You are on page 1of 5

XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT

VẤN ĐỀ 2: PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT


I. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH MỘT CUỘC ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC
PHÁP LUẬT
1. Giai đoạn chuẩn bị:
1.1. Xác định vấn đề pháp luật cần nghiên cứu và tên đề tài nghiên cứu:
 Xác định vấn đề pháp luật cần nghiên cứu:
- Là xác định các sự kiện, hiện tượng pháp luật cụ thể đang diễn ra trong đời
sống pháp luật mà nhà nước, xã hội, các cơ quan chức năng, nhà khoa học
đang có nhu cầu nghiên cứu và giải quyết ở phương diện lí luận và thực tiễn
- Các vấn đề pháp luật mang tính cấp thiết
 Xác định tên đề tài:
Đối tượng nghiên cứu:
- Là đặc trưng của sự kiện, hiện tượng pháp luật được nghiên cứu ( nội dung
hướng đến nghiên cứu)
Khách thể nghiên cứu:
- Là cái hàm chứa đối tượng nghiên cứu ( người mà cta thu thập thông tin)
Ví dụ: Nhận thức và thực hiện pháp luật về phòng, chống tác hại rượu, bia của sinh
viên trường ĐH Luật Hà Nội hiện nay.
- ĐTNC: Nhận thức và thực hiện pháp luật về phòng, chống tác hại rượu, bia
- KTNC: Sinh viên trường ĐH Luật Hà Nội
1.2. Xác định mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của cuộc điều tra:
 Mục đích nghiên cứu:
- Là những thông tin, kiến thức, hiểu biết khoa học về vấn đề pháp luật, sự
kiện, hiện tượng pháp luật ( là cái kết quả cuối cùng ta mong muốn từ tên đề
tài)
- Vai trò: Là yếu tố xuyên suốt cuộc điều tra; là cơ sở để lựa chọn phương
pháp thu thập thông tin
Ví dụ: Nhận thức và thực hiện pháp luật về phòng, chống tác hại rượu, bia của sinh
viên trường ĐH Luật Hà Nội hiện nay.
+ Tìm hiểu thực trạng nhận thức và thực hiện pháp luật của sinh viên trường Đại
học Luật Hà Nội về

1 | tpu N 0 7 - T L 2
+ Tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng trên
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về phòng,
chống tác hại rượu, bia của sinh viên
 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Là sự cụ thể hóa mục đích nghiên cứu
VD: Nhận thức và thực hiện pháp luật về phòng, chống tác hại rượu, bia của sinh
viên trường ĐH Luật Hà Nội hiện nay.
+ Hệ thống hóa các văn bản pháp luật về phòng chống tác hại rượu bia
+ Khảo sát, đánh ía thực trạng nhận thức pháp luật về phòng, chống tác hại rượu,
bia của sinh viên trường ĐH Luật Hà Nội
+ Khảo sát, đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về phòng, chống tác hại rượu,
bia của sinh viên trường ĐH Luật Hà Nội
1.3. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu:
- Là một câu hỏi về thực trạng, xu hướng vấn đề được nghiên cứu nhưng
không có dấu chấm hỏi
- Là một mệnh đề có giá trị logic khẳng định hoặc phủ định
- Là sự cụ thể hóa của mục tiêu nghiên cứu trên thực tế xã hội trong phạm vi
nghiên cứu của đề tài
Phân loại giả thuyết nghiên cứu:
- Giả thuyết mô tả
+ Là loại giả thuyết nhằm thiết lập trạng thái thực tế của các sự kiện, hiện tượng xã
hội
- Giả thuyết giải thích
+ Cố gắng tìm ra nguyên nhân của các sự kiện xã hội mà đã được thiết lập …
- Giả thuyết xu hướng:
+ Sẽ tìm ra xu hướng, quy luật cho sự phát triển, mở rộng của tính tích cực xã hội
ở mỗi vùng trong quá trình phát triển đề tài
1.4. Thao tác hóa khái niệm và xác định các chỉ báo nghiên cứu:
- Tháo tác hóa khái niệm: Chuyển những khái niệm phức tạp, khó hiểu thành
những khái niệm cụ thể, đơn giản
2 | tpu N 0 7 - T L 2
- Xác định các chỉ báo nghiên cứu: Là dấu hiệu, các tiêu chí để đo lường và
quan sát
1.5. Lựa chọn phương pháp thu thập thông tin:
- Phân tích tài liệu
- Quan sát
- Phỏng vấn
- Ankét ( Thu thập thông tin bằng bảng hỏi)
- Thực nghiệm
 Yếu tố ảnh hưởng đến chọn phương pháp thu thập thông tin
- Mục đích, yêu cầu của cuộc nghiên cứu
- Về tài chính, trang thiết bị kỹ thuật và thông tin sẵn có
1.6. Soạn thảo bảng câu hỏi:
 Bảng hỏi là: Tổ hợp các câu hỏi được thiết lập có hệ thống dùng để thu thập
thông tin về đối tượng nghiên cứu
 Các loại câu hỏi được sử dụng trong bảng hỏi:
- Câu hỏi đóng: đóng đơn giản, đóng phức tạp
+ Câu hỏi đóng đơn giản: Chỉ có 2 phương án trả lời khẳng định và phủ định nội
dung câu hỏi đưa ra ( Có / Không)
+ Câu hỏi đóng phức tạp: Là loại câu hỏi có nhiều hơn 2 phương án trả lời ( câu
hỏi mức độ)
- Câu hỏi mở: Là loại câu hỏi chưa có phương án trả lời, người được hỏi phải
tự đưa ra cách trả lời hoặc nêu lên quan điểm, ý kiến riêng của mình về vấn
đề, sự kiện pháp luật mà nhà nghiên cứu đặt ra
- Câu hỏi kết hợp: Là loại câu hỏi có liệt kê sẵn một số phương án trả lời
mang tính định hướng của nhà nghiên cứu ( đóng + mở)
 Các yêu cầu đối với câu hỏi:
- Rõ ràng, cụ thể, không hàm ý
- Không được viết tắt
- Phải có trật tự logic, phù hợp
 Kết cấu của một bảng câu hỏi:
- Phần mở đầu
- Phần nội dung
- Phần kết thúc
1.7. Chọn mẫu điều tra:
- Mẫu: là một bộ phận có thể đại diện được cho toàn bộ khách thể nghiên cứu

3 | tpu N 0 7 - T L 2
- Điều tra mẫu: là quá trình thu thập thông tin trên bộ phận mẫu đã lựa chọn
sau đó suy rộng kết quả cho tổng thể với một độ chính xác nào đó
- Dung lượng mẫu: Là một số người cần thiết tham gia vào cuộc điều tra để
chúng ta có thể thu thập thông tin
 Tại sao phải chọn mẫu: Tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian, kết quả chính
xác
- Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu xác suất và phi xác suất
1.8. Lập phương án xử lý thông tin phần mềm SPSS:
1.9. Điều tra thử, hoàn thiện bảng câu hỏi và chỉ báo nghiên cứu
2. Giai đoạn tiến hành thu thập thông tin ( 6 bước)
2.1. Lựa chọn thời điểm tiến hành điều tra:
2.2. Chuẩn bị kinh phí cho cuộc điều tra:
- Kinh phí: văn phòng phẩm, in ấn, công tác phí, tổ chức hội thảo nghiên cứu
đề tài
2.3. Công tác tiền trạm:
- Là việc đoàn điều tra cử đại diện của mình đi tiếp xúc, liên hệ các cơ quan,
đoàn thể, chính quyền địa phương nơi diễn ra các cuộc điều tra
2.4. Lập biểu đồ tiến độ cuộc điều tra
2.5. Lựa chọn và tập huấn điều tra viên:
Ba yếu tố:
- Trình độ học vấn
- Có khả năng làm tốt công tác quần chúng, biết tiếp cận đối tượng
- Yếu tố ngoại hình
2.6. Tiến hành thu thập thông tin
3. Giai đoạn xử lý và phân tích thông tin ( 4 bước)
3.1. Tập hợp, phân loại tài liệu và xử lý thông tin:
Nhiệm vụ:
- Chuyển các thông tin từ cá biệt thành các thông tin tập hợp
- Tiếp tục phân tích hoặc áp dụng các phương pháp thống kê phức tạp hơn

4 | tpu N 0 7 - T L 2
THẢO LUẬN 11/11:
1. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ CẤU XÃ HỘI NGHỀ NGHIỆP. MỐI
LIÊN HỆ GIỮA CƠ CẤU XÃ HỘI NGHỀ NGHIỆP VỚI PHÁP LUẬT

2. PHÂN TÍCH KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA CHUẨN MỰC THẨM MỸ.
MỐI LIÊN HỆ GIỮ CHUẨN MỰC THẨM MỸ VỚI PHÁP LUẬT

VẤN ĐỀ 5: CÁC KHÍA CẠNH XÃ HỘI CỦA HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
PHÁP LUẬT
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT:
1. Khái niệm

2. Chủ thể của hoạt động xây dựng pháp luật


- Chủ thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật: cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ( Quốc hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng nhân dân các cấp,
Chính phủ, Các bộ và cơ quan ngang bộ, Tòa án nhân dân tối cao,…) và cá
nhân có thẩm quyền ( Thủ tướng Chính phủ, thủ trưởng các bộ và cơ quan
ngang bộ …)
- Chủ thể có am hiểu về lý luận, chuyên môn: các viện nghiên cứu, các trường
ĐH, các cá nhân thực thi pháp luật và các chuyên gia …
3. Quy trình xây dựng pháp luật

II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VỀ CÁC KHÍA CẠNH XÃ HỘI CỦA
HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT:
1. Các khía cạnh xã hội cần nghiên cứu, tìm hiểu trong quá trình xây dựng
pháp luật:
1.1. Mối quan hệ giữa pháp luật với hiện thực xã hội:
- Xác định các quan hệ xã hội cần pháp luật để điều chỉnh
- Lĩnh vực pháp luật cần điều chỉnh:

5 | tpu N 0 7 - T L 2

You might also like