You are on page 1of 29

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
1. Lời mở đầu và vài lí do lựa chọn đề tài.............................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài...........................................................1
2.1. Mục đích nghiên cứu..........................................................................................1
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................................2
3. Giả thuyết nghiên cứu.........................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................2
4.1. Phương pháp chung............................................................................................2
4.2. Phương pháp thu thập thông tin.........................................................................2
5. Chọn mẫu điều tra...............................................................................................3
NỘI DUNG
1. Một số lý luận về nhận thức và thực hiện quy định của pháp luật về phòng
chống tác hại đánh bạc qua khảo sát sinh viên đại học Đại học Luật Hà Nội...4
1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài....................................................4
1.2. Nội dung pháp luật liên quan đến đề tài............................................................5
1.3. Nhận thức và thực hiện pháp luật liên quan đến đề tài:…………………… 6
2. Thực trạng nhận thức và thực hiện quy định của pháp luật về phòng chống
tác hại đánh bạc qua khảo sát sinh viên đại học Đại học Luật Hà Nội..............6
3. Nguyên nhân của thực trạng..............................................................................9
4. Một số giải pháp đề xuất...................................................................................12
5.Tìm hiểu ý kiến của sinh viên về giải pháp đề xuất nhằm giảm sự gia tăng
của tệ nạn đánh bạc và cách xử lý các trường hợp vi phạm..............................13

0
KẾT LUẬN............................................................................................................14
Danh mục tham khảo …………………………………………………………...15
Phụ lục …………………………………………………………………………...16

MỞ ĐẦU

1. Lời mở đầu và vài lí do lựa chọn đề tài:

Tệ nạn đánh bạc mang đến rất nhiều tác hại, ảnh hưởng trực tiếp đến con người về
cả vật chất và tinh thần. Thế nhưng đánh buồn là tệ nạn này không những không bị
loại bỏ mà còn ngày càng xuất hiện nhiều. Xuất phát từ nhiều nguyên do mà đánh
bạc ngày càng trở nên phổ biến dưới nhiều hình thức và len lỏi trong mọi tầng lớp.
Vì vậy nhóm 01 lớp 4506 thảo luận 2 chúng em xin lựa chọn đề tài khảo sát: “Tìm
hiểu nhận thức và thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn
đánh bạc trong sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội” để tìm hiểu rõ hơn vấn đề
này.

Trong quá trình làm bài, mặc dù nhóm chúng em đã rất cố gắng, xong không tránh
khỏi còn nhiều sai sót. Chúng em kính mong thầy/cô nhận xét, góp ý để chúng em
rút kinh nghiệm và hoàn thiện hơn trong những bài tiếp theo.

Chúng em xin trân thành cảm ơn thầy/cô!

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài:

2.1. Mục đích nghiên cứu:

Việc nghiên cứu, khảo sát đề tài: “Tìm hiểu nhận thức và thực hiện các quy định
của pháp luật về phòng, chống tệ nạn đánh bạc trong sinh viên trường Đại học Luật
Hà Nội” là để tìm hiểu cơ sở lý luận nhận thức và thực hiện các quy định của pháp
luật về phòng, chống tệ nạn đánh bạc trong sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội.
Từ đó cung cấp cơ sở dữ liệu phục vụ việc phân tích đánh giá thực trạng, nguyên
nhân và đề xuất các biện pháp nâng cao nhận thức và thực hiện các quy định pháp

1
luật về phòng, chống tệ nạn đánh bạc. Chúng em mong muốn có thể đầy lùi tệ nạn
đánh bạc khỏi môi trường học đường trong thời gian ngắn nhất.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Tìm hiểu, nghiên cứu cơ sở lý luận, pháp lý về nhận thức và thực hiện các quy
định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn đánh bạc trong sinh viên trường Đại học
Luật Hà Nội.

- Lập bảng hỏi khảo sát đối với sinh viên đại học Luật Hà Nội.

- Đánh giá thực trạng nhận thức và thực hiện các quy định của pháp luật về phòng,
chống tệ nạn đánh bạc trong sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội trong thời gian
vừa qua.

- Xác định nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó.

- Đề xuất biện pháp để giúp nâng cao nhận thức và ý thức thực hiện các quy định
của pháp luật về phòng, chống tệ nạn đánh bạc trong sinh viên trường đại học Luật
Hà Nội.

3. Giả thuyết nghiên cứu:

“Sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội có nhận thức và thực hiện tốt các quy định
pháp luật về phòng, chống tệ nạn đánh bạc”

4. Phương pháp nghiên cứu:

4.1. Phương pháp chung:

Trong quá trình nghiên cứu và làm bài báo cáo, nhóm chúng em có sử dụng các
phương pháp như: Phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp quy nạp và
diễn dịch, phương pháp thống kê và phân tích số liệu.

2
4.2. Phương pháp thu thập thông tin:

Một, phương pháp phân tích tài liệu:

Phân tích định tính: Là tìm ra những nội dung tư tưởng cơ bản của tài liệu,
tìm ra những vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu và xác định xem những vấn
đề gì được giải quyết và những vấn đề gì chưa được giải quyết.

Phân tích định lượng: Là cách thức phân nhóm các dấu hiệu và tìm ra những
mối quan hệ nhân quả giữa các nhóm chỉ báo. Phương pháp này được sử dụng
trong những trường hợp phải xử lý một lượng thông tin lớn.

Hai, phương pháp phỏng vấn: là phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp bằng cách
phỏng vấn các đối tượng được chọn. Đây là phương pháp duy nhất để biết được ý
kiến, dự định của đối tượng.

Ba, phương pháp Anket: là phương pháp thu thập thông tin xã hội sơ cấp được sử
dụng rộng rãi trong điều tra xã hội học. Phương pháp Anket về thực chất là hình
thức hỏi – đáp gián tiếp dựa trên bảng câu hỏi (phiếu trưng cầu ý kiến) được soạn
thảo trước. Điều tra viên tiến hành phát bảng hỏi, người được hỏi tự học các câu
hỏi trong bảng hỏi rồi ghi cách trả lời của mình vào phiếu hỏi và gửi lại cho điều
tra viên.

Ngoài ra còn có phương pháp phương pháp thực nghiệm nhưng trong bài
nghiên cứu lần này, nhóm chúng em chỉ sử dụng phương pháp phân tích tài liệu,
phỏng vấn và Anket để thu thập thông tin.

5. Chọn mẫu điều tra:

Một, phương pháp chọn mẫu: phương pháp tốt nhất là điều tra tổng hợp vì nó cho
kết quả có độ chính xác cao, thông tin đa dạng, phong phú. Tuy nhiên cách này khá
tốn kém về kinh tế và thời gian, không đi sâu vào vấn đề, nghiên cứu và trên thực
tế thì không thực hiện được vì vậy thay vì điều tra tổng hợp thì các cuộc điều tra xã
hội học thường dựa trên điều tra mẫu. Muốn thực hiện điều tra mẫu, trước hết phải
chọn mẫu điều tra.

3
Chọn mẫu điều tra là các sinh viên Đại học Luật Hà Nội, khảo sát về nhận thức và
thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn đánh bạc trong sinh
viên Đại học Luật Hà Nội.

Hai, những người tham gia trả lời bảng hỏi: sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội.

Ba, phương pháp chọn mẫu: có nhiều cách để chọn. Với cách lấy ngẫu nhiên cơ
bản, chúng ta cần có một danh sách kê khai ngẫu nhiên tất cả các thành viên của
tổng hợp. Sau đó ta rút ra một cách ngẫu nhiên sao cho đủ người tham gia trả lời
câu hỏi. Với cách này mọi thành viên đều có cơ hội như nhau để rơi vào mẫu.

Bốn, số lượng phiếu phát ra là 100, thu về được 100 trong đó cả 100 phiếu đều có
giá trị.

Năm, cách xử lý thông tin:

+ Lập sơ đồ logic để xử lý thông tin.

+ Thông kê các phương pháp xử lý thông tin bảo đảm kiểm tra được giả thuyết
nghiên cứu.

+ Lập biểu đồ phân tích kết quả thu được và các phân tích chính.

+ Lập trình để xử lý thông tin.

NỘI DUNG

1. Một số lý luận về nhận thức và thực hiện quy định của pháp luật về phòng
chống tác hại đánh bạc qua khảo sát sinh viên đại học Đại học Luật Hà Nội

1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài:

 Đánh bạc là là việc chấp nhận được thua bằng tiền hay bằng một vật có giá
trị dựa vào kết quả chưa rõ ràng của một sự kiện với một mục đích có thêm
tiền bạc hoặc giá trị vật chất. Do vậy đánh bạc dựa trên 3 yếu tố: sự tính
toán, cơ hội và phần thưởng.

4
 Nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan
trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến
gần khách thể.
 Thực hiện pháp luật là hành vi thực tế hợp pháp của chủ thể có năng lực
hành vi pháp luật, là hành vi của chủ thể (hành động hoặc không hành động)
được tiến hành phù hợp với quy định, với yêu cầu của pháp luật, tức là
không trái, không vượt quá khuôn khổ mà pháp luật đã quy định.

 Luật hình sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam,
bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền ban hành nhằm xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội nào
là tội phạm, đồng thời quy định những biện pháp chế tài gọi là hình phạt cần
áp dụng đối với những người phạm tội ấy.
1.2. Nội dung pháp luật liên quan đến đề tài:

- Theo Điều 322 bộ Luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi Khoản 121 Điều 1 Luật
sửa đổi Luật Hình sự 2017:

1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền
hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới
5.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành
vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc bị kết án về tội này hoặc tội
quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi
phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06
tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm
đến 07 năm:
a. Có tính chất chuyên nghiệp;
b. Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
c. Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện
điện tử để phạm tội;
d. Tái phạm nguy hiểm.

5
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000
đồng.

1.3.Nhận thức và thực hiện pháp luật liên quan đến đề tài:

Nhà nước đang ngày càng dẩy mạnh, tăng cường xử phạt nghiêm đối các cá nhân,
tập thể tham gia vào tệ nạn đánh bạc. Đồng thời nhà nước cũng có nhiều biện pháp
để nâng cao nhận thức của người dân như tuyên truyền, giáo dục thậm chí là cưỡng
chế. Cũng vì thế tệ nạn đánh bạc đang có xu hướng giảm trong thời gian gần đây.
Song song với mặt tích cực ấy, còn nhiều cá nhân còn ý thức kém hoặc không có
điều diện tiếp xúc với pháp luật dẫn đến tệ nạn đấnh bạc còn diễn biến phức tạp và
chưa thể dứt điểm. Chính vì thế, đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền cần có biện
pháp để thật sự đưa pháp luật vào đời sống.

2. Thực trạng nhận thức và thực hiện quy định của pháp luật về phòng chống
tác hại đánh bạc qua khảo sát sinh viên đại học Đại học Luật Hà Nội:

- Đánh giá sơ bộ thực trạng nhận biết và thực hiện pháp luật
Khảo sát được thực hiện với 100 SV, trong đó số phiếu thu lại được là 100/100, sô
phản hồi có giá trị là 100/100.

Kết quả khảo sát cho thấy : 82% SV có quan tâm về việc tìm hiểu công tác phòng
chống tác hại của cờ bạc (câu 1) , cùng với đó là tương quan về sự hiểu biết liên
quan tới những điều luật có quy định về tệ nạn đánh bạc cũng khá đồng đều (câu
2) .Hiểu biết thông qua Bộ Luật Hình Sự chiếm tỉ lệ cao nhất : 58% ) .

6
Đa số kiến thức nhận diện hành vi đánh bạc của sinh viên đều đến từ 3 nguồn
chính bao gồm : “ Gia đình , Phương tiện thông tin đại chúng , Học tập tại trường “
, trong đó “ Phương tiện thông tin đại chúng “ chính là nguồn thông tin phổ biến
nhất , chiếm tới 82% trong việc hỗ trợ SV hiểu rõ về tệ nạn đánh bạc (Câu 4)

. Qua khảo sát , ta còn có thể thấy được việc nhận dạng cách hình thức biến thể của
đánh bạc của SV cũng là khá tốt ( Câu 5 ). Từ đó có thể thấy , đại đa số sinh viên
đều đã trang bị khá đầu đủ cho mình hiểu biết về tệ nạn , cũng như cách để có thể
nhận diện những hình thức biến thể , đem lại 1 tín hiệu tích cực cho sinh viên trong
việc khai báo , chỉ điểm cũng như tránh xa khỏi tệ nạn đánh bạc .

- Nhận thức của sinh viên đối với việc tiếp cận , đối mặt với những hành vi
tệ nạn đánh bạc

7
Thông qua bảng hỏi , có thể thấy được rằng dù đại đa số SV đều có đầy đủ hiểu
biết về tệ nạn đánh bạc , nhưng khi đối diện với nó tâm lý sinh viên sẽ bị chia ra
thành 2 phần : Quyết liệt và Không quyết liệt . Khi được hỏi về việc có đồng ý xử
lý nghiêm những trường hợp vi phạm trong môi trường SV hay không ( Câu 3 ) ,
có đến 90% sinh viên lựa chọn đáp án đồng tình và rất đồng tình (52% đồng tình ,
38% rất đồng tình) . Điều đó cũng có nghĩa rằng họ hiểu được việc làm đó mang
lại ảnh hưởng rất xấu , và trong trường hợp nếu đối tượng vi phạm bị phát giác ,
xử lý bởi những cơ quan chức năng có thẩm quyền thì việc xử lý nghiêm để nâng
cao tính răn đe là điều cần thiết . Tuy là đa số SV đều đồng tình với việc xử lý thật
nghiêm , nhưng khi đặt SV vào trường hợp là người phát hiện , đối diện với bạn
của mình khi bạn mang vai trò của người vi phạm , họ lại có xu hướng phần nhiều
hướng về khía cạnh khuyên nhủ , cảnh cáo . Có thể thấy , cách mà SV ứng xử với
tình huống kia không bị quá cứng nhắc . Họ tùy vào mức độ nặng nhẹ của sự
việc , cùng với đó là đánh giá bằng cảm quan tính chất của vụ việc để đưa ra quyết
định xử lý cuối cùng , không dựa hoàn toàn vào pháp luật

- Khảo sát nhân tố có mức độ ảnh hưởng lớn nhất giúp SV thực hiện tốt
việc nâng cao nhận thức và thực hiện pháp luật về phòng chống hậu quả
của việc đánh bạc

Để tìm hiểu về mức độ ảnh ưởng của những nhân tố bên ngoài tác động đến việc
nâng cao nhận thức và thực hiện pháp luật của SV , một câu hỏi mở đã được đặt ra
( câu 11 ) nhằm mục đích tìm ra nhân tố nào có ảnh hưởng lớn nhất đối với họ

8
.Theo kết quả đã được ghi nhận , “ Quy chế nhà trường “ chính là tác nhân tố quan
trọng nhất khi nó là đáp án mà 65% SV lựa chọn. . So với những đáp án còn lại , “
Quy chế nhà trường “ nhỉnh hơn khá nhiều , cho thấy rằng tâm lý của SV vẫn bị
tác động lớn nhất bởi môi trường trực tiếp bao quanh bản thân . Tuy vậy , những
nhân tố còn lại dù được đặt trong bối cảnh môi trường sinh viên thì không phải là
yếu tố chủ chốt nhưng mỗi một nhân tố vẫn mang trong mình một tầm ảnh hưởng
nhất định đến nhận thức và thực hiện của SV.

3. Nguyên nhân của thực trạng:

Để tìm hiểu nguyên nhân vì sao lại có xảy ra tình trạng đánh bạc trong sinh viên
trường Đại học luật Hà Nội, nhóm chúng em đặt ra câu hỏi “Theo anh/chị , việc
tuyên truyền nhằm mục định phòng tránh hậu quả của cờ bạc tại trường lớp đã
đáp ứng đủ cho sinh viên nhận thức ở mức nào ?” Và kết quả tổng hợp được như
hình bên dưới.

9
Ngoài câu hỏi trên, chúng em còn đặt ra thêm câu hỏi: “Theo anh/chị , các phương
tiện truyền thông đại chúng ( báo viết , báo hình , phát thanh) đã cung cấp được
đầy đủ những thông tin cần thiết về hậu quả và cách phòng tránh hậu quả của tệ
nạn cờ bạc hay chưa ?” thì kết quả nhận được như sau:

Như vậy, bằng hai câu hỏi khảo sát trên thì ta có thể thấy được công tác tuyên
truyền về tệ nạn đánh bạc được thực hiện khá tốt. Vậy mà, khi chúng em đưa ra
câu hỏi là “Theo anh/chị , tệ nạn đánh bạc có tồn tại trong môi trường sinh viên
trường Đại học Luật không ?” thì có đến 77% số sinh viên chọn là “Có” và số ít

10
còn lại cho là “Không”. Qua đây, có thể thấy, mặc dù công tác truyên truyền, phổ
biến được thực hiện tương đối tốt nhưng tệ nạn đánh bạc vẫn không thuyên giảm.
Vậy thì, nguyên nhân là do đâu? Để tìm hiểu điều này, chúng em tiếp tục đưa ra
câu hỏi “Giả sử anh/chị có người bạn tham gia đánh bạc thì anh/chị sẽ hành xử
như thế nào?”. Kết quả đã được đưa ra ở biểu đồ dưới đây:

Có thể thấy, phần lớn đều sử dụng biện pháp khuyên nhủ và báo cáo lên những cơ
quan chức năng có thẩm quyền để xử lí nhưng vẫn còn tồn tại số ít cho rằng nên
bao che, ủng hộ cho hành vi phạm tội này. Điều này làm cho tình trạng đánh bạc
không những không thuyên giảm và ngày càng có xu hướng tăng lên. Dù chỉ là
một số lượng nhỏ nhưng cũng đủ để làm cho tệ nạn này khó bị xóa bỏ.

Ngoài ra, thêm một câu hỏi nữa liên quan mật thiết tới vấn đề này, đó là “Theo
anh/chị , nhân tố nào có ảnh hưởng lớn nhất đến việc giúp sinh viên thực hiện tốt
việc nâng cao nhận thức và thực hiện pháp luật về phòng chống hậu quả của việc
đánh bạc ?”

11
Theo biểu đồ tổng hợp trên, có thể thấy quy chế nhà trường (chiếm 65%) là nhân tố
ảnh hưởng lớn nhất tới việc giúp sinh viên thực hiện tốt việc nâng cao nhận thức và
thực hiên pháp luật. Ấy vậy mà, tệ nạn đánh bạc vẫn còn tồn tại trong môi trường
sinh viên đại học luật. Có thể suy ra được do quy chế nhà trường quy định về tệ
nạn này chưa thật sự nghiêm ngặt, vẫn còn một số lỗ hổng nhất định, chưa có tính
răn đe đối với sinh viên để giảm thiểu tình trạng này.

4. Một số giải pháp đề xuất:

Tiếp theo chúng em đặt ra câu hỏi “Theo anh/chị, giải pháp cần thiết để giảm sự
gia tăng của các vụ đánh bạc trong môi trường sinh viên trường Đại học Luật Hà
Nội”.

STT Phương án trả lời Số lượng Tỉ lệ


1 Nâng cao nhận thức , hiểu biết pháp luật của người 54 31,6%
dân, có biện pháp tuyên truyền, giáo dục về tác hại
của việc đánh bạc
2 Tăng cường tính chặt chẽ - răn đe của luật pháp đối 68 39,8%
với hành vi đánh bạc nhằm ngăn chặn hành vi
“nhờn” , lách luật
3 Tăng cường tính chặt chẽ - răn đe của nội quy nhà 46 26,9%
trường đối với hành vi đánh bạc
4 Các biện pháp khác 3 1,7%
TỔNG CỘNG 171 100%

12
Đa số cho rằng “Tăng cường tính chặt chẽ - răn đe của luật pháp đối với hành vi
đánh bạc nhằm ngăn chặn hành vi “nhờn” , lách luật” và “Nâng cao nhận thức ,
hiểu biết pháp luật của người dân, có biện pháp tuyên truyền, giáo dục về tác hại
của việc đánh bạc” là biện pháp hiệu quả nhất, ngoài ra còn có một số ý kiến khác
như: “mở phiên tòa gia đình”, “tuyên truyền tác hại của đánh bạc”...

5, Tìm hiểu ý kiến chủ quan của SV về giải pháp đề xuất cần thiết để làm giảm
sự gia tang của các vụ việc đánh bạc trong môi trường sinh viên Đại học Luật

Sau khi tổng hợp 100 phiếu khảo sát về câu hỏi đề xuất giải pháp cần thiết
để làm giảm sự gia tăng cua các vụ việc đánh bạc trong môi trường sinh viên Đại
học Luật thực sự đi vào đời sống , chúng em có thể đưa ra những đề xuất chủ yếu
như sau:

- Nâng cao nhận thức , hiểu biết PL của người dân , có biện pháp tuyên
truyền , giáo dục về tác hại của việc đánh bạc
- Tăng cường tính chặt chẽ - răn đe của luật pháp đối vói hành vi đánh bạc
nhằm ngăn chặn hành vi “ nhờn ”, lách luật
- Tăng cường tính chặt chẽ ,răn đe của nội quy nhà trường đối với hành vi
đánh bạc

Khi đưa ra câu hỏi mở về việc anh/chị sẽ làm thế nào nếu trong trường hợp
phát hiện bạn bè của mình trong trường thực hiện hành vi đánh bạc , với 100 phiếu
13
khảo sát thu được , ta có thể nhận thấy đại đa số các bạn sinh viên Đại học Luật Hà
Nội đều có nhận thức rất đúng đắn . Bên cạnh đó , những biện pháp mà đa số các
bạn sinh viên đưa ra cũng cho thấy được sự nghiêm túc của họ trước hành vi mang
tính nghiêm trọng , vi phạm nội quy nhà trường cũng như vi phạm pháp luật này.
Khi đặt bản thân vào tình huống như vậy , các bạn sinh viên thường có xu hướng
xử lý như sau : Tùy vào mức độ vi phạm ảnh hưởng đến cá nhân , cộng đồng mà
xử lí. Nếu ở mức độ nhẹ, không gây ảnh hưởng đến nhân phẩm danh dự, kinh tế tài
chính và chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng thì việc khuyên nhủ sẽ là phương án
đầu tiên mà đại đa số sinh viên sẽ lựa chọn .Nếu hành vi vi phạm của người vi
phạm gây ảnh hưởng xấu, nghiêm trọng đến danh dự nhân phẩm, kinh tế tài chính,
để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng thì cần phải có sự can thiệp của cơ quan chức
năng có thẩm quyền để yêu cầu người vi phạm chịu những hình phạt thích đáng
của pháp luật.

KẾT LUẬN

14
Bài khảo sát trên đã cho ta thấy việc sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội đánh
bạc vẫn còn tiếp diễn nhưng phần nào đã nhận thức được tác hại tiêu cực của việc
đánh bạc. Cờ bạc chính là hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm chuẩn mực ,đạo đức
xã hội cần phải loại bỏ.Thời gian tới cần phải nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật
hình sự về tội đánh bạc trong trường đại học Luật Hà Nội nói riêng và trên cả nước
nói chung; phải tiến hành định hướng, đồng bộ các giải pháp, trên cơ sở phù hợp
với điều kiện kinh tế, xã hội,văn hóa của từng địa phương ; nâng cao vai trò của
Đảng,toàn dân trong quá trình thực hiện các giải pháp nhằm đẩy lùi tội phạm đánh
bạc.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

* Sách

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Xã hội học pháp luật, Nxb. Tư pháp,
Hà Nội 2019.
2. Ngọ Văn Nhân, Xã hội học pháp luật, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, 2015.
* Văn bản pháp luật
3. Bộ luật hình sự 2015.
4. Hiến pháp năm 2013.
5. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13.
6. Luật xử phạt hành chính 2012.

15
PHỤ LỤC

1. Bảng hỏi (phiếu điều tra khảo sát):

Phiếu thu thập ý kiến


Dành cho sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội

Hà Nội , ….. tháng …. năm 2020

Các anh / chị sinh viên trực thuộc trường Đại học Luật thân mến !

Từ xưa ông cha ta đã khẳng định “Cờ bạc là bác thằng bần, cửa nhà bán hết
tra chân vào cùm”. Xong , không phải ai cũng nhận thức được điều này hoặc có mà
không ngăn nổi mình trước cám dỗ . Hiện nay , hình thức cờ bạc đã dần có dấu
hiệu được phổ biến hơn ở mọi độ tuổi , tầng lớp , trong đó phải kể đến tầng lớp
sinh viên – những thanh thiếu niên đang được giảng dạy và tuyên truyền mạnh mẽ
về tệ nạn này.

Từ những tác hại mà tệ nạn cờ bạc có thể đem đến cho tầng lớp sinh viên nói
chung , ta tiếp tục đi sâu vào tìm hiểu xem rằng : “ Từ những mối hiểm họa có thể
xảy đến cho sinh viên kể trên , vậy thực trạng , mức độ nhận thức cũng như việc
thực hiện các quy định phòng chống tệ nạn đánh bạc trong sinh viên trường Đại
học Luật Hà Nội diễn ra như thế nào ” .

Để tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này , nhóm 01 lớp 4506 TL2 chúng tôi đã triển
khai đề tài :

16
“ Tìm hiểu nhận thức và thực hiện pháp luật về phòng chống hậu quả của việc
đánh bạc qua khảo sát sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội ”

Kính mong các anh / chị dành thời gian trả lời cho chúng tôi các câu hỏi dưới đây!

1. Anh / chị có quan tâm tìm hiểu pháp luật về công tác phòng chống tác hại cờ
bạc không ?

: Có : Không

2. Ở câu 1 nếu anh / chị chọn có thì vui lòng cho chúng tôi biết những quy định
về tệ nạn đánh bạc được quy định trong những văn bản pháp luật nào ( nhiều
phương ánh trả lời )?
: Hiến pháp 2013.
: Bộ luật hình sự 2015 ( sửa đổi bổ sung năm 2017).
: Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
: Quy định xử phạt hành chính về trật tự xã hội.
: Thông tư của bộ giáo dục về phòng chống tệ nạn xã hội.

Ý kiến khác :……………………………………………………………………….

17
3. Anh / chị có đồng tình với việc xử phạt thật nghiêm với những hành vi đánh
bạc trong sinh viên không ?

: Rất đồng tình.

: Đồng tình.

: Thế nào cũng được.

: Không đồng tình

: Rất không đồng tình

4. Những hiểu biết về phòng chống tệ nạn đánh bạc của anh/chị có được xuất
phát từ những nguồn / thông tin nào: ( Nhiều phương án trả lời )
: Học tập tại trường
: Phương tiện thông tin đại chúng
: Gia đình
: Nguồn thông tin khác

5. Anh/chị có biết những tệ nạn đánh bạc hiện nay đã và đang được thể hiện
dưới những hình thức nào không? ( Nhiều phương án trả lời )
: Đánh bạc

: Đá gà
: Bắn cá điện tử
: Đánh đề
: Cá độ
: Đánh Lô tô

18
Hình thức khác: ..........................................................................................................
.....................................................................................................................................

6. Giả sử anh/chị có người bạn tham gia đánh bạc thì anh/chị sẽ hành xử như
thế nào? ( Nhiều đáp án )
: Ủng hộ
: Bao che
: Không làm gì
: Khuyên nhủ
: Báo cáo lên những cơ quan chức năng có thẩm quyền
: Cảnh cáo

Ý kiến khác: ..........................................................................................................


.................................................................................................................................

7. Theo anh/chị , tệ nạn đánh bạc có tồn tại trong môi trường sinh viên trường
Đại học Luật không ?

: Có : Không

8. Qua những thông tin mà anh/chị biết , xin hãy đánh giá mức độ nghiêm
trọng của tệ nạn đánh bạc tồn tại trong môi trường sinh viên trường ĐHL
: Rất nghiêm trong
1.
1. v
: Khá nghiêm trọng
: Nghiêm trọng
2.
: Ít nghiêm trọng
3.
: Hoàn toàn không nghiêm trọng
4.

19
9. Theo anh/chị , sinh viên có tham gia vào tệ nạn đánh bạc có sợ các hình thức
kỉ luật đến từng nhiều nguồn ( gia đình , nhà trường , công an …) không ?
: Có : Không
5. 6.
10. Nếu đối với câu hỏi trên anh/chị trả lời là không , xin hãy nêu rõ lý do :
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
11.Theo anh/chị , nhân tố nào có ảnh hưởng lớn nhất đến việc giúp sinh viên
thực hiện tốt việc nâng cao nhận thức và thực hiện pháp luật về phòng chống
hậu quả của việc đánh bạc ?
: Quy chế nhà trường
8.
: Các luật có liên quan
7.
: Gia đình , người thân
9.
: Bạn bè , đồng nghiệp
10.
: Truyền thông đại chúng
11.

Ý kiến khác :
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….

12.Theo anh/chị , việc tuyên truyền nhằm mục định phòng tránh hậu quả của cờ
bạc tại trường lớp đã đáp ứng đủ cho sinh viên nhận thức ở mức nào ?
: Nhận thức tốt
: Nhận thức đủ
: Nhận thức chưa tốt
13.Theo anh/chị , các phương tiện truyền thông đại chúng ( báo viết , báo hình ,
phát thanh) đã cung cấp được đầy đủ những thông tin cần thiết về hậu quả và
cách phòng tránh hậu quả của tệ nạn cờ bạc hay chưa ?

20
: Rất đầy đủ
: Khá đầy đủ
: Đầy đủ
: Ít đầy đủ
: Chưa đủ
14. Theo anh/chị , giải pháp cần thiết để làm giảm sự gia tăng của các vụ việc
đánh bạc trong môi trường sinh viên Đại học Luât là gì? ( Nhiều phương án
trả lời )
: Nâng cao nhận thức , hiểu biết PL của người dân, có biện pháp tuyên
12.
truyền, giáo dục về tác hại của việc đánh bạc
: Tăng cường tính chặt chẽ - răn đe của luật pháp đối với hành vi đánh
13.
bạc nhằm ngăn chặn hành vi “nhờn” , lách luật
: Tăng cường tính chặt chẽ - răn đe của nội quy nhà trường đối với hành
14.
vi đánh bạc

Ý kiến khác: ................................................................................................................


.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

15. Trong môi trường sinh viên Đại học Luật , anh/chị biết về những khung
hình phạt nào dành cho sinh viên khi họ tham gia cờ bạc không ?

15. : Kỷ luật, đình chỉ học

16. : Xử phạt tài chính

17. : Bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền để truy tố

21
Ý kiến khác :
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

Tiếp theo , đề nghị anh/chị vui lòng hoàn thiện nốt một số thông tin cá
nhân theo những gợi ý dưới đây ( những thông tin này chỉ phục vụ mục đích
nghiên cứu )

1. Giới tính : Nam/Nữ 3. Sống với ai :


2. Sinh viên khóa mấy : 4. Nơi ở hiện tại :

Những thông tin mà anh/chị vừa cung cấp trên đây có ý nghĩa thực tiễn
rất quan trọng đối với việc nghiên cứu của nhóm 01 chúng tôi để phục vụ mục đính
hoàn thành thật tốt bài tập dự án nhóm này .

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn và gửi đến anh/chị lời chào trân trọng nhất !

--------------------------- Hết --------------------------

22
2, Kết quả xử lí thông tin theo từng câu hỏi:
Câu 1. Anh / chị có quan tâm tìm hiểu pháp luật về công tác phòng chống tác hại
cờ bạc không ?

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỉ lệ


1 Có 82 82%
2 Không 18 18%
Tổng cộng 100 100%

Câu 2. Ở câu 1 nếu anh / chị chọn có thì vui lòng cho chúng tôi biết những quy định
về tệ nạn đánh bạc được quy định trong những văn bản pháp luật nào ( nhiều
phương ánh trả lời )?

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỉ lệ


1 Hiến pháp 2013 50 20,66%
2 Bộ luật hình sự 2015 ( sửa đổi bổ sung năm 58 23,97%
2017).
3 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. 42 17,36%
4 Quy định xử phạt hành chính về trật tự xã 42 17,36%
hội.
5 Thông tư của bộ giáo dục về phòng chống tệ 50 20,65%
nạn xã hội.
6 Khác 0 0
Tổng cộng 242 100%

23
Câu 3. Anh / chị có đồng tình với việc xử phạt thật nghiêm với những hành vi đánh
bạc trong sinh viên không ?

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỉ lệ


1 Rất đồng tình. 38 38%
2 Đồng tình 52 52%
3 Thế nào cũng được 7 7%
4 Không đồng tình 2 2%
5 Rất không đồng tình 1 1%
Tổng cộng 100 100%

Câu 4. Những hiểu biết về phòng chống tệ nạn đánh bạc của anh/chị có được xuất
phát từ những nguồn / thông tin nào: ( Nhiều phương án trả lời )

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỉ lệ


1 Học tập tại trường 54 30,51%
2 Phương tiện thông tin đại chúng 82 46,33%
3 Gia đình 40 22,6%
4 Khác 1 0,56%
Tổng cộng 177 100%

Câu 5. Anh/chị có biết những tệ nạn đánh bạc hiện nay đã và đang được thể hiện
dưới những hình thức nào không? ( Nhiều phương án trả lời )
Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỉ lệ
1 Đánh bạc 86 23,89%
2 Đá gà 41 11,39%
3 Bắn cá điện tử 47 13,06%
4 Đánh đề 63 17,5%
5 Cá độ 68 18,89%
6 Đánh lô tô 52 14,44
7 Khác 3 0,83%
Tổng cộng 360 100%

24
Câu 6. Giả sử anh/chị có người bạn tham gia đánh bạc thì anh/chị sẽ hành xử như
thế nào? ( Nhiều đáp án )

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỉ lệ


1 Ủng hộ 7 4,73%
2 Bao che 2 1,35%
3 Không làm gì 11 7,43%
4 Khuyên nhủ 60 40,54%
5 Báo cáo lên những cơ quan chức năng có 33 22,3%
thẩm quyền
6 Cảnh cáo 34 22,97%
7 Khác 1 0,68%
Tổng cộng 148 100%
Câu 7. Theo anh/chị , tệ nạn đánh bạc có tồn tại trong môi trường sinh viên trường
Đại học Luật không ?

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỉ lệ


1 Có 77 77%
2 Không 23 23%
Tổng cộng 100 100%

Câu 8. Qua những thông tin mà anh/chị biết , xin hãy đánh giá mức độ nghiêm trọng
của tệ nạn đánh bạc tồn tại trong môi trường sinh viên trường ĐHL

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỉ lệ


1 Rất nghiêm trọng 7 7%
2 Khá nghiêm trọng 15 15%
3 Nghiêm trọng 20 20%
4 Ít nghiêm trọng 43 43%
5 Hoàn toàn không nghiêm 15 15%
trọng
Tổng cộng 100 100%

25
Câu 9. Theo anh/chị , sinh viên có tham gia vào tệ nạn đánh bạc có sợ các hình thức
kỉ luật đến từng nhiều nguồn ( gia đình , nhà trường , công an …) không ?

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỉ lệ


1 Có 89 89%
2 Không 11 11%
Tổng cộng 100 100%
Câu 11. Theo anh/chị , nhân tố nào có ảnh hưởng lớn nhất đến việc giúp sinh viên
thực hiện tốt việc nâng cao nhận thức và thực hiện pháp luật về phòng chống hậu
quả của việc đánh bạc ?

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỉ lệ


1 Quy chế nhà trường 65 24,5%
2 Các luật có liên quan 56 22,13%
3 Gia đình , người thân 45 17,79%
4 Bạn bè , đồng nghiệp 33 13,04%
5 Truyền thông đại chúng 53 20,95%
6 Khác 1 1,59%
Tổng cộng 253 100%

Câu 12. Theo anh/chị , việc tuyên truyền nhằm mục định phòng tránh hậu quả của
cờ bạc tại trường lớp đã đáp ứng đủ cho sinh viên nhận thức ở mức nào ?

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỉ lệ


1 Nhận thức tốt 24 24%
2 Nhận thức đủ 63 63%
3 Nhận thức chưa tốt 13 13%
Tổng cộng 100 100%

Câu 13. Theo anh/chị , các phương tiện truyền thông đại chúng ( báo viết , báo
hình , phát thanh) đã cung cấp được đầy đủ những thông tin cần thiết về hậu quả và
cách phòng tránh hậu quả của tệ nạn cờ bạc hay chưa ?

26
Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỉ lệ
1 Rất đầy đủ 20 20%
2 Khá đầy đủ 41 41%
3 Đầy đủ 26 26%
4 Ít đầy đủ 9 9%
5 Chưa đủ 4 4%
Tổng cộng 100 100%

Câu 14. Theo anh/chị , giải pháp cần thiết để làm giảm sự gia tăng của các vụ việc
đánh bạc trong môi trường sinh viên Đại học Luât là gì?( Nhiều phương án trả lời )

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỉ lệ


1 Nâng cao nhận thức , hiểu biết PL của người 54 31,58%
dân, có biện pháp tuyên truyền, giáo dục về tác
hại của việc đánh bạc
2 Tăng cường tính chặt chẽ - răn đe của luật 68 39,77%
pháp đối với hành vi đánh bạc nhằm ngăn
chặn hành vi “nhờn” , lách luật
3 Tăng cường tính chặt chẽ - răn đe của nội quy 46 26,9%
nhà trường đối với hành vi đánh bạc
4 Khác 3 1,75%
Tổng cộng 171 100%

Câu 15. Trong môi trường sinh viên Đại học Luật , anh/chị biết về những khung hình
phạt nào dành cho sinh viên khi họ tham gia cờ bạc không ?

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỉ lệ


1 Kỷ luật, đình chỉ học 75 54,35%
2 Xử phạt hành chính 27 19,57%
3 Bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền để truy 36 26,08%
tố
4 Khác 0 0
Tổng cộng 138 100%
27
Câu 16. Giới tính ?

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỉ lệ


1 Nam 50 50%

2 Nữ 50 50%
Tổng cộng 100 100%

Câu 17. Sinh viên khóa mấy ?

Mã số Phương án trả lời Số lượng Tỉ lệ


1 Khóa 42 6 6%

2 Khóa 43 12 12%
3 Khóa 44 25 25%

4 Khóa 45 55 55%
5 Khác 0 0
Tổng cộng 100 100%

28

You might also like