You are on page 1of 159

3

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

AN
An ninh điều tra
ĐT
AN
An ninh nhân dân
ND
AN
An ninh quốc gia
QG
BLH
Bộ luật hình sự
S
BLT
Bộ luật tố tụng hình sự
THS
CAN
Công an nhân dân
D
CQĐ
Cơ quan điều tra
T
CSĐ
Cảnh sát điều tra
T
CSN
Cảnh sát nhân dân
D

Hội đồng nhân dân
ND
TAN
Tòa án nhân dân
D
TTH
Tố tụng hình sự
S
4

UBN
Ủy ban nhân dân
D
UBT Ủy ban thường vụ Quốc
VQH hội
VKS
Viện kiểm sát nhân dân
ND
VKS Viện kiểm sát nhân dân
NDTC tối cao
XHC
Xã hội chủ nghĩa
N
5

MỤC LỤC
T
rang
Mở đầu 5
Ch Nhận thức chung các đối tượng đặc biệt và các
ương 1 quy định về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối 1
với các đối tượng đặc biệt 1
1.1. Nhận thức về các đối tượng đặc biệt trong áp 1
dụng các biện pháp ngăn chặn 1
1.2. Các quy định của Đảng, Nhà nước và Bộ Công an
liên quan đến việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối 2
với các đối tượng đặc biệt 6
1.3. Nguyên tắc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với 3
các đối tượng đặc biệt 7
1.4. Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp ngăn chặn đối 4
với các đối tượng đặc biệt 1
Ch Thực trạng áp dụng biện pháp ngăn chặn đối
ương 2 các đối tượng đặc biệt 5
5
2.1. Các yếu tố tác động đến việc áp dụng biện pháp 5
ngăn chặn với các đối tượng đặc biệt 5
2.2. Thực trạng áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với 6
các đối tượng đặc biệt 6
2.3. Những nguyên nhân dẫn đến những khó khăn,
vướng mắc trong quá trình áp dụng biện pháp ngăn chặn 8
đối với các đối tượng đặc biệt 9
Ch Những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả việc 9
6

ương 3 áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các đối tượng đặc
biệt 6
3.1. Dự báo các yếu tố tác động đến việc áp dụng biện 9
pháp ngăn chặn đối với các đối tượng đặc biệt 6
3.2. Những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp 1
dụng biện pháp ngăn chặn đối với các đối tượng đặc biệt 07
Kết luận 1
24
Danh mục tài liệu tham khảo 1
27
Phụ lục 1
30
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các biện pháp ngăn chặn là một trong những chế định rất quan trọng
của luật tố tụng hình sự. Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn có ý nghĩa rất lớn
trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự. Nhưng khi áp dụng với một
người sẽ tác động, ảnh hưởng đến các quyền, lợi ích cơ bản của họ và môi
trường chính trị, xã hội xung quanh, đặc biệt, đối với những người là đại biểu
cơ quan dân cử, đảng viên, cán bộ chiến sĩ Công an nhân dân, văn nghệ sĩ,
nhà báo nổi tiếng, người có quy tín trong các tôn giáo, dân tộc thiểu số, người
nước ngoài. Đối với các đối tượng nêu trên, việc áp dụng các biện pháp ngăn
chặn đối với họ không chỉ đơn thuần là hạn chế một số quyền tự do của họ để
bảo đảm cho quá trình giải quyết vụ án hình sự mà còn liên quan đến nhiều
chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, đến việc đảm bảo các yêu cầu
chính trị, nghiệp vụ trong công tác điều tra. Do địa vị pháp lý và đặc điểm
nhân thân của họ, nên việc áp dụng biện pháp ngăn chặn thường tác động ảnh
7

hưởng đến các vấn đề nhạy cảm như dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền là
những vấn đề dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng hoặc dễ gây tác động mạnh
đến dư luận và phản ứng của số đông quần chúng có liên quan.
Thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm trong thời gian qua cho
thấy, tình hình tội phạm do các đối tượng đặc biệt gây ra ngày càng phổ biến
đã đặt ra những yêu cầu mới cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm
nói chung và việc áp dụng biện pháp ngăn chặn nói riêng trong quá trình giải
quyết vụ án hình sự. Kết quả đấu tranh đã đem lại nhiều kết quả tốt, kinh
nghiệm hay cần được tổng kết bổ sung cho lý luận để nhân rộng, nhưng bên
cạnh đó vẫn còn nhiều tồn tại, thiếu sót ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả
điều tra tội phạm, xâm phạm các quyền cơ bản của công dân, gây dư luận xấu
trong nhân dân ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và ngành Công an
và tạo sơ hở để các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc chống phá Nhà nước
ta.
Để rút ra những kinh nghiệm hay từ thực tiễn đấu tranh và khắc phục
những hạn chế trong lý luận góp phần thực hiện tốt việc áp dụng biện pháp
ngăn chặn trong thời gian tới, việc nghiên cứu vấn đề áp dụng biện pháp ngăn
chặn đối với các đối tượng đặc biệt một cách đầy đủ, hệ thống về mặt lý luận,
đánh giá một cách toàn diện, chính xác khác quan về thực tiễn áp dụng trong
giai đoạn hiện nay là rất cần thiết.
Trong thời gian qua có một số công trình khoa học đã nghiên cứu đến
việc áp dụng biện pháp ngăn chặn trong quá tình giải quyết vụ án hình sự.
Nhìn chung, các công trình khoa học trên chủ yếu tập trung phân tích phương
diện lí luận quy định của pháp luật về biện pháp ngăn chặn và những vướng
mắc trong thực tế. Nhưng các vấn đề đó chỉ mang tính chung chung mà chưa
đi sâu vào một nhóm đối tượng cụ thể nào.
Với góc độ nghiên cứu lý luận về các biện pháp ngăn chặn đã có, một
8

số tác giả đề cập đến trong các tác phẩm " Những điều cần biết về bắt, giữ,
khám xét " của Phạm Quang Mỹ, Phạm Hữu Kỳ - Nhà xuất bản CAND
(1983). Đây là một trong những tác phẩm đấu tiên luận giải các vấn đề liên
quan đến các biện pháp ngăn chặn. Tuy nhiên trong đó tập trung vào các biện
pháp có tính cưỡng chế cao như bắt, giữ người. Trong giai đoạn này BLTTHS
chưa ra đời vì vậy việc phân tích chúng chỉ ở bước đầu tìm hiểu các vấn đề
liên quan. Cuốn " Những điều cần biết về bắt người, tạm giữ, tạm giam " của
Phạm Thanh Bình, Nguyễn Vạn Nguyên - Nhà xuất bản Pháp lý 1993. Đây là
tác phẩm ra đời sau khi BLTTHS 1988 có hiệu lực được bốn năm. Các tác giả
tập trung phân tích làm rõ những quy định của BLTTHS về các biện pháp bắt
người, tạm giữ, tạm giam. Bên cạnh đó tác phẩm cũng đã phân tích một số
vấn đề thực tiễn phát sinh trong quá trình áp dụng các biện pháp bắt người,
tạm giữ, tạm giam. Cuốn " Các biện pháp ngăn chặn trong Luật tố tụng hình
sự Việt Nam” của Nguyễn Mai Bộ - Nhà xuất bản CAND 1997. Tác phẩm này
lần đầu tiên đề cập đến tất cả các biện pháp ngăn chặn được quy định trong
BLTTHS. Trong đó tác gia phân tích tương đối chi tiết các quy định của pháp
luật về các biện pháp ngăn chặn, luận giải và nêu ra các ý kiến xung quanh
việc áp dụng biện pháp ngăn chặn. Ngoài ra còn có các tài liệu đơn lẻ, một số
bài viết trên các tạp chí Trật tự an toàn xã hội, tạp chí Toà án nhân dân, tạp
chí Dân chủ và pháp luật, tạp chí Kiểm sát… Các tài liệu này cũng chỉ mới
khai thác được một số vấn đề về cách thức phương pháp áp dụng các biện
pháp ngăn chặn.
Một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ gần đây cũng đã nghiên cứu các
vấn đề liên quan đến biện pháp ngăn chặn. Trong đó có một luận án tiến sĩ
nghiên cứu chung về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn trong điều tra vụ án
hình sự của lực lượng Cảnh sát nhân dân. Một số luận văn thác sĩ khác nghiên
cứu về tình hình áp dụng biện pháp ngăn chặn ở một số địa phương hoặc đối
9

với đối tượng là người chưa thành niên. Trong một số tài liệu có tính chất
hướng dẫn việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn như cuốn "Sổ tay điều tra
hình sự" - Nhà xuất bản CAND 1986, "Giáo trình chiến thuật điều tra hình
sự" của Trường Đại học CSND đã nêu rõ hơn về việc chỉ dẫn trong thực tế.
Song việc vận dụng đa dạng ở từng địa phương còn tuỳ thuộc nhiều vào các
hướng dẫn cụ thể, ý kiến chỉ đạo, các tài liệu trong các cuộc họp rút kinh
nghiệm của công tác áp dụng các biện pháp ngăn chặn cụ thể qua điều tra vụ
án. Tuy nhiên trong đó vẫn chưa đề cập đến những vướng mắc, khó khăn
cũng như đưa ra giải pháp cho việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các
đối tượng đặc biệt.
Xuất phát từ tình hình đó cho nên tôi dã lựa chọn đề tài:" Áp dụng biện
pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự đối với một số đối tượng đặc biệt"
nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết nói trên.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực
tiễn áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với một số đối tượng đặc biệt, đưa ra
những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp ngăn chặn,
trong đó chú trọng các yêu cầu về chính trị và nghiệp vụ đối các đối tượng
đó.
Để đạt được mục đích trên, việc nghiên cứu phải giải quyết được những
nhiệm vụ sau:
- Phân tích làm rõ địa vị pháp lý, đặc điểm của các đối tượng đặc biệt;
làm rõ vai trò lý luận chỉ đạo hoạt động thực tiễn trong việc áp dụng các biện
pháp ngăn chặn, đồng thời liên hệ đến các chủ trương, chính sách hiện hành
của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của ngành Công an cũng như các văn bản
pháp lý quốc tế có liên đến việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, từ đó chỉ ra
những bất cập của những yêu tố pháp luật, chủ trương, chính sách và chỉ dẫn
10

nghiệp vụ về vấn đề này để có các kiến nghị nhằm hoàn thiện về lí luận và cơ
sở pháp lý cho việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với một số đối tượng
đặc biệt.
- Đánh giá thực trạng áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các đối
tượng đặc biệt ở nước ta trong khoảng từ năm 2000 đến nay nhằm tìm ra
những kinh nghiệm hay, những khó khăn vướng mắc, những điều bất hợp lý
khi áp dụng trên thực tế các biện pháp ngăn chăn đối với các đối tượng đặc
biệt cũng như những nguyên nhân, điều kiện dẫn đến những vấn đề còn tồn
tại đó.
- Đưa ra các dự báo về tình hình tội phạm do các đối tượng đặc biệt
thực hiện trong thời gian tới và những yếu tố tác động đến việc áp dụng biện
pháp ngăn chặn. Từ đó, đưa ra các giải pháp trên các phương diện pháp lý,
các chỉ dẫn nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các biện pháp ngăn
chặn nói riêng và quá trình giải quyết các vụ án hình sự nói chung liên quan
đến các đối tượng đặc biệt.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và
thực tiễn của việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với loại đối tượng đặc thù
là đại biểu cơ quan dân cử; đảng viên; cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân; các
chức sắc tôn giáo, văn nghệ sĩ, nhà báo nổi tiếng, người có quy tín trong các
dân tộc thiểu số, người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam trong qua trình giải
quyết vụ án hình sự.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này nghiên cứu việc áp dụng biện pháp
ngăn chặn đối với người nước ngoài trong phạm vi cả nước trong đó chú
trọng một số địa phương trọng điểm từ năm 2000 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
11

- Phương pháp luận: Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp
luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ chí Minh và quan điểm của
Đảng, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đấu tranh phòng
chống tội phạm, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể bao gồm: phương pháp phân tích,
so sánh, tổng hợp, sử dụng tiền sử áp dụng biện pháp ngăn chặn để đối chiếu,
kết hợp việc khảo sát thực tế; phương pháp chuyên gia, phỏng vấn bằng cách
tọa đàm, trao đổi ý kiến với lãnh đạo chủ chốt và các cán bộ làm công tác
nghiên cứu, các đồng nghiệp hoạt động thực tế trong lĩnh vực điều tra tội
phạm.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Về lý luận, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là một đóng góp tích cực
cho việc hoàn thiện việc áp dụng biện pháp ngăn chặn. Đồng thời góp phần
xây dựng cách thức, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các
đối tượng đặc biệt bên cạnh những thủ tục pháp lý tố tụng.
Về thực tiễn, nội dung và kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử
dụng khai thác trong quá trình biên soạn giáo trình, nghiên cứu khoa học, dạy
và học trong các trường Công an nhân dân; là tài liệu tham khảo cho các cơ
quan, cán bộ đang làm nhiệm vụ trực tiếp đấu tranh với loại tội phạm này từ
đó chuyển tải các chủ trương, chính sách của Đảng, sự chỉ đạo của Bộ Công
an về áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các đối tượng trên trong thực tế.
6. Cấu trúc của đề tài
- Phần mở đầu
- Phần nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Nhận thức chung các đối tượng đặc biệt và các quy định về
việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các đối tượng đặc biệt
Chương 2: Thực trạng áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các đối
12

tượng đặc biệt


Chương 3: Những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả việc áp dụng
biện pháp ngăn chặn đối với các đối tượng đặc biệt
- Phần kết luận
13

Chương 1
NHẬN THỨC CHUNG CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐẶC BIỆT VÀ CÁC
QUY ĐỊNH VỀ VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN ĐỐI VỚI
CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐẶC BIỆT
1.1. Nhận thức về các đối tượng đặc biệt trong áp dụng các biện pháp
ngăn chặn
1.1.1. Khái niệm đối tượng đặc biệt
Xuất phát từ góc độ địa vị pháp lý của công dân thì mọi công dân đều
bình đẳng trước pháp luật [19]. Trong hoạt động tố tụng hình sự, mọi công dân
có vị trí tố tụng hình sự như nhau thì có quyền và nghĩa vụ như nhau, không
phân biệt dân tộc, nam nữ, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, địa vị xã
hội. Bất cứ người nào phạm tội đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Người
phạm tội thì bị xử lý theo quy định của pháp luật đúng với tính chất, mức độ của
hành vi phạm tội. Trong các giai đoạn tố tụng hình sự, tính chất, mức độ phạm
tội như nhau thì bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế, các biện pháp ngăn chặn
giống nhau... Trong phiên toà, những người tham gia tố tụng hình sự đều bình
đẳng trong việc đưa ra chứng cứ và các yêu cầu, tranh luận trước Tòa án.
Nhưng trong mỗi lĩnh vực, tùy thuộc vào vị thế và vai trò của mỗi người,
những hành vi của họ hoặc các hoạt động liên quan đến họ có những tác động,
ảnh hưởng khác nhau đến đời sống chính trị, kinh tế và tình hình xã hội xung
quanh.
Áp dụng biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự là một trong những
biện pháp cưỡng chế có tính nghiêm khắc, tác động ảnh hưởng đến các quyền
và lợi ích cơ bản của người bị áp dụng. Ngoài mục đích ngăn chặn tội phạm,
ngăn chặn họ tiếp tục phạm tội hoặc có những hành động cản trở quá trình điều
tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối
14

với một người còn thể hiện thái độ, sự phản ứng của Nhà nước đối với hành vi
của họ. Mặc dù chưa bị coi là có tội, nhưng khi bị áp dụng biện pháp ngăn chặn,
uy tín, danh dự cá nhân bị tổn thương và tùy thuộc và vị thế, vai trò xã hội, công
tác của họ mà nó ảnh hưởng đến ngành, nghề họ làm việc; uy tín, danh dự tổ
chức mà họ tham gia; đến cuộc sống cộng đồng nơi họ sinh hoạt và thậm chí
ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của một quốc gia trên trường quốc tế.
Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và việc áp dụng
biện pháp ngăn chặn trong quá trình giải quyết vụ án hình sự nói riêng suy cho
cùng đều nhằm mục đích bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.
Chính vì vậy, khi quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn, ngoài việc đảm bảo
các mục đích và yêu cầu của pháp luật còn phải đảm bảo các yêu cầu về chính
trị và nghiệp vụ. Xuất phát từ yêu cầu này, Đảng, Nhà nước và Bộ Công an đã
có những hướng dẫn, chỉ đạo các hoạt động cưỡng chế liên quan đến các đối
tượng có ảnh hưởng lớn đến đời sống chính trị, kinh tế, xã hội. Các đối tượng đó
được gọi là các đối tượng đặc biệt.
Thuật ngữ các đối tượng đặc biệt đã được sử dụng trong một số văn bản
của Đảng và văn bản của Bộ Công an chỉ đạo công tác áp dụng các biện pháp
ngăn chặn như: Bản chế độ công tác bắt, tạm giữ, tạm giam, khám xét người, đồ
vật, nhà ở, thư tín, của người phạm pháp ban hành kèm theo quyết định số
435/QĐ ngày 06/6/1969 của Bộ trưởng Bộ Công an; Công văn Số 318/CV-
BNV(V11) ngày 29/3/1992 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) về việc báo cáo
xin ý kiến trước khi bắt, giam, giữ một số đối tượng đặc biệt. Gần đây trong Chỉ
thị số 52 - CT/TW ngày 16/3/2000 của Bộ Chính trị về phạm vi, trách nhiệm,
quyền hạn giữa các cấp ủy Đảng với Đảng ủy Công an, Ban cán sự Đảng Viện
kiểm sát nhân dân, Ban cán sự Đảng Tòa án nhân dân trong công tác bảo vệ
15

Đảng và xử lý tội phạm liên quan đến cán bộ, đảng viên và Hướng dẫn số 05 -
HD/NCTW ngày 15/01/2001 của Ban Nội chính trung ương về sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác xử lý tội phạm theo tinh thần Chỉ thị số 52-CT/TW ngày
16/3/2000 của Bộ Chính trị cũng nói về các đối tượng đặc biệt. Trong các văn
bản này không đưa ra định nghĩa các đối tượng đặc biệt, nhưng trong đó xác
định cụ thể các đối tượng đặc biệt và các vấn đề có liên quan đến việc xác định
đó là các đối tượng đặc biệt.
Trong Bản chế độ bắt, tạm giữ, tạm giam và khám xét người, đồ vật, chỗ
ở, thư tín của người phạm pháp, các đối tượng đặc biệt được quy định từ Điều
18 đến Điều 25 bao gồm: cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước; đảng viên
Đảng lao động Việt Nam; giám mục, linh mục, tu sĩ, hòa thượng, mục sự, giáo
sư đạo Cao Đài, nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ, nhà báo có tiếng, tầng lớp trên của
các dân tộc ít người; người phạm pháp thuộc loại gián điệp hoặc các vụ án phản
động có liên quan đến nhiều địa phương, liên quan đến tôn giáo, liên quan đến
vấn đề dân tộc ít người; người phạm pháp là người nước ngoài. [8]
Trong Công văn 318/CV - BNV, các đối tượng đặc biệt được xác định
bao gồm: người có chức sắc trong các tôn giáo; người thủ lĩnh, người có danh
tiếng, có vai vế uy tín lớn, tri thức có tên tuổi trong các dân tộc ít người; tri thức,
nhân sĩ có tên tuổi, văn nghệ sĩ có tiếng tăm được trong nước và thế giới chú ý
tới và người nước ngoài.
Trong chỉ thị 52 - CT/TW ngày 16/3/2000 các đối tượng đặc biệt được
xác định bao gồm: người phạm tội là cán bộ, đảng viên; đối tượng trong các vụ
án gián điệp, đảng phái phản động; người phạm tội là chức sắc tôn giáo, là cán
bộ có uy tín trong các dân tộc ít người; là tri thức, văn nghệ sĩ, nhân sĩ có danh
tiếng; người phạm tội là người nước ngoài hoạt động chính trị phản động hoặc
16

phạm pháp về kinh tế, nhưng việc xét xử có ảnh hưởng đến chính trị.
Từ những quy định đó ta thấy, đối tượng đặc biệt trong áp dụng các biện
pháp ngăn chặn được xác định là các đối tượng mà khi tiến hành áp dụng biện
pháp ngăn chặn đối với họ thường tạo ra các luồng dư luận, gây nên sự giao
động về tâm lý của một bộ phận quần chúng nhân dân hoặc xuất hiện sự xung
đột về mặt pháp lý làm tác động, ảnh hưởng đến các vấn đề nhạy cảm về chính
trị, kinh tế dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc, tuyên truyền nhằm làm
giảm uy tín của Đảng, của Nhà nước; chia rẽ sắc tộc, tôn giáo để chống phá Nhà
nước ta.
Với cơ sở để xác định các đối tượng đặc biệt như vậy, ta có thể thấy
những văn bản nêu trên đều đã liệt kê tương đối đầy đủ các đối tượng đặc biệt.
Tuy nhiên trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ do tình hình địa chính trị, chính sách
phá hoại của các thế lực thù địch cũng như tình hình kinh tế, xã hội trong nước
thay đổi thì tính nhạy cảm về chính trị của các đối tượng cũng thay đổi. Như
Bản chế độ công tác bắt, tạm giữ, tạm giam, khám xét quy định, thì trong giai
đoạn đó tất cả cán bộ, công nhân viên chức trong mọi lĩnh vực đều được xác
định là đối tượng đặc biệt. Nhưng đến giai đoạn sau này, khi nền công nghiệp đã
tương đối phát triển thì đây không còn là lực lượng cá biệt mà là một bộ phận
đông đảo trong cộng đồng, cho nên không phải mọi cán bộ, công nhân viên
chức đều được xác định là đối tượng đặc biệt mà chỉ là một bộ phận trong đó.
Các văn bản sau này đã có sự chắt lọc thu hẹp lại diện các đối tượng đặc biệt.
Tuy nhiên trong đó vẫn có những đối tượng tuy khi áp dụng biện pháp ngăn
chặn đối với họ phải tuân thủ những thủ tục đặc biệt nhưng vẫn không được xác
định là đối tượng đặc biệt, như cán bộ, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an
nhân dân; cán bộ, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Quân đội nhân dân. Đối với sĩ
17

quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Quân đội nhân dân và công nhân viên quốc phòng
mặc dù không quy định là đối tượng đặc biệt nhưng các trình tự thủ tục giải
quyết các vụ án liên quan đến họ đã có một hệ thống quân pháp tiến hành. Vì
vậy việc không đưa họ vào diện các đối tượng đặc biệt cũng được. Nhưng đối
với cán bộ, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân, xuất phát từ công tác
quản lý cán bộ và thực hiện chính sách cán bộ trong ngành Công an, từ đặc
điểm của đối tượng phạm tội được nhìn nhận là người đại diện cho kỷ cương
phép nước, có hiểu biết nhất định về pháp luật và nghiệp vụ Công an, có mối
quan hệ với cán bộ, chiến sĩ trong ngành nên cũng cần có những quy định riêng,
nhưng hiện nay vẫn chưa có các văn bản cụ thể hướng dẫn.
Từ thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm và trên cơ sở nghiên cứu
các văn bản quy định về các đối tượng đặc biệt có thể xác định: Các đối tượng
đặc biệt trong áp dụng các biện pháp ngăn chặn là các đối tượng mà xuất phát từ
đặc điểm nhân thân của họ, khi áp dụng biện pháp ngăn chặn, bên cạnh việc
tuân thủ các thủ tục chung còn phải thực hiện các thủ tục đặc biệt nhằm đảm
bảo các yêu cầu về chính trị và nghiệp vụ.
Trong giai đoạn hiện nay, trên cơ sở đánh giá sự tác động về mặt chính
trị, tính chất ngành nghề, tính đại diện, mức độ ảnh hưởng xã hội, có thể xác
định các đối tượng sau là các đối tượng đặc biệt: Đại biểu dân cử; đảng viên;
Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân; người có chức sắc trong các tôn giáo; người
thủ lĩnh, người có danh tiếng, có vai vế uy tín lớn, tri thức có tên tuổi trong các
dân tộc ít người; tri thức, nhân sĩ có tên tuổi, văn nghệ sĩ có tiếng tăm được
trong nước và thế giới chú ý tới và người nước ngoài.
1.1.2. Địa vị của các đối tượng đặc biệt
1.1.2.1. Đại biểu các cơ quan dân cử
18

Với thể chế chính trị của Nhà nước ta hiện nay, tất cả quyền lực Nhà
nước thuộc về nhân dân. Để thực hiện quyền lực của mình, nhân dân bầu ra các
cơ quan đại biểu để thay mặt mình sử dụng quyền lực Nhà nước. Các cơ quan
đó gọi là cơ quan quyền lực Nhà nước. Ở nước ta, các cơ quan này bao gồm
Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Thành viên của các cơ quan này là các
đại biểu của nhân dân, do nhân dân trực tiếp bầu ra theo chế độ phổ thông đầu
phiếu trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Đại biểu quốc hội là những công dân ưu tú trong các lĩnh vực hoạt động
của Nhà nước và xã hội được nhân dân cả nước tín nhiệm bầu ra bằng tổng
tuyển cử tự do. Đó là những đại biểu chân chính của nhân dân. Họ được bầu ra
để thay mặt nhân dân ở cơ quan quyền lực cao nhất
Đại biểu quốc hội có địa vị pháp lý đặc biệt. Họ là người đại diện cho
nhân dân, đồng thời là đại biểu cấu thành cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất.
Đại biểu Quốc hội là cầu nối giữa cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất với
nhân dân. Đại biểu quốc hội là đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân,
không chỉ ở đơn vị bầu cử mình mà còn là đại diện cho nhân dân cả nước; là
người thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước.
Đại biểu Hội đồng nhân là những đại biểu ưu tú ở địa phương được nhân
dân tín nhiệm bầu ra, là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa
phương. Đại biểu Hội đồng nhân dân là cầu nối giữa nhân dân địa phương với
cơ quan quyền lực ở địa phương.
Vì vậy, những động thái, tác động ảnh hưởng đến việc thực hiện chức
năng và nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân là tác
động, ảnh hưởng đến tính đại diện của nhân dân, ảnh hưởng đến việc chuyển tải
ý chí nguyện vọng của một bộ phận rộng lớn nhân dân đến cơ quan quyền lực.
Khi áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với các đối tượng nêu trên, mặc dù
với mục đích để xử lý trách nhiệm cá nhân của họ đối với hành vi nguy hiểm
19

cho xã hội mà họ đã gây ra, nhưng đồng thời nó cũng tác động đến vị trí đại
diện cho nhân dân của họ. Khi bị áp dụng biện pháp ngăn chặn, họ sẽ bị hạn chế
một số quyền, ảnh hưởng đến việc tiếp thu ý kiến của nhân dân, trả lời yêu cầu
của nhân dân và chuyến tải ý chí, nguyện vọng của nhân dân đến cơ quan quyền
lực. Việc bắt họ cũng sẽ ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan quyền lực đại
diện cho nhân dân. Chính vì vậy, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với Đại
biểu Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân cần phải cân nhắc kỹ lưỡng, đồng
thời phải tuân thủ một số thủ tục đặc biệt nhằm đảm bảo giải quyết tốt mối quan
hệ giữa trách nhiệm cá nhân của bản thân họ và vị trí đại diện cho nhân dân mà
họ đang nắm giữ.
1.1.2.2. Đảng viên Đảng công sản Việt Nam
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên
phong của giai cấp công nhân Việt Nam, [16,Tr.6] là thành tố hợp thành Đảng
Cộng sản - tổ chức chính trị cầm quyền lãnh đạo Nhà nước và toàn bộ hệ thống
chính trị dưới sự giám sát của nhân dân. [16, Tr.5]
Đảng viên là người ưu tú nhất trong giai cấp công nhân và các tầng lớp
nhân dân lao động. Họ là tinh hoa, là hạt nhân của quần chúng nhân dân.. Tư
cách đạo đức của họ được coi là gương mẫu, hành động của họ được coi là
thước đo để quần chúng nhân dân noi theo. Vì vậy, họ có ảnh hưởng nhất định
đến cộng đồng xung quanh. Đồng thời, họ là đại diện của giai cấp vô sản tiến bộ
đang nung nấu tiến hành cuộc cách mạng vô sản để xóa bỏ áp bức bóc lột, xây
dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Cho nên mọi hành động, lời nói của
họ đều bị các thế lực thù địch mổ xẻ để phát hiện ra những sơ hở thiếu sót từ đó
xuyên tạc, tuyên truyền để làm mất uy tín của Đảng, làm giảm lòng tin của nhân
dân đối với Đảng, nhằm thực hiện mục tiêu cuối cùng là lật đổ sự lãnh đạo của
Đảng đối với Nhà nước và toàn xã hội.
Đặc biệt, đối với những trường hợp có đảng viên không vững vàng về lập
20

trường tư tưởng, không vượt qua sự cám dỗ của đồng tiền hoặc do hạn chế về
mặt chuyên môn dẫn tới thực hiện hành vi phạm tội rất dễ bị lợi dụng để tấn
công vào uy tín của Đảng. Nếu chúng ta xử lý không kiên quyết sẽ bị tuyên
truyền là thiên vị, bao che cho đảng viên phạm tội, nếu xử lý không đúng cách
thức sẽ bị khuếch đại thành sự lụn bại về đạo đức của đảng viên ngày nay.
Những yếu tố đó đòi hỏi trong quá trình xử lý các vụ án có đảng viên phạm tội,
chúng ta phải linh hoạt, khôn khéo bảo đảm vừa xử lý đúng người đúng tội vừa
bảo vệ được uy tín cho Đảng.
1.1.2.3. Cán bộ1, chiến sĩ Công an nhân dân
Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân là những người thuộc lực lượng nòng
cốt của Nhà nước trong sự nghiệp bảo vệ an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã
hội. Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân có nhiệm vụ phòng ngừa, đấu tranh
chống tội phạm và các vi phạm pháp luật xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự,
an toàn xã hội nhằm bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ tổ
quốc, bảo vệ chế độ chính trị, nền văn hóa, quốc phòng an ninh, bảo vệ cuộc
sống tự do, hạnh phúc, lao động hoà bình của nhân dân, tính mạng, tài sản, các
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm hoạt động bình thường của
các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội; bảo vệ chế độ kinh tế, sở hữu xã hội chủ
nghĩa, góp phần xây dựng ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng các quy tắc của
cuộc sống xã hội chủ nghĩa, nếp sống văn minh, lành mạnh trong nhân dân.
[25,26]
Trong xã hội, cán bộ chiến sĩ Công an nhân dân được nhìn nhận là những
người có phẩm chất cách mạng, lập trường chính trị, có trình độ văn hoá, hiểu
biết pháp luật, khoa học - kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ Công an nhân dân và
tính tổ chức kỷ luật cao. Trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ
gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội cán bộ chiến sĩ Công an nhân dân
chính là sự hiện diện của quyền lực Nhà nước, quyền lực nhân dân. Hành vi của
21

họ chính là sự thể hiện thái độ của Nhà nước, là sự hiện diện của pháp luật trong
xử lý sự việc xảy ra.
Trong cơ chế hiện nay, các hoạt động trên mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội ngày càng đa dạng và phức tạp, hành vi của bọn tội phạm ngày càng tinh vi,
xảo quyệt đang đặt cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân vào tình thế không chỉ
đấu tranh trực diện về trí và lực mà còn là cuộc đấu tranh tư tưởng trước những
cám dỗ của cuộc sống hưởng thụ, của đồng tiền. Cuộc đấu tranh cam go đó đã
làm cho một số cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân bị giao động về lập trường tư
tưởng, suy thoái về phẩm chất đạo đức cách mạng để trở thành người phạm tội.
Chính những đặc điểm nêu trên của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân đã
làm cho các trường hợp phạm tội của họ trở nên đặc biệt, đòi hỏi quá trình đấu
tranh, giải quyết nói chung và quá trình áp dụng biện pháp ngăn chặn nói riêng
phải tuân thủ những yêu cầu riêng biệt. Tính đặc biệt của những trường hợp này
thể hiện trên hai góc độ. Thứ nhất, họ là những người có chức năng, nhiệm vụ
đấu tranh phòng chống tội phạm, là sự hiện diện của Nhà nước, của thể chế
pháp luật trong việc bảo vệ các lợi ích của Nhà nước, của tổ chức và quyền, lợi
ích hợp pháp của công dân nhưng chính họ lại xâm phạm các lợi ích cần được
bảo vệ đó sẽ làm mất uy tín của lực lượng Công an nhân dân. Nếu các vụ việc
đó không được giải quyết thấu đáo, để đánh mất niềm tin yêu ở nhân dân, chắc
chắn đến một lúc nào đó từ chỗ là lực lượng bảo vệ nhân dân, sát cánh cùng
nhân dân bảo vệ bình yêu của cuộc sống sẽ trở thành lực lượng đối đầu với một
bộ phận nhân dân. Thứ hai, Đây là đối tượng phạm tội có hiểu biết nhất định về
pháp luật và nghiệp vụ Công an, vì vậy họ luôn có những thủ đoạn để đối phó
lại với lực lượng có thẩm quyền giải quyết. Hơn nữa, họ công tác trong cùng lực
lượng, vì vậy nếu không có các biện pháp để ngăn chặn kịp thời họ có thể thu
thập các tin tức có liên quan để đưa ra các đối sách nhằm xóa dấu vết, tiêu hủy
chứng cứ để che giấu hành vi phạm tội của mình.
22

1.1.2.4. Người nước ngoài


Theo Từ điển bách khoa Công an nhân dân Việt Nam, khái niệm người
nước ngoài được hiểu là người cư trú ở một nước nhưng không phải công dân
của nước đó; người nước ngoài ở Việt Nam là người không có quốc tịch Việt
Nam. [36]. Người không có quốc tịch Việt Nam bao gồm người có quốc tịch
nước ngoài và người không có quốc tịch. Người có quốc tịch nước ngoài là
người có quốc tịch một hoặc nhiều nước khác không phải là Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Người không quốc tịch là người không có quốc tịch Việt
Nam và cũng không có quốc tịch nước ngoài. Để phân loại người nước ngoài,
tùy vào tiêu chí và yêu cầu nghiệp vụ mà có cách phân loại khác nhau.
Để xác định địa vị pháp lý của người nước ngoài tại Việt Nam chúng ta
phân loại người nước ngoài theo hình thức cư trú. Theo tiêu chí này người nước
ngoài được phân thành hai loại: Người nước ngoài thường trú tại Việt Nam và
người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam. Người nước ngoài thường trú là người
nước ngoài cứ trú không thời hạn tại Việt Nam. Đây là những người nước ngoài
được phép cư trú lâu dài tại Việt Nam chưa xác định thời điểm xuất cảnh. Họ
chỉ xuất cảnh khi muốn hồi hương và được Nhà nước ta và Nhà nước mà người
đó là công dân chấp nhận hoặc đến một nước thứ ba làm ăn, sinh sống hoặc bị
Nhà nước Việt Nam trục xuất. Loại người này đến Việt Nam có thể bằng việc
nhập cảnh để làm ăn sinh sống, đoàn tụ gia đình, nhập cảnh với mục đích tạm
trú nhưng sau đó xin thường trú tại Việt Nam do kết hôn với công dân Việt
Nam, là tù binh, hàng binh khi kết thúc chiến tranh không muốn trở về nước.
Người nước ngoài tạm trú là người nước ngoài cư trú có thời hạn tại Việt Nam.
Đây là những người được phép nhập cảnh vào Việt Nam tạm trú trong một thời
gian nhất định mà hết thời hạn đó họ phải xuất cảnh khỏi Việt Nam. Người
nước ngoài thuộc loại này bao gồm nhân viên thuộc cơ quan đại diện ngoại
giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế và thành viên gia
23

đình họ; nhân viên và thành viên gia đình của họ thuộc các cơ quan đại diện tổ
chức, doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Những
người được cử đến thăm hữu nghị, đàm phán ký kết, hoạt động chính trị, kinh
tế, văn hoá xã hội; những người là chuyên gia, công tác viên, nghiên cứu sinh,
thực tập sinh, học sinh; những người đến thăm thân nhân, bạn bè, dưỡng bệnh,
an dưỡng; khách du lịch, thuỷ thủ đoàn, phi hành đoàn nước ngoài... Hiện nay ở
nước ta, người nước ngoài tạm trú chiếm số lượng rất lớn còn người nước ngoài
thường trú chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp.
Pháp luật xác định địa vị pháp lý của người nước ngoài tuỳ vào loại
người nước ngoài và tư cách của họ ở Việt Nam. Quyền và nghĩa vụ pháp lý của
người nước ngoài được quy định trong cả pháp luật Việt Nam và các điều ước
quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
Tùy thuộc vào địa vị pháp lý, người nước ngoài ở Việt Nam được hưởng
các chế độ pháp lý là chế độ đãi ngộ như công dân (National treatment), chế độ
đãi ngộ tối huệ quốc (Most the Favoured nation treatment), chế độ đãi ngộ đặc
biệt, chế độ có đi có lại và chế độ báo phục quốc. [39]
Căn cứ vào các cơ sở xây dựng quy chế pháp lý cho người nước ngoài
nêu trên, địa vị pháp lý của người nước ngoài ở Việt Nam được chia thành bốn
loại:
Địa vị pháp lý của những người nước ngoài không thường trú và được
hưởng các quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao, miễn trừ lãnh sự. Địa vị pháp lý
của những người này thường gắn liền với địa vị pháp lý của cơ quan, tổ chức
đại diện nước ngoài tại Việt Nam. Địa vị pháp lý của người nước ngoài thường
trú tại Việt Nam (ngoại kiều) về cơ bản được hưởng các quyền và gánh chịu các
nghĩa vụ pháp lý như công dân Việt Nam trừ một số quyền về bầu cử, ứng cử,
thực hiện nghĩa vụ quân sự, và thực hiện một số ngành nghề nhất định. Địa vị
pháp lý của những người tạm trú ở Việt Nam, họ đến Việt Nam với mục đích
24

đầu tư, kinh doanh, học tập, giải quyết các việc riêng hoặc tiến hành các hoạt
động khác. Những đối tượng này được hưởng chế độ đãi ngộ tối huệ quốc. Điều
này đồng nghĩa với việc những người nước ngoài này được hưởng các quyền và
nghĩa vụ như công dân của một nước thứ ba nào khác ở Việt Nam. Địa vị pháp
lý của người tị nạn, người không quốc tịch. Quyền và nghĩa vụ của những người
này được viện dẫn từ công ước NewYork về quy chế người không quốc tịch
năm 1954 và Công ước Giơnevơ về quy chế người tị nạn, Công ước về vị thế
người tị nạn năm 1951. Theo đó, những đối tượng này chỉ được hưởng các
quyền về xuất nhập cảnh, các quyền về dân sự.
Khi người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam, các hoạt động giải quyết vụ
án liên quan đến họ phải chịu sự chi phối đồng thời của hệ thống pháp luật trong
nước và hệ thống pháp luật quốc tế. Bên cạnh đó, cơ quan ngoại giao, lãnh sự
của quốc gia mà người phạm tội đó là công dân thường sử dụng quyền bảo hộ
công dân để can thiệp vào quá trình giải quyết vụ án. Đây cũng là đối tượng mà
các thế lực thù địch thường lợi dụng việc bảo vệ quyền lợi của họ, việc thăm
gặp để dò xét phát hiện những sơ hở thiếu sót của ta trong quá trình tạm giữ,
tạm giam để khuếch đại, xuyên tạc thành vấn đề nhân quyền, dân chủ nhằm gây
sức ép, đưa ra các yêu sách để chống phá Nhà nước ta. Do đối tượng người
nước ngoài phạm tội ở nước ta hiện nay đa dạng về quốc tịch nên dẫn tới sự đa
dạng về ngôn ngữ, tôn giáo và phong tục tập quán. Điều này cũng gây không ít
khó khăn cho chúng ta trong quá trình áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với họ.
Những đặc điểm trên của người nước ngoài đòi hỏi khi áp dụng biện
pháp ngăn chặn đối với người nước ngoài phải vừa đảm bảo tính nghiêm minh
của pháp luật quốc giaN, vừa phải phù hợp với pháp luật quốc tế đồng thời
không tác động xấu đến quan hệ bang giao giữa nước ta với các quốc gia khác
cũng như hình ảnh và môi trường đầu tư Việt Nam.
1.1.2.5. Các đối tượng đặc biệt khác
25

Ngoài các đối tượng nêu trên các đối tượng khác thuộc diện đối tượng
đặc biệt trong áp dụng các biện pháp ngăn chặn bao gồm: người có chức sắc
trong các tôn giáo; người thủ lĩnh, người có danh tiếng, có vai vế uy tín lớn, tri
thức có tên tuổi trong các dân tộc ít người; tri thức, nhân sĩ có tên tuổi, văn nghệ
sĩ có tiếng tăm được trong nước và thế giới chú ý tới.
- Người có chức sắc trong tôn giáo: Theo quy định tại khoản 10 Điều 3
Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, chức sắc tôn giáo là người có chức vụ phẩm sắc
trong tôn giáo [28]. Theo quy định trong bản chế độ công tác bắt, tạm giữ, tạm
giam, khám xét thì các đối tượng đặc biệt bao gồm: Giám mục, linh mục, tu sĩ,
hòa thượng; mục sư, giáo sư trong đạo Cao Đài. Còn theo quy định tại Công
văn số 318/CV-BNV(V11) ngày 29/3/1992 thì người có chức sắc trong tôn giáo
bao gồm: giám mục, linh mục trong đạo Thiên Chúa; hòa thượng, thượng tọa,
đại đức trong đạo Phật; mục sư, giáo sư trong đạo tin Lành và người cầm đầu
các tôn giáo khác. Từ những quy định trên chúng ta thấy cần thống nhất về các
đối tượng được xác định là chức sắc tôn giáo.
Trước hết, để có chức sắc thì tôn giáo đó phải có tổ chức tôn giáo với một
hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức theo một cơ cấu nhất định được
Nhà nước công nhận. Các tổ chức tôn giáo hiện nay ở nước ta gồm có Giáo hội
Công giáo Việt Nam; Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Hội thánh Tin Lành Việt
Nam -Miền Bắc, Hội thánh Tín Lành Việt Nam - Miền Nam; Hội Thánh Cao
Đài Tây Ninh, Ban Chỉnh, Tiên Thiên, Cầu Kho, Truyền Giáo, Chiếu Minh
Long Châu, Minh Chơn Đạo, Bạch Y và Minh Chơn Lý; Ban đại diện Phật
giáo Hòa Hảo; Uỷ ban đoàn kết những người Công giáo Việt Nam yêu tổ quốc,
yêu hòa bình; Hội đoàn kết sư sãi yêu nước Khơme Nam bộ và các Tôn giáo
khác có mặt ở một số địa phương như: Hồi giáo; B’hai; Ấn Độ giáo; Bửu Sơn
26

Kỳ Hương; Tứ Ấn Hiếu Nghĩa… [44, Tr.45].


Trong Công giáo, các chức sắc gồm có: Giám mục là người đứng đầu
một giáo phận [43, Tr.389]. Linh mục là chức sắc thấp hơn Giám mục và là
người cai quản một giáo xứ [43, Tr.571]. Linh mục còn được gọi là Cha xứ phụ
trách một xứ đạo trên một vùng lãnh thổ do giám mục quy định ranh giới để
lãnh đạo các tín đồ công giáo. Tu sĩ là người tu hành trong các tu viện công
giáo. Thực chất tu sĩ không phải là chức sắc tôn giáo, nhưng họ sống trong các
dòng tu, tu viện. Trong Bản chế độ bắt, khám xét có quy định tu sĩ là đối tượng
đặc biệt nhưng trong Công văn số 318/CV-BNV lại không quy định vấn đề này.
Nhưng tham khảo thêm quy định của Bộ Công an về các đối tượng phải theo
dõi nghiệp vụ, kiểm tra nghiệp vụ và căn cứ vào tầm ảnh hưởng của họ trong
công đồng công giáo cho nên khi cần áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với họ
cũng phải tuân thủ những yêu cầu riêng để tránh kích động giáo dân và tránh bị
lợi dụng để phóng đại thành vấn đề nhân quyền, đàn áp tôn giáo.
Trong Phật giáo, các chức sắc bao gồm: Hòa thượng, Thượng tọa, Đại
đức. Trong đó, Hòa thượng là chức sắc cao nhất của phật giáo [43, Tr. 446].
Trong đạo Tin Lành, các chức sắc bao gồm mục sư, giảng sư. Thực chất
chức sắc trong Đạo Tin Lành chỉ có mục sư, còn giảng sư (hay giáo sư, truyền
đạo, truyền đạo sinh) là thuật ngữ dùng để chỉ những người đã được đào tạo để
đi truyền đạo nhưng chưa được phong phẩm sắc mục sư. Tuy nhiên do đã được
đào tạo đồng thời tham gia truyền đạo cho các tín đồ vì vậy họ có tầm ảnh
hưởng nhất định đối với tín đồ đạo Tin Lành và được coi là một bộ phận cốt cán
của các giáo phái. Chính vì vậy mọi động thái liên quan đến họ đều được các tín
đồ chú ý và các thế lực bên ngoài quan tâm. Điều đó đòi hỏi chúng ta cũng phải
thận trọng khi xử lý hành vi phạm tội của họ.
Để xác định một người là chức sắc tôn giáo, trước hết người đó phải
thuộc tổ chức tôn giáo hợp pháp được Nhà nước công nhận và họ được tổ chức
27

phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử hoặc suy cử theo đúng hiến
chương, điều lệ của tổ chức và đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm
quyền. Đối với những tổ chức tôn giáo có phạm vi hoạt động ở nhiều tỉnh thì
phải đăng ký với Chính phủ, Còn tổ chức tôn giáo hoạt động trong phạm vị một
tỉnh thì đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Đối với tu sĩ tu trong các dòng
tu, tu viện đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi dòng tu, tu viện đó đóng.
Còn đối với những cái gọi là đạo Vàng Chứ, đạo Thìn Hùng đều là
những tà đạo hoạt động mang nặng màu sắc mê tín dị đoan và các mục sư hoạt
động không hẳn mục đích vì đạo. Hay như cái gọi là Tín Lành Đêga chỉ là một
thực thể chỉ thấy qua đài phát thanh nước ngoài mà không thấy trong thực tế.
Đây là những hoạt động truyền đạo trái phép, nhằm phục vụ ý đồ chính trị rõ rệt
của các thế lực thù địch, nhằm phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân và sự nghiệp
xây dựng đất nước theo định hướng XHCN của dân tộc ta. Chúng ta cần phải có
thái độ và biện pháp rõ ràng, nhất quán để loại bỏ.
Tôn giáo là một vấn đề hết sức nhạy cảm trong đời sống chính trị của mỗi
quốc gia. Vấn đề tôn giáo thường bị các thế lực thù địch lợi dụng phục vụ cho
mục đích chống phá Nhà nước ta. Con bài tôn giáo là hết sức lợi hại và được
nhiều quốc gia phương Tây coi là nhân tố trong đường lối đối ngoại. Để gây sức
ép trên trường quốc tế, ủng hộ các thế lực thù địch, phản động chống phá Nhà
nước ta, chúng ráo riết hoạt động thu thập các tin tức, tài liệu mà chúng cho
rằng Nhà nước ta vi phạm tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo để xuyên tạc, phóng
đại thành vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo nhằm quốc tế hóa vấn đề
tôn giáo ở Việt Nam. Chính vì vậy, chỉ cần trong chính sách hoặc trọng việc giải
quyết các vụ việc cụ thể, nếu chúng ta sơ hở, mất cảnh giác lập tức sẽ bị thổi
phồng sự việc tạo cớ can thiệp vào vấn đề nội bộ đất nước ta.
- Người thủ lĩnh, người có danh tiếng, có vai vế uy tín lớn, tri thức có tên
tuổi trong các dân tộc ít người: Theo từ điển bách khoa Công an nhân dân,
28

người có uy tín trong các dân tộc thiểu số là người có ảnh hưởng nhất định trong
cộng đồng không phải bằng quyền lực hành chính mà bằng sự tín nhiệm ở các
vùng dân tộc thiểu số. Họ có thể là già làng; trưởng thôn, buôn, làng, bản; người
có học vấn cao trong dân tộc thiểu số, người thành công trong hoạt động kinh tế,
có công trong hoạt động từ thiện xã hội ở địa phương… Những đối tượng này
không được xác định ổn định mà tùy thuộc và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể và
yêu cầu chính trị, xã hội đặt ra. Các đối tượng này do được tín nhiệm trong cộng
đồng hoặc các lợi ích của cộng đồng gắn liền với các hoạt động của họ cho nên
họ được cộng đồng bảo vệ, tôn sùng. Khi các đối tượng này thực hiện hành vi
phạm tội, nếu chúng ta không có các cách thức, biện pháp hợp lý có thể kích
động cho cả cộng đồng dẫn tới những hành động ảnh hưởng đến trật tự, an toàn
xã hội hoặc có thái độ bất hợp tác với các cơ quan chức năng gây khó khăn rất
lớn cho quá trình giải quyết vụ án.
Ngoài những đối tượng trên còn một nhóm đối tượng nữa đó là, nhân sĩ,
trí thức, văn nghệ sĩ có tiếng trong nước và thế giới. Đây là những người có
trình độ học vấn, những quan điểm, công trình nghiên cứu, những sản phẩm của
họ có tầm ảnh hưởng nhất định ở trong nước và quốc tế hoặc là những người
hoạt động văn hóa nghệ thuật thu hút được sự chú ý của công chúng trong nước
cũng như ở nước ngoài. Do tầm ảnh hưởng, và uy tín của họ cho nên, trong
trường hợp họ thực hiện hành vi phạm tội cần phải áp dụng các biện pháp ngăn
chặn, chúng ta phải thận trọng, lựa chọn biện pháp hợp lý và tuân thủ những
trình tự, thủ tục thích hợp để tránh gây dự luận xấu trong xã hội, tác động tiêu
cực đến các đối tượng khác trong giới nhân sĩ, tri thức, văn nghệ sĩ ảnh hưởng
đến đường lối chính sách của Đảng và dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng để
xuyên tạc vấn đề tự do ngôn luận, tự do báo chí.
Tóm lại, trên đây là các đối tượng có nhân thân đặc biệt. Việc áp dụng
29

biện pháp ngăn chặn đối với họ không chỉ đơn thuần là hạn chế một số quyền
của họ để phục vụ cho quá trình giải quyết vụ án mà nó còn liên quan đến nhiều
chủ trương, chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước, liên quan đến các
vấn đề nhạy cảm. Những sơ hở, thiếu sót trong quá trình áp dụng biện pháp
ngăn chặn đối với các đối tượng này có thể gây ảnh hưởng về chính trị, xã hội,
dễ gây dư luận trong quần chúng nhân dân, đồng thời cũng là những vấn đề dễ
bị các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc, kính động chống phá Nhà nước ta.
Chính vì vậy, khi áp dụng biện pháp ngăn chặn với các đối tượng này, một mặt
phải tuân thủ đầy đủ và chặt chẽ về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền, thời
hạn theo đúng quy định của luật tố tụng hình sự đồng thời phải tiến hành một
cách rất thận trọng, có sự cân nhắc, lựa chọn biện pháp áp dụng, có chế độ kiểm
tra, thỉnh thị, báo cáo chặt chẽ.

Chương I
NHẬN THỨC CHUNG VỀ TỘI PHẠM HỌC
1. Khái niệm, đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ, mối quan hệ giữa
tội phạm học và các môn khoa học khác.
1.1 Khái niệm.
Để đáp ứng nhu cầu nhận thức và cải tạo thế giới phục vụ lợi ích xã
hội, loài người đã không ngừng tìm tòi nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên và
xã hội. Điều đó là cơ sở nảy sinh và phát triển nhiều ngành khoa học khác
nhau.
Đã từ lâu, vấn đề đấu tranh ngăn chặn tiến tới làm giảm và loại trừ tội
phạm đã trở thành một trong những mối quan tâm chú ý của các Nhà nước
dưới mọi chế độ chế độ xã hội khác nhau. Để đấu tranh có hiệu quả đối với
các loại tội phạm – hiện tượng xã hội tiêu cực và phức tạp, đòi hỏi con người
cần phải không ngừng nghiên cứu để nhận thức đầy đủ về hiện tượng này. Tội
30

phạm là gì? Nó được hình thành phát triểnvà tồn tại theo những quy luật nào?
Để đấu tranh với nó cần phải tiến hành bằng những phương pháp tác động ra
sao?...Công việc đó được tiến hành gắn liền với thực tế đấu tranh chống tội
phạm ở mỗi quốc gia, qua mỗi giai đoạn phát triển của xã hội. Kết quả của
quá trình đó đem laị cho loài người những tri thức phong phú cần thiết về hiện
tượng tội phạm và những kinh nghiệm quý báu trong đấu tranh chống tội
phạm.
Những tri thức và kinh nghiệm về tội phạm và phương pháp phòng
chống tội phạm ngày càng được tích luỹ đầy đủ. Bước đầu được phản ánh tản
mạn riêng lẻ, sau đó được đúc rút hệ thống lại và được nghiên cứu tỉ mỉ sâu
sắc hơn trong các tài liệu chuyên khảo của các ngành khoa học pháp lý, khoa
học xã hội. Trong điều kiện các lĩnh vực khoa học phát triển, mạnh mẽ theo
hướng chuyên sâu, vấn đề nghiên cứu về tội phạm và biện pháp đấu tranh
chống tội phạm được nâng lên và tách riêng thành bộ môn khoa học độc lập
chuyên nghiên cứu về những quy luật hình thành, phát sinh phát triển của tội
phạm cùng với các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn nhằm loại bỏ và hạn chế
sự tác động của hiện tượng này. Như vậy, ngành khoa học nghiên cứu về tội
phạm đã ra đời và phát triển.
Xem xét về thuật ngữ, các nhà nghiên cứu thấy rằng: “Tội phạm học”
là một cụm từ ghép bao gồm: Crimin: tội phạm (theo ngôn ngữ la tinh) và
Logos có nghĩa là: Học thuyết hoặc khoa học (theo tiếng Hy Lạp). Vậy tội
phạm học có nghĩa là “học thuyết về tội phạm” hay “khoa học nghiên cứu về
tội phạm”. Tuy nhiên, nếu nói là “nghiên cứu về tội phạm” thì nhiều ngành
khoa học nghiên cứu về vấn đề này, như: khoa học luật hình sự, khoa học luật
tố tụng hình sự, Điều tra hình sự, tâm lý học, xã hội học…Vì vậy, cá nhà
nghiên cứu tội phạm học xác định phạm vi nghiên cứu của tội phạm học được
giới hạn bởi đối tượng nghiên cứu chủ yếu của nó là:
31

- Tình trạng tội phạm.


- Nguyên nhân, điều kiện của tội phạm.
- Nhân thân người phạm tội
- Biện pháp phòng ngừa tội phạm.
Trên cơ sở đó, có thể nêu khái niệm về Tội phạm hộc như sau:
Tội phạm học là ngành khoa học, nghiên cứu về tội Tình trạng tội
phạm, nguyên nhân và điều kiện phát sinh phát triển của tình trạng tội phạm
và các loại tội phạm cụ thể, nghiên cứu nhân thân người phạm tội và các biện
pháp phòng ngừa ngăn chặn nhằm hạn chế, tiến tới loại trừ tội phạm ra khỏi
đời sống xã hội.
Trong điều kiện phát triển của sự nghiệp cách mạng hiện nay ở nước ta,
Đảng và Nhà nước đã xác định vị trí quan trọng đặc biệt của công cuộc bảo vệ
vững chắc nền an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, đấu tranh kiên quyết
và triệt để chống các loại tội phạm hình sự. Điều đó đang đặt ra những nhiệm
vụ nặng nề cho các nhà nghiên cứu và cán bộ thực tế trong nghiên cứu tội
phạm, xây dựng phương pháp đấu tranh ngăn chặn một cách có hiệu quả với
chúng. Nghiên cứu và phát triển hoàn thiện khoa học tội phạm là vấn đề có ý
nghĩa to lớn trong sự nghiệp đấu tranh chống các loại tội phạm hình sự, giữ
vững an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
1.2 Đối tượng nghiên cứu của Tội phạm học.
Mỗi ngành khoa học có đối tượng nghiên cứu riêng của mình. Đó là
những quy luật tác động trong lĩnh vực mà ngành khoa học đó cần nghiên
cứu. Tội phạm học với tư cách là môn khoa học độc lập, vì vậy cũng có đối
tượng nghiên cứu riêng. Đó là những sự vật hiện tượng liên quan đến hoạt
động tội phạm và phòng ngừa tội phạm.
Trong các tài liệu Tội phạm học của nhiều nước trên thế giới đã được
xác định và phân loại thành những nhóm đối tương nghiên cứu như: nghiên
32

cứu tội phạm là hiện tượng của xã hội; nguyên nhân, điều kiện phạm tội, nhân
thân người phạm tội và phòng ngừa tội phạm. Có thể xác nhận rằng việc định
ra đối tượng nghiên cứu của tội phạm như vậy là đúng đắn, bởi vì điều đó
phản ánh được khái quát nội dung nghiên cứu của vấn đề về tội phạm theo
một trình tự hệ thống bao hàm được đầy đủ những vấn đề phản ánh quy luật
hoạt động nhận thức về hiện tượng tội phạm, từ việc xác định khái niệm tội
phạm, phạm vi tình trạng, cấu trúc tội phạm và diễn biến của nó, đến việc đi
sâu nghiên cứu nguyên nhân, điều kiên của tình trạng này, cúng như về nhân
thân người phạm tội, tất cả điều đó nhằm đến mục đích là nghiên cứu tìm tòi
biện pháp, phương tiện phòng ngừa tội phạm. Cách xác định như trên còn cho
thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa nội dung của các nhóm đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu vấn đề này có tác dụng ảnh hưởng với vấn đề khác trong hệ
thống các đối tượng đã nêu, vì vậy để thấy rằng các nhóm đối tượng nghiên
cứu trên có mối quan hệ chặt chẽ, ảnh hưởng tác động lẫn nhau và không cho
phép người nghiên cứu coi nhẹ đối tượng nghiên cứu nào trong việc nghiên
cứu soạn thảo các vấn đề về Tội phạm học. Trong lý luận Tội phạm học người
ta gọi bốn nhóm đối tượng nghiên cứu đó là bốn bộ phận cấu thành cơ bản
hoặc bốn nhóm hiện tượng xã hội cần phải nghiên nghiên cứu trong khoa học
tội phạm.
Các đối tượng nghiên cứu và nội dung cơ bản của Tội phạm học bao
gồm:
2.1.1 Tình trạng tội phạm.
Tình trạng tội phạm là hệ thống các sự kiện phạm tội cụ thể được diễn
ra trong hệ thống quốc gia hoặc khu vực trong một thời gian nhất định. Như
vậy có nghĩa là xem xét mhư một hiện tượng xã hội nhằm nắm vững bản chất
của nó cũng như các yếu tố cấu thành có tính đặc trưng của hiện tượng xã hội
này.
33

Đối với nhóm đối tượng này cần phải xoay quanh các nội dung cơ bản
sau:
- Nghiên cứu tình trạng hoạt động của tội phạm, cấu trúc và động thái
của Tình trạng tội phạm nói chung cũng như từng loại tội phạm cụ thể trong
phạm vi cả nước và ở mỗi vùng dân cư. Những nội dung này phản ánh số
lượng và tính chất hoạt động của tội phạm nói chung và các loại tội phạm cụ
thể trong mỗi thời kỳ, mỗi địa phương khác nhau.
- Nghiên cứu các mối quan hệ tác động qua lại giữa Tình trạng tội
phạm với các hiện tượng và các quá trình xã hội khác (CT,KT, VH, GD…)
hoặc với những hình thức khác nhau của hành vi tiêu cực (lười biếng, suy
thoái về đạo đức, tệ nạn xã hội ).
Nghiên cứu làm rõ những nội dung đã chỉ ra trong nhóm đối tượng
nghiên cứu trên cho phép chúng ta đánh giá một cách khái quát về Tình trạng
tội phạm nói chung trong phạm vi cả nước và ở mỗi địa phương cụ thể, đồng
thời có thể đề ra phương hướng chung, biện pháp tổng hợp trong việc phòng
ngừa ngăn chặn tội phạm.
1.2.2. Nguyên nhân nảy sinh tình trạng tội phạm và điều kiện tạo thuận
lợi cho việc thực hiện hành vi phạm tội là một trong những nội dung tất yếu
của sự phát triển và tồn tại trong mỗi thời kỳ phát triển của xã hội.
- Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm là tổng hợp các sự vật hiện
tượng tiêu cực xã hội tác động đến con người và là hành vi phạm tội. Vì vậy
cần phải xem xét phân loại một cách khoa học các loại nguyên nhân, điều
kiện khách quan, chủ quan, trực tiếp, dán tiếp, chủ yếu thứ yếu, bên trong,
bên ngoài…điều đó có ý nghĩa quan trọng trong việc nhận thức tội phạm và
sử dụng biện pháp phòng ngừa chúng.
34

- Cần thiết phải có quan điểm rõ ràng trong phân biệt giữa nguyên nhân
và điều kiện, mối quan hệ tác động giữa nguyên nhân và điều kiện trong quá
trình tác động đến hành vi phạm tội.
- Nghiên cứu tìm ra cơ chế tác động của nguyên nhân và điều kiện tội
phạm đối với hành vi của con người phạm tội (các yếu tố tiêu cực về kinh tế,
tư tưởng, tâm lý, giáo dục…tác động đến con người như thế nào trong quá
trình đãn đến việc phạm tội).
Trong điều kiện trình độ lý luận về tội phạm ở nước ta hiện nay chưa
được phát triển hoàn hảo, trong việc nghiên cứu và xác định nguyên nhân,
điều kiện của Tình trạng tội phạm nói chung và tội phạm cụ thể còn nhiều vấn
đề cần phải xem xét để đi đến thống nhất quan điểm. Chẳng hạn còn có sự
nhầm lẫn giữa nguyên nhân và điều kiện phạm tội, giữa nguồn gốc tội phạm
và nguyên nhân, điều kiện tội phạm…điều đó dẫn đến việc xem xét đánh giá
vấn đề nguyên nhân và điều kiện tội phạm còn có sự khác nhau. Từ đó cho
thấy, tính cấp bách của việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện tội phạm
trong khoa học Tội phạm học ở nước ta.
1.2.3. Nhân thân người phạm tội.
Nhân thân người phạm tội là đối tượng nghiên cứu quan trọng của Tội
phạm học. Có thể hiểu khái niệm nhân thân người phạm tội là “những đặc
điểm dấu hiệu thể hiện bản chất xã hội của con người phạm tội”. Con người
có thể có nhiều loại phẩm chất tính cách khác nhau như tính cách sinh vật
(giới tính, lứa tuổi, chiều cao , cân nặng, màu tóc, màu da…) bản năng động
vất và những phẩm chất tính cách xã hội (quan điểm, trình độ học vấn, tình
trạng gia đình, quan hệ xã hội …)
Tội phạm học nghiên cứu nhân thân người phạm tội theo các nội dung
sau:
35

- Nghiên cứu các đặc điểm về xã hội – nhân khẩu học bao gồm giới
tính, lứa tuổi, trình độ học vấn, hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp….
- Nghiên cứu về phẩm chất đạo đức và tâm lý cá nhân kể phạm tội. Ơ
đây cần đề cập đến các đặc điểm về thái độ đối xử của kể phạm tội và các tổ
chức chính quyền, tổ chức xã hội và những con người xung quanh, đối với
các giá trị tinh thần, đạo đức xã hội …cũng như các yếu tố về trí tuệ, tình
cảm…đặc biệt, nghiên cứu các biểu hiện của nhân cách kẻ phạm tội trong
quá trình sống; hoạt động lao động, công tác xã hội , vai trò cá nhân trong xã
hội , trong đơn vị công tác,trong các nhóm người và với những con người cụ
thể khác, các cơ quan, đơn vị khác.
Nghiên cứu các đặc điẻm cá nhân kẻ phạm tội mang tính pháp luật hình
sự. Tính chất hành vi tội phạm, mục đích, động cơ phạm tội, hoạt động cá
nhân hay tổ chức, vai trò trong các tổ chức phạm tội, các tiền án, tiền sự…
- Phân loại nhân thân người phạm tội phục vụ cho công tác phòng ngừa
ngăn chặn hoặc giáo dục người phạm tội.
Tất cả những nội dung trên tạo thành hệ thống các đặc tính thể hiện bản
chất xã hội của con người phạm tội. Nghiên cứu những vấn đề trên có ý nghĩa
quan trọng trong việc xác định nguyên nhân và điều kiện tội phạm nói chung
và các loại tội phạm cụh thể, con người cụ thể. Mặt khác nghiên cứu nhân
thân người phạm tội giúp ta đề ra biện pháp phòng ngừa, giáo dục và nâng
cao hiệu quả biện pháp phòng ngừa tội phạm nói chung và các tội phạm cụ
thể.
1.2.4. Phòng ngừa tội phạm.
Phòng ngừa tội phạm là hệ thống các biện pháp của Nhà nước và xã hội
hướng đến việc xoá br, hạn chế nguyên nhân, diều kiện tội phạm, ngăn ngừa
kịp thời những hành vi sai lệch của những người có ý định phạm tội. Ơ nhiều
nước trên thế giới cũng như ở nước ta hiện nay phòng ngừa tội phạm đã và
36

đang trở thành một hoạt động thức tế, có sự tham gia đông đảo của cơ quamn
nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân. Hoạt động này cần thiết phải được
xem xét nghiên cứu một cách khoa học nhằm mục đích ngày càng hoàn thiện
hơn về mật lý luận và các biện pháp tiến hành cụ thể, nâng cao chất lượng của
công tác phòng ngừa tội phạm.
Về mặt lý luận, theo quan điểm hệ thống, phòng ngừa tội phạm được
phân tích, xem xét trên các khía cạnh sau:
- Khái niệm, phạm vi phòng ngừa tội phạm.
- Mục đích, nhiệm vụ phòng ngừa tội phạm cụ thể.
- Nôi dung phòng ngừa tội phạm.
- Chủ thể tham gia phòng ngừa tội phạm.
- Phương pháp, biện pháp, phương tiện tiến hành hoạt động phòng
ngừa tội phạm.
- Những hoạt động khác nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng
ngừa tội phạm: Dự báo tội phạm, thông tin tội phạm, kế hoạch hoá, yếu tố nạn
nhn .
Những bộ phận cấu thành nêu trên tạo nên đối tượng nghiên cứu của
khoa học tội phạm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động ảnh hưởng lẫn
nhau. Những loại đối tượng nghiên cứu này phản ánh nội dung nghiên cứu tội
phạm nói chung, cúng như khi nghiên cứu từng nhóm, từng loại tội phạm cụ
thể ở mỗi địa phương và trong mỗi thời gian nhất định.
Nếu xem xét các loại đối tượng nghiên cứu của tội phạm học trong một
tổng thể thì có thể nhận thấy rằng: các loại dối tượng nghiên cứu như Tình
trạng tội phạm, nguyên nhân và điều kiện tội phạm và nhân thân người phạm
tội cho phép xác định tính chất, mức độ tội phạm, nguyên nhân điều kiện của
nó, các quy luật phát sinh, phát triển và tồn tại của tội phạm. Còn đối tượng
nghiên cứu cuói cùng, phòng ngừa tội phạm, là cách thức tác động với tội
37

phạm, nguyên nhân, điều kiện của nó nhằm hạn chế, tiến tới loại bỏ hiện
tượng này kỏi đời sống xã hội, đó cũng là mục đích nghiên cứu của khoa học
Tội phạm học.
1.3. Hệ thống Tội phạm học.
Quan điểm hệ thống là một trong những quan điểm phổ biến được sử
dụng trong khoa học. Ý nghĩa tác dụng của nó đối với nghiên cứu là giúp cho
chúng ta nghiên cứu và nhận thức vấn đề nghiên cứu một cách có hệ thống,
lôgíc về nội dung và hình thức của vấn đề, qua đó phát hiện, bổ sung và làm
sáng tỏ những vấn đề trong nội dung nghiên cứu Tội phạm học, giúp chúng ta
nhận thức có hệ thống về môn học này.
Hệ thống khoa học tội phạm được xây dựng trên hai cơ sở chính: Theo
đối tượng nghiên cứu và heo mức độ tổng quát các thông tin tư liệu khoa học
và thực tiễn.
a. Xuất phát từ đối tượng nghiên cứu có thể sắp xếp hệ thống Tội phạm
học theo 4 vấn đề chính:
+ Tình trạng tội phạm.
+ Nguyên nhân và điều kiện tội phạm nói chung và các loại tội phạm cụ
thể
+ Nhân thân người phạm tội.
+ Phòng ngừa tội phạm nói chung và các loại tội phạm cụ thể.
Tổng hợp các kiến thức về các mặt nói trên tạo thành môn khoa học
hoàn chỉnh – Tội phạm học.
b. Theo mức độ tổng hợp các thông tin, tài liệu đã được nghiên cứu thu
thập, tích luỹ trong quá trình nghiên cứu, người ta chia toàn bộ môn khoa học
thành 2 phần: Phương pháp lý luận chung (phần chung) và phần lý luận về
các loại tội phạm cụ thể (phần cụ thể).
38

- Trong phần chung được trình bày các quan điểm, quan niệm, khái
niệm và các vấn đề có liên quan đến Tội phạm học. Ở phần này bao gồn có
các nội dung sau:
+ Khái niệm, đối tượng, hệ thống Tội phạm học.
+ Phương pháp luận trong nghiên cứu Tội phạm học và nhiệm vụ của
nó.
+ Mối quan hệ giữa Tội phạm học và các ngành khoa học khác.
+ Tình hình nghiên cứu và phát triển của Tội phạm học ở Việt nam và
trên thế giới.
+ sự khác nhau giữa Tội phạm học XHCN và Tội phạm học tư sản.
+ Lý luận chung về tình trạng, cấu trúc, động thái tội phạm.
+ Lý luận chung về nhân thân người phạm tội.
+ Lý luận chung về nguyên nhân và điều kiện của Tình trạng tội phạm
và tội phạm cụ thể.
+ Vấn đề phòng ngừa tội phạm.
+ Dự báo tội phạm.
+ Thông tin Tội phạm học.
Những vấn đề trên dược trình bày một cách khái quát đi sâu về mặt lý
luận cơ bản có tính hướng dẫn cho việc nghiên cứu cụ thể. Điều đó giúp
chúnh ta nhận thức một cách tổng quát về toàn bộ nội dung môn học trong đó
có các quan điểm, khái niệm cơ bản về các sự vật hiện tượng và quá trình xã
hội liên quan đến Tội phạm học.
Trong phần cụ thể đượch đi sâu nghiên cứu đặc điểm và các biện pháp
phòng ngừa từng loại tội phạm cụ thể. Việc phân chia ra các loại tội phạm cụ
thể để đi sâu nghiên cứu là cần thiết, tuy nhiên các loại tội phạm cụ thể rất đa
dạng. Nếu phân tích chúng để nghiên cứu trong các tài liệu Tội phạm học thì
rất rộng và phức tạp, mặt khác có thể dẫn đến trùng lặp các nội dung nghiên
39

cứu như đặc điểm tính chất và biện pháp phòng ngừa tội phạm. Vì vậy, cần
thiết phải tập hợp các loại tội phạm theo từng nhóm có tính chất, mức độ,
hành vi, chủ thể hoặc khách thể xâm hại tương tự giống nhau để nghiên cứu
và soạn thảo biện pháp phòng ngừa cụ thể.
Việc phân chia các nhóm tội phạm để nghiên cứu trong Tội phạm học
có nhiều cách khác nhau.
+ Theo mục tiêu cuộc đấu tranh chống tội phạm đã được đề cập trong
các văn bản tài liệu ở Việt nam, có thể phân chia các nhóm tội phạm: tội
phạm xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm xâm phạm trật tự an toàn xã hội,
tội phạm kinh tế, tội phạm về ma tuý…
+ Theo mức độ về lỗi của người thực hiện hành vi phạm tội có: tội
phạm cố ý và tội phạm vô ý.
+ Theo tính chất phạm tội có nhóm phạm tội lần đầu và tái phạm.
+ Căn cứ vào đặc điểm nhân thân người phạm tội chia ra: tội phạm
thanh niên, tội phạm phụ nữ, tội phạm vị thành niên, tội phạm chức vụ…
+ Căn cứ vào khách thể xâm hại, đối tượng bị tội phạm tấn côngcó thể
chia ra các nhóm sau:
Tội phạm xâm phạm sở hữu (tài sản XHCN, tài sản riêng công dân); tội
phạm xâm phạm tính mạng sớc khoả, nhân phẩm, danh dự con người; tội
phạm xâm phạm trật tự công cộng….
Như vậy, có nhiều cách chia nhóm các loại tội phạm để nghiên cứu còn
phụ thuộc các nhu cầu cụ thể của từng lĩnh vực, từng thời gian, từng địa
phương, quá trình đấu tranh chống tội phạm và phòng ngừa ngăn chặn chúng.
Đối với lực lượng cảnh sát nhân dân, với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là đấu
tranh chống tội phạm hình sự, thì cần thiết phải đi sâu nghiên cứu theo các
nhóm tội phạm sau đây:
40

1. Các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khoẻ và danh dự, nhân phảm
của con người.
2. Các tội phạm xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân.
3 Các tội phạm xâm phạm sở hữu.
4 Các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.
5 Các tội phạm về ma tuý.
6 Các tội phạm xâm phạm trật tự công cộng, an toàn công cộng.
7. Tội phạm xâm phạm trật tự quản lý hành chính.
8 Các tội phạm về chức vụ.
Ngoài ra, trong tình hình hiện nay đòi hỏi tập ttrung nghiên cứu vào
một số loạ tội phạm nổi lên như: Tội phạm do người chưa thành niên gây ra,
tội phạm bạo lực, tội phạm có tổ chức, tội phạm quốc tế…
Trong mỗi loại, nhóm tội phạm đặt ra nghiên cứu cần thiết phải đề cập
được các nội dung cơ bản là:
+ Tình trạng cấu trúc, diễn biến tội phạm trong phạm vi nhất định về
không gian và thời gian.
+ Đặc điểm nhân thân người phạm tội.
+ Nguyên nhân và điều kiện phạm tội.
+ Biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm.
Xem xét lý luận Tội phạm học một cách có hệ thống như trên là cần
thiết. Đối chiếu với trình độ phát triển lý luận Tội phạm học ở nước ta nói
chung, so với các khoa học xã hội khác có thể nhận thấy rằng: Việc nghiên
cứu của chúng ta còn chưa theo một hệ thống hoàn chỉnh, còn coi nhẹ việc
nghiên cứu hoàn thiện lý luận chung, chưa tổng kết đầy đủ các kinh nghiệm
về nghiên cứu và các kiến thức trong lĩnh vực này. Chúng ta thường chỉ chú ý
tập trung vào các đối tượng cụ thể trong từng lĩnh vực, từng địa phương vì
vậy dẫn đến tình trạng nghiên cứu phiến diện, tài liệu tản mạn, chưa tích luỹ
41

để khái quát những vấn đề về lý luận có tính bao quát. Trên cơ sở xem xét hệ
thống Tội phạm học cần phải suy nghĩ mở ra phương hướng nghiên cứu đúng
đắn, toàn diện trong lính vực khoa học này.
1.4. Nhiệm vụ của Tội phạm học.
Là một môn khoa học cụ thể, độc lập Tội phạm học phải có nhiệm vụ
riêng của mình. Xác định đúng đắn phạm vi nhiệm vụ của Tội phạm học là cơ
sở để nghiên cứu, phát hiện, tích luỹ và hệ thống những kiến thức khoa học có
liên quan đên tội phạm, xác định đúng vị trí phương hướng hoạt động của các
cơ quan Nhà nước và xã hội, đội ngũ cán bộ lý luận và nhân viên thực tế
trong việc tham gia vào lĩnh vực khoa học này.
Nhiệm vụ của Tội phạm học là những công việc cần phải tiến hành,
trong hoạt động nghiên cứu khoa học Tội phạm học để đạt mục đích phát
triển và hoàn thiện hệ thống lý luận khoa học về tội phạm, tác động 1 cách có
hiệu quả với thực tế cuộc đấu tranh chống các loại tội phạm, tích cực phòng
ngừa không để tội phạm xảy ra, xoá bỏ nguyên nhân, điều kiện phạm tội trong
xã hội của chúng ta.
Xuất phát từ nhiệm vụ của một ngành khoa học, từ thực tế đấu tranh
phòng ngừa tội phạm và tình hình phát triển Tội phạm học Việt nam hiện nay,
nhiệm vụ của Tội phạm học ở Việt nam được đặt ra như sau:
- Một là, nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về Tình trạng tội
phạm xảy ra ở Việt nam, xác định rõ bản chất của nó, làm rõ nguyên nhân,
điều kiện tội phạm và các vụ việc phạm tội cụ thể, dự báo Tình trạng tội phạm
và đề xuất biện pháp phòng ngừa, không để tội phạm nảy sinh và phát triển.
- Hai là, trên cơ sở nghiên cứu nắm vững bản chất hiện tượng tội phạm,
nguyên nhân và điều kiện của nó, mối quan hệ của hiện tượng tội phạm vứi
các hiện tượng xã hội khác xây dựng các luận cứ khoa học vững chắc cho các
đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển KT – XH nói chung
42

và chính sách trong lĩnh vực đấu tranh chống tội phạm hình sự trong mỗi giai
đoạn phát triển xã hội.
- Ba là, hoàn thiện hệ thống lý luận Tội phạm học, xây dựng Tội phạm
học trở thành môn khoa học độc lập phong phú, phù hợp với điều kiện ở Việt
nam tiếp thu đầy đủ các thành tựu tiến tiến nhất của tội phạm học các nước
trên thế giới, tích cực đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái, quan điểm
Tư sản trong lĩnh vực nghiên cứu tội phạm.
- Bốn là, đảm bảo sử dụng và ứng dụng các kiến thức thành tựu khoa
học vào thực tế công tác đấu trang phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, giáo dục
cảm hoá người phạm tội, nâng cao hiệu quả của các biện pháp, phương tiện
phòng ngừa tội phạm trong mỗi lĩnh vực hoạt động của xã hội.
Như vậy có thể thấy rằng: trong điều kiện nước ta hiện nay nhiệm vụ
Tội phạm học rất nặng nề để thực hiện được các nhiêm vụ đã đặt ra, trước hết
đòi hỏi chúng ta phải nhận thức đúng đắn vị trí quan trọng của môn khoa học
này, phải có phương hướng hoạt động rõ ràng, phù hợp, phải có sự tham gia
đông đảo của đội ngũ cán bộ khoa học và các nhân viên thực hành đang làn
nhiệm vụ phòng ngừa, điều tra, xử lý tội phạm, có sự quan tâm của các tổ
chức Đảng, các cơ quan Nhà nước và các tổ chức xã hội trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ Tội phạm học hiện nay của nước ta.
1.5. Mối qun hệ của Tội phạm học với các lĩnh vực khoa học
khác.
Mỗi khoa học được phát triển như một quá trình. Trong quá trình đó có
sự tiếp thu, sử dụng và phát triển thành tựu của các lĩnh vực khoa học khác.
Vì vậy cáclĩnh vực khoa học trong chừng mực nào đó đều có liên quan với
nhau. Tội phạm học cũng vậy, nó cdó liên quan đến những lĩnh vực khoa học
khác.
43

Tuy nhiên có thể thấy rằng: Tội phạm học nghiên cứu về hiện tượng tội
phạm có tính xã hội; các nguyên nhân điều kiện tội phạm được chứng minh là
những hiện tương xã hội tiêu cực tác động đến hành vi của con người phạm
tội. Những biện pháp được soạn thảo để sử dụng trong phòng ngừa tội phạm
phải phù hợp với điều kiện xã hội và suy đến cùng do chính con người tổ
chức thực hiện trong thức tế hoạt động trong xã hội. Vì vậy khi xem xét mối
quan hệ của Tội phạm học với các khoa học khác trước hết cần phải xác định
nó là một khoa học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, có quan hệ một cáhc chặt
chẽ và trực tiếp với các ngành khoa học thuộc lĩnh vực xã hội như Triết học,
Kinh tế học, Xã hội học và các lĩnh vực của khoa học luật…dưới đây chỉ đề
cập đến mối quan hệ của Tội phạm học với một số lĩnh vực khoa học có quan
hệ gần gũi thiết thực nhất.
1.5.1.Tội phạm học với xã hội học.
Xã hội học là một khoa học nghiên scứu xã hội. Mác và Angghel đã
sáng tạo ra một khoa chân chính nghiên cứu xã hội và quy luật phát triển của
xã hội mà chúng ta gọi là xã hội Macxit. Theo quan điểm này phương thức
sản xuất của cải vật chất quyết định sự phát triển của xã hội, các quan hệ sản
xuất, quan hệ kinh tế tạo thành nền tảng của đời sống chính trị và tinh thần
của xã hội. Mỗi thời kỳ lịch sử phát triển của xã hội có quy luật riêng của nó
mà trong đó các quá trình xã hội, các yếu tố cấu thành của nó cũng có những
quy luật phụ thuộc nhất định trong một hình thái kinh tế xã hội. Xã hội học
nghiên cứu các hiện tượng xã hội như cấu trúc xã hội trình đô lao động, trình
độ nhận thức văn hoá, nhu cầu sinh hoạt, nghỉ ngơi, phong tục, tập quán, điều
kiện cuộc sống của nhân dân, nghiên cứu các hiện tượng tiêu cực phổ biến
như: nghiện rượu, cờ bạc, mại dâm… nhằm phát hiện những sơ hở thiếu sót
của cơ chế hoạt động xã hội, nhược điểm trong tính cách con người, từ đó đề
xuất với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xây dựng và ban hành các chính
44

sách xã hội phù hợp với sợ phát triển xã hội. Các thông tin được cung cấp từ
xã hội học phục vụ cho Tội phạm học nghiên cứu, xác định nguyên nhân điều
kiện phạm tội và tính cách cá nhân con người có đức tính phù hợp với yêu cầu
phát triển xã hội. Ngược lại, mhững thông tin và kết luận dánh giá cụ thể của
Tội phạm học về Tình trạng tội phạm, cấu trúc tội phạm và nguyên nhân điều
kiện phạm tội…giúp cho các nhà nghiên cứu xã hội học phân tích nắm vững
mối quan hệ giữa tội phạm và các hiện tượng xã hội tiêu cực khác và đề xuất
biện pháp phòng ngừa ngăn chặn bằng các biện pháp xã hội. Ngoài ra trên lý
luận cũng như trong thực tế nghiên cứu tội phạm, hàng loạt các biện pháp
nghiên cứu của xã hội học đã được sử dụng như: quan sát, thực nghiệm,
phỏng vấn, phiếu điều tra…
1.5.1. Tội phạm học và khoa học luật hình sự
Giữa Tội phạm học và khoa học luật hình sự có mối quan hệ trực tiếp
và đa dạng. Điều đó xuất phát từ những điểm đồng nhất giữa chúng như: có
sự giống nhau về phương pháp luận nhận thức hiện tượng tội phạm, cùng sử
dụng thôngá nhất một số khái niệm (như tội phạm, phạm tội, tội phạm là hiện
tượng xã hội mà bản chất của nó là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm
đến quyền lợi chung của xã hội ). Mối quan hệ đó được biểu hiện trên các mặt
sau đây:
- Khoa học luật hình sự nghiên cứu và nêu ra các khái niệm chặt chẽ về
tội phạm, phạm tội, người phạm tội…và xác định các đặc điểm pháp lý của
tội phạm, người phạm tội. Dựa trên cơ sở đó, Tội phạm học nghiên cứu, phân
tích đánh giá về hiện tượng tội phạm, nguyên nhân điều kiện của nó.
- Luật hình sự quy định các hành vi nguy hiệm cho xã hội được
coi là tội phạm, các chế tài hình phạt đối với người phạm tội và bắt buộc mọi
người thi hành nghiêm ngặt. Điều đó mang ý nghĩa sâu sắc, nó tác động đến
đông đảo quần chúng nhân dân, đặc biệt với những người có ý định phạm tội.
45

Vì vậy trong Tội phạm học, người ta thường đề cập đến vấn đề: pháp luật nói
chung và luật hình sự nói riêng là phương tiện hiệu nghiệm trong hoạt động
phòng ngừa tội phạm.
- Sự tác động trở lại của Tội phạm học đối với khoa học luật hình
sự ở chỗ: Tội phạm học cung cấp cho khoa học luật hình sự, cho những người
làm luật và ứng dụng pháp luật hình sự những thông tin cần thiết về mức độ,
tính chất tội phạm, cấu trúc thành phần tội phạm, nguyên nhân, điều kiện tội
phạm nói chung và các tội phạm cụ thể. Điều đó cho phép các nhà nghiên cứu
luật hình sự đề xuất và soạn thảo các quy định về hành vi phạm tội và các
hình phạt phù hợp với nó. Mặt khác, việc nghiên cứu đánh giá Tình trạng tội
phạm, nguyên nhân điều kiện của tội phạm có ý nghĩa quan trọng trong việc
phân tích, giải thích lý lẽ đối với các quy định của pháp luật hình sự, chẳng
hạn những vấn đề về tái phạm, tội phạm nghiêm trọng rất nghiêm trọng…
1.5.3. Tội phạm học và khoa học luật tố tụng hình sự.
Luật TTHS quy định trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố,
xét xử và thi hành án, quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan
hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, những người tham gia Tội phạm học.
Luật TTHS cũng yêu cầu “trong quá trình tiến hành TTHS, cơ quan điều tra,
VKS và toà án có nhiệm vụ tìm ra nguyên nhân điều kiện phạm tội, yêu cầu
các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn
ngừa” (điều 15 BLTTHS nước CHXHCNVN). Như vậy luật TTHS đã xác
định cơ sở pháp lý đối với việc tham gia của các chủ thể trong phòng ngừa tội
phạm, đảm bảo cho các chủ thể tham gia một cách có hiệu quả. Chính trong
quá trình tố tụng và tham gia tố tụng, các chủ thể có trách nhiệm nghiên cứu,
cung cấp tài liệu về hiện tượng tội phạm, nguyên nhân điều kiện phạm tội,
nhân thân người phạm tội. Điều đó rất cần thiết cho Tội phạm học trong khi
46

xác định nguyên nhân, điều kiện của tội phạm nói chung và của hành vi phạm
tội cụ thể.
Tội phạm học xem xét các quy định của BLTTHS như là biện
pháp đặc trưng trong phòng ngừa tội phạm. Ngược lại nó cung cấp những tài
liệu cụ thể chính xác về nguyên nhân điều kiện phạm tội, nhân thân người
phạm tội giúp cho các chủ thể tiến hành tố tụng, có sở khoa học sác đáng
trong khi tiến hành công việc của mình.
1.5.4. Tội phạm học và khoa học luật hành chính.
Mặc dù có sự khác nhau về đối tượng nghiên cứu và tác động, ví
dụ Tội phạm học xem xét khái niệm về Tình trạng tội phạm, người phạm
tội…còn khoa học luật hành chính có khái niệm về hành vi vi phạm pháp luật,
người vi phạm pháp luật khác… nhưng hai lĩnh vực này có mối liên hệ mật
thiết với nhau.
Khoa học luật hành chính đưa ra cho Tội phạm học những thông
tin, tài liệu về các vụ việc và con người vi phạm pháp luật hành chính, mà
trong thực tế đấu tranh chống tội phạm chúng ta thường thấy chính những vụ
việc vi phạm và con người vi phạm luật hành chính tạo thành nguồn bổ sung
cho tội phạm, nhiều con người trước khi trở thành người phạm tội đã vi phạm
pháp luật về hành chính. Trên cơ sở đó Tội phạm học xem xét mối quan hệ
giữa các hành vi vi phạm pháp luật và hành vi phạm tội, đề xuất các biện pháp
phòng ngừa, giáo dục, ngăn chặn các hành vi phạm tộ.
Mặt khác luật hành chính quy định chức năng, nhiệm vụ của các
cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và các công dân trong lĩnh vực phòng ngừa
vi phạm pháp luật. Trong khi đó, Tội phạm học nghiên cứu nhiệm vụ, nội
dung và kết quả hoạt động của các tổ chức này trong hoạt động phòng ngừa vi
phạm pháp luật, nghiên cứu mối quan hệ giữa phòng ngừa tội phạm và phòng
ngừa các vi phạm khác. Trên cơ sở đó đánh giá ưu, nhược điểm, thiếu sót của
47

hoạt động này, xây dựng các phương án, kế hoạch tổng hợp phòng ngừa tội
phạm.
1.5.5. Tội phạm học và khoa học điều tra tội phạm.
Hai lĩnh vực này có cùng chung đối tượng nghiên cứu là tội
phạm như hiện tượng xã hội, gây nguy hiểm cho xã hội. Tuy nhiên, phạm vi
mục đích đối tượng nghiên cứu cụ thể có khác nhau. Nếu như tội phạm học
nghiên cứu hiện tượng tội phạm cần đi sâu làm rõ tình trạng, mức độ biểu
hiện của tội phạm, nguyên nhân điều kiện phạm tội với mục đích phòng ngừa
chúng thì khoa học điều tra tội phạm lại đi sâu nghiên cứu các quy luật,
phương thức, phương pháp và phương tiện hoạt động của bọn tội phạm, trên
cơ sở đó xây dựng soạn thảo biện pháp, kỹ thuật, chiến thuật diều tra phù hợp
nhằm mục đích phát hiện tội phạm một cách nhanh chóng, kịp thời.
Mối quan hệ giữa hai ngành khoa học này thể hiện ở chỗ: trước
hết, dựa vào kết quả nghiêm cứu của khoa học điều tra về âm mưu, phương
thức thủ đoạn hoạt động của bọn phạm tội, về các sơ hở thiếu sót của kỹ thuật
và chiến thuật điều tra. Tội phạm học soạn thảo xây dựng hệ thống các biện
pháp phòng ngừa tội phạm nói chung và từng nhóm tội phạm cụ thể. Trong
đièu kiện hiện nay của nước ta có thể khẳng định rằng: sự phát triển nâng cao
trình độ khoa học điều tra tội phạm, điều tra phát hiện nhanh chóng tội phạm
là một trong những biện pháp phòng ngừa thiết thực nhất, nhăn chặn kịp thời
những người có ý định phạm tội và hậu quả đó do tội phạm có thể gây ra.
Ngược lại, Tội phạm học cúng đóng vai trò vô cùng quan trọng
với khoa học điều tra tội phạm. Kiến thức của Tội phạm học về nhân thân
người phạm tội, nguyên nhân điều kiện phạm tội, quá trình phát triển của hiện
tượng tội phạm…tạo ra khả năng củng cố các vấn đề lý luận và thực tiễn khoa
học điều tra tội phạm. Ví dụ khi khoa học điều tra nghiên cứu việc sử dụng
các chiến thuật điều tra khám phá, tìm kiếm thu thập tài liệu về hoạt động
48

phạm tội nhất thiết phải dự trên cơ sở tài liệu về cấu trúc tội phạm, diễn biến
và các tình huống tội phạm đã được nghiên cứu trong Tội phạm học. Điều đó
đảm bảo sử dụng hợp lý các phương tiện kỹ thuật và chiến thuật trong quá
trình điều tra tội phạm, nâng cao hiệu quả của các chiến thuật điều tra tội
phạm.
Tóm lại: trên cơ sở phân tích mối quan hệ của Tội phạm học với
các lĩnh vực khoa học, ngành luật cụ thể cho chúng ta thấy rằng Tội phạm học
có liên quan đến nhiều môn khoa học khác và có thể khẳng định rằng không
thể phát triển khoa học về tội phạm, nếu như không tính đến kết quả của các
môn khoa học xã hội cơ bản đã nêu ở trên. Ngược laị Tội phạm học cũng
đóng vai trò tác dụng quan trọng đối với các môn khoa học khác.
1.6. Vai trò của Tội phạm học trong công tác đấu tranh chống tội
phạm của lực lương Cảnh sát nhân dân.
Khoa học nghiên cứu về tội phạm được bắt nguồn từ thực tiến
đấu tranh chống tội phạm nhằm đáp ứng nhu cầu đảm bảo hiệu quả của cuộc
đấu tranh này. Vì vậy Tội phạm học có vai trò rất quan trọng đối với cuộc đấu
tranh phòng, chống tội phạm của Nhà nước nói chung và của lực lượng
CSND nói riêng.
Căn cứ vào nhiệm vụ của Tội phạm học và thực tiến đấu tranh
phòng, chống tội phạm của lực lượng CSND cho thấy vai trò của Tội phạm
học đối với công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm của lực lượng CSND
được thể hiện như sau:
a. Trên cơ sở nghiên cứu nhận thức rõ về Tình trạng tội phạm và
thực tế biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng tội phạm nói chung và các
loại tội phạm cụ thể, Tội phạm học cung cấp những thông tin tài liệu làm luận
cứ quan trọng phục vụ cho việc xây dựng và ban hành những chủ trương,
49

chínhh sách, biện pháp đấu trang phòng, chống tội phạm của Đảng, Nhà nước
ta.
Chúng ta biết rằng các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước ta hoặc của ngành về lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm muốn
được ban hành và có giá trị thực tiễn cần phải căn cứ vào cơ sở khoa học nhất
định. Kết quả nghiên cứu của Tội phạm học chính là những cơ sở khoa học
quan trọng cần thiết để phục vụ cho việc đề ra mọi chủ trương chính sách,
biện pháp trong lĩnh vực này. Khi có các dữ liệu về Tình trạng tội phạm,
những kinh nghiệm đấu tranh với tội phạm và những kết quả tổng kết các vấn
đề có liên quan đến đấu tranh phòng, chống tội phạm việc đề ra các chủ
trương chính sách kẻ cả phạm vi rộng lớn hơn như các chính sách về phát
triển kinh tế, xã hội và chính sách đấu tranh phòng và chống tội phạm nói
chung sẽ phù hợp đúng đắn với thực tiễn đấu tranh đảm bảo hiệu quả việc đấu
tranh.
b. Tội phạm học có tác động trực tiếp nhằm nâng cao hiệu quả
công tác thực tế đấu tranh phòng, chống tội phạm của lực lượng CSND.
Trong tình hình hiện nay, nhờ có sự tìm tòi sáng tạo của con
người, các ngành khoa học đã phát triển vô cùng mạnh mẽ và nó đã trở thành
yếu tố quan trọng trực tiếp tác động vào quá trình lao động sản xuất và góp
phần nâng cao hiệu quả trong mọi hoạt đông của con người. Tội phạm học với
tư cách là một ngành khoa học cũng đang thể hiện rõ vai trò của nó đối với
thực tiễn cuuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, cụ thể là:
+ Trước hết Tội phạm học trang bị những quan điểm phương
pháp luận và phương pháp cụ thể nghiên cứu tội phạm như một hiện tượng xã
hội tiêu cực. Từ đó giúp cho các nhà nghiên cứu và cán bộ thực tế đấu tranh
phòng, chống tội phạm có phương pháp nghiên cứu, nhận định đánh giá đúng
đắn về Tình trạng tội phạm thực tế diễn ra trong một thời gian và không gian
50

nhất định. Đó là các phương pháp thu thập, tái hiện, nghiên cứu, phân tích,
đánh giá về mức độ, cấu trúc, động thái của Tình trạng tội phạm, nguyên nhân
điều kiện nảy sinh, tồn tại, phát triển tội phạm…giúp ta nhìn nhận hiện tượng
tội phạm một cách chính xác và khoa học hơn.
+ Trên cơ sở nhận thức về tội phạm, bằng những kiến thức Tội
phạm học cung cấp, chúng ta có thể xây dựng và tiến hành các biện pháp đấu
tranh và phòng ngừa tội phạm một cách có hiệu quả trong phạm vi cả nước
hoặc ở từng địa bàn cụ thể, các kiến thức về Tội phạm học như đặc điểm của
các loại tội phạm, mục tiêu nhiệm vụ phòng ngừa tội phạm và các biện pháp
đấu tranh, vấn đề dự báo, xây dựng khoa học phòng ngừa…khi được nắm
vững sẽ giúp cho cán bộ thực tiễn có điều kiện vận dụng trực tiếp trong quá
trình công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm đạt hiệu quả cao.
c. Tội phạm học XHCN còn có tác dụng củng cố quan điểm lập
trường cho mỗi CBCSCSND mỗi người dân có niềm tin vững vàng vào thắng
lợi của sự nghiệp đấu trang phòng, chống tội phạm dưới sự lãnh đạo của
Đảng, Nhà nước ta.
Tội phạm học XHCN khác về bản chất so với Tội phạm học tư
sản. Tội phạm học XHCN xem xét Tình trạng tội phạm như là một hiện tương
xã hội, có nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển, có tính lịch sử, cụ thể
đấu tranh đẩy lùi, găn chặn và xoá bỏ được hiện tượng này ra khỏi đời sống
xã hội. Từ quan điểm đó có tác động lôi kéo đông đảo lực lượng quần chúng,
các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và mỗi công dân hăng hái tham gia tích
cực váo công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Quan điểm Tội phạm học
XHCN còn có tác động xoá bỏ những tư tưởng tiêu cực, thiếu tin tưởng vào
công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Lực lượng CSND là lực lượng nòng cốt, xung kích trong lính
vực đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự và tệ nạn xã hội. Để xứng đáng
51

với vị trí, vai trò của mình, hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước
giao cho, lực lượng CSND cần phải nắm vững những kiến thức cơ bản của
Tội phạm học và vận dụng triệt để trong quá trình công tác cụ thể là:
+ Nghiên cứu nắm vững Tội phạm học diễn ra trong từng thời
kỳ, giai đoạn, ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước, những quy luật,
nguyên nhân điều kiện phát sinh, tồn taị phát triển của hiện tượng xã hội này.
+ Dự báo Tội phạm học trong thời gian tương lai của mỗi thời
kỳ, đề xuất các chủ trương, biện pháp phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn Tội
phạm học với các tổ chức Đảng, chính quyền để ban hành các văn bản quy
định cần thiết về phương hướng, biện pháp đấu tranh phù hợp.
Tóm lại: Tội phạm học là một trong những môn khoa học có vai
trò quan trọng đối với cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là đối với
các cơ quan chức năng có trách nhiệm trực tiếp quản lý và đấu tranh phòng
chống tội phạm để bảo vệ pháp luật nói riêng cần phải có phương hướng rõ
ràng nhằm không ngừng phát triển Tội phạm học ngày càng hoàn thiện và
phát huy tác dụng to lớn của ngành khoa học này trong đấu tranh phòng
chống tội phạm.
2 Phương pháp nghiên cứu Tội phạm học.
2.1. Khái niệm và ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu Tội phạm học.
Theo các kiểu thông thường, phương pháp là cách thức tiến hành công
việc. Phương pháp nghiên cứu là cách thức tiến hành nghiên cứu đối với các
sự vật, hiện tượng, mhằm nhận thức rõ bản chất của nó và tìm ra biện pháp
giải quyết. Liên hệ đến lĩnh vực nghiên cứu Tội phạm học các nhà nghiên cứu
đã đưa ra khi niệm sau:
-Phương pháp nghiên cứu Tội phạm học là một hệ thống những cách
thức, phương tiện thu thập, phân tích và sử lý các thông tin tài liệu về Tình
trạng tội phạm, nguyên nhân điều kiện của nó, nhân thân người phạm tội, và
52

các biện pháp đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn nhằm rút ra kết luận đánh giá
về những vấn đề nghiên cứu, đề xuất phương hướng hoàn thiện biện pháp đấu
tranh.
Trong toàn bộ nhận thức hoạt động của con người nói chung và nghiên
cứu Tội phạm học nói riêng, phương pháp nghiên cứu để nhận thức đối tượng
nghiên cứu có ý nghĩa rất quan trọng. Xác định và sử dụng đúng đắn các
phương pháp nghiên cứu có ý nghĩa quyết định đến kết quả nghiên cứu. Có
phương pháp nghiên cứu tốt giúp cho việc nghiên cứu đảm bảo nhanh chóng
kịp thời, tiết kiệm được sức lực và điều quan trọng là rút ra được những kết
luận chính xác, đề xuất giải pháp phù hợp. Ngược lại sẽ dẫn đến sự lúng túng,
khó khăn trong quá trình nghiên cứu, thậm chí không đảm bảo kết quả chính
xác.
Việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu Tội phạm học còn dựa vào
những cơ sở lý luận và thực tiên sau:
- Cơ sở phương pháp luận: chủ nghĩa Mác lênin và những quan
điểm của Đảng, Nhà nước ta về công tác đấu tranh phòng chống tội phạm bảo
vệ ANCT- TTATXH. “phương pháp luận là lý luận về các phương pháp nhận
thức và hành động, đây là hệ thống chặt chẽ các quan điểm, nguyên lý chỉ đạo
việc tìm kiếm, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp”. Công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tô quốc ta được tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng
CSVN. Đảng và Nhà nước ta xác định lấy: “lý luận chủ nghĩa Mác lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho mọi hoạt động”. Vì vậy trong nghiên
cứu Tội phạm học cần phải xuất phát từ những quan điểm phương pháp luận
đúng đắn của chủ nghĩa Mác lênin, trên cơ sở đó giúp ta lựa chọn phương
pháp nghiên cứu cụ thể phù hợp.
53

- Căn cứ vào mục đích, yêu cầu nội dung vấn đề nghiên cứu cụ thể
của Tội phạm học, tuỳ theo từng vấn đề cụ thể để lựa chọn phương pháp
nghiên cứu cụ thể đảm bảo hiệu quả công tác nghiên cứu.
- Căn cứ vào khả năng điều kiện của cơ quan nghiên cứu hoặc cá
nhân nghiên cứu. Mỗi cơ quan nghiên cứu hoặc cá nhân đều có những điều
kiện thuận lợi, khó khăn cụ thể khác nhau về số lượng người tham gia, khả
năng trình độ nghiên cứu, kinh nghiệm hiểu biết về các vấn đề nghiên cứu cho
nên cần phải căn cứ vào các yếu tố đó để lựa chọn phương pháp nghiên cứu
cho phù hợp.
2.2. Chuẩn bị nghiên cứu những vấn đề Tội phạm học cụ thể.
2.2.1. Lựa chọn vấn đề nghiên cứu.
Chúng ta biết rằng: Tội phạm học ở nước ta hiện nay đang đặt ra những
vấn đề cần phải nghiên cứu, tuy nhiên cùng một lúc, ở một nhóm người hoặc
cá nhân nào đó không thể thoả mãn giải quyết các vấn đề đó. Chính nhu cầu
thực hiện tiến hành đấu tranh chống tội phạm ở mỗi địa phương, mỗi thời
gian khác nhau đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu. Ví dụ: tình trạng cướp trên
một tuyến giao thông nào đó gia tăng đòi hỏi cần phải nghiên cứu tìm ra biện
phap phòng ngừa ngăn chặn nó. Lựa chọn vấn đề cần nhiên cứu sẽ đảm bảo ý
nghĩa thực tiễn của nó, mang lại hiệu quả cao trong nghiên cứu và ứng dụng
trong thực tế đấu tranh.
Để đảm bảo lựa chọn xácc hợp vấn đề nghiên cứu, đòi hỏi phải trình
bày được tính cấp thiết của vấn đề, phải thấy rằng đó là vấn đề nóng bỏng cần
làm rõ kịp thời để giải quyết vấn đề lý luận và thực tế đang đặt ra; phải xem
xét, đánh giá mức độ nghiên cứu của những người đi trước, những phương
pháp đã tiến hành và kết quả mang lại rút ra những cái đúng cái sai trong
nghiên cứu này, từ đó có phương hướng, biện pháp phù hợp, thu thập tài liệu
đánh giá kết luận vấn đề.
54

2.2.2. Xác định mục đích nhiệm vụ nghiên cứu.


Mục đích của nghiên cứu là cái cần đi tới trong nghiên cứu (rút ra kết
luận là cái cần đạt tới trong nghiên cứu, rút ra kết luận và đề xuất biện pháp
giải quyết). Còn nhiệm vụ nghiên cứu là những công việc phải làm để đạt tới
mục đích đã vạch ra.
Như vậy, muốn đặt ra mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu xác hợp cần phải
xuất phát từ một số cơ sở sau: cơ quan yêu cầu nghiên cứu lực lượng tham
gia? Số lượng? Các điều kiện đảm bảo cho nghiên cứu? Phương tiện nghiên
cứu? Các nguồn thông tin tư liệu? Phương pháp thu thập xử lý, thông tích
thông tin như: tổng hợp những yếu tố đó giúp ta xác định có thể đặt ra mục
đích đến đâu? Nhiệm vụ như thế nào để phù hợp.
2.2.3. Xác định phạm vi và nội dung nghiên cứu.
Dựa trên cơ sở mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu để đặt ra xem xét
phạm vi nghiên cứu được giới hạn như thế nào và các nội dung của nó là gì?
Nghiên cứu vấn đề trong phạm vi và nội dung nào để đảm bảo mục đích,
nhiệm vụ của vấn đề đã đặ ra.
Nghiên cứu một hiện tượng, một vấn đề nào đó có liên quan đến tội
phạm cần phải hình dung được: nên xem xét nó trong khoảng diễn biến thời
gian bao nhiêu, trên phạm vi giới hạn về không gian thế nào (cả nước, một địa
phương…). Dó là các yếu tố về đối tượng nghiên cứu, thời gian, không gian
của vấn đề nghiên cứu, thời hạn tiến hành.
2.2.4. Xác định các nguồn thông tin cần thiết.
Thông tin là nguyên liệu làm cơ sở phục vụ cho hoạt động nhận thức
của con người, trong đó cả lĩnh vực nghiên cứu về tội phạm. Thông tin trong
Tội phạm học đó là những tin tức, tài liệu phản ánh về tình trạng, cấu trúc,
diễn biến của tội phạm, về nguyên nhân điều kiện tội phạm nói chung và các
vụ việc phạm tội, về hoạt động phòng ngừa và kết quả, hiệu quả của nó và các
55

vấn đề khác có liên quan đến tội phạm (tập quán, dân cư, kinh tế, vi phạm
pháp luật…). Trên cơ sở các thông tin đó giúp ta phân tích, so sánh, đối chiếu,
kết luận, tổng hợp các vấn đề cần xem xét.
Đặc điểm của các thông tin đó là rất đa dạng, phong phú, phản ánh đầy
đủ hoặc chưa đầy đủ về Tình trạng tội phạm và được chứa đựng ở các nguồn
khác nhau. Vì vậy, nhiệm vụ của người nghiên cứu phải xác định đúng đắn
các nguồn thông tin cần thu thập phân tích. Có thể khái quát nên một số
nguồn thông tin cần thiết sau đây:
- Các văn bản về đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước, Chỉ thị, Nghi quyết của các bô có liên quan đến công tác đấu
tranh chống tội phạm hình sự.
Nguồn tài liệu này phản ánh về các chủ trương, phương hướng, chính
sách cơ bản của Nhà nước ta trong đấu tranh chống tội phạm hình sự, bảo vệ
an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội, giúp cho người nghiên cứu
thấu suốt và nắn vững những quan điểm cơ bản của đảng và Nhà nước sử
dụng trong quá trình nghiên cứu vấn đề tội phạm.
- Các tài liệu tổng kết công tác đấu tranh chống tội phạm hình sự (bao
gồm cả Tình trạng tội phạm và công tác đấu tranh chống tội phạm như số vụ
phạm tội xảy ra, tính chất mức độ, diễn biến, kết quả công tác điều tra khám
phá, truy tố, xét xử…). Những tài liệu có thể tìm thấy ở các cơ quan bảo vệ
pháp luật như Công an, Toà án, Viện kiểm sát, Hải quan…tuỳ theo chức năng
nhiệm vụ của mỗi ngành mà có lưu trưc những loại tài liệu khác nhau.
- Các thống kê về vi phạm pháp luật khác cũng là một nguồn đáng chú
ý trong khi thu thập các thông tin về tội phạm. Thu tập thông tin từ nguồn này
rất phức tạp trong tình hình hiện nay ở nước ta, bởi vì việc ghi nhận, đánh giá
về tình hình vi phạm pháp luật khác được thực hiện ở nhiều cơ quan Nhà
nước, tổ chức xã hội.
56

- Các tài liệu phản ánh tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục…có
liên quan đến nghiên cứu Tình trạng tội phạm.
Trong qua trình thu thập sử dụng thôn tin để phục vụ nghiên cứu tội
phạm phải đảm bảo các yêu cầu sau: chính xác, đầy đủ và cần thiết.
Yêu cầu chính xác trong thông tin đòi hỏi phải đảm bảo chính xác về
nội dung, phản ánh một cáchs trung thực, khách quan về các sự vật hiện
tượng, không thên không bớt thông tin, không được lồng ý chủ quan, suy diễn
của người thu nhận và sử lý tin. Yêu cầu này còn phải ghi rõ nguồn thông tin
thu thập từ đâu? Từ tài liệu nào? Tránh mọi tình trạng hư cấu về nguồn tài
liệu. Mặt khác, trong khi nghiên cứu các vấn đề về tội phạm thường phải sử
dụng, phân tích các tài liệu thống kê hình sự, thống kê kinh tế…được biểu
hiện bằng các số liệu, chỉ số, vì vậy đòi hỏi phải có số liệu thật chính xác,
điều đó đảm bảo cho việc phân tích đánh giá Tình trạng tội phạm trong mỗi
thời điểm và địa bàn. Số liệu sai lạc không thể phân tích đúng đắn Tình trạng
tội phạm (mức độ tăng, giảm, tính chất nguy hiểm hay không nguy hiểm).
Yêu cầu đầy đủ của thông tin trong nghiên cứu Tội phạm học đòi hỏi
phải đảm bảo đầy đủ về số lượng và chất lượng của thông tin. Đảm bảo về số
lượng thông tin có nghĩa là phải thu thập được lượng thông tin cần thiết phản
ánh về một vấn đề cần nghiên cứu, qua đó có thể xem xét đánh gia kết luận về
bản chất của nó.
Một trong những yêu cầu quan trọng của quá trình thông tin là phải
đảm bảo tính cần thiết của thông tin. Bởi vì các tin tức tài liệu phản ánh từ
nhiều nguồn thông tin, thu thập bằng nhiều biện pháp khác nhau, nhưng mỗi
phạm vi, yêu cầu trong nghiên cứu có mức độ đòi hỏi khác nhau, cho nên phải
căn cứ vào yêu cầu nghiên cứu cụ thể để có thể sử dụng các tin tức cần thiết
phù hợp, phải tuyệt đối tránh tình trạng thu thập thông tin một cách tràn lan,
57

không cần thiết, ngoài ra thông tin thu được phải có giá trị so sánh để phục vụ
cho nghiên cứu phân tích nhữnh vấn đề nghiên cứu tội phạm.
Để đảm bảo những yêu cầu của thông tin nghiên cứu Tội phạm học,
chúng ta phải có ý thức trách nhiệm cao trong quá trình thu thập và xử lý
thông tin, tôn trọng thực tế khách quan và kiểm tra thận trọng các thông tin
khi đem vào sử dụng trong nghiên cứu.
.2.5. 2Xây dựng đề cương nghiên cứu.
Để đảm bảo việc tiến hành nghiên cứu một cách khoa học, trước khi
nghiên cứu cần phải xây dựng đề cương nghiên cứu. Đề cương nghiên cứu là
việc giải trình tóm tắt toàn bộ những nội dung nghiên cứu theo một cấu trúc
chặt chẽ, khoa học, đảm bảo tính lôgích của vấn đề nghiên cứu.
Khi nghiên cứu một vấn đề cụ thể nào đó trong Tội phạm học thông
thường phải đề cập những vấn đề cơ bản sau đây:
- Phân tích làm rõ những vấn đề lý luận có liên quan đến lĩnh vực
nghiên cứu như khái niệm, nguyên tắc, quan điểm nhận thức, cơ sở pháp lý…
- Phân tích thực trạng diễn biến của tình hình thực tế của đối tượng
nghiên cứu( như thực trạng tội phạm, thực trạng sử dụng các biện pháp đấu
tranh phòng ngừa…) để đánh giá nhận xét về thực trạng đó, bao gồm cả mặt
tích cực, tiêu cực và nguyên nhân điều kiện của thực trạng đó.
- Dự báo tình hình sẽ diễn biến trong tương lai (xu hướng phát triển,
khó khăn thuận lợi sẽ gặp phải).
- Đề xuất những giải pháp cần thiết nhằm tác động đến thực trạng vấn
đề nghiên cứu giúp cho công tác phòng ngừa đấu tranh đạt hiệu quả tốt hơn.
Thông thường những đề xuất giải pháp trong nghiên cứu Tội phạm học
thường hướng đến những nội dung như:
+ Đề xuất nhằm hoàn thiện các biện pháp phòng ngừa xã hội và phòng
ngừa chuyên môn.
58

+ Đề xuất biện pháp hoàn thiện về mặt tổ chức hoạt động đấu tranh,
phòng ngừa tội phạm.
+ Đề xuất biện pháp góp phần hoàn thiện các qui định của pháp luật,
đặc biệt là luật hình sự và tố tụng hình sự.
Tuy nhiên trong thực tế nghiên cứu Tội phạm học, cần phải căn cứ vào
yêu cầu nghiên cứu cụ thể để có đề xuất cụ thể, không nên máy móc dập
khuôn, làm cho kết quả bị hạn chế.
2.3. Các phương pháp nghiên cứu cơ bản sử dụng trong nghiên cứu Tội
phạm học.
2.3.1. Phương pháp thống kê hình sự.
Sử dụng phương pháp thống kê hình sự trong nghiên cứu Tội phạm học
là quá trình thu thập, tích luỹ, so sánh tổng hợp, phân tích các tài liệu thống kê
phản ánh về hiện tượng tội phạm và các vấn đề liên quan đến nó, nhằm rút ra
kết luận đúng đắn về bản chất, qui luật của hiện tượng tội phạm và hoạt động
đấu tranh với nó, soạn thảo các biện pháp giải quyết phù hợp đạt hiệu quả
cao.
Sử dụng phương pháp thống kê hình sự cần phải thực hiện các nhiệm
vụ cơ bản sau:
- Đưa ra các số liệu phản ánh về tình trạng và diễn biến tội phạm theo
mức độ tyuệt đối và tương đối, về thực tế hoạt động đấu tranh chống tội phạm
của các lực lượng, các cơ quan Nhà nước và tổ chức xã hội.
- Xác định những mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa tình trạng và
diễn biến của tội phạm với sự phát triển của các quá trình hoặc các hện tượng
xã hội khác( quá trình giáo dục, phát triển dân số…). Đặc biệt là với hoạt
động của các cơ quan bảo vệ pháp luật.
59

- Xác định xu hướng phát triển của tội phạm nói chung và các loại tội
phạm cụ thể, nguyên nhân và điều kiện của chúng, soạn thảo dự báo tội phạm
trong tương lai.
- Làm rõ những mặt tích cực sơ hở, thiếu sót trong quá trình thực tế đấu
tranh chống tội phạm, trên cơ sở đó đưa ra các đề nghị và hướng dẫn phù hợp
nhằm hoàn thiện các biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm.
Sử dụng phương pháp thống kê hình sự trong Tội phạm học được tiến
hành theo 3 bước nối tiếp nhau:
- Thu thập số liệu thống kê.
- Hệ thống hoá và tổng hợp các số liệu thống kê.
- Phân tích số liệu thống kê.
Bước 1: thu thập số liẹu thống kê:
Để có thể thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết đòi hỏi người nghiên
cứu phải căn cứ vào mụch đích nhiệm vụ nghiên cứu mà đặt ra yêu cầu nội
dung các thông tin cần thiết phải thu thập, xây dựng các biểu mẫu thống kê cụ
thể gửi đến các bộ phân có liên quan dể tiến hành thống kê hoặc trực tiếp
nghiên cứu rút ra từ các văn bản tổng kết chung của các địa phương, các cơ
quan, các văn bản nghiên cứu theo chuyên đề. Trong thống kê hình sự thường
được thu thập chọn lọc các thông tin từ các văn bản tổng kết hàng năm của
các cơ quan bảo về pháp luật như TA, VKS, CA… nghiên cứu các vụ án cụ
thể đã thực hiện, thu thập từ các văn bản thống kê của các cơ quan này, ngoài
ra còn thu thập tài liệu thống kê từ kết quả của các cuộc thăm dò phỏng vấn…
Thu thập số liệu thống kê là giai đoạn đầu tiên tạo tiền đề cơ sở cho
việc nghiên cứu tiếp tục, vì vậy đòi hỏi chính xác các nguồn thông tin tài liệu
số liệu phải kiểm tra kỹ lưỡng kết quả thu nhận được, loại bỏ các số liệu còn
nghi ngờ và không cần thiết đối với vấn đề nghiên cứu.
Bước 2: Hệ thống hoá và tổng hợp số liệu thống kê.
60

Số liệu thống kê gồm nhiều loại phản ánh về các mặt khác nhau của
vấn đề nghiên cứu, thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, dẫn đến sự tản mạn
lộn xộn của các số liệu, vì vậy trong bước 2 của phương pháp thống kê cần
phải tập hợp, sắp xếp lại theo những trình tự nhất định phục vụ cho công việc
nghiên cứu.
Trong giai đoạn này trước hết phải tập hợp tất cả các tai liệu quy vào 1
mối, trên cơ sở tài liệu hiện có hệ thống lại (nhóm) theo những dấu hiệu khác
nhau phụ thuộc vào mục đích nội dung nghiên cứu cụ thể. Chúng ta thương
sử dụng những cách hệ thống số liệu như sau:
+ Hệ thống số liệu thống kê theo thời gian. Cách hệ thống này giúp cho
hệ thống lkái quát về thực trạng và diễn biến của tội phạm nói chung và các
loại tội phạm cụ thể.
+ Hệ thống số liệu thống kê theo loại, dạng tội phạm. Tiến hành hệ
thống theo dạng này phục vụ cho việc nghiên cứu tội phạm, xác định tỷ lệ
giữa các loại tội phạm và nhận thức về từng loại tội phạm cụ thể.
+ Hệ thống số liệu thống kê theo vùng, lãnh thổ là1 đạng tổng hợp
nhằm giúp ta nghiên cứu tội phạm và biện pháp phòng ngừa ở 1 địa phương,
địa bàn nhất định.
+ Khi nghiên cứu về 1 tội phạm cụ thể sẽ nảy sinh những dạng thống
kê cụ thể về đối tượng này như tính chất của hành vi phạm tội, thời gian,
phương thức thủ đoạn, phương tiện gây án…
Như vậy hệ thống hoá số liệu thống kê là một thao tác đơn giản nhưng
đòi hỏi người nghiên cứu phải có sự suy nghĩ công phu, tỷ mỷ tìm cách sắp
xếp hệ thống các số liệu.
Sau khi đã hệ thống hoá, sắp xếp tài liệu số liệu thống kê theo những
dấu hiệu nhất định thì công việc tiếp theo của người nghiên cứu là tính toán
kết quả các số liệu thống kê theo các bảng đã lập. Cộng tổng số các số liệu đã
61

thu thập theo các dấ hiệu đã phân loại, hệ thống (tổng số tội phạm nói chung,
tổng số loại tội phạm cụ thể.) kết quả của bước 2 trong sử dụng phương pháp
thống kê phải đạt được là lập thành bản thống kê hoàn chỉnh, xây dựng các sơ
đồ biểu đồ (nếu cần thiết) để giải thích vấn đề nghiên cứu, phục vụ cho bước
phân tích các số liệu thống kê.
Bước 3: Phân tích số liệu thống kê.
Là quá trình dựa trên cơ sở số liệu thống kê dã được thu thập, hệ thống
hoá, tiến hành so sánh, đối chiếu, nghiên cứu tổng hợp để rút ra các kết luận
về mối liên hệ tác động lẫn nhau và quy luạt vận động của các hiện tượng có
liên quan đến tội phạm.
Như vậy giai đoạn này mang tính chất nghiên cứu trực tiếp và có ý
nghĩa quyết định của phương pháp thống kê. Mục đích, nhiệm vụ chính của
giai đoạn này không phải là đưa ra các số liệu thống kê, mà là phải lý giải về
các sự vật hiện tượng nghiên cứu, đưa ra các đánh giá, kết luận về nó một
cách đúng đắn 1 cách chính xác.
Trong phân tích tài liệu thống kê được sử dụng nhiều thao tác khác
nhau, có quan hệ chặt chẽ bổ sung cho nhau, cụ thể là:
+ Khái quát từ các chỉ số tuyệt đối (số liệu trong bảng thống kê) là dựa
trên các số liệu dã thống kê lập lên chỉ số tổng hợp về đối tương nghiên cứu.
Chỉ só tổng hợp được biểu hiện dưới 2 dạng: chỉ số trung bình và chỉ số tương
đối.
Để tìm chỉ số trung bình đòi hỏi ngươig nghiên cứu phải tính toá tổng
hợp cụ thể: ví dụ tính chỉ số trung bình tội phạm hàng năm, tính chỉ số lứa
tuổi trung bình của người phạm tội…cáh tổng hợp giúp cho việc nhận thức
được Tình trạng tội phạm của mỗi năm hoặc của mỗi địa phương…có cơ sở
so sánh đối chiếu với từng thời gian và từng địa bàn ục thể.
62

Việc xác địng các chỉ số tương đối phức tạp hơn, vì đó là những chỉ số
phản ánh về tỷ lệ tội phạm hoặc người phạm tội so với số lượng dân cư (gọi là
cơ sở của Tình trạng tội phạm) và các chỉ số phản ánh về cấu trúc tội phạm,
mức độ diễn biến của tội phạm (hoặc các hiện tượng, quá trình nghiên cứu
khác như cấu trúc hoạt động phòng ngừa…).
Để tính cơ số của Tình trạng tội phạm thường sử dụng thống kê hình sự
và thống kê dân số, trên cơ sở đó khái quát yêu cầu cụ thể của việc nghiên
cứu.
Xác định cơ cấu tội phạm tức là xem xét tỷ lệ dưới các loại tội phạm cụ
thể so với tổng số tội phạm đã xảy ra trong một địa bàn và thời gian nhất định
(tính bằng phần trăm. Cơ cấu tội phạm ở mỗi địa phương hoặc trong cả nước
ở từng năm phản ánh tính chất mức độ tội phạm trong thời gian đó.
Tổng hợp khái quát hoá từ các chỉ số thống kê nhằm để xác định mức
độ thay đổi diễn biến của tội phạm. Phân tích vấn đề trên thường gắn liền với
thời gian từng quý, năm hoặc nhiều năm, vì vậy số liệu tính bằng phần trăm
của mỗi thời gian khác nhau.
+ So sánh, đối chiếu các chỉ số thống kê nhằm để phát hiện các mối liên
hệ giữa các sự vật hiện tượng nghiên cứu. Ơ đây rõ ràng là phải sử dụng nhiều
tài liệu thống kê khác nhau để đem so sánh đối chiếu. Tuỳ theo yêu cầu của
việc nghiên cứu để sử dụng các phép so sánh đối chiếu khác nhau. So sánh
Tình trạng tội phạm ở những điều kiện thời gian và không gian khác nhau, so
sánh đối chiếu giữa các loại tội phạm, giữa các phương thức, thủ đoạn hoạt
động của chúng, so sánh đối chiếu giữa tình trạng phát triển của tội phạm với
các hiện tượng xã hội khác như với kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục…với
các hiện tượng xã hội tiêu cực như nghiện rượu, mãi dâm.
Trên cơ sở so sánh, phân tích, tổng hợp những số liệu thống kê về
những vấn đề cần nghiên cứu sơ bộ đưa ra đánh giá, kết luận về vấn đề đó.
63

Yêu cầu của việc đánh giá, kết luận phải thật khách quan và dựa trên cơ sở tài
liệu, số liệu cụ thể trong thống kê và đảm bảo đánh giá, kết luận sát với mục
đích, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra.
Nội dung của đánh giá, kết luận có thể xoay quanh những vấn đề sau
đây:
+ Tình trạng diễn biến thay đổi và phát triển của vấn đề nghiên cứu.
+ Mối liên hệ bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng đến sự tồn tại và
phát triển của hiện tương nghiên cứu, từ đây có thể đi sâu nghiên cứu làm rõ
nguyên nhân, điều kiện phạm tội.
+ Khuynh hướng phát triển của hiện tượng phạm tội trong tương lai
phục vụ cho việc soạn thảo biện pháp phòng ngừa và dự báo tội phạm.
+ Những sơ hở thiếu sót trong các mặt quản lý kinh tế văn hoá xã hội,
trong hoạt động phòng ngừa tội phạm.
Tóm lại: phương pháp thống kê hình sự được sử dụng một cách phổ
biến trong nghiên cứu Tội phạm học, phương pháp có ý nghĩa to lớn giúp cho
chúng ta nhận thức đúng đắn được những vấn đè cụ thể trong lĩnh vự Tội
phạm học. Tuy nhiên để phương pháp hình sự có hiệu quả đòi hỏi người
nghiên cứu phải biết tận dụng một cách khoa học với tinh thần thực sự cầu
thị, chống mọi biểu hiện qua loa đại khái, suy diễn chủ quan trong quá trình
nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê hình sự.
2.3.2 Phương pháp nghiên cứu điển hình.
Phương pháp nghiên cứu điển hình là lựa chọn và tiến hành ngghiên
cứu một bộ phận trong toàn bộ vấn đề cần nghiên cứu, kết quả thu được sử
dụng để đánh giá chung cho toàn bộ vấn đề nghiên cứu.
Nghiên cứu điển hình thường được sử dụng trong nghiên cứu về
nguyên nhân, điều kiẹn tội phạm, độn cơ mục đích phạm tội, nhân thân người
64

phạm tội và cả các hoạt động phòng ngừa, điều tra xử lý tội phạm trong thực
tế.
Sử dụng phương pháp nghiên cứu điển hình được tiến hành theo 2
bước.
Bước 1: lựa chọn bộ phận điển hình nghiên cứu ở bước này cần phải
xác định tính chất và số lượng các điển hình đưa sra nghiên cứu như thế nào
để đảm bảo khả năng khái quát được vấn đề nghiên cứu. Việc lựa chọn tuỳ
tiện các điển hình nghiên cứu sẽ dẫn đến kết luận không phù hợp với vấn đề
nghiên cứu chung.
Để đảm bảo lựa chọn bộ phận ( điển hình) nghiên cứu cần chú ý các
vấn đề sau:
- Đảm bảo tính chất điển hình, đặc trưng của các bộ phận được lựa
chọn đối với toàn bộ vấn đề cần nghiên cứu.
- Xác định sát hợp số lượng tối thiểu các điển hình để nghiên cứu: tức
là phải xác định được cần bao nhiêu vụ việc, hiện tượng, đối tượng nghiên
cứu thì có thể đảm bảo độ chính xác của nghiên cứu. Ơ đây có thể khẳng định
rằng: số lượng các điển hình nghiên cứu càng nhiều thì độ chính xác càng
cao.
Bước 2: phân thích tổng hợp trực tiếp các điển hình. Trên cơ sở các
điển hình được lựa chọn ta tiến hành trực tiếp các hoạt động nghiên cứu đối
với nó. Quá trình này cũng phải sử dụng tất cả các phương pháp cần thiết để
thu thập để xử lý thông tin, so sánh phân tích đối chiếu cá số liệu, tài liệu,
phân tích rút ra kết luận đánh giá các điển hình nghiên cứu và khái quát tổng
hợp cho mối quan hệ với toàn bộ vấn đề nghiên cứu, do đó phải sử dụng các
phương pháp thống kê, toạ đàm trao đổi …
Tóm lại phương pháp nghiên cứu điển hình là một trong những phương
pháp phổ biến cần thiết cho nghiên cứu tội phạm học.
65

2.3.3. Phương pháp sử dụng phiếu điều tra.


Phương pháp sử dụng phiếu điều tra là phương pháp thu thập và phân
tích thông tin băng hình thức phiếu điều tra trong đó có ghi sẵn câu hỏi và trả
lời các vấn đề có liên quan dến nội dung nghiên cứu.
Phương pháp này thường được sử dụng để nghiên cứu nguyên nhân và
điều kiện thực hiện tội phạm cụ thể, nhân thân người phạm tội và người bị
hại, nghiên cứu tác dụng, hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa tội phạm.
Để thực hiện phương pháp phiếu điều tra có chất lượng, đạt hiệu quả
cao cần phải tiến hành các công việc như sau:
- Soạn thảo câu hỏi trong phiếu điều tra.
+ Câu hỏi mở: là những dạng câu hỏi tạo điều kiện cho người được
trình bày một cách tự do những điều họ biết họ làm.
+ Câu hỏi kín: được đưa ra dưới đạng yêu cầu, người trả lời chỉ cần trả
lời phủ định hoặc khẳng định “có hay không”.
+ Câu hỏi trực tiếp: là dạng câu hỏi mà trong đó nêu rõ các nội dung
vấn đề có liên quan để người trả lời giải thích về vấn đề đó.
+ Câu hỏi dán tiếp: là dạng câu hỏi không trực tiếp hỏi toàn bộ vấn đề
cần được quan tâm và không đòi hỏi phải đánh giá trực diện.
+ Câu hỏi chung, khái quát: để nêu những vấn đề rộng lớn trong nghiên
cứu.
+ Câu hỏi riêng, cụ thể: về các tình tiết cụ thể của sự việc hiện tượng
nghiên cứu.
- Lập phiếu điều tra, in ấn và gửi đến những người cần hỏi.
- Thu nhận phiếu điều tra và sử lý tài liệu thu được là giai đoạn cuối
cùng, nó phản ánh kết quả của cả quá trình thực hiện. Khi đã thu thập đầy đủ
các phiếu điều tra yêu cầu người nghiên cứu phải xem xét toàn bộ hệ thống
hoá nội dung các câu trả lời, lên bảng thống kê và tiến hành nghiên cứu, phân
66

tích so sánh thông tin để rút ra các đánh giá, kết luận phục vụ cho việc nghiên
cứu của mình.
2.3.4. Phương pháp hôi thảo, toạ đàm.
Phương pháp hội thảo toạ đàm khoa học là việc nghiên cứu thu nhận
các thông tin cần thiết bằng hình thức tổ chức các hội thảo, hội nghị khoa học
thực tiễn.
Tác dụng của phương pháp này rất lớn, bởi vì nó giúp cho các cơ quan
và người nghiên cứu thu nhận được những thông tin có chất lượng, những
thông tin này mang tính chất đánh giá, kết luận về những khía cạnh hoặc toàn
bộ vấn đề nghiên cứu.
Nhược điểm của phương pháp là các thông tin thu nhận được thường
mang tính chủ quan của người phát biểu, thông tin thường rộng, tản mạn …
Hình thức của hội thảo toạ đàm rất đa dạng, tuy nhiên có thể khái quát
thành 2 hình thức chính:
- Toạ đàm và hội thảo trong phạm vi hẹp: được tiến hành với số lượng
ít người tham gia, nội dung thảo luận dừng lại ở những vấn đề cụ thể, tiến
hành đơn giản.
- Dưới hình thức hội nghị khoa học thực tiễn: hình thức này thườngg
dùng để công bố hoặc phổ biến những kết quả nghiên cứu trong những vực
nhất định, đồng thời cũng thảo luận những vấn đề đang tiến hành nghiên cứu.
Kết quả thu được thường là những kết luận đánh giá từng bộ phận có liên
quan đến những vấn đề đang được nghiên cứu.
Để đảm bảo sử dụng phương pháp có kết quả, yêu cầu người tổ chức
nghiên cứu phải làm tốt công việc sau:
- Chuẩn bị thật tốt nội dung cần đưa ra hội thảo, biên soạn tài liệu về
các vấn đề cần thảo luận in ấn tài liệu cho hội thảo.
- Lựa chon đúng thành phần tham gia.
67

- Xác định thời gian điạ điểm phù hợp.


- Trong buổi hội thảo cần chủi động nêu các câu hỏi mình muốn để
hướng việc thảo luận theo nôị dung cần thiết.
- Kết thúc buổi hội thảo toạ đàm phải tổng hợp các ý kiến nghiên cứu
tài liệu để bổ sung tài liệu nghiên cứu, phải chú ý so sánh phân tích rút ra
những cái đúng, sai và vấn đề mới nảy sinh để tiếp tục nghiên cứu.
2.3.5. Phương pháp quan sát.
Phương pháp quan sát là việc thu thập, nghiên cứu tin tức tài liệu phản
ánh đối tượng nghiên cứu do người nghiên cứu trực tiếp tiến hành.
Sử dụng phương pháp quan sát để nghiên cứu có lợi thế là giúp ta thu
thập tài liệu một cáh trực tiếp, cụ thể, có độ chính xác cao và nó cũng là
phương pháp đơn giản dễ làm. Tuy nhiên phương pháp này khi sử dụng tốn
kém thời gian và đòi hỏi tinh thần trách nhiẹm của người nghiên cứu.
Có các hình thức quan sát tiêu biểu sau:
- Quan sát bộ phận: là quan sát một bộ phận của vấn đề nghiên cứu.
- Quan sát toàn bộ: là quan sát toàn bộ quá trình vận động của sự
vật, hiện tương cần nghiên cứu.
- Quan sát từ bên trong: là quan sát vấn đề nghiên cứu trong khi
người nghiên cứu trực tiếp là một yếu tố của đối tượng đó.
- Quan sát từ bên ngoài: là người quan sát không trực tiếp tham gia
cho hoạt động mà mình nghiên cứu.
2.3.6. Phương pháp thực nghiệm.
Sử dụng phương pháp thực nghiệm trong nghiên cứu Tội phạm học là
việc tiến hành áp dụng vào thực tế những kết luận, đề xuất đạt được từ kết quả
nghiên cứu trong một phạm vi nhất định về thời gian và địa điểm nhằm để
phủ định hoặc khẳng định nó.
68

Trước khi tiến hành thực nghiệm cần phải nghiên cứu kỹ về đặc điểm
địa bàn để áp dụng, chuản bị các điều kiện như: văn bản hướng dẫn, lực
lượng, phương tiện sử dụng thực nghiệm và ấn định thời gian, thời hạn tiến
hành thực nghiệm.
Trong khi thực nghiệm phải chú ý hướng dẫn và theo dõi quá trình diễn
biến của hoạt động để phát hiện những thiếu sót, sơ hở hoặc nhữngc vấn đề
mới nảy sinh, phải lập các bản thống kê về tình hình diễn biến của tội phạm
trong thời gian đó, thu thập tài liệu có liên quan, phục vụ nghiên cứu.
Khi kết thúc thực nghiệm phải có sơ kết, tổng kết chặt chẽ, hệ thống,
phân tích các kinh nghiệm, kết quả đã đạt được và đánh giá khả năng áp dụng
những đề xuất đã nghiên cứu.
Tóm lại, trong nghiên cứu Tội phạm học có thể sử dụng rất nhiều các
phương pháp khác nhau, mỗi phương pháp nghiên cứu có những ưu điểm và
nhược điểm nhất định và nó được áp dụng cho những điều kiện nghiên cứu cụ
thể khác nhau, đối tượng nghiên cứu cụ thể và mỗi các nhân người nghiên
cứu cũng có thể có lợi thế khác nhau trong việc sử dụng phương pháp này hay
phương pháp khác. Vì vậy, chúng ta phải căn cứ vào những điều kiện cụ thể
đó mà sử dụng những biện pháp nào cho thích hợp đạt hiệu quả cao nhất.
69

Chương 2
TÌNH TRẠNG TỘI PHẠM.
1.Nhận thức chung về tình trạng tội phạm.
70

1.1. Khái niệm tình trạng phạm tội


Khi nghiên cứu, đánh giá về hiện tượng tội phạm xảy ra trong xã hội,
chủ nghĩa duy vật Mác-xit khẳng định rằng: Tội phạm là hiện tượng xã hội
tồn tại và gắn bó với thực tế khách quan mà trong đó con người đang sống và
làm việc trong một chế độ nhất định.
Tình trạng tội phạm thực chất là một tập hợp các hành vi phạm tội do
các thành viên trong xã hội gây ra. Do đó, giữa tình trạng tội phạm và hành vi
phạm tội cụ thể có mối quan hệ hữu cơ, khách quan không thể tách rời ra
được. Cho nên, để nghiên cứu tình trạng tội phạm thì chúng ta phải nắm được
khái niệm tội phạm.
Ở góc độ khoa học Luật hình sự thì Luật hình sự đưa ra định nghĩa rõ
ràng về tội phạm mà nội dung cơ bản của là xoay quanh các dấu hiệu của
hành vi phạm tội, 4 yếu tố cấu thành tội phạm, đưa ra ranh giới rõ ràng và duy
nhất để phân biệt giữa hành vi phạm tội hay không phạm tội. Luật hình sự
mục đích trả lời cho câu hỏi: Ai phạm tội? Phạm tội gì? Phạm tội như thế
nào? Thiệt hại ra sao? Và người phạm tội xử phạt như thế nào?
Ở chương đầu chúng ta đã nghiên cứu khái niệm tội phạm học. Đó là
một ngành Khoa học Pháp lý-Xã hội học và nó nghiên cứu một hiện tượng xã
hội đặc biệt đó là tội phạm cho nên khi tiếp cận vấn đề tội phạm thì Tội phạm
học cho rằng: Nếu đánh giá hành vi của con người mà chỉ căn cứ vào các điều
luật là chưa thật đầy đủ mà cần phải quan tâm đến việc đánh giá cả bản chất
của một quá trình đã thúc đẩy một con người đến chỗ phạm tội. Do đó Tội
phạm học cho rằng: Tội phạm chính là một hệ quả tất yếu của một loạt các
hành vi lệch chuẩn mực xã hội của một con người và nó được hình thành
trong một quá trình dài được bắt đầu từ khi xuất hiện phẩm chất tiêu cực đầu
tiên đến lúc thực hiện hành vi phạm tội.
71

Chúng ta cũng thấy rằng: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội do
một người sống trong chế độ xã hội đó gây ra, hành vi phạm tội đó có thể xâm
hại đến lợi ích của Nhà nước, của một cộng đồng hoặc một công dân khác và
nó có thể xảy ra ở nơi này hay nơi khác. Nhưng khi chúng ta nghiên cứu về
tình trạng tội phạm thì không phải chúng ta chỉ dừng lại ở các hành vi đơn lẻ
đó mà nó đã vượt ra khỏi sự đơn lẻ đó. Chính nó( tình trạng tội phạm) đã
được hình thành bằng cách chuyển mức độ nhận thức từ sự kiện, hành vi, khái
niệm tội phạm đơn nhất lên một khái niệm chung hơn, khái quát hơn, bản chất
hơn. Bởi lẽ nó là tổng hợp tất cả các tội phạm xảy ra trong xã hội, là một hiện
tượng xã hội mà sự tồn tại của nó là một tất yếu trong mọi xã hội có giai cấp
và vì thế nó cho chúng ta lượng thông tin lớn hơn nhiều so với tổng số tội
phạm đơn lẻ. Tuy vậy, không thể tách rời tội phạm và tình trạng tội phạm vì
tình trạng tội phạm được hình thành từ tất cả các vụ tội phạm đã xảy ra, nên
khi được tập hợp lại nó đã vượt qua được các thuộc tính ngẫu nhiên, cá biệt,
đồng thời nó tạo ra được những đặc tính chung, tổng quát giúp cho ta có cái
nhìn khách quan hơn về hiện tượng tội phạm trong xã hội.
Tình trạng tội phạm không chỉ đơn thuần tổng số các vụ tội phạm đã
xảy ra như: Số lượng, cơ cấu, tính chất của từng loại tội phạm khác nhau
trong xã hội và mang đầy đủ các đặc điểm của hệ thống quan hệ xã hội hiện
tại. Do tội phạm bao giờ cũng phải xảy ra trên một địa bàn, trong một lĩnh vực
nhất định(nó có thể là trong phạm vi một quốc gia, một tỉnh, một huyện, một
xã hay trong lĩnh vực xây dựng cơ bản hoặc lĩnh vực đầu tư...) và trong một
khoảng thời gian nhất định.
Vì vậy có thể nêu khái niệm về tình trạng tội phạm như sau:
Tình trạng tội phạm là hiện tượng xã hội tiêu cực được cấu thành bởi
tổng thể các tội phạm đã xảy ra trên một địa bàn, trong một lĩnh vực, trong
một khoảng thời gian nhất định.
72

Ở đây cần phải thấy rằng: Tình trạng tội phạm bao gồm tổng thể tất cả
các tội phạm đã xảy ra, điều đó có nghĩa làcả số tội phạm đã bị phát hiện và
số tội phạm chưa bị phát hiện (còn gọi là tội phạm ẩn).
Khái niệm tình trạng tội phạm là khá niệm cơ bản, là đối tượng nghiên
cứu đầu tiên của Tội phạm học. Chúng ta không thể đề ra các biện pháp
phòng ngừa tội phạm có hiệu quả nếu không nắm được mức độ, diễn biến, cơ
cấu, tính chất của tình trạng tội phạm. Vì mỗi tội phạm là một hành vi cụ thể
xâm hại vào quan hệ xã hội mà luật hình sự bảo vệ mà tình trạng tội phạm lại
là tổng thể các hiện tượng tiêu cực nguy hiểm nhất của xã hội, là hiện tượng
xã hội phản ánh đầy đủ các vấn đề cơ bản nhất liên quan đến toàn bộ tội phạm
xảy ra trong xã hội.
1.2. Đặc tính của tình trạng tội phạm.
Một sự vật, hiện tượng bao giờ cũng có những thuộc tính (đặc tính)
nhất định. Những đặc tính này phản ánh bản chất của sự vật, hiện tượng đó.
Tương tự như vậy tình trạng tôị phạm - một hiện tượng xã hội pháp lý hình sự
cũng có những đặc tính của nó, phản ánh bản chất của tình trạng tội phạm. Đó
là: Đặc tính xã hội, đặc tính lịch sử, đặc tính giai cấp, đặc tính pháp luật hình
sự.
1.2.1. Đặc tính xã hội:
Chủ nghĩa Mác-Lê nin khẳng định rằng: Tình trạng tội phạm là
hiện tượng xã hội chứ không phải là hiện tượng tự nhiên.
Tình trạng tội phạm là hiện tượng xã hội còn bởi vì nó tồn tại
trong xã hội, có nguồn gốc, nguyên nhân trong xã hội và số phận của nó
cũng phụ thuộc vào các điều kiện xã hội.
Tình trạng tội phạm là hiện tượng xã hội còn bởi vì nó được hình thành
từ các hành vi phạm tội của những con người cụ thể sống trong xã hội gây ra,
73

chống lại toàn bộ xã hội hay một bộ phận xã hội, thậm chí chống lại chính
bản thân người đó.
Tình trạng tội phạm không chỉ là hiện tượng xã hội thông thường mà nó
còn là hiện tượng xã hội tiêu cực nguy hiểm nhất cho xã hội. Với tính cách là
mặt trái của xã hội, tình trạng tội phạm chính là hệ quả tất yếu của các tác
động tiêu cực của các tác động tiêu cực khác trong xã hội. Tính tiêu cực nguy
hiểm nhất cho xã hội của tình trạng tội phạm biểu hiện ở việc nó gây ra hậu
quả lớn nhất cho xã hội, xâm hại đến các giá trị vật chất và tinh thần mà xã
hội có được và chính vì thế mà nó bị xã hội trừng trị một cách nghiêm khắc
nhất (hệ thống hình phạt của pháp luật hình sự).
Nghiên cứu đặc tính xã hội của tình trạng tội phạm có ý nghĩa to lớn cả
về lý luận và thực tiễn đẻ làm tốt công tác phòng ngừa tội phạm. Vì vậy khi
nghiên cứu tình trạng tội phạm phải dựa vào các điều kiện của đời sống xã
hội, dựa vào các mối quan hệ tác động qua lại giữa các hiện tượng, quá trình
xã hội với tội phạm để đánh giá xem xét, phân tích kết luận thì mới có nhận
thức đúng đắn về tình trạng tội phạm, từ đó mới giúp cho việc đề ra các biện
pháp tác động đến tình trạng tội phạm có hiệu quả.
1.2.2. Đặc tính lịch sử:
Chủ nghĩa Mác-Lê nin cho rằng: một hiện tượng trong xã hội và trong
tự nhiên không phải tự nhiên mà có và nó cũng không phải là bất biến mà nó
luôn có sự vận động, thay đổi. Điều này hoàn toàn đúng tình trạng tội phạm -
một hiện tượng xã hội. Với tính cách là hiện tượng xã hội thì tình trạng tội
phạm luôn có sự thay đổi phụ thuộc vào các điều kiện lịch sử, xã hội nhất
định. Điều đó thể hiện trên các khía cạnh như nội dung, đặc điểm dấu hiệu
của tình trạng tội phạm được thay đổi mỗi khi có sự thay đổi từ hình thái kinh
tế xã hội này sang hình thái kinh tế xã hội khác, thậm chí ngay trong một hình
thái kinh tế xã hội nhưng vào các thời kỳ khác nhau mỗi khi có sự thay đổi về
74

cơ cấu kinh tế, phân tầng xã hội, cơ cấu giai cấp...thì tình trạng tội phạm cũng
khác nhau. Ví dụ như: tình trạng ở Việt Nam giai đoạn 1954-1975 khác xa so
với giai đoạn 1986 đến nay, vì trong hai thời kỳ này có sự khác nhau về cơ
cấu kinh tế, xã hội, pháp luật.
Tính lịch sử của tình trạng tội phạm vừa thể hiện ở việc thay đổi các
dấu hiệu, các yếu tố tạo nên nó vừa thể hiện ở việc số lượng các hành vi bị coi
là tội phạm trong từng hình thái kinh tế xã hội, trong các giai đoạn phát triển
khác nhau của mỗi nhà nước. Tính lịch sử của tình trạng tội phạm cho thấy :
Rõ ràng là tình trạng tội phạm chỉ xuất hiện, tồn tại, phát triển trong những
bối cảnh, giai đoạn nhất định.
Việc làm sáng tỏ đặc tính này có ý nghĩa quan trọng, nó trang bị cho ta
những hiểu biết về quy luật hình thành phát triển của tình trạng tội phạm thấy
được mối liên hệ biện chứng của nó với sự thay đổi của các hiện tượng, quá
trình khác diễn ra trong xã hội, từ đó dự đoán được sự phát triển của nó trong
tương lai để đề ra các biện pháp làm giảm tiến tới loại trừ tình trạng tội phạm
ra khỏi đời sống xã hội.
1.2.3. Đặc tính giai cấp:
Đây là đặc tính hết sức quan trọng, nó quyết định bản chất của tình
trạng tội phạm.
Đặc tính giai cấp của tình trạng tội phạm thể hiện ở nguồn gốc ra đời, ở
những nguyên nhân, điều kiện phát sinh và nội dung của từng tội phạm cụ
thể.
Chúng ta biết rằng: Tình trạng tội phạm chỉ xuất hiện cùng với sự ra
đời của Nhà nước. Nhà nước với sự thống trị của một giai cấp nhất định, xuất
phát từ lợi ích của giai cấp mình mà đề ra chính sách xử lý tội phạm. Việc qui
định tội phạm và xét xử tội phạm tuỳ thuộc vào ý muốn chủ quan và lợi ích
của giai cấp thống trị. Vì vậy cùng một hành vi, nhưng nếu đứng ở lâp trường
75

giai cấp này thì bị coi là tội phạm còn ở lập trường giai cấp khác lại không bị
coi là tội phạm mà là hành động tích cực.
Mỗi giai cấp thống trị khác nhau đều qui định các nhóm hành vi phạm
tội khác nhau và các biện pháp trừng trị khác nhau nhằm bảo vệ lợi ích và sự
thống trị của giai cấp mình và vì thế tình trạng tội phạm cũng mang tính giai
cấp.
Ở nước ta tình trạng tội phạm là tổng hoà những hành vi nguy hiểm gây
nguy hại cho lợi ích của Đảng Nhà nước và nhân dân, nó thể hiện rõ nhất
trong nhóm các tội phạm xâm phạm ANQG.
1.2.4. Đặc tính pháp luật hình sự:
Vì tội phạm bao giờ cũng được quy định trong luạt hình sự, mà TÌNH
TRẠNG PHẠM TỘI là tổng hợp tất cả những hành vi phạm tội xảy ra trong
xã hội có giai cấp cho nên TÌNH TRẠNG PHẠM TỘI cũng mang đặc tính
lháp luật hình sự.
Tuỳ theo môic quốc gia mà khái niêm tội phạm được quy định khác
nhau, tuy nhiên nói chung tội phạm bao giơd cũng được quy định trong luật
hình sự. Điều 8 BLHS nước CHXHCNVN năm 1999 quy định: “tội phạm là
hành vi nguy hiểm cho xã hội dược quy định trong bộ luật hình sự do người
có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm
phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ puốc, xâm phạm
chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an
toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức
khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác
của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ
nghĩa.”
Đặc tính luật hình sự là một trong các quan điểm cơ bản của tội Tội
phạm học xã hội chủ nghĩa, khi nghiên cứu về tội tội phạm. một mặt nó khẳng
76

định tội phạm chỉ xuất hiện trong xã hội được phân chia thành giai cấp và có
nhà nước mặt khác nó còn cho thấy rõ tội phạm chỉ xuất hiện trong những
giai đoạn nhất định của xã hội loài người chứ không phải là hiện tượng vĩnh
cửu như quan điểm của tội phạm học tư sản. Như vậy chúng ta có thể khẳng
định rằng tội phạm cũng như tình trạng phạm tội sẽ được hạn chế và loại trừ
ra khỏi đời sống xã hội trong tương lai. Khác với các hành vi vi phạm pháp
luật khác, các hành vi phạm tội hình sự và người phạm tội được xử lý theo
quy định của pháp luật hình sự. Vì vậy nghiên cứu đặc tính pháp luật hình sự
của tình trạng tội phạm có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong viêc đánh giá
diễn biến, cơ cấu, tính chất của tình trạng phạm tội. Bởi lẽ những thay đổi của
pháp luật theo hướng “tôi phạm hoá” hay “phi tôi phạm hoá” hoặc “hình sự
hoá” hay “phi hình sự hoá” đều có tác động đến tình trạng phạm tội.
Những hành vi cụ thể có ảnh hưởng đến tình trạng phạm tội, do đó việc
xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật trong một nhà nước pháp quyền có
vai trò to lớn trong toàn bộ cuộc đấu tranh chống tôi phạm.
2. Các dấu hiệu của tình trạng phạm tội.
2.1. Dấu hiệu về mức độ:
Để nhận biết được tình trạng phạm tội thì điều đàu tiên là phải nắm
được số lượng các tội phạm dã xảy ra hay còn gọi là thông số phản ánh bên
ngoài của tình trạng phạm tội mà trong quá trình nghiên cứu chúng ta có dược
từ két quả của công tác điều tra khám phá, thông qua tổng hợp của công tac
thống kê hình sự. Trong công tác đấu tanh chống tội phạm, không phải tất cả
các tội phạm đều bị phát hiện, xử lý mà còn nhiều tội phạm thực tế đã xảy ra
mà không bị pháp hiện hoặc không bị xử lý về hình sự (Tọi phạm ẩn). Vì thế
trong nghiên cứu mức độ của tình trạng phạm tội cũng phải phản ánh được tất
cả các loại tội phạm đã xảy ra đó.
77

Tuy nhiên, tội phạm bao giờ cũng được thực hiện bởi con người nên
khi thống kê cần phải thống kê cả số lượng ngươig phạm tội đã gây ra tội
phạm ấy. Cần lưu ý rằng số người phạm tội thường nhiều hơn số vụ phạm tội.
Dấu hiệu về mức độ của tình trạng phạm tội là thực tế khách quan và là
khâu đâud tiên để nhận biết tình trạng phạm tội. Vậy dấu hiệu về mức độ của
tình trạng phạm tội là gì? Đó là các số liệu phản ánh tổng số tội phạm đã xảy
ra cùng với số lượng người phạm tội gây ra các tội phạm ấy trong một thời
gian nhất định và trên một địa bàn nhất định.
Việc thốngkê tội phạm được tiến hành chủ yếu ở các cơ quan bảo vệ
pháp luật có chức năng, nhiệm vụ trực tiếp phònh chống tội phạm như cơ
quan Công an, Viện kiểm sát, Toà án. Tuy nhiên, do chức năng, nhiệm vụ cụ
thể cũng như mục đích nghiên cứu của từng cơ quan có sự khác nhau vì thế số
liệu thống kê của các cơ quan này cũng có sự khác nhau.
Cơ quan công an các cấp thuộc Bộ công an thường thống kê số lượng
các vụ phạm pháp hình sự được phát hiện và số người liên quan đến các vụ
phạm pháp đó. Tất nhiên số liệu này không phản ánh chính xác dược tình
trạng phạm tội (theo điều 10 BLTTHS), nó chỉ mang tính tương đốivà thực tế
không phải tất cả các vụ phạm pháp hình sự bị các cơ quan Công an phát hiện
cũng đều được đưa ra truy tố, xét xử. Nhưng số lượng này lại phản ánh tương
đối chính xác về mặt thời gian vụ phạm pháp hình sự đó xảy ra vào ngày,
tháng, năm nào...
Viện kiểm sát nhân dân các cấp thường chỉ thống kê những vụ phạm tội
đã được khởi tố để tiến hành điều tra cũng như đề nghị đưa ra truy tố trước
Toà án, vì thế số liệu do VKS thống kê cũng rất lớn. Số lieụ này cũng gần
giống với số liệu của cơ quan Công an và có ý nghĩa tương tự.
Còn đối với TA các cấp thì lại thống kê tội phạm theo số vụ án và
người phạm tội đã đưa ra xét xử tại các phiên toà. Một thực tế là số vụ phạm
78

tội được đưa ra xét xử tại các phiên toà do với số vụ phạm tội bị phát hiện, bị
khởi tố điều tra là rất thấp, thực tế ở Việt nam chỉ chiếm khoảng 40 – 50% số
vụ.
Một điều cần lưu ý là số liệu thống kê tội phạm của cùng một ngành
cũng có sự sai số nhất định (sai số thống kê). Chẳng hạn thống kê của TA sơ
thẩm cũng có sự khác với thống kê của TA phúc thẩm....
Một vấn đề nữa đó là trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự
thường xảy ra tồn đọng án từ năm này sang năm khác. Ví dụ: tội phạm xảy ra
vào năm 1999 nhưng đén năm 2000 cơ quan điều tra mới hoàn thành hồ sơ
chuyển qua VKS và năm 2001 mới đư được vụ án đó ra xét xử tại TA. Điều
đó có nghĩa là tội phạm xảy ra 1 năm, nhưng việc thống kê xác định một
người có thực hiện tội phạm lại ở trong khoảng thời gian của nănm khác, vì
thế việc thống kê tội phạm và người phạm tội để đánh giá theo thời gian tội
phạm đó xảy ra cũng không phaiỏ là điều đơn giản. Do vậy, việc thống kê số
liệu về tình trạng phạm tội không thể chỉ theo số liệu của 1 cơ quan mà phải
xem xét toàn diện, tổng hợp số liệu khác nhau của tất cả các cơ quan trong hệ
thống tư pháp. Có như vậy ta mới có thể đưa ra được các kết luận tương đối
chính xác về tình trạng tội phạm.
Với cách nhìn nhận như vậy ta có thể thống kê tình trạng phạm tội dựa
trên cơ sở sau đây:
Một là: số liệu về số lượng các vu jná hình sự đã xảy ra.
Cần phải thấy rằng trong tổng số vụ phạm phpá hình sự đã xảy ra có rất
nhiều vụ án đã được khởi tố điều tra, cũng có nhiều vụ không được khởi tố vì
nhiều lý do khác nhau như: người thực hiện hành vi phạm tội đã chết hoặc
chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo điều 12 BLHS…
Bên cạnh đó lại có rất nhiều vụ án hình sự xảy ra mà chưa được phát
hiện (còn gọi là tội phạm ẩn).
79

Số liệu về số lượng vụ án hình sự thường được thống kê trong cơ quan


Công an.
Hai là: số liệu các vụ án hình sự đã có quyết định khởi tố và số vụ án
hình sự bị đình chỉ điều tra vì nhiều lý do theo quy định tại điều 89 BLTTHS
như người phạm tội đã chết hoặc hết thời hạn điều tra…
Loại số liệu này thường có trong công tác thống kê của các cơ quan
VKS các cấp.
Có thể thấy số liệu thống kê về tình trạng phạm tội của TA và VKS cóa
ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong khi nghiên cứu sâu hơn về cơ cấu, tính chất
của tình trạng phạm tội để từ đó rút ra các kết luận về thành phần, lứa tuổi,
nghề nghiệp …của người phạm tội từ đó có các kiến nghị về các giải pháp
phòng ngừa tội phạm hoặc hoạch định các chính sách kinh tế – xã hội nhằm
phòng ngừa tội phạm.
Ba là: số lượng các tội phạm được đưa ra xét xử tại các phiên toà cùng
với số lượng người phạm tội đã bị xét xử trong các vụ án đó đã có bản án có
hiệu lực của TA theo đúng tinh thần điều 10 BLTTHS. Đây là số liệu cơ bản
nhất phản ánh chính xác toàn bộ tội phạm đã rõ, một phần cơ bản của tình
trạng phạm tội đã bị phát hiện. Số liệu này thường được thống kê trong các cơ
quan TA các cấp.
Có thể khẳng định rằng các loại số liệu về tội phạm và người phạm tội
mà các cơ quan Công an, VKS, TA thống kê đều phản ánh về tình trạng phạm
tội xảy ra trong xã hội. Tuy nhiên mỗi loại số liệu lại có giá trị chứng minh, ý
nghĩa khác nhau khi nghiên cứu về tình trạng phạm tội.
Vì vậy để thống nhất khi đánh giá về tình trạng phạm tội, khi thống kê
cần dự vào các số liệu sau:
- Số lượng tội phạm đã xảy ra (gồm cả tội phạm đã bị phát hiện và tội
phạm ẩn).
80

- Số lượng tội phạm chưa qua xét xử.


- Số lượng tội phạm đã qua xét xử.
Riêng về tội phạm ẩn để có số liệu là hết sức khó khăn. Tuy nhiên ta
không phải có những phương pháp thống kê nó. Ta có thể dựa vào các
phương pháp thống kê gián tiếp qua số liệu tội phạm đã bị phát hiện, qua
thăm dò dư luận, qua điều tra xã hội học. Do đó đòi hỏi một số liệu chính xác
về tội phạm ẩn là điều không thể, mà ta chỉ có thể đưa ra một số liệu tương
đối mà thôi. Thực tế đã chỉ ra số liệu về tình trạng tội phạm ẩn chiếm một tỷ
lệ khá lớn trong tình trạng tội phạm nói chung.
Chúng ta biết rằng tình trạng tội phạm được hình thành từ tình trạng tội
phạm đã bị phát hiện và tội ẩn. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở việc sử dụng các
loại số liệu nói trên thì chưa đủ trong việc đánh giá tình trạng tội phạm, vì
vậy, để giúp cho việc đưa ra những đánh giá, nhận định chính xác, đúng đắn
về tình trạng tội phạm cần thiết phải có sự so sánh những số liệu về tội phạm
và người phạm tội so với các chỉ số về dân cư trong phạm vi nghiên cứu,
trong một khoảng thời gian nhất định.
Theo qui định của Bộ luật hình sự năm 1999 thì tội phạm được thực
hiện bởi những con người có năng lực trách nhiệm hình sự (Điều 8) và ở một
độ tuổi nhất định (Điều 12), vì thế để đảm bảo tính chính xác thì những chỉ số
về dân cư để so sánh phải là những chỉ số về số người dân đến tuổi chịu trách
nhiệm hình sự. Những người không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc
không không đủ độ tuổi theo qui định củaBộ luật hình sự thì không được đưa
vào số lượng dân cư để so sánh với số lượng tội phạm.
Trong tội phạm học, loại số liệu so sánh này được gọi là cơ số tội
phạm. Cơ số tội phạm là một đại lượng được tính bằng tỷ lệ giữa số vụ phạm
tội xảy ra trên các đơn vị dân cư đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự ở một địa
bàn và có công thức như sau:
81

K= T
D

Trong đó T là tổng số vụ phạm tội, D là số đơn vị dân cư ở độ tuổi


chịu trách nhiệm hình sự trên một địa bàn (quốc gia, tỉnh, huyện…) và trong
Tội phạm học thường được qui ước đơn vị dân cư là 10.000 hoặc 100.000
dân.
Ví dụ: Năm 2000 ở Hà Nội xảy ra 12.000 vụ phạm tội, dân số Hà Nội
đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự là 1.500.000 mà một đơn vị dân cư qui ước
là 100.000 dân thì số đơn vị dân cư của Hà Nội là 15. Vậy cơ số tội phạm ở
Hà Nội sẽ là:

K = 12.0000 = 800
15
Tuy nhiên, cơ số tội phạm ở mỗi quốc gia có sự khác nhau bởi lẽ ở các
quốc gia khác nhau thì pháp luật hình sự cũng khác nhau. Vì vậy nó có liên
quan đến số lượng hành vi bị coi là tội phạm nhiều hay ít.
Bên cạnh đó, để đánh giá tình trạng tội phạm còn phải dựa vào kết quả
nghiên cứu cả đến tỉ lệ phạm tội của từng nhóm dân cư khác nhau (độ tuổi,
nghề nghiệp...) để có được sự đánh giá khách quan. Bởi vì các nhóm dân cư
khác nhau thì sự phạm tội cũng khác nhau. Trong Tội phạm học thuật ngữ này
được gọi là hệ số nhiễm tội.
2.2. Dấu hiệu về cơ cấu, tính chất:
Dấu hiệu về mức độ của tình trạng tội phạm mới chỉ phản ánh bề ngoài,
hình thức của tình trạng tội phạm, nó chưa phản ánh hết, phản ánh đúng được
82

bản chất của tình trạng tội phạm. Cho nên, để có thể đưa ra được những nhận
định, đánh giá kết luận chính xác về tính chất, mức độ nghiêm trọng của tình
trạng tội phạm đối với xã hội thì cần phải nghiên cứu sâu hơn về tình trạng tội
phạm, tức là phải nghiên cứu cả mặt bên trong nói lên bản chất của tình trạng
tội phạm. Mặt bên trong đó chính là các chỉ số về cơ cấu và tính chất của tình
trạng tội phạm.
Dấu hiệu về cơ cấu của tình trạng tội phạm là những số liệu phản ánh
mối tương quan về tỷ lệ giữa các loại tội phạm và người phạm tội trong tổng
số chung của tình trạng tội phạm xảy ra tại một địa bàn trong một khoảng thời
gian nhất định.
Ví dụ: Trong khoảng thời gian từ năm 1990 đến năm 1995 cả nước phát
hiện được 350.000 vụ phạm tội, bình quân mỗi năm 70.000 vụ, trong đó tội
phạm giết người chiếm tỷ lệ 4%, cướp 5,8%, trộm cắp 31%, lừa đảo 3%...
Dấu hiệu cơ cấu của tình trạng tội phạm được xác định bởi:
- Tỷ lệ về mối tương quan giữa tội phạm ít nghiêm trọng với tội phạm
nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
- Tỷ lệ về mối tương quan giữa tội phạm thực hiện do cố ý với thực
hiện tội phạm do vô ý.
- Tỷ lệ về mối tương quan giữa tội phạm được thực hiện dưới hình thức
đơn lẻ với hình thức đồng phạm.
- Tỷ lệ về mối tương quan giữa số lượng người chưa thành niên phạm
tội với tổng số người phạm tội nói chung.
- Tỷ lệ về mối tương quan giữa các thành phần xuất thân như: giữa
người phạm tội là công dân với nông dân, giữa cán bộ đảng viên với dân
thường...
- Tỷ lệ về mối tương quan giữa những người đã có tiền án, tiền sự với
những người phạm tội lần đầu.
83

Nghiên cứu về cơ cấu của tình trạng tội phạm giúp cho ta hiểu sâu hơn
về bản chất của tội phạm, bởi lẽ khi nghiên cứu phân tích cơ cấu tình trạng tội
phạm ta còn phải dựa vào tầm quan trọng của các quan hệ xã hội bị tội phạm
xâm hại, cũng như hậu quả tác hại do tội phạm gây ra, phương pháp, phương
tiện, công cụ, thủ đoạn hình thức gây án và ở cả đặc điểm nhân thân của
người phạm tội. Hay nói một cách khác đó là tính chất của tình trạng tội
phạm.
Khi có một vụ án xảy ra, chúng ta thường đưa ra các giả thiết về tính
chất vụ án: Ví dụ: đó là vụ án giết người cướp của hay giết người vì tình...qua
đó để thấy được vụ án đó thuộc loại nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng.
Tương tự như vậy, khi đánh giá về tình trạng tội phạm ta cũng có thể đưa ra
kết luận xem tình trạng tội phạm như thế nào, từ đó ta có thể hiểu: Tính chất
của tình trạng tội phạm là mức độ nguy hiểm cho xã hội do nó gây ra và được
thể hiện thông qua số vụ phạm tội nguy hiểm nhất và ở đặc điểm nhân thân
mgươì phạm tội.
2.3. Dấu hiệu về diễn biến:
Dấu hiệu về diễn biến (hay còn gọi là động thái) của tình trạng tội
phạm là sự tăng lên hay giảm đi của các thông số của tình trạng tội phạm (số
lượng tội phạm, người phạm tội, cơ cấu, tính chất, hậu quả thiệt hại... của tình
trạng tội phạm) trong các khoảng thời gian khác nhau trên một địa bàn, một
lĩnh vực nhất định.
Hay nói một các khác, đó là một sự so sánh giữa các số liệu của tổng
thể hay từng loại tội phạm vào các thời điểm khác nhau xảy ra trên cùng một
địa bàn, lĩnh vực. Từ đó ta sẽ có những kết luận cần thiết để đề ra các biện
pháp phòng ngừa đấu tranh cho phù hợp. Sự tăng hoặc giảm trong cơ cấu của
tình trạng tội phạm được phản ánh ở sự thay đổi các số liệu về tội phạm và
84

người phạm tội mà thông qua đó giúp cho việc đánh giá được sự tăng hay
giảm của tính chất mức độ nguy hiểm của tội phạm đối với xã hội.
Ví dụ: Tại thành phố Hà Nội năm 1992, tỷ lệ tội phạm nghiêm trọng
chiếm tới 65% trong tổng số tội phạm đã xảy ra. Nhưng đến năm 1993 tỷ lệ
của loại tội nghiêm trọng chỉ chiếm có 30%. Điều đó cho thấy tính chất, mức
độ nguy hiểm của tội phạm đãgiảm đi.
Tình trạng tội phạm như mọi hiện tượng xã hội khác đều chịu sự tác
động của nhiều yếu tố, vì vậy có thể thấy sự biến động của nó là do một số
các nguyên nhân sau đây:
+ Sự thay đổi của yếu tố kinh tế - xã hội, sự thay đổi về cơ cấu kinh tế,
sự phân hoá các tầng lớp dân cư, sự tăng giảm dân số, sự di dân tự do. Ví dụ:
Từ cơ chế quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường, từ một nền kinh
tế kế hoặch, thụ động sang một nền kinh tế đa dạng với nhiều thành phần như
nước ta thời gian qua.
Bên cạnh đó, những thay đổi tác động của các hiện tượng xã hội khác
như các loại tệ nạn, tai nạn, các thiếu sót trong khâu quản lý xã hội, quản lý
kinh tế cũng tác động làm cho tình trạng tội phạm có sự thay đổi.
+ Sự thay đổi của pháp luật trong việc mở rộng hay thu hẹp số lượng
các hành vi bị coi là tội phạm theo hướng tội phạm hoá hay phi tội phạm hoá.
Điều này đã được chứng minh qua nhiều lần sửa đổi bổ sung Bộ luật hình sự
nước ta.
Ví dụ: Từ chỗ Bộ luật hình sự năm 1985 chỉ qui định 3 nhóm tội, đến
năm 1999 Bộ luật hình sự đã thay đổi qui định 4 nhóm tội phạm (Tội ít
nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm
trọng). Hoặc trước năm 1997, các hành vi đua xe trái phép chưa bị coi là tội
phạm thì nay Bộ luật hình sự năm 1999 đã coi đó là tội phạm...Đối với một
nước như nước ta, đang ở giai đoạn phát triển, vì vậy chưa có sự ổn định
85

tương đối về mặt pháp luật. Do đó sự thay đổi của pháp luật là đương nhiên
và diễn ra thường xuyên, chính sự thay đổi này của pháp luật làm cho tình
trạng tội phạm có sự thay đổi về mặt lượng.
Ngoài các yếu tố kể trên, sự biến động của tình trạng tội phạm cũng
chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác như hiệu quả hoạt động phòng ngừa
đấu tranh chống tội phạm, trình độ dân trí của toàn xã hội...
2.4 Dấu hiệu về mức độ hậu quả thiệt hại do tình trạng tội phạm gây ra:
Khi đánh giá về tình trạng tội phạm, nhất là khi xem xét đến tính chất
mức độ nguy hiểm của nó, nếu chỉ dừng lại ở việc đánh giá thông qua các dấu
hiệu về mức độ, cơ cấu, diễn biến của tình trạng tội phạm thì chưa đủ mà còn
phải dựa vào dấu hiệu thiệt hại do tình trạng tội phạm gây ra. Mặc dù đây là
dấu hiệu bổ sung, nó là hệ quả tất yếu của tình trạng tội phạm gây ra cho xã
hội nhưng có ý nghĩa to lớn làm sáng tỏ tính chất mức dộ nguy hiểm của tình
trạng tội phạm. Như ở phần trên đã đề cập: Tình trạng tội phạm mang tính
kinh tế có “tính giá cả”. Tính kinh tế, giá cả ở đây chính là sự thiệt hại - hậu
quả của tình trạng tội phạm. Tuy nhiên, khi xem xét hậu quả thiệt hại do tình
trạng tội phạm gây ra cho xã hội ta không chỉ dừng lại ở sự thiệt hại do từng
vụ phạm tội gây ra mà phải thấy hậu quả của tình trạng tội phạm gây ra cho
xã hội trong cả một khoảng thời gian mà xã hội phải gánh chịu.
Hậu quả thiệt hại do tình trạng tội phạm gây ra được xem xét trên nhiều
khía cạnh có thể đó là hậu quả trực tiếp và cả hậu quả gián tiếp, hậu quả
trước mắt và hậu quả lâu dài.
Việc tính số liệu về thiệt hại do tình trạng phạm tội gây ra có thể được
xác định bởi:
- Số lượng và giá trị thiệt hại về vật chất (có thể qui ra tiền) do tình
trạng tội phạm gây ra như: Tài sản bị mất, bị hư hỏng, bị huỷ hoại...
86

- Số lượng thiệt hại về thể chất: Số người chết, bị thương, tàn tật, mất
sức lao động...
- Số lượng vật chất, phương tiện, tiền bạc phải chi phí cho việc khắc
phục hậu quả do tội phạm gây ra (sửa chữa công trình, khám chữa bệnh, nuôi
dưỡng ngươì tàn tật, trẻ mồ côi...).
- Số lượng vật chất, tiền bạc chi phí cho hoạt động điều tra khám phá
tội phạm, truy tố, xét xử, giáo dục cải tạo người phạm tội.
- Những hậu quả về mặt tâm lý, tinh thần là những hậu quả không thể
tính được bằng tiền nhưng để lại những ảnh hưởng rất lớn như: có thể làm cho
nhân dân hoang mang, giảm sút lòng tin, gây căng thẳng trong quan hệ quốc
tế...
Tóm lại, để nghiên cứu tình trạng tội phạm cần thiết cần phải dựa vào 4
dấu hiệu nói trên, mỗi dấu hiệu đó phản ánh nội dung nhất định về tình trạng
tội phạm vì thế phân tích càng sâu sắc bao nhiêu thì càng đưa ra được những
nhận định , kết luận đúng đắn về bản chất của tình trạng tội phạm bấy nhiêu.
Trên cơ sở đó, có thể đưa ra các kế hoạch, chính sách phòng ngừa tội phạm
phù hợp và có hiệu quả.
3. Phân loại tình trạng tội phạm.
Do là một thể thống nhất phản ánh một cách toàn diện về các loại tội
phạm xảy ra trong xã hội cho nên có thể phân loại tình trạng tội phạm theo
các tiêu chí khác nhau. Cụ thể trong khoa học nghiên cứu về tội phạm có các
cách phân loại tình trạng tội phạm như sau:
- Phân loại tình trạng tội phạm theo không gian: Có nghĩa là xem xét
tình trạng tội phạm trong một phạm vi, địa bàn nhất định, có thể phân loại
tình trạng phạm tội theo các tiêu chí khác nhau. Cụ thể trong khoa học nghiên
cứu về tội phạm có các cách phân loại tình trạng phạm tội như sau:
87

- Phân loại tình trạng phạm tội theo không gian: có nghĩa là xem xét
tình trạng phạm tội trong phạm vi, địa bàn nhất định, có thể là tình trạng
phạm tội trong cả nước hay một tỉnh, một huyện, một vùng, một khu vực…
- Phân loại tình trạng phạm tội theo từng lĩnh vực, ngành. Đó chính là
việc xem xét nghiên cứu tình trạng phạm tội xảy ra trong một lĩnh vực ngành
kinh tế, xã hội nhất định, cụ thể như: tình trạng phạm tộI trong lĩnh vực ngân
hàng hay trong lĩnh vực tư pháp, giao thông…
Cần lưu ý rằng, tình trạng phạm tội trong một ngành hay một lĩnh vực
thường phản ánh một số tội phạm nhất định xảy ra trong một số lĩnhvực đó.
Chẳng hạn trong lĩnh vực tư pháp thì có các tội phạm xâm phạm hoạt động tư
pháp hoặc các tội phạm phát sinh trong hoạt động tư pháp...
- Phân loại tình trạng phạm tội theo đặc điểm nhân thân người phạm
tội. Là việc xem xét tình trạng phạm tội theo dấu hiệu tính cách của chủ thể
tội phạm, tức là loại tội phạm đó thực hiện do một nhóm người có những đặc
điểm nhân thân nhất định như: tình trạng phạm tội ở người chưa thành niên
thực hiện, tình trạng tái phạm tội...
- Phân loại tình trạng phạm tội theo khách thể của tội phạm thì có thể
chia thành các loại: tình trạng phạm tội xâm phạm sở hữu, tình trạng phạm tội
xâm phạm tính mạng sức khoẻ con người…
- Phân loại tình trạng phạm tội theo hiệu quả hoạt động của các cơ quan
bảo vệ pháp luật: có thể chia tình trạng phạm tội đã bị phát hiện và tình trạng
phạm tội chưa bị phát hiện hay còn gọi là tội phạm ẩn. Cách phân loại này
được trình bày cụ thể bằng các sơ đồ sau:
Tình trạng tội
phạm
(tình trạng
phạm tội)
88

Tình trạng
phạm tội ẩn (tội phạm
chưa bị phát hiện)

* Tình trạng phạm tội đã bị phát hiện: đó là toàn bộ tội phạm và người
phạm tội gây ra các tội phạm đó thực tế đã xảy ra trên môt địa bàn và tronh
thời gian nhất định, đã bị các cơ quan bảo vệ pháp luật phát hiện, khởi tố, truy
tố, xét xử và đưa vào thống kê hình sự.
Tuy nhiên trong tổng số vụ phạm tội xảy ra đã được phát hiện không
phải tất cả dều được khởi tố, truy tố xét xử mà có thể là một phần dược xử lý,
một phần còn lại không bị xét xử và đây là một thực tế khách quan, nó hoàn
toàn phù hợp với quy luật nhận thức của con người cũng như phù hợp với tình
hình thực tế của hoạt động của cơ quan bảo vệ pháp luật. Do đó, trong phần
tình trạng phạm tội đã bị phát hiện ta thấy nó cũng được cấu tạo bởi hai thành
phần sau: Tội
phạm đã bị
phát hiện

Tội
phạm chưa rõ

+ Tội phạm đã rõ: Tức là tội phạm đã được xét xử và đã có bản án có


hiệu lực pháp luật của Toà án theo tinh thần của Điều 10 Bộ luật tố tụng hình
sự: “Một người chỉ bị coi là có tội khi có bản án có hiệu lực pháp luật của
Toà án”.
+ Tội phạm chưa rõ: Đó là các vụ phạm tội đã bị phát hiện nhưng các
cơ quan bảo vệ pháp luật không hoặc chưa đưa ra xét xử được vì nhiều lý do
89

khác nhau như: Không hoặc chưa chứng minh được hành vi phạm tội, người
phạm tội đã chết hoặc được tạm đình chỉ hay đình chỉ điều tra...
* Tội phạm ẩn ( tội phạm chưa bị phát hiện):
Trong thực tế, không phải cái gì xảy ra chúng ta cũng đều biết mà có
rất nhiều sự việc, sự kiện xảy ra nhưng chúng ta không biết, không có thông
tin về chúng; trong lĩnh vực phòng chống tội phạm cũng vậy, không phải tất
cả các vụ phạm tội xảy ra thì các cơ quan chức năng đều biết mà thực tế còn
rất nhiều vụ phạm tội xảy ra nhưng không biết.
Những vụ tội phạm xảy ra mà ta không biết, không có thông tin về nó
trong Tội phạm học gọi là tội phạm chưa bị phát hiện hay còn gọi là tội phạm
ẩn.
Tội phạm ẩn là một khái niệm dùng để chỉ một phần trong tổng số các
tội phạm đã xảy ra trong một khoảng thời gian trên một địa bàn nhất định mà
chưa bị các cơ quan bảo vệ phát hiện. Nói cách khác: Tội phạm ẩn là tổng hợp
các hành vi phạm tội cùng các chủ thể gây ra các hành vi phạm tội ấy, thực tế
đã xảy ra, nhưng chưa bị các cơ quan bảo vệ pháp luật phát hiện hoặc không
bị xử lý hình sự.
Thực tế cho thấy, trong tình hình hiện nay, bọn tội phạm sử dụng rất
nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi để che dấu hành vi phạm tội của chúng cũng
như trốn tránh sự phát hiện, trừng trị của pháp luật. Vì thế, tội phạm ẩn
thường được che dấu dưới nhiều hình thức khác nhau như ẩn tội danh (núp
dưới một tội khác nhẹ hơn), giả tạo ra sự cố kỹ thuật, tai nạn...
Việc đòi hỏi phải có số liệu chính xác về tội phạm ẩn là một điều rất
khó khăn mà ta chỉ có thể tính được một cách tương đối mà thôi. Điều đó
không có nghĩa là ta không tính được số liệu về tội phạm ẩn mà vẫn có thể
tính được qua một số phương pháp gián tiếp thông qua các số liệu về tội phạm
đã bị phát hiện hoặc qua phương pháp điều tra xã hội học.
90

Vì tội phạm ẩn là tội phạm thực tế đã xảy ra nhưng chưa bị phát hiện
do những nguyên nhân khác nhau, như vậy rõ ràng là phải có các yếu tố tạo
nên tội phạm ẩn làm cho nó không bị phát hiện. Thông thường, để đánh giá
tình trạng của tội phạm ẩn người ta dựa vào các yếu tố sau đây: Độ ẩn,
nguyên nhân ẩn, vùng ẩn và thời gian ẩn.
- Độ ẩn chính là sự ẩn khuất ( mức độ kín đáo, lộ liễu) khác nhau của
từng loại tội phạm khác nhau.
Trong thực tế có những tội phạm xảy ra bị phát hiện ngay, nhưng cũng
có những tội phạm xảy ra rất lâu mà ta mới phát hiện được. Ví dụ: Độ ẩn của
tội tham ô tài sản xã hội khác với độ ẩn của tội cố ý gây thương tích...
Việc xác định độ ẩn nông sâu, kín đáo khác nhau của mỗi loại tội phạm
có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác phòng ngừa đấu tranh chống tội
phạm. Thực tế cho thấy tội phạm được thực hiện do những con người cụ thể
sống trong xã hội và có thể được thực hiện bằng hành động hoặc không hành
động, vì vậy mà tội phạm là hiện tượng xã hội liên quan đến rất nhiều vấn đề.
Do đó để xác định độ ẩn của tội phạm người ta phải dựa vào các căn cứ đó là:
Căn cứ vào mức độ bộc lộ của hành vi phạm tội (Mức độ tinh vi kín đáo hay
lộ liễu trắng trợn của hành vi phạm tội...) và còn phải căn cứ vào mối quan hệ
của chủ thể tội phạm với các chủ thể khác có liên quan như người làm chứng,
người bị hại...
Ví dụ: Anh biết em phạm tội nhưng không tố giác so với trường hợp
hai người có mâu thuẫn với nhau mà người này biết người kia phạm tội.
Qua thực tế hoạt động phòng chống tội phạm ở Việt Nam các nhà tội
phạm học đã tạm thời chia độ ẩn của tội phạm thành bốn mức độ ẩn khác
nhau theo qui ước từ độ ẩn thấp đến độ ẩn cao. Cụ thể là các độ ẩn sau:
+ Độ ẩn cấp một: Độ ẩn này rơi vào nhóm các tội phạm mà việc thực
hiện nó mang tính lộ liễu cao, gây ra lượng thông tin lớn và lan truyền nhanh.
91

Ví dụ các tội như: Chống người thi hành công vụ, giết người...
+ Độ ẩn cấp hai: Loại tội phạm có độ ẩn này thì tính lộ liễu không như
độ ẩn cấp một và thông thường rơi vào các loại tội như: Trộm cắp tài sản, lừa
rối khách hàng, lừa đảo...mà tài sản không lớn.
Thực tế tạo nên độ ẩn loại này của các tội phạm nói trên lại chủ yếu do
phía người bị hại, người làm chứng, người biết việc tạo nên vì lý do khác
nhau như tài sản nhỏ, sợ phiền hà, không tin tưởng vào cơ quan pháp luật
hoặc chưa xác định được mình chính là người bị hại.
+ Độ ẩn cấp ba: Đây là độ ẩn tương đối cao, khó phát hiện mà việc thực
hiện nó không gây ra lượng thông tin lớn, thường chỉ có thủ phạm và nạn
nhân biết mà về phía nạn nhân lại không muốn tố giác hoặc muốn giữ kín.
Ví dụ: Các tội nhận hối lộ, hiếp dâm, cưỡng dâm...
+ Độ ẩn cấp bốn: Đây là độ ẩn cao nhất. Đó là những loại tội phạm mà
việc thực hiện nó bằng sự kết hợp giữa nhiều yếu tố như: Sự cố ý của thủ
phạm, chủ thể tội phạm lợi dụng chức vụ quyền hạn, tội phạm được thực hiện
theo thể khép kín, có tổ chức chặt chẽ, lợi dụng quan hệ, địa vị công tác, tài
sản bị thiệt hại không của riêng ai...rơi vào loại tội phạm có độ ẩn loại này
phải kể đến các tội tham ô, cố ý làm trái...
Trong thực tế các tội phạm có độ ẩn này thường vượt qua độ ẩn bình
thường mà trở thành “Bội ẩn” tức là tội phạm này được thực hiện để che đậy
một tội phạm khác.
Ví dụ: Tội phạm hối lộ được thực hiện để che đậy cho tội cố ý làm
trái...
Nghiên cứu độ ẩn của tội phạm có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó giúp
cho ta có các nhìn nhận tình trạng phạm tội nói chung và tội phạm ẩn nói
riêng. qua đó ta có thể rút ra được một số kết luận cần thiết:
92

Nếu có sự giảm đi về số liệu của các loại tội phạm ẩn có độ ẩn cấp một
thì đó là sự giảm đi thực tế, còn đối với loại tội phạm ẩn cấp hai mà giảm đi
thì cần lưu ý đến sự nhận thức, ý thức trách nhiệm của những người làm
chứng, người bị hại do nhiều lý do khác nhau mà họ không tố giác tội
phạm...để từ đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền và các hình thức khuyến
khích cả về tinh thần lẫn vật chất để nâng cao tính tích cực của công dân trong
công tác phòng chống tội phạm. Còn tội phạm có độ ẩn cấp ba và bốn thì cần
đề phòng và xêm xét lại hiệu quả công tác của các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Trên cơ sở đó có sự đánh giá cho chính xác và áp dụng các biện pháp điều tra
khám phá có hiệu quả hơn.
b.Vùng ẩn.
Vùng ẩn của tội phạm đó chính là một lĩnh vực kinh tế xã hội nhất
định. Trong đó chứa đựng các yếu tố, điều kiện thuận lợi cho việc che dấu
hành vi phạm tội đã được thực hiện (Trình độ dân trí, phong tục tập quán, văn
bản pháp luật...).
Thực tế trong tình hình hiện nay, một số lĩnh vực như Hải quan, Thanh
tra, Tư pháp là vùng ẩn thuận lợi của một số loại tội phạm như: Trốn thuế, hối
lộ, cố ý làm trái...
c.Lý do ẩn:
Đó là các yếu tố khách quan và chủ quan làm cho tội phạm đã được
thực hiện mà không không bị phát hiện.
d. Thời gian ẩn:
Đó chính là khoảng thời gian từ khi tội phạm thực hiện đến khi tội
phạm bị phát hiện. Thời gian ẩn của các loại tội rất khác nhau trong đó các tội
phạm kinh tế, tội phạm thuộc phạm trù tham nhũng thường có thời gian ẩn dài
hơn các loại tội phạm khác.
93

Cần phải thấy rằng: thời gian ẩn của tội phạm chính là hệ quả tất yếu
của sự tác động giửa các yếu tố độ ẩn, vùng ẩn và thời gian ẩn. Ta có thể kế
luận rằng: thời gian ẩn càng dài là do tội phạm có độ ẩn cao, lý do ẩn khó phát
hiện và vùng ẩn chắc chắn.
Từ việc nghiên cứu về tội phạm ẩn cho thấy tác hại do tội phạm ẩn gây
ra là vô cùng nghiêm trọng:
- Tội phạm ẩn làm cho con số thống kê hình sự thiếu chính xác từ đó
dẫn đến việc đánh giá về tình trạng tội phạm thiếu khách quan và sẽ ảnh
hưởng đến công tác dự báo tình trạng tội phạm cũng như việc vạch ra và xây
dựng kế hoạch phòng chống tội phạm.
- Do không bị phát hiện, nên người phạm tội không chịu bất cứ một tác
động nào của pháp luật và xã hội, nó sẽ tạo nên tâm lý coi thường pháp luật,
từ đó nuôi dưỡng ý đồ tiếp tục phạm tội.
- Tội phạm ẩn còn tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển các ổ
nhòm tội phạm có tổ chức chặc chẽ.
- Sự tồn tại của tội phạm ẩn sẽ gây tâm lý hoang mang lo sợ cho sự an
toàn về tính mạng, tài sản của nhân dân cũng như gay tâm lý thiếu tin tưởng
hoặc hoài nghi đối với sức mạnh, sự kiên quyết của các cơ quan bảo vệ pháp
luật.
Căn cứ vào nguyên nhân ẩn khác nhau người ta chia tội phạm ẩn thành
2 loại: tội phạm ẩn tự nhiên và tội phạm ẩn nhân tạo.
- Tội phạm ẩn tự nhiên là tội phạm đã được thực hiện nhưng các cơ
quan chức năng không có thông tin về chúng hoặc chưa phát hiện sự kiện
phạm tội cùng chủ thể của nó. Ở đâu nguyên nhân dẫn đến tội phạm không bị
phát hiện là do sự im lặng không tố giác hoặc che dấu của nạn nhân, của
người làm chứng hoặc do người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội bằng
94

những thủ đoạn tinh vi xảo nguyệt... loại tội phạm ẩn tự nhiên này chiếm tỉ lệ
chủ yếu của tình trạng tội phạm ẩn trong xã hội.
- Tội phạm ẩn nhân tạo là tội phạm ẩn mà nguyên nhân tồn tại của nó
lại xuất hiện do các nguyên nhân từ các cơ quan và các cá nhân tiến hành tố
tụng: do trình độ năng lực nghiệp vụ kém, do trang bị phương tiện thiếu hoặc
những lý do khác mà người tiến hành tố tụng trong khi thực thi công vụ đã cố
tình hay bị ép buộc mà phải đánh giá sai bản chất sự kiện phạm tội loại tội
phạm ẩn này qua nghiên cứu cho thấy nó có thể xuất hiện ở mọi giai đoạn tố
tụng hình sự (từ khâu nhận tin báo đến giai đoạn điều tra truy tố xét xử.
95

Chương III
NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA
TÌNH TRẠNG TỘI PHẠM VÀ TỘI PHẠM CỤ THỂ
1. Nhận thức chung về nguyên nhân và điều kiện của tình trạng tội
phạm.
1.1. Cơ sở phương pháp luận ngiên cứu nguyên nhân và điều kiện của
tình trạng tội phạm.
- Lý giải của các trường phái phi Mác-xít (các nhà tội phạm học tư sản)
về nguyên nhân và điều kiện của tình trạng tội phạm:
+ Theo trường phái thần học thì thần thánh được coi như một nguyên
nhân và điều kiện của tình trạng tội phạm mọi quan hệ đều được qui tụ về một
mối liên hệ theo lô gíc con người là sản phẩm của cái làm đúng hay không
làm đúng ý Chúa, ý trời và các thánh thần. Chuẩn mực là những giáo lý, vi
phạm giáo lý là phạm tội.
Nguyên nhân của tình trạng tội phạm là do quỷ thần; kẻ phạm tội là kẻ
đã xâm phạm đến giáo lý do bị quỷ thần ám nhập vào kẻ đó; phương pháp để
trả lại cho con người để họ trở thành người lương thiện là làm cho người
phạm tội trở lại trở thành người ngoan đạo là chuộc tội thông qua hình phạt
trừng trị quỷ dữ, với mục đích là cứu vớt linh hồn ra khỏi quỷ dữ, thần linh
độc ác. Lịch sử đã chứng kiến những thời kỳ săn bắt quỷ giử và giết người
hàng loạt vì quan niệm cho tằng họ đã bị quỷ thần ám ảnh và nguồn gốc của
mọi tội lỗi.
+ Nguyên nhân và điều kiện của trình trạng tội phạm, theo quan điểm
của các nhà tội phạm học tư sản, còn gắn liền với các học thuyết sinh vật học
tội phạm, họ coi yếu tố sinh học là các quyết định sự hình thành và phát triển
96

nhân cách, hệ thống nhu cầu, phẩm chất đạo đức hành vi ứng xử của con
người.
Ngoài ra, các nhà tội phạm học tư sản theo thuyết xã hội học tôị phạm
đã tuyệt đối hoá vai trò của xã hội, hạ thấp và trên thực tế gần như phủ nhận
vai trò các yếu tố sinh học trong nhân thân con người, con người thuần tuý là
sản phẩm của văn hoá, xã hội và kinh tế.
+ Những người theo học thuyết Phơ-rớt giải thích rằng, ở mổi con
người đều tồn tại năng lực Libido (năng lực ham muốn) mà trong đó năng lực
tình dục là quan trọng nhất. Chính pháp luât, đạo đức đã đè nén và làm hạn
chế năng lực Libido và đẩy tâm trạng con người vào tâm trạng ức chế cao đô,
đến lúc nào đó năng lực này sẽ tự phá vỡ quan hệ pháp luật đạo đức và đưa
con người đến con đường phạm tội, đó chính là nguyên nhân và điều kiện cuả
tình trạng tội phạm trong xã hội đó.
Ngoài ra, trong tội phạm học tư sản còn tồn tại nhiều học thuyết, mỗi
học thuyết giải thích về nguyên nhân và điều kiện của tình trạng tội phạm với
những cách khác nhau. Đó là học thuyết định trước nội tiết tố tội phạm;
thuyết định trước chủng tộc; thuyết tội phạm về thành thị hoá và công nghiệp
hoá...
- Dù theo quan điểm nào, học thuyết nào thì các nhà tư sản vẫn chưa
khám phá bản chất thực sự của con ngươì tội phạm, chưa chỉ ra được nguyên
nhân đích thực dẫn đến hành vi phạm tội của con người. Các quan điểm đó,
dù trực tiếp hay gián tiếp, suy cho cùng đều nhằm các mục đích: che dấu sự
bất bình giữa con người với con người trong xã hội tư bản, phủ nhận nguồn
gốc, bản chất giai cấp của tội phạm; khẳng định tội phạm và nguyên nhân của
nó có ở trong mọi xã hội, xã hội chỉ có thể hạn chế chứ không thể loại trừ
được tội phạm ra khỏi xã hội của mình.
97

Cơ sở của phương pháp luận trong quá trình ngiên cứu nguyên nhân và
điều kiện của tình trạng tội phạm được xác lập bởi những vấn đề sau:
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã xác định quan hệ nhân quả là mối
liên hệ giữa cá sự vật hiện tượng trong toàn bộ đời sống xã hội. Nguyên nhân
sinh ra kết quả; nguyên nhân và điều kiện nếu tính về thời gian luôn có trước,
kết quả có sau. Bất kỳ hiện tượng xã hội nào cũng đều là nguyên nhân và đều
là kết quả của hiện tượng xã hội khác.
- Bản chất của quá trình nhân – quả là sự chuyển giao vật chất, năng
lượng và thông tin từ nguyên nhân cho kết quả. Chuyển giao thông tin là bản
chất cơ bản của quá trình diễn biến nhân quả trong các hiện tượng xã hội,
trong đó có tội phạm.
- Nguyên nhân có khả năng làm phát sinh kết quả, nhưng để làm phát
sinh kết quả cần có những điều kiện thích hợp. Điều kiện được coi là chất xúc
tác thúc đẩy cho nguyên nhân phát sinh kết quả chứ bản thân nó không thể
sinh ra kết quả.
- Áp dụng cặp phạm trù nhân quả vào việc giải thích các hiện tượng xã
hội nói chung và tình trạng tội phạm nói riêng chính là cơ sở phương pháp
luận nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện tình trạng tội phạm. từ đó xem xét
các tình huống, các mâu thuẫn xã hội, những tồn tại xã hội ...có liên quan đến
các hiện tượng tiêu cực xã hội làm phát sinh tình trạng tội phạm. Điều đó có
nghĩa là mặc dù trong XHCN không có những mâu thuẫn xã hội đối kháng
làm nảy sinh tội phạm nhưng vẫn tồn tại nguyên nhân và điều kiện của tình
trạng tội phạm trong điều kiện xã hội chủ nghĩa. Nguyên nhân và điều kiện tội
phạm biến động trong các giai đoạn lịch sử có những màu sắc mới so với quá
khứ và mang những đặc điểm của giai đoạn hiện nay.
Trong quá trình nghiên cứu môn tội phạm học, chúng ta không thể bỏ
qua việc nghiên cứu về nguyên nhân điều kiện của tình trạng tội phạm. Vì đây
98

là một đối ttượng nghiên cứu quan trọng, quyết định đến việc xác lập phương
hướng, nội dung và toàn bộ quá trình đấu tranh phòng chống tội phạm.
1.2. Khái niệm nguyên nhân và điều kiện của tình trạng tội phạm:
- Tội phạm học XHCN đã khẳng định, nguyên nhân cuối cùng quyết
định đến sự phát sinh tội phạm chính là còn tồn tại trong xã hội sự phân chia
giai cấp( nhất là giai cấp đối kháng) với những mâu thuẫn không thể điều hoà
được.
- Tình trạng tội phạm là hiện tượng xã hội tiêu cực. Do đó, nguyên
nhân của tình trạng tội phạm cũng là các hiện tượng xã hội tiêu cực và được
bắt nguồn từ những tiêu cực trong mọi mặt của đời sống xã hội. Nguyên nhân
của tình trạng tội phạm xét về bản chất bao giờ cũng có nội dung tâm lý – xã
hội, có nghĩa là nó phản ánh những khía cạnh, tính chất tiêu cực của các hình
thái kinh tế- xã hội có giai cấp cụ thể.
- Trong lịch sử của Tội phạm học XHCN trước đây có những quan
điểm khác nhau về nguyên nhân và điều kiện của tình trạng tội phạm dưới chế
độ xã hội. Một số nhà tội phạm học cho rằng: Trong quá trình xây dựng
CNXHthì nguồn gốc xã hội cơ bản của tội phạm đã bị tiêu diệt, nhưng vẫn
còn hàng loạt nguyên nhân và điều kiện dẫn đến tình trạng tội phạm, những
nguyên nhân điều kiện đó không xuất từ bản chất của CNXH mà là tàn dư của
hình thái kinh tế xã hội bóc lột lưu lại. Mặt khác, nguyên nhân và điều kiện
của tình trạng tội phạm còn được xuất phát từ hoàn cảnh có những mâu thuẫn
và khó khăn ở bên trong của một đất nước cùng với sự chống đối của chủ
nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch từ bên ngoaiì đối với công cuộc xây
dựng CNXH. Việc xác định nguyên nhân và điều kiện nói trên chưa thật
chính xác. Tất nhiên, sự ảnh hưởng của tàn dư xã hội cũ đối với xã hội
mới( hiện tại) còn nặng nề. Và cũng không phủ nhận sự tác động của nó đến
tình trạng tội phạm của xã hội hiện tại. Nhưng xem xét tình trạng tội phạm
99

trong xã hội với tư cách là một hiện tượng xã hội phải xuất phát từ những hiện
tượng đang tồn tại trong xã hội. Chỉ những hiện tượng đang tồn tại trong xã
hội mới có khẳ năng tác động để sinh ra hiện tượng khác được coi là tình
trạng tội phạm.
Từ những phân tích trên, khái niệm nguyên nhân và điều kiện của tình
trạng tội phạm là: Tổng hợp những hiện tượng và quá trình xã hội tiêu cực
trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá tư tưởng, tâm lý xã hội...của chế
độ xã hội, từ đó làm phát sinh tình trạng tội phạm tại một địa bàn và trong
một khoản thời gian nhất định.
Giữa nguyên nhân và điều kiện có những phạm vi ảnh hưởng khác
nhau. Nguyên nhân của tình trạng tội phạm là những yếu tố tác động trực tiếp
làm phát sinh ra tình trạng tội phạm của một phạm vi nhất định; còn điều kiện
của tình trạng tội phạm lànhững hiện tượng xã hội thúc đẩy, tạo điều kiện
thuận lợi làm nảy sinh tình trạng tội phạm.
Trong thực tế, việc phân định rõ ràng đâu là nguyên nhân và đâu là
điều kiện của tình trạng tội phạm là việc hết sức khó khăn, phức tạp. Điều
kiện đưa đến tình trạng tội phạm cũng là các hiện tượng xã hội tiêu cực,
nhưng khác với nguyên nhân ở chỗ nó không làm phát sinh ra tội phạm mà nó
chỉ tạo ra các hoàn cảnh thuận lợi cho sự hình thành, tồn tại và phát triển của
tình trạng tội phạm. Trong thực tiễn cũng như trong lý luận, giữa nguyên nhân
và điều kiện của tình trạng tội phạm trong một số trường hợp đối với hiện
tượng tội phạm này nó là nguyên nhân nhưng đối với hiện tượng tội phạm
khác nó lại là điều kiện.
Một vấn đề khác cũng cần phải được làm rõ đó là nguyên nhân của tình
trạng tội phạm nói chung và nguyên nhân của một hành vi cụ thể. Khi nói đến
nguyên nhân của một tội phạm cụ thể là nói đến một sự kiện nhất định nào đó
tác động vào sự kiện khác làm phát sinh hành vi phạm tội. Còn nguyên nhân
100

của tình trạng tội phạm có phạm vi rộng hơn, nó là tổng hợp các hiện tượng
xã hội tiêu cực làm phát sinh nhiều loại tội phạm khác nhau trong một khoảng
thời gian ở một địa bàn lãnh thổ hành chín nhất định. Mặt khác, sự tác động
của nguyên nhân và điều kiện của tình trạng tội phạm được tạo thành bởi vô
vàn các hiện tượng xã hội. Trong quá trình phát triển xã hội khách quan và
chủ quan tác động qua lại với nhau nằm ngoài ý thức của con người phạm tội.
Chính vì vậy, có những trường hợp có thể coi hiện tượng hoặc quá trình xã
hội này là nguyên nhân, nhưng ở những trường hợp khác có thể coi là điều
kiện.
Sự giống nhau giữa nguyên nhân và điều kiện của tình trạng tội phạm ở
chỗ chúng đều là hiện tượng tiêu cực trong một xã hội cụ thể. Những nguyên
nhân và điều kiện của tình trạng tội phạm bao giờ cũng chứa đựng nội dung
pản ánh sự vận động của xã hội. Đó là hệ thống quan điểm, hệ thống chính
sách pháp luật của nhà nước, của xã hội; những truyền thống đạo đức, phong
tục, tập, quán, thói quen của đại đa số nhân dân lao động trong xã hội; quyền
lợi , nguyện vọng chung của giai cấp thống trị trong xã hội,... Những đặc
điểm xã hội này chứa đựng tính tiêu cực vốn có tiềm tàng trong mỗi con
người đang sống trong một hoàn cảnh cụ thể từ đó trở thành nguyên nhân và
điều kiện của tình trạng tội phạm.
Nguyên nhân và điều kiện của tình trạng tội phạm là hai vấn đề khác
nhau còn được thể hiện ở chổ:
+ Chỉ có nguyên nhân mới làm trực tiếp phát sinh tội phạm. Do đó
nguyên nhân của tình trạng tội phạm là hệ thống những tiêu cựu xã hội (bao
gồm các hiện tượng và quá trình trong sự vận động của xã hội) trực tiếp làm
phát sinh hiện tượng tôi phạm trong một xã hội cụ thể.
+ Còn điều kiện sẽ tạo ra những hoàn cảnh thuận lợi cho sự phát sinh
và tồn tại của tình trạng tôi phạm. Do đó chúng ta có thể hiểu: điều kiện của
101

tình trạng tội phạm là những tình huống xã hội tạo ra những tình huống thuận
lợi và thúc đẩy cho sự phát sinh và tồn tại của tình trạng tội phạm.
Nguyên nhân và điều kiện của tình trạng tội phạm xét đến cùng là cơ sở
cho sự tồn tại của tình trạng tội phạm ở một quốc gia, một khu vực nhất định
trong những thời điểm nhất định. Trong những trường hợp cụ thể thì một hiện
tượng tiêu cực xã hội có thể là nguyên nhân củavụ phạm tội này nhưng có thể
là điều kiện của những vụ phạm tội khác.
Nguyên nhân và điều kiện của tình trạng tộ phạm không phải là một
hiện tượng bất biến mà chúng luôn luôn vận động và thay đổi. Chúng có thể
chuyển hoá cho nhau hoặc triệt tiêu bởi các yếu tố tích cực xã hội. Như vậy
đấu tranh loại bỏ các nguyên nhân và diều kiện của tình trạng tội phạm là
biện pháp tích cực nhất để ngăn chặn tiến tới loại trừ tội phạm ra khỏi đời
sống xã hội của các quốc gia.
2. Phân loại nguyên nhân và điều kiện của tình trạng tội phạm.
Hiện nay có nhiều cách tiếp cận khác nhau để xây dựng hệ thống
nguyên nhân và điều kiện của tình trạng tôị phạm, vì rằng đây là vấn đề rất
đa dạng và luôn biến đổi theo sự vận dộng của thực tiễn. Do đó, khi nghiên
cứu vấn đề này phải luôn luôn bám sát các sự kiện của đời sống xã hội. Dựa
vào căn cứ khác nhau có thể chia nguyên nhân và điều kiện của tình trtạng tội
phạm khác nhau như sau:
2.1 Căn cứ vào mức độ tác động.
Là căn cứ vào phạm vi ảnh hưởng của nguyên nhân và điều kiện tới
toàn bộ tình hình tội phạm hay một nhóm loại tội phạm hoặc các tội phạm cụ
thể đã xảy ra trong một địa bàn, trong 1 thời gian cụ thể. Người ta phân ra
thành các nguyên nhân và điều kiện sau:
- Nguyên nhân và điều kiện của tình trạng tội phạm nói chung.
- Nguyên nhân và điều kiện của các loại tội phạm (nhóm tội phạm ).
102

- Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể.


Sự phân chia nói trên được xuất phát từ cách nhìn biện chứng giữa tính
độc lập và tính liên quan giữa cái chung và cái riêng, cái đặc thù của các hiện
tượng xã hội. Sự phân chia nguyên nhân và điều kiện nói trên còn giúp cho
việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình trạng tội phạm một cách
chính xác chặt chẽ; trên cơ sở đó mà tiến hành tổ chức các hoạt đông phòng
ngừa tội phạm một cách có hiệu quả.
2.2. Căn cứ vào nội dung của sự tác động.
Là căn cứ vào nội dung mà các nguyên nhân và điều kiện tác động đến
trong từng lĩnh vực của đời sống xã hội. Từ đó giúp cho chúng ta nhìn rõ hơn
bản chất của xã hội của tình trạng tội phạm nói chung và tội phạm cụ thể nói
riêng. Tình trạng tội phạm là hiện tượng xã hội do đó, nguyên nhân và điều
kiện của nó cũng phải mang đầy đủ các đặc trưng của một nền kinh tế – xã
hội cụ thể. Từ những vấn đề trên có thể phân chia nguyên nhân và điều kiện
của tình trạng tội phạm thành:
- Nguyên nhân và điều kiện về kinh tế – xã hội.
- Nguyên nhân và điều kiện về tư tưởng chính trị xã hội.
- Nguyên nhân và điều kiện về văn hoá giáo dục.
- Nguyên nhân và điều kiện về tâm lý xã hội.
- Nguyên nhân và điều kiện về tổ chức xã hội.
Chúng ta biết rằng nguồn gốc của tình trạng tội phạm bao giờ cũng gắn
bó chặt chẽ với các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, đạo đức…của
một xã hội nhất định. Chúng có thể là những sản phẩm do các mặt tiêu cực
của xã hội tạo ra; hoặc do những tồn tại của xã hội cũ mà xã hội mới phải tiếp
nhận trong từng thời điểm phá triển nhất định. Trong quá trình quản lý nền
kinh tế xã hội không tránh khỏi những sai sót về các mặt sản xuất phân phối
lưu thông. Mặt khác quá trình cải tạo xây dựng một chế độ xây dựng một chế
103

độ xã hội mới – xã hội XHCN không thể không tránh khỏi những sơ hở thiếu
sót, những tồn tại mà bọn tội phạm có thể lợi dụng nhưng vấn đề đó chính là
cơ sở xã hội của tình trạng tội phạm ở nước ta thời gian qua và trong tình hình
hiện nay.
2.3. Căn cứ vào dấu hiệu khách quan, chủ quan.
Trong quá trình nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình trạng tội
phạm , xuất phát từ những quy luật cơ bản của sự phát triển xã hội để người ta
phân loại thành khách quan và nguyên nhân và điều kiện chủ quan của tình
trạng tội phạm .
- Nguyên nhân và điều kiện khách quan chính là những ảnh hưởng và
sự tác động tiêu cực của các yếu tố xã hội đem lại. Những nguyên nhân và
điều kiện này tồn tại khách quan ngoài ý thức chủ quan của các chủ thể trong
quá trình tổ chức các hoạt động đấu tranh phòng ngừa và đấu tranh chống tội
phạm.
- Nguyên nhân và điều kiện chủ quan được xem ở đây chính là những
nguyên nhân và điều kiện được xuất phát từ các chủ thể tham gia quá trình
đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, nhất là các cơ quan bảo vệ pháp
luật.
Ngoài những hình thức phân loại nguyên nhân và điều kiện của tình
trạng tội phạm thành: nguyên nhân và điều kiện trực tiếp, nguyên nhân và
điều kiện gián tiếp; nguyên nhân và điều kiện xã hội và nguyên nhân và điều
kiện cụ thể… phân loại và nguyên nhân và điều kiện tình trạng tội phạm là
một vấn đề lý luận và thực tiển hết sức đa dạng. Do đó việc phân loại nguyên
nhân và điều kiện tình trạng tội phạm ngoài những vấn đề lý luận trên cần căn
cứ vào những yêu cầu cụ thể của mổi lĩnh vực và sự vận động của thực tiễn
cuộc đấu tranh và phòng ngừa và chồng tội phạm.
104

3. Nguyên nhân và điều kiện của tình trạng tội phạm ở nước ta thời
gian qua.
Trên cơ sở những vấn đề lý luận về nguyên nhân và điều kiện của tình
trạng tội phạm nói chung và những đặc điểm kinh tế- xã hội của Việt nam
trong từ thời kỳ khác nhau cho chúng ta thấy mỗi giai đoạn của lịch sử, tình
trạng tội phạm cũng khác nhau. Sự khác nhau đó được phát sinh từ những
nguyên nhân và điều kiện khác nhau. Sự khác nhau đó dược phát sinh từ
nguyên nhân và điều kiện khác nhau. Ở nước ta sau cách mạng tháng 8/1945,
chính quyền cách mạng đã được thành lập, Nhà nước dân chủ nhân dân đã ra
đời. Từ đó đến nay, đất nước ta đã trãi qua nhiều giai đoạn và nhiều biến cố
lịch sử. Sau khi giành được chính quyền, chúng ta phải bước ngay vào cuộc
kháng chiến trường kỳ từ tháng 12-1946 đến tháng 7-1954. Sau đó đất nước
Việt nam tạm thời cắt thành hai Miền với hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau,
dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Viêỵt Nam, sự chỉ đạo của nhà nướcViệt
nam dân chủ cộng hoà, Miền bắc tiến hành xây dựng CNXH, Miền Nam phải
tiếp tục đấu tranh giành độc lập và tạm thời chịu sự kiểm soát của nguỵ quyền
Sài Gòn. Tháng 4/1975, cuộn đấu tranh giải phóng Miền nam thống thất nước
nhà đã giành thắng lợi. Từ đó đến nay, cả nước thống nhất cùng thực hiện hai
nhiệm vụ chiến lược là Xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc Viêt Nam XHCN.
Việc nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc tất cả nguyên nhân, điều
kiện làm phát sinh, phát triển tội phạm ở nước ta trong thời gian qua đã không
chỉ góp phần làm rõ về mặt lý luận đối với môn Tội phạm học, mà còn có tác
dụng rất lớn trong tổ chức hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm nói
chung ở Việt Nam.
Để thấy được những đặc điểm của nguyên nhân và điều kiện của tình
trạng tội phạm ở Việt nam trong từng thời kỳ, đồng thời để đánh giá đúng
nguyên nhân và điều kiện của tình trạng tội phạm ở VN, trong khuôn khổ của
105

chương trình này, chúng tôi phân tích nguyên nhân và điều kiện của tình trạng
tội phạm ở Việt nam theo các giai đoạn sau đây.
3.1. Nguyên nhân và điều kiện của tình trạng tội phạm ở Việt nam giai
đoạn 1945- 1954.
Sau thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945, trước khi bước vào
cuộc kháng chiến, Đảng, Chính phủ và nhân dân ta đã phải đương đầu với
một hoàn cảnh xã hội hết sức khó khăn: “ Nạn đói, nạn dốt, nạn ngoại xâm” .
Trong hoàn cảnh xã hội như vậy, chúng ta vừa nhanh chóng ổn định trật tự xã
hội, thiết lập và cũng cố chính quyền nhân dân; đối phó với thù trong giặc
ngoài; chuẩn bị những điều kiện cần thiết để bắt tay vào cuộc kháng chiến
trường kỳ gian khổ. Trong thời kháng chiến, đất nước Việt Nam tồn tại hai
khu vực địa lý khác nhau: Vùng tự do- do chính phủ Việt Nam dân chủ cộng
hoà quản lý, vùng tạm chiếm do Thực dân Pháp và bè lũ tay sai cai quản. Với
nét đặc biệt như vậy, việc xác định nguyên nhân và điều kiện của tình trạng
tội phạm ở Việt Nam là hết sức phức tạp. Thực tế xác nhận rằng: Trong thời
kỳ kháng chiến chống Pháp loại tội phạm chủ yếu xảy ra là loại tội phản cách
mạng (loại tội xâm phạm an ninh quốc gia) mà nguyên nhân chủ yếu của nó
là:
- Sự chống đối ngoan cố của giai cấp thống trị bị lật đổ và âm mưu xâm
lược nước ta một lần nữa của thực dân Pháp, do đó chúng ra sức xây dựng bộ
máy thống trị và hệ thống tay sai để tiến hành những hoạt động khủng bố, càn
quét, vây bắt…hòng tiêu diệt các lực lượng cách mạng, đàn áp nhân dân ta.
- Với chính sách xâm lược và tiếp tục nô dịch của thợc dân Pháp đói
với nhân dân Việt Nam hết sức tàn bạo, man rợ và thâm độc đã khiến cho một
số phần tử chỉ thấy cái lợi trước mắt, ham sống sợ chết đã cam tâm làm tay sai
cho chúng.
106

- Những khó khăn về kinh tế- xã hội của một Nhà nước non trẻ lại phải
hoạt động và sinh hoạt trong một điều kiện hết sức khó khăn, thiếu thốn do đó
tổ chức hoạt động phòng ngừa đấu tranh chống các loại tội phạm còn nhiều
hạn chế.
- Đại bộ phận nhân dân có lòng yêu nước, căm thù giặc nhưng trình độ
về mọi mặt còn thấp; đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn gian khổ, sự
giác ngộ cách mạng trong nhân dân chưa được nâng cao cho nên vẫn còn có
những người cộng tác với thực dân Pháp và bọn tay sai của chúng.
3.2. Giai đoạn 1954- 1975:
Có thể nói, những sự kiện lịch sử sau đây gắn liền với nguyên nhân và
điều kiện của tình trạng phạm tội ở việt nam giai đoạn 1954- 1975: Công cuộc
cải tạo và xây dựng CNXH ở Miền bắc, chuẩn bị cơ sở vật chất tích cực chi
viện cho sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước. Đế quốc Mỹ
trực tiếp xâm lược nước ta. Chúng thiết lập một bộ máy nguỵ quyền tay sai
trên toàn cõi Miền Nam- Việt Nam; đồng thời tiến hành cuộc chiến tranh phá
hoại đối với Miền bắc. Cuộc đấu tranh giải phóng miền nam cuối cùng đã
thắng lợi, đất nước đã được thống nhất, chấm dứt sự can thiệp và xâm lược
của đế quốc Mỹ đối với nhân dân Việt Nam. Đối với Miền bắc, để thực hiện
âm mưu phá hoại hiệp định Giơneov thực dân Pháp cùng với bè lũ can thiệp
Mỹ đã tìm mọi cách phá hoại trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá xã
hội và con người. Bên cạnh việc di cư các giáo dân Miền bắc vào Miền nam,
Pháp và Mỹ còn xây dựng và cài lại mạng lưới gián điệp tình báo trên Miền
bắc. Mặt khác, vẫn trấn an bọn địa chủ, tư sản về ngày trở lại của chúng trên
đất Bắc. Bên cạnh những hoạt động phá hoại về chính trị, Pháp rồi sau này là
Mỹ còn tiến hành phá hoại Nhà nước ta về mặt kinh tế, đặc biệt là phá hoại
công cuộc khôi phục nền kinh tế vốn đã nghèo nàn lạc hậu. Đặc biệt là đế
quốc Mỹ đã tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc hết sức ác liệt,
107

cuộc chiến tranh này đã tàn phá nghiêm trong cơ sở hạ tầng và có ảnh hưởng
nhiều đến trật tự an toàn xã hội miền Bắc thời kỳ này.
Trong thời kkỳ năm 1954-1975, bên cạnh loại tội phạm về chính trị
( nhóm tội phản cách mạng- nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia) nhiều loại
tội phạm mới cũng phát sinh và diễn biến rất phức tạp. Đó là các loại tội
phạm xâm phạm tính mạng, sức khoẻ danh dự nhân phẩm con người; loại tội
phạm xâm phạm sở hửu ; loại tội phạm về kinh tế; loại tội phạm về trật tự an
toàn công cộng… Có thể nói, giai đoạn 1954-1975 là giai đoạn hoàn thiện cơ
bản của nước ta một cách toàn diện; đồng thời bên cạnh sự hoàn thiện của
Nhà nước,xã hội, tình trạng tội phạm cũng bọc lộ rõ những thuộc tính của nó.
Nghiên cứu diễn biến của tình trạng tội phạm trong giai đoạn này, chúng ta có
thể rút ra những nguyên nhân của tình trạng tội phạm giai đoạn này bao gồm:
- Chính sách can thiệp và xâm lược thô bạo của đé quốc Mỹ và các thế
lực phản động quốc tế khác vào công việc nội bộ của nhân dân Việt nam.
- Sự chống đối quyết liệt của giai cấp thống trị bị lật đổ – đó là sự
chống đối của giai cấp tư sản, địa chủ phong kiến Việt nam và các thế lực
phản động khác nhằm lật đổ Nhà nước Việt nam dân chủ cộng hoà, khôi phục
lại bộ máy Nhà nước cũ. Từ năm 1954-1975,tình trạng tội phạm ( xâm phạm
an ninh quốc gia) diễn ra rất đa dạng với nhiều tính chất mức độ khác nhau.
Từ năm 1954-1975 đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai đã tiến hanh hàng loạt các
hoạt động phá hoại Nhà nước ta, như: tiến hành các hoạt động lật đổ chính
quyền nhân dân; bạo loạn chia rẽ dân tộc, tổ chức các gián điệp, phá hoại,
khủng bố…Đặc biệt, từ năm 1960-1975, các hoạt động phá hoại an ninh quốc
gia ngày càng dược gia tăng về số lượng cũng như qui mô phá hoại.
- Hậu quả nặng nề của chiến tranh: trong suốt quá trình tiến hành cuộc
chiến tranh xâm lược đối với Việt nam, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai đã để lại
những hậu quả nặng nề trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Chiến tranh đã
108

tàn phá nghiên trọng các cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống, kho tàng, xí
nghiệp. Chiến tranh dã làm cho nến kinh tế nước ta vốn dã yeú kém lại càng
thêm kiệt quệ. Chiến tranh đã làm biến thành khói bụi một tài sản khổng lồ
của Nhà nước cũng như của nhân dân. Điều này dẫn đến tình trạng đói kém
triền miên trong nhiều năm. Chiến tranh đã cướp đi nhiều sinh mạng con
người; gây ra cảnh gia đình tan nát, con không cha vợ không chồng. Hậu quả
nặng nề của chiến tranh đã làm nảy sinh nhiều loại tội phạm khác nhau, đặc
biệt là tội phạm kinh tế, các tội xâm phạm nhân thân, các tội xâm phạm tài
sản …
- Những tàn dư lạc hậu của chế đô cũ để lại trong các mặt đời sống vật
chất và tinh thần của xã hội cũng là một nguyên nhân của tình trạng tội
phạm .
- Nhà nước Việt nam Dân chủ cộng hoà sau chiến thắng Điện Biên Phủ
đã phải đương đầu giải quyết một loạt các vấn đề xã hội như: xoá bỏ nạn mù
chữ trong nhân dân, xoá bỏ các phong tục tập quán lạc hậu trong xã hội; xoá
bỏ tâm lý tư hữu làm ăn nhỏ, các nhân tư lợi trong nếp nghĩ, nếp làm trong
nhân dân; xoa bỏ lối sống phi , và các tệ nạn xã hội như mê tính dị đoan, cờ
bạc đĩ điếm, vi phạm chế độ một vợ một chồng…
- Những quan điểm chính trị xã hội mà giai cấp chính trị xã hội đãbị lật
đổ vẫn ngấm ngầm trong nhân dân…
Tất cả các vấn đề xã hội nói trên tác động không nhỏ đến ý thức của
con người. Đặc biệt tác động mạnh mẽ đối với những người có tư tưởng thù
địch, hoặc không tin tưởng vào chế độ, hoặc không muồn chia tay với xã hội
cũ. Dân tộc Việt nam đang làm cách mạng và đi lên CNXH không qua giai
đoạn phát triển TBCN. Chính vì vậy nhiều vấn đề thuộc ý thức xã hội cũ, tân
lý xã hội cũ còn để lại dấu ấn nặng nề trong cách mnghĩ và cách làm của
nhiều người. Những người dân thoát khỏi chế độ thực dân, phong kién không
109

thể một sớm một chiều đã có những hành động có tính giác ngộ cao. Họ cũng
không thể trong một thời gian ngắn, tự giác đoạn tuyệt với thói tham lam, tư
lợi, tự do vô chính phủ vốn đã gắn bó với họ qua nhiều thế hệ. Bởi vậy những
biểu hiện nói trên một khi có điều kiện là phát sinh của nhiều loại tội phạm
khác nhau.
Ngoài ra giai đoạn này là giai đoạn phát triển hết sức đa dạng của xã
hội Việt nam trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Việc cùng một
lúc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH ở Miền Bắc và đấu
tranh giải phóng miền Nam thống thất nước nhà đã đặc ra trước mắt nhà nước
ta hàng loạt nhiệm vụ cấp bách. Trong khi đó với sự non trẻ của một nhà
nước vừa thoát ra khỏi cuộc chiến tranh chống Pháp lại phải bắt tay ngay vào
đương đầu với sự phá hoại nguy hiểm hơn của đế quốc Mỹ và bạn bè tay sai
thì những sai sót trong quản lý Nhà nước, quản lý xã hội là điều không tránh
khỏi. Vì vậy để xác định một cách khách quan, toàn diện những nguyên nhân
và điều kiện của tình trạng tội phạm chúng ta không thể tách rời nó với diều
kiện phát triển lịch sử của đất nước trong giai đoạn này.
- Những khó khăn về kinh tế xã hội: sau chiến thắng Điện Biên Phủ và
trong cuuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế
quốc Mỹ, nhà nước và nhân dân ta đã chịu sự tàn phá nặng nề của chiến
tranh. Thiên tai và địch hoạ đã làm cho nền kinh tế của đất nước lâm vào cảnh
khó khăn đặc biệt. Kể từ khi đế quốc bắt đầu cuộc tấn công bằng không quân
đối với Miền bắc 1964 đến khi chấm dứt cuộc tấn công bằng máy bay B52
vào thủ đô Hà Nội 1972, Miền Bắc đã trở thành chién trường chống Mỹ thực
sự. Chính vì vậy mà bên cạnh sự nổ lực của toàn dân vì sự nghiệp chống Mỹ
cứu nước, đã có không ít phần tử lợi dụng những khó khăn về kinh té xã hội
do chiến tranh gây ra để phạm tội. Thí dụ như lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh
để làm ăn phi pháp chiếm đoạt tài sản , tiến hành các hoạt động phản cách
110

mạng, đầu cơ buôn lậu … Có thể nói trong hoàn cảch khó khăn trong sản xuất
phân phối trong thời chiến, sự khan hiếm hàng hoá và những vật phẩm tiêu
dùng hàng ngày, sự bất ổn của xã hội luôn luôn bị đe doạ bởi chiến tranh đã
trở thành điều kiện thuận lợi cho những tư tưởng tiêu cực vu khống nhà nước
và xã hội biến thành những tội phạm nguy hiểm, dẫn đến tình trạng tội phạm
phức tạp ở giai đoạn nói trên.
- Sự thiếu chặt chẽ trong chính sách và pháp luật của Nhà nước về quản
lý các mặt đời sống xã hội: Nhà nước quản lý xã hội và thúc đẩy xã hội phát
triển qua các chính sách và hệ thống pháp luật của mình và một khi chính
sách và pháp luật được ban hành kịp thời thì cúng trở thành những nhân tố
tích cực cho sự phát triển của xã hội. Trái lại , nếu chính sách và pháp luật
ban hành không kịp thời trì trệ và thiếu thực tế thì nó lại là vật cản nguy hiêm
của xã hội, thậm chí trở thành điều kiện của tình trạng tội phạm.
Phải thừa nhận rằng, ở giai đoạn này do phải thực hiện nhiệm vụ chiến
lược là bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước mà trong lĩnh vực ban hành
các chính sách và pháp luật còn rất hạn chế. Vì vậy nhiều vấn đề tiêu cực xã
hội chưa được thực hiện kịp thời. Do luật pháp còn chồng chéo, những sơ hở
và thiếu thực tế, vì vậy mà có không ít phần tử xấu trong chính sách và pháp
luật của Nhà nước để làm ăn phi pháp, phạm tội…
- Sự thiếu chặt chẽ trong quản lý kinh tế - xã hội: đây cũng là một điều
kiện của tình trạng tội phạm ở giai đoạn này. Bên cạnh sự thiếu chặt chẽ của
các chính sách kinh tế - xã hội và pháp luật trong giai đoạn 194-1975, một
vấn đề đáng chú ý là việc quản lý kinh tế- xã hội từ phía các cơ quan Nhà
nước còn mang tính hình thức, quan liêu, thiếu sự phối kết hợp chặt chẽ.
Cũng phải thừa nhận rằng do tập trung toàn tâm toàn lực vào cuộc kháng
chuyến chống Mỹ mà trong quản lý kinh tế, quàn lý xã hội của Nhà nước ta
có sự buôn lỏng. Trên thực tế, tồn tại của các ổ cờ bạc, nghiệ hút, mại dâm,
111

làm và tiêu thụ tiền giả.. chỉ có thể giải thích bằng sự hiệu quả và buông lõng
của các cơ quan bảo vệ pháp luật.
3.3 Nguyên nhân và điều kiện của tình trạng tội phạm ở Việt nam từ
năm 1976 đến năm 1986.
Sau đại thắng mùa xuân 1975, tình hình kinh tế, chính trị xã hội ở Việt
nam đã bước sang trang sử mới. Lá thời kỳ thống nhất và phát triển của đất
Việt nam về mọi phương diện.
Có thể nói nguyên nhân và điều kiện của tình trạng tội phạm ở Việt
nam từ năm 1976 đến 1986 gắn liền với công cuộc xây dựng CNXH trên
phạm vi cả nước, gắn liền với cuộc đấu tranh chống các lực lượng phản động
trong nước cũng như nước ngoài, đặc biệt là đã xảy ra hai cuộc chiến tranh
biên giới phía tây nam và biên giới phía tây bắc.
Thời kỳ này các điều kiện về kinh tế chính trị văn hoá, xã hội dã được
cải thiện và hoàn thiện một cách nhanh chóng. Những yếu tố tích cực này góp
pần quan trọng vào việt lành mạnh hoá các quan hệ xã hội trong cả nước.
Tuy nhiên bên cạnh các mặt tích cực này vẫn còn không ít những phần
tử cũng như lực lượng chống đối quá trình cải tạo và phát triển đất nước.
Tình trạng tội phạm ở Việt nam trong giai đoạn 1976-1986 diễn ra rất
phức tạp mà nguyên nhân chủ yếu là:
- Sự chống đối điên cuồng của các thế lực phản cách mạng trong nước
cũng như ngoài nước đối với Nhà nước Cộng hoà Việt nam .
Từ tháng 5 năm 1975, sau khi chế độ Sài gòn bị lật đổ, các thế lực
trong nước vẫn chưa cam tâm chịu thất bại mà vẫn liên kết với nhau đê xây
dựng lực lượng tiến hành chống phá cách mạng Việt nam. Với sự hỗ trợ của
các lực lượng phản động quốc tế, các thế lực phản động người Việt nam ở
nước ngoài cùng tập hợp lại tiến hành các hoạt động chống phá Nhà nước ta
bằng các chiến dịch bài xích, tẩy chay chính phủ cộng hoà Việt nam. Thành
112

lập các tổ chức phản động ở nước ngoài móc nối với bọn phản động trong
nước để phá hoại Nhà nước ta về các mặt kinh tế, chính trị, xã hội …bằng
các hoạt động phá hoại lật đổ, tuyên truyền chống đối chế độ, làm mất uy tín
của Việt nam trên trường quốc tế, chúng gây cho Nhà nước những khó khăn
đáng kể về mặt kinh tế, xã hội, an ninh cũng như quốc phòng, các luận điệu
chiến tranh tâm lý của kẻ địch trong việc bôi nhọ Chủ nghĩa xã hội cũng gây
ra những khó khăn nhất định cho chúng ta.
- Trong thời gian này, chúng ta vãn kịp thời đổi mới các chíng sách
kinh tế , vẫn duy trì quản lý kinh tế quan liêu bao cấp quá lâu vì vậy không
kích thích được sự phát triển kinh tế của xã hội, đồng thời làm nảy sinh những
tiêu cực trong sản xuất lưu thông.
- Trong quản lý xã hội, quản lý con người các cơ quan thanh tra, Công
an, toà án, viện kiểm sát và UBND còn thiếu hợp tác chặt chẽ, Vì vậy nhiều
hiện tượng tiêu cực trong xã hội không được ngăn chặn đúng lúc và kiên
quyết. Hiện tượng tội phạm bị trừng trị chiếu lệ hoặc tự do sống ngoài vòng
pháp luật đã là một tác động xấu đối với thế giới tội phạm, kiến kẻ tội phạm
và những phần tử xấu khác không cảm thấy run sợ khi bước vào con đường
phạm tội.
- Thiếu một cơ chế đấu tranh phong, chống tình trạng tội phạm có hiệu
quả: trong giai đoạn 1976-1986 hoạt động đấu tranh phòmg chống tội phạm
về cơ bản do các cơ quan như: Công an, toà án, Viện kiểm sát đảm nhiệm.
Còn sự tham gia của xã hội vào hoạt động này được coi là cơ chế đương
nhiên cho nên trách nhiệm không rõ ràng thậm chí hữu danh mà không có
thực, chỉ nói mà không làm.
- Việc hoạch định các chính sách xã hội, chính sách hình sự trong
phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm của giai đoạn này đã đạt được nhiều
kết quả nhưng khi chuyến sang giai đoạn mới vẫn chưa chuyển biến kịp thời.
113

Một thời gian dài Nhà nước ta không có cơ quan nghiên cứu về vấn đề phòng
ngừa tội phạm chưa có chương trình và cơ chế hoàn chỉnh về đấu tranh phòng
chống tội phạm.
Cần phải quan niệm rằng, đấu tranh phòng chống tình trạng tội phạm
cũng cần được kế hoạch hoá như việc hoạch dịnh các hoạt động kinh tế xã hội
khác. Hoạt động này cũng cần được đãm bảo bằng những cơ sở vật chất nhất
định. Do một thời gian dài Nhà nước ta chưa có chiến lược phòng ngừa tội
phạm hoàn chỉnh nên chúng ta chưa chủ động được trong đấu tranh phòng
ngừa tội phạm và đây cũng là một điều kiện để kẻ xấu lợi dụng đẻ phạm tội là
lẩn tránh trừng trị của Nhà nước.
Cơ chế đấu tranh phòng chống tội phạm là hệ thống những chính sách,
pháp luật và những chủ thể có trách nhiệm trong việc đấu tranh phòng ngừa
tội phạm. Thiếu cơ chế này sẽ là một sơ hở tạo điều kiện cho tội phạm tồn tại
và phát triển.
3.4 Nguyên nhân và điều kiện của tình trạng tội phạm ở Việt nam từ
năm 1986 đến nay.
Những năm qua nước ta chuyển dần từ nền kinh tế tập trung quan liêu
bao cấp sang nền kinh tế thị trườngcó sự điều tiết của Nhà nước . Nền kinh tế-
xã hội trong những năm gần đây, với những thành công bước đầu của công
cuộc đổi mới và sự hội nhập quốc tế đã làm thay đổi đất nước và xã hội ta,
đời sống nhân dân đã được cải thiện một bước, đã đãm bảo về chính trị, an
ninh trật tự được giữ vững, Tuy nhiên trong xã hội ta vẫn còn bọc lột một số
mặt khiếm khuyết như: những bức xúc và gây gắt chưa được giải quyết tốt; cơ
chế chính sách còn thiếu kỷ cương kỷ luật chư nghiêm; việc cải cách nề hành
chính Nhà nước còn tiến hành chậm; những mặt trái của nền kinh tế thị
trường và sự hội nhập quốc tế… đã làm xuất hiện các nguyên nhân và điều
kiện của tình trạng tội phạm sau đây:
114

Nhóm các nguyên nhân và điều kiện của tình trạng tội phạm xân phạm
an ninh quốc gia.
Với một Nhà nước nói chung, an ninh quốc gia bao giờ cúng là vấn đề
sống còn. Đối với nước ta để giữ vững ổn định trong nước, cần thiết phải đảm
bảo an ninh quốc gia. Các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia là loại tộ
phạm hết sức nguy hiểm bởi vì loại tội phạm này luôn luôn đe doạ và trực tiếp
xâm phạm đến chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xâm
phạm đến nền an ninh đối ngoại, sự vững mạnh của chính quyền nhân dân…
Những nguyên nhân và điều kiện của tình trạng tội phạm xâm phạm an ninh
quốc gia ở nước ta thời gian qua đó là:
- Từ bên ngoài các thế lực thù địch đã ra sức chống phá trên các mặt:
chính trị, tư tưởng, văn hoá,xã hội…thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình”
đối với nước ta. Chúng ra sức hổ trợ khuyết kích và tổ chức cho bọn phản
động lưu vong người Việt hoạt động chống đối chế độ và Nhà nước Việt
nam .
- Ở nước ta từ sau chiến tranh đến nay, vẫn còn một bộ phận những
phần tử nguỵ quân nguỵ quyền, đảng viên các đảng phái phản động tuy đã cải
tạo nhưng vẫn tìm mọi cách chống phá chế độ . Những phần tử đó vẫn còn ý
trức giai cấp sâu sắc, luôn thù hằn với chính quyền cách mạng hoặcluôn nuôi
ý chí phục thù, hòng khôi phục chế độ và chính quyền cũ. Bọn phản động lợi
dụng các tôn giáo vẫn thường xuyên lôi kéo các tín đồ nhất là những người
cuồng tín mộ đạo, vào các hoạt động phá hoại cách mạng, chính quyền. Bọn
phản động lợi dụng dân tộc ít người vẫn thường xuyên lợi dụng phong tục tập
quán, lề thói lạc hậu của đồng bào các dân tộc ít người để hoạt động phá hoại
cách mạng. Bọn biến chất sa đoạ, bọn có khuynh hướng chống đối cách
mạng; bọn có quan điểm lạc hậu hoặc có quan điểm đối kháng với các quan
điểm chính thống của Đảng ta vừa là những cơ sở để trực tiếp phát sinh tội
115

phạm xâm phạm an ninh quốc gia,vừa có ảnh hưởng đến một bộ phận dân cư
lạc hậu. Có nhận thức chính trị thấp để từ đó tạo điều kiện làm nảy sinh tội
phạm xâm phạm an ninh quốc gia. Sự tác động của các yếu tố trên có thể là
sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới bộ phận dân cư trong xã hội từ đó làm
phát sinh tình trạng tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia trong xã hội ta.
Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm xâm phạm TTATXH giai đoạn
1986 đến nay.
- Những nguyên nhân và điều kiện thuộc về bản thân đối tượng: động
cơ vụ lợi lối sống xa hoa truỵ lạc, thói chây lười lao động quen lối hưởng thụ
những nhu cầu thấp hèn vị kỷ. Trong một bộ phận dân cư đang bị ảnh hưởng
bởi thái độ coi đồng tiền và vật chất là trên hết, nhất là tầng lớp thanh thiếu
niên mới lớn. Đây là nguyên nhân trực tiếp của các loại tội phạm có sử dụng
bạo lực và tài sản trong thời gian qua, Sự kém hiểu biết, thiếu tôn trọng pháp
luật của một bộ phận dân cư đã và đang kéo dài trong thời gian qua cùng
những bất cập pháp luật trong quản lý xã hội đã dẫn đến thái độ tự do vô kỷ
luật, coi thường pháp luật. Số lượng người thất nghiệp thiếu việc làm, không
có thu nhập đủ sống lương thiện vẫn còn nhiều; hiện tượng thất học, bỏ học
do điều kiện gia đình quá khó khăn vẫn còn; một bộ phận thanh niên không tự
kiềm chế được những ham muốn hưởng thụ của mình nên đã đi vào con
đường phạm tội.
- Những nguyên nhân và điều kiện thuộc về xã hội : tác động của
những mặt tiêu cựu phát sinh từ nền kinh tế thị trường tới mọi mặt đời sống
xã hội trong những năm qua ở nước ta. Từ năm 1991 trở lại đây, sự chuyển
biến của nền quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần
với sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN đã tạo nên sự chuyển
biến lớn trong đời sống xã hội xã hội. Mọi người đã và đang làm giàu bằng
nhiều cách khác nhau, trong số những người này có một số người muốn vươn
116

lên làm giàu nhưng lại thiếu học hành tri thức cần thiết, để thực hiện mục đích
làm giàu họ đã thực hiện mọi thủ đoạn mánh khoé như chụp giật, lừa đảo,
buôn lậu, làm hàng giả, và thủ đoạn xấu khác để chiếm dụng vốn đã gây ra
những mâu thuẩn trong buôn bán ngày càng nhiều. Và khi họ có nhiều tiền thì
sẵn sàng thuê mướn người khác làm mọi việc kể cả thuê người để đâm chém,
giết cướp của người khác.
Bên cạnh những người giàu xuất hiện ngày càng nhiều thì một bộ phận
dân cư còn sống dưới mức nghèo khổ. Chính những người này là một phần
trong mối lo ngại về TTATXH, đặc biệt trong số đó có một bộ phận rời quê
hương kéo nhau ra các thành phố thị xã tìm công ăn việc làm, một số ít lang
thang đã dần dần bổ xung vào đội quân tội phạm , hoặc khi có cơ hội xuất
hiện họ đã trở thành thủ phạm của các vụ giết cướp, cố ý gây thương tích và
các loại tội phạm khác.
- Nguyên nhân về sự chậm đổi mới hệ thống chính sách, kinh tế -xã hội
và pháp luật . Thực tế về hệ thống chính sách kinh tế –xã hội, pháp luật ở
nước ta trong những năm qua đã bộc lộ nhiều sơ hở, trong đó hệ thống chính
sách ban hành nhiều nhưng hiệu quả thấp, nhiều chủ trương chính sách chưa
hoàn chỉnh lại thiếu đồng bộ và có nhiều kẻ hở kiến cho những phần tử cơ
hội, bất mãn lợi dụng mưu lợi cá nhân, kích động người khác thực hiện tội
phạm có sử dụng bạo lực, cũng thấy rằng, hệ thống chính sách xã hội nếu
không được tổ chức quản lý tốt sẽ không phát hiện kịp thời các mâu thuẩn xã
hội và sẽ dẫn đến những mâu thuẫn đó sẽ gây ra những gây cấn và là những
mần móng của những vi phạm pháp luật trong đó có các loại tội phạm. Bên
cạnh đó, công tác tuyên truyền, giáo dục văn hoá tư tưởng về ý thức tuân thủ
pháp luật trong các tầng lớp nhân dân lao động còn có những hạn chế nhất
định. Sự ảnh hưởng của các văn hoá phẩm có nội dung xấu đã góp phần làm
cho đạo đức xã hội xuống cấp và làm cho tâm lý tiêu cực xã hội phát triển.
117

- Những nguyên nhân và điều kiện thuộc chức năng của các cơ quan
pháp luật : trình độ nghiệp vụ pháp luật của các cán bộ cơ quan thừa hành
pháp luật như : Toà án, Viện kiểm sát, Công an còn yếu chưa đáp ứng kịp thời
với tình hình, cho nên trong đấu tranh chống tội phạm nói chung và chống
loại tội phạm xâm phạm trật tự an toàn xã hội nói riên còn hữu khuynh né
tránh, thậm chí không ít cán bộ trong cơ quan này còn tiêu cực bao che cho kẻ
phạm tội. Tình hình đó làm cho lòng tin của quần chúng nhân dân vào Đảng,
các cơ quan thi hành pháp luật bị giảm sút, bọn tội phạm nhởn nhơ, coi
thường pháp luật.
Việc phối hợp công tác, thông tin, nắm tình hình giữa các cơ quan bảo
vệ pháp luật còn yếu về nhiều mặt, có nơi có lúc còn biểu hiện cục bộ do đó
cũng hạn chế đến kết quả đấu tranh.
Công tác điều tra xử lý tội phạm chưa nghiêm, biểu hiện cụ thể ở các
mặt như: phát hiện tội phạm ít hơn thực tế xảy ra; tỉ lệ điều tra, khám phá các
vụ án chưa rõ thủ phạm còn thấp đặc biệt là những loại tội phạm ít nghiêm
trọng, hậu quả tác hại không lớn. Các vụ án nghiêm trọng vẫn còn có nhiều vụ
không rõ thủ phạm trong khi công tác điều tra, xử lý còn kéo dài, tỷ lệ xử lý
hành chính, xử lý án treo còn quá cao… tình hình đó đã tạo ra trong xã hội
nhiều kẻ phạm tội còn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, chưa có tác dụng răn
đe giáo dục chung.
Công tác cải tạo và quản lý các đối tượng đã phạm tội chưa đạt được
yêu cầu và còn nhiều sơ hở cho nên chưa có tác dụng răn đe, giáo dục kẻ
phạm tội cải tạo thành người lương thiện.
Nhà nước còn chưa quan tâm nhiều đến việc trang bị các phương tiện
kỹ thuật cho các lực lượng làm công tác đấu tranh chống tội phạm, đời sống
cán bộ chiến sĩ còn nhiều khó khăn, do vậy hạn chế nhiều đến hiệu quả của
công tác này.
118

4- Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể.


4.1. Khái niệm nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể.
Nhưu chúng ta đã biết trong phần chung của luật hình sự đã đưa ra khái
niệm của tội phạm, và đã chỉ ra rằng tội phạm là hành vi của một con người
cụ thể, là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, vi phạm vào những điều cấm của
luật hình sự; hành vi phạm tội đó chính là sự biểu hiện trong thực tế xã hội
những phẩm chất tiêu cực trong con người phạm tội. Do sự biến dạng nhân
cách trong mỗi con người phạm tội đều có những định hướng giá trị xã hội,
những nhu cầu và lợi ít thấp kém, trái với tiêu chuẩn chung của xã hội. Ngoài
ra trong nhân cách của những người phạm tội đều có những hệ thống động cơ
hành vi để sẳn sàng thoả mãn những nhu cầu lợi ích biến dạng đó khi có điều
kiện thuận lợi, thông thường đó là những động cơ lệch lạc, không phù hợp với
chuẩn mực xã hội, chính những động cơ này là nguyên nhân dẫn đến hành vi
phạm tội của đối tượng.
Sự biến dạng trong nhân cách, sự hình thành hệ thống động cơ lệch lạc,
không phù hợp với chuẩn mực xã hội của người có hành vi phạm tội không
phải tự nhiên sinh ra. Quá trình này được diển ra trong một thời gian dài khi
đối tượng rơi vào môi trường hoạt động và giao tiếp không thuận lợi cho quá
trình hình thành nhân cách cá nhân. Dưới sự tác động trong một thời gian của
môi trường này, nhân cách của đối tượng sẽ bị biến dạng. Chính vì vậy, ta có
thể coi các điều kiện xã hội làm biến dạng nhân cách đối tượng, làm cho định
hướng giá trị xã hội , nhu cầu, lợi ích, lệch chuẩn thì không phải thực hiện
được ngay hành vi phạm tội. Động cơ phạm tội chỉ có thể gây ra hành vi
phạm tội khi có những yếu tố tạo thuận lợi cho việc thực hiện hành vi phạm
tội cũng được coi là điều kiện của tội phạm.
Từ những lập luận như trên ta có khái niệm:
119

Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể là những hiện tượng xã
hội tiêu cực tác động đến một cá nhân và đưa con người cụ thể đó đến việc
thực hiên tội phạm tại một hoàn cảnh xã hội nhất định.
Từ khái niệm trên chúng ta cần thấy nguyên nhân của tội phạm cụ thể
và điều kiện của nó là hai vấn đề khác nhau:
+ Nguyên nhân của tội phạm cụ thể là những đặc điểm tâm lý tiêu cực
hình thành nên động cơ thúc đẩy một cá nhân thực hiện hành vi phạm tội.
+ Điều kiện của tội phạm cụ thể là những yếu tố xã hội làm hình thành
nhu cầu lợi ích, định hướng giá trị xã hội lệch chuẩn mực xã hội cùng với các
yếu tố tạo thuận lợi cho thực hiện hành vi phạm tội của người đó.
4.2 Quá trình hình thành phẩm chất cá nhân tiêu cực chính là nguyên
nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể.
Các điều kiện làm biến dạng nhân cách, làm xuất hiện những nhu cầu
lợi ích lệch chuẩn mực xã hội của một đối tượng luôn được coi là những
nguyên nhân và điều kiện quan trọng nhất để dẫn đến hành vi phạm tội.
Không như những nguyên nhân và điều kiện khác, nhóm nguyên nhân và điều
kiện có trước khi đối tượng có động cơ phạm tội. Chúng tác động lên đối
tượng trong thời gian dài khi người đó tham gia vào môi trường hoạt động
vào giao tiếp không thuận lợi. Dưới sự tác động trong một thời gian dài của
môi trường đã nêu trên dần dần trong nhân cách của đối tượng sẽ hình thành
những định hướng giá trị xã hội, nhu cầu lợi ích lệch chuẩn mực xã hội và
những phương án thông thường là phạm pháp mà người đó dự định sẽ làm khi
có các điều kiện thoả mãn nhu cầu, lợi ích trên, tuy vậy những yếu tố bên
ngoài vẫn không được coi là nguyên nhân phạm tội vì thực ra không phải ai
rơi vào môi trường không thuận lợi cũng đều phạm tội. Bởi vậy các yếu tố
làm biến dạng nhân cách được coi là điều kiện của vụ phạm tội. Cần phải
nhấn mạnh một điểm đây là những điều kiện tác động trong thời gian dài và
120

xuất hiện trước khi có nguyên nhân phạm tội (động cơ phạm tội). Quá trình
hình thành phẩm chất cá nhân của con người nói chung và một con người
phạm tội nói riêng là một quá trình hết sức phức tạp, được bắt đầu từ khi sinh
ra đến khi lớn lên trong một môi trường sống nhất định. Thông thường những
yếu tố gây biến dạng nhân cách dưới đây thường gặp trong các môi trường
sau:
4.2.1. Môi trường gia đình.
Trước hết cần nhấn mạnh môi trường gia đình có vai trò rất quan trọng
trog việc hình thành và phát triển nhân cách của con người, điều này được
giải thích bởi các lí do sau:
- Gia đình là cội nguồn đầu tiên của việc hình thành nhân cách ngay
trong giai đoạn khai sinh, thậm chí ở cả giai đoạn tiền nhận thức.
- Gia đình là môi trường gần gũi nhất, tác động lên nhiều mặt đời sống
và nhân cách của cá nhân.
- Gia đình có ảnh hưởng tình cảm mạnh mẽ nhất đến các nhân.
- Gia đình có khả năng kết hợp đồng bộ sự hình thành trí tuệ, đạo đức,
khí chất, thói quen,ý chí.
- Gia đình là môi trường thường xuyên là liên tục hình thành các nhu
cầu, lợi ích, chuẩn mực hành vi đồng thời thực hiện chức năng kiểm soát xã
hội đối với các định hướng nhân cách.
Các biến dạng nhân cách của các thành viên trong gia đình thường xảy
ra khi trong môi trường đó có các yếu tố không thuận lợi sau:
- Trước hết là những gia đình không hoàn hảo (bố mẹ ly dị, không có
bố mẹ…).
- Trong gia đình có những thành viên có hành vi phạm tội, thậm chí
thành viên đó còn lôi kéo người khác tham gia vào hoạt động phạm tội.
121

- Gia đình có thành viên có thói quen thực hiện các hành vi lệch chuẩn
mực xã hội ( nghiện rượu, ma tuý, sống buông thả…).
- Gia đình có bầu không khí mâu thuẫn, căng thẳng trong quan hệ, đối
xử thô bạo.
- Trong gia đình có thói quen không tôn trọng các giá trị đạo đức của
xã hội như tình tập thể, lòng tốt…
- Gia đình có nhu cầu văn hoá thấp kém.
- Gia đình chiều chuộng bao che các thành viên gia đình không có giới
hạn tạo điều kiện hình thành các phẩm chất tiêu cực như ý chí kém, vô trách
nhiệm.
- Gia đình không muốn, không biết cách hoặc không có khă năng thực
hiện chức năng giáo dục và kiểm tra đối với các thành viên trong gia đình.
4.2.2. Môi trường nơi làm việc và sinh sống.
Đây là môi trường sống làm việc và giao tiếp của mổi người. Môi
trường này có ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách của cá nhân. Sự biến dạng
nhân cách sẽ hình thành khi trong môi trường có một số người (hoặc nhóm
người) có lối sống không lành mạnh như vô kỷ luật , gây rối trật tự công
cộng, sống buông thả.Trong các nhóm người này thường có những thói quen,
hành vi lệch chuẩn mực xã hội nhưng lại được coi là phù hợp với nhu cầu lối
sống của nhóm những người bị rơi vào ảnh hưởng của các nhóm này sẽ nhanh
chóng thích nghi với các thói quen hành vi lệch chuẩn nói trên, quá trình biến
dạng nhân cách từ đó sẽ bị gia tăng ảnh hưởng để dẫn đến thực hiện hành vi
phạm tội. Ngoài ra khi giao tiếp trong nhóm người này cũng dễ gặp hơn
những tình huống thuận lợi cho hành vi phạm tội.
Những vi phạm pháp luật và đạo đức của những người làm công tác
quản lý tại nơi làm việc học tập của đối tượng cũng gây ảnh hưởng tiêu cựu
đến sự hình thành nhân cách tiêu cực của người đó.
122

4.2.3. Môi trường nhà trường.


Con người lớn lên phải được cắp sách đến trường, quá trình học tập có
ảnh hưởng rất lớn đến nhân thức của mổi cá nhân. Vai trò của nhà trường
đóng một vị trí quan trọng trong việc hình thành phẩm chất các nhân của mỗi
thành viên trong xã hội. Nhà trường không chỉ đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài, năng cao kiến thức tự nhiên và xã hội mà còn trao dồi hệ thống
quan điểm, nhân sinh quan, phương pháp nhìn nhận đánh giá sự vật hiện
tượng; qua đó còn tạo ra ý thức tập thể, tinh thần vươn lên hướng tới những
biểu hiện tích cực phù hợp với chuẩn mực đạo đức . Cho nên nếu trong môi
trường nhà trường có những nhược điểm nhất định sẽ ảnh hưởng đến quá
trình hình thành nhân cách con người được học tập ở đó.
Những khuyết điểm của nhà trường có thể là: thầy cô giáo không phải
là tấm gương cho học sinh (nhận tiền, đòi tiền học sinh, sa đọa, biến chất,
sống buông thả…) hoặc nhược điểm trong công tác giảng dạy không tạo cho
các em hứng thú học tập thu nhận kiến thức (trong giảng dạy kiến thức hạn
chế, không có phương pháp phù hợp…) kỷ luật nhà trường lỏng lẻo…
4.2.4. Ảnh hưởng của những thiếu sót trong công tác quản lý xã hội.
Các cơ quan có chức năng quản lý xã hội đôi khi có những thiếu sót
làm ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách tốt của cá nhân. Thông
thường các thiếu sót đó thể hiện ở các điểm sau:
- Không quan tâm đến các tình huống xung đột xảy ra trong phạm vi
quản lý để nó phát triển và dẫn đến các hành vi phạm tội.
- Thiếu các biện pháp phòng ngừa và giáo dục đối với các đối tượng
quản lý khi hành vi và mối quan hệ của họ đã có biểu hiện của một nhân cách
biến dạng cũng như đối với những người mà quá khứ của họ chứng tỏ có khả
năng ảnh hưởng tiêu cực đối với những người xung quanh.
123

- Thiếu sự đồng bộ các biện pháp kiểm soát xã hội khác nhau (của gia
đình, tập thể, Nhà nước ).
- Đặt mục đích chỉ canh chừng những cá nhân có nhân cách bị biến
dạng chứ không có tác dụng làm lành mạnh môi trường giao tiếp, làm biến
đổi những quan điểm không đúng đắn của người đó.
- Các hành vi phạm tội không bị trừng phạt hoặc trừng phạt không kịp
thời.
4.2.5. Ảnh hưởng của các phương tiện thông tin đại chúng.
Các phương tiện thông tin đại chúng, phương tiện nghe nhìn cũng ảnh
hưởng tiêu cực đến sự hình thành nhân cách nếu không được kiểm soát tốt bởi
vì thông qua đó những nhu cầu thói quen xa lạ với chuẩn mực xã hội như:
Tiêu sài lãng phí, cá nhân vụ lợi, truỵ lạc, tôn sung sức mạnh cơ bắp…
với các lớp trẻ. Ngoài ra những sai lầm trong sáng tác của một số văn, nghệ sĩ
cũng tạo điều kiện cho các quan điểm sống lệch lạc vơí xã hội có cơ hội phát
triển.
4.3 Tình huống của tội phạm cụ thể.
Động cơ phạm tội sẽ trở thành hành vi phạm tội khi được “ chất
xúc tác” là tình huống cụ thể tồn tại khách quan tại thời điểm xảy ra vụ phạm
tội tác động. Động cơ phạm tội khi có đủ điều kiện tự nhiên và xã hội cần
thiết mới làm nảy sinh tội phạm. Tình huống tại thời điểm đó còn được gọi là
tình huống cụ thể.
Tình huống của tội phạm cụ thể có cấu trúc của nó. Chỉ khi nào
có những đặc trưng trong cấu trúc tình huống của tội phạm cụ thể hội đủ
những yếu tố cần thiết thì động cơ phạm tội mới có đủ điều kiện trở thành
hành vi phạm tội được. Các yếu tố cấu thành tội phạm cụ thể gồm:
- Các yếu tố xác định thời gian không gian, hoàn cảnh xã hội và
điều kện tự nhiên của tội phạm cụ thể
124

- Các yếu tố xác định đồng phạm cũng như nhân chứng của vụ phạm
tội.
- Các yếu tố xác định tính chất của đối tượng bị xân phạm ( người, đồ
vật).
- Các yếu tố xác định về phòng ngừa và điều kiện bảo vệ đối tượng bị
xâm phạm.
Người ta có nhiều cách để phân loại tình huống của tội phạm cụ thể.
Nếu lấy tiêu chí phân loại là thời gian thì thì tình huống tội phạm cụ thể
có các loại sau:
- Nhất thời ( hành khách cãi nhau, bảo vệ bỏ gác..).
- Diễn ra trong một thời gian ngắn( tạm để tài sản tại một nơi không
bảo đảm).
- Diễn ra trong một thời gian dài ( xung khắc gia đình, hàng xóm…).
Nếu phân loại theo nguồn gốc phát sinh thì tình huống của tội phạm cụ
thể được chi thành các loại sau:
- Do kẻ phạm tội cố tình gây để tạo điều kiện thuận lợi cho hành vi
phạm tội.
- Do kẻ phạm tội gây ra nhưng không cố y (say rượu).
- Nảy sinh do hành vi trái đaọ đức của người khác (phản bội của người
thân, bị kiêu kích cãi lộn…).
- Những yếu tố xã hội ngẫu nhiên tạo thuận lợi cho hành vi phạm tội
( động đất, bảo lụt…).
- Do sự đan chéo của hàng loạt các tình huống ngẫu nhiên.
Tình huống của tội phạm cụ thể có một vai trò rất quan trọng trong việc
biến động cơ phạm tội thành hành vi phạm tội. Khi hội đủ những yếu tố cần
thiết thuận lợi cho hành vi phạm tội nó sẽ làm tăng tốc độ và quyết tâm gây án
của đối tượng. Tuy nhiên, không thể coi nó là nguyên nhân dẫn đến tội phạm
125

vì một người có nhân cách tốt (không có động cơ phạm tội) sẽ không có hành
vi phạm tội khi gặp tình huống đó.
4.4. Yếu tố nạn nhân trong một vụ phạm tội.
Tội phạm học rất quan tâm đến việc nghiên cứu nạn nhân trong cơ chế
hình thành diển biến của một vụ phạm tội. Tức là quan tam nghiên cứu đến
đặc điểm nhân cách và hành vi của nạn nhân trong vụ phạm tội. Theo số liệu
điều tra thì yếu tố nạn nhân giúp tạo tình huống cho tội phạm khoảng 30% các
vụ cướp tài sản, 40% các vụ hiếp dâm, 50% các vụ tai nạn giao thông và tới
70% của các vụ lừa đảo.
Thông thường các đặc điểm nhân cách và hành vi của nạn nhân góp
phần tạo tình huống tiền phạm (tạo thuận lợi cho tội phạm ) trong các tình
huống sau:
- Nạn nhân thiếu khảng năng kiểm soát hành vi của mình (say rượu, sức
khoẻ kém, các giác quan bị khuyết thị…).
- Nạn nhân không áp dụng các biện pháp bảo đảm sự an toàn tính
mạng, tài sản, phẩm giá… của mình.
- Nạn nhân không muốn thông báo cho cơ quan bảo vệ pháp luật những
ý đồ hoặc những hành vi phạm pháp của người khác có dấu hiệu xâm phạm
đến bản thân mình hoặc người khác.
- Nạn nhân không chấp hành đúng các quy định của pháp luật, các thể
lệ khác.
- Nạn nhân có quan hệ với những kẻ xấu kẻ phạm tội.
- Bản thân nạn nhân có hành vi kiêu khích, gây gối hoặc đồng thời cùng
thực hiện hành vi phạm tội.
Hành vi và nhân cách của nạn nhân tác động lên tình huống phạm tội
có thể nhất thời (cãi lộn, tranh giành…) hoặc có thể trong một thời gian dài
(xung khắc giữa hàng xóm) có nhiều tình huống mà trong đó các thành viên
126

tham gia điều có khảng năng ngang nhau để trở thành nạn nhân hay kẻ phạm
tội (đánh lộn…). Tất cả những điều này cần phải được tính đến khi xác định
lỗi và trách nhiệm trong các vụ phạm tội củng như xây dựng các biện pháp
phòng ngừa tội phạm.
Trong một số trường hợp cụ thể, kẻ phạm tội có khảng năng lợi dụng
những đặc điểm nhân cách và hành vi của nạn nhân để tạo nên các tình huống
che dấu tội phạm nhằm làm giảm nguy cơ bị trừng trị của mình.
Tóm lại, hành vi và phẩm chất của nạn nhân trong nhiều trường hợp là
yếu tố thúc đấy sự phát triển của tình huống phạm tội; trong những trường
hợp đó, các hành vi của nạn nhân đã trở thành một trong những nguyên nhân
và điều kiện của tội phạm cụ thể. Điều này cần phải được xem xét cân nhắc
nhất là trong công tác điều tra xét xử và đặc biệt là trong công tác phòng ngừa
nhằm loại trừ các yếu tố tạo nên những tình huống dẫn đến các hành vi phạm
tội.

Chương 4
NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI
1. Nhận thức chung về nhân thân người phạm tội.
1.1. Khái niệm nhân thân người phạm tội.
Trong khoa học nghiên cứu tội phạm, khi phân tích tình trạng tội phạm,
những nguyên nhân, điều kiện của nó và nhất là để đề ra các biện pháp phòng
ngừa tội phạm thì không thể không nghiên cứu về chính những đối tượng đã
gây ra tình trạng phạm tội trong xã hội. Những đối tượng đó là những con
người cụ thể sống trong xã hội mà chúng ta gọi họ đó là: Người phạm tội.
Người phạm tội, trước hết họ cũng là con người của xã hội, cho dù tội
phạm mà họ thực hiện có nghiêm trọng đến đâu. C. Mác viết: “Nhà nước cần
127

phải thấy rằng kẻ vi phạm đó là một con người, một tế bào sống của xã hội, ở
con người đó cũng có quả tim đang đập và dòng máu đang chảy, một người
lính mà họ cần phải trở thành chiến sĩ bảo vệ đất nước... một thành viên của
tập thể thực hiện các chức năng của xã hội, một người chủ gia đình mà sự tồn
tại của họ là sự thiêng liêng và cuối cùng điều quan trọng nhất họ là công dân
của nhà nước đó”.
Như vậy nghiên cứu nhân thân người phạm tội cũng chính là nghiên
cứu con người cụ thể: nhân thân của những người đã thực hiện hành vi phạm
tội, là chủ thể của tội phạm.
Nhân thân con người, theo quan điểm chủ nghĩa Mác Lênin, là một
phạm trù xã hội lịch sử. Nó là một sản phẩm của một thời đại nhất định, được
quy định bởi những điều kiện lịch sử cụ thể của hiện thực xã hội. Mỗi một
thời đại khác nhau sản sinh ra những mẫu người không giống nhau, song dù ở
thời đại nào thì bản chất của con người luôn luôn là “tổng hoà các mối quan
hệ xã hội” như C. Mác đã khẳng định.
Bản chất của con người bao gồm những nội dung về sinh học và xã hội
bởi vì con người vừa là thực thể sinh học vừa là thực thể xã hội. Và thực thể
sinh vật vì con người là một cơ thể sống, cho nên trước tiên con người mang
các đặc tính của sinh vật. Đặc tính sinh vật trong con người quy định sự hình
thành những hiện tượng, quá trình tâm lý của con người. Mặt khác, để tồn tại
được đòi hỏi con người phải có quá trình hoạt động lao động sản xuất ra của
cải vật chất để phục vụ nhu cầu sinh học của mình như ăn, uống, nghỉ ngơi,
sinh hoạt... đồng thời, trong bất kỳ xã hội nào con người không bao giờ sống
tách rời riêng lẻ mà luôn luôn có quan hệ với nhau trong quá trình lao động
sản xuất cũng như trong quá trình lao động sản xuất. Mối quan hệ này không
chỉ đơn thuần là quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, mà còn là quan hệ giữa cá
nhân với tập thể, với cộng đồng; không chỉ là quan hệ trong cùng một thế hệ
128

mà còn là quan hệ giữa nhiều thế hệ nối tiếp nhau trong quá trình lịch sử xã
hội.
Chính từ những mối quan hệ xã hội đa dạng, phong phú đó mà toàn bộ
đời sống sinh hoạt cá nhân, cùng những kinh nghiệm sống và phép “đối nhân
xử thế” của riêng nó được định hình. Tất cả những đặc điểm tâm, sinh lý cùng
những gì biểu hiện các quan hệ xã hội có liên quan đến một con người, thể
hiện bản chất riêng của họ, hợp thành nhân thân của con người đó.
Nói cách khác nhân thân con người là tổng hợp những đặc điểm, dấu
hiệu thể hiện bản chất của con người tham gia vào các mối quan hệ xã hội.
Khi đề cập đến nhân thân người phạm tội là nói đến nhân thân của con
người nói chung, còn có những đặc điểm, dấu hiệu đặc trưng của nhân thân
người phạm tội và chính những đặc điểm dấu hiệu này thể hiện tính nguy
hiểm cho xã hội của nhân thân người phạm tội.
Dấu hiệu đặc trưng trong nhân thân người phạm tội khác với nhân thân
con người bình thường trước hết ở chỗ trong nhân thân của họ có đầy đủ các
dấu hiệu chủ thể của tội phạm theo quy định của luật hình sự. Có nghĩa rằng
tại thời điểm thực hiện tội phạm họ là những con người cụ thể đang sống, có
năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi theo luật định, và đặc biệt là họ đã
thực hiện hành vi phạm tội.
Gắn liền với sự việc phạm tội của họ là cả một hệ thống các đặc điểm
có liên quan đến sự việc phạm tội đó như: mối tương quan giữa bản chất tốt
xấu trong nhân thân con người đó, thể hiện ở phẩm chất đạo đức, các trạng
thái tâm lý, ý thức pháp luật, thái độ xử sự nói chung cho đến các đặc điểm cụ
thể như động cơ mục đích thực hiện hành vi phạm tội, thái độ sửa chữa lỗi
lầm... Những đặc điểm đó phần lớn được hình thành trước thời điểm thực
hiện tội phạm trong đó đặc biệt phải chú ý đến các phảm chất tiêu cực của cá
nhân. Việc nghiên cứu các đặc điểm đặc trưng này trong nhân thân người
129

phạm tội cho chúng ta cơ sở để áp dụng các biện pháp phòng ngừa sớm đối
với những người có phẩm chất cá nhân tiêu cực, có biểu hiện vi phạm đạo
đức, vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật, ngăn chặn hành vi phạm tội.
Từ những phân tích trên, có thể khẳng định nhân thân người phạm tội
như sau:
Nhân thân người phạm tội là tổng hợp những đặc điểm dấu hiệu thể
hiện bản chất xã hội của con người đã thực hiện tội phạm.
1.2.Phân biệt khái niệm nhân thân người phạm tội với một số khái niệm
có liên quan.
1.2.1. Nhân thân người phạm tội và cá nhân người phạm tội.
Nói đến “cá nhân” là nói đến một con người cụ thể với tư cách là một
cá thể trong xã hội, là sản phẩm của sự phát triển xã hội là chủ thể của lao
động của mọi quan hệ xã hội và của nhận thức do những điều kiện lịch sử cụ
thể của đời sống xã hội quy định. Trong cá nhân bao hàm cả nét chung và nét
riêng biệt của mỗi con người. Phạm trù cá nhân đặc trưng cho con người
hoàn chỉnh trong sự thống nhất của những đặc điểm riêng biệt của mỗi con
người và những bản chất xã hội chung của cả cộng đồng người.
Như vậy, “cá nhân người phạm tội” là khái niệm được dùng để chỉ một
cá thể người trong xã hội đã thực hiện tội phạm. Mặc dù trong khái niệm cá
nhân người phạm tội có bao hàm cả những nét chung của con người xã hội
nói chung cũng như con người phạm tội nói riêng, song đồng thời khái niệm
cá nhân người phạm tội lại còn bao hàm tất cả những đặc điểm riêng biệt của
mỗi con người phạm tội. Những đặc điểm riêng biệt đó nói lên tính cá biệt
của cá nhân người phạm tội. Cho nên, có thể nói rằng, khái niệm “nhân thân
người phạm tội” thuộc phạm trù cái chung, còn khái niệm “cá nhân người
phạm tội” chính là cái riêng cái đơn nhất vậy.
1.2.2. Nhân thân người phạm tội và nhân cách người phạm tội.
130

“Nhân cách” là tư cách làm người, là “tư cách và phẩm chất, đạo đức
của con người’. Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm “nhân cách”,
song phổ biến nhất vẫn là được nhiều nhà khoa học chấp nhận là quan điểm
“tâm lý hoá nhân cách”, quy rút nhân cách về cái tâm lý, và coi nhân cách
như một cá nhân, là cá thể so với tập thể, nhóm xã hội. “Nhân cách là tổ hợp
những thuộc tính tâm lý của một cá nhân, biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội
của người đó”.
“ Nhân cách người phạm tội” là một khái niệm được dùng để chỉ tổ hợp
những thuộc tính tâm lý của một cá nhân đã thực hiện tội phạm, biểu hiện ở
bản sắc và giá trị xã hội tiêu cực của cá nhân đó. “Nhân cách người phạm tội”
được hình thành trong quá trình hoạt động phạm tội, quá trình tác động qua
lại lẫn nhau giữa các cá nhân với môi trường sống đặc biệt là môi trường xã
hội tiêu cực. Nhân cách người phạm tội khác với nhân cách khác trong xã hội,
là “nhân cách không thích hợp”, không đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi
của xã hội, là đặc trưng cho mặt trái của tâm lý con người trong xã hội. Các
đặc điểm đặc trưng trong nhân cách người phạm tội thường được nghiên cứu
là những đặc trưng của nhu cầu, hứng thú, tính cách, năng lực, thói quen,
niềm tin thế giới quan, lý tưởng sống... của người phạm tội. Như vậy “nhân
cách người phạm tội’ là một nội dung quan trọng không thể thiếu được trong
nghiên cứu “nhân cách người phạm tội’.
1.2.3. Nhân thân người phạm tội và chủ thể của tội phạm.
Chủ thể của tội phạm là khái niệm của khoa học pháp lý hình sự, là một
trong bốn yếu tố bắt buộc của cấu thành tội phạm, là điều kiện tất yếu để truy
cứu trách nhiệm hình sự.
Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể thực hiện hành vi nguy hiểm
cho xã hội một cách cố ý hoặc vô ý, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và
đạt độ tuổi theo luật định. Ngoài ra đối với chủ thể đặc biệt của tội phạm còn
131

phải có thêm các dấu hiệu như: giới tính, lứa tuổi, chức vụ, nghề nghiệp, quan
hệ gia đình, nghĩa vụ phải thực hiện...
Khái niệm nhân thân người phạm tội bao hàm tất cả các dấu hiệu mà
luật hình sự quy định cả về chủ thể thường cũng như chủ thể đặc biệt của tội
phạm nhưng trong khái niệm nhân thân người phạm tội thì những dấu hiệu đó
được thể hiện rộng hơn chi tiết hơn. Chẳng hạn, dấu hiẹu độ tuổi của nhân
thân người phạm tội không chỉ là yếu tố xác định năng lực hành vi của con
người (tuổi chịu trách nhiệm hình sự- Điều 12 BLHS) mà còn được xem là
một đặc điểm có liên quan tới những biến đổi về tâm, sinh lý, kinh nghiệm
sống và các vai trò, vị thế xã hội khác nhau. Đặc điểm tâm lý ( dấu hiệu bên
trong) của nhân thân người phạm tội là cả đời sống tam lý, sự hình thành và
phát triển nhân cách của họ với tất cả những xúc cảm, tình cảm, ý chí, xu
hướng, tính cách, thói quen nhu cầu, ước vọng, những quan điểm đạo đức và
động cơ ứng xử... còn trong chủ thể của tội phạm chủ yếu chỉ xem xét các dấu
hiệu lý trí và ý chí biều hiện ở khả năng nhận thức và điều chỉnh hành vi làm
cơ sở để xác định năng lực trách nhiệm hình sự và lỗi của một người khi họ
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội...
Ngoài ra khái niệm nhân thân người phạm tội còn có cả những đặc
điểm dấu hiệu mà trong khái niệm chủ thể của tội phạm không có hoặc không
cần thiết phải quy định về mặt pháp lý. Chẳng hạn những dấu hiệu về trình độ
học vấn, dân tộc, tôn giáo, quan hệ xã hội và những dấu hiệu khác thể hiện vị
trí vai trò xã hội của người phạm tội, thái độ của họ đối với các giá trị xã hội
và với chính bản thân mình...
1.3. Mối quan hệ giữa yếu tố xã hội và yếu tố sinh học trong nhân thân
người phạm tội.
132

Trong lịch sử tội phạm học, xung quanh vấn đề mối quan hệ giữa yểu
tố xã hội và yếu tố sinh học trong nhân thân người phạm tội có nhiều quan
điểm khác nhau.
1.3.1. Quan điểm của tội phạm học tư sản.
Vốn không có một phương pháp luận thống nhất trong nghiên cứu tội
phạm học, các nhà tội phạm học tư sản có những quan niệm rất khác nhau về
vai trò của yếu tố xã hội và yếu tố sinh học trong nhân thân người phạm tội.
Các học thuyết sinh vật học coi yếu tố sinh học là cái quyết định sự
hình thành phát triển nhân cách, hệ thống nhu cầu, phẩm chất đạo đức, hành
vi ứng sử của con người. Bằng hàng loạt các kiến thức sinh vật học, nhân
chủng học, di truyền học, tâm thần học... các nhà tội phạm học tư sản theo
khuynh hướng này đã quy các nguyên nhân của tội phạm về các đặc điểm
sinh học trong nhân thân người phạm tội. Họ đã tuyệt đối hoá vai trò của sinh
học trong nhân thân con người, phủ nhận vai trò của các điều kiện, hoàn cảnh
xã hội trong quá trình hình thành nhân cách, hành vi ứng xử của con người.
Trái với các học thuyết sinh vật học tội phạm, các nhà tội phạm học tư
sản theo thuyết xã hội học tội phạm đã hạ thấp và trên thực tế gần như phủ
nhận vai trò các yếu tố sinh học trong nhân thân con người, coi con người
thuần tuý là sản phẩm của văn hoá, xã hội và kinh tế. E.Saterlend (Mỹ) coi tội
phạm là kết quả của quá trình “giáo dục” đối với các cá nhân ở các tiểu nhóm,
ở gia đình, trên đường phố... Ong cho rằng nhân tố “bắt chước làm theo” đòng
vai trò cơ bản trong việc hình thành nên tác phong hành động phạm tội của cá
nhân. Durkheim (Pháp) và những người theo thuyết chức năng coi con người
dường như chỉ là những thực thể thụ động là những cái máy vận hành theo
những vai trò mà xã hội đã định trước nhằm đảm bảo hài hoà có trật tự của xã
hội. Theo họ, xã hội sẽ hoạt động một cách bình thường trong “sự cố kết xã
hội” và được điều chỉnh bởi các quy phạm xã hội, mà trước hết là các quy
133

phạm pháp luật. Do vậy, chính trình trạng thiếu quy phạm hoặc quy phạm
không rõ ràng, không được thông tin đầy đủ sẽ làm cho con người mất
phương hướng, gây rối loạn chức năng xã hội (mất đi sự cố kết xã hội). Các
học thuyết khác như thuyết đô thị hoá, công nghiệp hoá, xung đột văn hoá...
đều coi yếu xã hội là cơ bản trong nhân thân người phạm tội, là nguyên nhân
chính gây ra tội phạm trong xã hội.
Ngoài ra, trong tội phạm học tư sản còn tồn tại các học thuyết nào thì
các nhà Tội phạm học tư sản vẫn chưa khám phá bản chất thực sự của con
người phạm tội, chưa chỉ ra được nguyên nhân đích thực dẫn đến hành vi
phạm tội của con người. Các quan điểm đó, dù trực tiếp hay gián tiếp, suy cho
cùng điều nhằm các mục đích: che dấu sự bất bình đẳng giữa con người trong
xã hội tư bản, phủ nhận nguồn gốc, bản chất giai cấp của tội phạm; khẳng
định tội phạm và nguyên nhân của nó có trong ở mọi xã hội, xã hôị chỉ có thể
hạn chế chứ không thể loại trừ được tội phạm ra khỏi đời sống xã hội của
mình.
1.3.2 Quan điểm của tội phạm học xã hội chũ nghĩa
Tội phạm học xã hội chủ nghĩa đánh giá vai trò của các yếu tố xã hội và
sinh học trong nhân thân người phạm tội xuất phát từ quan điểm của chủ
nghĩa Mác-Lênin về bản chất và quá trình hình thành, phát triển nhân cách
con người. Trong lịch sử của nền văn minh nhân loại, con người vừa là chủ
thể của xã hội lại vùa là chủ thể sinh học có mối quan hệ rất mật thiết và phức
tạp, trong đó sự tiến hoá sinh học tạo tiền đề cho tiến hoá xã hội, sự tiến hoá
xã hội quy định bản chất của con người. Trong mổi con người cụ thể luôn
luôn có sự thống nhất biện chứng giữa các yếu tố xã hội và sinh học. Yếu tố
xã hội quyết định, còn yếu tố sinh học alf điều kiện vâtỵ chất, tiền đề cho sự
hình thành, phát triển bản chất xã hội và nhân cách con người.
134

Như vậy giải thích nguyên nhân và điều kiện của tội phạm không chỉ
thuần tuý dựa vào yếu tố sinh học hay yếu tố xã hội trong nhân thân người
phạm tội, nhưng cũng không nên kết hợp 1 cách chiết trung cả 2 yếu tố đó.
“yếu tố sh và yếu tố xã hội không phải là song song tồn tại trong con người
mà là môi giới cho nhau, thân nhạp vào nhau và in dấu ấn lên toàn bộ hoạt
động của con người” (CNXH và nhân cách – NXB sách giáo khoa mác lênin,
HN 1983, Tr 26).
Tộ phạm học XHCN nhấn mạnh vai trò quyết định của yếu tố xã hội và
không thừa nhận có hiện tượng bẩm sinh, di truyền tội phạm trong nhân thân
người phạm tội. Tội phạm là hiện tượng xã hội nên không thể giải thích bằng
các quy luật sinh học. Dĩ nhiên các đặc điểm thần kinh, các nét cơ bản của khí
chất, tính cáh có ảnh hưởng đến hành vi con người, nhưng đó không phải là
yếu tố quyết định. Con người sinh ra không phải để trở thành người phạm tội,
nhưng con người có thể trở thành người phạm tội. Tính cách có ảnh hưởng
đến hành vi con người, nhưng đó không phải là các yếu tố quyết định. Con
người sinh ra không phải để trở thành người phạm tội. Tính cách con người
không phải là phẩm chất bẩm sinh và bất biến, chúng được hình thành từ ảnh
hưởng của môi trường bên ngoài. Nhà sinh lý học người Nga Xểtênôp trong
công trình nghiên cứu “ phản xạ của nảo “ đã khẳng định: Lượng thần kinh
hoạt động của con người có tới 999/1000 sinh ra do sự giáo dục theo nghĩa
rộng của từ này, và chỉ 1/1000 phụ thuộc vào tính cá thể. Do đó, tội phạm học
XHCN tin tưởng rằng có thể giáo dục cải tạo người phạm tội, tội phạm không
phải là hiện tượng vĩnh hằng, nếu những nguyên nhân của tội phạm hoàn toàn
bị loại bỏ thì tội phạm cũng tiêu vong.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là tội phạm học XHCN bỏ qua hay
coi nhẹ các yếu tố sinh học, nhất là các yếu tố có ý nghĩa trong việc hình
thành hành vi phạm tội. Khoa học ngày nay đã phát hiện sự liên quan của các
135

đặc điểm tâm sinh lý trong quá trình sống có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi
của con người và đóng vai trò như những điều kiện thúc đẩy hoặc kìm hãm sự
hình thành một hành vi nào đó. Trong thực tế, có những hành vi gây nguy
hiểm cho xã hội nhưng không phải là tội phạm như hành vi do người mắc
bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả
năng điều kiển hành vi của mình. Đây là trường hợp người thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội không có năng lực trách nhiệm hình sự nên không phải
là chủ thể của tội phạm, họ không phải chịu trách nhiệm hình sự mà chỉ bị áp
dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh( điều 13 và 14 BLHS). Lại cũng có những
người có khuyết tật về thể chất hoặc tinh thần mà ảnh hưởng đến cách xử sự,
khả năng tự kìm chế các quyết định, hành vi không đúng đắn. Chẳng hạn
người bị bệnh thái nhân cách, bị tổn thương nảo, nghiện ma tuý, say rượu
hoặc các chất kích thích mạnh khác... những người này tuy không bị mất khả
năng nhận thức và khả năng điều kiện hành vi nhưng lại giảm khả năng chống
đỡ đối với các tác động, của hoàn cảnh, khả năng tự kìm chế kém dễ dẫn đến
việc thực hiện hành vi phạm tội. Trong những trường hợp đó họ vẫn có năng
lực trách nhiệm hình sự ( năng lực trách nhiệm hình sự hạn chế) nên vẫn phải
chịu trách nhiệm hình sự ( điều 14 BLHS).
Tòm lại, trong nhân thân người phạm tội, yếu tố xã hội đóng vai trò
quyết định nhưng không phải là yếu tố duy nhất dẫn đến hình thành hệ thống
động cơ xử sự của người phạm tội. Yếu tố sinh học tuy không phải là yếu tố
quyết định, nhưng nó là tiền đề của các yếu tố xã hội và trong chừng mực
nhất định nó cũng có ảnh hưởng tới việc hình thành hành vi của con người.
Do đó, nghiên cứu một cách toàn diện tội phạm và con người tội phạm không
chỉ nghiên cứu vai trò quyết định của các yếu tố xã hội mà còn phải phát hiện
ra những đặc điểm về các thuộc tính sinh học của nhân thân người phạm tội
có liên quan đến việc thực hiện tội phạm. Cóa như vậy chúng ta mới xác định
136

chính xác những nguyên nhân và điều kiện thúc đẩy con người thực hiện hành
vi phạm tội, từ đó đề ra được các biện pháp phòng ngừa tội phạm một cách
triệt để.
1.4. ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội.
Nhân thân người phạm tội là đối tượng được nhiều ngành khoa học
nghiên cứu. Tuy nhiên với những mục đích khác nhau và bằng những phương
pháp nghiên cứu khác nhau nên góc độ tiếp cận đối với vấn đề nhân thân
người phạm tội của mổi ngành khoa học cũng không giống nhau. Tội phạm
học với tư cách là một khoa học chuyên nghiên cứu về tội phạm và người
phạm tội cùng những nguyên nhân và điều kiện của nó để đề ra các biện pháp
phòng ngừa, cho nên vấn đề nhân thân người phạm tội được nghiên cứu một
cách khá toàn diện và mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực
tiển.
Trước hết việc nghiên cứu làm rõ nhân thân người phạm tội góp phần
phát triển và hoàn thiện hệ thống lý luận của chính ngành tội phạm học. Bằng
mnhững nghiên cứu tổng quát về nhân thân người phạm tội nòi chung và
những số liệu về các loại người phạm tội cụ thể góp phần làm rõ thực trạng cơ
cấu, diển biến của tình trạng tội phạm và dự đoán xu hướng của nó trong
tương lai. Nghiên cứu cụ thể về các dấu hiệu đặc trưng của nhân thân người
phạm tội cho thấy rõ mnhững ảnh hưởng tác động của các yếu tố sinh học và
xã hội trong bản thân con người phạm tội cũng như những hoàn cảnh xã hội
bên ngoài vẫn đến việc hình thành nhân cách sai lệch, với những phẩm chất
các nhân tiêu cực là những nguyên nhân điều kiện làm nảy sinh hành vi phạm
tội. Từ những kết quả nghiên cứu cụ thể đó mà tội phạm học đề ra biện pháp
phòng ngừa tội phạm đối với từng loại mngười một cách thích hợp.
Nghiên cứu nhân thân người phạm tội còn góp phần cung cấp những
thông tin hữu ích cho các ngành khoa học pháp lý khác sử dụng làm tài liệu
137

để tiếp tục đi sâu nghiên cứu, xem xét các đối tượng của mình, đồng thời là cơ
sở để áp dụng các phương pháp, biện pháp trong thực tế đấu tranh phòng,
chống tội phạm.
Đói với khoa học luật hình sự, nhữnh thông tin về những các đặc điểm
dấu hiệu trong nhân thân người phạm tội được khoa học luật hình sự khái quát
hoá để nghiên cứu đưa ra những quy phạm pháp luật cụ thể quy định về như:
dấu hiệu chủ thể của tội phạm, vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự, những
tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, những trường hợp được
miễn, giảm hình phạt, hoãn chấp hành hình phạt hoặc áp dụng các biện pháp
tư pháp,… ngoài ra ,cũng nhớ rằng nhân thân người phạm tội là một trong
những chứng cớ để Toà án quyết định hình phạp đối với người có tội (điều 45
– Bộ luật hình sự 1999 của nước cộng hoà XHCNVN).
Khoa học luật tố tụng hình sự dựa vào những thông tin phản náh vaf
nhân thân người phạm tội như độ tuổi, giới tính, dân tộc, đặc điểm tâm sinh
lý, tiền án, tiền sự ….đề ngiên cứu đưa ra những quy phạm pháp luật quy định
trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động điều tra, truy tố xét xử, thi hành án
đối với người phạm tội nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân,
xử lý đúng người đúng tội, đãm bảo tính nghiêm minh của pháp luật Nhà
nước ta.
Dấu hiệu pháp lý về tội phạm và chủ thể của tội phạm được quy định
thống nhất, song mổi vụ phạm tội luôn luôn mang tính cá biệt do tính cá biệt
của hoàn cảnh và đối tượng thực hiện tội phạm. Khoa hoch Điều tra hình sự
dựa trên cơ sở những thông tin về nhân thân người phạm tội như một trong
những căn cứ để nghiên cứu phương pháp chiến thuật, những biện pháp điều
tra thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm và người phạm tội phù hợp với
từng loại đối tượng. Trong hoạt động điều tra vụ án, thông tin phản ánh về
nhân thân người phạm tội giúp cho việc sàng lọc đối tượng, phát hiện nhanh
138

chóng, chính xác tội phạm và người phạm tội, áp dụng các biện pháp cần thiết
cũng như những biện pháp tác động tâm lý, cảm hoá đối tượng trong hỏi
cung, đối chất, khám xét thu giữ vật chứng…
Khoa học quản lý, giáo dục người phạm tội dựa vào nhân thân người
phạm tội và những phương pháp phân loại người phạm tội để nghiên cứu các
hình thức, phương pháp giáo dục quản lý người phạm tội, lập phương án phát
triển trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, xây dựng quy chế tại các
trại giam, cơ sở giáo dục đó… Việc thi hành hình phạt hoặc áp dụng các biện
pháp tư pháp đối với từng người phạm tội sẽ không đạt kết quả nếu không có
sự phân công hợp lý dựa vào đặc điểm nhân thân của họ. Chẳng hạn như: Xếp
phạm nhân vào buồng nào, trại nào, họ phải làm việc gì trong quá trình cải
tạo, chế độ học tập sinh hoạt áp dụng đối với từng loại người, hoặc những
trường hợp cải tạo không giam giữ, quản chế, bắt buộc chữa bệnh… cần phải
có quy chế quản lý giám sát, kết hợp sự giáo dục như thế nào…
Trong hoạt động phòng ngừa tội phạm, những kết quản mnghiên cứu
về nhân thân người phạm tôị sẽ cho chúng ta cơ sở để áp dụng các biện pháp
phòng ngừa thích hợp. Biện pháp phòng ngừa chung trong từng lĩnh vực, địa
bàn, đối với từng loại người nhất định được tiến hành trên cơ sở nghiên cứu
về nhân thân người phạm tội nói chung và nhân thân của những người phạm
tội có sự giống nhau về loại tội phạm được thực hiện hoặc theo nội dung của
những đặc điểm có ý nghĩa trong nhân thân người phạm tội. Chẳng hạn:
Phòng mngừa tái phạm, phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội, phòng
ngừa tội phạm do nông dân, công nhân vueen chức nhà nước, học sinh, sinh
viên, quân nhân, người không nghề nghiệp…gây ra.
Các biện pháp phòng ngừa cá biệt được tiến hành dựa trên những
nghiên cứu nhân thân người phạm tội cụ thể, với những khám phá bí mật của
sự hình thành nhân cách người phạm tội, một thành tố quan trọng để thể hiện
139

bản sắc riên của từng con người phạm tội. Việc làm rõ các phẩm chất cá nhân
tiêu cực vốn có của người phạm tội như các đặc điểm tâm lý, quan điểm, nhận
thức cuộc sống, nhu cầu sở trường, sở thích, thói quen… cùng những tác động
thường xuyên của môi trường xã hội xunh quanh người phạm tội( gia đình,
nhà trường, nơi làm việc, cư trú) giúp cho công tác soạn thảo các biện pháp
phòng ngừa và phân côn trách nhiệm cho từng chủ thể trong hoạt động phòng
ngừa tội phạm được cụ thể, rõ ràng, hợp lý, đạt hiệu quả cao.
Ngoài ra, nghiên cứu nhân thân người phạm tội còn góp phần đề ra
những chính sách kinh tế - xã hội, văn hoá, giáo dục… phục vụ con người,
thực hiện chiến lược vì con người nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần cho mọi thành viên trong xã hội, tạo tiền đề cho việc xây dựng con người
mới theo định hướng XHCN.
2.Những dấu hiệu đặc trưng của nhân thân người phạm tội .
Dấu hiệu đặc trưng của nhân thân người phạm tội là tập hợp những
thông tin phản ánh những đặc điểm chủ yếu về người phạm tội, thể hiện bản
chất tiêu cực của con người đã thực hiện tội phạm.
Trong tội phạm học, việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội thường
được tiến hành ở ba mức độ khác nhau;
Mức độ cá biệt: nhân thân người phạm tội cụ thể( cá nhân người phạm
tội) với những thông tin phản ánh những đặc điểm chủ yếu về một con người
cụ thể đã được thực hiện hành vi phạm tội.
Mức độ nhóm: nghiên cứu loại, dạng người phạm tội được phân loại
theo sự giống nhau về loại tội phạm đã thực hiện hoặc theo nội dung của
những dấu hiệu nhất định trong nhân thân người phạm tội.
Mức độ chung: Ngiên cứu người phạm tội nói chung trong xã hội với
những thông tin tổng hợp phản ánh về những đặc điểm, dấu hiệu, những yếu
140

tố cấu tạo nên nhân thân người phạm tội một cách chung nhất, ở tầm vĩ mô
trong phạm vi một lĩnh vực, một địa phương hay toàn quốc.
Ơ mổi mức độ, việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội có chiều sâu
và độ khái quát khác nhau. Tuy nhiên, điểm chung nhất khi mnghiên cứu
nhân thân người phạm tội là cần phải nắm bắt được những nội dung cần thiết
về con người phạm tội, xác định được những yếu tố, điều kiện, môi trường
hình thành nhân thân người phạm tội. Những nội dung đó được tập hợp trong
hệ thống cá dấu hiệu đặc trưng của nhân thân người phạm tội và có thể chia
làm 3 nhóm như sau:
- Nhóm dấu hiệu xã hội - nhân khẩu
- Nhóm dấu hiệu đạo đức – tâm lý.
- Nhóm dấu hiệu pháp luật hình sự.
2.1 Nhóm dấu hiệu xã hội - nhân khẩu.
Những đấu hiệu xã hội - nhân khẩu trong nhân thân người phạm tội
cũng giống như trong nhân thân của con người nói chung bao gồm: giới tính,
tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, địa vị xã hội… Những dấu hiệu xã hội
này bản thân chúng không có ý nghĩa về mặt hình sự, bởi chúng tồn tại trong
nhân thân bất kỳ người nào. Tuy nhiên, tập hợp những thông tin về đấu hiệu
xã hội – nhân khẩu thu được qua thống kê hình sự sẽ cho chúng ta những cơ
sở để rút ra kết luận quan trọng khi nghiên cứu nhân thân người phạm tội.
Mặt khác, nếu kết hợp những dấu hiệu riêng biệt của người phạm tội thì
những dấu hiệu xã hội - nhân khẩu sẽ giúp cho chúng ta hiểu trọn vẹn về nhân
thân người phạm tội và có ý nghĩa quan trọng trong việc đề ra và thực hiện
các biện pháp giáo dục người phạm tội, phòng ngừa tội phạm.
2.1.1. giới tính.
Nghiên cứu dấu hiệu giới tính trong nhân thân người phạm tội cụ thể là
việc xác định người phạm tội thuộc giới tính nam hay nữ. Ơ mức độ tổng hợp,
141

dấu hiệu này cho thấy tỷ lệ phạm tội giữa các giới khác nhau. Trong thực tế
cuộc đấu tranh chống tội phạm ở nước ta hiện nay, tỷ lệ nữ giới phạm tội thấp
hơn nhiều hơn so với nam giới. Trung bình cứ 100 người phạm tội thì có
khoảng từ 6- 10 người là nữ. Điêudf này cho thấy nam giới dễ bị tácđộng bởi
những yếu tố tiêu cực của môi trường và điều kiện sống, những thói hư tật
xấu trong xã hội, tư đó hình thành những phẩm chất cá nhân tiêu cực, cộng
thêm khả năng điều chỉnh hành vi kém, dể đi vào con đường phạm tội.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây cơ cấu người phạm tội xét theo
giới tính đang có sự thay đổi. Tỷ lệ mnữ giới phạm tội có khuynh hướng tăng
lên và các loại tội phạm do họ thực hiện ngày càng đa dạng. Ngoài những tội
phạm chủ yếu mà trước đây nữ giới thường phạm phải là: trộm cắp, lừa đảo,
đầu cơ, buôn bán hàng cấm, làm hàng giả, buôn bán hàng giả, hành nghề mê
tín dị đoan… thì nay trong danh mục đó có thêm nhiều loại tội phạm nguy
hiểm như: Bắt cóc trẻ em, buôn bánphụ nữ, chứa mại dâm, môi giới mại dâm,
tàng trữ, vận chuyển, mua bán các chất ma tuý… Đặc biệt đã xuất hiện một số
băng nhóm tội phạm có sự tham gia của phụ nữ, thạm chí với vai trò cầm đầu,
đã gây ra nhiều vụ rất nghiêm trọng như :giết người, cướp tài sản, bắt cóc
tống tiền, cưởng đoạt tài sản, cố ý gây thương tích… làm cho tình hình
TTATXH thêm phức tạp.
2.1.2. Lứa tuổi.
Trong đời sống con người phải trãi qua nhiều giai đoạn trưởng thành
sinh lý: ấu thơ, nhi đồng, thiếu niên, thanh niên, trung niên, già. Mỗi lứa tuổi
có những đặc điểm tâm sinh lý khác nhau, cùng với những kinh nghiệm sống
mà cá nhân tích luỹ được trong quá trình giao tiếp xã hội, có ảnh hưởng mạnh
mẽ tới hành vi của con người. Vì vậy, nghiên cứu thông tin về độ tuổi của con
người phạm tội cho chúng ta thấy tính chất, mức độ, đặc điểm tội phạm của
từng lứa tuổi cũng như ảnh hưởng của lứa tuổi đến việc thực hiện tội phạm, từ
142

đó có cách sắp xếp thứ tự ưu tiên trong phòng ngừa và điều tra, xử lý tội
phạm đối với từng lứatuổi cho phù hợp.
Thực tế cuộc đấu tranh chống tội phạm cho thấy người phạm tội ở độ
tuổi từ 18 đến 30 chiếm tỷ lệ cao nhất, sau đó những người từ 31 đến 45 tuổi
và những người chưa thành niên (từ 14 đến 18 tuổi), còn những người trên 45
tuổi phạm tội chiếm tỷ lệ ít hơn. Đối với từng lứa tuổi khác nhau thì cơ cấu
tội phạm được thực hiện cũng có những đặc trưng khác nhau. Chẳng hạn, các
tội phạm mà người chưa thành niên thực hiện nhiều nhất phải kể đến các tội
xâm phạm sỡ hữu công dân trong đó chủ yếu là trộm cắp sau mới đến các tội
cướp, cướp giật và lừa đảo. Các tội sử dụng bạo lực thường được thực hiện
bởi những người có độ tuổi từ 18 đến 30. Còn các tội phạm kinh tếm, tội
phạm chức vụ và các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia chủ yếu do những
người ở độ tuổi từ 30 trở lên thực hiện.

2.1.3. Trình độ học vấn.


Trình độ học vấn là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ nhận
thức thế giới xung quanh và sự phát triển trí tuệ con người. Nó ảnh hưởng rất
lớn đến hành vi ứng xử của con người trong các mối quan hệ xã hội nói
chung và hành vi phạm tội nói riêng.
Nghiên cứu trính độ học vấn của người phạm tội chẳng những giúp cho
chúng ta có cơ sở để tìm hiểu về quá trình hình thành nhân cách sai lệch của
họ (mà giáo dục là một trong những yếu tố nhất định) mà còn cho chúng ta
những thông tin về đặc điểm, tính chất, mức độ… của tình trạng tội phạm do
những người có trình độ học vấn khác nhau gây ra.
Thực tế cho thấy, trình độ học vấn của người phạm tội nhìn chúng thấp
hơn so với những người không phạm tội cùng lứa tuổi (do nhiều nguyên nhân
khác nhau) đã làm biến dạng sự nhận thức về thế giới xung quanh, cản trở sự
143

hiểu biết đầy đủ về những nghĩa vụ của cá nhân đối với xã hội, về sự tuan thủ
nguyên tắc ứng xử trong xã hội (kể cả những nguyên tắc đạo đức cũng như
nguyên tắc được quy định trong luật pháp). Nghiên cứu về người chưa thành
niên phạm tội ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay cho thấy : Trong tổng số
người phạm tội ở độ tuổi này thì có 44% đang học dở tiểu học; 43,3% đang
học dở trung học cơ sở; 2,3% đang học dở trung học phổ thông và 5,4% hoàn
toàn không bioết đọc bết viết. Học lực của những người chưa thành niên
phạm tội thường là yếu kém: 60,7% bị lưu ban từ một lần trở lên; 40,7% bị
nhà trường thi hànhkỷ luật cảnh cáo hoặc bị đuổi học.
Những người có trình độ học vấn khác nhau thì loại tội phạm họ
thường phạm phải cũng khác nhau. Chẳng hạn, những người có trình độ học
vấn thấp thường phạm các tội phạm có sử dụng bạo lực hoặc các tội phạm
xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng… còn những người có trình
độ học vấn cao thường phạm các tội phạm kinh tế, tội phạm có chức vụ.
2.1.4.Trình độ học vấn.
Địa vi xã hội của một người thường đi liền với nghề nghiệp của người
đó và phụ thuộc vào trình độ học vấn của chính họ. Trình độ học vấn cao hay
thấp sẽ tạo khả năng thuận lợi hay khó khăn trong việc tiếp nhận sự đào toạ
nghề nghiệp, bố trí việc làm cho người lao động, và chính nghề nghiệp sẽ tạo
ra và củng cố địa vị của họ trong xã hội.
2.1.4. Nghề nghiệp, địa vị xã hội.
Địa vị xã hội của một người thường đi liền với nghề nghiệp của họ,
trình độ học vấn của chính họ. Trình độ học vấn cao hay thấp sẻ tạo khả năng
thuận lợi hay khó khăn trong việc tiếp nhận sự đào tạo nghề nghiệp, bố trí
việc làm cho người lao động, và chính nghề nghiệp sẽ tạo ra và cũng cố địa vị
của họ trong xã hội.
144

Trong nhân thân con người nói chung, nghề nghiệp, địa vị xã hội có
ảnh hưởng rất lớn đến hành vi ứng xử của mổi người và nó thường thể hiện
những nhân cách riêng của từng loại người xét theo nghề nghiệp, địa vị xã
hội. Đối với những người phạm tội cũng vậy, nghề nghiệp địa vị xã hội khác
nhau thì khả năng “nhiểm tội” cũng khác nhau. Theo thống kê tội phạm thì đa
số người phạm tội là người không có nghề nghiệp, hoặc nghề nghiệp không
ổn định, do đó vị trí trong xã hội rất thấp. Đắc biệt đối với những người phạm
tội thuộc loại tái phạm, tái phạm nghuy hiểm thì chỉ số này thường rất cao.
Đối với những người có nghề nghiệp phạm tội thì phần lớn rơi vào trường
hợp người lao động chân tay nặng nhọc và đơn giản như nông dân, công nhân
cầu đường, xây dựng, bốc vác… Còn tri thức và người về hưu phạm tội ít
hơn.
Nghiên cứu dấu hiệu nghề nghiệp, địa vị xã hội trong nhân thân người
phạm tội còn cho chúng ta những thông tin phản ánh về cơ cấu tội pạhm
trong từng ngành, từng lĩnh vực trong đời sống xã hội. Từ đó cho thấy giải
quyết vấn đề tội phạm trong xã hội phải luôn chú trọng đến các hoạt động
giáo dục, đào tạo nghề nghiệp cho người lao động, tạo cho họ khả năng lao
động, có thu nhập chính đáng để thoả mãn những nhu cầu của con người
trong cuộc sống. Mặt khác trong các hoạt động phòng ngừa tôih phạm cũng
cần tập trung vào loại nghề nghiệp nhất định, và từng loại người nhất định để
đề ra biện pháp phòng ngừa thích hợp.
2.1.5. Hoàn cảnh gia đình.
Hoàn cảnh gia đình và sự thay đổi của nó có ảnh hưởng sâu sắc đến sự
hình thành nhân cách của con người. Cùng với các môi trường giáo dục khác ,
gia đình là nơi định hướng cho các hành vi ứng xử của mổi thành viên.
Nghiên cứu dấu hiệu hoàn cảnh gia đình trong nhân thân người phạm tội là
145

nghiên cứu ở các khía cạnh: Quan hệ gia đình, thành phần gia đình và hoàn
cảnh kinh tế gia đình với những tác động của nó tới người phạm tội.
Về quan hệ gia đình: Đó là những thông tin phản ánh về tình trạng hôn
nhân của người phạm tội ( đã kết hôn hay chưa, quan hệ vợ chồng con cái…)
và quan hệ với các thành viên khác trong gia đình( On, bà, bố, mẹ, anh chị em
ruột…). Các nghiên cứu về người phạm tội cho thấy: nhìn chung những người
có gia đình (đã kết hôn) phạm tội ít hơn những người chưa cs gia đình. Phần
lớn các trường hợp chính nhân tố gia đình đã có tác đọng tích cực đến cách xử
sự của các thành viên, đồng thời gia đình giử vai trò kiểm soát hành vi của
các thành viên, hạn chế đến mức thấp nhất các hiện tượng tiêu cực. Tuy
nhiên, cũng có không ít trường hợp người phạm tội sống trong gia đình có cơ
cấu không hoàn thiện (bố hoặc mẹ chết, ly hôn, ly thân), gia đình sống bất hoà
hoặc có thành viên thường xuyên vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức.
Về thành phần gia đình: thông tin về thành phần gia đình của người
phạm tội chủ yếu có ý nghĩa nghiên cứu các tội phạm xâm phạm an ninh quốc
gia. Những người phạm loại tội này thường rơi vào những gia đình thuộc tầng
lớp của giai cấp bóc lột cũ hoặc người đã có thời gian làm việc cho chính
quyền cũ đã bị lật đổ.
Về hoàn cảnh kinh tế gia đình: Đó là những thông tin về tình trạng kinh
tế gia đình của người phạm tội bao gồm: Nguồn thu nhập, mức thu nhập, kiều
kiện nhà ở, tiện nghi sinh hoạt, phương tiện đi lại… Nghiên cứu nhân thân
người chưa thành niên phạm tội cho thấy: 79% các em sống trong gia đình
đông con; 32,3% sống trong gia đình có hoàn cảnh nghèo đói; 40,7% sống
trong gia đình đủ ăn; 24,6% sống trong gia đình khá giả. Điều đó cho thấy
hoàn cảnh kinh tế khó khăn đã đẩy cho các em vào con đường phạm tội,
nhưng trong những hoàn cảnh khác, chính sự thiéu quan tâm của bố mẹ cũng
góp phần nhuộm đen một phần đời của các em.
146

2.1.6. Quan hệ xã hội.


Nghiên cứu quan hệ xã hội của người phạm tội túc là chúng ta tìm hiểu
về sự gắn bó, ảnh hưởng qua lại giữa người phạm tội với những người xunh
quanh (ngoài quan hệ gia đình). Đó là các quan hệ bạn bè thân thiết, quan hệ
trong các nhóm, tổ chức, đoàn thể xã hội hay các câu lạc bộ mà người phạm
tội có tham gia sinh hoạt. Những thông tin phản ánh về quan hệ xã hội của
một người trog chừng mực nhất định có thể giúp chúng ta lý giải pphần nào
về thái độ và hành vi xử sự của người đó trước những tình huống xảy ra trong
cuộc sống, từ đó có những tác động tích cực nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi
phạm tội. Đối với mngười phạm tội, nghiên cứu quan hệ xã hội cần phải lưu ý
tới những mối quan hệ bất bình thường của họ. Điều đó giúp ích rất nhiều cả
trong định hướng điều tra cũng như trong phòng ngừa tội phạm.
Ngoài những dấu hiệu chính kể trên, những dấu hiệu khác thuộc nhóm
dấu hiệu xã hội nhân khẩunhư: dân tộc, tôn giáo, nơi cư trú, những vị thế xã
hội của người phạm tội… cũng có ý nghĩa quan trọng trong nhân thân người
phạm tội. Tổng hợp mhiều dấu hiệu xã hội nhân khẩu học trong nhân thân
người phạm tội sẽ giúp chúng ta có những hiểu biết sâu sắc về người phạm
tội, từ đó có các biện pháp phòng ngừa hứu hiệu.
2.2. nhóm dấu hiệu đạo đức, tâm lý:
tổng hợp những thông tin về các dấu hiệu xã hội – nhân khẩu học cho
chúng ta cái nhìn bao quát về nhân thân người phạm tội. Tuy nhiên, đó mới
chỉ là những dấu hiêuụ ben ngoài, nó chưa cắt nghĩa được lý do tại sao người
đó lại phạm tội. Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải đi sâu nghiên cứu nghiên
cứu mặt bên trong của nhân thân người phạm tội được thể hiện trong nhân
cách của người phạm tội mà hiện nat nó được nó đang được nhiều nhà tội
phạm học để tâm nghiên cứu.
2.2.1. Đặc điểm phẩm chất đạo đức của người phạm tội.
147

Phẩm cdhất đạo đức là 1 trong những những bộ phận cấu thành nhân
cách con người. Nó không phải là thứ có sẵn ngay từ khi con người mới được
sinh ra mà được hình thành dần trong quá trình sống của mỗi con người dưới
sự tác đọng của môi trường gia đình, nhà trường, xã hội.
Phẩm cất ddaoj đức của con người thể hiện ở hệ thống quan điểm, thái
độ, nhận thức của người đó đối với các giá trị đạo dức xã hội. Chẳng hạn đối
với tổ quốc, đối với nghĩa vụ của công dân, với lao động, với pháp luật, trật tự
kỷ cương của xã hội, của tập thể, đối với giua đi8nhf, với những ngươiù xung
quanh và với chính bản thân. Khi người đó định hướng với những các giá trị
nào đó cho là chủ yếu thì chúng ta có thể đánh giá được khuynh hướng phát
triển của nhân cách mức độ biến dạng của nhân cách theo hiều hướng nào đối
với lợi ích của xã hội. Phẩm chất đạo đức của con người thường được bộc lộ
ra bên ngoài thông qua các hành vi, cáh ứng xử cụ thể của người đó trong
những điều kiện hoàn cảnh thực tế.
Nghiên cứu về người phạm tội cho ta thấy đa số họ có sự nhận thức
không đúng hoặc không đầy đủ về các giá trị đạo đức xã hội vì vậy, thường
có thái độ tiêu cực đối với các giá trị đó. Đối với họ lợi ích cá nhân là trên hết,
lợi ích chung chỉ được chiếu cố khi không ảnh hưởng đến lợi ích riêng mình,
vì vậy khái niệm tổ quốc chỉ là mơ hồ nghĩa vụ công dân thì tìm cách trốn
tránh không muốn lao động vất vả nhưng lại ham hưởng thụ sung sứơng…
trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ công dân và các tộ xâm phạm sở
hữu, đa số người phạm tội thuộc loại lười lao động ích kỷ tàn ác ở các loại tội
phạm khác, phần lớn trong số những người phạm tội có đạo đức kém, tuy ở
mổi người có mức độ không giống nhau.
2.2.2 đặc điểm tâm lý người phạm tội.
148

Cùng với đặc điểm về phẩm chất đạo đức, các đặc điểm tâm lý
của người phạm tội cho chúng ta thấy rõ hơn vì sao những điều kiện hoàn
cảnh nhất định một con người lại thực hiện hành vi phạm tội.
Những đặc điểm tâm lý của người phạm tội được nghiên cứu ở các góc
độ: Đặc điểm tâm lý cá nhân, đặc điểm tâm lý xã hội, đặc điểm tâm lý pháp
luật của người phạm tội. Những đặc điểm tâm lý cá nhân của người phạm tội
thể hiện ở nhu cầu, hứng thú, sở thích thói quen, niềm ham mê, ước vọng, xúc
cảm, tình cảm, kiểu khí chất… Những đặc điểm này cũng tồn tại ở những
người biình thường khác, tuy nhiên ở những người phạm tội thì phần đông là
có nhu cầu, hứng thú thấp kém, với những thói hư tật xấu và đặc biệt là biện
pháp để thoả mãn những nhu cầu, hứng thú đó thường là trái pháp luật, kể cả
pháp luật hình sự.
Đối với mỗi loại tội phạm khác nhau thì đặc điểm tâm lý trng con
người họ cũng khác nhau, chẳng hạn, người phạm tội lần đầu tâm lýd khác
với những người tái phạm, tái phạm nguy hiểm; người phạm tội xâm phạm sở
hữu có nhu cầu, hứng thú khác với những người phạm tội xâm phạm tính
mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự con người; người phạm tội thuộc các
lứa tuổi, địa vị xã hội … khác nhau cũng có những đặc điểm tâm lý khác
nhau.
Do con người phạm tội luôn tham gia vào các mối quan hệ xã hội đa
dạng, phức tạp nên trong mỗi con người còn có cả các đặc điểm tâm lý xã hội,
được thể hiện dưới các hình thức như: tình cảm cộng đồng, tâm trạng nhóm,
phong tục tập quán, nghi lể… những đặc điểm này được hình thành trong quá
trình giao tiếp giữa bản thân người phạm tội với cá nhân khác trong cùng
quan hệ cộng đồng, tập thể, nhóm xã hội.
Tâm lý pháp luật là một vấn đề quan trọng cần được nghiên cứu, xem
xét đối với người phạm tội. Đặc điểm tâm lý pháp luật trong nhân thân người
149

phạm tội thể hiện sự nhận thức về pháp luật, thái độ, tình cảm, xúc cảm… đối
với pháp luật của người phạm tội. Nhìn chung người phạm tội có hiểu biết rất
thấp về pháp luật, trong khi đó lại có thái độ không tôn trọng pháp luật và các
cơ quan bảo vệ pháp luật. Nhiều người trong số họ tin vào khả năng trốn tránh
được sự trừng phạt của pháp luật và luôn có hy vọng rằng cơ quan bảo vệ
pháp luật sẽ không phát hiện, làm rõ được hành vi của phạm tội của mình.
Khi bị bắt , hầu hết người phạm tội tìm mọi cách phủ nhận hoặc giảm nhẹ tội
của mình và đổ tội cho người khác. Cá biệt có những người phạm tội nguy
hiểm không công nhân pháp luật xuất phát từ tư tưởng chống đối chế độ,
chống lại lợi ích xã hội nói chung.
Toàn bộ đời sống tâm lý của con người nói chung rất phức tạp và đang
dạng, đối với người phạm tội cũng vậy. Việc tìm hiểu khám phá những đặc
điểm tâm lý người phạm tội vì thế cũng khkông phải là điều dễ dàng. Nó đòi
hỏi chúng ta phải có những kiến thức nhất định về tâm lý học, nhất là tâm lý
học tội phạm.
Cùng với những đặc điểm dấu hhiệu về xã hội – nhân khẩu, những đặc
điểm về đạo đức tâm lý của người phạm tội giúp cho hoạt động phòng ngừa
tội phạm tìm ra những biện pháp tác động phù hợp với từng loại đối tượng có
những phẩm chất đạo đức tâm lý khác nhau. Mặt khác, nghiên cứu tâm lý đạo
đức, tâm lý người phạm tội cũng phục vụ đắc lựccho hoạt động điều tra, xử lý
người phạm tội được nhanh chóng, chính xác cvà có biện pháp giáo dục, cải
tạo người phạm tội đạt hiệu quả cao.
2.3 Nhóm dấu hiệu pháp luật hình sự.
Nhóm dấu hiệu pháp luật hình sự bao gồm những dấu hiệu thể hiện tính
chất nguy hiểm của tội phạm và của nhân thân người phạm tội. Đối với những
người bình thường khác thì đặc điểm nhân thân của họ không có những dấu
150

hiệu này. Vì vậy, đây là căn cứ để phân biệt giữa nhân thân người phạm tội
với nhân thân người bình thường (không phải là người phạm tội).
Các dấu hiệu pháp luật hình sự trong nhân thân người phạm tội bao
gồm:
- Tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội;
- Động cơ, mục đích phạm tội;
- Phạm tội một mình hay đồng phạm;
- Phạm tội lần đầu hay tái phạm;
- Các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ khác.
2.3.1. Tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.
Tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi không những là căn cứ để
xác định một hành vi nguy hiểm cho xã hội có phải là tội phạm hay không
(khoản 4 Điều 8 BLHS) mà còm được dùng làm căn cứ để phân loại tội phạm
(khoản 2, 3 Điều 8 BLHS).
Tại khoản 4 Điều 8 BLHS quy định: “Những hành vi tuy có dấu hiệu
của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không
phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác”.
Tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được xác định
bởi: Tính chất của khách thể bị xâm hại; phương pháp, thủ đoạn, công cụ,
phương tiện hành vi phạm tội; tính chất mức độ lỗi; động cơ mục đích thực
hiện hành vi; mức độ hậu quả tác hại do hành vi gây ra; đặc điểm nhân thân
người thực hiện hành vi và hoàn cảnh chính trị xã hội, thời gian địa điểm thực
hiện hành vi…
Tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội càng cao thì trách
nhiệm hình sự của người thực hiện tội phạm càng nặng nề. Dựa vào tính chất,
mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tộ, Bộ luật hình sự chia tội
151

phạm thành 4 loại: Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội
phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
- Tội phạm ít nghiêm trọng: Là tội phạm gây nguy hại không lớn
cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 3 năm
tù.
- Tội phạm nghiêm trọng: Là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội
mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 7 năm tù.
- Tội phạm rất nghiêm trọng: Là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho
xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 15 năm tù.
- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: Là tội phạm gây nguy hại đặc
biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên
15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Nghiên cứu loại tội phạm mà người phạm tội đã thực hiện không chỉ
cho ta thấy rõ tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội của họ mà
còn có ý nghĩa rất lớn trong phòng ngừa, điều tra, xử lý và giáo dục người
phạm tội.
2.3.2. Động cơ, mục đích phạm tội.
Nghiên cứu động cơ, mục đích thực hiện tội phạm của người phạm tội
vừa góp phần là rõ nguyên nhân thực hiện tội phạm của họ, đồng thời cũng
giúp cho việc đánh giá chính xác tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của
hành vi phạm tội đó.
Trong khoa học pháp lý hình sự, động cơ, mục đích thực hiện tội phạm
là những dấu hiệu trong mặt chủ quan của tội phạm. Động cơ phạm tội được
hiểu là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiên tội phạm. Mục
đích phạm tội là yêu cầu cần đạt được và mong nuốn đạt được khi một người
thực hiện hành vi phạm tội.
152

Dấu hiệu động cơ, mục đích phạm tội nói chung không phải là dấu hiệu
bắt buộc trong cấu thành tội phạm cơ bản, trừ các trường hợp luật định, bởi lẽ
không phải mọi tội phạm đều có động cơ mục đích phạm tội. Động cơ mục
đích tội phạm thường được thể hiện trong các tội phạ được thực hiện dưới
hình thức lỗi cố ý. Còn đối với những tội phạm được thực hiện phạm tội do
vô ý thì không có động cơ mục đích phạm tội vì người phạm tội không mong
muốn thực hiện tội phạm, trong những trường hợp đó nó chỉ thể hiện động cơ
ứng xử các tình huống xảy ra trong cuộc sống.
Do động cơ phạm tội là động lực bên trong thức đẩy một người thực
hiện hành vi phạm tội, và mục đích là yêu cầu cần đạt được kghi thực hiện
hành vi đó cho nên động cơ phạm tội càng mãnh liệt, mục đích phạm tội càng
rõ ràng thì tính chất của tội phạm càng nguy hiểm và hậu quả của tội phạm
càng nghiêm trọng. Điều đó dẫn đến việc đánh giá tính chất nguy hiểm của
chính nhân thân người phạm tội và giúp cho việc tìm ra những biện pháp tác
động tích cực nhằm loại trừ động cơ phạm tội, ngăn cản mục đích tội phạm,
hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả tác hại mà người phạm tội có thể gây ra
cho xã hội.
2.3.3. Phạm tội một mình hay đồng phạm.
Trong thực tế, tội phạm thường được thực hiện dưới một trong hai hình
thức; Phạm tội một mình hay đồng phạm. Phạm tội một mình là trường hợp
tội phạm được thực hiện bởi một người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và
đạt độ tuổi theo quy đình của Bộ luật hình sự. Đồng phạm là trường hợp có
hai người trở lên có ý cùng thực hiện một tội phạm (khoản 1 Điều 20 BLHS).
Trong hai hình thức thực hiện tội phạm nói trên thì hình thức đồng phạm bao
giờ cũng nguy hiểm hơn so với phạm tội một mình bỡi vì trong vụ án có đồng
phạm những người phạ tội có thể hỗ trợ cho nhau ngay từ trước, trong và cả
153

sau khi thực hiện tội phạm, có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn cho xã
hội và gây nhiều khó khăn cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.
Khi nghiên cứu đặc điểm này trong nhân thân người phạm tội, nếu có
hình thức đồng phạm thì cần phải làm rõ được các nội dung sau:
Thứ nhất, người phạm tội thuộc loại người nào trong đồng phạm.
Bộ luật hình sự quy định có 4 loại người trong đồng phạm (khoản 2
Điều 20 BLHS), bao gồm:
- Người thực hành: Là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
- Người tổ chức: Là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực
hiện tội phạm.
- Người xúi giục: Là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác
thực hiện tội phạm.
- Người giúp sức: Là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật
chất cho việc thực hiện tội phạm.
Thứ hai, đồng phạm mà người phạm tội có tham gia thuộc loại đồng
phạm nào. Khoa học pháp lý hình sự đã chỉ ra các căn cứ để phân loại các
hình thức đồng phạm.
- Căn cứ vào những dấu hiệu khách quan, có đồng phạm giản đơn
và đồng phạm phức tạp. Đồng phạm giản đơn là hình thức đồng phạm trong
đó những người cùng tham gia thực hiện tội phạm đều giữ vai trò là người
thực hành. Đồng phạm phức tạp là hình thức đồng phạm trong đó các loại
người bằng những hành vi khác nhau, giữ vai trò khác nhau khi thực hiện tội
phạm.
- Căm cứ vào dấu hiệu chủ quan, có đồng phạm có thông mưu
trước và đồng phạm không có thông mưu trước. Đồng phạm có thông mưu
trước là hình thức đồng phạm trong đó những người cùng tham gia có sự thoả
thuận với nhau từ trước để thực hiện tội phạm. Đồng phạm không có thông
154

mưu trước là hình thức đồng phạm trong đó những người cùng tham gia thực
hiện tội phạm không có sự bàn bạc, thoả thuận với nhau từ trước.
- Căn cứ vào mức độ quan hệ của những người cùng tham gia thực
hiện tội phạm, có hình thức phạm tội có tổ chức. Phạm tội có tổ chức là hình
thức đồng phạm đặc biệt và rất nguy hiểm, bởi trong đó có sự câu kết chặt chẽ
giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
Việc phân tích đầy đủ những thông tin nói trên về người phạm tội có ý
nghĩa rất lớn trong phòng ngừa tội phạm đặc biệt là các vụ phạm tội có tổ
chức trong những năm qua có xu hướng gia tăng, với sự phát triển của các
băng ổ nhóm tội phạm ở các địa phương trong cả nước.
2.3.4. Phạm tội lần đầu hay tái phạm.
Nghiên cứu nhân thân người phạm tội là chúng ta đang nghiên cứu
nhân thân của con người ít nhất đã một lần phạm tội. Sự khác nhau về số lần
phạm tội nói lên tính chất nguy hiểm cho xã hội của người phạm tội khác
nhau, cho nên trách nhiệm hình sự mà họ phải chịu cũng khác nhau. Người
phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm bao giờ cũng có tính chất
nguy hiểm cho xã hội cao hơn nhiều so với người mới phạm tội lần đầu, ở họ
đã có kinh nghiệm trong việc thực hiện tội phạm cũng như đối phó với hoạt
động điều tra, xử lý của các cơ quan bảo vệ pháp luật, có khả năng thực hiện
tội phạm nghiêm trọng hơn. Vì vậy, phòng ngừa tái phạm là một trong những
mục tiêu cấp bách trước mắt của hoạt động phòng ngừa tội phạm, nhất là
trong tình hình hiện nay, khi mà tỷ lệ tái phạm còn tương đối cao. (Thực tế
cuộc đấu tranh chống tội phạm cho thấy: Một số loại tội phạm thường có tỷ lệ
tái phạm cao như: Cướp, cướp giật, trộm cắp, lừa đảo tài sản công dân, cố ý
gây thương tích, đánh bạc, hành nghề mê tín dị đoan… Lứa tuổi tái phạm
nhiều nhất là 18 đến 30).
155

Khi nghiên cứu đặc điểm này trong nhân thân người phạm tội, chúng ta
cần làm rõ được các nội dung sau:
- Đã từng vi phạm pháp luật hình sự nhưng chưa đến mức coi là
tội phạm, (trước đây thường gọi là tiền sự). Đây là trường hợp người phạm tội
trước đây đã có hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy
hiểm cho xã hội không đáng kể nên không bị coi là tội phạm và được sử lý
bằng các biện pháp khác theo quy định tại khoản 4 Điều 8 BLHS.
- Phạm tội lần đầu hay phạm tội nhiều lần. Phạm tội nhiều lần là
trường hợp người phạm tội thực hiện một tội phạm mà trước đó đã từng phạm
tội đó ít nhất một lần nhưng chưa bị xét xử.
- Tái phạm, tái phạm nguy hiểm. Đây là trường hợp người phạm
tội trong quá khứ đã phạm một tội và đã bị kết án nhưng chưa được xoá án
tích (còn gọi là đã có tiền án) nay lại phạm một tội mới. Điều kiện để coi là tái
phạm, tái phạm nguy hiểm được quy định cụ thể trong điều 49 BLHS.
- Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp. Phạm tội có tính chất
chuyên nghiệp là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự mới được quy
định BLHS 1999. người phạm tội có tính chất chuyên nghiệp cực kỳ nguy
hiểm cho xã hội bởi trong con người đó có thể hội tụ cả một số đặc điểm khác
nhau như: Có nhiều tiền sự, phạm tội nhiều lần, phạm nhiều tội, phạm tội có
tổ chức, tái phạm, tái phạm nguy hiểm và đặc biệt là họ có thể sinh sống chủ
yếu bằng việc thực hiện tội phạm.
2.3.5. Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ khác.
Ngoài các đặc điểm quan trọng thể hiện dấu hiệu pháp luật hình sự của
nhân thần người phạm tội nói trên, trong quá trình nghiên cứu Tội phạm học,
chúng ta cần làm rõ các đặc điểm khác có liên quan đến người phạm tội như:
Những trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự (Điều 25 BLHS), những
tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (Điều 46 BLHS), những tình tiết tăng
156

nặng trách nhiệm hình sự (Điều 48 BLHS), những trường hợp được miễn hình
phạt (Điều 54 BLHS), miễn chấp hành hình phạt hoặc giảm mức hình phạt đã
tuyên (Điều 57, 58, 59 BLHS)…
Tóm lại, việc nghiên cứu để xác định những đặc điểm trong nhân thân
người phạm tội phải dựa vào những dấu hiệu đặc trưng được hình thành từ
những tập hợp thông tin phản ánh trực tiếp về người phạm tội. Từ những dấu
hiệu đặc trưng đó, chúng ta thấy nhân thân người phạm tội là một hệ thống
các dấu hiệu taọ thành một thể thống nhất không tách rời, giữa chúng có mối
liên hệ chặt chẽ với nhau. Dấu hiệu xã hội – nhân khẩu phản ánh sự tác động
trực tiếp của môi trường sống đối với con người phạm tội. Môi trường sống
đó, bao gồm cả những yếu tố tích cực và tiêu cực, được tiếp thu và phản ánh
trong nhận thức của họ trên cơ sở phù hợp với những đặc điểm tâm lý cá nhân
và dần dần hình thành hệ thống động cơ xử sự, thể hiện ra bên ngoài bằng các
hành vi cụ thể trong đó có hành vi phạm tội.
Việc nghiên cứu sâu sắc các dấu hiệu đặc trưng của nhân thân người
phạm tội cho chúng ta thấy những đặc điểm nào ảnh hưởng tới quyết định
thực hiện tội phạm, từ đó có thể dự báo tội phạm xảy ra trong tương lai, đồng
thời đề ra các biện pháp phòng ngừa sớm áp dụng đối với những người có
những đặc điểm đó.
3. Phân loại người phạm tội.
Phân loại người phạm tội là việc chia những người phạm tội thành các
nhóm khác nhau theo những tiêu chí nhất định giúp cho việc nghiên cứu
nguyên nhân phạm tội, điều tra, xử lý, giáo dục và phòng ngừa đối với từng
loại người phạm tội được thuận lợi và có hiệu quả. Tiêu chí để phân loại
người phạm tội thường được rút ra từ chính những dấu hiệu đặc trưng của
nhân thân người phạm tội. Trong nghiên cứu Tội phạm học cũng như trong
157

thực tế cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, người ta thường sử
dụng các cách phân loại người phạm tội như sau:
3.1 Phân loại người phạm tội theo dấu hiệu xã hội – nhân khẩu.
3.1.1. Phân loại theo giới tính.
Theo giới tính có thể chia người phạm tội thành hai loại:
- Người phạm tội là nam giới.
- Người phạm tội là nữ giới.
Việc phân loại người phạm tội theo giới tính không chỉ cho chúng ta
thực trạng tình trạng tội phạm do các giới khác nhau gây ra mà còn phục vụ
công tác điều tra, xử lý và giáo dục người phạm tội phù hợp với đặc điểm giới
tính của họ, theo quy định của pháp luật.
3.1.2. Phân loại theo lứa tuổi.
Căn cứ độ tuổi của người phạm tội, có thể chia thành nhiều nhóm với
những thang, bậc về độ tuổi khác nhau tuỳ theo nội dung, cách thức, mục đích
nghiên cứu, phân loại người phạm tội.
Chẳng hạn, chúng ta có thể chia người phạm tội thành hai nhóm:
- Người chưa thành niên phạm tội.
- Người thành niên phạm tội (với mốc phần chia là đủ 18 tuổi theo
quy định tại Điều 20 Bộ luật dân dự nước Cộng hoà XHCN Việt Nam).
Cụ thể hơn nữa khi nghiên cứu lứa tuổi người phạm tội, căn cứ quy
định của pháp luật về tuổi chịu trách nhiệm hình sự và đặc điểm tam lý của
từng giai đoạn lứa tuổi khác nhau, có thể phân chia người phạm tội thành các
nhóm:
- Người từ 14 đến 16 tuổi.
- Người từ 16 tuối đến dưới 18 tuổi.
- Người từ 18 tuổi đến dưới 30 tuổi.
- Người từ 31 đến 40 tuổi.
158

- Người từ 41 đến 50 tuổi.


- Người từ 51 tuổi trở lên.
Ngoài ra, theo những quan niệm chung của xã hội về sự phân loại tuổi
tác của con người, còn có thể chia người phạm tội thành bốn nhóm: Người
chưa thành niên; thanh niên; trung niên, người già.
3.1.3. Phân loại theo địa vị xã hội, nghề nghiệp.
Phân loại theo địa vị xã hội, nghề nghiệp thường chia người phạm tội
thành các nhóm sau:
- Người phạm tội là nông dân.
- Người phạm tội là công nhân, viên chức Nhà nước.
- Người phạm tội là học sinh, sinh viên.
- Người phạm tội là quân nhân, công an.
- Người phạm tội là người nghỉ mất sức, hưu trí.
- Người phạm tội là người không nghề nghiệp.
3.1.4 Phân loại theo trình độ học vấn.
Dựa vào tiêu chí trình độ học vấn của người phạm tội, có thể chia
người phạm tội thành các nhóm:
- Người không biết chữ;
- Người có trình độ tiểu học;
- Người có trình độ trung học cơ sở;
- Người có trình độ trung học phổ thông;
- Người có trình độ đại học trở lên.
Phân loại người phạm tội theo dấu hiệu xã hội – nhân khẩu thường
được áp dụng khi phân tích cơ cấu tình trạng tội phạm để làm rõ thêm những
đặc điểm về chất của tình trạng tội phạm. Nó cho chúng ta biết thực trạng và
khả năng phạm tội của các nhóm dân cư trong xã hội, từ đó xác định phương
hướng chung cho hoạt động phòng ngừa tội phạm.
159

3.2 Phân loại người phạm tội theo các dấu hiệu pháp luật hình sự.
3.2.1. Phân loại theo động cơ, mục đích phạm tội.
Theo động cơ thực hiện tội phạm, có thể phân loại người phạm tội
thành các nhóm:
- Những người người phạm tội do hận thù giai cấp, do bất mãn với
chế độ.
- Những người phạm tội do hận thù cá nhân.
- Những người phạm tội do động cơ bạo lực, coi thường các giá trị
con người.
- Những người phạm tội do động cơ vụ lợi.
- Những người phạm tội do động cơ mang tính chất tình huống
khác (do lạc hậu, do bị cưỡng bức, khống chế, đe doạ, do bị kích động, do say
rượu hoặc chất kích thích mạnh khác…).
Theo mục đích thực hiện tội phạm, người phạm tội có thể được phân
loại thành các nhóm:
- Người phạm tội vì mục đích chống chính quyền nhân dân.
- Người phạm tội nhằm chiếm đoạt tài sản, thu lợi bất chính.
- Người phạm tội nhằm xâm phạm tính mạng, sức khoẻ người
khác.
- Người phạm tội nhằm xâm phạm danh dự, nhân phẩm người
khác.
- Người phạm tội nhằm các mục đích khác (che dấu tội phạm
khác,…).
3.2.2 Phân loại theo đặc điểm về tiền án tiền sự.
Căn cứ vào đặc điểm tiền án, tiền sự có thể chia người phạm tội thành
các loại:
160

- Những người phạm tội lần đầu thuộc các loại tội phạm khác
nhau: Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm
trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (chưa có tiền án, tiền sự).
- Những người phạm tội lần đầu nhưng trước đó đã có những vi
phạm pháp luật và bị xử lý hành chính (đã có tiền sự).
- Những người tái phạm (đã có tiền án).
- Những người tái phạm nguy hiểm (đã có nhiều tiền án hoặc có
tiền án về tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá
án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do cố ý ).
- Những người phạm tội có tính chất chuyên nghiệp (loại lưu
manh chuyên nghiệp, có nhiều tiền án, tiền sự).
3.2.3. Phân loại theo dấu hiệu lỗi khi thực hiện tội phạm.
Lỗi là dấu hiệu bắt buộc phải có trong cấu thành tội phạm, là thái độ
tâm lý của người phạm tội đối với hành vi phạm tội của mình và hậu quả do
hành vi đó gây ra cho xã hội. Vì vậy, hình thức lỗi khi thực hiện tội phạm
phản ánh tính chất, mức độ của xu hướng chống đối xã hội của người phạm
tội.
Căn cứ vào các hình thức lỗi khi thực hiện tội phạm, có thể chia người
phạm tội thành các nhóm:
- Những người cố ý phạm tội, dưới hình thức cố ý trực tiếp.
- Những người cố ý phạm tội, dưới hình thức cố ý gián tiếp.
- Những người vô ý phạm tội, vì quá tự tin.
- Những người vô ý phạm tội, vì cẩu thả.
3.2.4. Phân loại theo những đặc điểm về chủ thể của phạm tội.
Dựa theo một số đặc điểm về chủ thể của tội phạm mà người phạm tội
có thể được chia thành các nhóm:
161

- Những người có chức vụ, quyền hạn… (thuộc loại chủ thể đặc
biệt);
- Những người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả
năng điều khiển hành vi.
Tóm lại, mỗi một người phạm tội đều có những đặc điểm dấu hiệu
riêng biệt, tạo nên sự đa dạng đối với toàn bộ những người phạm tội nói
chung. Vì vậy, để áp dụng được các biện pháp phòng ngừa thích hợp cũng
như tiến hành điều tra, xử lý, giáo dục cải tạo người phạm tội đạt kết quả tốt
cần phải phân loại người phạm tội thành các nhóm có những đặc điểm chung
giống nhau. Tuy nhiên, dù phân loại người phạm tội theo tiêu chí nào thì đó
cũng chỉ là sự sắp xếp một cách tương đối. Khi tiến hành nghiên cứu đối với
loại người phạm tội nào thì chúng ta cần phải kết hợp đi sâu nghiên cứu toàn
bộ những đặc điểm dấu hiệu trong nhân thân của người phạm tội đó.

You might also like