọi x, y  F , nếu x  0, y  0 thì xy  0.

(vi) Với mọi x  F , nếu x  0 thì x1  0.


(vii) x  e  x, với mọi x  F và e là phần tử đơn vị của trường F .
1.7.2. Mệnh đề. Mọi trường sắp thứ tự đều chứa trường các số hữu tỉ như là một
trường con.
Chứng minh. Giả sử  F ,   là một trường sắp thứ tự với phần tử đơn vị e. Khi đó

ta luôn có ne  0, n  *
. Do đó, thiết lập được ánh xạ f :  F xác định bởi

m
f     me  ne  , m, n  , n  0,  m, n   1.
1

n
Chứng minh được f là một đơn cấu trường. Do đó, có đẳng cấu trường
 f   F và phép đồng nhất a  f  a   F , a  hay ta có thể xem như là
một trường con của trường F . Mệnh đề được chứng minh.
1.7.3. Mệnh đề. Mọi trường sắp thứ tự F đều có tính chất trù mật, nghĩa là
x, y  F , x  y, z  F : x  z  y.
x y
Chứng minh. Thật vậy, x, y  F , x  y, chọn z   F ta có x  z  y.
2

40
Chương 1. Số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỉ, số thực

1.7.4. Giá trị tuyệt đối của một phần tử trong trường sắp thứ tự
Giả sử  F ,   là một trường sắp thứ tự và x  F . Giá trị tuyệt đối của phần tử x
được định nghĩa như sau:
 x khi x  0;
x 
 x khi x  0.
Nhận xét. Giả sử  F ,   là một trường sắp thứ tự và x, y  F . Ta có

(i) x  y  0; x  y  0  x  y. (ii) x  y  y  x .
1
(iii) x  y  x  y . (iv) xy  x y . (v) x 1  x với x  F , x  0.

1.7.5. Các loại dãy đặc biệt trong một trường sắp thứ tự
Giả sử  F ,   là một trường sắp thứ tự và an   a0 , a1 ,..., an ,... hay ký hiệu
n

gọn bởi an  là một dãy vô hạn đếm được các phần tử của trường F . Ta gọi:

- Dãy a 
n
là dãy hội tụ trong trường F về một phần tử a  F và ký hiệu
lim an  a nếu với mỗi   F ,   0 đều tồn tại một số tự nhiên n0 sao cho
n 

an  a   , n  n0 .

- Dãy an  là dãy không trong trường F nếu lim an  0, hay nói khác đi nếu với
n 

mỗi   F ,   0 đều tồn tại một số tự nhiên n0 sao cho

an   , n  n0 .

- Dãy an  là dãy cơ bản trong trường F nếu với mỗi phần tử   F ,   0 đều

tồn tại một số tự nhiên n0 sao cho an  am   , n, m  n0 .

- Dãy an  là dãy bị chặn trong trường F nếu tồn tại M  F , M  0 sao cho

an  M , n  .

Chúng ta ký hiệu K là tập hợp tất cả các dãy không và B là tập hợp tất cả các dãy
cơ bản các phần tử của trường sắp thứ tự  F ,   .

1.7.6. Các phép toán trên các dãy của một trường sắp thứ tự
Giả sử an  và bn  là các dãy phần tử trên trường sắp thứ tự  F ,   . Ta định
n n

nghĩa phép cộng và phép nhân các dãy như sau:

41
Giáo trình Số học

a 
n n
 bn 
n
 an  bn 
n
;
a 
n n
. bn 
n
 an .bn 
n
.

1.7.7. Các tính chất của dãy cơ bản trong một trường sắp thứ tự
Trong trường sắp thứ tự  F ,   có các tính chất sau đây:

1) Mọi dãy hội tụ đều là dãy cơ bản.


2) Mọi dãy cơ bản đều là dãy bị chặn.
3) Tổng, hiệu và tích hai dãy hội tụ là một dãy hội tụ. Hơn nữa, ta có
lim  an  bn   lim  an   lim bn  ; lim  an bn   lim  an  lim bn  .

4) Tổng, hiệu và tích hai dãy cơ bản là một dãy cơ bản.


5) Tích một dãy cơ bản với một dãy không là một dãy không.

6) Nếu dãy cơ bản an  không phải là dãy không thì tồn tại một số tự nhiên n0 và

một phần tử a  F , a  0 sao cho an  a, n  n0 .

7) Nếu dãy cơ bản an  không phải là dãy không thì tồn tại số tự nhiên n0 sao cho
hoặc an  0, n  n0 hoặc an  0, n  n0 .

Chứng minh. Trên đây là những tính chất quen thuộc. Chúng ta chỉ chứng minh
một số tính chất, các tính chất còn lại dành cho bạn đọc tự chứng minh xem như bài tập.

1) Giả sử an  là một dãy hội tụ trong trường sắp thứ tự  F ,   về một phần tử
a  F . Theo định nghĩa của dãy hội tụ, với phần tử dương   F , tồn tại số tự nhiên n0
1
sao cho an  a   , n  n0 . Do đó
2

an  am  an  a  am  a   , n, m  n0 .

Từ đây suy ra dãy hội tụ an  là dãy cơ bản trong trường sắp thứ tự  F ,   .
n

2) Giả sử an  là một dãy cơ bản trong trường sắp thứ tự  F ,   . Theo định nghĩa
của dãy cơ bản, với phần tử dương   1 F , tồn tại số tự nhiên n0 sao cho
an  a  1, n  n0 . Do đó, với m  n0  1, ta thu được bất đẳng thức sau

an  an  an 1  an 1  1  an 1 , n  n0 .
0 0 0

42
Chương 1. Số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỉ, số thực

 
Gọi M  max a0  1, a1  1,..., an0 1  1 , ta có an  M , n  . Từ đây chúng ta

suy ra dãy hội tụ an  là dãy bị chặn bởi M trong trường  F ,   .

3) Giả sử an  và bn  là các dãy hội tụ trong trường sắp thứ tự  F ,   tương ứng
về các phần tử a, b  F . Theo định nghĩa của dãy hội tụ, với mỗi phần tử dương   F ,
1 1
sẽ tồn tại các số tự nhiên n1 và n2 sao cho an  a   với n  n1 và bn  b  
2 2
với n  n2 . Do đó, với n0  max  n1 , n2  , ta có

1 1
an  a   , bn  b   , n  n0 .
2 2
Do đó

a n
 bn    a  b   an  a  bn  b       , n  n0 .
1
2
1
2

Từ đó suy ra các dãy an  bn  là những dãy hội tụ trong trường  F ,   và ta có

lim  an  bn   a  b  lim  an   lim  bn  .

Giả sử an  và bn  là các dãy hội tụ trong trường sắp thứ tự  F ,   tương ứng về
các phần tử a, b  F . Vì mỗi dãy hội tụ đều là dãy cơ bản nên chúng là các dãy bị chặn.
Theo định nghĩa của dãy bị chặn, tồn tại các phần tử dương x, y  F sao cho
an  x, bn  y, n  . Ta có b  y. Mặt khác, với   F ,   0 tồn tại n0  sao

 
cho an  a  , bn  b  , n  n0 . Do đó
2y 2x

anbn  ab  anbn  anb  anb  ab  an  bn  b    an  a  b


 an  bn  b    an  a  b  an bn  b  an  a b
 
x  y   , n  n0 .
2x 2y

Từ đây suy ra dãy tích anbn  hội tụ về ab trong trường sắp thứ tự  F ,   và

lim  an bn   ab  lim  an  lim bn  .

6) Giả sử ngược lại tính chất 6) không đúng, khi đó với mọi phần tử dương

43
Giáo trình Số học

a  F và mọi số tự nhiên k tồn tại số tự nhiên p  k sao cho a p  a. Vì an  là dãy


n

cơ bản nên với mỗi phần tử dương   F , tồn tại n0  sao cho

1
an  am   , n, m  n0 .
2
1 1
Do đó an  an  am  am    am với n, m  n0 . Chọn a   , m  p ta thu
2 2
được bất đẳng thức
1 1 1
an    a p       , n  n0 .
2 2 2

Vì vậy, an  là dãy có giới hạn không và điều này trái với giả thiết. Tính chất 6)
được chứng minh.

7) Vì dãy cơ bản an  không phải là dãy không nên theo tính chất 6) tồn tại số tự

nhiên k và phần tử dương a  F sao cho hoặc an  a, n  k . Giả sử ngược lại tính
chất 7) không xảy ra nghĩa là với mọi số tự nhiên n0 tồn tại các số tự nhiên p, q  n0
sao cho x p  0 và xq  0. Nếu chọn n0  k thì ta có  x p  a, xq  a. Do đó,

xq  x p  2a, p, q  k . Điều này trái với giả thiết dãy an  là dãy cơ bản. Tính chất 7)
được chứng minh.
1.7.8. Định lý. Mọi trường sắp thứ tự Archimedes đều trù mật hữu tỉ, nghĩa là với
mọi x, y  F , x  y tồn tại z  sao cho x  z  y.
Chứng minh. Giả sử F là trường sắp thứ tự Archimedes, khi đó với mọi
x, y  F , x  y tồn tại số nguyên dương m sao cho m  x  y   1 hay mx  my  1.
Tương tự, tồn tại một số nguyên dương n sao cho n  mx . Chúng ta xét tập hợp

M  k  : mx  k .

Ta có n  M và n  mx  k với mọi k  M nên M là tập con khác rỗng của và


bị chặn trên bởi n . Do đó, tập hợp M có số lớn nhất là p và mx  p. Nếu my  p thì
mx  my 1  p 1 do đó p  1 M , ta gặp mâu thuẫn với tính chất lớn nhất của p. Từ
p p
đó suy ra my  p . Vì vậy, ta có mx  p  my. Từ đó suy ra x   y. Đặt z  
m m
có x  z  y. Ta có điều cần chứng minh.

44
Chương 1. Số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỉ, số thực

1.7.9. Định nghĩa. Trường sắp thứ tự  F ,   được gọi là trường sắp thứ tự đầy đủ
nếu trong F mọi dãy cơ bản đều là dãy hội tụ.

1.7.10. Định lý. Trường các số hữu tỉ  ,   là trường sắp thứ tự không đầy đủ.
Nói khác đi, trong có những dãy cơ bản nhưng không phải là dãy hội tụ.

Chứng minh. Xét dãy các số hữu tỉ an 


n
1
với số hạng an   , n  0, 1, 2,...
n
k 0 k !

Với q  p ta có các đánh giá sau

1 1 1
0  aq  a p    
 p  1!  p  2 ! q!
1  1 1 1 
 1     
 p  1!   p  2   p  2  p  3  p  2 q 
 
1  1 1 1 
 1  
      p  1
p  1 !  p  1 2
 p  1
q  p 1 


1
1
 p  1
q p
1 1 1 1
     .
 p  1! 1  1  p  1! 1  1 p  p!
 p  1  p  1
Từ đó ta nhận được bất đẳng thức sau
1
0  aq  a p  , q  p. (1)
p  p!

Từ bất đẳng thức (1) ta suy ra dãy số an  là dãy cơ bản các số hữu tỉ. Giả sử an 
là dãy hội tụ trong về số hữu tỉ l . Khi đó, trong bất đẳng thức (1) cho q   ta tiếp
tục thu được bất đẳng thức sau
1
0  l  ap  . (2)
p  p!

m
Trong (2) chọn p  2 ta có 2, 5  l  2, 75. Do đó, ta viết được l  dưới dạng
n
thương của hai số nguyên dương với n  1 . Trong bất đẳng thức (2) lại chọn p  n là
mẫu số của l ta thu được bất đẳng thức sau

45
Giáo trình Số học

m  1 1 1
0  1     . (3)
n  1! n!  n  n!
Nhân hai vế bất đẳng thức (3) với n ! ta có

1
0 x  1,
n

m  1 1
trong đó x  n!  n! 1     là một số nguyên. Ta gặp phải phải một mâu
n  1! n! 
thuẫn và định lý được chứng minh.

1.8. SỐ THỰC

Tập hợp các số hữu tỉ với phép cộng và phép nhân lập thành một trường. Hơn
nữa, còn là trường sắp thứ tự trù mật và Archimedes. Tuy nhiên, trường các số hữu tỉ
không phải là trường đầy đủ, hay nói khác đi, không khép kín với phép toán lấy
giới hạn đối với các dãy cơ bản. Vì vậy, ta cần mở rộng trường các số hữu tỉ tới
trường các số thực sao cho là trường đầy đủ nhỏ nhất chứa như là một trường
con. Ngoài ra, ta có thể mô tả mỗi số thực là giới hạn của một dãy cơ bản các số hữu tỉ
và tính dương hay âm của mỗi số thực hoàn toàn phụ thuộc vào tính dương hay âm của
dãy cơ bản các số hữu tỉ xác định số thực đó.
1.8.1. Định lí. Tập hợp  các dãy cơ bản các số hữu tỉ lập thành một vành giao
hoán, có đơn vị với phép cộng và phép nhân các dãy.
Chứng minh. 1) Tập hợp  khép kín với phép cộng và phép nhân các dãy vì tổng
và tích của các dãy cơ bản là dãy cơ bản.
2) Tập hợp  với phép cộng là một nhóm giao hoán
- Phép cộng các dãy cơ bản trên  được đưa về phép cộng các các số hữu tỉ trên
trường nên phép toán này có tính chất kết hợp và giao hoán.

- Phần tử đơn vị của phép cộng trên  là dãy  0    0, 0, 0,... .


n

- Phần tử đối của dãy an  thuộc  là dãy  an  thuộc  .

3) Tập hợp  với phép nhân các dãy lập thành vị nhóm giao hoán
- Phép nhân các dãy cơ bản trên  được đưa về phép nhân các số hữu tỉ trên
trường nên phép toán này có tính chất kết hợp và giao hoán.

46
Chương 1. Số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỉ, số thực

- Phần tử đơn vị của phép nhân trên tập hợp  là dãy:  1  1,1,1,... .
n

4) Trên tập hợp  phép nhân phân phối với phép cộng. Thật vậy, vì
an
 bn  cn  anbn  an cn , n  nên chuyển qua phép toán trên các dãy ta có

a   b c   a
n n n n 
 bn cn    an  bn  cn 
 anbn  an cn   anbn   an cn 
 an bn   an cn  .

Như vậy, định lý đã được chứng minh.


1.8.2. Định lí. Tập hợp  tất cả các dãy không các số hữu tỉ lập thành một iđêan
của vành  các dãy cơ bản các số hữu tỉ.
Chứng minh. Từ các tính chất của phép toán trên các dãy không ta có
lim  an  bn   lim an  lim bn  0  0  0;
lim  an bn   lim an .lim bn  0.0  0.
Do đó, tập hợp   B khép kín với phép cộng, phép trừ và phép nhân các dãy.
Với mọi dãy an    , theo tính chất của dãy cơ bản ta có an  là dãy bị chặn. Do

đó, tồn tại một số hữu tỉ dương M sao cho an  M , n  .

Mặt khác, với mọi dãy không an    ta có lim an  0, hay với mỗi   ,   0


tồn tại số tự nhiên n0 sao cho an  , n  n0 . Từ đó suy ra
M

an xn  an xn   M   , n  n0 ,
M
hay lim  an xn   0 và an  xn   an xn    . Như vậy,  là một iđêan của vành  .
Định lý được chứng minh.
1.8.3. Định lí. Vành thương của vành B các dãy cơ bản các số hữu tỉ trên iđêan
K các dãy không các số hữu tỉ lập thành một trường. Ta gọi trường là trường các số
thực và mỗi phần tử của là một số thực.
Chứng minh. Ký hiệu mỗi phần tử  của vành thương là lớp tương đương sau
  an   K , an   B.

Vành thương có phần tử không là 0  K và phần tử đơn vị là 1 K.


n n

Trước hết ta chứng minh vành thương có nhiều hơn một phần tử. Thật vậy, giả sử

47
Giáo trình Số học

ngược lại  0n


 K   1
n
 K , khi đó dãy hằng  1
n
 K hay 1  0 là một mâu
thuẫn. Ta cần phải chứng minh mọi phần tử khác phần tử không của vành đều có
nghịch đảo. Thật vậy, giả sử   an   K   0   K , khi đó an  là một dãy cơ bản
khác dãy không các số hữu tỉ. Theo tính chất của dãy cơ bản (Tính chất 6) trong Mục
1.7.7) tồn tại số hữu tỉ a  0 và một số tự nhiên n1 sao cho an  a, n  n1 . Ta xét dãy

b  các số hữu tỉ xác định bởi


n

an , n  n1 ,

bn   1
 a , n  n1 .
 n
Ta chứng minh bn  là dãy cơ bản. Thật vậy, với mỗi số hữu tỉ dương tùy ý   ,

do a  n
là một dãy cơ bản nên tồn tại một số tự nhiên n2 sao cho

an  am  a 2 , n, m  n2 . Từ đó suy ra với mọi n  n0  max n1 , n2  ta có

1 1 an  am 1
bn  bm     2 a 2   , n, m  n0 .
an am an am a

Đặt   bn   K  ta có   anbn   K   1  K , hay có  1    .


n

Định lý được chứng minh.


1.8.4. Định lí. Trường số thực chứa một trường con đẳng cấu với trường các số
hữu tỉ. Nói khác đi, ta có thể coi trường số hữu tỉ là một trường con của trường số thực.
Chứng minh. Thiết lập ánh xạ f :  xác định bởi

f a   a   K  , a  .
n

Chứng minh được rằng, f là đơn cấu trường. Do đó, tồn tại một đẳng cấu trường
   . Vì có đẳng cấu trường này, để đơn giản ta quy ước cách viết sau
 f

a  f  a    a   K , a  . Đồng nhất a  f  a    a   K , a  ta thu


n n

được là một trường con của trường . Định lý được chứng minh.

1.8.5. Định nghĩa. Giả sử an  là một dãy cơ bản khác dãy không các số hữu tỉ,
khi đó theo tính chất của dãy cơ bản tồn tại số tự nhiên n0 sao cho hoặc an  0, n 
hoặc an  0, n  . Nếu trường hợp thứ nhất xảy ra thì ta gọi an  là một dãy dương

còn trong trường hợp thứ hai xảy ra thì ta gọi an  là dãy âm.

48
Chương 1. Số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỉ, số thực

Giả sử   an   K  là một số thực. Ta chứng minh được rằng, nếu

  an   K  bn   K thì dãy an  là dãy dương khi và chỉ khi dãy bn  là dãy
dương. Do đó, ta có thể định nghĩa số thực dương hoặc số thực âm trong trường như
sau: Nếu dãy cơ bản các số hữu tỉ an  là dãy dương thì ta gọi  là số thực dương và

ký hiệu là   0. Trong trường hợp ngược lại, nếu an  là dãy âm thì ta gọi  là số
thực âm và ký hiệu là   0. Số thực  được gọi là số thực không âm và ký hiệu   0
nếu   0 hoặc   0.
Nhận xét. 1) Nếu an  là một dãy không thì số thực   an   K là số thực 0.

2) Mỗi số thực  có một trong ba dạng sau:   0,   0,   0.


3) Tổng và tích hai số thực dương là một số thực dương.
4) Số thực 1   1   K là số thực dương.
n

1.8.6. Định nghĩa. Trên trường các số thực quan hệ  được định nghĩa như sau:
Giả sử   an   K ,   bn   K là các số thực, khi đó

        0.
1.8.7. Định lý. Trường các số thực cùng với quan hệ  là một trường sắp thứ tự.
Chứng minh. 1) Quan hệ  có tính chất phản xạ:
Với mọi số thực   an   K ta có      0   K  0, hay    .
n

2) Quan hệ  có tính chất phản đối xứng:


Giả sử rằng,   an   K ,   bn   K  ,    ,    , khi đó ta có

    an  bn   K . Nếu    thì     0 và     0. Từ đó suy ra các dãy

a n
 bn  và bn  an  đều là dãy dương. Theo định nghĩa của dãy dương, với n đủ lớn

ta có đồng thời hai bất đẳng thức an  bn , bn  an . Ta gặp phải mâu thuẫn.
3) Quan hệ  có tính chất bắc cầu:
Giả sử chúng ta có các số thực   an   K ,   bn   K ,   cn   K sao cho

   ,    . Khi đó                0 hay    .
4) Quan hệ  có tính chất đơn điệu đối với phép cộng và phép nhân
(a) Tính chất đơn điệu đối với phép cộng: Với mọi  ,  ,  , nếu    thì
               0, hay        .
49
Giáo trình Số học

(b) Tính chất đơn điệu đối với phép nhân: Với  ,  ,  nếu    ,   0 thì
    0,   0. Do đó,           0, hay    .
5) Quan hệ thứ tự  trên trường các số thực có tính chất tuyến tính:
Giả sử rằng    an   K ,    bn   K ,    , khi đó chúng ta có

     an  bn   K   0 n  K hay dãy  an  bn  không phải là dãy không. Do đó,


chỉ xảy ra một trong hai khả năng sau:
- Nếu an  bn  là dãy dương các số hữu tỉ thì    .

- Nếu an  bn  là dãy âm các số hữu tỉ thì    .

1.8.8. Định lý. Nếu   an   K  thì   an  K  .

Chứng minh. Để chứng minh định lý này, chúng ta chia ra ba trường hợp sau.
Trường hợp 1:   0. Khi đó dãy a n
là dãy không hay lim an  0, do đó

lim an  0 hay dãy  a  cũng là dãy không. Từ đó,     0   a   K 


n n
.

Trường hợp 2:   0. Khi đó,     an   K và dãy an  là một dãy dương.
Do đó, tồn tại một số tự nhiên n0 sao cho an  0, n  n0 . Từ đó suy ra
an  an , n  n0 hay lim  an  an   0. Vậy     an   K  an    K.
Trường hợp 3:   0. Khi đó,       a   K    a   K và dãy a  là
n n n

một dãy âm. Do đó, tồn tại số tự nhiên n0 sao cho an  0, n  n0 . Từ đó suy ra
an  an , n  n0 hay lim  an  an   0. Vậy      an   K  an    K.
Định lý được chứng minh.
1.8.9. Định lý. Trường sắp thứ tự  ,   là trường sắp thứ tự Archimedes.

Chứng minh. Giả sử rằng   an   K ,   bn   K ,   0, khi đó dãy an  là


một dãy dương các số hữu tỉ. Theo tính chất của dãy dương, tồn tại số hữu tỉ dương a
và số tự nhiên n0 sao cho an  a, n  n0 . Do đó,   an   K  a  K  a. Mặt
n

khác, do bn  là dãy cơ bản nên dãy này bị chặn, nghĩa là tồn tại số hữu tỉ dương b sao

cho bn  b, n  . Từ đó suy ra b  b  K  bn   K   . Do trường số hữu tỉ là


n

trường sắp thứ tự Archimedes, nên tồn tại số tự nhiên k sao cho ka  b và do đó

50
Chương 1. Số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỉ, số thực

k  ka  b   , nghĩa là k   . Vì vậy, trường sắp thứ tự  ,   là trường sắp thứ


tự Archimedes. Định lý được chứng minh.
1.8.10. Hệ quả. Trường sắp thứ tự  ,  là trường sắp thứ tự trù mật hữu tỉ,
nghĩa là với mọi  ,   nếu    thì tồn tại   sao cho      .
Chứng minh. Theo Định lý 1.7.8, mọi trường sắp thứ tự Archimedes đều trù mật
hữu tỉ, cùng với Định lý 1.8.9 suy ra trường sắp thứ tự  ,   là trù mật hữu tỉ.

1.8.11. Định lý. Nếu   an  K thì   lim an . Nói khác đi, trong trường
n

các số thưc mỗi số thực là giới hạn hạn của một dãy cơ bản các số hữu tỉ.
Chứng minh. Với mỗi số thực dương tùy ý  , vì trường các số thực là trù mật
hữu tỉ (Hệ quả 1.8.10) nên tồn tại một số hữu tỉ  sao cho 0     . Do an  là một
n

dãy cơ bản nên tồn tại một số tự nhiên n0 sao cho am  an   , m, n  n0 . Mặt khác,
với mỗi số tự nhiên m ta luôn có

am    a 
m n  
 K  an 
n

 K  am  an 
n
 K.

Từ đó, sử dụng Định lý 1.8.8 ta nhận được đẳng thức am    am  an   n


 K.

Mặt khác, với mọi m, n  n0 ta đã có am  an   , do đó


am    am  an 
n
 K    n
 K     , m, n  n0 .

Như vậy, với mọi số tự nhiên m  n0 ta có am     tức là lim an   .

1.8.12. Hệ quả. Trong trường số thực mọi dãy cơ bản các số hữu tỉ đều là dãy hội tụ.
Chứng minh. Giả sử an  là một dãy cơ bản các số hữu tỉ, khi đó ta xét số thực
n

  an   K  . Theo Định lý 1.8.11, ta có   lim an . Do đó, dãy an  là dãy hội
n

tụ tới số thực  trong trường số thực. Hệ quả được chứng minh.


1.8.13. Định lý. Trường các số thực là trường sắp thứ tự đầy đủ. Nói khác đi, trong
trường các số thực mọi dãy cơ bản đều là dãy hội tụ.
Chứng minh. Giả sử  xn  là một dãy cơ bản các số thực. Vì trường các số thực
n

là trù mật hữu tỉ nên với mỗi số tự nhiên n tồn tại một số hữu tỉ an sao cho

xn  an  xn 
1
n 1
. Ta chứng minh dãy các số hữu tỉ an   n
là dãy cơ bản trên .

51
Giáo trình Số học

Thật vậy, giả sử   ,   0. Khi đó, do  xn  là một dãy cơ bản nên tồn tại n1 
n

  1 
sao cho xn  xm  với mọi m, n  n1 . Mặt khác, do dãy   có giới hạn 0 nên
3  n  1 n
1 
tồn tại n2  sao cho  với mọi n  n2 . Do đó, ta có
n 1 3
1  1 3
an  am  an  xn  xn  xm  xm  am     
n 1 3 m 1 3
với mọi m, n  n3  max n1 , n2 .

Bây giờ, ta xét số thực   an   K  . Theo Hệ quả 1.8.12, dãy an  là
n n

một dãy hội tụ trong trường số thực và lim an   . Xét dãy xn  an  trong trường số
n

thực. Khi đó, với mỗi số thực dương  tùy ý, tồn tại một số tự nhiên n0 sao cho
1 1
  với mọi n  n0 . Do đó, với mọi n  n0 ta nhận được xn  an    . Từ
n 1 n 1
bất đẳng thức này suy ra lim  xn  an   0. Vậy, lim xn  lim an   và dãy cơ bản

x  n n
là một dãy hội tụ trong trường các số thực. Định lý được chứng minh.

1.8.13. Cận trên đúng và cận dưới đúng của một tập con trong tập hợp các số thực.
Cho M là một tập con của tập hợp các số thực. Một số thực y  được gọi là một
cận trên (cận dưới) của M nếu x  y  y  x  với x  M .
Ta thừa nhận hai tính chất cơ bản sau đây của các cận trên và cận dưới.
Nguyên lý supremum. Mọi tập con khác rỗng của tập hợp các số thực đều có cận
trên bé nhất.
Nguyên lý infimum. Mọi tập con khác rỗng của tập hợp các số thực đều có cận
dưới lớn nhất.
Cận trên bé nhất của một tập M bị chặn trên được gọi là supremum (hay cận trên
đúng) của M và ký hiệu sup M . Cận dưới lớn nhất của một tập M bị chặn dưới được
gọi là infimum (hay cận dưới đúng) của M và ký hiệu inf M . Như vậy, ta có
  sup M khi và chỉ khi hai điều kiện sau thỏa mãn:
(1) x   với x  M .
(2) Với mỗi  '   , tồn tại x  M sao cho  '  x.
1.8.14. Định lý. Mọi số thực dương đều có căn bậc hai.
Chứng minh. Giả sử r là số thực dương. Ta xét tập hợp

52
Chương 1. Số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỉ, số thực


M  x x2  r, x  0 . 
Ta có 0  M hay M là tập khác rỗng và bị chặn trên. Do đó, tồn tại cận trên đúng
của M là   sup M  . Nếu  2  r thì   0 và  2  r  0. Nhờ đó, ta chọn được

số thực 0     đủ bé sao cho  2  r  2   2 . Từ đó suy ra      r . Chú ý


2

rằng, vì      và   sup M nên tồn tại x0  M sao cho 0      x0 . Do đó,

chúng ta có r       x02  r. Ta gặp mâu thuẫn.


2

Nếu  2  r thì r   2  0. Nhờ đó, ta chọn được số thực   0 đủ bé sao cho

   
2
2   2  r   2 . Từ đó suy ra r hay   M. Do đó,

    sup M  . Đây là điều vô lý. Vì vậy,  2  r hay   r là căn bậc hai của số
thực dương r . Định lý được chứng minh.
1.8.15. Định lý. Trường các số thực chỉ có một tự đẳng cấu duy nhất là tự đẳng
cấu đồng nhất.
Chứng minh. Giả sử f :  là một tự cấu của trường các số thực. Khi đó,
 a  f a a
f 1  1 và do đó f     , a, b  , b  0 hay f là tự đẳng cấu đồng nhất
 b  f b b
trên trường các số hữu tỉ . Theo Định lý 1.8.14, mỗi số thực dương  viết được dưới

  
nên f     f       f    f     f   
2 2 2
dạng    0.

Bây giờ ta giả sử ngược lại rằng tồn tại một số thực  nào đó sao cho f     .

Không mất tính tổng quát giả sử   f   . Sử dụng tính trù mật hữu tỉ của trường số

thực ta suy ra tồn tại số hữu tỉ r sao cho   r  f   . Ta có f  r   r , do đó

f   r   f    f  r   f    r  0,

Ta gặp phải mâu thuẫn với f   r   0 và do đó f     ,   . Định lý


được chứng minh.
Ta thừa nhận định lý sau đây.
1.8.16. Định lý. Tập hợp các số thực là một tập hợp vô hạn không đếm được.

53
Giáo trình Số học

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

I. SỐ TỰ NHIÊN
1. Mỗi số tự nhiên là bản số của một tập hợp hữu hạn. Do đó, số tự nhiên có mọi
tính chất và kết quả của các bản số.
2. Tập hợp các số tự nhiên với phép cộng lập thành một vị nhóm giao hoán thỏa
mãn luật giản ước (vị nhóm giao hoán chính quy).
3. Tập hợp các số tự nhiên khác không với phép nhân lập thành một vị nhóm giao
hoán thỏa mãn luật giản ước .
4. Tiên đề quy nạp là cơ sở của phép chứng minh quy nạp toán học trên các số tự
nhiên. Tiên đề quy nạp tương đương với tính sắp thứ tự tốt của tập các số tự nhiên.
5. Tập hợp các số tự nhiên với quan hệ thứ tự  thông thường là tập sắp thứ tự tốt,
Archimedes và rời rạc.
6. Định lý về thuật toán chia trên tập hợp các số tự nhiên dẫn xuất tới khái niệm
phép chia với thương và dư của hai số tự nhiên.
7. Ngoài phương pháp định nghĩa số tự nhiên là bản số của tập hợp hữu hạn, người
ta có thể định nghĩa số tự nhiên bằng phương pháp tiên đề (Hệ tiên đề Peano).
8. Có thể biểu diễn một số tự nhiên trong các hệ thống ghi cơ số g  1. Hệ thập
phân  g  10  là hệ thống danh pháp của loài người. Hệ nhị phân  g  2  với hai chữ
số 0 và 1 có rất nhiều ứng dụng trong chuyển đổi số.

II. SỐ NGUYÊN
1. Nhóm cộng các số nguyên là nhóm đối xứng hóa của vị nhóm cộng giao hoán
các số tự nhiên.
2. Mỗi số nguyên hoặc là một số tự nhiên hoặc là số đối của một số tự nhiên.
3. Tập hợp các số nguyên với phép cộng và phép nhân là một miền nguyên.
4. Vành các số nguyên với quan hệ thứ tự  thông thường là một vành sắp thứ tự
Archimedes và rời rạc.
5. Mọi tập con khác rỗng và bị chặn trên (chặn dưới) của vành các số nguyên đều
có số lớn nhất (nhỏ nhất)

III. SỐ HỮU TỈ
1. Số hữu tỉ là thương của hai số nguyên (phân số). Mỗi số hữu tỉ viết được duy
nhất dưới dạng một phân số tối giản.

54
Chương 1. Số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỉ, số thực

2. Tập hợp các số hữu tỉ với phép cộng và phép nhân lập thành một trường chứa
vành các số nguyên như là một vành con.
3. Trường các số hữu tỉ với quan hệ thứ tự  thông thường là một trường sắp thứ
tự Archimedes và dày đặc.
4. Trường các số hữu tỉ không phải là trường sắp thứ tự đầy đủ.

IV. SỐ THỰC
1. Mỗi số thực là giới hạn của một dãy cơ bản các số hữu tỉ. Mỗi dãy cơ bản các số
hữu tỉ xác định duy nhất một số thực.
2. Tập hợp các số thực với phép cộng và phép nhân lập thành một trường chứa
trường các số hữu tỉ.
3. Trường các số thực với quan hệ thứ tự  thông thường là một trường sắp thứ tự
Archimedes và trù mật hữu tỉ.
4. Trường các số thực là trường sắp thứ tự đầy đủ.

TÀI LIỆU ĐỌC THÊM CHƯƠNG 1

[1.1] Nguyễn Thị Châu Giang, Nguyễn Thị Phương Nhung, Nguyễn Thành Quang
(2017), Một phương án giới thiệu về số tự nhiên trong giảng dạy Số học, Tạp chí Khoa
học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Tập 62, Số 9, tr. 27-33.
[1.2] Hoàng Xuân Sính (2002), Đại số đại cương (Chương 2, Chương 3), Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
[1.3] Lại Đức Thịnh (1977), Giáo trình số học (Chương 1, Chương 2, Chương 3),
Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
[1.4] Nguyen Thanh Quang, Phan Duc Tuan (2019), An Elementary Method in
Number Theory, American Journal of Educational Research, Vol. 7, No. 12, pp. 989-993.

THẢO LUẬN CHƯƠNG 1

1- Sự cần thiết phải xây dựng và mở rộng các tập hợp số.
2- Cập nhật một số kiến thức và kết quả gần đây về số nguyên tố.
3- Ứng dụng cách viết nhị phân của số tự nhiên trong máy tính.
4- Tính đầy đủ của trường số thực và ứng dụng.

55
Giáo trình Số học

BÀI TẬP CHƯƠNG 1

1.1. Gọi Y X là tập hợp tất cả các ánh xạ từ tập hợp X đến tập hợp Y. Chứng minh
rằng, nếu A, B, C, D là những tập hợp sao cho A B, C D thì Ac BD .
1.2. Cho X là một tập hợp hữu hạn, f là ánh xạ từ X tới chính nó. Chứng minh rằng
các mệnh đề sau là tương đương: a) f là đơn ánh; b) f là toàn ánh; c) f là song ánh.
1.3. Chứng minh rằng, hai mệnh đề sau là tương đương
a) Mọi tập con khác rỗng của tập hợp các số tự nhiên đều có số nhỏ nhất.
b) Mọi tập con khác rỗng và bị chặn trên của tập hợp các số tự nhiên đều có số lớn nhất.
1.4. Số tự nhiên a được gọi là số đối của số tự nhiên b nếu a  b  0. Chứng minh
rằng, trong tập hợp các số tự nhiên chỉ có duy nhất số 0 có số đối.
1.5. Số tự nhiên a được gọi là số nghịch đảo của số tự nhiên b nếu a  b  1.
Chứng minh trong tập hợp các số tự nhiên chỉ có duy nhất số 1 có số nghịch đảo.
1.6. Bằng quy nạp chứng minh bất đẳng thức Bernoulli:

1  a 
n
 1  na

với n là số tự nhiên, a là số thực lớn hơn 1 .


1.7. Bằng quy nạp hãy chứng minh bất đẳng thức Cauchy:
a1  a2   an
 n a1a2 an .
n
Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi a1  a2   an , trong đó a1 , a2 ,..., an là các số
thực không âm, n là số tự nhiên lớn hơn 1.
1.8. Chứng minh các đẳng thức sau bằng quy nạp:
1) 1  3  5    2n  1  n 2 .
2) 2  4  6   2n  n  n  1 .

3) 1.2  2.3    n  1 n 
 n  1 n  n  1 .
3
1.9. Chứng minh các bất đẳng thức sau bằng quy nạp
1) 2n  n 2 , n  , n  5.
2) n 2  n!, n  , n  4.
n
 n 1 
3) n!    , n  , n  2.
 2 
4) 2n  n, n  .

56
Chương 1. Số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỉ, số thực

1.10. Cho dãy Fibonacci u1  1, u2  1, un 1  un  un 1 , n  1 . Bằng quy nạp, hãy


 n n

1  1  5   1  5  
chứng minh rằng: un      .
5  2   2  
 

1.11. Chứng minh rằng, nếu một tập hợp có n phần tử thì nó có 2n tập con.
1.12. Chứng minh rằng, tính chất sắp thứ tự tốt của tập hợp các số tự nhiên tương
đương với tiên đề quy nạp.
1.13. Cho các số tự nhiên m , n với n  0. Chứng minh rằng, tồn tại số tự nhiên a
sao cho bất đẳng thức sau xảy ra a n  m   a  1 .
n

1.14. Cho một số tự nhiên x. Chứng minh rằng có cặp số tự nhiên q, r duy nhất sao
cho x  q 2  r , 0  r  2q  1.
1.15. Cho một số tự nhiên x. Chứng minh có cặp số tự nhiên q, r duy nhất sao cho

x  q 3  r , 0  r  3q 2  3q  1.
1.16. Tìm các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 4, 5, 9, 11, 25 của các số tự nhiên viết
trong hệ thập phân.
1.17. Trong hệ ghi cơ số g nào mỗi đẳng thức sau đúng
2 2
a) 24g  32g  100g . b) 111g  22g  3102g . c) 12g !  11g ! 10g !  100g  10g .

1.18. Trong hệ ghi cơ số nào thì số 63 trong hệ thập phân được viết thành 77 g .

1.19. Trong hệ ghi cơ số nào thì số 32 trong hệ thập phân được viết thành 40 g .

1.20. Chứng minh rằng

(a) Trong mọi hệ ghi cơ số g  2 số 121g là một số chính phương.

(b) Trong mọi hệ ghi cơ số g  4 số 144g là một số chính phương.

1.21. Trong hệ thập phân tìm các chữ số x, y để 135x4 y chia hết cho 45.

1.22. Cho các số tự nhiên viết trong hệ thập phân A  11...1, B  44...4 . Chứng
2m
m

minh rằng, A  B  1 là số chính phương.


1.23. Chứng minh số A  11...11005  1 là số chính phương.
m m 1

57
Giáo trình Số học

1.24. Tìm dấu hiệu chia hết cho 2 hoặc 3 trong hệ lục phân (hệ ghi cơ số 6).
1.25. Hãy chuyển 20 số tự nhiên đầu tiên trong hệ thập phân sang hệ nhị phân.
1.26. Chứng minh rằng, vành số nguyên được sắp thứ tự một cách duy nhất.
1.27. Chứng minh rằng, vành số nguyên chỉ có một tự đẳng cấu là phép đồng nhất.
1.28. Chứng minh rằng, mỗi phân số rút gọn được về một phân số tối giản duy nhất.
1.29. Chứng minh rằng, không có số hữu tỉ nào bình phương bằng 2.
1.30. Chứng minh rằng, nhóm cộng các số nguyên không đẳng cấu với nhóm cộng
các số hữu tỉ.
1.31. Chứng minh rằng, nhóm cộng các số hữu tỉ không đẳng cấu với nhóm nhân
các số hữu tỉ dương.
1.32. Tìm các tự đẳng cấu của trường số hữu tỉ.

1.33. Chứng minh rằng, tập hợp  2   a  b 2 a, b   lập thành một

trường với phép cộng và nhân các số thực. Tìm các tự đồng cấu của trường  2 .
1.34. Chứng minh rằng, các trường số  2  và  3  không đẳng cấu với nhau.
1.35. Chứng minh rằng, căn bậc hai của một số tự nhiên là số hữu tỉ khi và chỉ khi
số tự nhiên đó là số chính phương.
1.36. Chứng minh rằng, trường số thực là trường sắp thứ tự đầy đủ cực tiểu, nghĩa
là mọi trường con thực sự của trường số thực không thể là trường sắp thứ tự đầy đủ.
1.37. Chứng minh rằng, trường số thực là trường sắp thứ tự Archimedes cực đại,
nghĩa là mọi trường mở rộng thực sự của trường số thực không thể là trường sắp thứ tự
Archimedes.

1.38. Trên trường số  2 hãy định nghĩa một quan hệ thứ tự Archimedes

không trùng với quan hệ thứ tự  thông thường.

58

You might also like